🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đứa con lạc loài Ebooks Nhóm Zalo CANY THE 18 HOÀNG TRÚC LY ĐỨA CON LẠC LOÀI SÁCH HỒNG SỐNG MỚI 32 đứa con lạc loài của hoàng - trúc - ly Ngày nào cũng thể, Đắc đến quán ăn này, ngồi hằng giờ trước những tư lự viễn vông Lạ thật, bà chủ quán có khuôn mặt mường tượng Đắc, chính bà chủ cũng phải ngờ vực, bâng khuâng. Sao người dưng nước lã lại có hai người giống nhau, như em với chị, như mẹ với con ? Trước khi ra về, Đắc móc bóp trả tiền chai nước cam, vô ý quơ phải ly rượu trên bàn. Ly rượu rơi xuống nền gạch hoa vỡ nát. Cô chiêu đãi còn đang do dự, bà chủ vội bước ra : thường... Thôi, chút đỉnh mà... Cậu khỏi phải bồi - Dạ, cảm ơn.. Giây phút ngỡ ngàng đã qua, và bà chủ bắt đầu hỏi chuyện. Chao ôi ! Càng nhìn gần, càng nhận ra chàng trai giống hệt ba. Xin lỗi, cậu cho phép hỏi thăm.... Cậu ở đâu, tôi thấy quen quá, dường như đã gặp một đôi lần... Dạ...tôi cũng thấy bà chủ quen thuộc lắm. Tôi ở xa mới vào Sài-gòn nên không biết rõ... Nghe giọng nói, có lẽ bà cũng người miền Trung... Đúng như vậy, tôi người Trung. Tôi rời cổ hương vào trong này cũng hơilâu, ngoài mười năm rồi... Quê tôi ở Cửa Đại, gần Hội-an. Vậy bà đồng hương với tội, chính tôi mở mắt chào đời tại đó. 2 2 – đứa con lạc loài Bà chủ chau mày : – Năm nay cậu bao nhiêu tuổi ? Cậu còn bà con hay thân thích gì ở ngoài ấy không ? - Dạ, tôi mười bảy tuổi. Tôi không còn họ hàng gì ở Cửa Đại hết. Tất cả đều phiêu bạt. Tôi sinh và sống tại cố hương chừng một năm, vừa giáp thôi nôi thì chiến tranh, loạn lạc. Bây giờ Cửa Đại, nhìn trùng dương bát ngát, rặng núi lững lờ, tôi mường tượng chiếc nôi - đong đưa trong những ngày trẻ dại... Tôi lại nằm im hằng giờ trên bãi cát, tiếng sóng vỗ, tiếng thông reo, tôi tưởng đang nghe lời ru êm đềm của mẹ. Bà ơi ! Mẹ tôi ngày xưa thật nhân từ, thật hiền hậu. Đó là lời ba tôi kể lại... Ba má cậu ở trong này hay ở đâu ? Cậu có bao nhiêu anh chị em. Kê ra tôi hơi tò mò, xin lỗi... Không sao, tôi xin nói hết. Chả hiểu vì sao, tôi đinh ninh bà là người quen thuộc, thân mật với gia đình tôi từ bao giờ... Nếu bà rõ hoàn cảnh của tôi hiện nay, chắc bà cũng động tâm.. Tôi vừa nhắc nhở ba tôi, nhưng chỉ là ba nuôi. Còn ba má ruột của tôi thì lại khác... Nhiều khi tôi cứ bâng khuâng không hiểu cơ thề đã mang những dòng máu xa lạ vào. Tôi không hiểu tôi thực sự tên họ là gì, con ai, dù căn cước mang tên Hồ Đắc. Họ tên này do ba nuôi tôi đặt ra... – Thế ba nuôi cậu là... Nguyễn-An, làm thợ hớt tóc, cũng tạm sống qua ngày với đứa con nuôi duy nhất là tôi, Tôi về với ba nuôi khi năm tuổi, trước đó đời tôi lao đao lắm. – Ý cậu muốn nói trước đây, cậu từng chạy hoàng-trúc-ly * 3 loạn trong thời khói lửa. Chẳng hay cậu tản cư miền nào ? Lúc bấy giờ đã xa cha mẹ chưa ? — Chưa. Lúc bấy giờ tôi đang ở Phù-Mỹ với cha mẹ. Ba tôi là công chức, dường như sau đó bị thải hồi. Chán nản ba tôi lui về vườn, cuốc đất trồng khoai. Nhưng tại quê nghèo đất cày lên sỏi đá này, những giọt mồ hôi lao lực của ba tôi dù rất cố gắng vẫn không nuôi nổi vợ con, bữa cơm bữa cháo... Cơm trộn khoai, không mấy khi được dùng cá thịt. Vào một buổi chiều cuối năm, gia đình tôi đang sửa soạn đón xuân, dù là một mùa xuân đói rách. Bỗng có hai người lạ mặt, lưỡi lê trước ngực, súng cầm tay, vào nhà bắt ba tôi đem đi. Thể là ba tôi một đi không trở lại... – Trời! Bà chủ thảng thốt kêu lên, khi nghe thiếu niên thuật đến đó. Ôi!Sao chuyện người lại giống hệt chuyện mình ? Vết thương kỷ niệm bây giờ lại đau và người đàn bà bỗng run rẫy, hoang mang: – Thế rồi sau ngày ba cậu bị bắt, gia đình cậu thê thảm lắm, phải không ? Mẹ cậu áo mỏng, vai gầy, làm sao chống chọi nồi cuộc sống ? Trong trường hợp nào, cậu gặp người nuôi dưỡng đến khôn lớn hôm nay ệ Mẹ cậu lang bạt về đâu ? Ba ? nuôi của cậu không cho biết gì cả hay sao ? - – Thưa bà, điều đó cứ ám ảnh mãi trong tâm trí, bởi ba tôi không nói rõ... Nhưng tôi có cảm giác đã nghe tên, đã thấy mặt mẹ tôi, dường như trong chiêm bao. Bà ơi!Trong chiếm bao, mẹ tôi đã trở về. Kỳ lạ làm gạo. tôi thấy khuôn mặt mẹ tôi, nghe giọng nói mẹ tớ Bà chủ hồi hộp : 4 4 đứa con lạc loài --- Cậu thấy thể nào ? Cậu nghe thể nào Khó hiểu quá ! Tại sao đổi diện với bà, tôi cứ đỉnh ninh mình đang chiêm bao. Tôi tưởng tôi đang thấy, đang nghe... Bà chủ quán bỗng phân vân trước một thái độ lạ kỳ. Bà muốn hiểu thêm cuộc đời của thiếu niên, nhưng cùng một lúc, bà muốn lần tránh. Thiếu niên đã nói đúng. Giữa mùa thu tuổi nhỏ. ai làm sao nhớ hết những nhân dạng mến thân 3 Chàng sớm từ biệt bao người máu mủ, không biết tên mẹ, tên cha. Đến thuở nào lại bao hình ảnh thân yêu đã mất ? Đến thuở nào chàng tìm lại cố hương trên sông núi, và trong trái tim con trai nhỏ bé này ? – Thưa bà, tại sao quán ằn lại mang tên a Nguyễn-Đắc ». Đó là tên của ông nhà... - Không, tên của con tôi đấy !... Chồng tôi ? Không, hiện nay tôi không có chồng chính thức. Tôi cũng không có con. Thằng Đắc mà tôi vừa nói, chả biết sống chết thể nào... Mẹ con tôi xa nhau gần mười mấy năm rồi... Nhưng mà thôi, con tôi đã xa mẹ rồi, thật xa rồi, làm sao gặp lại được ? Tôi không muốn nhắc đến quá khứ, buồn låm... Tôi cũng muốn giã từ quá khứ cho tâm hồn yên ổn hơn. Nhưng... tôi thương mẹ tôi quá, làm sao bây giờ? Tôi ước ao có được một người mẹ như bà... Sao lại như...tôi ? Tôi không dám là mẹ của ai hết. Nếu là mẹ, hóa ra tôi không đủ bồn phận. không đủ tư cách... Thôi, cậu đừng nói nữa... – Đành rằng tôi không có quan hệ gì với bà nhưng,.. tôi thường đọc những quyền sách