Macxim Gorki (1868 -1936) là nhà văn lớn của nước Nga, mở đầu trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông còn là nhà hoạt động văn hoá- xã hội nổi tiếng thế giới. Hy vọng THỜI THƠ ẤU sẽ làm hài lòng bạn đọc không chỉ các bạn nhìn thấy chính mình trong đó, quan trong hơn chính là bút pháp nghệ thuật điêu luyện của tác giả cuốn hút người đọc đến từng con chữ cuối cùng của tác phẩm.
Nhận định
“Đọc Thời thơ ấu các em sẽ thấy rằng tôi hoàn toàn là một con người nhỏ bé như các em, chỉ khác ở chỗ: ngay từ bé tôi đã duy trì được lòng ham muốn học tập và không sợ bất cứ thứ lao động nào.”
“Chưa bao giờ chúng tôi đọc trong văn học Nga một tác phẩm nào hay hơn cuốn THỜI THƠ ẤU của anh…Chưa bao giờ anh khéo sử dụng nghệ thuật của mình một cách thành thạo như thế”
Gần cửa sổ, trong một gian phòng chật hẹp tranh tối tranh sáng, bố tôi mặc quần áo trắng toát nằm trên sàn. Thân hình bố tôi dài lạ thường, ngón chân xòe ra nom rất kỳ quái; hai bàn tay dịu dàng đặt yên trên ngực, nhưng ngón tay thì co quắp. Hai đồng xu đen tròn bằng đồng che kín cặp mắt tươi vui của bố tôi: khuôn mặt vẫn hiền từ nay tối sầm lại. Hai hàm răng nhe ra làm tôi sợ hãi. Mẹ tôi mặc chiếc váy đỏ, chiếc áo hở ngực, quỳ bên cạnh và lấy chiếc lược đen, mà tôi vẫn thích dùng để cứa vỏ dưa hấu, chải mái tóc dài và mềm mại của bố tôi từ phía trán ra sau gáy. Mẹ tôi nói liên tục, giọng trầm trầm khàn khàn. Cặp mắt xám của mẹ tôi sưng húp và như tan ra thành những giọt nước mắt lớn chảy ròng ròng. Bà tôi giữ lấy tay tôi. Bà tôi người béo tròn có cái đầu lớn, cặp mắt rất to và chiếc mũi xôm xốp nom rất buồn cười; bà tôi mặc toàn đồ đen trông mềm dịu đến hay. Bà tôi cũng khóc, tiếng khóc nức nở lạ lùng, trầm bổng hình như hòa theo những lời than vãn của mẹ tôi. Toàn thân run run, bà tôi kéo tôi và đẩy lại gần chỗ bố tôi. Nhưng tôi cưỡng lại và nấp sau lưng bà; tôi vừa sợ hãi vừa lúng túng. Chưa bao giờ tôi trông thấy người lớn khóc và tôi không sao hiểu được những lời bà tôi nhắc đi nhắc lại:
-Cháu từ biệt bố cháu đi, không bao giờ cháu được thấy bố cháu nữa đâu, tội nghiệp, bố cháu chết sớm quá, chưa phải lúc… Tôi bị ốm nặng, vừa mới dậy. Trong lúc tôi ốm
-tôi còn nhớ rất rõ
-bố tôi nô đùa với tôi rất vui vẻ, sau đó bỗng nhiên bố tôi biến đâu mất, và bà ngoại tôi, con người kỳ lạ ấy, đã thay thế bố tôi.
-Bà đi từ đâu đến thế?
-Tôi hỏi bà tôi. Bà đáp:
-Từ phía trên, từ Nijni đến.
Bà không đi bộ, mà đi tàu thủy đến! Người ta không thể đi bộ trên mặt nước được, ông mãnh ạ! Câu trả lời đó thật là buồn cười và khó hiểu. ở trên nhà này chỉ có mấy người Ba-tư rậm râu và tóc nhuộm; còn ở dưới hầm nhà thì có một ông lão da vàng người Kanmưc làm nghề bán da cừu. Từ trên có thể cưỡi tay vịn cầu thang trượt xuống, hoặc nếu có ngã thì lộn nhào ở cầu thang,
-điều đó tôi biết rất rõ. Nhưng sao lại có chuyện đi trên mặt nước kia chứ? Tất cả câu chuyện của bà tôi đều vô lý, đều lầm lẫn một cách ngộ nghĩnh.
-Thế tại sao cháu lại là ông mãnh?
