Cậu chàng Frank Cimballi, 19 tuổi, con nhà tỉ phú chỉ biết ăn chơi, bỗng rơi tõm vào một cảnh ngộ bi đát: Bố, mẹ chết, người yêu tự sát, gia tài khổng lồ được thừa kế bị cưỡng đoạt sạch sành sanh. Bị đẩy đến xứ Kenya Châu Phi xa lạ với hai bàn tay trắng – theo đúng nghĩa đen, cậu chàng bắt buộc phải sống, phải làm lại cuộc đời mình. Thế mà chỉ năm năm sau, Cimballi đã trở thành triệu phú, lần luợt đánh bại tất cả những kẻ độc ác đã “gây nên cuộc lừa đảo có tầm cỡ thế kỷ”, kể cả tên trùm tư bản tài chính Martin Yahl. Đánh bại, không phải bằng vũ lực mà bằng chính sức mạnh của đồng tiền, bằng các mánh lới, các thủ đoạn kinh doanh. Và rồi chính Cimballi, đang ngất ngưởng trên đỉnh cao chót vót thắng lợi huy hoàng, lại một lần nữa bị lôi tuột xuống vực cũng bằng những cái “bẫy” nghề nghiệp…
Dịch và giới thiệu “Tiền!…” vào lúc này, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn đọc tiếp cận với “thế giới kinh doanh”, với “nghệ thuật làm giàu”, và còn hơn thế nữa, có một cái nhìn đầy đủ, xác thực về thời đại mình đang sống.
Sòng Bạc là tập thứ 3 của series tiểu thuyết Tiền của tác giả Paul Loup Sulitzer. Bộ Tiền gồm có:
Tác giả Paul L. Sulitzer trước khi trở thành nhà văn đã là một chuyên gia kinh tế, tham vấn cho nhiều công ty lớn. Nhờ thế ông đã có thể đi sâu vào gan ruột “giới làm ăn”, nắm được tối đa những lắt léo, những bí mật mà chỉ người trong cuộc mới biết.
Có lẽ đó là lý do chủ yếu khiến “Tiền!…” có sức hấp dẫn lạ lùng của một cuốn truyện trinh thám. Nhưng khác với loại truyện ấy, vẫn là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, một bức tranh thu nhỏ của thời hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, của tốc độ chuyển dịch, sức mạnh ma quái của đồng tiền, với lý tưởng, tình yêu, hạnh phúc, và khổ đau của con người…
Ngày hôm ấy, sáng hôm ấy tôi ở Amsterdam. Từ London tới, sau đó phải đi ngay Frankfurt, Cộng Hòa Liên Bang Đức. Có hẹn trong buổi chiều và ngay tối hôm đó đi Paris ở độ ba bốn ngày, rồi từ Paris bay đi California, qua New York để gặp Catherine. Đây không phải chuyến đi đặc biệt. Trong mấy tháng gần đây tôi đã đi mười lăm hai mươi chuyến như thế này rồi. Ngày 7 tháng năm này cũng không phải là một ngày khác thường.
Tôi không hề mường tượng đến điều đang đợi mình. Không một chút linh cảm nào. Cuộc gặp gỡ bên Hà Lan chán phè. Một người không nhìn được đã nhận xét: “Anh còn rất trẻ!” Còn tôi vẫn đưa ra câu trả lời quen thuộc: “Xin yên tâm, điều đó không lây sang ông đâu mà lo”. Sau các thủ tục xã giao đó, chúng tôi vào việc. Họ cho biết có chuyện làm ăn muốn bàn với tôi. Nói với tôi chuyện đó, họ đề phòng cẩn thận như những tên trộm cắp. Tuy chuyện của họ thật đơn giản: Họ có tiền (không ít) và muốn có nhiều hơn (tất nhiên), họ muốn bỏ vốn vào một công ty đầu tư tư nhân thật hoàn toàn ẩn danh đặt trụ sở ở Curacao trong quần đảo Antilles thuộc Hà Lan cũ, hoặc ở Panama, hoặc Caiman, hoặc Bahamas, hoặc Liechtenstein, hoặc bất cứ đâu cũng được miễn là giữ được bí mật triệt để. Họ mong đợi công ty sẽ thu được lợi nhuận cao nhờ tài quản lí tinh ranh của Franz Cimballi.
Franz Cimballi chính là tôi.
Tóm lại, một chuyện làm ăn kinh điển. Tiếp theo là bài vè cổ truyền về thuế má. Tôi ngồi nghe nhưng đầu nghĩ đến việc khác, cuối cùng tôi bảo: “Tôi hiểu ý mấy ông, xong rồi, mọi việc sẽ tốt đẹp”. Tôi chia tay với họ sau độ một tiếng bàn bạc. Lúc ấy vào khoảng mười một giờ mười lăm.
Tôi đi dọc bến Singel, những chiếc xuồng kết hoa đầy ắp hàng chở đi chợ, nhẹ nhàng lướt trên sông. Đến tận hôm nay trong mũi tôi vẫn còn phảng phất hương thơm những bó hoa ấy, trước mặt vẫn còn hiển hiện sắc mầu của chúng. Đi qua quảng trường Rembrandt[1], có lẽ thời tiết tốt nên xung quanh tượng đài nhà danh họa mới đông người thế kia. Việc tôi đi bộ ngày hôm ấy chắc hẳn là một điều gì đó. Tôi vẫn thường đi bộ khi bàn luận, khi muốn thuyết phục người đối thoại, tôi ít khi ở yên một chỗ, nhưng đi như thế này ngoài đường giữa một thành phố, chứng tỏ tôi đang băn khoăn về một điều gì đó tôi không nhớ lại được.
Đến trưa tôi về khách sạn Amstel. Tay phóng viên Mỹ đã đợi tôi trong đại sảnh. Tôi không nhớ ra anh ta. Anh ta nói:
– Anh quên tôi rồi hả?
– Đừng nghĩ bậy! Tôi đã nhớ tới anh ngay.
Tên anh là gì tôi cũng quên mất rồi: Mac Quelque gì đó. Anh ta cất công từ New York tới chỉ để gặp tôi, rất sung sướng, và phỏng vấn để viết bài cho tạp chí của anh ta đang có ý định dành hẳn một hoặc hai trang nói về tôi.
– Tại sao lại nói về tôi?
– Vì không có mấy người làm nổi một trăm triệu đôla ở tuổi hai lăm.
– Tôi đâu có làm ra một trăm triệu đôla! Một nửa?
– Một nửa cũng được. Một nửa chừng đó cũng giật gân lắm rồi, anh Cimballi. Gọi anh là Franz dược chứ? Vả lại anh còn chưa đến hai lăm nữa kia. Trông mới độ mười tám đôi mươi.
Bất thình lình tôi nhớ ra tên anh ta: MacQueen. Michael MacQueen.
– Nào ta đi, Mike.
– Anh không bằng lòng khi nghe nói mới độ mười tám?
– Còn đỡ hơn nếu anh bảo tôi trông như ông cụ năm mươi.
…
Mời các bạn đón đọc Tiền 3: Sòng Bạc của tác giả Paul Loup Sulitzer.