nghiên -- hoàng-trúc-ly +3 cứu về tâm trạng con người, tôi nghĩ rằng một người đàn bà từ tuổi thơ đã manh nha là người mẹ, với tất cả dịu sao, khi gặp bà, tôi . Cậu Đắc à, dàng và cao quí. Chả hiểu vì bỗng đinh ninh bà là mẹ.. cậu đừng tưởng tượng nhiều quá ! Cậu không có cha mẹ, và tha thiết tìm một người mẹ đẻ được nuông chiều, đề được an ủi Cậu bảo tình mẹ thiêng liêng và không một mối tình quí hóa nào trên thế gian có thể thay thế nồi, Cậu bảo đôi mắt mẹ thật nhân từ, lòng mẹ là lòng bề cả, vòng tay của mẹ là tàn cây cổ thụ suốt trăm năm nào ngại che mưa nắng cho đám cỏ non. Cậu còn bảo sẵn sàng đánh đổi một phần đời người, để đổi lấy những phút giây dù ngắn ngủi bên cạnh người mẹ mến thương. Tôi hiểu.. những nhận xét của cậu không hẳn là viễn vông, những ước mơ của cậu không hẳn là hão huyền. Đành rằng tuổi con trai tôi xấp xỉ tuổi cậu, nhưng không phải tất cả người lớn đều là mẹ, đều mong ước được làm mẹ. Thằng Đức con tôi họ Nguyễn, không can hề gì đến tên “ Hồ Đắc» của cậu, vậy sao cậu nhắc nhở đến nó ? Cậu làm như nó với cậu là một, hay ít ra cũng là máu mủ, anh em. Đắc muốn quỳ xuống bên cạnh bà chủ quán. khóc như ngày tuổi nhỏ, khóc một cách hồn nhiên. Nhưng có gì cách ngăn, và thiếu niên đành lặng lẽ thở dài: -- - Bà ơi! Nếu bà muốn, từ nay về sau, tôi không dám hỏi thăm cậu Đắc con của bà nữa. Sự thực, từ ấu thơ và ngay cả bây giờ, tôi vẫn cho rằng những kẻ đang còn một người mệ, đang có một người chị, là những kẻ được định mệnh ưu đãi. Tôi nghĩ rằng thời nhà nào còn lững lờ tiếng 6 * đứa con lạc loài hát ru con của người mẹ, còn ví von câu chuyện thần tiên của người chị là những mái nhà ấm cúng nhất. Bây giờ tôi muốn hỏi đến... người xưa của bà. Tôi quả quyết một người từng được bà mến thương khi còn xuân sắc, người ấy không thể tầm thường. - Vâng, đó là một nhân dạng khác thường. Nhưng... như tôi vừa nói, chồng tội đã đi rồi. Giờ đây, tôi sống bơ vơ, lạnh lẽo... Nhưng sao bà biết ông đi không trở về ? Đã có bằng cớ gì xác đáng đâu ? – Cậu còn nhỏ, cậu không thể hiểu được hoàn cảnh lúc bấy giờ; nào phải riêng gì gia đình tôi gặp hoạn nạn ? Cậu hãy tưởng tượng khí hậu miền hoang dã độc địa biết chừng nào. Chỉ cần uống nước tài vùng sơn cước đó, chỉ cần thở khí trời những sớm mai rừng rú đó, cũng đủ chết mỏn chết héo vì bệnh hoạn. Huống chi chồng tôi lại bị bắt... Bà ơi ! Có phải ông nhà có vừng trán thật cao, đôi mắt thật sáng... Đúng. Vừng trán anh ấy mênh mông bát ngát như toát ra nghị lực và thông minh. Đôi mắt thì long lanh, như những ngôi sao tuyệt diệu vào một đêm trời không trăng. Tôi thấy vừng trán của cậu cũng khá cao, đôi mắt Những nét đẹp trên kh như cậu phảng phất... vậy, lạ quá... của cậu cũng thật sáng. mặt người xưa, hình mà sao cậu biết hết – Có gì lạ đâu... Chẳng qua trên một nhẫn dạng, những nét đẹp thường cố định, thường là những nét đẹp muôn đời. Bà cho biết ông nhà được hoàng-trúc-ly * chú ý vì nét mặt, vậy chắc vừng trán phải cao, đôi mắt phải sáng... Chồng tôi ngồi hằng Cậu nói cũng có lý. Dạo ấy tôi mười tám chồng tôi ngoài ba mươi. Chúng tôi sống bên nhau, những ngày, những tháng, những mùa xuân thật hạnh phúc. Chồng tôi nằm hằng giờ trên bãi cát, thích thú nghe tôi kể chuyện. Tôi kẻ chuyện mưa chiều nắng sớm, vu vơ, tẻ nhạt, nhưng anh ấy vẫn khen ngợi là du dương. giờ trong túp lều bên đồi tiền 3, in lặng nhìn tôi vá áo. Bàn tay tôi ngày xưa còn nhanh nhẹn, và anh ấy thường hài lòng vì việc làm từ thiện : những manh áo tôi vá víu lại, là phần thưởng quí giá đối với lũ trẻ chung quanh. Tôi vốn thương con trẻ, quê tôi thì đất hẹp dân nghèo, cuộc sống cũng bần hàn, cơ cực. Có những sớm mai, chim hót trên cây đánh thức chúng tôi dậy. Trời xanh và trong hơn bất cứ khung trời nào, đời đẹp và vui hơn bất cứ cuộc đời nào... Một ngày mùa xuân, chúng tôi vui sướng xác nhận cuộc sống êm đềm có thêm một khuôn mặt mới : khuôn mặt kháu khỉnh của đứa con trai đầu lòng. Ba đứa bé xúc động đến bàng hoàng khi nghe tiếng khóc chào đời của con, và đặt tên nó là Đắc. Thằng bé ngày một lớn, bụ bẫm, dễ thương. Vừng trán thật giống cha, chơi vơi, bát ngát. Đôi mắt thật giống cha, đắm đuối, long lanh. Để bù lại, con tôi giống hệt tôi ở lỗ mũi dọc dừa, và môi dưới hơi trề ra. Nhưng kìa, cậu Đắc, sao cậu có vẻ sững sờ vậy ? Đắc run run đứng dậy. Chàng kêu nhức đầu và ấp úng xin phép vào trong rửa mặt. Sư thực, Đắc muốn nhìn lại khuôn mặt mình trước gương soi. Không phải Đắc soi gương để tự khen mình & * đứa con lạc loài xinh đẹp, mà chỉ vì lời nói của bà chủ quán như nấu nung, như khiêu khích. Ôi ! Thằng bé vừng trán thật giống cha, đôi mắt thật giống cha... Đài mắt ấy, vùng trán ấy, dường như Đắc cũng phảng phất... Mũi dọc dừa thì giống mẹ, vành môi kiểu kỳ cũng là vành môi của mẹ. Chỉ có tâm hồn đi cảm, biết thương người nghèo, biết giúp kẻ có thể, chả biết đã ảnh hưởng ai ? Mẹ hay cha? Ơ kìa ! Sao Đắc cứ thắc mắc hoài trường hợp đứa bé không tương quan gì với chàng ? Đứa bé là con bà chủ quán, và như lời bà, nó không thể, không hề có mặt tại Sài-gòn. Đứa bé là hình ảnh xa xôi, ngay đến mẹ nó cũng chưa chắc nhận ra mặt con. Nhưng tại sao nhìn vào gương soi. Đắc bỗng đau nhói nhận ra chiếc mũi dọc dừa, vành môi dưới hơi trề ra. Tại sao những người dưng nước lã lại có thể giống nhau như em với chị, như mẹ với con... Thấy Đắc vào trong hơi lâu bà chủ quán các tiếng gọi: Cậu Đắc ơi!Cậu nhức đầu lắm hả? Đắc cố gắng trở ra, gượng gạo mỉm cười: Dạ..... tối chỉ hơi chóng mặt... Bà chủ quán dịu dàng: - Cậu mệt thì lên lầu ngã lưng một chút.. Đắc