" Fulfillment By Amazon - Bán Hàng Trên Amazon Cho Người Mới Bắt Đầu 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Fulfillment By Amazon - Bán Hàng Trên Amazon Cho Người Mới Bắt Đầu Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI Trụ sở chính: Số 46, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 0084.4.38253841 - Fax: 0084.4.382699578 Chi nhánh: Số 7, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel: 0084.8.38220102 Email: marketing@thegioipublishers.vn Website: www.thegioipublishers.vn _________________________________________ Fullllment by Amazon Bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP TS. TRẦN ĐOÀN LÂM Biên tập: Bùi Thế Khoa Vẽ bìa: Nguyễn Thắm Trình bày: Như Loan Sửa bản in: Thanh Nga, Huyền Trang Đơn vị xuất bản và phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG MEDIAZ Tầng 3, tòa B7-B9, ngõ 92 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, HN Email: book@mediazcorp.com * Website: mediazbook.vn Fanpage: facebook/BookMarketingAZ Điện thoại: 0932.388.638 _____________________________________________________________ _______ In 6.000 bản, khổ 15 cm x 20,5 cm tại Công ty TNHH In và Dịch vụ thương mại Phú Thịnh. Địa chỉ: 22/3 ngõ 89 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Xưởng SX: Lô B2- 2- 5 và B2-1- 5 KCN Nam Thăng Long, P. Thụy Phương, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 2114-2018/CXBIPH/07- 158/ThG. Quyết định xuất bản số: 696/QĐ-ThG cấp ngày 21 tháng 06 năm 2018. In xong và nộp lưu chiểu năm 2018. Mã ISBN: 978-604-77-4876-1. LỜI NÓI ĐẦU H iện nay, Amazon đang là một trong những trang thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới. Dịch vụ được đề cập đại diện cho Amazon chính là Fulllment by Amazon (FBA) - dịch vụ hoàn thiện đơn hàng. Đây được coi như một trong những vũ khí lợi hại nhất của Amazon, với khả năng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, xử lý đóng gói đơn hàng, phân phối sản phẩm tới mọi khách hàng trên toàn thế giới. Nhiều người vẫn nghĩ rằng, sẽ rất khó khăn để có thể bán được sản phẩm của mình trên Amazon tuy nhiên, điều đó lại dễ dàng hơn bạn nghĩ. Chỉ với một khoản phí nhỏ mỗi tháng, Amazon sẽ xử lý cho bạn, từ việc bán sản phẩm cho tới hỗ trợ chăm sóc, vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Tức, việc của bạn chỉ cần gửi sản phẩm mình cần bán sang kho của Amazon và có được một chiến lược marketing hợp lý cho kênh bán hàng của mình mà thôi. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia bán hàng trên Amazon. Đặc biệt khi bạn là chủ doanh nghiệp, Amazon chính là lựa chọn thích hợp để mở rộng quy mô kinh doanh hiện tại của bạn. Nó đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn tiếp cận đến với nhiều khách hàng hơn, thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết đến hơn và bạn có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trên thương trường quốc tế. Cuốn sách này là tổng hợp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về toàn bộ quy trình bán hàng trên Amazon. Nó sẽ hướng dẫn bạn từ cách tạo lập tài khoản, tìm kiếm nguồn hàng, cho đến việc xây dựng thương hiệu, cách chọn ngách bán hàng, chạy và tối ưu quảng cáo một cách hiệu quả nhất. THUẬT NGỮ A coS - Advertising Cost of Sales: (AcoS = (Chi phí quảng cáo/ Doanh thu) x 100%). Khi chạy quảng cáo, sẽ có quảng cáo mang lại doanh thu nhưng cũng có quảng cáo thì không mang lại một đồng doanh thu nào. Tỷ lệ này được tính bằng chi phí quảng cáo chia cho doanh thu thu được qua những quảng cáo đó. Tỷ lệ thể hiện dưới dạng phần trăm. Với những chiến dịch quảng cáo có hiệu quả, AcoS sẽ không quá 30%. Arbitrage - kiếm lời chênh lệch giá (mua rẻ bán đắt): Hoạt động mua hàng online hoặc mua từ cửa hàng với giá rẻ rồi bán qua FBA của Amazon với giá cao hơn và hưởng chênh lệch giá. Với trường hợp này việc mua và bán diễn ra gần như trong cùng một thời điểm nên gần như không có nhiều rủi ro. ASIN (Amazon Standard Identication Number ) - mã sản phẩm: Số hiệu đặc biệt của Amazon dùng để nhận dạng sản phẩm trong catalog. BSR (Best Seller Rank) - thứ hạng người bán: Nó là hệ số được Amazon sử dụng để cho biết độ phổ biến của một sản phẩm. Trong đó nếu một sản phẩm có BSR là 1, tương đương với việc đó là sản phẩm bán chạy nhất trong danh mục. Một sản phẩm khác có BSR là 1000 nghĩa là nó bán chạy thứ 1000 trong danh mục đó. Bullets - các đặc tính sản phẩm: Bạn có 5 dòng để miêu tả hoặc liệt kê các tác dụng của sản phẩm, các đặc tính này được trình bày dưới dạng gạch đầu dòng, đây được gọi là các bullets của bạn. Buy Box: Là phần giao diện quanh khu vực nút bấm “Add to Cart”. Nếu bạn dành được “Buy box” tương đương với việc bạn sẽ trở thành nhà cung cấp mặc định cho sản phẩm này. Khi khách hàng click vào “Add to cart” cũng có nghĩa rằng bạn đã bán thêm được một đơn hàng cho sản phẩm đó. (Những nhà cung cấp khác có thể cũng sẽ xuất hiện phía dưới bạn, tuy nhiên phần lớn người mua hàng sẽ lựa chọn việc ấn “Add to cart” để mua sản phẩm.) Tiêu chí để chọn ra “Buy box” được kết hợp giữa giá thấp, lượng hàng dự trữ, những lựa chọn vận chuyển và phản ánh từ dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu bạn không dành được “Buy box” thì đồng nghĩa với việc Amazon chưa chạy quảng cáo dành cho bạn và việc bán hàng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần. Conversion - Tỷ lệ chuyển đổi: Một thuật ngữ trong bán hàng thường được dùng để đo lường người mua hàng. Người ta nhắc đến thuật ngữ này trong quảng cáo, dùng để chỉ tỷ lệ người nhìn thấy quảng cáo của bạn (hoặc bấm vào quảng cáo) sau đó tiếp tục đi xa hơn để thực hiện hành động trên quảng cáo - có thể là mua một sản phẩm, đăng ký vào danh mục email hoặc một mục tiêu nào đó khác. Đây là tỷ lệ nói lên sự thành công của một quảng cáo. CTA (Call to action) - kêu gọi hành động: Một thuật ngữ marketing quá quen thuộc về việc kêu gọi người đọc (quảng cáo) thực hiện một hành động gì đó. Ví dụ “Hãy mua ngay!” hay “Bấm vào nút này để đặt hàng của bạn”. FBA (Fulllment by Amazon) - dịch vụ hậu cần bởi Amazon: Tên gọi của dịch vụ, trong đó Amazon sẽ cho phép bạn gửi sản phẩm trong