🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Hướng Dẫn Dạy Học Các Hoạt Động Giáo Dục Lớp 9 Ebooks Nhóm Zalo BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TAØI LIEÄU HÖÔÙNG DAÃN DAÏY HOÏC 9 CAÙC HOAÏT ÑOÄNG GIAÙO DUÏC LÔÙP (SAÙCH THÖÛ NGHIEÄM) NHAØ XUAÁT BAÛN GIAÙO DUÏC VIEÄT NAM LỜI NÓI ĐẦU Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình Trường học mới Việt Nam sử dụng sách Hướng dẫn học, được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ sách gồm 8 môn học : Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử và Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Hoạt động giáo dục (Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật). Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học được biên soạn trên cơ sở sắp xếp lại nội dung sách giáo khoa hiện hành, giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề để có thể tổ chức dạy học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực. Từ vấn đề cần giải quyết đặt ra ở hoạt động “Khởi động”, học sinh có nhu cầu “Hình thành kiến thức” để giải quyết vấn đề ; “Luyện tập” để thông hiểu và phát triển các kĩ năng ; “Vận dụng” vào thực tiễn và “Tìm tòi mở rộng”. Mỗi hoạt động học của học sinh được thiết kế theo một kĩ thuật dạy học tích cực. Khi tổ chức dạy học trên thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo : Cần linh hoạt, chủ động thay đổi tình huống/câu hỏi/lệnh/nhiệm vụ học tập trong hoạt động “Khởi động” phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của nhà trường, đảm bảo gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh (kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo) ; Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành trong hoạt động “Hình thành kiến thức” (kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng) ; Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được trong hoạt động “Luyện tập” (kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng) ; Đối với hoạt động “Vận dụng” và “Tìm tòi mở rộng”, cần tập trung giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương... ; khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài lớp học (các hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện ; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp). Khi tổ chức dạy học, cần lưu ý rằng việc chia nhóm phải linh hoạt, tuỳ theo nội dung bài học, điều kiện lớp học và cơ sở vật chất, đảm bảo tất cả học sinh được hoạt động học tích cực, tự lực, hiệu quả ; không nhất thiết phải chia nhóm ở tất cả các bài học. Trong trường hợp phòng học không đủ diện tích để bố trí cho học sinh ngồi học theo nhóm, có thể bố trí học sinh ngồi như lớp học truyền thống để thực hiện các bài học với các hình thức hoạt động học cá nhân, cặp đôi, toàn lớp. Trong quá trình biên soạn và triển khai thử nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản hồi và đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện. Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không thể tránh khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Các tác giả bộ sách trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. CÁC TÁC GIẢ 2 PHẦN MỞ ĐẦU Mô hình Trường học mới Việt Nam thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Nội dung các bài học theo Mô hình Trường học mới Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đồng thời phù hợp với việc thực hiện các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh (HS). Tiến trình bài học trong Mô hình Trường học mới Việt Nam được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực như : dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi nghiên cứu, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn… Tuy có những điểm khác nhau nhưng tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung là : từ vấn đề cần giải quyết – HS phải học kiến thức mới, kĩ năng mới để giải quyết vấn đề - vận dụng, mở rộng kiến thức, kĩ năng mới vào thực tiễn. Vì vậy, mỗi bài học trong Mô hình Trường học mới Việt Nam đều được thiết kế theo 5 hoạt động : Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mở rộng. Giáo viên (GV) cần hiểu đúng bản chất của từng hoạt động trong mỗi bài học, trong đó hoạt động cốt lõi là Hình thành kiến thức và Luyện tập để đảm bảo cho tất cả HS phải học được kiến thức mới, luyện được kĩ năng mới theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Cụ thể như sau : Hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân HS, làm bộc lộ “cái” HS đã biết, giúp HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề sắp học để nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết. Vì vậy, các câu hỏi / nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi / vấn đề mở, không cần và không thể có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, GV không cần chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề để HS chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. 3 Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu ; tiến hành thí nghiệm, thực hành ; hoạt động trải nghiệm sáng tạo,... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của HS thể hiện ở các sản phẩm học tập mà HS / nhóm HS hoàn thành, GV cần chốt kiến thức mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng. Hoạt động luyện tập nhằm giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi / bài tập / tình huống / vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, GV có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi / bài tập / tình huống / vấn đề để HS ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời / giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động khởi động”. Hoạt động vận dụng nhằm giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống / vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương. GV cần gợi ý cho HS về những hoạt động, sự vật, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hằng ngày, mô tả yêu cầu về sản phẩm mà HS cần hoàn thành để HS quan tâm thực hiện. Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo thói quen cho HS không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. GV cần giúp HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. “Hoạt động vận dụng” và “Hoạt động tìm tòi mở rộng” không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải thực hiện như nhau. GV cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều HS tham gia một cách tự nguyện, khuyến khích những HS có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. Mỗi hoạt động học của HS trong tiến trình trên phải được tổ chức một cách linh hoạt giữa hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ và toàn lớp. Không nên bố trí HS ngồi theo các nhóm cố định mà phải chia nhóm theo yêu cầu của hoạt động học. Nghĩa là các nhóm học tập nói chung đều được hình thành một cách linh hoạt theo từng nội dung học tập. Nếu là hoạt động cá nhân, cặp đôi và toàn lớp thì không cần và không nên bố trí HS ngồi thành nhóm, nhất là trong điều kiện lớp 4 học không cho phép. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của bài học và việc thiết kế hoạt động của GV. Nhìn chung, quy trình tổ chức mỗi hoạt động học như sau : – Làm việc cá nhân : Trước khi tham gia phối hợp với bạn, cá nhân phải tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận. Tần suất của các hoạt động cá nhân rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các hoạt động khác. – Làm việc theo cặp hoặc theo nhóm : Sau khi học cá nhân, HS cần được hướng dẫn thảo luận với bạn về nội dung học tập. Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp học và nội dung học tập, GV quyết định giao cho HS thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để hoàn thành sản phẩm học tập được giao. Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm chỉ nên có 4 HS. – Làm việc cả lớp : Trong mỗi hoạt động học, sau khi HS làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm, GV tổ chức làm việc chung cả lớp để HS được trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập ; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập của HS ; định hướng hoạt động học tiếp theo ; chốt kiến thức, kĩ năng mới để HS chính thức ghi nhận và vận dụng. Việc lựa chọn hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm hay toàn lớp phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tài liệu Hướng dẫn giáo viên chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, GV không nên luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu. Tuỳ vào tình hình thực tế, GV có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, tạo hứng thú cho HS trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học. Khi tổ chức hoạt động học của HS, GV cần chú ý giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng ; đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm HS làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho từng HS và cả nhóm ; hướng dẫn HS ghi tóm tắt kết quả hoạt động cá nhân và kết quả thảo luận nhóm vào vở ; không được đọc cho HS ghi bài, không yêu cầu HS chép lại toàn bộ nội dung bài học. Khi giúp đỡ HS, GV cần gợi mở để HS tự lực hoàn thành nhiệm vụ ; khuyến khích để HS hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập ; kết hợp nhận xét, đánh giá bằng lời nói. Trong mỗi giờ học, GV cần tranh thủ ghi nhận xét, đánh giá, có thể cho điểm vào vở học của một số HS và luân phiên để mỗi HS được ghi từ 2 – 4 lần trong mỗi học kì thay cho việc kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút trước đây. 5 Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 9 TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 6 Hoạt động giáo dục (HĐGD) là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục trong Mô hình Trường học mới Việt Nam, đó là con đường để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội, hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS. HĐGD có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, hài hoà cho HS. Mỗi nội dung, hình thức HĐGD đều tiềm tàng trong đó những khả năng giáo dục nhất định. Thông qua các HĐGD phong phú, đa dạng, việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn, không áp đặt, khô khan, cứng nhắc. HĐGD tạo cơ hội cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong học tập. Các lĩnh vực HĐGD lớp 9 bao gồm : – Âm nhạc – Mĩ thuật – Thể dục – Hoạt động theo chủ đề (trước đây gọi là Hoạt động ngoài giờ lên lớp) Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta chỉ tập trung vào các lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC HĐGD Âm nhạc nhằm thực hiện mục tiêu môn Âm nhạc lớp 9 bao gồm các nội dung : Học hát, Nhạc lí, Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức – dựa trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn Âm nhạc lớp 9 hiện hành. Theo đó, tài liệu được biên soạn lại thành 4 chủ đề chính, mỗi chủ đề có 4 bài (mỗi bài học trong 1 tiết). Cuối học kì dành một số bài để ôn tập, kiểm tra, tập biểu diễn. Tổng cộng có 16 bài. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT HĐGD Mĩ thuật nhằm thực hiện mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 9, trên cơ sở của chương trình và SGK môn Mĩ thuật lớp 9 hiện hành với các nội dung : Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh theo đề tài và Thường thức mĩ thuật. 7 HĐGD Mĩ thuật lớp 9 được biên soạn lại thành 4 chủ đề, gồm các nội dung gần nhau mang tính tích hợp. Mỗi chủ đề có 4 bài, trong đó có 3 bài dựa vào các bài học trong chương trình, SGK hiện hành ; mục V : Hoạt động ôn tập, đánh giá và phát triển năng lực nằm ở bài 4, quỹ thời gian cụ thể do GV quyết định. Ngoài ra, cuối học kì còn có 1 bài để trưng bày, báo cáo kết quả học tập. Tổng cộng có 16 bài. Các chủ đề trong HĐGD Mĩ thuật lớp 9 được tổ chức xen kẽ giữa lí thuyết và thực hành, tạo cho dạy và học không bị tách rời, HS có thể vận dụng ngay kiến thức, kĩ năng vào bài học theo đặc thù môn Mĩ thuật ở tất cả các hoạt động. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ DỤC HĐGD Thể dục nhằm thực hiện mục tiêu môn Thể dục lớp 9 hiện hành, bao gồm các nội dung : Đội hình đội ngũ, Thể dục phát triển chung, Một số môn điền kinh (Chạy nhảy), Các môn thể thao (Đá cầu, Bóng chuyền, Bóng đá mi ni). Theo đó, tài liệu dựa trên sách giáo viên (SGV) Thể dục 9, được biên soạn thành các chủ đề, mỗi chủ đề thời lượng tối thiểu là 2 bài hoặc nhiều hơn tuỳ theo nội dung. Tổng cộng có 70 bài. Phương pháp và hình thức tổ chức các HĐGD Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục lớp 9 phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của HS trong quá trình hoạt động, tăng cường khả năng tự khám phá và tự đánh giá của mỗi HS. Trong việc tổ chức hoạt động, tuỳ từng thời điểm, HS có thể làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi, làm việc theo nhóm hoặc cả lớp. GV đưa ra các câu hỏi, các yêu cầu cho HS tìm hiểu nội dung và đóng vai trò cố vấn, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ cho các em thực hiện các hoạt động cụ thể và theo dõi sự điều hành trực tiếp của các nhóm trưởng. Từ đó các em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. Thiết kế kế hoạch HĐGD thường có cấu trúc như sau : Tên / Chủ đề hoạt động ……. (Thời lượng …) I - MỤC TIÊU Mục tiêu cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt được sau các hoạt động trong toàn bộ chủ đề. 8 II - NỘI DUNG Ghi những tiêu đề chủ yếu trong chủ đề. III - CHUẨN BỊ Ghi những tài liệu, phương tiện cần thiết của GV và HS phục vụ cho việc thực hiện các nội dung của chủ đề. IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Tiến trình này được vận dụng vào mỗi chủ đề hoặc bài học. Nếu chủ đề có nhiều bài học nhưng chia ra nhiều thời điểm thực hiện cũng vẫn vận dụng tiến trình này. Tiến trình hoạt động theo Mô hình Trường học mới Việt Nam bao gồm các bước sau : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. GV nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực nhận thức, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề. Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề. 9 Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS trình bày kết quả thảo luận với GV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động này yêu cầu HS vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2 (phần B) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Hoạt động này gồm : trình bày, luyện tập, thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng. Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa chữa, hỗ trợ cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học để phát hiện và giải quyết các tình huống / vấn đề trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, ở trong gia đình hoặc ngoài xã hội. Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả HS phải tham gia. Tuy nhiên, GV cần quan tâm, động viên tất cả HS tham gia một cách tự nguyện và khuyến khích những HS có khả năng chia sẻ với các bạn khác trong lớp. Có những trường hợp hoạt động vận dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục tìm hiểu, học hỏi, khám phá. GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu khác hoặc cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng internet để HS tìm đọc thêm. 10 Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời có thể yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực. Lưu ý : Tiến trình 5 bước hoạt động nêu trên không nên cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số lĩnh vực / trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tuỳ theo đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề / bài học, nhất là đối với một số loại hình mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Trong các bài hướng dẫn tổ chức hoạt động theo Mô hình Trường học mới Việt Nam ở phần thứ hai của tài liệu này, GV tham khảo nhưng có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo thêm. VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP Theo Mô hình Trường học mới Việt Nam, việc tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau là rất quan trọng để phát huy tính tự lập, tự tin, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán,… Thường thì sau khi kết thúc mỗi hoạt động có việc đánh giá, các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV sẽ là người đưa ra đánh giá cuối cùng. Hình thức đánh giá rất phong phú, đa dạng. Tuỳ từng lĩnh vực HĐGD cụ thể mà hình thức đánh giá có thể khác nhau song cần hết sức nhẹ nhàng và phù hợp với khả năng của HS lớp 9. Thời điểm tổ chức cho HS đánh giá tốt nhất là sau hoạt động luyện tập hoặc sau hoạt động vận dụng. Như vậy, đánh giá năng lực của HS không chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng mà phải đánh giá dựa trên năng lực đáp ứng các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học, ở trường và trong cộng đồng của mỗi em, trong đó chú ý phần luyện tập và vận dụng. Mức độ đánh giá có thể xếp thành 2 loại : Đạt – Chưa đạt (tương đương với 2 mức độ : Hoàn thành – Chưa hoàn thành). Vào cuối học kì I, GV bộ môn đánh giá tổng hợp từng HS theo các mức : – “Hoàn thành” hoặc “Có nội dung chưa hoàn thành”. – “Đạt” hoặc “Còn hạn chế” hoặc “Cần rèn luyện thêm”. 11 Phần thứ hai HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 9 TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM 12 I HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC LỚP 9 13 CHỦ ĐỀ 1 : MÁI TRƯỜNG (4 bài) I - MỤC TIÊU – HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Bóng dáng một ngôi trường, biết hát kết hợp gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… – HS nắm được sơ lược về quãng, nêu được cấu tạo của giọng Son trưởng. – HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 1 – Cây sáo, tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. – HS nêu được đặc điểm ca khúc thiếu nhi phổ thơ, kể được tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ, hát được 1 – 2 câu trong số các bài hát đó. – Giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy, cô giáo và bạn bè. II - NỘI DUNG – Học hát : Bài Bóng dáng một ngôi trường. – Nhạc lí : Giới thiệu về quãng. – Tập đọc nhạc : Giọng Son trưởng – TĐN số 1. – Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV – Hát, đàn thuần thục bài hát Bóng dáng một ngôi trường, bài TĐN số 1 – Cây sáo. – Tranh ảnh và các tư liệu minh hoạ cho bài Bóng dáng một ngôi trường, tư liệu về sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Lân, tư liệu về ca khúc thiếu nhi phổ thơ. – Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa nhạc. 2. Chuẩn bị của HS – SGK môn Âm nhạc lớp 9, vở ghi bài. – Nhạc cụ gõ : thanh phách, song loan, trống con,... IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 14 Bài 1 HỌC HÁT : BÀI BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG Bóng dáng một ngôi trường 15 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Cả lớp nghe giai điệu và nhận biết tên một số ca khúc viết về mái trường như : Chiều thu nhớ trường, Mái trường mến yêu, Mùa thu ngày khai trường,... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP – GV giới thiệu bài Bóng dáng một ngôi trường (tác giả, nội dung, tranh ảnh minh hoạ). – HS nghe bài hát Bóng dáng một ngôi trường (xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà mình thấy yêu thích hoặc nêu cảm nhận về bài hát. – Cả lớp nghe GV đàn, khởi động giọng hát (do GV chọn hoặc có thể bằng nét giai điệu sau) : – Tập hát từng câu : + Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu thứ nhất, hướng dẫn các em hát đúng những tiếng hát có dấu luyến. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tập hát những câu tiếp theo tương tự. Chú ý : Bài này có đoạn quay lại, đó là khi hát đến ... trong lòng chúng ta rồi quay lại hát tiếp Hát tiếp những bài ca mới… Lòng ta ghi mãi bóng dáng ngôi trường thì mới hết bài. – Tập hát cả bài : + Các nhóm tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện tính chất sôi nổi, nồng nhiệt, tươi trẻ, trong sáng của bài hát. 16 + Một vài nhóm trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. – Củng cố bài hát : + HS tập hát đối đáp và hoà giọng : Người hát Câu hát HS nữ Đã bao mùa thu ... ở chốn đây. HS nam Những cánh chim ... trong lòng chúng ta. Cả lớp Hát mãi bên dòng sông ấy ... bóng dáng ngôi trường. + HS tập hát nối tiếp và hoà giọng : Người hát Câu hát Nhóm 1 Đã bao mùa thu ... ở chốn đây. Nhóm 2 Những cánh chim ... trong lòng chúng ta. Nhóm 3 Hát mãi bên dòng sông ấy … kí ức tuổi thơ. Nhóm 4 Một khúc ca … nhớ đến bây giờ. Cả lớp Hát tiếp những bài ca mới … bóng dáng ngôi trường. + HS tập hát có lĩnh xướng : Người hát Câu hát Lĩnh xướng 1 Đã bao mùa thu ... ở chốn đây. Lĩnh xướng 2 Những cánh chim ... trong lòng chúng ta. Cả lớp Hát mãi bên dòng sông ấy ... bóng dáng ngôi trường. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. – Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn một trong hai hoạt động sau : 17 + Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp vận động theo nhạc : tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát ; tập hát kết hợp vận động theo nhạc. – Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Bóng dáng một ngôi trường trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS về nhà tập vẽ tranh minh hoạ cho bài hát Bóng dáng một ngôi trường. Bài 2 ÔN TẬP BÀI HÁT : BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG NỘI DUNG 1. ÔN TẬP BÀI HÁT : BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS khởi động giọng hoặc tổ chức trò chơi (do GV chọn) cho HS trước khi vào ôn bài hát. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV đệm đàn, HS trình bày bài hát, thể hiện tính chất sôi nổi, nồng nhiệt, tươi trẻ, trong sáng của bài hát. – Các nhóm tự trình bày bài hát theo cách hát nối tiếp và hoà giọng : 18 Người hát Câu hát HS 1 Đã bao mùa thu ... ở chốn đây. HS 2 Những cánh chim ... trong lòng chúng ta. HS 3 Hát mãi bên dòng sông ấy … kí ức tuổi thơ. HS 4 Một khúc ca … nhớ đến bây giờ. Cả nhóm Hát tiếp những bài ca mới ... bóng dáng ngôi trường. – HS trình bày bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. – HS trình bày bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp vận động theo nhạc. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – GV chỉ huy cho các nhóm hát theo gợi ý sau : Người hát Hát với cường độ Câu hát Nhóm 1 Rất nhỏ, thì thầm Đã bao mùa thu ... ở chốn đây. Nhóm 2 Hơi nhỏ Những cánh chim ... trong lòng chúng ta. Nhóm 3 Trung bình Hát mãi bên dòng sông ấy … nhớ đến bây giờ. Nhóm 4 Hơi to Hát tiếp những bài ca mới ... bóng dáng ngôi trường. Có thể để lần lượt từng nhóm hát cả bài, mỗi câu phải thể hiện loại cường độ khác nhau, như gợi ý ở trên. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG – HS tìm thêm một vài bài hát viết về mái trường. – Các nhóm giới thiệu bài vẽ tranh minh hoạ cho bài hát Bóng dáng một ngôi trường đã chuẩn bị ở nhà. 19 NỘI DUNG 2. NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG Lưu ý : Khi dạy về quãng, không nên đi quá sâu vào lí thuyết và không cần dạy về số lượng cung trong các quãng cũng như về quãng trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm mà HS chỉ cần biết thế nào là quãng và cách gọi tên các quãng. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV giới thiệu một ví dụ về một bài hát cụ thể để minh hoạ cho HS biết về quãng. Chẳng hạn, giới thiệu nét giai điệu sau : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Thế nào là quãng ? – Nêu cách gọi tên quãng. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV đàn ví dụ về quãng cho HS nghe để phân biệt các quãng khác nhau. – HS nghe và có thể nói được các quãng đó. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS chỉ ra một số quãng trong bài hát vừa học. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG – HS viết ra một số quãng và đọc các quãng đó. – HS về nhà tìm hiểu trước về ca khúc thiếu nhi phổ thơ. 20 Bài 3 TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ NỘI DUNG 1. GIỌNG SON TRƯỞNG. TĐN SỐ 1 Cây sáo (Trích) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Luyện tập cao độ giọng Son trưởng : 21 – Luyện tập tiết tấu : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Bài TĐN viết ở nhịp nào ? – Bài TĐN có hình nốt nào ? – Tìm các nốt nhạc trong bài TĐN để sắp xếp thành giọng Son trưởng theo đúng thứ tự. – GV đàn từng câu trong bài TĐN, cả lớp nghe và quan sát bản nhạc. – Tập đọc từng câu (từng nét nhạc) : + GV chỉ từng nốt nhạc (theo đúng tiết tấu) trong câu 1 để cả lớp tập đọc (GV có thể đàn giai điệu hỗ trợ). + Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS. + Đọc câu tiếp theo tương tự. – Tập đọc cả bài : + GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hoà theo. + HS đọc cả bài TĐN và gõ đệm theo phách. GV nghe để sửa chỗ sai cho HS. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ đệm theo phách. – Ghép lời ca : + GV đàn giai điệu, HS hát lời bài TĐN, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong hát lời. 22 – Củng cố, kiểm tra : + GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ đệm theo phách : phách 1 gõ mạnh, phách 2 gõ nhẹ. + Các nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Các nhóm tự chọn để trình bày : – Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. – Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 24. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tập chép những nốt nhạc trong 4 ô nhịp cuối của bài TĐN số 1 – Cây sáo. NỘI DUNG 2. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : CA KHÚC THIẾU NHI PHỔ THƠ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi phổ thơ đã học : Bụi phấn (Nhạc : Vũ Hoàng – Thơ : Lê Văn Lộc), Tia nắng, hạt mưa (Nhạc : Khánh Vinh – Thơ : Lệ Bình), Cho con (Nhạc : Phạm Trọng Cầu – Thơ : Tuấn Dũng),… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi : Thế nào là ca khúc phổ thơ ? HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV đệm đàn, HS hát một vài bài hát thiếu nhi phổ thơ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS kể tên một số ca khúc phổ thơ khác mà mình biết. 23 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS cho biết một số cách phổ nhạc từ các bài thơ khác nhau : – Phổ nguyên bài thơ – Phổ có thay đổi chút ít – Thay đổi nhiều lời thơ, đảo lên đảo xuống, bớt hoặc thêm nhiều lời và có sự tham gia khá nhiều của tác giả nhạc (gọi là phỏng thơ). Bài 4 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 : MÁI TRƯỜNG I - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP HS trả lời hoặc thực hiện 1 – 2 câu hỏi và bài tập sau : 1. Câu hỏi Câu hỏi 1. Trong những bài hát dưới đây, bài hát nào là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân ? A. Màu mực tím B. Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác C. Tre ngà bên Lăng Bác D. Cánh én tuổi thơ Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác Câu hỏi 2. Tính chất âm nhạc nào dưới đây phù hợp với bài Bóng dáng một ngôi trường ? A. Tươi trẻ, trong sáng B. Mạnh mẽ, hào hứng C. Trang nghiêm, hùng mạnh D. Tha thiết, đằm thắm Hướng dẫn đánh giá : Đáp án A. Tươi trẻ, trong sáng 24 Câu hỏi 3. Trong giai điệu dưới đây của bài Bóng dáng một ngôi trường, quãng giữa hai nốt nhạc đứng cạnh nhau Đồ – Mi (làm ta) và quãng giữa hai nốt nhạc đứng cạnh nhau Son – Đô (xao xuyến) là quãng mấy ? Hướng dẫn đánh giá : Đáp án : Quãng giữa hai nốt Đồ – Mi (làm ta) là quãng 3. Quãng giữa hai nốt Son – Đô (xao xuyến) là quãng 4. Câu hỏi 4. Cao độ bài TĐN số 1 – Cây sáo có bao nhiêu âm ? A. 3 âm B. 4 âm C. 6 âm D. 7 âm Hướng dẫn đánh giá : Đáp án D. 7 âm 2. Luyện tập Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày một bài thực hành trong số những bài tập sau : Bài tập 1. Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, sử dụng cách hát đối đáp và hoà giọng. Bài tập 2. Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, sử dụng cách hát nối tiếp và hoà giọng. Bài tập 3. Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, sử dụng cách hát có lĩnh xướng. Bài tập 4. Hát bài Bóng dáng một ngôi trường, kết hợp vận động theo nhạc. Bài tập 5. Tập đọc nhạc bài TĐN số 1 – Cây sáo, kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Bài tập 6. Tập đọc nhạc bài TĐN số 1 – Cây sáo, kết hợp đánh nhịp 24. II - HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 1. HS tự đánh giá Các nhóm tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu (×) vào một trong bốn mức độ dưới đây : 25 – Hát : Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ khá Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ yếu – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc ở mức độ tốt Tập đọc nhạc ở mức độ khá Tập đọc nhạc ở mức độ trung bình Tập đọc nhạc ở mức độ yếu 2. HS đánh giá lẫn nhau HS xem phần trình bày của các bạn, nhận xét và đánh giá về các yêu cầu : – Các bạn hát thuộc lời chưa ? Có thể hiện được tình cảm và sắc thái không ? Hát kết hợp với gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động đạt được ở mức độ nào ? – Các bạn đã đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN chưa ? Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp đạt được ở mức độ nào ? 3. GV đánh giá – Bài thực hành số 1, 2, 3, 4 : HS hát thuộc lời, hát có tình cảm và sắc thái, thực hiện đúng cách hát theo yêu cầu. – Bài thực hành số 5, 6 : HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp. III - HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC 1. Nghe nhạc HS nghe hoặc xem video bài Bóng dáng một ngôi trường, một số bài hát khác hoặc trích đoạn 1 – 2 bản nhạc không lời (do GV tự chọn). 2. Hát HS hát bài Bóng dáng một ngôi trường theo một vài cách hát : đối đáp, nối tiếp, hát có lĩnh xướng, hát với số lượng người hát tăng dần,... 3. Biểu diễn HS biểu diễn bài Bóng dáng một ngôi trường với các hình thức : đơn ca, song ca, tốp ca,... 26 CHỦ ĐỀ 2 : ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI (4 bài) I - MỤC TIÊU – HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Nụ cười, biết hát kết hợp gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… – HS nêu được đặc điểm của giọng Mi thứ. Viết được công thức cấu tạo giọng Mi thứ. – HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn, tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm. – HS nêu được khái niệm về hợp âm, phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy. – HS nêu được vài nét về tiểu sử và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Trai-cốp-xki, được nghe một vài tác phẩm của ông. – Giáo dục HS tình cảm lạc quan, sự tin yêu cuộc sống ; tình thân ái hữu nghị giữa thiếu nhi hai nước Việt Nam và Cộng hoà liên bang Nga. II - NỘI DUNG – Học hát : Bài Nụ cười. – Tập đọc nhạc : Giọng Mi thứ – TĐN số 2. – Nhạc lí : Sơ lược về hợp âm. – Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Trai-cốp-xki. III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV – Hát, đàn thuần thục bài hát Nụ cười. – Tranh ảnh và các tư liệu minh hoạ cho bài Nụ cười, tư liệu về sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Trai-cốp-xki và nước Nga. – Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa nhạc. 2. Chuẩn bị của HS – SGK môn Âm nhạc lớp 9, vở ghi bài. – Nhạc cụ gõ : thanh phách, song loan, trống con,... IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 27 Bài 1 HỌC HÁT : BÀI NỤ CƯỜI Nụ cười 28 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Cả lớp nghe giai điệu và nhận biết tên một số bài hát nước ngoài như : Ca-chiu-sa ; Hô-la-hê, Hô-la-hô ; Ở trường cô dạy em thế ; ... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP – GV giới thiệu bài Nụ cười. – HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : + Bài hát Nụ cười của nước nào và do nhạc sĩ nào phỏng dịch lời ? + Nội dung bài hát nói về điều gì và bài hát chia làm mấy đoạn ? – HS nghe bài hát Nụ cười, nêu cảm nhận về bài hát. – HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát. – Tập hát từng câu : + Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu thứ nhất, hướng dẫn các em hát đúng cao độ của từng câu hát. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tập hát những câu tiếp theo tương tự. – Tập hát cả bài : + Các nhóm HS tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện tính chất rộn ràng của bài hát. + Một vài nhóm trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. – Củng cố bài hát : + HS tập hát có lĩnh xướng : Người hát Câu hát Lĩnh xướng nữ Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười … cùng cất tiếng cười. Cả lớp Để làn mây không bay đi xa … xoá nhoà. 29 + HS tập hát đối đáp và hoà giọng : Người hát Câu hát HS nữ Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. HS nam Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời. HS nữ Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui. HS nam Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười. Cả lớp Để làn mây không bay đi xa ... tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. – Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn một trong hai hoạt động sau : + Hát bài Nụ cười, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Nụ cười, kết hợp vận động theo nhạc : tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát ; tập hát kết hợp vận động theo nhạc. – Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Nụ cười trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS kể tên một vài bài hát Nga mà mình biết. Bài 2 ÔN TẬP BÀI HÁT : NỤ CƯỜI TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG MI THỨ - TĐN SỐ 2 NỘI DUNG 1. ÔN TẬP BÀI HÁT : NỤ CƯỜI HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV tổ chức trò chơi cho HS hoặc các hình thức khác do GV tự chọn. 30 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV đệm đàn, HS trình bày bài hát, thể hiện tính chất rộn ràng của bài hát. – Các nhóm trình bày bài hát theo cách hát đối đáp và hoà giọng : Người hát Câu hát HS nữ Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. HS nam Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời. HS nữ Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui. HS nam Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười. Cả lớp Để làn mây không bay đi xa … tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – HS trình bày bài Nụ cười, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. – HS trình bày bài Nụ cười, kết hợp vận động theo nhạc. – Chia làm 4 nhóm thi đua hát bài Nụ cười theo sự điều khiển của GV. Người hát Hát với cường độ Câu hát Nhóm 1 Hơi nhỏ Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Nhóm 2 Rất nhỏ, thì thầm Cầu vồng thêm lung linh bao sắc ánh lên ở khắp trời. Nhóm 3 Trung bình Nụ cười tươi chúng ta cùng chung niềm vui. Nhóm 4 Hơi to Trong cuộc sống đầm ấm yên vui ta cùng cất tiếng cười. Có thể để lần lượt từng nhóm hát cả bài, mỗi câu phải thể hiện loại cường độ khác nhau, như gợi ý ở trên. 31 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS vẽ tranh minh hoạ cho bài hát Nụ cười. NỘI DUNG 2. TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG MI THỨ - TĐN SỐ 2 Nghệ sĩ với cây đàn (Trích bài hát trong phim “Tiếng hát trái tim”) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – Luyện tập cao độ giọng Mi thứ : 2c 1_2 1c 1c 1c c 1c 1c 1_ – Luyện tập cao độ giọng Mi thứ hoà thanh : 2c 1_2c 11_2c 1_2c 1_ 32 – Luyện tập tiết tấu : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Bài TĐN viết ở giọng gì ? – Bài TĐN viết ở nhịp nào ? – Bài TĐN có hình nốt nào ? – Tìm các nốt nhạc trong bài TĐN để sắp xếp thành giọng Mi thứ theo đúng thứ tự. – Bài TĐN có những kí hiệu âm nhạc nào mới ? – Tập đọc từng câu (từng nét nhạc) : + HS chỉ từng nốt nhạc (theo đúng tiết tấu) trong câu 1 để cả lớp tập đọc (GV có thể đàn giai điệu hỗ trợ). + Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS. + Đọc câu tiếp theo tương tự. – Tập đọc cả bài : + GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hoà theo. + HS đọc cả bài TĐN và gõ đệm theo phách. GV nghe để sửa chỗ sai cho HS. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS hoặc xung phong đọc cả bài, gõ đệm theo phách. – Ghép lời ca : + GV đàn giai điệu, HS hát lời bài TĐN, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong hát lời. – Củng cố, kiểm tra : + GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ đệm theo phách, phách 1 gõ mạnh, phách 2, 3 gõ nhẹ. + Các nhóm đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách. 33 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Các nhóm tự chọn để trình bày : – Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. – Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 34. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tập chép những nốt nhạc trong 6 ô nhịp đầu của bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn. Bài 3 ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2 NHẠC LÍ : SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI NỘI DUNG 1. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đàn giai điệu bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn, HS nghe, đọc theo và gõ đệm theo phách. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – Các nhóm đọc nhạc theo hình thức nối tiếp : Người thực hiện Nét nhạc Nhóm 1 Nét nhạc 1 (ô nhịp 1, 2, 3) 34 Nhóm 2 Nét nhạc 2 (ô nhịp 4, 5, 6) Nhóm 3 Nét nhạc 3 (ô nhịp 7, 8, 9, 10) Nhóm 4 Nét nhạc 4 (ô nhịp 11, 12, 13) – HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp gõ đệm theo phách, phách 1 gõ mạnh, phách 2, 3 gõ nhẹ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Các nhóm tự chọn để trình bày : – Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. – Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 34. NỘI DUNG 2. NHẠC LÍ : SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM (Lưu ý : Nội dung về hợp âm tương đối khó, GV chỉ cần giới thiệu cho HS biết thế nào là hợp âm và cấu tạo của hai loại hợp âm là hợp âm ba và hợp âm bảy, kết hợp dùng đàn minh hoạ) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đàn một vài hợp âm cho HS nghe và cho HS quan sát một số hợp âm ba, hợp âm bảy. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Thế nào là hợp âm ? – Cho biết cấu tạo của hợp âm ba và hợp âm bảy. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV đàn một số hợp âm ba và hợp âm bảy cho HS nghe và nói tác dụng của hợp âm trong âm nhạc. 35 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS nghe và phân biệt được hợp âm ba và hợp âm bảy. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS ghi trên khuông nhạc một vài hợp âm ba và hợp âm bảy. NỘI DUNG 3. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ TRAI-CỐP-XKI HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS nghe bài hát Cô gái miền đồng cỏ hoặc một trích đoạn nhạc không lời của Trai-cốp-xki. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK để trả lời : – Nêu vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. – Kể tên một vài tác phẩm của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm thêm thông tin, câu chuyện, hình ảnh và tác phẩm của nhạc sĩ Trai-cốp-xki. Bài 4 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 : ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI I - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP HS trả lời hoặc thực hiện 1 – 2 câu hỏi và bài tập sau : 1. Câu hỏi Câu hỏi 1. Trong những bài hát dưới đây, bài nào không phải là bài hát của nước Nga ? 36 A. Ca-chiu-sa B. Ở trường cô dạy em thế C. Hô-la-hê, Hô-la-hô D. Nụ cười Hướng dẫn đánh giá : Đáp án C. Hô-la-hê, Hô-la-hô Câu hỏi 2. Trong các bài hát dưới đây, bài nào không phải là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên ? A. Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội B. Con chim vành khuyên C. Cánh én tuổi thơ D. Tiếng chuông và ngọn cờ Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Con chim vành khuyên Câu hỏi 3. Bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn được viết ở giọng gì ? A. Son thứ B. La thứ C. Mi thứ D. Rê thứ Hướng dẫn đánh giá : Đáp án C. Mi thứ Câu hỏi 4. Hình tiết tấu dưới đây xuất hiện mấy lần trong bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn ? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần Hướng dẫn đánh giá : Đáp án C. Ba lần Câu hỏi 4. Trong các hợp âm dưới đây, hợp âm nào là hợp âm ba, hợp âm nào là hợp âm bảy ? Hướng dẫn đánh giá : Đáp án : Hợp âm thứ nhất và thứ tư là hợp âm ba ; hợp âm thứ hai và thứ ba là hợp âm bảy. 37 2. Luyện tập Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày một bài thực hành trong số những bài tập sau : Bài tập 1. Hát bài Nụ cười, sử dụng cách hát đối đáp và hoà giọng. Bài tập 2. Hát bài Nụ cười, sử dụng cách hát có lĩnh xướng. Bài tập 3. Hát bài Nụ cười, kết hợp vận động theo nhạc. Bài tập 4. Tập đọc nhạc bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn, kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Bài tập 5. Tập đọc nhạc bài TĐN số 2 – Nghệ sĩ với cây đàn, kết hợp đánh nhịp 34. II - HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 1. HS tự đánh giá HS tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu (×) vào một trong bốn mức độ dưới đây : – Hát : Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ khá Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ yếu – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc ở mức độ tốt Tập đọc nhạc ở mức độ khá Tập đọc nhạc ở mức độ trung bình Tập đọc nhạc ở mức độ yếu 2. HS đánh giá lẫn nhau HS xem phần trình bày của các bạn, nhận xét và đánh giá về các yêu cầu : – Các bạn hát thuộc lời chưa ? Có thể hiện được tình cảm và sắc thái không ? Hát kết hợp với gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động đạt được ở mức độ nào ? – Các bạn đã đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN chưa ? Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp đạt được ở mức độ nào ? 38 3. GV đánh giá – Bài thực hành số 1, 2, 3 : HS hát thuộc lời, hát có tình cảm và sắc thái, thực hiện đúng cách hát theo yêu cầu. – Bài thực hành số 4, 5 : HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp. III - HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC 1. Nghe nhạc HS nghe hoặc xem video một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên hoặc trích đoạn 1 – 2 bản nhạc không lời của nước Nga. 2. Hát HS hát bài Nụ cười theo một vài cách hát : đối đáp, hát có lĩnh xướng. 3. Biểu diễn HS biểu diễn bài Nụ cười với các hình thức : đơn ca, song ca, tốp ca,... 