" Miền Đất Hứa Của Tôi - Khải Hoàn Và Bi Kịch Của Israel PDF EPUB 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Miền Đất Hứa Của Tôi - Khải Hoàn Và Bi Kịch Của Israel PDF EPUB Ebooks Nhóm Zalo —★— ebook©vctvegroup Tặng Timna, tình yêu của tôi. LỜI GIỚI THIỆU NHỮNG DẤU CHẤM HỎI N hững gì tôi còn nhớ được là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ hãi mang tính sinh tồn. Nơi tôi lớn lên - Israel giữa thập niên 1960 - đầy nghị lực, nhiệt huyết, và hy vọng. Nhưng tôi luôn cảm thấy đằng sau những ngôi nhà đẹp đẽ với bãi cỏ phía trước nhà của tầng lớp thượng lưu thành phố quê hương tôi là một đại dương tăm tối. Tôi lo sợ có ngày đại dương tăm tối đó sẽ trào dâng và nhấn chìm tất cả chúng tôi. Một trận sóng thần như trong thần thoại sẽ đập vào bờ và cuốn Israel của tôi đi. Nó sẽ thành một Atlantis(1) nữa, chìm sâu dưới đáy biển. Một sáng tháng 6 năm 1967, khi tôi chín tuổi, tôi đến bên cha dang cạo râu trong nhà tắm. Tôi hỏi ông, liệu người Ả-rập có thắng không. Liệu người Ả-rập có chinh phục Israel của chúng ta hay không? Liệu họ có ném tất cả chúng ta xuống biển không? Vài ngày sau, Chiến tranh Sáu ngày(2) bắt đầu. Tháng 10 năm 1973, tiếng còi báo động của thảm họa bắt đẩu rền rĩ. Tôi đang bị cúm, phải nằm trên giường sau buổi trưa ngày lễ Yom Kippur(3) yên tĩnh, khi những chiếc phản lực F-4 đang xé nát bầu trời. Chúng bay ở độ cao 500 feet(4)trên mái nhà chúng tôi hướng đến kênh đào Suez, chống lại lực lượng xâm lược Ả-rập bất ngờ đánh chiếm Israel. Nhiều chiếc, trong đó đã không bao giờ trở lại. Lúc đó tôi 16 tuổi, sững sờ khi nghe tin quân đội Israel thua trận tại sa mạc Sinai và Cao nguyên Golan. Trong 10 ngày kinh hoàng này, dường như nỗi sợ hãi ban sơ của tôi đã được chứng minh. Israel đang nguy nan. Những bức tường của Ngôi đền Thứ ba(5) của người Do Thái đang rung lắc. Tháng 1 năm 1991, Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất bùng nổ. Tel Aviv bị tên lửa SCUD của Iraq bắn phá. Có người còn lo lắng về khả năng Israel bị tấn công bằng vũ khí hóa học. Trong nhiều tuần, người dân Israel mang theo mặt nạ phòng độc khi đi lại. Thi thoảng, khi có cảnh báo là đầu đạn tên lửa đã được bắn ra, chúng tôi liền đeo mặt nạ chui vào những căn phòng bịt kín. Mặc dù sau đó hóa ra không phải, nhưng có điều gì đó khủng khiếp về thứ nghi lễ kỳ quái này vẫn đọng lại. Tôi lắng nghe âm thanh còi báo động, và hoang mang nhìn vào đôi mắt kinh hãi của người thân nhốt trong những chiếc mặt nạ chống độc do Đức sản xuất. Tháng 3 năm 2002, một làn sóng khủng bố làm Israel lo lắng. Hàng trăm người chết khi những đối tượng đánh bom cảm tử Palestine tấn công các xe buýt, câu lạc bộ đêm, và trung tâm mua sắm. Một đêm, khi tôi đang viết bài nghiên cứu về Jerusalem thì nghe một tiếng nổ lớn. Tôi nhận ra chắc là ở quán bar trong khu nhà tôi. Tôi chộp lấy tập giấy viết và lao ra phố. Ba chàng trai – ngồi trong quán trước những vại bia vơi một nửa - đã chết. Một phụ nữ nhỏ nhắn chết gục trong góc. Những người bị thương thì đang gào thét và khóc lóc. Khi nhìn vào địa ngục xung quanh trong ánh đèn sáng rực của quán bar đã nổ tung, tôi - một nhà báo - tự hỏi: Cái gì sẽ đến? Chúng tôi có thể chịu đựng được sự điên rồ này bao lâu nữa? Liệu có lúc nào sinh lực sống đầy tự hào của người Israel chúng tôi sẽ phải đầu hàng các thế lực gây chết chóc đang cố gắng hủy diệt mình? Chiến thắng quyết định trong cuộc chiến năm 1967 đã xua tan những nỗi sợ trước chiến tranh. Sự phục hồi vào các thập niên 1970 và 1980 đã chữa lành vết thương sâu của năm 1973. Tiến trình hòa bình thập niên 1990 đã hàn gắn thương tích năm 1991. Sự thịnh vượng cuối thập niên 2000 đã che đậy nỗi kinh hoàng của năm 2002. Chính xác là do ít hiểu biết, nên người Israel chúng tôi cứ khăng khăng tin vào bản thân, tin vào quốc gia-dân tộc và tương lai của mình. Nhưng qua nhiều năm, nỗi sợ hãi câm lặng của tôi vẫn không bao giờ qua di. Dù bàn bạc hay biểu đạt nỗi sợ hãi này là điều kiêng ky, nhưng nó vẫn luôn đeo bám tôi mọi nơi. Các thành phố của chúng tôi dường như được xây trên cát trượt. Nhà ở của chúng tôi dường như không bao giờ vững chắc hoàn toàn. Ngay cả khi dân tộc tôi trở nên mạnh mẽ và giàu có hơn, tôi vẫn cảm thây nó dễ bị tổn thương. Tôi nhận ra chúng tôi thường xuyên bị nguy hiểm đe dọa. Vâng, cuộc sống của chúng tôi tiếp tục sôi động, giàu có, và hạnh phúc về nhiều mặt. Israel tạo nên một cảm giác an toàn xuất phát từ thành công về vật chất, kinh tế, và quân sự. Sinh lực sống hằng ngày của chúng tôi thật thần kỳ. Nhưng vẫn luôn tồn tại nỗi sợ, rằng một ngày nào đó cuộc sống thường nhật sẽ tê liệt như ở Pompeii(6). Quê hương yêu dấu của tôi sẽ vụn nát khi đội quân Ả rập khổng lồ hoặc lực lượng Hồi giáo hùng mạnh vượt qua hàng phòng thủ và xóa sổ sự tồn tại của nó. Những gì tôi còn nhớ được là sự chiếm đóng. Chỉ một tuần sau khi tôi hỏi cha, liệu các nước Ả-rập có chinh phục Israel không, thì Israel đã chinh phục những vùng đất người Ả-rập cư trú ở Bờ Tây và Gaza. Một tháng sau, cha mẹ, em trai và tôi bắt đầu một chuyến đi gia đình đến các thành phố bị chiếm đóng là Ramallah, Bethlehem, và Hebron. Đi qua nơi nào chúng tôi cũng thấy dấu tích của những chiếc xe jeep, xe tải và xe quân sự Jordan bị cháy. Những lá cờ trắng đầu hàng treo trên hầu hết các ngôi nhà. Một số con phố bị chặn lại bằng những xác xe hơi Mercedes đen vốn sang trọng nhưng đã biến dạng do xe tăng Israel nghiến lên. Nỗi sợ hãi hiện ra trong đôi mắt những dứa trẻ Palestine bằng và ít tuổi hơn tôi. Cha mẹ chúng xem ra đã bị đánh bại và bẽ mặt. Trong vài tuần, người Ả-rập hùng mạnh đã biến thành nạn nhân, còn người Israel bị nguy cấp lại trở thành kẻ chinh phục. Quốc gia Do Thái giờ đây hân hoan chiến thắng, tự hào và say sưa với cảm giác cuồng nhiệt về sức mạnh. Khi tôi ở tuổi vị thành niên, mọi thứ còn tốt đẹp. Chúng tôi hiểu chung chung rằng việc chiếm đóng quân sự là nhân đạo. Israel hiện đại đã mang đến sự tiến bộ và phồn vinh cho các vùng đất Palestine. Giờ đây, những người láng giềng lạc hậu của chúng tôi đã có điện, nước máy, và sự chăm sóc y tế mà họ chưa bao giờ có trước đây. Họ cần phái nhận thức được rằng cuộc sống của họ chưa bao giờ tốt đến vậy. Chắc chắn họ biết ơn vì những gì chúng tôi dành cho họ. Và khi hòa bình được thiết lập, chúng tôi sẽ trả lại phần lớn các lãnh thổ đã chiếm đóng. Nhưng lúc này, mọi thứ trên Đất Israel đều ổn cả. Trên khắp đất nước, người Ả-rập và Do Thái chung sống, bình yên, và sung túc. Chỉ khi đi lính tôi mới hiểu được có điều gì đó không ổn. Sáu tháng sau khi gia nhập lữ đoàn dù ưu tú của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF),(7)tôi được điều động đến chính những thành phố bị chiếm đóng mà mình đã đi qua lúc còn bé 10 năm trước. Giờ thì tôi bị phân công làm những nhiệm vụ bẩn thỉu: kiểm tra, quản thúc tại gia, giải tán biểu tình bằng bạo lực. Điều làm tôi tổn thương nhất là đột nhập vào những ngôi nhà, lôi các chàng trai ra khỏi giường ấm nệm êm đi thẩm vấn lúc nửa đêm. Thứ quái quỷ gì đang xảy ra thế này, tôi tự hỏi. Tại sao tôi lại bảo vệ tổ quốc mình bằng cách hành hạ những thường dân đã bị tước đoạt quyền và tự do? Tại sao Israel của tôi lại chiếm đóng và đàn áp dân tộc khác? Vì vậy, tôi trở thành người phản chiến. Trước tiên, với tư cách một người hoạt động xã hội trẻ tuổi và sau là nhà báo, tôi đã hăng hái đấu tranh chống lại sự chiếm đóng. Trong thập niên 1980, tôi phản đối việc thiết lập các khu định cư trên lãnh thổ Palestine. Thập niên 1990, tôi ủng hộ sự thành lập nhà nước Palestine do Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO)(8)lãnh đạo. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, tôi tán thành việc Israel đơn phương rút khỏi Dải Gaza. Nhưng hầu hết các chiến dịch chống lại sự chiếm đóng mà tôi tham gia cuối cùng đều thất bại. Gần nửa thế kỷ sau chuyến đi đầu tiên của gia đình tôi ở Bờ Tây bị chiếm đóng, Bờ Tây vẫn bị chiếm đóng. Như khối u ác tính, chiếm đóng trở thành một phần không tách rời trong sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Nó cũng đổng thời trở thành một phần không tách rời trong cuộc đời tôi với tư cách một người Israel. Mặc dù tôi phản dối sự chiếm đóng, nhưng tôi cũng chịu trách nhiệm về sự chiếm đóng này. Tôi không thể phủ nhận sự thật hoặc chạy trốn sự thật là dân tộc mình đã trở thành một dân tộc đi chiếm đóng. Mãi đến vài năm trước, tôi đột nhiên nhận ra rằng nỗi sợ hãi mang tính sinh tồn liên quan đến tương lai dân tộc mình không tách rời tổn thương về đạo đức liên quan đến chính sách chiếm đóng của đất nước mình. Một mặt, Israel là dân tộc duy nhất ở phương Tây đi chiếm đóng dân tộc khác. Mặt khác, Israel là dân tộc duy nhất ở phương Tây bị đe dọa sự tồn tại. Cả sự chiếm đóng lẫn sự đe dọa đều khiến tình trạng của Israel trở nên đặc biệt. Đe dọa và chiếm đóng trở thành hai trụ cột trong tình trạng của chúng tôi. Phần lớn các nhà quan sát và phân tích phủ nhận tính hai mặt này. Những người cánh tả đề cập sự chiếm đóng và không chú ý đến sự đe dọa, trong khi những người cánh hữu chú tâm vào sự đe dọa và bỏ qua sự chiếm đóng. Nhưng sự thật là nếu không kết hợp cả hai yếu tố trong một thế giới quan, thì không thể hiểu hết Israel hay cuộc xung đột Israel-Palestine. Bất kể cách tư duy nào không gắn với hai điểm cốt lõi này, chắc chắn đều không đầy đủ và vô dụng. Chỉ có cách tiếp cận thứ ba mới thực tế, xem xét cả việc đe dọa và chiếm đóng, biết phải trái và nhìn nhận đúng lịch sử Israel. Tôi sinh năm 1957 tại thành phố đại học Rehovot. Cha tôi là nhà khoa học, mẹ là nghệ sĩ, và trong số những người sáng lập ra tổ chức Zion(9) có các cụ của tôi. Giống như phần lớn thanh niên Israel, tôi đi nghĩa vụ quân sự ở tuổi 18, tham gia lực lượng nhảy dù, và khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi học triết tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, nơi tôi tham gia phong trào hòa bình và sau đó là phong trào nhân quyến. Từ năm 1995, tôi viết cho tờ báo tự do hàng đầu của Israel, Haaretz. Mặc dù tôi luôn ủng hộ hòa bình và ủng hộ giải pháp hai quốc gia,(10) nhưng tôi dần nhận thấy những khiếm khuyết và thành kiến của phong trào hòa bình. Hiểu biết của tôi về sự chiếm đóng và đe dọa khiến tiếng nói của tôi có phần khác với mọi người trên truyền thông. Là người phụ trách chuyên mục, tôi thách thức các giáo điều của cả cánh hữu lẫn cánh tả. Tôi biết rằng không có câu trả lời đơn giản cho Trung Đông, và cũng không có giải pháp tình thế cho mâu thuẫn Israel-Palestine. Tôi nhận ra tình huống của Israel là vô cùng phức tạp, có lẽ thậm chí còn bi thương nữa. Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Israel đã hành động hiệu quả. Khủng bố lắng xuống, công nghệ cao bùng nổ, cuộc sống hằng ngày sôi động. Về mặt kinh tế, Israel đã trở thành mãnh hổ. Để tồn tại, đất nước này đã trở nên mạnh mẽ, đầy sinh lực, sáng tạo và thích hưởng thụ. Nhưng đằng sau ánh sáng rực rỡ của câu chuyện thành công phi thường, lo lắng đang dâng trào. Mọi người bắt đầu lên tiếng hỏi những câu mà suốt đời tôi đã luôn tự hỏi. Giờ không chỉ là chính trị phe tả hay phe hữu nữa. Cũng không chỉ là thế tục đối lập với tôn giáo. Có điều gì đó sâu xa hơn đã xảy ra. Nhiều người Israel không an lòng với Israel mới nổi. Họ tự hỏi liệu mình còn thuộc về quốc gia Do Thái nữa hay không. Họ đã mất niềm tin vào khả năng chịu đựng của Israel. Một số đã lấy hộ chiếu nước ngoài; một số gửi con đi du học. Tầng lớp thượng lưu nhìn thấy một lựa chọn khác bên cạnh lựa chọn Israel. Dù phần lớn người Israel vẫn yêu quê hương và mừng vui với phúc lành của dân tộc, nhưng nhiều người đã mất niềm tin vững chắc vào tương lai đất nước. Khi thập niên thứ hai của thế kỷ 21 bắt đầu, có năm vấn đề khác nhau gây hoài nghi về khát vọng sống tham lam của Israel: quan niệm rằng xung đột Israel-Palestine có thể không giải quyết được trong tương lai gần; lo ngại rằng quyền bá chủ chiến lược khu vực của Israel bị thách thức; e sợ rằng tính hợp pháp của nhà nước Do Thái bị xói mòn; quan ngại rằng xã hội Israel vốn đã biến đổi sâu sắc giờ lại bị phân chia và phân cực, nền tảng dân chủ-tự do của đất nước đang sụp đổ; và nhận thức rằng chính phủ yếu kém của Israel không thể giải quyết triệt để những thách thức nghiêm trọng như chiếm đóng và rạn nứt xã hội. Mỗi vấn đề ở đây đều ẩn chứa một mối đe dọa đáng kể, nhưng ảnh hưởng chung của chúng còn gây ra nỗi sợ hãi khủng khiếp hơn. Nếu hòa bình không khả thi, liệu chúng tôi có chống lại được một xung đột kéo dài một thế hệ khi ưu thế về chiến lược bị đe đọa, tính hợp pháp đang mất dần, bản sắc dần chủ đang rạn nứt, và những mâu thuẫn nội bộ đang chia rẽ chúng tôi? Trong khi vẫn đổi mới, quyến rũ và mạnh mẽ, Israel đã trở thành một quốc gia bị nghi ngờ. Cảm giác lo lắng cứ lơ lửng trên mảnh đất này, như cái bóng lớn của một ngọn núi lửa sắp phun trào. Đây chính là lý do tôi dấn thân vào chuyến đi này. Sáu mươi lăm năm sau khi thành lập, Israel quay lại những câu hỏi chủ chốt. Một trăm lẻ sáu năm sau khi ra đời, chủ nghĩa Zion giờ dang đối mặt với những mâu thuẫn cơ bản của mình. Thách thức giờ đây vượt xa vấn đề chiếm đóng, và củng sâu sắc hơn hẳn vấn đề hòa bình. Điều mà tất cả chúng tôi phải đối mặt là câu hỏi về ba khía cạnh của Israel: Tại sao? Là gì? Sẽ thế nào? Câu hỏi này về Israel không thể trả lời bằng các bài bút chiến. Vì rất phức tạp, nên nó cũng không tự trở thành vấn đề để tranh cãi và phản đề được. Cách giải quyết duy nhất là kể câu chuyện về Israel. Đây chính là điều tôi cố gắng làm trong cuốn sách này. Theo cách riêng và qua lăng kính chủ quan, tôi đã cố gắng nhìn nhận sự tồn tại của chúng tôi trong một tổng thể, theo cách tôi hiểu. Cuốn sách này là cuộc phiêu lưu cá nhân của một người Israel, bối rối trước biến cố lịch sử ngập tràn trên quê hương mình. Đây là một chuyến đi trong không gian và thời gian của một người sinh ra tại Israel, nhằm khám phá câu chuyện rộng lớn của dân tộc mình. Thông qua lịch sử gia đình, lịch sử cá nhân, và các bài phỏng vấn sâu, tôi sẽ cố gắng nói đến câu chuyện rộng hơn và câu hỏi sâu hơn về Israel. Điều gì đã xảy ra trên quê hương tôi trong hơn một thế kỷ, đưa chúng tôi đến nơi mình đang sống? Chúng tôi đã đạt được điều gì ở đây và vấp phải sai lầm nào ở đây, và chúng tôi đang hướng tới đâu? Cảm giác lo âu sâu sắc của tôi có cơ sở không? Nhà nước Do Thái có thật sự lâm nguy không? Có phải người Do Thái chúng tôi đang mắc kẹt trong một bi kịch tuyệt vọng, hay chúng tôi vẫn có thể hồi sinh, tự cứu mình, và lấy lại được đất đai mà chúng tôi vô cùng yêu quý? (1) Atlantis là hòn đảo hư cấu được nói đến trong tác phẩm của triết gia Hy Lạp cổ đại Plato viết khoảng năm 360 trước công nguyên (TCN). Mặc dù sống trong một xã hội văn minh, nhưng con người ở đây trở nên tham lam, nhỏ nhen, suy đồi về đạo đức, nên các vị thần đã nổi giận, dùng lửa và động đất nhấn chìm Atlantis xuống biến sâu. Lưu ý: Toàn bộ chú thích trong sách là của người dịch, trừ các chú thích ghi rõ (BT) là của người biên tập. (2) Chiến tranh diễn ra từ 5-10/6/1967 giữa Israel và các quốc gia Ả-rập lân cận là Ai Cập, Jordan, và Syria. Israel chiến thắng áp đảo (nhờ yếu tố bất ngờ, kế hoạch chiến đấu sáng tạo) giành quyến kiểm soát Dải Gaza, bán đảo Sinai của Ai Cập, Bờ Lây và Đông Jerusalem của Jordan và Cao nguyên Golan của Syria. (3) Còn gọi là Ngày chuộc tội/Ngày lễ sám hối. Là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm của Do Thái giáo. Đế chuộc tội và ăn năn, người Do Thái dành 25 giờ ăn chay, chuyên tâm cầu nguyện và thường xuyên tham gia các nghi lễ ở giáo đường Do Thái. (4) 500 feet tương đương 152,4 m. (5) Trong lịch sử người Do Thái, Ngôi đền Thứ nhất do vua Solomon xây dựng vào khoảng thế kỷ 10 TCN, sau đó bị phá hỏng vào khoảng năm 587 TCN. Ngôi đền thứ hai được xây dựng vào năm 516 TCN và lai bị phá hỏng vào khoảng năm 70 sau CN. Ngôi đền Thứ ba chưa dược xây dựng. Nó vẫn nằm trong mong ước của người Do Thái. (BT) (6) Pompeii, thành phố La Mã cổ đại bị phá hủy và chôn vùi hoàn toan khi núi lửa Vesuvius phun trào năm 79, tình cờ được khám phá năm 1748 (sau 1.700 năm) nham thạch đã xóa sạch mọi sự sống, hơn 2.000 người chết, hơi nóng khủng khiếp khiến cơ thế họ ngừng hoạt động gần như ngay lập tức. (7) Viết tắt của “Israel Defense Forces”. (8) Palestine Liberation Organization, thành lập năm 1964 Hội nghị Thượng đỉnh Ả-rập năm 1974 công nhận PLO là “đại diện hợp pháp và duy nhất của nhân dân Palestine.” Năm 1993, PLO đã công nhận nhà nước Israel và Israel đã công nhận PLO là đại diện hợp pháp của nhân dân Palestine. (9) Zion là một phong trào chính trị ủng hộ sự phát triển nhà nước Israel; đây cũng là tên ngọn đồi phía đông thành phố Jerusalem, từng là trung tâm văn hóa-chính trị cúa người Do Thái dưới thời Vua David. Sau khi Vương quốc Judea thất thủ năm 70, Zion trở thành biểu tượng cho hy vọng phục quốc của người Do Thái. (10) Giải pháp cho cuộc xung đột Israel-Palestine, thành lập hai nhà nước của hai dân tộc: nhà nước Palestine độc lập tồn tại cùng nhả nước Israel ở bờ Tây sông Jordan. CHƯƠNG 1 BƯỚC KHỞI ĐẦU, NĂM 1897 Đ êm 15 tháng 4 năm 1897, một tàu hơi nước nhỏ, sang trọng, khởi hành từ cảng Said của Ai Cập hướng đến Jaffa(11). Trên tàu có 30 hành khách, 21 trong số đó là khách hành hương Zion đi từ London qua Paris, Marseille, và Alexandria. Lãnh đạo nhóm hành hương này là cụ của tôi, ngài Herbert Bentwich tôn kính. Bentwich là một người Zion đặc biệt. Cuối thế kỷ 19, đa số người Zion là người Đông Âu; còn Bentwich lại là thần dân Anh. Phần lớn người Zion đều nghèo