🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam - Tập 1
Ebooks
Nhóm Zalo
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dự ÁN ĐÀO TẠO GIAO VIÊN THCS
LO A N No 1 7 1 8 - V IE (SF)
ĐỖ THỊ MINH Đ ứ c
GIÁO TRÌNH
ĐỊA Lí KINH TẾ-XÃ HỘI
J l . u H f J
NHÀ XUẤT BÁN ĐẠI HỌC s ư PHẠM
GS. TS. ĐỖ TH Ị MINH ĐỨC
ĐỊA LÍ K IN H TÊ - X Ả HỘI VIỆT M M
Tập 1
N H À X U Ấ T B Ả N Đ Ạ I HỌC SƯ P H Ạ M
M ã số: 01.01. 410/869 - Đ H 2008
MỤC LỤC
L ờ i n ó i đ ấ u ..................................................................................................................................................... - ...5 C hương 1
ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA KINH TÊ' CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.......................................................................................................... 7 C àu h ò i vá bài lá p ..................................................................................................................................... 38 Chương 11.................................................................................................................................................. n u l.i DÀN CƯ.............................................................................................................. 41 C áu h ó i va bài ta p ......................................................................................... ...........................................78 C h uông I I I...................................................................................................................................................80 ĐỊA LÍ NÔNG - LÂM - NG Ư N G H IỆ P........................................................................................... 80 C àu h ỏ i và bài lậ p ...................................................................................................................................110 Chương /V ..................................................................................................................................................112 ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP........................................................................................................................ 112 C áu h ò i và bà i tậ p ................................................................................................................................... 145 Chương V ..................................................................................................................... 147 ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH DỊCH v ụ ................................................................................... 147 C àu h ỏ i và bà i tậ p ................................................................................................................................... 190 Chương V I..................................................................................................................................................192 LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
(PHẦN ĐẠI CƯƠNG).................................... .........1................................................192 C áu h ỏ i và bà i lậ p ...................................................................................................................................203 Tài liệu tham k h ả o ..................................................................................................................................204
3
LỜI NÓI Đ ẨU
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tác giả đã cố gắng cập nhật những cách nhìn mới, cách đánh giá mới và những tư liệu mới về sự phát triến của kinh tế - xã hội nước nhà. Đây là công việc rất lí thú, do tác giả dược khích lộ bời những thành tựu to lớn của đất nước trong thời kì Đổi mới, những thay đổi lớn lao trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế. Tuy nhiên, dây cũng là công việc đầy thách thức và dường như không có hồi kết. Bời vậy, mặc dù tác giả đã hết sức cô gắng, khống tránh khỏi có những thống tin mói chưa được cập nhật kịp thời. Trong hoàn cảnh như vậy, tác giả muốn cung cấp cho người đọc một cách nhìn, bổ sung năng lực tự học hỏi, tìm tòi đê hoàn thiện tri thức và kĩ nãng bộ môn. Những xu hướng chuyển biến của nền kinh tế theo mò hình quản lí tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường, nhiều thành phần trong bối cành quốc tế có nhiều biến động rất mạnh (tạo ra những cú sốc thực sự với các quốc gia trên thê giới) đã được nêu ra, nhưng những chuyên biến mới trong quá trình hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường (heo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đòi hỏi người đọc tìm hiểu tiếp. Những cách trình bày bảng sô' liệu, biểu đồ, bản đồ một cách trực quan và có hiệu quả được tác giả chú ý, một mặt đẽ’ góp phần chuyển tải thông tin đến người đọc, mặt khác để tạo ra những "ví dụ mẫu" đê các đồng nghiệp Iham kháo. Cuối mỗi chương đều có các câu hỏi và các bài thực hành phong phú. Phần tài liệu tham khảo không chi gồm các tài liệu mà tác giả đã dựa vào trong quá trình biên soạn, mà còn có cả các tài liệu mà tác giả khuyên bạn đọc tìm hiểu sâu hơn một số vấn đề cụ thể. Tài liệu tham khảo được trình bày ờ cuối quyển sách.
So với cuốn giáo trình đại học "Địa li kinh t ế - x ã hội V iệt Nam" (tập 1) mà chúng tỏi biên soạn (in năm 2000) đã được tái bản lần thứ ba có sửa chữa và bổ sung, thì giáo trình này có nhiều phần được bổ sung thêm, đổng thời cũng có những phần được rút gọn lại. Những nhặn định nào không còn phù hợp đã được thay thế bằng các nhận định mới.
Việc nắm vững địa lí tổ quốc là hết sức quan trọng, và việc giảng dạy cho học sinh thêm yêu tổ quốc mình, ý thức rõ trách nhiệm công dân thông qua môn Địa lí là nhiệm vụ cao cả cùa người giáo viên.
5
Tác giả mong rằng cuốn sách này không chỉ phục vụ cho đào tạo giáo viên Địa lí, mà còn là tài liệu tham khảo, tra cứu cho những sinh viên Đại học chuyên ngành địa lí và các chuyên ngành kinh tế - xã hội và cho những ai yêu thích địa lí.
Tác giả chân thành cảm ơn GS. TS Lẽ Thòng, GS. TS Nguyễn Viết Thịnh đã đọc bản thảo và cho các ý kiến đóng góp quý báu, cảm ơn Ban Giám đốc Dự án đào tạo giáo viên THCS - Loan No 1718 - VIE (SF) — của Bộ Giáo dục và Đào tạo dã tạo diều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành bản thảo, cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã biên tập và xuất bản giáo trình này.
Tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn.
T ác giả
PGS. TS ĐÓ T h ị M inh Đức
6
CHƯƠNG 1
ĐÁNH GIÁ Ý NGHĨA KINH TÊ
C Ủ A VỊ TRÍ Đ ỊA LÍ V À TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. V| TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
1. Vị trí dịa lí
Nước ta nằm ờ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông là Biển Đỏng. Toạ độ địa lí trên đất liền như sau:
Điểm cực Bắc 23°23' B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tinh Hà Giang. Điểm cực Nam 8°30' B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực Tây 102°8' Đ trên núi Pulasan tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tình Điện Biên.
Điểm cực Đông 109°27' Đ tại bán đảo Hòn Gốm, tỉnh Khánh Hoà. 2. Lãnh thổ
Đất nước Việt Nam là khối thống nhất bao gồm lãnh thổ trẽn đất liền, vùng trời và vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, trong dó có rất nhiều đảo và quần đảo. Luật Biên giới quốc gia đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam khóa XI, kì họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003. Điều I của Luật này có ghi rõ: "Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà x ã liội chủ nghĩa V iệt N am là đường vù m ật thẳng đứng theo đường đó đ ể xác định giới hạn lãnh tlìổ đất liền, các đào, các quần đảo trong đó có quần đào Hoàng Sa và quần đào Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng lì oà x ã hội chủ nghĩa V iệt Nam".
Diện tích lãnh thổ đất liền của nước ta là 329.29 7 k n r (Niên giám thống kê 2003). Nếu tính đến đường cơ sở, thì tổng diện tích đất liền và nội thuỷ là khoảng 560 nghìn km2.
7
Nhà nuớc ta tuyên bỏ' lãnh lìải Việt Nam rộng 12 hải lí"’, ờ phía ngoài đường cơ sờ. Ranh giới phía ngoài cùa lãnh hài chính là biên giới trẽn biển của nước ta.
Vùng tiếp giáp lãnh liải rông 12 hải lí, hợp với lãnh hải thành vùng biển 24 hải lí.
Vùng đặc quyền về kinh //rộ n g 200 hải lí tính từ đường cơ sờ. 0 vùng biển này, nước ta có các quyền hoàn toàn riêng biệt về mặt kinh tế, như: có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, quyền riêng biệt về thiết lập các công trình, đào nhân tạo, quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học và bảo vệ, chống ổ nhiễm mỏi trường biển.
Thềm lục địa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên cùa lục địa Việt Nam, m ở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa cách đường cơ sở chưa đến 200 hải lí thì thềm lục địa được mờ rộng ra cách đường cơ sờ 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ờ thềm lục địa Việt Nam.
Dọc theo bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có khoảng 3 nghìn đảo lớn nhỏ, tập trung nhiều nhất ờ vùng biển thuộc các tình Ọuảng Ninh, Hài Phòng (vịnh Bắc Bộ) và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau thuộc vùng biển Táy Nam nước ta (trong vịnh Thái Lan). Cách bờ tương đối xa, từ 170 đến 250 hải lí, là huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẩng) và huyện Trường Sa (tinh Khánh Hoà). Việc khẳng định chủ quyền của nước ta dối với các đảo và quần đảo là cơ sờ đê khẳng định chù quyền của Việt Nam đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 30/6/2004. Theo Hiệp định, Việt Nam được hường 53,23% và Trung Quốc được hường 46,77% diện tích vịnh. Hai bên thống nhất một đường phân định với 21 điểm kéo dài từ cửa sông Bắc Luân ra đến của vịnh phía nam. v ề đại thể, đường phân định chạy giữa vịnh song song với bờ biển phía Bắc nước ta và bờ biển của đảo Hải Nam. Trong hiệp định, hai bên cam kết 1 MỘI hài lí bằng 1853m.
8
tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyển và quyển tài phán cửa mỗi bẽn đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ. Theo đó, mỗi bên tự chủ tiến hành việc thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sàn trong phạm vi thềm lục địa của mình; với những mỏ nẳm vắt ngang đường phân định, hai bẽn sẽ thông qua hiệp (hương đẻ đi đến thoả thuận phân chia công bang. Ngoài ra hiệp định cũng quy định vể sừ dụng hợp lí và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
3. Vị trí địa li tự nhiên
Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến, nóng ẩm, ờ giữa vùng châu Á gió mùa, lại ờ rìa phía đông bán đảo Trung - Ân, thông ra Thái Bình Dương qua Biển Đòng. Chính điều này tạo nên nền tảng của thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu ảnh hường sâu sắc của biển. Với lãnh thổ trải dài trên gần 15 độ vĩ tuyến, sự phân hoá không gian của thiên nhiên Việt Nam khá lớn.
Nưốc ta nằm ở vị trí giao nhau cùa vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Những hoạt dộng macma ứng với các vành đai sinh khoáng này đã làm cho tài nguyên khoáng sản của nước ta rất đa dạng.
Nước ta còn nằm ờ nơi giao thoa giữa các luồng di cư của thực vật và động vật thuộc các khu hê Hymalaya, M alaixia - Inđốnêxia và An Độ - Mianma. Những luồng di cư này chù yếu diễn ra vào thời kì Tân kiến tạo và làm phong phú thêm các khu hệ thực, động vật ờ nước ta bên cạnh các loài đặc hữu.
9
Hình 1.1. VI tri dịa li cúa Việt Nam đổi vớ! các vùng động đát, núi lúa vá sóng thán ưén thè giới (dán theo Mac Milan Global Atlas, r"E dition. 2003)
Chính các đặc điểm này làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú mà nhiểu nơi trẽn thế giới không có được.
Thật may mắn vì nước ta nằm ngoài các vành đai lớn của thế giới về núi lửa, động đất, sóng thần.
b. Vị trí địa li kinh tế - chính trị
Nước ta nằm ờ nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam A hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỉ phát triển năng động. Rộng lớn hơn, nước ta nằm trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có tốc độ tăng trường kinh tế cao nhất thế giới.
Nước ta có đường biên giới trên đất liền và trên biển rất dài, tiếp giáp với nhiều nước. Chỉ tính lục giới đã hơn 4500km. Dọc các biên giới với Trung Quốc và Lào, "núi liền núi, sông liền sông", không có các trờ ngại tự nhiên khó vượt qua, mà ngược lại, còn có các thung lũng sông, các đèo thấp, thông với các nước láng giềng. Giữa Nam Bộ Việt Nam và Campuchia không có biên giới tự nhiên, mà là một châu thổ mênh mông trải dài từ bán đảo Cà Mau lên tận Biển Hồ.
Trẽn Biển Đông, vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước và lãnh thổ. Biển Đòng giàu tài nguyên sinh vật (cá, tôm...), thềm lục địa có nhiều tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là dầu mỏ), lại án ngữ một trong các đường hàng hải quốc tế quan trọng. Biển Đòng có vị trí vô cùng quan trọng đối với nước Việt Nam về các mặt chiến lược, kinh tế, an ninh, quốc phòng, trước mắt cũng như lâu dài.
Vị trí địa lí có ảnh hường rất sâu đậm đến sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển vùng, các mối liên hệ kinh tế nội vùng và liên vùng, cũng như các mối liên hệ kinh tế quốc tế.
Vị trí địa lí đã có ảnh hường không nhỏ đến sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá.
Nét độc đáo của vị trí địa lí nước ta là ờ chỗ nước ta nằm ờ nơi gặp gỡ, giao ihoa cùa nhiều hệ thống lự nhiên, của các nển vãn hoá lớn trên thế giới, của các luồng di dàn trong lịch sử. Nước ta nằm ờ vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đ ỏng Nam Á hải đảo. Trong thời kì chiến tranh lạnh và
11
chiến tranh nóng, đây là nơi tập trung các mâu thuẫn lớn của thời đại. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển hoà bình, ổn định ơ khu vực Đông Nam Á, đây là nơi hội tụ nhiều cơ hội của phát triển.
Như là một loại nguồn lực đạc biệt, vị trí địa lí cúa nước ta luòn đạt ra những trờ ngại và thuận lợi khách quan đối với sự phát triển kinh tê - xã hội của đất nước.
II. ĐÁNH GIÁ ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐỐI VỚI S ự PHÁT TRIỂN KINH T Ể - XÃ HỘI
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đất nước là tiền đề vật chất vô cùng quan trọng để phát triển. Việc sừ dụng hợp lí các nguồn tài nguyên cho sự phát triển hôm nay và bảo đảm cho sự phát triển lâu bền trong tương lai luôn luôn đặt ra những bài toán không dễ tìm được câu Irả lời. Trong phẩn này, chúng ta sẽ đánh giá khái quát về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chủ yếu từ góc dộ tổ chức lãnh thổ các ngành và các vùng kinh tế.
1. Điều kiện địa hình
Điều kiện địa hình là nền tảng cuả sự phân hoá tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cẩn tính đến trong khai thác kinh tế mỏi truờng và tài nguyên thiên nhiên. Nước ta có tới hơn 3/4 diện tích là đồi núi, không đến 1/4 là đổng bằng. Điều kiện địa hình đồi núi làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá rất đa dạng, bên cạnh sự phán hoá theo chiều kinh tuyến rõ rệt từ Bắc vào Nam là sự phân hoá theo đai cao.
Hướng sơn văn chủ yếu là dốc từ tây bắc xuống đỏng nam và hướng vòng cung. Các miền tự nhiên của nước ta đểu có những đặc điểm địa hình đặc trưng rất phong phú, đa dạng.
Miền Đòng Bắc là xứ sờ cùa các dãy núi thấp hình vòng cung, với những thung lũng sông cho phép các tuyến đường thuỷ, đường bộ có thể men theo đó để xâm nhập từ đồng bằng lên miền núi. Giáp với đồng bằng sòng Hổng là dải đồi thấp trung du, nơi đang có nhiều triển vọng phát triển.
Miền Tây Bắc là xứ sờ của các dãy núi cao, khe sâu, địa hình hiếm trờ. Tây Bắc, hòn ngọc của Tổ quốc với nhiều tiềm năng nhưng không dê khai thác. Miền Trường Sơn Bắc đặc trưng bời các dãy núi già bị chia cắt dữ dội với những đinh núi cao trung bình không quá 1000m. Tiêp đên là vùng oò
đồi, chuyển nhanh xuống dải đồng bằng hẹp ven biển. Miền Trường Sơn Nam đặc trưng là các "gờ núi""’ cấu tạo bằng đá granit, đá phun trào riolit hay đaxit khá đồ sộ, với nhiéu nhánh núi đàm ngang ra biển, tạo ra nhiều vũng vịnh kín đáo.
Tây Nguyên gồm các cao nguyên bazan xếp tầng, nơi đang còn là kho vàng xanh của đất nước và cũng là nơi có nhiều tiềm nãng về cây cõng nghiệp.
Đông Nam Bộ, với địa hình lượn sóng của các cao nguyên đất đò bazan và phù sa cổ, thuận lợi cho phát triển nhiều ngành nông, lâm nghiệp và cả công nghiệp.
Hai đổng bằng lớn của đất nước là đồng bằng sông Hồng và đổng bẳng sông Cửu Long đã thực sự là "hai vựa luơng thực, thực phẩm" của cà nước. Chính đặc điểm địa hình của nước ta đã tạo ra nét đặc sắc trong sử dụng tự nhiên, với sự tương tác giữa miền núi, trung du và vùng châu thổ, với các dòng vật chất, năng lượng trao đổi giữa miền núi và đổng bằng theo các lưu vực sông.
Sự phân hoá cùa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa đồng bằng và miền núi, trung du đã tạo ra những tiền đề tự nhiên cho sự hình thành những cấu trúc kinh tế khác nhau, bổ sung cho nhau.
Vùng núi cần có các phương thức khai thác lãnh thổ thích hợp, chẳng hạn như việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, thực hiện phương thức canh tác trên đất dốc... Với nhiều tiềm năng về lâm sản, khả nãng phát triển cây cỏng nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, tiềm nãng lớn về khoáng sản, tiểm năng thuý điện... đây là nơi có nhiều khả năng phát triển các ngành công nghiệp khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: ngành công nghiệp khai khoáng).
Vùng trung du, với vị trí địa lí đặc biệt, địa hình đồi, nền địa chất công trình lí tường, có khả năng phát triển cày công nghiệp, công nghiệp cơ bản (nhất là công nghiệp năng lượng và sản xuất vật liệu xây dựng) đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư.
Vùng đồng bằng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi là nơi tập trung các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động lành nghề; nơi đang
1 Xem Ihêm T hiền nliiẽn Việt Nam" của GS Lẽ Bá Tháo, chương VI, Nxb KHKT, H, 1990. 13
phát triển nhanh các ngành dịch vụ, cả dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng; nông nghiệp thâm canh cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi tiếu gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
2. Điểu kiện khí hậu
Khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất nhiệt đới thẻ hiện ờ tổng xạ ở miền Bắc trên 120 kcal/cm 2/nãm, còn ỏ miền Nam 130 kcal/cm2/năm. Cân bằng bức xạ quanh nãm dương, ờ miền Bắc là 86 kcal/cm2/năm, còn ờ miền Nam là 112 kcal/cnr/nãm . Nhiệt độ trung bình nãm là 22—27°c. Tổng nhiệt độ hoạt động là từ 8000 — 10000°c.
Tính chất ẩm thể hiện ờ lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000m m . ở những sườn đón gió của nhiều dãy núi lên tới 3500-4000m m , ờ vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ 700-800m m . Độ ẩm không khí thường xuyên trên 80%.
Tính chất gió mùa làm cho khí hậu ờ nước ta phân hoá, biến động rất phức tạp.
Khí hậu ờ nước ta phân hoá rất sâu sắc theo không gian và thời gian. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùa nưóc ta có nguồn nhiệt rất phong phú, cho phép cây cối phát triển xanh tươi quanh nãm , tàng trường nhanh. Điều kiện nhiệt cho phép trồng từ các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt đói (như bông, lúa gạo...), cho đến các cây của xứ cận nhiệt hay ôn đới. Khả nãng tăng vụ, xen canh, gối vụ rất lớn, nếu điểu kiện ẩm được Ihoả mãn cho cây trồng.
Lượng mưa, ẩm trong nãtn ờ hầu hết các vùng nước ta là đáp ứng được cho nhu cầu của cây trồng, vật nuôi. Nhưng sự phân phối ẩm không đều trong năm là hạn chế lớn đối với việc khai thác tài nguyên nhiệt, và do vậy, dù cho điều kiên kĩ thuật có tiến bộ đến đâu thì đặc điểm này vẫn chi phối mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp.
Đê phát triển nông nghiệp, thuỳ lợi luôn là biện pháp hàng đầu. Hệ thong kênh mương tưới và tiêu nước ngày càng được đầu tư ờ các vùng đồng bang. Xây dựng hổ chứa nước là biện pháp làm thuỷ lợi rất quan trọng ờ miền núi. Tiết kiệm nước là biện pháp quan trọng với hầu hết các vùn° về mùa khô. Nó cũng đặt ra vấn đề đối với hầu hết các vùng về mùa khò. nhất là ờ các tỉnh phía Nam, là phải có các biện pháp tiết kiệm tài nguyên nước và trong đó phải tính đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
Trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm thì sâu bệnh, dịch hại cây trổng, gia súc dễ bùng phát, lây lan trên diện rộng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiễu động thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyên mùa làm cho sàn xuất nông, lâm, ngư nghiệp ờ nước ta thêm bấp bênh.
