🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trương Vĩnh Ký Và Bước Khởi Đầu Đời Sống Văn Chương Việt Nam Hiện Đại
Ebooks
Nhóm Zalo
i CK.0000074072 I NG THU HẢNG
VẢ Bưoc KHŨI ĐÃU ĐŨI SÕNG VĂN CHƯON6 VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
! NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
T R IƠ N G VĨNH KÝ
V À BƯỚC KHỞI ĨẦ U ĐỜI SÓNG VĂ N CHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
DƯƠNG THU HẰNG. TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐAU đ ờ i SỐNG VÀN CHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
Copyright © DƯƠNG THU HẢNG, 2015.
ISBN: 978-604-62-2640-6
Sách được in với sự tài trợ của CVI Pharma
D Ư Ơ N G T H U H Ằ N G
TRƯƠNG VINH KY VÀ Bước KHỞI ĐẨU ĐỜI SỐNG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Quốc GIA HÀ NỘI
KHỞI ĐẨU, HAY MỘT ĐAN CÀI LỊCH s ử
Hai điếm khời đầu và kết thúc cuộc đời Trương Vĩnh Ký: 1837, 1898 đã gợi ngay sự liên tưởng đến một thời điếm khác thường cùa lịch sử Việt Nam. Sau gần chín thê'ký là một quốc gia phong kiến có chú quyền nhưng trong vòng ánh hường của văn hoá Đông Á, Việt Nam từ giữa thê'kỷ XIX buộc phải đôì diện với một thê' lực hoàn toàn khác trưóc: thực dân phương Tây (qua đại diện Pháp). Cuộc đụng chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu này tại Việt Namđã đi đêh một kết cục không đứng về phía dân tộc Á Đông này. Những biến động sau đó cũng không còn là bước chuyên thời gian đơn thuần (thế ký XIX sang XX), từ triều đại phong kiến này sang triều đại phong kiến khác mà là một chuyến đổi chưa từng có: trung đại sang cận hiện đại với tư cách một thuộc địa, từ Đông sang Tây, từ khu vực đến toàn cầu,... - một khúc chuyên trên quá nhiều phạm vi và động chạm đến chiều sâu nhất cúa đời sống tinh thần một dân tộc-quổc gia.Và, giữa dòng chày thời gian chưa từng có này trong lịch sừ Việt Nam, kẻ sĩ hay trí thức dân tộc đã thành những "chù thế' can dự và kiên tạo nên cac xu the va trao lưu van hoa mơi cua quoc gia - khac hàn VỊ the cùa kẻ sĩ trong cơ cấu xã hội quân-thần thời kỳ trước đó.
Xét về thời gian lịch sử, Trương Vĩnh Ký nằm lọt trong những năm tháng cuôì thế kỷ XIX cùng thế hệ trí thức cũ (chữ
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
dùng cúa Trịnh Văn Thảo). Bi kịch dân tộc đánh dấu bằng sự kiện lịch sừ 1862 đã tạo nên những sô' phận bi kịch cùa trí thức thời kỳ này. Người ra đi trên chiến trường trong cuộc đọ sức trực diện với quân đội viễn chinh Pháp; người bị giam cầm và tra tấn đến chết vì ùng hộ cuộc chiến Cần Vương. Nhưng có một phân sô' nhỏ nhũng trí thức bên lề cuộc đôl kháng này "lại có được nhũng cơ hội ngoài mong đợi đê đi vào lịch sử"1. Trương Vĩnh Ký thuộc sô' này. Trong kết cấu xã hội và diễn biến lịch sử lúc bây giờ (nừa sau thế ký XIX) vị trí bên lề cúa ông được định bời: ông xuất thản trong một gia đình công giáo, bình dân (cha là lãnh binh và mất sớm), được khai tâm bằng Nho học nhưng chưa tùng đặt chân đến trường thi mà vì gia cảnh và cơ duyên đã rẽ sang các khóa đào tạo bài bản dành cho giáo sĩ Thiên chúa giáo (trong 5 năm tại Penang) giữa lúc cả Âu học và Thiên chúa giáo đang bị cả triều đình (cũng như dân chúng) nhìn nhận bằng con mắt ngờ vực. Tình thê' đó có nghĩa là, Trương Vĩnh Ký đã được lựa chọn để không hoàn toàn là một kiêu trí thức cũ. Song giữa tâm điếm lịch sử của dân tộc (Nam Kỳ nửa sau thê' kỷ XIX), khi đã có được nhũng hiểu biết "vượt tầm thời đại" như thê' ông sẽ tiếp tục bị lựa chọn hay tự lựa chọn?
Không thể phủ nhận rằng sự chiếm đóng của Pháp không có mang lại các lợi ích cụ thê cho Đông Dương và dân chúng của nó. Khoa học và các ý tướng Tây Phương có đê’ lại một dâu
1 Trịnh Văn Thảo. Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954. Nghiên cứu lịch sử xã hội. Nxb Thế giới, H.2013. Tr.28.
Khởi đầu, hay một đan cài lịch sử
â'n vĩnh viễn, nhưng với giá phái trả thì đắt. Người Pháp đã làm bật rễ nhiêu cơ câu xã hội đặt nền trên làng xã và gia đình cô truyền dưới danh nghĩa chủ nghĩa cá nhân và tính hiện đại, nhưng hậu quả là một sự xáo trộn trầm trọng của xã hội và trong nền kinh tếđ ã mang đến nhiều sự đau khổ...
... Bị che mắt bởi sự kiêu hãnh dân tộc và huyền thoại đổng hóa, người Pháp đã từ khước không nhìn nhận sự kiện rằng Việt Nam đã sẵn có một nền văn minh. Bâ't kê sự tham nhũng, chính quyền vẫn vận hành; bất kê không có sự tiến bộ, nhung không có ai chết đói. Người Pháp đã xuyên tạc hay phá hủy các định chế cô’ truyền nhưng không mang lại cho người Việt Nam giải pháp gì tô't đẹp hơn.1
Chắc chắn là có thể bàn luận lại một vài nhận định trong trích dẫn trên, song cách nhìn Việt Nam thời kỳ đó như một nền văn hoá có truyền thống và tác động phá huý cúa chính sách thực dân qua con mắt cùa chính người Pháp ờ nghiên cứu này thì lại hoàn toàn trùng hợp với thực tế lịch sử thòi điếm được nói đến. Điều quan trọng là, lịch sử là thứ đã qua. Việc nhìn nhận chính xác các diễn biêhtại thời điếm đó và lựa chọn những ứng xử phù hợp hoặc mang lại những tác động tích cực về sau, vì thê' có thê coi là những hành vi đặc biệt. Bời nhìn lịch sử với độ lùi thòi gian
1 N gô Bắc dịch từ Clarke w. G arrett, “The M yth o f Assimilation - T he French T heory o f Imperialism in Vietnam before 1914", A sian Studies, 1, ed. by Balkrishna G. Gokhale, New York: Hum anities Press, 1967, các trang 56-76. (bản dịch dẫn từ http://w w w .gio-o.com /ngobac.htm l)
TRƯƠNG VĨNH KỸ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
có những lợi thế hơn nhiều, so vói vị thế của những người đương thời. Và sống bằng những lựa chọn khác thường như vậy cũng là châ'p nhận nhũng phán quyết nghiệt ngã của lịch sử. Công trình của Dương Thu Hằng tập trung khảo sát một trải nghiệm như vậy. Kê'thừa nhiều thành tựu văn bản học và nghiên cứu văn hoá văn chương cùa người đi trước, tác giả đã lựa chọn và 'trình bày' lại trước thuật và hành trạng cùa Trương Vĩnh Ký theo một ý tường riêng. Đê’ khẳng định và luận giái những giá trị khởi đầu Trương Vĩnh Ký, tác giả Dương Thu Hằng đã phân xuất di sản cúa ông thành các bộ phận khác nhau và quan trọng hơn là đặt từng màng trước thuật đó trong dòng chảy lịch sử tương ứng của chúng. Thao tác so sánh văn học sử kết hợp văn hóa học này đã dẫn đến nhiều nhận định có chù kiến, đem lại đóng góp thiết thực cho việc tìm hiếu Trương Vĩnh Ký. Theo Dương Thu Hằng, chọn thế úng xử kết họp Đông - Tầy vì lợi ích dân tộc, mở đường cho nhiều xu hướng tư tưởng xã hội và văn hoá những năm tháng tiếp sau, đó là sự chủ động của Trương Vĩnh Ký giữa ngổn ngang những đòi hỏi hoặc gợi ý cùa thực tại và áp lực cùa chính thê’ thực dân đương thời.
Tại thời điểm này, việc xướng danh một con người như Trương Vĩnh Ký đã không còn mang sắc thái dụ ngôn, hay lấp lừng như từng có suốt nhiều năm tháng. Tất nhiên, tìm hiếu hay đánh giá một nhân vật lịch sử hay một giá trị lịch sử văn hoá luôn là câu chuyện không có hồi kết; thậm chí với những hiện tượng mang bối cảnh không thuần nhâ't hoặc chứa đựng những chuyên dịch đặc biệt về tư tưởng, văn hoá... thì sự diễn giải cũng theo đó mà trờ nên đa tầng đa hướng.
Khởi đầu, hay một đan cài lịch sử
“Những bước khởi đầu" của Trương Vĩnh Ký với một điều kiện tư liệu khác trong tương lai cũng có thê sẽ được điểu chình. Bàn thân ám ảnh Đông - Tây, tại thời điểm này, cũng có thê được nhìn dài rộng hơn trong phạm vi dân tộc’ hoặc quy mô nhân loại.
1 Chúng tôi từng lưu ý: Có thê thấy rõ hơn trạng thái phân vân Đông Tây này cho đến tận những năm 40 cùa th ế ký XX, qua một tiếu luận giàu chất tán văn - "Đòng phưcmg và Tây phương" cùa Đinh Gia Trinh đăng trên Thanh Nghị báo (số 10, 1942). Xin trích một sô đoạn (với những cách ghi chính tà đúng như nguyên bán):
"Q ua những buổi chiêu đọc những chuyện hoang đường cổ, xem những tiểu-thuyết võ hiệp của Trung Hoa, trí thức cùa tôi ăn những đô ăn cùa Đông-phương, tim tôi đập những cám xúc của Đông - phương.
... Một ngày đó tôi rời bò ngôi nhà ngói xinh xinh ờ đâu làng cùng với cha mẹ tôi ra tinh ớ. Tôi m ang tâm hôn đi cọ xát vào mọi vật, tôi từ giã cái tĩnh mịch cùa thôn quê đê tim ớ rộn rã nơi tinh thành những học thuật mới mé và một quan niệm vê đòi sốn g ... Tôi dãn leo những bậc thang của học vân. Trí thức cũa tôi sống với các nhà tư tướng Tây - phương, giác quan của tôi được cám xúc bới những kỹ xảo cùa mỹ - thuật Tây - phương, lòng tòi trờ nên mê say những đẹp đẽ ờ xa x ô i... Cái tinh thãn yêu sáng láng, rõ rệt, luận lý của Tây - phương đã quyến rũ trí thức tôi, sự bổng bột tha thiết trong tinh cam cùa Tây - phương đă làm hài lòng sôi nối của tôi.
... Một buổi kia, cậu học sinh trẻ tuối là tôi thuò xưa trò vê quê hương. Chàng quên Racine, Dostoievsky, Kant, và bước khiêm tốn trên đường đất nhó gập gẽnh, ven bên những bờ ao lặng lẽ, qua những bụi ruối, bụi mành cộng đến gọi cừa m ột nhà gián dị đê nghe tiếng chó súa đáp lại, như ở đáy xa xôi cúa bao thời đại.
... Ở dĩ vãng trong buoi thơ âu, tôi sông với Đông-phương. Lòng tôi trư ớc khi hiếu Hamlet và W erther đã khóc than với người ca nữ trong Tỳ-bà-hành, đã buôn với người chinh phụ mói m ắ( tìm bóng người yêu qua "ngàn dâu xanh ngắt", đau đớn với chàng lái đò si mê đê hận tình kết lại thành một trái tim châu n g ọc...
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
Nói khác đi, tâm thức thuộc địa có thê’ là một cách nhìn bô’ sung cho việc tìm hiểu những trường họp như Trương Vĩnh Ký. vấn đề kết hợp Đông - Tây lúc này đã trở thành câu chuyện về tính lai ghép và không thuần nhất văn hóa - như một quy luật của nhân loại. Đồng thời, việc kiến lập bản sắc dân tộc ở những tình huống lịch sử nào đó cũng cần được nhìn như một hành vi ngập ngùng nước đôi, vừa chủ động vừa bị chế ước, vừa tự trị và khuôn theo những ràng buộc tung-hoành, hàm - hiện của lịch sử... Trong cách nhìn đó, công trình của Dương Thu Hằng có thê được đọc như một thử nghiệm tìm hiếu và lý giải một trải nghiệm văn hoá có ngữ cảnh riêng.
Tháng 4/2015
Trần Hải Yến
... Tâm hổn tôi, trí thức tôi nứa quyến luyến Đông-phương, nứa duyên nợ keo kết với Tây-phương... Tư tường  u-tây đã như làn sóng tràn ngập xú sò này, nhưng hổn Đông-phương còn mãi mãi ớ buổi tà duơng kia.
... Đứng ớ chỗ giao thông cùa hai th ế giới, tôi tựa như đang chơ vơ đang đi tim một
chân lý, như ké si tình đang kiếm người yêu đế thờ phụng. Đông-phirơng hay Tây phirơng? Những khi một mình trám tướng trong phòng sách hoặc trên những con đường vắng, tôi thây trí thức tôi, lòng tôi như xôn xao bứt rứt trong một cám giác băn khoăn vô định hoài."
MỞ ĐẨU
1. Văn học Việt Nam hiện đại trước khi được định hình thành các thể loại cụ thể đã trải qua một thời kỳ làm quen, thể nghiệm bằng phương tiện thê’ hiện mới là chữ quốc ngữ, báo chí và in ẫn, đổng thời cũng gắn với một lớp những người cầm bút có sở học, có quan niệm văn chương mang nhiếu nét của thời đại mới. Tất cả những hiện tượng đó nảy sinh từ nhiếu nguyên nhân và trải qua một quá trình lâu dài, nhưng có một hệ quả trực tiếp là cuộc tiếp xúc mang tính chất thực dân của Pháp ở Việt Nam, với thời điểm chạm trán chính thức là 1858. Như vậy, những sản phẩm tinh thẩn hiện diện vào những năm đầu thế kỷ XX đã được chuẩn bị trước đó ít nhất nửa thế kỷ. Khoảng khởi đầu này của quá trình hiện đại hóa văn chương Việt Nam, trong một thời gian dài vì nhiểu lý do, đã bị giới nghiên cứu gác lại. Trong đó, sự thiên kiến chính trị, thiên kiến văn chương và sự khó khăn trong việc truy tìm, tiếp cận tư liệu1... là những lý
1 Khi thực hiện đè tài này, chúng tòi m ay m ân dược PSG.TS. Đoàn Lê Giang - chù nhiệm đé tài “Khảo sát đánh giá, bảo tỗn di sản văn học quổc ngữ N am Bộ cuối thế kỷ X IX - đáu thẽ kỷ X X " - cung cáp phẩn lớn các iư liệu khó tìm , đặc biệt là trọn vẹn 18 số cùa tập san Thông loại khóa trình. Xin được bày tỏ lời cảm ơn trân trọng đốn PGS. TS. Đoàn Lê Giang.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
do chủ yếu nhất. Những năm gẩn đây tình trạng ấy đã dần được cải thiện, khuyến khích việc nghiên cứu/tìm hiểu những vấn để xung quanh thời điểm này đi xa và sâu hơn nữa.
Trương Vĩnh Ký là một trong những tác giả được nhắc đến nhiểu, bởi bên cạnh khả năng khác thường vể ngôn ngữ, hoạt động và trước thuật của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực: phổ biến chữ quốc ngữ, soạn từ điển, viết sách giáo khoa, làm báo, biên khảo và sáng tác... Hơn nữa, những hoạt động văn chương lúc sinh thời và di sản để lại của Trương Vĩnh Ký đều gắn với nhiểu dẫu mốc đẩu tiên của văn chương hiện đại và được coi là có nhiều tác động đến sự hình thành của đời sống văn chương hiện đại. Vì vậy, Trương Vĩnh Ký hội đủ điểu kiện để trở thành một trường hợp tiêu biểu cho việc tìm hiểu sự khởi động của văn chương Việt Nam trên con đường hiện đại hóa.
Tuy nhiên, Trương Vĩnh Ký lại là một nhân vật lịch sử - văn hóa cho đến nay vẫn bị coi là hiện tượng “tổn nghi” ở một số phương diện. Trong đó, động cơ và thái độ chính trị của ông là nơi “gieo” nhiêu dấu hỏi nhất và chi phối khá nhiếu đến việc phân định “công” và “tội” của ông đối với lịch sử và văn hóa đất nước. Trong khuôn khổ một nghiên cứu chuyên ngành, chúng tôi không lạm bàn toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trương Vĩnh Ký mà chọn tiêu điểm khảo sát là hoạt động báo chí, các công trình bicn khảo và sáng tác cùa ông với hi vọng góp một kiến giải khoa học nhỏ cho việc nghiên cứu vê' tác gia Trương Vĩnh Ký nói riêng, văn học Việt Nam giai đoạn giao thời nói chung.
Mờ đầu
2. Là một nhân vật đặc biệt ở nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký là đế tài được nhiếu nhà nghiên cứu quan tầm trên nhiểu phương diện: từ tiểu sử, thân thế, sự nghiệp đến trước tác. Tính từ năm ông qua đời đến nay, chúng tôi đã khảo sát được khoảng 30 công trình và 60 bài viết lớn nhỏ có liên quan ở nhiểu dạng xuất bản, như: giáo trình, sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, biên khảo, từ điển, tiểu luận khoa học, ý kién trao đổi... Trong đó, đáng chú ý nhất là hai loại tư liệu sau:
- Một là các giáo trình, sách giáo khoa, công trình vế lịch sử báo chí, văn hóa, văn học: Đại Việt văn học sừ (1941) của Nguyễn Sĩ Đạo, Việt Nam văn học sử yếu (1944) của Dương Quảng Hàm, Văn học sử giản ước tân biên tập 3 (1965) cùa Phạm Thế Ngũ, Bảng lược đồ văn học Việt N am Quyển hạ (1967) của Thanh Lãng, Báo chí Việt N am từ khởi thủy đến 1945
(1973, tái bản năm 2000) cùa Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) (1972) của Đỗ Quang Chính, Chữ, Văn quốc ngũ thời kỳ đấu Pháp thuộc (1974) của Nguyễn Văn Trung, Tìm hiểu báo chí Việt Nam (1987) của Hổng Chương, Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 (1992) của Bằng Giang, Chữ qu ốc ngữ và cuộc cách m ạng chữ viết đầu th ế kỷ XX (1994) của Hoàng Tiến, Lịch sử báo chí Việt N am 1865-1945 (2000) của Đỏ Ouang Hưng, Những bước đău cùa b áo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (2002) của Bùi Đức Tịnh, H ố sơ Lục châu học (2006) của Nguyễn Văn Trung...
