🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Trung Học Phổ Thông Ngữ Văn Tập 1 Ebooks Nhóm Zalo Trang 1 TÀI LIỆU Bồi dưỡng hoc ̣sinh giỏi Môn Ngữvăn THPT Tâp 1 ̣ PHIÊN BẢN MỚI PHẦN MỞ ĐẦU : MỘT VÀI LƯU Ý CHUNG 1. Về phía giáo viên ∙ Lựa chọn nhân tố ∙ Bồi dưỡng học sinh giỏi 2. Về phía học sinh ∙ Yêu cầu cơ bản ∙ Yêu cầu về năng lực tiếp nhận văn bản ∙ Kĩ năng tiếp nhận văn bản Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN I. Tác phẩm văn học 1. Khái niệm. 2. Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể. 3. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học 4. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học Trang 2 5. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học II. Bản chất của văn học 1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống. 2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo. III. Chức năng của văn học 1. Chức năng nhận thức. 2. Chức năng giáo dục. 3. Chức năng thẩm mĩ . 4. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học. IV. Con người trong văn hoc.̣ 1. Đối tượng phản ánh của văn học. 2. Hình tượng văn học. V. Thiên chức nhà văn 1.Thế nào là thiên chức của nhà văn? 2. Bản tính của thiên chức nhà văn. VI. . Yêu cầu đối với người nghê ̣sĩ 1. Yêu cầu thứ nhất: Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo, tìm tòi những đề tài mới, hình thức mới. 2. Yêu cầu thứ hai: Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước cuộc đời. 3. Yêu cầu thứ 3: Nhà văn phải có phong cách riêng. VII. Phong cách sáng tác 1. Khái niệm phong cách sáng tác: 2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật VIII. Nhà văn- Tác phẩm- Bạn đoc̣ 1. Nhà văn và tác phẩm. 2. Bạn đọc. IX. THƠ 1. Thơ là gì? 2. Đặc trưng của thơ. 3. Một tác phẩm thơ có giá trị 4. Tình cảm trong thơ. Trang 3 5. Thơ trong mối quan hệ hiện thực. 6. Sáng tạo trong thơ. 7. Để sáng tạo và lưu giữ một bài thơ hay. X. TÍNH NHẠC, HỌA, ĐIỆN ẢNH, CHẠM KHẮC TRONG THƠ 1. Tính nhạc. 2. Tính họa 3. Điện ảnh. 4. Điêu khắc. XI. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA XII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1. Khái niệm 2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm. 3. Phân loại nhân vật văn học 4. Một số biện pháp xây dựng nhân vật. XIII. TÌNH HUỐNG TRUYỆN. 1. Khái niệm 2. Phân loại. 3. Phương pháp tiếp cận tình huống. XIV. TÁC PHẨM VĂN HỌC CHÂN CHÍNH. 1. Thế nào là tác phẩm văn học chân chính? 2. Yêu cầu của một tác phẩm văn học chân chính XV. GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC 1. Giọng điệu là gì 2. Yêu cầu khi tìm hiểu giọng điệu trong văn học. 3. Yêu cầu khi viết một bài văn về giọng điệu trong văn học. XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1. Chi tiết nghệ thuật là gì? 2. Đặc điểm và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự 3. Cách cảm nhận chi tiết trong tác phẩm tự sự Chương 2 : CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT ( Phần 1 ) CHUYÊN ĐỀ 1 : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM. 1. Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam. 2. Vai trò của văn học dân gian Trang 4 3. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian 4. Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam. CHUYÊN ĐỀ 2 : CA DAO 1. Nhân vật trữ tình 2. Thể thơ. 3. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật 4. Ngôn ngữ 5. Kết cấu 6. Một số biểu tượng, hình ảnh trong ca dao 7. Bi ki ̣ch người phụnữtrong ca dao CHUYÊN ĐỀ 3 : THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI. 1. Đặc trưng thi pháp: hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển. 2. Thiên nhiên trong văn học trung đại. 3. Một thế giới nghệ thuật phi thời gian. 4. Quan niệm con người trong văn chương trung đại. CHUYÊN ĐỀ 4: TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1. Tính quy phạm trong văn học trung đại Viêṭ Nam: 1.1/ Khái niệm 1.2/ Đặc điểm 2. Tính bất quy phạm trong văn học trung đại Viêṭ Nam 2.1/ Khái niệm 2.2/ Đặc điểm 3. Tính quy phạm và bất quy phạm qua một số tác phầm tiêu biểu 4. Đánh giá CHUYÊN ĐỀ 5: HÀO KHÍ ĐÔNG A QUA THƠ THỜI TRẦN 1. Thế nào là hào khí Đông A? 2. Hào khí Đông A trong các tác phẩm: “Tụng giá hoàn kinh sư”, “Thuật hoài”, “Cảm hoài”. CHUYÊN ĐỀ 6 : THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1. Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số 43 Trang 5 2. Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nhàn CHUYÊN ĐỀ 7 : QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HOC VIỆT NẠM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945 1. Khái niệm hiện đại hóa 2. Quá trình hiện đại hóa 3. Sản phẩm của hiện đại hoá văn học CHUYÊN ĐỀ 8 : THƠ MỚI 1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội 2. Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới 3. Đặc điểm nổi bật của Phong trào thơ mới 4. Những đóng góp của phong trào thơ mới 5. Những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 - 1945) CHUYÊN ĐỀ 9 : PHONG CÁCH THƠ XUÂN DIỆU Chuyên đề 10 : GIÁ TRI ̣HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRI ̣NHÂN ĐẠO 1. Khái niệm về giá trị hiện thực 2. Khái niệm giá trị nhân đạo 3. Biểu hiện của giá trị hiện thực trong văn học trung đại 4. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong một số tác phẩm lớp 11 ∙ Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam ∙ Truyện ngắn “Chí Phèo”– Nam Cao. Bổsung nội dung CHUYÊN ĐỀ 11 : CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN I. Chủ nghĩa lãng mạn 1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản: 2. 2. Trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam: II. Chủ nghĩa hiện thực 1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản: 2. Trào lưu hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam III. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong nội dung phản ánh CHUYÊN ĐỀ 12: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT I. Khái quát vềChủ nghĩa hiêṇ thực phê phán 1. Lịch sử hình thành Trang 6 2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo 3. Các nguyên tắc tái hiện đời sống 4. Đặc trưng thi pháp II. Đặc trưng của Chủ nghĩa hiêṇ thực phê phán trong Văn hoc ̣ Viêṭ Nam 1. Sự hình thành 2. Đặc trưng III, ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT 1. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) 2. Các truyện ngắn của Nam Cao Chuyên đề13 : TRÀO LƯU LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 I. Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của trào lưu lãng mạn trong văn học Viêṭ Nam giai đoạn 1930 - 1945 II. Đặc trưng của trào lưu lãng mạn III.Thơ mới 1. Đặc trưng vềnội dung 2. Đặc trưng vềnghệ thuật 3. Những nhà thơ tiêu biểu ∙ Xuân Diệu- Nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới ∙ Hàn Mặc Tử- Hồn thơ phức tạo và bí ẩn của phong trào Thơ mới Chuyên đề 14: VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM : THẠCH LAM NGUYỄN TUÂN A. Văn xuôi lãng mạn Viêṭ Nam B. TÁC GIẢ THẠCH LAM VÀ HAI ĐỨA TRẺ C. TÁC GIẢ NGHUYỄN TUÂN VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Chuyên đề 15 : VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ Chuyên đề 16 :CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945 I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI Trang 7 THẾ KỈ XIX 1. Sự chuyển tiếp chủ nghĩa yêu nước trong buổi giao thời Âu - Á của văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX a/Bối cảnh lịch sử của buổi giao thời Ấu -Á b. Những tác giả tiêu biểu của buổi giao thời Âu - Á cuối thế kỉ XIX: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ, II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 2. Chủ nghĩa yêu nưóc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 MỤC LỤC QUYỂN 2 ( 469 Trang) Chương 1 :KĨ NĂNG ĐƯA LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI VĂN HSG I. Những câu hỏi cho người mới bắt đầu 1. Lý luận văn học là gì? 2. Học lý luận văn học như thế nào? 3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học? 4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học II. Năm nguyên tắc quan trong̣ khi đưa kiến thức lí luâṇ văn hoc̣ vào bài văn nghi ̣luâṇ III. HƯỚNG DẲN HỌC SINH KHAI THÁC DẲN CHỨNG CHO NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐỐI VỚI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA IV. KIẾN THỨC BỔ TRỢ : VẬN DUNG̣ KIẾN THỨC VÀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI THEO GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TỪ NĂM 2018 (Tài liêụ tâp̣ huấn dành cho Giáo viên dạy đội tuyển HSG) Chương 2: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT (Phần 2 ) Chuyên đề17 : NGHI ̣LUẬN Xà HỘI I. Nghi ̣luâṇ xã hội là gì? II. Những yêu cầu khi làm văn Nghi ̣luâṇ xã hội III. Phân loại đềvăn Nghi ̣luâṇ xã hôị IV. Cấu trúc bài văn Nghi ̣luâṇ xã hôị Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí Trang 8 Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng đời sống Dạng 3 : Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm hoặc câu chuyện Dạng 4 : Dạng đề kết hợp hai mặt tốt xấu trong một vấn đề Dạng 5. Dạng đề mang tính chất đối thoại , bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được đặt ra Dạng 6: Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một bức tranh / hình ảnh Tổng hơp̣ 100 dẫn chứng cho bài Nghi ̣luâṇ xã hôị Chuyên đề 18 : KI ̣CH BẢN VĂN HỌC I.Khái quát về ki ̣ ch bản văn học 1. Khái niệm 2. Phân loại kịch. 3. Đặc trưng của kịch II.Một số tác phẩm ki ̣ ch trong chương trình THPT 1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Bi kịch về cái đẹp bị bức tử 2. Hồn Trương Ba , Da Hàng thịt Chuyên đề 19 : KÍ VÀ TÙY BÚT I, Kí 1. Khái niệm 2. Phân loại 3. Đặc trưng của thể loại kí. 4. Những điểm cần lưu ý khi đọc- hiểu tác phẩm kí theo đặc trưng thể loại II, Tùy bút 1. Khái niệm 2. Đặc điểm III. Một số tác phẩm kí, Tùy bút trong chương trình 1. Người lái đò sông Đà 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? Chuyên đề20: TÌNH HUỐNG TRUYỆN (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”) Chuyên đề 21 : PHONG CÁCH CỦA CÁC NHÀ VĂN TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT Chuyên đề22: KHÁM PHÁ LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG VH HIỆN ĐẠI VN I. Khái quát II. Lý tưởng người nghê ̣sĩ trong các tác phẩm đã hoc̣ Trang 9 1. Giai đoạn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 2. Giai đoạn văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: 3. Giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975: III. Kết luận Chuyên đề23 : CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1. Những chi tiết nghê ̣thuật đặc sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai đoạn 1930-1945 ∙ Chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ∙ Chi tiết đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Những chi tiết nghê ̣thuâṭ đặc sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai đoạn 1945 – 1975 ∙ Chi tiết căn buồng Mị nằm và chi tiết tiếng sáo đêm xuân trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ∙ Chi tiết nụ cười và nước mắt , chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. ∙ Chi tiết đôi bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 3. Những chi tiết nghê ̣thuật đặc sắc trong các truyêṇ ngắn Viêṭ Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉXX ∙ Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. ∙ Chi tiết cây si ở đền Ngọc Sơn trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải Chuyên đề24 : GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỬ THI 1945-1975 Chuyên đề25: HÌNH TƯƠNG̣ NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ VĂN 1945-1975 I. Hình tượng người lính trong thơ văn 1945-1975 nói chung II. Hình tượng người lính trong các tác phẩm : Tây Tiến, Rừng Xà nu, Những đứa con trong gia đình Chuyên đề26: NHÂN VẬT NGƯỜI MẸ TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN (Vợ nhặt, Một người Hà Nội , Chiếc thuyền ngoài xa) I. Vềsố phận của nhân vâṭ Trang 10 Cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ Những nỗi đau do chiến tranh II. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người mẹ Giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung Sắc sảo, hiểu đời và trải đời III. Nghê ̣thuật khắc hoạ nhân vâṭ Nghệ thuật miêu tả nhân vật bà cụ Tứ Nghệ thuật miêu tả nhân vật bà Hiền và nhân vật mẹ của Tuất Nghệ thuật miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chài Chuyên đề27: GƯƠNG MẶT ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VĂN Chuyên đề28 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VIỆT NAM NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ MỚI, THƠ CA CÁCH MẠNG (1945-1975) VÀ THƠ CA TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. Những chuyển biến của thơ Viêṭ nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca cách mạng (1945-1975), thơ Viêṭ sau 1975 đến hết thế kỉXX trên bình diêṇ nội dung tư tưởng 1.Những chuyển biến của cảm hứng thơ 2. Những chuyển biến của cái tôi trữ tình trong thơ II. Những chuyển biến của thơ Viêṭ nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca Cách mạng, thơ Viêṭ sau 1975 đến hết thế kỉXX trên bình diện hình thức nghê ̣thuật 1. Những chuyển biến về cấu trúc thơ 2. Sự chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật của thơ Việt 3. Những chuyển biến về hình ảnh thơ 4. Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơ Trang 11 Chuyên đề 29 : VĂN HỌC ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG (Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo) I.Khái quát 1. Những điểm mới của truyện ngắn sau năm 1975 so với giai đoạn trước 2. Điểm mới của thơ trữ tình sau năm 1975 so với giai đoạn trước II.Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa III.Thanh Thảo vàĐàn Ghi ta của Lorca Chuyên đề30 : QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI I. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1945 - 1975 1. Quan niêṃ con người tập thể, đại chúng 2. Quan niêṃ con người sử thi 3. Quan niêṃ con người lí trí, đơn tri ̣ II. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 ĐẾN NAY 1. Con người cá nhân 2. Con người thếsự, đời tư 3. Con người lưỡng diên,̣ phức tạp và bí ẩn Chuyên đề 31 : KHUYNH HƯỚNG THƠ TƯƠNG̣ TRƯNG SIÊU THỰC SAU 1975 I. Vềnôị dung 1 Khuynh hướng thơ đi sâu vào vùng mờ tâm linh, vô thức và những biểu hiêṇ 2 Cái tôi tâm linh, vô thức trong khuynh hướng thơ tương̣ trưng, siêu thực - hành trình của sự kếthừa vàphát triển 3 Những tác giảtiêu biểu II. Vềhình thức thể hiêṇ 1 Từ quan niêṃ mới vềchữvànghĩa của thơ, xu hướng thơ dòng chữ… 2 . Biểu hiện phong phú ở từng nhàthơ Chuyên đề 32 : ĐỘI NGŨSÁNG TÁC THƠ VIỆT NAM SAU 1975 1. Vài nét vềthơ Viêṭ Nam sau 1975 Trang 12 2. Các tác giảtiêu biểu Chương 3 : NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA HỌC SINH GIỎI Nghi ̣luâṇ văn hoc̣ : Bài văn 1: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống. Bài văn 2: Chứng minh nhâṇ định“Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thời đại mới” Bài văn 3 :Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Bài văn 4: Sinh thời Nam Cao đã từng rất tâm đắc với câu nói của một nhà văn Pháp “người ta chỉ xấu xa, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”. Qua sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, Anh chị hãy chứng minh. Bài văn 5: Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý. Bài văn 6: Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú. Nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người Bài văn 7: Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy Bài văn 8:“Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”. Bài văn 9: Nguyễn Tuân cho rằng “mỗi nhà văn là một phu chữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng việc phân tích vẻ đẹp của ngôn từ trong “tuyên ngôn độc lập” của Hồ ChíMinh. Bài văn 10: Bàn về ngôn ngữ nghệ thuật, có người cho rằng lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca. Bằng việc phân tich́ nghệ thuật, sử dụng ngôn từ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài văn 11: Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc, bạn đọc với tác phẩm Chế Lan Viên viết. “Mình là ta đấy, thôi ta vẫn gửi cho mình, Sâu thẳm mình ư lại là ta đấy, Ta gửi cho mình nhen thành nửa cháy, Gửi viên đã con, mình lại dựng lên thành”. Bằng việc phân tích một số tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12, anh chị hãy làm rõ mối quan hệ giữa tác giả và độc giả trong quan niệm trên của Chế Lan Viên. Bài văn 12: So sánh phong cách viết kí của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đà với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bài văn 13 Có ý kiến cho rằng “phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả”. Bằng việc phân tich́tùy bút Người lái đò sông Đà, hãy chứng minh nhận định trên. Bài văn 14 Có ý kiến cho rằng “kí là trần thuật người thật, việc thật”, ý kiến của anh chị về quan niệm này? Bằng việc phân tich́ một tác phẩm văn học lớp 12 hãy bình luận ý kiến trên. Bài văn 15 : “Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một Trang 13 con người”. Nghi ̣luâṇ xã hội: Bài văn 16:NLXH : Phải chăng sống là phải tỏa sáng? Bài văn 17:Phía sau những lời khen… Bài văn 18: Phía sau lời nói dối… Bài văn 19 : Theo đuổi ước mơ…. Bài văn 20: NLXH Hãy sống trọn vẹn nhất. Bài văn 21: Nghị luận về ý nghiã câu chuyện Hai hạt mầm Bài văn 22: Cuộc sống cần những giọt nước mắt. Bài văn 23: Nếu một ngày cuộc sống nhuộm màu đen hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh. Bài văn 24: Nghi ̣luận XH: Tổ quốc trong tôi Bài văn 25: Suy nghĩcủa anh, chị về triết lý nhân sinh rút ra từ bài thơ “Quán hàng phù thủy” Bài văn 26: suy nghĩvề câu chuyện Bóng nắng bóng râm Bài văn 27 : Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống. Bài văn 28: Nghị luận về ý nghĩa đoạn thơ Lá Xanh- Nguyễn SỹĐại Kiến thức bổ trợ1 : Cấu trúc đề thi HSG Ngữ văn Kiến thức bổ trợ2 : Tổng hơp̣ dẫn chứng cho bài NLXH Kiến thức bổ trợ3 : Những nhận định văn học hay CÒN MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐANG SOẠN, DỰ KIẾN SẼ HOÀN THIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI Chuyên đề: Truyện Kiều Chuyên đề:Tố Hữu - Đảng và thơ.Phong cách trữtình - chính tri ̣( Từ ấy, Việt Bắc, Bác ơi ) Chuyên đề: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn(văn học 1945-1975) Chuyên đề: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyêṇ kí chiến tranh (Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu.) Chuyên đề :Chân dung Xuân Quỳnh qua thơ tình (Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, Hoa cỏ may) Chuyên đề: Những áng thiên cổ hùng văn (Nam quốc sơn hà, Bình ngô đaị cáo, Tuyên ngôn độc lập) Chuyên đề: Hình tương̣ tiếng đàn trong văn hoc̣ ( Tìbà hành, Truyện Kiều, Đàn ghi ta của Lorca) Trang 14 PHẦN MỞ ĐẦU MỘT VÀI LƯU Ý CHUNG 1. Vềphía giáo viên 1.1 . Lựa choṇ nhân tố. Đây là bước quan trọng trước khi bắt đầu ôn luyện bồi dưỡng. Bởi vì, cólựa chọn kĩ lưỡng, đúng khả năng, phát hiện tố chất văn chương của các em thìmới hiệu quả trong công tác bồi dưỡng. Trong khi theo xu thế thời đại, các em ngại học văn, người dạy đội tuyển còn phải vừa dạy vừa “dỗ” rất vất vả. Nhưng giáo viên hãy coi đólà thử thách, vươṭ qua đươc̣ sẽ đến thành công. Bước lựa chọn cóthể tiến hành theo cách: Trước hết, giáo viên đứng đội tuyển tìm hiểu lực học môn Ngữ văn THCS của học sinh; đọc kĩcác bài thi kiểm tra thường xuyên trên lớp, các bài thi khảo sát của học sinh. Sau đólựa chọn những bài đạt điểm cao, trình bày rõ ràng, có cảm xúc. Sau đó, giáo viên tiếp tục ra đề kiểm tra riêng nhóm học sinh đã lựa chọn vào đội tuyển. Các bài kiểm tra phải hướng chọn lựa năng lực, kĩnăng học sinh như: Biết nhận diện phân tích dạng đề, kiểu bài; Kĩnăng lập dàn ý, tạo lập văn bản; Kĩnăng trình bày, diễn đạt các luận điểm; Kĩnăng phân tích cảm thụ từng chi tiết trong tác phẩm; Kĩ năng liên hệ so sánh, bình luận, đánh giá… VD: Một số đề kiểm tra năng lực, kĩnăng học sinh qua tác phẩm “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ văn 10): Câu 1. Chữ “thẹn” trong bài thơ “Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão. Bài tập này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ chi tiết trong tác phẩm văn học của học sinh. Học sinh phải lígiải đươc:̣ Tại sao tác giả lại “thẹn”? Các ý nghiã của chữ “thẹn”. Câu 2. Vẻ đẹp người anh hùng trong bài thơ “Thuật hoài” - Phạm Ngũ Lão. Bài tập này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ tác phẩm, các kĩnăng phân tích, so sánh, đánh giá, bình luận của học sinh. Trong quá trình chấm bài, giáo viên chỉ ra những mặt mạnh và yếu qua bài làm của từng học sinh nhằm tạo sự đồng đều trong cách dạy học và tinh thần học tập lẫn nhau của các em. 1.2. Bồi dưỡng hoc̣ sinh giỏi. * Xây dựng kếhoạch dạy vàhoc:̣ Xây dựng kế hoạch ôn luyện bồi dưỡng theo các chuyên đề phù hơp̣ với thời gian dự kiến: Chuyên đề rèn luyện kĩnăng làm văn; Chuyên đề líluận văn học; Chuyên đề nghị luận xã hội; Chuyên đề nghị luận văn học… Tích cực soạn giáo án theo các chuyên đề thật chi tiết, mở rộng nâng cao nhiều kiến thức, hệ thống bài tập phải thật sự phong phú đa dạng. Chấm, chữa bài học sinh cẩn thận và chu đáo sau mỗi chuyên đề giảng dạy. Tạo không khícởi mở, hứng thú cố gắng khẳng định mình trong các bài viết tiếp theo của học sinh. Cung cấp các tài liệu đọc tham khảo cho học sinh hoặc gơị ý tư liệu cho học sinh tìm Trang 15 kiếm và tự tích lũy. * Tiến hành bồi dưỡng theo chuyên đề: Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi khá công phu. Để đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần phối hơp̣ nhịp nhàng, linh hoạt các khâu trong quá trình ôn luyện và học tập trên lớp. Trong dung lương̣ bài viết này, tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm trong việc ra đề và rèn luyện kĩnăng làm văn của học sinh lớp 10. * Đi ̣nh hướng ra đềthi: Việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá, lựa chọn học sinh giỏi. Bởi vì, đề đúng và hay sẽ kích thích hứng thú sáng tạo trong làm bài của học sinh, tránh đi những lối viết sáo mòn, ghi nhớ máy móc kiến thức. Từ đó, giáo viên cóthể đánh giá khách quan, công bằng, chính xác năng lực học sinh. Đề văn hay trước hết phải là một đề văn đúng: Đề văn thể hiện ở lập trường tư tưởng và quan điểm thẩm mĩđúng đắn. Đồng thời, tính đúng đắn còn thể hiện ở việc trích dẫn đúng câu chữ và đúng quy cách; đúng phạm vi kiến thức, đúng mức độ, kiểu bài với những yêu cầu sáng sủa rõ ràng. Đề văn hay là đề không chỉ đúng mà còn phải đủ một số điều kiện như: Đề văn phải “vừa lạ vừa quen”; đề phải có chất văn, phải gây đươc̣ cảm hứng; đề phải phân hóa đươc̣ đối tương. ̣ Với những điều kiện cần và đủ như trên của một đề văn hay, cùng với xu hướng đổi mới của Bộ giáo dục dạy học theo hướng đánh giá năng lực của học sinh, tôi ra đề theo hướng mở: Thứ nhất, tăng cường các đề thi tích hơp̣ gắn liền với thực tiễn đời sống, đặc biệt là đề nghị luận xã hội. Cóthể ra đề với những vấn đề gần gũi với học sinh như tư tưởng đạo đức lối sống, các vấn đề xã hội mang tính thiết yếu, cập nhật như đọc sách, môi trường, bạo lực học đường… Thứ hai, đặc biệt với các đề nghị luận văn học, cần ra đề nhằm đánh giá năng lực cảm thụ, bình luận, đánh giá, so sánh, sáng tạo của học sinh. Cần cóthêm những văn bản tác phẩm ngoài SGK để học sinh vận dụng năng lực đọc hiểu , tích hơp̣ các kiến thức, kĩnăng đã đươc̣ học phát huy tố chất của mình. 2. Vềphía hoc̣ sinh. 2.1. Yêu cầu cơ bản. - Thường xuyên đọc và tích lũy tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên. Làm các bài tập theo chuyên đề ôn luyện, học tập lẫn nhau cùng tiến bộ. - Mở bài, kết bài phải tỏ ra đầu tư để viết hay, sáng tạo, đólà điểm khác biệt giữa bài văn của học sinh giỏi và bài văn của học sinh trung bình. - Thân bài phải có bố cục rõ ràng và hành văn sáng. - Bài viết vừa sâu vừa rộng về kiến thức. - Tỏ ra am hiểu líluận, vận dụng mức độ vào tác phẩm văn học cần làm. - Bài làm phải có sức viết dài, động viên từ ba tờ giấy thi (12 trang) trở lên. Chữ đẹp hoặc dễ đọc, ưa nhìn, không cẩu thả, không đươc̣ sai Tiếng Việt. - Tham khảo những bài viết của các nhà phê bình, các bài văn đạt giải cao mấy năm lại đây, những bài viết hay của T.S Chu Văn Sơn, T.S Phan Huy Dũng...và nhiều người khác. Trang 16 - Không thể áp dụng phương pháp máy móc. Phải chăng, phương pháp tốt nhất là không cần phương pháp? 2.2. Yêu cầu vềnăng lực tiếp nhâṇ văn bản. - Năng lực tiếp nhận văn bản văn học là khả năng nắm bắt đúng thông tin và giá trị của một văn bản văn học. - Tức là trả lời các câu hỏi như: + Văn bản này nói về vấn đề gì? + Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào? + Nó được tác giả thể hiện bằng hình thức nghệ thuật nào độc đáo?... - Năng lực tiếp nhận văn bản còn đươc̣ đánh giá ở khả năng biết cách tiếp nhận văn bản. Nghiãlà biết phân tích, thưởng thức và đánh giá cái hay, cái đẹp của văn bản một cách khoa học, hợp lí, cósức thuyết phục. - Muốn có đươc̣ năng lực tiếp nhận văn bản, cần phải trang bị cả kiến thức, kĩ năng văn học - văn hóa và phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều. a. Vềhệ thống kiến thức cơ bản: * Có kiến thức vềtác phẩm văn hoc:̣ - Kiến thức về tác phẩm là toàn bộ các sáng tác văn học cụ thể mà một HS đọc được trong và ngoài chương trình: những bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, kịch bản văn học, văn nghị luận (nghị luận văn học hoặc chính trị xã hội),... - Kiến thức về tác phẩm là một bộ phận quan trọng nhất của hệ thống kiến thức cơ bản về văn học. Vì nếu không nắm đươc̣ tác phẩm thì coi như mọi kiến thức về văn học đều ít có ý nghia.