lắc đầu nhưng bà chủ quán vẫn kéo tay thiếu niên lên lầu, và bảo chàng ngã người trên trường kỷ cho đỡ mệt. Bà bỏ đi, lát sau trở lại, tay cầm mấy viên thuốc bọc đường. – Cậu nghe lời tôi, hãy uống mấy viên thuốc này, không lại cảm nặng bây giờ. Tôi thấy thần sắc cậu thay đổi, mặt tái xanh. Cậu thấy trong người thế nào ? hoàng-trúc-ly * 8 Đôi mắt bà chủ quán khiến thiếu niên bối rối. Đôi mắt quá nhân từ, quá lo âu, đôi mắt kỳ diệu mà giữa cuộc sống lẻ lc này, Đắc chưa bao giờ gần gũi... Và Đắc ngoan ngoãn theo mện lệnh của bà, như con thơ ngoan ngoản vâng lời mẹ. Đắc không đau ốm gì, nhưng quả thật tâm trí chàng đang quay cuồng trong cơn sốt. Bà chủ quán tặc lưỡi: – Ý quên ! Phải có nước mới uống thuốc được chứ... Bà dịu dàng trao mấy viên thuốc cho Đặc rồi nhanh nhẹn đi rót nước, Đắc ngậm mấy viên thuốc bọc đường vào miệng, cảm giác như con trẻ ngậm kẹo khi mẹ hiền vừa ra chợ trở về. Bà chủ cầm tách nước, ngồi xuống cạnh Đắc, thật thân mật, thật bao dung. Đắc uống xong ngụm nước, càng cảm động và u hoài. Lần đầu tiên trong cuộc sống hiu quạnh, Đắc nghĩ rằng cuộc đời đứa con cố cút từ nay không thê thảm nữa. Bàn tay mảnh khảnh của bà chủ là hình ảnh che chở vô cùng thiết tha, vô cùng kiên cổ. Đắc thèm khát được với vĩnh, được nũng nịu trong lòng mẹ. Nhưng trong thực tại, mẹ Đắc là ai ? Ở đâu ? Đắc muốn gào lên: Mẹ ơi!Con nhớ mẹ quá ! Con thương mẹ quá! Sao mẹ không về đây với con, ngồi gần bên con ? Mẹ đã chết hay còn sống ? Hay mẹ đang sống trong gia đình thân mến giữa bầy em nhỏ xinh tươi, mẹ vuốt tóc chúng nó, mẹ quên mất đứa con lạc lõng này ? Khô quá ! Con không bằng lòng đâu... Tuy vậy, Đắc chỉ có thể gào thét trong âm thầm, lời sắp run môi đã nghẹn ngào mất rồi...Bởi Đắc có kêu khóc, cũng chỉ một người nghe. 40 * đứa con lạc loài Đau đớn quá! Người ấy có gì bảo đảm đích thực là mẹ của Đắc ? Người ấy chỉ là bà chủ quán kia mà... Từ hôm được chuyện trò cùng bà chủ quán, Đức thẫn thờ như vừa rơi xuống từ cung trăng. Đắc chỉ muốn lang thang, và lơ đãng cả sách đèn, dù phải học nước rút đề thi cử. Ba nuôi của Đắc nhiều lần gạn hỏi duyên do, Đắc chỉ cúi đầu không nói. Trưa nay, Đắc quyết định tìm gặp Hảo, một người bạn khá thân. Hảo là giáo sư từ thục, trong khi Đắc còn khiêm tốn với màu áo học trò. Anh học trò gần gũi giáo sư, hiền nhiên phải kính nề. Gia dĩ Hảo lớn tuổi hơn Đắc, vừng trán đã hằn lên những nét phong trần. Cho nên Đắc hướng về Hảo như một bực đàn anh tôn kinh, và sẵn sàng giãi bày tâm sự những khi phiền muộn. Hảo cảm thương thân phận côi cút của Đắc, nhất là Đắc khá thông minh, lại biết cư xử hòa nhã, khiêm tốn với mọi người. Hảo thường đem câu phương ngôn « Ở hiền gặp lành, khích lệ Đắc, và quả quyết mai kia Đắc sẽ sum vầy hạnh phúc với cha mẹ, bởi Trời Phật không phụ lòng những đứa con hiếu thảo. Cũng may, Đắc chưa kịp lang thang tìm Hảo, người bạn vong niên đã xuất hiện trước mặt Đắc vồn vã rủ bạn dùng cơm nhà hàng. Ở đâu Chợ Cũ ? Chợ Lớn ? Hảo cười : – Chợ Cũ. Tôi khoái ăn cơm Tây ở đó. Bởi vì hôm gần đây, Hảo đã đãi Đắc một chầu xi-nê ghẽ thượng hạng đàng hoàng. Cho nên, hoàng-trúc-ly 11 sẵn ít tiền ba nuôi mới cho, Đắc mời Hảo dùng bữa gọi là thù tạc đối với bạn bè. Tội nghiệp cho Đắc : không ngờ ghé vào quán ăn huyên náo, tâm hồn kẻ côi cút càng xúc động, bâng khuâng. Những ai oán khởi sự bằng giọng ngâm thơ của người mù đang lạc trong vùng ánh sáng. Thơ như sau : ...“Chắc chi thiên hạ đời nay, Mà đem non nước làm rầy chiêm bao. Đã buồn vì trận mưa rào, Lại đau vì nỗi ào ào gió đồng... » Đắc ngậm ngùi nhớ đến những giờ khảo sát Việt văn ngày nào, nhớ đến ông giáo sư già, lưng còng xuống vì sức nặng của thời gian. Theo lời giáo sư, tác giả mấy câu thơ là Nguyễn Trãi. Văn chương thoáng nhìn qua thật bình dị, nhưng tình ý lại thâm viễn vô cùng. Muốn hiểu được tác giả, phải hiểu cặn kẽ xuất xứ, bởi ảnh hưởng thi ca cổ điển bàng bạc trong tác phẩm. Hai câu : « Chắc chi thiên hạ đời nay, Mà đem non nước làm rầy chiêm bao.” hình ảnh non nước và chiêm bao có thể tìm thấy trong câu : “Lương mộng chức vị thành Sơn hà kinh kỷ biến ». Có nghĩa :«mộng đẹp dệt chưa thành, núi sông đã mấy lần biển đổi». Thảm cảnh biến thiên dù chưa tiện nói ra, nhưng lời dâu bé vẫn đòi đoạn trong hai chữ “non nước. Đặc biệt là hai câu : 42 * đứa con lạc loài « Đã buồn vì trận mưa rào, Lại đau vì nỗi ào ào gió đông”, Đành rằng hình thức diễn đạt không thoát khỏi ước lệ văn chương nhưng tâm sự kẻ cô trung phải ai oán lắm mới cảm hứng những dòng thơ não nùng là vậy. « Mưa» ở đây không phải là « mưa nhuần * (cam vũ) mà là « mưa rào» (khổ vũ), nghĩa là trận mưa tang tóc giữa cuộc đời và trong lòng người. Chữ «gióp theo thông lệ, thường nhắc nhở chuyện tử biệt sinh ly của cha mẹ. Do câu « Thọ dục tịnh nhi phong bất đình, Tử dục dưỡng nh thân bất đãi ». Nghĩa là: “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng con muốn dưỡng nuôi mà mẹ cha không đợi*. Cho nên gió ồn ào, gió dữ dội, gió tàn ác. Lại thêm “ nỗi ào ào gió đông”, những thê lương cùng lạnh lẽo biết chừng nào ? Thật là lẻ loi, thật là rời rã Ai đặt giữa trái tim nhân thể mối sầu thiên cổ của người xưa ? Đắc vừa hoang mang vừa bực tức. Cớ sao một tâm trạng bi thảm như thế, một chứng tích ngồn ngang là thể, lại có kẻ dùng làm phí tồn ngay giữa quán ăn ? Lại có kẻ dùng làm cần câu cơm, bất chấp giá trị thiên thần của nghệ thuật. Không có gì khô cho bằng, không có gì chướng cho bằng... Ấy thế mà người mù ngâm thơ dạo cứ ngâm thơ, và ngửa tay xin tiền... Khi người mù vịn lên vai em bé, tiến đến