Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 2) – Nguyễn Tấn Long & Phan Canh full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 2) – Nguyễn Tấn Long & Phan Canh full mobi pdf epub azw3 [Biên Khảo]

Tác giả: ,
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

LỜI CHUYỂN TIẾP

Qua tập đầu của « Thi ca bình dân Việt-Nam » chúng ta chỉ mới đi vào bản chất con người, tìm hiểu con người trước lẽ sống.

Với sự hiểu biết ấy, chúng ta cũng chỉ mới nhóm lên một đóm lửa soi rọi vào cõi u minh của dĩ vãng. Tuy nhiên, dù là một đóm lửa, một ánh sáng lù mù, chúng ta vẫn thấy cần thiết khi phải nối lại một dĩ vãng với hiện tại, tìm hiểu lịch sử diễn biến của con người.

Dòng thời gian ấy cho phép chúng ta xác định lịch sử con người là cuộc diễn biến của tâm tư đi dần vào lịch sử tiến hóa của khối óc, và lịch trình tiến hóa này đã làm lịch sử cho tâm tư con người, và cuối cùng chúng ta dừng bước ở sự cách biệt hiện hữu giữa con người thời xưa và con người thời nay. Sự cách biệt ấy đánh dấu một tiến trình lịch sử.

Như vậy, ở tập đầu chúng ta chỉ mới tìm hiểu quan niệm nhân sinh của người bình dân thời xưa. Mà thế giới thi ca bình dân không phải chỉ riêng con người, riêng tâm tư con người, mà còn có cả nếp sống xã hội, một tổ chức xã hội làm nền tảng cho cuộc sống.

Nếu chúng ta quan niệm những cảm nghĩ, những suy tư đối với xã hội con người là thượng tầng kiến trúc, thì chính guồng máy xã hội, nếp sống xã hội lại là hạ tầng cơ sở để dung nạp những suy tư, cảm nghĩ ấy, nên hai lãnh vực phải dung hòa với nhau ; nếu trái lại, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó những nứt rạn, đổ vỡ, mà tiếng nói con người chỉ là chứng tích của trạng thái nứt rạn, đổ vỡ ấy. Cho nên, ở tập đầu chúng ta đi sâu vào tâm tư con người, tức là tìm hiểu quan niệm nhân sinh, tìm hiểu thượng tầng kiến trúc, thì ở tập kế tiếp này, dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua việc thứ yếu là đi sâu vào tổ chức sinh hoạt, guồng máy xã hội, để tìm hiểu hạ tầng cơ sở, tức là tìm hiểu quan niệm xã hội đối với người bình dân, và xem chế độ xã hội ấy trải qua dòng lịch sử thời gian có thích hợp với nhân sinh quan của họ chăng ?

Tổ chức sinh hoạt, tức guồng máy xã hội, tự ngàn xưa vẫn luôn luôn là hiện tượng độc tài và ích kỷ, đáng lý phải bảo vệ lẽ sống của nhân quần, xã hội thì nó lại bị lợi dụng như công cụ riêng tư của nhóm người thống trị dùng để đàn áp, bắt nhân quần phải sống theo một qui chế, một tổ chức trái với nhân sinh quan của đa số người đương thời. Do đó, chúng ta có thể nói lịch sử xã hội loài người là lịch sử mâu thuẫn, chống đối, phá phách, để rồi kiến tạo giữa ý thức về lẽ sống và ý thức tổ chức guồng máy xã hộiMuốn tránh khỏi trạng thái ấy, con người cần phải tìm hiểu được nhân sinh quan đích thực của họ, và tổ chức guồng máy xã hội cho hợp với quan niệm ấy.

