"
Tiền 3: Sòng Bạc - Paul Loup Sulitzer full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tiền 3: Sòng Bạc - Paul Loup Sulitzer full prc pdf epub azw3 [Trinh Thám]
Ebooks
Nhóm Zalo
MỞ ĐẦU
Vào quãng giữa tháng 7 năm 1976, ngày 18, cách đây hơn ba tháng tôi đã lao vào việc mua và xây dựng một khách sạn - sòng bạc khổng lồ trên đất Mỹ. Một sòng bạc đáng gọi là một sòng bạc: Sau khi xây dựng xong, nó sẽ có thể tiếp đón được trong cùng một lúc từ 29 đến 30 ngàn khách chơi. Không phải là nhỏ rồi! Dù sao nó cũng đủ để cạnh tranh với những sòng bạc Caesars hay Saudz của Las Vegas. Quy mô thì y chang như nhau hay cũng gần như thế. Nhưng về tầm quan trọng của công chuyện kinh doanh mà tôi đã dấn thân vào thì chỉ cần ba con số là đủ để biểu hiện nó: Tổng số vốn đầu tư là năm trăm triệu dolars, nếu không có gì bất thường thì số vốn này sẽ được khấu hao xong trong ba năm rưỡi, lãi đồng niên trông thấy được sẽ là một trăm triệu dolars nghĩa là 500 triệu francs mỗi tháng[1]. Trừ tiền thuế và các lệ phí.
Ngày 18 tháng 7 năm 1976, một chiếc taxi đưa tôi đến một cao ốc ở Phố 65 Đông, tại Manhattan, New York,
lúc đó là tám giờ tối, hơn kém khoảng một hay hai phút gì đó.
— Tôi tên là Franz Cimballi. Ông Olliphan chờ tôi. Người bảo vệ có mang súng, tra một bảng danh sách để trên bàn làm việc nhìn chòng chọc vào mặt tôi, rồi gật đầu. Tôi đi về phía thang máy, anh ta gọi giật tôi lại, nói:
— Tầng lầu của ông Olliphan có thang máy riêng. Anh ta đến gần tôi, đưa tôi đến trước mặt cái cửa bằng gỗ sồi đánh si, kỳ lạ là không có một quả đấm cửa hay bất cứ một thiết bị mở nào.
— Xin mời ông nhìn vào chiếc camera này. Tôi phải ngẩng đầu và con mắt độc nhỡn của chiếc ống kính nhìn xuống tôi. Tôi gửi cho nó một nụ cười quyến rũ mà tôi có bí quyết. Mười giây, cái cửa không có khóa lặng lẽ quay, mở vào một thứ phòng khách của phụ nữ, căng bằng lụa mộc, có kê ở hai bên một chiếc tủ đứng kiểu Louis XVI, hai chiếc ghế fauteuil kiểu Adam, lưng ghế có phù hiệu. Tôi bước vào, cánh cửa đóng lại sau lưng tôi. Tôi không hề cảm thấy chiếc cabin khởi động, và cũng chẳng cảm thấy chấn động nhẹ nào báo hiệu đã lên đến nơi. Một cánh cửa mở ra, gác lầu
thứ 64 trên cao, một người quản gia người Porto Rico thản nhiên đỡ chiếc áo choàng của tôi.
— Xin mời ông đi lối này, thưa ông Cimballi. Nếu cứ xét theo cái thang, bằng gỗ mun rất hẹp đưa tôi lên một căn phòng có lẽ là căn gác cuối cùng của cao ốc này, thì tầng lầu này phải là song lập. Người mời tôi dùng bữa tối đang chờ tôi ở đầu một dãy hành lang hoàn toàn ốp gỗ, dẫn vào một phòng đọc sách cũng hoàn toàn ốp gỗ như vậy. Khi tôi bước vào, ông cất chiếc vĩ cầm vào hộp, và tôi có thể đoán chắc rằng chỉ riêng một cây đàn này thôi, ít nhất cũng bằng giá của cả tầng lầu song lập này và những gì nó chứa bên trong. Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, cao lớn, mảnh mai, rất đẹp, rất lịch sự! Hai thái dương tóc điểm bạc, da mặt rám nắng, đôi mắt xanh cháy bỏng thông minh. Tên ông ta là James Montague Olliphan. Chính ông là người đứng làm trung gian để bán cho tôi khách sạn “Con Voi Trắng”. — Ông dùng một chút rượu thưa ông Cimballi? — Không, xin cảm ơn ông.
Đôi mắt xanh của ông ta thăm dò tôi. Ông nói nhẹ nhàng:
— Tôi có được biết ông Scarlett.
John Carradine, tức Scarlett. Luật sư kinh doanh, đã chết (ông ta tự tử bằng lửa để chấm dứt một căn bệnh kinh khủng). Nhưng ngay trước khi chết, ông ta đã giúp tôi, để tôi có thể chỉ bằng một đòn duy nhất, vừa hoàn thành được một việc trả thù, vừa đạt được giàu có. Tôi nhìn chăm chú Olliphan, và bỗng có một cảm giác kỳ lạ làm cho tính đa nghi của tôi trỗi dậy.
— Ông có vẻ biết về tôi nhiều lắm!
— Tên ông là Franz Cimballi. Nhìn ông, người ta sẽ cho là ông không quá 20 hay 22 tuổi. Thực ra ông nhiều tuổi hơn thế một chút, nhưng cũng không nhiều lắm đâu. Nhưng ông đã thắng được mấy cú xuất sắc về mặt tài chính. Và về gia sản của ông, nói chung... ông có đồng ý chúng ta vào bàn ăn không? Ông đã thấy đói chưa?
— Lúc nào tôi cũng đói, nhất là giữa hai bữa ăn. Cảm giác kỳ lạ của tôi khi ngắm Olliphan là thấy ông ta hình như đang trong một trạng thái bị kích động cực độ, gần như tuyệt vọng, nhưng vẫn hoàn toàn tự chủ được, ông ta tiếp câu nói đó:
— Về phần gia sản của ông, tôi nói rằng có thể vượt quá tám mươi triệu dolars...
Tôi đi theo, trong lúc ông ta vừa đi vừa nói. Chúng tôi
bước vào một phòng ăn. Cảnh tượng ở đó đập ngay vào mắt, làm tôi đứng sững như trời trồng đến vài giây: Đó là một người đàn bà, hay có thể đã là một người đàn bà nhiều năm trước đây, bây giờ là một quái vật, một đống to tướng thịt mỡ, bóng nhẫy, phì nộn. Bà ta đầm mình chứ không phải ngồi ở đầu chiếc bàn dài, bất động nhưng mà sống hẳn hoi. Một đôi mắt đen, biểu lộ một sự hung dữ lạnh lùng đến làm ngạt thở, đã xoáy vào tôi như vào một đường ngắm bắn, ngay khi tôi mới bước chân vào, và đôi mắt ấy không rời tôi ra nữa.
— Em yêu - Olliphan nói bằng một giọng hết sức êm dịu - Anh có thể giới thiệu với em một người bạn của anh, ông Franz Cimballi. Nhà tôi, thưa ông Cimballi, Angelina.
Tôi chìa tay ra, nhưng con quái vật ấy không làm một cử chỉ nhỏ nào để cầm lấy nó. Bà ta đang ăn, hay đúng hơn là đang ngốn, đưa cả hai tay ra bốc bẳi các đĩa ăn xếp quanh mình - Muốn mửa được - Nhưng cái ghê gớm hơn nữa, có lẽ là thái độ của Olliphan, ông ta đối xử với người đàn bà, vợ ông ta ấy, như là một người phụ nữ đẹp chưa từng có dưới ánh sáng mặt trời. Ông ta luôn luôn, trong suốt bữa ăn, nói chuyện với bà ta, lấy bà ta
làm chứng cho những lời ông ta nói với tôi, hay những lời tôi đáp lại ông ta, nhưng cái con bạch tuộc ấy chỉ mở cái miệng nhỏ xíu phàm ăn kia ra để nhét vào đó từng nắm mì sợi hay những con cá, sốt cà chua chảy nhễ nhãi. Và mỗi lần ông ta nói với bà, một cách hoàn toàn tự nhiên, giọng nói của ông lại thắm đượm âu yếm.
— Ông dùng cà phê, ông Cimballi?
Chúng tôi đã xong bữa tối. Không, tôi không muốn cà phê và cũng không muốn rượu mùi. Thực ra tôi chỉ có một ý muốn là chuồn khỏi nơi đây, chuồn khỏi căn phòng này, và cả tòa nhà này nữa. Nhưng ông Olliphan đã bảo với tôi:
— Tôi muốn cho ông thấy một cái này.
Ông ta đi trước tôi lên cầu thang hẹp. Mà tại sao lại hẹp thế kia chứ? Để ngăn không cho cái bà Olliphan kinh khủng kia lên chăng? Chúng tôi bước vào thềm nghỉ của cầu thang.
— Lúc nãy, tôi có lầm không, khi ước lượng gia tài của ông?
Không. Có điều ông ta đã quên không trừ đi số tiền 25 triệu dolars mà tôi đã phải bỏ ra để tậu khách sạn “Con Voi Trắng”. Olliphan đẩy một cánh cửa. Đột nhiên nhiệt
độ tăng lên đến mấy độ, chúng tôi bước vào một nhà kính trồng cây, không khí ở đây ẩm và nóng, ngào ngạt mùi hương của những thảo mộc nhiệt đới bao quanh một cái bể hình bầu dục dài khoảng tám đến mười thước, một bể bơi thực sự.
— Ông có thích không, ông Cimballi?
— Có, thưa Bwana[2].
Tôi ngẩng đầu lên: Tất cả đều bằng kính, nhìn qua thấy cả bầu trời nửa mây, nửa sao của Manhattan. Tôi hỏi Olliphan:
— Ông có biết Martin Yahl không?
— Tôi chưa gặp ông ta bao giờ.
Câu hỏi đột ngột của tôi chắc không làm ông ta ngạc nhiên, dường như ông đã chờ đợi nó. Ông ta cười khúc khích, trong bóng tối mờ mờ, đôi tròng mắt của ông ta có vẻ nhạt màu hơn. Trong khi chúng tôi bước theo những lối đi của khu vườn nhiệt đới kỳ lạ nằm vắt vẻo ở tầng gác thứ sáu mươi lăm trên công viên Central Park, ông ta nói:
— Tôi biết Martin Yahl là một chủ ngân hàng Thụy Sĩ. Tôi biết ông ta căm thù ông, và về phần ông, ông cũng căm thù ông ta. Tôi biết rằng hai ông đã có đánh nhau
và ông đã thắng cả hai keo. Xin ông theo tôi, tôi còn có cái khác muốn để ông thấy...
Ông ta kéo một chiếc cửa kính sang bên, ở phía bên kia là một cái sân thượng choán hết cả phần mái nhà mà vườn kính còn để lại. Giữa cái ngột ngạt của khu vườn và không khí của đêm New York, sự cách biệt về nhiệt độ ít nhất cũng phải đến hai mươi độ.
Olliphan đi thẳng ra phía trước trong bóng tối. Ông ta đi cách tôi đến ba hay bốn thước, và tôi chỉ còn lờ mờ thấy ông. Ông ta nói:
— Ông không bắt buộc phải theo tôi.
Nhưng tôi vẫn cứ đi sâu vào bóng tối đến với ông ta. Bóng tối dần dần sáng ra khi mắt tôi thích nghi được hơn: Tôi đi trên một cái nền đen kịt, dường như được trát bằng một thứ nhựa đường đục. Tôi ngồi xổm xuống và lấy tay sờ: Đúng là nhựa đường. Olliphan vẫn tiếp tục tiến lên. Chung quanh ống khói được chiếu sáng bởi những ánh đèn của cao ốc Empire State.
— Ông có làm việc cho Yahl không, ông Olliphan? Một tiếng cười nhỏ trong đêm.
— Không.
— Trước đây ông đã có làm việc cho hắn, hay với hắn
phải không?
— Không.
— Có mối liên hệ nào giữa Yahl với Con Voi Trắng không?
— Tôi không thấy có.
Tôi lại nghe thấy ông ta cười. Tôi đi thêm vài bước nữa để lên đến ngang tầm của ông ta, và lúc đó thì chuyện ấy xảy ra: Dưới chân tôi, mặt sàn đang hoàn toàn nằm ngang bỗng dốc xuống. Tôi ngừng lại ngay tức khắc, bụng xoắn lại vì một nỗi sợ thực sự. Chúng tôi đang chơi cái trò quỷ quái gì đây? Tôi nhìn ra phía trước: Chẳng có gì cả.
Trong vài giây đồng hồ, tôi tưởng mình bị ảo giác. Nhưng không, không thể nghi ngờ gì được nữa: Đằng phía trước mặt tôi, không còn nghi ngờ gì. Hàng lan can bao quanh sân thượng thiếu hẳn đi ít nhất là trên mười thước. Nhịp tim tôi nhanh hẳn lên một cách dữ dội. Olliphan nói:
— Ông hãy nhìn xuống chân mình.
Tôi cúi xuống và đọc thấy một chữ số “Năm" sơn trắng bằng khuôn trổ lên màu nhựa đường đen. Olliphan nói tiếp, tiếng ông ta hơi xa hơn, và có vẻ thích thú:
— Tôi đã lưỡng lự. Nên chia độ theo đơn vị yards hay đơn vị mét, cuối cùng tôi chọn lựa hệ thập phân vì hệ này trước sau gì cũng sẽ trở thành phổ thông. Độ chia, đi từ một đến hai mươi, cho đến năm thì độ dốc hầu như không cảm thấy được. Rồi nó tăng dần lên từ năm đến mười độ thì độ dốc sẽ lên đến năm phần trăm. Từ mười đến mười lăm thì lên đến mười phần trăm. Từ mười lăm đến hai mươi thì lên đến hai mươi phần trăm. Tất nhiên, quá hai mươi, thì không có gì nữa ngoài khoảng không của sáu mươi nhăm tầng gác. Có phải đó là một ý kiến ngộ nghĩnh không?
