Sau khi hôn nhân tan vỡ cuộc sống sẽ như thế nào đây? Có phải là hạnh phúc khi thoát khỏi địa ngục hay là địa ngục trần gian đây. Mọi người cùng đón đọc truyện Cuộc sống Sau Khi Hôn Nhân Tan Vỡ của Hân Hân Hướng Vinh nhé!
Truyện xoay quanh một cô gái bị đứt gánh giữa đường, cô chia tay với một người đàn ông, người đó đã không biết quý trọng cô. Và người đàn ông đó cũng đã từng thất bại trong hôn nhân.
Họ sẽ được hạnh phúc sau thất bại hôn nhân lần này chứ??
Hân Hân Hướng Vinh là tác giả không xa lạ với những bạn thích dòng truyện nhẹ nhàng, đời thường nhưng đầy lãng mạn ngôn tình. Các tác phẩm của Hân Hân Hướng Vinh chủ yếu là hiện đại, thuộc thể loại sủng ngọt, không phải bộ nào cũng chắc tay, bút lực có lên có xuống nhưng nhìn chung đa phần theo phong cách ngôn tình đời đầu, thích hợp giải trí hơn là chiêm nghiệm cuộc sống. Sau Khi Hôn Nhân Tan Vỡ là một tác phẩm không quá đặc sắc, nhưng lại tiêu biểu cho phong cách của tác giả, câu chuyện kể về hai người đã từng ly hôn, họ vô tình gặp được nhau và yêu nhau bằng tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Lần đầu tiên Phương Chấn Đông gặp Hàn Dẫn Tố là ở vườn hoa nhỏ phía sau bệnh viện quân khu của thành phố. Hôm đó vườn hoa rất yên tĩnh, nhiệt độ âm bảy, tám độ, Hàn Dẫn Tố mặc chiếc váy màu trắng như muốn hoà lẫn vào màu sắc của tuyết trên cành, cô ngồi đó không nhúc nhích, giống như một pho tượng, đầu cuối xuống thật thấp, mái tóc dài che kín khuôn mặt có chút ướt nhẹp, tuyết rơi trên mái tóc đã tan ra thành nước. Phía sau cô là một cành mai, một cô gái với gương mặt nhu nhược xen lẫn kiên cường, nội tâm yếu đuối nhưng tràn đầy kiên định, cô như là hoá thân của bông hoa mai trắng… Đây là hình ảnh khắc sâu vào ký ức của Phương Chấn Đông kể từ buổi chiều hôm ấy, chẳng biết tại sao, chỉ là anh không thể quên được.
Lần đầu tiên Hàn Dẫn Tố gặp Phương Chấn Đông là khi anh đưa cháu trai của mình đi học ở lớp vẽ của cô, người đàn ônh cao lớn trong bộ quân phục mạnh mẽ, làn da ngăm đen, gương mặt cương nghị. Anh đưa cô về nhà chồng cũ, đối mặt với hai kẻ cô hận nhất, giúp cô mang đi những món đồ nặng, cũng là điểm tựa tinh thần bất đắc dĩ khiến cô có thêm dũng khí. Nhưng ai ngờ, người đàn ông hiên ngang đáng sợ ấy, lại ương nghạnh xâm nhập vào cuộc sống của cô, cắm rể giâm cành, mà cô lại xua không khỏi, đuổi thì không dám :)))
Hàn Dẫn Tố cùng Trịnh Vĩ kết hôn hơn ba năm, cô dùng tất cả tinh lực của tuổi thanh xuân để vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình, mua nhà, góp xe, chịu đựng sự chán ghét của mẹ chồng chỉ vì cô không phải người thành phố, chịu đựng sự sỉ vả vì mãi mà vẫn không có thai. Nhưng Hàn Dẫn Tố không chán nản, với cô con cái là duyên phận, là món quà mà ông trời ban cho khi thời cơ đến, và thời điểm duyên phận đó đến thì cũng chính mắt cô bắt gặp Trịnh Vĩ đang ngoại tình với Hàn Dĩnh – em kế của cô, trong chính mái ấm mà cô luôn nâng niu chăm sóc.
Phương Chấn Đông là “cây vạn tuế trăm năm không nở hoa” trong mắt gia đình và đồng nghiệp, anh đồng ý kết hôn với Chu Á Thanh vì cảm thấy bản thân đến tuổi, cha mẹ cũng muốn thế. Nhưng với một người mà trong ngày hôn lễ, nếu cô dâu không mặc váy cưới thì chưa chắc anh ta nhận ra đó là vợ mình, có thể đòi hỏi thêm điều gì ngoài trách nhiệm cứng nhắc mà Phương Chấn Đông nghĩ là “phải” làm. Vậy nên ly hôn, và nam chính cảm thấy không quan trọng, ngoại trừ việc luôn đau đầu vì cứ bị Phương phu nhân bắt đi xem mắt.
