🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sổ tay thẩm phán Ebooks Nhóm Zalo Nguyễn Văn Hiện sổ tay thẩm phán phát hành miễn phí tại T H U V I E N P D F . C O M LỜI NÓI ĐẦU Cuốn Sổ tay Thẩm phán đầu tiên của ngành Tòa án Việt Nam được xuất bản năm 2006 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Ô-xtơ-rây-lia thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Ô-xtơ-rây-lia (AusAID). Cuốn Sổ tay Thẩm phán này đã phát huy hiệu quả trong việc trợ giúp các Thẩm phán trong công tác xét xử hàng ngày. Trong những năm qua, Sổ tay Thẩm phán là tài liệu tham khảo thường xuyên của các Thẩm phán và đã góp phần nâng cao kỹ năng xét xử của các Thẩm phán, đặc biệt là các Thẩm phán mới được bổ nhiệm. Mặc dù đã có sự nỗ lực cao của các tác giả khi lần đầu tiên xây dựng cuốn Sổ tay Thẩm phán, song cuốn Sổ tay vẫn còn một số điểm chưa được hợp lý, một số lĩnh vực chưa được đề cập đến nên hiệu quả của cuốn Sổ tay vẫn còn bị hạn chế. Bên cạnh đó, trong thời gian qua có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có những văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng trong hoạt động xét xử tại Tòa án. Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11 tháng 01 năm 2007 và trở thành thành viên của nhiều Công ước, điều ước quốc tế song phương và đa phương, do vậy việc nâng cao năng lực xét xử của các Thẩm phán là việc làm cần thiết. Với các lý do trên đây, việc sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay Thẩm phán là hết sức cần thiết và là một trong những phương thức để thực hiện việc nâng cao năng lực xét xử của các Thẩm phán. Nhận thức được tầm quan trọng của cuốn Sổ tay Thẩm phán, năm 2008, Tòa án nhân dân tối cao và nhóm chuyên gia quốc tế đã tiến hành khảo sát ý kiến của các thẩm phán trên phạm vi cả nước về mức độ tiện dụng của cuốn Sổ tay và khả năng, phương thức sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay này. Việc lấy ý kiến góp ý đã được thực hiện dưới ba hình thức: i) lấy ý kiến trực tiếp; ii) gửi bản câu hỏi góp ý; iii) tổ chức hội thảo lấy ý kiến. Đa số các ý kiến góp ý đều cho rằng cuốn Sổ tay Thẩm phán cần phải được cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện thêm một bước. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Ô-xtơ-rây- lia, Tòa án nhân dân tối cao đã Hợp tác cùng Tòa án liên bang Ô-xtơ-rây- lia tổ chức thực hiện Dự án Cập nhật Sổ tay Thẩm phán. Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì và mời các Thẩm phán có kinh nghiệm trong các lĩnh vực xét xử để tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung của cuốn Sổ tay Thẩm phán, đồng thời cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, Sổ tay Thẩm phán không phải là tuyển tập các luật hoặc bộ luật để Thẩm phán sử dụng một cách trực tiếp, mà chỉ đưa ra những thông tin chỉ dẫn để Thẩm phán vận dụng nhằm giải quyết tốt các vụ án cụ thể; do vậy, cuốn Sổ tay sẽ không liệt kê tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hay chỉ ra cách giải quyết từng vụ án cụ thể. Nội dung của Sổ tay Thẩm phán được xuất bản lần này vẫn giữ nguyên cách trình bày như đã sử dụng trong cuốn Sổ tay Thẩm phán được phát hành lần đầu tiên và vẫn bao gồm những bình luận, hướng dẫn về lý luận và kỹ năng thực tiễn cho việc giải quyết các loại vụ án tại Toà án. Trong lần xuất bản này, nội dung của năm phần trong cuốn Sổ tay Thẩm phán được xuất bản lần đầu tiên đã được cập nhật và bổ sung thêm Phần thứ Sáu về thủ tục bắt giữ tàu biển. Sổ tay Thẩm phán được sửa đổi, bổ sung lần này với mong muốn tiếp tục cung cấp cho Thẩm phán những kỹ năng xét xử đã được cập nhật theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với các Thẩm phán, nhất là các Thẩm phán mới được bổ nhiệm trong quá trình công tác và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, Sổ tay Thẩm phán còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho những người tiến hành tố tụng (nói chung), giáo viên, sinh viên luật.... Đây cũng là tài liệu giúp cho những người tham gia tố tụng hiểu biết sâu hơn về thủ tục tố tụng tại Toà án và giúp cho việc tiến hành các thủ tục thuận lợi hơn. Sổ tay Thẩm phán sẽ tiếp tục là tài liệu cơ bản giúp cho công chúng hiểu cụ thể hơn về hoạt động của Toà án và dễ dàng tiếp cận Tòa án hơn. Với tính chất, mục đích và ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy, Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là các tác giả và Ban biên tập, đã nỗ lực rất lớn để sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay này. Việc sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay Thẩm phán lần này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Ô-xtơ-rây- lia thông qua Cơ quan phát triển Quốc tế Ô-xtơ-rây- lia (AusAID), Tòa án liên bang Ô-xtơ-rây- lia, Đại sứ quán Ô- xtơ rây- lia tại Việt Nam, đặc biệt là những nỗ lực của nhóm chuyên gia quốc tế Ô-xtơ-rây-lia, Ngài Michael Moore, Thẩm phán Tòa án Liên bang Ô-xtơ-rây-lia, Bà Cate Sumner, Ông Nguyễn Kiên Cường, Luật sư, Hãng luật Maddocks, Melbourne. Hy vọng Sổ tay Thẩm phán sẽ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các Thẩm phán. Với mong muốn như vậy, Toà án nhân tối cao rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho Sổ tay Thẩm phán để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cho những lần xuất bản tiếp theo. Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình LỜI GIỚI THIỆU LỜI GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAYTHẨM PHÁN CỦA NGÀI ALLASTER COX, ĐẠI SỨ Ô-XTƠ-RÂY- LIA TẠI VIỆT NAM Tôi rất vui mừng thấy rằng với sự cộng tác của Toà án nhân dân tối cao Việt Nam, Ô-xtơ-rây-lia đã có thể tiếp tục hỗ trợ việc sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay thẩm phán chính thức đầu tiên của ngành Toà án Việt Nam. Việc Chính phủ Ô-xtơ-rây-lia tiếp tục hỗ trợ Sổ tay thẩm phán thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Ô-xtơ rây-lia (AusAID) phản ánh cam kết của Ô-xtơ-rây-lia giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nhà nước và tăng cường nhà nước pháp quyền trong phạm vi toàn quốc. Sổ tay thẩm phán đóng góp vào quá trình này bằng việc cung cấp nguồn tiếp cận đến các văn bản, thông tin và các thông tin pháp lý quan trọng khác mà các thẩm phán và những người làm công tác pháp luật có thể sử dụng, và qua đó họ có thể tiếp cận công việc của mình với sự hiểu biết chắc chắn và hoàn chỉnh về luật pháp. Đây là nền tảng vững chắc để một hệ thống toà án minh bạch, công bằng và hiệu quả có thể tiếp tục phát triển, và đó là những điều kiện tiên quyết then chốt của sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Khi mà cuốn Sổ tay thẩm phán đầu tiên vẫn được công nhận rộng rãi là một nguồn tài liệu quan trọng cho các thẩm phán và những người làm công tác pháp luật thi điều quan trọng không kém phần quan trọng là cuốn Sổ tay thẩm phán này phải luôn được cập nhật. Đó chính là mục tiêu mà dự án sửa đổi Sổ tay thẩm phán này đã đạt được; không chỉ đưa vào những văn bản pháp luật đã được sửa đổi từ năm 2006, Sổ tay thẩm phán sửa đổi cũng chứa đựng nhiều văn bản pháp lý và các giải thích hữu ích khác được xây dựng nhằm tối đa hoá các lợi ích sử dụng của nó. Mất gần hai năm để hoàn thành dự án sửa đổi Sổ tay thẩm phán. Một số chuyên gia Việt Nam và Ô-xtơ rây-lia đã tham gia quá trình sửa đổi. Nhóm tác giả Sổ tay thẩm phán Việt Nam do Tiến sỹ Đặng Quang Phương, Phó Chánh án Thường trực Toà án nhân dân tối cao Việt Nam - người đã nhìn thấy trước sự thành công của Sổ tay thẩm phán đầu tiên – lãnh đạo. Cam kết của Tiến sỹ Phương bảo đảm rằng phiên bản sửa đổi cũng sẽ thành công tương tự. Điều đặc biệt quan trọng là nhóm tác giả sửa đổi Sổ tay thẩm phán là các thẩm phán cao cấp và các chuyên gia pháp lý rất nhiều kinh nghiệm của ngành Toà án Việt Nam. Chính những thẩm phán là người hiểu biết rõ nhất về nhu cầu của họ và về kiến thức cần thiết trong tố tụng tại toà án. Tôi đặc biệt cảm ơn những người đã tham gia vào quá trình soạn thảo. Sự tham gia của phía Ô-xtơ-rây-lia là dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp ngân sách (600.000 đô la Mỹ). Phía Ô-xtơ-rây-lia đã đặc biệt may mắn có được Toà án Liên bang Ô-xtơ-rây-lia tham gia, đặc biệt là Ngài Thẩm phán Micheal Moore đã dẫn dắt quá trình sửa đổi. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia Ô-xtơ-rây-lia và Việt Nam đã làm việc với Toà án Liên bang: Bà Cate Sumner và ông Nguyễn Kiên Cường, luật sư, Hãng luật Maddocks tại Melbourne. Tôi hy vọng rằng các thẩm phán Việt Nam sẽ tìm thấy tại cuốn Sổ tay thẩm phán nguồn trợ giúp lớn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của họ tại Toà án. Tôi cũng hy vọng rằng cuốn Sổ tay thẩm phán sẽ hữu ích cho các học viên thẩm phán, luật sư, sinh viên luật và những người khác quan tâm đến việc tìm hiểu luật pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam. LỜI CÁM ƠN Toà án Liên bang Ô-xtơ-rây- lia rất hân hạnh trợ giúp Dự án sửa đổi Sổ tay thẩm phán dưới sự lãnh đạo của Ngài Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình và Ngài Phó Chánh án Thường trực Đặng Quang Phương. Lần sửa đổi, bổ sung này là phần việc kế tiếp sau việc công bố cuốn Sổ tay thẩm phán đầu tiên của ngành Toà án Việt Nam vào năm 2006. Sáu nghìn bản in cuốn Sổ tay thẩm phán và một nghìn đĩa CD-ROM Sổ tay thẩm phán đã được xuất bản và phân phát cho các thẩm phán, cơ quan đào tạo tư pháp, trường đại học, trung tâm trợ giúp pháp lý, chi hội luật gia và viện kiểm sát trên toàn quốc. Để đảm bảo một số lượng độc giả lớn nhất có thể tiếp cận được Sổ tay thẩm phán, Sổ tay thẩm phán cũng được xuất bản trên Internet [http://www.sotaythamphan.gov.vn], và sau này, tại trang chủ của Viện Thông tin Pháp lý Châu Á [http://www.asianlii.org/vn/other/benchbk/]. Sau khi cuốn Sổ tay thẩm phán được công bố, đã có hàng loạt những thay đổi trong lĩnh vực lập pháp và những thay đổi pháp luật khác cần phải được chuyển tải đến thẩm phán và những người làm công tác pháp luật. Nhận thức rằng Sổ tay thẩm phán là một nguồn thông tin pháp lý thực tiễn chuyên ngành cực kỳ hữu ích, Toà án nhân dân tối cao đã bày tỏ mong muốn sửa đổi, bổ sung cuốn Sổ tay thẩm phán để cập nhật những thay đổi về pháp luật nói trên. Vì Sổ tay thẩm phán lần đầu tiên được đưa ra tại Việt Nam, với sự giúp đỡ của Toà án nhân dân tối cao, Nhóm chuyên gia Dự án bao gồm Thẩm phán Michael Moore, Toà án Liên bang Ô-xtơ-rây-lia, bà Cate Sumner và ông Nguyễn Kiên Cường, Luật sư Hãng luật Maddocks, đã thiết kế và tiến hành hàng loạt các đánh giá để thu thập ý kiến phản hồi từ các thẩm phán và những người khác nhằm đánh giá xem việc sửa đổi, bổ sung các chương hiện tại của Sổ tay thẩm phán có hữu ích và cần thiết hay không. Năm 2007, Cơ quan phát triển quốc tế Ô-xtơ-rây-lia đã hỗ trợ Dự án sửa đổi Sổ tay thẩm phán Việt Nam, tiếp theo những trợ giúp xây dựng Sổ tay thẩm phán gốc từ năm 2004 đến năm 2006 trước đây. Trong hai năm vừa qua, Toà án Liên bang Ô-xtơ-rây-lia đã may mắn được cộng tác với một nhóm các thẩm phán và chuyên gia pháp luật Việt Nam tài năng và tận tâm trong việc sửa đổi Sổ tay thẩm phán. Tất cả những sửa đổi trong cuốn Sổ tay thẩm phán này đều được viết bởi các thẩm phán và chuyên gia luật phát Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, bao gồm: Thẩm phán Phan Gia Quí, Thẩm phán Nguyễn Hoàng Đạt, Thẩm phán Đặng Xuân Đào, Thẩm phán Hoàng Thị Bắc, Thẩm phán Mai Bộ, và ông Ngô Cường, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Toà án nhân dân tối cao. Tiến sỹ Đặng Quang Phương và ông Ngô Cường thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là biên tập lại tất cả các chương sửa đổi. Sổ tay thẩm phán sửa đổi được xây dựng trên cơ sở một khối lượng công việc đáng kể của các tác giả cuốn Sổ tay thẩm phán đầu tiên được công bố vào năm 2006, cũng như của những người khác đã giúp đỡ xây dựng cuốn sổ tay này. Bà Cate Sumner, chuyên gia quốc tế cùng ông Nguyễn Kiên Cường, chuyên gia kiêm điều phối viên quốc gia của Dự án, đóng những vai trò rất quan trọng trong Dự án này. Dự án này đồng thời cũng được hỗ trợ chung bởi bà Helen Burrow, Giám đốc chương trình quốc tế của Tòa án liên bang Ô-xtơ-rây-lia, cô Dananthi Galapitage và sau này là cô Hannah Clua-Saunders. Nhằm đạt được các mục tiêu của Dự án, Dự án đã bắt đầu bằng việc đánh giá tổng thể cuốn Sổ tay thẩm phán. Mục đích của việc này là nhằm thu thập những ý kiến của các thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án các tỉnh, huyện, Học viện Tư pháp, Hội luật gia trên toàn quốc, đặc biệt là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, về hiệu quả của cuốn Sổ tay thẩm phán và những vấn đề cần được xem xét trong khuôn khổ Dự án nhằm hoàn thiện nội dung Sổ tay thẩm phán và quá trình cập nhật. Việc đánh giá hiệu quả của cuốn Sổ tay thẩm phán đã được tiến hành bằng việc Nhóm chuyên gia Dự án nghiên cứu 638 bản trả lời phiếu điều tra, tổ chức 24 cuộc phỏng vấn trực tiếp các thẩm phán tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức 2 cuộc hội thảo lấy ý kiến các thẩm phán tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phiếu điều tra, kết quả phỏng vấn và hội thảo đã vô cùng hữu ích trong việc cung cấp cho các tác giả và biên tập viên những thông tin, quan điểm cần đưa vào cuốn Sổ tay thẩm phán được sửa đổi, bổ sung lần này. Tháng 9 năm 2009, Toà án nhân dân tối cao và Nhóm chuyên gia Dự án sẽ tổ chức hai cuộc hội thảo đào tạo giảng viên tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm xây dựng năng lực cho đội ngũ 70-80 giảng viên của Trường cán bộ toà án, Toà án nhân dân tối cao và các trung tâm đào tạo khác. Với nhiệm vụ cung cấp các khoá đào tạo mang tính chất giới thiệu và đào tạo thường xuyên cho cán bộ Việt Nam, dự tính rằng các cơ quan đào tạo tư pháp chủ chốt này có thể đưa Sổ tay thẩm phán điện tử vào giáo trình đào tạo tư pháp để giảng dậy trong tương lai. Toà án nhân dân tối cao sẽ tổ chức 22 hội thảo trong quí IV năm 2009 nhằm đào tạo sử dụng Sổ tay thẩm phán cho các thẩm phán đến từ 682 toà án quận, huyện và 63 Tòa án tỉnh. Ngoài bản in Sổ tay thẩm phán, Dự án sẽ xuất bản 9.000 đĩa CD-ROM Sổ tay thẩm phán sửa đổi, và phiên bản Internet của Sổ tay thẩm phán sẽ được đưa vào cổng thông tin điện tử riêng của Toà án nhân dân tối cao [http://www.toaan.gov.vn]. Những phiên bản điện tử này cho phép Toà án nhân dân tối cao có thể cập nhật nhanh chóng, không tốn kém Sổ tay thẩm phán trực tuyến, và có thể gửi thư điện tử phần cập nhật cho các Toà án khác. Một trong những mục tiêu của Dự án này là trợ giúp Tòa án nhân dân tối cao xây dựng một trình tự cập nhật để đảm bảo rằng Sổ tay thẩm phán sẽ được cập nhật thường xuyên. Thẩm phán tại tất cả các Toà án tỉnh, cũng như tại các Toà án quận, huyện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể truy cập internet qua máy tính được lắp đặt tại toà án của họ theo các chương trình tài trợ khác (chương trình này dự tính sẽ được mở rộng xuống các toà án cấp huyện trong những năm tới). Có nhiều cá nhân đã tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung Sổ tay thẩm phán lần nay. Tôi xin cảm ơn các cán bộ của Vụ hợp tác quốc tế, Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là ông Chu Trung Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế và ông Trần Ngọc Thành, chuyên viên Vụ hợp tác quốc tế. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhóm công nghệ thông tin của Tòa án nhân dân tối cao, đặc biệt là ông Nguyễn Văn Thương, cảm ơn ông Nguyễn Văn Duyên và ông Lê Tiến đã dịch thuật rất tốt các phần sửa đổi; cảm ơn ông Lâm Chí Dũng - điều phối viên cuốn Sổ tay thẩm phán trực tuyến; cảm ơn ông Nguyễn Văn Sơn và ông Nguyễn Sỹ Sơn của Công ty Tinh Vân - những người đã chuyển thành công Sổ tay thẩm phán trực tuyến vào cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân tối cao; cảm ơn ông Nguyễn Quang Anh, Quản lý chương trình, AusAID, ông John Bently, cố vấn trưởng pháp luật của Dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại (STAR Vietnam), ông Nicholas Booth, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, bà Frances Gordon, Giám đốc và bà Bùi Thị Bích Liên, Phó Giám đốc Dự án phát triển tư pháp và sự tham gia của cơ sở (Dự án JUDGE) đã chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi. Xin đặc biệt cảm ơn dự án JUDGE đã hào phóng cho phép Nhóm Dự án sử dụng văn phòng và thiết bị của Dự án tại Hà Nội. Thẩm phán Michael Moore Toà án Liên bang Ô-xtơ-rây-lia Tháng 9 năm 2009 SỬ DỤNG, CẬP NHẬT VÀ GÓP Ý SỔ TAY THẨM PHÁN Lời giới thiệu Cuốn Sổ tay Thẩm phán này được xuất bản dưới ba hình thức: i) Sổ tay dạng in ấn trang rời (bìa cứng); ii) Sổ tay điện tử ghi trên đĩa CD-ROM; và iii) Sổ tay điện tử trên Internet. Sổ tay in ấn trang rời được Tòa án Nhân dân tối cao phát cho Thẩm phán và những người khác có nhu cầu sử dụng hàng ngày nhưng không sử dụng được Sổ tay điện tử. Sổ tay điện tử ghi trên CD-ROM dành cho người dùng sử dụng máy tính thường xuyên nhưng không có truy cập Internet và sổ tay điện tử trên Internet dành cho người dùng có điều kiện truy cập Internet. Sổ tay điện tử có định dạng phục vụ cho việc in ấn (một phần hoặc toàn bộ) và người đọc có thể in ra khi cần. Để cuốn Sổ tay Thẩm phán được hoàn thiện hơn, Tòa án nhân dân tối cao rất mong người sử dụng cuốn Sổ tay này đóng góp ý kiến về nội dung thông qua thư điện tử hoặc đường bưu điện. Tòa án nhân dân tối cao sẽ thường xuyên cập nhật các ý kiến góp ý của độc giả trên các phiên bản của cuốn Sổ tay. Tòa án nhân dân tối cao đánh giá cao ý kiến đóng góp và sự hợp tác của quý độc giả để cuốn Sổ tay Thẩm phán này đóng góp ngày càng hiệu quả hơn cho việc nâng cao kỹ năng xét xử của các Thẩm phán. Quý vị có thể gửi ý kiến của mình theo: Địa chỉ Email: [email protected] hoặc Địa chỉ bưu điện: Dự án Sổ tay Thẩm phán Vụ hợp tác quốc tế - Toà án nhân dân tối cao 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Thư điện tử: [email protected] hoặc Góp ý trực tiếp trên Internet Đối với Sổ tay điện tử trên Internet, quý vị có thể gửi thư điện tử bằng cách kích chuột vào nút “Phản hồi” trên thanh công cụ. Sau đó, quý vị sẽ thấy xuất hiện một thư điện tử để trống và quý vị có thể viết nội dung vào (hoặc quý vị có thể nhập ý kiến đóng góp vào một file Word và đính kèm vào thư điện tử rồi gửi đi) rồi khi quý vị kích chuột vào nút “Gửi” thì thư đó sẽ được chuyển ngay đến Tòa án nhân dân tối cao. Sử dụng Sổ tay Thẩm phán Sổ tay Thẩm phán bao gồm các mục về việc xử lý các loại vụ án phổ biến mà Thẩm phán Việt Nam có thể phải xử lý và cả các loại vụ án đặc thù. Cuốn Sổ tay áp dụng một cách trình bày thống nhất, trước hết trình bày những công việc mà một Thẩm phán cần thực hiện, sau đó liệt kê các luật áp dụng (bao gồm bộ luật, pháp lệnh, nghị định, hướng dẫn, quyết định, và quy định) và đưa ra các hướng dẫn thực tiễn. Với Sổ tay điện tử ghi trên CD-ROM và Sổ tay điện tử trên Internet, quý vị có thể kích chuột vào phần tham chiếu tới các luật áp dụng (được đánh dấu bằng màu xanh dương) và dễ dàng xem được văn bản luật đó. Các kỹ năng chi tiết hơn về việc sử dụng bản điện tử có thể được tìm thấy bằng cách kích chuột vào nút “Trợ giúp” trên thanh công cụ. Các phương pháp cập nhật Sổ tay là một tài liệu mang tính động. Sổ tay dạng in và Sổ tay trên Internet sẽ được cập nhật ngay khi các luật áp dụng thay đổi hoặc khi thấy cần thiết phải chỉnh sửa hoặc hoàn thiện hơn các phần nội dung của Sổ tay. (1) Sổ tay in ấn trang rời Thẩm phán và những người khác đã nhận được Sổ tay in ấn trang rời từ Tòa án nhân dân tối cao sẽ được cung cấp cho các trang mới được cập nhật theo thời gian và chỉ cần sắp xếp các trang đó vào đúng vị trí trong bìa cứng của Sổ tay rồi bỏ đi các trang cũ không còn cần thiết. Những hướng dẫn cụ thể sẽ được gửi kèm với mỗi lần cập nhật, khi phải thêm vào và bỏ đi các trang. Ban đầu, các trang mới được cập nhật sẽ được gửi thông qua Tòa án cấp tỉnh, thành phố có khả năng nhận thư điện tử. Các Tòa án này sẽ in ra các trang đó, sao chụp và phát cho cán bộ Tòa án của mình, đồng thời gửi cho các Tòa án cấp quận, huyện thuộc tỉnh, thành phố đó. Cuối mỗi cuốn Sổ tay có một mục ghi lại “Lịch biểu cập nhật”. Mục này sẽ được cập nhật khi các trang thuộc các mục khác được cập nhật. Các trang mới được cập nhật sẽ có một chú thích nhỏ ở cuối trang, ghi rõ ngày, tháng, năm mà trang đó được cập nhật. Quý vị có thể xem chú thích này để xác định thời gian cập nhật gần đây nhất của từng trang cụ thể. (2) Sổ tay điện tử ghi trên CD ROM Trong trường hợp cần thiết, Sổ tay điện tử ghi trên CD-ROM sẽ được cập nhật, in ra đĩa CD-ROM và phân phát. (3) Sổ tay điện tử trên Internet Sổ tay điện tử trên Internet sẽ được Tòa án nhân dân tối cao cập nhật định kỳ. Để xác định thời gian cập nhật mới nhất của một mục, quý vị nên xem phần ghi chú “Ngày cập nhật mới nhất” ở góc dưới bên phải cuối mỗi mục, hoặc truy cập mục “Lịch biểu cập nhật” bằng cách kích chuột vào nút “Lịch biểu cập nhật” trên thanh công cụ của trang chủ. Mục “Lịch biểu cập nhật” ghi lại thời gian cập nhật mới nhất của từng mục. Lịch biểu Cập nhật - Danh sách các cập nhật được thực hiện trong Sổ tay Thẩm phán Danh sách các thay đổi mới nhất trong Sổ tay Thẩm phán sẽ được đưa lên trang web của Sổ tay Thẩm phán http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc dưới mục “Lịch biểu Cập nhật” và gồm có: (i) các thay đổi theo thứ tự thời gian đối với các mục của Sổ tay, từ mới nhất trở đi (ii) danh sách gồm tên các mục và ngày mà từng mục cụ thể được cập nhật. Bản đầu tiên của Sổ tay thẩm phán được hoàn thành trong tháng 6 năm 2006 và Sổ tay thẩm phán sửa đổi được hoàn thành vào tháng 9 năm 2009. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN SỔ TAY THẨM PHÁN Biên tập (Sổ tay thẩm phán đầu tiên và Sổ tay thẩm phán sửa đổi) 1. Tiến sỹ Đặng Quang Phương- Phó Chánh án thường trực – Tòa án nhân dân tối cao 2. Ông Ngô Cường – Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế – Tòa án nhân dân tối cao Tác giả: 1. Thẩm phán Đặng Xuân Đào- Chánh toà Tòa kinh tế - Toà án nhân dân tối cao (STTP đầu tiên và STTP sửa đổi) 2. Thẩm phán Hoàng Thị Bắc – Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao (STTP đầu tiên và STTP sửa đổi) 3. Thẩm phán Nguyễn Mai Bộ - Tòa án quân sự trung ương (STTP sửa đổi) 4. Thẩm phán Phan Gia Quí – Chánh tòa Tòa kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (STTP sửa đổi) 5. Thẩm phán Nguyễn Hoàng Đạt – Phó Chánh tòa Tòa dân sự Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (STTP sửa đổi) 6. Ông Ngô Cường - Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Toà án nhân dân tối cao (STTP sửa đổi) 7. Thẩm phán Chu Xuân Minh – Phó Chánh toà Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao (STTP đầu tiên) 8. Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp - Bộ Tư pháp (STTP đầu tiên) 9. Thẩm phán Nguyễn Sơn – Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (STTP đầu tiên) 10. Thẩm phán Trần Thị Hạnh – Chánh án Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (STTP đầu tiên) 11. Luật sư Dương Quốc Thành (nguyên Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội) (STTP đầu tiên). Chuyên gia quốc tế (STTP đầu tiên và STTP sửa đổi): 1. Thẩm phán Michael Moore, Toà án Liên bang Ôx-tơ-rây-lia 2. Bà Cate Sumner Chuyên gia kiêm Điều phối viên Dự án (STTP sửa đổi): Ông Nguyễn Kiên Cường, Hãng luật Maddocks, Melbourne Cán bộ Dự án của Toà án nhân dân tối cao (STTP sửa đổi): Ông Chu Trung Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Toà án nhân dân tối cao Trợ lý Dự án của Toà án nhân dân tối cao (STTP sửa đổi): Ông Trần Ngọc Thành, chuyên viên, Vụ Hợp tác quốc tế, Toà án nhân dân tối cao Phiên dịch (STTP sửa đổi): Ông Lê Tiến và ông Nguyễn Văn Duyên Cán bộ điều phối Dự án (STTP đầu tiên): Ông Phan Nguyên Toàn, LEADCO Cán bộ Dự án Toà án nhân dân tối cao (STTP đầu tiên): 1. Bà Bùi Thị Nhàn - Chuyên viên Viện KHXX- TANDTC 2. Bà Nguyễn Thị Mai - Chuyên viên Viện KHXX- TANDTC Phụ trách IT (STTP đầu tiên và STTP sửa đổi): Ông Lâm Chí Dũng Hiệu đính bản điện tử (STTP đầu tiên): Ông Nguyễn Kiên Cường Trợ lý Dự án (STTP đầu tiên): Bà Phạm Thúy Ngọc, LEADCO Phiên dịch (STTP đầu tiên): Bà Trần Thu Phương, LEADCO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ Viết tắt 1 Bắt giữ tàu biển BGTB 2 Biện pháp khẩn cấp tạm thời BPKCTT 3 Giám đốc thẩm GĐT 4 Hợp đồng lao động HĐLĐ 5 Hội đồng xét xử HĐXX 6 Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Hội đồng GĐT, TT 7 Hội thẩm nhân dân HTND 8 Hợp tác xã HTX 9 Khiếu nại hàng hải KNHH 10 Người lao động NLĐ 11 Người sử dụng lao động NSDLĐ 12 Tòa án nhân dân TAND 13 Tòa án nhân dân TAND 14 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC 15 Tòa án quân sự TAQS PHẦN THỨ NHẤT - TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ THẨM PHÁN, HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN 1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 1.1. Hệ thống Toà án nhân dân VBQPPL Hiến pháp năm 1992 (Điều 127) Luật tổ chức TAND (Điều 2) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức TAND thì ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Toà án sau đây: Toà án nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các Toà án quân sự; Các Toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt. 1.1.1. Toà án nhân dân tối cao VBQPPL Luật tổ chức TAND (Điều 18) Nghị quyết số 1113/2007/NQ-UBTVQH11 Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật tổ chức TAND thì cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm có: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh); trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc Theo Quyết định số 16/2003/TCCB ngày 17-02-2003 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định về bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 532/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 25-02-2003 về việc phê chuẩn bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao và theo Quyết định số 133/2007/QĐ-TCCB ngày 29-01-2007 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về việc thành lập mới hai (02) đơn vị cấp Vụ thuộc bộ máy giúp việc của TANDTC, được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 1113/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 20-4-2007 thì bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao gồm có: Ban Thư ký; Ban Thanh tra; Vụ Tổ chức - Cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế ; Vụ Thống kê – Tổng hợp; Văn phòng; Viện Khoa học xét xử; Tạp chí Toà án nhân dân; Báo Công lý; Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ ngành Toà án. 1.1.2. Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương VBQPPL Luật tổ chức TAND(Điều 27) Nghị quyết số 354/2003/NQ-UBTVQH11 Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 4 năm 2009) có 63 Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 58 Toà án nhân dân tỉnh và 5 Toà án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật tổ chức TAND thì cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: - Uỷ ban Thẩm phán; - Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; - Bộ máy giúp việc Theo Quyết định số 17/2003/TCCB ngày 17-02-2003 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định về bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân địa phương, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết số 354/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 25-02-2003, thì bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: Văn phòng; Phòng Giám đốc kiểm tra; Phòng Tổ chức - Cán bộ. 1.1.3. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh VBQPPL: Luật tổ chức TAND (Điều 32) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 4 năm 2009) có 682 Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo quy định tại Điều 32 Luật tổ chức TAND thì trong Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không thành lập các Toà chuyên trách, nhưng có phân công Thẩm phán chuyên trách xét xử từng loại vụ việc và có bộ máy giúp việc (Văn phòng). 1.1.4. Các Toà án quân sự VBQPPL: Luật tổ chức TAND (Điều 34) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Theo quy định tạikhoản 2 Điều 34 Luật tổ chức TAND và Điều 2 Pháp lệnh tổ chức TAQS, thì các Toà án quân sự gồm có: Toà án quân sự trung ương; Các Toà án quân sự quân khu và tương đương; Các Toà án quân sự khu vực. 1.2. Vị trí, vai trò của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Toà án nhân dân. Do vậy, Toà án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”. Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toà án nhân dân là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính. Toà án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự; những yêu cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp. Toà án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài; ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra quyết định xoá án tích...). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tàisản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. 1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân 1.4.1. Những nguyên tắc cơ bản chung trong hoạt động xét xử các loại vụ án VBQPPL: Hiến pháp năm 1992 (các điều 12, 129, 130, 131 và 133 ) BLTTHS (các điều 185, 244 và 281) PLTTGQCVAHC (Điều 15) BLTTDS (các điều 52, 53 và 54) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12 Hiến pháp năm 1992): Đây là nguyên tắc chỉ đạo, bao trùm nhất, được thể hiện trong tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân nói riêng. Trong hoạt động xét xử, để bảo đảm cho nguyên tắc này không bị vi phạm, đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (HTND) phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ các quy định của pháp luật tố tụng đến các quy định của pháp luật về nội dung. Việc xét xử của Toà án nhân dân có HTND tham gia, việc xét xử của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán (Điều 129 Hiến pháp năm 1992; Điều 4 Luật tổ chức TAND). Tuỳ từng loại vụ án cụ thể mà nguyên tắc này được quy định tại các điều luật tương ứng của BLTTHS, BLTTDS, Pháp lệnh tổ chức TAQS, PLTTGQCVAHC. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán cần được hiểu là khi xét xử bất kỳ một vụ án nào thuộc thẩm quyền của Toà án mà có Hội thẩm tham gia, thì Hội thẩm và Thẩm phán có quyền ngang nhau trong việc giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, không phân biệt vấn đề đó là về mặt tố tụng hay về mặt nội dung. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 130 Hiến pháp năm 1992; Điều 5 Luật tổ chức TAND). Nguyên tắc này được thể hiện ở các mặt sau đây: - Thứ nhất là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau. Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án. - Thứ hai là Thẩm phán và Hội thẩm độc lập cũng có nghĩa là không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. - Cần chú ý là sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật. Toà án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định (trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ) (Điều 131 Hiến pháp năm 1992; Điều 7 Luật tổ chức TAND). Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 131 Hiến pháp năm 1992; Điều 6 Luật tổ chức TAND). - Toà án xét xử tập thể có nghĩa là việc xét xử bất cứ một vụ án nào theo trình tự nào cũng do một Hội đồng thực hiện. Thành phần Hội đồng xét xử (HĐXX) ở mỗi cấp xét xử đối với từng loại vụ án được quy định tại các điều tương ứng trong pháp luật tố tụng; cụ thể như sau: - Đối với vụ án hình sự: + Thành phần HĐXX sơ thẩm (Điều 185 BLTTHS); + Thành phần HĐXX phúc thẩm (Điều 244 BLTTHS); + Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm (Hội đồng GĐT, TT) (Điều 281 BLTTHS). - Đối với vụ án dân sự (các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động): + Thành phần HĐXX sơ thẩm (Điều 52 BLTTDS); + Thành phần HĐXX phúc thẩm (Điều 53 BLTTDS); + Thành phần Hội đồng GĐT, TT (Điều 54 BLTTDS). - Đối với vụ án hành chính: thành phần HĐXX sơ thẩm; thành phần HĐXX phúc thẩm; thành phần Hội đồng GĐT, TT (Điều 15 PLTTGQCVAHC). Toà án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 8 Luật tổ chức TAND). Toà án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Toà án (Điều 133 Hiến pháp năm 1992; Điều 10 Luật tổ chức TAND). Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng tại Toà án là tiếng Việt; do đó, trong trường hợp có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt thì cần phải có người phiên dịch. Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử (Điều 11 Luật tổ chức TAND) 1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản đặc thù trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính VBQPPL: BLTTHS (các điều 9, 10, 11 và 57 ) BLTTDS (các điều 5, 6, 8, 9 và 10) PLTTGQCVAHC ( các điều 3, 5, 20 và 23) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trong tố tụng hình sự: - Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình (Điều 11 BLTTHS). Cần chú ý là trong một số trường hợp Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình (khoản 2 Điều 57 BLTTHS); - Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS); - Xác định sự thật của vụ án (Điều 10 BLTTHS). Khi xét xử Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; - Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người tiến hành tố tụng, trong đó có Thẩm phán, HTND. Bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Trong tố tụng dân sự: - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự(Điều 5 BLTTDS); - Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 6 BLTTDS). Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS có quy định; - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 BLTTDS); - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9 BLTTDS); - Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS (Điều 10 BLTTDS). Trong tố tụng hành chính: - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 20 PLTTGQCVAHC); - Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự (Điều 5 PLTTGQCVAHC); - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính (Điều 20 PLTTGQCVAHC); - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 23 PLTTGQCVAHC); - Toà án không tiến hành hoà giải, nhưng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 3 PLTTGQCVAHC). 2. THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN Cần nắm chắc tiêu chuẩn Thẩm phán, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán. 2.1. Tiêu chuẩn Thẩm phán 2.1.1. Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán VBQPPL: Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN Pháp lệnh TP&HT TAND (Điều 5) Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Để nắm chắc tiêu chuẩn chung của Thẩm phán cần nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND. Cần nắm chắc những đòi hỏi cụ thể trong các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND. Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN thì một số tiêu chuẩn cụ thể được hiểu như sau: - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa phải là: + Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; + Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân; + Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; + Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý; + Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I của Quy định số 75/QĐ-TW ngày 25-4-2000 của Bộ Chính trị; + Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh TP&HT TAND; + Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xoá án tích). - “Có trình độ cử nhân luật” là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định cấp; nếu văn bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; - “Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử” là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận; - “Thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian công tác kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ bảo vệ an ninh trong Quân đội, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật. Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật”; - “Có năng lực làm công tác xét xử” là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tương ứng mà người đó có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn; - “Có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán; - Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thì chưa có đủ điều kiện để có thể được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. 2.1.2. Tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp. VBQPPL: Pháp lệnh TP&HT TAND (các điều 20, 21 và 23) Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực (Điều 20 Pháp lệnh TP&HT TAND). Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu (Điều 21 Pháp lệnh TP&HT TAND). Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương (Điều 20 và Điều 23 Pháp lệnh TP&HT TAND). 2.2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán 2.2.1. Bổ nhiệm Thẩm phán Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cần thực hiện đúng việc chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán (Phần III Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV UBTWMTTQVN). Phải được Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có thẩm quyền tuyển chọn và đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm (nếu là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và Thẩm phán Toà án quân sự trung ương) hoặc Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm (nếu là Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà án quân sự khu vực) (các điều 26, 27 và 28 Pháp lệnh TP&HT TAND). 2.2.2. Miễn nhiệm, cách chức chức danh Thẩm phán VBQPPL: BLTTHS (Điều 242) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán khi nghỉ hưu (khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán có thể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao (khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán đương nhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh TP&HT TAND). Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (khoản 2 Điều 30 Pháp lệnh TP&HT TAND): - Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Toà án; - Vi phạm quy định tại Điều 15 Pháp lệnh TP&HT TAND năm 2002; - Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Vi phạm về phẩm chất, đạo đức; - Có hành vi vi phạm pháp luật khác. Cần thực hiện đúng việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm chức danh Thẩm phán, cách chức chức danh Thẩm phán (Phần IV Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV UBTWMTTQVN). 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 2.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Thẩm phán Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình công tác hoặc Toà án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn (Điều 11 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 12 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử (Điều 9 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán không được làm những việc sau đây: - Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm; - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật; - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án; - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; - Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định (Điều 15 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 16 Pháp lệnh TP&HT TAND). Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh TP&HT TAND). 2.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thẩm phán VBQPPL: BLTTHS (Điều 39) BLTTDS (Điều 41) Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 39 BLTTHS. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 41 BLTTDS. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tương ứng như khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án dân sự, trừ việc tiến hành hoà giải. Thẩm phán chỉ có nhiệm vụ tạo điều kiện để các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. 2.3.3. Trách nhiệm của Thẩm phán Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Thẩm phán có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ toà án (Điều 14 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 10 Pháp lệnh TP&HT TAND; khoản 1 Điều 13 BLTTDS; Điều 32 BLTTHS). Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 6 Pháp lệnh TP&HT TAND; khoản 2 Điều 13 BLTTDS; Điều 12 BLTTHS). Thẩm phán phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật (Điều 7 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật (Điều 13 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại, thì Toà án nơi Thẩm phán đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Toà án theo quy định của pháp luật. 3. HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN Cần nắm chắc tiêu chuẩn Hội thẩm Toà án nhân dân; bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Toà án nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của HTND. 3.1. Tiêu chuẩn Hội thẩm Toà án nhân dân 3.1.1. Tiêu chuẩn chung của Hội thẩm Tòa án nhân dân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Để nắm chắc tiêu chuẩn chung của Hội thẩm Toà án nhân dân cần nghiên cứu kỹ quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND. Cần nắm chắc những đòi hỏi cụ thể trong các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND. Theo Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN thì “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa” phải là: - Không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; - Kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi có hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân; - Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền; - Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, bảo vệ công lý; - Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I của Quy định số 75/QĐ-TW ngày 25-4-2000 của Bộ Chính trị; - Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh TP&HT TAND; - Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xoá án tích). 3.1.2. Tiêu chuẩn cụ thể của Hội thẩm Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đối với Toà án nhân dân địa phương các cấp, HTND có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND. Đối với Hội thẩm quân nhân của Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực, thì ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh TP&HT TAND, cần phải là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng đang phục vụ trong quân đội. 3.2. Bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Toà án nhân dân 3.2.1. Bầu, cử Hội thẩm Toà án nhân dân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đối với HTND Toà án nhân dân địa phương được thực hiện theo chế độ Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh TP&HT TAND. Đối với Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp quân khu, Toà án quân sự khu vực được thực hiện theo chế độ cử theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Pháp lệnh TP&HT TAND. 3.2.2. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Toà án nhân dân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội thẩm Toà án nhân dân có thể được miễn nhiệm và lý do sức khoẻ hoặc lý do khác (khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh TP&HT TAND). Hội thẩm Toà án nhân dân có thể bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất, đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm Toà án nhân dân (khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh TP&HT TAND). Thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Toà án nhân dân cần thực hiện theo đúng quy định tại Điều 38 Pháp lệnh TP&HT TAND. 3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm Toà án nhân dân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Toà án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hội thẩm (Điều 32 Pháp lệnh TP&HT TAND). Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Toà án (Điều 33 Pháp lệnh TP&HT TAND). Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định (Điều 35 Pháp lệnh TP&HT TAND). Khi được Chánh án Toà án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, HTND tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu được HTND mới (khoản 1 Điều 39 Pháp lệnh TP&HT TAND). Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm Toà án nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt (Điều 40 Pháp lệnh TP&HT TAND). 4. NHỮNG YÊU CẦU, ĐÒI HỎI ĐỐI VỚI THẨM PHÁN, HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN KHI LÀM NHIỆM VỤ 4.1. Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân phải là người có “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm” Trong khi làm nhiệm vụ, Thẩm phán, Hội thẩm Toà án nhân dân, phải thực hiện đầy đủ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm”. - Nhân là thật thà, thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chọn cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không sợ cực khổ, không sợ oai quyền; - Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có gì giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải làm thì làm, thấy việc phải nói thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn; - Trí vì không có việc gì tư túi nó làm cho mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc làm có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian; - Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát; - Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh, chính đại, không bao giờ hủ hoá. Trong các đức tính trên, liêm khiết là một yêu cầu tối thượng đối với Thẩm phán, Hội thẩm. Ngay trong Sắc lệnh số 13 ngày 24-01- 1946, tại Điều 83 quy định: “Thanh liêm là một đức tính thiêng liêng của các Thẩm phán Việt Nam ngày nay”. 4.2. Bảo đảm tính khách quan, trung thực khi thi hành nhiệm vụ Phải bảo đảm tính khách quan khi được phân công giải quyết, xét xử một vụ việc cụ thể. Khi xét xử phải căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc và kết quả tranh luận tại phiên toà, không được áp đặt ý chí chủ quan của người Thẩm phán. Phải trung thực khi xét xử, không được làm sai lệch hồ sơ vụ án. Phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. 4.3. Bảo đảm nguyên tắc công bằng, đúng pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ 5. BẢO ĐẢM SỰ ĐỘC LẬP XÉT XỬ CỦA THẨM PHÁN 5.1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật C. Mác đã nói: “Cấp trên của quan toà là luật pháp”. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập, không bị ràng buộc bởi ý kiến của bất cứ ai, không bị chi phối bởi ý kiến của ai. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán độc lập, nhưng phải tuân theo pháp luật. Phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết định của mình về từng vấn đề của vụ án, không được tuỳ tiện hay bằng cảm tính. 5.2. Bảo đảm các nguyên tắc độc lập xét xử trong Tuyên bố Bắc Kinh Tư pháp là tổ chức mang giá trị cao nhất của bất kỳ xã hội nào. Tuyên ngôn nhân quyền (Điều 10) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Điều 14) tuyên bố rằng mọi người đều có thể được xét xử một cách công khai và đàng hoàng bởi Toà án độc lập, có thẩm quyền, khách quan và được thành lập theo pháp luật. Nền tư pháp độc lập là khả năng độc lập thực hiện các quyền này. Sự độc lập xét xử có nghĩa: - Tư pháp quyết định những vấn đề của vụ án phù hợp với sự đánh giá khách quan của mình các sự kiện của vụ án và sự hiểu biết của mình về pháp luật mà không có sự tác động sai trái, trực tiếp hay gián tiếp, bởi bất kỳ ai, cơ quan, tổ chức nào; - Tư pháp có thẩm quyền trực tiếp hoặc bằng cách xem xét lại đối với tất cả những vấn đề mang tính tư pháp. Việc duy trì tính độc lập của tư pháp là cần thiết để đạt được mục đích của tư pháp và để thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội có tự do và tuân thủ các quy định của pháp luật. Sự độc lập này cần phải được đảm bảo bởi Nhà nước và phải được quy định trong Hiến pháp hoặc pháp luật. Tư pháp có trách nhiệm tôn trọng các mục tiêu và chức năng hợp pháp của các cơ quan chính phủ. Các cơ quan này cũng có trách nhiệm tôn trọng các mục tiêu và chức năng hợp pháp của tư pháp. Trong quá trình giải quyết vụ án, không một cơ quan nào của tư pháp hoặc người nào được can thiệp tác động đến nghĩa vụ của Thẩm phán thực hiện một mình hoặc bằng tập thể Thẩm phán thẩm quyền ra bản án theo quy định tại Điều 3(a) của Tuyên bố Bắc Kinh. Về phần mình, Thẩm phán tự mình hay thông qua tập thể thực hành chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Thẩm phán phải ủng hộ phẩm chất trung thực chính trực và tính độc lập của tư pháp thông qua việc tránh có những hành vi sai trái, không lương thiện và tránh sự biểu hiện những hành vi đó trong tất cả các hoạt động của mình. Ở mức độ phù hợp với nghĩa vụ của mình với tư cách cán bộ cơ quan tư pháp, Thẩm phán, cũng như các công dân khác, có quyền tự do tín ngưỡng, tự do thể hiện quan điểm, tự do hội họp. Thẩm phán được tự do theo quy định của pháp luật thành lập hoặc tham gia hiệp hội các Thẩm phán để thể hiện các quyền lợi và củng cố việc bồi dưỡng nghiệp vụ của mình và có quyền thực hiện những hành vi khác thích hợp để bảo vệ sự độc lập của mình. 5.1.2. Bảo đảm đúng thủ tục tố tụng chung và những đặc điểm riêng của bị can, bị cáo là phụ nữ Khi xét xử vụ án hình sự, Toà án phải chứng minh đầy đủ những vấn đề quy định tại Điều 63 BLTTHS. Tuy nhiên, khi bị can, bị cáo là phụ nữ, ngoài việc chứng minh những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung thì việc chứng minh những đặc điểm về nhân thân, hoàn cảnh của bị can, bị cáo là phụ nữ nói riêng cần phải đặc biệt hết sức chú ý. Ví dụ: cần chứng minh làm rõ hoàn cảnh của bị can, bị cáo, tình trạng sức khoẻ của bị can, bị cáo (có thai hay không có thai); đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi hay không… Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt bị can, bị cáo là phụ nữ để tạm giam cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ để ra quyết định đúng pháp luật. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi mà nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng biện pháp tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây: - Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; - Bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; - Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đầy đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia (khoản 2 Điều 88 BLTTHS). Cần kiểm tra việc khám người của cơ quan điều tra có tuân thủ các quy định tại Điều 142 BLTTHS hay không, đặc biệt là quy định: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến” (khoản 2 Điều 142 BLTTHS). Cần phải kiểm tra việc xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra có thực hiện đúng quy định tại Điều 152 và Điều 153 BLTTHS hay không. - Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sỹ tham gia; - Không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bị xem xét thân thể, của người tham gia việc thực nghiệm điều tra. PHẦN THỨ HAI - XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. XÉT XỬ SƠ THẨM 1.1. Nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án VBQPPL BLTTHS (khoản 1 Điều 166) Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP Cần xem xét có đủ điều kiện để nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án hay không. Các công việc này do bộ phận nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án thực hiện. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Căn cứ vào khoản 1 Điều 166 BLTTHS kiểm tra bản cáo trạng đã được giao cho bị can hay chưa. Nếu bản cáo trạng chưa được giao cho bị can thì không nhận hồ sơ vụ án. Đối chiếu bản kê tài liệu với các tài liệu trong hồ sơ vụ án để nếu đủ thì ký nhận còn nếu không đủ thì không nhận hồ sơ vụ án. Căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, Toà án chỉ nhận hồ sơ vụ án khi bản cáo trạng đã được giao cho bị can và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê tài liệu. Nếu có vật chứng được chuyển giao cùng hồ sơ vụ án thì phải lập biên bản giao nhận vật chứng. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và được lưu trong hồ sơ vụ án. Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án, phải vào sổ thụ lý và ghi số, ngày tháng, năm thụ lý hồ sơ vụ án vào bìa hồ sơ. Cần thống nhất cách ghi này. Nên ghi góc trên, bên trái của bìa hồ sơ vụ án. Báo cáo Chánh án hoặc người được Chánh án uỷ quyền phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà. 1.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm Cần nghiên cứu kỹ cả về nội dung sự việc và thủ tục tố tụng. 1.2.6. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà. Việc triệu tập này phải được làm thành văn bản và tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà có hình thức văn bản phù hợp (nếu đã có mẫu văn bản thì phải làm đúng theo mẫu đã được ban hành). 1.2.8. Kiểm tra các việc chuẩn bị cho mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án Cần kiểm tra các việc chuẩn bị cho việc mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án đã được thực hiện đầy đủ hay chưa; nếu có việc nào chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoặc thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật tố tụng thì kịp thời sửa đổi, bổ sung, tránh việc hoãn phiên toà vì những thiếu sót này. 1.3. Phiên toà sơ thẩm 2. XÉT XỬ PHÚC THẨM 2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 2.2.5. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Về nguyên tắc chung HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Thực tiễn xét xử phúc thẩm trong những năm qua cho thấy trong các trường hợp thì HĐXX phúc thẩm chỉ gồm ba Thẩm phán. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, xét thấy vụ án phức tạp hoặc vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội cần có thêm ý kiến của Hội thẩm thì báo cáo Chánh án hoặc người được Chánh án uỷ quyền quyết định thành lập HĐXX phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm. Cần lưu ý là trường hợp này không thực hiện đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương vì ở TANDTC và TAQSTW không có Hội thẩm. 2.2.7. Nhận và xem xét chứng cứ được bổ sung tại Toà án cấp phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mới. Viện kiểm sát có thể tự mình bổ sung chứng cứ mới; người kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền bổ sung tài liệu, đồ vật. Việc giao nhận chứng cứ mới; giao nhận tài liệu, đồ vật do đương sự bổ sung phải được lập thành văn bản. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và được lưu trong hồ sơ vụ án. Chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét, nghiên cứu cùng chứng cứ cũ, tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án. 2.3. Phiên toà phúc thẩm 3. XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH Đà CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 3.1. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm 3.2. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm 4. XÉT XỬ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 4.1. Thủ tục tố tụng với người chưa thành niên phạm tội 5. XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ NỮ 6. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 6.1.1. Căn cứ vào quy định của BLHS Căn cứ vào quy định của BLHS khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào các quy định của cả Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS có liên quan đến việc quyết định hình phạt trong trường hợp cụ thể đó. Sau khi xác định bị cáo có phạm tội theo điều, khoản cụ thể của BLHS, để quyết định hình phạt đúng cần phải căn cứ vào quy định của BLHS như sau: 6.1.1.2. Căn cứ vào quy định về mục đích của hình phạt tại Điều 27 BLHS Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội; do đó, hình phạt trước hết nhằm trừng trị người phạm tội. Hình phạt có tác dụng giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Vì vậy, cần phải quyết định một hình phạt đúng để bảo đảm được tính trừng trị, nhưng đồng thời cũng bảo đảm được tính khoan hồng đối với người phạm tội. Không quá nhấn mạnh đến tính trừng trị mà xử phạt quá nặng và cũng không quá nhấn mạnh đến tính khoan hồng mà xử phạt quá nhẹ sẽ không có tính giáo dục. Hình phạt còn phải nhằm mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 6.1.1.5. Căn cứ quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp cụ thể tại các điều 47, 50, 52 và 53 BLHS (nếu có) 6.1.1.6. Căn cứ quy định về miễn hình phạt tại Điều 54 BLHS (nếu có) 6.1.1.7. Căn cứ quy định về tội phạm cụ thể tại Điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm 6.1.3. Cân nhắc nhân thân người phạm tội Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người đó. Để quyết định hình phạt đúng, một trong những đòi hỏi quan trọng là phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội. Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thể hiện trong lý lịch bị can, bị cáo và các tài liệu khác có liên quan. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Nhân thân người phạm tội bao gồm cả mặt tốt và cả mặt xấu. Trong một số trường hợp có một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được quy định là yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phạt hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; do đó, khi quyết định hình phạt cần phân biệt từng trường hợp cụ thể. Cần phải cân nhắc đầy đủ các đặc điểm về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tố định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Khi xem xét nhân thân người phạm tội của X cho thấy X tuy chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng luôn có hành vi gây rối trật tự công cộng, không có công ăn việc làm, lêu lổng... Khi xem xét nhân thân người phạm tội của Y cho thấy Y cũng chưa bị kết án, chưa bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào, có công ăn, việc làm ổn định... Cân nhắc nhân thân người phạm tội của X và của Y cho thấy nhân thân của X xấu hơn nhân thân của Y; do đó, việc quyết định hình phạt đối với X phải nặng hơn đối với Y, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau. 6.2. Xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự Việc xác định đúng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc quyết định hình phạt đúng. 6.2.1.1. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm (điểm a khoản 1 Điều 46 BLHS) “Ngăn chặn tác hại của tội phạm” là khi tội phạm đã được thực hiện và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động của khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra. “Làm giảm bớt tác hại của tội phạm” là khi tội phạm đã được thực hiện, tác hại của tội phạm đang xảy ra và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để không cho tác hại của tội phạm xảy ra lớn hơn. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thái độ của người phạm tội (tự mình hay có sự tác động, bắt buộc của người khác…); thực tế tác hại của tội phạm đã được ngăn chặn, được làm giảm bớt… Trong trường hợp cụ thể cần phân biệt giữa “tác hại” và “thiệt hại” để xác định đúng và áp dụng đúng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể. 6.2.1.5. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra (điểm đ khoản 1 Điều 46 Phải có hành vi trái pháp luật (không đòi hỏi phải là trái pháp luật nghiêm trọng) của người bị hại hoặc người khác. Người khác ở đây thường là người thân thích với người bị hại. Hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thân thích của người phạm tội. Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đấy đủ cả hai điều kiện “phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra” và “hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thân thích của người phạm tội”. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào ai là người có hành vi trái pháp luật; hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến ai; mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật… 6.2.1.6. Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra (điểm e khoản 1 điều 46 BLHS) Phải do (không phải là lợi dụng) hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này có thể do thiên tai, địch hoạ hoặc do nguyên nhân khác gây ra (có thể do người khác gây ra). Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đấy đủ hai điều kiện “phải do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội” và “Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra”. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ, hoàn cảnh khó khăn và khả năng khắc phục của người phạm tội. 6.2.1.7. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS) Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội). Gây thiệt hại không lớn là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hại mà người phạm tội mong muốn và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. 6.2.1.8. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS) Phạm tội lần đầu là từ trước tới nay chưa phạm tội lần nào (Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xoá án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tộisau, thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này). Phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Trường hợp ít nghiêm trọng bao gồm trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng (tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhưng vị trí, vai trò của người phạm tội ít nghiêm trọng (thường là trong trường hợp phạm tội đồng phạm). Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ cả hai điều kiện “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. 6.2.1.9. Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức (điểm i khoản 1 Điều 46 BLHS). “Bị người khác đe doạ” là bị người khác dọa trừng phạt nếu làm trái ý họ, tạo cho người phạm tội nỗi lo sợ về một tai hoạ có thể xảy ra và để tránh tai hoạ đó người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm. “Bị người khác cưỡng bức” là bị người khác dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác buộc người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính chất, mức độ thủ đoạn đe doạ, cưỡng bức của người khác và hoàn cảnh, điều kiện tránh mối đe doạ, cưỡng bức đó. 6.2.1.10. Phạm tội do lạc hậu (điểm k khoản 1 Điều 46 BLHS). “Lạc hậu” là không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội do lạc hậu” nếu lạc hậu đó là do nguyên nhân khách quan đưa lại, như do đờisống xã hội nên không hiểu biết hoặc kém hiểu biết về pháp luật, không được học tập, không có điều kiện thực tế để nhận biết các đúng sai trong cuộc sống… 6.2.1.13. Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (điểm n khoản 1 Điều 46 BLHS). Phải là người có bệnh, tức là có bệnh lý nào đó theo quy định trong y sinh học. Bệnh đó là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội (trong trường hợp chưa có đủ căn cứ để kết luận thì phải có kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc kết luận giám định). Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ cả hai điều kiện “người phạm tội phải có bệnh” và “bệnh đó là nguyên nhân là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội”. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật, mức độ hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội. 6.2.1.15. Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS). Thành khẩn khai báo là trường hợp người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã khai đầy đủ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Ăn năn hối cải là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội thể hiện sự cắn rứt, dày vò lương tâm về tội lỗi của mình không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng những hành động, việc làm cụ thể để chứng minh cho việc mình muốn sửa chữa, cải tạo thành người tốt; bù đắp những tổn thất, thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Mức độ giảm nhẹ của việc thành khẩn khai báo phụ thuộc vào sự thành khẩn được thực hiện ở giai đoạn tố tụng nào và ý nghĩa thiết thực của sự thành khẩn trong việc giải quyết vụ án; mức độ giảm nhẹ của sự ăn năn hối cải phụ thuộc vào mức độ ăn năn hối cải của người phạm tội, những hành động, việc làm cụ thể chứng minh cho sự ăn năn hối cải đó. 6.2.1.16. Người phạm tội tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm (điểm q khoản 1 Điều 46 BLHS). Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm là có thái độ chủ động, giúp đỡ nhằm tạo ra những biến đổi, thay đổi nhanh hơn trong việc phát hiện và điều tra tội phạm. Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm thường được thể hiện bằng việc cung cấp những thông tin, tài liệu, bằng chứng có ý nghĩa thiết thực cho việc phát hiện và điều tra tội phạm; chỉ nơi cất giấu tang vật, nơi người phạm tội khác đang trốn tránh; cung cấp thông tin về tội phạm khác, người phạm tội khác không liên quan đến mình… Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính chủ động, mức độ tích cực giúp đỡ; giá trị của những thông tin, tài liệu, bằng chứng mà người phạm tội đã cung cấp; hiệu quả của những hành vi giúp đỡ của người phạm tội. 6.2.2.1. Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS) Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức). Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án. 6.2.2.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điều 48 BLHS) Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là người có chức vụ đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng quyền hạn trong khi thực hiện công vụ để phạm tội. 6.2.2.4. Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 48 BLHS) Côn đồ là kẻ chuyên gây sự, hành hung. Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội hoàn toàn từ nguyên cớ do mình gây ra. 6.2.2.5. Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 48 BLHS). Phạm tội vì động cơ đê hèn là phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát. 6.2.2.6. Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 48 BLHS). Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng là quyết tâm thực hiện bằng được ý định phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những trở ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm. Cũng áp dụng tình tiết tăng nặng này, nếu mục đích của người phạm tội không đạt, nhưng chứng minh được người phạm tội đang tìm mọi cách để thực hiện được tội phạm, đạt được mục đích phạm tội của mình. Trường hợp người phạm tội có sự lưỡng lự, không dứt khoát thực hiện tội phạm thì không áp dụng tình tiết này. Ví dụ: A có ý định trộm cắp chiếc xe máy của B và đã hai lần A đến nhà B. Tuy có điều kiện trộm cắp, nhưng lần đầu A lưỡng lự sợ bị bắt, lần sau A suy nghĩ nếu lấy trộm xe của B thì B sẽ gặp khó khăn. Đến lần thứ ba thì A lấy trộm xe của B và đem bán. Trong trường hợp này không coi là cố tình thực hiện tội phạm đến cùng. 6.2.2.10. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (điểm k khoản 1 Điều 48 BLHS) Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả có thể là thiệt hại về vật chất và có thể là thiệt hại phi vật chất. Tuỳ từng hậu quả do từng loại tội phạm gây ra mà xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp nào gây hậu quả rất nghiêm trọng và trường hợp nào gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 6.2.2.11. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l k Người phạm tội phải có sự lợi dụnghoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội mà không đòi hỏi lúc phạm tội đang có chiến tranh, đang trong tình trạng khẩn cấp, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang có những khó khăn đặc biệt khác. Lưu ý là nếu phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội mà người phạm tội không lợi dụng những sự kiện này để phạm tội thì không áp dụng tình tiết tăng nặng này. 6.2.2.12. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người (điểm m khoản 1 Điều 48 BL Dùng thủ đoạn xảo quyệt phạm tội là trường hợp khi phạm tội, người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng. Dùng thủ đoạn tàn ác phạm tội là trường hợp khi phạm tội người phạm tội đã dùng những thủ đoạn thâm độc, tàn nhẫn... Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người là trường hợp khi phạm tội người phạm tội dùng thủ đoạn, phương tiện không chỉ nhằm xâm hại một người nào đó mà thủ đoạn phương tiện đó còn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người khác. 6.2.2.13. Xúi giục người chưa thành niên phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 48 BLHS) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là xui khiến, kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội phạm. 6.2.2.14. Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm (điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS). Hành động xảo quyệt, hung hãn là hành động thâm hiểm, khó mà lường thấy trước được hoặc là hành động dữ tợn, phá phách, đánh giết người nhằm trốn tránh, tẩu thoát hoặc để che giấu tội phạm. Lưu ý: Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. 7. THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN 7.7. Xem xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt 7.7.3. Điều kiện giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Cần nghiên cứu kỹ quy định tại Điều 268 BLTTHS để nắm chắc điều kiện để được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành từng loại hình phạt cụ thể. Trường hợp miễn, giảm thi hành án đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cần theo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP. Trường hợp miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí cần thực hiện theo đúng hướng dẫn tại mục 3 và mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC. Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng cần đáp ứng các điều kiện sau: - Người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng là người bị bệnh đến mức không thể tiếp tục chấp hành hình phạt tù được và nếu để tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... - Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng và nếu để họ tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; - Người đang chấp hành hình phạt tù phải có nơi cư trú tại xã, phường, thị trấn. Xác định trường hợp cụ thể được phân công giải quyết giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành loại hình phạt nào. Căn cứ vào khoản 2 Điều 269 BLTTHS để xem xét hồ sơ đề nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt đã làm đúng quy định hay chưa. Trường hợp miễn, giảm thi hành án đối với các hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cần thực hiện đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP. Trường hợp miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí thì hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án phải làm theo đúng hướng dẫn tại muc 1 và mục 2 Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BTP-BCA-BTC. Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của BLHS cần thực hiện theo đúng hướng dẫn tại mục 2 Phần III Nghị quyết số 02/2007/NQ–HĐTP. Trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng thì hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm : - Bản sao bản án hoặc bản sao trích lục bản án hình sự; - Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật. Đối với người bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì chỉ cần kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và trong hồ sơ bệnh án phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu; - Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho người bị bệnh nặng của Ban giám thị trại giam, Ban giám thị trại tạm giam. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù tại nhà tạm giữ thì Trưởng nhà tạm giữ phải báo cáo cho Ban giám thị trại tạm giam có thẩm quyền để làm văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho họ; - Ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền (trừ người đang chấp hành hình phạt tù bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu); - Ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng đối người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng nhưng bị phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia; bị phạt trên 15 năm tù, tù chung thân về các tội giết người, cướp tàisản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, cố ý truyền HIV cho người khác hoặc bị phạt tù từ 20 năm trở lên (kể cả tổng hợp hình phạt), tù chung thân về các tội phạm khác do cố ý. 7.7.4. Thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Thủ tục chung về xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 269 BLTTHS. Thủ tục xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí cần thực hiện đúng hướng dẫn tại mục 4 Phần II Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC. Thủ tục xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng cần thực hiện như sau: - Ban giám thị trại giam thuộc Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng mà trại giam đang quản lý, giáo dục rồi chuyển hồ sơ đó cho Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng xem xét, thẩm định. - Ban giám thi trại giam thuộc Bộ quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng mà trại giam đang quản lý rồi chuyển hồ sơ đó cho Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xem xét, thẩm định; - Ban giám thị trại giam, trại tạm giam quân khu thuộc Bộ Quốc phòng lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng mà trại giam, trại tạm giam đang quản lý rồi chuyển hồ sơ đó cho Cơ quan điều tra hình sự quân khu xem xét, thẩm định; - Ban giám thị trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng tại phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam rồi chuyển hồ sơ đó cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, thẩm định; Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định phải hoàn thành việc xem xét, thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, Ban giám thị trại giam, trại tạm giam phải hoàn chỉnh hồ sơ và chuyển đến Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, đồng thờisao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đó để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật; Đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu thì Ban giám thị trại giam, trại tạm giam lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù rồi chuyển cho Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù xem xét, quyết định không phải xin ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền nhưng phải sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nơi trại giam, trại tạm giam đóng để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, Chánh án Tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 269 của BLTTHS phải phân công một Thẩm phán phụ trách việc nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn, giảm. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn, giảm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không được quá mười ngày làm việc, kể từ ngày Thẩm phán ấn định ngày mở phiên họp.Trường hợp có tài liệu nào chưa đủ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Thời hạn mười ngày để xem xét hồ sơ đề nghị miễn, giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách của án treo để ấn định ngày mở phiên họp được tính lại kể từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần được làm rõ thêm. Tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 269 của BLTTHS xem xét đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, rút ngắn thời gian thử thách của án treo bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán hoặc hai Thẩm phán và một Hội thẩm (đối với Tòa án cấp huyện không có đủ ba Thẩm phán), có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Hội đồng có thể họp tại trụ sở Tòa án hoặc tại Trại giam (Trại tạm giam) nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù. Việc xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách của án treo được tiến hành như sau: - Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo cho người bị kết án; - Đại diện Viện kiểm sát phát biếu ý kiến; - Hội đồng xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo thảo luận và quyết định. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo có quyền: - Chấp nhận toàn bộ đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hình hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo; - Chấp nhận một phần đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo; - Không chấp nhận đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo. 8. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI XÉT XỬ MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ 8.1. Về tội cướp tài sản 8.1.1. Xác định một số hành vi khách quan của tội cướp tàisản Công việc chính và kỹ năng thực hiện: “Dùng vũ lực” là dùng sức mạnh vật chất để tấn công người bị hại, có thể gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của họ. (Ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Việc dùng vũ lực có thể công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút (Ví dụ: đánh công khai trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị hại để họ không biết ai đánh). “Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Thực tế, việc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc tương quan lực lượng như đông người đe doạ một người, lợi dụng hoàn cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi để tạo nên cảm giác lo sợ của người bị tấn công. “Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” như cho người bị hại uống thuốc ngủ, thuốc mê, uống rượu để họ ngủ, say nhằm chiếm đoạt tài sản. Người bị tấn công có thể biết sự việc xảy ra nhưng không thể thực hiện được hành vi chống trả hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra. Tội "Cướp tài sản" có cấu thành hình thức, chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nói trên nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm đã hoàn thành, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tàisản như mong muốn hay không. 8.1.2. Phân biệt tội "Cướp tàisản" với một số tội có tính chất chiếm đoạt tàisản khác Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Xác định tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 135 BLHS có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra. Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành của tội cưỡng đoạt tàisản và các dấu hiệu cấu thành của tội cướp tàisản tại tiểu mục 8.1.1. để phân biệt các tội phạm này. Xác định tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137 và 138 BLHS. Đối với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tàisản là thực hiện hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tàisản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người phạm tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tàisản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tàisản" thì người phạm tội lén lút chiếm đoạt tàisản. Căn cứ vào các dấu hiệu cấu thành của các tội phạm này và các dấu hiệu cấu thành của tội cướp tài sản tại tiểu mục 8.1.1. để phân biệt sự khác nhau giữa tội cướp tàisản và các tội phạm này. Lưu ý: Trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành vi hành hung để tẩu thoát. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp tiền của người khác, khi họ vừa móc túi người bị hại, người bị hại giữ được tay họ đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, người phạm tội đấm, đánh người kia, làm họ bỏ tay ra, người phạm tội chiếm đoạt ví tiền và bỏ vào túi của mình rồi chạy thì trường hợp này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hoá thành tội “Cướp tài sản”. Nếu người phạm tội đã lấy được tài sản và bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tàisản với tình tiết định khung hình phạt: “hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS. 8.1.3. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội “cướp tàisản” Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Nghiên cứu kỹ các khoản của Điều 133 BLHS và xác định tội cướp tài sản quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 133 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Kết luận người từ đủ 14 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp tài sản" (không phân biệt phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của Điều 133 BLHS). Trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ 18 tuổi phải tuân thủ quy định tại các điều 68 và 69 BLHS. 8.1.4. Xác định một số tình tiết định khung hình phạt Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” - “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12-8-1996 của Chính phủ); - “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thìsẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công; + Về công cụ, dụng cụ Ví dụ: dao phay, các loại dao sắc, nhọn….. + Về vật mà người phạm tội chế tạo ra Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ….. + Về vật có sẵn trong tự nhiên Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng và chắc, thanh sắt……. - “Thủ đoạn nguy hiểm” là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như dùng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi môtô, xe máy vấp ngã để cướp tàisản… Thẩm phán cần phải xem xét mức độ thương tật của người bị hại để áp dụng điều luật cho đúng. Trường hợp phạm tội mà gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 30% thì áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 133 BLHS; nếu tỷ lệ từ 31% đến 60% thì áp dụng điểm a khoản 3 Điều 133 BLHS và tỷ lệ từ 61% trở lên hoặc làm chết người thì áp dụng điểm a khoản 4 Điều 133 BLHS. Lưu ý: Vì tỷ lệ thương tật phải căn cứ vào kết quả giám định của cơ quan chuyên môn. Nếu không có bản kết luận giám định của cơ quan chuyên môn thì không xác định được tỷ lệ thương tật; do đó, không được áp dụng các tình tiết định khung hình phạt trên đây. “Giá trị tàisản bị cướp”. - Cần xác định đúng giá trị tàisản bị cướp để áp dụng đúng khung hình phạt; - Để xác định đúng giá trị tài sản bị cướp cần căn cứ vào hướng dẫn tại Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC VKSNDTC-BCA-BTP. Tuy nhiên, trường hợp người phạm tội cho rằng người bị hại khai giá trị như vậy là không đúng thực tế, tức là có tranh chấp về giá trị tàisản thì phải xác định giá trị tàisản như sau: + Giá trị tàisản bị cướp được xác định theo giá thị trường của tàisản đó tại địa phương vào thời điểm tàisản bị chiếm đoạt; + Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi phạm tội có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xác định tội phạm. Ví dụ: A thấy một người vừa nhận 100 triệu đồng từ kho bạc bỏ vào túi liền đi theo và lợi dụng lúc vắng người đã dùng vũ lực cướp tiền thì bị bắt giữ. Tuy nhiên khi cướp được túi đựng tiền thì chỉ có 200 ngàn đồng, do 100 triệu đồng người nhận tiền đã cất vào chỗ khác. Mặc dù số tiền cướp được chỉ có 200 ngàn đồng. Song trong trường hợp này, A phải bị truy tố, xét xử theo điểm e khoản 2 Điều 133 BLHS vì tàisản A có ý định chiếm đoạt là 100 triệu đồng. + Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi phạm tội có ý định cướp tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản, chiếm đoạt bất kỳ tài sản gì, được bao nhiêu cũng lấy, thì lấy giá thị trường của tài sản bị chiếm đoạt tại địa phương vào thời điểm xảy ra tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự. + Để xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp người phạm tội đã đem bán nên không thu hồi được, cơ quan điều tra cần lấy lời khai của những người biết về tài sản này để xác định đó là tài sản gì; nhãn mác của tài sản đó như thế nào; giá trị tài sản đó theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt là bao nhiêu; tài sản đó còn bao nhiêu phần trăm… để trên cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tàisản bị xâm phạm. 8.2. Xét xử tội giết người (quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự) 8.2.1. Xác định hành vi cố ý tước đoạt một cách trái pháp luật sinh mạng người khác Công việc chính và kỹ năng thực hiện “Cố ý” bao gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp: - Cố ý trực tiếp là kẻ có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình sẽ có hậu quả làm chết người khác và mong muốn cho người đó chết nên đã thực hiện hành vi đó. - Cố ý gián tiếp là kẻ có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người, mặc dù không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra nhưng vẫn thực hiện để mặc cho hậu quả xảy ra. Để xác định lỗi “cố ý” của người có hành vi phạm tội đối với hậu quả chết người cần đánh giá toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án, cụ thể: - Phương tiện, công cụ phạm tội: phương tiện, công cụ phạm tội càng có tính nguy hiểm cao (như dao to, sắc, nhọn; súng; lựu đạn; thuốc độc...) sẽ có khả năng cao dẫn đến hậu quả chết người; - Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân: tấn công trên các vùng xung yếu như đầu, ngực, bụng có tính nguy hiểm cao; - Cường độ tấn công: việc tấn công với cường độ cao sẽ rất nguy hiểm (ví dụ: đấm, đá, đạp mạnh lên đầu, ngực, bụng nạn nhân một cách liên tục dẫn đến nạn nhân chết). Thông thường hậu quả của tội giết người là nạn nhân chết, nhưng cũng có trường hợp chỉ gây thương tích, thậm chí không gây thương tích gì (như bắn nhưng đạn không nổ). 8.2.2 Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người) VBQPPL: - BLHS (Điều 93 và Điều 104) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Tội giết người với hậu quả làm chết người và tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến chết người đều có mặt khách quan giống nhau là nạn nhân bị chết, nhưng khác nhau ở mặt chủ quan: - Ở tội giết người, người có hành vi phạm tội mong muốn (hoặc để mặc) cho hậu quả chết người xảy ra. - Ở tội cố ý gây thương tích, người có hành vi phạm tội không có ý định tước đoạt sinh mạng mà chỉ mong muốn (hoặc để mặc) cho thương tích xảy ra, tức là vô ý với cái chết của nạn nhân. Thông thường dễ nhầm lẫn giữa giết người (với lỗi cố ý gián tiếp) với cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Do đó, cần xác định rõ người có hành vi phạm tội có thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác hay không: - Nếu thấy rõ mà vẫn thực hiện thì cần xác định là hành vi giết người. Ví dụ: A và B là hai thợ xây, trong lúc làm việc đã xảy ra cãi nhau, mọi người đã can ngăn nhưng A vẫn chửi B, trong lúc nóng giận B cầm cây cọc tre (dùng để đóng móng nhà) nện một gậy chí tử vào đầu A. A đã chết trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, B thực hiện hành vi trong một lúc nóng giận. Nhưng với nhận thức của một người bình thường thì B hoàn toàn có khả năng nhận thức được rằng một cú đánh mạnh của mình có khả năng làm chết người, nhưng y vẫn thực hiện và để mặc hậu quả xảy ra. B đã phạm tội giết người. - Nếu người có hành vi phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết người thì cần xác định đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Ví dụ: A và B cãi nhau, A đấm thẳng vào mặt B làm B ngã ngửa ra đằng sau, gáy đập vào một hòn đá nhọn và đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm đau B và không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm chết người. A phạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người). 8.3 Xét xử tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Cần phân biệt rõ hành vi “lừa đảo” với hành vi “lạm dụng tín nhiệm” và với giao dịch dân sự về tàisản. Công việc chính và kỹ năng thực hiện “Lừa đảo” là hành vi gian dối được tiến hành trước hoặc liền ngay với hành vi chiếm đoạt tàisản. “ Lạm dụng tín nhiệm” là hành vi nhận tàisản một cách hợp pháp và ngay thẳng (vay, mượn, thuê) bằng các hình thức hợp đồng, sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tàisản. Người vay, mượn, thuê tàisản mà không trả lại tàisản được vì những lý do chính đáng, không có biểu 8.4 Xét xử các tội phạm về ma túy Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cần xác định rõ “chất ma túy” trong các trường hợp cụ thể. Chú ý phân biệt “chất hướng nghiện, chất hướng thần” với “thuốc hướng nghiện, thuốc hướng thần”. Cần xác định chính xác các tình tiết là yếu tố định tội và các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt. PHẦN THỨ BA - GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ A. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN 1. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM 1.1. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự VBQPPL: BLTTDS (các điều 25, 27, 29, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 159, 161, 162, 163, 164, 167, 168, 169, 171 và 174) Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP Các vụ án dân sự bao gồm các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi tắt là vụ án). Công việc này do bộ phận nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án thực hiện. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Tòa án chỉ chấp nhận khi đơn khởi kiện được làm bằng văn bản và gồm có các nội dung được quy định tại Điều 164 BLTTDS. Việc nhận đơn khởi kiện phải theo đúng quy định tại Điều 167 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6 Phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Toà án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày tháng năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện và thời hiệu khởi kiện. Sau khi nhận đơn khởi kiện, Toà án phải cấp giấy nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua đường bưu điện, thì Toà án gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết. Nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 169 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện phải có một trong các quyết định sau đây: - Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình theo quy định tại Điều 171 BLTTDS, hướng dẫn tại phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP và mục 9 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP; thông báo về việc thụ lý vụ án thực hiện theo đúng quy định tại Điều 174 BLTTDS. - Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện biết. Thủ tục chuyển đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 37 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 6 phần I Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP; Trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp quy định tại Điều 168 BLTTDS và hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 mục 7 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. 1.1.1. Về xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS: Khi nơi cư trú, làm việc của bị đơn khác nhau thì xác định như sau: Trường hợp bị đơn là cá nhân: + Nếu bị đơn cư trú một nơi, làm việc một nơi thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi mà bị đơn cư trú. Trường hợp không thể xác định được nơi cư trú thì Toà án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết + Xác định nơi cư trú của một cá nhân phải căn cứ vào Điều 52 BLDS: nơi cư trú là nơi người đó thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống. + Nếu Toà án đã thụ lý và thông báo nội dung khởi kiện, nội dung yêu cầu cho bị đơn, sau đó bị đơn chuyển đi nơi khác không thông báo cho nguyên đơn, người yêu cầu hoặc Toà án, thì Tòa án sẽ coi là bị đơn cố ý dấu địa chỉ. Toà án đã thụ lý vụ việc yêu cầu nguyên đơn, bên yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chứng minh và giải quyết theo thủ tục chung. + Nếu Toà án chưa có thông báo hoặc không chứng minh được bị đơn, người bị yêu cầu đã chuyển nơi khác sinh sống và cố tình dấu địa chỉ thì trường hợp này được coi là không xác định được địa chỉ của bị đơn, người bị yêu cầu. Nếu nguyên đơn không bổ sung được địa chỉ của bị đơn thì Toà án căn cứ khoản 2 Điều 169 BLTTDS để trả lại đơn kiện. Trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức có yếu tố nước ngoài (điểm a khoản 2 Điều 410 BLTTDS): + Bị đơn là các công ty, chi nhánh có trụ sở tại một địa danh nhất định thì Toà án nơi công ty, chi nhánh có trụ sở thụ lý giải quyết (dù chưa xác định được địa chỉ của người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền). Điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS Sự thỏa thuận chọn Toà án của đương sự phải bằng văn bản và phải phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền của Toà án các cấp như sau: + Loại việc thuộc thẩm quyền Toà án cấp huyện thì không thể thỏa thuận chọn Toà án cấp tỉnh giải quyết. + Không được chọn Toà án không có liên quan gì về đương sự cũng như tài sản. + Khi đương sự chỉ có những thoả thuận chung, không nêu rõ Toà án nào, thì người khởi kiện có quyền chọn Toà án nơi mình cư trú, làm việc, để giải quyết. + Đối với các tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận chọn Toà án nơi không có bất động sản giải quyết. Lưu ý: Chỉ những quan hệ pháp luật có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì mới theo quy định là Toà án nơi có bất động sản giải quyết; vụ án có tài sản là bất động sản nhưng không có tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng không phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết thì không áp dụng điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS. 1.1.2. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 36 BLTTDS). Khi áp dụng điều này cần lưu ý: + Về nguyên tắc, phải áp dụng Điều 35 BLTTDS để xác định thẩm quyền. Nếu là trường hợp bắt buộc phải tuân theo Điều 35 BLTTDS thì không chấp nhận yêu cầu lựa chọn Toà án của nguyên đơn. + Trường hợp pháp luật có quy định việc chọn Toà án giải quyết không đòi hỏi phải có bất cứ một điều kiện nào thì nguyên đơn, người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở, hoặc nơi xẩy ra sự việc giải quyết và Toà án cần chấp nhận yêu cầu này. + Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Toà án, thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Toà án phải giải thích cho họ biết là chỉ một Toà án trong các Toà án đó có quyền giải quyết để họ lựa chọn. Toà án nơi họ lựa chọn phải yêu cầu họ cam kết trong đơn khởi kiện là sẽ không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại Toà án khác. + Trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu đã nộp đơn ở nhiều Toà án khác nhau theo quy định của pháp luật, thì Toà án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết. Các Toà án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ điểm e khoản 1 Điều 168 BLTTDS để trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu đã thụ lý, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 168 và khoản 2 Điều 192 BLTTDS để ra quyết định đình chỉ giải quyết, xóa tên trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. + Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, Toà án căn cứ khoản 3 Điều 193 BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự. 1.1.3. Thời hiệu khởi kiện Lưu ý: Xác định việc khởi kiện có còn thời hiệu khởi kiện hay không căn cứ vào Điều 159 BLTTDS, hướng dẫn tại mục 2 Phần IV Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP và bảng tổng hợp thời hiệu khởi kiện quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành sau: STT QUAN HỆ TRANH CHẤP Các tranh chấp THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ 01 thương mại logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 319 Luật TM) Các tranh chấp về vận tải hàng hải 02 Đòi bồi thường hư hỏng, mất mát hàng hóa vận chuyển theo chứng từ vận chuyển 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 97 BLHHVN) 03 Hợp đồng vận chuyển theo chuyến Đòi bồi thường tổn thất 02 năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Điều 118 BLHHVN) 04 05 06 do hành khách bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe Đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết trong thời gian vận chuyển Đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong quá trình vận chuyển dẫn đến hậu quả hành khách đó chết sau khi rời tàu 02 năm tính từ ngày hành khách rời tàu (Điều137 BLHHVN) 02 nămtính từ ngày lẽ ra hành khách rời tàu (Điều 137 BLHHVN) 02 năm tính từ ngày người đó chết, nhưng không được quá 03 năm, kể từ ngày rời tàu (Điều 137 BLHHVN) 02 năm tính từ ngày hành khách rời tàu hoặc 07 Đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hành lý ngày lẽ ra hành khách rời tàu, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn hơn. (Điều 137 BLHHVN) 08 Hợp đồng thuê tàu02 năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 09 Hợp đồng môi giới hàng hải 10 Hợp đồng cứu hộ hàng hải 142 BLHHVN) 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 168 BLHHVN) 02 năm, kể từ ngày kết thúc hành động cứu hộ (Điều 195 BLHHVN) 11 Tai nạn đâm va02 năm, kể từ ngày xảy ra tai nạn (Điều 211 BLHHVN) 12 Đòi hoàn trả số tiền bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình 01 năm, kể từ ngày trả tiền bồi thường (Điều 211 BLHHVN) 13 Tổn thất chung02 năm, kể từ ngày xảy ra tổn thất chung (Điều 218 BLHHVN) 14 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải 15 Hợp đồng lai dắt tàu biển Các tranh chấp về vận tải đường thủy nội địa Đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 257 BLHHVN) 02 năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 183 BLHHVN) 01 năm,kể từ ngày hết thời hạn giải quyết 16 hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe Các loại hợp đồng và các quan hệ pháp luật khác yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 92 Luật GTĐTNĐ ) 17 Hợp đồng bảo hiểm03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật KDBH). 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp 18 Hợp đồng trong họat động kinh doanh đường sắt Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của cơ quan nhà nước bị xâm phạm (Điều 111 Luật đường sắt và Điều 159 BLTTDS) (03) năm, kể từ ngày cộng cụ chuyển nhượng 19 20 21 hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận công cụ chuyển nhượng Đòi bồi thường thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hóa trong vận tải hàng không Đòi bồi thường thiệt hại của người thứ ba ở mặt đất liên quan đến vận tải hàng không bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán (Điều 78 Luật CCCCN) 02 năm, kể từ ngày tàu bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất” (Điều 174 Luật HKDDVN ). 02 năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại (Điều 186 Luật HKDDVN ). 