Tôi nuốt nước miếng:
— Phải hét lên vì cười mất. Ý kiến ấy là của ông à? Ông ta mỉm cười gật đầu. Trong bóng tối, đôi mẳt Ireland của ông ta càng bạc màu đi hơn nữa. — Riêng cá nhân tôi, tôi đã đi đến mười bảy. — Kỷ lục thế giới, tôi đoán thế?
— Đúng, đến hôm nay, vì còn phải chú ý đến gió nữa. Và tất nhiên, nếu ướt thì còn trơn nữa, Nhưng kỷ lục sinh ra là để được phá đi.
Tôi cười gằn. Thằng cha này điên rồi.
— Ít nhất, ông cũng hãy tiến đến mười, ông Cimballi.
Ở đó gần như không có gì đáng ngại cả.
Cái câu “gần như” này làm tôi lo ngại. Nhưng tôi cũng cứ đi lên hai, ba bước, rồi ba, bốn bước khác nữa. Tôi đã ở “Chín". Và tôi nghĩ “Cimballi, mày còn điên hơn nó nữa. Mày làm gì thế hở, đồ đần độn?”. Tôi lê một gót giầy thận trọng nữa, và tôi đạt tới cái vòng trắng của “Mười". Quá nữa, tôi cảm thấy rõ là độ dốc càng tăng lên. Còn Olliphan, hắn đã tới “Mười Bốn", hai tay đút trong túi áo, tóc phất phơ bay trong gió:
— Ông thật không muốn đến chỗ tôi ư?
— Không, nếu không có dù.
— Thế mà tôi vẫn tưởng rằng ông là người biết mạo hiểm.
Trong đầu tôi, tín hiệu báo động bắt đầu nhấp nháy, tôi trả lời.
— Không phải thứ mạo hiểm này.
Bây giờ nhìn khá rõ rồi. Tôi nhận thấy chữ số “Hai Mươi" ra sát đến khoảng không, chỉ cách có vài phân thôi. Olliphan quay lưng lại tôi, hai tay vẫn đút trong túi, hắn tiến thêm lên một thước nữa.
— Mua một cái sòng bạc là một sự mạo hiểm đấy, ông Cimballi...
Rồi! Olliphan lại vượt lên một thước nữa.
— Tôi nói rằng nó giống như đi đến tận mức mười tám, một ngày gió to, dưới cơn mưa tầm tã... Im lặng. Cuối cùng tôi nói:
— Cái gì thế? Một sự cảnh cáo chăng?
Ông ta dừng lại một lát, nhưng rồi lại tiếp tục đi, vẫn cứ tiến thẳng về phía trước, hai tay vẫn thọc trong túi. — Ông Olliphan, tôi hỏi ông mà.
Ông ta lắc đầu. Và lại tiến lên nữa. Tôi đã nghĩ đến việc rồi đây sẽ phải giải thích làm sao, là sau một trò chơi ngu xuẩn, ông chủ nhà của tôi đã thực hiện một cuộc bay lượn trên cao hai trăm thước, trước khi nằm nát nhừ trên bờ hè.
— Còn gì nữa không, ông Olliphan?
— Tôi rất có cảm tình với ông.
Thôi, đủ rồi! Tôi quay lại, và rất thận trọng rút lui, cho đến khi tìm lại được ở dưới chân một cái sàn bằng phẳng và hoàn toàn nằm ngang. Tôi nhìn lại sau lưng: Olliphan vẫn tiếp tục tiến lên, cố ghìm mình bằng gót giầy, cuối cùng ông ta ngừng lại:
— Mười tám rưỡi. Kỷ lục đã bị phá.
— Trong cái vụ sòng bạc này, có cái bẫy nào không?
— Tôi không thấy có...
Tôi không nhìn thấy mặt ông ta, nhưng tôi nghe tiếng ông ta cười:
— Chính tôi là người làm trung gian giữa các thân chủ của tôi và ông trong việc mua bán này! Thế ông thực tình trông đợi tôi sẽ nói với ông rằng vụ mua bán này là không lành mạnh à?
Tôi ngồi sụp xuống, vì thấy hơi chóng mặt. Tôi đứng thẳng lên:
— Tôi đi đây, ông Olliphan. Cảm ơn về bữa ăn tối nay. Và chúc ông ngủ ngon.
— Chúc ngủ ngon.
Ở tầng gác dưới, người quản gia đã hiện ra ngay khi tôi vừa đi xuống chiếc cầu thang hẹp. Anh ta đưa cho tôi chiếc áo choàng của tôi. Tôi theo anh ta đi qua một dãy buồng. Buồng ăn bây giờ đã trống trơn, nhưng phòng khách - hay một trong những phòng khách thì không - Bà ta đang ở đó, đích thị bà Olliphan, trôi dạt trong một chiếc fauteuil mà bà ta đè bẹp xuống dưới sức nặng của bà. Bà ta có thể cân nặng được bao nhiêu nhỉ? Một trăm ba mươi ký? Và bà ta nhìn tôi, tay thì đào vào trong hộp sôcôla.
— Xin chào bà!
Không trả lời.
Thế là, tôi chạy trốn thực sự.
Nhưng mà này, từ từ thôi, Cimballi. Đừng có lồng lộn lên như thế! Nào chúng ta hãy bắt đầu từ chỗ bắt đầu.
PHẦN MỘT
MÓN KEM MỨT CỦA THẦY CẢ 1
Sau này tôi đã suy nghĩ nhiều. Tất cả đều do lỗi của Sarah cả (cô ta không đồng ý với tôi như thế). Dù sao, cái ý kiến mua một khách sạn, hay còn hơn thế nữa, mua cả một chuỗi khách sạn, cái ý kiến ấy là của cô ta.
Vào mùa Xuân của cái năm 76 này, nghĩa là hàng tháng trước khi tôi nghe nói đến Con Voi Trắng của Olliphan, và nghe nói đến Henry Chance, cùng các ông nội khác, thì một hôm Sarah bảo tôi rằng:
— Anh đang dậm cẳng như một con ngựa bất kham ấy, anh Franz ạ.
Tôi nhìn cô ta, ngạc nhiên: Vào đúng lúc đó, tôi đang nằm trên một chiếc võng ở một bãi biển của Montego Bay tại Jamaique, cùng với thằng con trai trần truồng
của tôi đang chụm cả hai chân để nhảy lên bụng tôi. — Anh sao kia?
— Anh dậm cẳng.
— Trông anh có cái dáng ấy thật à?
— Thêm nữa, anh lại còn mập ra
Ý kiến của cô ta là đã đến lúc tôi phải ra khỏi giấc ngủ ly bì của tôi rồi. Cô ta nói nhìn thấy rõ là tôi đã bắt đầu chán, và cô ấy hiểu điều đó: Dù sao tôi cũng chỉ mới có 26 tuổi, và bản chất của tôi là chạy rông ở khắp thế giới. “Tóm lại, là em đã chán thấy mặt anh rồi, phải không?” Không phải thế đâu, nhưng theo cô ta, thì tôi phải nhổ rễ ra khỏi cái vũng ấy và đi làm một cái gì đi. Ý kiến của cô ta về cái gì này là: Một chuỗi khách sạn.
— Mà em sẽ là giám đốc.
— Chắc chắn là không rồi! Nếu ở trên thế giới này có một người em không muốn làm chủ của em, thì người đó chính là anh đấy, ông nội ạ! Thà về làm nội trợ còn hơn.
Vì cái lý do tối hậu và bất khả cãi là cô ta muốn giữ sự độc lập của mình trên hết, hơn là bất cứ chuyện gì khác. Đã hai lần rồi, tôi đề nghị với cô ta lấy tôi. Nhét[3]. “Thế tại sao không? Sẽ nói chuyện sau, khi nào cậu lớn đã”.
Chính trong những lúc này là cô ấy làm tôi khó chịu nhất. Chắc chắn cô ấy là người duy nhất trên thế giới này không coi tôi: Cimballi là quan trọng. Người duy nhất cùng với tôi, Cimballi.
Có một điều chắc chắn: Tôi không cảm thấy chút phấn khởi nào đối với việc mua lại hay xây dựng một chuỗi khách sạn. Trước hết là vì với tám mươi triệu dolars thì không thể làm cái gì lớn được. Rồi sau nữa chơi cái trò bầy hàng với hàng ngàn phòng khách sạn, là điều không làm tôi say mê lắm. Tôi cứ tưởng tượng ra mình sẽ phải chạy từ khách sạn này sang khách sạn khác để kiểm tra xem những ông tướng quản lý có ăn cắp những muỗng bằng bạc của tôi không.
Nhưng dù sao cũng phải làm ra bộ, để vui lòng cô gái Ireland yêu quý của tôi. Tôi đã yêu cầu Marc Laveter gửi từ Paris sang cho tôi một bản nghiên cứu về khách sạn trên thế giới.
Một tháng sau tôi nhận được trả lời dưới hình thức một tập hồ sơ dầy bốn hay năm trăm trang gì đó, mà tôi không hề muốn đọc. Tập hồ sơ mô tả chi tiết cơ cấu tổ chức và những số liệu kinh doanh của các chuỗi Hilton Sheraton, Holiday Ima, Hyatt.v.v... Đọc cũng hấp dẫn
như đọc một cuốn danh bạ điện thoại vậy!
Nhưng một trong những người phụ tá của Marc đã nghĩ rằng có lẽ tốt nhất là gạch đít bằng mực đỏ một câu. Một câu duy nhất thôi, nhưng nói lên tất cả: “Sáu mươi phần trăm tiền lãi thu được bởi toàn bộ những cơ sở của chuỗi Hilton ở khắp thế giới là chỉ do một mình Las Vegas International Hilton cung cấp”, và người phụ tá này đã viết một câu bên lề tờ giấy để giải thích hiện tượng này: “Nhờ vào sòng bạc của Hilton ở Vegas”.
Thế là tất cả mọi chuyện bắt đầu. Và tôi lên đường đi chiến đấu.
***
— Một sòng bạc à?
Lúc đó phải vào khoảng giữa tháng sáu. Có thể là vào ngày 14. Hôm đó ở New York trời đẹp tuyệt vời. Philip Vandenbergh ngồi trước mặt tôi. Anh ta nhìn tôi như thể tôi vừa rủ rê anh ta đi buôn lậu ma túy hay đem tất cả những nữ sinh của một trường trung học đi làm gái điếm vậy. Sự hằn thù của chúng tôi đối với nhau một cách rất lộ liễu, có nhiều phần là một trò chơi, gần như là một sự đồng lõa với nhau. Trong năm năm trời, anh ta chưa
cười với tôi một lần nào, chúng tôi chưa ăn sáng hay ăn tối với nhau bao giờ, anh ta nhất định từ chối không gọi tôi bằng tên tục, và khi chúng tôi cùng trong một căn phòng, bao giờ anh ta cũng thu xếp để ngồi thế nào xa tôi nhất. Nhưng cũng lại chính cái gã Philip Vandenberg này đã từng chạy đôn chạy đáo, thậm chí đến cầu cứu cả chính gia đình gã can thiệp vào để tìm được cho tôi cái số hơn 30 triệu dolars đã cứu tôi thời đó. Về phần tôi tuy không bao giờ ngừng biểu lộ ác cảm của tôi đối với gã, nhưng thế mà đã năm năm nay, tôi vẫn cứ xin và trả bằng giá đắt như vàng những ý kiến cố vấn của gã. Tôi nói:
— Một sòng bạc. Tôi muốn hoặc tậu một cái hoặc cho xây một cái.
Gã ngã người trong ghế fauteuil, dựa gáy vào thành ghế, chụm thật đứng những đầu ngón tay vào với nhau. — Ông có ý kiến gì về số vốn đầu tư vào đó không? — Tôi muốn một cái bự kia.
— Thế thì ông phải tính đến hàng trăm triệu dolars đấy.
— Tôi sẽ đập cái ống tiền của tôi ra.
— Ông biết gì về công nghiệp sòng bạc?
— Hoàn toàn không biết gì cả.
Đó là một sự thật tồi tệ nhất: Đến chơi giurummy mà tôi còn bị Sarah luôn luôn đánh cho thua liểng xiểng, chơi cờ trận, mà tôi còn bị thằng con trai bốn tuổi của tôi đánh ngã. Và lần cuối cùng đi qua Vegas tôi đã thua bạc mất hai dolars rưỡi.
— Ông có nghe nói đến một cái giống gì gọi là Mafia chưa?
— Tôi đã có xem phim “Bố Già” hai lần.
— Vui thật! - Vandenberg nói - Hài hước hết sức. Anh ta có một nụ cười lạnh lẽo. Tôi làm cho anh ta thương hại, rõ ràng là thế, không biết rằng tôi có biết Mafia từ thuở nào đến giờ và ngay bây giờ vẫn còn chú ý đến các sòng bạc dù ở Vegas, ở Atlantic City, San Juan bên Porto Rico, ở Bahama hay ở bất cứ nước nào tại châu Mỹ La Tinh. Liệu tôi có ngờ rằng, trong cái môi trường ấy, tôi không thể bước đi một bước nhỏ nào mà không chạm trán với một Gia Đình?