bàn ăn của Đắc, chàng chán nản sờ túi áo. Chàng lơ đãng ném một đồng bạc vào chiếc mũ nỉ rộng vành. Chiếc mũ run run trên bàn tay nghèo khó, cơ khô làm sao, đã không hứng 18 hoàng-trúc-ly * 48 được đồng bạc bổ thí. Và đồng bạc kim khí vắng ra ngoài, lăn dài trên nền gạch hoa. Âm thanh “ken kea» chát chúa, như xỉa xói vào mặt kẻ xin tiền, Đó là một thái độ hỗn xược của những ai nhiều tiền. Đắc không giàu sang nhưng chàng đang ngồi giữa hiệu ăn, đang nhìn xuống bao người không có miếng ăn bằng ánh mắt lơ đãng của tác phong trưởng giả. Vả chăng, Đắc vừa bực bội vì giọng ngâm thơ lạc loài. Ân ức dồn ép đầu ngón tay, và Đắc ném đồng bạc khá mạnh giống hệt cử chỉ những ai hờn giận thì ném vỡ chiếc bình hoa (loại rẻ tiền) cho bớt tức, Và đồng bạc bố thí lăn dài. Đồng bạc len phía dưới chân thực khách, trốn tận cùng góc bàn bên tay mặt. Thằng bé dẫn đường cho người mù hấp tấp chạy đến nhặt. Trong giây phút bàng hoàng đó, Đắc nghe người mù thở dài... Đắc khó chịu nhìn lên. Chàng ngạc nhiên khi thấy ông lão mù lòa sắc diện thật sáng sủa. Ông lão độ năm mươi tuổi, đôi kính đen ảm đạm trên khuôn mặt. Ông lão cứ đi. Ông lão đi vào không gian bằng đôi mắt đã mù lòa. Ông lão đi vào thời gian, có lẽ bằng chuỗi ngày quá khứ thật tha thiết. Cho nên nét bị ai tiềm tàng trên nhân dạng, và dáng điệu khấp khênh, lạnh lùng đến thảm thương. Ông lão khác hẳn những đồng nghiệp ăn mày thường quanh quần các nhà hàng, các tiệm nước. Nét tiều tụy dù rất thê lương, vẫn không che phủ cốt cách quí phái vừng trán rộng như vòm trời cao và sáng. Vừng trán bao la đó, không thể u ám như kẻ ăn xin chuyên nghiệp, chỉ biết sinh nhai bằng ơn bố thí của ông đi qua, bà đi lại... Giữa náo nhiệt của hiệu ăn, giữa tưng bừng của ánh 14 4 đứa con lạc loài sáng, ông lão thản nhiên bước đi, như lạc giữa đêm dài đen tối. Đêm vây phủ khung trời và đề nặng lên sổ kiếp một đời dâu bề. Lạ thật, ông lão tật nguyền này mường tượng bóng dáng ai, Đắc từng gặp ở đâu ? Bao giờ ? Người thứ hai ngạc nhiên vì ông lão khác thường chính là bạn của Đắc. Người bạn hết nhìn ông lão, lại trố mắt nhìn Đắc. Người bạn kêu lên khe khẽ : Kìa, Đắc... Nghe có ai gọi tên Đắc, ông lão mù lòa đang thiểu não đứng im, bỗng giật mình ngơ ngác, Người bạn ấp úng: Ông già ơi, ông ở đâu, tôi thấy quen quá.. Ông lão buồn bã lắc đầu : Quen à ? Không, tôi không quen các cậu được. Tôi nghèo khổ, các cậu cao sang. Tại tôi nghe... Đắc hôn hên: Sao ? Ông nghe thế nào... Người mù run giọng: Tôi nghe có người gọi tên Đắc, thằng con trai của tôi cũng trùng tên, nhưng.. Và người mù hạ thấp giọng, bờ vai run lên như sốt rét : – Nhưng... con tôi đói rách, chắc chết đói từ lâu rồi... Đắc hỏi lớn: – Hả ? Ông nói gì? Có gì lạ lắm phải không? Tội nghiệp, ông già chưa kịp trả lời chàng tuổi trẻ, Đắc cũng không kịp hỏi thêm một lời... Biến cố đã xảy ra, không lạ chút nào hết. Đó là thái độ can thiệp của anh bồi trong quán. Anh hoàng trúc.ly 15 bồi thấy ông lão đi xin đứng hoài một chỗ, choán hết chỗ ra vào. Anh bồi thừa hiểu tâm lý thực khách rất bực mình vì đang no nê, lại có kẻ triền lãm tấm thân đói rách bên cạnh. Như vậy, bữa ăn sẽ mất ngon, giống hệt người ngồi xe hơi đẹp, ít khi muốn bánh xe lăn trên những nẽo đường tăm tối. Những đống rác gần vệ đường, những đống củi hai bên đường sẽ tổn thương đến vẻ hào nhoáng và kênh kiệu của khách nhàn du. Do đó, anh bồi níu vạt áo ông lão, gắt gỏng: – Thôi đi cha nội... Bộ đứng hoài đây sao ? Đề người ta làm ăn chứ..... Ông lão run rảy quay gót trở ra ngoài. Thằng bé dẫn đường lại đến một bên, đưa tay cho kẻ mù nương tựa. Kẻ mù bước theo đứa bé, những bước chân vô định như bao giờ... Đắc nhìn theo ông lão sửng sốt, bàng hoàng, để rồi hình ảnh người mù chìm trong ánh sáng, tiếng thở dài của người mù tan trong náo nhiệt, Đắc vẫn nhìn theo kẻ tật nguyền, nhìn đến khuất bóng. Bỗng dưng, bên tai Đắc văng vằng giọng ngâm thơ: « Đã buồn vì trận mưa rào, Lại đau vì nỗi ào ào gió đông » Chao ôi! Cây muốn lặng mà gió không ngừng con muốn dưỡng nuôi mà mẹ cha không đợi. Đắc chìm đắm trong tư lự. Một trăm, một ngàn câu hỏi nhảy múa trong đầu óc chàng, Đắc nhớ lời người đàn bà hôm nào : Đứa bé con tôi thật giống cha, vừng trán chơi vơi, bát ngát. Đôi mắt long lanh như vì sao Bắc Đầu giữa đêm khuya. Mẹ nó ngày xưa cũng có đôi mắt sáng, nhưng không long lanh bằng...” Trời ơi! Có lẽ nào đôi mắt tinh anh kia đã 46 * đứa con lạc loài mù lòa, đã khép lại trong tăm tối ? Có lẽ nào vừng trán thông minh kia chỉ còn lại những suy tư bần tiện, chẳng hạn : lạy ông, lạy bà, cho xin... Người bạn ngại ngùng bảo Đảo : – Tôi thấy ông lão mù lạ lắm ! Hình như có quen với.. – Với tôi, phải không? Anh à, tôi cũng hoang mang vô cùng, biết đâu... -- – Theo tôi, Đắc nên tìm gặp ông già, hỏi thăm cặn kẽ thử xem... Thời thế loạn ly này, người quen thuộc không nhận ra nhau là chuyện thường. Đắc giật minh, như kẻ lạc loài giữa bề khơi tìm ra ngọn đèn hướng đạo. Đức không trả lời bạn, vội vàng nhích ghế đứng dậy. Và chàng hốt hoảng chạy theo ông lão đui mù. Nhưng người mù đã ra đi. Người mù đã đi rồi. Không ai biết người ấy về đâu cả. Chỉ còn lại đôi mắt ngàn ngơ của Đắc. Đôi mắt tuyệt vọng như mong chờ một bóng dáng biệt ly không bao giờ gặp lại... Đắc trở lại quán ăn, ngồi cạnh Hảo, chuyện trò cùng bạn nhưng giọng nói lại xa vắng như than thở với chính mình : Phải, biết đầu bà chủ quán là mẹ ta ở Biết đâu ông lão mù xin ăn là cha ta ? Tại sao ta vứt tiền bố thí một cách hỗn xược thế ? Đắc ơi ! Còn nhớ bài học lễ phép với người già cả, từng vỡ lòng từ khi mới biết đọc, biết viết... Mặt trời tắt lâu rồi, nhưng bãi bề hãy còn tươi sáng, có phải giữa chốn trời cao bề rộng, buồi chiều xuống chậm hơn những nơi sầm uất, thâm u ? Từng đợt sóng tới tấp vỗ bờ cát, như hoàng trúc ly * 17 những chiếc lược bạc của công chúa Bạch Tuyết cài mái tóc trong bức tranh thần thoại. Bà chủ quán “ Nguyễn Đắc” đứng hóng gió trên bãi b, thỉnh thoảng lại nhìn ra phía xa. Ngoài ấy, cậu Đắc đang hụp lặn trên sóng. Bà dịu dàng đưa tay vẫy, Đắc cũng vừa ngoi lên mặt nước, nhìn vào bờ. Thấy hai tay áo màu khói hương phơ phất, Đắc biết ngay bà chủ quán réo gọi. Một niềm thương bao la, huyền nhiệm xiết bao ! Đắc nhớ đến hình ảnh những bà mẹ hồi hộp nhìn con nô đùa trên sóng nước, cứ sợ đứa con lí lắc sẽ gặp phải tai nạn. Tự nhiên Đắc muốn nũng nịu, muốn dọa nạt... và chàng lặn xuống thật sâu, thật lâu. Quả vậy, khi bóng dáng Đắc mất hút, bà chủ quán lo ngại vô cùng. Bà sợ hãi nhìn ra bề, đội mắt rưng rừng như sắp khóc. Đắc lặn lâu quá, bà nhớn nhác ngó quanh, chuẩn bị kêu cứu. Đắc không là cả biên nên không thể trầm mình dưới nước lâu hớn. Khi Đắc nồi lên, bà mừng rỡ như người mẹ lạc con vừa tìm lại hài nhi ruột thịt. Bà đưa cả hai tay ra vẫy chàng, triệng gọi rối rít. Đắc không nghe, nhưng bên tai vẫn vang vọng những âm thanh lưu luyến, dường như ngân lên từ tiềm thức. Có thể là lời ru của biển. Có thể là lời ru của mẹ, bên chiếc nôi, trong vườn hoa một ngày xuân nắng ẩm. Và Đắc rẽ sóng bơi vào bờ, hân hoan, nghịch ngợm. Đắc chạy lại gần bà chủ quán. Như người mẹ thương con, bà vuốt nhẹ lên mái đầu son trẻ. Đắc cười : Ấy, coi chừng ướt cả áo, nước mặn thẩm vào da, ngứa lắm ! Đề cháu đi lau cho khôn 18 * đứa con lạc loài 18 Bà chủ quán không ngại áo ướt, dịu dàng bảo Đắc : Đùa gì mà ác dữ vậy ? Cháu làm bác sợ hết hồn. Xem này, mạch máu của bác đập mạnh hơn cả sóng biển... Thật sao ? Vậy cháu sẽ tập lặn ly kỳ như người nhái. Cháu sẽ.. – Xí ! Bộ làm bác khổ, cháu vui sướng lắm hả ? Con cái gì đâu mà... Người đàn bà muốn nói : « Con cái gì đâu mà bất hiếu...», nhưng bà thoáng buồn và không nói hết câu. Giữa hai người lúc sau này đã thân thiết, nhưng Đắc chưa gọi bà là mẹ, bà cũng chưa tự nhận là mẹ, vậy bài học hiếu đề kẻ như lạc lõng. Và bà hạ thấp giọng : – Lần sau ra Nha Trang, bác sẽ không cho phép cháu theo đâu... Người ta cần hưởng gió bề cho thêm khoẻ. Trái lại, đi với cháu, mỗi chuyển về bác sụt thêm mấy kí... Đắc sợ bà bác nổi giận, vội năn nỉ: – Thôi, cháu không dám đừng giận, tội nghiệp.... đùa dại nữa. Bác Bà bác còn muốn làm mặt giận cho bỏ ghét, nhưng nhìn Đắc ăn năn như trẻ con trốn học bị bắt quả tang, bà không nỡ... Và hai bác cháu vui vẻ đi bên nhau. - Ngôi nhà gì đằng xa kia trông xinh quá, phải không cháu Đắc Dạ... mấy ngôi nhà trên Cầu Đá, bác chưa đến hay sao ? Du khách ra Nha Trang, không bao giờ quên thăm Cầu Đá. Ở đó có trưng bày nhiều loại cá ly kỳ, đẹp như tranh vẽ. Cá màu đỏ, cá màu xanh, lại có con nửa xanh nửa đỏ. San hoàng trúc.ly * 19 hô thì trắng như hoa huệ, rong rêu lững lờ, mình đứng nhìn cá bơi lội trong bồn nước, cứ tưởng lạc vào một hải đảo thần tiên, – Đẹp thế à... Sao cháu không đưa bác đi xem ? Bác ra Nha Trang không quá hai lần, những lần trước vào mùa mưa, gió lạnh cửa da, bác chỉ nằm nhà ăn bắp rang, trùm chăn kín một như đau ốm. Bác nghe nói Nha Trang là thắng cảnh, còn nhiều nơi thủy tủ sơn kỳ... Đúng vậy, trước hết phải kể đến Tháp Bà nổi tiếng linh thiêng, Rồi đến Hòn Chồng, còn di tích dấu tay hay dấu chân gì đó, các cụ vẫn bảo là của ông... Bành Tổ!Bác qua đẩy, tha hồ ngắm bề rộng trời cao. Những hòn đả thì chơm chởm mang đầy bút tích của du khách. Cháu mến yêu những hòn đá chồng chất, quyến luyến bên nhau như chị cùng em như mẹ với con... Bà chủ quán khẽ chau mày. Hình ảnh mẹ với con Đắc vừa liên tưởng khiến bà quặn đau. Và bà không muốn nhắc đến Hòn Chồng nữa, vội hỏi sang chuyện khác : — Bác còn nghe bãi biên Đại Lãnh gần Nha Trang rất thơ mộng, người Âu Mỹ thường khen tặng không kém gì những danh lam bên nước họ. Lại có nhà tư bản ngoại nhân định khai thác Đại Lãnh thành trung tâm du lịch quốc tế, sự thật đúng chăng ? – Cháu cũng nghe thiên hạ đồn. Riêng về phong cảnh Đại Lãnh thật mỹ lệ, thật dễ thương. Dân cư lại thưa thớt, lác đác mấy xóm nhà người Thượng bên kia núi, tiếng chày giã gạo mỗi hừng đồng thân ái xiết bao! - Bác chưa đến nhưng nghe cháu nói, lòng 20 k đứa con lạc loài đã mến thương. Thuở nào bác mới dựng được một mái tranh bên bờ biển, suốt ngày nghe sóng vỗ. Cho dù có nơi cư ngụ, bác biết sống với ai? Đắc muốn la lên : « Mẹ sẽ sống với con ». Chả hiểu vì sao, Đắc lí nhí không thốt nên lời. Bà chủ quán không ngăn được tiếng thở dài. Bụi đời đã nám màu da, trước chân hồ mòn đá sỏi, bà không mong gì hơn kiếm một nơi di dưỡng những ngày cuối cùng. Dù chưa tóc bạc như sương, bà vẫn chán chường nếp sinh hoạt hiện tại. Phải chỉ hai mẹ con rau muối đùm bọc nhau... Đắc thẩm mệt vì ban chiều trò tài hụp lặn, chàng phi sức hơi nhiều. Bà chủ quán cũng về oải. Ăn cơm xong, bà bảo cần ngủ dưỡng sức và trở về phòng riêng, thao thức, xót xa. Mới đó đã mười mấy năm tao loạn ! Bà nhớ đêm đầu tiên khói lửa, hai vợ chồng không kịp chuẩn bị gì cả. Đi tay không. Ngay chiếc nôi của bé Đắc cũng không kịp mang theo. Súng nề bên tai, mạng người mong manh như đèn trước gió, mấy ai còn nhớ đến của cải, tiền bạc ? Chồng bà, tay bồng bé Đắc, tay dẫn vợ, lẫn lộn theo đoàn người chạy loạn. Dường như dạo ấy bà bị đau mới bớt, sức khỏe chưa bình phục. Vậy mà sương khuya gió lạnh, đường