- Hai là các biên khảo vê nhân vật lịch sử văn hóa như: Petrus J. B Trương Vĩnh Ký (1927) của Jean Bouchot, Trương Vĩnh Ký
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
(1958) của Khổng Xuân Thu, Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký (1993) của Bằng Giang, Trương Vĩnh Ký - nhà văn hóa (1993) của Nguyễn Văn Trung, Trương Vĩnh Ký, con người và sự thật (1993) của Nguyễn Văn Trấn, Trương Vĩnh Ký cuốn sổ bình sanh tái bản lần 2 (2002) của Nguyễn Sinh Duy, Văn hóa Việt Nam nhìn tù mẫu người văn hóa (2005) của Đỗ Lai Thúy...
Có thể nói, qua hơn một thế kỷ, lịch sử nghiên cứu vế Trương Vĩnh Ký đã đạt được những thành tựu nhất định và có một vài điểm đáng lưu ý như sau:
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu công phu hấu như chỉ tập trung ở miến Nam bởi lí do: Trương Vĩnh Ký là một trong số các tác giả có liên quan đến những vấn đê' chính trị của thời kỳ thực dân hóa nên ít được học giới miến Bắc chú ý, tác phẩm của Trương Vĩnh Ký, vì thế cũng không được lưu hành rộng rãi. Vể nội dung, tuy có những ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập giữa một bên hết lời ca ngợi còn một bên lên án “sự phản bội dăn tộc” dẫn đến những “tội lỗi văn hóa" dựa trên những hành vi xã hội và văn hóa của Trương Vĩnh Ký; song, nhìn chung, hấu hết các nhà nghiên cứu đểu gặp nhau ở một điểm là ghi nhận những đóng góp to lớn của Trương Vĩnh Ký trên lĩnh vực văn hóa, văn chương như: truyển bá chữ quốc ngữ, biên khảo, biên soạn, dịch thuật, phiên âm, sáng tác, nghicn cứu ngôn ngữ, viết sử ...
Từ năm 1975 trở lại đây, tình hình có nhiểu thay đồi. Điển hình là trường hợp Nguyễn Văn Trung. Ba chuyên khảo dày dặn Chữ, Văn quốc ngữ thời kỳ đẩu Pháp thuộc (1974) với
Mở đầu
Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa (1993) và H ố sơ Lục châu học (2006) là hai thái độ, hai nhãn quan khác nhau của Nguyễn Văn Trung, thể hiện sự tác động của tư tưởng chính trị đến người nghiên cứu rất rõ nét.
Sang đầu thế kỷ XXI này, Trương Vĩnh Ký vẫn là một điểm nhấn quan trọng trong: Hội thảo khoa học Văn xuôi Quốc ngữ Nam bộ cuối th ế kỳ XIX đấu thế kỳ XX (2002), Hội thảo Văn học quốc ngữ N am bộ cuối thế kỷ X IX -1945 ( 2006), và là đối tượng của cuộc tọa đàm Trương Vĩnh Ký với văn h óa do tạp chí Xưa & Naỵ phổi hợp với Nxb Trẻ tồ chức năm 2002. Cuộc tọa đàm này có một số tham luận giá trị như: Trương Vĩnh Ký với “cuốn sổ bình san h ” của Bằng Giang, Trương Vĩnh Ký và những tác phẩm cùa Nguyễn Phan Quang, Trương Vĩnh Ký - nhà văn hóa có công dối với đất nước của Hoàng Như Mai, Trương Vĩnh Ký và ngữ p h áp tiếng Việt của Cao Xuân Hạo, Trương Vĩnh Ký và chữ quốc ngữ của Bùi Khánh Thế, Trương Vĩnh Ký qua những lá thư cuối đời cùa Đào Hùng, Trương Vĩnh Ký - ông tổ của nghề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài của Võ Xuân Trang, Tìm hiểu thêm vế thân th ế và sự nghiệp văn h óa cùa Trương Vĩnh Ký của Nguyễn Đình Đầu... Gần đây nhất, theo một hướng đi mới, Đỗ Lai Thúy đã có bài nghiên cứu mang tên “Trương Vĩnh Ký, người mở đẩu cuộc trò chuyện Đông Tây” trong Văn hóa Việt Nam nhìn tù m ẫu người văn hóa. Điểm qua “gia tài đổ sô” mà Trương Vĩnh Ký để lại, Đỗ Lai Thúy khẳng định: Trương Vĩnh Ký không chỉ là một nhà bác học có tẩm cỡ thế giới, mà còn là một trong những nhà cách tân văn hóa đầu tiên của Việt Nam mở đường cho thế kỷ sau” [202, tr.404].
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
CÓ thê’ nói, chưa bao giờ đẽ tài vế Trương Vĩnh Ký lại được để cập nhiều, trong chừng mực nào đó đã có chiếu rộng và độ sâu, như lúc này. Song, nhiều như vậy mà vẫn là chưa đủ, đúng như ý kiến của Đinh Xuân Lâm: "... để đi tới đánh giá Trương Vĩnh Ký một cách thật sự khách quan, khoa học”, một trong những vấn đé cần đi sâu tìm hiểu chính là “Đóng góp của Trương Vĩnh Ký vế mặt văn hóa” [196, tr.18-19].
3. Những nghiên cứu vẽ việc thống kê, SƯU tẩm và phân loại tác phẩm của Trương Vĩnh Ký:
Là cơ sở để đánh giá một nhà văn, các vấn đé vé tác phẩm (sưu tẩm , xác định văn bản, hệ thống, phân loại...) luôn là công việc cẩn quan tâm đẩu tiên khi bắt tay vào nghiên cứu. Hơn nữa, Trương Vĩnh Ký đã để lại một sự nghiệp mà theo học giả Nguyễn Văn Tố thì “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Petrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gẩn như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng...” [196, tr. 105]. Vì thế, công việc tư liệu xung quanh tác phẩm của Trương Vĩnh Ký cũng chiếm một phấn không nhỏ trong toàn bộ những nghiên cứu vế ông, cụ thể như sau:
Vê' thống kê, SƯU tầm: Trên thực tế, công việc này đã được quan tâm từ rất sớm. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như Petrus J. B Trương Vĩnh Ký của Jean Bouchot (bản in lần thứ 3 nãm 1927), “Bán kẻ các tác phẫm cúa Trương Vĩnh Ký" trên Nam
Kỳ tuấn báo số 02/9/1943, “Ba mươi lăm năm trước tác của Trương Vĩnh Ký” của Nguyễn Văn Trẩn trong Trương Vĩnh Ký con người và sự thật, Thư mục
Mở đầu
Trung..., và đặc biệt là cuốn Sương mù trên tác phẩm của Trương Vĩnh Ký của Bằng Giang. Cho đến thời điểm hiện tại, một thư mục hay SƯU tập hoàn chỉnh vế tác phẩm của Trương Vĩnh Ký vẫn còn là nhiệm vụ chung của cả giới nghiên cứu. Trong tình hình đó, chúng tôi cho rằng chuyên khảo của Bằng Giang có thể xem là một tư liệu quý, đáng tin cậy. Lí do chủ yếu là vì tác giả đã có ý thức sâu sắc vế những khó khăn cản trở công việc SƯU tầm, xác định tác phẩm của Trương Vĩnh Ký. Từ đó, ông đã đụng công phân tích, kế thừa cũng như điếu chỉnh kết quả nghiên cứu của người đi trước; cùng với việc tìm tòi công phu, phương pháp nghiên cứu khách quan, khoa học đế đưa ra được một bản thống kê đấy đủ nhất và củng chi tiết nhất, bao gốm sáu phần: 1. Các tác phẩm đã xuất bản, 2. Tác phẩm còn có nghi vẫn, 3. Tác phẩm in thạch bản, 4. Một ít bài báo, 5. Tác phẩm dự định xuất bản và 6. Bản thảo và tài liệu chép tay [59, tr.77-79].
Vế phân loại tác phẩm: Nhằm đánh giá sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký, mỗi nhà nghiên cứu đã phân loại tác phẩm của ông theo những tiêu chí riêng. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Tố chia tác phẩm theo thời gian và phân loại theo bốn nội dung: phiên âm, nghiên cứu folklore Đông Dương, ngôn ngữ học và sử học. Thanh Lãng trong cuốn Bảng lược đố văn học Việt Nam
(Quyển hạ) đã chia tác phẩm của Trương Vĩnh Ký thành ba loại: phiên âm dịch thuật, biên tập và sáng tác. Cũng chia thành ba loại, nhưng ở góc nhìn thiên vẽ công năng và tính mục đích, Nguyễn Sinh Duy cho rằng, tác phẩm của Trương Vĩnh Ký gốm loại “cắm
nang g: bản xứ
an Hịrh” giũa Pháp -Viêt, loại Nghiên cứu truyến thống '® M á C f8 ílfẩ (1f l W lf Ì J ' n8ữ Tror*g k*1' đó' Nguyẻn Huệ T£UKG TẤM HỌC UỆƯ
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG...
Chi ở mục từ Trương Vĩnh Ký trong cuốn Từ điển Văn học (Bộ mới, 2004) lại chia tác phầm của Trương Vĩnh Ký thành 6 loại khác nhau: 1. Nghiên cứu vế lịch sử, địa lý; 2. Nghiên cứu vễ các bộ môn khác trong khoa học xã hội; 3. Biên soạn từ điển; 4. Dịch sách chữ Hán; 5. Sưu tẩm, phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam; 6. Sáng tác thơ văn [220, tr.1866]. Thừa nhận kết quả nghiên cứu của Bằng Giang, nhà nghiên cứu văn học Nguyên Vũ trong bài “Góp phẩn tìm hiểu Trương Vĩnh Ký”, đã chia tác phẩm của Trương Vĩnh Ký (cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, không kể những công trình còn dang dở) thành bảy loại: 1. Công trình biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho người Pháp, dạy tiếng Pháp cho người Việt; 2. Công trình biên soạn từ điển; 3. Công trình nghiên cứu vẽ ngôn ngữ học; 4. Công trình nghiên cứu vé lịch sử, địa lý; 5. Công trình dịch sách chữ Hán; 6. Công trình SƯU tẩm, phiên âm truyện Nôm và các tác phẩm cổ Việt Nam; và 7. Sáng tác thơ văn [233]. Theo chúng tôi, cách phân loại này rất hữu ích cho việc nghiên cứu Trương Vĩnh Ký với tư cách là một nhà văn hóa tiên phong trên từng lĩnh vực cụ thc.
4. Các nghiên cứu vê' sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký
Trừ một số ít các ý kiến trái chiểu (thường chịu sự chi phối của tư tưởng chính trị) của một số tác giả như Nguyễn Văn Trung (thời kỳ đẩu), Mẫn Quốc, Nguyễn Anh, Tô Minh Trung, Nguyẻn Siiili Duy, Pliạm Long D iếii... còn lại, hâu hết các công
trình nghiên cứu vế sự nghiệp văn hóa của Trương Vĩnh Ký đểu chia sẻ nhận định ở dạng khái quát như sau: Trương Vĩnh Ký trở thành nhà văn hóa tiên phong tfêti nhiêu lĩnh, vực thông qua việc truyển bá chữ quốc ngữ, làm báo, nghiên cứu ngôn ngữ, biên
Mở đầu
soạn, biên khảo, phiên âm, dịch thu ật và sáng tác. Các lĩnh vực văn hóa mà Trương Vĩnh Ký đã cống hiến có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì thế các công trình nghiên cứu vẽ sự nghiệp văn hóa của ông thường không đơn lập mà có sự liên thông với nhau. Chúng tôi nhìn lại những nghiên cứu vẽ sự nghiệp văn hóa đó sộ của Trương Vĩnh Ký ở ba mảng: Hoạt động báo chí và truyền bá chữ quốc ngữ, Biên khảo, và Sáng tác.
Vế hoạt động báo chí và truyển bá chữ quốc ngủ cùa Trương Vĩnh Ký
Đặc điểm nổi bật của các hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký là sự gắn liến với công cuộc truyến bá chữ quốc ngữ. Nhiẽu nhà nghiên cứu đã chỉ rõ sự nghiệp truyến bá chữ quốc ngữ cùa Trương Vĩnh Ký thông qua tờ Gia Định báo như Hoàng Tiến [178, tr.56], Huỳnh Văn Tòng [183, tr.58], Bùi Đức Tịnh [180, tr.36]... Có cái nhìn tổng thể hơn, một số tác giả khác như Thanh Lảng, Bằng Giang, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Văn Hiệu, Bùi Khánh Thế, Vũ Ký... chứng minh rằng Trương Vĩnh Ký không chỉ truyến bá chữ quỗc ngữ qua tờ G ia Định báo mà còn ở tập san Thông loại khóa trình, ở các sách in bằng chữ quốc ngữ và ở việc biên soạn một số sách trực tiếp dạy chữ quốc ngữ như Vấn quốc ngữ, Quốc ngữ tự vận... Đánh giá của Thanh Lãng “Tất cả sự nghiệp của ông (Trương Vĩnh K ý)... không ngoài hai mục đích: ti uyến bú chữ quốc ngữ, và luôn thổ, phổ tliông sự học trong dàn
gian” [110, tr.32] được Nguyên Vũ chia sẻ: “Trương Vĩnh Ký đã tranh đấu suốt đời cho chữ quốc n gữ ...” [233]. Và Nguyễn Văn Trấn thêm một lần nữa khẳng định: “Trương Vĩnh Ký đã giải phóng chữ quốc ngữ ra khỏi kiếp a hườn, rửa mặt mày cho nó, và
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
đặt nó ngổi nhìn ngang chữ Pháp, khơi dậy một cuộc cách mạng vể học ván trong đông bào, thế hệ đi sau” [207, tr.216]. Nguyễn Văn Hoàn còn cho rằng: “Ở ngã ba của sự giao lưu đó (giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp - DTH), Trương Vĩnh Ký sừng sững như một cột mốc đánh dẫu một cuộc xuất phát” [194, tr.39].
Sinh thời, Trương Vĩnh Ký luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ quốc ngữ: “Chữ quốc ngữ phải trở thành quốc gia văn tự vì phúc lợi và sự tiến bộ. Vậy, người ta phải tìm cách quảng bá thứ chữ này bằng mọi phương tiện” [59, tr. 130]. Vai trò là người Việt Nam đẩu tiên phổ biến và cổ động cho việc dùng chữ quốc ngữ cùa Trương Vĩnh Ký được nhắc đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đến sự nghiệp văn hóa của ông.
Nguyễn Văn Trung có một ý kiến đáng chú ý trong công trình Chữ, Văn quốc ngữ thời kỳ đấu Pháp thuộc (1974) như sau: “Nếu ông Trương Vĩnh Ký là người tiến phong trong việc truyển bá chữ quốc ngữ, văn quổc ngữ thì đó là tiến phong ở phía thực dân, kẻ thù của dân tộc, và nếu ông có công thì công đó trước hết là công đối với thực dân” [211, tr. 114]. Tuy nhiên, dù Nguyễn Văn Trung đã đặt sự phát triển của chữ quốc ngữ vào hoàn cảnh lịch sử cùa nó, các mối liên hệ với chính sách cai trị của thực dân Pháp như các thông tư, nghị định, báo cáo m ậ t... tlil việc Tiưưng Vĩnh Ký Id sức phổ biến chữ quốc ngữ lù điếu không thể phủ nhận. Và bản thân Nguyễn Văn Trung đã tự thay đổi quan điểm này qua hai công trình sau là Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa (1993) và H ố sơ Lục châu học (2006).
Mở đâu
Như vậy, có thể nói việc nghiên cứu công lao của Trương Vĩnh Ký trong việc truyến bá chữ quốc ngữ đã có tiếng nói tương đối thõng nhất. Song, hoạt động báo chí cùa ông có tác động cụ thê’ ra sao đói với sự hình thành báo chí Việt Nam củng như đóng góp của nó cho sự chuyển động theo chiếu hướng hiện đại của văn học Việt Nam là gì... vẫn còn chưa được tìm hiểu kỹ.
Về các công trình biên khảo của Trương Vĩnh Ký
Dựa vào thư mục Trương Vĩnh Ký hiện nay, có thể thẵy ông là người tiên phong trong việc biên khảo vế địa lý, lịch sử, phong tục, lễ nghĩa Việt Nam. Nhìn chung các ý kiến, nhận định đểu gặp gỡ ở chỗ đánh giá cao những công trình biên khảo của Trương Vĩnh Ký trên từng công việc cụ thể như Sưu tấm và
Biên soạn, Phiên âm, Phiên dịch... Có thể điểm qua một số ý kiến tiêu biểu dưới đây:
Vê' SƯU tầm, biên soạn: Ý kiến đánh giá vể sách giáo khoa do Trương Vĩnh Ký biên soạn của J. Bouchot trong cuốn Petrus J.B. Trương Vĩnh Ký (Sài Gòn, nhà in Nguyễn Văn Của, 1927, bản in lẩn thứ 3) như sau: “Đó là bộ giáo trình lịch sừ An Nam (Cours đ’Histoire Annamite) gốm hai cuốn non 500 trang, (...) Ernest Renan đã không tiếc lời ca ngợi sách này. Theo E. Ernest, học sinh của họ cũng không có được một bộ sách giáo khoa sử tốt như vậy” [58, tr.46].