Vandenberg còn nói thêm:
— Ở Vegas, trong những năm 50, tất cả hay gần như tất cả, đều nằm trong tay của các “mobs”, nghĩa là bọn Gangster. Chuyện bây giờ cũng có hơi khác đi một chút,
sau một số vụ việc. Thí dụ như vụ ở sòng Silver Sliper chẳng hạn, ở đó người ta đã phát hiện ra những gian trá có quy mô công nghiệp để làm sạch những món tiền rất lớn do buôn lậu ma túy đưa đến. Bang Nevada đã dùng Ủy Ban Cờ Bạc để chỉnh đốn lại trật tự, ủy ban này có khả năng làm được việc đó bằng cách cấp các giấy phép hoặc thu hồi giấy phép. Họ đã dùng cái quyền ấy, và kết quả là phần đông các Gia Đình phải nhường chỗ cho những người đầu tư ở nơi khác đến: Đó là các công ty dầu mỏ, công ty điện ảnh, các chuỗi khách sạn, hay những tỷ phủ loại như Howard Hughes đi tìm các nơi đầu tư mới. Trong tất cả mọi trường hợp, đứng về mặt tài chánh, đó toàn là những con quái vật cả.
Ý nói bóng gió một cách hoàn toàn dễ hiểu: Với tám mươi triệu dolars khốn khổ tôi sẽ đến đó làm gì giữa một bên là những người khổng lồ và một bên là bọn cướp lớn? Tôi sẽ nhanh chóng bị nghiền ra như bột thôi.
— Thế ở nơi khác Vegas thì sao?
Philip Vandenberg nhìn tôi một cách thương hại: — Ông hãy từ bỏ cái ý kiến ấy đi. Đúng là người ta mới vừa cho phép mở sòng bạc ở Atlantic City thật, nhưng tất cả mọi cái đều cho thấy rằng tình trạng ở đó
rồi cũng lại như ở Vegas trong những năm 50 mà thôi. Có thể còn tồi tệ hơn nữa: Thế giới trộm cướp New York được tổ chức tốt hơn của Nevada rất nhiều, và về mặt địa dư cũng gần hơn nữa. Thôi bỏ đi ông! Ông không sống sót mà ra khỏi chuyện đó đâu. Mà tôi không chỉ nói chuyện tiền bạc thôi đâu.
Chính cái câu nói cuối cùng này đã gây ra tất cả mọi chuyện. Tôi coi đó là một chuyện thách thức, nhất là từ mồm Vandenberg tung ra. Sarah có lý: Mấy tháng nay tôi như người ngủ vùi, khoan khoái, thụ động. Thế mà bây giờ có cái gì bắt đầu ngọ nguậy ở đâu đó trong tôi. Mẹ kiếp! Dù sao tôi cũng mới chỉ có 26 tuổi thôi, mà tôi đã chịu về hưu rồi kia à?
Tôi không đánh giá thấp lời cảnh cáo của Vandenberg. Tôi đã đi gặp anh ta, trước Lupino, trước Rosen, trước cả Lavater nữa, không phải vì một mối cảm tình nào đối với anh ta. Tôi đã biết coi rất trọng những kết luận của cái máy tính là bộ óc của anh. Tôi biết anh ta nói đúng, nghĩa là gần hoàn toàn đúng. Nhưng tôi cũng biết rằng tôi đã kiếm được ra tiền là nhờ tin vào bản năng của tôi hơn là vào tất cả những lời khuyên của người ta cho tôi. Tôi cười với Vandenberg:
— Hãy cứ cho là tôi bỏ qua những lời cảnh cáo của ông đi.
Anh ta nhún vai:
— Ông muốn thực hiện cái vụ này ở Mỹ à? Vandenberg, cái máy tính làm người đó, bắt đầu mở máy:
— Trong trường hợp đó, ông phải hội tụ được đầy đủ ba điều kiện cơ bản.
Anh ta giơ ngón tay cái lên:
— Một: Ngay khi ông định tính đến một dịch vụ quan trọng, ông cần phải có vài trăm triệu dolars đã. Hãy nói: Năm trăm đi. Như thế nghĩa là hai mươi phần trăm vốn tự có, do cá nhân bỏ ra: Một trăm triệu. Ông không có số tiền đó, ông phải có những người hợp tác có tất cả các bảo đảm về mọi mặt. Ông chưa đến được chỗ đó, một công ty dầu mỏ, hay bất cứ một ông khổng lồ nào khác sẽ từ chối cộng tác với ông, bởi vì họ không cần đến ông. Những nhà tài chính cổ điển thì sẽ từ chối đầu tư vào kinh doanh sòng bạc. Còn tất cả những người cộng tác khác đều đáng ngờ hết.
Lại giơ ngón trỏ lên:
— Hai: Giấy phép. Ông không phải là công dân Mỹ,
và sẽ không có một ủy ban Cờ Bạc nào cấp cho ông. Những giấy phép này là cấp cho đích danh một cá nhân, người ta chỉ cấp cho một cá nhân chứ chưa bao giờ cấp cho một hội. Vậy ông phải đi tuyển mộ đâu được một người có quốc tịch Mỹ, chưa từng bao giờ bị lôi thôi gì với pháp luật, có một kiến thức rất sâu về cờ bạc và quản lý một sòng bạc, chưa hề bao giờ có một sự tiếp xúc khả nghi nào, dù là gần hay xa, lại hoàn toàn lương thiện mà ông có thể tin cậy được. Nếu như ông đã có lúc tin cậy một người, và cuối cùng là người ấy hiện nay đang rảnh rỗi và bằng lòng làm việc với ông.
Hình như anh ta đang vẽ cho tôi chân dung của một ông Giêsu nhỏ nếu như tôi không nhầm. Anh ta làm tôi nổi sùng lên, tôi nói:
— Trò trẻ con mà.
Vandenberg giơ ngón tay giữa lên:
— Ba: Đất, đã có xây rồi hay chưa. Đây là tôi nói về miếng đất mà ông sẽ xây dựng sòng bạc của ông trên đó. Mua lại một cơ sở đã hoàn chỉnh và sẵn sàng hoạt động sẽ đắt ghê gớm, năm trăm triệu không đủ đâu, ông phải tính gấp đôi thế kia. Ở địa vị ông, và cứ cho rằng tôi đủ điên đến mức là dấn thân vào một việc như vậy,
thì tôi sẽ chọn lựa là xây mới hay tân trang một cái cũ. Cái miếng đất mà ông đi tìm sẽ phải nằm hoặc ở Vegas, hoặc ở Atlantic City. Nó phải nằm trong một chu vi nhất định, nghĩa là nếu là Vegas, thì phải ở trên đại lộ Strip[4] không xa đấy lắm. Nếu là Atlantic City thì phải ở trên đường Boardwalk hay không xa. Những địa điểm như vậy rất hiếm, người ta tranh chấp nhau, và giá thì cứ mỗi ngày mỗi lên, đến thách thức mọi sự tưởng tượng.
Nụ cười lạnh lẽo của Vandenberg trở thành hoàn toàn độc ác.
— Ba điều kiện, thưa ông Cimballi. Ông có nghĩ rằng ông có thể thỏa mãn được đầy đủ cả không? Và, tất nhiên, tôi trả lời:
— Chúng ta đánh cuộc với nhau cái gì nào? 2
Tôi cũng đến thăm Rosen và Lupino như tôi đã thăm Vandenberg và cũng nói cho hai người biết dự định của tôi - Cả hai đều có một phản ứng giống nhau với mức độ
khác nhau, họ đều cho tôi là hâm hâm. Jimmy Rosen xé một tờ giấy ở lịch bàn ra và làm vài con tính. — Franz, chuyện ấy ít ra đi nữa cũng phải đầu tư từ bốn đến sáu trăm triệu dolars.
— Mình có thể giải quyết được với ít hơn thế. — Mình sẽ hết sức ngạc nhiên.
Cậu ta có vẻ hơi cau có, vì rất ghét cái việc người ta nghi ngờ những tính toán của cậu.
— Jimmy, chúng mình cứ thử xem sao.
— Cậu thường hay có những ý kiến kỳ quặc, những ý kiến này thì tồi tệ hơn xa những cái khác.
Nhưng vì tôi cứ giữ cái ý ấy, thì đồng ý thôi, cậu ta sẽ đi tìm.
Y chang với Lupino. Có cái khác là mới nghe tôi nói mấy câu đầu cậu ta đã ôm bụng cười ngặt nghẹo. — Và thế là lại bắt đầu đấy hả? Mình cũng vậy, lấy làm lạ là thấy cậu ngủ trưa ngoài nắng suốt từng ấy tháng trời. Cậu muốn nó bự bằng bao nhiêu, cái sòng bạc của cậu ấy? Và ở đâu?
Kỳ lạ nhất là tôi cũng chẳng có một ý kiến nào về cái ấy nữa. Tám hay mười ngày trôi qua đi. Những êkíp của ba luật sư cố vấn của tôi bắt tay vào việc, bổ đi tìm một
cái gì có thể mua lại hoặc xây dựng lại mà hội tụ được ba điều kiện do Vandenberg đề ra - Cả ba điều kiện này, tôi thấy đều thực sự là cần thiết và đầy đủ. Mà điều kiện nào cũng khó thực hiện kinh khủng. Tôi còn nhớ rất rõ trạng thái tinh thần của tôi vào cái tháng 6 năm 76 ấy, khi mà nước Mỹ đang kỷ niệm lần thứ hai trăm ngày sinh của mình: Một sự hoang mang cực độ, và tùy từng ngày, có hôm thì muốn ngưng tất cả mọi việc lại, có hôm thì ngược lại - Cứ điên lên muốn xông vào làm ngay.
Đến mức là vào khoảng ngày 28 tháng sáu, khi Marc Lavater gọi điện thoại cho tôi, tôi không nói gì với anh ta cả. Anh hỏi tôi lập hồ sơ về công nghiệp khách sạn mà anh gửi cho tôi có giúp ích gì không. Tôi đánh trống lảng và trả lời là tôi yêu cầu tập hồ sơ ấy cũng chỉ vì tò mò thôi, và tôi chưa quyết định gì cả.
Điều đó thì đúng vào ngày 25 hay 26 và còn đúng hai ngày sau nữa, cho đến khi Lupino kêu điện thoại cho tôi. Anh ta gọi tôi ở khách sạn Pierre, lúc tôi vừa trở về sau một chuyến đi rất nhanh đến Québec. Tôi tới đó để xem qua cái công trường xây dựng khổng lồ ở vịnh James. Để đài thọ kinh phí, chính quyền Québec có phát hành
những trái phiếu mà tôi muốn mua đề đầu tư vốn. — Franz, mình tin là đã tìm được cho cậu một cái gì rồi đó.
— Ở Vegas à?
— Ở Atlantic City.
Ngay lúc đó, thấy như thất vọng. Tôi không biết Atlantic City. Tôi chỉ biết đó là một loại thành phố chết, một ghosttown[5], một thành phố ma.
— Có đáng gì không?
Giọng nói vui vẻ của cái gã cà chớn Lupino này: — Nó đáng vào khoảng ba mươi triệu đô đấy, bồ ơi. Mới đầu tôi tưởng gã nói giỡn. Khác hẳn với Rosen và
Vandenberg lúc nào cũng vui vẻ như một cái nhà mồ, Lupino có một khiếu hài hước đến làm thủng cửa nhà người ta được. Gã nói thêm:
— Franz, đáng đồng tiền bát gạo đấy! Cậu phải đến xem đi.
Chẳng có một tý phấn khởi nào trong tôi. Mơ ước của tôi, mặc dầu là mơ hồ, nhưng tôi muốn một cái sòng bạc có kèm theo nắng, sa mạc và cái không khí rất đặc biệt của Las Vegas kia. Thế mà người ta lại định đưa cho tôi sương mù Đại Tây Dương ở một cái thành phố nhỏ mà
hình như tương lai là ở sau lưng nó kia.
— Franz, phải lẹ lên mới được. Chúng ta không phải là những người duy nhất ở trong công việc này đâu. — Ngày mai.
***
Chúng tôi hợp đồng với nhau ngày hôm sau đi bằng xe hơi vào lúc một giờ trưa. Jo Lupino nói qua cho tôi biết về “cái món hời” này: Một khách sạn khoảng 400 buồng, xây dựng từ đầu thế kỷ, cũng khá xuống cấp, nhưng có những phòng tiếp khách rộng mênh mông, ở bờ biển, ngay giữa thành phố, có đường đi ra biển và một cầu tầu riêng. Thêm 5 acres đất, tức là khoảng hai hecta nữa. Trang bị phải làm mới tất. Thêm một cái khó nữa: Căn nhà được xếp vào loại landmark[6], nghĩa là một công trình lịch sử, theo danh từ Pháp.
— Thế mình phải trả ba mươi triệu đô để chuộc lấy cái của nợ ấy à.
— Vẫn có thể mặc cả được - Nhưng theo bọn nhóc trong êkíp của mình, thì đáng giá đấy!
Tôi không tin. Đi xem cái đó thì chả thà đi treo cổ mình lên còn thú vị hơn đấy. Nhưng rồi cuối cùng.
— Đồng ý, Jo. Ngày mai, một giờ.
