"
Văn Minh Phương Tây Lịch Sử Và Văn Hóa - Edward McNall Burns full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Văn Minh Phương Tây Lịch Sử Và Văn Hóa - Edward McNall Burns full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
V
ới mục đích cung cấp cho độc giả một tư liệu tham khảo về nền văn minh phương Tây, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa xuất bản cuốn sách “Văn minh phương Tây - Lịch sử và Văn hóa của tác giả Edward McNall Burns.
Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở hệ thống tài liệu tham khảo và nguồn tư liệu hết sức phong phú, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về lịch sử, văn hóa của nền văn minh phương Tây từ buổi đầu cho đến nửa cuối thế kỉ 20.
Dưới quan điểm của tác giả, một số nhận định, đánh giá về các sự kiện, nhân vật… trong tác phẩm có ý nghĩa tham khảo, nghiên cứu.
Đây là một tài liệu tham khảo dành cho những ai quan tâm đến các nền văn minh của thế giới nói chung, văn minh phương Tây nói riêng.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!
NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA
LỜI TỰA
S
au khi tái bản quyển sách này đến lần thứ năm, trong thế giới hiện đại đã xảy ra nhiều biến cố lịch sử. Chúng ta giờ đây có thể nhìn thấy rõ ràng hơn các xu thế cách mạng trong thời đại của mình. Để mô tả và đánh giá tầm quan trọng của những sự phát triển, chẳng hạn như sự suy tàn và phục hồi của Tây Âu, uy thế của Liên bang Xô viết và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sự tranh giành quyền lực giữa phương Đông và phương Tây, sự nổi dậy theo chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc, vai trò của chủ nghĩa trung lập, những cuộc khủng hoảng quốc tế luôn diễn ra, sự thám hiểm không gian, và những thành tựu đáng kinh ngạc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và nhiệt hạch, việc tái bản quyển Văn minh phương Tây: Lịch sử và Văn hóa là điều cần thiết. Lần tái bản này không chỉ đơn thuần là tăng thêm số trang sách so với lần tái bản trước. Toàn bộ quyển sách đã được nghiên cứu, khảo sát lại, bổ sung thêm nhiều tư liệu mới, loại bỏ một số tư liệu cũ, và biên soạn lại. Những thay đổi đáng chú ý gồm: tăng thêm nội dung phần lịch sử chính trị, nhất là trong các giai đoạn Trung đại và Cận đại, bổ sung các tư liệu mới về quan hệ quốc tế, chèn thêm nhiều phần tóm lược mang tính giải thích ở cuối của nhiều chương và nhiều đoạn, cũng như xem lại toàn bộ bản liệt kê tư liệu tham khảo cùng với nhận xét đánh giá quan trọng đối với các tác phẩm quan trọng.
Mục đích của quyển sách này là nhằm giới thiệu một công trình khảo sát toàn diện, súc tích về cuộc đấu tranh, tư tưởng và thành tựu của nhân loại từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên, do
khuôn khổ sách có hạn, tư liệu chủ yếu đề cập đến các phần Tây Á, Bắc Phi, châu Âu, và châu Mỹ. Nói chung, những sự phát triển trong các khu vực trên thế giới ấy, vùng Đông Ba Tư được đưa vào nội dung quyển sách trong chừng mực có mối quan hệ với lịch sử phương Tây. Nhưng trong phạm vi hạn chế vừa nêu, mục tiêu là phải mô tả được nền văn minh nói chung một cách tổng thể, không hề bỏ qua hay xem nhẹ một tình tiết cũng như sự kiện được xem là quan trọng. Các nền văn minh trước nền văn minh Hy Lạp không chỉ được xem như các giai đoạn mở đầu đơn thuần mà còn là các giai đoạn có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh bất tận của nhân loại trong việc giải quyết vấn đề của riêng mình. Nếu có một cách giải thích triết lý cơ bản bất kỳ làm nền tảng cho thể văn tường thuật, thì đó chính là nhận thức rằng hầu hết sự tiến bộ của nhân loại có từ việc phát triển trí năng và tôn trọng quyền con người, và tiềm ẩn trong đó là hy vọng có được một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Quyển Văn minh phương Tây: Lịch sử và Văn hóa được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941. Các lần tái bản thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm, lần lượt ra mắt bạn đọc trong các năm 1947, 1949, 1954 và 1958. Lần tái bản này là lần đầu tiên tái bản ở hai hình thức: trọn bộ một tập và trọn bộ hai tập. Trong lần tái bản thứ sáu, có bổ sung thêm phần hướng dẫn nghiên cứu, với đặc điểm nổi bật là đưa vào nhiều đoạn trích lấy từ nguyên bản.
Theo hàm ý qua lời tựa, quyển sách này không phải chuyên hoặc thậm chí chủ yếu chỉ đề cập đến lịch sử chính trị. Thể văn tường thuật chính trị được xem là thể văn quan trọng, nhưng thể văn này không phải là toàn bộ bản chất của lịch sử. Nói chung, các vấn đề trong lịch sử chính trị phải phụ thuộc vào sự phát triển của các thể
chế và tư tưởng hoặc được trình bày như nền tảng của các phong trào văn hóa, kinh tế và xã hội. Tác giả cho rằng ảnh hưởng của bệnh dịch hạch trong thế kỷ 14 (cái chết đen) không quan trọng bằng Chiến tranh Trăm năm, và việc tìm hiểu tầm quan trọng của Newton và Darwin còn có giá trị hơn việc kể tên các vị vua nước Pháp. Theo quan niệm lịch sử rộng này, quyển sách đề cập đến các lời dạy của Aristotle và những triết gia theo chủ nghĩa Khắc kỷ nhiều hơn đề cập các chiến công của Alexander Đại đế hay Julius Caesar.
Trong khi biên soạn quyển sách này, tác giả nhận được sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp phê bình quý báu của nhiều người và không có ngôn từ nào có thể diễn đạt được hết sự hỗ trợ này. Trước tiên, tác giả chân thành cảm ơn hàng trăm đồng nghiệp là giáo sư đại học đã
và đang sử dụng sách này đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu để sách thêm hoàn thiện. Đặc biệt cảm ơn ý kiến phê bình vô giá của Giáo sư Sooren Franklan cùng đồng nghiệp của ông ở Học viện thành phố Los Angeles, cũng như Giáo sư Philip L. Ralph thuộc Học viện Lake Erle, là người không những đọc và góp ý phê bình toàn bộ bản thảo mà còn biên soạn nhiều phần viết về âm nhạc. Giáo sư J. S. Hoffman thuộc Đại học Fordham cũng góp ý phê bình hầu hết bản thảo và có nhiều ý kiến gợi ý quý báu trong việc loại bỏ nhiều phần chưa hoàn thiện. Hiệu trưởng Harry M. Orlinsky thuộc Viện Tôn giáo Do Thái đã xem lại chương viết về người Do Thái và giúp tác giả tránh được nhiều sơ suất. Giáo sư Peter Charanis thuộc Đại học Rutgers giúp đỡ biên soạn nhiều đoạn thuộc lịch sử cổ đại và Trung đại, Giáo sư Henry R. Winker, Hiệu trưởng Samuel C. McCulloch, Tiến sĩ F. Gunther Eyck, Tiến sĩ Norman L. Stamps quá cố đã hỗ trợ biên soạn phần lịch sử hiện đại. Giáo sư J. W. Swain thuộc Đại học Illinois đọc và góp ý các chương viết về lịch sử Cổ đại
trong khi Giáo sư Edgar N. Johnson thuộc Đại học Brandeis góp ý về Thời kỳ Phục hưng. Giáo sư Rudolf Kirk, Chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Rutgers và Giáo sư Clara Marburg Kirk ở Học viện Douglass đọc rất kỹ phần viết về văn học hiện đại. Giáo sư David L. Cowen thuộc Đại học Rutgers đã giúp tác giả tránh được nhiều sơ suất và có nhiều ý kiến vô giá để làm cho quyển sách hoàn thiện hơn. Những người khác đã có sự giúp đỡ quý báu đối với một hay nhiều chương sách như Tiến sĩ August Meier, cựu Trợ lý Hiệu trưởng Đại học Fisk; các Giáo sư Mark M. Heald, L. Ethan Ellis, Sidney Plainer, George P. Schmidt và Irving S. Kull quá cố thuộc Đại học Rutgers; cũng như các Giáo sư Oscar J. Falnes và Henry H. B. Noss thuộc Đại học New York. Tác giả chân thành cám ơn Giáo sư Helmut H. von Erffa thuộc Khoa Nghệ thuật của Đại học Rutgers đã giúp giải thích một số hình ảnh minh hoạ và các Cha trong Hội truyền giáo Santa Barbara đã giúp dịch tiếng Latin Trung đại, Bà Beulah H. Scheer đã giúp biên soạn các sơ đồ niên đại. Sự giúp đỡ của Giáo sư Albert W. Holzmann và Tiến sĩ F. Gunther Eyck trong phần phát âm bằng tiếng Đức; giáo sư Remigiou. Pane với phần phát âm bằng tiếng Tây Ban Nha và Ý; tác giả cũng chân thành cám ơn Tiến sĩ Madeleine Charanis, Tiến sĩ Lucy Huang và Giáo sư Ardath W. Burks giúp đỡ phần phát âm bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa và tiếng Nhật. Sau cùng, tác giả cùng ngỏ lời cảm ơn Ông H. Gilbert Kelley, Thủ thư của Đại học Rutgers, vì sự giúp đỡ bằng kiến thức thực tế, và nhất là cảm ơn phu nhân, Marie Bentz Burns, cần mẫn nghiên cứu, tìm tòi, đánh máy, đọc bản thảo, và biên soạn chỉ số mục lục.
EDWARD McNALL BURNS
Santa Barbara, California
PHẦN I
BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ
K
hông ai biết một cách đích xác đâu là nơi phát sinh nguồn gốc của nhân loại. Tuy nhiên, có chứng cứ cho thấy nhân loại có nguồn gốc xuất xứ ở Trung Phi hoặc có thể ở Trung và Nam Trung Á. Những nơi này có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển tính đa dạng của các loại người từ tổ tiên là động vật linh trưởng. Từ một hay nhiều vị trí xuất xứ, các thành viên thuộc chủng loại người đi về Đông Nam Á và Nam Á, Bắc Á, châu Âu, và sau cùng đến châu Mỹ. Trong hằng trăm thế kỷ họ vẫn còn là người nguyên thủy, sinh hoạt lúc đầu khá hơn các loài động vật linh trưởng một chút. Khoảng
5.000 năm TCN, trong số những loại người này, loại có được lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí và khí hậu, đã phát triển các nền văn hóa vượt trội. Những nền văn hóa này, tích lũy được kiến thức về chữ viết và
những tiến bộ đáng kể trong nghệ thuật, khoa học và trong tổ chức xã hội, khởi đầu một phần của thế giới gọi là Cận đông. Khu vực này kéo dài từ biên giới phía tây Ấn Độ đến Địa Trung Hải và đến bờ bên kia sông Nile. Ở đây, vào các giai đoạn khác nhau từ 5.000 đến 300 năm TCN, các đế chế hùng mạnh của người Ai Cập, người Babylon, người Assyria, người Chaldean và người Ba Tư cùng với các nhà nước nhỏ hơn của các tộc người, chẳng hạn như người đảo Crete, người Sumeria, người Phoenicia và người Do Thái, ở nhiều nơi khác trên thế giới, những khởi đầu của nền văn minh diễn ra muộn hơn. Cho đến khoảng 2.000 năm TCN, ở Trung Hoa không có gì được gọi là đời sống văn minh ngoại trừ đảo Crete, ở châu Âu cho đến hơn 1.000 năm sau mới có nền văn minh.
NGƯỜI NGUYÊN THỦY VÀ CÔNG CỤ CỦA HỌ
Sọ người Zinjanthropus Boisei, do Giáo sư Louis Seymeour Bazett Leakey và Mary Leakey, vốn là các nhà khảo cổ học người Anh nổi tiếng phát hiện. Đây là sọ người hóa thạch thuộc nhóm Australopithicene, được tìm thấy trên “tầng sinh hoạt” ở lớp đất I, Olduvai, Tanganyika.
Niên đại: 1.750.000 năm. Phát hiện này cho thấy có mối quan hệ giữa người hóa thạch với công cụ lao động bằng đá cuội của thời kỳ, được tìm thấy trước đây trong cùng khu vực.
BẢNG NIÊN ĐẠI
Phỏng theo biểu đồ thời gian của Ủy ban đặt tên địa chất ấn hành, 1958.
Giai
đoạn địa chất
Hình thái sự sống đặc trưng
Giai
đoạn
văn
hóa
Cách đây 3 tỷ năm
Thời tiền
Sinh vật đơn bào
đến 510 triệu năm
sử
Động vật có xương sống đầu tiên: giun, tảo
Cổ sinh
Kỷ Cambri
Động vật thân mềm, bọt biển
Kỷ Ordovic Côn trùng, động vật có xương
sống đầu tiên
Kỷ Silur
San hô, cá mập, tảo biển
Kỷ Devon
Cá phổi, động vật giáp xác
Kỷ
Mississippia
Động vật lưỡng cư đầu tiên
Kỷ
Pennsylvania
Động vật lưỡng cư lớn
Kỷ Permia
Dương xỉ
Cách đây 180 triệu năm đến 90 triệu năm
Đại trung sinh
Kỷ Trias
Loài bò sát khổng lồ
Thời kỳ đồ đá
sớm
Kỷ Jura
Bò sát, chim đa dạng
Kỷ Creta
Thú có túi, nhóm cá xương
Thực vật
Cách đây một triệu năm
Đại Tân sinh
Kỷ Đệ tam
Paleocene Động vật có vú đầu tiên, động vật linh trưởng đầu tiên
Thời kỳ đồ đá
muộn
Eocene
Khỉ hình người
nguyên thủy, tổ tiên loài khỉ
Oligocene
Tổ tiên các loài khỉ hình người lớn
Miocene
Tổ tiên loài người, động vật có vú hiện đại
Thời kỳ đồ đá
mới
Pliocene
Các chủng loài người đầu tiên, động vật linh trưởng khác
Người văn
minh
Cách đây 7.000 năm
Kỷ Đệ tứ
Pleistocene Động vật và các giống người hiện nay
Tái tạo sọ người thuộc bốn nhóm Người Thời kỳ đồ đá: Java, Bắc Kinh, Neanderthal, Cro-Magnon.
Công cụ đầu Thời kỳ đồ đá cũ. Từ trái sang phải: rìu nhỏ nắm tay, công cụ chạm, đồ nạo cạnh.
Công cụ và dụng cụ cuối Thời kỳ đồ đá cũ. Từ trái sang phải: mũi lao bằng xương, lưỡi dao hay mũi giáo bằng đá lửa, hạt chuỗi hay mặt dây chuyền làm bằng răng nai sừng tấm.
CHƯƠNG 1
THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ VÀ VĂN HÓA TIỀN VĂN TỰ M
ón nợ của chúng ta đối với người thời tiền sử là món nợ rất ấn tượng. Thật ra tất cả các khám phá kỹ thuật cơ bản biểu hiện cách sống hiện thời, và đang thịnh hành lúc đó - chỉ ngoại trừ tác phẩm nghệ thuật bằng kim loại, máy móc chạy bằng điện và điện năng - được tạo ra trong nền kinh tế của nhân loại mang đặc điểm sử dụng công cụ bằng đá.
- - Melville J. Herskovits, Man and His Works
Các giai đoạn trong lịch sử nhân loại. Toàn bộ lịch sử con người có thể chia thành hai giai đoạn. Thời kỳ đồ đá và thời kỳ kim loại. Thời kỳ đồ đá đôi khi được gọi là Thời kỳ tiền văn tự, hay thời kỳ trước khi phát minh ra chữ viết. Thời kỳ kim loại trùng hợp với thời kỳ lịch sử dựa trên các tư liệu thành văn. Thời kỳ tiền văn tự chiếm ít nhất 95% khoảng thời gian tồn tại của nhân loại và kéo dài đến khoảng 5000 năm TCN mới kết thúc. Thời kỳ kim loại thật ra trùng hợp với lịch sử của các dân tộc văn minh. Thời kỳ đồ đá được chia thành Thời kỳ đồ đá cũ hay Paleolithic (gồm thời kì đồ đá sớm và thời kì đồ đá muộn) và Thời kỳ đồ đá mới hay Neolithic. Mỗi thời kỳ được đặt tên theo loại công cụ và vũ khí bằng đá được chế tác trong thời kỳ ấy. Vì thế, trong phần lớn Thời kỳ đồ đá cũ, công cụ thường được chế tác bằng cách ghè đẽo một cục đá hay đá lửa to rồi sử dụng phần lõi còn lại làm rìu cầm tay hay “rìu nhỏ nắm tay”. Càng về cuối thời kỳ, các miếng đá ghè đẽo được dùng làm dao hay mũi lao, nhưng bỏ đi phần lõi. Thời kỳ đồ đá mới chứng kiến việc thay thế các loại công cụ bằng đá ghè đẽo bằng các công cụ được chế tác bằng cách mài và đánh bóng đá.
Ý nghĩa tên gọi các thời kỳ. Tên gọi các thời kỳ là điều được nhiều người mong muốn. Người ta nghĩ ra tên gọi khi việc nghiên cứu các nền văn hóa sơ khai còn trong thời kỳ trứng nước. Ngày nay người ta nhận thấy sự phân chia dứt khoát không phải lúc nào cũng rõ ràng giữa các giai đoạn văn hóa trên cơ sở phương pháp chế tác công cụ và vũ khí bằng đá. Nhất là đối với các giai đoạn kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, các loại công cụ và vũ khí trong mọi trường hợp đều không có đặc điểm đặc trưng nhất phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác. Tuy nhiên, phương pháp đặt tên chứng tỏ sự thuận tiện và chắc chắn được tiếp tục sử dụng.