1.2. Chuẩn bị xét xử 1.2.1. Thu thập chứng cứ VBQPPL: BLTTDS (các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 92, 93 và 173) Pháp lệnh GĐTP Nghị định số 67/2005/NĐ-CP Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) Công việc chính và kỹ năng thực hiện : Chỉ khi đương sự có yêu cầu (yêu cầu này có thể được thể hiện bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất và nếu đương sự trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự), thì Thẩm phán mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau: Ghi lời khai của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự viết được; lấy lời khai của người làm chứng, tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau. Việc lấy lời khai của đương sự, lấy lời khai của người làm chứng, đối chất cần thực hiện đúng quy định tại các điều 86, 87 và 88 của BLTTDS và hướng dẫn tại các mục 2, 3 và 4 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Đối với việc lấy lời khai của người làm chứng, nếu xét thấy cần lấy lời khai của người làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật thì mặc dù đương sự không có yêu cầu, Thẩm phán vẫn có thể lấy lời khai của người làm chứng. Xem xét, thẩm định tại chỗ: Khi đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét thấy có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 89 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 5 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Trưng cầu giám định: Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại nếu có sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, hoặc trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo. Thẩm phán cần giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền chi phí giám định. (Điều 90 và Điều 91 BLTTDS; mục 6 Phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP); Thẩm phán căn cứ vào Điều 90 BLTTDS, Pháp lệnh GĐTP, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP để ra quyết định trưng cầu giám định. Định giá tài sản: Thẩm phán ra quyết định định giá tài sản theo đúng quy định tại Điều 92 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 7 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Thẩm phán cần cử một thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồng định giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá; Trong trường hợp có người cản trở việc định giá thì Thẩm phán yêu cầu đại diện Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT BCA(V19). Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ: Chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ phải theo đúng quy định tại Điều 94 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP. Về uỷ thác thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 93 BLTTDS Trường hợp đương sự hoặc nhân chứng ở quá xa hoặc bị ốm đau; tài sản tranh chấp ở một huyện, tỉnh khác, thì Tòa án đang thụ lý vụ án có thể uỷ thác cho Toà án huyện nơi ở của đương sự, nhân chứng hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp lấy lời khai của đương sự, nhân chứng hoặc xem xét tài sản đó; Trong quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ cần tóm tắt vụ kiện, nêu đầy đủ các câu hỏi cần đặt ra cho đương sự hoặc nhân chứng, hoặc những yêu cầu cụ thể về xem xét tại chỗ tài sản tranh chấp; Toà án được uỷ thác thu thập chứng cứ có thể qua lời khai của đương sự, nhân chứng mà thấy cần đặt các câu hỏi khác thì có quyền đặt những câu hỏi cần thiết. Thẩm phán chỉ có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây: Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 87 BLTTDS); Đối chất khi xét thấy có mâu thuẫn trong các lời khai của các đương sự (khoản 1 Điều 88 BLTTDS); Định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giăm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS). Khi đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ về vụ việc mà họ yêu cầu Toà án giải quyết, Thẩm phán phải lập Biên bản về việc giao nhận chứng cứ với đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 84 BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ cần nêu cụ thể những chứng cứ cần giao nộp bổ sung 1.2.2. Hoà giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự VBQPPL: BLTTDS (từ Điều 180 đến Điều 188) BLDS năm 2005 (Điều 128) Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP (mục 7 phần I) Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP (từ mục 2 đến mục 7 Phần II) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được) (Điều 180 BLTTDS). Những vụ án không được hoà giải (Điều 181 BLTTDS và mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ HĐTP), cần chú ý: - “Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự… gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu bồi thường - Thẩm phán cần phân biệt: + Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản này Tòa án không được hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; + Trường hợp tài sản của Nhà nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài của các sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung. - Vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội: Thẩm phán cần lưu ý là Tòa án không được hòa giải vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật) hoặc trái đạo đức xã hội, nếu việc hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện các giao dịch đó. Trường hợp các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó. Những vụ án không tiến hành hoà giải được (Điều 182 BLTTDS): - Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; - Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng; - Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. Thủ tục hoà giải: Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án tham dự phiên hoà giải. Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự trong vụ án mà có đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải để mở lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự. Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đến đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt không liên đến các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt. Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý. Khi tiến hành hoà giải, ngoài việc tuân thủ thành phần phiên hòa giải quy định tại Điều 184 BLTTDS, Thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; Thẩm phán phải giữ vai trò trung gian trong việc hòa giải các bên đương sự. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán có thể phân tích cho các bên thấy được nội dung vụ việc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, các quy định có liên quan đến nội dung tranh chấp để các bên thấy được phần đúng, phần sai của mình, từ đó chia sẻ thiệt hại, nếu có, để đi đến thỏa thuận với nhau những vần đề còn tranh chấp, vướng mắc. Khi giải thích, Thẩm phán cần có thái độ khách quan, vô tư, không áp đặt và tuyệt đối không được tiết lộ đường lối xét xử. Thẩm phán cần ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó, thì về nguyên tắc chung Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên toà để xét xử vụ án. Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt. Trong trường hợp các bên đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. (khoản 3 Điều 187 BLTTDS) 1.2.3. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có yêu cầu và có căn cứ) hoặc không có yêu cầu của đương sự nhưng theo quy định của pháp luật thì Thẩm phán cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Toà án có thể tự ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có đủ các điều kiện do BLTTDS quy định, ngay cả khi không có yêu cầu của đương sự trong các trường hợp sau: + Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (Điều 103 BLTTDS). + Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng, một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm (Điều 105 BLTTDS). + Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động (khoản 4 Điều 102 và Điều 106 BLTTDS). + Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động (Điều 107 BLTTDS). Khi Tòa án tự áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải thực hiện đúng hướng dẫn tại mục 3 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP. - Toà án không được tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định từ khoản 6 đến khoản 13 Điều 102 BLTTDS, mà chỉ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi có đơn yêu cầu của đương sự. Đối với trường hợp phải thực hiện biện pháp đảm bảo thì chỉ khi đương sự đã thực hiện biện pháp đảm bảo, Toà án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi xét thấy cần thiết và có căn cứ. - Quyết định áp dụng biện khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý vụ án phải tuân theo mẫu quyết định được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP. Việc áp dụng biện khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý vụ án chỉ áp dụng trong tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thểxẩy ra. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp trong trường hợp này đồng thời phải nộp ngay đơn khởi kiện cho Toà án. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán xem xét, quyết định; tại phiên toà do HĐXX xem xét, quyết định. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS (đơn yêu cầu phải theo đúng quy định tại Điều 117 BLTTDS): - Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 BLTTDS, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. - Nếu tại phiên toà thì HĐXX xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 BLTTDS, nếu không chấp nhận HĐXX không phải ra quyết định, chỉ thông báo công khai tại phiên toà nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên toà. - Trường hợp đương sự cần có khoảng thời gian để thực hiện biện pháp đảm bảo, thì thời gian thực hiện biện pháp đảm bảo được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp đảm bảo cho đến khi HĐXX vào phòng nghị án. Trong khoảng thời gian này, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải xuất trình được biên lai nộp tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị khác (sổ đỏ...) chứng minh rằng đã thực hiện xong biện pháp đảm bảo. Khi yêu cầu thực hiện biện pháp đảm bảo để áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán và HĐXX cần lưu ý: - Các trường hợp phải thực hiện biện pháp đảm bảo khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là: + Kê biên tàisản đang tranh chấp (khoản 6 Điều 102 BLTTDS); + Cấm chuyển dịch quyền về tàisản đối với tàisản đang tranh chấp (khoản 7 Điều 102 BLTTDS); + Cấm thay đổi hiện trạng tàisản đang có tranh chấp (khoản 8 Điều 102 BLTTDS); + Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tàisản nơi gửi giữ (khoản 10 Điều 102 BLTTDS); + Phong tỏa tàisản của người có nghĩa vụ (khoản 11 Điều 102 BLTTDS). - Nếu Thẩm phán hoặc HĐXX (nếu tại phiên tòa) chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 BLTTDS thì Thẩm phán hoặc HĐXX phải buộc người yêu cầu gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa vụ tàisản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. - Trong trường hợp thực hiện biện pháp đảm bảo vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì Toà án chỉ nhận tiền đồng Việt Nam và phải tuân theo các thủ tục sau: + Toà án yêu cầu thủ quỹ của Tòa án đến trụ sở tòa án; + Tòa án mời thêm người làm chứng; + Người gửi tiền cùng thủ quỹ Toà án giao nhận từng loại tiền, Thẩm phán lập biên bản giao nhận và niêm phong, ghi đầy đủ cụ thể và mô tả đúng thực trạng việc giao nhận và niêm phong vào biên bản ; + Gói, niêm phong tiền và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản trong thời gian gửi giữ tại Toà án ; + Thẩm phán yêu cầu người gửi, thủ quỹ Toà án, người làm chứng phải có mặt vào ngày làm việc tiếp theo sau khi kết thúc ngày lễ hoặc ngày nghỉ để mở niêm phong và giao nhận lại tiền; + Vào ngày làm việc tiếp theo sau khi kết thúc ngày lễ hoặc ngày nghỉ, những người có mặt khi niêm phong cùng chứng kiến việc mở niêm phong. Thủ quỹ cùng người gửi giao nhận lại từng loại tiền theo biên bản giao nhận và niêm phong. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong và giao nhận lại. + Người phải thực hiện biện pháp đảm bảo mang khoản tiền đó đến gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng dưới sự giám sát của thủ quỹ Toà án. Thủ quỹ Toà án yêu cầu ngân hàng giao cho mình chứng từ về việc nhận khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng và nộp cho Thẩm phán lưu vào hồ sơ vụ án. - Trường hợp người phải thực hiện biện pháp đảm bảo không đến được Toà án thì Thẩm phán mời thêm người làm chứng đến Toà án chứng kiến việc mở niêm phong và giao trách nhiệm cho thủ quỹ Toà án thực hiện việc gửi tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Thẩm phán phải lập biên bản mở niêm phong nêu rõ việc vắng mặt của người phải thực hiện biện pháp đảm bảo, và sau đó giao trách nhiệm cho thủ quỹ Toà án thực hiện việc gửi tiền. - Người phải thực hiện biện pháp đảm bảo phải chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện yêu cầu của Toà án. - Việc niêm phong và mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật. Biên bản giao nhận và niêm phong, biên bản mở niêm phong và giao nhận lại phải được lập thành hai bản có chữ ký của Thẩm phán, người gửi, thủ quỹ Toà án và người làm chứng. Một bản được giao cho người gửi và một bản lưu vào hồ sơ vụ án. - Thẩm phán hoặc HĐXX phải dự kiến và tạm tính (tương đối) thiệt hại thực tế có thể xảy ra (tùy thuộc vào biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng) và cần tuân theo các thủ tục sau: + Đề nghị người yêu cầu dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra; hỏi ý kiến người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về dự kiến và tạm tính này; + Dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra phải được làm thành văn bản, nêu rõ các khoản, mức thiệt hại có thể xảy ra, căn cứ và cơ sở của việc tạm tính này (nếu tại phiên tòa thì chỉ ghi vào biên bản phiên tòa (BBPT)). + Việc tạm tính này phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để ấn định khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác mà người yêu cầu phải nộp khi thực hiện biện pháp đảm bảo. + Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. + Nếu nơi có trụ sở Toà án có nhiều ngân hàng thì người phải thực hiện biện pháp đảm bảo được lựa chọn một ngân hàng trong số các ngân hàng đó và thông báo tên, địa chỉ của ngân hàng đó cho Toà án biết. + Nếu người phải thực hiện biện pháp đảm bảo có tài khoản, tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác gửi tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì họ có thể đề nghị Toà án yêu cầu ngân hàng phong tỏa một phần tài khoản hoặc một phần tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác tương đương với nghĩa vụ tàisản của họ. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được ghi ngay trong quyết định của bản án, không cần phải ra quyết định độc lập về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. [TNT1] Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 BLTTDS, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. - Trong trường hợp khẩn cấp (khoản 2 Điều 99 BLTTDS), trước khi thụ lý vụ án, mà đương sự yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì sau khi nhận đơn yêu cầu với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu. - Nếu đơn yêu cầu được nhận ngoài giờ làm việc (cả trong ngày nghỉ), thì cán bộ tiếp nhận đơn phải báo ngay với Chánh án Toà án và Chánh án phải chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết. Chỉ được ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6, 7, 8, Điều 102 BLTTDS đối với tài sản đang tranh chấp. Do đó, Thẩm phán hoặc HĐXX phải xác định tàisản đó có phải là tàisản các bên đang tranh chấp hay không. Khi quyết định áp dụng một hoặc các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 10 và 11 Điều 102 BLTTDS, nếu người yêu cầu yêu cầu Toà án phong tỏa tài khoản hoặc tàisản: - Có giá trị thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện, thì Toà án chỉ được phong tỏa tài khoản, tàisản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống; - Để đảm bảo nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Toà án chỉ được phong tỏa tài khoản, tàisản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tàisản đó trở xuống; - Nếu tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản) và có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Toà án phải giải thích cho người yêu cầu biết để họ thay đổi nội dung đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phù hợp. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Toà án căn cứ vào khoản 4 Điều 117 BLTTDS, không chấp nhận đơn yêu cầu. Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS trong trường hợp đương sự không có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc thay đổi, áp dụng bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 117, Điều 121 và Điều 122 BLTTDS.Cần chú ý một số điểm: - Trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu Toà án thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời có lợi cho bị đơn thì Toà án cần chấp nhận ngay. Trường hợp này, nếu Tòa án xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng, không gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba, thì khi quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án cho phép họ nhận lại một phần hoặc toàn bộ kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá khác hoặc số tiền đảm bảo mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Toà án. - Trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn xin bổ sung biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc có đơn xin thay đổi biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời mà việc thay đổi đó là không có lợi cho bị đơn, Toà án cần yêu cầu họ trình bày rõ lý do thay đổi, và phải cung cấp các tài liệu cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng. Khi thi hành một số quy định tại Điều 122 BLTTDS cần chú ý: - Nếu bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu Toà án hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trường hợp này, nếu Tòa án xét thấy yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Toà án quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ số tiền đảm bảo mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Toà án. - Trong trường hợp việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cho người thứ ba, nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì Toà án quyết định cho người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được lấy lại toàn bộ số tiền đảm bảo họ gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Toà án. - Trường hợp việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng, có gây thiệt hại cho người người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc cho người thứ ba, mà người bị gây thiệt hại có yêu cầu bồi thường với số tiền thấp hơn số tiền đảm bảo được gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của Toà án, thì Toà án quyết định cho họ được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây thiệt hại yêu cầu bồi thường. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Toà án phải gửi ngay quyết định này cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp. Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm thi hành các quyết định này. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, cần lưu ý: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc về việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị và ra một trong các quyết định sau đây: + Không chấp nhận đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu khiếu nại, kiến nghị đó không có căn cứ; + Chấp nhận đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát, nếu khiếu nại, kiến nghị có căn cứ. Chánh án Toà án giao cho Thẩm phán đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị ra quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng. - Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLTTDS và là quyết định cuối cùng. - Nếu trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có khiến nghị, thì theo quy định tại Điều 124 BLTTDS, chỉ có Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án mới có thẩm quyền xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị đó. - Nếu tại phiên tòa mà đương sự, Viện kiểm sát có yêu cầu giải quyết khiếu nại, kiến nghị thì HĐXX không chấp nhận và giải thích cho đương sự biết là họ có quyền yêu cầu HĐXX thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định chung của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP. - Nếu đương sự có khiếu nại, Viện kiểm sát có kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của HĐXX hoặc việc HĐXX không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa, thì HĐXX xem xét, thảo luận và thông qua tại phòng xử án. - Trường hợp HĐXX không chấp nhận khiếu nại, kiến nghị thì không phải ra quyết định bằng văn bản, nhưng phải thông báo công khai tại phiên tòa việc không chấp nhận, nêu rõ lý do và phải ghi vào BBPT. - Trường hợp HĐXX chấp nhận khiếu nại, kiến nghị đó thì phải ra quyết định bằng văn bản. Toà án phải gửi hoặc cấp ngay quyết định này cho người khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLTTDS. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của HĐXX là quyết định cuối cùng. Về thời hạn thực hiện biện pháp đảm bảo cần chú ý: - Giai đoạn từ khi thụ lý đến trước khi mở phiên tòa, thời hạn thực hiện biện pháp đảm bảo là 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định buộc thực hiện biện pháp đảm bảo. Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể dài hơn, nhưng phải thực hiện trước ngày mở phiên tòa. [TNT1]Điểm này không phù hợp vì NQ 02/2005 có mấu 2b về áp dụng BPKCTT dành cho HĐXX. Đề nghị xem lại 1.2.4. Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Khi xác định chứng cứ, Thẩm phán cần chú ý: Các tài liệu viết phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; (tiểu mục 2.1, mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP); Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản liên quan về việc thu âm, thu hình. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ (tiểu mục 2.2, mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP) Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó (tiểu mục 2.3, mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP); Đương sự giao nộp cho Tòa án chứng cứ bằng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. 1.2.5. Các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp Thẩm phán cần ra một trong các quyết định sau: Công nhận sự thoả thuận của các đương sự (hoà giải thành). Tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định đưa vụ án ra xét xử 1.2.5.1. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán cần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu có căn cứ quy định tại Điều 189 BLTTDS và Điều 27 Luật PS. Điều 27 Luật PS quy định: “Kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu sau đây đòi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ về tàisản phải tạm đình chỉ: - Thi hành án dân sự về tàisản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án; - Giải quyết vụ án đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tàisản; - Xử lý tàisản đảm bảo của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được Tòa án cho phép”. Do đó, khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà doanh nghiệp, hợp tác xã đó là một bên đương sự của vụ án thì Thẩm phán căn cứ vào Điều 27 Luật PS và khoản 5 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Thẩm phán phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 1.2.5.2. Đình chỉ giải quyết vụ án Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu có các căn cứ quy định tại Điều 192 BLTTDS và Điều 57 Luật PS Khoản 2 Điều 57 Luật PS quy định: “Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án đó phải bị đình chỉ. Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án đó cho Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết”. Do đó, khi có Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mà doanh nghiệp, hợp tác xã đó là một bên đương sự của vụ án thì Thẩm phán căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 192 BLTTDS và khoản 2 Điều 57 Luật PS để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và chuyển hồ sơ vụ án đó cho Tòa án đang tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết. Đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 1.2.5.3. Quyết định đ¬ưa vụ án ra xét xử Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử bảo đảm cả về hình thức và nội dung theo đúng quy định của BLTTDS và văn bản hướng dẫn. Để không phải hoãn phiên tòa và bảo đảm đúng quy định của BLTTDS trong trường hợp HTND được phân công tham gia xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì đồng thời với việc phân công HTND chính thức, cần phân công HTND dự khuyết và cùng ghi tên HTND dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bộ phận chức năng của Tòa án để gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp sau khi ra quyết định. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. 1.3. Phiên tòa sơ thẩm 1.3.1. Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Trong trường hợp HĐXX quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 của BLTTDS thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa. (Điều 280 BLTTDS và mục 3 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP) BBPT phải ghi đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 211 BLTTDS. Sau khi kết thúc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tự mình kiểm tra lại BBPT để sửa chữa những điểm không chính xác. Chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào BBPT. (Điều 211 BLTTDS và mục 4 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). 1.3.2 Thủ tục bắt đầu phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên tòa, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do. (Điều 212 BLTTDS). Cần yêu cầu mọi người trong phòng đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án, Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. (khoản 4 Điều 212 và khoản 1 Điều 213 BLTTDS). Sau khi đọc xong quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề nghị mọi người ngồi xuống và Thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người tham gia phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì nêu rõ lý do. (Điều 213 BLTTDS). Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của các đương sự, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ và những người tham gia tố tụng khác (theo quy định tại các điều tương ứng tại Chương VI BLTTDS). Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Xem xét, quyết định việc hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt. Xem xét quyết định áp dụng những biện pháp cần thiết để những người làm chứng, đương sự không nghe được lời khai của nhau và tiếp xúc với những người có liên quan. 1.3.3. Công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện: BLTTDS không quy định việc hòa giải giữa các đương sự là bắt buộc tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của hòa giải, trong thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa phải hỏi các bên đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. (Điều 220 BLTTDS). 1.3.4. Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ Công việc chính và kỹ năng thực hiện: HĐXX chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. (khoản 1 Điều 218 BLTTDS). Trong trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu đó là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút. (khoản 2 Điều 218 BLTTDS và mục 6 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. (Điều 219 BLTTDS và mục 7 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn. (khoản 2 Điều 219 BLTTDS và mục 7 Phần III Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). 1.3.5. Nghe lời trình bày của các đương sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Chủ toạ phiên tòa hỏi nguyên đơn trước, sau đó là bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (đối với nguyên đơn), yêu cầu phản tố (đối với bị đơn), yêu cầu độc lập (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) hay không. (Điều 217 BLTTDS). Nghe lời trình bày của các đương sự về các yêu cầu của họ theo trình tự quy định tại các điều 221, 223, 224, 225 và 226 BLTTDS. HĐXX công bố các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc có thể cùng với các đương sự đến xem tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được trong các trường hợp quy định tại các điều 227, 228 và 229 BLTTDS, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 BLTTDS. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận về vấn đề được giao giám định. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định. (Điều 230 BLTTDS). Chủ toạ phiên toà hỏi người làm chứng theo quy định tại Điều 226 BLTTDS. Kết thúc việc xét hỏi tại phiên toà nếu thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ, sau khi chủ toạ phiên toà hỏi Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác mà họ không có yêu cầu hỏi gì thêm. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ toạ tiếp tục việc hỏi. (Điều 231 BLTTDS) 1.3.6. Hỏi từng đương sự, từng vấn đề Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến HTND, sau đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác; trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì Kiểm sát viên hỏisau đương sự. (Điều 222 BLTTDS). Trường hợp có nhiều nguyên đơn thì hỏi riêng từng nguyên đơn; chỉ hỏi những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai trước đó. (Điều 223 BLTTDS). 1.3.7. Tranh luận tại phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. (Điều 233 BLTTDS). Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 234 BLTTDS). Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX quyết định trở lại việc hỏi, khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận. (Điều 235 BLTTDS). 1.3.8. Nghị án Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. HTND biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả hỏi tại phiên toà và xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX. Biên bản này phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi thời gian nghị án dài, HĐXX quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà. HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết ngày, giờ và địa điểm tuyên án; nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành tuyên án. 1.3.7. Tranh luận tại phiên tòa Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. (Điều 233 BLTTDS). Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 234 BLTTDS). Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX quyết định trở lại việc hỏi, khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận. (Điều 235 BLTTDS). 1.3.8. Nghị án Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. HTND biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến đó bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả hỏi tại phiên toà và xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX. Biên bản này phải được các thành viên HĐXX ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, đòi hỏi thời gian nghị án dài, HĐXX quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 5 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên toà. HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà biết ngày, giờ và địa điểm tuyên án; nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành tuyên án. 1.3.9. Công việc sau phiên toà Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Sau khi tuyên án xong không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện lỗi về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung này phải tuân theo đúng quy định tại Điều 240 BLTTDS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên toà, Tòa án cấp trích lục bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu đương sự có kháng cáo theo đúng quy định tại Điều 245, khoản 1 Điều 244 BLTTDS và Tòa án đã kiểm tra đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 246 BLTTDS; hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định tại các điều 250, 251 và 252 của BLTTDS, thì Tòa án phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp, đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 248 của BLTTDS, người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu người kháng cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm hoặc người kháng cáo nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm. (Điều 255 BLTTDS). 2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM 2.1. Kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cần xác định người có quyền kháng cáo, quyền kháng nghị của VKS, thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 243, Điều 250, Điều 245 và Điều 252 BLTTDS). Đơn kháng cáo phải làm theo mẫu quy định tại Điều 244 BLTTDS; Lưu ý: - Nếu người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức làm đơn kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải: + Ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; + Ghi họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức; và + Tại phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. - Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi: + Họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền; + Tên, địa chỉ của đương sự; + Họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự theo như trong văn bản ủy quyền. Đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ. - Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; trường hợp đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm; Việc nhận đơn kháng cáo và xử lý đơn kháng cáo tại Tòa án cấp sơ thẩm phải theo đúng quy định tại Điều 246 BLTTDS; các mục 2 và 4 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP. Khi nhận đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải có văn bản yêu cầu người kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ, nếu có, để chứng minh việc kháng cáo quá hạn là có lý do chính đáng. Sau đó Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo và các tài liệu trên cho Tòa án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải căn cứ những quy định về thời hạn kháng cáo, những lý do được coi là trở ngại khách quan bất khả kháng để xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn. (Điều 247 BLTTDS và mục 5 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP) Sau khi ra quyết định về giải quyết đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo và Toà án cấp sơ thẩm. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo quá hạn biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. Toà án cấp sơ thẩm căn cứ vào Điều 248 BLTTDS và mục 6 Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP để xem xét, quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận đơn kháng cáo, nếu người nộp đơn kháng cáo không nộp tạm ứng án phí phúc thẩm. 2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm 2.2.1. Nhận và xử lý hồ sơ kháng cáo Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thành lập HĐXX phúc thẩm và phân công một Thẩm phán chủ toạ phiên toà. Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát theo hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT VKSNDTC-TANDTC. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS. 2.2.2. Xem xét ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải xem xét để ra một trong những quyết định tố tụng sau: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hai tháng được tính từ ngày Toà án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu thấy vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hoặc những lý do khách quan thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải báo cáo Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao để xem xét quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử. Thời hạn kéo dài này tối đa không được quá một tháng. (Điều 258 BLTTDS). Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa. (Tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP). Khi ra quyết định tạm đình chỉ, Thẩm phán không xoá tên vụ án, cần ghi chú vào sổ thụ lý và theo dõi, sẽ tiếp tục giải quyết khi điều kiện tạm đình chỉ không còn. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà; nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. 2.3. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán phải xem xét đảm bảo cho người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị bất kể lúc nào trong giai đoạn phúc thẩm. Thẩm phán chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếu chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX phải hỏi ý kiến bị đơn. Nếu bị đơn không đồng ý thì HĐXX không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Nếu bị đơn đồng ý thì HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, ra quyết định huỷ án sơ thẩm và đình chỉ xét xử vụ án. Khi HĐXX chấp nhận việc rút đơn khởi kiện tại phiên toà thì các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của bản án sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm (Điều 269 BLTTDS và tiểu mục 4.4 mục 4 Phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP). Toà án chỉ chấp nhận xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà nếu được làm bằng văn bản và gửi đến Toà án cấp phúc thẩm. Khi nhận được văn bản về thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải thông báo cho đương sự khác, Viện kiểm sát biết. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo tại phiên toà phải được ghi vào biên bản phiên toà. Nếu người kháng cáo, kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà thì HĐXX ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án đó và bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Mọi quyết định trước khi mở phiên toà do Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà quyết định; tại phiên toà do HĐXX quyết định. 2.4. Triệu tập những người tham gia tố tụng Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải yêu cầu bộ phận chức năng gửi giấy triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc thẩm bao gồm các đương sự và những người khác nếu xét thấy cần thiết, cho Viện kiểm sát nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Việc xác định những người tham gia phiên toà cũng như thủ tục gửi giấy triệu tập được tiến hành như tại Tòa án cấp sơ thẩm. Việc gửi giấy báo có thể thông qua bưu điện hoặc tống đạt trực tiếp. Chỉ gửi giấy báo để Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm trong những trường hợp: Viện kiểm sát kháng nghị bản án sơ thẩm hoặc Viện kiểm sát đã tham gia phiên toà sơ thẩm. 2.5. Phiên toà phúc thẩm và những quyết định tố tụng Phiên toà phúc thẩm được khai mạc và bắt đầu như phiên toà sơ thẩm. Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX chỉ xem xét phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; HĐXX phải xem xét ra một trong các quyết định tố tụng sau: Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; Quyết định hoãn hoặc vẫn tiếp tục phiên tòa phúc thẩm; Ra bản án và các quyết định phúc thẩm. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trước khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên toà phúc thẩm, một thành viên HĐXX (thông thường là chủ toạ phiên toà) tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị. Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện không; những người kháng cáo, kháng nghị có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị không; các đương sự có thoả thuận được với nhau hay không. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì xử lý theo quy định tại Điều 269 BLTTDS. Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì HĐXX ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận thoả thuận của các đương sự (Điều 270 BLTTDS). Khi các bên đương sự cũng như Viện kiểm sát vẫn giữ kháng cáo, kháng nghị, thì tiếp tục phiên toà theo quy định tại các điều 271, 272, 273 và 274 BLTTDS. 2.6. Xem xét việc hoãn hoặc tiếp tục phiên toà phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trong mọi trường hợp người kháng cáo, người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên toà. Trường hợp người kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì đình chỉ xét xử phúc thẩm phần liên quan đến kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt. Trường hợp người bị kháng cáo vắng mặt lần thứ hai thì HĐXX quyết định xét xử vắng mặt, không phụ thuộc vào nguyên nhân vắng mặt. 2.7. Công nhận sự thoả thuận của các bên tại phiên toà phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: HĐXX phổ biến cho các đương sự quyền tự thoả thuận với nhau trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào và lợi ích của sự thoả thuận đó khi giải thích quyền, nghĩa vụ của đương sự. Trường hợp các bên thoả thuận được với nhau thì HĐXX yêu cầu các bên thoả thuận về việc chịu án phísơ thẩm. Trường hợp các bên không thoả thuận được về việc chịu án phísơ thẩm thì HĐXX quyết định theo quy định pháp luật. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX phúc thẩm phải ra bản án phúc thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự. 2.8. Trình tự trình bày và tranh luận tại phiên toà phúc thẩm Trình tự trình bày tại phiên toà phúc thẩm được tiến hành như sau: Trường hợp chỉ có một bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó trình bày, sau đó đương sự bổ sung. Trường hợp cả hai bên đương sự kháng cáo thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày trước, sau đó nguyên đơn bổ sung. Tiếp đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày, sau đó bị đơn trình bày bổ sung. Trường hợp có cả kháng cáo và kháng nghị thì những người kháng cáo trình bày trước theo trình tự trên đây, sau đó đại diện Viện kiểm sát trình bày kháng nghị. Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trình tự tranh luận cũng tiến hành tương tự như trình tự trình bày trên đây. 2.9. Ra bản án, quyết định phúc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Nghị án được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm. HĐXX sửa bản án sơ thẩm nếu Toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật khi chứng cứ chứng minh đã được Toà án cấp sơ thẩm thu thập đầy đủ hoặc chưa thật đầy đủ nhưng đã được bổ sung đầy đủ tại Toà án cấp phúc thẩm. HĐXX huỷ bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi chứng cứ do Toà án cấp sơ thẩm thu thập không theo đúng quyết định tại chương VII BLTTDS hoặc chưa thật đầy đủ, nhưng tại Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Có những vi phạm về tố tụng như HĐXX không đúng thành phần; không triệu tập đầy đủ những người phải tham gia phiên toà sơ thẩm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ… Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho Toà án đã xử sơ thẩm và những người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Thủ tục gửi bản án, quyết định phúc thẩm được tiến hành như gửi bản án, quyết định sơ thẩm. 2.10. Thủ tục phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập đương sự, trừ những trường hợp thực sự cần thiết. Hội đồng phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Toà án cấp sơ thẩm tiếp tục giải quyết vụ án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội đồng phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm để xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong mọi trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng phúc thẩm gồm ba Thẩm phán để xem xét, giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Sau khi có quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho những người được quy định tại Điều 281 BLTTDS. 3. THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH Đà CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 3.1. Thủ tục giám đốc thẩm 3.1.1. Tính chất của giám đốc thẩm GĐT là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: GĐT là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị GĐT. Đối tượng của việc kháng nghị GĐT là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. GĐT không phải là cấp xét xử thứ 3 sau sơ thẩm và phúc thẩm. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT (Điều 283 BLTTDS) bao gồm: - Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; - Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; - Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. 3.1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Người có quyền kháng nghị GĐT (Điều 285 BLTTDS) - Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ bị hạn chế không được kháng nghị đối với quyết định GĐT của Hội đồng Thẩm phán TANDTC; - Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chỉ có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của TAND cấp huyện trong phạm vi địa giới của tỉnh mình. Thời hạn kháng nghị GĐT (Điều 288 BLTTDS) - Thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; - Đối với bản án, quyết định dân sự có hiệu lực trước ngày BLTTDS có hiệu lực (01-01-2005) thì áp dụng quy định về thời hạn kháng nghị GĐT theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trước khi có BLTTDS có hiệu lực; cụ thể là: + Đối với bản án, quyết định dân sự và hôn nhân và gia đình thì thời hạn kháng nghị là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào thì không bị hạn chế về thời gian; + Đối với bản án, quyết định kinh doanh, thương mại, bản án, quyết định kinh tế thì thời hạn kháng nghị chỉ là chín tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; + Đối với bản án, quyết định lao động thì thời hạn kháng nghị chỉ là sáu tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm. Căn cứ kháng nghị GĐT (Điều 283 BLTTDS) - Cần chú ý là có loại đối tượng kháng nghị GĐT bị hạn chế về căn cứ kháng nghị như quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quy định chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 2 Điều 188 BLTTDS) nhưng nếu có vi phạm nghiêm trọng khác (như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng) vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT (tham khảo Công văn số 218/2005/KHXX ngày 29-9-2005 của TANDTC). - Ngoài ra, theo quy định tại Điều 316 BLTTDS, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 BLTTDS. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục GĐT: - Việc phát hiện những vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phải chỉ là quyền của các đương sự trong vụ án đó, mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền phát hiện và thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị (khoản 1 Điều 284 BLTTDS); - Đối với Tòa án và Viện kiểm sát thì việc thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn là nghĩa vụ (khoản 2 Điều 284 BLTTDS); - Theo tinh thần quy định tại Điều 5 BLTTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, Điều 296 BLTTDS về phạm vi GĐT thì tuy nhiều người có quyền phát hiện vi phạm nhưng sẽ chỉ có kháng nghị nếu có khiếu nại, yêu cầu của đương sự trừ trường hợp đương sự không có khả năng thực hiện việc khiếu nại hoặc có xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án; - Đơn vị chức năng giúp việc cho người có quyền kháng nghị có thể có cả Thẩm phán (giúp cho Chánh án) nhưng không nên để Thẩm phán đã tham gia vào việc kháng nghị lại tham gia HĐXX GĐT để đảm bảo việc xét xử khách quan, chính xác. Phạm vi của kháng nghị quyết định phạm vi xét xử GĐT; do đó, kháng nghị không chỉ nêu ra một hay một số vi phạm, sai lầm mà phải là tất cả những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị. Thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị GĐT (Điều 289 BLTTDS) Người đã kháng nghị GĐT có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 288 BLTTDS. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa GĐT. 3.1.3. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Quyết định kháng nghị GĐT không những phải gửi ngay cho các đương sự và cơ quan thi hành án mà còn phải gửi cho Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị và đặc biệt là phải gửi cho cả những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị, thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền GĐT. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền GĐT. Thẩm quyền GĐT (Điều 291 BLTTDS): - Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh GĐT bản án, quyết định của TAND cấp huyện bị kháng nghị; - Các Tòa chuyên trách của TANDTC (Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động) GĐT bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị; - Hội đồng Thẩm phán TANDTC GĐT bản án, quyết định của các Tòa Phúc thẩm và các Tòa chuyên trách khác của TANDTC; - Trường hợp những bản án, quyết định về cùng một vụ án nhưng thuộc thẩm quyền GĐT của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền cấp trên GĐT toàn bộ vụ án. Thời hạn mở phiên tòa GĐT (Điều 293 BLTTDS): Phiên tòa GĐT phải được mở trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền GĐT nhận được kháng nghị. Chuẩn bị phiên tòa GĐT (Điều 294 BLTTDS) - Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình phải tóm tắt nội dung vụ án, các bản án, quyết định của các cấp Tòa án và nội dung kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên của Hội đồng GĐT chậm nhất là 7 ngày trước ngày mở phiên tòa GĐT. - Thẩm phán được phân công phải nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị các tài liệu và các văn bản pháp luật. Việc xét xử GĐT đạt kết quả thấp hay cao, HĐXX có đưa ra được quyết định đúng hay sai phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị bản thuyết trình của Thẩm phán. - Trong kháng nghị thường đã nêu ra những căn cứ để kháng nghị (tức là những sai sót của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật), phạm vi kháng nghị (kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, hay kháng nghị một phần bản án hay quyết định đó). Thẩm phán cần nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án bị kháng nghị, sau đó đối chiếu với những vấn đề kháng nghị nêu ra để đưa ra phương án xử lý: + Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là bản án, quyết định của Toà án không có căn cứ. + Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Việc xét xử bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nếu việc xét xử không tuân thủ đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. + Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Toà án phải vận dụng đúng pháp luật điều chỉnh loại tranh chấp đó để giải quyết vụ án. Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ, đối chiếu giữa căn cứ kháng nghị, phần của bản án, quyết định bị kháng nghị và văn bản pháp luật liên quan. Lưu ý: Đối với những vụ án phức tạp và những vụ án đã bị kháng nghị nhiều lần, bản thuyết trình của Thẩm phán cũng cần thể hiện đầy đủ các thông tin này. 3.1.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thànhphần Hội đồng GĐT (Điều 54 BLTTDS) - Hội đồng GĐT, TT của Toà án nhân dân cấp tỉnh là Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh. Khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tiến hành xét xử GĐT, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham gia. - Hội đồng GĐT, TT của Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao gồm có 3 Thẩm phán. - Hội đồng GĐT, TT của Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tiến hành xét xử GĐT, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham gia. Thủ tục phiên tòa GĐT (Điều 295 BLTTDS) - Phiên toà GĐT có Hội đồng GĐT và có đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. - Tại phiên toà GĐT của Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì Chánh án làm chủ toạ phiên toà, Thư ký tòa án ghi BBPT. - Những người tham gia tố tụng có thể được triệu tập tham gia phiên tòa GĐT nếu xét thấy cần thiết. Tham gia phiên tòa còn có những "người khác" được Tòa án triệu tập. "Người khác" có thể là người không phải là đương sự trong vụ án nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc xét xử nội dung kháng nghị. - Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của HĐXX GĐT trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. - Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. - Khi người tham gia tố tụng hoặc người khác được triệu tập đến phiên tòa GĐT thì những người này được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. - Hội đồng GĐT tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về hướng giải quyết. Các thành viên phải thảo luận về từng điểm trong kháng nghị, trình bày rõ lý do để lý giải cho những quan điểm của mình. - Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của mình về những điểm kháng nghị và hướng giải quyết vụ án. - Cuối cùng, Chủ toạ phiên tòa đưa ra phương án giải quyết để Hội đồng biểu quyết. Cách thức biểu quyết: - Phiên tòa GĐT không có giai đoạn nghị án riêng. Đại diện Viện kiểm sát được có mặt tại phiên tòa ngay cả khi Hội đồng GĐT thảo luận và biểu quyết. - Những người là đương sự hoặc không phải là người thuộc bộ phận giúp việc cho người kháng nghị hoặc cho Hội đồng GĐT thì chỉ được tham gia phát biểu tại phiên tòa trong giai đoạn khai mạc phiên tòa và khi Hội đồng GĐT xem xét chứng cứ tại phiên tòa. - Theo khoản 4 Điều 295 BLTTDS, Hội đồng GĐT biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Hội đồng GĐT trước hết phải biểu quyết: Tán thành hay không tán thành kháng nghị. Sau đó biểu quyết: + Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (toàn bộ hay về quyết định nào). + Huỷ về quyết định nào thì phải nói rõ huỷ quyết định đó của bản án, quyết định. + Huỷ bản án giao về Toà án địa phương xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm, hay từ giai đoạn phúc thẩm. Quyết định GĐT của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh và Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên (không phải là số thành viên có mặt) của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tán thành. Nếu trong trường hợp quyết định GĐT không được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc của Hội đồng Thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành thì phiên tòa GĐT phải được hoãn. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Hội đồng Thẩm phán TANDTC phải tiến hành xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên. 3.1.5. Phạm vi giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội đồng GĐT chỉ xem xét phần quyết định của bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Chỉ được xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị khi phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc xâm phạm lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. 3.1.6 Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội đồng GĐT có những quyền hạn sau (Điều 297 BLTTDS): - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu xét thấy kháng nghị không có căn cứ. - Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy bỏ hoặc bịsửa (Điều 298 BLTTDS). - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm (Điều 299 BLTTDS). Hội đồng GĐT áp dụng quyền này nếu xác định thấy: + Việc thu thập chứng cứ và việc chứng minh vụ án chưa thực hiện đầy đủ hoặc không đúng quy định của BLTTDS; + Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; + Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; + Thành phần HĐXX sơ thẩm hoặc HĐXX phúc thẩm không đúng quy định của BLTTDS; hoặc + Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. 3.2. Thủ tục tái thẩm Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Tái thẩm chỉ được tiến hành khi có kháng nghị tái thẩm. Đối tượng của kháng nghị tái thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ để kháng nghị tái thẩm không phải là những sai lầm, vi phạm pháp luật khi xét xử củaTòa án mà là việc phát hiện mới những tình tiết quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa căn cứ của kháng nghị tái thẩm với căn cứ của kháng nghị GĐT. 3.2.1. Tính chất của tái thẩm Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Tái thẩm chỉ được tiến hành khi có kháng nghị tái thẩm. Đối tượng của kháng nghị tái thẩm là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ để kháng nghị tái thẩm không phải là những sai lầm, vi phạm pháp luật khi xét xử củaTòa án mà là việc phát hiện mới những tình tiết quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa căn cứ của kháng nghị tái thẩm với căn cứ của kháng nghị GĐT. 3.2.2. Kháng nghị tái thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Quy định về người có quyền kháng nghị tái thẩm giống như quy định về người có quyền kháng nghị GĐT. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 305 BLTTDS) - Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án. - Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch là không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo chứng cứ. - Thẩm phán, HTND, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật. - Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. Lưu ý: Căn cứ để kháng nghị tái thẩm là những tình tiết mới được phát hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đòi hỏi của quy định này là "Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó", tất nhiên là phải trừ chính những người tạo ra các tình tiết ấy. (Ví dụ: người tạo ra chứng cứ giả mạo thì chính họ phải biết về sự kiện giả mạo chứng cứ ấy ngay từ khi tạo ra). Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 308 BLTTDS) - Thời hạn là một năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo quy định tại Điều 305 BLTTDS. - Những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày BLTTDS có hiệu lực thì áp dụng thời hạn kháng nghị tái thẩm theo quy định của các văn bản pháp luật tố tụng trước khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực (trước 01-01-2005), cụ thể như sau: + Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các vụ án dân sự và hôn nhân và gia đình là một năm, kể từ ngày phát hiện được những tình tiết mới quan trọng (cũng được hiểu là từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm biết được những tình tiết ấy). Việc kháng nghị theo hướng không gây thiệt hại cho bất cứ đương sự nào không bị hạn chế về thời gian. + Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các vụ án kinh doanh, thương mại (các vụ án kinh tế) là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. + Thời hạn kháng nghị tái thẩm đối với các tranh chấp lao động là sáu tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nếu việc kháng nghị có lợi cho người lao động thì thời hạn đó là một năm. 3.2.3. Chuẩn bị và thủ tục phiên tòa tái thẩm, phạm vi tái thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Việc chuẩn bị phiên tòa tái thẩm, thủ tục phiên tòa tái thẩm, phạm vi tái thẩm phải được tiến hành theo các điều tương ứng của BLTTDS (Điều 310 BLTTDS). Khi tiến hành các công việc này cần tham khảo các tiểu mục 3.1.3, 3.1.4 và 3.1.5. mục 3.1 Phần III này. 3.2.4. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hội đồng tái thẩm có những quyền hạn sau (Điều 309 BLTTDS): - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án. Lưu ý: Thủ tục tái thẩm không có việc giao vụ việc để xét xử phúc thẩm lại. B. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ 1. VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN Các việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ 2.2. Thụ lý việc dân sự 2.2.2. Xác định thời hiệu yêu cầu VBQPPL: Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán phải kiểm tra về thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (sau đây gọi chung là “quyền yêu cầu”): Thời hiệu chung là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu (điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS). Nếu pháp luật có quy định riêng về thời hiệu đối với việc dân sự cụ thể thì áp dụng quy định riêng đó (khoản 3 Điều 159 BLTTDS). Ví dụ: Thời hạn nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định (Điều 360 BLTTDS). Quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 01-01-2005 thì thời hiệu tính từ ngày 01-01-2005 (điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 phần IV Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP). Thời hiệu còn được tính dựa theo các quy định khác của BLDS (theo điều 160 BLTTDS) Lưu ý: Về thời hiệu cần nghiên cứu mục 2 phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP 2.2.3. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết việc dân sự, đặc biệt là thẩm quyền về cấp toà án. Ngoài các quy định chung phân biệt thẩm quyền giữa Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện (các điều 33 và 34 BLTTDS) cần chú ý là các yêu cầu về công nhận hay không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Cũng như việc giải quyết các vụ án dân sự, việc giải quyết các việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần lưu ý đến quy định “không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án” (Điều 412 BLTTDS). Trường hợp khi xác định thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách nào sẽ do Chánh án quyết định và việc đã thụ lý rồi mới phát hiện thuộc thẩm quyền Tòa chuyên trách khác thì Tòa chuyên trách đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết cũng áp dụng với việc dân sự (điểm d, tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP). Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 35 BLTTDS. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của người yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTDS. Lưu ý: “thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam” đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 411 BLTTDS. 2.3. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Những việc dân sự đã có quy định thủ tục giải quyết cụ thể tại BLTTDS (như yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài…) thì áp dụng quy định của BLTTDS. Đối với những việc dân sự chưa có quy định thủ tục giải quyết cụ thể (như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật…) thì áp dụng các quy định của BLTTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự (theo tinh thần quy định tại Điều 311 BLTTDS). Việc dân sự không có bị đơn, nhưng có “người có liên quan”: “Người có liên quan” ở đây là người tham gia tố tụng với người có đơn yêu cầu chứ không phải là người có quyền và lợi ích liên quan (như quy định ở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết…) Việc dân sự là việc không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý… (đoạn 2 Điều 311 BLTTDS). Do vậy, không có thủ tục hòa giải và phản tố trong thủ tục giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 10 BLTTDS thì Thẩm phán phải hoà giải khi giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, có trường hợp là việc dân sự, không phải là vụ án dân sự, nhưng vẫn phải tiến hành hòa giải (thí dụ: yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn…) Việc thông báo thụ lý vụ án cho người có liên quan không trái với quy định của Chương XX nên vẫn được thực hiện như Điều 174 và Điều 175 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu người có liên quan có tranh chấp với người có đơn yêu cầu thì phần tranh chấp đó không thể được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Ví dụ: Vợ chồng A và B thuận tình ly hôn và cùng thỏa thuận mỗi người trả một nửa số nợ 10.000.000 đồng của ông C. Nhưng khi được thông báo, ông C cho rằng vợ chồng A và B nợ ông 20 triệu chứ không phải 10 triệu thì quan hệ nợ phải được tách ra giải quyết ở vụ án khác. Về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Trong phần những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự không có quy định về thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được áp dụng theo quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 BLTTDS, trừ những việc dân sự đã có quy định riêng (ví dụ: thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là 20 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 325 BLTTDS). Các quyết định mà Tòa án có thể ra trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: - Trừ những việc đã có quy định riêng thì Tòa án áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử, trong đó có việc yêu cầu người gửi đơn bổ sung hay sửa đổi đơn yêu cầu (căn cứ vào Điều 169 và Điều 79 BLTTDS). - Tạm đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 189 BLTTDS). - Đình chỉ giải quyết việc dân sự (căn cứ vào Điều 192 BLTTDS). - Trường hợp các bên có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tàisản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, một hoặc các bên có sự thay đổi (một phần hoặc toàn bộ) dẫn đến tranh chấp thì được coi như đương sự rút đơn yêu cầu. Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự, áp dụng Điều 311 và điểm c khoản 1 Điều 192 của BLTTDS (quy định tại tiểu mục 7.2 mục 7 phần I Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP). - Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. Nội dung quyết định này áp dụng tương tự nội dung “quyết định đưa vụ án ra xét xử” quy định tại Điều 195 BLTTDS. 2.4. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự 2.4.1. Thành phần giải quyết việc dân sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Việc giải quyết yêu cầu công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (khoản 5 Điều 26, khoản 6 Điều 28, khoản 2 và 3 Điều 30, Điều 32 BLTTDS) do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán giải quyết (khoản 1 Điều 55 BLTTDS). Việc giải quyết các phần liên quan đến Trọng tài Thương mại Việt Nam (khoản 1 Điều 30 BLTTDS) thì thành phần giải quyết tuân theo pháp luật về Trọng tài thương mại (khoản 3 Điều 55 BLTTDS). Các việc dân sự khác ngoài 2 loại việc nêu ở trên do một Thẩm phán giải quyết (khoản 2 Điều 55 BLTTDS). 2.4.2. Về sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKS) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: VKS tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự đối với tất cả các loại việc dân sự (khoản 2 Điều 21 BLTTDS). Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp (khoản 2 Điều 313 BLTTDS). Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp cùng hồ sơ việc dân sự. VKS phải trả lại hồ sơ cho Tòa án sau thời hạn nghiên cứu là 7 ngày (khoản 1 Điều 313 BLTTDS). 2.4.3. Về sự có mặt của những người tham gia tố tụng Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Người có đơn yêu cầu hoặc người đại diện của họ “phải tham gia phiên họp”. Hậu quả sự vắng mặt của họ được quy định giống như sự vắng mặt của nguyên đơn (Điều 199 BLTTDS) tại phiên tòa (khoản 3 Điều 313 BLTTDS). Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ “được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp”. Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Theo quy định tại khoản 4 Điều 313 BLTTDS, thì việc hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành phiên họp khi có người vắng mặt do Tòa án quyết định. Theo quy định tại Điều 20 BLTTDS thì phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ hoặc khi người tham gia tố tụng không sử dụng tiếng Việt. 2.5. Thủ tục tiến hành phiên họp Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thư ký Tòa án báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp; Thẩm phán khai mạc phiên họp bằng cách tuyên bố: “Hôm nay, ngày… tháng… năm, TAND quận… mở phiên họp công khai giải quyết yêu cầu… Tôi xin tuyên bố khai mạc phiên họp”. Sau đó, Thẩm phán kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ; Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của những yêu cầunày; Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết việc dân sự; Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận giám định, giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn; Thẩm phán xem xét tài liệu, chứng cứ; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự; Thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp có người vắng mặt thì Thẩm phán cho công bố lời khai, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp hoặc đã khai với Toà án. Lưu ý: - “Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự” đã được quy định là một phần của phiên họp (điểm h khoản 1 Điều 314). Do vậy, quyết định giải quyết việc dân sự phải được công bố ngay tại phiên họp. - Tòa án cũng có quyền áp dụng những quy định cụ thể về phiên tòa khi tiến hành phiên họp theo tinh thần quy định tại Điều 311 BLTTDS và cũng chỉ được thực hiện trong giới hạn những quy định của BLTTDS. Ví dụ: Việc kéo dài thời gian ra quyết định không dài hơn thời gian nghị án quy định ở khoản 5 Điều 236 BLTTDS (5 ngày làm việc); việc sửa chữa, bổ sung quyết định không được vượt quá quy định tại Điều 240 BLTTDS về sửa chữa, bổ sung bản án. Quyết định giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 315 BLTTDS. 2.6. Kháng cáo, kháng nghị, thủ tục phúc thẩm việc dân sự Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Người yêu cầu và người có liên quan đều được kháng cáo và thời hạn kháng cáo là 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp họ không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được quyết định hoặc quyết định đã được niêm yết, thông báo. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 7 ngày, của VKS cấp trên là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Thủ tục phúc thẩm quyết định về việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện như thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự của Tòa án sơ thẩm.(Điều 318 dẫn chiếu đến Điều 280 BLTTDS). Lưu ý: Người yêu cầu, cá nhân tổ chức liên quan có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ các quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 28 của BLTTDS (Điều 316 BLTTDS). 3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VIỆC DÂN SỰ 3.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự VBQPPL: Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. (Đơn yêu cầu phải có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 BLTTDS) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (khoản 2 Điều 319 BLTTDS). Ví dụ: Chỉ cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế tại địa phương là người đó có biểu hiện không bình thường về tinh thần hoặc có giấy khám chữa bệnh về tâm thần. Kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có chứng cứ để chứng minh người đó nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình (khoản 4 Điều 319 BLTTDS). Ví dụ: giấy xác nhận của chính quyền địa phương. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; hết thời hạn đó Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 320 BLTTDS). Trường hợp có yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định (Điều 90 BLTTDS; tiểu mục 6.1 và 6.2 mục 6 phần IV Nghị quyết), thì khi có kết quả trưng cầu giám định phải ra quyết định mở phiên họp ngay (khoản 2 Điều 320 BLTTDS). Phiên họp phải mở trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp (khoản 4 Điều 320 BLTTDS). Khi quyết định tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện (khoản 2 Điều 321 BLTTDS). Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể do chính người đó hoặc những người, tổ chức có liên quan yêu cầu (Điều 322 BLTTDS). Thời hạn chuẩn bị xét đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 320 BLTTDS C. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ LOẠI VỤ ÁN DÂN SỰ 1. GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 1.2. Giải quyết một số loại hợp đồng vay tiền Hợp đồng vay tiền chỉ thuộc một trong 4 (bốn) dạng thức sau đây: - Vay có kỳ hạn, có lãi; - Vay có kỳ hạn, không lãi; - Vay không kỳ hạn, có lãi; và - Vay không kỳ hạn, không lãi. Lưu ý: Khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, cần xác định mức lãi suất từng thời điểm khác nhau khi thời gian vay kéo dài và mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng có sự thay đổi. Một hợp đồng vay tiền gồm có 3 (ba) thời điểm tính mức lãi suất cần phân biệt như sau: - Mức lãisuất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm hai bên giao dịch. - Mức lãisuất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm vi phạm nghĩa vụ thanh toán (ngày chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán). - Mức lãisuất cơ bản của Ngân hàng, vào thời điểm xét xử sơ thẩm. 1.2.3. Hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng VBQPPL: Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I) Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (mục 4 phần I) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán cần chú ý về hợp đồng vay tiền ở tổ chức Ngân hàng, Tín dụng có những quy định riêng cả về hình thức hợp đồng, việc tính lãi, tư cách chủ thể tham gia tố tụng. Việc tính lãi và cả lãi suất nợ quá hạn đối với các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng phải theo đúng hợp đồng đã ký kết và kể từ khi giao dịch cho đến khi thi hành án xong. Lưu ý là theo “Điều lệ” tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng chuyên doanh (như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển...), thì các Chi nhánh không có quyền tham gia tố tụng khi không có uỷ quyền của Tổng giám đốc; do đó, khi thụ lý, giải quyết các tranh chấp có Ngân hàng tham gia tố tụng cần kiểm tra về uỷ quyền hợp lệ. 1.2.4. Hợp đồng vay tiền có lãi nhưng không rõ về mức lãisuất VBQPPL: BLDS 2005 (khoản 2 Điều 476) Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản (điểm d mục 4 phần I) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đây là trường hợp Toà án áp dụng lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm xét xử sơ thẩm (giao dịch trước 01-01-2006) hoặc theo lãisuất cơ bản (trường hợp áp dụng BLDS 2005). Đây là trường hợp xác định được rằng bên vay và bên cho vay có thoả thuận có trả lãi nhưng chưa xác định mức lãi suất là bao nhiêu hoặc có tranh chấp về lãisuất (tranh chấp nhau về mức lãi đã được thoả thuận, không rõ là bao nhiêu). *Bảng so sánh tính lãi giữa các loại hợp đồng vay: Vay không lãi ------------------ - Lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm. - Tính 1 mức lãi suất cho cả thời gian từ khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến khi xét xử sơ thẩm. Vay có lãi ------------------ - Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố cho loại vay tương ứng, tại thời điểm vay. - Lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tính như trường hợp vay không lãi. Vay NH, TD -------------- --- Lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn đều tính theo hợp đồng. Không rõ lãi ------------------ Lãi suất bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay, tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm). 1.2.6. Hệ thống các văn bản vể lãisuất Từ 20-10-1992 Ngày Ngày Lãi suất cho vay Ghi chú STT Số quyết định quyết định 17- thực hiện quyết định 20-10- Ngắn hạnTrung dài hạn 1 222/QĐ-NH1 10- 1992 1992 2,7%/th 1,8%/th NHCPNT, HTXTD cho vay tối đa 3,5% 2 79/QĐ-NH1 16-4- 1993 3 184/QĐ-NH1 28-9- 1993 28- 20-4- 1993 2,3%/th 1,5%/th NHCPNT, HTXTD cho vay tối đa 3,0% 01-10- 1993 2,1%/th 1,2%/th NHCPNT, HTXTD cho vay tối đa 2,7% 01-01- 4 381/QĐ-NH1 12- 1995 1996 1,75%/th 1,7%/th NHCPNT, HTXTD cho vay tối đa 2,0% - 2,5% 5 191/QĐ-NH1 15-7- 1996 6 225/QĐ-NH1 27-8- 1996 16-7- 1996 1,6%/th 1,6%/th NHCPNT, CV trên địa bàn nông thôn tối đa 1,8% 01-9- 1996 1,5%/th 1,55%/th NHCPNT, CV trên địa bàn nông thôn tối đa 1,7% 7 266/QĐ-NH1 27-9- 1996 8 197/QĐ-NH1 28-6- 01-10- 1996 01-7- 1,25%/th 1,35%/th Địa bàn nông thôn tối đa 1,5% 1997 1997 1,0%/th 1,35%/th Địa bàn nông thôn tối đa 1,2% 9 39/QĐ-NHNN1 17- 01- 1998 21-01- 1998 1,2%/th 1,25%/th Lãi suất cho vay bằng VNĐ nói trên áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn. 10 01/99/CT NHNN129- 01- 1999 11 189/QĐ/NHNN1 29-5- 1999 12 266/QĐ NHNN130-7- 1999 13 05/99/CT NHNN101-9- 1999 14 383/QĐ NHNN122- 10- 1999 01-02- 1999 1,1%/th 1,15%/th 01-6- 1999 1,15%/th 1,15%/th 01-8- 1999 1,05%/th 1,05%/th 04-9- 1999 0,95%/th 0,95%/th Trần lãi suất đối với khu vực nông thôn 1,0% 25-10- 1999 0,85%/th 0,85%/th Trần lãi suất đối với khu vực nông thôn 1,0% 15 141/2000/QĐ NHNN121-4- 2000 16 241/2000/QĐ NHNN102-8- 2000 17 242/2000/QĐ NHNN102-8- 2000 01-5- 2000 05-8- 2000 05-8- 2000 Không vượt quá 0,75% + 0,3% Không vượt quá 0,75% + 0,5% Giảm 15% lãi suất cho vay bằng VNĐ của các NHTMNN đối với khu vực II miền núi Quyết định của Thống đốc NHNN về thay đổi cơ chế điều hành LS cho vay của TCTD đối với khách hàng Công bố lãi cho TCTD ấn định lãi xuất cho vay = VNĐ đối với khách hàng là 0,75%/tháng STT Số quyết định Ngày quyết định Ngày thực hiện quyết định Lãi suất cơ bảnGhi chú 18 296/2000/QĐ-NHNN1 06-9-2000 06-9-2000 0,75%/th 19 237/2001/QĐ-NHNN 28-3-2001 01-4-2001 0,7%/th 20 557/2001/QĐ-NHNN 26-4-2001 01-5-2001 0,65%/th 21 1247/2001/QĐ-NHNN 28-9-2001 01-10-2001 0,60%/th 22 547/2002/QĐ-NHNN 30-5-2002 01-6-2002 0,62%/th 23 285/2003/ QĐ-NHNN 31-3-2003 01-4-2003 0,625%/th 24 1127/2003/QĐ-NHNN 29-9-2003 01-10-2003 0,623%/th 25 1429/2003/QĐ-NHNN 30-10-2003 01-11-2003 0,625%/th 26 478/2004/QĐ-NHNN 29-4-2004 01-5-2004 đến ngày 31-5-2004 0,625%/th 2. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 2.3. Một số vấn đề có tính nguyên tắc 2.4. Xác định thiệt hại 2.4.3. Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm VBQPPL: BLDS 2005 (Điều 611) Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP (mục 3 phần II) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định cụ thể tại mục 3 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP nêu trên, gồm các khoản thiệt hại phải bồi thường là: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; và - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nói trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 (mười) tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Lưu ý: Mỗi khoản thiệt hại nêu trên đã được quy định chi tiết từ tiểu mục 3.1 đến tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Để thuận tiện cho việc hướng dẫn đương sự xuất trình chứng cứ, tập hợp các chứng cứ, Thẩm phán cần yêu cầu đương sự chuẩn bị một danh mục hệ thống các khoản bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. 3. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ 3.1. Thụ lý vụ án Cần xác định đúng đối tượng tranh chấp trong vụ án tranh chấp dân sự về thừa kế để xác định đúng điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 168 BLTTDS. Ví dụ: Phải xác định đối tượng tranh chấp là “nhà đất”, hay “đất”, hay là “tàisản khác” để xác định: - Đúng thời hạn, thời hiệu khởi kiện; - Các bên có phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai trước khi tòa án thụ lý vụ án hay không; hoặc - Vụ kiện có thuộc trường hợp không bắt buộc phải có biên bản hòa giải tại cơ sở trước khi tòa án thụ lý hay không. 3.1.4. Thông báo về việc thụ lý vụ án VBQPPL: BLTTDS (Điều 174) Thẩm phán cần thực hiện đúng các quy định về thông báo việc thụ lý vụ án. Đây cũng chính là một hoạt động nhằm thu thập chứng cứ. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trên cơ sở đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện cần lập ngay sơ đồ về hàng thừa kế và diện thừa kế. Sơ đồ cần thể hiện các nội dung: người để lại di sản, các thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, mối quan hệ giữa các người thừa kế với nhau và với những người để lại thừa kế. Trong nội dung thông báo cho những người thừa kế cần yêu cầu họ có ý kiến về: - Tàisản đang tranh chấp thuộc disản của ai, bao gồm những tàisản gì. - Các thời điểm mở thừa kế - Diện những người thừa kế và các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Ý kiến của họ về yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu cụ thể của họ. 3.3. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án thừa kế 4. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở 4.1. Những vấn đề chung về tố tụng và áp dụng pháp luật 4.1.1. Về thẩm quyền Công việc chính và kỹ năng thực hiện: • Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước 01-7-1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ c Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước 01-7-1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia: Đây là trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước khi Pháp lệnh nhà ở có hiệu lực thi hành, là trường hợp đã được quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10. Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước 01-7-1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia: Đây cũng là trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước khi Pháp lệnh Nhà ở có hiệu lực thi hành, là trường hợp đã được quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ UBTVQH11. Trường hợp mua bán nhà ở xảy ra trước ngày 01-7-1991 không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia thì áp dụng: - Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10. - Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC. - Công văn số 56/1999/KHXX ngày 17-6-1999 của Toà án nhân dân tối cao. Trước ngày 01-7-1991 (có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia) áp dụng: - Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Từ ngày 01-7-1991 đến trước ngày 01-7-1996 áp dụng: - Pháp lệnh về nhà ở. - Pháp lệnh HĐDS. - Quyết định số 297/CT ngày 02-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc giải quyết một số vấn đề về nhà ở. Từ ngày 01-7-1996 đến trước ngày 01-01-2006 áp dụng: - BLDS 1995; - Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP. Từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-7-2006 áp đụng: - BLDS 2005; - Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP. Từ ngày 01-7-2006 đến nay áp dụng: - Luật nhà ở; (Trường hợp có sự khác nhau giữa Luật nhà ở với pháp luật có liên quan về nhà ở thì áp dụng quy định của Luật nhà ở. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật nhà ở thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó - Điều 3 Luật nhà ở) - BLDS 2005; - Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP. Lưu ý: - Cùng với những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở, Thẩm phán cần phải áp dụng những quy định khác có liên quan. Các quy định pháp luật liên quan thường là những quy định liên quan đến xác định tư cách chủ thể của hợp đồng, liên quan đến quy định về sở hữu chung; phổ biến nhất là những quy định của pháp luật về thừa kế, pháp luật về hôn nhân và gia đình. - Khi áp dụng các quy định pháp luật có liên quan, nguyên tắc chung vẫn là áp dụng pháp luật ở thời điểm giao dịch (giao kết hợp đồng mua bán). Tuy vậy, có trường hợp phải áp dụng pháp luật ở thời điểm nhà ở được tạo lập hoặc chuyển dịch sở hữu để xác định chủ sở hữu hợp pháp của nhà ở. Ví dụ: Văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng ở thời điểm 1995 không có giá trị pháp luật (không phù hợp với Luật HN&GĐ 1986) nhưng văn bản tự chia nhà ở của vợ chồng vào năm 2001 là hợp pháp (phù hợp Luật HN&GĐ 2000) và bên được chia hoàn toàn được tự mình bán phần nhà ở đó. 4.2. Các bước cơ bản và những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở 4.2.1. Xác định hợp đồng có hiệu lực hay vô hiệu Thẩm phán phải thu thập chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nhà ở đang tranh chấp là hợp đồng có hiệu lực hay vô hiệu. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 122 BLDS 2005) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. - Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Điều 450 BLDS 2005). Hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn. - Trường hợp sau đây thì không cần chứng thực: Bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở. (điểm b khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Điều kiện để công nhận hợp đồng mua bán nhà ở được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP gồm 4 điều kiện như các giao dịch hợp pháp khác bao gồm: điều kiện về chủ thể; điều kiện về nội dung; điều kiện về ý chí tự nguyện; điều kiện về hình thức. Sự khác biệt nổi bật giữa hợp đồng mua bán nhà ở với các loại hợp đồng khác là quy định về hình thức hợp đồng với 2 điều kiện: - Phải được lập thành văn bản; - Phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng. (Trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở) Khi đã có đủ các điều kiện như nêu ở trên thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc với các bên, không phụ thuộc vào việc đã thi hành hợp đồng ở mức độ nào. Giao dịch dân sự có điều kiện (Điều 125 BLDS 2005) - Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. - Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì điều kiện đó được coi như là đã xảy ra. Nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy điều kiện xảy ra để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự thì điều kiện đó được coi như là không xảy ra. 4.2.1.1. Công nhận hợp đồng mua bán nhà ở với trường hợp giao dịch xảy ra trước ngày 01-7-1991 Trường hợp này phải áp dụng các văn bản pháp luật dưới đây để giải quyết. Hình thức của hợp đồng không đúng quy định tại thời điểm giao kết cũng vẫn được công nhận hiệu lực của hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Nếu bên mua đã trả đủ hoặc một phần tiền mua nhà; - Bên bán đã giao toàn bộ hoặc một phần nhà. Nếu thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà đã được hoàn tất thì coi như hợp đồng có hiệu lực (buộc phải thi hành những gì chưa thi hành) mà không phải xét về hình thức của hợp đồng (khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10). Những hợp đồng mua bán nhà ở mà toàn bộ hoặc một phần nội dung vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật dân sự thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần. Đây là quy định đặc biệt có tính hồi tố, do vậy cần căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự để xét tính chất của giao dịch đã xảy ra trước đó. Giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở xác lập trước 01-7-1991 có những quy định riêng về hiệu lực của hợp đồng, cũng có nghĩa việc thu thập chứng cứ phải phục vụ yêu cầu chứng minh về các sự kiện pháp lý đó. Ví dụ: thu thập chứng cứ chứng minh đã có việc giao một phần tiền mua nhà để chứng minh hợp đồng đã có đủ điều kiện công nhận. Trong quy định của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10, một số hành vi thực hiện hợp đồng lại được quy định làm căn cứ đánh giá hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ: Giao nhà, giao tiền, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu… Đây là quy định đặc biệt khác so với Bộ luật dân sự, nên cần phải hết sức chú ý. Giải thích khái niệm “Bên mua nhà ở” (điểm 4 mục 1 Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC) còn bao gồm: Người có tên cùng bên mua nhà ở, người thừa kế hợp pháp; trong trường hợp nhà được mua bán nhiều lần thì “bên mua nhà ở” là người mua cuối cùng (hoặc thừa kế hợp pháp của họ). 4.2.1.2. Công nhận hợp đồng mua bán nhà ở đối với giao dịch mua bán được xác lập từ ngày 01-7-1991 đến ngày 30-6-1996 Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đây là thời kỳ Pháp lệnh nhà ở có hiệu lực thi hành nhưng cần chú ý quy định về việc áp dụng Bộ luật dân sự theo thông tư liên ngành nói trên. 4.2.2. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Với loại hợp đồng mua bán nhà ở xác lập trong mỗi thời kỳ thì áp dụng pháp luật có hiệu lực tương ứng về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nhà ở nói riêng để xác định các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà, bên bán nhà. Với các hợp đồng đã có hiệu lực thì thỏa thuận của các bên (ngoài những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật) cũng ràng buộc như pháp luật, tạo nên quyền hợp pháp hoặc nghĩa vụ của các bên. Ví dụ: Hợp đồng có thể quy định thời hạn cụ thể cho mỗi lần trả tiền, nếu có vi phạm, 1 bên có quyền yêu cầu hủy hợp đồng. Do các quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện trong hợp đồng nên văn bản hợp đồng và những văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng là những tài liệu phải được thu thập. 4.2.3. Xác định vi phạm và giải quyết vi phạm đối với hợp đồng có hiệu lực Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu hợp đồng không quy định thì không thể hủy hợp đồng vì trong hợp đồng mua bán nhà ở không có quy định của pháp luật về trường hợp đương nhiên hủy hợp đồng khi một bên có vi phạm. Yêu cầu tiếp tục hợp đồng bao gồm thực hiện nghĩa vụ trả tiền - Đối với trường hợp mua bán nhà ở xác lập trước ngày 01-7-1991 thì theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 tiền phải trả phải tính theo thời giá (trả đủ theo tỷ lệ % tiền chưa trả theo giá nhà ở thời điểm trả tiền – cũng là thời điểm xét xử sơ thẩm). - Đối với các trường hợp khác (sau ngày 01-7-1991) chưa có quy định trả theo thời giá nhưng áp dụng triệt để các quy định về bồi thường thiệt hại thì cũng bao gồm chênh lệch về giá nhà. - Trong mọi trường hợp có việc phải tiếp tục trả tiền nhà còn thiếu đều phải xác định giá nhà ở thời điểm có vi phạm và thời điểm giải quyết tranh chấp. Lưu ý: Không nhầm lẫn giữa hợp đồng có hiệu lực với hợp đồng đã được hoàn thành (đã thực hiện xong) hay việc làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu (sang tên, trước bạ). Việc đăng ký trước bạ là một hành vi thực hiện hợp đồng chứ không phải hành vi giao kết hợp đồng, không phải là căn cứ để công nhận hay hủy hợp đồng (chỉ riêng việc mua bán nhà ở trước ngày 01-7-1991 thì thủ tục chuyển quyền sở hữu đã được hoàn tất là điều kiện để công nhận hợp đồng). 4.2.4. Giải quyết hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu 4.2.4.1. Xác định hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu Thẩm phán phải xác định hợp đồng vô hiệu thuộc trường hợp nào, vi phạm điều kiện nào trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của BLDS 2005 thì vô hiệu. Lưu ý: (từ Điều 128 đến Điều 138 BLDS 2005) - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 134 BLDS 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần (Điều 135 BLDS 2005). Lưu ý: Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 138 BLDS 2005) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hợp đồng vi phạm một trong những điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS 2005 là hợp đồng vô hiệu. Điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định điều kiện “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Vi phạm điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 130 BLDS 2005: vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định điều kiện hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Thực tế, để thi hành đúng Bộ luật dân sự, thì phải hiểu điều kiện này là “phù hợp với quy định của pháp luật” chứ không phải chỉ là “không trái pháp luật”. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 quy định điều kiện của hình thức hợp đồng. Hình thức của hợp đồng mua bán nhà được quy định tại Điều 450 BLDS 2005 là phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng - điểm d tiểu mục 2.1 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). Theo quy định tại Điều 450 BLDS 2005 trong trường hợp pháp luật có quy định khác thì không phải công chứng hoặc chứng thực. 4.2.4.2. Giải quyết hậu quả hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu Thẩm phán cần nắm vững những quy định chung về giải quyết hợp đồng vô hiệu cũng như những quy định về giải quyết từng loại hợp đồng vô hiệu cụ thể. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Điều 137 BLDS 2005 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nói chung. Điều này mang tính nguyên tắc chung cho việc giải quyết hậu quả các loại hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, cần xác định một hợp đồng cụ thể đã vô hiệu thuộc loại vi phạm nào thì áp dụng quy định riêng của pháp luật cho trường hợp đó. - Vô hiệu do vi phạm điều cấm thì áp dụng quy định tại Điều 137 BLDS 1995. So sánh Điều 137 BLDS 1995 với Điều 128 BLDS 2005 có sửa đổi bổ sung: Theo Điều 137 BLDS 1995, thì chỉ bồi thường thiệt hại nếu một bên có lỗi; nếu hai bên cùng có lỗi thì tự chịu phần thiệt hại của mình. Điều 128 BLDS 2005 không có quy định này. - Điều 139 BLDS 1995 (Điều 134 BLDS 2005) quy định về hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức (được quy định cụ thể tại điểm b tiểu mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). Tòa án ra quyết định buộc các bên đến cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện hình thức của hợp đồng trong thời hạn 1 tháng. Quá thời hạn này, bên không thực hiện việc hoàn thiện về hình thức của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Điều 134 BLDS 2005 không quy định "bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại’’. - Quy định về xác định lỗi và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu (các điểm a và b tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). Quy định về xác định thiệt hại bao gồm việc định giá nhà và quyền sử dụng đất theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm (điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP). Lưu ý: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 137 BLDS 2005 sẽ không áp dụng trong trường hợp tàisản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. 4.2.5. Giải quyết về đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở Đặt cọc là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng phổ biến trong giao dịch mua bán nhà ở. Tòa án thường phải giải quyết quan hệ đặt cọc cùng với giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, không phải là một phần của hợp đồng mua bán nhà ở nên không phải cứ hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì đặt cọc vô hiệu. Đặt cọc có hiệu lực khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS 1995 (Điều 122 BLDS 2005), trong đó về hình thức phải được lập thành văn bản (Điều 363 BLDS 1995, Điều 358 BLDS 2005) nhưng không đòi hỏi như hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng, chứng thực. Giao dịch đặt cọc có thể chỉ bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng (có trước hợp đồng mua bán và độc lập với hợp đồng) cũng có thể chỉ để thực hiện hợp đồng hoặc vừa đảm bảo cho việc giao kết vừa đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng (có thể được ghi ngay vào hợp đồng mua bán nhà ở nhưng phải phân biệt đặt cọc là một giao dịch bảo đảm thực hiện hợp đồng chứ không phải là một nội dung của hợp đồng). Giải quyết về giao dịch đặt cọc phải theo quy định đặt cọc của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại mục 1 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP. 4.2.6. Giải quyết một số tranh chấp về nhà đất có người Việt Nam định cư ở nước ngoài 4.2.6.1. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng góp với đất nước, Nhà văn hóa; Nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sinh sống ổn định tại Việt Nam; Trường hợp không thuộc các diện đối tượng nói trên nhưng đã về Việt Nam cư trú thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên (trong cùng thời gian cư trú tại Việt Nam), thì được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ. Do đó, các chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói trên, nếu thời điểm khi họ gửi tiền về để mua nhà ở và nhờ người khác đứng tên dùm thì họ chưa thuộc diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, nhưng khi tranh chấp xảy ra họ đã thuộc diện có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, thì khi giải quyết việc tranh chấp giữa họ với người đứng tên mua nhà dùm cho họ, Tòa án cần công nhận cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện nói trên được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất mà họ đã mua và nhờ người khác đứng tên dùm. 4.2.6.2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, đã gửi tiền về nhờ bạn bè, người thân mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và nhờ họ đứng tên dùm trong hợp đồng mua bán nhà và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, thì khi tranh chấp giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người đứng tên dùm trong giấy tờ nhà đất cần giải quyết như sau: - Phải xác định giao dịch giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với người đứng tên dùm trong giấy tờ nhà đất là giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Như vậy, khi giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà, có yêu cầu đòi lại nhà đất do người khác đứng tên dùm, thì Tòa án công nhận cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người khác đứng tên dùm được quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đó. Tuy nhiên, Điều 128 và Điều 137 của BLDS 2005 không quy định phải tịch thu tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được từ giao dịch không hợp pháp. Do đó, tùy trường hợp mà xử lý như sau: + Trong trường hợp này phải định giá quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và nếu người đứng tên dùm có nhu cầu sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đó thì công nhận cho họ được sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Đồng thời buộc ho phải thanh toán cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bằng đúng số tiền (vàng) đã bỏ ra để mua nhà đất. + Trong trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm định giá để xét xử cao hơn giá lúc mua, thì số tiền (vàng) chênh lệch được chia đôi mỗi bên được nhận ½. + Trong trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm định giá để xét xử thấp hơn giá lúc mua, thì người đứng tên dùm được sở hữu nhà đất chỉ phải hoàn lại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoàisố tiền (vàng) đúng giá trị theo định giá tại thời điểm xét xử. - Trong trường hợp người đứng tên dùm không đồng ý nhận nhà hoặc không đủ điều kiện trả tiền (vàng) mua nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài để sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì Tòa án tuyên phát mãi căn nhà và đất đó: + Trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm phát mãi thi hành án cao hơn giá lúc mua, thì trả cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài bằng đúng số tiền (vàng) đã bỏ ra để mua nhà đất, còn số tiền (vàng) chênh lệch được chia đôi mỗi bên được nhận ½. + Trường hợp giá trị nhà và quyền sử dụng đất tại thời điểm phát mãi thi hành án thấp hơn giá lúc mua, thì chỉ phải hoàn lại cho người Việt Nam định cư ở nước ngoàisố tiền (vàng) đúng giá trị phát mãi thi hành án. 5. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ LYHÔN 5.1. Thụ lý và thông báo thụ lý vụ án 5.1.1. Thẩm quyền giải quyết vụ án Thẩm phán phải xác định chính xác về thẩm quyền giải quyết vụ án (phải xác định đó là vụ án hay việc về hôn nhân gia đình, thuộc phạm vi áp dụng của Điều 27 hay Điều 28 BLTTDS). Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo cấp toà án. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Các tranh chấp về ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định tại Điều 27 BLTTDS và được xác định theo đơn khởi kiện của đương sự. - Ly hôn không có tranh chấp về việc nuôi con, chia tàisản khi ly hôn; - Ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con hoặc có tranh chấp về chia tàisản khi ly hôn; - Ly hôn có cả tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về tàisản khi ly hôn; - Thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, hoặc tranh chấp cả về nuôi con và chia tài sản khi thuận tình ly hôn. Thẩm quyền theo lãnh thổ - Theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS); - Các đương sự có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của nguyên đơn giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS); Thẩm quyền theo cấp tòa án: Sau khi thực hiện việc tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện thì chỉ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 33 BLTTDS) khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây: - Có đương sự ở nước ngoài; - Tàisản có tranh chấp ở nước ngoài; - Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn - Được chọn khởi kiện ở Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc cuối cùng của bị đơn nếu không biết nơi cư trú hay nơi làm việc của bị đơn hoặc do bị đơn cố tình giấu địa chỉ (điểm a khoản 1 Điều 36 BLTTDS); - Được chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 36 BLTTDS). 