Tôi vẫn thường nhận xét: Một sự kiện không bao giờ đến một mình. Chắc phải có một cái loại quy luật nào đó làm cho “tất cả bao giờ cũng đến cùng một lúc”. Chứng cớ: Ngay chiều hôm cùng ngày, tôi tới ăn tối với gia đình Rosen. Đứa con trai cả của Jimmy sắp đi sang Âu Châu, nhất là tới Paris, là nơi nó sẽ ở lại một năm trước khi vào đại học. Jimmy hơi lo lắng về sự cô đơn sẽ chờ đợi con anh ta ở bờ bên kia Đại Tây Dương, nhất là ở Pháp, là cái nước “sa đọa hết biết”.
Tôi đề nghị sự giám hộ của gia đình Lavater, Marc và Frangoise.
— Ngày mai mình sẽ kêu điện thoại để báo trước cho họ.
Và tôi kêu điện thoại. Chỉ nghe cái tiếng thốt ra của cô thư ký người Paris của Marc cũng đủ biết có cái gì quan trọng nữa xảy ra. Cô ta la lên:
— Sao lại có sự ngẫu nhiên thế, ông Cimballi! Em đang sắp sửa quay số của ông ở New York thì chuông điện thoại của em reo, ông Lavater có một tin quan trọng muốn báo với ông...
Và quả nhiên, ngay sau đó là tiếng nói của Marc làn
đầu tiên tôi thấy xúc động như vậy:
— Franz phải không? Vấn đề Hassan Fezzali đấy, ông ta vừa tái xuất hiện.
3
Ông ta là bạn của bố tôi, trước khi là bạn của tôi. Hassan Fezzali, dưới cái mã được ngụy trang một cách hết sức cẩn thận như một ông già bán thảm len, thực ra, trước khi ông bị mất tích, là người quản lý cái gia sản phi thường của một ông hoàng người xứ Saoudie, tỷ phú về dolars dầu mỏ. Đến nay đã một năm rưỡi, ông ta bị mất tích - Hết sức đột ngột - Hôm đó, ông ta rời khỏi phòng làm việc ở Caire ra phi trường đáp một chuyến máy bay. Ông ta không đến phi trường, và từ đó đến nay không ai thấy mặt ông ta nữa. Tôi tưởng ông đã chết.
Marc Lavater nói trong điện thoại từ Paris.
— Ông ta còn sống, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi có bằng chứng.
Và, ngoài tình bạn và sự tò mò muốn biết việc gì đã
xảy ra cho ông ấy, tôi còn một lý do nữa để đón nhận với một niềm vui sướng lớn cái tin trở về của ông ta: Trước khi ông bị mất tích không lâu, chúng tôi cùng Hassan có chung vốn với nhau trong một vụ đầu cơ về dầu mỏ. Những chi tiết về vụ này không quan trọng, cái điều cần biết là chúng tôi đã có góp vào: Fezzali, mười chín triệu dolars, tôi mười, Lavater một, để trong một trương mục của ngân hàng ở Liechtenstein. Có một điều khoản đặc biệt quy định trước là không một đồng dolars nào của số tiền này có thể đem ra sử dụng nếu không được sự đồng ý của cả ba người hoặc của những đại diện được ủy quyền trong trường hợp có người đã chết. Hassan không thể được coi như chính thức đã chết, nên số vốn này bị phong tỏa lại. Tìm lại được cái ông Ả Rập du cư của lòng tôi này, có nghĩa là tôi lại sắp có thể sử dụng được mười triệu dolars của tôi - để nằm im vô ích từ mười tám tháng nay.
Thế thì cũng đáng để làm một cuộc du hành New York - Paris lắm chứ. Và tôi đã làm cuộc du hành đó. Tôi kêu điện thoại cho Lupino để hoãn việc đi thăm Atlantic City lại, mặc cho anh ta cự nự. Và tôi nhảy lên chiếc máy bay đầu tiên.
— Cái thư đã đến Vaduz hai ngày trước đây. Bản photocopy đây.
Tôi cầm lấy tờ giấy Marc Lavater trao cho tôi. Nội dung trong tờ giấy ngắn thôi, vài dòng viết tay, viết bằng tiếng Anh: “Please transfer spot value on next 29th June 61.551,86 US to account 1543 ZSM Weiner Bank Zurich attention Mr. Gunthardt”. Nghĩa là: Xin chuyển bằng tiền mặt ngày 29 tháng sáu sắp tới, giá trị 61.551 dolars US và 86 xu vào trương mục 1543 SM ở Weiner Bank Zurich cho ông Gunthardt. Không có gì khác nữa ngoài mã số tiếp xúc bí mật (ngoài chủ ngân hàng chỉ có Hassan, Marc và tôi biết) và chữ ký. Tóm lại chỉ là một lệnh chuyển tiền bình thường gửi cho những chủ ngân hàng ở Liechtenstein mà thôi.
Lavater nói với tôi.
— Franz, cậu cũng biết rõ như tôi rằng cái ngân hàng ở Vaduz không thể thực hiện được lệnh này vì cái điều khoản bắt buộc phải có sự đồng ý thống nhất của ba cổ đông của hội: Hassan, cậu và tôi. Điều này, Hassan cũng biết.
Vậy thì Fezzali đã gửi cái thư này với mục đích duy nhất là để đánh động cho chúng tôi biết.
— Đó là cách giải thích duy nhất. Ông ta chắc chắn là người chủ ngân hàng ở Vaduz phải báo cho chúng ta biết ngay. Và quả nhiên, người này đã làm thế thật.
Tôi ngắm bản photocopy: Chữ viết có hơi run thật, nhưng rõ ràng là rất quen thuộc với tôi.
— Anh đã cho giám định chưa? Đúng là của Hassan chứ?
— Không còn nghi ngờ gì nữa. Vả lại, đừng quên là có cả mã số tiếp xúc bí mật nữa.
— Thế tại sao lại có cái số tiền tức cười ấy: Sáu mươi mốt ngàn, năm trăm năm mươi mốt dolars và tám mươi sáu xu?
— Chịu! Không biết.
Tại sao Hassan không gửi số tròn, 62 ngàn dolars chẳng hạn. Tôi biết ông ta rất ky bo nhưng mà đâu có đến nỗi thế.
— Marc, Hassan muốn nói với chúng ta một cái gì đấy. Có chặt tay mình đi mình vẫn tin chắc như vậy. Nhưng cái gì nào? Tôi điên người lên vì không hiểu được. Không còn nghi ngờ gì nữa cái việc chuyển tiền này là một lời kêu cứu đây. Và không thể nào không đáp lại lời kêu cứu đó. Vả lại, trước khi tới Paris, tôi đã cho
khởi động một biện pháp rồi: Không thể để cơ quan của nhà nước chính thức can thiệp vào việc này, tôi đã báo cho một hãng thám tử tư tôi đã có dịp sử dụng nhiều lần trước đây. Đứng đầu hãng này là một người tôi vẫn gọi bằng bí danh Người Anglais. Anh ta lúc nào cũng tóc vàng, cũng phớt tỉnh, và ăn mặc rất chững chạc. Anh ta nói với tôi: “Tất cả mọi cái đều đã được bố trí. Tôi đã làm mọi chuyện cần thiết ngay sau khi ông gọi điện cho tôi từ phi trường Kennedy. Tôi có một êkíp ở Vaduz, một êkíp ở Zurich, quanh ngân hàng Weiner. Một êkíp thứ ba sẵn sàng để ứng phó với mọi sự cố. Hễ khi nào việc chuyển tiền được thực hiện xong giữa Liechtenstein và Thụy Sĩ, chúng tôi sẽ theo dõi ngay. Tất nhiên với điều kiện là các ông bạn Thụy Sĩ của chúng ta đồng ý. Họ có những ý kiến rất khó lay chuyển về vấn đề bí mật ngân hàng."
Và anh ta nhìn tôi một cách tỉnh bơ như là vừa tiết lộ với tôi một việc trọng đại lắm.
***
Chắc mọi người còn nhớ: Muốn cho việc chuyển tiền có thể thực hiện được, nhất thiết phải có sự đồng ý của
hai cổ đông kia, nghĩa là của Marc và của tôi. Chúng tôi tiếp ký ngay vào bản photocopy. Và để cho chắc ăn hơn, tôi tức khắc đi Vaduz. Cái thư của Hassan đến vào ngày 25, tôi thì đổ bộ xuống Paris vào buổi trưa ngày 27, và vào buổi tối cùng ngày tôi đã ở Liechtenstein. Tôi phải làm thế nào để cho việc chuyển tiền được thực hiện vào ngày 29.
Và trong thời gian đó, tôi miệt mài suy nghĩ về bài toán hóc búa 61.551,86. Tôi đã thử hết mọi cách ghép các chữ số với nhau. Cũng có thể là một số điện thoại cũng nên, tuy rằng như thế thì thô kệch quá, nhưng biết đâu đấy. Dù sao đi nữa, đẩy dấu chấm và dấu phẩy đi sẽ có: 615.51.86. Ở Paris với những phí tổn đắt như vàng, Lavater cũng đã cho nhân viên của anh lên đường đi tìm và lại thuê thêm một hãng điều tra tư nhân nữa. Kết quả không phải chờ đợi lâu. Các bạn có biết trên thế giới này có bao nhiêu số điện thoại bẩy số không? Nhân dịp này mà tôi được biết: Một triệu sáu trăm hai mươi tám ngàn, không kể những cái lẻ đấy. Nhưng những thám tử đại tài của chúng tôi cũng đã tìm ra rằng tính tất tần tật cả cũng chỉ có bốn mươi chín người có thuê bao con số 615.51.86 mà thôi. Người thứ nhất của tôi là một bà già
tàn tật ở California, người thứ hai là một nhà giặt ủi ở Rio, người thứ ba ở Châu Úc... Và tất cả đều lãng xẹt như thế.
Tôi bỏ rơi các số điện thoại. Tôi lại thử các mã số bưu điện. Xin không đi vào chi tiết, vì sẽ điên người lên mất. Nếu muốn đi vào kiểm tra các số này thì phải mất hàng tháng là ít. Tôi cũng lại bỏ luôn. Marc gọi điện gợi ý cho tôi: “Có thể đây là tiền thanh toán một cái gì chăng? Chắc chắn Hassan là tù nhân của một người nào đó, và người này buộc ông ta phải trả tiền... cái gì đó, tôi không biết nữa... Trả tiền điện, nước chăng?".
Tôi cười gằn, nhưng cười gằn một cách vàng vọt. Tôi nổi sùng lên trước cái bí mật mà tôi không sao khám phá ra được. Nhưng dù sao có hai điểm mà tôi tin chắc: Lệnh chuyển tiền này có chứa đựng một thông điệp, và thông điệp này là gửi cho đích thân tôi. Thế mà tôi lại không hiểu thông điệp nói gì!
Thời gian gấp lắm rồi. Nếu tôi không làm gì trước khi tiền chuyển đến Zurich, thì cái số sáu mươi mốt ngàn hơn dolars này sẽ mất hút vào trong các chu trình ngân hàng và cũng mất tiêu luôn cả các dấu vết điều tra nữa. Sáng ngày 28, tôi ở Zurich, và phải gần như phá cửa của
cái ông Gunthardt mà tên có ghi trên lệnh chuyển tiền. Đó là một ông chủ ngân hàng rất tầm thường, và với một thái độ hết sức lễ phép. Ông ta làm ra bộ hoàn toàn ngớ ngẩn:
— Thưa ngài nói tên gì kia ạ?
— Fezzali, Hassan Fezzali.
Tôi lao vào một cuộc giải thích: Sự mất tích đột ngột của Hassan, việc thành lập một cái hội của chúng tôi ở Liechtenstein, chuyện các trương mục của chúng tôi bị phong tỏa, bức thông điệp v.v..
Gunthardt nhìn chằm chằm vào tôi, nét mặt rất khó hiểu.
— Ông Cimballi, ông chắc phải biết những luật pháp chi phối sự bí mật ngân hàng ở nước tôi?
— Nhưng đây là vấn đề tính mạng của một con người!
Một bức tường. Tôi không thể moi được gì của hắn. Cái thằng quỷ này sẵn sàng chịu chết tại chỗ chứ nhất định không hé môi. Tôi đi ra gặp Người Anglais. Anh ta đã theo tôi sang Thụy Sĩ và đang ngồi đợi tôi ở Paradeplatz. Anh nói:
— Chỉ có cảnh sát Thụy Sĩ là có thể làm được cái gì
thôi.
Tôi cũng đã nghĩ đến điều đó. Nhưng tôi cũng biết trước câu trả lời của chính quyền Thụy Sĩ: Tôi có chứng cớ gì không? Không, chỉ có mội giải pháp. Giải pháp duy nhất. Ba giờ tiếp theo sau đó, tưởng phát điên lên được. Tôi đã dùng ba giờ đó để đi tìm một chiếc máy bay có thể cất cánh ngay tức khắc và vượt một hơi bốn nghìn cây số, bởi vì nếu đi trên những chuyến bay bình thường thì mất nhiều thời gian quá.
Cuối cùng, vào quãng sau ba giờ chiều một chút ngày 28, giờ Zurich, tôi rời đường băng. Và khi hạ cánh ở Riad, tại xứ Ả Rập Saudi thì trời hãy còn sáng. Tôi cũng không có thời giờ để cảm thấy cái nóng nữa, vì người ta đã đưa tôi vào ngồi trong một chiếc Rolls có điều hòa nhiệt độ.
— Ông đến nước chúng tôi lần đầu tiên ạ?
Tôi nói phải. Tôi hơi mệt. Chiếc Rolls bóp còi inh ỏi để lấy đường đi.
— Hoàng thân Aziz đang chờ ông, thưa ông Cimballi. Ngài rất yêu mến Ngài Hassan Fezzali.
— Tôi cũng vậy.
