🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thể Chế Phát Triển Nhanh - Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việt Nam Trong Giai Đoạn Mới Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ ThS. NGUYỄN TRƯỜNG TAM ThS. HOÀNG NGỌC ĐIỆP ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÂM THỊ HƯƠNG Đọc sách mẫu: TRƯỜNG TAM - NGỌC ĐIỆP BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1812-2021/CXBIPH/8-18/CTQG. Số quyết định xuất bản: 339-QĐ/NXBCTQG, ngày 25/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6840-2. 656 TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. TRẦN QUỐC TOẢN (Chủ biên) GS.TS. PHÙNG HỮU PHÚ (Đồng chủ biên) GS.TS. TẠ NGỌC TẤN (Đồng chủ biên) PGS.TS. NGÔ VĂN THẠO TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG TS. LÊ MINH NGHĨA Và các tác giả chuyên đề nghiên cứu LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và đã từng bước đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế phát triển xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản, đó là thể chế phát triển theo chiều rộng, trong khi hiện nay đất nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nhiều nội dung của thể chế cũ không còn phù hợp, trở thành lực cản đối với sự phát triển. Hơn nữa, trong bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh và phức tạp, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ có những bước phát triển mới mang tính đột phá, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc đã và đang tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra những cơ hội lớn cùng với những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của nước ta... Do đó, để không bị tụt hậu xa hơn, tận dụng được những thời cơ thuận lợi, bảo đảm sự phát triển nhanh - bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thế và lực của đất nước, vấn đề xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững đang là đòi hỏi cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mới. Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và bạn đọc quan tâm đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế phát triển nhanh - bền vững ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Thể chế phát triển nhanh - bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 5 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... trong giai đoạn mới do PGS.TS. Trần Quốc Toản làm chủ biên, GS.TS. Phùng Hữu Phú và GS.TS. Tạ Ngọc Tấn làm đồng chủ biên. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.04.29/16-20 “Những cơ sở lý luận - thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng các văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia KX.04/16-20 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020” do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì. Nội dung cuốn sách gồm các bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được kết cấu thành hai phần. Trong đó, tập trung làm rõ một số vấn đề về: khái niệm, nội dung, bản chất, cấu trúc và vai trò của thể chế phát triển, thể chế phát triển nhanh - bền vững; vai trò của thể chế, mối quan hệ giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế phát triển xã hội trong quá trình phát triển; những kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển của một số nước trên thế giới, rút ra gợi ý hữu ích đối với Việt Nam... Bên cạnh đó, đưa ra những giải pháp tiếp tục đổi mới, xây dựng thể chế tổng thể phát triển nhanh - bền vững đất nước nói chung và đối với các thể chế thành phần nói riêng. Cuốn sách là cơ sở quan trọng góp phần hoàn thiện các luận cứ lý luận khoa học và thực tiễn về xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững đối với Việt Nam trong bối cảnh mới. Chủ đề của cuốn sách hàm chứa nội dung rộng lớn và phức tạp, nhiều luận điểm, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, song cũng còn có những đề xuất, kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và thảo luận thêm. Tôn trọng các tác giả và để bạn đọc thuận tiện nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi giữ nguyên ý kiến nhận định của các tác giả. Nhà xuất bản và các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, phát triển nhanh - bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển để không bị tụt hậu xa hơn so với các nước tiên tiến. Khi trình độ phát triển ngày càng cao, thì vai trò của các nhân tố vật chất, vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên, đất đai... ngày càng giảm đi một cách tương đối; trong khi đó thể chế, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh - bền vững của các quốc gia. Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy: có không ít quốc gia rơi vào tình trạng nghèo, chậm phát triển trên những miền đất phì nhiêu, giàu tài nguyên; lại có những quốc gia phát triển nhanh, trở nên giàu có trên những mảnh đất nghèo tài nguyên, điều kiện tự nhiên nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là ở thể chế phát triển. Khi xây dựng được một thể chế phát triển phù hợp, hiệu quả sẽ “quy tụ” và phát huy được các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước. Ngược lại, một thể chế không phù hợp sẽ làm “phân rã”, suy yếu, triệt tiêu động lực phát triển, đất nước sẽ rơi vào trì trệ, chậm phát triển, thậm chí khủng hoảng. 7 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Về mặt thể chế, chúng ta đã từng bước đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế chính trị và thể chế phát triển xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhưng về cơ bản đó là thể chế phát triển theo chiều rộng, đến nay động lực phát triển theo chiều rộng đã suy giảm mạnh. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nhiều nội dung của thể chế phát triển theo chiều rộng đã không còn phù hợp, trở thành lực cản đối với sự phát triển. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế đang thay đổi nhanh và phức tạp, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ đang có những bước phát triển mới, mang tính đột phá, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những cơ hội lớn và những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của nước ta. Để đất nước không bị tụt hậu xa hơn, không rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, bảo đảm phát triển nhanh - bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh, nâng cao thế và lực của đất nước, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước. Nếu như trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định đổi mới kinh tế là trung tâm và đi trước một bước, đồng thời từng bước đổi mới chính trị bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Thì đến Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ phải “Đổi mới đồng bộ và phù hợp về kinh tế và chính trị”; đến Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đảng ta chỉ rõ phải “Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị”; phải “Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng 8 LỜI NÓI ĐẦU kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững”. Điều đó đặt ra yêu cầu phải có nhận thức mới về thể chế phát triển đất nước trong giai đoạn chuyển sang phát triển theo chiều sâu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn; nhận thức mới về nội dung, phương thức và mối quan hệ giữa đổi mới thể chế chính trị với đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới thể chế phát triển xã hội. Khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu (nhất là trong bối cảnh hiện nay), đổi mới thể chế chính trị về một số phương diện đòi hỏi phải có “tính vượt trước”, tính định hướng dẫn đường, thể hiện ở nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, nhu cầu phát triển khách quan của đất nước, để định ra đường lối, chiến lược, mục tiêu, mô hình phát triển (chính trị - kinh tế - xã hội) có luận cứ khoa học - thực tiễn đúng đắn, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh - bền vững, không bị tụt hậu. Như vậy, vấn đề xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững là cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên hiện nay, cả nhận thức lý luận cũng như thực tiễn cho thấy còn có những ý kiến khác nhau, nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm rõ về thể chế phát triển nhanh - bền vững, về sự đồng bộ giữa đổi mới thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế phát triển xã hội, cũng như những nội dung cần đổi mới và hoàn thiện trong mỗi thể chế thành phần. Cuốn sách này tập trung làm rõ hơn một số vấn đề chủ yếu sau: - Làm rõ hơn khái niệm, nội dung, bản chất, cấu trúc và vai trò của thể chế phát triển, thể chế phát triển nhanh - bền vững. Làm rõ hơn vai trò của thể chế và mối quan hệ giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế và thể chế phát triển xã hội trong quá trình phát triển; 9 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... - Nêu lên những kinh nghiệm (thành công, không thành công) trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển của một số nước trên thế giới, rút ra những gợi ý hữu ích đối với Việt Nam; - Phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập, những “điểm nghẽn” trong thể chế phát triển hiện nay của Việt Nam; chỉ rõ nguyên nhân; - Nêu lên những yêu cầu, nội dung, định hướng giải pháp tiếp tục đổi mới và xây dựng thể chế tổng thể phát triển nhanh - bền vững đất nước nói chung và cụ thể đối với các thể chế thành phần: thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế phát triển xã hội trong giai đoạn mới. Đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.29/16-20 “Những cơ sở lý luận - thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng các văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia KX.04/16-20 “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020” do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì. Các bài viết cố gắng đề cập có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế phát triển nhanh - bền vững và các thể chế thành phần theo những giác độ và nội dung khác nhau. Đây là những vấn đề rộng lớn và phức tạp, hiện đang còn không ít những ý kiến khác nhau. Trong khung khổ nghiên cứu - trao đổi, chúng tôi tôn trọng ý kiến của tác giả các bài viết trong cuốn sách này. Rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi, đóng góp ý kiến của bạn đọc về những vấn đề được nêu trong cuốn sách, nhất là những hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Xin trân trọng cảm ơn. THAY MẶT NHỮNG NGƯỜI NGHIÊN CỨU PGS.TS. TRẦN QUỐC TOẢN 10 PHẦN THỨ NHẤT THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 11 MỘT SỐ NHẬN THỨC LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI PGS.TS. TRẦN QUỐC TOẢN* Ngày nay, phát triển nhanh - bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển, nhưng không phải nước nào cũng thực hiện được mục tiêu này. Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy: có không ít quốc gia rơi vào tình trạng nghèo, chậm phát triển trên những miền đất phì nhiêu, giàu tài nguyên; lại có những quốc gia phát triển nhanh, trở nên giàu có trên những mảnh đất nghèo tài nguyên, điều kiện tự nhiên nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là ở thể chế phát triển, có những thể chế tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của đất nước; ngược lại, thể chế không phù hợp sẽ làm triệt tiêu động lực, đất nước sẽ rơi vào trì trệ, chậm phát triển. ____________ * Chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. 13 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... I. KHÁI NIỆM VỀ THỂ CHẾ VÀ THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN 1. Quan niệm về thể chế Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vẫn chưa có sự thống nhất chung về khái niệm thể chế. Khái niệm thể chế được nhìn nhận với những giác độ và cách tiếp cận khác nhau, có thể phân ra làm ba loại quan niệm về thể chế như sau: (1) Loại quan niệm thứ nhất tiếp cận nghiêng về phương diện quy định pháp lý, khung khổ pháp lý (quy tắc) cho sự vận hành của xã hội. Với cách tiếp cận này, thể chế là hệ thống những quy tắc pháp lý, quy tắc xã hội tạo nên luật chơi trong các mối tương tác giữa các chủ thể, các cấu trúc xã hội. Quan niệm này coi hệ thống những quy tắc pháp lý, quy tắc xã hội đóng vai trò chủ yếu tạo nên một thể chế. Tuy nhiên, dù rất quan trọng, nhưng chỉ riêng bản thân hệ thống các quy định, quy tắc không tạo thành thể chế, tự nó không đi được vào cuộc sống; thể chế phải có các chủ thể thực thi trong môi trường xã hội xác định. (2) Loại quan niệm thứ hai tiếp cận nghiêng về phương diện cấu trúc xã hội: Thể chế là một cấu trúc (tổ chức) xã hội với các chức năng xác định. Với cách tiếp cận này, thể chế là một cấu trúc (tổ chức) xã hội với cơ cấu và các chức năng xác định; hoạt động trong (theo) một hệ thống các quy định (quy tắc) cụ thể. Quan niệm này coi cấu trúc (tổ chức) xã hội, mà trước hết là các tổ chức nhà nước là chủ thể trung tâm của thể chế. (3) Loại quan niệm thứ ba tiếp cận mang tính tổng hợp (kết hợp) hai loại quan niệm nêu trên, nghĩa là coi thể chế là một cấu trúc hữu cơ giữa các tổ chức, các chủ thể xã hội tương tác với nhau trong (theo) một hệ thống các quy định (quy tắc). 