🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình luật dân sự Việt Nam - Quyển 2
Ebooks
Nhóm Zalo
PGS. TS. ĐINH VĂN THANH (Chủ biên)
T S Ỗ P H Ạ M V Ă N T U Y Ế T
GIÁO TRÌNH
Luật dân sự V iộí Nam
( Q U Y Ể M 2 )
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO D ỤC VIỆT NAM
VIỆN ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI
PGS. TS. ĐINH VĂN THANH (Chủ biên)
TS. PHẠM VĂN TUYẾT
GIÁO TRÌNH
LUẬT DÂN Sự VIỆT NAM • • • (QUYỂN 2)
(Tái bản lần thứ nhất)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cône tv Cổ phần Đầu tư và Phát trien Giáo dục Hà Nội -
Nhà xuất han Giáo dục Việt Nam aiữ quyền còng bỏ tác phẩm.
159-2011/CXB/17-93/GD Mã sò : DZK02bl -ĐTH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SựTHÔNG DỤNG
Theo nguyên lý chung của pháp luật về hợp đổng và theo nguyên tắc cơ bản cùa Bộ luật dân sự là: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận phù hợp với quy định cùa pháp luật trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dãn sự được pháp luật bảo đảm... Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên" nên các quyén và nghĩa vụ trong các hợp đồng dân sự thông dụng do các bên tham gia tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận.
Các quy định tại chương II Phần thứ ba Bộ luật dân sự năm 2005 (từ Điểu 428 đến Điều 593) co tính chất hướng dần và chỉ dẫn để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự biết được phương thức cam kết, thoả thuận. Các quy định này chỉ được áp dụng khi Toà án và những cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng giải quyết tranh chấp nếu trong hợp đổng các bên không có thoả thuận. Vì vậy, các diều luật của chương này đểu ghi nhận nguyên tắc “do các bên thoả thuận”, hoặc dù có những quy định cụ thể nhưng tại nhiều điều luật vẫn có quy định nguyên tắc “Trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Do đó, theo nguyên lý chung vể hợp đồng dân sự, các chủ thể tham gia có quyền thoả thuận khác với những quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự nhưng vẫn có hiệu lực pháp luật và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia hợp đồng dân sự cụ
thể đó. Pháp luật nhiều nước coi nội dung mà các bên tự nguyện cam kết. thoà thuận trong các hợp đồng dàn sự cụ thể chính là “pháp luật” áp dụng đôi với các bẽn tham gia hợp đổng. Khi có tranh chấp xảy ra, các cam kết, thoả thuận này sẽ là cơ sò pháp lý để Toà án và những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định quyền, nghĩa vụ cùa mỗi bên và áp dụng trách nhiệm pháp lý trong những trường hợp cẩn thiết.
Q uyền tự do cam kết thoả thuận trong việc xác lập, thực hiện hợp đổng luôn được Luậi dân sự công nhận và bảo vệ. Nhưng, khi xác lặp ihực hiện các chù thê phái luán thú nguvên tắc “Không dược xâm phạm đến lợi ích cùa Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” và không được trái với những nguvẽn tắc cơ bán được quy định trong Bộ luật dán sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
A. CÁÊ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO Q U yỂ N S Ở HỮU TĂI SẦ ÌÍ
I. HỢ P ĐỔNG M UA BÁN TÀI SẢN
1Ễ Khái niệm
Trong nền kinh tế tự nhiên, tính chất “tự cấp, ¿ự túc” là nét đặc thù, quan hộ mua bán hầu như rất hạn chế và không phát triển. Các sản phẩm của lao động chỉ dùng để thoả mãn cho nhu cầu của chính ngưcri lao động hoặc nội bộ gia đình của người đó. Ngược lại, trong nển sản xuất hàng hoá và trong điều kiộn của nền kinh tế thị trường, trao đổi sản phẩm là đặc trưng cơ bản và tất yếu.
Cùng với sự xuất hiộn tiến tệ, quan hệ trao đổi hàng hoá trong các chế độ xã hội không ngừng phát triển. Các sản phẩm của lao động được dùng để trao đổi thông qua quan hệ có tính chất phổ biến là mua bán. Đây là mục đích của người sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất. Trao đổi hàng hoá là một công đoạn của cả quá trình tổ chức của nền sản xuất có tính chất xã hội hoá; là mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau; giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua thị trường.
Mặt khác, trong xã hội văn minh, con người không thể tự sản xuất ra mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu mọi mặt của chính bản thân mình. Khi sự phân công lao động có tính chất xã hội hoá cao thì mỗi người chỉ làm hoặc thực hiện một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất ra sản phẩm - hàng hoá. Muốn ihoả mãn các nhu cầu phong phú và đa dạng, mỗi người đều phải thông qua quan hệ mua bán mới có thể đáp úng được nhu cầu phong phú đó. Hợp đồng m ua bán là phương tiện pháp lý để cá nhân, tổ chức và các chù thê khác của Luật dân sự trao đổi tài sán, hàng hoá với nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu: sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, tiêu dùng.
Thòng qua quan hệ mua bán, các thành phần kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp có chức nãng khác nhau sẽ cùng tổn tại và thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong điểu kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Iheo cơ chê thị trường có sự quán lý của Nhà nước thì hợp đồng mua bán tài sản là phương tiện pháp lý quan trọng không những có tác dụng điều tiết sán xuất, thúc dẩy sản xuất phát triển mà còn làm ổn định các giao lưu dân sự, góp phần nâng cao đời sống vật chất, vãn hóa. linh thần của toàn xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ mua bán tài sản không đơn thuần thực hiện theo thói quen, phong tục, tập quán mà các chù thế trong quan hệ m ua bán phái luân theo các quy địnli cùa pháp luật. Khi xác lập quan hệ mua bán các bẽn
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tham gia có quyền tuỳ nghi lhoà thuân, cam kết nhung không phải không bị một giới hạn nào. Trong quan hộ mua b in tài sản quyến và nghĩa vụ của các bên được xác lập theo một trật tự nhất địnhvầ luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế cùa Nhà nước. M ỗi bẽn chủ thể trong quan hệ mua bán tài sản đều cố những quyền và nghĩa vụ nhất định. Diều 428 Bộ luật dân sự nàm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bẽn mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Như vậy, trong quan hệ mua bán tài sản, ngưòi bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản thực tế và chuyển quyền sở hữu tài sản về phương diện pháp lý cho người mua. Vì rằng, bản chất cùa việc mua bán tài sản là làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đem bán của người bán, đồng thời làm phát sinh quyền sỏ hữu đối với người mua tài sản về tài sản đó. Ngược lại, người mua muốn được sù dụng và sờ hữu một tài sản phải có nghĩa vụ trả cho bên bán một số tiền là giá trị của tài sản theo sự thoả thuận của các bên trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán.
* Đ ặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đổng mua bán tài sản có những đặc trưng là trong hợp đồng cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Nghĩa là, khi một bên đã nhận được một lợi ích vật chất nào đó của phía bên kia từ việc mua bán thì cũng phải thực hiện một nghĩa vụ trả tiền (thanh toán) cho bên kia một giá trị tương dương.
Chảng hạn: bên bán có quyền nhận tiền bán tài sản thì cũng có nghĩa VTỊ giao tài sản và chuyển quyền sờ hữu tài sản đã bán; ngược lại bên mua khi đã nhận được một tài sản từ người bán thì phải thực hiện nghĩa vụ trả cho bẽn bán số tiền với giá trị tương đương giá trị tài sản dã mua.
— Hợp đổng m ua bán tài sản là hợp đồng ưng thuận.
Ưng thuận là một đặc điểm pháp lý quan trọng của hợp đồng mua bán. Trong hợp đổng mua bán kể từ thời điểm các bẽn đã thoả thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng như: đối tượng mua bán, giá cá, phương thức thanh toán... thì hợp đổng dó được coi là đã xác lập (vấn đề xác lập hợp đồng khác với hiệu lực pháp luật của hợp đồng. Vì có những loại hợp đồng các bên tham gia còn phải thực hiện một sô các Ihù tục do pháp luật quy định như chứng nhận hoặc chúng thực cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm thủ tục trước bạ sang tên...). Đâv là thời điếm phát sinh quyền cùa mỗi bên dối với nhau trong việc yêu cầu thực hiện hợp đồng. Còn nếu là hợp đồng thực tế thì quyền yẽu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
cầu thọc hiện hợp đồng chỉ phát sinh khi đ i cổ sự chuyển giao dối tu p ig cùa hạp đồng.
Vì vậy, trong các hợp đổng mua bán rihà, khi các bên đã thoả thuận vổi nhau về các nội dung, điểu khoản căn bản của hợp đổng thì mỗi bên đã có quyền đối với nhau trong việc yêu cầu thực hiện hợp đổng, dù rằng bên bán và bên mua chưa làm thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển.
- Hợp đổng mua bán tài sản là hợp đổng có đền bù.
Nguyên tắc cơ bản của trao đổi hàng hoá là sự đền bù ngang giá trị. Nghĩa là khi bên mua đã nhận được một lợi ích vật chất từ bên bán có thể là tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiẽu dùng để thoả mãn nhu cẩu của mình thì bên mua phải có nghĩa vụi trả cho bên bán một khoản tiền tương đương với giá trị vật đã mua. Tính chất đền bù trong quan hệ mua bán thể hiện trong việc người bán nhận một khoản tiền nhất định theo phương thức các bên đã thoả thuận với nhau khi xác lập hợp đồng.
2. Quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản
a. N ội dung của hợp đồng mua bán
Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận của các bên về những điều khoản chủ yếu của hợp đồng nhằm xác lập các quyền, nghĩa vụ pháp lý phù hợp với quy định cùa Bộ luật dân sự, bao gồm các yếu tô' chủ yếu sau đây:
- Về đối tượng cũa hợp đồng mua bán tài sản: Có thể là vật hoặc quyền tài sản. Vật và các quyền tài sản trong hợp đổng mua bán phải có thực và không bị cấm lưu thông dân sự. Đối tượng của hợp đồng nếu là vật thì vật phải được xác định bằng giá trị sứ dụng, chủng loại, số lượng và chất lượng cụ thể; nếu là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bầng chứng khác chứng minh (xem khoản 2, 3 Điểu 429 Bộ luật dân sự nãm 2005).
- Chất lượng cùa vật mua bán: Đây là một trong những điểu khoản cơ bàn của hợp dồng. Chất lượng của vật mua bán do các bên trong hợp đồng thoá thuận. Nếu các bèn không có thoá thuận về chất lượng và pháp luật cũng khống có quy dinh thì chất lượng được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng irung bình của vật cùng loại.
- Vé giá cả và phương thức thanh toán: Trong hợp đồng mua bún tài sàn. giá cả và phương thức thanh toán được áp dụng theo nguyén tắc “do các bén thoá thuận”. Đôi với các trường hợp mà Nhà nước quy định khung giá Ihì các bẽn chi dược thoá thuận giá cả trong phạm vi khung giá. nếu pháp luật có quy đinh
6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương thúc thanh toán diì các bên phải tuân theo quy định đó. Giá cả trong hợp đồng mua bán tài sản là sự biểu hiện giá trị thực tế của vật. Giá cả phụ thuộc vào chất lượng, chủng loại, tính năng, công dụng của vật bán, ngoài ra còn phụ thuộc vào quan hệ cung - cẩu trong thị tnrờng. Khi thoả thuận giá cả, các bên có thể thoả thuận hệ số trượt giá nếu có biến động về giá.
b. Thời hạn vổ phương thức thực hiện hợp đồng
- Đối với những tài sản mua bán có giá trị không lớn, mua bán trao tay, thông thuờng bên bán và bôn mua cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ đối nhau: người mua trả tiền, đồng thời người bán giao vật. Đối với tài sản có giá trị lớn, việc mua bán không thể thực hiện trong một lần thì các bên thoả thuận thời hạn thực hiện hợp đồng. Nếu các bên không thoả thuận thời hạn thì mỗi bẽn đều có quyền yêu cầu đối với bên kia nhưng phải báo trước cho nhau trong một thời gian hợp lý. Đối vói bẻn bán: Chỉ được giao tài sản cho bẽn mua trước thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Trong trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thanh toán thì bẽn mua phải thanh toán cho bên bán ngay tại thời điểm nhận tài sản.
- Phương thức giao tài sản sẽ áp dụng nguyên tắc của pháp luật dân sự do các bẽn thoả thuận tuỳ thuộc vào tính chất và đối tượng của hợp đồng. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về phương thức giao tài sản thì bên bán giao tài sản trong một lần và trực tiếp cho bên mua. Bên bán phải chịu trách nhiệm về việc giao không đúng số lượng, giao không đồng bộ hoặc giao không dũng chủng loại.
- Địa điểm thực hiện hợp đồng sẽ áp dụng nguyên tắc do các bên thoả thuận. Nếu các bèn không thoả thuận về địa điểm thì sẽ là nơi có bất động sản nếu đối tượng là bất động sản; là nơi cư trú hoặc trụ sở của người có quyền nếu đối tượng không phải là bất động sản.
-T h ờ i điểm chuyên quyền sờ hữu: Nếu các bẽn không có thoả thuận khác trong hợp đổng thì quyền sớ hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điém bên mua dã trực tiếp nhận tài sản.
Đối với trường hợp tài sản phải dăng ký quyền sờ hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển như: nhà ờ, ô tô, (àu, thuyền... thì quyền sờ hữu được chuvển cho bẽn mua kể từ thời điểm các bên đã hoàn thành thủ tục sang tên và đãna ký quyền sờ hữu dối với tài sản đó. Theo nguvẽn tác của pháp luật dàn sự bẽn bán phải chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thú tục đăng ký. Xác định thời điểm chuyên quvền sớ hữu có ý nghĩa quan trọna trong việc ai phái chịu những rủi ro khách quan. Nghĩa lù những lổn thất, mất mát xảy ra không phải do lỗi của con người mà do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
những sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại kháchỉqiiaiL.ĩbeo n g » jt* tíctclp n g . ai là CÄ sở hữu tài sản thì người đó phải chịu rủi reí.
11 V í dụ: Bên bán phải chịu rủi ro cho đển khi giao tài sản cho bêrfĩhíbà, còn ỉ)ên mua phải chịu rủi ro kể từ thời điểm nhận lài Sàn. Đ ối với tài sản phải đăng ký quyển sở hữu thì xác đinh theo thời điểm dâng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển (quy định tại Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2005). Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thoả thuận cụ thể về việc chịu rủi ro thì không áp dụng các quy định theo nguyên tắc trên đây.
c. Hình thức của hợp đồng mua bán
Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản rất phong phú: bằng miệng, văn bản, văn bản có chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ thuộc vào đối tượng của hợp đổng mua bán mà pháp luật quy định những hình thức tương ứng, thích hợp.
Ví dụ: Mua bán tài sản thông thường thì hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng (thoả thuận trực tiếp) hoặc bằng văn bản. Trưcmg hợp mua bán tài sản có đăng ký quyển sở hữu thì hình thức của hợp đồng nhất thiết phải bằng vãn bản và có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý.
Hình thức của hợp đồng mua bán có ý nghĩa pháp lý quan trọng, nó là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, từ dó xác định phạm vi trách nhiệm dàn sự của các bên nếu có vi phạm hợp đồng.
d. Nếu đổi tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì bén bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bén mua
Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán có cam kết bảo đám vé khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả được. Thời điểm chuycn giao quyền sớ hữu trong hợp dồng mua bán có đối tượng là quyền tài sản kê từ thời diểm bén mua nhận giấy tờ xác nhặn về quyền sớ hữu đối với quvén về tài sán đó hoặc từ thời điếm đãng ký chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy dịnh.
3. Q uyền và nghĩa vụ của các bên trong hựp đồng mua bán tài sản a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản cùa bèn bán
- Bén bán có quyển yèu cầu bẽn mua phải trả đủ tiền vào Ihời điểm và tại dịa điếm đã thoả thuận, yêu cầu bèn mua phải nhãn tài sản mua bán.
XSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bén bán có nghĩa vụ giao tài sản bán cho bên mua đúng kỳ hạn, đúng phương thức, đúng quy cách như đã thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu bên bán không giao tài sản như đã thoả thuận thì bên mua có quyển huỷ hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, thoả thuận mà gây thiệt hại cho bên mua thì bẽn bán còn phải bổi thường những thiệt hại đó cho bên mua (nếu có).
- Bên bán phải chuyển giao tài sản và bảo đảm quyển sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua. Quyền sở hữu phát sinh đối với bên mua kể từ khi bẽn mua trực tiếp nhận được tài sản ở bên bán. Bên bán phải chịu những rủi ro dối vófi tài sản cho đến khi giao tài sản cho bên mua. Đối với tài sản phải đãng ký quyền sở hữu thì xác định theo thời điểm đãng ký quyền sở hữu của bẽn mua tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển.
Để chuyển quyển sờ hữu tài sản cho bên mua, bên bán phải là chủ sở hữu tài sản hoặc là người có quyền bán, được uỷ quyền bán theo quy định cùa pháp luật. Nếu có người thứ ba đòi thu hồi lại tài sản ờ người mua thì bên bán có trách nhiệm tham gia tổ tụng đứng về phía bẽn mua tài sản và chứng minh quyển sớ hữu cùa mình đối với tài sản đã bán. Trong trường hợp người thứ ba được thu hồi tài sản thì
bẽn bán phải trả lại cho bên mua số tiền đã nhận khi bán tài sản. Khi bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu cùa người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sàn cho chú sở hữu và không có quyền yêu cầu bổi thường thiệt hại (khoản 3 Điểu 443 Bộ luật dân sự).
- Bèn bán phái bảo đảm chất lượng của tài sản bán mà hai bên dã thoà thuận và phái bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của tài sàn mua bán. Nếu tài san phâi giao là vật đặc định thì bẽn bán phải giao đúng tài sân đó; nếu tài sàn là vật cùng loại thì phái giao đúng số lượng, chất lượng như đã cam kết. thoá thuận: nếu các bẽn không có thoả thuận thì bén bán phái giao tài sàn với chài lượng trung bình: nếu lài sàn là vật đồng bộ thì phái giao đổng bộ. Mọi chi phí liên quan đến việc aiao tài sán do bên bán chịu (Điéu 289 Bộ luật dân sự năm 2005).
Nếu người bán đã báo trước cho người mua về khuyết [ật của vật (17 dir. mua bán tài sản ớ cửa hànsi đồ cũ: mua tài sàn lhanh IV ) thì naười hán khỏna phái chịu trách nhiệm trước naười mua về khuyết tậl đó. Trong trườns hợp neười bán không háo trưức nhưng lài sàn có khuyết tật rõ rẹt (khuyết lật ớ bòn nsoài mà mọi người dcu có thô dễ dàne nhìn thày được) thì hèn bán không phai chịu trách nhiệm vé kliuyõl lậl này dổi với bên mua. Quỵ định này của pháp lililí nhầm buộc bên mua phai thận Irons khi nhặn lài sàn. dona thời nsãn naìra lình trạne hên mua viện cớ \ ặl có khuyết tàt đẽ đay dưa thưc hiện hợp đổne hoặc huy hợp (.10112 mà không có lý do chính đáng. Đòi với khuyết tặi ail giàu (là những khu vết lật nám bén Irons
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
khó ptíât hiện, sau khi mua và sử dụng bên mua; mới phát hiện đuọc) thì > bén bán phàjÆhiu trách nhiộm. Sau khi nhận hàng mà bên mua mới phát hiện ra khuyết tật ẩn-giấu của tài sản thì có thể yêu cẩu bên bán phải bớt tiển mua, chịu chi phí vể sửa chữa khuyết tật, đổi tài sản khác hoặc huỷ hợp đổng mua bán. Quy định này nhàm ngăn ngừa hành vi lừa bịp, không đứng đắn của người bán (Điều 444 Bộ luật dân sự năm 2005).
- Ngoài ra, bẽn bán còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng tài sản cho bên mua; có nghĩa vụ bảo hành đối với tài sản mua bán trong một thời hạn xác định nếu có thoả thuận. Theo quy định của pháp luật dân sự trong thời hạn bảo hành mà tài sản bị hư hỏng không phải do lỗi của bên mua thì bên bán phải chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển tài sản đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú của bên mua (Điều 447 Bộ luật dân sự năm 2005). Bên bán còn phải bổi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành do khuyết tật về kỹ thuật cúa tài sản gây ra trong thòi hạn bảo hành.
Ngoài ra, trong trưòng hợp quyền sở hữu tài sản đã được chuyển cho bên mua nhưng bên mua chưa nhận tài sản thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo quản tài sản cho đến thời điểm tài sản được giao cho bẽn mua.
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mua
- Bên mua tài sản có quyền yêu cầu bên bán phải giao tài sản đúng chùng loại, chất lượng, đúng kỳ hạn và có nghĩa vụ trả cho bên bán một khoản tiền là giá trị của tài sản mà hai bên đã thoả thuận.
- Nếu bên mua không nhận tài sản thì bên bán có quyển yêu cầu bẽn mua phái nhận hoặc huý bó hợp dồng. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận kỳ hạn trả tiền thì bẽn mua phải trá liền khi bén bán giao tài sán. Nếu bên bán dây dưa khổng giao tài sán. bên mua dãy dưa không trà tiẻn mà gây ra thiệt hại cho hên kia thì bên có hành vi vi phạm hợp đổng phái bồi thường thiệt hại (nêu có). Khi bên mua chưa nhận tài sán thì bén mua còn có quyển yèu cầu bên bán bào quán tài sản cho đèn Ihời điểm lài sán được hên mua nhặn.
- Bên mua có quyền you cầu bên bán cung cấp thôna tin cần thiết về tài sản mua bán và hướne dần cách sứ dung tài sán đó. Nếu bôn bán không ihực hiện nghĩa vụ này thì bón mua có quyền y cu cầu bòn hán phái thực hiện: nếu bòn bán vẩn khõna thực hiện thì bén mua có quven hu ý bó hợp đổniỉ và yèu cầu bổi ihườna thiệt hại.
- Trong thòi han bao hành neu heil mua phát hiện dược khuyết tật cua lài sán mua hán thì có quvổn you cầu hên hán sứa chữa không phái trá tiền, giam iiiá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
dổi tài sản cổ ldrtiy^ỂlpÌẩý. tài sảtt khác hoặc trả lại tài sản và lấy lại tiền. Bên mua không có quyền yêã cầu bên bán bổi thường thiệt hại nếu thiệt hại do lỗi của bên mua gáy ra. Bên bán còn được giảm múc bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần ứíiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn ch ế thiệt hại.
- Ngoài ra, bên mua phải chịu những rủi ro đối với tài sản, kể từ thời điểm nhận tài sản đã mua hoặc từ thời điểm chuyển giao quyền sỏ hữu, dù chưa nhận tài sản thực tế. Chẳng hạn, sau khi mua, hai bên thực hiện xong các thủ tục đăng ký, sang tên đối với tài sản đã mua nhưng tài sản vẫn gửi ở bên bán.
4ệ Hợp đồng mua bán nhà ở
Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thoả thuận của các bẽn bằng văn bản, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao nhà và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với nhà đã bán cho bên mua; bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo giá cả và phương thức đã thoả thuận khi hai bên giao kết hợp đồng.
Là một hình thức của hợp đồng mua bán nhưng do tính chất về đối tượng của hợp đồng, nên ngoài những yêu cầu chung như hợp đồng mua bán thông thường, hợp đồng m ua bán nhà còn phải tuân theo các quy định sau đây:
- Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng mua bán nhà ở nhất thiết phải được lập thành văn bản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực hoặc chứng nhận. Việc chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dán cấp quận, huyện (đối với nhũng nơi chưa có phòng công chứng) đểu có giá trị pháp lý như nhau.
