Bạch Hạc Môn hơn trăm nhân mạng toàn bộ bị tàn sát. Duy nhất gia đình chưởng môn nhân Bạch Hạc Môn là Tả Giám Bạch phá đặng vòng vây thoát khỏi cuộc tàn sát lưu lạc chân trời góc bể, 8 năm đằng đẵng tránh sự truy sát của toàn thể cao thủ giang hồ. Than ôi! Thâm sơn cùng cốc, sa mạc, biên ải, gia đình họ Tả đi tới đâu thì sự truy sát kéo theo tới ngay nơi đó.
Sinh Tử Kiều! Nơi hiểm ác nhất trần gian. Chỉ khi nào vượt qua chiếc cầu này gia đình họ Tả may ra có thể thoát được sự truy tung cũa cửu đại môn phái. Nhưng chuyện trong thiên hạ hầu hết là trái với mong muốn. Gia đình họ Tả vừa đến chân Sinh Tử Kiều thì cũng là lúc gót sắt các cao thủ giang hồ và cửu đại phái truy sát tới nơi. Họ Tả kiêu dũng tử chiến cùng các cao thủ để niềm tin duy nhất của họ là Tả Thiếu Bạch, đứa con thứ của Tả Giám Bạch, vượt qua Sinh Tử Kiều.
Tả Thiếu Bạch có vượt qua được Sinh Tử Kiều hay không? Tại sao họ Tả và Bạch Hạc Môn bị toàn thể cao thủ trong giang hồ truy sát? Mời các huynh đệ tỷ muội hãy theo dõi Thiên Kiếm Tuyệt Ðao!
Cổ Long bắt đầu viết văn từ rất sớm. Từ khi học năm thứ hai ở Bộ Sơ trung, Trường Cao cấp Trung học, thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan, ông đã bắt đầu phiên dịch các tác phẩm văn học ngắn của Tây phương. Bản dịch đầu tiên của ông gửi đăng ở tạp chí Thanh niên Tự do và kiếm được một ít nhuận bút. Tuy nhiên, sự nghiệp văn chương của Cổ Long chính thức bắt đầu là vào thời gian cuối cấp II. Năm 1956, Cổ Long đã viết bài văn “Từ miền Bắc đến miền Nam” gửi đăng ở tạp chí “Ánh mai” do Ngô Khải Vân chủ biên và nhận được khoản nhuận bút kha khá. Bắt đầu từ đó, Cổ Long tiếp tục viết thêm nhiều bộ tiểu thuyết và văn xuôi, tuy nhiên các tác phẩm thuở ấy chỉ thuần về văn học và chủ yếu là viết về tình yêu nam nữ.
Trong suốt cuộc đời của Cổ Long, có lẽ bị ảnh hưởng từ gia đình mà ông rất sợ cô độc. Bởi thiếu thốn tình yêu thương trong gia đình, ông giao thiệp với bạn bè rất rộng và đối xử với họ rất tốt. Ông uống rượu nhiều và thường kết giao với bạn bè qua bàn rượu, vì vậy mà quan hệ bạn bè của Cổ Long khá phức tạp. Những người bạn cùng học với ông ở Trường chuyên khoa Anh ngữ “Đạm Giang” kể lại rằng ông có quan hệ tốt với bạn học và cũng rất quí trọng tình bạn. Vì vậy mà trong rất nhiều tác phẩm của Cổ Long, tên của các bạn học thời ấy đã được Cổ Long sử dụng làm tên nhân vật, thậm chí là mô tả tướng mạo, tính cách đều rất sát với con người thật.
Mời các bạn đón đọc Thiên Kiếm Tuyệt Đao của tác giả Cổ Long.