Năm 1993, tác giả Nguyễn Văn Trung cho xuất bản cuón sách mang tên Trương Vĩnh Ký nhà văn hóa. Như tiêu đế, ở công trình này tác giả chú trọng giới thiệu vế sự nghiệp, trước tác của Trương Vĩnh Ký trên các lĩnh vực văn hóa, trong đó có đoạn rất
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
đáng chú ý: “Những gì đã đọc hay ít ra đọc các tên sách, bản thảo, đã xuất bản của Trương Vĩnh Ký, cho chúng tôi một cảm tưởng khá rõ rệt: trong suốt cuộc đời làm văn hóa, ông chỉ tập trung vào một việc hấu như duy nhất: SƯU tẩm vốn văn hóa cũ Việt Nam mà một phán lớn đả bị tiêu ma, chỉ còn những mảnh vụn lớn nhỏ, rất đáng được lượm, nhặt, chắt chiu giữ gìn để mong sau này được phổ biến rộng rãi. Trương Vĩnh Ký đã làm công việc trên vế xác định văn bản, xuất xứ, chú giải, dịch; bao gổm nhiểu phạm vi: phong tục, ngôn ngữ, sừ ký, phê bình văn học .v.v...; ở các mức độ khác nhau từ phổ thông đến chuyên sâu với tư thế một nhà biên khảo khoa học luôn luôn nghiêm túc trong tinh thần tôn trọng sự thực, chỉ muốn nói lên sự thực một cách khiêm tổn, nhã nhặn” [212, tr. 132]. Ý kiến của Nguyễn Văn Trung đã động đến nhiếu khía cạnh quan ưọng trong lĩnh vực biên khảo văn hóa của Trương Vĩnh Ký, tiếc là tác giả không đi sâu thêm nữa.
Nguyễn Tấn Đắc - người viết bài “Đọc tờ báo Thông loại khóa trình của Trương Vĩnh Ký” trong cuốn Văn hóa, vãn học tù một góc nhìn - có lẽ là một trong những người đầu tiên đọc sâu vào một tác phẩm cụ thể và ít nhiểu đã chỉ ra sở trường biên khảo văn hóa dân gian cùa Trương Vĩnh Ký. Tuy vậy, ông mới khảo được 12/18 số báo và Thông loại khóa trình chỉ là một, trong khi tác phẩm của Trương Vĩnh Ký phải kể đến “ba chữ số”.
T á r già Hoàng N hư Mai trong hài “Triíríng Vĩnh Ký nhà văn hóa có công với đất nước” đã khẳng định: “Trong giai đoạn chuyển mình của văn hóa từ cũ sang mới, thì vai trò quan trọng, hữu ích thuộc vẽ các nhà biên khảo, nghiên cứu, SƯU tầm, dịch thuật, giới thiệu, làm từ điển. (...). Trương Vĩnh Ký là một người
Mờ đầu
làm những công việc ấy một cách xuầt sắc, với sở học quảng bác, với vốn ngoại ngữ phong phú, với sự nắm vững phương pháp khoa học” [ 196, tr. 114].
Rõ ràng, các ý kiến đánh giá, các nhận định nêu trên tuy đã góp phẩn phác họa chân dung nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký, nhưng mới chỉ là những đánh giá thiên vê' khái quát mà chưa minh chứng cụ thể, cũng như chưa lý giải các văn đế trên cơ sở những đổi chiếu so sánh như: Vì sao Trương Vĩnh Ký lại dành nhiếu tâm sức cho việc SƯU tầm, biên soạn? Quan niệm, nội dung, phương pháp của ông có gì giống và khác đổng nghiệp trước và sau thời ông? Các tác phẩm tiêu biểu như Chuyện đời xita, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Chuyện khối hài,... có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây nến cho văn xuôi quốc ngữ thuở sơ khai?...
Vế phiên âm, phiên dịch: Bàn vể các dịch phẩm tiêu biểu cùa Trương Vĩnh Ký như cuốn Đại Học, Trung Dung (trong bộ Tứ thư), Tam tự kinh, M inh tâm bửu g iá m ..., học giả Nguyễn Văn Tố đã đánh giá rất cao: “Ông đã biết giữ cho những tư tưởng ấy cái vẻ linh hoạt và biết theo cả thể văn mà làm cho câu tiếng Việt đi sát với nguyên văn, không suy chuyển đến văn vẻ, vì ông đã hiểu rằng cái điếu thú vị nhất trong Tú thư - không kể đến lý thuyết - chính là những cái đột ngột, bất thường, không theo luật lệ câu văn và cái đặc tính ấy cần phải phản chiếu từng li từng tí trong bản quốc ngữ” [155, tr.25l. Và “Vế Hán văn, ông có dịch bộ Tủ thư và quyến M inh tâm bửu giám ra quốc ngữ, kể cũng có công với Hán học khi gán tàn, và tỏ ra là một nhà Nho gồm cả văn học Âu Á mà vẫn giữ được tính cách người Đại Nam” [190, tr.71].
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
Một tác giả khác cũng sớm chú ý đến công lao của Trương Vĩnh Ký trên lĩnh vực phiên âm, dịch thuật là Nguyễn Sĩ Đạo. Trong Đại Việt văn học sử, soạn giả viết: “Ông (Trương Vĩnh Ký) là người đẩu tiên đã dịch những sách Nôm ra quốc ngữ như: Kim
Vân Kiếu, Đại Nam quốc sủ diễn ca, Lục Vân Tiên, Phan Trấn, Nữ Tắc... Ông viết nhiểu sách học bằng quốc ngữ, chữ Pháp và Hán tự về đủ mọi khoa học như địa lý, lịch sử, cách trí... mà giá trị nhất là bộ Việt Nam lịch sù' (1879) và Pháp-Việt tự điển... Ông còn làm nhiếu sách dạy tiếng ngoại quốc như Xiêm La, Miến Điện, Mã Lai, Quảng Đông, Quan Thoại... Ngoài những công trình trước thuật, sự biết nhiểu ngoại ngữ và học thức cao rộng đặt ông vào hàng ngũ các nhà bác học bậc nhất.. [ 4 5 , tr. 108],
Nhằm “Góp phần tìm hiểu Trương Vĩnh Ký”, tác giả Nguyên Vũ đã tìm hiểu và đi đến đánh giá: “Trương Vĩnh Ký là người mở đường cho nhiểu lĩnh vực văn hóa” [233]. Hơn thế, ông cho rằng các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà cẩm bút thế hệ sau như Nguyễn Văn Vĩnh (người thứ hai sau Trương Vĩnh Ký phiên âm, chú giải Truyện Kiều), Nguyễn Khắc Hiếu (cùng với Nghiêm Thượng Văn và Đặng Đức Tô dịch cuốn Đại Học (1922)), Phan Kế Bính (dịch sách Tẩu như Tam quốc diễn nghĩa, Đại Nam nhất thống chí)... Nghĩa là, tất cả công việc mà Trương Vĩnh Ký đã làm đểu có sự tiếp nối vế sau.
Cùng chia sẻ những suy nghĩ, những nhận định như vậy còn có một số nhà nghiên cứu khác. Và, củng giống như ở phẩn biên khảo, các ý kiến, nhận định đẩy ý nghĩa này gợi cho chúng tôi quan tâm thêm một số vấn đê liên quan. Chẳng hạn, là
Mớ đầu
người trưởng thành trong môi trường công giáo, được tiếp xúc, mở mang rất nhiếu kiến thức vế văn hóa phương Tây nhưng tại sao Trương Vĩnh Ký lại dổn nhiếu công sức để SƯU tầm, phiên âm các truyện Nôm và các tác phẩm cổ điển, các sáng tác dân gian ra chữ quốc ngữ? Ông biên soạn sách học tiếng Việt cho người Pháp, dạy tiếng Pháp cho người Việt nhưng khi làm công việc lưu chuyển giá trị văn hóa giữa các quốc gia Trương Vĩnh Ký lại lựa chọn để dịch sang chữ quốc ngữ chủ yếu là các tác phẩm kinh điển của Nho gia như Trung Dung, Minh tâm bửu giám ... Trong khi đó, cùng thời ông, dịch giả Huỳnh Tịnh Của hay sau đó một chút, các dịch giả Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, Nguyễn An Khương... thường lựa chọn dịch các sách Tẩu có nội dung ăn khách hoặc các nhà Tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Quang Đẩu, Nguyễn Ngọc Ấn thì dịch các truyện phiêu lưu, du ký hoặc thơ Pháp. Phải chăng ông có quan niệm riêng vế di sản văn hóa, văn học dân tộc - phương Đông trước sự áp đảo của phương Tây? Mục đích của ỏng là gì, liệu có đơn thuần chỉ nhằm phồ biến chữ quốc ngữ? Phương pháp phiên âm, dịch thuật của ông có gì đặc biệt so với những người khác?...
vể sáng tác cùa Trương Vĩnh Ký
Thực tế, so với các mảng khác thì sáng tác của Trương Vĩnh Ký không nhiêu, chỉ có thc đếm trôn đấu ngón tay. Tuy nhiên, thơ văn của ông được nhiếu nhà nghiên cứu quan tâm bởi đây là những sáng tác đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mang phong cách hiện đại vế nhiểu mặt và thông qua đó
TRƯƠNG VĨNH KỶ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG...
CÓ thể nhận ra những đường nét đẩu tiên của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Theo Vũ Ngọc Phan: Một điểu mà ai cũng nhận thấy là Trương Vĩnh Ký đã tỏ cho người ta thấy ông có cái óc của một nhà bác học, vì ngay trong cuộc du lịch (Chuyến đi Bấc Kỳ năm Ất Hợi), ông đã để ý tìm tòi; đối với những điéu trông thấy, ông không chịu chỉ biết qua loa, mà muốn biết đến tận nơi, tận chốn. Một người vừa có con mắt quan sát vừa có óc tìm tòi như ông, thời xưa hiếm đã đành, có lẽ thời nay vẫn còn hiếm... Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp, chứ không còn phải là một nhà văn như những nhà văn khác” [155, tr.28-29]. Vũ Ngọc Phan đã đưa ra những lập luận khá thuyết phục vé tính bác học trong một số hoạt động văn hóa, văn học của Trương Vĩnh Ký. Cùng một cách nhận định này là ý kiến của Thanh Lãng trong Bảng lược đổ văn học Việt Nam (Quyển hạ, năm 1967), khi ông xếp Trương Vĩnh Ký vào danh sách một trong hai tác giả đại biểu của dòng văn chương học giả, và Nguyễn Thị Thanh Xuân nhiểu thập kỷ sau này (năm 2000): “Chính qua tác phẩm này (Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi), ta thấy rõ tác giả đã làm việc bằng phong cách của một nhà văn với tài quan sát hết sức tỉ mỉ các di tích, thắng cảnh của đất nước, và bằng tư duy của một nhà nghiên cứu với việc ghi nhận chính xác những đặc điểm vế các vùng đất đã đi qua vể mặt địa lí, lịch sử, phong tục, ngôn ngữ...” [239, tr.34].
Năm 1943, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, học giả Dương Quảng Hàm đã chỉ ra những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong việc hình thành một nến quốc văn mới của nước
Mở đầu
nhà: “là một cách đào luyện tiếng Nam theo qui củ hai nến văn rất sung túc là văn Tàu và văn Pháp, khiến cho tiếng Nam có thể dùng để viết văn, thứ nhất là văn xuôi là một lối văn vốn xưa ta chưa có” [67, tr.410].
Những nhận định nói trên dù chưa dựa trên các thao tác phân tích văn bản cụ thể vẫn là những gợi dẫn quan trọng cho việc tìm hiểu phong cách (củng như đặc thù) của cây bút Trương Vĩnh Ký.
Những năm gán đây, xuất hiện thêm nhiểu nghiên cứu vê sáng tác của Trương Vĩnh Ký. Có thể kể ra đây bài “Trương Vĩnh Ký - Cuốn sổ bình sanh công với tội” trên Tạp chí Văn học (số 9 -1998), nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất Trương Vĩnh Ký và “Phác thảo buổi đẩu văn xuôi quốc ngữ” trên Tạp chí Văn học (số 11- 2001) của Phong Lê. Trong bài thứ hai, tác giả đã phân tích “ba áng văn xuôi tiêu biểu" (thực ra chỉ là hai, vì Chuyện khôi hài không phải là sáng tác) cùa Trương Vĩnh Ký để chỉ ra một số đặc điểm về nội dung và hình thức của tác phẩm, củng như một phần phong cách của nhà văn Trương Vĩnh Ký.
Tác giả Trần Hữu Tá, nhân “Nghĩ vẽ buổi bình minh của tiểu thuyết Nam Bộ” đã đưa ra một nhận định liên quan đến sáng tác của Trương Vĩnh Ký: “Công cuộc hiện đại hóa nẽn văn học dân tộc là cả một quá trình gổm nhiêu chục năm, trong đó cán ghi nhận vai trò di tién phong mang y nghía dọt phá thuọc vể các nhà văn Nam Kỳ và những Chuyện đời xưa (1866), Chuyến đi B ắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (1881), Kiếp phon g trăn
(1882) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1886) của
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Huỳnh Tịnh Của, và cuốn tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên Thấy Lazará Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản v.v... là những thử nghiệm đẩu tiên” [174, tr .ll]. Minh định, chi tiết hóa và lý giải thêm cho nhận định này sẽ là một việc làm bổ ích đối với những nghiên cứu vể văn học miến Nam nói chung, vế Trương Vĩnh Ký nói riêng.
Tác giả Nguyên Vũ đặt ra một ván để: .. Và chúng ta có thể ngờ rằng Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi đã ảnh hưởng đến các tập du ký Mười ngày ở H uế và Một tháng ở Nam Kỳ của Phạm Quỳnh, viết vào năm 1918 và 1919” [233]. Chỉ tiếc là dấu hỏi mà người viết nêu ra vẫn còn là một giả thuyết chưa chứng minh.
5. Như vậy, hơn một thế kỳ đã trôi qua, kể từ khi Trương Vĩnh Ký qua đời, đến nay, việc nghiên cứu vể sự nghiệp của ông đã diễn ra không bằng phẳng, lúc sôi động, khi lặng lẽ; cũng có những điểm bất đổng nhưng xu thế chung là chuyển dấn sang khẳng định, ngợi ca. Tuy vậy, Trương Vĩnh Ký chưa được đặt thành một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu. Sự nghiệp chung cũng như những đóng góp ở từng lĩnh vực cụ thể của ông vẫn còn đặt ra nhiếu dấu hỏi và cẩn được lí giải ở cả hai phương diện tư liệu và lập luận khoa học từ các góc nhìn của khoa học nhân văn.
Theo chúng tôi, trong phạm vi văn học, hai vấn để đặt ra và cần được đi sâu là: Hoạt động văn hóa của Trương Vĩnh Ký đã tạo nên những cách tân cụ thê gi? Và, chúng da dóng góp như thế nào cho bước đi vào thời hiện đại của văn hóa văn chương Việt Nam? Nói khác đi, các hoạt động báo chí, tác phẩm biên khảo và sáng tác của Trương Vĩnh Ký cần được tìm
Mở đầu
hiểu một cách cụ thể trong khung cảnh chuyển động, canh tân của xã hội, văn hóa Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX với tư cách là những tiếp điểm, khớp nối của hai thời kỳ trung đại - cận hiện đại.
Trên cơ sở tìm hiểu mục tiêu, nội dung và phương thức tiến hành các hoạt động báo chí, biên khảo và sáng tác văn chương của Trương Vĩnh Ký dưới sự tác động của các quy luật phát triển văn hóa, văn học, chuyên luận sẽ làm rõ tính khởi đẩu và tác động của các hoạt động văn chương do Trương Vĩnh Ký chủ trương, đảm nhận để làm rõ vị trí, củng như “công tội” của ông trong lịch sử văn hóa văn chương dân tộc. Đổng thời, đặt Trương Vĩnh Ký ở vị thế tiếp điểm của Đông Á và Tây phương, giữa cổ truyển và hiện đại, nghiên cứu này củng nhắm tìm hiểu sâu hơn tính phức tạp của các hiện tượng giao thời, nhủng điểm “tới hạn” cùa những chuyển động văn hóa, văn chương trong giai đoạn này. Và từ kinh nghiệm thực tiễn đó của lịch sử có thể đi đến những cách nhìn nhận xác thực hơn đối với quá trình hội nhập quóc tế hiện nay của văn học Việt Nam.
Chương 1
N H Ữ N G BIẾN ĐỘNG X Ã H Ộ I, V Ă N H Ó A N Ử A SAU T H Ế K Ỷ X IX - T Á C N H Â N C Ủ A xu T H Ế H IỆ N ĐẠI H Ó A VĂN C H Ư Ơ N G DÂN T Ộ C
1.1. Giới thuyết một vài khái niệm liên quan
H iện đại hóa (modernization) là một khái niệm xã hội học, chỉ quá trình một xã hội từ trạng thái trung cổ phong kiến đi qua giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa trở thành tư sản, tư bản. Quá trình xã hội hóa này sẽ dẩn dà tác động và khiến cho cuộc sống của mổi cá nhân thay đồi theo.
Do xảy ra trước tiên ở một số nước châu Âu, hiện đại hóa thường được đánh đổng với "Tây phương hóa". Theo con đường của chủ nghĩa thực dân, hiện đại hóa xâm nhập vào các xứ sở thuộc địa. Ở đây, hiện đại hóa gây nên một sự phá hủy nến văn hóa bản địa và thay vào đó là một nến văn hóa theo kiểu Tây phương. Vì vậy, cùng với bước chân mở rộng thuộc
địa rùa m ình, rhù nghĩa thự r dân lunn rhù triírtng giải thp rấu trúc xã hội bản địa, đống thời áp đặt mô hình phương Tây lên các miển đất mới. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa của các cuộc đụng độ trên nhiều lĩnh vực của hẩu hết các nước khi đối mặt với thực dân xâm chiếm.
TRƯƠNG VĨNH KỶ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Tính hiện đại (modernity): Khác với Hiện đại hóa, Tính hiện đại không phải là một khái niệm xã hội học, cũng không phải là một khái niệm chính trị, hay khái niệm dành riêng cho lĩnh vực lịch sử. Đó là khái niệm định tính cho một kiểu văn minh đặc trưng đối lập với văn minh truyển thống [130, tr.317]. Vế phạm vi địa lý, tính hiện đại lan tỏa từ phương Tây ra toàn cẩu. Trong bất kỳ khung cảnh văn hóa nào thuộc giai đoạn trung chuyển này, cái cổ điển và cái hiện đại luôn xen kẽ nhau. Nhưng không vì thế mà còn coi “tính hiện đại” có mặt đương nhiên ở mọi nơi, mà nó thuộc vế một cơ cấu xã hội nhất định. Cấu trúc này được xác định ở châu Âu từ thế kỷ XVI và trở nên hoàn chỉnh từ thế ký XIX.