khó, nhưng cụ lại là một quý ngài có thu nhập cao. Phần lớn người Zion vô thần, trong khi cụ là người có đức tin. Đối với phần lớn người Zion thời kỳ đó, chủ nghĩa Zion là sự lựa chọn duy nhất, nhưng cụ tôi theo chủ nghĩa Zion vì ý nguyện cá nhân. Từ đầu những năm 1890, Herbert Benrwich đã xác quyết rằng người Do Thái phải tái định cư trên cố hương của mình là Judea(12). Chuyến hành hương này cũng đặc biệt. Đây là chuyến đi đầu tiên của những người Anh trung lưu gốc Do Thái trở về Đất Israel. Đó chính là lý do khiến Theodor Herel(13), người sáng lập chủ nghĩa Zion chính trị hiện đại, rất coi trọng 21 lữ khách này. Ông hy vọng Bentwich và những người cùng đi sẽ viết một báo cáo đầy đủ về vùng đất ấy. Herzl đặc biệt quan tâm đến cư dân ở Palestine và triển vọng định cư tại đây. Ông mong đợi bản báo cáo sẽ được trình lên Đại hội Zion lần thứ nhất tổ chức tại Basel(14) cuối mùa hè đó. Nhưng cụ tôi thì có vẻ ít tham vọng hơn. Chủ nghĩa Zion của cụ, vốn có trước chủ nghĩa Zion của Herzl, về bản chất là lãng mạn. Tuy nhiên, chính cụ cũng bị bản tuyên ngôn có tính tiên đoán Der Judenstaat hay Nhà nước Do Thái(15) của Herzl lôi cuốn. Đích thân cụ đã mời Herzl đến câu lạc bộ London uy tín của mình, và sửng sốt trước sức hút của nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa này. Cũng như Herzl, cụ tin rằng người Do Thái cần phải trở về Palestine. Nhưng khi chiếc tàu hơi nước đáy bằng Oxuz đang rẽ làn nước đen của Địa Trung Hải, Bentwich vẫn như người trên mây trên gió. Cụ tôi không mơ việc chiếm đoạt một đất nước để thiết lập một quốc gia; cụ chỉ mong được gặp Đức Chúa Trời. Tôi nấn ná trên boong tàu một lát. Tôi muốn hiểu vì sao tàu Oxus lại thực hiện chuyến đi xuyên biển. Cụ của tôi chính xác là người thế nào, và vì sao cụ lại đến đây? Khi thế kỷ 20 sắp đến, trên thế giới có khoảng 11 triệu người Do Thái: gần 7 triệu sống tại Đông Âu, 2 triệu sống ở Trung và Tây Âu, 1,5 triệu sống tại Bắc Mỹ; số người Do Thái sống ở châu Á, Bắc Phi và Trung Đông chưa đến 1 triệu. Chỉ ở Bắc Mỹ và Tây Âu, người Do Thái mới được giải phóng. Ở Nga, họ bị ngược đãi. Tại Ba Lan, họ bị phân biệt đối xử. Ở các nước Hồi giáo, họ là dân tộc “được bảo vệ” sống như công dân hạng hai. Thậm chí ngay ở Mỹ, Pháp, và Anh, sự ngược đãi này được xem là hợp pháp. Chủ nghĩa bài Do Thái đang đà phát triển. Năm 1897, Kitô giáo vẫn chưa hòa thuận với Do Thái giáo. Nhiều người vẫn thấy khó nhìn nhận người Do Thái như những người tự do, đáng tự hào, và bình đẳng. Tại Đông Âu, người Do Thái chịu cảnh khốn khó cùng cực. Một trào lưu bài Do Thái mới dựa trên sắc tộc đang thay thế chủ nghĩa bài Do Thái dựa trên tôn giáo. Làn sóng tàn sát người Do Thái xảy ra ở các thành phố và ngoại ô nơi người Do Thái sinh sống tại Nga, Belarus, Moldova, Romania, và Ba Lan. Hầu hết người Do Thái đều không nhìn thấy tương lai ở nơi họ đang cư trú. Hàng trăm ngàn người đã vượt biển tới Ellis Island(16). Làn sóng Lưu vong Do Thái(17) một lần nữa nếm trải kiếp nạn di cư hàng loạt. Tương lai sẽ tồi tệ hơn quá khứ. Trong nửa thế kỷ tới, một phần ba người Do Thái sẽ bị giết. Hai phần ba người Do Thái ở châu Âu sẽ bị xóa sổ. Bi kịch khủng khiếp nhất của người Do Thái đang đến gần. Vì vậy, khi tàu Oxus sắp cập bờ Đất Thánh,(18) nhu cầu trả Palestine cho người Do Thái trở nên cấp thiết. Nếu người Do Thái không được đến đây, họ sẽ không có tương lai. Dải bờ biển nhô cao này có thể là sự cứu giúp độc nhất của họ. Còn một nhu cầu nữa. Trong thiên niên kỷ trước năm 1897, hai yếu tố lớn bảo đảm sự sống sót của người Do Thái là Đức Chúa Trời và ghetto(19). Cái cho phép người Do Thái duy trì được bản sắc và nền văn minh của mình chính là sự gần gũi với Đức Chúa Trời và sự tách biệt giữa họ với thế giới phi Do Thái xung quanh. Người Do Thái không có lãnh thổ và vương quốc. Họ không có tự do và chủ quyền. Thứ gắn kết họ với nhau như một dân tộc chính là niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, và câu chuyện tôn giáo đẩy sức mạnh cùng những bức tường cao biệt lập xây quanh họ. Nhưng trong 100 năm trước năm 1897, Đức Chúa Trời bị trôi dạt và những bức tường của ghetto thì sụp đổ. Thế tục và giải phóng - vốn luôn hạn hẹp - đã xói mòn cách thức tồn tại xưa cũ của người Do Thái. Không còn gì để duy trì người Do Thái như một dân tộc sống giữa những dân tộc khác. Thậm chí nếu người Do Thái không bị người Cô-dắc Nga giết, hoặc bị người Pháp bài Do Thái ngược đãi, thì họ cũng đối mặt với mối hiểm nguy chết tập thể. Khả năng duy trì nền văn minh Do Thái không chính thống tại cộng đồng Do Thái lưu vong lúc này trở thành một vấn đề. Cần phải có một cuộc cách mạng. Nếu muốn sống sót, người Do Thái phải được biến đổi từ một dân tộc phiêu bạt sang một dân tộc có chủ quyền. Với ý nghĩa này, chủ nghĩa Zion nổi lên vào năm 1897 như một sáng kiến thiên tài. Những người sáng lập, do Tiến sĩ Herzl đứng đầu, vừa có tài tiên tri vừa quả cảm. Nhìn tổng thể, thế kỷ 19 là thế kỷ vàng của người Do Thái Tây Âu. Tuy nhiên, người Zion theo tư tưởng của Herzl nhìn thấy điều đang đến. Đúng, họ không biết thế kỷ 20 sẽ xuất hiện những nơi như Auschwitz(20) và Treblinka.(21) Nhưng theo cách riêng của mình, trong thập niên 1890 họ hành động để ngăn chặn thảm họa của thập niên 1940. Họ nhận ra mình đang đối mặt với một vấn đề cấp thiết: sự tuyệt chủng đang đến của người Do Thái. Và họ cũng nhận thức được rằng một vấn đề cấp thiết đòi hỏi một giải pháp cấp thiết: biến đổi người Do Thái - một sự biến đổi chỉ có thể tiến hành ở Palestine - cố hương của người Do Thái. Herbert Bentwich không nhìn nhận mọi việc sáng suốt được như Theodor Herzl. Cụ không ngờ rằng thế kỷ sắp bắt đầu sẽ là thế kỷ bi thương nhất trong lịch sử Do Thái. Nhưng bản năng mách bảo cụ rằng đã đến lúc phải có hành động quyết liệt. Cụ biết nỗi thống khổ của người Do Thái Đông Âu là không thể chịu nổi, và ở Tây Âu sự đồng hóa là không thể tránh khỏi; ở Đông Âu, người Do Thái gặp nguy hiểm, trong khi ở Tây Âu, Do Thái giáo gặp rắc rối. Cụ tôi hiểu rằng người Do Thái đang thực sự cần một nơi ở mới, một khởi đầu mới, một cách tồn tại mới. Nếu muốn sống sót, người Do Thái cần có Đất Thánh. Bentwich sinh năm 1856 tại quận Whitechapel, London. Thân sinh của cụ là người Nga-Do Thái di cư, kiếm sống bằng nghề bán rong đồ trang sức ở Birmingham và Cambridge. Nhưng người bán rong này lại mong muốn nhiều hơn ở cậu con trai yêu quý của mình. Ông cho Herbert vào các trường tốt, và cậu học hành giỏi giang. Hiểu rõ tất cả hy vọng của bố mẹ đều đặt vào mình, chàng trai trẻ quyết học hành chăm chỉ để khẳng định bản thân. Ở tuổi 30, cụ tôi đã là một luật sư thành đạt, sống tại St. John’s Wood(22). Trước khi đến Palestine, cụ tôi đã là một người lãnh đạo trong cộng đồng Anh-Do Thái. Lĩnh vực chuyên môn của cụ là luật bản quyền. Về hoạt động xã hội, cụ là một trong những người sáng lập Câu lạc bộ ăn tối và tranh luận nổi tiếng Maccabean(23). Về đời tư, cụ kết hôn với người vợ nghệ sĩ sinh đẹp, người đã nuôi dạy chín người con trong ngôi nhà đầy uy quyền của họ tại Avenue Road. Hai người con nữa sẽ được sinh ra trong những năm sau đó. Là người tự lập, Herbert Bentwich nghiêm khắc và mô phạm. Tính cách chủ đạo của cụ là kiêu ngạo, kiên định, tự tin, độc lập, và không theo khuôn mẫu. Song, cụ lại là người rất lãng mạn pha chút thần bí. Bentwich là mẫu người của thời đại Victoria(24). Cụ cảm thấy mang ơn sâu sắc Đế chế Anh vì đã mở cửa tiếp nhận con trai của một người di cư như cụ. Khi Bentwich được hai tuổi, lần đầu tiên một người Do Thái được bầu vào Nghị viện Anh. Khi 15 tuổi, lần đầu tiên một người Do Thái được nhận vào Đại học Oxford. Khi ở tuổi 20, lần đầu tiên một người Do Thái tham gia Thượng viện. Những mốc lịch sử này là điều kỳ diệu đối với Bentwich. Cụ không nhìn nhận sự giải phóng như việc thực hiện muộn màng một quyền tự nhiên, mà xem đó như một hành động đẹp của Nữ hoàng Anh Victoria. Bề ngoài, Bentwich giống Hoàng tử xứ Wales. Cụ có đôi mắt màu xanh ánh thép, bộ râu rậm cắt tỉa gọn gàng và quai hàm khỏe. Tính cách của cụ cũng giống như một nhà quý tộc. Mặc dù sinh ra trong nghèo túng, nhưng Herbert Bentwich đã mạnh mẽ và nhanh chóng làm chủ những giá trị và tập tục của để chế thống trị đại dương này. Như một quý ngài thực thụ, cụ thích du lịch, thi ca, nhà hát. Cụ biết về Shakespeare, có nhà ở Vùng Hồ(25). Nhưng cụ không thỏa hiệp với tinh thần Do Thái của mình. Cùng vợ là Susan, cụ xây dựng một gia đình có tất cả sự hài hòa kiểu Anh-Do Thái: cầu nguyện buổi sáng và nghe nhạc thính phòng, đọc Tennyson(26) và Maimonides(27), thực hành các nghi lễ Shabbat(28) và duy trì một nền giáo dục của Oxbridge(29). Bentwich tin rằng cũng như Đế chế Anh, người Do Thái mang một sứ mệnh ở thế giới này, đó là người Do Thái ở phương Tây được