🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Giáo trình chuyên đề: Giáo dục kĩ năng sống
Ebooks
Nhóm Zalo
NGUYỄN THANH BÌNH
GIÁO TRÌNH CHUYÊN ĐỀ GlAO pục
Kĩ NĂNG SỐNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
I ■'
PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH
GIÁO TRÌNH CHUYÊN ĐỂ GIÁO DỊỊC Kỉ NÂNG SỐNG
(In lần thứ ba)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
LỎI NÓI ĐẨU
Lí luận giáo dục với tư cách là một hợp phần trong lí luận giáo dục học theo quan niệm trước đây bao gồm: giáo dục đạo đức, tư tưỏng chính trị, pháp luật, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động - kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, Quan niệm này đâ trở nên quá chật hẹp so với yêu cầu chuẩn bị cho thế hệ trẻ đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống xã hội hiện nay. Xã hội hiện đại nảy sinh nhiều vấn đề mới chưa từng có trong quá khứ như đại dịch HIV/AIDS, môi trường... hoặc có những vấn đề đâ có nhưng chưa trỏ thành thách thức như bây giờ.
Đổng thời cách tiếp cận một màt đối với quá trình đào tạo, giáo dục con người, coi đó là quá trinh truyền thụ kiến thức cho người học và lấy mục tiêu trang bị kiến thức là chính đã trở nên bất cập, đòi hỏi phải chuyển sang cách tiếp cận tổng hợp và trọng tâm là hình thành nâng lực cho người học.
Vi vậy giáo trinh này muốn đề cập đến một cách tiếp cận mới đối với quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) nói riêng và quá trình sư phạm, quá trình đào tạo nói chung. Đó là giáo dục kĩ năng sống, tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho những người làm công tác giáo dục tiến hành quá trình đào tạo, giáo dục một cách phức hợp, trong đó có sự kết hợp hài hòa kiến thức, thái độ, giá trị, hành vi để có năng lực đáp ứng các thách thức trong xã hội hiện đại đấy những bất định một cách tích cực, hiệu quá và mang tinh xây dựng.
Tài liệu được viết chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả trong hợp tác với UNESCO Hà Nội về giáo dục kĩ năng sống ỏ Việt Nam và 2 chu kì đề tài cấp bộ về giáo dục kĩ nàng sống cho học sinh THPT. Ngoài ra, trong tài liệu còn tham khảo các tư liệu của UNESCO, Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và hội thảo về giáo dục Kĩ năng sống ỏ các nước trong khu vực. Tài liệu này có thể sử dụng cho đào tạo sinh viên, học viên sau đại học và tự học, Tài liệu giúp người đọc đạt được:
- Về nhận thức:
+ Hiểu được đây là nội dung giáo dục mang ý nghĩa thực tế cao và rất quan trọng bổ trợ cho chương trinh lí luận GDH nói chung và lí luận giáo dục nói riêng.
+ Hiểu vé tẩm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho người học. Thay đổi nhận thức về cách làm giáo dục.
+ Hiểu rõ kĩ năng sống là gì. Hiểu được có thể giáo dục kĩ năng sống cho người học qua những con đường nào? Những kĩ nàng sống cần giáo dục cho người học và cách thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho họ.
+ Nắm được mục tiêu chung của chưong trình giáo dục kĩ năng sống cho người học nói chung, của từng chủ đề và từng hoạt động trong chủ để nól riêng.
- Về thái độ:
+ Thấy được trách nhiệm của người làm công tác giáo dục trong việc tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho người học,
- Về kĩ năng:
+ Có những kĩ năng sống cần thiết cho chính bản thân.
+ Biết khai thác tiềm năng giáo dục kĩ năng sống qua chuông trình giáo dục đổi mới thông qua việc tiếp cận kĩ nâng sống đối với nội dung các môn hc)c, các hoạt động giáo dục. + Biết vận dụng cách tiếp cận kĩ năng sống theo 4 trụ cột "Học để biết, học để làm, Học để tự khẳng định, Học để chung sống với mọi người" của giáo dục thế kỉ XXI đối với các nội dung giáo dục.
+ Biết tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo các chủ để theo các cách tiếp cận “hướng vào người học", “giáo dục dựa vào trải nghiệm", "cùng tham gia”... + Biết vận dụng những hiểu biết về KNS để xác định những nội dung và biện pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp vối đối tượng giáo dục của mình.
Cấu trúc của tài liệu bao gồm 2 phần lớn:
Phần A: trình bày những vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày cả tình hình giáo dục kĩ năng sống ỏ Việt Nam và à một sô' nước trong khu vực để giúp học viên có cái nhìn tổng quan và hiểu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cụ thể hơn.
Phần B: đi vào nhữhg nội dung cụ thể về giáo dục kĩ năng sống cho người học. Trong phần này gổm 9 chủ đề hướng dẫn cách tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành các kĩ năng sống cốt lõi cho học sinh THPT. Trên cơ sở đó họ cố thể vận dụng vào giải quyết có hiệu quả các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
Sử dụng tài liệu này cẩn lưu ý:
- Phần A: nâng cao nhận thức cho người học vé kĩ năng sống, ý nghĩa của nó; sự cán thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho người học và các con đường; cách tiếp cận và phương pháp giáo dục kĩ năng sống để họ có thể quán triệt trong quá trinh tổ chức hoạt động thực tiễn.
6
- Phấn B: hướng dẫn học viên cách tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng sống để xây dựng hoặc thay đổi hành vi cho người học. Học viên cấn nắm được:
+ Cách tổ chức hoạt động nhằm thay đổi hành vi khác với cách truyền thụ tri thức nhằm nâng cao nhận thức.
+ Người tổ chức hoạt động có thể là người dạy hoặc do chính người học. + Những hướng dẫn trong phấn này mang tính gợi ý, người tổ chức có thể thay đổ phương pháp hoặc tình huống cho phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế. Vì đây là lĩnh vực mới, chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của người sử dụng để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện.
Tác giả
- 8
P h ầ n A
9IỘT SỐ VAST Đ Ề CHOIỈG T Ề k ỉ AấAG SốA G VÀ GIÁO DỤC K Ỉ ỈKẤVG m H Ồ ĩỉG
Giáo dục trong xu hưống hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tê xã hội, mà còn hưống đến mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp cho con người có năng lực để công hiến, đồng thòi có năng lực đế sông một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.
Xè hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đê bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thách đó và hành động theo cảm tính thì rấ t dễ gặp rủi ro.
Chính vì vậy trong Diễn đàn thê giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động D akar đã đê ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mot quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trinh giáo dục kĩ năng sống phù hỢp". trong đó “người học" ở đây được hiểu từ trẻ em đến người lớn tuổi, còn “phù hỢp” được hiểu là phù hỢp vối vùng, Iiiiổn, địa phư uiig và p h ù liựp vúi lứa Luối. Cùn tro n g m ục Liêu G yêu cầu Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải dánh giá kĩ năng sông của người học. Như vậy, học kĩ năng sông trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thê hiện cả trong kĩ năng sống của người học.
Cho nên, giáo dục kĩ năng sốíig cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối vổi giáo dục các nước. Giáo dục phải mang lại cho mọi ngitời không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sống để sông trong xã hội dựa vào năng lực (Competence-based societies). Nhu cầu vận dụng kĩ năng sổng một cách trực tiếp, hay gián tiếp được nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế. bao gồm cả trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em; trong Hội nghị quốc tê vê dân sô’ và phát triển... Trong Tuyên bô’ Cam kết của Tiểu ban Đặc biệt
thuộc Liên hỢp quốc về Hrv/AID (tháng 6 năm 2001), các nước đã đồng ý “Đến 2005 đảm bảo rằng ít nhất có 90% và vào năm 2010 ít nhất có 95% thanh niên và phụ nữ tuổi từ 15 đến 24 có thể tiếp cận thông tin. giáo dục và dịch vụ cần thiết để phát triển kĩ năng sống để giảm những tổn thương do lây nhiễm Hrv” (Nguồn: Unicef life skills).
Những nghiên cứu về kĩ năng sống cũng đang được quan tâm ở các nưóc trong khu vực, bởi vì chưa có định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng sống và chưa có bộ chuẩn các tiêu chí đồng bộ cho việc hoạch định chương trình giáo dục các kĩ năng sốhg ỏ các nước. Hơn nữa, lâu nay các tô chức quốc tế thường đưa ra các định nghĩa và ấn định những mục tiêu không phù hỢp hoặc không thể áp dụng một cách có hiệu quả ở tại các nước. Vì th ế UNESCO tiến hành dự án ở 5 nước Đông Nam Á nhằm các vấn đề khác nhau liên quan đến kĩ năng sống. Kết quả của dự án là bức tranh tổng những các nhận thức, quan niệm về kĩ năng sông mà các nưóc tham gia dự án đang áp dụng hoặc dự kiến áp dụng. Trên cơ sở đó đưa ra một khái niệm chung để các nưốc tham khảo sử dụng cho phù hỢp với hoàn cảnh mỗi nước
Dự án chia làm hai giai đoạn với hai nhóm vấn đề nghiên cứu: Giai đoạn 1: Xác định quan niệm của từng nước về kĩ năng sống và những việc đã làm. Câu hỏi đặt ra ỏ giai đọan này cho mỗi nước là: Quan niệm về kĩ năng sốhg như th ế nào? Phát triển quan niệm này trong bối cảnh giáo dục cho mọi người đến đâu? Kết quả thực hiện các chương trình kĩ năng sống như thế nào? Trong khuôn khổ hỢp tác giữa UNESCO với Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (2003) Việt Nam cũng tham gia chia sẻ vói các nưóc về vấn đề này qua ấn phẩm Life skills M apping in Việt Nam được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh [7]
Giai đoạn 2: Đ ư a ra n h ữ n g ch ỉ d ẫ n đo đạc, đ á n h giá và x â y d ự n g các công cụ kiểm tra (có tiến hành thử nghiệm).
10
Chương I
Kĩ NĂNG SÔNG
I. KHÁI NIỆM Kỉ NĂNG SỐNG
1. Các quan niệm
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo những cách khác nhau.
* Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hỢp quốc (VNESCO): cho rằng kĩ năng sống là năng lực cá nhản để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
* Tổ chức Y tê thê giđi (viết tắ t là WHO) coi kĩ năng sốhg là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng vê giao tiếp được vận dụng trong những tình huông hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày'.
Có thể thấy: quan niệm vê kĩ năng sống của LĨNESCO có nội hàm rộng hơn quan niệm của WHO (Tổ chức Y tê thê giới). Vì:
T hứ nhất: những nàng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kĩ năng cơ bản như: kĩ năng đọc, viết, làm tính... cả những kĩ năng từ đơn giản như là những kĩ năng của cuộc 8Ô’n g nói ch u n g . T ro n g khi dó n h ftn g kĩ n ă n g m ang tính tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tìn h huống trong cuộc sống... là những kĩ năng phức tạp hơn, đòi hỏi những điểu kiện tâm lí và sự tổng hợp các yếu tố kiến thức, thái độ và hành vi.
Thứ hai: những kĩ năng tâm lí - xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong số những kĩ năng cần thiết trong cuộc sông hàng ngày.
* Các quan niệm khác: Tương đồng với quan niệm của Tô chức Y tế thê giối, còn có quan niệm kĩ năng sông là những kĩ năng tâm lí xã hội liên quan
' Chu Shiu-Kee - Understanding Life skills, Báo cáo tại hội thào "Chất lượng giáo dục và kĩ năng sôhg", Hà Nội 23-25/10/2003.
11
đến những tri thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thế hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thê thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.'
- Kĩ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp cho con người có thê kiếm soát quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Trong những định nghĩa khác về kĩ năng sống có thể nhận thấy người có kĩ năng sống phải thể hiện ở những cách ứng xử tích cực. ơ định nghĩa này có thể nhận thấy thêm rằng: xã hội hiện đại thay đôi nhanh chóng, đòi hỏi con người cũng có những thay đổi theo, người có kĩ năng sống cần thay đổi một cách phù hỢp và mang tính tích cực.
Tuy cách diễn đạt về kĩ năng sống khác nhau cũng như nội hàm của khái niệm cũng theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau, nhưng có thể thấy có sự thống nhất hiểu kĩ năng sống thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghiã rộng), mà không phải là phạm trù thuộc kĩ thuật của hành động, hành vi (hiểu kĩ năng theo nghiã hẹp). Kĩ năng theo nghĩa rộng là năng lực bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi, hành động trong lĩnh vực đó.
- Nếu hiểu kĩ năng sống là nàng lực (tổng hòa cả kiến thức, thái độ và hành vi) theo nghĩa rộng thì kĩ năng sống là khả năng áp dụng những hiếu biết và kĩ năng đê thực hiện/ giải quyết có hiệu quả các vấn đề cả trong những tình huông mới.
- Còn hiểu kĩ năng sống là khả năng tâm lí xã hội thì năng lực tâm lí xã hội đề cập tói khả năng của con người biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tác vói người khác hoặc trong các tình huống khác nhau của môi trường xung quanh dựa trên nền văn hóa nào đó.
2. Những đặc tính của kĩ năng sống^
- Đó là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích; (từ góc độ sức khỏe thể hiện ngay cả biết án thực phẩm dinh dưỡng trong mỗi bữa). - Đó là khả năng con người quản lí được các tình huống rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn thuyết phục được mọi người chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro (từ góc độ sức khỏe thể hiện cả ở bệnh tật).
' Life skills The bridge to human capabilities. UNESCO education sector position paper. Draft 13 UNESCO 6/2003.
• Guidelines for a Life Skills - Based Learning Approach to Develop Healthy Behavior Related to and Pandemic Influenza.
12
- Đó là khả năng con người quản lí một cách thích hỢp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc sông hàng ngàv, điều này có thê xem như là năng lực tâm lí xã hội của kĩ năng sông.
Có thể nhận thấy trong khái quát này đã đề cập người có kĩ năng sống còn biết tác động đến người khác cùng có những hành vi, cách ứng xử tích cực. - Kĩ năng sông bao hàm kĩ năng xã hội’: Từ những năm cuối thê kỉ XX việc nghiên cứu về kĩ năng xã hội đã được triến khai khá rầm rộ trong Tâm lí học, đặc biệt trong Tâm lí học Mĩ do ý nghĩa đặc biệt của vấn đề này đôi với cuộc sống của cá nhân và xã hội. Có nhiều định nghĩa về kĩ năng xã hội trong tâm lí học, nhưng nhìn chung kĩ năng xã hội được hiểu là khả năng thiết lập, duy trì và củng cô' các mốì tương tác xã hội. “kĩ năng xã hội đề cập đến việc chúng ta tương tác với những người khác (gia đình và bạn bè) như thê nào. Việc điều khiển sự tương tác xã hội là một trong những nhiệm vụ khó khăn phức tạp n h ất mà con người làm, thu hút vào đó nhiều hệ thông tâm lí như: tri giác, thị giác và thính giác, ngôn ngữ và việc giải quyết vấn đề...” (Jessica M asty & Yoni Schwab). Còn theo G resham & Elliot, kĩ năng xã hội là những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được, được chấp nhận về m ặt xã hội, giúp cho một cá nhân có thể quyết định hành động và ứng xử một cách có hiệu quả vói người khác, giúp cho người đó nhanh chóng thích nghi vối hoàn cảnh, tránh đưỢc những hậu quả xấu vê m ặt xã hội”.
Khởi xưống, thiết lập những mối quan hệ hỢp tác, đồng cảm, chia sẻ, chủ động đề nghị người khác giúp đõ, biết kiềm chế... là những kĩ năng xă hội tiêu biểu của một cá nhân thể hiện trong các hoạt động cùng vối người khác.
Vê các kĩ năng xã hội cụ thê có những ý kiến khác nhau. Có tác giả cho r ằ n g cáo kĩ n ă n g xã hội gồm có: kĩ n ă n g giao tiêp, kĩ n ă n g giải quyêt vân đề, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xã hội tự điểu khiển, kĩ năng tạo lập quan hệ vđi bạn bè. Một sô' tác giả khác (Gresham & Elliot - 1990) cho rằng kĩ năng xã hội gồm 4 nhóm kĩ năng cơ bản là:
- Nhóm kĩ năng hỢp tác (Cooperation): Đó là những hành vi giúp đỡ người khác, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức hoàn thành một công việc, cùng phô'i hỢp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục đích chung.
' Đào Thị Oanh, Một sô cơ sớ tám li hục của việc giáo dục kì năng sông cho học sinh, Bài viết cho đề tài ' Xâv dựng và thực nghiệm một sô kĩ năng sông cơ bản cho học sinh THPT", Mã số B. 2007-17-57.
13
- Nhóm kĩ năng quyết đoán, tự khắng định (Assertion). Đó là những hành vi chủ động đề nghị người khác cung cấp thông tin, tự giới thiệu về mình, kiên định khi bị người khác gây sức ép. bảo vệ các chính kiến, quan điểm của mình một cách tích cực.
- Nhóm kĩ năng đồng cảm (Empathy). Đó là sự quan tâm, trân trọng tình cảm và ý kiến của người khác, mong muốn được chia sẻ với họ và thấu hiểu những khó khăn riêng và biết cách chia sẻ tâm tư, tình cảm vối người khác
- Nhóm kĩ năng kiềm chế, tự kiểm soát (self- Control): Đó là hành vi biết kiềm chế trong các tình huống xung đột, biết cách kiềm chế xúc cảm hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình, không để cho những nhu cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối.
Jessica Masty & Yoni Schwab cho rằng, các kĩ năng xã hội tốt bao giờ cũng bao gồm trong đó sự hỢp tác, sự thỏa hiệp và sự tôn trọng không gian riêng của những người khác.
Theo các nhà nghiên cứu đổi vối phần lớn mọi người, các kĩ năng xã hội đưỢc hình thành một cách tự nhiên trong quá trình con người lốn lên và phát triển. Tuy nhiên, đôi với một số người thì quá trình này có thể không có kết quả mong muốn, vì thê việc dạy trực tiếp kĩ năng xã hội cho họ có thế là cần thiết. Từ đó, nhiều chương trình giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ em và cả người lón đã được xây dựng và triển khai.
- Kĩ năng sông liên quan đến tâm vận động'
Tâm vận động là một chức nàng tâm - sinh lí của cá nhân, vận hành và thê hiện sự tác động tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa vận động của cơ thể và tâm lí. thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa con người với thê giói xung quanh, làm phát triển những khả năng người. Đặc trưng của tâm vận dộng có thể là;
- Tâm vận động phải dựa vào hoạt động của hệ thống thần kinh - Tâm vận động gắn liền với sự thực hiện vận động, dẫn tói hành động. - Tâm lí đề ra “mô hình tinh thần” của hành động và chiến lược hành động trong tâm vận động.
- Sự liên quan m ật thiết và tác động tương hỗ giữa các yếu tô cơ thể - tâm lí - môi trường trong tâm vận động.
' Nguyễn Thanh Bình, Báo cáo tổriỊỉ kết đé tái "Xây dựng và thực nghiệm một sô kỉ năng sống cơ bản cho học sinh THPT'. M.ã sô B. 2007-17-57.
14
— Dạng thái tồn tại của các kĩ năng sống thành phần: Khi nói đến kĩ năng dù theo nghiã rộng hay nghĩa hẹp chúng ta thường nghĩ dạng thái tồn tại của nó phải dưối dạng hành vi, hay hành động. Nhưng trong cách phân loại nêu trên chúng ta thấy kĩ năng sốhg tồn tại ồ cả những dạng thái tinh thần như: tư duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo...); xúc cảm, biểu cảm (sự cảm thông, chia sẻ)... Những dạng thái này cũng được coi là những dạng chuyên biệt của năng lực.
