Cinque Terre

Sống Nhờ – Mạnh Phú Tư full mobi pdf epub azw3 [Tiểu Thuyết]

Tác giả :
Thể Loại : Chưa phân loại
EPUB MOBI PDF Đọc Online


Nhân vật chính trong tự truyện Sống nhờ (1942) là Dần gọi thế bởi cậu sinh vào giờ Dần. Dần sống ở nông thôn, một làng quê tỉnh Hải Dương; mồ côi cha từ lúc chưa sinh, lên sáu tuổi mẹ đi lấy chồng. từ ấy, Dần sống với bà nội và với các cô chú bên nội: rồi lại chuyển sang bên ngoại, với ông bà và các cậu, dì. Một thế giới họ hàng gồm cả hai bên nội ngoại thật là đông đúc, nhưng Dẫn vẫn rất thiếu tình thương. Chỉ vài ba tình cảm hiếm hoi của một người cô, một người mợ và hai phía ông – bà không thể làm ấm lên được bao nhiêu bầu không khí lạnh lẽo bao lấy một đứa trẻ mồ côi. Giữa những mắng mỏ, hắt hủi, đánh đạp. Dần chỉ còn tìm được nguồn an ủi và chỗ dựa là bà nội – người cho đến tuổi già còm cõi, gần đất xa trời vẫn còn góp nhặt từng đồng cho Dần đi học, và cố đỡ vực cho một đại gia đình trong suy sụp vì những đứa con phá tán cơ nghiệp bởi cờ bạc và rượu chè.

“Sống nhờ” trong thế giới người thân, bị đun đẩy qua lại giữa hai bên nội ngoại, Dần từ nhỏ đã quen cảnh sống vất vưởng, lang thang. Lớn lên một chút, Dẫn cũng được đi học, cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ, trước là ở trong làng, sau được gửi lên tỉnh. Nhưng thói quen lêu lổng và nỗi nhớ nhà khiến Dần chẳng thể nào chí thú trong việc kiếm chữ. Sao nhãng việc học, Dần tìm đến những đam mê của một tuổi trẻ cô đơn, buồn tẻ. Và, đến lúc mấp mé tuổi lớn, trong cảnh sa sút của gia đình và bao người thân lần lượt ra đi, Dần mới chợt giật mình thấy phải nuôi dần cái chí tự lập để thoát ra khỏi thân phận “sống nhờ”.

Trên mạch hồi ức của đứa trẻ từ tuổi lên sáu xa mẹ đến tuổi mười lăm chuẩn bị bước vào đời, luôn luôn in bóng hình ảnh người mẹ trong quyến luyến và cách xa.

Trên mạch hồi ức của đứa trẻ từ tuổi lên sáu xa mẹ đến tuổi mười lăm chuẩn bị bước vào đời, luôn luôn in bóng hình ảnh người mẹ trong quyến luyến và cách xa.

Đọc Sống nhờ để hiểu một tuổi thơ xót xa buồn khổ trong xã hội cũ. Xót xa không phải chỉ do tình cảnh mồ côi cha và mẹ đi lấy chồng. Mà vì cả một bối cảnh xã hội, do sự mưu sinh vất vả và sự mờ mịt của tương lai mà rất vắng thiếu tình yêu. Và để thấy, việc thay đổi trạng huống bơ vơ, buồn khổ, để cho mọi tuổi thơ được sống đầm ấm, êm vui dẫu có Cách mạng tháng Tám vĩ đại, vẫn không dễ chút nào.

Đọc Sống nhờ, để thương cảm và chia sẻ với biết bao tuổi thơ bất hạnh; và để mong mỏi cho mỗi tuổi thơ như thế có được một chỗ dựa, một ý chí vươn lên tự lập mà thoát ra khỏi cảnh “sống nhờ”, dưới bất cứ hình thức nào.