giải phóng phải chăm sóc cho người Do Thái ở phương Đông bị ngược đãi. Cụ của tôi hoàn toàn chắc chắn rằng Đế chế Anh sẽ cứu các đạo hữu của cụ như dã từng cứu cụ. Lòng trung thành của cụ với chế độ quân chủ và Do Thái giáo hòa quyện vào nhau. Lòng trung thành này đã đưa cụ đến Palestine. Chính nó đã khiến cụ tôi dẫn đầu đoàn Do Thái cập bờ Đất Thánh. Giá như tôi được gặp Herbert Bentwich, thì có lẽ tôi sẽ không thích cụ. Giả sử tôi là con trai của cụ, tôi chắc mình sẽ nổi loạn chống lại cụ. Thế giới của cụ - bảo hoàng, sùng đạo, gia trưởng, và hiếu chiến - cách rất xa thế giới của tôi. Nhưng khi tôi nghiên cứu cụ từ xa - với khoảng cách hơn một thế kỷ - tôi không thể phủ nhận những điếm chung giữa chúng tôi. Tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra mình giống với người cụ lập dị đến thế. Cho nên tôi lại tự hỏi: Tại sao cụ ở đây? Tại sao cụ đi trên chiếc tàu hơi nước này? Bản thân cụ không bị nguy hiểm. Cuộc sống của cụ ở London thành đạt và đủ đầy. Vì sao phải lênh đênh trên biển để đến tận Jaffa? Câu trả lời đầu tiên là chủ nghĩa lãng mạn. Năm 1897, Palestine chưa thuộc Anh, nhưng tương lai sẽ thuộc Anh. Đến nửa sau thế ký 19, cả người Anh và Do Thái đều khát khao chủ nghĩa Zion. Daniel Deronda của George Eliot(30) đặt nền móng; Laurence Oliphant(31) tiếp tục tiến xa hơn. Sự mê hoặc của Zion giờ thành tâm điểm của chủ nghĩa lãng mạn Anh thời kỳ thuộc địa. Với cụ tôi, một người lãng mạn, một người Do Thái, và một quý ngài thời Victoria, cám dỗ này không thể cưỡng được. Niềm khát khao Zion dã trở thành một phần không thể tách rời của con người cụ. Nó xác định bản sắc của cụ. Câu trả lời thứ hai quan trọng hơn và phù hợp hơn. Herbert Bentwich luôn đi trước thời đại mình. Hành trình cụ đi từ Whitechapel đến St. John’s Wood cuối thế kỷ 19 giống với chuyến đi mà nhiều người Do Thái thực hiện từ vùng Lower East Side đến vùng Upper West Side trong thế kỷ 20. Khi năm 1900 đến gần, cụ tôi dôi mặt với thử thách mà dân Do Thái tại Mỹ sẽ dối mặt trong thế kỷ 21: làm sao để duy trì bản sắc Do Thái trong một thế giới mở, làm sao để bảo tồn một Do Thái giáo không được những bức tường khu ghetto che chắn, làm cách nào để ngăn người Do Thái tan tác rồi hòa nhập vào sự tự do và phát đạt của phương Tây hiện đại. Vâng, Herbert Bentwich tham gia chuyến đi từ Charing Cross đến Jaffa vì cụ cam kết chấm dứt sự khốn khổ của người Do Thái ở phương Đông, nhưng nguyên nhân chủ yếu của chuyến đi này là do cụ hiểu được tính phù du trong cuộc sống của người Do Thái ở phương Tây. Vì may mắn có một cuộc sống được đặc ân, cụ đã nhìn thấy thách thức tiếp theo thách thức bài Do Thái. Cụ nhìn thấy cả tai họa sẽ diễn ra sau cuộc diệt chủng Holocaust(32). Cụ nhận ra thế giới hài hòa Anh-Do Thái của riêng mình là một thế giới đã bị che khuất. Đó là lý do cụ vượt Địa Trung Hải. Cụ đã đến cửa ngõ của cảng Jaffa cổ kính ngày 16 tháng 4. Tôi dõi theo cụ khi cụ thức giấc lúc 5 giờ sáng trong khoang hạng nhất của mình. Tôi dõi theo cụ khi cụ đi lên các bậc thang dẫn tới boong gỗ của chiếc Oxus trong bộ com-lê sáng màu và chiếc mũ nút bần(33). Tôi dõi theo cụ khi cụ quan sát từ boong tàu. Mặt trời sắp nhô lên trên những cổng vòm và tháp canh của Jaffa. Và vùng đất mà cụ tôi nhìn thấy đúng như cụ mong ước nó sẽ xuất hiện: rực rỡ trong ánh ban mai và bao phủ ánh sáng hứa hẹn mong manh. Tôi có muốn cụ bước lên bờ không nhỉ? Tôi vẫn chưa biết. Tôi bị tất cả mọi thứ thuộc về Anh mê hoặc. Giống như Bentwich, tôi yêu Lands End(34), Snowdon(35), và Vùng Hồ. Tôi yêu những ngôi nhà gỗ kiểu Anh, quán rượu Anh và vùng nông thôn Anh. Tôi yêu nghi thức ăn sáng, nghi thức uống trà, và kem bọc sữa Devon. Hebrides, cao nguyên Scotland, và những ngọn đồi xanh mướt của vùng Dorset mê hoặc tôi. Tôi ngưỡng mộ sự chắc chắn sâu sắc trong tính cách Anh. Tôi say mê sự tĩnh lặng của một hòn đảo chưa hề bị chinh phục trong 800 năm và mạch sống liên tục của nó. Tôi bị phong cách lịch sự trong điều hành công việc của đất nước này cuốn hút. Nếu Herbert Bentwich lên bờ, cụ sẽ tạm biệt tất cả những thứ này. Cụ sẽ cắt đi cội rễ của bản thân, con cháu chắt chút chít của mình ở nước Anh xanh tươi sâu lắng, để tất cả chúng - trong nhiều thế hệ - định cư tại Trung Đông. Liệu có ngốc nghếch khi làm vậy hay không? Liệu có điên rồ hay không? Nhưng mọi việc không đơn giản thế. Quần đảo Anh thực sự không phải là của chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những kẻ qua đường, vì con đường chúng tôi đi dài hơn và nhiều đau khổ hơn. Nước Anh tươi đẹp chỉ cho chúng tôi một chỗ tạm cư tao nhã, một chỗ nghỉ ngơi bên đường. Nhân khẩu học kể một câu chuyện rõ ràng: Trong nửa sau thế kỷ 20, Herbert Bentwich không sống được đến lúc ấy để nhìn thấy cộng đồng Anh-Do Thái thu lại một phần ba. Trong giai đoạn 1950-2000, số lượng người Do Thái ở Quần đảo Anh từ hơn 400.000 sẽ giảm còn khoảng 300.000. Các trường học và thánh đường Do Thái sẽ đóng cửa. Những cộng đồng ở các thành phố như Brighton và Bournemouth sẽ giảm bớt. Tỷ lệ hôn nhân đa chủng tộc sẽ tăng lên trên 50%. Những người Do Thái trẻ không chính thống sẽ tự hỏi vì sao họ nên là Do Thái, điều đó có ý nghĩa gì? Một quá trình tương tự cũng sẽ xảy ra ở các nước Tây Âu khác. Cộng đồng Do Thái không chính thống tại Đan Mạch, Hà Lan, và Bỉ sẽ gần như biến mất. Sau khi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành châu Âu trong hơn 200 năm - hãy nghĩ đến những người như Mendelssohn, Karl Marx, Freud, Gustav Mahler, Kafka, Albert Einstein - người Do Thái sẽ dần rời khỏi sân khấu trung tâm. Kỷ nguyên vàng của người Do Thái châu Âu sẽ qua đi. Chính sự tồn tại của một cộng đồng Do Thái châu Âu phát triển, có vai trò quan trọng và đầy sáng tạo, sẽ bị nghi ngờ. Cái đã có sẽ chẳng lặp lại nữa. Năm mươi năm sau, tình trạng trì trệ này sẽ tấn công ngay cả cộng đồng Mỹ-Do Thái mạnh mẽ và thịnh vượng. Tỷ lệ người Do Thái so với người phi Do Thái trong xã hội Mỹ sẽ giảm dáng kể. Kết hôn đa sắc tộc sẽ rất nhiều. Giới quyền uy Do Thái xưa cũ sẽ mất đi ảnh hưởng, và ngày càng ít người Do Thái không chính thống thừa nhận nguồn gốc hoặc tích cực trong hoạt động của cộng đồng Do Thái. Người Mỹ-Do Thái vẫn sẽ mạnh mẽ hơn người Do Thái châu Âu. Nhưng khi nhìn những người anh em châu Âu của mình bên kia đại dương, người Mỹ-Do Thái sẽ có thể thấy được thành tựu của thế kỷ 21, nhưng đó không phải là một cảnh đẹp. Vậy cụ tôi có nên lên bờ không? Nếu cụ không làm vậy, cuộc sống riêng của tôi ở Anh sẽ giàu có và đáng sống. Tôi sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự; tôi sẽ không phải đối mặt với nguy hiểm trong gang tấc và thế lưỡng nan về đạo đức đầy day dứt. Sẽ được nghĩ cuối tuần cùng gia đình trong căn nhà mái lá tại Dorset mỗi mùa hè trên cao nguyên Scotland. Nhưng nếu cụ tôi không lên bờ, thì nhiều khả năng các con tôi chỉ mang một nửa dòng máu Do Thái. Có lẽ chúng không còn là người Do Thái nữa. Nước Anh sẽ cản trở bản sắc Do Thái của chúng tôi. Trên những đồng cỏ xanh mướt của vùng Old England, và trong những khu rừng rậm của New England, nền văn minh Do Thái thế tục có thể bốc hơi. Trên đôi bờ Đại Tây Dương, người Do Thái không chính thống có thể sẽ dần biến mất. Khi đoàn của Bentwich lên bờ, Địa Trung Hải êm ả tưởng như đã biến thành hồ. Các công nhân bốc vác người Ả-rập đưa hành khách của tàu Oxus lên bờ trên những chiếc thuyền độc mộc bằng gỗ xù xì. Cảng Jaffa hóa ra không gây khó chịu như dự đoán. Nhưng trong thành phố Jaffa hôm đó là phiên chợ. Một số lữ khách châu Âu đã choáng khi thấy xác động vật treo bán, cá bốc mùi và rau thối. Họ nhìn thấy những đôi mắt bị nhiễm trùng của các phụ nữ quê mùa, những đứa trẻ khẳng khiu. Và chen lấn, ồn ào, bẩn thỉu. Mười sáu quý ông, bốn quý bà và một người hầu tìm đường đến khách sạn ở khu buôn bán của thành phố, và những chiếc xe tao nhã của Thomas Cook(36) đã đến nhanh chóng. Ngay khi ra khỏi chỗ lộn xộn của người Ả-rập tại Jaffa, những người châu Âu thấy tinh thần phấn chấn trở lại. Họ ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của những vườn cam tháng 4, phấn khích trước cảnh đẹp của những cánh đồng hoa dại e ấp màu tía và đỏ chói. Hai mốt lữ khách được một người cụ khác của tôi là bác sĩ Hillel Yoffe chào đón. Cụ gây ấn tượng dễ chịu cho cả đoàn. Trong sáu năm kế từ khi cũng cập cảng Jaffa, được chính những công nhân bốc vác Ả-rập đó đưa vào bờ, cụ đã làm được một việc lớn: Việc hành nghề y của cụ - cố gắng tiêu diệt bệnh sốt rét - giờ đây đều được mọi người biết đến. Công việc xã hội của cụ - là Chủ tịch ủy ban Zion tại Palestine - cũng rất nổi bật. Giống như các khách hành hương người Anh, cụ trung thành với ý tưởng rằng những người Do Thái hưởng đặc ân của phương Tây phải trợ giúp những người Do Thái bị bần cùng hóa ở phương Đông. Đây không chỉ là việc cứu họ thoát khỏi những người Cô-dắc u mê mà còn là một nghĩa vụ đạo đức, đưa khoa học và sự khai sáng đến cho họ. Trong điều kiện khắc nghiệt của một tỉnh thuộc Đế chế Ottoman(37) xa xôi này, bác sĩ Yoffe là biểu tượng của tiến bộ. Sứ mệnh của cụ là chữa lành cho cả bệnh nhân lẫn dân tộc mình. Được bác sĩ Yoffe chỉ dẫn, đoàn lữ khách của Bentwich đến trường nông nghiệp Pháp Mikveh Yisrael. Các sinh viên đang nghỉ lễ Quá hải(38), nhưng các giáo viên và nhân viên của trường gây ấn tượng tốt. Mikveh Yisrael là vùng đất tiến bộ. Hội đồng giáo dục của trường dạy các thế hệ trẻ Do Thái ở Palestine cách canh tác hiện đại; sứ mệnh của trường là đào tạo ra các nhà nông học và người trồng nho cho thế kỷ mới. Sau hết, ngành nông nghiệp theo phong cách Pháp mà trường đang dạy sẽ lan tỏa khắp Palestine, làm các sa mạc của đất nước này nở hoa. Những người khách đến thăm tràn trề hạnh phúc. Họ có cảm giác mình dang ngắm nhìn những hạt giống tương lai đang nảy mầm. Và chắc chắn đó đích thực là tương lai mà họ muốn thấy. Từ Trường Mikveh Yisrael, họ đến thuộc địa Rishon LeZion. Nam tước Edmond de Rothschild là người bảo trợ và mạnh thường quân của thuộc địa này. Ngài thống đốc tại đây, đại diện cho Nam tước, đón tiếp những người hành hương đáng kính tại nhà mình. Những người Anh này thích viên thống đốc người Pháp. Họ nhẹ nhõm khi nhìn thây nha cửa, gia đình, và đổ ăn ngon tại vùng đất lạc hậu này. Nhưng thứ làm những lữ khách châu Âu này vui nhất là nhà máy sản xuất rượu vang tân tiến, quy mô mà Nam tước cho xây dưng tại trung tâm của thuộc địa 15 năm tuổi này. Họ sửng sốt bởi ý tưởng biến Palestine thành một tỉnh phương Đông. Họ thấy khó tin vào cảnh tượng những ngôi nhà thuộc địa lợp mái đỏ, những ruộng nho xanh ngắt, hay mùi say nồng của loại rượu vang Hebrew đầu tiên trên mảnh đất quê hương Do Thái sau 1.800 năm. Tầm trưa, khi vé đến Ramleh, mọi thứ trở nên rõ ràng với họ. Bảy tiếng sau khi đặt chân lên đất Palestine, phần lớn những người hành hương trong đoàn của Bentwich đã không chút nghi ngờ: Judea là nơi đông đảo người Do Thái ở Nga, Ba Lan, và Romania bị ngược đãi nên tới định cư. Palestine sẽ là ngôi nhà Do Thái bảo đảm sự che chở cho người Do Thái. Đoàn khách nhanh chóng lên tàu đi từ Lydda đến Jerusalem. Những người đồng hành của cụ đã kiệt sức. Họ nghỉ ngơi, suy ngẫm rất nhiều về ấn tượng và cảm xúc của mình. Nhưng một người như Herbert Bentwich sẽ không lãng phí dù chỉ nửa tiếng, cụ tôi không hể nghỉ ngơi. Trong bộ com-lê trắng và chiếc mũ nút bần trắng, cụ leo lên tòa tháp trắng nhô lên như một cái đèn hiệu ở trung tâm Ramleh. Và từ tòa tháp lớn màu trắng, cụ tôi đã nhìn thấy Đất Thánh. Nhìn từ trên cao khắp vùng lãnh thổ còn trống của năm 1897, Bentwich thấy tất cả sự tĩnh lặng, sự trống vắng, sự hứa hẹn. Đây là sân khấu của vở kịch sắp được trình diễn, với tất cả những gì đã có và sắp có: những tấm thảm hoa dại, những bụi cây ô-liu cổ, cái bóng tía nhàn nhạt của những ngọn đồi Judea. Và phía xa là Jerusalem. Hoàn toàn tình cờ, cụ tôi ở tâm điểm của vở diễn. Và tại giao điểm này, cần đưa ra một lựa chọn: Đi đường này hay đường kia. Tiến về phía trước hay rút lui. Lựa chọn hay từ bỏ Palestine. Cụ tôi không thực sự là người phù hợp để đưa ra một quyết định như vậy. Cụ đã không nhìn Đất Thánh như nó vốn có. Đi trên chiếc xe ngựa tao nhã từ Jaffa đến Mikveh Yisrael, cụ không thấy ngôi làng Palestine Abu Kabir. Đi từ Mikveh Yisrael đến Rishon LeZion, cụ không thấy ngôi làng Palestine Yazur. Trên đường từ Rishon LeZion đến Ramleh cụ không thấy ngôi làng Palestine Sarafand. Và tại Ramleh cụ không thực sự thấy rằng Ramleh là một thị trấn Palestine. Giờ đây, khi đứng trên đỉnh tòa tháp trắng, cụ không thấy thị trấn Palestine Lydda gần đó. Cụ không thấy các ngôi làng Palestine như Haditha, Gimzu, hoặc El-Kubbab. Cụ không thấy ngôi làng Palestine Abu Shusha ở lưng chừng núi Gezer. Làm sao điều này lại xảy ra, tôi tự hỏi trong thiên niên kỷ sau. Làm sao cụ tôi lại có thể không nhìn thấy cơ chứ? Có hơn nửa triệu người Ả-rập, Bedouin(39), và Druze tại Palestine năm 1897. Có 20 thành phố và thị trấn, hàng trăm làng mạc. Vậy làm sao một người mô phạm như Bentwich lại không nhận ra chúng? Làm sao một người có cặp mắt tinh anh như Bentwich, từ tòa tháp cao của Ramleh, lại không nhìn thấy rằng Đất Thánh đã có người? Rằng một dân tộc khác giờ đang chiếm giữ mảnh đất của tổ tiên mình? Tôi không chỉ trích hay phán xét. Ngược lại, tôi nhận thấy rằng Đất Israel trong tâm trí cụ rộng tới cả trăm ngàn cây số vuông, bao gồm cả Vương quốc Jordan ngày nay. Và trên mảnh đất mênh mông này có chưa đầy một triệu cư dân. Ở đây đủ chỗ cho những người Do Thái sống sót từ châu Âu bài Do Thái. Palestine rộng lớn hơn có thể là mái nhà cho cả người Do Thái lẫn Ả-rập. Tôi cũng nhận thấy rằng vùng đất Bentwich quan sát có nhiều người du mục Bedouin sinh sống. Phần lớn những người khác sống ở đó là nông nô, không có quyền sở hữu tài sản. Đại đa số người Palestine năm 1897 sống trong những xóm làng xoàng xĩnh. Nhà của họ chỉ là túp lều dơ dáy. Do nghèo đói và bệnh tật, nên họ gần như vô hình với một quý ông thời Victoria. Cũng có thể là Herbert Bentwich, một người đàn ông da trắng thời Victoria, đã không coi những người da màu ngang hàng với mình. Cụ có thể đã tự nhủ rằng người Do Thái đến từ châu Âu sẽ chỉ làm tốt đẹp thêm cuộc sống của cư dân địa phương, rằng người Do Thái châu Âu sẽ chữa bệnh cho người bản địa, giáo dục và khai sáng cho họ. Rằng họ sẽ sống bên nhau trong danh dự và phẩm hạnh. Nhưng còn có một lý lẽ mạnh hơn nhiều: Không có dân tộc Palestine ở thời điểm tháng 4 năm 1897. Không có khái niệm thực sự về quyền tự quyết Palestine, và cũng không có ai nói đến phong trào dân tộc Palestine. Tính dân tộc Ả-rập được cảm nhận ở xa: tại Damascus, Beirut, và bán đảo Ả-rập. Nhưng ở Palestine không có bản sắc dân tộc mang tính thuyết phục. Không có nền văn hóa chính trị hoàn thiện nào. Tại vùng đất xa xôi của Đế chế Ottoman này, không có chế độ tự trị và quyền tự trị Palestine. Dễ hiểu vì sao một thần dân đầy kiêu hãnh của Đế chế Anh lại xem vùng đất này như đất-vô-chủ. Như một vùng đất người Do Thái có thể thừa kế hợp pháp. Nhưng tôi vẫn tự hỏi vì sao cụ lại không thấy. Rốt cuộc, những công nhân bốc vác Ả-rập đã đánh thức cụ lúc bình minh và đưa cụ vào bờ trên chiếc thuyền gỗ thô ráp. Những người bán rong Ả-rập đã đi ngang cụ trong phiên chợ Jaffa. Các nhân viên Ả-rập đã phục vụ cụ trong khách sạn Jaffa. Lúc ngồi xe ngựa trên đường, cụ thấy dân làng người Ả-rập. Và những cư dân Ả-rập ở Ramleh và Lydda. Người Ả-rập trong đoàn hộ tống Thomas Cook của chính cụ: họ làm hướng dẫn, đánh xe ngựa, phục vụ. Sách chỉ dẫn lữ hành đi Palestine cũng nhấn mạnh: thành phố Ramleh là thành phố được người Ả-rập xây dựng, và tòa tháp màu trắng của Ramleh là tháp Ả rập. Khi tôi quan sát sự mù mờ của Herbert Bentwich lúc cụ nghiên cứu Đất Thánh từ đỉnh tháp, tôi đã thấu hiểu cụ. Cụ tôi không thấy, vì động cơ của cụ là nhu cầu không thấy gì. Cụ không thấy, vì nếu cụ nhìn thấy, cụ sẽ phải quay lại. Nhưng cụ tôi không thể quay lại. Để có thể đi tiếp, cụ tôi đã chọn cách không thấy. * Cụ vẫn tiếp tục. Cụ tập hợp những người bạn hành hương, và họ lên xe lửa đến Jerusalem. Tuyến đường sắt Jaffa-Jerusalem được một công ty của Pháp lập ra chỉ vài năm trước, và đầu máy là một động cơ hơi nước hiện đại, kéo theo những toa xe hiện đại có ghế ngồi bọc đệm êm ái. Nhưng dù rất xúc động khi thấy biểu tượng tiến bộ hiện thân nơi xe lửa mới, cụ vẫn bị phong cảnh gây ấn tượng mạnh hơn. Qua ô cửa sổ rộng của toa xe do Pháp sản xuất, cụ thấy những dấu tích của thành phố Do Thái Gezer (nhưng cụ lại không thấy ngôi làng Palestine Abu Shusha kế bên). Cụ thấy ngôi mộ của những người Maccabee(40) ở Modi’in (nhưng không thấy ngôi làng Palestine Midia). Cụ thấy Samsons Tsora (nhưng không thấy Artouf). Cụ không thấy Dir-el-Hawa, và cụ không thấy Ein Karem. Cụ tôi nhìn thấy nét huy hoàng cổ xưa của hẻm núi vòng vèo dẫn đến Jerusalem, nhưng cụ lại không thấy nông dân Palestine đang canh tác trên những ruộng bậc thang dốc đứng bám vào những ngọn đồi Jerusalem. Có hai thứ cuốn Herbert Bentwich đi: hồi ức lịch sử sinh động song hành cùng niềm tin vào tiến bộ, và nỗi khát khao về hào quang của quá khứ thúc đẩy quyết tâm mở đường cho hiện đại hóa. Vâng, cụ đã cam kết với người Do Thái Nga đang rên xiết trong sự tàn bạo của Sa hoàng. Cụ không bao giờ quên được nạn nhân của những cuộc tàn sát người Do Thái trong các năm 1881-1882 ở Ukraine(41) và nạn nhân của ngược đãi gần đây tại Romania. Nhưng điều thực sự cuốn hút cụ là Thánh Kinh và Hiện đại. Khát khao thực sự của cụ là làm sống lại các nhà tiên tri và xây dựng đường dây điện thoại. Giữa quá