" Tuyển tập ngụ ngôn Êdốp 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuyển tập ngụ ngôn Êdốp Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Gà trống choai và hạt cườm Sói và cừu non Phần của sư tử Sói và sếu Sư tử ốm Chuột tỉnh, chuột quê Cáo và quạ Lừa và chó cún Sư tử và chuột nhắt Ếch nhái mong có một đức vua Con sói và thằng nhóc Con ếch và con bò Cáo và cò Anrốccơ Dơi, chim và thú vật Rừng và người Con cáo và chùm nho Cây và sậy Cáo và mèo Thằng ăn cắp và người mẹ Chú bé chăn cừu Người đàn ông và tượng gỗ Người đàn ông và hai bà vợ Lừa đội lốt sư tử Người và đười ươi Hai người bạn đồng hành và con gấu Lão nông và chim họa mi Bốn con bò và con sư tử Cáo, gà và chó Con ngỗng và những quả trứng vàng Lão hà tiện và hố vàng Thần Hecquyn và người đánh xe ngựa Cáo cụt đuôi Đeo chuông cổ mèo Ông lão và thần chết Sư tử si tình Sư tử, cáo và bày thú Óc lừa Đại bàng và mũi tên Anh hề và kẻ nhà quê Cô gái mèo Nợ máu Làm ơn nên oán Con vật đáng nguyền rủa nhất Đoàn kết chống kẻ thù chung Trả thù bằng bất cứ giá nào Không biết tự lượng khả năng mình Cái giống nhát gan Sao rùa lại có mai Nước đổ lá khoai Phần thưởng dành cho loài độc ác Đền ơn Suýt trở thành chim ưng Đừng hy vọng hão Chịu thua thiệt ở cả hai thế giới Mượn lông Thất hứa Khi phải thật sự bắt tay vào việc Tiếng hót vĩnh biệt Ý kiến trái ngược Cái chết của kẻ phản bội Yêu mến kẻ độc ác Tính ích kỷ bị trừng phạt Hãy cứu tôi trong cơn hoạn nạn Lời ngụy biện của giống mèo Chim bị tên sợ cành cây cong Gậy ông đập lưng ông Bạn cũ bạn mới Hạch toán Quá khôn Niềm kiêu hãnh của giống lừa Mỗi người một nghề Chủ nào cũng thế Cẩn tắc vô áy náy Ăn không ngồi rồi Vụng chèo khéo chống Nhìn bề ngoài dễ bị lừa Mất mặt Sáng tai họ, điếc tai cày Không bị tha hóa Làm ẩu Đồ tiểu tốt Đừng khinh kẻ yếu Chứng cớ rành rành Đương đầu với sư tử Dửng dưng Cái giá của lòng độc ác Tại sao kiến lại hay ăn trộm Mùa xuân và mùa đông Kẻ vụ lợi nghịch đạo Người đứng ra xét là ai Con người, một sản phẩm tuyệt diệu làm sao Cầu được ước thấy Đồ rác rưởi To đầu mà dại Chỉ còn niềm hy vọng Bới lông tìm vết Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Không trì hoãn Vì sao có những người vụng về đần độn Thói ăn gian nói dối ở thành phố Bác sĩ nhãn khoa Nan y Lời cảnh tỉnh đối với sự vu khống Kẻ lừa đảo Lang băm Hại nhân nhân hại Báu vật Đoàn kết là sức mạnh Mềm yếu ơi, tên người là đàn bà Có bé xé ra to Chê người, người nghĩ đến ta Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa Nói mẽ Căm đến chết Người mù bắt mạch Bị vu oan Một con én không làm nổi mùa xuân Định mệnh Mãi khắc quen Ông hói uyên bác Bạn chân thành Câu đố trong lời trăng trối Khua môi múa mép Tự thổi phồng mình Bạn hay thù Hành động giá trị hơn lời nói Kẻ ngốc chết vì mong muốn có trí tuệ Hỏi đâu đi hỏi người đã chết Đục nước béo cò Học qua kinh nghiệm Đã khôn nhưng còn dại Kẻ hút máu Người và sư tử Chất quan trọng hơn lượng Lợi nhuận của phía thứ ba Nỗi sợ chung Một người biết tôn trọng người khác Tương kế tựu kế Cái giá của tráo trở Tên độc tài Nhẹ dạ cả tin Ảo tưởng Cái oan tai hại Một là đủ rồi Bẻm mép Trời quả báo Con chó và cái bóng Bụng và các bộ phận khác của cơ thể Con công và thần Gianô Hai con cua Hai cái nồi Ghen ăn tức ở LỜI GIỚI THIỆU Có lẽ độc giả ở bất kỳ nơi nào trên trái đất đều đã từng nghe cái tên Êdốp, nhưng trên thực tế, chưa ai biết gì nhiều về ông. Các tài liệu nghiên cứu ngữ văn và văn học dân gian từ trước tới nay chỉ khẳng định được một điều: Êdốp là một nô lệ được đưa từ đảo Samos về Hy Lạp vào khoảng giữa thế kỷ VI trước Công nguyên. Tên tuổi ông vào thời đó đã được gắn với việc sử dụng ngụ ngôn nhằm mục đích phản kháng các bạo chúa cai trị đất nước Hy Lạp, khi người dân không dám công khai chống lại chế độ áp bức hà khắc. Nhiều công trình nghiên cứu về Êdốp đã được một số học giả tiến hành ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Đáng kể nhất là tuyển tập của Demetrius vùng Phaleron (về sau được một học giả dòng họ Phadrus dịch thành thơ tiếng Latinh) dưới thời hoàng đế Augustus. Thể loại truyện ngụ ngôn vốn giàu hình tượng, có tính ẩn dụ cao, dễ nhớ nên được truyền bá rộng rãi, vượt ra ngoài biên giới Hy Lạp và tồn tại với một sức sống mãnh liệt, một khả năng truyền cảm kỳ diệu. Tuy nhiên, do được truyền miệng qua thời gian, không gian, câu chữ có nhiều thay đổi nên hiện nay ai dám đoán chắc truyện nào gần với nguyên bản nhất. Chúng ta có thể gặp lại một số truyện ngụ ngôn của Êdốp được Grim kể lại vào thế kỷ XVIII, Jean de la Fontaine chuyển thành thơ vào thể kỷ XVII. Krưlôp, văn hào Nga cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, đã xây dựng sự nghiệp của mình bằng việc phóng tác truyện ngụ ngôn trên cái nền của Êdốp. Lep Tônxtôi, thế kỷ XIX, cũng dành một phần thời gian vào công việc tương tự. Tuyển tập này, với khoảng 150 truyện tiêu biểu nhất được tuyển chọn từ các công trình của giáo sư Joseph Jacoba, trường Đại học Havard (Mỹ) và giáo sư H.A. Hanford, trường Đại học tổng hợp London (Anh) giúp đông đảo độc giả cũng như các nhà nghiên cứu thưởng thức và lưu trữ những ý tưởng bất hủ trong kho tàng văn học cổ đại của loài người. Các nhân vật muông thú cũng như con người ở đây tuy có tuổi thọ ngót 3000 năm vẫn hoàn toàn sống động, thông minh và hóm hỉnh như Êdốp, người cha đẻ huyền thoại của chúng, và vẫn đem lại những bài học sâu sắc và bổ ích về đạo lý cho tất cả mọi người. NGUYÊN TÂM M Gà trống choai và hạt cườm ột hôm, gà trống choai đương tha thẩn trong sân cùng lũ gà mái thì bỗng thấy một vật gì đó ánh lên trong đống rơm. “Hô! Hô!” - chú nói - “Cái đó là của ta”. Nói xong, chú moi vật ấy ra khỏi đống rơm. Té ra đó là một hạt cườm ai đó đã vô tình đánh rơi trong sân. “Mày có thể là một báu vật” - chú gà trống choai nói - “đối với ai biết giá trị của mày, còn tao thì thà vớ được một hạt lúa mạch còn hơn mổ phải những hạt cườm”. N Sói và Cừu non gày xửa ngày xưa, đương lặn hụp ở một con suối trên sườn đồi, bỗng sói ngẩng đầu lên và thấy một chú cừu non cũng đương ra uống nước ở phía dưới, cách đó một quãng. “A, đó chính là bữa ăn của ta”- sói nghĩ. “Ước gì mình tìm được cớ gì để túm cổ nó nhỉ?". Nó lên tiếng gọi cừu non: “Sao nhà ngươi dám làm đục vùng nước ta đương uống?”. “Đâu dám ạ, đâu dám ạ, thưa ông” - cừu non nói. “Giả sử như nước trên ấy có đục đi chăng nữa, thì đâu có phải tại con, bởi lẽ nước từ chỗ ông chảy xuống chỗ con kia mà?”. “Thôi được!” - sói nói - “thế thì sao mày lại dám chửi rủa tao vào giờ này năm ngoái?”. “Đâu có chuyện đó ạ”, cừu non nói - “bây giờ con mới có nửa tuổi”. “Tao không biết” - sói rống lên - “nếu chẳng phải mày thì là bố mày”. Dứt lời, sói vồ lấy chú cừu nhỏ đáng thương và nhai ngấu nghiến. Trước khi chết, cừu chỉ kịp thốt lên: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ lợi cho bạo chúa”. Phần của Sư tử ó một lần sư tử cùng đi săn với cáo, chó và sói. Chúng cứ săn mãi, săn mãi, C cho đến khi túm được một chú hươu và giết thịt ngay. Khi đó nảy sinh vấn đề phân chia chiến lợi phẩm. “Xẻ con hươu này thành bốn, ta lấy một phần” - sư tử rống lên. Thế là ba con kia lột da hươu và chia thành bốn phần. Sau đó tử trịnh trọng đứng trước xác hươu rồi tuyên bố lời phán quyết của mình: “Một phần tư đầu tiên thuộc về ta vì ta là chúa của muôn loài, phần tư thứ hai thuộc về ta vì ta là trọng tài, phần tư nữa thuộc về ta vì ta có công trong cuộc săn, phần tư còn lại, ta muốn xem trong ba ngươi đứa nào dám đặt vuốt lên đó”. “Hừ” - cáo vừa làu bàu vừa cụp đuôi bỏ đi, nhưng vẫn rên rỉ - “ta có thể cùng chung lưng đấu cật với kẻ mạnh, nhưng không thể cùng hưởng thụ”. S Sói và Sếu ói đương ngấu nghiến nhai con mồi vừa săn được thì bỗng nhiên bị hóc xương và không thể nhai được nữa. Chẳng mấy chốc nó thấy vô cùng đau đớn trong cổ và cứ chạy đi chạy lại cố tìm kiếm xem có cách gì có thể làm giảm cơn đau. Gặp con thú nào nó cũng tìm cách thuyết phục nhờ lấy cái xương ra. “Ta sẽ trả ơn bằng bất cứ cái gì nếu nhà ngươi lấy được cái xương ra” - sói nói. Cuối cùng sếu đồng ý thử xem sao và bảo sói nằm nghiêng một bên, mở miệng thật to. Rồi Sếu thò cái cổ ngoẵng của mình vào trong họng sói, dùng mỏ lay cho mẩu xương long dần, long dần, cuối cùng lôi được mẩu xương ra. “Dạ thưa ông, xin ông thưởng cho tôi đúng như ông đã hứa ạ” - sếu nói. Sói nhăn răng cả cười và nói: “Hãy tự hài lòng đi, nhà ngươi đã cho đầu vào miệng sói, rút ra được an toàn, đó chẳng phải là phần thưởng hay sao?”. S Sư Tử ốm ư tử đến ngày tận số, nằm ốm bẹp chờ chết ở cửa hang, thở chẳng ra hơi. Những con thú khác vốn dưới trướng sư tử mon men lại gần. Thấy sư sử sắp hết hơi, chúng trộm nghĩ: “Bây giờ là lúc thanh toán mọi oán thù". Thế là trước hết, lợn lòi tiến lên dùng răng nanh ủi sư tử. Rồi bò rừng với cặp sừng xông thẳng đến húc vào sư tử. Sư tử vẫn đành chịu nằm bó tay trước bầy thú. Đến lượt lừa, khi cảm thấy yên tâm không còn nguy hiểm gì nữa, quay đuôi lại đá vào mặt sư tử. “Thế này là chết hai lần rồi còn gì”- sư tử rên rỉ. M Chuột tỉnh, chuột quê ột lần chuột tỉnh đi thăm một người anh em ở quê. Chú chuột quê này là một gã nhanh nhẩu đoảng, rất quý anh em họ ở tỉnh về và tiếp đón rất nồng hậu. Nào đậu, nào thịt nướng, nào phó mát, thôi thì có bao nhiêu chú mang ra chiêu đãi bằng hết, và chiêu đãi một cách hồ hởi. Chuột tỉnh có phần khinh rẻ những đồ ăn thức uống quê mùa này, chú nói: “Anh ơi, tôi không hiểu tại sao anh lại chịu nổi những thức ăn lẩm cẩm như thế này, nhưng đương nhiên là ở nhà quê ta không thể trông chờ một thứ gì tốt hơn thế. Đi với tôi, tôi sẽ cho anh biết nên sống như thế nào. Ở thành thị một tuần anh sẽ mở mắt ra và sẽ tự hỏi sao mình lại đã từng chịu đựng được cuộc sống ở nhà quê”. Nói là làm, ngay sau đó hai chú khởi hành, mãi tới đêm mới về đến khu ở của chuột tỉnh. “Chắc rằng người anh em cần cái gì giải khát sau một chuyến đi dài” - chuột tỉnh, con người lịch thiệp nói và đưa bạn vào một phòng ăn rộng lớn. Ở đây hai chú kiếm được các đồ thừa của một bữa tiệc lớn, chẳng mấy lúc hai mải mê ngốn ngấu, nào mứt, nào bánh ngọt, thôi thì đủ của ngon vật lạ. Thình lình, hai chú nghe thấy tiếng hú và tiếng chó sủa. “Gì vậy?” - chuột quê hỏi. “Không sao, chó của nhà đấy mà”, chú kia trả lời. Chuột quê nói: “Tôi không thích nghe những tiếng nhạc ấy khi ăn cơm”. Vừa lúc ấy cánh cửa mở tung, hai con chó to như hai con bê nhảy xổ vào, hai chú chuột vội chạy biến. “Thôi tạm biệt anh nhé” - chuột quê nói. “Sao vậy? Chưa chi đã bỏ đi à?" - chú kia hỏi. Chuột quê trả lời: “Rau muối trong thanh bình còn hơn rượu thịt trong lo sợ”. M Cáo và Quạ ột lần cáo trông thấy quạ ngậm một miếng phó mát đậu trên cành cây. “Cái đó là của ta. Ta là cáo” - cáo nói và tiến đến gốc cây. “Xin có lời chào chị quạ” - nó cất tiếng chào. “Hôm nay sao chị trông khỏe mạnh thế, bộ lông của chị mới mượt mà làm sao, đôi mắt chị sao sáng thế. Tôi chắc là tiếng nói của chị phải hơn hẳn tiếng nói của các loài chim khác; và con người của chị cũng vậy; chị hát lên cho tôi nghe, chỉ cần một bài thôi, để tôi có thể chúc mừng chị là nữ hoàng của các loài chim”. Quạ nhướn cổ lên cố hết sức kêu cho thật hay những tiếng “quạ, quạ”, nhưng vừa mới mở miệng thì miếng phó mát rơi xuống đất, và ngay lập tức cáo vồ lấy. “Thế là được rồi” - cáo nói - “Đó là cái ta cần. Để đổi lấy miếng phó mát của ngươi, ta cho ngươi một lời khuyên mà nhớ nhé: Đừng tin những kẻ nịnh bợ”. M Lừa và Chó cún ột hôm người chủ nông trang đến chuồng trại để xem bầy gia súc ra sao. Trong đàn thú có con lừa ông rất ưa thích, đó là chú lừa luôn được nuôi nấng tử tế và thường đưa ông chủ đi đây đi đó. Khi bác đi thăm chuồng trại thì chó cún cũng đi theo. Chó cún nhảy tung tăng, liếm tay chủ và tỏ vẻ vui mừng tột đỉnh. Bác lần túi lấy cho chó cún một miếng ăn cực ngon, và ông ngồi uống nước, chỉ bảo kẻ hầu người hạ làm việc nọ việc kia. Chú cún nhảy vào lòng chủ nằm, lim dim đôi mắt ông chủ vuốt ve hai tai nó. Thấy thế, chú lừa bứt khỏi dây xích và bắt chước chó cún nhảy tung tăng đó đây. Bác trang chủ bò ra mà cười. Thấy thế, lừa tiến lại gần, cho hai bàn chân trước lên vai bác, định trèo vào lòng bác. Kẻ hầu người hạ nhà bác bổ lại, mang theo gậy gộc, đinh ba và lập tức dạy cho lừa một bài học. “Đúng là đùa vụng chỉ chướng tai gai mắt”. M Sư tử và Chuột nhắt ột lần, khi sư tử đang ngủ thì chuột nhắt cứ bò lên bò xuống trên mình sư tử. Vì thế, chẳng mấy chốc sư tử tỉnh giấc, đè bàn chân to tướng lên người chuột và há miệng định nuốt tươi. “Xin Đức vua xá tội”- chú chuột nhắt kêu lên - “Xin Đức vua ân xá cho hạ thần. Hạ thần sẽ chẳng bao giờ quên ơn. Biết đâu một ngày nào đó hạ thần có thể giúp được gì cho Đức vua chăng?”. Sư tử không thể nhịn được cười khi nghĩ rằng một chú chuột nhắt lại có thể giúp mình. Nó buồn cười đến mức phải nhấc bàn chân lên và chú chuột chạy thoát. Ít lâu sau, sư tử bị mắc bẫy và thợ săn, vì muốn bắt sống sư tử để dâng vua nên đã trói sư tử vào gốc cây để đi tìm xe chở về. Lúc đó chuột nhắt tình cờ đi qua, thấy sư tử đương trong tình cảnh khốn quẫn bèn chạy đến và chẳng bao lâu đã gặm đứt cái thừng thít quanh vị chúa tể của muôn loài. “Trước đây thần đã nói, bạn nhỏ biết đâu lại trở thành bạn tuyệt vời”. C Ếch nhái mong có một đức vua ó một bầy ếch nhái sống trong một vũng lầy, chúng thấy hạnh phúc đến thế là cùng, vũng lầy ấy hoàn toàn hợp với chúng. Chúng nhảy tung tăng đó đây chẳng để ý đến ai mà cũng chẳng có ai quấy nhiễu chúng. Nhưng có một số trong bọn nghĩ rằng thế là không được, và cho rằng phải có một ông vua và có pháp luật, nên chúng quyết định dâng biểu lên Đức chúa trời toàn năng. Chúng kêu lên: “Mong Người ban cho chúng con một ông vua trị vì để chúng con có nề có nếp”. Chúa trời phì cười khi nghe những tiếng kêu ộp ộp và quăng xuống vũng lầy một khúc gỗ to tướng. Khúc gỗ rơi đánh rầm một tiếng. Bầy ếch nhái thất kinh vì sự đảo lộn lung tung trong cả bọn và cả lũ nhào lên bờ ngồi nhìn con quái vật kinh khủng kia. Một lúc sau, khi thấy con vật ấy không động đậy, vài ba chú mạnh dạn nhất trong bọn đánh liều bơi đến, khúc gỗ vẫn không chịu động đậy và một chú thuộc loại hảo hán nhất trong bọn nhảy lên khúc gỗ và bắt đầu múa may chạy nhảy từ đầu này đến đầu kia, thế là cả đàn ếch nhái ùa xuống và làm theo chú ếch nọ. Suốt một thời gian lũ ếch vẫn cứ tiếp tục công việc hàng ngày mà không hề mảy may để ý đến Đức vua gỗ của chúng. Nhưng chúng vẫn không thỏa mãn và lại dâng biểu lên chầu Chúa trời: “Chúng con cần một Đức vua thật, một ông vua thực sự ngự trị chúng con”. Lần này Chúa trời phái xuống một chú cò lớn. Chú cò bắt tay ngay vào việc: Chộp lấy tất cả lũ ếch nhái. Khi lũ ếch nhái ân hận thì đã quá muộn: “Thà không có luật còn hơn có luật bạo tàn”. 2.