1. VĂN HÓA THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ SỚM
Con người Thời kỳ đồ đá sớm: Zinjanthropus. Thời kỳ đồ đá cũ tồn tại trong khoảng 1.750.000 năm TCN đến 10.000 năm TCN, thường được chia thành hai giai đoạn. Thời kỳ đồ đá sớm và sau đó là Thời kỳ đồ đá muộn. Thời kỳ đồ đá sớm là thời kỳ có thời gian kéo dài hơn trong số hai thời kỳ, chiếm khoảng 75% toàn bộ Thời kỳ đồ đá cũ. Trong thời gian này ít nhất có đến bốn chủng loài người cư trú trên trái đất. Loài người cổ xưa nhất có lẽ là một sinh vật được các nhà nhân chủng học gọi là Zinjanthropus boisei, người ta tìm thấy hài cốt ở thung lũng Great Rift, Tanganyika, Trung Phi. Thật may thay, tro núi lửa che phủ một số công cụ mà con người sử dụng và cũng bảo toàn một mảnh nhỏ xương sọ và xương cằm. Bằng phương pháp kali-argon, giúp đánh giá sự mất tính phóng xạ trong khoáng vật, các nhà địa chất ước tính được niên đại đá tìm thấy di hài con người khoảng 1.750.000 năm. Người Zinjanthropus ấy đích thật là tổ tiên nhân loại qua chứng cứ có dáng đi thẳng đứng và sử dụng công cụ thô. Dĩ nhiên, cũng không nên giả định rằng những
loại công cụ này tượng trưng cho một trình độ cao trong kỹ năng sản xuất hay tài năng sáng tạo. Nói chung, chúng gồm các đồ vật thu nhặt trong tự nhiên: xương thú to, nhánh cây, và các khoanh đá, có lẽ được ghè đẽo cho vỡ hoặc ghè đẽo ở dạng thô.
Người Java. Hai nhóm người đầu tiên khác trong Thời kỳ đồ đá sớm là người Java và người Bắc Kinh. Người Java, tên khoa học là Pithecanthropus erectus, từ lâu được xem là sinh vật giống người lâu đời nhất, nhưng ngày nay người ta nhất trí rằng niên đại xuất xứ của nhóm người này vào khoảng 500.000 năm TCN. Người ta tìm thấy di cốt trên đảo Java vào năm 1891. Lúc đầu chỉ tìm thấy chỏm hộp sọ, xương đùi, ba chiếc răng và xương hàm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta khai quật được nhiều mảnh vụn khác, kết quả là cho đến nay có thể tái tạo toàn bộ hộp sọ của người Pithecanthropus. Người ta ước tính rằng dung tích hộp sọ bằng gần gấp đôi dung tích hộp sọ của khỉ đột đực, nhưng chỉ bằng 2/3 dung tích hộp sọ của người hiện đại.
Người Bắc Kinh. Di cốt của người Bắc Kinh hay Sinanthropus pekinensis được tìm thấy ở Trung Hoa tại một địa điểm cách trung tâm Bắc Kinh (Peiping) khoảng 40 dặm về phía tây nam từ năm 1926 đến 1930. Sau đó, người ta phát hiện có đến 32 bộ xương của nhóm người Sinanthropus, nên ít nhất cũng có thể tái tạo được phần đầu của chủng loại người cổ xưa này. Các nhà nhân chủng học thường cho rằng người Sinanthropus và Pithecanthropus có niên đại cũng xấp xỉ như nhau, và cả hai có thể là con cháu của cùng một nhóm người cổ đại. Cho đến thời gian gần đây, nhiều nhà khoa học nghĩ rằng cái gọi là người Piltdown, với những “di cốt” phân mảnh được tìm thấy ở Anh năm 1911, là người cùng thời với các chủng
loại Java và Bắc Kinh. Nhưng vào năm 1953, người ta hiểu rằng “người Piltdown” chỉ là một trò lừa. Các mảnh vụn, gồm nắp sọ và xương hàm, đã được đánh tráo rất khéo. Xương hàm thật ra là xương khỉ hình người, được xử lý bằng hóa chất để làm cho xương có vẻ cổ xưa, trong khi nắp sọ chỉ có niên đại khoảng 50.000 năm.
Người Fontéchevade. Có nhiều chứng cứ đáng tin hơn về người Thời kỳ đồ đá cũ khác, mặc dù vẻ ngoài dường như không phải thuộc về thời gian xa xưa hơn. Tiêu bản này là người Fontéchevade, được đặt tên theo hang động phát hiện vào năm 1947 ở Charente, tây nam nước Pháp. Mặc dù chứng cứ chỉ là các phân mảnh, nhưng vẫn còn nguyên vẹn để có thể đánh giá chính xác niên đại. Ngoài ra, địa tầng nơi tìm thấy phân mảnh, và cũng là địa tầng ngay phía trên, vẫn còn nguyên và không bị xáo trộn, sao cho ít gặp vấn đề phát sinh khi xác định niên đại đối với số phân mảnh tìm thấy này. Trong một số phương diện, người Fontéchevade trông giống với người hiện đại hơn một số tổ tiên của người châu Âu. Chẳng hạn, kích thước nắp sọ gần bằng kích thước của những người châu Âu hiện nay. Thú vị hơn, gờ lông mày, mang đặc điểm của hầu hết những người sơ khai nhất, không có, và cấu trúc vùng trán rất giống với cấu trúc của chúng ta. Mặt khác, vỏ sọ rất dày, và hộp sọ uốn vòm thấp. Người Fontéchevade chuyển hóa dung tích bộ não to của mình từ chiều rộng bất thường hộp sọ, chứ không phải từ chiều cao hộp sọ.
Người Neanderthal. Trong 25.000 năm cuối của Thời kỳ đồ đá sớm, một chủng loại người cổ đại thứ tư xuất hiện, đó là người Homo neanderthalensis, nổi tiếng như người sống trong hang động đầu tiên. Mảnh xương của nhóm người này lần đầu tiên được tìm
thấy trong thung lũng sông Neander, gần Düsseldorf, tây bắc nước Đức, vào năm 1856. Sau đó có nhiều phát hiện khác, trong một số trường hợp là bộ xương hoàn chỉnh, trong các vùng rất xa nhau như Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Nam Tư, Nga và Palestine. Vì thế người Neanderthal giống với người hiện đại đến mức có thể phân loại nhóm người này như thành viên trong cùng một loài, loài Homo. Tuy nhiên, sự giống nhau, tuyệt nhiên không phải là sự giống nhau hoàn toàn. Người Neanderthal, trung bình chỉ cao khoảng năm feet bốn inch (khoảng 1,62 mét), có cằm thụt, gờ chân mày to. Mặc dù phần trán nghiêng về phía sau và vỏ sọ có hình vòm thấp, nhưng dung tích hộp sọ trung bình chỉ lớn hơn dung tích hộp sọ của người Caucasia hiện đại một chút. Vẫn không thể xác định điều này có ý nghĩa liên quan gì với trí năng.
Văn hóa Thời kỳ đồ đá sớm. Hiểu biết chúng ta có được về văn hóa Thời kỳ đồ đá sớm thật ra không nhiều. Kỹ năng họ có được và sự hiểu biết của họ chỉ ở mức độ thấp khi so với những thành tựu của người nguyên thủy hiện đại. Nhưng người Pithecanthropus và những người kế tục không phải là khỉ hình người đơn thuần, trong một khoảnh khắc quên đi cơ hội chiến thắng mà họ vừa tạo. Chắc chắn họ có khả năng ngôn ngữ, giúp họ trao đổi với đồng loại và truyền đạt những gì họ biết được cho các thế hệ sau này. Chúng ta có lý do để giả định rằng họ cũng có khả năng lập luận, cho dù khả năng này ở dạng sơ khai đi nữa. Thật ra ngay từ đầu, có lẽ họ là sinh vật sử dụng công cụ, sử dụng trí thông minh của mình để ghè đẽo công cụ và vũ khí. Có lẽ lúc đầu, số công cụ này không có gì ngoài các nhánh cây rụng được dùng làm gậy, dùi. Sau cùng, người ta khám phá rằng đá được ghè đẽo theo cách sao cho có cạnh bén. Sau đó cầm phần gốc trong lòng bàn tay. Vì thế phát triển cái gọi là
rìu tay hay rìu nắm tay, có vẻ dùng để phục vụ cho các mục đích phối hợp giữa dao phay, cưa, đồ nạo và dao.
Những cải tiến của người Neanderthal. Trước khi Thời kỳ đồ đá sớm kết thúc, người Neanderthal dường như đã không còn sử dụng rìu nắm tay nữa. Phương pháp ghè đẽo đá được cải tiến giúp cho người Neanderthal chủ yếu chỉ dùng phần sót lại. Kết quả là sự phát triển các mũi lao, đồ khoan, và nhiều loại dao và đồ nạo cao cấp hơn. Nhiều chứng cứ cho thấy mức độ tiến bộ trong nền văn hóa phi vật thể. Trong các lối vào hang động nơi người Neanderthal sinh sống, hay ít nhất dùng làm nơi trú thân, người ta phát hiện nhiều sàn chế tác đá lửa và đáy lò bằng đá dường như người xưa đã đốt những đám lửa khổng lồ ở đây. Những chứng cứ này cho thấy nguồn gốc của cuộc sống tập thể hợp tác và có thể là những khởi đầu thô sơ của các thể chế xã hội. Mang nhiều ý nghĩa hơn có thể là thông lệ chăm sóc thi hài người chết của người Neanderthal, mai táng người chết trong các mả cạn, chung với công cụ và các động vật giá trị khác. Có lẽ thông lệ này cho thấy sự phát triển ý thức tôn giáo, hoặc ít ra trong quan niệm của họ về một số hình thức tồn tại sau khi chết.
2. VĂN HÓA THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ MUỘN
Giai đoạn Thời kỳ đồ đá muộn. Bắt đầu vào khoảng năm 30.000 năm TCN, văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn kéo dài từ Thời kỳ đồ đá sớm cho đến Thời kỳ đồ đá mới. Giai đoạn Thời kỳ đồ đá mới chỉ kéo dài khoảng 200 thế kỷ, hay khoảng từ 30.000 đến 10.000 năm TCN. Loại người mới, có tính vượt trội hơn chiếm lĩnh trái đất trong thời gian này. Về mặt sinh học, những người này rất giống với người
hiện đại. Tổ tiên đầu tiên của họ, người Neanderthal, không còn tồn tại như một biến thể để phân biệt. Người ta vẫn chưa rõ điều gì xảy đến cho người Neanderthal. Theo một trường phái quan điểm, có lẽ họ bị xóa sổ bởi những kẻ xâm chiếm hoặc bị diệt vong do không đủ
lương thực cung cấp. Theo trường phái khác, họ mất đi nét nhận dạng khi giao phối với những người mới đến. Một nhánh sống trong vùng sâu vùng xa trên thế giới thật ra có thể là tổ tiên của giống người mới đang giữ vai trò thống trị vào lúc này.
Người Cro-Magnon. Tên dùng để gọi nhóm người thịnh hành trong Thời kỳ đồ đá muộn là người Cro-Magnon, từ hang động Cro Magnon ở Dordogne, Pháp, nơi phát hiện một số di chỉ điển hình nhất. Người Cro-Magnon cao, vai rộng, dáng đứng thẳng, nam giới trung bình cao hơn sáu feet (hơn 1,8 mét), trán cao, cằm phát triển mạnh, và dung tích hộp sọ cũng bằng với người hiện đại trung bình. Họ không có gờ chân mày to mang tính điển hình của các chủng loài người đầu tiên. Liệu người Cro-Magnon có bỏ lại bất kỳ người nào sống sót hay không hiện vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có vẻ họ không bị xóa sổ nhưng dường như rút vào các vùng núi và sau cũng kết hợp với các nhóm người sau này.
Văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn: công cụ và vũ khí. Văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn mang đặc điểm vượt trội hơn văn hóa trước đó. Không những công cụ và dụng cụ được chế tác tốt hơn, chúng còn tồn tại với tính đa dạng lớn hơn. Chúng không đơn thuần được chế tác từ phần đá lửa còn sót lại, và đôi khi từ xương thú, các vật liệu khác được sử dụng rất phong phú, nhất là sừng nai sừng tấm và ngà voi. Minh hoạ của các công cụ phức tạp hơn bao gồm kim làm bằng xương, lưỡi câu, lao, dụng cụ ném lao, và sau cùng là cung
tên. Con người Thời kỳ đồ đá muộn đã sử dụng trang phục qua chứng cứ nút áo và then cài làm bằng xương và sừng cũng như đã nghĩ ra cách làm kim. Họ chưa biết dệt vải, nhưng da thú khâu lại chứng tỏ là một sự thay thế thỏa mãn. Nhiều răng thú và mai rùa bị đục thủng cũng được tìm thấy, cho thấy họ đã biết làm mặt dây chuyền và dây chuyền làm vật trang sức. Điều chắc chắn là họ đã biết nấu chín thức ăn, vì phát hiện có nhiều đáy lò, rõ ràng được dùng để nướng thịt. Ở vùng phụ cận một di chỉ ở Solutré, miền nam nước Pháp, vô số xương đốt thành than, ước tính có xương cốt của hơn 100.000 thú lớn. Mặc dù người Cro-Magnon không làm nhà, ngoại trừ một vài túp lều đơn sơ ở vùng không có nhiều nơi trú ngụ trong thiên nhiên, nên sinh hoạt của họ không phải hoàn toàn theo kiểu du mục. Chứng cứ tìm thấy trong các hang động dùng làm nơi ở cho thấy họ phải sử dụng nơi này, ít nhất sử dụng theo mùa, có lúc ở trong nhiều năm.
Chứng cứ phát triển xã hội. Đối với các thành phần phi vật thể, cũng có những biểu hiện cho thấy văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn tượng trưng cho một sự tiến bộ đáng kể. Sinh hoạt tập thể lúc này thường xuyên hơn và được tổ chức cao hơn trước. Số lượng phong phú xương đốt thành than ở Solutré và nhiều nơi khác có lẽ biểu thị cho hoạt động hợp tác trong săn bắn và chia sẻ thành quả trong các bữa tiệc cộng đồng đông người. Sự khéo léo đáng kinh ngạc được thể hiện qua công cụ và vũ khí, và kỹ thuật phát triển cao trong nghệ thuật hầu như không thể có được nếu không có một số sự phân công lao động. Vì thế có vẻ chắc chắn rằng các cộng đồng trong Thời kỳ đồ đá muộn bao gồm các “nghệ sỹ” chuyên nghiệp và thợ thủ công có tay nghề. Để có được tài năng như thế, một số thành viên trong cộng đồng phải trải qua nhiều giai đoạn đào tạo kéo dài
và dành trọn thời gian của mình để rèn luyện tay nghề chuyên môn. Do đó, có lẽ họ được sự hỗ trợ của phần cộng đồng còn lại. Vì thế tầng lớp quý tộc ra đời, và có thể là thành viên cao nhất trong tầng lớp này có đủ uy tín để trở thành lãnh đạo với quyền bính có hạn.
“Ma thuật giao cảm”. Chứng cứ đáng kể cho thấy người Cro Magnon có khái niệm phát triển cao về một thế giới các quyền lực vô hình. Họ quan tâm, chăm sóc thi hài người chết hơn người Neanderthal, vẽ trên tử thi, gấp cánh tay qua ngực, bỏ mặt dây chuyền, dây chuyền, vũ khí và công cụ chạm khắc hoa văn phong phú dưới huyệt. Họ phát triển một hệ thống phức tạp ma thuật giao cảm nhằm mục đích làm tăng lượng thức ăn cung cấp. Ma thuật giao cảm dựa trên nguyên tắc mô phỏng theo một kết quả đáng được mong muốn này có thể tạo ra một kết quả đáng mong muốn khác. Áp dụng nguyên tắc này, người Cro-Magnon vẽ hình trên vách hang động mình ở mô tả cảnh săn bắt tuần lộc, hoặc họ khắc hình gấu trong hang bị lao đâm xuyên bên hông. Vào những thời điểm khác, họ nặn các mô hình bò rừng bison hay voi mammoth bằng đất sét và làm chúng bị thương bằng các mũi lao ném. Mục đích của việc trình bày như thế nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đạt được chính kết quả được mô tả trong hình và qua đó làm tăng sự thành công của người đi săn và làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn bớt căng thẳng hơn. Có thể bùa phép hay nghi thức đi kèm, với việc vẽ hình, và cũng có nhiều khả năng rằng công việc vẽ hình đang được thực hiện trong khi cuộc săn bắn thật sự đang diễn ra cùng lúc.
Chứng cứ tiến bộ trí tuệ. Thời kỳ đồ đá muộn chứng kiến một số sự tiến bộ trí tuệ nho nhỏ. Người Cro-Magnon có thể biết đếm, và ghi chép toán học đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Chứng minh cho
điều này gồm nhiều đồ vật khác nhau: đồ ném lao hay mác có vết khía chẳng hạn, hay răng bò đực thiến được rạch theo phương nằm ngang bằng một công cụ sắc rồi đeo làm mặt dây chuyền. Tất cả trong số này có lẽ là số thú săn bị giết chết trong cuộc săn bắt. Khả năng có thể tối thiểu cho thấy người Cro-Magnon đã phát triển một hệ thống chữ viết nguyên thủy. Nhiều dấu hiệu thú vị khác đã được phát hiện có vẻ như chữ viết của một ngôn ngữ thành văn. Tuy nhiên, chúng có vẻ không gì khác hơn là ký hiệu đồ vật trong tự nhiên được quy ước hóa. Nhiều chứng cứ khác có thể cho thấy rằng nghệ thuật trong giai đoạn này thường thể hiện một xu hướng quy ước hóa. Khả năng có thể rằng hiểu biết về chữ viết tồn tại trong thời điểm này được xem là rất nhỏ.