̃ + Những nhận định về văn học sử hay bất kì một thuật ngữ, khái niệm líluận văn học nào muốn có sức thuyết phục cũng phải dựa vào những tác phẩm văn học cụ thể, sinh động mà khái quát lên. + Mặt khác, cung cấp những kiến thức văn học sử hay líluận văn học trong nhà trường, cũng nhằm để giúp HS hiểu sâu hơn và tốt hơn những tác phẩm văn học cụ thể. - Đối với hê ̣thống kiến thức tác phẩm, cần rèn luyện để đạt đươc̣ các yêu cầu sau: nhiều, chọn lọc, hệ thống và chính xác. + Đọc nhiều thể hiện ở số lượng các văn bản văn học đọc đươc̣ trong quá trình học tập và rèn luyện. Để đươc̣ coi là đọc nhiều, cần đọc mở rộng ra ngoài chương trình và SGK. + Đọc có chọn lọc là nói đến chất lượng của các văn bản văn học đọc đươc. Đọc nhiều ̣ mà không chọn lọc thì không bằng đọc ít hơn mà có chọn lọc. Đọc có chọn lọc tức là đọc một quyển sách thật sự có giá trị. Đọc có chọn lọc gắn liền với đọc kĩ, đọc có suy ngẫm, suy nghĩsâu xa. Trang 17 Nắm kiến thức tác phẩm một cách chọn lọc, trước hết cần nắm vững các tác phẩm đã đươc̣ đưa vào chương trình và SGK (kể cả đọc thêm). Sau đó mới tham khảo mở rộng đến những tác phẩm khác ngoài chương trình. (Tránh tình trạng không thuộc, không nhớ những tác phẩm đã học, lại dẫn ra những tác phẩm đọc đươc̣ ở ngoài chương trình, không tiêu biểu và thiếu tính chọn lọc.) + Đọc có hệ thống đòi hỏi phải biết sắp xếp các tác phẩm đọc đươc̣ theo một hệ thống nào đó. Cóthể xếp theo lịch sử văn học, thể loại hoặc theo các đề tài lớn. Nghiãlà khi đọc một tác phẩm, cần nắm đươc̣ bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời, thể loại và đề tài của mỗi tác phẩm văn học. Khi tìm hiểu một tác phẩm, cần liên hệ đến bối cảnh lịch sử ấy và so sánh với các tác phẩm cùng thời, cũng như các tác phẩm viết cùng đề tài, cùng thể loại ở các giai đoạn khác nhau để thấy vẻ đẹp của chúng. Ví du,̣ khi phân tích hay bình bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù. Bài viết muốn hay, hấp dẫn và phong phú thì phải biết liên hệ, so sánh với nhiều bài thơ cùng viết về trăng ở trong và ngoài nước. Người ta cóthể so sánh với hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, trăng trong ca dao, dân ca, trăng trong thơ Nguyễn Trãi, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,... Người ta cũng so sánh với trăng trong một số thi phẩm cùng thời với bài Ngắm trăng của Bác: trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,... Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá! (Trăng - Xuân Diệu) Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Cũng cóthể so sánh vầng trăng trong bài Ngắm trăng với các bài khác của Nhật kí trong tù và trong những bài thơ Người viết khi ở chiến khu Việt Bắc,... Tóm lại, từ chương trình “khung” của SGK, HS cóthể đọc rộng ra (đọc toàn bộ tác phẩm, đọc các tác phẩm khác của cùng tác giả, đọc các tác phẩm của các tác giả khác cùng thời hoặc cùng đề tài đó,...). * Có hiểu biết chính xác vềtác phẩm: - Trước hết là nắm đươc̣ nội dung tác phẩm: cốt truyện, tính cách nhân vật chính, những tình tiết quan trọng, chi tiết độc đáo,... (tác phẩm tự sự), những câu thơ hay, hình ảnh tinh tế,... (tác phẩm trữ tình - thơ). + Có khi cần chính xác đến cả dấu câu và cách ngắt nhịp đặc biệt. Những dấu câu và ngắt nhịp đặc biệt ở nhiều tác phẩm cụ thể trong khi phân tích, bình giảng cần khai thác hết cái hay, cái đẹp vốn có của tác phẩm văn chương. + Bài viết sẽ thiếu thuyết phục và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lương̣ nếu trích dẫn thơ văn sai, nhất là các tác phẩm đã học trong chương trình, những câu thơ, lời văn nổi Trang 18 tiếng. Như thế, người học phải nhớ nhiều, thuộc nhiều. Nên tích luỹ, ghi chép và hê ̣thống hóa kiến thức tác phẩm theo cách ấy. Làm thế nào để khi bàn về môṭ vấn đề hay viết về môṭ ý nào đó, hay phân tích môṭ câu thơ nào đó, có thể sử dung̣ dẫn chứng môṭ cách linh hoaṭ ở những tác giả khác nhau để thấy tuy cùng viết về một đề tài nhưng cách thể hiện rất đa dạng và phong phú (tuỳ vào yêu cầu của vấn đề mà lựa chọn và huy động một dung lương̣ kiến thức cho phù hơp). ̣ - Thứ hai, phải hiểu đươc,̣ nắm đươc̣ cái hay, cái đẹp, về nôị dung và nghê ̣thuâṭ của những tác phẩm ấy. + Nhất là những tác phẩm đã đươc nghe giảng ̣ trên lớp, sau khi học xong, phải đọng lại đươc̣ những gì đáng nhớ ở tác phẩm ấy (những đoạn thơ, câu thơ hay; những chi tiết, những hình tượng nhân vật đặc sắc,.. kèm theo đólà nhận thức về giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản nhất của tác phẩm). Những kiến thức này đươc̣ cung cấp rất cụ thể và chi tiết qua các giờ đọc văn. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Qua câu thơ, hình ảnh người con gái xứ Huế dần hiện ra với vẻ đẹp thanh cao, tươi mới sau những hàng trúc. Dáng vẻ e ấp, kín đáo thế kia chỉ có thể là hình ảnh cô gái xứ sở thâm trầm, cổ kính này. Nhưng nhiều bạn đọc lại cảm nhận đây là hình ảnh chàng trai. Vì khuôn mặt chữ điền vốn vuông vức, góc cạnh, đi với cây tre cây trúc thường có dáng thẳng, cứng cỏi, tượng trưng cho phẩm chất người quân tử. Có người nói thơ hay là thơ đa nghĩa. Có lẽ câu thơ này của Hàn thi sĩ hay nhờ vẻ bí ẩn trong hình ảnh thơ này. Ở đây ta không chỉ nhìn thấy hình ảnh người con gái Huế đẹp hoàn hảo. Mà qua đó Hàn Mặc Tử đã vẽ cho ta một bức tranh xứ Huế đầy trúc, để giúp ta có thể hình dung ra được xứ Huế, nếu chưa bao giờ có dịp đến nơi đây. Và câu thơ cũng như lời mời gọi vậy… + Ở những tác phẩm đọc thêm, tự đọc, các em cần tự suy nghĩvà xác định lấy theo các yêu cầu trên. b. Kiến thức văn hoc̣ sử. - Văn học sử nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học, bao gồm quá trình phát sinh và phát triển của các xu hướng, trào lưu, tác gia, tác phẩm,... dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định. - Trong nhà trường phổ thông, kiến thức văn học sử thường đươc̣ trình bày thành những bài Khái quát văn học. Trang 19 - Có kiến thức văn học sử vững chắc là cóthể trả lời những câu hỏi khái quát về một nền văn học, một giai đoạn văn học,... Chẳng hạn:. + Văn học Việt Nam có mấy bộ phận? Văn học viết cóthể chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có những tác giả và tác phẩm tiêu biểu nào? Những chủ đề lớn xuyên suốt nền văn học dân tộc là gì? + Nêu những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một nhà văn lớn (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu,...). Nội dung tư tưởng chính trong tác phẩm của nhà văn này là gì? + Hoàn cảnh ra đời của một số tác phẩm lớn (Đại cáo bình Ngô, Truyện Kiều) Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. - Nắm vững văn học sử, HS sẽ tiếp nhận văn học một cách cơ bản, có hệ thống, không phiến diện,... để từ đó có một cách nhìn nhận và đánh giá đúng các tác giả và tác phẩm văn học. Văn học sử cũng giúp cảm nhận, phân tích, đọc - hiểu văn bản văn học sâu hơn, đúng hơn. + Rõ ràng, khi phân tích một tác phẩm nào đó, cần xem xét không chỉ những yếu tố trong văn bản mà còn phải căn cứ thêm nhiều yếu tố khác ngoài văn bản, như cuộc đời nhà văn, bối cảnh lịch sử, xã hội, gia đình, bạn bè,... đã góp phần hình thành tư tưởng nhà văn đó như thế nào, rồi hoàn cảnh sáng tác một tác phẩm cụ thể,... Những kiến thức ấy đều do văn học sử cung cấp. + Vídụ, phân tích bài thơ Ngắm trăng trong tập Nhật kí trong tù của Hồ ChíMinh: Ở đây, ngoài việc phân tích cái hay, cái đẹp của văn bản, từ văn bản, trong từng câu chữ, ý tứ của bài thơ, nếu chúng ta lại đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của toàn tập thơ, soi rọi nội dung và nghệ thuật bài thơ từ phong cách chung của toàn bộ tập Nhật kí trong tù, rồi lại liên hệ với những sáng tác của các nhà thơ khác ở cùng một giai đoạn, cùng viết về trăng,... chúng ta sẽ cảm nhận bài thơ sâu sắc hơn, thấm thía hơn. c. Kiến thức lí luâṇ văn hoc.̣ - Líluận văn học nghiên cứu bản chất, chức năng xã hôị và chức năng thẩm mĩ, cũng như những quy luâṭ của sáng tác văn hoc̣, xây dựng phương pháp luâṇ nghiên cứu văn hoc̣ và phương pháp phân tích tác phẩm văn học,... líluận văn học đươc̣ thể hiện bằng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm. - Các thuật ngữ, khái niệm này có ở : + Bất kìbài đọc văn nào trên lớp, + Hoặc ở một số bài líluận văn học giới thiệu, tổng kết về cách đọc các thể loại như đọc truyện và tiểu thuyết, đọc thơ, đọc kịch, đọc văn nghị luận (lớp 11); + Vấn đề Các giá trị văn học và Tiếp nhận văn học, Phong cách văn học và Quá trình văn học (lớp 12). Chẳng hạn, những thuật ngữ như đề tài, chủ đề, hình tượng, tự sự, trữ tình, anh hùng Trang 20 ca, điển hình, hư cấu, tiểu thuyết, lãng mạn, ước lệ, tượng trưng,... - Trong quá trình tích luỹkiến thức líluận văn học, để vận dụng vào bài làm đươc̣ tốt, cần chú ý hai điểm sau đây: + Môt ḷ à, bao giờ cũng đặt ra các câu hỏi xung quanh vấn đề và thuật ngữ khái niệm líluận văn học mà đang cần tìm hiểu. Ví dụ, khi gặp các thuật ngữ chủ đề, đề tài hay nhân vật, hãy tự đặt ra và tìm cách lí giải các câu hỏi như: . Thế nào là đề tài? Thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học? . Đề tài khác với chủ đề ở chỗ nào? Đề tài và chủ đề có ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học? . Nhân vật trong tác phẩm văn học có những loại nào? Tại sao lại chia ra các loại nhân vật như thế? . Chia như thế để làm gì và có ý nghĩa gì trong việc phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học? 🡪Sâu sắc hơn nữa, cóthể đặt ra các câu hỏi như: . Nhân vật trong truyện cổ dân gian có những đặc điểm gì? . Loại nhân vật ấy có gì khác so với những nhân vật trong các tác phẩm văn học hiện đại? . Tại sao loại nhân vật này miêu tả theo lối tả thực, nhân vật kia lại miêu tả theo lối ước lệ, tượng trưng?,.. + Hai là, để hình thành và củng cố các kiến thức líluận đươc̣ vững chắc, cần gắn các kiến thức ấy với tác phẩm văn học cụ thể, liên hệ, đối chiếu để làm sáng tỏ những hiểu biết của mình về líluận văn học qua các hình tương̣ văn học cụ thể, sinh động, tránh lí luận chung chung, khô khan, trừu tượng. d. Kiến thức văn hóa tổng hơp. ̣ - Để có năng lực tiếp nhận, còn cần trang bị rất nhiều kiến thức văn hóa phổ thông cơ bản khác. + Những kiến thức phổ thông như lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu,... và những tập quán văn hóa khác nhau ở những vùng miền khác nhau có vai trò rất to lớn đối với việc tiếp nhận văn bản văn học. + Tất nhiên, những kiến thức này chỉ yêu cầu ở một mức độ vừa phải, đúng với tâm lí lứa tuổi và trình độ của cấp học. - Nhà văn lớn bao giờ cũng đồng thời là nhà văn hóa. Tác phẩm văn học lớn là sự kết tinh của những giá trị văn hóa tổng hơp. ̣ + Trước những áng văn hay, những tác phẩm văn học lớn, người đọc, người tiếp nhận, Trang 21 phân tích và bình giá tác phẩm văn học cũng phải nâng mình lên “ngang tầm” hoặc ít ra cũng rèn luyện để có một vốn liếng “văn hóa tổng hơp̣ ” khá phong phú thìmới cóthể hiểu đúng, cảm nhận đúng để nhờ đó nói đúng, viết hay về tác phẩm văn học. + Nhà thơ W. Whitman đã từng khẳng định: “Những tác phẩm lớn cần những độc giả lớn”. Độc giả lớn ở đây chính là những độc giả có vốn văn hóa cao, có nhiều hiểu biết. - Để có vốn văn hóa tổng hơp, ̣ cần biết vận dụng các tri thức của nhiều môn học khác như lịch sử, địa lí, mĩthuật (nhạc, họa), kể cả kiến thức từ các môn khoa học tự nhiên và đặc biệt là qua các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) như internet, truyền hình, báo chí, sách vở,... - Ngoài ra, người cảm thụ tác phẩm cũng rất cần những hiểu biết về chính trị - đời sống, những kinh nghiệm và sự từng trải cá nhân. + Trong thực tế rất nhiều HS không biết đèo Ngang thuộc tỉnh nào, nằm ở vị trí nào, không biết các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai, sông Hương, sông Đà... chảy qua những đâu, không có những hiểu biết sơ giản về những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam cũng như của thế giới, như thế khólòng hiểu đươc̣ tác phẩm. + Văn học là một môn nghệ thuật, nó có quan hệ đến nhiều nghệ thuật khác, cho nên những hiểu biết về âm nhạc, hội họa, điện ảnh,... nhất là biết đến các danh nhân và các kiệt tác nghệ thuật cũng hết sức cần thiết. 2.3. Kĩ năng tiếp nhâṇ văn bản. - Ngoài việc nắm vững kiến thức, cần rèn luyện để có cách thức tiếp nhận văn bản văn học. Kĩnăng tiếp nhận văn học thể hiện ở khả năng biết cảm thụ, nhận biết, chỉ ra và lígiải đươc̣ cái hay, cái đẹp của văn bản văn học một cách chính xác, độc đáo, giàu sức thuyết phục. - Văn bản văn học là một loại văn bản đặc biệt. Nó phản ánh cuộc sống, con người thông qua phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Muốn hiểu đươc̣ cái hay, cái đẹp về nội dung của văn bản văn học trước hết người đọc phải thông qua ngôn từ, vươṭ qua đươc̣ bức tường ngôn ngữ và thấy đươc̣ tác dụng của các hình thức nghệ thuật đươc̣ sử dụng trong văn bản. - Như thế, muốn hiểu văn bản văn học, muốn mở cánh cửa bước vào thế giới hình tương̣ của tác phẩm, phải biết cách; phải rèn luyện nhiều để có kĩnăng tiếp nhận loại văn bản này. * Môṭ số lưu ý vềkĩ năng và cách thức tiếp nhâṇ văn bản văn hoc:̣ - Nguyên tắc hàng đầu của tiếp nhận văn bản văn học là không được thoát li văn bản - không được suy diễn một cách tuỳ tiện, thiếu cơ sở - mà phải dựa vào câu chữ và các biểu hiện hình thức của văn bản. + Cái hay cái đẹp của nội dung phải đươc̣ phân tích, chỉ ra, thưởng thức và đánh giá thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. Trang 22 + Trong quá trình luyện tập phân tích, cảm thụ văn bản văn học, cần nắm đươc̣ các hình thức nghệ thuật mà nhà văn thường vận dụng để tạo nên hình tương̣ văn học và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. + Các hình thức này không nhiều, nó giống như hệ thống chữ cái trong một ngôn ngữ. Với tiếng Việt chỉ cần 24 chữ cái chúng ta cóthể ghép lại thành vô số các từ, ngữ, câu văn,... khác nhau. Nhà văn khi tạo nên tác phẩm của mình cũng dựa trên một số yếu tố hình thức nghệ thuật nhất định. - Một số yếu tố cơ bản mà bất kì nhà văn nào cũng phải sử dụng. Nghiãlà khi đọc - hiểu, phân tích, cảm nhận văn bản văn học phải dựa vào các yếu tố này để chỉ ra thông điệp nội dung và ý nghiã của văn bản đó. Các yếu tố đólà: + Ngữâm: vần điệu, thanh điệu, nhịp điệu. + Từ ngữ, hình ảnh, các phép tu từ. + Không gian vàthời gian. + Nhân vât:̣ nhân vật trong tác phẩm văn xuôi và trong tác phẩm trữ tình. + Cốt truyên:̣ tình huống truyện, các biến cố và cách tổ chức biến cố. + Chi tiết. + Đăc̣ điểm lời văn. + Bút pháp miêu tả: tả người và tả cảnh, tả ngoại hình và tả nội tâm,... Mỗi văn bản văn học đươc̣ viết theo một thể loại nào đó và thể loại ấy sẽ "buộc" tác giả lựa chọn một số yếu tố hình thức nghệ thuật phù hơp̣ nêu trên để thể hiện nội dung. - Quy trình phân tích, cảm thụ (tiếp nhận) một văn bản văn học rất đạ dạng và phong phú, tuy nhiên trong nhà trường phổ thông, trước hết, HS cần rèn luyện theo quy trình ba bước mà nhiều người đã tổng kết (thường gọi là quy trình tổng - phân - hợp): + Bước 1 : Xác định và nêu cảm nhận chung về văn bản đươc̣ phân tích. + Bước 2: Phân tích chi tiết bằng việc đi sâu vào các hình thức nghệ thuật đặc sắc của văn bản để chỉ ra nội dung tiềm ẩn trong đó nhằm làm sáng tỏ cảm nhận chung ở bước 1. + Bước 3: Tổng hơp, ̣ khái quát lại những phân tích cụ thể ở bước 2 để nêu lên nhận xét, đánh giá về giá trị, những nét độc đáo của văn bản đươc̣ phân tích. * Môṭ số sai sót cần tránh trong phân tích văn bản văn hoc:̣ - Kể lại cốt truyêṇ và diêñ xuôi nôị dung bài thơ. Phân tích tác phẩm Chí Phèo nhưng người viết lại chỉ tập trung kể lại câu chuyện trong đó như là bản tóm tắt tác phẩm; hoặc phân tích bài thơ Tây Tiến thìdiễn xuôi nội dung bài thơ ấy thành văn xuôi. - Không nắm đươc̣ nôị dung cu ̣thể của tác phẩm (không đọc hoặc nhớ không chính xác) dẫn đến tình trạng lẫn lộn tên nhân vật, các chi tiết, tên tác phẩm và trích dẫn thơ sai,... - Chỉnêu nôị dung không thấy vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Trang 23 - Tách nôị dung ra khỏi nghê ̣thuâṭ, không thấy mối liên hệ và không chỉ ra nội dung từ các hình thức nghệ thuật. Bài viết thường để gần cuối mới nói về nghệ thuật một cách chung chung, chẳng liên quan gìđến những nội dung vừa nêu ở phần trên. - Suy diêñ cứng nhắc, gương̣ ép, thâṃ chí thô thiển về nội dung, ý nghiã cũng như tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong văn bản. Nắm chắc cách thức phân tích, cảm nhận văn bản văn học sau đóluyện tập nhiều sẽ tránh đươc̣ những sai sót vừa nêu. Chương 1 :TỔNG HƠP̣ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN ---------------------------------------- I. TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1. Khái niêm. ̣ - Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tinh̃ cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tương̣ nghệ thuật. - Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghia,̃ nó cósự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau. 2. Tác phẩm văn hoc̣ là môṭ hê ̣thống chỉnh thể. Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học đươc̣ xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiêt như tâm hồn và thể xác. - Nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo đươc̣ biểu hiện qua nhân vật. - Hình thức: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại. 3. Nôị dung vàhình thức của tác phẩm văn hoc.̣ a. Nôị dung của tác phẩm văn hoc.̣ Trang 24 * Khái niêm. ̣ - Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đólà mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tương̣ đời sống đươc̣ phản ánh. Đó vừa là cuộc sống đươc̣ ý thức, vừa là đánh giá - cảm xúc đối với cuộc sống đó. - Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tương̣ của đời sống đươc̣ khai thác bằng nghệ thuật, đươc̣ chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, đươc̣ xuyên suốt bằng vòng tư tưởng của tác giả. (Gulaiép) * Các khái niêṃ thuôc̣ vềnôị dung. - Đềtài: Là phạm vi cuộc sống đươc̣ nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Vídụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân. - Chủ đề: Là nội dung cuộc sống đươc̣ phản ánh trong tác phẩm. Vídụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ siêu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào, quan lại. Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản cóthể có nhiều chủ đề. - Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người đươc̣ thể hiện trong tác phẩm. Vídụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ. - Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đólà những trạng thái tâm hồn, cảm xúc đươc̣ thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản. Vídụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có cảm hứng yêu thương, căm giận. b. Hình thức tác phẩm. * Khái niêm. ̣ - Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. - Hình thức đươc̣ xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hơp̣ với sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. - Hình thức của tác phẩm văn học đươc̣ xây dựng bằng sự tổng hơp̣ sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất * Các khái niêṃ vềhình thức của tác phẩm văn hoc.̣ Trang 25 - Ngôn từ: Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học. Nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản. Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu và mang tính cá thể. Có ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; chân quê của Nguyễn Bính… - Kết cấu: Là sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghia.̃ Bất kể văn bản văn học nào cũng đều phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu phải phù hơp̣ với nội dung. + Có kết cấu hoành tráng với nội dung. + Có kết cấu đầy bất ngờ của truyện cười. + Có kết cấu mở theo dòng suy nghĩcủa tùy bút, tạp văn. - Thểloại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hơp̣ với nội dung văn bản. Vídụ: Diễn tả cảm xúc cóthể loại thơ; Kể diễn biến, mối quan hệ của cuộc sống, con người cóthể loại truyện; Miêu tả xung đột gay gắt cóthể loại kịch; Thể hiện suy nghĩtrước cuộc sống, con người cóthể loại kí… 4. Ý nghĩa quan trong̣ của nôị dung vàhình thức tác phẩm văn hoc.̣ - Văn bản văn học cần cósự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Đây là ý nghiã vô cùng quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm. - Trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợ giữa nội dung và hình thức. - Trong đời sống văn chương có những văn bản đạt nội dung coi nhẹ hình thức và ngươc̣ lại. Chúng ta cần biết điều này khi tìm hiểu và phân tích văn bản. 5. Mối quan hê ̣giữa nôị dung và hình thức tác phẩm văn hoc̣ Nội dung và hình thức vốn là một phạm trùtriết học cóliên quan đến mọi hiện tương̣ trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung đươc thể hiện qua ̣ một hình thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngươc̣ lại. Tác phẩm nghệ thuật là một hiện tương̣ xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khắng khít với nhau. Nói về một tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Ở một chỗ khác, ông viết Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó ra khỏi nội dung, có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại, tách nội dung khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức. Trang 26 Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức đươc̣ biểu hiên ở 2 mặt: nội dung quyết định hình thức và hình thức phù hơp̣ nội dung. Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức bao giờ cũng thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau. Nói như Bi-ê-lin-xki: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Sự gắn bó này là kết quả sáng tạo chứa đựng tài năng và tâm huyết của nhà văn. Và những tác phẩm văn học có giá trị lớn thìcàng chứng tỏ sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức. Nhà văn Nga, Lê-ô-nôp khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện của tác phẩm văn học: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, nhân vật, kết cấu, thể loại,.... (số từ trong văn Nam Cao, từ chỉ cảm giác trong văn Thạch Lam). Trong quan hệ nội dung - hình thức ở tác phẩm văn học thìnội dung bao giờ cũng quyết định hình thức, quyết định sự lựa chọn phương tiện, phương thức sáng tạo tác phẩm. Tất cả những yếu tố hình thức như ngôn ngữ kết cấu, thể loại,... đều nhằm phục vụ tốt nhất cho chức năng bộc lộ sinh động và sâu sắc của nội dung tác phẩm. Tuy nhiên, hình thức cũng cótính độc lập nhất định. Nótác động trở lại với nội dung. Nó đòi hỏi nhà văn phải có sự tìm tòi, trăn trở để sáng tạo nên những gi có giá trị nghệ thuật cao nhất. Và một khi tìm đươc̣ phương tiện và phương thức phù hơp̣ nhất thìnhững phương tiện, phương thức này phát huy tối đa giá trị của chúng và mang lại giá trị vô giá cho tác phẩm. Như vậy, một tác phẩm văn học có đứng vững đươc̣ trong lòng người hay không chính là nhờtài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Phải qua bàn tay nhào nặn tài hoa của nhà văn, mỗi tác phẩm mới thực sự là một công trình sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là một thứ sáng tạo tinh thần. Nó không sản xuất theo dây chuyền công nghệ mà phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩlà người quyết định sự ra đời của tác phẩm. Và tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật chỉ khi lao độn của nghệ sĩđúng là lao động sáng tạo. Nhà văn cóvai trò quan trọng trong quy trình sáng tạo. Mỗi nhà văn là một thế giới khác nhau, tạo nên sự phong phú cho nền văn học, cho sự đa dạng của các cá tính nghệ thuật. Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình công phu bởi nó đòi hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghệ sĩ. Đólà công việc không chỉ đổ mồ hôi mà thậm chícòn đổ cả máu và nước mắt. Có người nghệ sĩcả đời chung đúc để viết một tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trong một khoảnh khắc một tác phẩm ra đời. Sự sáng tạo trong văn chương không cho phép người nghê sĩchân chính dẫm lên đường mòn hay đi theo con đường của người khác. Nam Cao đã từng nói “ Văn chương ..chưa có”. “Văn học nằm ngoài những định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê đrin). Tác phẩm văn học đã ghi nhận những sáng tạo của người nghệ sĩvà khẳng định nó bằng những giá trị bất tử của mình. II. BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC. 1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuôc̣ sống. Trang 27 Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đã từng vívăn học và cuộc sống như thần Ăng Tê và Đất Mẹ. Thần trở nên vô địch khi đặt hai chân lên Đất Mẹ cũng như văn học chỉ cường tráng và dũng mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chất hiện thực. Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức đươc̣ tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống. Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi đươc̣ những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sơị dây hiện thực mỏng manh mà vô cùng bền chắc. Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kìlạ của thiên hạ thìkhông thể làm thơ đươc̣ ” chính là khẳng định vai trò của hiện thực cuộc sống đối với thơ nói riêng vả văn học nói chung. Nếu văn chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh đươc̣ nữa. Chế Lan Viên đã từng thấm thía vấn đề này: “Tôi đóng cửa phòng văn hìhục viết Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày” Văn chương của người nghệ sĩsẽ có gìnếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩphản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thìtác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? Không phải như vậy. 2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo. Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học, là điều kiện tiên quyết của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: “Nghệ thuật vừa giống vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống cuộc đời thì đólà nghệ thuật mị đời. Còn nếu hoàn toàn không giống cuộc đời thìđó là nghệ thuật dối đời”. Nghệ thuật thường vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn học, mỗi nhân vật, mỗi câu chữ trong tác phẩm phải tạo đươc̣ sự bất ngờ, lý thú đối với người đọc. Cùng viết về con người những năm 1930 – 1945, người đọc bắt gặp bao dáng cấy, dáng cày nhọc nhằn vất vả. Nhưng đọc “Chí Phèo” của Nam Cao, người đọc bao đời vẫn dâng lên cảm xúc đau đớn, xót xa trước sự quằn quại, quẫy đạp của con người trước Cách mạng tháng Tám khi họ buộc phải lựa chọn giữa hai con đường: sống thì phải làm quỷ, không muốn làm quỷ thì phải chết. Chí Phèo đã chết giữa ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện để giữ lấy nhân cách cho bản thân. Đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, người đọc lại cảm thương trước cuộc sống mỏi mòn, Trang 28 leo lét của hai đứa trẻ. Chúng đang âm thầm tiến đến cái “chết” ngay khi còn sống. Đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, độc giả chơṭ nhận ra “cái đẹp cứu vãn thế giới”, cái đẹp về nhân cách và tài năng của Huấn Cao đã “cảm đươc̣ tấm lòng trong thiên hạ” của Quản Ngục. Rõ ràng, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,... bằng tài năng của mình đã tạo nên những khám phá riêng đầy giá trị trên nền hiện thực xã hội. Các nhà văn ấy đã chứng minh cho quy luật: Nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại của người khác cũng như lặp lại chính bản thân mình, không chấp nhận sự sao chép đời sống bởi “chân lý nghệ thuật chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lý đời sống”. Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn hiện thực ngoài đời sống vìnó đã đươc̣ nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, đươc̣ thổi vào đó không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người viết. Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tương, ̣ những sự kiện nằm thẳng đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩđã bất tử hóa sức sống ấy. Ví dụ: Cùng viết về số phận, cảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám nhưng Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Nam Cao,.. đều có những cách nhìn, cách khám phá khác nhau. - Ngô Tất Tố đi sâu vào phản ánh nỗi thống khổ của những người nông dân nghèo trước nạn sưu thuế. - Nguyễn Công Hoan khai thác nạn cướp ruộng đất. - Vũ Trọng Phụng nhìn thấy nỗi khổ của người dân bởi nạn vỡ đê. - Kim Lân đau đớn trước thảm cảnh nạn đói 1945 - hậu quả của chế độ thực dân phát xít. - Nam Cao - sâu sắc và lạnh lùng khi khám phá ra con đường tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân. Tác phẩm của Nam Cao là tiếng chuông: hãy cứu lấy con người. Nam Cao là nhà văn có cái nhìn sắc bén về hiện thực xã hội. *Chú ý: Trong sáng tạo văn học, nhà văn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi văn học không chỉ phản ánh đời sống mà còn biểu hiện thế giới quan của nhà văn: “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Tất cả những gìhiện diện trong sáng tác của nhà văn dường như đều đươc̣ lọc qua lăng kính chủ quan của họ. III. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC. ( Sức mạnh của văn chương) Có rất nhiều tiêu chíphân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng cólẽ M. Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn: “Văn học là nhân học”. Trang 29 Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức - giáo dục - thẩm mỹ. 1. Chức năng nhâṇ thức. Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nótựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bíẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh” 2. Chức năng giáo duc.̣ Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩvề hiện thực đời sống. Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đótác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Chính vìvậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩcho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”. Còn Nguyên Ngọc thìkhẳng định: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người” 3. Chức năng thẩm mĩ . Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vìthế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp. Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, con người, dân tộc. Giá trị thẩm mĩcủa tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tương̣ trưng, mới lạ. Cách thức xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm. Ta vẫn yêu biết bao cái sắc Huế trong những vần thơ “Đây thôn VĩDạ” của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vười ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ mở đầu hầu hết là thanh bằng, gơị âm điệu ngọt ngào của giọng người xứ Huế. Phải chăng đólà lời thăm hỏi, lời mời trách dịu dàng, tha thiết của người xưa đang vang trong trítưởng tương̣ của thi nhân? Hay đây là lời thi nhân đang tự nhủ, tự nói với chính Trang 30 mình trong giây phút nhớ thương về quá khứ, về miền đất đẹp đẽ bình yên có người xưa? Chẳng biết. Chỉ biết rằng sau lời mời trách ấy, tâm hồn đau thương và cô đơn của thi sĩhồi sinh, thi sĩđã sống trong một trời cảm xúc với bao nhiêu kỉ niệm về thôn Vĩ. Cảnh đất trời xứ Huế đã hiện ra thật đẹp, rất thơ, rất thực, tràn đầy sức sống với khu vườn xanh mát đang tắm mình trong khoảnh khắc của hừng đông. Ánh nắng ban mai tinh khôi, trong trẻo như đang tỏa hương chan hòa khắp thôn Vĩ. Cảnh vật gần gũi, giản dị, mộc mạc đơn sơ như chính gương mặt người xứ Huế “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên với bao đường nét kỳ thú như vậy đã trở thành một đặc trưng cho những cảm hứng của thơ ca lãng mạn đầu thế kỷ XX. 4. Mối quan hê ̣giữa các chức năng văn hoc.̣ Bên cạnh việc chuyển tải nội dung thẩm mĩ, tác phẩm nghệ thuật còn tác động đến nhận thức của con người, đánh thức những tình cảm, cảm xúc, bản năng của con người, khơi dậy sức sống và niềm tin yêu, hi vọng vào thế giới ấy. Một tác phẩm dùlớn hay nhỏ đều ẩn chứa những giá trị nhận thức riêng biệt. Một Xuân Diệu nồng nàn, tươi trẻ với những bước chân vội vàng, cuống quýt, vồ vập trong tình yêu; một Huy Cận mang mang thiên cổ sầu; một Hàn Mặc Tử yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết nhưng đành “bótay nhìn thể phách và linh hồn tan rã”… Những nhà thơ Mới mỗi người một vẻ, một sắc thái nhưng đã hòa cùng dòng chảy của văn học, mang đến những cảm nhận mới lạ, tinh tế, tác động mạnh mẽ tới tri giác, đánh thức những bản năng khát yêu, khát sống trong mỗi con người. Còn dòng văn học hiện thực lại tác động vào con người theo những hình tương̣ nhân vật. Một chị Dậu giàu đức hi sinh đã kiên cường đấu tranh với kẻ thống trị để bảo vệ gia đình; một ChíPhèo bước ra từ những trang văn lạnh lùng nhưng ẩn chứa nhiều đớn đau của Nam Cao; một Xuân Tóc Đỏ với bộ mặt “chó đểu” của xã hội… Tất cả đã tác động lên người đọc nhận thức đầy đủ, phong phú về xã hội. Từ đó khơi dậy ý thức đấu tranh giai cấp để giành lại quyền sống, ý thức cải tạo xã hội và y thức về giá trị con người. Trên hành trình kiếm tìm, vươn tới nghệ thuật, mỗi người nghệ sĩlại tìm cho mình một định nghia,̃ một chuẩn mực để đánh giá văn chương, nghệ thuật. Có người cho rằng giá trị cao nhất của văn chương là vì con người. Có người lại quý văn chương ở sự đồng điệu tri âm: “Thơ ca giúp ta đi từ chân trời một người đến với chân trời triệu người”. Còn có người lại coi văn chương nghệ thuật là “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú thêm” (Thạch Lam). Nguyên Ngọc cũng từng khẳng định: “nghệ thuật là phương thức tồn tại của con người”… Tất cả những quan điểm các nhà nghệ sĩđã giúp cho chúng ta nhận ra văn học là một yêu cầu thiết yếu, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Ta tự hỏi con người sẽ sống như thế nào nếu mai kia chẳng còn văn chương? Cólẽ tâm hồn con người sẽ khô cằn, chai sạn lắm bởi văn chương cho ta đươc̣ là CON NGƯỜI với hai chữ viết hoa, với đầy đủ những ý nghiã cao đẹp. “Văn chương giữ cho con người mãi mãi là con người, không sa xuống thành con vật”. Văn chương nâng con người lớn Trang 31 dậy, thanh lọc tâm hồn con người. Bởi vậy, hành trình đến với văn chương là hành trình kiếm tìm, vươn tới. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”. Xét đến cùng, hành trình của một tác phẩm văn chương là hướng con người đến con đường CHÂN – THIỆN – MĨ. => Một tác phẩm văn chương đích thực bao giờ cũng là sự hòa quyện của chức năng. Chức năng thẩm mỹlà đặc trưng của nghệ thuật. Chức năng giáo dục là nhiệm vụ của nghệ thuật. Chức năng nhận thức là bản chất của văn chương. Ba chức năng của văn chương có quan hệ khăng khít và xuyên thấu vào nhau để cùng tác động vào con ngươi. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và ngươc̣ lại. IV. CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC. 1. Đối tương̣ phản ánh của văn hoc.̣ 1.1. Đối tương̣ trung tâm của văn hoc̣ là con người. Theo M. Gorki, “văn học là nhân học” có nghiãlà: văn học là khoa học về con người. Trong bất kìthời đại nào, con người vẫn trở thành đối tương̣ trung tâm của văn học. Các Mác cũng đã từng nói: “Lấy con người làm đối tương̣ miêu tả chủ yếu, văn học có đươc̣ một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới”. 1.2. Những phương diêṇ phản ánh con người trong văn hoc.̣ * Con người tính cách. Ta biết rằng, con người trong văn học là con người đươc̣ nhận thức với toàn bộ tính tổng hơp, ̣ toàn vẹn và sinh động trong các mối quan hệ đời sống phong phú, phức tạp nhất. Nó khác với con người sinh học, khác với con người tâm lý. Con người trong văn học là con người tính cách: cả con người cá nhân và con người xã hội, cả con người sinh lý và tâm lý, con người ý thức và vô thức. Ta bắt gặp một Lão Hạc tưởng như gàn dở nhưng lại sâu sắc biết bao; một ChíPhèo mất trínhưng lại tỉnh táo nhất làng Vũ Đại; một anh Tràng ngật ngưỡng “thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch” nhưng đầy nhân hậu, yêu thương, quên sự sống đang bên bờ vực thẳm để đón nhận một con người… Tất cả điều đó khiến con người trong văn học trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. * Con người tâm trạng. Điều đặc biệt, con người trong văn học có khả năng cảm nhận đươc̣ những gì vô cùng tinh tế, phức tạp trong đời sống và trong thế giới tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của chính con người. Tiếng thở dài chua chát của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương đươc̣ cất lên là từ sự thấu cảm trước thân phận làm lẽ của kiếp người phụ nữ trong xã hội phong kiến; Tiếng thét đớn đau của Chí Phèo cuối truyện “ChíPhèo” là kết quả của bao đắng cay, bao uất hận ở người nông dân trước cách mạng bị tước đi quyền làm người; tiếng gọi “A Phủ cho tôi đi với!” của Mị trong “Vợchồng A Phủ” là dấu chấm than chấm Trang 32 dứt bao năm tháng làm kiếp súc nô để mở đường đến chân trời mói của người nông dân miền núi… Tất cả những con người ấy trong văn học là biểu hiện cao nhất cho những nỗi đau, niềm khát khao và sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Bất chơt, ta tự ̣ hỏi, nếu không có những con người trong văn học ấy thìliệu nhân loại cótiên bộ như ngày nay chăng? 2. Hình tương̣ văn hoc.̣ Chủ tịch Hồ ChíMinh đã từng khẳng định, đại ý: Văn học bao giờ cũng phải trả lời câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của văn học là viết cho con người nhằm giúp con người nhận thức, khám phá đời sống, khái quát những vấn đề, những quy luật cơ bản của đời sống. Nhưng khác với các hình thái ý thức khác, tất cả những gìvăn học cần khái quát đều phải thông qua việc mô tả, khắc họa những nhân vật điển hình: + Hình tương̣ ChíPhèo là điển hình cho nỗi thống khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám; + Hình tương̣ nhân vật Hộ (Đời thừa), Điền (Trăng sáng) là điển hình cho gương mặt của người tríthức vật vã, đớn đau trước cảnh sống thừa của chính mình trong những năm 30 - 45; + Hình tương̣ nhân vật Mị (trong Vợchồng A Phủ) là điển hình cho người lao động miền núi từ trong đau thương đã nhận thức, đấu tranh, giải phóng để đưa cuộc đời đến cánh đồng hoa,... Như vậy, hình tương̣ văn học là một phương thức đặc thùtrong phản ánh của văn chương. Hình tương̣ văn học vừa mang đặc trưng cụ thể, cá biệt vừa mang tính khái quát, vừa phải cótính thẩm mỹcao. Bởi Theo Bê-lin-xki: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật. Nếu thiếu cái đẹp thìsẽ không có và không thể có nghệ thuật”. Hình tương̣ lôi cuốn người đọc trước hết phải đẹp, phải mang tính thẩm mĩthật sự. Và nó phải chứa đựng nhiều nội dung đời sống và ý nghiã nhân sinh sâu sắc. Ý nghiã mà hình tương̣ mang lại cho người đọc bao giờ cũng vươṭ ra ngoài những gìmà nó mô tả trực tiếp, vươṭ qua không gian, thời gian, thời đại,... Những hình tương̣ văn học tiêu biểu thường “không đáy” về ý nghia.̃ Nógiống như “tảng băng trôi”, chỉ có 1 phần nổi, 7 phần chìm. Tóm lại, văn học luôn là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bởi nó hướng tới một đối tương̣ nhận thức riêng, mang nội dung nhận thức riêng và sử dụng một phương thức khám phá đời sống riêng. “Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, phản ánh đời sống xã hội và thể hiện sự nhận thức, sáng tạo của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). V. THIÊN CHỨC CỦA NHÀ VĂN 1. Thếnào làthiên chức của nhà văn? Bản chất của Thiên chức là cực kỳ ích kỷ (bây giờ người ta hay dùng cặp chữ ích kỷ với cái nghiã biểu tương̣ cho một cái xấu nào đó, thì không phải, ích kỷ là sự thêm vào, sự vun Trang 33 đắp cho một cái rường mối của một đối tương) ̣ . ThìThiên chức hết sức ích kỷ, nó gìn giữ hết sức khắt khe cái bản tính của nó, và nó, khi đã rọi sáng vào một ai, thì nó sống bền vững trong tâm hồn, trong não bộ và trong trái tim, trong cái nhìn, trong cái nghe, trong cảm xúc của người đó. Chẳng những thế, nó còn có một nội lực cực kỳ mãnh liệt, là nó bảo vệ khít khao, sáng suốt cho người nó đã rọi sáng, để chỉ thực hiện hướng tới một điều duy nhất thôi làgìn giữ sự trong sáng tuyệt đối, thanh danh tuyệt đối của bản chất của nó, và nữa là của bản thể người đó. Các cụ ta xưa khi thấy một người tài năng, những sản phẩm của người đólàm ra đều tuyệt vời, thì các cụ chiêm ngưỡng, rồi chỉ rất vắn tắt mà rằng: "Cái tài của anh ta là giời cho". Vậy là đủ. Xin đươc̣ thí dụ về một người mà thiên chức nhà văn đã âm thầm chọn, suốt một đời anh ấy lầm lụi sống với thật sự sống, rồi trải qua đủ mọi công việc, và hễ làm bất cứ công việc gì, thì cũng tận tuỵ mà làm, không một mảy may toan tính so đo. Thế rồi có một đận, người ấy đươc̣ cử làm chân thư ký cho một ông như kiểu ông chủ. Khi biết sự thể, thì đám chúng bạn anh ta thổi vào tai anh ta rằng: "Ông đang là một ông thầy, thầy giáo, thầy giáo cấp ba hẳn hoi, thì hơi đâu phải đi hầu hạ ai, dẫu hầu hạ một ông bố tướng thì vẫn cứ là hầu hạ chứ báu gì". Thế rồi từ hồi nào thế lực ấy vẫn rọi sáng mà vẫn ẩn mặt. Kết cuộc, anh ấy nhận công việc mới và cặm cụi, tận tuỵ mà làm. Vậy, Thiên chức nhà văn khi rọi vào anh ấy cái ánh sáng mà mắt thường (mắt của xác thịt) không nhìn thấy. Và cái thiên chức ấy cứ thế ở nguyên đấy trong thế giới nội tâm, nó ngự trị, nó dẫn dắt. Rồi đến một ngày anh ta cầm lấy một cái bút không phải cái bút của công việc thường ngày; mà là ngòi bút của sự sáng tạo, thì bỗng nhiên một truyện ngắn đích thị là văn chương, chói chang và vô cùng đáng yêu, hiện ra tràn đầy trên mấy trang giấy (khổ giấy 5 hào 2 là khổ của trang giấy vẫn quen miệng đươc̣ nói đến vào thời những năm 60 của thế kỷ 20). Thế là từ đây, thiên chức nhà văn mở toang cho chảy tràn ra toàn thế giới nội tâm của anh ấy một giòng mới, khởi đầu thôi mà đã cuồn cuộn, đólà... thiên chức văn chương. Cũng cần nói thêm, đó chính là thiên chức nhà văn, bấy giờ mới khỏi đầu từ từ mớm chân ga của một cỗ xe thiêng liêng, đólà cỗ xe của thiên chức nhà văn. Tại sao cái cỗ xe thiêng liêng đó, lại chỉ mới mớm chân ga thôi? Vâng, là bởi thiên chức nhà văn đã tỏ tường vô cùng cuộc lữ hành của con đường văn chương nó ra sao? Nó dài lắm! Đúng ! Nó gập ghềnh đầy đèo dốc? ? Đúng! Nó chênh vênh và gian truân? Đúng! Thế rồi, chả cólẽ nó không có cái đích đến của nó ? Không! Đây là con đường duy nhất không có đích đến. Tại sao? Bởi nó không cótoan tính nào cả. Bởi nólà như nhiên và tự nhiên kia mà. Ô hay! Sao người đời, chưa chi đã thích bứt phá đến thế. Rồi cả lo lắng rằng sẽ bất cập. Bây giờ xin trở lại nội dung thiên chức nhà văn như đã nói ở trên kia. Trước hết, thiên chức nhà văn đã rọi sáng vào não bộ, vào con tim, vào mọi hệ tầng của cảm xúc, vào tất cả các chiều kích của nghĩsuy của anh ấy là cái ánh sáng gìthế? Vâng, cái ánh sáng này nó có danh phận, chẳng những vậy, danh phận của nó còn rất lớn, không giới hạn, đólà thiên chức văn chương (không gọi là văn học, chỉ trong nhà trường, khi văn đem vào để học thìgọi là văn học) 2. Bản tính của thiên chức nhà văn. Khi anh ấy đã đươc ̣ thiên chức nhà văn lựa chọn để rọi sáng vào cái ánh sáng có danh phận là thiên chức văn chương, thì điều tuyệt đối quan hệ là cuộc đời anh ấy phải là một cuộc đời sống thật, thật sự sống thật. Vì sao thiên chức văn chương lại đòi hỏi khe khắt Trang 34 đến thế, làm khó cho anh ấy người đươc ̣ rọi sáng cái danh phận đến thế. Là vì ở đời này, người ta sống giả nhiều, sống cho qua quýt, sống hời hợt để chỉ cốt sao hớt được lợi lộc. Người ta cũng hay gọi kiểu sống giả đólà sống thực dụng. Ai họ cũng làm thân, nhưng chỉ làm thân khi thấy người đó sẽ đem lại cho họ những lơị lộc. Thiên chức văn chương cực kỳ căm ghét cái hạng người sống như vậy. Sống thật, cũng còn có một nghiãlớn khác là sống kỹ, sống kỹ lưỡng. Hãy sống thật để đươc nh ̣ ìn thấy tỏ tường mọi con người đang ở bên anh ấy, quanh anh ấy trong cái đời sống này. Và chỉ có sống thật, thì khi anh ấy nhìn thấy một ai đó, khi anh ấy quan hệ với một ai đó, dẫu tính cách người đó ra sao. Người đó đang bị những người xung quanh cười chê, riễu cơṭ và báng bổ vì những cái gì đó mà người đó đã và đang tỏ ra; thì với anh ấy, anh ấy lại thấy người đóthật ra không phải thế, chẳng những vậy, người đó còn đáng yêu kia, còn dễ thương kia. Ngươc̣ lại, ai đó đang đươc̣ người đời xung quanh ái mộ, ca tụng, rất có cảm tình, cả sự tung hô, thì anh ấy lại nhìn thấy cái rất đáng dè chừng, rất đáng ghét, và thậm chí kẻ đó có thể gây tội ác, kẻ đó rất giỏi biến cái độc ác ra cái thiện lành; còn anh ấy, anh ấy đã có hoàn hảo một mô hình về cái kẻ giả trá này. Tất cả những biểu thị ở trên đây, chỉ có đươc̣ khi anh ấy luôn luôn, từng phút, từng giờ, từng ngày và năm tháng anh ấy đã sống rất thật, thật sự sống thật và sống kỹ. Ngoài đời, là con người, là quan hệ người với người. Nhưng trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn thìhọ trọn vẹn là những thân phận nhân vật. Vậy thiên chức văn chương đã làm cái việc là dựng nên một xã hội thu nhỏ lại trên từng trang giấy là từng trang đời của mối quan hệ các nhân vật.Thiên chức văn chương đến trước, rồi năm năm tháng tháng nó ngự trị trong con người anh ấy, để rồi nótận tuỵ chăm chút, xây nên, đắp nên, gây dựng nên một toà nhà, đólà toà của thiên chức nhà văn. Vậy nên, khi thiên chức văn chương làm nên đươc như ̣ vậy, để cho cái toà nhà tương lai kia, thời nó không thể nào lại đem vào cái của xấu (văn đạo, văn nhạt, văn xơ cứng, văn ôi thiu, văn ác và văn giả v.v.) để làm nguyên vật liệu cho toà nhà thiêng liêng đó đươc.̣ Vậy kết quả của một cuộc sống thật sự, sống kỹ là vô cùng hệ trọng. Trong thiên chức văn chương, là khi bên trong con người anh ấy đã có nguy nga cái toà của thiên chức nhà văn rồi, thìtác phẩm của anh ấy chỉ mong làm sao, khi đọc đến, thời bất cứ với bạn đọc nào, tâm thế của họ ra sao, nhãn quan của họ ra sao, cảm xúc của họ ra sao, nghĩsuy của họ nữa, ra sao; thời họ sẽ thu nhận đươc̣ những gì mà tác phẩm ấy bày tỏ. Và đây, cũng là một bản tính nữa vô cùng bức thiết của thiên chức văn chương. Chứ nếu đọc một tác phẩm văn chương nào đó, mà lại ai cũng hiểu và cảm như ai thì đólà một tác phẩm chết, và tác hại của nólà làm cho đời sống đơn điệu, cùn mòn, tẻ nhạt, thậm chítê liệt nữa. Có một lần, tôi hỏi nhà văn Kim Lân, lúc tôi và nhà văn Kim Lân đang trà nước ở nhà anh. Tôi hỏi: "Anh ạ, thế thì cái đáng sợ nhất, hãi hùng nhất là ai cũng nghĩ cũng cảm như ai về một tác phẩm, vậy cái gì gây ra hậu quả tai hại này hở anh?" Nhà văn Kim Lân nói ngay: "Thì cái "anh" lý luận, mà người ta hay gọi là lý luận văn học ấy, nó đấy?" Tôi lại hỏi: "Vìsao lại là lý luận văn học gây ra cái điều ghê gớm này ạ." Nhà văn Kim Lân đốp chát tôi luôn và lời ông tuôn ra như suối chảy: "Thì cái mục đích cuối cùng của cái "anh" này, là nó rặt muốn ai ai cũng chỉ nghĩ có một đường về tác phẩm đóthôi. Nhất là lại đem dạy trong nhà trường. Đáng lẽ phải dạy làm sao, gơị ý làm sao, mà thầy giáo gọi đươc̣ ra trong tâm khảm học trò, mỗi em có nói đươc̣ ra cái cảm của riêng mỗi trò, cái nghĩsuy của riêng mỗi trò, về tác phẩm văn chương đó chứ. Đằng này, thì các thầy cô giáo lại dạy cho học trò, 40 trò, 50 trò nói ra như nhau thì hỏng rồi. Cũng là vì họ lười đấy thôi." Cái mục tiêu cao cả duy nhất Trang 35 của thiên chức văn chươngmà thiên chức nhà văn với danh phận sang trọng và cao thượng là làm cho cuộc đời đã đáng sống còn đáng sống hơn nữa. Cũng bởi thế, thiên chức văn chương với thiên chức nhà văn đang chủ đạo trong một con người nào đó, thì không thể, và không bao giờ sản ra một tác phẩm văn chương trung bình, bởi đối với thiên chức văn chương thìsự trung bình cótrong tác phẩm văn chương chính là của giả, là sự giả lộng hành. Khốn thay, ở đời này đang vào cái thời mà cái gỉ cái gì người ta cũng làm giả đươc.