- Thú tục mua bán nhà ở: Các bên phải hoàn tất các thủ tục đãng ký, trước bạ sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển và nộp lệ phí theo quy định cùa pháp luật. Bén mua có quyển sớ hữu nhà kẽ từ thời điểm hoàn tất thú lục mua bán và đã đãng ký quyển sớ hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khi nhà mua bán là nhà thuộc quyển sờ hữu chung hợp nhất của nhiểu người thì nhất thiết phái được sự đổng ý bằng văn bán của tất cả các chú sờ hữu (sự dồng ý có thè là tất cà các chú sớ hữu chuna cùng ký vào hợp đồng mua bán nhà hoặc đcu có giấy uỷ quyền hợp lệ). Nếu nhà mua bán là nhà thuộc sở hĩru chung theo phần thì không được làm ánh hướng đến quyền, lợi ích cùa các chù sớ hữu chung khác. Các chủ sở hữu chung khác có quyền ưu tiên mua [rước những người khác theo quy định tại Điều 223 Bộ luât dân sự năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
life uyên và nghĩa vụ cơ bản của các bêiItrơríghợị) đồng
— Đối với bồn bán nhà:
+ Bên bán nhà ở có quyền yêu cầu bên mua nhận nhà, ưả tiền đúng kỳ hạn và phương thức mà hai bên đã cam kết, thoả thuận trong hợp đồng. Có quyền yêu cẩu bên mua phải hoàn tất các thủ tục mua bán nhà trong thòi hạn đã thoả thuận. Bén bán có quyền không giao nhà khi chua nhận đủ tiền từ bên mua nhà theo thoả thuận mà không bị coi là vi phạm hợp đồng.
+ Nghĩa vụ cơ bản của bên bán nhà ở là: Phải thồng báo cho bên mua những hạn chế về quyển sở hữu (nhà mua bán là nhà vướng địa dịch hoặc đang được dùng làm vật bảo đảm trong các hợp đồng dân sự khác). Trong thời gian chưa giao nhà bên bán có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn nhà cho đến khi nhà được giao thực tế cho bên mua (trù trường hợp các bèn có thoả thuận khác). Bên bán phải giao nhà đúng tình trạng đã ghi trong hợp đổng và kèm theo hồ sơ vể nhà cho bên mua nếu không giao hoặc chậm giao thì bên bán còn phải bồi thường thiệt hại; phải thực hiện hình thức và thủ tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật dân sự.
— Đối với bên mua nhà:
+ Bên mua nhà có quyền được nhận nhà theo đúng tình trạng đã ước định trong hợp đổng kèm theo hồ sơ về nhà; có quyền yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn và yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục m ua bán nhà trong thời hạn mà các bên đã thoả thuận.
+ Nghĩa vụ cơ bản của bên mua: trả đủ tiền mua nhà cho bẽn bán đúng thời hạn và theo phương thức đã thoả thuận; nếu hợp đổng không quy định thời hạn và địa điểm trá tiền thì bên mua nhà phải trà tiền vào thời điếm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà đem bán. Bên mua phải nhận nhà đúng thời hạn đã thoả thuận và cùng với bên bấn thực hiện các thú tục mua bán nhà theo quy định của pháp luật dân sự.
+ Nếu nhà mua bán là nhà đang cho người khác thuê thì bẽn mua còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của bén thuê cho đến khi hết hạn hợp đồng thuê mà người thuẽ đã thoả thuận với bên bán. Trong trường hợp bên bán có thoả thuân chuộc lại nhà và bên mua đã chấp thuận thì bên mua còn có nghĩa vụ thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định về chuộc lại tài sản đã bán tại Đ iều 453 Bò luật dân sự năm 2005.
5. Một sô quy định riêng VC mua bán tài sán
Do tính chất đặc thù của quan hệ mua bán tài sàn trong đời sống xã hội. nên Bộ luật dân sự còn có những quy định riêng vẻ hợp đồng mua bán tài sán.
12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
' - Mua bấh' tài sảntroiíg b in đấù giá. Đây là việc cơ quan, tổ chức bắn tài sản theo yêu cầu của chủ 8ỞÍ háu' hoặc theo quy định của pháp luật. Mua bán bằng hình thúc đấu giá khác mua bán tài sin thông thường tà: tổ chúc, cơ quan bán đáu giá phải thông b ío công khai trẽn các phương tiện thông tín vé thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục bán đấu giá tài sản chậm nhất trong thời hạn bảy ngày đối với động sản và ba muoi ngày đối với bất động sản trưóe ngày bán dấu giá. Chủ sở hữu và nhũng người có liên quan đến tài sản đem bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham khảo giá chào bán khởi điểm.
Việc bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy chế bán đấu giá của Chính phủ. Đ ối với việc bán đấu giá bất động sản, được thực hiện tại địa phương nơi có bất động sản toạ lạc hoặc một nơi khác do tổ chức, cơ quan bán đấu giá xác định. Ngưòi muốn mua tài sản qua bán đấu giá bất động sản phải đãng ký mua và phải nộp khoản tiền đạt trước theo quy định của tổ chức bán đấu giá. Nếu người mua mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt truớc được trừ vào giá mua. Khi người mua từ chối mua thì không được nhận lại số tiền đã đặt truớc (tương tự như tính chất đặt cọc quy định tại Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005). Quy định này nhằm ràng buộc người mua phải thực hiện nghĩa vụ, tránh tình trạng đấu giá cao nhung khi được mua lại không mua. Việc mua bán bất động sản bằng hình thức đấu giá cũng phải được lập thành vãn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước và phải đãng ký tại cơ quan nhà nưóc có thẩm quyền.
- Mua sau khi sử dụng thừ. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua dùng thừ tài sản muốn mua trong một thời hạn, gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thừ, tài sản vẫn thuộc quyền sờ hữu của bèn bán. Bên bán phải chịu rủi ro đối với tài sản dùng thử nếu các bên khống có thoả thuận khác và không được bán, tặng, cho, thế chấp khi bên mua chưa trà lời.
Trong thời hạn dùng thử, bẽn m ua có thể chấp nhận mua hoặc không mua: nếu hết thời hạn dùng thử mà bẽn m ua không trả lời thì coi là đã chấp nhận mua với các điểu kiện đã thoả thuận khi dùng thử tài sản. Nếu bén dùng ihử trả lời không mua thì phái trả lại tài sán cho bên bán và phải bổi thường thiệt hại cho bén bán nếu làm mất mát, hư hòng. Bẽn dùng thử khổng phải chịu trách nhiệm vé những hao mòn thông thường của tài sản do việc dùng thứ gây ra.
- M ua trả chậm , trả dần. Đây là hình Ihức mua bán khá phổ biến hiện nav với tòn gọi trong dời sống xã hội là "m ua trả góp". Hình thức mua bán này tạo điều kiện cho những người có khó khăn về tài chính nhưng vẫn được quvển sớ hữu và sứ dụng tài sản. Trong mua trá chậm , trả dần. các bén phái thoả thuận thời hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và sýíượng tiền trả dần theo định kỳ nhất định sau khi bên mua nhận tài sản mua. D i/đã giao tài sản bán nhưng bên bán vẫn được bảo ỉưu quyền sở hữu đối với vật jMiTi cho đến khi bên mua trả đủ tiển. Nếu bên mua không trả đủ tiền, bên bán có thể đòi lại vật bán và buộc bẽn mua phải bổi thường thiệt hại về những hao mòn và giảm giá trị của tài sản.
Hợp đồng mua trả châm, trả dần phải đuợc lập thành văn bản. Kể từ thcri điểm nhận tài sản để sử dụng, bên mua phải chịu những rủi ro đối với tài sản như chú sở hữu trong thcñ gian sử dụng, trừ trường hợp các bên có thoả thuân khác.
- Chuộc lại tài sản đã bán. Khi mua bán tài sản, hai bên có thể thoả thuận vể việc bên bán có quyển chuộc lại tài sản đã bán trong một thời hạn. Khi có sự thoả thuận vể thời hạn chuộc lại của bên bán, bên mua dù là chủ sở hữu nhung không được bán, trao đổi, tặng cho... và phải chịu rủi ro đối với tài sản. Đây là những hạn chế quyền của bên mua.
Để bảo đảm sự ổn định cần thiết trong giao lưu dân sự và bảo đảm quyển lợi cho bên mua, Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận nhưng không được quá một nãm đối với động sản và nãm năm đối với bất động sản. Trong thời hạn này, bên bán có quyển chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải thóng báo cho bên mua biết trưóc một thời hạn hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm chuộc lại, nếu không có thoả thuận khác” .
Luật dân sự một số nước còn có quy định chế độ bảo lưu quyền nhất định của người bán. Nghĩa là nếu các bên có thoả thuận thì sau khi bán tài sản, bên bán vẫn có quyền đối với tài sản đã chôn giấu trong lòng đất, tường nhà, trần nhà hoặc trong khuôn viên... Đây là các thoả thuận trong thực tế khi đối tượng mua bán là bất động sản.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đổng mua bán tài sản trong Luật dãn sự là gì?
2. Trình bày đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản.
3. Trình bày quyền và nghĩa vại của các bên trong hợp đồng mua bán tài sàn.
4. Hợp đồng mua bán nhà có gì khác biệt so với hợp dồng mua bán tài sản thông thường?
5. Hãy trình bày những quy định riêng về mua bán tài sản trong pháp luật dân sự.
14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
n . HỢP ĐỔNG TRAO Đ ổi TÀI SẲN
1. K hái niệm
Hạp dồng trao đổi tài sản là một trong những dạng cụ thể của hợp đồng dãn sự thông đụng. Do tính chất đa dạng và phong phú trong quá trình thoả thuận để xác lập hợp đồng, các chủ thể theo ý chí của mình có quyền tuỳ nghi thoả thuận nếu thấy rằng phù hợp vói hoàn cảnh, điều kiện và mang lại cho các chủ thể một “tiộn lợi” nào đó.
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyển sở hữu đối vói tài sản cho nhau. Trong trường hợp tài sản trao đổi có giá trị chênh lệch thì các bên phải thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch đó.
* Đ ặc điểm pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản
- Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đổng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đồng trao đổi tài sản có những đặc trung là cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Tính chất song vụ trong hợp đồng trao dổi tài sản có những dặc trưng của hợp đổng mua bán tài sản, nghĩa là trong hợp đổng cả hai bên đều có những quyền và nghĩa VỌI đối với nhau. Trong hợp đồng trao đổi tài sản, khi một bên đã nhận được một lợi ích vật chất nào đó của phía bên kia từ việc trao đổi tài sản thì cũng phải thực hiện một nghĩa vụ trao cho bên kia một tài sản có giá trị tương đương. Điểm khác cơ bản trong hợp đồng
trao đổi tài sản với hợp đồng mua bán là: Cà hai bên đều có quyền nhận và giao tài sản mà không dùng tiền để thanh toán.
- Hợp đổng trao đổi tài sản là hợp dồng ưng thuận.
Ư ng thuận là một đặc điểm pháp lý quan trọng cùa hợp đồng trao đổi tài sản. Trong hợp đổng trao đổi tài sản kê từ thời điểm các bên đã thoả thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bàn cùa hợp đồng như: Đối tượng trao đổi, phương thức thực hiện, tiền bù chênh lệch giá trị tài sản trao đổi (nếu tài sản trao đổi không ngang giá trị)... thì hợp đồng đó được coi là đã xác lập và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên. Đáy là thời điểm phát sinh quyền cùa mỗi bén đôi với nhau trong việc yêu cầu thực hiện hợp đồng. Còn nếu là hợp đổns thực tế thì quvền yêu cầu [hực hiện hợp đổng chi phái sinh khi đã có sư chuyển giao đối tượng cùa hợp đồng.
- Hợp đổng trao đổi tài sản là hợp đổng có den bù.
Tính chất đền bù trons hợp đổng trao đổi tài sàn khác hợp đổns mua bán là mỗi bên đều nhận của nhau một lợi ích có tinh chất sử dụna khác nhau. Việc trao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhận qua lại tài sản của nhau chính là tính chất đển bù trong hợp đÓBg l a q t ó tài sản. Trong thực tế thường xảy ra khả năng: Tài sản hai bên trao đổi vói nhau mà không ngang giá trị thì bên nhận tài sản có giá trị cao hơn tài sản mình mang trao đổi phải phụ thêm cho bén kia một khoản tiẻn tương ứng vói phẩn giá trị chênh lệch.
2. Quy định chung về trao đổi tài sản
Bản chất pháp lý của hợp đồng trao đổi tài sản trong giao lưu dân sự cũng là việc chuyển giao tài sản và quyển sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chu thẽ khac. Mỗi bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ giao và nhận tài sản. Theo nguyên lý chung của pháp luật dân sự một số quy định của hợp đồng mua bán tài sản cũng được áp dụng trong hợp đổng trao đổi tài sản.
Trong hợp đồng trao đổi tài sản, mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản được giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Nếu tài sản trao đổi có giá trị ngang nhau thì không có nghĩa vụ trả tiền chênh lệch trong hợp đồng. Khi tài sản trao đổi có giá trị chênh lệch nhau thì bên nhận tài sản có giá trị cao hơn giá trị tải sản mà mình đã giao cho bên kia phải thanh toán phần giá trị chênh lệch đó. Việc thanh toán phần giá trị chênh lệch tuỳ thuộc vào giá trị cùa tài sản trao đổi và phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên nếu pháp luật không có quy định khác.
Trong trường hợp pháp luật có quy định (thường áp dụng đối với việc trao đổi tài sản có đối tượng là bất động sản) thì hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành vãn bàn và phải có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu pháp luật có quy định phải đăng ký thì các bên phải tiến hành đăng ký tài sản trao đổi.
Nếu có một bẽn trong hợp đồng dã trao đổi cho bẽn kia tài sản mà không thuộc quyển sớ hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền thì bẽn kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bổi thường thiệt hại theo quy định chung.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sàn
— Cấc bén trong hợp đồng trao đổi tài sản có nghĩa vụ Irao tài sàn cùa mình cho phía bên kia và nhận tài sản trao đổi từ phía bẽn kia. Nếu như một hên trong hợp dồng không thực hiện nghĩa vụ trao tài sản thì bên kia có quyển huỷ hợp đồng, dòi hoàn trá lại tài sán đã trao và yêu cầu bổi thường thiệt hại.
- Nếu như tài sản cùa một bên có giá trị lớn hơn tài sản trao dổi của phía bèn kia thì có quyền yêu cầu bẽn kia Ihanh toán phần giá trị chènh lênh cùa tài
16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- M ỗi bên đểu có nghĩa vụ thông báo các thông tin cần thiết cho phía bên kia vẻ tài sàn núnh dã chuyển giao. Bên nào cố tình không thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản trao đổi mà dẫn đến thiệt hại cho phía bên kia thì phải bồi thường các thiệt hại đó.
- Mỗi bên đều có nghĩa vụ (và quyền yêu cầu đối với bên kia) trong việc thực hiện các thủ tục trao đổi theo quy định của pháp luật dãn sự phải dăng ký, sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đối tượng cùa hợp đồng trao đổi tài sản là bất động sản.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đồng trao đổi tài sản trong Luật dân sự là gì?
2. Trình bày đặc điểm pháp lý cùa hợp đồng trao đổi tài sản.
3. Trình bày quyển và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản.
4. So với hợp đổng mua bán tài sản thì hợp đồng trao đổi tài sản có những điểm nào khác biệt?
IIIễ HỢ P ĐỔNG TẶN G CHO TÀI SẢN
1. Khái niệm chung vé hợp đồng tặng cho tài sản
Trong điều kiện cùa nển kinh tế thị trường và theo quy luật của trao đổi hàng hoá, đa phần các giao dịch dân sự đểu thực hiện theo nguyên tắc trao đổi ngang giá trị. Tuy nhiên, có nhũng trường hợp (không phải cơ bản) vì những lý do khác nhau có việc chuyển giao tài sản và quyền sờ hữu tài sản từ chủ thể này sang chù thế khác nhưng không có tính chất đền bù. Một Irong các Irường hợp Ihực tê cùa giao lưu dân sự là hợp đồng tặng cho tài sản.
Theo quv định tại Điểu 465 Bộ luật dân sự năm 2005: "Hợp dồng tặng cho là sự thoá thuận giữa các bén, theo đó bên tặng cho giao tài sản cùa mình và chuyến quyển sớ hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu dền bù còn bẽn dược tặng cho đồng V nhận".
Việc thoà thuận thống nhất ý chí trong hợp đồng tặng cho tài sán dược hiểu là bén lặng cho bày tó ý chí muốn tặng cho tài sàn cho một người cụ thê, nhất dinh, còn hèn được tặng cho đã biểu thị ý chí dồng V nhận tài sản đó. Hợp dổna tặng cho tài sán có những đặc điếm sau đây:
17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đổng đơn vụ.
Tính chất đơn vụ trong hợp đổng tặng cho tài sản được thể hiện trong quan hệ hợp đồng này một bên được nhận tài sản tặng cho không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối với bên đã tặng cho (trừ trường hợp tặng cho có điều kiện).
- Hợp đổng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế.
Hợp đổng tặng cho tài sản trong cuộc sống thông thường là hợp đồng thực tế. Tính chất thực tế trong hợp đổng tặng cho tài sản được thể hiện ở đặc trưng là dù hai bên đã có sự thoả thuận cụ thể về đối tượng tặng cho (là tiền hoặc tài sản), điều kiện và thời hạn giao tài sản tặng cho... nhưng nếu bên tặng cho chưa giao tiền hoặc tài sản cho người được tặng cho thì hợp đồng tặng cho tài sản chưa được coi là xác lập. Các bên trong hợp đồng không có quyển yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng. Việc hứa tặng cho không phải là căn cứ làm phát sinh hợp đồng tặng cho tài sản. Bên được tặng cho không có quyền yêu cầu bên lặng cho phải giao tài sản đã hứa tặng cho.
- Hợp dồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù.
Tính chất không có đền bù dã thể hiện ngay trong tên gọi của hợp đồng. Người nhận tài sản được tặng, cho không phải trả cho bẽn đã tặng cho một khoản tiền hav một lợi ích vật chất nào. Những trường hợp tặng cho nhưng có điều kiện: Buộc người dược tặng, cho phải thực hiện một công việc nào đó thì tính chất pháp lý của công việc mà người được tặng, cho phải thực hiện hoàn toàn khác. Đày không phái là tính chất đền bù trong giao dịch dân sự.
2. Quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản
Trong hợp dồng tặng cho tài sản, hợp đồng được coi là hoàn thành khi bên được tặng cho đã tiếp nhận tài sản và quvền sớ hữu đối với tài sàn tặng cho. Nếu tài sán lặng cho là động sàn nhưng pháp luật có quy định phái đãng ký quyền sớ hữu (17 du: tàu, thuvển. các loại xe gán máy, xe ô tô con, xe vận tài...) thì hợp đổng tụng cho có hiệu lực kế từ (hời điếm các bén đã hoàn tất thù tục đãna ký. sang lén.
Nêu tặng cho là bất động sán thì hợp đồng phái được lập thành văn bán. có chứng nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải đảng kỷ quyền sớ hữu nếu pháp luật có quy định. Hợp đồng được coi là có hiệu lực ke từ thòi điếm đăng ký và làm thú lục sang lên. Nếu pháp luật quy định bất d ộns san đó không phái đăng ký quyển sớ hữu thì hơp dồng có hiệu lực kê’ từ thời (.liếm bẽn được lặng cho đã nhân lài sán (Điều 466 Bộ luật dán sự năm 2005).
18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nếu tài sàn tặng icho khổng thuộc quyền sở hữu của bên tặng cho thì hợp dồng tặng cho đố cố thể bị vô hiệu theo yêu cầu của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao dịch ngay tình trong hợp đổng tặng cho, luật còn quy định nếu bên tặng cho cố ý tặng tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí do bên dược tặng cho đã bỏ ra để làm tăng giá trị của tài sản khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Tính chất song vụ trong hợp đồng thuê tài sản có những dặc trưng là cả hai bên đểu có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Quyền của bên này tương ứng veri nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên cho thuê có quyền nhận tiền thuê thì cũng có nghĩa vụ giao tài sản thuê đúng thoả thuận. Bên thuê có quyền được nhận tài sản thuê và sử dụng trong thời hạn theo thoả thuận thì cũng có nghĩa vụ trả tiền thuê tài sản đó.
Trong hợp đồng thuê tài tài sản, khi một bên đã nhận được một lợi ích vật chất nào đó của phía bên kia từ việc thuê tài sản thì cũng phải thực hiện một nghĩa vụ trao cho bên kia. Đối với bên cho thuê là việc giao tài sản cho thuê và phải chịu những hao mòn tự nhiên của tài sản, còn bên thuê tài sản phải trả cho bên cho thuê một số tiền là tiền sử dụng tài sản trong thời hạn sử dụng tài sản đã thuê.
- Hợp đồng thuê tài sản là hợp đổng có đền bù.
Đền bù là tính chất bắt buộc trong các hợp đồng thuê tài sản. Đây là cơ sở pháp lý quan trong để phân biệt với hợp đồng cho mượn tài sản. Trong hợp đồng thuê tải sản, sau khi hết thời hạn thuê, bên thuê ngoài việc phải trả lại bên cho thuê tài sản đã thuê còn phải trả một khoản tiền thuê. Khoản tiền thuê này có ý nghĩa bù đắp chi phí cho việc sử dụng tài sản thuê. Đối với các bên cá nhàn hay tổ chức kinh doanh cho thuê tài sản thì khoản tiền thuê này còn hàm chứa cả thu nhập của
bên cho thuê.
Khoản tiền mà bên thuê tài sản trả cho bên cho thuê (trà trước hoặc trả sau khi thuê) thể hiện rõ tính chất đền bù trong hợp đồng thuê tài sàn. Tính chất có đền bù thể hiện sự khác biệt cơ bản nhất giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sán. Hợp đồng mượn tài sản luôn luôn là không có đền bù.
3. Quv định chung về thuê tài sản
- Hợp đồng thuê tài sàn có đặc trưng là song vụ, ưng thuận và có đền bù. Vì vậy, cả hai bên trong hợp đồng thuê đểu có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau.
19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng miộng lioặc bằng văn bảrt. NÃ1 pbáp luật có quy định hoặc các bén có thoả thuận thì hợp đồng còn phải được chúng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thục ẹủá u ỷ ban nhân dân có thẩm quyền.
- Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định và không tiêu hao. Khi hết kỳ hạn thuê người thuê tài sản phải trả lại bên cho thuê chính tài sản đã thuê. Trong trường hợp tài sản thuê bị mất mát hoặc tiêu huỷ thì bên thuê tài sản phải bồi thường bằng tiền đối với giá trị của tài sản thuê.
- Thời hạn thuê và giá thuê do các bên thoả thuận. Đối vối giá thuê nếu pháp luật có quy định về khung giá thuê thì các bên chỉ được thoả thuận giá thuê trong phạm vi khung giá đó. Đối với thời hạn thuê nếu các bên không có thoả ihuận cụ thê’ trong hợp đồng thì được xác định theo mục đích thuê. Nghĩa là, bén thuê đã đạt dược mục đích trong thời gian thuê.
- Theo nguyên tắc chung thì bên thuê không được tự ý cho người thứ ba ihuê lại tài sản thuê. Việc cho thuê lại tài sản mà bên thuê đã thuê chỉ áp dụng nếu được bén cho thuê đồng ý. Nếu đối tượng của hợp dồng là động sản thì địa điểm hoàn trả tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trù trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng.