kho của họ và đồng thời vận chuyển giúp bạn khi có đơn hàng. Amazon cũng cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng như một phần của gói FBA. FBM (Fullled by Merchant) - hậu cần bởi người bán: Trong lựa chọn này người bán hàng sẽ trực tiếp vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng (không sử dụng FBA). Feedback - những phản hồi từ phía người mua hàng về người bán: Những phản hồi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng bán hàng của bạn. Một lưu ý, feedback là những phản hồi về người bán, khác với review (nhận xét) là những phản hồi về sản phẩm. FNSKU (Fulllment Network Stock Keeping Unit) - hệ thống mã nhận dạng sản phẩm: Hệ thống mã của Amazon để lưu thông tin về tên sản phẩm, nhận diện thiết kế và ai là người bán chúng. FOB (Free On Board) - điểm miễn trừ trách nhiệm người bán: Thuật ngữ này để chỉ thời điểm nhà cung cấp hoàn thành nghĩa vụ của mình và từ điểm đó bạn sẽ là người chịu trách nhiệm. Ví dụ: nếu đó là FOB đến USA, nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng tới cảng hoặc sân bay USA, và từ đó bạn sẽ lo việc vận chuyển về địa điểm mong muốn. Impression - mức độ hiển thị: Thuật ngữ này để chỉ một lần quảng cáo đến được với khách hàng. Nếu khách hàng nhìn thấy quảng cáo đó hai lần, điểm impression sẽ là 2. Keyword - từ khoá: Đây là từ hoặc cụm từ mà một khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy sản phẩm của bạn. Ví dụ “dụng cụ ép tỏi” hoặc “kệ xếp đồ bằng nhựa”. Keyword Stung - dồn thật nhiều từ khoá vào tên sản phẩm hay phần miêu tả sản phẩm để đẩy thứ hạng các từ khóa lên: Mẹo này khá hiệu quả trên Google vài năm trước đây và hiện tại vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên thời điểm hiện tại nó không còn hiệu quả trên Amazon thậm chí nó có thể làm khách hàng tiềm năng khó chịu. Listing - trang sản phẩm của bạn trên Amazon: Trang này bao gồm một tiêu đề hoặc tên sản phẩm, ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm và bất kì phản hồi nào từ khách. Listing cũng có thể chỉ hành động đăng sản phẩm. MOQ (Minimum order quantity) - mức đặt hàng tối thiểu: Lượng hàng đặt tối thiểu mà nhà cung cấp chấp nhận. Ví dụ, một nhà cung cấp có thể sẽ yêu cầu bạn đặt ít nhất 1,000 sản phẩm một lần. PPC (Pay per click) - trả tiền theo số click: Một mô hình quảng cáo mà bạn sẽ trả tiền mỗi lần có ai click vào quảng cáo của bạn. Nếu quảng cáo hiển thị mà không ai ấn vào, bạn không phải trả tiền. Private Label - nhãn hàng riêng: Ra mắt một sản phẩm với thương hiệu riêng của bạn để bạn có thể kiểm soát được danh sách mặt hàng và nguồn cung cấp. Review - phản hồi: Bình luận hoặc những lời khuyên được người mua viết về sản phẩm (giống phản hồi được kiểm chứng). Review có thể là text, ảnh hoặc video. SKU (Stock Keeping Unit) - số hiệu giám sát kho hàng: Một số hiệu nhận dạng bằng kí tự chữ và số để giám sát sản phẩm nhằm quản lý kho hàng. Ở Amazon, bạn có thể tạo ra SKU cho từng sản phẩm mà bạn bán hoặc Amazon sẽ làm giúp bạn. Bạn sẽ có SKU của riêng mình. Nếu có ai đó bán một sản phẩm y hệt, họ sẽ phải dùng SKU khác. Sourcing - nguồn hàng, nhà cung cấp: Tìm người cung cấp phù hợp về mặt giá cả, chất lượng và các chỉ tiêu khác và chuyển hàng tới cho bạn để bạn bán hàng. Spend: Con số này thể hiện số tiền mà bạn đã dành cho một quảng cáo cụ thể nào đó. Sponsored Products - sản phẩm được quảng cáo: Dịch vụ trả tiền theo số click của Amazon, bạn có thể sử dụng để tác động lên số người vào xem trang sản phẩm trên Amazon. TT (Telegraphic Transfer ) - điện chuyển tiền: một hình thức thanh toán quốc tế. UPC (Uniform Product Code) - mã sản phẩm thống nhất: Đây là một dãy số được sử dụng tại Mỹ để đánh dấu riêng một sản phẩm. Mã này thường hiện thỉ dưới dạng mã vạch. Veried Review - phản hồi được xác nhận: Phản hồi từ một người mua sản phẩm qua Amazon. Những phản hồi này được đánh giá cao hơn và có sức nặng hơn đối với thứ hạng mà Amazon xếp cho sản phẩm. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ FBA Chương 1 FBA LÀ GÌ? 1 GIỚI THIỆU VỀ FBA F BA là viết tắt của Fulllment By Amazon - dịch vụ cho phép bạn gửi hàng đến kho của Amazon. Họ sẽ giúp bạn bảo quản và quản lý hàng hóa. Khi nhận được đơn hàng của khách đặt, Amazon sẽ kiểm tra và ship đơn hàng của bạn tới khách hàng từ kho của Amazon. Về cơ bản, đây là một dịch vụ “làm hộ” bạn, nghĩa là Amazon sẽ bán hàng hộ bạn, vận chuyển hộ bạn và chăm sóc khách hàng hộ bạn luôn. Dịch vụ này ra đời giải quyết được nhu cầu bán hàng, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền đầu tư ban đầu như hệ thống kho bãi, nhân viên, hệ thống xử lý, dịch vụ giao hàng. Việc duy nhất của bạn bây giờ chỉ là: - Nghiên cứu ngách bán hàng trên Amazon, tìm kiếm và quyết định hàng hóa mà bạn sẽ bán trên website của họ. - Đặt hàng mà bạn muốn bán hoặc sản xuất hàng bạn có, nói tóm lại là chuẩn bị nguồn hàng. - Tạo tài khoản và gửi hàng hóa cần bán sang kho của Amazon. - Dùng các hình thức marketing online để tiếp cận khách hàng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. 2 Trường phái của FBA Hiện tại FBA đang có hai trường phái Reseller và Private Label. - Với Reseller, đây là cách bán hàng dựa trên brand của hàng hóa, hay nói cách khác là bán hàng dựa trên brand mà người khác đã xây dựng. - Còn Private Label là việc tự xây dựng thương hiệu của chính mình trên website của Amazon và bán hàng ở ngay trên website. Nội dung của cuốn này sách chủ yếu tập trung vào chia sẻ, hướng dẫn bạn về Private Label. 