Nghệ thuật Thời kỳ đồ đá muộn. Thành tựu vượt trội của người Cro-Magnon là nghệ thuật - một thành tựu độc đáo và rực rỡ đến mức phải được liệt vào Bảy kỳ quan thế giới.
Không điều gì khác minh hoạ cho sự cách biệt khá lớn giữa nền văn hóa của họ với văn hóa của tiền nhân. Nghệ thuật Thời kỳ đồ đá muộn bao gồm gần như mỗi nhánh mà văn hóa vật thể của thời đại có thể tạo ra. Tượng điêu khắc, hình vẽ, hình khắc, hình chạm, tất cả đều có mặt. Nghệ thuật đồ gốm và kiến trúc chưa có, vì họ vẫn chưa nghĩ ra nghề làm đồ gốm, và cũng chưa dựng được công trình nào cả ngoại trừ kiểu thiết kế đơn giản.
Minh hoạ đồ chạm khắc Thời kỳ đồ đá muộn. Hai đồ vật trên cùng và góc trên bên phải là đồ ném lao. Góc dưới bên phải là tượng thần Venus nổi tiếng của Willendorf.
Hình vẽ. Nghệ thuật vượt trội của người Cro-Magnon là hình vẽ. Trong lĩnh vực này họ thể hiện một số lượng nhiều nhất và đa dạng nhất - sự phân biệt của họ trong sử dụng màu sắc, chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết, khả năng sử dụng gam màu trong mô tả tập thể và trên
hết là thiên tài mô tả theo chữ nghĩa tự nhiên của họ. Nghệ thuật dân gian đơn sơ thời hiện đại giống như nghệ thuật của một đứa bé, mô tả sự vật không đúng theo bản chất vốn có, nhưng theo ý tưởng hình thành ngây thơ trong suy nghĩ. Nghệ thuật của con người Thời kỳ đồ đá muộn cho thấy thái độ cương quyết của họ trong mô phỏng thế giới tự nhiên bằng độ chính xác ở mức cao nhất. Đáng giá nhất là kỹ năng của người vẽ trong mô tả sự chuyển động. Tỷ lệ lớn hình vẽ trên vách hang động mô tả cảnh thú đang chạy, nhảy, gặm, nhai hay lúc đường cùng phải đối mặt với người săn bắt. Công cụ khéo léo thường được sử dụng để tạo cho sự chuyển động một ấn tượng. Chủ yếu trong số này là vẽ hoặc kéo các nét phác hoạ bổ sung để biểu thị vùng mà chân hay đầu thú đã di chuyển đến. Nhưng bức hoạ được thực hiện tài tình đến mức có vẻ như không có nét vẽ nào mang tính giả tạo.
Ý nghĩa của nghệ thuật Thời kỳ đồ đá muộn. Nghệ thuật của người Cro-Magnon giúp giải thích nhiều vấn đề liên quan đến trí tuệ và nghệ thuật dân gian của người nguyên thủy. Trong chừng mực nào đó, chắc chắn đây là cách thể hiện một ý thức mỹ học đích thực. Người Cro-Magnon thật sự thích thú trước những đường nét duyên dáng, mẫu đối xứng hay màu rực rỡ. Việc họ vẽ và xăm trên cơ thể, cũng như mang đồ trang sức là chứng cứ của điều này. Nhưng các tác phẩm chính của họ hầu như không phải được tạo ra vì mục đích chế tác các đồ vật đẹp. Khả năng có thể như thế cần được loại trừ vì một số lý do. Thứ nhất, hình vẽ và nét vẽ khéo nhất thường được tìm thấy trên vách hang động, và trên trần các phần tối nhất gần như không thể tiếp cận trong hang. Hành lang hình vẽ ở Niaux chẳng hạn, dài hơn nửa dặm tính từ lối vào hang. Không ai có thể thấy được tài năng sáng tạo của người vẽ ngoại trừ ánh sáng
mập mờ tỏa ra từ các ngọn đuốc hay tỏa ra từ các ngọn đèn thời nguyên thủy khi đốt tạo ra âm thanh lốp bốp, có nhiều khói, vì chất lỏng dùng để thắp sáng duy nhất lấy từ mỡ động vật. Ngoài ra, còn có chứng cứ khác cho thấy người Cro-Magnon phần lớn dửng dưng đối với tác phẩm nghệ thuật của mình sau khi vẽ xong. Họ không coi trọng chúng và cũng không dành nhiều thời gian để thưởng ngoạn chúng. Trái lại, họ có nhiều khả năng sử dụng cùng một mặt bằng này cho công việc sáng tác mới. Có rất nhiều minh hoạ cho thấy có nhiều hình vẽ hay nét vẽ được vẽ chồng lên hình vẽ đã vẽ trước đó theo kiểu giống hay khác nhau. Rõ ràng điều quan trọng không phải là tự thân tác phẩm đã hoàn tất, mà chính là hoạt động tạo ra tác phẩm.
Nét vẽ trong hang động ở Lascaux, Pháp. Minh hoạ đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật của người Cro-Magnon.
Nghệ thuật như một công việc nghiêm túc. Đối với người Thời kỳ đồ đá cũ, nghệ thuật là một công việc nghiêm túc. Mục đích thật sự của hầu hết các công việc này rõ ràng không phải chỉ để làm thích thú các giác quan mà làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn bớt căng thẳng hơn bằng cách gia tăng lượng thực phẩm cung cấp từ thịt động vật. Bản thân người vẽ cũng không phải là một nhà “mỹ học” mà là một “pháp sư”, và nghệ thuật của anh ta là một hình thức ma thuật nhằm mục đích làm tăng khả năng thành công của người săn bắt. Ý nghĩa thật sự và nền tảng của hầu hết tính chất đặc biệt của hình vẽ nằm trong mục đích này. Nó cho thấy, chẳng hạn, lý do thật sự giải thích tại sao thú săn gần như là chủ đề duy nhất trong các bích hoạ lớn và tại sao hiếm khi mô tả chủ đề đồ vật vô tri và đời sống thực vật. Nó cũng giúp chúng ta hiểu thêm thái độ dửng dưng của người Cro-Magnon đối với số hình vẽ đã vẽ xong và quan tâm dễ nhận thấy đối với quá trình tạo ra hình vẽ. Sau cùng, mục đích ma thuật còn giải thích được thiên tài đặc biệt của bản thân người vẽ, vì người ta nghĩ chính sự sinh tồn của cộng đồng lệ thuộc vào sự thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo, và do đó không có nỗ lực nào đào tạo chu đáo dành cho anh ta mà không cần đến.
Sự kết thúc văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn. Văn hóa Thời kỳ đồ đá muộn sau cùng đi đến kết thúc vào khoảng 10.000 năm TCN. Bị suy tàn từ bên trong, thể hiện qua sự xuống dốc của nghệ thuật, có vẻ là một trong số nhiều lý do. Nhưng không thể xác định chính xác yếu tố
suy tàn. Không còn kiên nhẫn với các phương pháp cũ, sự cố gắng tìm ra “con đường tắt” dẫn đến sự tiêu chuẩn hóa và mất đi tính độc đáo, cũng có thể là một trong số các nguyên nhân. Nguyên nhân hiển nhiên, chắc chắn phù hợp hơn dẫn đến sự suy tàn của nền văn hóa nói chung là sự giảm sút một phần lượng thức ăn cung cấp. Khi
tảng băng hà lớn cuối cùng ngày càng rút xa hơn về phương bắc, thì khí hậu ở miền nam châu Âu trở nên quá ấm đối với tuần lộc, nên chúng dần dần phải di trú đến vùng bờ biển Baltic. Voi mammoth, cho dù có cùng hay khác lý do này đi nữa, bị tuyệt chủng. Đại diện của giống người Cro-Magnon cừ khôi theo chân tuần lộc về phương bắc, nhưng rõ ràng họ không duy trì thành tựu văn hóa của mình.
3. VĂN HÓA THỜI KỲ ĐỒ ĐÁ MỚI
Ý nghĩa thuật ngữ Thời kỳ đồ đá mới. Giai đoạn sau cùng trong văn hóa tiền văn tự được gọi là Neolithic, hay Thời kỳ đồ đá mới. Tên này được sử dụng vì vũ khí và công cụ bằng đá lúc này nói chung được chế tác bằng cách mài và đánh bóng thay vì đập vỡ hay làm nứt như trong các giai đoạn trước. Người trong văn hóa Thời kỳ đồ đá mới là những biến thể mới của người hiện đại từ Tây Á đã tràn vào châu Phi và Nam Âu. Vì không có chứng cứ nào về sự diệt chủng sau này hay di trú toàn bộ của họ, nên phải xem họ như tổ tiên trực tiếp của hầu hết các dân tộc hiện đang sống ở châu Âu.
Niên đại khác nhau trong giai đoạn Thời kỳ đồ đá mới. Không thể ấn định niên đại chính xác đối với giai đoạn Thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa chưa được hình thành rõ nét ở châu Âu cho đến khoảng 3000 năm TCN, mặc dù chắc chắn nó được hình thành sớm hơn.
Có chứng cứ cho thấy có nền văn hóa tồn tại ở Ai Cập từ 5000 năm TCN, và có lẽ bắt đầu cũng ở niên đại sớm hơn thế ở Tây Nam Á. Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại kết thúc giai đoạn này. Trong thung lũng sông Nile nó được thay thế bằng nền văn minh đầu tiên nổi tiếng trong lịch sử ngay sau năm 4000 năm TCN1 . Ngoại trừ
trên đảo Crete, nó không đi đến kết thúc như mọi nơi khác thuộc châu Âu trước năm 2000, và ở Bắc Âu vẫn còn kéo dài muộn hơn. Trong một vài vùng trên thế giới, văn hóa này vẫn chưa kết thúc. Cư dân bản địa sống trên một số hòn đảo thuộc vùng Thái Bình Dương, vùng Bắc Mỹ giáp Bắc Cực, và các khu rừng rậm nhiệt đới ở Brazil vẫn còn trong giai đoạn Thời kỳ đồ đá mới, ngoại trừ một vài tập quán học được ở các nhà thám hiểm và truyền đạo.
Cách mạng Thời kỳ đồ đá mới. Trên nhiều phương diện, Thời kỳ đồ đá mới có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử thế giới. Trình độ phát triển cụ thể đạt đến những tầm cao mới. Người Thời kỳ đồ đá mới có sự kiểm soát môi trường tốt hơn tiền nhân. Họ ít có khả năng bị diệt vong do điều kiện khí hậu thay đổi hoặc do sự giảm sút của lượng thức ăn cung cấp. Lợi thế mang tính quyết định này là do họ đã phát triển nông nghiệp và biết thuần dưỡng, chăn nuôi gia súc. Trong khi đó tất cả con người sống cho đến thời điểm ấy đều là những người hái lượm thức ăn, người Thời kỳ đồ đá mới là người sản xuất lương thực. Canh tác đất, nuôi nhiều bầy đàn gia súc giúp họ có sản lượng lương thực đủ cho đời sống và đôi lúc còn thừa. Điều này có thể tạo ra một sự gia tăng dân số nhanh hơn, thúc đẩy cách sống định cư, và nuôi dưỡng sự phát triển thể chế. Những yếu tố như thế mang tính cách mạng xã hội và kinh tế quan trọng.
Sự phân bố rộng văn hóa Thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa mới cũng có ý nghĩa quan trọng vì đây là văn hóa đầu tiên được phân bố trên toàn thế giới. Mặc dù có một số nền văn hóa sớm hơn, nhất là văn
hóa của người Neanderthal và người Cro-Magnon, được phân bố rộng, nhưng chủ yếu chỉ giới hạn trong các vùng châu lục có thể tiếp cận của Cựu Thế giới. Người Thời kỳ đồ đá mới thâm nhập khắp
các khu vực có thể sinh sống trên bề mặt trái đất - từ vùng đất bỏ hoang ở Bắc Cực cho đến các khu rừng rậm nhiệt đới. Từ nhiều trung tâm họ tìm đường đi đến khắp nơi trên hai bán cầu. Họ đi xa đến mức không thể tin được, bằng đường thủy cũng như đường bộ, và sau cùng cư trú trên các đảo lớn giữa đại dương, cho dù có xa xôi cách mấy đi nữa. Ngay cả Hawaii, cách lục địa châu Á 4000 dặm, cũng nằm trong tầm với của họ. Cho dù họ đóng thuyền hay đóng bè với một số mục tiêu cụ thể đi nữa, rồi sau đó thả trôi theo dòng chảy, do một sự may mắn tình cờ cập vào bờ trước khi bị chết đói, hay cho dù họ đến nơi bằng kỹ năng hay theo dự định đi nữa, thì điều chắc chắn là họ đã đến, vì khi đó ngay cả người da trắng thấy ở người bản địa sống trên Quần đảo Hawaii về cơ bản cũng có cùng mẫu văn hóa như người Thời kỳ đồ đá mới sống ở nơi khác.
Yếu tố tạo ra sự phân bố rộng. Yếu tố dẫn đến sự phân bố rộng của con người thời kỳ này không thể xác định được chính xác. Có thể là do người Thời kỳ đồ đá mới đã nghĩ ra cách đóng thuyền, bè, nếu không có thuyền bè thì họ không thể nào thoát khỏi đại lục châu Á, châu Phi và châu Âu. Nhưng tại sao họ phải vào các khu rừng rậm lầy lội, các ngọn núi xa xôi, và các vùng đất lạnh lẽo, hoang vắng, khô cằn như Labrador và Patagonia vẫn còn là điều bí ẩn. Chúng ta chỉ phỏng đoán rằng dân số gia tăng đòi hỏi phải liên tục tìm kiếm các khu vực săn bắt mới và có lẽ cũng tìm kiếm đất nông nghiệp và bãi chăn gia súc. Số cá thể trẻ hơn và mạo hiểm hơn luôn khao khát tìm các vùng đất mới với hy vọng cải thiện điều kiện sống của mình.
Ý nghĩa quan trọng của sự di trú trong Thời kỳ đồ đá mới. Các nhà sử học gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá ý nghĩa của sự
di trú trong Thời kỳ đồ đá mới. Kết quả sau cùng là họ phân bố một mẫu văn hóa tương tự trên khắp thế giới. Một vài yếu tố của các nền văn hóa nguyên thủy là phải cố gắng xoay xở để tồn tại gần như hoàn toàn không biết được. Sự biến mất của họ có nghĩa là chúng ta không còn cách nào để khám phá nhiều hơn một phần nhỏ trong những gì đã diễn ra trong suy nghĩ của người Thời kỳ đồ đá mới - liệu họ có tin rằng sự cai trị là một điều xấu hay tài sản cá nhân là bất khả xâm phạm hay thế giới được tạo thành từ hư vô. Vấn đề là chúng ta tìm thấy nhiều khái niệm cụ thể trong suy nghĩ nguyên thủy thời bấy giờ không chứng minh rằng họ không thể tách rời với máu huyết của chủng loài, vì điều cần nhớ là tất cả các chủng loài nguyên thủy hiện có là những người thụ hưởng hay nạn nhân của di sản kế thừa chung.
Công cụ mới và kỹ năng kỹ thuật. Việc nghĩ ra cách đóng thuyền bè không những là minh hoạ duy nhất về tài nghệ khéo léo của người Thời kỳ đồ đá mới. Họ phát triển nghệ thuật đan, quay tơ và dệt vải. Họ làm ra đồ sứ đầu tiên và biết cách tạo ra lửa nhân tạo bằng ma sát. Họ cất nhà bằng gỗ và bùn phơi nắng. Đến gần cuối giai đoạn, họ khám phá tính năng của kim loại, và một vài công cụ bằng đồng và vàng được bổ sung vào kho công cụ. Vì chưa biết đến nghệ thuật nung chảy và tinh luyện, nên việc sử dụng kim loại chỉ giới hạn ở những loại nào dễ dát mỏng hơn đôi khi được tìm thấy ở dạng nguyên chất dưới dạng vàng cục tự nhiên.
Ý nghĩa quan trọng của nông nghiệp và thuần dưỡng gia súc. Nhưng đá tảng thật sự của nền văn hóa Thời kỳ đồ đá mới là sự thuần dưỡng gia súc và phát triển nông nghiệp. Không có những yếu tố này, thì không thể cho rằng nền văn hóa ấy đạt được tính
phức tạp như thế. Hơn tất cả những điều khác, các yếu tố ấy tạo ra phương thức sống định cư, để phát triển làng mạc và các thể chế xã hội. Chúng kích thích sự gia tăng phân công lao động và khuyến khích tập quán trao đổi. Chúng buộc con người liên tục tìm kiếm nhiều phương pháp mới để chế ngự thiên nhiên, và bằng cách này dẫn đến việc gia tăng công cụ cụ thể và kho kiến thức.
Nơi ở của người Thời kỳ đồ đá mới. Minh hoạ trong ảnh là sự trùng tu nơi ở ven hồ Thụy Sỹ, thường được dựng lên theo kiểu nhà sàn với mục đích phòng thủ.