Từ các quan niệm vê kĩ năng sống nêu trên có thê thấy, các kĩ nàng sống nhằm giúp chúng ta chuyên dịch kiến thức- “cáỉ chúng ta biết” và thái độ, giá trị "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - "làm gi và làm cách nào” là tích cực n h ất và mang tính chất xây dựng.
Khái niệm kĩ năng sống được hiểu theo nhiều cách khác nhau ỏ từng quốc gia. 0 một số nước, kĩ năng sốhg được hưống vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh, ơ một sô nước khác, giáo dục kĩ năng sống được hướng vào giáo dục hành vi, cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hoà bình.
Kĩ năng sống thường gắn với một bôi cảnh đê người ta có thê hiểu và thực hành một cách cụ thể. Nó thường gắn liền với một nội dung giáo dục nhất định. Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. Kĩ năng sống còn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triến của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có những kĩ nàng sống thích hỢp. Chảng hạn; kĩ năng sống của mỗi cá nhân trong thòi bao cấp khác với kĩ năng sống của các cá nhân trong cơ chê thị trường, trong giai đoạn hội nhập; kĩ năng sốhg của người sống ở miên núi khác với kĩ năng sống của người sống ở vùng biên, kĩ năng sống của người sống ở nông thôn khác với kĩ năng sống của người sông ỏ thành phố...
II. CÁ C C Á C H P H Â N L O Ạ I K Ĩ N Ă N G S Ố N G ‘
Cũng như sự đa dạng trong quan niệm vê kĩ năng sống, đã có nhiều cách phân loại kĩ năng sông.
1. Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khoẻ (WHO)
KNS gồm có 3 nhóm;
- Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thê như: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo. giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị...
' Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kĩ năng xong, giáo trinh cao dắng sư phạm, NXB Dại học Sư phạm, 2007.
15
- Kĩ năng đương đầu vói xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết. kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh,...
- Kĩ năng xã hội (KNXH) hay kĩ năng tương tác bao gồm; giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hỢp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác...
2. Cách phân loại của UNESCO
Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những kĩ năng sống chung, ngoài ra còn có những kĩ năng sống còn thê hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như:
- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng
- Các vấn đề về giối, giổi tính, sức khoẻ sinh sản
- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Phòng tránh rưỢu, thuốc lá và ma tuý
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro
- Hoà bình và giải quyết xung đột
- Gia đình và cộng đồng
- Giáo dục công dân
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ....
3. Cách phân loại của tổ chức Quỷ Nhi đóng Liên hợp quốc (UNICEF) Vói mục đích là giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vân đê của cuộc sống và tự hoàn thiện mình. UNICEF đita ra oách phân loại kĩ năng sống theo các mối quan hệ như sau:
3.1. K ĩ năng nhận biết và sống với chinh mình
a. K ĩ năng tự nhận thức (self awarennes)
Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, những m ặt mạnh, mặt yếu của mình. Khi con người càng nhận thức được khả năng của mình, thì càng có khả nàng sử dụng các kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả. và càng có khả năng lựa chọn những gì phù hỢp vổi các điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội mà họ sống, và lựa chọn cả những gì p h ù hỢp vói khả năng của bản thân.
16
b. Lòng tự trọng (self esteem)
Lòng tự trọng là kĩ năng sống giúp ta cảm nhặn được giá trị của bản thân mình và lòng tự trọng giúp ta làm chủ được tình huống trong thê giới xung quanh theo định hướng của những giá trị đích thực.
Sự tự nhận thức dẫn đến lòng tự trọng khi con người nhận thức đựơc năng lực tiêm tàng của bản th ân và vị trí của mình trong cộng đồng. Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tôt đẹp của bán thân, qua giá trị của mình và kiên định giữ gìn những giá trị có ý nghĩa đối với mình trong các tình huống phải lựa chọn giá trị,
- Nếu con người có lòng tự trọng cao hav tích cực:
+ Người đó sẽ cảm nhận tốt vê bản thân.
+ Người đó tự tin và quý trọng bản thân.
+ Người đó cảm thấy mình còn có giá trị đối với người khác.
+ Người đó sẽ cư xử tốt và cảm thấy mạnh mẽ.
- Nêu con người có lòng tự trọng thấp hoặc tiêu cực thì người đó sẽ không tự hào về bản thân, không có những hành động lành mạnh, trong sáng trong cuộc sông và còn cảm thấy mình vô dụng, không có sức mạnh. c. Sự kiên định
Sự kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì mình muốh, tại sao lại muốn, và khả năng tiến hành các bước cần thiết đe đạt được những gì mình muốn/mục tiêu trong những hoàn cảnh cụ thế một cách linh hoạt, mềm dẻo, dung hoà giữa quyên và nhu cầu của mình vói quyền và nhu cầu của người khác.
d. Đương đầu với cảm xúc
Trong cuộc sông con người vẫn thường trải nghiệm những cảm xúc mang tính chủ quan như sỢ hãi. tình yêu, phẫn nộ, e thẹn và mong muôn được thừa nhận... và con người thường hành dộng/ phíản ứng đe đáp ứng một cách tức thòi với tình huông mà không dựa trên suy luận lô gic. Những trải nghiệm xuất phát từ cảm xúc dễ đưa con người đến những hành vi mà sau này có thê họ phải hối tiếc.
Cho nên việc xác định, nhận biết điíỢc những cảm xúc của mình vói những nguyên nhân cụ thê. tiếp đến là có những quyết định không đê cho những xúc cảm này chi phôi (mặc dù có tính đến nhũng cảm xúc đó) - chính là kĩ năng đốì phó, đương đầu với những cảm xúc.
Học kĩ năng sống này là học vê sự khác nhau về xúc cảm và các quá trinh cơ bản tạo ra xúc cảm, hiếu xúc cảm ảnh hưởng đến sức khỏe và cách ứng xử nhií thê nào. Học để quản lí và thể hiện xúc cám một cách phù hỢp
17
I
e. Đương đẩu vời căng thẳng
Những căng thẳng như: những vấn đề của gia đình, những mối quan hệ bị đổ vỡ, sự mất người thân, căng thẳng trong thi cử... là một phần hiển nhiên của cuộc sống.
0 một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng có thể là một nhân tô' tích cực, vì chính những sức ép sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình một cách thích hỢp.
Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh huỷ diệt cuộc sông cá nhân nếu sự căng thẳng đó quá lân và không giải toả nổi, Do đó, cũng như vói xúc cảm, con người cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách khắc phục.
Học kĩ năng sống này là học quá trình cơ bản tạo ra căng thẳng và hiểu căng thẳng ảnh hưởng đến cách ứng xử, sức khỏe và xã hội: Học đê hiểu nguyên nhân gây căng thẳng, hiểu cách đúng đắn để quản lí căng thảng và cách đúng đê giải tỏa căng thắng.
3.2. Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác
a. Kĩ năng quan hệ - tương tác liên nhân cách
Mỗi cá nhân phải biết cách đô'i xử một cách phù hỢp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
b. Sự cảm thông - thấu cảm (Empathy)
Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi phải đương đầu vói những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân họ gây ra. Cảm thông cũng đồng nghĩa vổi việc hỗ trỢ người đó để họ có thể tự quyết định và đứng vững trên đôi chân của mình một cách nhanh chóng nhâ't. Theo Edgar Morlin thì sự thông cảm giữa những con người vừa là phương tiện, vừa là mục đích cần đạt được.
c. Đứng vững tn/ớc áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác Đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác có nghĩa là kiên định bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa hoặc của của người khác. Kĩ năng này thực chất là kĩ năng kiên định trưóc áp lực của người khác, Kĩ nàng kiên định ở đây khác với kĩ năng kiên định ở nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình (kiên định theo đuôi mong muốn, mục tiêu). Biết cách the hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là quan trọng, song cách thể hiện sự kiên định đối vối từng đối tưỢng lại khác nhau.
18
d. Thương lượng
Thương lượng là một kĩ năng quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân vổi nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân vối cá nhân, cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân. Nó còn liên quan đến khả năng đương đầu vói những hoàn cảnh đe doạ hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè...
e. Giao tiếp có hiệu quả
Một trong những kĩ năng sông quan trọng nhất là có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Khả năng giao tiếp bao gồm cả kĩ năng lắng nghe và hiêu đifỢc ngUÒi khác...
3.3. Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả
a. Tư duy phê phán
Con người trong thòi đại ngày nay phải đôi m ặt với nhiều vấn đề, phải xử lí nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp... Đề đUa ra được những quyết định phù hỢp, con người cần có khả năng phân tích một cách phê phán cái đúng, cái hỢp lí và cái sai, cái không hỢp lí của thông tin, của quan điếm, cách giải quyết vấn để... trên cơ sỏ đó lựa chọn những thông tin, quan điểm, cách giải quyết thích hỢp.
b. Tư duy sáng tạo
Tiếp cận với các sự việc mứi. phương thức mới, ý tưởng mỏi, cách sáp xếp và tố chức mới được gọi là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là kĩ năng sống quan trọng bởi vì chúng ta thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngầu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo đế có thể đáp ứng lại một cách phù hỢp.
c. Ra quyết ơịnh
Hàng ngày mỗi người đều phải ra nhiều quvết định, có nhũng quyết định tương đối đơn giản và có thề không ảnh hương nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống, nhưng cũng có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, tương lai cuộc sông, công việc... Do vậy, điều quan trọng cần phải làm là lường được những hậu quả trước khi đưa ra quvết định và phải lên kê hoạch cho những lựa chọn và quyết định này.
d. Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề có liên quan tổi kĩ năng ra quyết định và cần nhiều kĩ năng khác. Qua thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đê giúp con người có thế xây dựng điíỢc những kĩ năng cần thiết: đưa ra được sự lựa chọn tốt
19
n h ất trong bất kì hoàn cảnh nào mà họ gặp phải trong cuộc sống, và tiến hành những bước cần thiết để thực hiện quyết định.
Việc phân loại các nhóm kĩ năng sống chỉ mang tính tương đối. Tùy thuộc vào các khía cạnh xem xét, hoặc các góc độ nhìn nhận mà một kĩ năng sống có thể đưỢc xếp vào các nhóm kĩ năng sống mang các tên gọi khác nhau. Có nhiều cách phân loại như vậy, nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì một sô kĩ năng vẫn được coi là những kĩ năng cốt lõi như;
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng đặt mục tiêu...
4. Cách phân loại kĩ năng sống của UNICEF bao gồm các nhóm''
Các kĩ nảng giao tiếp
và quan hệ Hến nhẳn
- Kì năng giao tiếp lién nhắn cách Giao Hếp báng lờl nói/khống bằng lời nói Lắng nghe chủ đổng.
Biểu lộ cảm xúc: binh bảy ý kiến phản hói (khỏng đổ lỏi) và tiếp nhận ý kiến phản hói
- KI năng thương luợng/từchỗi. Thương lượng và kiém ché xung đột. Các kĩ năng khẳng dinh.
Cẳc kĩ nảng từ chồi.
- Sự đóng cảm
Khả năng láng nghe vá thấu hiểu nhu cáu và hoàn cành của những người khác vá biểu lộ sự thấu hiểu đố. - Hợp lác và làm việc theo nhóm Biểu lộ sự tồn trọng với những dóng góp của người khác vá tốn trọng sự da dạng các phong cách.
Đánh giá khả năng vả sự đống góp của riêng một người nào đó đtìì với nhốm. - KI năng vận dộng, tuyển Iniyển KI năng gây ảnh hưởng
KI năng thuyết phục
Các kĩ nảng Hèn kết và thúc đẩy.
Các kĩ năng ra quyết đ{nh
và tư duy tlch cực
- KI năng quyél định và giải quyét cấc ván đê
Các kĩ năng thu thập Uiồng tin. Đánh giá hậu quà trong tương lai cùa những hành động hiện tại cùa bàn thân vầ những người khác.
Xác định các giải pháp thay thế cho các vấn đé.
Các kĩ năng phân tích xem xét ảnh hường của các glá trí vá quan điểm cùa bản thân và những ngưởl khác dựa vào động cơ..
- KI năng lư duy tích cực
Phân tích ảnh hưãng của những bạn dóng trang lứa vả các phương tiện truyén thông.
Phăn Hch các quan điểm, glá trị các Hèu chuẩn xâ hội, niém Sn vé những nhân tố ảnh hưởng đến những điéu đó. Nhặn biết thủng tin và nguổn thông Hn thích ứng.
Các kĩ nàng ứng phó
và tự kiềm chè
- KI năng nhằm phắt then cúng kiềm soát nội tám
Các kĩ năng xây dựng sự tự tin và lóng tự trọng
Các kĩ năng tự nhận thức bàn thân bao gổm sự nhận thức vế các quyén lợi, ảnh hưởng, các già trị, thái độ, quyén, diểm mạnh, điểm yếu.
Các kĩ nảng ấn định mục tlẽu.
Các kĩ năng dánh glá/tự phân loại/tự giám sát bản thăn.
- Kĩ năng kiểm chế cám xúc
Sự kiêm ché nỗi tửc giận, xử tri trạng thái bón chồn, đau khổ.
Các kĩ năng ứng phó, xừ tri với sự mệt mỏi, xâm hại vâ lổn thương.
Các kĩ năng nhằm kiểm ché trạng thái căng thẳng (stress).
Quàn lí thởl gian
Tư duy tích cục, lạc quan
Cảc phương pháp thư gián.
‘ hUp://unicef.org/programme/lifeskills/whatwhy/define.html. 20
5. Cách phân loại dựa trên cách phân chia các lĩnh vực học tập (theo Bloom) Lĩnh vực nhận thức; Lĩnh vực tình cảm: Lĩnh vực tâm vận động':
Sự phân loại các kĩ năng sống cơ bản liên quan đến học ứng xử
(Nguồn: Phòng sức khỏe tinh thần 1999)
- N h ó m k ĩ n ă n g th u ộ c lĩn h vực n h ậ n thứ c là kĩ năng tư duy sáng tao và tư duy phê phán. Tư duy phê phán và tư duy sáng tạo đều thuộc tư duy bậc cao vừa là một dạng thái của kĩ năng sống với tư cách là kĩ năng hỢp phần, đồng thời nó thâm nhập, đan xen hoặc có vai trò quan trọng đối với những kĩ năng sông khác. Tư duy phê phán và tư duy sáng tạo có mối quan hệ
' Guidelines for a Life Skills - Based Learning Approach to Develop Healthy Behavior Related to and Pandemic Influenza.
21
chặt chẽ, đêu hướng tới việc giải quyết hiệu quả vấn đê đặt ra. Tư duy sáng tạo chủ yếu tạ o ra ý tư ở n g , g iả i p h á p m ới, còn tư duy phê phán chủ yếu đ á n h giá các ý tưởng và các giải pháp đó đề tìm ra giải pháp tốt hơn.'
Theo Edgar Morlin thì quá trình nhận thức của con người cần mang tính hai mặt, một m ặt là nhận thức về cái gì, m ặt khác quan trọng hơn là nhận thức vê nhận thức. Con người cần biết bản chất của nhận thức, Bởi vì nhận thức của con người nhiều khi mang tính ảo tưởng hoặc sai lầm, mà ông gọi là sự “đui mù của nhận thức”. Sự biến dạng của tri thức do quá trình nhận thức không chuẩn. Nhận thức phải thích hỢp dựa trên sự tư duy đa chiêu và tiếp cận phức hỢp. Chính vì vậy, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức.
- N h ó m k ĩ n ă n g th u ộ c lĩn h vực tìn h cả m là kĩ năng tự nhận thức và thấu cảm, tự trọng và trách nhiệm xă hội.
- N h ó m k ỉ n ă n g th u ộ c lĩn h vực tâ m vậ n đ ộ n g (Psychomotor) là kĩ năng quan hệ liên nhân cách, giao tiếp có hiệu quả, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đương đầu với cảm xúc và căng thảng.
Các kĩ năng thuộc lĩnh vực tình cảm và lĩnh vực tâm vận động liên quan chặt chẽ vói trí tuệ xúc cảm và trí tuệ xã hội.
Trí tuệ xã hội bao gồm 3 thành tô' là:
• Tự nhận thức vê bản thân
• Năng lực xã hội (social compentence) với 3 tiếu thành tô': Nhận thức, xúc cảm, hành động
• Trí tuệ xúc cảm.
Trí tuệ xúc cảm lù gì? Cú nhiều định nghĩa vê trí tuệ xúc cảm trong Lâm lí học, song nhìn chung trí tuệ xúc cảm được hiểu là năng lực nhận biết xúc cảm của m ình và của người khác, năng lực bày tỏ xúc cảm của mình, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiêu và phân tích bằng những xúc cảm, diều khiên và kiêm soát xúc cảm của bản thân và của người khác. Như vậy, trí tuệ xúc cảm là một
phâm chất phức hỢp, đa diện, là sự kết hỢp của những thuộc tính nhạy bén về xúc cảm do trời phú (bẩm sinh) vối những thuộc tính kĩ năng diều khiển xúc cảm có đưỢc nhờ con người tự tạo bằng việc học hỏi, luyện tập, giúp con người
' Baron J.B., Sternberg R.J. (2000), Dạy kỉ năng tư duy. Li luận và thực tiễn, Dự án Việt - Bỉ. (11).
22
đương đầu với thử thách cuộc sông đê thành đạt và có hạnh phúc lâu dài. Loại trí tuệ này có những th àn h tô sau đây‘
+ Tự nhận thức được xúc cảm của bản thân khi chúng nảy sinh, + Khả năng nhận diện từng xúc cảm riêng của bản thân cũng như của người khác, có khả năng bình luận, đánh giá về các xúc cảm và truyền xúc cảm một cách rõ ràng, trực tiếp.
+ Khả năng thấu hiểu, tôn trọng, thúc đẩy, truyền cảm hứng, khích lệ và an ủi người khác.
+ Khả năng đưa ra những quyết định thông minh do xử lí cân bằng giữa lí trí và xúc cảm, không quá nghiêng vê một bên nào.
+ Khả năng điều khiển và chịu trách nhiệm về xúc cảm của bản thân, đặc biệt là chịu trách nhiệm về động cơ thôi thúc nội tại và sự hạnh phúc của cá nhân mình.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mỗi người đều có khả năng tự nâng cao trí tuệ xúc cảm của mình bằng cách luyện tập trong hoạt động hàng ngày. Việc trình bày các quan niệm về kĩ năng sống theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau và các dạng thái tồn tại đa dạng qua các cách phân loại kĩ năng sống giúp hiểu rõ hơn vê kĩ năng sống.
6. Môi quan hệ giữa các kĩ năng sống
Trên thực tế các kĩ năng sông thường không hoàn toàn tách rời nhau. Các kĩ năng này liên hệ m ật thiết vối nhau, đan xen và bổ sung cho nhau, nhờ đó thanh, thiếu niên có thê ứng phó linh hoạt và hiệu quả đối với những nguy cơ và vấn đê khó khăn trong tình huốhg cuộc sống hàng ngày. Ví dụ:
* Khi cần quyết định vấn đê một cách hiệu quả thì những kĩ năng sau đây thường được vận dụng:
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ nàng xác định giá trị
- Kĩ năng kiên định.
' Đào Thị Oanh, Một sô cơ sà tăm li học cùa việc giàu dục kĩ năng sông cho học sinh, Bài viết cho để tài 'Xây dựng và thực nghiệm một số kĩ nàng sông cơ bản cho học sinh THPT", Mã sô'B. 2007-17-57.
23
* Để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hỢp những kĩ nàng sau: - Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng thương lượng
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng chia sẻ, cảm thông
- Kĩ năng kiềm chế.
* Để đặt đưỢc mục tiêu cần phối hỢp các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng kiên định
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ nàng tìm kiếm sự hỗ trỢ
Những kĩ năng sống trên đây thường không được dạy một cách riêng biệt mà phải đưỢc thực hiện như một phần không thể tách ròi của các chương trình giáo dục đa dạng gắn với các bối cảnh cụ thể.