- Hợp dồng thuê tài sản chấm dứt khi: thời hạn thuê đã hết; các bên thoả ìhuận chấm dứt thuè tài sản trước thời hạn của hợp đồng; hợp đồng thuê tài sản bị một bên đơn phương đình chỉ do có sự vi phạm của bên kia; hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc tài sản thuê không còn.
4. Quyén và nghĩa vụ cơ bán của các bẽn trong hợp đồng thuê tài sản a. Quyền va nghĩa vụ của bén cho thué tài sản
- Bén cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho thuê để bén thuê sử dụng trong một thời hạn như dã thoả thuận trong hợp đổng. Bên cho thuê phải giao tài sản cho thuê đúng sỗ lượng, chất lượng, chúng loại, tình trạng và đúng Ihời điểm , dịa điểm đã được hai bẽn thoà thuận.
- Bón cho thuê phải bảo đàm quyền sử dụng tài sàn ổn định cho bên thuê. Có nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng tài sản và việc sứ dụng tài sán cho thuc.
- Bôn cho thuê phải bào đảm tài sán cho thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê để bên thué có thể sử dụng bình Ihường tron° suốt thời gian cho thuc.
20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
-T r o n g thời gian cho thuê, bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê và phải chịu những phí tổn đó; những hư hỏng nhỏ, theo tập quán bẽn thuê phải tự sửa chữa khi sử dụng tài sản thuê. Nếu sửa chữa tài sản thuộc trách nhiệm của bên cho thuê nhung bén thuê đã báo trước và tự sửa chữa thì phí tổn liên quan đến sửa chữa tài sản bên cho thuê phải chịu.
- Nếu tài sản cho thuê bị tranh chấp về quyển sờ hữu làm cho bên thuê không sử dụng tài sản ổn đinh thì bên thuê còn phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. Bên cho thuê còn có quyền đơn phương đình chi thực hiện hợp đồng.
- Bên cho thuê có quyển yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ những hao mòn tự nhiên trong quá trình bên thuê sử dụng tài sản. Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi giao thì bên cho thuê có quyển yêu cầu bổi thường những thiệt hại đó. Bên cho thuê tài sản có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền thuê đúng thời hạn, đúng phương thức đã được thoả thuận trong hợp đồng.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê tài sẩn
- Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoà Ihuận. Nếu hai bên trong hợp đồng không thoà thuận về thời hạn trả tiền thuê thì việc trả tiền được xác định theo tập quán hoặc trả tiền khi bên thuê trả lại tài sản thuê. Nếu bẽn cho thuê chậm giao tài sản thì bèn thuê có thể gia hạn, huỷ hợp đồng hoặc yêu cầu bên cho Ihuẽ phải bồi thường thiệt hại.
- Bẽn thuê có nghĩa vụ phải sử dụng tài sản thuê cẩn thận như cùa chính mình, sử dụng tài sán thuê đúng công dụng, đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng hoặc ước đoán theo tình trạng thực tế. Nếu bẽn thuê vi phạm, bẽn cho thuê có quvển đòi lại tài sàn, đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bổi thường thiệt hại. Bên thuê có thê tu sửa và làm tăng giá trị cùa tài sán nếu được bẽn cho thuê dồng V và có quyền yêu cầu bén cho Ihuê thanh toán những chi phí hợp lý.
- Khi hợp đồng đã hết hạn, bên thuè có nghĩa vụ hoàn trá tài san thuê tronc tình irạng như khi nhận, trừ những hao mòn lự nhiên. Nếu hết hạn thuê mà bẽn thuẽ không trà lại tài sản thuê thì bên thuê phải trả thêm tiền lừ thời điếm quá han và phái chịu rủi ro xảy ra đối với tài sán thuê trong thời aian chậm trá. Ngoài ra. bẽn thué có thể phái bị phạt do chậm trá nếu trong hợp đồng các bén có thoa thuận.
- Nếu tài sán thuè bị hư hóng hoặc khòng được như tinh trạna đã ước định trong hợp dổng (sử dụng quá cõng suất, bào quán, giữ ein không tôt, không sư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng đúng quy trình kỹ thuật...) do lỗi của bên thuê thì ben thuê phải chịu những phí tổn về sửa chữa.
Trong trường hợp do lỗi của bên thuê mà tài sản thuẽ bị hu hỏng hoàn toàn, bị mất, bị tiêu huỷ thì bên thuê phải bổi thường toàn bộ giá trị của tài sản thuê. Nếu tài sản thuê là gia súc thì bên thuê còn phải hoàn trả gia súc và cả gia súc được sinh ra trong thời hạn thuê nếu các bên khổng có thoả thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê. Nếu tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyển: yêu cầu bên cho thuê sửa chữa tài sản; giảm giá thuê; đổi tài sản khác hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đổng và yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại.
5. Hợp đồng thuê nhà
a. K hái niệm và quy định chung vé hợp đồng thuê nhà
Hợp đồng thuê nhà cũng là một dạng hợp đồng dựa trên cơ sở những nguyên lý chung vể thuê tài sản. Nhung do tính chất đặc thù và để bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với quan hệ cho thuê này, nên Bộ luật dân sự quy định trong một tiểu mục riêng.
Hợp đồng thuê nhà là sự thoả thuận và ký kết bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê, theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà cho thuê cho bên thuẽ nhà. Bén thuê nhà có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà theo sự thoả thuận của các bên hoặc iheo quy định của pháp luật.
- v ể hình thức: Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản. Đối với các hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê lừ sáu tháng trớ lẽn thì hợp đồng thuẽ nhà phải có chứng nhận cùa Cổng chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dán cấp có thấm quyền và phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực từ thời diểm đã được chứng nhân hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền và nghĩa vụ cùa các bẽn irong hợp dồng phát sinh khi đã hoàn tất thù tục và bên cho thuê đã giao nhà cho bcn thuê. Bèn cho thuê có nghĩa vụ hoàn tất các thú tục cho thuê nhà nếu các bén không có thoá thuận khác hoặc pháp luật không có quv định khác.
- Vé giá thuê: Theo nguyên tắc chung của pháp luật dãn sự, giá thué do các bón Ihoá thuận. Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá Ihué nhà ờ thì các bèn chí được thoá thuận trong phạm vi khung giá đó và không được vượt khung giá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đ ối vãi hợp đổng thuê nhà ở có thời hạn từ hai năm trở lên, khi khung giá thuê nhà của Nhà naớc có sự thay dổi thì các bén cũng đuạc thoả thuận lại theo khung giá mới.
Đ ối với hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ hai năm trò lên nếu bên cho thuê dã cải tạo, nâng cấp nhà thì có quyền tảng giá thuê nhà nhưng phải báo cho bên thuê nhà biết trước ít nhất là ba tháng kể từ thời điểm hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp.
- Bên thuê nhà có quyền luu cư với thời hạn không quá ba tháng khi hợp đồng thuê hết hạn nếu bẽn thuê có khó khăn về chỗ ở và việc kéo dài hợp đồng không làm ảnh hường nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê nhà. Khi có sự thay đổi chủ sờ hữu nhà (bên cho thuê đã bán nhà đang cho thuê) nhưng vẫn còn thời hạn thuê hoặc thòi hạn lưu cư thì bên thuê vẫn có quyền tiếp tục ihuê hoặc lưu cư cho đến khi hết thời hạn.
- Khi thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác, các bên cũng có những quyền và nghĩa vụ như đối vói hợp đồng thuê nhà ờ, trừ các quyền: ưu tièn ký hợp đồng thuê tiếp, ưu tiên mua, quyển lưu cư, quyển tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bẽn thuê chết.
- Hợp đổng thuê nhà chấm dứt khi: hợp đồng thuê hết hạn; nhà cho thuê không còn; bên thuê chết và không có ai cùng chung sống; nhà cho thuê phải phá dỡ do có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch xây dựng của Nhà nước. Nếu trong hợp đổng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháne, kẽ từ ngày bên cho thuê báo cho bẽn thuê biết về việc đòi nhà.
b. Quyên và nghĩa vụ cơ bản của các bén trong hợp đống thuê nhà
- Quyên và nghĩa vụ cùa bên cho thuê nhà:
+ Bén cho thuê nhà có quyền được nhặn đủ tiền Ihuẽ nhà theo đúna giá cà. phương thức, kỳ hạn đã được hai bẽn thoá ihuận Irong hợp done. Việc trá tién thuẽ nhà có thể thực hiện theo phương thức trá mội lần hoặc trà theo dinh kỳ.
+ Bòn cho thuê còn có quyển dơn phương dinh chỉ thực hiên hợp dổne và vẽu cầu bổi thường thiệt hại khi bén ihuè vi phạm nahĩa vụ dã cam kết trons hơp đổna như: khỏna trà tiền thué nhà trona ba tháns liên tiếp trớ lẽn mà khôna có lý d o chính d á n s: bẽn thuê sử d una nhà k h ỏ n s đ ú n e m ục dich Ihuê: lự V sưa chữa: cho neười khác thuê lai toàn bộ hoặc một phán nhà dans thuê mà không có sự đồn« V cua bén cho thuẽ: làm mất trật tư còna cộ n s nhiều lần. làm anh hướng nehicm trọna den sinh hoạt bình thườns cua nhữns nsười xuns quanh và vè sinh mói trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Bên cho thuê có quyển được cải tạo, nâng cấ p rfià cho thuê oếiiiđuợc bên, thuê đồng ý nhưng không được gây phiển hà cho nguời thuê sử dụng chỗ ờ. Khắ sừa chữa nhà định kỳ hoặc đột xuất, phải báo cho bên thuê biết trước một tháng vé thời điểm bắt đầu và thời gian sửa chữa. Nếu sửa chữa từ một tháng ưở lẽn và bên thuê đã tự thu xếp nơi ở tạm thì bên cho thuê phải trừ tiền thuê nhà trong thời gian sửa chữa. Bên cho thuê được lấy lại nhà đã cho thuê khi hết hạn hợp đồng thuê.
+ Bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà đúng theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm' cho người thuê được sử dụng ổn đinh nhà trong thòi hạn thuê; bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận.
- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà:
+ Bẽn thuê nhà có quyền nhận nhả thuê theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Được đổi hoặc cho thuê lại nhà đang thuê nếu được bên cho thuê đổng ý bằng vãn bản. Được tiếp tục thuê đến hết kỳ hạn của hợp đổng theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê khi có sự thay đổi chủ sở hữu nhà.
+ Được ưu tiên ký hợp đồng thuê nhà nếu nhà đó vẫn cho thuê tiếp. + Bên thuê cũng có quyển đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê nhà và yêu cầu bên cho thuê bổi thường thiệt hại nếu: bên cho thuê không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng; tăng giá thuê nhà bất hợp lý; quyển sử dụng nhà dang thuê bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. Khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải báo cho bên cho thuê biết trước một tháng nếu trong hợp đổng không có thoả thuận khác.
+ Bên thuê có nghĩa vụ trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn, dúng phương thức mà các bên đã thoả thuận, có nghĩa vụ sứ dụng nhà đúng mục đích dã thoả thuận trong hợp đổng. Phải giữ gìn nhà. không được sửa đổi làm thay đổi cấu trúc nhà và phái sứa chữa những hư hỏng nhó hoặc do lỗi cùa mình gây ra. Phải tôn trọng các quy tắc sinh hoạt còng cộng và trả lại nhà cho bên cho thuê khi hết kỳ hạn thuê. Không được tự ý đổi nhà hoặc cho người khác khi không có sự dồng ý bàng vãn bán cùa bên có nhà cho thuê.
6. Hợp đóng thué khoán tài sản
a. Khái niệm và quy định chung vé hợp đồng thuê khoán tài sản
Hợp đồng thuê khoán tài sản cũng là một dạng hợp dồng dựa trẽn cơ sớ những nguyên lý chung về Ihuè tài sàn. Nhưng do tính chất dặc thù vé quyển và nghĩa vụ của các bên. nên Bộ luật dán sự quv định trong một tiếu mục riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24
Hạp đổng thuê khoán tài sản là sự thoả thuận giQa các bên, theo đó bên cho thuẽ khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưỏng hoa lợi, lợi tức thu dược từ tài sàn đó và cố nghĩa vụ trả tiẻn thuê.
Đ ôi tuạng cùa hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng ưang thiết bị cần thiết để khai thác còng dụng, hường hoa lợi. Nếu đối tượng thuê khoán là súc vật, bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra nhung cũng phải chịu một nửa những thiệt hại về súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trưòng hợp các bên có thoả thuận khác.
Thời hạn thuê khoán. Thời hạn do các bên thoả thuận theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc theo mùa, vụ phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Về hình thức các hợp đổng. Hợp đồng phải được lập thành vãn bản, có chứng nhận của Còng chứng nhà nưốc hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đãng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu pháp luật có quv định.
Hợp đồng thuê khoán có mục đích khác biệt so với các hợp đồng thuê tài sản thông thường là: Bên thuê khoán khai thác, sử dụng tài sản thuê vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với quy định cùa pháp luật. Hợp đổng thuê khoán không nhằm mục đích sù dụng tài sản thuê vào việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùne cùa bên thuê.
Giá cà và thời hạn thuê khoán: Do các bên thoả Ihuận trong hợp đồng tuỳ thuộc vào tính chất, công dụng cùa tài sản thuê khoán. Nếu giá thuê khoán thỏne qua dấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu. Phương thức trả tiền thuê khoán có thể là: hiện vật, tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
Khi giao tài sàn thuê khoán, các bên trong hợp đồng phải lập biên bàn đánh giá tình trạna và xác định giá trị cùa tài sản ihué khoán. Khi chấm dứt hợp đồng, bẽn thuê khoán phải trà lại lài sán thuê khoán ờ tình Irạng phù hợp với mức độ kháu hao đã thoả thuận nếu làm mất hoặc giám sút giá trị thì bén ihuẽ khoán phải bổi thường.
Mỗi bẽn trong hợp đổng có quyển đơn phươne đình chi thực hiện hợp đổng nhung phái báo cho bên kia biết trước trone một thời gian hựp lý. Nếu thuẽ khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phai phù hợp VỚI thòi vụ hoặc chu kỳ khui thác.
b. Quvén rò ngliĩa vụ cơ bàn cùa các bén trong họp đông
- Q u\cn vù imlìĩii vụ cùa bẽn t lio lluié khoán:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Bén cho thuê khoán có quyền nhận đủ tiền, hiện vật vào thời điểm , địa điểm đã thoả thuận, cho dù bên thuê khoán không khai thác hết công dụng và mục đích tài sản thuê khoán.
+ Có quyển được hưởng một nửa số gia súc sinh ra (nếu đối tượng của hợp đồng là súc vật) đồng thời phải chịu một nửa những thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra.
+ Có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi bên thuê khoán có sự vi phạm. Bên cho thuê khoán có quyển lấy lại tài sản cho thuê khoán khi hết hạn hợp đồng.
+ Nghĩa vụ cơ bản của bên cho thuê khoán là giao tài sản thuê khoán cho bên thuẽ khoán như đã thoả thuận trong hợp đồng. Bảo đảm cho bên thuê khoán sử dụng ổn định, đúng mục đích, công dụng của tài sản. Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán làm tãng giá trị của tài sản nếu các bên có thoả thuận.
- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán:
+ Bên thuê khoán có quyển nhận tài sản thuê khoán để khai thác công dụng hướng hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận.
+ Có quyẻn yêu cầu bên cho thuê khoán miễn hoặc giảm tiền thuê khoán khi có sự kiện bất khả kháng và hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
+ Được quyền yêu cầu thanh toán những chi phí hợp lý nếu đã thay thế, cải tạo tài sản thuê khoán làm tăng giá trị tài sản theo thoả thuận và có quyền dơn phương đình chì thực hiện hợp đồng theo quy định cùa pháp luật.
+ Nghĩa vụ cơ bản của bên thuê khoán là: Phải trả đủ bằng hiện vật, bằng liền hoặc bằng việc thực hiện một công việc theo phương thức đã thoả thuận.
+ Phải khai thác tài sản thuê khoán theo dúng mục đích dã thoả thuận và báo cho bẽn cho thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản thuê khoán. Nếu bén cho thué khoán có yêu cầu hoặc cần báo dột xuất thì bên thuê khoán phái báo kịp thời theo ycu cầu của bên cho thuê khoán.
+ Trong thời hạn khai thác lài sán thuê khoán, bẽn thuê khoán phải: bao quàn, bào dưỡng hằng chi phí cùa mình, từ trường hợp các bẽn có thoà thuận khác: nếu làm hư hỏng, giùm giá trị, mất giá trị thì phải bồi thường thiệt hại. Bén ihuê khoán không phái chịu trách nhiệm về những hao mòn lự nhiên cùa lài sán Ihuẽ khoán nhưng nếu làm mất giá trị hoặc giám sút ciá trị tài sản thuê khoán thì phai bổi thường thiệt hại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
+ Bên thuẽ khoán không được cho người khác thuê khoán lại tài sản thuê khoán, trừ khi đuợc bên cho thuê khoán đồng ý. Khi chấm dứt hợp đồng bên thuê khoán có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận.
+ Nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ nhưng việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên thuẽ khoán vẫn được tiếp tục thuê nếu bẽn cho thuê khoán đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đổng. Bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đổng thuê tài sản trong Luậl dân sụ là gì?
2. Trình bày đậc điểm pháp lý cùa hợp đồng thuê tài sản.
3. Trình bày quyển và nghĩa vụ cùa các bên trong hợp đổng thuê tài sản. 4. Phân tích các yêu cầu cơ bản cùa hợp đồng thuê nhà.
5. Hợp đồng thuê khoán tài sản có những điểm nào khác biệt so với hợp đồna ihuè tài sản thông thường?
IV. HỢP ĐỐNG MƯỢN TÀI SẢN
1. Khái niệm chung về hợp đóng mượn tài sàn
Điểu 512 Bộ luật dân sự quy định: "Hợp đổne mượn lài sàn là su thoa thuận siữa các bên. theo đó bón cho mượn giao tài sán cho bén mượn dô sử dụng trong một thời hạn mà khòns phai trá tiền, còn bén mượn phai ira lại tài san dó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã dạt dược".
* fìậí dient pliáp lỷ của liợp dóm; mượn tài .V i//;
- Hợp đổna mượn lài sán là hợp dcSna thực lò'.
Hơp đổns mượn lài san irons LUỘC SOI1Ü Ihòiiũ thườn« là hợp tVìna thực tó. Tính chui thực lè tronũ hợp đổna mượn liu san dược ìhé hiện o dặc truiis là dù hai hòn đã có sư thoa thuùn cụ thó VC đôi tưọns cho mượn, mục đích và 1 hòi han cho mượn... nlu m ü neu bẽn cho mượn chưa íiiao tài san cho niiron cho bôn mượn thì hợp dónc mượn lài san dược coi là chưa xác lập. Các bòn irons hợp đồ na kliône có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyển yêu cầu đối vối nhau trong việc thực hiện họp đổng. Việc hứa cho mượn không phải là căn cứ để bên muợn yêu cầu bên cho mượn phải cho mượn tài sản.
- Hợp đổng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ.
Tính chất đơn vụ trong hợp đồng mượn tài sản được thể hiện trong quan hệ hợp đồng này một bên có quyền và bên kia phải thực hỉện những nghĩa vụ nhất định mà không có quyển gì đối vói bén có quyền. Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực (thời điểm chuyển giao tài sản mượn) thì bên cho mượn có quyển đòi lại tài sản mượn; bên mượn chỉ có nghĩa vụ trả lại tài sản muợn khi hết thời hạn mượn.
- Hợp đổng muợn tài sản là hợp đổng không có đển bù.
Tính chất không có đền bù được coi là đặc điểm quan trọng cùa hợp đồng muợn tài sản. Trong hợp đồng mượn tài sản, bên cho mượn chuyển giao quyển sử dụng tài sản cho bên mượn mà không nhằm mục đích đạt được các lợi ích vật chất từ việc cho mượn đó. Tính chất không có đền bù này thể hiện sự khác biệt cơ bàn giữa hợp đổng muợn tài sản với hợp đồng thuê tài sản (hợp đồng thué tài sản luôn
luôn là có đền bù). Khi hết thời hạn mượn, bên mượn chỉ phải trả lại nguyên vẹn chính tài sản đã mượn mà không phải trả thêm một khoản nào khác.
2. Quy định chung về hợp đồng mượn tài sản
Hình thức của hợp đồng mượn tài sản có thê bằng m iệng hoặc vãn bản theo sự thoả thuận của các bên. Tuỳ thuộc vào giá trị, công dụng, tính chất cùa tài sản, Ihời gian mượn dài hay ngắn mà các bên có thê thoả thuận bàng hình thức văn bản.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản bao gồm tất cả những vậi khỏng tiêu hao, có thê là động sàn hoặc là bất động sản.
Thời hạn mượn tài sản do các bên tự thoả thuận. Bên cho mượn có quyển đòi lại tài sản mượn trước thời han nếu như có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sàn cho mượn, mặc dù bẽn mượn chưa dại được mục dich mượn nhưng phái báo trước cho bẽn mượn một khoảng Ihời gian hợp lý. Đặc điểm này cũng thể hiện sư khác biệt giữa hợp đổng mượn tài sản với hợp đồng thuê tài sàn.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bẽn trong hợp dồng muựn tài sản a. Quyến và nghĩa vụ cơ bàn của bén cho mượn lài sản
- Bẽn cho mượn tài sản có quyền đòi lại tài sản sau khi bên mượn dã đạt dược mục đích mượn nếu các bên trong hơp đồng khòng thoá thuận về thời han mượn; trong trường hợp bẽn cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sú
28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng tài sàn cho mttỢH thỉ cũng được dòi lại tài sản đó dù bên muọn chua đạt được mục đích nhung phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Bên cho mượn có quyẻn đòi lại tài sản cho mượn khi bên mượn đã sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng của tài sản. Ngoài ra, bên cho mượn còn có quyên đòi bổi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
- Nghĩa vụ cùa bên cho mượn tài sản là giao tài sản cho bên mượn theo thoả thuận và cung cấp những thông tin cần thiết vể việc sử dụng tài sản, khuyết tật của tài sản (nếu có). Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên mượn thì phải bồi thường trừ những thiệt hại do khuyết tật của tài sản gây ra mà bên mượn biết hoặc buộc phải biết.
- Bên cho mượn còn phải thanh toán cho bên mượn những chi phí sửa chữa, chi phí hợp lý làm tăng giá trị của tài sản nếu các bên có thoả thuận trong hợp đổng.
b. Quyến và nghĩa vụ cơ bản của bên mượn tài sản
- Bẽn mượn tài sản có quyên nhận tải sản, đuợc sử dụng tài sản theo đúng cõng dụng của tài sàn và đúng mục đích đã được các bên thoả thuận.
- Nếu các bèn có thoả thuận, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán các chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị của tài sàn mượn.
- Trong quá trình sừ dụng tài sàn phải bào quản, giữ gìn tài sản mượn như tài sàn cùa chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sàn; nếu tài sản bị hư hòng thõng thường phải tự sửa chữa.
Bẽn mượn tài sản phải trả lại tài sàn mượn khi hết thời hạn hợp đổng hoặc đã đạt dược mục đích mượn. Nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bén mượn phái trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn.
- Bên mượn tài sán không dược cho người khác mượn lại tài sàn nếu không được bén cho mượn dồng V.
- Bén mượn có trách nhiệm bổi thường thiệt hại nếu làm tài sàn bị hư hỏng, mất mát. Bèn mượn khỏng phái chịu trách nhiệm vé những hao mòn lự nhiòn cùa tài sàn.
CẢU HÒI THẢO LUẬN
1. Hợp dổna mượn lài sán trong Luật dân sự là gì?
29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Trình bày dặc điểm pháp lý của hợp dồng mượn tài sản.
