Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết Số Đen của tác giả Camilo José Cela & Trương Võ Anh Giang (dịch).
Số đen là câu chuyện về cuộc đời của anh nông dân người Tây Ban Nha là Pascual Duarte sinh ra trong một thế giới khắc nghiệt đầy trụy lạc, thù hận và đói nghèo. Câu chuyện được Pascual kể lại từ trong nhà tù nơi anh bị giam giữ chờ ngày hành quyết vì những tội giết người mà anh đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Mặc dù đã có những động lực độc ác và dã man, Pascual vẫn giữ lại được cái nhìn đầy thơ trẻ về thế giới và niềm khao khát cháy bỏng để hiểu được số phận nào đã đưa anh vào con đường đầy máu.
***
Thỉnh thoảng, không đều đặn và như thể bất ngờ, đã xuất hiện những cuốn tiểu thuyết mà tầm quan trọng không chỉ ở phẩm chất văn chương của tác phẩm, nhưng còn do tính độc đáo của đề tài và tính mới mẻ trong hình thức những tác phẩm đó. Như vậy, những tác phẩm này đã tạo một ảnh hưởng đáng kể đến một số đông các nhà văn, sau đó ảnh hưởng đến thị hiếu của quần chúng, và về lâu về dài cuối cùng tác phẩm đã có tác động làm thay đổi đường hướng của những trào lưu văn chương của cả một thời kỳ. Sẽ có những độc giả sành sỏi cho rằng nói như vậy, tôi muốn ám chỉ tới những tác phẩm rất khác biệt nhau về kỹ thuật cấu thành tác phẩm, về quan niệm cũng như về số độc giả đặc trưng của những tác phẩm đó vào thời điểm chúng xuất hiện…
Tuy nhiên, đôi khi vì những tình huống lịch sử, chính trị hoặc kinh tế, một số xứ sở tạm thời buộc phải đứng bên lề dòng tiến hóa không thể cưỡng lại được của toàn nhân loại. Bấy giờ, đời sống văn hóa của những xứ sở ấy phải cam chịu một thứ thoái hóa làm tê liệt trong một mức độ nào đó những biểu hiện tinh thần của đời sống văn hóa của nhân loại. Nhưng dẫu vậy, cuộc sống vẫn tiếp diễn, và một người quan sát chuyên chú và kiên trì sẽ chẳng hề chậm trễ để nhận ra những trăn trở dù yếu ớt, những vận động đầu tiên nhằm báo hiệu sự phục hưng của một nền văn hóa, một nền nghệ thuật và một nền văn học mà tiến trình đã bị ngăn chặn trong một thời gian bởi những tình huống bên ngoài…
Trong lĩnh vực tinh thần, những chấn động của cuộc nội chiến đã để lại những hậu quả bị đát, không thể cứu vãn được. Khi cuộc nội chiến kết thúc, một số khuôn mặt đáng kể nhất của nền văn hóa Tây Ban Nha biến mất…, hầu như trong toàn đất nước Tây Ban Nha không còn lấy một nhà trí thức có tầm cỡ. Đa số những nhà trí thức đã chọn lựa cuộc sống lưu vong, và thế hệ những nhà văn mới ở Tây Ban Nha – những người lẽ ra là bậc thầy của họ hoặc đã chết hoặc vắng mặt – bị bỏ mặc cho số phận… – Cela là một khuôn mặt lớn đầu tiên nổi lên sau cuộc nội chiến, và trong không khí nghèo nàn của văn học Tây Ban Nha, những tác phẩm của ông đã gây được tiếng vang lớn, không chỉ vì ông làm chủ được ngôn ngữ – điều này được chứng tỏ qua các tác phẩm đó – mà còn vì những tác phẩm của Cela đã thể hiện qua nội dung cũng như hình thức một nét độc đáo tương đối, nét độc đáo làm kinh ngạc đa số độc giả của ông, bởi họ tuyệt đối không biết những đổi mới trong nền tiểu thuyết thế giới, điều này tự nhiên thôi, vì sự cô lập của Tây Ban Nha đối với cộng đồng quốc tế trong hơn mười năm sau cuộc nội chiến, và còn vì những khó khăn mà thể chế chính trị ở Tây Ban Nha đã gây ra cho sự phát triển tinh thần ở đất nước này – một cơ chế chính trị mang màu sắc văn hóa khá đặc biệt và thù địch với sự tiến bộ, đã hoành hành bên trong xứ sở Tây Ban Nha.
