" Thanh Thực Lục Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thể kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thanh Thực Lục Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thể kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX Ebooks Nhóm Zalo TỦ SÁCH THÁNG LONG 1oooNÁM THAM THỤC LỤC QUAN HỆ THANHI TÂY SUN CUỐI THỂ KỶ XVIII - ĐẦU THỂ KỶ XIX THANH THỰC LỤC QUAN HỆ THANH - TÂY SON CUỐI THÊ'KỶ XVIII • ĐẦU THẾ KÝ XIX Chỉ đạo thực hiện Dự án: • • • • THÀNH ỦY - ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thường trực Hội đồng Tư vấn khoa học: GS. VŨ KHIÊU - Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. PHẠM QUANG LONG - Phó Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. PHẠM XUÂN HẰNG - Phó Chủ tịch Hội đồng Hội đồng khoa học nghiệm thu bản thảo: PGS. TRẦN NGHĨA - Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. TẠ NGỌC LIỄN - Phản biện 1 PGS. TS. NGUYỄN MINH TUÔNG - Phản biện 2 PGS. PHAN VÀN CÁC - ủy viên TS. NGUYỄN CÔNG VIỆT - ủy viên ThS. NGUYỄN KHẮC OÁNH - Tổng GĐ - Tổng KT NXB Hà Nội Ông PHẠM QUỐC TUẤN - Chánh Văn phòng Dựán, Thưký Hội đồng mỹ thuật: THÀNH ĐÀM - TRẦN HAY - LÊ HUY VĂN NGÔ QUANG NAM - VŨ AN CHUÔNG Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc giã Việt Nam Thanh thực lục : Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thê' kỷ xvni đầu thế kỷ XIX / Hồ Bạch Thảo dịch, chú thích ; Trần Văn Chánh h.đ. ; Phạm Hoàng Quân bổ chú. - H. : Nxb. Hà Nội, 2010. - 568tr. ; 24cm. - (Tủ sách Thăng Long 1000 năm) Thư mục: tr. 561-565 ISBN 9786045500606 1. Lịch sử trung đại 2. Quan hệ 3. NhàTãySơn 4. Nhà Thanh 5. Việt Nam 6. Sử liệu 959.7028 - dc!4 HNB0063p-CIP TỦ SACH THANG long 1OOO NẲM THANH THỰC LỤC QUAN HỆ THANH - TÂY SƠN CUỐI THẾKỶ XVIII - ĐẦU THẾKỶ XIX Hổ BẠCH THẢO (Dịch và chú thích) TRẦN VĂN CHÁNH (Hiệu đính) - PHẠM HOÀNG QUÂN (Bổchú) Hi Inl NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2010 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong quá trình tổ chức Điều tra, sưu tầm tư liệu vân hiến Thăng Long, bên cạnh nguồn tư liệu từ cấc nước phương Tây, Nhà xuất bản Hà Nội quan tâm đến khói lượng lớn tư liệu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia có lịch sử quan hệ lâu dài với đất nước ta. Một khối lượng lớn tư liệu từ Minh thực lục, Thanh thực lục đã được khai thác bô sung cho nguồn sử liệu về văn hiến Thăng Long. Cấc tư liệu đã được tổ chức biên soạn thành hai đầu sách có giá trị: Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỳ XIV - XVỈỈ và Thanh thực lục - Quan hệ Thanh - Tây Son cuối thế ký XVỈIỈ đầu thế ký XJX. Thanh thực lục là bộ sử liệu trường biên, viết theo thê biên niên do sử quan triều Thanh biên soạn. Cũng như Minh thực lục và các loại thư tịch khác trong kho tàng văn hiến Trung Hoa, Thanh thực lục chứa nhiều tư liệu trực tiếp hoặc gián tiếp đen lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác các tư liệu trong Thanh thực lục phục vụ nghiên cứu lịch sử Việt Nam của các học giả trong nước còn chưa nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các khó khăn chủ yếu là khói lượng tư liệu Thanh thực lục rất lớn, để đọc, dịch và lọc các tư liệu liên quan đen Việt Nam là một việc làm đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Dịch giả Hồ Bạch Thảo đã dành nhiều năm sưu tầm từ các bộ sử Cao Tông thực lục, Nhân Tông thực lục (thuộc Thanh thực lục) các tư liệu liên quan đen Việt Nam biên dịch, tập hợp thành một bộ tư liệu. Năm 2007, Nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản cuốn "Thanh thực lục - Sử liệu chiến tranh Thanh - Tây Son” do dịch giả Hồ Bạch Thảo thực hiện. Cuốn sách đã nhận được sự quan tâm và hoan nghênh của đông đảo bạn đọc. Nham phục vụ cho bạn đọc và người nghiên cứu, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức hiệu đính bản thảo, chỉnh sửa trên cơ sở sách đã xuất bản đê khai thác nguồn tư liệu này trong Tủ sách Thủng Long ngàn năm vãn hiến. 5 Sách được tái bản với tên gọi “Thanh thực lục - Quan hệ Thanh - Tây Son cuối thế kỷ XVỈỈ1 đầu thế kỷ XIX”. Lần xuất bản này, đê đáp ứng các ycu cau VC chất lượng của Tủ sách, cuốn sách được chỉnh sửa rà soát kỹ lại phần dịch thuật, bỏ phần lời bình của người biên soạn đối với mỗi sự kiện, bô sung thêm các chú giải, ông Phạm Hoàng Quân bổ chú, ông Trần Văn Chánh hiệu đính. Nhà xuất bản Hà Nội chân thành cảm ơn Nhà sử học, PGS.TS Tạ Ngọc Liễn đã giúp Nhà xuất bản biên tập hiệu chỉnh nội dung cho cuốn sách. Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách với hy vọng giúp ích cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các giảng viên và học viên ngành sử và các ngành khoa học xã hội khác cùng toàn thê bạn đọc yêu sử. Mặc dù các tấc giả và Nhà xuất bản đã hết sức co gắng trong các khâu dịch thuật, chú thích, hiệu đính và biên tập với mong muon cung cấp cho bạn đọc một ấn phẩm chất lượng cao; song chắc chắn không thể tránh khỏi sơ sót. Rất mong được các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý để sách có thể hoàn thiện hơn trong các lan xuất bản tiếp theo. NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI 6 PHAM LẸ - Đây là một cuốn sách Tư liệu Sir, nội dung chính của sách là phần dịch thuật từ văn bản gốc kèm theo các chú thích cần thiết. Đê nghiên cứu mở rộng, bạn đọc có the tra cứu thêm trên Internet, kể cả văn bản gốc. - Cuốn sách bao gồm 209 văn bản. - Phần hiệu đính bản dịch tiếng Việt dựa trên cơ sở đoi chiếu bản nguyên tác Thanh Thực lục. - Phần chú thích hoặc khảo chứng dựa trên một so thư tịch khác có nêu sự kiện trùng hợp hoặc cùng sự kiện mà khác ngày tháng, hoặc khác lên nhân vật... Các điều sai biệt giữa sự ghi nhận của Thanh Thực lục và tài liệu khác sẽ được liệt kê đe đói chiếu. -Thưtịch/tàí liệu khấc dùng đe đoi chiếu gồm các sách sử Trung Quốc đồng đại hoặc trước hoặc sau Thanh Thực lục, các bộ co sử Việt Nam. - Các thuật ngữ, từ ngữ cổ, địa danh, nhân danh, thư danh, được chú thích dựa trên các từ điên chuyên ngành, từ điên bách khoa tông hợp của Trung Quốc hiện đại, hoặc từ kết quả nghiên cứu của các học giả Trung Quốc cận hiện đại. Đoi với địa danh ngoài Trung Quốc, sẽ chuyển thành tên quốc te thông dụng và đặt phần chú thích. - Trong trường hợp dùng trích dẫn nguyên văn đe chú thích, sẽ nêu rõ nguồn. Ngoài ra, các cước chú do người hiệu chú tổng hợp từ nhiều nguồn sẽ không nêu tại điều mục được chú, mà kê chung bảng “Thư mục tham khảo”. - Những chữ trong ngoặc [ ] được người dịch hoặc người hiệu đính thêm vào cho rõ nghĩa; ví dụ việc đề ngày tháng năm dương lịch, như: [1/2/1405]. 7 THANH THỰC LỤC - Chú thích của dịch giả [Hồ Bạch Thảo] sẽ viết tắt là: (A); chú thích của người bố chú [Phạm Hoàng Quân] sẽ viết tắt là: (B) và chú thích của người biên tập nôi dưng (do Nha xuất bản Hà Nội mời) [PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn] sẽ viết tắt là: (C). Chú thích theo các tác giả khác có ghi rõ tên. 8 Quan hệ Thanh - Tảy Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) THANH THỰC LỤC VÀ GIÁ TRỊ sử LIỆU VỀ QUAN HỆ GIỮA NHÀ THANH VÀ NHÀ TÂY SƠN PGS.TS. sử HỌC TẠ NGỌC LIEN Trong sửtịch cổ Trung Quốc viết về lịch sử triều Thanh có nói đến càc mối quan hệ giữa nhà Thanh đời Càn Long (1736-1795) và nhà Tây Sơn (1788-1802) Việt Nam, thì Thanh thực lục là một trong những nguồn tài liệu đầy đủ nhất, cung cấp cho chúng ta nhiều sự kiện lịch sử khá chân thật, phản ánh khá sát đường lối, chủ trương của Càn Long trong quan hệ đối với nhà Tây Sơn, đặc biệt kể từ năm 1788, là năm nhà Thanh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (cuối năm 1788 vả kết thúc vào đầu năm 1789), đến 1792, là năm Quang Trung qua đời. Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Quang Toản kế vị, hai lần đổi niên hiệu, Cảnh Thịnh (1793-1801) và Bảo Hưng (1801-1802). Bảo Hưng là niên hiệu cuối cùng của nhà Tây Sơn trước khi bị Nguyễn Ánh tiêu diệt. Trung Quốc, sau 60 năm trị vì, đến năm 1795, Càn Long nhường ngôi cho con là Ái Tân Giác La Ngung Diễm, tức Nhân Tông, lấy niên hiệu là Gia Khánh (1796-1820). Như vậy là mối quan hệ giữa nhà Thanh và nhà Tây Sơn kéo dài khoảng 14 năm, tức là từ năm Càn Long thứ 53 (1788), tới nảm Gia Khánh thứ 7 (1802). Nhưng quan hệ giữa nhả Thanh với nhà Tây Sơn diễn ra sôi nổi, lý thú nhất là váo giai đoạn Càn Long - Quang Trung, một ông vua dày dạn vào tuổi 80 và một người áo vải khởi nghĩa xưng vương mới ngót 40, đã được ghi lại tường tận trong Thanh thực lục. Thanh thực lục, tên gọi đầy đủ là Đại Thanh lịch triều thực lục, nhưng thường được gọi là Đại Thanh thực lục, hay Thanh thực lục, là bộ sử liệu trường biên, viết theo thể biên niên, do sử quan đời Thanh biên soạn bao quát từ Thái Tổ (Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích), niên hiệu Thiên Mệnh (1616-1625) đến Đức Tông (Ái Tân Giác La Tá Khoát), niên hiệu Quang Tự (1875-1908), tất cả 11 triều vua [Thái Tổ, Thái Tông (1626-1635)], Thế Tổ [niên hiệu Thuận Trị (1644-1661)], Thánh Tổ [niên hiệu Khang Hy (1662-1722)], Thế Tông [niên hiệu Ung Chinh (1723-1735)], Cao Tông [niên hiệu Càn Long (1736-1795)], Nhân Tông [niên hiệu Gia Khánh (1796- 1820)], Tuyên Tỏng [niên hiệu Đạo Quang (1821-1850)], Văn Tông [niên hiệu Hàm Phong (1851-1861)], MụcTông [niên hiệu ĐồngTrị (1862-1874)] và Đức Tông, cộng thành 4355 quyển. Ngoài ra còn có tổng mục, tựa, phàm lệ biên soạn, mục lục, biểu 9 THANH THỰC LỤC dâng thực lục, các qưan toàn tu, gồm 51 quyển, gộp tính tất cả là 4406 quyển (chưa kể còn có Mãn Châu thực lục 8 quyển vâ Đại Thanh Tuyên Thống chính /cỷ(đời Phổ Nghi) 179 quyển. Nêu tinh từ khi khởi soạn Thanh Thái Tô’thực ỉụcvào năm thứ 9 niên hiệu Thiên Thông (1635), đời Thái Tông đến lúc hoàn thành Đức Tông thực lục (Quang Tự) năm 1927, phải mất 300 năm Thanh thực lục mới được biên soạn xong*'1. Trong Thanh thực lục thì Cao Tông thực lục là bộ sách đồ sộ nhất, dày 1500 quyển, ghi chép thực về lịch sử triều Càn Long, bắt đầu tử tháng 8 năm Ung Chính thử 13 (1735) và dừng lại tháng giêng năm Gia Khánh thứ 4 (1799). Vào tháng 2 năm Gia Khánh thứ 4, Thanh Nhân Tông sai Khánh Quế làm quan Giám tu Tổng tài và nhóm Đổng Hạo, Đức Anh, Tào Chấn Dung làm quan Tổng tài, phụ trách biên soạn, trong 8 năm từ năm 1799 đến năm 1807 hoàn thành Thanh Cao Tông thực lục. Cao Tông lá miêu hiệu, còn Càn Long là niên hiệu của Ái Tàn Giác La Hoằng Lịch (con thứ 4 của Thanh Thế Tông Dận Chân Ung Chính). Hoằng Lịch làm vua từ 1736 đến 1795. Dưới triếu Càn Long nhà Thanh có tiềm lực quán sự mạnh và nhiều tham vọng bành trướng lãnh thổ cả phía bắc, phía tây và phía nam như thu phục và thiết lập bộ máy quàn sự cai quản vùng Tân Cương (bộ tộc Duy Ngó Nhĩ phía bắc, bộ tộc Hồi phía nam...), đưa nhà Thanh trở thành một đế chế cỏ lãnh thố’ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Đối với phương Nam, Việt Nam là đất nước mà nhả Thanh (cũng như các triều đại phong kiến Trung Hoa Tống, Nguyên, Minh) luôn mưu toan xâm lược, thôn tính, nhất là vào thời kỳ Việt Nam trong nước xẩy ra biến cố thay đổi dòng họ thống trị, tình hình xã hội bất ổn, suy yếu. Vào giữa năm 1788, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc (lần thứ hai) và quyết định loại bỏ Lê Duy Kỳ tức Lê Chiêu Thống (được làm Tự hoàng sau khi Lê Hiển Tông qua đời (1786) vì Duy Kỳ “ngu muội, ươn hèn". Nguyễn Huệ giao Bắc Hà cho Ngô Vãn sở cai quản rồi lại trở về Phú Xuân. Lê Chiêu Thống trốn chạy, cầu viện nhà Thanh. Đây là cơ hội nhả Thanh lấy cớ “phù Lê, diệt Nguyễn (Tây Son)", mang quân xâm lược Việt Nam dưới chiêu bài “hưng diệt kếtuyệt’, nghĩa là "làm hưng thỉnh nước đã bị diệt, làm dòng họ bị đút được tiếp nốỉ’. Việc chuẩn bị cuộc chiến xâm lược Việt Nam của nhà Thanh thời Càn Long cũng như quá trinh diễn biến và kết thúc cuộc chiến được ghi chép tập trung trong Cao Tông thực lục, từ quyển 1308 (ngày 1 tháng 7 năm Càn Long thử 53, tức 2-8-1788) đến quyển 1321 (ngày 25 tháng giêng năm Càn Long thứ 54, tức ngày 19-2-1789). (1) Theo Trung Quốc lịch sữđại lừ điển (quyển Sửhọc sử). Nxb TừđiểnThưọng Hải, 1984. 10 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK: XVIII - đầu TK XIX) Cao Tông thực tục từ quyển 1321 đến quyển 1434 (từ năm Càn Long thứ 54 đến năm Càn Long thứ 58 (1793) là những quyển ghi chép về quan hệ "bang giao hảo thoại' giữa nhà Thanh và nhà Tây Sơn, trong đó sự kiện nổi bật nhất, được Càn Long quan tâm nhất là việc sứ bộ Tây Sơn do Quang Trung (giả) dẫn đầu sang dự lễ "bát tuần khánh thọ” của Càn Long năm 1790. Lịch sử bang giao giữa đời Càn Long nhà Thanh và nhà Tây Sơn cỏ thể nói là hết sức thú vị. Nếu như về quản sự, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do chính Càn Long theo dõi chì đạo chặt chẽ, đã bị Quang Trung nhanh chóng đánh bại, giành thắng lợi oanh liệt, thì sau chiến tranh, trong bang giao hai nước, nhà Tây Sơn cũng đạt được thành tích nổi trội thế mạnh, khiến Càn Long phải nể trọng, thậm chi còn bị Tây Sơn lấn lướt. Tất cả sự thật lịch sử đó đã được ghi chép Thanh Cao Tông thực lục. Mặc dầu khi Nhân Tông Gia Khánh sai sử quan biên soạn bộ Cao Tông thực lục, đối với những gì làm giảm oai thanh vể võ công của Càn Long đã được họ chỉnh sửa để đề cao Càn Long, đồng thời hạ thấp chiến thắng của Tây Sơn..., song phần lớn sự thực lịch sử về quan hệ nhà Thanh với nhả Tây Sơn vẫn được phản ánh khá đầy đủ trong bộ sách này. Bởi vậy, đứng về mặt sử liệu, những ghi chép trong Thanh Cao Tông thực lục, nói về quan hệ giữa nhà Thanh vả nhà Tây Sơn, là nguồn thông tin quỳ giá, không thể thiếu, khi nghiên cứu lịch sử bang giao Trung Quốc - Việt Nam vào cuối thế kỷ XVIII. Trong các công trinh nghiên cứu lịch sử đã công bố nước ta mấy chục năm qua, khi viết về cuộc xàm lược Việt Nam của nhà Thanh vào cuối năm 1788, hầu như rất ít đề cập vai trò chỉ đạo trực tiếp từ đầu đến cuối cua Càn Long đối với cuộc chiến tranh này. Ngay trong cuốn Quang Trung anh hùng dân tộc 1788-1792 của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Thanh thực lục đã được tác giả sớm khai thác sử dụng tư liệu, song ba, bốn lần khi dẫn chỉ dụ của Càn Long gửi cho Tôn Sĩ Nghị về việc đành Việt Nam thì Hoa Bằng lại trích dịch từ Đông Hoa toàn lụd'}. Ngoại trừ trường hợp tờ dụ của Cản Long nói về chuyện ban sâm cho thân mẫu Quang Trung thì Hoa Bằng dẫn theo Thanh thực lục. Nếu đọc trực tiếp Thanh Cao Tông thực lục, chúng ta sẽ thấy ngay tử khi nhận được các tờ tâu của Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh báo cáo có viên quan nhà Lê làm Đốc đồng Cao Bằng lả Nguyễn Huy Túc đưa vợ con, gia quyến Lê Chiêu Thống xin vào trú ngụ Trung Quốc vì bị Tây Sơn chiếm mất kinh thành, Cản Long đã quan tâm vấn đề này (Dụ chỉngày 2- 8-1788 dương lịch). Và sau đó, liên tục Càn Long ban các chiếu dụ, chỉ đạo từng bước kế hoạch, chủ trương đối với Việt Nam. Mặc dầu còn phải tính toán, cân nhắc (1) Tức Dỏng Hoa lục. 624 quyển (riêng triều Cao Tông Càn Long 120 quyển), là bộ sách ghi chép các dụ chỉ, diên cách che độ, tấu sớ trong quân vụ... Tài liệu về triều nhà Thanh khá phong phú. THANH THỰC Lực kỹ, nhưng trong tờ Dụ thứ 2 ngày 25-8-1788 (dương lịch), Càn Long đã nghĩ tới việc đánh Việt Nam: “Nếu Nguyễn Nhạc trước sau vẫn ngoan cô' chống tại, hoặc cuối cùng chiếm hết lãnh thổAn Nam, giết hại con cháu nhà Lê, không thể không mang quân của triều đinh đi thảo phạt, thi đến lúc đó Trẩm sẽ tự có cách định đoạt’. Từ Dụ chỉđề ngày 2-8-1788 nêu trên, đến Dụ chỉđề ngày 19-2-1789 (dương lịch), tức là thời điểm cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhà Thanh kết thúc dại bại, trong khoảng 7 tháng đó, Cản Long đã có 50 dụ chỉ, chỉ đạo Tôn Sĩ Nghị rất cụ thể các phương án cần ứng phó Việt Nam. Thậm chí, trong một ngày, thí dụ ngày 2-1-1789 (dương lịch), Càn Long ban xuống 2 Dụ chỉ(số 30 và 31). Trong Dự chỉ thứ 2, Càn Long nói: “Nay truyền dụ cho Tôn SĩNghị, chờ khi thu phục thành nhà Lê xong (tức Thăng Long), hãy ước lượng tinh hình theo đó mà xử lý. Nếu như Lẽ Duy Kỳ (tức Lè Chiêu Thống) cho rằng Lê Duy Cận là bậc trên (tức chú Lê Duy Kỳ), khó ràng buộc, chi bằng đem y vào nội địa (tức Trung Quốc) cho yên tại Quang Đông, Quảng Tây hoặc Vân Nam nhưthế ổn thỏa hơn. Theo lời tàu hôm nay, Phú Cương từhướng Bạch Mã ra khỏi cửa ải, qua sông Đố Chú đến địa giới Đô Long của An Nam... ô Đại Kinh hãy gấp mang quàn tiến lên. Ta đã nhiều lần ra chỉ thị rõ ràng. Hôm qua Tôn Sĩ Nghị mới tàu về tin chiến thắng, quan binh hiện cách thành nhà Lê không quá 100 dặm, cõng lớn sắp thành, chìdợi cờhóng báo tin chiến thắng trở về, sẽ đặc biệt ban ân gia thưởng to...", Hoặc: “Xét lần này Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Thanh mang binh khỏi cửa ải, lẩn lượt tuân theo Trẫm chỉ thị, dũng cảm diệt giặc, chưa đầy một tháng đã thu phục dược thành nhà Lê" {Dụ chỉngày 10-2-1788). Tôn Sĩ Nghị, vốn xuất thân quan văn, năm 1786, được cử lảm Tổng đốc Lưỡng Quảng, có tư tưởng bành trướng Đại Hán cộng với tham vọng muốn lập võ công hiển hách, nên cuối năm 1788 đã hăng hái đem quân sang xâm chiếm Việt Nam, dưới danh nghĩa “phù Lê”, "hưng diệt kế tuyệt”, nhưng cuối cùng đã bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho “không kịp đóng yên ngựa", bỏ chạy thoát thân về nước. Từ trước đến nay khi viết về thất bại của quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu 1789, chúng ta chì nói tới bại tướng Tôn Sĩ Nghị mà không biết rằng tổng chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam chính là Càn Long, người "ngồi trong màn trướng xa ngàn dặm” đã điều khiển và quyết định chiên lược, chiến thuật của cuộc chiến này. Qua sử liệu Thanh Cao Tông thực lục, dù đã được sử quan đời Gia Khánh tô điểm cho đẹp hơn tải mưu lược của Càn Long, song người đọc vẫn thấy rõ sự thất bại của quân Thanh Việt Nam, thật sự là thất bại của Càn Long. Càn Long đã bị Quang Trung đánh bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với tư cách là tư lệnh chì huy tối cao. 50 tờ chỉ dụ của Cản Long được ghi chép trong Thanh Cao Tông thực lục không chỉ khẳng định kết luận nêu trên mà nó còn cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin mới mẻ, thú vị, bổ sung cho các công trình sau này tiếp tục nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhà Thanh. Thí dụ, khi nói đến sô' tướng lĩnh nhà Thanh dưới trướng Tôn Sĩ Nghị sang đánh Việt 12 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Nam, sách báo của ta trước đây thường chỉ kể tên Hứa Thế Thanh, ô Đại Kinh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thanh, sầm Nghi Đống. Qua Dụ chỉ đề ngày 10-2-1789 (dương tịch), chúng ta biết ngoài những viên tướng nêu trên, còn khá nhiều viên tướng khác. Trong Dụ chỉnỏv. "Tôn SĩNghị tâu, lúc đại binh vượt sông Phú Lương (sông Hổng) cớ 5 viên võ quan gồm Thủy sư Tham tướng Hứa Đình Tướng, cùng các Đô ty Phú Tang A, Lõ Văn Khỏi, Thiên tổng Vương Thành Kiệt, Bá tổng Trương Chấn Tường..., ỉại có Phó tướng Đức Khắc Tinh Ngạch, Du kích Vương Đàm phòng thủ phía sau...". Lâu nay khi nói về thất bại của Tôn Sĩ Nghị trước sức tấn công như sấm chớp của quân đội Tây Sơn vào đầu xuân Kỷ Dậu 1789, sách báo của ta thường trích dẫn sử liệu Việt Nam. Nhưng nếu đọc Thanh Cao Tông thực lục, trong Dụ chỉ ngày 19- 2-1789 (dương lịch) có dẫn lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, tự trình bày thất bại của mình trên chiến trường Việt Nam: “... Hồi Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) nghe tin Nguyễn Huệ đích thân tới, sợ đến vỡ tim, vỡ mật, tay bếcon nhỏ cùng với mẹ chạy trốn qua sông Phú Lương (sông Hồng)... Thần cùng Đề đốc Hứa Thê' Thanh lại đốc suất quan binh quyết tâm huyết chiến, song không địch nổi, vi giặc quá đông, vây kín đại binh