3 Chuẩn bị cho việc bán hàng trên Amazon Để đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon thì bạn cần có những thứ sau: 1, Thẻ thanh toán quốc tế Visa/Master; 2, Sao kê tài khoản ngân hàng; 3, Số điện thoại; 4, Passport (hộ chiếu) hoặc Chứng minh nhân dân song ngữ Anh - Việt có công chứng; 5, Tài khoản Payoneer để nhận tiền hàng từ Amazon. Đây là những thứ chắc chắn bạn phải có trong quá trình đăng ký tài khoản và bán háng trên Amazon. - Đối với thẻ thanh toán quốc tế Visa/Master bạn phải nộp tối thiểu $39.99 trong tài khoản, và bạn có thể làm tại bất cứ ngân hàng nào, nhưng lưu ý là khi làm nhớ nhắc giao dịch viên kích hoạt tính năng thanh toán quốc tế, bởi có một số ngân hàng không kích hoạt tính năng này. - Việc đăng ký tài khoản Payoneer được thực hiện qua link: payoneer.com. - Tài liệu xác minh tài khoản: • Hộ chiếu (Passport): Nếu bạn chưa có thì hãy mang chứng minh thư đến Cục quản lý xuất/nhập cảnh tại địa phương để làm, sau khoảng 10 ngày kể từ ngày làm bạn sẽ nhận được hộ chiếu. • Sao kê tài khoản ngân hàng: Làm thẻ Visa/Master thì sẽ đi kèm luôn tài khoản ngân hàng, sau khi đăng ký tài khoản Amazon xong bạn có thể ra ngân hàng xin họ sao kê. Nhưng lưu ý là, tài khoản của bạn phải có một vài giao dịch chuyển/nhận tiền nữa chứ không phải dùng một tài khoản không có bất cứ giao dịch nào trên tài khoản để xác minh với Amazon được đâu. Và sao kê phải được in bằng ngôn ngữ English hoặc song ngữ có địa chỉ trên sao kê trùng với địa chỉ mà bạn đã đăng ký với Amazon. 4 Tạo tài khoản trên Amazon - Bước 1: Vào trang chủ của Amazon.com, kéo đến chân trang, khi đó bạn sẽ thấy như hình sau. Ở cột Make Money with Us, chọn Sell on Amazon. - Bước 2: Màn hình hiện lên như hình bên dưới. Ở đây, tài khoản có hai hình thức là professional và individual. Dưới đây là bảng so sánh: - Bước 3: Nhấn vào Start selling màn hình sẽ ra như này Tiếp tục click vào Create your Amazon account. Tại đây, bạn nhập đầy đủ họ tên (viết không dấu), địa chỉ email và mật khẩu (Sau này, chúng ta sẽ đăng nhập bằng email và mật khẩu đã chọn). Click Next để chuyển sang bước tiếp theo. - Bước 4: Ở bước này, phần Legal name bạn có thể đặt tên của bạn hoặc tổ chức của bạn. Đây là tên mà người mua hàng sẽ thấy trên Amazon. Sau này bạn có thể thay đổi nó nếu không vừa ý. Giờ thì hãy chọn dấu tích ở phần Seller agreement để Next đến bước tiếp. - Bước 5: Phần này, bạn sẽ nhập đầy đủ các thông tin mà họ yêu cầu. Lưu ý: Địa chỉ bạn nhập phải trùng khớp với địa chỉ mà bạn sử dụng khi đăng ký tài khoản ngân hàng. Khi lấy sao kê, hai địa chỉ này phải trùng khớp với nhau. Tên business thì bạn có thể nhập tên tùy ý, có thể thay đổi sau này. Nếu có website thì thêm website vào, còn không có thì không nhập cũng không sao, tuy nhiên có website sẽ tăng độ tin tưởng đối với Amazon hơn để dễ thành công ở bước xác minh sau này. Bạn có thể tùy chọn option để nhận mã PIN là SMS hoặc Call. Sau khi nhận được mã code hãy nhập vào khung hình như bên dưới và ấn Verify. Khi xác nhận số điện thoại thành công, bạn sẽ được thông báo bằng dòng chữ Verication Successfully Complete và dấu tích màu xanh ở bên dưới. Hãy click Next để đến bước tiếp theo. -Bước6:Addthẻvisa Hãy nhập số và điền thông tin trên thẻ visa/debit card của bạn vào các ô trên, Amazon sẽ tự động trừ tiền phí của tài khoản này hàng tháng nếu tài khoản Amazon của bạn là Professional. Rồi click Next. - Bước 7: Bước tiếp theo chúng ta sẽ điền thông tin thuế Hãy nhấn vào Start tax interview để bắt đầu. Điền đầy đủ thông tin trong trang này rồi ấn Submit, màn hình sẽ hiện ra như sau: Chúng ta sẽ ấn vào Exit interview và chuyển sang bước tiếp theo. Từ bước này trở đi sẽ tick theo tùy chọn của bạn. Chọn các mục ngành hàng mà bạn muốn bán. Đây là bước khai báo Categories sản phẩm sẽ bán, vì không giới hạn nên bạn có thể tick hết nếu muốn, đỡ phải mất công khai báo sau này. Chọn xong rồi thì click vào Finish ở bên dưới. Tới đây, về cơ bản thì đã hoàn thiện việc đăng ký tài khoản thành công rồi. Ngoài ra, Amazon còn cho phép bạn bật tính năng bảo mật hai lớp cho tài khoản bằng cách gửi tin nhắn mã code về sms của bạn mỗi lần đăng nhập. Nếu là tài khoản cá nhân bạn luôn có thể nâng cấp lên tài khoản chuyên nghiệp bằng các làm theo các bước sau. Đây là những thông tin có sẵn trên Amazon. 1. Đăng nhập vào tài khoản bán hàng Amazon. 2. Vào phần thiết lập tài khoản (Account Setting/Account Info). 3. Bạn sẽ nhìn thấy Gói dịch vụ (Selling Plan). 4. Vào Chỉnh sửa gói dịch vụ (Modify Plan). 5. Chọn nâng cấp (Upgrade). Nếu bạn cảm thấy rắc rối với việc tạo tài khoản, lời khuyên dành cho bạn là nên gọi trực tiếp cho Amazon. Việc bạn nói chuyện trực tiếp với bên chăm sóc khách hàng của họ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn gửi một email thật dài để giãi bày. Gọi điện luôn nhanh chóng và hiệu quả cao hơn so với việc chờ đợi email phản hồi. TỔNG KẾT PHẦN I CHƯƠNG 1 • FBA là viết tắt của Fulllment By Amazon - dịch vụ cho phép bạn gửi hàng đến kho của Amazon. Họ sẽ giúp bạn bảo quản và quản lý hàng hóa. Khi nhận được đơn hàng của khách đặt, Amazon sẽ kiểm tra và ship đơn hàng của bạn tới khách hàng từ kho của Amazon. • Bán hàng trên Amazon đang có hai trường phái Reseller và Private Label. • Để đăng ký tài khoản bán hàng trên Amazon thì người bán cần đáp ứng một số yêu cầu như có thẻ thanh toán quốc tế Visa/ Master, sao kê tài khoản ngân hàng, số điện thoại, passport (hộ chiếu) và tài khoản Payoneer để nhận tiền hàng từ Amazon. • Hướng dẫn cách tạo tài khoản bán hàng trên Amazon. ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... Chương 2 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA FBA VÀ NHỮNG VIỆC BẠN CẦN PHẢI LÀM 1 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA FBA -B ước 1: Khai báo hàng lên Amazon. List hàng lên Amazon sử dụng Amazon Seller center. - Bước 2: Gửi hàng đến kho của Amazon. Dán nhãn bạn được Amazon cung cấp ở bước 1, sau đó gửi hàng hóa của bạn đến kho của Amazon. - Bước 3: Amazon nhận hàng và bảo quản sản phẩm của bạn trong kho của Amazon. - Bước 4: Sau khi sản phẩm của bạn được mua, Amazon sẽ đóng gói và vận chuyển chúng đến cho khách hàng. Khi sử dụng FBA bạn phải trả các chi phí sau: • Order Handling • Pick & Pack • Weight Handling • Ngoài ra bạn còn phải trả thêm Amazon Referral Fee (Trả cho Amazon và Aliate Marketer ) 2 Những việc bạn cần phải làm khi bước chân vào thị trường này Làm FBA là phải làm những việc gì? Đây là câu hỏi khiến không ít bạn thắc mắc khi mới bắt đầu tìm hiểu thị trường này. Dưới đây sẽ là check list các đầu việc dành cho bạn, để từ đó có kế hoạch thực hiện hoặc tìm kiếm các đơn vị để thuê ngoài. 