39 CHỦ ĐỀ 3 : NỐI VÒNG TAY LỚN (4 bài) I - MỤC TIÊU – HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Nối vòng tay lớn, biết hát kết hợp gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… – HS nêu được khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng. – HS nêu được đặc điểm của giọng Pha trưởng. Viết được công thức cấu tạo của giọng Pha trưởng. – HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 3 – Lá xanh, tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. – HS biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Nêu cảm nhận của mình khi nghe bài hát Mẹ yêu con. – Giáo dục HS tình đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. II - NỘI DUNG – Học hát : Bài Nối vòng tay lớn. – Nhạc lí : Giới thiệu về dịch giọng. – Tập đọc nhạc : Giọng Pha trưởng - TĐN số 3. – Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con. III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV – Hát, đàn thuần thục bài hát Nối vòng tay lớn, bài TĐN số 3 – Lá xanh và bài hát Mẹ yêu con. – Tranh ảnh và các tư liệu minh hoạ cho bài Nối vòng tay lớn, tư liệu về sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. – Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa nhạc. 2. Chuẩn bị của HS – SGK môn Âm nhạc lớp 9, vở ghi bài. – Nhạc cụ gõ : thanh phách, song loan, trống con,... IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 40 Bài 1 HỌC HÁT : BÀI NỐI VÒNG TAY LỚN Nối vòng tay lớn HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Cho HS nghe bài hát Nối vòng tay lớn (xem video hoặc GV trình bày), nêu những hình ảnh mà mình thấy yêu thích hoặc nêu cảm nhận về bài hát. 41 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP – GV giới thiệu bài hát Nối vòng tay lớn (tác giả, nội dung, tranh ảnh minh hoạ). – GV đàn một số mẫu âm hoặc một nét giai điệu tuỳ chọn để khởi động giọng hát. – Tập hát từng câu : + Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu thứ nhất, hướng dẫn các em hát đúng những tiếng hát có dấu luyến. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tập hát những câu tiếp theo tương tự. – Các nhóm tập hát cả bài : + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện tính chất rộn ràng, vui tươi, trong sáng của bài hát. + Một vài nhóm trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. – Củng cố bài hát : + HS tập hát đối đáp và hoà giọng (lời 2 thực hiện tương tự lời 1) : Người hát Câu hát HS nữ Rừng núi dang tay nối lại biển xa. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. HS nam Mặt đất bao la anh em ta về. HS nữ Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng. HS nam Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam. Cả lớp Cờ nối gió ... và nụ cười nối trên môi. 42 + HS tập hát có lĩnh xướng (lời 2 thực hiện tương tự lời 1) : Người hát Câu hát Lĩnh xướng 1 Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. Lĩnh xướng 2 Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo, từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh. Cả lớp Cờ nối gió ... và nụ cười nối trên môi. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. – Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn một trong hai hoạt động sau : + Hát bài Nối vòng tay lớn, kết hợp gõ đệm. + Hát bài Nối vòng tay lớn, kết hợp vận động theo nhạc : tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát ; tập hát kết hợp vận động theo nhạc. – Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Nối vòng tay lớn trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng. – HS tìm một vài bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà mình biết. Bài 2 NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG PHA TRƯỞNG - TĐN SỐ 3 NỘI DUNG 1. NHẠC LÍ : GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đàn (hoặc hát) cho HS nghe giai điệu một bài hát ở hai giọng cao, thấp khác nhau. HS nghe và phân biệt. 43 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Thế nào là dịch giọng ? – Khi dịch giọng, giai điệu và tiết tấu của bài hát có bị thay đổi không ? – Khi dịch giọng một bài hát thì tính chất trưởng hoặc thứ có thay đổi không ? HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV đàn một vài câu trong bài hát quen thuộc ở giọng Pha trưởng rồi cho HS hát theo. Sau đó, cũng giai điệu bài hát đó, GV đàn ở một giọng khác cao hơn và cho HS hát theo để biết được thế nào là dịch giọng. – GV nêu ví dụ về dịch giọng một bài hát quen thuộc mà HS vừa hát. HS xem để biết được thế nào là dịch giọng. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS biết và vận dụng việc dịch giọng các bài hát cho phù hợp với giọng hát của mình để hát trong sinh hoạt cũng như trong khi biểu diễn ở ngoài nhà trường. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS có thể dịch giọng một số bài hát đã học, hát một số bài hát với các giọng khác nhau. NỘI DUNG 2. TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG PHA TRƯỞNG. TĐN SỐ 3 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – GV đàn cho HS nghe gam Pha trưởng và cho HS nghe lại bài hát Hành khúc tới trường đã học ở lớp 6. – HS luyện đọc gam Pha trưởng : 44 1_ 2c 1_2c – Cho HS xem bản nhạc bài Hành khúc tới trường để HS biết bài hát viết ở giọng Pha trưởng. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Trên hoá biểu của giọng Pha trưởng có dấu hoá gì ? – Nêu cấu tạo của giọng Pha trưởng. – Bài TĐN số 3 viết ở giọng gì, cao độ gồm mấy âm ? – Cả lớp đọc gam Pha trưởng. – Tập đọc từng câu trong bài TĐN số 3 – Lá xanh (GV có thể đàn giai điệu hỗ trợ) : + Cả lớp luyện tập đọc câu 1, GV nghe để sửa chỗ sai cho HS. + Đọc câu tiếp theo tương tự. – Tập đọc cả bài : + GV đàn giai điệu bài TĐN, HS đọc nhạc hoà theo. + HS đọc bài TĐN và gõ đệm theo phách. GV nghe để sửa chỗ sai cho HS. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ đệm theo phách. – Ghép lời ca : + GV đàn giai điệu, HS hát lời bài TĐN, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. + Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong hát lời. – Củng cố, kiểm tra : GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Các nhóm tự chọn để trình bày : – Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. – Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 24. 45 Bài 3 ÔN TẬP BÀI HÁT : NỐI VÒNG TAY LỚN ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT MẸ YÊU CON NỘI DUNG 1. ÔN TẬP BÀI HÁT : NỐI VÒNG TAY LỚN HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS xem video bài Nối vòng tay lớn, HS nghe và vỗ tay nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV đệm đàn, cả lớp trình bày bài hát, thể hiện tính chất rộn ràng, vui tươi, trong sáng của bài hát. – Các nhóm HS trình bày bài hát theo các cách hát khác nhau. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS biểu diễn bài Nối vòng tay lớn, kết hợp vận động theo nhạc. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. NỘI DUNG 2. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 3 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS nghe bài hát Lá xanh. 46 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – Các nhóm đọc nhạc theo hình thức nối tiếp : Người thực hiện Nét nhạc Nhóm 1 Nét nhạc 1 (từ đầu đến nốt La trắng của ô nhịp thứ tư) Nhóm 2 Nét nhạc 2 (tiếp theo đến nốt Pha trắng của ô nhịp thứ tám) Nhóm 3 Nét nhạc 3 (tiếp theo đến nốt Son trắng của ô nhịp thứ mười hai) Nhóm 4 Nét nhạc còn lại, kết thúc ở nốt Pha trắng. – HS đọc nhạc rồi hát lời, kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Các nhóm tự chọn để trình bày : – Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. – Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 24. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tập chép các nốt nhạc trong 4 ô nhịp cuối của bài TĐN số 3 – Lá xanh. NỘI DUNG 3. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT MẸ YÊU CON HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đàn hát đoạn 2 của bài Mẹ yêu con, HS nêu tên bài hát, tác giả. 47 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK, nghe hoặc xem video để trả lời : – Nêu vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. – Kể tên một vài ca khúc thiếu nhi và ca khúc người lớn do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác. GV minh hoạ bằng đàn, hát hoặc cho HS xem video trích đoạn ca khúc của Nguyễn Văn Tý : Con gà trống, Màu áo chú bộ đội, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre,... – Nêu xuất xứ, nội dung bài Mẹ yêu con. GV trình bày hoặc cho HS xem video bài Mẹ yêu con. – Nêu cảm nhận về bài Mẹ yêu con. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HS xem video bài Mẹ yêu con, gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS xung phong hát 1 – 2 câu trong một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm thêm thông tin, câu chuyện, hình ảnh và tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Bài 4 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 : NỐI VÒNG TAY LỚN I - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP HS trả lời hoặc thực hiện 1 – 2 câu hỏi và bài tập sau : 1. Câu hỏi Câu hỏi 1. Trong những bài hát dưới đây, bài hát nào không phải của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ? 48 A. Tiếng ve gọi hè B. Mái trường mến yêu C. Em là bông hồng nhỏ D. Tuổi đời mênh mông Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Mái trường mến yêu Câu hỏi 2. Tính chất âm nhạc nào dưới đây không phù hợp với bài Nối vòng tay lớn ? A. Vui tươi B. Trong sáng C. Tha thiết D. Trang nghiêm Hướng dẫn đánh giá : Đáp án D. Trang nghiêm Câu hỏi 3. Tiết tấu ô nhịp 5, 6 trong bài TĐN số 3 – Lá xanh giống với các ô nhịp nào trong bài ? Hướng dẫn đánh giá : Đáp án : Ô nhịp 9, 10 và ô nhịp 13, 14. Câu hỏi 4. Trong các bài hát dưới đây, bài nào không phải là sáng tác viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ? A. Mẹ đi vắng B. Diễm xưa C. Tuổi đời mênh mông D. Tiếng ve gọi hè Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Diễm xưa 2. Luyện tập Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày một bài thực hành trong số những bài tập sau : Bài tập 1. Hát bài Nối vòng tay lớn, sử dụng cách hát đối đáp và hoà giọng. Bài tập 2. Hát bài Nối vòng tay lớn, sử dụng cách hát nối tiếp và hoà giọng. Bài tập 3. Hát bài Nối vòng tay lớn, sử dụng cách hát có lĩnh xướng. Bài tập 4. Hát bài Nối vòng tay lớn, sử dụng cách hát với số lượng người hát tăng dần. 49 Bài tập 5. Hát bài Nối vòng tay lớn, kết hợp vận động theo nhạc. Bài tập 6. Tập đọc nhạc bài TĐN số 3 – Lá xanh, kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Bài tập 7. Tập đọc nhạc bài TĐN số 3 – Lá xanh, kết hợp đánh nhịp 24. II - HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 1. HS tự đánh giá Các nhóm tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu (×) vào một trong bốn mức độ dưới đây : – Hát : Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ khá Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ yếu – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc ở mức độ tốt Tập đọc nhạc ở mức độ khá Tập đọc nhạc ở mức độ trung bình Tập đọc nhạc ở mức độ yếu 2. HS đánh giá lẫn nhau HS xem phần trình bày của các bạn, nhận xét và đánh giá về các yêu cầu : – Các bạn hát thuộc lời chưa ? Có thể hiện được tình cảm và sắc thái không ? Hát kết hợp với gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động đạt được ở mức độ nào ? – Các bạn đã đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN chưa ? Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp đạt được ở mức độ nào ? 3. GV đánh giá – Bài thực hành số 1, 2, 3, 4, 5 : HS hát thuộc lời, hát có tình cảm và sắc thái, thực hiện đúng cách hát theo yêu cầu. – Bài thực hành số 6, 7 : HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp. 50 III - HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC 1. Nghe nhạc HS nghe hoặc xem video bài Nối vòng tay lớn, Mẹ yêu con hoặc trích đoạn 1 – 2 bản nhạc không lời. 2. Hát HS hát bài Nối vòng tay lớn theo một vài cách hát : đối đáp, nối tiếp, hát có lĩnh xướng, hát với động tác phụ hoạ,... 3. Biểu diễn HS biểu diễn bài Nối vòng tay lớn với các hình thức : đơn ca, song ca, tốp ca,... 51 CHỦ ĐỀ 4 : ÂM NHẠC DÂN TỘC (4 bài) I - MỤC TIÊU – HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Lí kéo chài, biết hát kết hợp gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,… – HS nêu được đặc điểm của giọng Rê thứ. Viết được công thức cấu tạo của giọng Rê thứ. – HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ, tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. – HS kể được tên một số bài hát mang âm hưởng dân ca. – Giáo dục HS biết trân trọng các bài dân ca Việt Nam. II - NỘI DUNG – Học hát : Bài Lí kéo chài. – Tập đọc nhạc : Giọng Rê thứ - TĐN số 4. – Âm nhạc thường thức : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV – Hát, đàn thuần thục bài hát Lí kéo chài, bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ. – Tư liệu về một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. – Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, đĩa nhạc. 2. Chuẩn bị của HS – SGK môn Âm nhạc lớp 9, vở ghi bài. – Nhạc cụ gõ : thanh phách, song loan, trống con,... IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 52 Bài 1 HỌC HÁT : BÀI LÍ KÉO CHÀI Lí kéo chàiHOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS nghe giai điệu và nhận biết tên một số bài Lí ở Nam Bộ như : Lí cây xanh, Lí cây bông, Lí dĩa bánh bò,... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP – GV giới thiệu bài hát Lí kéo chài. – HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : Bài hát là dân ca của vùng miền nào ? – HS nghe bài hát Lí kéo chài, nêu cảm nhận về bài hát. – HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát. 53 – Tập hát từng câu : + Tập hát câu thứ nhất : HS nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu thứ nhất, hướng dẫn các em hát đúng những tiếng hát có dấu luyến. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Tập hát những câu tiếp theo tương tự. – Tập hát cả bài : + Các nhóm tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện tính chất khoẻ mạnh, vui tươi của bài hát. + Một vài nhóm trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. – Củng cố bài hát : + HS tập hát có lĩnh xướng : Người hát Lời hát Lĩnh xướng Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá. Lưới cùng ta vang hát câu ca. Cả lớp Hò ơ. Lĩnh xướng Biển khơi thân thiết với ta. Cả lớp Khoan hỡi khoan hò. Lĩnh xướng Gió to mà mưa lớn. Cả lớp Khoan hỡi khoan hò. Lĩnh xướng Băng qua sóng trào. Cả lớp Ơ hò ơ hò là hò ơ. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. – Hoạt động trong lớp : Các nhóm HS chọn một trong hai hoạt động sau : + Hát bài Lí kéo chài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. 54 + Hát bài Lí kéo chài, kết hợp vận động theo nhạc : tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát ; tập hát kết hợp vận động theo nhạc. – Hoạt động ngoài lớp : HS hát bài Lí kéo chài trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tập đặt lời mới cho bài Lí kéo chài theo chủ đề tự chọn. Bài 2 ÔN TẬP BÀI HÁT : LÍ KÉO CHÀI TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG RÊ THỨ - TĐN SỐ 4 NỘI DUNG 1. ÔN TẬP BÀI HÁT : LÍ KÉO CHÀI HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi do GV tự chọn. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP – GV đệm đàn, các nhóm HS trình bày bài Lí kéo chài, thể hiện tính chất khoẻ mạnh, vui tươi của bài hát : Người hát Lời hát Nhóm 1 Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá. Nhóm 2 Lưới cùng ta vang hát câu ca. Hò ơ. Nhóm 3 Biển khơi thân thiết với ta. Nhóm 4 Khoan hỡi khoan hò. 55 Nhóm 1 Gió to mà mưa lớn. Nhóm 2 Khoan hỡi khoan hò. Nhóm 3 Băng qua sóng trào. Nhóm 4 Ơ hò ơ hò là hò ơ. – HS trình bày bài Lí kéo chài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ ; hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. – HS trình bày bài Lí kéo chài, kết hợp vận động theo nhạc. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG – HS hát lời mới cho bài Lí kéo chài. – Sưu tầm và hát một số bài dân ca Nam Bộ. NỘI DUNG 2. TẬP ĐỌC NHẠC : GIỌNG RÊ THỨ. TĐN SỐ 4 Cánh én tuổi thơ (Trích) 56 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đàn gam Rê trưởng và gam Rê thứ, HS nghe và nêu cảm nhận về giọng thứ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, LUYỆN TẬP – Luyện tập cao độ giọng Rê thứ : 2c 1_2 1c 1c 1c c 1c 1c 1_ – Luyện tập cao độ giọng Rê thứ hoà thanh : 2c1_2c 1_ HS tìm thông tin trong SGK để trả lời : – Nêu khái niệm giọng Rê thứ. – Nêu đặc điểm của giọng Rê thứ hoà thanh. – HS đọc gam Rê thứ và Rê thứ hoà thanh. – HS đọc từng câu trong bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ. – HS đọc cả bài và ghép lời. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS xem bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ để tìm hiểu về giọng Rê thứ hoà thanh, chỉ ra nốt bậc VII thăng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm một số bản nhạc viết ở giọng Rê thứ. 57 Bài 3 ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : MỘT SỐ CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CANỘI DUNG 1. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV đệm đàn, cả lớp hát bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ, vừa hát vừa vỗ tay theo phách. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Nội dung ôn tập, không có hoạt động hình thành kiến thức) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG – GV đệm đàn, HS trình bày bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ, thể hiện tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, trong sáng của bài hát. – Cá nhân, nhóm HS trình bày bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm nghe toàn bộ bài Cánh én tuổi thơ, học và tập biểu diễn bài hát. NỘI DUNG 2. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : MỘT SỐ CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV cho HS nghe, xem video hoặc GV đàn, hát một vài ca khúc mang âm hưởng dân ca. 58 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi : – Thế nào là ca khúc mang âm hưởng dân ca ? – Kể tên một số vùng dân ca của đất nước Việt Nam. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – Sau khi đọc thông tin trong SGK, nghe, xem video, HS nêu cảm nhận về ca khúc mang âm hưởng dân ca. – Kể tên một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. – Hát một vài ca khúc mang âm hưởng dân ca. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS hát các ca khúc mang âm hưởng dân ca trong các sinh hoạt trong và ngoài nhà trường. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm thêm một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. Bài 4 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4 : ÂM NHẠC DÂN TỘC I - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP HS trả lời hoặc thực hiện 1 – 2 câu hỏi và bài tập sau : 1. Câu hỏi Câu hỏi 1. Trong những bài hát dưới đây, bài nào không phải là dân ca Nam Bộ ? A. Lí kéo chài B. Lí cây đa 59 C. Lí cây xanh D. Lí dĩa bánh bò Hướng dẫn đánh giá : Đáp án B. Lí cây đa Câu hỏi 2. Bài Lí kéo chài được sử dụng bao nhiêu âm ? A. 3 âm B. 4 âm C. 5 âm D. 7 âm Hướng dẫn đánh giá : Đáp án C. 5 âm Câu hỏi 3. Bài Lí kéo chài thuộc thể loại bài hát nào ? A. Bài hát nghi lễ, nghi thức B. Bài hát sinh hoạt, vui chơi C. Bài hát lao động D. Bài hát trữ tình, tình ca Hướng dẫn đánh giá : Đáp án C. Bài hát lao động Câu hỏi 4. Trong giọng Rê thứ hoà thanh, nốt được tăng lên nửa cung là ở bậc mấy ? A. Bậc I B. Bậc III C. Bậc V D. Bậc VII Hướng dẫn đánh giá : Đáp án D. Bậc VII 2. Luyện tập Các nhóm từ 4 – 6 HS trình bày một bài thực hành trong số những bài tập sau : Bài tập 1. Hát bài Lí kéo chài, sử dụng cách hát có lĩnh xướng. Bài tập 2. Hát bài Lí kéo chài, kết hợp vận động theo nhạc. Bài tập 3. Tập đọc nhạc bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ, kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Bài tập 4. Tập đọc nhạc bài TĐN số 4 – Cánh én tuổi thơ, kết hợp đánh nhịp 24. II - HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 1. HS tự đánh giá Các nhóm tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu (×) vào một trong bốn mức độ dưới đây : 60 – Hát : Hát ở mức độ tốt Hát ở mức độ khá Hát ở mức độ trung bình Hát ở mức độ yếu – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc ở mức độ tốt Tập đọc nhạc ở mức độ khá Tập đọc nhạc ở mức độ trung bình Tập đọc nhạc ở mức độ yếu 2. HS đánh giá lẫn nhau HS xem phần trình bày của các bạn, nhận xét và đánh giá về các yêu cầu : – Các bạn hát thuộc lời chưa ? Có thể hiện được tình cảm và sắc thái không ? Hát kết hợp với gõ đệm hoặc hát kết hợp vận động đạt được ở mức độ nào ? – Các bạn đã đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN chưa ? Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp đạt được ở mức độ nào ? 3. GV đánh giá – Bài thực hành số 1, 2 : HS hát thuộc lời, hát có tình cảm và sắc thái, thực hiện đúng cách hát theo yêu cầu. – Bài thực hành số 3, 4 : HS đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp. III - HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC 1. Nghe nhạc HS nghe hoặc xem video về các bài hát mang âm hưởng dân ca. 2. Hát HS hát bài Lí kéo chài theo một vài cách hát : đối đáp, hát có lĩnh xướng. 3. Biểu diễn HS biểu diễn bài Lí kéo chài với các hình thức : đơn ca, song ca, tốp ca,... 