Nguồn gốc của sự thuần dưỡng gia súc. Theo nhiều nghiên cứu động vật đầu tiên được thuần dưỡng là chó, dựa trên giả định rằng chó cứ luôn quanh quẩn quanh các lều thợ săn để gặm xương và thịt vụn. Sau cùng, người ta nhận thấy có thể dùng chó để đi săn, hay dùng để canh giữ lều trại. Sau khi thành công trong việc thuần dưỡng chó, người Thời kỳ đồ đá mới chuyển hướng chú ý sang các loại động vật khác, nhất là loại nào có thể dùng làm thức ăn. Trước khi giai đoạn này kết thúc, ít nhất có đến năm loại - bò, chó, dê, cừu
và lợn - đã được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên, không phải ở mọi nơi trên thế giới đều có đủ năm loại này. Các bộ tộc Thời kỳ đồ đá mới ở Tân Thế giới nói chung không thuần dưỡng gia súc nào cả, ngoại trừ chó không lông ở một số nơi thuộc Mexico, lạc đà không bướu và alpaca (lạc đà không bướu Nam Mỹ) sống ở vùng cao nguyên dãy Andes, và lợn guinea, gà tây ở một vài vùng khác.
Khởi đầu nông nghiệp. Vẫn chưa thể xác định chính xác địa điểm khởi sinh nông nghiệp. Tất cả chúng ta đều biết các đồng cỏ dại có lẽ là tổ tiên của các loại ngũ cốc được tìm thấy ở nhiều nơi. Nhiều loại lúa mì mọc hoang ở Tiểu Á, trong dãy Caucasus, và ở vùng Lưỡng Hà. Tổ tiên lúa mạch mọc dại theo truyền thuyết ở vùng Bắc Phi, Ba Tư, Tiểu Á, và Turkestan. Mặc dù có lẽ những loại lúa mạch này là giống cây trồng đầu tiên trong nông nghiệp Thời kỳ đồ đá mới, nhưng tuyệt nhiên không phải là giống cây trồng duy nhất. Kê, các loại rau, và vô số cây ăn trái cũng được trồng. Lanh được trồng ở Cựu Thế giới để lấy sợi dệt vải, và ở một số địa phương người ta cũng bắt đầu trồng anh túc (thuốc phiện). Ở Tân Thế giới, ngô (ngô thổ dân da đỏ) là loại ngũ cốc duy nhất được trồng, nhưng thổ dân da dỏ châu Mỹ cũng trồng nhiều loại cây khác, như thuốc lá, đậu, bí, bầu và cà chua.
Tính chất thể chế. Về mặt lịch sử, đặc điểm quan trọng nhất của văn hóa Thời kỳ đồ đá mới có lẽ là sự phát triển thể chế. Thể chế có thể định nghĩa như sự kết hợp các niềm tin và hoạt động tập thể được tổ chức theo kiểu tương đối cố định vì mục đích thực hiện một số nhu cầu của tập thể. Thông thường thể chế gồm một tập hợp các tập quán và truyền thống, tập hợp quy tắc và tiêu chuẩn, và những
mở rộng cụ thể như nhà ở, công cụ trừng phạt, cơ sở giao tiếp và truyền bá tín điều. Vì con người là một sinh vật xã hội, nên một số trong những yếu tố này có lẽ tồn tại từ thời thượng cổ, nhưng các thể chế trong hình thức phát triển đầy đủ nhất có vẻ là thành tựu
trong Thời kỳ đồ đá mới.
Định nghĩa gia đình. Một trong những thể chế lâu đời nhất của nhân loại là gia đình. Các nhà xã hội học không nhất trí được với nhau về định nghĩa gia đình. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, gia đình luôn có nghĩa là một đơn vị ít nhiều mang tính chất cố định gồm bố mẹ và con cháu, phục vụ cho mục đích chăm sóc con nhỏ, phân công lao động, mua sắm và chuyển nhượng tài sản, duy trì truyền lại các tín điều, tập quán. Gia đình lúc này, không và không hề mang tính chất sinh học riêng biệt. Như hầu hết các thể chế, gia đình phát triển qua một giai đoạn dài của nhiều quy ước đang thay đổi tạo cho giao dịch có được tính đa dạng trong chức năng và hình thức.
Chế độ đa thê. Gia đình trong Thời kỳ đồ đá mới có vẻ tồn tại ở cả hình thức đa thê lẫn độc thê (một vợ một chồng). Từ chế độ đa thê được các nhà xã hội học sử dụng có nghĩa là một loại hôn nhân theo số nhiều bất kỳ - hoặc là đa phu (nhiều chồng) hoặc là đa thê (nhiều vợ). Tên khoa học để gọi chế độ đa phu polyandry, và chế độ đa thê là polygyny. Chế độ đa phu có vẻ hiếm gặp. Hiện nay chế độ đa phu vẫn còn trong một vài cộng đồng người Eskimo, các bộ lạc Wahuma ở Đông Phi, nam Ấn Độ và Tây Tạng. Chế độ đa phu dường như phát triển trong các điều kiện cực kỳ nghèo túng, nơi phải có nhiều nam giới mới tìm đủ các tài nguyên để mua hay nuôi vợ, hoặc nơi giết bé gái lúc mới sinh là một tập quán để kiểm soát sự gia tăng dân số. Tập quán kiểm soát này không mấy chốc làm
tăng số lượng nam giới đến mức dư thừa. Chế độ đa thê phát sinh trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong một số trường hợp, là do số lượng vượt trội của phái nữ. Chẳng hạn, cuộc sống của người săn
hải cẩu vùng Bắc Cực nguy hiểm đến mức trong một số ngôi làng số lượng đàn ông chỉ bằng một nửa số lượng đàn bà. Trong một vài trường hợp, phải cần đến chế độ đa thê như một phương tiện sản xuất để làm tăng dân số nhanh chóng. Vì một người đàn ông có thể tạo ra nhiều số con cháu hơn khả năng sinh nở của một người đàn bà, nên các dân tộc (chẳng hạn như người Do Thái cổ) khuyến khích việc lấy nhiều vợ để nhóm người này có thêm nhiều người và bằng cách có thêm người mới tự mình bảo vệ chống lại sự đồng hóa hay hủy diệt của các dân tộc láng giềng thù địch. Tuy nhiên một yếu tố thứ ba trong nguồn gốc phát sinh chế độ đa thế là thích phô trương. Các nhà cai trị và người giàu có khác duy trì chế độ đa thê như một món hàng tiêu dùng dễ thấy. Vua Solomon trong hậu cung có đến 700 bà vợ và 300 nàng hầu, không hẳn là do sự thèm khát quan hệ tình dục mãnh liệt, mà chỉ để tạo được ấn tượng đối với các vương triều khác, cho họ thấy khả năng của nhà vua đủ sức lo liệu cho ngần ấy nàng hầu. Dĩ nhiên, nhà vua cũng quan tâm đến việc thành lập liên minh chính trị càng nhiều càng tốt với các vương triều xung quanh, và việc cưới con gái của họ là cách thuận tiện để thiết lập các liên minh này.
Tính chất tín ngưỡng nguyên thủy, nghi thức và nghi lễ. Một thể chế thứ hai được người Thời kỳ đồ đá mới phát triển ở hình thức phức tạp hơn là tín ngưỡng. Dựa theo vô số các biến thể của tín ngưỡng, thật khó định nghĩa, nhưng có lẽ định nghĩa sau đây có thể được chấp nhận như một định nghĩa chính xác về thể chế ít nhất có được tính chất cơ bản: “Tín ngưỡng ở mọi nơi là sự thể hiện bằng
một hình thức này hay hình thức khác cảm giác lệ thuộc vào một sức mạnh khác ngoài chính bản thân mình, một sức mạnh mà chúng ta nói đến như một sức mạnh tinh thần hay đạo đức”2. Các nhà nhân chủng học nhấn mạnh rằng tín ngưỡng ban đầu không gì khác hơn là vấn đề niềm tin, vấn đề nghi thức. Nói chung, nghi thức đến trước, sau đó truyện thần thoại, giáo điều, thần học là những duy lý hóa sau này. Người nguyên thủy nói chung phải lệ thuộc vào thiên nhiên - sự tiếp nối các mùa đều đặn, lệ thuộc vào mưa, vào sự lớn lên của cây trồng và động vật sinh sản. Nếu không tiến hành nghi thức hiến tế và nghi thức cúng tế các hiện tượng tự nhiên này, theo quan điểm của họ, sẽ không có được như thế. Vì lý do này, họ phát triển nhiều nghi thức cầu mưa trong đó nước được rắc lên bình đựng ngô có tay cầm để bắt chước mưa rơi. Vũ điệu nghi thức của thổ dân da đỏ châu Mỹ thường mang ẩn ý tương tự. Thành viên trong cả một ngôi làng hay thậm chí cả một bộ lạc tự mặc da thú, và bắt chước thói quen, hoạt động của một số chủng loài mà họ thường dùng để làm thức ăn. Họ có vẻ đang có cảm giác mơ hồ rằng bằng cách bắt chước hoạt động của các chủng loài thì sẽ giúp cho đảm bảo được sự tồn tại của mình.
Công trình tưởng niệm bằng đá ở Stonehenge (Anh). Thông lệ dựng đứng các phiến đá lớn, hay cột đá và cấu trúc bằng đá khổng lồ, rất phổ biến trong các nền văn hóa Thời kỳ đồ đá mới. Cấu trúc ấy ở Stonehenge có lẽ là di tích của một ngôi đền thờ phụng mặt trời.
Yếu tố sợ hãi. Nhưng còn một yếu tố khác dễ thấy trong tín ngưỡng nguyên thủy. Đó là yếu tố sợ hãi. Người nguyên thủy lúc này, ít nhất, sống trong tình trạng cảnh giác và sợ hãi thường trực. Theo lời một pháp sư già người Eskimo nói với nhà thám hiểm Knud Rasmussen: “Chúng tôi không tin, chúng tôi sợ”3. Mọi thứ xa lạ, không quen thuộc đều đầy hiểm nguy. Người nguyên thủy không chỉ sợ bệnh tật, cái chết mà còn sợ đói, hạn hán, bão táp, hồn ma người chết, và số thú rừng mà mình đã giết chết. Tất cả bất hạnh, mất mát hay thất bại là điềm báo các điều bất hạnh và thất bại khác trừ phi làm giảm bớt, chặn đứng hay loại trừ nguyên nhân gây ra những bất hạnh ấy. Để làm được như thế, câu thần chú, bùa ngải và các công cụ có tính hiệu nghiệm ma thuật khác có vẻ là sự cần thiết sống còn.
Nghi thức né tránh tai ương. Tiếp đến, phần lớn tín ngưỡng của người nguyên thủy bao gồm nghi thức phòng ngừa để né tránh tai ương. Chẳng hạn, không có người nguyên thủy nào mạo hiểm băng qua dòng sông đang chảy xiết mà không đọc câu thần chú hay cầu kinh trước. Một người Eskimo giết chết một con gấu Bắc Cực phải cúng công cụ và vũ khí để làm con gấu chết hài lòng, nếu là gấu cái, phải cúng hộp kim chỉ và dao của phụ nữ. Hành động cúng tặng những món quà này được xem là hành động cần thiết để làm nguôi cơn giận dữ của hồn ma con gấu, để nó không trả thù. Ở Tây Phi, thợ săn nào giết chết hà mã cũng đều mổ bụng, moi ruột chúng, tự mình cởi trần truồng, bò vào trong bụng xác hà mã, tắm mình trong máu thú. Trong suốt quá trình này, anh ta phải cầu nguyện hồn ma hà mã đừng có hành động ác ý đối với mình vì tội giết chết hà mã, và cũng đừng kêu gọi số hà mã khác tấn công xuồng của anh ta để trả thù4.
Suy nghĩ tiền logic của người Thời kỳ đồ đá mới. Từ loại tín ngưỡng vừa mô tả và tín ngưỡng thần học trong đạo Do Thái, đạo Cơ Đốc và đạo Hồi, dường như chỉ có mối quan hệ mơ hồ nhất. Hầu hết người Thời kỳ đồ đá mới vẫn còn trong giai đoạn tiền logic. Suy nghĩ của họ cũng giống như suy nghĩ của một đứa bé hơn là suy nghĩ của một người văn minh. Họ không phân biệt được vật tri giác và vật vô tri, hay phân biệt giữa cái tự nhiên và cái siêu nhiên. Họ tin rằng không có phép màu nào là không thể xảy ra hay vô lý. Tương tự, không có sự tình cờ ngẫu nhiên vì tất cả đang diễn ra đều có ý nghĩa huyền bí. Nếu một đứa bé rơi vào đống lửa, một ai đó vô cùng thích thú, và bố mẹ nó sẽ không ngồi im cho đến khi họ tìm ra thủ phạm. Hầu hết người nguyên thủy lúc này ít có khái niệm về nguyên nhân tự nhiên. Một số bộ tộc hoàn toàn phản đối khái niệm
về cái chết tự nhiên. Một số bộ tộc khác không hề có khái niệm về sự sinh tự nhiên. Họ không nhìn thấy mối quan hệ dứt khoát giữa quan hệ tình dục và sinh sản. Sự kết hợp giữa người nam và người nữ đơn thuần là cách chuẩn bị cho linh hồn nhập vào thể xác của người nữ và làm cho người nữ thụ thai.
Sự chuyển tiếp sang tín ngưỡng thần học. Có lẽ cuộc cách mạng tri thức đầu tiên trong lịch sử nhân loại là sự chuyển tiếp từ cơ sở tiền logic trong tín ngưỡng nguyên thủy sang loại tư duy tín ngưỡng dựa trên niềm tin tuyệt đối vào thánh thần nhân hậu và giải thích vũ trụ theo triết học. Sự chuyển tiếp này diễn ra như thế nào, chưa ai rõ. Nhưng điều rõ ràng là một số bộ tộc phát triển quan niệm cho rằng các hữu thể siêu nhiên có hình thức giống con người có nhiều khả năng nghe và đáp lại lời cầu khẩn nhiều hơn hồn ma hay linh hồn lìa khỏi thể xác. Vì người tiền sử gần như đều cho rằng linh hồn của con người vẫn còn tồn tại sau khi thể xác chết đi, và do pháp sư thường được mọi người tôn kính, nên có thể linh hồn của một số pháp sư này sẽ bay lên đỉnh núi hay bay lên nhà trên trời và được tôn kính như thánh thần. Có lẽ trong một số trường hợp khác, sự đánh thức ý thức đạo đức dẫn đến niềm tin tuyệt đối vào một vị thần này hay một vị thần khác trong tư cách người duy trì công lý và công chính. Quan niệm như thế chắc chắn đã có trong suy nghĩ của những con người đặc biệt ngay từ đầu, với kết quả rằng trong một số lĩnh vực cụ thể niềm tin vào thần tính thiện duy nhất sẽ đồng tồn tại với nỗi sợ nguyên thủy nhất về hồn ma và mụ phù thủy. Cho dù xuất xứ ở đâu di nữa, thánh thần cá nhân cũng đều được các nền văn minh thời thượng cổ kính trọng, và có vẻ chắc chắn rằng niềm tin ở họ đã tồn tại trong giai đoạn văn hóa Thời kỳ đồ đá mới.
Định nghĩa nhà nước. Một thể chế quan trọng khác được người Thời kỳ đồ đá mới phát triển, đó là nhà nước. Theo định nghĩa, nhà nước có thể được mô tả như một xã hội có tổ chức chiếm cứ một lãnh thổ xác định và có chính quyền quyền bính không bị nước ngoài kiểm soát. Bản chất của nhà nước là chủ quyền, hay khả năng soạn thảo và quản lý luật pháp, duy trì trật tự xã hội bằng cách trừng phạt những ai vi phạm luật pháp ấy. Không nên nhầm lẫn nhà nước với dân tộc. Dân tộc là một khái niệm thuộc tộc người, được dùng để xác định một cộng đồng người ràng buộc với nhau bằng những mối quan hệ ngôn ngữ, tập quán, hay nguồn gốc chủng tộc hay bằng các nghi lễ chung hay một niềm tin vào vận mệnh chung. Một dân tộc có thể hoặc không chiếm đóng một lãnh thổ xác định và không có yếu tố chủ quyền, thậm chí dân tộc cũng có một chính quyền độc lập, chẳng hạn như đối với người Ba Lan trong một thời gian dài dưới ách cai trị của Áo, Đức và Nga. Hiện nay, hầu hết các dân tộc cũng là nhà nước, nhưng điều kiện này phần lớn phát sinh từ sự tan rã của đế chế Nga, Áo, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ khi Thế chiến I kết thúc.
Không có nhà nước trong nhiều xã hội nguyên thủy. Ngoại trừ trong thời điểm khủng hoảng, nhà nước nói chung không tồn tại trong các xã hội nguyên thủy - vấn đề có lẽ cho thấy nguồn gốc hình thành nhà nước khá muộn trong giai đoạn văn hóa Thời kỳ đồ đá mới. Hầu hết các cộng đồng nguyên thủy đều không có hệ thống tòa án thường trực, không có lực lượng cảnh sát, và cũng không có chính phủ có quyền lực cưỡng bức. Tập quán thay cho luật pháp, thái ấp cha truyền con nối là phương thức kiểm soát công lý, và ít có khái niệm nào về tội ác chống lại cộng đồng. Đối với người nguyên thủy, sự phạm tội hầu như là những gì chúng ta gọi là “việc làm hại”
hay những lầm lỗi của cá nhân giữa các cá nhân hay dòng họ với nhau, trong sự trừng phạt không có sự tham phần của chính quyền. Việc chấp nhận wergeld, (chế độ chuộc tộc bằng tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân), là một thông lệ phổ biến, và ngay cả tội trọng chẳng hạn như giết người cũng được chuộc bằng cách bồi thường cho gia đình nạn nhân. Vì gia đình nạn nhân đã bị mất đi một thành viên đáng giá, nên biện pháp làm cho thỏa mãn thích đáng là trả bằng tiền. Nếu không nhận được tiền bồi thường, thì gia đình nạn nhân sẽ trả thù bằng cách giết chết “phạm nhân” hoặc thành viên trong gia đình “phạm nhân”. Thực tế chỉ có những tội chống lại xã hội mới được xem là vi phạm điều cấm kỵ, hay những điều cấm đoán trong tín ngưỡng, nhưng hình phạt dành cho những tội này mang tính tín ngưỡng chứ không phải chính trị.
Nhiều nguyên nhân khác nhau giải thích nguồn gốc nhà nước. Nguồn gốc hình thành nhà nước có lẽ là do nhiều yếu tố kết hợp. Chắc chắn là hợp lý khi chúng ta cho rằng sự phát triển nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong nhiều nơi như trong thung lũng sông Nile, nơi dân cư đông đúc sống bằng cách thâm canh trên một diện tích đất phì nhiêu hạn chế, trình độ tổ chức xã hội cao là yếu tố cơ bản. Tập quán thời cổ đại không thích hợp cho việc định nghĩa quyền và nghĩa vụ trong một xã hội như thế, với mức sống cao, sự phân phối của cải không đồng đều, và mâu thuẫn quyền lợi cá nhân diễn ra ở phạm vi rộng. Nhiều biện pháp mới trong kiểm soát xã hội trở nên cần thiết, điều hầu như không thể có được theo cách khác với việc thiết lập sự cai trị có chủ quyền và phục tùng sự cai trị này, nói cách khác, bằng việc thành lập nhà nước. Kết quả không phải có được chỉ trong một ngày hay thậm chí trong một năm chỉ có một vài hình thức kiểm soát công ban đầu chỉ
một vài và mang tính thăm dò, nhưng dần dần được mở rộng, cho đến sau cùng là thành lập nhà nước, không nhất thiết phải là nhà nước chuyên chế, mà là nhà nước có đủ quyền bính.
Nguồn gốc hình thành nhà nước thông qua nguyên nhân quân sự. Nhiều nhà nước cổ đại rõ ràng có nguồn gốc hình thành từ các hoạt động chiến tranh. Nghĩa là, nhà nước được thành lập vì mục đích xâm chiếm, phòng thủ đề phòng bị xâm chiếm, hoặc có thể đẩy lui một kẻ xâm chiếm ra khỏi nước mình. Chế độ quân chủ Do Thái dường như là sản phẩm của lý do đầu tiên trong số các lý do này. Bằng chiến tranh xâm chiếm Canaan không thành công, người Do Thái van xin lãnh đạo của mình là Samuel hãy cho họ một ông vua, để họ có thể “giống với các dân tộc” có nhà cai trị hùng mạnh để họ có quy củ, và lãnh đạo họ giành chiến thắng trong trận chiến. Người ta chỉ nhận xét ảnh hưởng của chiến tranh thời bấy giờ, cả xâm chiếm lẫn phòng thủ, trong việc củng cố và phát triển quyền lực của chính quyền để xem những ảnh hưởng tương tự có tác động như thế nào trong việc lần đầu tiên hình thành nhà nước.
Yếu tố người đứng đầu. Một số nhà nhân chủng học thời hiện đại xem cá nhân người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng, là một yếu tố trong việc hình thành nhà nước. Họ cho rằng trong thời điểm khủng hoảng, một cá nhân có năng lực chỉ huy thường nổi bật trong quần
chúng và nắm quyền kiểm soát. Chẳng hạn, khi tàu bị đắm, một người trong thuyền cứu sinh sẽ đứng ra nắm quyền, phân phối nước và thức ăn, nếu có, và duy trì trật tự trong số các bạn đồng hành. Trong số người Bushmen ở Úc và người Eskimos, không có thể chế chính trị nào tồn tại trong tất cả trường hợp thông thường. Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, một người nào đó sẽ đứng ra
nắm quyền lãnh đạo trong suốt thời gian xảy ra khủng hoảng, và những gì lúc đầu chỉ là một nhóm thợ săn không chính thức sau này mang đặc điểm của một nhà nước. Trong số các dân tộc có cuộc sống định cư, người đứng đầu thường trở thành một loại “thủ lĩnh chính trị”, nắm quyền kiểm soát “guồng máy” và phân phát các buổi yến tiệc cùng nhiều đặc ân khác. Đôi khi người này được tôn kính gần như thần thánh, được xem là biểu tượng của sự thống nhất và tương thuộc của tập thể. Người ta cho rằng thành viên sống sót cùng với thủ lĩnh này như một tập hợp cá thể sống sót nhờ vào tài trí của thủ lĩnh ấy.
Nguyên nhân khác. Mặc dù có thể tìm thấy chứng cứ bảo vệ cho tất cả các lập luận, giả thuyết trên, nhưng không thể xem đó là giải thích duy nhất. Tín ngưỡng chắc chắn góp phần vào việc hình thành nhà nước ở một số vùng, Pháp sư hay shaman, thường sử dụng một loại đặc quyền nhất định. Mặc dù họ ra lệnh không có tác động hữu hình, cụ thể nhưng quyền lực áp đặt hình phạt tín ngưỡng và tạo ra sự kinh hoàng trong tình cảm của những người theo mình, tạo cho các pháp sư có một mức độ quyền bính cưỡng bức nhất định. Trong mọi khả năng có thể, một số pháp sư tự xem mình là vua. Điều này có thể hiểu được trong một số trường hợp khác khi nhà nước ra đời từ sự mở rộng cuộc sống tập thể tự nhiên, với nhiều tính phức tạp và mâu thuẫn. Khi dân số gia tăng trong một diện tích hạn chế, thì luật tập quán và sự kiểm soát công lý trong gia đình không còn chứng tỏ được sự thích hợp nữa, và tổ chức chính trị trở thành một điều thay thế cần thiết. Trong lĩnh vực chính trị cũng như trong các lĩnh vực khác liên quan đến nguồn gốc hình thành xã hội, không một giải thích nào có thể thích hợp tuyệt đối với thực tế.
Tài liệu tham khảo
Boas, Franz, The Mind of Primitive Man, New York, 1927. Xuất sắc khi đề cập các nét chung của nhân loại.
Ceram, C. W., Gods, Graves and Scholars, New York, 1952. Thông dụng, uyên bác.
+ Childe, V. G., Man Makes Himself, London, 1936. (Mentor) Dawson, Christopher, The Age of the Gods, New York, 1937. Folsom, J. K, The Family, New York, 1934.
Gillin, John, The Ways of Men, New York, 1948.
Herskovits, M. J., Man and His Works, New York, 1948. Một trong những sách nhập môn nhân chủng học hay nhất.
Hooton, E. A., up from the Ape, rev., New York, 1947.
Lévy-Bruhl, Lucien, How Natives Think, London, 1926.
-, Primitives and the Supernatural, New York, 1935. Nghiên cứu cao cấp “Logic” nguyên thủy.
+ Linton, Ralph, The Tree of Culture, New York, 1955. (Vintage)
+ Lowie, R. H., Primitive Society, New York, 1925. (Torchbooks) Lý thú nhưng thường khái quát hóa bằng thuật ngữ thể chế hiện đại. MacCurdy, G. G., Human Origins, New York, 1924, 2 tập.
+ Malinowski, Bronislaw, Crime and Custom in Savage Society, New York, 1951. (Little field, Adams) Nghiên cứu giá trị, thú vị nhất trong chủ đề.
+ Nevins, Allan, The Gateway to History, New York, 1938. (Anchor hiệu đính) Osborn, H. F., Men of the Old Stone Age, New York, 1915.
Peake, Harold, và Fleure, H. J., Hunters and Artists, New Haven, 1927.
+ Radcliffe-Brown, A. R., Structure and Function in Primitive Society, Glencoe, IlL, 1952. Thú vị, cung cấp nhiều thông tin.
+ Radin, Paul, Primitive Man as Philosopher, New York, 1927. (Dover) + -, Primitive Religion, New York, 1937. (Dover)
+ Ralph, P. L., The Story of Our Civilization, New York, 1959. (Dutton)
Renard, Georges, Life and Work in prehistoric Times, New York, 1929.
+ Somervell, D. C., biên tập, A. J. Toynbee, A Study of History, New York, 1947-57, 2 tập. (Galaxy, 6 tập). Sự cô đọng súc tích của một tác phẩm thật sự vĩ đại.
Tyler, J. M., The New Stone Age in Northern Europe, New York, 1921.
Tất cả niên đại trong lịch sử Ai Cập trước năm 2000 TCN chỉ là phỏng đoán, có thể sai số đến vài thế kỷ.↩
A. R. Radcliffe-Brown, structure and Function in Primitive Society, trang 157.↩ Lucien Lévy-Bruhl, Primitives and the Supernatural, trang 22.↩
Lucien Lévy-Bruhl, How Natives Think, trang 238.↩
CHƯƠNG 2
TÍNH CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CÁC NỀN VĂN MINH N
gười hiểu được câu chuyện chuyển tiếp từ người săn bắt thời tiền sử sống trong vùng rừng rậm ở sông Nile thành chính khách và nguyên thủ, kiến trúc sư, kỹ sư và thợ thủ công, nhà hiền triết và nhà chiêm tinh xã hội của một xã hội được tổ chức tốt, hình thành các kỳ quan vĩ đại dọc theo sông Nile vào thời điểm khi toàn bộ châu Âu đang sống trong tình trạng man di Thời kỳ đồ đá và không có ai truyền dạy một nền văn minh trong quá khứ - người hiểu được tất cả những điều này sẽ hiểu được câu chuyện về sự xuất hiện một nền văn minh đầu tiên mang tầm nhìn đạo đức sâu sắc ở khắp mọi nơi trên toàn cầu.
- - James H. Breasted, The Dawn of Conscience
1. CÁC NỀN VĂN HÓA VÀ VĂN MINH
Định nghĩa văn hóa. Các giai đoạn tiến bộ của nhân loại vừa mô tả được gọi là các nền văn hóa. Từ này thường được dùng để chỉ các xã hội hay giai đoạn chưa có được kiến thức thành văn và mức độ thành tựu chung vẫn còn tương đối nguyên sơ. Nhưng từ này còn mang ý nghĩa khác. Đôi khi từ này được dùng để chỉ các thành tựu tri thức và nghệ thuật, cho đến văn học nghệ thuật, âm nhạc, triết học, và khoa học. Một số sử gia sử dụng từ văn hóa để chỉ toàn bộ mẫu phức hợp các tư tưởng, thành tựu, truyền thống, và đặc điểm của một dân tộc hay quốc gia trong một thời điểm cụ thể.
Ý nghĩa của từ văn minh. Từ văn minh cũng mang nhiều nghĩa khác nhau. Triết gia lịch sử Đức Oswald Spengler ám chỉ văn minh như các giai đoạn sa sút của các nền văn hóa phát triển cao. Khi một dân tộc hay đế chế vĩ đại đang ở thời hoàng kim, ông mô tả đặc điểm mẫu tri thức và xã hội của dân tộc hay đế chế ấy là văn hóa. Khi đã qua thời hoàng kim, bắt đầu trở nên cứng nhắc và trì trệ, ông
mô tả đó là “văn minh”. Sử gia Anh nổi tiếng Arnold J. Toynbee cũng nhận xét lịch sử thế giới như một chuỗi tiếp nối của các đơn vị văn hóa. Nhưng ông gọi từng đơn vị trong số các đơn vị cơ bản, trong suốt sự phát triển đơn vị ấy, là “văn minh”. Ông phân biệt giữa các nền văn minh và “xã hội nguyên thủy” trên cơ sở định lượng, là “tương đối sống yểu, chỉ giới hạn trong các khu vực địa lý tương đối hẹp, và bao gồm số lượng người tương đối nhỏ”1.
Các nền văn minh như các nền văn hóa vượt trội. Từ văn minh vẫn còn mang ý nghĩa khác. Vì mỗi nền văn hóa đều có đặc điểm đặc trưng riêng, và vì một số nền văn hóa này phát triển cao hơn nền văn hóa khác, nên chúng ta hoàn toàn hợp lý khi cho rằng một nền văn minh là một nền văn hóa vượt trội. Chúng ta có thể nói rằng văn hóa đáng được gọi là văn minh khi nó đạt đến giai đoạn tiến bộ trong đó chữ viết được sử dụng với một mức độ đáng kể, có một số tiến bộ trong nghệ thuật và khoa học, và các thể chế chính trị, xã hội và kinh tế đã và đang phát triển thích hợp để chế ngự một số vấn đề trật tự, an ninh và tính hiệu quả trong một xã hội phức hợp. Đây cũng là nghĩa của từ được sử dụng trong suốt phần còn lại của quyển sách này.
2. YẾU TỐ TẠO RA NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CÁC NỀN VĂN MINH
Nguồn gốc và sự phát triển các nền văn minh được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân gì góp phần cho sự ra đời của các nền văn minh? Yếu tố gì giải thích cho sự phát triển của các nền văn minh ấy? Tại sao một số nền văn minh đạt trình độ phát triển cao hơn các nền văn minh khác? Tìm hiểu những vấn đề này là
một trong những mục đích theo đuổi chính của các nhà khoa học xã hội. Một số xác định rằng yếu tố địa lý là yếu tố quan trọng nhất. Số khác nhấn mạnh đến các tài nguyên kinh tế, cung cấp lương thực, tiếp xúc với các nền văn minh lâu đời hơn, v.v.. Người ta thừa nhận có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân thường được chọn ra để dành sự chú trọng đặc biệt.
Giả thuyết địa lý: giả thuyết khí hậu. Có lẽ phổ biến nhất trong số các giả thuyết giải thích sự xuất hiện của các nền văn hóa vượt trội thường được đặt dưới tiêu đề địa lý. Nổi bật nhất trong số này là giả thuyết khí hậu. Giả thuyết khí hậu, trong quá khứ được sự tán thành của nhiều nhân vật đáng kính như Aristotle và Montesquieu, được giải thích thuyết phục nhất trong trước tác của nhà địa lý người Mỹ, Ellsworth Huntington. Tiến sĩ Huntington công nhận tầm quan trọng của các yếu tố khác, nhưng ông nhất mực cho rằng không có dân tộc nào, dù thời cổ đại hoặc thời hiện đại, phát triển đến vị thế văn hóa cao nhất ngoại trừ dưới sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu. Ông mô tả khí hậu lý tưởng là khí hậu trong đó nhiệt độ trung bình thường thấp hơn mức hoạt động tối ưu của trí tuệ - 38 độ F, hoặc cao hơn mức hoạt động tối ưu của cơ thể - 64 độ F. Nhưng nhiệt độ không phải là yếu tố quan trọng duy nhất. Độ ẩm cũng là yếu tố cơ bản, và độ ẩm bình quân phải ở mức 75%. Sau cùng, thời tiết không phải lúc nào cũng như nhau: bão theo chu kỳ, hoặc bão thông thường thường phát sinh do thời tiết thay đổi từ ngày này sang ngày khác, cũng phải có tần số thích hợp và cường độ làm cho trời quang mây tạnh ngay lập tức và tạo ra nhiều biến thể đột biến trong nhiệt độ có vẻ là điều cần thiết để giúp cho con người hưng phấn và có thêm sức sống2.
Chứng cứ ủng hộ giả thuyết khí hậu. Có thể nói nhiều người ủng hộ giả thuyết khí hậu. Chắc chắn một số nơi trên bề mặt trái đất, trong điều kiện khí quyển hiện tại, sẽ không bao giờ tạo ra được một nền văn hóa vượt trội. Hoặc quá nóng, quá ẩm, quá lạnh hoặc quá khô. Các khu vực như thế thường ở vòng Cực Bắc, khu vực hoang mạc rộng lớn, và các khu rừng nhiệt đới ở Ấn Độ, Trung Mỹ và Brazil. Chứng cứ hiện có cho thấy một số trong những nơi này lúc nào cũng có khí hậu bất lợi. Nhiều nơi có khí hậu khắc nghiệt ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ có nhiều dấu hiệu không thể nhầm lẫn được nơi đây trong quá khứ có khí hậu trong lành hơn. Đó đây vẫn còn nhiều tàn tích thị trấn và thành phố nơi mà hiện nay việc cung cấp nước dường như hoàn toàn không đủ dùng. Nhiều con đường băng qua hoang mạc hiện nay không thể đi được. Nhiều cây cầu bắc ngang qua sông cạn khô chỉ trong vài năm. Những hiện tượng này và những hiện tượng tương tự, theo nhận xét của du khách đến các vùng hoang mạc, dường như cung cấp chứng cứ cho thấy yếu tố khí hậu trong lịch sử không thể xem thường.
Văn minh Maya. Chứng cứ nổi tiếng nhất về ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa của sự thay đổi khí hậu là chứng cứ về nền văn minh của người Maya. Văn minh Maya phát triển cực thịnh ở Guatemala, Honduras và trên bán đảo Yucatan ở Mexico từ khoảng 400 đến 1500 năm TCN. Một số những thành tựu quan trọng mà nền văn minh này đạt được là làm giấy, nghĩ ra số 0, hoàn thiện dương lịch, và phát triển hệ thống chữ viết một phần dựa theo ngữ âm. Nhiều thành phố được dựng lên, có nhiều tiến bộ đáng kể trong ngành thiên văn học, điêu khắc và kiến trúc phát triển ở đỉnh cao. Hiện nay hầu hết nền văn minh này trở thành đống gạch vụn. Chắc chắn có nhiều yếu tố dẫn đến sự kết thúc không đúng lúc, bao gồm các cuộc
chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, nhưng thay đổi khí hậu cũng góp phần không nhỏ. Tàn tích còn lại của các thành phố to lớn khi xưa hiện đang bị rừng già nhiệt đới bao phủ, nơi bệnh sốt rét hoành hành và khó làm nông nghiệp. Nền văn minh Maya hay nền văn minh khác có thể phát triển đến mức cực thịnh trong những điều kiện như thế này là chuyện khó tin được. Vì thế, có lẽ khí hậu trong vùng Maya cách đây năm, sáu thế kỷ khác với khí hậu bây giờ.