III. Ý NGHĨA CỦA KĨ NĂNG SốNG
- Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện vê' kinh tế, văn hoá, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đê mà trưổc đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trưốc đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khàn và đầy thách thức như trong xă hội hiện dại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro.
Nói cách khác, để đến bến thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sông trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sốhg trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy con người sống trong xã hội hiện đại cần phải có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kĩ năng sống đối vối mỗi người, Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang đưỢc bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua một con sông
24
chứa đựng đầy những rủi ro, nguy cd, thách thức như chết do AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện ruỢu và ma tuý, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, những thất bại trong học đưòng... Khi đó những kĩ năng sông như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con ngưòi chuyên từ những điều đã biết đến thay đổi được hành vi, nhò đó mà sang đưọc bến bò bên kia của lôi sống lành m ạnh đảm bảo chất lưọng cuộc sông.
Đê p h át triển bển vững và nâng cao chất lưọng cuộc sống, chúng ta mong muốn mỗi ngưòi có một cuộc sông tích cực, lành m ạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy, kĩ năng sống đã trở thành một hỌp phần quan trọng trong nhân cách con ngưòi sông trong xã hội hiện đại.
“y nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta diều gi, m à ở chỗ ta có thái độ dôi với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gi xảy ra với ta, m à ở chỗ ta phản ứng với những diều dó như thê nào."
(Lewis L. Dunnington)
Theo triết lí của Edgar Morlin thì mục tiêu của giáo dục là cần tạo nên những cái đầu đưọc rèn luyện tốt đế tự nó chiếm lĩnh và làm chủ thê giới dẫu biến động đến đâu. Cần phải giảng dạy các nguyên tắc chiến lưọc cho phải con ngiíòi đưong đầu vỏi những bất ngổ, đột biến, bất định.Trang bị/giáo dục KNS cho con ngưòi cũng nhằm mục tiêu này.
- Nếu con ngưòi có kiến thức, có thái độ tích cực mói đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thưòng gọi là kĩ năng sống.
Chúng ta xây dựng cầu nốì từ thông tin đến thav đổi hành vi như thê nào?
. V-*'* ^
'
.0 ' V
o '" '' Jt
^
, . í . ’* ' - u o E i . i i n i i
CH£ĩ VỈDO LKC
2õ
Kĩ năng sốhg giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có kĩ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công htín trong cuộc sống, luôn yêu đòi và làm chủ cuộc sống của chính họ.
Đặc biệt dôi với sức khoẻ của con người: việc nâng cao các kĩ năng cá nhân và các kĩ năng xã hội của mỗi người là một phần quan trọng của chương trình can thiệp nâng cao sức khoẻ cho chính mình cũng như cho mọi người trong cộng đồng.
Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khoẻ và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kĩ năng sốhg là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có kĩ năng sống sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội tô’t đẹp và do vậy sẽ giảm bốt tệ nạn xã hội, làm cho xã hội lành mạnh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1) Trình bày cách hiểu của anh / chị về kĩ năng sống?
2) Trình bày các cách phân loại kĩ năng sông?
3) Kĩ năng sống có ý nghĩa như thê nào đôi vổi cá nhân và xã hội? 26
Chương II
GIÁO DỤC Kĩ NĂNG SÔNG VÀ TIẾP CẬN KĨ NĂNG SỐNG
I. sự CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỎNG
1. Giáo dục kĩ năng sống trỏ thành yêu cầu quan trọng để hình thành nhãcách con người hiện đại
Hội nghị giáo dục thê giới họp tại Senegan tháng 4-2000 đã thông qua kê hoạch hành động giáo dục cho mọi người (Kê hoạch hành động Dakar) gồm 6 mục tiêu lốn. Trong đó mục tiêu 3 đã vạch ra rằng:
Đ ả m bảo nh u cầu hoc tãp của tất cả thê hê trẻ và người lớn đươc đáp ứng thông qua bình đẳ n g tiếp cận với các chương trìn h hoc tập và chương trin h k ĩ nă n g sống thích hỢp.
Mục tiêu này đăt ra yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình kĩ năng sông phù hỢp. UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt vê giáo dục kĩ năng sống như:
a. Liên quan đến việc làm
Các chương trình giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục nghê nghiệp thường không tồn tại độc lập mà được tích hỢp vào các chương trình dạy kĩ năng nghề nghiệp chính quy hoặc không chính quy. Điều đó có nghĩa là chương trình dạy nghê được tích hỢp chưong trình giáo dục kĩ năng sông để tăng cường cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bưóc vào thê giới công việc không chỉ là tạo cho họ dầu vào dáo tạo kĩ năng nghề nghiệp, má còn tính dến
hiệu quả và sự phù hỢp (đáp ứng nhu cầu thị trường; đáp ứng mong muốn của cá nhân - nâng cao mức độ thu nhập, giảm những tổn thương, thiệt hại về kinh tế, xã hội của cá nhân).
ò, Liên quan đến sức khỏe: HIV/ AIDS và lạm dụng ma túy
Hội nghị giáo dục thê giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranh VỚI đại dịch HIV/AIDS, vì một nửa những người nhiễm dịch mới ở lứa tuổi từ 15 đến 24. Giáo dục phòng tránh HIV/AIDS là một trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Một chương trình phòng
27
tránh HIV tốt là nó có thể tạo ra sự thay đối hành vi đê làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV Điều này càng đúng khi những chương trình này cung cấp các thông tin cơ bản và giúp họ phát triển những kĩ năng sống cần thiết đê ra quyết định và hành động tích cực liên quan đến bảo vệ sức khỏe.
c, Liên quan đến xung đột và bạo lực
Giáo dục là trọng tâm của mọi chiến lược xây dựng hòa bình. Điêu đó có nghĩa là thông qua giáo dục (chính quy và phi chính quy) những cá nhân có đưỢc kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng cần thiết đế xây dựng nền móng vững chắc cho lòng tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác. Tiếp cận kĩ năng sống tạo ra một mô hình mà mỗi người có thể phát triển các kĩ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học d ể biếty, tự trọng, thiện chí, sáng tạo (học đ ể tự khắng định mình);
giao tiếp, sống với người khác, giải quyết xung đột, hợp tác và cam kết xã hội (Học đế chung sông với mọi người); giải quyết ôn thỏa đối với mọi việc khác nhau (học dê làm). "Học để chung sống vói nhau" có thể được hiểu ở mức độ cụ thể và cao hơn là "Học để thiện cảm" hoặc "Học đê nhận biết và hiểu được người khác".
2. Kĩ năng sống xét từ góc độ giáo dục
- Kĩ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Cho nên trong mục tiêu 6 của kê hoạch hành động D akar vê giáo dục cho mọi người, kĩ năng sống được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá kĩ năng sống của người học. Như vậy tiến hành giáo dục kĩ năng sống đe nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giáo dục kĩ năng sông là thực hiện quan điểm hưóng vào người học, một m ặt đáp ứng nhu cầu của người học tạo ra năng lực đề đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sông của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua những phương pháp hưóng đến người học và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác động tích cực đôi với những mối quan hệ người dạy và người học, người học với người học. Đồng thời, người học cảm thấy họ được tham gia vào giải quyết các vấn đê có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn.
28
Như vậy giáo dục kĩ năng sống cho người học đồng thòi thể hiện tính khoa học và tính nhân văn của giáo dục.
3. Giáo dục kĩ năng sống xét từ góc dộ văn hoá, chính trị
- Giáo dục kĩ nàng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyển công dân đưỢc ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. - Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành m ạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại vối văn hoá đa dạng, với nên kinh tê phát triến và thê giới được coi là một mái nhà chung.
4. Giáo dục kĩ năng sống thúc dẩy sự phát triển bền vững
- Giáo dục KNS dựa trên cách tiếp cận năng lực. Mục tiêu của giáo dục KNS không dừng ở việc làm thay dôi nhận thức bằng cách cung cấp thông tin, tri thức m à tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đôi hành vi theo hướng tích cực, m ang tính xây dựng đối với các vấn đê đặt ra trong cuộc sông. Giáo dục KNS giúp người học hiếu được những tác động mà hành vi và thái độ của m ình có thể gây ra, do đó họ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững (PTBV) vào cuộc sông của mình. Người có KNS là người có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trưòng tự nhiên, môi trường xã hội. đối vối các vấn đê của cuộc sống
- Trong sô 15 nội dung cơ bản vê giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì có rấ t nhiều nội dung thông nhất với giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề cụ thể như: Quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết vê giao lưu văn hóa, sức khóe, HlV/AiL)S, cac nội dung về bảo vệ mỏi trường, giảm nghèo, Linh thần và trách nhiệm tập thể... Đồng thời, việc hình thành được những kĩ năng sống cốt lõi như kĩ năng đặt mục tiêu; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề: kĩ năng kiên định... sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thê định hướng tới cuộc sông lành m ạnh phù hỢp với các giá trị sống của xã hội, đế có những hành vi tích cực trong giải quvết các vấn đê của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và của tập thể. Bên cạnh những kĩ năng sốhg cốt lõi trên, những kĩ năng sông chung như tư duv phê phán, tif duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực... còn được áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thê đe tạo ra sự phát triên bền vững.
29
n . NHỮNG NGUYÊN TAG ĐƯA KĨ NĂNG SỐNG VÀO THỰC TIEN GIÁO DỤC' UNESCO đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản đế định hướng cho việc triển khai giáo dục KNS trong thực tiễn sau đây:
N guyên tắc 1: Q uyền đưỢc học kĩ năng sống
UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Tất cả thê hệ trẻ và người lớn có quyền hưởng lợi từ một nền giáo dục chứa đựng các hỢp phần học dê biết, học dế làm, học dê’ chung sống với mọi người và học đ ể khắng dinh minh. Khuyên nghị:
- Mọi chương trình giáo dục nhằm thay đổi hành vi cần bao hàm các thành tố xây dựng kĩ năng nói chung, nhấn mạnh xây dựng các kĩ năng sống nói riêng.
- Các chương trình giáo dục kĩ nàng sống cần phải phù hỢp với người học và chú ý đến những nhu cầu khác nhau và phát triển khả năng của họ. - Tiếp cận kĩ năng sống cần phải đạt kết quả về phương diện thay đổi hành vi.
- Tiếp cận kĩ năng sống cần sử dụng các dạng khác nhau của phương pháp dạy học cùng tham gia.
- Các chương trình kĩ năng sống cần được phối hỢp vối các điều kiện bổ sung như: có chính sách; được dạy trong môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và đưỢc gắn kết vối các dịch vụ cộng đồng (như tư vấn, giúp đỡ, hỗ trỢ...).
N guyên tắc 2: Phát triển những kĩ năng sống
UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Giáo dục hướng vào yêu cầu bồi dưỡng năng khiếu, tiềm năng và phát triển cá tính của người học cần phải quan tâm kết hỢp các k ĩ năng thực hành và các khả năng tâm li xã hội.
K h u y ên nghị:
- Đe đạt được sự đồng thuận và hỢp tác giữa các quốc gia thực hiện giáo dục cho mọi người một cách hiệu quả cần phải kết hỢp các kĩ năng thực hành và khả năng tâm lí xã hội thông qua tiếp cận kĩ năng sống.
- Các khả năng tâm lí xã hội có tác dụng như cầu nôi giữa cái mà người ta cần làm vá cái mà người la có thể làm dược. Cần nâng cao khả năng của tất cả trẻ em. thanh niên và người lớn thông qua giáo dục kĩ nàng sống dể đạt đưỢc sự phát triến người bền vững.
' Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper, Draft 1.3 UNESCO 6/2003.
30
- Tất cả các chương trình giáo dục nhầm ảnh hưởng đến hành vi cần phải chú trọng các kĩ năng thực hành cũng như là các kĩ năng tâm lí xã hội. Nguyên tắc này là cơ sở đê giúp nhìn ra bốn trụ cột trong giáo dục thê kỉ XXI chính là khung cấu trúc của một cách tiếp cận kĩ năng sông trong giáo dục sẽ đưỢc trình bày ỏ mục III trong chương nàv.
N guyên tắc 3: Đ ánh giá kĩ năng sống
UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ dạt được các kĩ năng sông và tác dộng của kĩ năng sống dối với xã hội và cá nhân.
Khuyên nghị:
- Việc đo tác dộng của giáo dục kĩ năng sống cần phải xem chương trình đó có đạt mục tiêu ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ. kĩ năng và hành vi của nhóm hưởng lợi hay không? Giáo dục kĩ năng sống trước hết phải được đánh giá ở 3 mức độ:
+ Kết quả ngắn hạn: thể hiện ở kết quả hình thành các kĩ năng của người học (ví dụ: biết ra quyết định, biết thê hiện kĩ năng kiên định). + Kết quả trung hạn: Thể hiện ở sự thay đối hay sự lưu giữ được những hành vi hiện tại của người học (ví dụ: giảm sử dụng ma túy, bỏ hút thuốc lá...). + Kết quả dài hạn: Đạt được các mục tiêu của chương trình, thay đổi vê' thực trạng hoặc có những kết quả vê mặt xã hội (như là giảm tí lệ nhiễm HIV, hiện tượng mang thai sớm, hiện tượng tai nạn giao thông do bia. rượu). - Các chỉ báo về kết quả cần được lựa chọn liên quan đến mục tiêu mong đợi. Mục tiêu đối với giáo dục cần kì vọng ở sự thay đối về các mức độ kiến thức, thái độ, niềm tin và kĩ năng về các lĩnh vực liên quan được đê cập trong m ục Liêu 3 giúo dục cho mọi người (như tạo thu nhập, xung đột và bạo liíc, lạm dụng ma túy, mang thai tuổi học đường, HIV/AIDS).
- Các chỉ báo về quá trình ở mục tiêu 6 của "Kê hoạch hành động giáo dục cho mọi người" bao gồm thông tin về giáo dục kĩ năng sống:
+ Người hoạt động: Học sinh có động cơ, giáo viên được đào tạo tốt... + Nội dung: Chương trìn h phù hỢp, tài liệu học tập được đảm bảo, + Quá trình: Các kĩ năng được dạv và học tốt.
+ Môi trường học tập: Kết hợp đào tạo kĩ năng sông vói các điều kiện bố IrỢ trong chính sách phát triển, môi trường tám lí xã hội thuận lợi và găn với các dịch vụ của cộng dồng.
31
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀ TIẾP CẬN KĨ NĂNG SỐNG
Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể nhận rõ và đo được những kết quả đó vê' các kĩ năng cơ bản và kĩ năng sống.'
1. Giáo dục kĩ năng sông
a. Quan niệm
Từ những phân tích về kĩ năng sống và mục đích của giáo dục kĩ năng sống có thể rú t ra; Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sông tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay dổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp
Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đôi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội.
Đồng thòi giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hội, theo các loại hình hoạt động của con người, theo cả 4 trụ cột trong giáo dục thê kỉ XXI) thông qua quá trình dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp) vừa hướng tối mục tiêu hình thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua những thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành động, phát triển toàn diện các chỉ số thông minh, và các lĩnh vực trí tuệ xúc cảm, trí tuệ x ã hội...
Theo quan niệm mới trí tuệ là kết quả tương tác của con người vổi môi trường sốhg, đồng thời cũng là tiền để cho sự tương tác ấy. Trong khi tương tác vói môi trường sống, đòi hỏi con người có tương tác với môi trường xã hội. Việc cùng sống và hoạt động trong cộng đồng với nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến các quy luật xã hội, có sự thừa nhận và đánh giá theo những chuẩn mực xã hội, đồng thòi sự chẩn đoán phù hỢp về hành động của người khác đế từ đó tổ chức, đặt kê hoạch và ra quyết định về hành động của
‘ Dakar Framework for Action, World Education Forum, Senegan. 2000.
32
bản thân. Những yêu cầu này đòi hỏi con người phải có một thành tố trí tuệ khác nữa ngoài trí thông m inh (IQ) và trí sáng tạo (CQ), đó là trí tuệ xã hội (social Int). Trí tuệ xã hội là một dạng trí tuệ được định nghĩa là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có sự tương tác với người khác. Nó diễn ra trong hoạt động cùng vói người khác, với mục đích, tâm lí và tính xã hội n h ất định.
b. Các nguyên tắc giáo dục k ĩ năng sống'
* Các nguyên tắc thay dổi hành vi
Giáo dục kĩ năng sông có thê vận dụng các nguyên tắc thay đôi hành vi, Vì giáo dục kĩ năng sống chủ yếu hướng vào thav đôi hành vi, thói quen tiêu cực của người học.
Thay đổi hành vi luôn là việc khó. Viện hàn lâm khoa học Mĩ (NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình 7 nguyên tắc thay đôi hành vi của con người như sau:
- Cung cấp thông tin lá, điếm khởi đẩu tấ t yếu của ba"t cứ sự cố gắng mong muôn thay đổi hành vi nào. Thông tin cần dễ hiểu và phù hỢp vói người học-đối tượng mà chúng ta muốh họ thay đổi hành vi.
- Tập trung váo những thông điệp tích cực. hình thành, duy trì và củng cố những hành vi lành m ạnh và hưống tới cuộc sông tốt hơn cho mọi người trong cộng đồng. Cần rấ t hạn chê sử dụng những thông điệp m ang tính đe dọa để động viên sự thay đôi hành vi.
- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian
Giáo dục kĩ năng sông cũng như giáo dục phát triển bền vững chủ định xây dựng các kĩ năng để có hành vi lành mạnh. Điểm phân biệt giữa chương trình giáo dục kĩ năng sốhg với các chương trình khác là: Trong khi các chương trìn h giáo dục khác thường chỉ cung cấp thông tin ngắn cho một số lớn người tham dự, thì chương trình kĩ năng sông đưỢc tiến hành trong các nhóm nhỏ trong khoảng thòi gian dài đê động viên người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ năng cán thiết nhàm đạt được những
' Nguyễn Thanh Binh, Giáo dục ki năng .wng. Giáo trinh cao đăng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
33
hành vi đó, để tiếp tục củng cố những kĩ năng mói cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những hành vi lành mạnh.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tinh huống lựa chọn Mỗi cá nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn nó trong sô' những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra phương án phù hỢp vói mình. Cho nên phương pháp giáo dục kĩ năng sống cần hưống tói phát triển kĩ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học đưỢc rấ t nhiều sự lựa chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn.
- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi
Vì sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyên khích sự thay đổi đó đối với cá nhân, nên các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cộng tác vái cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
- Tăng cường sử dụng giáo dục dồng dắng
Người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đẩy những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ sở thuận lợi cho sự thay đôi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác. Tập huấn cho những người có tác động ảnh hưởng đế họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của mình có thể giúp tảng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ
Sự tái phạm có thể xảy ra. Do đó bất kì một chương trình cần tìm đến sự thay đổi hành vi lâu dài thì cần xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh và giúp người tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ đã tái phạm.
* Các nguyên tắc quan trọng đôĩ với giáo dục kĩ năng sông'
- Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng/suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấp nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.
' Guidelines for a Life Skills - Based Learning Approach to Develop Healthy Behavior Related to and Pandemic Influenza.
34
- Đ ặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn để, không chỉ là ghi nhớ những thông điệp hoặc các kĩ năng.
- Cung câ'p cơ hội cho người học tóm tắt/ tông kết việc học của m ình, GV không tóm tá t thay họ.
- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mổi vào các tình huống thực của cuộc sống.
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học.
c. Giáo dục kĩ năng sống dựa vào trải nghiệm’
Bên cạnh cách tiếp cận cùng tham gia, giáo dục dựa vào trải nghiệm là cách tiếp cận quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống.
* Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm hay học tập qua kinh nghiệm dựa trên các hoạt động có hưóng dẫn. Đây là hình thức học tập gắn liền vói các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học.
Như vậy, trong hình thức học tập này, GV chỉ đóng vai trò là người hưống dẫn thúc đẩy việc trực tiếp trải nghiệm của HS, đảm bảo quá trìn h học tậ|) và lĩnh hội kiến thức của HS có ý nghĩa và lâu dài.
Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm cũng luôn được hình dung như "mô hình học tập" trong đó nó được khởi động bằng kinh nghiệm đã có ban đầu, sau đó đưỢc tiếp tục bằng các quá trình phản hồi, thảo luận, phân tích và đánh giá kinh nghiệm.
* Đê phát triển kĩ năng sống và những phâm chất cần thiết của người học, John Dewey - nhà giáo dục đã nhấn mạnh học hang hành động, cơ sở cho học hoạt động.
David A. Kolb, các chuyên gia giáo dục khác giới thiệu học tập là kết quả của mối quan hệ giữa hai phương diện sau'^:
- Phương diện nhận thức qua 2 kênh; Nhận thức thông qua những trải nghiệm cụ thể (hoặc nhận thức qua những trải nghiệm trực tiếp) và nhận thức qua tư duy thông hiểu (hoặc hình thành khái niệm trừu tượng).
' Nguyễn Thanh Bình, Báo cáo tùng kết dề tài "Xây dựng và thực nghiệm một số kĩ năng síYng cơ bàn chú hoc sinh THPT’, Mã sô B. 2007-17-57.
■ Guidelines for a Life Skills - Based Learning .-\pprioa.ch to Develop Healthy Behavior Related to and Pandemic Influenza.
35
C h u t r ìn h h ọ c t ậ p
Lí thuyết
Hành động Làm
Đánh giá
Hinh 1. Chu trình học tập bắt đáu từ nhận thúc khái niệm trừu tượng C h u t r ìn h h ọ c t ậ p
Lí thuyết
Hành động Làm
Đánh giá
Hinh 2. Chu trình học tập bát đẩu bàng sự trả i nghiệm
- Phương diện quá trình thông qua 2 kênh: qua quan sát hoặc quan sát phản ánh hoặc qua hoạt động thực nghiệm.
Hai phương diện trên tạo ra 4 kiểu học khác nhau ỏ 4 lĩnh vực riêng biệt qua trục nhận thức và được Kolb trình bày như sau:
36
Hoạt động
thực nghiệmQuan sát
phản ánh
Hình thành khái niêm
trừu tương
Hình 3. Các kiểu học của Kolb
Nguón: Pheungpis Jakrping (2004)
Lí thuyết này kết hỢp với những phát hiện trong nghiên cứu của David J. Nichol về cấu trúc cơ bản về học trải nghiệm kết hỢp vói quá trìn h làm việc nhóm có thể được trình bày như sau:
Trài nghiệm
Hình 4: Vòng học tập trải nghiệm
Nguổn: Pheungpis Jakrping (2004)
37
Một phần quan trọng đối với học kĩ năng sống là sự tương tác giữa kiến thức mới hoặc kinh nghiệm mói và kiến thức và kinh nghiệm đã có. Vận dụng tư duy và quá trình hoạt động là trung tâm của các hoạt động học kĩ năng sống. Theo WHO (1993) kĩ năng sống được học tốt nhất thông qua học hành động. Đồng thời, việc đạt được kĩ năng sống phụ thuộc vào quá trình học tập xã hội thông qua hoạt động nhóm.
Hầu hết các mô hình giáo dục dựa vào sự trải nghiệm đều có tính tuần hoàn và chu kì vói các giai đoạn cơ bản:
— Giai đoạn Trải nghiệm: Bắt đầu từ hành động trong đó khai thác kinh nghiệm đã có gắn liền vói bối cảnh (cũ) mà người học đã trải qua. — Giai đoạn Phản hồi kinh nghiệm xảy ra khi người học sử dụng kinh nghiệm đã có của m ình để xử lí các sự việc, sự kiện đang xảy ra và phản hồi, chia sẻ những điều thu được, chưa được.
— Giai đoạn học kiến thức và kinh nghiệm mới tạo ra những hiểu biết mới (hay học lí thuyết).
— Giai đoạn thực nghiệm tương ứng với việc người học áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa mới lĩnh hội (giai đoạn 3) vào các bôi cảnh hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ th ế được tạo ra. Hiểu biết và kinh nghiệm của người học được nâng cao. Quá trình học tập phải liên tục.
d. Các con đường giáo dục k ĩ năng sống^
* Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trưóc hết trong quá trình giáo dục ở nhà trường:
— Năng lực tâm lí xã hội là một quá trình học tập được thực hiện thông qua truyền thống, văn hóa, gia đình, cộng đồng và niềm tin. Quá trình học để có khả năng tâm lí xã hội đưỢc thực hiện cả tro n g n h à trư ờ n g và ngoài nh à trường cũng như thông qua các kênh/nguồn khác nhau. Tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế xã hội đã làm cho con người ngày càng biệt lập và mang tính cá nhân. Gia đình trở lên nhỏ hơn và con người ít có cơ hội đê học khả nàng tâm lí xã hội qua truyền thống và văn hóa cộng đồng hơn trước đây. Mọi người đều thiếu khả năng tâm lí xã hội và phát triển. Vì vậy cần tăng cường năng lực tâm lí xã hội cho người học ngay trong đòi sống nhà trường thông qua giáo dục kĩ năng sống.
‘ Nguyễn Thanh Bình, Báo cáo tông kết đề tài "Xây dựng và thực nghiệm một sô kì năng sông cơ bản cho học sinh THPT', Mã sô' B. 2007-17-57.
38
- Kĩ năng sống cần phải là một phần trong chường trình đang diễn ra trong nhà trường. Điều này có nghĩa là giáo dục kĩ năng sông trước hết phải đưỢc giáo dục trong nhà trường. Một sô nghiên cứu n hấn m ạnh rằng kĩ năng sống cần đưỢc dạy trong chương trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình bình thường của nhà trường (Brolin & D Alozon 1979, Cipani 1988; Cronin, Lord & Wendling 1991; Lewis & Taym ens 1992). Dạy kĩ năng sống còn cần phải được chứa đựng trong tấ t cả các môn khoa học thông qua nhấn m ạnh môi quan hệ giữa học tập và các hoạt động sông hàng ngày. Đồng thời cần coi việc dạy các kĩ năng xã hội vói tư cách là một khía cạnh của kĩ năng sống.
* Kĩ năng sống được giáo dục trong nhà trường' có thê thông qua tiếp cận kĩ năng sống:
Học kĩ năng sống trong quá trình dạy học các môn học, các nội dung giáo dục - thông qua tiếp cận kĩ năng sống.
- Tiếp cận kĩ năng sông
Tiếp cận kĩ năng sổhg đê cập đến quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung vào kiến thức, thái độ và kĩ năng cần đạt được để có những hành vi giúp con người có trách nhiệm cao đối với cuộc sống riêng bằng cách lựa chọn cuộc sống lành m ạnh, kiên định từ chô'i sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tô'i đa những hành vi có hại.
- Các dặc trưng của tiếp cận kĩ năng sông
- Yếu tố th ứ n h ấ t: Tập trung làm thay đôi hành vi như là mục tiêu đầu tiên của tiếp cận kĩ năng sông, là điểm làm cho tiêp cận kĩ năng sống khác với các cách tiếp cận khác như cách tiếp cận dạy học chỉ đơn giản để thu được thông tin.
- Yếu tô 'th ứ 2: Kĩ năng sống tồn tại sự hài hòa 3 thành tô';
+ Kiến thức (hoặc thông tin)
+ Thái độ/giá trị
+ Các kĩ năng. Đây là thành tố giúp phát triển hoặc thay đổi hành vi có hiệu quả nhất. Kĩ năng bao gồm các kĩ năng liên nhân cách và các kĩ năng tâm lí - xã hội.
' Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kĩ năng S ('m g , Giáo trinh cao đảng sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
39
Nếu như các phương pháp thu nhận thông tin có thể tập trung chủ yếu vào thành tố kiến thức, thì tiếp cận kĩ năng sông chứa đựng hài hòa cả 3 thành tố kiến thức, thái độ và kĩ năng.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy hành vi có tính ổn định và khó thay đổi hơn, nên đòi hỏi có những cách tiếp cận mạnh mẽ hơn so vối sự thay đổi kiến thức và thái độ. Mặc dù thông tin cần cho sự thay đổi hành vi, nhưng nó chưa đủ để có kết quả do chưa đạt được sự hái hòa cần thiết của 3 thành tô cơ bản
này. Mục tiêu của tiếp cận kĩ năng sống là thúc đẩy những hành vi xã hội lành mạnh để ngăn ngừa và giảm những hành vi có nguy cơ, đồng thời tiếp cận kĩ năng sống cũng tạo ra tác động đối với các thành tô’ thái độ và kiến thức.
- Yếu tô th ứ 3: Những thách thức đô’i với hệ thống giáo dục và đánh giá. Một sô’ hành vi của người học cần thay đổi vì nó hên quan đến sự rủi ro, mạo hiểm, cho nên mục tiêu của tiếp cận kĩ năng sống là tạo ra tác động đối vói những hành vi mạo hiểm đó. Hệ thống giáo dục hiện nay nhìn chung chưa tập trung vào sự thay đổi hành vi và thường ở mức mong muôn thay đổi về kiến thức. Do đó hệ thông giáo dục sẽ gặp thách thức đáng kể trong việc thực hiện tiếp cận kĩ năng sông. Cho nên vói mục tiêu cao nhất là thay đổi hành vi, tiếp cận kĩ năng sống sẽ không gỉới thiệu toàn bộ những thông tin đ ể hiểu về chủ
đề, m à chỉ giới thiệu những thông tin được coi là cần thiết có ảnh hưởng đến thái độ và d ể đạt dược mục tiêu là làm giảm thiểu những hành vi mạo hiềm và thúc dẩy những hành vi tích cực. Kết quả là có những sự thay đổi tích cực vê cả kiến thức, thái độ, giá trị và các kĩ năng trên cơ sở của kiến thức và các giá trị đó^.
Muôn đạt đưỢc mục tiêu giáo dục kĩ năng sống thông qua con đường này thì GV cần quan tâm tổ chức dạy học theo hưống tập trung vào sự thay đổi hành vi của người học trên cơ sỏ đảm bảo sự hài hòa cả kiến thức, thái độ/giá trị và hành vi. Dặc biệt cần chú ý phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng tạo - là những kĩ năng sông, những năng lực hỢp phần tạo nên những kĩ năng sống khác của con người.
* Bốh trụ cột trong giáo dục là cách tiếp cận kĩ năng sốhg.
Hội nghị giáo dục thê giới đã làm sáng tò một quan điểm rằng: giáo dục muốn bồi dưỡng năng khiếu và tiềm năng của cá nhân, phát triển cá tính của người học giúp cải thiện cuộc sông của họ và làm thay đổi xã hội thì cần phải chú trọng đến việc nắm được các kĩ năng. Bên cạnh các kĩ năng thực hành, kĩ năng thể chất, chúng ta còn cần thêm các kĩ nàng sống - những kĩ nàng làm
■ Library\UNICEF-Teacher Talk\ UCF - LSKL APP\ lifeskil.htm\ 4/22/05. 40
cho con người có thê học và sử dụng kiên thức đê phát triến khả năng phân tích và phán đoán giúp làm chủ đưọc C íim xúc, cuộc sống và có quan hệ phù hỢp vối người khác.
Nếu giáo dục muốn đáp ứng nhũng nhu cầu cụ thể của người học thì tiếp cận kĩ năng sốhg đôi vói giáo dục cần bao hàm tất cả các khía cạnh của các kĩ năng thực hành và các kĩ năng tâm lí xã hội. Giáo dục cần phải quan tâm xem xét các dạng khác nhau của kĩ năng thê hiện các phường diện khác nhau của đời sống con người.
Chương trình hành động D akar đã tuvên bố rằng: tấ t cả th ế hệ trẻ và những người lớn có quyền được hương một nền giáo dục đảm bảo cho người học “học đê biết, học để làm, học đê chung sống với mọi người, học để tự khẳng định mình” dựa trên bốn trụ cột của giáo dục trong báo cáo cùa Delors. Bốn trụ cột này chính là một cách tiếp cận kĩ năng sống dựa trên sự kết hỢp giữa khả năng tâm lí xã hội (học đê biết, học đê chung sống với mọi người, học để tự khẳng định mình) với các kĩ năng thực hành, kĩ năng tâm vận động (học để làm).
Điều này được mô hình hóa như sau':
' Life skills The bridge to human capahil ties, UNESCO education sector position paper, Draft 13 UNESCO 6/2003.
41
Do đó cần xác định rõ nội dung các vấn đề cần giáo dục theo cách tiếp cận 4 trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXL nghĩa là cần xác định rõ những yêu cầu cụ thê như những chỉ báo trong từng nội dung ”Học để biết”, ”Học để chung sống với mọi người”, ”Học để tự khẳng định mình”, ” Học để làm” là gì để định hưóng hoạt động, đồng thòi là cơ sở đê đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng sống.
Sau đây là một ví dụ về nội dung và các tiêu chí đánh giá "Giáo dục phòng tránh lạm dụng trò chơi điện tử" theo cách tiếp cận 4 trụ cột (thực chất là tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục).
• H ọc đê b iế t {KX năng nhận thức)
- Biết được biểu hiện của việc lạm dụng game.
- Nhận ra được nguyên nhân gây nghiện game.
- Biết cách khai thác m ặt tích cực của game.
- Biết cách tránh m ặt tiêu cực của game.
- Biết phân biệt được m ặt tích cực và tiêu cực của việc chơi game. - Biết cách ứng phó, đương đầu vổi sức hấp dẫn của game.
- Biết dừng việc chơi game đúng lúc.
- Biết đưỢc những quy định của nhà nước vê' việc chơi game, • Học đê tự k h ắ n g đ ịn h m ìn h (Các kĩ năng cá nhăn)
- Xác định hệ thông giá trị của bản thân, giúp cho mình độc lập với ảnh hưởng sức hấp dẫn của game.
- Tôn trọng giá trị của bản thân.
- Không xem th ế giới ảo là lẽ sống.
- Lấy thế giới thực làm lẽ sống.
- Tự chủ. tự quyết djnh đnì vdi việc chơi game.
- Tự tin vào khả năng kiềm chế với sức hấp dẫn của game.
- Không hài lòng vói việc lạm dụng game.
- Cương quyết dừng lạm dụng game.
- Tôn trọng quy định của Nhà nưốc về việc chơi game.
• Học đê cù n g c h u n g sống (Cóc kĩ năng xã hội)
- Ngăn chặn và không ủng hộ, không khuyên khích người khác lạm dụng game.
- Chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về game vổi những người xung quanh.
42
- Học hỏi ngưòi khác kinh nghiệm ứng phó với việc lạm dụng game. - Cương quyết từ chối sự lôi kéo, rủ rê, ép buộc của bạn bè đốỉ vởi sự lạm dụng game.
- Hỗ trỢ, động viên người khác từ bỏ việc lạm dụng game.
- Khuyên khích người khác chơi game tích cực,
- Giúp người khác thực hiện đúng quy định của Nhà nưóc về việc chơi game. • Học đ ê làm (Các kĩ năng thực tiễn)
- T ránh được m ặt tiêu cực của game.
- Khai thác m ặt tích cực của game.
- Không lạm dụng game.
- Không sống trong th ế giới ảo.
- Sống trong th ế giối thực.
- Sử dụng game hỢp lí.
- Dừng việc chơi game đúng lúc.
- Thực hiện đúng quy định của Nhà nước vê việc chơi game. Đầu ra hay kết quả mong đợi trong giáo dục kĩ năng sống đều được xét trên 3 phương diện của ứng xử. đó là: kiến thức, thái độ và kĩ năng, * Học kĩ năng sống thông qua đào tạo chuyên biệt dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sông là nhằm giúp người học thay đối cách ứng xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mói giúp con người thay đôi căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm (Carl Rogers). H oạt động ngoài giò lên lớp có ưu thê là điều kiện thời gian thoải mái hơn giò lên lớp, nên vận dụng giáo dục trá i nghiệm thuận lợi hơn. Chính vì vậy, khi thiết kê nội dung và tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng đã có của học sinh.
Quá trình học nhấn m ạnh đến kĩ năng sông được phân tích như sa u ‘: Bước 1: Khám phá
M ục tiêu: Khuvến khích người học xác định những khái niệm, kĩ nàng liên quan đến bài học.
‘ Guidelines for a Life Skills - Based Learning Approach to Develop Healthy Behavior Related to and Pandemic Influenza,
43
Tiến trinh: GV và người học lập kê hoạch để tạo ra trải nghiệm. GV giúp người học xử lí các kiến thức đã có để tô chức và phân loại các kiến thức đó. Các kĩ thuật quan trọng: bao gồm động não, phân loại; thảo luận, phản hồi, những câu hỏi đóng, mở. Vai trò của GV là lập kế hoạch, bắt đầu, hỏi và ghi nhận. Vai trò của người học là chia sẻ, trao đổi và phân tích kiến thức của họ bằng cách trả lời các câu hỏi quá trình và ghi nhận thông tin.
Bước 2: Kết nối
Mục tiêu: Giổi thiệu những thông tin và kĩ năng mới bằng cách xây dựng cầu nối để kết gắn kinh nghiệm trưốc đó của người học (cái đã biết) và cái chưa biết (thông tin mới). Cây cầu sẽ kết nối kinh nghiệm của người học vói chủ đề bài học.
Tiến trinh: GV giói thiệu mục tiêu của bài học và liên hệ với những kiến thức thu thập đưỢc chia sẻ trong bước khám phá. GV sau đó tô chức giới thiệu những thông tin mởi và kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin mói, cung cấp ví dụ bô sung (nếu cần) đề người học có thể hiểu được.
Các kĩ thuật dạy học quan trọng: bao gồm chia nhóm, trình bày của người học, thảo luận nhóm, sử dụng các thông tin dạy học, sử dụng mẫu đóng vai... GV giả định vai trò cuả nhà giáo dục, còn người học đóng vai trò của người tiếp nhận và phản hồi quan điểm của mình hỏi và trình bày thông tin.
Bước 3: Thực hành
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho người học thực hành sử dụng những kiến thức và kĩ năng mới trong ngữ cảnh đầy đủ ý nghĩa. GV đưa ra những hưóng dẫn đế người học tránh được những cách thực hiện không đúng do chưa hiểu
Tiến trinh: GV giối thiệu hoạt động, mà để thực hiện nó người học phải sử dụng những thông tin hoặc kĩ năng mói. Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. GV giám sát công việc và cung cấp thông tin phản hồi ngay. GV hỏi các câu hỏi để giúp người học phản ánh họ học như th ế nào.
Các kĩ thuật dạy học quan trọng: Kĩ thuật rấ t đa dạng dựa trên hoạt động, bao gồm cả các trò ếhơi ngắn, viết sáng kiến, mô phỏng, câu hỏi, trò chơi và làm việc nhóm. Vai trò của GV là đưa ra các hưóng dẫn, là người tạo điều kiện và giúp đỡ. Người học đóng vai trò của người hoạt động và khám phá.
44
Bước 4: V ận d ụ n g
Mục tiêu: Cung cấp cơ hội cho người học tích hỢp mở rộng và vận dụng thông tin và kĩ năng mới vào tình huống mới.
Tiến trinh: Người dạy và người học lập kế hoạch hoạt động ở các lĩnh vực nội dung môn học khác nhau mà nó đòi hỏi vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. Người học làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Người dạy và người học hỏi và trả lời các câu hỏi quá trình đế giúp đánh giá kết quả học tập.
K i thuật dạy học quan trọng: Kĩ th u ật thích hỢp cho bước này bao gồm phương pháp học tập hỢp tác. trình bày nhóm hoặc cá nhân và hoạt động nhóm. GV đóng vai trò hỗ trỢ và đánh giá, người học đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề. người trình bày và người đánh giá.