bốn phía. Từđó thần và Hứa Thế Thanh không thấy mặt nhau nữa. Thẩn phá vòng vây, tiến thẩng tới cầu nổi, ra lệnh Tổng binh Lý Hóa Long qua sông đểchiếm lấy bờphía bắc. Lý Hóa Long đi đến giữa cáu, chẳng may trượt chàn rơi xuống nước, thần phải ra lệnh Phó tướng Khánh Thành quay đầu bẳn súng chặn địch, rồi mang binh theo cầu nổi tới bờphía bắc... Thần mang trọng trách không làm xong việc sớm, lẩn này lại bị giặc đánh chặn, xin được cách chức trị tội về việc điều binh sai lầm để làm răn". Việt Nam, trong càc nguồn sử liệu đương thời nói về quan hệ giữa nhà Tày Sơn và nhà Thanh, nhất là từ sau khi chiến tranh kết thúc vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), có Bang giao hảo thoại, Bang giao tập của Ngô Thì Nhậm, Dụ Am văn tập cùa Phan Huy ích và Đại Việt quốc thưìà những tài liệu quan trọng. Bang giao hảo thoại và Bang giao tập là hai quyển sách (nằm trong Ngô gia văn pháĩ) tập hợp các bài biểu, tấu, do Ngô Thì Nhậm, người đứng dầu phụ trách việc bang giao với nhà Thanh thời Tây Sơn, thay lời Quang Trung soạn thảo gửi sang triều Thanh cùng các thư, tràt, công văn... Ngô Thì Nhậm trao đổi với Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh... Dụ Ảm văn tập của Phan Huy ích cũng là cuốn sách ghi lại những văn kiện ngoại giao õng viết gửi cho nhả Thanh, trong thời gian óng được Quang Trung giao cho cùng Ngô Thi Nhậm lo liệu cõng việc đối ngoại với nhả Thanh. Đại Việt quốc thư (không ghi tên người sưu tầm), lả cuốn sách tập hợp các vãn kiện bang giao giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tây Sơn đời Quang Trung vào năm 1789, sau khi chiến tranh kết thúc, chủ yếu nói về việc nhà Thanh cử sứ bộ (do Thành Lâm dẫn đầu) sang sắc phong cho Quang Trung cũng như công việc nhà Tây Sơn chuẩn bị đón tiếp sứ bộ nhà Thanh từ Lạng Sơn đến Thăng Long. 13 THANH THỰC LỤC Mấy tài liệu vừa dẫn ra trên sẽ là cơ sở để so sánh, đối chiếu với Thanh Cao Tông thực lục, xác định tính chân thực từ hai nguồn sử liệu của nhà Thanh và nhà Tây Sơn. Hai nguồn sử liệu này kết hợp với nhau sẽ là cơ sở giúp chúng ta dựng lại được lịch sử quan hệ giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tày Sơn đời Quang Trung, đặc biệt là quan hệ sau khi kết thúc chiến tranh một cách sống động, hấp dẫn, có độ tin cậy khoa học cao. Cuộc chiến tranh giữa nhà Thanh và nhà Tây Sơn kết thúc bằng chiến thắng lớn của Tây Sơn. Bị thất bại nặng nề, song nhà Thanh không dám phát động tiếp một cuộc chiến đê’ báo thù vả đã phải chấp nhận thiết lập quan hệ bang giao hòa hiếu với Tây Sơn. Giữa hai bên có nhiều vấn đề cần giải quyết sau chiến tranh, như việc Tây Sơn trao trả tù binh nhà Thanh cho họ về nước, việc lập đền thờ các viên tướng nhà Thanh chết trận Việt Nam (Hứa Thế Thanh, Sầm Nghi Đống...). Nhưng quan trọng nhất có lẽ là hai vấn đề sau: - Phía Tày Sơn yêu cầu nhà Thanh phải chính thức cõng nhận quyền thống trị đất nước cua Quang Trung. - Phía nhà Thanh yêu cầu Quốc vương Quang Trung sang Yên Kinh chúc thọ vua Càn Long 80 tuổi (năm Canh Tuất, 1790). Đổ “khởi động" cho vấn đề thứ nhất, Quảng Tây Tả giang binh bị đạo Thang Hùng Nghiệp viết thư cho Tây Sơn, gợi vua Quang Trung nên viết biểu “cầu phong” gửi lên Càn Long. Thay lời Quang Trung, Ngô Thì Nhậm đã soạn bức Trán tình biểu với lời lẽ mạnh mẽ, đanh thép, thể hiện tinh thần bất khuất: “Đô'c bộ đường Tôn SĩNghị fà đại thần biên giới đáng lẽ phải tra xét kỹ, tìm nguyên do vi sao Duy Kỳ bỏ nước và vì sao tôi phải đem quân vào, rói tâu rõ lên Đại hoàng đế, chờ ngài phân xử... Thế mà vì nghe theo lời người đến trước, Nghị xé biểu chương của tôi ném xuống đất, rồi truyền hịch khắp trong nước, mượn tiếng khôỉphục nhà Lê... Nghị điều binh qua cửa ải, chực “nhổcỏ, nhổcả rễ”, chém giết bừa bãi để hả dạ tham tàn. Tôi tít tận chân trời xa xôi, chẳng biết việc đó là do Đại hoàng đế sai khiến hay là tự kẻ bày tôi nơi biên giới trá mệnh để cầu cóng?..." và “Ngày hôm ẩy, quàn SĩNghị xông ra đánh trước, vừa mới giao phong đã vỡ chạy tân loạn, thây chết chồng chất lên nhau, đầy đồng, nghẽn sông...” (Bang giao tập). Kết thúc bài biểu văn có đoạn: “Tôi đóng quân thành Long Biên, ngóng trông về cửa trời... có tờ biểu tạ tội và trần tình này, nhờ quan Quảng Tây phân tuần Tả giang binh bị dạo chuyến tâu trình giúp... Tôi kính cẩn sai sứ sang cứa khuyết, xưng phiên thần, sửa lễ cống. Lại sẽ xin đem sốngười hiện còn của nhà vua (tức tù binh nhà Thanh) mà dâng nộp dể bày tỏ tấc lòng chân thật nàỳ'. Không biết Thang Hùng Nghiệp có dám chuyển bức Trần tình biểu lên Càn Long đọc không, nhưng trong Dụ chỉ ngày 7-4-1789 (dương lịch) nói: “Phúc Khang An truyền hịch dụ Nguyễn Huệ, trong sựnghiêm khắc nên mở một con dường. Nén 14 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) dụ rằng: "Người hối tội đẩu hàng, nhưng trong biểu văn dùng từ củng chưa ổn; Bân bộ đường đáng phải bác trả lại. Nếu tỉnh và từngữthành khẩn, lập ngôn cung thuận, sẽ giúp người trần tấu, để đợi chỉ tuân hành...". Sau đó Càn Long đã cử một sứ bộ do Thành Lâm dẫn đầu mang sắc pnong, thơ Càn Long tặng Quang Trung sang Việt Nam. Qua Đại Việt quốc thư, chúng ta biết cuộc chuẩn bị đón tiếp sứ bộ nhà Thanh được nhà Tây Sơn tổ chức chu đào, từ Lạng Sơn, qua các trạm Pha Lũy, Thành Đoàn, Nhân Lý, Chi Lăng, đến Kinh Bắc qua các trạm Tiền Lệ, cần Doanh, Thọ Xương, Thị cầu, Lã Khối, Gia Quất và Thăng Long ià đình Kiên Nghĩa, Lễ bộ dường. Nhưng có vấn đề vừa phức tạp, vừa thú vị nẩy sinh là Quang Trung nhận sắc phong đâu, vì Quang Trung yêu cầu sứ bộ nhà Thanh phải vào Thuận Hóa, còn phía nhà Thanh đòi Quang Trung làm lễ thụ phong tại Thăng Long. Sau nhiều lần dàn xếp giữa Ngô Thi Nhậm và Tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, cuối cùng Thăng Long được chọn làm nơi tiến hành lễ thụ phong. Tuy nhiên Quang Trung nhiều lần thoái thác không ra Thăng Long khi với lỳ do: “Thăng Long đã hết vượng khỉ, lúc lấy cớ bị ốm để trì hoãn. Việc vua Quang rung "bị ốm", chưa ra Thăng Long nhận sắc phong đã được báo cáo về cho Càn Long biết, điều đó được nói trong Dự chỉ ngày 3-12-1789 (dương lịch): “Tuần phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh tâư. “Căn cứ theo lời Thànn Lâm bẩm rằng-. Vào ngày 23 tháng 9 (ảm lịch) đến vùng Gia Quất nước An Nam. Nguyễn Quang Bình (tức Nguyễn Huệ) sai con là Quang Thùy, cùng quan viên hơn 100 người, cung kính dâng tờ trình của Nguyễn Quang Binh, có nói: 'Vào tháng 8 đang lo việc xây thành Nghĩa An (Nghệ An), thì tiếp nhận được tin biết rằng đã được phong làm An Nam Quốc vương, bèn đình chỉ việc xảy thành rồi khởi hành ngay. Đi đến huyện Đông Thành, chẳng may bị bệnh, phải tạm lưu lại để điều trị, đợi ngày thuyên giảm sẽ đến thành nhà Lê (Thăng Long) kinh cẩn nghênh mệnh...”. Dụ chỉ ngày 3-12-1789, viết: “Dụ cho các quân cơ đại thần: “Tôn Vĩnh Thanh tâu: Theo sự bẩm báo của Thành Lâm, bệnh cùa Nguyễn Quang Bình đã đỡ, bắt đầu khởi hành từNghĩa An (Nghệ An) vào ngày 3-10 (âm lịch) để đến thành nhà Lê và có thể tới nơi vào khoảng giữa tháng. Thành Lâm định chọn giờ tốt trước ngày 20 để hành lễ". Dụ chỉngày 19-12-1789 (dương lích): “Lại dụ rằng: “Tôn Vĩnh Thanh tảư. “Theo lời bẩm của Thành Lâm, Nguyễn Quang Binh đến thành nhà Lê vào ngày 14 tháng 10 (âm lịch), chọn giờ tốt vào ngày 15 làm lễ tuyên phong. Nguyễn Quang Bình hoan hỉ cảm động phát ra tự tấm lòng thành, định vào tháng 3 năm sau (Canh Tuất) đích thân đến kinh đô khấu đẩu chúc thọ...". Theo Đại Việt quốc thư, lễ sắc phong vương cho Quang Trung, nhà Tây Sơn vẫn theo lệ cũ của triều Lê, tổ chức long trọng tại điện Kính Thiên. Điều thú vị đáng nói đây là nhà Tây Sơn cho người cháu họ ngoại Quang Trung lả Phạm Còng Trị đóng giả Quang Trung ra Thăng Long nhận sắc phong. Và 15 THANH THỰC LỤC cũng chính Phạm Công Trị lại là “Giả vương" dẫn đầu một sứ bộ của Tây Sơn gổm 150 người sang nhà Thanh mừng Cản Long "Bát tuần đại khánh" vào tháng 4 năm Canh Tuất (1790), vấn để mà Càn Long quan tâm, mong muốn nhất. Việc chuẩn bị và đón tiếp sứ bộ “Giả vương’’ của Tây Sơn đã được Càn Long chỉ đạo hết sức chu đáo: từ việc quản thúc chặt chẽ Lê Chiêu Thống cùng nhóm cựu thần nhà Lê tạí các địa phương Trung Quốc đến việc may y phục, mũ, đai cho Quang Trung, ban thưởng nhân sâm cho thân mẫu Quang Trung, đặt tiệc chiêu đãi Quang Trưng trên đường đi qua các địa phương... Chi phí tiền bạc cho cuộc đón tiếp sứ bộ "Giả vương” rất lớn. Sau khi nghe tâu trình về sô' ngân lạng phải bỏ ra quá lớn, Càn Long nói: “Sau khi Nguyễn Quang Binh đến kỉnh đô, tự nhiên phái định ngày tháng triều kiến...., nếu cứ tiêu phí quá như vậy thì đời cực thịnh cũng khó có thểtiếp tục mãi. Kỉnh phícủa quốc gia có mức, y ỉà người gi mà mỗi ngày phái tiêu đến 4.000 lạng bạc. Đi lại hon 200 ngày thì tiền phí tổn tất cả phải đến 80 vạn lạng. Chẳng bằng dùng sô' tiền này làm phí tổn cử binh, để phục thủ cho bọn Hứa Thế Thanh..." (Dụ chỉngày 21-7-1790 dương lịch). Qua nguồn sử liệu Thanh thực lục, cũng như Bang giao hảo thoại, Bang giao tập, Dụ Am văn tập, Đại Việt quốc thư..., chúng ta thấy rõ nhả Tây Sơn thời Quang Trung không chỉ giành được chiến công oanh liệt trên mặt trận quàn sự mà còn thu được những thắng lợi rất vẻ vang về ngoại giao với nhà Thanh. Trong kho sử tịch Trung Quốc lưu giữ Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội trước kia (nay là Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, 26 Lỳ Thường Kiệt, Hà Nội) có bộ Đại Thanh thực lục, mà nhà sử học Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã khai thác, sử dụng khi ông viết cuốn Quang Trung anh hùng dân tộc 1788-1792'\ Sau Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm ngót nửa thế kỷ, tức là vào những năm 70 của thế kỷ XX, một vài nhà sử học khi viết về sự nghiệp Quang Trung đại phá quân Thanh Thăng Long đầu xuân Kỷ Dậu 1789, cũng có dẫn Đại Thanh thực tục, song hình như chỉ là trích dẫn gián tiếp, không phải lấy trực tiếp từ văn bản Thanh thực lục, bởi vì từ những năm 60 của thế kỷ trước, trong tủ phiếu thư viện mà Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp để lại đã không còn thấy phiếu sách Thanh thực lục nữa? Đại Thanh thực lục là bộ sư vốn có ảnh hưởng rất lớn đối với triểu Nguyễn Việt Nam. Khi Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Đạỉ Nam thực lục, đã mô phỏng rất sát thể tài, kết cấu và quy cách biên soạn Đại Thanh thực lục, đồng thời cũng tiếp thu mô hình tổ chức hành chính đời Thanh được ghi chép trong Đại Thanh thực lục. Qua Đại Nam thực lục, chúng ta biết khi tiến hành cuộc cải cách hành chính trên toàn quốc, vua Minh Mệnh đã đọc kỹ Đại Thanh thực lục. (1) In lần thứ nhất 1944, tái ban lẩn thứ hai 1950, tăi bản lần thứ ba 1998. 16 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Như trên đã nói, những ghi chép về quan hệ giữa nhà Thanh đời Càn Long và nhà Tây Sơn trong Thanh thực lực, có giá trị sử liệu quý, rất cẩn thiết đối với chúng ta khi nghiên cứu vể cuộc chiến tranh Thanh - Tây Sơn, trong đó có sự chi đạo chặt chẽ của Càn Long, cũng như các mối quan hệ bang giao, kinh tế... Thanh - Tây Sơn sau két thúc chiến tranh. Do có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp Thanh thực lục cũng như biết rõ giá trị sử liệu trong Thanh thực lục, nên học giả Hồ Bạch Thảo đã bỏ ra rất nhiều cóng sức, thời gian để lần đọc rồi trích dịch toàn bộ thực tục nói về quan hệ Thanh - Tây Sơn, gồm 209 dụ chỉ, trong đó có 198 dụ chi của Càn Long và 11 dụ chi của Gia Khánh. Trong Lời giới thiệu của Tác giả Thanh thực lục: Sửliệu chiến tranh Thanh - Tây Sơn, do Nhà xuất bản Hà Nội in năm 2007, Hồ Bạch Thảo tâm sự: "Đây là những tài liệu quý về lịch sử, nên có nhiều bạn đọc muốn thưởng thức nguyên văn và các nhà kháo cứu cũng cần có bằng chúng, nên chúng tôi khố’ cõng sưu tầm các đạo dụ có liên quan đến Việt Nam đê’ in kèm với bản dịch. Nhung khốn nỗi bộ Thanh thực lục tại thư viện Trường Đại học Princeton mà chủng tôi dùng để tham khảo, bao quát Mãn Châu thực lục củng 11 triều nhà Thanh tử Thái Tổ dến Đức Tông, gồm 4433 quyển, chép những sự việc liên quan đến nội bộ Trung Quốc và nhiều nước lân bang. Làm công việc trích ra những dạo dụ liên quan đến Việt Nam, chẳng khác gi các bà nội trợ kiên nhẫn đãi gạo từcát sạn, chúng tôi chịu khó làm một lần. đế các nhà nghiên cứu sau này khỏi phí thì giờ thêm nữa". Học giá Hồ Bạch Thảo làm dược công việc vất vả nhưng rất hữu ích này, quả là ỏng phải có "tấm lòng yêu quốc sử1 sâu sắc. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 n CAO TONG THỰC LỤC Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) [1] Ngày 1 tháng 7 năm Càn Long thứ 53 [2/8/1788] Dụ rằng: Tôn Sĩ Nghị’1’, Tôn Vĩnh Thanh'234’ lần lưựt tâu đã nhận được tờ bẩm của viên Tri phủ phủ Thái Bình'” là Lục Hữu Nhân nói rằng “Có viên quan người Di141 trấn Mục Mã'5’ nước An Nam tên [là] Nguyễn Huy Túc'6’ (1) Tôn Sĩ Nghị ỈẮilỊ(1720 - 1796) tự Trí Dã, hiệu Bổ Sơ, người huyện Nhân Hòa (nay là Hàng Châu), tỉnh Triết Giang. Ong đỗ Tiên sĩ năm Càn Long thứ 26 (1761) nhậm chức Trung thư Nội các, Thiếu khanh Thái thường, Bố chính sứ Sơn Đông. Năm Càn Long thứ 38 (1773) sung Tổng toàn quán Tứkhốtoán thư (Tổng toàn quán có nhiệm vụ biên tập nội dung, gồm ba người: Kỷ Quân, Lục Tích Hùng, Tôn Sĩ Nghị). Nãin 1786 nhậm chức Tổng đốc Lưỡng Quảng. Năm 1788 tổng chỉ huy chiến dịch tấn công nuóc ta, trực tiếp dẫn cánh quân từTrấn Nam quan tiến vào Thăng Long, đầu năm 1789 thua trận bỏ chạy. Năm 1791, ông nhậm chức Thượng thư bộ Lại, Đại học sĩ Hiệp biện; nám 1792, nhậm chúc Đại học sĩ Ván Uyên các; năm 1793 nhậm Tổng dốc Tứ Xuyên. Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), cầm quân chống cuộc nổi dậy của Bạch Liên giáo Hồ Bắc; cùng năm, chết tại quân ngù..”(IÌ) (2) Tôn Vĩnh Thanh ĨẴ ỶH, lự Hoàng Độ, người huyện Kim Quỹ, Giang Nam. Óng dỗ cử nhân năm Càn Long thứ 33 (1768); nhậm chức Trung thư Nội các; trước khi làm quan từng làm tham mưu cho BÓ chính sứ Quang Đông Hồ Văn Bá. Năm 1779, ông nhậm chức Lang trung bộ I lình, Giám sát Ngựsử đạo Giang Tây. Năm 1780, nhậm chức Tả phó Đô Ngự sử, Bố chính sứQuý Châu; năm Ỉ785, nhậm chức Tuần phủ Quảng Tây. Tiểu sử chép trong Thanh sứ cào quyển 332, Liệt truyện I 19 [cuốn 36, tr. IO982].(B) Trong chiến dịch đánh nước ta, Tôn Vĩnh Thanh trông coi hậu cân, lơ việc tiêp vận. Theo sử chép, Tôn Vĩnh Thanh vì bón ba nưi rừng sâu núi thẳm vì chiến dịch Nam chinh nên bị nhiễm chướng khí thành bệnh mà chết nhưng không tại trận tiền nên không dược liệt vào những người hi sinh tại An Nam. (theo Nguyễn Duy Chính) (3) Phú Thái Bình (Taị-ping fou Ẩ:^-JỈĨ) thuộc Quàng Tây, Trung Quốc, tọa độ: Vĩ tuyến 22"25’, kinh tuyến 104"47’10” (kinh tuyên Bắc Kinh). Thái Bình có tám châu (iH/tcheou) giáp với Việt Nam, đó là: Tư (Sse ,S), Tư Lăng (Sse-ling ®Pầ), Thượng Thạch (Chang Che JsTi). Ninh Minh (Ning-ming Bằng Tường (Pin-siang Long Châu hay Hạ Long Tư (Long-tcheou hay Hia Long sse THii'il'l), Thượng Hạ Đông Châu (Chang hia Tong _ET’M) và An Bình (Ngan-ping 7^^). (4) Phong kìcn Trung Hoa coi mình (Hoa Hạ) là trung tâm, các nước xung quanh là tứ Di (Bắc Dịch, Tây Nhung, Nam Man và Đông Di). (C) (5) Mục Mã nằm trên địa phận xã Gia Cung (nay là Pháo Đàí thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). (6) Nguyễn Huy Túc người làng Kim Lũ huyện Thanh Trì (nay thuộc Hà Nội), bây giờ giữ chức Dốc dồng phủ Cao Bình (tỉnh Cao Bằng ngày nay). (A) 19 THANH THỰC LỤC mang theo một số già, trẻ, đàn ông, đàn bà khoảng vài chục người đến cửa ải Đẩu Áo'1’ vùng Long Châu'234’, đứng bên kia bờ sông cầu cứu. Theo lời khai của viên quan người Di này thì thành nhà Lê [Thăng Long] của nước này bị tên Thô lù họ Nguyễn1” đánh phá, Tự tôn [cháu nối dòng] Lê Duy Kỳ [Chiêu Thong] chạy trốn ra ngoài. Viên này, cùng bọn quan người Di Lê Quýnh14’ bảo hộ mẹ và con của Quốc vưong tránh loạn tại xã Bắc Son [huyện Võ Nhai], bị giặc đuôi theo giết, chạy đến bờ sông không có lối thoát, kêu la cầu cứu xin được vào ải. Trong khi binh lính giữ ải đang hỏi sự tình, thì nhìn từ xa cách con sông thấy có hơn trăm người tiến lại đuổi theo; nhưng khi thay đang có quàn lính tập trung phía bác sông nên bọn họ không dám vượt sông, liền rút lui. Bọn quan người Di này cùng đâm đàn ông, đàn bà qua sông; đếm kiêm tất cả già trẻ gồm 62 người liền nhận vào trong ải, thu xếp nhà cửa cho nghỉ. Lục Hữu Nhân hỏi han cặn kẽ từng người trong đám quan người Di Nguyễn Huy Túc thì được biết nước này có tên Thô tù Nguyễn Nhạc cậy mạnh dấy binh đánh chiếm thanh nhà Lê, nhưng các phủ phía tây nam và cả phía bắc thành [nhà Lê] đều không chịu theo giặc. Trước đó, Tự tôn đã đen các xứ như Sơn Nam để điều binh đánh giặc, nhưng hiện không có tin tức. Nguyễn Nhạc là lên hung ác, nhân tâm trong nước vẫn hướng về nhà Lê xưa, nếu Tự tôn thừa lúc giặc sơ hở mà phát động, một lần dấy lên có the bắt được bọn Nguyễn Nhạc. Bọn Nguyễn Huy Túc hộ tong mẹ và con Tự tôn xin vào nội địa [Trung Quốc] lánh nạn, nhung vẫn tình nguyện trở về nước để tìm Tự tôn; đợi khi đánh dẹp bọn Nguyễn Nhạc xong, sẽ đón quyến thuộc của Tự tôn trở về nước.” Nước An Nam thần phục bản triều het sức cung thuận, Quốc vương nước này là Lê Duy Diêu [bản gốc ghi sai: Đoan] bệnh chết, con trưởng'5’ (1) Đẩu Áo T ỊỈỊ. là quan ải tiếp giáp tỉnh Cao Bằng nước ta và Long Châu tỉnh Quảng Tây. (A) (2) Long Cháu: tên huyện thuộc phủ Thái Bình. Quảng Tây; thời Càn Long là Đồng Tri Châu, noi trú sở của Đe đốc tỉnh Quảng Tây. (3) Chỉ anh cin Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. (A) (4) Lê Quýnh: người làng Đại Mão, huyện Siêu Loại (nay là thôn Đại Mão, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) sang Trung Hoa [nhà Thanh] hai làn gềm 18 năm. (A) (5) Con trưởng túc Thái tử Lê Duy VT, cha vua Lê Chiêu Thống, bị chúa Trịnh Sâm giết. (A) 20 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) mat sớm, theo lệ Lê Duy Kỳ phải được thừa kế. Trước đây nhãn nước này đánh mat ấn tín mà chí có văn bản xin cap bù, chứ chưa hề sai sứ giả sang cáo tang, theo thê chế là không hợp. Qua sự tâu trình của Tổng đóc, Tuần phủ, triều đình đã theo lệ lại gửi văn thư sang tra hỏi việc này, von đợi khi nước này sai sứ sang thỉnh cầu lan nữa [việc] cho phcp bo cap sac phong. Nay theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, thành nhà Lê đã bị Nguyễn Nhạc chiếm cứ, Lê Duy Kỳ đến các xứ thuộc vùng Sơn Nam lo việc điều binh nhưng vẫn chưa có tin tức; mà mẹ và con trai của y sắp bị giặc bat, thất thêu đến xin lánh nạn, tự nhiên phải đáng được an ủi vỗ về và lưu tâm bảo hộ. Hiện tại quyến thuộc họ Lê cùng những người tùy tùng đã được các quan địa phương cấp phát nhà ở, thu xếp ổn thỏa. Tôn Sĩ Nghị và Tôn Vĩnh Thanh lan lượt trước sau đã đến Long Châu. Nay truyền bảo cho viên Tổng đốc [Tôn Sĩ Nghị], cot phải đến gần đê đích thân chăm lo, ưu đãi cấp cho lương bổng, đe họ không mất chỗ nương dựa, đồng thời truyền đạt cho mẹ Tự tôn biết rằng nước họ tuy bị Nguyễn Nhạc đánh phá thành nhà Lê, Tự tôn trốn chạy ra ngoài, bọn họ [Nguyễn Huy Túc] sợ quyến thuộc bị giặc làm nhục nên dẫn mọi người đến xin lánh nạn. Nay đã đến nội địa, các quan ải đều có trọng binh phòng thủ, chác chắn không còn lo giặc xông vào bên trong gây hại cho bọn họ nữa. Tong đốc, Tuần phủ đã đem việc này tâu lên Đại hoàng đế, và liền nhận được chỉ dụ với những lời như sau: “Nước An Nam thờ Thiên triều như kẻ bồ tôi vốn rất cung thuận, lệnh cho các viên Tổng đốc, Tuần phủ phải lo thu xếp bảo hộ, ưu đãi trợ cấp lương bong. Mẹ của Tự tôn và tùy tùng có thê tạm trú tại Long Châu, không nên quá lo phiền. Hiện tại giặc vẫn chưa chiếm hết đất đai nước này, vả lại lòng dân tôn thờ vua cũ còn có the trông cậy được; các quan ải nội địa lại đã truyền hịch điều động trọng binh giúp lên tiếng ủng hộ. Đứa con Lê Duy Kỳ kia thừa cơ hội này chiêu tập nghĩa binh diệt giặc khôi phục cũng không khó. Đợi khi trong nước khá yên on, sẽ đón ngay bọn họ trở về nước.” Hãy truyền chỉ báo rõ cho mẹ của Tự tôn được biết, để bà an tâm cư trú tại nội địa, tương lai sẽ hộ tống về nước, cho xứng với chính sách “nhu viễn”01 săn sóc võ về nước nhỏ. (1) “N11U viễn năng nhĩ’ (Kinh Thư, Thuấn Điển): ý nói mềm deo nơi xa, để yên nơi gần.