Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 1) – Nguyễn Tấn Long & Phan Canh full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 1) – Nguyễn Tấn Long & Phan Canh full mobi pdf epub azw3 [Thơ Ca]

Tác giả: ,
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

NIỀM GIAO CẢM

Sau khi cho chào đời bộ « Việt-nam thi nhân tiền chiến » và quyển « Khuynh hướng thi ca tiền chiến », hoàn tất cuộc hành trình 13 năm thi ca  1932-1945 , đánh dấu một diễn biến cách mạng của nền thơ mới đã chịu ảnh hưởng của trào lưu thi ca thế giới, chúng tôi – nhà xuất bản cũng như soạn giả – đồng dự thảo sẽ liên tục cống hiến thêm nhiều tài liệu mới mẻ trong biến cố văn học thế hệ 19321945.

Nhưng, bỗng dưng tâm hồn chúng tôi rúng động ! Tự vấn lại lòng. Một cảm giác có cái gì ruồng rẫy, hất hủi, phũ phàng đang trùm kín tâm linh. Trí não được huy động, tập trung để khám phá cho ra trạng thái bí ẩn đang ray rứt, giày vò.

Thì ra ! Chúng tôi đang bị sự hành phạt của lương tri, bị vướng phải cái mới chuộng cũ vong, theo đuổi một hình bóng tân kỳ mà bỏ quên một nền thi ca cổ truyền của dân tộc.

Cảm nhận từ cõi vô hình dội thấu đáy hồn những lời hờn giỗi, thống trách, lòng chúng tôi bỗng dâng lên niềm hối hận của một linh hồn lạc lõng vừa bừng tỉnh và nhận định được hướng đi.

Vạch ra được con đường về dân tộc, lương tâm chúng tôi vơi đi sự tủi hổ, đau buồn, trút bỏ được cái gì đang đè nặng trong tâm tư.

Thế rồi, với đôi mảnh hình hài bẩm thụ khí thiêng của non sông đất Việt, chúng tôi dốc cả tâm não và mọi khả năng để đúc kết thành hình bộ THI CA BÌNH DÂN VIỆT-NAM

Hỡi tiền nhân của dân tộc !

Chúng con kính dâng lên Hồn Nước sự đóng góp bé mọn này, mặc dù không như ý nguyện, nhưng cũng nói lên được một tấc lòng thành.

Mùa hè, năm Kỷ dậu (1969)

NHÀ XUẤT-BẢN và SOẠN-GIẢ

***

Nói đến văn học sử là đề cập sự diễn biến của tâm tư con người trong lẽ sống trải qua nhiều thế hệ.

Sự diễn biến ấy được giao tiếp, trao đổi, tìm một tinh lý, rồi ghi lại những kinh nghiệm có liên hệ đến cuộc sống, tạo thành dòng lịch sử của nhân loại.

Trong vạn vật, chỉ con người là sinh vật có tâm tư, có ngôn ngữ, chỉ nhân loại mới tạo được cho mình một dòng lịch sử văn học.

Vậy lịch sử văn học là sản phẩm của tư tưởng, mà tư tưởng con người là cái gì phức tạp, không thể dùng khoa học phân tích, minh định chiều hướng diễn biến một cách tuyệt đối được.

Tuy nhiên, với sự cố gắng, các nhà làm văn học sử từ trước đến nay đã căn cứ vào trạng thái biến động của lịch sử chính trị để xác định trạng thái biến động của lịch sử văn học.

Dĩ nhiên, việc xác định như vậy tương đối hợp lý, vì trên thực tế, khi đi sâu vào sinh hoạt của loài người, chúng ta không thể phủ nhận tâm tư con người chịu ảnh hưởng của cuộc sống. Như thế cho ta một nhận định, văn học là phản ảnh của sinh hoạt xã hội, mà văn học sử là lịch trình đúc kết của tâm tư qua mọi biến cố xã hội.

Có thể bạn thích sách  Quyền Tài - Thường Dụ full prc, pdf, epub [Đô thị - Dị Năng]

Mặt khác, các nhà văn học sử lại phân chia văn học ra hai dòng : dòng bác học và dòng bình dân.

Tại sao có sự phân chia ấy ?

Vì theo nhận định trên, văn học là sản phẩm của tâm tư phản ảnh theo mọi diễn biến của chế độ xã hội, dù trải qua bao nhiêu biến cố, lịch sử vẫn bao gồm hai lớp người chính yếu là : quí tộc và bình dân.

Chính sự cách biệt giữa hai lớp người quí tộc và bình dân đã tạo ra hai dòng tâm tư riêng rẽ nhưng vẫn song hành với nhau.