14 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Quan niệm thứ ba này cho thấy sự tiếp cận “cân bằng” và hữu cơ giữa các chủ thể trong xã hội và hệ thống các quy định (quy tắc) vận hành của thể chế. Tuy nhiên, các quan niệm về thể chế nêu trên chưa cho thấy rõ mối quan hệ giữa các chủ thể, quy tắc vận hành với các nội dung (môi trường) mà các chủ thể hoạt động trong đó. Cả về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy thể chế bao gồm sự thống nhất ba yếu tố cấu thành sau: các chủ thể trong thể chế - được gọi là Người chơi; các quy tắc vận hành của thể chế - được gọi là Luật chơi; và những nội dung mà các chủ thể và luật chơi vận hành trong đó - được gọi là Sân chơi hay Nội dung chơi. Sân chơi chính là nơi tương tác giữa các chủ thể với các nội dung chơi cụ thể, luật chơi cụ thể. Như vậy, thể chế hiểu theo một nghĩa đầy đủ, dù ở cấp độ nào, phải là sự đồng bộ hữu cơ giữa các chủ thể - hệ thống quy tắc vận hành - nội dung xã hội (nói chung hoặc các lĩnh vực cụ thể). Hay nói một cách hình ảnh, thể chế là sự vận hành của một cấu trúc xã hội, trong đó bảo đảm sự thống nhất biện chứng giữa Người chơi, Luật chơi và Sân chơi. Các nghiên cứu quốc tế cũng như thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới cho thấy, thể chế thực tế chi phối sự phát triển bao gồm những “luật chơi” chính thức hoặc phi chính thức tạo nên quy tắc ứng xử của con người, của các tổ chức trong xã hội. Thể chế chính thức bao gồm Hiến pháp, các luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước. Thể chế phi chính thức bao gồm các quy tắc bất thành văn, quy ước, thỏa thuận được tuân thủ trong quan hệ giữa các nhóm người, các tổ chức xã hội. Thể chế chính thức thường có tính pháp lý cao và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, thể chế phi chính thức 15 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đối với sự thành công hay thất bại của những thể chế chính thức, nhất là ở cấp độ cơ sở. Giữa thể chế chính thức và thể chế phi chính thức có thể có sự tác động thuận chiều, cũng có thể có sự tác động ngược chiều làm suy giảm động lực của sự phát triển. Từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể đưa ra quan niệm về thể chế như sau: Thể chế là phương thức vận hành (vận động) của một cấu trúc xã hội, trong đó các chủ thể hoạt động và tương tác với nhau theo những quy định (quy tắc) xác định, trong những môi trường (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên...) cụ thể, nhằm đưa cấu trúc xã hội đó vào một trạng thái - trình độ vận động phát triển nào đó với những mục tiêu đặt ra1. Cấu trúc xã hội ở đây được hiểu là một quốc gia, một cộng đồng dân cư, hay một lĩnh vực nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...); hay các tổ chức (định chế) quốc tế, khu vực, đa phương, song phương... Quan niệm về thể chế như trên cho phép nhìn nhận thể chế như một cấu trúc xã hội trong sự vận động, phát triển, trong đó sự tương tác hữu cơ giữa các chủ thể trong một môi trường xã hội (lĩnh vực) cụ thể theo một hệ thống các quy định (quy tắc) xác định, nhằm đạt tới các mục tiêu đặt ra. Một vấn đề quan trọng cần nhận thức rõ để tránh nhầm lẫn là không đồng nhất khái niệm thể chế với khái niệm chế độ, như thể chế chính trị với chế độ chính trị. Trong một chế độ chính trị hay một chế độ kinh tế cũng có thể có nhiều mô hình ____________ 1. Lựa chọn khái niệm “phương thức vận hành...” được liên tưởng từ khái niệm “phương thức sản xuất - bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” - TG. 16 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... thể chế chính trị khác nhau, mô hình thể chế kinh tế khác nhau. Đổi mới thể chế chính trị không đồng nghĩa với đổi mới chế độ chính trị - xã hội. 2. Xét về vai trò của thể chế đối với sự phát triển có thể phân ra làm hai loại: Thể chế phát triển - là thể chế tạo được động lực thúc đẩy phát triển; và Thể chế kìm hãm sự phát triển - là thể chế không tạo được động lực phát triển, ngược lại, kìm hãm sự phát triển, thậm chí dẫn đến khủng hoảng, đổ vỡ. Trên thực tế, trong một thể chế cụ thể thường chứa đựng cả những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển và yếu tố tiêu cực kìm hãm sự phát triển, vấn đề là những yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo, chi phối sự phát triển. Trong tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại (Why nations fail), hai nhà khoa học Daron Acemoglu và James Robinson đã phân tích những cứ liệu lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới và chứng minh rất thuyết phục rằng sự phát triển của một quốc gia, sự giàu, nghèo của một quốc gia không phải phụ thuộc một cách định mệnh đơn giản vào điều kiện tự nhiên, địa lý, văn hóa,... Điều tạo ra sự khác biệt mang tính quyết định đối với sự phát triển của quốc gia chính là thể chế phát triển1. North (1990), khi nghiên cứu các nền kinh tế dân chủ và mở cửa đã chỉ ra thể chế dân chủ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng, bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh tự do hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Bản thân thể chế cũng không phải là bất biến, nó vừa có yêu cầu phải ổn định tương đối, đồng thời phải được liên tục ____________ 1. Xem Daron Acemoglu - James Robinson: Why nations fail (Tại sao các quốc gia thất bại), Crown Publishers, N.Y., 2012. 17 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... đổi mới, hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển cao hơn của xã hội. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn trên thế giới đã chỉ rõ rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là chất lượng thể chế. Chất lượng thể chế được đánh giá bởi chất lượng của pháp luật và chính sách, hiệu quả hoạt động của các chủ thể, nhất là của chính quyền, cũng như mức độ thực thi và hiệu lực, hiệu quả luật pháp và cơ chế, chính sách trên thực tế. Muốn đẩy mạnh phát triển trong giai đoạn có tính bước ngoặt - giai đoạn mới, cần bắt đầu từ xây dựng lại các quan niệm, nội dung và cấu trúc thể chế phù hợp, hoàn thiện quản lý nhà nước - chủ thể chủ chốt của thể chế. II. CẤU TRÚC, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA THỂ CHẾ 1. Cấu trúc của thể chế Cấu trúc của thể chế có thể được xem xét theo hai cách tiếp cận: Cách tiếp cận về cơ cấu các yếu tố tạo nên thể chế; và cách tiếp cận theo chức năng của thể chế. Về cách tiếp cận theo cơ cấu các yếu tố tạo nên thể chế cho thấy, thể chế bao gồm ba yếu tố cấu thành chủ yếu là: các chủ thể tham gia (người chơi); hệ thống quy tắc vận hành và tương tác giữa các chủ thể (luật chơi); và nội dung mà các chủ thể hoạt động (sân chơi). Tuy nhiên gần đây, có những nghiên cứu (và thực tiễn) cho thấy rằng trong hệ thống “luật chơi” cần phải chế định các chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc thực thi thể chế và buộc các chủ thể phải tuân thủ “luật chơi”. Như vậy về tổng thể, thể chế bao gồm bốn yếu tố cấu thành quan trọng là: Người chơi, Luật chơi, Sân chơi và Chế tài thực thi thể chế. Trên thực tế, cả người chơi, luật chơi, sân chơi và chế tài thực thi đều có 18 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... những cấu trúc phức tạp, gắn với vị trí, vai trò của từng chủ thể và sân chơi cụ thể. Xét một cách khái quát, có thể nêu như sau: - Về người chơi, có những chủ thể chính sau: người quyết định luật chơi; người tổ chức thực thi luật chơi; người thực thi luật chơi; - Về luật chơi, có thể phân loại như sau: luật cho người quyết định luật chơi; luật cho người tổ chức thực thi luật chơi; luật cho người thực thi luật chơi; - Về sân chơi, cũng có thể phân loại như sau: sân chơi chung cho mọi loại người chơi; sân chơi cho người quyết định luật chơi; sân chơi cho người tổ chức thực thi luật chơi; sân chơi cho người thực thi luật chơi; - Về chế tài thực thi thể chế, cũng có thể phân ra: chế tài đối với người quyết định luật chơi; chế tài đối với người tổ chức thực thi luật chơi; và chế tài đối với người thực thi luật chơi. Bốn yếu tố cấu thành cơ bản đó tạo thành thể chế phát triển của một cấu trúc xã hội (có thể là một quốc gia, một lĩnh vực, một vùng, một cộng đồng, một tổ chức...). Còn xét theo chức năng của thể chế, có thể nêu khái quát như sau: đối với một quốc gia, thể chế phát triển bao trùm tất cả các lĩnh vực được thể hiện ở chiến lược tổng thể phát triển quốc gia trong những giai đoạn cụ thể. Đó thường gọi là thể chế phát triển tổng hợp (bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội). Nhưng trong thể chế phát triển tổng hợp đó luôn chứa đựng các thể chế thành phần cơ bản là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội; các thể chế này có quan hệ hữu cơ, tương tác và chế định lẫn nhau khá phức tạp. Các thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội có vai trò và chức năng khác nhau, nhưng đều tạo nên hợp lực của thể chế phát 19 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... triển tổng hợp (mạnh hay yếu). Đồng thời cần thấy rằng trên thực tế, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội có cấu trúc bên trong rất phức tạp với những phân hệ thành phần nhỏ hơn. Như trong thể chế chính trị có thể chế hệ thống chính trị, thể chế đảng chính trị, đảng cầm quyền, thể chế nhà nước, thể chế tổ chức bộ máy, thể chế hành chính, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội... Trong thể chế kinh tế, thể chế xã hội cũng bao hàm nhiều phân hệ; các thể chế này đan xen nhau theo chiều ngang và chiều dọc từ trên xuống dưới. Trong thể chế, mỗi loại chủ thể có vai trò khác nhau. Trong số các chủ thể (người chơi), Nhà nước có vị trí đặc biệt về tư cách đa diện của mình. Nhà nước đồng thời đóng nhiều tư cách trong thể chế: người quyết định luật chơi, người tổ chức thực thi luật chơi, người kiểm soát quá trình thực thi luật chơi, là người chơi khi thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với các chủ thể khác và toàn xã hội trong thực thi các luật chơi. Chính vì vậy, việc xác định đúng vị trí, vai trò của chủ thể nhà nước trong tương quan với vị trí, vai trò của các chủ thể khác trong xã hội là vấn đề rất quan trọng. Trong một thể chế phát triển chung hay thể chế phát triển của một lĩnh vực cụ thể, cấu trúc về cơ cấu các yếu tố và cấu trúc về chức năng của thể chế quan hệ mật thiết với nhau để tạo động lực phát triển (mạnh hay yếu). 2. Bản chất của thể chế: thể chế “dung hợp” và thể chế “chiếm đoạt” Trong tác phẩm Tại sao các quốc gia thất bại (2010), Daron Acemoglu và James Robinson từ tổng kết thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều thập kỷ, đã khái 20 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... quát và phân chia thể chế thành hai loại: thể chế “chiếm đoạt” hay “tước đoạt” (extractive) mang bản chất khai thác, bóc lột, kìm hãm sự phát triển; và thể chế “dung hợp” hay “bao quát” (inclusive), mang bản chất dung nạp, trao quyền, tạo cơ hội và điều kiện phát triển, chia sẻ lợi ích phát triển cho phần đông dân chúng. Hai ông đã khái quát tương ứng về thể chế chính trị và thể chế kinh tế: Thể chế chính trị “dung hợp”: Là thể chế trong đó quyền lực chính trị hướng tới bảo đảm và phục vụ cho số đông dân chúng, cho phép sự tham gia rộng rãi của dân chúng vào các thiết chế nhà nước; thực thi chế độ dân chủ, bảo đảm kiểm soát quyền lực trong nội bộ nhà nước và từ phía xã hội; nguyên tắc thượng tôn pháp luật được đề cao; quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước có sự tập trung nhất định (nhưng không phải là tập trung chuyên quyền, độc đoán) để bảo đảm sự thống nhất thực thi thể chế, luật pháp và trật tự. Thể chế kinh tế “dung hợp”: Là thể chế xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản chính đáng của tất cả các chủ thể, của dân chúng; quyền sản xuất kinh doanh được chế định công khai, minh bạch; thể chế thị trường được xác lập phù hợp, hiệu quả, hình thành một “sân chơi” bình đẳng, minh bạch và công bằng; tiếp cận các nguồn lực phát triển dễ dàng; thành quả phát triển được phân phối và điều tiết hài hòa, công bằng giữa các tầng lớp xã hội. Thể chế chính trị “chiếm đoạt”: Là thể chế quyền lực chính trị tập trung độc quyền trong tay của một thiểu số, của bộ máy, phục vụ cho quyền lợi của một số ít, của bộ máy, không có sự kiểm soát quyền lực hiệu quả, nguyên tắc thượng tôn pháp luật không được tuân thủ; quyền con người, quyền công dân và dân chủ xã hội bị hạn chế... 21 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... Thể chế kinh tế “chiếm đoạt”: Là thể chế quyền sở hữu tài sản của số đông dân cư không được xác lập, không được bảo vệ; quyền sản xuất kinh doanh không được bảo đảm; thể chế thị trường yếu kém, tạo các rào cản gia nhập thị trường; hình thành một “sân chơi” bất bình đẳng, không minh bạch và công bằng; tiếp cận các nguồn lực phát triển không công bằng; phân chia thành quả phát triển không công bằng giữa các tầng lớp xã hội, chủ yếu rơi vào tay một bộ phận quan chức nhà nước, lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản thân hữu... Khái quát thành hai loại thể chế ở hai cực đối nghịch nhau về bản chất và tác động như trên có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận, được minh chứng qua lịch sử phát triển của thế giới. Trên thực tế, ở các nước có sự kết hợp khác nhau giữa thể chế chính trị và thể chế kinh tế, tạo nên một phổ quát rất rộng các loại thể chế nằm giữa hai cực “dung hợp” và “chiếm đoạt”. Có những thể chế bản chất về cơ bản là dung hợp nhưng vẫn có những yếu tố của thể chế chiếm đoạt; đồng thời cũng có những thể chế bản chất về cơ bản là chiếm đoạt nhưng cũng chứa đựng những yếu tố của thể chế dung hợp. Điều này tạo nên động lực phát triển mạnh hay yếu khác nhau của một mô hình thể chế cụ thể ở các nước. Thể chế chính trị dung hợp là cơ sở quan trọng để thúc đẩy xây dựng thể chế kinh tế dung hợp, tạo nên thể chế phát triển tổng hợp dung hợp, tạo một vòng xoáy đi lên giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị dung hợp ngày càng vững chắc, thúc đẩy phát triển. Còn thể chế chính trị tước đoạt thường hướng tới xây dựng thể chế kinh tế chứa đựng nhiều yếu tố tước đoạt, để tạo cơ sở vật chất cho sự tồn tại của mình. Mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh này lại tạo một vòng xoáy đi xuống làm suy giảm động lực phát triển. Thể chế “tước đoạt” 22 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... trong những hoàn cảnh nhất định cũng có thể tạo nên sự phát triển nào đó trong một giai đoạn nhất định. Nhưng đó là sự phát triển mang tính cục bộ, “cưỡng bức”, không bền vững, vì không mang lại lợi ích cho số đông dân chúng và luôn chứa đựng những mâu thuẫn nội tại, sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển, trì trệ, thậm chí xung đột, khủng hoảng nếu không được khắc phục kịp thời. Sự phát triển bền vững phải trên cơ sở động lực nội sinh, sự tham gia dân chủ và tự nguyện của các chủ thể, của đa số dân chúng, tạo quá trình liên tục đổi mới (điều mà nhà kinh