̣ Sự trung bình, thói thường, bao giờ cũng đi sau một cái tặc lưỡi, rằng: "Quả thật cuốn sách đó chỉ ở mức trung bình. Nhưng thôi, có còn hơn không! "Vâng, với thiên chức văn chương của thiên chức nhà văn thìtuyệt nhiên không thể có điều này, bởi vì như anh ấy đã cóthiên chức văn chương và thiên chức nhà văn trong con người mình, não bộ của mình, con tim của mình và danh dự của mình, thời tự khắc anh ấy sẽ biết ngay rằng, rất lố bịch, rất hôi hám, thối tha, thậm trí đê tiện ngay trong khi anh ấy sáng tác một tác phẩm. Và ngòi bút của anh ấy sẽ thẳng thừng gạch xoá đi ngay cái đoạn văn, và từng câu văn giả, câu văn nhạt, câu văn vớ vẩn và vô tích sự. Nên tác phẩm văn chương trung bình chỉ có ở những ngòi bút mà trong người cầm cái ngòi bút ấy không có thiên chức văn chương và thiên chức nhà văn tể trị. Khốn nỗi, văn chương và thơ ca nữa, là cái thứ ai cũng tưởng rằng hễ mình cầm bút mà viết thì chắc chắn là đạt đươc̣ ngay. Vậy tác phẩm văn chương trung bình bao giờ cũng đươc̣ tạo ra bởi sự giảo hoạt và giả trá. Thế nên, nếu tôi không nhầm, thìCác Mác khi bàn đến văn học nghệ thuật, ông đã nói như sau: "Sự trung bình trong văn học nghệ thuật là một tội ác, không thể chấp nhận được!" Ngoài văn chương và nghệ thuật ra, và cũng chỉ có văn chương nghệ thuật thôi, còn thì ở đời này cái sự trung bình nhiều khi cũng hết sức là cần thiết. Chứ mà lại cái gì cũng quá đi với cái sự trung bình, thì có khi là nguy to. Tỉ như thời tiết, thôi xin ông giời cứ cho thời tiết trung bình, một vừa hai phải thôi. Chứ mà quá đi, rồi lại hay bị cắt điện nữa, thì khổ dân lắm lắm.. VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHỆ SĨ (Lý giải vấn đề trong đề thi luôn có phần này) 1. Yêu cầu thứ nhất: Người nghê ̣sĩ phải luôn sáng tạo, tìm tòi những đềtài mới, hình thức mới. Nam Cao đã từng khẳng định: “Văn chương không cần đến những người thợkhéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp đươc̣ những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gìchưa có”. Shê khốp cũng cho rằng: “Nếu nhà văn không có một lối đi riêng của mình thìngười đó chẳng bao giờlà nhà văn” Người nghệ sĩtrong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát, với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy để nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng; phải biết tổng hơp, ̣ đánh giá, phân tích để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn, sâu sắc. Mỗi bài thơ, câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩsau khi đã công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực. Do vậy, khi một nhà văn mới xuất hiện, câu hỏi của chúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta cóthể đem lại cho chúng ta điều gìmới mẻ trong cách nhìn cuộc sống? Trang 36 => Như vậy sáng tạo là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của nhà văn trong quy luật phát triển chung của văn học. 2. Yêu cầu thứ hai: Người nghê ̣sĩ phải biết rung cảm trước cuôc̣ đời. Tâm hồn nhạy cảm là sự thể hiện trái tim giàu tình cảm của nhà văn. Đólà lúc nhà văn thâm nhập vào đối tương̣ với một con tim nóng hổi, chuyển hóa cái đối tương̣ khách quan thành cái chủ quan đến mức “tưởng như chính mình sinh ra cái khách quan ấy”. Để từ đó, khi viết, họ dùng cái vốn bản thân sống sâu nhất để cảm nhận cuộc đời. Tình cảm là yếu tố quyết định sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của tác phẩm nghệ thuật. Khi Lê Quý Đôn khẳng định: “Thơ khởi phát từ trong lòng người” là có ý nói tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút cóthần”, nghiãlà tình cảm quyết định đến chất lương̣ thơ. Còn Nguyễn Đình Thi lại đúc kết: “Hình ảnh trong thơ phải là hình ảnh thực, nảy sinh trong tâm hồn ta khi ta đứng trước trước cảnh huống, một trạng thái nào đó”. => Như vậy, gốc của văn chương nói chung, tác phẩm nói riêng là tình cảm, nghiãlà người nghệ sĩphải biết rung cảm trước hiện thực của đời sống thìmới sáng tạo nên nghệ thuật. 3. Yêu cầu thứ 3: Nhà văn phải có phong cách riêng. Bởi đặc trưng của văn học là hoạt động sáng tạo cótính chất cá thể. Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo đươc̣ tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đólà sự tự sát trong văn chương. Phong cách chính là nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học, đólà sự độc đáo mà đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới. Đặc biệt, nó phải cótính chất thẩm mĩ, nghĩa là đem lại cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩdồi dào. Phong cách không chỉ là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn mà khi đã nở rộ thì nó còn là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành. Nhà văn Tuocghenhev khẳng định: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kìmột người nào khác”. Nguyễn Tuân cũng từng nhấn mạnh: “Nghệ thuật là linh vực ̃ của cái độc đáo. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình.” Cùng quan điểm ấy, nhà văn Lê ô nốp viết: “Không cótiếng nói riêng, không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thìtác phẩm nghệ thuật sẽ chết ” Phong cách nghệ thuật có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của nhà văn. Cá tính sáng tạo là sự hơp̣ thành của những yếu tố như thế giới quan, tâm lí, khí chất, cá tính sinh hoạt... Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Cóthể nhận ra phong cách của nhà văn trong tác phẩm. Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thìcó bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện. Trang 37 Cụ thể: + Qua cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật, đối với cuộc đời. + Qua giọng điệu riêng, gắn liền với cảm hứng sáng tác. + Nét riêng trong sự lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định đối tương̣ miêu tả... + Tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật. Các biểu hiện của phong cách văn học không tồn tại tách rời mà bao hàm lẫn nhau hay tồn tại thông qua nhau. Tất cả tạo thành một nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho hiện tương̣ văn học một tính chỉnh thể toàn vẹn. Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩtừng nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”. Cũng như một triết gia từng đúc rút: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Mỗi khoảnh khắc trôi đi không bao giờ trở lại. Sẽ chẳng bao giờta gặp lại một Nam Cao, một Nguyễn Tuân, Xuân Diệu hay Thạch Lam,... thứ hai trên cõi đời này nữa. Bởi lẽ văn chương không bao giờlà sự lặp lại và mỗi nhà văn có một tạng riêng, một phong, cách riêng. “Mỗi công dân có một dạng vân tay Mỗi nghệ sĩthứ thiệt đều có một dạng vân chữ Không trộn lẫn” (Lê Đạt) Mở rộng: vấn đề phong cách còn đươc̣ biểu hiện qua “cái nhìn” của mỗi người nghệ sĩ trước cuộc đời. “Đừng cho tôi đề tài, hãy cho tôi đôi mắt”. Đôi mắt nhìn đời khác nhau sẽ đem lại những trang văn khác nhau và mang đậm cá tính sáng tạo. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về cái nhìn, mà rộng hơn là vấn đề về phong cách nghệ thuật nhà văn. “Phong cách nghệ thuật nhà văn là sự độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện về con người và cuộc đời thể hiện qua hình nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩđươc̣ thể hiện trong tác phẩm.” Phong cách chính là vấn đề cái nhìn. Mỗi nhà văn phải có cách nhìn mới mẻ, độc đáo, cách cảm thụ giàu tính khám phá và phát hiện đối với cuộc đời. Cuộc sống này có gì khác biệt đâu? Từ xưa đến nay, vẫn bốn mùa không thay đổi, vẫn là những vấn đề bức thiết mang tính quy luật về cuộc sống và con người. Thế nhưng, mỗi nhà văn lại tìm thấy trong cái cũ kĩ, quen thuộc ấy những khía cạnh, những góc khuất chưa ai nhìn thấy, hoặc cóthấy nhưng không để ý và giả lơ đi. Cuộc đời qua con mắt của nhà văn lúc nào cũng chứa nhiều điều bí ẩn mãi mãi không khám phá hết. Đó chính là ý thức nghệ thuật của nhà văn chân chính. Họ không bao giờ Trang 38 cho phép bản thân sống lặp lại, sống nhạt nhòa, viết hời hơṭ và nhìn đời thờ ơ, hờ hững. Những người cầm bút chân chính mang đến cho người đọc mỗi lần đọc tác phẩm của họ là mỗi lần mở ra trước mắt thêm những điều khác lạ hơn, mới mẻ hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng có con mắt nhìn đời mới mẻ và không phải đôi mắt mới nào cũng tạo nên phong cách nghệ thuật. Bất cứ điều gì, việc gì cũng phải đạt đến một độ “chín”, một độ “trưởng thành” nhất định. Thời 30 - 45, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi với những tác phẩm thực sự có giá trị. Với thơ, nói như Hoài Thanh đólà “một thời đại trong thi ca”, một thời mà mỗi vần thơ vang lên chứa đựng những nỗi niềm khắc khoải riêng, những thanh âm không thể nào xóa nhòa. “Chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên và thiết tha, rạọ rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Hoài Thanh). Mỗi nhà thơ góp một phần “rất riêng dù rất nhỏ” vào nền văn học dân tộc, tạo nên những thi phẩm thăng hoa về cảm xúc và in dấu ấn sâu đậm vào lòng người. Điều đặc biệt chính là mỗi người mang trong mình một cái nhìn mới mẻ về con người và cuộc đời. Không còn nhiều khuôn phép hay ước lệ, thơ Mới đạt đến đỉnh cao trong việc phá vỡ mọi nguyên tắc lâu đời của thơ xưa. Họ nhìn và cảm nhận mọi thứ khác hẳn với người xưa, họ mang đôi mắt đầy khám phá quan sát xung quanh. Lưu Trọng Lư đã từng nhận xét: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đứng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là là sự hôn nhân nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu.” Đó không phải là thay đổi cách nhìn sẽ thay đổi cách viết, cách sử dụng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc hay sao? Mà tất cả những điều đó góp phần tạo nên phong cách, tạo nên sự khác biệt trong sáng tạo nghệ thuật. Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao đều là những gương mặt nhà văn xuất sắc khi hướng ngòi bút về phía cuộc sống của những người dân nghèo. Nhưng nếu như Nguyễn Công Hoan xem đời là những mảnh ghép của những nghịch cảnh, Thạch Lam xem đời là miếng vải cólỗ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi. Những cách nhìn ấy trong mắt mỗi nhà văn đã tạo nên sự khác biệt trong phong cách. Một người trào phúng, một người hơi hướng lãng mạn, một người tả thực với ngôn ngữ trần thuật không thể lẫn lộn; cuộc đời của cả ba nhà văn tạo nên một cuộc đời lớn của văn học: dài rộng và phong phú khôn cùng. Cuộc đời và phong cách nhà văn đặt ra vấn đề muôn thuở cho người cầm bút. Rằng anh phải làm như thế nào để khác biệt, để người đời sau nhớ tới mình. Văn chương kị nhất sự lặp lại. Anh không đươc̣ phép lặp lại người khác hay lặp lại chính mình. Mỗi lần anh viết là mỗi lần anh mở ra cho người đọc một cách nhìn mới mẻ, mang tính khám phá về cuộc đời Trang 39 và con người. Đólà thiên sứ, là trách nhiệm của người cầm bút trong việc sáng tạo nghệ thuật. VII. PHONG CÁCH SÁNG TÁC. 1. Khái niêṃ phong cách sáng tác Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trùthẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. (Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất).(Từ điển thuâṭ ngữ văn hoc̣ – Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256). 2. Đăc̣ điểm của phong cách nghê ̣thuâṭ Đăc̣ điểm 1: Phong cách chính là con người nhà văn. Nhà văn Pháp Buy phông nói: "Phong cách ấy là con người". Nó hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và sự phong phú của tâm hồn, của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong sử dụng cách hình thức, phương tiện nghệ thuật của nhà văn. Ví du:̣ Nguyễn Tuân là người nhìn đời bằng nhãn quan của cái tôi kiêu bạc, đầy tự hào, tự tin, tự trọng, cùng với lòng ngưỡng mộ cái Đẹp trong đời. Nguyễn Tuân là người từng trải, đi nhiều, biết rộng, sống phóng khoáng, thích tự do, thích thú với những cảm giác mãnh liệt trong cuộc sống... Những yếu tố ấy trong con người nhà văn bộc lộ ra thành một phong cách nghệ thuật: Đôc̣ đáo, tài hoa và uyên bác. Nét phong cách này khá nhất quán trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng Tám. Đăc̣ điểm 2 : Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những nét lặp đi lặp lại thành quen thuộc của nhà văn. Đó phải là sự lặp lại một cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo vềthế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Cho nên, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách, tạo đươc̣ phong cách. Phong cách thường đươc̣ tạo nên bởi một cây bút sâu sắc trên nhiều phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống, kinh nghiệm... tài năng về nghệ thuật và có bản linh. ̃ Cái nét riêng (ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hơp̣ với cách cảm nhận) ấy thể hiện nổi bật, có giá trị và khá nhất quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại làm cho người đọc nhận ra sự khác biệt với tác phẩm của các nhà văn khác. Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu... Trang 40 Đăc̣ điểm 3 : Nghệ thuật làlĩnh vực của cái độc đáo. Phong cách lànét riêng không trùng lặp. Sự thật cóthể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩcủa nhà văn phải có màu sắc khác nhau và độc đáo. L. Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm văn học nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào đây nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc vần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào?” (L. Tônxtôi toàn tập). Vídụ: Cùng thể hiện khả năng trào phúng, hai nhà văn cùng thời Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng vẫn tạo đươc̣ những phong cách khác nhau: + Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên những tình huống trớ trêu, nghịch lý (kiểu Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người...); + Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta (kiểu Số Đỏ). Đăc̣ điểm 4 : Phong cách nghệ thuật làsự ổn đi ̣nh, nhất quán (đương nhiên không phải tuyệt đối). Ví dụ: Nguyễn Tuân, trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Có khác: + Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng. + Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo cách tự tin, tự hào, tự trọng về tài năng và bản linh̃ của mình. Cái Đẹp vẫn đươc̣ đặt trong tư thế thử thách gai góc nhưng bình dị, chân thực hơn. Đăc̣ điểm 5 : Phong cách nghệ thuật biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Điều này tùy thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhàvăn. - Cóthể biểu hiện ở việc chọn đề tài (có nhà văn chỉ thích đề tài nông thôn, có người lại ưa và chỉ chọn đề tài thành thị, có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm, cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối với con người...). - Cóthể biểu hiện ở việc chọn thể loại (mỗi nhà văn chỉ viết thành công nhất ở một thể loại, thể loại ấy chính là phong cách Trang 41 của họ). - Cóthể biểu hiện ở sự vận dụng ngôn ngữ (có nhà văn ưa dùng thứ văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng có người lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, dữ dội, sâu cay...). - Cóthể biểu hiện ở giọng điệu (Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghia;̃trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận...). - Cóthể biểu hiện ở cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm (kiểu nhân vâṭ chân dung - Nguyễn Tuân; kiểu nhân vâṭ tâm lý - Nam Cao; kiểu nhân vâṭ cảm giác - Thạch Lam, kiểu nhân vâṭ đấu tranh - Nguyễn Minh Châu (trong sáng tác sau năm 1975), kiểu nhân vâṭ CON - NGƯỜI - Nguyễn Huy Thiệp...). Đăc̣ điểm 6 : Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cáthể, nhưng phải có liên hệ mật thiết với hệ thống chung các phong cách của một thời đại văn học. Ví dụ: Phong cách của các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... trước cách mạng tháng Tám đều nằm trong phong cách lãng mạn của trào lưu Thơ mới lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945. Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho sự tồn tại và phát triển phong phú, đa dạng của văn học dân tộc nói chung. Đăc̣ điểm 7 : Phong cách sáng tác chi ̣u ảnh hưởng của những phương diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cátính của người sáng tác. Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc vàthời đại. Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng cóthể tạo ra những phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng: + chẳng hạn phong cách Hồ Xuân Hương trong thời Trung đại còn nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã; + phong cách Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc, phát triển một khuynh hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩtài hoa, phóng khoáng.... VIII. NHÀ VĂN - TÁC PHẨM - BẠN ĐỌC Tác phẩm văn học lấy ngôn từ nghệ thuật làm chất liệu và hình tương̣ nghệ thuật làm phương tiện phản ánh thế giới. Thông qua đó, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm và những triết lý nhân sinh của mình. Thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở sự chân thực, sâu sắc trong phản ánh đời sống với những quy luật khách quan và thế giới nội tâm của con người. 1. Nhà văn vàtác phẩm. Trang 42 - Mỗi 1 bộ môn nghệ thuật cần những phương tiện chất liệu để hiện thực hóa những tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng của người nghệ sĩ: Hội họa cần những mảng màu, bố cục; Điêu khắc cần những đường nét và hình khối; Phim ảnh cần những phân đoạn, trường đoạn, những góc máy xa gần... - Tương tự như vậy, tác phẩm là phương tiện để nhà văn thực hiện thiên chức của mình, hoàn thành chức năng cao đẹp : phản ánh hiện thực cuộc sống. Không cótác phẩm thì không có cái gọi là nhà vặn, nhà thơ. Không cótác phẩm thì nhà văn không khác gì người họa sĩkhông có bút, nhà quay phim hành nghề không có máy quay... - Tác phẩm chính là cái cuối cùng, là cái túi chứa đựng mọi cảm xúc, khát khao, suy cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Có những đêm mắt không ngủ và lòng rực sáng, tâm hồn nhà nghệ sĩdồn chứa những rung cảm mãnh liệt dẫn tới một nhu cầu: viết, viết và phải viết. Thậm chí có nhà nghệ sĩcảm thấy nếu không đươc̣ viết thì cóthể phát điên, có thể chết hay tồn tại mà như đã chết nếu không đươc viết, không ̣ đươc̣ thai nghén những tác phẩm. - Cái làm nên tên tuổi, thể hiện cái Tôi phong phú, làm cho những nhà văn nhà thơ cảm thấy sự sống của mình thực sự có ý nghiã(chứ không phải một sự tồn tại mờ nhạt) đó chính là thai nghén ra đươc̣ các tác phẩm có giá trị. Qua những đứa con tinh thần này, người nghệ sĩkhẳng định đươc cá t ̣ ính riêng của mình cũng là để khẳng định sự tồn tại của cá nhân. - Có những tác phẩm đã thật sự giúp người nghệ sĩ- con người vươṭ lên khỏi ranh giới của sự lãng quên, của cái chết mà hướng tới một sự tồn tại vinh̃ hằng. Đólà khi người nghệ sĩsáng tác đươc̣ những tác phẩm cógiá trị cao. 2. Bạn đoc.̣ Bạn đọc là người đánh giá tác phẩm và đồng sáng tạo với tác giả. Nếu tác giả tồn tại nhờ tác phẩm thì người đọc chính là người cấp “chứng minh thư” cho tác phẩm để tác phẩm và tác giả trở nên bất tử với cuộc đời. Bởi vậy, khi tiếp nhận một tác phẩm, người đọc chỉ hứng thú khi tác phẩm đóthể hiện đươc̣ cách nhìn mới, tô đậm đươc̣ nét tính cách độc đáo của nhà văn trong đó. Những cái nhìn giống nhau, cách cảm nhận tương tự nhau sẽ bị người đọc quên lãng, đào thải. => Như vậy, để có đươc̣ những tác phẩm có giá trị lay động đươc̣ tới trái tim bạn đọc thì cần có một trái tim nóng bỏng, một tâm hồn nhạy cảm tinh tế; những gì viết ra cần phải xuất phát từ tình cảm chân thật sâu sắc. Muốn vậy trái tim người nghệ sĩphải để ở giữa cuộc đời và vìcuộc đời. Độc giả khi thẩm bình và hưởng thụ cái Đẹp của một tác phẩm văn học nói chung không nên nhìn vào kết cấu đồ sộ, dung lương̣ hoành tráng của câu từ để vội vàng đánh giá mà phải đi sâu tìm ra đươc̣ cái mạch nguồn cảm xúc dạt dào mà sâu kín của thi nhân, nắm đươc̣ cái hạt ngọc mà người nghệ sĩthai nghén gửi gắm. Có như thế mới cóthể bước vào địa hạt của cái Đẹp. IX. THƠ Trang 43 1. Thơ là gì? Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim sĩtrước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật. 2. Đăc̣ trưng của thơ. Cũng như văn học, thơ phản ánh cuộc sống bằng hình tương. ̣ Nhưng hình tương̣ trong thơ không phải đươc̣ xây dựng nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lô gic của lý trí mà nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn. Thơ sinh ra từ tình cảm: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim” (Đuybray) 3. Môṭ tác phẩm thơ có giá tri ̣ Một tác phẩm thơ đích thực cógiá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hỉnh thức: cả lời (ngôn từ, hình thức nghệ thuật), cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đển độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất (chín đỏ). Xuân Diệu cho rằng: "Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc" => Như vậy, một tác phẩm thơ hay yêu cầu: + Lời thơ phải đẹp (giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc, có âm thanh nhịp điệu rõ rệt...) + Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời. + Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Ngươc̣ lại, cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải đươc̣ thể hiện qua lời đẹp. "Tài gia tình chi phát" (tài do tình mà ra). Chỉ khi cái đẹp của ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới cóthơ đích thực - thơ hay. 4. Tình cảm trong thơ. Phải chăng, từ bao giờ người ta luôn bằng lòng với việc quan niệm: thi sĩsuốt đời đi tìm cái đẹp và chỉ đi tìm cái đẹp? Thơ luôn bắt nguồn từ một men say, một tia chớp lóe sáng, một mạch nước ngầm âm ỉ từ bao giờ? Vìthế thi sĩHàn Mặc Tử cũng từng tự nhận xét “Tôi làm thơ? Nghiãlà tôi mất trí. Tôi phát điên”. Với ai kia, thơ tôn sùng nghệ thuật trong sự thăng hoa của cảm xúc. Với ai kia, thơ là sự say đắm trong một thế giới vô thức - thế giới của thi sĩ. Sinh ra từ tâm hồn và trái tim con người, thơ đã trở thành tri âm của nhân loại từ bao thế kỷ qua. Thơ là một phần của thế giới nội tâm, của đời sống tâm linh con người. Yêu thơ và coi thơ như người bạn tri kỷ của mình, người ta đã tìm cho thơ nhiều cách lý giải, định nghia.̃ Ai đó đã từng coi thơ là “rươụ của quỷ sa tăng”, “thơ là địa hạt huyền bí và thần thánh”. Cũng có người cho rằng “thơ là lửa”, “thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt” (Ban zắc) Trang 44 Nói đến Thơ, người đọc không quên thơ là cảm xúc, là tâm hồn. Trong thơ, “tình là gốc” ( Bạch Cư Dị), thơ phải sinh ra từ sự thôi thúc mạnh mẽ của tâm hồn. Đồng thời, cảm xúc trong thơ ở dạng tính chất chọn lọc. Ngôn ngữ thơ hàm súc và đa nghia.̃ “Thơ là rươụ của thế gian” (Huy Trụ). Thơ thăng hoa và xuất thần từ đống tài liệu thực tế, như một thanh kim loại sáng bóng đươc̣ gạn ra từ hàng tấn quặng ủ trong lòng đất bao nhiêu tháng năm… Cây không thể thiếu gốc, thơ ca cũng không thể thiếu đươc̣ cốt tủy của riêng mình. Người cho thơ cái gốc cũng như kẻ đang ươm mầm hạt giống của sự sống, cần phải cótâm hồn dạt dào, trù phú để thơ đâm chồi, bám rễ. Thơ ca là sản phẩm của cảm xúc con người, chính vìthế mà tâm hồn người viết cótrong, có sáng, có phong phú dạt dào thìmới tạo nên đươc̣ những bài thơ hay. Tâm hồn con người ta không đơn thuần chỉ là những cảm xúc yêu, ghét, giận hờn, nó còn là cảm quan, cách đánh giá và cái nhìn của mỗi người vào cuộc sống này. Đặc biệt hơn nữa đối với người nghệ sĩ, đó còn là nơi khởi sự, xuất phát của mỗi tác phẩm mà mình viết ra, là nền tảng để tạo nên cái gốc vững chắc cho một tác phẩm nghệ thuật của mình. Khởi sự từ tâm hồn cũng đồng thời là nơi soi chiếu và phản ánh tâm hồn nghệ sĩđến với người đọc, thơ ca đòi hỏi một nền tảng vững chắc bắt rễ từ cảm xúc chân thực, khách quan nhất của người làm thơ. Người làm thơ không phải chỉ để cho mình đọc mà là để tìm sự đồng cảm giữa những người tri âm tri ngộ. Vìthế mà những vần thơ có nổi bật, có bay cao, bay xa mới dễ dàng tìm đươc̣ tri kỷ. Và người làm thơ phải gửi vào đótầm nhìn cao rộng, để bài thơ vươṭ qua bước chuyển thời gian, năm tháng để trường tồn và bất tử. Người làm thơ càng cótầm nhìn bao quát hướng ra sự sống và biết thu hẹp, soi chiếu, chắt lọc điểm nhìn của mình vào những sự kiện nổi bật giữa bộn bề cuộc sống thìtác phẩm nghệ thuật của họ càng có giá trị. Giữa cuộc sống bộn bề, có rất nhiều sự việc diễn ra muôn hình vạn trạng. Người tầm thường sẽ nhìn tất cả những gì cóthể và cố gắng ghi nhớ tất cả. Nhưng thơ ca không cần những thứ hỗn độn, xô bồ như thế. Tầm nhìn để đưa thơ vươṭ lên phải có sự dịch chuyển, điều chỉnh linh hoạt, biết mở ra khi cần thiết và biết thu hẹp lại để quay cận cảnh, để soi chiếu từng kiếp người. Có như vậy, vần thơ mới trở nên sâu sắc, ý nghiã và có sức lay động tâm hồn người đọc. Như Sê – khốp đã nói: “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Mỗi tác phẩm thơ, đằng sau ngôn từ, hình ảnh, nội dung đều phải song song tồn tại giá trị hiện thực và nhân đạo thì mới có sức sống lâu dài giữa cuộc sống. Thứ thơ hay bằng lời lẽ nhưng vô cảm, lạnh lẽo chứng tỏ người làm thơ không đặt mình vào trong cuộc sống, để cảm nhận đươc̣ tất cả cay đắng, ngọt bùi, niềm vui và nước mắt. “Thơ phát sinh từ trong lòng người” ( Lê Quý Đôn). Quy luật của thế giới nội tâm chiếu ứng với những vòng sáng cảm xúc chân thực, điển hình và mãnh liệt dội lên trên câu chữ. Người xưa nói thơ ưa đạm không ưa nồng, nhưng là cái đạm sau khi đã nồng, thơ ưa phát không ưa xảo, nhưng là cái phác sau khi xảo. Bởi vậy, tình sâu là sức đẩy bồn chứa bên trong để tạo hồn cốt cho ngôn từ và cái thần của người làm thơ. Dòng chảy cuộc đời ngàn năm xưa vẫn thế, chỉ có những rung động sâu xa mới trả lại cho chữ vẻ đẹp mới mẻ, độc đáo như lần đầu. Cái tâm là điểm sáng trung tâm khơi nguồn cho ý thức trong thơ. Phải chú trọng đến quy cách nhưng làm thơ gốc phải là tình cảm (Cao Bá Quát). Sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ chân tâm thực ý thì nhà thơ mới cóthể nối liền Trang 45 những tư tưởng cảm xúc của mình trong một từ “thơ” muôn đời. TÂM SÁNG - TÌNH SÂU chính là mạch ngầm gắn kết một trái tim với triệu tâm hồn. Sức đồng cảm quảng đại và mãnh liệt của thơ cững là ở chỗ đó. 5. Thơ trong mối quan hê ̣hiêṇ thực. Đặc trưng của thơ là gì ? Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống bằng hình tương. ̣ Nhưng hình tương̣ trong thơ không phải đươc̣ xây nên từ óc quan sát, chiều sâu nhận thức, tư duy lôgic của lý trí, mà nó gắn với cảm xúc, với tâm hồn. Thơ sinh ra từ tình cảm. “Thơ là người thư kítrung thành của những trái tim” (Đuybrlay). Đến với thơ, tâm hồn ta phải đươc̣ chan hòa trong thế giới cảm xúc. Thơ là cơn gió. Tâm hồn ta là mặt nước phẳng lặng và bình yên. Cơn gióthơ có đủ mạnh để làm mặt nước tâm hồn ta xao động, đó mới thực sự là thơ. Nhưng thơ đâu phải chỉ cóthế..... • Hơn 2000 năm trước, Trang Tử đã có một triết lý rất hay về biển cả: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước, đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Hàng ngày, tiếng sóng thủy triều vẫn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với trang thơ. Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi, khi người nghệ sĩđến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mát muôn cây. Thơ ca phải gắn mình vào nguồn mạch cuộc sống và nhịp nối giữa thơ với cuộc đời chính là tâm hồn, trítuệ nhà thơ. Người, làm thơ, bình thơ xưa và nay đã bộc lộ rất nhiều quan niệm về thơ. Có người cho thơ là “thần hứng” (Platông), là “ngọn lửa thần”, là “cơn điên loạn thần thánh”, “thơ là sự tuôn trào bộc phá những tình cảm mãnh liệt”. Thơ ca không phải thuộc về một cõi huyền nhiệm, mông lung, diệu vơi;̣ thơ ca lại càng không phải là “một thứ nghề chơi”, là trò đùa cảm hứng. Thơ gần gũi và thân thiết biết bao, thơ gắn với cuộc đời ta đang sống, thơ phản ánh cuộc đời theo quy luật văn chương. Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của tâm hồn người nghệ sĩ. Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung bao giờ cũng đi ra từ cuộc đời, cũng lớn lên từ hiện thực và rồi từ đó cánh diều nghệ thuật sẽ nhờ gió đời mà cất cánh bay cao. Sẽ “chẳng cóthơ đâu giữa lòng đóng khép” (Chế Lan Viên); “sẽ chẳng cóthơ khi người làm thơ không tìm đươc̣ sơị dây giao cảm đối với cuộc đời, không tìm đến những cánh đồng phì nhiêu để từ đấy hạt giống thơ ca đươc ươm trồng, ̣ nảy nở.” Lục Du đời Tống người đã viết hàng trăm câu thơ, lúc sắp mất đã tâm sự với con, lời tâm sự của một hồn thơ đi trọn cuộc đời mới hiểu cái lẽ “công phu của thơ là ở ngoài thơ”. Sức nặng của những trang thơ chính từ cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực đươc̣ chưng cất từ chính cuộc sống. Gắn với cuộc sống, đấy là đặc trưng thẩm mĩcủa văn học, của tác phẩm văn chương mà nhịp nối là nhà văn. Cuộc sống vói những hiện tương phong ̣ phú, phức tạp vừa là đối tương̣ hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ còn là kỹxảo. Trang 46 Cuộc sống mênh mông vô tận sẽ là nơi cung cấp chất liệu cho Thơ. Cuộc sống với hơi thở ấm nóng sẽ tô điểm cho những câu thơ, cho nghệ thuật: “Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên). Thơ ca khơi nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng con người. Thơ mang trong mình những buồn vui đau khổ, rạo rực đắm say. Thơ nói riêng và văn chương nói chung sẽ làm nên nhịp cầu nôi trái tim trở về với trái tim, đưa tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình cuộc sống. 6. Sáng tạo trong thơ. Sáng tạo là kết quả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, hun đúc, một tiến trình cọ xát dữ dội. Sáng tạo không có nghiãlà bịa đặt. Sáng tạo nghệ thuật giống như sáng tạo cuộc sống, cần có yếu tố thẩm mỹ, tính chân thực cao, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc. a. Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia? Nếu mỗi người nghệ sĩđều bằng lòng với những điều có sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của người nghệ sĩtrong mỗi nhà văn. Bởi “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gìchưa có” (Nam Cao) Khi tìm đến yêu cầu sáng tạo đối với nghệ thuật, đã có người băn khoăn tự hỏi: Văn học cùng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, vậy tại sao không có sự gặp gỡ, trùng lặp? Thật vậy, cuộc đời là lạch ngầm nơi dòng sông văn chương bắt nước. Thế nhưng hiện thực ấy đươc̣ chảy qua bầu cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ, nhà văn. Mỗi người nghệ sĩlà một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu vũ trụ ấy. Vì vậy, không có những tác phẩm “song sinh” dùtâm hồn anh cùng đồng điệu, tri kỷ với tâm hồn tôi. Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học nói chung, thơ ca nói riêng để đắm mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của anh trở nên vô nghia.̃ Bởi “điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”. Yêu cầu về sáng tạo ấy gơị nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật. Chơṭ nhớ tới chủ nghiã đề tài một thuở, nhà văn, nhà thơ hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tương̣ riêng. Chính vìvậy, những tác phẩm ấy nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người đọc như một làn gió mỏng manh thoáng qua. Như vậy, mỗi người nghệ sĩtrong quá trình cầm bút cần phải tạo đươc ̣ tiếng nói riêng, âm sắc riêng. Nó đòi hỏi anh phải miệt mài trên con đường sáng tạo, không ngừng nghỉ, không lùi bước. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn chương, ấy là sức sống của anh, là ấn tương̣ của anh trong lòng người đọc muôn đời. Trang 47 b. Văn học là một trong những hình thái nghệ thuật phản ánh đời sống. Nếu các nhà khoa học lấy mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu là nhằm đạt tới chân lý khách quan biểu thị qua những định lý, định luật mang tính khuôn mẫu, là nguyên tắc chung… thì các nhà văn lại phải tìm trong hiện thực cuộc sống bộn bề những vấn đề cá biệt mang tính bản chất và phản ánh vào trong tác phẩm thông qua những hình thức nghệ thuật riêng với quan điểm của riêng mình. Văn chương không thể đươc̣ tạo ra theo hình thức sản xuất cótính dây chuyền, không phải là sản xuất hàng loạt. Tác phẩm văn học khi đươc̣ viết ra bằng ngôn từ nghệ thuật nhất thiết phải thể hiện đươc̣ cách nhìn về hiện thực riêng, những tìm tòi về nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Hình ảnh cuộc sống trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực đã đi qua một tâm hồn, một cá thể và dấu ân cá thể in vào trong đó “càng độc đáo càng hay”. Xuân Diệu đã nói: chỉ có những tâm hồn đồng điệu chứ không thể có những con người là phiên bản của nhau. Bởi vậy, sáng tác văn học, một thứ sản xuất “đặc biệt và cá thể” nhất quyết không thể tạo ra những tác phẩm giống nhau như khuôn đúc. Giọng nói riêng của nhà văn cóthể hiểu là một tâm tư tình cảm riêng, một thái độ sống, cách nhìn, cách đánh giá về hiện thực cuộc sống riêng đươc̣ biểu hiện trong tác phẩm bằng hình thức nghệ thuật phù hơp. ̣ Nam Cao từng nói rất thấm thía một điều: “Văn chương không cần đến.... sáng tạo những gìchưa có”. Cuộc sống phong phú muôn màu muôn vẻ luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, chứa nhiều điều bímật, kỳ diệu cần đươc̣ khám phá. Bề dày lịch sử văn học thế giới đã đươc̣ tạo dựng hàng loạt những khám phá riêng ấy. Song điều đó không có nghiã ngưòi nghệ sĩđươc̣ phép lùi bước trong sáng tạo. Viên Mai cho rằng: “Làm thơ quý nhất là lật đổ cái án cũ mới hay”. Điều Viên Mai cho rằng “quý nhất” ấy thực chất cần thiết với văn học nói chung, nào phải chỉ riêng thơ ca. Chỉ có điều: với tư cách là loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng phương thức trữ tình, yêu cầu “lật đổ cái án cũ” với thơ ca đươc̣ đề cao hơn hết thảy. Người nghệ sĩphải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đã đến độ chín để gửi vào trong tác phẩm giọng nói riêng của mình. Anh cóthể học tập, tiếp thu tinh hoa trong tác phẩm của các nhà văn lớp trước nhưng phải trên cơ sở sự sáng tạo. Nói như M. Gorki: “các anh hãy học tập tất cả những nhà văn có phong cách điêu luyện, nhưng các anh hãy tìm lấy nốt nhạc lời ca cho riêng mình”. Người nghệ sĩkhông đươc̣ phép lười biếng hay bắt chước mà phải luôn trong tâm thế tìm tòi, sáng tạo. Tất nhiên điều đó không có nghiã nhà văn đươc̣ phép tìm tòi theo hướng cực đoan, viết những điều không ai hiểu đươc.̣ Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo cái độc đáo. Không ai đòi hỏi khuôn mẫu cho nghệ thuật, cũng không ai dạy nhà thơ phải phản ánh thế này, xúc động thế kia. Đấy là công việc của nhà làm thơ. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩlàm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể”. Bởi vìmỗi tâm hồn là một “vương quốc riêng”, mỗi bài thơ là một đứa con tinh thần riêng của người nghệ sĩ, thật khótìm thấy sự trùng lặp trong sáng tạo. Bởi vì “tầm thường là cái chết của nghệ thuật”, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật. Trang 48 7. Để sáng tạo vàlưu giữmôṭ bài thơ hay. - Đối với nhà văn: Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩkhông những phải cótài mà cần phải cótâm, cótình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người. Đồng thời, nhà văn cũng phải biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ. - Đối với người đọc: Để đánh giá một tác phẩm, không chỉ chú ý đến hình thức ngôn từ mà phải khám phá ra chiều sâu tư tưởng, tình cảm mãnh liệt mà tác giả gửi gắm. - Đối với li ̣ch sử văn học: Để đánh giá giá trị một tác phẩm thơ ca đích thực phải xem xét tác phẩm cósự hài hòa giữa nội dung và hình thức. X. TÍNH NHẠC, HỌA, ĐIỆN ẢNH, CHẠM KHẮC TRONG THƠ 1. Tính nhạc. Văn là họa, bởi vậy đi vào thế giới văn chương cũng là đặt chân vào một thế giới tràn đầy đường nét, rực rỡ sắc màu, đẹp và sinh động như chính cuộc đời thực tại. Nhưng làm nên thơ văn không chỉ có họa mà còn là nhạc. Âm nhạc với những thanh âm, giai điệu, tiết tấu,... luôn có khả năng cuốn hút, gọi dậy những cảm xúc trong lòng người. Nhưng nhạc tính không chỉ thuộc quyền sở hữu của âm thanh mà còn ở trong thơ văn như một phần đặc biệt. Đọc thơ, ta luôn cảm nhận đươc̣ một sự réo rắt gọi lên từ câu chữ âm vần. Từ xưa đến nay, các nghệ sĩđã khai thác các đặc tính này góp phần không nhỏ vào việc chuyển tải nhịp điệu của cảm xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác độc giả. Thế giới âm thanh vìthế mà thả sức ùa vào khuôn khổ của câu từ chật hẹp. Thế giới âm thanh cũng là sự biểu đạt khá rõ nét thế giới tâm hồn và nhịp cảm xúc của chính ngưòi nghệ sĩ. “Thơ ca là nhạc của tâm hồn” (Vôn - te). Vậy thìtiếp cận thế giới tràn đầy âm thanh, khuôn nhạc trong mỗi tác phẩm văn chương cũng là một cách tiếp cận, nắm bắt những cảm xúc mà nhà thơ, nhà văn mang lại. Bên canh hội họa, âm nhạc vìthế mà đem một sức gơi,̣ một linh hồn cho các tác phẩm văn chương. Văn có họa nhưng trong văn cũng đầy nét nhạc. “Thi trung hữu nhạc”. 2.Tính hoa.̣ Người xưa thường nói “thi trung hữu họa”. Đó chính là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương và hội họa. Hội họa lấy những đường nét thô sơ hay uyển chuyển, những gam màu đậm nhạt, sáng tối khác nhau để mô tả hiện thực đời sống. Bởi thế, nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến thị giác người xem, mở đươc cửa s ̣ ổ tâm hồn con người. Hội họa có ưu thế trong việc đem lại những cảm xúc thẩm mỹmới mẻ, tinh tế. Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tương, ̣ nó đòi hỏi phải tái hiện đươc̣ bức tranh đời sống giàu có và sinh động. Nhưng ngôn ngữ văn chương lại mang tính phi vật thể. Vì vậy, muốn tác động trực quan đến người đọc, ngôn ngữ ấy phải giàu có về hình ảnh, phong phú về màu sắc, đường nét. Và những yếu tố trên đã tạo ra chất hội họa trong văn, làm hiển hiện trước mắt người đọc bức tranh tươi đẹp về cuộc sống. Những lúc ấy, nhà văn giống như người nghệ sĩtài ba đem ngôn ngữ, những đường nét và gam màu tinh tế để vẽ nên những tuyệt tác bằng ngôn từ. Trang 49 Sự kết hơp̣ giữa họa và văn đã làm thỏa mãn cả con mắt và cái tâm của người thưởng thức. Mới hay sự kết hơp̣ ấy đôi khi nâng cả họa cả văn lên đến đỉnh cao. Chất họa đi vào văn chương qua bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩđươc̣ thể hiện bằng những bút pháp riêng như chấm phá, phát họa, điểm nhãn, tả cảnh ngụ tình,... tạo nên sự sống động cho tác phẩm. 3. Điêṇ ảnh. Người ta hay ví những nhà thơ, nhà văn như những nhà quay phim tài ba. Khéo léo nhất đólà khi họ chớp đươc̣ những pha thần tình trong cảm xúc, hành động của nhân vật, ghi lại những sự kiện, cảnh huống nóng bỏng nhất của thời đại xã hội, những vấn đề đáng đươc̣ đưa lên phim ảnh. Khi Nguyễn Đình Thi viết những câu kết lại bài “Đất nước”: “Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” Cóthể thấy ông đã ghi lại những thước phim tư liệu chân thực về một thời oanh liệt đã qua. Bốn câu thơ cóthể đươc̣ coi là những cảnh quay hoành tráng, mang tầm vóc, quy mô lớn. Nó dựng lại đươc̣ không khí ác liệt, hào hùng của cả một thời đại. Những cảnh quay lúc ra xa, lúc đưa về gần đã tái hiện lại bức tranh chiến trận khá toàn diện và sinh động. Giữa khung cảnh rộng lớn, có âm thanh tiếng súng, có hình ảnh người lên, có ánh sáng rực rỡ của lửa cháy,.... Tất cả đều ở trong thế vận động đi lên từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn tới niềm vui, từ nô lệ đến tự do, hạnh phúc. Cóthể xem đó như cuộn phim ghi lại cả một quá trình chiến đấu và chiến thắng của dân tộc. 4. Điêu khắc. Văn học tái hiện đời sống bằng hình tương̣ nhưng đó không phải là những hình tương̣ thực có khả năng tác động trực tiếp đến giác quan của người đọc. Do vậy, ngôn ngữ văn học phải có khả năng khắc tạc những hình tương̣ đậm nét, cụ thể để người đọc cóthể hình dung, tưởng tương̣ ra nó một cách rõ nét. Nghệ thuật điêu khắc với những đặc trưng về mảng, hình khối dễ dàng kích thích trítưởng tương, ̣ óc sáng tạo của độc giả. XI. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CA Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện để biểu hiện mang tính đặc trưng của văn chương. M. Gorki từng viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ - công cụ chủ yếu của nó - và cùng với các sự kiện, các hiện tương̣ của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. Đăc̣ điểm: Đặc điểm chung của văn học là tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tương. ̣ Tuy nhiên, ở mỗi thể loại, những đặc điểm ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi tác phẩm cũng có những vẻ đẹp riêng về ngôn ngữ. Trang 50 Ngôn ngữthơ ca có thể xem làtiêu biểu cho ngôn ngữvăn hoc̣ bởi các đặc điểm như tính chính xác, tính hàm súc, tính hình tương̣ đươc̣ thể hiện một cách tập trung vói yêu cầu cao nhất trong ngôn ngữ thơ ca. Ngôn ngữthơ ca không phải là vẻ đẹp của đồ trang sức hay trò chơi phù phiếm mà là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc sống thông qua sự mài giũa và tinh luyện của nhà thơ. Xuất phát từ môṭ yêu cầu rất quan trong̣ đối với văn hoc̣ làphải phản ánh hiêṇ thực môṭ cách chân thực, vẻ đẹp ngôn ngữthơ ca cũng đươc̣ hình thành từ sự trong sáng và chính xác. Đó chính làkhả năng biểu hiêṇ đúng điều thi nhân muốn nói, miêu tả đúng cái màtác giả cần tái hiên.̣ - Đọc tác phẩm “Tây Tiến” tuy không xuất hiện từ “chết” nhưng ta vẫn gặp rất nhiều khái niệm chỉ cái chết: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” “Áo bào thay chiếu anh về đất” “Tây Tiến người đi không hẹn ước” Cólẽ ta ít bắt gặp trong thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) những thi phẩm nói về cái chết. Có một thời người ta phê phán Quang Dũng “bi lụy, sầu não” mà ít ai để ý đến những giá trị đích thực của bài thơ. Những khái niệm về cái chết mà thi nhân sử dụng cho ta cảm nhận đươc những g ̣ ìtác giả muốn miêu tả về hiện thực. Hơn nữa, mỗi lần sử dụng khái niệm này, tác giả đều cho ta thấy sự điêu luyện trong việc dùng ngôn ngữ. Hình ảnh người lính “gục bên súng mũ bỏ quên đời” nhưng tựa như vẫn đang làm nhiệm vụ canh gác giữa đất trời. Với những chàng trai ấy “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”. Bởi vậy, cái chết đối với họ là sự trở về nơi bắt đầu để chuẩn bị cho một con đường mới. Cụm từ “anh về đất” nhẹ nhàng, thiêng liêng, trân trọng. - Đọc tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ dạt dào của một trái tim rạo rực, cháy bỏng với những khát khao trong tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ đươc̣ Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Còn gìcóthể mãnh liệt hơn thế. Sóng nhớ bờtrong chiều rộng không gian: “lòng sâu - Trang 51 mặt nước”; trong chiều dài thời gian: “ngày - đêm”. Em cũng thế. Nhưng sóng nhớ bờ vẫn còn có giới hạn “lòng sâu - mặt nước”, “ngày - đêm” , còn em nhớ anh xuyên qua không gian, thời gian thực tại để đến với cõi tâm thức “trong mơ”. Ngôn ngữ thơ ca đã giúp trái tim Xuân Quỳnh biểu hiện đến độ sâu nhất của nỗi nhớ. Đóchẳng phải là sự kìdiệu của ngôn ngữ thơ ? - Xuân Diệu trong “Vội vàng” đã cởi bỏ cải áo xưa chật chội để đến với lối thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh mới mẻ, tươi nguyên một sức sống, một sự cháy bỏng: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa gió và giólươṇ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng… Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi - Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! Xuân Diệu là nhà thơ của một “niềm khát khao giao cảm với đời - cuộc đời hiểu theo nghiãtrần thế nhất” ( Nguyễn Đăng Mạnh). Và niềm khát khao ấy đã theo con chữ mà đến với bạn đọc muôn đời. Những ngôn ngữ Xuân Diệu viết ra đã cósức biểu hiện lớn lao các khát khao cháy bỏng của Xuân Điệu. Những động từ “ôm, riết, say, thâu, cắn,...” đã nói hộ những tình cảm dâng tràn trong trái tim thi sĩ. Trong ngôn ngữthơ ca, viêc̣ dùng từ trong sáng, chính xác cũng làsự sáng tạo, sự phát hiêṇ đôc̣ đáo của tác giả. - (Phân tích từ “rủa” của Xuân Diệu ở bài “Đây mùa thu tới”: “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”) - Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã sử dụng nhiều từ ngữ chính xác, đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Miêu tả thời gian, Quang Dũng không sử dụng khái niệm mùa quen thuộc, ông đã sáng tạo hình ảnh “mùa em”. Xuân, hạ, thu, đông là mùa của cả đất trời, của tất cả mọi người. Nhưng “mùa em” thì chỉ có của riêng Quang Dũng mà thôi. “Mùa em” là mùa ta gặp em, mùa gắn với hương nếp Mai Châu hay nghiãtình người Tây Bắc. Không viết “hoa nở” mà viết “hoa về”. “Hoa nở” thìtỉnh quá, thường quá. “ Hoa về” còn ẩn chứa niềm vui hân hoan của hoa, của lòng người. Sử dung̣ từ thích hơp. ̣ Trang 52 - Mai-a-cop-xki đã từng viết: “Phải phítổn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” Sử dụng từ thích hơp̣ với đối tương̣ đươc̣ miêu tả hoặc tạo ra ngữ cảnh thích hơp̣ để từ ngữ lộ đúng nghiã của nólà bản chất của tính chính xác. Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng cũng từng viết: “ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hai từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt gần nhau trong một câu thơ là điều khó gặp. Người đọc cảm giác dốc lên cao, cao mãi như dựng đứng giữa đất tròi rồi đột nhiên chạm vào mây xanh. Dường như đất và trời gặp nhau nhờ dấu chân người lính. Không chỉchính xác, vẻ đẹp ngôn ngữthơ ca còn toát lên từ sự cô đong, ̣ hàm súc (ý tại ngôn ngoại). - Nhà văn Hê-ming-uê đã từng đưa ra nguyên lý “Tảng băng trôi”. Tác phẩm văn chương phải là “một tảng băng trôi” bảy phần chìm, một phần nổi. Người nghệ sĩkhông phải là cái loa phát thanh cho ý tưởng của mình mà nói lên bằng ngôn từ có nhiều sức gơi.̣ Lời chật mà ý rộng, lời đã hết mà ý khôn cùng. Đây là cách dùng từ sao cho “ đắt” nhất, phù hơp̣ nhất. - Khi xưa Nguyễn Du đã “giết chết” biết bao nhân vật chính nhờtính hàm súc của ngôn ngữ thơ ca. Chỉ bằng một từ, mỗi nhân vật chỉ cần một từ thôi, Nguyễn Du đã cho ta thấy đươc̣ bản chất nhân vật. Viết về Mã Giám Sinh, Nguyễn Du chỉ bằng một từ đã cho người đọc thấy đươc̣ sự vô học của một kẻ đội lốt thư sinh: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” Chữ “ tót” đắt giá ấy đã làm đậm nét bản chất của Mã Giám Sinh. Thế là bao công sức trau chuốt về hình thức của Mã Giám Sinh đã đổsông đổ bể. - Họa sĩVan Gốc đã để lại cho nhân loại yêu nghệ thuật bức họa “Hoa hướng dương”. Chất liệu hội họa và tài năng nghệ thuật đã giúp ông làm điều đó. Nhưng hội họa không thể vẽ đươc̣ hình ảnh “hoa đong đưa” như trong thơ Quang Dũng: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Bông hoa ở đây không phải là bông hoa vô tri giữa dòng nước đang chuyển động. Ta bắt gặp ở câu thơ Quang Dũng một linh hồn hoa bé bỏng như đang làm duyên trên sông nước. - Ngắm “mùa thu vàng” của Lê Vitan, ai cũng trầm trồ khen ngơi,̣ nhưng có ai nghe thấy tiếng Trang 53 “Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Lưu Trọng Lư) Tính đa nghĩa của từ cũng tạo nên vẻ đẹp cho ngôn ngữthơ ca: - Phải chăng một tác phẩm văn chương vươṭ qua sự băng hoại của thời gian là tác phẩm luôn làm nảy sinh nhiều cách hiểu. - Tiếng khóc của Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” liệu có phải chỉ tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh tài hoa — bạc mệnh? Không phải! Đằng sau tiếng khóc ấy là tiếng khóc cho mình, cho những người “cùng hội cùng thuyền” như Tiểu Thanh của Nguyễn Du. Tiếng khóc tự thương mình ấy khiến Nguyễn Du vươṭ qua thời gian trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa trong văn học trung đại. - Tiếng đàn trong “Đàn ghi ta của Lorca” cũng không chỉ là âm thanh cất lên từ cây đàn. Dưới ngòi bút tài hoa của Thanh Thảo, tiếng đàn còn là linh hồn, là thân phận, là khát vọng của thiên tài Lorca - ngưòi nghệ sĩ, người chiến sĩcủa đất nước Tây Ban Nha. “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” Ngôn ngữthơ ca làngôn ngữcó nhi ̣p điêu,̣ không có nhi ̣p điêụ thì không thành thơ. - Người ta thường nói thơ là tình cảm, là tiếng nói của trái tim. Do đó, ngôn ngữ thơ ca cótác dụng gơị cảm đặc biệt. Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có nhịp điệu, không có nhịp điệu thìkhông thành thơ. Ta dễ hiểu vìsao rất nhiều bài thơ đã đươc̣ phổ nhạc. - Nhịp điệu của bài thơ “Sóng” là nhịp điệu của con sóng ngoài đại dương, cũng là nhịp điệu sóng lòng của người phụ nữ khi yêu “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” - Nhịp điệu của “Tây Tiến” là nhịp điệu của một khúc nhạc quân hành một thời binh lửa: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” - Nhịp điệu trong “Việt Bắc” là nhịp điệu của tiếng lòng sâu nặng, gắn bó của kẻ ở - người đi, của tình quân - dân thắm thiết: “Mình về mình có nhớ ta – Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng – Mình về mình có nhớ không – Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”. Ngôn ngữthơ ca không đối lâp̣ với ngôn ngữtoàn dân. Nó tiếp thu tinh hoa của ngôn ngừ thường nhâṭ không ngừng nâng cao, làm giàu thêm ngôn ngữtoàn dân. Trang 54 Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca tựa như cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích. Lúc đi dự hội thìnhư một nàng tiên đầy duyên dáng nhưng thường ngày lại tất bật với những giặt giũ áo quần, người vương mùi hành, mùi khoai mới gọt. Ngôn ngữ thơ ca không đối lập với ngôn ngữ toàn dân. Nótiếp thu tinh hoa của ngôn ngừ thường nhật không ngừng nâng cao, làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân. Chính vìvậy, nhà thơ không ngừng sáng tạo như người thợtài năng gọt giũa, nhào luyện để tạo nên giá trị về nghệ thuật ngôn từ. Tạo hóa tạo cho con người ngôn ngữ để sáng tạo thơ ca. Từ những lời hát trong bài ca lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện, mong ước điều tốt lành cho mùa màng đến lời niệm chú, cóthể coi như hình thức đầu tiên của thơ. Trải qua thời gian, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca ngày càng phát triển và hoàn thiện tựa như những nguồn nước mát trong nảy sinh từ cội nguồn sáng tạo sâu thẳm vô tận của con người. XII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1. Khái niêṃ Nhân vật văn học là con người đươc̣ nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này cóthể đươc̣ miêu tả kỹhay sơ lươc,̣ sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học cóthể là con người cótên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), cóthể là những người không cótên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay cóthể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần đươc̣ hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lương: ̣ hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lương: ̣ dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hơp, ̣ khái niệm nhân vật đươc̣ sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tương̣ nổi bật nào đótrong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađô, chiếc quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan...Tô Hoài nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật". Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một hiện tương̣ nghệ thuật cótính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...Những dấu hiệu đóthường đươc̣ giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của mỗi người sau này: Trang 55 "Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước toc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" Hay việc giới thiệu Hoạn Thư: "Ở ăn thì nết cũng hay, Nói điều ràng buộc thì tay cũng già" Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học đươc̣ thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trítưởng tương, ̣ liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó. 2. Vai trò của nhân vâṭ trong tác phẩm. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nóvới những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vìvậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩđến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ cótài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật ChíPhèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người... Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ đươc̣ quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vìvậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư Trang 56 tưởng của tác giả". 3. Phân loại nhân vâṭ văn hoc.̣ Nhân vật văn học là một hiện tương̣ hết sức đa dạng. Những nhân vật đươc̣ xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lương̣ miêu tả..., cóthể thấy những hiện tương̣ lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt đươc̣ thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, cóthể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau. a. Từ góc đô ̣nôị dung,phẩm chất nhân vât:̣ Cóthể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện đươc̣ xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, cótính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lítưởng trong cuộc sống...cóthể đươc̣ coi là nhân vật lítưởng. Ơí đây, cũng cần phân biệt nhân vật lítưởng với nhân vật lítưởng hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật đươc̣ tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của nhà văn. Ơí đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện. Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bi ̣lên án.Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thường đươc̣ xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt cótính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thìhoàn toàn ngươc̣ lại.Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hơp̣ với quan niệm cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một phẩm chất thẩm mĩmà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hơp̣ chứ không đơn điệu...Những nhân vật như ChíPhèo, Thị Nỡ, Tám Bính, Năm Sài Gòn...là những nhân vật có bản chất tốt nhưng đó không phải là phẩm chất duy nhất của nhân vật. Bakhtin cho rằng: cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý nghiãtương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên cứu, cần phải xét khuynh hướng chủ đạo của nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng, phẩm chất thẩm mĩkhác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng đươc̣ Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ, với nhiều phẩm chất khác nhau chứ không phải chỉ có một phẩm chất chính diện hoặc phản diện. b. Từ góc đô ̣kết cấu Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, cóthể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữvai trò quan trọng trong việc tổ chức vàtriển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những Trang 57 vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Nhân vật chính cóthể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lương̣ hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đươc̣ gọi là nhân vật trung tâm. Trong không ít trường hơp, ̣ nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kísốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độkhác nhau. Ðó là những nhân vật giữvi ̣trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trơ,̣ bổ sung cho nhân vật chính nhưng không đươc̣ làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn đươc̣ các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh. c. Từ góc đô ̣thể loại. Cóthể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. d. Từ góc đô ̣chất lương̣ miêu tả: Cóthể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con người nói chung được miêu tảtrong tác phẩm. Nhà văn cóthể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...cũng cóthể miêu tả kĩvà đậm nét. Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà từ đó cóthể giải thích đươc̣ mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Ðiển hình làtính cách đã đạt đến độthực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ đươc̣ áp dụng từ chủ nghiã hiện thực phê phán trở về sau. Ngoài những loại nhân vật đươc̣ trình bày, cóthể nêu lên một số khái niệm khác về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ nghiãtự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghiã ở phương Tây.. 4. Môṭ số biêṇ pháp xây dựng nhân vât.̣ Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ơí đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động. Trang 58 2. Phân loại. Từ quan niệm về tình huống, cóthể có cách phân loại truyện ngắn sau đây : 2.1 Vềtính chất, cóthể thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản : - Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ cóthể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu đươc̣ hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít đươc̣ quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, cóthể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một trường hơp̣ tiêu biểu). - Tình huống tâm trạng. Đólà sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đótrong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghiãlà kiểu nhân vật đươc̣ hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tương̣ nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hơp̣ khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lítính…) ít đươc̣ quan tâm. Và vìthế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình. (Truyện ngắn Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, nhất là Thạch Lam nghiêng về dạng này) - Tình huống nhận thức. Đólà sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật đươc̣ đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là :nhân vật tư tưởng. Nghiãlà kiểu nhân vật đươc̣ khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lítính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hơp̣ đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng đươc̣ nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận ( Nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này cólẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu ý, ở những trường Trang 59 hơp̣ cực đoan, nó cóthể là truyện ngắn luận đề. Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều ít nhiều cótính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó. 2.2. Vềsố lượng, cóthể thấy truyện ngắn có hai loại : 1) truyện một tình huống. Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm. Cóthể nói đây là loại truyện ngắn điển hình.2) truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện đươc̣ dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong đó, chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghiãlà có cái nào đólà chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau, theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba, cóthể ví dụ : Chí phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn khải, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp...) Từ chỗ coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, cóthể thấy : thực ra, chỉ có Truyện ngắn và Truyện dài. Không có cái gọi là Truyện vừa. Bởi việc phân định ra Truyện vừa chỉ dựa vào có một tiêu chírất phụ là độ dài trung bình của văn bản truyện mà thôi. 3, Phương pháp tiếp cận tình huống. Từ những nội dung líthuyết trình bày trên đây, ít nhất cóthể rút ra những ý nghiã phương pháp luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc, bước vào một truyện ngắn tuy không thể bỏ qua việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn (như nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ...), nhưng nếu chưa nắm đươc̣ tình huống thì coi như chưa nắm đươc̣ chiếc chìa khoá quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. Đọc vào truyện ngắn thì điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó. Cóthể hình dung về qui trình tiếp cận tình huống với các bước chính như sau : Bước 1. Xác đi ̣nh tình huống truyêṇ : - Đặt câu hỏi : Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Hay Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này ?... - Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả ? Đáng chú ý nhất ở đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà chúng chứa đựng. - Tìm tên gọi đểđi ̣nh danh: Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm đươc̣ tên thích hơp̣ thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy. Bước 2: Phân tích tình huống. Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây : - Diện mạo của tình huống (bình diện không gian) - Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian) - Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn) Bước 3: Rút ra ý nghĩa của tình huống: Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩmà tình huống chứa đựng Trang 60 - Vềquan niệm : Toát lên quan niệm gìvề nhân sinh, thẩm mĩ? - Vềcảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì? Ví dụminh hoạ a) Loại truyện ngắn điển hình với một tình huống. Cóthể phân tích 3 ví dụ : Vd1 : Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân : Tình huống hành động - kiểu nhân vật hành động - truyện ngắn giàu kịch tính. Vd2 : Hai đứa trẻ của Thạch Lam : Tình huống tâm trạng - kiểu nhân vật tình cảm - dạng truyện ngắn trữ tình ; Vd3 : Đôi mắt của Nam Cao : tình huống nhận thức - kiểu nhân vật tư tưởng - dạng truyện ngắn triết luận ; b) Loại truyện không thật điển hình : với nhiều tình huống. Phân tích hai vídụ. - Vd1 : Truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao. - Vd2 : Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. XIV. TÁC PHẨM VĂN HỌC CHÂN CHÍNH. 1. Thếnào làtác phẩm văn hoc̣ chân chính? Là những tác phẩm có giá trị lớn lao, đích thực, thể hiện đươc̣ những chức năng và sứ mệnh của văn chương với cuộc đời (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ...) Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học cóthể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới để đặt ra và cắt nghia những vấn đề của nhân ̃ sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vìcon ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản 2. Yêu cầu của môṭ tác phẩm văn hoc̣ chân chính a. Xuất phát từ phía nhà văn. - Nhà văn phải cótấm lòng chan chứa tình yêu thương, phải biết đồng cảm, xót thương, sẻ chia với những nỗi khổ đau, bi kịch của con người. Nhà văn phải là người “cho máu”. Văn chương xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của con người. Vìthế, tư tưởng tình cảm càng chân thực, sâu sắc, mãnh liệt thìtác phẩm càng có giá trị. Trong nỗi đau, cảm xúc của con người thường dâng lên tận cùng của sự chân thực, sâu sắc, mãnh liệt. Vìthế, cóthấu hiểu đươc̣ những nỗi đau ấy, nhà văn mới tạo nên những sáng tác giá trị. - L. Tonxtoi khẳng định “một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. “Nhà văn tồn tại ở đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi , dồn đến chân tường(...) Nhà văn tồn tại ở đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu) b. Xuất phát từ bản chất của văn chương. - “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khígiới thanh cao và đắc lực mà chúng ta cóthể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong Trang 61 phú thêm” (Thạch Lam). XV. GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC 1. Giong̣ điệu làgì Giọng điệu (tiếng Anh : tone) là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tương̣ đươc̣ miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngơị ca hay châm biếm,… Chẳng hạn, trong thơ tình yêu của Thế Lữ, theo Hoài Thanh, có giọng điệu “lẳng lơ mà xa vời và thiếu tình ấm áp” thể hiện ở cách gọi thiếu nữ là cô em, do chưa đủ thân mật để gọi bằng em ; giọng điệu ngọt ngào, êm ái trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, giọng điệu suồng sã, đay nghiến trong Chí Phèo của Nam Cao, giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹcủa tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra đươc̣ tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu,… chỗ ngừng. Giọng điệu là một phạm trùthẩm mỹcủa tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hơp̣ với đối tương̣ thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu. 2. Yêu cầu khi tìm hiểu giong̣ điêụ trong văn hoc.̣ Văn học là " nghệ thuật ngôn từ". Quan niệm này nhấn mạnh một đặc trưng của văn học (phân biệt văn và những loại hình nghệ thuật khác). Ở ta, có một thời giảng văn là giảng chính trị. Sau khi nắm đươc̣ đặc trưng nói trên, việc truyền đạt các nội dung của tác phẩm văn học đươc̣ thực hiện trên cơ sở bám lấy từ. Nhưng phương pháp dạy văn bám lấy từ (cho đúng với đặc trưng các bộ môn) thường đươc̣ thực hiện hết sức thô thiển, máy móc, trong thực tiễn dạy văn của nhiều giáo viên văn, "bám lấy từ" có nghiãlà: - Chỉ ra trong câu, trong đoạn của bài văn một số từ và nói rằng nội dung như thế này, như thế kia là ở những từ này, từ nọ (học sinh cũng làm như vậy). - Tinh tế hơn, thìchỉ ra trong câu hoặc đoạn văn những mỹtừ pháp: điệp ngữ, ẩn dụ, đảo ngữ, so sánh, điệp âm, hoán dụ... Đây là bám lấy từ một cách hình thức, là chủ nghiã hình thức trong dạy văn, hiệu quả có khi còn tồi tệ hơn cách dạy nói chính trị hoặc xã hội học thoát ly văn bản. Đặc biệt học sinh thường bám lấy từ một cách hết sức vụng dại, ngô nghê. 3, Yêu cầu khi viết môṭ bài văn về giong̣ điêụ trong văn hoc.̣ Cái hay của bài văn không phải ở bản thân những từ và mỹtừ pháp ấy, mà chính là ở nội dung đươc̣ truyền đạt một phần và chỉ một phần thôi nhờ vào những từ và mỹtừ pháp ấy. Chỉ những câu thơ có "nhãn tự" thì chỉ ra đươc̣ những " nhãn tự" là đầy đủ ý nghia,̃ những câu thơ như vậy là rất hiếm. Giáo viên nhiều khi chỉ làm công việc gọi tên những mỹtừ Trang 62 pháp trong bài văn. Điều quan trọng trong giảng văn là nói cho đươc̣ nội dung đã khởi sắc hơn, lấp lánh hơn nhờ vào mỹtừ pháp như thế nào. Không nói đươc̣ những điều này thì việc gọi ra tên những từ và mỹtừ pháp trở thành một việc làm vô nghia.̃ Bám lấy từ chỉ là một việc làm vô nghia.̃ Bám lấy từ chỉ là một cách để làm sáng tỏ nội dung. Còn nhiều cách khác. Giáo viên cóthể tạo ra nhiều liên tưởng bên ngoài văn bản, bên ngoài tác phẩm. Bám lấy từ chỉ là bước đầu để tiếp cận nội dung của bài văn có khi là ở " sự im lặng giữa những từ". Cách dạy văn bám lấy từ như đã nói ở trên đương trở thành một tai họa phổ biến ở trường phổ thông, thực chất là một cách làm việc vu vơ, lười nghĩ. " Văn học là nghệ thuật ngôn từ". Ngôn từ không chỉ bao gồm từ, mỹtừ. Trong tác phẩm văn học, câu văn phải có hồn. Ngay trong một bài viết lý luận mà câu văn có hồn thì còn "văn học" hơn một bài thơ giàu hình ảnh nhưng câu thơ không có hồn (điều này cóthể cảm nhận đươc̣ rất rõ mặc dù nói cho ra đươc̣ điều này không dễ). Câu văn có hồn là câu văn có giọng, ngữ điệu, bởi vìtừ ngữ của bài văn đươc̣ chọn cóthông báo nhiều điều quan trọng nhưng bài văn không có giọng đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghia,̃ ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt đươc̣ trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra đươc̣ giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt đươc̣ giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận đươc̣ cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên. Về phương diện này quan điểm của nhà nghiên cứu văn học M.B. Khravchenko tiếp cận tác phẩm văn học như một " kết cấu các giọng điệu", như một " hệ thống các ngữ điệu", như một "gam ngữ điệu" là một luận điểm có ý nghiã phương pháp luận quan trọng đối với công việc giảng văn. "Hơi văn", "văn khí", "giọng văn"...đólà những khái niệm rất cơ bản của các tác phẩm văn học. Người Pháp có câu " Cest le ton qui commande la musique" ( Chính cái giọng chi phối bài nhạc). Ở những áng văn hay, cái giọng của câu văn mở đầu có ý nghiã quyết định cho sự cảm nhận cảm hứng chủ đạo và nội dung của toàn bộ tác phẩm. Nhà văn Marquer cóthuật lại sau khi viết xong truyện Giờ rủi ro, ông đã đầy đủ tư liệu để viết Trăm năm cô đơn nhưng ông không thể nào cầm bút viết vì chưa tìm đươc̣ giọng. Mãi năm năm sau ông mới tìm đươc̣ giọng thích đáng: đólà cách kể của một bà già nói về những chuyện hoang đường, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự nhiên. Chỉ khi ấy, tác giả mới viết đươc. Phải ̣ mấy năm mới tìm ra giọng. Hóa ra giọng kể có khi còn quan trọng hơn câu chuyện đươc̣ kể rất nhiều! Muốn hiểu Truyện Kiều phải bắt đươc̣ cái giọng của tác giả trong sáu câu triết luận mở đầu. Điều quan trọng trong đoạn mở đầu này không chỉ ở luật oái oăm, ác hại trong "cõi người ta": tài mệnh tương đố, bỉ sắc tư phong, hồng nhan bạc mệnh. Điều quan trọng hơn cả là cái giọng mỉa mai, hờn mát, đay đả của tác giả khi nói đến những luật này: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau Tác giả không thản nhiên ghi nhận cái luật oái oăm này. Thái độ tác giả bao hàm nhiều sắc thái. Từ "khéo là" có bao nhiêu nghiãthì cái giọng của tác giả biểu hiện ở đây có bấy nhiêu sắc thái: mỉa mai, hờn mát, bỡn cơt,̣ châm chọc... "Tài mệnh tương đố" không phải là tư tưởng của Truyện Kiều. Triết lý của Truyện Kiều là ở cái giọng của tác giả khi nói về tư tưởng này, nói ở chữ "khéo là" xen vào câu "tài mệnh tương đố". Lạ gì bỉ sắc tư phong Trang 63 Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen Cũng như cách phân tích ở trên, "bỉ sắc tư phong", "hồng nhan bạc mệnh" không phải là tư tưởng đích thực của Truyện Kiều. Ở đây cái giọng của tác giả rất rõ. Trước luật cõi đời và luật của trời, Nguyễn Du là một người đáo để với cái giọng đay đả, đay nghiến của ông: "Lạ gì..." ở đây bộc lộ một thái độ dè bỉu, bực tức, chán ngán. Khi ta nói " lạ gì anh ấy" thì hoặc là ta dè bỉu, hoặc là ta bực tức, hoặc là ta chán ngán...anh ấy, chắc không phải là một thái độ thiện cảm. Cái giọng văn của Nguyễn Du khi nói đến luật "hồng nhan bạc mệnh" bao hàm một thái độ đối với "trời xanh", một cái giọng xẵng và cóthái độ xấc. Với thái độ ấy và cái giọng ấy, nhà thơ có chửi luôn cả trời thìchẳng có gìđáng ngạc nhiên. Nếu như " trời xanh quen thói" thìsự " má hồng đánh ghen" không thể là một điều tốt lành. " Quen thói " có nghiãlà làm theo quán tính. Cóthể nói " quen thói hại người", không bao giờ nói "quen thói giúp người". Làm điều thiện, dù rất nhỏ bao giờ cũng đòi hỏi sự nỗ lực. Mỗi lần làm điều thiện là một lần nỗ lực mới. Cóthể làm điều thiện theo quán tính, nhưng như vậy có còn là thiện nữa không? Trong câu tục ngữ " Ăn không nên đọi, nói không nên lời" thì"nói không nên lời" là một sự đau khổ của con người. Năng lực văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói nên lời. Có ý, cótừ đấy nhưng vẫn lúng túng chưa thành câu, hoặc câu văn cóthành thìtẻ nhạt, bởi vì còn thiếu cái quan trọng nhất: thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa có ngữ điệu, giọng điệu thích đáng. "Vạ miệng" nhiều khi chỉ là do không tìm đươc̣ một giọng thích đáng để trình bày chân lý. Khi người ta có cảm hứng, dường như giọng và ngữ điệu nảy sinh trước và từ ngữ dường như đươc̣ gọi đến thể hiện ngữ điệu và giọng điệu thành lời, thành câu. Lời và văn hình thành như vậy thường rất hoạt. Người giỏi văn không chỉ là dồi dào ý, giàu từ ngữ mà còn giàu ngữ điệu, giọng điệu. Mỗi lần cần đến, cóthể tìm đươc ̣ ngay giọng nói hoặc ngữ điệu thích đáng. Vả chăng, ý hình thành chưa rõ, chưa dứt khoát nhừo giọng điệu trở thành rõ hơn, dứt khoát hơn. Người dạy văn giỏi tạo ra nhiều ngữ điệu, giọng điệu thích đáng, đa dạng, ăn sâu vào cảm nhận của học sinh và đây là một phần quan trọng trong tiềm lực văn của học sinh. Cảm hứng nào, giọng điệu ấy; nhưng cũng cóthể ngươc̣ lại, giọng điệu định hướng sự hình thành cảm hứng. Ở trường phổ thông, đặc biệt cấp cơ sở, học thuộc lòng để thuộc ngữ điệu, tiết tấu cũng như đọc diễn cảm để thấm các giọng điệu của bài văn là hết sức quan trọng. Cũng phải thể tất cho giáo viên văn đôi khi "nói trạng" ở lớp. Tuy cólan man ngoài đề nhưng sự giàu có ngữ điệu và giọng điệu ở người cótài "trạng" sẽ để lại sự cảm nhận của học sinh những điều có khi còn quý giá hơn kiến thức. Đấy là chưa nói không khí hào hứng tạo ra trong lớp hết sức cần thiết cho sự cảm thụ văn học. Nói trạng hay cũng là một tài năng. " Văn học là nghệ thuật ngôn từ". Dạy văn không chỉ có dạy ngôn từ, còn có một mục tiêu cơ bản hơn là xây dựng và bồi dưỡng ý thức ngôn từ. Có ý thức về sức khỏe còn quan trọng hơn là có sức khỏe. Có ý thức về ngôn từ là có ý thức về tính tích cực chủ động và khả năng sáng tạo của mình trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ngôn từ của xã hội. Là người có ý thức - không cứ gìtrong đọc văn hay đọc sách báo, mà ngay cả trong giao tiếp hằng ngày- thường xuyên nhặt nhạnh những từ ngữ độc đáo, những cách nói đích đáng, những cách diễn đạt thần tình làm giàu cho vốn từ ngữ của mình, thường xuyên tiếp nhận những giọng điệu, ngữ điệu làm giàu cho khẩu khí, văn khí của mình. Để bồi dưỡng ý thức ngôn từ cho học sinh, ở những lớp dưới, cóthể cho các em làm Trang 64 quen với những cách nói láy, chơi chữ tài tình. Ở những lớp trên, cóthể phân tích từ nguyên của từ, cảm nhận sự lấp lánh nghiã đen và nghiã bóng trong ngôn ngữ, cảm nhận sự trả lại nghiã đen cho từ đươc̣ dùng theo nghiã đen, giúp cho các em thử nghiệm việc xé những cụm từ cố định để làm sống lại nghia ̃ của từ bị lờn mòn trong cụm từ cố định...Chẳng hạn, thường ta nói " đau lòng", khi Nguyễn Du nói " đau đớn lòng" thìcụm từ cố định "đau lòng" bị xé ra và đau đớn làm sống lại ý nghiã đích thực của từ "đau". Tìm những thủ pháp nhằm kích thích, bồi dưỡng ý thức ngôn từ của học sinh, đólà một linh̃ vực còn mới mẻ của giáo học pháp giảng văn và đương chờ đơị những tìm tòi, sáng kiến của giáo viên văn học. Cóthức ngôn từ là có ý thức về sức mạnh của ngôn từ. Hơn ai hết, các nhà văn có ý thức về sức mạnh này. "Tôi biết sức mạnh của ngôn từ...ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người" ( Maiakovsky). Nghiã của ngôn từ càng hèn kém đi thì xã hội càng ít thành đạt trong tất cả những biểu hiện của nó. Ngôn từ là chìa khóa cho "tất cả". XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC. 1.Chi tiết nghê ̣thuâṭ là gì? Chi tiết là một từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hằng ngày. Theo Từ điển Tiếng Việt thìchi tiết là: phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tương(V ̣ í dụ kể rành rọt từng chi tiết). Chi tiết là phần riêng rẽ hoặc đơn giản nhất của chúng cóthể tháo lắp đươc̣ (Vídụ chi tiết máy). Như vậy trong đời sống hằng ngày từ “chi tiết” đươc̣ hiểu và dùng như một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết đươc̣ hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo. Trong văn học, theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả cho chi tiết nghệ thuật là: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Sách giáo khoa ngữ văn 11- Nâng cao cho rằng chi tiết nghệ thuật “là những biểu hiện cụ thể, lắm khi nhỏ nhặt, nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời cũng biểu hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp dẫn, thú vị vừa bộc lộ ý nghiã của chúng”. Như vậy chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tương̣ nghệ thuật là ở sự truyền cảm thi góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết đươc̣ các chi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ đươc̣ ý nghiã của hình tương̣ nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn. 2. Đăc̣ điểm và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự. 2.1 . Đăc̣ điểm Trang 65 Tính tạo hình của chi tiết nghê ̣thuât.̣ Hình tương̣ nghệ thuật cụ thể, gơị cảm, sống động nhờ các chi tiết về môi trường, phong cảnh chân dung, nội thất, cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói.Trong tác phẩm tự sự chi tiết có khả năng gợi ra hình ảnh về sự vật, cảnh vật, con người… đặc biệt là vai trò khắc hoạ tính cách nhân vật. Nhà văn sử dụng rất nhiều chi tiết- những nét cụ thể để miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động của nhân vật, cũng như cảnh vật, sự kiện cóliên quan đến nhân vật đó. Đan dệt hàng loạt các chi tiết với nhau mới có đươc̣ một bức tranh bằng ngôn ngữ cóthể tạo nên một ấn tương̣ tương đối xác định về nhân vật. Ví dụ:- Chi tiết đồ vật tàn trong “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam hiện ra chân thực với chiếc chõng tre, cửa hàng tạp hoá “nhỏ xíu”, gánh hàng nước của mẹ con chị Tí, manh chiếu rách, chiếc thau sắt rúm ró, cây đàn bầu cũ ki…̃ góp phần làm nên bức tranh phố huyện nghèo nàn héo hắt tiêu điều mà trong đó cuộc sống của con người cứ lay lắt héo mòn từng ngày. - Trong truyện ngắn “Chí Phèo”-Nam Cao, nhân vật Chí đươc̣ hiện ra sinh động với các chi tiết về ngoại hình ngôn ngữ và nội tâm. +Sự tha hoá của Chi đươc̣ khắc hoạ bằng những chi tiết về ngoại hình và ngôn ngữ, hành động của nhân vật. +Sự thức tỉnh với chi tiết miêu tả nội tâm của ChíPhèo từ sau khi gặp Thị Nở. Không chỉ gơị ra hình ảnh về sự vật, khắc hoạ tính cách nhân vật mà chi tiết nghệ thuật còn có vai trò cá biệt hoá nhân vật. Nhờ những chi tiết đắt giá sắc nét đươc̣ tạo nên bởi tài năng của nhà văn mà các nhân vật văn học trở thành những gương mặt “quen mà lạ”, “con người này” không hề trộn lẫn mặc dù xuất hiện giữa đám đông cùng loại. Đều là những người nông dân nhưng ChíPhèo khác hẳn với Tràng. Bá Kiến cũng rất khác với Nghị Quế mặc dù đều là điển hình cho bọn cường hào ác bá. Chi tiết gắn với quan niêṃ nghê ̣thuâṭ vềcon người. Trong truyện cổ tích nhân vật đươc̣ xây dựng theo kiểu chức năng theo hai tuyến thiện ác. Nhân vật không cótâm lí chỉ có chi tiết hành động thực hiện hai chức năng đó. Tấm với chi tiết diễn tả sự hoá thân liên tiếp( chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị ) thể hiện sức sống dẻo dai mãnh liệt của cái thiện. Kết lại tác phẩm với hành động Tấm dội nước sôi vào Cám là sự trừng phạt đích đáng của cái thiện với cái ác qua đóthể hiện mơ ước của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc. Con người văn học trung đại đươc̣ quan niệm như con người siêu cá thể. Tư tưởng và hành động cũng như cách ứng xử của con người đều theo khuôn mẫu, quy ước chung bởi bị chi phối của thi pháp nặng về tính qui phạm , ước lệ và tính phi ngã. Con người được đặt trong những mối quan hệ cơ bản( tam cương), những đức tính chủ yếu trong hệ thống đạo đức của nho giáo ( ngũ thường) chi phối đời sống tình cảm của con người. Khi nội tâm có sự giống nhau thì không có bí ẩn để khám phá. Do vậy lựa chọn những chi tiết thể hiện tâm lí chủ yếu bằng những chi tiết ngoại hiện như ngôn ngữ, hành động. Điều đólí giải vì sao Kiều cứ nhất định phải bằng hành động bán mình chuộc cha mới là có hiếu. Nhân vật Vũ Nương với những chi tiết hành động và ngôn ngữ thể hiện vẻ đẹp “công dung ngôn Trang 66 hạnh” của người phụ nữ trung đại. Nhân vật Tử Văn khẳng khái nóng nảy, thấy chuyện bất bằng không tha cũng đươc̣ khắc hoạ với các chi tiết hành động và ngôn ngữ. Đặc biệt là chi tiết Tử Văn đốt đền tà của viên Bách hộ họ Thôi. Văn học hiện đại những năm 1930-1945: ở mỗi nhà văn có sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, họ đã đi vào khám phá đời sống cá nhân mỗi con người, trong đó mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ chứa đầy bí mật có cử chỉ, ngôn ngữ, đời sống nội tâm riêng. Nam Cao thuộc lớp nhà văn ấy, ông đã hướng ngòi bút vào khai thác thế giới nội tâm- chỗ tinh vi huyến diệu nhất của con người…Nam Cao đã miêu tả tâm lí nhân vật bằng rất nhiều thủ pháp với những chi tiết vô cùng đặc sắc. Những trang văn miêu tả sự thức tỉnh khát khao lương thiện của Chí Phèo đươc̣ xem là thành công nhất kết tinh cho biệt tài phân tích tâm lí đạt đến trình độ bậc thày ở Nam Cao là nhờ những chi tiết khơi sâu vào nội tâm nhân vật. Văn học giai đoạn 1945-1954: với quan niệm con người riêng –chung, con người nhỏ bé bất hạnh trong xã hội cũ đươc̣ đổi đời trong xã hội mới. Hạnh phúc của họ tìm thấy trong hạnh phúc chung của dân tộc. Xuất phát từ quan niệm này nên số phận của nhân vật có khác so với nhân vật trong văn xuôi hiện thực phê phán 1930-1945 là do cách lựa chọn chi tiết kết thúc khác nhau. Kết thúc của ChíPhèo là bi kịch với chi tiết cái lò gạch cũ, còn Tràng trong “Vợ nhặt” chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng đươc̣ kết chi tiết lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió. Văn học kháng chiến 1945-1975: với quan niệm con người mang tính sử thi, tạc dáng đứng hào hùng vào lịch sử do vậy việc lựa chọn chi tiết để xây dựng nhân vật cũng khác, nhà văn chọn những chi tiết để lítưởng hoá nhân vật, nhân vật toả ánh hào quang, họ đẹp ở mọi phương diện trong chiến đấu và trong cả đời thường.Trong truyện “Rừng xà nu”, Tnú là một nhân vật anh hùng toàn diện. Tnú anh hùng từ nhỏ, lớn lên trở thành người chiến sĩcách mạng kiên trung và còn là người chồng người cha giàu yêu thương. Việt, Chiến ở “Những đứa con trong gia đình” cũng đẹp ở mọi phương diện và nhà văn cũng đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để khắc hoạ vẻ đẹp lítưởng ấy. Văn xuôi sau 1975 vận động đổi mới theo hướng dân chủ hoá và trên tinh thần nhân bản sâu sắc, văn học hướng tới hiện thực đa chiều, con người đa diện. Mọi mặt của đời sống con người đươc̣ văn học quan tâm phản ánh: con người cá nhân, đời thường, con người với cả hạnh phúc và bi kịch, con người phi lítưởng, nhân loại, tự nhiên bản năng…Do vậy việc lựa chọn chi tiết để khắc hoạ nhân vật cũng khác với văn học giai đoạn trước. Số phận của Mị trong “Vợ chồng A Phủ” có khác với người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền thuyền ngoài xa” bởi do xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người có khác nhau nên cách chọn chi tiết kết thúc truyện cũng khác nhau. Mị đươc̣ đổi đời trong xã hội mới với chi tiết Mị giải thoát cho APhủ và chạy theo APhủ tới Phiềng Sa và hai người đươc̣ tham gia vào đội quân giải phóng quê hương. Người đàn bà hàng chài cuối cùng vẫn phải cam chịu chấp nhận số phận không dám rời bỏ người chồng vũ phu, chấp nhận cảnh đòn roi như cơm bữa “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và con thuyền gia đình chị vẫn đang chao đảo trong con bão cấp 11. Gắn với quan niệm nghệ thuật về con người do vậy chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng làm nên diện mạo nhân vật văn học của từng thời . Khi phân tích nhân vật cần phải đặt nótrong típ người của từng thời kì văn học và cần phải lựa chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu để thẩm bình, làm nổi bật đặc điểm của nhân vật. Trang 67 2.2. Vai trò của chi tiết nghê ̣thuâṭ trong truyêṇ ngắn tự sự 2.2.1. Xây dựng cốt truyêṇ Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, (biến cố) xảy ra trong đời sống của nhân vật, có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật và làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đối với nhà văn, việc tạo nên cốt truyện là yếu tố đầu tiên của quá trình sáng tạo. Làm nên cốt truyện là các sự kiện. Làm nên sự kiện là các chi tiết. Chi tiết nghệ thuật “đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí” (2). Cốt truyện “Chí Phèo” hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ. Nam Cao là người có biệt tài tạo dựng chi tiết cho truyện của mình. Góp phần tạo nên sự thành công cho kiệt tác “ChíPhèo” phải kể đến chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Nó đã thúc đẩy cốt truyện phát triển và mở ra bước ngoặt trong cuộc đời của Chí. Sau khi ăn nằm với nhau như vợchồng, thị Nở thương Chí bị ốm nên đã nấu cháo mang sang cho hắn. Đólà khoảnh khắc lột xác của một con quỷ để trở thành một con người. Đólà giây phút hạnh phúc duy nhất của một kẻ suốt đời bất hạnh. Bát cháo của Thị Nở đã làm tươi lại tâm hồn tưởng như đã hoàn toàn chai sạn của Chí. Bát cháo không chỉ là liều thuốc giải cảm, mà còn là liều thuốc giải độc tâm hồn. Vì đây là lần đầu tiên hắn đươc̣ một người đàn bà cho, xưa nay muốn có ăn hắn “phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm người ta sơ”.̣ Bát cháo đã cho Chí hiểu đươc̣ một điều giản dị mà xúc động: Hóa ra trên đời này người ta cóthể cho nhau ăn. Tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã đánh thức nhân tính của Chí. Hết “ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Chí Phèo cảm động, rưng rưng nước mắt, cólẽ sau tiếng khóc chào đời hôm nay Chí Phèo mới biết khóc. Với Nam Cao, nước mắt chính là giọt nhân tính, chỉ có những người giàu nhân phẩm, có nhân tính mới biết khóc. Trong lòng Chítrào dâng bao cảm xúc của con người: “bâng khuâng”, “vừa vui vừa buồn. và một cái gì nữa giống như là ăn năn”. Chí sám hối vì những việc mình đã làm trong hai mươi năm qua. Lần đầu tiên trong đời Chíthấy cháo hành ăn rất ngon. Thị Nở đã giúp anh cảm nhận đươc̣ hương vị của tình yêu, tình bạn, tình mẹ. Chíthấy “lòng thành trẻ con...muốn làm nũng với thị như với mẹ”, cũng khao khát đươc̣ yêu thương, chăm sóc. Và một câu hỏi rất hệ trọng đã day dứt lương tâm anh: “Hắn cóthể tìm bạn đươc̣ sao lại chỉ gây kẻ thù”. Thị Nở bằng một bát cháo hành đã đánh thức bản chất lương thiện của ChíPhèo: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Đó chính là khát vọng đươc̣ hoàn lương. Mặc dù những giây phút hạnh phúc chỉ lóe lên rồi vụt tắt, nhưng hương vị của cháo hành mãi ám ảnh Chí, giúp anh chấm dứt những cơn mê muội dài mênh mông, sưởi ấm trái tim Chí để anh có đủ dũng cảm kết liễu kiếp sống của một con quỷ và bảo toàn thiên lương của một con người chân chính. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ nhưng nhà văn đã dồn vào đó cả triết lý sâu sắc của mình: tình yêu có sức mạnh cảm hóa kì diệu, và con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương. Đồng thời, qua chi tiết này, Nam Cao cũng thể hiện niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp của người lao động, cái phần NGƯỜI trong mỗi người lao động đâu cóthể tước đi một cách dễ dàng. Nếu không có chi tiết này, cólẽ “Chí Phèo” chỉ đơn thuần là câu chuyện về sự tha hóa biến chất của con người. Chi tiết bát cháo hành đã thúc đẩy cốt truyện phát triển tự nhiên, hấp dẫn và tạo nên bước ngoặt bất ngờ, làm tỏa sáng chủ nghiã nhân đạo của Nam Cao. Trang 68 2.2.2. Chi tiết nghê ̣thuâṭ đã tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyêṇ Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận” (Theo “Sêkhốp bàn về văn học”). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu thật độc đáo, ấn tương, ̣ thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ những dòng đầu tiên. Kiệt tác “Chí Phèo” của Nam Cao thật đặc sắc khi mở ra bằng chi tiết tiếng chửi của Chí. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. Chi tiết tiếng chửi là một dụng công rất lớn của Nam Cao. Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: “Bắt đầu hắn chửi trời... Rồi hắn chửi đời... Chửi ngay tất cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn...”. Thoạt đầu Chí chửi vu vơ, sau đóthu hẹp dần đối tương̣ và cuối cùng bất ngờ chửi “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn...”. Hắn chửi người đẻ ra mình, tức là chửi chính mình, chửi số kiếp mình. Cả làng Vũ Đại không ai biết “đứa chết mẹ nào” đã đẻ ra ChíPhèo, nhưng nhà văn Nam Cao biết: Đẻ ra ChíPhèo bằng xương bằng thịt là một người đàn bà bất hạnh, còn đẻ ra hiện tương̣ ChíPhèo là cả cơ chế xã hội bất công thối nát đương thời, ở đó chất độc nằm ngay trong sự sống. ChíPhèo chửi cả làng với hi vọng đươc̣ ai đó chửi lại, tức là hắn khao khát đươc̣ giao cảm với mọi người. Nhưng tín hiệu giao tiếp phát đi liên tục, lại chỉ gặp sự im lặng đến đáng sơ.̣ Ngay từ đầu tác phẩm Chí Phèo đã rơi vào tình trạng hoàn toàn cô độc, không ai giao tiếp với hắn dùlà bằng hình thức thấp kém nhất: chửi nhau: "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu". Tiếng chửi đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, bất mãn, một trái tim đau đớn, vật vã, giằng xé, một tâm hồn tuyệt vọng khi bị xã hội khai trừ, bị cự tuyệt quyền làm người. Chi tiết này đã hé mở tình trạng bi đát của thân phận ChíPhèo. Tiếng chửi đươc thể hiện ̣ trong một đoạn văn đa giọng điệu: ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, ngôn ngữ của người kể chuyện hòa lẫn vào ngôn ngữ của nhân vật, tạo ra ngôn ngữ nửa trực tiếp. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật, đồng cảm và nói hộ nỗi đau của thân phận Chí Phèo. Đằng sau cách gọi Chílà "hắn" đầy lạnh lùng là cả một trái tim triũ nặng yêu thương của Nam Cao. 2.2.3. Chi tiết nghê ̣thuâṭ là yếu tố quan trong̣ tạo nên tình huống truyêṇ Tình huống là một trong những thành tố cấu trúc nên truyện ngắn hiện đại. Một trong những khâu quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn là sáng tạo tình huống truyện độc đáo. Mỗi truyện ngắn thường đươc̣ kết cấu xoay quanh một tình huống. Tình huống là một biến cố, một sự kiện trong đời sống đươc̣ nhà văn lạ hóa để làm nổi rõ bản chất thật của con người, sự việc, qua đó, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình. Bởi vậy, tình huống giống như một thứ thuốc rửa ảnh làm nổi bật lên chân dung của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tình huống truyện đươc̣ hình thành bởi hệ thống các chi tiết nghệ thuật cóquan hệ biện chứng với nhau. Tình huống trong truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là tình huống độc đáo, giàu chất thơ, man mác buồn, một tình huống bình dị mà sâu xa như đời sống: Cuộc sống nơi phố huyện tất cả đều tàn lụi nhưng có một thứ không tàn: đó là khát vọng được đổi thay, được sống khác của những cư dân tội nghiệp sống trong phố huyện nghèo. Tuy phải sống một cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, lay lắt, nhưng đêm nào họ cũng cố thức chờ chuyến tàu từ Hà Nội về, để gửi gắm mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn. Tình huống truyện này đã đươc̣ tạo nên từ những chi tiết về thời gian tàn, không gian tàn, những kiếp đời tàn, những đồ vật tàn…. Thời gian tàn từ chiều tà đi dần vào đêm khuya. Chỉ cần qua một buổi chiều, một lát cắt của thời gian, ta cóthể cảm nhận mọi buổi chiều trong nhịp sống của phố Trang 69 huyện. "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru...". Âm điệu câu văn mở đầu chậm rãi, như ngân như ru lòng người vào một nỗi niềm bâng khuâng, mơ hồ, man mác. Câu văn đươc̣ cất lên qua giọng điệu của Liên, hòa cùng sự ngậm ngùi của tác giả. Đólà một tiếng kêu thảng thốt, một tiếng thở dài não nuột của một tâm hồn già nua trước tuổi. Thế là một buổi chiều nữa của đời Liên lại về. Đólà khoảnh khắc Liên phải đối mặt và cảm nhận đươc̣ sâu sắc nhất sự nghèo nàn, ảm đạm của phố huyện. Và để cho không khítàn lụi đọng thành một ấn tương̣ đậm nét, nhà văn đã chọn không gian tàn với âm thanh, cảnh vật, màu sắc đều tàn lụi. Trong bức tranh khung cảnh, gơị cảm nhất là chi tiết: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn", cảnh vật như đang lóe sáng lên lần cuối cùng trước khi tàn úa. Hình ảnh mặt trời đỏ ối sắp tắt là biểu tương̣ của một ngày tàn, là khoảnh khắc hấp hối của vũ trụ, hay là của chính miền quê này? Về màu sắc, gam màu đen bao trùm cả không gian. Bóng tối là một chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh đè nặng lên cảnh vật và con người. Không dưới ba mươi lần hình ảnh bóng tối xuất hiện, như một cái gì hãi hùng đang xâm lấn, luồn lách vào mọi cảnh vật, bủa vây mọi con người. Nó tạo nên không gian đen đặc cho bức tranh phố huyện. Bóng tối trở thành nỗi ám ảnh về một cuộc sống tối tăm, bế tắc, ngao ngán. Đối lập với bóng tối là những chi tiết về ánh sáng. Ánh sáng đươc̣ miêu tả rất khe khắt, hiếm hoi và đơn độc, chỉ là những khe sáng, hột sáng, quầng sáng, vệt sáng, chấm lửa,... không đủ để soi sáng không gian, mà còn tô đậm thêm bóng đêm đậm đặc, mênh mông của phố huyện. Nếu như ánh sáng, âm thanh là biểu tương̣ của sự sống, thì bóng tối, sự tịch mịch là biểu tương̣ của hư vô, của cái chết. Cuộc sống hiện tại của chị em Liên là phố huyện ngập chìm trong đêm tối, nghiãlà sự sống đang hụt hơi, hấp hối như một miền đời quên lãng, một vùng đất chết, thiếu vắng sự sống. Bức tranh phố huyện càng buồn hơn khi nhà văn góp vào cái giờ khắc của ngày tàn một phiên chợvãn, với những chi tiết tưởng như vu vơ nhưng lại chứa đầy dụng ý của nhà văn. Trên đất chỉ còn lại những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Ảm đạm nhất là chi tiết: “Một mùi âm ẩm bốc lên”, đó là mùi của sự tàn rữa. Trung tâm của bức tranh phố huyện là những mảnh đời nhỏ bé, âm thầm trong cuộc sống tối tăm, quẩn quanh, bế tắc. Những kiếp đời ấy làm nên gương mặt âm u của phố huyện. Làm nên cuộc sống của họ là những đồ vật tàn: một ngôi quán ọp ẹp, vách dán giấy nhật trình, một cái chõng tre sắp gãy, một manh chiếu rách, chiếc chậu sắt rúm ró,… Qua bức tranh phố huyện trong cảnh ngày tàn, với thời gian tàn, không gian tàn, kiếp người tàn lụi, tác giả thể hiện tiếng nói xót thương cho những kiếp người bé nhỏ, sống cuộc sống vô danh, vô nghia,̃ quẩn quanh. Bao trùm lên bức tranh phố huyện là một vẻ tàn lụi, tăm tối, sự sống dường như đang từng ngày lìa bỏ nơi này. Nhưng có một thứ không tàn, đólà niềm hy vọng của con người về một tương lai tươi sáng hơn: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Và khao khát vươṭ ra khỏi cuộc sống mòn mỏi ấy đươc̣ thể hiện rất rõ qua tâm trạng đơị tàu của hai đứa trẻ. Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩlưỡng đoàn tàu theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờtrông của Liên và An. Chúng ta không thể bỏ qua đươc những ̣ chi tiết về đoàn tàu như: ánh sáng rực rỡ, lấp lánh chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng đối lập với những thanh âm buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện. Đoàn tàu đã mang đến một thế giới khác lạ, nó khuấy động không gian phố huyện, làm cho con người nơi đây trong chốc lát quên đi hiện thực tăm tối, để sống với ước mơ. Thạch Lam đã nhìn thấy trong hành động đơị tàu của hai đứa trẻ chứa Trang 70 đựng một khao khát không phải của riêng hai đứa trẻ và không phải của một thời, mà của mọi thời. Đólà khát khao đổi đời, cần phải thay đổi thế giới tăm tối này đi, đem đến một thế giới khác, ở đó ai cũng có quyền đươc̣ sống trong hy vọng, chứ không phải là tàn đi trong vô vọng. Như vậy, mọi chi tiết trong tác phẩm đều hội tụ, xoay xung quanh tình huống truyện và góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. 2.2.4. Vai trò của chi tiết trong viêc̣ xây dựng hình tương̣ nhân vâṭ Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và “gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời”. Nhân vật là “con đẻ tinh thần của nhà văn”. Hình tương̣ nhân vật trở nên sinh động, gơị cảm là nhờ các chi tiết. “Chi tiết (…) cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng (...). Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp dẫn, thú vị, vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng.” (7). Mỗi nhân vật là một sinh thể toàn vẹn đươc̣ tạo nên bởi các chi tiết có quan hệ máu thịt với nhau: các chi tiết về ngoại hình (Chí Phèo: khuôn mặt, đầu, răng, mắt, quần áo, …); các chi tiết về hành động (Chẳng hạn với Chí Phèo là những hành động: chửi, say, ăn vạ, đến với Thị Nở, đòi lương thiện, giết Bá Kiến, tự sát.); các chi tiết về nội tâm (tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở, …); các chi tiết về ngôn ngữ (Chí Phèo: tiếng chửi, những lời nói tỏ tình với Thị Nở, tiếng nói đòi lương thiện,…); các chi tiết về mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh, các mối quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách, và số phận của nhân vật (ChíPhèo: quan hệ với Bá Kiến, thị Nở, với hoàn cảnh xã hội của làng Vũ Đại,…) Đọc truyện ngắn “Vợnhặt” của Kim Lân, tôi đặc biệt ấn tương̣ với nhân vật người “Vợ nhặt” mà tác giả đã dồn bao tinh hoa và tinh huyết để xây dựng nên. Thị là nạn nhân khốn khổ nhất của nạn đói. Thân phận bất hạnh đó đươc̣ gơị lên từ một loạt những chi tiết nghệ thuật đặc săc. Chi tiết về tên gọi, người đàn bà này, thậm chí đến cái tên riêng cũng không có, nhà văn gọi thị là "thị" hoặc "người đàn bà". Đằng sau cuộc đời của chị, còn thấp thoáng bóng dáng của bao người phụ nữ khốn cùng khác. Thương cảm hơn là những chi tiết về ngoại hình. Cái đói đã tàn phá dung nhan của thị, có mấy ngày không gặp mà Tràng thấy thị gầy guộc “trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt”, xấu xí, rách rưới “quần áo tả tơi như tổ đỉa”. Nạn đói giống như một cơn lũ lớn cuốn phăng đi tất cả, không chỉ đe dọa cướp đi cuộc sống về mặt sinh học, mà nó còn làm cho tính cách của thị cũng thay đổi. Cái nữ tính, tính người, nhân phẩm của thị cũng có nguy cơ bị mai một. Biết bao trăn trở, xót xa của nhà văn đươc̣ dồn tụ trong những chi tiết miêu tả về lời nói và hành động của thị lúc này. Thị trở nên trơ tráo, ăn nói "chao chát, chỏng lỏn", mất hết ý tứ và lòng tự trọng. Tiếng nói khẩn thiết nhất của cô vợ nhặt lúc này là phải duy trì đươc̣ sự sống. Cô như người sắp chết đuối đang nguy khốn giữa dòng nước xoáy khủng khiếp, cô đang cố gắng túm lấy bất cứ cái gì cóthể bấu víu để tồn tại. Câu hò trở thành cái cớ để thị bám vào Tràng. Rồi “thị cong cớn … Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”. Thị không còn biết xấu hổ khi trách móc một người không quen biết: “Thị sầm sập chạy đến… sưng sỉa nói… Điêu… Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt”. Rồi thị còn trắng trơṇ “gạ ăn”: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Khi Tràng tỏ ra ga lăng “đấy muốn ăn gì thì ăn”, thìlập tức “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên…. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Cái đói đã Trang 71 làm cho con người trở nên thảm hại, đáng thương và cũng đáng đươc̣ cảm thông, chia sẻ. Nhưng điều đáng quý đã làm nên chất thơ cho hiên thực đắng cay này đólà, sau khi nguy cơ chết đói đã qua, cô gái đã trở lại với con người thật của mình, và nữ tính cũng hồi sinh, cô chơṭ e lệ và xấu hổ. Chi tiết cô ăn xong thị “cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở : hà, ngon !” là chi tiết thể hiện nữ tính của người vợ nhặt. Đólà cách cô gái đánh trống lảng vì ngương̣ và che giấu sự xấu hổ bên trong. Đặc biệt trên đường về nhà chồng người vợ nhặt đã thay đổi hẳn, trở thành một cô dâu rất đáng yêu, không còn chao chát, chỏng lỏn nữa. Điều đó đươc̣ thể hiện rõ nét qua những chi tiết về dáng vẻ, lời nói của thị: vìxấu hổ nên nói chuyện trống không với chồng; bước chân “rón rén”, “e thẹn”, “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”, “đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”, đúng là dáng vẻ của một cô dâu đầy nữ tính. Tấm lòng nhân đạo của Kim Lân thể hiện qua cách ông đã miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết dáng vẻ của người đàn bà trên đường về nhà chồng, từ dáng đi e thẹn cho đến nỗi hờn tủi cho thân phận mình. Ở đây nhà văn đã rất kiên nhẫn lặp đi lặp lại những từ đồng nghia.