Giáo dục kĩ năng sống là làm thay đôi thói quen theo hướng tích cực, đế có thói quen được thay đổi một cách bền vững thì nhà trường không chỉ cần giáo dục kĩ năng sông qua bài học, hoạt động ngoài giờ lên lổp mà còn cần phải phối hỢp với cộng đồng đế tổ chức các hoạt động học tập thông qua việc giải quyết vấn đề của cộng đồng. Một trong những nguyên tắc thay đổi hành vi (hay cách ứng xử) là phải tạo ra môi trường khuyên khích sự thay đổi. Sự thay đổi thói quen của con người sẽ thuận lợi hơn nếu trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ sự thay đổi đó.
* Thông qua dịch vụ tham vấn:
Tham vấn là gỉ?
Đó là một quá trình trỢ giúp trong đó người cán bộ được đào tạo vê chuyên môn svV dụng các kĩ năng đê giúp đõ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai những giải pháp khả thi trong giới hạn cho phép đê vượt qua những khó khăn mình gặp phải.
Dịch vụ tham vấn có thê tìm thấy ở các văn phòng / tru n g tâm tham vấn 0 ngoài nhà trường. Nhưng cũng có the tìm thấy dịch vụ tham vấn ở trong nhà trường, ơ các nưóc đang p h át triển với mục đích vì lợi ích giáo dục tôT nhất cho mọi HS, làm tăng sự khỏe mạnh và kết quả học tập của học sinh, ở các trường đã có văn phòng hoặc các chuyên gia vê tâm lí học đường.
Tâm lí học đường thực hiện sự hỗ trỢ nhà trường thông qua “Tư vấn học đường’’, Tư vấn nhà trường / học đường là quá trìn h trong đó nhà tư vấn làm việc trong trường học nhằm cung câ'p dịch vụ cho người được tư vấn phương
45
pháp, kiến thức để họ nâng cao/cải thiện hành vi mà họ mong muốh ở học sinh thông qua hệ thống giải quyết vấn đề (Erchul & M artens 2006). Vai trò của người làm tư vấn học đường là cung cấp dịch vụ/hỗ trỢ g iá n tiếp , giúp giáo viên giải quyết vấn đề của học sinh (Nhà tư vấn làm việc trực tiếp với cha mẹ, giáo viên, không phải trực tiếp với học sinh). N hà tư vấn học đường giúp GV tiếp xúc với sô đông học sinh. Trong khi đó, trong thực tế nhà trường nào cũng luôn tồn tại một tỉ lệ n h ất định những HS cần sự g iú p đỡ trự c tiế p của các chuyên gia/nhà tham vấn bằng dịch vụ tham vấn học đường.
Do đó Tâm lí học đường cũng hỗ trỢ học sinh (đối tượng đích của Tâm lí học đường) một cách trực tiếp thông qua dịch vụ tham vấn học đường. S ự khác nhau giữa tham vấn ! Counseling) và tư vấn (Consutation/advise) (Uinicef, 2005) Tài liệu tập huấn kĩ năng cơ bản trong tham vấn, trl8).
T h am v ấn T ư vấn /cố vấn
Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc một vài người đang cần sự hỗ trỢ để đối m ặt với khó khăn hoặc thách thức trong cuôc sông. Tham vấn khác nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham vấn nhằm vào người nhận tham vấn.
Nhà tham vấn hỗ trỢ thân chủ ra quyết định bằng cách gúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, và đưa ra lựa chọn tốì ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kĩ lưỡng các quan điểm khác nhau.
Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tahm vấn; nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không nhận xét.
46
Là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lòi khuyên hay chỉ dẫn vê một vấn đề nào đó.
Nhà tư vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lòi khuyên m ang tinh chuyên môn?
Mối quan hệ giữa nhà tư vấn và thân chủ không quyết định kết quả tư vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà tư vấn vê lĩnh vực mà thân chủ đang cần tư vấn.
Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục (bởi vì những vân đề của mỗi người hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian, do dó củng cần có thời gian đê giải quyết chúng).
Nhà tham vấn thể hiển sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt n h ất của th ân chủ; vai trò cả nhà tham vấn chỉ là “lái” cho thân chủ tới những hưóng lành m ạnh nhất.
Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kĩ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của th ân chủ.
Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra sử dụng những khả năng và thê mạn riêng của họ.
Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của th ân chủ.
Thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện; nhà tham vấn lăng nghe, phán hối, tổng kết và đặt câu hỏi.
Quá trìn h tư vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa th ân chủ và nhà tư vấn. Kết quả tư vấn không lâu bền; vân đề sẽ lặp lại vi các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết.
Nhà tư vấn nói với th ân chủ về những quyết định họ cho là phù hỢp n h ất đối vói tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng cho th ân chủ.
Nhà tư vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trỢ hay hưóng dẫn trong lĩnh vực đó.
Tập tru n g vào thê m ạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của tư vấn.
N hà tư vấn đưa ra những lòi khuyên, họ không quan tân đến những việc thê hiện sự thông cảm hay chấp nhận th ân chủ.
Sau chỉ th ân chủ trìn h bày vân đề, nhà tư vân làm chù cuộc noi chuyện và đưa ra những lòi khuyên.
Trong tham vấn để giáo dục kĩ năng sống hay để H S/thân chủ thay đổi hành vi theo hưóng tích cực, nhà tham vấn thường sử dụng mô hình nhận thức hành vi để giúp cho th ân chu thay đổi niềm tin sai lệch dẫn đến hành vi tiêu cực.
Thông thường HS thường mắc phải lỗi vê m ặt nhận thức như; - Bóp méo sự th ật dựa trên kinh nghiệm.
— Đánh giá không hỢp lí, phóng đại và xuyên tạc của suy luận. 47
Nhà giáo dục dù có thành công trong việc HS nhận ra cách họ suy nghĩ có thể làm ảnh hướng đến hành vi, thành công của họ, thì vẫn cần phải thử thách niềm tin và những suy nghĩ không lành m ạnh và phát triến một triết lí sống, niềm tin mói hiệu quả. Chính triết lí và niềm tin đó làm điểm tựa và chi phối cho những thái độ và hành vi tích cực mang tính xây dựng làm cho họ có kĩ năng sống.
2. Các yếu tố ảnh hưởng dến chất lượng giáo dục kĩ năng sông Để đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục kĩ năng sổhg nói riêng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:
a. Tương tác người dạy và người học
N hìn chung, trung tăm của mọi việc trong giáo dục là tương tác giữa người dạy và người học. Điều dó có nghĩa là chất lượng được tạo ra trong quá trinh tương tác này'.
Chương trình D akar vê hành động giáo dục cho mọi người đã đưa ra nhu cầu đặc biệt về đào tạo giáo viên tốt và các kĩ th u ật học tập tích cực để tác động đến giáo dục. Điều này càng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục kĩ năng sống, đê cho việc thực hiện chương trình có hiệu quả giáo viên cần phải thay đổi cách dạy, phong cách học và sử dụng các dạng khác nhau của phương pháp tương tác để khích lệ sự tham gia.
b. Nội dung: Chương trình và tài liệu dạy học
Tiếp cận kĩ năng sống thể hiện việc vận dụng vào thực tế cuộc sống những kiến thức, thái độ, kĩ năng và sử dụng các phương pháp dạy học tương tác. Vói ý nghĩa đó, tiếp cận kĩ năng sốhg có thể sử dụng để cải thiện bất cứ một chủ đề nào của chương trình nội dung dạy học như: lịch sử, khoa học, hòa bình, quyền con người, giáo dục công dân, sức khỏe, toán, giáo dục nghề nghiệp và những chủ dề khác. Nội dung giáo dục cần phù hợp VỚI kinh nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ, cũng như nhu cầu của xã hội. Các chương trình kĩ năng sống về bất cứ chủ đề nào được coi là hiệu quả thì cần phải đưa ra mô hình thực hành về kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề / ra quyết định (học để biết), các kĩ năng đế’ tự kiểm soát bản thân, đương đầu với những cú sốc và tình cảm (học để tự khẳng định) và các kĩ năng giao tiếp liên nhân cách (học để chung sống với mọi người) cũng như các kĩ năng thực hành (Học để làm) để’ thực hiện những hành vi mong muốn.
' Life skill.'! The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper,. Draft 13 UNESCO 6/2003.
48
Chương trìn h và tài liệu dạy / học là những thành tô’ cốt lõi của giáo dục, nó là một thành phần bô trỢ cho người GV giỏi và người học muôn tìm tòi. Do đó. điều quan trọng đối với người biên soạn chương trình là phải tính đến cả người dạy và người học khi xây dựng tài liệu sủ dụng cách tiếp cận kĩ năng sống và gắn kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và hứng thú của cả học sinh nữ và nam. Mặc dù các tài liệu thông thường như tranh ảnh, chuyên khảo, tờ rơi, tạp chí, sách... ngàv càng nhiều hơn, nhưng vẫn cần những phương tiện dạy học (như đĩa CD-Rom, đưa phương tiện) và các phương tiện biểu đạt khác (các chương trình vô tuyến và truyền thanh học sinh).
c. Quá trinh và môi trường học tập
Môi trường học tập cần phải lành mạnh, an toàn và có khả năng bảo vệ. Tiếp cận kĩ năng sống là cách tiếp cận dựa trên cá nhân và khả năng hành động của người đó. Đê cách tiếp cận đó có hiệu quả cần phải coi trọng môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và trong cộng đồng. Cần phải kết hỢp đào tạo kĩ năng sống với các điều kiện bổ sung như chính sách phát triển một môi trường tâm lí xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
UNESCO khu vực kì vọng sẽ đưa ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xâv dựng các công cụ kiểm tra vê kết quả giáo dục kĩ năng sống trên cơ sở nghiên cứu và có thử nghiệm trong giai đoạn 2 của dự án khu vực nghiên cứu vê giáo dục kĩ năng sông.
Quan điểm chung vê vấn đề này là: Kết quả học kĩ năng sổhg thể hiện ở điều chương trình kĩ năng sông có đạt được mục tiêu tác động đến hành vi Iigiíừi học huy không?
1. Đánh giá theo cách tiếp cận kĩ năng sống
Xuất phát từ quan điếm bôn trụ cột của giáo dục th ế kỉ XXI là một cách cách tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục UNESCO đã gỢi ý nội dung đánh giá kĩ năng sống về từng ván đề theo bôn trụ cột bao gồm những ý cơ bản sau;
a. Học để biết (Learning to know)
- Mức độ xã hội: Đã có luật, các chính sách và các dịch vụ công liên quan đến các vấn để liên quan đến nội dung giáo dục đó hay chưa? (Vỉ dụ giáo dục kĩ năng sông d ể phòng tránh H IV /A ID S thi nhà nước đã có luật, chinh sách và những dịch vụ nào về văn dề này).
49
Mức độ cá nhân: Người học có đầy đủ thông tin cần thiết vê những vấn đề đặt ra cũng như những dịch vụ có sẵn trong vùng họ sống không? (Ví dụ H S có nắm được các thông tin cần thiết vê sự lây nhiễm H IV /A ID S và thông tin về các dịch vụ đ ể phát hiện, tư vấn... ở trong cộng đồng hay không).
b. Học để tự khẳng định minh (Learning to be)
- Người học có quan tâm đến vấn đê' đó không? Họ có cảm thấy trách nhiệm và tin rằng cần phải thực hiện các bước và biện pháp phản đối hay chấp thuận tình huốhg đặt ra không? Họ có tự thấy mình là người đại diện chính trong việc quyết định tương lai không? (Vỉ dụ H S có quan tâm đến đại
dịch này không? có thấy trách nhiệm và tin rằng cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm H rv/A ID S trong các tinh huống của cuộc sống không? H S có thấy chinh m inh quyết định tương lai của bản thân và xã hội không?)
c. Học để chung sống với người khác (Learning to live together)
Những kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề có được chia sẻ vói các thành viên khác trong cộng đồng hay không? Có những hệ thống hỗ trỢ nào để làm điểm tựa? (Ví dụ, H S có chia sẻ những diều đã biết về H IV/AID S, dặc biệt là các biện pháp phòng tránh dôi với những người sông quanh minh trong cộng đồng đ ể họ cũng biết tự bảo vệ không?)
d. Học để làm (Learning to do)
Các bưóc mà cá nhân cần thực hiện để thể hiện sự quan tâm đối vói vấn đê đặt ra là gì? (Ví dụ, H S sẽ làm gi, làm như th ế nào dê trước hết là bảo vệ bản thân, sau là cùng cộng dồng ngăn chặn đại dịch H IV / AIDS)
2 . N g u y ê n tắ c đ á n h g iá k ĩ n à n g s ô n g củ a U N E S C O
Thước đo các kĩ năng sông và tác động của nó đôi với xã hội và cá nhân cần phải là một hỢp phần trong đánh giá của giáo d ụ c\ Trong đó đã đưa ra các khuyến nghị:
- Việc đo tác động của đào tạo kĩ năng sốhg cần phải so sánh với kết quả đánh giá, xem chương trình đó có dạt mục tiêu ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi của nhóm hưởng lợi hay không. Đào tạo kĩ năng sông trước hết phải đưỢc đánh giá ở 3 mức độ sau:
' Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper, Draft 13 UNESCO 6/2003
50
- K ết q u ả n g ắ n h ạ n : P hát triển các kĩ năng của người học (như là biết ra quyết định, biết kiên định, biết thương lượng. biết th u y ết phục...)- - K ết q u ả tr u n g h ạ n : Sự thay đổi hay duy trì những hành vi hiện tại của người học (có giảm sử dụng ma túy. bỏ hú t thuốc lá hay không...). - K ết q u ả d à i h ạ n : Đ ạt được các mục tiêu của chương trìn h như: thay đối thực trạng hoặc có những kết quả vê m ặt xã hội (tỉ lệ nhiễm HIV giảm, hiện tượng mang thai sớm, hiện tượng tai nạn giao thông do bia, ruỢu ít hơn).
3. Mô hình Kirkpatrick bôn mức dộ đánh giá
Giáo dục kĩ năng sốhg thông qua các chương trìn h hoạt động chuyên biệt có thế xem là đào tạo, h uấn luyện kĩ năng sông, vì để thay đổi hành vi, thói quen cũ cần tiến hành theo phương thức đào tạo. Đ ánh giá kết quả của việc học tập trong giáo dục có thể vận dụng thang đo của Bloom trong về phương diện nhận thức, còn đánh giá kết quả đào tạo có th ể vận dụng Mô hình
Kirkpatrick bôn mức độ:
Bốn mức độ đánh giá Kirkpatrick
Mức 4: Đánh giá ảnh hưỏng đào tạo đối VỚI
tổ chức/ tập thể.
Mức 3: Hành vi.
oanh gia ành hưởng - âp dụng điéu đa học vâo
thực tiễn.
Mức 2: Kiến thức, kĩ năng đã học được, kĩ nănc
nào cần được nâng cao.
Mức 1: Phản hồi chất lượng đào tạo.
51
TÓM LẠI
Giáo dục kỉ năng sống và tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục là điều tấ t yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và đê người học có thể đáp ứng những thách thức của cuộc sống. Những nội dung nào hàm chứa kĩ năng sống thì cần xây dựng những chủ đề có nội dung và phương pháp hướng tói hình thành/ giáo dục những kĩ năng sống chuyên biệt đó.
Đồng thòi, quá trình đào tạo trong nhà trường cần phải được tô chức theo hưống tiếp cận kĩ năng sống đảm bảo sự tương tác giữa người dạy- người học và người học với nhau theo phương thủc cùng tham gia, đảm bảo đạt được kết quả tổng hỢp, toàn diện của cả kiến thức, thái độ, giá trị và kĩ năng, đảm bảo cho người học Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình, Học để chung sống vói mọi người...
Sự thay đổi vê' hành vi bao giờ cũng khó khăn hơn thay đổi về nhận thức, do đó cùng vối việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống và tiếp cận kĩ năng sông trong giáo dục còn phải chú ý đến khâu giám sát và đánh giá kết quả kĩ năng sống của người học. Do đó, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá với các mức độ kĩ năng sốhg cần đạt được phù hỢp với người học.
CÂU HỎI THÀO LUẬN
1) Vì sao cần tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh?
2) Giáo dục kĩ năng sốhg, tiếp cận kĩ năng sống là gì? Phân biệt tiếp cận kĩ năng sống và các tiếp cận khác?
3) Làm sáng tỏ bốh trụ cột trong giáo dục là tiếp cận kĩ năng sông? 4) Phân tích những con đường giáo dục kĩ năng sốhg.
5) Phân tích và so sánh cách đánh giá kĩ nàng sống.
52
Chương III
GIÁO DỤC Kĩ NĂNG SỐNG ở MỘT sô Nước TRONG KHU vực
Chương này muôn cung cấp thông tin về những quan niệm, nội dung và phương thức giáo dục kĩ năng sống trong lĩnh vực giáo dục chính quy và không chính quy, những bài học kinh nghiệm ở một số nưóc trong khu vực để giúp hiếu rõ hơn vê kĩ năng sông, về sự thông n h ất và đa dạng trong quan niệm và phương thức giáo dục kĩ năng sống.
I. TRONG LÌNH v ự c GIÁO DỤC CHÍNH QUY'
1. Giáo dục kĩ năng sống ỏ Lào
Khái niệm kĩ năng sống trong các ngữ cảnh cụ thê (liên quan đến giáo dục phòng trán h HIV/AIDS) được đề cập đến bắt đầu từ năm 1997. Nội dung kĩ năng sốhg có liên quan đến giáo dục phòng trán h HIV/AIDS đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục chính quy, không chính quy và các trường sư phạm đào tạo giáo viên.
Từ năm 2001. nội dung kĩ năng sông được mở rộng ra các lĩnh vực khác như: giáo dục dân số, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục sức khoẻ và vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường...
Từ năm 1997 đến 2002: Đầu tiên giáo dục kĩ năng sổhg được thực hiện trong 5 trường THCS th\iộc một tỉnh, sau đã m ở rộng ra 700 tnrờng tiổii họe và trung học thuộc 8 tỉnh.
Những kĩ năng sống cơ bản được giáo dục là:
- Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả/kĩ năng quan hệ liên nhân cách, kĩ năng thương lượng, từ chối.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tư duv phê phán.
- Kĩ năng ra quyết định.
' Tài liệu Hội thào vể giáo dục kĩ năng sông cùa các nưóc trong khu vực, Họp tại Băng Cô’c, Thái Lan tháng 9/2003.
53
- Kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu.
- Sự thiện cảm.
- Kĩ năng đương đầu vối xúc cảm, stress.
- Kĩ năng xác định giá trị.
Những kinh nghiệm và bài học rú t ra từ các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở Lào là cần phải biên soạn và in ấn nhiều tài liệu hưống dẫn giảng dạy và đào tạo giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường để mở rộng việc học tập và giảng dạy kĩ năng sốhg ở nhà trường,
2. Giáo dục kĩ năng sống ở Campuchia
a. Quan niệm về k ĩ năng sống
- Kĩ năng sống là năng lực mà con người cần phải có đê nâng cao các điều kiện sông có hiệu quả d ể phát triển quốc gia.
- Kĩ năng tìm việc làm và kiếm tiền đế nuôi sống bản thân và gia đình là những kĩ năng sống quan trọng đối với th ế hệ trẻ và người lón.
b. Phân loại
- Dạng kĩ năng sông thứ nhất - gồm các kĩ năng chung sau đây: + Các kĩ năng đơn giản trong đời sống gia đình như: bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, dinh dưõng, nấu ăn, giao tiếp tốt trong gia đình và xã hội, chăm sóc con cái, quản lí tài chính gia đình...
+ Các kĩ năng quản lí gia đình và các phương pháp học tập. Đây là những kĩ năng có thể quyết định mục tiêu và xác định phương pháp đạt mục tiêu. Biết cách tìm thông tin như thê nào và lập kê hoạch thực hiện mục tiêu có hiệu quả.
+ Các kĩ năng nâng cao đời sống hàng ngày như: công nghệ cơ bản hiểu vê nông nghiệp và biết chữa xe tải, mô tô, máy bơm nưóc, biết sử dụng thời gian như thê nào cho hỢp lí, có kĩ năng du lịch, lái xe vũng vàng và nắm được luật giao thông...
+ Hiểu về các giá trị đạo đức, tự chủ cao, có ý thức và kĩ năng thực hiện quyền và trách nhiệm công dân tốt.
Con người cần sử dụng quyền của mình và hiểu lịch sử, văn hoá, vãn minh dân tộc, cấu trúc nhà nước, nền dân chủ. quyền có thể đi lại, quyên cá nhân, quyền và trách nhiệm của chính phủ, quyền và trách nhiệm của người dân đối với môi trường và phát triển đất nưốc.
54
- Dạng kĩ năng sống thứ hai - Các kĩ năng tiền nghề nghiệp
Các kĩ năng này giúp mọi người hiểu được nhu cầu thị trường. Đó là những kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng tính toán, công nghệ, thông tin, tri thức vê quyền và trách nhiệm của người chủ và người làm thuê, kĩ năng giải quyết vấn đê, áp dụng vào công việc như thê nào...
- Dạng thứ 3 của kĩ năng sốhg - Các kĩ năng nghề nghiệp;
Người tô't nghiệp có thể thực hiện những công việc như trồng trọt, nuôi gia súc, sửa chữa đồ điện, có thể sử dụng máy tính và nói ngôn ngữ nưỏc ngoài.
e. K ĩ năng sống trong nhà trường chinh quy
Kĩ năng sông trong trường chính quy được đề cập như là những nhân tố chính trong chính sách giáo dục nhằm kết nối giáo dục với nhu cầu thị trường để phát triển kinh tế xã hội. Sự nối kết này sẽ nâng cao tính hiệu quả nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp và tăng cường sự đầu tư của địa phương và quốc tế, đồng thời sẽ tạo ra nhu cầu tự học ỏ người học. N hững học sinh sau khi rời ghế nhà trường trỏ thành những công dân có trách nhiệm trong việc phát triển xã hội.
Nhìn chung, các chương trìn h kĩ năng sống trong các nhà trường chính quy hướng tới:
- Làm cho người học có khả năng áp dụng kiến thức của các môn học khác nhau vào cuộc sốhg hiện thực của họ.
- Làm cho người học sau khi rời ghê nhà trường là người tích cực và có trách nhiệm đối vói xã hội
- Làm cho người học có thể tham gia vào thê giới công việc
- Làm giảm nạn th ấ t nghiệp và nghèo đói có hiệu quả để góp phần phát triển xã hội
Định hướng vể phương pháp thực hiện:
Nhìn chung có 3 cách thực hiện chương trình kĩ năng sống trong các nhà trường chính quy:
+ Các kĩ nàng sống chung được tích hỢp vào các bài học của các môn cơ bản từ lốp 1 đến lớp 12
+ Các kĩ năng tiền nghề nghiệp từ lởp 6 đến lóp 12 được tổ chức dạy và thực hành trong các tiểu ban công nghệ
+ Các kĩ năng nghề đơn giản là gieo trồng, chăn nuôi gia súc, sơ chê nông sản, khâu, sửa chữa các sản phẩm điện tử và các kĩ năng nấu ăn... được lựa chọn dựa trên khả năng của nhà trường.
55
J
3. Giáo dục kĩ năng sống ỏ Malaysia
Giáo dục kĩ năng sốhg ở M alaysia do bộ giáo dục và các cơ quan khác thực hiện. Bộ giáo dục coi kĩ năng sống là môn kĩ năng cùa cuộc sống (living skills). Trong chương trình giáo dục ở M alaysia môn này được dạy như là một môn học ở trường tiểu học từ lớp 4, 5, 6, ở THCS từ lớp 7, 8, 9 và còn đan xen vào các môn học khác. Mục tiêu của môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những kĩ năng thực tê cơ bản để cho họ có thê thực hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinh doanh.
Các kĩ năng của cuộc sống ở trường THCS:
Mục tiêu là tạo ra nhũng cá nhân có thể tự thực hiện, được xoá mù vê công nghệ và kinh tế, là người có những đặc điểm và thái độ như: tự tin, sáng tạo có khả năng tương tác có hiệu quả vối những người khác.
Nội dung của môn học này ở chương trình lóp 7, 8, 9 bao gồm 2 hỢp phần đưỢc gọi là cốt lõi và lựa chọn.
Nội dung cót lỗi - Các kĩ nàng thao tác bằng tay
- Các kĩ nàng thương mại và đấu thầu
- Đời sống gia đình
Lựa chọn - Các kĩ năng thao tác bằng lay (bổ sung)
- Kinh té gia đinh
- Nông nghiệp
4. Giáo dục kĩ năng sống ò Bangladesh
, a. Quan niệm
- Nội dung giáo dục kĩ năng sông phụ thuộc vào từng nhóm dối tưọng. - Nội dung của giáo dục kĩ năng sống luôn thay đổi theo thời gian. - Các kĩ năng sống có thể ỏ các mức độ / cấp độ khác nhau.
b. Những lỉnh vực cơ bản trong giáo dục k ĩ năng sống ỏ Bangladesh * Các kĩ năng xã hội: Là khả năng tâm lí xã hội thực hiện chức năng công dân, bao gồm:
- Các kĩ năng tồn tại như chăm sóc sức khoẻ, giải quyết vấn đề, ra quyết định, kiểm soát cảm xúc.
- Các kĩ năng kinh tế như các kĩ năng quản lí, kĩ năng tiếp thị, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng tính toán, đầu vào cho nguồn lực sản xuất...
56
- Các kĩ năng ngôn ngữ, xoá m ù chữ như: đọc, viết...
* Các kĩ năng phát triển (advanced): Các kĩ năng cho phát triển cá nhân như kĩ năng tư duy phê phán, các kĩ năng tham gia, kĩ năng quan hệ liên nhân cách, kĩ năng thương lượng/thương thuyết.
* Các kĩ năng chuẩn bị cho tương lai: Gồm các kĩ năng như: sử dụng công nghệ thông tin, quản lí strees, giải quyết xung đột.
II. TRONG LĨNH vực GIÁO DỤC KHÔNG CHÍNH QUY'
Tháng 12 năm 2003 tại Bali - Indonesia đã diễn ra hội thảo vê giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy vói sự tham gia của 15 nưác. Qua báo cáo của các nưđc cho thấy: có nhiều điếm chung, nhưng cũng có những nét riêng trong quan niệm về giáo dục kĩ năng sổng của các nưốc. Sau đâv là một số nét về giáo dục kĩ năng sông trong lĩnh vực giáo dục không chính quy tại một số nưóc vùng châu Á - Thái Bình Dương.
1. Những nét riêng
a. Indonesia
* Trong giáo dục không chính quy, kĩ năng sống được quan niệm là những kĩ năng, kiến thức, thái độ giúp người học sống một cách độc lập. kĩ năng sông rộng hơn kĩ năng nghề nghiệp. Người th ấ t nghiệp hay người về hưu, người đang đi làm hay đang đi học cũng cần có kĩ năng sông vì ai cũng có những vấn đề phải đối phó.
* Kĩ năng sống được phân thành 2 nhóm chính là:
- Kĩ năng chung: gồm những kĩ năng cá nhân (trong đó lại chia thành kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tư duy); và kĩ năng xã hội (bao gốm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phôi hợp).
- Kĩ năng sông cụ thế gồm khả năng học th u ậ t và kĩ năng nghề (bao gồm kĩ năng nghề cơ sỏ và kĩ năng nghề nghiệp).
* Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sông: Nhàm giúp người học có: - Kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Động cơ và đạo đức làm việc cao.
' Tài liệu Hội tháo vé giáo dục kĩ năng sông trong lĩnh vực phi chinh quy cùa các nước trong khu vực, Họp tại BaLi, Indonesia tháng 12/2003.
57
- Nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục.
- Người học có cơ hội bình đẳng được giáo dục, học tập,
0 Indonesia, giáo dục kĩ năng sôhg trong giáo dục không chính quy tập trung vào phát triển kĩ năng nghề, kĩ năng sản xuất, kĩ năng kinh doanh để tạo thu nhập. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống sẽ đem lại lợi ích sau: - Nâng cao cơ hội việc làm.
- Giảm hiện tượng đô thị hoá không cần thiết.
- Nguồn nhân lực được nâng cao về chất sẽ thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ địa phương.
- Tạo ra chất lượng giáo dục cho người nghèo và người thiệt thòi.
b. Thái Lan
* Kĩ năng sống được quan niệm là thuộc tính hay năng lực tâm lí - xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả các loại tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thể đáp ứng vói hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc. Nói khái quát hơn, kĩ năng sốhg là khả năng của cá nhân có thể giải quyết những vấn đề trong đời sông hàng ngày để an toàn và hạnh phúc.
* Giáo dục kĩ năng sống ít nhất cũng phải giúp người học đạt được 10 kĩ năng quan trọng sau:
- Ra quyết định một cách đúng đắn
- Giải quyết xung đột
- Sáng tạo
- Phân tích và đánh giá tình hình
- Giao tiếp
- Quan hệ liên nhân cách
- Làm chủ cảm xúc
- Làm chủ được các cú sốc (stress)
- Đồng cảm
- Thực hành.
c. Ân Độ
* Kĩ năng sống được quan niệm là những khả năng giúp tăng cường sự lành m ạnh về tinh thần và năng lực của con người.
* Các loại kĩ năng sống:
- Giải quyết vấn đề
58
- Tư duy phê phán
- Tư duy sáng tạo
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng quan hệ liên nhân cách
- Kĩ năng ra quyết định
- Kĩ năng đàm phán
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng đối phó vối stress và cảm xúc
- Kĩ năng từ chối
- Kĩ năng kiên định, hài hoà.
d. Nepal
* Kĩ năng sống được coi như là một phương thức đế ứng phó hay là những kĩ năng cần thiết đê tồn tại.
* Cách phân loại kĩ năng sống có những điểm riêng, cụ thể gồm: - Kĩ năng tồn tại: Là những kĩ năng cần có giúp hành động thành công để tồn tại
- Kĩ năng chung hay là những năng lực chủ chốt: Những kĩ năng này có thể giúp đê tìm ra và giải quyết những vấn đê của cuộc sống. - Những kĩ năng luân chuyên/ dịch chuyên: Những kĩ năng luân chuyển là sự kết hỢp của kĩ năng tồn tại, một vài kĩ năng chung và kĩ nàng nghề, kĩ năng này vê cơ bản giúp con người nhanh chóng thích ứng với việc phải chuyến sang nghề mới.
e. Philipine
* Kĩ năng sống được quan niệm là những năng lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đòi sông hàng ngày.
* Những kĩ năng sống cần hình thành và phát triển ở con người là: - Kĩ nàng tự nhận thức
- Kĩ năng đồng cảm
- Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả
- Kĩ năng quan hệ liên nhân cách
59
- Kĩ nàng ra quyết định
- Kĩ năng giải quyết vấn đê
- Kĩ năng tư duy sáng tạo
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng ứng phó
- Kĩ năng làm chủ xúc cảm và căng thang
- Kĩ năng kinh doanh.
h. Bhutan
• Kĩ năng sông được quan niệm là bất kì kĩ năng nào góp phần phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc sông hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo khổ để có nhân phẩm và cuộc sống hạnh phúc trong xã hội.
• Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành ở người học những khả năng về: - Tinh thần:
• Những giá trị tinh thần
• Niềm tin và thực hành niêm tin.
• Cầu nguyện và những thực hành tôn giáo.
- Tâm lí - xã hội:
• Truyền thống xã hội
• Ra quyết định
• Giải quyết vấn đề
• Giao tiếp liên nhân cách
• Tham gia
• Lãnh đạo.
- Kinh tế:
• Đào tạo kĩ năng nghê'
• Hệ thống tín dụng nhỏ
• Hựp tác.
- Văn hoá:
• Những hoạt động thúc đẩy văn hoá
• Trao đổi giữa các nền văn hoá
60
* Văn hoá địa phương
* Tính đồng n h ất và tính riêng biệt về văn hoá.
Từ những điều nêu trên có thể thấv quan niệm về kĩ năng sống của một sô’ nước có những điểm chung do cùng dựa vào quan niệm của Tô chức Y tê thê giới hoặc của UNESCO và UNICEF, nhưng cũng phản ánh những nét riêng do hoàn cảnh cụ thê của mỗi quốc gia,
2. Những nét chung
a, Mục tiêu của giáo dục k ĩ nàng sổng trong giáo dục không chinh quy của các nườc vùng châu Á -Thái Bình Dương
Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy của các nUóc vùng châu Á - Thái Bình Dương là: nhàm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thòi tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống.
b. Thiết kế chương trình giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chinh quy Chương trình, tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục không chính quy đa dạng về hình thức, cụ thể là:
* Lồng ghép vào chương trình dạy chữ, học vấn, vào tấ t cả các môn học và các chương trình ở các mức độ khác nhau.
Ví dụ: Có nưóc lồng ghép dạy kĩ năng sống vào các chương trìn h dạv chữ cơ bản nhằm xoá mù chữ. bên cạnh dạy chữ h àn h dụng có kết hỢp dạy kĩ năng làm nông nghiệp, kĩ năng bảo tồn môi trường, sức khoẻ, HIV/AIDS.
* Dạy các chuyên đề cần thiết cho người học.
Ví dụ: Tạo thu nhập; môi trường, kĩ năng nghề; kì năng kinh doanh... * Hội thảo Ball đã thống nhất yèu cầu khi thiết kê chương trình giáo dục kĩ năng sông phải đảm bảo 3 thành tố chính của kĩ năng sống là; - Kĩ năng cơ bản: Đọc, viết, ghi chép, báo cáo.
- Kĩ năng chung' Tư duy phê phán, tư duv sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề...
- Kĩ năng cụ thể: Tạo thu nhập, tạo bình đẳng giới, bảo vệ sức khoẻ... 61
TÓM LẠI
Mặc dù cùng xuất phát từ quan niệm chung về kĩ nàng sống của tô chức y tê th ế giói hoặc của UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kĩ năng sống ở các nước không giống nhau và nội hàm của kĩ năng sông được mở rộng hơn nhiều nội hàm chi gồm những khả năng năng tâm lí, xã hội.
Có sự khác nhau về nội dung giáo dục kĩ năng sống cả trong lĩnh vực giáo dục chính quy và không chính quy ở trong một quổc gia. Trong giáo dục phi chính quy những kĩ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói được coi là những kĩ nàng sống cơ sở và chú trọng đến kĩ năng kiếm sống. Trong ý thức toàn cầu khái niệm kĩ nàng sống bao hàm cả kĩ năng nghê nghiệp (Cronin & Patton, 1993).
Những quan niệm, nội dung giáo dục kĩ năng sống được triển khai vừa thê hiện nét chung và cả tính đặc thù, những nét riêng của từng quốc gia. Nhìn chung các quốc gia cũng mới bước đầu triển khai giáo dục kĩ năng sống nên chưa th ậ t toàn diện và sâu sắc, vì chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thông tiêu chí đánh giá chất lượng kĩ năng sống.
CÂU HỎI THÀO LUẬN
1) Anh/chị hiểu thêm được điều gì về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống qua tìm hiểu tình hình giáo dục kĩ năng sống của một số nước trong khu vực?
2) Anh/chị thấy có sự khác biệt nào vê giáo dục kĩ năng sống trong lĩnh vực chính quy và phi chính quy ở các nước trong khu vực?
62
Chương 4
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÔNG ở VIỆT NAM^
Chương này sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan vê quá trình nhận thức về kĩ năng sống ở Việt Nam và thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong các bậc học qua đổi mới giáo dục và qua các chương trình, dự án hàm chứa kĩ năng sống do các tổ chức trong và ngoài nước tiến hành. Qua đó có thể nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống còn hạn chê và cần phải quán triệt tiếp cận kĩ năng sống trong quá trình đào tạo.
I. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG ở VIỆT NAM 1. Lịch sử xuất hiện và áp dụng thuật ngữ "kĩ năng sống” ở Việt Nam * Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối
nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của thiên tai... đã đưỢc phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ. Còn trong hệ thống giáo dục thì quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử vói đời đã được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết đê chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập cuộc sông xã hội. Tuy nhiên, những nội dung đó chưa được gọi tên là giáo dục kĩ năng sống vì xã hội lúc đó chưa chứa đựng những vấn đề m ang tính thách thức, nguy cơ và rủi ro như trong xã hội hiện nay.
* T huật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương tr in h c ủ a U N IC E F (1990) "G iáo dục kĩ n ă n g sô n g đô b ảo vộ eức kh o ỏ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường". Quan niệm về kĩ năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những kĩ năng sống cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định
giá trị, kĩ năng ra quyết dinh, kĩ năng kiên dinh, kĩ năng đặt mục tiêu... nhằm vào các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia ú c tập huấn. Tham gia chương trình này đầu tiên gồm có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ.
Sang giai đoạn 2, chương trình được m ang tên: "Giáo dục sống khoẻ mạnh và kĩ năng sống". Ngoài ngành Giáo dục, đôi tác tham gia còn có 2 tô chức xã
' Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kĩ nănị’ sổng ủ Việt Nam, Life Skills Mapping in Việt Nam, Nhà in Thống nhất 2006.
63
hội chính trị là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đại diện của các tô chức này cũng được tập huấn về kì năng sống vói nội dung như trên. Trên cơ sở đó, quan niệm vê kĩ năng sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được vận dụng đa dạng hơn.
Ví dụ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đưa ra quan niệm Ki năng sông là các kĩ năng thiết thực mà con người cần đến đê có cuộc sông an toàn khỏe mạnh vá hiệu quả. Theo họ có những kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng ra quyết định; kĩ năng từ chối; kĩ năng thương thuyết, đàm phán; kĩ năng lắng nghe; kĩ năng trình bày; kĩ năng nhận biết... ơ đây kĩ năng giao tiếp đă được phân nhỏ thành những kĩ năng cụ thể cho dễ hiểu đối vối chị em phụ nữ. Phụ nữ cần phải vận dụng những kĩ năng sốhg trên để chốhg bạo lực trong gia đình, để xoá đói giảm nghèo...
Có người chỉ hiểu một cách hạn chê rằng những kĩ năng sống đó cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Nghĩa là, kĩ nàng sống chỉ dành cho một sô’ nhóm đô’i tượng có nguy cơ cao để đương đầu vói những thách thức của xã hội, chứ không phải là cần cho mọi người. Nhưng cũng có quan niệm sâu sắc hơn cho rằng với những kĩ năng đó con người có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề xă hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống khác nhau của từng loại đôi tượng. Còn có cách hiểu khác cho rằng trong sô’ những kĩ năng sông cốt lõi đó thì có những kĩ năng cần thiết hơn cho các đô’i tưỢng sông trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau, chảng hạn như đại diện của Đoàn Thanh niên cho rằng kĩ nàng kiên định đối với thanh niên thành phô’ thì cần ở mức độ cao hơn so vói thanh niên ở vùng nông thôn.
Một sô’ tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng triển khai những chương trình, dự án nhằm can thiệp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vói những đối tượng có nguy cơ cao và trong đó cũng đã sử dụng cách tiếp cận kĩ năng sống với quan niệm về kl nâng sống là nhứng kĩ năng côt lõi trên.
Khái niệm kĩ năng sổng thực sự được h iêu với nôi h à m đầy đủ và đa d a n g sau hội thảo "Chất lượng giáo dục và kĩ năng sốhg" do UNESCO tài trỢ được tổ chức từ 23 - 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội (những khái niệm đó đã được giói thiệu trong chương I). Từ đó, những người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kĩ năng sông và trách nhiệm phải giáo dục kĩ năng sông cho người học.