-Tại cháu hay làm ồn lắm,
-bà tôi vừa nói vừa cười. Tiếng bà tôi nói rất dịu dàng, vui vẻ và trầm bổng. Ngay từ ngày đầu tiên tôi đã thân với bà tôi, và ngay lúc này tôi cũng muốn bà tôi mau mau đưa tôi rời khỏi căn phòng này. Tiếng khóc than và kêu gào của mẹ tôi làm tôi nôn nao và gây cho tôi một cảm giác lo âu mới. Lần đầu tiên tôi trông thấy mẹ tôi như thế. Mẹ tôi vốn rất nghiêm nghị, ít nói, người sạch sẽ, gọn gàng và to lớn như một con ngựa, mẹ tôi có thân hình rắn chắc và đôi cánh tay rất khỏe. Thế mà bây giờ không hiểu sao khắp người mẹ tôi đều sưng phồng lên nom đến khó coi, đầu tóc rối bù, áo quần tơi tả. Mớ tóc thường vẫn vấn gọn trên đầu như một cái mũ lớn vàng óng thì nay xổ xuống một bên vai trần, xõa xuống mặt, còn nửa kia tết thành bím thì cứ lúc la lúc lắc chạm vào khuôn mặt ngủ say của bố tôi. Tôi đứng trong phòng đã lâu, nhưng mẹ tôi không hề nhìn tôi; và vẫn vừa chải đầu cho bố tôi vừa rên rỉ nức nở. Mấy người mujich mặc toàn đồ đen và một tên cảnh sát ló đầu vào cửa phòng. Tên cảnh sát quát tháo, giọng giận dữ:
-Thu dọn nhanh lên! Chiếc khăn san màu đen che cửa sổ phồng lên như một cánh buồm. Tôi bỗng nhớ tới một hôm bố tôi dẫn tôi đi bơi thuyền buồm. Chợt một tiếng sấm nổ vang. Bố tôi cười, kẹp chặt tôi vào hai đầu gối và kêu:
-Không sao cả, đừng sợ, Luc ạ! Đột nhiên mẹ tôi nặng nề đứng lên, rồi lại khuỵu xuống, ngã vật ra; tóc xõa tung ra cả sàn. Khuôn mặt trắng trẻo, mờ lệ tái xanh đi và cũng nhe răng ra như bố tôi, mẹ tôi nói, giọng khiếp sợ:
-Đóng cửa lại… Dẫn thằng Alêcxây ra ngay! Bà tôi đẩy tôi ra rồi nhảy bổ ra cửa, mồm kêu to:
-Bà con thân mến, đừng sợ, cứ để mặc chúng tôi, bà con hãy đi đi, Lạy Chúa tôi! Không phải dịch tả đâu, cháu nó sắp ở cữ đấy. Xin bà con hãy làm phúc làm đức cho! Tôi nấp sau một góc tối, sau cái hòm và nhìn mẹ tôi lăn lộn trên sàn rên siết và nghiến răng ken két. Bà tôi lê vòng quanh, cất giọng dịu dàng và vui vẻ nói:
-Nhân danh Cha và Con! Variusa con hãy cố chịu khó một tí!… Lạy Đức Mẹ Rất Thánh che chở chúng con…
Tôi sợ quá. Mẹ tôi và bà tôi bò lê trên sàn ngay bên cạnh bố tôi, đụng cả vào người bố tôi và rên rỉ, gào thét, còn bố tôi vẫn nằm im không động đậy và dường như đang cười gằn. Cảnh lồng lộn trên sàn ấy Tức Alêcxây, cách gọi tắt thân mật. Tức Vacvara, cách gọi thân mật. kéo dài khá lâu. Mấy lần mẹ tôi gượng đứng dậy, nhưng lại ngã quỵ xuống. Bà tôi lăn ra khỏi phòng giống như một quả bóng lớn màu đen và mềm nhũn. Sau đó đột nhiên trong bóng tối có tiếng trẻ con khóc thét lên.
-Sáng danh Chúa!
-Bà tôi nói.
-Con trai rồi! Và bà châm một ngọn nến. Sau đó chắc tôi ngủ thiếp đi ở góc nhà nên không nhớ gì nữa. ấn tượng thứ hai còn ghi lại trong trí nhớ tôi là một ngày mưa, tại một góc nghĩa địa hoang vắng. Tôi đứng ở một gò đất trơn, nhớp nháp và nhìn xuống cái huyệt trong đó người ta vừa hạ quan tài bố tôi xuống. Dưới đáy huyệt có nhiều nước và có cả ếch nhái nữa; hai con đã leo lên được chiếc nắp quan tài màu vàng. Đứng bên cạnh huyệt có tôi, bà tôi, tên cảnh sát quần áo ướt sũng và hai người mujich vẻ mặt bực tức, tay cầm xẻng. Những hạt mưa ấm và li ti như những hạt thủy tinh nhỏ rắc lên tất cả mọi người.
Mời các bạn đón đọc Thời Thơ Ấu của tác giả Macxim Gorki.