Hoàng thân Aziz cùng tuổi với tôi. Tôi chỉ mới gặp ông
ta có một lần, cách đây bao nhiêu năm rồi. Bây giờ ông ta ngồi nghe tôi kể tất cả câu chuyện của chúng tôi. Tôi kết luận:
— Tôi chắc chắn là ông Hassan hãy còn sống. Hay là ít ra cũng còn sống cách đây ba, bốn ngày. Im lặng. Bỗng nhiên tôi có cái cảm giác rất khó chịu là người đối thoại với tôi, chẳng những đã biết trước những gì tôi vừa nói, mà lại còn biết nhiều hơn tôi nữa kia. Vả lại, ông ta nói:
— Tôi cứ nghĩ là ông đã biết, ông Hassan đã mất tích từ tháng Giêng năm ngoái. Bắt đầu từ tháng hai sau đó, cứ mỗi ba mươi ngày, tôi lại phải đóng số tiền là hai trăm ngàn dolars để giữ cho ông ta còn sống.
Ông hoàng ra một dấu hiệu. Người ta bèn mang đến những bức ảnh, đằng sau có ghi từng tháng một từ tháng hai năm 75 đến tháng sáu năm 76. Ảnh nào cũng giống nhau, trừ một vài chi tiết. Tất cả đều có hình Fezzali ngồi hay đứng, giơ lên một tờ báo mà những tiêu đề cho thấy thời điểm của ngày hôm chụp hình. Tôi hỏi:
— Ông ta bị giữ ở đâu?
— Tất nhiên là chúng tôi không biết.
Phông cảnh đằng sau lưng Hassan trong những bức
ảnh không cung cấp được một chỉ dẫn nào. Đó là một tấm vải trắng, có lẽ căng lên một bức tường. Còn về những tờ báo, thì đủ mọi loại báo trên thế giới. — Ai giam giữ ông ta?
— Chúng tôi cũng không biết nốt.
Tôi nhìn sâu vào đôi mắt đen của ông hoàng Saudi. Tôi không hiểu được. Với những phương tiện khổng lồ mà ông ta có, sao ông ta không thể làm gì à? Tôi cũng không cần phải đặt ra câu hỏi nữa, ông ta đã đoán được nó, và giải thích như thế này:
— Số tiền chuộc phải đóng mỗi đầu tháng vào một trương mục có số ở Thụy Sĩ. Lần đầu tiên chúng tôi đã thử theo dõi dấu vết của số tiền này...
Ông ta ngừng lại, và chỉ cho tôi tập ảnh:
— Ông hãy nhìn kỹ tấm hình đằng sau lưng có ghi “tháng tư”...
Tôi làm theo. Lúc đầu tôi chẳng nhận thấy gì cả. Ông Aziz nói:
— Bàn tay trái...
Tôi giật thót mình: Hassan chỉ còn có bốn ngón ở bàn tay trái.
Aziz nói tiếp:
— Hai tháng sau, chứng tôi lại thử một lần nữa, lần này hết sức cẩn thận. Ông hãy xem bức ảnh số sáu, có ghi “tháng bảy”...
Lần này thì tôi phát run lên vì kinh hãi: Sau ngón tay út, người ta đã chặt thêm hai đốt đầu của ngón đeo nhẫn và ngón giữa,
— Và người ta đã báo cho chúng tôi biết rằng, lần sau thì sẽ không còn cả bàn tay...
Ông ta mỉm cười, không có một tý gì là vui vẻ: — Ông Cimballi, đối với Hassan tôi có một tình bạn và cả một sự quý mến đặc biệt. Tôi không muốn người ta cắt ông ta ra từng mảnh một như vậy. Tôi đã đề nghị một số tiền rất lớn để xin trả tự do cho ông ta. Người ta cũng không thèm trả lời tôi nữa. Tôi không biết ai giam giữ ông ta, tôi không biết vì sao, tôi không biết trong bao nhiêu lâu nữa. Nhưng tôi thiết tha muốn giữ được mạng sống của ông ta. Và tôi báo trước cho ông biết: Nếu ông làm một cái gì, bất cứ một cái gì, mà làm nguy đến tính mạng của ông ta, thì mối cảm tình của tôi đối với ông không còn lý do tồn tại nữa.
Ông ta nhìn tôi chòng chọc, và tôi chợt nhớ rằng tôi hiện đang ở trong một kinh đô nằm biệt lập ở tận cùng sa
mạc và ở đó công lý được thực hiện một cách dễ dàng bằng những nhát búa tầm sét.
Tuy vậy tôi cũng cố gắng một lần cuối cùng nữa. Tôi chắc chắn một điều: Tôi chắc chắn là bằng cách này hay cách khác, Hassan đã muốn dùng cái thư gửi đến Vaduz này để báo tin cho chúng tôi một hướng điều tra mới, khác với hướng của Aziz. Rõ ràng là cái số sáu mươi mốt ngàn dolars kia không có dính dáng gì đến cái số hai trăm ngàn dolars tiền chuộc đóng mỗi tháng. Đó là hai việc khác hẳn nhau.
— Hassan đã cài được một cái bẫy cho những kẻ bắt cóc ông ta. Chúng ta đều biết ông ấy ranh mãnh như thế nào. Nếu không đáp lại lời kêu gọi của ông ta, thì có nghĩa là chúng ta sẽ vĩnh viễn mất ông ấy. Và một mình, thì tôi không thể nào mở được cái chốt của Thụy Sĩ. Nhưng nếu ngài, một hoàng thân Saudi, có khả năng yêu cầu chính phủ ở Riad can thiệp với chính quyền Thụy Sĩ, bằng con đường ngoại giao, thì lúc đó người Thụy Sĩ...
— Vô ích. - Aziz đứng lên. - Ông mất thì giờ của ông, ông Cimballi.
Tôi đánh lá bài cuối cùng:
— Thế nếu tôi giải mã được bức thông điệp của Hassan? Nếu tôi hiểu được ông ta muốn nói gì với chúng ta?
— Tôi đã đọc cái thư mà ông đưa tôi xem. Tôi không tin là nó chứa đựng một cái gì ngoài một cái lệnh chuyển tiền.
***
Tôi đã có thể rời khỏi Riad ngay. Nhưng tôi vẫn bám lấy nơi này, không chấp nhận một sự thất bại. Những thư ký của hoàng thân đã tìm cho tôi một dãy buồng ở khách sạn Riad Intercontinental. Tôi gọi điện cho Marc ở Pari.
Trong suốt thời gian tôi gọi điện thoại, từ cú điện cho Marc đến cú điện này, bản photocopy của lệnh chuyển tiền vẫn ở trước mặt tôi. Thế rồi bỗng nhiên, một chữ, một chữ thôi như nhẩy lên đập vào mắt tôi, sáng chói như mặt trời. Ôi! Trời đất quỷ thần!
— Jo, cậu lao vào việc đi. Ngày mai mình sẽ gọi lại. Tôi đặt máy xuống ngay, không để cho cậu ta có thì giờ cự nự thêm nữa. Trong những phút sau đó - phòng tiếp nhận của khách sạn Intercontinental đã chuyển lên
cho tôi những bản thông tin mà tôi yêu cầu. Làm vài con tính trên cái máy tính bỏ túi của tôi thế là xong, và tôi lại chạy ào ra máy điện thoại.Tôi bị kích thích như một con rận vậy, tôi không đứng yên tại chỗ được nữa. Lại cả mười lăm phút nữa tranh cãi, van vỉ, thậm chí hù dọa: “Không, Hoàng thân không có nhà. Hoàng thân đang dự một buổi tiếp tân ở cung điện Al Ma’ather, và Hoàng thân đang..."
Rồi nghe tiếng của Aziz.
— Ông Cimballi, tôi hy vọng rằng ông không quấy rầy tôi để...
Tôi ngắt lời ông ta một cách hết sức vô lễ.
— Tôi tìm thấy rồi - Tôi biết ông Hasan hiện đang ở đâu...
***
Spot! Chữ này có nghĩa là “trả tiền mặt” thế thôi không có gì khác. Nhưng cũng không phải đơn giản thế đâu. Bởi vì một ông chủ ngân hàng hay một nhà tài chính bình thường, như ông hay tôi, khi viết một lệnh chuyển tiền, trong thực tế không dùng đến chữ này bao giờ. Người ta sẽ viết, hoặc đánh telex bằng tiếng Anh
“Pleasa transfer" (hay forward immediately). Hay là cùng lắm, nếu là một người quá ưa sự chính xác, thì người đó sẽ dùng chữ Cash, cũng có nghĩa là trả tiền mặt.
Spot là danh từ thường dùng của những người buôn bán ngoại tệ, những chuyên gia mà năm này tháng khác nhận được những lệnh chuyển từ một thứ tiền tệ này sang một thứ khác, từ đồng dolars sang đồng francs Thụy Sĩ, từ đồng florin Hà Lan sang đồng tugrik Mông Cổ (hiếm đấy!). Tôi cũng đã có làm cái loại dịch vụ này, nhưng không thể so sánh với Hassan Fezzali được, vì ông ta là một “tay tổ” trong nghề đổi tiền. Aziz nhìn chòng chọc vào mặt tôi.
— Ông đã làm tôi phải bỏ buổi tiếp tân để mách cho tôi điều ấy à?
Tôi đưa cho ông ta xem một bản thông tin mà phòng tiếp nhận của khách sạn Intercontinental đã chuyển cho tôi. Ở đó có tất cả các loại tiền tệ hiện đang lưu hành trên thế giới, xếp theo thứ tự abc của những nước phát hành. Tôi giải thích.
— Ông Hassan đã viết chữ Spot trong lệnh chuyển của ông, mà lẽ ra ông không cần hoặc có thể dùng một
chữ khác. Thế là rõ: Ông ta muốn chúng ta phải nghĩ đến một dịch vụ đổi tiền. Bây giờ, Ngài hãy xem con số 61.551.86. Không phải là một số tròn, điều ấy thì ai cũng thấy rồi. Tôi đã lấy cái bản thông tin này và tìm xem: Đồng tiền nào trên thế giới, duy nhất, mà vào ngày 29 tháng 6 khi mở cửa phòng chứng khoán, thì 61.551 dolars và 86 xu, sau khi đổi sẽ thành một số tròn. Tôi đã làm các phép tính. Chỉ có một loại tiền thôi. Thưa Hoàng Thân, chỉ có một loại tiền thôi: Đồng riyal hay Yri của Cộng Hòa Ả Rập Yémen. Ông Hassan đang bị cầm tù đâu đó ở Bắc Yémen.
Thế là vào ngày 29 tháng sáu, khoảng hai giờ trưa, nghĩa là vào giữa trưa ở Thụy Sĩ, Người Anglais gọi điện cho tôi từ Zurich và tỉnh bơ, báo cho tôi biết rằng:
— Có hướng điều tra rồi. Nghĩa là bắt đầu của hướng đó. Người mở trương mục có số ở Zurich tên là Belkacem. Hắn có cho một địa chỉ ở Luân Đôn. Chúng tôi đã kiểm tra: Địa chỉ dỏm.
— Thế có thế biết được cái số sáu mươi mốt ngàn dolars ấy sẽ đi đâu không.
— Ngay hôm nay nó sẽ được chuyển đi Luxemboung, cảnh sát Thụy Sĩ đã được ủy thác, chúng ta có thể theo
dõi được bất cứ số tiền này chuyển đi đâu.
— Chúng ta sẽ xét sau.
Và cũng vào cùng ngày 29 tháng 6 này, Người Anglais bằng những lời lẽ rất kín đáo đã cho tôi biết anh ta đang ở đâu.
— Số tiền không ở Luxemboung đến quá một tiếng đồng hồ. Một lệnh chuyển ngân vừa đưa nó sang La Mã rồi…
... Vào một ngân hàng mà Người Anglais đã tức khắc cho theo dõi ngay cùng với sự cộng tác của đội cảnh sát tài chính Ý.
Cuối cùng vào ngày 2 tháng 7, đã thấy có chuyển động ở La Mã. Người Anglais báo tin:
— Có lệnh chuyển ngân mới vừa gửi đến. Địa chỉ mới: Beyrouth.
— Lệnh từ đâu tới.
— Một ngân hàng ở Luân Đôn, nhưng nó chỉ là trạm trung chuyển thôi. Nguồn gốc thực sự là Le Caire. Một êkíp của tôi vừa đi đến đấy.
Và không trệch được: Ngày 3 tháng 7, quả nhiên ngân hàng ở Beyrouth, mở một trương mục cho ngân hàng Maha và Moore của Le Caire. Trái với những gì anh ta
đã làm trước đây ở Vaduz, Zurich, Luxemboung, Rome và Beyrouth, Người Anglais không tiếp xúc với ban giám đốc của ngân hàng, và cũng chẳng tiếp xúc với cảnh sát ở Le Caire. Anh ta nói rằng, sẽ dựa vào linh tính của mình và muốn từ nay trở đi chỉ làm việc một mình cùng với những người riêng của anh ta, không nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền nữa. Anh ta đi Le Caire và vào sáng ngày mùng 4, từ đó gọi điện cho tôi:
— Người mà chúng ta đang tìm hiện ở đây.
***
Ba tiếng đồng hồ sau, sau một cuộc tranh cãi khá gay gắt với Aziz trách tôi sao quá kín đáo đối với ông, ông đồng ý để cho tôi rời khỏi Ả Rập Saudi, mà không cắt tôi ra thành từng lát mỏng, và tôi lên một chiếc phi cơ để bay đến thủ đô của Ai Cập.
— Hắn đấy.