2.1. Tìm ngách • Tìm sản phẩm hot • Tìm keyword của sản phẩm hot đã tìm được ở trên • Tham khảo các trang thương mại điện tử để nhập hàng bán chạy ở trên 2.2. Nhập hàng • Test • Đặt tên và tạo logo • Dán barcode 2.3. Tạo brand • Tên miền • Website • Logo 2.4. Viết bài • Ảnh • Tiêu đề • Bullet Point • Product decription • Product information • Search term 2.5. Chạy Ads và lên top keyword • Tăng review • Chạy Amazon Ads • Email • Facebook • Google Ads • Platform khác TỔNG KẾT PHẦN I CHƯƠNG 2 • Quy trình hoạt động của FBA bao gồm: - Khai báo hàng lên Amazon - Gửi hàng đến kho của Amazon - Amazon nhận hàng và bảo quản sản phẩm của bạn trong kho của Amazon - Sau khi sản phẩm của bạn được mua, Amazon sẽ đóng gói và vận chuyển chúng đến cho khách hàng. • Việc bạn cần làm khi bước chân vào thị trường này: - Tìm ngách: tìm sản phẩm hot, tìm keyword của sản phẩm hot đã tìm được ở trên, tham khảo các trang thương mại điện tử để nhập hàng bán chạy ở trên. - Nhập hàng: test, đặt tên và tạo logo, dán barcode. - Tạo Brand: tên miền, website, logo. - Viết bài: ảnh, tiêu đề, bullet point (5 dòng giới thiệu đầu tiên), product decription (mô tả sản phẩm), product information (thông tin sản phẩm), search term (từ khóa chính) - Tăng review. - Chạy Ads: chạy Amazon Ads, Facebook, Google ads, platform khác. ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... PHẦN II NGÁCH BÁN HÀNG TRÊN AMAZON Chương 1 TIÊU CHÍ CHỌN SẢN PHẨM 1 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM C họn sản phẩm để bán là khâu rất quan trọng, nó quyết định đến 80% thắng bại khi bạn bắt tay vào làm FBA Private Label. Dưới đây sẽ là những tiêu chí VÀNG mà một người bán hàng trên Amazon cần phải ghi nhớ. - Sản phẩm bán có giá nằm trong khoảng dưới 60$ Với khoảng giá này, tệp khách hàng của bạn sẽ đa dạng hơn. Họ sẽ chú ý và dễ dàng mua hàng của bạn mà không phải cân nhắc nhiều. - Sản phẩm gọn nhẹ dưới 0.5kg Nguồn hàng chúng ta nhập từ Alibaba.com, Taobao.com,... Và giá vận chuyển trung bình từ Trung Quốc sang United State bằng đường hàng không rơi vào khoảng 7$/kg. Do đó, nếu sản phẩm bạn chọn quá nặng thì nhiều khả năng phí vận chuyển sẽ bị đội lên cao và lợi nhuận của bạn sẽ giảm, khó có thể cạnh tranh về giá với các đối thủ khác. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn thử sức với mặt hàng có khối lượng nặng bạn có thể tham khảo đường biển. Điểm bất cập của loại hình vận tải này sẽ rất mất thời gian, nhanh thì 30 ngày còn chậm thì … ôi thôi không dám nghĩ đến và tiền sẽ không biết khi nào mới về. - Sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, điện tử Cái này dựa trên kinh nghiệm cá nhân để phân tích. Đồ điện tử đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật sẽ rất khó khăn cho bạn khi chúng bị hỏng hóc. - Sản phẩm bán quanh năm, sản phẩm không phụ thuộc vào hạn sử dụng Sản phẩm mùa vụ, sản phẩm có hạn sử dụng là không phải là lựa chọn tốt cho bạn bởi hai lý do. Thứ nhất, khi hết mùa hàng sẽ bị tồn đọng với phí hàng tồn quá cao, hoặc hết hạn sử dụng bạn sẽ phải bỏ đi cả lô hàng đó. Với 6 tháng đầu tiên, chi phí dành cho việc lưu kho rất rẻ, gần như free nhưng sau 6 tháng thì giá lưu kho là 11,25$/1 cubic foot/ tháng (1 cubic food có kích thước khoảng 12x12x12 inch), phí lưu kho bạn có thể tham khảo thêm tại: https://amzn.to/2H08mVX Tip: Bạn có thể check lại Google Trend để quyết định sản phẩm thực chiến bằng cách chọn quốc gia là US, search keyword tại: https://www.google.com.vn/trends, nếu thấy biểu đồ chạy đều đều cả năm thì đó là sản phẩm bạn cần chọn. Dưới đây là một biểu đồ tìm kiếm từ khóa trong 5 năm, ví dụ cho việc sản phẩm có tính mùa vụ: Thứ hai, khi hủy hàng thì dĩ nhiên bạn sẽ mất top trên Amazon, tới thời điểm mùa vụ năm sau bạn sẽ phải kéo nó lên tại từ đầu. Với hàng bán quanh năm, khi sản phẩm đang bán đã lên top, đừng quên giữ, check kho và tính toán thời gian để có thể bổ sung hàng hóa kịp thời. Ví dụ supplier sản xuất và gửi hàng tới kho Amazon trong vòng 12 ngày, bạn đang bán được 10 sale/ngày thì khi số lượng hàng hóa khoảng 150 thì đừng quên liên hệ với supplier để tiếp tục đặt hàng. Tip: Nếu bạn quên hoặc hàng về không kịp thì hãy tăng giá bán thật cao để giảm sale, mặc dù cách này có thể làm tụt top một chút nhưng vẫn tốt hơn việc bạn để trạng thái hàng hóa là out of stock. - Sản phẩm phải có lợi nhuận (Tỷ suất lợi nhuận - không tính phí FBA phải lớn hơn 100%) Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = giá bán - giá mua - phí ship - phí FBA - phí quảng cáo Phí FBA khoảng 30% giá bán và chỉ phải tính sau khi hàng được bán và chi tiết được tính tại: https://amzn.to/1HOEml5 Ví dụ với bàn chải lông chó (dog grooming brush) đang bán trên Amazon với giá trung bình 10$, ở Alibaba đang bán với giá 1$, giá ship 1$, phí FBA 3$, phí quảng cáo 1$, như vậy lợi nhuận dự kiến sẽ là 4$, tỷ suất lợi nhuận dự kiến là 4/3=133% Tất nhiên đây chỉ là một trong những điều kiện cần để bạn chọn sản phẩm bán trên Amazon. - Không liên quan đến bản quyền thương hiệu Đó là các sản phẩm ví dụ như cốc in hình chuột Mickey hay cũng có thể là áo in hình Doraemon. Với US thì bạn có thể vào http://uspto.gov để check bản quyền thương hiệu. 2 Kế hoạch hành động Lựa chọn bất cứ kế hoạch bán hàng nào là do bạn, không có kế hoạch nào đúng, cũng chẳng có kế hoạch nào sai hoàn toàn. Tất cả đều hiệu quả nên bạn chọn cái nào là tùy thuộc vào khả năng của bạn. Dưới đây là các kế hoạch tìm ngách sản phẩm để bán dành cho bạn. - Kế hoạch 1: Chiến top 100 mặt hàng bán chạy nhất trong ngách. Nếu bạn chọn cách này, cuộc chiến sẽ cạnh tranh hơn và rất khốc liệt nhưng sẽ có con đường đi cho bạn nếu bạn đã chọn thực hiện theo kế hoạch này. Hàng hóa bán chạy trên Amazon được hiển thị tại:https://www.amazon.com/gp/bestsellers Tại link này, sẽ có top 100 sản phẩm bán chạy nhất với các danh mục khác nhau. Ví dụ như top Toy & Game, Home & Kitchen... Vì là top 100 nên bạn sẽ không nhất thiết phải tập trung vào chỉ mỗi trang đầu mà hãy cố gắng xem hết cả các trang tiếp theo nữa để nắm bắt sản phẩm. Với mỗi danh mục lại có rất nhiều các danh mục nhánh, và cả các nhánh con. Ví dụ ở dưới mà đối với danh mục Home & Kitchen bạn sẽ thấy các danh mục con như Kid’s Home Store, Kitchen & Dining, Bedding… Trong Kitchen & Dining lại có nhiều danh mục con khác nữa. Bạn sẽ thấy những sản phẩm gần như giống hệt nhưng hình minh họa khác nhau. Lấy ví dụ với mục Kid’s Blankets, chiếc chăn hình đuôi cá này được xuất hiện với tần xuất khá nhiều trên mục này của Amazon. Chắc hẳn rằng đây là sản phẩm đang bán chạy như tôm tươi với lợi nhuận cao. Không khuyên bạn bán chiếc chăn này, nhưng ví dụ minh họa với nhiều sản phẩm giống hệt nhau được hiển thị liên tục thì nó rất đáng cho bạn để tâm chú ý. - Kế hoạch 2: Chiến các sản phẩm nằm trong top 2000 Đây cũng là mỏ vàng đặc biệt, nhất là với những người mới bắt đầu vì thị trường ít cạnh tranh hơn. Hầu hết mọi người đều bỏ qua top 2000 vì họ nghĩ rằng các sản phẩm này sẽ không mang dòng tiền về. Nhưng cực kỳ sai lầm! Bạn có thể lợi dụng việc này để tìm kiếm sản phẩm ngách để bán. Bạn có thể dùng tool, ở đây mình đề xuất sử dụng tool Jungle Scout. - Kế hoạch 3: Chiến các sản phẩm có mức giá thấp, dưới 10$. Những sản phẩm này hoặc sẽ là có hàng tá phản hồi, hoặc là chẳng có cái nào, và giá bán thường rất là rẻ. Sẽ thật khó để bạn giàu lên từ những sản phẩm này, nhưng nó cũng sẽ cung cấp cho bạn nguồn thu ổn định. Từ khóa thích hợp nhất cho những người đi theo cách làm này là SỐ LƯỢNG. Đừng quên, mặc dù giá rẻ nhưng mặt hàng này vẫn phải có ích cho người tiêu dùng ví dụ như mũ tắm cho trẻ em, bộ cọ trang điểm… Nếu có thể bán được số lượng lớn (bán buôn) thì những sản phẩm này có thể trở thành máy kiếm tiền đích thực dành cho bạn. - Kế hoạch 4: Dĩ nhiên là thiết lập mối quan hệ bắt tay hợp tác cùng ai đó Nếu bạn có vốn, nhưng lại thiếu kỹ năng hay ngược lại thì bạn có thể tận dụng khả năng của mình và bắt tay hợp tác cùng một ai đó đã và đang bán hàng trên Amazon. Rất khả thi đúng không? Nhưng hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ, đừng để bị mờ mắt bởi những lời hứa hẹn bóng bẩy. Bán hàng trên Amazon là việc cực kỳ khả thi nhưng bù lại bạn trẻ phải trả giá đầu tư bằng rất nhiều công sức cùng sự nỗ lực. TỔNG KẾT PHẦN II CHƯƠNG 1 • Tiêu chí lựa chọn sản phẩm: - Sản phẩm bán có giá nằm trong khoảng dưới 60$ - Sản phẩm gọn nhẹ dưới 0.5kg - Sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, điện tử - Sản phẩm bán quanh năm, sản phẩm không phụ thuộc vào hạn sử dụng. - Sản phẩm phải có lợi nhuận cao (Tỷ suất lợi nhuận - không tính phí FBA phải lớn hơn 100%) - Không liên quan đến bản quyền thương hiệu • Kế hoạch hành động trong việc lựa chọn sản phẩm bán: - Kế hoạch 1: Chiến top 100 mặt hàng bán chạy nhất trong ngách. - Kế hoạch 2: Chiến các sản phẩm nằm trong top 2000 - Kế hoạch 3: Chiến các sản phẩm có mức giá thấp, dưới 10$. - Kế hoạch 4: Dĩ nhiên là thiết lập mối quan hệ bắt tay hợp tác cùng ai đó ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... Chương 2 ĐÁNH GIÁ NGÁCH BÁN CHẠY TRÊN AMAZON 1 Cài Tool nghiên cứu ngách và sản phẩm DS Amazon Quick View: xem nhanh thông số sản phẩm trên Amazon Download addon: https://bit.ly/2J2hSWd - Giải nén le zip down về - Vào Chrome, mở Settings > Extensions - Check chọn Developer Mode rồi chọn Load unpacked extension - Chọn folder đã giải nén ra - Done! Tuy nhiên, hiện giờ Add-on DS Amazon Quick View đang bị hạn chế chức năng và được cập nhật bằng Add-on mới có tính phí là DS Quickview Extentions với giá 317.999 VNĐ. Jungle Scout Extension: Xem nhanh thông số sản phẩm trong cùng 1 ngách với giá 130$ dùng vĩnh viễn. - Vào https://www.junglescout.com - Đăng nhập tài khoản - Trên đầu trang web, chuyển đến tab Chrome Extension - Cài đặt và đăng nhập bằng tài khoản như trên Hoặc nếu không dùng Jungle Scout Extension có thể sử dụng AMZ Scout Pro Add-on của Chome. 2 Tìm ngách hàng bán chạy trên Amazon Theo nhu cầu, khi khách hàng cần họ sẽ tìm kiếm keyword rồi mua hàng, keyword đó được xem là ngách, và việc bạn tìm ngách sản phẩm để bán chính là việc tìm ra keyword đó. Việc của bạn hiện giờ là làm ngược lại với khách hàng. Bạn tìm ra sản phẩm bán chạy theo các tiêu chí cân nặng, giá, rank và trên cơ sở đó để tìm ra keyword của hàng hóa đó. Sản phẩm đang bán chạy được xác định qua rank của sản phẩm trên Amazon tại phần Product Information (Thông tin sản phẩm) hoặc Product Detail (Chi tiết sản phẩm). #238,954 là rank của danh mục lớn Kitchen & Dining, #146 là rank của danh mục con cuối cùng Knife Blocks. Cái chúng ta cần quan tâm là rank của danh mục lớn, vị thế càng cao thì hàng hóa càng bán chạy. Khi cài DS Amazon Quick View thì bạn sẽ thấy được rank và một số thông tin của sản phẩm được hiển thị ra ngoài màn hình chính khi bạn tìm kiếm mà không phải click vào sản phẩm để xem các thông tin chi tiết. Với Add-on Amazon Quick View thì nội dung hiển thị sẽ được nhiều hơn khi bạn di chuột tới sản phẩm cần xem như về kích thước, khối lượng ASIN, UPC, rank của sản phẩm mà không cần click vào xem. Tuy nhiên với DS Amazon Quick View Extentions được hiển thị thêm các nội dung liên quan đến lịch sử giá, lịch sử BSR của các sản phẩm dưới dạng đồ thị. Khi lựa chọn được sản phẩm để làm, bạn phải lựa chọn được từ khóa cho sản phẩm đấy - từ mà khách hàng thường hay search để tìm kiếm sản phẩm đó. Trở lại với ví dụ chăn hình đuôi cá thì từ khóa được xác định sẽ là Mermaid Tail Blanket Crochet. Vì keyword có liên quan chặt chẽ đến kết quả thực hiện sau này nên việc tìm kiếm và lựa chọn phải cân nhắc kỹ. Vậy là đã hoàn thành xong việc tìm kiếm một ngách sản phẩm. Để có thể đối chiếu so sánh và cân nhắc các ngách để chiến FBA, chúng ta sẽ tổng hợp tất cả các thông tin tìm kiếm được để có thể làm tiêu chí lựa chọn sau này. Dưới đây là mẫu tổng hợp. 3 Đánh giá ngách để chiến FBA Chọn ngách và sản phẩm đúng chuẩn bạn đã nắm chắc được 80% thành công. Và cũng giống như chọn sản phẩm để bán, việc đánh giá cũng có những tiêu chí vàng của nó. 3.1. Độ chuyên nghiệp của Seller và sự cạnh tranh của quảng cáo Bằng cách search từ khóa mà bạn đã tìm được ở bước 2 trên trang Amazon và đánh giá các kết quả tìm kiếm, bạn sẽ biết tham gia ngách đó có những người bán hàng chuyên nghiệp hay không. - Số lượng quảng cáo hiển thị được tài trợ lớn - Tiêu đề được chăm chút mô tả khá dài - Số lượng hình ảnh nằm trong khoảng 7 đến 9 ảnh - Hình ảnh có chú thích và mô tả rõ ràng - Mô tả về sản phẩm cụ thể, có thể được viết in hoa những ý chính và giải thích được những ý đó. Đó chính là ngách của những người bán hàng chuyên nghiệp và newbie nên hạn chế bước chân vào những ngách này, bởi ở đây đã có sự cạnh tranh, khó có thể chen chân vào. 3.2. Ngách có ít nhất 3 sản phẩm, có rank từ 300 - 5000 Đây là một tiêu chí đủ để bạn chọn ngách sản phẩm để bán. Việc search từ khóa sẽ được thực hiện ngay trên chính trang chủ của Amazon và có sự hỗ trợ của Add-on Jungle Scout Extension hoặc AMZ Scout Pro đã cài trước đó để xác định rank của sản phẩm. Ngách sẽ được chọn khi sản phẩm không nằm trong top 300 sản phẩm bán chạy của Amazon và có ít nhất 3 sản phẩm có rank nằm trong khoảng 300-5000. 