khứ huyền thoại và tương lai công nghệ không có hiện tại dành cho cụ. Giữa ký ức và giấc mơ không có cái đang hiện hữu. Trong ý thức của cụ tôi, không có hình ảnh Đất Thánh hiện tại. Không có hình ảnh nông dân Palestine đứng cạnh cây ô-liu và cây vả của mình, vẫy chào quý ngài người Anh mặc bộ đồ vải lanh đẹp đẽ đang nhìn qua cửa sổ xe lửa, bị cuốn hút vào phong cảnh đẹp như tranh. Khi theo dấu chiếc xe lửa leo lên Jerusalem, tôi nghĩ đến Ferdinand Marie de Lesseps, vị tổng tài người Pháp đã nghĩ ra một kế hoạch chi tiết nối Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương bằng một tuyến đường thủy nhân tạo. Khi đó ông đã gây quỹ để tiến hành kế hoạch của mình bằng việc thành lập một công ty chứng khoán. Trong 10 năm xây dựng kênh đào Suez, với chi phí nhân lực khủng khiếp,(42) Lesseps đã chứng minh cho thế kỷ 19 rằng không tồn tại các giới hạn, rằng trong thời đại của lý trí này mọi vấn đề đều có thể được giải quyết. Không có ngọn núi nào là quá cao đối với tiến bộ hợp lẽ phải. Herbert Bentwich không phải là người Pháp mà là người Anh, và mặc dù tính cách của cụ không mang tư tưởng Descartes(43) mà là của phe bảo thủ Anh, nhưng tinh thẩn của de Lesseps cũng ảnh hưởng đến cụ. Cụ tin ắt phải có một giải pháp hợp lý cho vấn đề Do Thái. Đối với cụ, Theodor Herzl chính là de Lesseps cho vấn đề này. Herzl sẽ đưa ra hiến chương, lên kế hoạch, gây quỹ bằng cách lập một công ty chứng khoán. Herzl sẽ tạo dựng một quốc gia-dân tộc nhân tạo vĩ đại nối phương Đông với phương Tây, nối quá khứ với tương lai, và biến vùng đất khô cằn này thành một vũ đài của những sự kiện trọng yếu và hành động vĩ đại. Những lữ khách đồng hành với cụ tôi cũng háo hức. Từ lúc bình minh họ cũng nhìn thấy rất nhiều thứ: Jaffa, Mikveh Yisrael, Rishon LeZion, Ramleh, các đồng bằng Judea, các ngọn đồi Judea, hẻm núi trên đường đến Jerusalem. Xe lửa chạy chậm, và những du khách của Thomas Cook tận dụng tốt thời gian bằng cách đọc các sách tham khảo và hướng dẫn như: Baedeker(44), Smith, Thompson, Oliphant, Condor. Khi ngang qua thung lũng Ayalon, họ hình dung những trận đánh lớn được nhắc đến trong Kinh Thánh đã xảy ra tại đó; họ sửng sốt nhận ra nơi diễn ra chiến thắng oai hùng của triều đại Hasmoneus(45)tại Beth Horon. Họ có cảm giác đang trở về quá khứ, ngược vào kỷ nguyên lịch sử hào hùng của những người con Israel. Tôi nhìn họ thật kỹ. Có 16 nam và năm nữ. 16 người Anh, ba người Mỹ và hai người châu Âu lục địa. Trừ ba người, còn lại đều là Do Thái. Trừ một người, số còn lại đều sung túc. Hầu như tất cả đều là những người Do Thái đọc nhiều hiểu rộng, khá giả, được giải phóng của kỷ nguyên hiện đại. Và mặc dù hơi lạ trong cách ăn mặc, và đều ngây thơ, nhưng họ không có chút hận thù nào cả. Cái đưa họ đến đây là tuyệt vọng, và tuyệt vọng làm nảy sinh quyết tâm. Họ không nhận thức được những thế lực khổng lồ đang bao trùm lên họ - chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, khoa học, công nghệ - sẽ biến đổi vùng đất này. Và không gì có thể cản đường chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, khoa học, công nghệ. Những thế lực này sẽ san bằng các ngọn núi và chôn vùi các làng mạc. Chúng sẽ thay thế dân tộc này bằng một dân tộc khác. Cho nên, trong khi chiếc xe lửa vẫn chuyển động mang theo các hành khách đang đọc Baedeker, thì sự thay đổi đã trở nên không thể tránh khỏi. * Trong số 21 lữ khách, chỉ một người không hề ngây thơ. Israel Zangwill là một nhà văn nổi tiếng, tác giả cuốn Children of the Ghetto (Những đứa trẻ khu Ghetto) bán chạy khắp thế giới. Zangwill là người nói năng sắc sảo, tư duy nhanh nhạy và nhẫn tâm. Ông không đồng quan điểm với chủ nghĩa bảo thủ bác ái và chủ nghĩa lãng mạn nhân văn của cụ tôi. Ông không có nhu cầu tự dối mình, cũng không có nhu cầu thấy và không thấy. Tất cả những gì Herbert Bentwich không thấy thì Israel Zangwill đều thấy. Ông thấy những thành phố Palestine Jaffa, Lydda, và Ramleh, những ngôi làng Palestine Abu Kabir, Sarafand, Haditta, và Abu Shusha. Ông thấy tất cả những ngôi làng khiêm tốn và những xóm nghèo trên đường đến Jerusalem. Ông thấy những nông dân cặm cụi làm đất vẫy chào chiếc xe lửa Pháp đi qua. Bảy-năm nữa, tất cả những gì Zangwill nhìn thấy lúc này sẽ được ông nói ra. Trong một bài diễn văn cực kỳ quan trọng ở New York, nhà văn nổi tiếng thế giới sẽ làm khán giả sốc khi tuyên bố rằng Palestine có dân cư. Ông nói rằng tại khu vực Jerusalem, mật độ dân số gấp hai lần Hoa Kỳ. Nhưng người Zion khiêu khích này không chỉ khoa trương số liệu nhân khẩu học mang tính lật đổ; ông cũng sẽ tuyên bố rằng không một đất nước có dân cư nào từng chiến thắng nếu không dùng sức mạnh. Zangwill sẽ kết luận rằng do người khác chiếm đóng Đất Israel, nên những người con Israel cần sẵn sàng hành động cương quyết: “Để đuổi những bộ tộc đang chiếm hữu thì phải dùng gươm, như cha ông ta đã làm.” Bài diễn văn của Zangwill được phong trào Zion coi như quan điểm dị biệt đáng xấu hổ. Năm 1897, và thậm chí năm 1904, không có người Zion nào ngoài Zangwill đưa ra phân tích thực tại thô lỗ như vậy và đi đến kết luận tàn bạo như vậy. Sau bài diễn văn, tác giả lập dị bị khai trừ khỏi phong trào, nhưng rồi quay lại vài năm sau, và khi quay lại, trong thập niên thứ hai của thế kỷ 20, ông đã tuyên bố công khai điều mà không một người Zion nào dám tự nói thầm với bản thân: “Không có lý do đặc biệt nào để người Ả-rập bám giữ vào vài cây số này. ‘Gấp lều và lặng lẽ chuồn’ là thói quen ai cũng biết của họ: giờ hãy để họ làm ví dụ điển hình cho việc này… Chúng ta phải nhẹ nhàng thuyết phục họ cất bước.” Nhưng tất cả những điều đó mãi sau này mới diễn ra. Giờ vẫn đang còn sớm. Cuối buổi chiểu Thứ sáu, 6 tháng 4 năm 1897, sau một chuyến đi dài bằng xe lửa đầy háo hức, những người hành hương trong đoàn Bentwich xuống tàu ở nhà ga bằng đá, mới xây dựng tại Jerusalem. Cụ tôi rất hồi hộp. Họ đã đến Jerusalem. Thời gian ngắn ngủi. Họ tới đúng vào lễ Quá hải. Chỉ vài giờ nữa ngày lễ của tự do bắt đầu, người Do Thái sẽ ăn mừng một cuộc di dân trước kia. Và sau khi được những người đứng đầu cộng đồng Do Thái lâu đời tại Jerusalem chào đón ở sân ga, những người hành hương mau chóng được đưa đến khu Thành Cổ. Một lần nữa, họ dối mặt với nỗi khốn khó của phương Đông: những ngõ hẻm quanh co tăm tối, những khu chợ dơ dáy, những đám đông đói khát. Người Ả-rập bị bần cùng hóa và người Do Thái thời kỳ tiền Zion đã cư trú tại Thành phố Thần thánh nhiều thế hệ, sống bằng đồ bố thí và lời cầu nguyện, một cảnh tượng rất đáng thương. Nhưng cuối cùng, khi đến được Bức tường Than khóc(46), trong họ dâng trào cảm xúc trước lòng thành tâm của những người đến đó cầu nguyện. Họ xúc động bởi nỗi buồn chân thật của những người Do Thái đứng tuổi, để râu, đứng gần dấu vết duy nhất còn lại của ngồi đến và than khóc về thảm họa cách đây 1.800 năm trong lịch sử của minh. Những quý ông quý bà người Anh, cùng với những người đồng hành Mỹ và châu Âu, ngạc nhiên khi thấy bản thân họ cũng tràn ngập khát khao và than vãn. Họ đặt những mong ước được viết nguệch ngoạc vào các khe tường. Nhưng vì không có thời gian, nên Bentwich giục những người hành hương còn đang hổn hển tiến về phía trước, qua những ngõ phố tối tăm và quanh co, đến khách sạn Kaminitz, nơi bữa tiệc của lễ Quá hải được tổ chức. Sau đó họ sẽ đến Thành trì của David và Ngôi mộ của David sáng hôm sau. Rồi đến núi Olives ngoạn mục. Nhưng dù có đi bất kỳ đâu, những người hành hương cũng thấy sự tương phản nổi bật: những địa điểm của quá khứ oanh liệt đang cùng tồn tại với sự dơ bẩn của hiện tại. Bệnh tật và tuyệt vọng hiện diện khắp nơi. Một ngày sau lễ Quá hải, những người hành hương hướng về phía bắc. Bây giờ là lúc anh em Thomas Cook thể hiện những kỹ năng nổi bật của họ. Với số tiền 44 guinea(47) họ tính cho mỗi du khách, hãng du lịch danh tiếng này đưa đến 100 con ngựa và la, cùng yên cương của Anh và yên cương ngồi lệch một bên dành cho nữ miễn phí. Họ cung cấp những chiếc lều thổ dân màu trắng chất lượng tốt nhất. Không ít hơn 48 người phục vụ được đưa đến, gồm một người hàng thịt, một đầu bếp và một đội chạy bàn được huấn luyện kỹ. Một bữa sáng kiểu Anh(48) được bày ra mỗi sáng; bữa trưa được gói trong những chiếc giỏ đi dã ngoại đan bằng tay; và vào buổi tối, một bữa tiệc đặc biệt được phục vụ: súp nóng, hai loại thịt hoặc gia cầm, ba món tráng miệng khác nhau. Trong các ngày từ 20-27 tháng 4 năm 1897, Herbert Bentwich dẫn đầu đoàn hộ tống tiệc tùng kiểu thực dân đi xuyên vùng đất. Họ đi từ Jerusalem đến Beit El, từ Beit El đến Shilo, từ Shilo đến Nablus, từ Nablus đến Jenin qua thung lũng Dotan. Từ Jenin họ đến núi Tabor(49) qua thung lũng Yizrael. Từ núi Tabor họ đến Tiberias qua Horns of Hittin(50). Và sau hai ngày trên bờ biển Galilee, họ đi thuyền đến Capernaum. Và từ Capernaum đi đến Rosh Pina. Từ Rosh Pina họ đi dọc sông Jordan đến vùng thượng nguồn. Sau đó họ đến núi Hermon, Damascus, Beirut. Liệu đây có phải là chủ nghĩa thực dân? Nếu một thứ gì đó trông giống như vịt, đi như vịt và kêu như vịt, thì có lẽ đó là một con vịt. Những bức ảnh đang lộ rõ: những bộ safari(51) màu trắng, mũ nút bần, lều của Thomas Cook. Thứ ngôn ngữ mà cụ tôi dùng trong nhật ký của mình cũng đang lộ rõ. Không chút mơ hồ, không chút vòng vo. Mục tiêu của cụ cũng như mục tiêu của câu lạc bộ London là thực dân hóa Palestine. Những người Zion theo tư tưởng Herzl tìm kiếm sự hỗ trợ đế quốc cho những cố gắng của mình. Họ bền bỉ tranh thủ sự ủng hộ của Anh, Đức, Áo, và Đế chế Ottoman. Họ muốn một cường quốc châu Âu sử dụng sức mạnh, áp đặt dự án Zion lên vùng đất này. Họ mong muốn phương Tây thuần hóa phần đất phương Đông này. Họ muốn vùng đất Ả-rập này bị châu Âu tịch thu để giả quyết một vấn đề của châu Âu ngoài lãnh thổ châu Âu. Nhưng đoàn của Bentwich tìm cách giành phần đất khác của hành tinh này không phải vì thanh danh của Anh, mà là để cứu vô số người đang bị ngược đãi. Họ không thực sự đại diện cho một đế chế, mà đại diện cho một dân tộc bị tước đoạt tìm kiếm sự giúp đỡ của các đế chế. Họ không chủ ý đi áp bức, mà đi giải phóng. Họ không muốn bóc lột vùng đất này, mà muốn đầu tư vào đây. Ngoại trừ Zangwill, không một thành viên nào của đoàn lại coi sứ mệnh của họ như một hình thức chinh phục, tước quyền sở hữu, hay trục xuất. Cho nên, khi tôi quan sát những quý ông đang ngồi trên mấy bộ yên cương đẹp đẽ của Anh, và những quý bà đang bồng bềnh trên mấy bộ yên cương ngồi về một bên, tôi không thấy có sự xấu xa nào. Tôi không nhìn thấy cố gắng của người giàu lấy đi con cừu của người nghèo. Vì mặc dù cảnh tượng mang màu sắc thực dân và các nghi thức cũng mang tính thực dân, nhưng những khách hành hương này không phải là đại diện của một sức mạnh thực dân. Dù vẻ ngoài, tư duy, và cách cư xử của họ là châu Âu, nhưng họ không đại diện cho châu Âu. Ngược lại, họ là nạn nhân của châu Âu. Và họ ở đây để đại diện cho những nạn nhân cuối cùng của châu Âu. Đó là một câu chuyện kinh khủng. Thế hệ của Herbert Bentwich là thế hệ của những người Do Thái được giải phóng, yêu quý châu Âu và gắn bó số phận mình với châu Âu. Sau khi được giải thoát khỏi các khu ghetto đã cầm tù họ nhiều thế kỷ, họ bước tiếp và làm chủ châu Âu được khai sáng, làm giàu cho lục địa này và làm giàu cho chính mình. Nhưng khi thế kỷ 19 đang tới gần, những người Do Thái này nhận ra rằng dù họ có quan tâm đến châu Âu nhiều đến đâu, thì châu Âu cũng chẳng quan tâm đến họ. Đối với những người Do Thái châu Âu mới được giải phóng này, châu Ẩu giống như một bà mẹ hờ. Họ kính trọng bà, tôn thờ bà, tặng cho bà tất cả những gì họ có. Và rồi bỗng nhiên, những đứa con tận tụy này của châu Âu nhận ra rằng châu Âu không để tâm đến họ. Châu Âu cho rằng họ bốc mùi. Qua một đêm, cặp mắt của bà mẹ châu Âu có ánh nhìn mới, là lạ. Bà sắp bị mất trí. Họ nhìn thấy sự điên rồ nhảy múa trong đôi mắt bà, và họ hiểu rằng họ phải bỏ chạy để cứu mạng mình. Đó là lý do vì sao Theordor Herzl lại triệu tập một đại hội vào mùa hè, và vì sao Herbert Benrwich cùng đoàn do cụ dẫn đầu đang đi khắp vùng đất cổ của Israel. Vì đúng vào lúc sự tiến bộ và khai sáng của châu Âu đạt đến đỉnh cao, người Do Thái phải chạy trốn khỏi chấu Âu. Mảnh đất tiêu điều này là nơi họ sẽ tìm được chỗ ẩn náu tránh cơn điên rồ kiểu Medea(52) của châu Âu. Chuyến đi của Herbert Bentwich đột ngột dừng sau chuyến thăm Jerusalem. Có lẽ do quá mệt mỏi, cũng có lẽ do quá háo hức. Một nhân chứng kể lại rằng Bentwich ngã vào một bụi xương rồng gai, những chiếc gai nhỏ xíu đã khiến cụ đau đớn và bất an. Nhưng ghi chép của những khách hành hương khác cho thấy cái gây ấn tượng nhất với Bentwich là cảnh Jerusalem lúc hoàng hôn, khi cụ nhìn thấy nó từ núi Scopus ngay trước lúc khởi hành. Hôm sau, chính sự yên tĩnh cổ kính, kỳ lạ xung quanh đống đổ nát Sebastian đã mê hoặc vị trưởng đoàn hành hương. Cụ cảm động khi nhìn thấy những cảnh được mô tả trong Kinh Thánh ở Samaria: những quả đồi có ruộng bậc thang, những bụi cây ô-liu, những thung lũng mơ màng ngủ. Cụ cũng thấy núi Gilboa kỳ diệu. Nhưng cái để lại ấn tượng mãnh liệt là cảnh biển Galilee lúc chiều tà với những ngọn núi đỏ rực rỡ bao quanh, và trải nghiệm chèo thuyền lúc sáng sớm trong sự tĩnh lặng của hồ nước. Tôi dõi theo cụ tôi dẫn đoàn hộ tống 100 ngựa và la khi đi từ biển Galilee lên hồ Hula qua thung lũng Ginosar. Và tôi cũng dõi theo cụ tôi khi đoàn hộ tống 100 ngựa và la leo từ hồ Hula đến các dòng suối ở Banias, đỉnh Hermon tuyết phủ lơ lửng trên cao. Thế kỷ 20 cũng đang lơ lửng. Cụ tôi vẫn còn chưa biết, nhưng nửa thế kỷ tới sẽ là giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử Do Thái. Sau đó là nửa thế kỷ còn lại, người Do Thái sẽ giành được chủ quyền với một cái giá cực đắt. Nhưng lúc này, mọi thứ thật yên tĩnh. Vùng đất đang thanh bình. Có thể nghe thấy tiếng móng ngựa khi chúng leo lên sườn núi Hermon. Có thể nghe thấy tiếng bàn bạc của các quý ông và sự im lặng của các quý bà. Và khi ngoảnh lại, cụ tôi lần cuối nhìn thấy một vùng đất vẫn chưa bị doanh nghiệp tương lai của cụ ảnh hưởng đến, một vùng đất vẫn chưa bị nhu cầu và nỗi tuyệt vọng của người Do Thái làm biến đổi. Cụ quan sát cảnh sóng yên biển lặng của Galilee, sự diệu kỳ của hồ nước và điểm báo gây sửng sốt của Horns of Hittin. Herbert Bentwich sẽ không đợi đến đại hội Zion lần thứ nhất ở Basel. Mặc dù cụ sẽ tham gia các hội nghị Zion trong tương lai, nhưng cụ sẽ không tới đó để trình bày báo cáo mà Tiến sĩ Herzl mong đợi tại cuộc họp lịch sử 1897. Nhưng khi trở về London, cụ sẽ nói và viết về những trải nghiệm của mình. Đi bất kỳ nơi nào, cụ tôi sẽ rất cương quyết. Cụ sẽ tuyên bố: “Palestine chưa bao giờ chấp nhận cư dân khác.” Khi tranh luận với những người chỉ trích Zion, cụ sẽ khăng khăng nói Palestine hoàn toàn thích hợp cho “nhiều triệu người đang trong cảnh khốn cùng ở Đông Âu, phải tìm cho họ một mái nhà với khó khăn tối thiểu và hy vọng tối đa.” Trong các cuộc tranh luận tương lai, cụ tôi sẽ chiếm ưu thế. Cùng với những người bạn và đồng nghiệp, cụ sẽ lập một cơ sở Zion mạnh tại thủ đô của một nước châu Âu có thế lực nhất. Đúng 20 năm sau chuyến hành hương đến Palestine, Herbert Bentwich sẽ tham dự những cuộc họp đầu tiên giữa các lãnh đạo Zion và Khối thịnh vượng chung Anh (British Crown) về vấn đề Palestine. Đến lúc ấy, người luật sư già, tôn kính đã thành dấu tích của thời đã qua, nhưng do tôn trọng và lịch sự, cụ sẽ vẫn có quyền tham gia giai đoạn đầu của các cuộc thương thuyết đầy kịch tính. Nửa năm sau, ngày 2 tháng 11 năm 1917, các cuộc đàm phán sẽ đứa ra cam kết gồm 70 từ nổi tiếng, trong một bức thư(53) do ngài Ballour Bộ trưởng Ngoại giao gửi cho ngài Rothschild(54): VĂN PHÒNG BỘ NGOẠI GIAO Ngày 2 tháng 11 năm 1917 Kính thưa ngài Rothschild, Tôi vinh dự thay mặt Chính phủ Anh, chuyển đến quý ngài bản tuyên bố đã trình lên Nội các và được thông qua, nhằm bày tỏ sự cảm thông với khát vọng của người Do Thái Zion sau đây. Chính phủ Anh đã xem xét và ủng hộ việc thành lập tại Palestine một ngôi nhà chung cho người Do Thái, và sẽ cố gắng hết sức tạo thuận lợi để hoàn thành mục tiêu này. Thật dễ hiểu là không nên làm gì gây tổn hại các quyền dần sự và tín ngưỡng của những cộng đồng phi Do Thái tại Palestine, cũng như các quyền và vị thế chính trị của người Do Thái tại bất kỳ nước nào. Tôi vô cùng biết ơn nếu ông chuyển bản tuyên bố này đến Liên đoàn Zion. Trân trọng, Arthur James Balfour Chuyến đi của Bentwich tới Palestine ngắn ngủi, vội vã, và có phần vô lý. Nhưng nó đã thay đổi cuộc sống của cụ tôi. Khi trở về Anh, cụ sẽ không thể tiếp tục những việc thường nhật của một quý ngài thời Victoria nữa. Cụ sẽ không chuyên tâm hành nghề luật, chơi nhạc thính phòng, đọc Shakespeare, nuôi dạy chín con gái và hai con trai thành các quý bà và quý ông người Anh nữa. Mười hai ngày trên Đất Israel khiến Bentwich thấy khó hưởng thụ những tiện nghi của cuộc đời được ưu ái trong điền trang gia đình tại vùng Birchington-by-the-Sea(55). Vì cụ sẽ luôn nhìn thấy ngọn hải đăng ở phía bên kia bờ biển Kent. Mọi người trong gia đình Bentwich giờ cũng sẽ không ngừng nói đến cây đèn hiệu này. Sự hấp dẫn bí ẩn về Palestine sẽ sống trong tâm trí của mọi thành viên gia đình. Năm 1913, con gái và con rể của Herbert Bentwich xây một biệt thự đẹp ở vùng thuộc địa sản xuất rượu vang Zichron Ya’acov. Năm 1920, con trai của Herbert Bentwich được chỉ định làm Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của vùng lãnh thổ ủy quyền của Anh tại Palestine; sự cai trị của Anh với Palestine được Hội Quốc Liên(56) cho phép vào