tế Schumpeter gọi là “sự hủy diệt sáng tạo”), loại bỏ những thể chế cũ không còn hiệu quả bằng thể chế mới hiệu quả hơn. 3. Vai trò của thể chế đối với sự phát triển Vai trò quan trọng của thể chế đối với sự phát triển của một quốc gia đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Khái quát lại, thể chế có những vai trò chủ yếu sau: (1) Thể chế xác lập nền tảng pháp lý cho cấu trúc và vận hành nền chính trị - kinh tế - xã hội của quốc gia. Xác lập địa vị, vai trò, trách nhiệm, quyền và lợi ích của các chủ thể trong quá trình phát triển, nhất là vai trò của Nhà nước. (2) Xác lập mô hình và thể chế nhà nước, nền hành chính để thực thi quyền lực chính trị gắn với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Phòng ngừa và ngăn chặn sự suy thoái, tha hóa của quyền lực. (3) Đưa ra đường lối, chiến lược, mô hình, mục tiêu phát triển; xác định hệ giá trị phát triển; định hướng và điều tiết sự phát triển của xã hội. (4) Tạo lập khung pháp lý và điều kiện để kiến tạo và phát triển năng lực các chủ thể, phát huy đúng vai trò của từng loại 23 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... chủ thể; liên kết các chủ thể, các nguồn lực, các yếu tố theo những mô hình phát triển có hiệu quả. (5) Tạo lập cơ chế, chính sách huy động và phân bổ mọi nguồn lực cho sự phát triển; tạo động lực phát triển (động lực tinh thần, động lực pháp lý, động lực lợi ích, động lực đạo đức...), nhất là động lực cộng hưởng thông qua sự liên kết giữa các chủ thể và các yếu tố; điều tiết hài hòa lợi ích phát triển giữa các chủ thể. (6) Tạo lập “sân chơi” lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, phù hợp, hiệu quả đối với các chủ thể trong từng lĩnh vực. (7) Tạo lập và thực thi cơ chế vận hành thể chế, các luật chơi có hiệu quả; khắc phục, phòng ngừa các rủi ro, tiêu cực. Tạo lập khung khổ pháp lý để mọi hoạt động của các chủ thể trở nên minh bạch hơn, tin cậy hơn, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. Chất lượng thể chế và hiệu lực của thể chế có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò của thể chế là rất cần thiết, để trên cơ sở đó có quyết tâm chính trị cao xây dựng được một thể chế phù hợp, hiệu quả. Đó là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nhanh - bền vững. Sự phát triển tổng hợp của một quốc gia luôn bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là chính trị, kinh tế và xã hội (theo nghĩa rộng, bao gồm cả văn hóa), do vậy trong thể chế phát triển tổng hợp luôn chứa đựng ba thể chế thành phần chủ yếu là thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội. Ba thể chế thành phần này có vai trò và chức năng khác nhau nhưng liên quan mật thiết với nhau. 24 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Thể chế chính trị có các vai trò chủ yếu sau: - Xác lập và sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, giá trị và mục tiêu của thể chế chính trị; tạo lập đồng thuận xã hội, ý chí dân tộc; - Xây dựng thể chế nhà nước, bộ máy công quyền tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; - Xác lập chế độ dân chủ xã hội; gắn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội... của tất cả các chủ thể (Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, các cá nhân...); - Kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng - tha hóa quyền lực, lợi ích nhóm, chủ nghĩa thân hữu; - Quy tụ được lòng người, gắn kết được các giá trị cơ bản của tất cả các chủ thể trong xã hội trong những định hướng, mục tiêu phát triển đúng đắn. Thể chế kinh tế có các vai trò chủ yếu sau: - Xác lập quyền tự do sản xuất kinh doanh, quyền tài sản, lợi ích kinh tế; - Xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp, hiệu quả; - Xác lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch; - Xây dựng mô hình tăng trưởng - phát triển phù hợp, hiệu quả; - Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển. Thể chế xã hội có các vai trò chủ yếu sau: - Xây dựng hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm đời sống, việc làm; 25 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... - Bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội; - Bảo đảm an ninh xã hội, trật tự an toàn xã hội, cố kết cộng đồng; - Phát triển con người, văn hóa, xã hội và quản lý phát triển xã hội. Để tạo được động lực phát triển mạnh thì đòi hỏi ba thể chế trên phải tạo được hợp lực cùng chiều, đồng bộ với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều nước, trong những điều kiện cụ thể, ba thể chế đó có những mục tiêu khác nhau, không hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, làm suy yếu động lực phát triển của thể chế tổng hợp. Mối quan hệ giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội trong quá trình phát triển là rất phức tạp, đa diện, không đơn trị một chiều. Xét về toàn cục và lâu dài, thì thể chế kinh tế đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững. Nhưng thể chế chính trị có vai trò rất quan trọng trong sử dụng quyền lực định hướng chính trị sự phát triển mọi mặt của xã hội, kể cả sự phát triển kinh tế. Thể chế chính trị được xây dựng và vận hành phù hợp và hiệu quả hay không, hiệu quả đến mức độ nào lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quyết định của Đảng cầm quyền và Nhà nước. Bản thân việc xây dựng thể chế kinh tế cũng phụ thuộc cơ bản vào định hướng chính trị, vai trò và năng lực của Đảng cầm quyền và Nhà nước. Một thể chế chính trị sáng suốt sẽ định hướng xây dựng thể chế kinh tế và thể chế xã hội thúc đẩy phát triển. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng một thể chế bảo đảm sự đồng bộ - phù hợp giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội để tạo động lực mạnh cho sự phát triển nhanh - bền vững trong một thời gian dài là một yêu cầu bức thiết, song rất 26 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... không dễ dàng. Rất nhiều nước rơi vào tình trạng “kẹt” trong một thể chế kìm hãm sự phát triển, không tạo được động lực phát triển mạnh mẽ. Thể chế thúc đẩy phát triển hay kìm hãm sự phát triển phụ thuộc vào bản chất, trình độ và chất lượng của thể chế. III. THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 1. Yêu cầu về phát triển nhanh - bền vững đối với Việt Nam Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, vẫn là nước mới thoát ra khỏi các nước kém phát triển và bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) chưa lâu; tiềm lực tổng thể còn hạn chế, GDP năm 2017 mới đạt 220 tỷ USD; nguy cơ tụt hậu xa hơn và rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn còn hiện hữu; thể chế và mô hình tăng trưởng theo chiều rộng đã suy yếu động lực phát triển; bối cảnh quốc tế rất phức tạp, cơ hội và thách thức đều lớn. Vì vậy, vấn đề phát triển nhanh - bền vững đất nước là một yêu cầu khách quan, bức thiết. Quan niệm chung về phát triển nhanh - bền vững phải đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Bảo đảm sự tăng trưởng - phát triển với tốc độ tương đối cao, thể hiện cả ở tăng trưởng về số lượng, quy mô và sự tăng lên không ngừng về chất lượng, hiệu quả, được duy trì trong một thời gian tương đối dài; (ii) Sự tăng trưởng - phát triển bảo đảm sự đồng bộ giữa các lĩnh vực, 27 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... không ngừng làm tăng nội lực và tính độc lập tự chủ của quốc gia; (iii) Bảo đảm tính bền vững1 trong quá trình phát triển cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển nhanh - bền vững, thể chế phát triển cần được xây dựng phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước, đồng thời đáp ứng các yêu cầu cao của hội nhập quốc tế trong từng giai đoạn. ____________ 1. Quan niệm về phát triển bền vững được Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc lần thứ 21 năm 2015 (tại New York) đưa ra theo phương châm “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai”, với Chương trình nghị sự đến năm 2030, tập trung vào gắn kết và cân bằng ba vấn đề lớn của sự bền vững, đó là kinh tế, xã hội và môi trường, trong một khung hành động với 5 yếu tố “P” gồm: Con người (People), Hành tinh (Planet), Thịnh vượng (Prosperity), Hòa bình (Peace) và Đối tác (Partnership); được cụ thể hóa thành 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, với mục tiêu tổng quát là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững. Trong Kế hoạch nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030, bao gồm 115 mục tiêu cụ thể, tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu theo Văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua tháng 9/2015. 28 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... 2. Những đặc trưng cơ bản của thể chế phát triển nhanh - bền vững Có thể khái quát các đặc trưng cơ bản của thể chế phát triển nhanh - bền vững như sau: (1) Đó phải là một thể chế vượt trội, có khả năng đón nhận được các cơ hội, những xu hướng phát triển mới, thay đổi với tốc độ nhanh, mang tính đột biến, như cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; “hóa giải” được các thách thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, huy động được tất cả các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các mô hình và trình độ công nghệ để tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ. Thể chế phát triển nhanh - bền vững phải là thể chế “dung hợp” cao, bảo đảm sự đồng bộ, phù hợp giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. (2) Thể chế chính trị thể hiện tập trung ở nhà nước pháp quyền đưa ra định hướng đường lối, chiến lược, mục tiêu phát triển đúng đắn; đề cao nguyên tắc pháp quyền với hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách phù hợp; thể chế hành chính minh bạch, đơn giản, hiệu quả; định hướng xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhanh - bền vững, bao trùm. (3) Thể chế lãnh đạo - quản lý sáng suốt, năng động, hiệu lực, hiệu quả; phát huy sáng tạo, dân chủ; chỉ đạo triển khai tập trung, thống nhất; tập trung nguồn lực phát triển cho những lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn. (4) Xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị, nhất là bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; 29 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo. (5) Đề cao vai trò chủ thể của nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức trong xã hội trong sự phát triển; coi trọng nhân tố con người, con người vừa là chủ thể đổi mới, sáng tạo và phát triển đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. (6) Phân phối thành quả, lợi ích phát triển hài hòa, tương đối công bằng giữa các tầng lớp, thành viên xã hội; quan tâm thích đáng đến các đối tượng yếu thế. (7) Quy tụ được nhân tâm của nhân dân, gắn kết được các lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc, tạo được niềm tin và ý chí chấn hưng quốc gia của dân tộc - đó là động lực cốt lõi của thể chế phát triển nhanh - bền vững. (8) Trong thể chế có những chế định mang tính nguyên tắc chi phối chung, lâu dài; có những chế định mang tính thời đoạn, thích ứng với những điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể. 3. Vấn đề trung tâm của thể chế: tạo động lực phát triển Vấn đề trung tâm - cốt lõi của thể chế là phải tạo được động lực phát triển trong mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, kết nối thành động lực phát triển của cả dân tộc. Động lực đó phải được tạo lập đồng bộ cả về mặt lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần - giá trị xã hội, giá trị dân chủ và pháp quyền, giá trị đạo đức của tất cả các chủ thể trong xã hội. Trong đó mỗi thể chế thành phần, mỗi loại chủ thể cần phải hướng tới tạo lập các giá trị đặc trưng cơ bản của mình, đồng thời tương tác với các thể chế khác để tạo động lực tổng hợp cho sự phát triển, cụ thể là: 30 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... - Thể chế chính trị cần xây dựng và thực thi các giá trị chủ yếu sau: giá trị quyền lực chân chính, thúc đẩy phát triển, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, chống tha hóa quyền lực, tham nhũng; giá trị pháp quyền và dân chủ; giá trị quyền con người và quyền công dân; giá trị lý tưởng, giá trị dân tộc - chấn hưng dân tộc. - Thể chế kinh tế cần xây dựng và thực thi các giá trị chủ yếu sau: tôn trọng và bảo vệ quyền tài sản chính đáng, quyền sản xuất kinh doanh; lợi ích kinh tế chính đáng gắn với trách nhiệm xã hội; môi trường sản xuất kinh doanh công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh; xác lập và bảo vệ lợi ích liên kết, hợp tác, chia sẻ; thúc đẩy đổi mới - sáng tạo. - Thể chế xã hội cần xây dựng và thực thi các giá trị chủ yếu sau: công bằng và bình đẳng xã hội; cố kết cộng đồng và đồng thuận xã hội; trật tự và an toàn xã hội; chia sẻ hài hòa thành quả phát triển. - Thể chế hội nhập quốc tế cần xác định những giá trị cốt lõi trong hội nhập quốc tế, đó là những giá trị tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, như: lợi ích quốc gia - dân tộc; giá trị hợp tác, liên kết, cộng đồng trách nhiệm, cùng có lợi; đấu tranh vì những giá trị chung của nhân loại... Để tạo nên động lực phát triển hiện thực, thể chế có hai phương thức tác động vào các chủ thể: tạo nên ý thức tự nguyện, tự giác; và “áp đặt”. Ý thức tự nguyện, tự giác được hình thành trong một quá trình nhất định, khi định hình thành giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị xã hội; còn “áp đặt” đòi hỏi phải thực thi theo pháp luật với những chế tài cần thiết. Phương thức “áp đặt” được sử dụng trong các trường hợp phải xác lập những thể chế, quy định tiên tiến, có hiệu quả hơn đáp ứng với yêu cầu về chất lượng và trình độ phát triển cao hơn, 31 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... thúc đẩy nhanh sự phát triển. Phương thức “áp đặt” đặc biệt có ý nghĩa đối với những nước còn kém phát triển, nhưng muốn phát triển nhanh, “rút ngắn”; tuy nhiên, phải tránh duy ý chí và cần phải xử lý tốt phản ứng xã hội. Phương thức tự nguyện cũng cần có cơ sở pháp lý bảo vệ. Cần lưu ý đặc biệt tới vai trò liên kết của thể chế giữa các chủ thể, các yếu tố vật chất và phi vật chất theo một trật tự hay mô hình nào đó, nếu phù hợp với yêu cầu và điều kiện khách quan, quy luật khách quan sẽ tạo nên động lực lớn theo “cấp số nhân” thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, còn nếu tạo sự liên kết - cấu trúc không phù hợp sẽ làm suy yếu, triệt tiêu động lực phát triển. 