Tính hiện đại được dùng như một tính ngữ trong các lĩnh vực: thể chế xã hội (như: nhà nước hiện đại), kỹ thuật, nghệ thuật (âm nhạc hiện đại, hội họa hiện đại),... Nhưng theo nghĩa rộng, nó đặc trưng cho một quá trình phát triển của lịch sử bước ra khỏi thời kỳ trung đại, trong đó có sự biến đổi của tín ngưỡng, tập tục, đạo đức xã hội, và các hình thái văn hóa khác.
Mặc dù có liên quan tới khùng hoảng lịch sử, nhưng tính hiện đại chỉ là một dấu hiệu đi kèm khủng hoảng này. Nó đóng vai trò dẫn đạo, điếu tiết và làm cho những mâu thuẫn của lịch sử bớt căng thẳng dưới tác dụng của văn minh. Nó
bicn sự khùng hoàng thành m ột giá trị vì đàm nhiệm chức năng điếu tiết văn hóa và qua đó ngầm liên quan đến truyến thóng. Đó là “truyển thống cùa cái mới” (Harold Rosenberg) [130, tr.319]. Mặt khác, bên trong thế giới bị đảo lộn, tính hiện đại hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng trong việc tạo ra sự
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 33
tiến triển cùa nghệ thuật, của dạo đức, của hệ tư tưởng... theo tinh thần mới. Như vậy, tính hiện đại không phải là sự tráo đồi qua lại của các giá trị mà là sự phá vỡ cấu trúc của tất cả các giá trị cũ; đổng thời nó cũng có thể được hiểu là sự diễn dịch lại thói quen tín ngưỡng, cách sổng thường nhật bằng một hình thức khác, hoặc với mục đích khác.
Tính hiện đại trong văn chương: Ở Việt Nam, từ khi diễn ra cuộc tiếp xúc Đông - Tây thì tính hiện đại và phương thức canh cải văn hóa theo hướng hiện đại (hiện đại hóa) được đổng nhất với Âu hóa. Trong công trình nổi tiếng Thi
nhân Việt N am , Hoài Thanh - Hoài Chân khẳng định: “Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sừ Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ (...) Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình như trước (...) Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hổn ta” [189, tr.17-19]. Đói với các nước trong khu vực, tình hình diễn ra tương tự. Các tác giả cuốn Văn học Đ ông N am Á đã nhận định: “Thời kỳ cổ đại, văn học các nước Đông Nam Á cùng tiếp nhận hai nến văn hóa lớn cùa loài người là văn hóa Ấn Độ, và Trung Hoa. Sự tiếp nhận đầu tiên này được nhiểu nhà nghiên cứu gọi là cuộc hội nhập văn hóa lẩn thứ nhất” [209, tr.7], xảy ra trong khu vực, thì cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây là “cuộc hội nhập văn hóa lẩn thứ hai” [209, tr. 15]. Chính cuộc tiếp xúc này đã làm cho văn học hiện đại ở các nước Đông Nam Á mang một màu sắc mới. Ngay Trung Hoa - nển văn hóa “khổng lổ” của châu Á - cũng bị rung chuyển mạnh mẽ. Theo Đặng Thai Mai: “Vấn
TRƯƠNG VĨNH KỸ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG...
để văn hóa ở Trung Quốc khoảng 100 năm nay (thời điểm phát ngôn là 1945 - DTH) cũng là một vấn đê nhập cảng: thâu thái những kiến thức vẽ kỹ nghệ, vê khoa học để cải tạo nến văn hóa “ngàn xưa” của nước Tàu” và “ván đế Âu hóa, hiện đại hóa (modernisation) cũng là một ván để lựa chọn. Bất kỳ khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, bất kỳ về phương diện tri thiĩc hay phương diện kỹ nghệ, văn hóa mới Trung Quốc sẽ phải góp nhặt trong văn hóa Âu Tây những thành phẩn tiến bộ cái tinh hoa có thể áp dụng vào trong tình thế Trung Quốc ngày nay” [124, tr. 17]. Như vậy, có thể hiểu quá trình hiện đại hóa văn học ở các nước châu Á chính là quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây. Tất nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của mình mà mỗi nước trong khu vực đã có quá trình với những thành tựu hiện đại hóa khác nhau.
Gần đây, một ván đê' được các nhà nghiên cứu quan tâm chính là điểm khởi đẩu và các giai đoạn/thời kỷ của quá trình này. Ở Trung Quốc, gần hai mươi năm qua, mốc chuyển sang tính hiện đại cùa văn học Trung Quốc được các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước không ngừng nêu ra. Trong bài "Tổng thuật luận điểm nghiên cứu mới vẽ mốc chuyển sang tính hiện đại của văn học Trung Quốc", tác giả Diêu Hàm đã cho biết diễn biến và kết quả của việc nghiên cứu vấn để này là: "Hải Thượng hoa liệt truyện (? - DTH) của Hàn Bang Khánh (1856-1894) mới là tiểu thuyết có tính hiện đại đẩu tiên của Trung Quốc, thay cho quan điểm trước đây là Nhật ký người điên (1918 - DTH) của Lổ Tấn” [66, tr. 121 ]. Một trong những tiêu chí mới để xác định như vậy là tác phẩm “đã có cá tinh học thuật” [66, tr. 122].
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 35
Ở Việt Nam cũng nảy sinh vấn để tương tự. Cái mốc là năm 1920 được đặt ra bởi vào những năm 20 đã xuất hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử văn học như sự ra đời cùa kịch, tiểu thuyết, sự phát lộ của cái tôi cá nhân, và một kiểu tác giả mới mà đại diện là Nguyễn Ái Quốc. Bên cạnh đó, khá nhiểu ý kiến cho rằng năm 1930 (hoặc 1932) khi văn học hình thành những nhóm, dòng, phong trào cách tân và tạo nên một số tác giả, tác phẩm đỉnh cao ... chính là khởi điểm của quá trình hiện đại hóa. Gần đây nhất, các tác giả cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học Việt N am 1900-1945 do Mã Giang Lân chủ biên, đã nhận định: “...th ờ i điểm cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam là từ năm 1900 hay những năm đáu thế kỷ XX. Cái m ốc 1900, không thể là “nhát cắt” rạch ròi, dứt khoát, mà chỉ là quy ước cho sự tiếp biến hai thời kỹ của một dòng chảy”. Và ông củng cho rằng “...những yếu tố, mẩm móng “chất hiện đại” đã có trong văn xuôi chữ quốc ngữ từ những năm cuối thế kỷ XIX, mà tiêu biểu là Truyện thấy L azaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản in ở Sài Gòn năm 1887” [111, tr. 10-11 ]. Cách nhìn hiện đại hóa như một quá trình đó, theo chúng tôi là khả thủ.
Nhưng như vậy thì trước khi diễn tiến đó trong lĩnh vực văn chương xuất hiện dưới dạng “thành phầm” vào những năm 30-40 của thế kỷ XX, cán phải có môt chuẩn mưc để quan sát, định danh cho những bước chuẩn bị, những yếu tố... liên quan. Từ những giới thuyết vể “hiện đại hóa” và “tính hiện đại” đã tổng thuật ở trên, chúng tôi cho rằng trong lĩnh vực văn chương, tính hiện đại được thể hiện bằng sự giải
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
thể hoặc diễn tấu lại trong hình thức khác các giá trị tỉnh thần (tôn giáo, tư tưởng...) truyền thống; sự hình thành những giá trị tinh thần mới và phương thửc biểu hiện của nó (văn tự, kỹ thuật...)> với tinh thần dân chủ và tự chủ, đưa văn hóa/văn học đến gần cái thường ngày... Chúng tôi
muốn nhấn mạnh những điểu này và đó sẽ là điểm tựa quan trọng cho những lý giải và nhận định của chúng tôi vế Trương Vĩnh Ký trong chuyên luận này.
1.2. Chính sách cai trị về văn hóa của thực dân Pháp'
Tính từ khi nổ tiếng súng đẩu tiên vào cửa biển Đà Nẵng năm 1858 cho đến khi dập tắt được phong trào Cẩn Vương năm 1896, thực dân Pháp đã mát 38 năm mới chiếm đóng được toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Trong suốt thời gian đó, cùng với sự xâm chiếm quân sự, Pháp đã tiến hành nhiểu biện pháp nhằm xây dựng một thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phù hợp với mục đích khai thác và mở rộng thuộc địa.
Điểu đẩu tiên cần lưu ý trung chính sách cai trị của thực dân Pháp là “chia đê’ trị”. Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn chính sách thuộc địa áp dụng ở miến Nam còn dành chính sách bảo hộ cho miến Bắc và miến Trung. Họ nhận thẫy miển Nam
1 Trong m ục này và các m ục 1.3, 1.4 duới dây, chúng tôi tặp trung phản tích những nhàn tố xã hội Việt Nam cuói thế kỷ X IX , như tên chương đã hạn định. Tuy nhiên, đôi chỗ, do ván đé có sự gắn kết chặt chẽ với khoảng thời gian sau đó, hoặc để hình dung m ột cách minh bạch hơn, chúng tôi có sừ dụng thêm m ột số sự kiện, hiện tượng... thuộc khoảng thời gian nửa đẵu thế kỷ XX.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 37
là một vùng đất mới, người dân tứ xứ có khà năng không còn sâu rễ bẽn gốc với văn hóa truyến thống như người miền Bắc:
Thật là tốt khi chúng ta có trước mặt một xứ mà dân chúng không đống nhất lắm nên có thê’ dễ dàng áp đặt một pháp chế mới, cũng không có những truyển thống địa phương nên có thể dễ dàng chấp nhận những thay đổi cán thiết sau khi bị chiếm đóng. Tất cả những điểu trên đểu tìm thấy ở Nam Kỳ, dân số rải rác khắp xứ gổm người Tàu, người Việt, người M iên... Không có một tầng lớp quý tộc địa phương, những người Việt di dân chỉ đến ở mảnh đất này gần đây, còn các viên chức hầu hét đếu từ Huế gừi vào. [215, tr.383]
Với niếm tin đó, chính quyến thuộc địa đã ra sức xây dựng miến Nam trở thành một hạt (département) của Pháp quốc hải ngoại, biến Sài Gòn thành một “xã Pháp”. Nhìn tổng quan, ở miến Nam, vang bóng của tinh thẩn cách mạng Pháp: dân chủ, bình đẳng, tự do, tiến bộ được thể hiện trên nhiểu lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Nếu như ở miến Bắc, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí là những tờ báo chính trị do nhà nước phát hành và chi đạo chặt chẽ, thì ở miến Nam, Nam Kỳ nhật trình, Lục tỉnh tân văn,
Nông cổ mỉn đàm là những tờ báo tư nhân được xuẫt bản với mục đích thương mại, nhà nước không can thiệp. Việc tự do kính doanh, tự do ngôn luận còn được thể hiện khá rõ qua các trường hợp «íárh háo hị rấm ci miến Rắr. miến Trung mà vần được llíll
hành ở miến Nam; hay trong phong trào Duy tân, trường Đông Kinh nghĩa thục ở miến Bắc chỉ hoạt động được chừng chín tháng rồi bị đóng cửa, trong khi ở miến Nam phong trào này kéo dài được một năm.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Như vậy, ba miên Bắc-Trung-Nam vốn khác biệt vế địa lí, khí hậu, tài nguyên, dưới chính sách “chia để trị” của Pháp lại càng trở nên xa cách: “Trong thực tế ngay sau khi Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, ba miến không có liên lạc gì” [215, tr.385]. Miền Nam, nơi tiếp xúc với thực dân Pháp đầu tiên đã bắt đầu quá trình hiện đại hóa sớm nhát, trước hết ở lĩnh vực kinh tế rồi đến văn hóa cùng những đặc trưng riêng.
Trong chính sách đổng hóa của thực dân Pháp ở miễn Nam, chủ trương khuyến khích dùng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh cũng là một điểm được quan tâm. Ngay từ khi đặt chân lên đất Việt, người Pháp đã nhận ra: “Chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ, sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình (...) chỉ tổ khó cho việc truyển đạt đến dân chúng những điểu tạp sự cần thiết liên quan tới khung cảnh cùa nến cai trị mới cũng như cho việc thương mại” [196, tr.129]. Hơn nữa, với người Pháp, việc quyết tâm thay thế hẳn chữ Hán, chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ (với những ưu điểm như dễ đọc, dễ dịch, dễ dạy...) là bước quyết định nhằm tách hoàn toàn và vĩnh viễn người dân Annam thuộc địa ra khỏi ảnh hưởng của nến văn hóa Trung Hoa. Mặt khác, xuất phát từ vị thế và tâm thế của người đi khai hóa, họ nhận định: “chữ quốc ngữ chỉ có thể tiện lợi cho nhu cầu hàng ngày và nó không thể trở thành một chữ viết của văn chương, văn hóa thông thái” (Landes) [196, tr.129]. Vì thế, để có thể thực hiện chính sách đồng hóa nhanh nhất, sớm biến người Việt Nam thành người Pháp vể văn hóa, thực dân Pháp cưỡng bức dùng chữ quốc ngữ với ý nghĩa là công cụ chuyển tiếp trong “thời kỳ quá độ tiến lên chữ Pháp”.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 39
Trước hết phải kể đến những thông tư, nghị định của thực dán Pháp vế việc phổ biến chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm: Nghị định ngày 22/2/1869 vể việc dùng chữ quốc ngữ trong văn thư, giấy tờ chính thức; Nghị định ngày 6/4/1878 vế việc dùng chữ Annam bằng mẫu tự La tinh; Thông tư ngày 28/10/1879 vế việc bãi bỏ chữ nho và dùng mẫu tự La tinh; Nghị định ngày 14/6/1880 vẽ việc thiết lập ở mỏi làng, thị xã trường dạy chữ quốc ngữ... Bên cạnh đó, chính quyén thực dân sẵn sàng tạo công ăn việc làm, trọng thưởng hoặc để bạt nắm giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước cho những ai giỏi tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Nhờ đó, chữ quốc ngữ đã vượt khỏi phạm vi hạn hẹp trong vòng giáo hội công giáo bước đầu trở thành một trong hai ngôn ngữ chính trong hành chính, học đường và sách báo.
Hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng của chữ quốc ngữ là sự xuất hiện của báo chí và nhà in. Tờ báo quốc ngữ đẩu tiên ra đời ở Nam Kỳ là G ia Định báo (1865). Tiếp đó là Nam Kỳ nhật trình (1883), Thông loại khóa trình (1888), B ảo hộ N am dãn (1888), Đại Nam đổng văn nhật báo (1892), Phan Yên báo (1898)... Báo chí ra đời đã thúc đẩy chữ quốc ngữ phổ cập nhanh chóng, đống thời khiến cho đời sống văn hóa, văn chương Nam Kỳ có một bấu không khí mới mẻ, sôi nôì và năng động khác trước. Đi liến với hoạt động của báo chí Nam Kỳ là sự phát triển của nghế in ẩn. Sự hiện diện của các nhà in nhà nước (Imprimeries du Gouvernement) cùng với các nhà in tư nhân (ví dụ nhà in của hiệu thuốc tây Holbé cho in N am Kỳ nhật trình, hay nhà in của một họ đạo ở Tân Định in N am Kỳ địa p h ận ...) cũng cho thấy một không khí cởi mở, tự đo.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
Song song với việc cồ động dùng chữ quốc ngữ, phát triển báo chí, chính quyển Pháp tại Việt Nam chú trọng xây dựng nến giáo dục Pháp-Việt, với mục tiêu đào tạo một lớp nhân viên hành chính phục vụ trong bộ máy công quyển, giáo dục-văn hóa của chính quyến thực dân. Trong thực tế, ngoài những công chức mẫn cán, hệ thống giáo dục này lại tạo ra một nhóm trí thức gồm đủ hiểu biết Đông Tây kim cổ. Có thể tóm lược lịch sử phát triển và một số đặc điểm quan trọng của nến giáo dục Pháp Việt để thấy được những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa văn chương như sau: Giai đoạn thứ nhất, từ năm 1858 đến 1904, hai loại hình trường học là trường Dòng (trường học Thiên chúa giáo) và trường Thông ngôn (đào tạo công chức cho bộ máy cai trị tại chỗ) tổn tại nhưng đéu chưa thực sự trở thành hệ thống giáo dục hoàn chỉnh ở Việt Nam. Bằng cớ là người học đến một thời điểm nhất định được gửi đi đào tạo ở nước ngoài như Pinhalu (Campuchia), Pénang (Malaysia), Pháp, Alger... Khá nhiẽu tên tuổi với vai trò quan trọng trong giai đoạn đẩu của quá trình hiện đại hóa văn hóa, văn học Việt Nam sau này đã qua các khóa học này, như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản... Giai đoạn hai, từ 1904- 1917 tổn tại song song hai loại hình cũ, mới trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mô hình “tháp đôi” nghĩa là giữ nguyên loại hình nhà trường giáo dục theo lối truyển thống và du nhập thêm một loại hình nhà trường mô phỏng y nguyên hình thức trường học từ chính quốc. Dóng thời, một thiết chế quản lí giáo dục cliặl chẽ được ban hành. Đây chính là điểu kiện để xuất hiện trong lịch sử Việt Nam lớp trí thức mang trong mình hai nến văn hóa Đông-Tây ra sức xây dựng nến giáo dục bản xứ và gây dựng văn hóa Việt theo
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế ký XIX... I 41
xu hướng mới, tiêu biểu như Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đổ Thận, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm... Giai đoạn ba, từ 1917-1924, mô hình “tháp đôi” được thay thế bởi mô hình giáo dục “kiểu kim tự tháp” với bốn cấp học là sơ học, tiểu học, cao đẳng tiểu học và trung học bản xứ. Đây được coi là “giai đoạn vàng” của nến giáo dục Pháp - Việt và vế cơ bản được giữ ồn định đến hết năm 1945 [188],
Mặc dù mục tiêu chính cùa nến giáo dục Pháp Việt là đào tạo ra đội ngũ nhân viên thừa hành cho bộ máy cai trị thực dân (chính quyến thực dân hoàn toàn không có chủ trương xây dựng ở một xứ thuộc địa nhu Việt Nam một hệ thống giáo dục đại học, cũng như đào tạo một đội ngũ trí thức như tại chính quốc). Song, hệ quả nằm ngoài mọi toan tính thực dân là tri thức và văn hóa (trong đó có văn chương) phương Tây có cơ hội phổ biến ở Việt Nam. Không mấy khó khăn để nhận ra những đóng góp của nến giáo dục này cho sự phát triển theo hướng hiện đại của văn học Việt Nam. Đó là môi trường quyết định việc chuyển đồi và phổ biến văn tự; là một kênh quan trọng trong việc du nhập mô hình văn chương phương Tây; tạo ra đội ngũ nhà văn mới; thúc đẩy văn xuôi tự sự phát triển qua các kỹ năng được đế cao trong nhà trường như miêu tả, trần thuật và chính luận; và cung cấp hàng loạt các yếu tổ mới chi phối đến quá trình sáng tác như quan niệm vế con người, vê cuộc sống, những khái niệm triết học Đông-Tây, một thế giới tinh thẩn phong phú hơn, đáy đủ hơn với cảm xúc, cảm giác, ý thức, vô thức, trực quan... mà người học với "tẩm đón nhận" giới hạn của mình có thể rút ra từ hệ thống kiến thức của nhà
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
trường Pháp-Việt nói riêng, từ mặt sau của các chính sách cai trị cùa thực dân Pháp nói chung.
