🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Đô Thị Hóa Và Việc Làm Lao Động Ngoại Thành Hà Nội Ebooks Nhóm Zalo TS. NGUYẺN THỊ HẢI VÂN DÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LẰMLAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM LAO ĐÔNG NGOAI THÀNH HÀ NÔI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NÔI - 201,3 MỤC LỤC Lời gi(íi thiệu Chương 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ t á c đ ộ n g CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LAM ở NÔNG THÔN 1. Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ờ nông thôn 1.1 Đô thị và đô thị hóa 1.2. Lao động, việc làm ờ nông thôn 1.3. Vai trò của đô thị hóa trong phát triển kinh tế - xã hội 1.4. Tác động cùa đô thị hóa và điều tiết tác động cùa đô thị hóa tới lao động, việc làm ở khu vực nông thôn 2. Các lý thuyết liên quan tới đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 2.1. Lý thuyết quan hệ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, đô thị 2.2. Các lý thuyết về tập trung ruộng đất và nền kinh tế nông dân 2.3. Lý thuyết về di chuyển lao động nông thôn 3. Kinh nghiệm quốc tế điều tiết tác c ộng của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn 3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 3.2. Kinh nghiệm cùa Hàn Quốc Trang 9 13 13 13 22 32 37 41 41 45 48 51 52 55 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... 4. Kinh nghiệm trong nước điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn 4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nằng 5. Bài học rút ra và khả năng áp dụng cho Hà Nội Chưoìig 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ở NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lao động, việc làm khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội 1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên 1.2. Điều kiện kinh kế - xã hội 2. Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ờ nông thôn ngoại thành Hà Nội 2.1. Khái quát quá trình đô thị hóa Hà Nội 2.2. Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 3. Những giải pháp, chính sách đã và đang thực hiện nhằm giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống 3.2. Phát triển quan hệ kinh tế với các nước và xuất khẩu lao động 3.3. Chính sách đào tạo nghề và hướng nghiệp cho nông dân 3.4. Chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nông dân 4. Đánh giá chung về ảnh hưởng cùa đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 57 57 68 72 80 80 81 84 112 112 118 154 154 156 158 159 160 Mục lục Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU cực CỦA ĐÔ THỊ HồA TÓI LAO ĐỌNG, VIỆC LAM ở NÔNG THÔN NGOẠI THANH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020 1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1.1. Định hướng chung phát triển Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu 2. Dự báo đô thị hoá và lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội; quan điểm, nguyên tắc điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm 2.1. Dự báo đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 2.2. Quan điểm và nguyên tắc điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 3. Các giải pháp cơ bản nhằm điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh mô hình công nghiệp hóa, đô thị hóa thủ đô theo hướng bền vững 3.2. Phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.3. Phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 3.4. Phát huy thế mạnh các ngành nghề và làng nghề truyền thống trong nông thôn, phát triển bền vững các khu công nghiệp - cạm công nghiệp trên địa bàn 3.5. Phối hợp một số chính sách có liên quan khác Tài liệu tham khảo 166 166 166 168 173 173 174 177 177 183 188 194 201 218 LỜI GIỚI THIỆU Đô thị hóa là quá trình tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khi bước vào công nghiệp hóa. Đô thị hoá có tác động tích cực to lớn, sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có khu vực nông nghiệp - nông thôn, như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng, tạo việc làm và thu nhập, cải thiện việc cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ xã hội - đô thị, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh mặt tích cực cũng đang nảy sinh những tác động tiêu cực, thiếu bền vững tới khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, các nước đang phát triển như Việt Nam muốn nhanh chóng rút ngẳn khoảng cách so với thế giới, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nhưng trình độ quản lý chưa theo kịp nên đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến những hậu quả và các “hệ lụy” không mong muốn như: gây xáo trộn và bất ổn xã hội; gia tăng thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn; người nông dân mất đất canh tác không còn kế sinh nhai, bất đấc dĩ phải di cư ra thành phố nhập vào đội quân thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Dô thị hóa cũng làm biến đổi nhanh chóng cơ cẩu ngành nghề ở nông thôn, một số ngành nghề gắn với sản xuất nông 10 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nghiệp truyền thống bị thu hẹp. Các hoạt động ngành nghề - dịch vụ và chỗ làm việc mới tạo ra tại địa phương vẫn không đủ bù đẳp được số việc làm bị mất, ngoại trừ một số địa phương có các ngành nghề truyền thống được khơi dậy, đánh thức. Hơn nữa, khôna phải ai cũng có điều kiện và khả năng chuyển đổi nghề (khả năng học và thực hành thành thạo một nghề mới ngoài nông nghiệp), nhất là với những người nông dân "quanh năm chân lấm tay bùn, cày sâu cuốc bẫm”, hay đối với những người lớn tuổi thì cơ hội chuyển đổi nghề và đảm bảo cuộc sống càng khó khăn, vấn đề còn trở nên gay gắt hơn nếu chúng ta để ý đến con số thống kê về lao động và việc làm trong hơn 10 năm qua ở Việt Nam; số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc tại khu vực nông thôn hằng năm vẫn tăng khá đều đặn. Đô thị hóa đang đem lại nguy cơ làm cho đông đảo hộ nông dân thiếu việc làm, thu nhập thấp và suy giảm dần. Thực tế thời gian qua cho thấy, không phải tất cả lao động dư thừa do mất đất nông nghiệp đều có việc làm mới. Một bộ phận rất lớn nông dân mất đất phải tìm việc làm một cách tự phát, không ổn định, với nhiều nghề kiếm sống. Trong đó, phổ biến là di cư ra thành phố, vào các khu công nghiệp, khu đô thị để làm thuê bằng đủ các loại nghề với tiền công rẻ mạt, hoặc tìm việc làm tại các chợ lao động vùng ven. Tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn, các đô thị mới trong vùng và cả nước. Mỗi năm, cả nước có cả chục triệu lao động thời vụ nhập cư vào các thành phố hoặc có đăng ký hoặc không có đăng ký chính thức. Người nông dân vốn quen với công việc đồng áng, giờ đây bất đắc dĩ Lời giới thiệu 11 phải làm quen với môi trường xã hội và với đủ loại công việc mới mẻ ở đô thị. Các hiện tượng trên có thể gọi là “đô thị hóa cưỡng bức”, đang gây ra những “hệ lụy kép” nghiêm trọng với cả thành thị và nông thôn. Từ những thành công và thất bại của quá trình đô thị hóa của các nước, Quỹ dân số Liên họp quốc (UNPPA) khuyến cáo không thể để quá trình đô thị tự phát như vết dầu loang mà cần có tầm nhìn dài đe đảm bảo phát triển, giảm đói nghèo, tôn trọng quyền con người và quyền của người nghèo sống ở thành thị. Trong cuốn sách Tác động của đô thị hóa đổi với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Vân đã dụng công đề cập đến những vấn đề trên thông qua việc lấy thủ đô Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu. Thủ đô Hà Nội, nơi đất chật người đông, các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm của người dân càng bức xúc hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đổi với Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, diện tích tăng lên gấp 3,5 lần và dân số tăng lên gấp 2 lần, với 3.344,7km^ và 6,350 triệu người. Khu vực nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, 59% dân số (3,816 triệu người - năm 2009) và xấp xỉ 50% lực lượng lao động trên địa bàn. Yêu cầu Hà Nội phải hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa về trước cả nước vào trước năm 2020 khiến cho các vẩn đề đô thị hóa, lao động việc làm trên địa bàn nói chung cũng như của khu vực nông thôn ngoại thành càng trở nên’bức xúc. 12 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Người đọc có thể tìm thấy ở cuốn sách này những đánh giá và dự báo để đưa ra giải pháp xử lý căn cơ và bền vững cho những vấn đề trên nhằm hoàn thiện mô hình công nghiệp hóa và đô thị hóa thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp hài hòa giữa đô thị hóa và tam nông, gắn kết công nghiệp - dịch vụ với phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sinh thái bền vững. Đây cũng có thể xem như những khuyến nghị chính sách phát triển đô thị chung của cả nước. TS. Chử Văn Lâm Hội Khoa học kinh tế Việt Nam Chưoiìg 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ở NổNG THÔN 1. Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 1.1. Đô thị và đô thị hóa Đô thị: Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư và các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, nhất là các ngành nghề công nghiệp và thương mại - dịch vụ xét về mặt địa lý và không gian - lãnh thổ. Điều đó nhằm khai thác tính kinh tế theo quy mô (economies of scale), ưu thế của phân công lao động và mật độ hoạt động trên một diện tích. Đô thị là biểu tượng cho văn minh thị trưòmg, công nghiệp và kiến trúc hiện đại được phân biệt với nông thôn. Đô thị chủ yếu là kết quả cùa quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên sự phát triển công nghiệp và tập trung sản xuất vào khu vực trung tâm. Khái niệm đô thị cần lưu ý các vấn đề như; Đặc trưng về thiết chế chính trị và kết cấu giai tầng xã hội của đô thị bao gồm: bộ máy chính trị - hành chính và giai cấp công nhân, tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức (khác với nông thôn chỉ có tầng lóp nông dân, chủ đất, thợ thủ công, người buôn bán 14 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nhỏ...); Đặc trưng về kết cấu kinh tế của đô thị bao gồm các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các ngành sản xuất tinh thần (khác với nông thôn chỉ có nông nehiệp và một số hoạt động phi nông nghiệp trong thôn); Dặc trưng về lối sống, văn hóa của đô thị theo kiểu thị dân - công nghiệp, tương ứng còn có hệ thống dịch vụ, hạ tầng, năng lượng và nhà ở được quy hoạch thuận lợi tập trung (khác với nông thôn chủ yếu dựa vào sinh hoạt cộng đồng làng xã và quy hoạch phân tán). Tùy theo từng hoàn cảnh mà người ta nhấn mạnh một số đặc trưng nhất định; nhưng trên phương diện kinh tế, chính trị cần nhấn mạnh khía cạnh kinh tế - xã hội và cách thức tổ chức sinh hoạt chính trị, tinh thần cũng như phương thức tổ chức kinh tế và sản xuất của đô thị chủ yếu dựa trên cơ sở công nghiệp và phát triển kinh tế thị trường. Theo Luật Quy hoạch Đô thị được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam phê chuẩn năm 2009, tại Điều 3: Giải thích từ ngữ, điểm 1 có ghi: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”'. Tại Điều 4: Phân loại và cấp quản lý hành chỉnh đô thị, có ghi: 1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH 12, ban hành ngày 7 - 6 - 2009. Chương 1: Cơ sớ lỷ luận và thực tiễn về... 15 đô thị loại I, II, III, IV và V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân sổ; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. 2. Việc xác định cấp quản lý hành chính đô thị được quy định như sau: thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; thị xã phải là đô thị loại III hoặc loại IV; thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại v'. Cũng theo quan điểm quản lý ở nước ta, đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cẩu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân sổ ít nhất là 4.000 người và mật độ dân sổ tối thiểu phải đạt 2.000 người/km^. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị còn bao gồm các phân khu chức năng đô thị. Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp. Các chỉ tiêu đô thị khác nhau ở các quốc gia. Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km^, hay 1.000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên ADB (2004), Nhà ờ cho người ihii nhập thấp và đánh giá nhu cầu phát triển đô thị vừa và nhỏ. Báo cáo hội thảo quốc gia do ADB và Chính phù Việt Nam tổ chức. Hà Nội, 2004. 16 ĐÒ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trổng tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng khung ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không làm nông nghiệp. Đô thị hóa (ĐTH): Là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự biến đổi và phân bổ các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa; sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa đô thị. Tóm lại, đây là quá trình chuyển đổi căn bản mọi mặt xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị - công nghiệp và thị trưòng hiện đại. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì gọi là mức độ đô thị hóa; theo cách thứ hai gọi là tốc độ đô thị hóa. Tại các nước phát triển (như châu Ẩu, Mỹ hay úc) thường có mật độ đô thị hóa trên 80%, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc), chỉ khoảng 30%. Đô thị của các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tổc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Theo đà phát triền kinh tế Chương 1: Cơ sở ỉỷ luận và thực tiễn về... 17 thị trường (KTTT) và hội nhập, đô thị hóa cũng ngày càng mở rộng trên thế giới. Công bố của Chưong trình phát triến Liên họp quốc (UNDP) vào năm 2007, dân số khu vực đô thị lần đầu tiên đã đạt tới ngưỡng ngang bằng với dân số khu vực nông thôn toàn cầu. Ngoài ra, sự tăng trưởng của đô thị còn được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của* đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đô thị hóa phụ thuộc vào các yếu tố như: chính trị, kinh tế - công nghệ và xã hội. Thời kỳ kinh tế chưa phát triển thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, ví dụ, ven các bờ sông và nguồn nước, theo các đường trục và bến cảng thuận tiện cho giao thông thủy bộ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đô thị phát triển mạnh mẽ chủ yếu dựa vào các tiến bộ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đô thị tập trung các hoạt động kinh tế và dân cư nhờ phát triển ngành nghề, mạng lưới hạ tầng và dịch vụ thuận lợi. Trên cơ sở đó hình thành sự phát triển hệ thống đô thị hóa của vùng và quốc gia. Tốc độ ĐTH: đô thị có thể được phát triển nhanh hay chậm, tùy theo tốc độ của ĐTH. Tốc độ đô thị hóa phản ánh nhịp độ, mật độ, bước đi và cách thức của quá trình ĐTH. Cách thức, bước đi tiến hành ĐTH với ba mức độ; ĐTH nhanh, ĐTH vừa và ĐTH chậm. Trong lịch sử ở các giai đoạn trước khi chủ nghĩa tư bản (CNTB) được xác lập, ĐTH chủ yểu diễn ra với tốc độ chậm chạp mất hàng trăm năm, thậm chí mấy trăm năm để có thể chuyển các xã hội nông nghiệp 18 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... truyền thống sang xã hội công nghiệp và thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Ngày nay, ĐTH chủ yếu diễn ra với tốc độ vừa và nhanh. Điều này là do sức ép hội nhập và nhu cầu tăng tốc phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách của các nước chậm phát triển so với các nước TBCN phát triển. ĐTH nhanh diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, gây áp lực căng thẳng cùng với các vấn đề xã hội phức tạp. Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập trung về chính trị - kinh tế - xã hội để hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp và hành chính mới (đô thị). Tại đây diễn ra quá trình đô thị hoá với tốc độ cao (hay đô thị hóa nhanh), về mặt không gian, vùng đô thị hóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thưòng là những vùng ven hay phụ cận các trung tâm đô thị lón, vùng ngoại thành. Theo quy luật phát triển của đô thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biến các vùng này từ nông nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng công nghiệp vệ tinh. Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố vệ tinh cộng với vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hội với đô thị lõi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc di chuyển hằng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị lõi là thị trường lao động chính. Các đô thị thường kết họp và phát triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân sổ trong một vùng đô thị lớn hơn. Các vùng đô thị thường được định nghĩa bằng việc sử dụng các tỉnh hoặc các đơn vị chính trị cấp tỉnh làm đơn vị nền tảng. Các vùng đô thị thích hợp để tính toán các thống kê Chương 1: Cơ sớ lỷ luân và thưc tiễn về... 19 kinh tế - xã hội. Các đô thị thích họp hon để tính toán thống kê việc sử dụng tỉ lệ đất bình quân trên đầu người và mật độ dân cư (Dumlao & Felizmenio, 1976). Vùng nông thôn ngoại thành cũng có thể hiểu là vùng đô thị hóa; tuy nhiên, vùng nông thôn ngoại thành rộng lớn hơn, bao gồm cả vùng đô thị hóa và vùng theo quy hoạch sẽ vẫn được giữ lại cho mục đích nông nghiệp. Như vậy, có thể định nghĩa khái niệm: Vùng nông thôn ngoại thành là vùng đất phụ cận, tiếp giáp với khu vực đô thị, theo quy hoạch phát triên sẽ được chuyển thành đô thị (nên gọi là vùng đô thị hóa hay vùng dự trữ đô thị hóa); hoặc ngược lại, vẫn giữ nguyên chức năng của hệ thống nông nghiệp (trong trường hợp nàv, vùng nông thôn ngoại thành có nội dung kinh tế là vùng nông nghiệp ven đô với vị tri là vành đai xanh hay vành đai lương thực - thực phẩm cho đô thị). Vùng nông thôn ngoại thành có thể trực tiếp hay gián tiếp chịu áp lực của đô thị hóa rất mạnh mẽ, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Tại đây, kết cấu kinh tể - xã hội đang biến đổi nhanh chóng, không còn mô hình xã hội truyền thống thuần khiết; tương ứng, người nông dân không còn thuần nông, họ cũng bị phân hóa cả về địa vị kinh tế và nghề nghiệp, do đó có lợi ích và thái độ rất khác nhau đổi với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH). Đây là đặc điểm cần lưu ý khi xử lý các vấn đề chính sách đối với vùng nông nghiệp ngoại thành. Mô hĩnh đô thị hóa: Mô hình ĐTH rất đa dạng, nhưng về cơ bản, ĐTH diễn ra theo những mô hình sau: đô thị hóa phi điều tiết và đô thị hóa có điều tiết của xã hội. Trong lịch sử, 20 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... ban đầu ĐTH diễn ra tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch và sự điều tiết của nhà nước. Điển hình của ĐTH tự phát là giai đoạn đầu của thời kỳ tiến hành CNH TBCN ở phương Tây. Ví dụ, ở nước Anh vào đầu thế kỷ XVII chỉ có 5 triệu người với 4/5 dân số là nông dân. Nhờ những phát minh kỹ thuật (chế tạo máy hơi nước và máy sợi), làm tăng năng suất lao động trong ngành dệt. Công nghiệp len dạ trở thành ngành thu được nhiều lợi nhuận nên giới địa chủ đã tiến hành rào đất, chiếm đoạt ruộng vườn làm bãi chăn thả nuôi cừu và biến nông dân thành người vô sản. Hơn nữa, nhà nước tư sản còn ban bố Đạo luật cấm họ đi lang thang trên đưòng và buộc phải vào làm thuê trong các công xưởng TBCN. Tại thành thị, công nghiệp phát triển và số người nhập cư tăng mạnh, tuy nhiên nạn nhân mãn cũng gia tăng, hình thành các khu ổ chuột đầy ắp người, bẩn thỉu và thiếu tiện nghi, dịch vụ tối thiểu... Điều này được mô tả sinh động trong những tác phẩm của các nhà kinh điển: “Đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong những khu tồi tàn của thành phố, thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhà ấy thường chỉ có ba bốn phòng và một bếp, thường được gọi là cốt-ta-giơ và được xây dựng ở khắp nước Anh, là chỗ ở thông thường của người lao động. Đường phố ở đây thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rãnh thoát nước, nhưng ngược lại, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối. Do sự xây dựng luộm thuộm và lộn xộn của những khu như thế làm cho không khí không lưu thông, và vì Chương 1: Cơ sỏ lý luận và thưc tiễn về... 21 rất nhiều người sổng trong một không gian nhỏ hẹp nên có thể dễ tưởng tượng được bầu không khí của các khu lao động ấy như thế nào”’. ĐTH có điều tiết: Đây là mô hình ĐTH diễn ra chủ động theo quy hoạch, kế hoạch, nằm trong chiến lược tổng thể của từng quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương. Các quốc gia như Nhật Bản và các nước NICs châu Á là những nước đạt được thành tựu trong phát triển, đồng thời cũng là hình mẫu về ĐTH có sự điều tiết mạnh của nhà nước. Đặc biệt từ thập niên 60 của thế kỷ XX, "Bốn con hổ châu Á" bao gồm: Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng cao ngoạn mục và tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng. Các “con hổ châu Á” nhờ chính sách kinh tế mạnh mẽ, xúc tiến dân chủ hóa và tiến trình cởi mở về chính trị, giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với GDP trên đầu người cao, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao hơn 90% chỉ sổ trung bình của Liên minh châu Âu, riêng Hàn Quốc trở thành thành viên của tổ chức OECD. Tuy nhiên, do tăng trưởng nóng mà các nước NICs phải đổi diện với các vấn đề xã hội, có nguy cơ gây xáo trộn bất ổn chính trị, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Chính phủ đã ý thức được và chủ động điều tiết thông qua các chiến lược, quy hoạch và cơ chế chính sách nhằm quản lý quá trình ĐTH như: kiểm soát quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, nơi sự phát triển của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động ' c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập., Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 116. 22 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo, nhằm thu hút và giải quyết việc làm - thu nhập cho khối dân cư phi nông nghiệp; phát triển ưu tiên giáo dục - đào tạo phổ thông, đào tạo nghề và đại học, nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao, để người dân có thể tìm được việc làm với thu nhập ổn định; đồng thời cải cách khu vực nông thôn và các quan hệ ruộng đất, song song với cải thiện các quyền dân sự và mở mang tự do xã hội; phát triển nền kinh tể thị trường mở “hướng ngoại”, cho phép giao lưu với thế giới bên ngoài, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng chủ yếu dựa vào chiến lược thu hút vốn quốc tể và xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ. 1.2. Lao động, việc làm ở nông thôn Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranh giới để phân biệt con người với con vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sổng của con người. Theo c. Mác: '"Lao động trước hết là một quá trình diên ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên""\ ông còn cho ràng: ''con người không chỉ c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn lập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr, 230. Chương 1: Cơ sỏ lỷ luân và thưc tiễn về... 23 làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp... con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ỷ chỉ của họ phải phục tùng nó”'. Theo c. Mác, lao động là mộl trong hai yếu tố, nhưng là yếu tố chủ động quyết định trong việc tạo ra của cải, “lao động là cha và đất là mẹ của của cải vật chất”. Ph. Ảngghen cũng khẳng định lao động là nguồn gốc của mọi của cải và giúp cải biến chính con nguời: '"Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động cỏn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thê nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sông loài người, và như thế đến một mức mà trên một ỷ nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài ngườr^. Lênin cho rằng: ‘7í/c lirợng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhãn loại là công nhân, là người lao động’'^. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đã đề cập đến vấn đề lao động, việc làm và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế, điển hình như John Maynard Keynes (1884-1946) - nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Trong tác phẩm Lý thuyết chung vê việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936), ông đã phân tích tính chất không ổn định của nền kinh tế, lượng lao động thất nghiệp ' c. Mác, Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tập 1, quyển 1, tr. 321. ^ c. Mác và Pli. Ăngglien: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tập 20, tr. 641. ' V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 38, tr. 430. 24 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... ngày càng tăng gây tai họa cho CNTB. ông cũng cho rằng, thất nghiệp do các chính sách bảo thủ, lồi thời và thiếu sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. VỊ trí trung tâm trong lý thuyết của ông là lý thuyết về việc làm, theo ông, việc làm là vấn đề không chỉ xác định tình trạng thị trường lao động, sự vận động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả sản xuất, khối lượng sản phẩm và thu nhập. Do tăng việc làm sẽ làm tăng thu nhập, từ đó làm tăng tiêu dùng. Nhưng xu hướng tiêu dùng tăng chậm hon xu hướng tiết kiệm sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm đi tưong đối. cầu tiêu dùng giảm lại tác động làm cho tổng nhu cầu xã hội giảm, ảnh hưởng và làm suy giảm quy mô sản xuất, giảm việc làm. Neu cứ để thị trường tự điều chỉnh thì tất yếu sẽ dẫn đến tăng thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế gây tai họa cho nền kinh tế. Theo ông, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước phải can thiệp mạnh, ngăn chặn và điều chỉnh sự suy giảm của tổng nhu cầu bằng các biện pháp kích thích cầu như: tăng đầu tư của Nhà nước và tư nhân, kích thích tiêu dùng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ngăn chặn được khủng hoảng và thất nghiệp. Kế thừa và phát huy những di sản quý báu của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập có chọn lọc những kiến thức, những thành quả của kinh tế học hiện đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nước ta, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, giải phóng mọi khả năng sáng tạo của người lao động; coi giải quyết lao động việc làm là chủ trưong, chính sách lớn. Ngay từ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã khẳng định; '"''phát huy yếu tổ con người và lơv con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động". Chương 1: Cơ sỏ lý luân và thưc tiễn về... 25 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng đã đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đại hội đã khẳng định: nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo... có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ..., đó là nguồn lực quan trọng nhất. Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, vấn đề quản lý lao động, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống con người đang là vấn đề bức bách. Lao động, việc làm nếu không được giải quyết tốt thì sẽ dẫn tới những khó khăn về đời sổng, phức tạp về mặt xã hội, khiến những cố gắng tăng trưởng sẽ không còn ý nghĩa. Việt Nam lại có xuất phát điểm thấp khi bước vào quá trình phát triển, nguồn lực cơ bản và quan trọng của chúng ta là đội ngũ lao động đông đảo, trẻ trung và năng động; bố trí lao động, việc làm cho họ là điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sổng cho bản thân họ cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, có the hiểu: Lao động là hoạt động có mục đích của con người trong các lĩnh vực ngành nghề kinh tế quốc dân nhảm tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội và nuôi sông bản thăn và gia đình. Người có sức lao động là những người trong độ tuổi có khả năng hoạt động lao động trong các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế quốc dãn. Việc làm: Theo từ điển Kinh tế khoa học xã hội xuất bản năm 1996 tại Pari, việc làm là "công việc mà người lao động tiên hành nhăm có được thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật". Trong Đại từ điền kinh tế thị trường của Trung Quốc, do 26 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa Hà Nội biên dịch và xuất bản năm 1998, việc làm được hiểu là "hành vi của nhân viên, cỏ năng lực lao động, thông qua hĩnh thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất, đế được thù lao hoặc thu nhập. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, người lao động là chủ tu- liệu sản xuất, làm việc có nghĩa là thực hiện quyền làm chủ trẽn tư liệu sản xuất đó, vừa làm việc cho cá nhân ngirời lao động, cũng lại là làm việc cho xã hội". Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về người có việc làm như sau: “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những ngu-ời tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hav thay thế thu nhập của gia đĩnh". Khái niệm người có việc làm của ILO được áp dụng ở nhiều nước khi tiến hành các cuộc điều tra thống kê về lao động và việc làm, nhưng được cụ thể hoá thêm bằng một số tiêu thức khác tuỳ thuộc vào mỗi nước đặt ra. Các nước thường phân thành hai nhóm người trong độ tuổi lao động xét trong mối quan hệ việc làm. Nhóm thứ nhất là nhóm lao động có việc làm và đang làm việc, đó là những người làm bất kể công việc gì được trả công hoặc mang lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Nhóm thứ hai là người có việc làm nhưng tại thời điểm nhất định nào đó lại không làm việc, hoặc tạm nghỉ việc. Tuy nhiên, quan niệm việc làm ở Việt Nam có sự thay đổi qua thời gian: trong thời kỳ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây (trước năm 1986), việc làm được hiếu là những công việc đòi hỏi một chuyên môn nào đó. Chương 1: Cơ sở lý luân và thưc tiễn về... 27 tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm hoặc phải thuộc biên chế Nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã. Với cách hiểu đó, khái niệm việc làm đã không tính đến những người lao động đang làm việc ở các khu vực sau; - Khu vực kinh tể tư nhân, cá thể, tự làm việc kể cả những neười chưa đủ tuổi hoặc đã quá tuổi lao động theo quy định chung của Nhà nước. - Làm việc tại nhà (nội trợ, chăm nom gia đình... ). Mặt khác, cách hiểu trên cũng không phân biệt những người hiện trong guồng máy sản xuất nhưng tạm thời thiếu việc làm hoặc thực tế không có việc làm. Tại điều 13 của Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 cho ràng: ”Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cẩm đểu được thừa nhận là việc làm". Trong các cuộc điều tra về "Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam" năm 1997 và 1998 do Bộ Lao động, Thưong binh và Xã hội phối họp với Tông cục Thông kê tổ chức, khái niệm về việc làm được xác định như sau; "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều có thể gọi là việc làm", bao gồm: - Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thân hoặc chỉ cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Sự thay đổi nhận thức về việc làm đã dẫn đến các thay đổi về tư tưởng chính sách và biện pháp giải quyết việc làm. 28 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Từ chỗ giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và chỉ khi làm việc trong khu vực Nhà nước mới được coi là việc làm đã chuyển sang nhận thức mới. Đó là: mọi hoạt động lao động - xã hội, tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc. Tham gia vào quá trình này có nhiều thành phần, đó là Nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể và cá nhân từng người lao động trong toàn xã hội. Người lao động không thụ động chờ đợi Nhà nước bố trí việc làm mà chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường kinh tế - xã hội, luật pháp thuận lợi do Nhà nước đặt ra. Trách nhiệm của Nhà nước đã chuyển đổi từ vị trí độc tôn trong giải quyết việc làm trước đây sang ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh được quyền tự do thuê mướn lao động... Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Việc làm là hoạt động lao động cụ thể có ích trong những ngành nghề nhất định, không bị pháp luật ngăn cẩm, nhằm tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho bản thán, gia đình và cộng đồng. Lao động việc làm là khái niệm chỉ tình hình những người trong độ tuổi lao động (hav có sức lao động) được bổ trí việc làm trong những ngành nghê kinh doanh, kê cả lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và phi vật chất, để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội và tạo thu nhập cho gia đình người lao động. Chương 1: Cơ sở lỷ luận và thực tiễn về... 29 Với cách hiểu trên, nội hàm của khái niệm lao động, việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mưón lao động theo luật pháp của Nhà nước, để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường. Khái niệm trên còn thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một mặt, nó mở rộng quan niệm của người lao động về việc làm; mặt khác, nó giới hạn hoạt động lao động theo những chế định của pháp luật, ngăn ngừa những hoạt động có hại cho cộng đồng và xã hội, cho dù hoạt động đó có thể có lợi cục bộ cho cá nhân hoặc một nhóm xã hội nào đó. * Phân loại việc làm và thất nghiệp Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ chức Lao động Quốc tế phân chia "việc làm " thành các loại sau: - Việc làm đầy đủ: là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành, số giờ quy định ở trên có thể được thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ. - Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả: Việc làm hợp lý là sự phù hợp về số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước 30 ĐÒ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... phát triển cao hon của việc làm đầy đủ. Việc làm họp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Việc làm họp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người lao động. Việc làm không hiệu quả là việc làm đem lại thu nhập thấp không đủ cho các chi tiêu cơ bản trong đời sống của người lao động hoặc thấp hơn so với mức thu nhập tối thiểu trong xã hội. - Thiếu việc làm: là tình trạng việc làm trong đó người lao động không sử dụng hết thời gian quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến họ có nhu cầu làm thêm. Tình trạng thiểu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp. Người lao động ở trong tình trạng này thường là lao động nông thôn, theo mùa vụ, lao động khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động khu vực nhà nước dôi dư. Tỷ lệ người thiếu việc làm là phần trăm số người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động là phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (bao gồm sổ ngày công thực tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế. - Thất nghiệp: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình cảnh của nhữna người lao động không có việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của họ, do đó không có thu nhập. Như vậy, thất nghiệp là những người có khả năng lao động, Chương 1; Cơ sở íỷ luận và thực tiễn về... 31 CÓ nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc. Thất nghiệp là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức sau: -T’.^, = t... Sổ người thất nghiệp Tỷ lệ thât nghiệp = -------------------- ------- Lực lượng lao độngX 100% Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, người ta chia thất nghiệp ra thành nhiều loại, ở các nước đang phát triển, người ta dùng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình. Người ta cho rằng, thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng việc làm đó có năng suất rất thấp, những người này đóng góp ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất, hầu như không có tích luỹ để đóng góp cho xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cao sẽ có ảnh hưỏng không tốt đến tình hình kinh tế và xã hội. về mặt kinh tế, nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cao có nghĩa là một bộ phận lao động và tài nguyên sẽ bị lãng phí trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, về mặt xã hội, nó sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cuộc sống của con người luôn ở trạng thái căng thẳng vì thiểu việc làm, từ đó dẫn đến hiện tượng có 32 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... các dòng di dân từ những nơi căng thẳng về việc làm đến những nơi có thể tìm được việc làm một cách dễ dàng hơn. Lao động, việc làm nông thôn được hiếu là: những người trong độ tuổi lao động (hay có sức lao động) khu vực nông thôn được bố trí việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề tại nông thôn, nhờ thế tạo ra sản phấm cho xã hội và thu nhập cho gia đình, nuôi sổng chỉnh bản thán người lao động tại khu vực nông thôn. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 2-6-2010 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, quy định 350 chỉ tiêu và chia thành 21 nhóm, trong đó có nhóm chỉ tiêu lao động, việc làm và bình đẳng giới, quy định, lực lượng lao động, tỷ lệ lao động so với tổng dân số; số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, sổ lao động được tạo việc làm... Các chỉ tiêu này do một số Bộ, Tổng cục Thống kê và một số cơ quan trung ương chịu trách nhiệm thu thập và tổng họp. Các khái niệm về lao động, việc làm và lao động, việc làm nông thôn không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc, rập khuôn cho mọi nước. Tuỳ điều kiện cụ thể, yêu cầu và khả năng sử dụng lao động của mỗi nước mà có thể đưa ra khái niệm phù họp có ý nghĩa thực tế cho nước mình, đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu nhất định của chính sách lao động, việc làm mà họ theo đuổi. 1.3. Vai írò cửa đô thị hóa trong phát triển kinh tế - xã hội Theo các chuyên gia nghiên cứu, thời điểm bắt đầu của quá trình đô thị hóa thế giới thực sự vào thế kỷ XIX và sẽ kéo Chương 1: Cơ sớ ỉỷ luận và thực tiễn về... 33 dài đến hết thế kỷ XXL Từ sau thế kỷ XXI, đô thị hóa không còn có sự phát triển về lượng (tức ổn định về tỷ lệ dân sổ đô thị và nông thôn) mà chỉ phát triển về chất, nên quy ước đó là thời điểm kết thúc của quá trình đô thị hóa. Sự phát triển của đô thị hóa thể hiện trước hết ở sự tăng dân số đô thị thế giới so với tổng dân số nói chung (%) được tổng quan như sau: năm 1800 là 3,2%; 1850 là 6,9%; 1900 la 14%; 1950 là 29,4%; 1980 là 46,2%; năm 2000 là 51% và dự báo năm 2100 là 90% (theo A. Zimm). Cùng với sự tăng trưởng dân số đô thị nói chung, quy mô và sổ lượng cỳa các đô thị cũng tăng lên, trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều đô thị khổng lồ với quy mô hàng chục triệu người - hay các siêu đô thị (chủ yếu là ở các nước đang phát triển). Trong khi ở các nước phát triển, đô thị hóa tập trung vào phát triển chủ yếu về chất thì ở các nước đang phát triển đô thị hóa lại chủ yếu phát triển về lượng. Song, do thời điểm bắt đầu và tốc độ phát triển của công nghiệp hóa khác nhau nên sự phát triển của đô thị hóa hiện nay ở các quốc gia trên thế giới cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù ở bất cứ quốc gia nào đi chăng nữa thì đô thị hóa vẫn có những vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Thứ nhắt, tập trung dân cư - lao động vào các đô thị, hình thành thị trường lao động và phân công lao động giữa hai khu vực nông thôn - thành thị. Đô thị hóa và di dân đã dẫn tới sự tập trung dân cư và lực lượng lao động tại các đô thị. Ngày nay, có những đô thị với quy mô dân số hàng chục vạn, hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người - còn gọi là các siêu đô thị. Điều đáng quan tâm là đô thị không chỉ tập trung về mặt số lượng mà về chất lượng và cơ cấu nguồn lao động 34 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... cũng có sự phát triển vượt bậc. Do được tiếp cận với môi trường giáo dục đào tạo tiên tiến, thực tiễn kinh tế và sản xuất kinh doanh luôn luôn đổi mới và cạnh tranh gay gắt, lực lượng lao động tại đô thị có những ưu thế vượt trội cả về độ tuổi còn trẻ trung năng động, kiến thức xã hội chung và kiến thức khoa học công nghệ, kỳ năng quản lý và thực hành... Nhờ thế, nó đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của phát triển các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật và dịch vụ đang mở ra rất phong phú trong môi trường kinh tế thị trường đầy năng động. Thứ hai, phát triển công nghiệp - dịch vụ tại đô thị cũng tạo thành các cực tăng trưởng của nền kinh tế, trở thành động lực thúc đẩy phát triển cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Xét theo cơ cấu trong GDP, khu vực đô thị thường tăng nhanh tỷ trọng trong thời kỳ CNH. Một nước được coi là nước công nghiệp khi lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ chiếm từ trên 50% trong GDP; các nước công nghiệp phát triển như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), hay G20 (nhóm các nền kinh tế lớn), có tỷ trọng này lên tới 85 - 95%, nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé 1 - 5% trong GDP. Điều này hàm nghĩa: vai trò động lực tăng trưởng được chuyển sang cho khu vực công nghiệp - dịch vụ tại đô thị. Đồng thời, tại đô thị cũng phát triển mạnh các ngành chế tạo và sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, các lĩnh vực dịch vụ cao như thương mại, tài chính, bảo hiểm, tư vấn, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ... Đây là những ngành có tính chất dẫn đường, hỗ trợ cho tiến bộ công nghệ và kinh doanh, tiếp cận với thị trường thế giới; hơn nữa, còn là Chương 1: Cơ sớ ỉỷ luận và thực tiễn về... 35 những ngành có năng suất lao động cao, sản phẩm chứa nhiều hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng, do đó có ưu thế trong cạnh tranh quốc tế và hội nhập hiện nay. Thứ ba, tạo tiền đề cho phát triển thị trường ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn. Khu vực công nghiệp - đô thị phát triển đồng thời cũng trở thành thị trường rộng lón của nông nghiệp và ngược lại, nông nghiệp cũng trở thành thị trưòmg nội địa mà các ngành công nghiệp - đô thị hướng tới. Xét trên một khía cạnh, hai khu vực đô thị và nông thôn ngày càng đi vào chuyên môn hóa và tách biệt với nhau, nhưng cũng tạo tiền đề cho sự phụ thuộc và cần thiết phải gắn bó với nhau chặt chẽ trong một cơ cấu phân công và thị trưòmg quốc gia thống nhất. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng trên thế giới hiện nay thì người ta ngày càng nhận thức sâu sắc vấn đề tăng trưởng bền vững và dựa vào phát huy nội lực đối với một quốc gia là quan trọng đến nhường nào. Khi một nền kinh tế tăng trưởng nóng chỉ dựa vào các nguồn lực và thị trường bên ngoài sẽ có nguy cơ bị lệ thuộc cao, sức đề kháng yếu hoặc dễ bị đổ vỡ khi thế giới có biến động. Công nghiệp - dịch vụ ở khu vực đô thị cần hỗ trợ, thúc đẩy khu vực nông nghiệp - nông thôn phát triển làm mục tiêu; mặt khác, khi nông nghiệp - nông thôn phát triển ổn định sẽ đảm bảo cung cấp lương thực, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ đầu ra vững chắc cho công nghiệp - dịch vụ tại đô thị. Thứ tư, tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại cho nền kinh tế. Điều này có thể thấy trong việc đô thị hóa kéo theo sự phát triển hiện đại mạng lưới đường sá giao thông, cầu cống, bến cảng, kho bãi, chợ - siêu thị, nhà xưỏng, 36 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... văn phòng, công sở, thậm chí là cả mạng thông tin - viễn thông và hàng không dân dụng... Đây cũng chính là cơ sở nền tảng và huyết mạch cho nền kinh tế hiện đại có thể vận hành và phát triển, giúp đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời, hạ thấp chi phí giao dịch, giảm thời gian lưu kho bãi và thông quan... Thứ năm, thu hút và hấp dẫn đầu tư trong nước và nước ngoài. Chính do các yếu tố thuận lợi về tập trung quy mô dân số, hạ tầng đồng bộ hiện đại, có các ngành kinh tế phát triển... nên đô thị hóa gắn với hình thành các trung tâm sản xuất - dịch vụ hiện đại luôn tạo ra lực hấp dẫn mạnh và địa chỉ đến tin cậy cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế toàn cầu hóa với hoạt động nhộn nhịp của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và các dòng vốn gián tiếp và trực tiếp đang lưu thông khắp hành tinh, chúng sẽ tìm đến và khu trú lại những thành phố mới nổi với nguồn lao động có chất lưọng, các chi phí sản xuất cạnh tranh, môi trường kinh doanh thông thoáng và hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho tư bản. Thứ sáu, ĐTH tạo ra các thành phố, trung tâm của nền văn minh, văn hỏa đô thị và công nghiệp. Văn minh đô thị - công nghiệp cùng vớí kinh tế thị trường đã kết hợp lại với nhau, nhờ thế tạo ra một thế hệ công dân mới, đời sống tinh thần mới, trật tự xã hội mới - hay còn gọi là “xã hội công dân”. Trong đó tiêu biểu với lối sống và tác phong tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, pháp chế thay thế cho nếp sinh hoạt theo truyền thống, thói quen đôi khi tùy tiện và theo chủ nghĩa tình cảm. Một thứ văn hóa hướng ngoại, luôn tiếp thu và học hỏi Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về... 37 cái mới, chạy theo các xu hướng mới (như tiêu dùng mới, kinh doanh mới, thị trưòng mới), các giá trị mới (như phát minh công nghệ hay kỹ thuật, bí quyết kinh doanh và tích lũy của cải dưới dạng hàng hóa hay tiền bạc... được kính trọng và đề cao, đôi khi sùng bái như một thứ thần tưọng - c. Mác gọi là hiện tưọng bái vật giáo). Văn minh đô thị - công nghiệp được coi là biểu tượng của văn hóa, tiến bộ và phát triển xã hội hiện đại, nó đã thay thế cho chủ nghĩa thủ cựu, đóng kín, ngại học hỏi và giao lưu hợp tác. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng phê phán mạnh mẽ khi nó bộc lộ khía cạnh tiêu cực như đánh mất truyền thống, bản sắc, cốt cách, văn hóa, đạo đức và thuần phong bản địa. 1.4. Tác động của đồ thị hóa và điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở khu vực nông thôn Trước hết, đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội thành phố. Quan trọng là, những thay đổi hay biến đổi này không chỉ giới hạn ở khu vực đô thị xét về không gian và thời gian; sớm hay muộn, rộng hay hẹp, tùy theo quy mô, tính chất và mức độ sâu sắc của đô thị hóa, sẽ gây những ảnh hưởng tác động tích cực và tiêu cực tới khu vực xung quanh. Cơ chế tác động này giống như hiệu ứng lan tỏa (làn sóng hay áp lực từ đô thị dồn về nông thôn); hoặc giao thoa (đan xen và tác động tương hỗ qua lại giữa đô thị và nông thôn, trong trường họp này thì các áp lực hay sóng xung kích thường được giảm nhẹ và hạn chế các đổ vỡ và căng thẳng xã hội). Nếu phân chia theo các vùng chịu ảnh hưởng của đô thị hóa thì thấy khu vực ven đô thường bị tác động mạnh nhất 38 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... của đô thị hóa (đô thị hóa ven đô hay vùng ven tiếp giáp với đô thị - chủ yếu thể hiện ở đô thị hóa nhà cửa, hạ tầng, đất đai nông nghiệp, môi trường); khu vực xa trung tâm hay khu vực nông nghiệp nông thôn rộng lớn bao quanh (đô thị hóa nông nghiệp nông thôn - chủ yếu thể hiện ở các tác động đô thị hóa lao động, ngành nghề, cơ cấu kinh tế, đời sống và tâm lý, văn hóa...). Đô thị hóa là hiện tượng rộng lớn và phức tạp, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội, đô thị, văn hóa và tâm lý, sinh thái. Cơ chế tác động của nó cũng rất phức tạp và đa chiều lên các chủ thể là con người và khách thể đời sổng xã hội, thông qua các quy luật kinh tế, xã hội, tâm lý, tự nhiên... Trong đó, lợi ích và hoạt động nhận thức, phổi hợp hành vi của các chủ thể là có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới tác động của đô thị hóa. Không thể phủ nhận ĐTH có nhiều tác động tích cực đổi với kinh tế - xã hội nông thôn. Tại các khu vực đô thị hóa thường có sự tăng trưởng kinh tể nhanh chóng nhờ tập trung lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Quá trình này vừa làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, vừa làm tăng tổng việc làm tại cả hai khu vực nông thôn và đô thị. Do đó, ĐTH góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, hình thành lối sống công nghiệp, văn minh đô thị và quan hệ xã hội mới. ĐTH cũng mở ra khả năng cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đô thị phục vụ tốt hơn cho cuộc sống và các nhu cầu của con người; khả năng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi giải trí, đi lại du lịch, các hoạt động văn hóa; cuộc sống dân cư đa dạng và Chương 1: Cơ sỏ lỷ íuận và thực tiễn về... 39 phong phủ hon, nhạy bén với các thay đổi trên phạm vi vùng, quốc gia và toàn cầu nhờ vào mạng lưới giao tiếp xã hội, thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, việc tăng quy mô thành phố và tập trung dân cư đô thị quá mức cũng gây ra những mặt trái như: thiếu đất xây dựng nhà cửa và các công trình phúc lợi công cộng; điều kiện sống của một bộ phận dân cư trở nên tồi tàn và mất vệ sinh, thiếu điện, nước, cây xanh, nơi vui chơi giải trí; thất nghiệp, nghèo đói, tội phạm và tệ nạn xã hội cũng gia tăng... Tác động tích cực của ĐTH tới lao động, việc làm nông thôn còn thể hiện trên khía cạnh tạo thêm cơ hội việc làm trong những ngành nghề phi nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân; rút bớt lao động khỏi nông nghiệp và tạo cơ hội phân công lại lao động cũng như tăng năng suất lao động khu vực nông thôn... Mặt khác, do thu hẹp đất canh tác và thay đổi cơ cấu ngành nghề, khiển một bộ phận lao động nông nghiệp mất việc làm hoặc việc làm không đầy đủ. Họ không thể chuyển đổi sang các ngành nghề - dịch vụ phi nông nghiệp, do dó lâm vào tình trạng khó khăn và thu nhập thấp. Một bộ phận khác di cư tự phát ra thành phổ để tìm kiếm việc làm cũng gây áp lực lên đô thị về công ăn việc làm, hạ tầng, nhà ở, thu nhập thấp và các vấn nạn xã hội tại đô thị. Điểu tiết và phi điều tiết tác động của ĐTH tới lao động việc làm nông thôn: Thực tế cho thấy, trong trưòng hợp đô thị hóa tự phát và phi điều tiết sẽ bộc lộ các tác động tiêu cực tới lao động, việc làm nông thôn. Trái lại, trong trường hợp đô thị hóa chủ động và có điều tiết theo quy hoạch kế hoạch, có cơ chế chính sách và sự quản lý phù hợp, sẽ giảm thiểu 40 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... các tác động tiêu cực tới lao động, việc làm nông thôn và phát huy được các mặt tích cực của đô thị hóa đối với quá trình phát triển của khu vực nông thôn. Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết quá trình ĐTH chủ yếu thông qua các công cụ sau: - Công cụ hành chính - pháp lý: Thông qua các thể chế, quy định và biện pháp có tính chế tài về mặt hành chính và pháp luật về lĩnh vực thu hồi đất nông nghiệp, giải quyết lao động việc làm, ví dụ, thông qua các quy định trong Luật Lao động và Luật Đất đai Nhà nước tác động tới tình hình ĐTH và lao động việc làm ở nông thôn. - Công cụ chính sách - cơ chế: Thông qua hoạch định và ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên công nghiệp hóa (CNH) và phát triển công nghiệp - dịch vụ - ngành nghề, lao động - việc làm, đào tạo nghề và an sinh xã hội... cũng sẽ ảnh hưởng tới ĐTH và lao động, việc làm ở nông thôn. - Công cụ quy hoạch - kế hoạch hóa: Thông qua công tác quy hoạch và kế hoạch do Nhà nước lập ra, sẽ quy định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và hạ tầng đô thị. Từ đây, quy định tốc độ, quy mô và cơ cấu đô thị hóa, thu hồi đẩt, phát triển các ngành nghề - dịch vụ nông thôn, do đó, ảnh hưỏng tới giải quyết lao động việc làm tại khu vực này. - Công cụ kinh tế: Đó là các công cụ tài chính, tiền tệ, ngân sách; các quy định về đầu tư, tiết kiệm, tích lũy, tiêu dùng; tiền lương, thưởng phạt, thuế và phí; phân công lao động, Chương 1; Cơ sỏ Ịý luận và thực tiễn về... 41 chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng suất lao động, thu nhập quốc dân và thu nhập dân cư... cũng tác động tới ĐTH và lao động, việc làm ở nông thôn. 2. Các lý thuyết liên quan tói đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 2.1. Lý thuyết quan hệ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, đô thị D. Ricardo (1817) cho rằng, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong suốt cả quá trình CNH. ở giai đoạn ban đầu, nó cung cấp lương thực, thực phẩm. Khi CNH phát triển thì lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang công nghiệp, đồng thời mức thu nhập bình quân của xã hội tăng lên sẽ tạo ra thị trường tiêu dùng lương thực, thực phẩm rộng lớn. Sản xuất nông nghiệp lúc này phải đảm bảo nhu cầu ăn cho xã hội để giữ giá lương thực, thực phẩm ổn định họp lý trong quá trình CNH. Trong cuốn Lý thuyết chung về nhãn dụng, lãi suất và tiền tệ, J. M. Keynes (1936) đã đề xuất học thuyết mới về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn họp, thông qua chi tiêu công để kích thích tiêu dùng xã hội, do đó kích thích sản xuất nhất là trong những thời kỳ suy giảm mức sản lượng. Đặc biệt, ông đã ứng dụng chính sách này trong phát triển nông thôn, tăng thu nhập và giảm nghèo cho dân cư nông thôn bằng cách gắn lao động nông nghiệp với hoạt động phi nông nghiêp. Cũng nhờ đó mà mở ra thị trường lớn cho công nghiệp và đô thị. 42 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... A. Smith (1776) là người mở đầu cho trường phái kinh tế cổ điển, khẳng định năng suất nông nghiệp luôn thấp hcm công nghiệp, vì vậy nông nghiệp luôn kém lợi thế về chuyên môn hóa và phân công lao động. Do đó, cần ưu tiên phát triển công nghiệp. Sau đó, những năm 50 thì Prebisch và Singer cho rằng về dài hạn, nhu cầu hàng hóa nông sản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập, do đó xu hướng hình thành cánh kéo giá cả có lợi cho hàng công nghiệp và bất lợi cho hàng nông sản. Quy luật Enghel cũng chỉ rõ, tỷ lệ chi tiêu hàng nông nghiệp giảm dần khi thu nhập tăng lên cho thấy hạn chế của nhu cầu về mặt hàng này. Do đó, cần tập trung phát triển công nghiệp thay thế cho nhập khẩu và bảo hộ thị trường nội địa. Trong hoàn cảnh đó, con đường thu ngoại tệ là xuất khẩu nguyên liệu thô và nông sản vốn có lợi thế so sánh đối với các nước đang phát triển. Nhưng do giá cánh kéo bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu nên các nước đang phát triển càng chịu thiệt. Đe hạn chế điều đó thì chỉ còn cách giảm nhu cầu ngoại tệ bằng cách đẩy mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu. Thập niên 50 của thế kỷ XX, lý thuyết “hiệu ứng liên kết” của Hirschman cho rằng, nông nghiệp có hiệu ứng liên kết kém so với các ngành công nghiệp (đầu ra của ngành này là đầu vào của ngành khác theo kiểu liên kết trước và liên kết sau, gây hiệu ứng lan tỏa liên kết tới toàn bộ nền kinh tế) nên không cần ưu tiên nông nghiệp. Dobb (1955) và Byres (1977) cũng cho rằng, công nghiệp hiện đại làm tăng năng suất và phúc lợi nhanh chóng, giảm bớt phụ thuộc vào thị trưòmg và tự nhiên nên các nước đang phát triển phải hy sinh lợi ích ngan hạn của nông nghiệp cho lợi ích dài hạn của nền kinh tế Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về... 43 bàng cách tập trung phát triển công nghiệp và đô thị ra khỏi tình trạng lạc hậu. Quan điểm này ảnh hưởng tới chính sách ưu tiên CNH và bần cùng hóa, hạ thấp nông nghiệp ở các nước Âu - Mỹ trước đây, cũng như các nước đang phát triển và các nước XHCN cũ hồi thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX. Kuznets (1971) đưa ra lý thuyết nổi tiếng “Mô hình chừ ư lộn ngược” về bất bình đẳng trong quá trình CNH. Theo ông, trong giai đoạn đầu, CNH sự bất bình đẳng tăng lên do phải tăng tích lũy cho công nghiệp; trong nền kinh tế tồn tại tính chất “nhị nguyên” - khu vực công nghiệp hiện đại ở thành thị và khu vực nông nghiệp lạc hậu. Khi kinh tế phát triển, thu nhập xã hội sẽ được cân đối, tích lũy nhà nước cho phép bù đắp thiệt hại cho nông nghiệp, hay nói cách khác, sự hy sinh tiêu dùng hiện tại sẽ được đền bù bằng tiêu dùng trong tưcmg lai. Xã hội sẽ dần lập lại cân bàng và để giảm độ cong bất bình đẳng “chữ u ngược” cần tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao và ổn định cho nông thôn, cần liên kết CNH, ĐTH với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong tác phẩm Vai trò nông nghiệp trong kinh tê phát triển''’ và Nông nghiệp trên con điĩờng CNH, ỉ. Mellor (1995) nêu lên luận điểm: tuy nông nghiệp và nông thôn tăng trưởng thấp hơn công nghiệp và đô thị, nhưng vị trí của nó phải được đặt vào trọng tâm của chiến lược tăng trưởng; cần chuyển đối từ đối trọng sang liên thông giữa công nghiệp và nông nghiệp để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp, tăng trưởng này chủ yếu phải dựa trên tiến bộ công nghệ chứ không phải tăng giá nông sản; cần tạo ra các tổ chức của nông dân đê tăng hiệu quả cho công nghệ và thị trường nông sản, tạo ra nhu câu 44 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nội địa mạnh mẽ cho sản phẩm nông nghiệp; tạo ra các ngành công nghiệp - dịch vụ sử dụng nhiều việc làm mới, đưa công nghiệp về nông thôn và tạo nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tầng lóp dân cư thu nhập thấp; sử dụng cơ chế thị trường và tự do hóa thương mại. Rostow (1960) đã chia con đường đi từ kém phát triển lên phát triển thành 5 giai đoạn như: xã hội cổ truyền, chuẩn bị tiền đề cho cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn tiêu dùng cao. Lý thuyết này dựa trên khái quát thực tiễn làn sóng CNH lần thứ nhất. Nhưng tình hình ngày nay đã không còn phù hợp, khi tốc độ CNH được đẩy rất nhanh và các thay đổi diễn ra cùng một lúc đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, thể chế và xã hội, khiến xóa nhòa khoảng cách giữa các giai đoạn (đây là sự phát triển theo con đường rút ngắn). Trong quá trình này, ở giai đoạn 2 cần tiến hành cách mạng nông nghiệp để đảm bảo nuôi dân cư thành thị đang tăng lên nhanh chóng, mở rộng nhập khẩu nhờ tăng xuất khẩu tài nguyên. Pete Timme (1988) tiếp cận từ góc độ phân phối tài nguyên, chia quá trình phát triển nông nghiệp gắn với CNH thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (của Moshes), năng suất lao động tăng và lao động nông nghiệp chuyển dần sang các lĩnh vực khác còn chậm; để phát triển bền vững cần đầu tư mạnh vào nông nghiệp (ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), phát triển hạ tầng, thay đổi cơ cấu thị trường và giá cả có lợi cho nông dân) hơn là bòn rút tài nguyên nông nghiệp. Giai đoạn 2 (của iohnston - Mellor), nông nghiệp tạo ra thặng dư và bắt đầu chuyển nguồn lực tài chính và lao động Chương 1: Cơ sá ỉỷ luận và thưc tiễn về... 45 sang các lĩnh vực khác (công nghiệp...); chính sách cần thúc đẩy chuyển tài nguyên đi và duy trì tăng trưởng nông nghiệp ổn định, như tạo lập quan hệ trao đổi giữa nông nghiệp và công nghiệp, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, mở rộng thị trường để thu hút tài nguyên cho CNH. Giai đoạn 3 (của Schultz-Ruttan), nông nghiệp tham gia mạnh vào tăng trưởng thông qua hạ tầng được