– Thực vậy, với Số đen, công lao của Cela là gấp đôi: trước hết vì ý muốn lồng những tác phẩm của ông vào bối cảnh của tinh thần Âu châu mà không khước từ bất kỳ một nét đặc trưng nào của Tây Ban Nha… Qua nhân vật Pascual Duarte, Cela trình bày một quan điểm duy sinh hầu như thuần túy sinh học, nối kết hơn nữa với cái “hành xử” Tây Ban Nha nguyên sơ nhất. Trong mọi trường hợp, trong toàn cảnh văn hóa – và cả chính trị – của Tây Ban nha, tác phẩm Số đen đã giữ vai trò của sự truyền máu, đã vạch một con đường cho những kinh nghiệm của tương lai…
J.M. CASTELLET
***
Nhà văn Tây Ban Nha Camilo José Cela sinh trong một gia đình thượng lưu bản sứ, học nghành y nhưng thường xuyên nghe các bài giảng văn tại khoa Triết Đại học Madrid. Những năm 30, Camilo José Cela tham gia nội chiến Tây Ban Nha nhưng bị lao phổi nặng. Khỏi bệnh ông chuyển sang học Luật ở Madrid, và bắt đầu viết văn. Năm 1934, ông viết bài thơ đầu tiên Đám tang tôi và từ đó cái chết là đề tài ám ảnh trong các tác phẩm của ông; Năm 1942, ông xuất bản cuốn tiểu thuyếtGia đình Pascual Duarte và nhanh chóng trở lên nổi tiếng; đuợc đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất Tây Ban Nha kể từ thời Don Kihote. Camilo José Cela sáng tác rất nhiều thể loại: Tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, kí, kịch, thơ, truyện dịch, Ông còn soạn Từ điển bí mật, 11 tập, gồm những từ vựng kiêng húy, bị cấm đoán, tiếng lóng đường phố…, và Bách khoa tình dục, song tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tiểu thuyết Tổ ongkể về cuộc sống của dân chúng ở thủ đô Madrid sau khi kết thúc nội chiến. Năm 1983 ông cho ra đời tiểu thuyết được coi là “Trào phúng đen” – Bản Mazurca cho hai người chết. Năm 1989, Camilo José Cela là nhà văn đầu tiên của Tây Ban Nha được tặng giải Nobel văn học cho những tác phẩm được viết theo lối văn súc tích, cô đọng thể hiện lòng trắc ẩn vô hạn đối với những phận người cay đắng và hoang mang trong cuộc chiến phi lí. Ông được coi là nhà văn nổi bật nhất của Tây Ban Nha sau chiến tranh.
***
Tóm tắt
Tiểu thuyết Số đen kể về câu chuyện của anh nông dân người Tây Ban Nha là Pascual Duarte sinh ra trong một thế giới khắc nghiệt đầy trụy lạc, thù hận và đói nghèo. Câu chuyện được Pascual kể lại từ trong nhà tù nơi anh bị giam giữ chờ ngày hành quyết vì những tội giết người mà anh đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Mặc dù đã có những động lực độc ác và dã man, Pascual vẫn giữ lại được cái nhìn đầy thơ trẻ về thế giới và niềm khao khát cháy bỏng để hiểu được số phận nào đã đưa anh vào con đường đầy máu.
Pascual Duarte sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Tây Ban Nha. Anh sớm mồ côi cha và phải sống với người mẹ tàn nhẫn, người luôn đánh đập và hành hạ anh. Pascual lớn lên trong sự căm thù và bất mãn, và anh sớm trở thành một kẻ hung bạo, sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề.
Pascual có một mối tình với Lola, một cô gái xinh đẹp nhưng lại bị bệnh tâm thần. Pascual yêu Lola tha thiết, nhưng anh cũng biết rằng mối quan hệ của họ là không thể. Lola đã giết chết mẹ mình, và Pascual bị buộc phải giết chết Lola để bảo vệ chính mình.
Pascual tiếp tục giết người, lần lượt là người yêu cũ, cha dượng và một người bạn. Mỗi lần giết người, Pascual lại càng trở nên xa cách với thế giới xung quanh. Anh không còn biết phân biệt đúng sai, thiện ác.
Cuối cùng, Pascual bị bắt và bị kết án tử hình. Anh bị hành quyết trong nhà tù, trong sự hả hê của đám đông.
Review
Số đen là một tiểu thuyết mang tính hiện thực tàn khốc, phản ánh một phần thực trạng xã hội Tây Ban Nha thời bấy giờ. Tiểu thuyết cũng là một tác phẩm tâm lý sâu sắc, khám phá bản chất của con người và những động lực dẫn đến tội ác.
Nhân vật Pascual Duarte là một nhân vật phức tạp và đầy mâu thuẫn. Anh là một người tốt bụng, lương thiện, nhưng cũng là một kẻ hung bạo, tàn ác. Pascual là nạn nhân của hoàn cảnh, nhưng cũng là người tự đẩy mình vào con đường tội lỗi.
Pascual là một nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật anh hùng bi kịch của văn học thế kỷ 20. Anh là một kẻ thất bại, nhưng cũng là một kẻ đáng thương. Pascual là một hiện thân của những bi kịch của con người trong cuộc sống.
Tác phẩm đã đạt được nhiều thành công và được đánh giá là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Tây Ban Nha.
Điểm cộng
Đánh giá chung
5/5 sao
Một số ý kiến đánh giá khác về tiểu thuyết Số đen
Mời các bạn mượn đọc sách Số Đen của tác giả Camilo José Cela & Trương Võ Anh Giang (dịch).