4. Những vấn đề đặt ra trong giai đoạn mới 4.1. Nhận thức rõ bản chất của quá trình đổi mới thể chế phát triển Ngay khi thành lập chính thể “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, thể chế phát triển đất nước, về nguyên tắc đã mang bản chất “dung hợp”; nhưng trong điều kiện chiến tranh, chức năng xây dựng và phát triển đã bị hạn chế đi nhiều. Tuy nhiên, khi miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước sau năm 1975, với những nhận thức sai lệch về chủ nghĩa xã hội, thể chế phát triển được chế định có những nội dung không phù hợp với quy luật khách quan, thể hiện tập trung ở cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, tuyệt đối hóa vai trò của Nhà nước, của sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, coi sở hữu tư nhân và sở hữu cá thể của hộ nông dân là không phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội; không chấp nhận sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường... Trên thực tế, thể chế đó 32 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... đã hình thành một dạng thể chế “kìm hãm” khác (so với quan niệm của D. Acemoglu và J. Robinson), trong đó là sự chế định không đúng về cấu trúc quan hệ sở hữu, về quyền tài sản, quyền làm chủ và tự do sản xuất kinh doanh của các chủ thể, không nhận thức đúng và tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, không tôn trọng đầy đủ lợi ích kinh tế chính đáng của các chủ thể sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm triệt tiêu động lực phát triển - nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội vào cuối những năm 1970 - đầu những năm 1980, dẫn đến khởi đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đặt những nguyên tắc mang tính nền móng xây dựng một thể chế phát triển mới, trọng tâm là đặt mục tiêu xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm nội dung cốt lõi của thể chế phát triển. Về phương diện chính trị, từ hệ thống chuyên chính vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản chuyển sang hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền tự do, dân chủ; công nhận và bảo vệ quyền tài sản chính đáng của các chủ thể trong xã hội; xác lập chế độ đa sở hữu... Về phương diện kinh tế, xác lập và bảo vệ quyền tự do sản xuất kinh doanh, tôn trọng và bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng; xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần... Thể chế kinh tế này đặt mỗi con người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể của chính mình. Về phương diện xã hội, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và theo các nguồn chính đáng khác; thực hiện công bằng 33 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... và bình đẳng xã hội phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng giai đoạn; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội và an sinh xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ưu tiên cho những đối tượng yếu thế... Những thành tựu to lớn, tương đối toàn diện đạt được trong hơn 30 năm đổi mới cho thấy, thể chế phát triển được xây dựng và từng bước hoàn thiện trong quá trình đổi mới đã thực hiện có hiệu quả nhiều đặc trưng của thể chế “dung hợp” (ở những mức độ khác nhau). Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn phát triển của đất nước cho thấy, đang còn nhiều yếu kém, bất cập trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển đất nước, đang tồn tại không ít “điểm nghẽn” cần phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. 4.2. Những trọng tâm đổi mới thể chế phát triển Từ thực tiễn, cũng như những yêu cầu mới đặt ra đối với sự phát triển nhanh - bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, về phương diện thể chế, có thể đưa ra một số vấn đề chủ yếu sau: (1) Cần xác định xây dựng đồng bộ thể chế phát triển nhanh - bền vững là một đột phá chiến lược Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”1 là một đột phá chiến lược. Xác định đó là đúng đắn, song trước bối cảnh và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới cho ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.106. 34 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... thấy rằng điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thực tiễn cho thấy, không thể hoàn thiện được thể chế kinh tế thị trường nếu không được triển khai đồng bộ với hoàn thiện thể chế phát triển đất nước về phương diện chính trị và phương diện xã hội; giữa đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với thể chế kinh tế thị trường. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ quan điểm phải “Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị...”1. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhấn mạnh phải “Hoàn thiện thể chế kinh tế đi đôi với hoàn thiện thể chế chính trị...”2; phải “Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững”3. Vì thế, thể chế phát triển đất nước trong giai đoạn mới phải là thể chế tổng hợp, đồng bộ giữa chính trị - kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của đất nước đến nay cho thấy mô hình tăng trưởng - phát triển theo chiều rộng (dựa chủ yếu vào nguồn lực đất đai, tài nguyên, lao động giá rẻ, vốn, sản xuất sản phẩm thô, gia công là chủ yếu) đã gần “cạn kiệt” động lực phát triển. Một yêu cầu tất yếu khách quan và cấp thiết đặt ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.99. 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017, tr.28, 29-30. 35 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... ra là đất nước phải chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng là chủ yếu sang mô hình tăng trưởng - phát triển theo chiều sâu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”1. Muốn vậy, thể chế phát triển phải được đổi mới làm nền tảng cho phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao trên cơ sở phát huy tốt nhân tố con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, trong giai đoạn mới không chỉ là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, mà đột phá chiến lược là xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước nhanh - bền vững theo chiều sâu. (2) Thể chế phát triển đất nước nhanh - bền vững theo chiều sâu đòi hỏi sự đồng bộ cao giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội Khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu, động lực phải dựa chủ yếu vào nguồn lực con người chất lượng cao và khoa học - công nghệ, sự phát triển thể hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Điều này không thể đạt được hiệu quả cao và bền vững nếu chỉ đổi mới thể chế kinh tế. Bản thân sự phát triển theo chiều sâu đặt trọng tâm vào nhân tố con người với trí tuệ và sức sáng tạo, liên quan trực tiếp đến mục tiêu, tiêu chí mới của hệ thống chính trị (khác với trong phát triển theo chiều rộng). Nếu như khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định đúng đắn là đổi mới kinh tế phải đi trước một bước, đồng thời ____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.98. 36 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... từng bước đổi mới chính trị bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế; rồi tiến tới phải “bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị”. Khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu (nhất là trong bối cảnh hiện nay), đổi mới thể chế chính trị về một số phương diện đòi hỏi phải có “tính vượt trước”, tính định hướng dẫn đường, thể hiện ở nắm bắt xu thế phát triển mọi mặt của thế giới, nhu cầu phát triển khách quan của đất nước để định ra đường lối, chiến lược, mục tiêu, mô hình phát triển (chính trị - kinh tế - xã hội) có luận cứ khoa học - thực tiễn đúng đắn, bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh - bền vững, không bị tụt hậu. Thể chế chính trị với vai trò “lãnh đạo” trong định hướng sự phát triển phải chuyển từ “dò đá qua sông”, “thử nghiệm - sửa sai”, sang “chủ động định hướng”, “điều chỉnh - thích ứng”. Đây là yêu cầu rất cao đối với thể chế chính trị khi chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Khi chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhất là ứng dụng công nghệ cao và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc sẽ đặt ra nhiều vấn đề mới về kinh tế và xã hội như: thay đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, cấu trúc nghề nghiệp, lao động việc làm, thất nghiệp cơ cấu, phân hóa thu nhập... Thể chế phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội sẽ phải đổi mới để góp phần “hóa giải” hiệu quả các tác động tiêu cực, thích ứng với các yêu cầu mới, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển nhanh - bền vững đòi hỏi sự đồng bộ - phù hợp trong thể chế phát triển theo mối quan hệ biện chứng như sau: thể chế chính trị đóng vai trò định hướng “vượt trước” - 37 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... thể chế kinh tế đóng vai trò trung tâm - thể chế phát triển xã hội đóng vai trò điều tiết hài hòa xã hội. Thể chế chính trị đòi hỏi phải đổi mới để đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng phát triển, thiết kế cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, thể chế kinh tế và thể chế phát triển xã hội với những giá trị mới, phát huy cao dân chủ, quyền con người, quyền công dân, giải phóng và phát huy giá trị sáng tạo, trách nhiệm xã hội của mỗi con người và tất cả các chủ thể trong sự phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước. Chuyển sang phát triển theo chiều sâu là một quá trình không đơn giản, không thể duy ý chí. Trong một nước còn tùy theo điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực, từng ngành, địa phương, đơn vị. Có những lĩnh vực, những “khâu” có thể đi nhanh vào hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; có những lĩnh vực, những “khâu” vẫn còn phải phát triển theo chiều rộng với các công nghệ thấp hoặc trung bình do những yếu tố kinh tế, nguồn lực đầu tư, sử dụng lao động... quy định. Tuy nhiên, nếu “níu kéo” quá mức cần thiết phát triển theo chiều rộng, sẽ lỡ mất thời cơ và luôn bị là “kẻ theo sau”. Vì vậy, việc xây dựng thể chế để kết hợp có hiệu quả quá trình chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu với phát triển theo chiều rộng (còn ở mức nào) là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với việc xây dựng thể chế phát triển nhanh - bền vững đất nước. (3) Những nội dung chủ yếu về đổi mới và hoàn thiện các thể chế phát triển thành phần trong giai đoạn mới (i) Về thể chế chính trị: Đổi mới và hoàn thiện tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: 38 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... - Đổi mới, tăng cường và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, nhất là đối với Nhà nước, xây dựng thể chế phát triển hiện đại, hiệu quả. Thể chế hóa rõ hơn cơ chế “Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ”. - Nâng cao năng lực định hướng và hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, năng lực dự báo và điều chỉnh chiến lược phát triển; gắn kết hữu cơ các mục tiêu ngắn hạn với các mục tiêu trung và dài hạn, lấy mục tiêu dài hạn để chi phối quá trình phát triển. - Xác định, xây dựng, thực thi, bảo vệ và tôn vinh các giá trị con người, giá trị công dân, giá trị xã hội, giá trị cộng đồng, giá trị dân tộc; nhất là các giá trị dân chủ, sáng tạo, trách nhiệm xã hội, đáp ứng với yêu cầu phát triển mới. Đây là động lực nội sinh cốt lõi của sự phát triển bền vững. - Trên cơ sở xác định rõ và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, kiên quyết xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả như Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đã xác định1. - Đối với Đảng: Phải nâng cao năng lực lãnh đạo, định hướng chiến lược phát triển, thật sự là lực lượng tiêu biểu về trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh”2, đây là nhân tố quyết định trong việc lãnh đạo xây dựng và thực thi có hiệu lực, hiệu quả thể chế ____________ 1. Hiện nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang rất cồng kềnh, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ từ Trung ương xuống cơ sở. Cả nước đang có khoảng 200 quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và 6.000 xã, phường có 1 trong 2 hoặc cả hai tiêu chí về dân số và đất đai không đạt 50% tiêu chuẩn. Nếu sáp nhập có thể giảm hơn 60.000 cán bộ, công chức... 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.12, tr.403. 39 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... phát triển nhanh - bền vững. Phải hoàn thiện thể chế để Đảng thực hiện tốt vai trò và sứ mệnh đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam... đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”1. Điều đó đặt ra yêu cầu Đảng phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức, cơ chế lãnh đạo hệ thống chính trị, nhất là đối với Nhà nước. - Đảng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế dân chủ trong Đảng, thực hiện nghiêm túc chế độ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách, nhất là các cán bộ cao cấp, những người đứng đầu cấp ủy và chính quyền. Dân chủ trong Đảng phải trở thành biểu tượng dân chủ trong hệ thống chính trị và trong xã hội. - Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, thực sự là “công bộc của dân”, gắn bó với nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia - dân tộc cao hơn lợi ích cá nhân, có đủ phẩm chất và năng lực thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao (theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa XII). - Đối với Nhà nước: Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - nhà nước kiến tạo phát triển thực sự ____________ 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.10. 