Con Sói và thằng nhóc

Có một thằng nhóc chễm chệ ngồi trên mái nhà, khi nhìn xuống nó thấy một chú sói đi qua. Lập tức nó lên tiếng công kích chửi rủa kẻ thù: “Tên sát nhân, thằng ăn trộm” - chú bé hét lên - “Mày mon men đến nhà những người dân lương thiện để làm gì? Sao mày dám vác mặt đến chỗ mà ai cũng biết tỏng việc làm xấu xa của mày?”.

“Xéo đi anh bạn nhỏ” - sói nói - “Bạo dạn ở một chỗ an toàn thì có khó gì”.

Con Ếch và con Bò

“Ối bố ơi”- chú ếch con nói với ếch bố ngồi bên cạnh, trên bờ ao - “Con trông thấy một con quái vật mới đáng sợ làm sao. Nó to bằng trái núi, trên đầu có sừng, lại có đuôi dài và móng xẻ làm đôi”.

“Gớm, gớm, cái thằng này”- ếch bố nói - gì đâu con, đó là con bò của bác nông dân Oaitơ đó mà. Nó chẳng to lắm đâu; có thể cao hơn cha một chút nhưng cha cũng có thể tự làm cho mình to ngần ấy; con hãy xem đây”. Và nó phồng bụng lên, phồng lên, phồng lên mãi. “Nó có to đến thế này không?” “Ôi, to hơn thế nhiều”- Ếch con nói.

Lại một lần nữa ếch bố hít hơi cho bụng căng phình lên và hỏi con xem con bò có to đến thế không.

“To hơn bố ạ, to hơn" - ếch con trả lời.

Thế là ếch bố hít thật sâu, hít mãi, hít mãi, bụng nó căng ra, căng ra, căng ra mãi. Sau đó nó nói: “Bố chắc rằng con bò không to bằng...”, nhưng vừa nói đến đó thì bụng nó nổ tung ra.

Cáo và Cò

Có một dạo cáo và cò rất hay thăm viếng nhau và có vẻ như là hai người bạn thân. Rồi cáo mời cò đến ăn cơm, để xỏ bạn, cáo chı̉ đặt trước mặt cò độc một chiếc đĩa nông choèn. Món ăn này thì cáo có thể liếm sạch một cách dễ dàng, nhưng cò chı̉ có thể nhúng ướt đầu cái mỏ dài nghêu của mình trong đĩa súp ăn xong vẫn thấy đói nguyên. “Xin lỗi - cáo nói - món xúp này không hợp với bạn”.

“Thôi mà, đừng xin lỗi” - cò nói - “Hy vọng rằng mình đã đến chơi với bạn thì bạn cũng ghé chơi với mình, bạn đến chơi ăn cơm với mình nhé”. Và đôi bạn thu xếp ngày để cáo đến thăm cò. Nhưng khi cáo đến và cả hai ngồi vào bàn ăn, mâm cơm chı̉ độc có một cái bình, cổ dài, miệng hẹp. Cáo không thể nào cho miệng vào được, chı̉ còn biết ngồi đó nhìn chiếc bình.

Anrốccơ

Một lần, có một nô lệ tên là Anrốccơ thoát khỏi tay chủ, bỏ trốn vào rừng. Khi đang lang thang thì Anrốccơ bắt gặp một con sư tử nằm rên rı̉. Mới đầu Anrốccơ quay gót định chạy, nhưng thấy sư tử không đuổi theo, anh bèn quay lại, tiến lại gần sư tử. Khi Anrốccơ đến kề bên thì sư tử giơ một bàn chân ra, bàn chân sưng và đang chảy máu. Anrốccơ trông thấy một cái gai rất to đâm vào bàn chân sư tử, chính cái gai đó đã gây nên mọi sự đau đớn. Anrốccơ rút gai ra rồi băng bó cho sư tử. Chẳng mấy chốc sư tử dậy được và bắt đầu liếm tay Anrốccơ như chó liếm tay chủ. Sau đó sư tử đưa Anrốccơ về hang và ngày ngày đem thịt đến cho Anrốccơ ăn. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, cả Anrốccơ và sư tử đều bị bắt. Thế là kẻ nô lệ kia bị kết tội, phải làm mồi cho chính con sư tử đó, sau khi sư tử bị nhốt mấy ngày không được ăn uống gì. Nhà vua và tất cả các quan tòa cùng đến chứng kiến cảnh đó. Anrốccơ bị mang ra giữa pháp trường. Phút chốc, sư tử được thả khỏi hầm, rống lên mấy tiếng rồi nhảy đến vồ kẻ tội phạm. Nhưng vừa tiến lại gần thì sư tử nhận ngay ra bạn mình, nó âu yếm vờn người bạn và liếm tay Anrốccơ, giống như một con chó hiền lành. Ngạc nhiên trước cảnh đó, nhà vua cho gọi Anrốccơ tới tra hỏi và chàng đã kể lại đầu đuôi câu chuyện. Sau đó, kẻ nô lệ nọ được tha tội và được phóng thích, còn sư tử được tự do về với rừng xanh.

Dơi, chim và thú vật

Giữa chim và thú sắp xảy ra một cuộc xung đột lớn. Khi đội quân hai bên đã được tập thì dơi không biết nên nhập vào bên nào. Lũ chim bay qua cành cây dơi đậu, nói với nó: “Đi với bọn mình”, nhưng dơi nói: “Tớ là thú”. Lát sau mấy con thú đi qua dưới cành dơi đậu, nói: “Đi với bọn mình”, nhưng dơi lại nói: “Tớ là chim”. May mà cuối cùng hòa bình trở lại và không còn chiến sự gì cả. Thế là dơi quay về với lũ chim và mong muốn cùng chung niềm vui sướng, nhưng lũ chim đều ngãng ra. Dơi phải bay đi. Sau đó, nó đến với lũ thú, nhưng lại phải rút lui ngay nếu không sẽ bị chúng xé xác tan tành. “A! - dơi nói - bây giờ thì mình hiểu rồi, con người dở nọ, dở kia chẳng bao giờ có bạn”.

Rừng và người

Một hôm, người đi vào rừng, trong tay mang theo một lưỡi rìu, ông ta van xin cây trong rừng cho mình một cành nhỏ để làm gì đó. Cây trong rừng vốn tốt bụng nên đã cho người một cành cây. Có gì đâu, người đã dùng cành cây đó tra vào đầu rìu làm cán, và cứ thế đốn hết cây này đến cây kia. Bây giờ cây mới thấy rằng mình đã quá ngu xuẩn, đưa cho kẻ thù phương tiện để hại mình.

Con cáo và chùm nho

Một ngày hè nóng bức, cáo lang thang trong một vườn cây ăn quả, đi mãi, đi mãi, cho đến khi nó trông thấy một chùm nho chín tít tận trên cành cao. “Đúng là thứ làm cho ta hết khát đây”- cáo nói. Lùi lại mấy bước lấy đà, nó chạy lại nhảy lên, nhưng không tới được cành nho. Quay lại, nó cố một lần nữa. Một, hai, ba nào, nhưng rồi cũng chẳng hơn gì lần trước và cuối cùng nó phải thôi. Bỏ đi, cáo ta vênh váo nói: “Chắc rằng nho ấy còn chua lắm”.

Cây và Sậy

“Này cây sậy nhỏ bé - cây nói với sậy mọc dưới bóng cây - sao cậu không cắm sâu cái chân vào trong lòng đất, ngẩng đầu lên như tớ?”. “Tớ hài lòng với số phận của tớ” - sậy nói - “Có thể là nom tớ không được hùng vĩ, nhưng tớ được an toàn hơn”.

"An toàn - cây khinh bı̉ - Ai có thể nhổ bật được rễ của ta hoặc làm cho ta phải cúi rạp đầu xuống đất?”. Nhưng chẳng bao lâu, cây phải hối hận về những điều huênh hoang của mình. Một cơn dông nổi lên, làm bật tung cả rễ của nó, ném văng nó đi, biến nó thành một khúc gỗ vô tích sự. Trong khi đó, trước sức mạnh của gió, sậy đã rạp người xuống và chẳng mấy lúc lại đứng lên được khi bão tan.

Cáo và Mèo

Một lần, cáo huênh hoang với mèo là mình có nhiều mánh lới để chạy thoát kẻ thù: “Mình có đầy một túi mẹo” - nó nói - “Túi đó đựng hàng trăm cách thoát khỏi kẻ thù”.

“Mình chı̉ có một cách thôi” - mèo nói - “Nhưng thường là chı̉ cần một cách ấy mình cũng có thể thoát được”. Ngay lúc đó, cả hai bỗng nghe tiếng một bầy chó săn đang tiến về phía chúng. Ngay lập tức, mèo nhảy tót lên cây và nấp trong đám lá. “Đây là cách của tớ"- mèo nói- “Bây giờ cậu làm thế nào?". Cáo thì nghĩ hết cách này đến cách khác, trong khi cả đang bàn cãi thì đàn chó săn tiến lại ngày một gần. Cuối cùng, trong lúc còn đang lúng túng, cáo đã bị bầy chó săn tóm gọn và chẳng mấy chốc bị thợ săn giết thịt. Còn mèo lúc này vẫn đứng nhìn mà nói rằng: “Thà có một cách an toàn còn hơn có hàng trăm cách mà chẳng biết chọn cách nào”.

Thằng ăn cắp và người mẹ

Một cậu thanh niên bị bắt vì dám cả gan có hành động ăn cắp và bị kết án tử hình vì tội ấy. Cậu ta bày tỏ ước muốn của mình là được gặp mẹ và được nói chuyện với mẹ trước khi bị mang đi xử trảm. Tất nhiên là tòa cho phép. Khi bà mẹ đến, cậu ta nói: “Con muốn được nói thầm với mẹ”, và khi bà mẹ ghé sát tai lại thì cậu suýt cắn đứt tai bà. Mọi người đứng xung quanh hoảng hốt và hỏi hắn vì sao lại hành động tàn bạo bất nhân như thế với mẹ mình. “Làm như vậy là để trừng phạt bà ta” - cậu ta nói - “Khi còn bé tôi bắt đầu đi ăn cắp vặt mang về nhà cho mẹ. Lẽ ra phải phạt tôi thì bà ấy lại cười và nói rằng: “Chẳng ai biết được đâu”. Chı̉ vì bà ấy mà hôm nay tôi mới đến nông nỗi này”.

Chú bé chăn cừu

Ngày xưa có một chú bé chăn cừu thường hay thả cừu ở chân núi gần một cánh rừng âm u. Một lần thấy buồn quá, chú bèn nghĩ ra một trò đùa để có người đến chơi với mình và để đùa cho vui. Chú chạy đến bản và kêu toáng lên: “Sói! Sói!”. Thế là dân bản chạy ra với chú. Chú bé khoái chí lắm, nên mấy ngày sau lại giở trò ấy ra và dân bản lại chạy đến giúp chú. Nhưng chẳng bao lâu sau, sói trong rừng mò ra thật làm cho lũ cừu hoảng sợ. Chú bé tất nhiên lại kêu tướng lên “Sói! Sói!”. Chú còn kêu to hơn những lần trước. Nhưng lần này dân bản, những người đã hai lần bị lừa, nghĩ rằng thằng bé lại lừa mình lần nữa nên chẳng ai ra giúp. Thế là sói thỏa thuê ăn hết cả đàn cừu của chú.

Người đàn ông và tượng gỗ

Ngày xưa người ta thường hay thờ cúng nào là gốc cây, nào là tảng đá, nào là tượng thần và cầu mong các thần vật ấy phù hộ cho mình được may mắn. Có một người thường hay cầu khấn một tượng gỗ do người cha quá cố để lại. Ông ta cứ cầu khấn, cầu khấn mãi, ấy thế mà rủi ro vẫn hoàn rủi ro. Một hôm, trong cơn giận lôi đình, ông ta tiến đến tượng gỗ và chı̉ một cú đấm, đã làm cho tượng bay khỏi bệ. Tượng thần toác làm đôi, bạn có biết ông ta trông thấy gì không? - Cơ man nào là tiền xu rơi ra vung vãi.

Người đàn ông và hai bà vợ

Ngày xưa, khi đàn ông còn được phép lấy nhiều vợ, một ông trung niên nọ có hai một già, một trẻ, cả hai bà đều rất yêu chồng và mong chồng trông vừa đôi phải lứa với mình. Bấy giờ tóc người đàn ông đã lốm đốm hoa râm. Người vợ trẻ không ưa, vì bộ tóc ấy khiến ông trông già quá. Thế là tối tối ả chải tóc cho chồng và nhổ hết những sợi tóc bạc đi. Nhưng bà vợ già thấy tóc chồng lấm tấm hoa râm lại rất thích thú nên sáng sáng mụ vạch tóc chồng, nhổ bằng hết những sợi tóc đen. Kết quả là người đàn ông chẳng bao lâu thấy đầu mình trọc lông lốc.

Lừa đội lốt Sư tử

Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi. Nó khoác vào và tiến về làng. Khi nó đến gần thì tất cả đều bỏ chạy, cả người lẫn thú. Trong ngày hôm ấy nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh. Trong lúc sung sướng, nó cao giọng hý lên một tiếng, tức thì mọi người nhận ra nó và người chủ chạy ra nện cho nó một trận nên thân vì cái tội làm cho mọi người hoảng loạn. Ngay sau đó cáo chạy lại với nó, bảo rằng: “A, ta nhận ra nhà ngươi, vì cái giọng của nhà ngươi. Cái bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời ngu sẽ bộc lộ kẻ ngốc”.