3.3. Số lượng review ở mỗi sản phẩm không lớn hơn 500 Lượng review của mỗi sản phẩm phần nào đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngạch hàng đó. Số lượng review trung bình của ngạch sản phẩm càng cao thì mức độ cạnh tranh càng lớn. 3.4. Kết quả tìm kiếm của keyword trên trang chính không vượt quá 10.000 Đây là chỉ số cho biết số reseller đã tham gia ngành hàng. Tổng hợp số kết quả tìm kiếm được hiển thị ở góc trên bên trái màn hình. Ví dụ với keyword Mermaid tail Blanket Crochet có 762 kết quả hiển thị, khá ít cạnh tranh trong ngành hàng này. Đừng quên check lại các điều kiện cần để lựa chọn sản phẩm đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận không tính phí FBA dự kiến phải lớn hơn 100% và sản phẩm phải được bán quanh năm. Tip: So sánh sale ngách Sau các bước trên, bạn đã có một danh sách dài các ngách, các sản phẩm dự tính bán và đang phân vân không biết nên chọn ngách nào, sản phẩm nào để làm thì việc so sánh lượng sale của ngách đó là một lựa chọn khá hay. Để check được chính xác lượng sale một ngày của sản phẩm bạn đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng và edit số lượng là 999, nó sẽ tự nhảy về số lượng sản phẩm còn trong kho. Sau 24 giờ làm lại bước trên thì lượng chênh lệch chính là lượng sale trong ngày. Thực hiện cách làm trên với các sản phẩm nằm trong top 10, nếu quá ít bạn nên chuyển qua danh mục hàng hóa khác. Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng được khi số lượng sản phẩm còn lại trong kho nhỏ hơn 1000 sản phẩm. TỔNG KẾT PHẦN II CHƯƠNG 2 • Cài Tool DS Amazon Quick View để có thể xem nhanh chi tiết sản phẩm trên Amazon, Jungle Scout Extension để xem nhanh thông số của một sản phẩm trong cùng một ngách. • Sản phẩm đang bán chạy được xác định qua rank của sản phẩm trên Amazon tại phần Product Information hoặc Product Detail. • Đánh giá ngách bán chạy để chiến FBA thông qua tiêu chí: - Độ chuyên nghiệp của Seller và sự cạnh tranh của quảng cáo - Ngách có 3 sản phẩm, có rank từ 300 - 5000 - Số lượng review ở mỗi sản phẩm không lớn hơn 500 - Kết quả tìm kiếm của keyword trên trang chính không vượt quá 10.000 • Mẹo nhỏ check được chính xác lượng sale một ngày của sản phẩm bạn đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng và edit số lượng là 999, nó sẽ tự nhảy về số lượng sản phẩm còn trong kho. Sau 24 giờ làm lại bước trên thì lượng chênh lệch chính là lượng sale trong ngày. Thực hiện cách làm trên với các sản phẩm nằm trong top 10, nếu quá ít bạn nên chuyển qua danh mục hàng hóa khác. ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... PHẦN III NHẬP HÀNG Chương 1 CÁCH TÌM HÀNG FBA VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ SHOP UY TÍN 1 CÁCH TÌM HÀNG FBA R ất nhiều người mới gia nhập cuộc chơi dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong khâu tìm sản phẩm của ngách mà họ đang dự định bán. Bước đầu tiên luôn là bước khó khăn, nhất là khi bạn đang trong giai đoạn “cảm” thị trường. Nhưng đừng quá lo lắng, một khi đã ra chiến trường và đúc rút kinh nghiệm, bạn sẽ thấy nó dễ dàng hơn rất là nhiều. Sản phẩm được chọn luôn đi liền với mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến, cho nên việc mua bán với giá sản phẩm như thế nào để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận là điều mà bạn nên cần chú tâm. Bạn tìm nhãn hàng riêng là những công thức hoặc sản phẩm đã hoàn thiện nhưng không có thương hiệu mà bạn phải lựa chọn và gắn thương hiệu cho chúng. Úm ba la… bạn đã có một thương hiệu riêng cho mình. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để bạn có thể tìm ra sản phẩm muốn mua. Hãy chọn ra một cách và tập trung với nó một vài ngày cho đến khi tìm ra được sản phẩm mà bạn đang nhắm đến. - Gợi ý 1: Nhờ sự giúp đỡ của Google Nhãn hàng riêng cho sản phẩm của bạn là hướng đi bạn đang dự tính, vậy thì đừng do dự để search từ khoá tên sản phẩm cùng với “nhãn hàng riêng”. Ví dụ bạn đang muốn bán gối thì đừng do dự search từ khóa “Pillow Private Lables” hay cũng có thể tìm về nhà máy sản xuất gối. Tin mình đi, sẽ có nhiều sự bất ngờ khi bạn bắt tay vào làm đấy. Hay cũng có thể thử sức bằng cách search hình ảnh sản phẩm trên chính trang Google. Khi đó kết quả trả về sẽ bao gồm: keyword sản phẩm, link nguồn sản phẩm và cả các hình ảnh chứa link nguồn sản phẩm. - Gợi ý 2: Mua hàng trên các trang thương mại điện tử như Alibaba, Taobao, 1688 Đây là câu trả lời cho câu hỏi tìm nguồn hàng ở đâu. Tại các website này, nếu không biết tiếng Trung bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ của Add-on Google dịch hay website Google Translate ra tiếng Trung giản thể. Bạn có thể dễ dàng liên hệ với các nhà cung cấp thông qua các tin nhắn direct trên chính website về các nội dung mà bạn đang thắc mắc trước khi đưa ra quyết định mua cuối cùng về sản phẩm mẫu, thời gian nhận được sản phẩm mẫu, việc dán logo lên sản phẩm mua, giá, phương thức thanh toán, thời gian xuất hàng… 2 Cách đánh giá shop uy tín Lấy ví dụ với website bán hàng 1688.com, thì shop uy tín được đánh giá qua các tiêu chí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng trên website. - Shop được đánh giá uy tín với biểu tượng đầu trâu Đây là tiêu chí được đánh giá là quan trọng và chất lượng nhất. Khi shop bán hàng được đánh giá với biểu tượng đầu trâu có nghĩa là tất các