1.3. Hiện trạng văn tự dân tộc cuối thế kỷ XIX
Khi Pháp xầm lược nước ta, chữ Hán chữ Nôm đã và đang là văn tự chính thống được sử dụng trong mọi lĩnh vực: “ở xứ này, tất cả “chữ viết” - sự sản xuất ra các văn bản - dù là các văn bản chính thức, các đạo luật và các quy định, tài liệu đù các loại (sổ sách điển địa, thuế khóa và các sổ khác), sách của tất cả các môn học, đểu bằng mẫu tự Trung Hoa, loại chữ viết ghi ý (idéo
graphiques)” [159, tr.284].
Như đã biết, chữ Nôm và cùng với nó là văn hóa, văn chương - sản phẩm của quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa - được ước đoán xuất hiện từ thế kỷ XIII, bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỷ XV và đạt đến đỉnh cao ở cuối thế kỳ XVIII đẩu thế kỷ XIX. Nhiếu học giả, văn si đã từng gọi chữ Nôm là quốc âm, quóc ngữ - chữ của dân tộc (Hồng Đúc quốc âm thi tập, Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ/âm thi...). Vì thế, dù thực dân Pháp tạo nên “một phen thay đổi sơn hà”, dù ngay từ những năm đầu tiên cai trị, Pháp đã cố tình bức tử chữ Hán, chữ Nôm và phổ biến chữ Pháp rỗi chuyển sang chữ quóc ngữ bằng nhiều con đường khác nhau nhưng kết quả không hế như mong đợi. ít nhất cho đến cuối thế kỷ XEX, chữ Hán, chữ Nôm luôn được sử dụng trong sáng tác với ý thức dân tộc rõ rệt. Có thể lấy sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..., và Nguyễn Khuyến, Tú Xương làm minh chứng. Bên cạnh đó, mảng văn xuôi chữ Nôm viết vể truyện các
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 43
thánh cuối thế kỷ XVII, hay những tờ báo ở đấu thế kỷ XX vẫn đùng chữ Hán như Đăng cổ tùng báo, hay Nam Phong tạp chí (1917-1934) với những phán dành cho chữ Hán thời kỳ đẩu... như là những chứng tích vế các khả năng, tính chất phức tạp của việc chuyển đổi chữ viết dân tộc.
Có thể thấy đặc điểm nổi bật của văn tự tại Việt Nam cuối thế kỳ XIX là trạng thái đổng hiện của các văn tự: Hán, Nôm, Quốc ngữ, Pháp. Trong văn học, bên cạnh dòng văn chương viết bằng chữ Hán, chữ Nôm quen thuộc xuất hiện một dòng văn viết bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh' do các trí thức Tây học tiến hành mà thời gian đầu chù yếu là nhung trí thức nhà thờ công giáo như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký,
1 Theo các nhà nghiên cứu, cà trong và ngoài Việt Nam , từ thế kỷ XVII hệ thóng ván tự Việt Nam có thêm một thành viên mới: hệ thóng ghi àm bằng mâu tự La tinh (m à sau này thường duợc gọi là chử quốc ngữ).(.. Việc sáng tạo ra hệ thõng ký tụ này không phải do người Việt m ờ đâu, mà do các giáo si Kitô giáo thực hiện vì m ục đích quảng bá tôn giáo. Theo tài liệu lưu trữ hải ngoại, những chữ viét ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự La tinh đáu tiên xuát hiện trong ghi chép giáo sĩ Francesco Buzomi (1576-1639), rói Cristoppher Borri (1583-1632) nhưng mới chi là những chữ viết !c tẻ, không dấu. Người hiện có tên chinh thức khai sinh ra chữ viét như m ột hộ thóng hoàn chinh là giáo sĩ Alexandre De Rhođe (1591-1661) với hai cóng trình Phép giăng tám ngày cho những người m uốn được rủa tội d ể vô dạo ch ú a Trời (viết băng 2 thứ liếng: La tin và Việt Nam - tue chu quoc ngũ), va l ư Utén Việt - bó tMo Nha - La tínli Uictionanum Anamiticum Lusitanum Et Latinum, in tai La Má năm 1651. Người thứ hai có vai trò quan trọng dõi với việc hoàn thiện hệ, thõng ký tu này là giáo sĩ Pigneau de Béhaine (1741-1799), dẫu m ốc là cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Latinum năm 1772 tuy chưa được xuất bản lúc bẩy giờ nhưng dược dùng phó biến trong giáo khu cùa ông.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Nguyễn Trọng Quản. Trước tác của họ khá phong phú vể thể loại như tác phẩm báo chí, công trình SƯU tầm, biên khảo, dịch thuật, sáng tác... và đểu nhằm mục tiêu chung là phổ biến chữ quốc ngữ. Khi tái bản cuốn Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Trương Vĩnh Ký viết: “Góp nhóp trộn trạo chuyện kiá chuyện nọ, in ra để cho con nít tập đọc chữ quốc ngữ, cùng là có ý cho người ngoại quốc học tiếng Annam, coi mà tập hiểu cho quen”. Rồi chính tập san tư nhân Thông loại khóa trình củng được Trương Vĩnh Ký coi là “độc bản bồ ích cho học sinh trường tiểu học, trường làng và trường tồng”. Cũng như vậy, Huỳnh Tịnh Của khi cho in lại Chuyện giải buồn và Chuyện giải buồn cuốn sau đéu ghi chú “Rút trong các sách hay để giúp trong các trường học cùng những người học tiếng Annam”, hay “Dịch rút trong các sách hay, lại phụ các án tấu, án đoán quan Annam làm, lập lời nói trang nhã, lịch sự, để giúp trong các trường học cùng những người học tiếng Annam” [70, tr.21]. Với Nguyễn Trọng Quản khi viết Truyện thấy
Lazaro Phiến (xuất bản lẩn đẩu năm 1887) trong nhiểu mục đích cũng có một mục đích là “kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải buổn một giây” [70, tr.21 ]...
Tuy vậy, chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX không dễ tức thì chen chân vào đời sổng văn hóa của nhân dân Việt Nam1. Mặc dù,
' Nhiéu nhâ nghien cuu da chưng m inh ràng chu quỏc ngứ giai doạn sơ khai va cho dẽn trước giữa thễ kỳ X IX chù yéu phổ biến trong giới Công giáo, và là phương tiện trình bày giáo lý. Văn tự m ói này cũng phải cạnh tranh với chữ Hán, chữ Nôm, và thực tẽ, ngay trong nguôn tư liệu công giáo (kinh sách, giáo lý, truyện thánh) còn lại, mức độ sừ dụng chữ quôc ngữ vẫn dứng sau chữ N ôm , chữ Hán.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 45
đương thời chữ Hán và nến Nho học đã lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, không lối thoát. Ngay các bậc danh nho học rộng, tài cao cũng phải ngao ngán thốt lên: “Nào có ra gì cái chữ Nho” (Trấn Tế Xương). Song, với nhà nho, khi Pháp bắt đẩu dặt nến thống trị thì chữ quốc ngữ cũng như tất cả những gì có liên quan đến Pháp đểu không thể chấp nhận. Nguyễn Đình chiểu - một chí sĩ mù yêu nước thà dùng nước tro để giặt quần áo chứ không chịu dùng xà phòng cùa Pháp, là một ví dụ tiêu biếu. Trong một tình thế như vậy, vai trò của một người Nam cổ động dùng văn tự mới là cực kỳ quan trọng, song cũng cực kỳ nhọc nhằn và nguy hiểm. Trương Vĩnh Ký chính là “kẻ tự nhiệm” ấy. Ông cho rằng “Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết cùa đất nước. Phải như thế vì lợi ích và sự tiến hóa. Vậy người ta nên tìm cách phổ biến thứ chữ này bằng mọi phương tiện” [59, tr. 130]. Để đạt được mục tiêu đó, Trương Vĩnh Ký đã nỏ lực với rất nhiếu công việc khác nhau như làm báo, soạn từ điển, soạn sách giáo khoa, biên khảo, sáng tác... Tuy có tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa văn chương đương thời nhưng do thiên kiến chính trị mà việc làm của ông đã bị diễn giải thiếu công bằng, thiếu khách quan. Phải đến tận những năm đầu thế kỷ XX, khi tấm gương Âu hóa thành công của Nhật Bản chiếu đến Việt Nam thì các hoạt động văn hóa nhằm canh tân đất nước như Trương Vĩnh Ký đã làm mới được tiếp sức. Và hiển nhiên, vai trò của chữ quốc ngữ như một công cụ kiến thiết xã hội mới được khẳng định. Trước hết, chữ quốc ngữ trở thành “linh hổn”, là điểu k i ệ n đ ổ đ v ía n iỉó íc n h à t i ế n t ớ i x ã h ộ i h i ệ n đ ạ i , v ă n m i n h 1-
1 Đây cũng chinh là lý do đế Hội truyén bá Quốc ngữ ra đời vào năm 1938 và Phong trào Bình dân học vụ xuãt hiện ngay sau ngày Cách mạng tháng T ám năm 1945 thành công.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
Chữ quốc ngữ là hỗn trong nước,
Phải đem ra tính trước dân ta
Lợi quyển đã nắm trong tay
Có ngày tấn hóa, có ngày văn minh...
(Chiêu hôn nước - Trần Quý Cáp)
Từ đó, dần dà chữ quốc ngữ trở thành công cụ để xóa mù ở mọi lúc mọi nơi. Với ưu thế ghi âm tiếng nói hàng ngày, dễ học, dễ nhớ, chữ quốc ngữ đã thúc đẩy giáo dục phát triển rộng rãi. Chữ quốc ngữ cũng giúp cho báo chí - một phương tiện thông tin của xã hội hiện đại phát triển được ở Việt Nam. Bên cạnh đó xưởng in, nhà xuất bản... đua nhau mọc lên, đáp ứng nhu cẩu cùa xã hội ngày càng hiện đại. Quan trọng hơn, chữ quốc ngữ trở thành dẫu hiệu cho thấy đời sống tinh thẩn tiến bộ, dân chủ đã bắt đẩu, và nó cũng là nhân tố tích cực đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn hóa văn học nước nhà.
Tóm lại, đời sống văn học Việt Nam từ khi Pháp xâm lược không còn thuần nhất là nền văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm. Việc tổn tại song song hai bộ phận văn học viết bằng những hình thức văn tự khác nhau, của hai lực lượng sáng tác khár nhau cho thấy tính chất híỡng phân của đời sống văn
chương giai đoạn giao thời. Tuy nhiên, do những lợi thế hiển nhiên, bộ phận trước tác viết bằng chữ quốc ngữ (chủ yếu của trí thức Tây học) ngày càng chiếm ưu thế và vê' sau đã đi đến chỗ độc chiếm đời sống sáng tác hiện đại.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế ký XIX... I 47
1.4. Sự phân hóa đội ngũ cấm bút cựu trào, hình thành đội ngũ mới
Trên cơ sở xã hội, văn hóa và giáo dục nói trên, hiện tượng phân hóa đội ngũ cẩm bút cựu trào và hình thành đội ngũ mới phù hợp với điểu kiện lịch sử mới là tất yếu.
Trước thời hiện đại, tầng lớp có học cùa Việt Nam xuất thân từ cửa Khổng sân Trình thường tự tin vế vai trò “Vũ trụ giai ngô phận sự” (Nguyễn Công Trứ) của bản thân. “Phò đời giúp nước phơi gan anh hảo” (Nguyền Đình Chiểu) thành tâm nguyện chung của hấu hết các nhà nho chân chính. Khi cầm bút sáng tác văn chương, họ quan niệm đó là phương tiện để thể hiện Chí, Tâm, Đ ạo của người quân từ và cùng với nó là sự để cao những tiêu chuẩn Cao, c ổ , Hùng, Đạm, Nhã, Hậu. Mặt khác do gắn chặt với Nho học (cụ thể là Tóng Nho), các thế hệ nho sĩ Việt Nam đã tuân theo lối học trọng từ chương, hư văn “Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi”1, và không được phép đưa ra lập luận khác với tư tưởng chính thống. Nghĩa là, từ những khuôn vàng thước ngọc có sẵn, người học chỉ cẩn dùi mài kinh sừ (chủ yếu là Tứ thư, Ngũ kinh và Bắc sử) rối tầm chương trích cú, gọt giũa câu văn là có thể thi đỗ, làm quan. Lối học áy đã ăn sâu vào đời sống người Việt, trở thành một thói quen, một truyến thống không dễ gì thay đổi và để lại di hại
1 Phải học thuộc lòng m ột ngàn bài thơ, m ột trăm hài phú và năm mươi bài văn sách của cổ nhân.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG.
không hé nhỏ'. Số phận sĩ tử m ong muốn tiến thân, hiển đạt chỉ có con đường duy nhất là đi học, đi thi để được ra làm quan cũng được đúc kết thành nạn “Thất tự” (còn gọi là Thất tự chi trường)2. Lối học khoa cử như thế đã khiến Việt Nam hiện lên trong cái nhìn khá nghiệt ngã của Chu Thuán Thủy (1600- 1682), người Trung Hoa, như sau: “Tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước Dạ Lang3 của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngổi đáy giếng”4. Tình trạng Nho học độc diễn trong nến giáo dục Việt Nam như thế kéo dài
1 “H ọc như vậy thi học trò chỉ chăm học thuộc lòng một só ít sách kẽ trên, và chăm lựa lời cho khéo, gọt câu cho chinh, viểt chữ cho tử tể, một ý tứ có thé diên ra năm bảy cách, miên là lời văn cho bóng bảy mà ý tứ dù là bã cặn cùa Tóng Nho cũng không cấn gì. Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã trờ thành một thiên tính cùa dân tộc ta. Với cách giáo dục áy thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhụt di, huống gi nhũng người tư chẫt tám thường, thực là một giáo dục giết chét nhân cách vậy’’[2, tr.254].
2 D ỉn theo Đặng Thai Mai [126, tr.214]: Thẫt tự - người vào trường thi có phán gióng bảy thứ: Lúc mói ra đi, tay xách cái giỏ như người ăn mày,; lúc được xướng tên vào trường bị quan và lính la m ắng như m ột tên /ù; lúc vào trong lếu thi, xo ro như con ong bị lạnh) lúc ra khỏi trường choáng váng như con chim mới ra khỏi lóng-, lúc đang chờ tin dứng ngói không yên, như con khi bị trói; lúc nghe tin không đậu, tinh thẫn sờ sũng như người chết, gióng con ruồi bị chất dộc; sau ít lâu dẫn dẩn nguôi g iậ n , lạ i n g iía n g h e m u ố n s ín h tà i, n h ư c o n c h ì m b ị v õ tồ . lo th a c à n h c à y đ c là m lại.
3 Dạ Lang là m ột nước nhỏ thời Hán, m ắc bệnh hoang tưởng trong giao thiệp với bên ngoài, từng tranh luận với các nưốc VỂ “nước Dạ Lang so với Trung Quóc bên nào lớn bên nào nhò”.
4 Dẳn theo Vương Trí Nhàn, http://vuongtrinhan.free.fr/baiviet/ m otcach.htm l.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 49
đến hết thập kỷ thứ hai cùa thế kỷ XX. Tuy vậy, vào nửa cuối thế kỷ XIX, trước sự hiện diện và áp đảo của văn hóa tư sản phương Tây mà đại diện là thực dân Pháp, Nho giáo đã thề hiện thế yếu của mình. Trong văn chương, sự phân hóa đội ngũ cựu trào thể hiện qua những khuynh hướng sáng tác khác nhau như yêu nước, hoặc tiếp tục mạch tài tử của văn chương ở các đô thị thực dân hóa. Ngay trong bộ phận văn học yêu nước cũng có thể phân ra làm ba lớp: Một là dòng văn học yêu nước chống Pháp với những tên tuồi vẻ vang như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông... Hai là dòng văn học vận động canh tân đất nước của các cây bút tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... Ba là văn học trào phúng với những cây bút quen thuộc như Học Lạc, Nhiêu Tâm, Nguyễn Văn Giai, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
Hơn thế, từ khi buộc phải đối mặt với văn minh phương Tây, bắt đầu xuẫt hiện một số nhà nho mẫn cảm với thời thế. Họ đã giật mình ngẫm lại vế sự học và vai trò của kinh sách thánh hiển:
Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt giũa câu văn, Lải nhải nhai lại từng câu, từng chữ.
Có khác chi con sâu muốn do cả trời đất?
Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn,
Mới thấy vũ trụ là bao la.
Chuyện văn chương trước đây thực là trò trẻ con!
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG...
Trong thế gian này có ai thật là bậc tài trai,
Mà lại phí cả m ột đời đọc mấy pho sách cũ?