năm 1922. Năm 1923, chính Herbert Bentwich sẽ thành lập khu Anh-Do Thái đầu tiên ở lưng chừng Tel Gezer, trong ngôi làng Palestine Abu Shusha. Năm 1929, cụ trở về Đất Israel, ba năm sau thì mất tại đây. Con người đáng kính được mai táng tại sườn phía tây của núi Scopus, gần Đại học Hebrew mới xây, cách không xa nơi cụ quan sát cảnh tượng khó quên của Jerusalem lúc chạng vạng trong tháng 4 năm 1897. Nhưng lúc này, chiếc tàu hơi nước chở đoàn của Bentwich từ Palestine trở về London đang đi qua vùng biển tối sẫm trên đường tới Constantinople. Một đêm tháng 3 nóng bức. Cụ tôi ở trên boong, ngắm nhìn bọt trắng và làn nước đen. Cụ chỉ lờ mờ hiểu điều cụ vừa làm, chỉ lờ mờ hình dung sự biến đổi sẽ xảy ra trên Đất Israel. Do đó, hiểu biết của cụ về vùng đất rất hạn chế. Nhưng cụ hiểu rằng một kỷ nguyên đã khép lại, và một kỷ nguyên mới sắp bắt đầu. Một diều gì đó vừa to lớn vừa khủng khiếp đã xảy ra, khi chiếc Oxus xuất hiện ở cảng Jaffa và đưa lên bờ tất cả những gì chở theo trên tàu. (11) Còn gọi là Japho hoặc Joppa, là phần đất phía nam cổ nhất cúa Tel Aviv-Jaffa - một thành phố cảng cổ xưa tại Israel (12) Phần lãnh thổ của Vương quốc Israel thế kỷ 11 đến năm 930 TCN, nay là vùng núi phía nam Palestine (13) Nhà báo Áo-Hung gốc Do Thái Ashkenazi (1860-1904), cha đẻ của chủ nghĩa Zion chính trị hiện đại. Ông đã thành lập Tố chức Zion Thế giới, thúc đấy việc người Do Thái di cư đến Palestine xây dựng nhà nước Do Thái (14) Đại hội thành lập Tổ chức Zion (viết tắt là ZO; năm 1960 phát triển thành Tổ chức Zion Thế giới, viết tắt là WZO,) tại Basel, Thụy Sĩ, từ 31/8/1897, do Theodor Herzl triệu tập và chủ tri. Đại hội thông qua cương lĩnh của tổ chức, còn gọi là chương trình Bascel. (15) Xuất bản năm 1896; trong tác phẩm, Herzl đã tiên đoán việc thành lập nhà nước Do Thái độc lập tương lai ở thế kỷ 20. Ông cho rằng thành lập nhà nước Do Thái độc lập là cách tốt nhất tránh chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu. Cuốn sách đã khuyến khích người Do Thái khắp châu Âu mua đất ở Palestine. Theo Herzl, khả năng nhà nước Do Thái sẽ ở Argentina. (16) Đảo nằm ở vịnh Upper New York, là cửa ngõ và trạm kiểm tra tiếp nhân hơn 20 triệu người nhập cư vào Mỹ trong những năm 1892-1954. (17) Jewish Diaspora: Chỉ việc người Do Thái ly tán khỏi quê hương của tổ tiên là Đất Israel và những cộng đồng mà họ xây dựng khắp thế giới. Vùng đất Israel- Land of Israel - bao gồm Israel, các vùng lãnh thổ Palestine, Jodan, phía nam Syria, và Lebanon ngày nay. Sau khi bị trục xuất khỏi Vương quốc Israel từ thế kỷ 8 TCN, người Do Thái bắt đầu lưu vong khắp nơi cho đến khi thành lập nhà nước Israel năm 1948. (18) Vùng đất được người Do Thái, Kitô giáo, và Hồi Giáo coi là thiêng liêng, nằm giữa sông Jordan và Địa Trung Hải và bờ Đông sông Jordan. Xa xưa, vùng này tương đương với Vùng đất Israel, Palestine, Lebanon, Syria, và Jordan. (19) Khu vực sống bắt buộc của người Do Thái (hoặc nơi sống của một sắc tộc thiếu số hoặc một nhóm xã hội, chật chội và tồi tàn). (20) Trại tập trung và hủy diệt lớn nhất của Đức Quốc xã tại Đức. Trong số hơn 1,1 triệu nam nữ và trẻ em bị giết tại đây từ đầu năm 1942 đến cuối năm 1944 có khoảng 90% người Do Thái. (21) Trại hủy diệt của Đức Quốc xã tại Ba Lan. Từ 7/1942 đến 10/1943, khoảng 700-900 nghìn người Do Thái bị giết trong các buồng khí ngạt, cùng 2.000 người Romania. (22) Một quận giàu có ở phía tây-nam London, có giá thuê nhà đắt nhất thành phố. Năm 2013, các biệt thự ở đây có giá bán từ 15 triệu bảng đến 65 triệu bảng. (23) Câu lạc bộ thành lập năm 1894. Herbert Bentwich là chủ tịch trong thời gian 1927-1932. (24) Nữ hoàng Anh thế kỷ 19 (1837-1901). Những phẩm chất được gán cho người thuộc giới trung lưu Anh thời đại Victoria là tiết kiệm, điều độ, chăm chỉ, v.v. (25) Lake District, khu vực miền núi phía tây bắc Anh, được lập thành vườn quốc gia từ năm 1951, là một địa điểm du lịch nổi tiếng với hồ nước, rừng, và đồi núi. (26) Alfred Tennyson (1809-1892): một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Anh, thể hiện thế giới quan đa cảm và bảo thủ của thời đại Victoria. (27) Moses Maimonides (1135-1204): nhà triết học và thiên văn học Do Thái có ảnh hưởng nhất thời Trung cổ; một trong rất ít triết gia Do Thái có thể gây ảnh hướng với thế giới phi Do Thái. (28) Đây là ngày nghỉ hằng tuần, bắt đầu từ trước khi Mặt trời lặn vào Thứ sáu, kết thúc sau khi Mặt trời lặn vào Thứ bảy, tưởng nhớ ngày nghỉ của Chúa sau sáu ngày tạo dựng vũ trụ. (29) Từ ghép của Oxford và Cambridge, hai trường đại học lâu đời, danh tiếng hàng đầu trong hệ thống giáo dục Anh. (30) Tên thật là Mary Anne Evans (1819-1880), một trong những nhà văn hàng đầu thời Victoria. Trong tiếu thuyết Daniel Deronda bà châm biếm xã hội, tìm kiếm luân lý và đồng cảm với tư tưởng Zion sơ khai. (31) Nhà văn và nhà ngoại giao Anh (1829-1888) đến Palestine năm 1879, hỗ trợ và thúc đẩy việc định cư nông nghiệp Do Thái. Khi nhận thấy đây là cách giảm bớt đau khổ cho người Do Thái Đông Âu, ông vận động quyên góp, mua đất và định cư ngươi tị nạn Do Thái ở Galilee. (32) Holocaust, cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã tiến hành trên toàn Đức và các vùng lãnh thổ bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến II, khiến khoảng 6 triệu người Do Thái và 5 triệu người khác thiệt mạng, (33) Từ gốc “cork hat”; chỉ loại mũ rộng vành, quanh vành mũ treo các dây vải đinh nút bần để đuổi côn trùng. (BT) (34) Mũi đất nằm ở phía tây Cornwall, Anh. (35) Ngọn núi cao nhất xứ Wales (1.085 m so với mực nước biển). (36) Thomas Cook (1808-1892), người đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh lữ hành hiện đại, đã sáng lập hãng lữ hành Thomas Cook nối tiêng với hoạt động lữ hành khắp thế giới. Năm 1992 tập đoàn Đức LTU (Luft Transport Unternehmen) đã mua lại Thomas Cook cùng tất cả 1.600 văn phòng ở 120 nước và 10.400 nhân viên. (37) Đế chế Ottoman (hay Osman, Thổ Nhĩ Kỳ), tồn tại 624 năm (1299-1923). Lúc ở đỉnh cao giai đoạn thế kỷ 16-17, lãnh thổ của Đế chế này gồm các vùng tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần Đông nam châu Âu đến tận Kavkaz, có diện tích khoảng 5,6 triệu km2. (38) Passover: Còn gọi là lễ Vượt qua, lễ quan trọng nhất của người Do Thái kéo dài một tuấn, kỷ niệm việc giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập. (39) Một nhóm dân tộc bán du mục gốc Ả-rập, có nguồn gốc từ người du mục sống ở sa mạc của Ả-rập và Syria. (40) Thành viên cuộc khởi nghĩa Maccabee của người Do Thái, giải phóng Judea khỏi ách thống trị của Vương quốc Seleukos. Người Do Thái kiểm soát được vùng lãnh thổ, lập Vương quốc Hasmonean (164-63 TCN), khôi phục Do Thái giáo, mở rộng biên giới Judea, giảm bớt ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp. (41) Sau vụ ám sát Sa hoàng Alexander II (1881), chính quyền Nga tàn sát người Do Thái vì nghi họ có liên quan. (42) Kênh Suez nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng bắc-nam đi ngang qua eo Suez tại phía đông bắc Ai Cập, là lối tắt cho tàu đi qua cảng châu Âu, châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Á, phía đông châu Phi và châu Đại Dương. Việc sửa chữa và xây mới kênh tiến hành từ năm 1859 đến 1869. Hầu hết công việc do lao động khổ sai người Ai Cập tiến hành; luôn có khoảng 30.000 người lao động trên công trường và gần 120.000 người đã bỏ mạng tại đây. (43) René Descartes (1596—1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp. (44) Nhà xuất bản Đức (thành lập năm 1827) tiên phong trong kinh doanh sách hướng dẫn du tịch. Các sách hướng dẫn, gọi tắt là Baedeker (đôi khi được sử dụng để chỉ các tác phẩm tương tự của các nhà xuất bản khác, hoặc sách hướng dẫn du lịch nói chung) gồm: bản đồ, lời giới thiệu, thông tin vế tuyến đường và phương tiện đi lại, v.v. (45) Vương quốc Hasmoneus là quốc gia độc lập của người Do Thái (140-37 TCN), thành lập dưới sự lãnh đạo của Simon Maccabaeus, hai thập kỷ sau khi anh trai Judah đánh bại các đạo quân Seleukos. (46) Một địa điểm tôn giáo quan trọng ở Thành Cổ Jerusalem, nơi người Do Thái hay đến cầu nguyện và than khóc. Hơn một nửa bức tường, gồm 17 hàng nằm trên đường phố, được xây dựng vào khoảng năm 19 TCN, các hàng còn lại được bổ sung từ thế kỷ 7 trở đi. (47) Đồng tiền vàng của Anh thời kỳ 1663-1813. (48) Bao gồm thịt (hoặc cá hối) xông khói, cà chua nướng hoặc chiên, trứng chiên hoặc ốp la, nấm chiên, bánh mì chiên/nướng (hoặc bánh mì đen) ăn với bơ và xúc xích. Hầu hết các món đều được chiên nên bữa ăn này còn gọi là “Fry-up” (Bữa ăn của các món chiên). (49) Một ngọn núi của Israel ở vùng Hạ Galilea, nằm ở đầu phía đông của thung lũng Jezreel, cách Biển hồ Galilee 17 km về phía tây, được nhiều người Kitô tin là nơi Jesus đã biến hình. """