Qua tấm kính hậu của xe hơi, tôi nhìn thấy một người trẻ tuổi, cỡ hăm nhăm trở lại, mặc âu phục. Anh ta thấp người, da ngăm ngăm đen, và có một bộ ria mép ngắn. Trông rõ ràng không phải là một thiên tài về trí thông minh.
— Tại sao là hắn? Tại sao đặc biệt là hắn?
— Trước hết bởi vì hắn làm việc ở ngân hàng Maha và Moore - làm văn thư. Sau nữa bởi vì chúng tôi căn cứ vào giả thuyết khởi đầu của ông: Bức thông điệp bí mật được biến thành một dịch vụ đổi tiền. Anh đã đoán trúng một trăm phần trăm: Hắn người xứ Yémen. Hắn sinh ở một vùng hẻo lánh trong cái xứ bây giờ gọi là Bắc Yémen. Cách nay năm tuần lễ hắn đã nghỉ phép hàng năm, và làm một tua về nhà thăm gia đình. Chuyện bình thường. Nhưng cái điều ít bình thường hơn, là hắn chỉ có mặt ở trong làng có sáu ngày thôi và trở về Le Caire ngay. Cái ông tướng đã cho cái số sáu mươi ngàn dolars đi ngao du, chính là hắn đó.
— Thế tên hắn là gì.
Người Anglais chịu cất điếu thuốc Craven Aở trên môi xuống một lát.
— Yousouf con khỉ, con tườu gì đó.
— Thế hắn có dính dáng gì vào vụ bắt cóc Fezzali không?
— Không. - Người Anglais có một cái thuyết cũng khá gần thuyết của tôi - Yousouf, về làng nghênh ngáo không biết bằng cách nào đó biết được sự giam cầm
Fezzalivà đã lừa ông này để lấy sáu mươi ngàn dolars. Có lẽ đã hứa với ông ta là sẽ chuyển một lời kêu cứu của ông ta. Và Hassan lại còn ranh mãnh hơn hắn nữa. Nhưng như thế có nghĩa là ông ta đang ở gần cái làng nói trên.
— Đúng thế.
— Hãy đến đó mà dòm ngó một chút để cố gắng tìm ra Hassan. Có lẽ nói thì dễ hơn làm đấy. Những gì tôi biết về xứ Yémen có lẽ chỉ đủ để viết trên một cái tem thư được thôi, nhưng tôi không tin là người ta có thể đi sang đó, như sang Thụy Sĩ được. Vắng vẻ và hoang vu lắm, chắc thế! - Người Anglais nói.
— Còn tồi tệ hơn thế nữa kia. Cái vùng ấy gọi là Rub al Khali. Chính quyền của Sana - thủ đô của nó - chỉ có quyền hành tượng trưng ở đó thôi: Những vị thổ dân vẫn mang võ khí từ đầu xuống đến chân, còn chúng ta mà đến đó thì cũng vô hình như một ông chủ ngân hàng Luân Đôn mặc quần có kẻ sọc lạc vào trong một câu lạc bộ những người khỏa thân vậy.
Anh ta mỉm cười với tôi, rất thích thú với câu pha trò ấy.
Còn việc tính đến chuyện mộ một bọn biệt kích đánh
thuê, lựa trong số những tay thiện xạ như kiểu Hollywood - dù Aziz hay tôi có đài thọ tiền phí tổn đi nữa - thì tốt hơn hết là không nên nghĩ đến. Cả Người Anglais và tôi đều nhất trí vậy, tuy rằng cái ý này cũng vẫn làm tôi thích thú trong mấy tiếng đồng hồ. Nhưng, ngoài cái việc là tôi không có một mảy may kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này, tôi còn sợ nếu dùng vũ lực để giải thoát cho Fezzali thì sẽ làm nguy ngay đến tính mạng của ông ta. Sự mạo hiểm này tôi hoàn toàn không thể chấp nhận được. Với lại, làm sao việc đi mộ một bọn biệt kích như vậy mà lại không làm tung tóe cả tin tức ra ngoài. Cái ngày hôm mồng 4 tháng bẩy ấy, tôi chưa nói gì với Aziz cả, và ông ta hoàn toàn không biết một tý gì về những phát hiện của chúng tôi. Bởi vì, khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy có một vài điều nghi ngờ: Tôi thấy rất có thể ngay trong đám thân cận trực tiếp với hoàng thân, có ai hay những ai đó sẽ rất thoải mái dễ chịu về sự vắng mặt của Fezzali, và lại càng thoải mái dễ chịu hơn nữa, nếu ông này vĩnh viễn biến đi, để lại một chỗ trống. Có trời mà biết được. Không, suy tính cho kỹ, tôi sẽ hành động một mình thôi.
Nhất là tôi lại tin rằng tôi có trong tay hai con chủ bài
cho phép tôi hành động theo cách của tôi, không dùng đến vũ lực. Trước hết, Người Anglais đã tìm thấy một người có biết một người, người này lại có biết một người có biết rất rõ sa mạc Rab al khali, và cả hai xứ Yémen, Nam và Bắc.
Sau nữa, tôi có một ý kiến. Một ý kiến kỳ cục, ngông cuồng, thậm chí mê sảng nữa, ai muốn cho là thế nào cũng được, nhưng một ý kiến mà tôi thích thú vô cùng.
4
Adriano Létta là một trong những người cộng tác mà tôi tin cậy nhất ở Âu Châu. Tôi giải thích cho anh ta tôi muốn anh ta làm gì cho tôi, và phải làm như thế nào. Anh ta không tỏ ra mảy may ngạc nhiên, chỉ hỏi tôi anh ta có được bao nhiêu thời gian để làm việc ấy. Tôi nói “Càng sớm càng tốt”. Anh ta nói đồng ý, để anh ta lo. Đó là một trong những ưu điểm của Adriano mà tôi thích nhất. Người Anglais theo dõi cuộc nói chuyện ấy, thì trái lại, lần này lại mất hẳn cái tính phớt cố hữu, nhìn
tôi bằng cặp mắt kinh ngạc và nói.
— Ông định làm cái việc ấy thật à?
— Tôi cũng cần phải cho Hassan biết rằng tôi đã nhận được bức thông điệp của ông ta, tôi đã hiểu ông ta muốn nói gì, và tôi đang lo công việc của ông ấy chứ.
Người Anglais trở lại phớt tỉnh như cũ, chỉ nói gọn thon lỏn:
— Miễn bình luận.
Rồi anh ta đưa nhà chuyên gia về Yémen và chỉ riêng một mình ông ta cũng đáng để làm một cuộc du lịch sang cái xứ ấy rồi. Bản thân tôi không phải là một người khổng lồ về vóc dáng, và để nhìn vào tận mắt nhiều những người đối thoại với tôi, tôi đã phải ngả đầu ra đằng sau. Thế mà, lần này, lại trái ngược hẳn lại. Gã đàn ông mà Người Anglais mới đưa vào, chỉ cao nhiều lắm là khoảng một thước năm mươi, và anh ta to rộng bằng chiều cao, đầu đội một cái mũ Cologne kiểu Kitchener. Và anh ta nhìn tôi bằng con mắt đầy căm thù. Tôi phát hiện rất nhanh rằng anh ta nhìn cả thế giới này cũng bằng con mắt căm thù ấy, vì lý do là anh ta căm thù cả thế giới này, không trừ một cái gì. Những điều tôi biết về anh ta có thể tóm tắt trong vài câu: Anh ta nguyên là một
hạ sĩ trong quân đội Anh, đã đóng quân ở Aden và các vùng chung quanh vào cái thời còn mồ ma Đế Quốc Anh, đã mê say đến điên cuồng cái xứ Yémen này, đã ở lại đó sau khi quân đội của Đức Hoàng Đế rút đi, và đã định mưu đồ thống nhất hai xứ Yémen lại. Không có kết quả gì. Cuối cùng người ta đã phải trục xuất gã ra ngoài. Tóm lại, đó là một thứ Laurence của xứ Ả Rập, nhưng không gặp thời.
Gã nói với tôi một cách căm thù:
— Thế ông tưởng có thể dễ dàng chiếm lại một tù nhân của Al Chaafi à? Ông tưởng thế thật à? Tôi kinh ngạc:
— Cái tay Al quái quỷ nào đó mà tôi chưa hề bao giờ nghe nói đến?
Gã cười gằn khinh bỉ:
— Al Chaafi chắc chắn là người đang giam giữ Hassan Fezzali trong lâu đài của hắn.
— Chỉ có thể là nó thôi, cái đồ rác rưởi ấy. Cái làng của cái tên Youssouf của các ông, chính là do Al Chaafi cai trị đấy.
Gã nhổ toẹt xuống cái thảm len của khách sạn Hilton, nhưng cũng sẵn lòng giải thích cho tôi hiểu rằng cái tên
Al Chaafi ấy là một thứ cường hào địa phương, ngự trị như một ông vua nhỏ trong một cái làng đã được biến thành pháo đài ở giữa vùng núi non của xứ Yémen, trên bờ sa mạc Rub Al Khali, là một sa mạc hoàn toàn kinh khủng. Và hắn sẵn sàng làm tất cả mọi việc vì tiền.
Tôi với Người Anglais đưa mắt nhìn nhau: Thế là những điều ngờ vực của tôi đã được xác minh. Người ta không phải bắt cóc Fezzali chỉ là để lấy tiền chuộc thôi. Có một kẻ nào đó trong giới thân cận với Aziz đã nhúng tay vào việc này. Có thể là vì ghen tức, mà cũng có thể là do sự xúi giục của một tên Martin Yahl. Tóm lại tôi đã làm đúng khi không cho Aziz biết một tý gì về những hành động của tôi bây giờ và sau này.
***
Chúng tôi cất cánh từ Dgibouti vào lúc tám giờ sáng ngày 7 tháng bẩy. Chúng tôi, nghĩa là Adriano Letta, thêm Người Anglais, thêm Laurence II, thêm một chuyên gia về thả dù, và thêm tôi. Ngồi cầm lái, là người phi công yêu mến của tôi, anh Flint - đã từ Florida đặc biệt sang đây. Phi cơ là một chiếc DC.3 thuê ở Addis Abbeba, một cách không phải không chật vật.
Sáu chiếc Container có trang bị dù được xếp ở gần cửa là nơi chúng tôi sẽ thẩy chúng xuống. Mỗi cái, cả vỏ lẫn thức đựng ở trong phải nặng ít nhất là từ một trăm năm mươi đến một trăm tám mươi ký. Nếu nói đây là một ý kiến điên rồ, thì đúng là một ý kiến điên rồ thật. Tại sao tôi lại ở đây để chơi cái trò mạo hiểm tuồng chèo này, trong khi lẽ ra bây giờ tôi đang phải ở Paris, New York, Saint Tropez hay Atlantic City để xem xét một cái khách sạn cổ đã làm tôi mất hai trăm năm mươi ngàn dolars. Hay tốt hơn nữa là lẽ ra đang phải ở Jamaique với con trai tôi và Sarah?
— Đến gần rồi đó.
Chúng tôi bay qua Taix và những cao nguyên với những thửa ruộng xếp như bàn cờ. Ở đây đúng là xứ Ả Rập Hạnh Phúc của những Cố Nhân, nhưng mầu sắc nổi bật bây giờ là mầu nâu già của một giải đất, cứ mỗi thế kỷ qua đi, thì lại khô cằn hơn. Flint nghiêng cánh chiếc DC.3 về phía trái, thế là dưới mắt chúng tôi lại hiện ra một vùng núi non thực sự, khô trụi một cách kinh khủng. Đây đó, đội lên những mỏm núi dựng đứng lại hiện ra một cái làng pháo đài, mà những dốc đi lên được bao quanh bởi những thửa ruộng hình chữ nhật bé tý
hon. Chỉ thấy lác đác một vài đàn dê. Không có đường sá gì cả. Đúng là thời Trung Cổ, như lời của Laurence II đã nói.
Bây giờ chúng tôi bay theo hướng Bắc - Đông Bắc. Phong cảnh lại càng hoang vu hơn, khô cằn đến mức con người không còn có thể tưởng tượng được nữa. Biên giới với Nam Yémen cũng không xa, trong khi ở bên phải và trước mắt chúng tôi bắt đầu ngả dài sa mạc khủng khiếp Rub Al Khali, một trong những sa mạc, sa mạc nhất trên thế giới.
— Nó đây kìa!
Laurence II ngả người về phía trước, run lên vì kích động, và có lẽ cũng vì những cảm xúc nhớ nhung nữa. Nếu tin vào tiểu sử của gã thì gã đã sống ba mươi năm của cuộc đời gã trong cái xứ man rợ này. Gã chỉ cho thấy một cái làng pháo đài ở cao ngất nghểu trên núi.
Flint cho hạ thấp độ cao. Vị chuyên gia về thả dù mở cửa máy bay và hét lên:
— Nào, làm đi.
Flint lại lên cao. Hai phút sau, chiếc dù trắng của Container thứ nhất xòe rộng ra trên bầu trời Yémen. Nó được theo sau rất nhanh bởi năm chiếc khác. Chúng tôi
không phải nhấc các Container lên, chỉ việc đẩy chúng qua cửa máy bay thôi.
— Chuồn thôi.
Ở bên dưới, sáu chiếc Container đã tới đất. Tôi có thể nhìn thấy những người đàn ông đang tiến lại gần một cách thận trọng. Rồi đây họ sẽ mở chúng ra. Lúc đó họ sẽ thấy trong đó chẳng những yêu cầu thương lượng của tôi mà cả sáu trăm lít kem sữa. Không phải bất cứ thứ kem ba vạ nào đâu nhé: Kem mứt, có trộn vani hạt điều, hạt thông, các trái cây ướp khô cùng những cái kẹo rất xinh xẻo bằng sôcôla. Thứ kem mứt ưa thích của Hassan Fezzali. Tôi còn quá cẩn thận đến mức là đặt làm đặc biệt ở cái hãng kem tại Milan mà Hassan có một lần bảo tôi rằng ông ta coi nó như khá nhất trên thế giới.