Phê phán giả thuyết khí hậu. Nhưng giả thuyết khí hậu cũng bị nhiều người phê phán. Chứng cứ thay đổi khí hậu trên quy mô rộng vẫn chưa được kết luận dứt khoát. Chẳng hạn, không có gì chứng minh rằng khí hậu Hy Lạp và La Mã trong thời cổ đại có lợi cho sức khỏe hơn hiện nay. Điều kiện ẩm ở Hy Lạp cổ đại chắc chắn có nhiều thuận lợi hơn, nhưng không có chứng cứ nào về sự thay đổi nhiệt độ. Sự suy tàn của nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cũng không thể giải thích bằng những thay đổi cơ bản của điều kiện khí hậu. Hầu hết chứng cứ dường như cho thấy rằng các yếu tố kinh tế và xã hội, chẳng hạn như sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự phát triển nạn mua bán nô lệ, và thói lười biếng, có ảnh hưởng còn nhiều hơn.
Giả thuyết đất bạc màu. Liên quan với giả thuyết khí hậu là giả thuyết đất bạc màu. Một nhóm các nhà bảo vệ môi trường hiện đại tán thành giả thuyết này, cho đó là cách giải thích duy nhất về sự suy tàn và sụp đổ của các đế chế vĩ đại trong quá khứ và xem đó là mối đe dọa chung đối với các dân tộc hiện tại và tương lai. Ở mức độ chính xác nhất, đây chỉ là giả thuyết một phần, vì không đưa ra được giả thuyết về sự ra đời hoặc phát triển các nền văn minh. Nhưng những người ủng hộ giả thuyết có vẻ nghĩ rằng gần như tất
cả môi trường nào không bị con người hủy hoại đều có khả năng nuôi dưỡng một nền văn hóa vượt trội. Các vùng đất khô cằn và hoang mạc rộng lớn trên trái đất, theo họ không phải là do nguyên nhân tự nhiên mà do con người gây ra, qua các tập quán canh tác và chăn thả gia súc không phù hợp. Những người bảo vệ môi trường tìm thấy vô số chứng cứ về đất bỏ hoang và sao nhãng dẫn đến nhiều thiệt hại ở những khu vực như Lưỡng Hà, Palestine, Hy Lạp, Ý, Trung Hoa và Mexico. Các nền văn minh một thời phát triển cực thịnh ở các nước này sau cùng phải bị diệt vong bởi một thực tế đơn giản đất đai trong nước không còn khả năng cung cấp đủ lương thực nuôi sống dân số. Do đó, những người thông minh hơn di cư đi nơi khác, để lại những người kém hơn mình lâm vào cảnh trì trệ thống khổ. Nhưng số phận bi đát không chỉ xảy ra đối với nhóm người thua kém. Con người đã tàn phá tài nguyên rừng, khai thác đất đến mức bạc màu, chăn thả gia súc trên vùng đất cho đến khi gia súc không còn rễ cỏ để ăn. Trong số các hậu quả bi kịch là lũ lụt xen kẽ với hạn hán, vì không còn rừng để điều tiết dòng chảy của nước mưa hay tuyết tan. Đồng thời, phần lớn lớp đất mặt trên các sườn đồi bị thâm canh hoặc canh tác quá mức đã bị cuốn trôi hoặc chảy xuống các dòng sông, sau cùng chảy thẳng ra biển. Thiệt hại không thể khắc phục, vì phải cần khoảng 300 năm mới phủ được lớp đất mặt dày chỉ một inch (2,54 cm).
Giả thuyết địa hình. Tuy nhiên một giả thuyết địa lý khác là lập luận cho rằng địa hình bề mặt trái đất là yếu tố chính trong sự ra đời của các nền văn minh. Người tiên phong nổi tiếng trong giả thuyết này là
Karl Ritter, một người Đức sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Ritter cho rằng hình thức và hình dạng của các lục địa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo ra lợi thế phát triển văn hóa. Các lục địa
đều có đường bờ biển không đều và điều kiện địa lý đa dạng tạo ra môi trường thuận lợi duy nhất cho các dân tộc phát triển. Lục địa nào càng cô đọng và đồng nhất thì cư dân sống trên lục địa ấy càng chậm tiến hơn. Trên toàn bộ lãnh thổ, nền văn hóa của họ sẽ đồng nhất, và việc không có các hải cảng thuận lợi sẽ hạn chế sự tiếp xúc, liên lạc với thế giới bên ngoài. Hậu quả sẽ là sự trì trệ. Trái lại, các dân tộc sống ở lục địa như châu Âu chẳng hạn, có đường bờ biển đứt gãy đột ngột và đặc điểm địa lý đa dạng, nên có nhiều lợi thế đáng kể. Người ta có thể tiếp cận lục địa này bằng đường thủy vào tận trung tâm. Có rất nhiều vịnh, hải cảng, đảo nằm ngoài khơi bờ biển là nơi tránh bão an toàn. Do đó, không có gì phải ngạc nhiên khi châu Âu có thể phát triển đến mức “cao nhất trong các nền văn minh”3.
Thậm chí còn nổi tiếng hơn nữa là một giả thuyết địa hình điển hình của sử gia người Anh Henry Thomas Buckle (1821-1862). Buckle chia các môi trường chính của con người thành hai nhóm: (1) nhóm môi trường kích thích trí tưởng tượng, và (2) nhóm môi trường tăng cường sự hiểu biết. Để minh hoạ cho nhóm môi trường kích thích trí tưởng tượng, ông dẫn chứng Ấn Độ, nơi tác động của thiên nhiên ở “biên độ gây sửng sốt”, làm cho con người phải khiếp sợ và tạo cho con người có cảm giác mình không phải là yếu tố quan trọng. Vì thế, cư dân bản địa tự hành xác mình, nghĩ ra nhiều vị thần ác, khủng khiếp, và theo tín ngưỡng có nhiều cuộc vui điên cuồng gớm guốc.
Họ là những người theo chủ nghĩa bi quan và theo thuyết định mệnh, phủ nhận mọi giá trị của cuộc sống và bác bỏ khả năng của con người trong việc tìm hiểu và kiểm soát thế giới. Minh hoạ cho nhóm môi trường thứ hai, Buckle ám chỉ Hy Lạp, nơi chuyện đối mặt
với tự nhiên là chuyện thông thường và “ít mang tính de dọa đối với con người” hơn. Theo ông, một môi trường như thế, thúc đẩy sự phát triển ở con người, tạo ra thái độ lạc quan, và kích thích cảm giác tự tin vào khả năng suy nghĩ của mình. Vì thế, ông nghĩ không phải là phép màu khi Hy Lạp đã có khả năng tạo ra một trong những nền văn hóa vĩ đại nhất trên thế giới và sản sinh ra một số nhà tư tưởng phê phán vĩ đại nhất trong mọi thời đại4.
Phê phán giả thuyết địa hình. Giả thuyết địa hình dường như ít có người ủng hộ. Không nhà địa chất học nào đồng ý rằng các vết cắt ở bờ biển và độ cao của các dãy núi lại thay đổi quá nhiều trong suốt thời gian lịch sử. Số lượng hải cảng của Hy Lạp ngày nay không nhiều hơn số lượng dưới thời Pericles, núi Olympus trong những năm gần đây cũng không thay đổi đến mức “biên độ gây sửng sốt”. Nhưng người Hy Lạp hiện đại không thể sánh với tiền nhân trong thành tựu tri thức. Nếu ảnh hưởng của địa hình có thể dẫn đến tư duy duy lý và phát triển cảm giác tự tin, hân hoan trong thành tựu thì tại sao ảnh hưởng ấy lại ngưng tác động? Giả thuyết không giải thích được một quốc gia như Thụy Sĩ lại có thể trở thành một trung tâm khai sáng hàng đầu trong thời hiện đại. Mặt khác, cũng không thể chối cãi rằng đường bờ biển không đều là một tài sản đáng giá trong phát triển thương mại, do đó là một lợi thế quan trọng trong việc phổ biến và tiếp nhận kiến thức.
Giả thuyết du mục. Theo một số triết gia lịch sử, hầu hết các nền văn hóa lịch sử vĩ đại đều do dân du mục sáng lập. Nhân vật tiêu biểu cho giả thuyết này là một người Đức, Franz Oppenheimer. Ông cùng các môn đệ cho rằng dân du mục là những người đầu tiên chinh phục các nền văn hóa nguyên thủy và cũng là những người
sáng lập nhà nước và xã hội phức hợp. Khai thác sức lao động của kẻ bị chinh phục và tịch thu tài sản của họ đã giúp cho những người chinh phục sống xa hoa, an nhàn. Họ tự xem mình như tầng lớp quý
tộc, ra lệnh mua hoặc ra lệnh để đáp ứng thú tiêu khiển của riêng mình bằng bất kỳ thứ gì mà quốc gia có thể cung ứng. Có lúc họ tích cực khuyến khích việc học và nghệ thuật được xem là biểu tượng trong sinh hoạt giải trí và vị trí đặc quyền của họ. Chỉ có họ mới có thời gian thưởng thức những thứ như thế, ngoài ra họ còn là người bảo trợ nuôi giới văn nghệ sĩ để họ phục vụ như một hình thức thể hiện tiện nghi xa hoa.
Oppenheimer cho rằng chế độ ăn kiêng của người chăn thả gia súc, chỉ gồm thịt và sữa, có nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, dân du mục có nghị lực vô biên. Họ truyền dẫn một sức sống mới cho các dân tộc trì trệ ở bất kỳ nơi nào họ đi qua. Mặc dù dân du mục có thể là những người hung ác, độc đoán nhưng dù sao họ đã thiết lập tổ chức, áp đặt kỷ luật và hình thành sự bất bình dẳng trong giai cấp và đẳng cấp dường như là nền tảng cần thiết để phát triển văn hóa. Ngoài ra, tập quán và chế độ ăn kiêng của dân du mục chăn thả gia súc dẫn đến việc gia tăng dân số nhanh chóng. Hình thức hôn nhân thông thường là đa thê, và việc cung cấp sữa động vật dư thừa “rút ngắn thời gian mẹ cho con bú, do đó làm cho số lượng trẻ sinh ra và sống đến tuổi trưởng thành nhiều hơn”5. Kết quả là dân du mục theo chu kỳ phải mở rộng lãnh thổ của mình, xâm chiếm và chinh phục nhiều vùng đất của các dân tộc định cư khác.
Chứng cứ khẳng định giả thuyết du mục. Chứng cứ cho loại giả thuyết này được tìm thấy rất nhiều. Không chỉ có một vài nền văn hóa vĩ đại trong quá khứ dường như do người du mục xâm chiếm
sáng lập. Ba nguồn xuất xứ nhân loại theo từng thời điểm dường như để cho nhiều người đổ xô đến các khu vực có đất đai phì nhiêu hơn ở Cựu Thế giới. Người Babylonia, người Assyria, và người Chaldea đến từ các đồng cỏ phía bắc hoang mạc Ả Rập lần lượt xâm chiếm thung lũng sông Tigris-Euphrates. Người Mede, người Ba Tư và người Ấn Độ, và có lẽ hầu hết tổ tiên của các dân tộc châu Âu đến từ thảo nguyên Trung Á. Bản thân hoang mạc Ả Rập là điểm xuất phát sự di cư của người Do Thái vào vùng đất Canaan và cũng là điểm xuất phát các cuộc xâm chiếm của tín đồ Hồi giáo. Tất cả những khu vực tiêu điểm này đều không thích hợp với nông nghiệp, cho đến nay chỉ có dân du mục mới sinh sống ở đây. Tiếp theo sau là các dân tộc vừa nêu ban đầu ắt phải sống trong nền kinh tế chăn thả, cho dù một số đã bỏ bầy đàn gia súc trong lúc họ tiến hành các cuộc xâm chiếm quan trọng.
Phê phán giả thuyết du mục. Nhưng giả thuyết du mục có hạn chế không giải thích được sự ra đời của các nền văn hóa vượt trội. Chắc chắn giả thuyết này không thể áp dụng để giải thích nguồn gốc xuất xứ tất cả các nền văn hóa. Chẳng hạn văn minh Ai Cập dường như do những người sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, chuộng hoà bình tạo ra. Người Phoenicia, đến từ Babylonia khoảng 2000 năm TCN để hình thành một nền văn hóa biển ở thung lũng Lebanon ắt hẳn từ lâu đã quen với phương pháp canh tác đất trước khi di cư. Ngoài ra, còn có lý do để cho rằng hầu hết các phát minh và khám phá quan trọng tạo ra nền tảng ban đầu cho nền văn minh là do những người làm nông nghiệp, chuộng hoà bình mà ra. Dường như kỹ thuật tưới tiêu, toán học, thiên văn học, hệ thống chữ viết cũng từ những người ấy mà ra. Nhà kinh tế học kiêm triết gia người Mỹ Thorstein Veblen cho biết các dân tộc du mục cho dù không có đóng
góp nào quan trọng đi nữa, nhưng với ngoại lệ thi ca, tín điều tôn giáo và hệ thống thờ cúng6. Nhưng vấn đề là các dân tộc du mục xâm chiếm đã truyền dẫn sức sống mới cho các nền văn hóa trong khu vực định cư và có lẽ hướng dẫn cư dân trong khu vực tham gia các hoạt động sau cùng đạt được thành tựu. Ngoài ra, tình thế vào lúc mở rộng đầu tiên của các dân tộc như Babylonia, Assyria, Do Thái và tín đồ Hồi giáo cho thấy điều kiện sống du mục một phần dẫn đến việc họ tạo ra các nền văn minh.
Lọ gốm Ai Cập, có hoa văn trang trí, khoảng 3600 năm TCN, bên trong đựng đầy thức ăn hoặc nước, đặt trong mộ để đáp ứng nhu cầu của thể xác ở thế giới bên kia.
Tượng làm bằng đá vôi có phết sơn, 1300 năm TCN
Một quan chức Ai Cập cùng con trai. Hình vẽ trên đá vôi, khoảng 2500 năm TCN Mô hình thuyền đánh cá Ai Cập đặt trong lăng mộ, khoảng 2000 năm TCN
Hình vẽ trên vách trong một ngôi nhà Ai Cập, khoảng 1400 năm TCN
Cày đất bằng tay. Mô hình đặt trong mộ Ai Cập, khoảng 1900 năm TCN
Mặt dây chuyền bằng vàng, chạm khắc của công chúa Sit Hat-Hor Yunet. Vương triều Ai Cập thứ 12.
Giả thuyết nghịch cảnh của Arnold J. Toynbee. Giả thuyết trong thời gian gần đây nhất giải thích nguồn gốc hình thành các nền văn minh là giả thuyết nghịch cảnh của sử gia nổi tiếng người Anh, Arnold J. Toynbee. Theo giả thuyết này, nghịch cảnh hoặc hoàn cảnh khó khăn là nguyên nhân thật sự dẫn đến sự ra đời của các nền văn minh vượt trội. Những điều kiện như thế tạo ra một thử thách không những kích thích con người phải cố gắng khắc phục mà còn tạo ra nghị lực mới vươn đến thành tựu mới. Thử thách có thể mang hình thức của một hoang mạc, khu vực rừng già, địa hình trắc trở, hay vùng đất bạc màu. Người Do Thái và Ả Rập bị thử thách trước tiên, thổ dân da đỏ trên cao nguyên Andes bị thử thách sau cùng. Thử thách có thể là hình thức đại bại trong cuộc chiến hoặc thậm chí bị bắt làm nô lệ. Do đó, người Carthaginian, khi đánh thắng trong Chiến tranh Punic lần thứ nhất, được kích thích xâm chiếm một đế chế mới ở Tây Ban Nha, trong khi nhiều thế kỷ sau này, số tù binh phương Đông bị người La Mã bắt làm nô lệ, đã củng cố phát triển di sản tôn giáo thừa kế của mình cho đến khi chính La Mã phải phục tùng. Nói chung thực tế là thử thách càng lớn thì thành tựu càng nhiều, nhưng dù sao cũng có nhiều hạn chế. Thử thách đừng nên khắc nghiệt quá nếu không sẽ là đòn chí tử nhắm vào tất cả những ai muốn đối mặt với thử thách. Các môi trường chẳng hạn như Greenland, Labrador, và Tierra del Fuego có điều kiện đất đai và khí hậu vô cùng khắc nghiệt đến mức không bao giờ tạo ra được nền văn minh.
