Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải

Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Để dẫn từng bước cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh môi trường trong các khu công nghiệp và đô thị cắn phải tích cực áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc giảm thiểu các chất độc hại sinh ra do quá trình sản xuất hoặc đời sống sinh hoạt của con người.
Trong các công trình nhà văn hóa, cung thể thao, câu lạc bộ, triển lãm, trưng bày vv… thường có lượng nhiệt ẩm và khí CO, tỏa ra rất lớn, để tạo được cảm giác thoải mái và đảm bảo yêu cầu vệ sinh cho con người cần phải tổ chức hệ thống thông gió thổi không khi được làm mát, “sạch” tới vùng làm việc. Đối với các phân xưởng có tỏa ra nhiều bụi và các khí độc hại ngoài việc tổ chức cung cấp không khí sạch tới còn phải có hệ thống hút và vận chuyển hỗn hợp khi bụi và độc hại về bộ phận thu gom, xử lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Với sự mong muốn thỏa mãn phần nào những vấn đề nêu trên đây chúng tôi biên soạn cuốn sách “Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải”,
Cuốn sách bao gồm 14 chương, trình bày những vấn đề cơ bản về tinh toàn nhiệt, ẩm, lượng độc hại tỏa ra trong nhà, trên cơ sở đó xác định lưu lượng khi cần thiết để khử nhiệt thừa, hơi nước và khí độc hại tỏa ra trong công trình. Cuốn sách còn nêu lên một số giải pháp tổ chức thông giá chống nóng, hút bụi và khi độc hại tại các thiết bị công nghệ. Trong cuốn sách còn trình bày hệ thống vận chuyển khí nén bụi, phế thải, các thiết bị thu gom bụi, các thiết bị loại bỏ các khí độc hại khỏi dòng khi thải. Cuốn sách được sử dụng trong các trường đại học kỹ thuật làm tài liệu giảng dạy, học tập, thiết kế, nghiên cứu cho chuyên ngành thông gió, vì khí hậu, kỹ thuật môi trường và cũng rất bổ ích cho cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên trong các viện nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, các cơ quan quản lý về vấn đề môi trường đô thị và khu công nghiệp, các bộ phận chức năng về an toàn, bảo hộ lao động, v
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa kỹ thuật môi trường. Trường đại học Xây dựng và Nhà xuất bản Giáo dục đã giúp đỡ để cuốn sách được hoàn thành. Cảm ơn Giáo sư Trần Ngọc Chắn và Phó Giáo sư Tăng Văn Đoàn đã đóng góp những ý kiến quý báu cho đề cương và nội dung cuốn sách.
Do khả năng và trình độ có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc.
TÁC GIẢ