Người và Đười ươi

Một đêm đông rét như cắt, có một người bị lạc trong rừng. Trong khi đang lang thang, người gặp đười ươi. Đười ươi tiến lại và thấy người bị lạc đường, nó hứa cho người ngủ trọ một đêm và đến sáng sẽ đưa người ra khỏi rừng. Trên đường đến hang đười ươi, người đưa tay lên và luôn miệng thổi. “Người làm như thế để làm gì?” - đười ươi hỏi. “Tay ta lạnh cóng cả rồi” - người nói - “Hơi thở sẽ làm cho hai bàn tay ấm lại”. Khi đến hang đười ươi, đười ươi mang ngay cho người một bát cháo nóng bốc hơi nghi ngút. Vừa đưa thìa lên miệng người lại bắt đầu thổi cho thật nguội. “Người làm thế để làm gì?” - đười ươi hỏi.

“Cháo nóng quá, hơi của ta chẳng mấy chốc sẽ làm cho cháo nguội đi”.

“Cút ngay!” - đười ươi nói. “Ta không thể nào chịu được kẻ có cái hơi thở vừa thổi cho nóng lên lại vừa thổi cho lạnh đi được”.

Hai người bạn đồng hành và con Gấu

Có hai người bạn đồng hành đang đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đến gần, gí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi. Nhưng cuối cùng nó hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bấy giờ người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và hỏi rằng: “Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”.

“Gấu bảo tớ rằng - người kia nói - không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

Lão nông và chim họa mi

Một lão nông suốt đêm nằm nghe chim họa mi hót. Nghe chim hót lão thích quá, hôm sau lão đặt bẫy và bắt được chim. “Bây giờ ta bắt được ngươi rồi, ngươi sẽ phải luôn luôn hót cho ta nghe”. “Loài họa mi chúng tôi không bao giờ hót trong lồng cả”- chim trả lời.

“Thế thì ta sẽ ăn thịt ngươi”- lão nói - “Ta thường thấy thiên hạ đồn rằng thịt họa mi kẹp bánh mì ăn ngon tuyệt”.

“Xin ông đừng giết tôi - họa mi nói - ông cứ thả tôi ra, tôi sẽ nói cho ông ba điều còn giá trị hơn cái thân tội nghiệp của tôi nhiều”. Lão thả chim ra, họa mi bay vút lên một cành cây và nói: “Không bao giờ nên tin vào lời hứa của kẻ đã bị bắt, đó là một điều. Điều này nữa: Đã có cái gì thì phải giữ lấy. Và lời khuyên thứ ba là: Đừng buồn tiếc cái gì đã vĩnh viễn mất đi”.

Bốn con Bò và con Sư tử

Một con sư tử thường hay lảng vảng đến gần cánh đồng nơi bốn chú bò sinh sống. Đã nhiều lần sư tử tìm cách tấn công lũ bò, cứ mỗi khi sư tử tiến lại thì bốn con bò lại đứng chụm đuôi vào nhau, thế là dù từ hướng nào đến sư tử cũng chạm phải sừng bò. Nhưng rồi cuối cùng bò cãi nhau và mỗi con lủi thủi gặm cỏ một mình ở một góc ruộng. Thế là sư tử lần lượt tấn công từng chú một, cuối cùng kết liễu cả bốn.

Cáo, Gà và Chó

Một đêm trăng sáng, khi cáo lảng vảng đến chuồng gà của một bác nông dân thì nhìn thấy một chú gà trống đang đậu tít trên một chỗ cao mà nó không thể nào với tới được “Tin mừng, tin mừng”- cáo kêu lên.

“Thế à, có gì đấy?” - Gà trống hỏi.

“Vua sư tử mới tuyên bố rằng cả thế giới bình yên. Từ nay trở đi không loài thú nào được động đến chim muông, tất cả muông thú sẽ sống trong tình hữu nghị anh em” - Cáo trả lời.

“Thế à, quả là tin mừng đấy!” - gà trống nói - “Ô kìa, tôi trông thấy có ai đang đến gần kia kìa, hai chúng mình có thể chia vui với người ấy được đấy”. Gà trống vừa nói vừa vươn cổ ra xa.

“Cậu nhìn thấy gì đấy?”- Cáo hỏi.

“Có gì đâu, chó của ông chủ tớ đương đến với chúng mình đấy mà. Sao vậy? Sao bỏ đi sớm thế?” - Gà trống tiếp tục hỏi, khi cáo bỏ chạy ngay lúc nó nghe thấy tin ấy- “Thế cậu không ở lại chia vui với chó về cái tin là mọi nơi chı̉ còn có bình yên à?".

“Tớ cũng muốn ở lại, nhưng sợ rằng chó chưa biết chiếu chı̉ của Đức vua”.

Con Ngỗng và những quả trứng vàng

Một hôm, lão nông dân đến ổ trứng và thấy trong đó có một quả trứng khắp vỏ chỗ nào cũng vàng óng, lấp la lấp lánh. Nhấc trứng lên, lão thấy trứng nặng như chì. Lão định quăng đi vì cho rằng kẻ nào đó định chơi xỏ lão, nhưng không biết nghĩ sao, cuối cùng lại đem về nhà và rất vui mừng vì đó là quả trứng bằng vàng thật. Sáng nào cũng thế, lão kiếm được một quả trứng vàng. Nhờ bán trứng, lão trở nên giàu có. Lão nảy tính tham, rằng ngay một lần có thể lấy tất cả số trứng vàng ngỗng sẽ cho mình, lão đã giết ngỗng, phanh thây nó ra nhưng chẳng thấy gì cả.

Lão hà tiện và hố vàng

Ngày xưa có một lão hà tiện hay giấu vàng dưới một gốc cây trong vườn, nhưng tuần nào lão ta cũng ra vườn, đào vàng lên để nhìn đống của một cách thèm khát. Một thằng trộm để ý thấy, lẻn vào đào vàng lên và cuỗm đi hết. Lần sau, lão hà tiện đến để nhìn vàng thì chẳng thấy gì ngoài cái lỗ trống không. Lão vò đầu bứt tóc, kêu khóc thảm thiết đến mức tất cả hàng xóm, láng giềng phải chạy đến xúm quanh lão. Lão kể cho mọi người trước đây mình thường ra đó để thăm vàng ra sao. “Đã bao giờ lão lấy đi tí nào hay chưa?”, một người hỏi. “Chưa - lão nói - tôi đến chı̉ để nhìn thôi”.

“Thì lần sau cứ đến mà nhìn cái lỗ - một ông láng giềng nói - nhìn thế cũng sướng chẳng kém gì nhìn vàng”.

Thần Hecquyn và người đánh xe ngựa

Một hôm, có một người đánh xe ngựa cho một chuyến xe chở rất nặng. Khi ông ta đến một đoạn đường lầy, xe bị ngập nửa bánh, ngựa càng kéo, bánh xe càng lún sâu. Thế là người đánh xe quăng roi đi, quỳ xuống cầu xin thần sức mạnh Hécquyn: “Hỡi thần Hécquyn, xin người hãy giúp con trong giờ phút hoạn nạn này”. Thần Hécquyn hiện ra nói rằng:

“Này người kia, đừng có ườn xác ra đấy, hãy đứng dậy ghé vai vào bánh xe. Thần thánh chı̉ giúp con người tìm ra cách tự cứu mình”.

Cáo cụt đuôi

Một con cáo chẳng may bị kẹp đuôi vào bẫy, trong lúc giãy giụa nó bị cụt cả đuôi, chı̉ còn lại có độc một mẩu cuối. Mới đầu nó xấu quá, không dám lộ diện trước những con khác cùng đàn. Nhưng cuối cùng nó quyết ý, đã chẳng may thì đành phải sượng mặt và triệu tất cả những con cáo khác đến một cuộc họp toàn thể để cùng bàn một sáng kiến do nó đề xướng. Khi cả đàn tụ hội đông đủ, cáo đề xuất ý kiến là tất cả đều nên vứt bỏ đuôi đi.

Nó chı̉ ra rằng, có đuôi quả là bất tiện khi bị kẻ thù - tức là chó - săn đuổi, hoặc khi muốn ngồi trò chuyện, cái đuôi mới vướng làm sao. Đi lại mà phải mang cái gánh nặng vô tích sự ấy thật chẳng lợi lộc gì. “Nghe hay đấy” - một con cáo già nói - “nhưng tôi cho rằng nếu như không do tình cờ mà bị cụt mất đuôi thì chắc gì anh đã khuyên chúng tôi bỏ món đồ trang sức của chính mình”.

Đeo chuông cổ Mèo

Cách đây đã lâu lắm, chuột tổ chức một hội nghị để bàn những biện pháp có thể áp dụng với kẻ thù của chúng là mèo. Kẻ tính xuôi, người bàn ngược, nhưng cuối cùng một chú chuột nhắt đứng dậy và nói mình muốn đề xuất một sáng kiến mà nó cho rằng sẽ phù với hoàn cảnh của chúng: “Tất cả mọi người sẽ đồng ý”- nó nói - “cái nguy hiểm chủ yếu của chúng ta là ở chỗ kẻ thù của chúng ta có nhiều cách khôn khéo tinh ma để tiếp cận chúng ta. Bây giờ, nếu phát hiện được dấu hiệu cho biết là mèo đang tới thì chúng ta có thể tránh được mèo, chẳng có gì là khó cả. Tôi xin mạnh dạn đề xuất ý kiến, ta nên kiếm một cái chuông nhỏ, lấy một cái nơ và treo vào cổ mèo. Làm như thế ta sẽ dễ dàng tháo lui khi biết mèo đương lẩn quất đâu đây”.

Ý kiến đó nhìn chung được cả hội nghị hoan nghênh nhiệt liệt cho đến khi một bác chuột già đứng dậy phát biểu: “Nghe thì hay quá rồi, nhưng ai sẽ là kẻ đi treo chuông vào cổ mèo?". Lũ chuột im lặng nhìn nhau, lúc ấy chuột già mới nói: “Đề xuất ra một phương thuốc không thể nào kiếm nổi thì có khó gì”.

Ông lão và thần chết

Có một lần, một ông lão lưng còng sát đất vì tuổi tác và công việc nặng nhọc, đi lượm củi trong rừng. Làm mãi, ông lão thấy mỏi và vô vọng quá nên quẳng bó củi xuống và kêu lên: “Ta không thể nào chịu nổi cuộc đời này nữa. Trời hỡi trời, mong sao Thần Chết đến mà đưa ta đi”.

Ông lão vừa dứt lời thì Thần Chết, trong hình dạng một bộ xương gớm ghiếc hiện ra, nói: “Lão cần gì? Ta nghe thấy lão gọi ta”.

“Thưa ông” - lão tiều phu nói - “Ông làm ơn làm phúc giúp tôi xốc bó củi này lên vai”.

Sư tử si tình

Có một lần, sư tử đem lòng yêu một cô gái trẻ và đến nhà cha mẹ nàng xin cưới. Hai ông bà già chẳng biết ăn nói ra sao. Hai vợ chồng không muốn gả con cho sư tử, nhưng lại không muốn ông vua của muôn loài nổi giận. Cuối cùng ông bố nói: “Tâu đức vua, chúng con thấy rất vinh hạnh được đức vua ngỏ lời nhưng con gái chúng con vóc liễu mình mai, chúng con chı̉ e trong khi quá yêu, lỡ người làm nó đau chăng. Con xin mạn phép gợi ý là Đức vua nên tháo bỏ vuốt đi, và cả răng nữa, sau đó nhà con sẽ rất vui mừng nhận lời cầu hôn của Đức vua”. Sư tử si tình đến mức đành phải mài cùn hết cả vuốt, hết cả răng. Nhưng khi đến nhà kia, sư tử đã thấy bố mẹ cô gái chı̉ cười vào mặt nó, tỏ vẻ đầy thách thức.

Sư tử, cáo và bầy thú

Một lần sư tử cho loan tin là nó bị ốm sắp chết và triệu các con thú khác đến để nghe di chúc. Thế là dê đến hang sư tử và ngồi trong hang nghe một lúc lâu. Rồi cừu cũng vào và cừu chưa ra thì bò đã vào để nghe được lời trăng trối của Đức vua muôn loài. Nhưng chẳng mấy lúc sư tử lại hồi tı̉nh, nó ra cửa hang và đã thấy cáo đứng đợi ngoài đó từ bao giờ. “Sao nhà ngươi không vào yết kiến ta?”, sư tử nói với cáo.

“Xin Đức vua thứ lỗi - cáo nói - thần đã thấy hết những con vật khác vào thăm Đức vua; nhưng thần thấy nhiều vết chân bò, dê, cừu đi vào mà không thấy vết đi ra. Cho nên chừng nào mà những con vật kia chưa ra thì thần còn muốn ngồi ngoài trời ạ”.

Óc Lừa

Sư tử và cáo cùng đi săn với nhau. Theo lời khuyên của cáo, sư tử sai người đi báo cho lừa biết mình có ý muốn cho hai bên gia đình kết giao. Lừa đến nơi gặp, trong lòng vui mừng khôn tả vì mình được kết giao với hoàng gia. Nhưng khi nó đến nơi, sư tử chẳng nói chẳng rằng nhảy ra vồ nó và nói với cáo: “Đây là bữa ăn của chúng ta ngày hôm nay. Nhà ngươi hãy ngồi canh đây cho ta đi ngủ tí đã. Nhà ngươi mà động đến con mồi của ta thì hãy liệu thần hồn đấy”. Sư tử đi ngủ, còn cáo ngồi chờ; nhưng khi thấy chủ tướng không quay lại, nó đánh bạo moi óc lừa ra ăn hết sạch sành sanh. Khi quay lại, sư tử biết ngay là lừa bị mất óc, bèn nổi giận hỏi cáo: “Óc lừa mày dùng làm gì rồi?”.

“Óc ấy à, thưa Đức vua. Nó làm gì có óc, nếu có thì nó đã chẳng bị sa bẫy của Đức vua”.

Đại bàng và mũi tên

Đang bay vút trên trời cao bỗng nhiên đại bàng thấy tiếng rít của mũi tên và ngay lập tức nó cảm thấy mình bị thương. Nó từ từ hạ cánh xuống mặt đất, máu tươi chảy ròng ròng. Nhìn mũi tên xuyên vào mình, nó thấy đuôi tên làm bằng một cái lông đuôi của chính nó. Trước khi chết nó kêu lên: “Than ôi! Ta vẫn thường cho kẻ thù cái phương tiện để hủy diệt chính bản thân ta”.

Anh hề và kẻ nhà quê

Trong một hội chợ ở nông thôn, có một anh hề làm mọi người phải bật cười vì anh bắt chước tiếng kêu của một số loài vật rất giống. Anh hề kết thúc tấn trò của mình bằng những tiếng ủn ı̉n của lợn, anh kêu ủn ı̉n giống đến mức mọi người cứ tưởng anh giấu một chú lợn con ở đâu đấy. Nhưng một anh quê đứng bên cạnh nói: “Thế mà cũng gọi nó là tiếng lợn à? Chẳng giống tí nào cả. Mọi người cứ chờ đến mai tôi sẽ cho mọi người biết thế nào là tiếng lợn kêu”. Người đứng xem cười phá lên, nhưng ngày hôm sau, đúng hẹn, anh nhà quê xuất hiện trên sân khấu cúi đầu xuống kêu ủn ı̉n, nghe ghê đến mức người xem phải la hét, ném đá bắt anh ta phải dẹp cái trò đó. “Đồ ngu - anh ta kêu lên - la hét cái gì?” và đưa ra một chú lợn con anh ta vừa mới véo tai cho kêu ủn ı̉n.

Cô gái Mèo

Có một lần các vị thần cứ bàn cãi mãi về việc liệu có loài sinh vật nào có thể thay đổi bản chất của mình hay không. Thần Giupite, thần của muôn loài nói. “Có thể chứ”, nhưng thần Vệ nữ nói: “Không thể được”. Cho nên muốn để thử xem sao, thần Giupite cho một con mèo biến thành một cô gái và cho lấy một chàng trai trẻ. Đúng ngày hai bên tổ chức lễ cưới, cặp vợ chồng ngồi vào bàn tiệc. “Thấy chưa nào” - thần Giupite nói - “nhìn cách con bé cư xử mới duyên dáng làm sao. Ai biết được rằng mới hôm qua nó chı̉ là một con mèo? Chắc chắn là bản chất của nó đã thay đổi rồi còn gì!”.

“Hãy khoan” - thần Vệ nữ trả lời và thả một chú chuột vào phòng cưới. Vừa trông thấy chuột, cô dâu đã nhảy cẫng lên vồ lấy. “Đấy, ngài thấy chưa - thần Vệ nữ nói - nó vẫn chứng nào tật ấy”.

Nợ máu

Một chú rắn bò lên đứa con trai của bác nông dân và mổ chết thằng bé. Giận sôi máu, người cha cầm rìu bước đến cửa hang rắn, chı̉ nhăm nhăm giết rắn nếu nó thò cổ ra. Khi rắn vừa thò cổ ra, bác nông dân chém liền nhưng lại trượt vào một tảng đá, để lại một vết hằn trên đá. Sau đó bác cảnh giác, không muốn trả thù, bảo rắn rằng hai bên nên hòa giải. Nhưng rắn từ chối nói rằng: “Không được, tôi xin nói với ông chừng nào ông còn thấy mộ con trai ông và vết chém trên đá thì chúng ta không thể nào thân thiện được”.