Sự phân hoá khá mạnh mẽ của các loại hình khí hậu và của mùa khí hậu làm cho nước ta diện tích tuy không lớn, nhưng mùa nào thức ấy, nông sản rất phong phú nhờ việc bổ sung của các nông sản theo các mùa thu hoạch khác nhau từ Bắc vào Nam, một mặt làm giảm sự cãng thẳng về nhu cẩu nông sản vào những kì giáp vụ, mặt khác cũng tạo điều kiện giải quyết nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản.
Bão lụt là thiên tai thường xuyên đe doạ hầu hết các vùng ờ nước ta. Bão gây thiệt hại không chỉ do gió giật, mà còn do gây ra mưa lớn, kéo dài Irên diện rộng, gây ra nưóc dâng ờ vùng cửa sòng, ven biến uy hiếp hệ thống đẽ sổng và đê biển. Mưa bão lớn lại trùng với lúc triều cường thì cực kì nguy hiểm.
Một hiện tượng khá phổ biến ờ nhiều địa phương trên đất nước ta là vừa dứt hạn khô cháy là tiếp ngay đến ngập lụt lớn.
Tính chất mùa khí hậu tạo ra tính thời vụ sản xuất khá khắt khe. Chính điều kiện tự nhiên của vùng gió mùa châu A làm cho việc trổng lúa nước là sự lựa chọn tốt nhất trong các loại ngũ cốc và hình thành nền nông nghiệp lúa nước, cùng với nó là "văn minh lúa nước" như nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến.
Khí hậu nhiệt đái ẩm gió mùa có ảnh hường khá sâu sắc tới hoạt động công nghiệp. Các máy móc, thiết bị dễ bị hòng, mốc, ãn mòn do nóng, ẩm. Các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (theo công nghệ lộ thiên), khai thác rừng, khai thác hải sản... có nhịp điệu mùa rất rõ. Tính chất mùa của nguồn nguyên liệu nông sản cũng quy định tính mùa vụ cùa các cơ sờ chế biến nông sản.
Điều kiện khí hậu ảnh hường rất sâu sắc tới hoạt động vận tải. Đặc biệt, về mùa mưa bão, giao thông vận tải ờ nưỏc ta (nói riêng là vân tải đường ỏ tô và đường sắt) thường xuyên bị đe doạ ách tắc, cả các tuyến đường nối đồng bằng với miền núi, cả tuyến đường Bắc - Nam. Tính chất mùa của khí hậu cũng ảnh hường sâu sắc tới sự phát triển và hoạt động cùa du lịch tham
15
quan, nghỉ dưỡng. Tính chất bất thường của khí hậu (rõ rột nhất là ờ miên khí hậu phía Bắc) làm giảm rõ rệt hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch và hộ thống cơ sờ vật chất kĩ thuật của ngành du lịch.
3. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước trên mặt
Với địa hình hơn 3/4 là đổi núi, bị chia cắt dữ dội, lại trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trung bình khoảng 0 ,5 -1 ,0km/km2. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trờ lên.
Tổng lượng dòng chảy của tất cả các sông nước ta trung bình là 880km3/nãm, trong đó 325km3 là lượng dòng chảy sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam (chiếm 37% tổng lượng dòng chảy năm). Như vậy, tới 63% lượng dòng chảy sông ngòi sinh ra từ ngoài lãnh thổ nước ta. Những sông lớn nhất như sông Mê Kông, tổng lưu lượng 520,6 ti m , thì phần nước phát sinh trên lãnh thổ chỉ chiếm 10%. Hệ thống sồng Hồng - Thái Bình với tổng lưu lượng 137 ti m \ thì lượng nước phát sinh trẽn lãnh thổ chỉ chiếm 68%. Như vậy, khi các nước ờ thượng nguồn khai thác mạnh tài nguyên nước, nhất là về mùa khô, thì nguồn nước có thể khai thác ờ nước ta sẽ bị ảnh hưởag nhiều và nầm ngoài tầm kiểm soát cùa Việt Nam. Điều này cũng đặt ra những vấn đề về sừ dụng chung tài nguyên nuớc giữa Việt Nam và các nước có chung lưu vực, một vấn đề sẽ ngày càng trở nên cấp bách trong thế kỉ XXI.
Các nước dọc theo dòng chính Mè Kông (đặc biệt là Trung Quốc và Lào) có các dự án xây dựng các nhà máy thúy điện lớn. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện lớn này dường như là điều không tránh khòi, Irong điểu kiện Trung Quốc đẩy mạnh công nghiệp hóa, nhu cầu về nàng lượng rất lớn. Nhưng các bậc thang thùy điện trên dòng chính Mê Kông sẽ làm thay đổi dòng chảy, đảo lộn các hệ sinh thái ờ hạ lưu các đập. Đồng bằng sông Cừu Long, nơi tận cùng trước khi dòng sông đố ra biển, hiện nay người dân "chung sống với lũ", nhưng liệu có đến một thời điểm nào đó trong tương lai, người dân ờ đây sẽ phải "chung sống với hạn"?
Hệ thống sông Hồng có thủy chế ít điều hoà, lưu lượng mùa lũ (tháng 6 - 10) chiếm 74% tổng lượng nước cả năm. Để khai thác đồng bang sông Hồng, ngay từ thế ki XI, hệ thống đê điều ờ đây đã hình thành và đến nay đã phát triển khá hoàn chinh. Việc phát triển các công trình thuý điện lớn trong
16
lưu vực không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát lũ sống Hồng.
Hình 1.2. Luu vụ t các sông ở Bắc Bộ
Hệ thống sông Mê Kông, mà phần hạ lưu ở nước ta có tên là Cửu Long, dài khoảng 4500km, qua Trung Quốc, M ianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau. Đây là sông có lượng dòng chảy năm lớn nhất, mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11. Lũ lên từ từ và cũng rút từ từ, đặc biệt do vai trò điều tiết của hồ Tônglêsap (Biển Hồ). Sự tương phản của mùa mưa và mùa khỏ cũng phản ánh ờ sự chênh lệch lớn giữa lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt: chênh nhau tới 7 lần. Trong việc khai thác đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân ta đã có kinh nghiệm chung sống với lũ, né lũ chính vụ. Vì thế, ờ đây không có hệ thống đê điểu dày đặc như ờ đồng bằng sông Hổng. Ngay cả trong điều kiện hiện nay, chúng ta cũng chỉ chủ trương kiểm soát lũ từng phần, đắp các đê bao, các tuyến đường vượt lũ.
Trên Tây Nguyên có những sông nhánh tả ngạn sông Mê Kóng, trong đó lớn hơn cả là lưu vực sóng Xê Xan và sông Xrêpok. Những sông này có ý nghĩa rất lớn trong việc cấp nước cho Tây Nguyên cũng như cho việc phát triển thuỳ điện.
17
Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm c ỏ có diên tích lưu vực 42.655km‘, trong đó diện tích lưu vực thuộc nước ta là 36.26lkm 2, tưới nước cho ca vùng Đông Nam Bộ và một phần Nam Tây Nguyên. Đây là lưu vực sông cua một vùng kinh tế đang phát triển năng động nhất cả nước, nên việc sứ dụng hợp lí nguồn nước hạn chế ờ đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hệ thống sông Hồng - Thái Bình và hệ thống sông Cửu Long đã tạo nên các đổng bằng lớn nhất nước ta: đồng bằng sông Hồng rộng 1,5 triệu ha và đổng bằng sông Cửu Long rộng 4 triệu ha. Những sông này có ý nghla rất lớn trong phát triển nông nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt của các đồng bằng đông dân cư, cả nông thôn và các đô thị, các trung tâm công nghiệp. Mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo thuận lợi cho việc phát triển giao thõng đường sông, sông - biển ven bờ.
Hệ thống sông Mã - sông Chu với diện tích lưu vực 28.400km 2, chảy qua một phần Tây Bắc, Lào và chủ yếu qua tỉnh Thanh Hoá. Hai sông này cung cấp phù sa chủ yếu để tạo nên đổng bằng Thanh Hoá.
Hệ thống sông Cả, diện tích lưu vực 27.200km2, bắt nguồn từ bên Lào, chủ yếu chảy qua tỉnh Nghệ An. Sông tạo nên đồng bằng Nghệ An, nối liền với đồng bằng Thanh Hoá. 0 hạ lưu có thành phố Vinh, một trung tâm kinh tế của Bắc Trung Bộ.
Các sông miền Trung thuộc sườn đòng Trường Sơn từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có đặc điểm chung là ngắn, dốc, lưu lượng nhỏ, ít phù sa, có lũ muộn về mùa thu đông, trùng với mùa mưa ở đây. Các sông này tạo ra các đồng bằng nhỏ hẹp miền Trung, thường bị ngân cách bời các mạch núi ăn lan ra sát biển. Ở hạ lưu các sông thường có các thị trấn, thị xã và những sông tương đối lớn thường mang tên các thị trấn, thị xã nó chảy qua. Ờ thượng nguồn, hiện tượng lũ quét thường xuyên de doạ các điểm dàn cư, các công trình xây dựng, đường xá. Còn ờ vùng đổng bằng duyên hải, trong m ấy nãm gần đây thiệt hại do lũ gây ra đặc biệt lớn. Trong điểu kiện của m iền Trung, việc làm các hồ, đập chứa nước có ý nghĩa rất lớn để điều hoà nguồn nước về mùa lũ và tích nước cho mùa khô.
Nói chung, hệ thống sông ngòi ờ nước ta có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Các hệ thống sống tạo nên các đồng bẳng lớn như đồng bẳng sông Hống, đồng bằng sông Cửu Long, dải đồng bằng hẹp duyên hải miền Trung, các cánh đồng giữa núi. Điều kiện thuỷ lợi thuận lợi cho phép ờ các đổng bằng này
18
sớm phát triển nền nông nghiệp lúa nước, định canh, từ đó sớm tập trung dân cư và phát triển các ngành kinh tế khác. Ven sông có nhiều địa điểm thuận lợi cho việc lập làng, phát triển các dô thị. Hàng loạt các dồ thị quan trọng đều được bố trí ven các sổng lớn. Nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ đều được phân bố ven sông. Hệ thống sõng, nếu được cải tạo, sẽ là hệ thông giao thông thuỷ lí tường; ven sông có các cảng sông, thậm chí có càng ý nghĩa quớc tế như cảng Cần Thơ. Nước ta có nhiều cửa sông hình phễu, thuận lợi cho tàu bè ra vào, vì thế dọc bờ biển nước ta có hàng loạt cảng "biển" được xây dựng ven vùng cửa sông.
Sông ngòi nước ta có giá trị rất lớn về thuỷ điện1". Tổng trữ năng theo đánh giá lí thuyết là hơn 28 triệu kW, cho sàn lượng điện tiềm tàng 250 tỉ kWh mỗi năm; khả năng kĩ thuật hiện nay cho phép khai thác khoảng 60 tỉ kWh một nãm. Việc khai thác thuỷ điện có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế, khai thác tổng hợp tài nguyên nước. Ở các lưu vực có tiềm năng thủy điện lớn như lưu vực sông Đà, sông Lô - Gâm, sông Cả, sông Xê Xan, sóng Xrêpok, sông Thu Bồn, sông Ba — sông cỏn, sông Đổng Nai, hàng loạt các nhà máy thủy điện lớn và trung bình đã và đang được xây dựng.
Kiểm soát lụt là quan tâm hàng đầu ờ nước ta trước hết là do tính chất bất thường của thuỷ chế, sự chênh lệch quá lớn giữa lưu lượng mùa lũ và mùa kiệt. Lũ lụt năm nào cũng gây ra thiệt hại lớn về người và của. v ề mùa kiệt, do lưu lượng dòng chảy sông ngòi nhỏ, nên ảnh hường của triều vào khá sâu trong đất liền. Ở châu thổ sông Hổng và sông Cừu Long, trong phạm vi 30-50km từ cửa sông vào là vùng chịu ảnh hường của triều biển là chính. Hiện tượng giao thoa ở vùng giáp nước sống - triều có ảnh hường lớn đến việc khai thác tài nguyên nước cho tưới, vận tải thuỷ, nhất là ở đồng bầng sông Cửu Long.
Dòng chảy cát bùn (phù sa) rất lớn. Hàng năm các sông của nước ta đổ ra biển khoảng 350 triệu tấn phù sa, trong đó sông Hồng 120 triệu tấn và sõng Cửu Long 170 triệu tấn. Lượng phù sa này, một mặt bồi bổ cho các đồng bằng thông qua việc tưới phù sa, mật khác lại gây bồi lấp hệ thống thuỳ lợi (kênh mương, hồ chứa nước), các đập thuỷ điện, làm thay đổi luồng lạch, đòi hỏi phải nạo vét thường xuyên, rất tốn kém. Ghểnh thác ờ miền núi và trung du, hiện tượng đổi dòng cùa sông ngòi ờ dồng bằng đòi hỏi phải chình trị
1 Xem chương IV, phẩn về Ihuỳ điện.
19
luồng lạch, gây ra những khó khăn không nhỏ trong quy hoạch, phân bổ các công trình giao thông thuỳ.
b. Tài nguyên nước ngầm
Tiềm năng nước ngầm của nước ta khá phong phú, tổng trữ lượng động thiên nhiẽn (lưu lượng dòng ngầm ở một mật cắt nào đó của tầng chứa nước) cùa toàn lãnh thổ đạt 1513 m5/s. Trữ lượng khai thác nước ngầm "’đã thãm dò tỉ mỉ là 1,2 triệu m3/ngày, đã thăm dò sơ bộ là 15 triộu m3/ngày.
Trữ lượng nước ngẩm dồi dào trong các tầng trầm tích bờ rời, phân bô' chủ yếu ở các đổng bằng châu thổ và vùng ven biển. Trữ lượng nước ngầm hạn chế hơn và không đểu ờ các vùng đá vôi (các tỉnh phía Bắc) và trong các tầng bazan (nhất là ờ Tây Nguyên).
Việc khai thác nước ngầm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấp nước đô thị, cấp nước công nghiệp. Ở nhiều vùng nông thôn, việc cấp nước sạch cho sinh hoạt cũng đang hướng tới việc khai thác nguồn nước ngầm. Việc sử dụng nước ngám trong tưới nước về mùa khô đang ngày càng phát triển ờ các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quà.
Trong việc sử dụng tài nguyên nước, cần có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước, kể cả nước mặt và nước ngầm. Ở các đò thị, mới có khoảng 1/2 lượng chất thải rắn được thu gom và xử lí, lượng rác thải còn lại gây ra ô nhiễm đất và ô nhiễm nước. Hệ thống cấp nước và nhất là hệ thống thoát nước còn bị quá tải rất nhiều. Ở vùng nông thôn, các hoá chất phục vụ nông nghiệp đang được sừ dụng quá nhiều, tràn lan gây ồ nhiễm đáng kể nguồn nước ngầm tầng nông; dây lại là tầng nước mà phần lớn nông dân dùng cho sinh hoạt.
Mặc dù tài nguyên nước ờ nước ta được đánh giá chung là dồi dào nhưng tình trạng hạn hán, thiếu nước diễn ra rất thường xuyên gây thiệt hại to lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
4. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của nước ta rất đa dạng, phân hoá theo các tổ hợp của các nhân tô hình thành đất. Các loại đất này rất khác nhau về nguồn gốc phát sinh, độ phì, về khả năng khai thác cho hoạt động nống, lâm nghiệp.
1 Trữ lượng khai thác nước ngầm là lượng nước lính bàng m’ irong một ngày đém, có (hể thu đưoc bẳng các công trình lấy nước mội cách hợp lí theo chế độ khai Ihác nhât dịnh va chấl lượng đáp ứng yẽũ cắu Irong Ihời gian sử dụng nước.
20
a. Các loại đất chinh vùng đổng bằng
Đất vùng đổng bằng chủ yếu là đất phù sa. Tuỳ theo lưu vực sông mà thành phần cơ giới, đặc tính lí hoá, độ phì của đất rất khác nhau. Đất phù sa sông được cải tạo qua nhiểu thế kỉ, được san bằng, đắp bờ đê giữ nước, cấy lúa nên thành phán cơ, lí, hoá bị biến đổi nhiều, thành loại hình dặc biệt là dất lúa nước.
Đ ất pliii sa mới
Diện tích gần 3 triệu ha, trong đó ờ đồng bằng sông Hồng 600.000 ha, đổng bằng sông Cửu Long hơn 1 triệu ha.
Đất phù sa sông Hổng có thành phần cơ giới chủ yếu từ cát pha đến thịt trung bình, tại các vùng ô trũng thì thành phần cơ giới là thịt nặng hoặc sét. Độ pH 5,5—7,0, giàu N, p, K, Ca, Mg và chất hữu cơ. Do có hệ thống đẽ nên phần lớn diện tích đổng bằng là đất phù sa không được bổi hàng năm, lại được sử dụng vói cường độ cao, nên nhiều nơi đất đã bị bạc màu. Trong đồng bằng hình Ihành nhiều ô trũng, điển hình nhất là ò trũng Hà Nam Ninh. Đất vùng ô trũng bị hoá lầy, có hiện tượng giây mạnh, giàu mùn, giàu đạm nhưng nghèo lân. Đất lầy thường có nhiều độc tố trong đất, hạn chế sự sinh trường và năng suất của cây trồng cũng như khả nãng nuôi thuỳ sàn, đòi hỏi phải có các biện pháp thuỷ lợi, cải tạo đất thích hợp. Đất ngoài đê được bổi hàng năm, đất cát pha, màu mỡ, thường đươc dùng đê trồng cây hoa " màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phù sa cùa sông Cửu Long có thành phần cơ giới nặng hơn, từ đất thịt đến sét, phàn ứng từ chua đến trung tính, mùn và đạm trung bình, lân tương đối thấp nhưng cũng phì nhiêu. Do ờ đồng bằng sông Cửu Long chì có một sô' hệ thống đê bao, nên về mùa lũ phần lớn diện tích đồng bẳng được
f tưới phù sa. Diện tích phù sa nước ngọt của vùng ven sông Tiền, sông Hậu hiện nay đang được thâm canh cao, trổng cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.
Đất phù sa của các đổng bằng duyên hải miền Trung, do tác động của biển rõ rệt trong quá trình hình thành đồng bằng nên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo.
Đất phèn
Diện tích hơn 2,1 triệu ha. Riêng ờ đồng bằng sông Cửu Long tới 1,9 triệu ha, tập trung chủ yếu ờ vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và
21
bán đảo Cà Mau. Ở vùng đồng bằng sông Hồng đất phèn có ờ các huyện ven biển Hải Phòng, Thái Bình là chính. Phèn thường tồn tại dưới dạng phèn tiềm tàng (FeS), nếu phèn bị ôxy hoá thì sẽ tạo thành axit sunphuric làm cho đất chua và nưóc trong đất chua, đất trờ thành đất phèn thực sự. Đói với vùng đất phèn phải tiến hành thau chua, rửa phèn. Ở vùng đổng bằng sõng Cừu Long, nhân dân có kinh nghiệm ém phèn"', giữ cho phèn ờ dạng tiềm tàng và hạn chế không cho bốc phèn lên mặt, nhất là về mùa khò.
Đất mặn
Diện tích gần 1 triệu ha, tập trung ờ vùng cửa sông ven biển của đổng bằng sống Cửu Long, nhất là ở các tình Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Ở đồng bằng sông Hổng đất mặn phân bố chủ yếu ờ các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Đất bị nhiễm mặn có thể do ngập nước triểu mặn hay do nước ngầm mặn gây ra.
Để khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biến, rửa mặn bẳng nước mưa, trồng cói trước khi trồng lúa (cói lấn biển, lúa lấn cói). Hiện nay, ở nhiều vùng, nhất là ờ đồng bằng sông Cửu Long, đất mặn đang được khai thác ngày càng nhiều đê nuôi tôm, cho hiệu quả kinh tế cao.
Đ ất cát ven biển
Diện tích khoảng 500.000 ha, phân bô dọc bờ biển, nhiều nhất ờ Trung Bộ. Trên các đất cát ven biển, điều kiện nước cho sinh hoạt và cây trồng gặp nhiều khó khăn. Đất nghèo mùn và N, p, K, phản ứng chua. Các cổn cát hiện đại và cồn cát cũ hay di động, lấn làng mạc, ruộng đổng nên việc trồng rừng chắn gió, chắn cát ờ các tỉnh miền Trung rất quan trọng. Các cồn cát cổ đã ổn định, không di động, có thể tận dụng đế trổng hoa màu, cây công nghiệp hay trổng rừng. Ờ duyên hải Nam Trung Bộ, việc đào ao nuôi tôm trên cát dùng nilon làm chất phủ chõng thấm đang bùng phát. Trước mắt việc này đem lại lợi nhuận hấp dẫn (hàng trăm triệu đổng /năm ), nhưng thiệt hại do nó gây ra (theo như nhiều nhà khoa học đánh giá) có thể lớn hơn rất nhiều so với người ta tường, thậm chí lớn hơn cả lợi nhuận do nuôi tôm mang lại.