Bây giờ chỉ còn có chờ đợi nữa thôi.
***
Tôi để Adriano Letta ở lại Sana để chờ một lời phúc đáp nếu có của Al Chaafi đối với yêu cầu thương lượng của tôi. Còn tôi, tôi về thẳng Paris, không qua cả điểm xuất phát của bàn cờ, nghĩa là Le Caire. Tôi đến sân bay Roissy vào sáng ngày 9 tháng 7. Khi được biết về cái vụ
lêu lổng mới này của tôi, Marc Lavater giơ cả hai tay lên trời:
— Trước hết là một cái sòng bạc, và bây giờ là kem mứt ở Yémen. Franz, có lẽ cậu phải đi cho một bác sĩ tâm thần khám bệnh thôi.
Chính trong bữa ăn này, trong khi tôi ngốn những tảng thịt còn đỏ lòm (thời gian ở xứ Ả Rập vừa qua đã làm tôi thiếu ăn) thì Marc nói với tôi về Jersey và về những hòn đảo của Anh và Normandie nói chung. Anh ta đã đi nghỉ cuối tuần ở đó, và phong cảnh đã làm anh ta say mê. Vào lúc này thì chuyện ấy làm tôi quan tâm cũng bằng một vụ bệnh dịch, mụn nhọt ở xứ Sénégan, nhưng rồi nghe Lavater nói lải nhải mãi, và cũng để làm vui lòng anh ta, tôi bỗng thốt ra không kìm lại được:
— Ờ thì tại sao không?
Marc nhướn lông mày lên.
— Tại sao không cái gì kia?
— Nếu tôi mua một sòng bạc, một đống sòng bạc, một cái khách sạn, một đống khách sạn, rồi cho chúng lấy nhau và chúng sẽ đẻ ra những đống to lớn nữa các sòng bạc, khách sạn, thì tôi phải cần đến một cái hội để quản lý tất cả. Thì tại sao lại không phải là ở trên những
hòn đảo Anh - Normandie?
Đứng về mặt chiến lược, thì địa điểm ấy là hoàn hảo. Và nếu Marc không lầm, mà anh ta không bao giờ lầm trong những lĩnh vực như vậy, nếu cắm được một cái hội ở đó, thì sẽ lợi không biết thế nào mà nói được, về mặt thuế má chẳng hạn. Ở Jersey, thuế lợi tức tối đa chỉ có hai mươi phần trăm một bảng Anh. Chỉ riêng điều đó đã làm phải nghĩ ngợi. Nhưng còn hơn thế nữa kia. Trong số các hòn đảo ở đó, có một hòn được hưởng một chế độ thực sự đặc biệt. Đảo Sark. Nếu anh ở đó, anh được chọn lựa giữa hai dạng thuế: Một là nộp mười phần trăm thu hoạch nếu anh là nhà nông, và hai là, nếu anh không phải là chủ nông, thì mỗi năm đóng góp hai ngày lao động vào những việc làm thích thú như sửa đường chẳng hạn. Và nếu anh không thích bị bận rộn, thì anh lại có thể khước từ cả cái việc làm có vẻ ấy bằng cách nộp ba mươi Shillings, nghĩa là vào khoảng 15 đồng francs Pháp.
— Thế người ta đi đến đó bằng gì, đến Jersey ấy? Cũng như mọi người thôi, bằng máy bay. Và Marc Lavater đã có lý ít ra là trên một điểm: Thật tuyệt đẹp. Phong cảnh rất nhiều mầu sắc, lại yên tĩnh, lại đầy
những khách sạn nhỏ rất ưa nhìn, và những quán rượu Anh tuyệt vời. Chúng tôi về nghỉ ở khách sạn Longueville Mano ở Saint Saviour. Sau khi để thời gian chén một bữa xả láng tôm hùm, một chiếc máy bay nhỏ, trong mười lăm phút đã đưa chúng tôi đến đảo Sark.
Một tiếng sét ái tình. Bởi vì làm sao mà không cảm thấy thế được khi đứng trước, cái ngôi vườn thực sự đặt trên bề mặt này. Ở đó không có một chiếc xe nào đi lại (trừ một vài máy kéo), không có tội phạm bởi vì khoảng năm trăm người dân ở đây cứ thay nhau lần lượt làm cảnh sát, và chỉ có một sự cấm đoán đối với những con chó cái, bởi vì cách đây hơn hai trăm năm mươi năm, một con chó cái đã cắn vào tay của một cô cháu gái cưng của vị Chúa Đảo.
Tôi đã được gặp ông ta, vị Chúa Đảo hiện nay. Nếu nói rằng ông ta nghe tôi nói, thì ông có nghe thật. Thực ra, trong suốt chuyến đi từ Paris đến Jersey, tôi đã có thêm nhiều ý kiến. Tại sao lại không khai thác cho hết mọi khả năng của đảo Sark, về mặt pháp lý?
Quy chế đặc biệt ở đây, cũng như ở tất cả các đảo Anh - Normandie, là do một sự quên sót sinh ra: Trong bản hiệp ước năm 1958 thừa nhận việc các vị vua Anh
phải từ bỏ mọi quyền lợi đối với vùng đất công Normandie của Guillaume Nhà Chinh Phục. Do sai lầm, Jersey và Guernesey đã bị bỏ sót không được kể đến. Kết quả là từ thời Trung Cổ đến nay: Các đảo này không thuộc nước Anh nữa, không có đại diện trong Quốc Hội ở Luân Đôn, tự cai trị lấy bởi các pháp quan, và đối với Sark, bởi một vị Chúa Đảo. Bộ dân luật ở đây được sản sinh ra từ những phong tục tập quán của xứ Normandie cũ, có thay đổi chút ít bởi luật pháp Anh: Không có quyền thừa kế, không có thuế phụ thu không có hải quan. Như thế đem lại biết bao nhiêu là khả năng, phải không nào? Người ta có thể thành lập ở đây hoặc là một ngân hàng, hoặc một vùng miễn thuế, hay là cả hai.
Vị Chúa Đảo vẫn nghe tôi nói với một thái độ cực kỳ lịch sự. Chúng tôi đang cùng nhau đi bộ quanh đảo, từ bến cảng nhỏ Maseline đến ngôi làng.
— Muốn thành lập một vùng miễn thuế thì phải cần những gì? Một văn phòng đơn giản là đủ rồi để giữ một cuốn sổ thôi. Người ta sẽ đăng ký các tầu bè, như ở Panama vậy.
— Cho thuê cờ phải không?
— Đúng thế. Và cũng không có gì ngăn cản mỗi
người dân của Ngài có thể đứng đầu một trăm hay hai trăm hội. Như vậy mỗi tuần lễ họ chỉ phải bận rộn mất khoảng mười lăm phút đồng hồ thôi.
— Thế có lương thiện không, cái việc làm ấy? — Tất nhiên rồi, - tôi nói - Và khách hàng sẽ không thiếu đâu, đến mức rồi có thể sẽ rất nhanh chóng giải quyết hết mọi vấn đề về tài chính mà đảo có thể có. Nếu đảo có những vấn đề đó.
— Ai mà không có những vấn đề ấy. Và rồi ông sẽ lo việc tìm kiếm hàng nghìn những ông khách hàng ấy chứ?
Chắc chắn là như thế. Bằng cách mở những văn phòng giao dịch ở Genève, Hong Kong, Oulan Bator hoặc ở bất cứ đâu. Với một số hoa hồng vừa phải, dĩ nhiên rồi. Người ta cũng có thể cho phép thành lập những hội vô danh theo cái kiểu Panama, Curacao hay Lichtenstein. Về mặt pháp lý là có thể được. Vị Chúa Đảo có cái quyền ấy. Và người ta còn có thể mở một vùng miễn thuế, tổ chức còn tốt hơn vùng ở Jersey nữa...
... Tôi nói, nếu tôi không thuyết phục được một vị Chúa Đảo lịch sự một cách rất điềm tĩnh thì ít ra trong
vài tiếng đồng hồ, tôi cũng đã quên đi được những lo lắng riêng của tôi. Cứ đi bộ mãi với người đối thoại với tôi, rồi chúng tôi lại trở về điểm xuất phát là dinh thự của vị Chúa Đảo, một tu viện cổ của thế kỷ thứ VI được bảo trì rất tốt. Khi chúng tôi về đến nhà, thì Marc vừa ở trong đó đi ra. Anh đã điện về cho văn phòng ở Paris những chỉ thị cần thiết và cho biết địa chỉ của chúng tôi hiện nay. Một việc làm không vô ích.
— Franz, có điện gọi cậu từ Yémen. Adriano yêu cầu cậu đến gấp.
Hết giờ nghỉ. Tôi đi ngay tức khắc.
5
Adriano Letta chờ tôi ở phi trường tại Sana. Ngay sau khi chúng tôi vừa đi ra ngoài tầm nghe của những cái tai hay thóc mách, thì những lời nói đầu tiên của anh ta là: — Họ đã tiếp xúc rồi, ông Cimballi.
Chỉ mới chưa đầy bốn mươi tiếng đồng hồ trước đây thôi. Trong bức thơ gởi cho Al Chaafi, kèm theo với sáu
trăm lít kem mứt, tôi có ghi rõ tên của Adriano và địa chỉ của anh ta ở khách sạn Sana gần cửa Babel, Yémen. Chúng tôi nghĩ rằng sự việc chắc sẽ phải kéo dài một chút. Việc thả dù xuống cái làng pháo đài ấy là vào ngày 7 tháng 7, chúng tôi cho rằng ít ra cũng phải chờ từ tám đến mười ngày mới có thể ghi nhận được một phản ứng nào đó. Thế mà chỉ mới có năm ngày thì đã...
— Hôm ấy tôi đang ra ngoài phố, tôi vừa ở trong khách sạn đi ra. Chúng có ba người, tất cả đều võ trang. Chúng vây quanh tôi, và không nói một lờí nào đẩy tôi dần dần vào trong một ngôi nhà. Chúng nói: “Cimballi, người ta muốn nói chuyện với hắn kia “.
Cuối cùng Adriano phải hẹn một cuộc gặp gỡ cho tôi. Nhưng anh ta nói là rất lo ngại. Anh ta đã thuê một số bảo vệ...
— Nguy hiểm, ông Cimballi ạ. Thực sự nguy hiểm. Chúng không muốn hẹn gặp trong thành phố. Mà nếu đi ra khỏi Sana, thì mọi sự đều có thể xảy đến cho ông.
— Thế nghĩa là hẹn gặp ở ngoài thành phố à? Lại còn gay go hơn thế nữa kia: Tôi phải gặp những người đến thương thuyết ở Marib Fata.
— Chưa nghe nói đến cái tên này bao giờ.
Adriano giải thích cho tôi:
— Đó là đất nước của Nữ Hoàng Saba.
***
Một phong cảnh ở mặt trăng, một vùng đồng bằng mầu nâu già, nứt nẻ, xói rãnh, đây đó cắm một ngọn núi tí hon, trông mênh mông đến tận chân trời, chỉ thấy những tảng đá cũng mầu nâu hay mầu đen, tưởng như vừa bắn ra một vụ nổ nào, ánh nắng chiều làm cho nổi bật lên và như đang sống dậy. Bây giờ, khi mà các động cơ đã câm tiếng, sự im lặng càng đè nặng nề đến ngộp thở, và làm hai tai tôi ù lên.
Marib Fata, một thành phố ma, đất nước của Nữ Hoàng Saba đang ở trước mặt tôi, cách khoảng bảy, tám trăm mét với những ngôi nhà hình chữ nhật trên những mỏm đồi đen nối tiếp nhau. Có những nhà có lẽ ở cao đến hơn năm mươi thước, Tôi nhìn rõ thấy mạng lưới những viên gạch đất sét, những cửa sổ lỗ châu mai, khung cửa viền trắng theo kiểu địa phương.
— Đến giờ rồi đấy. Xin chúc ông may mắn! Tại sao anh ta cần phải thì thầm như vậy nhỉ? Anh ta làm tôi rợn tóc gáy lên. Tôi đi bộ vài bước để tới cái nhà
nhỏ, và mỗi bước đi lại làm tăng thêm trong tôi sự chắc chắn là tôi đã xử sự như một con lừa. Nhất là ở trước mặt tôi, trong cái thành phố hoang vắng, không thấy có gì động đậy, không thấy có xảy ra cái gì, không nghe một tiếng động nào. Trong trường hợp tốt nhất là người ta chỉ định đánh lừa tôi và không đến nơi hẹn mà thôi... Đây, bây giờ, tôi đã đến căn nhà đó rồi. Tôi đi quanh nhà một cách không phải không ngần ngại, và lúc nào cũng chờ đợi để nghe tiếng rít lên của cây mã tấu chặt đầu tôi. Tôi ghé mắt nhìn vào trong nhà: Hôi rình mùi dê đực. Nhưng ngoài ra, nhà rỗng không như một cái đầu trọc vậy.
Ngay trong giây phút tôi từ trong nhà bước ra ngoài, thì tiếng động vang đến. Không còn nghi ngờ gì nữa: “Người ta" đến. Và đến từ thành phố của Nữ hoàng Saba.