Phải tính đến nhiều yếu tố khi giải thích nguồn gốc hình thành các nền văn minh. Đa số các sử gia cho rằng nguồn gốc hình thành các nền văn minh không thể giải thích nếu không dựa trên nền tảng tính phức hợp các nguyên nhân. Không phải chỉ một yếu tố bất
kỳ, mà phải tính đến sự kết hợp một số yếu tố. Trong số những yếu tố này, người ta nhấn mạnh yếu tố địa lý và kinh tế gồm khí hậu thuận lợi, đất phì nhiêu, tiếp cận với các hải cảng tốt, và tài nguyên khoáng sản. Chúng cũng phù hợp với vị trí thuận lợi, tạo cơ hội trao đổi tư tưởng với các dân tộc khác có trình độ tiến bộ đáng kể. Các nền văn minh không phát triển trong các góc biệt lập với thế giới. Sự chậm tiến của Úc, New Zealand, và Nam Phi trước khi người châu Âu đến có lẽ là do nguyên nhân này. Những bộ phận này nằm ở vị trí thuận lợi về mặt tài nguyên và khí hậu, nhưng ở quá xa đến mức không bị ảnh hưởng bởi sự kích thích phát triển ở nơi khác. Các sử gia cũng thường nhấn mạnh đến sự tập trung dân số trong các khu vực hạn chế và nghĩ ra nhiều cách xử lý và kỹ năng mới, như chữ viết tượng hình, nung chảy kim loại, là các yếu tố trong nguồn gốc hình thành các nền văn hóa phát triển cao. Giới sử gia cũng công nhận tầm quan trọng của tín ngưỡng, xem đó là một tác động trong sự chuyển tiếp từ đời sống nguyên thủy sang đời sống văn minh. Các hình thái điều tiết xã hội sớm nhất có lẽ do mục đích tín ngưỡng. Tín ngưỡng cung cấp bộ luật và hệ thống đạo đức lâu đời nhất, và có lẽ cũng là nền tảng triết học và khoa học. Các thầy tu cấu thành một giai cấp gồm những người có học từ thời xa xưa nhất, và cũng có lý do cho rằng chính họ là người nghĩ ra hệ thống chữ viết đầu tiên.
3. TẠI SAO CÁC NỀN VĂN MINH ĐẦU TIÊN BẮT ĐẦU Ở NƠI NHƯ THẾ
Thung lũng sông Nile và sông Tigris Euphrates có lẽ là trung tâm của các nền văn minh lâu đời nhất. Nền văn minh vĩ đại nào trong thời cổ đại là nền văn minh lâu đời nhất cho đến nay vẫn còn
nhiều tranh luận. Đánh giá của nhiều học giả thiên về người Ai Cập, mặc dù một tập hợp các nhân vật đáng kính trong ngành ủng hộ khẳng định thung lũng sông Tigris Euphrates. Vẫn còn nhiều chuyên gia khác ủng hộ Elam, một vùng nằm phía đông thung lũng sông Tigris Euphrates, giáp vịnh Ba Tư. Trong khi ý kiến của số học giả không am hiểu thường thờ ơ với vấn đề, nhưng dù sao người ta vẫn cho rằng thung lũng sông Nile và sông Tigris Euphrates là quê hương của các nền văn hóa lâu đời nhất trong lịch sử. Hai khu vực này về mặt địa lý là khu vực được ưa chuộng nhất trong toàn vùng thuộc cái gọi là Vùng đất phì nhiêu hình lưỡi liềm7, ở đây có nhiều đồ tạo tác chắc chắn thuộc thời cổ đại được tìm thấy nhiều hơn các khu vực khác trong vùng Cận Đông.
Ngoài ra, tiến bộ trong nghệ thuật và khoa học đã đạt được những đỉnh cao vô song trong cả hai lĩnh vực này vào đầu những năm 3000 TCN, trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới đang chìm đắm trong sự mông muội. Nếu nền tảng của sự tiến bộ này thật sự đặt ở nơi khác, thì cũng có vẻ kì lạ khi lẽ ra chúng phải biến mất, mặc dù dĩ nhiên không ai biết được lưỡi xẻng nào của nhà khảo cổ có thể khai quật được chúng trong tương lai. Khả năng có thể rằng các nền văn minh lâu dời nhất thế giới có nguồn gốc hình thành ở Ấn Độ hoặc Trung Hoa phải được loại trừ. Không có chứng cứ nào cho thấy nền văn hóa nguyên thủy ở Ấn Độ có trước năm 3250 TCN, và đỉnh điểm phát triển văn hóa mãi đến sau này rất lâu vẫn chưa đạt tới. Trước năm 1500 TCN, ở Trung Hoa chưa có nền văn minh nào thật sự phát triển.
Khu vực đất phì nhiêu hạn chế ở thung lũng sông Nile. Trong số một vài nguyên nhân có thể dẫn đến sự ra đời của các nền văn minh lâu đời nhất trong thung lũng sông Nile và sông Tigris Euphrates, các yếu tố địa lý dường như là yếu tố quan trọng nhất. Cả hai khu vực đều có lợi thế đáng kể của một khu vực đất phì nhiêu nhưng có hạn. Mặc dù khu vực này kéo dài một khoảng cách khoảng 750 dặm (1.200 km), nhưng ở một số nơi chiều rộng chưa tới 10 dặm (16 km), và chiều rộng ở chỗ rộng nhất là 31 dặm (khoảng 50 km). Toàn bộ khu vực này có diện tích chưa tới 10.000 dặm vuông (25.600 km²), hoặc tương đương với bang Maryland. Trải qua không biết bao nhiêu thế kỷ, dòng sông đã khắc một hẻm hoặc hào rộng, hai bên bờ có nhiều vách đá dựng đứng, có chiều cao thay đổi từ vài trăm đến vài ngàn feet (khoảng 60 đến 600 m). Dưới đáy hẻm núi được bao phủ một lớp trầm tích phù sa dày, có nơi hơn 30 feet (hơn 9 m). Vùng đất có năng suất đáng ngạc nhiên đến mức có thể canh
tác ba vụ trên cùng một mảnh đất. Hẻm núi rộng, phì nhiêu này tạo thành khu vực có thể canh tác của Ai Cập cổ đại. Có đến vài triệu người sống tập trung ở đây. Trong thời La Mã, dân số trong thung lũng ước tính có đến 7 triệu người, và có lẽ ít hơn nhiều so với thời Pharaoh. Qua khỏi vách đá dựng đứng không gì khác hơn là hoang mạc - hoang mạc Libya ở phía tây và hoang mạc Ả Rập ở phía đông. Trong ngôn ngữ Ai Cập cổ đại, “người cao nguyên” đồng nghĩa với người nước ngoài. “Đi lên” tương đương với đi nước ngoài, trong khi “đi xuống” là nhóm từ phổ biến để chỉ việc từ nước ngoài trở về quê nhà8.
Điều kiện tương tự ở vùng Lưỡng Hà. Trong thung lũng sông Tigris-Euphrates điều kiện cũng tương tự. Cũng như ở Ai Cập, các con sông này là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nội địa, là nguồn cung cấp cá, gia cầm, rất giàu chất đạm. Khoảng cách giữa sông Tigris và sông Euphrates có chỗ chưa tới 20 dặm (hơn 30 km), trong khi không có nơi nào ở vùng thung lũng hạ lưu khoảng cách vượt quá 45 dặm (hơn 70 km). Vì bao quanh đất nước là hoang mạc, nên dân chúng tránh việc sống rải rác trên một lãnh thổ quá rộng lớn. Kết quả, như ở Ai Cập, là sự hàn gắn cư dân với một xã hội cô đọng, trong điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi tư tưởng và khám phá.
Khi dân số tăng, nhu cầu phải có các cơ quan kiểm soát, quản lý xã hội trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Phần lớn trong số các cơ quan này là “chính quyền”, trường học, “cơ quan pháp luật” và hệ thống đạo đức, và nhiều thể chế phụ trách việc sản xuất và phân phối của cải. Đồng thời, điều kiện sống trở nên phức tạp, giả tạo hơn, nhất thiết phải có sổ sách ghi chép việc gì đã làm xong và hoàn
thiện kỹ thuật mới. Trong số các thành quả là việc phát minh ra chữ viết, kỹ thuật nung chảy kim loại, hoạt động toán học, phát triển thiên văn học và những kiến thức sơ đẳng về vật lý học. Với những thành tựu này, đã vượt qua thử thách quan trọng đầu tiên của nền văn minh.
Lợi thế khí hậu ở Ai Cập. Ảnh hưởng của khí hậu đóng vai trò quan trọng trong cả hai khu vực. Khí hậu của Ai Cập khô, có lợi cho sức khỏe. Ngay cả những ngày nóng nhất cũng không có sự khó chịu như thường có trong mùa hè ở nhiều nước phương Bắc. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông thay đổi từ 56 độ F ở vùng Châu thổ đến 66 độ F trong thung lũng. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè là 83 độ F và đôi khi đạt mức cao nhất 122 độ F, nhưng ban đêm trời thường mát, độ ẩm cực thấp. Ngoại trừ vùng Châu thổ ra, lượng mưa không đáng kể, nhưng độ ẩm thiếu hụt do sông Nile gây ngập lụt hàng năm từ tháng 7-10 làm mất tác dụng. Điều rất có ý nghĩa xét từ quan điểm lịch sử là hoàn toàn không có bệnh sốt rét ở vùng Thượng Ai Cập, trong khi ở vùng ven biển thực tế có hay không là điều chưa rõ. Hướng gió thịnh hành cũng là yếu tố thuận lợi mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hơn 9 tháng trong năm, gió thổi từ phương bắc, thổi ngược dòng chảy sông Nile. Ảnh hưởng của hướng gió này làm nhẹ gánh vấn đề vận chuyển. Vận chuyển ngược dòng, với lực đầy của gió làm mất tác dụng dòng chảy của sông, không gây khó khăn hơn vận chuyển xuôi dòng. Yếu tố này trong thời cổ đại phải được xem là thuận lợi rất lớn trong việc thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc giữa nhiều người, sống cách nhau hàng trăm dặm.
Ảnh hưởng của khí hậu ở vùng Lưỡng Hà. Điều kiện khí hậu ở Lưỡng Hà có vẻ không hoàn toàn thuận lợi như ở Ai Cập. Cái nóng trong mùa hè gay gắt hơn, độ ẩm có phần nào cao hơn, và các bệnh nhiệt đới cũng hoành hành nhiều hơn. Tuy nhiên, gió nóng như thiêu đốt thổi từ Ấn Độ Dương, trong khi làm suy yếu con người, thổi qua thung lũng chỉ theo mùa, giúp cho quả chà là chín rục. Quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là sản lượng chà là bội thu, sản phẩm ăn kiêng chủ yếu của phương Đông, khuyến khích nhiều người đến thung lũng giữa hai con sông định cư. Sau cùng, tuyết trên núi phía bắc tan làm cho vùng đồng bằng Babylonia hằng năm lụt, giống như ở Ai Cập. Tác động này làm cho đất đai tăng thêm độ ẩm, và được phủ một lớp bùn có độ phì nhiêu đặc biệt.
Ý nghĩa quan trọng của lượng mưa ít như một động lực dẫn đến sáng kiến. Điều có ý nghĩa nhất trong số các ảnh hưởng địa lý là lượng mưa ít ở cả hai khu vực, tạo ra một động lực thúc đẩy sáng kiến và kỹ năng sáng tạo. Mặc dù lũ lụt hằng năm, nhưng trong đất độ ẩm không đủ để có được mùa màng bội thu. Sau khi nước rút được một vài tuần, đất bị mặt trời thiêu đốt cứng như đá. Đòi hỏi phải có hệ thống tưới tiêu mới tận dụng hết độ phì nhiêu trong đất. Do đó, ở cả Ai Cập lẫn Lưỡng Hà, cách đây 5000 năm người ta đã xây dựng nhiều hệ thống đập và kênh tưới tiêu. Kỹ năng toán học, khả năng kỹ thuật, sự hợp tác xã hội rất cần cho sự phát triển các dự án này cũng như được áp dụng trong các mục đích khác, do đó nuôi dưỡng thành tựu của nền văn minh.
Chứng cứ chọn Ai Cập. Vấn đề còn lại phải được trả lời, trong số hai nền văn minh, văn minh Ai Cập và văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh nào lâu đời hơn? Vấn đề này từ lâu chưa có được lời đáp thỏa
mãn. Người ta đưa ra nhiều lý do khác nhau có vẻ thiên về Ai Cập nhiều hơn. Quan trọng nhất trong số này, số cư dân sống trong thung lũng sông Nile có được lợi thế địa lý nhiều hơn cư dân bản địa vùng Lưỡng Hà: khí hậu có lợi cho sức khỏe hơn, khí hậu tương đối không mang bệnh tật, và tính khả dụng kim loại và đá xây dựng chất lượng tốt. Ngoài ra, Ai Cập được bảo vệ tốt, tránh được sự xâm nhập và đồng hóa của các dân tộc chậm tiến hơn. Ở phía đông và tây là hoang mạc không có đường đi, ở phía bắc là đường bờ biển không có hải cảng, ở phía nam là dãy rào chắn bằng đá với một loạt cơn mưa như trút nước ngăn đường tiến của các bộ tộc man rợ châu Phi. Chỉ có hai góc phía bắc mới vào được thung lũng dễ dàng. Trái lại, Lưỡng Hà tương đối không được bảo vệ. Không phải đường biên nào cũng có mức độ an toàn đáng kể. Lưỡng Hà luôn cám dỗ các bộ tộc du mục thèm khát sống ở các vùng núi và hoang mạc xung quanh. Do đó, quá trình phát triển văn hóa thường xuyên bị gián đoạn do sự xâm chiếm của các bộ tộc hay cướp phá này.
Không chắc nền văn minh nào lâu đời hơn. Cho đến gần đây, hầu hết các sử gia đều mặc nhiên công nhận nền văn minh Ai Cập lâu đời hơn. Họ dựa vào kết luận của hai nhà Ai Cập học nổi tiếng nhất thế giới James H. Breasted và Alexandre Moret. Tuy nhiên, giữa hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, nhiều vấn đề được khám phá dường như chứng minh rằng ảnh hưởng đáng kể của Lưỡng Hà ở thung lũng sông Nile có từ 3500 TCN. Ảnh hưởng này được minh hoạ bằng việc sử dụng dấu niêm hình trụ, phương pháp xây dựng công trình, motif nghệ thuật, các thành phần trong hệ thống chữ viết chắc chắn có nguồn gốc Lưỡng Hà. Thành tựu như thế có thể từ thung lũng sông Tigris-Euphrates tỏa sáng đến tận Ai Cập từ lâu đời chắc chắn cho thấy nền văn minh Lưỡng Hà là nền văn minh
lâu đời hơn. Mặc dù không cần phải chứng minh, người ta cũng hiểu văn minh Lưỡng Hà lâu đời hơn văn minh Ai Cập. Vì những thành tựu vừa nêu không được xem trọng và được sao chép mù quáng. Thay vào đó, người Ai Cập tự sửa đổi những thành tựu ấy một cách cơ bản để chúng phù hợp với mẫu văn hóa của riêng mình. Dựa trên cơ sở chứng cứ này, có vẻ như có thể rút ra được kết luận duy nhất rằng cả hai nền văn minh đều rất lâu đời và nói chung cả hai phát triển cùng lúc.
Tài liệu tham khảo
Baikie, James, A History of Egypt, London, 1929, Tập I.
Boas, Franz, The Mind of Primitive Man, New York, 1927. Là một nghiên cứu về các điểm chung của nhân loại có giá trị.
Breasted, James H., The Dawn of Conscience, New York, 1934. Một chuyên luận xuất sắc về nguồn gốc các ý niệm tín ngưỡng và đạo đức.
-, History of Egypt, New York, 1912. Vẫn còn là một quyển sách lịch sử Ai Cập cổ đại hay nhất.
Buckle, Henry T., History of Civilization in England, tái bản lần thứ hai, New York, 1863.
Burton, H. E., The Discovery of the Ancient World, New Haven, 1932.
Butterfield, Herbert, History and Human Relations, New York, 1952. Cambridge Ancient History, New York, 1923, Tập 1.
+ Childe, V. G., New Light on the Most Ancient East. (Evergreen)
+ Clough, Shepard B., The Rise and Fall of Civilization: An Inquiry into the Relationship Between Economic Development and Civilization, New York, 1951. (Columbia)
Hall, H. R., Ancient History of the Near East, New York, 1913 Huntington, Ellsworth, Civilization and Climate, tái bản lần thứ ba, New Haven, 1924. Lý thú nhưng giáo điều.
Magoffin, R. V. D., và Davis, E. C., The Romance of Archaeology, New York, 1929.
+ Muller, H. J., The Uses of the Past, New York, 1952. (Galaxy) Một phân tích toàn diện.
Myres, J. L, The Dawn of History, New York, 1911.
+ Nevins, Allan, The Gateway to History, New York, 1938. (Anchor hiệu đính)
Smith, G. E., The Ancient Egyptians and the Origin of Civilization, hiệu đính, New York, 1923. Thiển cận và giáo điều.
Spengler, Oswald, The Decline of the West, tập 1, biên tập, New York, 1934. Triết học cơ bản của ông được đề cập trong phần Giới thiệu.
+ Somervell, D. C., biên tập, A. J. Toynbee, A Study of History, New York, 1947-57, 2 tập. (Galaxy, 6 tập) Công trình tóm lược một tác phẩm quan trọng một cách xuất sắc.
Trever, A. A., History of Ancient Civilization, New York, 1936, Tập 1.