̃ Dường như ông cố minh oan, để trả lại cho người đàn bà khốn khổ bản chất dịu hiền vốn có. Khi về đến nhà, thị “ngượng nghịu”, “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Sáng hôm sau, thị dậy sớm quét tước nhà cửa. Người đàn bà đã thực sự trở thành một người vợ "hiền hâụ đúng mực", đảm đang, tảo tần, chịu khó. "Thị" đã đem đến cho ngôi nhà của Tràng một sinh khímới, một nhịp sống mới. Trong bữa cơm đầu tiên, thị đã “điềm nhiên và vào miệng miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. Đây là chi tiết thể hiện sự ý tứ và thái độ đồng cảm, sẻ chia với gia đình nhà chồng của người vợ nhặt. Thông qua một loạt các chi tiết biết nói, nhà văn muốn nhắn gửi tới chúng ta một điều: Hóa ra chính cái đói đã đẻ ra sự liều linh, ̃táo bạo, thô thiển, trắng trơn, ̣ nhưng không thể làm mất đi bản chất hiền hậu, tốt đẹp trong tâm hồn con người. Người vợ nhặt vốn là một cô gái nghèo, cótư cách, có khao khát hạnh phúc. Nạn đói đã làm mất đi phần nào tư cách ấy, biến dạng một phần tâm hồn cô, nhưng cuối cùng cô vẫn vươn lên giữ vững tư cách người. Dù bị đẩy đến đường cùng, "thị" vẫn khao khát sống, khao khát hạnh phúc. Hành động theo Tràng về làm vợ của người đàn bà, chứng tỏ "thị" luôn tìm mọi cách để vươṭ lên cái đói, tìm đến sự sống, kể cả phải hành động liều linh. ̃ Nhà văn đã mở ra con đường sống cho những kiếp đời khổ cực. Nhân vật vợTràng đã thể hiện niềm tin bền vững của Kim Lân vào bản chất tốt đẹp của người lao động. Như vậy, khi phân tích một nhân vật, chúng ta phải tuân thủ tính hệ thống của các chi tiết nghệ thuật làm nên hình tương̣ đó. Nhưng mặt khác, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh phát hiện và xoáy sâu vào những chi tiết độc đáo, là điểm sáng mà nhà văn đã rất dụng công khi xây dựng hình tương. ̣ Đến với nhân vật người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tôi cứ bị ám ảnh bởi chi tiết về nước mắt và nụ cười của chị, về nỗi đau tột cùng và hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ này. Lúc dơ lưng chịu những trận đòn “như lửa cháy” của chồng, dù đau đến mấy bà vẫn không hề kêu xin, khóc lóc, nhưng khi đứa con chứng kiến đươc toàn bộ tấn bi kịch ̣ gia đình, chị đã không cầm nổi những giọt nước mắt đau đớn. Sự xuất hiện của đứa con như “một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”. Làm sao diễn tả đươc̣ sự tan nát của trái tim người mẹ khi chứng kiến cảnh đứa con mình “nhẩy xổ vào bố nó như một con sói con”, “giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa Trang 72 khuôn ngực” ông ta. Cái phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ thương mẹ, lại khiến cho người mẹ “dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Bà gọi tên con, “ôm chầm lấy nó”, rồi lại buông ra “chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy”. Có phải bà đau đớn vìrốt cuộc đã không sao tránh đươc̣ cho con cái khỏi bị tổn thương vì bạo lực gia đình. Bà xấu hổ, nhục nhã vì phải giấu giếm con tình trạng khốn khổ của mình, dù bà đã hết sức che chắn. Bà xót xa vì niềm tin trong trẻo của con thơ đã bị rạn vỡ. Bà “vái lấy vái để” đứa con để “tạ tội” với nó, hay cầu xin nó đừng căm thù người cha đẻ của mình, đừng trở nên độc ác như bố nó. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của người mẹ lúc này? Ẩn sâu trong trái tim đang rỉ máu của người mẹ, là lòng yêu thương con vò xé tâm can. Nước mắt chảy tràn trên gương mặt của người mẹ dường như đã hòa cùng giọt nước mắt xa xót cho thân phận con người của nhà văn? Bên cạnh những chi tiết buồn về thân phận của người đàn bà. Trong cả thiên truyện chỉ duy nhất một lần nhà văn miêu tả nụ cười của chị: “Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười” khi chị kể về những giây phút vợ chồng con cái đươc̣ hòa thuận vui vẻ, là "lúc ngồi nhìn đàn con…được ăn no”. Đólà niềm vui, niềm hạnh phúc rất đời thường, bình dị mà đáng thương, đáng trân trọng. Chị đã phải đánh đổi hạnh phúc ấy bằng bao nỗi đau khổ. Sự yên lành no ấm của đàn con chính là mục đích sống, là nguồn sống của chị - người đàn bà luôn sống cho con. Đó chính là sức mạnh tinh thần kì diệu đã giúp chị vươṭ qua bao đắng chát chua cay của cuộc đời, để giữ lửa cho gia đình bé nhỏ của mình. Chị kết tinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam với trái tim chứa chan bao tình cảm vị tha, thánh thiện, lấy niềm vui, hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của chính mình. Chỉ cótác giả là người thấu hiểu, người đàn bà làng chài mới là vẻ đẹp đích thực của “Chiếc thuyền ngoài xa”, đẹp trong đau khổ, nhọc nhằn và nhục nhằn – một vẻ đẹp hình như chưa từng thấy trong văn học sử thi 1945 – 1975. Từ sự phân tích ở trên chúng ta thấy lựa chọn đươc̣ những chi tiết đắt giá sẽ quyết định thành công của tác phẩm, bởi chúng đươc̣ chưng cất lên từ tấm lòng và tài năng của người cầm bút. 2.2.5. Chi tiết nghê ̣thuâṭ góp phần tạo nên kết cấu đăc̣ sắc cho tác phẩm Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm” (2). Trong tác phẩm văn học chi tiết phải tuân thủ kết cấu. Kết cấu giúp tổ chức chi tiết. Trong nhiều truyện ngắn, nhà văn đã tạo nên đươc̣ những kết cấu độc đáo nhờ các chi tiết nghệ thuật. Khi mới ra đời “Chí Phèo” cótên là “Cái lò gạch cũ”. Đólà nơi Chí Phèo cha ra đời và cũng cóthể là nơi hứa hẹn sự ra đời của Chí Phèo con. Chi tiết cái lò gạch cũ đươc̣ nhắc đi nhắc lại hai lần trong tác phẩm, đặt ở vị trí đầu và cuối của thiên truyện như một thủ pháp trùng lặp, góp phần khái quát một hiện tương̣ phổ biến đến mức đã thành quy luật khủng khiếp trong cuộc đời những người nông dân ở xã hội cũ: họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh, sa vào kiếp sống tối tăm của thú vật, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Việc lặp lại hai lần chi tiết cái lò gạch cũ và lấy chi tiết đó đặt tên cho tác phẩm, Nam Cao đã nói lên một điều rằng: chừng nào còn có xã hội bất công, tàn bạo, có cơ chế đẻ ra tội ác, chừng ấy còn có hiện tương̣ Chí Phèo. Qua cách kết cấu này, chúng ta thấy, Nam Cao đã nhận thức đươc̣ cái tận cùng của xung đột giai cấp ở Trang 73 nông thôn. Nếu chi tiết “cái lò gạch cũ” tạo nên kết cấu vòng tròn đầy buồn thảm cho “Chí Phèo” của Nam Cao, thì chi tiết lá cờ đỏ đã tạo nên kết thúc đầy lạc quan cho truyện ngắn “Vợnhặt” của Kim Lân. Chi tiết lá cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện thật đột ngột, ngẫu nhiên mà cũng tất nhiên. Nó gắn với ý nghiã sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của sự sống với cái chết. Nólà biểu tương̣ của cách mạng, của con đường tương lai tươi sáng mà nhà văn bằng tấm lòng nhân đạo cao cả đã soi đường chỉ lối cho nhân vật của mình. Những con người như bà cụ Tứ, đặc biệt là đôi vợchồng trẻ với tình yêu thương đùm bọc, với sức sống mãnh liệt và niềm tin vào ngày mai tốt đẹp sẽ rất dễ dàng bắt gặp ánh sáng cách mạng của Đảng. Với ý nghiã đó, “Vợnhặt” cóthể coi là bài ca ca ngơi sự ̣ sống, đã thể hiện niềm tin bất diệt của Kim Lân vào con người, đặc biệt là người lao động. Câu chuyện mở ra bằng bóng hoàng hôn chạng vạng, kết lại trong ánh sáng rực rỡ của ban mai và lá cờ đỏ sao vàng. Kết cấu tự nhiên ấy làm cho Vợ nhặt mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc hướng về niềm tin và hi vọng. Lá cờ đỏ ở cuối tác phẩm là dấu hiệu của một cuộc cách mạng, một sự đổi đời. Và chính nhà văn Kim Lân từng nói: Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên, đó là một đề tài thuộc về bản chất đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. 2.2.6. Chi tiết nghê ̣thuâṭ góp phần thể hiêṇ chủ đềcủa tác phẩm, tư tưởng nghê ̣thuâṭ của tác giả Mácxim Gorki đã nói: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Điều đóthật đúng với tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Trong mỗi chi tiết mà ông sáng tạo nên đều dồn tụ biết bao ý nghia.̃ Để làm nổi bật sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa, nhà văn đã xây dựng một loạt những chi tiết về một Huấn Cao luôn hiên ngang, bất khuất, ngẩng cao đầu trước quyền lực của nhà tù: hành động rỗ gông, thản nhiên nhận rươụ thịt, câu nói khinh miệt đến điều với quản ngục, bình thản trước tin báo mình sắp sửa bị hành hình... Đặc biệt, khi miêu tả tư thế Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, Nguyễn Tuân rất tài tình khi ông dùng từ "vướng xiếng" thay từ "bị xiềng". Cách viết ấy đã gơị lên hình ảnh người tù hiên ngang, khẳng khái, bị trói buộc, giam cầm về thân thể nhưng luôn tự do về tinh thần. Gông xiềng chỉ là một cái gì vướng víu dưới chân. Còn tâm hồn người tù đang say sưa với mùi thơm của mực, ngây ngất trước màu trắng tinh khiết của tấm lụa bạch. Huấn Cao hiện lên như một nghệ sĩđang say mê sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo những con chữ nói lên hoài bão tung hoành của cả một đời người. Giây phút cuối cùng của cuộc đời tử tù không than thân trách phận. Trong khoảnh khắc thiêng liêng nhất, Huấn Cao vẫn dành trọn cho cái đẹp. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục, không phải là hành động của người sắp bị tử hình đem những thứ quý giá nhất của đời mình trao cho người khác, càng không phải là cơ hội cuối cùng để Huấn Cao trổ hết tài hoa. Mà lí do sâu xa như Huấn Cao đã nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người… Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, việc Huấn Cao cho chữ Quản ngục thực chất là lấy lòng để tạ lòng, là tình cảm của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ. Trong khoảnh khắc này, cái tài và cái tâm của Huấn Cao cùng thăng hoa để cho cái đẹp vút bay. Trang 74 Bên cạnh những chi tiết miêu tả phong thái của Huấn Cao khi cho chữ, chủ đề của tác phẩm còn thấm đẫm trong những chi tiết tưởng như rất nhỏ bé như chi tiết hương thơm của chậu mực, chi tiết tấm lụa trắng...“Thoi mựa thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm từ chậu mực bốc lên không?...”. Câu hỏi của Huấn Cao như muốn lay thức tâm hồn trong sạch của quản ngục trỗi dậy. Hương thơm của mực hay chính là hương vị của tình người, hương vị của sự cộng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu. Dấu (…) tạo nên khoảng lặng để tâm hồn con người đươc̣ thăng hoa, ngây ngất thưởng thức cái đẹp. Chi tiết tấm lụa trắng xuất hiện bốn lần trong một đoạn văn ngắn mà bóng tối của nhà tù không thể xóa nhòa (tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, tấm lụa trắng tinh, phiến lụa óng, bức lụa trắng). Hình ảnh tấm lụa trở đi trở lại gơị lên sự trong trẻo, thanh sạch trong tâm hồn con người mà hoàn cảnh tăm tối không thể làm hoen ố. Như vậy, ngục tù không thể tiêu diệt đươc̣ cái đẹp. Đó không chỉ là cái đẹp định hình trong con chữ, mà còn là cái đẹp thoát bay từ tâm hồn, từ thiên lương trong sáng. Huấn Cao – người nghệ sĩsáng tạo cái đẹp tuy sắp lìa đời, nhưng cái chết của ông có ý nghiãtái sinh sự sống và làm hồi sinh thiên lương của quản ngục. Dường như, Nguyễn Tuân đã dồn nén bao tư tưởng trong chi tiết lời giáo huấn của người tù: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người”. Lời giáo huấn không cứng nhắc, giáo điều mà thấm thía. Nó cất lên khoan thai, thư thái, đinh̃ đạc. Đólà những lời gan ruột của bạn tri âm dành cho người tri kỉ. Câu nói ấy vừa gói ghém đươc̣ nhân cách của Huấn Cao vừa thể hiện đươc̣ quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: Cái đẹp không thể sống chung với cái xấu, cái ác, cái bạo tàn. Sự trong lành của thiên lương không thể đồng hành với sự đê tiện. Huấn Cao nhấn mạnh lại: “Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.” Qua những lời gan ruột này, nhà văn muốn nêu lên một yêu cầu đối với người thưởng thức nghệ thuật: Phải sống trong sạch, sống lương thiện mới có thể đến với nghệ thuật, đến với cái đẹp. Trước khi là một nghệ sĩ phải là một con người chân chính, có nhân cách cao đẹp. Lời răn dạy của Huấn Cao có sức mạnh cảm hóa kì diệu. Bởi tiếng nói của trái tim sẽ đến với trái tim. Ngục quan cảm động, trào dâng những giọt nước mắt nóng hổi tình người, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đây không chỉ là sự thuần phục của lítrí, mà còn là sự yêu mến của trái tim. Cái cúi đầu của quản ngục đã dạy chúng ta rằng: muốn nên người phải biết kính sợba điều: cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người. Như vậy: Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa, có thiên chức hướng thiện. “Cái đẹp cứu nhân thế”. Sự trở về không bao giờlà muộn, và sự trở về của quản ngục đã chứng tỏ chiến thắng cuối cùng của cái đẹp. Trong trật tự của xã hội phong kiến đólà cái đẹp “nổi loạn”. Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định rằng: Trên cõi đời này không chỉ có quyền lực của nhà tù, mà còn có quyền uy của cái đẹp – Cái đẹp của nhân cách, của tài hoa, của khíphách và thiên lương con người. Như vậy chính những chi tiết có dung lương̣ lớn về ý nghiã đã tạo cho tác phẩm “những chiều sâu chưa nói hết”. Cái tài của người viết truyện ngắn là phải tạo đươc̣ những chi tiết đắt giá để kíthác những tâm niệm của mình đối với cuộc đời và con người. 3. Cách cảm nhâṇ chi tiết trong tác phẩm tự sự. Trang 75 Hướng khai thác chi tiết trong truyện ngắn tự sự xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn. “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, phản ánh cuộc sống trong tính khách quan của nó thông qua con người, hành vi và các sự kiện. Truyện ngắn đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng.” “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn chỉ là mặt cắt của dòng đời như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ. Chỉ liếc qua những đường vân trên khoanh gỗ tròn kia dù trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu). Do hạn chế về dung lương̣ câu chữ, nên truyện ngắn không phản ánh đươc̣ một phạm vi hiện thực rộng lớn như tiểu thuyết, mà chỉ là những câu chuyện trong khoảnh khắc, là giây phút lóe sáng trong cuộc đời nhân vật. Pautốpxki đã nói: “Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và một cái gì bình thường hiện ra như cái không bình thường”. Vì vậy, khi viết truyện ngắn, nhà văn phải có khả năng quan sát sắc sảo, năng lực khái quát cao độ, để cóthể phản ánh đươc̣ bản chất của con người và đời sống qua một hiện tương, ̣ một biến cố, một lát cắt. Nhà văn phải dồn nén hiện thực và tư tưởng vào trong những chi tiết nghệ thuật có dung lương̣ ý nghiãlớn lao như “bàn tay xiết lại thành nắm đấm” (Hêmingway). Vì vậy yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là các chi tiết nghệ thuật. Tuy nhiên, trong một truyện ngắn, không phải chi tiết nào cũng “mang nhiều ẩn ý”, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn đươc̣ những chi tiết đắt giá, phân tích làm sáng tỏ ý nghiã của nótrong việc thể hiện hình tương, ̣ chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả. Hơn nữa, theo kinh nghiệm viết truyện ngắn của Vương TríNhàn: “toàn truyện phải là một cái vòng khép kín, không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào. Khi đã vào truyện cái xà tích của một cô gái hay một chút ánh trăng thượng tuần cũng phải có ý nghĩa, cái nọ nương tựa cái kia, chi tiết này soi rọi cho chi tiết khác” (5). Các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm có quan hệ máu thịt với nhau, cho nên khi phân tích chúng ta phải đặt chi tiết đang tìm hiểu trong mối liên hệ khăng khít với các chi tiết khác, trong chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn của tác phẩm. Bước 1: Trước hết phải đọc kĩvăn bản để nắm cốt truyện, ý đồ sáng tạo của nhà văn cùng với tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bước 2: Tìm những chi tiết đắt giá có vai trò: thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện; thể hiện số phận, phẩm chất, số phận của nhân vật; thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm… Nếu trong giảng văn người giáo viên không biết hướng dẫn học sinh lựa chọn khai thác chi tiết tiêu biểu, quan trọng chắc chắn bài giảng sẽ không có độ sâu. Bài viết văn của học sinh cũng vậy sẽ không thực sự thuyết phục và để lại ấn tương̣ cho người đọc nếu như không chọn, bình những chi tiết đặc sắc. Bước 3: Phân tích cảm thụ, bình giá chi tiết về nội dung tư tưởng và nghệ thuật Chương 2 : Trang 76 ĐI ̣NH HƯỚNG DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ Đây là những mảng kiến thức tạm gọi là các chuyên đề, tùy vào năng lực học sinh và thế mạnh của giáo viên để có những hướng dạy cụ thể. CHUYÊN ĐỀ : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM. 1. Những giá tri ̣cơ bản của Văn hoc̣ dân gian Viêṭ Nam. a. Giá tri ̣nôị dung. - Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân. - Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc ác, sống tình nghia,̃thuỷ chung,...). - Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi linh̃ vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. b. Giátrịnghệthuâṭ. - Xây dựng đươc̣ những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quí báu của dân tộc. - Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là kho lưu giữ những thành tựu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy. 2. Vai trò của văn hoc̣ dân gian a. Vai trò vàtác dung̣ trong đời sống tinh thần của xã hôị - Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chíđộc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện,... - Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. b. Vai trò, tác dụng trong nền văn hoc̣ dân tôc̣ - Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. - Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,... 3. Môṭ số lưu ý vềphương pháp đoc̣ – hiểu văn hoc̣ dân gian. Để hiểu đúng, văn bản văn học dân gian, chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau : - Nắm vững đặc trưng của thể loại, bởi lẽ không một nét độc đáo nào của một tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vươṭ ra khỏi những đặc trưng cơ bản của thể loại. Cần lấy Trang 77 những đặc trưng chung Về thể loại làm căn cứ để đọc hiểu những tác phẩm cụ thể. - Muốn đọc hiểu chính xác một tác phẩm văn học dân gian, cần đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể loại, cách diễn đạt) - Trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động, vui chơi, ca hát, lễ hội,...) của nhân dân. Bởi thế, để đọc hiểu chính xác và sâu sắc ý nghiãtác phẩm, cần đặt nótrong mối quan hệ với các hình thức sinh hoạt cộng đồng. 4. Ảnh hưởng của Văn hoc̣ dân gian đối với văn hoc̣ viết Viêṭ Nam. Nhận xét về ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn Việt Nam, giáo trình Văn học dân gian nhận định: “Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Việt Nam. Nhiều thể loại văn học viết đươc̣ xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa các thể loại văn học dân gian. Nhiều tác phẩm , nhiều hình tương̣ do văn học dân gian tạo nên là nguồn cảm hứng, là thi liệu, văn liệu của văn học viết. Nhiều nhà thơ , nhà văn lớn của dân tộc (Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương , Phan Bội Châu , Nguyễn Bính, Hồ Chí Minh, Nguyễn Duy….) đã tiếp thu cókết quả văn học dân gian để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương ưu tú”. Đólà một nhận định xác đáng thể hiện rõ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong suốt tiến trình phát triển của văn học dân tộc. VHDG chính là nền tảng của văn học viết và cótác động lớn đến sự hình thành và phát triển của văn học viết, là nguồn cảm hứng dồi dào, tiếp thêm chất liệu và cảm hứng sáng tạo cho văn học viết. - Vềphương diêṇ nôị dung: VHDG cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghia,̃ giàu tình thương,... Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,... + Đềtài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngơị ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,... + Nguồn cảm hứng : Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,... Đặc biệt, ca dao Việt Nam đã đưa ra những tiêu chí về vẻ đẹp người con gái truyền thống. + Tư tưởng nhân ái : Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,... - Vềphương diêṇ nghê ̣thuât:̣ VHDG cung cấp cho các nhà văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian,... + Ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học dân gian mang đậm tính triết lí, giàu chất thơ song hình Trang 78 thức biểu đạt lại gần gũi, dễ hiểu. Người dân lao động thường dùng những cách nói trong giao tiếp hàng ngày để diễn đạt tư tưởng, tình cảm cũng như đúc kết kinh nghiệm sống. VD : Truyền thống lấy lá trầu để làm ngôn ngữ bày tỏ tình cảm : “Anh thương em trầu hết lá lươn”. “Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng Trầu em cao số muộn màng anh thương”. “Bây giờ em mới hỏi anh Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào ? “Cau xanh nhá với trầu vàng, Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.” → Tiếp nối truyền thống ấy, Hồ Xuân Hương cũng sử dụng ngôn ngữ trầu cau để bày tỏ khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến : “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi” (Mời trầu) + Hình ảnh : Trong văn học dân gian phần lớn là cảnh thiên nhiên hay sinh hoạt rất quen thuộc với người bình dân. Trong cuộc sống hàng ngày, người dân lao động rất thân thuộc với mái đình, cây đa, bến nước,... vì vậy, trong tình yêu đôi lứa, trong nỗi nhớ quê hương,... người lao động đã tái hiện lại những không gian thân thuộc ấy trong lời ca của mình : “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. (Ca dao) → Rau muống, con thuyền,... cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong thơ Nguyễn Trãi “...Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then...” (Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi) + Cách nói : Các hình thức lặp lại là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu trong ca dao: lặp lại kết cấu, hinh̀ ảnh, lặp lại dòng thơ mở đầu hoặc một từ, một cụm từ,... Vídụ : + Vìthuyền, vìbến, vìsông Vìhoa nên bận cánh ong đi về. + Còn non còn nước còn trời Còn cô bán rươụ còn người say sưa. + Yêu nhau mấy núi cũng trèo Trang 79 Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. (Ca dao) Trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) cũng có những câu thơ có kiểu dùng từ tương ứng: + Vìhoa nên phải đánh đường tìm hoa + Còn non, còn nước, còn dài Còn về còn nhớ đến người hôm nay + Các biện pháp tu từ : Văn học dân gian thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... để giúp hình dung một cách cụ thể thông qua những hình ảnh quen thuộc như : hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò,... Trong ca dao : “Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thìmột dạ khăng khăng đơị thuyền”. “Trúc dặn dò mai, bến dặn dò thuyền Nghe ai quyến rũ bỏ lời nguyền của anh Bến dặn dò thuyền, trúc dặn dò mai Nghe ai quyến rũ, không vãng lai chốn này”. “Lênh đênh một chiếc thuyền tình Mười hai bến nước biết gửi mình vào đâu”. → “Thuyền - bến” còn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ giúp họ sáng tác nên những tác phẩm mang đậm tính truyền thống như trong thơ Xuân Diệu : “Tình giai nhân: bến đơị dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”. Và thơ Hàn Mặc Tử : “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ?”. Hay với sự cách tân của Chế Lan Viên “thuyền - bến” lại là : “Buổi sáng em xa chi Cho chiều, mùa thu đến Để lòng anh ghé bến Nghe thuyền em ra đi”. + Thểloại : Hơn 90% số bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Trong ca dao còn cóthể thơ khác, như : song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm. Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc với tác phẩm “Truyện Kiều”. Ngoài, còn có một số tác phẩm văn học viết cũng đươc̣ sử dụng thể thơ dân tộc này : “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu), “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính),.... + Chất liệu dân gian : Các nhà thơ đã sử dụng rất linh hoạt chất liệu dân gian vào tác phẩm của mình : Trang 80