cải thiện, thị trưòng lao động và thị trường vốn phát triển thúc đẩy liên kết giữa 2 khu vực; lao động nông nghiệp giảm và quá trình chuyển tài nguyên ra khỏi nông nghiệp cũng chững lại, đồng thời công nghiệp phát triển tạo ra chênh lệch về năng suất và thu nhập giữa 2 khu vực; các chính sách cần thúc đẩy tính hiệu quả của nông nghiệp và điều tiết lại thu nhập giữa 2 khu vực. Giai đoạn 4 (của D. G. lohnson), sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ lao động thấp, chi tiêu cho nhu cầu ăn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu ngân sách toàn dân. Đáng chú ý là từ cuối giai đoạn 3 và suốt giai đoạn 4, chiều dòng chảy tài nguyên giữa nông nghiệp và các lĩnh vực khác phụ thuộc vào chính sách; do tiến bộ KHCN nông nghiệp và nhu cầu lương thực giảm đã kéo theo giá nông sản cũng giảm đi; để ngăn dòng chảy tài nguyên ra khỏi nông nghiệp và bất bình đẳng thu nhập cho nông nghiệp, các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện chính sách trợ giá nông sản. 2.2. Các lý thuyết về tập trung ruộng đất và nền kình tế nông dân A. Smith (1776) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết địa tô. Theo ông, địa tô hình thành từ các yếu tố tự nhiên của đất đai 46 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nhưng chỉ được thể hiện khi sản xuất ra sản phẩm và bán có lãi. D. Ricardo lại phủ nhận địa tô tuyệt đối và lý luận địa tô là sản phẩm của tự nhiên của A. Smit và chỉ ra nguồn gốc của địa tô chênh lệch là do điều kiện khác nhau của các mảnh ruộng, so sánh với giá trị nông sản trên những mảnh ruộng có "điều kiện xấu nhất”, c. Mác đã phát triển lý luận địa tô và phân loại địa tô theo nguồn gốc hình thành khác nhau: địa tô tuyệt đối; địa tô chênh lệch 1 và 2; địa tô khác như địa tô cây đặc sản, địa tô độc quyền... Theo đà tiến bộ của KHCN thì lý luận địa tô có thêm những giá trị mới, tuy nhiên lý luận địa tô đã tạo căn cứ khoa học để phân tích bản chất lợi nhuận trong các quan hệ giữa sở hữu và sử dụng đất đai khác nhau như hình thức phát canh thu tô, cho thuê đất, các công ty nông nghiệp... D. Ricardo (1817) trong tác phẩm Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khỏa nêu quy luật lợi tức giảm dần trong nông nghiệp do quy mô giới hạn của đất đai. Theo ông, muốn tăng quy mô sản xuất phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn nên chi phí tăng lên. Giới hạn sản xuất nông nghiệp cũng được khẳng định trong học thuyết Malthus. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì ổn định quỳ đất sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực đối với quốc gia. Chayanov (1966) cho rằng, hộ gia đình tiểu nông, tự cung tự cấp chủ yểu sử dụng lao động gia đình, điều này có những lợi thế nhờ tận dụng lao động nữ và trẻ em, do đó tiết kiệm được chi phí; mặt khác, điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp gắn với chu kỳ phát triển sinh vật, được chia ra nhiều công đoạn có yêu cầu về trình độ và sức lao động Chương 1: Cơ sở ỉý luận và thực tiễn về... 47 rất khác nhau. Việc sử dụng lao động làm thuê vừa mất chi phí lón thuê nhân công, đồng thời vẫn mất chi phí giám sát rất lón. Trong khi kinh tế hộ tiểu nông lại có khả năng “tự bóc lột mình hay tiết kiệm chi tiêu” khi gặp những hoàn cảnh khó khăn về thiên tai, mất mùa, theo nguyên tắc “cân bằng tiêu dùng - sản xuất”. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển nông nghiệp ờ các nước Đông Nam Á ngày nay đang chứng minh ngược lại, ràng canh tác nông nghiệp thuê mướn lao động vẫn có ưu thế riêng. Bharadwaj (1974), Ellis và Biggs (2001) khẳng định: nông hộ nhỏ là loại hình hiệu quả nhất trong nông nghiệp. Khác với CNTB phát triển phổ biến trong công nghiệp, các nông hộ nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình và thực hiện tự cung tự cấp nhằm duy trì hoạt động sản xuất ổn định dường như lại có ý nghĩa hơn là việc tối đa hóa lợi nhuận trong hoàn cảnh rủi ro cao của sản xuất nông nghiệp. Khi gặp khó khăn thì doanh nghiệp thường phản ứng bằne cách thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển đổi mặt hàng, nhưng hộ nông dân tự cung tự cấp thì vẫn duy trì sản xuất và không thâm canh, chấp nhận giảm bớt tiêu dùng (tiết kiệm). Bardhan, Udry (1999) và Deininger (2003) cho rằng: thị trường đất đai và thị trường quyền sử dụng đất (QSDĐ) có thể hoạt động hiệu quả khi được chuyển cho những người quản lý tốt. Neu nhà nước áp dụng chính sách duy trì phân phổi công bằng (như chia đều đất đai cho nông dân) thì không thể tránh khỏi tình trạng nhiều người quản lý kém sẽ sử dụng đất đai không hiệu quả. Vì thế đặt ra vẩn đề tập trung hóa đất đai. 48 ĐỒ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Theo De Soto (1990): để đất đai được trao đổi và tập trung vào tay những người sử dụng hiệu quả thì điều kiện không thể thiếu là quyền sở hữu về đất đai. Quyền sở hữu đất đai là động lực quan trọng thúc đẩy đầu tư lâu dài vào nông nghiệp. Đây cũng là lý do khiến các chủ đất ở những nơi quyền sở hữu không rõ ràng phải phát triển các hình thức kinh tế phi chính quy, do đó chấp nhận thêm chi phí giao dịch và các rủi ro lớn. Deininger và De Soto đều cho rằng: quyền sở hữu đất đai rõ ràng và đảm bảo sẽ tạo động lực cho hộ gia đình đầu tư vào nông nghiệp và tiếp cận được với các nguồn tín dụng, đây chính là chìa khóa cải thiện năng suất và phát huy tốt chức năng của thị trường. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng có tác dụng tương tự như quyền sở hữu, nó có thể được giao dịch và giúp cho thị trưòng đất đai phát triển. Cùng với điều đó, việc bảo đảm thời gian sử dụng đất ổn định sẽ tạo động lực đầu tư dài hạn và giấy chứng nhận QSDĐ được sử dụng làm vật thế chấp, nhờ thế nông dân có thể vay vốn và chuyển các tài sản thanh khoản kém thành tiền. Nói cách khác, giấy chứng nhận QSDĐ được hợp pháp hóa sẽ biến quyền sở hữu thành các giá trị kinh tế (mua bán, cho thuê, thế chấp, thừa kế...). 2.3. Lý thuyết về dỉ chuyển lao động nông thôn Lewis (1954) đề ra mô hình di cư lao động nông thôn ra thành phố và việc phân phối lại lao động trong xã hội công nghiệp. Theo ông, do đất đai có hạn nên khi lao động nông thôn tăng lên sẽ làm cho năng suất cận biên tiến tới 0, hệ quả Chương 1: Cơ sỏ íỷ luận và thưc tiễn về... 49 là sản lượng nông nghiệp tới hạn. Do đó, công nghiệp thu hút bớt lao động nông thôn không làm ảnh hưởng tới mức sản lượng, mà trái lại còn giúp tăng năng suất lao động nông nghiệp. Vì thế, nông nghiệp đóng vai trò cung cấp nguồn lao động cho CNH. ông cũng phân tích hai đợt di cư lớn có cùng quy mô 50 triệu người hồi thế kỷ XIX: dòng di cư đầu là từ Án Độ và Trung Quốc tới các nước châu Á, dòng di cư sau là từ châu Âu sang Hoa Kỳ, Canada, Nam Mỹ, châu úc, Nam Phi. Cả hai vùng dân di cư đến đều làm nghề nông: tại vùng nhiệt đới họ canh tác chè, cà phê, cao su và tại vùng ôn đới họ canh tác lúa mì, thịt và len. Nhưng cán cân thương mại cho sản phẩm giữa 2 vùng như thể nào? Vì sao con đường phát triển về sau của 2 vùng lại khác nhau? Tác giả cho rằng, câu trả lời nằm trong năng suất lao động mà người di cư mang theo đến vùng đất mới, giá cơ hội của lao động quyết định giá ngày công lao động. Todaro (1970) cải tiến mô hình chuyển đổi lao động từ nông thôn ra thành phố của Lewis, cho ràng dịch chuyển này dựa trên sự khác biệt về thu nhập, nhưng do nhiều bất trắc trong tìm kiếm việc làm ở thành phố mà mức tiền lương không chỉ phản ánh sự cân bằng của thị trường lao động mà còn bao gồm cả xác suất tìm việc làm (tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp thành phổ). Theo iensen (1977) và Peterson (1982), với khu vực nông nghiệp, việc di chuyển bớt lao động sẽ làm tăng tiền lương và tạo cơ hội cho hộ nông dân ở lại mở rộng diện tích canh tác. Haiaymi (1988) cho rằng, lợi tức trong nông nghiệp tăng dần khi phát triển kinh tế chung đạt tới giai đoạn tiền lương thực tế tăng mạnh. 50 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Hanson (2005) chỉ ra vai trò của yếu tố di cư trong việc thúc đẩy tích tụ ruộng đất và giảm bất bình đẳng ở khu vực nông thôn. Thuyết “địa lý kinh tế mới” của Krugman nói về xu hướng lựa chọn địa điểm của lao động và doanh nghiệp tại những trung tâm đô thị đông dân cư, tại đây vừa sẵn vốn vừa lợi dụng được ưu thể về quy mô. Do đó, dân cư với tư cách là người lao động và người tiêu dùng sẽ tập trung ở đô thị, đây là nguyên nhân của quá trình đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành phố. Có thể thấy, các lý thuyết trên cho dù đề cao hay hạ thấp vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH - ĐTH, rốt cuộc vẫn khẳng định mối liên hệ qua lại tất yếu và sự trao đổi chất quan trọng giữa hai khu vực. Nó chỉ ra, với tư cách là thị trường rộng lớn của công nghiệp - đô thị, nông nghiệp - nôna thôn đồng thời cũng là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu, sức lao động cho công nghiệp hóa (D. Ricardo, J. Mellor). Vì thế, sự phát triển công nghiệp - đô thị một mặt phải dựa vào nông nghiệp - nông thôn; mặt khác, phải hướng tới phục vụ cho nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân, giảm sự bất bình đẳng và “giá cánh kéo” giữa 2 khu vực (theo lý thuyết mô hình chữ u lộn ngược, Quy luật Enghel). Sự hạ thấp hay hy sinh nông nghiệp - nông thôn trong quá trình CNH sẽ phải trà giá đắt như kinh nghiệm của Âu - Mỹ hai, ba trăm năm trước hoặc các nước đang phát triển và các nước XHCN (cũ) trong các thập niên 50 - 60 ciảa thế kỷ trước. Các lý thuyết cũng chỉ ra, cần hểt sức chủ ý tới đặc thù của sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế nông dân vốn có khả năng chống chọi với các rủi ro bên ngoài. Xét theo khía cạnh Chương 1: Cơ sở ỉỷ luân và thưc tiễn về... 51 tận dụng lao động và tiết kiệm chi phí thì hộ gia đình và sản xuất quy mô nhỏ có ưu thế trong nông nghiệp (Chayanov). Con đường hiện đại hóa nông nghiệp cần phải hết sức chú ý tới điều này và nó khác biệt với hiện đại hóa công nghiệp. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp gắn liền với đất đai - điều kiện tự nhiên hữu hạn và không thể thay thế; việc luân chuyển và hình thành thị trường đất đai, vốn hóa đất đai (hay QSDĐ) là nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất cũng như thu hút các nguồn lực vào phát triển nông nghiệp. Quyền sở hữu đất đai đồng thời cũng là cơ sở cho quan hệ địa tô - hình thái giá thặng dư trong nông nghiệp (A. Smit và c. Mác). Chi phí cho nông nghiệp có xu hướng gia tăng do điều kiện canh tác ngày càng khó khăn và giá cả sản phẩm nông nghiệp được hình thành bởi những thửa ruộng xấu. Đô thị hóa, tích tụ ruộng đất và di dân cũng là những yếu tố có mối liên hệ qua lại chặt chẽ, nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực lao động và đất đai dựa trên nguyên tẳc tính kinh tế theo quy mô (Lewis, Todaro, Hanson). Việt Nam bước vào con đường CNH - ĐTH cần chú ý lạo lập, phát triển một thị trường đất đai lành mạnh, xử lý tốt quan hệ đất đai nhằm ổn định xã hội nông thôn, thúc đẩy tích tụ đất đai và di chuyển lao động nông thôn ra thành thị, đông thời tạo ra các cơ hội cho nông dân tham gia vào quỹ đạo phát triển. 3. Kinh nghiệm quốc tế điều tiết tác động của ĐTH tói lao động, việc làm ỏ’ nông thôn ở đây, chúng tôi tìm hiểu các kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc về điều tiết tác động cúa ĐTH tới lao động, 52 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... việc làm ở nông thôn bởi đây là hai quốc gia trong vùng có những yếu tố gần gũi về hoàn cảnh địa lý, chính trị và văn hóa với Việt Nam; đồng thời cũng là hai mô hình đặc trưng cho cách thức điều tiết tác động ĐTH khác nhau căn cứ theo tiêu chí phát triển bền vững. 3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc từng bước nâng cao trình độ đô thị hóa, thúc đẩy kinh tế khu vực tiếp tục phát triển. Cơ cấu ngành nghề của các khu đô thị được nâng cao chất lượng. Hàng loạt các tập đoàn, xí nghiệp xuyên quốc gia đã lập cơ sở tại các khu đô thị. Các cửa hàng liên kết thương nghiệp, siêu thị... được thành lập đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường ở thành thị và nông thôn phát triển. Tính đến cuối năm 2008, tổng số các loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên cả nước đã lên tới 200.150 cơ sở, thu hút 98,08 triệu hộ nông dân. Trong chủ trương cải cách nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống của nông dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã và đang tích cực triển khai Chiến lược “tam nông”. Một trong những mục tiêu chiến lược phát triển là “xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu này được triển khai thành những nhiệm vụ rõ ràng như “sản xuất phát triển, đời sống sung túc, nông thôn văn minh, thôn làng sạch sẽ, quản lý dân chủ”. Đối với kinh tế nông thôn, Trung Quốc chủ trương đổi mới chính sách thuế, chính sách đất đai, lưu thông hàng hóa nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới trong làng nông thôn. Chế độ thuế được cải cách đáng kể, đặc biệt là thuế nông nghiệp. Chương 1: Cơ sở ỉỷ luân và thưc tiễn về... 53 Từ năm 2006, thuế nông nghiệp được xóa bỏ, tạo thêm động lực mới cho nông dân vưcm lên làm giàu, vượt khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai ở nông thôn Trung Quốc được tập trung thành quy mô sản xuất hàng hóa. Phong trào phát triển làng nghề tạo việc làm và thu nhập cho nông dân được mở rộng. Nông dân được đào tạo những kỳ thuật mới, tư duy kinh tế để biến các sản phẩm địa phưomg thành hàng hóa có giá trị thị trường cao. Đặc khu Thâm Quyến đã thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội cho người nông dân, có địa phưong áp dụng biện pháp nâng cao tiền công cho nông dân... Trợ giúp người nông dân không có việc làm nông nghiệp chuyển sang có việc làm phi nông nghiệp, từ đó làm cho nguồn lao động lưu động giữa thành thị và nông thôn dần dần đi vào xu thế ổn định. Theo thống kê, tổng số lao động nông dân làm việc phi nông nghiệp trong cả nước chiếm tới 220 triệu người. Lao động nông dân làm nhân viên trong các ngành nghề công nghiệp chiếm 58%, trong ngành dịch vụ, du lịch chiếm 52%, đã trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hóa ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mặt trái là đô thị hóa ở Trung Quốc đang diễn ra theo hướng “đô thị hóa đất chứ không đô thị hóa người”; nói cách khác là họ “chỉ cần đất của nông dân, không cần người nông dân”. Trung Quốc đã đô thị hóa tới 46% nhưng trên thực tế, số người có hộ khẩu thành thị chỉ chiếm 28%, còn lại 18% nông dân làm công ăn lưong đã sống và làm việc ở thành thị từ nửa năm trở lên nhưng bị gạt ra ngoài hệ thống thành thị, không được hưỏmg các phúc lợi xã hội và y tể. 54 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Đô Ihị hóa ờ Trung Quốc thông qua trưng dụng đất của nông dân được mở rộng rất nhanh, đặc biệt là không ít thành phổ lón trong thời gian ngắn đã giàu lên nhanh chóng, trong khi nhiều vùng nông thôn ở miền Tây rơi vào tình trạng thôn làng trống vắng, suy bại. Tài sản quý giá duy nhất của nông dân là đất nhưng với chế độ trưng dụng như hiện nay, đất của nông dân thưòng bị lẩy đi với giá bồi thường rất rẻ mạt. Nông dân về cơ bản không được hưởng lợi từ giá trị gia tăng của đất đai nhờ đô thị hóa; trái lại, họ còn bị khốn đốn vì mất nhà cửa, đất đai canh tác, bất đắc dĩ phải ra nhập vào đội quân thất nghiệp và thị trường lao động thành phố. Mô hình đô thị hóa diễn ra hơn 30 năm nhưng không bền vững, hiện tượng “xóa sổ thôn làng” đã xuất hiện ở không ít địa phương. Nhiều địa phương ở Trung Quổc hiện nay đều chạy theo chỉ tiêu gia tăng sử dụng đất xây dựng thành thị một cách phiến diện, di dời cưỡng bức, xây dựng cưỡng bức, đi ngược lại với nguyện vọng và xâm hại lợi ích của người nông dân. Đô thị hóa trước đây chỉ là cưỡng chiếm đất đai của nông dân, nay phát triển thành di dời nhà ở, sáp nhập thôn làng. Sử dụng sức mạnh hành chính tạo nên tình trạng xóa sổ thôn làng để có được lợi ích gia tăng từ đất đai là hiện tượng gắn liền với xu hướng đô thị hóa không bền vững và để lại hậu quả khôn lường ở Trung Quốc. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng sâu sắc. Chế độ hộ khẩu là một nguyên nhân gây ra tình trạng "kỳ thị chủng tộc" giữa người thành thị và những người di cư đến từ nông thôn. Theo số liệu thống kê của Trung Quốc công bố vào tháng 3/2010, thu nhập trung bình Chương 1: Cơ sỏ lý luận và thực tiễn về... 55 hăng năm của người dân thành thị năm 2009 lên đên 17.175 nhân dân tệ so với thu nhập ở nông thôn chỉ là 5.153 nhân dân tệ. 3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Cho tới thời điểm hiện nay, Hàn Quốc là một trong những nhóm nước công nghiệp mới (NIC). Hàn Quốc đã tận dụng được lợi thể của những nước đi sau trong quá trình CNH. Nhưng ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng đưa ra chính sách điều chỉnh chiến lược phát triển mở rộng vùng đô thị, đồng thời nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt thành phổ vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lón, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc. Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển nhũng khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sổng ở đô thị. Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân sổ tại các thành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng 10.613 người), Pu-san (những con số tương ứng là 1.163 người và 3.798 người), Ti-gu (là 676 người và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ tăng dân sổ đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970. Đô thị hóa ở Hàn Quốc có đặc điểm gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Sau 5 năm đầu thực hiện đô thị hóa nhanh, các thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút 56 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon) với số dân là 7.514 nghìn người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, Koa-che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với số dân là 13.431 nghìn người. Quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nông thôn. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng khu vực nông nghiệp và nông thôn ven đô. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Đô thị hóa bền vững cũng góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mờ rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Tuy nhiên, quá trình phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Hàn Quốc vẫn còn có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị. Vào năm 1960, 78% lao động Hàn Quốc là ở nông thôn, đến năm 1990 còn 19,5% và năm 2000 chỉ còn 10%. Việc mất đất canh tác, thiếu lao động nông nghiệp là khó tránh khỏi. Đây là những trở ngại khiến Hàn Quốc gặp khó khăn trong vấn đề “an toàn lương thực”. Mức độ đô thị hoá quá nhanh đã làm nảy sinh một số vấn đề về nhà ở, giao thông, cung cấp dịch vụ và sự cân bằng trong phát triển kinh tế theo lãnh thổ, xuất hiện sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và Chương 1: Cơ sỏ íỷ luận ưà thực tiễn về... 57 nông thôn. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thu nhập trung bình của nông trại chỉ bằng 81% thu nhập của một hộ gia đình công nhân thành thị. Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao thu nhập gia đình, chất lượng phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theo quy mô và vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần. Đô thị hoá còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn. Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăng đã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và nhất quán. 4. Kinh nghiệm trong nưóc điều tiết tác động của ĐTH tói lao động, việc làm ở nông thôn 4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh Thành phổ Hồ Chí Minh hiện nay là trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của nước ta với diện tích khoảng 2.080km^, dân sổ khoảng 7 triệu người; trong đó có 1,2 triệu người sống ở nông thôn, khoảng 1,8 triệu người là dân nhập cư. So với các thành phố khác trong cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh có chỉ số đô thị hoá cao nhất. Việc phát triển đô thị chủ yếu do làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng cao ở thành thị đã mang lại nhiều c'ơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động. Trong 5 năm trở lại đây, số người không có hộ khẩu thưòng trú tăng đáng kể, từ 700.000 đến 1 triệu người. 58 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Theo đó, tỷ lệ tăng dân sổ cơ học của thành phố cũng gia tăng rõ rệt: thời kỳ 1979 - 1989 là 0,02%; thời kỳ 1989 - 1999 là 0,84%; thời kỳ 1999 - 2004 là 2,33; thời kỳ 1999 - 2009 là hơn 3,5%. Bình quân mồi năm thành phổ tăng thêm khoảng 200.000 người, trong đó có hơn 130.000 người nhập cư. Dự báo dân số thành phố đến năm 2025 là khoảng 10 triệu dân và đến năm 2050 có thể lên đến 15 triệu dân, tương đương các siêu đô thị trên thế giới. Mật độ dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 3.400 người/km^, trong đó mật độ dân số các quận nội thành cao gần gấp 5 lần so với các huyện ngoại thành. Quận đông dân nhất là Bình Tân với hơn 570.000 người, Gò vấp là 516.000 người. Các quận, huyện có số dân trên 400.000 người là Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, quận 8 và huyện Bình Chánh, ít dân cư nhất là quận 2 với 145.000 người và huyện cần Giờ với 68.000 người. Bức tranh biến động dân số của thành phố chia thành ba nhóm: nhóm giảm dân số ở các quận nội thành như quận 1, 3, 5..., nhóm tăng bình thường là các huyện ngoại thành và nhóm tăng nhanh đột biến là các quận vùng ven. Trung bình mồi phường, xã của thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 22.000 người. Trong đó, các quận vùng ven như Thủ Đức, Tân Phú là 30.000 người/phường, đặc biệt là một phường ở quận Bình Tân trên 57.000 người/phường. Thành phổ có sức hấp dẫn dân cư từ khắp nơi đổ về, dần dần khu vực nội thành trở nên quá tải. Lúc này, các quận vùng ven trở thành nơi giãn dân nội thành và là điểm đến của dân nhập cư từ nông thôn, dân số ven đô tăng lên nhanh chóng. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về... 59 Đen lượt mình, các quận ven đô chuyển hóa thành nội đô, các huyện ngoại thành chuyển hóa thành vùng ven. Kéo theo là những chuyển biến về kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại các huyện đô thị hóa nhanh thuộc vùng ven như: quận 12 được tách ra từ huyện Hóc Môn, quận 7 được tách ra từ huyện Nhà Bè, huyện cần Giờ... * Kinh nghiệm giảm thiển tác động tiêu cực cùa ĐTH Một là, chỉnh sách bồi thường thu hoi ruộng đất đế giải phóng mặt bằng: Theo thống kê, mỗi năm diện tích đất nông nghiệp của thành phố bị mất khoảng 1.400ha và trong vòng 15 năm trở lại đây, 18-OOOha đất nông nghiệp của thành phố đã bị chuyển đổi mục đích. Hiện tại, thành phổ Hồ Chí Minh chỉ còn lló.OOOha đất nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện ngoại thành là: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã ảnh hưởng không nhỏ lới sản xuất nông nghiệp ở các khu vực này và nguy cơ mẩt đất nông nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra. Đen nay, ngoài diện tích đất đã mất, chỉ tính riêng 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh cũng đã có trên 3.000ha đất bị bỏ hoang vì quy hoạch “treo” và gây ô nhiễm môi trưòng. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Chính sách bồi thường và tái định cư được thực hiện theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và Thông tư số 145/1998/TT BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính, về giá đất nông nghiệp để tính bồi thường được xác định trên cơ sở khả năng sinh lợi của việc sử dụng theo mục đích sản xuất nông nghiệp và giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường 60 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... để cân đối và xác định giá đất nông nghiệp tính bồi thường nhàm giảm thiệt thòi cho người dân. Cụ thể giá đất tính bồi thường dao động từ 50.000 - 300.000 đồng/lm^ tuỳ theo khu vực và loại đất nông nghiệp. Đổi với vị trí đất mặt tiền thuộc đưòmg thành phố còn quy định mức hỗ trợ thêm không quá 50% đơn giá bồi thưòmg đất nông nghiệp. Ngoài phương thức hỗ trợ bằng tiền, để đảm bảo quyền lợi cho những người có đất nông nghiệp bị thu hồi trong các dự án kinh doanh nhà ở, thành phố còn áp dụng phương thức bồi thường bằng việc giao nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đến nay: đối với người bị thu hồi đất, đặc biệt là nông dân, được bổ trí vào nơi ở mới tốt hơn. Tuy nhiên, có một số hộ (nhất là nông dân) không thích ứng được cuộc sống đô thị, đã sang nhượng nhà, đất để mua nhà ở nơi khác và dành một sổ vốn để chuyển sang nghề mới; một số hộ sau khi nhận tiền bồi thưÒTig và hỗ trợ đã sử dụng không có hiệu quả nên cuộc sổng khó khăn hơn. về hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm: để chăm lo tốt hơn cho người có đất bị thu hồi, thành phố hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp cho các địa phương thông qua việc đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề và cấp kinh phí cho hoạt động của các trung tâm hỗ trợ việc làm. Người bị thu hồi đất được hỗ trợ kinh phí học văn hoá, chi phí học nghề và cho vay vốn để kinh doanh. Hai là, thành phổ lập Quỹ hô trợ đào tạo nghe và giải quyết việc làm: Áp dụng cho các dự án đang triển khai công Chương 1: Cơ sở ỉỷ luăn và thực tiễn về... 61 tác bồi thường, bồi thường dở dang và các dự án đầu tư mới, không phân biệt loại dự án hoặc chủ đầu tư dự án (nguồn vốn từ ngân sách hoặc nguồn vốn ngoài ngân sách). Đối tượng được hưởng là các hộ dân cư trong khu vực giải toả để thực hiện quy hoạch có nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp hợp pháp, hợp lệ bị thu hồi toàn bộ, có hộ khẩu ở thành phố hoặc gốc thành phố, hoặc có đủ điều kiện nhập hộ khẩu thành phố theo quy định. Trường họp chỉ bị thu hồi nhà ở, đất ở hoặc hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì tuỳ mức độ thiệt hại mà được xem xét và giải quyết cụ thể. Quỳ hoạt động nhằm hỗ trợ học văn hoá, đào tạo và giải quyết việc làm như: chi hỗ trợ học văn hoá cho học sinh, sinh viên thuộc đổi tượng hỗ trợ của quỹ không để bỏ học dở dang; chi đào tạo và đào tạo bổ sung cho người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ của quỹ để chuyển đổi nghề nghiệp; chi cho công tác hướng nghiệp và bổ trí việc làm cho người lao động thuộc đổi tượng hỗ trợ của quỹ. Quỹ hoạt động cho vay đối với các hộ thuộc đối tưọmg hỗ trợ của quỹ, họ được vay vốn sản xuất làm ăn, tạo việc làm để ổn định cuộc sổng. Hiện tổng nguồn hỗ trợ đào tạo việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (Quỹ 156) là 182,64 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố cấp ban đầu 50 tỷ đồng và các chù đầu tư đóng góp kinh phí là 132,44 tỷ đồng. Năm 2010, quỹ này đạt 185 tỷ đồng. Hội đồng quản lý Quỳ 156 đã xét duyệt 480 dự án vay vốn sản xuất kinh doanh với số tiền là 45,423 tỷ đồng của 1.932 đcm, giải quyết việc làm cho 5.718 lao động. 62 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trong tháng 5 - 2011, thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu việc làm cho 23.900 lao động , trong đó có 9.300 chỗ làm mới. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, thành phổ Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 104.300 lượt người (đạt 38,6% kế hoạch) với số lao động có việc làm ổn định là 70.800 người (tương ứng 68% số lao động được giải quyết việc làm), tạo ra 40.900 chỗ làm mới (đạt 34% kế hoạch năm). Riêng về bảo hiểm thất nghiệp, từ ngày 15-4 đến ngày 10-5, trên địa bàn thành phố có 9.700 lao động đến Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố đăng ký thất nghiệp và 7.300 người đã nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cũng triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất. Đe án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đe án 1956) do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã được Sở triển khai tới 24 quận, huyện. Với mục tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 40.000 - 50.000 lao động nông thôn mỗi năm, thành phố đang tập trung tuyên truyền để nông dân hiểu và thay đổi quan niệm học nghề, tìm việc làm. Tại các địa bàn có nhiều lao động tuổi trên 30, công tác tư vấn, giới thiệu nghề phù họp được chủ ý đặc biệt cho các đối tượng này. Cùng với kinh phí theo Đề án 1956, mỗi lao động nông thôn được hỗ trợ khi học nghề là 3 triệu đồng/khóa học, thành phố còn có nguồn Quỹ 156 hỗ trợ lao động trong diện gia đình có đất bị thu hồi, hồ trợ học nghề, tổ chức việc làm và hồ trợ tìm việc cho lao động trên Chương 1; Cơ sở ỉỷ luận và thực tiễn về... 63 địa bàn, nhằm tạo việc làm hiệu quả, giúp các gia đình mất đất sản xuất ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hơn 60% là lao động nông thôn trên 30 tuổi, trình độ học vấn hạn chế, không muốn học nghề, khó thay đổi công việc mới. Ngoài ra, phần lớn các cơ sở dạy nghề quận, huyện trong tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu. trình độ giáo viên hạn chế, lại chỉ đào tạo những ngành nghề không phù hợp với nông thôn (như dạy lái xe, sửa chữa ô tô, xe máy, may công nghiệp, sửa chữa và cài đặt phần mềm máy tính...) nên không thu hút học viên theo học. Nhiều hộ nông dân sau khi được đền bù một khoản tiền lớn nhưng do không có kế hoạch chi tiêu, sử dụng hợp lý nên dần dần tiền hểt mà công ăn việc làm cũng không có đã trở nên nghèo khó. Vì thế, bên cạnh việc tổ chức học nghề, cần tư vấn, hỗ trợ cho người nông dân sau khi bị mất đất thích ứng được với cuộc sống mới. Có chính sách ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi làm dự án tham gia học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ. Các địa phương khi thu hồi đất phải xác định 3 đối tượng là người lớn tuổi, người trong độ tuổi lao động và học sinh để tổ chức chuyển đổi nghề hợp lý. Theo đó, người lớn tuổi có thể tạo diều kiện buôn bán nhỏ, làm các nghề tiêu thủ công nghiệp hoặc lập quỹ hỗ trợ. Người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề để làm công nhân hoặc bố trí mua đất nông nghiệp nơi khác cho họ tiếp tục canh tác. Riêng lứa tuổi đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông phải giáo dục ý thức tác phong công nghiệp ngay từ bây giờ và mở hướng đào tạo theo đúng ngành nghề cần thiết trong thời gian tới. 64 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Đối với những lao động lớn tuổi khó tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp thì được đào tạo để đưa vào phục vụ ở các khu công nghiệp như làm bảo vệ, chăm sóc cây, lao công... Bên cạnh việc bố trí đất tái định cư cho người dân, cần phải có một quỹ đất để bà con có thể mở những xưởng sản xuất nhỏ hay mở quán hàng để buôn bán. cần có sự hỗ trợ vốn kịp thời cho các hộ chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hướng dẫn phương thức sử dụng vốn từ đền bù, giải tỏa; phục hồi, phát triển làng nghề thủ công; tổ chức mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái và sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức liên kết nông dân ít đất thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác sản xuất các nông sản đặc thù... Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cũng kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đào tạo lao động theo nhu cầu. Chính quyền địa phương coi đào tạo nghề và nâng cao trình độ là những việc ưu tiên hàng đầu và cần phải phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo đúng người, đúng nghề, đúng địa chỉ và đúng nhu cầu. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ cũng như các cấp Hội khu vực ngoại thành đã có nhiều hoạt động, nhiều sáng kiến giúp chị em ở nông thôn có việc làm. Hội đề xuất các sáng kiến ưu đãi, miễn giảm thuế... để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện ngoại thành. Các sở, ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp để thực hiện có hiệu quả những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề xuất tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt là cần tăng cường hoạt động thông tin thị trường lao động cho chị em phụ nữ. Chương 1: Cơ sở ỉý luận và thực tiễn về... 65 Ba là, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đầu tư hạ tầng nông thôn: Cùng với quá trình ĐTH, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển nông nghiệp gắn với đô thị và phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao; ứng dụng những thành tựu, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống cây trồng, giống vật nuôi. Ngành trồng trọt đã giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp có giá trị cao hằng năm. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp thành phố đạt 5% (cả nước là 2,8%); giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn đạt trên 8.911 tỉ đồng; bình quân mỗi hécta sản xuất nông nghiệp đạt giá trị 155 triệu đồng/năm. Nhờ thế nên đã giải quyết thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn. Đồng thời, với việc xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thành phố Hồ Chí Minh chú trọng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ sinh học để chọn, tạo và sản xuất các giống cây trồng sạch, năng suất cao, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp. Phưcmg hướng tới của thành phố là chuyển từ sản xuất nông phẩm hàng hóa sang sản xuất giống cây, giống con để hình thành trung tâm tạo giống, khuyến khích người nông dân trồng các loại rau an toàn phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và tập trung nuôi trồng cây cảnh, cá cảnh phục vụ cho nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao và cho xuất khẩu. 66 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn gồm hệ thống giao thông, thủy lợi và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là tập trung đầu tư chương trình giong để cung cấp đủ cây giống có năng suất cao. chất lượng tốt. Thành phố cũng đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm như Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm Công nghệ sinh học, Trung tâm Giao dịch - triển lãm nông sản, Trung tâm Thủy sản thành phố, các công trình phòng chống lụt bão, xâm nhập mặn, triều cường... đưa vào khai thác hiệu quả Trung tâm Quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi, Trạm Kiểm dịch thực vật nội địa. Bên cạnh đó, thành phố còn đẩy mạnh việc triển khai triệt để chương trình vệ sinh an loàn thực phẩm, tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình GAP đối với cây rau, nuôi trồng thủy sản theo hướng nông sản sạch, chất lượng cao, chi phí thấp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy việc hình thành các mô hình hợp tác, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu với nông dân, gắn kết với các vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khu vực ngoại thành còn có nhiều bất cập như; chưa thực hiện tốt công tác khảo sát. điều tra xã hội học, nghiên cứu kỹ lâm lý, tập quán của Chương 1: Cơ sá lỷ luận và thực tiễn về... 67 các hộ dân trong diện thu hồi đất để xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dạy nghề và hướng nghiệp sát hợp, nhất là cho các hộ thuần nông. Trên thực tế, khoản hỗ trợ có ý nghĩa nhất đổi với những nông dân bị thu hồi đất là hỗ trợ về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm, nhưng đáng tiếc là công việc này chưa nhận được sự quan tâm sâu sát và hiệu quả. Vấn đề tào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nữ trên địa bàn hiện vẫn chỉ dừng ở mức “có chăm lo”, còn hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức. Qua khảo sát lao động nữ tại 5 huyện ngoại thành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, gần 92% lao động nữ nông thôn chưa qua đào tạo chuyên môn, 40% chị em mới có trình độ học vấn ở bậc trung học cơ sở. Chưa chú ý chuẩn bị tốt quỳ đất, quỹ nhà tái định cư phục vụ di dời giải phóng mặt bằng và ổn định cuộc sống cho người dân. Một số dự án (trong đó có cả dự án các khu công nghiệp tập trung), trong quy hoạch chi tiết 1/2.000 có bổ trí các khu dân cư tái định cư, nhưng việc xây dựng thường bị chậm trễ. Một số khu tái định cư chưa đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỳ thuật, hạ tầng xã hội và chất lượng công trình xây dựng. Ngoài ra, chỉ số nghèo đa chiều tổng hợp (MPI) của người dân vùng ĐTH trên địa bàn, nhất là người dân nông thôn nhập cư vào thành phổ không có hộ khẩu luôn cao hơn so với thành phố Hà Nội. Ba thiếu hụt lớn nhất của người dân là: tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ nhà có chất lưọng (điện, nước, rác/nước thải) và chất lượng/diện tích nhà ở phù hợp. 68 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM. Hà Nội tuy nghèo hon thành phố Hồ Chí Minh về mức thu nhập GDP theo đầu người, nhưng lại “giàu” hon nếu tính toán theo góc độ “đa chiều”. 4.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nắng Ngày 1-1-1997, Đà Nằng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương; cũng bắt đầu một thời kỳ phát triển vói tốc độ nhanh trong công cuộc kiến thiết đô thị và trở thành một “hiện tượng” Đà Nằng. Quy hoạch và xây dựng từ một thành phố trên S.OOOha đã mở rộng đến IS.OOOha. Theo thống kê của Viện Quy hoạch Đà Nằng, đến nay toàn thành phố đã phê duyệt và triển khai gần 1.250 dự án, sử dụng trên 16.700ha đất. Đà Nang đã nhanh chóng lột xác thành một đô thị loại I, đóng vai trò, động lực quan trọng cho sự phát triển của cả vùng kinh tế miền Trung. Với chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng”, “tạo vốn từ khai thác quỹ đất”, hàng loạt công trình, dự án mang tính đột phá của thành phổ biển Đà Nằng đã mọc lên. Trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho hạ tầng đã tăng từ 400 tỉ lên 3.200 tỉ đồng. Nhiều khu phố cũ đã được mở rộng và chỉnh trang, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Hơn 50% khu dân cư đã được cải tạo, tạo điều kiện sống tốt hơn cho hơn 60.000 hộ dân của thành phố. Nhiều đại lộ mở ra cùng với những cây cầu bắc qua sông Hàn đầy ấn tượng. Trong đó, một đổi thay căn bản: từ một thành phố quay lưng ra biển, Đà Nang đã kiến thiết để “biển trở thành mặt tiền” thơ mộng. Quận Cẩm Lệ là một ví dụ điển hình về đô thị hóa của thành phố Đà Nang. Quận được thành phố đầu tư quy hoạch Chương 1: Cơ sở ỉý luận và thực tiễn về... 69 mở rộng để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa ở cửa ngõ phía Tây, Tây Nam Đà Nang. Đến nay, trên địa bàn quận có 77 dự án lớn, nhỏ với hcm 10.000 hộ chiếm 43,8% hộ dân, đặc biệt, phường Hòa Xuân là phường giải tỏa trắng với 3.210 hộ chiếm đến 32,1% số hộ giải tỏa toàn quận. Đây là vùng lao động thuần nông, mặt bằng trình độ văn hóa còn hạn chế nên việc giải quyết việc làm và đào tạo nghề là vấn đề khó khăn của quận. Quận Ngũ Hành Sơn cũng là địa phương chịu áp lực lớn về đô thị hóa, thu hồi đất và chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp do có hơn 2.000ha đất bị thu hồi, gần 5.000 hộ dân phải di dời, giải tỏa để phục vụ các dự án trên địa bàn. Thời điểm hiện nay, Đà Nang có trên 90.000 hộ dân bị ảnh hưởng hoặc phải di dời, tái định cư do thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa, gây tác động lớn đến đời sống, học tập và việc làm của người lao động ở nông thôn, số lượng người thất học, thất nghiệp và chưa được đào tạo nghề ở khu vực nông thôn Đà Nang ngày càng lớn. * Kinh nghiệm giảm thiểu tác động tiêu cực của ĐTH Một là, công tác tuyên truyền, vận động, khảo sát điều tra: Tập trung cả hệ thống chính trị tuyên truyền các chủ trương quy hoạch, tương lai của dự án và các vấn đề an sinh cho người dân sau khi giải tỏa như: chính sách đền bù, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, điều kiện sống khi chuyển đến nơi ở mới...; tạo tâm lý yên tâm cho người dân và sự đồng thuận. Đồng thời, thành lập tổ vận động, điều tra khảo sát giúp việc cho mỗi dự án nhằm nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân sau khi giải tỏa để cho vay vốn sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề phân theo độ tuổi (18 - 30; 31 - 40...), 70 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... đặc biệt là lao động thuần nông nam...; kịp thời chọn cho họ một nghề thích hợp với khả năng, nguyện vọng của mồi người dân. Hai là, tổ chức đào tạo nghề và hướng nghiệp: Phối hợp với các sở, ban, ngành, các KCN, Hội Doanh nghiệp... làm cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua các phiên chợ việc làm. Hằng năm, Đà Nằng đào tạo nghề miễn phí hoặc hỗ trợ cho 3.000 - 4.000 lao động ở khu vực nông thôn; ước tính chi cả chục tỉ đồng để đào tạo nghề miễn phí cho các đổi tượng con em vùng giải toả. Qua một năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở Lao động, Thưcmg binh và Xã hội thành phố đã ký hợp đồng với kinh phí 3 tỉ đồng đặt hàng cho 16 cơ sở dạy nghề cho hơn 3.800 lao động. Trong đó, có hơn 1.200 lao động nông thôn, 921 lao động di dời giải tỏa, 1.763 lao động phi nông nghiệp và lao động đặc thù. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố, 80% số lao động sau khi đào tạo đã tìm được việc làm và tự tạo việc làm mới. Riêng năm học 2009 - 2010, Đà Nằng đã đào tạo được 2.900 lao động với kinh phí hơn 4,5 tỉ đồng. Đà Nằng đang giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng với chính quyền các cấp tiến hành tổng điều tra số lượng lao động thuộc diện mất đất sản xuất, di dời giải toả để có phương án hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong thời gian tới. Dự kiến có khoảng 60.000 - 70.000 lao động thuộc diện này. Đà Nang phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 65% số lao động nông thôn mất đất sản xuất, diện di dời Chương 1: Cơ sở ỉỷ luận và thực tiễn về... 71 giải toả được đào tạo nghề. Theo đó, những ngành nghề được đào tạo là điện tử, may công nghiệp, cơ khí, gò hàn, xây dựng dân dụng - công trình, hướng dẫn viên du lịch... Ba là, phân bổ họp lý lao động việc làm: Quận cấm Lệ trong 5 năm qua đã giải quyết việc làm cho 7.959 lao động và đào tạo 1.717 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động thuộc diện di dời, giải tỏa là 2.220 người và đào tạo 978 học viên. Thành phố Đà Nang đã triển khai nhiều đề án chuyển đổi nghề nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có đề án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho nông dân tại khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, trong 768 lao động đăng ký việc làm đã giải quyết được 605 lao động có việc làm ổn định và đào tạo nghề cho 699 người. Quận Cẩm Lệ đã tổ chức 2 phiên chợ việc làm thu hút hơn 1.200 người tham gia, giải quyết 210 lao động. Đà Nang tổ chức ngày hội việc làm một tháng 2 lần, được xem là hướng giải quyết tốt cho lao động thất nghiệp. Mỗi "ngày hội" như vậy có tới hàng nghìn lao động đến tìm việc làm. Từ năm 2006 - 2010. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nằng đã tổ chức 91 phiên giao dịch việc làm, trong đó có 14 phiên được tổ chức tại các vùng nông thôn, vùng di dời, giải tỏa, các trưòng đại học, cao đẳng, với gần 105.000 lao động tham gia tuyển dụng. Trong thời gian tới, Đà Nằng phẩn đấu hằng năm hồ trợ tạo việc làm cho 32 - 34 nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4% vào năm 2015; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 55%. Đồng thời, năm 2015 sẽ hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường 72 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... lao động và cổng thông tin đào tạo việc làm. Lao động từ độ tuổi 40 - 60 và đặc biệt là lao động thuần nông sẽ được ưu tiên chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề. Tuy nhiên, thành phố Đà Nang vẫn còn có những mặt hạn chế như; các khoá đào tạo nghề và hướng nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến nghề sơ cấp, những người học nghề qua các lóp này rất khó xin việc làm. số người tìm được việc làm tại các hội chợ việc làm cũng không nhiều, tốc độ đào tạo nghề cũng chưa theo kịp với yêu cầu, số lượng người thất học, thất nghiệp và chưa được đào tạo nghề ở khu vực nông thôn Đà Nằng ngày càng lớn cùng với quá trình ĐTH đang là áp lực lớn về mặt xã hội. 5 . B à i h ọ c r ú t ra v à k h ả n ă n g á p d ụ n g c h o H à N ộ i Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước về điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn, chúng tôi xin rút ra một sổ bài học sau đây: Một là, phát triển ĐTH ngày nay phải theo nguyên tắc bền vững. Nếu trước đây, CNH và ĐTH có thể lựa chọn giữa các con đường và phương án khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh và điều kiện của mỗi nước riêng; sớm hay muộn và với những trả giá khác nhau thì các quốc gia đều đạt được sự phát triển, cũng giống như các nước Anh, Mỹ (theo mô hình ĐTH ít điều tiết) hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (theo mô hình ĐTH điều tiết mạnh của Nhà nước). Ngày nay, ưong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế thị trường hiện đại, do sự can thiệp mạnh mẽ của khoa học công nghệ và con người, ĐTH cần được chủ động điều tiết mạnh để giảm thiểu các Chương 1: Cơ sỏ ỉỷ tuận và thực tiễn về... 73 ảnh hưởng tiêu cực nặng nề, không mong muốn (như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, các đứt gãy, xung đột về văn hóa và bản sắc, truyền thống, các bất ổn về xã hội...), nhàm hướng tới ĐTH bền vững. Mô hình phát triển và ĐTH của Trung Quốc, đất nước láng giềng và có những hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam, đang đặt ra nhiều thách thức và mối quan ngại. Tuy Trung Quốc đạt được nhịp độ tăng trưởng cao và tương đối dài hạn, nhưng xét về lâu dài thì thiếu bền vững vì tiêu tốn quá nhiều năng lượng, tài nguyên, làm cạn kiệt các nguồn nước và các dòng sông, suy thoái môi trường trên diện rộng, một bộ phận lớn dân cư, nhất là dân cư nông thôn thu nhập thấp, dự báo trong vòng 10-15 năm tới, quốc gia này sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng trăm triệu nông dân mất đất và không có việc làm. Để có thể khắc phục tụt hậu và thu hẹp khoảng cách so với thế giới, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phải phát triển theo hướng đô thị bền vững. Neu không, chúng ta sẽ thất bại về phát triển và phải trả giá đắt bời sự thất nghiệp, nghèo đói của đa số nhân dân và sự hủy hoại, suy thoái môi trường cũng như những vấn đề xã hội bức xúc trong nông thôn mà nhiều thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu. Hai là, đảm bảo sự phát triển hài hòa và găn kêt giữa CNH, ĐTH với nông nghiệp, nông thôn trong moi bước đi của quá trình ĐTH. Điều này không chỉ vì lợi ích của người nông dàn và nông thôn mà còn vì chính bản thân ngành công nghiệp và đô thị. Cần phải chủ động đem công nghiệp và đô thị về 74 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... với nông thôn, trang bị hiện đại hóa cho sản xuất nông thôn, nhằm giảm nhẹ lao động nặng nhọc và nâng cao năng suất lao động nông thôn, nhờ thế nâng dần mức sống và trình độ phát triển của nông thôn để theo kịp với thành thị. Khi nông thôn phát triển sẽ tạo thành giá đỡ cho CNH và ĐTH, bởi dân cư nông thôn được cải thiện về thu nhập và trình độ văn hóa, kỹ năng thực hành thì chẳng những họ trở thành khách hàng lớn tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ của khu vực đô thị, mà chính họ còn cung cấp bổ sung cho đô thị một lực lượng lao động mới trẻ trung, năng động trong các lĩnh vực ngành nghề - dịch vụ đang không ngừng được mở ra theo kinh tế thị trường và hội nhập. Nói cách khác, cần phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, miền và các địa phương dựa trên cơ sở giải quyết hiệu quả chuỗi liên kết tương hỗ thành thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp. Khi các chuỗi liên kết kinh tế được thiết lập thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra trôi chảy giữa các khu vực kinh tế và vùng miền. Nông nghiệp sẽ đóng góp vai trò tích cực hơn trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu, nhân lực cho khu vực thành thị và công nghiệp. Đồng thời, công nghiệp và nông nghiệp sánh vai cùng nhau sẽ tạo ra thị trường cung - cầu rộng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Từ phương diện khác, công nghiệp có thể phát triển ngay trong lòng nông thôn để gắn với thị trưòng và các nguồn lực tại chỗ như kinh nghiệm của Hàn Quốc đã làm, điều này còn cho phép giảm tải áp lực lên đô thị, tránh sự tập trung thái quá và bệnh đô thị “đầu to” như một số quốc gia phát triển mắc phải. Sự liên kết công nghiệp - nông nghiệp được thiết kế dựa trên nền tảng Chương 1: Cơ sở lỷ ỉuộn và thực tiễn về... 75 tư duy sản xuất hàng hóa quy mô lớn và sự trợ giúp đắc lực của khoa học công nghệ. Liên kết này tạo ra những cơ hội kinh tế mới, việc làm và thu nhập cao cho người lao động ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Ba là, tăng cưòrig giáo dục đào tạo, nâng cao chát lượng nguồn nhãn lực, đổi mới quản lý nhà nước vê lao động, việc làm nông thôn. Trung Quốc chủ chương phát triển mạnh giáo dục, chú trọng đào tạo lại và đào tạo mới một cách rộng rãi dưới nhiều hình thức, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện chương trình về dân số, hạn chế tối đa mức tăng nhân khẩu cũng như lao động. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ trọng đến vấn đề phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đầu tư cho giáo dục khoa học và công nghệ. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo khu vực nông thôn có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực tại đây. Đầu tư cho giáo dục còn nhằm tăng cường năng lực quản lý của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước. Hàn Quốc là nước có mức đầu tư cao cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, đưa khoa học công nghệ trở thành yếu tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng. Kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc còn cho thấy, một trong những bí quyết thành công là Nhà nước coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo và kiểm soát chặt chẽ đầu ra của sản phẩm giáo dục; chống thương mại hóa giáo dục một cách đơn giản, áp dụng giáo dục phổ cập phổ thông bắt buộc; mở rộng nhanh chóng giáo dục đại học, nhất là đào tạo kỹ sư về kỳ thuật và 76 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... công nghệ, xây dựng các trưòng đại học đẳng cấp quốc tế, có nhiều trường lọt vào tốp Đại học quốc tế; phát triển giáo dục bậc trung học và dạy nghề gắn với trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành. Nhìn chung, phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện, vừa có phẩm chất tốt vừa có kiến thức, kỹ năng và khả năng thực hành. Đặc biệt, hoạt động dạy nghề phát triển đã trang bị cho người dân di cư từ nông thôn ra thành thị những kỹ năng cần thiết để họ có thể tìm việc làm trong nhà máy với thu nhập tốt hơn. Bổn là, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, nâng cao đời song và năng lực sản xuất cho nông thôn trong quá trĩnh CNH và ĐTH. Kinh nghiệm của các nước đi trước trong quá trình CNH và ĐTH cho thấy, sự phát triển toàn diện và hiện đại của nền kinh tế quốc dân không thể dựa trên năng lực sản xuất thấp kém và sự lạc hậu của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nói cách khác, một nền kinh tế thị trường phát triển cần phải có cơ sở công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, Hàn Quốc là nước đã minh chứng cho điều này. Trước hết, sự hiện đại và đồng bộ bao hàm kết cấu hạ tầng cứng và mềm, nhằm bảo đảm cuộc sống của dân cư nông thôn và phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn. Cơ sở vật chất kỹ thuật được ưu tiên hàng đầu là cơ giới hóa nông nghiệp, thủy lợi hóa nông nghiệp và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh như điện sinh hoạt, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, bệnh xá, trường học... Nhờ thế, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được thu hẹp, nông thôn được ĐTH và điều kiện sống được cải thiện, có sức hấp dẫn Chương 1: Cơ sở lỷ luận và thực tiễn về... 77 đối với người dân, do đó hạn chế được xu hướng di dân và tập trung dân cư vào vùng trung tâm quá mức. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, thực hiện phân công lại lao động và tạo việc làm tại chỗ trong nông thôn. Một số nước đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức giải quyết việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân. Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm thuận tiện, xã hội hoá giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, toàn thế xã hội vào giải quyết việc làm. Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và mở rộng thị trường việc làm. Năm là, nâng cao vai trò điều tiết mạnh của nhà nước và hiệu quả của các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy, muốn phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn thì phải nhờ vào các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như: chíiửi sách tín dụng, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách lãi suất, chính sách thuế..., từ đó tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế, phát triển sản xuất nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Ngoài ra, hệ thống chính sách vĩ mô có vai trò hồ trợ về tiềm lực, hình thành môi trường thuận lợi để người lao động 78 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nông thôn tiếp cận được các nguồn lực, với hệ thống an sinh xã hội, đạt được trình độ phát triển chung của các vùng và các địa phương khác. Hệ thống này đảm bảo công bằng và thịnh vượng cho toàn xã hội, dựa trên phân phổi thu nhập quốc dân khá đồng đều giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa các vùng, miền. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu và có mối quan hệ tác động tương hỗ tới lao động, việc làm ở nông thôn vô cùng mạnh mẽ, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đang diễn ra sâu sắc, các tác động giữa ĐTH tới lao động, việc làm càng phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến lợi ích của nông dân và nông thôn, đe dọa sự phát triển bền vừng. Các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển đi vào CNH - ĐTH cần hết sức lưu ý tới những hậu quả và tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa để kịp thời có giải pháp điều chỉnh các tác động của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn theo hướng tích cực, chủ động. Trong giai đoạn đầu của đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Mỹ..., đô thị hóa diễn ra tự phát và không được điều tiết đã gây ra các hệ quả tiêu cực như tước đoạt ruộng đất của nông dân, thiếu việc làm và nghèo đói, gia tăng mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị, các bất công xã hội cũng tăng lên cùng với phát triển của CNTB. Như các nhà kinh điển từng chỉ ra: “CNTB ra đời đầy Chương 1: Cơ sở ỉỷ ỉuăn và thực tiễn về... 79 máu và nước mắt ri ra khắp các lỗ chân lông” (C. Mác) và “Nền sản xuất lớn TBCN ra đời trong nông nghiệp cũng giống như chiếc xe lửa đè bẹp chiếc xe cút kít vậy” (V. I. Lenin). Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia tiến hành đô thị hóa, công nghiệp hóa theo hai con đường hay hai mô hình khác nhau. Hàn Quốc đi theo mô hình ĐTH có điều tiết mạnh của Nhà nước một cách bền vững nên hạn chế được các tác động tiêu cực; đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Hàn Quốc ngày nay vươn lên đạt được đẳng cấp cao của phát triển, sự hài hòa đồng thuận cao về mặt xã hội và môi trường. Trung Quốc đi theo mô hình ĐTH nhanh nhưng thiếu bền vững, chạy theo các chỉ tiêu kinh tế đơn thuần và tăng trưởng số lượng nên đang bộc lộ những tiêu cực và mâu thuẫn đe dọa sự bất ổn xã hội và gia tăng khoảng cách nông thôn - thành thị cũng như sự xuống cấp của các vấn đề lao động, việc làm, đời sống văn hóa - xã hội và môi trường nông thôn. Dô thị hóa tại các đô thị lớn ở nước ta như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nằng... cũng đang bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực, nhất là sự tác động tới lao động, việc làm ở nông thôn. Hà Nội cần nghiên cứu những bài học trong và ngoài nước về vấn đề giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn ngoại thành trong quá trình ĐTH (bao gồm cả bài học thành công và bài học không thành công), vận dụng chúng vào xây dựng cơ chế chính sách và điều tiết tác động của ĐTH tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành hiện nay. Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA T ớ i LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ở NÔNG THÔN NGOAI THÀNH HÀ NÔI 1. Đ ặ c đ iể m t ự n h iê n , k in h tế - x ã h ộ i ả n h h ư ở n g đ ế n la o đ ộ n g , v iệ c là m k h u v ự c n ô n g th ô n n g o ạ i th à n h H à N ộ i Nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn của các nước cho thấy: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng cơ sở, điều kiện phát triển kinh tế xã hội... khác nhau của mỗi nước sẽ dẫn đến những khác biệt về tác động của đô thị hóa đổi với lao động, việc làm ở nông thôn. Trong một quốc gia cũng vậy, mỗi khu vực, mỗi địa phương, mỗi thành phố đều có những tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm riêng phù hợp với đặc thù của mỗi vùng trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, để đánh giá thực trạng tác động của ĐTH đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, trước hết, chúng tôi phân tích nhũng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Hà Nội có ảnh hưởng đến lao động, việc làm ở khu vực nông thôn. Trong khung cảnh chung của quá trình ĐTH và CNH nhanh của Hà Nội trong thời gian qua, có những nhân tố Chương 2: Thực trạng tác động của... 81 chủ yếu ảnh hưởng tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành sau đây: 7.7. Đỉều kiện địa lý - tự nhiên về vị trí địa lý: Từ ngày 01/8/2008, Nghị quyết số 15/QH của Quốc hội (khoá XII) có hiệu lực về việc điều chỉnh địa giới hành chính của thành phổ Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Theo đó, Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Nội (cũ), tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lưong Son, tinh Hoà Bình. Hà Nội ngày nay có tổng diện tích tự nhiên là 3.344,7km^, nằm ở hai bên bờ tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Hà Nội mới gồm có 29 đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm 10 quận nội thành, 18 huyện ngoại thành và 1 thị xã), 580 đơn vị hành chính cấp xã (với 404 xã, 154 phưòng và 22 thị tran). 82 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Hình 2.1: B ả n đ ồ h à n h c h ín h th à n h p h ố H à N ộ i sa u k h i sá p n h ậ p Y BẮC GIANG íH / NiỊuỏn: Tập tin. Bản đồ Hà Nội.png