3. Trình bày quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mượn tài sản. 4. Hợp đồng mượn tài sản có điểm nào khác biệt so với hợp đổng thuê tài sản?
B. NHÓM HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ DỊCH vụ HOẶC CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN
I. HỢP ĐỔNG DỊCH v ụ
1. Khái niệm chung về hợp dồng dịch vụ
Trong điều kiện nền kinh tế hiộn nay, các hợp đồng dịch vụ ngày càng trờ nên phổ biến và đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong sinh hoạt tiêu dùng và trong hoạt dộng sản xuất, kinh doanh. Là một loại hợp đồng dân sự thông đụng nhưng đối tượng cùa hợp đồng là những hoạt động dịch vụ rất phong phú và đa dạng trong đời sống xã hội tuỳ thuộc sự thoả thuận của các bên.
Điều 518 Bộ luật dân sự nãm 2005 quy định: “Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ Ihực hiện một cổng việc cho bên thuê dịch vụ, còn bén thuê dịch vụ phải trả tiền cõng cho bên cung ứng dịch vụ”. * Đ ặc điểm pháp lý cùa hợp đồng dịch vụ
— Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ung thuận.
Ưng thuận là một đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ. Trong hợp đồng dịch vụ kê từ thời điểm các bên đã thoà thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đổng như: đối tượng của dịch vụ, phương thức thực hiện, giá trị của dịch vụ... thì hợp đồng đó được coi là đã xác lập và có hiệu lực thực hiện. Đây là thời điểm phát sinh quyền của mỗi bên đối với nhau trong việc yêu cầu thực hiện các hợp đồng dịch vụ. Còn nếu là hợp đồng thực tế thì quyền yêu cầu thực hiện hợp đổng chỉ phát sinh khi đã có sự chuyển giao đối tượng của hợp đổng giữa các chù thể.
— Hợp đồng dịch \TJ là hợp đồng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đồng dịch vụ có nhũng đặc trưng là cả hai bên đcu có những quvền và nghía vụ đối với nhau. Tính chất song vụ trong hợp đồng dịch vụ cũng có những dặc trưne như tính chất song vụ cùa hợp đổng song vụ thông ihường. Trong hợp đồng dịch vụ, khi bên nhận làm dich vụ đã thực hiện mội cống việc cho bẽn thuê dịch vụ thì cũn° có qưyền yêu cầu bén thuê dịch vụ Ihanh
30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
toán một khoản tiỂn có giá trị tương đương với giá trị công việc đã thực hiện. Ngược lại, bên thuê dịch vụ khi đã nhận đaợc kết quả từ việc thực hiện một công việc của bên làm dịch vụ phải có nghĩa vụ thanh toán cho bẽn làm dịch vụ một khoản tiền hay một lợi ích vật chất nào đó theo thoả thuận.
Điểm khác căn bản trong hợp đổng dịch vụ với một số hợp đồng thông dụng khác là: Ngoài tính chất cả hai bên đều có quyển và nghĩa vụ đối với nhau trong hợp đồng thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ là thực hiện một công việc theo thoả thuận. V iệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có những đặc trưng riêng.
— Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù.
Hợp đổng dịch vụ thể hiện nguyên tắc chung của quan hệ pháp luật dân sự là nguyên tắc có đi có lại, đền bù ngang giá. Một bên thực hiện công việc dịch vụ với mục đích được nhận tiền công. Còn phía bên kia (bên thuê dịch vụ) muốn được hường các lợi ích từ công việc dịch vụ thì phải trả một khoản tiền công cho bẽn làm dịch vụ. Nếu việc thực hiện một công việc không nhằm mục đích nhận tiền công thì quan hệ giữa các chủ thể khi đó thường chỉ mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mà không hình thành hợp đồng dịch vụ với đầy đủ các tính chất pháp lý của nó.
2. Quy định chung về hợp đồng dịch vụ
Hình thức của hợp đồng dịch vụ có thể bằng miệng, bằng vãn bản theo sự thoả thuận của các bên tuỳ thuộc đối tượng của hợp đồng là công việc phức tạp hay giản dơn. Trong thực tế, những dịch vụ giản đơn thường là hợp đồng bằng miệng.
Đối tượng của hợp đồng dịch VỌI phải là công việc cụ thể mà bén làm dịch vụ có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội.
Trong hợp đổng dịch vụ nếu là dịch vụ giản đơn thì đó là quan hệ trực liếp giữa bên thuê dịch vụ và bẽn nhận làm dịch vụ.
Nếu là dịch vụ phức tạp sẽ có hai quan hệ pháp luật: quan hệ giữa bẽn thuè dịch vụ và bên làm dịch vụ (gọi là quan hệ bẽn trong) và quan hệ giữa naười làm dịch vụ và người thứ ba (gọi là quan hệ bcn ngoài). Trong quan hệ bẽn trong: Các bẽn phải thoà thuận cụ thê’ vé nội dung làm dịch vụ theo đó bén làm dịch vụ phái thực hiện nhũma hành vi nhất định vì lợi ích của bèn thuê dịch vụ. Trong quan hệ bên ngoài: Bôn làm dịch vụ phải nhàn danh mình đê tham gia các giao dịch dân sự. mà không được nhàn danh bén thuê làm dịch vụ đẽ giao dịch với naười thứ ba. Bèn làm dịch vụ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi cùa minh trước người Ihứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ba nếu pháp luật không quy định khác hoặc các bên không có thoà thuận khác. Về nguyên tắc, giữa bên thuê dịch vụ và người thú ba sẽ không có mối quan hệ pháp luật với nhau.
Sau khi kết thúc thời hạn dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên làm dịch vụ tiếp tục thực hiện công viộc dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đổng dịch vụ trong trường hợp này đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc đuợc hoàn thành.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bén trong hợp đồng dịch vụ
a. Quyền vả nghĩa vụ của bén thuê dịch vụ
- Quyền quan trọng của bên thuê dịch vụ là có quyền yêu cầu bên làm dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các nội dung khác mà hai bên đã thoả thuận.
- Bên thuê dịch vụ có quyền nhận kết quả công việc mà bên làm dịch vụ đã thực hiện. Có quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thục hiện hợp dồng, yêu cẩu bổi thường thiệt hại nếu bên làm dịch vụ vi phạm nghĩa vụ. Khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đổng bên thuê dịch vụ phải báo trước cho bên làm dịch vụ trong một thời gian hợp lý và phải trả tiền công theo sô' lượng, chất lượng mà bên làm dịch vụ đã thực hiện và bổi thường thiệt hại (nếu có). Trong truờng hợp chất lượng, số lượng dịch vụ không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn do lỗi của bên làm dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền giám tiền công và yêu cẩu bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ cơ bản của bên thuê dịch vụ là phải cung cấp cho bên làm dịch vụ thõng tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết đê thực hiện công việc nếu các bén có thoả thuận hoặc việc thực hiện dịch vụ có yêu cẩu.
- Bẽn thuẽ làm dịch vụ phải trà tiền công (thường gọi là tiền thù lao) cho bên làm dịch vụ theo thoả thuận khi xác lập hợp đồng. Tiền cóng được trả tại địa diểm thực hiện dịch vụ khi hoàn thành dịch vụ nếu các bén không có thoả thuận khác.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên làm dịch vụ
- Bẽn làm dịch vụ có quyền yêu cầu bên Ihuê dịch vụ phải cung cấp Ihõng tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện dịch vụ vì lợi ích của bẽn Ihué dịch vu.
- Được phép thay đổi điéu kiện dịch VT1 vì lợi ích cúa bẽn ihuê dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến cùa bên thuê dịch vụ nếu việc chờ ý kiến sẽ gãy thiệt hại cho bẽn thuè dịch vu nhưng phải báo ngav cho bẽn thuẽ dịch vụ biết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bên làm địch vụ c ó quyền yêu câu bên thuê dịch vụ phải trả tién công theo thoả thuận trong hợp đổng. Nếu trong hợp dồng các bẽn không thoả thuận cụ thể thì tiền công được xác định theo mức trung bình đối với công việc cùng loại tại thời điểm và địa điểm hoàn thành công việc.
- Bẽn làm dịch vụ cũng có quyén dơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thục hiện không đúng như nghĩa vụ mà các bên đã cam kết thoả thuận.
- Nghĩa vụ cơ bản của bên làm dịch vụ là thực hiện công việc đúng chất lượng, khối lượng, thời hạn và các điều khoản khác mà hai bên đã cam kết thoá thuận trong hợp đồng.
- Không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự dồng ý cùa bên thuê dịch vụ. Phải có trách nhiệm bảo quản và giao lại cho bèn thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc.
- Khi nhận tài liệu, phương tiện, thông tin nếu thấy không đầy đủ, không bảo đàm chất lượng để hoàn thành công việc thì phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ biết.
- Ngoài ra, bên làm dịch vại còn có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian làm dịch vụ nếu các bên có thoả thuận Irong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Bèn làm dịch vụ còn phải bồi thường thiệt hại cho bén thuê dịch vụ nêu làm mất mát, hư hỏng tài liệu được giao để làm dịch vụ hoặc trona quá trình làm dịch vụ đã tiết lộ bí mật thông tin.
CẢU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đổng dịch vụ trong Luật dân sự là gì?
2. Trình bày đặc diếm pháp lý cùa hợp đồng dịch vụ.
3. Trình bày quyển và nghĩa vụ cơ bàn cùa các bên trons hợp đổna dịch vụ.
II. HƠP ĐỔNG VẬN CHUYỂN
1. Khái niệm hợp đồng vặn chuyến
Hơp đổna vặn chuyến là một trong những loại hợp đổng có lính chất tliõi'ệ dụng, thuộc nhóm các họp đồng dàn sự có đói tưọna là các dịch vụ. Thòng qua hơp đổng vặn chuyển, các hòn thoa thuận với nhau vé việc Ihực hiện cõna việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dịch chuyển vị trí trong không gian của hành khách hoặc tài sản từ địa .điểm này đến địa điểm khác vào một thời điểm theo thoả thuận và bằng những pbuơng tiện vận chuyển thích hợp của bên vận chuyển.
* Đ ặc điếm pháp lý của hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng vận chuyển là hợp đổng ưng thuận.
Ưng thuận là một đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển. Trong hợp đồng vận chuyển kể từ thời điểm các bên đã thoả thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng như: đối tượng vận chuyển, phương thức thực hiện, giá cả... thì hợp đổng đó được coi là đã xác lập và mỗi bên đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng. Đây là thời điểm phát sinh quyền của mỗi bên đối với nhau trong việc yêu cầu thực hiện các hợp đồng vận chuyển (bao gồm cả vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hoá). Còn nếu là hợp dồng thực tế thì quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng chỉ phát sinh khi đã có sự chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
- Hợp đồng vận chuyển là hợp đồng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đổng vận chuyển cũng có những đặc trung là cả hai bên đẻu có những quyển và nghĩa vụ đối với nhau. Tính chất song vụ trong hợp đổng vận chuyển có nhũng đặc điểm tương tự như hợp đồng dịch vụ. N ghĩa là, dối tượng cùa hợp đồng là việc thực hiện một cóng việc vận chuyên nhất định.
Trong hợp đồng vận chuyển, khi một bên đã thoá thuận phía bên kia vé việc vặn chuyển (tài sản hoặc hành khách) thì bên thuê vận chuyến cũng phải thực hiện một nghĩa vụ trao cho bên kia một sô' tiền có giá trị theo Ihoá thuận đối với bẽn nhận vận chuyển. Bẽn thuê vận chuyến sẽ được bên vận chuyên chuyên chờ tài sán hoặc chính bản thân người Ihuê vận chuyển (trong hợp đồng vận chuyến hành khách) đến mộl dịa điểm nhất định theo thoả thuận trước hoặc sau khi bén Ihuê ihực hiện nghĩa vụ trá tiền.
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cùa các bên trong hợp đổng vận chuyển tương tự như hợp đổng dịch vụ, hợp đồng gia công.
- Hợp đồng vận chuyến là hợp đổng có đền bù.
Trong quan hệ dân sự về vận chuyên, bẽn vận chuyển thường là các cá nhân hay tổ chức Ihực hiện công việc mang tính chất chuyên nghiệp. Hoại động cùa các cá nhãn hay (ổ chức này nhằm mục đích có được thu nhập lừ công việc vặn chuvển dó. Thu nhập này nhằm trang trái cho các chi phí vận chuyến, phí hao mòn phương tiện, sửa chữa, báo dưỡng phương tiện, nhiên liệu hay nguyên liệu vân hành phương liện vận chuycn, cũng như các chi phí khác liên quan dẽn duy trì các cóng việc điều hành, tổ chức vận chuyến. Thu nhập đó được lấy từ chính những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khoản tiền công vận chuyển mà bên thuê vận chuyển phải trảẵ Điều đó thể hiện rõ nét tính chất cố đền bù của hợp đồng vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển có thể được phân loại dụa trẽn nhiều cơ sỏ khác nhau. Nếu căn cứ vào dối tượng cần vận chuyển thì hợp đổng vận chuyển được phân thành hai loại là hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển tài sản. Nếu căn cứ vào phương tiện vận chuyển thì hợp đồng vận chuyển được phân thành: vận chuyển dường bộ (ô tô, xe máy, xe kéo bời gia súc...), vận chuyển bằng đưòng hàng không, vận chuyển đường thuỷ (đường sông, đường biển), vận chuyển dường sất. Nếu dựa vào sự cò' định của thời điểm vân chuyển thì hợp đổng vận chuyển được phân chia thành hợp đồng vặn chuyển theo lịch trình cô' định (các chuyến vận chuyển theo lịch trình hàng tuần, hàng tháng, hằng ngày) và hợp đồng vận chuyển không có lịch trình cô' định.
2. Hợp đồng vận chuyên hành khách
a. K hái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách
Điều 527, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng vận chuyến hành khách là sự thoả thuận giữa các bén, theo đó bẽn vận chuyên chuyên chớ hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển” .
b. Quy định chung vê hợp đồng vận chuyển hành khách
Hình thức cùa hợp đồng vận chuyển hành khách có thể bằng lời nói hoặc bằng vãn bản. Thõng thường vé lả bằng chứng cùa việc giao kết giữa các bẽn Irong hợp dổne. Đối tượng của hợp đồng chính là hành vi cùa bén vận chuyển bằna phươns tiện cùa mình chuyên chỡ hành khách iheo thoả thuận.
Trone hợp đồna vận chuyển hành khách chủ thế cùa hợp đồng bao gồm bén vận chuyên và hành khách. Bẽn vận chuyển là tổ chức, cá nhãn được phép kinh doanh vặn chuyển hành khách iheo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên vận chuyến phái bào đàm an loàn tuyệt đổi cho tính mạng cùa hành khách khi vận chuyến, còn hành khách phái có vé hợp lệ và tuân thú các điẻu kiện vân chuyến trẽn các phươns tiện khác nhau do bẽn vận chuycn quy định.
Tron« trưòns hợp linh m ana, sức khoe của hành khách bị thiẽt hai. bén vận chuyên phái hổi thưừna theo quy định cùa Bộ luật dán sự. Nêu thiệt hại xáy ra hoàn loàn do lỗi của hành khách thì bèn vặn chuyên khònt! phái hổi thườns. trừ Iruòne hợp pháp luật có quy định khác. Nếu hành khách vi phạm dicu kiện vận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuyển đã thoả thuận mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc nguời fhứ ba thì hành khách phải bồi thường những thiệt hại đó.
Các bên trong hợp đồng đều có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi có những sự kiện theo quy định tại Điều 532 và Điều 533 của Bộ luật dân Ị sự. I
Là một hợp đổng dân sự thông dụng nhưng trong trường hợp bèn vận chuyên gây thiệt hại cho hành khách khi bị tai nạn giao thông, trong thực tế thưòng áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để bảo vệ nhanh chóng, kịp thời các lợi ích cùa hành khách. Thông thường, đây là loại phương tiện phải mua bảo hiểm bắt buộc, nên cơ quan bảo hiểm phải trả thay cho bên vận chuyển theo hợp đổng bảo hiểm hoặc theo quyết định của Toà án nhân dân.
c. Quyển và nghĩa vụ của các bén trong hợp đồng vận chuyển hành khách * Quyền và nghĩa vụ của hành khách:
- Hành khách có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại vé đối với lộ trình đã thoả thuận.
- Được yêu cầu chuyên chờ đến đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận nếu không bén vận chuyển sẽ phải thanh toán các chi phí phát sinh hoặc phải bồi thường thiệt hại.
- Hành khách dược không phải trả tiền cước phí vận chuyển hành lý ký gửi, hành lý xách tay theo hạn mức do pháp luật quy định hoặc do các bên thoả thuận và được nhận lại hành lý như tình trạng lúc gửi, khi lộ trình kết thúc.
- Hành khách có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp dồng nếu bẽn vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở dũng thời hạn, địa điểm dã thoâ thuận. Có quyền yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hai nếu tính mạng, sức khoẻ của hành khách không được bào đảm trong suốt lộ trình.
* N g h ĩa VII c ơ b ả n củ a h à n h k h á c h :
- ĩrả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý NTTỢt quá mức quy dinh.
- Hành khách phải có mặl tai địa điểm xuất phái đúng thời gian đã ihoà thuận hoặc thời gian được ghi trong vé và xuất trình vé đê chú phương tiện kiếm soát bằng các hình thức phù hợp.
- Trong suốt lộ trình, hành khách có nghĩa vụ tỏn irọng. chấp hành dúna các quy định cứa bèn vận chuyên và các quy định khác về đám báo an toàn giao thôna.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Quyền và ngkĩa vụ cùa bén vận chuyển hành khách.
- Bân vận chuyển cố quyền yêu cầu hành khách phải trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá quy định theo thoả thuận với chủ phuơng tiện hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bẽn vận chuyển được quyền từ chối chuyên chở hành khách đã có vé hoặc đang trong hành trình nhưng xảy ra các trường hợp sau đây:
Hành khách đã không chấp hành các quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất ưật tự công cộng; cản ườ công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người khác hoặc có những hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình.
Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho hành khách đó hoặc những người khác trong hành trình.
Khi thấy khòng thê’ bảo đảm cho hành trình và trong một số truờng hợp nhấl dịnh. pháp luật cho phép bên vận chuvển có quyền từ chối khi hành khách có bệnh lây lan, truvền nhiễm hoặc cần phải ngân ngừa dịch bệnh lây lan. Ngoài ra nếu hành khách mang theo hàng hoá quốc cấm, mang theo đồ vật mà không đàm bảo vệ sinh an toàn, trẻ em dưới sáu tuổi hoặc những người bị bệnh lâm thần mà không có người khác đi kèm theo quv định riêng của từng loại phương tiện vận chuyển thì bên vận chuyển cũng có quyền từ chối.
Khi từ chối vận chuyển, tuỳ từng trường hợp mà hành khách có thê được nhận lai giá trị tiền vé hoặc không dược nhận lại và chịu phạl vi phạm nếu điều lệ vận chuyển có quv định.
- N ahĩa vụ cơ bàn cùa bên vận chuvển là chuyên chờ hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúna địa điếm, đúng giờ, vãn minh, lịch sự và bằng phươna tiện dã thoá thuận một cách an toàn trong suốt lộ trình đó với mức cước phí hợp lý cùa loại phương tiện sử d ụ n a. Phải bào đàm đủ chỗ ngồi cho khách và khône được chuyên chớ vượt quá trọng tái.
- Bẽn vận chuyên có nahĩa vụ mua bào hiểm trách nhiệm dán sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm bổi thườna thiệt hại về tính m ạn2 . sức khoe cua hành khách khi có thiệt hại xảy ra. Bào đám đúng thời gian xuất phát dã được quy định hoặc được các bẽn thoá thuận
- Bẽn vận chuyến phai Irà lại hành lý cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý đó tai địa điếm thoù ihuận theo đúns thời sian. lộ trình. Hoàn tra cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn37
hành khách cước phí vận chuyển nếu hành khách đơn phương đình chỉ thọ: hiên hợp đồng.
- Bên vận chuyển được miễn trừ trách nhiệm nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điêu 533 Bộ luật dàn sự).
3. Hợp đồng vận chuyển tài sản
a. K hái niệm hợp đồng vận chuyển tài sản
Điều 535, Bộ luật dân sự nãm 2005 quy định: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên tài sản tới địa điếm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyên có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển” .
b. Quy định chung vê hợp đồng vận chuyển tài sắn
Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng vận chuyến tài sản có thế được giao kết bằng lời nói hoặc bằng vãn bàn. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định hợp dồng phái được lập thành văn bản thì các bẽn phải tuân theo hình thức đó. Trong hợp dồng vận chuyển tài sản nếu có vận đơn (thường là vặn chuyên với số lượng lớn) thì vận đơn là bằng chứng cùa việc giao kết hơp dồng giữa các bên. Đối tượng cúa việc vận chuyến tài sán có thể là các loại dộns sán gồm: tài sản các loại, gia súc, gia cám... có thể vận chuycn bằng các phương tiện giao thóng.
Giao tài sán vận chuvén: Bén thuê vặn chuyển có nghĩa vụ giao lài sán cho hên vận chuyển đúng thời hạn. địa điêm và đóng gói theo dũng quy cách dã thoa thuận. Nếu hàng hoá có bao bì, đóng gói, khi vận chuyên phái thực hiện theo quy định chung VC tiêu chuấn đẽ bảo đàm an toàn khi vận chuvén. Khi các hên khòna có Ihoá thuận khác, bén thuê vận chuyên phái chịu chi phí hốc xếp lài sán lén. xuống phươns tiện và phai thanh loán chi phí phát sinh nêu bén vân chuyên phai chờ đợi hàng vận chuyến hoặc phái nộp phạt vi phạm theo thoá thuận.
Mức cước phí vận chuyến do các bén thoa thuận: nêu pháp luát có quy đinh về mức cước phí vận chuyên đối với loai hàn” hoá dó thì áp dụne quv dinh mức cước phí của pháp luật. Theo nsuvẽn lắt' chunc. bén thuê ván chuvén phai thanh loán du cước phí vặn chuyên khi tài sán đã dược chuyến lén phươnu lien, trừ trườns hợp các bón ironc hợp đồng có thoá thuận khác.
Bón ván chuycn phai hoi thirò'112 thiệt hại cho ben tliuc vân clìuycn neu dc ùu san bị mãi mát. Iní hóns I reine quá trình vận chuyên. Nêu bẽn thuõ ván L‘lui\cn irực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38
tiếp áp tải, trông coi thì bẽn vận chuyển khổng {M i chịu trách nhiệm trông giũ hàng hoá. Bên vận chuyển còn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tình trạng bất khả kháng làm tài sản bị mất mát, hư hỏng, bị huỳ hoại, trừ trưòng hạp các bên cố thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngược lại, bên thuê vận chuyển phải bổi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba nếu tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm độc hại mà không có biện pháp đóng gói, đóng gói không đúng quy cách kỹ thuật để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
Hợp đồng vặn chuyển tài sản được coi là hoàn thành khi bên vận chuyển đã trả tài sản đầy đù. đúng thời hạn và địa điểm. Nếu không có người nhận tài sản thì hợp đồng dược coi là hoàn thành khi tài sản đã được bên vận chuyển gửi vào nơi gửi giữ bảo đảm số lượng, chất lượng và các điều kiện khác; bên vận chuyển đã báo cho bên thuê vận chuyển hoặc bên nhân tài sản về việc gửi giữ.
c. Quyền và nghĩa vụ của các bén trong hợp đổng vận chuyên tài sản * Q u yển và nghĩa VII cùa bên vận chuyển:
— Bên vận chuvển có quyền kiểm tra sự xác thực của tài sàn cũng như cùa vận đơn. Có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển trả đủ cuớc phí đúng thời hạn. đúna phương thức mà các bẽn đã thoả thuận.
