Schopenhauer nhà giáo dục là phần 3 của cuốn sách Quan Điểm Phi Thời Gian của triết gia nổi tiếng người Đức – Nietzsche. Cuốn sách lật lại những luận điểm triết học quan trọng nhất của Schopenhauer – người thầy của Nietzsche – cũng là một triết gia lỗi lạc. Thông qua đó thể hiện một số quan điểm riêng của mình.
Schopenhauer (1788 – 1860) được đánh giá là nhà triết học có nhiều luận thuyết riêng về tình yêu, sự sống, cái chết. Ông là một người có cái nhìn bi quan trong cuộc đời và tác phẩm. Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, ông luôn rất chân thật. Đó cũng chính là điểm quyến rũ tuyệt đối trong văn phong của Schopenhauer.
Những quan điểm triết học thể hiện niềm bi quan trước sự tồn tại, dục vọng, chiến tranh… trong tác phẩm này đã góp phần đưa Nietzche trở thành một trong những triết gia lỗi lạc nhất ở Đức và Châu Âu.
—————-
“… ai cảm được mà ở thời đại loài người hỗn tạp ngày nay ta đã bắt gặp một cá nhân toàn diện, thông suốt từ trong ra ngoài, được trang bị bằng những kết cấu đặc biệt, không ngại ngùng, không vấp váp, kẻ đó sẽ hiểu hạnh phúc và nỗi bàng hoàng của tôi khi khám phá ra Schopenhauer. Tôi có cảm giác như mình đã tìm được nhà triết học, nhà giáo dục hàng bao lâu đã mòn mỏi con mắt đợi. Tôi gắng hết sức mình để lãnh hội những gì ở bên kia sách vở, để hình dung con người sinh động còn lưu lại cho tôi bản chúc thư vĩ đại, kẻ chỉ chọn lựa sự thừa kế ở những ai muốn và có thể làm hơn một người đọc: là con và là học trò.”
– Friedrich Niézche
SCHOPENHAUER, NHÀ GIÁO DỤC – FRIEDRICH NIETZSCHE
1 tác phẩm triết học được hai dịch giả Mạnh Tường và Tố Liên chuyển dịch từ tiếng Pháp. “Schopenhauer, Nhà Giáo Dục” đến với tay độc giả Việt như một lời tự bộc bạch của Friedrich Nietzsche, một triết gia hiện sinh say mê tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống con người.
Với “Schopenhauer, Nhà Giáo Dục”, Friedrich Nietzsche cho độc giả thấy khát khao cháy bỏng của một con người say mê con người, luôn khát khao tìm cho được con người phiên bản tốt nhất.
Tác phẩm như những cái tát hướng thẳng vào đa số con người trên khắp các lục địa, núi non về cái điểm chung là lười biếng, là sợ sệt và rụt rè.
Bằng vốn kiến thức và suy tư của mình, Nietzsche cho thấy những mẫu hình con người khác nhau, mẫu hình của Rousseau, mẫu hình của Goethe,… và hình mẫu ông cho là lý tưởng nhất bắt gặp nơi Schopenhauer. Đây là một hình mẫu của con người thiên tài, con người triết gia, con người tự do, tự do trong cái nghĩa rốt cùng của nó, là không bị lệ thuộc vào bất cứ thứ gì. Nhưng sự tự do ấy đi liền với sự cô đơn bởi vì đó là một lối sống hùng tráng, phải chiến đấu bằng mọi cách và trong mọi hoàn cảnh; để chống lại những khó khăn vô tận, vì lợi ích chung của mọi người; và kết quả là chiến thắng, nhưng y lại không được một chút gì là đền bù. Và khi chết, y sẽ hóa đá trong một tư thế cao quý và xưng tụng như một anh hùng.
Con người ấy thật đẹp nhưng dường như khó xuất hiện vì nó đi ngược lại với gần như toàn nhân loại, những con người đặt nặng sự an bình cho bản thân.
Con người ấy là bạn hữu của chân lý nên thường bị chính trị ghét bỏ vì gây cho họ nhiều hãi sợ. Con người ấy cũng chẳng phải là nhà triết học bác học vì đối với hắn là con người của tự do chứ không phải đúc khuôn nên. Vậy đấy!
Một tác phẩm ngắn, nhưng không dễ đọc.
Chúc các bạn đọc sách vui.
Mời các bạn đón đọc Schopenhauer Nhà Giáo Dục của tác giả Friedrich Nietzsche.