Sự Tuyệt Chủng Của Con Người Kinh Tế

Sự Tuyệt Chủng Của Con Người Kinh Tế

Tác giả:
Thể Loại: Kinh Tế - Quản Lý
Nguồn: https://nhasachmienphi.com
MOBIPDFĐỌC ONLINE

Vì sao chúng ta cứ ôm khư khư mớ cổ phiếu để rồi sau đó mới nhận ra rằng lẽ ra phải bán phứt chúng đi? Vì sao chúng ta sẵn sàng mua một chiếc áo mang thương hiệu của một nhà sản xuất nổi tiếng với giá cao hơn, cho dù phải bẻ ngược cổ áo mới nhìn thấy tên của nhãn hiệu đó? Vì sao chúng ta như phát điên khi thấy người khác làm công việc tương tự mình lại được trả lương cao hơn, cho dù trước đó chúng ta hoàn toàn mãn nguyện với những gì mình đang có?  Rốt cuộc là vì sao? Đơn giản là vì quá trình tiến hóa đã khiến chúng ta hành động như vậy.

Từ góc nhìn hoàn toàn mới mẻ, tác giả Michael Shermer đã hé lộ cùng độc giả những yếu tố tâm sinh lý góp phần hình thành nên phương thức tư duy của con người về tiền bạc. Ông cũng giải thích cặn kẽ quá trình biến đổi của loài người từ phương thức giản đơn săn bắt–hái lượm thuở hồng hoang tiến hóa thành con người tiêu dùng-doanh nhân hiện đại, đồng thời giải thích cách thức thị trường tư bản – vốn được coi là một phần trong học thuyết tiến hóa của Darwin – vượt qua quá trình chọn lọc tự nhiên để lớn mạnh trở thành phương thức thỏa mãn nhu cầu ưu việt nhất của loài người.

Dựa trên nền tảng Kinh tế học thần kinh – một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, Shermer đã cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang thực sự diễn ra bên trong não bộ mỗi khi chúng ta đưa ra những quyết định có liên quan đến tài chính như giao kèo mua bán, thâu tóm mối làm ăn và tạo dựng niềm tin trong kinh doanh. Shermer đã nỗ lực quan sát và phân tích các thí nghiệm về Kinh tế học hành vi (Behavioral Economics) để tìm hiểu nguyên nhân vì sao chúng ta lại thích những vấn đề có ít sự lựa chọn cũng như luôn tìm cách né tránh thất bại, bất chấp mọi dự đoán của kinh tế học truyền thống. Bên cạnh đó, những khám phá mới mẻ của ông về hành vi của loài linh trưởng cũng như quá trình tiến hóa của loài người đã góp phần giải đáp một loạt các câu hỏi như vì sao chúng ta lại đánh giá các loại mặt hàng thông qua hệ thống tiền tệ? tại sao chúng ta lại thèm muốn thứ người khác đang sở hữu? vì sao chúng ta hay bị các xúc cảm về giới tính chi phối trong quá trình hợp tác và lựa chọn đối tác trong kinh doanh?

Có thể bạn thích sách  Những Bài Học Không Có Nơi Giảng Đường

Từ những phát hiện độc đáo rút ra trên cở sở những thí nghiệm về hành vi của con người đối với tiền bạc, cuốn sách này thực sự là một công trình khoa học công phu và nghiêm túc về đời sống kinh tế của loài người.

Nhận xét về cuốn sách:

“Shermer thật cừ khôi khi có thể hòa quyện tính phức tạp của khoa học với cảm nhận mong manh của tâm lý loài người để đưa ra những kiến giải về thương mại và tài chính thế giới hậu hiện đại vốn vô cùng khó đoán định. Những phân tích bao quát, sáng tạo và giàu thông tin về hành vi của con người hiện đại, khởi đầu từ ví tiền của anh ta.” – KIRKUS REVIEWS

“Kinh tế học không chỉ nghiên cứu đồng tiền. Nó là khoa học về bản năng con người, sự công bằng, lòng tin và hạnh phúc. Michael Shermer cho thấy những chuyên gia thực thụ về Con người kinh tế chính là các nhà tâm lý học, sinh vật học và linh trưởng học.” – FRANS DE WAAL

“Viết bằng sự nhiệt tình và tinh tế vốn có, tác phẩm này là cuốn sách tuyệt vời nhất của Michael Shermer. Với cái nhìn toàn diện về lịch sử đồng thời tiếp thu những tinh hoa của khoa học hiện đại, Shermer đã nỗ lực thực hiện một nghiên cứu tổng hợp về tâm lý học và thần kinh học để chứng tỏ rằng thị trường rất có đạo đức, và tự do thương mại phù hợp với bản năng loài người. Shermer đã trình bày những luận điểm ủng hộ tự do kinh tế, chính trị, xã hội trong một tác phẩm giàu thông tin và hết sức lý thú.” – DINESH D’SOUZA

Có thể bạn thích sách  Khác biệt để bứt phá

“Số nhà kinh tế học hiểu Charles Darwin cũng hiếm hoi như số nhà sinh vật học hiểu Adam Smith vậy. Song, về bản chất họ hết sức đồng điệu –  cho rằng trật tự xuất hiện từ cạnh tranh và sáng tạo chứ không được sắp đặt sẵn. Michael Shermer đã kết nối hai trí tuệ lớn để giải thích cách trí tuệ con người tạo ra thị trường đấy nhân tính.” – MATT RIDLEY