các yếu tố khác của shop khá tốt. Cụ thể như có xưởng sản xuất, gia công lắp đặt, chất lượng sản phẩm đảm bảo, chế độ bảo hành hay đổi trả nhanh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với nó là giá thành sản phẩm của các shop có biểu tượng đầu trâu sẽ cao hơn các shop bình thường. Bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro bởi các shop có biểu tượng đầu trâu nếu hàng lỗi, sai mà không đổi trả cho khách sẽ bị ban ra khỏi hệ thống thương mại điện tử Trung Quốc và bị bồi hoàn một khoản tiền khoảng 35 triệu Việt Nam đồng để trả cho khách hàng. - Xếp hạng shop Khi không được xếp hạng đầu trâu thì shop được đánh giá về số lượng biểu tượng ngôi sao, kim cương hay vương miện. Dưới đây là shop được đánh giá hai kim cương tương đương với 2 triệu đến 5 triệu điểm. Điểm này là tổng hợp của các giao dịch thành công do khách hàng đánh giá ở ba mức tốt, trung bình và kém ứng với các mức điểm 1- ,0 ,1+. - Số lượng sản phẩm bán được Một trong số những tiêu chí đánh giá shop để ra quyết định mua là số lượng sản phẩm mà shop đã bán ra thị trường. Số lượng bán được càng nhiều thì mức độ shop uy tín càng cao. - Review của khách hàng Số lượng review lớn, có nhiều review tốt là những tiêu chí giúp bạn xác định shop bán hàng uy tín. - Tuổi đời của Shop - Tỷ lệ mua lại hàng Bạn cũng có thể tìm được những người đã thử sản phẩm của họ, có thể đó là một người bạn của bạn, cũng có thể là những thành viên trong group “Amazon Việt Nam”. Và đừng bao giờ đánh liều mạo hiểm đặt một đơn hàng lớn khoảng từ $5000-$20000 khi bạn chưa kiểm nghiệm mức độ tiềm năng của thị trường ngách bạn đang đánh chiếm. TỔNG KẾT PHẦN III CHƯƠNG 1 • Bạn tìm nhãn hàng riêng là những công thức hoặc sản phẩm đã hoàn thiện nhưng không có thương hiệu mà bạn phải lựa chọn và gắn thương hiệu cho chúng thông qua sự giúp đỡ của Google hoặc mua hàng trên các trang thương mại điện tử như Alibaba, Taobao, 1688. • Tiêu chí đánh giá shop uy tín bao gồm: - Shop được đánh giá uy tín với biểu tượng đầu trâu - Xếp hạng shop - Số lượng sản phẩm bán được - Review của khách hàng - Tuổi đời của Shop - Tỷ lệ mua lại hàng • Và đừng bao giờ đánh liều mạo hiểm đặt một đơn hàng lớn khoảng từ $5000-$20000 khi bạn chưa kiểm nghiệm mức độ tiềm năng của thị trường ngách bạn đang đánh chiếm. ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... Chương 2 CÁCH LIST HÀNG LÊN AMAZON T ỷ lệ bán hàng, tỷ lệ thành công của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cách list sản phẩm lên trang Amazon của bạn. Sản phẩm list càng chuyên nghiệp, thông tin càng đầy đủ thì tỷ lệ bán được hàng càng cao. Và lưu ý là, đối với tài khoản Professional thì mới thực hiện được việc listing sản phẩm riêng mà thôi. Giờ thì cùng bắt tay vào làm nhé! - Bước 1: Đăng nhập vào website Chọn Inventory, chọn Add a product Search tên sản phẩm cần list, khi đó màn hình hiển thị Ở dưới kết quả sẽ có hiển thị các sản phẩm cùng ngách với sản phẩm mình đang bán. Vì hiện tại mình đang tạo Private Label nên bạn sẽ lựa chọn Create a new product listing. Search tên sản phẩm tại ô tìm kiếm, khi đó danh mục con của sản phẩm sẽ được gợi ý tìm ra ở bên dưới. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn danh mục nào, thì cách đơn giản nhất là search lại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn đang nằm trong danh mục nào, và chắc chắn rằng bạn sẽ làm theo giống vậy. Ví dụ với sản phẩm Mermaid Tail Blanket Crochet đã search trước đó có sản phẩm tương tự nằm trong danh mục Home & Kitchen > Kids’Home Store > Kids’s Bedding > Blankets. Bước 2: Nhập các thông tin sản phẩm Cùng đi từng phần nhé! Vital Info Product name - tên sản phẩm, lưu ý không được quá 200 ký tự kể cả ký tự dấu cách. Manufacturer, Brand name - có thể trùng nhau bằng cách cùng điền tên thương hiệu. Product ID - chọn UPC (Universal Product Code) được dùng ở Mỹ và Canada, gồm 12 ký tự số được mã hóa dùng để nhận diện mỗi sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. (UPC được mua trên Ebay với giá rất rẻ và lưu ý hãy chọn người bán sản phẩm uy tín với huy hiệu “Top-rate seller”). Nếu sản phẩm của bạn có nhiều màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng thì bỏ trống không điền UPC mà chuyển sang tab Variations bên cạnh. Variations Với tiêu chí Variation Theme, bạn có thể lựa chọn nhiều tiêu chí để list sản phẩm như color, shape, size, weight hoặc cũng có thể kết hợp các tiêu chí đã có trong phần lựa chọn. Ví dụ được đưa ra với việc list sản phẩm theo color. Đầu tiên ở ô color đừng quên ghi ra tất cả các màu sắc của sản phẩm mà bạn đang muốn bán. Ở cột color sẽ hiện ra tất cả màu sắc mà bạn đã list Color map xác nhận lại các màu sắc mà bạn đã điền ở trước Seller-SKU mã sản phẩm của bạn, cái này được điền thông tin để bạn dễ quản lý được những sản phẩm mà bạn đã, đang và sẽ đăng bán Product ID list sản phẩm theo UPC đã mua barcode trên Ebay Product ID type lựa chọn UPC Condition là tình trạng của hàng bạn đang bán, dĩ nhiên nó sẽ là new rồi Your price - giá bán Quanlity - số lượng hàng hóa Oer Lựa chọn Fulllment Channel I want Amazon to ship and provide customer service for my items if they sell. Và đừng quên tick vào Remember this setting for next time. Images Phần hình ảnh sản phẩm, Amazon cho phép tải tối đa 9 ảnh lên phần mô tả. Lưu ý nhỏ cho bạn là tải ít nhất 7-9 ảnh, ảnh đầu tiên phải có nền trắng chiếm 85% diện tích của ảnh. Các ảnh còn lại ít nhất 1000 pixel và không quá 10.000 pixel chiều dài, ít nhất 500 pixel chiều rộng. Description Key Product Features mô tả chức năng sản phẩm, phần này được hiển thị tại trang sản phẩm được list. Phần này chính là Bullet Point. Click vào Add more để liệt kê đủ các đặc điểm của sản phẩm, mỗi nội dung điền vào ô tương ứng với mỗi chấm được hiển thị. Product Description là phần mô tả sản phẩm được hiển thị phía dưới. Nếu muốn hiển thị được kiểu chữ đậm, bạn phải up nội dung dưới định dạng html với sự hỗ trợ của Two Schmucks: http://twoschmucks.com/amazon-description-editor/ Up nội dung và căn chỉnh rồi chọn Get Description Code, màn hình sẽ hiển thị Amazon Description HTML, việc của bạn chỉ là copy