Thiên hữu thời, địa hữu khí, tài hữu mỹ, công hữu xảo. Trên thế giới, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc đã được đặt cho một cái tên thật đẹp và độc đáo trong lịch sử văn hóa vật chất của dân tộc. Kể từ đời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên), khi Trương Khiên (? – 114 trước Công nguyên) đi sứ ở Tây Tạng thì con đường tơ lụa đã dần dần được hình thành. Thế là, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc cũng đã được liên tục không ngừng đến với Trung Á, Tây Á, đi vào Trung Đông và rồi cuối cùng gặp gỡ ở Châu Âu, cứ thế truyền thống ấy được truyền bá rộng rãi đến khắp năm châu bốn bể. Ngay cả những khi bị ngoại xâm, hay trong thời binh đao chiến loạn thì các nghệ nhân mọi triều đại trong lịch sử của Trung Quốc vẫn luôn giữ được đôi bàn tay khéo léo của mình, để chính họ trở thành sứ giả truyền bá tài nghệ ấy đến cả thế giới. Một điều không thể không nhắc đến đó là nền thủ công mỹ nghệ này luôn gắn bó chặt chẽ với triết học truyền thống của Trung Quốc. Các nhà tư tưởng của quốc gia này vào khoảng thế kỷ I trước và sau Công nguyên đã thường dùng sự khéo léo trong thủ công mỹ nghệ truyền thống để so sánh hay giải thích cho những suy ngẫm của họ đối với sự trị vì quốc gia cũng như đối với cuộc đời.Tất cả những điều ấy đều có một mối liên hệ chặt chẽ với vị trí địa lý của Trung Quốc cũng như nền văn hóa nông nghiệp đã được hình thành từ rất lâu đời và không bị gián đoạn.