Sách Đỏ Việt Nam – Phần II (Thực Vật)

Sách Đỏ Việt Nam – Phần II (Thực Vật)

Tác giả:
Thể Loại: Tài Liệu Học Tập
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, nhiều loài động vật và thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng, các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học không ngừng bị suy giảm. Để nâng cao nhận thức trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu cho công tác bảo tồn, từ năm 1964, Hiệp Hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã cho xuất bản các Bộ Sách Đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Ở nước ta, Sách Đỏ Việt Nam lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố trong thời gian từ 1992 đến 1996 đã thực sự phát huy tác dụng, được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, các tài liệu này được tổ chức soạn thảo từ những năm đầu của thập kỷ 90, sử dụng các tiêu chuẩn cũ trước năm 1994 của Hiệp Hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới, do đó không tránh khỏi những hạn chế về chất lượng cũng như giá trị sử dụng. Năm 1994, trên cơ sở kết quả của các hội thảo quốc tế và khu vực được tổ chức từ năm 1991, IUCN đã đề xuất những Thứ hạng (Categories) và Tiêu chuẩn (Criteria) mới cho việc phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe dọa trên thế giới, do Uỷ ban Cứu trợ các loài của IUCN (SSC) soạn thảo và được thông qua trong kỳ họp lần thứ 40 của IUCN tháng 11/1994. Từ đó tới nay, các Thứ hạng và Tiêu chuẩn IUCN mới này đã được hầu hết các nước trên thế giới hưởng ứng, sử dụng vào việc phân hạng tình trạng bị đe dọa của động vật, thực vật hoang dã ở mỗi nước.