Tác giả viết thược dược đen trong hai năm 1985-1986 và đề tặng nó cho mẹ. Khi viết xong, ông khóc rống lên. Nhưng rồi ông quyết định một cách nhẫn tâm rằng, ông sẽ xuất hiện trước công chúng và sử dụng cái chết của mẹ như một công cụ để quảng bá cho cuốn sách. Tác giả hiểu, đó là việc quá dễ dàng để thu hút sự quan tâm của cánh báo chí. Một cậu bé ấy mượn một vụ án khác để khóc than cho cái chết của người mẹ mà lúc đó, cậu ta không mấy tiếc thương. Vượt qua những bi kịch tuổi thơ, cậu bé trở thành một nhà văn ăn khách. Cậu viết cuốn sách, đề tặng mẹ. Ông đã làm như vậy, đã ra đường, liến thắng kể câu chuyện đó để tiếp thị cho cuốn sách của mình. Ông nghĩ, ông chính là kẻ đã giết chết mẹ mình bằng cách đó…”
Tiểu thuyết Thược dược đen được sáng tác trên cơ sở một vụ án giết người có thật xảy rả ở Los Angeles năm 1947 và cái chết của mẹ tác giả vào năm 1958 khi ông mới 10 tuổi, sau khi bà đã bị hãm hiếp. Kẻ giết người của cả hai vụ án mạng này đều lặn mất tăm. Kết hợp giữa hiện thực và hư cấu để viết ra cuốn tiểu thuyết Thược dược đen vào năm 1987. Chính ý tưởng này đã tạo nên giá trị toàn cầu cho cuốn sách và đưa James Ellroy lên địa vị nhà văn trinh thám hình sự số một của Hoa kỳ.
***
– “Sự khám phá đầy cuốn hút nỗi ám ảnh của tâm lý tình dục… Được viết bởi một cây bút phi thường” – Tờ the times
– “Một trong những cuốn sách hiếm hoi được viết dưới ngòi bút xuất chúng và bạn sẽ phải thúc ép người khác đọc” – Tờ time out
– “Câu chuyện tuyệt vời về tham vọng, sự điên khùng, niềm đam mê và sự lừa dối” – Tờ Publishers` Qeekly
– “Tác giả thể loại tiểu thuyết hình sự kiệt xuất thời nay” – Tờ Independent.
Trong suốt cuộc đời tôi không biết cô ấy là ai. Cô ấy sống trong tôi thông qua người khác, và cái chết của chính mình. Quay lại quá khứ, đi tìm sự thực, tôi tự tạo ra một cô gái bé nhỏ bạc mệnh, một con điếm bằng tất cả khả năng của mình. Giá mà tôi có thể lãng quên cô trong một vài lời báo cáo ngắn ngủi của một thám tử, một bản sao gửi văn phòng điều tra những vụ án mạng bất thường, hay đơn thuần chỉ là những công việc giấy tờ qua loa đại khái. Điều duy nhất khiến tôi không thực hiện được ước muốn của mình đó là cô ấy không cho phép tôi làm như vậy. Cô ấy muốn tất cả bọn họ biết đến mình và sự thực đó thật ác độc. Và vì tôi nợ cô ấy quá nhiều, tôi lại là người duy nhất biết toàn bộ câu chuyện nên tôi buộc phải nhận trách nhiệm viết ra cuốn hồi ký này.
Nhưng trước khi xảy ra vụ Thược dược đã có tình bạn của chúng tôi, và trước đó đã có chiến tranh, những quy định của quân đội, và những cuộc vận động diễn ra ở Phòng cảnh sát trung tâm nhắc nhở chúng tôi rằng cảnh sát cũng là những người lính mặc dù chúng tôi không được nổi danh như những người lính trực tiếp đánh quân Đức, hay quân Nhật. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong ngày, tuần tra viên phải tham gia luyện tập đổ bộ đường không, luyện tập trong đêm tối, và luyện tập sơ tán hỏa hoạn khiến chúng tôi phải mỏi mòn đứng trên đường phố Los Angles mà hy vọng một chiếc Messerschmitt[1] tấn công để không cảm thấy mình như những tên ngốc. Năm 1942, tôi tốt nghiệp Học viện cảnh sát và đó cũng là lúc tôi gặp Lee.
Trước đó tôi đã nghe nói về Lee, và cả hai chúng tôi đều đã lập những kỷ lục của riêng mình: Lee Blanchard xếp hạng võ sĩ hạng nặng 43-4-2, từng là tiêu điểm chú ý ở nhà thi đấu Legion của Hollywood; còn tôi: Bucky Bleichert, võ sĩ hạng trung xếp hạng 36-0-0, từng được tạp chí Ring bầu chọn đứng thứ 10, có lẽ vì ông chủ bút Nat Fleisher thích cách tôi chế nhạo đối thủ bằng hàm răng rất dài của mình. Nhưng những con số đó không nói lên được toàn bộ câu chuyện. Lee Blanchard có những cú đấm rất mạnh, thường tấn công đến sáu đòn mới phòng thủ một đòn, một võ sĩ tấn công kinh điển; tôi thì lại nhảy nhót với những cú đấm thẳng và cú móc vào bụng, hai tay lúc nào cũng giơ cao vì sợ những cứ đòn đánh vào đầu cùng với hàm răng to kia sẽ làm tôi xấu thêm. Phong cách hai người hoàn toàn trái ngược nhau. Lee và tôi như dầu với nước, và mỗi khi chúng tôi áp sát vai nhau tôi lại tự hỏi: Ai sẽ là người chiến thắng?
Mời các bạn đón đọc Thược Dược Đen của tác giả James Ellroy.