II. Cơ SỞ PHÁP LÍ CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG ở VIỆT NAM Đê thấy rõ thực tiễn giáo dục kĩ năng sống cần tìm hiếu những cơ S(í pháp lí của giáo dục kĩ năng sống cho người học ớ Việt Nam. Những cơ sở đó là:
64
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết về đổi mới giáo dục Chiên lược p h át triển kinh tê - xã hội ở Việt nam giai đoạn 2001- 2010 đã đặt ra mục đích "Cần có những thay đổi triệt đề trong giáo dục". Mục đích này có ý nghĩa như một tầm nhìn được áp dụng cho tấ t cả các cấp từ tru n g ương đến địa phương
Trên cơ sở đó nhiệm vụ đổi mới giáo dục liên tục được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng và của quốc hội:
+ Đổi mới m ạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiêu, rèn luyện th àn h nếp tư duy sáng tạo của người học... [Nghị quyết Hội nghị Trung ương S]
+ Nghị quyết sô 40/2000/QH10 về dổi mới chương trình giáo dục p h ổ thông đã khắng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thê hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hỢp vối thực tiễn và truyền thốhg Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phô thông ở các nước phát triển trong khu vực và thê giói.
+ Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đề ra nhiệm vụ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mói nội dung, phương pháp dạy học..."
T rên cơ sỏ đó, đê án đổi mới chương trìn h giáo dục phô thông đã đưa ra nhữ ng định hưổng sau có liên quan đến giáo dục kĩ năng sông cho HS phổ thông:
- Đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, đảm bảo sự p h át triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ, các kĩ năng cơ bản, chú ý định hưóng nghề nghiệp, hình th à n h v à p h n t triố n cơ sở b a n ctầu c ủ a hộ th ô n g cá c p h ấ m châ’t, n ă n g lự c cầ n thiết cho lớp người lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nưóc và hội nhập quôc tế, thê hiện qua mục tiêu đào tạo của từng cấp, bậc học, qua các môn học và các hoạt động.
- Nội dung chương trình phổ thông phải cơ bản, tinh giản, th iết thực và cập n h ật... tăng cường thực hành vận dụng, gắn với thực tiễn Việt N am ... Đặc biệt coi trọng phương pháp dạy học, giúp HS biết cách tự học và hỢp tác trong học tập: tích cực, chủ động, sáng tạo trong ph át hiện và giải quyết vấn đề đế tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp HS tự đánh giá năng lực bản thân. Đảm bảo sự hài hoà giữa dạy người, dạy chữ. hưóng nghiệp và dạy nghề. Do đó chương trình mới tập tru n g thể hiện tinh th ầ n đổi mói phương pháp dạy và
65
phương pháp học nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, năng lực tự học của HS‘.
Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, Quyết định 161 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách phát triển giáo dục mầm non có quy định Điều 3 về xây dựng và đổi mổi chương trình mầm non. Chương trình này đã được xây dựng và thực nghiệm, dự kiến sẽ được triển khai trong năm học 2009 - 2010.
2. Kế hoạch hành dộng quốc gia giáo dục cho mọi người 2003 - 2015 Nhóm mục tiêu 1: Giáo dục mầm non
Chương trinh hành động 1.5: Cải tiến chất lượng chương trình giảng dạy và các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non.
Nhóm mục tiêu 2: Giáo dục tiểu học
Mục tiêu 1: Tạo điểu kiện tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng và ở mức độ phù hỢp với điều kiện kinh tế cho tấ t cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu sô', trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái.
Chương trinh hành dộng 2.5: Thực hiện cải cách chương trình giảng dạy mói hiện nay.
Chương trinh hành động 2.9: Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật chương trình tiểu học (2008 - 2015).
Nhóm mục tiêu 3: Giáo dục THCS
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng giáo dục THCS và sự phù hỢp của kết quả học tập.
Chương trinh hành động 3.5: Thực hiện cải cách chương trình mới hiện nay (2002 -2006).
Chương trinh hành dộng 3.9: Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật chương trình THCS (2007 - 2015)
Nhóm mục tiêu 4; Giáo dục thường xuyên
Mục tiêu 2: Đảm bảo rằng tấ t cả người lón, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm thiệt thòi, đều đưỢc tiếp cận miễn phí vói các chương trình xoá mù chữ và sau xoá mù chữ có chất lượng, các chương trình đào tạo có chất lượng và ở mức độ phù hỢp với điều kiện kinh tê về kĩ năng sống cũng như các cơ hội học tập suốt đòi.
' Đề án đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự thảo). 1999. 66
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng, sự phù hỌp và kết quả của tấ t cả các chương trình giáo dục thường xuyên (các chương trình bô túc tiêu học và THCS, các chương trình xoá mù chữ, sau xoá niù chữ và kĩ năng sống) cho than h thiếu niên và người lớn (cho đến 40 tuổi).
(Nguần UNESCO/BỘ GD - Đ T 2003)
3. Các bộ luật
a. Luật Giáo dục nàm 2005
Điểu 28 vê yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phô thông đã nêu: “P h át huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duv sáng tạo của người học... bồi dưõng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”.
Điều 33 về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp đã yêu cầu “...Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm ...”. Điều 34 về yêu cầu vê' nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp đã nhấn m ạnh “phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp...”. Điều 44 về giáo dục thường xuyên có đê cập: giúp người học cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi vói đời sốhg xã hội. b. Luật Bảo vệ, Chàm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004
Điều 21 vê “Bổn phận của trẻ em” có quy định những bổn phận phản ánh kĩ năng thiện cảm của trẻ em đối vói người thân trong gia đình, vói bạn bè, với những người có hoàn cảnh đặc biệt, phản ánh thái độ trách nhiệm đốì với sức khỏe của bản thân, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường...
Điều 22 về “N hững việc trẻ em không được làm” đã quy định những điều phản ánh kĩ năne phònET tránh rủi ro nhií vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy có hại cho sự phát triển lành m ạnh... Đồng thời, trong Điều 32 quy định “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hỢp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng...”
Điểu 33 về “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” quy định “tạo cơ hội th u ận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phận và p h át triển toàn diện vê th ể châ’t. trí tuệ, tin h th ần và đạo đức “Giữa kĩ năng sống và việc thực hiện quyền trẻ em có mối quan hệ ch ặt chẽ: nhữ ng trẻ có kĩ năng sông sẽ biết tự bảo vệ quyên trẻ em của m ình tô’t hơn”.
67
Điều 41 về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” đã nêu “Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt... phát hiện, ngăn chặn, xử lí kịp thòi các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”.
4. Các chỉ thị phản ánh yêu cẩu giáo dục kĩ năng sống về một sô' vãn đcụ thể
- Quyết định 1363/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Chỉ thị 10/GD & ĐT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về tăng cường công tác phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ thị 24/CT - giáo dục - đào tạo ngày 11/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng chống tệ nạn ma túy ở các trường học.
Tóm lạ i
Những điều nêu trên mới chỉ phản ánh những cơ sở chính trị, pháp lí, vàn hóa - xã hội và khoa học cho việc tiếp cận kĩ năng sống trong giáo dục. Có thể nói vấn đê giáo dục kĩ năng sống cho người học chưa được thể chê hóa trong chính sách giáo dục ỏ Việt Nam. Ngay cả những chỉ thị ở mục 4 phản ánh nội dung giáo dục kĩ năng sống, nhưng nội dung của các chỉ thị đó cũng không đê cập đến kĩ năng sông. Duy nhất trong mục tiêu và chương trình hành động giáo dục cho mọi người ở lĩnh vực giáo dục thường xuyên yêu cầu giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến. Qua đó có thể thấy định hướng giáo dục kĩ năng sống cho người học trong giáo dục thường xuyên rõ hơn so vối trong lĩnh vự c g iá o d ụ c c h ín h quy. Đ â y cũ n g là m ột n g u y ên n h â n h ạ n ch ê sư p h á t triên
giáo dục kĩ năng sốhg ỏ Việt Nam.
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG ở MẨM n o n
1. Nội dung kĩ nắng sống thể hiện trong Chương trình hiện hành (cải cácnắm 1994)
Chương trìn h này đã chú ý đến giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử như: chào hỏi, cám ơn, xin lỗi... phát triển tình cảm xã hội biết cảm thông vói người khác... thông qua giải quyết tình huống đặt ra hàng ngày, qua truyện kể, và qua trò chơi sắm vai theo các chủ đê' như:
- Mẹ - con, gia đình
68
- Bán hàng, cửa hàng
- Bác sĩ, bệnh viện
- Các chú bộ đội, doanh trại quân đội
- Chú hải quân, hạm đội (đối với vùng biển).
Các chủ đê này mang tính đồng tâm từ lớp mẫu giáo nhỏ đến lớp lớn, nhưng mức độ mở rộng và tính phức tạp tăng dần. Tuy nhiên những vấn đê' này chưa đưỢc đặt ra thành yêu cầu và thể hiện ròi rạc, lẻ tẻ trong chương trình.
Trước yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non theo tinh thần của quyết định 161, chương trình đổi mói đã được dự thảo vối định hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sông cho các em
2. Chương trinh khung chăm sóc và giáo dục mầm non đổi mới * Nội dung kĩ năng sông th ể hiện trong Chương trinh khung chăm sóc và giáo dục m ầm non đôi mới
- P h át triển thể chất (trong đó chú ý đến rèn luyện kĩ năng vận động thô và vận động tinh).
- N hận thức (cung cấp tri thức và kĩ năng cần thiết).
- P h át triển ngôn ngữ, trong đó có chú ý đến kĩ năng giao tiếp. - Tình cảm và ứng xử xã hội bao gồm: ý thức về bản thân, nhũng việc đưỢc làm và không được làm, cách cư xử đối với bạn bè và người th ân (cảm nhận đưỢc trạng thái cảm xúc của người khác, đồng cảm, đáp lại, giúp đõ...). - N ghệ th u ậ t và thẩm mĩ nhằm p h á t huy tín h sán g tạo của trẻ thô n g qua b ắ t chưỏc theo cách riên g của từ ng em trong h o ạ t động nghệ th u ậ t tạo h ình.
* Trong tất cả những lĩnh vực nội dung trên đều chứa đựng nội dung kĩ năng sống ngay từ lứa tuổi nhà trẻ'
- Yêu cầu cụ thể vê rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uốhg, vệ sinh cá nhân của trẻ đã thể hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống như: Không n h ặt thức ăn rơi vãi đưa lên miệng; biết gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh (đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng); biết mời cô, mời bạn khi ăn; tự đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi giầy dép đúng chân; không vứt rác ra lớp; bước đầu biết lau m ặt, m ũi đánh răng, rửa tay trưóc khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn... (đối vói trẻ 3 tuổi).
- Yêu cầu cụ thế về giữ gìn sức khoẻ và an toàn: Biết trá n h một sô vật dụng gây nguy hiểm đến tính mạng (đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng); biết khi
' Chương trình đối mổi chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo (dự thảo). 69
đi nắng, đi mưa phải đội mũ; có thói quen đi giày, dép; không bỏ vật lạ vào mồm, vào mũi; biết tránh nơi gây nguy hiểm đến tính mạng; không theo người lạ... (đối vói trẻ 3 tuổi).
- Đặc biệt trong nội dung phát triển tình cảm xã hội kĩ năng sống thể hiện rõ rệt hơn: Bắt đầu chú ý và thể hiện sự quan tâm đến những trẻ khác; không tran h dành đồ chơi của bạn; nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc một cách phù hỢp; Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; biết chờ đợi đến lượt; mạnh dạn, hồn nhiên trong giao tiếp; sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lốn, thân thiện khi nói chuyện với bạn; Biểu đạt hiểu biết, tình cảm, nhu cầu của bản thân; nhận biết một số hành động tốt/xấu... (đôi với trẻ lứa tuổi cuối nhà trẻ).
* Nội dung kĩ năng sống th ể hiện qua mục tiêu cụ thê dối với trẻ cuối tuổi mẫu giáo’
- Phát triển th ể lực: Có một sô’ kĩ năng sống và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức khoẻ, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uô’ng,vệ sinh môi trường sinh hoạt. Biết cách phòng tránh một sô' bệnh thông thường; Có nề nếp, thói quen tự phục vụ, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Nhận biết những nơi không an toàn, nguy hiểm, và cách phòng tránh...
- Phát triển nhận thức: Có một sô’ hiểu biết vê môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi; Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, phân tích đê tìm mối quan hệ nhân quả đơn giản. Suy nghĩ có phê phán vê các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh.
- Phát triển ngôn ngữ: Nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp. Có khả nàng dùng lời nói để diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình. Đặc biệt đối với trẻ em dân tộc có thể sử dụng tiếng phô thông trong giao tiếp ở trường mầm non: Có một sô' kĩ năng chuẩn bj hưdc vào Idp 1.
- Phát triển tình cảm, ứng xử và quan hệ xã hội: M ạnh dạn, tự tin. lễ phép trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn vối bản thân, với mọi người xung quanh; Biết chấp nhận sự khác nhau của bản thân, bạn bè và những người xung quanh; Bưóc đầu có ý thức trách nhiệm và kiên trì thực hiện công việc đưỢc giao đến cùng: Bước đầu biết tôn trọng, hoà nhập, chia sẻ, cộng tác với bạn bè trong nhóm lóp và những người gần gũi; Thực hiện được các quy tắc đơn giản, nếp sống văn minh trong gia đình, trường lớp và nơi công cộng:
' Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chương trình giáo dục mầm non, Chưitng trinh dổi mới chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi nhá trẻ vá mẫu giáo (dự thào), Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, 2004.
70
Yêu quý. quan tâm , giúp đỡ những người thân trong gia đình, bạn bè và cô giáo ở lớp; Yêu quý vật nuôi, cây trồng và bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường... Rèn luyện một số phẩm chất, kĩ năng sống phù hỢp; Biết cách xử lí tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hđp, đúng lúc; Tự lập trong các tình huông quen thuộc. Có một sô' kĩ năng tự phục vụ, hỢp tác, có trách nhiệm ...
Các nội dung giáo dục trong 5 lĩnh vực giáo dục của chương trìn h được sắp xếp theo hệ thống chủ đề gồm: Bản thân; Gia đình; Trường, lớp mầm non; Trường tiểu học; Nghê nghiệp; Giao thông; Bác Hồ - Quê hương - Đ ất nước; T ết và các ngày lễ hội; T hế giới thực vật; T hế giới động vật; Các hiện tượng tự nhiên; Dinh dưỡng - sức khoẻ. Hệ thống chủ đề gần gũi vối cuộc sống của trẻ và được mỏ rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trường mầm non, với cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh.
* Phù hỢp với mục tiêu 6 trong chương trình hành động Dakar, chương trình đổi mới giáo dục mầm non ở Việt Nam đã tính đến kĩ năng sống như là yếu tố hỢp thành của chất lượng giáo dục. Cho nên những tác giả xây dựng chương trình đã đề xuất được các tiêu chí đánh giá kĩ năng sống ở bậc học này. Các tiêu chí này được phản ánh trong "Kết quả và dấu hiệu đánh giá bậc Mầm non"
Kêt luận
Có thể do đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen dần vối xã hội và thê giới tự nhiên, cho nên nội dung giáo dục kĩ năng sông trong chương trình giáo dục ở bậc Mầm non khá phong phú và toàn diện để giúp các em thích ứng với cuộc sông. Giáo dục kĩ năng sống ở bậc Mầm non được tiến hành thông qua những nội dung hàm chứa kĩ năng sống - đây là đặc trưng riêng của bậc học này so vói bậc phố thông. Còn ở bậc phổ thông con đường giáo dục kĩ năng sổhg được thực hiện chủ yếu thông qua tiếp cận kĩ năng sống đôi với quá trình dạy học.
IV. GIÁO DỤC Kỉ NĂNG SỐNG TRONG GIÁO DỤC PH ổ THÒNG a. Tiếp cận kĩ năng sống trong các cấp học
* Tiếp cận kĩ năng sống ở tiếu học
- Thê hiện qua những nét mới của chương trìn h tiểu học:
• Tập trung thực hiện giáo dục các kĩ năng cơ bản:
• Tập trung vào các kĩ năng cơ bản: đọc. viết, tín h toán, nói, nghe. 71
• Coi trọng đúng mức các kĩ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những đổi mói diễn ra hằng ngày trong xã hội hiện đại như: giao tiếp, thương lượng, lãnh đạo, hỢp tác, thích nghi vói sự đưa dạng vê văn hoá.
• Hình thành các kĩ năng tư duy như sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trí tưởng tượng...
- Tập trung đôi mới phương pháp giáo dục: Thực hiện dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học (tự phát hiện và tự giải quyết các tình huống có vấn đề để chiếm lĩnh nội dung mới theo sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên... Khuyên khích HS trao đổi ý kiến, tìm các phương án khác nhau đế giải quyết vấn đề của bài học. Ban soạn thảo chương trình tiểu học đã đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, coi sách giáo khoa là phương tiện đê HS hoạt động học tập. Tăng cường các thiết bị học tập để góp phần giúp HS gắn vổi thực hành: Tăng thời lượng luyện tập, thực hành ỏ các môn từ 50% đến 70% tổng thời lượng dạy học'
Sau một thời gian thực nghiệm các đoàn giám sát, khảo sát về chương trình tiểu học đã có nhũng kết luận chung là:
Chương trình và sách giáo khoa đổi mới được cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên hoan nghênh vì định hướng thực hành rõ ràng, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS, phát triển trí lực của HS trên cơ sở đổi mới vê cơ bản phương pháp dạy học. Nói chung HS nắm được kiến thức tốt hơn và được thực hành, vận dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, trong báo cáo thực trạng dạy và học qua 3 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới của Vụ Tiểu học tháng 11/ 2005 có nhận xét "Học sinh miền núi, học sinh vùng xa xôi hẻo lánh và học sinh dân tộc thiêu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình mói với một bộ sách giáo khoa dùng chung trên phạm vi toàn quốc".
• Tích hỢp giáo dục kĩ năng sống qua một sô môn học có tiềm nàng M ôn Đ ạo đứ c
Với đặc thù của mình, nội dung môn đạo đức ở tiếu học đã chứa đựng nhiều tri thức liên quan đến kĩ năng sống. Thêm vào đó khi biên soạn tài liệu học tập tác giả đã vận dụng phương pháp tiếp cận kĩ năng sống. Hầu như tất cả các bài đạo đức ở Tiểu học đều có tác dụng giáo dục kĩ nàng sống thông qua nội dung của chính môn học hoặc qua các phương pháp (động não, dóng vai,
thảo luận nhóm, trò chơi, đề án, nghiên cứu các trường hợp điển hình...) dẫn
' Đỗ Đinh Hoan, Một sỏ vấn đề cơ hán của chương trinh tiểu học mới. NXB Giáo dục 2002. 72
dắt HS nắm được các chuẩn mực và hành vi đạo đức. vỏ bài tập đạo đức có các dạng bài tập chính sau: Quan sát tran h và kể chuyện theo tranh; N hận xét vè hành vi của các nhân vật trong tranh; xử lí tình huông; Đóng vai; Chơi trò chơi; Liên hệ, tự liên hệ; Múa hát, đọc thơ, kê chuyện, diễn kịch, tô màu tranh, vẽ tran h ... vê chủ đề bài học.
Những kĩ năng sống cụ thê được giáo dục qua môn Đạo đức là: - Ki năng giao tiếp:
+ Các em học được quy tắc giao tiếp chung như: chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đê nghị, bày tỏ sự cảm thông chia sẻ với người khác, khi đến nhà người khác, tiếp khách đến nhà...
+ Giao tiếp trong các tình huông đặc biệt (qua điện thoại, khi gặp đám tang,...)
+ Giao tiêp vói một sô' đối tượng gần gũi, quen thuộc vói HS tiểu học như thày, cô giáo, bạn bè, người thân trong gia đình, bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nưỏc ngoài...