(Cao Bá Quát - Đế Sát viện Bùi công “Yên Đài anh ngữ” khúc hậu) hoặc:
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
(Nguyễn Khuyến - Ngày xuân dặn các con)
Trần Tế Xương (1870-1907) có thể xem là nạn nhân tiêu biểu của chế độ khoa cử truyển thống buổi thoái trào. Là người có tài xuất khầu thành thơ, được hậu thế phong là “thẩn thơ thánh chữ”, nhưng tám khoa ứng thí Tú Xương đểu phải nếm trải nỗi niểm “Đau quá hờn ghen/Rát hơn lửa bỏng/Tủi bút tủi nghiên/Hổ léu hổ chõng”. Không những thế, thơ ông thể hiện tâm trạng của cả một thế hệ không biết đi đâu vế đâu trước những biến đổi của thời cuộc:
Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt,
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ.
Đường đất xa khơi ai mách bảo?
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?
(Lạc đường)
Sự bối rối, lạc lõng, mất phương hướng của Tú xương cũng là nỗi niếm chung cho cả lớp nhà Nho cựu học đang bị tước mất và tự đánh mất vai trò lịch sử của mình trong buổi đẩu “Thổ nạp Á - Âu”,“mưa Âu gió Mĩ”...
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỳ XIX... I 51
Vai trò khởi xướng cho những nhu cầu đổi mới đất nước thuộc vể lớp tiên phong có kiến văn vượt khỏi quỹ đạo quốc gia và khu vực như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Trương Vĩnh K ý...1. Song, tất cả các ý tưởng, các phương sách tiến bộ đó đếu bị rơi vào quên lãng. Lý do đơn giản vì họ đã tra chìa khóa nhầm ồ: cánh cửa triêu đình vón độc tôn Nho giáo, thù cựu và biệt lập vẫn lạnh lùng khép kín.
Chiếm Ưu thế hơn lúc này có lẽ chính là các nhà nho duy tân mà tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, vẫn mang những nét chung của lớp cựu học từ vàn tự, văn thể, quan
1 Không giữ quan điếm biệt lập và kỳ thị chủng tộc, phan Thanh Giàn thừa nhặn sức m ạnh cùa văn m inh phương Tây và để nghị triéu đình: “cử thán dân di học ở các nưóc văn m inh hơn, vì dó là điéu kiện không thể thiểu dc dát nước ciiờng thịnh". Phạm Phú Thứ sau những chuyến sang châu Âu cũng dâng điéu ư ắn lẽn vua với mong m uón thiết tha: “Nay xin cởi m ờ ngờ vực cho mọi n g ư ờ i..., cho người di học phương Đông, phương Tây dể thu thập lợi ích của mọi nước, m ở được giao thông buôn bán, học theo lói nước Thanh, nước Tiêm dê làm cho nước la có nhiéu cùa, bói dưỡng sức lực m à chúng không nghi ngờ, két bè bạn với nước ngoài, khiến cho có nhiéu nước giúp đ ỡ t a . .. ”. T rán Đinh Túc và Nguycn Huy Té xin “m ở cừa biến T rà Lý (thuộc Thái Bình) dế chiêu dân tụ của, m ưu lợi lâu dài”; Nguyẻn Tư Giản, N gô H oàng và Bùi Viện kêu gọi: “T rên vũ đài thế giói ta không thê cứ bịt m ât bưng tai được”. Nguycn Lộ T rạch với Thời vụ sách phân tích rõ: “những thuyén to súng lớn cùa ngilời không phải do thợ quý bùa thẩn tạo nên, m à chính là tự người nghiên cứu và gắng sức tạo ra”... Đặc biệt, Nguyên T rường Tộ, với Thiên hạ phân hợp đại th ế luận, D ũ tài tế cấp luận, Giáo m ôn luận, T ế cấp bát diếu, đã dặt ván đê canh tàn dắt nước vé m ọi m ặt, trong đó có giáo dục và vai trò của sự h ọ c... [242, tr.53,54]
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
niệm văn chương..., song có thể tìm thấy những dấu hiệu thay đổi căn bản ở họ là việc phê phán thánh hiến dẫn đến phê phán văn chương cử tử; đống thời nỗ lực canh tân hệ thỗng văn chương cũ và cổ động phong trào duy tân... Xuất phát từ động cơ yêu nước và nhằm đạt mục tiêu cao nhất là đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, các nhà Nho duy tân đương thời đã làm những việc "trái với bản chất nhà nho" [84, tr.668], trái với đạo học đã thấm nhuần là duy tân - Âu hóa: phải học theo kẻ thù, phải lấy giặc man di làm tấm gương vê' văn minh, đổng thời phải phủ nhận kinh sách thánh hiến vốn là “thiên kinh địa nghĩa” lâu nay... Vì vậy, dù vận động lối học mới, để xuất nội dung học mới, nhưng các nha nho duy tân vẫn chưa sẵn sàng muốn xóa bỏ tận gốc nến Nho học mà mình đã từng theo đuổi1.
1 Chẳng hạn, Vãn minh tăn học sách mong muón bỏ lói học từ chương, bỏ khoa cù nhưng vẫn chù trương học chính văn của kinh truyện m à chỉ bò những lời chú giải, những lời bàn suông, bò thơ phú, kinh nghĩa mà vẫn giữ tại sách, luận; chuộng thực dụng nhưng vẫn vẫn "soạn lại các sách" và "học những diéu bố ích cho nhân tâm thế đạo" - tức "lời hay nết tốt cùa thánh hién"... Trong khi dó, dộng lực phát triến cùa lịch sử nhân loại không phải là dạo đức mà là tri thức, là học vẫn. Đã chỉ rõ bón nguyên nhân khởi điểm khiến noớc yéu dân hèn là "hậu cổ bạc kim", "trọng vương khinh bá", "nội hạ ngoại di", "trọng quan khinh dân" nhưng chính các tác giả cũng vân là trí thức Nho học chưa thoát khòi thế giới quan nhà nho với những nguyên tắc chinh trị cao xa, trừu tượng và một niém tự hào Hoa Hạ không dể gì phủ nhặn sạch trơn. Thêm nữa, ra sức phê phán Nho học với lói học cũ, lên án gay gắt lóp hù nho (Bài hát khuyên hù Nho, Cáo lậu hù văn, Văn tẽ thây dồ hủ...) nhưng khi muốn kêu gọi hợp đoàn, Nguyễn Thượng Hién vẫn mong dựa vào uy tín cùa kè sĩ để vận động quốc dân; trong mười hạng người cán doàn két cứu nước Phan Bội Châu cũng khẳng định "Đửng đáu tiên là bạn làng N h o"...
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 53
Do chỏ không có gì ngoài sở học Nho giáo theo kiểu Việt Nam, các nhà nho duy tân Việt Nam dù nỗ lực đến tận cùng, vẫn gần như không thể thấu đáo một nễn Âu học thực sự. Bởi vậy, khi phong trào cách mạng bị đàn áp, tư tưởng cách mạng trở nên lỗi thời cũng là lúc các cây bút nho học duy tân thấy mình lạc lõng bất lực trước nhu cẩu mới cùa đời sống văn chương.
Điểm khác biệt lớn nhất cùa đội ngũ cầm bút mới so với các nhà nho cựu trào là vốn Tây học mà họ có được từ cuộc tiếp xúc Pháp-Việt ngày càng sâu sắc. Các trí thức Tây học buổi ban đẩu đểu có diểm chung mang dấu ẩn thời đại như: được đào tạo theo chương trình của Pháp nhưng vẫn mang những ảnh hưởng sâu đậm của nến giáo dục nho học, trước khi trở thành nhà văn thường là nhà báo, tuồi đời còn trẻ... Trừ lớp nhà văn tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương, Trương Duy Toàn đi du học vế, còn lại các nhà văn như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Chánh Chiếu, Hổ Biếu Chánh... đếu được đào tạo từ nhà trường Pháp-Việt. Lê Hoằng Mưu học trung học Pháp-Việt ở Sài Gòn, Nguyễn Chánh Sắt tốt nghiệp trường tiểu học Pháp-Việt ở An Giang, Trấn Chánh Chiếu tốt nghiệp trường Collège d’Adran, Hổ Biểu Chánh là học sinh trường Chasseloup Laubat tại Sài Gòn... Vì thế, vốn liếng quan trọng giúp họ tiến hành sự nghiệp có lẽ chính là vốn tri thức cũng như nhãn quan và phương pháp mới mé ma họ linh họi dược tù các trường học kiéư mớl dó. Tiếng Pháp là cầu nối đưa họ đến với tư tưởng và văn hóa phương Tây, còn chữ quốc ngữ là công cụ để họ thực hiện sứ mệnh canh tân văn hóa nước nhà.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Bên cạnh đó, báo chí và nghễ làm báo ra đời và phát triển sớm ở Nam Kỳ cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiểu đến đội ngũ trí thức mới chọn con đường cầm bút để lập thân, lập nghiệp. Có thể nói, hấu hết các nhà văn Tây học ở Nam Kỳ đếu trước hay sau thử sức trên lĩnh vực báo chí. Nhiếu khi khó có thể định danh họ là nhà báo hay nhà văn bởi họ hoạt động với hiệu suất cao trên cả hai lĩnh vực. Trường hợp tiêu biểu vừa là nhà văn, nhà báo kiêm chủ bút như Trương Vĩnh Ký với Gia
Định b áo , Trấn Chánh Chiếu với Nông cổ min đàm , Lục tinh tân văn, Trương Duy Toàn với Lục tỉnh tàn văn, Trung lập báo, Nguyễn Chánh Sắt với Nông cổ min đàm, Lục tỉnh tân văn, Lê Hoằng Mưu với Lục tinh tân văn, Công luận báo, Long Giang độc lập, Hổ Biểu Chánh với Đại Việt tập chí, Nam Kỳ tuấn báo... Tuy vậy, sản phẩm báo chí lúc này chưa thực sự chuyên sâu. Nội dung hấu hết các báo kê’ trên ngoài một số biên khảo, tiểu thuyết nhiếu kỳ đểu ở dạng giản tạp, từ tin tức thời sự, văn bản chính sách, đến quảng cáo, thông báo giờ tàu xe, rao vặt, hiếu hỉ...
Việc tiểu thuyết được in nhiếu kỳ trên các báo đã trở nên phổ biến. Chẳng hạn, Trấn Chánh Chiếu cho dăng “Thất kim ngư” (1907) trên Nông cổ mín đàm với bút danh Lâm Mai Các, hay tiểu thuyết phóng tác “Tiến căn báo hậu” trên Lục tỉnh tân
văn (1907) với tên Kỳ Lân Các. Lê Hoằng MƯU cũng cho đăng trên Nông cô mítĩ đàm các tiếu thuyét “Hà Hương phong nguyệt” (1912), “Ba cô gái cẩu chổng” (1915), “Hổ Thể Ngọc” (1916); trên Lục tinh tân văn là “Oan kia theo mãi” (1920), “Đẩu tóc mượn” (1924), “Đêm rốt người tội từ hình” (1925),
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 55
“Hoan hỉ kỳ oan” (1925), “Cuỗng phụ ngộ cừu nhân” (chưa kết thúc) (1926); và trên Công luận báo đăng “Giọt nước nhành dương” (chưa kết thúc) (1924) với bút danh Mộng Huê Lẩu... Điếu này đã ảnh hưởng không nhỏ tới lối viết của các nhà văn. Có nhiếu lí do trong đó phải kê’ đến sự chi phổi của thị trường. Người ta không thể sống được nếu chăm chút những bài viết có giá trị để đăng báo trong khi “giá báo được lấy chuẩn theo giá của một li cà phê sáng của một người lao động bình thường trong xã hội”. Mặt khác, do tính thời sự cùa báo chí, người viết báo thường phải viết nhanh viết vội cho kịp ra báo đúng kỳ hạn. Những thói quen của người viết báo đã ảnh hưởng không nhỏ khi họ cám bút viết văn và hậu quả là lối viết văn feuilleton trên các báo tạo cho các nhà văn ít chú trọng văn phong mà chỉ chú ý tạo cốt truyện sao cho li kỷ, hấp dẫn làm vừa lòng độc giả. Hơn thế, các nhà văn Tây học trong giai đoạn đầu của tiến trình hiện đại hóa là sản phẩm của một thời kỳ giao thoa cũ-mới, Đông-Tây. Điều này thể hiện khá rõ trong sáng tác của họ. Nếu trong sáng tác của lớp nhà văn tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản câu văn xuôi được viết rất giản dị, bình dân, gẩn gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, không có dấu vết biển ngẫu thì trong sáng tác của các nhà văn lớp sau như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh sắt, Hổ Biểu Chánh, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Sơn Vương vẫn còn chịu ảnh hưởng khá rõ của lối hành văn cũ, kết cấu rố t truyện thf*o m o tip củ a truyện thơ Nôm là hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên. Đem so sánh những câu văn “suôn đuột” của các nhà văn Nam Kỳ giai đoạn đầu với cách diễn đạt rất “Tây” của các nhà thơ Mới (ví dụ: H ôm nay
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
lạnh m ặt trời đi ngủ sớm ...) quả là một điếu thú vị. Như vậy, tuy cùng hấp thụ chung một nến văn hóa mới nhưng mỗi nhà văn Tây học, bằng sở trường và khả năng của bản thân, đã chung sức tạo nên một diện mạo đặc trưng cho đời sống văn chương buổi giao thời.
1.5. Trương Vĩnh Ký - người góp phấn kiến tạo không gian tinh thấn mới
Nửa sau thế kỷ XIX cuộc tiếp xúc Đông Tây ở Việt Nam đã trở thành một cuộc đụng độ quân sự về chù quyến dân tộc, khiến cho nhu cẩu độc lập dân tộc và duy tân đất nước theo phương Tây trở nên khó kết hợp, thậm chí có những thời điểm thành đối kháng quyết liệt. Trí thức tâm huyết với vận mệnh dân tộc chia làm hai phe: chủ chiến và chủ hòa, thù cựu và duy tân. Nhìn chung, chủ chiến thuộc vê' những người mang đầu óc thủ cựu, còn chủ hòa, trừ một sỗ quan binh bạc nhược, là sách lược của những người duy tân. Mỗi bên chia nhau nửa phấn chân lý.
Phạm Phú Thứ (1823-1883), Nguyễn Trường Tộ (1830- 1871), Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895)... đểu là những người sống ở nừa cuối thế kỷ XIX, được đi nhiều, được mở rộng tầm mắt và đểu thể hiện rất rõ tư tưởng và tâm huyết canh tân đất nước. Đây là những tư tưởng tiến bộ xuất phát từ “những điểu trông thấy” và bằng nhãn quan tỉnh táo, mới mẻ. Tuy vậy, việc họ đưa ra các bản điểu trần, đê' nghị nhà Nguyễn tiến hành những cải cách lớn để giúp đất nước hưng thịnh đểu không thành công. Phan Thanh Giản (1796-1867)
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 57
trở thành một trong những “hình nhân thế mạng” đầu tiên của bi kịch mất nước.
Cùng tham gia sứ bộ với Phan Thanh Giản sang Pháp đàm phán chuộc ba tỉnh miến Đông, nhưng Trương Vĩnh Ký (1837- 1898) lại mang một sứ mệnh lịch sử khác. Không chỉ do vị thế trong chuyến đi sứ: Phan Thanh Giản là chánh sứ, còn Trương Vĩnh Ký là thông dịch viên mà quan trọng hơn là: với vốn tri thức và nhãn quan đặc biệt, Trương Vĩnh Ký đã chọn theo một ngả đường khác. Ông có vốn tri thức Đông-Tây có thể coi là “khổng lổ” trong bổi cảnh văn hóa Việt Nam thời ấy; chọn con đường tiếp thu văn hóa Âu Tây, đi theo xu hướng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..., nhưng sự chuyên chú của Trương Vĩnh Ký là những hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa; và những chù trương văn hóa của ông: dùng chữ quốc ngữ, “chuyện xưa - những chuyện hay và có ích” lại được “lựa”, “nhón” và thể hiện bằng những thao tác và quan niệm khác các bậc tiến bỗi trong truyển thống dân tộc - mở ra một xu hướng mới trong đời sống văn chương. Nói cách khác, Trương Vĩnh Ký là người mở đầu cho sự dung hợp Đông-Tây bằng hoạt động thực tiễn, và có một tác động lớn đối với đóng thời và hậu thế. Vậy, cơ ệở nào đã giúp ông chọn được lối đi riêng cho mình?
Trương Vĩnh Ký xuất thân trong một gia đình công giáo, hố làm lãnh hinh thrti Thiệu T ri. <1"^ Mrỉn. làng Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tinh Bến Tre). Nhiểu tư liệu cho biết: tuy sớm mồ côi cha nhưng được mẹ cho đi học chữ Hán từ lúc lên 5, đến 11 tuổi Trương Vĩnh Ký đã thông thạo Tú thư, Ngũ
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
kinh. Nhờ nổi tiếng học giỏi nên Trương Vĩnh Ký được một linh mục người Pháp xin nuôi và cho học chữ quốc ngữ và chữ La tinh. Năm 1848, ông được học thần học và triết học tại chủng viện Pinhalu ở Nam Vang với ý hướng trở thành một linh mục. Tại đây, ông đã học thêm tiếng Cao Miên, tiếng Lào và tiếng Xiêm La từ các bạn cùng chủng viện. Từ năm 1852 đến năm 1858, ông được chọn gửi sang học tại chủng viện Penang. Trong 6 năm ấy, bên cạnh việc học các kiến thức tôn giáo bằng tiếng La tinh, ông còn tự học các sinh ngữ khác như Pháp, Anh, Y-Pha-Nho, Hoa ngữ, Mã Lai Á ngữ, Ấn Độ ngữ và Nhật ngữ... Nhìn đại thể, khác với con đường của nhiéu trí thức đống thời đại, thế cuộc và số phận đã đưa đẩy Trương Vĩnh Ký sớm rời bỏ cái nôi Nho học ở quê nhà, lưu lạc đến các vùng đất xa lạ để lĩnh hội kiến thức của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới, ô n g đã được đào tạo để trở thành một giáo sĩ Thiên chúa giáo và ông cũng tự đào tạo để trở thành một người biết gần 20 ngoại ngữ, được xếp thứ 17 trong danh sách 18 nhà thông thái trên thế giới đương thời. Như vậy, nếu theo nhận định của M.G Puginier "Có hai công cụ đặc biệt có thể làm thay đổi m ột dân tộc. Đó là tôn giáo và ngôn ngữ" [196, tr.79] thì Trương Vĩnh Ký có đủ cả hai. Xuất thân công giáo, chịu ơn nhà thờ vế điểu kiện trau dổi tri thức trong nhiếu năm, nhưng hành xử của ông lại không giống với những người chịu ảnh hư ởng của "chủ nghĩa giáo sĩ" (chữ dùng của Dỗ Quang Hưng) [ 196,tr.81 ] vốn rất nặng né trong đạo công giáo lúc bẫy giờ. Ông đã lựa chọn dùng ngôn ngữ để canh tân đất nước thay vì dùng tôn giáo hoặc kết hợp cả hai thứ công cụ đó.