Làm ơn nên oán

Một ngày đông nọ, bác nông dân thấy một con rắn tê cóng vì giá buốt. Thương tình, bác nhặt rắn lên ủ vào ngực. Được sưởi ấm, bản năng tự nhiên của giống loài lại trở dậy, con rắn độc đã cắn người cứu mạng mình một vết. Lúc hấp hối, bác nông dân hét lên: “Chết thế này thật đáng đời, vì ta đã đi thương hại một kẻ độc ác”.

Con vật đáng nguyền rủa nhất

Khi thần Dớt tổ chức tiệc cưới, tất cả các loài vật, con nào con nấy có quà gì đều mang đến tặng, rắn độc cũng bò lên trời, miệng ngậm một bông hồng. Nhưng thoáng thấy rắn, thần Dớt đã nói: “Ta nhận quà của tất cả các loài khác nhưng ta sẽ không nhận gì từ miệng ngươi cả”.

Đoàn kết chống kẻ thù chung

Rắn và chồn lẽ ra phải đi diệt chuột trong nhà nhưng theo thói quen, chúng lại đánh lộn lẫn nhau. Nhân lúc hai con vật đánh nhau, lũ chuột liền chui ra khỏi hang. Trông thấy lũ chuột, chồn và rắn thôi không đánh nhau nữa. Hai chiến sĩ ấy lập tức quay lại tấn công những kẻ vốn là kẻ thù chung của mình.

Trả thù bằng bất cứ giá nào

Một con ong đậu lên đầu một chú rắn và cứ thế đốt lấy đốt để, hành hạ rắn. Rắn ta điên người lên vì đau đớn. Không biết làm thế nào để trả thù kẻ hành hạ mình, nó đành chui đầu vào bánh xe để cả hai cùng bị diệt.

Không biết tự lượng khả năng của mình

Trong một cuộc tụ tập của loài vật, khı̉ đứng lên nhảy múa, cả lũ thấy khı̉ múa đẹp quá cùng hoan hô cổ vũ nhiệt tình đến mức lạc đà thấy ghen tức và cũng muốn mình được khen như thế. Thế là chú ta cũng đứng dậy nhảy múa. Nhưng điệu nhảy của nó ngứa mắt đến mức khán giả phải lấy gậy đuổi đánh cho đến khi nó chạy mất hút.

Cái giống nhát gan

Một chú hươu con nói với hươu bố: “Bố ơi, trời đã sinh ra bố không những to lớn, chạy nhanh hơn chó mà còn có cặp sừng để tự vệ trông mới đẹp làm sao. Tại sao cứ thấy bóng chó là bố lại hoảng hốt bỏ chạy thế?”

“Con ạ, điều con nói là đúng sự thật - hươu bố cả cười trả lời - bố không biết thế nào nhưng mỗi khi thoáng nghe thấy tiếng chó là tự nhiên bố lại thấy mình muốn chạy trốn ngay”.

Sao Rùa lại có mai

Một lần, thần Dớt mở tiệc linh đình chiêu đãi các loài vật. Chı̉ có rùa là không đến. Thần Dớt không hiểu tại sao. Ngay hôm sau, thần hỏi rùa vì sao không đến cùng các loài vật khác. “Không đâu bằng nhà” - rùa nói. Một câu trả lời làm cho thần giận đến mức buộc rùa đi đâu cũng phải mang theo nhà trên mình.

Nước đổ lá khoai

Một chú rùa nhờ chim ưng dạy mình bay. Chim giảng giải rằng: Trời sinh ra rùa không phải là để bay. Nhưng chim càng nói thì rùa càng khẩn khoản. Thế là chim quắp lấy rùa bay tít lên cao rồi thả xuống. Rùa ta va phải đá, vỡ tan thây.

Phần thưởng dành cho loài độc ác

Chim ưng và cáo kết bạn với nhau. Cả hai quyết định sống gần nhau, hy vọng rằng quan hệ sẽ củng cố được tình bạn. Chim ưng bay tít lên ngọn cây cao, làm tổ, đẻ trứng ở đó, còn cáo làm ổ đẻ con ngay dưới gốc cây. Một hôm, cáo phải đi kiếm mồi, chim ưng ở nhà thấy đói bụng đã nhào xuống vồ cả đàn cáo non làm một bữa no nê. Về đến nhà, cáo mẹ hiểu ngay mọi chuyện. Buồn vì mất đàn con, cáo mẹ còn thấy buồn hơn nữa vì không nghĩ ra nổi cách trừng phạt chim. Vốn sinh ra để sống ở dưới đất, làm sao mà nó có thể đuổi chim được; cũng giống mọi loài yếu hèn khác, cáo chı̉ còn cách đứng dưới gốc cây chĩa mõm lên chửi kẻ thù. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, tình cờ chim ưng lại bị trừng phạt vì đã phạm vào cái thiêng liêng của tình bạn. Thấy mấy người đang thui dê để cúng thần, chim ta nhào xuống quắp một tảng thịt thui còn lửa cháy mang về tổ. Cũng vừa lúc đó, một ngọn gió nổi lên thổi lửa vào tổ chim làm cỏ khô. Thế là cả lũ chim con, vì chưa biết bay nên đã bị chết cháy, rơi xuống đất. Cáo lập tức xông tới nhai ngấu nghiến từng chú chim một ngay trước mắt chim ưng.

Đền ơn

Một bác nông dân bắt được một chú chim ưng bị mắc bẫy, nhưng vì thấy chim đẹp lộng lẫy nên bác đã phóng thích chú chim. Chim hứa sẽ không bao giờ quên ơn bác vì đã được bác thả cho tự do. Một hôm, thấy bác nông dân đang ngồi nghı̉ dưới bức tường trống đổ nát, chim ưng sà xuống quắp đi cái khăn bác đang đội trên đầu. Bác nông dân nhảy bổ lên đuổi chim, lúc ấy chim buông khăn xuống, bác ta tiến tới nhặt khăn lên. Khi quay trở lại chỗ cũ, bác mới biết, tường đã đổ đúng chỗ bác vừa ngồi nghı̉.

Suýt trở thành chim ưng

Một chú chim ưng từ đı̉nh núi cao sà xuống quắp một chú cừu non. Cảnh đó làm cho diều hâu ta ghen tức, và vì nôn nóng muốn đọ sức với chim ưng, nó giương cánh sà xuống lưng một chú cừu lớn. Nhưng móng bị mắc lông cừu, nó đập cánh một cách vô vọng hòng tự giải thoát. Nó cứ đập cánh mãi cho tới khi bác chăn cừu nhận ra mọi việc, chạy tới túm lấy nó. Bác ta buộc chéo cánh nó lại, đến khi trời tối mang nó về cho con. Khi bọn trẻ hỏi đó là loại chim gì, bác nói: “Bố thừa biết đó chı̉ là một con diều hâu. Đã thế nó lại muốn được coi như một con chim ưng”.

Đừng hy vọng hão

Một chú quạ đói bay tới đỗ trên cành sung, nhưng thấy sung còn xanh nên cứ đậu đấy chờ sung chín. Cáo thấy quạ cứ đậu ỳ cành sung mới hỏi căn nguyên. Sau khi biết chuyện, cáo nói: “Để cho một niềm hy vọng hão làm mê mẩn lòng mình, quả là một sai lầm. Hy vọng chẳng bao giờ làm đầy dạ dày được”.

Chịu thua thiệt ở cả hai thế giới

Một chú quạ xám coi khinh đồng bọn mình vì nó tình cờ lại là chú quạ to nhất đàn. Thế là nó bay tới đàn quạ khoang và xin cùng được chung sống. Nhưng khi thấy bề ngoài và tiếng nói của nó khác lạ, đàn quạ khoang mổ quạ xám túi bụi và đuổi nó đi. Vì thế nó phải quay trở lại với lũ quạ xám. Nhưng đàn quạ xám, quá căm giận vì đã từng bị con cùng bầy lăng mạ nên không chịu cho nó quay trở về đàn.

Thế là chú quạ xám nọ thấy mình bị cả hai phía tẩy chay.

Mượn lông

Với ý định lập một ông vua để trị vì loài chim, Thần Dớt ấn định một ngày cho lũ chim phải trình diện để thần chọn một con đẹp nhất lên ngôi. Các loài chim, con nào con nấy đều ra bờ sông để trang điểm. Còn chú quạ xám, thấy mình quê mùa quá, đã phải đi kiếm lông rụng của những con khác gắn lên người mình, trông sặc sỡ hơn cả. Y hẹn, các loài chim đến ra mắt thần Dớt, kể cả chú quạ xám trong bộ lông sặc sỡ. Khi thần Dớt vừa toan cho quạ xám lên ngai vàng vì nó có cái mã nổi bật nhất thì những con chim khác đều căm giận đã nhổ sạch cái bộ lông sặc sỡ của quạ xám, lấy lại những chiếc lông của mình. Chú quạ xám trở lại nguyên hình là quạ xám.

Thất hứa

Một chú quạ khi bị mắc bẫy đã cầu khẩn, thề rằng sẽ thờ thần Apôlông nếu thần cứu được nó. Khi thần Apôlông chấp nhận lời nguyện đó, nó quên ngay lời hứa. Nhưng ngay sau đó nó lại bị mắc bẫy. Lần này nó lờ thần Apôlông đi và hứa sẽ triều cống thần Hécmét, nhưng thần Hécmét nói: “Nhóc con, mi tưởng rằng ta sẽ tin mi khi ta thừa biết mi đã lừa dối, không chịu lụy người đã từng bảo lãnh cho mi hay sao?”.

Khi phải thật sự bắt tay vào việc

Có một lần, một con sơn ca làm tổ ̉ơ một cánh đồng ngô và ngày ngày tha ngô non về nuôi con cho đến tận khi bầy con có mào, đủ lông đủ cánh. Một hôm người chủ ra thăm đồng và thấy ngô đã già, bèn nói: “Đã đến lúc mình phải nhờ tất cả bè bạn đến giúp mình thu hoạch ngô”. Nghe thấy bác nông dân nói thế, một chú sơn ca non đòi mẹ đi tìm chỗ khác để làm tổ. “Vội gì phải nghĩ đến chuyện di chuyển chỗ ở - chim mẹ trả lời - một người đã phải nhờ cậy bạn bè giúp mình thì thường chẳng bao giờ dám hối thúc họ làm”. Khi bác nông dân đến thăm đồng lần nữa thì thấy cả đồng ngô già rũ xuống vì bức, bác nói là sẽ thuê người trẩy bắp mang về nhà ngay ngày hôm sau. “Bây giờ đúng là lúc mẹ con mình phải chuyển chỗ. Vì bây giờ lão nông dân tin vào chính mình chứ không phải tin vào người khác” - chim mẹ nói với bầy con.

Tiếng nói vĩnh biệt

Nghe đồn loài thiên nga hót rất hay, một chủ nông trại đã mua một con thiên nga khi tình cờ thấy người ta mang bán ở chợ. Một hôm, khi mở tiệc tiếp bạn, lão ra vườn bảo thiên nga hót cho bè bạn nghe trong lúc chè chén. Nhưng cả lão lẫn bạn bè của lão chẳng thấy thiên nga xướng lên được một âm thanh nào. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, khi hấp hối, thiên nga cất tiếng hót nghe thật bi ai. Nghe thấy bài ca vĩnh biệt, lão chủ nói: “Nếu mi chı̉ hát trong lúc hấp hối thì dại gì ta lại bảo mi hót trong ngày hôm ấy. Biết thế ta giết mi để tế thần có phải hơn không”.

Ý kiến trái ngược

Mấy tên trộm đột nhập vào một nhà nhưng chẳng thấy gì ngoài một chú gà trống, thế là chúng bắt đi. Khi bọn trộm sắp đem gà ra thịt, gà trống xin được tha với lý do nó sẽ gáy giúp bọn trộm thức giấc để đi làm. “Thế thì bọn ta càng có lý do để giết thịt mi” - bọn trộm nói - “bởi lẽ, mi làm người khác thức giấc thì bọn ta không thể đi ăn trộm được”.

Cái chết của kẻ phản bội

Một hôm trời đã muộn, người thợ bẫy chim có khách đến thăm. Không có gì đãi bạn, ông chủ mang chim mồi ra định giết thịt. Con chim mồi trách chủ vì bội ơn nó đã có công lừa những con chim khác vào bẫy. Người thợ bẫy chim nói: “Thế thì ta càng có lý do để giết mi vì mi đã không thương chính đồng loại của mình”.

Yêu mến kẻ độc ác

Một chị gà mái vớ được ổ trứng rắn bèn mang về ấp ủ. Chim nhạn thấy gà cứ ấp trứng rắn bèn nói: “Nhà chị ngu thế, sao lại đi nuôi cái loài mà khi nó lớn lên thì chị sẽ là nạn nhân đầu tiên của hành động độc ác của nó”.

Tính ích kỷ bị trừng phạt

Một hôm lừa và ngựa cùng phải đi chở hàng cho chủ. “Chở giúp một ít hàng cho mình nào, nếu không mình chết mất”, lừa nói. Nhưng ngựa không chịu giúp, còn lừa mệt quá ngã xuống chết gục. Ông chủ chất mọi thứ lên lưng ngựa, kể cả da lừa, để mang đi bán. Ngựa rên rı̉, buông lời than thở: “Trời hỡi trời, sao tôi lại đến nông nỗi này. Không chịu chở nhẹ, bây giờ phải chở nặng thế này. Nào hàng, nào da lừa, thôi thì đủ thứ”.

Hãy cứu tôi trong cơn hoạn nạn

Một anh lính có một con ngựa, con vật đã cùng anh chung mọi nguy nan trong chiến tranh và đã được anh cho ăn uống tử tế. Khi chiến tranh qua rồi, ngựa ta phải làm việc như nô lệ, quần quật chở hàng hóa, ăn thì chı̉ toàn thóc lép. Nhưng chiến tranh lại nổ ra và khi tiếng kèn vang lên, anh lính thắng yên cương rồi nhảy lên cưỡi. Ngựa không còn sức, bước đi thất thểu. “Ông nên gia nhập bộ binh - ngựa nói với chủ - vì bây giờ tôi không còn đáng gọi là ngựa nữa, ông đã biến tôi thành một con lừa, sao có thể trở lại làm thân ngựa được”.

Lời ngụy biện của giống mèo

Bắt được một chú gà trống, mèo muốn nghĩ ra một cái cớ nghe lọt tai để ăn thịt gà. Mèo bèn bảo gà rằng: “Ban đêm gà gáy làm cho dân chúng mất ngủ. Như thế là không được”. Gà cãi lại rằng nó gáy như thế là giúp cho dân thức dậy để đi làm. Mèo bèn kết tội gà đã loạn luân với cả chị em và mẹ mình. Gà trả lời: “Làm như thế là rất có ích cho chủ vì gà mái sẽ đẻ được nhiều trứng”. “Mày chı̉ nêu toàn những lý sự nhạt phèo - mèo nói - nhưng thế không có nghĩa là tao lại phải chịu nhịn đói”. Dứt lời, mèo ăn thịt ngay chú gà.

Chim bị tên sợ cành cây cong

Có một ngôi nhà bị một bầy chuột quấy đảo. Mèo thấy thế mò đến bắt hết con nọ đến con kia làm cho những con sống sót sợ quá phải chui vào lỗ. Không bắt được chuột nữa, mèo quyết định dùng mưu lừa chuột ra khỏi hang. Chú ta trèo lên tường, treo mình trên một con sỏ, giả vờ chết. Nhưng một chú chuột thò cổ ra khỏi hang mà rằng: “Ông bạn ơi, chẳng ích chi đâu, tớ phải tránh mặt ông bạn ngay cả khi ông bạn biến thành một cái bao tải”.

Gậy ông đập lưng ông

Dê và la cùng chung một chủ. Dê thường ghen tị với la vì la có thừa mứa thức ăn. “Cậu phải làm việc nặng nhọc cả đời - dê nói - suốt ngày phải quay cái cối xay đá, mang cùm vào cổ như thế để làm gì. Tớ tính cậu cứ giả vờ ốm, ngã tụt xuống hố, thế là được nghı̉”. La ta nghe lời, nhưng bị thương nặng vì ngã. Người chủ phải cho người đi mời bác sĩ thú y. Bác sĩ bảo phải cho la ăn cháo phổi dê thì mới khỏi được. Thế là người ta đem dê ra giết thịt để cứu la.

