Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia

Singapore Của Tôi: Câu Chuyện Của Một Phụ Nữ Khách Gia

Tác giả:
Thể Loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Singapore của tôi là tập hợp những bài viết của bà Lý Vỹ Linh, con gái duy nhất của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu kiêm bác sĩ chỉ đạo chuyên môn cấp cao về thần kinh nhi tại Viện Khoa học Thần kinh Quốc gia Singapore, đăng trên các báo Straits Times và Sunday Times, gồm những chuyên mục đăng cách tuần trên tờ Sunday Times, những bài viết cho mục Think-Tank, một chuyên mục Op-ed (Ý kiến công luậncủa tờ Straits Times, cùng những bài viết ngắn giải đáp về các sự kiện lớn. Độc giả cũng có thể tìm thấy trong sách nhiều bài viết kể những câu chuyện ít người biết về cuộc sống của gia đình danh giá nhất Singapore và những suy tư của Lý Vỹ Linh về giáo dục, y tế và phát triển của Singapore. *** Năm 2006, một phóng viên tờ phỏng vấn về cuộc đời tôi. Thay vì nhận lời, tôi đã Straits Times xin được đề nghị ngược lại, yêu cầu anh ta dành chỗ để tôi viết hai bài về những vấn đề tôi rất mực quan tâm. Thứ nhất, tôi muốn chính phủ cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả trẻ em Singapore lứa tuổi mầm non. Cũng như bây giờ, tôi cảm thấy nếu chúng ta mong muốn giúp đỡ đồng bào thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp hơn vươn lên, thì việc khởi đầu một nền giáo dục có chất lượng cho trẻ em là con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này. Thứ hai, tôi muốn chỉ ra sai lầm mà chính phủ và Ban Phát triển Kinh tế phạm phải trong việc khuyến khích nghiên cứu y sinh ở Singapore. Cuối cùng, tôi đã phải nói hết lời với ông Tổng biên tập Ban Báo chí tiếng Anh và Mã Lai của tập đoàn Singapore Press Holdings (SPD, nơi quản lý tờ Straits Times, mới được chấp thuận. Sau đó, tôi được mời gia nhập một nhóm cộng tác viên đa phần không phải nhà báo để thay phiên nhau viết cho một chuyên mục hàng tuần có tên gọi là Think-Tank trên trang Ý kiến công luận (Op-ed. Thú thật là lúc đó tôi rất thiếu tự tin và vô cùng bối rối. Tôi không có kinh nghiệm và hoàn toàn chưa sẵn sàng cho một nhiệm vụ công chúng như thế, nhất là khi tôi là tuýp người kín đáo, lặng lẽ. Hơn nữa, bên cạnh tôi lại toàn nhân tài lỗi lạc, những nhân vật có tiếng nói mạnh mẽ trong ngoại giao, tài chính, lịch sử, văn học, triết học, vv… Họ rất già dặn trong việc lấy lòng công chúng. Nhưng tôi cũng đã kiên nhẫn viết được 17 bài ngắn. Bảy năm trước, tờ Sunday Times có mời tôi viết cho một chuyên mục cá nhân và tôi nhận lời. Chuyên mục này xuất hiện hai tuần một lần. Tôi thích chuyên mục này hơn vì không bị kéo vào chung với những nhà tư tưởng và những người định hướng dư luận của chuyên mục Op-ed. Tôi thấy thoải mái dễ chịu hơn và có thể bày tỏ quan điểm của mình tự nhiên hơn, cũng có nghĩa là ít khoa trương hơn. Tôi thích sử dụng văn phong nhẹ nhàng, thỉnh thoảng xen vào bài học cuộc sống hay lời nhận xét. Bất luận thế nào thì tất cả các bài của tôi, dù là viết cho chuyên mục Think-Tank của tờ tuần báo hay cho tờ Sunday Times, cũng đều là trải nghiệm sống chân thực. Mục đích của tôi là thẳng thắn bày tỏ toàn bộ suy nghĩ và cảm tưởng của mình về những vấn đề đang xảy ra hoặc những vấn đề tôi thấy cần lưu ý công chúng. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy bài viết của tôi thu hút được bạn đọc. Đầu tiên tôi nghĩ là có lẽ do chúng mang tính nhất quán. Tôi vẫn luôn là một nhà khoa học, tôi không có tài hùng biện và luôn thấy thoải mái nhất với những vấn đề logic và nguyên tắc khoa học. Tôi đồng ý viết chuyên mục cũng chỉ vì muốn tìm một diễn đàn có sẵn để đưa các đề xuất giúp phát triển con người và đất nước. Chính vì thế, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy nhiều người thích đọc bài tôi viết, cho dù họ có đồng ý với quan điểm của tôi hay không. Cũng vì phần nào nghĩ thế nên tôi đã đồng ý cho xuất bản cuốn sách này. Tuyển tập này bao gồm tất cả những bài đã đăng trên báo, trừ một bài – điếu văn tưởng nhớ người bạn tốt, cũng là đồng đội của tôi, Tiến sĩ Balaji Sadasivan, một bác sĩ ngoại khoa thần kinh, cũng là Bộ trưởng đặc trách cấp cao phụ trách nhiều Bộ. Để khách quan hơn, tôi muốn một người có trình độ chuyên môn chọn lọc bài giúp tôi và đã hỏi nhờ ông Yap Koon Hong, biên tập viên của tờ báo, làm việc ấy sau khi Tập đoàn SPH đến gặp tôi để nói về dự án này hồi đầu năm nay. Ông ấy đồng ý và tôi rất vui khi ông không chỉ chọn lọc bài viết mà còn sắp xếp lại chủ đề cuốn sách, nghĩa là tập hợp các chuyên mục đã đăng theo chủ đề chứ không theo thứ tự thời gian.