Cuốn sách là kết đọng mười năm tuổi thơ của một người giàu nhận xét, giàu xúc cảm – nhà văn Mạnh Phú Tư. Phải đọc vào truyện, phải soi vào mỗi trang chữ mới sống hết được các cảnh đời, mới cảm nhận được hết cái dư vị chua xót nhưng cũng đầy chất thơ trong một hồi tưởng và hình dùng, theo tôi nghĩ, khó ai đạt được sự sắc nét và thiết tha đến thế.

Có thể bạn thích sách  Ôm Ấp Yêu Thương - Nhan Tiểu Ngôn full mobi pdf epub azw3 [Hiện Đại]

Sống nhờ, dẫu trong dạng tự truyện xen hồi ức, nhưng Mạnh Phú Tư vẫn rất biệt tài trong tạo dựng các cảnh đời và khắc họa các chân dung – từ những ông chú, bà cô, ông cậu, bà mợ và hai phía ông bà nội ngoại trong gia đình Dần, đến những ông thầy: thầy lang, thầy phù thủy, thầy đồ Nho đồ Tây, rồi các loại bạn bè từ bé đến lớn của Dần, trong đó có đến ba cô… người yêu, đều chưa vượt tuổi vị thành niên. Có thể nói, Mạnh Phú Tư đã giúp cho người đọc hiểu, không kém Ngô Tất Tố, Nam Cao về đời sống làng quê Việt Nam xưa, trong cả bề mặt và bề sâu các vấn đề xã hội, phong tục và tâm lý dường như nghìn năm không đổi của nó.

Đọc Sống nhờ từ tuổi bé, rồi nhiều lần đọc lại Sống nhờ qua các lứa tuổi, niềm hứng thú trong tôi gần như không giảm. Có thể nói đó là một trong số ít cuốn sách tiêu biểu và sáng giá của văn học hiện thực Việt Nam trước 1945. Cuốn sách viết về tuổi thơ, nhưng là để cho tất cả mọi lứa tuổi, tất cả những ai đã qua tuổi thơ cùng đọc.

Giáo sư Phong Lê

***

 

Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết “Làm lẽ” được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo “Văn học”.

Tác phẩm chính:

***

Tôi sinh vào giờ Dần. Bà tôi lấy ngay cái giờ đó để đặt tên cho tôi. Người bảo như thế cho tiện về sau, khi nào muốn lấy số tử vi hoặc có ốm đau xem bói cũng dễ nhớ giờ. Vừa mới lọt lòng mẹ, tôi đã là đứa trẻ mồ côi. Mẹ tôi có thai tôi được ngoài năm tháng thì cha tôi chết. Mẹ tôi nuôi tôi tới năm lên sáu, bỏ tôi lại rồi đi lấy chồng. Năm đó mẹ tôi chừng hai mươi ba tuổi. Cha tôi và mẹ tôi khi mới lấy nhau hãy còn như hai đứa trẻ: Chồng mười bẩy, vợ mười lăm. Những cặp vợ chồng trẻ như thế, hiện nay ở vùng tôi cũng hãy còn có rất nhiều. Thường thường gia đình nào cũng vậy, chỉ mong cưới được nàng dâu về để cho trong nhà được thêm đông đúc và có người giúp đỡ các công việc. Bà tôi cũng có cái ý nghĩ đó, nên đều lấy vợ sớm cho các con. Vả lại, nuôi con mà chưa gây dựng cho trai có vợ, gái có chồng thì vẫn chưa là đủ; bởi thế, khi thấy người đã bắt đầu già yếu, bà tôi chỉ nghĩ tới sự kiếm đủ vợ cho các con. Ngày mẹ tôi sa vào cảnh góa bụa, là ngày bà tôi bắt đầu hắt hủi mẹ tôi. Hình như bà tôi đã hiểu rằng một người đàn bà góa chồng vào cái tuổi mười bẩy, mười tám thì khó lòng ở vậy được. Lòng hắt hủi đã khiến bà tôi coi mẹ tôi như một người ngoài và chỉ còn nghĩ tới tôi, giọt máu đầu tiên và cũng là giọt máu cuối cùng của người con giai mà bà tôi thường khen là khấm khớ. Cả đến các chú, các thím tôi cũng tỏ vẻ ghét bỏ mẹ tôi. Bà tôi dành riêng cho hai mẹ con tôi một gian buồng bên cạnh buồng bà tôi. Mẹ tôi vẫn phải ăn chung và làm chung với các chú tôi. Trong khi mẹ tôi phải đi cuốc hoặc đi cấy ngoài đồng, ở nhà, một mình tôi tha thẩn góc sân, xó vườn để nghịch đất, đào giun. Chiều chiều, cứ khi nào gà đã lên chuồng, các công việc đã thu dọn xong cả, mẹ tôi lại dẫn tôi ra cầu ao rửa mặt và chân tay cho tôi. Mẹ tôi rủ rỉ hỏi tôi:

