Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc – Cái Nhìn Từ Bên Trong – Arthur R. Kroeber full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc – Cái Nhìn Từ Bên Trong – Arthur R. Kroeber full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Khủng hoảng những năm 50 của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự hồi phục kinh tế đáng kinh ngạc của Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản. Hai quốc gia này hồ phục từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giới thứ II, họ tuy là nước thua trận nhưng sẵn có những tiềm năng về khoa học, công nghệ và kỷ luật công nghiệp của toàn dân tộc.

Hơn 10 năm sau, sự trỗi dậy thần kỳ của Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore khiến thế giới khâm phục. Trong khoảng thời gian không dài, các nền kinh tế kém phát triển này đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành những nền kinh tế phát triển ngang ngửa với Pháp, Đức, Nhật…Những thành tựu phi thường đó đã khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực để tìm hiểu nguyên nhân, một lý do dễ nhận thấy là họ có sự hỗ trợ tích cực từ các nước phát triển phương Tây, điển hình là Mỹ.

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, từ những ngổn ngang của Đại Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc vụt lớn lên với những bước nhảy vọt. Tuy còn chưa thực sự đặc sắc nhưng hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập thế giới và thành quả phát triển kinh tế của họ vượt qua Nhật Bản, đe dọa vị trí kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ. Và cũng vì vậy, số lượng tác phẩm nghiên cứu về sự phát triển kinh tế và công nghiệp Trung Quốc ra đời nhiều gấp bội sách bàn về Đức, Nhật và “mấy con rồng châu Á”. Mỗi nhà kinh tế nhìn nhận một cách, sách dày mỏng khác nhau, khe chê đủ kiểu.

Cuốn sách Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong của Arthur R.Kroeber nằm trong số những tác phẩm nói trên nhưng được đánh giá cao và được nhiều người tìm đọc. Với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tham khảo cuốn sách của Arthur R.Kroeber là điều cần thiết.

Tuy vậy, đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc và Trung Quốc không phải là Việt Nam, và tác giả là một nhà kinh tế thị trường thuần túy, nên cách nhìn nhận sẽ có nhiều quan điểm không phù hợp với đường lối kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam.

Những câu chuyện về sự phát triển kinh tế luôn mang đến những bài học và kinh nghiệm quý báu. Đọc sách để tìm ra con đường phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam là mục đích của NXB khi xuất bản cuốn sách này.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Có hai yếu tố Kroeber đã luôn đúng khi muốn chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của (kinh tế) Trung Quốc: thể chế, thể chế và các thỏa thuận dựa trên những thể chế hiện thời. Các phân tích kinh tế học theo trường phái phương Tây thường thất bại khi cố gắng mô tả và dự báo về Trung Quốc bởi các mô hình ấy không thể lượng hóa được sức ảnh hưởng của ‘thể chế’ đến kết quả thực tiễn. Không mô hình nào giải thích được vì sao đặc khu kinh tế thất bại năm 1966 lại được chấp thuận vào năm 1976, ở trên cùng một vùng đất Thâm Quyến, trong cùng một khung khổ lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn hết, các mô hình đã không thể giúp người đọc thấu hiểu tính chất ‘thỏa hiệp’ của những mặc cả kinh tế – thứ vốn tồn tại phổ biến và định hình sự vận động của các trao đổi thường ngày.

Vì vậy, điều làm tôi đánh giá cao cuốn sách là việc Kroeber đã kể một câu chuyện về cách các thỏa hiệp kinh tế được đưa ra – như góc nhìn của người trong cuộc. ‘Bản chất của các định chế và thỏa thuận này phần lớn được xác định bởi sự thương lượng chính trị được tạo ra giữa các nhóm quan trọng trong xã hội. Vì cấu thành, quyền lực tương đối, và lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian, các thỏa thuận kinh tế cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, những cân nhắc về thực tiễn chính trị thường được ưu tiên so với hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế, điều này có nghĩa là họ phải miễn cưỡng chấp nhận các phiên bản thứ ưu (second best) của công thức lý tưởng của họ’.

Có thể bạn thích sách  Truyền Thuyết Về Mộc Lan - Laurent Divers full prc pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Không có gì là tối ưu, chỉ có cái thứ ưu trong một điều kiện cụ thể. Hiểu được điều đó bạn sẽ hiểu được ‘cái hay, cái dở’ của nền kinh tế Trung Quốc. Khi gập cuốn sách lại, tôi mong các bạn nhớ về ba từ, chỉ ba từ để hiểu nền kinh tế Trung Quốc: thể chế, mặc cả, thứ ưu.”

