" Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe - Chử Đình Phúc & Hạnh Nguyên full mobi pdf epub azw3 [Self Help] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe - Chử Đình Phúc & Hạnh Nguyên full mobi pdf epub azw3 [Self Help] Ebooks Nhóm Zalo Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe Tác giả: Chử Đình Phúc - Hạnh Nguyên Nhà xuất bản Công an nhân dân Năm xuất bản: 2009 Ebook: HockeyQ TVE4U HÃY LÀM NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE HÃY LÀM NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE Biên soạn: CHỬ ĐÌNH PHÚC – HẠNH NGUYÊN “Tôi không biết có nghề nghiệp cao quý nào có thể sánh với việc dạy dỗ con cái nên người” - Beethoven - Chương 1. CHA HÃY TRỞ VỀ VỚI CON! Cha không chỉ là một người trong gia đình, mà còn là một nhà giáo dục quan tọng, vai trò giáo dục trong gia đình cũng không kém so với người mẹ. Đáng tiếc rất nhiều gia đình không chú ý điều này, do đó giáo dục trong gia đình rất khó tìm thấy bóng dáng của “người cha”. “Người cha” quay trở về, trở thành sự hi vọng của nền giáo dục… CHA ĐỪNG ĐI NỮA Một cô giáo nhiều năm đảm nhiệm chức chủ nhiệm lớp nói rằng, hội phụ huynh, nhưng thực tế mỗi lần họp phụ huynh, số bà mẹ luôn nhiều hơn số các ông bố rất nhiều, trong mắt bà, “Hội phụ huynh” nên gọi là “Hội các bà mẹ” mới chính xác. Khi đến thăm các gia đình, cũng rất hiếm khi gặp gỡ cha của các em, phần lớn thời gian là các bà mẹ tiếp cô giáo, cùng trao đổi tình hình học tập của con cái. Có thời gian mấy năm liền bà đảm nhiệm chủ nhiệm lớp một, hội phụ huynh đã tổ chức họp phụ khuynh vô số lần, và bà cũng đến thăm gia đình rất nhiều lần, nhưng có khá nhiều ông bố bà chưa từng gặp. Một tài liệu nghiên cứu cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Thiếu niên nhi đồng thành phố Thượng Hải từng làm một đề tài về “Mong muốn của nhi đồng”, trong phiếu điều tra, các cháu bé khi được hỏi “Điều trong lòng mình nghĩ muốn nói cho ai nghe nhất”, số chọn người cha chỉ có 7%, trong khi tỉ lệ chọn người mẹ lên cao đến 61%. Nhưng mà vấn đề tương tự: “Nếu như đã có tâm sự, bạn muốn thổ lộ với ai?” trong khi hỏi 200 học sinh của thành phố Án Sơn tỉnh Liêu Ninh, 58% học sinh muốn đem tâm sự nói với người bạn tốt nhất đầu tiên, 18,9% chọn nói với mẹ, mà chỉ có 4% chọn cách thổ lộ với bố. Cũng giống như ở Án Sơn, có người đã đưa ra một tập câu hỏi điều tra đến phụ huynh của những đứa trẻ mẫu giáo: “Trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ giáo dục con cái là ai?” Trong một lớp có 41 đứa trẻ thì: chọn “người cha gánh vác trách nhiệm” có 6 em, chọn “ông bà” có 5 em, chọn “người khác” có một em, còn lại đều chọn “người mẹ gánh vác trách nhiệm chủ yếu”. Ngày 13 tháng 2 năm 2006, câu lạc bộ hội phụ huynh đầu tiên của thành phố Án Sơn được thành lập. 50 đại biểu phụ huynh nhận được lời mời tham gia hoạt động ngày hôm đó, trong đó chỉ có 9 ông bố tham gia, nhưng họ quá giữ ý, rất ít hoạt động, phần lớn thời gian các bà mẹ đưa ra các câu hỏi. Từ đó chúng ta có thể thống kê, tại các loại hình hội phụ huynh, các hoạt động của người thân của bọn trẻ, đón tiếp ở gia đình hoặc những bài giảng giáo dục trong gia đình, hoạt động nhiều nhất của người cha không vượt quá ba phần mười số các phụ huynh trong gia đình. Vậy người cha đang làm gì? Khi việc quản lý giáo dục trong gia đình, tham gia các hoạt động đều giao cho người mẹ? “Bố nó hầu như không chăm sóc con cái, từ nhỏ đến lớn đều một tay tôi lo lắng”. Đây là lời bà mẹ của đứa trẻ 13 tuổi, điều này đã cho thấy tình trạng giáo dục trong tuyệt đại đa số các gia đình. Cũng có thể nói rằng, các ông bố rất hiếm khi bỏ công sức để ở bên cạnh con cái. Một đứa trẻ học hết lớp ba nói, công việc của cha bận, trong nhiều năm nay thường vào buổi tối khi cậu đã đi ngủ rồi cha cậu mới trở về nhà, mà buổi sáng khi cậu đi học, cha cậu vẫn chưa ngủ dậy. Đến cuối tuần, cậu cũng rất ít khi gặp cha. Bởi vậy, từ những ngày đi học, đối với việc học khi cần phụ huynh, cậu đều tìm đến mẹ. Những việc khác, cũng đều nói với mẹ. Cậu bé than thở: “Cháu cần một ông bố để làm cái gì? Cứ như là không có vậy!” “Người cha không chăm sóc con cái”, ở các nước Phương Đông dường như đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Các ông bố vì sao lại không “nhiệt tình” đối với việc giáo dục con cái như vậy? Thứ nhất, do họ chịu một số ảnh hưởng của quan niệm truyền thống “Nam lo việc xã hội, nữ lo việc gia đình”. Cho dù hiện nay phụ nữ và nam giới cùng ra bên ngoài làm việc như nhau, thế nhưng khi về đến nhà, mọi việc trong nhà vẫn như xưa là do người phụ nữ lo lắng và chủ trì, bao gồm việc chăm sóc gia đình con cái. Do vậy, rất nhiều người nghĩ rằng: quản lý con cái là việc của các bà mẹ, trách nhiệm chủ yếu của người cha là kiếm tiền nuôi gia đình, vì con cái mà tạo ra một môi trường lớn lên tốt, lo lắng tốt cho con cái những chuyện to tát khi lớn lên, vì con cái mà gánh vác trách nhiệm nặng nề. Người đàn ông có quan điểm như vậy, không biết chủ động quan tâm chăm sóc con cái; mà người phụ nữ cũng có quan điểm như vậy, sẽ ngăn cản việc người cha quan tâm chăm sóc con cái, mà là thúc giục người đàn ông đi làm “đại sự”, “chính sự”. Rất nhiều người đã làm cha cho rằng việc nuôi dưỡng gia đình và con cái là việc của người phụ nữ, cho nên đem trách nhiệm giáo dục con cái phó mặc hết thảy cho mẹ chúng. Từ góc độ người phụ nữ mà nói, từ ngày mang thai, rất nhiều phụ nữ dường như đã không muốn các ông chồng nhúng tay vào việc giáo dục con cái, vô hình chung nhận hoàn toàn trách nhiệm giáo dục về mình. Nhà nghiên cứu tâm lí học Đông Tử nói: Tôi đã từng cùng một vị trí thức thảo luận về vấn đề giáo dục gia đình, thấy ông ta có rất nhiều kiến giải, thế là cổ vũ tôi có thời gian viết một cuốn sách về phương diện này, đem những kiến giải của mình công bố cho nhiều vị phụ huynh hơn. Thế nhưng vị trí thức này nhíu mày nói: “ừ, tôi nói thế thôi, không có ý gì đâu. Những kiến giải này của tôi trong gia đình đều không có ai coi trọng, còn có thể được người ngoài coi trọng sao?” Tôi cảm thấy kỳ lạ, ông ta giải thích, trong gia đình, vợ không để cho ông lo vấn đề giáo dục con cái, có những lúc ông muốn nói mấy câu, bà vợ còn không để cho ông nói. Ông ta tự chế giễu mình nói: “về phương diện quản lí và giáo dục con cái, trong gia đình tôi bày đầy một giá toàn là sách. Bà vợ còn tặng tôi một câu ví von rất xác đáng: Trong nồi đầy những bong bóng cá”. Thứ hai, chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý. Về mặt dưỡng dục con cái, vì nguyên nhân về mặt sinh lý, nhất định người vợ cũng phải bỏ ra nhiều công sức hơn so với người chồng. Kéo dài thời gian xa hơn một chút, tính từ khi đứa con bắt đầu ở trong bụng người mẹ, có vẻ như không có chuyện của ông bố. Người mẹ 10 tháng mang thai, mang nặng đẻ đau, trong khi ông bố khi cần làm việc thì làm việc, khi cần vui chơi thì vui chơi. Thi thoảng nhàn rỗi ghé sát vào bụng vợ nghe xem động tĩnh của bé cưng, sờ vào cái bụng tròn của vợ cảm nhận tình cảm nồng ấm của bé cưng. Dưa chín thì rụng, khi đứa trẻ ra đời, có thể trong tháng đầu chăm sóc đứa trẻ, giặt tã lót cho uống sữa... một loạt tình cảm đều có một người chuyên giúp việc nếu người cha xắn tay áo giúp đỡ, cũng sẽ có người ngăn trở: “Tránh ra, người cha sao phải làm việc này?” Đứa trẻ dần dần lớn lên biết bò rồi, biết chạy rồi, biết gọi bố gọi mẹ rồi, biết hát rồi, đi nhà trẻ rồi, đi học tiểu học rồi... Phục vụ tất cả việc ăn uống vệ sinh ngủ nghỉ, có mẹ chăm sóc, không có bố, dường như đều sẽ không sao cả. Cho nên dân gian có câu nói rất phổ biến: “Yên ổn theo mẹ có cơm ăn, không theo cha làm quan”. Ý nghĩa của câu nói dưới đây rất rõ ràng, cần có cơm của mẹ mới chăm sóc tốt cho con, cha đi làm quan lại có khả năng con cái bị đói rét. Có như vậy, bởi vì từ khi mang thai cho đến khi đứa trẻ sinh ra lại đến khi dần dần lớn lên, về phương diện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục của người cha nếu như không chủ động tiếp cận như trước đó chủ động chia sẻ gánh nặng giúp vợ, lâu dần, sẽ hình thành một thứ định hình tư duy: con cái đến khi lớn lên, không muốn cha chăm sóc. Những ông bố này sẽ cho rằng, trong giai đoạn này, người làm cha chỉ lo chuyện kiếm tiền nuôi gia đình; thời kỳ phát huy tác dụng tốt nhất, là sau khi con cái lớn lên thành người, vì những việc lớn trong cuộc sống của nó đưa ra các hoạch định. Thứ ba, chịu ảnh hưởng một số nhân tố khách quan. Ví dụ công việc rất bận, tiếp khách quá nhiều, không có thời gian tham gia vào công việc giáo dục con cái. Có người cha, từ khi đứa con ra đời đến lúc tròn 6 tuổi, thời gian ở bên con cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong tình hình như vậy, công việc giáo dục con cái chỉ có thể dựa vào người mẹ, muốn giúp đỡ cũng không giúp được. Một ông bố từ hai bàn tay trắng làm nên một công ty kinh doanh quy mô lớn, khi nói đến việc giáo dục con cái thì vô cùng ấm ức: “Mẹ đứa trẻ luôn phàn nàn tôi không trông nom bọn trẻ, anh nói xem tôi trông nom thế nào? Đến ăn cơm điện thoại còn không dứt, làm gì có thời gian mà hỏi đến việc của bọn trẻ? Chỉ muốn bận rộn mấy năm, khi đã có cơ sở nhất định, tôi sẽ có thể thoải mái một chút, khi đó con cái đã lên đến cấp hai, tôi lại trông nom nó cũng chưa muộn. Thêm nữa, tôi có tiền gửi con ở nhà trẻ tốt nhất, trường tiểu học tốt nhất, giúp nó tìm trường trung học tốt nhất, làm như vậy có thể nói tôi không trông nom sao được”. Ngược lại, đối với sự giải thích bình thường đó của bố, trong suy nghĩ của con trẻ lại là: “Bố chỉ biết công việc bận bố, cháu trong mắt của bố chẳng là cái gì cả. Hình ảnh cháu nhìn thấy mỗi ngày đều là hình ảnh bố bận rộn, cháu đã quên cảm giác sà vào lòng bố là như thế nào rồi. Cháu thường muốn rằng, đợi đến khi bố có thời gian rảnh rỗi, muốn bố cùng vui chơi vui vẻ với cháu, thế nhưng cháu không biết khi nào bố cháu lại sẽ có thời gian. Không có cách nào, chỉ đành để mẹ cùng chơi. Cháu cảm thấy trong lòng bố hình như không có cháu. Thà rằng cháu không đến học bất cứ trường tốt nào, tiêu ít tiền của bố đi, để hi vọng bố có thể cùng chơi với cháu nhiều hơn”. Kỳ thực, có rất nhiều đứa trẻ có sự than vãn như vậy. Khi hỏi một số đứa trẻ, buổi tối không đợi đến lúc bố trở về nhà thì đã đi ngủ rồi chiếm tỷ lệ rất lớn. “Có thời gian mấy ngày cháu không “gặp mặt” bố”. “Bố trở về nhà không buồn đáp lại lời cháu, rồi đi vào phòng ngủ”. Cháu có chuyện muốn nói với bố, bố lúc nào cũng xua tay: Đi đi đi, ngày mai nói...” đây là một đoạn văn của một học sinh viết trong bài văn. “Người cha” thực sự đã đi mất rồi sao?” “Người cha” bận việc ở cơ quan, tan ca bận tiếp khách, cuối tuần bận đánh bài, bận học thêm, bận chơi cổ phiếu, bận tụ hợp, những ngày nghỉ đi tìm niềm vui ở bên ngoài, hoặc là ngủ một giấc dài để sau kì nghỉ tiếp tục công việc... Cho nên, việc giáo dục trong gia đình, “người cha” luôn vắng mặt... Sư thiếu vắng cha là một nỗi đau Minh 14 tuổi học cấp hai, cao hơn 1 mét 8, là nam sinh cao nhất trong lớp, cũng là học sinh nam thường làm thầy giáo phiền lòng. Mối quan hệ của cậu với mọi người trong lớp đều không tốt. Vì vậy mọi người đều cảm thấy cậu không có tác phong của cậu con trai, cậu nói năng nhỏ nhẹ, tính tình còn nhỏ nhen, làm gì cũng giống như một cô gái tính tình ẻo lả, để các bạn nam coi thường và không muốn chơi cùng cậu. Các bạn nữ trong lớp thì thích lấy cậu ra làm trò cười, không có chuyện gì lại giở trò trêu chọc rồi cười ầm lên. Minh trong lòng rất tức giận, thế nhưng cậu chỉ đành biết nhẫn nhịn. Thậm chí, có lúc có người cố ý bắt nạt cậu, cậu cũng cố gắng không chống lại, bạn nam học cùng lớp đánh đạp, cậu cũng chỉ đành né tránh. Gặp phải những ấm ức ở trường, sau khi về nhà Minh vô cớ trút giận lên đầu mẹ. Từ lúc tan học đến khi về nhà, cậu không nói với mẹ một lời tử tế nào, ngược lại còn nói những lời không hay, thức ăn mẹ nấu không hợp khẩu vị, mua thứ hoa quả cậu không thích ăn... Tóm lại, dường như mọi việc mẹ làm cậu đều khó chịu. Mẹ cậu hết sức khổ sở làm mọi cách cho cậu hài lòng. Vì sao ở trường Minh lại nhu nhược, khi về nhà thái độ, tính cách lại khác biệt như vậy? Mẹ Minh cho rằng nguyên nhân là bản thân bà quá nuông chiều con cái. Vì bố của Minh quá bận rộn, từ khi nó chào đời ông thì không chăm sóc không hỏi han đến, tất cả đều là mẹ lo liệu. Mà bà mẹ này 35 tuổi mới có đứa con, vì vậy đặc biệt yêu quý cậu, cứ như là ngậm ở trong miệng sợ mất, nắm ở trong tay sợ rơi. Không chỉ chăm bẵm về cái ăn cái mặc, mà bất kỳ cái gì có thể thỏa mãn con cái, bà sẽ gắng tìm kiếm khắp nơi, cứ như là gà mẹ, dang rộng đôi cánh, che chở bao bọc cho đứa con. Có thời gian Minh đi chơi với bạn ở bên ngoài, bị bắt nạt về nhà mách, mẹ lập tức đi tìm phụ huynh của kẻ bắt nạt con mình để phân tích đúng sai. Thói quen này tiếp tục cho đến hiện nay, không kể Minh đã cao hơn 1 mét 8, chỉ cần nghe nói con ở trường bị bắt nạt bà mẹ con không nói một lời liền chạy đến trường tìm giáo viên trút giận, ăn thua với bọn trẻ. Cứ như vậy, do bà mẹ “giống như gà mẹ” bảo vệ, con cái sẽ ỷ vào mẹ nhưng lại rất xem thường mẹ. Có thể nói, Minh là trường hợp điển hình của đứa trẻ thiếu sự giáo dục của người cha. Như những ví dụ đã đề cập ở trên, các ông bố có đủ mọi lý do, sau khi cho đứa trẻ sự sống, liền để nó vào trong bụng bà mẹ, do bà mẹ toàn lực chăm sóc đứa trẻ. Giáo dục trong gia đình, sự thiếu vắng “người cha”, trong cách nhìn của người cha dường như không quan trọng, dẫu không có sự quan tâm sâu sát của người cha, đứa trẻ vẫn cứ lớn lên. Thế nhưng, trong thế giới của đứa trẻ, đó là sự thiếu vắng tình yêu, chỗ dựa vững chắc của người cha. Có ông bố khi thấy câu nói này có thể sẽ có ý kiến, tôi chỉ không quản lý giáo dục con cái, không thể nào mà nói con cái “thiếu tình yêu thương của người cha”, vì tôi vẫn yêu thương con cái của mình. Chính vì yêu thương con cái, tôi mới đầu tắp mặt tối kiếm tiền, tạo ra những điều kiện lớn lên tốt nhất cho con cái chứ! Đúng vậy, không sai! Không có ông bố nào lại không yêu thương con cái của mình. Đừng quên rằng, từ góc độ của con trẻ, bạn thực sự yêu thực yêu thương con cái, nhưng bạn phải để cho con cái cảm thấy, nếu không đó chính là “sự thiếu thốn tình yêu”. Quá trình trưởng thành trong “thiếu thốn tình yêu thương của người cha” sẽ như thế nào? Trường hợp Minh là một ví dụ, và nó sẽ còn để lại muôn vàn vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển thể xác và tinh thần. Thứ nhất, sự mờ nhạt và thiếu vắng vai trò của người cha, sẽ làm cho tâm lý đứa trẻ cảm thấy không an toàn. Bởi vì, người cha trong con mắt của đứa trẻ đại diện cho những lực lượng siêu nhiên và chỗ dựa vững chắc. Đặc biệt là thời ấu thơ, nhiều đứa trẻ xem người cha như những thần tượng trong mắt chúng. Thời kì còn nhỏ, khi được hỏi ai là người anh hùng trong lòng, tuyệt đại đa số bọn con trai có sự che chở và tình yêu thương của người cha đều sẽ nói, “Cha cháu”. Khi đứa trẻ còn nhỏ, thậm chí là cả cuộc đời, người cha đều có thể là “anh hùng” trong lòng đứa trẻ. Nhưng nếu như không tồn tại hình tượng người anh hùng này, sẽ rất dễ để lại sự trống rỗng trong lòng đứa trẻ trong thời kỳ có tính then chốt trong sự hình thành tính cách đứa trẻ. Cho nên nếu như đứa trẻ không cảm thấy sự mạnh mẽ của người cha, không cảm thấy sự có thể dựa vào bờ vai người cha, như vậy tâm lý đứa trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Cha của Cường đi công tác ở Nga từ khi cậu 4 tuổi, trong thời gian 9 năm mới đảo qua nhà một lần. Nếu như ông bố không thường gửi ảnh về, cậu chắc sẽ quên hình dáng ông bố. Những ngày không có bố không ở bên cạnh, cậu và mẹ dựa vào nhau mà sống. Sức khỏe của mẹ không được tốt lắm, thỉnh thoảng trong nhà treo chai nước truyền lủng lẳng. Mỗi lần tan học đẩy cửa về nhà, đến bên giường mẹ nằm, bên cạnh giường treo chai nước, em đã rất hoang mang, không biết nên làm gì. Mỗi khi đến lúc đó, cậu lại gọi điện cho bố, nghe thấy lời bố nói trong lòng mới yên tâm một chút. Mẹ mở cửa hàng ăn, Cường tan học nếu có thời gian liền chạy đến quán ăn giúp mẹ. Thỉnh thoảng gặp phải những người đến uống rượu rồi làm ầm lên, nhìn thấy mẹ bị người ta ức hiếp, Cường luôn cảm thấy sợ hãi. Cậu thường nghĩ: Nếu như có bố ở đây thì thật tốt. Hoặc là cắn răng tự nhủ với mình: Mau mau lớn lên, có thể bảo vệ được mẹ! Sống với trạng thái tâm lý này trong một thời gian dài, Cường dần dần trở nên trầm cảm. Ở trường học, khi có mâu thuẫn nhỏ gì cùng bạn học, cậu sẽ biểu hiện rất cực đoan, trông có vẻ rất hung dữ. Thầy giáo tìm cậu nói chuyện, cậu nói, cậu cho rằng bạn học ức hiếp cậu, cậu cần phải tự bảo vệ mình. Kỳ thực, tính cách của cậu là bởi vì tâm lý cậu có cảm giác không an toàn. Trong cách nhìn của cậu, cậu là nam tử hán duy nhất trong gia đình, cậu cần đảm nhận trách nhiệm bảo vệ mẹ và trách nhiệm tự bảo vệ mình. Có thể là tuổi của cậu rất nhỏ, tự mình cậu cảm thấy mình không đủ lớn, cho nên luôn ở trong trạng thái lo lắng. Điều này không tốt cho sự trưởng thành của cậu. Thứ hai, con cái thiếu tình yêu thương của cha sẽ cảm thấy lo lắng và cô đơn. Phần lớn những tư liệu nghiên cứu chứng tỏ rằng, con cái ít gần gũi bố, tồn tại những trở ngại tình cảm như lo lắng, lòng tự ái không cao, cô đơn. Có nhà tâm lý học chỉ ra rằng, khi thiếu tình yêu thương của người cha đến một mức độ nào đó, đứa bé trai có khả năng sẽ gặp phải “hội chứng thiếu hụt tình yêu của người cha”. Tức là đến thời kỳ thanh niên, đứa bé trai thiếu vắng tình yêu của người cha thường lánh xa thậm chí căm ghét người cha, sự xa lánh và căm ghét này hòa với nhau do sự thất vọng và lãnh đạm trong tình yêu của người cha. Cậu mù quáng đi thử nghiệm những biện pháp có thể bổ cứu, như hút thuốc, uống rượu, thậm chí chơi bời phóng túng và nghiện ngập. “Chứng bệnh tổng hợp về sự thiếu tình yêu thương của người cha”, được các chuyên gia Mỹ tổng kết tiến hành điều tra gồm 30 chỉ tiêu về hành vi xã hội đối với cuộc sống của những gia đình những đứa trẻ không có bố, phát hiện loại trẻ em này có các hành vi phiền muộn, cô đơn, tính tùy tiện, ỷ lại... tương đối phổ biến. Việt Hoàng 5 tuổi gần đây rất quấy, thường nôn nóng không yên, thường hay cáu kỉnh, đạp phá đồ chơi, khóc to, thở không ra hơi. Buổi tối thường nằm mơ thấy ác mộng, nhiều lúc đang ngủ giật mình tỉnh giấc, sau đó khóc to không dứt. Mọi người trong nhà rất lo lắng, không biết đứa bé bị làm sao. Mấy lần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra, điều kì quái là, kiểm tra tất cả các phương diện, đều không có vấn đề gì. Trong khi ông nội bà nội đang rất lo lắng, thì cháu bé phản ánh một vấn đề, nức nở khóc lóc, rồi hỏi: “Tại sao bố luôn vắng nhà? Bố có yêu quý cháu không? Bố không cần cháu!” Mọi người lúc này mới vỡ lẽ, bố cậu bé một năm gần đây do bận làm ăn, ngày nào cũng sáng đi tối về, con cái hầu như không được gặp mặt bố, chỉ thỉnh thoảng nói chuyện mấy câu với bố qua điện thoại. Tình trạng của cháu chính là vì thiếu vắng sự yêu thương của người cha dẫn đến tâm lí xáo trộn khác thường. Thứ ba, con cái thiếu tình yêu thương của cha sẽ dễ sinh ra hành vi tấn công bạo lực, thậm chí dẫn đến con đường phạm tội. Xác suất của hiện tượng này đối với các bé trai càng cao. Nhà tâm lý học của Đại học Havard William Pollack giải thích, người cha đóng vai trò then chốt về phương diện giúp người con trai khống chế tình cảm của mình. Trong tình hình không có người cha, thiếu kỉ luật giáo dục và sự giám sát đôn đốc đối với con cái, cơ hội để đứa thiếu hụt sự giáo dục làm người con trai thế nào. Không có người cha chỉ đạo và dẫn đưa, bé trai gặp phải sự chèn ép thường dẫn đến các loại hành vi bạo lực và các loại hành vi chống lại xã hội. Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với con người, trong một công viên quốc gia ở tây bắc Nam Phi, nhân viên quản lý báo cáo, mấy năm gần đây, những con voi nhỏ trở nên ngày càng nóng nảy, đặc biệt hung hăng đối với tê giác trắng. Trong tình huống không gặp phải sự khiêu khích, một con voi sẽ đánh ngã con tê giác, sau đó giẫm chết nó. Hành vi này mọi người rất ít khi nhìn thấy, nguyên nhân của nó rất khó đưa ra lời giải thích. Sau đó nhân viên quản lý công viên đã tìm ra đáp án. Đáp án của họ chính là, hành vi tấn công này là do cách làm của chính phủ thông qua việc giết chết số voi già để giảm thiểu số lượng voi quá lớn. Có lẽ tất cả số voi con trong thời gian ngắn đều trở thành mồ côi, chúng mất đi cơ hội gần gũi với những con voi trưởng thành. Trong tình hình bình thường, voi đực trưởng thành sẽ nuôi dưỡng tốt số voi con đó, đồng thời là kiểu mẫu cho chúng. Trở về sau khi đã không có ảnh hưởng đó, hiện tượng “thanh thiếu niên phạm tội” phát sinh lan tràn trong đàn voi, khiến cho “hàng xóm” của chúng cảm thấy không khác gì khủng bố. Tuy nhiên áp đặt hành vi của động vật để giải thích hành vi của con người là thiếu tính khoa học, thế nhưng cho dù đối với động vật hay là đối với người, “Thiếu sự giám sát đôn đốc và quản thúc kỉ luật trong thời kỳ đầu, thường sẽ mang đến hậu quả tai hại”. Kết luận như thế này là không hề sai. Cho nên có người nói: “Để một đứa bé trai và ở cùng một người đàn ông thích hợp, đứa bé trai này sẽ không đi vào con đường tù tội”. Hơn nữa, còn có nhiều số liệu chứng minh, đứa trẻ không có tình yêu thương của người cha càng dễ phạm tội. Theo một chương trình điều tra của Mỹ cho thấy: Mặc dù chỉ có 20% số trẻ vị thành niên cả nước trong các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, nhưng có đến 70% thiếu niên phạm tội xuất thân từ các gia đình này, 60% trọng phạm toàn quốc, 72% thiếu niên phạm tội giết người, 70% phạm nhân lao dịch thời gian dài đến từ các gia đình không có bố, 90% số trẻ em không có nhà cửa và bỏ nhà đi bụi đến từ các gia đình không có bố. Trung tâm cai nghiện có 75% số thanh thiếu niên nghiện hút đến từ các gia đình không có bố. Thứ tư, thiếu tình yêu thương của người cha rất tạo nên việc hình thành nhân cách một cách méo mó, thậm chí nảy sinh tâm lý bệnh hoạn. Các nhà tâm lý học cho rằng, người cha có vai trò vô cùng quan trọng đối với con trai trong quá trình hình thành nhân cách lành mạnh, trên thực tế nghiêm khắc bồi dưỡng con cái đồng nghĩa với quyền uy, pháp luật, hay chính là gia phong. Gia đình không có tình yêu thương của người cha sẽ mất đi cơ hội tiếp thu loại giáo dục này, bồi dưỡng kiện toàn nhân cách. Đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình này thiếu đi sự nhận biết về quyền uy và pháp luật, càng không muốn chấp nhận sự ràng buộc, sẽ xuất hiện hành vi đối kháng, không tuân thủ pháp luật. Đồng thời, đứa trẻ thiếu tình yêu thương của người cha cũng sẽ biểu hiện đặc điểm thiếu sự dũng cảm và quyết đoán. Thứ năm, đứa bé trai thiếu tình yêu thương của người cha, dễ hình thành tình cảm quyến luyến quấn quýt người mẹ. Tùy theo sự lớn dần lên từng ngày của đứa trẻ, loại tình cảm quyến luyến này sẽ có thay đổi, dẫn đến đứa bé trai dù lớn lên thành chàng trai rồi, làm cái gì cũng đều không tách rời mẹ, thiếu sự cứng cỏi. Trường hợp nghiêm trọng, sau khi đến tuổi trưởng thành về mặt tâm lý, đối với người mẹ nảy sinh một loại tình cảm luyến ái vượt quá tình cảm theo quan hệ huyết thống hoặc ham muốn độc chiếm, có người vì vậy đã ảnh hưởng đến cuộc sống yêu đương và hôn nhân bình thường, cả cuộc đời đau khổ sầu não. Tóm lại, “Thiếu đi tình yêu thương của người cha là một loại thiếu hụt và mất cân bằng trong tình cảm của nhân loại”. Vì vậy, có thể nói, thiếu đi “người cha”, là nỗi khổ riêng trong giáo dục gia đình, là sự thiếu vắng tình cảm mà đứa trẻ cả đời cũng không bù đắp được. ĐỀ CAO "SỰ GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CHA" Các nước Á Đông còn rất coi trọng sự giáo dục của người cha. Trong “Tam tự kinh” của Trung Quốc có một câu rất kinh điển: “Dưỡng bất dục, phụ chi quá” (Nuôi mà không dạy, là lỗi của người cha). Đây là bằng chứng rõ nhất. Vào thời Nam Bắc triều Nhan Chi Thôi là người đặt nền móng cho lý luận giáo dục gia đình cổ đại của Trung Quốc, rất coi trọng “sự giáo dục của người cha”. “Nhan thị gia huấn” của ông tổng cộng 7 quyển hai mươi chương, chính là ông đúc kết từ việc giáo dục con cháu mà viết thành chuyên khảo giáo dục gia đình, cũng là tác phẩm về giáo dục gia đình sớm nhất lưu truyền đến ngày nay. Trong cuốn sách, ông dùng kinh nghiệm và kiến thức phong phú, trình bày lý luận về giáo dục con cái, lý luận học tập, lý luận tu thân và lý luận tề gia, trong lịch sử Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra hệ thống về giáo dục gia đình, cấu trúc một hệ thống lý luận gia đình tương đối hoàn chỉnh thể hiện đặc sắc của dân tộc Trung Hoa, hình thành tư tưởng về giáo dục của người cha khá hệ thống. Lý luận và thực tiễn của người xưa đều đã trải qua khảo nghiệm lịch sử. Hàng trăm hàng nghìn năm đã đi qua, vô số sự thực chứng minh, những người cha tốt, tác dụng đối với việc bồi dưỡng giáo dục con cái thành người thành tài là rất quan trọng, không thể thay thế. Nhà thơ người Anh thế kỷ XVII Genber nói: “Một người cha hơn 100 người thầy”. Câu nói này tuyệt nhiên không khoa trương. Phía trên đã nêu ra những tệ hại không có lợi của việc thiếu sự giáo dục của người cha đối với đứa trẻ, đồng nghĩa là nói có sự giáo dục chính xác, tốt của người cha, những tệ hại này có thể được ngăn ngừa. Đứa trẻ từ tuổi thơ đến thiếu niên, về phương diện phát triển hình thể, ảnh hưởng của người cha rất lớn. Người cha gần gũi với con nhiều hơn, đối với sự phát triển hình thể đứa trẻ sẽ có tác dụng tích cực. Căn cứ sự quan sát, đứa trẻ gần gũi với người cha nhiều, tốc độ phát triển về phương diện cân nặng, chiều cao, động tác... đều rất nhanh, hơn nữa tỉ lệ tật bệnh mắc phải trong thời kỳ dậy thì và bệnh truyền nhiễm... cũng tương đối thấp. Bởi vì đứa trẻ trong thời kỳ sơ sinh, người cha qua cách vận động cơ thể, xúc giác, trò chơi vận động, ví dụ nhấc đứa trẻ qua đỉnh đầu, vác lên trên vai, “chơi cưỡi ngựa”, chơi chọi trâu..., làm cho cơ thể đứa trẻ được vận động mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự phát triển cơ thể đứa trẻ. Đợi đứa trẻ lớn lên chút nữa, khi có thể tiến hành hoạt động ngoài trời: chơi công viên, khu vui chơi, hoặc là du lãm, chạy nhảy, chơi đùa, bơi lội, đánh bóng, và một số hoạt động thể thao. Bởi vậy trong lúc này, hai bố con có thể trong quá trình vui chơi, thi đấu thể thao là đối thủ của nhau, tiến hành những vận động thể thao, những điều này sẽ có tác dụng tích cực đối với sự phát triển cơ thể và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, phần lớn người cha thích cùng con làm một số việc nhà cần thể lực nhất định. Những việc này không nên xem là chuyện nhỏ, mà nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển về thể trạng của đứa trẻ. Người cha là cội nguồn quan trọng cho sự hình thành phẩm chất cá tính của đứa trẻ. Thông thường, người cha thường có phẩm chất cá tính của người đàn ông là độc lập, tự tin, quyết đoán, kiên cường, dám mạo hiểm, dám chinh phục, chí tiến thủ, rộng lượng, khoan dung... Nếu như người cha thường ở cùng con cái, con cái sẽ tự nhiên chịu ảnh hưởng những tính cách hay, tốt đẹp của người cha thường ngày. Cho nên, sự giáo dục khoa học của người cha rất lợi cho sự hình thành tính cách tích cực, quyết đoán, ổn định. Nếu so một đứa trẻ mỗi ngày gần gũi người cha vào khoảng hai tiếng với đứa trẻ một tuần gần gũi với người cha không đến 6 tiếng thì đứa thứ nhất sẽ quan hệ với mọi người hòa hợp, phong cách cởi mở, đồng thời có tinh thần tiến thủ và tính mạo hiểm, càng có sự khí khái của "đàn ông" hơn, sự tự tin của người cha, tạo cho con cái tinh thần sung mãn. Đứa trẻ ở bên cạnh người cha nhiều có thể phát triển sự tiến bộ trí lực đầy đủ. Cũng có thể nói, người cha là chất xúc tác đặc biệt đối với sự phát triển trí lực của đứa trẻ. Các chuyên gia giáo dục và tâm lý học Trung Quốc sau khi điều tra phân tích bằng bảng hỏi về đặc trưng hành vi tính cách đối với hơn 2.100 học sinh trung và tiểu học của 5 tỉnh thành phố, khu tự trị là Bắc Kinh, Sơn Đông, Giang Tô, Quảng Tây và Tân Cương phát hiện, “tố chất văn hóa của người cha đối với khả năng tự kiềm chế, tính tư duy linh hoạt có ảnh hưởng rất lớn”. Một số nghiên cứu chỉ ra, người cha có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển trí lực của con cái, đặc biệt ảnh hưởng đối với đứa bé trai càng lớn. Nếu như một đứa bé trai mất đi người cha vào thời thơ ấu, thì rất dễ khiến cậu có chỉ số IQ thấp, biết mô thức nữ tính hóa, điều này không đủ sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến đứa bé trai khi lớn lên. Ngược lại, những đứa trẻ có thời gian gần gũi người cha nhiều, rất dễ dàng từ người cha thu được càng nhiều tri thức, kinh nghiệm, khả năng tưởng tượng và tri thức sáng tạo, có lợi đối với sự kích thích nhu cầu khám phá, lòng hiếu kỳ, lòng tự trọng, nhiều phương diện hứng thú yêu thích. Hơn nữa, người cha còn là người bạn chơi đùa những lúc rảnh rỗi, người điều tiết tâm lý phiền muộn của đứa trẻ, điều này cũng có lợi đối với sự phát triển trí lực của đứa trẻ. Ngoài ra, vì tri thức rộng lớn, kiến thức sâu của người cha, trong thời gian ở cùng đứa trẻ, vô hình chung sẽ truyền thụ cho con cái, từ đó đã mở rộng tầm hiểu biết cho đứa trẻ. Đồng thời, sự giao thiệp rộng rãi với mọi người của người cha, nếu như thường mang đứa trẻ tham gia một số hoạt động xã hội, để đứa trẻ cảm thụ nhiều thông tin xã hội, điều này có lợi đối với sự hình thành một số quan niệm mới của con cái. Người cha tham gia giáo dục gia đình, có lợi đối với sự phát triển giới tính cá nhân của con cái. Đối với việc nghiên cứu quá trình xã hội hóa nhi đồng chứng minh, bất kể là bé trai hay là bé gái, đều cần tiếp xúc giao lưu mấy nghìn tiếng với người đàn ông để kiện toàn sự thành thục về trí lực. Gia đình là nơi quan trọng để đứa trẻ từ nhỏ học tập quan niệm của mình, hình thành định hướng của mình, mô phỏng hành vi của mình, con cái sớm nhất là bắt chước cha mẹ, sau đó mô phỏng những người đàn ông và đàn bà khác, từ đó hình thành sự khác biệt giới tính của mình. Có thể nói, gia đình là một nguồn thứ nhất của sự xã hội hóa khác biệt cá nhân của đứa trẻ, tức là có tác dụng làm gương, còn có tác dụng “tham chiếu”. Con gái sẽ nhận thức đối với con trai, trên mức độ rất lớn là lấy hình tượng người cha làm tiêu chuẩn cơ bản, một người cha là hình tượng người đàn ông không có đầy đủ “thích hợp”, đối với tương lai con gái với năng lực trao đổi qua lại sự khác biệt giới tính, ảnh hưởng là rất lớn. Nếu như thiếu hụt vai trò “người cha”, như vậy đứa bé trai sẽ thiếu hụt nhân vật để cảm nhận sự đồng cảm và đặc trưng nam tính, năng lực ứng biến thích ứng hoàn cảnh kém, không thể thích ứng cuộc sống độc lập nam tính. Trường hợp nghiêm trọng, sau khi lớn lên không thể đảm nhiệm trách nhiệm của người chồng và người cha. Mà hiện nay, môi trường xã hội hóa bé nam đặc biệt không tốt, chỉ có thể tiếp thu sự nữ tính trong thời gian dài, kết quả của điều này là thiếu đi sức hấp dẫn của người đàn ông; bé gái cũng vì thiếu ảnh hưởng vai trò “người cha”, mà sẽ trở nên mềm yếu, đồng thời bởi vì cảm giác lạ đối với nam tính, mà sau khi lớn lên khi tiếp xúc với đàn ông thường biểu hiện lo lắng, e lệ rụt rè... Còn có bé gái, bởi vì thiếu vắng “người cha”, mà sau khi lớn lên đối với sự tán tỉnh của bạn trai thiếu đi “khả năng miễn dịch”, rất dễ bị mắc lừa... Những biểu hiện không tốt này xử lý không tốt, sẽ khiến cho hôn nhân sau này gặp nhiều nguy cơ. Vai trò của “người cha”, người mẹ dẫu là thế nào cũng không thể thay thế được. Bởi vì người mẹ không có cách nào làm tấm gương hoàn hảo cho con cái, cũng không có cách nào cung cấp cho con gái sự “tham chiếu”. Sự thân mật giữa người cha và con, có tác dụng quan trọng đối với việc hoàn thiện tâm lý của con. Người cha hướng dẫn con cái nảy sinh những hứng thú đối với thế giới bên ngoài, cảm thụ những điều tốt đẹp của thế giới bên ngoài, khuyến khích con cái mạnh dạn tìm tòi, hơn nữa kịp thời giải đáp những thắc mắc cho con. Điều này có lợi đối với sự thỏa mãn mức độ nhất định lòng hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết của con cái, càng có lợi đối với việc bồi dưỡng cảm giác thành công của con cái trong quá trình tìm tòi. Cảm giác thành công này có thể thúc đẩy con cái sau này không ngừng phấn đấu, đề ra mục tiêu cho riêng mình để cố gắng giành lấy. Đồng thời, trong quá trình con cái khám phá thế giới, khi gặp phải trở ngại, khuyến khích con cái đối diện khó khăn, điều này có lợi đối với việc nâng cao năng lực đối phó với khó khăn của con cái, từ đó bồi dưỡng tố chất tâm lý tốt cho con cái. Tóm lại, sự tồn tại của người cha và tình yêu thương của người cha một cách khoa học, có lý trí, hợp lý, là một nguồn gốc cho sự phát triển tâm lý, phát triển cá tính của con cái và có ảnh hưởng quan trọng tới sự khác biệt giới tính, phương thức sinh hoạt, giá trị quan của con cái. Xưa nay bằng sự giáo dục của người cha đã làm xuất hiện những người con anh hùng tài giỏi không thể kể ra hết, từ trong đó có thể thấy sự giáo dục của người cha đối với sự trưởng thành, sự thành công của con cái có tác dụng quan trọng. Nhà nghiên cứu Đông Tử đã có những kinh nghiệm bản thân cho thấy ảnh hưởng sự giáo dục của người cha. “Cha tôi mặc dù chỉ là một người nông dân áo vải, nhưng đã học hai năm ở trường tư, khi đó ở nông thôn Trung Quốc đa phần là mù chữ, cũng được tính là người có văn hóa có thể biết dăm ba chữ. Trong việc giáo dục tôi, mặc dù nói là luôn kế thừa lời giáo huấn của tổ tiên: dùng roi vọt sẽ dạy được người con có hiếu, thế nhưng, so với những ông bố khác trong cùng hoàn cảnh mà nói, cha tôi cũng không thiếu lý luận và quan niệm về khoa học giáo dục, dạy cho tôi rất nhiều đạo lý, là những cái đương thời rất nhiều người cha không thể có. Ví dụ cha tôi rất chú trọng giáo dục bằng hành động, ông dùng lời nói của mình để thuyết minh lý luận và quan niệm giáo dục của mình: “Trên không ngay dưới ắt lệch, muốn con cái học tốt, bản thân mình trước tiên không thể làm điều xấu”. Ông yêu cầu chúng tôi làm người phải ngay thẳng, bản thân ông cả đời làm những việc ngay thẳng nói những lời chân thật; ông yêu cầu chúng tôi làm đến đâu, đầu tiên bản thân ông làm trước đến đó. Cha tôi ở nông thôn hơn 30 năm, làm việc trách nhiệm nghiêm túc, nhiều lần nhận được sự biểu dương khen ngợi, được lãnh đạo và quần chúng tôn trọng. Nhiều năm nay, trong thôn nhà ai có việc gì, đều tìm đến ông hỏi han, nhờ vả. Bởi vì cha tôi phán xét công việc đen là đen, trắng là trắng, không xem thường người dưới, không sợ kẻ quyền thế. Cha còn giáo dục chúng tôi, lao động là gốc rễ sự tồn tại của con người, lao động bất cứ khi nào cũng là vẻ vang vậy. Khi chúng tôi còn nhỏ, phần lớn thời gian nhàn rỗi dành cho lao động. Mùa xuân, tôi đi theo mấy anh ra đồng ruộng cắt gốc rạ, mùa hạ đi hái rau dại, ra đồng cỏ chăn dê chăn lợn; mùa thu, đi thu hoạch hoa màu; mùa đông thì đi gom phân. Còn nhớ rằng cha thường nói với chúng tôi: “Người tài giỏi, chẳng qua là biết tính toán. Ăn không thiếu, mặc không thiếu, tính toán không tốt thì nghèo”. Ông giáo dục chúng tôi cùng nhau lao động chăm chỉ, cần có sự chuẩn bị và kế hoạch. Cha còn nói: “quét dọn nhiều sân đập lúa sẽ ít đi chợ búa”, ý nghĩa là đề xướng việc chăm chỉ, sạch sẽ, mà không có chuyện đi chợ búa tiêu tiền hoang phí cho những đồ dùng không thích hợp, là việc không nên. Câu này giống như lời cảnh báo, cha nói rất nhiều rất nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn đến mấy anh em chúng tôi. Sau khi thành người lớn, mặc dù chúng tôi mỗi người một nơi, nhưng từ nhỏ đã tiếp thu sự giáo dục của cha, đều luôn luôn miệt mài cố gắng: làm người ngay thẳng, chăm chỉ làm việc. Riêng tôi, ảnh hưởng sự giáo dục của cha đặc biệt sâu sắc, những người quen biết đều nói, những điểm giống nhau của tôi và cha rất nhiều. Có thể nói, trong con người tôi có những phẩm chất ưu tú gì, phần lớn được lợi bởi sự giáo dục của người cha”. Ý nghĩa sự giáo dục của người cha, vai trò của sự giáo dục của người cha thực chất không giống như bình thường. Cần phải nói thêm rằng, trong cuốn sách này không cường điệu vai trò giáo dục của người cha, đồng thời cũng không có ý coi nhẹ việc giáo dục của người mẹ. Kỳ thực, sự giáo dục của người mẹ càng quan trọng, sự giáo dục của người cha càng quan trọng hơn, hơn nữa, nghiên cứu tâm lý học và thực tiễn đều đã chứng minh, người cha trong nhiều phương diện giáo dục con cái, vai trò của người mẹ khó có thể thực hiện được. Nói nhiều như vậy, cũng chỉ nhắc nhở mọi người coi trọng đối với “người cha” và “sự giáo dục của người cha”, từ đó có nhận thức mới về điều đó. SỰ GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI MẸ KHÔNG THỂ THAY THẾ SỰ GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI CHA Có một trường hợp mà hầu như ai cũng từng gặp phải: khi bé cưng của chúng ta bị ngã, người mẹ vội chạy đến phía trước, suýt soa nâng bé đứng dậy, cục cưng ngã có đau không? Người mẹ bế ẵm, người mẹ xoa bóp... Người cha thì lại đứng bên cạnh nói: Đừng sợ! Tự đứng dậy đi! Từ đó có thể thấy, người cha và người mẹ tồn tại bất đồng về mặt giáo dục con cái. Hơn nữa sự bất đồng này không đâu không có. Từ khi đứa con vừa ra đời, mối quan hệ giữa cha con và giữa mẹ với con đã có những đặc điểm khác biệt rồi. Ví như, người cha thông qua những trò chơi vận động cơ thể, xúc giác, tứ chi, khiến cho cơ thể đứa trẻ được linh hoạt, thúc đẩy sự phát triển cơ thể của nó. Còn người mẹ ngược lại dịu dàng dỗ dành đứa trẻ. Do đó đứa trẻ từ nhỏ đã biết động tác dịu dàng của mẹ, động tác mạnh mẽ của cha. Những nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, đứa trẻ hai tháng tuổi đã có thể phân biệt được rõ ràng rằng người bế mình là bố hay là mẹ, khi thấy bố đến gần, đứa trẻ thở mạnh và nhịp tim sẽ nhanh hơn, bởi vì nó đợi bố cùng mình chơi những trò mạnh mẽ. Những kích thích từ bên ngoài này rất ý nghĩa đối với sự phát triển đại não của đứa trẻ. Trong thời gian dẫn con đi chơi, sự lựa chọn của người mẹ và sự lựa chọn của người cha cũng tồn tại những điểm khác biệt. Người mẹ thích kể chuyện cho con, dạy con chơi búp bê vải, đến chơi từng nhà... Mà người cha lại thích mang con tham gia những hoạt động bên ngoài, càng khuyến khích con nhiều hơn tiến hành những trò chơi leo trèo chạy nhảy... Rất nhiều hoạt động người mẹ không tiện để làm, hoặc là làm không được, tự nhiên hướng dẫn con vào những hoạt động như thế cũng là tương đối. Ngoài ra, người cha còn muốn cổ vũ đứa trẻ thưởng thức những trò chơi mới lạ, cổ vũ đứa trẻ dũng cảm tìm tòi khám phá. Mà người mẹ thì rất ít người muốn buông tay để cho đứa trẻ đi chơi, đứa trẻ cũng không được thưởng thức những trò chơi mới. Khi đứa trẻ gặp phải khó khăn và thách thức, cha mẹ có thái độ khác biệt rất lớn. Sẽ giống như là câu chuyện nhỏ tôi vừa kể ở phần đầu đối với người phụ nữ mà nói, khi đứa trẻ ngã ra, người mẹ thường nói: “Đừng ngã nữa nhé? Để mẹ đánh hòn đá nhé!”. “Lần sau đừng chạy lung tung nhé!” “Có nguy hiểm, cẩn thận nhé!” để nhắc nhở đứa trẻ; Còn người cha thường sẽ nói: “Dũng cảm lên, trèo lên đi!”, “Không sao đâu, ngã là bình thường mà”. Cũng có thể nói, người cha có khuynh hướng cổ vũ đứa trẻ độc lập khắc phục khó khăn, mà người mẹ thường tỏ lòng thương xót con cái khuyên đứa trẻ từ bỏ. Phương thức giáo dục của người cha như vậy cổ vũ đứa trẻ độc lập tìm tòi, độc lập khắc phục khó khăn, có sự bổ trợ đối với sự mở mang tiềm năng trí lực của đứa trẻ, đồng thời khiến cho đứa trẻ ngày càng kiên nghị, khiến đứa trẻ có động lực tìm kiếm thành công. Cha và mẹ khác về đặc trưng của giới tính tự nhiên, vì vậy sự ảnh hưởng đối với phương diện tính cách của con cũng rất khác nhau. Người mẹ khiến cho con có tình yêu thương tinh tế, trong quá trình tiếp xúc và giao lưu hằng ngày với đứa trẻ thể hiện sự dịu dàng. Mà người cha trong người có đầy đủ tất cả tố chất đàn ông mà người mẹ không có là tính cương nghị, kiên cường, sức lực, trí tuệ..., dành cho tình yêu của đứa trẻ cũng là sâu nặng, thẳng thắn. Người cha sống nhiều cùng với con, có thể bồi dưỡng nhiều phẩm chất ưu tú của con, ví dụ kiên nghị, thâm trầm, quyết đoán, tính độc lập, tinh thần tiến thủ..., như vậy có thể khiến cá tính của đứa trẻ được phát triển toàn diện. Ngoài ra, người cha và người mẹ khi quan tâm đến sự trưởng thành của con cái, cách nhìn về những vấn đề quan trọng cũng không giống nhau. Người mẹ chú ý phần lớn là nhu cầu sinh hoạt và tình cảm của con cái, bằng tấm lòng yêu thương con cái của người mẹ chăm sóc từng ly từng tý cho sinh hoạt và tình cảm của con. Trong khi người cha thường có lý tính hơn, phần nhiều dùng phương thức lý tính từ phương hướng lớn để hướng dẫn con cái. Hơn nữa về những vấn đề cụ thể, người cha phần lớn chỉ phác thảo ra những nét lớn, để cho con cái có một không gian tự chủ tương đối lớn. Hơn nữa về phương diện thúc đẩy sự tăng trưởng tri thức của con cái, khuynh hướng chủ yếu của người mẹ là khi con còn nhỏ, về phương diện bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ cho con rất công phu, con cái lớn lên đôi chút, cần sự truyền thụ những tri thức sinh hoạt nhiều hơn cho con cái. Đợi đến khi con lên đại học rồi, đại đa số bà mẹ dốc hết sức phụ đạo bài học cho con, làm công việc mà các giáo viên làm hàng ngày. Hơn nữa vì đặc điểm phạm vi sự vật người cha quan tâm rộng lớn phức tạp, phông tri thức của đa số người cha so với người mẹ rộng hơn. Cho nên, tri thức người cha truyền bá cho con về các phương diện địa lý, lịch sử, triết học, kinh tế... phong phú. Hơn nữa trong cuộc sống, người cha đa phần đảm nhận việc bảo dưỡng và sửa chữa xe cộ, đồ điện, máy móc và đồ dùng gia đình..., khi làm những việc này, nếu như con thích, người bố có thể dạy cho con. Thông qua sự quan sát và mô phỏng như vậy, tham dự vào những hoạt động có tính thao tác rất mạnh như vậy, không những đã bồi dưỡng năng lực thực hành, mà còn kích thích lòng hiếu kỳ và tinh thần khám phá. Hiểu được rằng giữa người cha và người mẹ tồn tại nhiều khác biệt như vậy, thì cách nghĩ “đứa trẻ nhỏ có một người dạy dỗ thì đủ rồi” là sai lầm và “giáo dục trong gia đình, cách làm của người đàn ông và người phụ nữ đều giống nhau” cũng là sai. Sự giáo dục của người cha có ý nghĩa của nó, sự giáo dục của người mẹ có giá trị của nó, hai người không thể thay thế cho nhau, mà là sự bổ sung hỗ trợ nhau, hình thành sự hợp lực, từ đó cung cấp cho con cái sự giáo dục trong gia đình càng toàn diện càng khoa học. Có thể nói, sự tham dự của cả cha và mẹ vào giáo dục con cái, là mô hình giáo dục gia đình lý tưởng nhất. Giáo dục trong gia đình, người cha và người mẹ vĩnh viễn là những người bạn hợp tác với nhau, hai người thiếu một thì không thể. Hai người phát huy tác dụng bổ sung hỗ trợ cho nhau là điều rõ ràng nhất, chính là về phương diện hình thành đặc điểm tính cách của con cái. Xã hội đã giao phó nội dung và hành vi cá nhân không giống nhau của người đàn ông và người phụ nữ là quy tắc, bé trai và bé gái thông qua học tập dần hình thành vai trò mỗi cá nhân riêng lẻ, cha mẹ không nghi ngờ gì nữa là người thầy vỡ lòng trong quá trình hình thành sự khác biệt của con cái. Trong một gia đình, sự dịu dàng, quan tâm, chăm sóc của người mẹ, sự kiên cường, trí tuệ, quả cảm của người cha, khiến cho con cái từ nhỏ đã hiểu được hàm ý và vai trò về sự khác biệt giới tính cá nhân, là cơ sở tốt cho việc thiết lập sự xã hội hóa sự khác biệt về giới tính. Thiếu đi một, đặc trưng tính cách của đứa trẻ sẽ tồn tại sự khiếm khuyết, hoặc quá mềm yếu hoặc là quá mạnh mẽ, đều không phải là những tính cách tốt. Người cha, người mẹ đồng thời ảnh hưởng đến con cái, có thể hình thành đặc trưng tính cách vừa mạnh mẽ lại mềm mỏng, tức là có sự tinh tế của người phụ nữ, lại không thiếu sự quả cảm và kiên nghị của người đàn ông, từ đó khiến cho tính cách càng hoàn mĩ. Vai trò của hai người còn thể hiện ở sự bổ sung hỗ trợ cho nhau giữa sự lí tính của người cha và sự cảm tính của người mẹ; sự khái quát của người cha và sự tỉ mỉ của người mẹ; giữa việc hướng ra bên ngoài của người bố và sự hướng vào bên trong của người mẹ. Nói tóm lại, giáo dục ở trong gia đình, người mẹ là một thảm cỏ xanh, còn người cha chính là một cái cây lớn. Thảm cỏ xanh cố gắng hết sức để làm một cái cây lớn cũng không có cách nào làm được những việc đó, mà cái cây lớn nỗ lực như vậy đem những thứ của cuộc sống bên ngoài của thảm cỏ xanh trải ra cho con cái, hai người giống như không khí và nước vậy, chung sức tạo ra cho con cái một không gian hài hòa. Như vậy, con cái thể hiện được hai tấm gương, hai phần lực lượng, hai kiểu yêu thương, thể hiện được sự chung sức... LÀM CHA LÀ NGHỀ NGHIỆP SUỐT ĐỜI Theo báo chí Trung Quốc, trong một lần gặp mặt các fan hâm mộ ngôi sao ca nhạc Lưu Đức Hoa, có một cô bé hết sức ngưỡng mộ, sùng bái thần tượng, đã nói một câu khiến rất nhiều người làm cha xấu hổ: “Hôm nay, cha em đang nằm trong bệnh viện, nhưng em không đến bệnh viện thăm ông, mà là đến đây với anh!”. Một bên là người cha đã cho mình cuộc sống, và đã dưỡng dục mười mấy năm, một bên là một ca sĩ không có bất kỳ quan hệ nào với mình, cô bé gái đó đã chọn đến xem ngôi sao ca nhạc, dù cho cha mình đang nằm trong bệnh viện. Sau khi nghe chuyện này, chúng ta có thể chỉ trích cô bé này không tuân theo đạo hiếu, không có tình người, điều này chẳng lẽ không chứng tỏ đó là một người là cha thất bại sao? Có người đã làm một cuộc điều tra, cùng một câu hỏi: “Ai là người cháu tôn kính nhất?” với học sinh Nhật Bản, đáp án là: Thứ nhất là bố, thứ hai là mẹ; học sinh Mỹ, đáp án là: Thứ nhất là bố, thứ hai là ngôi sao bóng rổ, thứ ba là mẹ; học sinh Trung Quốc, đáp án đủ kiểu, nhưng hơn một nửa không trả lời là bố và mẹ! Trong suy nghĩ của trẻ con Nhật Bản và Mỹ, người cha có địa vị cao quý, nhưng trong lòng những đứa trẻ Trung Quốc, “người cha” chiếm địa vị vô cùng nhỏ bé. Trong những năm gần đây, dần dần bắt đầu có người quan tâm chú ý thảo luận việc người cha tham gia vào giáo dục gia đình. Đặc biệt từ nước ngoài truyền đến một số tư tưởng có liên quan đến giáo dục người cha trong gia đình, bắt đầu ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người trong nước. Ở Mỹ, người cha chia sẻ trách nhiệm giáo dục con cái trở thành một thứ mốt, trong các gia đình có thu nhập trung bình việc quan tâm đến sự trưởng thành của con cái, tình hình này đặc biệt thịnh hành. Hơn nữa tại Mỹ và châu Âu bắt đầu lưu hành “ông bố hoàn hảo”, thường khi đến lớp, ở nơi công cộng lại khắp nơi có thể thấy những ông bố trẻ bế con, thậm chí tại một số hội nghị học thuật, cũng có thể nhìn thấy tình cảnh người mẹ tập trung dự họp, người bố ở một bên kiên nhẫn chăm sóc con nhỏ. Những “ông bố hoàn hảo này” vui vẻ chấp nhận điều đó và không tỏ ra mệt mỏi, còn dùng Internet liên lạc với nhau, để cổ vũ cho nhau, tổ chức “Hiệp hội những ông bố hoàn hảo”. Trung Quốc, Việt Nam mặc dù còn ảnh hưởng sâu đậm bởi quan niệm gia đình truyền thống, nhưng về phương diện này còn có một khoảng cách xa. Gần đầy một công ty điều tra đã tiến hành điều tra về những quan niệm mới này thách thức đối với quan niệm gia đình truyền thống, kết quả điều tra cho thấy, có 76% số người được điều tra cho rằng: “Khi về nhà không nên chỉ giới hạn ở phụ nữ, người đàn ông cũng có thể từ chức về nhà chăm lo việc gia đình, dạy dỗ con cái”, trong khi không tán thành quan điểm này chỉ chiếm 20%. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người cho rằng nếu như vì điều kiện hạn chế hoặc nhu cầu gia đình, hai vợ chồng xác định nhu cầu một người lo công việc bên ngoài một người lo công việc trong gia đình, nếu năng lực của ai tốt hơn ai thì có thể lo công việc bên ngoài. Tìm đọc một số trang mạng về gia đình trẻ nhỏ, đã có một số ông bố hoàn hảo xuất hiện, hơn nữa có một số người cha hoàn hảo bắt đầu viết chuyên mục hoặc mở triển lãm, trao đổi kinh nghiệm và cảm nhận về việc nuôi dạy con cái. Sự xuất hiện của “người cha hoàn hảo” là một sự thay đổi đối với quan niệm giáo dục gia đình xã hội truyền thống, là thể hiện sự tham gia, sự trọng thị của người cha đối với việc giáo dục trong gia đình, ý nghĩa của nó có thể nói là tích cực và sâu sắc. Từ góc độ xã hội mà nói, bước vào thế kỷ mới đến nay, lý luận quan niệm giáo dục suốt đời và phát triển cả đời ngày càng trở thành giá trị chủ đạo của xã hội, nhu cầu phát triển của xã hội và sự cạnh tranh xã hội nhân tài cần phải có đầy đủ những tố chất tổng hợp tương đối cao về sự sáng tạo, độc lập. Hơn nữa những tố chất này chỉ dựa vào sự giáo dục của bà mẹ thì rất khó để cung cấp cho đứa trẻ. Cho nên, với nhu cầu của thời đại, người ta bắt đầu suy nghĩ tìm tòi, nên thay đổi tình trạng thờ ơ của người cha đối với việc giáo dục trong gia đình. Bắt đầu từ năm 1985, một “phương án khuyến khích người cha” ở nước Mỹ và Canada dần được phát triển và thực thi, nhận được sự hoan nghênh của nhiều người. Mà tại nước ta, cho dù sự giáo dục con cái đã dần nhận được sự quan tâm rộng rãi, thế nhưng, tuyệt nhiên vẫn chưa hề tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ “sự giáo dục người cha”. Cũng có thể nói, vẫn còn chưa thể hiện đầy đủ vai trò của người làm cha. Dẫu sao, nhận thức của mọi người về vai trò của người cha đã có sự thay đổi, theo điều tra, có 70% số ông bố cho rằng, chỉ cần điều kiện tương đối tốt, sẽ cố gắng học tập bất cứ điều gì để làm một người cha mẫu mực, có thể gánh vác đầy đủ trách nhiệm. Nhiều ông bố có sự nghiệp rất xuất sắc, trong lĩnh vực nghề nghiệp đã thể hiện được những giá trị cuộc sống của mình, nhưng lại coi nhẹ sự giáo dục con cái, coi nhẹ sự quan tâm yêu quý con cái. Đối với đàn ông công việc thì mãi mãi không dứt, nhưng con cái mỗi ngày lớn lên, mỗi bước trưởng thành của nó sẽ không đợi. Đợi đến khi đứa trẻ lớn lên rời xa mình, lúc đó mình có ân hận cũng chẳng kịp. Có người cha làm giám đốc nhà máy, đã tâm sự về trách nhiệm của người làm cha: “Khi tôi hai mươi mấy tuổi đã có con, khi đó về cơ bản không có ý thức rằng mình là cha, người cha phải có trách nhiệm. Do đó, trong mười mấy năm dài, tư tưởng của tôi đều dành cho sự nghiệp, hàng ngày đi công tác, bỏ mặc hết việc nhà cho vợ, đối với những việc trong nhà, chuyện của con cái từ trước đến nay không hỏi han đến. Đến nay con đã lên trung học, hôm đó về nhà ngẫu nhiên nhìn thấy vở bài tập của con, phát hiện kết quả thi cử của con rất kém, hỏi mẹ cháu, mới biết tình hình học tập của con rất tồi tệ. Trong lúc rất tức giận, chỉ muốn dạy bảo cho con một trận. Không ngờ rằng đứa trẻ nói với tôi, tôi phải nói chuyện bình đẳng với nó như một người lớn. Tôi bỗng ý thức được rằng, con cái đã lớn rồi. Mà trong quá trình trưởng thành của nó, tôi dường như không làm gì cả. Ôi, khi trong lòng hối hận nói không ra được, cần biết rằng con cái lớn lên chỉ có một lần. Tôi nhất định phải bù đắp sự gián đoạn trong mối quan hệ cha con này”. Từ đó về sau, anh tận dụng mọi cơ hội để chung sống hòa hợp và gặp gỡ con, đến nay đứa con đã lên đại học, họ vẫn duy trì thói quen mỗi ngày gặp gỡ nói chuyện với nhau một lần như trước. Nhà soạn nhạc nổi tiếng Bethoven đã nói: “Tôi không biết có nghề nghiệp cao quý nào có thể sánh với việc dạy dỗ con cái nên người”. Đúng vậy, công việc rất quan trọng, sự nghiệp rất quan trọng, kiếm tiền rất quan trọng, thế nhưng khi bạn đem một sinh mệnh đến với thế giới này, khi bạn mang trên vai trách nhiệm của “người cha”, còn có cái gì quan trọng hơn là dạy dỗ nó nên người chứ? Sắp đến Ngày lễ Giáng sinh rồi, ngày hôm đó, đứa con trai 5 tuổi đứng ở cửa nhìn, đợi bố đi làm về, cuối cùng nhìn thấy bóng dáng mệt mỏi của người cha đi hướng về phía cửa, đứa bé trai vui mừng chạy ra đón, ngẩng đầu lên hỏi bố: “Bố, một giờ bố có thể kiếm được bao nhiêu tiền?”. Ông bố làm việc mệt nhọc cả ngày, gặp phải câu hỏi này của con có đôi chút không kiên nhẫn: “Con hỏi như vậy để làm gì?”. Đứa trẻ với ánh mắt nài nỉ nhìn bố: “Con muốn biết, bố có thể nói cho con được không?”