Có thể bạn thích sách  Thua Bởi Động Lòng - Giang La La full mobi pdf epub azw3 [Sủng]

– ở nhà, con có ăn no không?

– Con ăn ba bát, chan với canh. Mẹ tôi bế tôi từ cầu ao về nhà để khỏi lấm chân. Mẹ tôi lại mắng yêu tôi:

– Sao u dặn con ở nhà không được nghịch đất mà hôm nào chân tay cũng bẩn thỉu thế? Chẳng bao giờ tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi chỉ đưa tay ôm chặt lấy cổ mẹ tôi.

Đêm tới, mẹ tôi đưa tôi đi ngủ. Bao giờ mẹ tôi cũng duỗi thẳng một tay, đặt đầu tôi lên và một tay nhè nhẹ vỗ trên mông đít tôi. Tôi nằm nghiêng về một bên, đặt một tay lên ngực mẹ tôi. Có hôm tôi ngủ được ngay. Có hôm tôi trằn trọc mãi không ngủ được. Những hôm đó, tôi thấy bà tôi dịu dàng gióng một, nói với sang giường mẹ tôi:

– Gái hóa cũng vạn người người ta ở vậy nuôi con đấy. Có gan một tý là được. Cái hạng người mà chưa chôn xong chồng đã tấp tểnh đi lấy chồng, chẳng trời nào chứng cho đâu. Tiếng nói của bà tôi cứ nhỏ nhỏ dần rồi bà tôi ngáy đều đều. Rồi chợt, bà tôi lại tỉnh giấc, chẳng hiểu là mẹ tôi còn thức không, nhưng cứ tiếp lời:

– Những lúc đi đây đi đó, phải có ý có tứ mà giữ gìn. ăn uống cái gì của ai cho phải cẩn thận. Nhỡ mà nó bỏ thuốc thì rồi lại mẹ một nơi con một nẻo sớm… Không biết mẹ tôi có nghe những nhời đó chăng, nhưng hôm nay bà tôi nói những câu tương tự như thế tôi lại thấy mẹ tôi luôn luôn thở dài. Cái hơi thở làm nóng cả cổ và mặt tôi. Tôi không hiểu gì, tôi chỉ thấy trong người hơi sờ sợ. Những lúc đó, tôi nằm im thin thít, không dám cử động và nín cả thở. Cứ sau một hơi thở dài của mẹ tôi một lúc tôi lại ôm ghì lấy mẹ tôi. Có một buổi tối về mùa đông, hai mẹ con nằm trên chiếc giường rải rơm, và đắp trên người hai chiếc chiếu cói. Tôi vẫn nằm kê đầu lên tay mẹ tôi. Trời lạnh quá thành khó ngủ. Mẹ tôi thỉnh thoảng đùa cù tôi trên cạnh sườn. Tôi bật cười, giãy giụa. Hai chiếc chiếu cọ nhau sột soạt. Bà tôi cất tiếng hỏi:

– Cái gì thế? Tôi sợ quá nín hẳn cười. Yên lặng. Bà tôi lại gắt:

– Cái gì mà rả rích thế? Mẹ tôi vừa giở mình vừa đáp lại:

– Có gì đâu.