TS. Phạm Sỹ Thành

VỀ TÁC GIẢ: ARTHUR R. KROEBER

Arthur R. Kroeber là đồng sáng lập, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Gavekal Dragonomics – công ty nghiên cứu kinh tế Trung Quốc độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn là biên tập viên của tạp chí China Economic Quarterly, thành viên của Ủy ban quốc gia về quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, thành viên không thường trực tại Trung tâm nghiên cứu Brookings – Thanh Hoa thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia. Ông sống và làm việc chủ yếu tại Bắc Kinh

Omega Plus hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!

***

Lời giới thiệu

Trung Quốc những ngày cuối năm 2012 thật nhộn nhịp với không khí chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 18, thời điểm đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo của quốc gia gần 1,4 tỷ dân này. Đây là lần chuyển giao thứ tư và gây nhiều chú ý bởi các nhận định đầy tích cực về bước chuyển mới cũng như đóng góp của Trung Quốc cho sự phát triển của thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Trung Quốc trong 10 năm kế tiếp sẽ phát triển theo hướng cởi mở hơn với bên ngoài, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của nhân loại, nội bộ Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy phương hướng phân quyền lớn hơn. Nhưng sự phát triển trong 5 năm sau đó, trong nhiệm kỳ đầu của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, cho thấy hầu hết những nhận định đó đều sai. Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình là một quốc gia tập quyền cao độ. Đó cũng là quốc gia giàu tham vọng với khẩu hiệu “chấn hưng Trung Hoa” để viên mãn “giấc mộng Trung Quốc”. Trung Quốc rất quyết đoán trong cả đối ngoại lẫn đối nội, đánh dấu bằng ba “dịch chuyển” quan trọng trong chính sách ngoại giao. Thứ nhất, Trung Quốc đã dịch chuyển phương châm từ “giấu mình chờ thời” sang “phấn đấu để thành công”. Thứ hai là dịch chuyển ưu tiên về phạm vi ảnh hưởng. Trước đây, dường như phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ giới hạn ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày nay đã mở rộng ảnh hưởng của mình ra một phạm vi trải dài từ châu Á sang châu Phi, Mỹ Latinh và châu Âu. Thứ ba là dịch chuyển phương pháp tiếp cận. Trung Quốc dường như đã quyết định đặt các ưu tiên về chủ quyền lên trên các lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền bằng tổng hợp nhiều sức mạnh. Như vậy để thấy rằng Trung Quốc hiện nay đã thay đổi quá nhanh và quá khó lường so với dự báo của các nghiên cứu.

Trong quá trình đó, Đại hội 19 Đảng Cộng sản đã đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào Điều lệ Đảng. Với bốn trụ cột quan trọng gồm: xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, đường lối ngoại giao và quân sự, tư tưởng Tập Cận Bình có sức ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của Trung Quốc từ nay về sau. Điều này để thấy rằng sự phát triển quá nhanh, quá khó lường của Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ tính cách và tầm nhìn của một cá nhân – ông Tập Cận Bình.

Có thể bạn thích sách  Thanh Kiếm Và Lá Chắn - Vadim Kozhevnikov full mobi pdf epub azw3 [Tình Báo]

Với lý do đó, chúng tôi cho rằng, để hiểu đầy đủ và căn bản về Trung Quốc, chúng ta cần tập trung trước hết vào thời gian 5 năm trở lại đây và cần hiểu thấu đáo về tầm ảnh hưởng của ông Tập Cận Bình lên sự phát triển của Trung Quốc. Để có được hình dung tương đối đầy đủ đó, chúng tôi phác họa sự phát triển của Trung Quốc dựa trên bốn trụ cột gồm: (i) Kinh tế, (ii) Chính trị, (iii) Ngoại giao và (iv) Quốc phòng an ninh. Đó là lý do vì sao loạt sách “Nhận diện Trung Quốc” đã được chuẩn bị để đến với bạn đọc. Trong quá trình lựa chọn loạt sách này, chúng tôi xuất phát dựa trên hai nguyên tắc: (i) lựa chọn những tác phẩm mang tính chất nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quan trọng hàng đầu trong từng lĩnh vực, và (ii) lựa chọn quan điểm của cả hai phía học giả Trung Quốc và ngoài-Trung Quốc.

Cuốn sách của Kroeber mà các bạn đang có trên tay được xuất bản từ năm 2016, thảo luận về con đường phát triển kinh tế Trung Quốc từ khi bắt đầu cải cách mở cửa năm 1978 đến năm 2015. Khi mới thực hiện cải cách và mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc là một trong những quốc gia nghèo trên thế giới. Bốn mươi năm sau, vào thời điểm tôi viết những dòng giới thiệu này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng hơn 35 lần, ước tính khoảng 14.000 tỷ USD (năm 2018), chiếm 16% GDP toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Giai đoạn 1978-2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 9,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế thế giới là 2,9%. Kỳ tích kinh tế này giúp Trung Quốc đưa 670 triệu người ra khỏi cảnh sống nghèo đói. Tỷ lệ người nghèo ở Trung Quốc giảm từ 97,5% năm 1978 xuống mức 3,1% năm 2017. Nhưng Trung Quốc cũng là quốc gia phát triển dựa trên “núi nợ”. 280% GDP hoặc hơn 35.000 tỷ USD nợ là cái giá phải trả của việc chạy theo tăng trưởng dựa vào đầu tư. Mỗi năm hệ thống ngân hàng Trung Quốc phải trả lãi 1.200 tỷ USD – tương đương với GDP của Indonesia, hoặc Nga. Ô nhiễm môi trường và chênh lệch giàu nghèo cũng là những cái giá khác mà giới lãnh đạo mới muốn tìm cách khắc phục. Hiểu thế nào về bức tranh hai màu và sự phát triển hai mặt đó?