Kinh nghiệm "ém phèn” của nòng dân đóng bàng sòng cừu Long là: cày nóng bừa sục, giữ nước liên lục, Iháo nước định kì
22
b. Các loại đất chinh vùng đồi núi
Ở miển đồi núi, quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralitic. Đây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho các xứ nhiệt đới ẩm, gió mùa. Đất Ịeraỉit có tên Việt Nam là đất đỏ vàng, tổng diện tích khoảng 16 triệu ha. Các nhà thố nhưỡng học phân ra nhiều loại đất feralit: Đất feralit nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, chủ yếu là bazan, khoảng 2 triệu ha, tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có rải rác phẩn phía Tây của các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên... Đất có tầng dày, khá phì nhiêu, thích hợp cho các cây công nghiệp lâu nãm như cà phê, cao su, chè.
Đất feralit nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính. Diện tích khoảng 400.000 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc, ở độ cao 800—900m. Bên cạnh các cây công nghiệp lâu năm, đất này còn thích hợp cho các cây lương thực trồng cạn (do lượng ẩm trong đất khá).
Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính, diện tích khoảng 99.000 ha, phân bố thành các vệt nhỏ xen kẽ với đất nâu đỏ, tập trung nhất ở Đắk Lắk. Đây là loại đất tốt, thích hợp dể trồng các cây lâu năm có giá trị như cao su, cà phê, ca cao, hồ tiêu, chè, cây ãn quả.
Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi, diện tích khoảng 300.000 ha, tập trung ờ các vùng núi đá vôi, cao nguyên đá vôi ờ miền núi phía Bắc (từ Tây Bắc sang Đóng Bắc). Đất giàu mùn, đạm, tơi xốp, thuận lợi cho việc trổng ngô, đậu tương.
Đất feralit vàng đỏ trên đá biến chất và đá sét(l), diện tích rất lớn, trên 6,8 triệu ha, tập trung ờ vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Đất có thành phần cơ giới nặng, kém tơi xốp, tầng đất dày trung bình 1,5-2,Om. Đất dễ bị xói mòn, chủ yếu dành cho lâm nghiệp và nông lâm kết hợp.
Đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit, diện tích khoảng 4,6 triệu ha, tại các vùng đồi núi granit và riolit. Đất thường mỏng, lẫn nhiều đá, thành phần cơ giới trung bình, chua, nghèo mùn, lân. Địa hình núi granit, riolit thường
1 Theo phân loại cùa FAO - UNESCO - WRB các loại đất feralil trẽn đá biến chất và đá sét, Irẽn dá macma axit, Irèn đá cát, trên phù sa cổ và bị biến đổi do Irồng lúa đéu gọi chung là loại đất xám feralil, diện tích tổng cộng Irên 14 triệu ha.
23
dốc, dễ bị xói mòn, lại bị khai thác không hợp lí, nên hầu hết diện tích đã bị thoái hoá nghiêm trọng, cần trồng rừng phục hồi đất.
Đất feral it vàng nhạt trên đá cát, diện tích hơn 2,6 triệu ha. Do đá mẹ có thành phần silic cao hơn cả các đá macma axit, nên đất có tầng mòng, thành phần cơ giới từ cát pha đến cát, đất nghèo, chua, khô hạn. Phần lớn là đất trống đồi trọc.
Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích khoảng 450.000 ha, phân bố ở rìa các châu thổ, trên các thềm sõng cổ. Địa hình đồi, cao 25-30m . Đất đã bị thoái hoá, trong đất có kết von oxyt sắt, nhôm, có nơi có đá ong. Đất này cần được cải tạo để trồng hoa màu, cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày, cây ăn quả.
Đất xám bạc màu có hai loại chính:
Đất xám bạc màu trên đá axit, diện tích trên 800.000 ha, tập trung ờ Tây Nguyên và rải rác ờ ven biển miền Trung. Đất rất nghèo mùn, thành phần cơ giới nhẹ, cát pha đến cát thô. Thảm thực vật là rừng khộp hay cỏ tranh.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, diện tích khoảng 1,2 triệu ha, trong đó riêng vùng Đông Nam Bộ tập trung tới trên 900.000 ha. Ngoài ra còn phân bố ở rìa đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ, dải đất cao ờ Long An, Đồng Tháp. Địa hình cao 15-20m. Đất bị rửa trôi lâu ngày nên nghèo phì liệu, nhưng tơi xốp, thoát nước tốt. Đất này nếu được cải tạo, có thể dùng để trổng cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Đ ất mùn vàng đò trên núi có diện tích gần 3 triệu ha, phân bố ờ độ cao từ 500-600m đến 1600-1700m , ờ miền Nam từ độ cao 1000-2000m . Do ảnh hường của độ cao, đày là đai rừng cận nhiệt đới trên núi, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, làm cho quá trình feralitic yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên. Với địa hình dốc của miền núi, đất có tầng mỏng, thích hợp với việc sừ dụng trong lâm nghiệp, ở một số nơi như Sapa... có thể trồng các loại rau ôn đới và cây thuốc.
Đất mùn thô trên núi cao (đất mùn alit trên núi cao) có diện tích trên 280.000 ha, phân bố ờ độ cao trên 1600-1700m , trên các khối núi cao Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Ngọc Áng, Chư Yang Sin. Đây là đai rừng cận nhiệt đới mưa mù trên núi, quanh năm mây mù lạnh ẩm, nên quá trình feralitic bị chấm dứt hoàn toàn. Đất chứa nhiều oxit nhôm, nhiều mùn thỏ.
24
tầng thảm mục. Tầng đất mỏng, lại là khu vực đầu nguồn nên cần bảo vệ nghiêm ngặt, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
Ngoài các loại đất kể trên, ở miền đồi núi còn có khoảng 330.000 ha đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, thích hợp cho việc làm ruộng bậc thang để sản xuất lúa nước thãm canh, trồng hoa màu, cây công nghiệp ngấn ngày. Đất xói mòn trơ sỏi đá là 505.000 ha, đã bị thoái hoá nghiêm trọng, khòng trồng trọt dược nữa, và việc cải tạo, phủ xanh diện tích này gặp nhiều khó khăn. Ở vùng đổng bằng cũng như ờ các thung lũng miền núi còn có đất lầy và than bùn, diện tích hơn 70.000 ha, tập trung nhất là đất than bùn ờ vùng u Minh, thuộc Kiên Giang, Cà Mau.
c. Vấn đề sử dụng hợp li tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cùa quốc gia. Đó là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thê được cùa các ngành nông, lâm nghiệp. Đất đai còn là mặt bằng để bố trí các điểm dân cư (nông thôn, đó thị), các cơ sờ công nghiệp, các công trình cơ sờ hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình quốc phòng... Đất đai có giá trị và giá trị sử dụng. Trong điều kiên chuyển sang kinh tê thị trường, đất đai trờ thành một loại hàng hoá đặc biệt, mà việc thay đổi mục đích sử dụng có thể làm thay đổi mạnii mẽ giá trị của đất đai. Chính vì vậy, vấn đề sừ dụng tài nguyên đất sao cho hợp lí, có hiệu quả kinh tế và sinh thái, đảm bảo sự phát triển lâu bền đang là vấn đề rất bức xúc ờ mọi miền của đất nước.
Dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng đất ờ đồng bằng, đạc biệt là trồng lúa nước. Do kinh nghiệm lâu đời và sức ép cùa các đồng bằng đông dân cư mà đát đổng bằng được thâm canh cao độ. Trong khi đó cư dân sống ở miền núi cũng tích lũy được một sô' kinh nghiệm quý báu như trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, hoặc xây dựng vườn — rừng trên đồi, trên cao nguyên... Nhưng những việc làm này còn quá nhỏ bé so với việc phá rừng, đốt nương, trồng cây ngắn ngày trên đất dốc. Chính vì vậy mà đất bị xói mòn nghiêm trọng cả về quy mò diện tích và mức độ thoái hóa.
Tài nguyên đất của nước ta rất hạn chế, chưa đến 0,5 ha/người, thấp vào bậc nhất thế giới. Tài nguyên đất nông nghiệp trong những nãm qua đã tăng lẽn đáng kể, từ 6^993.000 ha (1989) lên 7.348'000 ha (1993) và 9.406.800 ha (2002) do những nỗ lực trong khai hoang, phục hoá(l). Diện tích đất nông
1 Theo Tống kiểm kê đất đai loàn quốc nãm 2000. các diện lích dấl vườn nhà đã được tính vào đâl nòng nghiệp (Irước kia linh vào đàì khu dãn cư). Vì vây, diện lích đất khu dân cư năm 1993 là 774.000 ha,
25
nghiệp được mờ rộng mạnh nhất ờ Tây Nguyên và Đồng bàng sóng Cừu Long. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất nòng nghiệp trên đâu ngươi cua ca nước cũng chỉ 0,1 ha/người.
Việc chuyến mục đích sứ dụng đất, chảng hạn từ đất lâm nghiệp sang nông nghiệp, từ đất nóng nghiệp thành đất ờ hay dất chuyên dùng... cũng có nghĩa là thay đổi hướng tác động của con người lẽn đất đai, thay đổi giá trị sử dụng và giá trị của đất đai, bời vậy cần phải tiến hành một cách thận trọng, trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai của cả nước hay cùa các vùng lém.
Việc sử dụng đất chưa hợp lí cùng với nạn phá rừng làm cho diện tích đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha. Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ờ vùng đổi núi cần phải xác định rõ trên thực tế ranh giới giữa đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, áp dụng các hình thức nông — lâm kết hợp, kĩ thuật canh tác trên đất dốc, tích cực bón phán hữu cơ, giữ độ che phù cho đất để tránh xói mòn và giữ ẩm cho đất.
Đối với các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung như ờ Tây Nguyên cũng cần tính đến những giới hạn trong việc khai hoang mờ rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm, hạn chế sự suy thoái lớp phủ rừng và mất cân bằng nước cùa lãnh thổ.
ở vùng đổng bẳng, cần có những biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chê việc suy giảm tài nguyên đất nông nghiệp do lãng phí đất trong khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và thổ cư, do để đất bị hoang hoá trờ lại. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để nâng cao hệ sô' sử dụng đất, gồm: tháo úng, chống hạn, thau chua, rửa mặn, tăng vụ trong mùa khô, cải tạo đất. Hiện nay, việc chống hạn, chủ động tưới đã đạt dược nhiều thành quà, nhưng việc chống úng còn nhiều khó khãn. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ có ý nghĩa rất quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
Việc quản lí và sử dụng hợp lí các đất phèn là nhiệm vụ rất khó khăn ờ đổng bằng. Ở Đ ổng bàng sông Cửu Long, việc xổ phèn bằng nước ngọt được tiến hành sau mùa mưa nhằm giảm độ phèn cùa các tầng nông. Ở vùng Đồng Tháp Mười, biện pháp xổ phèn đã biến hơn 200 nghìn ha đất hoang
nhưng dến năm 2000 chi tinh còn 443.200 ha. Diện lích khu dân cư iheo cách lính mối bị thu hẹp nhiéu ớ những vùng có kinh lẽ vườn phái triển như Đỏng Nam Bộ. Đổng bảng sòng Cứu Long... 26
hoá và mội vụ không ăn chắc thành ruộng hai, ba vụ, năng suất cao. Tuy nhiên, điều này có thể làm ảnh hường đến môi trường ờ các vùng hạ lưu, và tình hình càng khó khăn hơn trong điều kiện của mùa khô, đồng thời là mùa kiệt, khi dòng chảy cùa sống Cửu Long chỉ bằng 1/7 mùa lũ. Những biện pháp áp dụng các hệ thống canh tác hợp lí có ý nghĩa lớn: lên liếp đê trồng các cây trổng cạn (mía, dứa, rau), cây ăn quả; trổng các giống cây địa phương có khả năng chịu phèn tốt và phát triển các hệ thống cày trồng, vật nuôi thích nghi vối các độ chua phèn khác nhau.
5. Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật
Nước ta có giới sinh vật, cả thực vật và động vật, rất phong phú về thành phần loài. Do vị trí địa lí là nơi gặp gỡ của các luồng di cư thực vật và động vật, nên ngoài các loài bản địa (chiếm khoảng một nửa số loài), là các loài thuộc các luồng Himalaya, Malaixia - Inđônêxia và Ân Độ - Mianma và thêm vào đó là các loài nhập nội sau này.
a. Các hệ sinh thái rừng
Các hệ sinh thái ờ nước ta rất đa dạng và phong phú. Các hệ sinh thúi rừng nhiệt đới gió mùa phân bô trên các đất feralit ờ vùng đồi núi thấp, tới độ cao trung bình dưới 600-700m (vùng Đông Bắc có độ cao dưới 500m, còn ờ miền Nam lên đến 900-1000m ) là điển hình nhất và phổ biến nhất. Có thể gộp thành các nhóm lớn: 1/ Nhóm các hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới; 2/ Nhóm các hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới và xa van; 3/ Nhóm các hệ sinh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt.
Nhóm các lìệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới
Kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm thường xanli là loại rừng cho Irữ lượng gỗ lớn nhất ờ nước la, từ 200 đến 300 mVha. Kiểu rừng này chỉ phân bố ờ sườn đòng Trường Sơn. Ở đây có nhiều loại gỗ quý như Lim, Táu, Chò, Sao, Dầu Rái, Kiền Kiền.
Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa Iiửa rụng lú khá phổ biến ờ miền Bắc và các vùng có mùa khô rõ rệt ờ miền Nam như Tây Nguyên, Đống Nam Bộ. Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lú phân bố chủ yếu ờ Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong rừng thường gặp các loài cây họ Dáu như Dầu lõng, Dầu trà ben, Dầu chai, Sến cát.
27
Nhóm các hệ sinh thúi rừng thua nhiệt đới và xavan
Kiểu rừtìẹ thưa nhiệt đới khô lú lộng chì gặp ờ những vùng khô hạn, lượng mưa khoảng 700mm, mùa khô kéo dài tới 8 -9 tháng như ờ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Mường Xén (Nghệ An).
Kiểu rừng thưa nhiệt đới kliô lá kim, chủ yếu là rừng thông (thõng hai lá, thông đuôi ngựa), phát triển trẽn đất trơ sỏi đá (ờ Quảng Ninh, Lâm Đồng...). Kiểu xavan nhiệt đới khô (trảng cỏ) phát triển trên các vùng khò cằn ờ cực Nam Trung Bộ. Thảm thực vật chù yếu là tầng cỏ, với các cây bụi mọc rải rác.
Kiểu truỏng nhiệt đới klió tồn tại ờ các vùng khô cằn của Ninh Thuận, Bình Thuận và ô vùng Quảng Trị (truông Nhà Hồ).
Nhóm các hệ sinh tliái trên các loại rliổ nhưỡng đặc biệt
Kiểu rừng nhiệt đới lủ rộng xanh quanh năm phút triển trên đá vôi, phân bố ở miền Bắc. Hiện nay, nhiều rừng trên đá vôi còn là những bảo tàng gen quý hiếm, được quy hoạch thành các khu dự Irữ thiên nhiên, vườn quốc gia...
Kiểu rừng nhiệt đới trên đất mặn (rừng ngập mặn) phàn bố ở các vùng cửa sông ven biển.
Kiểu rừng nhiệt đới trên đất plièn, phát triển chù yếu trên các đất phèn, đất than bùn của đổng bằng sông Cửu Long, điển hình là vùng u Minh. Hệ sinh thái này còn được gọi là hệ sinh thái Tràm - Chim.
Các hệ sinh thái do ảnh hưởng của độ cao
Kiểu rừng cận Iiliiệt đới ở độ cao 600-700m đến 1.600-1.700m. Kiểu rừng cận nhiệt đới mưa mù ở độ cao trên 1.600-1 -700m. Kiểu rừng lùn đỉnh núi cao ờ độ cao trên 2600m ờ miền Bắc. b. Đa dạng sinh học
Sự đa dạng sinh học ờ nước ta nổi bật so với các nước khác có cùng quy mô lãnh thổ, và ngay cả với các nước lân cận. Điểu này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Trên cả nước có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ. Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nuớc ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thuỷ sinh vật khác, v ể cây trồng, nước ta cũng có hơn 200 loài, phong phú hơn cả
28
trung tâm cây trồng Hoa Nam nổi tiếng của Trung Quốc1". Trong rừng có nhiều loài gỗ cứng như Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến, Sao, Chò chỉ, Kiền kiền... Nhiều loài gỗ đẹp, dùng đê đóng đồ nội thất như Lát'hoa, Trai, Mun, Gụ, Huỳnh đường, cẩm lai, Giáng hương. Bẽn cạnh nguồn gỗ là sản phẩm chính của rừng, với tổng trữ lượng rừng tự nhiên 657 triệu m \ trong rừng còn có khoảng 60 loài tre nứa, với tổng trữ lượng hơn 5,5 tỉ cây(2). Đó là nguồn nguyên liệu quý giá để phát triển công nghiệp xenlulô - giấy. Trong rừng còn có nhiều loài cây cho tinh dầu; rừng còn là kho dược liệu quý giá, với khoảng 1300 loài cây thuốc. Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học là nguồn gen quý giá mà chúng ta còn chưa hiểu hết, đồng thời cũng là nguồn đạm động vật to lớn, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược phẩm và công nghiệp nhẹ.
c. Sự suy giảm tài nguyên rừng và vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái Diện tích rừng năm 2003 là 11974,6 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên là 9873,7 nghìn ha, diện tích rừng trồng là 2100,9 nghìn ha. Độ che phù rừng trung bình cả nước là 36,3%, đã tăng khá so với thập kỉ 90. Tuy nhiên, ờ nhiều tỉnh miền núi, độ che phủ rừng còn thấp và diện tích rừng bị cháy, bị phá mỗi năm cũng từ vài nghìn ha đến mười mấy nghìn ha. Bình quân diện tích rừng trên đầu người vào loại rất thấp trên thế giới.
Tốc độ mất rừng đi đôi với sự tăng lên của diện tích đất trống đổi núi trọc. Từ nãm 1943 đến 1991, độ che phủ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) ở toàn lãnh thổ nước ta đã giảm từ 67% xuống 29%. ít nhất là 12,6 triệu ha rừng đã bị mất, trong đó 8 triệu ha ờ miền Bắc và 4,6 triệu ha ờ miền Nam. Lớp phủ rừng bị huỷ hoại mạnh nhất ờ các tỉnh miền núi phía Bắc, làm cho độ che phủ rừng giảm từ 95% xuống còn 17%. Trong điều kiện của miển núi nhiệt đới mưa mùa của nước ta, lớp phù rừng dưới 30% đã ờ dưới mức an toàn về sinh thái. Điều này đã làm cho thiên tai, nhất là hiện
1 Xem Vũ Tự Lập (chù biên) - Địa li tụ nhiên Việt Num (phán đại cương), ĐHSP HN, 1995. Theo "Chương trình hànli động về đa dạng sinh học cho Việi Num" (1994), sự da dạng sinh học của Việt Nam dược đánh giá như sau: Việl Nam có mội vốn quý các lài nguyên sinh học bao gốm 275 loài có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát và gần 2500 loài cá và đọng vậl không xương sống. Khoảng 5000 loài côn trùng đang sớng Irong rừng tươi tóì và trong vùng đấl ngập nước của Việt Nam. Trong số 7000 loài Ihực vật tìm thấy ờ Việt Nam thì khoảng 40% số loài không tìm Ihấy bất cứ nơi nào khác trẽn thế giới, v ề sự mất đa dạng sinh học tiềm làng thì 28% loài có vú, 10% các loài chim, 21% loài lưỡng cư và bò sát đặc hữu của Việl Nam được liệt trong danh sách có nguy cơ luyệt chủng. Tinh Irạng cùa 360 loài Ihực vậl 350
loài động vặl có nguy cơ luyệt chủng đã dược cõng bố Irong Sách Đó Việt Nam. 1 Kết quả kiểm kẽ rừng lự nhiên. 1993.
29
tượng lũ quét, hạn hán ờ miền núi những năm gần đây thêm dữ dội và xay ra thường xuyên hơn. Năm 2000, diện tích rừng của cả nưóc là 10915.6 nghìn ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9444,2 nghìn ha), che phù 33% diện tích cả nước. Tuy nhiên, ờ vùng núi Tây Bắc, thượng nguồn hó thuỷ điện Hoà Bình, độ che phủ rừng cũng mói đạt 27%.
Mờ rộng diện tích để trổng cây lương thực tự cấp tự túc và tình trạng du canh du cư còn phổ biến trong nhiều cộng đồng dân tộc ít người ờ miền núi phía Bắc. Trong khi đó việc phá rừng m ờ rộng diện tích trổng cây lâu năm (cà phê, cao su, chè...) lại phổ biến ờ Tây Nguyên. Tinh trạng đốt rừng, làm rẫy, du canh còn khá phổ biến ờ vùng núi và trung du phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Nhu cầu về củi đốt của nhân dân ta rất lớn, chiếm tới 75% tổng nãng lượng sử dụng các loại. Mồi nãm cả nước khai thác khoảng xấp xi 30 triệu ste củi. ở các vùng mà lớp phù rừng đã bị suy thoái nhiều, thì đáy cũng là một nguyên nhàn quan trọng làm cho việc phục hổi rừng thêm khó khăn.