Bạn cũ bạn mới

Một hôm, sau khi đã lùa đàn dê ra đồng ăn cỏ, người chăn dê thấy có mấy con dê hoang cũng nhập vào đàn. Chiều tối, người chăn dê lùa cả lũ về chuồng. Ngày hôm sau, vì thời tiết xấu, người chăn dê không cho dê đồng được đành phải cho chúng ăn ở nhà. Anh ta chı̉ cho đàn dê nhà mình ăn lưng lửng, nhưng cho những con dê mới nhập đàn ăn toái loái, hy vọng sẽ thuần hóa được chúng. Trời hửng, anh chăn dê lại lùa cả lũ ra ăn cỏ. Nhưng vừa mới tới chân núi cao, lũ dê hoang lại bỏ chạy ngay. Người chăn dê oán chúng vô ơn. Chúng quay lại nói rằng, vì được tiếp đãi như thế nên chúng mới cảnh giác. “Chúng tôi đến với anh vừa mới hôm qua - chúng nói - ấy thế mà anh đã đối xử tốt hơn những người bạn cũ của anh. Rõ ràng là nếu như sau này có những con dê khác nhập đàn thì chúng tôi cũng sẽ bị đối xử như những bạn cũ của anh”.

Hạch toán

Một chú lừa hoang thấy lừa nhà nằm phơi nắng bèn tiến đến chúc mừng vì lừa nhà có cuộc sống an nhàn no đủ. Nhưng hôm sau, khi thấy lừa nhà lưng chất đầy hàng lại bị roi vọt, lừa hoang bèn nói: “Giờ thì tớ chẳng chúc mừng cậu được, giờ tớ mới hiểu cậu phải trả cái giá quá đắt để được ăn no”.

Quá khôn

Khi chở một bao muối qua sông, lừa ta trượt chân ngã xuống nước, thế là muối tan hết. Lồm cồm đứng dậy, nó thấy nhẹ hẳn người, lấy làm vui mừng hết sức. Vì thế lần sau, khi lại phải chở một tải qua sông, nó giả vờ ngã. Nhưng lần này là một tải hộp xốp. Lừa ngã, chất xốp thấm đầy nước, nó không đứng dậy được nên bị chết đuối.

Niềm kiêu hãnh của giống Lừa

Một hôm, lừa phải chở một pho tượng thần vào phố. Khách qua lại nghiêng mình kính cẩn vái chào pho tượng. Ngỡ rằng chính mình đang được mọi người kính nể, lừa ta sướng quá hý lên mấy tiếng, và không chịu nhúc nhích lấy một bước. Trong tình cảnh ấy, người chủ quất cho lừa mấy roi. “Đồ khốn - ông chủ quát tướng lên - mọi người mà còn tiếp tục cúi lạy thì mày cứ liệu cái thần hồn đấy”.

3.

Mỗi người một nghề

Đang gặm cỏ, thoáng thấy sói nhảy tới vồ mình, lừa giả vờ đi khập khiễng. Lừa nói là mình vừa giẫm phải gai khi nhảy qua hàng rào và khuyên sói nên rút gai ở chân mình ra để khi ăn thịt, gai không mắc vào răng. Sói ta mắc hợm, nhấc chân lừa lên. Khi sói đương mải nhìn móng lừa, lừa cho sói một cú đá gãy cả hai hàm răng. “Mình thật đáng đời - sói than - bố dạy mình làm nghề đồ tể, sao mình lại đi dây vào chuyện chữa bệnh”.

Chủ nào cũng thế

Một hôm, một ông lính già tội nghiệp đang dắt lừa ra ăn cỏ thì bất thình lình phát hoảng khi nghe tiếng reo hò của kẻ địch. “Chạy thôi - ông già kêu lên - chạy thôi không thì bị bắt đấy”. Nhưng vẫn cứ lững tha lững thững, lừa ta nói: “Này, nếu tôi bị rơi vào tay địch, liệu họ có bắt tôi thồ nặng gấp đôi không?”. “Làm gì có chuyện đó”, ông lính già lời. “Thế thì chủ nào mà chả thế. Đằng nào chẳng có một gánh nặng trên lưng”.

Cẩn tắc vô áy náy

Vì trời gió nên bác nông dân phải nằm tịt ở nhà, không đi kiếm ăn được. Bác ta bắt đầu phải giết thịt cừu; nhưng vì trời vẫn mưa bão nên đến lượt lũ dê bị đem mổ thịt. Cuối cùng mưa bão chẳng ngớt, bác đành phải giết thịt cả lũ bò cày. Lũ chó đã thấy hết mọi chuyện, chúng bèn bảo nhau: “Chúng ta phải chuồn thôi, ông chủ chẳng tha đến cả lũ bò, những kẻ đã cùng đổ mồ hôi nước mắt với chủ thì dễ gì mà ông ấy tha bọn mình”.

Ăn không ngồi rồi

Một người đàn ông nọ có hai con chó. Một con được huấn luyện để đi săn, còn con kia phải giữ nhà. Chú chó săn luôn miệng phàn nàn vì bất kỳ săn được con mồi nào, chó nhà cũng có phần. Chó săn nói: “Thế là không công bằng, tớ thì phải đi săn cực nhọc còn cậu cứ ngồi ăn bám vào sức lao động của tớ". Chó nhà nói: “Trách tớ làm gì. Đó là tại ông chủ, ông ấy chẳng bao giờ dạy mình làm mà chı̉ dạy mình ăn nhờ công sức của kẻ khác”.

Vụng chèo khéo chống

Ông chủ đang chuẩn bị làm cơm thết đãi một người bạn rất thân thì chó cũng mời bạn đến cùng ăn tối. Khi trông thấy bữa ăn thịnh soạn, tim anh bạn chó được mời đập thình thịch vì mừng quá. Nó tự nhủ: “Thật không ngờ mình lại được tiếp đãi như thế này. Mình sẽ được ăn chán ăn chê, phải no đến tận ngày mai”. Anh bạn chó được mời lúc nào cũng vẫy vẫy cái đuôi để tỏ ra rằng mình tin vào lòng tốt của bạn, nhưng vì nó cứ vẫy đuôi như thế nên người nấu bếp trông thấy, túm lấy chân nó quẳng ra khỏi cửa. Nó rống lên và chạy ra khỏi nhà. Đang chạy thì nó gặp một con chó khác, con này hỏi: “Cậu được chiêu đãi ra sao?”. Nó trả lời: “Nhiều đồ uống quá, mình uống quá say, không biết đường về nữa”.

Nhìn bề ngoài dễ bị lừa

Có một chú chó rất thích ăn trứng. Một hôm, vớ được con ốc nhồi nó lại tưởng là trứng, thế là nó nuốt chửng con ốc. Nuốt xong, đau bụng quá, nó mới thốt lên: “Mình thật đáng đời. Cứ tưởng rằng vật gì tròn cũng là trứng cả!”.

Mất mặt

Một con chó hay có thói cắn trộm, ông chủ phải buộc chuông vào cổ nó để nó đi đâu mọi người đều biết. Nhưng mỗi khi ra nơi chợ búa, chó ta lại rung chuông ra vẻ ta đây. “Sao mày lại dương dương tự đắc thế?”, một con chó già hỏi. “Cái chuông ở cổ mày đâu có phải là phần thưởng cho tính ngoan ngoãn của mày. Mày phải đeo chuông chı̉ vì bản chất xấu xa. Mày tưởng che giấu được, nhưng đã bị người ta phát hiện”.

Sáng tai họ, điếc tai cày

Bác thợ rèn nọ có một con chó, con chó này cứ khi bác làm việc thì nó ngủ, khi bác ăn thì nó đứng cạnh bàn. “Đồ khốn. Buồn ngủ hả? - Bác thợ rèn nói và ném cho nó một khúc xương - Khi tao quai búa thì mày đi ngủ nhưng khi răng tao làm việc thì mày tı̉nh ngay tức khắc”.

Không bị tha hóa

Một tên kẻ trộm ban đêm lẻn vào nhà quẳng cho chú chó giữ nhà một mẩu bánh mì để thử xem được ăn như thế liệu chó có mất cảnh giác hay không. Chó nói: “Ô hô, thế phỏng? Anh định chặn họng tôi để tôi không bảo vệ chủ tôi phải không? Anh quá nhầm rồi. Khi đột nhiên có lòng tốt như thế thì tôi phải tı̉nh táo để anh không cuỗm mọi thứ rồi chuồn”.

Làm ẩu

Lợn nái và chó cái cãi nhau, con nào cũng cho là mình đẻ nhanh hơn. Chó cái cho rằng trong các loài bốn chân, nó đẻ con nhanh nhất. “Ờ thì tớ công nhận điều ấy - lợn nói - nhưng phải nhớ rằng con chị đẻ ra toàn bị mù”.

Đồ tiểu tốt

Một hôm, khi cá voi và cá heo đánh nhau mãi không phân thắng bại thì một chú chép biển bơi lên mặt nước định hòa giải. Một chú cá heo đuổi chép đi và nói rằng: “Thà bọn tớ cứ đánh nhau đến chết còn hơn để cho cái ngữ chú đứng ra hòa giải”.

Đừng khinh kẻ yếu

Bị chim ưng rượt đuổi, thỏ ta rất mong có tới giúp. Tình cờ lúc đó chı̉ có chú cánh cam là kẻ duy nhất thỏ có thể kêu cứu. Cánh cam bảo thỏ cứ yên trí và khi thấy chim ưng bay tới, cánh cam van xin chim ưng tha cho thỏ, kẻ đã năn nı̉ sự che chở của nó nhưng chim ưng vì khinh bı̉ cánh cam - một con vật bé tí tẹo, đã nuốt chửng thỏ ngay trước mặt cánh cam. Cánh cam để bụng chuyện đó và luôn theo dõi xem chim ưng làm tổ ở đâu. Cứ mỗi lần chim ưng đẻ trứng, cánh cam lại lên tổ vần cho trứng rơi xuống đất. Bị dồn mãi, chim ưng phải đến nương nhờ thần Dớt, cầu khẩn người cho mình, con chim linh thiêng của người, được một chỗ an toàn để ấp trứng. Thần Dớt cho phép chim đẻ trứng trên đùi mình. Nhưng cánh cam trông thấy, thế là nó mang một ít phân bay lên thả vào đùi thần Dớt. Không cần biết đầu đuôi ra sao, thần Dớt đứng ngay dậy phủi phân và làm rơi trứng chim ưng. Từ đó trở đi, chim ưng không bao giờ làm tổ trong mùa cánh cam sinh nở.

Chứng cớ rành rành

Một chú ve sầu nằm kêu ve ve trên một cây cao. Cáo muốn ăn thịt ve, bèn nghĩ ra một kế. Cáo ngước nhìn lên nói với ve sầu, tỏ vẻ đầy ngưỡng mộ giọng của ve. Thế rồi cáo bảo ve bay xuống đất. Cáo nói, thấy tiếng ve kêu to như thế, cáo muốn biết ve to chừng nào. Nhưng ve không bị mắc lừa. Ve ngắt một chiếc lá thả xuống đất, thế là cáo ta nhào tới, chắc mẩm đó chính là chú côn trùng nọ. “Nhầm rồi, anh bạn ơi - ve nói - cậu tưởng mình xuống hả? Kể từ khi trông thấy cánh ve sầu trong phân cáo mình đã cảnh giác rồi”.

Đương đầu với Sư tử

Một chú muỗi nhỏ bay tới chỗ sư tử nói rằng: “Ta chẳng đời nào sợ mi. Mi chẳng làm được gì hơn ta cả. Nếu mi cho rằng mi hơn ta, hãy nói cho ta biết là hơn cái gì. Chắc lại dùng nanh vuốt chứ gì? Ta đây khỏe hơn mi nhiều, ta sẵn sàng đấu với mi nếu mi dám”. Muỗi nổi hiệu kèn, chơi giáp lá cà với sư tử, đốt vào mũi là chỗ không có lông của sư tử. Thế là sư tử luôn phải tự cào cấu mũi mình và cuối cùng đành bỏ cuộc. Thắng trận rồi, muỗi ta nổi một hồi kèn nữa rồi bay đi. Nhưng khốn thay, nó lại bị vướng vào mạng nhện. Khi bị nhện ăn thịt, nó buông lời than thân trách phận, rằng một kẻ đã từng đương đầu với con vật dũng mãnh nhất như nó nay lại phải cam chịu bị giết bởi một con vật bé nhỏ.

Dửng dưng

Một chú muỗi bay tới đậu trên sừng bò tót. Đậu trên sừng bò được ít lâu, nó muốn bay đi chỗ khác nên hỏi bò là nó bay đi có sao không. “Cậu bay đến khi nào tớ không hay, giờ cậu bay đi, tớ cũng mặc”, bò tót trả lời.

Cái giá của lòng độc ác

Mỗi khi ong làm mật xong lại bị người lấy hết, ong tiếc lắm vì người coi mật ong là của riêng họ. Vì thế, chúng bay lên trời cầu thần Dớt cho chúng cái quyền được đốt chết kẻ nào dám bén mảng tới tổ ong. Quá tức giận vì tâm địa hiểm độc của ong, thần Dớt buộc chúng sau khi đốt người không những mất hết nọc độc mà còn phải chết.

Tại sao kiến lại hay ăn trộm

Con kiến đầu tiên trên trái đất thực ra cũng là một con người. Vốn dĩ nó là một người nông dân, một con người không bao giờ thỏa mãn với thành quả lao động của mình nên luôn luôn nhòm ngó của cải của hàng xóm và ăn trộm về nhà mình. Lòng tham ấy khiến thần Dớt tức giận, bắt anh ta phải biến thành một con côn trùng mà bây giờ ta gọi là kiến. Bề ngoài bị thay đổi nhưng bản chất anh nông dân kia vẫn giữ nguyên: Ngày nay kiến vẫn tìm đường bò ra đồng ăn trộm thóc lúa mang về tích trữ cho riêng mình.

Mùa xuân và mùa đông

Mùa đông bĩu môi giễu mùa xuân: “Khi cậu xuất hiện - mùa đông nói - “chẳng ai thèm ở nhà lấy một phút, người thì ra đồng vào rừng, chắc là họ đi hái hoa uất kim hương và các loại hoa khác. Người lên tàu vượt đại dương, chắc là để thăm viếng người ở bên kia đại dương, chẳng còn có ai phải lo mưa bão nữa. Còn tớ đây, tớ là kẻ ngự trị, là tên độc tài. Tớ bắt mọi người phải nhìn, không phải nhìn lên trời, mà run rẩy sợ hãi nhìn xuống đất, và nhiều lúc tớ còn bắt họ phải ngồi ru rú ở nhà cả ngày”. “Biết rồi - mùa xuân trả lời - Vì thế nên mọi người chı̉ muốn tống khứ cậu đi. Còn tớ thì khác. Mọi người cho tớ là cái tên đẹp nhất. Đúng đấy, tớ nói có trời chứng giám, tên tớ là cái tên đẹp nhất trong các tên. Khi vắng bóng tớ, mọi người nhớ nhung, khi tớ trở lại, mọi người lại reo hò vui vẻ”.

Kẻ vụ lợi nghịch đạo

Có một người tạc tượng thần Hécmét bằng gỗ và mang ra chợ bán. Vì chẳng ai đến mua, anh ta cố làm cho mọi người qua lại phải để ý bằng tiếng rao hàng: "Ta muốn bán một vị thần, vị thần này sẽ ban phúc cho người mua và làm cho người mua trở nên giàu có”. “Ủa, anh bán thần à? - một người đứng bên cạnh - Nếu vị thần ấy đúng như anh nói thì tại sao anh lại mang bán đi? Lẽ ra anh phải giữ lại để kiếm lời thì nghe mới có lý chứ”. “Nhưng tôi lại cần có tiền ngay - người bán trả lời - Giữ thần lại thì thường lâu mới có tiền”.

Người đứng ra xét xử là ai

Một người nhìn thấy một con tàu sắp đắm, mọi người trên tàu đều giơ tay lên phản đối sự bất công của thần thánh. Trên tàu chı̉ có một kẻ nghịch đạo. Kẻ ấy nói: “Thần thánh sắp giết cả những kẻ vô tội”. Đang lầm bầm như thế, anh ta bị ngay một chú kiến cắn. Dù chı̉ bị một con cắn, anh ta cũng xéo hết cả đàn. Lúc đó thần Hécmét hiện lên, lấy gậy đập vào lưng người ấy, nói rằng: “Thì ra nhà ngươi không cho thần thánh xét xử con người như nhà ngươi xét xử đàn kiến hay sao?”.

Con người, một sản phẩm tuyệt diệu làm sao

Xưa nay ta vẫn quan niệm rằng loài vật có trước loài người và thần Dớt đã cho loài vật các khả năng như sức vóc, độ nhanh nhẹn của đôi cánh hay đôi chân. Con người khi đứng trần trụi trước thần đã phàn nàn rằng, chı̉ có mình là không được thần phú cho những sức mạnh như thế. “Người đã không coi trọng cái ta đã ban cho - thần Dớt nói - Người đã được phú cho cái thiên tài lớn nhất - đó là cái thiên tài lý giải, một thiên tài vĩ đại nhất cả trên thượng giới lẫn dưới trần gian. Đó là cái mạnh hơn cả, nhanh hơn cả”. Lúc này người ằ mới biết rằng mình đã được chiếu cố đến mức nào, rồi tạm biệt thần, lòng đầy biết ơn và mến phục.