— Có quyền từ chối vận chuyển tài sản, khi tài sản không đúng với loại mà các bén đã thoả lhuận trong hợp đổng; khi tài sàn vận chuyển là hàna hoá bị cám giao dịch, tài sàn có tính chất nguy hiểm, độc hại. tài sản không được dóng gói theo tiêu chuẩn kỹ thuật nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
- Có quyển yêu cầu bên thuê vận chuyển phái bồi thường thiệt hại.
- Trona trường hợp tài sản vận chuyến đã được chuyến đến địa điểm trả tài sản dúns thời hạn nhưns khòng có bén nhận thì bên vận chuyên có thể gừi sô tài sàn đó tại nơi nhận sùi giữ và phải báo ngay cho bên Ihuẽ vận chuyển hoặc bẽn nhặn tài sán biết. Bén tliué vận chuyên hoặc bên nhận tài sản phai chịu chi phí hợp lý phát sinh từ viẹc sừi siữ tài sán.
— CÙI12 với các quvền trẽn đày. bên vận chuvén có nahĩa vu báo đám vãn chuyển tài san đầy đú. an loàn, đến địa điẽm đã định dúna Ihời han. Trá tài san cho naười có quyốn nhạn tài sàn. Trone thực tế I12UỜÌ nhận tài sàn không phái nhài thiết là bôn thuẽ vận cliuvén.
- Bòn vận chuyên phai chịu những chi phí liên quan đón việc chuyên chó tài san. trừ khi có thoa thuận khác: phai mua báo hiem trách nhiệm dán sự dối với tài sán theo qu\ định cua pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bên vận chuyển có trách nhiệm phải bổi thường những thiệt ‘ hạ» cho bên' thuê vận chuyển nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình; trừ toiờng hợp các bẽn có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
* Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển: I
- Bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản an toàn đến đúng địa điểm, thời điểm nhu đã thoả thuận trong hợp đồng. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại số tài sản đã thuê vận chuyển.
- Khi có thiệt hại xảy ra do lỗi của bên vận chuyển, bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bẽn vận chuyển phải bồi thường các thiệt hại đó.
- Nghĩa vụ chủ yếu của bên thuê vận chuyển là trả đủ tiền cước phí vậri chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Bên thuê vận chuyển phải trông coi tài sản (áp tải) trên đường vận chuyển nếu các bén có thoả thuận. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sàn mà bị hư hỏng, mất mát thì bên thuê vận chuyển phải chịu.
- Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản được thuê vận chuyển có tính chất nguy hiểm, dộc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn theo quy định kỹ thuậl trong quá trình vận chuyên.
* Quyền và nghĩa vụ của người nhận tài sản:
- Bén nhận tài sản là người thứ ba không trực tiếp giao kết hợp dồng vặn chuyên nhưng có các quyền sau đây: kiểm tra số iượng, chất lượng cùa tài sản được vận chuyến đến; nhận tài sán được vận chuyển đến. Yêu cầu bên vận chuyển phải thanh toán các chi phí phát sinh do phải chờ đợi nhận tài sàn nếu bẽn vận chuyên chậm giao tài sản.
- Có quyền trực tiếp yêu cầu hoặc báo dê bẽn thuê vận chuyển yêu cầu bên vận chuyên bổi thường thiệt hại do tài sản bị hư hỏng, mẩt mát trong quá trình vận chuyên.
- Nghĩa vụ cùa bén nhận tài sản là phái xuất trình cho bên vặn chuyến vận liơn hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền nhận tài sản của mình và nhận tài sán dúng Ihời hạn, địa điếm đã thoà thuận.
- Chịu chi phí bốc dỡ tài sán vặn chuyến khói phương tiện nếu khỏng có llioả thuận khác (rong hợp đồng hoặc đicu lệ vãn chuyến khóng có quy định khác.
- Bèn trực tiếp nhận tài sàn phải Ihanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm tióp nhận tài sán. Báo cho bèn thuê vận chuyển biết thực trạng nhận lài san
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40
và các thông tin cẨn thiết khác theo yêu cầu của bén thuê vận chuyển. Nếu không thông báo thì không có quyển yêu cầu bên thuê vận chuyển bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến tài sàn vận chuyển cùa mình.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đổng vận chuyển tài sản trong Luật dân sự là gì?
2. Trình bày đặc điểm pháp lý cùa hợp đồng vận chuyển tài sản và vận chuyển hành khách.
3. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong mỗi loại hợp đổng.
III. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1. Khái niệm chung về hợp đồng gia công
Điểu 547 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gia cóng là sự thoà thuận giữa các bên, theo đó bẽn nhận gia cõng thực hiện công việc đê tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên dặt gia công nhận sản phẩm và trá tiền công” .
* Đặc điểm pháp lý của hợp dồiìí> íỊÍa côn i;
- Hợp đổng gia cồng là hợp đổng ưng thuận.
Ưng thuận là một đặc điểm pháp lý cùa hợp đồng gia cõng. Trong hợp đồne gia còng kế từ thời điểm các bén đã thoả thuận và Ihống nhất ý chí với nhau về nhữna nội dung cơ bản của hợp đồng như: đối lượng cúa dịch vụ gia công, phương thức thực hiện, giá trị cùa dịch vụ gia công... thì hợp đồng đó được coi là đã xác lập và có hiệu lực thực hiện. Đây là thời điếm phát sinh quyền cùa mỗi bẽn đối VỚI nhau trong việc yêu cầu thực hiện các hợp đồng gia công. Còn nếu là hợp đổng thực tế thì quvển yêu cầu ihực hiện hợp đồng chi phát sinh khi đã có sư chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
- Hợp đổng gia còng là hợp đổng song vụ.
Tính chất sons vụ trong hợp đổng gia cỏna có dặc điểm là cá hai bẽn đều có nhữna quyền và nghĩa vụ đối VỚI nhau. Tính chất sone vụ tron a hợp đồn 2 aia cõna cùnsz có nhữne đặc diérn tươna tư như hợp đổna dịch vụ. vận chuven. N hưns trong hợp đổna gia cône dổi tượns của hợp dồna là kết quà việc thực hiện cua bôn dặt aia CÔI12 Irons việc tạo ra sàn phám theo vẽu cầu cùa bên đăt aia còne.
41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong hợp đổng gia công, khi một bên đã thoả thuận với phía M a ki* viộc gia công để tạo ra sản phẩm thì bên đặt gia công cũng phải thực hiện một nghĩa vụ trao cho bén kia một sô' tiền theo thoả thuận đối với bên nhận gia công. Bên đặt giaj công được nhận toàn bộ kết quả cống việc trong quá trình tạo ra sản phẩm và phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền trước hoặc sau khi nhận sản phẩm theo thoả thuận.
- Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù.
Tính chất có đền bù của hợp đồng gia công thể hiẽn ờ chỗ, bên nhận gia công sau khi đã thực hiện xong công việc gia công thì có quyền được nhận khoản tiến công theo thoả thuận. Việc được nhận tiền công là động cơ chính thúc đẩy bên nhận gia công giao kết hợp đồng gia công. Ngược lại, bên thuê gia công khi có được tài sản gia công như mong muốn thì phải chấp nhận trả cho bên gia công mội khoản tiền công tương xứng với công việc.
2. Quv định chung về hợp đồng gia công
Hình thức của hợp dồng có thể bằng miệng hoặc bằng vãn bản theo sự thoả thuận cùa các bên.
Đối tượng của hợp đổng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo (icu chuân mà các bén thoà thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuỳ iheo sự thoá ihuân của các bẽn trong hợp đồng cụ thê mà đối tượng của hợp đổng sẽ là một sán phám theo tiêu chuẩn có tính chất chung hoặc một sản phẩm theo mầu đã làm ra.
Do đối tượng cúa hợp đồng gia công là kết quả cùa quá trình lao động đã được “vật hóa” nên bên nhận gia công phải tự mình tổ chức quá trình lao động làm ra sán phám theo yêu cầu cúa bên đặt gia công.
Bón nhặn gia công còn phải tự định ra phương pháp tiến hành cống việc và trong quá trình gia cõng sàn phẩm bẽn nhận gia công còn phái chịu những rui ro ngẫu nhiên xáv ra, dù bẽn nhân gia cõna khône có lỗi.
Nguyen vật liệu cần thicì cho việc gia cõng có thế do bén dặt gia còne hoặc bén nhặn gia cõng bỏ ra theo sự thoá thuận cúa các bên Irons hưp đồns. Theo nguyên lác cua pháp luật dán sự thi bên nào là chù sớ hữu nguyên vật liêu sẽ phái chiu những rúi ro dối với nguyên liệu hoặc sản phám được tạo ra từ neuyẽn liệu dó đOn khi sán phám được giao cho bcn đặt gia cóng, trừ khi các bên có thoa thuân khúc. Néu bẽn dạt gia công chậm nhận sán phẩm thì phai chịu rill ro Irons thời gian chậm nhũn, kẽ ca trona trường hợp sàn phám được !ạo ra lừ nguvén liệu cua bôn nhãn gia cóng, trừ trường hợp cúc bén có thoa thuận khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số tiển trong hợp dồng gia eông mà bên dặt gia cống phải trả cho bẽn nhặn gia công là thù lao về kết quả lao dộng, chứ không (M i là tiền công lao động như trong hợp đồng lao dộng. Do đó:
- Chì khi nào bén đặt gia công nhận được sản phẩm là kết quả lao động từ bên nhận gia công đúng như các bên đã thoả thuận hợp đồng thì hợp đồng gia công mới được coi là chấp hành xong.
- Nếu vì lý do ngẫu nhiên nào đó mà công việc bị ngừng hoặc vật được làm xong nhưng chưa kịp giao đã bị hỏng, bị tiêu huỷ thì bên nhận gia cõng phải chịu những rủi ro khách quan đó. Trong trường hợp này bên nhận gia công không có quyền đòi bên đặt gia công phải trả tiền thù lao vẻ công sức lao động dã bò ra như đối với hợp đồng dịch vụ.
Bản chất pháp lý của hợp đồng gia công trong pháp luật dãn sự khác với bán chất pháp lý cùa hợp đổng lao động. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy người lao động và người nhặn gia công cùng tiến hành một cõng việc như nhau nhung tính chất pháp iý lại hoàn toàn khác. Trona hợp đồng lao động đối lượng cùa hợp đồng là bán thân quá trình lao động. Người lao động thực hiện còng việc được giao theo quy trình do bên giao việc đã định sẵn và được nhận tiền công lao độna nếu naười lao động khõng có lồi. Trong hợp đổng gia cõng, bẽn nhận aia công có thuê mướn nhán cône thực hiện hợp đổng ihì đó là hợp đổng lao động.
Mỗi bẽn trono hợp đổna sia công có quyền đơn phương đình chì thực hiện hợp dồna nhưng phải báo cho bên kia biết trước trong một Ihời aian hợp lý. Neu bẽn dặt aia cỏne đon phươna đình chi thực hiện hợp đổna thì phải trá tien còna cho bên nhặn gia cỏne tươna ứna với phẩn cỏna việc mà bén nhàn aia còns dã làm. Neược lại nèu bén nhặn aia côna đơn phươns đinh chì thưc hiện hơp đồna thì khỏna đươc tra lien cỏns. irừ trườna hợp các bẽn có thoá thuận khác.
Khi hợp đổna eia cõna chấm dứt. bôn nhận sia cỏna phái hoàn tra nauvẽn vạt ÜÇU còn lại cho bẽn dặt gia công, trừ trườns hợp các bén có thoa thuận khác.
3. Quyền và nghía vụ của các bẽn trong hop đổnịỉ gia còng
a. Quyên rà nghĩa vụ co bán cùa ben dặt gia cõng
- Bòn dặt Siia cõns có quvcn nhãn sun phẩm sia còne theo li lí ne phưo'112 thức, thời hạn và día diem đã thoa thuận. Có quven don pliươne dinh chi thực hiện h ợ p d o n e và Yêu L'áu bồi ih irờ n s thiet hại nêu bôn n h à n s i a c õ n s VI p h ạ m h ợ p doniZ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn43
- Trong trường hợp sản phẩm gia công khống bảo đảm c tó t lnạag mà bên đặt gia công đổng ý nhận sản phẩm nhung yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận thi bên đặt gia công có quyển huỷ bỏ hợp đổng và yêu cầu bổi thường thiệt hại.
- Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn. Nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành cỗng việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nghĩa vụ cơ bản của bên đạt gia công là phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm nếu các bên không có thoả thuận khác trong hợp đổng. Trong trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công mà có tranh chấp thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.
- Bên đạt gia công phải cung cấp nguyên vật liệu theo đúng sô' lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia cóng; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công. Chỉ dẫn cho bẽn nhận gia công thực hiện hợp đổng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nếu nguyên vật liệu của bên đặt gia công (là chủ sở hữu nguyên vật liệu) thì bẽn đặt gia công phải chịu rủi ro đôi với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra lừ nguyên vật liệu đó; phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận kể cả trường hợp sản phẩm dược tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công và phái chịu những chi phí phát sinh từ việc chậm nhận sản phẩm, trừ khi các bẽn có Ihoả thuận khác.
b. Quyến và nghĩa vụ của bèn nhận gia cóng
- Bcn nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, Ihời hạn và tại địa điểm đã thoá thuận. Yêu cáu bén nhãn gia công phái trả đủ tiền cõng iheo đúng Ihời hạn và phương thức dã ihoà Ihuặn: yêu cầu bên đặt gia công nhận sản phám theo dũng thời hạn. địa diêm dã lliou thuận.
- Bón nhận gia công có quyền từ chỏi chi dẫn không hợp lý cùa hên dặt eia công nếu thấy chi dẩn đó có thế làm giám chất lương sàn phiim nhưna phai báo ngav cho bên đặt gia công biếi vé sự từ chối chi dẫn của mình.
44Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bên nhận gia công cũng có quyển đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thục hiện không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp các bên cố thoả thuận khác hoậc pháp luật có quy định khác. Khi dơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên nhận gia công phải báo trước cho bên đặt gia công một thời gian hợp lý và không được đòi tiền công về công việc đã thực hiện, trừ khi các bẽn có thoả thuận khác trong hợp đồng.
- Nghĩa vụ cơ bản của bên nhận gia công là phải bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia còng cung cấp. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác nếu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng. Bên nhận gia công có quyền từ chối thực hiện gia còng nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội. Nếu bẽn nhận gia công không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm dã tạo ra.
- Có nghĩa vụ giao sản phẩm đúng chất lượng, số lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm mà các bẽn đã thoả thuận. Giũ bí mật các thông tin về quy trình gia còng và sán phẩm đã tạo ra.
Trong trường hợp bén đặt gia công chậm nhặn sản phẩm thì bên nhận gia công có thế gứi sản phẩm dó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia cõng biết. Nghĩa vụ giao sản phẩm cũng được coi là hoàn thành khi đáp ứng dược các điểu kiện đã thoả thuận và bcn đặt gia công đã được thõng báo. Bẽn đặt gia công phái chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
- Bên nhận gia công còn phải chịu rủi ro nếu nguyên vật liệu để gia công sàn phẩm là cùa minh và phải chịu những chi phí phát sinh, phải bồi thường thiệt hại nếu chậm giao sán phẩm.
- Bên nhận gia công phải chịu trách nhiệm về chất lượng sàn phẩm nếu Ihực hiện cõng việc bằng nguyên vật liệu của mình. Bẽn nhặn gia còna phái hoàn trà nguvẽn vặt liệu còn lại cho bòn đặt gia cóng sau khi hoàn thành hơp dổne. trừ trường hợp các bén có ihoà thuận khác.
CÂU HỎI THÀO LUẬN
]. I lợp đóng sia cõng trona Luật dãn sư là gì?
2. Trình bày đặc điếm pháp ly cùa hợp đổna gia còng.
3. Trình bày quyen và nghĩa vụ cư hán cùa các bên tron« hợp đỏne aia còns. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
IV. HỢ P ĐỒNG GỬI G IỮ TÀI SẢN
1. Khái niệm hợp đồng gửi giữ tài sản
Điều 559 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sú thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản dó cho bẽn gửi khi hết thời hạn hợp đổng còn bên gửi phải trả tiền cóng cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi giữ tài sản
- Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng thực tế.
Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản thông thường là hợp đồng thực tế. Tính chất thực tế trong hợp đổng gửi giữ tài sản được thể hiện ở đặc trung là dù hai bén đã có sự thoâ thuận cụ thể về đối tượng gửi giữ, nội dung và thời hạn gửi giữ, giá cả... nhưng nếu bên gửi chưa mang tài sản đến gửi giữ, bên nhận giữ cũng chưa nhận tài sản thì hợp đồng gửi giữ tài sản được coi là chưa xác lập. Các bên trong hợp đồng không có quyển yêu cầu dối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng gừi giữ tài sản nếu là hợp đồng kinh tế có cả hai bẽn chù thể là các pháp nhãn thì hợp dồng gùi giữ dó có thể mang tính chất của hợp dồng ưng thuận. Với tính chất này kề từ thời diểm các bẽn đã thoả thuận và thống nhất ý chí với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng như: đối tượng gửi giữ, thời gian gửi giữ, tiền thù lao và phương thức thanh loán... thì hợp đồng đó được coi là đã xác lập và có hiệu lực thực hiện. Đây là thời điểm phát sinh quyền của mỗi bẽn đối với nhau trong việc yêu cầu thực hiện các hợp dồng gừi giữ.
- Hợp đổng gửi giữ tài sàn là hợp đồng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đổng gửi giữ tài sản cũng có những dặc điém là: cá hai bén đều có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Tính chất song vụ trong hợp đổng gứi giữ tài sán cũng có những đặc điếm tương lự như hợp đồng gia cóng, dịch vụ. N hưna trong hợp d ồ n e gửi giữ lài sán, đối lượng của hợp dồng là hành VI báo quán, trỏng coi, giữ gìn đối với tài sán cùa bén gứi.
Trong hợp đổng gứi giữ tài sán, khi bén gửi lài sàn đã thoa thuận với bén nhận giữ về viẹc giữ gìn, báo quán lài sàn cũng phài thực hiện một nahĩa vu trao cho bẽn nhận giữ một sò liền theo thoà thuận. Bên gửi giữ lài sán được hao đum an toàn về tài sun gừi giữ và nhân lại tài sán đã gứi nhưng phai thực hiện nghĩa vụ Ira liền trước hoặc sau khi nhặn lại tài sún dã izứi ihco Ihoá thuận.
- Hợp đồns gửi giữ lài san là hợp đòn Sĩ có đền hù hoặc khôns có đèn bu. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thững thường hợp dồng gũi giữ tài sản có tính chất dền bù khi bên nhận gửi giữ là các cá,nhftn hay các tổ chức nhận gửi giữ chuyên nghiệp. Để thực hiện được tốt các công việc gửi giữ, các cá nhân hay tổ chúc nhận gửi giữ chuyèn nghiệp này thưòng phải đầu tư các co sỏ vật chất chuyên dụng cần thiết như kho bãi, hệ thống bào vệ, hệ thống phòng cháy, chúa cháy... Tất cả các chi phí đó sẽ dược bù đắp lại từ nguồn thu phí gửi giữ khi các khách hàng là người gửi tài sản trả tiền công.
Có một số trường hợp mà hợp đổng gửi giữ được xác lập nhưng không có tính chất đén bù. Đ ó là các công việc gửi giữ miễn phí áo khoác ngoài, xe đạp, xe máy tại các rạp hát, rạp chiếu phim; gửi giữ túi xách tay, xe máy, xe đạp tại các cửa hàng mua bán tự chọn, các siêu thị. Hợp đồng gửi giữ miễn phí cũng có thể được xác lập giữa những người có quan hệ quen biết gần gũi nhau như: họ hàng, hàng xóm láng giềng, bạn bè...
2. Quy định chung về hợp đồng gửi giữ
Hình thức cùa hợp đổng gửi giữ tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng vãn bản. Đối với những trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng gứi giữ phải bằng văn bàn, có chứng nhận cùa Còng chứng nhà nước thì phải tuân theo hình thức đó. Các giấv tờ về việc biên nhận, nhận giữ tài sản là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng. Ví dụ: Vé gửi xe là bằng chứng của hình thức hợp đồna.
Bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ phải trả lại chính tài sàn đã nhận và cà hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có ihoà ihuặn khác. Địa điểm trả tài sàn gửi giữ là nơi gùi. Nếu bèn gửi yêu cầu trà tài sản ớ địa điểm khác với nơi gửi thì bẽn gừi phái chịu chi phí vận chuyên đến nơi đó, trừ trường hợp các bén có thoà thuận khác. Bẽn giữ tài sản phải trà lại tài sán đúng thời hạn và chi có quyền yêu cầu bén gừi lấy lại lài sán trước thời hạn nếu có lý do chính đáng.
Bén gửi tài sàn có trách nhiêm báo ngay cho bèn siữ biết tình trana lài sàn và biện pháp bào quàn thích hợp đối với tài sàn gửi giữ khi giao lài sán cho bên giữ. Nếu không báo mà tài sàn eửi aiữ bị tiêu huy hoặc hư hỏng do không được báo quán thích hợp thì khôna được bổi thường. Ngoài ra nếu sây thiệt hại cho bón giữ thì còn phái bổi thường. Trona [rường hợp châm nhận tài sán thì bén «úi còn phái thanh toán các chi phí về báo quàn và liền côna cho hòn nhặn siữ: phái chịu rủi ro đối với tài sán tron a thời eian chậm nhặn.
Bẽn eứi phái tra dủ tien cônn khi lấy lại tài sán sirí nêu các bẽn Irons hợp đ ổns khòníi có thoá thuận khác. Trong trưònc hợp các hèn khòns tlioá thuận ve mức liền cõng thì áp dung mức tiển cõng truns binh lại địa diêm và thời diem trà lien cóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn47
Khi bên gửi tài sản lấy lại tài sản trước thời hạn thì vần phảitrii đả tiẻn công và thanh toán các chi phí cẩn thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn. Đối với hợp đồng gửi giữ thông thuờng, bên gửi có quyền lấy lại tài sản gùi giữ bất cứ lúc nào nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhân liển còng và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ truòng hợp các bên có thoả thuận khác.
Bên giữ có quyền giữ lại tài sản gửi giữ cho đến khi nhân đủ tiền công hoặc được bồi thường thiệt hại.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản a. Quyển và nghĩa vụ của bén giữ tài sẩn
- Bcn giữ tài sản có quyền: Yêu cầu bên gửi trả tiền còng theo thoà thuận cũng như trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
- Có thể yêu cầu bén gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo Irước cho bẽn gứi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không thời hạn. Bên giữ có quyền bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu huý nhầm báo đàm lợi ích cho bẽn gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả tiền cho bẽn gừi khoản tiển thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
- Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì khỏng được nhận tiền còng mà còn phải bổi thường thiệt hại nếu các bên khõng có thoả thuận khác. Bên giữ có quyển giữ lại tài sản gứi giữ cho đến khi nhận đủ tiền công hoặc dược bổi ihường thiệt hại.
- Bên giữ tài sán có nghĩa vụ bào quàn tài sản như dã thoà thuận, trả lại tài sán cho bẽn gửi theo đúng tình Irạng như khi nhận giữ. Bên eiữ tài sàn chi được thay đối cách báo quán tài sàn nêu việc thav đổi là cần thiết nhằm bào quàn tôt hưn tài sàn đó nhưng phải báo ngay cho bôn gửi biết về việc thav đổi.
