🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Góp Mặt Cho Đời – Suy Ngẫm Về Những Món Quà Từ Cuộc Sống Ebooks Nhóm Zalo Góp mặt cho đời Table of Contents Góp mặt cho đời ............................................................................................................................................. 1 Table of Contents ...........................................................................................................2 Góp sức cho đời..............................................................................................................9 Làm việc chuyên cần .................................................................................................... 13 Sự hào phóng lớn lao.................................................................................................... 15 Tinh thần cởi mở.......................................................................................................... 16 Thích ứng ..................................................................................................................... 18 Lên tiếng ......................................................................................................................20 Học cách thất bại ..........................................................................................................22 Trân trọng niềm tin ......................................................................................................23 Tìm thấy ý nghĩa trong công việc..................................................................................24 Suy nghĩ cao xa.............................................................................................................28 Cống hiến cho gia đình .................................................................................................30 Chia sẻ cơ may với người khác ..................................................................................... 31 Kết nối mọi người.........................................................................................................32 Tạo ra sự thay đổi mà mình muốn................................................................................33 Lưu truyền ý thức.........................................................................................................34 Tôn vinh cuộc sống....................................................................................................... 35 Lời chúc đám cưới từ Mary ..........................................................................................36 Biến cuộc đời mình thành một thông điệp....................................................................38 Đừng bao giờ quên hỏi: “Có ổn không?”........................................................................40 Sức mạnh của sự hợp nhất ...........................................................................................42 Những điều tôi học từ các con ......................................................................................44 Cháy mãi lửa trại Cheerio ............................................................................................. 57 Góp mặt cho đời Học hỏi từ lúc chào đời.................................................................................................62 Hôn nhân ái hòa (một lần nữa).....................................................................................65 Ông bà ..........................................................................................................................68 Một bài học về thuật lãnh đạo.......................................................................................70 Nguy cơ của nước Mỹ ................................................................................................... 72 Tranh đấu cho lẽ công bằng.......................................................................................... 76 Chính phủ của dân , do dân, vì dân ...............................................................................78 Càng già càng cao .........................................................................................................80 Tâm tình tri ân .............................................................................................................82 Truyền thống - Tạo ra kỷ niệm .....................................................................................84 Cùng nhau khiêu vũ......................................................................................................86 Gieo sức mạnh cho phụ nữ ...........................................................................................88 Cùng hưởng lợi với người láng giềng............................................................................ 91 Chân dung của lòng dũng cảm ......................................................................................93 Châu Phi, chúng tôi nhìn thấy các bạn ..........................................................................95 Sánh bước với những người khổng lồ........................................................................... 97 Những con người ta gặp trên đường cống hiến..........................................................100 Công dân gương mẫu.................................................................................................. 102 Không có vấn đề nào lớn hơn chính chúng ta............................................................. 104 Những con số từ láng giềng của chúng ta.................................................................... 106 Ý chí cộng đồng .......................................................................................................... 107 Làm thế nào một lỗ thủng hàng rào lại biến một cậu bé nghèo thành nhà thơ.............110 Điểm xuất phát............................................................................................................ 111 Góp mặt cho đời LỜI GIỚI THIỆU Bố, lần sau có ai hỏi rằng bố có phải đích thị là Bill Gates hay không, con hy vọng bố sẽ đáp lại, “Phải.” Con hy vọng bố nói cho họ biết rằng bố chính là tấm gương mà kẻ cùng tên kia luôn noi theo. Bill Gates. Góp mặt cho đời Suy tư về tư duy Vào quãng thời gian Microsoft bắt đầu thành công, lúc cả thế giới bắt đầu biết đến tên tuổi con trai tôi, mọi người từ các phóng viên ở tạp chí Fortune cho đến cô thu ngân ở cửa hiệu tạp phẩm trong vùng đều hỏi tôi: “Làm thế nào ông nuôi dạy được một người con như thế? Bí quyết gì vậy?” Những lúc ấy tôi bụng bảo dạ: “Ồ, hóa ra đúng là một bí mật đấy nhỉ... vì chính mình cũng đâu có biết ất giáp gì!” Bill con trai tôi ở nhà lúc nào cũng được gọi là Trey. Lúc cậu ta chưa chào đời, cả nhà đều biết rằng nếu đứa bé là con trai thì sẽ được đặt tên là “Bill Gates III” (đệ tam). Bà ngoại và bà cố ngoại của cậu đều nghĩ đến sự phiền toái khi có hai người tên Bill trong cùng nhà. Vốn mê đánh bài lâu năm, các cụ ngỏ ý nên gọi thằng bé là “Trey” một từ mà những ai sành chơi bài cũng biết là tiếng lóng để chỉ lá ba nút. Lúc nhỏ, có lẽ Trey đọc sách nhiều hơn bao đứa trẻ khác và thường xuyên làm mọi người ngạc nhiên bởi những ý nghĩ của mình về nguyên lý hoạt động của thế giới xung quanh. Hoặc về trí tưởng tượng đối với mọi thứ có thể diễn ra trên đời. Cũng như những đứa trẻ khác cùng trang lứa, cậu ta mê khoa học viễn tưởng. Cậu tò mò và suy tư về những thứ mà người lớn xem là nghiễm nhiên hoặc quá bận rộn để quan tâm. Mary, mẹ cậu và tôi thường bông đùa về việc Trey đôi khi di chuyển chậm chạp và thường trễ nải. Dường như mỗi khi chuẩn bị đi đâu đó, lúc mọi người trong gia đình đã yên vị trên xe - hoặc ít nhất đang mặc áo khoác, thì lại có ai đó phải lên tiếng, “Trey đâu rồi nhỉ?” Rồi một ai khác sẽ đáp: “Trong phòng của nó chứ ở đâu.” Phòng của Trey nằm ở tầng hầm của ngôi nhà, nửa chìm nửa nổi cao hơn mặt đất với một khung cửa chính và cửa sổ nhìn ra sân. Cho nên mẹ cậu thường gọi: “Trey, con đang làm gì dưới đó?” Có lần Trey đáp: “Con đang suy nghĩ, mẹ. Bố mẹ không bao giờ suy nghĩ à?” Bạn hãy hình dung chính mình đang ở địa vị của tôi. Tôi đang trải qua những năm cao điểm trong đời làm luật sư. Tôi là một người bố, một người chồng, làm tất cả mọi việc mà các bậc cha mẹ trong gia đình phải làm. Vợ tôi, Mary, vừa nuôi dạy ba đứa con, vừa làm thiện nguyện cho tổ chức United Way và cáng đáng hàng triệu thứ việc khác. Thế mà thằng con mình hỏi mình có bao giờ dành thời gian để suy nghĩ hay không. Góp mặt cho đời Lúc ấy vợ chồng tôi khựng lại nhìn nhau. Rồi chúng tôi đồng thanh đáp: “Không!” Tuy nhiên, giờ đây tôi đã có gần nửa thế kỷ để suy ngẫm lại câu hỏi của con trai, tôi muốn đính chính lại câu trả lời. Vâng, tôi có suy nghĩ. Tôi suy nghĩ về nhiều điều. Chẳng hạn, về kinh nghiệm bản thân khi gây dựng một gia đình, tôi nghĩ về những thách thức mà hầu hết các bậc bố mẹ phải trải qua khi lập gia đình và nuôi dạy con cái. Chúng ta được huấn luyện một cách chính thức rất ít ỏi để đảm nhiệm vai trò này, thế mà đó lại là những vai trò khó khăn và quan trọng nhất mà chúng ta phải gánh vác. Tôi nghĩ về những bất công trên đời và nghĩ về những cơ hội chúng ta có được để sửa chữa những điều đó, các cơ hội mà trước đây chúng ta chưa bao giờ có được trong lịch sử nhân loại. Tôi cũng nghĩ về những vấn đề ít đáng quan tâm khác, chẳng hạn như khi nào thì đội tuyển của Đại học Washington lọt được vào vòng trong của giải bóng Rose Bowl. Dạo gần đây, tôi lại thắc mắc xem có ý nghĩ nào trong số đó đáng để chia sẻ với người khác hay không. Tôi nhận ra rằng tôi đã có duyên được gặp nhiều con người nổi bật mà câu chuyện của họ có lẽ sẽ là nguồn cảm hứng và bài học hữu ích đối với những người khác. Ngoài ra, khi ngẫm nghĩ lại về cuộc sống gia đình lúc con cái chúng tôi còn nhỏ, tôi chợt thấy những kinh nghiệm của mình biết đâu lại có ích hoặc ít ra cũng thú vị đối với các gia đình khác. Có một bài học mà tôi đã học được trong suốt nhiều năm làm cha, làm luật sư, làm một nhà hoạt động phong trào và làm một công dân - một bài học vượt trên mọi bài học khác mà tôi hy vọng sẽ chuyển tải được qua những trang sách này. Bài học đơn giản thôi: hết thảy chúng ta đều cùng có mặt trên cõi đời này và chúng ta cần nhau. Góp mặt cho đời Góp sức cho đời 80% của thành công là từ cống hiến. — Woody Allen, trích Tình yêu & Sự chết. Cách đây vài năm tôi nhận được một giải thưởng của YMCA. Ngày được trao giải tôi đã nhìn quanh khán phòng đông đúc và thắc mắc tại sao tất cả những con người này lại xôn xao đến thế vì mình. Điều duy nhất mà tôi nghĩ ra được là tôi đã cống hiến dồi dào. Lúc còn là một luật sư trẻ hồi thập niên 1950, ban đầu tôi tham gia vào các hoạt động cộng đồng qua việc gia nhập ban lãnh đạo YMCA, một tổ chức mà tôi đã trải qua nhiều ngày tháng vui tươi trong thời sinh viên. Một thời gian sau, tôi quyết định cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng và góp sức một cách trực tiếp hơn. Thế là cùng với công tác luật sư tình nguyện miễn phí, tôi bắt đầu tham gia vào các ủy ban và hội đồng khắp nơi, từ phòng thương mại cho đến các chiến dịch tuyển quân trong học đường. Dần dà một số hoạt động thay đổi bản chất và số lượng hoạt động cũng gia tăng. Trong thời gian này, vợ tôi, Mary, cũng bắt đầu đóng góp vào các hoạt động công ích của cô ấy. Tại sao tôi lại đóng góp nhiều như thế? Tôi cho rằng có một số lý do. Tôi đóng góp vì tôi quan tâm đến một mục đích công chính. Hoặc vì tôi quan tâm đến người đã kêu gọi tôi góp sức. Và có khi tôi đóng góp vì bức xúc khi những người khác không chung tay. Đam mê cống hiến của tôi đã trở thành đề tài tếu cho các con tôi. Thế nhưng tôi nhận ra chúng cũng đã hình thành thói quen đó. Và thật tình mà nói, tôi đã có được thói quen đó. Ưu tư của tôi về sự cống hiến đã trở thành câu chuyện đùa vui của các con tôi. Thế nhưng tôi nhận ra chúng cũng đã tạo dựng được nếp nghĩ ấy. Và thật ra mọi chuyện đến với tôi cũng là như thế. Tôi bắt đầu cống hiến vì từ một lúc nào đó tôi đã chứng kiến những con người mà tôi ngưỡng mộ cũng đã cống hiến. Ở quê nhà tôi tại Bremerton, Washington, ra tay giúp đỡ xóm giềng là nghĩa cử bình thường của những người tử tế. Bố mẹ tôi, nếu xét theo thang điểm từ một đến mười, thì đạt Góp mặt cho đời chín điểm về chuyện giúp đời. Bố tôi là người mà mọi người đều biết có thể trông cậy. Nếu có chuyện chung cần quyên tiền thì bố tôi luôn sẵn sàng kêu gọi mọi người đóng góp tiền bạc. Ông đã từng đóng vai trò trụ cột để thiết lập một công viên mới trong thành phố. Tôi đã đọc được chuyện đó trên một tờ báo cũ mãi sau khi ông đã qua đời. Trước đó tôi không hề biết chuyện đó, nhưng tôi không ngạc nhiên. Mẹ tôi thì góp sức cho rất nhiều hoạt động cộng đồng, từ các buổi dã ngoại cho đến những cuộc đi quyên góp. Bố mẹ tôi chẳng bao giờ nói về chuyện giúp đời. Họ cứ làm. Một người lớn khác cũng mang lại cho tôi những bài học cuộc sống hùng hồn về chuyện góp sức cho đời là người láng giềng của tôi, Dorm Braman. Ông đã tham gia rất nhiều việc và làm được nhiều đến nỗi bạn sẽ tưởng chừng phải có hai người hợp lại mới sống được một cuộc đời như của Dorm. Dorm là chủ nhân một cơ sở đóng tủ và lúc rảnh rỗi ông dẫn dắt nhóm Hướng đạo. Ông là một con người đặc biệt, với những đóng góp đã tác động đến cuộc sống của nhiều người. Thực tế, cho dù chưa bao giờ tốt nghiệp trung học, sau khi bọn trẻ nhóm Hướng đạo chúng tôi vào đại học, Dorm đã ra tranh chức thị trưởng Seatlle và đã đắc cử. Về sau ông được tổng thống Nixon bổ nhiệm làm trợ lý bộ trưởng giao thông. Những năm đầu khi ông còn làm huynh trưởng Hướng đạo, mỗi tháng một lần vào dịp cuối tuần - dù trời nắng hay mưa - Dorm đều đưa chúng tôi đi dã ngoại, có thể chỉ là một chuyến cắm trại an nhàn hoặc một đợt điền dã cuốc bộ 20 dặm đầy gian nan qua rặng núi Olympic. Có một năm thậm chí ông còn kiếm một chiếc xe bus cũ, gắn thêm ghế và đưa cả bọn chúng tôi đến các công viên quốc gia tại Yellowstone hoặc Glacier. Nhưng ký ức xa xôi và sâu sắc nhất mà tôi còn lưu giữ về Dorm chính là công sức của ông trong việc tạo dựng nơi mà chúng tôi gọi là Trại Tahuya và Nhà Sundown. Công trình này manh nha từ lúc Dorm quyết định rằng đoàn Hướng đạo chúng tôi sẽ phải có một khu trại riêng và xây dựng một cơ ngơi lán trại tuyệt đẹp bằng gỗ tại đó. Bước đầu tiên là phải thuyết phục Câu lạc bộ Lions ủng hộ ý tưởng này và mua đất cho đoàn Hướng đạo. Chúng tôi đặt tên nơi đó là Trại Tahuya, theo tên con sông chảy qua đó. Khi đã có địa điểm rồi, Dorm dạy chúng tôi cách khai hoang, đốn cây và xây dựng. Từ đó đến nay rất nhiều thứ đã thay đổi. Lúc bấy giờ, chúng tôi đốn cây bằng tay và cưa gỗ thành từng đoạn dài bằng nhau bởi những chiếc cưa ngang hai người kéo, rồi lột vỏ, bào phẳng và gọt cho đúng kích thước Góp mặt cho đời bằng rìu. Chúng tôi cũng có một công cụ điện - chiếc cưa máy chạy bằng điện từ chiếc xe tải của Dorm. Xây nhà gỗ là một việc vất vả và táo bạo. Nhưng cuộc phiêu lưu này đã chứng minh cho chúng tôi thấy nếu có đủ thời gian và ý chí để sát cánh làm việc bên nhau thì việc gì cũng có thể đạt được. Ảnh, 1938. Trong suốt ba mùa hè, kỳ cuối tuần nào hai mươi đứa thiếu niên chúng tôi, Dorm và dự trưởng đều làm việc suốt ngày, tự nấu ăn trên bếp lửa ngoài trời và ngủ dưới bầu trời sao. Sau ba mùa hè vất vả (cộng với vô số kỳ cuối tuần trong năm học) chúng tôi đã có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ trong rừng. Đó là một cơ ngơi bề thế kích thước khoảng 8 x 13m với gian chính lớn hơn hầu hết gian chính của các gia đình và một lò sưởi khổng lồ được xây bởi bố của một trong các cậu bé, vốn là một bác thợ xây đá. Bếp và gác xép để ngủ thì rộng mênh mông. Khó mà diễn tả được công sức đã bỏ ra để xây Nhà Sundown - tức là sự cảm nhận của chúng tôi khi hoàn thành ngôi nhà - đối với bất cứ một ai chưa bao giờ xây dựng một ngôi nhà từ đầu đến cuối. Nói một cách thô thiển, chúng tôi đã học được cách sử dụng vô số dụng cụ lao động tay chân, dựng được một ngôi nhà cầu kỳ và nếm trải bao gian nan cũng như một vài thương tích. Nói theo nghĩa rộng, chúng tôi đã chứng kiến bức tranh minh họa về tầm nhìn và tinh thần lãnh đạo được phối hợp với năng lực mạnh mẽ của con người cùng lao động hướng về một mục đích chung. Góp mặt cho đời Trong cuộc đời chúng tôi, Dorm không chỉ đóng góp để tạo ra một ngôi nhà gỗ trong rừng. Ông đã giúp chúng tôi có được một tư duy - niềm tin rằng mọi chuyện đều có thể đạt được. Ngôi nhà gỗ chúng tôi đã dựng lên lớn đến độ chứa được tất cả 20 hướng đạo sinh của Đoàn 511 cùng các bố mẹ tụ tập. Ngôi nhà gỗ Sundown từ lâu đã không còn nhưng những bài học chúng tôi học được khi dựng nhà thì đã