Mặc dù Nhà nước chỉ cho phép khai thác hạn chế nhưng do nhu cầu sử dụng gổ lớn mà tình trạng khai thác quá mức, và nhất là tình trạng khai thác lậu gỗ ờ các khu rừng cấm khai thác vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.
Cháy rừng vẫn là nguyên nhân rất quan trọng làm tổn thất diện tích rừng. Việc đốt nương làm rẫy mà không có các biện pháp ngăn lừa thường làm cho diên tích đất, rừng bị đốt lớn gấp 10-20 lần diện tích cần khai hoang. Hiện tượng cháy rừng diễn ra với quy mô lớn tại đồng bẳng sóng Cừu Long, vì ờ đây có lượng mưa nhò về mùa khô, mùa khô rõ rệt \à đất than bùn làm cho thực bì dễ bén lửa. Quy mô cháy rừng hiện nay đặc biệt lớn tại Tày Nguyên và Đông Nam Bộ, trên những cánh rừng nhiệt đới thường xanh của cao nguyên và núi thấp, gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng và động vật hoang dã.
30
CHÚ GIẢI
n Đất có rừng năm 1943
Đát có rừng nãm 1993
Hình 1.3. Sự suy giám lớp phú rùng từ nám 1943 đến nám 19 93
N guồn: Dựa theo tài liệu cùa Atlas GIS, 1999
31
Tinh trạng cháy rừng trong những năm gần đây rất đáng lo ngại- Năm 1995 diện tích rừng bị cháy là 7457 ha, trong đó những tỉnh bị cháy rừng nhiểu nhất là Lãm Đổng (1298 ha), Ninh Thuận (1584 ha) và Cà Mau (1743 ha). Năm 1998, diện tích rừng bị cháy là 19943 ha, trong đó các tinh bị thiệt hại lớn là Sơn La (3784 ha), Đồng Nai (1106 ha), Kiên Giang (8653 ha) và Cà Mau (1210 ha) (N iên giám thống kê 2000). Thảm hoạ cháy Vườn Quốc gia u Minh Thượng (mùa khô năm 2001 - 2002) đã làm cháy 3.212 ha.
Năm 2002, tính chung cả nước, diện tích rừng bị cháy là 12333,5 ha, riêng đồng bằng sông Cửu Long là 10137,1 ha. Diên tích rừng bị phá là 5066 ha, riêng Tây Nguyên là 1983,4 ha.
Các nguyên nhân khác: chiến tranh (nhất là thời kì chống M ĩ cứu nước); việc xây dựng các công trình hổ chứa lớn cũng làm ngập nhiều diện tích rừng. Sự suy giảm rừng ngập mặn ờ nước ta là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm riêng. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt, có vai trò như là các vùng đệm chống bão, chống sóng phá hủy, xói mòn ven bờ, đồng thời là các bãi nuôi, bãi dẻ cho các loài sinh vật biển có giá trị hàng hóa cao... Năm 1943, nước ta có 400.000 ha rừng ngập mặn, trong đó riêng Nam Bộ 250.000 ha. Đến năm 1983 còn 253.000 ha. Đến cuối thập kỉ 90 chỉ còn 73.300 ha. Một phần rừng ngập mặn bị MI rải chất độc hóa học triệt phá. Nhưng tốc độ mất rừng gần đây là do việc khai thác gỗ quá mức để làm củi, đốt than; chặt phá rừng để làm các vuông tôm xuất khẩu; sự ngọt hóa (do đắp đê biển...) và ô nhiễm ven bờ.
Với hiện trạng tài nguyên rừng và hệ sinh thái như phân tích ờ trên, vấn đề bào vệ rừng và các hệ sinh thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các phương hưóng bảo vệ rừng chủ yếu là:
- Định canh, định cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng cao; - Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia;
- Ngãn cấm đốt phá rừng, săn bắn và buôn bán các động vật rừng quý hiếm; - Bảo vệ rừng phòng hộ (đẩu nguồn, ven biển), nhất là rừng đầu nguồn của các lưu vực sông Đà, sòng Chảy, sông Sài Gòn, sòng Trà Khúc, sòng Xê Xan, sông Đồng Nai và sõng Đa Nhim để bảo vệ các còng trình thuỷ điện lớn ờ đày.
6. Tài nguyên khoáng sản
Chúng ta đã từng tự hào về sự giàu có cùa tài nguyên khoáng sản Sau nhiều thập kỉ khai thác mạnh mẽ thực trạng này đã thay đổi. Các nghiên cứu
32
mới nhất đánh giá tiềm nàng khoáng sản của nước ta, so sánh với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, cũng như yêu cầu cùa sự nghiệp công nghiệp hoá, trình độ cổng nghệ hiện tại... cho ta nhận định rằng: tài nguyên khoáng sân nước ta phong plìú về th ể loại, nhưng pliức tạp về cân trúc và khả năng sử dụng, hạn c h ế vê' tiềm Iiăng.
Khoáng sản nước ta khá phong phú về thể loại: các khoáng sản nhiên liệu - năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, nước khoáng. Đến nay đã phát hiện được hơn 3500 mỏ và điểm quặng của hơn 80 loại khoáng sản, nhưng mới có 300 mỏ cùa 30 loại khoáng sản được đưa vào thiết kế, khai thác.
Phần lớn các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ, nên khó khăn trong thiết kế khai thác công nghiệp và cũng gây trờ ngại trong công tác quản lí tài nguyên khoáng sản, có thể thấy khá rõ trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và phân cấp quản lí hiện nay. Các mỏ lại chủ yếu phân bố ờ miền núi và trung du, nơi có điều kiện cơ sờ hạ tầng kém phát triển, nhất là điểu kiện giao thông vận tải, dịch vụ sinh hoạt, rất khó khăn cho việc khai thác và chê biến.
Nưóc ta có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, là điều kiện vật chất cho việc xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm, đồng thời tạo ra nguồn hàng xuất khẩu khoáng sản chủ lực của đất nước. 3. Khoáng sản nhiên liệu - năng lượng
- Dần, klií thiên nhiên
Kết quả nghiên cứu thăm dò dầu khí ờ nước ta đã được xác định 8 bể trầm tích có triển vọng dầu khí với tổng diện tích gần 1 triệu k m \ đó là: bê’ sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn, bể Malay - Thổ Chu, bể Vũng Mây - Tư Chính, bể Trường Sa và bế Hoàng Sa.
Mặc dù chưa có các con sô chính xác về trữ lượng dầu khí, dự báo trữ lượng địa chất là khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4 -5 tỉ tấn dẩu quy đổi. Chỉ tính riêng các mỏ dầu khí có giá trị công nghiệp ờ thềm lục địa phía Nam, tổng trữ lượng có thể khai thác là trên 150 triệu tấn dầu, khoảng 50 tỉ m khí đồng hành và hàng trãm tỉ m ' khí tự nhiên"1. Các mò
1 Theo Tổng công ti dáu khí Việi Nam ước lính trữ lượng thu hổi ờ loàn bỏ các bể Irầm lích là khoảng 1 lì m ' dâu quy đổi trong đó hơn 50% là khí dòì (1000 m ' khi lương dương I m ' dáu).
33
dầu khí đã khai thác hiện nay: Tiền Hải0’, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đ ông, Sư Tử Đen, Bunga Kekvva; các mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây. Dầu thô nước ta có hàm lượng lưu huỳnh thấp, nhưng hàm lượng parafin khá cao.
Hình 1.4. Sơ đồ các bể trám tích Đệ Tam ở Việt Nam
(dán lại theo Đoàn Thiên Tích, 2001)
' Mỏ khí Tiền Hài luy nhò, nhưng đó là niềm tự hào của ngành công nghiệp dẳu khí nước la. vì là "dứa con đẩu lòng" cùa ngành cỏng nghiệp hiện đại này.
34
- Than
Tổng tiềm năng (trữ lượng địa chất) của than nước ta là khoảng 7 tỉ tấn, trong đó than antraxit và nửa antraxit là 6.610 triệu tấn, than mỡ (than cốc) 25 triộu tấn; than nâu lửa dài 200 tỉ tấn.
Vùng than lớn nhất nước ta là bể than Đông Bắc (6.500 triệu tấn) chủ yếu tại Quảng Ninh. Ngoài ra, than antraxit còn có ở bể than Nghệ - Tĩnh, bể than Nông Sơn (Quảng Nam).
Tài nguyên than của nước ta chủ yếu là than năng lượng. Trữ lượng than mỡ để luyện côc cho công nghiệp luyện kim hạn chế, chỉ có một số mỏ nhỏ ờ Phấn Mễ, Làng cẩm , Chợ Đồn (bể than Đông Bắc), bể than Điện Biên, Khe Bố (Nghệ An), trữ lượng đã thăm dò tổng cộng 8,6 triệu tấn.
Than nâu còn gọi là than lừa dài. Các mò than nâu có trữ lượng công nghiệp là Na Dương (Lạng Sơn), trữ lượng đã đánh giá khoảng 100 triệu tấn, đã từ lâu được khai thác cho công nghiệp sản xuất xi măng; vùng trũng Hà Nội, trữ lượng đã thăm dò khoảng 2,2 tỉ tấn; vùng trũng dọc sống Cả khoảng 1 triệu tấn.
b. Khoáng sản kim loại
- Kim loại đen
Thuộc nhóm kim loại đen, làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen có sắt, mangan, crôm, titan.
Sắt: tổng trữ lượng dự báo khoảng 1800 tỉ tấn, trữ lượng đã thãm dò khoảng 1 tỉ tấn. Thành phần quặng của các mỏ có khác nhau, nhưng phổ biến là hêmatit và m anhêtit, hàm lượng sắt từ 20 - 40%.
Có một số mỏ sắt lớn: Tòng Bá (Hà Giang), Trại Cau (Thái Nguyên), Hà Quảng (Cao Bẳng), Quý Xa (Yên Bái), Thạch Khê (Hà Tĩnh). Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng tới 554 triệu tấn, nhưng điều kiện khai thác khó khăn. Mỏ Trại Cau đã được khai thác từ năm 1962.
M angun: chỉ có một số mỏ nhỏ. Đáng kể là mó Trùng Khánh, Trà Lĩnh (Cao Bằng), trữ lượng dự báo tới 3,2 triệu tấn, hàm lượng mangan trong quặng 35 - 50%.
Crôni: mỏ crômit c ổ Định (Thanh Hoá) là một mỏ vào loại lớn trên thế giới, trữ lượng đã thăm dò là 3,2 triệu tấn, trữ lượng dự báo 22,8 triệu tấn. Hàm lượng crôm trong quặng trên 46% . Mỏ đã được khai thác từ lâu.
35
— Kim loại màn, kim loại nhẹ, kim loại quỷ và hiểm
Đặc điểm chung cùa các mỏ kim loại màu là mò đa kim, phần lớn là các mỏ nhỏ, lại ở vùng núi, điều kiên khai thác khó khăn. Việc khai thác quặng kim loại màu luôn đòi hỏi cồng nghệ cao, tổng hợp đê có thế thu hồi tốt nhất các quặng kim loại màu vốn có hàm lượng rất thấp trong quặng. Việc tuyển quặng, làm giàu quặng thường cần rất nhiều nước, vì vậy việc khai thác kim loại màu dễ gây ô nhiễm môi trường nước. Hơn nữa, các mỏ kim loại màu đều phân bô ờ vùng đầu nguồn của các dòng sông, suôi.
Đồng: Mỏ Tạ Khoa (Sơn La) chủ yếu là đồng - niken. Mò Sinh Quyển (Lào Cai) là đổng - vàng. Trữ lượng đã xác định khoảng 600 nghìn tấn đồng, 120 nghìn tấn niken, 29 tấn vàng, 25 tấn bạc...
Chì - kẽm: Vùng mỏ Chợ Điền - Chợ Đồn tập trung 80% trữ lượng chì — kẽm cả nước. Ngoài ra còn vùng mỏ Lang Hít (Thái Nguyên), vùng mò Sơn Dương (Tuyên Quang). Ở Bấc Trung Bộ cũng có một sô' m ò đang trong quá trình điều tra, thãm dò. Trước đây, tư bản Pháp mới bắt dầu khai thác chì - kẽm ờ Chợ Điền, Chợ Đồn, chuyên về làm giàu quặng ờ Quảng Yên.
Thiếc - vonfram: Vùng Cao Bằng có mỏ Pia o ắ c là kiểu m ỏ gốc và mò Tĩnh Túc là mỏ sa khoáng. Vùng Tam Đảo — Tuyên Quang cũng có cac mỏ gốc và mỏ sa khoáng. Ớ Tây Nghệ An có vùng mỏ Quỳ Hợp - Anh Sơn. Mò sa khoáng Quỳ Hợp đã được khai thác. Vùng Đà Lạt cũng có thiếc - vonfram, triển vọng là các mỏ nhỏ đến trung bình.
Bôxit: Tổng trữ lượng dự báo khoảng 6,6 tỉ tấn, trữ lượng đã thãm dò chắc chắn là 4 tỉ tấn. Mò bôxit nội sinh có ờ vùng Đòng Bắc (Cao Bằng. Hà Giang, Lạng Sơn) và Tây Nghệ An, Quảng Bình. Mỏ ngoại sinh tập trung ờ Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) và Đóng Nam Bộ (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai).
Titan: Có cả mỏ gốc và mỏ sa khoáng. Mò gốc ờ khu vực Núi Chúa (Thái Nguyên), trữ lượng đã thãm dò đạt 180 triệu tấn. Mỏ sa khoáng ờ trong các bãi cát ven biển, tập trung thành vùng có trữ lượng lớn suốt từ Quàng Ninh đến Cực Nam Trung Bộ, trữ lượng đã thăm dò khoảng 16 triệu tấn. Hiện nay titan đang bị khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên và phá huỳ các khu rừng chắn cát ven biển gây hậu quả to lớn.
Vàng: Có ờ nhiểu vùng trẽn kháp đất nước ta. Đến nay đã phái hiện được 284 điểm quặng và mỏ quặng vàng, trong đó đã thảm dò khảo sát, đánh giá
36
được 45 điểm và mỏ quặng, đã khai thác khoảng 30 điểm mỏ nhỏ. Nói chung, các mò vàng ở nước ta đều nhỏ. Hiện nay, tình trạng khai thác vàng sa khoáng thiếu kiểm soát, tổ chức đang gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội ở những vùng có m ỏ vàng nhỏ.
Trữ lượng vàng dự báo là 280 tấn vàng, ờ cấp tin cậy là 49 tấn, ở cấp chắc chắn là gần 18 tấn. Mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) là mỏ lớn nhất nước ta, trữ lượng dự báo khoảng 10 tấn. Mỏ này đã được khai thác từ lâu. c. Khoáng sản không kim loại
Khoáng sản không kim loại được phân thành một sỏ' nhóm: nguyên liêu cho công nghiệp hoá chất và phân bón, nguyên liệu kĩ thuật và mĩ nghệ, nguyên liệu sản xuất gạch chịu lừa - gốm sứ - thuỷ tinh, vật liệu xây dựng.
Apatit: Mỏ ngoại sinh, phân bố tập trung ờ vùng Cam Đường (Lào Cai), trữ lượng dự báo là 2 tỉ tấn, trữ lượng đã thãm dò đánh giá là 908 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất phàn lân.
Photphorit: ít, chỉ có mỏ Hữu Lũng (Lạng Sơn) là có giá trị cóng nghiệp. Pyrit: Là nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric, tổng trữ lượng cả nước khoảng 10 triệu tấn, có rải rác ờ nhiều nơi. Hiện nay mới khai thác mỏ Thanh Sơn (Phú Thọ) để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoá chấl Lâm Thao. Đú quỷ: Tập trung ờ đới Sõng Hồng (kéo dài từ Lào Cai đến Sơn Tây), hiện đã khai thác mỏ Tần Hương, Lục Yên (Yên Bái). Vùng mỏ Quỳ Hợp (Nghệ An) chủ yếu có rubi, saphia.
Cát thuỷ tinh: Chủ yếu ở duyên hải miền Trung (khoảng 1,1 tỉ tấn). 0 đày có 6 mỏ lớn là Cửa Tùng (Quảng Trị), Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết. Cát ờ Cam Ranh nổi tiếng có chất lượng tốt đê’ sản xuất phalê. Ở phía Bắc chỉ có các mỏ quy mô nhỏ (trữ lượng khoảng 6 triệu tấn). Cát Vân Hải (Quàng Ninh) có tiếng chất lượng tốt.
Sét xi mãng: Tổng trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, tập trung chủ yếu ờ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương. Ngoài ra ờ Bắc Trung Bộ cũng có nhiều sét xi mãng.
Cao lanh: Để sản xuất đổ sứ cao cấp và sứ m ĩ nghệ, có ờ nhiều nơi, tổng trữ lượng khoảng 50 triệu tấn.
Đ á vôi: Rất phong phú, lập trung ờ khu vực từ Thừa Thiên - H uế ra Bấc. Ngoài ra còn có ờ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tiên (Kiên Giang). Đây
37
là nguyên liệu để làm chất trợ dung cho luyộn gang, nguyên liệu sản xuất xi măng, làm đá ốp lát... Cảnh quan vùng đá vôi rất có giá trị về du lịch. Ngoài các khoáng sản chính kể trên, còn phải kể đến sét làm gạch chịu lửa, tạo thành các mỏ không lớn ờ vùng Đỏng Bắc, Đông Nam Bộ. Nước khoáng — nước nóng'n
Nguồn nước khoáng - nước nóng của lòng đất nước ta khá phong phú. Cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng - nước nóng, trong đó có 287 nguồn đã được khảo sát, đăng kí, lấy mẫu phân tích tính chất lí - hoá. Trong số 287 nguồn đã được thống kê này thì có 34 nguồn có nhiệt độ dưới 30°c, còn lại 253 nguồn có nhiệt độ trên 30°c. Có 164 nguồn vừa là nước khoáng (có thành phần đặc hiệu) vừa là nước nóng. Các nguồn nước khoáng - nước nóng ờ nước ta là nguồn tài nguyên quý giá cho du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều nguồn nước khoáng - nước nóng có giá trị chữa bệnh tốt, đã được khai thác như: Mĩ Lâm (Tuyên Quang), Kim Bối (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Bang (Quảng Bình), Thạch Bích (Quảng Ngãi), Vĩnh Hảo (Bình Thuận)...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
CÂU HỎI
1. Hãy phân tích đặc điểm về vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ cùa nước ta. Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội cùa nước ta.
2. Thử phân tích vai trò của vị trí địa lí đối với sự phát triển của các vùng kinh tế lớn của nước ta.
3. Chứng minh đặc điểm khí hậu của nước ta: nhiệt đới ẩm gió mùa, phàn hoá phức tạp cả về không gian và thời gian (theo mùa). Đặc điểm này có ảnh hường như thế nào đến sự phát triển và phân bô' ngành nông nghiệp.
4. Tại sao sử dụng mô hình nông - lâm kết hợp ờ miền núi lại là m ột biện pháp sử dụng đất hợp lí?
1 Nước khoáng hoá (đối với các loại nước không có các yếu tố dặc hiệu) phải có độ lổng khoáng hoá lối (hiểu 1000 mg/lít. Còn cãn cứ vào hàm lượng các hợp chất có hoại tính sinh học, nước ĩa có các loại nước khoáng (NK) sau: NK cacbonic, NK silic, NK sunfua-hydro, NK flo, NK sắt, NK asen, NK brom. NK bo, NK rađi, NK iot. Còn nước nóng thiên nhiên theo quy định phải có nhiệt độ lối Ihiểu 30°c. 38
5. Phân tích sức ép của dân số và phát triển các ngành kinh tế lên tài nguyên đất ờ vùng đồng bằng.
6. Phân tích đặc điểm tài nguyên đất ờ nước ta. Phân tích mối quan hệ giữa sử dụng hợp lí tài nguyên đất và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước.
7. Chứng minh rằng tài nguyên khoáng sản của nước ta phong phú về chủng loại, nhưng phức tạp về cấu trúc và khả năng sử dụng, hạn chế về tiểm năng. Điều này có ảnh hường như thế nào đến việc xác định cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiộp nước ta.
8. Đọc thêm sách, báo, hãy viết báo cáo về việc suy thoái tài nguyên do khai thác không hợp lí.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài thực hành 1
Sưu tầm tài liệu bổ trợ và viết báo cáo ngắn về đặc điểm khí hậu của đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ cũng như ảnh hường của chúng tới nông nghiệp ờ hai vùng này.