Dòng tâm tư quí tộc được mệnh danh là nền văn học bác học, phát xuất từ trạng thái tư tưởng của lớp người thống trị, mang tính chất phong lưu, đài các. Tuy là của chung của một lớp người, song thường phản ảnh riêng rẽ từng nhóm nhỏ, tượng trưng cho cá biệt hơn là nhất thể (cái riêng trong cái chung). Bởi vậy nền văn học bác học ít trung thực với dân tộc tính, địa phương tính. Mặt khác, lớp người quí tộc là hạng giàu sang, rảnh rỗi, có đủ phương tiện học vấn, có đủ khả năng tìm hiểu tư tưởng của mọi dân tộc khác, do đó nền văn học bác học thường chịu ảnh hưởng tư tưởng bên ngoài mà trở thành đồng hóa, hoặc lai căn, tức là thoát ly hay xa lìa dân tộc tính.

Trái ngược với văn học bác học, nền văn học bình dân phản ảnh tâm tư đại đa số quần chúng nghèo khổ, dốt nát, tiếng nói của họ là tiếng nói chung của lớp người cùng sống trong một hoàn cảnh, mà cũng là tiếng nói chân thành nhất của mỗi dân tộc trong sinh hoạt xã hội.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng quan điểm cho rằng muốn nhận định nếp sống, phong tục và tập quán của một dân tộc không gì bằng khảo sát nền văn học bình dân của mỗi nước.

Ý niệm ấy rất đúng. Tuy nhiên các quốc gia trên thế giới ngày nay hầu như ít lưu tâm đến nền văn học bình dân, các sách khảo cứu về văn học bình dân cũng rất ít ỏi, bởi lẽ lớp người bình dân thiếu phương tiện phát triển văn học của họ, còn lớp người trí thức lại đang vươn mình trước ánh sáng văn minh vật chất, khai thác những phù phiếm, hào hoa, không lưu tâm đến bản sắc dân tộc, mà lẽ ra trong địa hạt tâm tư ta càng thấy rõ tính chất của dân tộc ấy.

Ở Trung-hoa, thời chiến quốc, Khổng-Tử là một chính trị gia, sau khi chu du khắp xứ, trở về nước Lỗ san định quyển Kinh Thi.

Kinh Thi là một bộ sách gồm 300 bài luận về phong, nhã, tục ; trong ấy một phần lớn trích dẫn những tục ngữ, phong dao của lớp dân giả, ghi lại tiếng nói chân thật của giai cấp bị trị, thống khổ trong thời phong kiến. Khổng-Tử muốn mượn tiếng nói trong sạch của lớp người đứng ngoài vòng danh lợi để xây đời, để cải hóa xã hội đẳng cấp.

Một trong những chủ điểm của đạo Khổng là dùng tình cảm để cải thiện con người. Khổng-Tử tin rằng con người có thể nhờ sự giáo hóa mà sửa đổi được tính tình, vươn đến cõi thiện, mà tiếng nói bình dân là tiếng nói đích thực của tâm tư con người gần với thiên nhiên. Cho nên Khổng-Tử đặt giá trị Kinh Thi ngang hàng với những sách giáo dục khác về triết học.

Có thể bạn thích sách  Tuyển Tập I. Baben - I. Baben full mobi pdf epub azw3 [Tuyển Tập]

Ở Pháp, P. Lafargue, một nhà phê bình nổi tiếng đã nói về văn chương bình dân như sau : « Một bài ca bình dân thường thường là do người có danh nào đó khẩu chiêm ra, rồi dần dần qua miệng các người vô danh khác sửa chữa một cách rất ngẫu nhiên. Không riêng một ai in bản sắc mình vào đó, mà tất cả mọi người đều có dự phần vào. Tác giả đích thực của bài ca chính là dân gian. Dân gian hát nó lên, truyền cho nhau, và cứ sửa chữa dần dần cho đến khi nào bài ca phản chiếu đúng hẳn tâm lý của họ thì mới được nhận là hoàn toàn. »

Như vậy, P. Lafargue cũng cùng một ý niệm cho văn học bình dân là nền móng tâm tư của dân tộc.

Khi đã nhận định văn học bình dân là cơ cấu tư tưởng căn bản của dân tộc thì tài liệu văn học bình dân chính là tài liệu xã-hội-học rất quí. Hoặc nó vẽ lại một phong tục, hoặc nó đánh dấu một trạng thái kinh tế, hoặc nó lưu truyền một lễ nghi tôn giáo, nhất là bộc lộ tình cảm thiên nhiên của con người… tất cả những tác dụng ấy đều giúp chúng ta hiểu được cuộc sinh hoạt của xã hội ở các thời kỳ đã qua. Chúng ta có thể căn cứ vào văn học bình dân của mỗi nước để tìm lại nguồn sống chung đã mai một trong quá khứ hay những trạng thái sinh hoạt chẳng bao giờ tái diễn được nữa.

Riêng ở Việt-nam từ xưa, nền văn học bình dân cũng được nhiều học giả chú ý.

Ngược dòng thời gian, chúng ta thấy những câu vè, câu hát, tục ngữ, phong dao… được rải rác ghi chú, hoặc trích dẫn trên các báo chí. Và trước khi có chữ quốc ngữ, các nhà nho học cũng đã dùng chữ nôm ghi nhận những mẩu tâm tư của lớp người bình dân qua các bài khảo lục. Như vậy, trong thời gian chưa có văn tự, nền văn học bình dân Việt-nam đã phát hiện qua ngôn ngữ bằng cách truyền khẩu, lưu trữ trong ký ức mọi người, và nó chính là nguồn gốc văn học của dân tộc Việt-nam vậy.

Nhà bình luận Trương-Tửu trong quyển Kinh Thi Việt-Nam có một đoạn nhận xét ở lời mở đầu :

« Phong dao Việt-nam rất có thể là linh hồn Việt-nam xưa, nếu ta biết nghiên cứu nó một cách hợp lý và thông minh. Nếu quả dân tộc Việt-nam có một đặc tính khác biệt hẳn với những dân tộc khác – nhất là dân Trung-hoa – thì đặc tính ấy, theo ý tôi, ta có thể tìm thấy được bằng cách nghiên cứu những ca dao, cái tiếng nói trung thành của dân gian. Đọc hết những ca dao truyền tụng lại ta sẽ thấy nổi bật hẳn lên cái tinh thần độc lập của dân ta và cái nỗ lực liên tiếp của tổ tiên ta đã thực hành trong bao nhiêu thế kỷ để tránh nạn Trung-quốc-hóa. Nhờ sự nỗ lực phi thường này mà hiện giờ chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta vẫn giữ được trong cõi ý thức một tinh túy Việt-nam, cái tinh túy mà văn hóa Trung-quốc chỉ có thể kết tinh lại chứ không thể nào thôn tính được.

Có thể bạn thích sách  Ý Tưởng Kỳ Quặc Tạo Ra Sự Đột Phá - Robert I. Sutton full prc pdf epub azw3 [Kinh Doanh]

Sở dĩ ta đã bắt chước các chế độ chính trị và học thuật Trung-quốc là chỉ bởi chế độ và học thuật này rất thích dụng cho một xã-hội nông nghiệp và quân chủ (tức là xã hội Việt-nam thời xưa). Nhưng chế độ chính trị và học thuật nhập cảng ấy đã phải biến cải đi rất nhiều cho thích hợp với tinh thần dân chúng Việt-nam. Bởi vì chúng ta không giống người Trung-quốc. Chúng ta là một khối tinh thần thành lập từ trước thời Bắc thuộc. Khối tinh thần ấy gặp sự xâm lăng của văn hóa Trung-quốc đã chồm dậy, phản kháng mãnh liệt, làm cho các vua quan tuy biết là văn hóa Trung-quốc củng cố được địa vị mình mà vẫn phải châm chước cho hợp với bản chất riêng của dân tộc Việt-nam. Khối tinh thần dân tộc đó đã may mắn được nhiều điều kiện kinh tế, lịch sử và địa dư riêng của xứ Việt-nam ủng hộ cho thắng đoạt nổi được cái tai nạn Trung-quốc-hóa ».

Lời nhận xét trên đây của ông Trương-Tửu tuy không hoàn toàn trái ngược với nhận định của chúng tôi, song luận về tính chất căn bản của nền văn học bình dân Việt-nam thì có chỗ khác.

Chúng tôi đồng ý rằng trải bao nhiêu thế kỷ bị người Trung-hoa đô hộ, dân tộc Việt-nam mang dòng huyết thống chống xâm lăng, chống đồng hóa, chống họa diệt chủng, nhưng đó cũng là tâm trạng chung của các dân tộc trên thế giới.

Bất luận dưới một áp lực nào, phản ứng trước tiên thường phát xuất từ lớp bình dân, vì họ là khối người chịu trực tiếp sự đè nén. Chế độ khắc nghiệt sẽ tạo cho họ những bất mãn, âm ỉ, tích tụ, và nổ tung.

Mời các bạn đón đọc Thi Ca Bình Dân Việt Nam (Quyển 1) của tác giả Nguyễn Tấn Long & Phan Canh.

Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn