"Tập San Sử Địa Tập 3: Đặc Khảo Về Trương Công Định - Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tập San Sử Địa Tập 3: Đặc Khảo Về Trương Công Định - Giáo Sư Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn full prc pdf epub azw3 [Biên Khảo] Ebooks Nhóm Zalo Tên sách : TẬP-SAN SỬ ĐỊA 3 ĐẶC KHẢO VỀ TRƯƠNG CÔNG ĐỊNH Tác giả : NHÓM GIÁO-SƯ, SINH-VIÊN ĐẠI-HỌC SƯ-PHẠM SÀI-GÒN CHỦ TRƯƠNG Nhà xuất bản : NHÀ SÁCH KHAI TRÍ BẢO TRỢ Năm xuất bản : 1966 ------------------------ Nguồn sách : Từ Đức Châu Đánh máy : cabal2131, mientay2012, chau_la_la, thuhang1319, hoatuyet 3112, minhhai1768, ZzmarszZ97, yuubui, Bellchan, quyche, uZumi, Uyên Bùi Kiểm tra chính tả : Dương Văn Hiển, Ngô Kiều Trang, Nguyễn Thị Nhi, Nguyễn Thị Mai Hường, Phạm Thị Bích Ngọc, Phùng Văn Sơn, Mihar Thảo, Nguyễn Văn Tụng, Hoàng Thị Xoan, Nguyễn Thu Hiền, Thư Võ Biên tập chữ Hán-Nôm : Đỗ Văn Huy Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 14/12/2017 Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG Cảm ơn NHÓM GIÁO-SƯ, SINH-VIÊN ĐẠI-HỌC SƯ PHẠM SÀI-GÒN và nhà sách KHAI TRÍ đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. MỤC LỤC LÁ THƯ TÒA SOẠN NÉN HƯƠNG HOÀI CỔ – TRƯƠNG ĐỊNH VÀI LỜI ĐỀ TỰA CỦA GIÁO SƯ BỬU CẦM THÂN THẾ TRƯƠNG ĐỊNH TRẬN TẤN CÔNG CHÙA KIỂNG-PHƯỚC CUỘC ÁM-SÁT ĐẠI-ÚY BARBÉ GÒ-CÔNG BỊ TẠM CHIẾM TRƯƠNG ĐỊNH TỔ-CHỨC TẤN CÔNG PHÁP QUÂN, THANH TOÁN CÁC TAY SAI CỦA PHÁP VIỆT QUÂN LÀM CHỦ GÒ-CÔNG TRIỀU-ĐÌNH HUẾ KÝ HÒA-ƯỚC 1862 SAU HÒA ƯỚC 1862 TRƯƠNG ĐỊNH TIẾP TỤC KHÁNG PHÁP TRƯƠNG ĐỊNH KHÔNG TUÂN LỊNH THUYÊN-CHUYỂN CỦA TRIỀU-ĐÌNH HUẾ TRƯƠNG ĐỊNH LY KHAI TRIỀU ĐÌNH VÀ THOÁT KHỎI TRẬN TẤN CÔNG QUI MÔ CỦA ĐỊCH SỰ HY-SINH CAO CẢ CỦA HAI VỊ ANH HÙNG KHÔNG TÊN TUỔI TRƯƠNG-ĐỊNH LẠI THOÁT KHỎI MỘT TRẬN TẤN CÔNG THỨ NHÌ Ở CÙ-LAO LÝ-NHƠN. TRƯƠNG ĐỊNH BỊ HUỲNH-CÔNG [?]-TẤN HẠI PHỤ-BẢN MƯỜI HAI BÀI LIÊN HOÀN BÁT CÚ VÀ VĂN TẾ CỦA NGUYỄN-ĐÌNH-CHIỂU TẤM BIA LỊCH SỬ NHỮNG SÁCH, TẠP-CHÍ DÙNG KÊ CỨU VÀI GIAI-THOẠI CÓ DÍNH LÍU TỚI CỤ LÃNH-BINH TRƯƠNG-ĐỊNH I. TÊN HỌ CỤ LÃNH BINH II. MỘT « KỶ-VẬT » KHÔNG CÒN NỮA. III. LẠI MỘT « KỶ-VẬT » KHÔNG CÒN NỮA IV. MỘT ANH-HÙNG VÔ-DANH THÂN THẾ VÀ THƠ-VĂN CỦA NGUYỄN-THÔNG THÂN THẾ CỦA CỤ NGUYỄN-THÔNG TRUYỆN PHAN-VĂN-ĐẠT ĐỘN AM VĂN TẬP* LÃNH-BINH TRƯƠNG-ĐỊNH TRUYỆN 領兵張公定傳 HỒ-HUÂN-NGHIỆP TRUYỆN 胡勳業傳 HIỆN TƯỢNG TRƯƠNG-CÔNG-ĐỊNH TRƯƠNG-CÔNG-ĐỊNH VÀ ĐẠO HIẾU – TRUNG ĐẠI NAM CHÁNH BIÊN LIỆT TRUYỆN – TIỂU SỬ TRƯƠNG-ĐỊNH TÌNH-HÌNH BA TỈNH NAM-KỲ – TỰ-ĐỨC NĂM THỨ 16 (1863) TÌNH HÌNH ỨNG NGHĨA CỦA 3 TỈNH NAM-KỲ ÔNG TRẦN-NGỌC-THANH, NGUYỄN-ĐỨC TÁNH THỪA KHAI TÌNH HÌNH 3 TỈNH GIỚI-THIỆU SÁCH BÁO SỬ-ĐỊA HỘP THƯ SỬ-ĐỊA BẢN ĐÍNH CHÁNH TẬP-SAN SỬ-ĐỊA SỐ 2 BẢN ĐÍNH CHÁNH TẬP-SAN SỬ-ĐỊA SỐ 3 SỬ ĐỊA TẬP-SAN SƯU-TẦM, KHẢO-CỨU, GIÁO-KHOA BAN CHỦ BIÊN : Nguyễn-thế-Anh, Bửu-Cầm, Phan-Khoang, Lâm-thanh Liêm, Phạm-văn-Sơn, Thái-việt-Điểu, Phạm-cao-Dương, Phù Lang, Quách-thanh-Tâm, Trần-đăng-Đại, Phạm-đình-Tiếu, Nguyễn-khắc-Ngữ, Phạm-long-Điền, Trần-anh-Tuấn, Nguyễn thái-An, Trần-quốc-Giám, Lan-Đài, Nguyễn-sao-Mai. VỚI SỰ CỘNG-TÁC THƯỜNG-XUYÊN CỦA : Hoàng-xuân-Hãn, Chen-ching Ho, Thích-thiện-Ân, Lê văn-Hảo, Nguyễn-văn-Hầu, Tạ-trọng-Hiệp, Nguyễn-trần Huân, Phạm-văn-Diêu, Bửu-Kế, Nguyễn-khắc-Kham, Trương bửu-Lâm, Lê-hữu-Mục, Nguyễn-Phương, Hồ-hữu-Tường, Lê thọ-Xuân, Ưng-Trình, Nghiêm-Thẩm, Tô-Nam, Bùi-quang Tung. BAN TRỊ-SỰ : Nguyễn-Nhã, Nguyễn-nhựt-Tấn, Phạm-thị Hồng-Liên, Nguyễn-ngọc-Trác, Trần-đình-thọ, Nguyễn-hữu-Phước, Phạm-thị Kim-Cúc, Trần-Ngọc-Ban, Phạm-văn-Quảng, Phạm Đức-Liên. Thư từ, bài vở, tiền bạc xin gửi : NGUYỄN-NHÃ 221 Cộng-Hoà, Sài-gòn B.P : 380 LÁ THƯ TÒA SOẠN Sử Địa đang chập chững tiến bước. Qua hai kỳ ấn hành, Sử Địa cảm thấy vững tâm tiến bước vì được sự hưởng ứng hợp tác của hầu như hết thảy những vị thiết tha đến ngành sử địa nước nhà và được sự ủng hộ của quí bạn đọc khắp đất nước. Có bạn đọc đã kêu rằng Sử Địa quá khô khan và khắc khổ. Sử Địa xin nhìn nhận điều đó. Nhưng Sử Địa không thể nào làm khác được bởi Sử Địa đã chọn con đường đi của mình. Sử Địa ước mong sẽ là nơi diễn đàn của các công trình nghiên cứu sử địa thực sự có giá trị và hữu ích, sao cho ngành sử địa xứ ta ngày càng phát triển. Mà các công trình nghiên cứu thì khó có thể là món giải trí hấp dẫn thông thường được. Sử Địa cũng hiểu được thực trạng hiện tại gây nhiều khó khăn cho Sử Địa nên Sử Địa, nguyện sẽ cố gắng sao cho thích hợp với hoàn cảnh để tránh sự yểu vong. Sử Địa không phải chỉ biết cố gắng nâng cao trình độ và chỉ chú ý tới giá trị của các công trình nghiên cứu mà quên đi vấn đề phổ biến. Tuy vậy sự thực thì sự phổ biến của Sử Địa phải có giới hạn. Nhiều bạn đọc đã viết cho chúng tôi yêu cầu rằng đừng vì lý do gì mà Sử Địa ngưng xuất bản và cho rằng đó là cân não của quốc gia. Chúng tôi thật không biết trả lời sao, chỉ biết rằng chúng tôi sẽ xin nguyện cố gắng và đem hết khả năng cùng thiện chí để làm việc, bởi sự tồn tại của Sử Địa cũng như giá trị của nó còn tùy thuộc vào sự đóng góp của nhiều người, của các nhà nghiên cứu hợp tác với Tập-San của quí vị ủng hộ, cổ võ cho Tập San. Với số đặc khảo kỳ này về Trương Định, mở đầu cho các số có chủ đề sau này, Sử Địa gặp nhiều trở ngại, khó khăn, cái khó khăn chung cho việc sửa soạn một số có chủ đề cũng như sự thiếu thốn tài liệu về Trương Định. Với số đặc khảo này cũng như các số đặc khảo về các danh nhân về sau, nếu Sử Địa không đóng góp được gì vào kho tàng sử học Việt Nam thì cũng mong rằng đó là cái dịp để quí bạn đọc cùng chúng tôi tưởng nhớ tới những vị anh hùng dân tộc. TẬP SAN SỬ ĐỊA NÉN HƯƠNG HOÀI CỔ – TRƯƠNG ĐỊNH Kính dâng vong linh dưỡng mẫu PHÙ LANG TRƯƠNG BÁ PHÁT VÀI LỜI ĐỀ TỰA CỦA GIÁO SƯ BỬU CẦM Trương Định là một vị anh-hùng kháng-chiến miền Nam dưới triều Tự-tức, đã khởi nghĩa chống thực-dân Pháp và chiến-đấu anh-dũng đến phút cuối-cùng. Một nhân-vật quan-trọng đối với lịch-sử Việt-nam như thế, nhưng sử sách của ta chép về ông chẳng có là bao. Chính-sử nước ta như Đại-nam chính-biên liệt-truyện (nhị tập, quyển 38, tờ 26a-27a) chép về Trương Định rất sơ lược. Bởi vậy, muốn tìm được nhiều tài-liệu về Trương Định, muốn biết rõ những chi-tiết về cuộc đời của vị anh-hùng dân tộc nầy, người ta phải dùng đến những sách viết bằng chữ Pháp. Chính những sĩ-quan Pháp đã đụng độ với Trương Định lại viết rõ về ông hơn các sử-gia Việt-nam. Đó cũng là dễ hiểu : vì họ là kẻ xâm-lăng mà cũng là chứng-nhân của thời-đại. Những sử-liệu bằng ngoại-ngữ ấy, ngoài việc ghi chép khá đầy đủ chi-tiết về cuộc đời cách-mạng của Trương Định, còn cho độc-giả biết rõ lòng khâm-phục của kẻ thù ông (bọn thực-dân Pháp) đối với ông. Đó là một điểm quan-trọng, vì có đọc những sử-liệu ấy ta mới thấy được những người chủ trương diệt-trừ Trương Định lại thừa-nhận giá-trị và uy-tín của ông bằng những lời lẽ chân thành. Trước đây, đã có vài bài báo, vài quyển sách bằng Việt ngữ khảo-cứu về Trương Định, nhưng chưa làm cho độc-giả thỏa-mãn, vì những tài-liệu liên-quan đến vị võ-tướng ái quốc ấy vẫn chưa được các tác-giả tận-lượng khai-thác. Nay, ông Phù-lang Trương Bá-Phát, người đã nhiều năm chuyên khảo về sử-học và có nhiều bài lai-cảo đăng trong Văn-hóa Nguyệt-san, vừa viết xong tập biên-khảo về Trương Định và có nhã-ý muốn để tôi đề tựa. Tôi nhận thấy tập biên khảo nầy soạn rất công-phu, tài liệu dồi-dào, dẫn-chứng phân-minh, có thể giúp ích nhiều cho những ai muốn nghiên-cứu lịch-sử Việt-nam trong thời cận đại, nên có vài lời giới-thiệu để đáp lại thịnh-tình của soạn giả và đồng thời góp một vài ý-kiến thô-thiển với các sử-gia. Sài-thành, ngày 5 tháng 5 năm 1964 BỬU CẦM VIỆN KHẢO-CỔ SAIGON THÂN THẾ TRƯƠNG ĐỊNH Thân-phụ của Trương Định danh là Trương-Cầm1người « huyện Bình-Sơn, tỉnh Quảng-Ngãi ». Cầm làm chức Vệ-Úy hữu-thủy-vệ ở tỉnh Gia-Định. Khi Cầm nhiệm-chức nầy, Định theo thân-phụ. Đến khi Cầm từ lộc, Định ngụ ngay chỗ cha làm việc ; Định là người tinh-thông võ-nghệ, có thao-lược lại thêm sức mạnh2. Định làm viên-tử (con quan) có một con dấu chứng nhận tước [?]3. Chắc là năm Giáp-Dần 1854, sau khi nghe lời Nguyễn-Tri Phương gọi lập đồn-điền, Trương-Định làm quản-cơ kiêm luôn Chánh-Tổng4song chưa rõ tổng tên gì trong 4 tổng của huyện Tân-Hòa.5 TRẬN TẤN CÔNG CHÙA KIỂNG-PHƯỚC Đến khi 17 tháng hai 18596thành Gia-Định thất-thủ do Hải-quân Trung-Tướng Rigault de Genouilly chiếm, khắp Quốc-Gia Việt-Nam đều đặt vào tình-trạng báo-động. Định là một Quản-Cơ chỉ-huy Đồn-Điền trong tỉnh Gia-Định không làm sao thoát khỏi tình trạng báo-động ấy. Thế nên sự có mặt Định ở chiến-tuyến Kỳ-Hòa cùng nhiều viên tướng khác là lẽ tất nhiên vậy. Họ đồ-mưu thiết-kế để địch-quân sống trong hồi-hộp. Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 7 năm 18607ít nhứt là hai ngàn người Việt, im-lìm rời chiến-tuyến của mình và bao vây chùa Clochetons (Kiểng-Phước) xung-phong vào, la lớn tiếng. Súng địch-quân bắn vào các chùa khác, và cũng vào chùa Kiểng-Phước, Pháp, Tây-Ban-Nha và người An-Nam8đều hứng đạn. Người ta giết lẫn nhau trong một giờ. Viện-binh ngoài Saigon vô làm dứt chiến cuộc ấy. Địch-quân để trên một trăm xác chết trên gạch. Binh trong chùa Kiểng-Phước gồm có một trăm người Tây-Ban-Nha, Trung-Úy Hernandez chỉ-huy toán ấy, và sáu chục người Pháp, do Hải-quân Trung Úy Narac và Gervais chỉ-huy. Từ đó trở đi, những người An Nam không còn có ý tấn-công chùa Kiểng-Phước nữa ; mà từ hào đôi của họ, họ đắp một lũy song-song với phòng-tuyến của ta. Vậy thì họ bắt buộc đồn-binh Pháp, Tây-Ban-Nha ở trong phòng tuyến và họ cấm đoán binh ta ra đồng mé sau Ki-Hòa9. Ảnh Kiểng-Phước cổ tự. Ngày thứ năm 28 hay là thứ sáu 29 tháng sáu 1860 (Canh-Thân) Pháp-quân và quân Tây-Ban-Nha chiếm chùa Kiểng-Phước, đóng đồn. Đêm 3 rạng ngày 4 tháng bảy (rằm và 16 tháng năm) năm 1860, Việt-quân đánh cướp đồn nầy mà không giựt khỏi móng của vuốt địch-quân. Quý độc-giả nhìn thấy : Ở bình-diện thứ nhứt một nhóm bảy Pháp-quân hay là quân Tây-Ban-Nha và ở mé trái là một tốp binh-sĩ khác. Ở bình-diện thứ nhì, thấy một lũy có lẽ là lũy đất và gạch rất dày, bao bọc hết khung-cảnh chùa, ba nhà dòm ở ba góc kèm theo ba người lính gác, nhà dòm thứ tư bị lẩn khuất, ở hai khía răng cưa là hai súng đại-bác đưa họng đen ngòm ra ngoài và một cây thứ ba nằm dưới gốc chòm cây cau. Ở bình-diện thứ ba và trên cao là một chòi canh. Ở bình-diện thứ tư, ba nhà chùa, một trước hai sau, trên nóc lợp ngói âm-dương, mé trái có lẽ là nóc của hai nhà bếp. – Ảnh trong sách của Taboulet trang ở giữa 470 và 471. Chùa nầy đã bị dỡ phá hồi năm 1866 (Bính-Dần). « Truy ra vị-trí chùa nầy một phần lọt vào con đường Nguyễn-văn Thoại, còn một phần lớn lại ở về lô đất, bông đồ mới số 20 và 23 ngang ngang lại với trường học của con gái (bông đồ 21) thường gọi « trường Bà Đầm » (ở Chợ Lớn bây giờ) ». – Vương-Hồng-Sển, sách Saigon năm xưa, trang 112. Trận công-hãm chùa Kiểng-Phước đêm tối 03 rạng ngày 04 tháng 07 năm 1860 là do binh-lính dưới sự chỉ-huy của lãnh-binh Sất10. Ngày thứ tư 18 tháng 07 năm 1860, quân Việt trở lại tấn công Pháp-quân, nhưng chẳng làm gì được chỉ kiểm-soát rất xa châu-thành vậy thôi. Việt-quân cũng bỏ cuộc phong-tỏa châu-thành11. CUỘC ÁM-SÁT ĐẠI-ÚY BARBÉ Từ tháng 3 năm 1859 (Kỷ-Mùi) trở đi, quân Việt cho treo giá các đầu của các quan võ Pháp. Thế nên lối năm tháng sau trận đánh chùa Kiểng-Phước có xảy ra vụ hành-thích viên Đại-Úy Barbé. Vụ ấy như vầy : Chùa Barbé12hay là chùa Khải-Tường lấy tên của viên Đại-Úy lục-quân thủy-chiến trấn ở đó, bị giết chết và kẻ ám sát cắt đầu. Một buổi chiều13, cỡi ngựa đi tuần tối, theo thường lệ, từ chùa Khải-Tường đến đền Hiển-Trung (pagode des Mares), tới khúc quanh thứ nhứt, Barbé bị bọn ám-sát tấn-công, bọn nầy núp trong một lùm rậm mà người ta chỉ lại cho những người nào đi qua chỗ đó. Bọn ám-sát dùng giáo, Barbé tế xuống ngựa khi bị mấy mũi giáo đầu tiên. Bọn ám sát cắt đầu liền, và bò ngang trong nhánh và trong cỏ cao để về chiến-tuyến cũ Ki-Hòa. Sớm mai ngày sau, người ta thấy thi-thể của Barbé nằm trên lề đường ; ngựa bị thương đứng gần bên không cử-động. Người ta thuật lại rằng, khi thủ cấp Đại-Úy để bên mâm trầu, lúc đầu viên tướng An-Nam không nói chi cả, đếm tiền trao cho những người ám-sát, rồi sau lại buông ra một lời tiếc. Đại-Úy Barbé to người, có sức như như lực-sĩ, và người An-Nam đều biết14. Theo lời thuật của Tân-Việt-Điểu15, Barbé sanh quán tại Prenschdorff (tỉnh Bas-Rhin, tỉnh lỵ Strasbourg) Barbé bị quân kháng-chiến của Trương-Định lấy đầu. Theo Legrand de la Liraye, những đồn của Trương-Định rất vững chắc và nếu tướng Tôn-Thất-Hiệp chịu để cho Trương-Định nhiều sáng kiến hơn thì quân xâm-lăng rất có thể bị nhiều thất bại. Rồi tám mươi tám ngày sau vụ Đại-Úy Barbé, trận chiến- tranh quyết-định xảy ra trong những ngày 24-25 tháng hai 186116. GÒ-CÔNG BỊ TẠM CHIẾM Binh Việt rút lui... rồi binh Pháp tiến tới. Ngày 12 tháng 4 năm 186117, Pháp-quân chiếm cứ đồn Mỹ-Tho. Cuộc chiếm-cứ Mỹ-Tho đem lại hậu-quả là phải chiếm luôn các xứ ở giữa châu-thành ấy, sông Tiền-Giang và sông Soi-Rạp ; người ta thiết-lập liền tay những đồn lính Pháp ở Gia-Thạnh18, ở chợ Gạo và ở Gò-Công19. Như vậy Gò-Công thất-thủ lần đầu từ 15 đến 20-4-1861 20. Gò-Công là một thánh-địa của giòng vua, vì nơi đó có mồ-mả tổ-tiên bên ngoại vua Tự-Đức. Phía biển, hướng Tây-Bắc và hướng Đông-Nam của Gò Công người ta thấy một giẫy những thôn xã nhỏ : những xã Đồn-Điền, những thôn thường, các xã thôn nầy thường hay gây gổ nhau… Ở mé mặt Gò-Công, khi ngó ngay sông Cửu-Long, một con rạch từ Gò-Công chảy vào sông lớn và sông Vàm-Cỏ21: ấy là Rạch-Lá. Một chiếc tàu chiến nhỏ22L’Amphitrite đi trên rạch ấy và đậu cách quận ba dặm, trước một xã lớn tên gọi là Tân-Hòa. Viên quận nhậm-chức dưới sự che chở của một tiểu-đội hai mươi lăm người thủy-quân lục-chiến do một sĩ quan hậu-tuyển chỉ-huy. Quận nầy cũng hệt như các quân An-Nam khác, có một công trường lớn và một chợ, đường hẹp để nối liền chợ và công trường ; một chùa23mà hồi nầy phải trở thành đồn lính.24 Kịp đến thượng-tuần tháng 6 năm 1861, đồng-thời với toàn-quyền phái-viên của Hoàng-Đế ở Huế, vị nầy đang viết bức thư thứ tư cho Tổng-hành-dinh quân-đội viễn-chinh Pháp một người An-Nam táo bạo, cương quyết và có dõng-lực, danh là Định, ra mắt viên sứ-thần ở Biên-Hòa và hứa sẽ làm cho sôi nổi trong xứ. Hai viên dưới tay Định là hai viên chỉ-huy phó đã lên Biên-Hòa hồi tháng ba để hai người vợ lại Gò-Công. Cuộc nổi dậy được tổ-chức mau lẹ, và vài ngày sau viên ấy nhóm được 600 người võ-trang, gồm có 200 người đồn-điền, 200 người binh chánh-quy tản-mát bởi thua trận đánh Ki-Hòa, và 200 người lính vệ tuyển trong hàng ngũ bà con vua và những người bạn của bà con vua.25 Theo Đại-Nam chánh-biên liệt-truyện thì : Định chiêu-tập sáu ngàn tráng-đinh, kiêm quản cả cánh thân-hào và các đầu-mục, xếp thành mười tám cơ. Vài gián-điệp có cho hay trước là binh ấy sẽ đánh phá Pháp-quân. Hồi bấy giờ Vial – tháng hai 1861 là hải-quân trung-úy ở dưới tàu Le Wéser26– làm Giám-Đốc bổn-xứ sự vụ cai-trị Gò-Công27. Vial thức suốt đêm 21 rạng 22-6-186128. Vừa bình-minh, tiếng chiêng và tiếng trống đánh rầm lên. Người An-Nam vũ- trang bằng độc tiến tới. Bên Pháp nổ súng. Vial với 10 lính thủy chạy đến, bên An-Nam dừng lại tạm-thời, Vial thối lùi mau về công-trường chợ, vì Vial thấy lối tiến mình đã bị chận. Việc giựt lùi đúng lúc, vì địch-quân lố dạng ở đầu đường. Bên Pháp nhả đạn ra, trúng đích vào những người đi đầu, nhưng những người khác tiếp-tục tiến, phải bắn ngã. Đến một lúc mười quân Pháp phải xáp lá cà. Tên thủy-quân lục-chiến Bodiez ở trong một ngôi chùa thấy Vial đang lâm nguy, bay đến giải vây. Bodiez tự choàn qua mình của Vial và bị đâm liền chưa kịp bắn phát nào. Vial bị hai mũi độc và trên mắt một vệt phòng lên do mào đạn. Mười bốn thây nằm trong gạch trong đó có huyện Toại29. Trước Pháp chiếm, huyện Toại cai trị huyện Tân-Hòa. Bên Pháp, một người bị giết và một bị thương. Ngày sau (ngày 23-6-1861) quản Định với lính đồn-điền 30công-kích Gò-Công nữa. Nhưng một phát đại-bác khiến Định rút lui (?). Ngày 24-6-1861, Pháp-quân đến tiếp trợ ; hải-quân Trung-tá Lebris với hải-phòng-hạm Duchayla đậu ở cửa Rạch Lá, Lebris đổ bộ lên địa-phương ấy và giải-tán những lũ người 31. Trương-Định và tất cả nghĩa-dõng-quân không bằng lòng cho dân Việt-Nam cộng-sự với Pháp, vì như thế là ngấm ngầm đầu hàng, và cũng như thế là Định bị cô-lập rồi. TRƯƠNG ĐỊNH TỔ-CHỨC TẤN CÔNG PHÁP QUÂN, THANH TOÁN CÁC TAY SAI CỦA PHÁP Định có một người bạn cũ tên bá-hộ Huy nhận chịu làm chức Cai-tổng32với Pháp, lúc nầy Huy có trú-sở nơi Đồng Sơn33gần tàu chiến của chúng ta, Huy trù-định nộp Định cho chúng ta. Huy bị một tên ở mướn tâm-phúc phản-bội, hành động nầy ít thấy ở người An-Nam, Huy trao cho người ấy một bức thơ bảo đem đến một Sĩ-quan Pháp trong ấy chỉ chỗ ở của Quản-Định. Người ở bất-trung-thành này đem thơ cho Định. Tức thời, Định đi Đồng-Sơn và bắt Huy liền ; thấy mình bị siết chặt vì Pháp-quân, Định chạy ngang qua một đồng ruộng, bỏ lại thi-thể không đầu của Huy.34 Một gương khác cũng về vấn-đề bất-hợp-tác với Pháp : Quản Định tư thơ hăm-dọa viên xã-trưởng ở làng Gò Công vì viên nầy còn tiếp-tục làm nhiệm-vụ mình khi người Pháp đến cai-trị. Viên xã khiếp sợ hiến cho Định tất cả tài sản coi Định có xiêu lòng. Sau cùng, viên xã phải đi qui-phục Định, nhưng Định cũng hạ sát viên xã ấy.35 Quân-sự đã thất-thế, thì chánh-trị yếu kém luôn. Dẫu có dùng nghiêm-hình đến đâu, cũng làm cho con người khủng-khiếp mà không làm cho lòng người gắn chặt về hướng mình. Xưa nay người ta thường thấy vậy và dân-chúng nào cũng có bản tánh cầu an. Lợi-dụng nhược-điểm của Chánh-Phủ Huế mà Định làm đại-diện ở Gò-Công, Pháp ra dáng hiền lành, vỗ về dân chúng, tất cả quyến rũ lần-lần dân-chúng về bên Pháp. Ngày 29 tháng 09 năm 186136, Pháp-quân truy tầm rất gắt những người đã giết viên xã trưởng, nhưng công dã-tràng 37. VIỆT QUÂN LÀM CHỦ GÒ-CÔNG Ngày 14 tháng chạp 186138 Gò-Công bị công-kích. Viên quan cai-trị Gò-Công, hồi bấy giờ là d’Arfeuille39. Ngày 30 tháng chạp 186140, Charner trao quyền lại cho hải-quân Thiếu-Tướng Bonard41mà về Pháp. Tuy chiếm, nhưng Pháp chưa trị được. Lực-lượng của Pháp mỏng, vì hồi tháng hai có đệ-nhị lục-quân và đệ-nhị đại-đội của 101 chiến tuyến với vài chiếc tàu đều hồi về Pháp-quốc42. Lẽ tất nhiên, Pháp-quân phải rút đi khỏi các đồn nhỏ lẻ tẻ, để củng-cố các pháo lũy quan-trọng và các cứ-điểm. Một mục-phiêu chánh, mà chưa tiện bày tỏ ra lúc bấy giờ, là binh Pháp dự-tính tấn-công và chiếm giữ thành-trì Vĩnh-Long để làm tin, hầu dễ bề thương-thuyết. Thật vậy, Pháp-quân dưới quyền chỉ-huy của Bonard xua lực-lượng chiếm lần thứ nhứt thành Vĩnh-Long ngày 23 tháng ba năm 186243, nhưng rồi trả lại cho triều-đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 186344, tái-chiếm thành nầy lúc 7 giờ rưởi ngày 20 tháng 6 năm 186745. Bây giờ, chúng ta trở về Gò-Công của chúng ta. Ngày 01 tháng 03 năm 186246, hải-quân Thiếu-Tướng Bonard truyền cho các đồn Gò-Công, Chợ-Gạo, Gia-Thạnh và Cái-Bè đều đi hết, và Bonard rút các sĩ-quan đã cai trị huyện Cần-Giộc (Phước-Lộc) Tân-An và Tân-Hòa. Một viên huyện An-Nam bổ nhậm ở Cần-Giộc dưới sự bảo-hộ của một chiếc tàu Pháp ; nhưng các viên huyện thiên-bổ ở Tân-An và Gò-Công không ở tại hai huyện-lỵ được, vì lẽ hai huyện ấy đã bị chiếm do binh-lực phiến-loạn47. Cuộc di-chuyển khỏi các trung-tâm cai-trị ấy, dưới mắt của dân-chúng, chúng ta hết còn sở-hữu quyền về luật-pháp và thật-tế của xứ nầy.48 Dân-chúng, nhứt là những nhà có ăn, phần nhiều ở chung-quanh chợ Gò-Công, đều cộng-tác không nhiều thời ít với Chánh-phủ Pháp. Thế nên khi nghe được tin quân Pháp rút đi họ lật-đật kiếm ghe thuyền đi theo. Bốn trăm sáu mươi người (trong số 600 người) xuống thuyền đi lên ẩn trú ở Saigon 1863.49 Lúc Pháp-binh đóng Gò-Công, Định không làm chi được, bây giờ Quản-Định làm chủ, nên cho lịnh phá các nhà của những kẻ thân Pháp, hủy các chùa chiền vì nơi đó binh Pháp đã đóng và cho kiến-tạo thật chắc-chắn một đồn nhỏ.50 E Pháp-quân đóng lại, các người cộng-tác hồi nầy trở nên những người thù vô cùng nguy-hiểm trong tương-lai, Định thanh toán họ, nhứt là chức việc đã cộng-sự với Pháp và các gia-đình trung-thành với Pháp. Lẽ tự-nhiên, các cấp chỉ-huy nghĩa-dõng-quân đều ra mặt, đóng quân các điểm hệ-trọng, tuyển-mộ thêm tân-binh, đánh thuế lưu-thông và tiên-đoán với dân chúng rằng binh Pháp sẽ rút khỏi xứ.51 TRIỀU-ĐÌNH HUẾ KÝ HÒA-ƯỚC 1862 Ngày 16 tháng 05 năm 1862, một chiếu-chỉ của nhà Vua hạ xuống cử Phan-Thanh-Giản làm toàn quyền phái-viên và Lâm-Duy-Hiệp làm phó để thương-thảo hòa-bình. Sau đây là bức thơ phong chức ấy : Chiếu chỉ ngày 16 tháng 05 năm 1862 (tài-liệu do gia quyến Phan-Thanh-Giản đưa ra) (tài-liệu số B3) Chiếu-chỉ hạ cho Phan-Thanh-Giản, Hiệp-biện Đại-học-sĩ kiêm Lễ-Bộ Thượng-Thơ kiêm Hộ-Bộ Thượng-Thơ, Quốc-Sử Quán tổng-tài và Quốc-Sử-Giám tổng-tài. Trẫm vừa mới nhận được của Giám-đốc Sở Thương Thuyền một giác-thơ ngoại-giao như sau đây : « Hải-quân thượng-tướng Bonard, Tổng Tư-lịnh, đặc-sứ toàn-quyền của xứ Đại-Phú Lang-Sa52đã phái một mật-sứ đem cho Trẫm một bức thơ, yêu-cầu gởi một toàn-quyền phái viên đến Saigon để dự cuộc hội-nghị hòa-bình. Từ ngày hai đạo-binh của hai nước chiến-chinh chống nhau, lính tráng và dân-chúng rất khổ sở. Khi đệ lên cho Trẫm bức thơ về cuộc hòa-đàm, hải-quân thượng tướng biểu lộ thiện-ý ngưng chiến và đỡ khổ chúng dân. « Vậy Trẫm bổ-nhậm khanh đệ-nhứt phái-viên trong cuộc hội-nghị hòa-bình và Trẫm sẽ cho Lâm-Duy-Hiệp, Binh-bộ thượng-thơ, phó Giám-Đốc thủy-vụ ở đế-đô, làm phó Phái- viên. « Với tư-cách toàn-quyền phái-viên, các khanh sẽ xuống chiếc ghe có võ đồng53với các thân-hào, các sĩ-quan, binh lính và phu để đi phó-hội. Về các cuộc đàm-phán hòa-bình và các điều-khoản để đi đến kết-thúc hòa-ước, hai khanh hãy hành-động rất cẩn-thận, hầu có ngưng chiến càng sớm càng tốt, để làm đầy đủ sứ-mạng của Trẫm giao phó cho. « Hãy kính lịnh nầy. Tự-Đức, năm thứ 15, tháng 4, ngày 18 » (16-5-1862) Ấn-tín để bổ-nhậm54 Ngày 05 tháng sáu 1862, toàn-quyền phái-viên Phan Thanh-Giản và Lâm-Duy-Hiệp ký hòa-ước bất-bình-đẳng, gồm 12 điều khoản, nhưng có những điều khoản thứ 3, thứ 8, thứ 10 và thứ 11 là hệ trọng vì thứ 11 là điều nói đến nghĩa quân. Đây là năm điều khoản trích trong hòa-ước : Điều-khoản 3. – Ba tỉnh trọn vẹn Biên-Hoà, Gia-Định và Định-Tường (Mỹ-Tho)55và đảo Côn-Nôn, đều nhượng đứt hoàn-toàn cho Hoàng-Đế của người Phú-Lang-Sa bởi hiệp ước nầy. Vả lại, người Phú-Lang-Sa làm thương-mại và lưu thông trên các sông Cửu-Long và chi-lưu của sông ấy bằng tất cả các loại tàu ; những tàu chiến Phú-Lang-Sa sai đi giám-thị trên sông ấy hoặc là chi-lưu của nó cũng sẽ lưu thông luôn. Điều-khoản 8. – Về ngân-khoản bồi thường, trong một thời-gian là mười năm, nhà Vua An-Nam sẽ phải trả một số tiền là bốn triệu Mỹ-Kim56. Do đó, mỗi năm, nhà Vua sẽ trả cho người đại-diện Hoàng-Đế của Pháp ở Saigon bốn trăm ngàn Mỹ-Kim. Số tiền nầy để bồi thường cho nước Pháp và Tây-Ban-Nha về chi-phí chiến-tranh. Một trăm ngàn quan57 trả rồi sẽ khấu-trừ vào số tiền nầy. Quốc-Gia An-Nam không có lưu-hành đồng Mỹ-Kim, một đồng Mỹ-Kim sẽ thay thế bằng bảy mười hai phần trăm một lượng58. Điều-khoản 10. – Nhơn-dân ba tỉnh Vĩnh-Long, An Giang và Hà-Tiên sẽ được tự-do đi lại để thương-mại với ba tỉnh Phú-Lang-Sa59với điều-kiện là phải theo luật-pháp hiện hành ; nhưng những đoàn binh, võ-khí, đạn-dược hay quân lương cấp cho ba tỉnh kể trên sẽ phải chở-chuyên bằng đường biển. Nhưng Hoàng-Đế của người Phú-Lang-Sa cho phép những đoàn ghe tàu vào sông Cửu-Long nơi vô Mỹ-Tho tục là Cửa Tiểu60, với điều-kiện là mỗi lần nhà chức-trách An-Nam cho người đại-diện của Hoàng-Đế hay trước, người nầy sẽ trao cho một giấy thông-hành. Nếu sơ-suất thủ-tục ấy và một đoàn ghe tàu vô cửa sông không thông-hành, thì đoàn ghe tàu ấy và tất cả những cái gì của đoàn đều bị bắt hết, những đồ vật tịch-thâu đều bị huỷ hoại. Điều-khoản 11. – Vĩnh-Long-thành sẽ bị binh Phú-Lang Sa giữ lại tới chừng nào có lịnh mới, nhưng không cản trở một chút nào sự làm việc của các quan An-Nam. Thành nầy sẽ được trả lại cho Vua An-Nam, sau khi Vua nầy bảo sự dấy loạn chấm dứt, sự dấy loạn do mạng-lịnh của nhà Vua ở trong tỉnh Gia-Định và Định-Tường và khi nào những kẻ đứng đầu các cuộc khởi dậy ấy sẽ đi khỏi và xứ sở có an-ninh và quy-thuận như phải có trong một xứ hoà-bình. Điều-khoản 12. – Hòa-ước nầy ký-kết giữa ba quốc-gia, và các toàn-quyền phái-viên của ba quốc-gia ấy ký tên và đóng dấu, mỗi toàn-quyền phái-viên sẽ trình bày cho Quốc Vương mình rõ, và, khởi sự từ ngày ký tên cho đến khoảng một năm sau ba Quốc-Vương xem xét và phê-chuẩn hiệp-ước nầy, sự trao đổi cuộc phê-chuẩn sẽ xảy ra trong thủ đô Vương-Quốc An-Nam. Để làm bằng, các toàn-quyền phái-viên của mỗi Quốc-gia đã thủ ký trên tờ hòa-ước hiện-hữu và đã đóng dấu. Saigon, năm 1862, ngày 5 Juin. Tự-Đức, năm thứ mười lăm, tháng năm ngày mồng chín. Bonard Carlos Palanca Gutierres Con dấu và chữ ký của những toàn-quyền phái-viên An-Nam 61 Giới kháng-chiến lên tiếng phản-kháng nhứt là điều khoản thứ 11. Tán-thành, phản-đối là quyền dân-chúng, cụ Phan thay mặt triều-đình Huế, người đốt đuốc dẫn đạo, sáng-suốt hơn dân-chúng, chủ-trương mềm dẻo và hợp-tác với Pháp. Người đi Long-Hồ62, ở làng đối diện với thành-trì Vĩnh Long, và kết chặt mối giao-hảo với Pháp. Lúc nầy thế nào cũng có cáo-thị của nghĩa-dõng-quân, thơ từ gởi đến cho nhà cầm-quyền Pháp, hiềm vì tạp-chí Revue du Monde Colonial, asiatique et américain không đăng những bức phản-kháng thơ ấy mà chỉ nói tóm tắt thôi. Thế nên chúng ta không thể nào tin trọn vẹn vào tạp-chí kia, lại trong đấy chứa nhiều thiên-kiến nghiêng về phía Pháp. Phần lớn những đại-ý trong các bức thư ấy như vầy : « Trào-Đình Huế muốn giữ hoà-bình và muốn chứng thật sự ấy, Trào-Đình không những muốn trả tiền bồi-khoản trong kỳ lục-cá-nguyệt mà trả luôn trong năm ; nhưng Trào-Đình-Huế nghĩ rằng, Phan-Thanh-Giản một phần và hải-quân trung tướng phần khác cả hai đều đi quá quyền hạn của hai Vua đã thừa nhận khi nói chuyện về nhượng-địa cho Phú-Lang-Sa ; Hoàng-Đế của ta hết sức ưng-thuận cho người Phú-Lang-Sa sanh cơ lập-nghiệp ở đất Nam-kỳ, nhưng sự nhượng-địa cho Phú-Lang-Sa là chuyện tuyệt đối không thể có, Hoàng-Đế của ta không thuận theo vậy ». Như thế là phải khởi sự thảo-luận lại. Bức thơ nầy đến với hải-quân trung-tướng trong lúc cuộc khởi dấy xảy ra63. Về phần Phan-Thanh-Giản cho phát ra những bản hịch64trong đó cụ tiên-tri sự thắng-trận của người An-Nam trên khắp mọi vị-trí của xứ, người Phú-Lang Sa sẽ bị bầm nhỏ ra như thịt làm dồi(65). Cụ Giản biết Việt-quân kém sút mọi mặt, và thấy viễn ảnh của Pháp là muốn cho Việt nhường hết sáu tỉnh (như ta đã thấy khi thương-thảo trước lúc ký Hòa-ước). Nếu cụ không khéo dàn xếp cho hòa-bình chóng vãn hồi thì có thể Pháp quân xin viện-binh thêm và một sớm một chiều, xua quân chiếm-cứ ngay ; nếu cụ khéo lèo lái rất có thể Việt-đình chỉ nhường ba tỉnh thì chấm dứt. Như Anh đối với Hương-Cảng, đối với Tinh-Châu (Singapour), đối với Aden, đối với Gibraltar, Pháp cũng chiếm Biên-Hoà, Gia-Định, Định-Tường thôi. Thế nên cụ Giản lo tiện góc cạnh cho tròn. SAU HÒA ƯỚC 1862 TRƯƠNG ĐỊNH TIẾP TỤC KHÁNG PHÁP Cụ khuyên hải-quân Thiếu-tướng Bonard đừng nóng tánh vội để tránh cuộc đổ máu vô ích, cụ sẽ can-thiệp với nghĩa quân để họ trở về với lẽ phải, hạ khí-giới và giao cho các phủ huyện của Chánh Phủ Pháp. Quản Định tư thơ cho hải-quân Thiếu-tướng Bonard nói rằng « các thuộc hạ của Ông có sự nhờm gớm lột võ khí trao tay cho công chức ngoại-quốc »66. Thừa dịp cuộc ngưng chiến, ngày 07 tháng chín 186267 Bonard đi thăm dò sông Mékong viếng Vĩnh-Long và Vương Quốc Cam-bốt. Tới Vĩnh-Long, Bonard được cụ Giản tiếp rước rất chu-tất, và hứa chắc với Đại-Tướng là cuộc kháng-chiến của Quản Định sẽ chấm dứt rất gần đây trước sự khuyến-cáo và hăm dọa của cụ.68 Ngày chín tháng chín năm 186269cụ Giản có gởi cho Định một mạng-lịnh rõ-ràng buộc Định phải quy-hàng, song rồi đâu cũng y chỗ ấy. Làm chủ tình hình ở Gò-Công, Định tự-do đắp lũy đào hào. Muốn cho Định xa Gò-Công, Vua Tự-Đức phong cho Định làm chức lãnh-binh trấn thủ An-Giang (Châu-Đốc), nhưng thay vì đi phó-lị, Định không chịu đi, và có viết một bức thơ cho một trong nhiều công chứng an-nam70quan trọng tùng sự dưới Chánh-Phủ Pháp. Nội-dung của bức thơ như vầy : « Quân-binh của tôi cầm tôi lại không cho tôi đi lên An Giang nhận chức. Tháng trước đây, tôi được lịnh của quan Tổng-Đốc tỉnh Vĩnh-Long bảo tôi phải nạp khí-giới trong tay các phủ huyện Pháp nhưng quân của tôi không muốn nạp ; chúng nói rằng không phải các quan Pháp cấp cho chúng khi trước. Chúng tôi sẽ lìa khỏi Gò-Công. Tôi đợi lịnh của các quan ở Vĩnh-Long đến thâu hồi khí giới. Địa-vị của tôi rất rắc rối. Tháng tám, ngày mười hai ».71 Ngày 16 tháng 872năm Nhâm-Tuất, nghĩa là bốn ngày sau, lãnh binh Định lại gởi một bức thơ thứ nhì cũng cho viên quan ấy lời lẽ như dưới đây : « Quân của tôi không khứng cho tôi đi. Tôi rất lưỡng-nan. Quan hãy đợi tôi, tôi sẽ gom góp quân-binh của tôi và bấy giờ tôi sẽ quyết-định73. Tôi không có tham vọng muốn làm lãnh-binh. Tôi e dè cho sự giận dũi của quan phó Đại-Kiểm Duyệt74(Phan-Tan-Giang), và tôi không hiểu hải-quân Thiếu-Tướng có khoan hồng đối với tôi sau khi tôi về hàng. Đàng khác, nếu tôi không làm theo quân đội tôi, chúng sẽ giết tôi. Người An-Nam không có ý tưởng chống binh Pháp bằng võ-khí. Quan hãy đem các dòng nầy để dưới mắt của Đề-Đốc và yêu cầu ngài hãy đợi tôi nữa. Không chừng tôi sẽ khuất-phục quân-lính của tôi75». Quí bạn thường thấy các cường quốc không nhứt-quyết cho các thuộc-quốc độc-lập. Muốn vậy các quốc-gia ấy hay sử-dụng lối thủ đoạn ngoại-giao diên-kỳ (manoeuvres dilatoires), thì ở đây Định dùng thủ-đoạn đó đối với Pháp. Lãnh-binh Định nuôi ý-chí sắt đá là chống Pháp cho đến kỳ cùng, chớ không chịu làm « Hàng thần lơ láo » thì làm gì phải nạp khí-giới và về hàng ? Thời cuộc cưỡng-bách không cho phép làm khác hơn nữa, triều-đình Huế mới hạ-lịnh thiên chuyển lên An-hà nhậm chức lãnh-binh để rời xa huyện Tân-Hòa. Có lẽ là sau đó một thời-gian rất-ngắn, triều-đình Huế thấy Định không nhúc-nhích đi đâu cả nên có hạ-lịnh khác thuyên chuyển Định ra Phú-Yên76. Đình-thần trao lịnh cho cụ Phan đích-thân kiếm Định để hiểu-thị77. TRƯƠNG ĐỊNH KHÔNG TUÂN LỊNH THUYÊN-CHUYỂN CỦA TRIỀU-ĐÌNH HUẾ Bài đăng trong Bulletin des Amis du Vieux-Huế chỉ rõ điều mà Định không chịu xê-dịch : XXXV. Cuộc nhóm họp của Đại-Triều. Sau khi ký tên vào Hòa-ước, Hoàng-Đế Bệ-Hạ hạ chiếu chỉ-định cho các viên-quan ở Lục-Tỉnh Nam-Kỳ đình-chỉ các chiến-trận chống Pháp và gọi Trương Định về tỉnh Phú-Yên. Nhưng nhơn-dân ba tỉnh Gia-Định, Định-Tường và Biên-Hòa phản-đối kịch-liệt về sự nhường đứt ba tỉnh nầy cho Phú- Lang-Sa78và công đồng hội-hợp tuyển lựa Trương-Định làm chỉ-huy79và dưng lên Hoàng-Đế một sớ tấu80yêu cầu cho phép tiếp-tục cuộc chiến-tranh chống Phú-Lang-Sa81tới kỳ cùng. « Triều-Đình nghĩ rằng chiến-sự Bắc-Kỳ đang diễn-tiến và hết sức khẩn-cấp82, nên vấn-đề Nam-Kỳ phải triển-lại được có hoà-bình miền ấy. Vậy có lịnh cho Phan-Thanh-Giản hãy bảo Trương-Định hạ võ-khí và đầu hàng. Trương-Định không khứng nghe nhiều lần những lời yêu-cầu, Định phải bị bãi các chức và tước83». Tuy là bãi chức và tước cho người Pháp thấy thành-tâm thật ý của Triều-Đình Huế, nhưng biết đâu bên trong chẳng cho người đem mật chỉ khuyến-khích cuộc chiến đấu của Định. Lẽ cố nhiên là đất nước Đại-Nam toàn vẹn bây giờ xén bớt ba tỉnh trong đó có hai tỉnh Biên-Hoà và Gia-Định mồ-mã tổ-tiên bên ngoại các Vua Thiệu Trị và Tự-Đức nằm đấy thì làm gì Tự-Đức không sốt ruột, dân chúng không hoang mang. Trong Bulletin des Amis du Vieux-Huế có một bài khác đề cập đến Trương-Định. Bài ấy như vầy : XXXVII. Sự ngoan cố của Trương-Định « Mặc dầu Phan-Thanh-Giản đã ký Hoà-ước và mặc dầu mạng-lịnh minh-xác của Hoàng-Đế Bệ-Hạ, Trương-Định tiếp tục chống Pháp đến kỳ cùng. Định mộ chí-nguyện quân trong Lục-Tỉnh để đánh lại nhà chức-trách Pháp. Mặc dầu có lời khuyến-cáo nhiều lần của Phan-Thanh-Giản, Định cũng ngoan-cố. Hải-quân hiếu-Tướng Pháp đã nhiều phen dắt Định lên đường hoà-giải. Định không muốn nghe, thề rằng không ưng sống dưới ách người Pháp. Phan-Thanh-Giản phải dưng sớ tấu với Hoàng-Đế xin bảo Trương-Định hạ võ khí. « Bấy giờ Hoàng-Đế mới phán với Triều-thần rằng : Dầu dùng cách gì cũng không thể bảo người cuồng trở lại lý lẽ. Vả lại, Sự ngoan-cố của Trương-Định biểu-lộ một trạng-thái tinh thần mà Triều-Đình có thể lợi dụng để khôi phục Vương-quốc ».84 Có lẽ là sau lời phán nầy và rõ tình-hình trong Nam qua các mật sớ, nên vua Tự-Đức hạ lịnh cho thị-vệ Thi đem một tấm huy chương bằng vàng cho Định85. Trương-Định trí các súng trên các rạch đi vô trong sông rạch, đi vô trong nội-địa huyện Tân-Hoà, tấn-công các tàu Pháp đi trên sông rạch gần đó86. Trong hàng ngũ Pháp-quân xâm-chiếm thuộc-địa có Trung-Uý chiến-hạm Guys, hồi chưa đổ bộ ở chiến-hạm Rhin 87, năm 1861 ở Tây-Ninh ; Guys sành tâm-lý người Việt. Guys hợp cùng Huỳnh-công-Tấn88ở trên chiếc l’Alarme theo dõi những hành-động của Định trong nhiều tháng dưới sự nhả đạn liên-miên của đại-bác của Định khiến cho chết mất vài người89. « Một buổi sáng các thuỷ-thủ dưới pháo-hạm l’Alarme bắt gặp trên chót một cây sào cắm trên bờ sông một bức thơ của Quản Định gởi cho hải-quân Thiếu-Tướng, đại-để trong ấy nói rằng90: Trào-Đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo-vệ Tổ-Quốc của chúng ta ; Hoàng-Đế91gọi chúng ta là phiến-loạn, nhưng bên sâu Hoàng-Đế92khen thầm sự trung-hậu của chúng ta ; và tới ngày thắng trận, Hoàng-Đế93sẽ không những xoá lỗi mà thăng-thưởng chúng ta nữa. Các người có dõng-lực, nhưng ít người ; mỗi ngày vài người lính của các người ngã quỵ dưới sự phục-kích của chúng ta ; bịnh rét cũng ở một bên ta để chiến-đấu chống các người và nó bù lại sự khiếm-khuyết võ-khí của chúng ta. Chúng ta ở xứ ta, chúng ta được lợi hơn các người ; chúng ta vẫn đợi chờ và người An-Nam kiên nhẫn lắm. Hãy từ bỏ một cuộc xâm-chiếm không thể được, hãy qui-hoàn đất đai lại cho ta và lúc bấy giờ chúng ta rất hân-hạnh tiếp rước các người Pháp như bằng-hữu của chúng ta vậy ». Paul Emile Bản sao lục : A. Noirot Dưới bức thơ ký-giả có phát-biểu cảm-tưởng như vầy : « Ấy rành rẽ là những ngôn-ngữ cao-thượng, đáng gợi sự chú-ý của chúng ta ». Rồi lại hối tiếc : « Nhưng ta không lẽ thối lui trước một doanh-nghiệp minh-mông như vậy, khi người ta đổ ra bao nhiêu vàng và bao nhiêu máu ? » Và viện lẽ thêm : « Chúng ta phải trả lại cho Vua ở Huế những người An-Nam đã về bên phe chúng ta ? Vậy chúng ta phải bỏ những người ấy cũng như ta đã bỏ những người Thát đát ở bên Crimée »94. Ở Khánh-Thuận95, Tổng-Đốc96Lâm-Duy-Hiệp yêu-cầu trả thành Vĩnh-Long ; Bonard đáp nếu Định chưa nạp khí-giới đầu hàng, Pháp-quân sẽ còn giữ thành Vĩnh-Long. Giục-giặc bên ngoài, bên trong binh viễn-chinh Pháp có ít, không đủ sức để tấn-công nghĩa-quân. Bonard một mặt tư thơ qua cứ điểm Pháp ở Trung-Hoa yêu-cầu bên ấy trợ quân-lực, một mặt tin về Pháp xin viện binh97. Lời kêu gọi của Bonard có kết-quả mỹ mãn : Hải-quân Đại-Tướng Jaurès, tức thời từ thành Thượng-Hải sang thành Ma-Ní với tàu chiến của sư-đoàn, viên toàn-quyền ở Ma-Ní cho tám trăm người lính bổn-thổ xuống tàu, và Jaurès chỉ mũi ngay bến Saigon. Lính đóng ở Thượng-Hải đều là người An-gé-ri98. Đầu thượng-tuần tháng mười một99 Bonard có gởi thơ cho cụ Giản tuyên-bố rằng : Trương-Định là một tên phiến loạn và sẽ bị đối xử như thế ; song le Bonard chịu đứng chung với cụ một bản tuyên-ngôn nhủ các người nổi-loạn ra đầu hàng100. Cũng lúc ấy bên biên-giới Đông của tỉnh Biên-Hoà, một viên cai-tổng nổi lên đánh phá các làng rồi rút lui để kéo dài trận-tuyến Việt. Ngày 02 tháng chạp triều đình Huế đề nghị với Pháp có thể sai người đến Phan-Rí lấy tiền bồi khoản trong nửa năm đầu là hai trăm ngàn bạc. Đầu thượng-tuần tháng chạp 1862101, Bonard muốn qui hoàn Vĩnh-Long lại cho Nam-trào102. Thình-lình, một viên quan hạ-cấp đem một bức công-hàm ở Huế đề ngày 02 tháng 11103và đến Saigon ngày 12 tháng chạp104. Trao bức ấy rồi, viên quan kia105đi liền không đợi phúc đáp : « Triều-thần của Vua đồng yêu-cầu rành mạch sự canh cải đến tận gốc hoà-ước và huỷ bỏ điều-khoản đã nhượng lại cho Pháp-quốc các tỉnh Saigon, Mỹ-Tho và Biên-Hoà106. « Bức công hàm ngày 18 tháng chạp107khiến Phan Thanh-Giản viết cho hải-quân Trung-Tướng một bức thơ108. Bức công-hàm của viên quan ở Huế không có giá-trị. « 1.- Bởi vì nó không có đi qua tay cụ là toàn-quyền phái viên được Hoàng-Đế109uỷ-nhiệm để giao-thiệp với người Phú-Lang-Sa ; « 2.- Bởi vì nó là công-hàm của các quan thượng-thơ không có dấu-hiệu ưng-thuận của Hoàng-Đế110. « Từ ấy, vị toàn quyền đại diện không ngừng đề-cập đến việc hoà-bình ; nếu hoà-bình vi-phạm tôi sẽ đến với người Phú-Lang-Sa, lời cụ Phan nói với một giáo-sĩ ; nếu hoà-bình bị vi-phạm, tôi bất-động trong nhà tôi, quân lính của tôi cũng như tôi, rồi người ta bắt tôi và thắt cổ tôi, cụ Phan tuyên-bố lần khác với giáo-sĩ ấy. Phan-Thanh-Giản mời mọc luôn luôn các sĩ-quan ở trong thành111dự tiệc với cụ và các mối tình bậu bạn đi đến chỗ hèn hạ112. Đàng khác, Quản Định ít bằng lòng cho cử-chỉ của Phan-Thanh-Giản trong những trường hợp trên, hăm-doạ sẽ đốt làng của cụ Phan ở và cắt đầu của cụ. Toàn-quyền đại-diện lợi-dụng tình-thế ấy yêu-cầu và được chuẩn-y một đội vệ-binh Pháp, để cho thấy rõ nhiệt tâm của cụ ».113 TRƯƠNG ĐỊNH LY KHAI TRIỀU ĐÌNH VÀ THOÁT KHỎI TRẬN TẤN CÔNG QUI MÔ CỦA ĐỊCH Tới đầu tháng hai1141863, Định công-khai tuyên-bố không dính líu với Nam-Triều nữa và viết một bức thơ cho các quan Việt ở Vĩnh-Long. Nội-dung như vầy : « Muốn trở lại y như thuở xưa, dân-chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi-nghĩa. Vậy chúng tôi không thể hành-động gì khác hơn hành-động bây giờ. Bởi vậy, chúng tôi chuẩn bị chiến đấu, và hướng Đông cũng như hướng Tây chúng tôi chống đối và chiến-đấu, chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp. Nếu các quan đề-cập đến sự duy-trì các mối bang giao với giặc cướp, chúng tôi chống lịnh Nam-Trào, và chắc chắn là sẽ không có hưu-chiến, hay hoà-bình đối các quan, và như thế các quan sẽ đừng lấy làm ngạc-nhiên »115. Vì không bằng chứng đích-xác, nhưng trực-giác cho chúng tôi biết rằng Trương-Định mưu áp-dụng kế ly-khai với các quan ba tỉnh miền Tây, để rước tất cả trách-nhiệm về Định. Nếu chẳng may, Định có sa lưới của Pháp, trào-đình Huế khỏi lôi-thôi đối với Pháp. Khởi đầu tháng hai 1863, hải-quân Đại-Tướng Jaurès116 đổ bộ lên Saigon với tất cả lực-lượng mà người có dưới tay, là một phần đại-đội binh Al-gé-ri đã ở Thượng-Hải và một đại đội lính bổn-thổ Phi-Luật-Tân của Chánh-Phủ Ma-Ní cho mượn, như chúng ta đã thấy trước. « Ở Vàm Rạch-Lá, trên sông Đại-Vàm-Cỏ, tàu vận-tống L’Européen biến thành dưỡng-đường, trung-tâm-điểm tiếp-tế lương-nhu, võ-khí và trữ than. Kế bên chiếc L’Alarme đậu ở rạch Gò-Công, binh Pháp cất trên bờ một pháo-đài án-ngữ chỗ ấy. Ở Đồng-Sơn, Tây-Bắc Gò-Công, Pháp-quân tấn-công rất gắt gao trước mặt và trái những pháo-đài đắp lên do quân nổi-loạn117; cuộc vận-chuyển mau do Đại-Tá Piétri với lính Al-gé-ri quyết định lẹ sự thành-công trong lượt ấy ; bên Đông, hải-phòng-hạm Tây-Ban-Nha « Circé » bao vây và chiếm ngõ ra ở Lang-lop118trên sông Soi-Rạp ; hướng Tây và hướng Bắc người ta giữ địch-quân do đồn Chợ-Gạo và những toán lính ở Mỹ-Tho dưới sự chỉ-huy của Đại-Tá d’Ariès119, Vergnes120giữ Rạch-Giá121và Gongeard122giữ Vinh-toi123. « Guys, chỉ-huy chiếc L’Alarme, phải đi vô sâu trong rạch 124và trợ giúp cuộc điều-động lục-quân chủ-yếu của Đại Tướng Chaumont và Đại-tá Palanca. « Những công việc to-tát được chuẩn-bị để qua bưng biền và ruộng rẫy hay là để đi ngang qua sông rạch ; ba chục chiếc thuyền bọc sắt ở mũi chở được mỗi chiếc sáu tên lục quân hay là sáu người trở lên khiêng tay theo bộ-binh và trong vài phút đồng-hồ biến thành cây cầu phao chắc-chắn trước mặt địch-quân nào rất quả-quyết ». Ảnh một chiếc xuồng đôi của Pháp-quân trong mười lăm chiếc như vậy trong trận đại-tấn-công vào Gò-Công những ngày 25 và 26 tháng hai năm 1863 (mồng tám và mồng chín tháng giêng năm Quí-Hợi). Quí đọc-giả thấy : Ở bình-diện thứ nhứt các người lính Pháp đang vịn theo be xuồng để đẩy xuồng đi ; Ở bình-diện thứ nhì một tấm thớt bằng gỗ nối liền hai chiếc xuồng và bốn người lính ngồi, hai cây dựng lên bên trong, mỗi chiếc xuồng, chắc là để chống xuồng đi khi gặp nước sâu ? Ở bình-diện thứ ba, cái giá gỗ có súng đại-bác trí ở giữa, hai bên là hai cái mộc bằng sắt để bảo vệ cho lính ngồi trên xuồng. Bốn chiếc đôi hoặc nhiều hơn, để khít sau sẽ kết thành một cầu phao chắc chắn lắm. Ở bình diện chót là cảnh trí bưng-biền nhiệt-đới, nước minh-mông, vài chòm lau sậy, thủy-liễu hoặc tràm. Tuy tấn công bằng xuồng như thế, và nhiều pháo-hạm khác, nhưng Trương-Định lọt lưới rất dễ dàng. – Ảnh trong sách Taboulet, trang ở giữa 470 và 471. « Sau hậu-tuyến, thông-báo hạm Forbin án-ngữ tại Đại Vàm-Cỏ ở vàm Rạch-Lá với thuyền và một tàu Lorcha ; chiếc l’Avalanche, chiếc la Dragonne và pháo-hạm 31125phong-tỏa chi-lưu Bắc của Camboge126; chiếc Cosmao, pháo-hạm số 20127, tàu chiến Lorcha Saint-Joseph với mười lăm chiếc ghe vây hãm mặt Tây. « Ngày 25128lúc tám giờ tối, biết chắc là người nào ở chỗ nấy, ở dưới tàu Ondine, Bonard ra dấu-hiệu bảo sáng sớm tấn-công. Sáng mỗi người điều-động quân. Địch-binh, khủng khiếp, bắn vài loạt trọng-pháo và trốn lánh tứ phương, bỏ lại những cỗ đại-bác, súng tay và cổi đồng-phục. Chúng ta có ít người chết hay bị thương, nhưng nhiều bịnh-nhơn vì bị cưỡng-bách lội bưng dưới trời nắng thiêu. « Sáng sớm, ngày 26, Đại-Tướng Chaumont, chỉ-huy một đội-quân xuống hướng Nam huyện Tân-Hòa kết-thúc cuộc hành-quân, chiếm cứ lũy chót của loạn-quân ở Trai-Ca129 (chi-tiết bản phúc-trình của hải-quân Trung-Tướng Bonard đề ngày hai tháng ba năm 1863)130». Bonard xua binh hùng tướng mạnh cướp được đất Gò Công. Theo sở-kiến thì thay vì thắng trận 26 tháng hai 1863, Bonard thua to trận nầy. Tại sao ? Cuộc hành quân ấy tổn-phí không ít, phải huy-động tất cả lực lượng đạo-quân viễn-chinh, cả đồn lính bên Thượng- Hải và binh Ma-Ní, chuẩn bị non tháng, bố-trí hết sức chặt chẽ, phong-tỏa không sót chỗ nào, song kết-quả Định, một tướng không từ trường đại-học nào ra, thoát khỏi rọ, có lẽ cười thầm Bonard cùng các Đạ-Tá, Trung-Tá v.v… Theo Paulin-Vial thì Trương-Định « hình như được một ảnh-hưởng lớn lao thêm sau khi Gò-Công thất-thủ131». Theo tôi thì không phải là « hình như » mà thật sự như vậy. « Ngày 12 tháng 03 năm 1863132, theo Lucien de Grammont, khi tái-chiếm Gò-Công, Bonard có xuống một châu-tri trong đó, một phần, Bonard ra những điều-kiện cưỡng-bách các quan Việt phải theo nếu muốn hưởng sự khoan hồng (De Grammont không nói rõ những gì). Phần khác, Bonard bắt buộc dân-chúng Gò-Công phải chịu những điều-kiện sau đây, và châu-tri ấy cũng áp-dụng vào các huyện khác trong ba tỉnh Pháp chiếm : 1) Những người đứng đầu đều thọ tử-hình133theo luật lệ Nam-Trào. 2) Tịch thâu tất cả tài sản thâu tổng-số thuế má năm 1862 làm một lần. 3) Giao nạp tất cả các loại võ-khí. 4) Bắt dân-chúng phải khổ-dịch làm đường sá và hủy hoại các đồn lũy. 5) Bồi thường chiến-tranh thật nặng nề đối với Huê-kiều trú ngụ trong huyện134». SỰ HY-SINH CAO CẢ CỦA HAI VỊ ANH HÙNG KHÔNG TÊN TUỔI Trong thời-gian 24, 25 và 26, Vergne ở Rạch-Già có bắt được hai anh em người Việt, buộc phải chỉ chỗ trú của những lãnh-tụ nghĩa-quân. Hai người nầy chịu để đổi mạng sống của mình, song rồi đánh lạc lính Pháp. Chiều về, Vergne truyền xử bắn như lời giao trước, hai vị anh hùng không tên tuổi ấy can đảm bước đi đến chỗ chết. Dưới đây là lời tường thuật của hải-quân Thiếu-Tướng Réveillère (không biết hồi bấy giờ Réveillère làm chức gì ?) : Lòng ái-quốc của người An-Nam135 Lấy sự công-bình mà nói chúng ta136quí-trọng một người bởi giá trị tinh thần nhiều hơn những kiến-thức, thì chúng ta phải hạ thấp xuống tánh tự-đại tự-cao của chúng ta đối với người Viễn-đông, những người nầy biết chết lắm vậy. Năm 1862137, chúng tôi được lịnh xuống Rạch-Già138để tiêu trừ một cuộc nổi loạn139. Thiếu-Tá V…140sai hải quân Trung-Úy de M… chận đường về của quân dấy loạn141sau lúc bại trận. Khi mặt trời lặn, chúng tôi thấy De M… về, theo sau một toán lính mệt nhừ, mình mẩy dính bùn sình. Sự vắng mặt của tù-binh một phần, các mặt chán nản phần khác cho chúng tôi biết sự thất-bại của cuộc chinh-tiễu lúc vừa liếc mắt qua. Những người dẫn đường, đầu cúi xuống, tay trói lại, tiến giữa bốn người lính mang súng. Mình mẩy gần trần truồng, mang vết đòn. De M… tiến hẳn đến Thiếu-tá V… và nói hơi luống cuống : - Thưa Thiếu-Tá, từ sáng sớm đến giờ, những người hướng-đạo dắt chúng tôi lội sình tới rún, nhưng chúng tôi chẳng thấy một tên phiến-loạn nào hết. - Anh muốn gì nữa ! … Đó không phải là lỗi nơi anh. Anh bảo lính đi ăn cơm… Đáng tiếc thật, chúng ta bủa lưới hụt, nếu trúng đích ắt có cá to. V… kêu người thông dịch tên Paulus, đàm-thoại một chút, rồi ngồi trước142một cái bàn nhỏ dưới mái143lá, rồi bảo dẫn hai người An-Nam ấy tới. Đấy là hai anh em ruột : sự giống tạc chỉ rõ. Duy có người anh đáp những câu hỏi của Thiếu-Tá. - Chúng bây biết vị-trí như chúng bây đã thú thiệt. - Chúng tôi đã rõ vậy. - Ta đã giải-thích hết sức tỉ-mỉ, nơi nào và cách nào để dắt dẫn lính của ta. Bây tỏ bày đã hiểu hết. - Chúng tôi hiểu rõ. - Ta có nói như vầy : « Nếu bây dẫn lính ta trúng đường đi, ta cho chúng bây an-toàn, nếu bây dẫn lạc, bây sẽ bị bắn ? ». - Ông có hứa vậy. - Bây cố ý dẫn lính của ta lạc lối trong bưng. Hai thiếu niên làm thinh. - Trước khi đi, ta đã nói rằng chúng bây sẽ bị bắn nếu chúng bây sẽ là hướng-đạo bất trung-thành ? Trả lời đi… - Ông có cho hay như vậy, người anh cả đáp lời sau khi do-dự một chút. - Vậy bây chịu bị bắn ? - Chúng tôi sẵn lòng. Thản-nhiên, người Nam-kỳ đáp lời với sự nhẫn-nại phương Đông. Thấy cuộc thẩm vấn chấm dứt, hai người An Nam chào. V… bảo một viên cai lính, người Al-gê-ri. - Kêu bốn người lính, và bắn hai tù-binh ấy sau trại. Viên cai ra dấu cho hai người An-Nam : hai người nầy theo sau, một loạt súng nổ rập báo cho biết là xử bắn rồi. Day qua chúng tôi, gương mặt đỏ rần, thiếu-tá nói : - Đấy là những người hùng… xứ Hy-lạp có thể lập tượng hình cho các người ấy… còn tôi, tôi phải xử tử chúng. Theo nguyên-tắc thì V… chẳng thương xót ai, nhưng bẩm tánh người không tàn-nhẫn ; sau một lúc im lặng, dường như để vuốt-ve lương-tâm, ông ta lặp lại định-thức thích nhứt của Ông : - Chiến tranh là chiến tranh… Nó càng tàn bạo, càng mau kết-liễu có lợi cho người thắng cũng như kẻ bại. Sáng sớm ngày sau, đứng nơi pháo-hạm, chúng tôi thấy xa-xa, một tấm ván đóng dính vào một cây sống ở trên bờ, viên thông-ngôn dịch lại cho chúng tôi biết như vầy. Tất cả dân chúng tỉnh Gò-Công144đồng-thanh tuyên ngôn thế nầy : « Khi Chánh-Phủ của vua ta không tồn-tại ở phần đất nầy, chúng ta đau khổ như đứa hài-nhi mồ-côi cha mẹ. Xứ các người ở về Tây-dương, quốc-gia của ta ở về Đông- hải. Như con ngựa và con trâu khác biệt nhau, các người và ta cũng khác nhau về ngôn-ngữ, văn-tích và phong tục. Thuở xưa, người ta sanh ra trong chủng-loại sai-biệt nhau ; dầu ở đâu người ta cũng có giá-trị ngang nhau, nhưng bẩm sanh bất đồng. Sự tri-ân buộc chặt chúng ta với nhà vua của ta, chúng ta trả thù tất cả những sỉ-nhục đối với vua ta hay là chết vì đế vương ta. Nếu các người tiếp-tục đem sắt lửa gieo rắc cho xứ sở ta, thì sự lộn-xộn còn dai dẳng ; nhưng ta tùy theo Thiên luật mà hành-động, cái nghĩa của ta sẽ thắng. Nếu các người muốn hòa-bình, hãy trả lại lãnh-thổ của vua ta ; ta chống các người vì mục-đích ấy. Các người chiếm-cứ các tỉnh của chúng ta để thêm phú cường cho đế-quốc các người, để thêm sự chói sáng cho danh-vọng các người. Vậy các người muốn một số tiền chuộc lại lãnh-thổ của ta bị mất ? Ta sẵn lòng, với điều-kiện là các người sẽ ngưng mọi sự gây rối và rút binh về lãnh-địa chiếm hữu145của các người. Chúng ta cũng sẽ cám ơn các người, và thanh danh các người sẽ được biết khắp hoàn-vũ. Các người có muốn một nhượng-địa để làm thương-mãi ? Chúng ta vui lòng nhận chịu. Nhưng, nếu các người từ chối, ta chiến-đấu không ngừng để vưng theo Thiên-chí. Ta kiêng giá trị các người, song ta sợ lòng Trời nhiều hơn thế-lực các người. Chúng ta thệ nguyện sẽ đánh mãi và không ngừng. Khi ta thiếu tất cả ta sẽ bẻ nhánh cây làm cờ và gậy gộc để làm khí-giới cho quân lính ta. Hỏi vậy làm sao các người sống giữa ta ? Chúng ta yêu cầu các người chú-ý đến bản tuyên ngôn nầy và chấm dứt một trạng thái có hại cho quyền lợi đôi bên ». Chẳng phải là lời hăm-dọa suông : không có dân-tộc nào tiếp tục kháng-chiến đến tình-thế nguy nan như vậy. Trong lúc mạt-lộ của đảng quốc-gia, tôi có bắt được một tù-binh với cây súng tay mà tôi tiếc không còn giữ cây súng ấy. Nó làm ra bởi một cây dù ! Bá súng là cái tay nắm của dù, cán cắt độ sau đốt146bề dài làm thành lòng súng ; xoi ở trên một lỗ sáng147để quẹt lửa châm ngòi. Bên trong súng ấy đầy sắt nghiền nhỏ. Khỏi nói là khí giới nầy không được dùng lần nào, vì nó sẽ nổ nòng ngay trước mũi người bắn. Sau nhiều cơn thất trận khốc-liệt, những người « nâng vạc » của một quốc gia lâm nguy còn kháng-chiến chống binh đội âu-tây với những khí cụ như vậy. Một vài lần, họ giết vài người của ta trong cạm bẫy của họ, nhưng nhứt là họ bắt chúng ta phải lội bưng hôi hám để rượt họ, dưới mặt trời nung đốt và như thế phải chết lần về bịnh hoạn. Và hơn một lần, khi đuổi theo những người ái-quốc ấy mà chúng ta gọi là phiến-loạn148, tôi cảm thấy một nỗi thương xót vô-biên cho dân tộc nầy và một sự kính-phục các quan liêu của họ trong nghị-lực không giảm sút vì họ tin cậy vào sự công-bình149(Sách ấy ấn-hành luôn chú giải nầy ở dưới cuối trang). Vậy cũng đồng-thời đi xăm-lăng, nhưng Réveillère cũng còn tình-cảm của con người ! Nói gì về các người Việt một sớm một chiều lên chơn thì lúc nầy tha hồ cho họ khoát nạt và vơ-vét dân lành. Bọn đó dưới thời-gian nào và không-gian nào cũng có. Lối đầu tháng tư150, Bonard ở Huế về. Trương-Định có viết cho Bonard bức thơ như sau : « Chánh nguyên-soái, anh-hùng chốn rừng rú, chỉ-huy trưởng nghĩa-quân có trách-nhiệm loại trừ bọn Tây-dương ra tờ hịch nầy : Vương-quốc cao cả Phú-Lang-Sa phải cho chuộc ba tỉnh bị chiếm, tránh cho bông-hoa dân-chúng151và không để chúng ta chống đối trào-đình Phú-Lang-Sa mà cũng không nghịch với Nam-Trào. Vả lại, các quan Phú-Lang-Sa ra lịnh cho treo cổ tất cả những kẻ qui-hàng sau khi bản tuyên ngôn hòa-bình ra đời. Dân-chúng không chịu thái-độ như vậy, và yêu cầu ta hỏi lần nữa vấn-đề chuộc tất cả đất đai đã bị chiếm ».152 Lẽ cố-nhiên là bức thơ nầy không đem kết-quả chi cả. Ngày I tháng năm 1863153 Bonard lìa bến Saigon, về Pháp-quốc, để trách-nhiệm lại cho tướng De la Grandière. Ngày 25 tháng 5 năm 1863154cụ Giản về thành Vĩnh Long. Tin nầy khiến dân-chúng Việt tin rằng nước Pháp sẽ qui-hoàn tất cả thành lũy ở ba tỉnh miền Đông. Trái lại, lúc nầy khó cho Nam-Trào có cảm-tình đầy đủ của dân-chúng là nạn đói kém đang hăm-dọa và sắp hoành hành trong Nam, nhứt là chỗ bãi chiến-trường mới rồi. Hồi trước Pháp chưa đến, trào-đình Huế đảm-đương việc tiếp-trợ khi có đói, giờ đây làm sao được ? De la Grandière thi-hành đòn chánh-trị rất có công-hiệu : Cấm xuất-cảng lúa gạo trong năm 1863, cho vài làng nghèo mượn bạc trước, khiến mua chuộc được thiện-cảm của dân-chúng còn hơn là những chiến-thuật chói lọi. Dân bản xứ cảm-động, lúc thấy ta ân-cần xem sóc quyền-lợi và nhu-cầu của họ155. Như vậy, dân-chúng khỏi lo nạn « lửa cơ đốt ruột » và yên-ổn làm mùa năm Giáp-Tý (1864). TRƯƠNG-ĐỊNH LẠI THOÁT KHỎI MỘT TRẬN TẤN CÔNG THỨ NHÌ Ở CÙ-LAO LÝ-NHƠN. Về phần Trương-Định lại thoát mành lưới và tiếp-tục cuộc chiến-đấu. Không hao hơn nhơn mạng bao nhiêu nhờ có đường rút lui khôn-khéo156, nghĩa-quân tụ-tập lại từng nhóm tại biên-giới Biên-Hòa157, ở Lý-Nhơn (nay hãy còn thấy trên địa-đồ), nhóm cù-lao đối diện với Gò-Công ngăn-cách bởi sông Soi-Rạp và Đồng-Tranh158. Các cù-lao nầy dầy đặc thủy-liễu, dưới sông, và sình lầy nơi bưng biền ; nước lớn bao trùm mặt đất, trừ phi những khuỷnh đất cao ; trên rừng loại cây đước bao phủ xanh kịt, các tay « ngoài vòng pháp luật », cọp, heo rừng hoàn-thành bức họa của chốn man-dã còn trinh bạch ấy. Trương-Định dời cả hành-dinh ra nơi ấy, mưu tính việc đánh phá. Định xây cất phòng-tuyến vững-vàng. Một cuộc hành-quân đại-qui-mô, tốn kém mà không đem lại kết-quả mong muốn như ở Gò-Công, hồi 26 tháng hai 1863 không cần thiết nữa, và việc làm ấy nâng-cao giá-trị của Định dưới con mắt của dân Việt. Ngày 25 tháng 09 năm 1863159vài người mật-báo chỗ ở của Định cho Gougeard và Béhic biết. Tức thời một cuộc hành-quân được tổ-chức mau lẹ. Pháp-quân và vài phụ-tá bản xứ đánh úp vào phòng tuyến, câu-lưu vài người và chiếm đoạt nhiều súng ống. Một người lính mã-tà níu Định nơi vai, nhưng Định chém một lát gươm, vùng chạy rồi trốn trong bụi rậm. Cuộc rượt bắt sôi nổi, Định xuống xuồng và bảo chèo đi mất ; vợ Định bị bắt và vài người khác. Đoạt được tài-liệu trong đấy có mục-lục kê danh-tánh các đồng-lõa và một bức thơ giao đạn-dược cho Định của người Hoa-Kiều ở Phan-Rí. Đồng-thời, nghĩa-quân lại nổi lên đánh phá ở biên-giới tỉnh Biên-Hòa, chung-quanh Tân-An, Mỹ-Tho, Cần-Giuộc và Chợ-Lớn160, quyết theo đuổi chánh-sách làm rối trật-tự, không cho Pháp-quân cai-trị được. Về phần Trương-Định phóng tin huyên-truyền rằng Định đã đi Huế với sứ mạng gì đó, thoạt lại loan là người ta thấy Định ở Bình-Thuận, thoạt nghe tiếng đồn rằng Định ở ngoại ô thành Saigon. Đây là Định áp-dụng một chiến-thuật làm địch-quân lạc lối. TRƯƠNG ĐỊNH BỊ HUỲNH-CÔNG [?]- TẤN HẠI Định có một người tử-thù là Tấn. Đội Huỳnh-công-Tấn gốc-gác ở làng Phước-Hậu (tên nầy nay hãy còn trên địa-đồ lối Rạch Cầu-Tràm, hướng Đông và Tây giáp-giới những làng Mỹ-Lộc, Long-Trạch, hướng Bắc và Nam giáp-giới với Long-Thượng và Phước-Lâm) tỉnh Chợ-Lớn. Thân-phụ của Tấn làm chức phó-quản-cơ, kịp sau khi Kỳ-Hòa thất-thủ, người lui về phủ Tân-An để đi thương-mại sanh sống, trong lúc ấy người có liên-lạc với một người quan Việt cộng-sự với Pháp. Tấn tùng-ngũ dưới quyền của Định, song lúc nghe được thân-phụ của Tấn giao-dịch với viên quan ấy, Định hăm dọa lấy đầu Tấn nếu thân-phụ Tấn còn giao-thiệp với viên quan kia nữa. Tấn khiếp. Thừa cơ Định lơ-lỏng, Tấn trốn sang hàng-ngũ Pháp hồi năm 1862161. Khỏi phải nói là lúc qua bên nây lằn mức, Tấn phải hết sức sốt-sắng, nhiệt-thành để mua lòng Pháp. Tấn hiểu ngách ngõ của xứ Gò-Công. Vì lập nhiều công trạng ở xứ nầy, nên được Định tin dùng và cố-nhiên là biết mặt Định. Tấn phải tùy theo Guys hồi Guys còn chỉ-huy chiếc l’Alarme, ngữ trên rạch Gò-Công để coi chừng những cử-động của Định. Tấn là người hiếu-thảo, rất thông-minh, rất liều lĩnh, gan dạ lạ kỳ…162. Ngày 26 tháng hai 1863, ngày đại-tấn-công của Bonard vào Gò-Công, Tấn giữ một cây cầu chống trả dõng-binh đông quân-số hơn. Bị một viên đá bắn vào đầu gối, Tấn được đem về và quân-y Pháp tính cưa chơn để cứu Tấn, nhưng Tấn không chịu. Sau Tấn lành bịnh một cách phi-thường. Tấn sang dưới quyền chỉ-huy của Gougeard. Viên nầy ở tại Gò Công và theo dõi Trương-Định mãi. Khi nghe truyền tin, Định đi xa, Tấn không tin như vậy, trái lại Tấn đinh-ninh là Định ở lẩn-quẩn vùng Gò-Công. Tôi đã nói đòn đánh chánh-trị có hiệu-quả rất mỹ-mãn là De la Grandière cho các làng chỗ bãi chiến-trường mượn tiền không ăn lời, nhưng với điều-kiện là phải mách vị-trí Định, nếu Định có về. Đêm 19 rạng 20 tháng tám năm 1864163có người mật báo với Tấn rằng Định sẽ về tại làng Kiểng-Phước (tên nầy nay hãy còn trên địa-đồ, Đông giáp-giới Soi-Rạp, Bắc, Tây, và Nam giáp-giới những làng Tân-Phước, Tân-Niên-Tây, Tân Niên-Đông và Tân-Bình-Điền)164. Tấn chỉ-huy một số người dưới tay, âm-thầm vây nhà mà Định với hai mươi lăm165 người tâm-phúc đang trú trong đấy. Nằm đây tới bình-minh, Tấn mới dậy và ào vào nhà. « Tấn gặp một cuộc đương-cự cương-quyết. Quản Định và tâm-phúc-nhơn chống trả như những anh-hùng, các người ấy dành nhau phóng ra ngoài, còn vài người khác hy-sanh chịu để cho quân ta giết. Quản Định ở giữa những người chen ra, chém một lát gươm nón của tên mã-tà, một lát khác một tên nữa khiến rớt súng và đến gần bụi rậm suýt khỏi bị một vết thương nào hết ; lúc bấy giờ Tấn chỉa súng sáu bắn ngay Định và hô lớn cho các mã-tà bảo nhả đạn, mặc dầu Tấn có ý bắt sống. Một viên đạn trúng đích, Định bị gãy xương sống té xuống đất. Năm thây chết trong số ấy có Quản Định, võ-khí và tài-liệu đều bị Tấn lấy được. Xác của Quản Định được đem về Gò-Công và để cho công-chúng xem và nhìn biết ; Quản Định có vóc thanh-lịch, nước da trắng, nét mặt tao-nhã và tinh-tế hơn người đồng hương với Định ».166 Ảnh mộ Trương-Định trùng tu (thấy trước mặt) Ngay từ năm 1864, mộ Trương Công đã được xây bằng đá ong với hồ vôi ô-dước ; trên bia mộ có đề Đại Nam, Bình Tây Đại tướng Quân, Trương-Công-Định chi mộ. Hai cây trụ trước mộ có đôi liễn : Sơn hà thâu chánh khí Nhựt nguyệt chiếu đơn tâm. Sau đó bia mộ này bị Pháp cho bằm nát. Đến năm 1945, mộ Trương Công được sửa chữa lại. Mộ bia được khắc : Đại Nam, thần dõng Đại Tướng quân truy tặng Ngũ Quân Quận công, Trương-Công-Định chi mộ. Tới 1956, được trùng tu và thêm 2 câu đối nơi cửa : Trương chí quật cường, võ liệt nêu cao đất Việt, Định tâm kháng chiến, văn mô chói rạng trời Nam. Nhơn dịp nầy, De la Grandière trả tự-do cho Đề Đốc Huân bị quan viên Nam-Trào câu-lưu và giao cho Pháp. Theo giấy tờ thâu thập được có cả thảy 10.800 danh-sách của quân tình-nguyện và cưỡng-bách tùng-ngũ dưới quyền chỉ-huy của Định. Chánh-Phủ xâm-chiếm bắt vài tay quan trọng. Người ta gặp một tờ hịch biểu-lộ nỗi nguyện-vọng nhiệt-liệt của một tinh-thần không phục-tùng, và hy-vọng thầm kín rằng ngày tương-lai vua Tự-Đức sẽ ban thưởng xứng đáng cho người, song lại giấu tên vua e làm nguy-hại đến Hoàng-Đế một khi Pháp bắt được tờ hịch nầy. Hịch của Quản Định trong cuộc nghĩa tháng 8 năm 1864 167. Hịch rằng : Từ ngày bọn mọi-rợ ngoài khơi168, tự đắc vì lực-lượng thủy-quân và sự dõng-mạnh của đại-bác, vô cớ đến khuấy rối biên-thùy của ta và nọc độc của chúng lan tràn khắp chốn, những vị thần-linh bảo-vệ ta và dân-chúng đều run vì uất hận. Nhiều lần lịnh tối-cao đã xuống để dân chúng cản ngăn bọn đó, nhưng chống hay là không chống đều là ở lòng dân : người ta không đương đầu chống chúng nổi169. Vậy chớ định rằng kháng-cự chúng không kham sao ? Từ ngày lòng dân đã muốn, ta lên làm ngươn-nhung ba tỉnh, trước hết ta cố-gắng điều-khiển Tân-Hòa chống quân cướp ấy, không thâu lượm được kết-quả mỹ-mãn. Chỉ còn trông cậy vào tấm lòng yêu thương không phai lợt của người người đối với ta và ân-trạch vĩ-đại của Trào-Đình. Vâng, ta sẽ lấy vi-lô làm cờ, lấy tầm vông làm võ-khí. Thế là xong, bất dung tha bọn cướp. Nhưng mà ! than ôi ! binh không lương-thực ; còn bao nhiêu lúa ở Tân-Hòa đều bị tản-mác, và võ-khí, một lúc dự trữ phải bị chôn, vì giờ đây không có nghĩa-quân để sử-dụng nó. Sợ là lòng dân đổi hướng. Từ bấy170nay gom góp đống tro-tàn, trong mười phần, còn bốn hay năm ; sự mua chác vừa đầy đủ và bây giờ còn tìm phương-pháp để dùng một khi giờ phút hủy-hoại đến171; nhưng dò sâu đến chín và thời-vận cần-thiết, tất cả đều phải đợi chờ. Trong một ấp mười nhà, có nhiều nghĩa-quân ; vậy chớ sao người ta bảo là không có ai ?172. Và những tướng tùng-ngũ như tổng-binh và quan-suốt là những người giàu có muôn hộ hay là hàng nho-sĩ đều có một số lớn vì nghĩa cả. Vậy khi muốn quân man-rợ ấy dừng tay và để ta lập an-ninh trong dân-chúng, làm sao không có người làm cố-vấn cho ta và không có người đề-nghị với ta một phương-pháp để đem lại kết-quả vĩ-đại ấy, để, diệt-trừ quân cướp và lấp đầy hy vọng ta173. Sao lại từ cao đến thấp người ta lo tranh dành nhau, những sự bằng lòng hão về tham-lam và những mưu mô đen tối174. Lẽ phải có những cuộc tuyển-chọn người thông-minh và có ý-kiến sâu thẳm ở dưới từng lớp thuộc-hạ, mà từ hồi nào đến nay, các người nầy không thể tiến vào điện-đài quyền-tước và như vậy thì hoàn toàn vô ích cho những người nầy. Về ta, ta chỉ là một tên lính vô-học-thức và trở nên tướng-lãnh vì thời-thế : ta chỉ có lấy cái dốt của ta để chống đỡ, cho đến đỗi ta hổ thẹn ngồi cao hơn tam vị tướng-lãnh kia : bên hữu như bên tả đều chẳng có người để ta vấn-kế, ta thi-hành trong sự do-dự và ta thâu-thập những ý-kiến của bình-dân để chiêm-nghiệm và phụng-sự nhơn-dân, những mưu-lược mục-đích hủy-diệt quân cướp để cuối cùng, sau dứt một dấu-hiệu trống175, dân-chúng đều thở không-khí thông thả. Vì lẽ ấy, ta ra tờ hịch nầy yêu cầu hãy đến đây tất cả người dầu ở dưới đạo-binh nào, từ tổng-binh tới quan-suốt, không phân-biệt sĩ-phu hay võ-biền, nếu các vị nầy có phương-pháp diệt quân cướp, dầu dưới nước, dầu trên bờ, dầu với xe, dầu với ngựa hay là trâu, nếu các vị ấy có ý tưởng đoạt tàu, thân thành, nếu các vị nầy có một vị-trí tốt để kháng-chiến, một hang sâu, một vực-thẳm để đóng một đạo quân, ta cầu xin với các vị ấy hãy giúp ta phương-pháp để đem về một kết-quả lớn lao, ta sẽ thăng-thưởng những người ấy những chức-vị tương-đương với công, những tưởng lệ bằng bạc tiền châu báu xứng đáng để không thể gọi là phần thưởng của anh hà-tiện cấp cho. Ta làm hịch nầy để cho mọi người đều biết. Nay hịch. (Bản nầy dịch ra do Giáo-Sĩ Legrand de la Lyraie176, Thanh-Tra Bổn-Xứ Sự-Vụ, thông-dịch-viên của Toàn-quyền) 177. Mộ phần của Trương-Định đã được lựa gần Tòa-Bố Pháp. Nhiều người Việt đến dự đám táng. Những cộng-sự-viên Việt biết tâm-lý người hay giấu bặt những hung-tín loại ấy, để duy-trì tinh-thần chiến-đấu của dân-chúng Việt, nên mách cho người Pháp hiểu rõ. Người Pháp, cắt lính bố-phòng chung quanh mả e nghĩa quân lại đoạt đi. Theo Đại-Nam Chánh Biên Liệt truyện, Vợ Định là Lê-thị Thưởng178. Sau khi Định qui-tiên, con trai tên Tuệ (trong Nam gọi là Huệ) nổi lên và cũng bị chết179. Bà Thưởng hết còn chỗ nương tựa phải trở về nguyên-quán là Quãng-Ngãi để sanh nhai. Năm Tự-Đức thứ 27180, thấy Định nghĩa-khí đáng khen, nay vợ bị nghèo khổ thật đáng thương, quan tỉnh bèn tâu về triều xin cấp cho bà mỗi tháng hai mươi quan tiền và hai phương gạo đến khi bà chết thì thôi. Năm Tự-Đức thứ 31181, tỉnh-thần Trà-Quí-Bình tâu rằng : Một nhà Định cha con trung-nghĩa, được vua soi xét từ lâu, vậy xin cấp cho tự-điền năm mẫu, để người trong họ là Văn Hổ nhận làm kế-tự. Vua y theo. Năm Tự-Đức thứ 34182, vua nhớ đến công của Định lại sai dựng đền thờ ở làng sở tại tức Xã Tư-Cung, và cấp thêm cho vợ một tháng mười quan tiền và sức cho xã đó phải lo săn sóc bà. Khi bà mất, vua ban cho một trăm quan tiền để làm ma chay183. Nén hương hoài-cổ sắp tàn. Chuyện Trương-Định tự sắp sửa đánh bồi chuông cáo chung. Định là nhơn-vật của đại-chúng miền Nam Quốc-Gia Việt, nên tác-giả xin bàn góp chút ít về Định thôi, tuyệt-nhiên không có ý phê-bình chi cả. Khen Định ưu-tú ư ? Giữa lúc nầy, khen như vậy, tác-giả hóa thành bánh xe thứ năm trong chiếc xe bốn bánh, việc mà tác-giả không thích tí nào. Vả lại, nếu khen như thế, tất phải phủ-nhận công-cán, sự hy-sanh không bờ bến của Phan-Thanh-Giản (70 tuổi còn đi sứ bên Pháp) người mà cả phe chủ-hòa và người Pháp đồng thanh cho là người ái-quốc sáng-suốt (patriote éclairé), cố gắng đem sự tối-thiểu tổn-thất cho quốc-gia Việt. Nói Định là người bất tuân kỷ-luật, cũng chẳng hiểu rõ tình-hình trong nước và khát-vọng của các cường-quốc ngoại-dương, làm cho rối thêm chớ không gỡ-gạc chi hết, vì trận Kỳ-Hòa đã chẳng quyết-định vận-mạng của quốc-gia Việt rồi ư ? Nói như thế là bao quát luôn phe chủ-chiến gồm cả Vua Tự-Đức trong đấy vì Vua Tự-Đức tha-thiết và sốt-ruột với xứ Gò-Công, đã khuyến-khích Định trong việc đề-kháng chống Pháp. Vậy Định sẽ được phẩm-từ nào ? Các bạn tìm dễ-dàng tiếng ấy trong các lời mọn thốt ra trên kia. Không phải là nhà phê-bình hay là học-giả, tác-giả chỉ là một kẻ hiếu-kỳ muốn xếp đâu vào đó. Có thế thôi. Ảnh tổng-quan mộ Trương-Định PHỤ-BẢN MƯỜI HAI BÀI LIÊN HOÀN BÁT CÚ VÀ VĂN TẾ CỦA NGUYỄN-ĐÌNH-CHIỂU Trương-Định có một tri-kỷ : Nguyễn-Đình-Chiểu. Nguyễn-Đình-Chiểu sinh năm Nhâm-Ngọ 1822184, người bài Pháp triệt-để. Có lẽ vào đệ-nhị tam-cá-nguyệt hay là đệ-tam tam-cá nguyệt năm Tân-Dậu 1861, Định có yêu-cầu Đồ-Chiểu gia nhập bộ tham-mưu của mình, nhưng Đồ-Chiểu từ chối vì lý do bị mù mắt. Tuy thế mà mỗi khi có việc chưa thông, Trương-Định cũng cầu mưu hỏi ý nơi ông đồ185. Khi nghe Định bị bắn thác, Nguyễn-Đình-Chiểu hết sức đau khổ về tinh-thần. Thế Đồ-Chiểu mới điếu Định mười hai bài liên-hoàn bát-cú và một bài văn-tế. Bài sau nầy não nuột, lâm-ly, một thể cổ-văn đại-bút trong Nam vậy. Điếu TRƯƠNG-ĐỊNH Mười hai bài I Trong Nam tên họ nổi như cồn, Mấy trận Gò-Công nức tiếng đồn. Dấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ186 Hơi gươm thêm rạng thể hoàng-môn Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ, Quả ấn Bình-tây đất vội chôn. Nỡ khiến anh-hùng187rơi giọt lụy Lâm-dâm ba chữ điếu linh-hồn. II Linh-hồn nay đã tách theo thần, Sáu tỉnh còn roi dấu tướng-quân. Mực sở lãnh-binh mờ mắt giặc, Son bằng ứng nghĩa thắm lòng dân. Giúp đời dốc trọn ơn nam-tử, Ngay chúa nào lo tiếng nghịch-thần. Ốc188ngỡ tướng tinh rày trổ mặt, Giúp xong nhà nước buổi gian-truân. III Gian-truân kể xiết mấy nhiêu lần, Vì nước đành trao một tấm thân. Nghe chốn Lý-Nhân189người sảng-sốt, Nhìn cồn Đa-phước190cảnh bâng-khuâng. Bát cơm Kê-lữ191chi sờn buổi, Mảnh áo Mông-lung192chẳng nệ phần. Chí dốc ra tay nâng vạc ngã, Trước sau cho trọn chữ quân-thần. IV Quân-thần còn gánh nặng hai vai, Lỡ dở công-trình hệ bởi ai ? Trăm đám mộ-binh vầy lớn nhỏ, Một gò cô-lũy193chống hôm mai. Lương-tiền nhà ruộng ba mùa trước, Thuốc đạn nghe buôn bốn biển ngoài. May rủi phải chăng, trời đất biết, Một tay chống-chỏi mấy năm dài. V Năm dài nhửng mảng194ngóng tin vua, Nín nhục thầm toan lẽ được thua. U kế195năm hằng còn chỗ đoái, Ngô Tôn196trăm chước đợi ngày đua. Bày lòng thần-tử vài hàng sớ, Giữ mối giang-sơn mấy đạo-bùa, Phải đặng tuổi trời cho mượn số, Cuộc nầy ngay vạn có phân-bua. VI Phân-bua trời đất biết cho lòng, Công việc đâu đâu cũng muốn xong. Cám nỗi nhà nghiêng lăm197chống cột, Nài bao bóng xế luống day đòng. Đồng-Nai, chợ Mỹ198lo nhiều phía, Bến-Nghé, Saigon199, kể mấy đông. Dẫu biết dùng binh nhờ đất hiểm, Chẳng đành xa bỏ cõi Gò-Công. VII Gò-Công binh giáp hỡi chàng-ràng, Đoái Bắc trông Nam luống thở-than. Trên trại Đồn-đàn200hoa khóc chủ, Dưới vàm Bao-ngược201sóng kêu quan. Mây giăng Truông-cóc202đường quân vắng, Trăng xế Gò rùa203tiếng đẩu tan. Mấy dặm non sông đều xửng vững204, Nạn dân ách nước để ai toan ? VIII Ai toan cho thấu máy trời sâu ? Sự thế nghe thôi đã lắc đầu ! Giặc cỏ om-sòm mưa lại rưới. Binh sương lác-đác nắng liền thâu. Cờ lau đã xếp trên Giòng-tháp,205 Trống sấm còn gầm dưới Cửa-khâu.206 Cảnh ấy những mơ người ấy lại, Hội nầy nào thấy tướng-quân đâu. IX Tướng-quân đâu hỡi có hay chăng ? Sáu tỉnh cơ-đồ, nửa đã ngăn.207 Cám nỗi kiến ong ra sức dẹp, Quản bao sâu-mọt chịu lời nhăng.208 Đá kêu rêu mọc bia Dương-Nghiệp.209 Cỏ úa hoa tàn mả Lý-Lăng.210 Thôi vậy thời vầy, thôi cũng vậy, Anh-hùng đến thế dễ ai dằn ?211 X Dễ ai dằn-thúc lối sau nầy, Trời bởi chưa cho vội đổi xây. Thà buổi tràng-sa da ngựa bọc,212 Khỏi nơi Đạo-chích tiếng muông rầy.213 Lục-lâm mấy chặng hoa sầu bạn, Thủy-hử vì đâu nhạn rẽ bầy ? Hay vậy cõi biên giong vó ký,214 Náu-nương chờ vận có đâu vầy.215 XI Đâu vầy sấm chớp nổ thình-lình, Gió bặt thêm buồn mấy đạo binh. Ngựa trạm xăng-văng miền Bắc-khuyết,216 Xe nhung ngơ-ngẩn cõi Tây-Ninh. Bài văn phá Lỗ, cờ chưa tế, Tấm bảng phong-thần gió đã kinh.217 Trong cuộc còn nhiều tay tướng-tá, Lời nguyền trung-nghĩa há làm thinh. XII Làm thinh hổ đứng giữa hai ngôi,218 Nếm mật từ đây khó nỗi ngồi.219 Mũi giáo Thi-Toàn đừng để sét,220 Lưỡi gươm Dự-Nhượng phải toan giồi.221 Đánh Kim222chi sá thằng Lưu-Dự,223 Giúp Tống xin phò gã Nhạc-Lôi.224 Dâng hộ nước Nam về một mối, Ngàn năm miếu-vũ rạng công tôi. Văn-tế Phó Quản-Cơ TRƯƠNG-ĐỊNH225 Hỡi ôi ! 1.- Giặc cỏ bò lan ; Tướng-quân mắc hại ! 2.- Ngọn khói Tây-bang226đóng đó, cõi Biên227còn trống đánh sơn-lâm ; Bóng sao Vũ-Khúc228về đâu, đêm thu vắng tiếng canh dinh trại229. Nhớ tướng-quân xưa ; 3.- Gặp thuở bình cư, Làm người chí đại. 4.- Từ thuở ở hàng viên-tử pháp-binh trăm trận đã làu. Đến khi ra quản đồn-điền, võ-nghệ mấy ban cũng trải. 5.- Lúc giặc đánh tới theo quan Tổng-Đốc,230trường thi, mô súng, trọn mấy năm ra sức tranh tiên ; Lúc cuộc tan về ở huyện Tân-Hòa, đắp lũy, hàn sông,231giữ một góc bày lòng địch-khái.232 6.- Chợt thấy cánh buồm lai sứ233việc giảng-hòa những tưởng rằng xong ; Đã đành tấm giấy tựu phong234phận Thiên-tử235há đâu dám cãi. 7.- Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên-tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền ; Theo bụng dân phải chịu tướng-quân phù 236, gánh vác một vai khổn ngoại. 8.- Gồm ba tỉnh dựng cờ phấn nghĩa, sĩ-phu lắm kẻ vui theo ; Tóm muôn dân gầy sổ mộ quân, luật-lịnh nào ai dám nhại.237 9.- Văn thì nhờ Tham-biện, Thương-biện, giúp các cơ bàn-bạc, nhung công. Võ thì dùng Tổng-binh, Đốc-binh, coi mấy đạo sửa sang khí-giới. Thương ôi ! 10.- Tiền vàng ơn chúa, trót đã rỡ-ràng, Ấn bạc mưu binh, nào từng trễ-nải. 11.- Chí lăm dốc cờ xuê lộ bố238, chói sắc giữa trào ; Ai muốn đem gươm báu cang tương239, chôn hơi ngoài ải. Há chẳng thấy ? 12.- Sức giặc Lang-Sa, Nhiều phương quỉ-quái. 13.- Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang. Kéo lên bờ Ma-ní240, Ma-tà241, đạn bắn như mưa vãi. 14.- Dầu những đại-đồn242thuở trước, cũng khó toan đè trứng ngàn cân ; Huống chi cô lũy243ngày nay, đâu dám chắc treo mành một dải. Nhưng vậy mà. 15.- Vì nước tấm thân đã nấy : còn mất cũng cam ; Giúp đời cái nghĩa đáng làm : nên hư nào nại. 16.- Rạch-Lá, Gò-Công244mấy trận, người thấy đã kinh ; Cửa Khâu245, Trại Cá246các nơi, ai nghe chẳng hãi. 17.- Nào nhọc sức hộ tào247biên sổ, lương tiền nhà ruộng, cho một câu háo nghĩa lạc quyên ; Nào nhọc quan võ khố bình-cân248thuốc đạn ghe buôn, quyền bốn chữ giang thương đạo tải. 18.- Núi đất nửa năm ngăn giặc249nào thành đồng luỹ sắt các nơi. Giáo tre ngàn dậm đánh Tây, là ngựa giáp xe nhung mấy cái. Ôi ! 19.- Chí dốc đem về non nước cũ, ghe phen hoạn nạn, cây thương phá lỗ250chưa lìa ; Nào hay trở lại cảnh quê xưa, nhắm mắt lâm chung, tấm bảng phong-thần vội oải251. 20.- Chạnh lòng quân-sĩ, thương quan Tướng252nhắc quan Tướng253, chiu chít như gà : Bực trí nhân-dân, giận thằng tà, mắng thằng tà, om sòm như nhái. Ôi ! 21.- Sự thế hởi254bên Hồ, bên Hớn255, bao giờ về một mối xa thơ ? Phong cương còn nửa Tống nửa Liêu256, đâu nỡ hại một tai257tướng soái ! 22.- Nào phải kẻ táng sư258đầu giặc, mà để nhục miểu đường ; Nào phải người kiểu chiếu259đánh260phiên, mà gây thù biên tái ? 23. – Hoặc là chuộng một lời hoà-nghị vận Nam-Thiên phải bắt Nhạc-Phi về ; Hoặc là lo trăm họ hoành la261thời U địa262chẳng cho Dương-Nghiệp lại. 24.- Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang-sơn ba tỉnh luống thêm buồn ; Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sau263chẳng đoái ! 25.- Còn chi nữa ; cõi cô thế riêng than người khóc tượng 264, nhắm mắt rồi may rủi một trường không ; Thôi đã đành : bóng tà dương gấm ghé kẻ day đòng, quày gót lại hơn thua trăm trận bãi. Ôi ! 26.-265Làm ra cớ ấy, tạo-hoá ghét nhau chi ? Nhắc đến đoạn nào, anh-hùng rơi lụy mãi ! 27.- Cuộc trung-nghĩa hai năm làm đại-tướng, nhọc nhằn vì nước nào khờn266tiếng thị, tiếng phi ; Cõi An-hà267một chức chịu Lãnh-binh, lây lất theo thời, chưa chắc đâu thành, đâu bại. 28.- Khóc là khóc : nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi ; Than là than : bờ cõi lúc qua phân268ngày tháng trông vua, ngơ-ngẩn một phường trẻ dại. 29.- Tướng-quân còn đó, các nơi đạo-tặc thảy kiêng-dè ; Tướng-quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa-binh thêm bái-xái. 30.- Nào đã đăng mấy hồi thích-lý, màng hùm269che mặt rằng xuê : Thà chẳng may một giấc chốn trường-sa, da ngựa bọc thây mới phải. Ôi ! 31.- Trời Bến-Nghé270mây mưa sùi-sụt, thương đứng anh-hùng gặp lúc gian-truân271; Đất Gò-Công cây cỏ ủ-ê ; cám niềm thần-tử hết lòng trung-ái. 32.- Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình Tây ; Nay thác về thành272xin dưng hộ một câu phục thái273. Phù-Lang TRƯƠNG BÁ-PHÁT Thảo cảo 8-6-1963 Cảo thành 7-8-1963 TẤM BIA LỊCH SỬ Quí bạn có bà con hay anh em chôn ở nghĩa-địa đô-thành Sài-gòn đường Phan-Thanh-Giản hay nói theo bình-dân là « đất thánh Tây » mà người ta gọi không trúng là ở đường Mạc-đỉnh-Chi, hoặc là không có bà con gì yên giấc ngàn thu trong đó cũng vậy, cứ lễ các Thánh là vô chốn ấy thong-thả. Tôi mới vô hôm 1 tháng 11, rồi với anh Minh-Kha, một là thăm mộ của bạn tôi cất táng ngày 4-9 và hai là dắt Minh Kha lại tấm bia lịch-sử để coi. Bia nầy tôi biết nó từ năm 1960, sau khi xem Văn-hoá Nguyệt-San số 50 ấn-hành hồi tháng 5 năm ấy, bài của Tân-Việt-Điểu. Chúng tôi qua khỏi cửa, quẹo mé trái, đi thẳng tới mút đường lại rẽ bên mặt. Mộ bạn tôi ở lô tay mặt. Vào kiếm viếng xong xả, tôi lại trở ra đường và đi tới lối trước nhà quàn. Khỏi đường nách số 9 một chút tại lô 23, chúng tôi đã trông thấy tấm bia lịch-sử mà đứng ngoài thấy một thập-tự sơn đen, dưới có đề như vầy : CI – GÍT Barbe capitaine dinfanterie de Marine, Tue dans une embuscade. Le 7 Décembre 1860 Souvenir de ses camarads (Các tiếng Barbé không dấu sắc, d’infanterie cũng không dấu phết trên và tué cũng vậy). Tôi xin phép múa búa trước mặt thợ mà dịch rằng : Đây nơi an nghỉ : Barbé Đại-úy lục-quân thủy-chiến Bị giết trong một cuộc phục-kích Ngày 7 tháng 12 năm 1860 (thứ sáu, 25 tháng 10 năm Canh-Thân) Kỷ-niệm của các bè-bạn. Chúng tôi vô vòng rào bông bụp để coi, và đồng thấy những tiếng ấy khắc bấm vào tấm bia và vẽ sơn dầu đen. Rồi thấy chi chít những chữ Hán, có chỗ đọc được, sáu chục phần trăm là đọc không được vì lẽ bị người tẩy xoá, và mưa nắng. Anh Minh-Kha ráng đọc, nhưng kết-quả ít ỏi lắm, vì anh nói mỗi một hàng chữ mất hết nửa, thành thử các chữ còn lại tối nghĩa hết. Tôi bảo anh ráng coi thử, anh xem nơi bìa trái của tấm bia thấy chữ còn rõ, và đọc cho tôi chép lại : Thái-Bảo Cần-Chánh-Điện Đại-Học-Sĩ Đức-Quốc-Công Phạm-Trung-Nhã Công Mộ Bia Minh. Nơi bìa mặt của tấm bia : Tự-Đức thập-tam-niên, thập nhị ngoạt kiết nhựt Sắc-Soạn (rồi kế hàng chữ coi không rõ) Hiệp-Biện Đại-Học-Sĩ... Phan-Thanh-Giản ...quận Hình-Bộ Thượng-Thơ Trương-Quốc-Dụng-phụng Phạm-trung-Nhã là tên thụy của Phạm-Đăng-Hưng. Tự Đức thập-tam niên thập-nhị ngoạt… là năm Canh-Thân (1860) tháng Chạp, ngày tốt (chưa biết ngày nào). Phạm-Đăng-Hưng là thân-sinh của Từ-Dũ tức Nghi-Thiên Chương Hoàng-Hậu, vợ vua Thiệu-Trị. Ngoài Huế, khi thợ khắc xong, tấm bia được đưa xuống ghe vào hải-phận Nam-Kỳ bị bọn Pháp gặp cướp lấy và sẵn đó lấy tấm bia ấy, khắc thêm chữ Pháp chồng lên và dựng trên mộ của Barbé để kỷ-niệm. Tấm bia này bằng cẩm-thạch loại xấu, có lộn sạn, mới trông thì lầm như bằng gra-ni-tô. Bề cao độ 1 th 70 ; Bề ngang lối 1 th ; Bề dày lối 0, th 25. Dựng trên một cái đài : Bề cao chừng 0, th 60 ; Bề dài lối 1, th 40 ; Bề rộng lối 0, th 50. Đặc-biệt của tấm bia là kiểu-thức chạm theo người Việt. Mé trên cao hết của bia, trổ Lưỡng-Long triều nguyệt và mây bay. Kế đó là khuôn tấm bia. Bề trên « hai rồng giỡn châu », hai bìa đứng chạm nhánh lá hóa đầu rồng, ở dưới chân bia có tạc mây bay và mặt thủ quyển. Hai bên hông, bên trên và bên dưới tấm bia, bốn miếng đá chạm dây lá, làm trang-trí cho tăng thêm vẻ hoa-mỹ. Phần của đài, mặt rồng ngang chạm ở trước, hồi-văn qua tuốt hai mặt hai bên, nhưng không có rồng ở hai mặt nầy. Tất cả, tấm bia và đài đều làm trong một khối cẩm-thạch, cái khéo, cái hay ở chỗ ấy. Chúng tôi trông qua, tấm tắt khen hình-thức của bia. Tôi nhóm ý nói với Minh-Kha : - Tấm bia nầy phải để chỗ nầy chăng ? - Tôi tưởng không phải. - Tôi cũng vậy. Nó phải ở trong Viện-Bảo-Tàng, nơi để Mỹ-thuật Việt-Nam, theo ảnh Phan-Thanh-Giản mới hợp lẽ. Anh Minh-Kha tiếp : - Vậy thì phải lắm, vì tấm bia nầy có một tiểu-sử khá quan-trọng dính-dáng đến hồi Việt chống Pháp xâm-lăng. Tôi không nói nữa, vì ở đây không phải là nơi của tôi đáp lời mà Viện-Khảo-Cổ mới đủ thẩm-quyền để phúc-đáp. Rồi lìa tấm bia ấy, chúng tôi đi xem qua các nhà mả khác. Ngày 5-11-1965 Phù-Lang TRƯƠNG-BÁ-PHÁT « Tấm bia lịch sử » được chụp ngày 28-7-66. Bản văn bia này do Phan-Thanh-Giản và Trương-Quốc-Dụng phụng sắc thảo bằng Hán tự, nay còn đọc được, tuy một đôi chữ hơi mờ, chúng tôi sẽ xin trở lại bản văn bia này trong một dịp khác gần đây. Ảnh chụp không trông thấy những hàng chữ Hán. Hình trên từ trái qua phải : Ông Phù-Lang, Giáo sư Phan-Khoang và bổn báo chủ nhiệm, đến coi « tấm bia lịch sử » trên. NHỮNG SÁCH, TẠP-CHÍ DÙNG KÊ CỨU 1. Đại-Nam Nhất Thống-Chí, Lục-Tỉnh Nam-Việt, tập thượng, dịch-giả : Tu-Trai Nguyễn-Tạo, Bộ Quốc-Gia Giáo Dục xuất-bản, 1959. 2. Nguyễn-bá-Thế, Nguyễn-đình-Chiểu, tủ sách những mảnh gương ; Tân-Việt 1957. 3. Phan-văn-Hùm, Nỗi lòng Đồ-Chiểu, in lần thứ hai, loại sách tìm hiểu, Tân-Việt, 1957. 4. Nguyễn-bá-Thế, Tôn-Thọ-Tường, nhà xuất-bản Tân Việt 1957. 5. Lệ-Thần Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, quyển hạ, in lần thứ hai, nhà in Vĩnh và Thành, Hà-nội, 1928. 6. Nguyễn-như-Lân, Hai trăm năm dương-lịch và âm-lịch đối chiếu 1780-1980, nhà in Man-Sanh. 7. Địa-đồ Hành-Chánh Nam-Phần ; tỷ-lệ 1/200.000 do Nha Tổng Giám Đốc Địa-Chánh Việt-Nam, 1960. 8. Địa-đồ xứ Nam-Kỳ tùy theo công-tác thi-hành năm 1859, 1860, 1861, 1862 trong quyển Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallu, Paris, Librairie L. Hachette er Cie, 77 boulevard Saint-Germain, 1864 (do Viện Khảo-Cổ Saigon tàng-trữ). 9. Đại-úy Lucien Grammont, Địa-đồ tạm xứ Nam-Kỳ, vẽ tại Saigon 1859-1863 ngoài sau sách Onze mois de sous- préfecture en Basse-Cochinchine Paris, Challamel-Ainé Libraire Editeur, 30 rue des Boulangers, 1863 (do Viện Khảo Cổ tàng-trữ). 10. Paulin Vial, Les premières années de la Cochinchine, tome I et II, Paris, Challamel-Ainé, Libraire Editeur, 30 rue des Boulangers et rue de Bellechasse 27, 1874. 11. Léopold Pallu de la Barrière, Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861, Berger-Levrault éditeur, Paris Nancy, 1888. 12. Alfred Schreiner, Abrégé de l’Histoire d’Annam, deuxième édition, Imprimerie Coudurier et Montégût, Saigon 1906. 13. Henri Bouchot, Documents pour servir à l’Histoire de Saigon ; Imprimerie Albert Portail, 1927. 14. Dürwell, Ma chère Cochinchine, (thơ-viện Société des Etudes Indochinoises ở Thảo-Cầm-Viên tàng trữ). 15. Phan-Thanh-Giản et sa famille d’après quelques documents annamites, recueillis, traduits et annotés par Pièrre Daudin en collaboration avec Lê-văn-Phúc, Saigon ; Imprimerie de l’Union Nguyễn-văn-Của, 57, rue Lucien Mossard, 1941. 16. A Despois et Mme Labérenne, Lectures morales, Paris, Imprimerie Delagrave, 15, rue Soufflot. 17. Lucien de Grammont, Onze mois de sous-préfecture en Basse-Cochinchine, Paris, Challamel-Ainé, Libraire Editeur, 30, rue des Boulangers, 1863. 18. Bulletin des Amis du Vieux-Huế, I9ème année, No I, Janvier-Mars 1932. 19. Le rapport de Phan-Thanh-Giản et de Lâm-Duy-Hiệp sur leur mission à Saigon, auprès de l’Amiral Bonard et Palanca dans Bulletin des Amis du Vieux-Huế, 1918, No 4. 20. Tạp-chí La France en Cochinchine, revue du Monde Colonial, asiatique et américain, organe politique des deux mondes, publié sous la direction de M.A. Noirot, 6ème année, 2ème série, No 4, tome XI ème – Avril 1864, 3 rue Christine Paris. 21. Notes pour servir à l’établissement du protectorat français en Annam. Une réunion du Haut-Conseil par Lê Thanh-Cảnh, Bulletin des Amis du Vieux-Huế, 24 ème année, No 4, Octobre-Décembre 1937. 22. Văn-Hóa Nguyệt-San, số 50, tháng 5, năm 1960, Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục. 23. Sách chữ nho : Đại-Nam Chánh-Biên liệt-truyện, tập 2, quyển 28, trang 26 a và b. 24. Vương-hồng-Sển, Saigon Năm Xưa, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 20-9-1960. 25. Nguyễn-Huỳnh-Mai, Võ-Tánh, Trương-Định. Hai vị anh hùng đất nước Gò-Công. Hai ảnh chụp trong sách La geste française en Indochine, tác-giả Taboulet, Tome II, Adrien, Maisonneuve, Éditeur, II rue Saint-Sulpice, Paris 6ème, 1956. Hai ảnh mả chụp tại chỗ ở Gò-Công. VÀI GIAI-THOẠI CÓ DÍNH LÍU TỚI CỤ LÃNH-BINH TRƯƠNG-ĐỊNH LÊ-THỌ-XUÂN Những tài-liệu Sử-Địa nước nhà về sách vở và hình chụp mà tôi tự tìm-tòi gom-góp trong ngót hai mươi năm trời từ vàm sông Ông Đốc đến tận đình Hùng-Sơn, đã bị mất cả trong cơn binh-lửa. Mà anh chị em trong nhóm chủ trương tập-san Sử-Địa cố đòi ở tôi một bài khảo-cứu. Dám khảo-cứu Sử-Địa bằng « tuồng bụng » hay bằng trí-nhớ thì âu cũng là quá bướng và… quá chướng. May thay, tôi có một lối thoát ! Anh chủ-nhiệm tập-san Sử-Địa vừa gởi đến tôi một cái thơ « Phát riêng » với con dấu Bưu-điện Saigon 24-6-1966. Anh mong tôi giúp cho những giai-thoại về cụ Lãnh-binh họ Trương. Vậy, hôm nay,giữa đêm mưa tầm-tã, trong cảnh tịch mịch thôn-quê, từ xa vọng lại ầm-ì những tiếng đại-bác hoặc như canh-phòng hoặc như bắn phá, tôi trịnh-trọng chép lại vài giai-thoại có dính-dáng tới cụ Trương, trừ một giai-thoại mà bà con Gò-Công thường nhắc là « Hồn Cụ Lãnh-binh Trương đã vật Lãnh-binh Tấn hộc máu mà chết ». I. TÊN HỌ CỤ LÃNH BINH Tôi nhớ là từ khi tôi bắt đầu nghe thuật chuyện vị anh hùng « Cửa-Khâu, Trại-Cá, Rạch-Lá, Gò-Rùa » nầy, hay đọc những sách chữ Hán và chữ Pháp chép về vị « Cõi An-Hà một chức chịu Lãnh-binh » nầy, tôi quen với hai chữ họ tên : TRƯƠNG-ĐỊNH. Năm xưa, chính ông Nguyễn-Đình-Chiêm, em ruột bà Sương-Nguyệt-Anh, con Cụ Nguyễn-Đình-Chiểu, khi đọc cho tôi chép bài văn-tế và 12 bài liên-hoàn của Cụ Nguyễn-Đình Chiểu khóc Cụ Lãnh-binh, cũng bảo với tôi là Cụ Lãnh-binh họ TRƯƠNG tên ĐỊNH. Gần đây, tôi mới thấy sách chữ Việt chép ba chữ Trương Công-Định cũng như bảng tên đường gần chợ Bến-Thành. Tôi ngờ rằng ai kia đã đọc được một văn-liệu nào nói về Cụ Lãnh-binh bằng chữ Hán với ba chữ Trương-công-Định, nên chép lại như thế. Chữ công đây phải chăng có nghĩa là « ông » như Quan-Vũ nhà Hán thì được gọi là Quan-Công (ông Quan, ông họ Quan), Bao-Chửng nhà Tống thì được gọi là Bao-Công (ông Bao, ông họ Bao) ? Vả lại, văn xưa cũng có đệm chữ « công » trước tên để tỏ lòng sùng-kính, như bài của Cụ Phan-Thanh-Giản soạn trong dịp di-táng phần-mộ Cụ Võ-Trường-Toản, chỉ môn-sanh Cụ Võ thì viết : Trịnh-công Hoài Đức, Lê-công Quang-Định, Ngô công Tịnh… Hoặc giả người nào đó đã có đọc những chữ còn lại trên mộ-bia trước kia của Cụ Lãnh-binh, như tôi sẽ thuật sau đây ? Thêm một điều cũng đáng ghi-nhớ là thân-phụ của Cụ Lãnh-binh tên TRƯƠNG-CẦM và con của Cụ Lãnh-binh tên TRƯƠNG-HUỆ274, một người cũng theo đuổi việc đánh Tây cho đến chết và trong quyển Abrégé de l’Histoire d’Annam, Alfred Schreiner đã chép ra « Trương-Huế ». II. MỘT « KỶ-VẬT » KHÔNG CÒN NỮA. Hồi trước, đã nhiều lần tôi đến Gò-Công để ăn bắp Sơn qui của song-thân bà Từ-Dũ, để xem lễ Cúng Ông275ở Vàm Láng, nơi dụng-võ đắc thế của Cụ Lãnh-binh họ Trương. Tôi đã đến chụp hình mộ Lãnh-binh Tấn để làm tài liệu, cũng như đã đến nhà thờ của Tấn để đọc lại đôi đối treo ở căn giữa mà tôi chỉ nhớ ba chữ chót vế trước là « Khinh nhứt trịch » và bảy chữ chót về sau là « ức dương công luận phó thiên thu ». Ba chữ « khinh nhứt trịch » gợi lại câu thơ bất-hủ của Lý Bạch « Thái-sơn nhứt trịch khinh hồng-mao » và câu dịch quá hay trong « Chinh-phụ-ngâm » : Gieo Thái-sơn nhẹ tựa hồng-mao, khiến cho tôi đương đứng trước bức ảnh rọi lớn của Lãnh-binh Tấn trên chánh điện mà miên-man liên tưởng tới Cụ Lãnh-binh họ Trương, con người đem cái chết đáng lý phải nặng như Thái-Sơn mà « cân » nhẹ còn hơn lông con chim Hồng. Đến như nêu trước mặt Lãnh-binh Tấn bảy chữ « ức dương công luận phó thiên thu » (khen chê công-luận mặc ngàn thu), thì ta mới nghĩ sao đây ? Nhứt là người đề tặng đôi đối nầy là ông Tôn-Thọ-Tường. Ai cũng biết : đối với Pháp thì Tường với Tấn là hai người trong những kẻ ra hợp tác sớm nhứt, mà đối với đồng-bào thì Tường còn chút lương tâm hơn Tấn. Cũng đành : « rằng hay thì thật là hay », nhưng Tôn khen chăng. Tôn mỉa chăng ? Thôi đành : phó cho « ngàn năm bia miệng mặc khen chê » !... Tôi cũng còn nhớ là sau khi chụp kỹ hình đài kỷ-niệm Lãnh-binh Tấn trước sân chợ Gò-Công – một « kỷ-vật » nay không còn nữa – tôi rất hài lòng mà bảo anh bạn – một công chức như tôi – rằng : - Nhờ anh đưa đến đây, tôi chụp cái đài nầy rất kỹ, chụp cho thật rõ cái câu kỷ-công nầy chạm sâu trên đá ở chơn đài : « A la mémoire du Lãnh-binh Tấn, grand serviteur de la France »276 Anh coi : người viết chính là người Pháp mà người đọc lại chính là người Việt, như anh và tôi. - Nghĩa là… - Nghĩa là người viết định nghĩa chữ « serviteur » là người giúp việc, người có công ; còn người đọc thì hiểu nghĩa… như anh và tôi. - Là nghĩa làm sao ? - Thì còn làm sao nữa ? Một ngàn lần, anh và tôi gởi đơn cho bề-trên thì đều đủ một ngàn lần dưới chót phải có mấy chữ « Votre très humble et très obéissant serviteur » rồi mới dám ký tên. Nghĩa là serviteur là đày-tớ, nghĩa mấy chữ trên là « Tui đây là tên đầy-tớ quá đỗi thấp-hèn và rất dễ sai khiến của Quan-Lớn », hiểu chưa ? - Vậy câu ở bài nầy nếu dịch cao-cao theo Tây thì là « Để kỷ-niệm Lãnh-binh Tấn, người giúp việc rất dày công của Đại-Pháp », bằng dịch dốt-dốt theo kiểu « an-nam-mít », thì là… nghe kỳ quá ! III. LẠI MỘT « KỶ-VẬT » KHÔNG CÒN NỮA Tôi cũng cùng anh bạn đến viếng một « kỷ-vật » khác. Nhưng khi gần đến một ngã-tư thì anh đứng lại và bảo : - Anh đi một mình, quanh qua tay mặt, đến cái cửa sắt nhỏ bên tay trái là đó. Và nhớ đứng nói là tôi đưa đường chỉ chỗ đa ! - Sao vậy ? - Sợ lính-kín sẽ « phi-lê »277hoặc ông xếp đòi-hỏi thì mệt, biết hôn. Mà anh đi thì đi chớ chưa chắc đã được lại gần. - Sao vậy ? - Vì chủ nhà, chủ đất sợ, e không nói thiệt. Họ sợ nhà cầm-quyền quở sao họ cho anh xem, và có khi họ cũng sợ anh là lính-kín muốn thử họ, và họ cũng sợ giùm cho anh nữa. Lôi thôi lắm, tùy anh. Tôi « lần-mò » đến. Một hàng rào chạy dài theo lộ ; khỏi cái cửa ngõ sắt đến một cái cửa ngõ sắt khác nhỏ hơn, vừa một người đi. Tôi rảo qua rồi rảo lại, nhìn vào. Bên trong cửa sắt nhỏ có một ngôi mộ cổ ; bên trong hàng rào và cửa ngõ rộng là một ngôi nhà xưa khá lớn, tủ cẩn, độc-bình quý giá. Ngôi mộ và ngôi nhà cách nhau bởi một sân rộng, cỏ mọc cao, chứng rõ là người trong nhà nầy ít khi ra mộ, và chắc- chắn là ai có đến thăm mộ vào ngày lễ nhứt-định nào thì phải do cửa sắt nhỏ mở có lúc có giờ, chớ không được vào cửa ngõ dành riêng cho nhà nầy. Mà mình không phải thân-nhân của kẻ nằm dưới mồ và cũng không phải gặp ngày lễ được mở cửa sắt nhỏ. Thấy một người đờn-ông đứng tuổi, tóc chải láng, mặc bộ đồ bà-ba trắng tinh, đương săm-soi cây-kiểng trong chậu to-tướng, tôi gõ cửa xin vào. Nhờ có áo bành-tô và cà-vạt rất mực đàng hoàng, tôi được chủ nhà ra tiếp. Sau khi khen cội trắc-bá-diệp uốn đúng thức, cái tô Nội phủ rất hiếm, bộ ghế ngồi trang-nhã, sách báo có giá-trị, tôi khen trà ngon, rồi chậm rãi phân trần : - Thưa ông, tôi từ Sài-gòn xuống, nghe nói ngôi mộ nầy là mộ quan-lớn đàng cựu. Tỏ vẻ ngạc-nhiên, ông dè-dặt đáp : - Phải ! Mà không biết hồi trước bà ngoại tôi có bà-con chi không hay nghe ai nói sao đó mà cho chôn ở đó ; lúc sau nầy không có ai thăm-viếng sửa-sang nên cũ-kỹ và u-trệ quá. - Xin ông cho phép tôi ra xem một chút. - Thì ngồi đây cũng thấy rõ, cần chi ra đó. Mộ cũ quá, hư nhiều. - Thưa ông, tôi tìm học lịch-sử nước-nhà nên được xem mộ nào càng cũ càng xưa càng quý. Tôi lại nài xin. Ông gượng gạo : - Được, mời ông ra xem, miễn ông nhớ là không phải tôi chỉ bảo ! * Ngôi mộ vôi khá lớn, xung-quanh có vòng thành thấp mà rộng. Quanh vòng thành mộ, ông chủ đất cho dựng vô-số tàu dừa đã róc sạch lá, phơi để làm củi. Tôi vác mớ tàu dừa dẹp qua rào. Tôi kính-cẩn tưởng-niệm tiền-nhân. Tôi rất xúc-động khi chép mộ-bia. Tôi thận-trọng chụp hình tấm mộ-bia đến ba lượt, cốt sao cho được một tấm ảnh thật rõ từ nét, từ chấm, từ lỗ nhỏ lấm-tấm trên bia, một tấm bia hi-hữu. Tôi nhớ như những chữ trên là : « Đại-Nam lãnh An-Hà Lãnh-binh kiêm Bình-Tây Đại Tướng-Quân », và tôi nhớ chắc-chắn sáu chữ chót là : « Trương-công huý… chi mộ ». Tại sao tôi rất xúc-động khi chép mộ-bia ? – Tại sao có những lỗ nhỏ lấm-tấm gì trên bia mà tôi phải chụp ảnh cho thật kỹ ? Thưa quý bạn, đó là một tấm mộ bia bị … BĂM ! Tôi còn nhớ rõ chỗ hai chữ « Bình-Tây » thì bị băm mà vẫn đọc và đoán ra được, đến như cái tên của Cụ An-Hà Lãnh-binh sau chữ « huý » thì bị băm nát một cách cẩn-thận và tàn-nhẫn, bị lấy đục đá đục lăm nhăm tới không còn rõ một nét nào ! Phải chăng hồi Cụ Trương mới đền xong nợ nước, người Pháp phần thì trọng Cụ, phần thì muốn mua-chuộc dân-tâm nên cho phép xây mộ dựng bia hẳn-hoi ; rồi về sau, mấy tên Việt-gian « tâu ra tâu vào » hay tự-ý băm nát tên Cụ, một người mà chúng cho là « phiến-loạn ». Không rõ sau ngày quốc-gia được độc-lập, ngôi-mộ của Trương-Công được xây-đắp lại một cách xứng-đáng như thế nào, song chắc-chắn tấm mộ-bia bị BĂM kia – tấm mộ bia lịch-sử đáng lưu tại Bảo-tàng-viện – là một « kỷ-vật » mà nay không còn nữa ! IV. MỘT ANH-HÙNG VÔ-DANH Nhắc tới Trương-Công, ta không được quên Cụ Nguyễn Đình-Chiểu ; không phải vì 12 bài liên-hoàn và bài văn-tế khóc Cụ Lãnh-binh, mà vì tác-giả Lục-Vân-Tiên là người có nhiều quan-hệ đến cái ở, cái đi, cái sống, cái chết của Cụ Lãnh-binh. Tuy mang tật mù-loà, Cụ Nguyễn-Đình-Chiểu không cam làm một kẻ vô-dụng trước cảnh gia-vong quốc phá mà vẫn nặng lòng cùng non-nước, luôn-luôn tiếp-xúc với nghĩa-quân, bày mưu tính kế. Trong số Xuân Tạp-chí Đồng-Nai, khoảng 1933-1934, viết tiểu-sử Cụ Nguyễn-Đình-Chiểu278, tôi có theo lời ông Nguyễn-Đình-Chiêm mà thuật rằng : Cụ Trương-Định cầm đầu nghĩa-quân tại Gò-Công. Vua Tự-Đức phong Cụ làm Lãnh-binh và dạy vào trấn hai tỉnh An-giang Hà-tiên để chấn chỉnh việc binh-nhung hầu sau nầy đánh Tây đắc-lực hơn. Cụ ra đi thì an-thân và vinh-hiển hơn, nhưng các đồng-chí than là cuộc kháng-chiến vỡ tan, nghĩa-quân sao đành lìa bỏ ; mà Cụ ở lại thì mạng vua dễ cải được nào !... Đứng trước cảnh nầy, Cụ Lãnh-binh phân-phân bất nhứt, bèn cho người qua Ba-tri tỏ bày mọi việc và vấn kế ở « Ông Đồ ». Cụ Nguyễn-Đình-Chiểu mật bảo : « Tình-thế của anh thì đi càng hay mà ở lại LẠI càng hay ! » Cho nên Cụ Lãnh-binh quyết-tâm « Bởi lòng chúng chẳng nghe Thiên-tử-chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền » và bỏ hẳn ý-nghĩ « Cõi An Hà một chức chịu Lãnh-binh, lây-lất theo thời, chưa chắc đâu thành đâu bại… »279 * Và nhắc tới « Ông Đồ Ba-tri », tôi tưởng nên chép ra đây chuyện một Ông Đồ khác mà trên ba mươi năm nay tôi chưa tiện tỏ bày và không một sách báo nào viết đến. Mùa hè năm đó, tôi đến ở nhiều ngày tại vùng Phú-kiết – Tịnh-hà (Mỹ-tho) để chép bài bia khắc đá thuật việc đào lại Kinh Thang-trông thuộc làng Phú-Kiết trong thời Minh-Mạng 280, và cũng để tìm dật sự về Cụ Tri-huyện Âu-Dương-Lân và Cụ Thủ-khoa Nguyễn-Hữu-Huân, hai người cùng sanh-trưởng ở vùng nầy, cùng học rộng đỗ cao, cùng bỏ vinh-hoa phú-quý mà theo-đuổi việc đánh Tây, rồi cùng chịu cảnh Bất hàng cam đoạn tướng quân-đầu281. Lối một giờ đêm, sau khi ăn cháo gà tại nhà ông Hội đồng Thông, cháu Cụ Thủ-khoa, chúng tôi cuốc bộ ngót ba cây-số dưới bóng trăng lờ-mờ để về nhà. Anh H., người đã tốn cơm với tôi và đã bỏ công ăn việc làm mà đưa tôi đi đây đi đó, vừa mệt-nhọc lê chơn vừa thỏ-thẻ cùng tôi : - Ông thân tôi thường nói ở đây có một bộ sử-sống về các cuộc cách-mạng tại vùng nầy : đó là Bà Đồ. Nhưng bà không chịu nói cho ai nghe, nhứt là đối với người lạ, hơn nữa là với bọn trẻ tuổi và còn hơn nữa là với tụi bận đồ Tây. Mà chúng tôi đều là kẻ lạ hoắc lạ huơ đối với bà, chúng tôi là bọn tuổi lối ba mươi, thêm nữa là ra đường thì chúng """