61 II HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT LỚP 9 62 CHỦ ĐỀ 1 : THỜI TRANG VỚI CUỘC SỐNG (Thời gian : 3 tiết) I - MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề, HS sẽ : – Hiểu được sự đa dạng và phong phú của trang trí thời trang. – Hiểu được phương pháp tạo dáng và trang trí thời trang trên cơ sở hợp lí, thuận tiện, đẹp mắt. – Tạo dáng và trang trí được sản phẩm thời trang (túi xách, trang phục) thông dụng, đẹp, thuận mắt. – Sáng tạo và ứng dụng một số kiểu trang trí phù hợp với sản phẩm (túi xách, trang phục) làm đẹp cuộc sống. – Có ý thức lựa chọn thời trang phù hợp với chính mình ; bước đầu hình thành thẩm mĩ thời trang cá nhân. II - NỘI DUNG – Chủ đề gồm các bài dựa vào nội dung : + Bài 1 (1 tiết) : Tạo dáng và trang trí túi xách (giỏ xách) (Bài 4 – SGK). + Bài 2 (2 tiết) : Tạo dáng và trang trí thời trang (Bài 15 – SGK). – Kiến thức học sinh đã biết liên quan đến chủ đề : + Tạo hoạ tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật (MT7). + Một số bài đã học ở lớp trước : Chép hoạ tiết dân tộc ; Vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục ; Tạo dáng và trang trí ứng dụng ; Trang trí đường diềm ; Màu sắc,… III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV – Tranh, ảnh chụp các kiểu dáng sản phẩm thời trang đẹp (túi xách/ giỏ xách/ trang phục) – Sản phẩm thời trang có tạo dáng khác nhau. – Hình minh hoạ các bước tạo dáng và trang trí. 63 – Một số hoạ tiết trang trí; Tạp chí Thời trang trẻ của Việt Nam và nước ngoài (nếu có điều kiện). – SGK, SGV. – Giấy vẽ, vải, hồ dán, kéo, kim chỉ,… 2. Chuẩn bị của HS – Sưu tầm một số hoạ tiết và sản phẩm thời trang được tạo dáng và trang trí. – Hoạ tiết theo ý thích. – SGK. – Bút, màu, giấy màu, giấy vẽ, vải, kéo, hồ dán, kim chỉ,… IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Bài 1 TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH (1 tiết) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV gợi ý HS nêu hiểu biết về các loại túi xách hoặc các hãng thời trang túi xách nổi tiếng trong nước và thế giới ; sở thích của mình về chiếc túi xách yêu thích,… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Túi xách trong cuộc sống GV tổ chức cho HS trao đổi về các sản phẩm túi xách theo những nội dung : – Nêu sự khác biệt của túi xách theo mục đích sử dụng (túi xách dùng đi chợ, đi chơi, đi làm,…) ; nêu đặc điểm riêng của từng loại túi. – Sự thay đổi của thời trang túi xách qua các thời kì. – Loại, kiểu thời trang túi xách thịnh hành nhất trong năm. – Kiểu dáng túi xách mà em yêu thích. – Rút ra kết luận riêng về thời trang túi xách. 64 2. Tìm hiểu về túi xách Một số mẫu túi xách GV sử dụng các mẫu túi xách trên, yêu cầu HS : – Nhận xét hình dáng của túi xách thuộc loại hình cơ bản nào ? (hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình ống,…) – Nêu đặc điểm chung của túi (quai xách, quai đeo, thân túi, khoá,…). – Tìm cấu trúc, đặc điểm và cách trang trí của túi (hình dáng, chất liệu, hoạ tiết, cách sắp xếp mảng, màu sắc,…) – Các nhóm thảo luận và ghi vắn tắt nội dung tìm hiểu và trình bày kết quả thảo luận. GV củng cố bổ sung (nếu cần) : – Túi xách có nhiều kiểu dáng và được trang trí theo nhiều cách khác nhau. – Túi xách được làm bằng các chất liệu : vải, giả da hoặc đan bằng mây, tre, nan nhựa,… – Trang trí túi xách rất phong phú, các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc được kết hợp với nhau, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, êm dịu, cá tính hoặc nhẹ nhàng. 65 – Túi xách không chỉ là vật dụng cần thiết mà còn làm đẹp cho cuộc sống con người. Do vậy cần được tạo dáng đẹp và tiện dụng. 3. Tìm hiểu cách tạo dáng và trang trí túi xách a) Tạo dáng GV gợi ý HS quan sát trên đồ dùng để nhận biết mỗi kiểu túi có cách tạo dáng khác nhau, nhưng về cơ bản được tiến hành theo các bước sau : Tìm hình dáng chung của túi (túi nằm trong hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông hay hình ống,…). Tìm trục dọc, trục ngang để vẽ hình túi cân xứng. Tìm vị trí và độ dài của quai túi (dài, ngắn hay vừa phải) cho phù hợp với từng loại túi. Gợi ý các bước tạo dáng túi xách b) Trang trí HS quan sát một số mẫu túi xách và nêu nhận xét về cách trang trí túi xách. 66 Một số kiểu trang trí túi xách GV nhấn mạnh : – Có nhiều cách trang trí túi xách: trang trí kín mặt túi, trang trí xung quanh, trang trí ở giữa, trang trí ở trên hoặc phần dưới túi. – Trang trí túi xách phụ thuộc vào : dáng túi xách, chất liệu làm túi, đối tượng sử dụng,… từ đó hình thành ý tưởng trang trí. Tùy theo loại túi, trang trí cho thích hợp. – Túi làm bằng chất liệu giả da thường dùng từ một đến hai màu và ít sử dụng hoạ tiết trang trí. – Túi làm bằng chất liệu vải (túi thổ cẩm, túi vải thông thường) dùng nhiều màu và hoạ tiết. – Túi được đan bằng nan nhựa, mây, tre thường được trang trí theo kĩ thuật đan, tạo hoạ tiết đường diềm, các hình kỷ hà, hình hình học,… – Ngoài ra, túi xách còn được phối hợp với các chất liệu trong trang trí, tạo nên vẻ đẹp đa dạng và phong phú. HS quan sát một số hình ảnh dưới đây và tìm hiểu cách trang trí túi xách : 67 Gợi ý cách trang trí túi xách GV nhấn mạnh : – Trang trí túi xách thường được tiến hành theo các bước sau : + Xác định vị trí trang trí (ở giữa, ở trên hay ở phần dưới túi,…). + Tìm hình mảng trang trí. + Tìm và vẽ hoạ tiết vào hình mảng (hoạ tiết tùy chọn: hoạ tiết hoa lá, hình kỷ hà, hoạ tiết, côn trùng,…). + Vẽ màu theo ý thích sao cho phù hợp với kiểu dáng, chất liệu của túi. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Thực hành HS thực hiện bài tập theo nhóm hoặc cá nhân. Yêu cầu thảo luận về: – Lựa chọn chất liệu làm túi xách: vải, giấy bìa hoặc một số chất liệu khác (nan tre nứa, nan nhựa, lá dừa,…) – Xác định kiểu dáng túi (túi nằm trong hình dáng cơ bản nào: hình tròn, hình chữ nhật hay hình vuông,…) – Cắt, dán tạo hình dáng túi. Sau đó khâu hoặc dán, ghép mảng thân túi, quai túi vào vị trí. – Trên cơ sở hình dáng túi xách đã có, tìm vị trí trang trí cho thích hợp. Thực hiện trang trí. Lưu ý : Bài thực hành có thể vẽ trên giấy hoặc vở. 2. Nhận xét, đánh giá Có thể lựa chọn một trong những cách tổ chức nhận xét, đánh giá sau : * Trình bày sản phẩm theo nhóm/ cá nhân 68 Các nhóm nêu ý tưởng thiết kế và trang trí ; Thảo luận, nhận xét đánh giá sản phẩm trên cơ sở ý tưởng sáng tạo về : – Kiểu dáng thiết kế. – Hoạ tiết, màu sắc trang trí. – Sử dụng và phối hợp các chất liệu trong trang trí. * Trình diễn thời trang túi xách : Các thành viên trong nhóm trình diễn thời trang túi xách. Cử một bạn làm MC thuyết minh, nêu ý tưởng thiết kế sản phẩm, khuyến khích HS phối hợp trang phục với túi xách, phụ kiện vòng, mũ, đồng hồ,… khi trình diễn. Nếu có điều kiện tổ chức trình diễn trên nền nhạc. Các nhóm bình chọn và phân loại kết quả. GV bổ sung ý kiến và rút kinh nghiệm bài học thông qua sản phẩm tạo hình. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS có thể chọn một trong số các hình thức vận dụng sau : – Tự tìm chất liệu, cách thức trang trí để tạo một túi xách cho phù hợp với điều kiện và mục đích sử dụng (dùng đi chơi, đi học hay dùng trong nội trợ) hoặc phục vụ theo lứa tuổi (dùng cho các em nhỏ, bạn bè hay người có tuổi,…). Có thể tận dụng các khối hình hộp (các hộp đựng bánh, kẹo, thuốc,…), hình ống (ống tre, ống bằng giấy, ống nhựa,…), tự sáng tạo, thiết kế và trang trí kiểu túi riêng (túi xách hình đồ vật, con vật, hình hoa lá,…). – Có thể sử dụng hình ảnh tự nhiên (hoa, lá, bướm, chuồn chuồn,…) tạo điểm nhấn trong trang trí túi xách. – Thiết kế túi xách cho các em nhỏ cần đơn giản như sử dụng hình dáng con vật, tạo dáng túi xách theo chủ đề (dáng túi xách hình động vật trên cạn, động vật dưới nước ; dáng túi hình hoa lá…). 69 Một số dáng túi xách (tham khảo) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Thông qua các hình ảnh, tư liệu, internet tìm hiểu về : – Nét độc đáo về kiểu dáng và cách thức trang trí túi xách của một số dân tộc trên thế giới. – Cách thức khai thác và sử dụng chất liệu làm túi xách của một số địa phương (túi xách làm bằng lá dừa, sợi cói, sợi mây,…). – Tạo tập san “Thời trang túi xách” thông qua đồ vật thực, tranh ảnh, lời giới thiệu,... Thực hiện so sánh các sản phẩm thời trang túi xách, tạo thị hiếu thẩm mĩ cá nhân. Ví dụ : STT Tên hãng/ sản phẩm Chất liệu Kiểu dáng Phong cách Hoạ tiết Nhận xét 1 2 … Bài 2 TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG (2 tiết) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV có thể lựa chọn nội dung và hình thức khởi động bài học cho phù hợp. Ví dụ : – Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét các bộ trang phục của các bạn trong lớp. 70 – Trình diễn thời trang. – Giới thiệu hình ảnh trên các tạp chí thời trang (sưu tầm) về một số bộ trang phục dân tộc, trang phục hiện đại,… HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu về thời trang Trên cơ sở tư liệu, tranh ảnh, clip,… về các bộ trang phục, HS thảo luận theo gợi ý sau : – Thời trang là gì ? – Thời trang có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người ? – Sự phát triển của thời trang ngày nay. – Thời trang đối với lứa tuổi, giới tính ; thời trang theo mùa ; thời trang trong các ngày lễ, hội ; thời trang du lịch, picnic,… – Thời trang phục vụ công sở và các ngành nghề khác nhau. – Thời trang của một số dân tộc ở Việt Nam (hoặc trên thế giới). Sau khi các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu, GV tóm tắt, bổ sung : – Thời trang làm cho cuộc sống thêm đẹp, văn minh. Thông qua thời trang, có thể nhận biết được trào lưu thời trang ở một thời điểm. Sự kết hợp giữa trang phục với cách trang điểm, các phụ kiện, túi xách, đồng hồ, vòng,… sẽ tạo nên phong cách thời trang. – Mỗi dân tộc đều có trang phục khác nhau, mang bản sắc văn hoá và vẻ đẹp riêng. Những bộ trang phục thể hiện được vẻ đẹp lứa tuổi, giới tính, phù hợp với thuần phong mĩ tục đều là thời trang đẹp. – Thời trang luôn thay đổi trong cuộc sống. Nhu cầu ăn mặc của con người luôn cần đến những kiểu dáng và cách trang trí trang phục khác nhau phù hợp từng lứa tuổi, từng mùa, từng hoàn cảnh, công việc,... Do vậy thời trang luôn sôi động, hấp dẫn. – Mỗi dân tộc đều có “Quốc phục” – bộ trang phục đặc trưng của đất nước đó – mang bản sắc văn hoá và vẻ đẹp riêng. 