Rõ ràng, khó có câu trả lời chính xác để giải thích điều này. Từ mỗi cuốn sách tôi đọc được, từ mỗi nhà kinh tế mà tôi biết đều có những cách trả lời rất khác nhau. Nhưng tôi thích cách tiếp cận này của Kroeber, khi ngay những dòng đầu tiên của cuốn sách ông đã định giải về Trung Quốc như một cỗ máy khổng lồ trong đó nguyên tắc quan trọng nhất của bạn không phải là tìm cách hiểu về mặt kỹ thuật, cấu tạo mà hiểu về cách thức các thiết bị ráp nối với nhau để tạo nên chuyển động chung. Kroeber viết: “nền kinh tế là một cơ cấu phức tạp, không dễ dàng để mô tả được nó bằng một câu chuyện kể, như người ta có thể kể về cuộc đời của một người. Nó giống như một trò chơi ghép hình – mà chính xác là một trò chơi ghép hình ba chiều, trong đó hình dạng của các mảnh liên tục thay đổi. Hơn cả một cấu trúc cố định như một phân tử, một tòa nhà chọc trời, hoặc một phương trình toán học, một nền kinh tế là một tập hợp các định chế khá vững chắc và những thỏa thuận khá linh hoạt được người dân tạo ra để giúp họ có được hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn”. Có hai yếu tố Kroeber đã luôn đúng khi muốn chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của (kinh tế) Trung Quốc: thể chế, thể chế và các thỏa thuận dựa trên những thể chế hiện thời. Các phân tích kinh tế học theo trường phái phương Tây thường thất bại khi cố gắng mô tả và dự báo về Trung Quốc bởi các mô hình ấy không thể lượng hóa được sức ảnh hưởng của “thể chế” đến kết quả thực tiễn. Không mô hình nào giải thích được vì sao đặc khu kinh tế thất bại năm 1966 lại được chấp thuận vào năm 1976, ở trên cùng một vùng đất Thâm Quyến, trong cùng một khung khổ lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn hết, các mô hình đã không thể giúp người đọc thấu hiểu tính chất “THỎA HIỆP” của những mặc cả kinh tế – thứ vốn tồn tại phổ biến và định hình sự vận động của các trao đổi thường ngày.

Có thể bạn thích sách  Tuyệt thế toàn năng - Đồng Niên Khoái Nhạc full prc, pdf, epub, azw3 [Dị Năng]

Vì vậy, điều làm tôi đánh giá cao cuốn sách là việc Kroeber đã kể một câu chuyện về cách các thỏa hiệp kinh tế được đưa ra – như góc nhìn của người trong cuộc. “Bản chất của các định chế và thỏa thuận này phần lớn được xác định bởi sự thương lượng chính trị được tạo ra giữa các nhóm quan trọng trong xã hội. Vì cấu thành, quyền lực tương đối, và lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian, các thỏa thuận kinh tế cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, những cân nhắc về thực tiễn chính trị thường được ưu tiên so với hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế, điều này có nghĩa là họ phải miễn cưỡng chấp nhận các phiên bản thứ ưu (second best) của công thức lý tưởng của họ”.

Không có gì là tối ưu, chỉ có cái thứ ưu trong một điều kiện cụ thể. Hiểu được điều đó bạn sẽ hiểu được “cái hay, cái dở” của nền kinh tế Trung Quốc. Khi gập cuốn sách lại, tôi mong các bạn nhớ về ba từ, chỉ ba từ để hiểu nền kinh tế Trung Quốc: thể chế, mặc cả, thứ ưu.

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn cuốn sách hấp dẫn của Arthur R. Kroeber. Vì một số lý do, tên sách dịch đã thay đổi so với nguyên văn, nhưng tôi có thể khẳng định đây vẫn là cuốn sách cung cấp góc nhìn của “người trong cuộc”.

TS. Phạm Sỹ Thành

Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc – VEPR (VCES)

Mời các bạn mượn đọc sách Sự Trỗi Dậy Của Một Cường Quốc – Cái Nhìn Từ Bên Trong của tác giả Arthur R. Kroeber.