Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sông hàng ngày, ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bỏng hàng năm có xu hướng gia tăng. Tại Viện Bỏng Quốc gia, sổ bệnh nhân bỏng xào năm 1994 là 1212 và trong năm 2003 đã là trên 5000 bệnh nhân. Bỏng không những gây ảnh hưởng trước mắt mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ờ trẻ em. Do các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện, trẻ em khi bị bỏng dù diện tích nhỏ vẫn có thể gây nguy hiểm, ành hưởng tới phát triển thể chất, trưởng thành về trí tuệ, ảnh hưởng thẩm mỹ, chức năng do di chứng sẹo (lồi, co kéo, sai khớp. tháo khớp, cắt đoạn chi…). Điều trị bỏng kéo dài, chi phí tốn kém cùng với hậu quả nặng nề, tăng gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình và xã hội.
Xử trí đúng ngay sau khi bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm tỉ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Thực tế ờ Việt Nam là nhận thức về tính nguy hiểm của bỏng chưa dầy đủ, xử trí cấp cứu sau bỏng chưa hợp lý còn chiếm tỷ lệ cao. Bỏng là một thương tích, có thể phòng tránh dược. Vân đề cấp thiết đặt ra cần phải tuyên truyền rộng rãi kiến thức dự phòng, sơ cấp cứu ngay sau bị bỏng trong cộng dồng, đào tạo kiến thức bỏng cho đội ngũ Y tế cơ sở.
Viện Bỏng Quốc gia, viện đầu ngành bỏng của cả nước, có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là “Nghiên cứu các phương pháp phòng chổng hỏng, xử lý bước dầu tại tuyến cơ sở, theo dõi hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật chuyên khoa bỏng cả nước, đào tạo bổ túc cán bộ chuyên khoa bỏng” (theo quyết định thành lập viện của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1991).
Chúng tôi xuất bản cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về cồng tác sơ cấp cứu về điểu trị tai nạn bỏng. Đây là lần xuất bản đầu tiên, chắc chắn cuốn sách còn có thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc.
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com