Thiết nghĩ Phương Chấn Đông có thể “bắt” được Hàn Dẫn Tố lý do lớn nhất là tính cách “tỉnh” của anh. Nữ chính vốn là cô gái khép kín trong các mối quan hệ, nói đúng hơn là thụ động. Cô luôn tự đơn giản hoá cuộc sống của mình, an tĩnh đến mức trầm mặc đơn điệu, chính vì thế mà nam phụ Đường Tử Mộ luôn chỉ có thể là một người sư huynh, một đồng nghiệp, thậm chí là một người bạn hiểu nhau chứ chưa bao giờ thành một người theo đuổi. Cô gái như Hàn Dẫn Tố được ví là đoá hoa bất tử, bé nhỏ mỏng manh nhưng kiên cường bất khuất, dù chẳng quá diễm lệ nhưng chẳng bao giờ rụng tàn. Vậy nên với nữ chính mọi sự “dò đường” đều vô dụng. Đối mặt với sự e dè, nghi ngờ, thậm chí sợ hãi của Hàn Dẫn Tố, Phương Chấn Đông chỉ dùng một câu để khẳng định “Tôi là quân nhân”, không những lời tỏ tình sáo rỗng, không hứa hẹn biển trời, tôi là quân nhân, tình cảm của tôi kiên định như việc tôi đang làm, như con người tôi vẫn sống, như trách nhiệm, nghĩa vụ, lý tưởng tôi vẫn đeo đuổi. Và “Tôi là quân nhân”, nên tình yêu của chúng ta sẽ được “quân hôn” bảo vệ, hãy tin tôi!!!!
Có thể với những phụ nữ khác thì người đàn ông “giống như ảnh chụp có tác dụng dán trước cửa trừ tà” như Chấn Đông là bá đạo đáng ghét, ngay lần đầu gặp mặt anh đã “cưỡng chế” đưa cô về nhà chồng cũ để lấy đồ, lần thứ hai đã đi chợ nấu ăn, lần thứ ba lau kính chăm hoa, lần thứ tư suýt “lay súng bóp cò”… bất chấp sự bất mãn thầm kín của Dẫn Tố. Nhưng có lẽ đó là cách duy nhất và hiệu quả nhất, với một trái tim đã tổn thương, và một cái đầu có EQ quá thấp như vậy thì chỉ có cách xông vào, xông mạnh vào bất chấp mọi thứ, bằng chứng là anh đã phá cổng tường thành công :)))))
Nếu Hàn Dẫn Tố dịu dàng như nước, thì Phương Chấn Đông lại lạnh lùng như tản băng, mỗi một người gặp nhau đều là sự sắp đặt của số phận, hai con người đã từng kết hôn, từng ly hôn, nhưng cả hai lại đến với nhau bằng tình yêu cuồng nhiệt nhất. Ban đầu nữ chính kết hôn vì cô cảm thấy thích hợp, nam chính kết hôn vì anh thấy đến lúc cần, nhưng cuối cùng họ gặp nhau, thay vì tan chảy thì họ lại bùng cháy. Đôi khi yêu không chỉ cần đúng lúc, đúng người, mà còn cần sự hoà nguyện và thích hợp.
Nữ chính nhẹ nhàng, êm ả, nhưng tuyệt không hề yếu đuối. Cô có thể vun đắp cho người đàn ông ích kỷ từng gọi là chồng, có thể nhẫn nhục khi bị mẹ chồng xem thường, có thể chịu đựng mẹ kế khắc nghiệt em kế đáng ghét, nhưng cô không để bản thân phải chịu thiệt dù đứng ở bất kỳ một vị trí nào.
Cha ruột ích kỷ? cô tự kiếm tiền để đi học.
Chồng vô tâm? vì gia đình cô có thể hi sinh.
Bị phản bội? cô kiên cường quyết định ly hôn
Vì để bản thân hoàn toàn dứt khoát? cô từ bỏ đứa con vừa mới hình thành.
Khi nhận ra bản thân có tình cảm với Chấn Đông? cô mạnh mẽ nắm giữ.
Khi đối mặt với những kẻ đáng hận? cô sắc bén đáp trả.
Thật ra hình mẫu nữ chính khiến mình khá mâu thuẫn, có thể chi tiết cô quyết định phá bỏ đứa con tác giả đưa vào nhằm tăng thêm sự kiên định khi cô muốn ly hôn với Trịnh Vĩ, nhưng nó cũng là hình ảnh phá huỷ phần nào giá trị nhân đạo trong lòng mình. Không nói ở đây là đúng hay sai, nhưng có cảm giác Dẫn Tố mang suy nghĩ khá ích kỷ, cô đứng ở vai trò người vợ, người bị phản bội, nhưng lại quên mất bản thân cũng sắp làm một người mẹ.
Nam chính được xây dựng chuẩn, thủ pháp đối lập khi tạo khối cho hai nhân vật chính của tác giả là điểm nhấn cuống hút tạo nên sự thành công cho cả tác phẩm. Một người bề ngoài yếu đuối, nội tâm lại kiên cường, một người bên ngoài lạnh lẽo, bên trong lại ấm áp. Cả hai cực trái dấu đã vô tình hút lấy nhau, cộng hưởng và tô đậm lên nhau, ở bên anh, cô gái ôn nhu hiểu chuyện bỗng chốc như đứa trẻ bướng bỉnh, cô trở nên sinh động hồn nhiên. Ở bên cô, người đàn ông cứng nhắc khô khan lại dịu dàng đến không ngờ, anh chu đáo, yêu thương, đôi lúc lại hay cằn nhằn nhưng luôn xem cô là đầu quả tim để che chở.
Dàn nhân vật phụ trợ thể hiện hai trường phái hoàn toàn đối lập. Tập thể những kẻ cực phẩm gồm người cha Hàn Thanh Sơn yếu đuối nhu nhược, tự nguỵ biện cho sự phản bội của bản thân bằng lý do mơ hồ ảo tưởng, dù biết Hàn Dĩnh ngoại tình cùng anh rể của mình nhưng vẫn yêu cầu nữ chính hãy tha thứ cho ả, vì ả không cố ý, hoặc trước đám cưới của Hàn Dĩnh và Trịnh Vĩ lại nghe lời Triệu Hồng đến “xin” tiền của Hàn Dẫn Tố. Bà mẹ kế Triệu Hồng đanh đá chua hoa, bà ta không cho nữ chính tiền để đi học, nhưng khi cô kết hôn lại bắt nhà chồng phải đưa sính lễ thật nhiều, bà ta cảm thấy việc Hàn Dĩnh cướp cái gì đó của nữ chính là điều tất nhiên, là thuận theo chân lý. Cô em kế Hàn Dĩnh ích kỷ, vụ lợi, ả cảm thấy Hàn Dẫn Tố không xứng đáng có được hạnh phúc, ả ghen ghét đố kỵ muốn giành lấy tất cả, bao gồm gia đình, chồng, tiền bạc. Bà mẹ Trịnh Vĩ khắc nghiệt, tham lam, Trịnh Vĩ vô dụng nông cạn. Một bên là ông bà Phương với tính cách hào sảng, kiên định thẳng thắng, cô em chồng Phương Nam tài giỏi thông minh, người bạn thân Mộ Phong lạc quan, đáng yêu, nam phụ Đường Tử Mộ ôn nhu, chung tình… đã phần nào xã hội hoá cả bức tranh đằng sau hai nhân vật chính.
Có những đoạn đối thoại và tình tiết trong truyện không thống nhất, như ban đầu khi Triệu Hồng và Hàn Thanh Sơn cãi nhau, bà ta khóc lóc than rằng vì Hàn Dĩnh không phải con ruột của ông ta, nhưng sau đó lại có đoạn nói Hàn Dĩnh là con riêng của Hàn Thanh Sơn và Triệu Hồng. Hoặc đoạn Phương Chấn Đông đã li dị vợ, tác giả cũng nói rõ anh hoàn thành nghĩa vụ bình thường của người chồng, nhưng đến đoạn nam nữ chính lăn giường thì lại dùng từ “mới khai trai” cho nam chính :)))
Edit với mình chỉ là tạm được, có những từ trong cùng một câu bị lặp lại thường xuyên, một số từ kết câu chưa mượt. Chắc vì mình hay xem convert nên khá khó tính với những bản edit, dù vậy nhìn chung hành văn ổn. Các tình tiết đóng mở hợp lý, dẫn dắt của tác giả khéo léo, không gây nhàm chán. So với một số tác phẩm khác thì “thịt” ở đây chưa thật sự chất lượng, nhưng với mình là vừa đẹp, đủ mà không thô. Đánh giá 8/10 điểm.
Mời các bạn đón đọc Sau Khi Hôn Nhân Tan Vỡ của tác giả Hạ Hạ.