Thú chơi chữ

Thú chơi chữ

Tác giả:
Thể Loại: Văn Học Việt Nam
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trước đây đã có nhiều người quan tâm và viết về vấn đề chơi chữ trong tiếng Việt. Hầu hết là các bài báo. Chỉ có duy nhất cuốn “Chơi chữ của Lãng Nhân. Cuốn sách ấy tập trung tương đối nhiều tư liệu, nhưng còn mấy hạn chế sau đây : một là tư liệu chưa được phong phú, có nhiều trường hợp không phải là chơi chữ, và bỏ sót nhiều mảng (như mảng câu đố, truyện vui cười hiện đại, tiếng nói hằng ngày có hiện tượng chơi chữ.); hai là, tác giả chưa xác định có bao nhiêu kiểu chơi chữ để xếp các ngữ liệu theo từng kiểu chính xác. Do đó, sách chưa có tác dụng hướng dẫn người đọc ứng dụng.

Trong quyển sách này, chúng tôi đã chọn lọc và sắp xếp có hệ thống các trường hợp chơi chữ đắt giá nhất, lấy từ tác phẩm văn học cũng như từ ngôn ngữ hằng ngày. Chúng tôi chia làm 14 kiểu chính, mỗi kiểu xếp thành một chương. Ở mỗi chương, ngoài định nghĩa về kiểu chơi chữ được nêu, chúng tôi tóm tắt những kiến thức cần thiết nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp thụ và thưởng thức sự thú vị quả các ngữ liệu dẫn ra ở sau. Đối với những ngữ liệu thuộc về hai, ba kiểu chơi chữ, chúng tôi xếp vào hai, ba loại, hoặc chỉ dành chủ yếu cho một kiểu, rồi ghi chú thêm vào những kiểu chơi chữ có liên quan.

Có thể bạn thích sách  Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân

Cuốn sách này do bạn Lê Trung Hoa biên soạn, Giáo sư Hồ Lê bổ sung ngữ liệu, hiệu chính và viết “Chương mở đầu”.

Sách nhằm đáp ứng rộng rãi độc giả thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, trình độ, nhu cầu về thưởng thức cái hay, cái đẹp trong văn chương tiếng Việt, về ý thích tìm hiểu những nét phong phú, độc đáo trong vườn hoa văn hóa Việt Nam muôn màu muôn vẻ, bởi vì “thú chơi chữ” là của mọi người, chứ không phải của riêng ai.

Vấn đề quả là thú vị, song phạm vi thật mênh mông. Chúng tôi đã làm hết sức mình nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết.

Chúng tôi rất mong được bạn đọc góp ý, phê bình, bổ sung ngữ liệu để cuốn sách có thể hoàn hảo hơn trong những lần tái bản.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhân dịp này chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu văn học Thạch Phương đã đọc và góp nhiều ý kiến bổ ích cho bản thảo.

TP. Hồ Chí Minh, 1-2-1989

TÁC GIẢ