71 Bài học này sẽ giới thiệu cách tạo dáng và trang trí thời trang thông qua cách tạo dáng áo/ quần. Từ đó, các em có thể tạo dáng và trang trí trang phục theo ý thích với cách thức tương tự. Trang phục dân tộc Trang phục công sở 2. Cách tạo dáng và trang trí a) Tạo dáng trang phục – Tìm hình dáng chung của trang phục. – Xác định chiều dài, chiều rộng của trang phục. Trang phục học sinh – Kẻ trục và tìm dáng chung của trang phục (tỉ lệ và đường nét các phần chính của trang phục). – Tìm các chi tiết, đường nét cụ thể. – Vẽ dáng cụ thể và điều chỉnh hình dáng chung của trang phục sao cho hợp lí. a) a) b) b) c) c) d) d) Một số gợi ý tạo dáng áo cơ bản (tham khảo) 72 a) a) b) b) c) c) d) Một số dáng áo, quần (tham khảo) Lưu ý : Một số điểm khác biệt của các loại trang phục : + Áo : Vai áo nữ thường hẹp hơn vai áo nam. Phần hông áo nữ thường rộng hơn phần hông áo nam. + Váy : Các số đo cơ bản giống số đo của áo, nhưng sẽ khác nhau ở kiểu dáng và chiều dài (váy dài, váy ngắn, váy bồng,…), do vậy cần điều chỉnh phần chiều dài thân váy cho phù hợp. + Quần : Phần ngang hông quần nữ thường rộng hơn phần ngang hông quần nam ; ống quần có nhiều kiểu (ống rộng, ống búp, ống đứng,…) phụ thuộc ý tưởng người thiết kế. b) Trang trí trang phục – Xác định vị trí trang trí trên trang phục. Sau đó vẽ mảng trang trí. – Vẽ hoạ tiết vào mảng hình trang trí. Có thể vẽ hoạ tiết kín trên mảng hình, trang trí đường diềm ở các vị trí đã xác định. – Chọn hoạ tiết : hình hoa lá, hình các con vật, các mảng hình hình học. 73 Lưu ý : Sắp xếp hình trang trí, chọn hoạ tiết và màu sắc phù hợp với trang phục. Có thể vận dụng cách trang trí cân đối, xen kẽ, hình mảng không đều,… Chọn hoạ tiết cần phù hợp với lứa tuổi. – Vẽ màu : + Màu sắc của nền và màu sắc của hoạ tiết cần hài hoà. + Tùy thuộc vào kiểu dáng trang phục, đối tượng sử dụng (người lớn hay trẻ em), mùa đông hay mùa hè,… mà có cách sắp xếp và lựa chọn hoạ tiết, màu sắc cho thích hợp. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Thực hành HS tham khảo một số dáng trang phục (mẫu thực) trên bài vẽ, tạp chí, sách báo,… Thực hiện bài tập theo nhóm hoặc cá nhân. Một số gợi ý : Tạo trang phục theo chủ đề “Trang phục mùa hè xanh” ; “Trang phục biển” ; “Trang phục tuổi thơ”,… Yêu cầu : Tạo dáng và trang trí một hoặc một bộ áo, váy hoặc quần. Hoạ tiết, màu sắc và chất liệu tùy chọn (có thể sử dụng vải, giấy hoặc phối hợp các chất liệu trong quá trình thực hành). 2. Nhận xét đánh giá Có thể lựa chọn một trong những cách tổ chức nhận xét đánh giá sau : * Trình bày sản phẩm theo nhóm/ cá nhân Các nhóm nêu ý tưởng thiết kế trang phục ; thảo luận, nhận xét đánh giá sản phẩm trên cơ sở ý tưởng sáng tạo trang phục về : – Kiểu dáng thiết kế – Hoạ tiết, màu sắc trang trí – Phối hợp các chất liệu trong trang trí * Trình diễn thời trang (theo chủ đề) Các thành viên trong nhóm trình diễn thời trang, MC thuyết minh, nêu ý tưởng thiết kế sản phẩm của nhóm (có thể tổ chức trình diễn trên nền nhạc. Khuyến khích HS tự phối hợp trang phục với phụ kiện túi xách, vòng, kính,…). 74 Các nhóm bình chọn và phân loại kết quả. GV bổ sung ý kiến và rút kinh nghiệm bài học thông qua sản phẩm/ trình diễn. GV tổ chức nhận xét đánh giá và trưng bày sản phẩm theo gợi ý sau : – Hình dáng trang phục – Chất liệu tạo hình – Trang trí (hoạ tiết, màu sắc) – Ứng dụng của trang phục : + Trang phục dành cho lứa tuổi + Trang phục theo mùa + Trang phục trong ngày lễ, trong công việc,… – Cách thức trình diễn/ trình bày trang phục của mỗi nhóm (trình diễn có sôi nổi, nhiệt tình hay không ? có phối hợp âm nhạc trong quá trình trình diễn ? thuyết minh các bộ trang phục như thế nào ?...) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS có thể lựa chọn một trong các hoạt động sau : Thiết kế trang phục, túi xách, mũ,… từ các hình cơ bản. Ví dụ : từ hình tròn, hình tam giác, hình ống,… tạo vẻ đẹp đồng bộ về màu sắc, hoạ tiết, chất liệu. Phối hợp các chất liệu (vải, giấy, sợi,…) tạo sản phẩm thời trang (trang phục, túi xách, phụ kiện/ vòng,…). Có thể may thử quần/ áo cho bản thân hoặc trang phục cho em nhỏ theo ý thích. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Nhóm/ cá nhân có thể cùng tham gia : – Tìm hiểu sản phẩm của một số hãng thời trang nổi tiếng trong nước và quốc tế. Tìm những điểm chung và sự khác biệt (phong cách, chất liệu, cách thức trang trí,… hoặc những phụ kiện thời trang kèm theo). – Sưu tầm hình ảnh trang phục (áo/ quần, váy, mũ, túi xách), tạo tập san theo chủ đề : 75 + Thời trang theo mùa (xuân, hạ, thu, đông). + Thời trang theo lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi). + Thời trang với các chất liệu (vải, giả da, chất liệu tổng hợp,…). – Cắt các dáng người (bằng bìa cứng) hoặc tạo hình bằng đất nặn, sau đó “khoác” trang phục, phụ kiện cho dáng người, xây dựng hoạt cảnh trình diễn thời trang,… V - HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP GV biên soạn các câu hỏi ôn tập. Câu 1. Hãy nêu các bước tiến hành tạo dáng và trang trí túi xách/ trang phục Câu 2. Theo em, thiết kế túi xách đi làm, đi chợ và đi chơi, giống và khác nhau ở điểm gì ? Câu 3. Khi lựa chọn chất liệu cho trang phục, cần dựa vào những yếu tố nào ? Câu 4. Em hiểu thế nào là thời trang ? Mốt ? Hãy cho biết ý kiến của em về cách sử dụng trang phục được coi là đẹp. Câu 5. Nêu vai trò của thời trang trong cuộc sống. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ 1. Hình thức và nội dung đánh giá của học sinh (tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau). – Dựa trên gợi ý của GV, HS tự xác định yêu cầu và xếp loại; + Ý thức tham gia thảo luận nhóm. + Thực hiện bài luyện tập. + Sự tiến bộ của bản thân. – Đánh giá lẫn nhau trong nhóm, xếp loại kết quả học tập thể hiện trong hoạt động nhóm và bài luyện tập; hướng phát triển năng lực. 76 2. Giáo viên đánh giá. – Hoạt động thảo luận : + Tham gia thảo luận nhóm và thảo luận cả lớp. + Những kiến thức cơ bản đã tiếp thu. + Ý thức và tinh thần tham gia các hoạt động chung – Bài thực hành. + Kết quả bài thực hành. + Sự sáng tạo cá nhân. – Đánh giá chung về mục tiêu phát triển năng lực mĩ thuật của HS. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Có thể lựa chọn một trong các hoạt động sau : 1. Nhóm thực hiện tổ chức trình diễn thời trang trong buổi sinh hoạt lớp/ tổng kết học kì/ cuối năm/ các lễ hội trong năm theo các chủ đề : Dạ hội thời trang ; Thời trang bảo vệ môi trường ; Thời trang mùa hè,… Sáng tạo trong thiết kế các phụ kiện, túi xách, phối hợp trong trình diễn thời trang. 2. Tận dụng vải/ các bộ trang phục, thiết kế/ làm mới các bộ trang phục bằng cách tạo dáng và trang trí thêm, dành tặng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. 3. Tổ chức dạy cắt may đơn giản cho các em nhỏ ; Tạo mẫu áo váy theo ý thích. 77 CHỦ ĐỀ 2 : MĨ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (Thời gian : 3 tiết) I - MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề, học sinh sẽ : – Hiểu một cách sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn thông qua một số công trình tiêu biểu (điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ). – Phân tích được một số loại hình nghệ thuật thời Nguyễn. – Biết sơ lược về một số tác phẩm, công trình mĩ thuật châu Á. – Nhận biết được nét độc đáo của tác phẩm kiến trúc, hội hoạ, đồ hoạ nổi tiếng của một số nước châu Á. II - NỘI DUNG Chủ đề gồm các bài dựa vào nội dung : – Bài 1 (1 tiết) : Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802 – 1945) (Bài 1 – SGK) – Bài 2 (2 tiết) : Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á (Bài 16 – SGK). III - CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV Bài 1 : – Ảnh chụp công trình cố đô Huế. – Tranh, ảnh, tư liệu, băng hình,... (nếu có điều kiện) giới thiệu về mĩ thuật thời Nguyễn. Bài 2, 3 : – Bản đồ thế giới. – Tư liệu, tranh/ ảnh, video,… về mĩ thuật các nước (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia). 2. Chuẩn bị của HS – Tranh, ảnh, bài viết sưu tầm có liên quan đến mĩ thuật thời Nguyễn. – Hình ảnh, thông tin lịch sử liên quan đến mĩ thuật một số nước châu Á. 78 Một số lưu ý khi thực hiện chủ đề này : Chủ đề này có nhiều cơ hội gắn học tập với thực tế, nếu có điều kiện, GV có thể : – Tổ chức cho HS tham quan di tích lịch sử (cố đô Huế ; các chùa như Tây Phương, Trăm Gian, Chân Tiên,…). Thực hiện học tập ngay tại các công trình nghệ thuật cổ. – Thực hiện dự án học tập : Tìm hiểu về mĩ thuật cổ (điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ, đồ hoạ,…) trong nước và ngoài nước. Sau khi kết thúc dự án, có thể tổ chức trình bày kết quả học tập. – Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học theo một số nội dung chính đã gợi ý trong sách hướng dẫn. Các hoạt động học tập cụ thể tuỳ thuộc vào tình hình thực tế học tập của HS. IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN (1802 - 1945) (1 tiết) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV có thể tổ chức cho HS nêu những hiểu biết về mĩ thuật thời Nguyễn thông qua : – Kiến thức lịch sử. – Tư liệu băng hình, video, tranh, ảnh chụp,... về các công trình mĩ thuật thời Nguyễn. – Tìm hiểu về Huế thông qua các bài hát ca ngợi cố đô Huế, các công trình kiến trúc lịch sử, bảo tàng,… Từ đó GV dẫn dắt HS tiếp cận nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Sơ lược bối cảnh lịch sử thời Nguyễn – GV yêu cầu HS tìm hiểu bối cảnh lịch sử thời Nguyễn thông qua thảo luận nhóm, tìm hiểu tư liệu (trong SGK Mĩ thuật, bài 1 : tư liệu lịch sử, băng hình, tranh ảnh), quan sát ĐDDH để có thêm thông tin về một số vấn đề : nội chiến, tôn giáo, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn,… 79 – HS trình bày kết quả thảo luận theo nhóm – GV nhấn mạnh thông tin : – Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô, thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền, chấm dứt nạn cát cứ nội chiến. – Nhà Nguyễn đề cao tư tưởng Nho giáo và tiến hành một số cải cách nông nghiệp như khai hoang, lập đồn điền,… – Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, ít giao tiếp với bên ngoài nên đất nước chậm phát triển và dẫn đến nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp. – Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Bối cảnh lịch sử trên đã ảnh hưởng tới mĩ thuật thời nhà Nguyễn. 2. Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về mĩ thuật thời Nguyễn thông qua thảo luận về một số nội dung : – Sự phát triển, kế thừa của mĩ thuật thời Nguyễn (hoặc có thể liên hệ đến sự tiếp nối liền mạch của lịch sử/ mĩ thuật thời Lý, Trần, Lê với nhà Nguyễn). – Thành tựu của mĩ thuật thời Nguyễn – Những hiểu biết cá nhân khác của HS về mĩ thuật thời Nguyễn. – Sau khi HS trình bày ý kiến, GV nhấn mạnh ý chính sau : Với tất cả 13 đời vua, khởi đầu là vua Gia Long và kết thúc là vua Bảo Đại, mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng, phục vụ hai đối tượng chủ yếu là vua quan và quần chúng nhân dân. Cụ thể : – Phục vụ triều đình : Tập trung xây dựng các cung điện và lăng tẩm cho nhà vua ở Huế với quy mô, tầm cỡ lớn hơn những thời trước đó. – Phục vụ quần chúng nhân dân như chạm khắc trang trí đình làng, tượng ở đền chùa, tranh thờ, tranh dân gian, đồ gốm, đồ thủ công mĩ nghệ. 80