Ba chiếc môtô: Chiếc thứ nhất là một loại hay thấy ở Florida có tay lái, trông hết sức quấy. Lái chiếc xe này là một người trẻ vào cỡ tuổi tôi, tóc tai lởm chởm, cả cái mặt gần như bị ăn hết bởi một cặp kính đen bự hết cỡ có gọng mầu hồng. Anh ta mặc một cái quần lụa vàng, một cái blouson bằng da đen có hình một con ó ở lưng và
những băng bằng lông tổng hợp mầu xanh cổ vịt rực rỡ ở chân, những đôi dép bằng da nâu. Ở ghế sau, ngồi vắt vẻo một người mà tôi đoán là bồ của anh ta, có điều là không nhìn thấy gì nhiều ở cô ta: Ngoài một cái áo khoác bằng nhung đen che kín cổ xuống đến chân, cô còn đeo một cái mạng mầu hồng chỉ cho thấy thấp thoáng một đôi mắt bôi phấn quá quắt.
Chiếc môtô dừng lại cách tôi hai thước. Gã con trai cười:
— Người ta đến đúng giờ đấy chứ, phải không? — Anh không phải là Al Chaafi.
— Con ông ta.
Tôi nhìn những người lái hai chiếc môtô kia. Họ cũng không nhiều tuổi hơn là người đối thoại với tôi. Cả hai đều được võ trang bằng các súng tự động Tầu và Liên Xô, nhưng đeo ở lưng một cách vô tâm. Tuy vậy có một cái gì đó cho tôi thấy rằng không cần phải mất nhiều thời gian lắm để họ biến được ngay thành những tay thiện xạ cừ khôi.
— Hassan Fezzali đâu?
Một cử chỉ mơ hồ.
— Đức Allah biết.
Gã trẻ tuổì này muốn chọc quê tôi đây. Tôi nói: — Trước tất cả mọi chuyện, tôi muốn có bằng chứng là ông ta còn sống.
Bàn tay đeo găng da thọc vào túi áo blouson rút ra những tấm ảnh mầu Polaroid. Tôi cầm xem và phải khó khăn lắm mới kìm được không cười: Trong ảnh thấy rõ Hassan đang ngốn món kem mứt của tôi.
— Các anh được thuê bao nhiêu tiền để canh giữ ông ta.
Lưỡng lự một chút.
— Năm nghìn rial.
— Mỗi tháng?
— Phải.
Nghĩa là hơn năm mươi ngàn francs Pháp một chút. Với một dolars ăn bốn, năm mươi thì là mười một ngàn dolars. Hoàng thân Aziz phải đóng mỗi tháng hai trăm ngàn đô.
— Những người giao cho các anh canh giữ Fezzali đã bóc lột các anh đấy. Họ được lĩnh tiền gấp ba lần hơn các anh kia mà.
Tôi cố ý rút bớt những con số đi. Trước hết là để xác định cái mức độ chính xác của sự liên hệ giữa bọn bẳt
cóc Hassan và bọn canh giữ anh ta, sau nữa là để lúc trả giá khỏi bị nâng lên một cách vô ích. Sự lập luận của tôi rất đơn giản: Nếu gã con trai này không biết chính xác số tiền chuộc thì có nghĩa là giả thuyết xuất phát của tôi là đúng: Al Chaafi và dân làng của hắn chỉ đóng những vai trò phụ thôi. Và tôi có thể thương thuyết dễ dàng hơn.
Gã con trai chau mày và chỉ nói:
— Ba lần hơn à?
— Ba lần. Chúng ăn cắp của các anh đấy. Thế mà chính các anh lại phải lãnh tất cả mọi nguy hiểm. Nhất là bây giờ chúng tôi đã biết Fezzali bị giam giữ ở đâu và ai giam giữ.
— Làm sao anh biết được?
— Tôi đi hỏi một cô thầy bói.
Gã ngồi xe môtô nói:
— Mười triệu dolars.
Tôi cười gằn. Sau đó là một tiếng rưỡi đồng hồ tranh cãi làm cho tôi được biết thêm là bố Al Chaafi đã chết từ ba năm nay rồi. Như vậy có nghĩa là những nguồn tin của Laurence II đã hơi “quá đát” mất rồi.
— Tôi trả cho anh một năm tiền trọ của ông Hassan,
thế thôi, không hơn không kém.
— Năm triệu.
— Ông Hassan Fezzali không còn trẻ trung gì nữa. Việc giam giữ ông ta lâu ngày như thế...
— Ông ta rất khỏe
— Nếu không kể đến những ngón tay mà các người đã cắt mất của ông ta.
— Không phải tôi cắt, mà là cậu tôi. Và ông cậu ấy cũng đã chết cách nay bảy, tám tháng rồi. Ba triệu. — Ông Fezzali đã già lại bệnh nữa. Nếu ông chết, thì các anh chẳng được gì hết. Ngoài cái việc là quân đội Saudi sẽ đến đây để chặt các anh ra thành từng lát mỏng.
— Năm trăm ngàn.
Cuối cùng chúng tôi đi đến chỗ thỏa thuận là bốn trăm năm mươi ngàn dolars, bằng tiền mặt. Tôi tưởng cuộc trả giá thế là đã xong...
— Chưa phải là tất cả, ông Cimbaili.
Và anh ta giáng xuống đầu tôi điều kiện cuối cùng. Tôi nhìn anh ta kinh ngạc: Cái thằng cha này có ăn nói đứng đắn hay không đây?
— Tùy ông ưng hay không ưng! Tiền là của tôi. Còn
cái kia là cho dân làng. Nếu không thế thì không bao giờ họ chịu thả ông bạn của ông ra đâu.
Tôi nói đồng ý. Chúng tôi bắt tay nhau. Hắn và các bạn của hắn lên xe. Họ biến vào trong nơi ở cũ của Nữ hoàng Saba. Tôi trở về với Adriano Letta. Trông cái vẻ mặt lo lắng của anh ta, tôi không sao nhịn được, phải cười lăn cười bò ra.
— Một cái gì kia? - Marc Lavater hỏi tôi.
— Một nhà máy làm kem mứt. Đó là điều kiện Sine quanon (tiên quyết). Mà họ muốn là làm ngay trong làng họ và chỉ để sử dụng riêng cho họ thôi. Họ rất mê cái món kem mứt ấy của tôi. Trừ những hạt điều. Họ không thích hạt điều. Họ thích hạt hạnh nhân kia.
***
Chúng tôi không để chậm trễ một giây đồng hồ nào. Từ Sana, Adriano đã lao thẳng về Milan để đi săn lùng. Vào cuối buổi sáng ngày 16 tháng bẩy anh gọi điện, cho tôi. Xong rồi, anh ta đã tìm thấy những trang thiết bị cần thiết, kế cả một cái máy phát điện chạy bằng dầu lửa nữa cũng cần không kém. Một chiếc máy bay vận tải ngay chiều hôm đó sẽ chở tất cả sang Yémen.
Trong suốt ngày 19, chiếc máy bay lên thẳng mà tôi bắt buộc phải thuê đã bay đi bay lại không ngừng. Đến giữa buổi chiều cùng ngày, thì “nhà máy“ - thực ra tất cả thiết bị chỉ nằm gọn trong một gian phòng - được lắp đặt xong. Hai tiếng đồng hồ sau, thì những chiếc kem mứt đầu tiên được xuất xưởng. Adriano và người thợ lắp máy tức khắc rút lui ngay và báo tin cho tôi biết bằng radio. Chính tôi cũng đang ở cách đó năm mươi cây số về phía đông bắc Sana, cùng với đội quân bảo vệ của tôi, người nào người nấy phịa ra vì nhai lá “qat”. Họ đến bằng xe tải. Riêng phần tôi, tôi dùng thêm một chiếc máy bay lên thẳng thứ hai nữa, trên đó tôi để số tiền bốn trăm năm mươi ngàn dolars để Marc và Người Anglais canh giữ.
Hai mươi phút sau, ba chiếc môtô xuất hiện ở phía chân trời. Và lần này, ở đệm sau của chiếc môtô đi đầu, không phải là một phụ nữ Yémen nữa, mà là Hassan Fezzali.
Thế là được rồi.
Và những lời đầu tiên của anh bạn Bédouim của lòng tôi, mặc dù lúc đó đã quá mệt mỏi là:
— Mình không ngạc nhiên gì điều đó ở cậu. Cậu đã
nhầm phố ở Milan, cái nhà làm kem mứt ngon nhất ở khu Crescenzago kia!
***
Ở Le Caire, vào ngày 20, chúng tôi nhảy từ một máy bay này sang máy bay khác. Chúng tôi lao về Luân Đôn để đi tiếp đến Jersey. Tôi đã cho giữ hai dãy buồng ở khách sạn Longueville Manor.
— Tại sao lại đi Jersey?
Hassan hỏi thế, nhưng thực ra anh ta phải chịu để kéo đi vì không còn đủ sức để cự nự được nữa. Hỏi thế rồi ngủ luôn. Không còn cố gắng được nữa. Anh ta gầy rộc đi kinh khủng, và chẳng còn chịu đựng được bao lâu nữa. Những bác sĩ, theo yêu cầu của tôi, đã thăm khám cho anh ta ngay tại sân bay Heathrow ở Luân Đôn, nói cho tôi yên tâm rằng anh ta cần nhất là được nghỉ ngơi. Trong điều kiện ấy thì tại sao lại không đi Jersey. Với lại, tôi chưa báo tin cho Aziz biết. Để chính Hassan sẽ làm việc ấy. Tôi nghĩ rằng thế nào cũng có một vài món nợ nghiêm trọng phải thanh toán ở Riad hay ở đâu đó, và tôi không muốn dính líu một tí nào vào đấy. Một lần nữa, việc quyết định phải xử sự thế nào là thuộc về chính bản
thân Fezzali phải định đoạt sau khi anh ta đã phục hồi sức khỏe.
Còn tôi, tôi không chậm trễ được. Tôi không còn thì giờ nữa. Sự chọn lựa cái khách sạn ở Atlantic City vừa hết hạn vào ngày 21 tháng 7. Và cũng đúng trong ngày 21 tháng 7 vào 9 giờ 15 phút sáng, giờ địa phương, tôi hạ cánh xuống New York. Khá mệt, nhưng nói chung tự thấy rất bằng lòng mình. Sarah muốn tôi ra khỏi giấc ngủ li bì ở Jamaique phải không. Thì đó, ra rồi đấy. Thêm nữa, ngoài sự thành thật vui thích đã giúp đỡ được một người bạn già, từ nay tôi còn có thêm cái khả năng là thu hồi lại được số tiền mười triệu của tôi bị chết cứng ở Vaduz từ mười tám tháng hay về những phí tổn khá bộn của tôi trong mấy tuần lễ nay, tôi không phải lo. Hassan sẽ hoàn lại cho tôi. Anh ta có khả năng, và nếu cần, thì đã có Aziz can thiệp vào.
Một việc đã kết thúc, một việc khác bắt đầu. Mà nếu vào đúng giai đoạn lịch sử này, có ai hỏi tôi giữa hai việc ấy có thể có mối liên hệ nào không, thì chắc chắn tôi sẽ trả lời rằng: “Không có“.
PHẦN HAI
“CON VOI TRẮNG”
6
Nhưng chúng ta hãy trở lại việc cơ bản đã.
Đến hôm nay là đúng hai mươi bảy ngày, Jo Lupino gọi điện báo cho tôi biết, theo cách nói của anh ta là anh đã “tìm được cho tôi một cái gì đó”, tức là một chỗ để có thể xây dựng mới hay sửa sang lại một sòng bạc cũ. Tôi hỏi anh ta “ở Vegas à?” Anh trả lời “Không, ở Atlantic City”. Lúc đó tôi hơi thất vọng. Tôi giống như người chờ đợi thử rượu ngon Dom Périquon, lại được đề nghị cho uống Coca Cola thay vào đấy. Nói cách khác, là tôi không cảm thấy đối với cái khách sạn cổ ở bờ bể đó một chút phấn khởi mê say nào.
— Thế bây giờ cậu nghĩ thế nào?
— Úi!
Lupino bật cười.
— Dù sao, cậu cũng phải có một quyết định sớm đi. Những người bán chờ chúng ta vào năm giờ chiều hôm nay. Cậu có thể trả lời họ đồng ý hay không đồng ý, nhưng cậu bắt buộc phải trả lời.
Anh ta đến đón tôi ở phi trường Kennedy, Cả Philip Vandenbergh và Jimmy Rosen cũng chờ tôi ở đó. Một chiếc máy bay du lịch đã đưa chúng tôi lượn trên vịnh New York và Sandy Hook, rồi đi dọc theo bờ biển New Jersey. Lúc đó chưa đến mười giờ rưỡi sáng, chúng tôi đã từ sân bay Pomona của Atlantic City lên đường. Bây giờ chúng tôi đang đi vào thành phố.
Một người Pháp hay một người Anh thì tưởng đây là Deauville, vì những khách sạn lớn ở dọc theo bờ biển, vì những tấm ván ở trên con đường đi dạo chơi mà người ta gọi là Boardwalk, rộng mười tám thước và trải dài trên gần mười lăm cây số. Nhưng sự so sánh không đi xa hơn nữa. Atlantic City đã có cái thời vinh quang của nó vào đầu thế kỷ này và trong những năm 20 hay 30. Sau đó, thời gian đã trôi qua đi, và cả thị hiếu nữa. Cái thành phố nhỏ khoảng năm mươi ngàn dân này lại chìm vào trong giấc ngủ li bì và sự hoang vắng. Có lẽ cũng gần ba
"""