được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Ảnh, 1939. Góp mặt cho đời Làm việc chuyên cần Mọi người thường hỏi tôi tại sao - ở tuổi tám mươi ba - tôi vẫn thức dậy sớm mỗi sáng và lái xe đến văn phòng để làm việc. Tôi thường đáp bằng một câu trả lời ngắn gọn và không khó đoán: tôi thích làm việc. Tôi thích sự thách đố khi phải đưa ra quyết định và cũng có nguy cơ thất bại chờ chực sẵn. Tôi thấy trạng thái đó rất phấn khích. Tôi cảm thấy sẽ sảng khoái hơn khi lao vào công việc thay vì ngồi trên một bãi biển đâu đó. Tôi cho rằng có nhiều lý do tại sao giờ đây tôi vẫn làm việc hăng say như thời trai trẻ đang hành nghề luật. Một trong các lý do đó có liên quan đến bố tôi. Công việc mùa hè đầu tiên của tôi thời trung học là làm “bốc xếp” ở cửa hàng vật dụng nội thất của bố tôi - lo xếp dỡ các thứ như nệm, ghế sofa và ghế bành lên xuống các xe tải và khiêng vào nhà người ta để giao hàng. Tôi miệt mài biết bao giờ đồng hồ với công việc chân tay mệt nhoài này. Và bố tôi hài lòng khi thấy tôi lao vào làm việc. Năm 1912, ông nội tôi, William Henry Gates, đồng ý trả 733 Mỹ kim để mua lại kho hàng của cửa hàng vật dụng nội thất trên đường Front ở khu trung tâm thành phố Bremerton. Lúc tôi ra đời thì cửa hiệu này, mang tên là U.S. Furniture Store, đang được kinh doanh bởi bố tôi và con trai người bạn làm ăn của ông nội tôi, Roy Morrison. Tôi vẫn còn nhớ trong ký ức rằng cuộc sống của bố tôi xoay quanh cửa hiệu này, nhưng ông không bao giờ xem mọi chuyện là nghiễm nhiên. Ký ức xa xôi nhất của tôi về bố là hình ảnh ông đi bộ về nhà mỗi tối sau giờ làm việc và nhặt nhạnh những mẩu than đá ông nhìn thấy trong ngõ hẻm. Những viên than này rơi vãi từ các xe tải giao than đến cho các gia đình láng giềng. Thời đó người ta còn dùng than để sưởi ấm trong nhà. Bố tôi nhặt những mẩu than ấy về và bỏ vào một thùng than trong nhà. Cử chỉ hằng ngày này nói lên mức độ âu lo của bố về sinh kế. Dĩ nhiên là ông có lý do để quan ngại. Năm 1929, khi tôi lên bốn, thị trường chứng khoán sụp đổ và cuộc Đại suy thoái bùng lên. Thế là tôi lớn lên với một nỗi sợ hãi mà tôi không nghĩ rằng con cái của tôi có bao giờ trải qua, nỗi sợ trở nên nghèo túng. Nhưng bố tôi đã hiểu ý nghĩa của sự nghèo khó từ lâu trước cuộc Đại suy thoái. Lên tám ông đã phải đi bán báo trên đường phố rét cóng của vùng Nome, tiểu bang Alaska để giúp nuôi gia đình trong lúc bố mình đi tìm vàng. Đến lớp tám ông đã phải nghỉ học hoàn toàn để phụ giúp gia đình. Góp mặt cho đời Tôi cho rằng kinh nghiệm cuộc đời cộng với thời cuộc gian nan lúc ấy đã khiến bố tôi trở nên như thể lúc nào cũng sợ hãi. Ông chẳng hề đến rạp hát hay đi xem các trận đấu bóng. Ông chẳng đi câu, đi săn, đi chèo thuyền hay leo núi. Ông hiếm khi đi nghỉ mát cho đến lúc về hưu. Bố làm việc. Vào những ngày đầu của Microsoft, con trai tôi, Trey và cộng sự của nó, Paul Allen, làm việc, ăn và ngủ trong văn phòng đầu tiên của chúng tại Albuquerque, nơi chúng ngồi viết các chương trình phần mềm. Lúc ấy chúng cũng chẳng có ngày nghỉ. Trey làm việc với nhịp độ không ngừng nghỉ như thế suốt nhiều thập niên. Bất kỳ thành tựu có ý nghĩa nào trong đời cũng đòi hỏi làm việc chuyên cần. Bố tôi đã bán cửa hiệu của ông năm 1940 cho một gia đình gốc ở nơi khác và sở hữu một cơ ngơi kinh doanh vật dụng nội thất lớn hơn nhiều. Số tiền bố mẹ tôi có được do bán cửa hiệu này không phải là nhiều nếu so với chuẩn mực ngày hôm nay, nhưng số tiền ấy dư dật để ông bà sống thoải mái vào thời ấy. Nhưng tinh thần làm việc của bố tôi vẫn không chút suy giảm. Thậm chí sau khi về hưu, ông còn phụ cho một cửa hiệu nội thất khác trên phố, cũng như nhúng tay vào các dự án trong câu lạc bộ của ông. Lúc còn bé, Kristi, con gái lớn của tôi, thỉnh thoảng lại đi phà từ Seattle đến Bremerton với ông bà nội. Kristi vẫn còn nhớ những lúc đi bộ với bà nội để đón ông nội đi làm về cuối ngày, dọc trong ngõ hẻm nơi ông đã từng nhặt những mẩu than đá để sưởi ấm ngôi nhà trong những ngày thăm thẳm của cuộc Đại suy thoái. Cũng như ngày xưa, ông vẫn đi bộ về nhà sau giờ làm. Góp mặt cho đời Sự hào phóng lớn lao Chị gái Merridy lớn hơn tôi bảy tuổi. Lúc thiếu thời, tôi thường khó chịu về việc dường như luật lệ áp dụng cho tôi khác với chị Merridy. Một thí dụ cho chuyện này là bố chúng tôi nghĩ rằng con gái không cần biết lái xe. Cho nên Merridy chẳng bao giờ cần học lái xe. Tôi thì ngược lại, vừa đủ 16 tuổi tôi đã có bằng lái. Lúc bấy giờ Merridy đã lấy chồng. Chị cũng có việc làm và tự kiếm được tiền. Vào ngày sinh nhật thứ 16 của tôi, chị đã bỏ ra 85 đôla - một món tiền kếch xù thời bấy giờ - để mua cho tôi một món quà sinh nhật: một chiếc xe Ford 1930 Model A mui trần, hai chỗ ngồi. Sự hào phóng của Merridy - trong khi chị từ chối cơ hội tự lái xe - là một điều mà tôi không bao giờ quên. Tôi hân hoan với chiếc xe thể thao này. Bố tôi thì không. Ông ắt là đã phải bỏ ra gấp ba lần số tiền Merridy mua xe để duy tu chiếc xe cho tôi lái an toàn. Dĩ nhiên, món quà của Merridy đối với tôi không chỉ là chiếc xe - chị đã cho tôi bài học đầu tiên để biết thế nào là một con người thật sự hào phóng. Tất cả chúng ta đều biết những người thành đạt hơn mình - có thể là một người họ hàng lớn tuổi hơn hoặc một ông sếp khó tính - những người dường như quyết tỏ rõ cho mọi người thấy rằng sẽ chẳng có ai đạt được thành quả như họ trong cuộc đời nếu không nếm trải từng ấy khó nhọc và khổ đau. Merridy, ngược lại, một người thậm chí ở tuổi của tôi còn không được phép thi lấy bằng lái, lại vượt qua được những giới hạn của hoàn cảnh, điều kiện tài chính hạn hẹp và mọi hạt mầm đố kỵ, để trao cho tôi một món quà mà chị chẳng bao giờ được nhận. Góp mặt cho đời Tinh thần cởi mở Suy nghĩ chín chắn trước khi hành động bao giờ cũng khó khăn và thường khiến chúng ta tốn nhiều thời gian. Nhưng đơn giản ta không thể trở thành một người chính trực nếu không làm thế. — Stephen Carter, tác phẩm Sự chính trực. Tôi có được những ý niệm đầu tiên về tầm quan trọng của tinh thần cởi mở khi quan sát sự tương phản giữa cách tư duy của mẹ tôi và bố tôi - và hiệu quả đôi khi từ lối nghĩ của người này đối với người kia. Mẹ tôi là một người cởi mở và chẳng có mấy ý hướng rõ rệt sau này chị em tôi sẽ theo nghề gì. Bố tôi, với tâm thức phần nào bất an do không được ăn học đến nơi đến chốn, đã tìm cách tạo ra tâm lý bình an bằng một số tiên đề bất di bất dịch. Tầm quan trọng của sự làm việc chuyên cần, chẳng hạn, là một tiên đề hoàn toàn ổn. Nhưng một số tiên đề khác của ông đã khiến tôi đôi lúc sớm nhận ra những tác hại ngoài ý muốn của lối tư duy bó hẹp đó. Một trong các tiên đề của ông là “con gái không cần học đại học” và tư duy đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời của chị tôi. Mark Twain đã chí lý khi nói rằng: “Dấu hiệu chắc chắn nhất của sự thông minh là tinh thần cởi mở.” Suốt cuộc đời mình, tôi luôn bị cuốn hút trước những con người có đầu óc cởi mở. Dĩ nhiên, tôi cũng gặp những tác động khác ngoài bố mẹ. Một trong những người đó là thầy giáo kiêm huấn luyện viên bóng rổ ở trường trung học tên Ken Wills, người đã mời tôi và các bạn học của tôi đến nhà thầy để thảo luận hằng tuần. Thầy có quan điểm mạnh mẽ về thể thao và chính trị, nhưng trên hết là về tôn giáo. Thầy không tin vào Thượng đế hay tôn giáo. Mặc dù ý niệm của thầy phần nào gây sốc, lời giảng của thầy lại gieo vào đầu chúng tôi tư tưởng phải cởi mở tiếp thu các quan điểm khác biệt của mọi người thay vì chỉ chấp nhận những gì mình được truyền bá. Một nhân vật gây ảnh hưởng khác là giáo sư tâm lý dạy tôi năm thứ nhất đại học, giáo sư William Wilson. Giờ của thầy là một sự trải nghiệm sôi động đối với tôi. Điều làm cho nó sôi động chính là nhiều sự giả định, quan điểm và niềm tin căn bản của đa số chúng ta đều được đem ra phân tích và mổ xẻ chi ly. Thầy yêu cầu chúng tôi phải bảo Góp mặt cho đời vệ ý kiến của mình bằng chứng cứ xác đáng và phải nghi vấn các giả định bằng cách đưa ra luận điểm phản biện. Tôi đã học được một số bài học từ giờ của thầy: Một điều gì đó được trình bày trên sách, báo hay tạp chí (hoặc là trên web, như ngày nay) không có nghĩa điều đó nghiễm nhiên đúng; và bất cứ chủ đề gì cũng có thể có nhiều quan điểm phù hợp - và thường có không dưới hai góc nhìn. Tôi có thể đoan chắc rằng chính giờ học của giáo sư Wilson là lúc mà tôi thoạt trở thành con người biết tư duy. Lúc bấy giờ có một cuộc chiến đang nổ ra, Thế chiến thứ II. Vào cuối năm thứ nhất đại học, tôi được lệnh trình diện để tham gia quân đội. Biết cách tư duy độc lập là bài học quan trọng của một chàng trai ra trận. Và quả thật tôi không nghĩ ra được bài học nào quý giá hơn thế trong đời. Những gì học được từ giáo sư Wilson đã chắp cánh cho tôi biết tư duy để thách đố hiện tại, bớt chú trọng đến quá khứ của cõi đời này để hướng đến tương lai. Kể từ lúc ấy, tôi đã cố gắng sống như thế. Trong những năm gần đây tôi đã chu du đến một số nơi nghèo khó nhất thế giới và một lần nữa nhận ra rằng nhiều thứ đã không được như chúng ta mong đợi. Ở những nơi như thế, hiện trạng tồi tệ dễ choán hết tâm trí của người ta và khiến họ không còn đủ nghị lực để hòng thay đổi mọi chuyện. Tôi phải thú thực rằng tôi hầu như luôn nhìn thấy những cơ may. Những cơ may bất tận. Cách đây vài năm tôi đã nhận được một trong những lời chúc tụng hân hoan nhất bởi các thành viên kỳ cựu của Quỹ Rockefeller và Đại học Rockefeller. Tôi đã được mời đến diễn thuyết tại một hội nghị về phúc thiện để đánh dấu dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đại học Rockefeller. Sau bài diễn thuyết, người ta bảo một người bạn của tôi rằng dường như tôi là một “con người khoan dung, thông minh và cởi mở với mọi chuyện.” Tôi hy vọng họ nói đúng. Dĩ nhiên, lúc ấy tôi mới có 74 tuổi. Góp mặt cho đời Thích ứng Tháng 6/1944 tôi nhận được giấy gọi đi trình diện để huấn luyện tân binh. Cách đây không lâu có người hỏi tôi đã học được gì khi được huấn luyện trong quân đội. Nghe thật ngộ nghĩnh, nhưng tôi cho rằng tôi đã học được rất nhiều về sự thích ứng. Tôi đã học được rằng tôi có thể thích ứng bất chấp những thách đố và vất vả về thể chất. Tôi có thể chịu được cái nóng và cái lạnh. Có thể vừa bò dưới kẽm gai vừa mang súng trường M1 trong khi đạn súng máy bắn trên đầu và tai ù đặc vì tiếng nổ. Tôi cũng học được sự hòa nhập dưới những hình thức khác. Tôi sống cùng các chiến hữu của mình trong doanh trại với giường xếp thành hai dãy dọc theo lối đi. Chúng tôi là một tập thể đa dạng. Trong lúc chiến tranh tiếp diễn và lệnh tổng động viên đang ban bố, hầu hết nam giới mạnh khỏe trong độ tuổi 18 đến 45 đều được tuyển mộ - người giàu, người nghèo, những người có học lẫn những ai thất học. Dù xuất thân là những người xa lạ, sự gian khổ cùng nếm trải trong tập luyện nhằm một mục đích chung đã tạo nên tinh thần đồng đội trong chúng tôi. Chúng tôi đều hòa nhập cùng nhau và khi ngồi uống bia vào tối thứ sáu chẳng ai màng đến xuất thân của người khác. Chính một chiến hữu thân tình trong trung đội đã khích tôi quyết định đăng nhập trường sĩ quan. Sự can đảm đi đến quyết định đó có lẽ là một điều may mắn đối với tôi vì đến lúc tôi lên đường ra mặt trận thì chiến tranh đã kết thúc. Không phải ai tôi quen biết cũng gặp may như vậy. Năm 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng, tôi được điều đến Hokkaido, hòn đảo ở cực bắc của Nhật và sau đó đến Tokyo. Tokyo đã điêu tàn vì chiến tranh. Dọc theo bước chân đi qua thành phố này, tôi vẫn còn nhớ ấn tượng rõ nét rằng mặc dù chiến tranh đã tàn phá tan hoang, những cuộc tiếp xúc của tôi với người dân Nhật tại đó vẫn diễn ra bình thường. Trẻ con thường lui tới với chúng tôi để vòi kẹo cao su, kẹo đường hoặc thuốc lá. Chẳng ai xem chúng tôi là những người hùng, nhưng ngược lại cũng chẳng thấy một sự thù hận nào sau chiến tranh như đã mường tượng. Góp mặt cho đời Tại Nhật, một lần nữa, tôi đã học được rằng, đôi khi trong những hoàn cảnh khó khăn, những con người với xuất thân thật khác biệt, chỉ bằng tình người, vẫn có thể đối xử với nhau như những con người và cùng nhau hòa nhập. Góp mặt cho đời Lên tiếng Công việc đầu tiên của người công dân là lên tiếng. — Günter Grass. Tôi bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của sự lên tiếng khi bắt đầu quay trở lại Đại học Washington sau Thế chiến thứ II. Lúc bấy giờ thượng nghị sĩ Joe McCarthy đang tiến hành săn tìm những ai có tinh thần phản nghịch và đồng cảm với chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn quốc. Các chính khách khác cũng đang hành động tương tự tại tiểu bang của tôi và trên khắp đất nước. Ngày nay, chẳng mấy ai bị sa thải bởi chính kiến. Nhưng thời ấy, nếu bị tình nghi là một người cộng sản, bạn có thể mất việc làm, tiêu ma cả sự nghiệp và bị cả xã hội ruồng bỏ. Những người thuộc thế hệ chúng tôi hoặc lớn tuổi hơn và vừa giải ngũ sau chiến tranh đều còn tươi rói ký ức về chế độ Đức Quốc xã như một minh họa cho sự tước đoạt quyền công dân và các chiến dịch chính trị được đề ra để dập tắt những tiếng nói đối kháng trong xã hội. Chúng tôi biết rằng dăm ba chàng sinh viên sẽ chẳng thể nào ngăn chặn được những gì đang diễn ra trên đất nước, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy phải làm gì đó. Thế là chúng tôi bắt đầu hành động để bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong trường đại học. Sinh viên lo ngại rằng sẽ có lệnh cấm các chính khách thuộc bất kỳ khuynh hướng nào đến diễn thuyết tại trường đại học. Thế là tôi và bạn bè đã tổ chức thu thập chữ ký và thỉnh nguyện để dẹp lệnh cấm đó. Giờ đây nhìn lại, tôi nghĩ rằng một trong những bài học sâu sắc và khắc cốt ghi xương nhất mà tôi rút tỉa được trong những ngày tháng ấy chính là mỗi chúng ta có nghĩa vụ phải nói lên những gì mà mình đặt niềm tin. Kể từ lúc ấy, tôi đã có nhiều cơ hội quan sát những con người tài ba trong việc cất lên tiếng nói để thôi thúc thế giới thật sự thay đổi. Một trong những con người như thế là cựu tổng thống Jimmy Carter. Tổng thống Carter và phu nhân của ông, cùng với vợ chồng tôi, đã cùng tham gia một chuyến hành trình đến châu Phi nhằm giúp dân chúng tại đó nói chuyện cởi mở hơn về HIV/AIDS. Lúc bấy giờ, việc người dân không muốn nói chuyện về HIV/AIDS và tình dục đã gây cản trở trong việc tuyên truyền về sự lây lan của căn bệnh này, cũng như cách phòng chống và chữa trị. Căn bệnh hiểm nghèo này đang ngốn lấy sinh mạng của họ. Góp mặt cho đời Tôi còn nhớ mồn một cái hôm tổng thống Carter diễn thuyết tại một diễn đàn công cộng ở Nigeria và ông đã quyết định thuật lại cho cử tọa biết những gì mà ông vừa mới biết được - các gái điếm tại Nigeria tính giá cao hơn khi quan hệ tình dục với những người đàn ông từ chối đeo bao cao su, hoặc là nói nguyên văn theo lời ông, “dương vật trần.” Do bản chất và tầm quan trọng của các vấn đề mà chúng tôi can dự trong hoạt động của Quỹ Bill & Melinda Gates, tôi rất quen với việc nói chuyện về tình dục. Thế mà tôi đành thú nhận là đã giật mình khi nghe một cựu tổng thống Hoa Kỳ dùng cụm từ “dương vật trần” trước đám đông. Và đó chính là ý đồ của tổng thống Carter. Ông muốn gây sốc cho cử tọa để họ nhận thức được vai trò quan trọng của bao cao su trong việc phòng chống lây lan HIV/AIDS. Sau đó cũng trong tuần, chúng tôi có mặt tại một giáo đường trong khu dinh thự của tổng thống Nigeria vì tổng thống Carter được mời thuyết giáo. Trước tiên, ông kể lại câu chuyện trong Kinh thánh về một người phụ nữ đã phạm tội ngoại tình và bị một đám đông lôi đến trước mặt Chúa trước khi ném đá cho chết. Dĩ nhiên Chúa đã phán: “Ai trong các ngươi không có tội thì hãy ném đá trước đi.” Thông điệp của tổng thống Carter là cộng đoàn Thiên Chúa giáo xung quanh ông nên ứng xử một cách đầy cảm thông với các nạn nhân HIV/AIDS. Và ông đã dũng cảm dấn bước - trong một buổi thánh lễ sáng chủ nhật tại một vùng đất mà người ta chưa hề nói đến những chuyện như vậy - để đề cập đến bao cao su. Điều mà tôi đã học được từ nhiều trải nghiệm - từ những cuộc đi thu thập chữ ký vì một thỉnh nguyện thư cho đến quan sát tổng thống Carter hành động - là việc cất lên tiếng nói luôn hàm chứa một sức mạnh lớn lao. Tôi không quan tâm bạn là người đi đầu giương biểu ngữ hay chỉ đứng ở cuối đám đông. Bạn có thể cầm loa hô hào nếu bạn muốn, nhưng mỗi chúng ta đều có một nghĩa vụ phải lên tiếng vì những giá trị mà chúng ta đặt niềm tin, để làm cho hành tinh này ngày một tốt đẹp hơn. Góp mặt cho đời Học cách thất bại Nếu bạn thi thố để tranh đua và rồi thất bại, bạn sẽ phản ứng ra sao? Có một lần tôi đã phản ứng không hay. Người bạn thân nhất đã tranh đua với tôi để giành chức chủ tịch học sinh đoàn của trường trung học. Anh ta đắc cử. Tôi đã không nhìn nhận sự việc đúng mực. Tôi là một kẻ thất bại cay cú. Nhiều ngày trôi qua và tôi đã đi tìm anh bạn, nhìn thẳng vào mắt anh ta để chúc mừng. Sự chậm trễ ấy đã để lại một dấu ấn không hay cho tôi và tôi đã học được một bài học mà tôi không bao giờ quên. Trên đời này không có chỗ cho những kẻ thất bại trong tệ hại. Góp mặt cho đời Trân trọng niềm tin Tính cách là cây xanh. Thanh danh là bóng mát. — Abraham Lincoln. Một số bài học khắc sâu nhất trong đời lại chính là những bài học đau đớn nhất. Lúc còn học đại học, một người bạn đã tin tưởng tâm sự với tôi một chuyện rất riêng tư và quan trọng đối với anh ta. Anh ta dặn tôi không kể chuyện đó với bất kỳ ai. Và tôi đã không giữ lời. Nhưng câu chuyện ấy lại hứng thú đến mức tôi không thể cưỡng nổi và lại đi tiết lộ cho người khác. Và chẳng mấy chốc câu chuyện thầm kín của bạn tôi chẳng còn là điều bí mật hoàn toàn nữa. Hậu quả là tôi đã mất đi một người bạn. Và tôi đã học được một bài học quan trọng: một sự cam kết không cần phải viết ra trên giấy trắng mực đen hoặc mở miệng thốt rằng “tôi hứa” thì mới có giá trị. Ngay cả những lời hứa thân tình cũng phải được tôn trọng. Nhiều người trong chúng ta thường cam kết một cách quá dễ dãi. Nếu bạn không định giữ kín một điều bí mật, hoặc không định tham gia một dịp nào đó theo đúng lời hứa, thì đừng hứa hẹn điều đó. Làm người đáng tin cậy là một điều quan trọng. Góp mặt cho đời Tìm thấy ý nghĩa trong công việc Tôi tự xét thấy mình thật may mắn vì luôn tìm thấy sự hài lòng và ý nghĩa trong cuộc đời theo đuổi nghề luật. Yêu nghề luật không phải là say mê luật pháp. Đó là tinh thần tận tâm và nhiệt huyết để đạt đến một xã hội công bằng. Tôi thường thích đi đến chốn công đường ở các thành phố mà tôi ghé thăm để ngắm nhìn các luật sư trẻ tranh biện trước tòa. Tôi tin tưởng vào sức mạnh của luật phát để giúp đỡ con người và thay đổi để mọi thứ tốt đẹp hơn. Và tôi tin rằng hầu hết chúng ta - cho dù theo đuổi nghề nghiệp gì đi nữa - đều có năng lực cống hiến và đóng góp một cách đầy ý nghĩa cho sự nghiệp mà chúng ta chọn. Mặc dù không nhớ được chi tiết của mọi vụ kiện mà tôi lo liệu, có những việc tôi sẽ không bao giờ quên trong quá trình làm việc với các luật sư khác trong Hội luật sư để tranh đấu: tìm cách thay thế một vị chánh án không phù hợp bằng cách vận động cho đối thủ của ông ta; lập quỹ học bổng ở trường luật cho các sinh viên da màu; thuyết phục công dân trong toàn tiểu bang biểu quyết cho một tu chính án quy định rằng chánh án tòa tối cao của tiểu bang phải được lựa chọn không chỉ dựa trên thâm niên. Chúng tôi đã cùng chung tay để tạo nên một phương thức đưa dịch vụ pháp lý đến cho những người nghèo khổ. Những nỗ lực này đã mang đến cho tất cả những người chung sức trong chúng tôi những khoảnh khắc nhiều ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Cũng như nhiều bạn trẻ tốt nghiệp trường luật ngày nay, tôi khởi sự nghề luật của mình bằng cách quay trở về thành phố nhỏ nơi tôi lớn lên. Công việc chuyên môn đầu tiên của tôi tại Bremerton không có nhiều cơ may cũng như danh tiếng, nhưng đó là một cơ hội để kiếm sống bằng nghề chuyên môn của tôi. Ngoài công việc với các thân chủ riêng, vị luật sư tuyển dụng tôi cũng chính là luật sư đại diện cho thành phố. Điều này khiến tôi cũng mang danh là trợ lý luật sư đại diện thành phố, một chức danh nghe hoa mỹ hơn thực tế công việc. Tôi tham gia vào nhiều loại công việc của luật sư. Chúng tôi lo về các thương vụ bất động sản, thương thảo ly hôn, chứng thực di sản và tư vấn cho giới kinh doanh. Và, mỗi tuần một lần, tại tòa án vi cảnh địa phương, tôi đại diện về phía thành phố trong các vụ kiện tụng từ vượt đèn đỏ cho đến lái xe trong khi say rượu. Góp mặt cho đời Công việc đầu tiên này giúp cho tôi có một khởi đầu sự nghiệp tốt đẹp và có những bước chuẩn bị hữu ích cho các chuyển biến và thay đổi ở phía trước. Sự nghiệp sẽ có những sự xoay chuyển với nhịp độ và đường hướng của nó mà không phải lúc nào người ta cũng hoàn toàn làm chủ được tình hình. Một số người viên mãn nhất mà tôi biết trong số bạn bè học trường luật đã nhận việc ngay sau khi ra trường và làm việc suốt đời cho một công ty. Một vài người khác đã trở thành các giáo sư trường luật. Một bạn đồng môn chuyên về dân quyền đã trở thành một luật sư thành đạt trong lĩnh vực thuế. Và một phụ nữ muốn theo lĩnh vực luật di sản thì rốt cuộc lại đeo đuổi ngành luật gia đình và ly hôn. Điều tôi rút tỉa được từ đây là cuộc đời trao gửi các cơ may và bày ra thách thức trên đường chúng ta đi. Và tương lai chúng ta được định đoạt bởi cách chúng ta ứng phó với mọi sự. Đôi khi các thách thức và cơ hội đến cùng lúc trong những hình thái bất ngờ, chẳng hạn như dưới dạng một vị sếp khó tính. Tôi đã từng vừa ngạc nhiên vừa lúng túng khi vị đồng sự thâm niên hơn mình lại lên giọng với mình về những thiếu sót của các cộng sự trẻ trong công ty. Tuy nhiên, ông lại là một bậc thầy trước tòa, được mọi người nhìn nhận về năng lực phân tích tình huống, xác định trọng tâm của vấn đề và đưa ra lập luận pháp lý đầy thuyết phục để giải quyết vấn đề. Tôi đã quyết định học hỏi mọi điều có thể được từ ông. Rốt cuộc, tôi đã học được rằng không bao giờ đối xử với mọi người theo cách của ông. Và tôi đã học được rằng phải luôn kiềm chế ý kiến và thành kiến của mình để quan sát vấn đề từ góc độ của đối phương. Con dâu tôi, Melinda, gần đây đã bảo tôi rằng khi cả nhà đi nghỉ hè chung và ngồi ăn tối cùng nhau để nói chuyện về một đề tài nào đó, mọi người đều biết trước tôi sẽ phản ứng ra sao. Cả nhà đều biết tôi sẽ kiềm chế không phán xét và đóng vai trò phản biện, truy vấn xem làm sao lại có quan điểm đó, làm sao biết những cứ liệu đó là chính xác và liệu đã cân nhắc vấn đề từ quan điểm của đối phương hay chưa. Người ta đã từng nói rằng con trai tôi cũng có cung cách y hệt như thế. Và nói chung là tôi biết ơn những bài học tôi đã học được từ một người mà không phải lúc nào tôi cũng ngưỡng mộ. Để mừng sinh nhật thứ 80 của tôi, Trey và Melinda đã tài trợ cho một loạt học bổng tại Đại học Washington. Các học bổng này được mang tên tôi và trao cho các sinh viên ngành luật nào cam kết theo đuổi lĩnh vực luật công quyền. Góp mặt cho đời Tôi thăm viếng các học giả trẻ tuổi này nhiều lần mỗi năm. Họ là những người thông minh, tận tâm và quyết tâm làm chuyển biến thế giới. Kết thúc những chuyến thăm ấy tôi luôn tràn đầy cảm hứng từ những giấc mơ táo bạo mà họ hy vọng sẽ xây đắp trên con đường làm luật sư. Tôi biết nhiều luật sư trên khắp thế giới cũng có những ước mơ tương tự và đang cống hiến cuộc đời họ cho lý tưởng công lý. Công việc của họ tác động thật mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi người như trong câu chuyện sau đây mà tôi ưa chia sẻ về một phụ nữ tên Amina Lawal. Amina Lawal sống ở miền bắc Nigeria và năm 2002 cô đã trở thành tâm điểm của một vụ án gây xôn xao dư luận mà chính cô bị kết án tử hình bằng cách ném đá đến chết vì đã có một đứa con ngoài giá thú. Theo luật sharia, việc có thai ngoài hôn nhân cấu thành đủ chứng cứ để một phụ nữ bị kết tội ngoại tình. Trong mọi hoàn cảnh, hình phạt đều có thể là tử hình. Người đàn ông mà Amina Lawal khai là cha đứa bé đã thề trước kinh Koran rằng điều đó không đúng và anh ta đã được trả tự do. Vụ án và bản án này đã làm sôi sục các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới. Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi luật sư trong và ngoài nước. Do sự phản đối sau đó của công luận, các chính phủ đã gây sức ép buộc các nhà lãnh đạo Nigeria tha mạng cho Amina Lawal. Sau gần hai năm chống án, cô đã được tự do và được phép trở về làng để nuôi dạy con gái. Tôi còn nhớ đã đọc một bài báo về cô của một phóng viên viết vào thời điểm mà số phận của cô đang mong manh; anh ta đã phỏng vấn cô trong khi cô ngồi ru con. Nhà báo ấy đã hỏi liệu cô có một ước mơ nào với tương lai của con gái mình không. Cô đã đáp rằng cô tin số phận con gái mình hoàn toàn nằm trong tay Thượng đế, nhưng nếu được định đoạt, cô muốn đứa bé trở thành một luật sư. Góp mặt cho đời Tôi đã câu được con cá đầu tiên vào năm lên bảy và đó là một kỷ niệm suốt đời tôi không quên. Ảnh chụp vào mùa hè 1932. Góp mặt cho đời Suy nghĩ cao xa Cuộc sống là Niagara, hoặc vô nghĩa. — Mary Oliver, tác phẩm Những đồng cỏ xanh dương. Sau chiến tranh, có quá nhiều trai tráng giải ngũ và đặt chân vào trường đại học. Nếu bạn là một anh chàng thích khiêu vũ như tôi và đang tìm kiếm một người để bắt cặp thì quả là nhiêu khê nếu xét về tỉ lệ nam nữ. Tình hình ấy khiến tôi liên tưởng đến ca khúc năm xưa Surf City của nhóm Beach Boys mà lời nhạc có đoạn “mỗi chàng trai ba cô gái.” Có điều sau Thế chiến thứ II, tỉ lệ này là ngược lại. Ở Đại học Washington lúc bấy giờ, dường như cứ năm chàng trai mới có một cô gái. Thế là tôi quyết định nhờ một cô gái mà tôi đã làm thân - Mary Maxwell - xem cô ta có thể giới thiệu cho tôi một trong số các chị em bạn học tại trường dòng Kappa Kappa Gamma không. Với chiều cao 1m97, tôi cảm thấy thoải mái hơn khi khiêu vũ với các cô gái cao. Cho nên tôi nói rõ với Mary rằng tôi muốn tìm một cô gái cao ráo. Ngay từ đầu Mary đã tin rằng tôi thật ra muốn hẹn cô ấy đi chơi. Cô ấy cho rằng tôi đang tìm cách rủ cô ấy đi chơi theo một cách lòng vòng. Cho nên một hôm đang đứng trước cửa nhà dòng thì tôi nhắc lại với cô ấy lời đề nghị không biết là lần thứ mấy: “Mary, đã tìm cho anh một cô ở nhà dòng Kappa chưa?” Cô ấy đáp: “Rồi.” Tôi hỏi: “Ai?” Cô ta bảo: “Em.” Chưng hửng và chưa biết đối đáp làm sao, tôi buột miệng: “Ồ, không, không được đâu. Em thấp quá!” Mary cao 1m65 và điềm tĩnh đáp lời tôi bằng cách xoay ngang để tôi nhìn thấy dáng người của cô, đặt một bàn tay lên đỉnh đầu, đứng kiễng chân một cách đầy tự tin rồi bảo: “Em không thấp. Nhìn đi, em cao.” Thế là chúng tôi hẹn hò và cưới nhau hai năm sau. Mãi về sau trong đời, khi nói chuyện với các bạn trẻ về tương lai, đôi khi Mary thường nhắc đến tinh thần của câu chuyện này: đừng bao giờ ngại suy nghĩ lớn lao. Góp mặt cho đời “Đừng bao giờ ngại suy nghĩ lớn lao” chính là cốt lõi của tinh thần lạc quan và lối tư duy vượt tầm, những yếu tố làm nên thành công trong cuộc đời Mary. Khi tôi mới quen với Mary Maxwell, cô ấy là một sinh viên thông minh, xinh đẹp với đầu óc táo bạo. Cô là con một của vợ chồng Willard Maxwell và Adelle. Bố cô là phó chủ tịch một ngân hàng địa phương và cũng là một nhà hoạt động phong trào dân quyền đáng kính. Mary thừa hưởng dòng máu của những người phụ nữ mạnh mẽ bên nhà ngoại. Mẹ cô, Adelle Maxwell - về sau các con tôi gọi là bà ngoại Gami - là một người đặc biệt mà một ngày kia con trai tôi đã gọi là người nguyên tắc nhất trên đời mà cậu ta biết. Bà ngoại của Mary, Lala, đã là góa phụ từ lâu khi tôi quen nhà tôi. Bà sống một cách lạc quan và khẳng khái bằng thu nhập rất ít ỏi, với sự trợ giúp phần nào của bố mẹ Mary và thu vén bằng cách làm bánh để bán trong thành phố nhỏ của bà. Gami và Lala đều là những con người kiểu mẫu cho Mary và điều đó đã được thể hiện. Trong trường đại học, Mary ứng cử vào vai trò thư ký sinh viên đoàn và đắc cử một cách áp đảo. Cô là một vận động viên giỏi giang và thành viên của đội tuyển trượt tuyết của trường. Mary thích tranh đua. Lối sống sôi nổi, táo bạo đã giúp cô thành công trong công việc đầu tiên - dạy học. Khi cô có mang đứa con đầu lòng và nghỉ dạy, ông hiệu trưởng đã viết cho cô một lá thư để kể rằng cô là giáo viên xuất sắc nhất mà ông đã từng gặp. Sau khi rời khỏi công việc nhà giáo, cô dồn hết năng lực vào việc vun đắp đời sống gia đình. Góp mặt cho đời Cống hiến cho gia đình Khi người ta hỏi tôi điều gì khiến tôi tự hào nhất trong đời, câu trả lời của tôi luôn luôn là: “con cái.” Và tôi nói điều này với niềm tin rằng yếu tố cốt lõi để các con tôi trở thành những con người như ngày hôm nay chính là tinh thần yêu thương và nâng đỡ vô biên mà Mary đã cống hiến cho gia đình. Trong lúc nuôi dạy các con khôn lớn, Mary lúc nào cũng nghĩ ra mọi cách để làm cho cuộc sống gia đình thêm vui tươi và thú vị. Đôi khi, để làm cho công việc rửa chén thêm chút vui nhộn, cả nhà đánh bài và giao ước ai thắng cuộc sẽ không phải phụ rửa chén. Cả nhà cũng cùng nhau làm thiệp Giáng sinh và thiết kế thiệp mời dự tiệc trượt tuyết vào kỳ nghỉ mà gia đình tôi đồng tổ chức với hai gia đình khác. Mary là một bậc thầy trong việc tạo ra những dịp để cả nhà chung vui với các gia đình khác. Con gái lớn của chúng tôi, Kristi, cho rằng Mary bày ra các dịp này vì nghĩ rằng những người không có tính cách hướng ngoại (như bản thân tôi và Trey) sẽ dễ chịu hơn khi tham gia cuộc vui nếu có một trò gì đó để cùng nhau chơi đùa. Những dịp như vậy giúp con cái chúng tôi có được một gia đình lớn để học hỏi và yêu thương. Những dịp như thế cũng nuôi dưỡng lòng say mê tranh đua và giúp bọn trẻ rèn luyện những kỹ năng mà tôi cho rằng đã giúp chúng thành công. Năm 1974 - Kristi và em gái, Libby, đã đề cử Mary làm “Người Mẹ của năm” trong một cuộc thi do một tờ báo địa phương tổ chức, mà Mary không hề hay biết. Trong thư đề cử Mary, Kristi đã liệt kê tất cả những điều Mary đóng góp cho cộng đồng. Nó cũng viết: “Gia đình chúng tôi có ba chị em, thế mà sau khi dành bao nhiêu thời gian cho công tác thiện nguyện, mẹ tôi vẫn còn nhiều thời gian cho chị em chúng tôi.” Libby, lúc bấy giờ mới lên chín, đã viết rằng mẹ mình hầu như lúc nào cũng vui tươi, đi xem nó thi đấu bóng đá, rồi đưa nó đi chơi bowling. Trong phần tái bút, Libby đã bộc lộ rõ tinh thần tranh đua: “P.S Mẹ em sẽ thắng cuộc!” Mary đã thắng cuộc. Bản thân cô cũng giành được sự ngưỡng mộ của nhiều người trong cộng đồng mà cô phục vụ. Góp mặt cho đời Chia sẻ cơ may với người khác Mary khởi sự công tác công ích bằng cách làm những việc như dạy học cho các trẻ em có vấn đề không thể đến trường và thực hiện vai trò thiện nguyện viên của United Way là đến giúp các gia đình bố mẹ đơn thân sống với con cái sau khi bố hoặc mẹ chúng qua đời hoặc bỏ đi. Dần dà, số lượng các nhóm cô giúp và quy mô trách nhiệm của cô cũng gia tăng. Cô là một thiện nguyện viên nòng cốt của Bệnh viện Nhi đồng, tham gia vận động các quan chức tại Washington về các vấn đề tác động đến trẻ em và trong gần suốt hai thập niên, cô là thành viên hội đồng quản trị Đại học Washington. Sự nghiệp trọn đời của cô với United Way đã giúp cô trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo United Way ở địa phương chúng tôi và thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo trong United Way của Hoa Kỳ và United Way International trên thế giới. Trong hội đồng quản trị của United Way Hoa Kỳ, cô đã làm việc bên cạnh các nhà lãnh đạo như chủ tịch IBM, John Opel. Thật ra, chính Mary là người đầu tiên bảo John Opel rằng con trai chúng tôi và công ty của cậu ta, Microsoft, đang theo đuổi một dự án cho IBM. Liên doanh giữa Microsoft và IBM hình thành nhờ vào điều này. Theo một thành viên của IBM, khi công việc của Microsoft với IBM được trình với Opel trong một lần xem xét dự án IBM PC, ông đã bảo, “Ồ, đó chính là con trai của Mary Gates.” Nhân viên IBM bảo rằng thật là thuận lợi khi mẹ của Trey đã nói giúp lời cho cậu. Góp mặt cho đời Kết nối mọi người Mary bao giờ cũng nhiệt thành và quan tâm đến mọi người trên mọi nẻo đường đời. Cô luôn dành thời gian gấp bội để hỏi về cuộc sống của người khác so với thời gian nói về cuộc sống của chính mình. Và vì thật sự quan tâm đến bất kỳ ai mà mình đang nói chuyện cho nên khi gặp lại người ấy vào lần sau, cô đều nhớ rõ chi tiết những gì đã nghe họ nói. Tôi đã quan sát nhiều năm tác động của sự tận tâm ấy mà Mary dành cho mọi người. Cô nhiệt tình và quan tâm đến người khác đến mức khi ai đó có dịp giao tiếp với cô, họ sẽ cảm thấy như đó là niềm vui lớn nhất trong ngày. Mary nhanh chóng nhận ra khả năng đặc biệt của mọi người cô gặp và cảm thấy bị thôi thúc phải kết nối những người mà cô tin rằng có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Có những tổ chức chuyên lo cải thiện cuộc sống của hàng triệu người mắc bệnh ung thư sở dĩ ra đời một phần là bởi Mary đã tham gia quy tụ mọi người để cùng hoạt động. Một cựu chủ tịch Đại học Washington đã mô tả Mary như một “chất keo kết dính các thành viên hội đồng quản trị với nhau.” Ông nói tiếp: “Mary có tính cách điềm đạm mà lại tác động được đến người khác.” Góp mặt cho đời Tạo ra sự thay đổi mà mình muốn Khi Mary trở thành một thành viên của phong trào phụ nữ tại Hoa Kỳ tìm kiếm vị trí lãnh đạo các tổ chức, tinh thần lạc quan và khả năng chú trọng vào viễn cảnh tương lai là điều thiết yếu giúp cô. Thay vì xem mình như một phụ nữ đóng vai trò hình thức, cô đã xem các giao tiếp trong hội đồng quản trị là cơ hội để tạo ra sự thay đổi mà mình