(A) 21 THANH THỰC LỤC Đen như lúc quyến thuộc của vua nước này bị bức bách phải xin lánh nạn, tình thế đang quẫn bách, nếu các quan địa phương xử lý câu nệ, không nhận chơ vàơ ải ngay, thì những người này đã bị giặc giết hại. Nay viên Tri phủ Lục Hữu Nhân vừa nghe bọn quan người Di cách con sông dẫn mọi người đi cầu cứu liền ra lệnh ngay cho chuyển vào trong ải, đồng thời phái binh phòng hộ khiến quyến thuộc của [vua] nước này không đến nỗi bị giặc cướp bat giữ giết hại; lại còn hỏi han được tình hình cặn kẽ bọn sứ giả người Di, bẩm rõ với cảc viên Tổng đốc, Tuần phủ để tấu trình đay đủ, thật đúng là người hiểu việc đáng khen. Lục Hữu Nhân đã được thăng chức Đạo viên'", lệnh cho các viên Tổng đốc, Tuần phủ sau khi xong việc, cho đưa viên này lên bộ triều kiến hoàng đế, lại truyền phải giao cho bộ bàn định trước. Hãy đem lời dụ này bảo chung cho mọi người cùng biết. (Caơ Tông Thực lục q. 1308, tr. 611-613) [2] Ngày 24 tháng 7 năm Càn Long thứ 53 [25/8/1788] Lại dụ rằng: Nguyễn Nhạc<2) đuổi chúa làm loạn luân thường, lại sai người tiến cống‘”, rõ ràng không có cái lý chấp nhận ngay việc nạp cống của y! Đây at Nguyễn Nhạc tự biết mình làm điều soán đoạt, sợ Thiên triều mang quân hỏi tội, nên làm như vậy trước để thăm dò. Neu cấc viên Tổng đốc, (1) Đạo viên “5M M còn gọi là Địio đài “ÌỂ "ư hoặc Quan sát m fs?, tên gọi chung chức trưởng quan các đạo trong thời Minh, Thanh. Triều Thanh còn lập thêm Đốc lương đạo, Diêm pháp đạo là những cơ quan chuyên môn (vận chuyên lương thực, quản lý khai thác muối), các trưởng quan này cũng gọi là Đạo viên. Trường hợp Tống Văn Hình là Trưởng quan đạo Tả Giang (Quang Tây).(B) (2) Lúc này (từ 1787), Nguyễn Nhạc là Trung ương Hoàng đế, Nguyền Huệ là Bắc Bình vương. (A) (3) Nguyễn Huệ sai quan tran thủ Văn Uyên là Hoàng Dinh cầu và Nguyễn Đình Liễn đem lễ vật lên liến cong, trên từ biểu ký tên là Nguyễn Quang Bình. (Trang Cát Phát cT?*, Thanh Can Tông Thập toàn Võ công Nghiền ctW/'n Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 1987) (theo Nguyễn Duy Chính). 22 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Tuần phu tại nơi đó không biết sự thê, nhận đồ tiến cong thì sợ mat quốc the, không nhận lại e gây sự lôi thôi, há chẳng đen nỗi tiến thoái mà không biết căn cứ vào đâu? Nay Tôn Sĩ nghị nhận được tin bẩm báo, đích thân đen cửa ải Trấn Nam(l> [Tran Nam Quan], đoc suất binh lính đứng trước tirờng cửa ải lớn tiếng la mang, và bảo rang Thiên triều đã điều đại binh chia đường tiến đánh. Lệnh cho viên quan người Di kia trở vè bảo với Nguyên Nhạc phải mau ăn năn hoi lỗi, đón rước chúa cũ [Lê Chiêu Thống] trở về; lời nghiêm lẽ chính, đủ làm cho Nguyễn Nhạc nghe đến phải sợ mất mật<2>. Việc làm của Tôn Sĩ Nghị thực đáng khen! Truyền thưởng cho một bộ vật liệu may mãng bàoí3> loại tot để biêu thị trọng thưởng. (1) Tên từ thời Gia Tĩnh nhà Minh, năm 1953, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đổi thành Mục Nam Quan [cửa ải hòa hiếu với phương nam]; năm 1965 đổi thành Hữu Nghị Quan.(B) (2) Ngày mồng 1 tháng 7 năm Càn Long thứ 53 (1788), Tòn Sì Nghị dích than đến trấn Nam Quan ra lênh cho Hộ lân thái hiệp Vương Đàn (3EÍĨÍ) dứng trên cửa quan, lơn tiếng đọc bản hịch kết lội đại lược dịch ra như sau: Hời Nguyễn Nhạc kia, ngươi có dạ soán nghịch, quan tổng đốc nghe được nên đã đích thân đến đáy, đang táu lên dại hoàng đếđế điêu đông mười vạn quan quân các tỉnh Vân [NamỊ, Quí/ChâuỊ, [TứỊXuyẽn, [Lưỡng] Quáng (Quảng Đông, Quàng Tây), Phúc Kiến chia ra các đường sang tiều trừ. Nếu Nguyễn Nhạc ngươi biết hối tội mà nghênh dán chủ cù về thì dược bão toàn lính mạng, chờcó mong đem cống vật mà mua chuộc Thiển triều. Đại hoàng đếta hành sự còn hơn cả ha dời dế vương thuở trước, muôn cho vạn dời sau ngưởng mộ, lẽ nào lại đì nghe lời lát lọng đổi thay cửa nghịch thần các ngươi đế làm loạn phép vua. Còn bọn quan Di các ngươi vốn dĩ là quan họ Lè, nay trờ mặt đi thờ kè thử, thay chứng đến cửa quan cáu khđn, quả thực không biết liêm sỉ là gì, dáng lẽ hán chức táu lên dem cức ngươi ra chính pháp, có điều thương các ngươi chức quan nhò bé, chẳng dáng trừng trị, mau mau quay về hiếu (ỉụ Nguyễn Nhạc, họa phức chỉ trong chớp mắt, kỹ hạn nay đủ dến rồi. Vương Đàn đọc xong liền ném hịch văn qua bên ngoài tường để cho quân Tây Sơn nhại đưực. (Cung Trung Đúng, hùm số 2778, bao 162, só 38897, bản sao tấu ihư của Tôn Sĩ Nghị dề ngày mồng 8 thảng 7 năm Càn Long 53 (1788). Theo ghi chú của Trang Cảt Phất thì ngay lừ giờ phút này Nguyên Huệ đã đôi tên là Nguyên Quang Bình chứ không phải đên sau khi thắng trộn dăng biểu cầu phong mới dùng len này như trong Thanh Sừ cáo, Thanh Đại Thông sử, Thánh vil ký đã chép.) (theo Nguyễn Duy Chính). (3) Mãng bào ÍỈHẾ: có thể coi như một phó bản của long bào (áo của nhà vua) vì mọi văn sức, trang trí trên mãng bào giông hệt như long bào, chỉ khấc đôi chút vê màu săc. Mang bào là một loại lỗ phục của thân vương, dại thần phải mặc khi vào trièu kiến, dự tiệc hay những kỳ dại lễ. (theo Nguyễn Duy Chính). 23 THANH THỰC LỤC Lại theo lời tấu, “Có viên quan người Di châu Văn Uyên"’ cũ của nước này tên [là] Nguyễn Đình Bái, mang ấn tín dát theo quyến thuộc gồm tám người leo qua núi xin vào nội địa, khai là muốn yet kiến Quốc mẫu. Đã cho phép dần dắt người nhà qua núi, bo trí yên tại vùng đất của Thô ty [vùng dân tộc thiểu số]. Đồng thời lệnh cho Nguyễn Đình Bái đi đen Nam Ninh’123’ gặp mặt mẹ Tự tôn.” Làm như the mới đúng. Người mà Nguyễn Nhạc sai đến là Hoàng Đình cầu"’, viên châu mục mới châu Văn Uyên; nay Nguyễn Đình Bái là viên quan người Di của châu Văn Uyên cũ, không chịu bị đoạt chức, mang an mà đen, là hoàn toàn không phải trá ngụy. Neu đuổi người này đi, thì những người đang nặng lòng với nhà Lé đều biết nội địa không chứa chấp và giúp đỡ thì họ ẩt sẽ đến nước bỏ đi theo giặc. Nay Tôn Sĩ Nghị cho bố trí ngay viên quan người Di yên tại nội địa, lệnh đến gặp thân mẫu của Tự tôn, khiến dân chúng nước này thấy Thiên triều gia ơn cho họ Lê, phàm ai có lòng nhớ nước cũ đều được dung nạp, như vậy càng lầm vững thêm lòng thành hướng về bên trong mà bỏ cái chí theo giặc. Hiện nay đất nước An Nam không phải mọi nơi đều theo Nguyễn Nhạc, những quan văn quan võ tại các lộ chưa theo giặc cũng trên hai trăm viên, quân lính và dân chúng cũng đến hàng mấy vạn; có the dựa vào lực lượng này để mini đồ khôi phục. Theo ý Trẫm lúc này chỉ nên tại Tả (1) Văn Uyên, ten châu có từ xưa, chép trong Địa Dư chí của Nguyễn Trãi, thời thuộc Minh gọi là huyện Uyên, đầu đời Lê dổi thành tên cũ là châu Văn Uyên, phiên than họ Nguyễn Đình nối đời cai quân, đầu niên hiệu Minh Mạng dùng Thổ Mục làm Tho Tri Châu. Năm 1835 đật lưu quan, thống hạt về phù Trường Định. Năm 1945 sáp nhập vói huyện Thoát Lãng thành huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sưn.(B) (2) Nam Ninh, tên thành phố, mien nam Khu tự trị Choang Quảng Tây, là nơi đặt cơ quan quản lý hành chính khu tự trị. Các đời Nguyên, Minh, Thanh là phủ trị Lộ Nam Ninh. Năm 1949, thành phố Nam Ninh được tách ra từ huyện Ung Ninh.(B) (3) về châu mục Văn Uyên Hoàng Đình Cầu, DạiNaiíĩ Nhất Thống chí, tinh Lạng Soĩi, mục nhân vật chép: “Người cháu Lộc Bình, gia thế của ông nguyên là phiên thần kế thế tỉnh Lạng Sơn, óng ban dầu làm chức Phòng Ngự sứ, cuối đời Lê theo việc chinh phạt có công dược thăng chức Tham đốc, khi vua Lê xuất đế (Chiêu Thống) chạy sang nước Thanh, ông mang gia quyến vài mươi người đi theo. Vào niên hiệu Gia Long thứ tư (1805) ông trở về nước, được vua ban cấp cho tiền gạo và cho thế tập (nối đời làm thổ quan) như xưa.” Thanh Thực lục lại chép Hoàng Đình cầu là Châu mục mới được Nguyễn Nhạc cử den thay thế Nguyễn Đình Bái sau khi Bái sang hàng nhà Thanh (?)(B) 24 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Giang, Cao Liêm vùng phụ cận, và hai trấn Khai Hóa, Lâm Nguyên thuộc tính Vân Nam mỗi nơi tại địa phương mình chỉnh đốn binh mã khí giới, thao luyện tuần phòng, phao tin sẽ tiến đánh, đe làm thế hỗ trợ [/tổ trợ} mạnh mẽ. Neu như số binh đinh trong trấn còn thiếu, thì cũng không ngại một mặt tâu lên, mặt khác châm chước điều động thêm quân các doanh phụ cận. Còn như lời tâu của Tôn Sĩ Nghị nói xin chọn một vị đại than có uy tín lớn, mang đạo quân Ba Đồ Lỗ11’ đến Lưỡng Quảng, bọn Di bên ngoài nghe tin càng thêm rúng động, ket quả đạt được sẽ càng nhanh hơn, thì việc này hãy nên đợi chút. Tình hình An Nam hiện nay xem ra vần có thể chưa cần đến binh lực của ta. Nếu từ kinh đô vội phái đại thần mang đạo quân Ba Đồ Lỗ đi, thì có khác gì dụng binh? Huống chi nếu như Tôn Sĩ Nghị không thể giải quyết việc này, Trẫm cũng sẽ chọn viên khác thay thế ngay. Nay Tôn Sĩ Nghị trù hoạch tất cả, các việc đều hợp sự lý, như thế việc này viên Tổng đốc [Tôn Sĩ Nghị] hoàn toàn có khả năng lo liệu ôn thỏa. Trước mắt lại chưa đến nỗi phải dùng binh, hà tất sai người đi để làm xôn xao lòng người. Neu Nguyễn Nhạc trước sau vẫn ngoan cố chống lại, hoặc cuối cùng chiếm hét lãnh thổ An Nam, giết hại con cháu nhà Lê, không thể không mang quân của triều đinh đi thảo phạt, thì đen lúc đó Trầm sẽ tự có cách định đoạt. {Cao To/ỉg Thực lục q. 1309, tr. 649-650) [3] Ngày 4 tháng 8 năm Càn Long thứ 53 [3/9/1788] Lại dụ (cho các quân cơ đại than) rang: Bọn Nguyễn Huy Túc muốn trở về nước tìm kiếm Tự tôn, trợ giúp khôi phục, chí hướng của y ta thực dáng khen. Tôn Sĩ Nghị nên ra lệnh cho bọn (1) Ba Đồ Lỗ, phiên âm từ Mãn ngữ, Mông ngữ có ý là dũng cảm, dũng sĩ. Trong Nguyên sứ gọi/viết là Bạt Đô, cũng có nơi viết là Bá Đô hoặc Bá Đô Lỗ hoặc Bạt Đô Lỗ đều cùng mang một ý nghĩa. Nhà Thanh dùng làm hiệu xưng để ban cấp cho quan quân có công, gọi là Dũng hiệu.(B) 25 THANH THỰC LỤC họ khởi trình ngay, mang chiếu chỉ phái viên quan hiện tại của Thiên triều thống suất bốn lộ đại binh giúp việc tiễu trừ cùng với hịch dụ hiểu thị các tran An Nam, lệnh cho viên Bồi thần này mang về An Nam truyền bấ rộng rãi sẽ rất hữu ích cho việc hỗ trợ. Tôn Sĩ Nghị có điều cố ky gì, lại không sai bọn bồi than này đi ngay? Lẽ nào vẫn còn lo chưa chắc Trầm cho phép làm, nên muon đợi sau khi nhận được dụ chỉ rồi mói sai đi ư! Đen như theo lời tâu nói rang “Trong chỗ lời dụ cho bọn họ, e câu chữ lời lẽ quá nhiều, hoặc đê quèn, nên hiện chép ra nhiều bản, lệnh cho những người trở vè nước trong bọn họ mỗi người mang theo một băn. Lại nói: Hiện tính so quân chuẩn bị sẵn sàng Quảng Đông đã có đến 4.000 tên, tương lai nếu binh lực Quảng Tây không đủ dùng cho việc thị uy, thì thỉnh chỉ điều động ngay, để mong sớm được nên công.” Trù liệu tính toán như vậy đều sát hợp, cứ nên như vậy mà làm. Còn như tỉnh Quảng Tây hiện đang tổ chức khoa cử, Tôn Vĩnh Thanh tự nhiên phải trở về tỉnh lo liệu mọi việc. Nhưng hiện tại vùng biên ải chĩa đóng đại binh, quyến thuộc nhà Lê chia ra bo trí Nam Ninh, tất cả các đồ nhu dụng, lương hướng, cùng các khoản khẩu phần ăn mỗi ngày phải được tiếp té đầy đủ và đều đặn. Việc này do Tôn Vĩnh Thanh chuyên trách, cot phải chuẩn bị sớm sủa, xử lý cho phù hợp.” (Cao Tông Thực lục q. 1310, fr. 666-667) [4] Ngày 28 tháng 8 năm Càn Long thứ 53 [26/9/1788] Lại dụ (cho các quân CƯ đại than) rang: Lê Duy Kỳ đích thân đen Sơn Nam chiêu tập nghĩa binh, đến nỗi bị giặc bức bách, chí còn một vài người tùy tùng, cùng chạy vào núi trốn tránh. Xem ra y là người không có khả năng, khó trông cậy có the huy động việc khôi phục được. Hiện tại Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thấy hịch văn do Tôn Sĩ Nghị phát ra, nên sợ sệt tron tránh. Phan Khải Đức0' vốn là (t) Phan Khải Đức người xã An Ap, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh); là Trân thủ đât Lạng Sơn của nhà Tây Sơn, đã đầu hàng nhà Thanh. (A) 26 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) người tâm phúc của Nguyễn Huệ, nhận được hịch văn cũng biết bỏ nghịch theo thuận. Tén này đã được lệnh của Tôn Sĩ Nghị cho thu thập binh mã của bảy châu cùng Xưởng dân'”, lập tức sai đi, chắc sẽ đến thẳng thành nhà Lê không đén nỗi khó khăn. Tự tôn kia hiện vùng phía đông, Tôn Sĩ Nghị đã mộ dân bản xứ đi về phía trước đê thám thính. Neu các trấn mục phía đông nhận được mật trát của Tôn Sĩ Nghị, đã phát binh hộ tống Tự tôn kia trở ve nước. Chờ nhận được phù nghiệm'2’ của Tự tôn đưa đến, Tôn Sĩ Nghị tự nhiên phải châm chước tình hình, lại lo liệu cho quyến thuộc rời khỏi cửa ải. Còn bọn Nguyễn Huệ, nhân thay hịch dụ của viên Tông đốc, sợ Thiên triều mang quân thảo phạt, sẽ khiếp sợ tron ra xa. Bây giờ nếu nội địa không có hành động gì, bọn giặc biết việc điều động đại binh nói trong hịch văn của viên Tông đốc chang qua chỉ là hư trương thanh thế thì lại càng không biết sợ, bắt đau trở lại mưu đồ soán đoạt, về việc Tôn Sĩ Nghị xin điều binh trước để dự bị sẵn, tự nhiên là phải làm như thế. Nhưng khi dừng binh đi đánh dẹp, Tôn Sĩ Nghị là Tông đốc Lưỡng Quảng, quan hệ rat lớn, vả lại trong nội địa còn nhiều việc phải lo, rỏ ràng không thể đích thân dẫn quân đi. Trong tỉnh có Đe đốc12(3) (1) Chi những người làm việc trong các mỏ vàng bạc tại vùng thượng du, nơi giáp giới Trưng - Việt, dân này phần lớn là người Thanh. Hoàng Lê Nhâ't Thông chí có một đoạn nói khấ rõ về nhũng nhóm Xưởng dân này: “Bấy giờ có hai họ Trương và Cát quê hạt Triều Châu, chuyên sống về nghề khai mỏ lay bạc, sang cư trú tại làng Tống Tình trong trấn Thái Nguyên. Họ vỗ VC mọi người, làm kẻ tù trưởng địa phương, đồ đảng có đến hơn vạn người, đều là các gia dinh người Trung Hoa. Hai họ ấy nghe được tờ hịch, lien tìm đến chỗ trọ của người đưa hịch mù trình rằng:... nay tiếp được hịch văn, ai cũng nô nức nhảy nhót, xin làm tiên phong...” [Hồi thứ 12, tr. 324, 325]. (B) (2) Phù là cái thẻ làm bằng trc. viết chữ vào rồi chẻ làm hai, giao cho chư hầu xa một nửa như là vật làm tin. Khi cần kiểm lại thì ráp hai phần lại với nhau xem có ăn khớp không gọi là phù nghiệm. (A) (3) về mặt quân sự, võ quan tại các tỉnh có chín cắp như sau: - Đề đốc (tòng nhất phẩm) quan võ dứng đầu một tình, Tống binh (chánh nhị phẩm), Thó tướng (tòng nhị phẩm), Tham tướng (chánh tam phẩm), Du kích (tòng tam phẩm), Đâ ti (chánh tứ phẩm), Thủ bị (chánh ngũ phàm), Thiên tống (chánh lục phẩm), Bớ/Bá tổng (chánh thất phẩm). Binh đinh (mã binh, chiến binh, thủ binh, chiến binh, ngoại ủy, thủy sư). Theo Ian Heath trong Armies of the Nineteenth Century: Asia V. 2: China (Great Britain: Foundry Books 1998) trang 18-19 thì nhũng cap bậc đó tương đương vói hiện thời như sau: Đề đốc (dại tướng), Tống binh (trung tướng), Phó tướng (thiếu tướng), Tham íưóitg (đại tá), Du kích (thượng tá), Đô ty (trung tá), Thủ bị (thiếu tá), Thiên tống (đại uý), 27 THANH THỰC LỤC Hứa Thế Hanh’”, các Tông binh Trưưng Triều Long’*123’, Lý Hóa Long*” đều lù những người từng trải chiến trận [có thê đảm đương được]. Huong chi tên ngụy trấn của bè lũ họ Nguyễn mang quân qua châu Văn Uyên bị người trong châu là bọn Hoàng Liêu Đạt đón đánh, giết chết và làm bị thương rat nhiều; lại có viên đầu mục xã [Hoa Sent] Nguyễn Trọng Khoa tại châu Thất Tuyền*4*’ cũng xin mang 700 tên Di [An Nam] theo diệt giặc. Xem tình hình bọn Nguyễn Nhạc như vậy, cũng không cần đến nhiều quân để đánh dẹp, mà chì cần lệnh cho Hứa Thế Hanh cùng với một, hai viên Tổng binh mang vài ngàn quân tiến trước; Tôn Sĩ Nghị lại chuẩn bị một vài ngàn quân đóng Bở tống (trung uý)... Tuy nhiên nếu là ngoại vi Thiến tống thì chỉ tương đương trung sĩ còn ngoại vi Bã tống chỉ tương đương hạ sĩ. Những phiên dịch này không hoàn toàn chính xác nhưng cũng cho ta một số khái niệm về tô chức quân sự của nhà Thanh thời dó. (theo Nguyễn Duy Chính) (1) Hứa Thế Hanh ITdt^7, người huyện Tân Đô lỉnh Tứ Xuyên, góc người Hồi, xuất thân ky binh. Hanh từng tham dự chiến trận Kim Xuyên, Tây Tạng lập được nhiêu công. Năm Càn Long 41 (1776) nhậm chức Tổng binh trấn Đằng Việt tỉnh Vân Nam, năm Càn Long 49 (1784) nhậm chức Tổng binh trấn Uy Ninh tỉnh Quý Châu, năm Càn Long 52 (1787) tham dự trận bình định Đài Loan lập đại công, được thường dũng hiệu Ba Đồ Lỗ Kiên Dũng, được vẽ hình lên Tử Quang Các (trong hàng 20 công thần hàng đầu). Năm Càn Long 53 (1788) nhậm chức Đề đốc Trie! Giang, sau chuyển nhậm Đồ dóc Quảng Tây. Trong cuộc chiến xâm lược nước ta, tử trận đồn Ngọc Hồi, Thanh triều phong Tráng Liệt Bá, thờ Chiêu Trung từ, ban tên thụy là Chiêu Nghị. Tiểu sử chép trong Thanh sử càu quyển 334, Liệt truyện 121 [cuốn 36, tr. I 1023].(B) (2) Trương Triều Long ‘}ỈWỈ ìiS, người huyện Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, xuất thân kỵ binh, từng tham chiến Miến Điện, Kim Xuyên, làm tham mưu cho tuân phủ Quảng Đông. Năm Càn Long 52 (1787) dự trận chiến bình định Đài Loan lập đại công, được thưởng dũng hiệu Ba ĐÒ LÕ Thành Dũng dược vẽ hình lên Tử Quang Các (trong hàng 30 công thằn hạng sau), nhậm chức Tong binh trán Nam Áo tình Phước Kiến. Sau khi chết trận nước la, triều Thanh ban lén thụy là Tráng Quả. Tiểu sử chép trong Thanh sừ cào quyển 334, Liệt truyện 121 [cuốn 36, tr. 11027]. [Khám Định Việt sử Thởng giám] Cương mục chép sai là Trương ST Long. Tắt cả thư tịch Trung Quốc (Dông Hoa toàn lục, Thanh Thực lục, Thánh \’ ký, Thanh sữ cáo...) đều chép lên nhãn vật này là Trương Triều Long. (B) (3) Lý Hóa Long người huyện 'rề Đông tỉnh Sơn Đông, thi đậu Tiến sĩ võ. Tiểu sừchép trong Thanh sứ cáo quyên 334, Liệt truyện 121 [cuôn 36, tr. 11028],(B) (4) Thắt Tuyền, dời Lý gọi là châu Thất Nguyên, (hời thuộc Minh và đời Lê cũng gọi Thắt Nguyên, đời nhà Mạc đổi gọi châu Thất Tuyền, năm Minh Mạng thứ 15 (1834) đoi làm huyện, năm Thiệu Trị thứ nhát (1841) đổi tên là huyện Thất Khê. Nay là huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn.(B) 28 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) tại quan ải. phao tin tiếp tục phát binh; bọn giặc Nguyễn chắc chan sẽ không dám mình lì lợm dựa vào the hiểm yếu mà chong cự. (Cao Tông Thực lạc q. 1311, tr. 689-690) [5] Ngày 28 tháng 8 năm Càn Long thứ 53 [26/9/1788] Lại dụ (cho cấc quân cơ đại than): Con đường Mông Tát [Tự]'1* tỉnh Vân Nam tiếp giáp với nước An Nam, nơi đây có người trong so những viên quan người Di được họ Nguyên thu dùng, ngấm ngầm chiếm cứ các nơi hiểm yếu, ta cũng chưa the định chắc. Hãy tự lo, một mặt đưa hịch dụ bọn quan người Di; mặt khác phái quân đóng tại biên giới lừ xa làm the lực hỗ trợ cho tỉnh Quang Đông. Phú Cương’2" nên dẫn đầu một viên trấn tướng dũng cảm hiêu việc, càn nhác mang quan quân tới đó trú đóng; phao tin sẽ hợp đồng với lính Quảng Đông tiến binh theo hai đường, đợi đại quân của lỉnh Quảng Đông tiến phát, sẽ đúng hạn cùng phối hợp càn giặc; khiến bọn quan người Di nghe hơi sợ sệt, biết rằng đại quân của Thiên triều tập trung đông đảo cốt muốn lập lại họ Lê, tự nhiên ắt phải quay lại tôn phù vua cũ; như vậy the giặc họ Nguyễn càng trớ nên cô dơn, công việc sẽ xong mau không khó. (Cao Tông Thực lục q. 1311, tr. 690) [6] Ngày 12 tháng 9 năm Càn Long thứ 53 [ 0/10/1788] Lại dụ (cho các quân cơ đại thần); (1) Mông Tự (tiếng Mãn gọi là Mồng Ta), lén huyện, thuộc tinh Vân Nam. Trung Quốc ngày nay.