Bài thực hành 2
Tài nguyên đất phân theo các vùng năm 2002 Tổng sô' Chia ra
(đơn vị: nglùn ha)
Đẩt
nóng nghiệp
Đất làm nghiệp có rừng
Đất
chuyên dùng
Đất ởĐất chua sửdụng
Cả nước 32929,7 9406,8 12051 1615,9 451,3 9404,7 Đóng bằng sông Hổng 1480,6 855,2 121,6 238.7 91.7 173,4 Trung du miền núi Bắc Bộ 10096,5 1329,9 3984,4 277.5 76,8 4427,9 Bắc Trung Bộ 5151.3 736,3 2300,4 244,1 53,7 1816,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 4425.4 827,5 1747,8 252,5 43,1 1554,5 Tây Nguyên 5447,5 1287,9 3016.3 147.8 34,9 960,6 Đông Nam Bộ 2355 1408,5 519,5 218.2 51,5 157,3 Đóng bằng sõng Cửu Long 3973,4 2961,5 361 237,1 99,6 314.2 Nguồn: Niên giám thống kê 2003. NXB Thống kê, 2004.
39
Yêu cầu:
1. Xử lí số liệu thống kê tính ra cơ cấu (%) sử dụng đất trên từng vùng và cả nước. Xây dựng thành bảng số liệu mới.
2. Phân tích việc sử dụng đất theo các vùng, chú ý phân tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
3. Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất cùa cả nước.
Bài thực hành 3
Cho hai bản đồ: Bản đồ khoáng sản và Bản đồ công nghiệp Việt Nam Yêu cầu:
1. Nhận xét đặc điểm phân bố và trữ lượng các mỏ khoáng sản. 2. Tìm mối quan hệ giữa phân bố khoáng sản và phân bố công nghiệp. Nêu dẫn chứng cụ thể.
40
C H Ư Ơ N G II
A Đ ỊA LÍ DÂN Cư
I. DÂN SỐ VÀ Sự BIỂN ĐỔI DÂN s ố
1. Dân số và sự gia tăng dân sô'
a. Nước ta thuộc vào hàng "cường quốc dân số" trên thế giới
Về diện tích tự nhiên, nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, nhưng về dân số, nước ta đứng thứ 14. Năm 1999, dân số nước ta là 76,3 triệu người, năm 2005 đạt 83 triệu người.
b. Nước ta đã chuyển sang giai đoạn cuối của quá trình quá độ dân số Việt Nam hiện đã chuyên sang giai đoạn cuối của quá trình quá độ dân số: ti suất sinh đã tương đối thấp và đang giảm chậm; tỉ suất tử vong cũng giữ ổn định ờ mức tương đối thấp. Hiện nay, mức gia tăng dân số của nước ta đã thấp hơn mức trung bình của thế giới, khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số, k ế hoạch hoá gia đình.
Bàng 2.1. Dãn sóừung binh và tì lệ phát trién dàn só hàng nám ở Việt Nam ừong thờ kì 1951- 2005
Ntm Tồng sô dân (nghìn người)
Ti lệ phát triến dán sổ hàng nàm Giai ơoạn %
1951 23061 - - 1955 25074 1951-1955 2,11 1960 30172 1955-60 3,77 1965 34929 1960-1965 2,97 1970 41063 1965-1970 3.29 1975 47638 1970-1975 3.02 1980 53722 1975-1980 2.43 1985 59872 1980-1985 2,19 1990 66016 1985-1990 1,97 1995 71995 1990-1995 1,75 2000 77685 1995-2000 1.53 2005 83120 2000-2005 1,36 Nguồn: Pliún tích kết quả điều tra mẫu - Tổng điều tru dân sô 'V iệt
Nam 1989, Niên giám thống kẽ các núm 2000, 2005.
41
Mặc dù mức phát triển dân số 15 nãm trờ lại đây giảm đi đáng kê nhưng mỗi nãm dân số cũng tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người. So với khả năng kinh tế của đất nước, nhất là trong điều kiện mức gia tăng dân số cao trong quá khứ, thì nước ta vẫn tiếp tục phải duy trì mức gia tãng dân sô’ thấp hơn nữa để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nưóc.
Do sự phân hóa của các nhãn tô' kinh tế - xã hội lên tỉ suất tử vong và ti suất sinh, nên tỉ suất gia tăng tự nhiên thay đổi rất mạnh theo các vùng cùa nước ta.
2. Sự thay đổi của tỉ suất tử vong và nguyên nhân của nó Tỉ suất tử thô (Crude Death Rate, viết tắt tiếng Anh là CDR) ờ nước ta những nãm qua chịu tác động cùa nhiều biến cố xã hội. Hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xàm lược đã để lại những tổn thất to lớn về người.
Mặt khác, song song với việc ổn định và phát triển kinh tế, sự phát triển của y học nước nhà, cải thiện điều kiện dịch vụ y tế, đặc biệt là việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chãm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã góp phần làm giảm nhanh chóng tỉ suất tử vong. Tỉ suất tử thô của dân sô' Việt Nam nãm 1965 là 12%0, đến nãm 2005 chỉ còn 6,2%0. Giảm tỉ suất tử trẻ em đã góp phần quan trọng vào việc giảm tỉ suất tử vong thô. Việc triển khai các chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, phòng chống sốt rét, lao, phòng chống bướu cổ và các bệnh xã hội, giám sát AIDS...) đang góp phần làm giảm tỉ lệ mắc và chết do các căn bệnh nguy hiểm này.
Tuổi thọ trung bình của dân cư năm 1989 là 63 tuổi đối với nam và 67,5 tuổi đối với nữ. Đến năm 1999, tuổi thọ trung bình của nam tăng lên 66,5, còn cùa nữ tăng lên 70,1. Như vậy, chỉ trong m ột thập kỉ tuổi thọ cùa nam đã tăng 3,5 năm và của nữ là 2,6 nãm. Năm 2003, tuổi thọ cùa dân sỏ' Việt Nam đã là 71,3- Việc tăng tuổi thọ nhanh như vậy được các nhà nghiên cứu dân số thế giới đánh giá là điều "đáng ngạc nhiên".
Trong các nguyên nhân gây tử vong, chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là các bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Tiếp đến là các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá. Đáng chú ý là một sỏ' nguyên nhân gây lử vong chiếm tỉ lệ cao ờ các nước phát triển thì nay cũng bắt đầu chiếm tỉ lệ đáng kể ờ nước ta, chẳng hạn như bệnh ung thư, bệnh tim mạch...
42
Tai nạn giao thông cũng đã trờ thành một nguyên nhân gây tử vong quan trọng. Mặc dù tỉ lệ HIV/AIDS ờ nước ta không cao so với nhiều nước đang phát triển khác, nhưng tỉ lộ này đang tâng lên rất nhanh. Đây là dấu hiệu cực kì nguy hiểm.
3. Sự thay đổi tỉ suất sinh và nguyên nhân của nó
Tỉ suất sinh đã thay đổi rất mạnh trong suốt thế kỉ XX cho đến nay. "Quy luật bù trừ" trong phát triển dân số sau chiến tranh đã đưa đến những đỉnh cao trong tỉ suất sinh vào cuối thập kỉ 50, đầu thập kỉ 60 (ờ miền Bắc) và vào những năm cuối thập kỉ 70 (trong cả nước). Năm 1976 tỉ suất sinh đạt tới 39,50%o (so sánh với chỉ tiêu này vào năm 2005 là 17,1 %o).
Tổng tỉ suất sinh (TFR)1" còn được gọi là "số con trung bình của một phụ nữ ờ độ tuổi sinh đẻ". Tổng tỉ suất sinh tính chung cả nước đã giảm từ 5,5 trẻ em tính trên m ột phụ nữ (giai đoạn 1969-1974) xuống 4,85 (1978- 1979), 3,80 (1988-1989), 3,1 (năm 1994), 2,3 em (năm 1999) và 1,94 (năm 2005). Đây là m ột cố gắng lớn trong việc kiểm soát tỉ lệ sinh.
Trong khi ờ nông thôn tổng tỉ suất sinh là 2,6, thì ờ thành thị, tổng tỉ suất sinh là 1,7 đã ờ dưới mức thay thê121. Mức sinh cũng đã khá thấp ở Đồng bằng sông Hồng, Đ ông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc giảm tổng tỉ suất sinh ờ nước ta là chưa vững chắc. Hiện tượng sinh con thứ ba tăng bột phát từ năm 2003-2004 đã cho thấy rằng tâm lí muốn nhiều con vẫn còn dai dẳng, và việc tuyên truyền chính sách — dân số, kê hoạch hóa gia đình vẫn cần được tiến hành mạnh mẽ và thường xuyên, không chỉ ờ nông thôn, mà ngay cả ở các thành phố, thị xã.
Tây Nguyên có tổng tỉ suất sinh cao nhất cả nước, kế đến là Táy Bắc. Tổng tỉ suất sinh cũng khá cao ờ duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Đây đổng thời cũng là các địa phương có mức sống dân cư thấp hơn các vùng khác. Cái vòng luẩn quẩn của quan hệ giữa dân sô' và sự phát triển kinh tế - xã hội càng nhấn mạnh thêm tính chất cấp bách của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ờ đây.
1 TFR - Tolal Fertility Rate.
2 Tổng lì suất sinh bằng 2,1 được coi là mức Ihay thế.
43
II. c ơ CẤU TUỔI - GIỚI TÍNH
1. Cơ cấu tuổi
Cơ cấu tuổi của dân số nước ta thể hiện rõ nét một dân số trẻ, với tỉ trọng cao của các nhóm tuổi trẻ. Sự thu hẹp đột ngột cùa tháp dãn số (năm 1979) sau độ tuổi 35 và tỉ lệ giới tính thấp (số nam tính trên 100 nữ) ngay từ các nhóm tuổi tráng niên cho thấy rõ tác động cùa các cuộc chiến tranh diễn ra trong suốt 35 năm, từ 1945 đến 1979. Tuy nhiên, dân số nước ta đã có phần "già đi", thê hiện ờ sự giảm tỉ trọng của dàn sô' thuộc nhóm tuổi 0-14 và tăng tỉ trọng của dân số trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu tuổi và giới tính cùa dãn sô V iệt Nam
1979 1999
Nam Nữ Tổng só Nam Nữ Tống só 0-14 21.8 20.7 42,5 17,0 16.1 33.1 15-59 23.8 26,6 50,4 28,8 30.1 58,9 60+ 2,9 4,2 7,1 3,3 4,7 8.0
Tổng số 48,5 51,5 100,0 49,1 50,9 100,0 Nguồn: Tổng điều tra dân s ố 1979 vù Tổng điều tra dán sô và nhà ờ 1999.
Ti trọng cao cùa dân số các nhóm tuổi 0 -4 và 0 -1 4 đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho sỏ' công dân tương lai này. Vấn dề phát triển nguồn nhân lực càng gay gắt ờ các tinh miền núi và trung du, ờ các cộng đồng dân tộc ít người.
Với một dân sô trẻ, thì tỉ lộ dân sô phụ thuộc sẽ là cao. Với một nền kinh tế có năng suất lao động xã hội còn thấp, thì tỉ lệ phụ thuộc cao một mặt đè nặng lên người lao động, mặt khác làm cho một phần khá đông trẻ em (nhất là ở vùng nông thổn) sớm phải bước vào tuổi lao động. Điểu này lại có ảnh hường xấu lâu dài đến việc phát triển nguồn nhân lực.
44
I
Hình 2.1. Tháp dãn s ố nám 1979 và 1999 (tinh theo nghìn người)
2. Cơ cấu giới tính
Tỉ số giới tính, được định nghĩa là s ố nam so với 100 nữ. ơ nước ta, ti lệ này năm 1979 là 94,2%, vào loại thấp nhất thế giới. Điều này phản ánh tác động cùa chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tì lệ giới tính lại gần con số cân bằng từ 94,7% (năm 1989) lên 95,3 (năm 1994) và 96,4% (năm 1999). Điều này được phản ánh rất rõ khi so sánh tháp tuổi hai năm 1979 và 1999.
Tỉ số giới tính còn chịu ảnh hưởng mạnh bời hiện tượng chuyển cư: thường tỉ lệ này là thấp ờ nơi có các luồng xuất cư và tỉ lệ này là cao ờ nơi có các luồng nhập cư.
III. c ơ CẤU DÂN TỘC
1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc
3. Co cấu dân tộc của nước ta được hình thành trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam là một trong những khu vực được coi là cái nòi của loài người. Khoa học ngày nay đã khẳng định, từ thời đại Đổ đá mới (cách ngày nay 8000-5000 năm trước Công nguyên), Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nóng nghiệp sớm của loài người, bên cạnh các trung tâm khác như Tây Nam Á, các khu vực ven sông Nin (Ai Cập), sông Hoàng Hà (Trung Quốc), Nam Á ...
Do những đòi hỏi cấp bách cùa công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm, Nhà nước Văn Lang đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm. Sự nảy sinh một hình thái Nhà nước, dù còn sơ khai đã xác nhận quá trình dựng nước dời Hùng Vương và đặt cơ sờ cho sự ra đời của một cộng đồng dân tộc
45
mới: cộng đồng quốc gia. Nước Văn Lang ra đời với một nền kinh tẽ phong phú, một tổ chức chính trị xã hội đã phát triển và một nền văn hóa khá cao. Đó là nền vãn minh Sóng Hổng (hay còn gọi là vãn minh Việt cổ, vãn minh Vãn Lang, vãn minh Đông Sơn). Như vậy, trước khi văn minh Trung Hoa và vãn minh An Độ lan truyền đến Đông Nam Á, trên địa bàn miền Bắc nước ta mà trung tâm là lưu vực sông Hổng đã xuất hiện một nền văn minh rực rỡ, xác lập được lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt cơ sờ vững vàng cho toàn bộ sự tồn tại cùa quốc gia dân tộc Việt Nam sau này*11.
Bên cạnh người Viột, lịch sử Viột Nam thời cổ - trung đại còn biết đến sự hội nhập cùa những nền vãn minh, những cư dân phi Việt ờ phía Nam. Từ những nhóm cư dân thuộc văn hóa Sa Huỳnh ờ miển Trung, vương quốc Chãmpa được hình thành và phát triển. Trên nền tảng của vãn hóa Óc Eo, nước Phù Nam đã ra đời ờ phía Nam. Do hoàn cảnh lịch sử và địa lí, những cư dân này tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ân Độ khá đậm nét. Vào thế kỉ XVIII cư dân của cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã quy về một mối, nước Việt Nam thống nhất.
Nằm ờ vị trí ngã ba đường giữa Đông Nam Á lục địa và Đòng Nam Á hải đảo, Việt Nam sớm trờ thành nơi sinh tụ, gặp gỡ, tiếp xúc giữa các bộ lạc, bộ tộc thuộc các thành phần nhân chủng, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Chính điều này đã tạo nên đặc điểm của m ột nước Việt Nam là quốc gia đa dân tộc; nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú với các yếu tố bàn địa hoà quyện với các yếu tỏ bên ngoài đã được hấp thu, đồng hoá, tạo nên bản sắc của văn hoá Việt Nam, của dân tộc Việt Nam vừa độc đáo, vừa dễ hội nhập cùng thè giới.
Trong điểu kiện cụ thể của nước ta, các nhà dân tộc học cho rằng tiếng nói (ngôn ngữ), những đặc điểm sinh hoạt vân hoá và ý thức tự giác dán tộc là những tiêu chuẩn chủ yếu để xác minh thành phần dân tộc ờ Việt Nam. b. Nưởc ta có 54 dàn tộc, thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau
Dựa trên kết quả nghiên cứu làu dài của các nhà dân tộc học, Nhà nước ta chính thức còng bố nước ta có 54 dân tộc.
Các dân tộc xếp theo các dòng ngôn ngữ như sau:
1 Xem Ihêm Nguyển Quang Ngọc. "Tiến trinh lịch sửViệl Nam", NXB Giáo Dục, 2000 46
* Dòng Nam Á :
- Ngôn ngữ Việt - Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt. - Ngôn ngữ Môn - Klĩơ Me: Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ - Triêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, ơ Đu, Rơ Măm. - Ngôn ngữ Tùy - Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
- Ngôn ngữ M èo - Dao: Mông (Mèo), Dao, Pà Thèn.
- Ngôn ngữ Ka Đai: La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
* Dòng Nam Đảo:
- Ngôn ngữ M alayô - Pôlinêdiêng: Gia Rai, Êđê, Chăm (Chàm), Raglaỉ, Chu Ru.
* D òng Hán — Tạng:
- Ngôn ngữ Hán: Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu.
- N gôn ngữTạiìg - Miến: Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La. 2. Sự phân bố các dân tộc nước ta
a. Khái quát chung
Trong số 54 dân tộc của nước ta hiện nay có 4 dân tộc (Kinh, Hoa, Khơ Me và Chăm) cư trú chủ yếu ờ đồng bằng, ven biển và trung du, sống định cư, có tập quán trồng lúa nước là chính (trừ người Hoa).
Năm mươi dàn tộc còn lại sinh sống chủ yếu ờ miền núi, trong đó nhiều cộng đồng tộc người sinh sống bằng nghề trồng lúa theo phương pháp đốt rừng làm rẫy.
Trong suốt quá trình lịch sử, nhiều biến động lớn: chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo... liên tiếp diễn ra trẽn dải đất Việt Nam. Các cộng đồng cư dân thường di động, ít ở nơi cư trú ban đầu của mình; có các cuộc thiên di, chuyển cư của các nhóm người từ ngoài đến và cũng có các biến động từ bẽn trong. Chính vì vậy, bức tranh phân bô' dàn cư - dãn tộc có nhiều thay đổi.
Sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta có thể chia thành các khu vực có các đặc điểm riêng.
47
Khu vực miền Ill'll phía Bắc (từ Đèo Ngang trở ra) tập trung 31 trong 54 dân tộc, thuộc 7 trong 8 nhóm ngôn ngữ và 2 trong 3 ngữ hệ trong cả nước. Trên bàn đổ dân tộc Việt Nam - phần phía Bắc, thì sống Hồng như là một đường ranh giới: phía tả ngạn, chủ yếu là các dân tộc thuộc nhóm Tày - Nùng, phía hữu ngạn là Thái và các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Dọc biên giới Việt - Trung là cư dân Tạng - Miến, còn dọc biên giới Việt - Lào là cư dán Môn - Khơ Me. Nếu xét sự phân tầng cư trú theo độ cao thì ờ rẻo thấp có các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, ờ rẻo giữa có người Dao, Khơ Mú..., và rẻo cao trên cùng là người Mông.
Khu vực Trường Sơn - Táy Nguyên là một khu vực địa lí - dân tộc học - lịch sử gồm 5 tỉnh Tây Nguyên, phần miền núi phía tây các tỉnh Quàng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quàng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và Bình Phước, Bình Dương. Trên vùng lãnh thổ rộng lớn này, ngoài các dân tộc nói ngôn ngữ Việt - Mường và người Hoa, một số dân tộc ít người miền núi các tỉnh phía Bắc mới di cư vào trong mấy thập kỉ gần đãy (Tày, Nùng, Thái, Dao...) thì hiện nay có 19 dãn tộc được coi là dân tộc bản địa. Trẽn bản đồ phân bố dân tộc toàn vùng thì các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me cư trú ờ hai đầu, còn các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayò - Pólinêdiêng) cư trú ờ khúc giữa và phần lớn tập trung phía Đông, giáp vói miền đồng bằng ven biển.
So với các dân tộc ít người miền núi phía Bắc thì các dân tộc ờ khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cư trú khá tập trung theo các địa vực nhất định. Cách đây ba - bốn thập kỉ, ranh giới giữa các lộc người và các nhóm địa phương còn khá rõ nét. Nhưng trong vài ba thập kỉ trờ lại đây, do những biến động xã hội như chiến tranh, do nhu cầu phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước mà ranh giới giữa các tộc người và các nhóm tộc người dần dần bị mờ nhạt, tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc đang diễn ra.
Vùng duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có các tộc người Chăm, Khơ Mc cư trú thành từng vệt riêng hoặc xen kẽ, hoà nhập văn hoá với người Kinh. Riẽng người Hoa cư trú chủ yếu ờ các thành phố lớn, nhất là ờ Thành phố Hổ Chí Minh.
48
b. Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt (Kinh) có tiếng nói thuộc ngữ hộ Việt - Mường, dòng Nam Á, về mật nhân chủng thuộc tiểu chủng Môngỏlỏit phương Nam. Theo các tài liệu khảo cổ học, sử học, dân tộc học, vãn hoá dân gian, thì vùng đổng bằng Bấc Bộ và Bắc Trung Bộ ngay từ đầu thời kì đổ đá đã có con người cư trú. Người Lạc Việt, tổ tiên của nhóm cư dân Việt - Mường đầu thế ki III trước Công nguyên đã cùng người Âu Việt, tổ tiên của nhóm cư dân Tày - Nùng hợp nhau lại lập ra nước Âu Lạc, đứng đầu là Thục Phán, sau xưng là An Dương Vương.
Nền văn minh của người Việt cổ được biết đến với các trống đổng Đông Sơn (thời đại đồng thau), với các di chỉ văn hoá Đông Sơn, Phùng Nguyên. Trong quá trình dựng nước, khẩn hoang, chinh phục thiên nhiên nhiệt đới ẩm mưa mùa của vùng Đồng bằng sông Hồng và phát triển nghề trổng lúa nước, người Việt đã sáng tạo ra nền vãn minh sông Hồng nổi tiếng. Người Việt từ vùng Đồng bằng sông Hổng trong tiến trình lịch sử đã tiến ra các vùng xung quanh: lên miền núi và trung du phía Bắc, dọc theo dải các đồng bằng duyên hải dần tiến xuống phía Nam, kể cả khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.
49
50
Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, lại có các nghề thủ công tinh xảo; kết hợp kinh tế nông nghiệp với tiểu thủ còng nghiệp là một nét nổi bật trong tập quán sản xuất của người Việt. Người Việt sớm có truyền thống làm nghề sông, biển, đi khai thác các nguồn lợi trên các đảo xa trên Biển Đông. Người Việt cũng có nhiều khả năng trong tiếp thu kĩ thuật mới.
Hiện nay, người Việt chiếm 86,2% dân số cả nước, có mặt trong tất cả 64 tỉnh, thành phố, chỉ có 11 tỉnh có tỉ lệ người Việt dưới 50% là Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai và Kon Turn.
0. Các dân tộc thiều số ỏ miền núi phía Bắc
— Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Việt — Mường
Người Mường, hơn 1.137 nghìn người, chiếm 1,5% dân số cả nước (1999), cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người Kinh ờ phía đông và vùng người Thái ờ phía tây, suốt từ tây bắc tỉnh Yên Bái đến bắc tỉnh Nghệ An, nhưng tập trung đông nhất ở tỉnh Hoà Bình và 6 huyện miền Tây Thanh Hoá.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Mường và người Kinh đều là con cháu của người Lạc Việt (hay người Việt cổ). Văn hoá Mường có những nét căn bản gần với người Việt cổ, nhưng cũng có những nét gần gũi với người Thái. Nẻn văn hoá Hoà Bình nổi tiếng với nghề trồng lúa ra đời cách đây Irẽn 7000 năm.
Người Mường sống dựa chủ yếu vào làm ruộng định canh và chăn nuôi, nhưng cũng làm nhiều nghề thủ công (rèn, dệt, chế tạo công cụ tinh xảo..). Săn bắn và đánh cá là những hoạt động thường gặp trong đời sống của đổng bào Mường.
Người T h ổ (hơn 68 nghìn người), cư trú chủ yếu vùng Nghệ An, Thanh Hoá. Xét về nguồn gốc và các đặc điểm trong sinh hoạt vãn hoá có thể cho rằng người Thổ là kết quả của sự tiếp xúc, hỗn hợp giữa Kinh và Mường.
Người Cliứt, chỉ chưa đầy 4000 người, sống ờ vùng tây bắc Quảng Bình và nam Hà Tĩnh.
- Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tày - Thái
Người Tày, 1.477 nghìn người, chiếm 1,94% dân số cả nước, là một dân tộc có mặt lâu đời trên đất nước ta. Hiện nay, người Tày có mặt trên hầu
51
khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng tập trung nhất vẫn là ờ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai...
Người Tày thường ờ nhà sàn, thành các bản ờ chân núi hay các vùng đất bằng ven sông suối, trên các cánh đồng. Người Tày có kinh nghiệm trổng lúa nước, trồng màu (ngô, đậu, lạc) và cây công nghiệp như chè, hồi, quế, trẩu, sở... Đồng bào cũng có kinh nghiệm làm nghề rừng, làm nghề thù cỏng như đan lát, dệt thổ cẩm, dệt vải...
Người Thủi, 1.328 nghìn người, chiếm 1,74% dân số cả nước. Người Thái bắt đầu vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ IX sau Công nguyên. Hiên nay, người Thái sống rải ra từ hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Nghệ An, đông nhất ờ các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Thanh Hoá, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hoà Bình. Người Thái Trắng phân bố chủ yếu ờ tinh Lai Châu và các huyện Mộc Châu, Phù Yên (Sơn La). Người Thái Đen chủ yếu ở Lào Cai, Sơn La và một phần tỉnh Lai Châu.
Người Thái ở nhà sàn, trong những bản vài chục nóc nhà, ở các thung lũng màu mỡ và ven các sông suối. Người Thái trổng lúa nước từ lâu đời, giàu kinh nghiệm đào mương, đắp phai, làm cọn và máng dẫn nước vào ruộng; giỏi dệt vải, thổ cẩm. Người Thái là dân tộc sớm có chữ viết. Kho tàng vãn hoá Thái đặc sắc, phong phú.
Người Nùng, 856 nghìn người, chiếm 1,12% dân số cả nước. Trừ một bộ phận người Nùng cư trú lâu đời ờ Việt Nam mà phần đông đã hoà vào Tày, còn đa sô' người Nùng hiện nay mới di cư vào nước ta cách đây khoảng vài ba thè' kỉ. Hiện nay, người Nùng sống ờ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tập trung đông nhất vẫn là ờ miền núi và trung du Bắc Bộ, từ lưu vực sông Hồng đến ven biển Quảng Ninh (nhiều nhất là ờ Lạng Sơn và Cao Bằng).
Người Nùng làm ruộng nước thành thạo như người Việt, người Tày. Người Nùng có kinh nghiệm trong chăn nuôi, đã tạo được giống tốt như lợn Mường Khương, Lạng Sơn, ngựa Nước Hai (Cao Bằng). Nghề phụ gia đình phong phú và đóng vai trò nổi bật trong thu nhập của đồng bào.
- Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Mông - Dao
Dân tộc Mông (M èo), 787 nghìn người, chiếm 1,03% dân số cả nước. Người Mông (ờ Trung Quốc gọi là người Miêu) sang Việt Nam sớm nhất
52
cách đây khoảng trên ba trăm năm. Tuy nhiên, đa số người Mông ờ Việt Nam coi vùng Mèo Vạc là quê hương của mình. Người Mông cư trú trên địa bàn rộng, ở độ cao khoảng 700 - 800m đến độ cao trên dưới 1500m, suốt từ biên giới phía bắc tới Nghệ An, đông nhất là ờ Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng. Người Mông hiện nay ờ nhiều vùng còn du canh, du cư.
Người Mông ở nhà đất, thành các bản từ vài nóc nhà đến vài chục nóc nhà. Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang, làm các nương định canh, trồng lúa, ngô, các cây thuốc, dệt vải và có kĩ nghệ rèn đúc nông cụ, súng kíp, thạo nghề săn bắn.
Người D ao có hơn 620 nghìn người (0,81% dân sô' cả nước). Người Dao đến Việt Nam sớm nhất từ thế ki XI (theo Khống Diễn, 1995), hoặc thế kỉ XIII (theo Đặng Nghiêm Vạn, 1993) từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường khác nhau.
Người Dao cư trú phân tán trên địa bàn rộng ờ trung du, miền núi Bắc Bộ, cho đến tận Ninh Bình, Thanh Hoá, nhưng đông nhất là ở Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, ...
Người Dao là dân tộc cư trú ờ rẻo giữa và rẻo cao, trước đây sống chủ yếu bằng nương rẫy du canh, nay đang từng bước chuyển sang định canh. Vì ờ rẻo giữa và rẻo cao, nên ít ruộng lúa nước. Người Dao có kinh nghiệm irồng vườn rừng, đặc biệt là trồng cây ãn quả và một sô loại làm đặc sàn như quế.
Trong nhóm ngôn ngữ Mông - Dao còn có dân tộc Pù Thèn (hơn 5.500 người), cư trú ờ vùng Hà Giang, Tuyên Quang.
- Các dãn tộc thuộc ngôn ngữ Môn - K liơM e
Các cư dân Ihuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me cư trú lâu dời trẽn bán đảo Đông Dương và ở một số vùng miền Tây Nam Trung Quốc. Vào thiên niên kỉ thứ 1 sau Công nguyên, tổ tiên của các cư dân Mòn - Khơ Me đã lập ra các nhà nước hùng cường ờ Đông Dương như Phù Nam, Chân Lạp, Ảng Co, Dvaravati, Criksettra, Haripunjaya, Mường Xoa, một số mường ờ Trung, Hạ Lào. Ở Việt Nam, vào thiên niên kỉ I sau Cống nguyên, cư dân Môn - Khơ Me đã cư trú khắp miền núi phía Tây íừ lưu vực sõng Đà, sông Mã đến vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Sau khi các quốc gia Môn - Khơ Me tan rã trong thiên niên kỉ II sau Công nguyên, những chủ nhân của các quốc gia
53
này phần bị đồng hoá, phần bị tiêu diệt, phần còn lại bị xé lè thành nhiêu tộc người, nhiều nhóm địa phương cư trú xen kẽ với các cư dãn khác. Cư dân Môn - Khơ Me ờ các tinh phía Bắc có người Klìơ Mil (hơn 56 nghìn người), Xinh Mun (18 nghìn người), Kháng (hơn 10 nghìn người), La Ha (5700 người) và Mủng (chưa đến 3000 người).
Một sô' cộng đồng thuộc dòng Nam Á khác là La C hí (gần 11 nghìn người), Pu Péo (hơn 700 người) và C ơ Lao (chưa đến 2000 nguời). — Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng - Miến
Cư dân Tạng - Miến xưa sống ờ vùng Tây Bắc Trung Quốc, đến khoảng thiên niên kỉ II trước Công nguyên thì di xuống phía nam, tới vùng Vân Nam. Các cộng đổng cư dân Tạng - Miến đến nước ta vào các thời gian khác nhau, nhiều nhất trong khoảng 300 — 400 năm trở lại đây. Các tộc người ở Việt Nam có Hà N hì (hơn 17 nghìn người), Phù Lú (9 nghìn người), La Hủ (chưa đến 7 nghìn người), Lô Lô (3.300 người), Cống (gần 1700 người), Si La (chưa đến 900 người). Các cộng đồng này cư trú thành các bản riêng, rải rác dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào (các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La).
— Các dân tộc thuộc ngôn ngữ Hán:
Người Hoa ở Việt Nam, hơn 862 nghìn người, đa phần từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đến. Người Hoa có mặt ờ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nhưng sau các cuộc di cư lớn cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80, địa bàn cư trú của người Hoa có thu hẹp lại. Hiện nay, người Hoa tập trung nhiều ờ các tỉnh phía Nam: Thành phố Hổ Chí Minh, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Người Sán Dìu (hơn 126 nghìn người) và người Ngái (gần 5 nghìn người) sống ở vùng bán sơn địa. Người Sán Dìu sống tập trung từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía đông. Người Ngái sống phân tán ờ các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quàng Ninh.
d. Các dân tộc thiểu số ỏ các tinh phia Nam
— Cúc dân tộc thuộc ngôn ngữ Món — Kliơ Me
Người K ha M e, hơn 1.055 nghìn người, chiếm 1,38% dân sô' cả nước, ơ nước ta, người Khơ Me sống tập trung ờ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ò các tình Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu. Người
54
Khơ Me sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Phần đỏng người Khơ Me theo đạo Phật (tiểu thừa), có nhiều lễ hội đặc sắc, kho tàng văn hoá dãn gian hết sức phong phú.
Theo Đặng Nghiêm Vạn (1993), nhóm cư dân quan trọng nhất trong ngôn ngữ Môn - Khơ Me ờ miền Nam Việt Nam là ngành Ba Na. Ngành Ba Na chia thành hai phân ngành. Phân ngành Ba Na Bắc góm các tộc người Giẻ - Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Co, Hrê, Brâu, Rơ Mãm. Phân ngành Ba Na Nam gồm các tộc người Cơ Ho, Mạ, Mnông, Xtiêng, Chơ Ro.
Người Bu Na, hơn 174 nghìn người, đông thứ ba trong các dân tộc thiểu số ờ Tây Nguyên (sau Gia Rai và Ê Đê). Cư dân Ba Na có nhiều nhóm địa phương, cư trú trên địa bàn rộng rãi thuộc hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum và rải rác ờ Bình Định, Phú Yên.
Người Xơ Đúng, (hơn 127 nghìn người), cư trú chủ yếu ờ tỉnh Kon Tum và tây nam tỉnh Quảng Nam, miền Tây tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra còn vài nghìn người Xơ Đãng ờ huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk).
Người Cơ Ho (gần 129 nghìn người) sống tập trung nhất ờ tỉnh Lâm Đồng. Người H rê chủ yếu ờ vùng đồi núi phía tây tỉnh Quảng Ngãi và tây bắc tỉnh Bình Định.
Người M nông (hơn 92 nghìn người) sống tập trung chủ yếu ờ tỉnh Đắk Lắk, ngoài ra cũng còn gần 17 nghìn người Mnông sông ờ hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phưóc.
Người Tù Ôi (gần 35 nghìn người) cư trú chủ yếu ờ miền núi Thừa Thiên - H uế và Quảng Trị.
Người Mạ (hơn 33 nghìn người) cư trú chủ yếu ờ lưu vực sõng Đồng Nai thuộc tây nam tỉnh Lâm Đổng.
Người Giẻ - Triêng (hơn 30 nghìn người) tập trung chù yếu ờ huyện Đắk Giây (tỉnh Kon Tum) và huyện Giằng (huyên Nam Giang) tỉnh Quảng Nam. Người Co (gần 28 nghìn người) có địa bàn cư trú là hai huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam).
- Các dân tộc thuộc ngôn ngữ M alayô - Pôlinêdiêng (nlióm Nam Đ ảo) Người Gia Rai, hơn 317 nghìn người, đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ờ Tây Nguyên, sống trên địa bàn khá rộng thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. Phía bắc giáp địa bàn của người Xơ Đăng và Ba Na,
55
phía đông giáp địa bàn của người Kinh, phía nam là địa bàn cùa người E Đẽ và phía tây là biên giới Việt Nam - Campuchia.
Người Ê Đê (hơn 270 nghìn người) sống hẳu như chi trong tinh Đắk Lắk, tập trung nhất là ờ các huyện Cư M ’Gar, Krỏng Ana, Krông Buk, Krông Pắc. Người Ê Đẽ là cư dân nông nghiệp lâu đời, sử dụng nương rẫy theo chế độ luân khoảnh. Cho đến thời gian gần đây, người Ê Đẻ vẫn còn ờ trong những nhà dài. Đó là những ngôi nhà dài từ vài ba chục mét đến vài trăm mét, là nơi cư ngụ của gia đình lớn hay của những gia đình nhò có quan hệ chị em, cồ cháu với nhau mới được phân chia (đó là những biểu hiện cùa chế độ mẫu hệ còn sót lại).
Người Chăm có dân số gần 133 nghìn người. Người Chăm vốn sinh tụ ờ miền Trung Việt Nam và đã kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ. Người Chăm có hai bộ phận: ở Nam Trung Bộ chủ yếu ờ hai tính Ninh Thuận, Bình Thuận và ờ Nam Bộ (Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long), mà nhiều nhất là ở An Giang. Người Chăm ờ Nam Bộ theo đạo Hồi (Ixlam), còn người Chăm ờ Nam Trung Bộ phần lớn theo đạo Bà la môn (đạo Hinđu). Người Chăm ở Nam Trung Bộ giỏi làm ruộng nước, trồng cây ăn quả trong vườn và chăn nuôi bò, cừu. Người Chăm ờ Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, nghề dệt thủ cóng và buôn bán nhỏ, nghể nông là thứ yếu.
Người Raglai (gần 97 nghìn người) cư trú từ độ cao khoảng 500 mét trờ lên, rải suốt từ Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Lãm Đồng. Người Chu Ru (Chơ Ru), gần 15 nghìn người, cư trú chủ yếu ờ hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).
IV. PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Những nhân tô’ ảnh hưởng đến phân bố dân cư ở nước ta - Sự phân bô' tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay ờ nước ta khu vực nóng lâm, ngư và công nghiệp khai thác còn đóng vai trò lớn, trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế tự cấp tự túc chiếm phần chủ yếu thì diều này càng rõ. Những tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là tài nguyên đất và tài nguyên nước. Trẽn quy mô cả nước và địa phương, mật độ dàn cư nông thôn tương ứng với độ màu mỡ của đất đai và sự thuận lợi của nguồn nước.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư. Ở nước ta, đổng bẳng sòng Hồng được khai thác làu đời, các khu vực phía Bắc được khai thác sớm hơn các khu vực phía Nam. Luồng chuyển cư thống trị từ trong lịch sử cho tới
56
nay là từ Bắc xuống Nam. Vì thế, có thể thấy rõ sự khác biệt về mật độ dân số từ Bắc vào Nam.
- Sự phán bỏ' sản xuất, các loại hình kinh tế, cơ cấu kinh tế. Khả năng tập trung dân cư của các ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn nhiều so với nông nghiệp. Mật độ dân sô cao nhất nước ta là các vùng đồng bằng. Các vùng này là các vùng nông nghiệp thâm canh đổng thời cũng là các vùng công nghiệp, dịch vụ phát triển. Các đô thị nước ta tập trung chủ yếu ở đổng bằng, điều này cũng làm tăng mức độ tập trung dân cư ờ các vùng này.
- Sự khác biệt trong điều kiện dịch vụ, cơ sờ hạ tầng. Hai thành phố đông dân nhất nước, là Thành phô' Hồ Chí Minh và Hà Nội chính là hai đầu mối giao thông vận tải và thông tin licn lạc lớn nhất cả nước. 2. Dân cư ở nước ta phân bô’ rất không đồng đều
Năm 1989, mật độ dân số nước ta là 195 người/km:. Đến năm 2005, con số này đã là 252 người/krrr. Việt Nam là nước có mật độ dân sô' cao của thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, nước ta chỉ thua Xingapo (nước có mật độ dân sô' đứng thứ hai thế giới) và tương đương Philippin.
Có những tỉnh mật độ dân số chì dưới 40 người/knr như Lai Châu, Kon Turr, lại có những vùng nống thôn của đồng bằng sông Hồng mật độ dân sô trên 1000 người/km , dân cư trù mật ngang các vùng đô thị. Nói chung, các vùng nằm dọc theo hai con sông lớn - sòng Hồng và sông Cừu Long - có mặt độ dân số cao: các tỉnh Hưng Yên 1205 người/km:,Thái Bình 1185 người/km2, Nam Định 1181 người/km: ở đổng bằng sõng Hồng; các tỉnh Vĩnh Long 702 người/km2, Tiền Giang 701 người/km2, Cẩn Thơ 628 người/km2 ờ vùng phù sa ngọt cùa đồng bằng sổng Cửu Long. Các vùng ven biển có mật độ dân số 100 - 200 người/km2, còn các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số dưới 100 người/km2. Đương nhiên, các vùng thành phố lớn có mật độ dân số rất cao: Thủ đô Hà Nội 3265 người/km:, Thành phố Hồ Chí Minh 2651 người/krrr (số liệu năm 2003).
Các vùng đổng bằng chiếm 38% diện tích cả nước, nhưng thu hút hơn 80% dán số. Ngược lại, Irung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm 1/2 diện tích cà nước nhưng chỉ có gần 20% dân số.
Trên khắp đất nước ta, không có vùng nào quá vắng người. Khả năng di chuyển dân tới các vùng cho mục đích nông nghiệp gần như tới hạn. Rất cần thiết có sự nhìn nhận thận trọng và toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội và sinh thái đối với việc chuyển dân với quy mô lớn tới một sô’ địa phương, đặc
57
biệt tới Đắk Lắk (Tây Nguyên) hay Đồng Nai (Đông Nam Bộ). Việt Nam là nước có bình quân diên tích đất nông nghiệp trên đầu người vào loại thấp nhất thế giới: 0,1 ha/người, bẳng 1/4 mức bình quân toàn thê giới. Chi tiêu này cũng không quá chênh lệch giữa các vùng, vì vậy mà hướng di dân nông nghiệp sẽ phải thu hẹp lại. Thay thế cho di dân nông nghiệp sẽ là di dãn gắn liền với việc phát triển và phân bố cùa sàn xuất công nghiệp và dịch vụ, gắn với việc đô thị hoá trên các vùng lãnh thổ.
(ngưoi/km*
■ 'V
Hình 2.3. Bán dó mặt độ dân sõ nám 1999
58
V. DI c ư
Biến động dàn số ở nước ta cũng như các nước trên thế giới không chỉ do gia tăng tự nhiên mà còn do di cư. Di cư bao gồm di cư quốc tế và di cư trong nưóc.
Các nguyên nhân di dân có nhiều: kinh tế, chiến tranh, chính trị... trong đó các nguyên nhân kinh tế có vai trò chủ chốt.
1. Di cư đi liến với quá trinh mở mang bờ cõi, khai khẩn các vùng đất mới a. Thời ki phong kiến
Các cuộc di dân đầu tiên xuất phát từ cái nôi hình thành dân tộc Việt Nam ở miền trung du phía Bắc, lan xuống phía Đồng và sau đó ià xuống phía Nam theo các thời kì lịch sừ. Lịch sử còn ghi lại các cuộc di dàn lớn từ thời Lý - Trần, trong suốt thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Công cuộc di dân, khẩn hoang được tiến hành đặc biệt mạnh mẽ dưới triều Nguyễn, đúng hơn là vào thời vua Tự Đức. Ở miền Bắc, điển hình là sự nghiệp di dân, khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ lãnh đạo. Ông đã tổ chức nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất trong sử sách. Cuộc thứ nhất lập nên vùng Quảng Yên thuộc Quảng Ninh ngày nay. Cuộc di dân thứ hai lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và một số xã thuộc hai huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ (Nam Định).