. “20 đôla Mỹ”. Ông bố miễn cưỡng trả lời, sau đó quay trở về phòng mình. Đứa bé trai liền chạy theo sau bố, lấy từ trong túi ra 10 đôla, cầm chặt trong tay, sau đó khẽ hỏi bố: “Bố à, bố có thể cho con mượn 10 đôla được không?” Ông lại lại càng không thể kiên nhẫn được: “Cần tiền để làm gì vậy? Con không có tiền tiêu vặt sao?” “Đến Tết Nôel, con tích cóp không đủ 20 đôla”. “Tại sao cần tích cóp đủ 20 đôla? Con muốn mua quà Nôel sao?” Ông bố vừa nói vừa lấy ra 10 đôla, để vào tay cậu bé. Cậu bé gấp hai đồng tiền một cách ngay ngắn, sau đó rất trịnh trọng giơ cao trước mặt bố: “Bố à, con có thể dùng 20 đôla này mua 1 giờ của bố được không? Khi đến Lễ Nôel, thỉnh cầu bố dùng một giờ chơi cùng với con!” Ông bố đó im lặng hồi lâu không nói, anh ta liền ôm chặt cậu bé vào lòng... Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ kêu gọi: “Khi bạn thức dậy sớm, đeo chiếc cà vạt lên, khi vội vàng chạy xuôi chạy ngược vất vả và phấn đấu cho công việc và sự nghiệp của mình, bạn đã từng suy nghĩ một cách đầy đủ về nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với con cái chưa?” Có thể bạn là nhà doanh nghiệp giàu có, có thể bạn là nhà khoa học giành được nhiều giải thưởng lớn, có thể bạn là nhân viên nhà nước chăm chỉ ngay thẳng, có thể bạn là tác gia có trước tác đồ sộ, có thể bạn là nhà nghệ thuật kĩ thuật tinh xảo... Thế nhưng, trong số tất cả các nghề nghiệp đó, “Làm cha” là nghề nghiệp mà bạn cần dành nhiều tâm huyết nhất. Chúng ta biết rằng, đối với con cái mà nói, người cha, người mẹ cùng nhau thực thi sự giáo dục đối với nó, con cái mới lớn lên lành mạnh vui vẻ. Sự thiếu hụt bất cứ sự giáo dục của bên nào, đều sẽ đưa đến ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của đứa trẻ. Ngoài điều này ra, bạn cần hiểu biết thêm về thực tế như thế này: Có một điều có vẻ khó tin, đứa trẻ trong tã, tuyệt nhiên không giống nhiều người tưởng tượng: gần mẹ, xa cha; nhưng khiến mọi người kinh ngạc là, thái độ yêu thích bố so với mẹ tích cực hơn. Khi có mặt người bố, đứa trẻ sẽ tươi cười hơn, bi bô học nói, nhìn chăm chú vào người cha và cười lớn, từ ý nghĩa này mà nói, trong con mắt đứa trẻ người cha là thiên sứ vui vẻ nhất. Hơn nữa khi đứa trẻ lớn lên chút nữa, người cha lấy sự khuyến khích đứa trẻ là chính, đồng thời không hạn chế quá đáng thái độ cha con, để cho đứa trẻ cảm thấy tự do cảm thấy hoàn toàn an toàn và cảm giác hạnh phúc, điều này có khả năng khiến đứa trẻ thu được sự phát triển tốt nhất; đến khi đứa trẻ lớn đến tuổi có thể đến thế giới bên ngoài vui chơi, nó bắt đầu tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè thân thiết vượt quá mối quan hệ cha con, mẹ con, trong thời gian này nếu như mối quan hệ giữa người cha và người con rất thân thiết, đứa trẻ sẽ hướng ánh mắt đầu tiên đến người cha, mà không phải là mẹ và người thân khác. Tỉ lệ đứa trẻ khi còn rất nhỏ nghe lời mẹ cao so với bố, thế nhưng khi học tiểu học, tỉ lệ nghe lời mẹ dần hạ thấp xuống, đặc biệt khi học năm thứ ba tiểu học, sức ảnh hưởng trong sự giáo dục của người mẹ giảm xuống nhanh và mạnh. Đến khi đứa trẻ lên trung học, tỉ lệ đứa trẻ nghe lời người cha vượt quá người mẹ. Nếu như đem số liệu biến đổi này đặt lên biểu đồ mà xét, sức ảnh hưởng giáo dục của người mẹ là một đường tụt dốc, trong khi của người cha là một đường chéo tăng lên. Hiện tượng này chứng tỏ, người cha, từ ý nghĩa của nó mà nói, sức ảnh hưởng đối với con cái càng lớn; con cái trong ý thức tiềm ẩn càng dễ tiếp thu ảnh hưởng của người cha đối với mình. Đã hiểu được điều này, bạn còn có lý do gì mà không dùng hết sức mình để làm một người cha tốt? Hơn nữa làm một người cha như vậy rất dễ dàng, nhưng cần làm một người cha tốt, và còn cần phải bỏ ra nhiều cố gắng, yêu quý con cái như thế nào, để cho con cái có sự khoa học, có ảnh hưởng sâu rộng về tình yêu của người cha, là môn học mỗi người đàn ông làm cha cần phải học. Từ ngày bạn trở thành ông bố, “Làm cha” chính là chức nghiệp suốt đời của bạn. Cho nên, bất kỳ khi nào, đều không được quên rằng: Chúng ta là người cha! Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHA Phương thức học tập tốt nhất của đứa trẻ là quan sát đồng thời bắt chước người gần gũi với mình nhất. Bởi vì bạn là người cha, ảnh hưởng của bạn đối với đứa trẻ là rất lớn, bởi vậy, từ cái ngày bạn đảm nhận vai trò người cha, bạn cần phải tự nhắc nhở mình: làm một người cha tốt… Tạo ra cho con môi trường lớn lên hài hòa Không còn nghi ngờ gì nữa, tác dụng của môi trường đối với sự phát triển của một con người là không thể không xem xét đến. Trong vấn đề tạo dựng nhân cách hoàn chỉnh cho một người, thì rất cần có ảnh hưởng về sự cứng cỏi, kiên nghị của người đàn ông, cũng cần có sự tinh tế tỉ mỉ, dịu dàng của người phụ nữ; tức cần có môi trường gia đình thoải mái và lành mạnh, cũng cần có bầu không khí dân chủ. Như vậy mọi người chúng ta đều biết rằng sự thành công của một người có địa vị trong xã hội, không thể không trưởng thành từ trong hoàn cảnh gia đình hài hòa. Thiếu đi tình yêu thương của một trong hai người đều không được, cùng với việc họ đã trải qua tuổi thơ vui vẻ, đã đi qua thời thanh thiếu niên vô tư, đã tiến vào xã hội với đầy sự ganh đua, khó khăn gian khổ, và cuối cùng đã giành được thành công. Vậy thì, rốt cuộc sáng tạo môi trường trưởng thành hài hòa cho con như thế nào? Có mấy phương diện rất quan trọng dưới đây: 1. Tăng cường sự hòa thuận của quan hệ vợ chồng. Trong cuộc sống, việc nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng là hiện tượng bình thường, nhưng vì hai bên không nhường nhịn nhau, từ tranh cãi nhỏ đến to tiếng, mà cuối cùng dẫn đến việc vợ chồng cãi nhau như cơm bữa. Đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không hòa thuận tính cách thường là lệch lạc, nóng nẩy, thù địch, không hòa hợp, khó gần, ích kỷ. Có người nói: “Ngôi nhà là vương quốc của người cha, thế giới của người mẹ, nơi lý tưởng của trẻ em”. Nhưng là người chủ gia đình chúng ta đặc biệt chú ý, hai vợ chồng cần tăng cường sự hòa thuận với nhau, không được chỉ trích nhau, không xúc phạm đến cha mẹ, anh em, cố gắng nỗ lực hết sức sáng tạo một môi trường gia đình hài hòa, lành mạnh cho con. Chiến tranh trong gia đình một khi bùng phát, nhất định sẽ gây ra tai họa cho người ở giữa, con cái sẽ không thể tránh khỏi là người bị hại. Khi con sợ hãi, thì không thể nào mà vui vẻ học tập và vui chơi. Vì vậy, chỉ khi nào vợ chồng duy trì không khí vui vẻ trong gia đình, mới có thể sáng tạo môi trường trưởng thành hài hòa cho con. Giữa các thành viên trong gia đình cần sống với nhau một cách hài hòa, đặc biệt là giữa vợ chồng điều quan trọng là phải kính trọng thương yêu lẫn nhau, nhường nhịn nhau, từng hành động từng lời nói của cha mẹ đều có ảnh hưởng sâu sắc đến con cái, tức là giữa cha mẹ phát sinh mâu thuẫn cũng cần phải bình tĩnh kiềm chế nói chuyện có lĩ lẽ với nhau, xử lý ổn thỏa tốt đẹp, mà không phải to tiếng cãi cọ trước mặt con, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, dùng phương thức thô bạo để giải quyết vấn đề. Thứ hai, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ cần phải tìm hiểu trạng thái tâm lí của con... Cha mẹ là người bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho con, lại là người bạn của con. Có thể tạo ra sự tiếp xúc về tình cảm với con, khiến cho con vui vẻ gần gũi, cảm thấy mình là một thành viên trong gia đình, cảm thấy sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình. Hoàn cảnh gia đình thoải mái, vui vẻ như vậy, có thể khiến đứa trẻ sinh động hoạt bát, tích cực lạc quan. 2. Thay đổi những thói quen không tốt của cha mẹ. Một giáo viên tiểu học kể lại: “Người cha của học sinh trong lớp tôi đánh bạc, không những đã thua rất nhiều tiền, hơn nữa quan hệ gia đình căng thẳng, khiến cho người mẹ của học sinh phải làm lụng vất vả ngày đêm, nhưng không có một chút hối hận nào. Học sinh đã rất căm giận ông ta, căn bản là không muốn nhìn mặt ông ta, bây giờ nó về nhà chẳng qua là vì thương mẹ mình, không muốn để mẹ cô đơn. Thế nhưng khi về luôn khiến cho bà rất buồn, khó xử. Hơn nữa em học sinh này cũng không còn lòng dạ nào để học hành...” Lại có một tờ báo ở Trung Quốc nói về vấn đề này: “Đứa trẻ muốn tìm đến cái chết, thúc ép hai vợ chồng chúng tôi ly hôn. Để né tránh con, chồng tôi đã có một tuần không dám quay trở về nhà...” Người mẹ kể, đứa con 15 tuổi học cấp hai, thích viết văn và thơ, tính cách luôn hướng nội. Bố cô bé là một lái xe, trình độ văn hóa không cao, nhưng nóng lòng mong muốn con cái thành đạt, do đó yêu cầu vô cùng nghiêm khắc đối với việc học tập của con. Chỉ cần điểm thi không tốt, nhẹ thì dùng lời lẽ mắng nhiếc, nặng thì đánh đòn. Sự việc xảy ra rất bất ngờ, nhưng lại trong dự liệu. Sau kỳ mọi người trong nhà đi du lịch về, đứa trẻ không nghỉ ngơi liền đến lớp học thêm. Hai vợ chồng đợi đến khoảng lúc trưa, em vẫn không về nhà ăn cơm. Hai vợ chồng rất lo lắng, đứa con trước đây ngoan ngoãn nghe lời có xảy ra chuyện gì hay không? Họ tìm kiếm tất cả những nơi đứa trẻ thường đến cũng không có kết quả gì. Đợi đến 7 giờ tối, em gái của chị gọi điện thoại đến nói, buổi trưa cháu đã uống thuốc ngủ tự sát. Khi được đưa về nhà, đứa con bất ngờ nói: “Con không muốn gặp bố! Chỉ cần bố mẹ có thể ly hôn, con đi ăn mày cũng được...” đối mặt với “mệnh lệnh sống chết” mà đứa con đưa ra, chị đã nhượng bộ: “Chẳng may đứa con lại tìm đến cái chết, vậy thì biết làm sao!” Thế là, người chồng đã phải lén rời khỏi nhà. Cho dù là ông bố cờ bạc, rượu chè, hay là đánh đập chửi mắng thậm tệ, đều sẽ khiến cho gia đình không có một ngày yên ổn. Với hoàn cảnh gia đình như vậy, không chỉ bất lợi với sự trưởng thành của con cái, mà rất dễ dàng xảy ra những sự việc tiêu cực. 3. Thay đổi sự không nhất trí về phương pháp giáo dục. Giữa hai vợ chồng bởi vì sự từng trải, quan niệm giá trị, trình độ tri thức không giống nhau, sự lý giải về quy luật trưởng thành của con cái cũng sẽ không giống nhau. Vì vậy, với nhiều gia đình, giữa hai vợ chồng trong vấn đề giáo dục con cái sẽ nảy sinh sự chia rẽ, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn xung đột, hiện tượng này rất phổ biến. Nên chỉ ra rằng, kiểu chia rẽ và xung đột giữa hai vợ chồng này, thường là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của giáo dục trong gia đình: (1) Sức ảnh hưởng triệt tiêu lẫn nhau. Muốn đạt được hiệu quả trong giáo dục con cái, cha mẹ tất phải đồng tâm hiệp lực, hình thành hợp lực. Nếu như ý kiến của cha mẹ trái ngược nhau, không ai thuyết phục được ai, kết quả của điều này tất nhiên là suy giảm sức ảnh hưởng của hai người đối với con cái. (2) Uy tín của cha mẹ bị hạ thấp. Giữa cha mẹ xảy ra tranh cãi to tiếng, đặc biệt là người này chỉ trích người kia, không chỉ sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy thất vọng đối với cha mẹ, mà còn sẽ làm sụp đổ hình tượng về cha mẹ trong lòng con cái, hạ thấp uy tín của cha mẹ. (3) Con cái không có tấm gương để noi theo. Trong ý thức của con cái thường xem cha mẹ là đối tượng để bắt chước. Ý kiến của cha mẹ không giống nhau, hành vi khác nhau thậm chí tồn tại chia rẽ nghiêm trọng và xung đột kịch liệt, điều này sẽ khiến đứa trẻ không biết nên làm thế nào. (4) Tạo thành hai nhân cách của đứa trẻ. Giữa cha mẹ nảy sinh sự chia rẽ trong vấn đề giáo dục con cái, cha nói đông, mẹ lại nói tây, khiến cho đứa trẻ không biết theo ai, không biết nghe lời ai. Nhưng đứa trẻ cũng sẽ có bản năng của tâm lý tự bảo vệ mình, nó sẽ tiến hành lựa chọn, sẽ lợi dụng ý kiến không nhất trí của cha mẹ để tìm kiếm điều có lợi cho mình, cũng có thể nói là, ai giúp đỡ bản thân mình, nó sẽ hướng về người đó. Tình hình nghiêm trọng thì sẽ tạo thành nhân cách song trùng của đứa trẻ, trước mặt người cha là một kiểu, trước mặt người mẹ lại là một kiểu. (5) Ảnh hưởng đến tâm lý lành mạnh của đứa trẻ. Một khi quan điểm giáo dục của cha mẹ không nhất trí, hai bên rất dễ phát sinh tranh chấp, thậm chí tranh cãi to tiếng, khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng. Con cái có thể không biết các bạn tranh cãi điều gì, nhưng nó biết cha mẹ vì nó mà đã xảy ra tranh cãi, dù nhỏ, khiến cho đứa trẻ sẽ vì điều này cảm thấy sợ sệt không yên. Trong những ngày tiếp theo, để cho không khiến cha mẹ phát sinh tranh cãi, nó thường sẽ rất biết nghe lời, điều này khiến trong gia đình, trước mặt cha mẹ cũng không biểu hiện ra đức tính bẩm sinh của đứa trẻ, sinh ra sợ vì mình không cẩn thận mà cha mẹ xảy ra tranh chấp. Đứa trẻ vì như vậy tạo ra áp lực cho mình, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. 4. Tạo không khí dân chủ, bình đẳng trong gia đình. Bầu không khí tốt trong gia đình có lợi đối với sự dậy thì của đứa trẻ. Trung tâm nghiên cứu Poker của nước Mỹ từng quan sát 61 thiếu nhi, kết quả phát hiện, 20 trẻ lớn lên trong những gia đình có không khí tình cảm không tốt, không những trí lực kém so với những trẻ khác, mà thể hình cũng thấp bé rất nhiều. Giáo dục trong gia đình, ý thức về sự bình đẳng là cơ sở để xây dựng không khí dân chủ hài hòa. Trước hết cha mẹ cần thoát khỏi tác phong gia trưởng truyền thống “ông bố quản lý giáo dục con như thế nào đều đúng cả”, xác định rõ rằng đứa trẻ đã không chỉ là có quan hệ ruột thịt với mình, là người phụ thuộc gia đình, nó cũng là một thành viên xã hội độc lập, nó có ý thức tự chủ, có suy nghĩ của riêng mình, có yêu cầu tâm lý rất cao về sự tôn trọng của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ trước hết nên điều chỉnh trạng thái tâm lý tốt, xây dựng ý thức bình đẳng, lấy thái độ dân chủ, bình đẳng để đối xử với con. Con cái cũng sẽ từ “sợ” cha mẹ, thay đổi thành sự tôn trọng từ trong lòng. Biết lắng nghe những tâm sự của con, tìm hiểu nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con, thường xuyên trao đổi bình đẳng với con, tôn trọng sự lựa chọn của con cái; lắng nghe tâm sự của con, là phương thức quan trọng để thấu hiểu con, chỉ có thấu hiểu, mới có thể thực hiện một gia đình thực sự dân chủ hài hòa. Cha mẹ không thể khống chế quyền được phát biểu ý kiến của con, cần giúp con có không gian để bộc lộ suy nghĩ, làm một người bạn thực sự biết lắng nghe, chia sẻ với con. Như vậy sẽ tăng thêm sự gắn bó của con cái đối với cha mẹ. Nếu muốn giáo dục con, cần phải tìm hiểu nhu cầu về mọi mặt của con, bởi vì cần phải hướng dẫn những hành vi của con. Tận tình dẫn đường, không chuyên chế, không buông lỏng xây dựng một gia đình thực sự dân chủ. Đề xướng dân chủ, phản đối chuyên chế, đồng thời không nên yêu cầu đối với con là bảo sao phải nghe vậy, chính là thả lỏng đối với con, thật sự dân chủ và tôn trọng là sự quan tâm và trách nhiệm của cha mẹ đối với con. Môi trường sinh hoạt gia đình thoải mái, dân chủ, tự do, nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu thương, không khí tràn đầy hài hòa, nhẹ nhàng. Trong môi trường như vậy, tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của trẻ có thể đạt đến sự phát huy đầy đủ. Đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy có thể nhận thức đầy đủ về giá trị của mình, năng lực độc lập, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực thích ứng xã hội có thể đạt đến sự phát triển tương đối tốt. 5. Khắc phục sự khác biệt trong giáo dục giữa các thế hệ trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ. Bởi vì thiếu người cha (hoặc người mẹ), không khí trong gia đình lúc nào cũng nặng nề, không có sự vui vẻ. Những gia đình như vậy, tồn tại hai khuynh hướng rõ ràng, một là, phụ huynh đặt hy vọng càng nhiều càng lớn đối với con, khi giáo dục con, thường sẽ vì không kiềm chế được mà đem hết những đau khổ, bực bội của mình trút hết lên đầu con. Đối với những lỗi lầm nhỏ, những thất bại tạm thời của con, cha (mẹ) rất dễ có những phản ứng quá khích, có muôn vàn lý do để phê bình trách mắng con; sẽ khiến cho đứa trẻ thiếu sự khoan dung trong quá trình trưởng thành, cùng nhiều vấn đề khác tích tụ lại, chuyện bé xé ra to. Làm như vậy, rất dễ dẫn đến tâm lý chống đối. Cũng có gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, cha mẹ cảm thấy sự thiệt thòi của con, bù đắp càng nhiều cho con, ra sức nuông chiều con, một mình làm tất cả, kết quả là càng không có lợi đối với sự trưởng thành của con. Vấn đề khoảng cách giữa các thế hệ trong giáo dục đã trở thành vấn đề nổi bật của giáo dục trong các gia đình ở nước ta. Trong một xã hội đầy cạnh tranh, người trung niên trên có cha mẹ phải phụng dưỡng, dưới có con cái cần giáo dục, lúc nào cũng làm việc, giao lưu, tiếp khách phải chạy ngược chạy xuôi, có rất ít thời gian dành cho con, đã bận rồi thì bỏ mặc, không quan tâm không hỏi han. Con cái khi được ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại nuông chiều quá mức, dần dần sẽ hình thành nên thói tệ như yếu đuối, ngang ngược, không khoan dung, tự mình cô lập... Thời kỳ thơ ấu là dấu ấn tình cảm đầu tiên trong mỗi đời người, cho nên vai trò của người cha trong quá trình hình thành này vô cùng quan trọng. Giống rất nhiều người trưởng thành cần sự tư vấn tâm lý, phần lớn gốc rễ vấn đề tâm lý của họ xuất hiện không phải là những chuyện xảy ra gần đây, mà thường đi ngược về thời thiếu niên. Trong tuổi ấu thơ một số người không vui vẻ, thường âm thầm lặng lẽ ẩn nấp nơi sâu kín trong lòng đứa trẻ. Sau khi lớn lên chịu một sự kích thích nhỏ, cũng sẽ dẫn đến các loại bệnh tâm lý. Vì vậy, tạo ra môi trường sống hài hòa cho con, đồng thời để cho con dưới sự che chở của người cha mạnh mẽ, điều này có ý nghĩa to lớn đối với sự trưởng thành lành mạnh của con. Trong gia đình, người cha là nhân vật trung tâm để giáo dục người con trưởng thành, họ nên quan tâm toàn diện đến sự phát triển của con, cùng chung sức với người mẹ đứa trẻ để giáo dục con, tạo ra một môi trường gia đình hài hòa, ấm áp. Từ bỏ hoàn toàn những thói quen xấu Gia đình là môi trường những thói quen tốt xấu bộc lộ ra dễ nhất, ảnh hưởng những thói quen của người cha, không chỉ là chỉ việc bắt chước những hành vi của người cha, quan trọng hơn là nó sẽ ảnh hưởng một cách ngấm ngầm đến quan niệm của con, lâu dần, khiến bọn trẻ cũng hình thành những thói quen này. Hơn nữa thói quen xấu luôn luôn là một loại bệnh khó chữa, khi đã hình thành rồi, thay đổi rất khó. Đồng thời không phải mỗi đứa trẻ đều có thể gặp may, dễ dàng từ bỏ thói quen xấu được hình thành từ tuổi thơ. Thói quen xấu không đáng sợ, mỗi một người trong quá trình trưởng thành đều sẽ gặp phải, trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ thói quen xấu có thể càng nhiều. Bởi vì chúng chưa hiểu đúng hoặc hiểu sai ý nghĩa thực sự, điều này cần dựa vào điều chúng ta nói với chúng. Các bậc phụ huynh có lẽ không biết rằng, chính những thói quen xấu của mình sẽ làm hại đứa trẻ, bởi vì đứa trẻ cũng sẽ “thấy sao làm vậy”. Ngoài ra, dạy dỗ bằng lời nói không giống như quan điểm dạy dỗ bằng cách nêu gương cũng phổ biến trong giáo dục ở các gia đình, lời nói và việc làm của người lớn không đi đôi với nhau, đứa trẻ tự nhiên không nghe lời. Cho rằng mình chỉ cần dạy bằng cách chửi mắng, trong khi cha mẹ không tự mình làm gương, thì có thể giáo dục con hình thành thói quen tốt, thì chỉ có thể là tự lừa dối mình. Rất nhiều ông bố đều thích nói đạo lý lớn với con. Đạo lý thực ra là rất phức tạp, đạo lý cũng không thực sự có thể chi phối hành động của con người, nếu không thì chắc chắc rằng trên đời này sẽ xuất hiện rất nhiều người hoàn mỹ, toàn diện. Trẻ con thường không hiểu được đạo lý. Điều này cũng có thể nói là, chỉ có những sự vật thường ngày, thay đổi một cách vô tri vô giác, trực quan mới dễ dàng được đứa trẻ tiếp thu, trong đó, giáo dục thói quen là cách giáo dục được đứa trẻ dễ tiếp thu nhất. Nếu như cha mẹ một đằng yêu cầu con học tập tốt, một bên bản thân mình cờ bạc, hiệu quả giáo dục như vậy có thể biết là như thế nào. Do đó, tự mình làm gương, mới là mấu chốt của giáo dục trong gia đình. Nguyên nhân hình thành những thói quen xấu của trẻ nhỏ trong gia đình, ngoài việc không phải là những nhân tố di truyền ra, chủ yếu có ba phương diện: Một là bắt chước. Thói quen vốn có từ sự bắt chước. Điều tra chứng tỏ, thông thường đứa trẻ dễ dàng xuất hiện thói quen xấu, tuyệt đại bộ phận là chịu ảnh hưởng của cha mẹ và người nhà, ví dụ người lớn có thời gian đi ngủ muộn, thời gian ăn cơm không cố định hoặc vừa ăn vừa xem tivi, xả rác bừa bãi, nói tục, ở nhà khích lệ con nhún nhường biết chia xẻ, trong khi ở trên xe buýt lại giành chỗ ngồi của người già, trẻ em, ở nơi công cộng nói to làm ồn, dẫm bừa lên cỏ, ở những nơi có biển “Cấm hút thuốc” lại hút thuốc, hoặc là dưới tấm biển “Cấm leo trèo”, để con cái trèo lên bức tượng để chụp hình... Khi còn nhỏ khả năng bắt chước của trẻ con rất lớn, mỗi lời nói việc làm của người lớn dễ dàng được trẻ con tiếp thu, bắt chước, dần dần hình thành những thói quen không tốt. Một ông bố khi nói chuyện về những thói quen không tốt của con gái mình nói: “Con bé lúc nào cũng có thói quen tiện tay để đồ bừa bãi; khi làm bài tập, lúc thì tìm cái bút bị mất, lúc thì uống nước, một lát lại xem phim hoạt hình... đợi giục mãi mới làm xong bài tập, chữ viết xấu và sai rất nhiều, khiến tôi rất đau đầu”. Thực ra, việc hình thành nên thói quen xấu là có nguyên nhân của nó, một khi tìm ra nguyên nhân, mới có thể áp dụng biện pháp đúng đắn để uốn nắn. Thói quen tốt sẽ chi phối cuộc đời, là con đường thành công, là sự giàu có suốt đời, là phong cách cuộc sống. Vì vậy, là cha mẹ, cần dành nhiều công sức đối với việc bồi dưỡng thói quen của con. Hai là lặp lại. Thói quen là hành vi không ngừng lặp lại mà tạo ra, đồng thời căn cứ vào phương pháp tự nhiên mà hình thành nên. Mỗi một động tác, mỗi một hành vi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành thói quen. Nhà triết học phương Tây Platon có một lần vì một chuyện nhỏ đã không chút nể mặt mà trách mắng cậu con trai, bởi vì cậu con trai này lúc nào cũng chơi những trò rất dại dột. Cậu con trai không phục nói: "Cha chỉ vì chuyện nhỏ này mà trách mắng con sao?!” “Cha thường làm như vậy thì không là chuyện nhỏ sao”. Platon trả lời nói “con sẽ dần hình thành thói quen không tốt có hại cả đời”. Sức mạnh của sự lặp lại là rất lớn, một khi hình thành thói quen, thì sẽ không tự giác vận hành theo đúng quỹ đạo. Nếu như là một thói quen tốt, sẽ có lợi suốt đời; ngược lại, thì sẽ hại đứa trẻ cả đời. Vì vậy, là cha mẹ cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng lời nói việc làm từng việc làm hành động của con, dùng hết khả năng để ngăn chặn những thói quen không tốt, ngăn cấm được “lần thứ nhất”, cho dù là tật nhỏ như ngoáy lỗ mũi cũng cần kịp thời phát hiện và ngăn cấm. Hoàn cảnh trưởng thành và giáo dục sự truởng thành là do con người tạo nên. Cha mẹ đã hiểu nguyên nhân những thói quen không tốt trong gia đình, từ việc thay đổi những thói quen không tốt của bản thân, làm gương cho con, đồng thời trong giáo dục gia đình ra sức dự phòng, thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất hoặc ngăn ngừa việc hình thành những thói quen xấu của con. Con trẻ đang trong quá trình trưởng thành, sẽ biểu hiện ra những hành động không thích hợp, một khi hành vi thói quen không tốt trở thành tự nhiên, chúng tất sẽ làm hỏng sự trưởng thành của đứa trẻ, tức cái gọi là (Nghìn dặm đê dài, vỡ trong tổ kiến). Vì vậy, ở đây nhắc nhở cha mẹ: không được xem thường những thói quen xấu nhỏ này, chúng ta cần phải kịp thời nghiêm cấm đồng thời phòng họa khi chưa xảy ra. Thứ ba là nuông chiều. Rất nhiều thói quen xấu của đứa trẻ, đều là do cha mẹ dung túng mà nên. Khi lần đầu tiên con làm sai điều gì, cha mẹ cần tỏ thái độ rõ ràng, đồng thời nghiêm cấm, nếu không một khi đã hình thành thói quen xấu, rất khó thay đổi. Có khi, cha mẹ lấy lý do mình bận công việc, đối với những hành vi xấu của con, tỏ thái độ im lặng không nghe không hỏi đến, điều này rõ ràng là không đúng. Cần biết rằng im lặng cũng là một kiểu dung túng, là một thứ tâm lý đồng ý ngầm. Điều này sẽ khiến cho đứa trẻ cảm thấy làm như vậy không có gì là không có thể, thế là phóng tay mà làm, cuối cùng thành thói quen xấu, để lại tai họa cả đời. Tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt, giáo dục gia đình sẽ làm ít bị ảnh hưởng, đứa trẻ sẽ tương đối dễ dàng đi đến thành công. So sánh với lý luận quan niệm giáo dục của phương Tây, các bậc cha mẹ các nước phương Đông còn thiếu một thói quen tốt, đó chính là thói quen không dám nhận lỗi trước mặt con. Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều bậc cha mẹ có khả năng trước mặt đứa trẻ phạm phải sai lầm này sai lầm kia. Lúc này, cha mẹ nhất định cần phải nhún mình, lấy thân phận bình đẳng để thừa nhận sai lầm với con, như vậy sẽ nhận được sự tín nhiệm của con. Cha mẹ giáo dục con, chẳng qua chính là việc muốn để cho con đem điều cha mẹ mong muốn trở thành một thói quen. Có thể thấy, thói quen không thể tách rời với sự giáo dục. Đương nhiên, khi chúng ta nói đến thói quen đã không chỉ hạn chế ở mỗi một loại hành vi, hơn nữa mô thức tư duy mang tính thói quen là nguồn gốc của hành vi, từ đó suy ra, chỉ cần bạn thay đổi phương thức tư duy mang tính thói quen không tốt thì có thể hoàn toàn loại bỏ những thói quen không tốt của mình. Dạy con dạy mình, trong quá trình thực hiện chức trách quan trọng của “người cha”, bạn nên thường xuyên xem kỹ lại bản thân mình, đồng thời ra sức cố gắng sau khi phát hiện vấn đề, kịp thời thay đổi những thói quen xấu của mình, người cha như vậy mới có thể thực sự tự mình làm gương, lời nói việc làm mẫu mực, trở thành tấm gương tốt, người cha tốt trong suy nghĩ của con! Tăng cường phẩm chất đàn ông Ở những nước có truyền thống giáo dục gia đình lâu đời như người Phương Đông rất coi trọng sự giáo dục của người cha. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, địa vị và vai trò nổi bật người cha trong giáo dục gia đình là không thể thay thế, nhưng dần dần bị coi nhẹ. Trong mấy năm gần đây, mọi người mới giật mình phát hiện, ở đứa trẻ con một có rất nhiều nhược điểm ảnh hưởng thói quen xấu khi nhỏ, chủ yếu là do nhiều ông bố “hờ hững” với giáo dục gia đình. Có chuyên gia chỉ ra rằng: “sự hờ hững của người cha”, thực chất là sự “mờ nhạt” của chỉnh thể văn hóa nam tính trong giáo dục nhi đồng, khiến cho giáo dục nhi đồng rơi vào trạng thái văn hóa nữ tính, nguyên nhân sâu xa là sự sai lầm trong giáo dục thi cử, giáo dục nhân cách, giáo dục sáng tạo... không được coi trọng, thêm vào đó là sự cạnh tranh xã hội càng tạo ra áp lực, sự ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống “Nam chủ ngoại, nữ chủ nội”, dẫn đến các ông bố khó có thể phát huy tác dụng trong giáo dục sự trưởng thành nhân cách “kiên cường”. Khi chúng ta nói đến phẩm chất của người đàn ông, luôn luôn sẽ gắn liền với những từ như chính trực, nghiêm nghị, hài hước, lý trí, vững vàng..., đây đều là những phẩm chất ưu tú mà một người đàn ông cần có. Trong khi đó hình tượng “người đàn ông” hoặc “người cha” trong lý tưởng là rất hiếm thấy trong thực tế. Trong hiện thực bên cạnh chúng ta thường thấy những ông bố đều có những khiếm khuyết về mặt này hoặc mặt kia, đặc biệt là về phương diện giáo dục con. Người cha trong khá nhiều gia đình cho rằng “giáo dục con không phải là việc của mình, là việc của mẹ cháu”, hoặc là cho dù đã tham gia vào quá trình giáo dục, cũng là thiếu đi tính năng động chủ quan, cứ theo lời người mẹ nói mà làm, không phát huy tác dụng sự giáo dục của người cha, cũng không làm cho mạnh mẽ phẩm chất người đàn ông của bạn. Thực ra, như đoạn văn trên bạn đã thấy được rằng, trong giáo dục ở gia đình người cha và người mẹ đều quan trọng như nhau, không thể thiếu một người. Một trong những phẩm chất đàn ông của người cha - lý trí. Cũng là lỗi lầm của con cái trong cuộc sống thường ngày, phương thức xử lý của cha mẹ khác nhau kết quả sẽ không giống nhau. Mời xem câu chuyện dưới đây: Khi đó con gái học lớp năm, gia đình tôi đã chuyển đến nơi ở mới, phòng khách đặt một bể cá vàng rất đẹp, một hôm tôi vừa đi làm về đến nhà, nhìn thấy vợ đang dọn bể cá, cô ấy vừa dọn dẹp vừa tức giận nói với tôi: Cá chết hết cả rồi, do con gái cho ăn nhiều quá làm chết. Tôi hỏi con gái đang ở đâu, vợ tôi bực bội, con gái -đang khóc ở trong phòng. Lúc đó tôi khuyên vợ tôi rằng: “Thử nghĩ xem, chúng ta nuôi là nuôi con, chứ không phải nuôi cá!” Câu nói của tôi đã nhắc nhở vợ tôi: làm cha mẹ, phân biệt rõ rằng nặng nhẹ là quan trọng như thế nào, những con cá vàng đó ăn quá no đã chết rồi, con gái cũng rất buồn và sợ hãi. Em thử nghĩ xem, con gái gặp phải lần thất bại này, từ nay về sau còn sẽ phạm những sai lầm tương tự không? Nếu làm tổn thương con, chỉ có thể là sai lại thêm sai, hơn nữa có được bài học lần này, đồng thời cũng sẽ tăng thêm kiến thức trong cuộc sống cho con. Thế là tôi gọi con gái ra, chỉ vào bể cá nói: “Con yêu, bể cá không có cá mới gọi là tuyệt đẹp, không ngờ rằng, con gái bố làm được”, cháu lau khô nước mắt, cười lên một tiếng “khì khì”, “con yêu, thế nào, được dịp dạy con dùng ống dẫn hút nước hả”, đương nhiên, cháu rất vui lòng bắt đầu cùng tôi làm, dùng bọt biển, khăn mặt lau sạch bể cá, làm xong, cháu phấn khởi nói: “Bố à, chủ nhật chúng ta đi chợ, con giúp bố chọn những con cá vàng đẹp hơn, con đã biết cho cá ăn và hút nước rồi”. Trong cuộc sống thường ngày đứa trẻ mắc lỗi là chuyện bình thường, mấu chốt là để cho con có môi trường thoải mái suy nghĩ và hiểu rằng mắc lỗi chỗ nào, để con ý thức được không cần quá sợ hãi sai lầm, sai lầm chỉ chẳng qua là những gì chưa biết đến, mà những cái gì chưa biết đến là nguồn gốc của tri thức khoa học mới, cho dù thật sự là không thể phát hiện được cái gì từ sai lầm, chí ít bọn trẻ cũng có thể từ đó học được sự khoan dung như thế nào đối với người khác. Phẩm chất thứ hai của người đàn ông - phong độ. Trong thời gian qua những thắc mắc về tâm lý, về giới tính thiên lệch, ví dụ trong tính cách của rất nhiều bé trai, khuynh hướng nữ tính hóa ngày càng nghiêm trọng chính là một trong những tình trạng thường gặp: Có một đôi vợ chồng, người chồng là kỹ sư máy tính, người vợ là giáo viên trung học, khi mới kết hôn, họ rất yêu quý nhau. Sau khi sinh con, người vợ dành hết tư tưởng bên cạnh đứa con, người chồng vì vậy cảm thấy rất hụt hẫng, mỗi lần cảm thấy về đến nhà trong lòng trống vắng. Khi đứa con 3 tuổi, bỗng nhiên có một ngày, cô phát hiện mình và chồng đã trở nên xa lạ, khi hai người không thể không gặp nhau, đều không biết làm sao chỉ cười chống ngượng cho xong. Hơn nữa, người chồng đã có rất nhiều tật xấu, thường uống rượu say khướt đến nửa đêm mới trở về, người nồng nặc mùi rượu liền lăn ra giường ngủ; có hôm xem bóng đá đến nửa đêm, khi phấn khích lên thì hò hét ầm ĩ. Vì vậy, người vợ nhiều lần cãi nhau với anh ta. Sau đó cực chẳng được, họ đã lựa chọn việc ly hôn, ngôi nhà ba phòng để lại cho người vợ và đứa con ở, người chồng chuyển ra bên ngoài. Sau khi rời bỏ người chồng, người vợ dành toàn tâm toàn ý cho việc chăm sóc đứa con, cho con học đàn, học thư pháp, học cờ vây, học tiếng Anh... đứa trẻ trong con mắt mẹ trở nên ngày càng tài giỏi, người thân bạn bè cũng thường hay khen ngợi nó, người vợ vô cùng tự hào. Khi đứa trẻ 6 tuổi lên tiểu học, kỳ thi cuối kỳ năm thứ nhất, thành tích của cháu xếp thứ nhất cả lớp. Sau buổi họp phụ huynh, giáo viên mời người vợ ở lại nói: “Cậu bé học tập rất tốt, cũng tuân thủ kỷ luật, đúng là học sinh ngoan. Thế nhưng, các bạn trong lớp đều không muốn chơi với cháu, nói cháu giống như con gái, hơn nữa còn quá mẫn cảm, quá đa nghi...” Người vợ bắt đầu nghiêm túc quan sát lời nói cử chỉ của con, từ đó mới phát hiện, rất nhiều lời nói hành động của con chính là bản sao của con gái! Cậu không thích chơi cùng các bạn nam, cũng lại không thích sự thô lỗ của chúng. Đây chính là do đứa trẻ thiếu “sự giáo dục của người cha” mà nảy sinh. Ảnh hưởng của người cha đối với con chủ yếu biểu hiện về mặt xác lập bồi dưỡng phong cách, phát triển trí lực, tâm lý xã hội và tính cách kiên cường, tự lập, dũng cảm... Điều này thì trong giáo dục gia đình người mẹ không thể thay thế được. Phẩm chất đàn ông thứ ba của người cha - tự tin. Nhà nghiên cứu Đông Tử kể rằng: “Có một lần, tôi và vợ đưa Y Y đến công viên Ngũ Lý Hà ở Thẩm Dương, khi đó con gái nhìn thấy mấy bạn nhỏ trèo lên trên mấy đồ thể dục chơi rất vui, con gái nhìn thấy người khác chơi, tự mình cũng muốn trèo lên, thế nhưng vợ tôi không yên tâm, khuyên con gái chơi một số dụng cụ đơn giản, hệ số an toàn cao. Con gái hướng đến tôi cầu viện, tôi khuyên vợ tôi đáp ứng yêu cầu của con gái. Để an ủi vợ, đồng thời khuyến khích con gái, tôi làm sĩ tốt, cùng trèo lên với con gái. Tôi nhanh chóng trèo lên trên, hoàn thành động tác rồi thì xuống, trong khi con gái sau khi trèo lên thì lại rất sợ, không dám trèo lên phía trước, nói: “Bố à, mau bế con xuống”. Tôi đã xem xét tình hình, xác định sự an toàn liền trả lời: “Xuống làm gì? Không sao đâu, trèo lên phía trước!”. Với sự cổ vũ của tôi, con gái cuối cùng đã chiến thắng khó khăn. Người đàn ông và con cái khi ở cùng nhau có phương thức giao lưu và nội dung hoạt động đặc biệt của mình, có khi họ lại tự biến mình thành “đứa trẻ lớn”, “người bạn lớn”, cùng với đứa trẻ chạy nhảy, chơi các loại trò chơi, có lúc lại cùng con sửa các loại đồ chơi bị hỏng, có lúc họ có đủ kiên nhẫn để trả lời những câu hỏi “cái gì” của đứa trẻ. Đương nhiên, đối với yêu cầu của con cái đôi lúc trong con mắt người phụ nữ là gần như “hà khắc” vậy, nhưng chính trong những hoạt động như thế này, đã bồi dưỡng cho đứa trẻ nhiều phẩm chất tâm lý như sự hoạt bát, dũng cảm, tự tin, trí tuệ... Tôi thường giảng giải cho con gái, bố chỉ có người cha tốt nghiệp tiểu học như vậy thì làm sao có được như ngày hôm nay, con cái thông qua quá trình trưởng thành gian khổ của tôi, đã cảm thụ được một thứ sức mạnh đến từ cha mình, vì vậy cháu làm việc giống như tôi, tràn đầy tự tin, không dễ dàng bỏ cuộc”. Phẩm chất đàn ông thứ tư của người cha - vững vàng. Sự vững vàng của người cha là một thứ trí tuệ, cũng là một thứ sức mạnh. Theo điều tra, trong hầu hết các gia đình, người cha có hiểu biết hơn nhiều so với người mẹ về các thiết bị điện trong gia đình, các bà mẹ không nhạy bén đối với vấn đề trước mắt. Nếu như ông bố đó không đưa con đi trên phương diện này, cậu bé đó sẽ mãi mãi bị tụt lại phía sau thời đại. Lỗ Tấn từng nói: trước khi chưa có thiên tài, điều chúng ta cần làm là tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tài năng trưởng thành. Thật sự, sự giáo dục của người cha có lẽ chính là mảnh đất như thế, vậy thì, phẩm chất của người đàn ông chính là những chất hữu cơ màu mỡ trong mảnh đất đó. Không thể xem nhẹ sự cố gắng hết mức Người Trung Quốc tôn trọng những người đàn ông trong lòng ôm chí lớn, đầu đội trời chân đạp đất, có thể lập lên sự nghiệp lớn. Người phụ nữ chỉ có thể là “giúp chồng dạy con”, trong khi người đàn ông chỉ có thể tranh đấu vì sự nghiệp. Nếu không thì, chỉ là kẻ tầm thường. Năm đó khi Trương Dực Đức tình cờ gặp Lưu Huyền Đức, thấy Huyền Đức xúc động thở dài, liền tức giận quở trách: “Đại trượng phu không vì nước nhà gắng sức, tại sao lại thở dài?” Thực ra là Trương Phi đã hiểu nhầm, thế nhưng trong lời quở trách của Trương Phi, cũng có thể thấy được quan niệm giá trị của người đàn ông thời đó - đàn ông, là đại trượng phu chính là cần phải gắng hết sức lực vì đất nước. Ngày nay Tiến sĩ Lưu Quân ở Vũ Hán, Trung Quốc từ chức ở nhà “giúp vợ dạy con”, sự việc này nếu như là vào thời xưa, nhất định sẽ bị người đời xưa xem khinh, thậm chí sẽ bị chửi mắng thậm tệ - anh là đường đường là tiến sĩ, không hết lòng vì đất nước, tự nhiên ở nhà làm mấy cái việc trong nom con cái mà ai cũng làm được, chẳng ra thể thống gì cả? Thế nhưng, trông nom con cái có phải là một việc quá đơn giản không? Không phải vậy. Giáo dục thời kỳ thơ ấu của Trung Quốc ngày nay phần lớn là thất bại, nguyên nhân chính là người cha là người giáo dục không thể thành người giáo dục tốt, đạt tiêu chuẩn. Ngày nay, Tiến sĩ Lưu là một người đàn ông có tố chất cao có thể dũng cảm gánh vác trách nhiệm “giúp vợ dạy con” có thể nói là hiếm có khó tìm. Trong thực tế, người đàn ông có tố chất cao dành một thời gian nhất định để nuôi dạy con, không hẳn là không hết sức vì đất nước, cũng chưa hẳn là một sự lãng phí tài năng của mình. Thành công của nhiều nhân vật ưu tú đều là không thể tách rời với sự dạy dỗ thời kỳ niên thiếu của người cha. Bởi vì sự giáo dục của người cha trong gia đình có phương thức và ưu thế đặc biệt: người cha có thể cho con mọi thứ, người mẹ thì không như vậy. Phương pháp giáo dục người cha lựa chọn từ bản năng không giống với người mẹ, đứa con rõ ràng từ sự tổ hợp của hai người hưởng thụ được ơn huệ. Người mẹ mang nặng đẻ đau, chỉ dựa vào thân thể cơ bắp, từ đó có khuynh hướng mạnh mẽ là bảo vệ đứa trẻ khỏi những xâm hại từ bên ngoài. Người cha thì không giống như vậy, người cha hoặc luôn bế đứa trẻ lên cao, hoặc luôn để đứa trẻ ngồi lên vai của mình, khiến cho đứa trẻ có thể nhìn thấy rõ ràng thế giới xung quanh. Người cha thường làm một số thứ như giữ thăng bằng trên không, động tác nguy hiểm như vậy khiến người mẹ không dám nhìn. Trong động tác khởi động của người cha, có khuynh hướng tăng cường khả năng xử lý sự việc nguy hiểm và tính độc lập cho đứa trẻ. Còn người mẹ thì coi trọng cảm giác thân mật và cảm giác an toàn, từ đó đều cảm thụ được các tình cảm tinh tế của cả hai người. Đối với các bé gái, người cha người có tình cảm lưu luyến đầu tiên, là hình mẫu để mình sau này khi lớn lên sẽ nhận được sự đối xử của những người con trai như thế nào. Cách nhìn nhận, đối xử của người cha với con gái khi còn nhỏ như thế nào, sẽ có ảnh hưởng to lớn đối với phương thức tiếp xúc của chính bản thân bé gái. Mặc dù, người cha ít dành sự chăm sóc cho con, thế nhưng, trong thời gian người cha ở cùng con, lại có giá trị không thể tính được. Nếu như giữa đứa trẻ và người cha, có quan hệ tốt, vậy thì, đứa trẻ này khi lớn lên thành người bước vào xã hội, cũng sẽ có thể dễ dàng hòa nhập vào trong cộng đồng và môi trường mới. Tri thức của người cha thường rộng hơn so với người mẹ, khả năng làm việc mạnh mẽ, thể lực dồi dào, càng có thể khiến cho đứa trẻ học hỏi được nhiều trong khi vui chơi, trở thành người có tính cách bất khuất, kiên nghị. Sức ảnh hưởng trực tiếp của người cha lớn hơn sức ảnh hưởng trực tiếp của người mẹ, đứa trẻ sống gắn bó với người cha, thành tích học tốt. So sánh ngược lại, đứa trẻ thường ở bên người mẹ, ưu thế chủ yếu thể hiện ở chỗ có hứng thú đối với sự vật mới lạ, có khả năng đặc biệt về mặt ngoại giao. Một chương trình nghiên cứu của đại học Yale cho thấy, đứa trẻ lớn lên dưới sự kèm cặp của người đàn ông, chỉ số IQ cao hơn. Ở trường chúng có thể giành được thành tích tốt hơn, dễ dàng thành công hơn trong xã hội. Từng xem một câu chuyện trên phương tiện truyền thông, nói rằng ở nước Mỹ có một ông tên là Bill, trong thời gian nghỉ hè luôn xin nghỉ hai tháng, đem theo đứa con yêu quý, đi cùng đội bóng Olive hàng nghìn cây số, xem đội bóng đó thi đấu mấy chục trận, bởi vì con ông là người hâm mộ trung thành của đội bóng đó. Ông Bill này chắc chắn không phải là ông Bill Gates giàu có, càng không phải là cựu Tổng thống Bill Clinton, nhưng trong suy nghĩ và con mắt của đứa con ông, ông Bill này chắc chắn là người vĩ đại nhất. Trước đây, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Đông từng tiến hành điều tra tình hình giáo dục trong gia đình của 7 trường học với gần 1.000 học sinh trung học và tiểu học, kết quả cho thấy, có hơn một nửa số cha mẹ coi nhẹ việc giao lưu cùng với con, có hơn một nửa số học sinh trung và tiểu học trở lên mong muốn cùng chơi trò chơi, lên mạng, giải trí cùng cha mẹ, ba phần tư số học sinh trở lên cho rằng việc thích làm nhất là cùng nói chuyện, tâm sự với cha mẹ. Aristotle nói: bắt chước là bản năng vốn có của con người khi còn nhỏ. Cha mẹ là đối tượng bắt chước chủ yếu trong quá trình trưởng thành của con, nếu như cha mẹ bận bịu công việc và những trò giải trí của mình, khiến đứa trẻ mất đi cơ hội bắt chước học tập và tìm hiểu cuộc sống, không chỉ sự phát triển về trí lực sẽ chịu ảnh hưởng không tốt, mà còn có thể thiếu đi sự tự tin. Người cha là người bạn chủ yếu của con, là nguồn gốc quan trọng để thỏa mãn cảm giác tích cực, là nguồn gốc quan trọng để phát triển nhận thức cho trẻ thơ, là đối tượng quyến luyến, là nguồn gốc quan trọng để nâng cao kỹ năng xã giao của con... Trong khi chơi với con, đặc biệt là trò chơi vận động mạnh, xúc giác luôn sẽ kích thích đứa trẻ, nâng cao độ hưng phấn, làm cho đứa trẻ cười “ha ha” lên. Đặc biệt là với bé trai, thường sẽ quấn lấy nhau, hoặc sẽ nhào lộn trên mặt đất. Vui chơi như vậy, có thể sẽ khiến người mẹ bỗng nhiên cau mày, thực ra, đây chính là kĩ năng cơ bản trong giáo dục con bảo tự bảo vệ mình, đối phó có hiệu quả với sự tấn công của đối phương như thế nào. Sự va chạm giữa cơ thể và cơ thể, đứa trẻ và người cha vật lộn cùng nhau trên đất, nhìn thấy sắc mặt của đối phương, khi cảm thấy bố đã đạt đến giới hạn, nếu như có thể dừng tay cho thấy đứa trẻ đã học được và nắm được cách khống chế tình cảm của mình, hiểu được trạng thái tình cảm của người khác, khi bản thân mình quá xúc động, hành vi quá thô bạo, nên có phương pháp khống chế đồng thời dừng lại hành vi thô bạo như thế nào. Người cha cho dù là về tính mẫn cảm hay thao tác thực tế đều hơn so với người mẹ, có khả năng tư duy logic và tinh thần trách nhiệm hơn so với người mẹ. Vì vậy, về phương diện giáo dục trong gia đình, người cha càng nên thể hiện sự cố gắng hết sức. Là người làm cha, chúng ta cần luôn luôn dùng phẩm chất tư tưởng tốt và thói quen sinh hoạt lành mạnh của mình để ảnh hưởng đến con. Chúng ta cần tôn trọng luật lệ, nỗ lực công tác, không ngừng học tập, hiếu kính người trên, chung sống hòa thuận với hàng xóm, đồng thời coi sự giúp đỡ người khác là niềm vui. Khi bố mẹ đưa con cái về thăm ông bà nội ngoại ở quê đã già chúng sẽ cảm thấy trách nhiệm, tình cảm giữa những người ruột thịt, cảm thấy cuộc sống hạnh phúc nồng ấm trong đại gia đình hòa thuận. Đồng thời, bởi vì đứa trẻ luôn lớn lên trong môi trường gia đình tràn đầy không khí dân chủ, tính cách của nó cũng trở nên rất lạc quan, độ lượng, hào hiệp, phóng khoáng. Câu nói “thiên tài thường do một tay người cha tạo nên” tuy không hoàn toàn đúng, nhưng nhìn từ đặc điểm khác biệt tâm lý và đặc điểm giáo dục con của cha mẹ, là có lí lẽ nhất định. Trong giáo dục gia đình, chúng tôi phát hiện: người cha hiểu con hơn người mẹ, đối với đứa trẻ mục tiêu bồi dưỡng càng rõ ràng, càng thực tế, yêu cầu càng nghiêm khắc, phương pháp càng thích hợp càng có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ. Từ xưa đến nay trong cũng như ngoài nước có không ít ví dụ về sự thành công của cha mẹ trong giáo dục con cái: như cha của nhà sinh lý học nổi tiếng Pavlov rất coi trọng giáo dục lao động cho con, từ nhỏ đã tự tay dạy con trồng rau, chăm sóc hoa, làm nghề mộc. Pavlov chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục lời nói đi đôi với việc làm của người cha, từ nhỏ đã hình thành thói quen tốt không sợ gian khổ, không sợ vất vả, kiên trì hoàn thành công việc. Hình thức bồi dưỡng nghị lực và tính kiên nhẫn từ tuổi ấu thơ này, trở thành nhân tố quan trọng để Pavlov giành được những thành công to lớn trong sự nghiệp khoa học. Tình yêu thương của người cha, sự giáo dục của người cha khiến cho con hình thành những phẩm chất tính cách tốt. Đứa trẻ tiếp xúc nhiều với người cha, quan sát học tập phương thức hành vi và đặc điểm tính cách của người cha, khả năng xã giao luôn được nâng cao, quan hệ với bạn bè trở nên hòa hợp, từ phong cách hoạt động có thể càng cởi mở, càng có sự khí khái của đàn ông. Trong khi đứa trẻ thiếu tình yêu thương của người cha, trở ngại tình cảm biểu hiện ra bên ngoài, khuyết điểm tồn tại phổ biến là hay lo nghĩ, lòng tự tôn thấp và khả năng tự kiềm chế kém..., đồng thời có hành vi mang tính công kích, thậm chí đến khi trưởng thành sẽ sinh ra nhiều thói quen sinh hoạt không tốt. Tình yêu thương của người cha, sự giáo dục của người cha là chất xúc tác đặc biệt cho sự phát triển trí lực của con trẻ. Bởi vì một số đặc điểm tính cách, trí lực của người cha và tính cởi mở trong phương thức giao lưu giữa cha và con, đứa trẻ thường ở với người cha có thể tiếp nhận được từ người cha càng nhiều kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tưởng tượng và ý thức sáng tạo, có lợi đối với sự kích thích sự ham muốn tìm tòi kiến thức, lòng hiếu kỳ, lòng tự tin và niềm yêu thích nhiều lĩnh vực khác của đứa trẻ. Nếu như người cha còn có thể trở thành người bạn cùng chơi với con lúc rảnh rỗi, người điều tiết tâm lý phiền não cho con, không chỉ có lợi với sự phát triển trí lực của đứa trẻ, còn khiến trong lòng chúng vui vẻ. Người cha thường ở cùng con, có lợi đối với hình thành sự khác biệt giới tính của bản thân đứa trẻ. Người cha cung cấp kiểu mẫu cơ bản về người đàn ông cho con. Bé trai luôn xem người cha là “mô hình” hiện thực nhất cho tương lai phát triển đặc trưng nam tính của bản thân mình, trong khi bé gái trong thời thơ ấu và thiếu niên, thì từ trong quá trình quan sát người cha đối xử với người mẹ như thế nào, hiểu được người đàn ông nên đối xử với người phụ nữ như thế nào. Tóm lại, trong gia đình, người cha là nhân vật trung tâm trong sự giáo dục con thành tài, thành công, họ cần phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con, cùng với người mẹ hình thành sự hợp sức trong giáo dục, tạo ra một môi trường gia đình hài hòa, ấm áp. Để cho tâm lý giữ được sự thoải mái Mọi người chúng ta đều biết rằng, tinh thần giống như bệnh tật đều có lịch sử di truyền. Những bệnh tâm lý phần lớn cũng là như vậy, những nhà tư vấn tâm lý và trị liệu lâu năm phát hiện đại đa số người cha mẹ yêu cầu chữa trị, đều có loại bệnh tâm lý này ở những mức độ khác nhau, nhất là cha mẹ của thanh thiếu niên, đặc biệt là người cha. Từ đó có thể thấy, ảnh hưởng rất lớn của sự khỏe mạnh về tâm lý của người cha đối với sự khỏe mạnh về sức khỏe và tâm lý của con, vậy thì, một người cha đạt tiêu chuẩn cần phải có những tố chất tâm lý như thế nào? Nhìn từ góc độ giáo dục trong gia đình, tố chất tâm lý của người cha nên bao gồm những mặt dưới đây: Một là tâm lý ổn định và thoải mái. Tâm lý cha mẹ không chỉ liên quan đến sự khỏe mạnh tâm lý của bản thân mình, mà còn cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ và phương thức hành vi giáo dục con cái. Tâm lý người lớn thoải mái, tinh thần vui vẻ, có thể tạo ra một môi trường tâm lý vui vẻ thoải mái. Trong tình hình như vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy thân thiết vui vẻ, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ mà phụ huynh giao cho, việc học tập cũng sẽ càng thêm chuyên chú. Ngược lại, nếu như tình cảm của phụ huynh thất thường, thậm chí đem những việc không như mong muốn và những việc không vừa ý trong công việc về nhà, lấy đứa trẻ là đối tượng để trút giận, thì sẽ khiến cho con thường rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi và cảnh giác phòng bị. Là cha mẹ, nhất định cần phải biết cách dùng lý trí để kiềm chế tình cảm của mình, tránh được sự thay đổi thất thường, mừng giận thất thường. Mọi người luôn cho rằng là do thất bại của cuộc hôn nhân của mình, mới dẫn đến thành tích học tập của con giảm sút, suốt ngày buồn bã, hút thuốc uống rượu. Đứa con 12 tuổi nhìn thấy dáng vẻ chán nản của bố, đều đem hết tội lỗi đổ lên đầu bà mẹ đã rời khỏi nhà. Nó phao tin, nếu như nó nhìn thấy mẹ thì sẽ giết. Trên báo lại có một ông bố, vì con không thi đỗ vào trường điểm như mong muốn, thì cảm thấy không còn hy vọng gì trên đời này, từ đó đâm ra chán nản, đã nhảy lầu tự tử. Hai ví dụ này, dùng kiểu cực đoan khiến vấn đề sức khỏe tâm lý của phụ huynh đã bộc lộ ra bên ngoài. Hai ví dụ trên khiến chúng ta cảm thấy vấn đề sức khỏe tâm lý của các bậc phụ huynh, quan hệ giữa trạng thái sức khỏe tâm lý của cha mẹ với sự bùng phát mạnh của bệnh tật tâm lý ở thanh thiếu niên là một vấn đề có thật và tồn tại phổ biến. Tồn tại vấn đề sức khỏe tâm lý của phụ huynh, hậu quả tiêu cực của nó không chỉ có liên quan đến bản thân người đó, cũng sẽ thông qua sinh hoạt thường ngày truyền đến đứa trẻ. Gia đình đối với sự trưởng thành của đứa trẻ, có ảnh hưởng rất quan trọng. Sự biểu hiện ra bên ngoài của những khiếm khuyết hoặc chỗ thiếu hụt trong hành vi, tâm lý của con cái, đều có thể tìm ra nguồn gốc từ bản thân cha mẹ. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, là tấm gương của con, người thầy không có tâm lý khỏe mạnh, học sinh khó có tâm lý khỏe mạnh, giống như vậy, cha mẹ không có tâm lý khỏe mạnh, khó mà có được đứa con có tâm lý khỏe mạnh. Hai là ý chí kiên cường. Người cha nên không ngừng hoàn thiện tính cách của mình. Tính cách là một đặc trưng tâm lý tương đối ổn định, nhưng cũng không phải “giang sơn dễ đổi, tính cách khó rời”, kiên trì nỗ lực trong thời kỳ dài, sẽ có thể cải tạo tính cách không tốt, hình thành đặc trưng tính cách của con người hiện đại là tự tin, kiên nhẫn, quyết đoán..., có lợi đối với việc nâng cao và phát triển khả năng giáo dục đối với con cái, có những ảnh hưởng tích cực đối với con. Bởi vì lòng tự tin, tinh thần kiên nhẫn không gì lay chuyển, cảm giác về thành tích đạt được của người cha có thể làm hình mẫu cho con. Ba là nhân cách kiện toàn. Nhân cách kiện toàn và phương thức giáo dục khoa học của người cha, là cơ sở và sự bảo đảm cho sự hình thành nhân cách kiện toàn của con. Ảnh hưởng của gia đình đối với sự phát triển nhân cách của con cái so với trường lớp lâu dài, sâu xa hơn. Mỗi sự phát triển bình thường của đứa trẻ, từ nhỏ đã có đầy đủ khả năng tâm lý khỏe mạnh, nhưng khả năng này phải chăng có thể trở thành hiện thực, quyết định bởi sự trưởng thành sau này, tố chất của phụ huynh đối với sức khỏe tâm lý của con có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Tố chất của bản thân người phụ huynh không cao, phẩm chất cá tính và phong cách thể hiện không cao, lời nói cử chỉ không đứng đắn, không văn minh, hoặc tính cách lập dị, hoặc nóng nảy thô bạo. Vấn đề tâm lý của những vị phụ huynh nói trên, cho dù là hình thành từ nhân tố bên ngoài hay là hình thành nên từ những nhân tố bên trong, trong gia đình đều sẽ có biểu hiện, vô hình chung sẽ có ảnh hưởng không tốt đến con. Vào tháng 10 năm 2006, một người nông dân họ Đào ở huyện Hoài Nhu thành phố Bắc Kinh vì đứa con 10 tuổi không làm bài tập, anh ta tức giận vô cùng, liên tục đánh con cho tới khi mệt mới ngừng tay, khiến cho đứa con tử vong. Theo luận tội của Tòa án nhân dân khu Sùng Văn thành phố Bắc Kinh xét xử vụ án này, ông bố họ Đào năm nay 34 tuổi, là nông dân, sau đó vào thành phố làm nghề thợ may. Mẹ đứa trẻ đã ly hôn bởi vì là đứa bé trai “Ba đời đơn truyền”, trước khi nó đi học, được mọi người vô cùng yêu quý đến mức “không động đến nó dù chỉ là một đầu ngón tay”. Sau đó ông bố họ Đào tái hôn, bà mẹ kế đối với đứa trẻ cũng rất tốt, sống trong sự nuông chiều của mọi người trong nhà, đứa trẻ từ nhỏ đã rất buông thả, khả năng tự kiềm chế bản thân rất kém. Đào có kỳ vọng rất cao đối với con, bởi vì trình độ văn hóa của bản thân mình không cao, anh ta đặt toàn bộ niềm hy vọng của mình vào con, vì vậy, anh ta đã thuê một gian phòng gần Quảng Cừ Môn thuộc khu Sùng Văn, chuyển đứa con đến đó học, muốn để con tiếp thu sự giáo dục tốt hơn, nhưng biểu hiện của đứa trẻ lại khiến anh ta thất vọng. Nhà trường thường xuyên phản ánh, đứa trẻ không hoàn thành bài tập đúng thời hạn, thường xuyên đánh nhau với bạn cùng lớp, lấy trộm đồ của người khác, giáo viên chủ nghiệm nhiều lần gọi điện, hy vọng anh phối hợp với nhà trường, tăng cường giáo dục con. Vì muốn con nên người nên ban đầu khuyên nhủ, dạy dỗ con, sau khi thấy rằng khuyên dạy không có hiệu quả, dần dần mất đi sự kiên nhẫn, quay ra đánh mắng. Mới đầu còn dùng tay đánh, sau đó dùng dây da đánh, cuối cùng là đánh chết. Chính vì tính cách thô bạo của người cha, cuối cùng đã dẫn đến sự phát sinh bi kịch. Bốn là nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn. