Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó – Khrushov full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó – Khrushov full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó của tác giả Khrushov.
 

Đánh giá

Báo cáo mật của Khrushốp về Stalin là một văn kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cộng sản quốc tế và sự phát triển của xã hội loài người. Báo cáo đã vạch trần những sai lầm và tội ác của Stalin, góp phần chấm dứt chế độ độc tài cá nhân và mở ra một thời kỳ đổi mới ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Báo cáo của Khrushốp đã chỉ ra rằng Stalin đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong lãnh đạo đất nước, trong đó có việc:

  • Sử dụng tệ sùng bái cá nhân, biến mình thành một “vị thần bất khả xâm phạm”.
  • Dưới thời Stalin, đã diễn ra hàng loạt cuộc thanh trừng, đàn áp đẫm máu, khiến hàng triệu người vô tội bị giết hại.
  • Stalin đã thực hiện chính sách kinh tế sai lầm, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Báo cáo của Khrushốp đã gây ra một chấn động lớn trong dư luận thế giới. Nó đã khiến nhiều người tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản phải đặt câu hỏi về bản chất của chế độ này.

Tuy nhiên, báo cáo của Khrushốp cũng có những hạn chế nhất định. Báo cáo chỉ tập trung vào những sai lầm và tội ác của Stalin trong giai đoạn cuối đời, mà không đề cập đến những sai lầm và tội ác của Stalin trong giai đoạn trước đó. Ngoài ra, báo cáo cũng không đề cập đến những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, như vấn đề nhà nước, vấn đề dân chủ, vấn đề giai cấp.

Nhìn chung, báo cáo của Khrushốp là một văn kiện lịch sử quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Báo cáo đã góp phần chấm dứt chế độ độc tài cá nhân và mở ra một thời kỳ đổi mới ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

***

Báo cáo mật tại phiên họp kín ngày 25-2-1956 của Đại hội lần thứ XX đảng cộng sản (bônsêvích) Liên Xô 
Đỗ Tịnh dịch theo bản tiếng Pháp -Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa và chỉnh lý -Tủ sách Nghiên cứu Boite Postale 246 75224 Paris Cedex 11 France 

TĐX: Cùng với sự ra đời của một loạt sách của các tác giả Việt Nam đề cập tới những vấn đề lịch sử Việt Nam cận đại (Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật của Bùi Tín, ĐGBN của Vũ Thư Hiên, Công Lý Đòi Hỏi của Nguyễn Minh Cần) nhiều bạn đọc TDX gửi thư tới cho Ban Biên tập yêu cầu tìm giúp bản Báo Cáo Mật do cố tổng bí thư DCSLX Nikita Khrushốp đọc tại Đại hội XX Đảng cộng sản Liên Xô, mà các tác giả nói trên đều nhắc tới, coi như một văn kiện cực kỳ quan trọng, đánh dấu một chuyển biến vĩ đại trong lòng phong trào cộng sản quốc tế, cũng như trong phe các nước xã hội chủ nghĩa. 
Theo sự đánh giá của những nhà xã hội học thì cùng với sự xuất hiện của Báo Cáo Mật là thời kỳ mở đầu cho những mưu toan đổi mới, tiếc thay, thường nửa vời, của những người cộng sản có lương tri hòng sửa chữa một thể chế được xây dựng trên những cơ sở xã hội hoàn toàn mới nhưng lại bị hư hỏng ngay từ đầu và ngày càng tỏ ra không thích ứng với cuộc sống của nhân loại ở ngưỡng cửa của thiên niên kỷ đang tới. Từ bản Báo Cáo Mật này một cuộc đấu tranh chống lại chế độ toàn trị đã nổ ra trên toàn cõi của phe các quốc gia xã hội chủ nghĩa, kéo theo nó rất nhiều bi kịch, nhưng cuối cùng đã đem lại sự thay đổi bộ mặt của hành tinh, như chúng ta đã biết. 
Vì bản Báo Cáo Mật trước nay bị đảng cộng sản giữ trong vòng bí mật, không một lần được dịch ra tiếng Việt ở trong nước, cho nên để đáp ứng yêu cầu của những bạn đọc ham tìm hiểu lịch sử, chúng tôi xin đưa lên trang TDX bản dịch của Tủ sách Nghiên cứu tại Paris xuất bản năm 1982, đã được chỉnh lý lại cho lần xuất bản trên mạng Internet này. 
Kèm theo, chúng tôi xin giới thiệu hai bài thơ của Tố Hữu, nhà thơ lớn của Việt Nam, sáng tác vào thời kỳ trước Đại hội XX của DCSLX để bạn đọc hiểu thêm không khí của thời kỳ xa xưa ấy. 
Chúng tôi xin cảm tạ các dịch giả của Tủ sách Nghiên cứu đã có nhã ý cho chúng tôi được sử dụng bản dịch của các vị cho mục đích hữu ích.
 

***

Lời giới thiệu

Có thể bạn thích sách  10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler - Gerhard Boldt full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

(Cho lần tái bản thứ  nhất)

1956! Ba năm sau khi Stalin chết, đảng cộng sản Liên Xô tổ chức Đại hội lần thứ XX, nhằm mục đích thay đổi chính sách, sửa đổi sai lầm, cải tổ đảng và cải tổ chế độ. Ngày bế mạc Đại hội, giữa lúc các đại biểu lục tục kéo nhau ra về, Khrushốp – tổng bí thư đảng – triệu tập một cuộc họp bất thường gồm riêng các đại biểu Liên Xô, không có mặt các đại biểu các đảng anh em. Trước cuộc họp, Khrushốp đã đọc một bản báo cáo, đúng hơn là một bản án, vạch trần những sai lầm và những tội ác của Stalin. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với cái tên Báo cáo mật của Khrushốp về Stalin(1). 
Gọi là “mật”, nhưng chỉ trong vòng hai ba ngày, bản báo cáo của Khrushốp đã được dịch ra khắp các thứ tiếng, lưu hành khắp các nước không nằm dưới quyền kiểm soát của các đảng cộng sản. Đây là một sự kiện quan trọng có một không hai trong lịch sử. Nó mở đầu một thời kỳ chuyển biến của hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới. Nó đánh dấu một bước ngoặt quyết định dẫn tới sự băng hoại của chủ nghĩa Stalin cùng sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu như ta đã thấy. 
Ngay sau khi bản báo cáo này được công bố trên các báo chí, tờ Tiếng thợ – cơ quan tuyên truyền của Nhóm trốt-kít Việt Nam ở Pháp – đã trích dịch nhiều đoạn và viết bài bình luận. Ơ± Việt Nam, tại miền Bắc, nhóm Nhân văn Giai phẩm có gián tiếp nói tới. Tại miền Nam, các báo chí nói tới nó rất nhiều. Nhưng theo chỗ chúng tôi biết, chưa có ai và chưa có nơi nào dịch nguyên bản ra tiếng Việt. Phải đợi tới tháng 10-1982, tờ tạp chí Nghiên cứu – cơ quan lý luận của Nhóm trốt-kít Việt Nam tại Pháp – mới dịch và in ra toàn bộ, từ bản tiếng Pháp. Hai ngàn số đã được phát hành, phần lớn ở Pháp và các nước Tây Âu, một phần nhỏ gửi về Việt Nam. Hiện nay chúng tôi không còn số nào cả, ngoài một hai số giữ làm lưu chiếu. 
Hơn lúc nào hết, chúng tôi nhận thấy cần phải tái bản cuốn sách này. Không những vì tầm quan trọng lịch sử mà còn vì tác động chính trị của nó đối với các đảng cộng sản sta-lin-nít, trong đó có đảng cộng sản Việt Nam. Không phải tình cờ mà đảng này, cho tới nay, vẫn giấu giếm và ngăn cấm Báo cáo mật của Khrushốp về Stalin đối với nhân dân trong nước. Cũng không phải tình cờ mà đảng này vẫn cấm ngặt không cho ai được nói tới Stalin. Vì nói tới Stalin là phải nói đến những sai lầm và tội ác của Stalin; phải nói tới đường lối chính trị của đảng trong nhiều năm đã học đòi Stalin, coi Stalin là thần tượng và gương mẫu; phải nói tới phương pháp mà đảng đã áp dụng trong việc thủ tiêu các thành phần và các tổ chức đối lập với đảng, trong đảng cũng như ngoài đảng. 
Tái bản cuốn sách này, chúng tôi giữ lại nguyên văn bản dịch của dịch giả Đỗ Tịnh, không sửa chữa. Bạn đọc sẽ thấy bài diễn văn của Khrushốp là văn nói, mộc mạc và ít chú trọng tới văn phong. 
Chúng tôi cũng in lại nguyên văn bài Mấy lời nói đầu của Hà Cương Nghị. Viết từ hơn mười năm nay, bài này vẫn còn thích hợp với thời cuộc. Hà Cương Nghị đã đề cập một số vấn đề – hồi ấy ít ai lưu ý – hiện nay trở thành đề tài và đối tượng của các phong trào đòi dân chủ đa nguyên, đa đảng, đối lập với lập trường của đảng cộng sản. Â y là các vấn đề: đảng và nhà nước, độc tài một đảng, chuyên chính vô sản, tập trung dân chủ v.v… 
Cũng trong bài Mấy lời nói đầu, tác giả nêu lên hai nhận định mà hồi ấy ít ai quan tâm. Một, những sai lầm và tội ác của Stalin mà Khrushốp vạch ra, vẫn còn thiếu sót một phần lớn. Khrushốp chỉ nói tới giai đoạn cuối đời Stalin từ năm 1937, nhưng “bỏ quên” những giai đoạn trước đó, khi 90% đồng chí thân cận của Lênin bị giết hại. Vì thế, những người này chưa được phục hồi danh dự. Hai, sự “cải tổ” do ban lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô đứng ra chủ trương, thực ra chỉ là một biện pháp tự bảo vệ của giới quan liêu cộng sản để tồn tại. Nó không thể dẫn tới dân chủ, càng không thể dẫn tới sự tái thiết nền dân chủ xô-viết mà chỉ có một cuộc cách mạng chính trị, lật đổ chính quyền quan liêu cộng sản mới thực hiện nổi. Mỗi bước “cải tổ” sẽ tạo ra những điều kiện dẫn tới sự sụp đổ của chế độ. 