Cầu được ước thấy

Người chăn bò mang đàn bò đi chăn, tự nhiên thấy mất một con bê, chịu không tìm ra cả. Người chăn bò thề rằng, nếu tìm ra được kẻ trộm thì sẽ dâng một đứa con mình để tế thần. Khi vào rừng, lão ta trông thấy một con sư tử đang ăn thịt chú bê của lão. Sợ hãi, lão giơ tay lên trời kêu khóc: “Hỡi thần Dớt, trước con đã hứa sẽ dâng một đứa con của con lên bàn thờ để tế thần nếu con tìm ra kẻ trộm; bây giờ con xin hứa con sẽ tế thần cả một con bò nếu con thoát khỏi nanh vuốt của tên trộm”.

Đồ rác rưởi

Vì muốn biết người nghĩ gì về mình, thần Hécmét cải trang thành người để vào cửa hiệu của một nhà điêu khắc. Khi thấy tượng thần Dớt, Hécmét hỏi giá. Người bán hàng trả lời: “Một drắcma”(1). Trông thấy tượng thần Hirơ(2), Hécmét cũng hỏi giá. Người bán hàng trả lời, tượng Hirơ đắt gấp đôi tượng thần Dớt. Xem mãi, Hécmét bỗng thấy tượng mình trong hiệu. Cho rằng nhân cách của mình có thể thay cho cả hai thần trên nên chắc chắn là loài người rất tôn trọng mình, thần Hécmét hỏi: “Thế tượng thần Hécmét giá bao nhiêu?”. Người tạc tượng trả lời: “Bức tượng ấy à? Nếu ông mua hai bức kia thì tôi sẽ cho thêm bức ấy”.

To đầu mà dại

Khi thần Dớt nặn người xong, người sai thần Hécmét rót trí tuệ vào đầu từng người một. Thần Hécmét nặn một cái bình chứa khối lượng trí thông minh như nhau cho từng người. Khối lượng đó đủ cho những người bé nhỏ nên họ rất thông minh. Nhưng những giọt thông minh, do quá ít, không đủ thấm hết cơ thể của những người to lớn nên họ trở nên đần độn.

Chı̉ còn niềm hy vọng

Thần Dớt gom tất cả các thứ hay thứ đẹp trên đời vào một cái bình, đậy nắp lại, giao cho một người cai quản. Vì nôn nóng muốn xem trong bình có gì, người ấy đã mở nắp ra. Mọi thứ chứa trong bình bay lên trời mất hút. Khi anh ta đậy nắp bình lại, trong bình chẳng còn gì ngoài niềm hy vọng.

Bới lông tìm vết

Thần Dớt nặn một con bò tót, thần Prômêtê nặn người, thần Atena nặn một ngôi nhà, cả ba thần gọi Momớt(3) xuống bình phẩm tác phẩm của mình. Thần Momớt đầy lòng ghen tức đến mức đi bới lông tìm vết. Thần Momớt bảo thần Dớt nặn sai, vì không để mắt bò tót trên hai sừng. Nếu để hai mắt trên hai sừng thì bò tót sẽ thấy mình húc vào cái gì. Thần Prômêtê nặn sai ở chỗ không để bộ não người nằm ngoài thân mình, bởi vì nếu làm như vậy thì mọi suy nghĩ của người đều lộ rõ và mọi ác ý không thể che giấu. Còn ngôi nhà của Atena lẽ ra phải trên bánh xe, vì nhà trên xe, người chủ có thể nhẹ nhàng di chuyển nếu có kẻ lưu manh chuyển đến ở cạnh mình. Thần Dớt căm tức tính thâm độc của thần Momớt nên đã cho đuổi thần Momớt ra khỏi núi Olimpơ.

Khôn ngoan chẳng lọ thật thà

Một lão tiều phu đốn củi ven sông chẳng may bị rớt rìu xuống nước. Chẳng biết làm thế nào, lão đành ngồi xuống bờ sông mà than khóc. Thần Hécmét hiện lên vỗ về và hỏi lão xem có chuyện gì. Ái ngại cho lão tiều phu, thần lặn xuống sông mang lên một cái rìu vàng, hỏi xem có phải là rìu của lão không. Khi lão nói không phải rìu đó, thần lại lặn xuống và mang lên một cái rìu bạc. Lão tiều phu trả lời đó cũng chẳng phải rìu của lão. Thần đành lặn xuống sông lần thứ ba, mang lên cái rìu của lão. “Đúng rồi, rìu đó đúng là của con” - lão tiều phu nói. Thần Hécmét rất lấy làm hài lòng vì tính thật thà của người tiều phu nên đã tặng cho lão cả rìu vàng và rìu bạc. Khi trở về cùng nhóm tiều phu, lão kể lại chuyện vừa xảy ra, một người trong bọn họ nghĩ rằng mình cũng sẽ được đổi đời như thế. Lão ta mò ra sông, giả vờ đánh rơi rìu xuống nước rồi ngồi bên bờ sông khóc. Thần Hécmét lại hiện lên và khi được nghe kể tại sao lão lại than khóc như vậy, thần lặn xuống sông và mang lên một cái rìu vàng, thần hỏi lão xem đó có phải đó là cái rìu của lão không. “Đúng rồi! Chính cái rìu đó là của con” - lão già vui sướng kêu lên. Quá ngạc nhiên trước tính vô liêm sı̉ của lão già, thần không những không cho lão cái rìu vàng mà cũng chẳng thèm giúp lấy lại cái rìu của chính lão.

Không trì hoãn

Có một người được bạn nhờ giữ hộ ít tiền nhưng lại tìm cách lấy không món tiền đó. Khi người bạn mất tiền thách gã hãy thề là mình không ăn không món tiền đó thì gã bỏ về nông thôn, vì gã cho rằng đó là cách an toàn nhất. Ấy thế nhưng khi ra khỏi cổng gã trông thấy một người khập khiễng cũng đang chuẩn bị về quê, gã hỏi người ấy là ai, sắp đi đâu. Người ấy trả lời: “Ta tên là Thề. Ta đi tìm cách trừng phạt kẻ thề bậy”.

“Ông về quê như thế thì bao lâu lại quay lại?”

“Khi thì bốn chục, khi thì ba chục năm”.

Không chần chừ gì nữa, ngay ngày hôm sau, gã trộm tiền nghiêm chı̉nh thề rằng mình không lấy cắp tiền. Nhưng chẳng bao lâu gã ta tình cờ lại mặt đối mặt với người đàn ông khập khiễng nọ, người này kéo gã ra một phiến đá chênh vênh định đạp cho gã ngã xuống đất. Kẻ phạm tội bắt đầu rên rı̉. Gã ta ca cẩm: “Thế mà ông bảo phải ba mươi năm ông mới quay lại, ông chẳng để cho tôi thoát lấy một ngày”. “Đúng như thế - người đàn ông nọ trả lời - Bất kỳ ai khi nào muốn chọc tức ta thì ta sẽ quay trở lại đúng lúc ấy”.

Vì sao có những người vụng về đần độn

Theo lệnh của thần Dớt, Prômêtê đã nặn ra người và thú. Thấy rằng số thú nhiều hơn người quá nhiều, thần Dớt lại lệnh cho Prômêtê nặn lại một số thú thành người và Prômêtê y lệnh. Nhưng những ai gốc gác không phải là người, bây giờ dẫu có hình người thì trí tuệ vẫn là của loài vật.

Thói ăn gian nói dối ở thành phố

Khi qua một sa mạc, có người nhìn thấy một người đàn bà đứng một mình cúi đầu nhìn xuống cát.

“Bà là ai?”, du khách hỏi.

“Ta là chân lý”, người đàn bà trả lời.

“Sao bà lại bỏ thành phố mà sống ở chốn hoang mạc này?”.

“Vì rằng thời thế đã thay đổi - người đàn bà trả lời - Ngày xưa bệnh ăn gian nói dối cũng có nhưng hiếm lắm. Còn ngày nay cứ mở miệng nói với ai là người ta lại gian trá”.

Bác sĩ nhãn khoa

Một bà già mắt kém đã mặc cả với bác sĩ về việc chữa mắt cho mình. Bác sĩ dùng thuốc mỡ để chữa mắt cho bà, cứ mỗi lần tra thuốc xong, khi bệnh nhân phải nhắm mắt, ông bác sĩ nọ lại ăn trộm dần những thứ trong nhà. Khi chẳng còn gì để lấy nữa, lão ta bảo là đã chữa xong và đòi tiền như hai người đã thỏa thuận. Bà lão không chịu trả tiền nên lão ta đưa bà ra tòa. Trước tòa, bà lão nói rằng bà hứa sẽ trả tiền với điều kiện mắt bà phải được chữa lành; nhưng chữa xong thì nhìn lại mờ hơn trước. Bà lão nói: “Trước khi ông ấy chữa cho tôi, tôi còn thấy mọi thứ trong nhà, bây giờ chữa xong rồi, chẳng thấy thứ gì cả”.

Nan y

Một người đàn bà có chồng nghiện rượu đã nghĩ ra một cách để chữa bệnh nghiện rượu cho chồng. Bà ta đợi lúc chồng say bí tı̉ không còn biết trời đất là đâu mới xốc chồng đem quẳng ra một nghĩa địa. Khi đoán chắc chồng mình đã tı̉nh rượu bà ta mới trở lại nghĩa địa và gõ cổng. “Ai đó?” - ông chồng hỏi. Bà vợ trả lời rằng bà đến để mang thức ăn cho người đã chết.

“Ăn uống gì - ông chồng nói - Mang cho ta cái gì để uống chứ. Quẳng cha những đồ ăn. Uống mới là thứ cần cho ta sống”. Lúc đó mụ vợ đấm ngực kêu gào: “Ngu ơi là ngu! Mất bao công sức mới nghĩ được một phương thuốc, những tưởng cho ông được một bài học, ngờ đâu lại làm cho ông đổ đốn hơn. Thói hư tật xấu đã trở thành bản chất thứ hai của ông rồi”.

Lời cảnh tı̉nh đối với sự vu khống

Một tên cướp đường vừa giết xong một người thì bị người đi đường rượt đuổi, hắn bỏ xác chết trong vũng máu để chạy trốn. Có mấy người đi ngược hướng hỏi hắn tay bị dính cái gì, hắn nói vừa trèo dâu xong. Đang nói chuyện thì những người rượt đuổi ập tới, túm lấy hắn treo lên một cây dâu, lấy đòn sóc đâm cho hắn một cái xuyên qua bụng. Cây dâu nói với hắn: “Giúp người khác giết chết mày, tao chẳng thấy băn khoăn gì cả. Đã can tội giết người mà mày còn nỡ lau bàn tay vấy máu lên người tao”.

Kẻ lừa đảo

Một người, trên quãng đường dài dằng dặc của mình, đã thề với thần Hécmét, rằng hắn sẽ chia cho thần một nửa bất cứ cái gì hắn bắt được trên đường. Một hôm hắn được một cái ví, tưởng trong đó có tiền. Nhưng khi lắc lắc ví thì thấy bên trong toàn chà là và quả hạnh. Ăn xong, hắn mang vỏ hạnh và hạt chà là đặt lên bàn thờ và nói: “Thưa thần Hécmét, con đã làm đúng lời hứa. Con đã chia sẻ với thần cả phần ngoài và phần trong của cái mà con bắt được”.

Lang băm

Có một gã thợ giày làm ăn xúi quá, cả ngày chẳng kiếm nổi một trinh. Gã đành phải chuyển đến một nơi thiên hạ chẳng biết gã là ai và chuyển sang nghề chữa bệnh. ̉Ơ đó gã bán một mặt hàng mà gã mạo nhận là thuốc khử độc. Vì là loại ăn nói lèo lá, chẳng bao lâu gã đã nổi danh như sóng cồn. Một ái phi của nhà vua bị ốm nằm liệt giường, vua bèn cho gọi gã lang băm nọ đến để thử tài. Lệnh cho kẻ hầu người hạ mang chén ra, nhà vua đổ vào chén một ít nước, đoạn bảo gã lang băm cho ít thuốc khử độc vào, rồi nhà vua tự mình giả vờ cho thuốc độc vào chén. Sau đó nhà vua phán: “Uống đi, ta sẽ trả tiền rất hậu”. Vì sợ chết, gã lang băm đành thú thực mọi chuyện, gã phải thú thực chẳng biết gì về y lý cả, gã nổi danh là nhờ sự ngu muội của dân chúng. Vua cho vời dân chúng lại rồi truyền: “Các người liệu có nghĩ rằng mình ngu đến thế là cùng không? Làm sao lại nhẹ lòng, nhẹ dạ đến mức phó thác tính mạng cho một gã thợ giày không đóng nổi đôi giày cho chính mình”.

Hại nhân nhân hại

Một chú cáo đi chọc tức bác nông dân bằng cách phá hoại cánh đồng ngô của bác. Khi cáo bị bắt, bác nông dân nghĩ ra cách bắt cáo phải trả giá đắt. Bác lấy ít xơ gai tẩm dầu buộc vào đuôi cáo và châm lửa đốt. Nhưng có một vị thần nào đó lại bắt cáo chạy cánh đồng ngô đã già chı̉ còn chờ thu hoạch, thế là bác chı̉ còn cách chạy theo cáo mà than thở vì đã mất cả cánh đồng ngô.

Báu vật

Lúc hấp hối, một bác nông dân muốn các con mình trở thành những người làm nghề nông giỏi, bèn cho gọi các con đến bên giường và dặn: “Các con ơi, bố sắp từ giã cõi đời này. Các con hãy ra cánh đồng nho tìm một thứ giấu ở đó. Đó là tất cả những gì bố dành cho các con”. Các cậu con trai tưởng bố giấu báu vật gì nên ra sức đào bới không chừa một chỗ nào. Thực ra chẳng có báu vật gì, nhưng vì nho được vun xới cẩn thận nên các con bác nông dân đã được một vụ bội thu.

Đoàn kết là sức mạnh

Mấy đứa con trai bác nông dân nọ thường cãi lộn nhau. Bác đã tìm đủ lời bảo, nhưng đều như nước đổ lá khoai. Bác bèn quyết định dạy cho các con một bài học thực tế. Bác sai con mang đến một bó củi và bảo chúng bẻ nguyên cả bó. Vất vả mãi mà chúng cũng không thể nào bẻ được. Lúc đó bác mới cởi bó củi ra, sai con bẻ từng thanh một. Khi củi bẻ xong, bác mới nói: “Đối với các con cũng thế, một khi các con đồng lòng thì không kẻ nào có thể thắng nổi, còn nếu cãi nhau thì các con sẽ là miếng mồi ngon cho kẻ địch”.

Yếu mềm ơi, tên ngươi là đàn bà

Ngày xưa ở thành phố Êphixơ, người chồng rất mực yêu thương của một phụ nữ bị chết. Nàng đặt xác chồng vào áo quan và không chịu rời áo quan lấy một phút. Ngày đêm nàng luôn ở dưới nhà mồ than khóc người chồng đã mất, bàn dân thiên hạ ai cũng khâm phục nàng vì có lòng thủ tiết với chồng. Một hôm, mấy thằng trộm vào miếu thờ thần Dớt ăn trộm, bị bắt và bị mang lên đinh vào thánh giá vì can tội phạm thần. Để ngăn cấm không cho người nào lấy xác những tên trộm trên thánh giá, mấy tên lính được điều đến gác xác ngay cạnh nhà mồ nơi người đàn bà nọ tự giam hãm mình. Tình cờ một đêm, một anh lính khát nước xuống xin nước người hầu của người đàn bà nọ, cô này đương đứng trông cho chủ ngủ sau một đêm ngồi làm việc mệt nhọc dưới ánh đèn. Cửa hé mở, anh lính nhìn vào thấy người quả phụ có thân hình đẹp đến mức anh ta lập tức chết mê chết mệt. Dần dà không kiềm chế nổi nỗi khát khao của mình, anh lính đã khéo kiếm cớ đến chiêm ngưỡng nàng thường xuyên hơn. Ngày ngày gặp nhau đã làm cho người đàn bà nọ thấy xiêu lòng trước sự tán tı̉nh của anh lính và cuối cùng trái tim nàng hoàn toàn trở nên mềm yếu. Cuối cùng anh lính bắt đầu ở qua đêm dưới nhà mồ với nàng. Thế là một cái xác chết bị mất cắp. Trong nỗi kinh hoàng, anh lính kể đầu đuôi câu chuyện cho người tình của mình. Vốn có tiếng là người chung thủy, nàng trả lời ngay: “Việc gì chàng phải sợ”, rồi giao ngay xác chồng cho anh lính đóng đinh lên thánh giá để khỏi bị phạt về tội lơ là nhiệm vụ.

Có bé xé ra to

Lúc đi trên một con đường mòn bé nhỏ, thần Hơlơkin nhìn xuống thấy một vật be bé giống quả táo. Thần bèn xéo lên quả táo, lấy gậy đập nát quả táo đó. Nhưng quả táo lại to gấp đôi, thần lại xéo lên và lấy gậy đập lấy đập để. Lúc đó quả táo phình to đến mức cản hết cả đường đi. Thần Hơlơkin vứt gậy đi, đứng nhìn kinh ngạc. Lúc bấy giờ thần Abêna, em gái thần Hơlơkin, mới hiện ra mà rằng: “Anh ơi, thế là đủ rồi. Đây là linh hồn của sự cãi cọ gây gổ. Quả táo đó nếu chẳng ai chạm đến thì nó vẫn nguyên như thế, nếu chọc vào nó thì hãy coi chừng, nó sẽ phình to mãi”.

Chê người, phải nghĩ đến ta

Ngày xửa ngày xưa, khi nặn người, thần Prômêtê đã treo vào cổ người hai cái túi, một vắt về đằng trước, một vắt về đằng sau. Túi đựng đầy những lỗi lầm của người khác; túi sau chứa mọi điều sai trái của chính mình. Chính vì thế nên ta dù đứng xa mấy cũng thấy lỗi của bạn nhưng chẳng bao giờ thấy cái sai của chính mình.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Có một bà quả phụ tham công tiếc việc, thường hay đánh thức kẻ hầu người hạ dậy làm việc từ lúc gà gáy sáng. Bọn gia nhân vì mệt nhọc, chịu không nổi đã đi lấy dây thít lấy cổ gà vì cho rằng gà trống là kẻ đã quấy chủ mình bằng cách đánh thức bà trước khi trời sáng. Nhưng làm như thế họ càng mang vạ vào thân, vì bây giờ bà chủ không được gà báo thức nên đã đánh thức họ dậy trước khi gà gáy.

Nói mẽ

Lúc đang đi dò tìm vết chân của sư tử, người thợ săn hỏi bác tiều phu xem có thấy vết tích của sư tử không, có biết hang sư tử ở chỗ nào không. Bác tiều phu trả lời là bác sẽ chı̉ cho biết chính con sư tử mà người thợ săn đang lùng. Nghe thấy thế người thợ săn tái mặt, miệng mấp máy nói: “Tôi đâu có đi tìm hang, tôi đâu có đi lùng sư tử”.

Căm đến chết

Có hai người vốn rất căm ghét nhau lại cùng đi một chuyến đò, một người ngồi trên mũi, người kia ngồi trên mạn. Thình lình gặp bão và khi đò sắp chìm, người ngồi trên mạn hỏi ông lái xem đò chìm phía nào trước. Khi biết rằng mũi sẽ chìm trước, anh ta nói: “Chết đối với tôi cũng chẳng sao. Tôi chı̉ muốn được thấy kẻ thù chết trước mình”.

Người mù bắt mạch

Ngày xưa, có một người mù có đôi bàn tay hễ động vào con vật nào là nói ngay được là con gì. Nhưng một hôm người ta đưa cho ông ta một con sói con, ông không biết đó là con gì. Sau khi đã sờ con vật, ông ta nói: “Tôi chịu không biết đó là sói con hay cáo con hay con gì đó, đại loại là như vậy. Tôi không biết rõ lắm, nhưng con này không thể bầu bạn với cừu được”.

Bị vu oan

Có lần, một lão lang băm đi thăm bệnh cho một người. Mọi thầy thuốc khác đều nói rằng tuy bệnh phải chữa lâu mới khỏi nhưng không có gì nguy hiểm cả, nhưng lão lang băm lại bảo bệnh nhân nên lo mọi việc. “Ông chẳng qua khỏi ngày mai đâu” - lão ta báo trước điều chẳng lành và bỏ đi.

Ít ngày sau, người bệnh dậy được, mặt mày vàng võ nhưng vẫn đi lại được. Gặp ông ta, lão lang băm chào: “Chào ông, cuộc sống của ông ở thế giới bên kia ra sao?”. “Ôi yên tĩnh lắm - bệnh nhân trả lời - Tôi đã từng được uống nước ở sông Mê(4). Nhưng có một hôm tôi thấy thần chết và Diêm Vương nổi giận lôi đình, nói ra những lời dọa dẫm bọn thầy thuốc, bởi vì họ không chịu để cho ai chết Thần chết và Diêm Vương lập sổ đen ghi tên các thầy thuốc. Khi Diêm Vương sắp ghi tên ông vào sổ thì tôi quỳ gối xin tha cho ông. Tôi thề rằng kẻ nào dám bảo ông là thầy thuốc, kẻ đó chắc chắn muốn lăng mạ ông”.

Một con én không làm nổi mùa xuân

Một chàng trai lêu lổng nọ có bao nhiêu gia tài bố mẹ để lại đều mang đi tiêu xài hết, chı̉ còn lại độc một chiếc áo khoác. Khi chưa tới mùa xuân, hắn ta đã trông thấy một con én bay trên trời, hắn tưởng mình không còn phải dùng đến áo khoác nữa. Thế là hắn mang bán chiếc áo. Nhưng sau đó trời trở lạnh, và một lần, khi đang lang thang trong một ngày giá buốt, hắn bỗng thấy chú én bị chết cóng, bèn nói: “Ôi con vật đáng thương, mi đã giết ta và cả bản thân mi nữa”.

Định mệnh

Một người đàn ông hiền lành nhút nhát nọ chı̉ sinh được một cậu con trai, một chàng trai đầy lòng can đảm và say mê săn bắn. Khi nằm mơ thấy con mình bị sư tử ăn thịt, người cha sợ lắm, cho rằng đó là điềm gở, và số mệnh ắt sẽ xảy ra. Để tránh những điều rủi ro, người cha cho xây một căn phòng cao ráo, lộng lẫy, cho con trai ở đó và nhờ người trông coi. Để con vui mắt, người bố cho vẽ đủ các loại thú vật trên tường, kể cả tranh sư tử. Nhưng càng nhìn những con vật trên tường, cậu con trai càng thấy sầu não. Một hôm cậu đứng trước hình một chú sư tử mà gào thét: “Chı̉ vì mi mà cái giấc mơ hão huyền của cha ta làm ta đến nông nỗi bị nhốt như gái cấm cung. Ta trả thù mi bằng cách nào đây?”. Vừa nói, cậu con trai vừa đấm vào tường, làm như mình đang móc mắt sư tử. Một cái dằm đâm vào đầu ngón tay khiến ngón tay cậu sưng tấy lên rồi nổi cả hạch. Ít lâu sau cậu lên cơn sốt rồi chẳng mấy chốc qua đời.

Mãi khắc quen

Có một người nhà giàu chuyển đến ở cạnh một người thợ thuộc da. Không chịu được mùi hôi thối, người nhà giàu nọ luôn miệng giục người thợ thuộc da chuyển đi nơi khác, nhưng người thợ thuộc da cứ lần lữa mãi. Dần dà người nhà giàu nọ quen với cái mùi đó và thôi không quấy rầy bác thợ thuộc da nữa.

Ông hói uyên bác

Có một hôm, lão hói đội tóc giả cưỡi ngựa dã ngoại. Thình lình một cơn gió thổi bay mất tóc của lão, kẻ qua người lại được một trận cười. Ngồi trên lưng ngựa, lão hói nói: “Ta không giữ được bộ tóc vốn không phải là của ta thì có gì mà phải cười? Chính bộ tóc ấy đã mọc trên đầu người khác mà người ấy còn chẳng giữ nổi, huống hồ là ta”.

Bạn chân thành

Người đời luôn miệng nói đến tình bạn, nhưng bạn chân thành thì thật là hiếm.

Có một lần người ta xây nhà cho Xôcrat, một con người có số mệnh mà tôi xin sẵn sàng được chia sẻ nếu như tôi cũng hãnh diện được chia sẻ niềm vinh quang của con người ấy, một con người bây giờ chı̉ còn là nắm tro tàn nhưng sinh thời thường bị những tiếng eo xèo, mà thực ra, để thanh minh thì cũng chẳng phải nhọc nhằn gì lắm. Có một người đi qua trông thấy Xôcrat đang xây nhà liền buột miệng nói câu nói cửa miệng của mọi người: “Một người như ngài sao lại đi xây cái nhà tí ti thế?”. Xôcrat trả lời: “Tôi chı̉ hy vọng rằng ngôi nhà bé tí này lúc nào cũng đông đúc khách khứa là những người bạn chân thành đối với tôi”.

Câu đố trong lời trăng trối

Một phú ông nọ qua đời để lại ba cô con gái: Một cô xinh gái có đôi mắt chài trai rất giỏi; cô thứ hai là một cô quê mùa tằn tiện, suốt ngày ngồi dệt cửi; còn cô thứ ba là đứa xấu gái, nghiện ngập. Người chồng trước khi chết đã ủy thác cho vợ mình chia gia tài cho ba con, nhưng phải chia như thế nào đó để chúng sẽ không có quyền sở hữu, không có quyền hưởng thụ những thứ chúng được thừa kế. Trong bản di chúc người chồng nói: “Ngay sau khi ba con không có quyền sở hữu những thứ chúng thừa kế nữa thì mỗi đứa phải đưa cho mẹ một nghìn bảng”.

Thành Aten, mọi người ai cũng biết chuyện ấy. Bà vợ phải cất công đi nhờ khắp lượt các luật sư nhưng chẳng có ông nào biết chia gia tài ra sao để ba cô con gái không được hưởng thụ, cũng không có quyền sở hữu những thứ được thừa kế và khi không có quyền sở hữu nữa thì lại phải nộp tiền cho mẹ.

Sự việc cứ dằng dai mãi mà chẳng ai hiểu ý tứ của lời di chúc ra sao, người mẹ cũng chẳng muốn bận tâm về lời trăng trối của chồng và quyết định chia gia tài theo ý mình. Bà mang chia cho cô con gái đỏng đảnh nào là quần nọ, áo kia, nào là kẻ hầu người hạ. Còn với cô con gái cần cù, bà cho nào là đất đai, nào gia súc, trâu bò cày, nào là nông cụ, nào là tá điền; còn cô nghiện ngập thì bà cho cả một hầm rượu chất đầy những thùng rượu nho, lại thêm cả một dinh cơ có vườn tược khang trang.

Mọi người thấy hợp lý và khi bà vợ chuẩn bị chuyển nhượng mọi thứ cho ba cô con gái thì Êdốp bất thình lình xuất hiện giữa đám đông và nói rằng: “Nếu khi hiện lên, cha ba cô gái biết mọi chuyện thì ông ấy sẽ quay trở lại nấm mồ của mình vì nghĩ thật đáng buồn là người Aten lại hiểu nhầm ý của ông ấy”. Khi mọi người nhờ Êdốp giải câu đố đã làm rối trí mọi người, Êdốp bèn trả lời: “Với cô gái quê mùa, cần cù, chăm chı̉, bà phải cho nó nhà cao cửa rộng, rượu vang, vườn hoa; còn ngọc ngà châu báu, kẻ hầu người hạ, bà phải chia cho con bé trác táng nghiện ngập; còn trâu bò, lợn gà ư? Sao không chia cho con bé đỏng đảnh của bà. Ba đứa sức mấy mà gìn giữ được những gì không phù hợp với ý thích chúng. Con bé rượu chè be bét sẽ bán đồ trang sức để mua rượu; còn con bé lẳng lơ của bà sẽ bán đất bán đai để thả sức vung tiền mà ngợp trong quần nọ áo kia; còn cô bé chăm chı̉ làm ăn, suốt ngày ngồi quay tơ thì chẳng mấy lúc sẽ phải bán nhà đi. Thế là cả ba đứa sẽ chẳng đứa nào có quyền sở hữu những thứ được chia. Cuối cùng đứa nào cũng phải trả cho mẹ món tiền định trước. Món tiền ấy phải lấy từ số tiền chúng bán tài sản riêng của mình”.

Khua môi múa mép

Giữa đường, hai anh lính gặp một tên cướp. Một anh bỏ chạy, anh kia đứng nguyên tự vệ một cách dũng cảm. Khi tên cướp bị đánh, phải bỏ chạy, anh lính nhát gan mới chạy lại rút gươm ra nói: “Để nó cho tớ. Tớ sẽ dạy cho nó biết nó phải đương đầu với loại đối thủ nào”. Anh lính vừa đánh đuổi được tên cướp bèn nói: “Giá lúc nãy cậu nói được câu ấy thì hay quá. Chı̉ lời nói ấy cũng đã giúp được cho mình rất nhiều, mình sẽ thấy tự tin hơn vì nghĩ rằng cậu nói thật. Còn bây hãy tra gươm vào vỏ và im mồm đi. Vì cả gươm lẫn lưỡi của cậu đều vô dụng như nhau. Cậu có thể lừa những người không biết. Còn đối với tớ ấy à? Tớ đã thấy cậu cuống cuồng bỏ chạy như thế nào, biết lòng can đảm của cậu đến mức nào rồi”.

Tự thổi phồng mình

Có anh chàng nọ sau khi viết được mấy truyện vớ vẩn bèn mang đến đọc cho Êdốp nghe, trong truyện chứa đầy giọng tự phụ. Anh chàng này chı̉ muốn biết ông già Êdốp nghĩ gì về tác phẩm của mình. Các tác phẩm lẩn thẩn của anh chàng này làm cho Êdốp đọc thấy phát ngấy. Anh này bèn nói: “Mình phải tự khen mình chứ, kiếm đâu ra người khác khen mình được”.

Bạn hay thù

Có một lần cáo trèo rào bị ngã. Để khỏi rơi xuống đất, nó túm lấy một bụi cây thạch Gai góc của thạch nam làm cho chân cáo chảy máu. Đau quá, cáo ta rên rı̉: “Trời ơi. Ta muốn mi giúp, mi lại làm ta khốn khổ hơn trước”. Thạch nam nói: “Đúng đấy anh bạn ạ. Cậu túm lấy tớ thì quả là nhầm, bản thân tớ cũng là kẻ sinh ra để túm lấy kẻ khác cơ mà”.

Hành động giá trị hơn lời nói

Một hôm cáo bị mấy người thợ săn rượt đuổi. Trông thấy bác tiều phu, nó liền khẩn khoản xin bác che chở. Bác tiều phu bảo cáo vào lều nhà mình để trốn. Chẳng mấy lúc, toán thợ săn đến hỏi bác tiều phu xem có thấy cáo chạy qua đường này không. Bác tiều phụ nói: “Không”, nhưng vừa nói bác vừa chı̉ vào chỗ cáo trốn. Ấy thế nhưng những người thợ săn tin lời bác và không mảy may để ý đến nơi cáo trốn. Khi toán thợ săn đi rồi cáo ta mới mò ra bỏ chạy, không nói một lời. Bác tiều phu trách cáo vì bác đã che giấu cho cáo, ấy thế mà nó không mảy may có lấy một lời cảm ơn. Cáo nói: “Giá mà lời nói của ông đi với việc làm và bản chất của ông thì tôi đã phải cảm ơn ông rồi”.

Kẻ ngốc chết vì mong muốn có trí tuệ

Được chọn làm vua, khı̉ ta mừng lắm, nhảy múa vui vẻ trước bầy thú. Cáo sinh lòng ghen tức. Trông thấy một cái bẫy bên trong có miếng thịt, cáo dẫn khı̉ đến, mời rằng: “Anh khı̉ ơi, đây là thứ cao lương mỹ vị tôi bắt được, lẽ ra tôi ăn rồi nhưng phải để dành cho anh, coi đó là một thứ bổng lộc xứng với quyền cao chức trọng của anh. Anh ăn đi”. Không nghĩ ngợi gì cả, khı̉ ta chạy đến vồ thịt luôn, nhưng lại bị mắc bẫy. Khı̉ đổ tại cáo đã gài bẫy lừa mình thì cáo liền nói: “Anh bạn ơi, cái ngữ như anh mà cũng đòi làm vua muôn loài à?”.

Hơi đâu đi hỏi người đã chết

Khi đi cùng đường, cáo và khı̉ cứ luôn miệng cãi vã nhau, con nào cũng cho rằng dòng dõi nhà mình thuộc loại cao sang. Khi cả hai đến một chỗ, khı̉ ta dừng lại, cứ nhìn mãi xuống một khu đất mà than khóc. Cáo hỏi: “Có việc gì mà đau thương thế?”. Khı̉ chı̉ cho cáo xem mấy nấm mồ nơi đó và nói: “Không than khóc sao được khi thấy những nấm mồ của những kẻ đã từng làm nô lệ cho cha ông tôi và đã được cha ông tôi phóng thích”. Cáo trả lời: “Cậu nói thế nào mà chẳng được. Làm gì có ai ở trong mồ chui ra tranh cãi với cậu”.

Đục nước béo Cò

Sư tử và gấu đánh nhau vì cả hai vớ được một chú dê, hai con quần nhau nhừ tử đến mức phải nằm bẹp, sống dở chết dở. Cáo ta tình cờ đi ngang qua, thấy cả sư tử và gấu đều bẹp bèn tiến đến tha xác dê đi nơi khác. Cả hai con thú không thể bò dậy được bèn than rằng: “Chı̉ vì hai đứa mình đánh nhau mà cái số đâm ra khốn nạn, còn thằng cáo lại tọa hưởng kỳ thành”.