(C) (2) Phú Cương Tổng dốc Vân Nam và Quí Châu, gỗc dán Mãn Châu. (A) 29 THANH THỰC LỤC Bọn Xưởng dân nhận được trát dụ của Tôn Sĩ Nghị, lại nghe tin được ban cấp khẩu phần ăn bàng ngày nên đều hân hoan tình nguyện xung phong giết giặc. Viên Tong đốc lo Xưởng dân rời rạc, không có người chỉ huy chung, còn bọn Nguyễn Huy Túc thì sợ sệt không dám ra khỏi cửa ải, đều là những đứa không có năng lực, nếu sai đi cũng không ích lợi gì. Đi theo có nhân viên phò tá trong mạc phủ tên Lâm Te Thanh, trong tô chức Xưởng dân đã lâu năm, mọi người đều phục, giao cho anh ta thống lĩnh giết giặc, có thể gọi là het lòng lo liệu. Lâm Te Thanh nhận được thư [báo tin bổ nhiệm] của viên Thông phán Trần Tùng lien ra sức đảm nhiệm công việc, hiện đã được Tông đốc cấp cho ấn tín, truyền thưởng ngay cho chức hàm Tri huyện. Neu tương lai thật sự làm nên việc, sẽ còn được bổ dụng chính thức. Lâm Tế Thanh trong tô chức xưởng đã lâu, mọi việc đều do anh ta chủ trì, nay lại được thưởng hàm Tri huyện, mọi người trong xưởng thấy Thiên triều ra sức dựa vào anh ta, đặc biệt gia ơn ban cho Đỉnh đái1", nên tự nhiên phải nghe theo sự điều độ của anh ta, hô ứng càng thêm linh nghiệm, đắc lực bội phan cho việc trừ giục. Đen nay Xưởng dãn đã theo Lâm Te Thanh hăng hái xung phong, còn Phan Khải Đức đốc suất binh mã của bảy châu, lại được Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tiếp tục tiến về phía trước, theo ý Trẫm lúc này nội địa không thê không cho quan quân tiến thêm tí nữa để làm mạnh thanh thế. Vì rằng bọn Phan Khai Đức, cùng với Xương dân nghe Thiên triều truyền hịch kê lội định đem quân thảo phạt, nên vùng lên hưởng ứng; nếu quân ta án binh bất động, chỉ dùng sức lực của họ mà thôi, thì bọn này sẽ buông tay trồng chờ. Nay lại truyền dụ Tôn Sĩ Nghị hãy ước lượng và quan sát tình hình, chiếu theo chiếu chí trước ra lệnh Hứa The Hanh mang quân tiến về phía trước. Neu như lúc đó bọn Phan Khải Đức đã thu phục trước được thành nhà Lê và có được tăm tích về Lê Duy Kỳ, thì bọn Hứa Thế Hanh liền có the hộ tống quyến thuộc nhà Lê, cùng nhau về nước. Còn như thành nhà Lê chưa thu phục được, lại chưa biết tin tức về Lê Duy Kỳ, thì bọn Hứa Thế Hanh nên mang quân tiến trước. Chờ đến khi nào xong việc, sẽ hộ tống quyến thuộc ve nước sau. Hiện nay bọn Phan Khải Đức cùng Xưởng dân làm nhiệm vụ tiên phong, (1) Loại mũ thuộc dời nhà Thanh, có tua trên chóp, dùng đe ban cho người có công.(A) 30 Quan hệ Thanh - Tày Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) mà quan dân cháu Bảo Lạc'1’ của nước này cũng lại nhao nhao lên xin chiêu tập hương dũng*23’ lần lượt đánh diệt những tên ngụy quan địa phương theo giặc, một khi đại binh đến, the mạnh như bẻ cỏ khô kéo cây mục, thừa theo binh uy, tự nhiên có thể thi hành được cái ké một lần mệt nhọc mãi mãi thong dong. (Cao Tông Thực lục q. 13J2, tr. 710) [7] Ngày 20 tháng 9 năm Càn Long thứ 53 [18/10/1788] Lại dụ (cho các quân cơ đại than) rang: Trần Danh Bính*” là người được giặc Nguyễn cử đi đánh chiếm Lạng Son, thấy dọc đường treo hịch văn diệt giặc Nguyễn, trong lòng sinh ra hối hận, sợ sệt, bèn tình nguyện quy thuận Tự tôn và xin mộ thêm nghĩa binh, cùng Phan Khải Đức hiệp đồng khôi phục. Lời của y xuất phất từ lòng thành, cũng không nên quá nghi ngờ lơ lang. Đây là cơ hội tốt, các quan quân nội địa không thê không ra tay hành động. (1) Bảo Lạc, tên huyện, từ đời Lý đến đời Lê thuộc phủ Cao Bình trấn Thái Nguyên, sau thuộc tỉnh Cao Bằng. Năm 1835, Bảo Lạc chia thành hai huyện Đê’ Định và Vĩnh Điện, năm 1854 nhập lại làm châu Bảo Lạc; nay là huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.(B) (2) Dân quân tại các vùng thiểu só.(A) (3) Trần Danh Bính Mí là người do Nguyen Huệ cử cầm dầu đoàn sứ thần [Hoa Bằng viết là đoàn sir này tám người, Văn Tân viêt là 18 người (tr 108)] đên gặp Tôn Sĩ Nghị để trao ba đạo bẩm của Giám quốc Lê Duy Cận, của quàn thần và của dân chúng (về việc lén thay vua Lẽ). Sĩ Nghị cự tuyệt, bắt giết Danh Bính và giam cả sứ đoàn Táy Sưn [theo Hoa Bang, Quang Trung anh hùng dân tộc, trang 166, 167]. Bắc hành lùng ký lại chép tên người này là Trần Danh Hoán Mi #1 yà chết trong hoàn cảnh khác: “Đại quân thẳng tới huyện Bảo Lộc thuộc Giang Bắc. Ba lần đánh đêu được. Bát Đô đốc Trần Danh Hoán, chém đi.” [Hoàng Xuân Hãn dịch, stk, tf 30]. Lại theo một chú thích của Hoàng Xuân Hãn trong La Son Phu Tử thì có một nhân vật Trần Danh Binh người làng Ngọc Điền, phủ Thạch Hà (Hà Tỉnh) là con tiến sĩ Trần Danh Tố, dân huyện Thiên Lộc tụ họp đánh Tây Son, mời Trần Danh Bính làm quân sư, thua trận, tự tử núi Hông Lĩnh [chương 22, tr. 635]. Chờ xét thêm.(B) 31 THANH THỰC Lực Nay truyền Tôn Sĩ Nghị luân theo chiếu chí trước, phái bọn Hứa Thế Hanh mang 3.000 quân tiến thang, đốc suất bọn Phan Khải Đức lần lưọt đánh dẹp. Theo ý của viên Tông đốc không đáng làm nhọc đến đại binh, han là xử lý đúng, nhưng cũng khồng thê giữ tướng ỉại mà nên việc. Lại trước đây căn cứ lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, muốn đích thân thống suất đại binh ra khỏi cửa ải liến đánh; đã tùng giáng chỉ, lệnh cho Tổng đốc không nên đích thân dẫn quân đi, hiện còn đóng quân trong cửa ải. Viên Tong đốc cốt phải tuân theo chiếu chỉ trước, chỉ cần ra lệnh cho Hứa The Hanh chi huy quân lính tiến đánh, riêng viên Tong đốc có thê tạo the tiến đánh bên ngoài círa ải. Hứa Thế Hanh là người đã từng xông pha trận mạc, am hiểu việc truy lùng đuôi bắt. Duy phải có hiệu lệnh nghiêm minh, kiềm che quân lính, không nên vì đen An Nam đánh giặc mà có ý cậy công tham lợi, để xảy ra những chuyện ức hiếp bát chẹt than dân bản xứ. Nấu xử lý được thích hợp, tương lai công việc xong xuôi Trẫm sẽ trọng thưởng; bang như ngược lại tất sẽ bị trị tội nặng. Tôn Sĩ Nghị nên báo những việc này cho Hứa The Hanh biết, và hiểu thị rõ ràng cho tất cả các quan quân được phái đi, dể mỗi người đều yên ôn giữ đúng phép tắc, không nên đẻ ra thêm những việc rắc roi. (Cao Tông Thực lục q. 1313, tr. 726) [8] Ngày 3 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [31/10/1788] Dụ cho các quân cơ đại thần: Trước đây nhân bọn Nguyễn Huệ tuy đã nhường rút ra khỏi thành nhà Lê, nhưng vẫn chưa nhận được tin tức về Tự tôn, sợ quân ta triệt thoái bọn Nguyễn Huệ lạí thừa lúc sơ hở đánh cướp và đcm con cháu họ Lê ra giét hại hết, lại gây ra hậu hoạn. Nên ra lệnh cho Hứa Thế Hanh mang vài ngàn quân đến thẳng thanh nhà Lê, đốc suất dân chúng nước này bắt hết những lên đầu sỏ của giặc, đê mong một lan mệt nhọc cho mãi mãi được hưởng thong dong. Nay theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, hiện đã có tin các xưởng An Nam day binh đi theo người em thứ ba của Tự tôn ỉà Lê Duy Chi đến Lạng Sơn 32 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) hiệp đồng với Phan Khải Đức cùng tiến quân tiễu trừ. Lê Duy Kỳ hiện đã ra khỏi núi, nhưng Tự tôn này ẩn tron đã gần một năm mà vẫn chưa thi triển được tí gì; hiện nay đang tụ tập nghĩa quân trong nước đe mưu đồ khôi phục, nhung thành bại thì chưa biết được. Tôn Sĩ Nghị cho rằng quan quân tại quan ải nếu cứ trú đóng tại chỗ (bản cảnh), ngầm đài thọ lương tiên cho họ Lê và chỉnh đốn binh lực, hộ tống quyến thuộc Tự tôn xuất cảnh về nước; thì chẳng bằng phất cờ đánh trống, ra khỏi cửa ải tiến đánh, tấn công sào huyệt bắt tên đầu sỏ; thì đây là một ý kiến rất phải. Tôn Sĩ Nghị trong bụng đầy mưu lược, ra sức gánh vác trọng trách, tự xin ra khỏi cửa ải tiến đánh, thì việc này cuối cùng giao cho Tổng đốc một tay lo liệu, ngõ hầu hô ứng thêm linh nghiệm, thành công tự nhiên mau chóng. Xứ này hiện có bọn Phan Khải Đức tụ tập dân chúng mưu đồ khôi phục; còn Trần Danh Bính là người đánh Lạng Son lại đã sợ oai đầu thuận; hiện lại theo lời tâu của Phú Cương, cấc thổ mục hai xứ Đô Long'11 [ là Hoàng Văn Thái}, Bảo Thắng'12’ [ là Hoàng Văn Thao} đều tụ tập binh lương hiệp đồng trừ giặc. Xem thế đủ thấy lòng người nước này vẫn còn nhớ nhà Lê. Nay thấy Tổng đốc đích thân đem binh tiến đành, thanh thế mạnh mẽ, tự nhiên họ sẽ hãng hái xung phong, hiệp đồng với quan quân tiến thẳng tới thành nhà Lê, xử lý càng dễ nên việc; chỉ tính ngày trông chờ tin chiến thang chóng đến mà thôi. (Cao Tông Thực lục q. 1314, ư. 742) (1) Đô Long lầB tl, tên huyện, thuộc Vy Châu là châu Ki mi thuộc phủ An Nam đô hộ đời Đường. [Đặng Xuân Bảng - Sử học bị kháo, Địa lý kháo, hạ ]; đời Thanh thuộc phủ Khai Hóa tình Vân Nam. Nay có thị xã Đô Long thuộc huyện Mã Quan (^^-ẵ Măguãn Xiàn Xiàn), châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Vãn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc giáp giới tỉnh Lào Cai.(B) (2) Bảo Thắng, tên phố, tên vạn, tên đần [phố Bảo Thắng, vạn Bảo Thăng, đôn Bảo Thắng], đời Lê thuộc huyện/châu Thủy Vĩ, lộ Quy Hóa. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838) chia phố Bảo Thắng ra làm hai phố: một phố Minh hương (người Hoa) và một phô người Kinh, thuộc tổng Ngọc Uyển, châu Thủy Vĩ, tình Hưng Hóa, còn đôn Bào Thăng bên đò Hà Khẩu giáp biên giới Trung Quốc [theo Phạm Thận Duật - Hưng Hóa ký lược, bản dịch Ngô Thế Long]. Nay lấy làm tên huyện (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai).(B) 33 THANH THỰC LỤC [9] Ngày 11 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [8/11/1788] Dụ các quân cơ đại thần: An Nam thờ Thiên triều như kẻ be tôi hết sức cung thuận, trước đây đen kỳ triều cống thỉnh phong đều sai Bồi thần đen kinh đô, tương lai Tự tôn Lê Duy Kỳ phục quốc thụ phong, tất cũng theo lệ thường xin phong. Nhưng nghĩ nước này từ khi Nguyễn Huệ dấy binh đuổi chúa, đánh chiêm thành nhà Lê, quyến thuộc họ Lê đen xin lánh nạn, Tự tôn chạy trốn, vận nước cơ hồ không giữ được. Trẫm cho rang nước này thần phục đã lâu, không nỡ thấy nhà Lê bị diệt vong, nên đặc biệt lệnh cho Tong đốc Tôn Sĩ Nghị truyền hịch cho dân An Nam bắt Nguyễn Huệ; đồng thời ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị mang quân tiến phạt. Những viên trấn mục cùng Xưởng dân, quân nghĩa dũng nghe nội địa [Trung Quoc] kê tội và mang quân đánh dẹp, đều nghĩ đến việc diệt Nguyen phù Lê, ram rộ hưởng úng; một khi đại quân của ta đen, là có thê khôi phục hoàn toàn. Thế là họ Lê nước An Nam được kéo dài thêm việc thờ cúng tô tiên, nguy trở thành yên, tat cả đều nhờ vào bính lực Thiên triều chủ trì giúp cho, tương lai mọi việc yên ôn thình phong thì chẳng thê so sánh với lệ triều cong bình thường, không cần vẫn sai bồi than đến như trước, mà tự nhiên [Lê Duy Kỳ] phải đích thân vào chầu lầm lễ Chiêm cận*12’ đe tỏ sự đội ơn từ trong đáy lòng. Đen như Lê Duy Kỳ bị Nguyễn Huệ đánh ép, liền tron xa vào núi, nghe tin đại quân tiến phạt, cũng không biết nhờ vào uy lực tiếng tăm, khích lệ nghĩa dũng; mà trong văn thư trình báo cho Tong đoc, lại có những lời lẽ thập thò chí’ xin chờ sự định đoạt mọi việc của bề trên; xem qua đã có thể thay ngay chỗ kiến thức ngu muội yếu đuối và tính hay do dự nghĩ quẫn của lên này. Neu Tự tôn kia không được hăng hái lam, thì Tông dóc cũng không nên cưỡng ép, khiến dễ sinh nghi. Cũng có thể lệnh ngay cho tầng tôn là Lê Duy Thuyên’11 đen làm lẽ chiêm cận. Neu Lê Duy Thuyên tuổi (1) Chiêm cận: Le ra mắt nhà vua.(A) (2) Lê Duy Thuyên, con của Lẽ Chiêu Thong, năm này mới ba tuổi, dang dí theo đoàn cùa Thái hậu. Lòi trong văn bàn này gọi Duy Thuyên là tằng tôn (cháu cố) tức là chấu co của vua Hiển Tông Duy Diêu. Trong Cỉũnlì An Ncini ký lược của Sư Phạm (đời Thanh) có đoạn: “Quan Tuan vũ Quảng Tây tư bảo khai tên các quyến thuộc, cháu nối ngôi của An Nam quốc vương, tùy tùng và đau mục. Tờ kê khai nói ràng Nguyễn Thị Ngọc To là mẹ Lê Duy Kỳ, Nguyễn Thị Ngọc Thụy là vợ, Lê Duy Thuyên lén ba tuổi là con...” [theo Hoàng Xuân Hãn. Bắc Hành tùng ký, tr. 27],(B) 34 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - ổầu TK XIX) còn nhỏ không tliể đi xa được, thì lấy một người trong anh em Tự tôn như Lê Duy Chi chẳng hạn, sai vào kinh triều cống cũng được. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1314, tr. 754) [10] Ngày 12 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [9/11/1788] Lại dụ (cho các quân cơ đại than) rang: Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị tự hối vè việc tâu xin hịch điêu quan quân chậm trễ; xét ra sự chậm trễ này không phâi là không có lý do. Vùng phụ cận cửa ải biên giới mùa thu này mưa quá nhiều, đường sấ không khỏi bị tắc nghẽn. Neu truyền hịch sớm điều động quan quân ra khỏi cửa ải chờ đợi, cũng không the liến đánh đưực. Hiện đang vào lúc trung tuần tháng mười, xứ đó trời quang mây tạnh đã lâu, chính có the thừa vào lúc này mang quan quân đi, gấp rút lien lên, thật hợp giữa thời cơ với công việc. Cũng như năm trước, Phúc Khang An"’ mang quân dẹp bọn nghịch phí Dài Loan, phái dừng cửa Đại Đảm hơn một tháng đê chờ gió; lúc gió tới quan quân tranh thủ ra khơi tại vũng Sùng Vũ, một ngày sau đo bộ tại cảng Lộc Tồn, đó là bàng cớ rõ ràng về việc thắng nhanh. Hiện nay Tôn Sĩ Nghị truyền hịch, quan quân lục tục tè tựu, ngay trong ngày hiệp đồng với Hứa Thế Hanh thống lĩnh xuất quan; chờ mong tin chiến thang đến mau, đệ trình chiến công để nhận ơn thưởng. Lại theo lời tâu: “Nghe lời đồn ràng Nguyễn Huệ nhắn với bọn ngụy quan Ngô [Văn] sở những lời như: “Đợi cho đại quân xuất quan, y sẽ mang quân tới thành nhà Lẽ hiệp đồng kháng cự.” Chẳng qua là Nguyễn (1) Phức Khang All tui J-R (1754 - 1796), tự Dao Lâm, họ Phú Sát, thuộc đội Cờ viền vàng Mãn Châu, con của Đại học sĩ Tniyên Hăng. Năm Càn Long 54 (1789), Nguyên Huệ tấn cóng Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị thua chạy bị triệu hồi, đổi Phúc Khang An từ Tổng đốc Mân - Triết sang làm Tong đốc Lưỡng Quảng. Phúc Khang An dâng sớ xin bãi hình, được chấp nhận. Năm Càn Long 56, Phúc Khang An lâm bệnh, nhân đó tâu rằng: “An Nam vô sự, xin cho trở về kinh,... ”, lừị tâu được chấp thuận, gia phong Gia Dũng Trung Nhuệ Công, chuyên nhậm Tổng dóc Tứ Xuyên... Tiểu sử chép trong Thanh sir cỏo. quyển 330, Liệt truyện 117, tr. 10917.(B) 35 THANH THỰC LỤC Huệ nghe đại binh sắp đến, c bọn Ngó Sở khiếp sợ ôm lòng phản phúc, nên nói lời này đê trấn an. Đây là lời nói lừa gạt nhau của bọn giặc, hoàn toàn không đáng tin cậy. Neu Nguyễn Huệ dám đến thành nhà Lê để kháng cự, chính là lúc có thê chặn bắt, một lần ra tay thu hoạch tất cả, quân ta lại tốn ít sức, chuyển thành cơ hội rất tót. Còn như lời đe nghị ban dụ cho Quốc vương Tiêm La Thái Lan|, thừa lúc Thiên binh đánh dẹp tại An Nam, [nướcl họ gần, mang quân chiem lấy Quảng Nam"’. Mới nghe qua thì kế này có thể dùng được, nhưng nghĩ kỹ thì đó là hạ sách. Bởi vì từ xưa nay cái đạo chế ngự ngọại bang hoàn toàn nhờ uy lớn của Thiên triều, đánh dẹp bình định không thể dựa vào the lực bén ngoài hỗ trợ. Huống hồ Tiêm La với bọn Nguyễn Huệ đã từng đánh nhau, nay nếu bảo họ phát binh chiếm Quảng Nam, tương lai việc An Nam kết thúc, tất phải đem đất Quảng Nam cấp cho Tiêm La. Hiện nay người trong nước lùm loạn, con cháu họ Lê còn tất bật trơn tránh, dựa vào binh lực Thiên triều, mới có thê phục quốc được; nếu Tiêm La lại chiếm Quảng Nam, tiếp giâp với An Nam, lay sức một nước thón tính một nước, lại gấp năm lần so với Nguyễn Huệ. Nếu sau này bọn chúng tấn công quay nhiễu, the nước An Nam càng khó chong noi, thì sẽ giải quyết sao đây? Vả lại Quốc vương Tiêm La Trịnh Hoa121 trông lên đón cầu phong (1) Nhà Thanh dùng chữ Quảng Nam chỉ vùng Dàng Trong lừ Thuận Hóa trờ vào. (A) (2) về Quốc vương Tiêm La Trịnh Hoa ỆỄ, sửTrung Quốc và sử Tiêm La ghi nhận khác biệt. Thanh sử cáu chép Trịnh Hoa là con của Trịnh Chiêu I Ha], gốc người Quảng Đông. Sau khi Chiêu mât Hoa kê vị. [Thanh sử cảo, quyên 528, Liệt truyện 315, thuộc quốc 3, tr. 1469 - 1470|. Theo D.G.H. Hall thì p'ya Taksin [sử Trung Quóc gọi là Trịnh Chiêu hoặc Trịnh Tín, âm là Phi Da Dạt Tín/tìi lf|S lễ fa] là người góc 1 loa, có công dẹp giặc Miên Diện, làm vua từ năm 1770 đen 1782 (hì bị tướng Chakri [Sử Việi gọi là Chat Tri] phe truất. Tướng Chakri được tôn làm vua Xiêm, lấy hiệu là Rama T'ibodi, tức Rania I (1782 - 1809) virong triều của dòng Rama 1 vẫn còn truyền đến nay [Dởng Nam Á sử lược. tr. 532 - 537]. Dại Nam Thực ỉục chép gần dóng thực lé hon sử Trung Quốc: “Vua Xiêm là Trịnh Quóc Anh (có thuyết là Trịnh Sinh) [Sinh gan âm vói Tín. với Taksin, lức Trịnh Chiêu] bị bệnh than kinh, bắt lù cả vợ con Chất Tri và Sô si... Chat Tri ngầm sai người giết Trịnh Quốc Anh và uy hiếp dân chúng đè tự lập làm vua Xiêm La, tự hiệu là Vua Phật” [Chinh hiên. Dệ Nhất kỳ - Thái Tổ Cao Hoàng Đe, 1782], Năm 1788 là thời gian tại vị của Rama I, sử Trung Quốc chép nham về thân the Trịnh Hoa (Rama I), sau này, La Hương Lâm trong Trung Quốc thông iữlại viết rằng Hoa là rể của Trịnh Chiêu, năm Càn Long 51 sangThanh cầu phong, trong lờbiêu tự xưng là Trịnh Hoa, Hoa lức lấy chữ đầu của tên phiên âm Hoa Sách Cách Lý Ĩ|H ỉịĩ JẼ. [Chakri] rồi xưng mạo là họ Trịnh... [quyển hạ, chương 69, tr. 66, bản Chính Trung thư cục, Đài Bắc, 1954Ị.(B) 36 Quan hệ Thanh - Táy Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) hiệu, đã thuộc thi ân vượt mức, cũng chẳng đáng khiến họ vô cớ được thêm đất! Huống chi Thiên triều thong ngự trong ngoài, gàn xa đều theo một đường lối, Quảng Nam thuộc vào đất Chiêm Thành xưa, toàn lãnh thổ của nirớc này nay Nguyễn Huệ chiếm được, chỉ dành một ấp cho Chiêm Thành cư trú. Neu đe Tiêm La ngồi không chiếm Quảng Nam, chi bằng lấy đất cũ của Chiêm Thành trả lại cho Chiêm Thành, lại càng danh chính ngôn thuận. Dân tộc này dang độ điêu tàn, được khôi phục lại đất nước, đội ơn Thiên triều làm việc hưng diệt kểtuyệt" vẹn cả hai đường. Chờ cho việc An Nam giải quyết xong, Tôn Sĩ Nghị điều tra lại minh bạch xem đất Quảng Nam có thuộc họ Lê không hay Nguyễn Huệ mới chiêm được, cứ thực tâu trình. Hoặc cấp cho An Nam, hoặc cấp cho Chiêm Thành, lúc đó sẽ thỉnh chỉ dụ đê châm chước lo liệu. Lại theo lời tâu như: “Tôn Sĩ Nghị sau khi ra khỏi cửa ải, xin trong Tuần phủ, Bo chính sứ phái một người đen vùng biên giới đốc suất xử lý.” (Nhận thấy] Tôn Vĩnh Thanh Quảng Đông đã nhiều năm, biết rõ tình hình xứ này; nay truyền cho viên Tuần phủ này sau khi xong việc Vũ Vi'2’, đến ngay biên giới để coi sóc mọi việc, các sự vụ tại tỉnh thành tạm giao cho Bo chính sứ Anh Thiện lo liệu. Còn về Tự tôn An Nam Lê Duy Kỳ, hiện tuy có sai người đưa tin, nhưng theo lời bọn Nguyễn Thời Kiệt thì Tự tôn này hiện trốn tại nhà dân xã Xuân Lan [huyện Lương Tài, phủ Thuận An], đi theo chì cố ba người; xem ra Lê Duy Kỳ rốt cuộc là một kẻ không có năng lực. Tương lai Tôn Sĩ Nghị mang quân ra khỏi cửa ải, tiến thẳng tới thành nhà Lê, thay vì đợi Tự tôn này kêu xin phong hiệu0’, chang bằng sau khi chiếm được thành nhà Lê, truyền chỉ sắc phong Quốc vương ngay cho Lô Duy Kỳ, khiến cho y được phục quốc sớm. Ngoài việc hiện giao cho Nội các soạn thảo sắc văn, và chỉ thị bộ Lễ đúc an ra, và tiếp noi nhau phát đi; lệnh cho Tôn Sĩ Nghị sau khi đen thành nhà Lè, truyền chỉ bảo cho Tự tôn kia biết, rang: (1) Phục hưng nước bị tiêu diệt, nói lại dòng họ kế vị dã mất. (A) (2) Vũ Vi: khoa thi võ. (A) (3) Le cầu phong phải cử Bồi thần sang kinh dô nhà Thanh tại Bắc Kinh dâng lễ vật đê thinh phong, sau khi đuực chấp nhận, nhà Thanh cử sứ thần sang phong; thủ tục này tốn rất nhiều thời gian. (A) 37 THANH THỰC LỤC “Thiên triều thống lĩnh đại binh giúp cho nước này phục quốc, hiện tại đã chiếm lại được thành nhà Lê, Tự tôn kia đương nhiên phải khẩn cầu phong hiệu. Nhưng nghĩ nước này sau khi gặp nạn binh hỏa, nếu theo lệ viết tờ tâu xin phong, thì phải sai sứ nạp cong, trong khi nước này như ghẻ lớ mới lành, thực khó lo liệu chu toàn. Neu sách phong phục quốc ngay vào lúc này, đã có thê giảm bớt việc dàng biểu nạp cống, mà còn định lệ sứ giả thiên tử sách phong, cap hàm tương đoi nhỏ; chẳng bang Tong đốc của Thiên triều mang quân thu phục quốc đô, rồi ban ngay cho phong hiệu, uy danh càng thêm lớn, càng đủ để chấn phục nhân lâm, thu hút những kẻ lìa phản.” Lời dụ cặn kẽ rõ ràng, uyên chuyển tỏ ra thông cảm đồng tình, Tự tôn kia tự nhiên sẽ càng thêm cảm kích, luón nghĩ đen sự quy thuận. Còn như ấn tín cựu truyền đã bị Nguyễn Huệ cướp mat, nay đã đúc lại ấn mới; nếu sau này tìm lại được ấn cũ, thì đó là vật không may [bất tường}, cũng không tiện dùng, lệnh phải giao nộp đưa về kinh tiêu hủy. (Cao Tông Thục lục CJ. 1314, tr. 736-738) [11] Ngày 13 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [10/11/1788] Lại dụ (cho cấc quân cơ đại than) răng: Trước đây theo lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh: Đã ban hịch cho Tầm Châu, Ngô Châu, Liễu Châu thuộc vùng phụ cận phủ Thái Bình, xay xát ba vạn thạch'1’ lúa kho chở đến vùng Ninh Minh, Thái Bình, Long Châu phân ra giao dự trữ, đê có sẵn ban cap bat cứ lúc nào; lại tiếp nhận sự góp ý của Tôn Sĩ Nghị, dự bị thưởng ba bon vạn thạch gạo cho Xưởng dân, số này sẽ tiếp tục chuyên đến. Trước đây truyền hịch trong nước số quân điều động chỉ có bốn ngàn, lại chưa tâu rõ sau khi ra khỏi quan ải sẽ liệu lý như thế nào. Hiện tại Tôn Sĩ Nghị tiếp tục điều động thêm năm ngàn lính Quảng Đông, một ngàn lính Quảng Tây; dùng tám ngàn lên đánh thành nhầ Lê, hai ngàn dồn trú tại Lạng Sơn, cộng so quân đã điều là một vạn, quân so tăng lên gấp bội. Hiện viên Tông đốc đã mang quân ra khỏi cửa (1) I thạch = 125 cân, khoảng 75 kg (đời Thanh).