xa dãi dầu, thật mười phần gian khô. Hai vợ chồng trôi giạt vào địa phận Quế Sơn, nhưng chỉ ở đó nửa tháng, người chồng nhận được lệnh triệu tập của cơ quan bấy giờ thuyên chuyền về Bình Định. Một lần nữa, vợ chồng lại khăn gói lên đường, hành lý rách nát, hành trình hiếm nguy. Chồng bà tiếp tục nghề công chức không đầy một năm thì bị thải hồi. Thất nghiệp, người chồng phải gát bỏ kiến thức sách vở, cuốc đất trồng hoàng trúc.ly x 34 khoai, lầm lũi nuôi vợ con cơm cháu qua ngày. Vậy mà vẫn có ngày vĩnh biệt ! Khoảng thời gian người chồng bị lưu đày, bà cố gắng may thuê dệt mướn đề nuôi con. Khô một nỗi chân yếu tay mềm, việc làm của bà chỉ đủ ăn, làm sao còn tiền thuốc thang cho bé Đắc thường xuyên đau ốm } Một hôm, có người bạn phát đạt nhờ buôn lậu, rủ rê bà thay đổi sinh hoạt. Túng thiếu quá, bà bằng lòng mạo hiểm ít chuyển, may ra... Và bà gởi con trai cho bác nông dân gần nhà, theo bạn lăn xả vào thử thách... Bà cùng đoàn người phi pháp lẫn lộn gần Đà Nẵng, mua hàng ngoại hóa, mưa thuốc hút, thuốc chích về bán lại cho những thương gia hậu phương. Đời sống cơ cực, món hàng bán đắt như tôm tươi là dược phẩm trị sốt rét hoặc lao phôi. Chuyến đi thứ nhất, bà bước một bước trở nên khá giả, tha hồ săn sóc thuốc thang cho bé Đắc. Nhưng cái may không đến hai lần. Lần thứ hai, trước khi lên đường, bà ôm con vào lòng, hôn lên đôi mà bụ bẫm của bé Đắc. Bà không ngờ đó là khoảnh khắc sau cùng trong đời người mẹ được vỗ về con thơ. Hồi tưởng lại khoảnh khắc ấy, bà không ngăn nỗi dòng dư lệ. Linh tính trẻ thơ xui khiến bé Đắc oà khóc và ôm chầm người mẹ, quyến luyến không rời.... Nhưng bà cả tin vào ưu đãi của định mệnh, dứt áo ra đi. Bà đi không trở về, vì hoạn nạn đang chờ bà, đang bủa vây người mẹ tha thiết mến thương con. Khi còn quanh quân tại địa điểm mua hàng, bà bị hỗn loạn trong trùng vi khỏi lửa. Quân đội viễn chinh mở cuộc càn quét, và đoàn người run rầy trước súng đạn. Cuộc phong tỏa tiến hành 22 * đứa con lạc loài chớp nhoáng, già trẻ lớn bé như bầy vịt trước lằn roi hung bạo của tử thần. Bà bị toán quân bố ráp bắt đem về đồn. Đồn trưởng có tham vọng thu phục tình thương của bà nên đối xử thật hòa nhã. Nhưng đồn trưởng chỉ là thiếu úy, là hạ cấp đối với trung úy, đại új... Do đó, cuộc đời bà bao phen sôi nổi. Từ một tiền đồn hẻo lánh gần Đà Nẵng, bà bị đưa vào Saigon, để rồi sinh mệnh, vì áo cơm, bà miễn cưỡng làm vợ ông quan Tây, với tất cả xa hoa nhưng tủi nhục. Từ đó, nỗi buồn tha thiết nhất trong lòng bà là số phận đứa con trai. Nỗi buồn hành hạ bà suốt mười mấy năm trời, không giây phút nào quên lảng xót thương con trẻ không nơi nương tựa, không bàn tay ôm ấp của mẹ hiền. Vậy mà phép lạ nào xui khiến cậu Đắc tìm đến gặp bà... Một trăm phần trăm, bà biết chắc cậu Hồ Đắc này thực sự là Nguyễn Đắc, là giọt máu của bà và người chồng đang lưu lạc. Đứa con có vừng trán và đôi mắt giống cha, chiếc mũi và vành môi giống mẹ, lẽ nào Tạo Hóa lại nặn được những nét mặt giống nhau bất ngờ là vậy ? Quả quyết nhất là hơn một lần. Đắc đưa bà xem ảnh cha nuôi. Người này không phải là bác nông phu bà gởi con mười mấy năm về trước, nhưng nhân dạng cũng mường tượng, ý hẳn là thân quyển. Sở dĩ ba nuôi không cặn kẽ tông tích cùng Đắc vì sợ lòng trẻ giao động, buồn tủi, thiệt hại đến tương lai học hành. Ôi 1 đứa con nào lại không buồn tủi khi không rõ tên cha, không biết mặt mẹ... Đúng ra, bà phải ôm Đắc vào lòng, phải vừa khóc vừa gào lên cho Đắc hiểu rằng bà chủ hoàng trúc ly * 23 quán ngồi trước mặt nó chính là mẹ nó. Bấy giờ Đắc sẽ không còn buồn tủi về thân phận con hoang, không còn hỗ thẹn khi kết bạn với những trẻ có gia đình đoàn tụ. Vậy mà bà vẫn nghẹn ngào câm nín hoặc tỏ vẻ bực bội khi Đắc réo gọi tình mẹ thiêng liêng ! Bà còn nhớ lời kẻ lề của Đắc hôm nào : «Bà ơi! Trong chiêm bao, tôi thấy mẹ tôi thật hiền hậu, thật đoạn trạng”. Mỗi lần Đắc kê lê, bà cảm nghe chín chiều ruột thắt. Đành rằng nằm xưa ấy, khi người cha trụ cột trong gia đình mất tích, nếu bà không buôn lậu, hai mẹ con sẽ chết dần vì đói rét, bệnh hoạn. Đành rằng thời gian bị quân đội viễn chinh bao vây, nếu không gá nghĩa với quan Tây, bà phải chết trước họng sủng. Cho đến khi nhờ tiền quan Tây bà mở quán rượu, chẳng qua vì sinh kế, áo cơm. Tuy nhiên, xã hội thường khinh khi những hạng người như bà. Và hạng người này cũng không thể là người mẹ hiền hậu, đoan trang như trong giấc mơ Đắc thường nhắc nhở. Do đó, bà cắn răng không tiết lộ, không tự nhận mình là mẹ trước mặt đứa con máu mủ, chính vì ngại lòng trẻ hoang mang, xấu hổ, tuyệt vọng. Chao ôi! Tình mẹ thương con quá thiết tha, cao cả biết chừng nào... Nhiều lần bà muốn ngăn cản Đắc đến quán rượu, vì khung cảnh quán rượu không thích hợp với lứa tuổi thiếu niên, nhưng nếu ngăn cản, làm sao người mẹ còn cơ hội gặp đứa con thân mến Nhiều lần bà muốn từ bỏ khung cảnh xa hoa trở về may thuê vá mướn, tuy nghèo mà trong sạch, nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Và bà miễn cưỡng kéo dài chuỗi ngày xót xa, ray rức... 34 * đứa con lạc loài Mưa tầm tã suốt đêm qua. Sáng nay bắt đầu hừng nắng. Những tia nắng xanh xao và yếu đuối, không sưởi ẩm được khung trời thê lương. Đường về nghĩa trang, lá úa rụng đầy dưới gót chân người tảo mộ. Những ngôi mộ lạnh lùng, nhấp nhô, cùng gieo vào lòng ai bao cảm hoài thế thiết. Thỉnh thoảng, vài ba vành khăn trắng quấn quít bên nam mồ cỏ xanh. Khói hương nghi ngút, tro tàn giấy bay, và hồn người chín suối như tạm quên nỗi cô đơn dưới đáy huyệt, về đây chia xẻ chuyện trần gian. Hai năm rồi, nghĩa trang này là nơi Đắc thường thăm viếng. Nấm mồ người mẹ nằm phía tận cùng nghĩa trang. Bên mồ có trồng dâm bụt, mùa gió thôi, những bông hoa đỏ như máu lả tả rơi trên mộ chí có khắc hàng chữ : « Trần-thị-Hậu, từ trần ngày... » Đau đớn thật, mãi khi mẹ con âm dương đôi ngả, Đắc mới biết được tên họ người mẹ mà trước kia, chàng quen gọi là bà chủ quán Và tai nạn lưu huyết tại quán « Nguyễn Đắc”, nh khúc phim hãi hùng suốt hai năm không ngừng ám ảnh tâm trí chàng. ® Hôm ấy, Đắc vào quán ngồi một mình như thường lệ. Rủi ro cho Đắc, bọn du đãng đã có mặt. Biết Đắc quen thuộc chủ nhân, cô chiêu đãi đối với chàng rất lễ phép, và sự kiện này khiến du đảng phật ý. Một tên dư đăng gầy như que tăm (cũng ngồi một mình) chạy sang bàn của Đắc sinh sự. Là học trò, Đắc không có kinh nghiệm đối phố du đảng. Thấy tên này gầy yếu, đi một mình lại dám hống hách, Đắc nồi nóng cãi lại và cuộc ầu đả diễn ra sau đó. Không ngờ bọn đu đảng ngồi bàn khác nhào đến và Đắc bị đòn ngất ngư. Bà chủ quán Long-tric.ly✯ 25 đang bận việc phía sau nghe ồn ào vụt chạy ra. Thấy Đắc lâm nguy, người mẹ gào thét cuống cuồng. “Đừng giết con tôi! Đừng giết con tôi!» Như gà mẹ bảo vệ con trước móng vuốt diều hâu, bà liều lĩnh xông vào đỡ đòn cho Đắc. Gia nhân trong quán cũng hợp lực ném ly tách, phang ghế sắt vào đầu du đãng khiến bọn này bối rối. Ngay lúc ấy, xe tuần tiễu cảnh sát dừng lại, bọn du đãng kinh hoàng xô nhau chạy tán loạn. Riêng tên du đãng gầy như que tăm, căm thủ vì vết thương phun máu, ra khỏi cửa còn phóng dao hạ sát Đắc trước khi tàu thoát. Bi thảm thay! Bà Hậu đang bám sát Đắc đề che chở, và lưỡi dao không giết chết đứa con, lưỡi dao đâm vào trái tim người mẹ. Ôi! Người mẹ đã gục trên vũng máu, đã trút hơi thở cuối cùng đề cứu vớt sinh mệnh cho đứa con. Và sáng nay, Đắc trở lại nghĩa trang thăm mồ mẹ. Đắc ngạc nhiên vì thấp thoáng bóng người bên mồ. Ai vậy? Thuở sinh tiền, mẹ chàng từng bảo không có thân quyển tại Sai-gon. Ngoại trừ đứa con khóc mẹ, còn mấy ai thương tiếc người cô phụ bạc phước đâu? Đột nhiên, người lạ không khẩn vái nữa Người ấy quì xuống, hai bàn tay dang ra như muốn ôm chặt nấm mồ. Đắc tiến lại gần. Đắc bàng hoàng đến sửng sốt khi nhận ra người ấy là. Trời ơi? Ông lão mù lòa, ông lão cơ khổ, Đắc từng gặp trong quán ăn. Ông lão đến đây làm gì thế? Chung quanh gò đống ngồn ngang, làm sao ông lão sờ soạng tìm ra nấm mồ mẹ của chàng? Đắc nháo nhác nhìn quanh. Chàng chợt thấy thằng bé dẫn đường cho ông lão nghịch đất gần đó. Thằng bé khôn, chú ý đến ông lão, cũng không 26 4 đứa con lạc loài chú ý đến chàng. Thằng bé còn bận tâm với những mô đất hình tròn, giống hệt nấm mồ bé nhỏ, do bàn tay thơ dại của nó vừa tạo nên, Những nấm mồ không chôn ai cả. Cho nên thằng bé không khóc, chỉ ngắm nghía và mỉm cười một cách vô tư. Đắc không thề vui với nấm mồ tưởng tượng của trẻ con. Đắc bùi ngùi trở lại nấm mồ thực sự của người lớn. Nim mồ chôn vùi đôi mắt, hai bàn tay..., và một trái tim đêm xưa từng phun máu đỏ đề bảo vệ đời sống đứa con ruột thịt. Ông lão mù lòa gục mặt xuống, bàn tay mân mê từng ngọn cỏ úa trên nấm mồ. Lời kể lể nghẹn ngào trong nước mắt. Nước mắt nghẹn ngào trong âm thanh. Có lẽ ông lão khóc đã nhiều, kêu gào đã nhiều, nên tiếng khóc khan hơi như giọng kèn rát cổ của người nhạc sĩ da đen. Đắc chỉ nghe mơ hồ, tiếng còn tiếng mất, nhưng bấy nhiêu cũng đủ kinh ngạc và đau xót. Lạ thật, ông lão gọi người thiên cổ là mẹ thằng Đắc» ? Dường như ông mải mê nhắc nhở những ngày chung sống. Ủa, có cả Quế Sơn, cả Phù Mỹ... Sao ? « Ta bị lưu đày, suýt bị thủ tiêu nhưng... không chết, chỉ mù lòa, Vậy mà vợ ta lại vùi thây dưới ba tấc đất. Người vợ đã rã rời xương thịt, đã tan nát một kiếp người. Dưới suối vàng, chả biết người mẹ có gặp lại đứa con phiêu bạt, dường như đã chết... Đắc ơi!Mẹ con chết rồi, con biết chưa ? ) Ba ơi! Đắc thảng thốt kêu lên, và nhào đến ôm ông lão khốn khô. Đắc vừa khóc vừa gào thét: – Đắc chưa chết. Con của ba chưa chết. Con nghe hết rồi, con biết hết rồi... Ba ơi! hoàng trúc.dy * 27 Ông lão giật mình, hai tay chới với... Ông không còn đôi mắt đề nhìn con trai. Ông chỉ cậy nhờ hai bàn tay:hai bàn tay từng “soi sáng» cho ông từ khi mù lòa... Ông run rầy rờ lên tóc, lên mặt mũi, lên bờ vai của Đắc. – Đắc của ba đấy à ? Ba đang tỉnh hay mê, hả con ? Đắc mếu máo : - – Không, ba không mê... Tội quá! Ba mù rồi nên chả thấy con giống ba, giống như hai giọt nước... Ông lão rờ lên khuy áo đứa con, rồi lần tay ngang sống lưng, và cảm động rẻ lên : - Đúng rồi ! Con tôi đây ! Vết sẹo này người khác dễ gì có. Đắc còn ngơ ngác, ông vội giải thích : Đắc ơi!Có phải con mang sẹo từ hồi nhỏ xíu không ? Đúng lắm, hồi ấy con mới 13 tháng. Nửa đêm máy bay thả bom bốn phía, mẹ con bồng con xuống hầm, cuống quít vấp ngã trên dây kẽm gai. Con bị thương vì dây kẽm đâm vào da non, tưởng phải chết... Ông lão nói đến đây, run run gỡ cặp kính màu đen ảm đạm. Ông cố gắng nhướng mắt, với hy vọn; tìm ra lờ mờ nhân dạng đứa con. Khốn khổ chưa, ông thất vọng vì chả thấy gì ngoài một vùng tối đen. Đắc đau nhói nhìn đôi mắt cha già. Đôi mắt chỉ còn tròng trắng đục ngầu, thăm thẳm như đáy huyệt. Từ huyệt sâu đó, dòng lệ ứa ra, ghê rợn như chất nước màu vàng rỉ ra trong quan tài. Đắc nghiêng đầu nhìn sang nấm mồ của mẹ 23 Á Giữa con lạc loài Đắc biết chắc dưới mồ sâu, người mẹ yêu dấu của chàng không còn gì... Chỉ còn một nắm xương, một mớ tóc và chất nước màu vàng nhầy nhụa như dòng lệ trên đôi mắt cha già. Đắc bùi ngùi nhớ lời kề lề của mẹ ngày nào... Ngày