Ở vùng đổng bằng sông Cửu Long, việc khẩn hoang, lập ấp còn gắn với việc bảo vệ biên giới. Vùng An Giang, Hà Tiên, bán đảo Cà Mau được coi trọng trong công cuộc khẩn hoang. Một số kênh rạch được đào trong thời gian này là kênh Sập Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế ở vùng Châu Đốc... Các tên tuổi lớn gắn với việc khẩn hoang đồng bẳng sông Cửu Long thời kì này là Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản... và những người khác mà tên tuổi đã được đặt cho các dòng kênh.
b. Trong thời kì thuộc địa của Pháp
Trong thời kì thực dân Pháp đô hộ nước ta, các cuộc di dân trờ nên phức tạp hơn, đa dạng hơn. Trong thời kì này có cả di cư trong nước và di cư quốc tế, di cư nóng nghiệp, di cư gắn với phát triển công nghiệp, di cư nông thôn - đỏ thị.
Những luồng chuyển cư nông nghiệp lớn trong thời kì này gắn với việc m ộ phu đi đồn điền. Nông dân Đông Nam Bộ di cư tới các miền đất ở
59
Hậu Giang, Tây Nam Bộ. Nông dân đồng bằng Bắc Kì (các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An ngày nay) tới các đồn điền Đống Nam Bộ. Còn nông dân các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ lên các đồn điền ờ Tây Nguyên.
Cùng với việc xây dựng các tuyến đường sắt, việc khai thác thuộc địa quy mô lớn cũng bắt đầu. Hàng loạt mỏ cũng mờ ra (khai thác than, thiếc, crômit, apatit, kẽm ...), mà trong đó thu hút nhiều lao động nhất là các mỏ than ờ vùng Đông Bắc. Các nhà máy tuy nhỏ bé nhưng cũng đã thu hút hàng vạn công nhân trong cả nước - điều này xảy ra chủ yếu trong những năm 2 0 -3 0 của thế kỉ XX. Dần dẩn từ quãng những năm 30 trờ đi, nước ta cũng dã hình thành các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, Sài Gòn... Như vậy là đã xuất hiện các luồng di dân loại thứ hai, gắn với việc phát triển một nền cống nghiệp thuộc dịa và sự hình thành, phát triển các đó thị.
Thời kì thuộc địa của Pháp cũng đánh dấu bằng những luồng di cư quốc tế: những người "culi" được mộ đi lao động ở các thuộc địa của Pháp hoặc đi lao động ờ Pháp. Những nghĩa quàn sau thất bại của phong trào Cần Vương, các nông dân nổi dậy và con cháu họ, nhiều người phải di cư sang các nước láng giềng, nhất là Thái Lan, đè tránh khủng bố...
2. Di cư do các nguyên nhân quân sự, những thay đổi chính trị Đó là các luồng di cư đặc biệt, rất phức tạp về thành phần, về hướng chuyển cư và cũng có ảnh hường không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước.
Các cuộc di cư từ vùng tạm chiếm sang vùng tự do trong thời kì kháng chiến chống thực dãn Pháp làm hình thành ờ vùng tự do (miền núi, trung du) các thị trấn, các điểm dân cư tạm thời và góp phẩn cho sự phát triển kinh tê vùng tự do, phục vụ sự nghiệp kháng chiến.
Trong thời kì chống chiến tranh leo thang bằng không quân cùa đế quốc MT đánh phá miền Bắc (1964 - 1972) các cơ quan, xí nghiệp, trường học... và nhân dân từ các thị xã, thành phố lớn "sơ tán" về vùng nóng thôn. Không ít các cơ sờ kinh tế trong số này đã ờ lại các địa phương sơ tán trước đây, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của nhiều vùng nông thôn.
Trong thời kì đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ờ miền Nam do tác động của chiến tranh nên nổi bật là luồng di cư từ nông thôn vào các đò
60
thị, nhất là các đô thị lcm như Sài Gòn, Đà Nẵng. Chỉ trong 3 nãm (1965 - 1967) đã có trên 2 triệu người chuyển cư. Tính đến năm 1972, có khoảng 4,8 triệu người dân miền Nam từ nông thôn dổ vào các đô thị, tương đương 1/3 dân số miền Nam lúc bấy giờ.1"
Thời kì kết thúc các cuộc chiến tranh cũng là thời kì có các cuộc chuyển cư lớn.
Sau khi hoà bình lập lại năm 1954 trên cả nước diễn ra những luồng chuyển cư lớn:
- Đông đảo cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức, học sinh và nhân dân từ các vùng tự do, căn cứ kháng chiến trở về các thành phố, thị xã, thị trấn và xóm làng ờ miền xuôi.
- Hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào thuộc các gia đình cách mạng từ miền Nam tập kết ra Bắc.
- Hàng chục vạn người thuộc bộ máy chính quyền Pháp, một sô' ngụy quân, nguỵ quyền và đồng bào, trong đó có nhiều giáo dân bị cưỡng ép hoặc dụ dỗ di cư vào Nam. Đây là một cuộc di dân vào loại lớn cùa thế kỉ này, lại diễn ra vào thời gian ngắn.
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975), cũng có các luồng chuyển cư lớn:
- Làn sóng những người có liên quan mật thiết với chế độ cũ "di tản" ngay sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Sau đó là những làn sóng thuyền nhân. Đây là một trong những làn sóng di cư quốc tế lớn nhất trong nửa sau thế kỉ XX, là mối quan ngại của những nước có liên quan.
Làn sóng di cư quốc tế trong những nãm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 còn có liên quan đến "sự kiện người Hoa" và sự ra đi ồ ạt của hàng chục vạn người gốc Hoa, bằng cả dường bộ và đường biển.
- Các cuộc hổi hương, tái hoà nhập cộng đổng của các "thuyền nhân" Việt Nam (từ năm 1990) theo các chương trình hồi hương của Nhà nuớc, có sự giúp đd của cộng đồng quốc tế.
- Các dòng người hổi hương sau chiến tranh ờ miền Nam, nổi bật là dòng người từ các đỏ thị trở về nóng thôn trong những năm đầu sau giải phóng, đã làm giảm mạnh tỉ lệ dân sô' đò thị ờ miền Nam thời kì bấy giờ.
1 Nguyên Xuân Nghĩa - Nhận xét sơ bộ rề cơ CIÍII vù chuyển dộng dán số ỏ miến Num (lưới lliời M ĩ nguy- Tạp chí Dân tộc học số 1, 1978 (Dẫn lại Iheo Khổng Diên, Ir. 168).
61
- Hàng chục vạn cán bộ, công nhân viên và sinh viên từ miền Bắc xung phong vào công tác ờ miền Nam trong những năm khó khăn sau giải phóng, trong đó có nhiều cán bộ và con em của các gia đình miền Nam tập kết. 3. Các luồng di cư trong nước gắn liền với quá trình phân bô' lại lao
động trong phạm vi cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lănh thổ
Trong 14 năm (từ 1960 đến 1974) ờ miền Bắc đã có hàng trăm nghìn người đi công tác ở miền núi, đi phát triển khai hoang sản xuất nông nghiộp. Tiếp sau đó là công cuộc di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới (xãy dựng các nông, lâm trường và các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp). Các vùng đất mới khai thác hầu hết nằm ờ trung du, miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo..., những vùng trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Trong thời gian 13 năm (1976 - 1988) đã có 3,6 triệu người đã được điều động đi xây dựng các vùng kinh tê mới.
Trong giai đoạn này, những vùng chuyển cư với quy m ô lớn là Đổng bằng sông Hổng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Còn các vùng nhận dân nhiều là Tây Nguyên, Đỏng Nam Bộ, Đồng bằng sông Cừu Long, Miền núi và trung du phía Bắc.
Các cuộc Tổng điều tra dân số năm 1989 và Tổng điều tra dân số và nhà ờ năm 1999 cho thấy rõ nét hơn các luồng trao đổi dân cư và lao động giữa các vùng. Do sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nên các luồng chuyển cư cũng có những thay đổi nhất định nếu so sánh nửa cuối thập kỉ 80 và nửa cuối thập kỉ 90.
Miền núi và trung du phía Bắc cho đến đầu thập kỉ 80 còn là địa bàn nhập cư, thì từ giữa thập kỉ 80 trở về sau liên tục là địa bàn xuất cư nhiều hơn nhập cư. Bên cạnh luồng trao đổi dân cư và lao động với Đồng bẳng sông Hồng là các luồng di chuyên quy mô lớn đến Tây Nguyên và Đỏng Nam Bộ.
Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng xuất cư lớn nhất nước ta. Di dân từ đồng bằng sông Hồng vẫn tiếp nối dòng di dân trong lịch sử là di dân đường dài, theo hướng Bắc - Nam, chủ yếu là tới Tây Nguyên và Đỏng Nam Bộ. Mặt khác, cần nhận thấy rằng, Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế phát triển, lại có Thù đô Hà Nội và nhiều trung tâm cóng nghiệp lớn, nên cũng thu hút khá mạnh dân cư và lao động từ các vùng khác trong nước.
62
Bắc Trung Bộ là vùng xuất cư lớn thứ hai ờ nước ta. Giống như Đổng bằng sông Hồng, luồng chuyển cư quan trọng nhất là đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có cán cân di chuyển âm. Các luồng di chuyển chù yếu là đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên trong thời kì 1984 - 1989 là vùng nhập cư lớn nhất nước ta (316,2 nghìn người). Đến thời kì 1994 - 1999 quy mô nhập cư vẫn không giảm, nhưng Tây Nguyên đã lùi xuống hàng thứ hai sau Đông Nam Bộ. Các luồng di dân đến Tây Nguyên chủ yếu để phát triển các vùng cây công nghiệp, nhất là cây cà phê.
Đ ỏng Nam Bộ là vùng nhập cư lớn trong nhiều thập kỉ. Trong thời kì 1994 — 1999 đây là vùng có sô người nhập cư từ các vùng khác lớn nhất (666,8 nghìn người, bẳng 48,7% tổng số người di chuyển ngoại vùng của cả nước). Đáng chú ý là hơn 70% sô' người nhập cư từ các vùng khác đã đổ vào các đô thị ờ Đòng Nam Bộ, góp phần làm tăng nhanh dàn số đô thị của vùng.
Đồng bẳng sồng Cửu Long là vùng có dân cư ít biến động hơn cả (tức là vùng có tỉ suất di cư tổng cộng nhỏ nhất), nhưng các luồng xuất cư từ Đổng bằng sông Cửu Long đã tàng lên mạnh, chủ yếu là đến Đỏng Nam Bộ.
Các luồng chuyển cư từ nông thôn ra đô thị gắn liền vói quá trình công nghiệp hoá. Việc thành lập một loạt các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các cóng trình cõng nghiệp lớn, các khu chế xuất và việc đẩy mạnh nhịp độ đô thị hoá đã thu hút các luồng chuyển dân ra thành phố, tập trung ngày càng nhiều lao động lành nghề và cán bộ khoa học kĩ thuật vào các đô thị lớn, các cực phát triển của các vùng và cả nước.
Đáng chú ý là trong những năm đổi mới, di dân tự do vào đỏ thị đang là một vấn đề nóng bỏng, vì nó gây sức ép lên mõi trường đô thị và lên việc quản lí đô thị nói chung.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ di dân tự do vào đô thị cao nhất: 12,94%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ. Dòng di dân tự do vào các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hổ Chí Minh càng lớn.
Các luồng chuyển cư đã gây xáo trộn dàn cư khá lớn ờ tất cả các vùng lãnh thổ cùa nước ta. Những tác động kinh tế - xã hội của sự chuyển cư này rất nhiều mặt, đa dạng và lâu dài.
63
4. Người Việt ở nước ngoài được coi là nguồn lực bên trong quan trọng Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, thì hiện nay, có khoảng 2,7 triệu Việt kiều ờ khoảng 100 nước trên thế giới, trong đó đông Viột kiểu nhất là Hoa Kì (1,3 triệu người), Pháp (400 nghìn người), Trung Quốc (300 nghìn người), Ôxtrâylia (160 nghìn người), Canada (150 nghìn người), Thái Lan, Liên bang Nga, CHLB Đức, Campuchia, mỗi nước có trên 100 nghìn người. Ngoài ra là các nước thuộc Liên Xô cũ, các nước Đông  u... Nhiều người là chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực. Dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam vẫn luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quẽ hương đất nước, mong muốn đất nước phát triển. Việc lôi cuốn được ngày càng nhiều Việt kiều tham gia vào xây dựng Tổ quốc sẽ có ý nghĩa to lớn cà về kinh tế, văn hoá và chính trị.
VII. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC s ử DỤNG LAO ĐỘ NG 1. Nguồn lao động ở nước ta: tiềm năng to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Con người là vốn quý nhất. Lao động là một trong hai nguồn tài nguyên quý giá nhất của mỗi quốc gia. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là một tiềm nãng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng khi kinh tế chưa phát triển, việc dư thừa lao động là trờ ngại và nỗi bức xúc của toàn xã hội.
Lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) của nước ta nãm 2003 là 41,3 triệu người. Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn tốc độ tăng dân số. Bình quản thời kì 1960 - 1975: 3,2% , 1975 - 1980: 3,37%, 1980 - 1985: 3,36%, 1985 - 1990: 3,55% và hiện nay là khoảng 2,5% một năm. Với tốc độ tăng nguồn lao động cao như vậy, bình quân mỗi năm chúng ta có thêm khoảng một triệu lao động.
Nguồn lao động tăng nhanh trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn là khu vực thu hút nhiều lao động nhất, điều kiện sinh hoạt của người lao động chậm được cải thiện, sỏ' người chưa tìm được việc làm tăng lên, thì đó lại là sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Lực lượng lao động của nước ta, mặc dù chủ yếu vẫn là lao động thù công, nhưng so với một số nước có thu nhập quốc dân tính trẽn đầu người tương tự thì trình độ văn hoá và tay nghề của người lao dộng nước ta cao hơn. Mức tiền công thấp cũng là một lợi thế để thu hút đầu tư của nước ngoài.
64
v ề trình độ chuyên môn kĩ thuật, tính chung toàn quốc đã có sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, sự phân bô' lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật thay đổi rõ giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước, với sự tập trung đặc biệt cao lao động có chuyên môn kĩ thuật ờ Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100%
□ Không có CMKT E 3 Có CMKT
Hình 2.4. Cơ cấu lao dộng có chuyên món k i thuật
và không có chuyên môn k ĩ thuật phân theo vùng, năm 2003
Lực lượng lao động khoa học kĩ thuật như trên là rất quý, nhưng rõ ràng là đội ngũ này còn mỏng. Đội ngũ lao động có tay nghề cao càng mỏng. Vì vậy, có những vấn đề phải đặt ra đối với việc sử dụng nhiều lao động không lành nghề trong các thành phần kinh tế khác nhau, cũng như việc phát triển đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật để mờ rộng khả nãng hợp tác với nước ngoài.
Nếu tính rằng hiện nay còn gần 1/4 quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng (mà ờ nhiều vùng thuần nông, xa thị trường, con sô' này còn cao hơn nhiều) cộng với một phần khá lớn nguời lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa đủ việc làm, số lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại sản xuất, thì ta có thể hình dung rằng nước ta hiện nay còn
65
một dự trữ lớn sức lao động. Nếu được sử dụng hợp lí, thì năng suất lao động xã hội sẽ được nâng cao, đời sống người lao động cũng sẽ được nâng lên đáng kể.
2. Việc sử dụng lao động có chuyển biến, nhưng còn chậm Việc sừ dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng chuyển dần từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn thu hút nhiều nhất lực lượng lao động (59,59% lao động xã hội, 2003). Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ cộng lại đang gần bẳng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp. Việc cơ cấu lại nền kinh tế đang tạo ra những chuyển động trong xu hướng phân bố lại lao động giữa các ngành kinh tế. BÀNG 2.2. Chuyến dịch cơ cấu sứ dụng lao động (%)
Năm Nóng lâm ngư nghiệp Cõng nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tống só 1991 72,70 11,25 16,05 100,00 1995 71.25 11,37 17,38 100,00 1999 68,91 11,95 19,13 100,00 2003 59.59 16,41 24,00 100,00 Nguồn: Tinli toán từ Niên giám thông kê các năm
Có thể nói, công cuộc đổi mới đang từng bước làm thay đổi việc sừ dụng lao động xã hội, nhưng sự phân cống lao động theo ngành ờ nước ta còn chậm chuyển biến. Lao động thủ công vẫn là phổ biến, năng suất lao dộng thấp, thời gian lao động còn lãng phí.
V iệc sử dụng lao động phân tlieo các tliành pliần kinli t ế đã có cliuyển biến rõ nét. Năm 1989 được coi là một cái mốc trên con đường đổi mới kinh tế. Việc đa dạng hoá các hình thức sờ hữu, các hình thức tổ chức sản xuất (ạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành, tồn tại và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần. Lao động trong thành phần kinh tế quốc doanh giảm, chuyển dịch sang khu vực kinh tế tập thể và tư nhân, cá thể. Sự chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế diễn ra đặc biệt rõ nét trong công nghiệp và thương nghiệp, cung ứng vật tư. Trong nóng nghiệp, với chính sách "Khoán 10", giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ xã viên, đấu thầu, khoán ruộng đất, cống cụ sản xuất... cùa HTX, kinh tế hộ gia đình có vai trò lớn hơn, đã xuất hiện các nõng trại sản xuất nông sản hàng hoá. Những
66
chuyển biến như vậy đã cho phép tạo ra sự phân công lao động mới ở nông thôn, đổng thời cũng tạo ra các thay đổi xã hội sâu sắc trong nông thôn nước ta. Việc phân chia các thành phần kinh tế thành hai khu vực iớn: kinh tế Nhà nước (quốc doanh) và kinh tế ngoài Nhà nuớc, thì có thể thấy sự chuyển dịch lao động từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước những năm qua như sau.
Sự thay đổi cơ cấu s ử dụng lao dộng theo thành phần kinh tế (%)
Nám Khu VỊK Nhà nước Khu vục ngoài Nhà nuớc 1985 15,0 85,0
1990 11.3 88,7
1995 9,2 90,8
2000 9.5 90,5
2002 10,2 89,8
N guồn: N iên giám thống kê qua các năm.
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thu hút tuyệt đại bộ phận lao động nống, lâm nghiệp, và cũng đang thu hút ngày càng nhiều lao động làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
3. Vấn để việc làm và nỗ lực tạo việc làm
a. Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ỏ nước ta, đặc biệt là ỏ các thành phố
Nãm 1989, gần 1,8 triệu người chưa có việc làm, tỉ lệ chưa có việc làm trung bình cả nước là 5,8%» ờ thành thị là 13,2%, ờ vùng nông thôn là 4,0%. Tinh hình việc làm đã có những thay đổi tích cực trong những năm gần
đây. Năm 2003, tỉ lệ thất nghiệp ờ thành thị đã giảm còn 5,78%. Do hạn chế về diện tích đất nông nghiệp, do đặc điểm mùa vụ của nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ờ nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm là rất đặc trưng cho khu vực nông thôn. Năm 2003, ờ nỏng Ihốn, tỉ lệ thời gian làm việc được sứ dụng của lao động là 11% . Những vấn để đạc biệt nổi cộm là ờ việc sử dụng lao dộng nữ và lao động không có chuyên môn kĩ thuật.
67
b. Vấn đề tạo việc làm có liên quan mật thiết với việc cơ cấu lại nền kinh tế của đất nước, với việc lựa chọn con đường công nghiệp hoâ, hiện đại hoá
Trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, m ột thời gian dài nước ta tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng, cả ờ công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương. Công nghiệp nặng có vị trí trọng yếu trong cơ cấu kinh tế cùa đất nước, vì nó có khả năng tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật, tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, các ngành công nghiệp khác. Nhưng công nghiệp nặng là ngành công nghiệp cần nhiều vốn, lại thu hút ít nhân công. Lao động hoạt động trong ngành công nghiệp nặng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ cao, tiếp thu được công nghệ phức tạp. Có lẽ vì thế công nghiệp nặng có khả năng hạn chê đối với vấn đề tạo việc làm ờ nước ta, một nước có nguồn lao động dồi dào, nhưng lại rất thiếu lao động lành nghề trong giai đoạn bước vào cống nghiệp hoá, thiếu vốn và thiếu kĩ thuật.
Chính vì vậy, chiến lược tạo việc làm phải trờ thành bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế — xã hội.
Nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển các ngành cõng nghiệp thu hút nhiều lao động như các ngành dệt may, da giày, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Nhà nước ta một mặt có chính sách đầu tư để tạo việc làm, mặt khác khuyến khích nhân dân tự tạo việc làm. Nhà nước có "Chương trình xúc tiến việc làm quốc gia" cho các địa phương, các tổ chức quần chúng vay vốn để mờ các dự án nhỏ, đồng thời có các hình thức thích hợp đào tạo nghề cho người lao động.