(B) 38 Juan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVill - đầu TK XIX) ải, thanh the mạnh mẽ, việc sẽ không khó đè đạt được thành công đúng hẹn. Nhưng lính đi, lương phải vận chuyên kèm theo, mọi việc do Tôn Sĩ Nghị và Tôn Vĩnh Thanh bàn bạc lo liệu, đợi viên Tuần phủ sắp xếp công việc tại Vũ Vi xong, sẽ đến ngay cửa ải biên giới chăm lo việc chuyển vận lương thực, lương hướng trong nước can phải lo liệu, tự mình thong thả chuẩn bị dần. Nhưng tính toán sau khi đại binh rời khỏi của ủi, số lương thực cần dùng nếu thu mua tại chỗ, thì phải lưu ý rằng đất An Nam ngoài cửa ải bị đói kcm mất mùa, mùa thu năm nay mưa nhiều quá, thu hoạch không được bao nhiêu; vả lại các Xưởng dân vẫn can được tiếp tế lương thực từ trong nội địa, sợ tại đó không the thu mua được. Đen như lương thực quan quân mang theo trong người, tính ra không nhiều, nếu sau khi ra khỏi cửa ải tiên thang đen thành nhà Lê, vừa gióng trổng lên đã bat ngay được Nguyễn Huệ, thì là quá hay; nếu lằn lữa thời gian, số lương thực mang theo đương nhiên phải không đủ, mà tại xứ đó lại khó thu mua lương thực, tất phải tìm cách vận chuyên đến từ nội địa. Vận chuyển như thế nào, dọc đường lập đài xây trạm ra sao, các Tong đốc, Tuần phú đã trù tính đến chưa, tại sao chưa tâu trình rõ ràng? Nay truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị, Tôn Vĩnh Thanh sau khi sap đem quân ra khỏi của ải, van đề lương thực thu xếp thế nào, phải cấp tóc tâu lên đầy đủ. (Cao Tông Thực lục q. Ì3Ỉ4, ir. 759-760) (12] Ngày 14 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [11/11/1788] Lạĩ dụ (cho các quân cơ đại than) rang: Trước đây Tôn Sĩ Nghị tâu về tình hình Nguyên Huệ tại An Nam, không cần dùng nhiều quân đê tiễu trừ, nên đã ra lệnh Hứa Thế Hanh mang ba ngàn quân đi trước đe làm mạnh thanh thế. Tiếp theo, căn cứ lời tâu của Tông đốc rằng, quan quân tại cửa ải, thay vì đóng tại chỗ, ngầm đài thọ lương tiền cho họ Lê, và can quan quân hộ tong quyến thuộc Tự tôn xuất cảnh về nước; chang bằng phất cờ đánh trống, ra ngoài quan ải. tiến quân thảo phạt, tan công sào huyệt bắt kè đau sỏ; vù tự xin vào hạ tuần tháng 10, đích thân mang một vạn quân xuất quan đôn đốc. Ý kiến của 39 THANH THỰC LỤC Tổng đốc rất đúng, đã giáng chỉ chấp thuận; chác viên Tông đốc vẫn chưa nhận được chỉ dụ trước nên mới có lời tâu như vậy. Hiện nay đã đen trung tuần tháng 10, so quân lính Tôn Sĩ Nghị mới điều, chắc đang lục tục tè tựu, mà những lời tâu của Tống đốc đều hợp thời cơ; gần ngày mang quân ra khỏi quan ái, mong tin chiến thang mau tới, Tôn Sĩ Nghị hãy gang lên, đạt thành công mau đê đón nhận ơn mưa móc. Còn Nguyễn Đình Mai'12’ lình nguyện hội họp các Thô mục vùng phụ cận. tụ tập binh lính đánh chiếm vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa; không những chia lực lượng của giặc, mà lại còn làm thế hỗ trợ từ xa cho cấnh quân Quảng Tây. Phú Cương đã cap ấn dụ đê cô súy, lại sai Hoàng Văn Đồng(?) đi đánh bat các cơ sở giặc trong vùng. Sap đặt như vậy là phải, tuy nhiên Vàn Nam và Quảng Tây đều tiếp giáp An Nam, trước đây đã ra lệnh cho hai tính phái thêm binh lính tăng cường các quan ải để làm mạnh thanh the; nay con đường từ Quảng Tây đã có Tôn Sĩ Nghị mang quân tiến thẳng, còn con đường Vân Nam nếu chí sai các Thô mục ra sức đánh giặc, thì bọn này thấy quân trong nước án binh bất động không có chỗ nương dựa, nên không khỏi sinh lòng trông chờ, như bọn Phan Khải Đírc trước kia vậy. Bởi vậy lộ Vân Nam cũng không the không liến binh. Nhưng xét về mặt quân sự, Phú Cương không có kinh nghiệm bằng Ô Đại Kinh'3’; nên viên Tong đốc này chỉ nên đóng tại vùng biên giới ra tay trấn giữ, kiểm soất, lo liệu va tiếp tế lương thực, nhận được tin tức lừ An Nam thì kịp thời tâu trình. Việc tiến quân thảo phạt, lệnh phái [Đề đốc] Ô Đại Kinh mang ba ngàn quân xuất quan tiến tới, lại cô vũ các thô mục đồng lòng dẹp giặc. Neu có the tiến xa vào sâu, kết hợp được với đạo quân của Tôn Sĩ Nghị (1) Mai Trung hầu Nguyễn Đình Mai Là viên quan của Lê Chiêu Thóng được cửđến gặp Tôn Sĩ Nghị. (Hoàng Lè Nhát thống chi Ir. 169). (A) (2) Hoàng Văn Đồng là Phiên mực Iran (nay là lỉnh) Tuyên Quang. (A) (3) Ô Đại Kinh M hk ÍSk Đe đốc Vân Nam, chỉ huy cánh quân tiến vùo Thăng Long từ ngả Tuyên Quang, o Đại Kinh người huyện Trường An tỉnh Thiểm Tây, xuất thân tiến sĩ Võ, lĩnh Thị vệ Tam đẳng, nhậm Tham tướng doanh Đức Châu (Sơn Đông). Năm Càn Long 39 (1774) lập công lớn trong vụ dẹp loạn Vương Luân, thăng Tổng binh trấn Nam cóng (Giang Tây), roi chuyển trấn cổ Châu (Quý Châu) sau thăng Đô đốc Quảng Tây, Vân Nam. Sau khi thua trận Thăng Long, 0 Đại Kinh còn dự nhiêu trận Miến Điện ịThanh sừ cào, quyển 358, Liệt truyện 145, tr. 1 1.342], Ô Đại Kinh đem quân lừ Phủ Khai Hóa (Vân Nam) tiến sang dóng Sơn Tây, không tháy đề cập việc đụng trận với quân Táy Soti.(B) 40 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) thì đó là điêu hay nhất; nếu đường sá xa xôi không thể kết hợp được, thì cũng làm được the doc"’ khiên che, khiến tiền quân và hậu quán của giặc không rảnh yem trợ cho nhau, đánh bắt chúng dễ hơn. Ô Đại Kinh hãy truyền hịch cho bọn Nguyễn Huệ rang Tôn Tổng đốc hiện thống suất đại binh tiến phạt, cốt bắt tên đau sỏ, và một khi bắt được thì không còn lý gì để sống sót; neu den đầu hàng trước hàng quân của bản Đe đốc, bó thân quy thuận, còn có thể tâu xin tha cho.” Lúc này Tôn Sĩ Nghị chuyên tâm tiến quân thảo phạt, nghiêm ngặt bội phần, khiến bọn Nguyễn Huệ thế cùng lực tận không còn tìm ra đường sống nào khác, chỉ mong nhận được hịch dụ của Ô Đại Kinh, tat sẽ quy thuận theo, càng dễ thêm cho việc xử lý. (Cao Tông Thực lục (/. Ì314, tr. 762-763) [13] Ngày 19 tháng 10 năm Càn Long thứ53 [16/11/1788]) Dụ: Trước đây nghe Tôn Sĩ Nghị tâu rằng, tại nước An Nam nhân tên Thổ tù Nguyễn Nhạc dấy loạn, khiến Quốc vương nước này là Lẽ Duy Doan [Diều, tức Vua Lê Hiển Tông] làm mat an tín cũ. [Người] noi ngôi Lê Duy Đoan [Diêu] bệnh, mất; Tự tôn Lê Duy Kỳ tron tránh ngoài, chưa có tin đích xác, nên vần chưa sách phong và cấp lại ấn. Cứ theo sự điều tra tâu răng Lê Duy Kỳ hiện tại huyện Lương Tài'-12nước này, lo chiêu lập nghĩa binh đê mưu đồ khôi phục. (1) LÓi dóng quân hai địa điếm gằn, có the yêin trợ cho nhau dược. (A) (2) Huyện Lương Tài A T", Thanh Thực lịtc viết tên huyện đúng tự dạng M T. tuy nhiên đọc theo 'Tên lòng xã Việt Nam đấu thế kỹ XIX” thì là Lang Tài. Xã/Tông/Huyện Lang Tài thuộc phủ Thuận An xứ Kinh Bắc đời Lê. Thời Nguyễn, huyện Lương Tài thuộc phủ Thuận An tình Bắc Ninh, nay là huyện, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Cách đọc Lang Tài cũng thấy trong bản dịch Hoàng Lê Nhất Thống chí (bản dịch Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch): “ Vũ Trinh mời nhà vua về làng Xuân Liên huyện Lang Tời. Cha Vũ Trinh là Vũ Chiêu làm tờ biếu xin dâng 200 lạng bạc để liêu vào việc quân. Vua nhận số bạc ấy, bèn dùng nhà Chiêu dê làm nơi hành tại. ” (Hồi thứ 11, tr. 280); "Lại nới, bấy giờ vua Lê dang huyện Lang Tài, lại dời đến huyện Chí Linh, các quan biết chỗ vua ở, nhiều người đến theo." (Hồi thứ II, tr. 291). Lại xét thấy hai bản dịch Đại Nam Nhất 'Chống chí phiên âm tên huyện này khác nhau, bản dịch Nguyền Trọng Điềm, Đào Duy Anh âm là Lang Tài. (tình Bắc Ninh, tập 4, tr. 60); bản dịch Nguyễn Tạo âm là Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh, tr. 13). Trên bàn đồ hành chính hiện nay, lên huyện là Lương Tài.(B) 41 THANH THỰC LỤC Lại ra chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị, theo đường Quảng Tây thống lĩnh đại bĩnh tiến thang đến thành nhà Lê; Ò Đại Kinh mang binh lính theo đường Mông Tát [Tự], Vân Nam tiến quân thao phạt từ hai phía, nhổm bắt trọn bè đảng của Nguyễn Huệ. Nước An Nam thờ Thiên triều như kẻ bề tôi hết sức cung thuận, tương lai khi xong việc, đáng phong Lê Duy Kỳ làm Quốc vương An Nam; tất cả ấn tín cùng sac văn sách phong, truyền cho nha môn soạn thảo và đúc trước. Đợi đen ngay Tôn Sĩ Nghị báo tin chiến thang thì cho phát đi ngay. Riêng an cũ của nước này cho dù sau này tìm lại được, nhưng đã vì nội bộ tranh giành nhau đê thất lạc, thì đó là vật bất tường của nước này, phải lệnh đưa về bộ kiếm tra rồi liêu hủy. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1315, tr. 768-769) [14] Ngày 22 tháng 10 năm Càn Long thứ53 [19/11/1788] Dụ cho các quân cơ đại thần rang: Lê Duy Kỳ là người không có năng lực, dựa vào binh lực nội địa để phục quốc. Neu không dựa vầo binh lực này bắt trọn bọn Nguyễn Huệ, thì tương lai đại binh rút về, bọn chúng sẽ lại thừa lúc sơ hở gây loạn, Lê Duy Kỳ khó có thê chong cự được; ắt xây ra việc Tự tôn cùng nhũng thân thích được đem ve, đều bị giết hại hàng loạt, há chang khiên cho đợt tiến quân thảo phạt lần này trở nên vô ích ư? Hơn nữa tương lai lại phải làm lại phí sức rat nhiều, thật chang phải là ke sách một lần cực nhọc để dược mãi mãi thong dong, nên cần phải bat trọn O, mới có thê’ nên việc. Ngay hôm nay Tôn Sĩ Nghị điều khiên đại binh ra khỏi cửa ải, ]òng người Di đều đã hưởng ứng, viên Tổng đốc lại dặn dò về kỷ luật, không cho quân lính tự tiện vào nhà dân nước này lay một cọng rơm, khúc củi, [kẻo] làm cho đất Di không hiểu, chẳng cho là ơn, lại oán hận. Tầm nhìn của viên Tổng đốc chín chan xa rộng, rất hợp ý Trầm. Hành quân đóng chỗ nào, thần dán của nước này han sẽ bội phan cảm kích, ra sức xung phong lập công. Những kẻ chứa chấp, tuy còn giúp bọn nghịch, nhưng bọn này chì là một lữ a dua hám lợi, đại binh một khi tiến tới, tự nhiên chẳng ai không lũ lượt ra xin hàng, cũng có the không lo gặp sự trở ngại. Bọn Tôn Sĩ nghị hãy có 42 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) gang thu xếp ôn thỏa, tấn công sào huyệt bat tên đầu sỏ, tấu trình công lao đê hưởng ơn mưa móc. (Cao Tông Thực lục q. 315, ư. 775} [15] Ngày 28 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [25/11/1788] Dụ cho các quân cơ đại than rang: Tôn Sĩ Nghị trù hoạch mọi thứ, các việc đều sát hợp. vả lại lòng người nước này cảm nhớ triều xưa, Lê Duy Kỳ đi đen đâu cũng được dân chúng ra sức bảo hộ thì chỗ nào đại binh hướng tới tự nhiên họ sẽ kéo nhau làm nội ứng, công việc thành công đúng hẹn không may khó khăn. Còn về ấn tín của Ọuóc vương thì Trẫm đã từng ra chi dụ, nếu đợi Tự tôn kêu xin phong hiệu, chi bằng sau khi chiếm được thành nhà Lê sẽ truyền chỉ sắc phong ngay cho Lê Duy Kỳ đe sớm được phục quốc. Hơn nữa lệ định sứ giả thiên tử sang sách phong, thì cap hàm tương đoi nhỏ, nay Tôn Sĩ Nghị với tư cách Tổng đốc mang quân thu phục thành nhà Lê, ban chỉ sách phong, càng đủ trấn phục nhân tâm. Có lẽ viên Tổng đốc vẫn chưa nhận được chỉ dụ trước nên mới có lời tâu như the. Hiện Trẫm đã sức cho các nha môn tức tốc đúc ấn, soạn sách văn phát đi, Tong đốc sau khi nhận được, phải thu xếp on thỏa theo ngay. Sách văn như sau: Trẫm vỗ về an ủi chế ngự trong ngoài, bình định xa gần, về nghĩa không gì lớn băng dẹp loạn phò nguy, đạo không gì to hơn vực dậy nước mất mà nói lại dòng bị đứt. Họ này sớm cùng chung mệnh vận với triều đình, từ làu được xếp vào hàng đời đời được sắc phong, nay gặp lúc nước nhà đa nạn, thần dán không yên, nên phải dẹp bọn sâu mọt, cứu vớt kẻ ngả nghiêng suy sụp, khiến trả lại cảnh tượng vương triều xã tắc, nham chính đon ché độ phên dậu. Ngươi Tự tôn nước An Nam Lê Duy Kỳ sinh trưởng tắm gội vùng đắt hèo lánh nóng bức phương nam, nối dõi con trưởng dòng đích. Ngày 43 THANH THỰC LỤC nội tổ"’ ngươi trút hơi thở cuối cùng, cũng chính là lúc giặc Nguyễn [Huệ] dấy loạn, gây inói hiềm khích nội bộ, mất cả phù ấn. Một thân một mình không nơi nương tựa, đóng cửa nhà phiêu bạt đó đây; bó cả cố đô, nương nhờ thượng quốc. Nhớ lại trăm năm mươi năm triều cốngf2j, có thể nào chang nghĩ đen tổ tông mình? Vạch bức dư đồ mười sáu đạo'”, nhưng [Thiên triều] vón không mong lợi về đất đai. vả lại làm cho các nước tin phục (nhu viễn nhân) là đe coi thiên hạ như một nhà, dẹp loạn là để cảnh tĩnh những kẻ bất kính, vì the, giúp cho ngươi được yên ổn cửa nhà, khích lệ thần dân cùng trả mối thù chung. Đặc biệt phát lệnh cho viên đại than thực hiện cuộc chinh phạt lơn, đốc trách vương sư nhanh chóng thảo phạt. Khiếp vía vì tạo nên thanh the trước, kẻ ác lớn trốn chạy vùo đâu? Nạn trong yên ổn, dân tình càng thêm nương tựa. Giải thoát cho khỏi nỗi khốn kho gian nan phiêu bạt, gia ơn làm cho kẻ chết sống lại và làm xương trở nên thịt, phép tắc che độ cũ phải noi theo, luân lý mới thật là rạng rỡ. Nay phong ngươi làm Quốc vương An Nam, ban cho ấn mới. Vương hãy thận trọng sửa sang kỷ cương nền nep, kính phụng uy linh, an ủi vỗ vè và hòa họp chí hướng đoàn kết nhân dân, giữ gìn cương vực. Chớ có biếng trễ mà bỏ việc, chớ có cầu an đến bại danh. Ngõ hầu nhờ lòng nhân đức tái tạo của Thiên triều, càng đón thêm cấi phúc lại kéo dài vận nước lần nữa. Kính thay! Chớ bỏ mệnh Trẫm. (Cao Tông Thực lục q. 1315, tr. 778-779) [16] Ngày 30 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [27/11/1788] Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị tâu: “Nghe đồn giặc Nguyễn muon đen để chóng lại quân ta, nếu tin này có thực thì phải cùng các quan (1) Nội tổ: ông nội, tức vua Lê Hiển Tông. (A) (2) Ke từ Thanh Thế Tổ, năm Thuận Trị thứ nhất (1644). (A) (3) Chác chép sai. Trong sắc phong cho vua Quang Trung ghi 13 đạo, sử nuớc ta cũng ghi năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lẽ Thánh Tông chia nước ta thành 13 dạo Thừa tuyên. (A) 44 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Đe, Trấn"* thuộc bon lộ quân phải ngăn chặn để tìm cách bắt sống. Neu giặc sợ hãi binh uy, dựa vào đất hiểm để bảo vệ sào huyệt; xin trước tiên chiếm thành nhà Lô đe thu phục nhân tâm ngưỡng vọng; thứ đen tiêu trừ các viên Trấn mục tiếp tay cho giặc; càn quét các trục lộ giao thông, khích lệ các tướng sĩ ba quân xông thang vào sào huyệt.” Được chỉ vua phê: “Mọi việc đeu ổn thỏa, đợi tin thắng trận.” Lại phê thêm: “Việc làm đều hợp thời, hãy gắng lên.” Trong tờ tâu còn nói thêm: “Đợi tiến binh lần này, von cung ứng quân lương cho Lê Duy Kỳ; thế nhung kho tàng của quan dân An Nam đều bị giặc vơ vét khánh tận, tình the khó có thê cung ứng lương thực. Hiện tại người Di ngoài cửa ải đều nhao nhao kêu xin cap khẩu phần ăn hàng ngày, đê theo tiến quân thảo phạt. Thần nghĩ rang đại binh vì nước An Nam mà dẹp giặc tổn phí rất nhiều; há lại một lần nữa đem lương thực mang từ nội địa de cap cho kẻ du thủ du thực, như vậy là không hợp với chính sách; nhung lại lo rằng họ sẽ xa lìa, rồi lại bị giặc lợi dụng; bởi vậy từ nay gặp bọn người đầu thuận, hẹn cho đánh các địa phương theo giặc, nếu phá dược thì tha ho lấy lương thực dự trữ của ngụy quan mà dùng. Vua lại phê: “Nghĩ thế là đúng. Sự việc đã như vậy, không nên tiếc sự hao phí.” (Cao Tông Thực lục (Ị. 1315, ir. 780-781} [171 Ngày 30 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 [27/11/1788] Tổng đốc Vân Nam - Quý Châu Phú Cương tâu: “Tên đứng đầu nghịch đảng tại An Nam là Nguyễn Huệ chạy về sào huyệt cũ, bị đại quân Quảng Tây tiến đánh, tương lai cùng quan không cố đường lui, the tất phải gõ cửa quan xin tha mạng. Nghe rằng tên giặc tron tại Phú Xuân, phía nam thành nhà Lê. Hiện tại đại binh từ vùng Cao Bang, Lạng Sơn tiến quân (1) Đe, Trấn: gọi chung và viết tắt của Đe dốc và Tống binh.(B) 45 THANH THỰC LỤC thảo phạt; như vậy phía đông bắc đã bị quan quân ngăn cân. Phía tây bắc nước này liếp giáp với nước Nam Chưởng’1’, Nam Chưởng lại tiếp giáp với phủ Phổ Nhĩ tính Vân Nam, nên đã ra chỉ thị mật cho Trán, Đạo Phô Nhĩ cho người thám thính biên giới, nếu lên nghịch chạy về phía đó thì tìm cách chiêu hàng; ngoài ra còn sức cho các Trấn tướng mang quân tuần tra biên giới một cách nghiêm nhặt. Nhận được chiếu chỉ phê: “Tốt, biết rồi. Trong khả năng ngươi chi nên làm như vạy thói, chớ được tham công, sinh thêm những chuyện roi ram khác.” (Cao Tông Thực lục q. 1315, tr. 781} [181 Ngày 9 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [6/12/17881 Lại dụ (cho các quân CƯ đại thân); Những người Di hàng thuận, nếu có the khiên họ dùng lương thực [thu được] của giặc thì hẳn là rat tốt. Nhưng hiện tại Tôn Sĩ Nghị mang quân thâm nhập, mong thành công mau, cũng không nên quá keo kiệt. Việc tái cap ấn tín cho nước An Nam và sắc văn phong cho Lê Duy Kỳ, hiện nha môn đã chuẩn bị hoàn tất. Truyền hãy phát đi giao Tôn Sĩ Nghị tạm giữ trong quân doanh, đợi đen ngày chiếm được thành nhà Lê, viên Tống đốc chiếu theo chỉ thị trong chỉ dụ trước, thu xep on thỏa, khiên dân chúng nước này biết Lê Duy Kỳ lại xin Thiên triều gia ơn phong lập, tất đều hoan nghênh hăng hấi, càng đắc lực hơn cho việc phá sào huyệt bát kẻ đau sỏ. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1316, tr. 79 ỉ) (I) Nam Chưởng |ậĩ 3Ệ, dời Thanh xem như thuộc quỗc [Thanh sứ cáo. quyển 528, Liệt truyện 315, Thuộc quôc 3, tr. 14.699]. Đại Nam liỷt truyện chinh biêit (quyên 33, ngoại quốc 3) chép Nain Chường có tên là nước Lao Long (Đại Nam Thực lục), âm khác là Lào Lung, tục gọi là Lão Quà Gia. Nay là phan dal dông bắc nước Lào.