ấy, đứa con ngồi bên mẹ vẫn nghĩ rằng đang đối diện với bà chủ quán sơ giao. Ngày ấy, bờ vai người mẹ run rây khi nhắc nhở đứa con yêu quí: – Thằng bé ngày một lớn, bụ bẫm, dễ thương. Vừng trán thật giống cha, chơi vơi, bát ngát. Đổi mắt thật giống cha, ngời sáng long lanh. Đề bù lại nó giống mẹ ở chiếc mũi, vành môi... Đắc hôn lên bàn tay gầy guộc của người cha mù loà, người cha già nua như cây cổ thụ. Và đôi mắt ngời sáng, long lanh, nay chỉ trơ vơ hai lỗ mắt. Hai lỗ mắt ghê rợn, hãi hùng như tử khí bốc lên từ bãi tha ma. Đắc nghẹn ngào : Ba ơi! Ai đưa ba đến chốn này ? Ai mách bảo ba đây là mồ của mẹ? Người cha khốn khổ vò đầu đứa con: – Chuyện còn dài lắm, Đắc à... Ba biết mẹ con chết từ hai năm về trước. Đã hai năm qua, mỗi tuần một lần, ba sờ soạng đến bên mồ để khóc. Đau xót cho mẹ con : chính vì cái chế: thảm thương ba mới biết người vợ đang lưu lạc tại Sài-gòn Nhưng muộn màng rồi... Ba không được gặp mẹ con, ba chỉ gặp nấm mồ lạnh lẽo vô tri này. Ba xa mẹ con, ba xa con từ khi bị bắt tại miền sơn cước Ba suýt bị giết, may mắn trốn thoát được. Và trên đường bốn tàu ba gặp phải tai nạn đến nỗi mù loà. Ba trở thành phế nhân. Ba hoá ra dở sống dở chết. Không ai còn chú ý người tàn tật. Không ai thèm giam cầm, tra khảo kẻ đui mù. Thế rồi ba lưu hoàng.trúc.ly + 29 lạc vào Sài gòn. Đất khách, quê người, ba nghèo ba đói, ba lang thang. Ba gặp đứa bé tuy chưa mù nhưng cũng nhìn đời bằng đôi mắt đen tối như ba. Ban ngày, ba nhờ thằng bé đưa đường lân la các hè phố, các tiệm nước, ăn mày từng đồng bạc mua cơm. Ban đêm, ba ngủ nhờ trước hiên một ngôi nhà bỏ hoang. Hiện nhà đó là nơi dung dưỡng bọn ăn mày phung hủi, đui mù, què quặt. Nhờ một bà lão xin ăn phung hủi, ba biết rõ tự sự... Hôm mẹ con chết vì bị du đãng đâm vào lồng ngực, các báo đều loan tin và đăng ảnh. Ba mù lòa, không thề đọc tin, cũng không thể nhìn ảnh mà nhận ra người. Chỉ nghe chung quanh bàn tán về tên tuổi, lai lịch của mẹ con. Bà lão xin ăn quả quyết biết rõ mẹ con ngày còn ở Cửa Đại, sau này mấy lần bà xin ăn tại quán « Nguyễn Đắc », gặp lại mẹ con nhưng không dám nhìn, bởi mẹ con cao sang quá, kẻ bần hàn cổ nhiên ngượng ngùng, sợ sệt... Ôi! Làm sao ta quên được những dòng văn tắt trên các báo: Nạn nhân là bà chủ quản • Nguyễn Đắc » nhủ danh Trần thị Hậu, sinh năm... tại Cửa Đại gần Hội An, tỉnh Quảng Nam ». Tên và tuổi đó từng kê khai trong bản hôn thơ ngày ba và mẹ con cử hành hôn lễ. Tên và tuổi đó từng khắc sâu vào tâm khảm, vào cuộc đời của ba. Rất tiếc, không trang báo nào nói rõ vì sao mẹ con phải chết oan uổng như vậy. Tại sao du đăng đâm chém một người chân yếu tay mềm, tại sao... Người cha ngừng kề lẽ vì nghe tiếng khóc của đứa con, tiếng khóc nức nở như cào xẻ nỗi bị thương... Đắc vừa khóc vừa hồn hên: 30 × đứa trẻ lạc loài Ba! Ba không biết vì sao mẹ con chết à ? Mẹ con chết vì xả thân đề bênh vực con, vì muốn con sống, vì.. – Sao ? Con bảo... Thế con đã nhìn ra mẹ từ lâu ? Không, đau đớn cho con, nào ai mách bảo. cho con người đàn bà ấy là mẹ. Ban đầu, con chỉ đến nghe nhạc tại quán rượu cho khuây lãng nỗi buồn côi cút. Nhưng « có gì lạ lắm ». Tự nhiên con mến thương, con kính trọng bà chủ. Và bà chủ cũng mến thương con, thương cho đến chết ! Và Đắc bồi hồi thuật lại cùng cha già biến cổ bị thương. Hóa ra đứa con còn sống với đời, còn kéo dài cuộc đời, chính nhờ tấm thân người mẹ từng phun máu trong đêm hy sinh... Ba à... Nhưng làm sao ba biết mồ mẹ con nơi đầy ệ - Hến mẹ ... chết, ba có đưa đám tang. Ba là kẻ ăn xin mù lòa lần trong đám đông, còn ai chú ý đến. B. đứa mẹ con đến nơi an nghĩ cuối cùng, nhưng lúc hạ huyệt, cắn răng không dám khóc. Đối với thiên hạ, ba không có từ cách gì để khóc người vợ thân yêu. Tội nghiệp, từ ngày mù lòa, thằng bé dẫn đường là “ánh sáng của ba đấy. Đi đâu, ba cũng vịn vai đứa bé mà đi Nhiều khi ba tưởng chừng thằng bé là con ruột thịt, là thằng Đắc, không ngờ... – Làm sao gờ được, quả Trời Phật còn thương gia đình mình... Nếu sáng nay con không viếng thăm mề mẹ, biết thuở nào cha con ta gặp nhau ? Ông lão giữ cón ruột thịt tan chặt bờ vai của Đắc như sợ đứa theo bóng khói. Niềm vui thật hoàng trúc ly × 31 trúc.ly đột ngột, ai không bỡ ngỡ, không hồi hộp . Lạy Phật, đứa con máu mủ ngày nào còn trứng nước thơ ngây, nay đã trưởng thành cùng năm tháng. Ông lão cảm động sờ tay lên trán, lên cằm Đắc, vỗ về, nâng niu như ông vừa nâng niu từng ngọn cỏ đìu hiu trên mồ người mẹ chết vì con. Đắc hỏi trong tiếng nấc: Ba ơi! Ba có đói lắm không, hở ba ? Khô quá, con còn nhớ... Con nhớ.. Sao ? Con nhớ những gì..... Nhưng Đắc nín thinh, không dám đáp lời cha già. Đắc đã nhớ rất rõ, làm sao quên lãng được? Hình ảnh ông lão mù lòa xin ăn một đêm xưa, khi Đắc cùng bạn dùng cơm Tây tại Chợ Cũ, Đắc khinh khi vứt đồng bạc chì vào mũ nỉ kẻ bần hàn. Nhưng Đắc hờ hững quá, kênh kiệu quá, nên đồng bạc trong tay chủ nhân cũng bắt chước ngỗ nghịch, không chịu rơi ngay vào mũ, cứ lăn dài trên nền gạch hoa. Vô tình, Đắc phạm tội hỗn được cùng cha già. Tội của Đắc thật nặng, có thể cảnh cáo tất cả bạn trẻ không được khinh thị những người tuổi tác cơ hàn, vì biết đầu những người này đã là cô bác, cha mẹ, bằng hữu chúng ta ? Đau xót nhất là khi Đắc ngờ ngợ nhân dạng ông lão mường tượng một người thân yêu, chú bồi nhà hàng vội xô đẩy người thân yêu của chàng ra khỏi cửa. Dù nay gặp cha già, Đắc hãy còn đòi đoạn trong ăn năn đến thuở nào êm dịu được ? _ Đắc ơi! Nhờ ai con lớn khôn và khỏe mạnh ? Ba cứ tưởng con sống không nổi, con lìa đời từ ngày gia đình bị nạn...