- Báo kịp thời bàng vãn bán cho bcn gứi biết vé nguy cư hư hons. tiêu huỷ lài sán do lính chất cúa tài sán đó và yẽu cầu bén gửi cho biết cách siái quvèt trong niộl thời hạn: nếu hết thòi han dó mà bẽn gửi không trà lời thì bén aiữ có quyền thực hiện các biện pháp cán thiết dô báo quán và yêu tầ u bôn gừi thanh toán chi phí.
48Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bên gi® tài Ä c ô trách nhiệm bồi thưông thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản nhận giữ, trừ trường hợp bất khả kháng mà bên giữ đã làm hết khả năng của mình.
b. Quyển và nghĩa vạ của bén gửi tài sản
- Bên gửi tài sàn có quyền yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào nếu hợp dồng gửi giữ không xác định thời hạn nhưng phải báo truớc cho bên giữ một thời hạn hợp lý. Nếu gủị giữ thông thường như gửi các phương tiện giao thông dể vào chợ, thăm người quen hoặc nơi công cộng thì thông thường là không có thời hạn.
- Bên gửi có quyển yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ.
- Bén gửi phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận khi nhận lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu bẽn gừi chậm nhận lại tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận gửi và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm nhận.
- Trong trường hợp gửi giữ có thời hạn mà bên gửi lấy lại tài sản trước hạn thì vẫn phải trả đù tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên gùi phải trả lại tài sản trước thời hạn nếu các bên không có thoả thuận khác trong hợp đổng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đồng gửi giữ tài sản trong Luật dân sự là gì?
2. Trình bày đặc điểm pháp lý cùa hợp đổng gừi giữ tài sản.
3. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bàn cùa các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sàn.
V. HOP ĐỔNG BẢO HIỂM
l ẻ Khái niệm chung về hợp đổng bảo hiếm
Đc tạo điều kiện cho những người bị rủi ro nhanh chóng khác phục một phần hay toàn bộ thiệt hại đã xày ra, Bộ luật dàn sự quy định hợp đồng báo hiểm. Điểu 567 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Http done bào hiểm là sư thoà thuân giữa các hên. theo đó bén mua báo hiểm phái đóne phí bào hiếm , còn bén báo hiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49
phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bẽn được bảo hiểm khi xảy ra sự kiên bảo hiểm”.
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng bảo hiểm
Hiện nay trong thực tế có hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tụ nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Bảo hiểm tự nguyện là sự thoả thuận giữa các bên về các điều kiộni bảo hiểm và mức phí bảo hiểm; bảo hiểm bắt buộc là hình thức bảo hiểm do phápi luật quy định về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm, mà các bên khi tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện. Dù là hình thức bảo hiểm nào thì hợp đổng bào hiểm cũng có những đặc điểm pháp lý sau đây:
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đổng thực tế.
Tính chất Ihực tế trong hợp đổng bảo hiểm là dù rằng hai bên đã thoả thuận cụ thê về nội dung cơ bản của hợp đồng, về những quyển và nghĩa vụ cùa nhau trong hợp đồng nhưng nếu bên mua bảo hiểm chưa nộp tiển cho bẽn bảo hiểm thì hợp đổng coi như là chưa được ký kết; quyển và nghĩa vụ của các bên trong hợp đổng chưa phát sinh, dù rằng đã có sự thoả thuận vể nội dung cơ bản cùa hợp đổng.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đổng song vụ.
Tính chất song vụ trong hợp đổng bảo hiểm có đặc điểm là cả hai bén trong hợp đồng đều có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau nhưng có những dặc trưng riêng. Tính chất song vụ trong hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm đặc trưng là kể từ thời điểm bên mua bảo hiểm đã nộp phí bào hiểm cho bên bảo hiểm thì hợp đồng được xem là đã giao kết. Nhưng trong hợp đổng bảo hiểm bẽn báo hiểm chi phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên được bào hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Vì vậy, trong hợp đổng bảo hiểm tính chất song vụ chì được thực hiện khi xáy ra sự kiện dã được bảo hiểm. Nếu khóng xảy ra sự kiện đã được bảo hiếm thì bên báo hiểm không phái thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Hết thời hạn báo hiếm nếu bón dược báo hiếm không tiếp tục nộp phí bảo hiểm thì hợp dồng COI như được chấm dứt.
- Hợp đổng báo hiếm là hợp đổng có dền bù.
Tính chất đền hù trong hợp đồng báo hicm có những dặc trưng riêng là khi xuy ra sự kiện báo hiêm như đã thoả thuận trong hợp đồng thì bên báo hiẽm mới có Irách nhiệm trá tien báo hiểm. Khoán tien trả báo hiểm này được xem là tính chất dền bù cúa bên báo hiếm. Đối với bẽn được báo hiểm dù có sự kiện đó xâv ra hay khỏng thì đến kỳ hạn theo thoà thuán vẫn phải nộp một khoán tiền gọi là tiền mua háo hiếm (thường áp dụng đói hình thức bào hiếm bắt buộc). Tính chất đén bù trong hợp đồng báo hiếm có thê xem loại đển bù có điều kiện.
50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Quy định chong về hợp dồng bảo hiểm
Hình thúc của hợp đổng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy chúng nhân hoặc đơn bảo hiểm là bằng chúng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Đ ối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện khách quan do các bên trong hợp đồng thoả thuận hoặc pháp luật quy định, mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm theo phương thức đã thoả thuận cho bên được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm. Phí bảo hiểm có thê’ đóng một lần hoặc theo định kỳ. Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định cùa pháp luật. Nếu bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt.
Sau khi đã giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thú các điều kiện ghi trong hợp đổng, các quy dinh của pháp luật có liên quan và phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại. Trong trường hợp bên được bảo hiếm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp dồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một Ihời hạn đê bén dược bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không
được thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đổng hoặc khỏng trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được [hực hiện.
Sau khi dã giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo vêu cầu của bên bào hiểm, bên mua bảo hièm còn phải cung cấp đầy đủ các thõns tin có liên quan đến đối lượng bảo hiểm, trừ nhũng thông tin mà bên bào hiểm đã biết hoặc phái biết. Nếu bèn mua báo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hướna tiền báo hiểm thì bén báo hiếm có quyền đơn phương đình chi thực hiện hợp đồna và ihu phí báo hiếm dến thời điểm đình chi hợp đổng.
Trả tiền bảo hiểm: Bên bảo hiếm phải trà tiền bảo hiếm cho bèn được báo hiếm trong thời hạn đã thoà thuận. Nếu trong hợp đổng các bẽn khòns có thoá ihuận vé thời hạn thì bẽn bào hiểm phải trả tiền báo hiểm trong thời hạn mười lăm neàv, kẽ lừ khi nhàn được đầy đù hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trà tiền bảo hiếm. Nếu chậm trá tiền báo hiểm thì bèn bảo hiểm còn phải trá cả lãi đối với sô tiền chậm trả theo lãi xuất nợ quá hạn do ngán hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gia chậm Irá tại thời điếm trá liền bào hiếm. T rons trường hợp bên được báo hiểm cỏ ý de xáy ra thiệt hai thì bẽn bào hiếm khòng phái trả liền bào hiẽm. Còn nêu thiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn51
hại xảy ra do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm khổng phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi cùa bên được bảo hiểm. Vấn để chuyển yêu cầu bồi hoàn: Khi nguòi thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà bên bảo hiểm đã trả. Bên được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho bôn bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả nhưng vẫn ít hơn sô' tiền mà bẽn bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm phải trả thêm phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và sô' tiền người thứ ba đã trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nêu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại thực tế do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyển yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa sô' tiẻn bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại đã nhận thực tế. Bẽn bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình dã trà cho bên được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm tính mạng: Khi xảy ra sự kiện bào hiếm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyển cúa họ. Nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiếm được trả cho người thừa kê cứa bên được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm tài sản: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bẽn bảo hiểm phái bồi (hường thiệt hại đối với tài sàn được bảo hiểm theo các điều kiện dã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp quyền sớ hữu dối với tài sản bào hiếm dược chuyển cho người khác thì chú sò hữu mới đương nhiên thay thế chú sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điếm chuyến quyền sớ hữu tài sản. Chủ sớ hữu cũ là bên mua bảo hiểm phái báo cho chủ sờ hữu mới biết về việc tài sàn đã được báo hiểm, báo kịp thời cho bén bảo hiểm về việc chuyển quyền sờ hữu đỏi với tài sàn. Nếu là báo hiểm lự nguyện thì chù sớ hữu mới có quvển đơn phương dinh chỉ ihực hiện hợp đổng báo hiểm neu thấy không cần thiết.
Đòi với báo hiếm Irách nhiệm dãn sự: Khi hợp dồng báo hiểm là loại bảo hiếm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba theo thoá thuận hoặc theo quy định cùa pháp luật thì bên bảo hiểm phái bồi thường cho bẽn mua bảo hiểm hoặc trà trực tiốp cho người thứ ba theo yêu cầu của bẽn mua báo hiếm sổ thiệt hại do bẽn mua báo hiếm gây ra cho người Ihứ ba theo mức báo hiểm đã thoá thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã hổi thuờng thiệl hại cho người Ihứ ba thì có quyền yêu cầu bèn bào hicm phái bồi hoàn khoan lien mà bên mua báo hiểm đã trá cho người thứ ba nhưna không vượt quá mức tra báo hiếm mà các hên dã Ihoá thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật đã quy định.
52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
a. Quyền và nghĩa vạ của bên mua bảo hiểm
- Được quyền yêu cầu bẽn bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra dể ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
- Theo yêu cầu cùa bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ các thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết. Trong trường hợp bẽn mua bảo hiểm cô' ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyển đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo
hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng.
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép đê ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
- Bên mua bảo hiềm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo định kỳ nếu nhu hợp đổng bào hiểm quy định phí bảo hiểm đóng theo định kỳ.
- Tuân thù các điểu kiện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã được ghi trong hợp đổng hoặc pháp luật có liên quan đã quy định.
b. Quyến và nghĩa vụ của bén được báo hiểm
- Được quyển yêu cầu bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện báo hiểm; phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bò ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
- Bẽn được báo hiểm cũng có nghĩa vụ luàn thù các điều kiện ghi trong hợp đổng, các quv định pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.
- Khi bén được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiếm nhune ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được báo hiểm vẫn có quvển yêu cầu người thứ ba hổi ihườna phần chênh lệch giữa sô tiền bào hiểm và tiền bổi thường thiệt hại thưc tế.
c. Q u y é II và n g h ĩa vụ c ù a b èn bảo h iếm
- Bôn hao hiểm có quyển Ihu phí bào hiếm là một khoán tiền nhất định theo thoá thuận hoặc theo quỵ định cùa pháp luật mà bẽn mua báo hiểm phái đóng theo đ ị n h k \ h o ặ c th e o SƯ k iệ n b á o h ic m .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khi xảy ra sự kiộn bảo hiểm (nghĩa là trong thụe tế đã xảy « sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định) thì bẽn bảo hiêm phải trả tiền bảo hiểm kịp thời cho bên được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiêm. Bên bảo hiểm còn phải thanh toán các chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Nếu thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của bên được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu bên được bảo hiểm hoặc bên mua bào hiểm có lỗi vô ý thì bẽn bảo hiểm không phải trả phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên dược bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm.
- Khi phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm phải trà tiền cho bẽn được bảo hiểm hoặc bén mua bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận về thòi hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiển bào hiểm theo quy định tại Điều 580 Bộ luật dân sự.
- Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không Ihực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đổng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã khòng được thực hiện.
- Đôi với trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên dược bảo hiểm và bẽn bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên dược bào hiểm thì bên bào hièm có quyển yêu cầu người thứ ba bổi hoàn khoản tiền mà m ình đã trả. Bẽn được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiếm mọi tin tức. tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết đè bẽn báo hiểm thực hiện quyền yêu cáu đối với người thứ ba.
- Trong trường hợp bẽn dược bảo hiểm đã nhận số tiên bổi Ihường Ihiệt hại do người thứ ba trả nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bén bào hiếm chì phái trà phần liền chênh lệch giữa sô' tiền bảo hiểm và số tiên mà người thứ ba đã trá, trừ trường hợp các bén trong hợp dồng có thoà thuận khác. Sau khi dã trá phần chênh lệch dó cho bên dược báo hiếm thì bén báo hicm có quyên yêu cầu người thứ ba bổi hoàn khoản tiền đã trả đó cho mình.
CÂU HỎI TH Ả O LUẬN
1. Hơp dồng m ua báo hiểm [rong Luật dãn sự là gì?
2. Trình bày đặc đicm pháp lý cùa hợp đồns báo hiếm.
3. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bán cùa các bén Irong hợp đóng bao hiém. 54Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
VI. HỢP ĐỒNG UỶ QUYỂN
1. Khái niệm chung vể hợp đồng uý quyền
Trong thực tế cuộc sống, một cá nhãn, tổ chức khi không có đủ điều kiện trục tiếp tham gia giao dịch dân sự thì có thể uỷ quyền cho một người khác nhân danh họ tham gia giao lưu dân sự bằng một hợp đồng dân sự, đó là hợp đồng uỷ quyền. Vói hợp đồng uỳ quyền, cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác của pháp luật dân sự vẫn có thể tham gia giao dịch dân sự, đảm bảo được các lợi ích vật chất, tinh thần của của mình khi cần thiết.
Điều 581 Bộ luật dân sự quy 2005 định: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bẽn được uỷ quyền có nghĩa vụ ihực hiện công việc nhãn danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao níu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền:
Trong quan hệ dân sự về uỷ quyền (có thù lao hoặc không có thù lao) đều có hai quan hệ:
- Quan hệ giữa bẽn uỷ quyền và bên được uỷ quyền gọi là quan hệ bên Irong. - Quan hệ giữa bên được uỷ quyển và người thứ ba gọi là quan hệ bên ngoài.
Khi thực hiện việc uỷ quyền, người được uỷ quyền nhân danh người uỷ quyền đẽ xác lập, thực hiện giao dịch dãn sự.
- Hợp đổng uỷ quyển là hợp đổng thực tế.
Tính chất thực tế trong hợp đổng uỷ quyền được thể hiện ờ đặc trưng là dù hai bẽn đã có sự Ihoả thuận cụ thể về nội dung, thời hạn, thù lao uỷ quyền (nếu có) Irons việc uV quyền nhưng nếu bèn uỷ quyền chưa làm giấy uỷ quyền, bén được uý quyền chưa kv vào giấy uỷ quyền và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì việc uỷ quyền đó vẫn chưa có giá trị pháp lý. Q uyền và nghĩa vụ của các bên dôi với nhau chưa phát sinh trong việc yêu cáu thực hiện các nội dung đã uỷ quvền.
- Hợp đồna uý quyển là hợp đổng song vụ.
Tính chất sona vụ trong hợp đồng uý quyển được thể hiện ớ đặc điểm là cà hai bẽn đều có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau trons quá trình thực hiện uy quyền nhưrm có những dặc trưng riêng. Tính chất song vụ trone hợp đổng uV quyền có dặc đicm tươna tự như hợp đồng gia còna. dịch vụ... Trona hợp dồna uy quyền, bôn uy quyền phai tra thù lao (là một khoán tiền hoặc những lợi ích vật chát) nõu các bẽn có thoa thuận hoặc pháp luật có quy dịnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hợp đồng uỷ quyền có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không 46» bù. Tuỳ thuộc vào tính chất nội dung của từng loại việc uỷ quyền trong thực tế mà hợp đồng uỷ quyền có thể là hợp đồng có đển bù hoặc không có đổn bù. Vì vậy, trong hợp đồng uỷ quyền chỉ được coi là tính chất đền bù nếu bên uỷ quyền trả thù lao cho bên được uỷ quyến. Trong trường hợp bên uỷ quyền không trả thù lao thì hợp đổng uỷ quyền chỉ là hợp đồng không có đền bù.
2. Quy định chung về hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành vãn bản. Nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì hợp đổng uỷ quyền không những phải được lập thành văn bản, mà còn phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thời hạn uỷ quyền: thời hạn trong hợp đổng uỳ quyền thông thường do các bẽn thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật cũng không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Việc uỷ quyền lại: bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu. Việc uỷ quyền lại không được vorợt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
Mỗi bên trong hợp đồng đều có quyền đơn phương đình chỉ thức hiện hợp dồng. Tuỳ thuộc tính chất uỷ quyền có thù lao hoặc không có thù lao mà quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền có khác nhau.
Hợp đổng uỷ quyền chấm dứt khi hợp đồng uỷ quyền đã hết hạn; cõng việc uý quyền đã hoàn thành; bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi, bị Toà án tuyên bô mất tích hoặc tuyên bõ là dã chết; khi một trong hai bên của hợp dồng đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Thời điểm chấm dứt hợp đồng uỷ quyền cũng là thời điểm làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bén trong hợp đồng uỷ quyền
a. Quyên và nghĩa vụ của bén uỷ quyền
- Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bẽn dược uỷ quyền phải Ihòng báo dầy dú về việc thực hiện công việc uý quyền.
56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Yêu cáu bẽn được uỳ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỳ quyền nếu các bén không có thoả thuận khác trong hợp đồng.
- Được bổi thường thiệt hại nếu bên được uỷ quyền vi phạm các nghĩa vụ trong quá trình thực hiện công việc uỳ quyền theo quy đinh tại Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2005.
- Bên uỷ quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên uỷ quyền thực hiên công việc. Chịu trách nhiệm về những cam kết do bên đuợc uỳ quyền thực hiện đúng trong phạm vi uỷ quyền.
- Bên uỷ quyền phải thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra đê thực hiện còng việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bén được uỷ quyền nếu các bên có thoả thuận về việc trả thù lao trong hợp đồng.
- Nếu là uỳ quyền có thù lao thì bên uỷ quyền có thể đơn phương đình chi thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền cũng có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đổng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền trong một thời hạn hợp lý.
Khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì bên uỷ quyền phải báo bằng vãn bàn cho người thứ ba biết về việc bẽn uỷ quyền đơn phương đình chì thực hiện hợp đồng. Nếu không báo thì hợp dồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phài biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị đình chi.
b. Quyên và nghĩa vụ của bén được 11 ỷ quyên
- Bên được uv quvền có quvền: yẽu cầu bên uỷ quyền cuna cấp thóng lin. tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện cõng việc uv quyển.
- Bón được uỷ quyền được hướng thù lao và được thanh toán các chi phí hợp lý mà bèn được uv quvén đã bỏ ra đê thực hiện công việc uỳ quyền.
- Bèn được uỷ quvén có nghĩa vụ thực hiện cõng việc theo uy quyền và báo cho bèn uỷ quyển về việc thực hiện côns việc uý quyền: báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uý quyền về thời hạn, phạm vi uy quyền và việc sứa đối. bổ sung phạm vi uv quyển.
- Bao quán, giữ sìn tài liệu và phươiia tiện được aiao đe thưc hiện còng việc uy quyền: siữ bí mật các thòng ùn mà bẽn được UỸ quyền biếl được trons khi thực hiện uy quyền.
57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
— Giao lại cho bèn uỷ quyền tài sản dã nhân và nhũng lợi ícb Ihu đuợc trong khi thực hiện uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định cùa pháp hiật. Trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ ưên đây mà gây thiệt hại trong khi thực hiện viôc được uỳ quyển thì bốn được uỷ quyẻn phải bổi thường thiệt hại đã xảy ra.
- Nếu uỷ quyển không có thù lao thì bên uỳ quyển có thể đơn phương đinh chi thực hiện hợp đổng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyển biết trong một thời hạn hợp lý. Nếu uỳ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền cũng có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hợp đồng uỷ quyển trong Luật dãn sự là gì?
2. Trình bày đặc diểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền.
3. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đổng uỳ quyền.
4. Phân tích hậu quả pháp lý của hợp đồng uỷ quyền khi bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ.
VII. HỨA THƯỞNG VÀ THI CÓ GIẢI
l ễ Khái niệm
Hứa thướng và thi có giải là loại giao dịch dãn sự tương đối phổ biến trong đời sống xã hội. Đây là những quan hệ có tính chất dãn sự mà chúng ta thường gặp khi có những ngày hội lớn hoặc những sự kiện nhất định. Trước dãy, pháp luật dãn sự chưa có những quy định cụ thể về vấn dề này.
Trong quá trình tổn tại và phát tricn cùa loại hình giao dịch dân sự này. đổng thời dê’ cho loại hình giao dịch dân sự này phát triển Iheo chiều hướng tích cực, góp phán thúc đẩy sự phát triển của xã hội và do nhu cầu của thực tiễn cuộc sông, Bộ luật dãn sự lẳn đầu liên dã quy định cụ the vé hứa thưưng và Ihi có giái.
Đỏi với việc hứa thướng, Đ icu 590 Bộ luật dân sự năm 2005 quy đinh: " I . Người dã cóng khai hứa thưởng phải trá [hướng cho người thực hiện cóng việc tlico vêu cầu của người hứa Ihướng.
2. Còng việc có hứa thưởng phái cụ thế. có thế thực hiện đươc. khòna bị pháp luậl cấm, không trái dạo đức xã hội".
58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với thi có giải, Điẻu 593 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Người tổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, dạo đúc xã hội phải công bố điẻu kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và múc giải thưởng của mỗi giải.
2. Việc thay đổi điểu kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.
3. Ngưòi đoạt giải có quyển yêu cầu người lổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố”.
Đặc điểm đặc thù chung của hứa thường và thi có giải là: Chỉ có một bên (bẽn hứa thường, người tổ chức cuộc thi có giải) thể hiện ý chí ban đầu của mình mà không có sự thoả thuận, thống nhất ý chí với người thực hiện hoặc tham gia. Vì vậy, hiện nay trong khoa học luật dân sự còn có những quan điểm khác nhau về
vấn để này: cho rằng đó là giao dịch dân sự một bẽn; đó là một loại hợp đồng dân sự thông dụng nhưng có những đặc điểm riêng; đó là loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Nhung, dù hứa thưởng và thi có giải được hiểu như thế nào, dưới góc độ nào thì đó cũng là một quan hệ dân sự.
* Đặc điểm plỉúp lý cùa hứa thường và thi có giải
- Hứa thường và thi có giải là quan hệ dân sự thực tế.
Tính chất thực tẽ trong quan hệ dân sự hứa thướng và thi có giải không hoàn giống như tính chất thực tế trong các hơp đồng cho vay, cho mượn. Trong quan hệ dân sự nàv. người đã hứa thướng và tổ chức thi có giải chi phái trao phần Ihường, giải thường khi có người dã đạt các diều kiện mà bên hứa thưởng, bên tổ chức thi có giải đã nêu ra.
- Hứa thướng và thi có giải là quan hệ dân sự đơn vụ.
Tính chất dơn vụ trong quan hệ dãn sự hứa Ihưừna và thi có giúi khóng hoàn toàn giỏne như tính chất đơn vụ của các hợp đổng dàn sự đơn vụ thòng thường. Trong quan hệ dân sự này, người đã hứa thướne và tổ chức thi có aiúi phái trao phần thường, giải thường cho người dã đạt các điểu kiện mà bẽn hứa thưởne. bẽn tổ chức thi có giái đã nêu ra.
- Hứa thướng và thi có aiài là quan hệ dãn sự đồn bù có điều kiện.
Tính chất đồn bù trona quan hệ dàn sư hứa thướng và thi có ĩiiài có nhữna diem dặc trưng so với tính chất đền bù trong các hợp đổng dán sự thòng dụne khác. Tron a quan hộ hứa thướng và thi có siái, neười dã hứa thưứns và lổ chức thi có eiái phái trao phán thường có siá trị như dã hứa, dã eõns bô cho naười khi dạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59
các điều kiện mà bên hứa thưởng, bèn tổ chức thi có giải dã nêu ra; Giá trị phẩm thưởng có thể xem là tính chất đền bù ưong loại hình quan hộ dân sự này.