(B) 46 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) [19] Ngày 15 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [12/12/1788] Dụ: Quan quân tiến đánh giặc cướp An Nam, tất cả quân nhu và tiền lương dùng vào việc quân can rat nhiều, nên phai trù bị rộng rãi đê sẵn có tiếp tế. Hiện nay số bạc nén tại ngân khố tính Quảng Tây e không đủ, lệnh bộ Hộ cho chuyên 50 vạn lạng từ các tỉnh phụ cận mang đến tỉnh này đê sẵn dùng. (Cao Tông thục tục q. 1316, tr. 794) [20] Ngày 15 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [12/12/1788] Lại dụ (cho các quân cơ đại than): Khi hành quân, hậu quân là rat quan trọng. Theo lời tâu của Phú Cương, xin đem 5.000 quân mới đủ dùng. Truyền ngay theo lời xin, chuẩn cho Phú Cương mang 5.000 quân xuất quan [ra khỏi cửa ải]; còn việc xin cùng với Ô Đại Kinh mang quân xuất quan thì không chấp thuận. Có lẽ Phú Cương nghĩ rằng y và Tôn Sĩ Nghị đều là Tổng đốc, Phú Cương lại là người Mãn Châu, thấy Sĩ Nghị mang quân xuất quan, y mới có tờ tãu này. Phú Cương không biết rằng nếu tài y có thể đảm đương việc này một cách thích hợp, y lại là Tổng dóc người Mãn Châu, Trầm đã sớm giao việc này cho y rồi! Đều vì trẫm biết tài làm việc thường ngày của Phú Cương không băng Tôn Sĩ Nghị, bởi vậy việc đánh dẹp tại An Nam, Trẫm giao cho Tôn Sĩ Nghị cáng đáng. Huống chi đạo hành quân quý chõ thẩm quyền giải quyết công việc phải thuộc riêng một người; Ô Dại Kinh với chức Đe đốc cầm quân, dễ dàng cho Tôn Sĩ Nghị tiết chế; nếu Phú Cương đi, hai bên đều là Tổng đốc, không tiện cho Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, dân đen chỗ quyền lực không quy vào một mối; rồi còng việc đen, hai bên nhìn nhau không ai chịu dưới quyền! Việc binh hét sức quan trọng, nay Trẫm giao cho Tôn Sĩ Nghị một tay quản lý; thành công được đặc biệt thưởng thêm, nếu điều hành không ổn thỏa thì một mình Tôn Sĩ Nghị chịu trách nhiệm. Phú Cương hãy tuân theo chiếu chỉ trước, trấn giữ kiêm tra vùng biên giói, lo liệu và chuyển vận lương thực, nhận được tin tức về nước này, hãy kịp thời tâu trình, số quân điều đi 5.000 tên giao cho Ò Đại Kinh chỉ 47 THANH THỰC LỤC huy xuất quan tiến trước, chịu dưới quyền điều độ tiết ché của Tôn Sĩ Nghị để đánh dẹp tại An Nam. Từ nay dùng quân Quảng Tây làm chính binh, quân Vân Nam làm thiên binh1 W1 iil 1$ rỳí h$! flx BiX [11 thị nguyệt nhị thập tứ nhật khới hành, thập nhất nguyệt sóc xuất trấn Nam Quan thủ Lạng Sort thành...” (số 125, năm 1928). Lê Quýnh là người nhìn thấy sự kiện xuất quan của quân Thanh, lại ghi nhận khác (cách sau 3 ngày) so với Thanh Thực lục. Trang Cát Phát trong Thanh Cao Tông thập toàn võ công nghiên cứu lại ghi nhận giong như Lẽ Quýnh, vê ngày xuất quan của Tôn Sĩ Nghị: “Ngay mùng 1 tháng 11, Tòn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh bàn chia quân làm hai dường, một cánh theo nga Lạng Sơn, hên trái đất Mai Pha, tiến lên truớc...” (chưimg 7 - Tây Sơn Nguyễn thị chi quát khói (lữ An Nam chi dịch, tr. 364) (Trung Hoa Thư cục, 1987]. Nhiều công trình sử học Việt Nam ghi nhận chung chung là sự kiện này xảy ra vào cuối tháng 10 hoặc dầu tháng 11 âm lịch (túc không ghi ngày cự thê), riêng Quách Tân, Quách Giao ghi sai khá xa là: “ba dạo quân Thanh tiên vào nước ta vào khoảng giữa tháng 10 năm Mậu Thân (1788).” (Nhà Túy Son. tr. 146).(B) 48 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) điềm tốt báo sự thành công, chỉ đợi tin chiến thang mau tới. (Cao Tông Thực lục q. 1316, tr. 795-796) [21] Ngày 17 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [14/12/1788] Lại dụ (cho các quân cư đại than): Theo lời tâu: Đại binh vừa mới ra khỏi cửa ải, bĩnh lính và dân phu bản địa đều cảm kích phan khởi hăng hái xin ra sức xung phong; khí hậu vùng biên giới quang đãng, quân đi thuận lợi, thiên thời nhân sự như vậy có thể thấy Tôn Sĩ Nghị đi chuyến này sẽ thành công mau chóng. Hiện tại viên Tổng đốc trù biện mọi việc đều ôn thỏa, ngoài việc khen thưởng công lao ra không có gì đáng dụ thêm, chỉ mong tin chiến thang gửi về mau. Nay truyền cho viên Tong doc cốt phải co gang bội phần, xử lý nhanh và ổn thỏa sao có tin chiến thắng báo về nội trong năm nay là điều đẹp nhất; sau khi việc thành, công của Tôn Sĩ Nghị thật không nhỏ, sẽ được ân thưởng thêm đê tỏ lòng chiếu cố. Lại theo lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh nói quân lương trù biện rộng rãi có dư, Tôn Sĩ Nghị mang quân xuất quan dẹp giặc, về vấn đề lương hướng do Tôn Vĩnh Thanh chuyên trách, viên Tuần phủ này cũng phải cố gang dự bị ôn thỏa, sau khi thành công tự nhiên tat cả đều sẽ được gia ơn. (Cao Tông Thực lục q. 1317, tr. 797-798) [22] Ngày 24 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [21/12/1788] Lại dụ: Khi hành quân, hậu quân là rất quan trọng. Huống chi hiện theo lời tâu của Phan Khải Đức, viên quan tại xír [Kinh] Bắc"’ tên [là] Trần Danh Bính (1) Kinh Bác thời nhà Le lức Bắc Ninh và Bác Giang ngày nay. (A) 49 THANH THỰC LỤC ngầm xin hàng, nay lại liên lạc với ngụy quan Ngô [Văn] sở liếp tục theo giặc, đóng đồn cố thủ. Bọn Man Di phản phúc thực đáng hận. Tuy nhiên duyệt qua bản đồ tiến quân, thì đại binh vẫn chưa đi qua xứ Bắc. Tương lai tiến đến nơi, nếu tên Tràn Danh Bính mang quân ra kháng cự, quân ta quyết xông lên phấn kích bát sống tên này chém đầu. Neu sau khi tiến quân, Danh Bính lại ra xin hàng thì phải đề phòng bắt chém ngay. Bọn giặc ngụy trá nhiều cách, thường đột kích phía sau, Tôn Sĩ Nghị phải kịp thời lưu lâm đùng để sơ hờ. Còn việc số quân Tôn Sĩ Nghị mang đi, ngoại trừ lực lượng đóng đồn phòng thủ dọc đường, còn lại khoảng ngàn mấy trăm người, xét ra có phần đơn lẻ thiếu hụt; hãy đợi quan quân tới đầy đủ rồi tiến một lượt. Đạo quân Quảng Đông nội trong một hai ngày sẽ tới đầy đủ, lại giáng chỉ thúc giục Ô Dại Kinh từ Khai Hóa [Vân Nam] cap tóc họp lại tiêu diệt. Neu Nguyễn Huệ hiện tại thành nha Lê tức nam trong lồng của ta rồi! Tôn Sĩ Nghị và Ô Đại Kinh hai mặt giáp công, bắt sống thủ phạm là việc gọn nhắt. Nguyễn Huệ cho người đưa dán bị gió bão trôi dạt trở về*1’, Bả tống Hứa Xương Nghĩa tâu bọn chúng nói dối ràng Lê Duy cẩn là con trai của Quốc vương quá cố Lê Duy Đoan [Diêu], theo thứ tự đấng lập, Lê Duy Kỳ không biết hiện nay đâu, xin đem quyến thuộc y về nước và cầu xin Thiên triều bãi binh. Tôn Sĩ Nghị đem việc này hỏi viên bồi thần Lê Quýnh được biết Duy cẩn là người si ngốc nên bọn Nguyễn Huệ dễ bề lừa dối, bèn lấy danh nghĩa y gọi quyến thuộc Lê Duy Kỳ trở VC đe giết hại. Tôn Sĩ Nghị quở mắng tên Thông sự rất nặng nề, danh chính nghĩa trực, đủ cho bọn tặc phỉ sợ hãi vỡ mật, đoi xử như vậy rất hợp cách. (1) Sự kiện này được ghi nhận trong vài cóng trình nghiên cứu sử Việt. Hoa Bang viết: “vua Quang Trung lại thả trả nhà Thanh tụi tuần dương binh lù bọn Hác Thiệu Tông 40 người do Ngô Hồng Chắn, tướng Tây Sơn đóng Thăng Long bắt được từ trước” (tr. 166); Văn Tân viết: “Nhà vua [Quang Trungl lại cho đem nộp Tôn Sĩ Nghị bọn tuần dương binh là bọn Hẩc Thiên Tôn gốm 40 người, do Ngô Hồng Chấn, tướng Tây Sơn Thăng Long bắt được từ trước.” (tr. 108). Chi tiết này cho tháy sự kiện “trả người” của Quang Trung phù hợp với Thanh Thực lục tuy nhiên hành tưng của những người này được gọi khác đi, Thanh Thực lục gọi bọn họ là “dân bị gió bão trôi dạt”, còn sử Việt gọi bọn này là “tuần dương binh.” Không thấy Hoa Bằng và Văn Tân dẫn nguồn khi viết về sự kiện này.(B) 50 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Duy Hứa Xương Nghĩa cho biết tại sông Phú Lương [Hồng Hà] địch tạo thuyền lớn có gan nhiều mái chèo hai bên, đặl hai ba chục cỗ pháo"’. Đây là do bọn Nguyền Huệ bầy mưu mượn lời những người trởvc để khoe khoang thực lực, ý đồ dùng ke hoãn binh. Tin này không tiện tuyên bo cho mọi người, vì phép hành quân cần tinh than cao, sợ quân ta không xét hư thực tinh than sẽ bị suy sụp, sao Tôn Sĩ Nghị không nghĩ lới việc này? Từ nay trở về sau nếu có tin tương tự về giặc phỉ, được xếp vào loại tối mật, không tuyên bố cho công chúng, những kẻ đưa tin phải giữ riêng12’, không đê những lời thất thiệt làm mê hoặc lòng người. về việc nội loạn tại An Nam, nhân nước này than phục Thiên triều đã lâu, het sức cung thuận, nên không the không can thiệp. Nguyễn Huệ là tên Thô tù cậy mạnh chiếm đoạt, Lê Duy Kỳ lại không lự mình day lên được, nên Tôn Sĩ Nghị xin mang quân xuất quan dẹp giặc. Duyệt các lời tâu cũng đều nhát trí nên gánh vác công việc diệt Nguyen phù Lê, ý kiến rất chính đáng. Nhưng lam việc lớn, tuy không nên có cái nhìn miễn cưĩmg sợ khó, mà trù hoạch cũng phái vẹn toàn. Lan này nếu có thê phá sào huyệt bat tên đau sỏ, tóm trọn Nguyễn Huệ cùng toàn bộ bè đảng của y, vinh viễn quét sạch hậu hoạn cho nước này, đó là điêu dẹp nhất. Chỉ lo bọn Nguyễn Huệ biết tội của chúng không thê tha được, thấy đại binh hừng mạnh bèn tron tránh nơi xa xôi, can ton thời gian mới bat được; mà đất An Nam đầy chướng khí, không đáng đê Trung Quốc đem lương tiền binh lực, dông giữ lâu nơi xa xôi hẻo lánh nóng bức đê phòng giặc cho thuộc quốc! Tôn Sĩ Nghị nên đợi thu phục thành nhà Lê xong, tuân theo chí dụ sắc phong cho Lê Duy Kỳ, báo phải có gắng tự cường, chọn các thổ mục tin cậy cho giữ các ải quan trọng, ra lệnh cho bọn Tran, Mục đồng lòng cố thủ. vạch phương lược chong cự. Tôn Sĩ Nghị cố thê triệt binh về nội địa, không nên đóng lại An Nam lâu. Nói tóm lại viên Tong đốc mang quân đi lan này bat song dược bọn Nguyên Huệ dó là thượng sách; nếu (1) Nguyễn Duy Chính trong bài “quân Thanh tiến vào Thăng Long” (http://vietkiem.com) tr.48, chú thích 72, ghi là: “có súng lớn. các viên đạn sắt mỗi viên ước chừng 2. 3 mtKri cân”. (2) Bọn Xtnnig Nghĩa bị Tôn Sĩ Nghị giết chết het. (Hoa Bang, tr. 214 do Nguyền Duy Chính dần). 51 THANH THỰC LỤC không thì sau khi lấy được thành nhà Lê, khiến Lê Duy Kỳ thu phục được đất đai, không làm sai cái ý muốn “vực dậy nước mat, noi dòng bị đứt. ” của Thiên triều đó là trung sách. Xem ra việc thu phục thành nhà Lê vẫn còn dễ giải quyết, mà bat song Nguyễn Huệ, có khi không khỏi đẽ nó trốn ra xa rồi dựa vào the hiểm yếu chống lại. Neu 'Ion Sì Nghị co gang làm được việc trước, thì không phải lâm vào cảnh trở ngại phai lo liệu việc sau. Neu tình the không lo noi thì hãy tâu ngay. Trầm trăn trở suy nghĩ, không the không can thiệp, sẽ cho chỉ thị rút lui dúng lúc, không phai lao vào chỗ nguy hiểm lâu ngày. Tường viên Tông đốc là người hiếu việc, nếu thấy rằng việc đánh bắt Nguyễn Huệ cũng không đến nỗi khó, thì cũng không nên câu nệ chỉ dụ này, hãy làm cho xong việc. Ngược lại, có chỗ nào sơ suất, khó làm việc thì không ngại, đợi thu phục thành nhà Lê xong, cho Lê Duy Kỳ phục quốc. Neu quả Nguyễn Huệ chạy xa khó mà bát sổng, thì cứ sự thực tâu rõ, mang binh về Lưỡng Quảng. Mong Tong đốc hiểu được ý Trẫm, thi tho vẹn toàn. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1317, tr. 802-804) [23] Ngày 24 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [21/12/1788] Lại dụ: Trước đây lệnh Ô Đại Kinh mang 5.000 quân đi theo đường Mã Bạch'" ra khỏi cưa khau đê tạo the hỗ trợ từ xa cho Tồn Sĩ Nghị và chia rẽ (1) Mã Bạch w Ể, tức Mã Bạch quan. Năm Ung Chính thứ 6 (1728) dặt Mã Bạch quan, sau đôi gọi là An Bình sảnh, thuộc phủ Khai Hóa. Nay thuộc châu Văn Sem, Vân Nam. Ó Đại Kinh theo đường Mã Bạch xuất quan, tức sang nước ta theo đường qua cừa khẩu Xin Man. Ngụy Nguyên viết: “Đồ đốc Vân Nam Ô Đại Kinh đem tám nghìn quân lấy đường qua cửa Mã Bạch thuộc sanh Khai Hóa, vượt sông Chúc |ĐỖ Chúi vào cõi Giao Chỉ. di 1.100 dặm sẽ tín trấn Tuyên Hóa [Tuyên Quang]. So với dường cũ Mộc Thạnh di, thì khá gần hern.” [Hoàng Xuân Hãn dịch, Thánh vỡ ký, Sử địa, tr. 249|.(B) Con sông nay lên chính xác la Đổ Chú (chữ Đo bén phải chữ Bối, bên trái chữ Giả: nghĩa là íỉánh hạc; chữ Chú: bên trên có hai chữ Khau, bên duứi có bộ Nhân - gióng hai chân người đang đi, nghĩa là: nguyền rủa. thần chú). (Nguyễn Minh Tường chú) 52 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) the giặc, không nên tiến sâu mà hội ý với Tôn Sĩ Nghị để tiến hoặc dừng đúng lúc. Nay căn cứ lời tâu của Tôn Sĩ Nghị: “Lê Duy cẩn'" bẩm rằng Nguyễn Huệ có để gia thần tại thành nhà Lê đê trợ giúp vỗ về các Trấn. Sợ rang Nguyễn Huệ đã từ Phú Xuân ngầm đến thành nhà Lê để kháng cự cũng chưa biết chừng. Vậy xin đợi quân Vân Nam tới, hai lộ cùng tấn công từ hai phía, có thể mong bắt lấy được.” Hiện tại Tôn Sĩ Nghị đã mang đại binh chia đường tiến đánh, 0 Đại Kinh hãy mang quân Vân Nam cấp tốc từ Tuyên Quang tiến lên, cùng với quân Lưỡng Quảng hiệp đồng công kích, khiến thế giặc đau đuôi không cứu ứng được với nhau, như vậy mới ổn thỏa. Nay truyền Đại Kinh dũng mãnh dóc thúc quân lính cùng các Thổ mục thu phục các xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa, rồi hội với Tôn Sĩ Nghị để công việc chóng được hoàn thành. Nay Ô Đại Kinh đã mang quân tiến vào sâu, đường sá xa xôi; mọi việc như tiếp té lương thực, chuyển giao cồng văn, tran giữ cửa ải biên giới, đcu truyền cho Phú Cương hãy tuân theo chỉ dụ trước xử lý thích hợp. (Cao Tông Thực lục q. 1317, tr. 804) [24] Ngày 27 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [24/12/1788] Dụ (cho các quân cơ đại than): Trước đây Phú Cương khẩn khoản xin cùng với Ó Đại Kinh mang quân ra ngoài cửa ải, đã giáng chỉ ra lệnh làm công việc trấn giữ kiểm tra biên giới, không được tự thân đi trước. Chác Phú Cương chưa nhận được chỉ dụ, nên lại dâng tờ tâu này. Trẫm nghĩ rằng phép tắc hành quân, quyền lực tùy thuộc một người. Nay việc tiễu trừ giặc tại An Nam giao cho Tôn Sĩ Nghị chuyên quyền quản lý, nếu Phủ Cương mang quân xuất quan, thì cả hai cùng là Tổng đốc, chúc vụ ngang nhau không ai chịu dưới quyền, (1) Sau k_hi Lê Chiêu Thống rời kinh thành, Lê Duy cẩn được cử làm Giám quốc. Lời bẩm này. qua viên Thông sự, như đã chcp tại đạo dụ trước. (A) 53 THANH THỰC LỤC không bằng Ô Đại Kinh với chức vụ Đè đốc cầm quân, dễ cho Tôn Sĩ Nghị điều khiên tiết che. Việc quân hết sức quan trọng, Phú Cương hiện lại không ncn tiến quân, nhận được chí dụ này tại bat cứ nơi nào, thì hãy rút về nơi gần biên giới đê lo liệu công việc. Hiện tại số lương ăn cho lính, viên Tổng đốc đã phát ra hai vạn bốn ngàn thạch, giao cho các phu trạm chuyển vận để đù ăn trong ba tháng; nhưng từ Mã Bạch đến Tuycn Quang đường sá xa xôi, can phai tiếp te đều đặn đủ cho quân ăn, việc này Phú Cưtmg phải đích thân đôn doc thực hiện; nếu có sự chậm trễ thiếu sót viên Tổng đốc sẽ bị hỏi tội. Phú Cương đã may lan khan khoản xin mang quân đi, sợ Đàm Thượng Trung ỊTuần phủ Vân Nam] nghe được, lại muốn đến Khai Hóa trước đôn đốc lương hướng. Như vậy, tỉnh ly là nơi tối quan yếu, Tổng đốc và Tuần phủ đều vang mặt đi xa, công vụ tại địa phương không có ai lo liệu, việc lớn việc nhỏ đều làm không hợp cách. Nay truyền cho Đùm Thượng Trung không vì lý do Phú Cương xin mang quân xuất quan ròi tự tiện rời khỏi tỉnh ly, khiến công việc trở nên sai sót. Lại truyền cho Ò Đại Kinh hăng hái đôn đốc quan quân cùng các Hào mục tìm nơi đồn trú của bọn giặc để ra sức tiêu diệt, cùng càn quét đường sá, liến thang đuổi dài, nhưng nhớ cẩn thận đề phòng mặt sau, cùng với Tôn Sĩ Nghị để hợp đồng giáp công, đế mong một lan ra tay là được việc. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1317, ư. 807-808) [25] Ngày 29 tháng Một năm Càn Long thứ 53 [26/12/1788] Dụ cho các quân cơ đại thần: Cứ lời tâu của Tôn Sĩ Nghị mới đây cho biết ngày mồng 7 tháng 1 I đại quân tới Chi Lâm [Lãng]0’, có đê quân phòng giữ mặt sau; the quân có phần cô dơn nên đợi quân Quảng Đông khoảng một hai ngàn tên tới tăng (1) Chi tiết này góp thêm một tư liệu về lịch trình hành quân của Tôn Sĩ Nghị. Ngày mùng 7 tháng Một Mậu Thân tức ngày 4/12/1788. cánh quân họ Tôn đến Chi Lăng, từ ải Nam Quan ưến dáy mất 9 ngày. Nhiều chuyên khảo vè lịch sử Tây s4i 7E tác giả An Nam Quân doanh Kỳ hrợc í 3Ỉ /hE 5I&, một quyên. Bàn viết tay của tâc giả, lưu Đồ thưquản Bắc Kinh. Một bản sao lại cúa thư viện lư nhân Trương Tú Dân. Năm 1954, học giả Trần Vãn Giáp sao một bản đem về Việt Nain.(B) 59 THANH THỰC LỤC Linh, một mặt tâu lên. Những quan quân khác thụ thương hoặc chết trận, đều truyền cho Tổng đốc điều tra minh bạch, phân biệt cấp bậc để báo lên Bộ thưởng tuất."*'12’ (Cao Tông Thực lục q. I3J6, tr. 815-816) (1) Tiền lử (Uất, trợ cấp cho những người chét vì công vụ. (A) (2) Sử Việt viết về trận đánh như sau: - Hoàng Lẽ Nhcít thống chí “|Ngô Văn] Sở liền họp các tướng, định rút lui. Phạm Văn Lân nói: - Quân không cứ nhiêu, nước không cứ lớn. Nay ta làm tướng cầm quân ngoài, giặc đến chưa lừng đón đánh, chỉ mới nghe tiếng dọa hão dã rút lui, thì còn làm tướng gì nữa? Tôi xin đem một ngàn quân tinh nhuệ, đến thang sông Như Nguyệt (sông cầu), đánh nhau với chúng một trận, xem khí thế của chúng ra sao và người Nam với người Thanh ai khóc hơn ai, đe chúng biết ráng bọn ta cũng không phải là hèn nhát. Đó cũng là sự tính toán lất thắng trước, dùng thanh thế của mình de đè bẹp bên địch vậy! Sờ cũng cho là phải. Lân bèn đem quân qua sóng đi sang phía Bắc. Canh ba tới bờ phía nam sông Nhu Nguyệt, nghe tin quân của Tôn Sĩ Nghị dã đóng núi Tam Tằng. Lúc ấy tiết trời giá rét, Lân kéo quân qua sông thách đánh. Tướng sĩ vốn sợ oai của Lân, phải lieu với khí lạnh lội bừa xuống nước. Ra đến giữa sông, những kè cóng quá không thể qua được, đều bị chết đuối. Còn những kẻ vào được đến bờ cũng đều bị quân Thanh giết chết. Lân liệu chừng không the giao chiến được nữa, liền vẫy quân chạy lui. Đám quân tan vở chạy tron vào dân làng, đcu bị dân chúng bắt nộp cho quân Thanh. Lân chỉ trơ một mình một ngựa mà chạy vè. Sờ sợ quá, giấu kín việc bại trận không cho ai biết, rồi truyền lênh cho các dạo quân nghiêm chình dội ngũ mà di.” [Bản dịch tr. 197, 198], - Khám Định Việt sir Thông giám Cương mục Văn Sở sai tướng chẹn giữ bến đò Xương Giang. Lại sai Nội hầu Phan Văn Lân đem hơn vạn quân tinh nhuệ Thăng Long den đóng tại Thị cầu. Sau khi phá vỡ luôn được mấy cánh quân của Tây Son, quân Thanh tiến lên chiếm đóng núi Tam Tang. Văn Lân nhân lúc dang đêm, xông pha rét lạnh, lén vượt sông Nguyệt Đức [sông Cà Lồ], vây doanh trại Tôn Sĩ Nghị. Nhưng trận thế của Sĩ Nghị rất vững chác, không ỉay chuyên, dồng thời súng hỏa sang của quân Thanh lại cùng băn ra: giặc [cách gụi của nhà Nguyễn Gin Miên] không đến gần dược. Trương Sĩ Long, tiên phong quân Thanh, xung phong giết giặc. Cung tên của hai cánh quân tả dực và hữu dực nhà Thanh lại bắn châu vào: quân giặc bị chết vô kể. Trước dó Sĩ Nghị ra quân kỳ do phía thượng tưu vượt qua sông, đánh úp doanh trại Thị Cầu. Trông thấy trong trại bốc lửa, giặc cả sợ, phải vượt lũy mà chạy. Quân Thanh thừa thắng ruổi dài cả phá được giặc [quyên 47, tr. 34|. (A) 60 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) [29] Ngày 6 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [1/1/1789] Lại dụ: Lan này Tôn Sĩ Nghị mang binh tiến đánh, xử lý mọi việc đều hợp tình the, mà sô ghi chép tâu đen ngay trong ngày hôm nay càng làm cho mọi người hả dạ. lôm qua vì sông Phú Lương là khu vực hiểm yếu của An Nam, sự giặc đóng đồn phòng thủ tại đó, quan quân khó qua sông thẳng, nên Trẫm đã ra chỉ dụ cho phân binh lính tại thượng lưu và hạ lưu bí mật qua sông. Nay theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị có may lời như: “Một mặt dàn nhiều khau pháo từ bờ đối diện [sông cầu] bắn sang, một mặt ngầm sai các võ tướng đã chuẩn bị trước tại vùng cỏ rậm ven sông, dò xét đen chỗ 20 dặm về phía trái, phải Tong binh Trương Triều Long mang 2.000 binh thừa lúc nửa đêm dùng bè tre và thuyền nhỏ của nhà nông bí mật qua sông.” Việc làm này rat hợp với chỉ dụ đã giáng xuống hôm qua, thật đáng khen. Lại nói: tên Tran Danh Bính trước đày đã từng vào cửa ải đích thân xin hàng với Tôn Sĩ Nghị, tình nguyện ra sức xung phong, được Tôn Sĩ Nghị hiểu dụ tưởng thưởng rồi sai trở về, sau đó Tran Danh Bính nhận được thư của tướng giặc Ngô I Văn] sở, trở lại theo giặc và mang quân giặc chóng lại quan quân, tình tiết thật kha ố. Nay Tôn Sĩ Nghị sai Phó tướng Khánh Thành, Thủ bị Lê Trí Minh mang binh ngầm đến chặn diệt đường chính, bát trọn bọn Trần Danh Bính cùng ngụy quan Lê Đình, Lật Toàn, và lệnh cho Phan Khải Đức cùng đến chứng kiên cuộc hành hình, thật là một việc làm đại khoái. Được vậy là nhờ Tôn Sĩ Nghị điều binh có phirơng pháp, nên đưa quân đi đâu cũng đúng ý, mù thời cơ hành sự thuận lợi, dựa vào đấy có thể đoán trước sẽ thành công nhanh chóng. Lan này đại binh tiễu trừ giặc phi An Nam, có quan hệ đén thê’ thong của Thiên triều von thương yêu chăm sóc nước nhó và noi lại dòng họ thong trị đã mat; vả lại nước nậy đường sá hiểm trở, lại bị cách trở bởi may lan sông lớn; Tôn Sĩ Nghị mang trọng trách lớn, đích thân mang quan quân liến đánh. Theo lời tâu của viên Tổng đốc này, hiện còn cách thành nhà Le chưa day 100 dặm, néu có thể ùm cách bắt sống bọn Nguyễn Huệ giải về kinh xử lý thì công đó rất lớn. A Quế bình định Kim Xuyên"’ bắt sóng đưa bọn Sách Nhược (1) Kim Xuyên BI. Thổ’ ty, tên gọi chung của hai thổ ty Đại Kim Xuyên và Tiểu Kim Xuyên, trong thời Khang Hi, Ung Chính lập An Phủ ty, thời Gia Khánh đổi làm sánh Mậu Công. Nay là hai huyện Kim Xuyên Châu Tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên.(B) 61 THANH THỰC LỤC MỘC đến, Phúc Khang An đánh giặc phi Đài Loan bắt sống bọn Lâm sảng Văn; công lao hoàn thiện đều được ban đặc ân, tan phong tước công, thưởng mũ gan hồng ngọc"*, bốn bộ phẩm phục thêu hình rồng cuộn, đai vàng dây cưcmg tía, bon áo dài mặc ngày lễ Phất hễ12’, dê tỏ rõ sự đãi ngộ dặc biệt. Nếu Tôn Sì Nghị bat sống được bọn Nguyễn 1 luệ thì công trạng so với A Quế, vù Phúc Khang An cũng tương đương, Trầm tat sẽ chiếu theo lệ đối với bọn A Quế đặc biệt gia ơn cho tất cả. đợi cờ hồng báo tin chiến thắng đưa VC, sẽ ra ân ngay! Viên Tông dốc hãy co gang thêm nhiều nữa, sớm lâu công lớn đê đón nhận phan thưởng khích lệ. Lại theo lời tâu có may ý như: “Sau khi đại binh đến sông Phú Lương, nếu vì sông rộng khó vượt qua, thì lính Vân Nam can phải tiến quân gắp, để chia thế lực của giặc.” Điều lo lắng này cũng đúng. Trước dây Tôn Sì Nghị tâu Nguyễn Huệ dường như đã ngầm đen thành nhà Lê, như vậy nó đã vào lồng của ta rồi, việc bát đỡ phải ton sức hơn. Đã giáng chỉ thúc giục Ò Đại Kinh mau mau tiên binh hai mặt giấp công. Nay lại truyền dụ cho Ò Đại Kinh cấp tốc tiến binh, cùng Tôn Sĩ Nghị phối hợp tấn công cả hai mặt để mong hoàn lất công việc đúng hạn. Chi tiết này cùng dụ cho Phú Cương, Ó Đại Kinh biết rõ. Lại theo lời tâu: “Các tướng chỉ huy cũng như những người nghĩa dũng trong Xưởng dân đều hăng say diệt giặc, xin xét để khuyên khích.” Những người ra sức lập công này thì không có lẽ gì không được gia ơn ngay, [Trầm] đã chiếu theo lời thỉnh cầu xuống chí dụ ban thưởng. Còn may lời Tong dóc tâu rang danh hiệu Ba Đồ Lỗ lít một đặc ân không dâm tự tiện xin thì Trầm đã căn cứ lời tâu của Tông đốc trình bày về tình hình diệt giặc, chọn người đánh giặc het sức hăng hái là Phó tướng Khánh Thành, Thủ bị Lê Trí Minh đã bắt sống lên Trần Danh Bính, để ban thường danh hiệu Ba Đo LÕ rồi, nếu chức vụ đáng thăng có chỗ khuyết thì cho thăng ngay. Neu có nhũng người hăng hái dũng cảm tương tự như vậy, Tong doc chớ ngại cứ tâu rõ đúng sự thật, chờ Trẫm ban cho danh hiệu Ba Đo Lỗ đê khích lệ. Đạo dùng binh đều do thưởng phạt nghiêm minh, mới (1) Triều quan (mũ) của các quan nhất phẩm có gán dá quý Hồng ngọc, trang trí phụ thêm bang ngọc trai (theo Nguyền Duy Chính, Tặng phấìn ngoại giao 'Thanh triều, tr. 12). (2) Nguyên vãn là: tứ khai hề bào - Lỗ trừ tai họa bốn mùa.(C) 62 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) đủ làm sáng tỏ sự khuyến khích. Ngoài việc ban thưởng Hoa Linh, Lam Linh cùng chức hàm chiêu theo lời xin hiện nay của 1'ông đốc ra, truyền phát giao Hoa Linh, Lam Linh mỗi loại mười cái cho Tôn Sĩ Nghị, nếu có quan võ ra sức đánh giặc có công thì châm chước một mặt ban thưởng, một mặt tâu trình lên, để các tướng sĩ càng biết cổ vũ, hăng hải dũng cảm giết giặc, và càng có the nên cồng mau chóng. (Cao Tông Thực lục q. 318, tr. 816-818) [301 Ngày 7 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [2/1/1789] Dụ cho các quân cư đại thần: Theo lời táu của Tôn Sĩ Nghị ngày hôm qua rằng từ sau khi vượt sông Thọ Xương, tiến gấp đến sông Thị cầu, tại đây giặc phòng thủ rất kiên cố, quan quân tìm cách từ ngoài 20 dặm dùng bè ngầm vượt sông đi vòng sau lưng trại giặc, để cùng với đại binh đảnh xáp hai mặt, chém và bắt được rất nhiều. Trôn con đường đen Gia Quan (?)"’ đại binh cũng thu được nhiều chiến thắng, và bắt tử hình tên Trần Danh Bính đã đầu thuận lại làm phản, hiện cách thành nhà Lê khoảng 100 dặm, một khi qua được sông Phú Lương là có thể thu phục được thành nhà Lê. Những việc làm đó khiên cho người người đều hả hê. Lần này Tôn Sĩ Nghị mang quân tiễu trừ giặc Nguyễn An Nam, mọi việc điều động đúng cách nên may lần chiến thắng, thời cơ hành sự cũng hết sức thuận lợi, có the mong thành công đúng hạn. Truyền cho sao lại sổ ghi chỉ dụ hôm qua cùng lời tâu đến của Tôn Sĩ Nghị, gửi cho Phúc An Khang xem, Phúc Khang An nghe tin chắc cũng sẽ rát vui mừng sung sướng. Mang chỉ dụ này khiến cho y biết, và thưởng cho một hộp bánh sữa, gửi đi cùng vứi chỉ dụ. (Cao Tông Thực lục q. 1318, lì\ 819) (1) Chưa rõ đâu. 63 THANH THỰC LỤC [311 Ngày 7 tháng Chạp năm Càn Long thứ53 [2/1/1789] Lại dụ: Trước đây, dựa vào lời tâu của Tôn Sĩ Nghị đã nhận được tờ bấm của Lê Duy Cận và đám quan dân An Nam, nói rang Lê Dưy Cận là con của cố quốc vương Lô Duy Đoan [Diêu], theo thứ tự đáng lập, hiện tạm trông việc nước, còn Lê Duy Kỳ thì không biết đâu, xin đốn thân quyến của mẹ y về nước và xin Thiên triều bãi binh. Tôn Sĩ Nghị đem việc này hỏi viên Bồi than Lê Quýnh thì được biel rang Lê Duy Cận lù con thứ lư của Lê Duy Đoan [Diêu], von lính si ngoe, đã theo Nguyễn Huệ, Nguyễn Huệ cho rang y dễ bị lừa dối, nên mượn danh nghĩa của y... Đây rõ ràng là Nguyễn Huệ thi hành mưu kế quỷ quyệt, đặt điêu sẽ đưa nước An Nam trả về cho họ Lê, mong Thiên triều không mang quân chinh phạt, biết vậy nèn Tôn Sĩ Nghị liền quát mắng như tát nước viên quan thông dịch, làm the là đúng lắm. Nhưng Lê Duy Cận đã là con trai của Lê Duy Đoan [Diêu], Nguyên Huệ lại giả sai trông coi việc nước, thời gian đã lâu rồi. nghĩ nước này không có người biết sự phản trắc của y, thay Lê Duy Cận là con thứ gằn gũi họ Lê nên đi theo, vì tin han không truất bỏ. Tôn Sì Nghị nên gặp Tự tôn hói, nếu Lê Duy Cận bản tính ngu si, dễ trói buộc, Tự tôn lại cố một hai viên cựu than đáng tin cậy thì không ngại; |hãyj giao [Cận] cho Lê Duy Kỳ và ra lệnh bắt quân thúc nghiêm ngặt. Neu như Tự tôn không the kem che được. Tôn Sĩ Nghị nên dụ rõ ràng rang Lê Duy Cận vốn do Nguyên Huệ lập nên, lại trong nước c không được yên ôn. Nhưng Lê Duy Cận von si ngoe, do giặc bức bách làm Giám quốc, cũng không có lội lớn, nên đưa y vào nội địa sap xếp chỗ ăn khác, và không giết y. Hãy nói cho Tự tôn biết rõ ràng như vậy, khiến y càng thêm cảm kích, an tâm chỉnh đon quốc sự cho chu đáo. Nay truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị, chờ khi thu phục thành nhà Lê xong, hãy ƯỚC lượng tình hình theo đó mà xử lý. Neu như Lê Duy Kỳ cho ràng Lê Duy Cận là bậc trên'" khó kem che, chi bang mang y vào nội địa cho yên tại Lưỡng Quảng hoặc Vân Nam, xem ra ôn thỏíi hem. (1) Lê Duy Cận là chú thứ tư của Lê Chiêu Thống. (A) 64 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Theo lời tâu ngay hôm nay, Phú Cương từ hướng Bạch Mã ra khỏi cửa ải, qua sông Đõ Chú đen địa giới Dô Long của An Nam'". Phú Cương không nên cùng đi, 0 Dại Kinh hãy gap mang quân lien lên, ta đã nhiều lan ra chi thị rất rõ ràng. Hôm qua Tôn Sĩ Nghị mới tâu về tin chiến thắng, quan quân hiện cách thành nhà Lê không quá 100 dặm, đại cóng sap thành, chi đợi cờ hồng báo tin chiến thang trở về, sẽ đặc biệt gia ơn ban thưởng lớn. Neu lúc này Phú Cương mang binh đi, để mong chia phần công lao, thì thực lù vô vị. Trẫm không thê để công sap thành, lại chia quyền, khiến cho đại cuộc không thê hoàn tất mau. Tôn Sĩ nghị nên ra sức co gang, mau trình báo công lao, đê xứng với sự ủy nhiệm. Tấu triệp nhận đtrợc ngày hôm qua, đề ngày 18 tháng 11, lúc này chỉ cách thành nhà Lê không đen 100 dặm, tự nhiên đã đen sớm, chang may chốc đen đau năm mới, cờ hồng toàn thang chắc sẽ báo tin về. Nay kèm theo giấy báo thưởng, cap cho Tôn Sĩ Nghị, Hứa The Hanh một hộp bánh sữa để ló lòng đặc biệt quyên luyến; ngoài ra lại gửi thêm bón hộp để Tôn Sĩ Nghị chọn trong hàng lổng binh, những kẻ đánh giặc dũng mãnh hơn người, chia ra ban thưởng đê cùng thấm ơn mưa móc, và càng thêm khích lệ. (Cao Tông Thực lục q. 1318, tr. 819-820) [32] Ngày 9 thăng ChạỊỉ năm Càn Long thứ53 [4/1/1788] Dụ rằng: Tôn Sĩ Nghị tâu: “Vào lúc sáng sớm ngày 19 tháng 1 mang quân đen sông Phú Lương, lại giữa sông đánh nhau năm, sáu lần, giết hơn 100 tên (I) Xem lại chú thích vãn bàn [81. Đoạn văn này cho thấy báy giờ đắt Dô Long vần còn thuộc nước ta. Xét thêm. Thanh Thế Tông Thực lục. Ung Chính năm thứ 3, Tông đốc Vân - Quý là Cao Kỳ Trác lâu rằng đắt Dô Long và qua mỏ thiếc chân núi 129 dặm, cùng với ba bốn miKĩi trại thuộc Nam Lang, Mãnh Khang, Nam Đinh bị mất về phía Giao Chỉ, xin lệnh thu hồi. Ung Chính dụ rằng đẩt ấy dã thuộc Giao Chi lừ dôi Minh, không nên hói đen... [Ngày Kỷ Sửu, tháng 4 (2/6/1725)].(B) 65 THANH THỰC Lực giặc, bắt sống 17 tên, bọn giặc sợ hãi không dám tiến lên. Thừa lúc tối trời, bọn giặc không nhận ra được quân nhiều hay ít, bèn gom tất cả các thuyền bè phối hợp chở, sai bọn Đe đốc Hứa Thế Hanh mang him 200 quân vào lúc canh năm ngày 20 xông thẳng sang bờ bên kia. Lúc đầu giặc còn bẩn pháo chong cự, đến khi quân ta sang tới bờ giặc liền bèn trốn chạy. Quân la ràn sát dữ dội, bắt sống 46 tên, cướp lay thuyền bè chở quân sang sông chia đường duoi giết, số giặc chết và bị thương không sao tính xuê, lại còn bắt sống được 187 tên. Lại đuôi theo hơn 10 chiếc thuyền giặc, dùng súng và quả cầu lửa đốt vây xung quanh, chìm vào giữa sông, mấy trăm tên giặc trên thuyền không một kẻ thoát thân. Sơ khởi tịch thu ba an triện của ngụy. Người trong họ Lẽ cùng trăm họ đều ra khỏi thành quỳ đón, thành nhà Lê không đánh mà lự tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh vào thành phủ dụ111. Canh hai ngay hôm đó Tự tôn Lê Duy Kỳ đen quân doanh, được Tôn (1) Báo cáo của Tôn Sĩ Nghị cho thiíy sáng sớm ngày 19/11 (Mậu Thân) quân Thanh đen bờ bắc sông í lồng, toi den lay thuyền qua sông, trong đêm 19/1 1 vào thành Thăng Long, canh hai (hôm sau) 20/11 Lê Dưy Kỳ đen nơi đóng quân ciìa họ Tôn. Các thuyết về ngày Tôn Sĩ Nghị vào thành Thăng Long khá phức tạp, lược kê như sau: • Lê Quýnh viết ngày 22/1 1 Mậu Thân (1788) [Hoàng Xuân Hãn dịch (trang 32); ban Hán văn trong Nam Phong (số 125): + — 0 ÍM ỊtỀ- Nhị thập nhị nhật khắc phục Lê thành” tức trùng khớp với bản dịch của Hoàng Xuân Hãn] • Sư Phạm trong Chinh An Nam ký lược viết: “Ngày 20 vào kinh thành nhà Lé” [theo Hoàng Xuân Hãn, Sử địa 9 - 10, tr. 2591 • Ngụy Nguyên viết: “Ngày 19/11 tói sông Phú Lương. Sông này là sông ngoài cửa thành kinh đô của giặc., ban dèm đen lòng sông, cướp được một chiến hạm. Bèn chở hơn 200 quân, Hứa Thế Hanh thân càm quân qua sông... Sáng rõ [tức 20/11], quân ta tất cả qua sông. Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh vào thành” (theo Hoàng Xuân Hãn, tr. 251). • Trần Nguyên Nhiếp trong Quớn doanh ký lược viết là ngày 25/1 1 (theo Văn Tân, chú thích tr. 99). Trong các công trình nghiên cứu gần đây, thay: • Đạo Diệp Quân Sơn viết ngày 19, quàn Thanh đến sông Phú Lương. cùng ngày qua sông và vào thành Thăng Long. (Thanh Iriềư loàn sứ - Càn Long chính sử. tr. 119). • Tiêu Nhất Sơn trong Thanh dại thông sứ viết sáng ngay 20/11 quân Tôn Sĩ Nghị vào thành nhà Lê (quyên Trung, thiên ỉ, chương 2 , tr. 138 ) • Trang Cát Phát trong Thanh Cao Tông thập toàn võ công nghiện cứu ghi chép khá cụ thể: “sáng sớm ngày 19/11 quân Tôn Sĩ Nghị den bờ bắc sông Phú Lương, canh 5 ngày 20 qua bờ nam sòng, đuổi giết quân Tây Sơn, cùng ngày 20 vào thành Thăng Long” (tr. 369, 370). • Hoa Bằng viết: “Ngày 21, tháng 11 Mậu Thân (1788), Nghị lùa quân vào thành Thăng Long trống rỗng, dặt tướng doanh tại Tây Long cung”, (tr. 150) 66 Quan hệ Thanh - Táy Sơn (cuối TK XVIIi - đầu TK XIX) S7 Nghị truyền chí phong làm Quốc vương, lại báo cho Tôn Vĩnh Thanh lo liệu đem mẹ của y cùng quyến thuộc ra khỏi cửa ải, đê’ trở về nước.” Xem lòi tâu thật het sức vui lòng! Lần nay đại binh lien quân thảo phạt An Nam, cuộc hành quân diễn tiến kể lừ khi Tôn Sĩ Nghị đưa quân ra khỏi cửa ải, vượt qua sông Thọ Xương liến thắng tiêu diệt quân giặc đồn trú tại Thị cầu đến mấy ngàn tên, rồi thừa thắng đến sông Phú Lương, vượt qua bờ bên kia. Quân giặc tan võ, bị giết và bat sống rất nhiều, lập tức khắc phục thành nhà Lê; truyền chỉ phong cho Tự tôn Lê Duy Kỳ làm Quốc vương, công việc lo liệu thực hết sức cấp tốc và ôn thỏa. Bọn Nguyen Huệ đuôi chúa lùm loạn cương thường, trộm chiếm kinh đô nhà Lê; từ xa nghe tiêng đại binh đánh kẻ có tội, bèn bỏ tron. Nước này trong cơn tàn phá được Thiên triều phục hưng, khiến vận mệnh của họ Lê được kéo dài; Thiên triều không tham thêm một tac đất, theo cái đạo làm cho nước nhó đã mất lại còn, het sức nhân nghĩa, đó thực là điều chỉ thay trong sừsấch. Tôn Sĩ Nghị đảm đương trọng trách, điều binh đúng phương pháp, không đầy một tháng đã lâu lên công lớn đúng theo sự ủy nhiệm, truyền gia OTJ tán phong làm Mưu Dũng Công Nhất Đang, và truyền thưởng mũ gan hồng ngọc đê 10 sự ưu đãi chiếu co. Đợi ngày bat song được bọn Nguyen Huệ, cờ hồng báo tin chiến thang đến kinh đô, lại giáng ân chỉ để đặc biệt ban thưởng thêm. Hứa The Hanh cùng mang binh thảo phạt, dũng cảm đáng khen, nay phong Từ tước Nhất Đắng để khen thưởng khích lệ. Truyền thưởng cho Trương Thuần danh hiệu Ba Đo Lỗ Nhuệ Dũng, theo lệ dược thưởng too lạng bạc và thăng ngay chức Phó tướng. Các viên Tran tướng, viên chức cùng quàn lính có công sức, Tôn Sĩ Nghị hãy tra xốt minh bạch cấp bậc, phân biệt lư lên bộ hữu quan xét khen thưởng theo công lao thành tích lốn nhó một cách ưu đãi. Đen như quan quân các lộ lần này đều dũng mãnh tiến lên, truyền thưởng cho một tháng tiền lương. • Văn Tàn viết: “Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm Thăng Long đã vang hóng quân Tây Sơn.” (Ir. 99). • Tạ Chí Dại Trường viết: “Ngày 21 tháng 11 Mậu Thân (18/12/1788), Tôn Sĩ Nghị chiêm thành Thăng Long một cách dễ dàng.” (tr. 166) • Hầu hết các sách loại “Lịch sử Việt Nam” ghi nhận là ngày 20/11 Mậu Thân (17/12/1788) quân Thanh chiếm thành Thăng Long.(B). 67 THANH THỰC LỤC Những kẻ ra sức hăng hái hơn người bình thường, truyền Tôn Sĩ Nghị xét rõ cấp cho hai thấng tiền lương đê tỏ sự khích lệ. Những người lo vận chuyên lương thực nhanh chóng ôn thỏa, lại còn bat được giặc, chứa trữ lương thảo đúng cách như Dạo viên Tong Văn Hình, các Tri phủ có Quỳ, Tran Ngọc Lân đều truyền thưởng Hoa Linh và xét khen thưởng luôn. Còn Tôn Vĩnh Thanh đóng tại biên giới sắp xếp tiếp tế vận chuyển lương thực nhanh chóng ôn thỏa, truyền giao cho bộ xét khen thưởng. Tất cả những tờ tâu do Tôn Sĩ Nghị tàu đen đều truyền phải gửi đi truyền sao cho các đon vị hữu quan, đê dụ chung cho trong ngoài được biết. (Cao Tông Thực lục ợ. 1318, tr. 820-82J) [33] Ngày 9 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [4/1/1789] Dụ cho các quân cư đại thần: Tôn Sĩ Nghị tâu quan quân ngày liên liếp thừa thang đánh giết, hiện đă vượt qua sông Phú Lương đánh chiêm được thành nhà Lê. Việc làm het sức đáng khen, bút lả không het. Căn cứ mấy lời tâu: “Rạng sáng ngày 19 đen sông Phú Lương, trước hết lìm thuyên nhà nông cùng bè tre chở hơn 100 quan quân đánh nhau với giặc giữa sông năm sáu lan, tan công mạnh mẽ, và cướp được một chiếc thuyền của giặc. Vì thuyền, bè đã bị giặc chiêm trước, mà gỗ tre dọc bờ sông cũng bị giặc chặt het, không có phương tiện đê vượt sông ngay được. Đợi đến lúc trời toi, tìm được thêm thuyền bè, cùng với chiếc thuyền đoạt được của giặc, chí đủ dùng cho trên 200 người qua sông. Liền lệnh cho Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng chỉ huy hơn 300 quan quân vào canh năm ngày 25 xông thang sang bờ bên kia.” Như thế cũng giong như kế hoạch A Lý cổn cứu viện Thư Hách Đức trước kia khi đấnh Tây Lộ. Tôn Sĩ Nghị trước đáy giữ chức Hành tâu Quân cơ xứ vốn biết rõ điều đó, nay đem áp dụng thực đích đáng. Lan này quan quân giết giặc hăng say, thật hết sức khoái ý. Mà Tôn Sĩ Nghị thu xêp mọi việc đều hợp thời cơ, càng đáng được ban thưởng' 68 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) Lại căn cứ vào lờỉ tâu: “Khi quan quân can quét giặc khẩn cap, không ra lệnh phải nộp tai hoặc thủ cấp của giặc, đế’ có thì giờ truy giết được nhiều.” Làin như the lại càng đúng. Không ngờ Tôn Sĩ Nghị là kẻ đọc sách, lại có kiến thức về quân sự như vậy, Trầm xem tờ chiếu rồi đưa tay lên trán để tó sự vui mừng vì đất nước có được một vị đại thần giỏi, văn võ toàn tài. So với các cuộc đánh dẹp An Nam trước, lại càng thêm khoái chí. Lan này Tôn Sĩ Nghị mang quân ra khỏi cửa ải, chưa đầy một tháng đã đánh tan giặc phì, thu phục thành nhà Lê, thành công thực là mau chóng. Bọn giặc qua một phen bị đánh diệt, hồn xiêu phách lạc, rồi lại chỉnh đon quân đội tiến lên, the như đạp cành khô bẻ củi mục, thế là việc xử lý nước An Nam, đại cục đã định, thành công đã đạt quá nửa, tự nhiên sẽ không khó đê nên công đúng hạn. Hiện đã giáng chỉ dụ rõ ràng, trước het tan phong tước Công cho Tôn Sĩ Nghị, thưởng mũ gan hồng ngọc, đợi cờ hồng báo tin hoàn toàn thành cóng sẽ thưởng thêm bốn bộ phẩm phục thêu hình rồng cuộn, đai vàng dây cưomg tía, bon áo dài mặc ngày lễ Phất hễ, đê tỏ sự khen thưởng khích lệ. Việc này do công của Tôn Sĩ Nghị điều động tổng quát, nhưng Hứa Thế Hanh cũng rất có gắng trong việc điều quân tiến đánh nên cũng được phong Tử tước. Còn như tên Lê Duy Kỳ, khi đại binh sap tới nơi cũng không dám đen quân doanh trước, đợi đen khi đã thu phục thanh nhà Lê đêm đó mới đến gặp Tôn Sĩ Nghị’1’; xem cách thức nhir vậy thì y đúng thuộc loại người nhu nhược không có khả năng, tất cả đều nhừ Tòn Sĩ Nghị chủ trì thu xếp. Tính ra sắc ấn gửi đi, lúc này chắc đã nhận được, Lê Duy Kỳ sau khi tập phong, lại được sac ấn Thiên triều phong lại lần nữa, tự nhiên đủ để nhờ đó mà an ủi vỗ về. Hiện nay Tôn Sĩ Nghị trù hoạch các việc như lập kho chứa tương, điều thêm quan quân đều thỏa đáng, nay truyền dụ cho Tôn Vĩnh Thanh, Đồ Tát Bo hãy chiếu ngay theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, nhanh chóng thu xếp ổn thỏa. (1) Lê Quýnh ghi nhận việc Lê Chiêu Thống gặp Tôn Sĩ Nghị bờ bắc sông Hống, một ngày trước khi quân Thanh vào thành Thăng Long (tr. 31). Cương mục chép: “Bấy giờ nhà vua từ Phượng Nhãn di Gia Lâm, sắm đù trâu bò và rượu đê khao quân Thanh. Ngày hôm sau, nhà vua vào kinh dô.” (tạp 2, tr. 839). Ngụy Nguyên viết: “Mà Lê Duy Kỳ trốn dân thôn, trống canh hai đêm ấy [tức đêm 20] mới ra. Tới doanh yết kiến Tôn Sĩ Nghị.” (tr. 251). Hoa Bang viết: “Khi Nghị đến trấn Kinh Bác, Lê Chiêu Thống từ Phượng Nhãn, thân dem quần thần đến yet kiến.” (tr. 149).