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế ký XIX... I 59
Sự lựa chọn ấy hẳn có nhiểu lí do, song có lẽ có một lí do quan trọng là: ông dường như đã nhận ra tính chẫt phức tạp của tôn giáo (Thiên chúa giáo) đương thời, hiểu rằng đạo công giáo và vấn đế truyến giáo ở nước ta thực chất có quan hệ mật thiết tới chính trị. Những nhà truyến giáo coi Tôn giáo không chỉ là yếu tó văn hóa, tâm linh mà còn là phương tiện để xâm lược và thõng trị, hỗ trợ đắc lực cho các phương tiện khác thuôc quân sự và tổ chức hành chính, tư pháp'. Một lí do khác không kém phẫn quan trọng là thực tiễn dấu tranh chống Thiên chúa giáo và nhận thức mới mẻ vế tôn giáo của ông. Ông khẳng định các cuộc tàn sát đẫm máu giữa lương - giáo đương thời không phải là chiến tranh tôn g iáo như người ta vẫn nói. Cũng đã từng bị vây bắt trong phong trào đàn áp đạo Công giáo, chứng kiến cảnh tàn sát giáo sĩ và trừng phạt cả giáo dân cùa các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, song, Trương Vĩnh Ký vẫn phát biểu công khai: “Người An Nam đâu có thù ghét đạo Gia tô! Họ chỉ bất bình và phản đổi nhung hành vi quá mức cùa một số linh mục dựa vào sự che chở của quân đội và chính quyến Pháp Lang sa, để tiếp tục thi hành những việc bạo ngược. Bởi xét cho kỹ, Gia tô giáo và Phật giáo chẳng khác nhau là bao nhiêu” [196, tr.84]. Ông củng từng phê phán nhà Hán thời Bắc thuộc đã cưỡng bức đổng hóa văn hóa, hủy hoại
H oàng đế Napoléon năm 1804 tuyên bó: “Ta có ý định thành lập lại Hội truycn giáo nước ngoài; những giáo sĩ áy rất có ích cho ta ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ta sẽ cử họ đi điéu tra tinh hình các xứ. T ám áo dạo cùa họ dùng dê che ch ỏ họ và đẽ ẩn dáu các miiu dó chinh trị và thương m ại" [ 196, tr.81 ].
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
các hình thức tôn giáo tín ngưỡng bản địa của dân tộc ta trong cuốn Cours d ’histoire annam ite. Những biểu hiện đó cho thấy Trương Vĩnh Ký đã vượt lên thân phận một tín đổ của một tín ngưỡng, và thiên vế những giá trị nhân sinh phổ quát. Có lẽ vì thế ông thành người cởi mở vê' suy tư và hành động. Xuẫt thân và trưởng thành trong môi trường công giáo, nhưng trong sáng tác và biên khảo của ông hầu như không có công trình nào liên quan đến công giáo. Cái nhìn cởi mở vế tôn giáo cùa ông còn được bộc lộ khi ông miêu tả, ghi chép vể các di tích văn hóa cổ, trong đó có di tích thuộc Nho giáo của đất nước trong cuốn Chuyến đi Bắc kỳ năm Ăt Hợi (1876) mà chúng tôi sẽ đi sâu ở các chương tiếp theo.
Tuy là con chiên của chúa, được hấp thu văn hỏa phương Tây từ nhỏ nhưng vốn tri thức nến của ông là Hán học và kinh sách Nho gia. Trở vế nước chịu tang mẹ năm 1859, chứng kiến cảnh tàn sát giáo dân của triéu đình và nhất là đối diện với sự áp đảo từ quân sự đến nén tảng tri thức của thực dân Pháp, chàng trai 22 tuồi với học vấn và bản lĩnh của mình đã trở thành người thông ngôn thứ nhất cho chính quyển Pháp vào năm 1860. Trong chuyến đi Pháp năm 1863 cùng sứ đoàn Phan Thanh Giản, ông đã được tiếp xúc và kết bạn với những nhà bác học, trí thức nồi tiếng thuộc các lĩnh vực khác nhau như Duruy, Victor Hugo, Renan, Littré, Paul Bert... Không thế phủ nhận sự ngưỡng mộ và niếm tin cùa ông vào văn hóa Pháp, rộng ra là văn hóa phương Tây, song ông không hề rơi vào tình trạng “dĩ Âu vi trung” như nhiều trí thức Tây học khác. Ở Trương Vĩnh Ký, sự đan xen, giao hòa Đông-Tây, củ-
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỹ XIX... I 61
mới, truyến thống-hiện đại thể hiện trong nhiêu khía cạnh. Chẳng hạn, ông thuộc lớp người làm việc cho Pháp sớm nhất nhưng không vào làng Tây, luôn mặc khăn đóng áo dài chứ không mặc Âu phục... Trong biên khảo, dịch thuật, sáng tá c ..., ông dùng một công cụ mới, một phương pháp mới mẻ đế thê’ hiện những nội dung quen thuộc, bình dân. Điểu này đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá: “Với tất cả các sách rát khác nhau do Trương Vĩnh Ký biên tập, dịch thuật, soạn và xuất bản trong thời gian 1863-1898, người ta thấy rõ ông là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp, chứ không còn phải là một nhà văn như những nhà văn khác” [155, tr.30]. Tuy nhiên, bản thân sự đan xen ấy lại khiến cho cuộc đời và sự nghiệp của ông gặp nhiều trắc trở. Chọn con đường nương theo Pháp dể canh tân đất nước nhiếu khi đổng nghĩa với việc thực hiện mưu đồ đổng hóa cùa thực dân Pháp. Điển hình là việc truyển bá chữ quốc ngữ, trong con mắt cùa người Pháp thì: “Ông Trương Vĩnh Ký đáp ứng đúng với những yêu cầu mà các vị đỏ đốc, thống đốc đã từng bày tỏ ngay từ lúc Pháp mới chinh phục Nam Kỷ” [159, tr.287]. Trong thực tế, những gì Trương Vĩnh Ký làm đã phần nào vượt quá chủ định của chính quyến thực dân. Nếu họ muốn dùng chữ quốc ngữ làm công cụ nô dịch thì Trương Vĩnh Ký biến thành phương tiện để canh tân đất nước. Là cộng tác viên và một thời làm chủ bút G ia Định b á o - một tờ báo được bảo trợ và chịu sự kiểm duyệt của chính quyển thực dân, Trương Vĩnh Ký đã biết tận dụng cơ hội được tin dùng để bằng tài năng của mình bôi đắp một cơ nẽn mới cho văn hóa dân tộc.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG...
Bởi thế, cái nhìn của chính người Pháp vế Trương Vĩnh Ký củng không đống nhất. Lúc thì ông được coi là “người con ưu tú”, lúc lại là “hiện thân của phán tử đáng nghi ngờ nhất trong đám người Việt Nam” [196, tr. 13].
Là một trong số ít người tiếp xúc và tiếp nhận sớm nhất, sâu sắc nhất văn hóa Pháp, Trương Vĩnh Ký không, hoặc ít khi nhìn Pháp như một đối thủ mà như một thế lực văn minh có chỗ hơn chồ kém mình nên cẩn được khai thác, tiếp cận, học hỏi để bổ sung cho việc kiến tạo một nến văn hóa dân tộc mới. Trong một bức thư gửi cho Stanislas Meunieu, Trương Vĩnh Ký đã viết:
Tôi chỉ có thể làm trung gian giữa hai dân tộc vừa mới gặp nhau ở Nam Kỳ. Tôi chỉ có thể làm cho hai dân tộc hiểu nhau và yêu mến nhau. Vì thế mà tôi đã liên tục dịch từ Việt sang Pháp và từ Pháp sang Việt, bởi tôi vẫn xác tín rằng: dằng sau ngôn ngữ, đằng sau các từ ngữ, một ngày nào đó tư tưởng sẽ được chuyển qua, và rối đây đổi với chúng tôi là bắt đẩu làm quen với nến văn minh tốt đẹp của quý ngài.[ 196, tr. 15]
Suy nghĩ và hành động của Trương Vĩnh Ký, và sau này của Phạm Quỳnh bị lên án bởi định thức mạnh “Pháp = kẻ thù” đã thám sâu vào tư tưởng người dân Việt Nam có truyến thống đánh giặc đến cùng để cứu nước.
Có thể thấy, trong khoảng thời gian tham gia, làm việc cho bộ máy cai trị Pháp, Trương Vĩnh Ký đã dành nhiểu thời gian và tâm lực hơn cả vào các hoạt động văn hóa với mục đích mà ông giãi bày là:
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 63
Mục đích cùa những công trình khiêm tốn này là làm cho việc học biết tiếng nói cùa kẻ chinh phục và của người bị chinh phục có thể thực hiện lẫn cho nhau, là thắt chặt hơn nữa những quan hệ có lợi cho quyển lợi chung ràng buộc họ với nhau, là cải thiện số phận người Annam cẩn được phục hổi bằng cách làm cho việc giáo dục học vấn của họ được hoàn hảo hơn, bằng cách làm cho họ hiểu thế nào là cuộc sống của một dân tộc và phát triển luôn trên con đường tiến bộ cùng với các nước khác trên toàn cấu. [196, tr. 17]
“Giải pháp phi truyển thống” [59, tr. 123] này cùa Trương Vĩnh Ký tuy tạo ra một cú sốc lớn với người dân Việt Nam vốn có truyền thống “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc", song nó lại góp phần mở ra một không gian tinh thẩn mới. Lẩn đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một thứ văn tự mới mang tính đại chúng ghi âm tiếng nói hàng ngày được dùng và cổ động phổ cập khiến cho học thức trở thành tài sản tinh thần không chỉ cùa tầng lớp trên. Lần đẩu tiên người dân biết chữ có thể thường xuyên nắm bắt thông tin và bối bổ tri thức, dù còn sơ giản qua các tờ G ia Định báo, Thông loại khóa trình... Cùng với nó, bộ phận văn xuôi quốc ngữ vổn xa lạ trong đời sống văn học bình dân được Trương Vĩnh Ký chú trọng xây đắp, phổ cập:
N gưùi Aiiiidin tliích đục văn chưưng, llii pliú, ngùn ngữ hoa văn bóng bảy. Để đưa người Annam từ cái trang trí thi ca vế cái rõ rệt của văn xuôi để kích động lòng yêu thích đọc sách và để cho họ tập làm quen với văn xuôi đi đôi với văn vần ... tôi đã tìm cách thêm những ý tưởng mới
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐfJG..
của nên học vấn hiện đại vào nến học vấn Annam cũ để người Annam vẫn có thể giữ lại nển học vấn Annam cũ được bổ túc và thêm phong phú bằng nến học vấn mới để tạo thành một tồng hợp đẩy đủ và hoàn hảo. [59, tr. 156]
Rối hàng loạt các công trình biên khảo, dịch thuật, SƯU tầm, sáng tác với những thao tác, phương pháp mang tính khoa học và thực chứng cao được đem ra “trình làng”. Đó là ý thức coi trọng giáo dục nhưng là giáo dục theo tinh thán mới, phương pháp mới nhằm tạo ra lớp người mới có nến tảng tri thức, lối sống cổ truyển và biết tiếp biến văn hóa phương Tây. Đó là việc chú trọng phản ánh, miêu tả cái thực, cái đời thường cùa thời hiện tại vào tác phẩm - gợi ý quan trọng cho xu hướng tả chân, tả thực hình thành và phát triển sau này... Tất cả những điểu đó đếu được các thế hệ cám bút đi sau, cả trong Nam ngoài Bắc tiếp thu và phát triển, nhờ đó mà văn học hiện đại Việt Nam dẩn dẩn có được diện mạo như ngày nay. Chữ quốc ngữ và lói văn xuôi bình dân từ chỏ “đã được coi là văn đâu” ở thời Trương Vĩnh Ký trở thành đối tượng, phương tiện quan trọng cho phong trào canh tân đất nước thời Đông Kinh nghĩa thục và nhiếu hoạt động văn hóa văn học khác vế sau. Việc dịch các tác phẩm từ Pháp hay dạy tiếng Pháp cho người Việt, Trương Vĩnh Ký để xướng và thử nghiệm không được đương thời hưởng ứng nhưng sau này rất được chú trọng. Với những nỗ lực trong soạn sách, dạy học, Trương Vĩnh Ký còn được coi là người thẩy đẩu tiên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với một số yếu tố khả thủ đến ngày nay... Trong tình huống cụ thể của những năm
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỷ XIX... I 65
cuói thế kỷ X IX ấy, Trương Vĩnh Ký thực sự là người khống lổ, là hình ảnh thu nhỏ của hai khối tri thức Đông-Tây, hai nguổn văn hóa truyển thống-hiện đại.
Đặc biệt, việc biến văn chương thành một sản phẩm thị trường từ khâu viết, in đến phát hành đã tạo nên không khí sôi động hoàn toàn khác trước. Tác phẩm văn học của các nho sĩ trước đây thường âm thẩm tìm đến độc giả. Việc Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú được vua thưởng một lạng vàng là một đột xuất lịch sử. Nhưng đến thời của mình, Trương Vĩnh Ký bằng nhiếu cách để có thê’ đưa tác phẩm của mình đến với người đọc như viết thư yêu cẩu đế nghị chính quyến thực dân mua cho các trường học, rao giá bán trên bìa báo, đăng quảng cáo trên báo... Hình ảnh một nhà văn kiểu mới năng nồ và chật vật trong bước đầu đối mặt với quy luật thị trường đã được nhà nghiên cứu Bằng Giang tổng kết:
“Trên mặt trận văn hóa, Trương Vĩnh Ký cán mẫn, miệt mài theo đuổi công việc của mình kê’ từ khi bước chân ra (20/12/1860) cho đến lúc lìa trần, đê’ lại một công trình đổ sộ mà dở dang. Sách viết ra không phải theo lệnh của “quan thầy” hay đơn đặt hàng cùa nhà cám quyến thuộc địa. Cuốn nào nhà đương cục thấy cần thì mới lo việc in...Tác giả tự lo liệu mọi việc. Sách khó tiêu thụ thì làm đơn xin nhà nước mua để phân phối cho các trường, được phẩn nào hay phần ấy. Cuối đời, tác giả còn nợ nhà in Reyet C uriol...” [59, tr. 174]
Như vậy, Trương Vĩnh Ký là sản phẩm đặc trưng của thời kỳ lịch 'sử, xã hội, văn hóa mới. Trong ông hội tụ đủ tất
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
cả những điểu kiện để trở thành “người mở đầu cuộc đối thoại Đông-Tây” [202, tr.385]. Các hoạt động của ông dù xuất phát từ động cơ nào, với mục đích gì thì trên thực tế cũng đã góp phẩn kiến tạo nên một không gian tinh thấn mới. Tuy phải gẩn nửa thế kỷ sau, đợi đến khi Đông Kinh
nghĩa thục ra đời, các hoạt động như Trương Vĩnh Ký đã làm mới được tiếp sức, tạo một bước phát triển mau lẹ, song công lao của ông, người đặt viên gạch đầu tiên cho một cơ đổ cán được ghi nhận.
*
* *
Ở Việt Nam, ngay từ nửa cuối thế kỷ XIX, cuộc xâm lăng của thực dân Pháp đã tạo nên những chấn động trong mọi lĩnh vực. Từ một nước phong kiến phương Đông, Việt Nam dẩn trở thành một xứ sở thuộc địa lệ thuộc phương Tây. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thói quen, văn hóa... lâu đời nay bị xâm thực sâu sắc. Đồng thời, trên nến móng cùa xã hội thực dân hóa đó, các yếu tố, nhu cẩu của một thực thể tinh thẩn văn hóa mới củng dần xuất hiện. Nghĩa là quá trình hiện đại hóa đã có những xung lực thúc đẩy và đang cẩn những động thái khai mở, dẫn đạo.
Vê' mặt văn hóa, chính sách cai trị của chính quyển thực dân chủ yếu nhằm mau chóng đồng hóa người Việt để phục vụ mục tiêu khai thác và mở rộng thuộc địa, song mặt khác cũng tạo ra một lớp trí thức mới, những người Tây học đậm chất dân tộc chủ nghĩa. Trương Vĩnh Ký là người được bộ máy cai trị
Chương 1: Những biến động văn hóa, xã hội nửa sau thế kỳ XIX... I 67
thực dân lựa chọn như một thông dịch viên theo nghĩa đen, song từ vị trí đó ông tiến xa hơn vị thế được lựa chọn, chủ động chọn con đường nương theo Pháp để canh tân đất nước, tự cải thiện vị thế của mình thành một thông dịch viên văn hóa. Cơ sở của sự lựa chọn đó là trình độ học vẩn sâu rộng, năng lực thiên phú vê' nhiểu lĩnh vực, có kinh nghiệm, cảm quan và chủ kiến sau nhiểu lần trực tiếp tiếp xúc với văn minh phương Tây. Tại thời điểm ấy, Trương Vĩnh Ký là người hiếm hoi có đù điếu kiện đê’ chủ động tiếp biến văn hóa phương Tây, mang lại cho đời sống văn học đương thời nhiểu hoạt động mới mẻ, hữu ích đặc biệt là các hoạt động báo chí, biên khảo và sáng tác.
Chương 2
HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN CHƯƠNG CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ
Trong khoảng 32 năm hoạt dộng, Trương Vĩnh Ký đê’ lại một khối di sản không chỉ nhiểu vể số lượng mà còn đa dạng vé chùng loại. Trong khuôn khổ chuyên luận, chúng tôi tập trung khảo sát vào một sổ khu vực trực tiếp gắn với mục đích đã đặt ra, là: Hoạt động báo chí, Biên khảo/biên dịch, và Sáng tác văn chương.