muốn. Cô đã làm việc tích cực, chứng minh rằng mình chuyên cần và thông minh và chiếm được sự nể trọng của đồng nghiệp. Góp mặt cho đời Lưu truyền ý thức Tôi cho rằng con cái chúng tôi đã có được nền tảng ý thức phục vụ cộng đồng một phần nhờ quan sát mẹ chúng. Chẳng hạn, Libby và Trey còn nhớ cảnh tượng đứng ở một góc đường với mẹ vào ngày bầu cử để cầm biểu ngữ cổ vũ cho một chiến dịch tuyển quân ở học đường mà tôi lãnh đạo. Trey vẫn còn nhớ đã theo bước Mary và tôi trong các chiến dịch chính trị. Và nhớ những lúc ngồi ăn tối nghe mẹ hỏi: “Con sẽ dành ra bao nhiêu tiền để tặng cho hội từ thiện Salvation Army vào kỳ Giáng sinh này?” Góp mặt cho đời Tôn vinh cuộc sống Một trong những khía cạnh nhân cách của Mary luôn tỏa sáng và tạo nên ảnh hưởng chính là nhiệt huyết với cuộc sống. Tôi còn nhớ một chuyến du ngoạn mà gia đình tôi đến chơi tại nông trang của bạn bè. Chúng tôi phải lái xe năm giờ đồng hồ từ nhà và đến nơi thì đã hai giờ sáng. Khi đã cho bọn trẻ vào giường, chính Mary đã thuyết phục chúng tôi cùng thức suốt đêm để ngắm mặt trời mọc. Óc hài hước của Mary là một lý do khiến cho người bạn của vợ chồng tôi, Meg Greenfield, một nhà báo gốc Seattle kiêm biên tập viên của tờ Bưu điện Washington, có lần đã gọi điện đến vào dịp Lễ độc lập vào cuối tuần. Meg có một ngôi nhà nghỉ mát ở đảo Bainbridge, nằm cách Seattle 30 phút đi phà. Và chị đã đón Warren Buffett cùng với chủ nhiệm của tờ Bưu điện Washington, Katharine Graham, đến chơi vào dịp cuối tuần. Chị muốn đưa các vị khách này đến chỗ nghỉ mát của gia đình tôi ở Kênh Hood để giới thiệu Warren với Trey. Mary ngay lập tức thấy đây là một ý hay và liền gọi cho Trey và kêu cu cậu đến Kênh Hood vào thứ sáu đó để gặp Warren. Thoạt tiên cậu chàng phản đối và nhắc cho mẹ cậu nhớ rằng thứ sáu ấy vẫn là ngày làm việc tại Microsoft. Tuy nhiên, là một đứa con biết nghe lời, cậu vẫn đồng ý đến. Và đó là câu chuyện về sự mở màn của tình bạn đặc sắc giữa Warren và Trey. Trey và Warren hôm ấy đều đến Kênh Hood và dự định chỉ nán lại vài giờ đồng hồ. Nhưng rốt cuộc cả hai đã ở lại cả ngày. Mùa xuân 1993, Mary có một loạt các triệu chứng bất thường chẳng hạn như kiệt sức. Ngay sau đó bà được chẩn đoán mắc phải một dạng hiếm của ung thư vú. Lúc nào cũng thế, bà vẫn tỏ ra lạc quan. Nhưng dù vậy, điều đáng buồn là đến lúc Bill và Melinda kết hôn vào tháng 1/1994 tại Hawaii, Mary đã gần đất xa trời. Góp mặt cho đời Lời chúc đám cưới từ Mary Tôi còn nhớ đã giúp Mary soạn một lời chúc mừng đám cưới của Trey và Melinda dưới dạng một lá thư gửi Melinda, dựa trên những lời tuyên thệ hôn nhân. Gia đình tôi vẫn nâng niu bức ảnh nhà tôi đang trao lời chúc trong dáng vẻ rạng ngời và xinh đẹp. Sau đây là bức thư của Mary. Melinda thương yêu: Trong vài giờ nữa con sẽ kết hôn và hai mẹ con mình sẽ cùng mang chung một họ! Mặc dù đã cưới nhau 42 năm, bố mẹ vẫn tiếp tục học hỏi ý nghĩa của hôn nhân. “Để yêu thương và ấp ủ” Hãy tôn vinh những ưu điểm ở người chồng của con và nhớ rằng con không nhất thiết phải thương yêu mọi thứ ở con người anh ta. Nếu con nhìn thấy điều gì đó ở anh ta mà con buộc phải hoàn thiện (những gì mà mẹ của anh ta chưa chỉnh đốn được) hãy nhớ rằng... hoàn thiện một người chồng là một sứ mệnh lâu dài và không phải lúc nào cũng thành tựu. Đôi khi người ta nên thay đổi những kỳ vọng của chính mình. Tôi muốn động viên những bậc cha mẹ của các thiếu niên rằng, với sự chuyên cần và may mắn ta sẽ vun đắp được một mối quan hệ đầy yêu thương và cảm phục như bạn đọc có thể nhìn thấy trong bức ảnh chụp hai mẹ con Mary và Trey trong đám cưới của Trey và Melinda năm 1994. Ảnh của Lynette Huffman Johnson. “Dẫu có ra sao” Góp mặt cho đời Đừng mong cuộc đời này mãi êm đềm. Hãy xin được ban cho can đảm. Hãy nuôi dưỡng óc hài hước. Không một đôi vợ chồng nào có một cuộc hôn nhân ái hòa một cách hoàn mỹ. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp đòi hỏi phải nỗ lực, kiên cường và kiềm chế bản ngã, nhưng đòi hỏi căn bản nhất là phải sống với một nhân sinh quan rằng mối quan hệ hôn nhân ấy là bền vững và trường tồn. “Lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan” Không dễ có nhiều cặp vợ chồng mà những lời này thật sự mang ý nghĩa đặc biệt. Mỗi ngày trôi qua sẽ thử thách ý thức sống thanh sạch với hoàn cảnh. Cả cuộc đời sống bên nhau, rốt cuộc các con sẽ nhận ra được những bổn phận đặc biệt, gắn liền với những sức mạnh phi thường. “Lúc ốm đau cũng như lúc khỏe mạnh” Như các con đã biết trong những tháng ngày qua, bố mẹ đã có cơ hội để thực hiện lời ước hẹn luôn ở bên nhau trong lúc ốm đau và mạnh khỏe. Thử thách này đã mang đến cho tình cảm hôn nhân của bố mẹ một chiều sâu mới. Dĩ nhiên, cuộc đời chẳng phải lúc nào cũng êm ả, nhưng mẹ không thể tưởng tượng mình ra sao nếu không cưới bố các con! Mẹ hy vọng con sẽ có cảm giác này về Bill Gates 42 năm nữa kể từ hôm nay. Thương yêu, Mary Khi đọc lời chúc này, Mary đã chia sẻ một trích đoạn trong Kinh thánh, Phúc âm Luca XII 48: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều.” Điều này đã trở thành một trong hai giá trị chính của Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation. Mary qua đời ngày 10/6/1994. Góp mặt cho đời Biến cuộc đời mình thành một thông điệp Trong điếu văn về mẹ mình, con gái tôi Libby đã đọc một bức thư tự viết cho hai đứa con đầu của mình, những đứa cháu ngoại còn quá nhỏ vào lúc Mary qua đời và sẽ không thể nhớ nổi về bà khi chúng lớn lên. Bức thư viết: Các con Emmy và Steve thân yêu: Các con là một tặng phẩm. Chính nhờ các con mà mẹ biết một người mẹ yêu thương các con mình như thế nào. Mẹ tin rằng một người mẹ thấu hiểu con cái mình hơn ai hết trên đời và sẽ không ai hiểu được các con như mẹ. Và mẹ sẽ âm thầm tin tưởng điều này mãi mãi. Bà ngoại của các con cũng vậy. Bà yêu thương mẹ, chú Trey và bác Kristi một cách trọn vẹn và vô điều kiện - một điều mà mẹ sẽ không hiểu được nếu không có các con... Mẹ đã nhờ bà trong những tháng cuối đời hãy viết cho các con: “Những bài học của bà ngoại về cuộc sống.” Bà đã không đủ sức thực hiện việc này, cho nên mẹ sẽ giúp bà. • Bài học 1: Chỉnh mọi đồng hồ trong nhà đi sớm 8 phút: Đây là một cách của bà ngoại để luôn đúng giờ. • Bài học 2: Cú phát bóng “chớm lưới” là chìa khóa để chiến thắng trong quần vợt: Cú phát bóng của bà nhẹ đến nỗi chỉ vừa chớm bay qua lưới. Nhiều lần mẹ quan sát thấy đối thủ của bà phải lao đến để đánh trả để rồi vụt quá mạnh hoặc vướng lưới. Bà ngoại thắng điểm. • Bài học 3: Ngay cả lúc nổi giận với các con, nếu chuông điện thoại reo, hãy trả lời một cách vui vẻ. Quả là thức tỉnh khi bà ngoại làm như thế. • Bài học 4: Đối xử với mọi người như thể họ quan trọng: Bà ngoại của các con làm cho mọi người gặp bà đều cảm thấy họ quan trọng. Và cảm xúc của bà đối với mọi người là thật. • Bài học 5: Hãy tự hào về người phối ngẫu của mình. • Bài học 6: Hãy nhớ đặt gia đình lên trên hết. • Bài học 7: Cùng chung tiếng nói trong việc nuôi dạy con. Góp mặt cho đời • Bài học 8: Trao cho con cái cội rễ và đôi cánh: Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất đối với mẹ. Ông bà ngoại của các con đã làm điều này thật chu toàn. Trong những năm thiếu thời của mẹ và các chú bác, ông bà đã gieo mầm các giá trị. Và đến một thời điểm thích hợp, ông bà trao cho quyền tự do. • Bài học 9: Tìm niềm vui trong mọi việc. Khi Libby chia sẻ những bài học ấy, cô phản ánh hình ảnh người mẹ rõ nét hơn bao giờ hết. Và còn có những dịp khác tôi đã chứng kiến các con tôi thể hiện tư tưởng sống của Mary. Vào những ngày đầu thành lập Quỹ Gates, Trey và Melinda nghĩ đến những phương cách để cải thiện sức khỏe cho trẻ em ở thế giới đang phát triển, nơi có quá nhiều trẻ em đang hấp hối bởi những căn bệnh có thể phòng ngừa được. Ngay sau khi đôi vợ chồng trao đợt tặng phẩm đầu tiên là các liều thuốc vắcxin để giúp cứu sống trẻ em, một số bác sĩ, khoa học gia và các nhà lãnh đạo trong ngành miễn dịch học đã muốn đến Northwest để cám ơn hai vợ chồng. Trey và Melinda đã mời họ đến nhà ăn tối. Mặc dù các chuyên gia này đến không phải để xin thêm tài trợ, sau khi nghe họ nói chuyện một lúc, Trey đã hỏi: “Quý vị có thể làm gì nếu có thêm tiền?” Thế là họ bộc bạch ngay về đề tài vì sao có khoảng 30 triệu trẻ em vẫn không được tiêm chủng vắcxin. Gần cuối buổi tối, Trey cám ơn các chuyên gia vì đã giảng giải và đề nghị họ liên lạc lại với mình và Melinda khi có các ý tưởng đột phá để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho các trẻ em ấy. Những lời chia tay đầy khích lệ mà Trey nói với các chuyên gia đêm hôm ấy là: “Đừng ngại suy nghĩ lớn lao.” Góp mặt cho đời Đừng bao giờ quên hỏi: “Có ổn không?” Hãy dò tìm lương tâm và giữ lấy nó cho kỹ. — Allen Weinstein. Cho dù nghề nghiệp của chúng ta khiêm nhường hay uy nghi đến đâu, chúng ta đều là con người và chẳng có ai là hoàn hảo. Nhiều người trong chúng ta đã đi đến những giao lộ trên đường sự nghiệp và bị cám dỗ chọn sai ngã rẽ. Bởi tôi đã dành phần lớn cuộc đời với nghề luật, tôi có nhiều câu chuyện đời thật như thế về các luật sư gặp phải ngã tư đường đời. Một luật sư là người đồng thụ ủy và tư vấn pháp lý cho một quỹ ủy thác trị giá 20 triệu đôla của khách hàng. Những người thụ hưởng quỹ ủy thác cho rằng anh ta đã tính phí với họ quá cao và kiện anh ta để đòi giảm phí. Khi vụ việc được xem xét, người ta phát hiện ra một bản chỉ thị chứng tỏ vị luật sư này đã ra lệnh cho các đồng sự trong công ty của mình thẳng tay tính tiền theo giờ khi giao dịch cho quỹ ủy thác. Những người thụ hưởng quỹ đã thắng kiện và tòa án đã truất quyền thụ ủy của người luật sư này. Một vị luật sư trẻ tuổi và thẳng thắn khác tại Seattle, trong giai đoạn xảy ra vụ bê bối Watergate, đã trở thành tay trong của tổng thống Nixon. Anh ta đã về phe với vị tổng thống và theo đuổi một mục đích chính trị. Và thế là một vị luật sư có hạnh kiểm bỗng trở thành một tội phạm phải thú tội và vào tù vì chủ mưu một vụ đột nhập. Giờ đây ông ta đang dành thời gian để giảng cho các luật sư và sinh viên luật về hiểm họa của việc vượt qua ranh giới đạo đức. Thông điệp của ông ta: “Khi phải đi đến một quyết định, đừng bao giờ quên hỏi: ‘Có ổn không?’” Người luật sư cuối cùng mà tôi muốn kể chuyện là một giáo sư luật bạn của tôi, người đã trăn trở trước một quyết định vào lúc khởi đầu sự nghiệp. Khi bà nhận công việc đầu tiên tại một công ty luật lớn tại bờ Đông, bà phải biện hộ cho một doanh nghiệp mà các viên chức bị cáo buộc hối lộ các nhân vật của công đoàn. Công tố viên cho rằng thân chủ này sẽ làm lợi cho các đại diện công đoàn, để rồi các đại diện công đoàn này sẽ lái doanh nghiệp đi theo hướng có lợi cho thân chủ. Công việc của bạn tôi là biện hộ cho công ty này để thoát khỏi cáo buộc hối lộ. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, bà phát hiện ra giữa xấp giấy tờ trong hồ sơ của thân chủ là một chiếc khăn ăn mà thân chủ đã viết lên: “Mua cho [tên gì đó] một chiếc TV mới.” Cái tên được viết nguệch ngoạc trên khăn giấy là một vị đại diện công đoàn. Góp mặt cho đời Bạn tôi biết rằng mặc dù chiếc khăn ăn ấy là chứng cứ có thể quy tội cho thân chủ, nó vẫn phải được đặt lại trong hồ sơ nơi bà tìm thấy và theo luật quy định, phải chuyển cho luật sư của phía bên kia. Phía thân chủ choáng váng trước ý định này. Tuy nhiên, bạn tôi và các thành viên cao cấp trong công ty luật của bà nhất quyết làm việc này một cách đúng đắn. Kết quả của câu chuyện lẽ ra có thể khác đi. Bởi không một ai khác biết về chiếc khăn giấy đó, bạn tôi có thể dễ dàng “đánh mất” nó và chẳng ai có thể hay biết gì. Trong đời của mỗi chúng ta, chúng ta có cơ hội để làm nhiều việc mà chẳng có ai nhìn thấy. Và chính trong những hoàn cảnh đó chúng ta mới thể hiện và trau dồi phẩm cách. Tất cả chúng ta có sai lầm. Nhưng, như người xưa đã nói, không có một điều gì trên đời khiến ta phải chối bỏ cái quyền tự nghĩ về mình như một người tốt. Cuộc đời ai cũng có những ngả rẽ trước sự công chính và cám dỗ. Thách thức nằm ở chỗ hành động đúng đắn, bất chấp điều gì xảy ra. Góp mặt cho đời Sức mạnh của sự hợp nhất Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu câu chuyện khi một tập thể sẵn sàng hợp tác với nhau một cách vị tha để phụng sự cho con người, họ đã dễ dàng làm mọi chuyện thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tôi cũng đã chứng kiến những trường hợp chỉ một người duy nhất đã làm nên một sự thay đổi lớn lao cho nhân loại. Một trong những trường hợp như thế là câu chuyện về một luật sư đồng nghiệp, cũng là một giáo viên và một người bạn thân của tôi tên Roy Prosterman. Câu chuyện của ông là lời đáp dõng dạc đối với câu hỏi mà hầu hết mọi người đều tự hỏi mình vào một lúc nào đó trong đời. Câu hỏi đó là: “Tôi có thể làm gì?” Roy biết rằng đại đa số những người bần cùng trên thế giới - những người sống với vẻn vẹn chưa đến một đôla một ngày - là những người nông dân không sở hữu ruộng đất. Và ông đã nhận ra một chân lý đơn giản: Khi các gia đình được sở hữu ruộng đất, họ làm việc chăm chỉ hơn, đầu tư vào đó nhiều hơn và làm cho mảnh đất của họ đạt năng suất cao hơn. Và khi đó, họ đã tự giúp họ thoát khỏi đói nghèo và tiếp tục đóng góp kinh tế cho cộng đồng. Thế là ông ta lập một nhóm tên là Viện Phát triển Nông thôn (RDI) để theo đuổi công thức đơn giản một cách không ngờ ấy về vấn đề quyền sở hữu đất đai. Kết quả là RDI đã tạo nên một sự đổi thay cho các gia đình, các cộng đồng và các quốc gia. Trong 40 năm đầu hoạt động, công việc của Viện Phát triển Nông thôn tại hơn 40 quốc gia là giúp đảm bảo quyền lợi đất đai cho hơn 400 triệu người trong số những người nghèo nhất trên thế giới. Cũng trong những năm tháng này, RDI đã thiết lập văn phòng tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia và có cả các hoạt động tại châu Phi, Nga và các nước khác thuộc Liên Xô cũ. Công việc của RDI liên quan đến nhiều đối tác, gồm có chính phủ các nước sở tại, các nhà đóng góp quốc tế, các quỹ như quỹ của chúng tôi, các cơ quan viện trợ và các tổ chức phi chính phủ tại địa phương. Những người anh hùng mà Roy ghi công là các nhà lãnh đạo các quốc gia đã tiếp đón các giải pháp để bảo vệ và tăng cường quyền về đất đai cho những công dân nghèo nhất của họ. Bản thân RDI cũng là một tổ chức thanh bạch, ngân sách thấp. Trong suốt 40 năm ấy, nhân viên của họ không quá 23 người, kể cả 9 luật sư. Góp mặt cho đời Cuộc biểu dương sức mạnh với quy mô lớn lần đầu tiên của Roy Prosterman đã diễn ra khi chính phủ Mỹ yêu cầu ông áp dụng các khái niệm cải cách ruộng đất này tại Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc chiến. Kết quả nghiên cứu của Roy đã dẫn đến việc thiết lập những khuôn khổ pháp lý cho chính sách bố trí đất đai cho hơn một triệu nông dân để họ có thể nuôi sống gia đình. Đây là một chương trình thành công và làm gia tăng sản lượng lúa gạo lên 30%. Sau đó, Roy bắt đầu nhận được yêu cầu muốn được tư vấn và trợ giúp từ các nước khác trên thế giới. Trong nhiều năm, ông đã làm việc trong hai căn phòng nhỏ tại Đại học Luật Washington, với sự trợ giúp của một thư ký bán thời gian và một cộng sự phụ trách nghiên cứu. Giờ đây RDI đã trưởng thành như một tổ chức chính thức với ban giám đốc độc lập. Roy Prosterman đã cho chúng ta bằng chứng rằng quyền sở hữu đất đai là một sức mạnh để giúp tiêu diệt nghèo đói, mở mang quyền lợi cho phụ nữ, cải thiện năng suất mùa màng, chăm sóc đất đai tốt hơn và kích thích các nền kinh tế. RDI ngày càng có tác động lớn và được công nhận rộng rãi bởi các chương trình mà họ giúp đề ra đều được nhận tài trợ của các chính phủ ủng hộ cải cách ruộng đất. Vượt trên tất cả những điều đó, ông đã cho hàng triệu người thấy rằng, một cá nhân đơn lẻ, với niềm đam mê vô hạn đối với một ý tưởng tốt đẹp, vẫn có thể làm thay đổi cuộc đời một cách tốt đẹp hơn. Góp mặt cho đời Những điều tôi học từ các con Rõ ràng trẻ con học được nhiều nhất bằng cách quan sát bố mẹ chúng hành động. Nhưng điều ngược lại cũng đúng. Nếu chú tâm, các bậc bố mẹ có thể học hỏi nhiều điều bằng cách quan sát con cái. Sau đây là một số bài học mà tôi đã học được từ các con. Tôi học về năng lực từ con gái tôi, Kristi. Là con cả của tôi, Kristi được cho rằng sẽ giống tôi. Cả hai cha con đều thích theo đuổi những công việc âm thầm và chỉ thích nhất khi ngồi với vài người bạn thân. Chúng tôi trao đổi với các con nhiều hơn khi chúng đủ lớn để đối thoại một cách chững chạc. Chúng tôi được cho rằng khắc kỷ với bản thân hơn mức cần thiết. Trong mắt tôi, những tính cách định hình con người Kristi là năng lực phi thường của cô - một điều tiếp tục được thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống. Tôi nhận ra Kristi sẽ trở thành một người đề ra tiêu chuẩn cao khi nó mới lên năm. Con bé thường ngồi ở băng ghế sau và phàn nàn rằng tôi lái xe nhanh quá. Kristi là người tỉ mỉ, tận tâm và khắc kỷ đến mức hiếm hoi đối với một đứa trẻ. Nó cũng có ý thức bẩm sinh trong việc tuân thủ luật lệ. Mặc dù đặt ra kỳ vọng cao cho cả nhà - điển hình cho một đứa con cả - Kristi lại không quy trách nhiệm cao cho ai khác ngoài bản thân. Chẳng hạn, ngay sau khi lấy được bằng lái, Kristi đã chuẩn bị lái xe đi đâu đó. Nó vào trong nhà để xe, lùi xe ra ngoài mà không biết rằng xe của mẹ đang đậu trên lối đi. Nó đã lùi xe thẳng vào xe của mẹ. Con bé phiền não đến độ cảm thấy mình hoàn toàn bất tài và cất xe vào ngay trong nhà để xe, rồi quay trở vào nhà và đi vào phòng ngủ, cắt bằng lái xe ra thành từng mảnh! Giờ đây thì tôi có thể vui mừng thông báo rằng cô ta là một người lái rất giỏi và là một trong những người giàu năng lực nhất mà tôi biết. Với lợi thế của mình, Kristi đã chọn đúng nghề - một nghề mà vợ chồng tôi đã có ý niệm mơ hồ từ lúc nó lên mười. Lúc bấy giờ, cả nhà cùng đi xe đến Disneyland. Kristi muốn giữ riêng tiền tiêu của mình. Khoản này gồm mười đôla nó dành dụm và mười đôla của bà cho. Ngoài số tiền, con bé còn cầm theo một cuốn sổ nhỏ để theo dõi chi tiêu. Góp mặt cho đời Lúc sắp về đến nhà, con bé mở sổ ra để xem còn lại bao nhiêu tiền theo ghi chép. Thế rồi, con bé mở ví ra để đếm tiền. Hai con số khớp nhau đến từng xu. Chính lúc đó vợ chồng tôi đã nhận ra Kristi có thể lớn lên trở thành một nhà kế toán. Và đúng là Kristi đã chọn nghề đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô ta làm kế toán công cho Deloitte, một trong tám công ty kế toán lớn nhất thế giới và ngày nay là một trong bốn công ty lớn nhất và sau cùng thăng tiến đến chức partner . Kristi luôn luôn quyết tâm đi theo con đường mình chọn. Lúc còn ở đại học, cô ta bắt đầu nhận ra rằng ở quê nhà, đi đâu cô ta cũng là “con gái của Mary Gates.” Cô ta không muốn mọi người biết đến như con gái của mẹ mình, hoặc chị của Bill Gates. Để tạo ra một khởi đầu mới trong đời sống hôn nhân, cô ta và chồng, John Blake, đã chọn nhà tại Spokane, Washington. Hoàn toàn tự lực, cô ta đã trở thành một nhân vật trong cộng đồng của mình và là chủ tịch của United Way trong khi vẫn đảm đương công việc kế toán, lo sổ sách cho em trai, nuôi dạy hai con - Kerry và Sully - và sống trọn vẹn với chồng. Nhờ năng lực và uy tín trong kinh doanh và tài chính mà cô ta đã trở thành giám đốc của một công ty dịch vụ công ích và ba công ty khác. Cô cũng nằm trong hội đồng quản trị Đại học Washington, cùng với tôi. Tôi biết chắc bất kỳ bố mẹ nào cũng hiểu được niềm tự hào của tôi khi nhìn thấy Kristi tài giỏi, đảm đương công việc quan trọng này. Kristi và chồng, John Blake, xây dựng cuộc sống tại Spokane, Washington, cách Seattle năm giờ, một khoảng trời cách biệt với nơi cô lớn lên. Ảnh chụp hai người vào ngày cưới, năm 1987. Góp mặt cho đời Tôi cũng rất xúc động nghe cô nói rằng cô được truyền cảm hứng mỗi ngày bởi ký ức về người mẹ luôn cần mẫn và đầy ý thức tự giác trong công việc hằng ngày. Năng lực một người chị của Kristi được thể hiện ở chỗ cô trung tín một cách ghê gớm với các em và rất giỏi giữ kín những gì các em tin tưởng mà tâm sự. Kristi con gái tôi đầy tinh thần cầu toàn nhưng cũng không quên tận hưởng những ngày vui. Ảnh chụp năm 1957. Khi vào trung học, cậu em trai Trey thường lẻn ra khỏi nhà vào ban đêm để vào học xá của Đại học Washington mày mò máy tính với người bạn Paul Allen. Cả hai tìm được chỗ làm tại một công ty gần nhà. Họ trả tiền cho chúng thử nghiệm độ bảo mật của hệ thống máy tính bằng cách thử đột nhập vào hệ thống. Mary và tôi không hề biết con trai mình vắng nhà khuya để hoạt động như một hacker. Kristi biết điều đó nhưng không bao giờ phản bội niềm tin của em trai. Gần đây Kristi mới bảo tôi: “Tầng hầm dưới nhà lẻn ra dễ lắm. Con chưa thử lần nào thôi.” Tôi cũng có thể hỏi Libby xem cô nàng có lẻn ra vào ban đêm không, nhưng hỏi để làm gì nếu mình không thích nghe câu trả lời nhỉ? Như mọi bố mẹ khác, có lúc tôi cũng lo âu về khả năng làm bố của mình. Quá nhiều thứ diễn ra - và rõ ràng có nhiều điều tôi không biết. Góp mặt cho đời Tôi trăn trở về việc hầu hết chúng ta hiếm khi tìm kiếm một sự hướng dẫn nào để làm bố mẹ cho hiệu quả trong khi người ta vẫn giảng dạy và truyền đạt rất nhiều thông tin bổ ích. Mary và tôi đã cùng theo học một khóa huấn luyện dành cho các bậc phụ mẫu muốn chu toàn, tại nhà thờ. Nhưng chẳng thấm vào đâu. Thậm chí, tôi còn nhớ một bài học trong lớp ấy rất đáng để lưu truyền. “Dù gì đi nữa, chớ bao giờ hạ thấp con trẻ.” Tôi thường nói rằng thành tựu lớn nhất trong đời tôi - cho đến giờ - là nuôi dạy các con và vun đắp gia đình. Tôi không biết điều đó có đúng với nhiều người khác không, nhất là nếu chúng ta định nghĩa gia đình một cách rộng hơn, bao gồm cả những thành viên cùng huyết thống, cha mẹ và con nuôi và thậm chí cả những người mà chúng ta có mối liên hệ tình cảm đặc biệt. Vậy nên lời khuyên của tôi đối với những ai đang cân nhắc vai trò làm cha mẹ là hãy cố gắng hết mình để làm tốt vai trò đó. Hãy cống hiến bằng cách học hỏi mọi điều có thể để làm cha mẹ. Hãy cống hiến bằng cách suy nghĩ cẩn trọng xem mình muốn làm một bậc cha mẹ như thế nào và phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Trở thành một bậc cha mẹ đích thực có lẽ công việc quan trọng nhất trên đời. Tôi học hỏi từ Trey rằng tinh thần ham hiểu biết của tuổi ấu thơ có thể tồn tại suốt đời. Khi Trey còn nhỏ, tôi thường đưa cậu ta đến thư viện. Cậu thích đọc và thường xuyên đòi đi trả sách để mượn thêm. Tôi biết nhiều bậc cha mẹ rất thích chiêu dụ con cái đọc sách. Cho nên tôi muốn nói là ngay cả một thói quen tốt cũng có thể trở nên thái quá. Một trong những hậu quả ngoài ý muốn của những chuyến đi đến thư viện ấy là Trey đã mê đọc sách đến độ vừa ăn vừa đọc sách! Mary và tôi đã cố hết sức để thuyết phục cậu ta rằng, xét theo quy tắc lịch sự trong xã hội thì đọc sách trong khi đang ăn với người khác là một hành vi không hay. Một trong những tác nhân khiến Trey đọc sách không ngừng nghỉ là vì mỗi kỳ hè, giáo viên ở nhà trường lại đưa cho học sinh một danh sách dài các sách để đọc trong mùa hè và lại có một cuộc thi để xem ai đọc được nhiều sách nhất. Trey luôn tranh đua bởi nó muốn chiến thắng và thường thắng cuộc. Thế nhưng tôi vẫn cho rằng lý do chính khiến Trey đọc đến mức ám ảnh như vậy là bởi cậu ta quá tò mò. Cậu ta không chỉ muốn biết về một điều gì đó. Cậu ta muốn biết mọi thứ. Chúng tôi đã cố gắng nuôi dưỡng tính ham hiểu biết của con cái theo những cách mà nhiều bậc cha mẹ vẫn làm. Góp mặt cho đời Chúng tôi không cho phép các con xem TV nhiều, mà cho chúng mua nhiều sách. Và chúng tôi không ép chúng đi ngủ đúng giờ nếu chúng đọc sách trễ. Nếu có một từ lạ nào đó xuất hiện trong bữa ăn tối, một người trong gia đình sẽ bước sang phòng bên cạnh, lật cuốn từ điển to kềnh ra, tra tìm từ đó rồi đọc to định nghĩa ấy lên. Trong trí óc của Trey, thói quen này khiến cậu củng cố ý niệm rằng, nếu ta có một câu hỏi thì câu trả lời sẽ nằm đâu đó. Ta chỉ việc đi tìm kiếm. Trey học tốt ở trường. Thật ra, các giáo viên đều hài lòng với cậu. Và tôi không nghĩ rằng vợ chồng tôi biết được cậu ta đã học hỏi được nhiều đến đâu từ những kinh nghiệm của mình. Một trường hợp có thể kể là kinh nghiệm cọ xát đầu tiên của cậu với thế giới thương mại - bán hạt dẻ. Khi Trey tham gia hướng đạo, nhóm của cậu quyên tiền cho các hoạt động bằng cách bán hạt dẻ sống vào các ngày lễ. Các nhóm cạnh tranh với nhau xem ai quyên được nhiều tiền nhất. Trey đã dành biết bao tiếng đồng hồ đến từng nhà để mời mua hạt dẻ. Vào các buổi tối và cuối tuần, tôi đi cùng cậu, lái xe đưa cậu đến các khu dân cư khác và chờ ngoài xe trong khi cậu đi đến từng nhà. Góp mặt cho đời Với Trey, hướng đạo không chỉ là tụ tập, đốt lửa trại và ăn uống. Mỗi năm, các nam hướng đạo đi gõ cửa từng nhà, bán hạt dẻ để quyên tiền cho các hoạt động của chúng. Đây là trải nghiệm đầu đời của Trey đối với thế giới thương mại. Ảnh chụp năm 1966. Hóa ra từ lúc ấy Trey đã ghi nhớ ấn tượng về những lúc đi gõ cửa bán hàng, các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng và trong chừng mực nào đó, tìm ra thị trường phù hợp cho sản phẩm để đạt được thành công chung cuộc. Đến lúc bước vào tuổi thiếu niên, tính ham hiểu biết của Trey đã dẫn dắt cậu vào một hoạt động khác mà cậu học hỏi được rất nhiều - mày mò trong phòng máy tính với anh bạn Paul Allen. Trong lúc còn đi học, Trey, Paul và một người bạn khác đã cùng lập ra công ty kinh doanh đầu tiên cho mình: một công ty chế tạo và tiếp thị một thiết bị do các cậu sản xuất, tên là Traf-O-Data. Góp mặt cho đời Thiết bị này được thiết kế để thu thập và hiển thị thông tin lấy được từ các thiết bị đếm lượng xe cộ lưu thông, thường gắn trên đường phố. Thiết bị Traf-O-Data nhận dữ liệu thô từ các chiếc hộp nhỏ màu đen gắn trên đường và vẽ ra biểu đồ mô tả lưu lượng xe cộ mỗi ngày, tính theo giờ. Đó là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai muốn đưa ra quyết định về phân luồng giao thông hoặc xây dựng cầu đường. Sau khi tập dượt nhuần nhuyễn nhiều lần tại bàn bếp, con trai tôi đã thuyết phục được một số viên chức của thành phố Seattle đến nhà nghe cậu trình bày. Mọi chuyện hôm ấy tại nhà của Gates diễn ra không như dự tính. Thiết bị Traf-O-Data không hoạt động. Trey phản ứng ra sao khi cuộc thuyết trình đầu tiên về hệ thống thiết bị của mình gặp thất bại? Cậu chạy vào trong bếp, vừa chạy vừa hét: “Mẹ, mẹ... mẹ ra đây kể cho họ nghe là thiết bị này chạy tốt như thế nào đi!” Chắc cũng không có gì ngạc nhiên khi cậu không chào bán được máy vào ngày hôm đó! Máy Traf-O-Data rốt cuộc đã kinh doanh không thành công, mặc dù nó cũng báo trước được điều gì đó liên quan đến Microsoft. Có lẽ một bài học ở đây chính là trước mỗi thành công đều có một vài lần khởi sự vấp váp. Dường như ở đâu cũng luôn có những con người ham hiểu biết. Nhiều năm trước khi lập ra Microsoft, Trey và Paul Allen đã nghiên cứu bài học thành công của những người thành đạt. Trey thu thập thông tin về đề tài đó ở nhà quanh bữa ăn tối. Khi cậu lớn lên, Mary và tôi có bạn bè mà nhiều người trong số đó là bạn học từ thời đại học và đang thành đạt trong nhiều lĩnh vực - từ khoa học và y tế, cho đến kinh doanh. Khi chúng tôi mời những người bạn ấy đến ăn tối, họ nói say sưa về những thử thách và bọn trẻ học được rất nhiều bằng cách lắng nghe và, trong trường hợp của Trey, đặt câu hỏi. Dĩ nhiên, những câu hỏi của Trey không chỉ dành cho khách. Khi Mary làm việc trong ủy ban United Way chuyên lo phân phối tiền cho các tổ chức phi lợi nhuận, Trey truy vấn mẹ: “Mẹ, nhu cầu gì sẽ không được đáp ứng? Điều gì gây ra vấn đề này? Ai sẽ đáp ứng những nhu cầu đó? Họ được kết quả gì? Làm sao mẹ đánh giá được?” Trey chẳng bao giờ đánh mất sự ham hiểu biết và lối tư duy phân tích một cách sâu sắc. Góp mặt cho đời Khi cậu và Paul sáng lập Microsoft, cậu đề ra một truyền thống gọi là “Tuần lễ Tư duy.” Đây là thời gian mà Trey hầu như ở một mình để có những suy nghĩ sáng tạo nghiêm túc nhất về công ty. Tôi nói “hầu như ở một mình” bởi vì khi bà ngoại của cậu còn sống, cậu thường trải qua Tuần lễ Tư duy với bà, tại nhà bà ở Hood Canal. Bà nấu cho cậu ăn và ở bên cạnh khi cậu cần. Ngày nay Trey vẫn là một người đọc sách say mê như lúc còn nhỏ. Cậu không đọc trong lúc ăn nữa - và đó là một điều tốt vì một số sách cậu quan tâm ngày càng trở nên không hợp với các bữa ăn. Chẳng hạn, có những cuốn như Tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm, Muỗi, sốt rét và người , hoặc Chuột, chấy và lịch sử. Một trong những niềm vui đối với Trey và Melinda là họ có thể làm cho nhau cười. Đây là ảnh chụp ngày cưới của đôi vợ chồng, khi Trey cắt bánh. Ảnh của Lynette Huffman Johnson. Cậu dường như ghi nhớ mọi thứ đã đọc và có lúc rất hăm hở muốn chia sẻ những gì đã đọc với người nào mình gặp. Vợ của Trey, Melinda, kể rằng một bất lợi của việc này là đôi khi cậu tiến đến chỗ ai đó trong một bữa dạ tiệc cocktail thì họ liền né vì ngại rằng cậu sắp sửa nói về bệnh lao! Bill và Melinda gặp nhau sau khi Melinda vào làm việc tại Microsoft, khi vừa tốt nghiệp Đại học Duke với bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Hai vợ chồng có ba đứa con - Jennifer, Rory và Phoebe. Trey có bằng đại học mãi sau khi cậu và Melinda đã cưới nhau. Cậu bỏ học ở trường Harvard năm 1975 khi đang là sinh viên năm thứ 2. Nguyên cớ là do một cú điện thoại cậu Góp mặt cho đời gọi từ phòng ký túc xá đến một công ty tại Albuquerque, bang New Mexico, một công ty đã khởi sự chế tạo máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Paul Allen, lúc ấy đang sống gần Boston và làm việc cho hãng Honeywell, đã đọc thấy một bài báo về chiếc máy tính mới trên tạp chí Điện tử Phổ thông ( Popular Electronics ) và lao đến đưa cho Trey xem. Hai cậu đã mong chờ chiếc máy tính cá nhân ấy ra đời và khi đó, phần mềm sẽ trở thành một phần quan trọng. Cho nên khi gọi điện đến công ty chế tạo chiếc máy tính ấy, cậu đã chào bán cho họ phần mềm. Công ty ấy ngay lập tức tỏ ra quan tâm, mở cửa cho Trey và Paul bắt đầu cuộc phiêu lưu với Microsoft. Dĩ nhiên, Mary và tôi phát hoảng khi Trey bảo rằng cậu định nghỉ học để khai thác một cơ hội mà cậu cho rằng sẽ biến mất khi cậu tốt nghiệp Harvard. Tuy nhiên, cậu hứa với chúng tôi rằng cậu sẽ trở lại Harvard, “sau”, để lấy bằng. Từ “sau” ấy rốt cuộc là 32 năm sau, vào ngày 7/6/2007, ngày mà Harvard trao cho Trey danh vị tiến sĩ danh dự. Tôi đã đến Cambridge cùng với cậu và Melinda để chứng kiến cậu nhận bằng danh dự và đọc diễn văn. Sau những lời cảm ơn, Trey nói với cử tọa: “Tôi đã chờ hơn 32 năm để nói những lời này.” Rồi cậu nhìn vào cử tọa, nhìn thẳng vào tôi và nói: “Bố, con luôn nói với bố là con sẽ trở lại để lấy bằng mà.” Có lẽ có một bài học nữa qua chuyện này cho các bậc cha mẹ của những trẻ em ham hiểu biết và ngay từ đầu đã cần có tự do để sống cuộc đời theo ý chúng. Bạn có quyền theo đuổi những giấc mơ về con cái mình mà chẳng có một giới hạn nào. Và cũng chẳng có cách nào để biết được niềm vui của chúng ta khi những giấc mơ ấy trở thành hiện thực nhưng lại theo một cách khác xa với những gì chúng ta tưởng tượng. Vào dịp sinh nhật thứ 50 của Trey, tôi đã viết cho cậu một lá thư. Trong thư, tôi viết rằng tôi tin tinh thần ham hiểu biết đã đóng góp rất nhiều cho thành công của cậu. Tôi bảo rằng niềm vui khi có một người con như cậu thật quá lớn để trải ra trên một trang giấy. Tôi kết thư bằng một đoạn mô tả cô đọng cảm xúc của tôi về việc làm bố của cậu. Đoạn thư như sau: Từ xưa đến nay, bố đã nhắc nhở con và mọi người dè chừng việc lạm dụng từ “tuyệt trần” đối với những gì chưa đạt đến chuẩn mực cao thật sự. Đây là một từ hàm chứa ý nghĩa lớn lao để dùng riêng cho những ngữ cảnh đặc biệt. Ở đây, bố chỉ muốn nói rằng, làm bố của con là một trải nghiệm... tuyệt trần. Tôi đã học về niềm tin và tình thương từ cô con gái Libby của tôi. Một ai đó đã nói rằng mục đích của cuộc đời là mang lại ngạc nhiên cho chúng ta. Sự ra đời của thứ nữ của tôi, Libby, là một trong những điều ngạc nhiên của cuộc sống. Góp mặt cho đời Khi biết rằng Mary có mang, cả nhà đều phấn khích. Kristi và Trey hoàn toàn chú tâm vào việc em bé mới sắp ra đời. Bởi Kristi lên mười và Trey gần chín tuổi khi Libby ra đời nên chúng đỡ đần em như thể chú dì - như thêm một cặp bố mẹ nữa - hơn là như anh chị em. Mary và tôi luôn cho rằng sự góp sức của các con trong việc nâng niu Libby đã khiến cô bé phát triển một khía cạnh tính cách nổi bật: sự tự tin. Sự tự tin của Libby được thấy rõ nhất khi cô chơi bóng đá. Libby là thủ môn. Mary và tôi đã dành nhiều giờ đứng bên sân bóng quan sát các trận đấu của Libby và chúng tôi nhận thấy một điều là nhiều thủ môn trẻ đã phát khóc khi bị đồng đội chỉ trích nếu để lọt lưới. Libby không như thế. Thậm chí khi bắt trượt bóng, cô vẫn điềm tĩnh vượt qua áp lực. Cô ta biết mình là một thủ môn giỏi. Giống như mẹ mình, Libby là một vận động viên có năng khiếu và duyên dáng trong thi đấu. Cô được 12 giải thưởng trong trường trung học, giành chức vô địch đôi nữ quần vợt và là người dẫn dắt các đội tuyển bóng mềm, bóng rổ và quần vợt. Khi lên đến năm thứ hai tại Đại học Pomono ở California, cô đã là thủ quân của đội tuyển bóng trường đại học và giữ vị trí đó suốt những năm đại học. Quan hệ của Libby với bà ngoại có lẽ cũng góp phần củng cố ý thức tự tin đó. Những năm trung học, mùa hè nào Libby cũng về với bà ngoại tại Hood Canal. Tại đó, cô ta tự kết bạn và - khi đủ lớn - bắt đầu làm các công việc mùa hè như rửa chén đĩa trong tiệm café và phụ giúp trong nhà hàng của một resort tại địa phương. Mary và tôi đến thăm cô vào các dịp cuối tuần nhưng Libby thích thú được tự lập. Góp mặt cho đời Libby và chồng, Doug Armintrout đã hợp thành một mái gia đình mà tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều thích làm láng giềng. Tôi cảm thấy may mắn khi hai vợ chồng sống gần với tôi. Ảnh chụp tại Hood Canal, 1990. Sau khi tốt nghiệp đại học và tham gia hoạt động trong Đại hội Thể thao Thiện chí Seattle năm 1990, Libby lập gia đình với Doug Armintrout. Doug và Libby đã có ba con - Emmy, Steve và Mary - sống chỉ cách nhà tôi một quãng. Niềm đam mê thể thao hiện tại vẫn tiếp tục vun đắp cho lòng tự tin của Libby. Cô dạy cho con trai chơi bóng rổ và khiến các ông bố của các cậu bé trai khác phải nể phục. Cô chơi quần vợt với anh trai, Trey, một kẻ tranh đua khốc liệt và thi tài một cách đầy mưu mô và quyết liệt. Mặc dù tự đánh giá mình bơi không giỏi, cô cũng thi đấu ba môn phối hợp và chạy một chiếc xe đạp “rất xoàng” (giá rẻ) mà không có trang bị công nghệ cải tiến nào để tăng cường hiệu năng thi đấu. Tinh thần tiết kiệm của Libby khi mua sắm dụng cụ thể thao không phải khởi sự từ chiếc xe đạp mà đã là một huyền thoại trong gia đình. Sau khi Microsoft đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, Libby đi mua một bộ dụng cụ trượt tuyết. Khi cô đưa cho người thu ngân ở cửa hiệu thể thao tấm thẻ tín dụng, anh ta nhìn thấy tên cô trên thẻ và hỏi có phải người nhà của Bill Gates. Cô đáp: “Không.” Anh ta bảo: “Tôi cũng nghĩ vậy, vì nếu không thì cô đã mua một bộ gậy trượt tuyết bảnh hơn rồi!” Vấn đề là cô không nghĩ rằng mình cần dụng cụ đắt tiền hơn. Góp mặt cho đời Thể thao cũng mô phỏng cuộc đời, với những lúc thăng trầm, thắng và thua và tư duy nhạy bén kết hợp với phản xạ thể chất chớp nhoáng. Libby là một vận động viên thiên bẩm, lúc nào cũng thích thú với những thách đố tinh thần và thể chất của mọi môn thể thao - dù là bóng đá, bóng chày hay bóng rổ. Ảnh chụp Libby đang chơi bóng mềm năm 1985 . Phong cách lãnh đạo của Libby - trước tiên thể hiện trên đấu trường - đã bắt đầu khiến cô nổi bật trong cả các lĩnh vực khác. Cô đứng đầu ban quản trị của cơ sở nơi mình đang học, Học hiệu Lakeside và là một thành viên ban quản trị của trường Cao đẳng Pomona. Cô cũng là sinh viên tình nguyện lãnh đạo nhiều tổ chức mà mẹ cô đã từng dẫn dắt. Và sự vững tin ở cô không ngừng bộc lộ. Tôi đã nghe những người cùng làm việc với cô kể lại rằng, trong vai trò lãnh đạo, cô không hề nao núng trước các vấn đề gây tranh cãi. Cô lắng nghe những tiếng nói đối chọi và nỗ lực hòa hợp những ai bất đồng và tác động để họ cùng chung tiếng nói sau cùng. Góp mặt cho đời Nhiều người nói rằng Libby làm họ nhớ rõ về Mary. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên đối với mọi người trong gia đình vì cả nhà luôn biết rằng, cùng với năng khiếu thể thao của mẹ, Libby còn được kế thừa từ mẹ cô một trái tim. Từ lúc còn bé, rõ ràng Libby đã giống Mary ở phong cách hòa nhã với mọi người, cũng như cách bộc lộ chân thành và niềm vui hòa đồng với mọi người. Libby cũng là người luôn kiên trì hành động theo trái tim. Một trong những sự nghiệp cộng đồng đầu tiên mà cô tham gia là Quỹ Một điều ước, hoạt động với mục đích hiện thực hóa những điều ước cho các trẻ em bệnh nặng sắp qua đời. Cô làm thân với một bé gái nhỏ tên Lissy Moore, bị bệnh u xơ nang. Lissy ước mơ được gặp Michael Jordan. Đây là một điều ước không dễ thực hiện. Nhưng Libby đã theo đuổi Michael Jordan vì Lissy và về sau kể lại rằng cô đã chợt hân hoan đến choáng ngợp, quên mất cả bản tính trầm tĩnh thường ngày của mình, khi một ngày kia cô nhấc máy điện thoại và nghe đầu dây bên kia cất giọng: “Chào Libby, tôi là Michael Jordan.” Dĩ nhiên, kết quả là sau hai năm chờ đợi, Lissy đã được gặp Michael Jordan. Và anh đã viết một lá thư cho Quỹ Một điều ước để kể rằng Lissy quả đã truyền cảm hứng cho anh và anh rất cảm kích được cô bé tác động đến cuộc sống của mình. Khi Lissy qua đời năm 15 tuổi, Libby đã được mời phát biểu trong tang lễ của cô bé. Một bài học nữa tôi đã học được từ Libby là nếu chúng ta có đủ niềm tin để hành động theo trái tim và theo đuổi mục đích ngay cả khi bản thân có thể chịu tổn thương, chúng ta có thể làm cho rất nhiều điều ước - của chính chúng ta và của những người khác - trở thành hiện thực. Góp mặt cho đời Cháy mãi lửa trại Cheerio Khi hai đứa con đầu vẫn còn bé, vợ chồng tôi đã phát hiện ra một ý tưởng để gây dựng truyền thống gia đình mà các con tôi bảo rằng đã ảnh hưởng lớn lao đến nhân sinh quan của chúng. Mùa hè 1957, một đồng sự luật sư của tôi đã mời Mary và tôi đến thăm gia đình anh tại Hood Canal - trên bán đảo Olympic của Washington - để ăn tối bên lửa trại với họ và sáu gia đình khác. Các gia đình này đều có con ở tuổi thiếu niên và đã đi nghỉ mát với nhau trong nhiều mùa hè ở Hood Canal tại một khu nghỉ mát nhỏ tên là “Cheerio.” Trong bữa ăn tối, lắng nghe họ kể lại các chuyến đi chung, Mary đã nghĩ rằng vợ chồng tôi nên noi theo truyền thống của họ và tự tổ chức nghỉ hè tại Cheerio. Chúng tôi đã tổ chức như vậy vào mùa hè năm sau - khi Kristi lên bốn và Trey lên ba - bằng cách mời sáu gia đình khác cùng tham gia. Mọi người đều thích thú đến độ chúng tôi quyết định tổ chức tiếp vào mùa hè năm kế tiếp và lại năm kế tiếp và kế tiếp, cho đến khi 14 mùa hè trôi qua. Trong suốt thời gian đó, chúng tôi lại mời thêm các gia đình, để rồi cuối cùng có 11 gia đình cả thảy mỗi năm nghỉ hè cùng nhau 2 tuần. Cheerio nằm tại một khu vực rộng lớn, có một phần là rừng, với một dãi đất mênh mông bên bờ kênh. Cả đất đai và nhà cửa tại Cheerio đều hết sức mộc mạc. Có tám căn nhà gỗ, sau này là mười căn, cộng với một chòi gỗ có chỗ đốt lửa trại và trở thành chỗ chúng tôi ưa thích tụ tập. Có một cái sân quần vợt hoang phế, cỏ mọc lên từ các kẽ nứt trên mặt sân xi-măng. Cheerio thiếu những tiện nghi xa hoa nhưng bù lại thì chi phí rất rẻ và có cả một không gian ngoài trời mà chúng tôi cần đến để tổ chức các trò có một không hai cho cả nhóm. Mỗi gia đình có một số trò sở trường. Các trò chúng tôi tổ chức tại Cheerio là dịp cho các tài năng được thể hiện và cũng là dịp để khám phá năng khiếu của mọi người. Có một ông bố giỏi môn quần vợt. Thế là mỗi mùa hè ông ta đều bày ra một giải quần vợt cho cả trẻ con lẫn người lớn thi thố môn này và nâng cao trình độ. Một số bậc cha mẹ khác thì bày ra Thế vận hội Mùa hè Cheerio, gồm các môn như chạy đua ba chân và chạy đua ngậm muỗng với trứng. Thế vận hội này kết thúc bằng một buổi lễ Góp mặt cho đời trao giải theo kiểu Olympic. Chúng tôi kết ruy-băng và làm bục lễ đài theo kiểu sân khấu thực thụ của Olympic. Khi người chiến thắng leo lên bục để nhận giải thì đám đông tung hô. Một số môn chơi của trẻ em - như quần vợt, bơi và trượt nước - đòi hỏi phải phối hợp đồng đội. Một số môn khác chỉ đòi hỏi ý chí cá nhân. Trong những môn loại này có trò diễu hành đằng sau một biểu ngữ lớn mạ vàng với chữ “Cheerio” rồi tham gia “Cướp cờ” hay một trò mà các bà mẹ gọi là “Đá tròn.” Lũ trẻ chẳng bao giờ biết rằng mục tiêu của trò “Đá tròn” là để cho các bà mẹ có thời gian xả hơi với nhau trên bờ kênh trong khi trẻ con thi nhau tìm kiếm viên đá tròn nhất. Một chú bé lon ton chạy đến chỗ mẹ - với một viên đá trong tay - và hỏi: “Viên này được không mẹ?” Bà mẹ tinh khôn sẽ đáp lại bằng cách xem xét kỹ càng viên đá, ngợi khen mấy câu, rồi bảo: “Nhưng thế nào con cũng tìm ra viên tròn hơn.” Thế là chú bé lại chạy đi tìm viên khác. Bọn trẻ sẽ loay hoay như thế suốt mấy giờ đồng hồ mà không hay biết. Một bà mẹ trong nhóm vẫn còn nhớ: “Bọn trẻ mê trò đó!” Những bà mẹ ở Cheerio không chỉ chia nhau giám sát bọn trẻ mà mỗi người còn là một tấm gương về ứng xử đối với bọn trẻ. Nếu cư xử không đúng đắn hoặc nói bậy trước mặt bất kỳ một bà mẹ nào thì một đứa trẻ sẽ được chỉnh đốn ngay. Các trò buổi tối tại Cheerio cũng vui hệt như những trò ban ngày. Một vài gia đình có năng khiếu âm nhạc; họ mang theo nhạc cụ như clarinet và trumpet đến Cheerio và biểu diễn quanh đống lửa trại nơi mọi người ngâm thơ và ca hát. Các con tôi vẫn còn nhớ lời của một bài hát được sáng tác tại Cheerio. Chúng tôi hát nhại theo nhạc nền trong bộ phim “ Cầu sông Kwai ”. Các bậc cha mẹ cần một trò để đưa lũ trẻ về ngủ. Thế là mọi người cùng hát vang bài đó bên đống lửa trại và trong tiếng nhạc đó, mỗi gia đình bước đều trở về căn nhà gỗ của mình, vừa đi vừa vẫy chào tạm biệt. Là người đầu trò tại Cheerio, nhiệm vụ của tôi là dẫn đầu đoàn diễu hành. Đây là một trong những mục mà chúng tôi lặp lại mãi tại Cheerio. Một tiết mục nữa được ưa thích là “Dạ tiệc giao lưu.” Tiết mục này được bày ra để lũ trẻ có dịp ăn tối với bố mẹ nhà khác thay vì bố mẹ của mình. Mở đầu trò này là một màn rút thăm để mỗi đứa trẻ biết được tên của cặp vợ chồng sẽ đón tiếp mình đến ăn tối. Trò này được bố trí để những trẻ em là anh chị em với nhau sẽ không ngồi ăn chung. Các con tôi đều Góp mặt cho đời nhớ trò này là một phương cách lý thú để học cách nói chuyện với người lớn ngoài bố mẹ mình. Còn có các trò khác tại Cheerio như điểm tâm bánh kếp chủ nhật và dạ tiệc dành cho bố mẹ, tổ chức vào tối thứ bảy và tất cả trẻ em đều phải về nhà lúc 8 giờ. Mỗi năm trở lại Cheerio, bọn trẻ lại càng thạo hơn những trò chúng học được - trượt nước một ván thay vì hai ván, hoặc chơi quần vợt giỏi hơn. Chúng cũng thân nhau hơn. Người lớn cũng vậy. Vào các ngày thường, hầu hết các ông bố đều lái xe đến bến phà tại Bremerton để qua vịnh Puget đến Seattle đi làm và đến tối lại quay về trong tiếng reo hò chào đón của các bà mẹ và lũ trẻ. Ban đầu, các ông bố chúng tôi chỉ ở lại Cheerio vào các kỳ cuối tuần. Rồi qua những năm sau, các ngày nghỉ cứ thế lấn dần ra cả ngày thường. Chúng tôi nâng niu quãng thời gian ở cùng nhau cũng hệt như bọn trẻ. Tôi tin rằng Cheerio là một ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh của truyền thống trong việc nuôi dạy trẻ. Một trong những điều tuyệt vời về mặt truyền thống là Cheerio mang lại cho bọn trẻ cảm giác của sự ổn định và tạo ra cho chúng những kỷ niệm. Chúng tôi nhớ mãi một dịp đến Cheerio - ngồi quây quần quanh chiếc TV trong căn nhà gỗ - vào đúng khoảnh khắc phi hành gia Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng. Từ những mùa hè sinh hoạt tập thể đó, những đứa trẻ tại Cheerio đã học được nhiều bài học. Chúng có thể nhìn thấy rõ những cuộc hôn nhân hạnh phúc và quan sát thấy rằng không phải mọi cuộc hôn nhân - hoặc gia đình - đều giống nhau. Chúng học được rằng những gia đình khác nhau sẽ có cách sống khác nhau. Chúng cũng học được rằng mọi người đều có sở trường. Và chúng ta hãy tìm kiếm điều đó ở người khác và ở chính mình. Chúng học được rằng dù không giỏi một môn nào đó, ta vẫn có thể làm được. Và, nếu hôm nay ta thi thố mà thất bại, thì còn có ngày mai. Khi bọn trẻ đến tuổi thiếu niên và việc lập kế hoạch nghỉ hè chung trở nên hết sức khó khăn, chúng tôi thôi không cùng đi nghỉ hè tại Cheerio nữa. Nhưng thật sai lầm nếu nói rằng Cheerio đã chấm dứt. Góp mặt cho đời Nhiều thập niên sau khi thông lệ Cheerio đã không còn và bọn trẻ đã trưởng thành, chúng lại đưa gia đình từ các nơi bay về để họp mặt. Chứng kiến bọn trẻ ở bên nhau mới thấy rõ ràng tình cảm thân mật hình thành từ thời thơ ấu đã không phai theo thời gian. Các con tôi bảo rằng khoảng thời gian hai tuần sống chung với các gia đình khác vào mỗi mùa hè là một trong những trải nghiệm có ý nghĩa nhất với chúng trong thời thơ ấu. Giờ đây chúng đã có con cái, tôi lại quan sát chúng đi nghỉ hè cùng nhau tại Hood Canal, tái hiện lại với các con mình những khoảnh khắc như thời Cheerio. Bất chấp năm tháng trôi qua, bọn trẻ bảo tôi rằng chúng vẫn còn cảm nhận được sự ấm áp của tình cảm có được trong những ngày hè bất tận đó và những đêm không bao giờ quên quanh đống lửa trại tại Cheerio. Tình bạn lâu bền Đối với tôi, một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống là tình bạn. Tôi vẫn còn có những người bạn học từ tấm bé. Thật ra, tôi và người bạn thân thiết đầu tiên của tôi (sống cạnh nhà tôi khi tôi còn bé) vẫn còn đi lại thăm viếng nhau. Và một, hai lần mỗi năm, tôi lại cùng ăn trưa với năm người bạn thời trung học để hồi tưởng lại những ngày tháng tươi đẹp đó. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải chú tâm gìn giữ tình bạn. Mary rất giỏi trong việc thỉnh thoảng bày ra những trò thú vị để có dịp tụ tập với bạn bè - có thể là một trận bóng chuyền trong công viên gần nhà, một buổi đi săn hoặc dạ tiệc hóa trang. Cách đây gần 60 năm, Mary đã lập một câu lạc bộ chơi bài brit (bridge club) để giao lưu với các bạn hữu. Câu lạc bộ hoạt động từ ngày ấy và vẫn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay, kể cả sau khi Mary đã qua đời. Theo thời gian, chúng ta sẽ có được một mức độ thông hiểu và tin cậy với những bạn bè thân thiết nhất. Ta biết họ, biết thành kiến của họ và tính khí của họ. Ta chấp nhận họ và thậm chí có thích thú họ. Rồi ta cũng cảm nhận rằng chính họ cũng chấp nhận ta, con người và tính khí của chúng ta. Nụ cười giữa bạn bè không nhất thiết phải cần đến những câu chuyện hài hước. Bạn bè chỉ cần nói nửa câu để hiểu nhau. Tình bạn có nhiều điều không thể diễn tả bằng lời. Và đây chính là niềm an lạc lớn lao khi có một người bạn. Góp mặt cho đời Trong thời gian Mary chống chọi trong cuộc chiến sinh tử với căn bệnh ung thư, chính sự chăm sóc và tình cảm của những người bạn cũ như thế đã giúp tôi vượt qua. Và sau khi nhà tôi ra đi, chính những người bạn ấy đã lấp đầy khoảng trống đau thương trong đời tôi. Những người bạn ấy đã cần mẫn và chủ động dành thời gian đến với tôi. Trong số những người bạn ấy có một vài cặp vợ chồng đã từng đi nghỉ chung trong những kỳ hè tại Cheerio và cùng chơi trượt nước với gia đình chúng tôi. Sau khi con cái khôn lớn, các gia đình vẫn tiếp tục dành thời gian qua lại với nhau. Chúng tôi vẫn đi nghỉ mát chung. Chúng tôi vẫn rủ nhau đi du lịch và cùng thưởng ngoạn thế giới. Một số người bạn thân trong những người này cũng tham gia câu lạc bộ bài brit. Sau bao nhiêu năm, chúng tôi vẫn đều đặn gặp nhau, mặc dù về sau này chúng tôi quyết định sẽ không đánh bài khi gặp nhau nữa. Tình bạn bao giờ cũng quan trọng hơn những trò chơi. Tôi phát hiện ra rằng để tình bạn được vun đắp, chúng ta phải bỏ công để làm cho những người ta quan tâm thấy rằng ta đang nghĩ đến họ và họ quan trọng với chúng ta. Đối với tôi, để làm điều đó, tôi thường gửi thư hoặc gọi điện. Tôi đã nghiệm ra rằng sự quan tâm ấy quả là một cái giá nhỏ nhoi phải trả để có được tình bạn sâu sắc và bền vững trọn đời. Góp mặt cho đời Học hỏi từ lúc chào đời Trẻ sơ sinh và trẻ con đều biết suy nghĩ, quan sát và lý giải. Chúng cân nhắc những chứng cứ để rút ra kết luận, làm những thử nghiệm, giải quyết rắc rối và tìm kiếm sự thật. __ Gopnik, Meltzoff và Kuhl, tác phẩm Nhà khoa học trong cũi. Tôi có một kỷ niệm về bà cố ngoại của các con tôi, cụ Lala. Trong những ngày cụ đến chơi, một hôm tôi thức dậy và thấy cụ cùng với Kristi và Trey đang nằm cả trên giường, mặc quần áo pyjama và cùng nhau đọc sách. Đọc sách chung là một nếp quen thuộc trong gia đình chúng tôi. Có lần cả gia đình chúng tôi đi chơi Disneyland, Mary cùng với mẹ lái xe đưa cả gia đình từ Seattle đến California, còn tôi thì bay đến sau. Cả nhà bảo tôi rằng chuyến đi dài trôi qua rất nhanh vì mọi người thay nhau đọc một cuốn sách về một chú ngựa đua nổi tiếng tên Man o’ War. Mỗi người đọc lớn cho mọi người nghe - rồi bàn luận về những gì đã đọc. Khi tôi đến nơi, mọi người lại kể cho tôi nghe. Mặc dù nếp đọc sách trong các gia đình đã có từ nhiều thế hệ, gần đây người ta mới có ý tưởng nghiên cứu về giáo dục thơ ấu. Tôi biết về điều này vào năm 2004, khi được mời đóng góp một khoản tiền lớn cho một chương trình giáo dục dạng này. Tôi đã bỏ công tìm hiểu. Giờ đây tôi tin rằng việc giáo dục thơ ấu có thể trở thành then chốt để hiệu chỉnh nền giáo dục của xứ sở. Tôi đã thắc mắc và hiểu được rằng những gì trẻ con hiểu biết - hoặc không hiểu biết - trước khi chúng bước chân vào lớp, sẽ có một tác động lớn đến các vấn đề về sau, kể cả tỉ lệ bỏ học ở trung học, điểm số kém và năng lực kém khi tốt nghiệp trung học và giới trẻ không có kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để phát triển trong nền kinh tế toàn cầu. Tôi sẽ nói thêm để làm rõ một số điểm. Trẻ em không đi học mẫu giáo sẽ có xác suất bị bắt vì phạm tội trước tuổi 18 cao hơn bình thường đến 70%; trẻ em gái không có cuộc sống tích cực từ bé sẽ có nhiều khả năng mang thai ở tuổi thiếu niên; ở tiểu bang của tôi có hơn một nửa (và ở nơi của bạn chắc cũng tương đương) trẻ em chưa được chuẩn bị tốt để đến trường mẫu giáo. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu học hỏi ngay sau khi chào đời. Chúng nhanh chóng nhận diện được khuôn mặt và phản ứng lại các tác nhân kích thích, nhất là tình cảm và sự thương yêu; chúng nhại theo các nét biểu cảm trên những gương mặt chúng nhìn thấy; và chúng cười. Góp mặt cho đời Về sau, chúng học cách tận hưởng khi được bế và được đọc sách cho nghe, rất lâu trước khi đủ tuổi để hiểu được một từ ngữ. Tôi biết chắc rằng cụ Lala nhà tôi không hề nhận ra rằng cụ là một người thầy thuở ấu thơ của các cháu khi đọc sách cho chúng nghe. Tôi cũng biết chắc cụ hiểu rằng trẻ con xây dựng vốn từ vựng với tốc độ chóng mặt và nhanh chóng tiếp thu những tri thức căn bản về hành vi trong nền văn hóa của chúng. Ngày nay lớp mẫu giáo có kỳ thi xếp lớp. Trẻ con không nhất thiết phải hiểu về phân số hoặc biết đánh vần - nhưng những trẻ em khôn ngoan sẽ biết được một số màu sắc; chúng có thể đánh vần được vài từ đơn giản và tên của chúng; chúng cũng sẽ biết số điện thoại nhà; và một số trẻ còn đọc được sách viết cho trẻ nhỏ. Giờ hãy tưởng tượng mọi chuyện sẽ ra sao đối với một đứa trẻ chưa sẵn sàng đến lớp mẫu giáo vào ngày đầu tiên ấy. Ngồi một bên nó là một bé gái biết viết ABC. Ngồi bên kia là một bé trai biết xem đồng hồ. Đứa bé này không biết kỹ năng nào cả. Ngay lập tức, trường học là nơi nó cảm thấy thất bại và nó cảm thấy bị gạt ra ngoài. Khi nó về nhà và mẹ hỏi hôm nay học được gì, họ sẽ đáp: “Con ghét đi học.” Chúng ta không cần phải đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo với cậu bé này vì chúng ta đã biết rồi. Cậu ta sẽ mất tự tin, ghét đi học bởi vì thấy môi trường đó đầy tổn thương và dần dần, cậu ta tụt lại xa hơn về phía sau và tìm kiếm những kẻ giống như cậu, cũng chán chường việc đi học. Hãy nghĩ xem hậu quả lâu dài là như thế nào đối với việc phí phạm tài năng của cậu bé đó. Rồi hãy nhân lên với hàng triệu trẻ em khác. Mọi việc không đáng phải như thế. Tôi đã hiểu rằng với mỗi đồng tiền đầu tư vào giáo dục thơ ấu, người dân sẽ tiết kiệm được bảy đồng phải dành cho các biện pháp giáo dục khắc phục, hệ thống nhà tù và các chương trình xã hội để can thiệp khi quá muộn. Thế giới giờ đây đã khác xa với thời khi tôi lớn lên. Hồi đó, hầu hết các gia đình chỉ có một bậc cha mẹ đi làm, một người ở nhà. Chúng tôi sống gần gũi với những người thân trong gia đình và hàng xóm để mắt đến không chỉ con cái của họ mà cả trẻ em khác của láng giềng. Thời ấy đã trôi xa. Ngày càng có nhiều gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều buộc phải đi làm và nhiều bậc bố mẹ đã chọn theo đuổi sự nghiệp mà họ đã được đào tạo. Dịch vụ giữ trẻ bởi những người có chuyên môn tại các cơ sở tiện nghi, an toàn chính là một hình thức thay thế hợp lý cho việc giáo dục thơ ấu. Góp mặt cho đời Nhưng dĩ nhiên, không có gì thay thế được tình thương yêu của cha mẹ và tấm gương tích cực của một bậc cha mẹ. Nhưng dịch vụ giữ trẻ có thể lấp được một số khoảng trống mà họ hàng và láng giềng đã từng đảm đương trong quá khứ. Tôi nghĩ rằng một bài học cho người lớn chúng ta là cơ cấu gia đình có thể thay đổi, láng giềng có thể thay đổi - thế giới có thể thay đổi - nhưng cách học tập của trẻ nhỏ vẫn không thay đổi kể từ thời các cụ và vợ chồng tôi đọc sách cho bọn trẻ nghe. Cho nên tôi nghĩ rằng công việc của chúng ta, với tư cách những cá nhân và một xã hội, là thúc đẩy và trợ giúp các chương trình giáo dục thơ ấu dù chúng ta có con cái hay không, bởi vì giáo dục nói chung và giáo dục thơ ấu nói riêng, có một ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta, văn hóa của chúng ta và tương lai của chúng ta. Góp mặt cho đời Hôn nhân ái hòa (một lần nữa) Một cách để đúc kết cuộc đời một cách nhanh chóng là hãy nghĩ về những gì phù hợp để khắc lên bia mộ của bạn. Tôi nghĩ câu của tôi sẽ ghi là “Người sống trong hôn nhân ái hòa.” Sau khi người vợ đầu của tôi, Mary, qua đời vì ung thư năm 1994, tôi gặp người vợ thứ hai, Mimi Gardner Gates. Mimi được biết đến rộng rãi trong giới học thuật như một học giả về nghệ thuật và văn hóa Trung Hoa. Bà được cộng đồng văn hóa quốc tế biết đến với vai trò giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Seattle. Trong vòng hơn một thập kỷ, bà đã thúc đẩy việc mở rộng và tái cơ cấu viện bảo tàng chính tại trung tâm thành phố, khôi phục Bảo tàng châu Á trên đồi Capitol của thành phố, là người vận động thành lập Công viên Điêu khắc Olympic tại bờ sông trung tâm thành phố và đoạt giải về kiến trúc. Đây là câu mà tôi sẽ hài lòng khi thấy mọi người nhắc về tôi một trăm năm sau: “Người sống trong hôn nhân ái hòa.” Bill Gates Sr. và Mimi Gardner Gates, 1999. Ảnh của Florence Schandl Photography. Ngoài việc đảm nhận các dự án chất chứa tầm nhìn và độ rủi ro, Mimi còn tham gia trong vai trò giám đốc một cơ quan điều hành của Đại học Yale, nơi bà đã tốt nghiệp. Thật ra, mối liên hệ bền bỉ với cuộc sống của các cựu đồng môn là một điều giống nhau ở cả hai chúng tôi. Góp mặt cho đời Đối với một đôi bạn gặp nhau ở tuổi xế chiều, sẽ có những khía cạnh độc nhất vô nhị trong quan hệ dưới ánh mắt thân quen của con cái và bạn bè. Khi chúng tôi mới quen nhau, Mimi và tôi tiến đến quan hệ một cách âm thầm vì cả hai đều xem trọng sự riêng tư. Nhưng thật khó che giấu những cảm xúc mạnh mẽ trước những ánh mắt quan sát xung quanh. Cho nên tôi đã nói chuyện với gia đình và bạn bè về tình cảm của tôi đối với Mimi. Những bạn bè thân thiết nhất của tôi đã nói: “Chúng ta hãy bắt đầu một chương mới.” Nhiều gia đình cũng trải qua những chuyện tương tự và tôi có cảm giác rằng sự cởi mở, bao dung và tình cảm sẽ khiến mọi người chấp nhận và giúp đỡ ta tạo dựng quan hệ mới và đi tới. Một trong những nét tính cách khiến tôi bị thu hút từ đầu ở Mimi (và tôi biết chắc cũng đã giúp bà thành công trong sự nghiệp) là ý chí quyết tâm và tinh thần bền bỉ. Bà luôn muốn nhúng tay vào cái gọi là “nổi loạn tích cực.” Tôi sẽ kể một vài trường hợp điển hình: khi bố của bà bảo rằng điều quan trọng nhất đối với phụ nữ là tìm một tấm chồng và lập gia đình, Mimi bèn khởi tạo sự nghiệp cho riêng mình. Và khi được dạy rằng phụ nữ không đi câu, Mimi đã trở thành một tay câu thành công. Bà đích thực là người đã động viên tôi thưởng thức môn đi câu. Chúng tôi thỏa thuận: nếu bà chơi môn của tôi - golf - với tôi, thì tôi sẽ đi câu với bà. Mọi chuyện diễn ra không như ý của tôi. Chẳng bao lâu sau bà ta đã chơi golf giỏi hơn tôi, còn tôi vẫn chưa hứng thú với trò đi câu. Đến với nhau để lập gia đình lần thứ hai, người ta không chỉ cần phải học sự bao dung với những khác biệt của người khác, mà còn phải học cách trân trọng những khác biệt đó để có thể làm phong phú cuộc sống mới bên nhau. Tôi biết có những việc người ta thường bảo các cặp vợ chồng mới nên tránh để quan hệ mới được đầm ấm. Đứng đầu danh sách ấy là việc xây nhà hoặc sửa nhà. Điều này không đúng với Mimi và tôi. Khi tôi gặp bà, Mimi đã say mê một nơi gọi là đảo Shaw, thuộc quần đảo San Juan nằm rải rác ở vùng biển ngăn cách giữa Mỹ và British Columbia, Canada. Sau khi cưới nhau, việc cùng nhau thiết kế và xây dựng một ngôi nhà tại đó đã trở thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú cho hai chúng tôi. Khi nói chuyện về các phương án thiết kế, phong cách, khai thác không gian, vật liệu và màu sắc, chúng tôi đã khám phá được rất nhiều điều của nhau và sung sướng với những phát hiện đó. Góp mặt cho đời Một khía cạnh quan trọng khác trong đời sống mới của chúng tôi là thỉnh thoảng chia sẻ mối quan tâm về nghệ thuật và cùng đưa ra những ý kiến rất khác biệt nhau. Mimi là một người sành điệu đầy thông minh, hiểu biết và năng động. Bà chia sẻ với tôi kiến thức và sự nhiệt tình và không chỉ ở tại nhà, những chuyến tham quan thường xuyên đến viện bảo tàng và các phòng tranh để thưởng thức nghệ thuật đã trở thành một phần cuộc sống của tôi. Thị hiếu của chúng tôi không phải lúc nào cũng giống nhau và điều đó đã dẫn đến những cuộc tranh luận tuyệt vời về những gì chúng tôi thích hay không thích. Và vấn đề có lẽ nằm ở đó. Mỗi cuộc tranh luận trở thành một cơ hội để khám phá về nhau nhiều hơn và để hiểu và trân trọng quan điểm của người kia. Bày tỏ về những gì mình ủng hộ hay không ủng hộ - chỉ nói thôi - là một việc cần thiết. Càng lớn tuổi tôi càng thấy rõ những cuộc đối thoại bộc trực, khách quan có thể giải quyết bất đồng, ngăn chặn những từ ngữ thái quá, xây dựng niềm tin và đào sâu quan hệ. Một trong những điều quan trọng nhất tôi đã học được để có một cuộc hôn nhân lần thứ hai thành công, hoặc bất kỳ lần nào ở bất kỳ độ tuổi nào, là: chẳng có lúc nào là muộn màng để sống tốt hơn với người mà mình thương yêu. Góp mặt cho đời Ông bà Tôi đã học hỏi về vai trò quan trọng của ông bà đối với các cháu hầu hết từ việc quan sát mẹ của Mary, cụ Gami. Cuộc sống của chúng tôi trở nên phong phú và trọn vẹn hơn bởi sự đóng góp của cụ. Khi các con tôi lớn lên và Mary bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho công tác tình nguyện, cụ bắt đầu đến nhà tôi mỗi ngày để đón các cháu khi chúng đi học về. Mặc dù bố của Mary lúc ấy đã qua đời và cụ Gami sống một mình, cụ hầu như chẳng bao giờ ở lại ăn tối. Cụ là một người rất sâu sắc và nhất định để cho gia đình chúng tôi có thời gian riêng. Cụ là một sự hiện diện đầy mạnh mẽ và trung dung trong cuộc sống của các con tôi. Libby còn nhớ cụ là một người bạn tâm tình đích thực, một người mà cô có thể chia sẻ mọi thứ và là người có thể tin cậy để giữ bí mật mãi mãi. Kristi xem bà ngoại Gami như một người mẹ thứ hai. Việc Trey đến nhà bà ngoại để dành thời gian cho tuần lễ sáng tạo quan trọng nhất đối với Microsoft đã tự thân nói lên điều đó. Tôi học được rất nhiều từ cụ về việc đóng góp trong vai trò của một bậc ông bà. Tôi đã cố gắng giúp đỡ các cháu mình khi chúng còn nhỏ bằng cách làm những việc bình thường như đưa một đứa cháu đến cửa hàng McDonald hay tham dự ngày hội các bậc ông bà tại trường học. Mimi thường đi cùng tôi đến dự ngày hội các bậc ông bà và thường chọn mua sách mà các đứa cháu yêu thích. Một điều tôi học được ở bà là không cần phải có quan hệ máu mủ ruột thịt mới có thể trở thành một bậc ông bà đáng quý. Bà ưa kể lại câu chuyện về ngày bà đưa một trong những đứa cháu của tôi đến Bảo tàng Nghệ thuật Seattle để tham gia hội thảo về chế tạo mặt nạ dành cho thiếu nhi. Người hướng dẫn yêu cầu các bậc bố mẹ và ông bà bước sang một bên trong phòng và trẻ em bước sang phía bên kia. Cháu gái tôi cứ đứng yên. Khi người ta hỏi lý do, nó đáp: “Bà không phải là mẹ hay bà ngoại của cháu. Bà là bà ngoại kế.” Người hướng dẫn bèn cám ơn và yêu cầu tất cả ông bà nội ngoại kế cũng bước theo bố mẹ hoặc ông bà. Góp mặt cho đời Chúng tôi đưa mỗi đứa cháu đi nghỉ mát để làm quà sinh nhật lần thứ mười của chúng. Việc này nhằm ý đồ để cho bọn trẻ thân quen với ông bà và ông bà hiểu rõ chúng. Chúng tôi nghĩ mình đã đạt mục đích. Gần đây, chúng tôi đã đưa một trong những đứa cháu đến đảo Shaw với chúng tôi. Và chúng tôi thích ngắm con bé kết bạn thân tình với một bé gái hàng xóm. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề là: tôi nghĩ các bậc ông bà - và cô dì chú bác - có thể mang cho trẻ nhỏ ý thức về giá trị. Những người lớn này giúp bọn trẻ hiểu rằng: “Cháu có ý nghĩa đối với ta. Ta muốn gặp cháu. Ta muốn theo dõi tin tức của cháu.” Góp mặt cho đời Một bài học về thuật lãnh đạo Có lần tôi được mời diễn thuyết về đề tài thuật lãnh đạo tại một buổi thánh lễ nhà thờ vào sáng chủ nhật. Tôi đã soạn đi soạn lại bài thuyết trình ấy để trình bày phân tích của tôi về các nhà lãnh đạo giỏi mà tôi biết và một số nét tính cách khiến cho họ nổi bật - những thuộc tính như sự công chính, hay năng khiếu ngoại giao, tinh thần phát biểu ngay cả khi những gì họ nói không thuận theo hiểu biết chung. Cuối cùng hầu hết ấn tượng bài nói chuyện sáng chủ nhật hôm đó xuất phát từ một ý tưởng vào phút chót mà tôi đã mượn từ bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai của Lincoln để truyền đạt. Bài diễn văn này được khắc trên đá tại Đài tưởng niệm Lincoln và tôi sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm khi được đọc trong lần viếng thăm nơi đó. Bài diễn văn được viết trong những giai đoạn sau của cuộc nội chiến - nô lệ đã được giải phóng, miền Bắc đã chắc thắng và Lincoln đang tập trung vào tương lai. Trong cuốn sách Bài Diễn văn Hùng hồn nhất , tác giả Ronald G. White, Jr., đã nhận xét sâu sắc về bài diễn văn này và nhắc độc giả đương đại nhớ về cái giá lớn lao của cuộc chiến. Con số thương vong trong nội chiến hầu như bằng với con số trong tất cả các cuộc chiến của Mỹ về sau. Trong bài diễn văn này, Lincoln lẽ ra có thể hướng sự chú tâm của đất nước đến tình trạng chiến tranh - phe Liên minh sắp chiến thắng. Ông có thể lên án miền Nam và công kích những kẻ gièm pha mình. Nhưng ông đã chẳng làm thế. Ông đã nói về một cuộc chiến mà cả miền Bắc và miền Nam đều đã có thể tránh được. Ông nhắc đến một miền Bắc và một miền Nam đều cầu nguyện cùng một Chúa trời và đọc cùng một kinh thánh. Ông gọi nạn nô lệ là cái ác về đạo đức nhưng cũng cảnh báo không phán xét miền Nam. Ông nói về việc chăm nom các góa phụ và trẻ mồ côi. Về việc hàn gắn vết thương của xứ sở và đi về phía trước với thù hằn giũ bỏ và lòng khoan dung cho tất cả mọi người. Một phụ nữ đã nói với tôi một điều trong một hội thảo về thuế tại Washington mà tôi cho rằng rất giống với thông điệp tôi rút ra được từ bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của Lincoln. Trước đó tôi đã có một bài thuyết trình về thuế mà tôi đề cập rằng mục tiêu của ủy ban về cơ cấu thuế mà tôi làm chủ tịch là làm cho hệ thống thuế của tiểu bang công bằng hơn Góp mặt cho đời với người giàu và người nghèo, đồng thời tạo ra nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu con người. Chúng tôi đang vào phần tranh luận sau đó thì một phụ nữ đưa tay xin phát biểu và nói: “Vậy thưa ông Gates, tôi thấy hình như ông đang nói rằng tất cả chúng ta đang cùng chung con đường?” Giờ đây tôi luôn dẫn câu nói của bà. Đây là câu châm ngôn hành động tôi ưa thích nhất. Ý tưởng căn bản ở đây là sự tương thuộc. Chúng ta không thể thành công nếu không có sự đóng góp của những người khác. Tôi nghĩ rằng những gì muốn nói trong bài diễn văn là: Tất cả chúng ta đang cùng chung một con đường. Góp mặt cho đời Nguy cơ của nước Mỹ Nếu một thế lực ngoại bang thù địch âm mưu cài đặt cho nước Mỹ một hệ thống giáo dục với hiệu quả tầm thường như những gì chúng ta có hôm nay, có lẽ chúng ta sẽ xem đó như một hành vi gây chiến. Ủy ban Quốc gia về Giáo dục Ưu việt. Kể từ khi tốt nghiệp trường luật năm 1950, tôi đã tham gia vào vấn đề giáo dục công. Tôi đã tham gia các chiến dịch, các ủy ban thỉnh giảng của đại học và các ủy ban của các tập đoàn kinh doanh và đã phục vụ hơn một thập niên trong hội đồng quản trị của Đại học Washington. Tôi quan ngại về chất lượng giáo dục của Mỹ. Một báo cáo nổi bật năm 1983 của Ủy ban Quốc gia về Giáo dục Ưu việt, với tựa đề “Nước Mỹ trước rủi ro”, đã nhấn mạnh quan ngại của tôi. Có một đoạn đầy kịch tính trong bản báo cáo đó, mà tôi đã trích lại ở đầu phần này. Nguyên văn của phần trích như sau: Chúng ta đã cho phép tình trạng này xảy ra với chính mình. Chúng ta đã lãng phí những lợi thế mà giới sinh viên đạt được trong làn sóng thức tỉnh sau thách đố từ sự kiện Sputnik. Chưa hết, chúng ta đã làm hủy hoại hệ thống hỗ trợ quan trọng để đạt được những lợi thế đó. Thực chất, chúng ta đã hành động thiếu suy nghĩ trong việc đơn phương tự giải trừ quân bị về mặt giáo dục. Khi xem xét điều này, một yếu tố tôi thấy thú vị là chất lượng nền giáo dục bậc cao của chúng ta lại được xem là tốt nhất thế giới. Tôi nghĩ tôi hiểu được một lý do quan trọng của tình trạng này. Là một ủy viên hội đồng quản trị của một trường đại học, tôi đã quan sát thấy các cơ sở đại học như cơ sở của tôi cạnh tranh với các nơi khác một cách mạnh mẽ như đối thủ trong bất kỳ ngành nào. Họ cạnh tranh với nhau trực diện để giành sinh viên giỏi nhất, để đạt được khoa giỏi nhất và có cơ sở vật chất tốt nhất. Việc xếp hạng các trường đại học và các học hiệu, phân khoa trực thuộc - mặc dù đôi khi bị xem nhẹ - hầu hết được tiến hành rất nghiêm túc và người ta luôn nỗ lực không ngừng để cải thiện các thứ bậc này. Góp mặt cho đời Trong môi trường cạnh tranh cao độ này, tài chính chi trả có liên quan trực tiếp đến chất lượng công trình học thuật và kỹ năng giảng dạy của giáo sư. Và luôn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt để giành tài trợ cho nghiên cứu và các nguồn quỹ khác bên ngoài. Một câu hỏi đặt ra: Nếu các trường đại học của chúng ta tốt như thế và cạnh tranh