(B) 69 THANH THỰC LỤC Cũng truyền dụ cho Ô Đại Kinh, tức tốc điều binh thám thính dọc đường, xuat phát từ vùng Đô Long hướng tới Quảng Nam cùng Tôn Sĩ Nghị họp quân đánh dẹp. Phú Cương vần phải tuân theo chiêu chi hôm trước, đồn trú tại vùng Đô Long đe làm ke hỗ trợ từ xa, chớ nên câu nệ tiến tói. Tôn Sĩ Nghị xử lý việc này, ra sức gánh vác trọng trách không nề gian nguy, hẳn không lo Nghị nửa chừng bỏ dở, đi đến sao nhãng. Nhưng phép dụng binh vốn không thê có chút khiếp sợ, nhưng nếu chỉ biết tiến mà không biết lui thì cũng không phải là ke vạn toàn của bậc dại tướng. Hiện nay đã thu phục xong thành nhà Lê, lại truyền chiêu chí sac phong cho Tự tôn làm Quốc vương An Nam; việc Thiên triều là cho nước nhỏ đã mát lại còn, đã đạt được. Nay Nguyễn Huệ sợ lội tron tránh, nếu vẫn còn ẩn náu trong nước, thì ùm cách vây bắt để trừ hậu hoạn cũng không khó. Neu y bí mật chạy ra biển, hoặc tron tránh tại một nước lân cận, thì không dáng đe nội địa tốn kém tiền lương bính lực, giúp cho thuộc quốc truy tập kẻ tron tránh, thâm nhập truy đuổi đen cùng, tốn kém ngày giờ. Việc này người khác, Trầm sẽ đốc thúc thêm, nhưng Tôn Sĩ Nghị từ trước tới nay gặp việc đều dám dan bước, Trầm von biết thế, lại không thể không chí thị trước, đê lúc đó biết mà tuân theo. Lại theo lời tâu, Lê Duy Kỳ sau khi lập phong, xin đến ngay kinh sư đê lạ ân. Neu như đã bắt được Nguyễn Huệ, vua nước này không còn mói lo trong nước, thì lệnh ngay cho y hãy lo sap xcp sơ sơ việc nước, đợi đến năm [Càn Longl thứ 55 sẽ đích than đi đen cửa khuyết tạ ơn, chúc thọ [thiên tử]. Neu Nguyen Huệ vẫn còn ẩn trốn, thì Lê Duy Kỳ phải dấy lên tự cường để chong xâm lăng, không thê bỏ di xa, chỉ cần lệnh con y hoặc em ruột y một người, thay mặt đen kinh sư tạ om. Việc này dựa theo tình hình do Tôn Sĩ Nghị tâu đến mà bàn, thì đã thành công đen tám phan mười, Tel năm sau doi liễn treo tại cung Trùng Hoa sẽ đem việc này làm đề tài, đặc biệt dụ cho biết luôn. Tổng đốc chắc cũng cùng vui mừng hớn hở, tính ngày tâu nhanh công lớn, trông lên nhận lay ân sủng sâu dày. (Cao Tông Thực lục q. 1318, tr. 822-823) 70 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) 134] Ngày 13 tháng Chạp năm Càn Long thứ53 [8/1/17891 Lại dụ: Năm nay khi mẹ và vự của Lê Duy Kỳ nước An Nam đen đầu phục triều đình, bị quân giặc đuổi gap, đứng bên kia bờ sông đoi diện với ải Đấu Ao kêu la cầu cứu. Các quan viên tại cửa ải không câu nệ, đưa tất cả quyến thuộc vào an toàn trong ải, khỏi bị giặc giết hại, việc làm như the thực đáng khen, đã ban chỉ cho viên Tri phủ Lục Hữu Nhân, Thông phán Tran Tùng sau khi xong việc, được điều lên bộ để dẫn đến gặp. Lại nghĩ rang khi quyến thuộc họ Lê kêu cứu, tat phải có tên lính giữ cửa ải nghe trước tiên, rồi mới bam báo đen quan viên cai quản. Neu lúc ay tên lính thấy giặc truy đuôi, lại không phải việc trong nước, bỏ tron vào ải không thèm đếm xỉa, thì bọn quyến thuộc này đã bị giặc hại cả rồi. Nay các quan viên cai quản đã chuẩn đưa tới bộ giới thiệu cho gặp mặt, thì những tên lính thường cũng không thể không được tưởng thưởng. Truyền dụ cho Tôn Vĩnh Thanh đến nơi điều tra rõ tên lính nào đã có cồng bam báo hãy chàm chước ban thưởng. Viên cai quản binh doanh nếu thật sự có công cũng đưa luôn lên bộ giới thiệu gặp mặt Trầm đê tỏ sự khích lệ. (Cao Tông Thực lục ÍỊ. 13Ì8, tr. 827) [35] Ngày 14 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [9/1/1789] Dụ cho cấc quân cơ đại thần: Việc nội chiến của nước An Nam, bọn Nguyễn Huệ dânh phá thành nhà Lê, chiếm hét lãnh thô. Lê Duy Kỳ đã không còn tấc đất, quyến thuộc tất bật chia lìa, gõ cửa ải kêu cứu. Thiên triều săn sóc che chở mẹ vầ vợ y, lại sai Tôn Sĩ Nghị đích thân mang đại binh ra khỏi cửa quan đánh dẹp, mấy lần chiến thang, chưa đầy một tháng đã thu phục được thành nhà Lê, rồi lập Lê Duy Kỳ làm Quốc vương An Nam. Đạo “làm cho nước nhỏ đã mat lại còn" đã đi đen chỗ tận thiện tận mỹ, thực là siêu việt thiên co, ngay lúc này đã đủ xong việc rút quân. Vì thế khi tờ tâu của Tôn Sĩ Nghị đen 71 THANH THỰC LỤC nơi, đã giáng chí dụ tấn phong y tước Công, cùng ban thưởng mũ gắn hồng ngọc đê đáp lại công lao. Nhưng trước đây theo lời tâu của Tông đốc, chờ trù liệu việc thiết lập đài trạm xong, sẽ tiến binh đen Quảng Nam phá sào huyệt giặc. Tính ra lập tấu của Tong đốc gửi cách đây đã hai tuần, chác lúc này đã tiên quân rồi. Neu cơ sự thuận tiện, có the phá sào huyệt giặc và bat bọn Nguyễn Huệ nhanh chóng, thì cũng đừng câu nệ chiếu chỉ này fvề việc rút quân], khiên cho công việc trên đà thành công chuyên sang câu thả buông lóng, đê lại moi lo về sau. Neu khi chiếu chí này đến, bọn Nguyễn Huệ đã tron tránh nơi góc biển hoặc ẩn náu tại nước khác, thì không đáng để binh lực Thiên triều đóng lâu nơi hoang dã khí hậu nóng nực đe tầm nã bọn tron tránh, làm dây dưa ngày tháng. Tôn Sĩ Nghị cần tuân theo chiêu chì trước, thu xếp ổn thỏa, Iruyen dụ cho Quốc vương nước này có gắng tự ctrờng, cùng phái những bầy tôi khả năng có the dựa được đê đốc suất lính bản xứ ra sức phòng thủ chống cự giặc ngoài. Tôn Sĩ Nghị có thê triệt binh về Lưỡng Quảng ngay. Nếu Lê Duy Kỳ không thê tự lập, vẫn còn dựa dẫm buông lỏng, thì vài ba năm sau lại sinh họa ngoài, đó là lỗi Quoc vương này vậy, không lý nào lại phiền đen binh lực của Thiên triều lo việc khôi phục. Ngày mà Tôn Sĩ Nghị định triệt binh hãy sớm báo cho Ò Đại Kinh để hai lộ Vân Nam và Lưỡng Quảng cùng rút lui một lúc, đừng đe hai bên hành động không ăn khơp. Cánh quân Lưỡng Quảng ỉo triệt thoái, nhung binh Vân Nam thì vẫn còn tiên vào, đó là điều quan trọng. Trước lúc chưa triệt binh thì Ô Đại Kinh vẫn hành động theo những điều dặn tại chiêu chi trước, tiếp tục ly gián truyền hịch dụ hàng. Năm sau vào ngày mong một, đề đoi liễn tại cung Trùng Hoa lấy việc bình định An Nam làm đề tài, sẽ sao lục gửi cho Tôn Sĩ Nghị xem. Tông đốc là người hiểu việc, đối sách tình huống tiên lùi, mau chậm đều có the tự thu xcp on thỏa, hãy gấp táu báo việc xong, cùng đón mừng năm mới. (Cao Tông Thực lục (Ị. Ì3Ỉ8, tr. 828-829) 72 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) [36] Ngày 15 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [10/1/1789] Dụ cho cấc quân cơ đại than: Trước đây nhân quan quân đánh giặc An Nam thang lợi, đã giáng chì thưởng chung cho mõi đầu người một tháng liền lương, lại ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị tra xét những người ra sức phấn đấu được thưởng thêm một thúng tiền lương để khuyến khích. Ngày hôm nay triệu viên Hữu dực tran Quảng Đông Tống binh Triệu Bang Chiếu vào chầu; viên này tâu rang trong số quân Lưỡng Quảng được điêu động lan này, một so đông vừa dẹp giặc tại Đài Loan mới về, lại tình nguyện sang An Nam. Những binh lính này hành quân tại Đài Loan mới trờ về trại chưa lâu, lại nghe tin điều binh sang đánh tại An Nam, không sợ đường sá xa xôi hăng hái xin đi, gấp lo việc công thực đáng khen. Nay truyền dụ Tôn Sĩ Nghị tra xét rõ ràng những người trước đây từng tham gia hanh quân tại Đài Loan, nay lại xin sang An Nam, ngoài so tiền thưởng nêu trên, còn dược thưởng thêm một tháng tiền lương nữa. (Cao Tởỉìg Thực lục q. ì319, tr. 829) [37] Ngày 16 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [11/1/1789] Dụ cho các quân cơ đại than: Trước đây dã mấy lần giáng chỉ cho Phú Cương biết khồng được đích thân đi, chỉ ra lệnh cho Ô Đại Kinh mang binh tiến trước, đe làm the hỗ trợ từ xa cho đạo quân của Tôn Sĩ Nghị. Mới đây nhận được tờ tâu của Tôn Sĩ Nghị báo tin đạo quân Lưỡng Quảng mấy lần chiên thắng, vào ngày 10 tháng 1 1 thu phục thành nhà Lê rồi phong Lê Duy Kỳ làm Quốc vương, như vậy xét về đại cuộc coi như đã on định. Đã ra chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị rang nếu như bọn giặc chạy trốn xa, thì hội ý với Ô Đại Kinh đê đồng thời triệt binh. Bọn Phú Cương chưa nhận được chiếu dụ của Trầm, lại chưa biết được tin đã thu phục thành nhà Lê, nên mới gửi tấu thư này. Hiện tại đại công chỉ đợi ngày hoàn tất, Phú Cương vần còn tham công 73 THANH THỰC LỤC muỗn mạo hiểm tiến sâu. vả lại lộ Vân Nam quân lính không nhiều, đường sá lại xa xôi hiểm trở, vạn nhất đội binh đon độc tiến sâu, bọn giặc vòng phía sau đánh phá cal đường về, không chỉ Phú Cương, Ò Đại Kinh là những viên chức lớn, quan hệ vô cùng, mà cả các võ quan cắp thấp cũng không thê đe sơ suất được. Neu Phú Cương tham công mạo hiểm, đê đen nổi tốn thương đến uy tín quân đội, thì không những không có công mà còn có tội. Nay truyền dụ cho Ò Đại Kinh dọc đường phải hết sức cẩn thận, thăm dò tin tức Tôn Sĩ Nghị đê tiến hoặc dừng đúng lúc, không được liều lĩnh mạo muội. Riêng Phú Cương đã về lới Đô Long rồi thì thôi, nếu vẫn chưa trư vè, thì bat luận nhận được chỉ dụ tại nơi nào cũng phải lập tức đình chỉ việc tiến quân, chọn một địa điểm rộng rãi trọng yếu đóng quân, làm the hỗ trợ từ xa cho Ò Đại Kinh, đồng thời kiểm tra tuyến vận chuyên phía sau các trạm lương thực dọc đường, đê đe phòng quân địch quây đánh chặn đường. (Cao Tông Thực lục ÍỊ. J3J9, Ir. 830-83ỉ) [38] Ngày 19 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [14/1/1789] Dụ cho các quân cơ đại thần: Trước đây Trẫm đã nghĩ sau khi đánh thành nha Lê xong, bọn Nguyễn Huệ sợ tội nên chạy trốn, không đáng để quân lính Thiên triều phải đóng lâu nơi nóng nực hoang dã đê tầm nã kẻ chạy trốn cho thuộc quốc. Đa nhiều lần giáng chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị biết đã đến lúc cân nhắc xử lý. Khi Tôn Sĩ Nghị còng bố tập tấu này, đương nhiên vẫn chưa nhận được chiếu chỉ đã gửi trước. Nay theo lời lâu của Tông đốc: “Thành nhà Lê cách sào huyệt Quảng Nam của giặc hơn 2.000 dặm, mà Lê Duy Kỳ thuộc loại không có khâ năng, không lo liệu được việc đóng thuyền và mướn phu. số lính Tôn Sì Nghị tiếp tục điều, cùng các loại lương thực cũng chưa đưa ra khỏi cửa ải, chờ khi quân lương tập hợp về đủ, lại từ thành nhà Lê tiến quân đánh dẹp, đã đen lúc mùa xuân mưa nhiều. Địa phương An Nam trước nay có nhiều 74 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XIX) khí độc, bệnh tật, sợ quan quân nội địa không quen thủy thô dễ sinh ra bệnh tật thì lại càng không đáng. Nội loạn của An Nam lan này, bọn Nguyễn Huệ đánh chiếm thành nhà Lê, Lô Duy Kỳ không còn một lac đất, quyến thuộc phicu bạt điêu đứng chạy đen cửa ải kêu cứu, thiên triều đã thu xếp yen on cho mẹ, vợ y. Tôn Sĩ Nghị đích thân mang đại binh xuất quan, may lần chicn thitng, chưa đay một tháng đã thư phục ngay được thành nhà Lê, sắc phong Lê Duy Kỳ làm Quốc vương, và đưa quyến thuộc của y trở ve nước. Với cách thức làm cho nước nhỏ đã mat lại còn, như the đã tận thiện tận mỹ, không chỉ ghi vào sử sách, mà còn đủ để vượt lén trên ngàn đời, các ngoại phiên thuộc quốc nghe tin này cũng phải đều cảm sợ. Vì thế khi nhận được lòi tâu của Tôn Sĩ Nghị, liền giáng chí dụ phong cho y tước Công, và thưởng mũ gắn hồng ngọc đê tưởng thưởng công lao, tháng giêng năm sau câu đói cung Trùng Hoa sẽ lay việc bình định An Nam làm đề tài, nguyên vì việc này xử lý cho đến nay, đã đủ đê triệt binh kết thúc. Nếu lúc này muốn tiến sâu truy đuổi tới cùng, mà sào huyệt giặc thì xa xôi hiểm trở, vạn nhất có sự trỏ trệ không bắt nhanh được tên đầu sỏ, sẽ dẫn đến tình trạng muốn rút cũng không rút được. Người giâi quyết việc lớn, cần phai trù hoạch đủ các mặt, kế đưa ra phải vạn loàn, không thể chỉ biết tiến mà không biết thoái. Tôn Sĩ Nghị nên tuân theo chiêu chỉ trước, cân nhắc lình hình, hoặc lien quân sơ sơ tuân sất biên giới, ihay cho Lé Duy Kỳ hoạch định cương vực, thiết lập đồn trạm, thu xếp yèn ôn, dự lệnh cho Quốc vương nước này cố gang tự cường, phái những người có khả năng và tin cẩn đốc suất quân lính nghiêm mật phòng thủ đê dè phòng giặc ngoài. Tôn Sĩ Nghị nên thừa dịp thuận tiện tuần tra biên giới, rút quàn về Lưỡng Quảng, chớ nên triệt thoái từ thành nhà Lê một cách vội vã, khiến giặc có thể biết rõ hư thực, về lộ Vân Nam, vẫn một mặt thòng báo với Phú Cương, Ò Đại Kinh để cùng triệt thoái một lượt. Cho đến hiện giờ Tôn Sĩ Nghị von không cần phải mang quân vào sâu, nhưng theo lời tâu thì các địa phương theo giặc tiếp được hịch văn phần nhiều đã ra theo tới tấp; mà anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ lại không thân thiện hòa thuận nhau; nếu Tôn Sĩ Nghị lại đóng quân tại thành nhà Lê, không tạo thế tiến thủ, e bọn giặc rình dò quan quân không tiến quân đánh dẹp nữa, thì không khỏi có sự nhìn ngó chờ thời dây dưa. Theo ý Trẫm thì trước mắt Tôn Sĩ Nghị nên tiến lên chút ít; Ô Đại Kinh cũng 75 THANH THỰC LỤC mang binh tiến về hướng Quảng Nam, làm the hỗ trợ từ xa cho cánh quân Quảng Tây và vẫn thăm dò tin lức Tôn Sĩ Nghị đe tiến hoặc dìmg. Lại nữa: Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, hỏi rõ thần dân nước này, họ đều nói Nguyễn Nhạc rất hận em trai của y là Nguyễn Huệ, và mỗi lần đánh nhau với đại binh đều là do Nguyễn Huệ. Lời này có được từ Lê Duy Kỳ hay từ các thần dân nước này? Truyền cho Tôn Sĩ Nghị hãy phúc tấu khi gặp lúc thuận tiện. (Cao Tông Thực lục q. 1319, tr. 833-834) [39] Ngày 20 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [15/1/1789] Lại dụ: Trước đây đã từng dụ Tôn Sĩ Nghị rang nếu như Nguyễn Huệ trốn xa, càn phải nhiều thời gian mới đánh bắt được, thì không đáng dùng binh lực nội địa đóng lâu nơi nóng nực hoang dã, lập kế đánh bắt kẻ tron tránh cho thuộc quốc. Hôm qua căn cứ vào lời tâu của Tôn Sĩ Nghị về tình hình đường tới Quảng Nam xa xôi hiểm trở, đại binh khó the tiên ngay để vào sâu được; lại có chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị chỉ can tiến lên chút ít, nếu như Nguyễn Huệ sợ không ra, nhưng cam kết xin hàng, nhận lội càu xin tha thì cũng đủ xong việc; nên thừa dịp thuận tiện tuần tra đồn trạm biên giới, rút quân về Lưỡng Quảng. Nay truyền dụ cho Tôn Vĩnh Thanh lưu tâm thám thính, một khi nhận được tin Tôn Sĩ Nghị triệt binh thì những việc như tiếp tục điều binh, mướn dân phu, mua thêm ngựa, phải đình chỉ tức khắc. (Cao Tông Thực lục q. 1319, tr. 835) [40] Ngày 21 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [16/1/1789] Lại dụ: 76 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu TK XỈX) Hôm qua theo lòi tâu của Tôn Sĩ Nghị, con đường Quảng Nam xa xôi hiếm trở, dại binh khó có thê vào sâu ngay được, đã giáng chí lệnh Tôn Sĩ Nghị chi nên tiến sơ một đoạn rồi tìm cách gọi ra; vạn nhất nếu giặc Nguyễn sợ hãi ra cam kết nhận tội xin hàng, cũng đủ xong việc. Đồng thời dụ cho Tôn Vĩnh Thanh biết, thăm dò tin tức triệt binh của Tòn Sĩ Nghị, đình chỉ ngay những việc như điều thêm dân phu, ngựa. Nay duyệt lời tâu của Tôn Vĩnh Thanh thì nhu càu dân phu cho các trạm quản lý lương thực trại quân cần đến trôn mười vạn người'", tỉnh nhà IQuảng Tâyl khó chuẩn bị thêm nối, tat phải nhờ Quảng Dông phoi hợp giúp đỡ. Xcm tình hình như vậy, từ thành nhà Lê đến Quang Nam đường sá xa xôi, lại có nhiều trở ìigại rat khó xử lý, có lẽ cũng không cần huy động rầm rộ các nơi, gây lắm sự cực nhọc và hao phí. Nay truyền dụ cho Tôn Sĩ Nghị, khi tiếp được chỉ dụ này, neu đã từ thành nhà Lê khởi hành liến binh, cân nhác tuần tra biên giới ngay, thừa dịp thuận tiện triệt binh. Neu vì dân phu lương thực chưa đủ, vẫn chưa tiến lên, Tông đốc càn dụ lệnh Quốc vương cố gang tự cương, thu xếp inọi việc ôn thỏa, tổ chức bicn phòng nghiêm nhặt, thì cũng triệt binh về Lưỡng Quảng. Một mặt báo với quân Vân Nam cũng đồng thời triệt thoái. Tat cả các nơi lại Quảng Đông hiện đang phoi hợp giúp đỡ dân phu, truyền cho Tôn Vĩnh Thanh, Đồ Tát BÓ không can phải xử lý nữa. (Cao Tông Thực lục (Ị. 1319, ư. 836) [41] Ngày 22 tháng Chạp năm Càn Long thứ 53 [ 17/1/17891 Dụ: Việc tranh chấp nội bộ An Nam, bọn Nguyên Huệ công phá thành nha Lê chiếm toàn lãnh thổ, Lé Duy Kỳ không còn một lấc đất, quyến (1) Số liệu “dân phu cho các trạm lurrng đen trên 10 vạn người” từ báo cáo của Tôn Vĩnh Thanh có thể góp tư liệu nghiên cứu về hậu cần, và cũng giúp việc ước lượng quân số trong cuộc hành quân của Tôn Sĩ Nghị.(B) 77 THANH THỰC LỤC thuộc phiêu bạt điêu đứng, gõ cửa ải kéu cứu. Qua lời tâu của Tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh, Trầm nghĩ rang An Nam thần phục bản triều đã hơn một trăm năm het sức cung thuận, nên đặc cách thu xep ôn thỏa chơ mẹ và vợ y. cáp lương ăn và y phục, không còn bị mất chỗ nương dựa. Lại ra lệnh cho Tông đốc Tôn Sĩ Nghị đen ngay nơi biên giới tại Quảng Tây đê thu xếp. Theo lời tàu của Tông đốc đã hịch dụ cho các tran mục cùng bọn Xương dân nước này bó nghịch theo thuận, đồng lòng diệt giặc, so người theo rat đông. Tông đốc lại ra sức gánh vác trọng trách, xin mang quân sang đánh dẹp; Trẫm thấy ý kiên của y rất chính đáng, chap nhận lời thỉnh cầu, đồng thời ra lệnh cho lĩnh Vân Nam cũng tiến quân hội tiễu. Vào ngày 28 tháng 1 1, Tôn Sĩ Nghị hội với Đe đốc Hứa Thế Hanh xuất quân đánh dẹp. Bọn Nguyễn Huệ sai thuộc hạ đóng đồn lại các bờ sông Thọ Xương, Thị cầu, Phú Lương đê mong cản trở, bị quan quân hăng hái dũng cảm đánh giết, may lan chiến thang. Bat song kẻ đã hàng lại phán là Tran Danh Bính đem xử tử. Tại nơi hoang vắng trên sông, dùng mưu ngầm vượt sông khiến giặc kinh sợ tưởng như quan quân từ trên trời nhảy xuống, nghe hơi đà vờ mật, việc làm này phù hợp với chỉ thị của Trầm, xử lý rat hợp thời cơ. Do vậy quan quân ra khỏi cửa ải chưa đầy một tháng đã thu phục đtrợc thành nhà Lê, rồi lập Lê Duy Kỳ làm Quốc vương An Nam, ban cap sắc an, lại hộ tống quyến thuộc trử về nước. Chính sách làm cho nước nhỏ đã mai lại còn đã dĩ đen chỗ lận thiện tận mỹ, công việc coi như xong, có the iriệt binh. Ngay lúc Tôn Sĩ Nghị báo tin, đã ra chỉ dụ rõ ràng tan phong tước Công, thưởng mũ gan hong ngọc đê thưởng công. Hiện nay bọn Nguyễn Huệ chạy về tron tránh lại Quảng Nam, theo lời tàu của Tôn Sĩ Nghị thành nhà Lè cách Quảng Nam trên hai ngàn dặm, đợi thiết lập đài trạm theo tuần tự, sẽ mang binh tiến tới phá sào huyệt giặc. Trẫm nghĩ rang Lê Duy Kỳ bị Nguyễn Huệ đánh đuôi, vận nước cơ hồ diệt vong, nhờ Thiên triều ra tay khôi phục, công ơn lớn him cho sống lại. Nay Lê Duy Kỳ được phong lập trớ lại, ca nhà đoàn tụ. Riêng hang của bọn Nguyền Huệ (uy chưa diệt được, nhưng nơi bọn chúng trốn vốn là đất cũ của Chiêm Thành, không phải là đất của An Nam. Như vậy lãnh tho của nước này đã hoàn toàn thu phục, lý ra không phải phiền đến binh lực Thiên triều đóng lâu nơi chon nóng bức hoang dã đê bat bọn phan loạn, đè phòng ngoại xâm cho thuộc quốc. 78 Quan hệ Thanh - Tây Sơn (cuối TK XVIII - đầu ĨK XIX) Hôm qua theo lời tàu của Tôn Vĩnh Thanh, từ thành nhà Lê đen Quàng Nam, phai thiết lập hon 70 đài trạm, cần đen số phu khoảng hơn 10 vạn tên. Nhưng nghĩ nước này nhỏ hẹp, nhiều khí độc, bệnh tột, gặp mùa xuân mưa mù âm thấp, không chỉ binh phu nội địa dễ nhiễm bệnh tật, mà số phu thuê mướn nhiều trên 10 vạn, thêm quan quân không dưới hai vạn, tuy tất cả lương hướng đều từ nội địa chuyên tới, không một tơ hào lay nhân vật lực của nước này để dùng; Tôn Sĩ Nghị lại nghiêm nhặt ước thúc quân lính không được càn quay. Nhưng xét kỹ e binh phu quá đông, kiêm tra quan sát không het, neu nước này quá lâu thì lòng dân địa phương không khói sinh nghi sợ, thành ra không phải là đạo vỗ về nước nhỏ. Nước ta rộng lớn, từ xưa đến nay chưa bao giờ lớn được như thế, Trẫm lên ngôi đã hơn 50 năm, bình định các xú' Hoi Y Lê'12’, Lưỡng Kim Xuyên mở mang không dưới hai vạn dặm đất đai, vũ cồng hiên hách, thì đát Quang Nam nhỏ bé kia làm sao có thê cậy vào the hiểm trở mà chống cự! Nhưng đau đuôi công việc là do nước An Nam than phục đã lâu. rồi bị thổ tù chiếm đoạt, không thê không chinh phạt để làm công việc nối dòng bị đứt, cứu song lại nước đã mất, không có ý ham lợi về đất đai, lại không có ý muốn bành trướng ham cồng, cùng binh độc vũ,2‘. Nay đại cục An Nam đã định, bọn Nguyễn Huệ sợ tội tron xa bat quá chỉ kéo được hơi làn. hà tất phải vào sâu truy đuôi đến cùng ton kém thì giờ! Hơn nữa đại binh đóng tại đó, có nhiêu điểm không tiện cho nước này, nên rút về gap để tỏ lòng thê tuất. Khi Tôn Sĩ Nghị tiếp được chiếu chí này, nếu chưa khởi binh tiến về Quảng Nam, thì truyền ngay phải lo thu xếp ôn thỏa triệt binh vè Lưỡng Quảng; nếu đã lên đường, đại binh hãy làm cuộc hành quân biên phòng, ra lệnh xếp đặt on thỏa đon trạm, rồi thuận đường rút về. vè lộ quân Vân Nam, cũng truyền cho Tôn Sĩ Nghị bàn với Phú Cương, Ô Dại Kinh để cùng rút một lượt. Mọi sự xử lý của Trầm lần này về việc An Nam lam sống lại nước bị diệt nói dòng kế vị bị đứt, cũng như thương (1) Hồi Y Lê fTri'!/lli. vùng đát phía tây bắc Tân Cương, gồm lưu vực sông Iti. hồ Balkhash (ỉỉalqaỉ kò/i), sa mạc Taldykorgan (Taliliqorgan). Đời Thanh Càn Long, Ui dnxrc kể như vùng dấl rộng lớn với trung tâm là thành Huệ Viền C&ĩ2ĩJHiiiynan), cuối đời Thanh đặt làm phủ. Nay phần lớn vùng Hi thuộc Kazakhstan, một phân nhỏ thuộc Châu Tự trị Kazak Ui, Tán Cương. (B) (2) Cùng binh (lộc \'ữ: dựa vào vũ lực, dụng binh không ngừng. (A) 79 """