2.1. Hoạt động báo chí
Thời trung đại, khi chưa có chữ viết, để trao đổi thông tin người Việt Nam phải dùng phương thức truyển khẩu thông qua hình thức mõ rao, diễn xướng (ca dao, dân ca, hò, vè, ca kịch...). Khi chữ viết xuất hiện, cáo, hịch, chiếu, biểu, ký, lục... là những hình thức bổ sung cho việc lưu truyển thông tin. Trước khi tiếp xúc với phương Tây. người Viêt Nam đã viết sách, in sách chữ Hán theo lối mộc bản; và theo Hoa Bằng: “Những sử sách mộc bản từ đời Tự Đức vế sau phẩn nhiếu in rất sạch mắt và dễ coi, không đến nỗi luộm thuộm như ở hồi Lê Trung Hưng (1533-1787) nữa” [11, tr.2]. Ông còn kê’ ra một số
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
tác phẩm tiêu biểu cho nghê mộc bản ấn loát đương thời như Ngự ch ế Việt sử tổng hành, K hâm định Việt sử thông giám cương m ục,... Bên cạnh sử sách triều đình, nguổn sách đọc khác chủ yếu là truyện thơ Nôm được các nhà xuất bản như Đống Văn Đường, Trí Trung Đường... khắc, in và phát hành. Tuy nhiên, các loại sách thời này do trình độ kỹ thuật thấp nên hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng “phần nhiểu chữ khắc lầm lẫn, ấn loát lèm nhèm” [11, tr.3].
Sau khi bộ máy cai trị của thực dân Pháp bắt rễ ở Việt Nam, báo chí và phương tiện in ấn phương Tây xuất hiện thì tình hình bắt đẩu đồi khác. Là một phương thức thông tin hiện đại nhất, hữu ích nhất đương thời, báo chí Việt Nam đã phát triển trong mối quan hệ tỉ lệ thuận với chữ quóc ngữ và kỹ thuật in hoạt bản hiện đại. Việc làm báo với hàng loạt các sự vụ mới mẻ trong tất cả các khâu như tổ chức tòa soạn, tài chính, viết bài, soạn tin, biên tập, in ấn ... lẩn đẩu tiên xuất hiện trong đời sống văn hóa của người Việt. Các hoạt động báo chí ngay từ thời gian đẩu đã gắn kết với văn chương và tạo ra những biến đổi quan trọng cho đời sống văn chương.
Tên tuồi của Trương Vĩnh Ký thường được gắn với vai trò tiên phong trên nhiểu lĩnh vực văn hóa, trong đó có hoạt động báo chí. Ngoài Giư Dịttìi báu và Thông loại Utứu trình, Trương Vĩnh Ký còn có 10 bài báo viết bằng chữ quốc ngữ và ngoại ngữ đã xuất bản [59, tr.91-93]. Hiện nay, do chưa có được đẩy đủ tư liệu, chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát hoạt động báo chí của Trương Vĩnh Ký qua hai tờ báo là Gia Định báo và Thông loại kh óa
Chương 2: Hoạt động văn hóa, văn chương của Trương Vĩnh Ký I 71
trình. Mặt khác, do vị thế gẵn như bao quát toàn diện của Trương Vĩnh Ký ở hai tờ báo này, nên các hoạt động cùa ông ở đây có thê’ coi là đại diện tập trung nhất cho sự nghiệp báo chí của cá nhân ông.
2.1.1. Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ đấu tiên
G ia Định b á o lâu nay đã trở thành đối tượng quan tâm của rất nhiếu nhà nghiên cứu ở nhiếu lĩnh vực. Cái khó của tất cả các nhà nghiên cứu là không có đẩy đủ các số báo để có được một cái nhìn toàn cảnh vê diễn tiến nội dung cũng như hình thức của G ia Định báo. Chúng tôi cũng phải đối mặt với trở ngại này. Tuy nhiên, bằng vào những tư liệu có thể tiếp cận trực tiếp, vào những mô tả của người đi trước, và các tài liệu gián tiếp (như các tờ báo khác, thư từ, nghị đ ịn h ...), chúng tôi thấy:
Vẽ mặt thời gian, tuy quyết định ký ngày 01/4/1865 nhưng G ia Đ ịnh b áo ra só đáu tiên ngày 15/4/1865, và đình bản với só báo cuổi cùng ra ngày 31/12/1909. Từ khi ra đời cho đến năm 1870, G ia Đ ịnh b á o mỗi tháng ra một số vào ngày 15. Từ 1870 trở đi, mỗi tháng ra 3 số, và có cả những khoảng thời gian Gia Định b áo là tuần báo. Như vậy, trước khi có đủ các số báo trong tay, có thể ước lượng trong lịch sử 44 năm tổn tại và phát triển, G ia Đ ịnh b á o được khoảng 1476 số đã xuất bản. Hiện chúng tôi có 213 số, cộng với 274 số báo dược các nhà nghien cứu trich đản, chl nguốn tiu ag cá t công trình khác nhau (xin xem thêm Phụ lục 1). Đây là nhúng cơ sở đế chúng tôi tìm hiểu đóng góp cùa Trương V ĩnh Ký cho những chuyển động mới của văn học.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Trương Vĩnh Ký không tham gia trọn vẹn 44 năm tốn tại của Gia Định báo. Ông chính thức làm việc tại Gia Định báo năm 1869, nhưng kết thúc là 1872 hay 1873? Theo hai luống tin, một là của tác giả Huỳnh Ái Tông cho biết tù năm 1872 Ị.Bonet được
củ làm Chánh Tổng tài Gia Định báo và hai là thư của Trương Vĩnh Ký để ngày 25/11/1873 gửi giám đốc Nha nội trị để xin củ nhiệm một chúc duy nhất và quyết định của Thống soái Nam Kỳ để ngày 29/11/1873 cử Trương Vĩnh Ký làm giáo sư ngôn ngữ Đông phương với số lương hàng năm là 9000 quan Pháp [104, tr.13-14]; chúng tôi cho rằng có thể chấp nhận giả thuyết Trương Vĩnh Ký có 4 năm làm Chánh Tổng tài Gia Định báo, từ 1869 đến 1872. Chúng tôi tập trung vào khoảng thời gian Trương Vĩnh Ký tham gia viết bài và làm Chánh Tổng tài; phẩn trước và sau giai đoạn đó được dùng làm “đối chứng” để đánh giá khi cần.
Bốn năm là khoảng thời gian không dài, nhưng rất nhiếu khảo sát đã chỉ ra những đồi thay đáng kể của Gia Định báo:
Từ sau 1865 đến năm 1869 dưới quyền điếu khiển của E. Potteau, tờ báo này chỉ giữ vai trò cùa một tờ công báo gốm có hai phần:
- Phẩn đăng tải các công văn, nghị định, tài liệu chính thức...
- Phẩn tạp trở đăng những tin tức trong nước.
“Năm 1869, dưới sự điểu khiển trực tiếp của Trương Vĩnh Ký, nội dung của tờ Gia Định báo có phần phong phú hơn. Người ta còn tìm thấy những bài nghiên cứu lịch sử, thơ, truyện cổ tích.” [196, tr.70]
Chương 2: Hoạt động văn hóa, văn chương của Trương Vĩnh Ký I 73
Như đã biết, quyết định số 189 vế việc bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký làm Chánh Tổng tài Gia Định báo ra ngày 16/9/1869 ghi rõ:
“Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định báo được giao cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký (...). Tờ báo tiếp tục Mược ra mổi tuấn. Nó sẽ được chia ra làm hai phấn: một phần chính thức gổm các văn kiện, quyết định cùa ông Thống đốc và nhà cầm quyến với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ỏng Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gốm có những bài viết bồ ích và vui về những để tài lịch sử, những sự kiện luân lí, thời sự v.v... để có thề đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đ ến ...” [196, tr.10]
Như vậy, vai trò chính thức của Trương Vĩnh Ký đối với Gia Định báo đã được người Pháp án định: phiên dịch sang chữ quốc ngữ phẩn công vụ và phụ trách bài vở cho phấn T hứ vụ của tờ báo\ và hai đối tượng phục vụ chính cùa tờ báo cũng được xác định rõ là trường học và công chúng Việt Nam. Trên thực tế, khi đem so sánh một số tờ báo hiện có giữa hai thời kỳ trước và sau khi Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm là sổ 5, số 6 năm 1865 và số 3, sỗ 6, sổ 11, số 21 năm 1870, dù chưa đầy đủ, vẫn có thể thấy được phấn nào vai trò điêu hành, tổ chức bùi vỏ, biên lập, mối quan hệ với các cộng sự và nhất là định hướng vê' nội dung và cách viết một bài báo của Trương Vĩnh Ký. Dưới đây là lời rao của Trương Vĩnh Ký trên Gia Định báo ra ngày 24/2/1870:
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
“Từ nay sấp tới ta trông cậy sẽ có nhiểu chuyện cho người ta coi: vì nhờ có tờ chạy cho các thẩy giáo tập quốc ngữ (I) và các thấy thông ngôn các nơi trong cả sáu tỉnh mỗi tuần hay là nửa tháng thì chạy tờ vế mà học lại những chuyện các nơi các tỉnh để làm vô Gia Định báo cho thiên hạ hay.”
Rõ ràng, việc đầu tiên, Trương Vĩnh Ký chủ động khuyến khích các thẩy thông ngôn, thẩy ký, giáo tập, những người biết chữ và đóng vai trò truyển bá chữ quốc ngữ ở các nơi gửi bài vở về cho Gia Định báo. Vẫn ở số báo này, một chú ý khác của ông là quy định cách thức viết một bài báo và công việc của người biên tập:
“Những chuyện làm hay, nói xuôi, đủ đểu có ý chỉ nhằm cách thức thì ta sẽ để tên làm người khác kí, còn những cái nào khác hoặc nói không được xuôi lời nói, hay là lặp đi lặp lại khó nghe thì sẽ doản [sửa/biên tập’ ] lại cho dễ nghe. Lại cũng có khi nhiểu chuyện quá, nếu đề y theo tờ các thấy vé, thì kẻ đọc nhựt trình coi không xiết, mà lại sinh nhàm lờn thì ta sẽ gộp lại làm một chuyện dài nối đuôi cho dễ co i...”
Nếu trước đây văn học Việt Nam luôn coi trọng cổ sự, thì nay tính thời sự, tính hiện thực, độ xác tín và thể thức viết một
Tôn trọng tính lịch sử cùa văn bản, trong tát cả các trích dẫn chúng tôi giữ nguyên cách viết đương thời, nhưng với những chữ/âm ít thông dụng đến ngày nay, chúng tòi dùng dẫu [ ] bên cạnh đé thích nghĩa.
Chương 2: Hoạt động văn hóa, văn chương của Trương Vĩnh Ký I 75
thông tin được Trương Vĩnh Ký đế cao: “Xin các thầy chớ quên để ngày, để chỗ cho hẳn hòi. Phép làm chuyện phải kể tại chỏ nào? Ngày nào, tháng nào? Nhơn cớ làm sao? Ban đầu làm sao? Khúc giữa thế nào? Sau hết ra việc gì? Lợi hay hại, may hoặc rủi, vân vân” (Số ra ngày 24/2/1870).
Tiếp đó, để có được nội dung phong phú và có ích đỗi với độc giả, Trương Vĩnh Ký đã gợi ý đê' tài cho các cộng tác viên của mình như sau:
“Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập, vân vân đặng hay:
Nay việc làm Gia Định báo ở tại Saigon, ở một chồ [chỗ], nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ ở các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi, nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình như:
Ăn cướp, ăn trộm
Bệnh hoạn, tai nạn
Sự rủi ro, hùm tha, sấu bắt
Cháy chợ cháy nhà, mùa màng thề nào
Tại sở nghê' nào thạnh hơn vân vân.
Nói tắt một lời là những chuyện mới lại đem vô nhật ựình cho người ta biết, viết rối thì phải để mà gởi vế cho Gia Định báo Chánh Tổng tài ở Chợ quán... ”
(Số 11, ra ngày 08 tháng 04 năm 1870)
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Những chỉ dẫn, gợi ý cụ thể chi tiết như thế cho thấy Trương Vĩnh Ký đã ý thức được sự mới, lạ, sự khởi đẩu của nghế báo tại Việt Nam lúc đó; và chắc chắn nó có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích những người biết chữ quốc ngữ ở các địa phương tập viết báo, tham gia vào đội ngũ những người viết báo đầu tiên.
Trách nhiệm cá nhân cùa người viết báo, hay “tác quyền” - một tiêu chí của thời hiện đại cũng được Trương Vĩnh Ký đế cao: “Như thấy nào có ý gởi đem vô nhựt trình mà đề tên mình kí lấy thì xin nói trong tờ chạy vế cho rõ: Vì chuyện nào có người ký tên vô thì là của người ẫy, sau có điểu gì hay dở, người ta bắt lý hay là sinh điểu cãi lẩy [cãi cọ] kiện cáo thì phải chịu lấy” (Số ra ngày 24/2/1870).
Ngoài việc tạo ra những thay đồi vể nội dung, hình thức, cách phát hành của tờ báo, kể từ khi Trương Vĩnh Ký tham gia, và sau khi ông rời báo, với vai trò điểu hành, tồ chức bài vở, định hướng nội dung và cách viết một bài báo... như trên, còn có thê thấy được vai trò của ông trong việc tạo lập một đội ngũ cộng sự và kế cận, gổm Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký. Qua khảo sát ban đẩu, chúng tôi nhận thấy Huỳnh Tịnh Của - cộng sự đắc lực của Trương Vĩnh Ký đã chịu những ảnh hưởng nhất định từ họ Trương. Cùng là những cộng tác viên sớm nhất của Gia Định báo,
Iỉuỳnh Tịnh Cùa là “người Chain gid viếl Iiiúcu tin liliál cho Gia Định báo" vi “theo thống kê những tin có ký tên thì Gia Định báo số 4 ông có 10 tin, Gia Định báo sỗ 5 ông có 5 tin” [104, tr.56]. Từ khi Trương Vĩnh Ký làm Chánh Tổng tài, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút trông coi ban biên tập thì nội dung tờ báo có sự đổi thay
Chương 2: Hoạt động văn hóa, văn chương của Trương Vĩnh Ký I 77
đáng kể. Nếu không có sự đổng lòng của những người đứng đầu hẳn phần Thứ vụ - phẩn tâm đắc cùa Trương Vĩnh Ký không phát triển được như vậy. Không chỉ viết tin, Huỳnh Tịnh Của còn tham gia viết mục Tục ngữ Annatn “từ câu 191 trở đi đăng ở số 4 ngày thứ ba 28 - 1 và các số tiếp theo (6,7,8,12,15,16,17,18, ngày 5/5/1896 vế sau)” [104, tr.27].
Trương M inh Ký (với hai tư cách: học trò và cộng sự đắc lực của Trương Vĩnh Ký ở G ia Định báo) kế tục và phát huy sự nghiệp báo chí mà Trương Vĩnh Ký đã gây dựng, thể hiện rất rõ qua phần T hứ vụ trên hầu hết các số báo hiện còn. Tác phẩm của Trương M inh Ký trên G ia Định b á o , nhất là khoảng thời gian từ 1880 đến 1885, xuất hiện liên tục, ở nhiếu thê’ tài khác nhau, và đặc biệt ở loại bài có tính chất văn chương. Trong đó, các dịch phẩm tiêu biểu là Gà đẻ trứng vàng (số ra ngày 6/5/1882), Con chó và con chiên con (số ra ngày 14/10/1882), Con chốn với trái nho (số ra ngày 7/11/1882), Con ve với con kiến (sổ ra ngày 16/6/1883)... Ngoài ra, ông còn dịch tiểu thuyết Pháp như Fran cinet (từ số ra ngày 3/10/1885 đến sỗ ra ngày 22/12/1885). Trương Minh Ký còn phóng tác Phú bấn truyện từ Rich et P auvre thành 700 câu lục bát đăng liên tục 18 số (từ sổ báo ngày 22/11/1884 đến số ra ngày 11/4/1885). Tiếp đó là T élém aqu e cũng được diễn ra quốc ngử thành 342 câu lục bát đăng tải trên Gia Định b á o tư sô ra ngày 20/6/1885 đên ngày 22/8/1885... Giống như Trương Vĩnh Ký khi làm báo và khi viết, Trương Minh Ký cũng chủ trương một lối văn “viết như nói” góp phẩn đại chúng hóa ngôn ngữ báo chí.
TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BƯỚC KHỞI ĐẦU ĐỜI SỐNG..
Nhìn chung ở Gia Định báo, các mục, bài thuộc văn hóa, văn chương với rất nhiếu đê tài mới và được viết bằng thứ văn xuôi trôi chảy, gán gũi với đời sóng kể trên cho thấy vị trí khởi thủy cùa báo chí cũng như văn chương quốc ngữ buổi phôi thai. Tất cả những đặc điểm vê' nội dung và hình thức của Gia Định
b á o có ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với báo chí ra đời sau, đặc biệt là việc viết nhắm đến độc giả, và là độc giả rộng rãi, viết hướng đến cái thực với ngôn ngữ gần khầu ngữ - một đặc thù cùa ngôn ngữ báo chí và sau này trở thành đặc thù của văn chương Nam Kỳ; viết gắn với báo chí và xuất bản, viết văn và làm văn chương (tức biên khảo, viết báo) như một hoạt động nguyên hợp - đặc trưng của những bước khởi đầu. Chẳng hạn, những SƯU tẩm truyện cười dân gian trên Gia Định báo hay Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Chuyện khôi hài của Trương Vĩnh Ký đã xuất bản có thể coi là gợi ý cho mục trào phúng hài hước gần như không thể thiếu trên các tờ báo sau này.
Tóm lại, Trương Vĩnh Ký (và các cộng sự của ông) đã khai thác tối đa Gia Định báo, một phương tiện truyến thông mới do chính quyến thực dân chù trương và quàn lý để hướng đến một sự đồi thay thiết thực trong nhu cầu thông tin của độc giả. Nội dung Gia Định báo đã giúp người đọc cải thiện tâm hổn qua những đề tài luân lí, nâng cao dân trí qua các để tài xã hội, thường thức và hiểu biét hơn vế sự tién bộ của con người qua các bài viết vể kinh tế, chính trị... Với lối văn xuôi như lời nói hàng ngày, Gia Định báo không chỉ thòa mãn nhu cầu hiểu biết của độc giả mà còn giúp họ tìm thấy sự thích thú, thoải mái