A Study of History (D. C. Somervell, biên tập), Tập 1, trang 35.↩
Ellsworth Huntington, Civilization and Climate, tái bản lần thứ ba, trang 220-221.↩ Dẫn lời của Franklin Thomas, “Some Representative Contributions of Anthropogeography to Modern Political Theory”, Merriam, Barnes, và người khác, A History of Political Theories, Recent Times, trang 464.↩
H. T. Buckle, The History of Civilization in England, tái bản lần thứ hai, trang 93-106.↩ F. Oppenheimer, The State, trang 42-43.↩
Thorstein Veblen, The Instinct of Workmanship, trang 167.↩
Vùng đất phì nhiêu hình lưỡi liềm là một vành đai rộng có đất đai phì nhiêu, kéo dài từ vịnh Ba Tư về hướng tây bắc rồi sau đó xuống bờ biển Địa Trung Hải đến tận Ai Cập, hình thành một hình bán nguyệt bao quanh phần phía bắc hoang mạc Ả Rập.↩ J. H. Breasted, History of Egypt, trang 11.↩
CÁC NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI VÙNG CẬN ĐÔNG
Niên đại đều là TCN, nếu không sẽ được ghi chú CN
Chính trị
Văn hóa
Kinh tế
Tôn giáo
4000 TCN
Giai đoạn tiền
vương triều ở Ai Cập, khoảng 4000- 3200
Dương lịch ở Ai Cập, khoảng 4000
Phát triển giai
cấp nông nô ở Lưỡng Hà và Ai Cập, khoảng
3500
Thiên sử thi Tạo thành và Hồng thủy ở Lưỡng Hà, khoảng 4000
Uy thế của người Sumeria ở Lưỡng Hà, khoảng, 4000- 2000
Chữ viết tượng hình Ai Cập, khoảng 3500
Thờ mặt trời ở Ai Cập, khoảng 3500
Cổ Vương quốc ở Ai Cập, khoảng
3200-2300
Phát triển thủy lợi, toán học, thiên văn học sơ đẳng ở Ai Cập và Lưỡng Hà, khoảng 3500-2500
Tín ngưỡng đạo đức ở Ai Cập,
khoảng 3000
Chữ viết hình nêm,
khoảng 3200 TCN.
3000 TCN
Văn minh Aegea, khoảng 3000-1000
Phát minh nguyên tắc bảng chữ cái ở Ai Cập, khoảng 3000
Công nghiệp quy mô lớn ở Ai Cập và đảo Crete,
khoảng 2000
Niềm tin của
người Ai Cập về, khoảng 2500
Trung Vương quốc ở Ai Cập, 2100-
1788
Xây dựng đại kim tự tháp ở Ai Cập, khoảng 2700
Triết học ở Ai Cập,
khoảng 2500
Cách mạng tín ngưỡng của
Ikhnaton, 1375
2000 TCN
Đế chế Hittite, 2000- 1200
Bộ luật Dungi, khoảng 2000
Bộ luật Hammurabi, khoảng 1790
Vương quốc
Babylonia cổ, 1900- 1600
Kiến trúc đền thờ Ai Cập, 1580-1090
Người Hykso xâm chiếm Ai Cập, 1750- 1580
Người Kassite xâm chiếm Babylonia, khoảng 1600 Đế chế Ai Cập, 1580- 1090
Thờ quỷ và thuật phù thủy ở
Babylonia,
khoảng 1900
1500 TCN
Người Do Thái xâm chiếm Canaan,
khoảng 1300-900
Người Phoenicia phát triển bảng chữ cái,
khoảng 1500
Mua bán nô lệ ở Ai Cập, khoảng 1580
Cách mạng tín ngưỡng của
Ikhnaton, 1375
Điêu khắc theo chủ nghĩa hiện thực của người Assyria, 1300
Người Hittite giới thiệu việc sử
dụng sắt, khoảng
Chia ngày thành giờ và 1500
phút, khoảng 600
1000 TCN
Chế độ quân chủ Do Thái thống nhất, 1025-935
Tính độ dài của năm, khoảng 600
Người Phoenicia trao đổi thương mại với thế giới, khoảng 1000-500
Thờ phụng ĐỨC CHÚA của Người Do Thái, khoảng 1000
Sự ly khai của mười bộ tộc Israel, 935
Đệ nhị luật, khoảng 600
Mua bán nô lệ ở Assyria, khoảng 750
Mười điều răn, khoảng 700 Cách mạng tiên tri, 700- 500
Vương quốc Israel, 935-722
Người Lydia phát minh tiền xu,
khoảng 600
Học thuyết thuyết một thần phổ biến của người Do
Thái, khoảng 600
Vương quốc Judah, 935-586
Người Chaldean trao đổi thương mại với thế giới, 600-500
Thờ sao của
người Chaldean, 600-500
Đế chế Assyria,
722-612
Bói toán và chiêm tinh học, 600-500
Người Assyria xâm chiếm Ai Cập, 670
Bái hỏa giáo,
khoảng 600-300
Đế chế Chaldean, 612-539
Người Do Thái chiếm thành
Babylonia, 586- 539
Babylonia bị câu thúc, 586-539
Đế chế Ba Tư, 559- 330
Người Ba Tư xâm chiếm Ai Cập, 525
500
TCN
Đế chế Ba Tư dưới thời Darius, 521-486
Sách Job, khoảng 500
Con đường
hoàng gia của người Ba Tư,
khoảng 500
Tục thờ thần
Mithras, khoảng 300 TCN - 275 CN
Thuyết Ngộ đạo, khoảng 100 TCN - 100 CN
Đạo Cơ Đốc ra đời, khoảng 25 CN
CHƯƠNG 3
VĂN MINH AI CẬP
N
hững gì Người đã làm thật vĩ đại. Hỡi chúa tể của các vị thần. Kế hoạch của người và dự định của Người đã được thực hiện thông suốt. Người đã truyền cho con sự dũng cảm, sức mạnh của Người luôn theo cùng với con. Không vùng đất nào có thể đứng vững trước con, theo như dự đoán của Người, con đã đánh bại hoàn toàn những kẻ nào xâm lấn biên cương, buộc chúng phải hàng phục… Việc làm này đáng được tôn vinh vì theo mệnh lệnh mang lại chiến thắng của Người, chiến thắng có được vì Người đã ban phát sức mạnh cho vương quốc.
- - Lời Vua Ramses III tâu với vua cha, Amon-Re, chúa tể các vị thần, từ Câu đề tặng vĩ đại trong Vương triều thứ hai khắc trên phù điêu trong đền thờ Medinet Habu
Sự xuất hiện nền văn minh ở Ai Cập. Văn hóa Thời kỳ đồ đá mới kết thúc ở một số nơi trên thế giới ngay sau 5000 năm TCN. Lúc đầu có vẻ như biến mất ở thung lũng sông Nile, nhưng vùng đất thuộc lưu vực sông Tigris và Euphrates cũng kết thúc ít lâu sau đó. Việc hướng đến một trình độ văn hóa cao hơn có vẻ như diễn ra rất nhanh ở Ai Cập, không những có thể, mà còn là thành tựu của người Ai Cập trong việc đặt nền móng giải quyết được nhiều việc cho các dân tộc khác. Vì thế thật thích hợp khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu các nền văn hóa nổi tiếng trong lịch sử bằng sự xuất hiện nền văn minh trên hai bờ sông Nile.
1. GIAI ĐOẠN TIỀN VƯƠNG TRIỀU
Ý nghĩa giai đoạn tiền vương quốc. Vì không có nhà nước thống nhất nào kéo dài trong thung lũng sông Nile cho đến khoảng 3200 năm TCN, giai đoạn từ 5000 đến 3200 được gọi chung là giai đoạn tiền vương quốc1. Đầu giai đoạn này, Ai Cập dường như gồm nhiều
“nome”, hay thành phố-thành bang, mỗi thành phố-thành bang đều độc lập, mặc dù có sự hợp tác với nhau vì mục đích kinh tế. Ngay sau thiên niên kỷ thứ tư TCN, sự hợp nhất các nhà nước diễn ra để hình thành vương quốc rộng lớn, một ở phía bắc một ở phía nam. Không ai rõ sự hợp nhất này diễn ra như thế nào, nhưng có lẽ được tiến hành thông qua sự nhất trí tự nguyện hay sự chiếm lấy quyền cai trị theo cách ôn hoà của một số hoàng thân có năng lực. Ít có chứng cứ của một cuộc xâm chiếm quân sự. Các vương quốc này tồn tại cho đến cuối giai đoạn tiền vương triều, mặc dù có vẻ hợp nhất trong một thời gian ngắn ngay sau khi thành lập.
Đặc điểm chủng tộc của người Ai Cập. Tính phức hợp chủng tộc của Ai Cập giai đoạn tiền vương triều về cơ bản cũng giống như các giai đoạn sau này. Cư dân thuộc về nhánh Địa Trung Hải thuộc chủng tộc Caucasian, nhưng họ không phải là dân tộc thuần chủng, và cũng không có chứng cứ gì cho thấy các yếu tố chủng tộc như thế chẳng hạn có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển văn hóa. Họ là người có vóc dáng thấp, màu da sậm, đầu dài, mắt đen, thẳng, mắt hõm sâu, mũi hơi khoằm. Một số thể hiện dấu vết đặc điểm pha trộn giữa người Da đen và Libya, và có thể mang dòng máu của người Semite và các dân tộc khác ở Tây Á. Ngôn ngữ của họ có nhiều chứng cứ của thành phần Semite, nếu không thì cũng biểu thị mối quan hệ gần với một số dân tộc bản địa châu Á.
Tiến bộ cụ thể ở Ai Cập giai đoạn tiền vương triều. Giai đoạn tiền vương triều tuyệt nhiên không phải là không có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử văn hóa Ai Cập. Có sự tiến bộ vượt trội trong các ngành nghệ thuật và thủ công, và thậm chí trong một số ngành khoa học. Công cụ, vũ khí, và đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo từ
đá lửa, đồng, và vàng. Các phương pháp xử lý mới trong khâu hoàn thiện, đánh bóng và trang trí trên đồ gốm cũng được nghĩ ra, dẫn đến kết quả người Ai Cập trong giai đoạn này có khả năng đóng thuyền mang tính hữu dụng cao và sự xuất sắc trong nghệ thuật cũng như bất kỳ sản phẩm nào do con cháu của họ sau này tạo ra. Thành tựu quan trọng khác bao gồm sự phát triển một hệ thống tưới tiêu hiệu quả, cải tạo các vùng đất đầm lầy, và dệt loại vải lanh có chất lượng vượt trội.
Tiến bộ tri thức. Nhưng những thành tựu này không phải là tất cả thành tựu họ đạt được, có chứng cứ cho thấy người Ai Cập giai đoạn tiền vương triều phát triển một hệ thống luật pháp dựa trên tập quán, có tiếng đến mức sau này được xem có tính ràng buộc thậm chí đối với cả Pharaoh. Hệ thống chữ viết xuất hiện cũng được đưa vào sử dụng. Mặc dù chưa tìm thấy tiêu bản thực tế của loại chữ viết như thế, nhưng minh hoạ còn sót lại từ thời Vương triều thứ nhất mang tính chất phức tạp đến mức người ta nghĩ chúng phải có trước đó rất lâu. Sau cùng, người Ai Cập trong giai đoạn này nghĩ ra dương lịch đầu tiên trong lịch sử nhân loại, có vẻ dựa trên sự hiện ra hàng năm của sao Thiên Lang, Sirius, với 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, vào cuối năm cộng thêm năm ngày lễ. Theo tính toán của các nhà Ai Cập học hiện đại, niên lịch này được đưa vào sử dụng vào khoảng năm 4200 TCN. Sự tồn tại của một niên lịch chính xác hợp lý vào thời điểm này khẳng định rằng người Ai Cập đã có được sự phát triển đáng kể trong toán học, và có thể trong các ngành khoa học khác.
2. LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ DƯỚI THỜI CÁC PHAEAON
Thành lập Cổ Vương quốc. Khoảng 3200 TCN các vương quốc phía Bắc và Nam Ai Cập được kết hợp thành một đơn vị chính trị duy nhất, hiển nhiên là lần thứ hai, mặc dù sự hợp nhất lần thứ nhất chỉ kéo dài trong thời gian quá ngắn. Người sáng lập nhà nước mới theo truyền thuyết là Menes, vì thế mọi người xem ông như người sáng lập Vương triều thứ nhất. Năm vương triều khác tiếp sau theo thứ tự đều đặn cho đến năm 2300 TCN. Trong hai vương triều đầu tiên, kinh đô vẫn còn đặt ở Thinis, Thượng Ai Cập. Vương triều thứ ba chuyển trụ sở cai trị đến Memphis trên rìa phía nam của Châu thổ, để có được lợi thế của một địa điểm trung tâm với nhiều chức năng hành chính hơn. Kinh đô vẫn được đặt ở địa điểm này trong khoảng năm thế kỷ, giai đoạn từ khoảng 2800 đến 2300 TCN do đó được gọi là giai đoạn Memphite, trong khi toàn bộ giai đoạn của sáu vương triều đầu tiên được gọi là giai đoạn Cổ Vương quốc.
Cai trị Cổ Vương quốc. Sự cai trị của Cổ Vương quốc thật ra không đạt đến mức chính thể chuyên chế cá nhân như người ta thường nghĩ. Sự cai trị này theo chính trị thần quyền hơn là chế độ chuyên quyền. Chính thể chuyên chế của nhà vua được thực hiện không những nhân danh nhà vua mà còn trong tư cách người đại diện cho thánh thần. Chính thánh thần là sự hiện thân của công lý và trật tự xã hội, thánh thần là những người thật sự cai trị, theo quan niệm thịnh hành, nhà vua chỉ là người đại diện cho thánh thần. Dĩ nhiên, thật ra bản thân nhà vua cũng tự xem mình là thánh thần, là con của thần mặt trời Re. Nhà vua được thần dân vô cùng kính trọng đến mức không được phép gọi tên nhà vua, mà chỉ gọi là “Pharaoh”, từ “pero” trong tiếng Ai Cập nghĩa là “ngôi nhà lớn” hay “nhà của vua”. Vua bị cấm không được kết hôn với bất kỳ ai ngoài giao dịch trực hệ với mình, nếu không dòng máu thần thánh mà nhà
vua đang mang sẽ bị nhiễm phải vết nhơ hạ cấp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong tất cả hoạt động chính thức, quyền bính của nhà vua được giới hạn theo luật pháp cổ đại, người ta cho là luật
pháp thể hiện ý muốn thần thánh. Nhà vua không được quan trọng hơn luật pháp mà phải phục tùng luật pháp. Vì thế, không được hiểu lầm chức năng của nhà vua khi so sánh nhà vua, với các nhà vua thần quyền trong thời hiện đại sau này.
Liên minh giáo hội và nhà nước. Không có sự chia rẽ nào giữa giáo hội và nhà nước ở Cổ Vương quốc. Thuộc cấp chủ yếu của Pharaoh là thầy tế, và bản thân nhà vua cũng là một thầy tế chính. Nhưng nhà vua cùng có nhiều phụ tá khác: tể tướng, người giữ ngân khố hoàng gia, kiến trúc sư chính, người giám sát các công trình công cộng, thẩm phán chính, và 42 nomarch. Nomarch là những thủ hiến cai trị “thành bang” (nome); đất nước được chia thành nhiều quận địa phương. Ban đầu họ được Pharaoh bổ nhiệm, và phải làm theo ý vua, nhưng dần dần họ làm cho chức vụ của mình cha truyền con nối và ngày càng thâu tóm đặc quyền chủ quyền vào tay mình. Vì nome là những tàn tích còn sót lại của thành phố-thành bang cổ, nên suy nghĩ bè phái vẫn còn rơi rớt và khuyến khích các thủ hiến địa phương bất tuân mệnh lệnh từ chính quyền trung ương.
Trách nhiệm của Pharaoh. Vị trí của Pharaoh mang tính cha truyền con nối, nhưng đặc quyền kế vị đi kèm với trách nhiệm. Thông thường thái tử thường phải trải qua thời gian tập sự dưới sự dìu dắt của vua cha hay tể tướng trong vai trò người giám sát việc chung. Vì thế thái tử khi lên ngôi như một chính khách được giáo dục và được khai sáng, hiểu nhu cầu trong nước và được đào tạo quản lý các
hoạt động chung như khai khoáng, xây dựng các công trình công cộng và tưới tiêu. Vì thế thái tử đã được chuẩn bị kỹ trước khi lên ngôi, vì trong tư cách nhà vua, theo tập quán, vua phải dành nhiều thời gian để kiểm tra và quản lý nhiều dự án khác nhau nhằm mục đích gia tăng quyền lợi của đất nước. Thần tính bao bọc nhà vua nhưng Pharaoh vẫn phải nỗ lực phục vụ vì phúc lợi chung.
Tòa án và quá trình xét xử. Những gì vừa nêu về tầm quan trọng của luật pháp Ai Cập cho thấy quá trình xét xử phải theo đúng các quy định của luật pháp. Thực tế đúng như thế. Mặc dù Cổ Vương
quốc chưa có một giai tầng gồm các thẩm phán chuyên nghiệp, nhưng số quan chức quản lý hành chính đôi lúc phải đảm nhận vai trò của thẩm phán, họ phải học luật và cảm thấy tự hào trong việc xét xử công chính trong các vụ xử quan trọng. Có đến sáu “tòa án”, với nhiều quan chức hành chính khác nhau được chỉ định làm “thẩm phán” theo từng thời điểm, cấu thành ngành “tư pháp” của chính quyền. Cao nhất trong số các “thẩm phán” là “chánh thẩm phán”, đôi lúc cũng đảm nhận chức vụ tể tướng. Đơn “kháng cáo” cũng có thể gửi đến Pharaoh trong một số trường hợp. Rõ ràng không có giai cấp đẳng cấp nào được miễn khỏi phải bị tòa xét xử. Sử sách cho thấy thậm chí trường hợp phản bội trong gia tộc nhà vua cũng bị xét xử tỉ mỉ, tôn trọng quy định của luật pháp, được thể hiện trong các phiên tòa xử những người phạm tội nhẹ. Các Pharaoh chưa hiểu được sự khác biệt đáng bị hình phạt nghiêm khắc giữa “tội phạm” chính trị với tội phạm thông thường được các nhà cai trị nhà nước thời hiện đại đưa ra.
Đặc điểm phi quân sự của Cổ Vương quốc. Chính quyền Cổ Vương quốc (the government of the Old King), được hình thành trên
"""