Song việc tìm hiểu nhân sinh quan đích thực của con người là chuyện khó khăn. Ngày nay, khi xét đến nhân sinh quan, chúng ta chỉ nhận thấy quan niệm nhân sinh do dục vọng  nhân cấu tạo, tức là phần nhân sinh quan đã bị pha trộn vào cuộc sống, nó biến thái thành thiên hình vạn trạng, phân hóa đủ mọi tính chất, chúng ta không thể nào tìm ra nhân sinh quan đích thực của con người nữa. Đã không tìm ra được thì cũng không thể nào vạch ra được một tổ chức xã hội chân chính để phù hợp với lẽ sống con người. Không làm được điều đó, chúng ta cảm thấy thân phận con người sẽ bi đát, dễ trở thành mục tiêu cho hủy diệt.

Nhưng thế nào là nhân sinh quan đích thực ?

Nói một cách giản dị thì nó là quan niệm chung của con người đối với lẽ sống. Nó không phải là những cảm nghĩ, suy tư của một cá nhân, một dân tộc, một thời đại, nó là một hiện tượng dung hợp của toàn thể loài người đối với diễn biến của vũ trụ qua mọi thời gian. Với tính chất cấu hợp duy nhất của tâm tư, khiến loài người khi đã phân hóa để trở thành cá biệt, thì thực khó mà tìm thấy.

Tuy nhiên, không tìm thấy không phải là không có. Cho nên, trong lúc chúng ta không tìm thấy thì hiện tượng đích thực của nhân sinh quan vẫn ngấm ngầm phá phách, chối bỏ, bất mãn với guồng máy tổ chức  hội đã không phù hợp với bản chất của nó, tạo thành dòng lịch sử loài người chứa đầy mọi chứng tích đấu tranh.

Có thể bạn thích sách  Trong Khi Chờ Godot - Samuel Beckett full prc pdf epub azw3 [Kịch]

Nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người, xưa nay các triết gia đã đưa ra rất nhiều lập thuyết. Nhưng chúng ta có thể qui tụ vào hai quan điểm : xã hội đạo học và xã hội khoa học.

Xã hội đạo học là xã hội hầu hết của các dân tộc Đông-phương. Người Đông-phương trước kia xem tổ chức xã hội như một định lý thiên nhiên, tự nó phải có, và tự nó tác thành mọi diễn biến ngoài khả năng con người. Họ cho con người đối với xã hội như một thân phận lệ thuộc vào định lý ấy. Vì quan niệm như vậy nên họ xem cuộc đời như là bể khổ trầm luân, như là tiền căn hậu kiếpHọ sống để không làm gì cả, mà chỉ ép mình làm xong cái việc chịu đựng với định mệnh, chờ giải thoát ra ngoài cái vòng biến dịch của tạo hóa. Cũng vì quan niệm thế mà xã hội Đông-phương tự ngàn xưa mang mãi ý thức sống với sắc thái tiêu cực. Nếu có tranh đấu thì họ tranh đấu để làm người hơn là để cải tạo xã hội. Làm người đối với họ nghĩa là cố gắng chịu đựng những gian nguy, áp bức, bất công, có nghĩa là an phận phục tùng mọi cơ cấu xã hội mà họ cho là thiên mệnh.

Xã hội khoa học phát xuất từ Tây-phương do khả năng tiến bộ của kỹ thuật. Sự phát minh của khoa học đã tạo cho dân tộc Tây-phương có một tầm mắt khác biệt Đông-phương. Họ không coi tổ chức xã hội loài người như là một định lý thiên nhiên mà họ cho con người có thể biến cải thiên nhiên, biến cải xã hội. Từ chỗ tin tưởng ở khối óc thông minh, con người có thể giành cho con người một cuộc sống khác với định luật vũ trụ, họ bắt đầu đi vào việc chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, coi tổ chức xã hội là của con người, của trí khôn con người, không lệ thuộc vào một định mệnh nào cảTrong lúc họ phát minh khoa học để chinh phục thiên nhiên thì họ cũng phát minh khoa học để chinh phục con người, biến cải guồng máy xã hội trở thành những công cụ như những công cụ khoa học.