Vấn đề tạo việc làm ờ nông thôn có vị trí vô cùng trọng yếu. Năm 2003, khoảng 60% lao động cả nước làm nông nghiệp, 74% dân sô' sống ờ nóng thôn. Các hộ nông dân đã tìm được nhiều việc làm nhờ việc chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhờ vào việc đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, bản thân nòng nghiệp không thể tạo ra việc làm đầy đủ, ổn định và có hiệu quả cao. Người nông dân đã tìm nhiều phương sách để tự tạo việc làm, nhưng để tạo sức bật mới cần có một chương trình toàn diện, bao gồm cả chương trình công nghiệp hoá nông thôn và tín dụng nông thôn.
ơ các thành phố, việc mờ rộng các ngành nghề, các thành phần kinh tế khác nhau đang m ờ ra hướng tạo thêm việc làm. Nhiều người tìm được việc
68
làm trong khu vực tư nhân đang lớn mạnh. Nhờ thu hút đầu tư của nước ngoài nên có thêm các khả năng tạo việc làm ở các thành phô' và các việc làm có thu nhập cao.
Việc xuất khẩu lao động sang nhiều nước châu Á như Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc, Nhật Bản... là một hướng triển vọng để giải quyết việc làm. VIII. CÁC HÌNH THỨC CƯ TRÚ t§>
1. Khái quát chung
Quần cư là sự phân bố mạng lưới các điểm dân cư (các đô thị, các làng bản...) có quy mô và chức năng khác nhau, đồng thời cũng có nghĩa là sự phân bô' dân cư trong phạm vi lãnh thổ của các điểm dân cư ấy (V.G.Đaviđovits, 1964).
Sự phân bố mạng lưới điểm dân cư phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiên tự nhiên và sự phân bô' tài nguyên thiên nhiên (nguồn nước, tài nguyên đất trồng, các nguồn lợi thuỷ sản...), các điều kiện kinh tế — xã hội, kết cấu hạ tầng, các tập quán cư trú của các dân tộc.
Các điểm dân cư là nơi cộng đồng dân cu tổ chức không gian cư trú. không_gian sản xuất, không gian giao tiếp. Các điểm dân cư được phân biệt thành hai nhóm lớn: các điểm dân cư đô thị và các điểm dân cư nông thôn.
Các điểm dân cư đô thị gắn liền với các hoạt động sản xuất phi nỏng nghiệp của dân cư (công nghiệp, dịch vụ), dân sô tập trung với mật độ cao, quy mỏ lớn. Các điểm dân cư nông thôn chủ yếu gắn với các hoạt động nông nghiệp, mật độ dân số thấp hơn, quy mô dân số nhỏ hơn. Các điểm dãn cư đõ thị và nông thôn còn khác nhau rất rõ bởi các đặc điểm quy hoạch.
Ở nước ta, trong quá trình phát triển cùa lực lượng sản xuất, đồng thời với những thay đổi trọng đại trong lịch sử phát triển, đấu tranh dựng nước và giữ nưóc của dân tộc, các hình thức cu trú không ngừng thay đổi, chuyển hoá, phát triển. Điều này thể hiện rõ trong sự thay đổi các mẫu hình quần cư nông thôn ờ các vùng, sự phát triển của các đõ thị và sự hình thành, phát triển của mạng lưới điểm dân cư trong phạm vi các vùng lớn và trong phạm vi cả nước, từng bước hình thành hệ thống quẩn cư thống nhất.
69
2. Các mẫu hình quần cư nông thôn ở các vùng và sự thay đối cúa các mẫu hình này
Các mẫu hình quần cư nông thôn ở nước ta có thể được chia ra như sau để tiện phân tích, so sánh:
- Các điểm dân cư vùng núi, trung du và cao nguyên;
- Các điểm dân cư vùng đồng bằng, ven biển.
Các mẫu hình quần cư nông thôn ờ các vùng còn thay đổi, mang các sắc thái riêng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế chù yếu cùa dân cư, các dặc điểm văn hoá - dân tộc học, lịch sử khai thác lãnh thổ, ảnh hường của đô thị hoá...
a. Các điểm dân cư nông thôn vùng núi, trung du và cao nguyên Các điểm dân cư nông thôn ờ miền núi, tuỳ theo các dân tộc, được gọi là các bản, làng, buôn, plây... Các làng, bản thường tương đối nhỏ, nhà ờ rải rác, chỉ có một số dân tộc ờ rẻo thấp (Tày, Nùng, Thái, Mường...) mới có các làng tập trung tới vài chục nóc nhà hoặc lớn hơn. Các làng bản thường phân bố ờ các nơi gần nguồn nước, dọc các thung lũng có thể khai thác đất để trồng trọt, chăn nuôi, trên các sườn kín gió. Dân trong các làng bản hầu hết làm nông nghiệp, kết hợp với việc trồng rừng, khai thác rừng và các sản phẩm dưới rừng. Chỉ có một số làng bản nằm gần các đầu mối giao thòng, thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá mới hình thành các chợ, các điểm trao đổi hàng hoá của địa phương, hình thành các thị tứ, các "phố núi”. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp mang đậm tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc, sản phẩm hàng hoá ít, thì các buổi chợ phiên không chỉ có ý nghĩa trao đổi hàng hoá. Đ ó còn là các địa điểm sinh hoạt văn hoá, giao lưu của thanh niên nam nữ giữa các bản làng. Chẳng hạn, đến các phiên chợ Lạng Sơn, ta được nghe các điệu sli của trai gái Nùng, hay hát lượn, hát then của thanh niên Tày. Còn Sa Pa nổi tiếng có chợ tình.
Việc tổ chức các làng bản mang đậm các nét riêng của từng dân tộc. Cùng là cư dân rẻo thấp, người Mường, người Thái ở nhà sàn, nhưng cấu trúc nhà sàn, cách bài trí trong nhà cùa người Thái, người Mường khác nhau. Người Thái Đen có khau cút ờ đầu hồi nhà vói những dáng vẻ khác nhau (khau cút cũng có ờ các dân tộc khác như Ba Na, Xinh Mun, Bru), thể hiện niềm ước muốn hạnh phúc gia đình, phồn vinh và no đủ. Người Tày, Nùng
70
cũng ờ nhà sàn truyền thống, nhưng ở nhiều vùng, nhất là vùng ven biên giới, họ lại ờ nhà trệt, tường trình bằng đất.
Các dàn tộc ở rẻo giữa và rẻo cao thường ờ nhà trệt, cũng có những nhóm dân tộc ở nhà sàn. Người Dao, người Mông ờ nhà trệt, thường bưng bằng gỗ ván, mái lợp tranh. Vật liệu thường kiếm tại chỗ.
Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng do rừng bị suy kiệt nên các kiểu nhà truyền thống ngày càng ít dần. Ở nhiều nơi, các ngôi nhà sàn được thay thế bằng các các căn nhà trột, xây bằng gạch, lợp ngói.
Các buôn làng ờ Tây Nguyên thật độc đáo. Buôn làng của người Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng... phần lớn đều có nhà rông ở giữa làng. Nhà rông có vai trò như đình làng của người Việt ờ đồng bằng. Nhà rông tượng trưng cho sức mạnh và sự phồn vinh của làng nên được dân làng xây dựng rất cẩn thận.
Ở các dân tộc M nông, Ê Đê, Mạ, Tà Ôi... còn tồn tại các nhà dài. Nhà dài của người Mnông thường là nhà trệt, dài từ 20 đến 30m, có nhà đến 40m. Nhà truyền thống của người Mạ là nhà sàn dài. Hồi đầu thế kỉ XX còn những ngôi nhà dài hàng trăm mét. Đến nay, phổ biến các ngôi nhà dài từ 20 đến ngoài 30m. Ở dân tộc Ê Đê, những nhà dài từ vài ba chục mét đến hàng trăm mét, là nơi cư ngụ của gia đình lớn hoặc những gia đình nhỏ có quan hệ chị em, cô cháu với nhau mới được phân chia. Cùng với những biến chuyển kinh tế - xã hội trong mấy chục năm gần đây, kết cấu gia đình lớn như thế dần dần bị phá vỡ, các ngôi nhà dài đang bị thay thế bởi các nhà nhỏ hơn, dành cho các gia đình kiểu hạt nhân.
b. Các điểm dân cư nông thôn ỏ đống bằng, ven biển
Các làng xóm ở đồng bằng, ven biển phần lớn là các làng Việt. Hoạt động kinh tế của các làng Việt cổ truyền trước hết là kinh tế lúa nước, kết hợp với các hoạt động kinh tế khác như chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi thuỷ sản, đi biển, làm nghề tiểu thủ công nghiệp hay buôn bán nhò.
Ở Đồng bảng sông H ồng, các làng xóm ờ dạng co cụm, có những làng lớn vài nghìn nhân khẩu, có trường hợp cả xã chỉ là một điểm dãn cư lớn. Làng xóm phân bố phụ thuộc rất lớn vào điều kiện địa hình. Nơi lập làng có cốt đất tương đối cao hơn các vùng xung quanh, đặc biệt ờ Đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều ô trũng và cho tới nửa đầu thế kỉ XX còn thường xuyên bị ngập lụt. Lập làng lớn, với nhà cửa san sát còn do ờ Đồng bằng sông Hồng từ xưa đã là vùng đống dân, phải ưu tiên dành đất cho canh tác.
71
Các làng xóm với luỹ tre xanh bao quanh, mái đình, cây đa, giếng nước (bến nước) nổi bật lên giữa biển lúa là hình ảnh rất gợi cảm của Đồng bãng sõng Hổng. Ở các vùng phù sa mới, địa hình thấp: làng lớn, cạnh làng thường có các xóm trại với nãm bảy nóc nhà báo hiệu làng đang lớn lẽn, vượt ra khỏi khuôn khổ luỹ tre xanh, do dân sô' tãng lên, nhu cầu ờ trờ nên bức xúc. ở các vùng phù sa mới, địa hình trũng: làng nhỏ, nẳm rải rác, mật độ cư trú cũng thấp hơn.
Ven các sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình...) có các sống đất cao tự nhiên. Làng lớn, trải dài trên các sống đất đó, nhà cửa xen với vườn cây ăn quả sum xuê. Ở các bãi bồi ngoài đê, các bãi giữa sông: làng lớn, chạy thành dải dọc bờ sông, với các đường mòn chạy ngang ra sống. Đây không phải là các làng trồng lúa, mà trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, vườn cây ăn quả, thêm nghề cá, nhất là nghề vớt cá bột.
ở các huyện ven biển có các dạng cư trú điển hình trên các cồn cát (như ờ vùng Tiền Hải, Thái Bình). Các "vệt" làng ở đây còn ghi lại cả lịch sử quai đê lấn biển của địa phương.
Ớ vùng ngoại thành của thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng...) có các làng đang đô thị hoá, chẳng bao lâu sẽ trở thành bộ phận cùa đô thị. Một số làng du lịch - nghỉ dưỡng cũng đã hình thành và phát triển.
Ở Đồng băng sông cử u Long, trong quá trình thích ứng và chinh phục đồng bằng châu thổ, nhân dân không đắp đê mà đào kênh, né lũ chính vụ, chung sống với lũ. Làng mạc thường phân bố thành tuyến, dọc theo các con kênh, một mặt nhà trông ra kênh, một mặt trông ra trục lộ. Đ ó là nhìn về đại thể. Tuy nhiên, ờ các vùng sinh thái nhân vãn khác nhau, cách cư trú cũng có nhiẻu điểm khác biệt. Ớ vùng Duyên hải phía Đông, từ Long An đến Sóc Trăng là "miệt Giồng" với nhiều giồng đất cao chạy dài theo đường bờ biển cổ. Trục lộ chạy ở giữa giồng, hai bên lộ là các khu nhà ở và vườn cây trái, ruộng rẫy. Từ chân giồng trờ ra là đất thấp, được cải tạo để trồng lúa, màu.
Vùng phù sa ngọt nằm ven và giữa sông Tiền, sông Hậu là nơi dân cư trù phú, có các đô thị lớn cùa vùng. Làng mạc gắn liền với kinh tế vườn - lúa nước và nuôi Ihuỷ sản. Còn trên các cù lao giữa sông (miệt Cù Lao), đất đai màu mỡ, nhân dân đắp bờ bao, tạo ra không gian hoạt động sản xuất và cư trú rộng rãi, có các kiểu sản xuất đa dạng.
72
Trên vùng đất chua phèn, ngập nước của Đổng Tháp Mười, các khu dân cư nằm dọc các kênh đào, và về mùa nước nổi, các xóm ngư dân trên các gò sót giống như các ốc đảo có cây cối xanh tươi.
Ớ vùng Tứ giác Long Xuyên, mùa mưa nước nổi, mùa khô đất nứt nẻ, thiếu nước. Nhà cửa đơn sơ, nẳm rải rác, xóm ấp trải dài. Những nãm gần đây, nhờ làm thuỷ lợi, vùng này đã trờ thành vựa lúa, bẽn cạnh nguồn lợi cá tôm. Còn ờ vùng rừng u Minh, bán đảo Cà Mau, là vùng rừng sác ngập mặn, người dân sống phóng khoáng như hoà vào với thiên nhiên.
Quần cư nông thôn ờ Đồng bằng sông Cửu Long đang thay đổi nhiều, vối việc tãng cường cơ sở hạ tầng (cung cấp điện, nước sinh hoạt), mờ các đường giao thông, đổng thời đắp các bờ bao, đê quai..., lập các khu dân cư mới.
Dọc bờ biển có các làng chài, vạn chài. Những làng chài gắn với nghề đi biển khai thác hải sản, không có đất làm nông nghiệp. Làng thường không lớn, đặt ờ nơi tiện neo đậu thuyền. Ở một số đảo, tuỳ theo mùa gió, nơi neo đậu thuyền có thay đổi và dân vạn chài cũng thay đổi chỗ ờ theo. Ở các sông lớn, nhất là ờ các đầm phá Thừa Thiên - Huế có những làng nổi, thuyền là tất cả: nơi ở, sản xuất, toàn bộ tài sản của một gia đình.
3. Đô thị hoá hiện nay ở nước ta. Mạng lưới đô thị trong cả nước a. Quá trình đô thị hóa đang song hành vói quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa - Nước ta hiện nay đang ở trình độ đô thị hoú thấp, chỉ 25,1% dân số sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn (năm 2002). Nưóc ta còn ờ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hoá.
73
26
24
22
20
18
16
14
12
10
Dân s ô thành thị ♦ Tì lệ dân thành thị ỉ
Hình 2.5. Biểu đồ số dãn thành thị và tỉ lệ dán thành thị trong dãn s ố cả nước 1990 - 2002 - Trong những năm gần đây, tỉ lộ gia tăng dân sô' đô thị đã lớn hơn nhiều so với gia tăng dân số ờ nống thôn, mặc dù tỉ lệ gia tãng dãn số tự nhiên cùa nông thôn cao hơn trung bình cả nước và cao hơn nhiều so với khu vực đô thị. Như vậy sự gia tăng cơ học đã trờ thành nguồn rất quan trọng trong gia tăng dân sô' đô thị. Thêm vào đó, quá trình mờ rộng địa giới cùa các thành phố, thị xã và việc chuyển một sò' xã thành phường và thị trấn đã làm cho tỉ lệ gia tăng dân số đô thị một vài nãm gần đây tăng đột biến. Điều này có thể thấy rõ nhất qua số liệu thống kê về tỉ lệ gia tàng dân số thành thị và nông thôn năm 1997, là năm có hàng loạt xã được chuyển thành phường và thị trấn.
74
Tì lệ tăng dàn số chung —♦—Ti lệ tâng dãn số thành thị
—O -T Ỉ lệ tăng dân số nông thôn
Hinh 2.6. Biếu dà ti lệ tăng dân số, phân theo thành thị và nông thôn 1990 - 2002 - Nước ta có mạng lưới đô thị rải tương đối đều khắp cả nước, nhưng phần lớn là các đô thị nhỏ và trung bình. Mạng lưới đô thị này được liên kết lại bằng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lãnh thổ, là các trung tâm phát triển của các huyện, tỉnh, vùng và cả nưóc.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra klìông đồng đều giữa các vùng lãnli thổ. ở vùng núi và cao nguyên quá trình đõ thị hoá nói chung gặp khó khăn hơn. Ngay ở Đổng bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước, nhưng lại chù yếu là các thị trấn nhỏ, nên tỉ lệ dân sô' đô thị vẫn rất thấp. Vùng Đông Nam Bộ, nơi có Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ dân số đỏ thị cao nhất cả nước. Đổng bằng sông Cửu Long chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhò, phân bố rải đều. Ở đây có đô thị lớn là thành phố Cần Thơ. Dọc Duyên hải miền Trung có nhiều thành phố, thị xã, trong đó Đà Nẵng là một đô thị lớn, Huê là cố đô cổ kính.
Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang tạo ra những tiền đề cho việc đẩy nhanh hơn tốc độ đô thị hóa, đạc biệt là ờ các vùng trọng điểm phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu.
75
b. Hệ thống đô thị của nưởc ta hiện nay
Các đô thị ờ nước ta được phàn loại dựa trẽn 4 tiêu chí chính là: - Quy mô dân số đô thị;
- Mật độ dãn số đỏ thị (chù yếu là nội thành, nội thị);
- Tỉ lệ dân sô' phi nông nghiệp trong nội thành, nội thị;
- Trình độ trang bị kết cấu hạ tầng xã hội và kĩ thuật của đô thị. Các tiêu chí khác là: Cấp quản lí hành chính, chức năng đô thị, phạm vi tác động - ảnh hường cùa sức hút đô thị ...
BÀNG 2.3. Hệ thống đó thị Việt Nam phân theo vùng cho đến 31/12/2004
TP trục thuộc trung ương
Thành phố
trục thuộc tinh Thị xá Thị ưấn
Cả nước 5 25 59 583 Trung du - mién núi Bắc Bộ 7 15 141 Đổng bằng sông Hóng 2 3 10 99 Bắc Trung Bộ 4 7 84 Duyên hải Nam Trung Bộ 1 3 6 59 Tây Nguyên 3 3 48 Đông Nam Bộ 1 2 5 39 Đóng bằng sông Cửu Long 1 3 13 113 Nguồn: Tính toán từ Niên giám tliông kê 2004.
Đến cuối năm 2004, cả nước có 672 đô thị, gồm: 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; 3 đô thị loại I là Hải Phòng, Đà Nẩng, Cần Thơ; 11 đô thị loại II là Thái Nguyên, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Biên Hoà; 17 đỏ thị loại III là Thái Bình, Hải Dương, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, Việt Trì, Điện Biên, Lào Cai, Đồng Hới, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Plâyku, Buôn Ma Thuật, Phan Thiết, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau; 58 đò thị loại IV và 581 đô thị loại V.
76
77
CÂU HÒI VÀ BÀI TẬP
CÂU HỎI
1. Sử dụng bản đổ dân cư - dân tộc Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm phân bố các dân tộc ờ nước ta. Vấn đề dân tộc ờ Việt Nam cẩn được quan tâm như thế nào trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng vùng?
2. Phân tích sự khác biệt trong tỉ suất biến động tự nhiên của dân số phãn theo vùng ờ nước ta: các nguyên nhân và hậu quà kinh tế - xã hội. 3. Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước phải gắn với phân bố sản xuất và cân đối với phân bố nguồn tài nguyên. Các luồng di cư trong nước ta chủ yếu trong nửa thế kỉ qua? 4. Phân tích rẳng vấn đề lao động và việc làm đang là một vấn đề xã hội cấp bách và lâu dài cần giải quyết ở nước ta.
5. * Phân tích những nét khác biệt trong tổ chức không gian cư trú ờ Đồng bằng sông Hổng và Đổng bằng sông Cừu Long.
5. Phân tích đặc điểm đô thị hóa ờ nước ta. Mối quan hệ giữa sự phát triển mạng lưới đô thị và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài thực hành 1
Cho bảng số liệu:
s ố người di chuyển ngoại vùng (qua hai cuộc Tổng diếu tra dân số)
Đơn vị tinh: nghìn người
Vùng
Thời ki 1984 - 1989 Thời ki 1994 - 1999
Chuyến đến ngoại vùng
Chuyến di ngoai vùng
Chuyển đèn ngoai vùng
Chuyến đĩ ngoai vùng
MN - TD phía Bắc 91.5 194,4 77,6 154,7 Đổng bằng sông Hóng 148,8 320,6 131,0 324.7 Bắc Trung Bộ 73,6 218.8 40,1 310,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 67,9 126,3 81.4 176.3 Tảy Nguyên 316,2 32,1 316.4 61.8 Đông Nam Bộ 315,1 66.0 666.8 103.4 Đóng bằng sõng Cửu Long 48.5 103,3 56,1 236.2
Nguồn: Tínli toán từ Tóng điều tru dùn s ố Việt Nam 11411989 vù Tổng điều tra dãn sỏ và nlià ớ 11411999.
78