quyết liệt như thế trong hoạt động, thì liệu cạnh tranh có làm cải thiện chất lượng? Tôi thấy dường như là có. Thế giáo dục trước đại học thì sao? Tôi cũng đã quan sát lĩnh vực đó. Bất kỳ phân tích nào trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng cho thấy hầu như không có cạnh tranh gì cả. Không có cạnh tranh giữa các thầy, giữa các trường và cũng chẳng có giữa các khu vực. Một số thực tế về tình trạng giáo dục phổ thông tại Mỹ: các trường học được đánh giá và xếp loại theo năng lực của học sinh; giáo viên được đánh giá về khả năng giảng dạy và truyền động lực cho học sinh; các sinh viên giỏi nhất tốt nghiệp đại học đều không muốn làm giáo viên; khoảng 40% học sinh trung học kém may mắn đã bỏ học trước khi tốt nghiệp. Thách thức ở đây là sự cải tổ phải diễn ra rất căn cơ. Công việc giảng dạy ở bậc phổ thông phải được kích hoạt trở lại. Hãy xem xét một lần nữa các yếu tố hiệu quả của giáo dục bậc cao, nơi mọi người đều có động lực. Tại sao không mang động lực ấy đến cho học sinh phổ thông? Các giáo viên và các nhà quản trị giáo dục phải được tưởng thưởng với thành tích tốt và ngược lại, hiệu năng kém phải dẫn đến sa thải và giáng chức. Một yếu tố nữa không được xem nhẹ là sự nể trọng của đồng nghiệp về chất lượng giảng dạy, như một động lực. Tôi lạc quan rằng các nhu cầu này một ngày kia sẽ được nhận ra và chấp nhận, nhưng tôi không đánh giá thấp thách đố này. Để giảng dạy hiệu quả cần phải có chế độ tưởng thưởng cao hơn chứ không đơn thuần áp dụng chính sách thù lao như hiện tại. Khi một hệ thống trường học trở nên xuống dốc đến mức tệ hại, công luận sẽ đòi hỏi cải tổ và các biện pháp cải cách mạnh mẽ sẽ được chấp nhận. Một thí dụ tiêu biểu cho hiện tượng này chính là New York City. Tại đây, ngài thị trưởng, Michael Bloomberg, đã kết luận rằng phải cải cách trên quy mô lớn. Ông đã đích thân giám sát các trường và tuyển mộ một cựu viên chức công tố lão luyện để giám sát cải cách. Cuộc tái cơ cấu này sau khi hoàn thành đã chia tách nhiều trường trung học lớn với hơn hai ngàn học sinh mỗi trường thành các học hiệu nhỏ hơn và bố trí các nhà quản trị nhỏ về để tổ chức quản lý các ngôi trường mới. Góp mặt cho đời Kết quả: các ngôi trường mới này, vẫn với các học sinh trước đây, đã tăng tỉ lệ tốt nghiệp từ 35% lên 77%. Một thí dụ tiêu biểu khác là tại thủ đô Washington. Một thị trưởng mới tại đây đã đắc cử với tỉ lệ áp đảo và trở thành ứng cử viên đầu tiên trong lịch sử thắng cử tại mọi khu vực. Nền tảng vận động của ông chính là cải cách giáo dục. Ông thành lập một cơ quan giáo dục và sau đó hội đồng giáo dục địa phương và hội đồng thành phố mất quyền quản lý trực tiếp đối với các trường học trong thủ đô. Một yếu tố khác của nơi này là vị lãnh đạo ngành giáo dục, Michelle Rhee, là một nhân vật xuất sắc. Bà đã đóng cửa một số trường có vấn đề nhiều nhất, sa thải các hiệu trưởng và ngưng việc với hàng trăm giáo viên. Và bà bắt đầu treo thưởng cho các giáo viên tại các trường nào mà sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ trắc nghiệm tổ chức tại thủ đô. Họ đã giải quyết vấn đề theo một đường hướng đầy ý nghĩa, mặc dù chưa ai sẵn sàng tuyên bố chiến thắng. Và chúng ta đã thấy - hai thành tố cần thiết để đạt được tiến bộ: tập trung quyền lực quản lý và quản trị hiệu quả đội ngũ giáo viên. Nhiều bậc cha mẹ, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và các hội đồng giáo dục đều không muốn nhìn nhận những khiếm khuyết căn bản trong hệ thống giáo dục của chính mình. Tinh thần lạc quan của tôi dựa trên những gì tôi gọi là bài học từ việc cải cách các trường lớn trong vùng New York và thủ đô Washington. Cải cách sẽ diễn ra chừng nào dân chúng còn đòi hỏi. Giải pháp đối với các vấn đề của ngành giáo dục tại Mỹ đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản và biện pháp mạnh mẽ. Đi đúng hướng không đơn giản và nhẹ nhàng. Để làm được điều đó, phải có sự tận tâm và hỗ trợ của mỗi người và tất cả mọi người. Góp mặt cho đời Di sản và đền đáp Có những từ thô thiển đến độ khi thốt ra sẽ làm ô uế bất kỳ một cuộc đối thoại nào ngay lập tức, nhưng từ mà tôi thấy độc hại nhất lại ít khi khiến người ta choáng sốc hay ngượng ngùng. Đó là từ “của tôi.” Khi chúng ta làm việc và đạt được thành quả dưới nhiều dạng, chúng ta sẽ có khuynh hướng ghi danh chính mình cho những thành công hoặc thành tựu đó. Nếu có bản tính hào phóng, chúng ta sẽ nhắc đến vận may hoặc kể thêm tên của những người đã kịp thời giúp đỡ chúng ta. Nhưng tất cả những yếu tố đó vẫn chưa nói lên đầy đủ. Những ai sống trong một xã hội tự do và cởi mở đều mắc nợ rất nhiều đối với xứ sở. Để minh họa cho điều đó, đôi khi tôi đã cho thí dụ bằng sự thành công của con trai tôi. Tôi công nhận cậu ta là người làm việc chăm chỉ, nhạy bén về trí tuệ, kiên trì, đam mê kỹ thuật, đầy óc sáng tạo và có đầu óc phân tích sắc sảo trong công việc lẫn đời sống - tất cả những yếu tố mà những người tư bản cho rằng xứng đáng để được hưởng thành quả. Nhưng nếu cậu ta sinh ra ở những dãy núi nằm giữa Pakistan và Afghanistan thì sao? Hay ở Darfur? Sẽ chẳng bao giờ có Microsoft, cũng chẳng có Quỹ Bill & Melinda Gates. Con trai tôi may mắn được sinh ra trong một xã hội xem trọng giáo dục, động lực cá nhân, tự do tư tưởng và ngôn luận; một xã hội mở ra cho công dân một loạt các cơ chế để họ có thể làm nghiệp chủ, từ hệ thống pháp lý cho đến các dịch vụ tài chính then chốt, kể cả việc tiếp cận nguồn vốn. Một lý do mà nhân sinh quan của chúng ta có thể tươi đẹp và rộng mở như ngày hôm nay là chúng ta đã đứng trên nền tảng được thiết lập bởi bao nhiêu thế hệ từng đóng góp vào sự nghiệp chung và tương lai của chúng ta. Rõ ràng chúng ta đã được trao cho rất nhiều. Vấn đề là chúng ta làm gì để đền đáp. Đó là lý do khiến tôi nghĩ đến một ý niệm khác, mạnh mẽ hơn: “của chúng ta.” Góp mặt cho đời Tranh đấu cho lẽ công bằng Dường như thật khá đơn giản để xác định điều gì có thể xem là thuộc về tôi và điều gì thuộc về chúng ta. Nhưng quyết định thay cho cả một xã hội có thể phải mất nhiều thời gian, tư duy và tranh luận. Đây là một thí dụ từ trải nghiệm của tôi. Một ngày năm 1999 tôi bước vào thang máy trong một cao ốc văn phòng ở Seattle và gặp một người bạn cũ. Khi tôi hỏi thăm về công việc thì ông ta giải thích rằng mình lâu nay làm việc với tư cách cố vấn cho một vấn đề đặc biệt. Ông ta kể tiếp rằng dường như công việc của ông rốt cuộc sắp đi đến kết quả bằng một đạo luật mà Quốc hội giờ đây dường như chắc chắn sẽ hiệu lực hóa: hủy bỏ thuế bất động sản liên bang. Lời nói của ông ta khiến tôi có cảm giác bải hoải. Tôi không biết rằng lâu nay người ta đã có một nỗ lực mạnh mẽ và bài bản đến thế để hủy bỏ một sắc thuế mà tôi cho rằng công bằng và quan trọng là đã từ lâu được xem là một sự thể hiện công lý. Tôi cho rằng một hệ thống thuế mà người giàu chi trả theo tỉ lệ tương ứng với phúc lợi họ được hưởng là cách công bằng nhất để tài trợ cho chính phủ. Công dân của hầu hết các nền dân chủ phương Tây dường như đều đồng ý. Trong những năm vận động cho luật thuế bất động sản, tôi được nhắc nhở liên tục rằng điều hết sức quan trọng là phải nghiên cứu mọi khía cạnh của một vấn đề để thu thập được càng nhiều cứ liệu càng tốt. Tôi ngưỡng mộ nhưng công khai chỉ trích sự khôn ngoan của những người đòi hủy bỏ khi họ gọi sắc thuế này là “thuế tử thần.” Tôi nghĩ cụm từ chính xác hơn là thuế “thừa kế.” Đây là một sắc thuế đánh vào những người thừa kế - như nhiều sắc thuế khác - khi của cải được chuyển nhượng. Rõ ràng sắc thuế này đã làm tốt vai trò của nó đối với nền cộng hòa trong khoảng một trăm năm. Tôi không thấy một lý do thuyết phục nào để hủy bỏ nó. Có một loạt lý lẽ vững chắc để ủng hộ việc duy trì sắc thuế này. Chuck Collins và tôi đã vạch ra hầu hết các ý đó trong cuốn sách của chúng tôi “Của cải và sự thịnh vượng của chúng ta.” Sách đã trích dẫn lời của những người cha lập quốc và nhiều nhà tư tưởng nổi bật khác lên tiếng, soạn thảo và ủng hộ cho các sắc thuế như thế trong nhiều năm. Tổng thống Theodore Roosevelt, chẳng hạn, đã nói một cách say sưa về quan hệ của thuế bất động sản với các lý tưởng về công bằng và công lý trước khi nó được thông qua năm 1916. Góp mặt cho đời Một số người tranh biện cho thuế này đã viện lẽ rằng nếu không có thuế này thì những công dân ít khả năng nhất có thể phải trả nhiều tiền hơn để chính phủ có thể đảm đương vai trò của họ: xây dựng quân đội, đường xá và trường học, cùng nhiều thứ khác. Vào lúc chuyển tiếp sang thế kỷ này, chúng ta đang ở trong tình trạng không hay ho gì của việc gần như có một tầng lớp quý tộc kinh tế trong xứ sở với khoảng cách ngày càng xa giữa người rất giàu và các công dân bình thường. Nói theo Warren Buffett, một trong những người Mỹ giàu nhất và ủng hộ mạnh mẽ nhất thuế bất động sản gần đây, các nhóm ở dưới đáy và ở giữa ngày nay đang mất dần vị thế và không nên để tình hình diễn ra như thế. Đó chính là viễn cảnh tôi thấy sẽ xảy ra nếu hủy bỏ thuế bất động sản. Người giàu sẽ giàu hơn; các gia đình thu nhập trung bình và thấp sẽ ngày càng khó khăn hơn để vươn lên. Và điều đó sẽ đánh thẳng một đòn vào giấc mơ Mỹ, khi người ta có thể vận dụng tài năng và sức lực để gây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Góp mặt cho đời Chính phủ của dân , do dân, vì dân Tôi có một vài suy nghĩ về chính phủ mà bạn có thể không nghe thấy trong một cuộc tranh luận của những người ủng hộ họ. Những ai tuyên bố rằng của cải mà họ đã tích lũy được là của họ và họ có thể chuyển nhượng không cần phải đóng góp lại một chút gì cho bộ máy xã hội, chứng tỏ họ thiếu tôn trọng một cách khủng khiếp đối với toàn bộ hệ thống và tài sản của xã hội vốn đã giúp họ tạo ra của cải. Vai trò của chính phủ trong mối quan hệ phần lớn bị xem nhẹ giữa chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân là một nguyên nhân to lớn của sự thành công trong kinh doanh. Chúng ta đều cần dùng đến xa lộ, sân bay và hệ thống không lưu - những cơ sở hạ tầng chúng ta nhìn thấy. Tôi đã đọc và thấy rằng khoảng một nửa mức gia tăng tổng sản lượng quốc dân của cả nước trong khoảng hơn 50 năm qua là kết quả của kỹ thuật mới có được từ đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu cơ bản. Mỗi năm chính quyền liên bang và tiểu bang đầu tư hàng chục triệu đôla để tài trợ cho nhiều loại nghiên cứu mà không có nhà tư bản mạo hiểm nào dám dấn thân - và kết quả của công cuộc nghiên cứu đó được chia sẻ cho tất cả chúng ta. Các sản phẩm mới và phương pháp mới có lợi cho nhân loại và là nền tảng cho việc tích lũy của cải thường bắt nguồn từ các phát minh trước đó một thời gian trong một trường đại học. Nhiều tiến bộ đã đạt được bởi chính phủ không ngừng đầu tư vào nghiên cứu cơ bản trong suốt nhiều thế hệ, để có được các khám phá dẫn đến ứng dụng thực tiễn. Bản đồ gen con người, vi mạch tích hợp và Internet là ba thí dụ trong số hàng ngàn khám phá quan trọng. Mỗi ngành công nghiệp tại Mỹ - từ sản xuất cho đến dược phẩm, nông nghiệp và các ngành khoa học về sự sống - đều hưởng lợi từ đầu tư của chính phủ trong nghiên cứu cơ bản. Dĩ nhiên, các lợi ích này sẽ lan rộng đến một nhà thầu được tuyển chọn để mở rộng cơ sở kinh doanh cho một công ty dot-com và đến một nhà môi giới Wall Street được thuê để đầu tư vào doanh nghiệp của một nhà thiết kế phần mềm. Chính phủ cũng đóng vai trò to lớn trong việc giúp chuẩn bị một lực lượng lao động có giáo dục. Cho nên tôi cho rằng chính phủ có quyền trích từ sản nghiệp được thừa kế bởi những công dân thành đạt nhất một phần giá trị để duy trì dòng đầu tư quan trọng này. Góp mặt cho đời Và tôi buộc phải đặt câu hỏi bởi không nhìn thấy một giá trị gì trong việc để cho con em của những công dân thành đạt nhất được thừa hưởng trọn vẹn 100% của cải của tiền bối. Người ta có khuynh hướng quy trách nhiệm cho chính phủ và các chính trị gia khi xảy ra vấn đề và không chịu đóng thuế. Nhưng ít ai chịu cám ơn chính phủ khi mọi chuyện trôi chảy. Một bài học rõ rệt đối với tôi khi vận động để duy trì thuế bất động sản liên bang là, cách tốt nhất để hiểu được cái hay của hệ thống xã hội Mỹ là hãy tham gia vào đó. Chúng ta không được đứng bên lề. Tôi được khích lệ mạnh mẽ bởi tính cách và phẩm hạnh của những người tôi gặp tại thủ đô Washington, — các nghị sĩ, những người đại diện và nhân viên của họ. Và tôi muốn nhắc đến cả những người không nhất trí với tôi. Tôi cảm thông mạnh mẽ về vấn đề này. Tôi cũng nhận ra rằng, cũng như với trường hợp hai người bạn cũ gặp tôi tình cờ một ngày nọ trong thang máy và kể chuyện về công việc của họ, những người có thiện chí cũng thường bất đồng về các khía cạnh của chính sách công. Điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện quyền và trách nhiệm công dân bằng cách theo dõi thông tin và góp tiếng nói vào các cuộc tranh luận của xã hội. Đó là cách chúng ta duy trì lý tưởng cốt lõi cho lối sống của chúng ta - và vun đắp cho những nguồn lực mạnh mẽ nhằm chấn hưng và đổi mới xã hội. Góp mặt cho đời Càng già càng cao Người ta có những ý niệm tức cười về sự lão hóa. Khi các cháu của tôi còn bé - bởi vì tôi cao gần 2m và là người lớn tuổi nhất mà chúng biết - một số đứa có ấn tượng rằng người ta càng già thì càng cao. Bọn chúng lo sợ rằng sắp sửa đến ngày mà tôi không chui vừa vào trong nhà nữa. Ngẫm lại, tôi thấy ý nghĩ của chúng không có gì kỳ quặc lắm. Vào những lúc hưng phấn, tôi cũng chẳng nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Điều khiến tôi trở về với thực tại chính là danh vị mà những người trong quỹ đã dành cho tôi để phân biệt tôi với con trai tôi. Khi dạo bước trong hành lang, tôi thường nghe thấy họ hỏi nhau: “Thấy bố không?” hoặc “Bố có dự họp trong đó không?” Tôi đã từng nghỉ hưu mà chẳng hề toan tính đến một công việc kế tiếp. Thế rồi một đêm tôi tình nguyện giúp Bill và Melinda đáp lại các yêu cầu gửi đến để xin quyên góp từ thiện. Và đó là lý do tôi đang làm công việc này. Một cái hay khi già đi là cuộc sống có thời gian để trao cho ta những cơ hội bất ngờ. Sống lâu là một cơ hội bất ngờ mà nhiều người Mỹ ngày nay được hưởng mà nhiều người ở các xứ sở khác chưa được. Tôi cho rằng tuổi thọ trung bình của một công dân Mozambique rơi vào khoảng 47. Sống đến bảy, tám mươi tuổi thường là những người sung túc và khỏe mạnh. Vì thế lo âu cho người già là một vấn đề cao cấp của xã hội. Người già thật ra là một nguồn lực lớn lao. Gần nửa triệu người Mỹ hơn 55 tuổi đang làm tình nguyện viên cho Tổ chức Dịch vụ Cao niên Quốc gia, đảm đương các vai trò như trông nom cháu nhỏ họ nhận nuôi và các vai trò khác. Hàng trăm người đang tham gia tổ chức Peace Corps. Tất cả chúng ta đều biết rằng người lớn tuổi là những thành viên đáng tin cậy nhất trong giáo đoàn và các tổ chức phục vụ. Nhiều người khác vẫn đang làm việc hoặc chuyển sang nghề thứ hai. Một người bạn của tôi là một y tá về hưu. Bà chiêu mộ các bác sĩ đi du lịch cùng mình đến nước Bhutan ở dãy núi Himalaya hai lần mỗi năm để làm phẫu thuật cho trẻ em tại đó. Góp mặt cho đời Theo quan niệm của tôi, điều cản trở người già tiếp tục làm việc không phải là vấn đề sinh học, mà là quan điểm của chúng ta. Đôi khi chúng ta chỉ giỏi nhìn thấy những giới hạn của tuổi tác mà bỏ qua các lợi điểm từ đó. Khi nghiên cứu quan hệ giữa tuổi tác và sự hoàn thiện, tác giả Melanie Brown đã lưu ý rằng sách lịch sử đầy những con người đạt thành tựu vào lúc cao niên - như Justice William O. Douglas, nhà điêu khắc Louise Nevelson, Marian Anderson, George Balanchine, Georgia O’Keeffe, Alfred Hitchcock, Rembrandt, Bach, Jacques Cousteau và nhiều người khác. Tiến sĩ Brown lưu ý rằng danh họa Claude Monet bị đục thủy tinh thể và thị lực bị lệch lạc, nhưng ông đã dùng chính sự sai lệch ấy để vẽ hoa súng. Bà nói rằng sự tinh tế, ánh sáng, vẻ đẹp và dịu dàng trong các bức họa của ông không thể xuất phát từ một người có thị lực hoàn hảo, mà phải từ một người có cảm quan hoàn hảo. Cảm quan để nhìn vào sự tinh tế của thiên nhiên. Ý tôi ở đây không phải là gạt bỏ những thách thức của tuổi cao niên, bởi đó là những thách thức ghê gớm. Tôi biết sự khó chịu khi gặp một người quen trong một dịp khánh tiết nào đó và quên khuấy mất tên của người đó. Vào những lúc như thế, tôi muốn nhắc lại câu trả lời của Bruce Bliven quá cố, một cựu biên tập viên của New Republic, khi có người hỏi ông về cảm giác trở thành người già. Ông đáp: “Tôi không cảm thấy như một ông già. Tôi cảm thấy như một người trẻ đang gặp vấn đề.” Dù sao đi nữa, tôi vẫn rèn luyện các bài tập về trí nhớ (mà tôi hy vọng có ích) và thích thú với ý tưởng gần giống như các cháu tôi tưởng tượng rằng càng già người ta càng cao. Vấn đề là chúng ta không bao giờ buộc phải ngưng lớn dậy. Góp mặt cho đời