2. Quy định chung vé hứa thưởng và thi có giải
Để có thể thực hiện được công việc hứa thuờng hay thi có giải thì công viộcỊ hứa thưởng hay thi có giải cẩn phải chi tiết và cụ thể.
- Đối với quan hệ dân sự hứa thưởng, khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiộh công việc thì có quyền rút lại tuyên bô' hứa thường của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thường phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thường đã được công bố.
Khi trả thướng, trong thực tế công việc hứa thưởng có thể do một hay do một số người thực hiện độc lập với nhau hoặc cộng tác với nhau. Vì vậy, nguyên tắc trả thướng là:
+ Nếu công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, bên hứa thường phải trả thướng cho người đã hoàn thành công việc đó. + Nếu công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng Ihực hiện nhung mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì bẽn hứa thường phải trao phần thường cho người đã hoàn thành cõng việc đầu tiên.
+ Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành vào cùng một thời điểm thì bẽn hứa thướng phải chia đểu phấn thường cho những người cùng hoàn thành.
+ Nếu có nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc hứa thường do người hứa thướng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phán cúa phấn thường, lương ứng với phần đóng góp cùa người đó.
- Đối với quan hệ dân sự thi có giải, khi chưa tiến hành trực tiếp cuộc thi, bcn tố chức thi có giải có quyển Ihay đổi các điều kiện dự thi. Việc thay đổi các điều kiện dự thi phái dược thực hiện theo cách thức đã công bố (phương tiện khi công bô) trong một thời gian hợp lý trước khi diẻn ra cuộc thi.
Khi trao giải, nếu có người đoạt giải thì bên lổ chức cuộc thi phái trao giải thướng cho người dã doạt giải thường dũng mức giá trị phần thướng dã còng bỏ.
Trong quy định về thi có giải. Bộ luật dân sự không quy định vé giái ihường như thế nào. Nhưng nếu có các trường hợp tương tự như việc trá thưởng trong hứa (hưởng thì ban tổ chức cuộc thi phái còng bõ cụ thế cách phàn chia giai thươna khi có nhiều cùng đoạt giái. Trong trường hợp ban tổ chức thi có giúi khôna cóna bc thì thực tiễn thường áp dụng theo phương thức phán chia giá trị giái Ihườns chc những người cùng đoạt giái lương tự như việc trá thướne trong hứa thướns.
60Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Quyển và nghĩa vụ của các bén trong hứa thưởng và thi có giải a. Quyền vổ nghĩa vạ cùa bén hứa thưởng, bén tổ chức cuộc thi
- Bên hứa thuởng, bên tổ chức cuộc thi có giải có quyền ấn định các điều kiện, thể lệ của cuộc thi và quy đinh về giá trị phần thường, giải thướng.
- Theo thông lệ, bén hứa thưởng, bên tổ chức cuộc thi có giải có quyền ấn định các điều kiện cho những người tham gia.
- Mọi điều kiện của hứa thường, thi có giải phải được quy định cụ thổ và công bố công khai trên các phuơng tiện thông tin trước khi bắt đầu thực hiện việc hứa thướng hoặc tổ chức cuộc thi.
Công việc hứa thướng hoặc yêu cầu trong thi có giải phải khòng trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bên hứa thướng có nghĩa vụ trao thường cho người đầu liên dạt dược kết quá là điểu kiện hứa thướng. Nếu có nhiều người cùng hoàn Ihành công việc hứa thướng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
Bèn tổ chức thi có giải có nghĩa vụ trao giải thường đúng theo mức (có thế là giá trị hoặc hiện vặt) đã công bô Irẽn các phương tiện thông tin. Nếu có nhiều người cùng đoạt giải theo các yêu cầu cùa bên tổ chức thi có giải thì giái thướng được chia đều cho những người cùng doạt giải.
b. Q u y ên và n g h ĩa vụ c ù a bén n h ậ n h ứ a th ư ờ n g , bén th a m gia th i có giải
- Đôi với bẽn nhận hứa thường: Bẽn nhận hứa thướng có quyền yêu cẩu bèn hứa thướng phái phái trá thường khi bèn nhân hứa thướng đã Ihực hiện xong công việc theo yêu cầu cùa người hứa thướna.
- Bón nhận hứa thướng phái dat dược kết quà là diều kiện hứa thường mà bẽn hứa thường đưa ra. Nếu việc hứa thường có thời han thì bên nhận hứa thướng phai đạt được kết quá còng việc Irong thời hạn dó, nếu không đúng thời hạn sẽ không phát sinh nghĩa vụ trao thướng.
Tuy nhiên, đày chỉ là quan hệ dân sư nén nhữna điều kiện có tinh chãi như “nghĩa vụ" dán sự không ràng buộc bcn nhận hứa thướne như nahĩa vụ dán sự tron» các hợp đ ổns thòna thường. Bén thực hiện còna việc theo yèu cầu cùa bèn hứa thướng có the thực hièn hoặc khòna thực hiện nhưng khôna chịu sự ràng buộc pháp lý nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn61
- Đối với bên tham gia thi có giải: Bên tham gia thi có giải theo các điểu kiện, thể lộ của cuộc thi khi đã đoạt giải có quyển yêu cầu bên tổ chức cuộc thị phải trao giải thưởng đúng mức (đúng giá trị, số lượng) giải thưởng đã được công bố.
- Bẽn tham gia thi có giải có nghĩa vụ đăng ký dự thi theo đúng thể lệ, trình tự đã được bên tổ chức quy định. Bên tham gia cuộc thi phải tuân thủ mọi yêu cẳu vể nội dung và yêu cầu thực hiện công việc mà bên tổ chức cuộc thi đã đặt ra.
Tuy nhiên, cũng như trong việc hứa thưởng đây chỉ là quan hệ dân sụ nên những điều kiện có tính chất như “nghĩa vụ” dân sự không ràng buộc bên tham gia thi có giải như nghĩa vụ dân sự trong các hợp đồng thông thường. Bên tham gia thi có giải có thể thực hiện hoặc không thực hiện những thể lệ, trình tụ do ban tổ chức cuộc thi đề ra nhung không chịu sự ràng buộc pháp lý nào. Nếu không thực hiện đúng theo thể lệ cuộc thi thì bài tham gia dụ thi chỉ bị loại và bên tham gia cuộc thi không có quyển khiếu nại về vấn để này.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hứa thướng trong Luật dân sự là gì?
2. Thi có giái trong Luật dân sự là gì?
3. Trình bày đặc điểm pháp lý của hứa thướng và thi có giải.
4. Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bàn cùa các bên trong hứa Ihường và thi có giải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62
Chuông vn
NGHĨA VỤ DÂN SựVÀ TRÁCH NHỆM DÂN s ự A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA vụ DÂN sự
I. LÝ LUẬN C ơ BẢN VỂ NGHĨA v ụ DÂN s ự
1. Khái niệm nghla vụ dân sự
Nghĩa vụ, theo cách hiểu thông thường là những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác. Theo cách hiểu này, nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người vói nhau, trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định.
Để hiểu một cách đầy đù về nghĩa vụ, thuật ngữ này cần phải được xem xét theo mấy phương diện sau đây:
Thuật ngữ nghĩa vụ đuợc dùng trong đời sống hằng ngày ià sự xứ sự mà một người phải thực hiện vì một hoặc nhiều người khác nhưng sự thực hiện đó không dược đặt dưới sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật không buộc người đó phải thực hiện; họ thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn theo lương tàm của mình để làm tròn bổn phận làm người. Ở phương diện này, nghĩa vụ được điều chinh bời các quy phạm đạo đức.
V í dụ: Pháp luật nước ta không cấm nhưng cũng không buộc một người phải thờ cúng tổ tiên. Việc thờ cúng này là một nghĩa vụ luân lý, vì vậy nếu naười dó không thờ cúng sẽ bị sự chè trách cùa gia dinh, dòng họ.
Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự dược hiểu là một bộ phận khône tách rời trong nội dung cùa một quan hệ pháp luật dân sự. Nó bao gồm những hành vi mà chú thê một bên phải thực hiện vì lợi ích cùa chủ thè bẽn kia như chuyển giao một tài sàn, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc dã được xác dịnh... Bẽn có nghĩa vụ phái thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của phía bèn kia.
Theo quv định trong các Bộ dân luật đã lừng tồn tại ớ Việt Nam, nghĩa vụ dân sự lù một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chù thể có các quyền dãn sự và các nghĩa vụ dàn sự phát sinh từ quan hệ đó, được pháp luật xác định và báo dám thưc hiện.
63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thục tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối vói một hay nhiẻu người nào đó.
Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hường nghĩa vụ gọi là người chù nợ”(l).
Tại Điểu 675 - Bộ dân luật Trung năm 1936 quy định:
“Nghĩa vụ là cái dây liên lạc vể luật thực tại hay luật thiên nhiên bó buộc một hay nhiểu người phải làm hay đùng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ, người được hường là chủ nợ hay trái chủ”.
Theo định nghĩa của hai Bộ dân luật nói trên thì ngoài nghĩa vụ thuộc về luật thực tại còn bao gồm nghĩa VỊI thuộc về luật thiên nhiên. Thực ra, nghĩa vụ thuộc vể luật thiên nhiên chỉ đuợc đưa vào khái niệm cho hợp với truyền thống và phong tục cùa người Á Đổng mà hoàn toàn không có sự cưỡng chế của pháp luật. Điều 642 Bộ dân luật Bắc lại quy định: “ Nghĩa vụ về luật thiên nhiên thì không thê tố tụng trước tòa án được” và Điều 677 Bộ dân luật Trung cũng quy định: “N ghĩa vụ Ihuộc vé luật thiên nhiên là nghĩa vụ không thể cưỡng bách thi hành” . Vì vậy, dù dã được quy định trong Bộ luật nhưng nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên (nghĩa vụ tự nhiên) vẫn chi là một nghĩa vụ luân lý.
Trong Bộ luật dán sự nãm 2005 của nước ta, nghĩa vụ dãn sự được dịnh nghĩa tại Điều 280: “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chù thê (sau đây gọi chung là bẽn có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyén. trá tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc khỏng được thực hiện cóng việc nhất định vì lợi ích cùa một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bẽn có quvền)".
Như vậy nếu so sánh định nghĩa về nghĩa vụ dãn sự của Bộ luật dân sự nước ta hiện nay với các Bộ dân luật trước đâv, chúng ta thấy rang dù có khác nhau vé ngón từ nhưng các Bộ luật đểu có sự thống nhái khi nhìn nhận nghĩa vụ dàn sự về các khía cạnh sau đây (cũng chính là những đặc điếm cùa nghĩa vụ dãn sự):
- Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự.
Qua định nghĩa về nghla vụ của các Bộ luậl dán sự (đã trích dản ờ trẽn) chúng ta thấy rằng nghĩa vụ dãn sự trước hết là một quan hệ xã hội và chính quan hộ xã hội đó được sự tác động (điều chinh) cùa pháp luật đã làm cho nó tổn tại ớ một Irạng thái mới mà trona đó. quyển và nghĩa vụ của các bẽn chủ thế dươc pháp
( 1 ) Xem: Dieu 644 Bộ dãn luật Bac nam 1931.
64Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
luật thùa nhận và dim bảo thục tuto. Đó Jà trạng thái của một quan hệ pháp luật dân sự.
- Nghĩa vụ dần sợ là mối liên hệ giữa ít nhất là hai người dứng về hai phía chủ thể khác nhau.
Nghĩa vụ dân sự tổn tại ở trạng thái là quan hệ pháp luật dãn sự nên bao giờ cũng là mối liên hộ giữa hai bên chủ thể. Đặc điểm này cho chúng ta thấy rằng nghĩa vụ dân sự hoàn toàn khác vói giao dịch dân sự bởi trong nhiều truờng hợp, giao dịch dân sự không phải là một quan hệ pháp luật và trong những trường hợp này thì giao dịch dân sự chi có một bẽn chù thể. Tuỳ theo từng truờng hợp, mỗi một bẽn trong nghĩa vụ dân sự có thể có nhiều người hoặc nhiều chủ thể khác tham gia nhưng cũng có thể mỗi một bên chỉ có một người tham gia.
- Quyền và nghĩa vụ dân sự cùa hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã đã được xác định.
Trong nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bẽn này có bao nhiêu quyền vói một phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có bấy nhiêu nghĩa vụ với một phạm vi tương ứng. M ặt khác, trong quan hệ nghĩa vụ, cả chù thể mang quyền, cả chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định một cách cụ thể nẽn quyền của bẽn này chi là nghĩa vụ của bên kia. Nói cách khác, môi quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này khống liên quan đến người khác ngoài các chủ thể đã được xác định cụ thể. Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ cùa các chủ thể trong quan hệ này có thể liên quan đến người thứ ba nhưng người thứ ba đó phải là người đã được xác định cụ thể trước. Vi dụ: Trong quan hệ nghĩa vụ cho vay, bên có quyền đòi nợ là người đã cho vay, bèn có nghĩa vụ trả nợ là người vav nhưng cũng có thé người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được các bên xác định trước).
Chính từ đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Đổng thời cũng qua dặc điểm này, chuna ta thấv rằng quan hệ pháp luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sớ hữu. Trong quyền sỡ hữu, chì có chù thể mang quyền là được xác định cụ the nên tất cả các chủ thể khác đểu phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền dàn sự cùa chù thế mana quyền đó. Vì vậy. quyền dân sự trong quan hệ pháp luật về sờ hữu là quyển tuyệt đòi.
- Quyển dân sự cùa các bẽn chủ thế là một quyền dối nhân.
Nếu trons quyền sớ hữu. quyền cùa chù thể mang quvồn được thực hiện bằna hành vi của chinh họ thì trons quan hệ nghĩa vụ dân sự quvổn của bòn này lại được thực hiện thòng qua hành vi cùa chù thê’ phía bẽn kia. Nói cách khác, quyển của bòn này chì được đáp ứng khi bẽn kia dã ihực hiện đầy du nghĩa vụ cùa họ.
65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mặt khác, nếu việc thực hiện quyển trong quyẻn sở hữu là việc tác động trực liếp đến vật thì trong nghĩa vụ dân sự người mang quyền dân sự không đuạc tác động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ. Khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ dó, người mang quyén chỉ có thể sử dụng các phương thức mà pháp luật đã quy định để tác động và yêu cầu nguôi đó phải thực hiện nghĩa vụ cho mình. Nói cách khác, trong nghĩa vụ dân sự quyền của người này là đối với con người phía bên kia chứ không đối với tài sản của họ.
Từ những đặc điểm trên, khái niệm về nghĩa vụ dân sự có thể được khái quái như sau: Là m ột quan hệ pháp luật dân sự trong đó m ột bên chủ th ể là m ột hoặc nhiều ngưcri phải làm hoặc không được làm m ột hoặc m ột sô' công việc nhất định vì lợi ích của chủ th ể phía bên kia. Bên phải làm hoặc không được làm những công việc được gọi là người có nghĩa vụ (thụ trái). Bên được hưởng lợi ích có quyền yêu cầu bển kia thực hiện hoặc không được thực hiện m ột công việc nào đó vì quyên lợi của m ình được gọi là người có qu yển (trái chủ).
2. Đối tượng của nghĩa vụ dản sự
Trong quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể sẽ tác dộng vào một tài sản, một công việc cụ thể nào đó. Những tài sản, công việc này chính là đối tượng của việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà đối tượng của nó có thể là một tài sản, một cõng việc phải làm hoặc một công việc không được làm.
Điểu 282 Bộ luật dân sự quy định:
“Đối tượng cùa nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải dược xác định cụ thể.
Chi những tài sản có thể đem giao dịch được, những công việc có thể thực hicn được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự” .
a. Đ ô i tư ợ n g c ủ a n g h ĩa vụ là m ộ t tả i sản
Đa phần các nghĩa vụ dân sự đều có đối tượng là tài sản. Tài sản trons Luật dán sự được hiểu theo nghĩa rộng, không chi là những vật có ihưc mà còn bao sồm cá liền, các giấy tờ trị giá được bảng tiền và các quyển tài sản. Tài san là vật có thế là vật chia được hoặc là vật không chia được, có thể là vật cùng loại hoặc vật đặc định, có thế là vật được xác định theo chúng loại hay được xác định là vật đồng bộ. Tuỳ theo lính chất của tùng loại tài sán cụ thê trong quan hệ nghĩa vu dãn sự
66Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà các bôn thoả thuận để xác định nội dung của quan hẹ nghĩa vụ. Ngoài ra, vật là dối tuợng của nghĩa vụ dán sự c ó thể là vật hiện hữu (vật cố thực), có thể là vật được hình thàỊiỊi trong tương lai.
b. Đối taợng của nghĩa vạ ĩà công việc phải làm i Ễ;
Công việc phải làm được coi là đối tượng của nghĩa vụ nếu từ một cõng việc được nhiều nguời xác lập vói nhau một quan hệ nghĩa vụ mà theo đó, Ìigưòi có nghĩa vụ phải thực hiện cống việc theo đúng nội dung đã được xác định.
Công việc phải làm có thể được hoàn thành với một kết quả nhất định nhưng cũng có thể không gắn liền vói một kết quả (do các bên thoả thuận hoặc do tính chất của công việc). Mặt khác, kết quả của công việc phải làm có thể được biểu hiện dưới dạng một vật cụ thể nhưng cũng có thể không biểu hiện dưới dạng một vật cụ thể nào (các loại dịch vụ).
c. Đ ối tượng của nghĩa vụ dán sụ là công việc không được làm
Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ trong những truờng hợp, các bên từ công việc đó xác lập vói nhau một quan hệ nghĩa vụ, theo đó người có nghĩa VỌI không được thục hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định.
V í dụ: Hai người có bất động sản liền kề nhau thoả thuận một bên nhận ờ bên kia một khoản tiền và cam kết không xây dựng nhà trẽn đất của mình để khỏi che lấp nhà của bên kia.
Qua việc xem xét đối tượng của nghĩa vụ dân sự ở các dạng cụ thê trẽn, đổng thời cân cứ vào quy định cùa Bộ luật dân sự năm 2005 (tại Điều 282), một tài sản. một còng việc phải làm hoặc một công việc không được làm chỉ được coi là đỏi tượng cùa nghĩa vụ dân sự khi chúng thoả mãn các yếu tô sau đây:
— Phải đáp úng dược một lợi ích nào dó cho chù thể có quyền;
Thông thườna, lợi ích mà chù thể có quyển huớng tới là một lợi ích vật chất, (mộl vặt cụ thế. một khoản tiền...) nhưng cũng có thể là một lợi ích tinh thần.
Đế chủ thế có quyền đạt được lợi ích vật chất nếu đối tượng cùa nghĩa vụ dân sự là một vặt cụ thê thì vật đó phải mang đầy đủ các thuộc tính của một hàna hoá (giá trị và siá trị sử dụng). Nếu đối tượng cùa nghĩa vụ là cóng việc thì việc phái làm hoặc việc không được làm phải hướng tới lợi ích cùa nsười có quyền.
- Phái dược xác định hoặc có thê xác định được.
Khi các bèn giao kết hợp đổng dế lừ đó xác lập quan hệ nghĩa vụ dõi với nhau, phái xác định rõ đối tượng cùa nghĩa vụ là còng việc hay vật gì. Trons
67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường hợp nghĩa vụ đuợc thiết lập theo quy đinh của phấp luật thì đối tuợng đã được pháp luật xác định rõ trong nội dung của quan hộ nghĩa vụ ấy. Đối tượng có thể là một vật đã được xác định một cách cụ thể như loại vật, sô' lượng, chất lượng. Nếu đối tượng là vật chua được xác định cụ thể trước thì phải; là những vật có thể xác định được. Trong trường hợp không xác định rõ đối tuợng cùa nghĩa vụ thì đối tượng của nghĩa vụ do pháp luật quy định. Điểu 289 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Nếu không có thoả thuận vể chất lượng thì phải giaó vật đó với chất lượng trung bình”.
- Đối tượng của nghĩa vụ có thể thực hiện được.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là một việc không thể thực hiện được sẽ không thoả mãn được lợi ích của chù thể có quyền. Vì vậy nếu đối tượng là một tài sản thì phải là những tài sản có thể đem giao dịch được nếu là công việc thì phải là nhũng công việc có thể thực hiện được.
Vấn để trên thường do một trong hai yếu tố sau đây quyết định: Thứ nhất, do đặc tính của bản thân đối tuợng, đối tượng vốn dĩ là một vật không thể xác định được sẽ không thể đem giao dịch.
Thứ hai, do pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội. Những tài sản mà pháp luật cấm giao dịch, những công việc mà pháp luật cấm làm hoặc những việc nếu làm sẽ trái với dạo đức xã hội cũng là những đối tượng không thể thực hiện được. Vì vậy, nó không bao giờ được coi là đối tượng của nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Thuốc
phiện là một vật có thực nhưng không thể đem giao dịch được vì đã bị pháp luật cấm lun thông.
Mặt khác, một người chì có thể dùng tài sản làm đối tượng giao dịch nếu họ là chù sờ hữu cùa tài sản, là người được chủ sờ hữu uỳ quyền giao dịch hoặc là người có thẩm quyển theo quy định cùa pháp luật.
Như vậy, đối tượng của nghĩa vụ dân sự là những công việc dược xác định trong nội dung cùa quan hệ nghĩa vụ phù hợp với yêu cầu cùa pháp luật mà bén có nghĩa vụ phải thực hiện vì lợi ích cùa bẽn kia.
II. CÁC YÊU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN S ự V Ể NGHĨA v ụ
I. Chủ the
Chú thể của một quan hệ pháp luật nói chuna, là nhữna người tham sia quan hệ pháp luật đó. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dán sự. Do vạy. chu thể cùa những quan hệ này bao gổm: Cá nhàn, pháp nhãn, tổ hợp tác. hộ 2 Ìa đinh. Nhà
68Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
I nước Cộng hoà xã hội'chủ nghĩa Việt-Nam; Các chù thể này có nhũng quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hẹ nghĩa vụ mà họ tham gia.
Các chủ thể này khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết lập mối liên hệ pháp lý vẻ quyén và nghĩa vụ gifla hai bên. Trong đó, một bên được gọi là người có quyền, một bên được gọi là người có nghĩa vụ.
Sự đa dạng của các quan hệ về đòi sống dân sự làm cho các quan hệ về nghĩa vụ phát sinh trong đời sống thực tế cũng hết sức đa dạng và phong phú. Có những quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, một bén chỉ có quyền yêu cầu nhưng không phải gánh vác một nghĩa vụ nào, còn một bên có nghĩa vụ thực hiện cho bên kia một công việc nhất đinh mà không có quyền yêu cầu gì.
Phần lớn các quan hệ nghĩa vụ, mỗi bên chủ thể tham gia đểu có quyền yêu cầu bên kia thực hiện những hành vi nhất định nhằm đem lại lợi ích cho mình. Và ngược lại họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhằm đáp ứng lợi ích cho phía bén kia. N ghĩa là, trong những quan hệ nghĩa vụ, mỗi bẽn chủ thể vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ. Đó là những quan hệ nghĩa vụ mà trong đó mỗi một chù thê đều phải thực hiện những hành vi nhất định. Vì vậy, điều cần thiết và quan trọng là phải xem xét để xác định, tương ứng với hành vi nhất định, chủ thê nào là người có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó.
V i dụ: Trong nghĩa vụ phát sinh từ hợp dồng mua bán tài sản thì bên bán là người có nghĩa vụ đối với hành vi giao vật bán, đối với hành vi trà tiền thì bên mua lại là người có nghĩa vụ.
