Các thầy giáo, cô giáo thân mến!
Từ năm học 2021 – 2022, cả nước bắt đầu triển khai dạy sách Ngữ văn lớp 6 biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Trong các bộ sách ấy có sách Ngữ văn 6 (bộ Cánh Diều). Sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn mới có nhiều thay đổi so với sách Ngữ văn của Chương trình 2006: mục tiêu và nội dung thay đổi dẫn tới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp. Chính vì thế, “au SGK, chúng tôi biên soạn sách giáo viên (SGV) nhằm giúp các thầy, cô giáo có thêm nguồn tư liệu tham khảo để dạy tốt SGK Ngữ văn 6.
SGV Ngữ văn 6 gồm các nội dung chính sau đây:
Phần một tập trung giới thiệu một số thông tin tổng quát về sách Ngữ văn 6 như: cấu trúc sách, cấu trúc bài học, những điểm đổi mới, định hướng về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực,…
ông dẫn Phần hai (trọng tâm) hướng dẫn dạy học SGK Ngữ văn 6 theo từng bài cụ thể. Phần này nêu lên gợi ý dạy học cho các bài trong SGK với cấu trúc nội dung chính gồm: Yêu cầu cần đạt; Kiến thức ngữ văn; Hướng dẫn tổ chức dạy phần Đọc hiểu văn bản; Hướng dẫn tổ chức dạy phần Thực hành tiếng Việt; Hướng dẫn tổ chức dạy phần Thực hành đọc hiểu; Hướng dẫn tổ chức dạy phần Viết; Hướng dẫn tổ chức dạy phần Nói và nghe; cuối cùng là Hướng dẫn phần Tự đánh giá.
Mỗi phần lớn chủ yếu cung cấp các thông tin liên quan giúp giáo viên (GV) soạn giáo án. Phần quan trọng nhất là gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học; ví dụ, với giờ dạy đọc hiểu, cần tổ chức theo bốn hoạt động sau:
Hoạt động 1. Khởi động
Hoạt động 2. Đọc và tìm hiểu chung Hoạt động 3. Tổ chức đọc hiểu văn bản (trọng tâm)
Hoạt động 4. Tổng kết