- K ĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá vê bản thân, nhận ra bản sắc của mình (ví dụ bài đầu của lớp 1), biết được m ặt m ạnh của m ình để phát huy, m ặt yếu đế khắc phục (lớp 5).
- K ĩ năng ra quyết định: được hình th àn h th ô n g qua việc GV đưa ra các tìn h huông đạo đức để mở, yêu cầu HS phán đoán các cách giải quyết, đ ánh giá kết quả cỉia các cách giải quyết, so sán h các k ết quả và quyết định lựa chọn phương án tôi ưu. Việc GV chốt lại phương thức đi đến quyết đ ịnh cuô’i cùng chính là đã đưa ra thông điệp về quy trìn h các bưóc ra quyết định.
- K i năng kiên định', được hình thành khi HS được đ ặt vào tình huông cần kiôn đ ịn h hảo vộ chc ý k iê n m.ò ráo pm rh o là fti'ing, h a y k iê n d)n h thifc h iệ n các hành động mà các em cho là tốt, hoặc kiên định từ chối không tham gia vào các hành vi, việc làm m ang tính tiêu cực,
- Kl năng dặt mục tiêu: HS được rèn luyện kĩ năng đ ặt mục tiêu thông qua bài tập xây dựng kê hoạch hành động cho nhóm hoặc cá nhân khi được giao nhiệm vụ (thường ở lổp 4 và 5) như:
+ Lập kê hoạch giúp đỡ các bạn HS nghèo trong lớp, trong trường. + Lập kê hoạch đền ơn. đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
+ Điều tra tình hình sử dụng nước sạch ỏ gia đình hay trong cộng đồng và lập kê hoạch bảo vệ nguồn nước.
73
Khi xây dựng k ế hoạch các em phải xác định mục tiêu cần đạt được, phân tích những th u ậ n lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải, những biện pháp cần thực hiện, ai có thể hỗ trỢ, giúp đở, các mốc thòi gian thực hiện, hoàn th àn h ...
Môn Tự nhiên - Xã hội (lớpl - 3) và môn khoa học (lốp 4 - 5 ) Sau môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1 - 3) và môn Khoa học (ở lớp 4 - 5) có chú trọng nhiều đến giáo dục kĩ năng sống. Môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học là môn học được tích hỢp vói môn sức khoẻ trong chương trình tiểu học cũ. Môn Giáo dục sức khoẻ trước đây đã được tích hỢp giáo dục kĩ năng sống do dự án của UNICEF hỗ trỢ về kinh phí và kĩ thuật, nên đã tạo điều kiện thu ận lợi cho người làm chương trình những môn này kê thừa cách tiếp cận giáo dục kĩ năng sống vào các bài học.
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở lóp 1 - 3 bao gồm các chủ đề: Con người và sức khoẻ; Xã hội; Tự nhiên. Kĩ năng sốhg được giáo dục chủ yếu qua chủ đê "Con người và sức khoẻ" vđi các bài cụ thể như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chữa bệnh, dinh dưỡng, an toàn ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng. Ngoài ra, kĩ năng sống còn được giáo dục qua các bài về gia đình, nhà trường và cộng đồng...giúp các em biết được vỊ trí của mình trong các mối quan hệ xã hội và biết cách xử lí các mối quan hệ (từ góc độ xã hội học).
Chương trìn h môn khoa học ỏ lớp 4 - 5 bao gồm các chủ đề: con người và sức khoẻ; vật ch ất - năng lượng; thực vật - động vật. Kĩ năng sông được giáo dục chủ yếu qua chủ đề "con người - sức khoẻ" vói các bài cụ thể như: chông strees, chống bị xâm hại... Phương pháp dạy các bài trong môn học cũng thường đặt HS vào xử lí các tình huống, các bài tập gắn vói cuộc sống của HS.
Bên cạnh dó, chủ trư ơ n g đưn trỏ khuyôt tột tron g giáo dục hòa nhập đã là thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em. Trong quá trình học, chương trình học tập được điều chỉnh, bổ sung cho phù hỢp với khả năng của từng trẻ, không quá chú trọng đến kiến thức mà là những kĩ năng sống để trẻ khuyết tậ t hòa nhập với cộng đồng.
b. Tiếp cận k ĩ nàng sống ỏ trung học cơ sỏ
* Thề hiện qua đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp: - Đổi mới về mục tiêu:
• Hình thành các năng lực cơ bản: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suôt đời.
74
• Đào tạo vối định hưóng: Học đê biết, học đê làm. học đê làm người, học đê sống...
- Đối mới vê nội dung: Bảo đảm tính vừa sức. tính thiết thực, giảm lí thuyết kinh viện nặng nể, không phù hợp vói lứa tuổi 1 1 -1 4 , tăng tính thực hành, hành dụng, gắn với đời sống thực tế...
- Đổi mói về phương pháp, phương tiện:
• Chuyển từ phương pháp đào tạo lấy thầy và kiến thức làm trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy trò và năng lực cần đào tạo (năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học, năng lực thích nghi) làm trung tâm.
• Coi trọng tô chức các hoạt động thực hành, luyện lập trong và ngoài lớp. • Tích hơp giáo dục kĩ năng sông qua một số môn có tiềm năng: - Công nghệ là môn học có nhiều tiềm năng để giú)) HS "Học đế làm". Nội
dung giáo dục kĩ th u ật và hưống nghiệp trước đây chưa chú ý đến tính thiết dụng và còn nặng về lí luận. Trong chương trình THCS đổi mới để giúp phát triển tư duy kĩ th u ật và tư duy công nghệ cho HS, môn kĩ th u ật và kĩ th u ật ứng dụng trưốc đây được đổi tên là môn công nghệ. Chương trình được biên soạn theo định hướng quán triệt nguyên tắc cơ bàn, phổ thông, kĩ th u ật tổng hỢp. mang tính thiết thực gán sát với yêu cầu học tập, sinh hoạt và lao động của HS ở lứa tuổi 11 đến 15, vối những nội dung cụ thê như sau:
• Lớp 6: Kinh tê gia đình gồm 4 chương (70 tiêt); May mặc trong gia đình; Trang trí nhà ở; Nấu ăn trong gia đình; Thu chi trong gia đình. Kinh tê gia đình ngoài những kĩ th u ật cụ thể để tạo sản phấm đơn giản theo quy trình còn chú ý đến những kiến thức, kĩ năng dễ vận dụng vào cuộc sống, đồng thời quan tâm đến hiệu quả kinh tế về các lĩnh vực; ãn - mặc - ở - thu chi trong gia đình.
• Lớp 7: Nông - Lâm - Ngư nghiệp (70 tiết): Tuv số tiéít giảm hơn trước 30 tiết nhưng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản vẫn được giữ nguyên, đồng thời còn bo sung thêm những kiến thức cần thiết nhất là vể thực hành, Chương trình và SGK công nghệ 7 đã tăng số bài thực hành lên 15 bài. Nội dung các bài thực hành cũng được thay đôi, bô sung cho phù hỢp với thực tê và điều kiện thực hiện,
• Lớp 8: Công nghiệp.
• Lớp 9 gồm kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp soạn theo các môđun và đê các trường tự chọn cho phù hỢp điều kiện thực tiễn. .Vlỗi lớp học 70 tiết trong một năm học.
75
- Bên cạnh môn Công nghệ, Giáo dục công dân cũng là môn học có nhiều tiềm năng đểểiáo dục kĩ năng sông thông qua nội dung của mình. Các tác giả sách giáo khoa đã thiết kế bài học theo hướng tiếp cận kĩ năng sống và đưa ra những bài tập thực hành để rèn luyện kĩ năng sông cho người học.
* Những đổi mói nêu trên theo hướng tăng cường năng lực người học đã được phản ánh qua đánh giá kêíí quả của đổi mới chương trinh, sách giáo khoa lớp 6 sau 1 năm triển khai đại trà:
- Giáo viên dạy chương trình thí điểm ở các trường đều có nhận xét: ở các mức độ khác nhau, chương trình và sách giáo khoa của các môn học vê cơ bản đã thể hiện đưỢc những yêu cầu về lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ sở giàu tính ứng dụng, đặc biệt ứng dụng vào thực tế, giảm những nội dung lí thuyết ỏ mức độ cần thiết để tăng nội dung mang tính thực hành.
- Thời lượng dành cho thực hành tăng lên rõ rệt. Môn Toán, Ngoại ngữ, Thể dục, Mĩ thuật, Công nghệ, Ngữ văn chiếm tới 50 đến 60%, các môn học khác từ 10 đến 40%, đặc biệt có những môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân trước đây hầu như không có phần thực hành nay cũng đã đưa nội dung này vào sách giáo khoa.
- Mặc dù ỏ các mức độ khác nhau, song sách giáo khoa lớp 6 của tấ t cả các môn học đã m ạnh dạn đôi mói cấu trúc của bài học nhằm tạo điều kiện đổi mói phương pháp dạy học. sách giáo khoa các môn học như: Toán, Vật lí, Sinh hoạ, Ngữ văn, Giáo dục công dân được cấu trúc bài theo logic; thu thập thông tin, xử lí thông tin, vận dụng, ghi nhó... đã được nhà trường đánh giá cao. Vởi cấu trúc đó HS học năng động hơn, biết phát biểu ý kiến của mình và bưóc đầu biết sử dụng các thiết bị dạy học.
- Nhiều môn học đả quan tâm xử lí mối quan hệ giữa kiến thức mang tính toàn quốc và địa phương. Đây cũng là một yêu cầu của xây dựng chương trình và sách giáo khoa.
c. Tiếp cận k ĩ năng sống ỏ trung học phổ thông
Việt Nam đang triển khai dổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông (bắt đầu thí điểm từ năm học 2003 - 2004).
* Thể hiện qua đôi mới vê mục tiêu, phương pháp:
Các yêu cầu cụ the đối vói đổi mđi chương trình giáo dục phô thông có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho HS:
76
- Mục tiêu và nội dung chương trình phải hướng tới việc hình thành và củng cô các năng lực chủ yếu đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đã hình thành trong quá trình đào tạo; năng lực thích ứng với những thay đối trong thực tiễn đế có thể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sông: năng lực giao tiếp ứng xử nhân ái, có văn hoá và có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội; năng lực tự khang định, không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu, có khả năng tự đánh giá và phê phán.
— Chương trìn h cần thê hiện rõ sự tăng cường thực hành và vận dụng kiến thức.
Đê thực hiện được điều đó, quan niệm về cấu trúc và cách biên soạn, sử dụng các tài liệu giáo khoa cũng được đôi mới, Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu: Lựa chọn các cách trình bày nội dung thích hỢp... tạo điều kiện cho HS nâng cao năng lực tự học và giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức, hướng dẫn HS chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tìm hiếu, tiếp nhận tri thức.
Trong đó côt lõi của việc định hướng đổi mói phương pháp dạy học là: Hướng tói việc học tập chủ động, chông thói quen học tập th ụ động, đồng thời coi dạy học thông qua tổ chức hoạt động của HS là đặc trư ng thứ nhất của phương pháp dạy học tích cực. Điều đó có thế thực hiện được nhờ:
• Chuyên từ giáo viên hoạt động là chính sang HS hoạt động là chính. • Chuyên từ giáo viên thuyết trình, HS thụ động nghe ghi sang giáo viên hướng dẫn HS hoạt động, còn HS thực hiện các họat động độc lập hoặc theo nhóm.
• Tăng cường hoạt động ngoài giờ lên lóp, lao động hướng nghiệp, hình thàn h và phát triển kĩ năng ứng xử, chuân bị vào đòi cho HS cuối cấp THFT. • Cùng vói đổi mới phương pháp, một số nội dung hàm chứa kĩ năng sống như bảo vệ môi trường, giới, phòng chống ma tuý, an toàn giao thông đã được tích hỢp vào chương trình, sách giáo khoa các môn học ỏ chương trình các bậc học, ngành học nói chung và ở bậc THPT nói riêng.
2. Chương trình, dự án vế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông Trong phần này chỉ đề cập đến những chương trình, dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức hỢp tác với các ngành khác và với các tổ chức quốc tế. Còn những chương trình dự án khác cũng hướng vào nhóm đối tượng hưởng lợi là học sinh phổ thông, nhưng do chưa được ngành Giáo dục và Đào tạo thể chê
77
hóa và chỉ đạo thực hiện như một chương trình tự chọn phù hỢp với từng vùng miên thì sẽ được đề cập trong chương sau (về giáo dục thường xuyên). * Giáo dục là 1 trong các chiến lược can thiệp phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) nhằm thav đôi hành vi, cho nên:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa các nội dung phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ em vào trong chương trình ngoại khoá của các trường phổ thông các cấp trong nhiều năm.
Bộ Giáo dục phối hỢp với ngành Công an và u ỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia đưa chương trình giảng dạy thí điểm và tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu luật an toàn giao thông cho trẻ em các trường từ mẫu giáo đến phô thông trung học để trang bị những kiến thức ban đầu về luật lệ an toàn giao thông. Tuy nhiên, trong chương trình này chủ yêu mới đưa ra các thông điệp về an toàn, mà chưa chú trọng sử dụng các phương pháp giáo dục làm thay đổi hành vi của người học.
* Vụ thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo hỢp tác vổi UNICEF triển khai dự án "giáo dục kĩ nàng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh" ở tiểu học. Trong đó có một sô kĩ năng cụ thể như: giao tiếp, tự nhận thức, xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định...
* Bên cạnh đó, UNICEF đã hỗ trỢ xây dựng tài liệu giáo dục kĩ năng sông cho học sinh tiếu học miền núi bao gồm những nội dung bổ trỢ như: - Giáo dục kĩ năng an toàn: giúp các em biết tránh hoặc xử lí những tai nạn về sông nước, điện giật, sét đánh, động vật cắn, bom, mìn. - Giáo dục kĩ năng ăn uống vệ sinh...
- Giáo dục trẻ em gái ở miền núi vdi các kĩ n ă n g tự n h ận b iết m ình thu ộc giói nào, giữ vẻ đẹp con gái, mặc sạch sẽ, vệ sinh gia đình, vệ sinh em gái, biết về tuổi dạy thì, vệ sinh kinh nguyệt, biết tự bảo vệ mình, và các kĩ nâng về nữ công gia chánh, các kĩ năng phòng bệnh thường gặp như do lao động quá sức, nước ăn chân, bướu cổ, ghẻ lở, chấy rận, đau bụng khi hành kinh, viêm ngứa bộ phận sinh dục; phòng tránh HIV/AIDS...
- Ngoài ra còn có nội dung giáo dục kĩ năng phòng chổhg thảm hoạ thiên tai tại 7 tỉnh miền múi
* Dự án Giáo dục phòng tránh tai nạn bom min cho H S tiểu học được tiến hành vói sự phối hợp giữa sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Cứu trỢ và Phát triển Mĩ CRS (Catholic Relief Services). Dự án bắt đầu từ
78
tháng 8/2000 với mục đích giúp các trường tiểu học trong khu vực bị ảnh hưởng bom mìn (của 2 huyện Triệu Phong, Gio Linh) tiếp nhận kĩ năng để thực hành và tuyên truvền các thông điệp giáo dục phòng trán h bom mìn và thông điệp đối xử nhân ái với người khưyết tật đến với cộng đồng, Đốì tượng hưởng lợi là 5.500 học sinh và 300 GV được tập huấn về tiếp cận kĩ năng sông để dạy kĩ năng sống phòng tránh tai nạn bom mìn. Chương trình này được sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị coi là nội dung phần mềm và được tiến hành vào quỹ thòi gian dành cho những nội dung mang tính địa phương.
• Chương trình thực nghiệm giáo dục số n g k h o ẻ m ạ n h v à k ĩ n ă n g số n g do UNICEF hỗ trỢ đang được triển khai thí điếm ớ 20 trường thuộc 5 quận, huyện của các tỉnh: Lạng Sơn; Hà Nội; Hải Phòng: Hồ Chí Minh: An Giang; Kiên Giang.
- Mục tiêu của chương trình này nhằm:
• Tạo điều kiện cho học sinh THCS được tiếp cận với các thông tin liên quan đến những vấn đê ảnh hưởng đến cuộc sông khoẻ m ạnh bao gồm cả HIV/AIDS.
• Giúp HS rèn luyện các kĩ năng sống thiết thực để ửng phó với các vấn đề như HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và các chất kích thích, tình trạng quan hệ tình dục và m ang thai ỏ tuổi chưa thành niên.
• Huy động sự tham gia của cha mẹ HS và cộng dồng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em.
- Nội dung cụ thê bao gồm các chủ đề:
• Quyển trẻ em
• P h ò n g tr á n h th \iốc lá rưỢu, hia
• Phòng trán h ma tuý
• Tuổi dậy thì
• Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
• Bệnh lây qua đường tình dục
• Phòng trán h HIV/AIDS
• Phòng trán h xâm hại tình dục trẻ em
• Phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thắng.
Chín chủ đề trên được tổ chức cho HS từ lỏp 6 đến lớp 9 định kì mỗi tháng một buổi, mỗi buổi từ 60 đến 90 phút.
79
- Các kết quả chính;
• Học sinh hứng thú và tham gia nhiệt tình.
• Tạo không khí học tập có sự tương tác giữa HS vói nhau, giữa HS và giáo viên thông qua các hình thức tô chức hoạt động sáng tạo. • Học sinh có điều kiện tham gia và bày tỏ suy nghĩ của mình, • Học sinh đưỢc nâng cao và mở rộng sự hiểu biết vê nội dung các chủ đề và đưỢc tảng cường các kĩ năng.
• Học sinh đưỢc rèn luyện các hành vi có trách nhiệm và có lợi cho sức khoẻ. • Học sinh mạnh dạn và tự tin hơn.
Sang giai đoạn 2006 - 2010 chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS được tiếp tục triển khai trong dự án "Thúc dẩy sự phát triên và tham gia của thanh, thiếu niên'. Mục tiêu chung của dự án trong 5 năm là: Phát huy tiềm năng và thực hiện các quyền của thanh thiếu niên thông qua việc tiếp cận với giáo dục THCS có chất lượng, trong đó có giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường và ở cộng đồng. Một trong số 5 mục tiêu cụ thể của dự án này là: Đưa giáo dục kĩ năng sống và phòng tránh HIV/AIDS vào giảng dạy đại trà ở THCS và lồng ghép vào các chương trình giáo dục thanh thiếu niên tại cộng đồng triển khai ở 8 Sơ GD&ĐT, 50 trường THCS.
• Dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trỢ đã biên soạn tài liệu "Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua họat động ngoại khóa trong nhà trường" Khi viết tài liệu này các tác giả đã thê hiện phần nào cách tiếp cận KNS đối với các vấn đê SKSS. Tài liệu đã được thực nghiệm và đưa vào sử dụng chung trong các trường THCS và THPT.
Kết luận:
G iáo d\ic kĩ n ă n g sô n g ch o hoc sin h phô th ô n g ỏ V iệt N a m bưóc đảu đưục cải thiện thông qua cách tiếp cận kĩ năng sống trong các chương trình tiều học, trung học cơ sở và trung học phô thông đổi mới. Tư tưởng đối mới và cách tiếp cận chung của các chương trình này là dựa trên cơ sở định hướng của 4 trụ cột trong giáo dục thê kỉ XXI, chuyển từ trang bị tri thức sang hình thành năng lực cho người học.
Nội dung giáo dục kĩ năng sông chuyên biệt ở bậc giáo dục phổ thông còn hạn chê nhiêu so vối bậc Mầm non vê cả phương diện nội dung lẫn phạm vi đối tượng hưởng lợi. Nhìn chung, học sinh phô thông chưa được giáo dục một cách hệ thống những kĩ năng sống cốt lõi và những kĩ năng sống đặc thù cho từng lứa tuổi ỏ bậc học này.
80