– Có tiếng ai cười đùa mà lại bảo có gì đâu. Nghe bà tôi nói vậy, tôi quay đầu nhìn ra. Một cái bóng đen lờ mờ từ phía bên kia thong thả tiến lại gần phía giường mẹ tôi. Thỉnh thoảng cái bóng đó lại khuất hẳn sau một cây cột rồi lại hiện ra. Tôi không hiểu là cái gì và nhớ tới những chuyện ma quỷ tôi sợ đến run cả chân tay. Mẹ tôi tưởng tôi rét quá kéo chiếc chiếu phủ kín cho tôi. Cái bóng ấy lại gần hẳn cạnh giường hai mẹ con tôi. Tôi kêu rú lên. Mẹ tôi hỏi:

Có thể bạn thích sách  Tsubasa Hậu Truyện - World Youth - Yoichi Takahashi full mobi pdf epub azw3 [Bóng Đá]

– Sao thế con? Lúc đó bà tôi mới lên tiếng:

– Có ai thế? Mẹ tôi hơi sẵng tiếng:

– Thằng Dần đấy chứ ạ! Bà tôi sờ soạng khắp cả giường:

– Ai đây? Gái hóa: phụ nữ có chồng chết.

– Con đấy mà. Bà tôi sờ tới tôi. Tôi sợ quá không dám cựa mình.

– Ai đây? Mẹ tôi vội đáp hộ tôi:

– Cháu đấy mà. Bà tôi lại quờ quạng khắp giường một lượt nữa rồi quay đi. Tôi lại nhìn thấy cái bóng ghê sợ lúc trước, ẩn hiện ngay giữa nhà và cứ xa xa dần mãi. Tôi không dám nhìn theo nữa. Khi tôi đã nghe thấy tiếng những nan ở giường bên kia sột soạt kêu, bà tôi lên tiếng nói:

– ấy, có thân thì giữ… ở giường bên này, lúc đó tôi mới dám bắt đầu thở đều. Mẹ tôi sụt sịt khóc, nước mắt ướt đầm cái cánh tay tôi gối. Tôi không hiểu tại sao. Thấy mẹ khóc, tôi cũng đem lòng thương, tôi ôm chặt lấy cổ mẹ tôi. Và từ cái buổi tối ấy, tôi thấy sờ sợ bà tôi. Nhất là khi bà tôi đi đâu về hãy còn ở đàng xa mà thân hình chưa rõ, chỉ mới như một cái bóng cử động. Mẹ tôi đi lấy chồng giữa năm tôi lên sáu. Ngay từ khi mẹ tôi còn ở với bà nội tôi, cũng đã có người mối manh nói với bà ngoại tôi xin lấy mẹ tôi. Bà ngoại tôi phân vân mãi rồi sau hết nói lại riêng với mẹ tôi, cố tìm cách giấu hết mọi người bên họ nội. Sau đó người ta cứ hỏi tin tức mãi và cách ít lâu người mối lại ngỏ lời xin ăn hỏi. Bà ngoại tôi nhận nhời. Nhưng trước khi nhận lễ bà ngoại tôi cũng có nói lại công việc gả chồng cho mẹ tôi để bà nội tôi được biết. Cái hy vọng giữ được một người nàng dâu ở vậy nuôi đứa cháu giai bị tiêu tán. Không bao giờ bằng lúc này bà nội tôi đem lòng thù ghét bà ngoại tôi:

– Tôi không thấy ai lại như bà. Con gái đầu lại gả chồng hai lần. Giá có lấy mười con gái mà gả chồng như bà thì rồi tha hồ mà nhà ngói cây mít.

Mời các bạn đón đọc Sống Nhờ của tác giả Mạnh Phú Tư.