Học qua kinh nghiệm

Sư tử, lừa và cáo cùng nhau đi săn. Khi ba con đã săn được ít mồi thì sư tử bảo lừa đứng ra chia phần. Lừa ta chia thành ba phần bằng nhau và mời sư tử lấy phần trước. Giận quá, sư tử nhảy ra vồ lừa và ăn sống nuốt tươi ngay lập tức. Ăn xong, sư tử bảo cáo đứng ra chia mồi. Cáo ta dành hầu hết số thịt cho sư tử, chı̉ lấy cho mình mấy miếng vụn. Sư tử hỏi cáo học đâu được cách chia phần như thế. Cáo trả lời: “Chắc ông biết điều gì đã xảy ra với lừa chứ?”.

Đã khôn nhưng còn dại

Một hôm, lừa và cáo cùng nhau đi săn. Đang đi, thình lình cáo trông thấy sư tử. Thấy nguy, cáo ta bèn tiến lại gần sư tử, hứa sẽ dẫn lừa đến nộp cho sư tử, mong sư tử để mình được yên thân. Khi sư tử hứa cho cáo được tự do, cáo mới đưa lừa vào bẫy. Nhưng khi thấy lừa chẳng còn cách nào chạy thoát, sư tử liền vồ cáo trước rồi mới bình thản nằm ăn thịt lừa.

Kẻ hút máu

Khi một kẻ mị dân bị dân chúng mang ra xét xử ở đảo Xamôx thì Êdốp đến đó để diễn thuyết. “Có một chú cáo bơi qua sông bị chìm xuống vực, cố thế nào cũng không thoát được. Đã sống dở chết dở như thế lại còn bị một đàn muỗi bu vào mà đốt. Tình cờ có chú nhím đi ngang qua nhìn thấy, nhím ái ngại cho cáo quá, ngỏ ý muốn đuổi muỗi cho cáo.

“Thôi đừng làm thế” - cáo nói.

“Sao lại không?” - nhím hỏi.

“Vì đàn muỗi này no rồi. Nếu bạn xua chúng đi, đàn khác còn đói nguyên lại bay tới đốt thì tôi chẳng còn lấy giọt máu nào cả”.

Đối với các người cũng thế, hỡi những người dân Xamôx - Êdốp nói - Người này sẽ chẳng làm điều gì hại nữa đâu, vì hắn ta giàu có rồi. Nếu mang giết hắn đi, đứa khác nghèo xác xơ lại đến tiếp tục ăn cắp mọi thứ cho tới khi các người chẳng còn gì nữa”.

Người và Sư tử

Một hôm người và sư tử đi cùng đường, cả hai cứ ra sức huênh hoang tự ca ngợi mình. Bên cạnh đường đi có tảng đá trên có chạm hình một người đang bóp cổ sư tử. Với vẻ mı̉a mai, người chı̉ hình chạm ấy cho bạn đồng hành của mình. “Thấy chưa, chúng ta khỏe hơn sư tử”. Sư tử thoáng mı̉m cười, nói rằng: “Nếu sư tử cũng biết chạm thì người sẽ thấy hình chạm sư tử cưỡi trên lưng người”.

Chất quan trọng hơn lượng

Có một con cáo cười khinh bı̉ sư tử cái vì sư tử chưa bao giờ đẻ được hai con một lứa. Sư tử trả lời: “Chı̉ cần một thôi, nhưng đó là sư tử”.

Lợi nhuận của phía thứ ba

Một ngày hè oi ả, sư tử và lợn rừng đều khát nước, cùng ra suối uống nước. Con nào cũng tranh uống trước, cãi lộn mãi rồi đánh nhau chí chết. Nhưng khi dừng lại để lấy sức, chúng nhìn quanh thì thấy có một chú chim ưng đang đậu trên cành cây chờ ăn thịt kẻ bị giết chết. Trước cảnh ấy, hai con thú thôi không đánh nhau nữa. “Thôi, tốt nhất là hai ta hãy làm lành với nhau, còn hơn để cho quạ và chim ưng rı̉a xác mình”.

Nỗi sợ chung

Sư tử luôn miệng phàn nàn trách móc thần Prômêtê. Rõ ràng là Prômêtê đã tạo ra nó - con vật to, đẹp, trang bị cho nó nào móng vuốt, nào nanh và còn cho nó sức mạnh hơn bất kỳ con vật nào khác. Mặc dù có đủ những thứ được ưu ái như thế, nó vẫn thấy sợ gà trống. Prômêtê bèn bảo: “Nhà ngươi không có lý do gì để trách ta. Nhà ngươi đã có tất cả những khả năng mà chı̉ ta mới có quyền phú cho. Chính linh hồn ngươi đã tạo nên điểm yếu này”. Nghe thấy thế sư tử buồn lắm và luôn tự cho mình là hèn nhát. Nghĩ mãi như thế, cuối cùng nó muốn chết. Nhưng đang trong cảnh ngộ như thế thì nó gặp voi. Chào voi xong, nó đứng lại, hai bên nói chuyện. Sư tử thấy lúc nào voi cũng vẫy tai, bèn hỏi: “Sao lại thế? Anh không thể để cho đôi tai yên được một lúc hay sao?”. Tình cờ lúc ấy có chú muỗi vo ve bay trên đầu voi. Voi nói: “Anh có thấy con vật bé tí tẹo đang kêu vo ve đấy không? Nếu nó chui được vào tai tôi thì tôi đến rồi đời”. Sư tử khi ấy liền nghĩ: “Thế thì giờ ta chẳng phải chết nữa, ta chẳng những khỏe mà còn may mắn hơn voi. Nói gì thì nói chứ gà trống vẫn đáng sợ hơn muỗi nhiều”.

Một người biết tôn trọng người khác

Khi sư tử đang chuẩn bị ăn thịt con bò nó vừa săn được thì có một tên cướp nhảy ra xưng danh và đòi chia phần. Sư tử nói: “Giá như ngươi không phải là tên cướp chuyên nghiệp thì ta sẽ chia phần cho ngươi”. Nghe thấy thế, tên côn đồ bỏ đi. Tình cờ lúc đó lại có một thường dân qua đường. Khi trông thấy một con thú rừng, anh ta quay đầu định chạy. Nhưng sư tử lại tỏ ra hiền lành hơn bao giờ hết. Sư tử nói: “Không sao, ngươi sẽ được chia phần vì ngươi không có lòng tham. Cứ lấy đi, đừng ngại”. Và thế là sau khi chia phần cho người khách qua đường, sư tử thản nhiên vào rừng để mặc người kia lấy phần của mình.

Tương kế tựu kế

Một con sư tử già nằm ốm liệt trong hang. Tất cả các loài vật, trừ cáo, đều đến thăm đức vua của chúng. Chớp lấy thời cơ này, sói thì thầm nói xấu cáo đủ để sư tử nghe thấy. Sói nói rằng: Cáo không có lòng tôn trọng chúa mình nên không chịu đến thăm. Tình cờ, cáo đến đúng lúc và nghe được đoạn sau của câu chuyện sói nói xấu mình. Sư tử gầm lên nạt nộ cáo nhưng cáo xin được giãi bày mọi chuyện. Cáo nói: “Thưa đức vua, trong số những loài vật tụ tập ở đây thì ai là kẻ phục dịch người hết lòng như thần? Thần đã cất công đi khắp đó đây để tìm thầy thuốc chữa bệnh cho đức vua và thần đã tìm được một người”. Sư tử lập tức lệnh cho cáo tâu trình phương thuốc chữa bệnh. Cáo trả lời: “Đức vua phải lột xác một con sói và khi da nó còn nóng thì lấy đắp lên người mình”. Ngay lập tức, chú sói nọ bị lột da.

Cái giá của tráo trở

Có một lần sói nói với chó nhà: “Sao các cậu giống như đúc bọn tớ mà chúng ta lại không quây quần lại để hiểu biết lẫn nhau? Giữa chúng ta không có gì khác nhau, trừ một điểm là mỗi bên suy nghĩ một cách. Bọn tớ được sống trong tự do. Các bạn đối với người cứ khúm na khúm núm như nô lệ, đã vậy lại còn phải canh gia súc cho họ. Ấy thế mà khi có miếng ăn miếng uống, họ chı̉ cho các cậu ăn toàn xương. Nghe bọn tớ đi, cứ để mặc đàn gia súc cho bọn tớ, chúng mình sẽ chia đôi, và sẽ cùng được một bữa nhậu nhẹt”. Chó nhà nghe bùi tai, đồng ý ngay. Nhưng khi đàn sói vượt qua được bờ rào rồi, chúng bắt đầu ăn thịt lũ chó nhà trước.

Tên độc tài

Một chú sói sau khi được chọn làm thủ lĩnh của cả bầy thú liền lập ra một đạo luật. Luật ấy quy định, các con vật mỗi khi săn được mồi phải mang về kho để ai cũng được phần và không bị đói đến mức phải ăn thịt lẫn nhau. Nhưng một chú lừa tiến ra lắc lắc bờm và nói: “Bác sói có ý kiến nghe thì rất cao thượng. Nhưng bác sói ơi, sao bác lại đem con mồi bác bắt được cất biến trong hang của bác thế? Bác hãy mang ra để ở chỗ trữ thức ăn công cộng cho mọi người cùng được chia phần chứ”. Lời móc máy ấy khiến sói ta hổ thẹn quá, phải bỏ ngay đạo luật của mình.

Nhẹ dạ cả tin

Có chú sói nọ suốt ngày đi theo đàn cừu nhưng không hề đụng chạm đến chú cừu nào cả. Ban đầu người chăn cừu sợ hãi và luôn để mắt canh chừng sói, nhưng khi thấy sói ta vẫn cứ theo cừu mà không hề tỏ ra có ý muốn ăn thịt chú cừu nào thì người chăn cừu cho rằng sói quả là kẻ bảo vệ đàn cừu cho bác, thế là khi có dịp ra tı̉nh, bác để sói trông coi đàn cừu. Có cơ hội, sói ta nhảy bổ vào xé xác từng con một. Khi quay về, thấy cả đàn cừu bị giết thịt, bác chăn cừu liền than thở: “Mình thật là đáng kiếp, ai đời lại phó mặc cho sói trông nom đàn cừu”.

Ảo tưởng

Lúc mặt trời lặn, sói ta đang lang thang trên đường thì trông thấy hình mình in trên bãi cát. Sói tự nhủ: “To lớn như mình sao lại sợ sư tử! Việc gì mình lại phải chịu lép một bề. To cao như thế, lẽ ra mình phải là chúa tể muôn loài”. Mới nói được mấy câu tự phụ thì sói ta bị một chú sư tử tóm được và ăn thịt ngay. Sói than vãn: “Tính tự phụ đã hại ta”.

Cái oan tai hại

Chuột hay gây gổ với chồn nhưng bao giờ cũng bị thua thiệt. Lũ chuột liền tổ chức một cuộc hội nghị và đi đến kết luận: Chúng thất bại vì không có lãnh đạo. Và thế là chúng chọn ra mấy chú làm tướng lĩnh. Để phân biệt được với những chú chuột khác, mỗi tướng lĩnh chuột được gắn một đôi sừng. Đến khi xung trận, lũ chuột bị đánh tan tác phải bỏ chạy, cả lũ tẩu thoát vào hang trừ mấy chú chuột tướng lĩnh vì vướng sừng nên bị bắt và bị ăn thịt.

Một là đủ rồi

Một ngày hè nọ tất cả các loài thú đều hớn hở chúc mừng mặt trời lấy vợ, trong số đó bọn nhái vui mừng hơn cả. Nhưng có một chú nhái nói: “Toàn lũ ngu, sao lại phải vui mừng hớn hở như thế? Chı̉ cần một mặt trời đã đủ làm khô cạn những khu ao tù nước đọng. Nếu mặt trời lấy vợ sinh con thì lũ ta còn khốn khổ hơn nhiều”.

Bẻm mép

Một hôm sư tử để ý đến tiếng kêu ộp ộp của ếch và cho rằng con vật phát ra tiếng kêu đó phải là con gì đó to lớn lắm. Ngồi chờ một lát, sư tử thấy ếch nhảy ra khỏi ao bèo. Sư tử tiến tới xéo nát chú ếch và nói: “Sao một con vật bé như ngươi mà lại kêu to được như thế!”.

Trời quả báo

Trong lúc khốn đốn, một chú chuột đồng đành phải đánh bạn với ếch. Chú ếch này giở trò tinh nghịch để trêu chuột: Chú buộc chân chuột vào chân mình. Cả hai mò ra một khu đất để kiếm ăn, nhưng khi hai chú đến bờ ao, ếch ta nhào xuống nước, thỏa sức ngụp lặn, luôn mồm kêu ộp ộp, còn chú chuột bất hạnh kia thì tha hồ uống nước vì bị cột chân vào chân ếch. Thế là chú chuột bị chết đuối. Chuột bị chết đuối nhưng chân vẫn buộc chặt vào chân ếch nên cả hai đều nổi lên mặt nước. Một chú diều hâu trông thấy xác chuột, nhào xuống cắp xác chuột nhưng vì ếch chưa kịp cởi chân chuột ra khỏi chân mình nên diều hâu cắp và ăn thịt cả hai.

Con chó và cái bóng

Một hôm tình cờ vớ được một miếng thịt, chó ta mang về nhà ăn để khỏi bị nhòm ngó. Trên đường về nhà, chó phải qua một ván bắc ngang suối. Khi qua suối, chó trông thấy bóng mình in trên mặt nước, ngỡ rằng đó là con chó khác cũng vớ được miếng thịt như mình, liền quyết giật cho được miếng thịt kia. Chó liền sủa mấy tiếng định đớp cái bóng dưới nước, nhưng nó vừa mở miệng thì miếng thịt rơi luôn xuống suối.

Bụng và các bộ phận khác của cơ thể

Một hôm, những bộ phận của cơ thể tình cờ phát hiện ra là chúng phải làm đủ mọi việc còn bụng thì chı̉ biết ăn. Thế là chúng họp nhau lại, quyết định đình công cho tới khi nào bụng cũng phải làm một phần việc nào đó. Thế là ngày hôm sau, tay thì không chịu lấy thức ăn, miệng không chịu nhai, răng chẳng có việc gì làm. Nhưng mấy hôm sau, các bộ phận cơ thể bắt đầu thấy mình rã rời: tay chân thì bủn rủn, miệng khô, lưỡi ráo. Bấy giờ miệng, chân tay mới hiểu rằng bụng đã làm việc một cách thầm lặng để cơ thể khỏe mạnh.

Con Công và thần Gianô(5)

Một hôm, Công trình lên thần Gianô một tờ trình cầu thần cho mình có được tiếng hót hay như Họa mi mặc dù thần đã cho nó các màu sắc sặc sỡ và hình dáng hấp dẫn. Thần Gianô từ chối lời cầu xin ấy. Khi Công cứ khẩn khoản mãi, lấy cớ nó là con chim mà thần yêu thích nhất, thì thần bèn trả lời: “Mi phải hài lòng với số phận của mình. Người ta không phải cái gì cũng nhất được!”.

Hai con Cua

Một ngày đẹp trời, hai chú cua con bò ra khỏi hang dạo chơi trên cát, cua mẹ trông thấy liền nói: “Các con ơi! Dáng các con đi nhìn xấu quá. Phải đi thẳng người lên, sao lại cứ vặn bên nọ vẹo bên kia thế?”. Cua con nói: “Mẹ ơi, mẹ cứ đi thẳng thì chúng con sẽ bắt chước được”.

Hai cái nồi

Có người mang hai cái nồi, một nồi đồng và một nồi đất ra để ở bờ sông. Khi nước lên, cả hai nồi bị trôi xuống sông. Bấy giờ nồi đất cứ cố tránh để mình khỏi chạm vào nồi đồng, nồi đồng thì kêu lên: “Việc gì mà phải sợ, tớ có đánh cậu đâu”. Nồi đất trả lời: “Nhưng nếu tớ đến gần cậu thì hoặc là cậu va vào tớ, hoặc tớ va vào cậu. Đằng nào tớ chẳng thiệt”.

Ghen ăn tức ở

Hai ông láng giềng cùng vào chầu thần Jupiter và cầu thần cho mình ước gì được nấy. Trong hai người thì một người hay ghen ăn, kẻ kia thì tức ở. Để trừng phạt cả hai, thần Jupiter bèn phán rằng ai ước gì đều được nấy, với điều kiện là người kia sẽ phải được gấp đôi. Lão ghen ăn cầu mong rằng mình sẽ có một nhà đầy vàng. Vừa ước xong thì lão ta được ngay một nhà vàng nhưng niềm vui của lão bỗng biến thành nỗi khổ đau vì người láng giềng có những hai nhà đầy vàng bạc châu báu. Bấy giờ đến lượt lão tức ở, lão này cứ nghĩ đến ông láng giềng mình có một nguồn vui nào đó là lão đã sôi máu lên rồi. Lão ta liền ước sao mình bị đui một mắt, thế là lão láng giềng kia trở thành kẻ mù lòa.

"""