và paste vào Product Description. TỔNG KẾT PHẦN III CHƯƠNG 2 • Tỷ lệ bán hàng, tỷ lệ thành công của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cách list sản phẩm lên trang Amazon của bạn. Sản phẩm list càng chuyên nghiệp, thông tin càng đầy đủ thì tỷ lệ bán được hàng càng cao. • Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn danh mục nào cho sản phẩm để list, thì cách đơn giản nhất là search lại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn đang nằm trong danh mục nào, và chắc chắn rằng bạn sẽ làm theo giống vậy. • Product name - nhập tên sản phẩm, lưu ý không được quá 200 ký tự kể cả ký dự dấu cách. • Product ID - chọn UPC (Universal Product Code) được dùng ở Mỹ và Canada, gồm 12 ký tự số được mã hóa dùng để nhận diện mỗi sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. UPC được mua trên Ebay với giá rất rẻ và lưu ý hãy chọn người bán sản phẩm uy tín với huy hiệu “Top-rate seller”. • Với tiêu chí Variation Theme, bạn có thể lựa chọn nhiều tiêu chí để list sản phẩm như color, shape, size, weight hoặc cũng có thể kết hợp các tiêu chí đã có trong phần lựa chọn. • Phần hình ảnh sản phẩm, Amazon cho phép tải tối đa 9 ảnh lên phần mô tả. Lưu ý nhỏ cho bạn là tải ít nhất 7-9 ảnh, ảnh đầu tiên phải có nền trắng chiếm 85% diện tích của ảnh. Các ảnh còn lại ít nhất 1000 pixel và không quá 10.000 pixel chiều dài, ít nhất 500 pixel chiều rộng. • Nếu muốn hiển thị được kiểu chữ đậm, bạn phải up nội dung dưới định dạng html với sự hỗ trợ của Two Schmucks: http://twoschmucks.com/amazon-description-editor/. Sau đó up nội dung và căn chỉnh rồi chọn Get Description Code,màn hình sẽ hiển thị Amazon Description HTML, việc của bạn chỉ là copy và paste vào Product Description. ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... ................................................................................................................. ......................... Chương 3 HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI HÀNG THEO CHUẨN AMAZON ĐỂ GỬI SANG KHO K hi đăng được danh sách các sản phẩm của bạn lên Amazon rồi. Việc của bạn bây giờ là đóng gói hàng và gửi sang kho của Amazon. Chương này rất quan trọng, mình khuyên bạn nên xem kỹ trước khi gửi hàng để tránh bị thất lạc và mất hàng. Dưới đây, mình sẽ đưa ra cho bạn các bước khai báo thủ tục trước khi gửi hàng sang kho của Amazon. - Bước 1: Trước tiên việc bạn cần phải làm là in nhãn hàng (label) của Amazon dán ra bên ngoài sản phẩm của mình. Ở bên dưới là mẫu label của một sản phẩm bạn cần in ra. Đây là một miếng dán mã vạch (barcode) rất nhỏ, bạn sẽ phải dán ra bên ngoài sản phẩm của mình. Bạn có bao nhiêu sản phẩm thì bạn sẽ phải in ra bấy nhiêu mã code và dán lên đó. • FNSKU: là mã nội bộ của Amazon và chỉ sử dụng được trên Amazon, là cách để họ có thể xác định và theo dõi sản phẩm của bạn. • Name: Tên sản phẩm. • Condition: Trạng thái sản phẩm (Mới/Đã sử dụng). Trong trang Amazon seller central bạn vào phần Inventory, chọn Manage Inventory trên thanh công cụ. Ở trang này sẽ hiện lên các sản phẩm của bạn. Phía bên phải màn hình có chữ Edit, ở mỗi sản phẩm, bạn nhấn vào mũi tên cuộn xuống, và chọn dòng Print item labels. Khi đó, màn hình sẽ hiện ra như ảnh bên dưới, bạn ấn vào nút Print Item Labels màu vàng, khi đó hệ thống sẽ gửi về cho bạn một le .pdf, bạn mở ra rồi in là ok. Hoặc bạn có thể gửi Barcode này cho Supplier để họ in và dán lên từng sản phẩm luôn cho mình cũng được. - Bước 2: Khi lấy được Barcode rồi, bước tiếp theo bạn sẽ lấy Amazon shipment label. Shipment này giúp ta quản lý việc vận chuyển hàng hóa, giải quyết tranh chấp (nếu có). Và dưới đây là các trạng thái của một shipment: • Working: Đang thực hiện. • Shipped: Đã ship. • At fulllment center: Đến kho. • Checked-in → Recieving: Đang check in - nhận. • Closed: Xong. Mọi người thường nhầm lẫn giữa Barcode và Shipment label. Barcode dùng để dán lên từng sản phẩm còn Shipment label dùng để dán lên thùng hàng khi bạn vận chuyển sang kho của Amazon. Để phân biệt hai loại này rất đơn giản, trên Shipment Label phần mã code có thêm chữ FBA và một số thông tin như địa chỉ kho hàng của Amazon và địa chỉ kho hàng của mình. Còn Barcode chỉ có mã code mà thôi. Tiếp theo bước 1 bạn ấn vào Return to Inventory List, ở phần này bạn tiếp tục nhấn vào mũi tên cuộn xuống ở phần Edit, chọn Send/Replenish inventory, màn hình sẽ hiện lên như ảnh bên dưới. Bạn sẽ tick vào Create a new shipping plan. Ở phần Ship from, nếu bạn gửi hàng từ bên Supplier, bạn xin địa chỉ của họ rồi điền vào là ok. Phần Paking type là phần đóng gói, nếu bạn chọn Individual product tức là trong một thùng hàng bạn sẽ để nhiều sản phẩm khác nhau về màu sắc hay chủng loại. Còn nếu bạn chọn Case packed products thì trong một thùng hàng bạn sẽ chỉ để một loại sản phẩm giống hệt nhau mà thôi. Thông thường chúng ta sẽ chọn dòng bên dưới. Tiếp tục nhấn nút Continue to shipping plan. Ở phần này, bạn sẽ điền số lượng sản phẩm của bạn. • Units per Case có nghĩa là số lượng sản phẩm trong một thùng to (ở đây Amazon cho bạn số lượng tối đa trong một thùng là 150 sản phẩm). • Number of Cases là số lượng thùng. Khi bạn chọn xong số lượng thùng thì hệ thống sẽ tự tính ra đơn vị tổng. Bạn tiếp tục ấn nút màu vàng cho qua các bước. Đến bước Prepare Shipment, lưu ý ở mục 2. Shipping Service, phần Shipping carrier bạn sẽ chọn theo dịch vụ vận chuyển của bên Supplier sẽ sử dụng. Còn ở mục 3.Shipment packing có hai option cho bạn lựa chọn đó là Everything in one box (Một thùng) và Multiple boxes (Nhiều thùng). Khi chọn xong bên dưới sẽ hiện ra như sau: Phần này bạn sẽ điền thông số như số lượng sản phẩm cũng như số lượng, cân nặng (tính theo pound), kích thước thùng hàng. Phần này bạn nên hỏi Supplier để biết thêm thông tin chi tiết. Đến mục 4 Shipping labels bạn nhấn chuột vào nút Print box labels màu vàng. Khi đó, hệ thống sẽ lại tiếp tục gửi cho bạn một le .pdf chứa Amazon shipment label, việc của bạn chỉ là mở và in nó ra rồi dán lên thùng hàng, hoặc gửi cho bên Supplier họ làm. Bạn có bao nhiêu thùng hàng thì hệ thống sẽ gửi cho bạn bấy nhiêu shipment label. """