Do đó, xã hội quan giữa hai miền Đông Tây trở thành cách biệt. Cuộc sống ở xã hội Tây-phương đi vào con đường tranh đoạt để kiến tạo, lẽ dĩ nhiên không tránh khỏi va chạm. Họ cho rằng tổ chức xã hội loài người chỉ là phương tiện do con người tạo ra để tranh đoạt quyền sống cho một lớp người. Họ cố đem khả năng trí óc để tiếm đoạt guồng máy ấy làm cho xã hội loài người biến thành trạng thái hỗn độn, và chiến tranh phát khởi từ trong lòng của mỗi dân tộc lan ra ngoài những xứ khác.

Nói như thế không có nghĩa là chỉ có tổ chức xã hội khoa học mới có chiến tranh, mới có những mâu thuẫn trầm trọng trong guồng máy tổ chức xã hội. Tự ngàn xưa trên thế giới loài người, từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, bất kỳ nơi nào, lịch sử  hội cũng mang những dấu vết tranh đoạt, những chứng tích đổ vỡ trong guồng máy tập thể. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng tính chất chiến tranh  tính chất mâu thuẫn của mỗi nơi một khác, tùy thuộc vào quan niệm  hội của con người thời ấy. Nói cách khác, cuộc chiến tranh trong tổ chức xã hội khoa học không giống với cuộc chiến tranh trong tổ chức xã hội đạo học, cũng như những mẫu thuẫn trong guồng máy xã hội khoa học không giống với những mâu thuẫn trong guồng máy  hội đạo học. Chúng ta có thể lấy một vài thí dụ điển hình trong xã hội Trung-Hoa là một xã hội đạo học. Ở Trung-Hoa, dòng lịch sử xã hội của họ là dòng lịch sử nối tiếp bằng những trận chiến không ngừng qua các triều đại. Nhưng tính chất của nó không thoát ra ngoài tầm quan niệm đạo học.

Một Trụ-vương say mê Đát-Kỷ, thi hành nhiều tàn bạo đối với dân nên bị nhà Châu chinh phạt. Một Tần Thủy hoàng bạo ác bị Hạng-Vũ và Lưu-Bang tiêu trừ… Hầu hết nguyên ủy chiến tranh đều không nằm trong tính chất chiếm đoạt, mà nằm trong tính chất bảo vệ đạo lý. Bởi vậy chúng ta mới thấy những việc như Tống Tướng công đánh giặc dựng cờ nhân nghĩa. Mạnh-Thường-Quân, Bình-Nguyên-Quân đem đạo nghĩa thu phục lòng người. Những tay kiếm sĩ như Kinh-Kha, Chuyên-Chư, Yếu-Ly… toàn là những mẫu người điển hình về quan niệm đạo học.

Có thể bạn thích sách  Nhật Bản Đến Và Yêu - Dương Linh full prc pdf epub azw3 [Self Help]

Ngược lại, trong xã hội khoa học, tính chất chiến tranh không phát xuất từ ý niệm ấy. Những trận Nga – Nhật chiến tranh, Pháp – Đức chiến tranh, qua hai lần thế giới đại chiến sử, chúng ta thấy rằng tính chất xã hội quan giữa hai miền Đông Tây khác biệt hẳnThế giới khoa học đã đem mọi phát minh của khối óc con người phá vỡ những niềm tin của thế giới đạo học, đưa thế giới đạo học vào quĩ đạo tranh đấu, cướp đoạt tự tồn,  xã hội quan của thế giới đạo học không còn nguyên vẹn nữa.