5.1.2. Điều kiện thụ lý Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Nộp tiền tạm ứng án phí: - Tiền tạm ứng án phí ly hôn (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA); - Tiền tạm ứng án phí tranh chấp chia tàisản chung (khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh APLPTA). Điều kiện về thời gian một năm sau khi bị bác đơn xin ly hôn mới được khởi kiện lại xin ly hôn (Điều 86 Luật HN&GĐ; điểm c mục 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). Trường hợp chưa thụ lý việc xin ly hôn của người chồng nếu người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là trường hợp chưa đủ điều kiện để khởi kiện (hạn chế quyền khởi kiện) theo Điều 85 BLTTDS và theo mục 6 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Không áp dụng trường hợp này khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà có đơn khởi kiện ly hôn. 5.1.3. Thông báo thụ lý vụ án Phải bảo đảm việc thực hiện thông báo thụ lý vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Cần chú ý việc triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. Ví dụ: Người có tranh chấp về tài sản đối với vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn (mà vợ chồng đó có tranh chấp về tài chung); người cho vay đối với vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn; người vay tiền của vợ chồng đang có đơn khởi kiện ly hôn (mà vợ chồng đó có tranh chấp về tài chung). Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thông báo cho bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 174 BLTTDS. Xem xét các yêu cầu phản tố (nếu có), các yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (nếu có). Điều 176 và Điều 177 BLTTDS. 5.2. Thu thập chứng cứ Việc thu thập chứng cứ trong vụ án ly hôn có những đặc trưng riêng. Thẩm phán cần chú ý về những đặc trưng này như về những loại giấy tờ cần giao nộp, những biện pháp thu thập chứng cứ để xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Các giấy tờ cần giao nộp trong vụ án ly hôn thường là: - Bản sao giấy đăng ký kết hôn; - Bản sao giấy khaisinh của các con (nếu có con); - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ đăng ký hộ khẩu thường trú (xuất trình cùng bản chính); - Các chứng cứ chứng minh tàisản chung của vợ chồng (nếu có yêu cầu chia tàisản chung của vợ chồng)… Các giấy tờ, tài liệu nói nói trên phải là bản sao có chứng thực hoặc Thẩm phán phải tự mình đối chiếu bản sao với bản chính. Nếu là giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài gửi về thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (Điều 418 BLTTDS). Hướng dẫn cho đương sự tự khai (Điều 86 BLTTDS) - Với nguyên đơn và bị đơn cần nêu rõ yêu cầu về quan hệ hôn nhân; về việc nuôi con; về những tài sản đã thỏa thuận được chỉ yêu cầu công nhận; về những tàisản có tranh chấp và yêu cầu giải quyết; - Với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì trình bày về quyền và nghĩa vụ liên quan của họ. Trực tiếp xác minh, thu thập chứng cứ (Điều 85 BLTTDS) - Xác định tình trạng hôn nhân thường phải qua phản ánh của những người có quan hệ gần gũi (như cha, mẹ); cơ quan quản lý của vợ chồng; tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt. - Việc nuôi con phải kèm theo xác định về thu nhập của cha mẹ. - Ý kiến của con nếu con đã đủ 9 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ). - Xác minh về nhà đất thường phải cụ thể để có thể chia hiện vật cho cả hai bên. - Việc định giá tài sản thường là gồm nhiều loại tài sản chứ không chỉ riêng nhà đất (Điều 92 BLTTDS; mục 12 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP). 5.3. Hòa giải, chuẩn bị xét xử Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, hoà giải là một hoạt động tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự bình thường, Thẩm phán phải hoà giải về quan hệ hôn nhân, phân tích để họ đoàn tụ, khôi phục tình cảm vợ chồng. Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc và có thể thực hiện sớm, không phải chờ việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản. Trường hợp không được hòa giải là trường hợp đã xác định được quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 181 BLTTDS). Trường hợp không tiến hành hòa giải được là bao gồm: Trường hợp quy định tại Điều 182 BLTTDS do bị đơn cố tình vắng mặt đến lần thứ hai; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở tù…); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự. Hòa giải với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ cần hòa giải giữa các đương sự liên quan (Điều 184 BLTTDS). Ví dụ: Về một khoản nợ chung, chỉ cần hòa giải giữa chủ nợ và vợ, chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác). Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 187 BLTTDS, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). Lưu ý: Đối với vụ án (hoặc việc) về hôn nhân và gia đình, thì hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc (Điều 10 BLTTDS). Cần phải xác định hòa giải đoàn tụ thành là hòa giải thành. Ngược lại, hòa giải đoàn tụ không thành, dẫn đến công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn, thì đó là trường hợp hòa giải không thành và chỉ là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về thuận tình ly hôn. Các quyết định khác được thực hiện như trong các vụ án dân sự khác: - Tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 189 BLTTDS) - Đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 192 BLTTDS) - Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 195 BLTTDS) 5.4. Một số vấn đề cần chú ý trong giải quyết vụ án ly hôn 5.4.1. Xác định tính chất quan hệ hôn nhân 5.4.1.1. Hôn nhân vi phạm chế độ “một vợ, một chồng” nhưng vẫn có thể được công nhận hợp pháp Kết hôn ở miền Bắc trước khi Luật HN&GĐ 1959 có hiệu lực (trước 13-01-1960). Kết hôn ở miền Nam trước thời điểm Luật HN & GĐ 1959 có hiệu lực ở miền Nam (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP về việc công bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ 1959 - ngày 25-3-1977). Trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác (Thông tư 60/TATC ngày 22-02- 1978 của TANDTC). 5.4.1.2. Công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không có đăng ký kết hôn Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Loại quan hệ vợ, chồng được xác lập trước Luật HN&GĐ 1986 có hiệu lực, tức là trước ngày 03-01-1987 (điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10) được khuyến khích đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) chứ không bắt buộc phải đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân hợp pháp được tính từ ngày xác lập quan hệ hôn nhân (từ ngày họ chung sống với nhau). Loại quan hệ vợ, chồng xác lập trong thời kỳ Luật HN&GĐ 1986 có hiệu lực (từ 03-01-1987 đến 01-01-2001) cần phân biệt: - Có thời gian để thực hiện việc đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) từ 01-01-2001 đến 01-01-2003. Đăng ký đúng trong hạn nêu trên sẽ được tính thời kỳ hôn nhân hợp pháp từ thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng (điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10; Điều 7 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP). - Trường hợp đã làm thủ tục để Đăng ký kết hôn đúng trong thời hạn (từ 01-01-2001 đến 01-01-2003) nhưng chưa thực hiện xong việc đăng ký cũng được công nhận về quan hệ vợ, chồng như đăng ký trong hạn (Kết luận số 84a/UBTVQH11). Tiêu chí để xác định “quan hệ vợ, chồng được xác lập” được quy định cụ thể tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT TANDTC-VKSNDTC-BTP. 5.4.1.3. Hôn nhân có vi phạm về tuổi kết hôn Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Giải thích về tuổi kết hôn là “nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18” (điểm a mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). Truờng hợp đến thời điểm tranh chấp, xin ly hôn, cả hai bên đều đã đến tuổi kết hôn, đã có quá trình chung sống bình thường thì được giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (điểm d.1 mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). 5.4.1.4. Những trường hợp không thuộc diện hủy việc kết hôn trái pháp luật, nhưng cũng không giải quyết ly hôn mà tuyên bố không công nhận là vợ chồng Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Có đăng kí kết hôn nhưng không phải do cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Luật HN&GĐ thực hiện (điểm b mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP). Có đăng kí kết hôn nhưng không theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14 Luật HN&GĐ (điểm c mục 2 Nghị quyết số 02/2002 NQ HĐTP). Các trường hợp chung sống không có đăng kí kết hôn kể từ 03-01-1987 mà sau ngày 01-1-2003 không thực hiện việc đăng ký kết hôn. 5.4.2. Xác định tàisản riêng của vợ, chồng Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Các quy định khái niệm về tàisản riêng được quy định tại Điều 16 Luật HN&GĐ 1986, Điều 32 Luật HN&GĐ 2000, bao gồm: - Những điểm giống nhau giữa Luật HN&GĐ 1986 và Luật HN&GĐ 2000 là: + Tàisản có trước kết hôn. + Tàisản được cho riêng hoặc thừa kế riêng. - Những điểm khác nhau giữa Luật HN&GĐ 1986 và Luật HN&GĐ 2000 là: + Chia tàisản trong thời kỳ hôn nhân, theo Luật HN&GĐ 1986 phải do Tòa án thực hiện (Điều 18 và Điều 42) còn theo Luật HN&GĐ 2000 thì không nhất thiết phải do Tòa án phân chia (Điều 29). Nhà cấp cho người có công với cách mạng (tiểu mục 1.1 mục 1 phần III Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP) được xác định là tài sản riêng của người được cấp. Việc đứng tên đăng ký đối với tàisản riêng: - Quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả tên của vợ và chồng (khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ) - Khi có tranh chấp, không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000; mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP; Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). 5.4.3. Chia nhà đất khi ly hôn Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Quyền được chia hiện vật về nhà ở (nhà có thể chia được thì phải chia) Điều 98 Luật HN&GĐ Quyền sử dụng đất của vợ chồng nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất (kể cả đất nông nghiệp trồng cây lâu hàng năm) thì vẫn phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng (khoản 2 Điều 87 Luật HN&GĐ). Trường hợp bên có nhu cầu và điều kiện sử dụng đất (đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm) nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất bên đó được hưởng thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ 3 (điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70/2001/NĐ-CP). Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà (khoản 1 Điều 28 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Giải quyết về diện tích xây dựng thêm trong trường hợp thuê nhà của tư nhân (khoản 4 Điều 29 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). · Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HN&GĐ; Điều 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). 5.4.4. Việc nuôi con khi ly hôn Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Xác định con chung: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng (Điều 63 Luật HN&GĐ; mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). Nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con (khoản 2 Điều 63 Luật HN&GĐ). Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92 Luật HN&GĐ; mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ HĐTP). Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người (khoản 2 Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP) Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn (Điều 56 Luật HN&GĐ) quy định về việc có thể thanh toán tiền cấp dưỡng 1 lần (mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP). Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong một số trường hợp đặc biệt (các điều 41, 42 và 43 Luật HN&GĐ). 6. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI 6.1. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh thương mại Về thủ tục giống như thủ tục giải quyết vụ án dân sự (xem tiểu mục 1.1 mục 1 chương A Phần thứ ba Sổ tay Thẩm phán) Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thủ tục nhận đơn, kiểm tra đơn khởi kiện, cũng như việc xác định thẩm quyền, thời hiệu khởi kiện… giống như thủ tục giải quyết vụ án dân sự (xem tiểu mục 1.1 mục 1 chương A Phần thứ ba Sổ tay Thẩm phán). Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế (điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). Khi nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện (hợp đồng kinh tế) để xác định trong vụ tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Nếu có căn cứ cho thấy trong vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài thì Toà án căn cứ vào điểm e Điều 168 BLTTDS để trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. (tiểu mục 1.1 mục 1 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP). Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án Toà án mới phát hiện được trong vụ tranh chấp đó các bên đã có thoả thuận trọng tài, thì Toà án căn cứ vào Điều 168, khoản 2 Điều 192 và Điều 193 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn kiện cho đương sự. (tiểu mục 1.1 mục 1 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP). Thẩm quyền của TAND các cấp: - TAND cấp huyện giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 29 của BLTTDS; - TAND cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại được qui định từ điểm k đến điểm o khoản 1 Điều 29 và tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của BLTTDS. Khi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử vụ án phát hiện ra vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà kinh tế thìsẽ xử lý theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải xem xét xác định vụ án thuộc loại án cụ thể nào trong số những loại án được quy định tại Điều 29 BLTTDS để áp dụng đúng luật chuyên ngành điều chỉnh loại quan hệ pháp luật đó. Khi giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại Thẩm phán phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì Thẩm phán áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì Thẩm phán áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên. (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP). 6.2. Giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại cụ thể 6.2.1. Giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Từ điểm a đến điểm e Điều 29 của BLTTDS. Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, Thẩm phán cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điểm nào của khoản 1 Điều 29 của BLTTDS để áp dụng những quy định tương ứng của Luật TM điều chỉnh. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật TM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể : - Mua bán hàng hóa (từ Điều 24 đến Điều 73 Luật TM; từ Điều 3 đến Điều 15 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP); - Cung ứng dịch vụ (từ Điều 74 đến Điều 87 Luật TM); - Đại diện, đại lý (từ Điều 141 đến Điều 149 và từ Điều 166 đến Điều 177 Luật TM; từ Điều 21 đến Điều 28 của Nghị định số 12/2006/NĐ CP); - Thuê, cho thuê, thuê mua (từ Điều 269 đến Điều 283 Luật TM); - Về hợp đồng vô hiệu thì căn cứ vào Điều 122 và từ Điều 127 đến Điều 138 của BLDS 2005; Giải quyết quan hệ tranh chấp thuê, cho thuê, thuê mua, Thẩm phán cần lưu ý: - Đối với quan hệ hợp đồng “thuê, cho thuê, thuê mua” hàng hóa thì áp dụng Luật TM giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện; - Đối với quan hệ hợp đồng “Cho thuê tài chính”, đây là là hoạt động tín dụng trung và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Áp dụng Nghị định số 16/2001/NĐ-CP và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP để giải quyết. Thẩm quyền giải quyết là của TAND cấp tỉnh. Khi áp dụng các chế tài thương mại, Thẩm phán cần chú ý quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại (Điều 307 Luật TM). Cụ thể : - Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; - Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại. Bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, tương ứng với thời gian chậm trả. (Điều 306 Luật TM). Bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. (khoản 13 Điều 3 Luật TM). 6.2.2. Giải quyết tranh chấp về vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường đường biển Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển bao gồm: - Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (từ Điều 70 đến Điều 97 BLHHVN 2005); - Hợp đồng vận chuyển theo chuyến (từ Điều 98 đến Điều 118 BLHHVN 2005). Chứng từ vận chuyển bao gồm: Vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Vận đơn có ba chức năng : - Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; - Là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng; - Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Vận đơn có thể được ký phát dưới các dạng sau đây: - Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh; - Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh; - Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh. Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó. Chuyển nhượng vận đơn: - Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp. - Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp. - Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hoá được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện. Giấy gửi hàng đường biển: - Là bằng chứng về việc hàng hoá được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; - Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; và - Không được chuyển nhượng. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thoả thuận về nội dung, giá trị. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá hàng hóa trước thời hạn đó. Việc xử lý hàng hoá do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc người vận chuyển chưa nhận được sự bảo đảm thoả đáng. Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hoá vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là 1 (một) năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng. Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 2 (hai) năm, kể từ ngày người khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm. Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển (từ Điều 123 đến Điều 137 BLHHVN 2005). Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ và mất mát, hư hỏng hành lý là 2 (hai) năm. Thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND cấp tỉnh. Thẩm phán cần lưu ý: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển có yếu tố nước ngoài mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam. (điểm b khoản 1 Điều 411 BLTTDS). Việc bắt giữ tàu biển được thực hiện theo PLTTBGTB có hiệu lực từ ngày 01-7-2009 (xem Phần thứ Sáu - Bắt giữ tàu biển của Sổ tay Thẩm phán). 6.2.3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tàisản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận (Điều 51 Luật CTCTD); Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tổ chức tín dụng không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay; Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tàisản hình thành từ vốn vay; Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kể từ ngày 19-5-2008 trở đi mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãisuất cơ bản theo Quyết định số 1099/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Lãisuất nợ quá hạn: Mức lãisuất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Thẩm phán phải theo dõi lãisuất cơ bản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Bảng lãisuất cơ bản, lãisuất tái cấp vốn và lãisuất chiết khấu của Ngân hàng nhà nước quy định từ ngày 19-5-2008 đến nay GIAI ĐOẠN LÃI SUẤT CƠ BẢN LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU Từ ngày Mức (%) Văn bản áp dụng Mức (%) Văn bản áp dụng Mức (%) Văn bản áp dụng 19/5/08 12 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 13 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 11 1098/QĐ-NHNN 19/5/2008 1/6/2008 12 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 13 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 11 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 11/6/2008 14 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 15 1326/QĐ-NHNN 10/6/2008 13 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 1/7/2008 14 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 15 1326/QĐ-NHNN 10/6/2008 13 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 1/9/2008 14 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 15 1326/QĐ-NHNN 10/6/2008 13 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 1/10/2008 14 2131/QĐ-NHNN 25/9/2008 15 1326/QĐ-NHNN 10/6/2008 13 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 10/21/2008 13 3216/QĐ-NHNN 20/10/2008 14 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 12 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 11/5/2008 12 2559/QĐ-NHNN 03/11/2008 13 2561/QĐ-NHNN 03/11/2008 11 2561/QĐ-NHNN 03/11/2008 21/11/2008 11 2809/QĐ-NHNN 20/11/2008 12 2810/QĐ-NHNN 20/11/2008 10 2810/QĐ-NHNN 20/11/2008 5/12/2008 10 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 22/12/2008 8.5 3161/QĐ-NHNN 11 2949/QĐ-NHNN 03/12/2008 9 2949/QĐ-NHNN 03/12/2008 19/12/2008 9.5 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 7.5 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 1/2/2009 7 172/QĐ-NHNN 23/01/2009 8 173/QĐ-NHNN 23/01/2009 6 173/QĐ-NHNN 23/01/2009 1/3/2009 7 378/QĐ-NHNN 24/02/2009 Về thẩm quyền giải quyết: - TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của BLTTDS. - Tòa Kinh tế TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh, có mục đích lợi nhuận. Khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng, Thẩm phán phải áp dụng Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN và các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng có liên quan trong bản chỉ dẫn. Lưu ý: - Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, trong bản án, quyết định của Toà án phải tuyên rõ tổng số nợ của cá nhân, tổ chức phải trả cho tổ chức tín dụng là bao nhiêu, trong đó nợ gốc phải trả là bao nhiêu, lãi tính đến ngày xét xử là bao nhiêu. Kể từ ngày tiếp theo ngày Tòa án xét xử, bên phải thi hành án còn phải chịu lãi suất nợ quá hạn (cần xác định cụ thể, căn cứ vào mức lãi các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhân với 150%) trên số nợ gốc cho đến khi trả hết nợ gốc. - Cần xử lý tài sản trong giao dịch bảo đảm (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ…) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, BLDS và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, trong trường hợp bên phải thi hành án không trả được nợ cho tổ chức tín dụng. 6.2.4. Giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. (khoản 2 Điều 6 Luật CK). Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. (khoản 1 Điều 85 Luật DN). Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. (khoản 3 Điều 6 Luật CK). Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với ngườisở hữu trái phiếu (Điều 2 Nghị định số 52/2006/NĐ-CP). Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần. (Điều 89 Luật DN 2005). Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định. Giấy tờ có giá bao gồm: - Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Hối phiếu đòi nợ có các nội dung theo quy định Điều 16 Luật CCCCN. - Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng; Hối phiếu nhận nợ có các nội dung theo quy định Điều 53 Luật CCCCN. - Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. Séc có các nội dung theo quy định tại Điều 58 Luật CCCCN. - Các công cụ chuyển nhượng khác. Hoạt động chào bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán chịu sự điều chỉnh của Luật CK. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải tuân thủ Luật CK. Nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán: - Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân; - Công bằng, công khai, minh bạch; - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; - Tự chịu trách nhiệm về rủi ro và tuân thủ quy định của pháp luật (Điều 4 Luật CK). Thời hiệu khởi kiện đối với giấy tờ có giá (công cụ chuyển nhượng) như sau: - Người thụ hưởng có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người bảo lãnh, người chuyển nhượng, người chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền được thanh toán trong thời hạn 3 (ba) năm, kể từ ngày công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán(khoản 1 Điều 78 Luật CCCCN); - Người có liên quan bị khởi kiện có quyền khởi kiện người ký phát, người phát hành, người chuyển nhượng trước mình, người bảo lãnh, người chấp nhận về số tiền được thanh toán trong thời hạn 2 (hai) năm, kể từ ngày người có liên quan này hoàn thành nghĩa vụ thanh toán công cụ chuyển nhượng. (khoản 2 Điều 78 Luật CCCCN) Thời hiệu khởi kiện về việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu là 2 (hai) năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm (Điều 159 BLTTDS). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (điểm l khoản 1 Điều 29 và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS). Khi giải quyết tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, Thẩm phán cần lưu ý việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác có thể được tiến hành giữa cá nhân với cá nhân không có đăng ký kinh doanh và tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa Kinh tế TAND cấp tỉnh. 6.2.5. Giải quyết tranh chấp về bảo hiểm Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Các loại hợp đồng bảo hiểm: - Hợp đồng bảo hiểm con người; - Hợp đồng bảo hiểm tàisản; - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định từ Điều 224 đến Điều 257 của BLHHVN. Đối với những vấn đề mà BLHHVN không quy định thì áp dụng Luật KDBH. Hợp đồng bảo hiểm phải lập thành văn bản và có những nội dung quy định tại Điều 13 Luật KDBH. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định. Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không được phép hoạt động tại Việt Nam bị coi là vô hiệu (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP). Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là 3 (ba) năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật KDBH). Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là 2 (hai) năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 257 BLHHVN). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm: - TAND cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức không nhằm mục đích sinh lợi quy định tại khoản 3 Điều 25 BLTTDS. Ví dụ: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; cá nhân mua bảo hiểm xe cơ giới… - TAND cấp tỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ký giữa tổ chức bảo hiểm với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và nhằm mục đích lợi nhuận. 6.2.6. Giải quyết tranh chấp về xây dựng Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (Điều 3 Luật XD). Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; - Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; - Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình (Điều 3 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP). Người quyết định đầu tư hoặc người uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định tại Điều 22 của NĐ 209/2004/NĐ-CP. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng: - Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu; - Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thờisau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: - Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I; - Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại (khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP). Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau: - 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng thuộc loại công trình cấp đặc biệt, cấp I; - 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây dựng còn lại (khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng được thục hiện theo Điều 30 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Khi có sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư phải báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng. Đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước,mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng. (Điều 110 Luật XD). Thời hiệu khởi kiện về xây dựng là 2 (hai) năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm (Điều 159 BLTTDS). Tranh chấp về hợp đồng xây dựng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 29, điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS. 6.2.7. Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điều 41, 42, 43 và 44 Luật DN. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại Điều 43 của Luật DN thì thành viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng không bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật DN (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP). Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật DN . Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tàisản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm a tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty (điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 29 và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS). Khi giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, Thẩm phán cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau: Sổ đăng ký thành viên, Giấy chứng nhận phần vốn góp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn được sự đồng ý của các thành viên công ty (nếu liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác); Điều lệ Công ty… để đối chiếu với các quy định của Luật DN và Nghị định số 139/2007/NĐ-CP và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP. 6.3. Giải quyết việc kinh doanh, thương mại 6.3.1. Hủy quyết định Trọng tài thương mại Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Hủy quyết định Trọng tài thương mại là một trong những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam. Quyền yêu cầu huỷ quyết định trọng tài: Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 51 Pháp lệnh TTTM. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây: - Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; - Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản (Điều 9 Pháp lệnh TTTM). Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp quy định tại Điều 10 Pháp lệnh TTTM. Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Sau khi nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh TTTM, Toà án thông báo ngay cho bên yêu cầu phải nộp lệ phí là 300.000 đồng (Pháp lệnh APLPTA 2009). Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án. Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một HĐXX gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên tòa mà không được HĐXX đồng ý thì HĐXX vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Khi xét đơn yêu cầu, HĐXX không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh TTTM, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh TTTM để ra quyết định. Căn cứ để huỷ quyết định trọng tài: - Không có thoả thuận trọng tài; - Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh TTTM; - Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh TTTM; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ; - Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh TTTM; - Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 54 Pháp lệnh TTTM). Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định các bên có quyền kháng cáo. Đối với bên không có mặt tại phiên toà sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho bên vắng mặt; Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 (mười lăm) ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ phí kháng cáo, Toà án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ lên Toà án nhân dân tối cao. 6.3.2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài: Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài: Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án Việt Nam thông qua Bộ Tư pháp thông báo kết quả xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã gửi đơn yêu cầu và cá nhân, cơ quan tổ chức khác có liên quan đến quyết định đó của Toà án Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành từ Việt Nam ra nước ngoài. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam và phải có các nội dung chính quy định tại Điều 364 BLTTDS. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 365 BLTTDS. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 của BLTTDS. Trong trường hợp Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ cho Toà án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho biết đang xem xét hoặc đã huỷ bỏ, đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài thì Bộ Tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho Toà án biết. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành và Viện kiểm sát cùng cấp biết. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu: Trong thời hạn 2 (hai) tháng kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Toà án ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 368 của BLTTDS. Toà án phải mở phiên họp xét đơn trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 10 (mười) ngày, trước ngày mở phiên họp; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Toà án để mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của BLTTDS, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định. Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp quy định tại Điều 370 của BLTTDS. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều 368 và Điều 369 của BLTTDS, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án quy định tại Điều 368 và Điều 369 của BLTTDS. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 (mười lăm) ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định. Huỷ quyết định công nhận và cho thi hành: - Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt Nam thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài và gửi quyết định đó cho Toà án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. - Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Toà án Việt Nam đã ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ra quyết định huỷ bỏ quyết định đó và gửi quyết định này cho cơ quan thi hành án. - Ngay sau khi nhận được quyết định của Toà án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. 7. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 7.1. Những đòi hỏi chung về áp dụng pháp luật Cũng như việc bảo vệ các quyền dân sự khác, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định quyền hợp pháp về sở hữu trí tuệ của một chủ thể cụ thể, trên cơ sở đó mới xác định được có sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không. Hệ thống pháp luật để xác định quyền sở hữu trí tuệ có đặc điểm mà Thẩm phán phải chú ý là ngoài các quy định tại Bộ luật dân sự còn có các quy định quản lý chuyên ngành (các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về từng lĩnh vực), Luật SHTT, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cần đặc biệt lưu ý các điều ước quốc tế bởi đây là một nguồn luật quan trọng để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Điều này xuất phát từ việc quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ chủ yếu là đối tượng của các giao dịch thương mại quốc tế. BLDS 2005 cũng quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại "Phần thứ sáu" gồm 3 chương, từ Điều 736 đến Điều 757. Các quy định tại BLDS 2005 có nhiều thay đổi so với BLDS 1995 và mức độ quy định cụ thể cũng ít hơn (dành việc quy định cụ thể cho Luật SHTT). BLDS 2005 đã thay thế BLDS 1995 từ 01-01-2006 nhưng Thẩm phán cần lưu ý là vẫn phải áp dụng những quy định của BLDS 1995 để xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của các giao dịch xác lập trong thời kỳ BLDS 1995 có hiệu lực; vẫn có thể tiếp tục vận dụng những hướng dẫn của các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện BLDS 1995 nếu những hướng dẫn này không trái với quy định tại BLDS 2005. Giải thích từ ngữ: (Điều 4 Luật SHTT) - Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. - Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. - Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. - Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. - Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. - Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. - Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. - Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý. - Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. - Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. - Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. - Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. - Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. - Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. - Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉsản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. - Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. - Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. - Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối vớisáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. 7.2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân 7.2.1. Các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cần xác định đúng các loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND, cụ thể là: Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS) là những tranh chấp về dân sự (khoản 4 Điều 25 BLTTDS). Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là những tranh chấp về kinh doanh thương mại (khoản 2 Điều 29 BLTTDS). 7.2.2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Xác định thẩm quyền của TAND cấp huyện: Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm các loại việc tranh chấp dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 4 Điều 25 BLTTDS, trừ những việc có đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp ra ngước ngoài. Xác định thẩm quyền của TAND cấp tỉnh - TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ còn lại (không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện); - TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, mà TAND cấp tỉnh xét thấy cần thiết lấy lên để giải quyết; - TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. 7.2.3. Phân biệt các loại vụ án Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Cần phân biệt vụ án đang thụ lý là vụ án tranh chấp về dân sự hay vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại để áp dụng đúng những quy định của pháp luật về tố tụng cho từng loại việc như thời hạn giải quyết, thời hiệu khởi kiện... Cần chú ý quy định về việc không thay đổi Tòa án giải quyết (Tòa án đã thụ lý vụ án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án đó mặc dù sau khi thụ lý phát hiện vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án chuyên trách khác). Lưu ý: Phân biệt vụ án dân sự với vụ án hành chính: - Có những khởi kiện từ chính người có quyền về sở hữu trí tuệ nhưng không phải là khởi kiện dân sự mà là khiếu kiện hành chính như: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả; việc phê duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ; việc thu giữ tang vật, phương tiện liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... - Khi đối tượng bị kiện là hành vi hành chính, quyết định hành chính thì đó là vụ án hành chính. Cần phân biệt với trường hợp cơ quan hành chính cũng đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý và được quyền yêu cầu giải quyết theo trình tự dân sự, như trường hợp xác định mức bồi thường thiệt hại. 7.3. Giải quyết vụ án tranh chấp về quyền tác giả 7.3.1 Quyền khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 44 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP, có quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. 7.3.2 Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: - Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. - Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) bao gồm cuộc biểu diễn của người biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; cuộc phát sóng của các tổ chức phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Sau đây là những điều kiện khởi kiện vụ án về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả: - Quyền tác giả, quyền liên quan đã phát sinh theo các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật SHTT. - Có tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan. (Khi đương sự khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan và lợi ích hợp pháp của họ, thì Toà án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan). - Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 739 của BLDS 2005, tại Điều 27 và Điều 34 của Luật SHTT và tại Điều 26 của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). Lưu ý: Nếu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định nêu trên (trừ các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ) đã hết thời hạn bảo hộ, thì Toà án không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp về các quyền đó, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả. 7.3.3 Yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây: - Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép; - Tác phẩm pháisinh được tạo ra một cách trái phép; - Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; - Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; - Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép. Yếu tố xâm phạm quyền liên quan có thể thuộc một trong các dạng sau đây: - Bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn được tạo ra một cách trái phép; - Bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản sao bản ghi âm, ghi hình, bản sao chương trình phát sóng được tạo ra một cách trái phép; - Một phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị sao chép, trích ghép trái phép; một phần hoặc toàn bộ chương trình phát sóng bị thu, giải mã và phân phối trái phép; - Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hoá trái phép; bản định hình cuộc biểu diễn bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi một cách trái phép thông tin về quản lý quyền liên quan. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm pháisinh. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền liên quan là phạm vi bảo hộ quyền liên quan đã được xác định theo hình thức thể hiện bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm (hoặc bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm (bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) hoặc tác phẩm gốc. Bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng bị coi là có yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây: - Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác; - Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang được bảo hộ của người khác; - Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác. 7.3.4 Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Tuỳ theo quan hệ pháp luật và đối tượng tranh chấp trong từng vụ án cụ thể mà Thẩm phán cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án. Thẩm phán có quyền yêu cầu bổ sung hoặc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ có liên quan trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ: Vụ án tranh chấp quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học cần xem xét nguồn gốc, cơ sở hình thành tác phẩm; tác phẩm được hình thành trong trường hợp nào, hoàn cảnh nào, lý do sáng tạo, do ai sáng tạo, có việc sao chép, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc… tác phẩm hay không, hoặc có việc xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đó hay không. Việc đánh giá chứng cứ phải căn cứ trên nguyên tắc có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không (Điều 28 Luật SHTT). Cụ thể, có hay không có việc: - Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; - Mạo danh tác giả; - Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; - Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó; - Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; - Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; - Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; - Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao quyền lợi vật chất khác theo qui định của pháp luật, trừ trường hợp qui định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Luật SHTT; - Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả; - Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; - Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; - Cố ý huỷ bỏ làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; - Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điên tử có trong tác phẩm; - Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; - Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; - Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Lưu ý: Trong từng vấn đề cụ thể nêu trên cần có định hướng để có biện pháp thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc đánh giá chứng cứ. Theo qui định của pháp luật thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật SHTT). Tuy nhiên, viêc đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký vẫn liên quan đến việc phát sinh, xác lập quyền sở hữu nên việc thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ đối với các vụ án tranh chấp quyền tác giả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Thông thường, trong những trường hợp này các bên đương sự đều nêu ra những chứng cứ để chứng minh bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, việc xem xét và đánh giá chứng cứ để xác định ai là chủ sở hữu phải kết hợp từ nhiều tài liệu và từ nhiều nguồn chứng cứ có liên quan như bản thảo, bản nháp, hoàn cảnh và sự kiện cụ thể tác phẩm được hình thành. Lưu ý: - Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25 Luật SHTT) - Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT) - Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT) - Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT) 7.4. Giải quyết vụ án về quyền sở hữu công nghiệp 7.4.1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp Những ngườisau đây có quyền khởi kiện: - Tác giả, đồng tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; - Chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; - Chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng; - Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại; - Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; - Tổ chức, cá nhân có đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; - Người thừa kế hợp pháp của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; hoặc người thừa kế hợp pháp, người kế thừa quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp; - Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 7.4.2. Điều kiện khởi kiện vụ án về quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập theo các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật SHTT và Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP. Phải xác định cụ thể tranh chấp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp nào (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu...) để xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng đó. Vì không phải trong mọi trường hợp căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều như nhau, có trường hợp phải qua thủ tục đăng ký, có trường hợp không phải qua thủ tục đăng ký. Ví dụ: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó và các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng ký. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và cần thiết phải xác định quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập hợp pháp hay chưa, thì cần phân biệt như sau: - Phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quyết định cấp cho người nộp đơn đăng ký đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và chỉ dẫn địa lý. Đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid, thì căn cứ vào công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó. - Phải căn cứ vào các điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quy định tại các mục 4, 5 và 7 Chương VII của Luật SHTT. - Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn còn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đối với quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập cho các đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải căn cứ vào văn bằng bảo hộ được cấp cho từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ đó. Ví dụ: Để xác định phạm vi bảo hộ sáng chế, phải căn cứ vào Bằng độc quyền sáng chế do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp. Đối với quyền sở hữu công nghiệp được xác lập cho các đối tượng là tên thương mại, bí mật kinh doanh, thì phạm vi quyền được xác định theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được xác định căn cứ vào thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quy định tại Điều 93 của Luật SHTT. Trong trường hợp hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp cũng chấm dứt. Nếu hết thời hạn bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, thì các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không còn được Nhà nước và pháp luật bảo hộ. Toà án không thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết nếu hành vi xâm phạm xảy ra vào thời điểm văn bằng bảo hộ không còn hiệu lực hoặc đối tượng quyền sở hữu công nghiệp không còn trong thời hạn được bảo hộ. Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối vớisáng chế: Điều 8 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Điều 9 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp: Điều 10 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Điều 11 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý: Điều 12 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại: Điều 13 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. 7.4.3. Đánh giá chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án về quyền sở hữu công nghiệp Đối với quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì điều kiện để được bảo hộ là những quyển sở hữu công nghiệp này phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. - Văn bằng bảo hộ gồm: + Bằng độc quyền sáng chế; + Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; + Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; + Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; + Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra đối với một trong các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói trên, thì Thẩm phán giải quyết vụ án phải: - Xác định hướng thu thập chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp; - Đánh giá chứng cứ dựa trên nguyên tắc xem xét xem có hành vi xâm phạm hay không. Trong các vụ án tranh chấp quyền về nhãn hiệu hàng hóa thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích và so sánh những vấn đề sau đây: - Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hòa này với hàng hóa khác cùng loại; - Từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp nhiều màu sắc, tạo nên nhãn hiệu hàng hóa; và - Dấu hiệu (chữ cái, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu…) gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ hay không. Đối với tranh chấp kiểu dáng công nghiệp thì Thẩm phán cần phải xem xét, phân tích, so sánh: - Những dấu hiệu và tất cả các đặc điểm tạo kiểu dáng thuộc phạm vi bảo hộ với các dấu hiệu, đặc điểm của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm; - Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm có gần giống hoặc có khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ hay không. Khi xem xét đánh giá chứng cứ đối với những tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp, Thẩm phán cần phải xem xét, đánh giá trực tiếp sản phẩm cụ thể đồng thời so sánh sản phẩm đó với văn bằng bảo hộ được cấp. Thẩm phán phải chú ý xem xét độc lập không chỉ dựa vào hình ảnh mà đương sự giao nộp. Giá trị chứng minh của chứng cứ thể hiện ở chỗ, dựa vào chứng cứ đó, Thẩm phán có thể xác định được có hay không những tình tiết chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Những sự kiện, tình tiết không có giá trị chứng minh sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ. Ví dụ: Đối với kiểu dáng của một sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, nếu người bị cho là xâm phạm đưa ra tài liệu để chứng minh rằng người đó đã sử dụng ý tưởng từ các tài liệu, hình ảnh khác tạo ra kiểu dáng cho sản phẩm của họ, thì tài liệu sẽ bị loại bỏ trong quá trình đánh giá chứng cứ. Khi đánh giá chứng cứ Thẩm phán phải đánh giá từng chứng cứ, để xem xét kết luận về mức độ chính xác và giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Một tài liệu chỉ có giá trị xác định sự thật khi nó phù hợp với các tình tiết của vụ án và với thực tế khách quan. Lưu ý: Trong những vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, ngoài việc có tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đương sự còn có yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thẩm phán phải xem xét đánh giá chứng cứ về yêu cầu bồi thường theo các qui định của pháp luật như: - Giám định về sở hữu trí tuệ (Điều 201 Luật SHTT) - Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm (Điều 204 Luật SHTT) - Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm (Điều 205 Luật SHTT) Khi giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa cần chú ý đến tiêu chí "tương tự tới mức gây nhầm lẫn". Đây là tiêu chí không chỉ dùng cho các cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa mà còn là tiêu chí xác định đã có sự vi phạm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. 7.4.4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Các hành vi bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể tại Điều 130 Luật SHTT. 7.5. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về quyền đối với giống cây trồng Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 7.6. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 204 của Luật SHTT là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây: - Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại; - Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích nói trên; - Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó. Mức độ thiệt hại được xác định theo yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thẩm phán: - Phải xác định mức độ thiệt hại dựa trên chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, gồm cả kết quả trưng cầu giám định và bản kê khai thiệt hại; và - Làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại. Tổn thất về tàisản - Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ. - Giá trị tính được thành tiền của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây: + Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; + Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ; + Giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong tổng số tàisản của doanh nghiệp; + Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận - Thu nhập, lợi nhuận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT bao gồm: + Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; + Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; + Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. - Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây: + So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập; + So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm; + So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm. Tổn thất về cơ hội kinh doanh - Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT bao gồm: + Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh; + Khả năng thực tế cho người khác thuê đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; + Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác; + Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra. - Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại: - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật SHTT gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm. Thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư: - Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của BLTTDS, chi phí cho luật sư do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác. - Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 205 của Luật SHTT, thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư. - Chi phí hợp lý để thuê luật sư là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc; kỹ năng, trình độ của luật sư và lượng thời gian cần thiết để nghiên cứu vụ việc. Mức chi phí bao gồm mức thù lao luật sư và chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư. Mức thù lao do luật sư thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Điều 55 của Luật LS. Lưu ý: Hiệu lực áp dụng - Đối với những vụ án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trước ngày 01-01-2006 (ngày BLDS 2005 có hiệu lực), thì áp dụng quy định của BLDS 1995, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS 1995 về sở hữu trí tuệ để giải quyết. - Đối với những vụ án về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ ngày 01-01-2006 đến trước ngày 01-7-2006 (ngày Luật SHTT có hiệu lực), thì áp dụng quy định của BLDS 2005, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng quy định của BLDS 2005 về sở hữu trí tuệ để giải quyết. 7.7. Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết vụ án về chuyển giao công nghệ Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao một đối tượng, một tàisản đặc biệt, trong đó có các đối tượng sở hữu công nghiệp, kèm theo còn có thể là máy móc thiết bị, các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao. Chuyển giao công nghệ cũng chính là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và các yếu tố liên quan kèm theo đảm bảo cho quyền sở hữu công nghiệp ấy là một công nghệ mới. Hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng nói chung. Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao công nghệ còn có những đặc điểm riêng: - Hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải được đăng ký ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, điều kiện về hình thức của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có khác với những hợp đồng thông thường khác; - Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ còn bao gồm cả những thỏa thuận về: phạm vi, mức độ giữ bí mật công nghệ; cam kết về đào tạo liên quan đến công nghệ được chuyển giao; nghĩa vụ về hợp tác và thông tin của các bên... Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là với bên thứ ba. Trong trường hợp đó, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được chuyển quyền. Một đặc điểm đáng lưu ý là bên được chuyển giao công nghệ có quyền phát triển công nghệ được chuyển giao mà không phải thông báo cho bên chuyển giao công nghệ biết. Với mỗi loại quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao lại có những quy định riêng. Do vậy, Thẩm phán cần chú ý đến những quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng cụ thể. 8. GIẢI QUYẾT VỤ ÁN VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 8.1. Tranh chấp lao động cá nhân 8.1.1. Thụ lý vụ án Sau khi nhận đơn khởi kiện Thẩm phán cần phải tiến hành những công việc sau đây Kiểm tra quyền khởi kiện Xem xét về thời hiệu Xem xét về thẩm quyền Xem xét vụ tranh chấp có thuộc trường hợp phải trả lại đơn kiện hay không Xem xét về án phí 8.1.1.1. Kiểm tra quyền khởi kiện Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Nguyên đơn phải là người lao động đã đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (không bị hạn chế về năng lực hành vi), nếu không phải có đại diện hoặc giám hộ đại diện. 8.1.1.2. Xác định thời hiệu Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Chú ý xác định thời điểm xẩy ra tranh chấp (kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm). Thời hiệu là một năm đối với các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động và tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 BLLĐ; Thời hiệu là 3 năm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động; Chú ý các tranh chấp trên không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở. Thời hiệu là 06 tháng đối với các tranh chấp còn lại và những tranh chấp này bắt buộc phải qua hoà giải tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165, Điều 165a BLLĐ. Lưu ý: Trong một quan hệ pháp luật hoặc một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng (điểm a.6 tiểu mục 2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP). Ví dụ cụ thể Người lao động làm việc tại Công ty từ 01-4-2001 theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Từ năm 2001 đến 30-7-2005 người lao động liên tục làm thêm giờ nhưng chưa được Công ty trả tiền làm thêm giờ. Ngày 04-12-2005 người lao động nghỉ việc tại Công ty. Ngày 07- 01-2006 Công ty thanh toán tiền lương tháng 12/2005 và các chế độ nghỉ việc cho người lao động nhưng không trả tiền làm thêm giờ cho người lao động. Trong đơn khởi kiện ngày 20-02-2006, người lao động yêu cầu Công ty thanh toán tiền làm thêm giờ trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến ngày 30-7-2005. Thời hiệu khởi kiện về đòi tiền lương là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm. Như vậy, ngày 07-01-2006 Công ty thanh toán tiền lương tháng 12/2005 cho người lao động nhưng không trả tiền làm thêm giờ cho khoảng thời gian từ năm 2001 đến 30-7-2005. Như vậy, thời điểm được coi là có hành vi xâm phạm cuối cùng là ngày 07-01- 2006. Do đó, đơn khởi kiện vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện. Cách tính thời hiệu khởi kiện kể từ ngày người lao động khởi kiện (20-02-2006) trở về trước đến hết tháng 8 năm 2005 (06 tháng) để cho rằng yêu cầu của người lao động đòi tiền lương làm thêm giờ từ 01-4-2001 đến 30-7-2005 là đã hết thời hiệu khởi kiện, là không chính xác. 8.1.1.3. Xác định về thẩm quyền Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Đương sự có sự thoả thuận chọn tòa án được ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) (thoả thuận bằng văn bản, không trái pháp luật, các bên cùng thực hiện). Tham khảo thêm mục 3 phần chung về kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự. Khi nhận đơn khởi kiện, nếu thấy vụ việc nêu trong đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện thì trả lại đơn kiện nhưng phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS. 8.1.1.4. Xác định tranh chấp thuộc trường hợp được giải quyết hay trả lại đơn Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Vụ kiện phải qua hoà giải nhưng chưa yêu cầu hoà giải theo quy định (điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS - chưa có đủ điều kiện khởi kiện). Trường hợp này, Thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết để họ làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLLĐ. Việc trả lại đơn kiện phải bằng văn bản và ghi rõ lý do. 8.1.1.5. Xem xét về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Chương IX Phần thứ nhất của BLTTDS. Người lao động được miễn án phí trong tranh chấp đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vấn đề bồi thường thiệt hại, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 8.1.2. Chuẩn bị xét xử Giai đoạn chuẩn bị xét xử có thời hạn là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và có thể gia hạn không quá 01 tháng đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan. Giai đoạn này bao gồm (nhưng không phải là tất cả) những công việc sau đây: Thông báo về việc thụ lý vụ án và những yêu cầu đối với đương sự Thẩm phán tiến hành các bước xác minh, thu thập lập hồ sơ vụ án. Tiến hành hoà giải Ra một trong các quyết định Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Quyết định đưa vụ án ra xét xử Trình tự thực hiện các công việc trên tham khảo phần A “Thủ tục giải quyết vụ án dân sự” của cuốn Sổ tay này. 8.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Công việc chính và kỹ năng thực hiện: Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án cần đisâu và lưu ý một số vấn đề chung cơ bản sau đây: - Hợp đồng lao động (hợp đồng bằng văn bản hoặc hợp đồng miệng) là một trong những chứng cứ quan trọng cần phải được xem xét đầu tiên khi giải quyết một vụ án tranh chấp lao động; - Xem xét nội dung thoả thuận trong hợp đồng lao động (hoặc thoả thuận miệng) giữa NLĐ và người SDLĐ (về loại HĐ, công việc, địa điểm, lương, bảo hiểm xã hội, điều kiện khác...), với quy định của pháp luật lao động, có trái với Thoả ước tập thể hoặc pháp luật lao động hay không. Nếu trái (một phần hoặc toàn bộ) thì tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ (Điều 16 Nghị định số 44/2003/NĐ CP); - Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn hợp đồng, nếu NLĐ đã làm việc trên 12 tháng với công việc không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng thì phải coi là hợp đồng không xác định thời hạn; nếu với công việc xác định thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì coi là HĐLĐ xác định thời hạn. - Khi Hợp đồng xác định thời hạn đã hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn (không quá 36 tháng (khoản 4 Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP)), sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. - Nếu NLĐ là người nước ngoài thì phải có giấy phép lao động do Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp (Nghị định số 105/2003/NĐ-CP).