40 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... “của dân, do dân, vì dân”, “thượng tôn pháp luật”, với bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tha hóa quyền lực, “lợi ích nhóm”, “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan liêu, xa dân; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, “liêm chính - kỷ cương - hành động - sáng tạo - đột phá - hiệu quả”. Nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách, năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện, năng lực “phản ứng” chính sách trong bối cảnh biến đổi phức tạp và nhanh chóng của thế giới. (ii) Về thể chế kinh tế: Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, tập trung vào những nội dung quan trọng sau: - Hoàn thiện thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội theo nguyên tắc “Nhà nước mạnh - thị trường hiệu quả - xã hội (doanh nghiệp và người dân) năng động, sáng tạo”. - Xây dựng và thực thi có hiệu quả mô hình và cơ chế, chính sách chuyển đổi sang phát triển theo chiều sâu (chung của cả nền kinh tế và riêng từng ngành, lĩnh vực). Hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại đầu tư (nhất là thể chế quản lý đầu tư công, sử dụng tài sản công hiện đang có nhiều bất cập, tiêu cực, tham ô, lãng phí, sử dụng kém hiệu quả). - Hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng kinh tế vĩ mô, đây là yêu cầu rất quan trọng đi liền với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. 41 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... - Xây dựng thể chế kết nối các thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân, tập thể, FDI... vốn đang có rất ít kết nối với nhau) trở thành một thực thể hữu cơ, gắn kết với nhau, thúc đẩy phát triển mạnh nội lực nền kinh tế quốc dân. Nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào FDI và thị trường nước ngoài. - Điều chỉnh định hướng, chiến lược, cơ chế, chính sách và tiêu chí thu hút FDI trong giai đoạn mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả tổng hợp đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước (trong những năm qua, FDI có đóng góp to lớn đối với sự phát triển, nhưng đang bộc lộ những bất cập không thể xem thường1). Với thực trạng FDI như hiện nay, độ mở của nền kinh tế càng cao, thì quy mô gia công ngày càng nhiều hơn, sự phụ thuộc vào FDI ngày càng tăng lên. - Hoàn thiện thể chế để khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam (trong đó có thế hệ khởi nghiệp sáng tạo) biết gắn sự phát triển và lợi ích của mình với sự phát triển và lợi ích của quốc gia - dân tộc, là lực lượng chủ lực góp phần quan trọng vào “định vị” nền kinh tế Việt Nam trên thế giới. Hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh phát triển ____________ 1. Những bất cập của FDI như: công nghệ trung bình chiếm tới 80%, công nghệ cao chỉ khoảng 6%, còn lại là công nghệ thấp; đối với Việt Nam chủ yếu là gia công và được hưởng giá trị gia tăng thấp; tình trạng chuyển giá khá nghiêm trọng; xu hướng hình thành “nền kinh tế vãng lai”, rất ít kết nối với các thành phần kinh tế trong nước, nhất là rất hạn chế về chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trình độ cao; xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ FDI ở Việt Nam chỉ đạt điểm số 4,1, thấp hơn cả Campuchia - 4,7 điểm và Philíppin - 4,5 điểm, trong khi đó Xingapo - 5,9 điểm và Malaixia - 5,4 điểm. 42 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... kinh tế tư nhân1 cả về quy mô và chất lượng, phát triển theo chiều sâu, trở thành một động lực trọng yếu phát triển nền kinh tế đất nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII. - Hoàn thiện thể chế, khắc phục những “điểm nghẽn” để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại (có những đặc điểm riêng cả về kinh tế, xã hội và môi trường). Theo các nhà khoa học và thực tiễn ở các nước cho thấy, thể chế, chính sách, khoa học - công nghệ đóng vai trò hơn 50% trong tăng trưởng của nông nghiệp hiện đại, đây là dư địa chính để nâng cao tăng trưởng nông nghiệp. Còn các yếu tố truyền thống như: đất đai, phân bón, máy móc, lao động, dù rất quan trọng, nhưng vai trò ngày càng giảm xuống. - Xây dựng và thực thi có hiệu quả thể chế mang tính vượt trội để kịp thời đón nhận phát triển các phương thức sản xuất kinh doanh mới (đang hình thành và phát triển rất nhanh như nền kinh tế số, nền kinh tế chia sẻ, ứng dụng Blockchain...); thúc đẩy đổi mới - sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ mới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để chủ động đón nhận, ứng dụng phù hợp, có hiệu quả vào trong sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội (không rơi vào tình trạng chạy theo sau công nghệ, bị công nghệ hiện đại loại ra khỏi sân chơi). Gắn hữu cơ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. ____________ 1. Trong hơn 10 năm qua, kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 7-8% GDP, tỷ trọng này năm 2016 khoảng 8,21%, thấp hơn 10,46% của năm 2009; doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về nguồn lực, vốn, công nghệ, tiếp cận thị trường, ít có khả năng tham gia vào các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị gia tăng; doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, bất động sản, rất ít doanh nghiệp đầu tư vào chế tạo phát triển các sản phẩm... 43 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... - Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế đa sở hữu, nhất là thể chế sở hữu và quản lý tài sản công trong hệ thống chính trị, trong đó có thể chế đất đai (đang có nhiều bất cập). - Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng công khai, minh bạch; đẩy mạnh việc cắt giảm điều kiện và thủ tục sản xuất kinh doanh (đang còn nhiều trở ngại)1, gắn với đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp sáng tạo. - Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể, theo hướng có sự chia sẻ về trách nhiệm, quyền lợi, rủi ro... để tạo lập các chuỗi sản xuất kinh doanh, chuỗi giá trị bền vững. (iii) Về thể chế phát triển xã hội: Trên cơ sở nhận thức sâu sắc các biến đổi về mặt xã hội dưới tác động (tích cực và tiêu cực) của các xu hướng thay đổi, phát triển của xã hội hiện đại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, nhất là về văn hóa, thông tin truyền thông, khoa học - công nghệ, dân tộc, tôn giáo..., để hoàn thiện thể chế và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước, cần tập trung vào những nội dung bức thiết sau: ____________ 1. Vấn đề cắt giảm điều kiện và thủ tục kinh doanh rất quan trọng, nhưng đang gặp nhiều trở ngại. Theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, thì đến ngày 31/10/2018 phải cắt giảm 50% điều kiện và thủ tục kinh doanh, nhưng cho đến hết tháng 7/2018 mới cắt giảm được 16%, tư duy về thể chế “quản” còn rất phổ biến ở các bộ, ngành và địa phương, có xu hướng “biến tướng” chuyển điều kiện kinh doanh sang các dạng quy định khác... 44 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... - Xây dựng đồng bộ thể chế để thúc đẩy hình thành và phát triển các giá trị con người - giá trị văn hóa - giá trị xã hội đáp ứng yêu cầu và làm động lực nội sinh chủ đạo phát triển nhanh - bền vững, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng thể chế văn hóa phù hợp, nhân văn, hiện đại, hiệu quả, vừa phát huy tốt các giá trị dân tộc, vừa tiếp thu sáng tạo những giá trị tốt đẹp của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực và đối với tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là trong hệ thống chính trị, trong kinh tế và trong đời sống xã hội. - Bảo đảm sự phân phối, điều tiết tương đối hài hòa thành quả, lợi ích phát triển giữa các tầng lớp xã hội, giữa các khu vực; chú trọng tới các đối tượng yếu thế, “không để ai tụt lại phía sau”. - Thực hiện có hiệu quả dân chủ xã hội, nhất là dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực thi có hiệu quả cơ chế giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quốc kế dân sinh, đến quyền và lợi ích của người dân. - Thực hiện có hiệu quả quyền tiếp cận thông tin; các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước, các cán bộ và đảng viên phải thực thi nghiêm túc trách nhiệm giải trình trước nhân dân; xử lý nghiêm, công khai, minh bạch các vi phạm pháp luật (không có vùng cấm), để nâng cao lòng tin của nhân dân, sự đồng thuận xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. (iv) Về thể chế hội nhập quốc tế: Hoàn thiện thể chế để đáp ứng có hiệu quả cao với yêu cầu đưa quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, toàn diện hơn. Hiện nay, Việt Nam đã 45 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có những Hiệp định thế hệ mới như: CPTPP, EU - VFTA với những chế định ở trình độ cao; chúng ta phải “nâng cấp” thể chế tự vượt lên chính mình để có thể tận dụng được các cơ hội, “hóa giải” được các thách thức, thực hiện có hiệu quả các hiệp định và cam kết quốc tế. Vấn đề quan trọng đặt ra là, hiện nay, trong bối cảnh quốc tế và khu vực rất phức tạp, nhiều biến động khó lường, tác động trực tiếp, gián tiếp đến nhiều mặt phát triển của Việt Nam, đòi hỏi phải xây dựng thể chế để chủ động điều chỉnh chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa có tầm nhìn dài hạn, vừa ứng phó có hiệu quả, giảm tác động tiêu cực của các biến động quốc tế và khu vực (như cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hay chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra); có những đối sách để bảo vệ nền sản xuất trong nước, không để bị lợi dụng thành nơi “trung chuyển” hàng hóa, bãi thải công nghệ, thành “quốc gia gia công” với giá trị gia tăng thấp. Hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. (4) Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của tất cả các chủ thể Xây dựng thể chế có chất lượng và thực thi hiệu quả thể chế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực của tất cả các chủ thể, nhất là đối với thể chế phát triển theo chiều sâu (chủ thể ban hành thể chế, chủ thể lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện thể chế, chủ thể trực tiếp thực thi thể chế). Phải chế định các cơ chế và thiết chế thực thi thể chế nghiêm túc, “nói đi đôi với làm”, “thượng tôn pháp luật”. Sự đồng bộ giữa ban hành và thực thi thể chế đòi hỏi phải nâng cao năng lực, ý thức trách 46 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... nhiệm, văn hóa và đạo đức của tất cả các chủ thể, từ người lao động, các chủ nông hộ, các doanh nhân đến tầng lớp lãnh đạo các cấp. Chất lượng của thể chế, năng lực của các chủ thể và hiệu lực, hiệu quả thực thi thể chế của tất cả các chủ thể là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự phát triển nhanh - bền vững đất nước trong giai đoạn mới. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được khung thể chế phát triển nhanh - bền vững theo chiều sâu đồng bộ trên tầm vĩ mô của cả nước, trên cơ sở đó cụ thể hóa xây dựng thể chế phát triển phù hợp đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017. 4. PGS.TS. Trần Quốc Toản: Chuyên đề: “Xác định và luận giải nội dung giải pháp đột phá thúc đẩy quá trình đổi mới giai đoạn 2016-2020”, Hội đồng Lý luận Trung ương, 2015. 5. Đào Minh Hồng - Lê Hồng Hiệp (Chủ biên): Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2013. 6. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giang: “Một số nét mới về thể chế chính trị và bộ máy nhà nước một số quốc gia trên Thế giới”, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, ngày 07/7/2018. 47 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... 7. Nguyễn Văn Hùng: “Quan điểm của Đảng về xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 05/02/2018. 8. PGS.TS. Phạm Thị Túy: “Vai trò của thể chế trong phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2014. 9. PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng: “Việt Nam - cải cách thể chế để phát triển bền vững - Trường hợp đồng bằng sông Cửu Long”, www.thuviencantho.vn/ 10. Geoffrey Hodgson: “What Are Institutions?”, Journal of Economic Issues, XL:1, 2006, pp.1-25. 11. Douglass C. North: “Institutions”, The Journal of Economic Perspectives, Vol. 5, No. 1, (Winter, 1991). Published by: American Economic Association. 12. Pelikan, Pavel: “Can the Innovation System of Capitalism be Outperformed?”, In Technical Change and Economic Theory, edited by Giovanni Dosi, Christopher Freeman, Richard Nelson, Gerald Silverberg, and Luc L. G. Soete. London: Pinter, 1988, pp.370-98. 13. Knight, Jack: Institutions and Social Conflict, Cambridge: Cambridge University Press, 1992. 14. Aoki, Masahiko: Toward a Comparative Institutional Analysis, Cambridge: MIT Press, 2001; Crawford, Sue E. S., and Elinor Ostrom: “A Grammar of Institutions”, American Political Science Review 89, no. 3 (September 1995): pp.582-600. 15. Hamilton, Walton H.: “Institution”, In Encyclopaedia of the Social Sciences, Vol. 8, edited by Edwin R. A. Seligman and Alvin Johnson, New York: Macmillan, 1932, pp.84-89. 16. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF): “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009”, 2010. 48 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... 17. Daron Acemoglu, Jemes Robinson: Why Nations fail, Crown Publishers, N.Y., 2012. 18. “OECD Guiding Principles for Regulatory Quality and Performance”, World Commission on Environment and Development (Ủy ban môi trường và Phát triển thế giới), 1987:43. 49 MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - NHÂN TỐ TRUNG TÂM TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN∗ I. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN 1. Khái quát về Nhà nước pháp quyền Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước do giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội thành lập và nhân danh toàn xã hội thực hiện việc điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của đất nước. Với tuyên bố đại diện cho đất nước, Nhà nước có trách nhiệm phục vụ đất nước và bảo vệ lợi ích của đất nước. Sự bền vững của một Nhà nước chỉ được bảo đảm khi Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm đó, trong đó có việc bảo đảm hài hòa lợi ích của lực lượng thống trị với lợi ích của toàn xã hội (của các tầng ____________ ∗ Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 50 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... lớp xã hội khác). Nếu ngược lại, Nhà nước chỉ chăm lo lợi ích của lực lượng thống trị, làm tổn hại lợi ích của các tầng lớp xã hội khác ở những mức độ khác nhau và dưới những hình thức khác nhau, chắc chắn sẽ gây nên những bất bình đẳng xã hội, cản trở sự phát triển xã hội. Khi đó, Nhà nước này sẽ bị thay thế bởi một Nhà nước khác bằng những phương thức khác nhau, bạo lực hoặc hòa bình. Để quản lý các hoạt động của đất nước, Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý ở các cấp, sử dụng nhiều phương pháp và công cụ để xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật. Trong điều kiện hiện đại, tinh thần “thượng tôn pháp luật” được đề cao như một nguyên tắc tuyệt đối điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội, trong đó có Nhà nước, trong xã hội không có bất kỳ chủ thể nào đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một xu hướng khách quan của phát triển Nhà nước. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ. Nhà nước pháp quyền có thể có những hình thức cụ thể khác nhau, nhưng đều có một số đặc trưng chung. Đó là: - Pháp luật được xây dựng trên nền tảng Hiến pháp giữ vai trò cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động của Nhà nước và của xã hội. - Hoạt động của Nhà nước phải xuất phát từ sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, tạo điều kiện để mọi công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật. Nhà nước chỉ được phép làm những gì được pháp luật quy định; công dân được phép làm tất cả những gì pháp luật không cấm. - Quyền lực của Nhà nước được tổ chức và thực hiện trên cơ sở nguyên tắc phân công và kiểm soát quyền lực (quyền lập 51 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp). Việc tổ chức và thực hiện quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng các cơ chế cụ thể ở cả bên trong và bên ngoài bộ máy ấy. - Trong quản lý kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, dù việc quy định quyền lực của Nhà nước với kinh tế phụ thuộc vào mô hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia, Nhà nước luôn phải tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường. Trong quản lý xã hội, Nhà nước quản lý bằng hệ thống pháp luật đồng thời phải tôn trọng và phát huy vai trò của các thiết chế xã hội. Từ những đặc trưng cơ bản nêu trên có thể thấy, suy đến cùng, để xây dựng Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm hai điều kiện cơ bản tối thiểu: (1) Chất lượng hoạt động của Nhà nước (thể hiện tập trung ở chất lượng thể chế: chất lượng hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành; chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước); (2) Sự hiểu biết pháp luật và ý thức “thượng tôn pháp luật” của mọi người dân và mọi tổ chức, kể cả Nhà nước. 2. Mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tế lịch sử. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao trong khi một số Nhà nước thành công trong phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh, chuyển từ trạng thái nghèo nàn, lạc hậu thành đất nước thịnh vượng, lại có không ít Nhà nước thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ này? Trong cuốn sách Tại sao các quốc gia thất bại - Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói, 52 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Daron Acemoglu và James Robinson đã khẳng định rằng: Chính những thể chế kinh tế và chính trị do con người tạo ra là nguyên nhân căn bản cho sự thành công (hay không thành công) trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho Nhà nước ở mỗi quốc gia là “mức độ và cách thức mà Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế - xã hội”. Khi nghiên cứu sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, giáo sư Chalmers Ashby Jonhson đã chỉ rõ vai trò quan trọng của Nhà nước: Nhà nước không chỉ tạo khuôn khổ cho sự phát triển, mà còn định hướng và thúc đẩy sự phát triển; Nhà nước không đứng ngoài thị trường, không làm thay thị trường, mà chủ động can thiệp vào thị trường bằng cách thức thích hợp để thúc đẩy phát triển theo các mục tiêu đã định. Chính điều này đã được tham khảo và áp dụng thành công trong những năm 1960 và 1970 tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á, mà điển hình là “Bốn con rồng châu Á”. Chalmers Ashby Jonhson gọi đó là mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển (Developmental State - DS). Theo ông, Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý nhà nước, trong đó Nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các chủ thể kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao mức sống của người dân. Đến nay, dù đang tồn tại khái niệm khác nhau về Nhà nước kiến tạo phát triển, nhưng khái niệm của Chalmers Ashby Jonhson được đánh giá là khái niệm nền tảng. 53 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... Tuy mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển ở các quốc gia khác nhau được tổ chức và hoạt động theo những cách thức khác nhau, nhưng mô hình ấy có một số đặc trưng chung. Đó là: - Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước tập trung vào việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và thể chế thích ứng để thực thi chiến lược ấy. Nếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước đề ra đường hướng, mục tiêu phát triển và sử dụng các nguồn lực của mình để thực hiện đường hướng ấy, thì trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế theo tinh thần Nhà nước sử dụng tập trung các nguồn lực của mình vào việc tạo lập các điều kiện thiết yếu cho phát triển, trong đó quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước để hiện thực hóa đường hướng, mục tiêu phát triển đã xác định. Theo đó, Nhà nước không để thị trường điều tiết tự phát quá trình phát triển, Nhà nước cũng không phủ nhận hoặc làm thay thị trường, mà Nhà nước sẽ tác động, can thiệp vào thị trường với những hình thức và công cụ thích hợp để thúc đẩy sự phát triển. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường phải trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của thị trường, không dẫn đến làm méo mó các quan hệ thị trường. - Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước được tổ chức tinh gọn với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, mẫn cán và trong sạch. Đặc trưng này bao hàm hai khía cạnh có quan hệ ràng buộc, ước định nhau. Thứ nhất, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước từ 54 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Trung ương đến cơ sở sẽ được thiết kế trên cơ sở xác định rõ các chức năng của quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường. Sự phân cấp trong hệ thống bộ máy được thực hiện theo nguyên tắc “giao quyền và trách nhiệm cho cơ quan nào có khả năng giải quyết vấn đề một cách chính xác nhất và nhanh nhất”. Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm hiệu quả và hiệu lực hoạt động của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước (từ xác định phương hướng, mục tiêu, xây dựng thể chế và tổ chức thực thi trong thực tế). Để bảo đảm được vai trò này, đội ngũ cán bộ, công chức phải là những người có trình độ chuyên môn cao phù hợp với vị trí công việc, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc và liêm chính trong thực thi công vụ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng phụ thuộc trực tiếp vào công tác đào tạo, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đánh giá kết quả công việc và chế độ đãi ngộ. Trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, tính chất “vì dân và của dân” đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và hiện thực hóa cơ chế để người dân có thể giám sát một cách thực chất dưới những hình thức khác nhau đối với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan này. - Xử lý hợp lý quan hệ Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp. Trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, Nhà nước tập trung vào việc xác định đường hướng mục tiêu chung, tạo lập khung khổ thể chế phù hợp và các điều kiện cần thiết để các chủ thể phát huy năng lực, sức sáng tạo tìm kiếm lợi ích hợp pháp của mình và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng xã hội, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ 55 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... các nguồn lực vào những mục tiêu hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời, với chức năng được xã hội ủy quyền, Nhà nước, một mặt, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR); mặt khác, sử dụng các công cụ điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập để thực hiện các nhiệm vụ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp chênh lệch giàu nghèo. Để thực hiện chức năng định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền, hệ thống pháp luật được coi là công cụ chủ yếu và quan trọng hàng đầu. Công cụ vật chất mà Nhà nước có thể sử dụng để thực hiện các chức năng của mình là ngân sách nhà nước, lực lượng dự trữ quốc gia, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Việc tạo ra một môi trường pháp lý tin cậy cho các chủ thể kinh tế phát huy tối đa năng lực vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế. Quản lý nhà nước về kinh tế là làm cho thị trường vận hành có hiệu quả, tránh những can thiệp làm méo mó các quan hệ thị trường. Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, một mặt, Nhà nước là người quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân; mặt khác, Nhà nước là chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước. Trong điều kiện ấy, vấn đề mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải quán triệt là: Nhà nước phải đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình tổ chức, thành phần kinh tế và hình thức sở hữu. 56 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... - Thiết lập và phát triển nền hành chính công phục vụ quá trình phát triển. Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động, sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của mỗi công dân, mỗi tổ chức thông qua hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của công dân và các tổ chức. Trong mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, nền hành chính công cần phải bảo đảm các yêu cầu: (i) Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước phải có sự năng động, sáng tạo với các tình huống cụ thể nhằm phục vụ người dân và các tổ chức một cách tốt nhất; (ii) Người dân và các tổ chức là những khách hàng có quyền yêu cầu được phục vụ các dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật, chứ không phải là các chủ thể cầu xin những dịch vụ từ các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước; (iii) Thể chế hành chính nhà nước được quy định xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và các tổ chức, chứ không phải từ yêu cầu thuận lợi của cơ quan hành chính nhà nước; (iv) Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa một cách tối đa, bảo đảm người dân và các tổ chức được giải quyết các nhu cầu về hành chính một cách nhanh nhất với chi phí nhỏ nhất; (v) Tính chuyên nghiệp và đạo đức công vụ được đề cao, sự hài lòng của người dân và các tổ chức là thước đo đánh giá kết quả và hiệu quả làm việc của mỗi công chức; (vi) Tôn trọng và phát huy vai trò tích cực của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức cộng đồng của dân cư tham gia vào quản lý sự phát triển của xã hội. 57 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... Tuy chỉ là một bộ phận hợp thành thể chế phát triển của mỗi quốc gia, nhưng Nhà nước giữ vai trò trọng yếu trong việc hình thành và vận hành có hiệu quả thể chế phát triển: sự hình thành và vận hành của các yếu tố cơ bản cấu thành thể chế phát triển phụ thuộc vào hiệu quả và hiệu lực hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước. Trong thời đại ngày nay, mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển với những đặc trưng cơ bản nêu trên giữ vai trò quyết định sự phát triển có hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội của một quốc gia. II. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, CẢN TRỞ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 1. Những kết quả bước đầu Ở nước ta, mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Những khía cạnh khác nhau về bản chất, nguyên tắc, nội dung và điều kiện xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển đã được đề cập ở mức độ nhất định trong các nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về đổi mới quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Nhưng gần đây, vấn đề này được đề cập một cách trực diện hơn và được yêu cầu thực hiện một cách quyết liệt hơn. Trong bài phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV (ngày 26/7/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Với cương vị là người đứng đầu Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tôi sẽ cùng 58 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu của 30 năm đổi mới; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi; khắc phục hạn chế, yếu kém; vượt qua khó khăn, thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân; cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và tạo điều kiện để tiếp tục phát triển bền vững trong một tương lai xa hơn”1. Tinh thần quyết tâm đó của người đứng đầu Chính phủ trong việc đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô đã được thể hiện rõ trong hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Các bộ, ngành đã tập trung hơn vào việc xây dựng thể chế, quản lý điều hành bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, công cụ kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt bỏ nhiều quy định về điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, rào cản thúc đẩy huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển. Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập đã kiểm tra thường xuyên, đôn đốc kịp thời các bộ, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao trong các nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Qua hoạt động của Tổ công tác, số nhiệm vụ tồn đọng, chưa hoàn thành đã giảm nhiều so với các năm trước đây. Chương trình tổng thể về cải cách hành chính quốc gia được đẩy mạnh, nhiều thủ tục hành chính phức tạp và nhiều loại giấy phép cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư được bãi bỏ... Đồng thời với việc quan tâm điều hành phát triển ____________ 1. Xem baochinhphu.vn, 2016. 59 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... kinh tế, Nhà nước cũng chú trọng các biện pháp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Nỗ lực đổi mới các hoạt động theo hướng xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển trong các năm 2016-2017 đã dẫn đến những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam có tiến bộ đáng kể về điểm xếp hạng: năm 2017 đã vươn lên vị trí 68/190 nước, tăng 14 bậc so với năm 2016 và tăng 23 bậc so với năm 2015. Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 đã tăng 5 bậc so với năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây. Những đổi mới bước đầu trong hoạt động của Nhà nước hướng theo mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức khá cao: năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015; năm 2017 tăng 6,81% so với năm 2016. Năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.296 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2%. Nếu tính cả 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2017 lên 153.307 doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2017 đạt 1.667 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP; trong đó, vốn của 60 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... khu vực nhà nước đạt 595 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm 2016, của khu vực ngoài nhà nước đạt 676 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,5% và tăng 16,8%, của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 396 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,8% và tăng 12,8%. Năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 213,7 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 58,5 tỷ USD, tăng 16,2%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 155,2 tỷ USD, tăng 23%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2016; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 126,4 tỷ USD, tăng 23,4%... Trong khi khẳng định những kết quả tích cực ấy, cũng cần thấy rằng tình hình kinh tế - xã hội của đất nước vẫn đang tồn tại nhiều bất cập: chưa có chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; công nghiệp chế tạo chưa có những đột phá mới để thoát khỏi tình trạng một nền công nghiệp gia công, phụ thuộc vào nước ngoài; sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân vẫn đứng trước nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và biến động của thị trường. Mặc dù vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng sự gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ công, tính kém hiệu quả của đầu tư từ ngân sách nhà nước... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng trong cả ngắn hạn và trung hạn. 2. Một số khó khăn, cản trở Xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển là một quá trình hết sức phức tạp. Trong bước đầu của quá trình này ở nước ta đã nảy sinh một số khó khăn, cản trở cần phải tháo gỡ: 61 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... Thứ nhất, chưa có sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển. Để xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển theo đúng nghĩa đầy đủ, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, đòi hỏi phải có sự chuyển biến đồng bộ cả trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và các cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở tất cả các cấp trong hệ thống chính quyền nhà nước. Thực tế trong những năm 2016-2017 cho thấy, yêu cầu này chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Mặc dù Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành một số chủ trương quan trọng liên quan đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị,... nhưng nhìn chung, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn chưa có sự đổi mới cơ bản, vẫn tồn tại sự chồng chéo, trùng lặp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước. Trong sự chuyển biến chung của hệ thống cơ quan hành pháp, hạn chế, bất cập chủ yếu thể hiện ở việc chưa bảo đảm chuyển biến mạnh mẽ và đồng bộ giữa các bộ, ngành trực thuộc Chính phủ và giữa các chính quyền địa phương. Thật ra, trong thời gian ngắn của một nhiệm kỳ mới của hệ thống nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, khó có thể đạt được yêu cầu mạnh mẽ và đồng bộ ở tất cả các bộ phận trong hệ thống. Dẫu sao, đánh giá một cách đúng đắn tình hình này là cần thiết để xác định những biện pháp thiết thực cho những năm tiếp theo của quá trình xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Thứ hai, những hạn chế, bất cập tồn tại trong hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước. 62 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Trong hơn 30 năm qua, mặc dù những đổi mới quản lý nhà nước là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta, nhưng hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Đó là: chất lượng thể chế còn thấp, một số chính sách không phù hợp với thực tế, không bắt nguồn từ thực tế nên không đi vào thực tế được; đang tồn tại khá phổ biến tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “trên bảo dưới không nghe”, “trên nóng, dưới lạnh”, “né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”; cải cách hành chính chậm trễ, bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, chất lượng cán bộ, công chức còn thấp so với yêu cầu; vẫn tồn tại tình trạng ỷ lại vào sự hỗ trợ (bao cấp) của Nhà nước, dựa vào cơ quan quản lý nhà nước để mưu lợi cá nhân và lợi ích nhóm; tình trạng bất bình đẳng trong đầu tư và kinh doanh tồn tại nhiều năm nay nhưng chưa được xử lý một cách cơ bản... Đây là những khó khăn, cản trở trực tiếp tới quá trình xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và liêm chính. Thứ ba, bất cập trong việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường quản lý của Nhà nước với phát huy dân chủ, thu hút rộng rãi các lực lượng xã hội quản lý sự phát triển. Nhà nước kiến tạo phát triển là Nhà nước không làm thay dân mà tập trung xây dựng khung khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Việc phát huy dân chủ trong quản lý nhà nước thể hiện đồng thời trên ba mặt: (1) Người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm; (2) Người dân và các tổ chức có quyền tham gia vào quá trình 63 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... hình thành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; (3) Đề cao trách nhiệm giải trình của Nhà nước, bảo đảm người dân và các tổ chức thực hiện quyền giám sát hoạt động của Nhà nước bằng các hình thức thích hợp. Xét trên cả ba mặt đó, bên cạnh những kết quả tích cực, chủ yếu là trong việc bảo đảm “quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm”, việc bảo đảm dân chủ của quản lý nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế: việc thu hút sự tham gia của người dân và các tổ chức vào hình thành pháp luật, cơ chế, chính sách mang nặng tính hình thức; thực thi trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập... Với thực tế này, hoạt động quản lý nhà nước hiện đang tồn tại khoảng cách khá xa so với yêu cầu xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Thứ tư, tình trạng tham nhũng, lãng phí có xu hướng ngày càng phổ biến và trầm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt chủ trương và các văn bản pháp quy nhằm phòng, chống tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Hệ thống tổ chức thực hiện nhiệm vụ này cũng được kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được kết quả mong đợi. Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án... Không những người có chức, có quyền mới có hành vi tham nhũng, mà cán bộ, công chức, viên chức có chức vụ thấp hoặc 64 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... không có chức vụ lãnh đạo, quản lý,... cũng tham nhũng dưới hình thức “nhũng nhiễu”, gây khó dễ cho những đối tượng có liên quan. Khi có nhu cầu giải quyết công việc, không ít doanh nghiệp và người dân coi việc đưa “quà biếu” cho công chức, và việc công chức nhận “quà biếu” là chuyện bình thường. Đã từ lâu, tham nhũng được cảnh báo là “quốc nạn”, là loại “giặc nội xâm”, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ. Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Nếu không vượt qua được khó khăn, cản trở này, không thể nói đến việc xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và liêm chính. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM Xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển ở nước ta gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc khắc phục những khó khăn, cản trở nêu trên, để xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, cần phải tập trung vào việc hình thành các yếu tố đặc trưng cơ bản của mô hình Nhà nước này theo hướng tiếp tục đổi mới toàn diện và sâu sắc quản lý nhà nước, đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật” của công dân, của các tổ chức, trong đó có cả Nhà nước. Dưới đây là một số ý kiến ban đầu về vấn đề có phạm vi rộng và nội dung phức tạp này. 1. Tạo sự chuyển biến đồng bộ trong toàn xã hội về yêu cầu xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển Một trong các điều kiện để xây dựng mô hình Nhà nước kiến 65 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... tạo phát triển là phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và hoạch định chiến lược có năng lực, tận tụy và tâm huyết với sự phát triển đất nước, coi lợi ích đất nước và dân tộc là tối thượng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động của cộng đồng xã hội và của cả hệ thống chính trị. Với vai trò là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp năm 2013), sự chuyển biến đồng bộ và mạnh mẽ trong hệ thống các cơ quan của Đảng có ý nghĩa trọng yếu với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Có thể nêu ra một số việc cơ bản liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng: (i) Đảng cần xác định rõ chủ trương, quan điểm và định hướng đổi mới quản lý nhà nước theo yêu cầu xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển; (ii) Thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; (iii) Thực hiện đổi mới nội dung và phương thức “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” phù hợp với nguyên tắc thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;... Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”1. Do đó, việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển luôn đòi hỏi đổi mới một cách đồng bộ của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp phải xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. ____________ 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.9. 66 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... Cơ quan hành pháp phải xây dựng được nền hành chính phục vụ, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan tư pháp phải giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực tài phán, giải quyết tranh chấp, xét xử... một cách công tâm, đúng pháp luật và minh bạch nhằm bảo đảm trật tự, kỷ cương, tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội vận hành, phát triển ổn định và bền vững. Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm không một cá nhân và tổ chức nào có thể lạm dụng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, thu vén lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm làm tổn hại sự phát triển chung của đất nước. Trong nhiệm vụ này, cần chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và bảo đảm quyền dân chủ thực sự để người dân giám sát hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong bộ máy quản lý của hệ thống chính trị. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng xóa bỏ tình trạng bao cấp và hành chính hóa, hướng tới giảm bớt và bãi bỏ chi ngân sách nhà nước cho các tổ chức này, lấy kết quả thực hiện mục tiêu làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức. 2. Nâng cao năng lực thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước kiến tạo phát triển là đưa ra lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn và xây dựng nền tảng thể chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu đã định. Để thực hiện nhiệm vụ này, cần chú trọng một số vấn đề cơ bản sau đây: 67 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... - Đổi mới và nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là: (i) Đổi mới phương pháp xây dựng và nội dung của các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; dự báo có cơ sở khoa học các xu hướng phát triển của thị trường và khoa học - công nghệ; lựa chọn định hướng chiến lược những ngành/lĩnh vực có khả năng tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế và những điều kiện cơ bản để thực hiện định hướng ấy); (ii) Kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược và quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế trên từng vùng lãnh thổ; (iii) Định hướng “phân vai” trong thực hiện đầu tư phát triển phù hợp với vai trò và vị trí của các thành phần kinh tế. - Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng để huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển. Trong việc cải thiện môi trường pháp lý, cần: hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật hướng tới bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế; thu hút các chủ thể là đối tượng điều chỉnh của pháp luật tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân và tổ chức tiếp cận với hệ thống văn bản pháp quy; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xử lý nghiêm mọi hành vi của đối tượng vi phạm pháp luật. Trong việc cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, cần: bảo đảm thống nhất điều kiện kinh doanh và điều kiện tiếp cận các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thống nhất cơ chế, chính sách với người lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bảo đảm người lao động làm việc ở loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng được hưởng các chế độ an sinh 68 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... xã hội như nhau. Điều quan trọng hàng đầu trong cải thiện môi trường chính trị - xã hội là giữ vững ổn định chính trị - xã hội làm cơ sở đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh và sự an bình trong cuộc sống của mỗi người dân. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, việc Nhà nước can thiệp, điều chỉnh và dẫn dắt thị trường phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường. Hệ thống các chính sách của Nhà nước để thực hiện chức năng này cần phải giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa nhiệm vụ hỗ trợ phát triển và nhiệm vụ phục vụ phát triển. Tuy hai nhiệm vụ này có nội hàm cụ thể khác nhau, nhưng lại có những nội dung hàm chứa lẫn nhau. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển, dù là hỗ trợ trực tiếp hay hỗ trợ gián tiếp, đều phải tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nghĩa là, sự hỗ trợ của Nhà nước không được dẫn đến làm méo mó các quan hệ thị trường. Việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ phát triển gắn với các yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính phục vụ theo tinh thần như đã đề cập trong mục 2 phần I nêu trên. 3. Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả Tuy đã thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và đang trong những năm cuối thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2020, nhưng những hạn chế trong tổ chức bộ máy nhà nước hầu như chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện tinh thần kiên quyết hơn trong việc giải quyết những hạn chế 69 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... còn tồn tại này thông qua việc ban hành các nghị quyết, kế hoạch và chương trình hành động đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đó là: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ. Các nghị quyết, kế hoạch và chương trình hành động nêu trên đã nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng cơ quan, từng tổ chức và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ ấy. Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế còn hết sức khó khăn, vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến con người và mối quan hệ con người. Từ thực tế không thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức lại bộ máy quản lý của hệ thống chính trị, trong hệ thống đồng bộ các vấn đề cần giải quyết thời gian tới, cần thực hiện tốt 4 vấn đề sau đây: - Nâng cao quyết tâm của cả hệ thống chính trị về sự cần thiết cấp bách phải thực hiện nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp lại bộ máy quản lý tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu mỗi tổ chức, mỗi địa phương. Có biện pháp kiên quyết loại bỏ lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm trong công tác tổ chức và cán bộ. - Thiết kế sơ đồ tổng thể hệ thống tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài và phân tích điều kiện, yêu cầu cụ thể với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Sơ đồ được thiết kế phải phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển 70 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, sơ đồ tổng thể phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan của Đảng để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp các cấp để thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp để thực hiện vai trò dân chủ đại diện của nhân dân. Trong đó, phải khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ và xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý. - Trên cơ sở sơ đồ tổng thể ấy, tiến hành thiết kế sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý của các bộ phận trong hệ thống chính trị. Trong nhiệm vụ này, cần chú ý một số điểm quan trọng: (i) Không đưa vào sơ đồ các khâu trung gian với các chức năng đơn giản là truyền tải thông tin, không có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể; (ii) Tùy thuộc vào phạm vi hoạt động và quy mô quản lý để xác định hệ thống bộ máy quản lý, xác định tổ chức ở mỗi cấp (một tổ chức không nhất thiết phải có bộ máy quản lý ở tất cả các cấp); (iii) Bộ máy quản lý của hệ thống chính trị ở mỗi cấp được xác định trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cần phải thực hiện của tổ chức ở mỗi cấp; (iv) Mở rộng phân cấp quản lý để bảo đảm vấn đề được giải quyết ở cấp nào có thể đáp ứng được yêu cầu nhanh nhất, đúng nhất và chi phí (thời gian và tài chính) thấp nhất... - Việc đổi mới, sắp xếp lại bộ máy quản lý của hệ thống chính trị gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị hành chính ở phạm vi cả nước. Việc duy trì không gian địa giới hành chính nhỏ hẹp hiện nay vừa mâu thuẫn với không gian kinh tế ngày càng mở rộng, vừa dẫn tới tình trạng cồng kềnh của hệ thống 71 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... quản lý, tăng biên chế. Trong điều kiện phát triển mới, cần thiết phải tổ chức lại địa giới hành chính theo hướng tăng quy mô của mỗi đơn vị hành chính. Để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này, phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là: (i) Xây dựng đề án tổ chức lại địa giới hành chính các cấp trên cơ sở luận cứ khoa học rõ ràng với lộ trình phù hợp; (ii) Đấu tranh kiên quyết với tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa và tất cả các hình thức biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. 4. Tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Đây là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển. Nhiệm vụ này có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý của hệ thống chính trị. Để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này, cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau đây: - Xác định số lượng cán bộ, công chức dựa trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức theo quy định. Trên cơ sở đó, xác định số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản và các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện tinh giản. - Xây dựng và ban hành bản mô tả vị trí việc làm trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ và yêu cầu về năng lực thực hiện các nhiệm vụ tại mỗi vị trí công việc trong bộ máy quản lý. Văn bản này cũng là căn cứ để tiến hành xác định mức độ phù hợp về năng lực, đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, từ đó xác định chính xác những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế. 72 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... - Đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với thực hiện tinh giản biên chế. Do vậy, cần có những quy định cụ thể ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với việc thực hiện nhiệm vụ này. Trong quá trình này, cần phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bè cánh, loại bỏ người có năng lực và gây mất đoàn kết nội bộ. - Xây dựng và thực hiện chế độ đối với đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế. Chế độ này không những góp phần giải quyết “tâm tư” của đối tượng này, mà còn góp phần không gây nên biến động lớn trong cuộc sống của bản thân và gia đình họ. - Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Các giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu có ảnh hưởng đến chất lượng toàn diện của đội ngũ này: quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ tạo động lực vật chất và tinh thần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ: “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng và nhiệm vụ kế hoạch năm 2017”, 2016. 2. Chính phủ: Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số 07- KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 73 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 3. Chalmers Ashby Jonhson: Chapter 2 - The Development State: Odyssey of a concept, in The Development State, Meredith Woo - Cumings (editor), Cornell University Press, New York, 1999. 4. Daron Acemoglu và James Robinson: Tại sao các quốc gia thất bại - Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói, Nxb. Trẻ, 2013. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, 2017. 6. Hernaldo de Soto: Bí ẩn của vốn - Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở các nơi khác, Nxb. Trẻ, 2008. 7. Nguyễn Kế Tuấn: “Nhà nước kiến tạo phát triển - Nhân tố trọng yếu trong phát triển đất nước”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2013. 8. Nguyễn Kế Tuấn: “Một số khó khăn, cản trở cần khắc phục để xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển”, Kỷ yếu hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2017 - Xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2017. 9. Nguyễn Xuân Phúc: “Lễ tuyên thệ nhậm chức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”, baochinhphu.vn, 2016. 74 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... 10. Quốc hội khóa XIV: Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 11. Tinh Tinh: Cải cách Chính phủ - Cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002. 12. Trường Fulbright và Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard: “Lựa chọn thành công - Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam”, 2008. 13. Vũ Minh Khương: “Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển”, Vietnamnet.vn, 2009. 75 THỂ CHẾ VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BẢO ĐẢM ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI GS.TS. PHẠM QUANG MINH* PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH** 1. Mở đầu Phát triển nhanh và bền vững là hai yêu cầu bức thiết của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phát triển nhanh để không bị tụt hậu xa hơn và có thể dần tiến kịp các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Phát triển bền vững để vừa đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nhanh về kinh tế lại vừa bảo đảm sự ổn định xã hội, gia tăng phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm xã hội và bảo vệ môi trường. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quản lý phát triển xã hội có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền ____________ * Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. ** Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 76 Phần thứ nhất: THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: NHỮNG VẤN ĐỀ... vững đất nước. Bởi vì, quản lý phát triển xã hội chính là quá trình thực hiện các chính sách xã hội và các chương trình nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, từ đó thúc đẩy phát triển xã hội bền vững, công bằng. Thực tế trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay, nhiều vấn đề xã hội đặt ra và cần được quan tâm giải quyết để thúc đẩy phát triển xã hội. Những vấn đề xã hội này liên quan đến an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội cơ bản, phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội, mâu thuẫn, xung đột xã hội, tội phạm và tệ nạn xã hội, thu nhập và giảm nghèo, v.v.. Nếu những vấn đề xã hội không được giải quyết hiệu quả thì sẽ tạo ra nhiều rủi ro và ngăn cản, hay làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước. Vì vậy, quản lý phát triển xã hội nếu được thực hiện hiệu quả thì sẽ góp phần giải quyết những vấn đề xã hội và tạo động lực cho phát triển nhanh, toàn diện đất nước. Nội dung bài viết này, sẽ đề cập một số vấn đề liên quan đến thể chế và quản lý phát triển xã hội; đi sâu vào một số chiều cạnh cụ thể liên quan đến đổi mới thể chế và đổi mới quản lý phát triển xã hội góp phần bảo đảm đất nước phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. 2. Phát triển xã hội Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn Trong mấy thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng về quản lý phát triển xã hội. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định: “Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, 77 THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN NHANH - BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ... dân tộc, tôn giáo để giải quyết các vấn đề xã hội... Ngân sách nhà nước dành cho các chương trình quốc gia nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gia tăng hằng năm. Việt Nam đã hoàn thành hầu hết và cơ bản các mục tiêu Thiên niên kỷ. Đặc biệt là đã thực hiện tốt chỉ tiêu giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện nhiều chính sách để ổn định, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Quan tâm thực hiện chính sách chăm sóc người có công. Đã thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khoẻ cho người dân đồng thời tạo điều kiện để người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường. Đời sống và thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên”1. Mặc dù vậy, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã chỉ ra rằng: “... quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều hạn chế, khuyết điểm... Việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả...; giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng,... chưa có chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề biến đổi cơ cấu, phân hóa giàu - nghèo, phân tầng xã hội, kiểm soát rủi ro, giải quyết mâu thuẫn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người”2. ____________ 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.132-133, 133-134. 78