Năm 1874, triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với 6 tỉnh Nam Kỳ. Từ đây, thực dân Pháp đã tổ chức xây dựng một bộ máy cai trị, bố trí quan lại chức tước nhằm dần hoàn thiện công cuộc bình định Nam Kỳ, làm bàn đạp tiến tới xâm chiếm toàn bộ nước ta. Điểm đặc biệt của bộ máy cai trị thời kỳ này là có sự tồn tại cùng lúc các quan chức người Pháp và quan lại lục bộ Annam trong chính quyền.
Ấn phẩm SÁCH QUAN CHẾ lần này của chúng tôi gồm có hai phần trọng tâm:
Hi vọng những nội dung được trình bày trong cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn đọc nguồn tư liệu cần thiết trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược.
Paulus Của hay Huỳnh Tịnh Của (1830-1908), hiệu Tịnh Trai, quê ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong thời gian được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn, ông đã nhận thấy nhiều điểm bất tiện trong cách gọi và cách hiểu các chức vị trong bộ máy hành chính: người Pháp khó có thể nghe và đọc hiểu các chức quan của người Annam và ngược lại, người Annam cũng không thể hiểu rõ ràng các chức vụ của người Pháp trong chính quyền cai trị. Để giải quyết khó khăn đó, dựa vào hội điển nhà Thanh, hội điển Nam Việt, kết hợp với vốn hiểu biết phong phú về tiếng Pháp, chữ Nho và những nghiên cứu về chữ Quốc ngữ của mình, Paulus Của đã tổng hợp và cho ra đời cuốn SÁCH QUAN CHẾ (Des titres civils et militaires français avec leur traduction en Quốc ngữ – Les six ministères de l’Annam et leur composition organisation civile et militaire).
***
Một đời phải có thể chế trong một đời, một nước phải có thể chế trong một nước. Từ Nhà nước Langsa chiếm cứ đất Nam-kỳ, trong sự trí quan phân chức, tuy trong tiếng Langsa đều có nghĩa phân biệt, mà bởi quan chế bất đồng, ngôn ngữ khác xa, có dịch ra thì lấy ý thể cả, khó theo cho hết nghĩa. Bởi đó, trong sự xưng hô chức tước, nhiều chỗ không nhằm, muốn để y theo tiếng Tây, thì lại không tiện cho nhiều người, cũng chẳng khỏi điều lầm lạc.
Vậy, chúng ta xét coi hội điển nhà Thanh, hội điển Nam-việt, lấy bên quan chế, sánh so lập làm quan chế riêng Nam-kỳ, cả thảy có hai tập : tập đầu nói về chức tước ti thuộc quan Langsa ; tập thứ hai thì là chức tước ti thuộc quan Annam, trước là cho tiện trong việc xưng hô, sau là cho trọng sự thể nhà nước. Và xét trong một Quản hạt rất lớn như đất Nam-kỳ, trên có quan Thống đốc cả thủy lục binh dân, dưới có các đại viên phân lãnh các ti thuộc, ngoài có các quan địa phương, lãnh hay các địa phận, đều có ti thuộc riêng, chức phận cao thấp không đồng, muốn cho phân biệt, chúng ta phải tham dụng chữ nhu, tiếng Annam mà dịch như sau nầy.
Mời các bạn đón đọc Sách Quan Chế của tác giả Paulus Của.