Cuốn sách gồm 2 phần:
Mỗi phần tác giả lý giải vai trò, nguyên nhân tại sao và cách làm như thế nào để có thể truyền bá được cái mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả. Cuốn sách này gửi đến bạn những nghiên cứu tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các hỏi trên.
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.
Trích dẫn:
– Trước hết xin bạn hãy là tín đồ của thần chân lý. Phải phục vụ chân lý thì cuộc đời mới thực có chân giá trị. Tuyên truyền dù tinh xảo đến đâu mà bạn phổ biến tà thuyết thì công lao của bạn rút cục là bia cho đời nguyền rủa. Nói chân lý là nói những lý ít ra không bị lung lay dưới sự kiểm soát của triết học và khoa học. Không có gì khốn đốn cho một đời người bằng hy sinh phục vụ trọn kiếp cho một tà thuyết. Cũng có gì đáng nguyền rủa bằng dùng tà thuyết mà mê hoặc hạng ngu dốt, xô đẩy thế hệ này qua thế hệ kia vào vòng mê hoặc. Đời này đã lỗ đời sau không có gì bảo đảm vốn lời.
– Con đường của những danh nhân đi là con đường chân lý hay ít ra họ cho là chân lý. Các ý tưởng của họ được nối kết lại thành hệ thống mà người ta gọi là ý thức hệ. Con đường của họ chắc cũng là con đường bạn nhắm vì có thể bạn không nuôi cao vọng làm vĩ nhân nhưng bạn vẫn ước mong truyền bá những tư tưởng của mình. Ai trong chúng ta mà từ lúc trên ghế trung đại học không có lúc ngồi nghĩ khi ra trường sẽ hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay cứu nhân độ thế cách nào đó. Mộng đó là một trong muôn ngàn mộng đẹp của tuổi xuân. Còn nói cho khi ra trường mà ta gặp ngay một cơ hội nào đó để hoạt động. Nói hoạt động là nói truyền bá ý tưởng bằng ngôn từ, cử chỉ, hành vi.
– Cuộc đời của bạn sẽ là một cuộc đời có thực giá nếu bạn theo một chính thuyết, phục vụ một chân giáo, trọn đời theo đuổi khoa học, phụng sự nhân loại. Vũ trụ và con người cho đến bây giờ còn là cái rừng u minh. Các chân lý chưa được khám phá bao nhiêu. Bạn hãy tiếp tay với các danh nhân tiền bối vào công việc khai trí, khai tâm nhân loại. Đời còn thiếu những thế hệ trẻ giàu nhiệt huyết phục vụ lý tưởng ấy. Khi nắm được chân lý, bạn đừng để chân lý khô khan. Nếu vàng người ta làm thành dây tay, kính, lắc để hấp dẫn sự trang sức thì chân lý cũng cần được chuyển thành những ý lực trong một hệ thống.
***
Bộ Sách Tủ Sách Học Làm Người gồm có:
***
Ông Hoàng Xuân Việt tên thật là Nguyễn Tùng Nhân, sinh năm 1930 tại Bến Tre, viết sách từ năm 18 tuổi. Ra đi ở tuổi 84, ông Hoàng Xuân Việt để lại khối lượng sách do ông trước tác lên đến gần 300 đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực.
Cùng với hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần, Hoàng Xuân Việt là một trong ba người viết nhiều sách về cách học làm người, rèn luyện các kỹ năng sống và giao tiếp. Ngoài ra, ông cũng nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, triết học với các sách xuất bản: Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ (NXB Văn Hóa Thông Tin, 2007), Lược sử triết học Ðông phương, Lược sử triết học Tây phương (Khai Trí xuất bản trước 1975), Bách khoa danh ngôn từ điển: văn minh nhân loại (NXB TP.HCM, 1992)…
Ngoài viết sách, ông Hoàng Xuân Việt dành cả đời mình để mở các khóa dạy, truyền đạt kinh nghiệm sống, các quy chuẩn đạo đức, những cách thức ứng xử sao cho văn minh, lịch thiệp… Ðáng kể nhất là mô hình “trường học làm người” ông mở tại tư gia, dạy học viên không phân biệt đối tượng, độ tuổi.
Ðã có rất nhiều giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đến những nhà sư, giới trẻ… đều ghi danh theo học và nhận mình là học trò của thầy Hoàng Xuân Việt. Với các nội dung thông đạt học, giao tế học, đắc nhân tâm, thuật hùng biện… các học viên tự rút ra những kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình.
Có những sinh viên, ngoài giờ học vẫn tranh thủ đến lớp học này để nghe ông giảng về những điều mà ở trường không có.
Mời các bạn đón đọc Thuật Gây Ảnh Hưởng Hay Là Truyền Bá Tư Tưởng của tác giả Hoàng Xuân Việt.