Chù thê cúa nghĩa vụ là một khái niệm dùng đê chỉ nhũng người tham gia (cả hai bén) trong một quan hệ nghĩa vụ nhất định. Họ có các quyền, nghĩa vụ do pháp luật quv định.
2. Nội dung
Khi tham gia quan hệ nghĩa vụ dân sự, các bèn (hoặc ít nhất là mộl bẽn) luôn hướng tới một lợi ích vật chất. Lợi ích mà một bẽn hướng tới chi đạt được khi bẽn kia thực hiện đầy đủ các hành vi mang tính nghĩa vụ cùa họ. Tức là các bẽn phài xác định rõ trong nội dung cùa quan hệ ấy về các quyền lợi và các nghĩa vụ dãn sự của một bên. Q uyền dân sự và nghía vụ dán sự là hai yếu tố cấu thành nội dung cùa quan hệ nghĩa vụ dân sư.
Vì vậy. có the nói rằne: Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự về nghĩa vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ cùa các bèn chu thể Irong quan hệ nghĩa vụ đó hoặc tổns hợp các điều kiện đế thực hiện quyền và nghĩa vụ. Các điều kiện nói trẽn phần lớn là do hai bẽn chù thể tự thoà thuận đế xác định. Vi dụ: Các bèn tự
69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xác định các điều kiện về đối tượng để từ đó xác đinh ngưòi cố nghíũt jịụ»£®o vật phải chuyển giao cho bên kia vật gì, với chất luợng, số lượng, ch ủ « g lo ạ i, tình trạng như thế nào. Ngoài ra, các bên còn thoả thuận để xác đinh phương thức thực hiện, thời gian, địa điểm thực hiện nghĩa vụ qua đó để thấy được người có quyền được phép yêu cầu những gì và giới hạn đến đâu. Trái lại, người có nghĩa vụ phải thực hiện vể những vấn để nói ưên như thế nào. I
3. Khách thể 1
Nhìn nhận ở góc độ chung nhất thì khách thể của một quan hệ pháp luật là cái mà các chủ thể luôn hướng tới và nhằm đạt được. Quan hệ nghĩa vụ có một đặc trưng cơ bản là quyển và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau một cách tương ứng. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hướng tới quyền lợi của mình, chính là việc chủ thể có quyền luôn hướng tới hành vi của chủ thể phía bên kia.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên chủ thể mà chỉ thông qua đó, quyển yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện.
Hành vi thực hiện nghĩa vụ là một phương tiện mà thông qua đó, quyền lợi cùa các chủ thể được thực hiện. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là cái mà các chù thể đều hướng tới, là khách thể nói chung của mọi quan hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, tương ứng với sự đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là khách thế của chúng cũng hết sức đa dạng và phong phú.
Trong nhiêu quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể gắn liền với một vật nhất định mà nếu không có vật đó sẽ không có hành vi. V í dụ: Nếu không có vật bán sẽ không có hành vi giao vật bán. Vật dược gắn liền với hành vi trong quan hệ nghĩa vụ, được gọi là đối tượng của nghĩa vụ. Đối tượng của nghĩa vụ có một ý nghĩa quan trọng. Khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ, các chủ thể không chỉ quan tâm và tác động đến hành vi của nhau mà còn quan tâm nhiều đến đối tượng của nghĩa vụ. Nếu thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của một bên, quyền cùa bẽn kia sẽ được thoả mãn thì chỉ thông qua tính chất, đặc điếm của đối tượng mới thấy được quyển của bên có quyền đã được thoả mãn ở mức độ nào.
Vi dụ: Trong quan hệ nghĩa vụ phái sinh từ một hợp đồng m ua bán tài sàn. người mua không chi quan tâm đến việc người bán có chuyển vật bán cho mình hay khõng mà còn quan tâm đến vật mà người bán chuyến giao có đúng với số lượng, chất lượng hoặc tình trạng như dã thoả thuận hay khòng.
Có những quan hệ nghĩa vụ tnà trong đó hành vi cùa chủ thế khòng gắn liển với một vật, dù rầng hành vi đó vẫn mang đến cho chú thể bên kia một lợi ích vật chất.
70Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hành vi (sự xử sạ của các chủ thể) có thể được thể hiện ở dạng hành động (tác vi) nhung cũng cố thể đuạc thể hiện ở dạng không hành động (bất tác vi). Nếu hành vi là một hành dộng và kết quả được tạo ra từ hành vi đố là một vật cụ thể thì hành vi này được gọi là hành vi dược vật chất hóa. Trái lại, nếu kết quả đó không phải là một vật cụ thể thì hành vi này là hành vi không được vật chất hóa. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp hành vi còn tồn tại ở dạng không hành động (khi đối tượng của nghĩa vụ là một công việc không đuợe làm). Trong những trường hợp này, người ta quan tâm đến sự “bất động” của nhau, vì chính sự “bất động” dó sẽ bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.
III. CẢN C ứ LÀM PH Á T SINH NGHĨA VỊ) DÂN s ự
Nghĩa vụ dân sự là một hiện tượng xuất hiện trong thực tế cuộc sống. Nằm trong quy luật chung của quá trình phát sinh, phát triển và chấm dứt của các hiện tượng xã hội, nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh dựa trên những căn cứ nhất định. Đồng thời, nó cũng đi đến sụ kết thúc khi có các cãn cứ khác nhau xảy ra.
1. Hợp dồng dán sự
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp dồng dân sự. V i dụ: Hai bên giao kết một hợp đồng mua bán tài sản thì tại thời điếm hợp đổng đó đirợc coi là có hiệu lực pháp luật sẽ làm hình thành giữa hai bên các nghĩa vụ giao vật, trà tiền... Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ nếu là một hợp đồng có hiệu lực (các bẽn giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật quv định đòi với một hợp dồng).
2. Hành vi pháp lv đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thê hiện ý chí của một bẽn chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứl quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dàn sự trong đó mới là sự biểu hiện ý chí đơn phương cùa một bên. Vì vậy có làm phát sinh mộl quan hệ nghĩa \TỊ dãn sự hay không còn phu thuộc vào sự tiếp nhân ý chí này của nhữne người khác (những naười sẽ là chủ thế phía bẽn kia cùa aiao dịch dân sự đó).
Hành vi pliáp lý don phương chì làm phát sinh một nehĩa vụ khi ý chí đã the hiện trona đó khôn« trái pháp luật và đạo dức xã hội. Đổng thời nếu sư thế hiện V chí dó có kèm theo một sò điều kiện nhất định thì chì khi nào nhữne người khác ìhưc hi Ọ11 đúng các đicu kiẹn đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bèn.
71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi vé tài sản khòig «éTcân cứ pháp luật
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một nguời chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu hay người đó là người được phép chiếm hữu, sử dụng tài sản trong các trường hợp do pháp luật quy định. V ì vậy, ngoài những người nói trên, việc chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ bị coi là không có cân cứ pháp luật và do đó sẽ làm phát sinh một quan hộ nghĩa vụ mà trong đó, người chiếm hữu, sử dụng tài sản có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bổi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh kẽ’ từ khi người được lợi có khoản lợi đó trong tay. Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được.
4. Gày thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Khi một người thực hiện một hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khoé, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của nguời khác sẽ làm phát sinh một quan hệ Luật dân sự trong đó người có những hành vi nói trẽn có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia. N ghĩa vụ này còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, v ề m ặt nội dung, quan hệ
bổi thường thiệt hại được xác định là một nghĩa vụ dân sự, vì trong đó có thể hiện quá trình dịch chuyển một lợi ích vật chất từ chủ thê này sang chù thể khác. Khoản lợi ích mà người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường bao giờ cũng được xác định thành một khoản vật chất (tiền hoặc lợi ích vật chất khác).
Về hình thức, quan hệ bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự, một dạng cụ thê cứa trách nhiệm pháp lý nói chung. Vì vậy, khi việc bổi thường thiệt hại được thực hiện dưới dạng một trách nhiệm dân sự, phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. T rona đó. người có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu một hậu quả bấl lợi về tài sàn.
5. Thực hiện công việc không có uy quyén
Có thê’ nói thực hiện công việc không có uỷ quyển là một dạng cu thể cùa hành vi pháp lý đơn phương. Đó là việc một người không có nghĩa vụ thưc hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện cóng việc đó vì lợi ích cùa người khác khi người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà khỏng phan dôi.
72Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sự kiện trên là căn cứ làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ dãn sự giữa người thực hiện công việc với người đuợc thục hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc khổng có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc; đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công viộc. Tuy nhiên nếu người đã thực hiện công việc không yêu cầu thanh toán cũng như không yêu cầu trả thù lao thì người được thực hiện công việc không phải thực hiện các nghĩa vụ này.
Nếu một người thực hiện một công việc vì lợi ích của người khác nhưng công việc đó không phù hợp vói mong muốn của người được thực hiện công việc sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả thù lao ở người được thực hiện công việc.
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định
Đa phẩn, nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ một hành vi pháp lý (hợp pháp hoặc không hợp pháp) cùa các chủ thể. Tuy nhiên, đê bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. nghĩa VỊ1 của người này đối với người khác còn được hình thành theo quy định của pháp luật.
IV. CÃN C ứ LÀM CHẤM DÚT NGHĨA v ụ DÂN s ự
1. Nghĩa vụ được hoàn thành
Nghĩa vụ dàn sự được coi là hoàn thành khi bẽn có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ [heo vêu cầu của bên có quyền hoặc theo sự xác định của pháp luật. Tại [hời điểm nghĩa vụ dược coi là hoàn thành sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bén.
Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là một vật mà người có quyền chậm tiếp nhận vật thi neuời có nghĩa vụ phái bào quàn, giữ gìn vật hoặc gừi vật vào nơi nhận gửi giữ. Nghĩa vụ giao vật được coi là hoàn thành tại Ihời điẽm vật đã dược gửi giữ an toàn và bảo đàm vé chài lượng, sô lượng cũ n s như các điểu kiện khác mà các hèn đã thoá thuận.
Nếu đòi tượng cua nghĩa vụ là một khoán tiền hoặc giày tờ trị giá được hàng liền mà naười có quyển chậm tiếp nhận đối tượng thì người có nahla vụ có thê aửĩ vào nơi nhân gửi giữ nhưng phái thõng báo ngay cho bẽn có quyền. Từ thời diêm eứi eiữ. nshĩa vụ dược xem là đã hoàn thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73
2. Theo thoả thuận của các bên
Xuất phát từ nguyên tắc ‘T ự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận” trong việc thiết lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể, pháp luật chò phép các bên có thể thoả thuận để chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, viộc thoả thuận đó không được gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điẻu 377 Bộ luật dân sự).
Căn cứ này thường được áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, các bên chú thế đều có nghĩa vụ đối với nhau. Toàn bộ mối liên hệ về quyên và nghĩa vụ giữa các bên được coi là chấm dứt tại thời điểm mà các bên đã thoả thuận xong việc không thực hiện nghĩa vụ.
3. Bên có quyển miễn việc thực hiện nghĩa vụ
Cãn cứ này thường được áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà một bên chủ thể chí có quyền còn bên kia chỉ có nghĩa vụ. Do đó, việc miễn hay không, trước tiên là do ý chí của người có quyền. Tuy nhiên, ý chí đó phái được sự tiếp nhận của phía bên kia. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt tại thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
Những biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cũng được chấm dứt khi người có quyền đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Nếu việc miễn thực hiện nghĩa vụ làm ảnh hướng đến lợi ích cùa người khác thì không được coi là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dán sự.
Vĩ dụ: Người bị thiệt hại về sức khoé không còn khá năng lao động miền việc bổi (hường cho người gây thiệt hại nhưng phần bồi thường đê nuôi dưỡng con chưa thành niẽn cùa người bị thiệt hai không được miễn.
4. Nịỉhĩa vụ được thav thó bàng nghĩa vụ dán sự khác
Các bên có thó thoá thuận dế chấm dứt nghĩa vụ dân sự han đẩu và thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Ihoá thuận mới. Căn cứ này còn dược gọi là sự đổi mới nghĩa
Thông qua sư llioú thuận các bẽn có Ihc làm hình ihành một nghĩa vụ dán sự hoàn toàn mới so với nghĩa vụ trước đó (17 d ụ : Các hòn Ihoá thuận chain dứt nghĩa vụ Irã tien Irons hợp donc mua hán và rmhĩa vụ đó dược Ihay 1 hè bàns nahĩa vu cùa người vay tronc hợp (tổng cho vay). Mặt khác, có the các heil chi thoa thuận vé việc thay the dối tượna cùa Iiĩihĩa vụ dã dược xác định trước bans mọt dõi lượng khác. Vì vậy neu ne ười có quvén tlã liona V và tiòp nhận một tài sán hoặc một c òng việc khác thay the cho lài sán hoặc CÕIIŨ việc dã tlioá thuận trước thi tai thời
74Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điểm tiếp nhận, nghĩa vụ dược coi là chím dứt (khoản 2 Điểu 379 Bộ luật dân sự năm 2005).
5. Nghĩa vụ đuợc bù trừ
Bù trừ nghĩa vụ là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ trong những trường hợp cả hai bên cùng có nghĩa vụ đối vói nhau về một đối tượng cùng loại và đều đã đến then hạn thực hiện.
Như vậy, việc bù trừ nghĩa vụ chì được thực hiện khi có đủ yếu tố:
- Các chù thể trong quan hệ nghĩa vụ có yêu cầu đối nhau. Hay nói cách khác, mỗi bên đểu có nghĩa vụ đối với bên kia.
— Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại. Việc bù trừ chỉ đuợc thực hiện trong trường hợp đối tượng cùa nghĩa vụ là tài sản cùng loại. Tuy nhiên các bên có thể thoả thuận để định giá một vật thành tiền để bù trừ với nghĩa vụ trà tiền. Trong trường hợp giá trị của đối tượng không tương đương với nhau thì sau khi bù trừ các bên phải thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Tại thời điểm thanh toán xong khoản chênh lệch, nghĩa vụ mới được coi là chấm dứt.
Việc bù trừ nghĩa vụ chì được thực hiện khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đều đã đến. Thời điểm này các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình cho bẽn kia. Không được bù trừ nghĩa vụ dân sự trong nhũng trường hợp sau đây:
— Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoè, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng;
— Trong những trường hợp khác mà pháp luật đã quv dinh là khỏna được bù trừ.
6. Bcn có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một
Trong thưc tế. có nhũng trường hợp khi xuất hiện một sự kiện sẽ làm cho một naười đang có nghĩa vụ Irớ thành người có quyển dôi với chính nahTa vụ đó.
Chẳng hạn, một người dans có nghĩa vụ trà nợ một khoán tiền nhưng họ lại irớ thành naười dược đòi nợ khoán tiền dó do người chú nợ chết mà người có nợ lại là người thừa kê duy nhất của naười chốt.
Trong quan hệ nghĩa vụ giữa pháp nhãn với nhau. Irườna họp trẽn xàv ra khi có sự hop nhãt hay sáp nhập giữa pháp nhàn có nahĩa vụ với pháp nhãn có quyền (khoán 2 Điều 94 và khoán 2 Điều 95 Iỉộ luật dân sự năm 2005).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn75
7. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi thời hạn khỏi kiện đ ỉ hết
Trong thời hạn do pháp luật quy đinh, người có quyền không khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, khi hết thời hạn đó, nghĩa vụ dân sự đương nhiên chấm dứt dù nguời có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ đó.
8. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi một bén trong quan hệ nghĩa vụ chết
Thông thường, một bên trong quan hệ nghĩa vụ là cá nhân chết thì những quyền và nghĩa vụ dân sự của họ được chuyển giao cho người thừa kế. Người thừa kế dược hường các quyền dân sự mà người này để lại, đồng thời phải thay họ thụcị hiện các nghĩa vụ về tài sản đối vói những người khác. Tương tự như vây nếu một bên trong quan hệ nghĩa vụ [à pháp nhân chấm dứt sự tồn tại thì quyền và nghĩa vụỊ dân sự của nó được chuyển giao cho pháp nhân mới hợp nhất hoặc mới sáp nhập.
Tuy nhiên, khi cá nhân trong một quan hệ nghĩa vụ chết hoặc pháp nhân châm dứt thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Nếu các bên có thoả thuận nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thục hiện thì khi cá nhân đó chết hoặc pháp nhân đó chấm dứt sự tồn tại, nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt.
- Khi pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ (hực hiện. Vi dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người phải cấp dưỡng chết.
- Khi các bên thoả thuận về việc thực hiện nghĩa vụ chỉ dành cho chính người có quyền mà người có quyền đã chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.
- Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi đối tượng là vật đặc dịnh không còn. Trong thực tế, khi đối tượng dược xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ là một vật đặc định thì người có nghĩa vụ giao vật phải giao đúng vật dó. Vì vậy. khi vật đó không còn thì nghĩa vụ phải giao vật đặc định chấm dứt. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận đế thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại. Như vậy, thực chất khi vật đặc định không còn chì là cãn cứ làm chấm dứt nahĩa vụ giao đúng vật. Nó không phải là căn cứ làm chấm dứt hoàn toàn nội dung cùa nghĩa vụ dân sự.
9. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sán
Pháp nhán chấm dứt do bị tuyên bô phá sản. Đáy là một căn cứ mà theo đó pháp nhân hoàn toàn chấm dứt sự (ổn tại cùa mình (chấm dứt tuyệt đối). Do vậy. I1Ó c ũng là căn cứ làm ch ấm dứt n sh ĩa vụ dân sư trong những trườna hợp m à pháp luật vé phá sán quy định.
76Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
V. C Á C LOẠI NGHlA VỤ DÂN s ự
N hư đã xác định ở phẩn truớc, chủ thể của nghĩa vụ là những người tham gia quan hệ nghĩa vụ. Họ đúng về hai phía và có quyền, nghĩa vụ dân sự đối lập nhau một cách tương úng. M ột quan hệ nghĩa vụ được hình thành làm phát sinh mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa ít nhất là hai ngưòi đứng ở hai phía đối lập nhau (một người có quyền, một người có nghĩa vụ) nhưng cũng có thể mối liên hệ đó là giữa nhiều người đối với nhau (nhiều người có quyền, nhiều người có nghĩa vụ). Đồng thời cũng có nhiều quan hệ nghĩa vụ mà quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến cả nguời thứ ba. Trong những trưcmg hợp này, cần phải xác định rõ phạm vi quyền yêu cầu cùa mỗi một người có quyền đối vối người có nghĩa vụ, cũng nhu phạm vi nghĩa vụ dân sự m à từng ngưòi có nghĩa vụ phải thực hiện trước người có quyền. Mặt khác, cần phải xác định giữa những người có nghĩa vụ hoặc giữa những người có quyền có mối liên quan như thế nào trong quá trình cùng nhau thực hiện nghĩa vụ hoặc cùng nhau hường quyền. Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm và nội dung của mỗi quan hệ nghĩa vụ mà các vấn đề trên được xem xét theo từng trường hợp cụ thể khác nhau sau đày:
1. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
Điều 297, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ nhung mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của m ình” . Nhiều người thực hiện nghĩa vụ được hiểu như sau:
- Nhiều người có nghĩa vụ đôi với một người có quyền;
- Nhiều người có quyền đối với một người có nghĩa vụ;
- Nhiều người có quvền đối với nhiều người có nghĩa vụ.
Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người, trona đó mỗi mộl người trong sô những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ cùa mình hoặc mỗi người trong sô những người có quyền chỉ có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nahĩa vụ cho riêng phần quyền của mình.
Bán chất của loại nghTa vụ này !à không có sự liên quan lẫn nhau giữa những người cùng ihực hiện nghĩa vụ. cũng như không có sự liên quan trona việc thưc hiện quyền yêu cầu của nhữne neười có quyền. Nếu có nhiều người có nshĩa vụ thì nghĩa vụ được xác định thành từng phần và mỗi người ihực hiện nshìa vụ theo phần cua mình một cách riêng rẽ. Naười nào Ihưc hiện xong nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đó với người có quvển sẽ chấm dứt (họ không phái chịu trách nhiệm đòi với phẩn nghĩa vụ mà những người có nahĩa vụ khác chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn77
thực hiện). Nếu có nhiều người có quyén thì m ỗi người chỉ có ỊỊpỹệa yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiộn nghĩa vụ cho riêng phẩn quyền của mình (không dược phép yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bọ nghĩa vụ). Khi một trong số những người có quyền đó nhận được sụ thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyến của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đó với người có nghĩa vụ được coi lì chấm dứt. Quan hệ nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với những người có quyển khác vẫn tổn tại và vẫn có hiệu lực.
2. Nghĩa vụ dân sự lién đới
Là một loại nghĩa vụ mà những ngưòi có nghĩa vụ luôn luôn liên quan vớii nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất. Vì vậy, loại nghĩa vụ này có thể định nghĩa như sau: I
Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong sô' những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một’ trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm , trong một sô' trường hợp nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự liên đới nếu các bẽn có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ dân sự liên đới khi có nhiều người Iham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc nhũng người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhầm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kê cả khi có mộl trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nội dung cùa nghĩa vụ liên đới biểu hiện như sau:
Tliứ nhất, trong nghĩa vụ dãn sự có nhiều người có nghĩa vụ thì những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Vì vậy, người có quyền có thể yêu cấu bất cứ ai trong sô họ phải thực hiện toàn bộ nghía vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ cùa họ mà những neười khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa dược coi là chấm dứt. N ghĩa là, người có nghĩa vụ không nhữna phải thực hiện phun cúa mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người dó không có khá năng thực hiện nghĩa vụ.
T hứ hai, nếu một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì quan hệ nghĩa vụ dán sự liên đới giữa nhũng người có nahĩa vụ (kê cá những người chưa thực hiện) với người có quyền được chấm dứt. Đồng thời sẽ phát sính một nghĩa vụ hoàn lại
78Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong đố nguời dã thục hiện nghĩa vụ có quyẻn yôucẩu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà ngưcà này đã thục hiện thay cho họ. Thứ ba, nếu Ilguời cổ quyẻn dân sự đã chỉ định một ưong số những người có nghĩa vụ dân sự thục hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việc thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. Mặt khác, nếu người có quyền chi miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.
Thứ tư, trong quan hệ nghĩa vụ dân sự có nhiều người có quyền thì họ được gọi là người có quyền liên đới. Vì vậy, một trong số những người đó đều có thể yêu cầu bẽn có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà không cần có sự uỳ quyền của nhũng người có quyền liên đới khác. Nghĩa là, người có quyền không những có quyền yêu cẩu bẽn có nghĩa VTỊ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền cùa mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.
T h ú năm, người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền nhưng cũng có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. Khi nghĩa vụ được Ihực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho một người có quyền thì nghĩa vụ dân sự liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. Đồng thời phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phẩn quyền mà minh đã nhận thay họ.
Thứ sáu, nếu một trong số những người có quyền liên đới miền cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình thì người có nghĩa vụ chi phái thực hiện phần nghĩa vụ còn lại dối với những người có quyền liên đới khác.
Tliử bày, nếu một trong sô những người có quyền liên đới miền cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình thì riéna người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa \TỊ cùa mình dối với phần quyền của người đã miễn.
3. Nghĩa vu dán sư đưọc phán chia theo phán
Đỏi tượne cùa nshĩa vụ dãn sự hết sức đa dang, mỗi một loại đối tượng cu thể có những đặc diêm và tính chãi khác nhau. Do đó, tuỳ thuộc đối tượng như thế nào mà nahĩa vụ dân sư đó có thế là nshĩa vụ phán chia được theo phẩn hoặc là nghĩa vụ khòne phân chia dược theo phán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn79