Sân Chơi Của Chúa – Lịch Sử Ba Lan – Norman Davies & Diệp Minh Tâm (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Sân Chơi Của Chúa – Lịch Sử Ba Lan – Norman Davies & Diệp Minh Tâm (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tác giả:
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

“Ba Lan là một hiện tượng vô cùng phức tạp về đất đai, lãnh thổ, dân tộc và văn hoá: một cộng đồng luôn tuôn trào, thường thay đổi về cấu phần, về cái nhìn vào chính mình, về lẽ sống: tóm lại là một câu đố bí hiểm mà không có giải đáp rõ ràng. Có lần, khi tác giả cố giải thích quan điểm này trong một buổi hội thảo ở Đại học Havard thì một người dự khán than phiền một cách cay đắng: “Ông nói như thể Lịch sử Ba Lan là bình thường.”

Một quốc gia vốn đã chiếm một ví trí trung tâm trong các sự vụ Châu Âu, vốn đã mang đến cho nước Anh và nước Mỹ những sắc dân lỗi lạc, vốn đã chịu đựng nhiều cơn khốn khổ ở Châu Âu hơn là những quốc gia khác, thì lại không được các nhà sử học quan tâm đúng mức. Giống như ở nhiều quốc gia bên ngoài biên cương của quyền lực và uy thế, người ta thường gói gọn lại những sự vụ Ba Lan thành những mẩu tin rời rạc mà không có nghiên cứu thấu đáo, chỉ nhắc sơ qua vào những sự vụ Ba Lan thành những mẩu tin rời rạc mà không có nghiên cứu thấu đáo, chỉ nhắc sơ qua vào những thời khắc khủng hoảng rồi lãng quên nhanh chóng. Người Đức hoặc người Nga thường trình bày các sự vụ này với thế giới nói tiếng Anh để biện minh cho những hành động sai trái của họ, còn người Ba Lan hoặc người Do Thái cũng trình bày nhưng nhằm kể lể những vấn nạn của họ. Người ta che đậy những sự vụ Ba Lan phía sau bức màn lợi ích chính trị, niềm hãnh diện dân tộc và ngôn ngữ bí ẩn, nhưng ít khi trình bày bộ mặt thật.”

Có thể bạn thích sách  Mê Muội Vì Em - Người rơm Aden full prc pdf epub azw3 [HE]

Norman Davies

***

Norman Davies sinh năm 1939 tại Bolton, là sử gia hàng đầu người Anh, đã công bố nhiều tác phẩm gây nhiều tiếng vang về lịch sử châu Âu, lịch sử nước Anh và Ba Lan.

***

LỜI MỞ ĐẦU CHO ẤN BẢN GỐC

Viết về lịch sử một đất nước của người khác chắc chắn là việc làm vô cùng phóng túng. Các học giả chuyên nghiệp thường ngại bàn về những giai đoạn trong quá khứ của đất nước họ, thế nên dường như chỉ có lớp người trẻ ngông cuồng mới dám công bố ý hghĩ của mình về thiên niên kỷ của người khác. Khi nhận ra đây là công việc đầy phức tạp thì nhiều người có năng lực cao nhất lại không muốn làm. Vì thế mà một người Anh dám viết Lịch sử Ba Lan hẳn phải biết rằng có nhiều học giả người Ba Lan có kiến thức về đề tài này sâu rộng hơn mình. Cùng lúc, nhờ không mang gánh nặng vì kiến thức và cũng nhờ không ở trong hoàn cảnh chính trị ngáng trở việc trình bày quan điểm độc lập, người viết sử vẫn mong đóng góp những khía nhìn và nhận thức về chân giá trị. Nhà viết sử dựa trên thói kiên cường chứ không hẳn tính khiêm tốn.

Công trình nghiên cứu này không phát xuất từ ý thức hệ cá biệt nào cả. Dĩ nhiên là không thể cho rằng công trình này có tính khách quan, bởi vì lúc nào cũng khó đạt mức khách quan. Giống như tất cả sách lịch sử khác, quyển sách này được soạn thảo qua đầu óc lệch lạc của người viết sử, vốm do thói tật cố hữu đã chọn lọc rã một số thông tin có hạn từ vô số chi tiết thực tế trong quá khứ. Quyển sách trình bày một cách chân thật thực tế ấy giống như một tấm ảnh hai chiều do ống kính máy ảnh chụp thế giới ba chiều. Cũng giống như máy ảnh, người viết sử vẫn luôn lệch lạc. Người viết sử không thể kể lại toàn bộ sự thật, tất cả những gì ông ta làm được là nhận ra những biến dạng đặc thù mà công trình của mình không tránh khỏi va vấp, và tránh trau chuốt hoặc cắt xén để rồi khiến cho công trình trở nên thô thiển hơn. Giống như nhà nhiếp ảnh có thể tạo ra hiệu ứng của những kính lọc trên tấm ảnh của mình, người viết sử có thể đưa ra những suy luận khác nhau có tầm mức ngang nhau về các đề tài gây tranh cãi, và tránh cách suy xét độc đoán. Theo cách này, ông ta có thể hy vọng rằng nếu chưa được khách quan, thì ít nhất mình cũng không thiên vị.