Sáu năm trôi qua. Nhận định thứ nhất đã được thời cuộc gần đây chứng minh: năm 1988, ba năm sau khi lên chính quyền, Góocbachốp đã bắt buộc phải trở lại vấn đề những tội ác của Stalin. Dưới áp lực của dư luận, Bộ Chính trị của đảng cộng sản Liên Xô đã phải tuyên bố xóa án cho Dinôviép, Bukharin và hầu hết những đồng chí kỳ cựu của Lênin. Trừ một nạn nhân quan trọng nhất, gần gũi nhất của Lênin về mặt tư tưởng là Lép Trốtsky! Vì sao? Vì Trốtsky không những là người đối lập kiên quyết nhất với Stalin mà còn là người đối lập không khoan nhượng với toàn thể đẳng cấp quan liêu cộng sản đang nắm giữ chính quyền ở điện Kremlin. Quan liêu cộng sản chấp thuận “cải tổ”, nhưng họ không chấp nhận đầu hàng! 
Nhận định thứ hai cũng đã được thực tế kiểm chứng: chính sách “cải tổ” của Góocbachốp không những đã thất bại như Khrushốp thời kỳ 1956 mà nó còn kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô và tất cả các nước “xã hội chủ nghĩa hiện tồn” ở Đông Âu. Sự sụp đổ này không những làm thượng tầng kiến trúc sụp đổ mà còn kéo theo sự sụp đổ của hạ tầng cơ sở do cách mạng tháng Mười dựng nên; giờ đây, khẩu hiệu của giới quan liêu cộng sản là Trở về với chế độ tư bản! 
Vì không có một cuộc cách mạng chính trị do quần chúng lao động đứng lên lật đổ quan liêu cộng sản, lập lại nền dân chủ xô-viết của cách mạng tháng Mười, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mang hình thức một cuộc “sụp đổ nội tại” (implosion) tự trong lòng chế độ quan liêu cộng sản. Hàng ngũ quan liêu cộng sản bị phân tán, nhưng một bộ phận quan liêu vẫn nắm giữ được chính quyền, mặc dầu chính quyền này lệ thuộc phần nào vào lá phiếu của dân chúng. 
Đứng về phương diện chính trị, dầu sao đây cũng là một bước tiến bộ. Nhân dân Liên Xô từ nay thoát khỏi chế độ độc tài đẫm máu do Stalin dựng nên. Bây giờ, họ có cơ hội để nhận xét, lựa chọn, thử nghiệm: chế độ nào thích hợp với quyền lợi và nguyện vọng của họ! 
Đứng về phương diện lịch sử, đây là một hiện tượng hoàn toàn mới lạ, chưa từng có. Một chuyển biến ngược chiều. Mọi sự hầu như đều trở về điểm xuất phát. Tương lai nước Nga và các nước Đông Âu sẽ ra sao? Chưa ai có thể quyết đoán. Một điều chắc chắn là sự chuyển hóa các nước này thành các chế độ tư bản và dân chủ như các nước Tây phương không phải là điều dễ dàng như nhiều người tưởng. Nhiều triệu chứng cho thấy sự thiết lập một nền dân chủ – dầu là dân chủ tư sản – ở những nước này vẫn còn bấp bênh. Chưa có dấu hiệu gì bảo đảm cho sự thành công của nó. 
Tái bản cuốn sách này, chúng tôi mong cống hiến các đảng viên chân chính của đảng cộng sản Việt Nam một bằng chứng về Stalin và chủ nghĩa Stalin, để họ có điều kiện suy ngẫm và tìm hiểu: vì đâu Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ như ngày nay? 
Chúng tôi mong cống hiến các độc giả một tài liệu để nhận xét sự quái đản của hiện tượng Stalin, là hiện tượng tiêu biểu cho tư duy và quyền lợi của đám quan liêu cộng sản. Nó không dính líu gì tới chủ nghĩa Mác, là chủ nghĩa nhân bản, nhằm mục tiêu giải phóng lao động và các tầng lớp nhân dân bị áp bức và bóc lột. 
Ước mong cuốn sách này sẽ tới tay mọi người, nhất là tới tay đông đảo đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, gia nhập đảng vì muốn đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp!

Có thể bạn thích sách  Tên Trùm Mật Vụ Phát Xít Đức Thú Nhận - Sêlenbéc full prc pdf epub azw3 [Tự Truyện]

Nguyễn Tiến Cơ 
Paris, ngày 10 tháng Giêng 1994 
(1)tựa đề nguyên thuỷ của bản báo cáo là”Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”
Mời các bạn mượn đọc sách Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó của tác giả Khrushov.