Thế giới đạo học bắt đầu hỗn độn theo đà tiến triển của khoa học. Xã hội quan của nhân loại bắt đầu chuyển hướng chung là dùng khoa học để cải tạo đời sống con ngườilấy guồng máy tổ chức xã hội làm phương tiện. Suốt thời gian mấy thế kỷ qua, kể từ những phát minh trong ngành cơ khí, loài người vẫn mang khát vọng cải thiện thân phận, nhưng khoa học lại không giải quyết được lẽ sống con ngườiKhoa học càng tiến bộ, cuộc sống loài người càng dẫn đến chỗ cấu xé nhau bi đát. Cho nên ngày nay con người phải đặt lại vấn đề lẽ sống trước sự tiến bộ cực kỳ tinh vi của khoa học. Người ta bắt đầu nghĩ đến nền móng của đạo học bị lu mờ, trong đó nguyên nhân chính yếu là sự chênh lệch, mất thăng bằng giữa hai tổ chức xã hội : đạo học  khoa học.

Nước Việt-Nam ta từ ngàn xưa ảnh hưởng vào nền đạo học Trung-Hoa. Các sử gia Việt-Nam đã ghi lại điều đó, và chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được. Tuy nhiên, nếu chúng ta đi sâu vào dân tộc tính, tức là phần cá biệt của guồng máy xã hội thì chúng ta lại cũng không chối bỏ những dị đồng đối với nền đạo học Trung-Hoa. Càng khác biệt hơn nữa, tính chất xã hội bình dân Việt-Nam không thể nào giống như tính chất xã hội bình dânTrung-Hoa, mặc dù cả hai nền xã hội vẫn cùng một căn bản đạo học.

Sự khác biệt như thế nào ? Nguyên nhân khác biệt ấy do đâu ? Người bình dân có một ý niệm về xã hội ra sao ? Đó là mục đích khảo sát của chúng ta trong tập sách này. Những chứng tích trong thi ca bình dân sẽ giúp chúng ta minh định những điều đó.

***

Tại sao có sinh hoạt xã hội ?

Đó là một câu hỏi mà xưa nay loài người đã giải đáp bằng nhiều khía cạnh khác nhau. Nhà sử học có một nhận định không giống nhà triết học xã hội, nhà triết học xã hội có một quan điểm không giống với nhà nhân chủng học… Sự khác biệt ấy mang nặng tính chất do mọi khía cạnh chuyên môn của mỗi ngành qua chiều hướng khảo sát của họ. Nhưng nhìn chung thì nền tảng xã hội bao giờ cũng bắt nguồn từ cơ cấu gia đình. Cuộc sống chung đụng giữa con người và con người khởi nguồn từ việc cấu tạo gia đình đi đến cấu tạo xã hội. Cho nên, gia đình và xã hội luôn luôn tương quan mật thiết với nhau. Cơ cấu gia đình phát sinh từ quan niệm luyến ái, nhưng lại ảnh hưởng sâu xa vào sinh hoạt kinh tế, do đó, sinh hoạt kinh tế trở thành căn bản cho tổ chức gia đình. Sinh hoạt xã hội là bao gồm nhiều sinh hoạt gia đình họp lại, cho nên tổ chức và sinh hoạt xã hội phải cấu tạo trên cơ sở tổ chức và sinh hoạt gia đình.

Với nguyên lý trên, chúng ta bắt đầu tìm thấy dân tộc tính. Bởi vì dân tộc tính là tính chất riêng biệt của một khối người, cùng sinh hoạt trong một tổ chức xã hội, có những tâm tư giống nhau, có những ý thức sinh hoạt giống nhau, mà những dân tộc khác, sống ở vị trí khác, một hoàn cảnh sinh hoạt khác không thể có được.

Sự dị biệt của mỗi dân tộc trong mọi nếp sống đã đưa đến cho nhân loại ngày nay một cảm nghĩ mới, đó là cảm nghĩ xem những đặc tính của mỗi dân tộc như những sản phẩm của nhân loại, nền tảng của xã hội loài người. Bắt nguồn từ đó, các nhà khảo cứu mở thêm một chân trời mới, khảo cứu về nhân chủng học, tìm hiểu những đặc tính của ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, sinh hoạt… từng mỗi dân tộc trên thế giới. Ngày nay khoa nhân chủng học được xem ngang hàng với các môn khảo cứu khoa học khác.

Có thể bạn thích sách  Tình Yêu Cấm Loạn - Sĩ Đồ Chi Yêu full prc pdf epub azw3 [Ngôn tình]

Những yếu tố nào đã thúc đẩy con người phải khảo sát về nhân chủng học ?

Trước nhất, chúng ta thấy rằng, cho đến ngày nay, khoa học đã thừa nhận sự khác biệt giữa con người và con người, giữa xã hội và xã hội, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Sự khác biệt ấy chính là nguồn gốc đã đưa xã hội loài người vào một trạng thái mâu thuẫn triền miên, mà con người, khi đặt vấn đề nhân loại, tìm kiếm một khả năng tổ chức có thể dung hợp với mọi cuộc sống, đem lại hạnh phúc chung cho loài người, thì loài người hầu như bất lực. Sự bất lực của loài người phần lớn là do con người không tìm hiểu được con người, không tìm hiểu được những khác biệt giữa con người và con người. Do đó mà khoa nhân chủng học trở thành cấp thiết trong việc tìm hiểu con người, bản tính con người, những khác biệt giữa con người để phụng sự lẽ sống.

Mặt khác, ngành nhân chủng học phát triển cũng có thể một phần do tham vọng chinh phục của con người. Thế giới loài người phát triển trên tiến trình cấu xé, cướp giựt giữa nhân loại, giữa chủng tộc này với chủng tộc khác. Khoa học đã trở thành sức mạnh khống chế, ngự trị, tiêu diệt con người, nhưng khoa học không thể nào khuyến dụ, mua chuộc, bắt con người bị trị đem lại sự cảm mến, yêu thương đối với kẻ thống trị, nếu kẻ thống trị không hiểu thấu con người họ, hiểu những khác biệt di lưu và cấu tạo trên dòng lịch sử xã hội của họ. Cho nên ngành nhân chủng học phát triển, ngoài mục đích tốt đẹp nói trên, cũng còn là yếu tố cần thiết đối với thế giới khoa học ngày nay trong lãnh vực tranh đoạt, chinh phục nữa.

Trong quyển « Hành trình vào dân tộc học » do Nam Sơn xuất bản năm 1966, ông Lê-Văn-Hảo đã phác họa mục đích nghiên cứu ngành dân tộc như sau :

*

a) Mục đích gần nhất của dân tộc học là thỏa mãn tính hiếu kỳ, nhưng đây không phải là óc tò mò nông nổi, phù phiếm, vô thưởng vô phạt mà là niềm hi vọng so sánh những nếp sống khác nhau để hiểu thêm nếp sống của chính mình, và hiểu thêm về con người nói chung. Nếu dân tộc học là khoa học hiếu kỳ thì cũng nên ghi nhận thêm rằng sự hiếu kỳ, kinh ngạc là nguồn gốc của mọi cố gắng tìm tòi nghiên cứu, là động cơ thúc đẩy mọi công tác khoa học…

b) Công tác dân tộc học nhằm tìm hiểu những khía cạnh đời người khác nhau trong không gian, thời gian, để đi đến một nhận thức về khả năng và giới hạn con người trong sự nỗ lực xây dựng những xã hội con người quân bình và đích thực. Nói cách khác, dân tộc học đưa đến sự hiểu biết về định luật chi phối nếp sống của những đoàn thể người, đưa đến ý thức về tính cách thuần nhất của bản vị dân tộc, tính cách quân bình của mỗi đơn vị xã hội từ thời đại khuyết sử đến giai đoạn lịch sử ngày nay. Đóng góp vào công việc vẽ lại quá trình tiến hóa của con người và phê phán những giải pháp do vấn đề sinh hoạt tập thể nêu ra, dân tộc học là một khoa học có ích.

Mời các bạn đón đọc Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 2) của tác giả Nguyễn Tấn Long & Phan Canh.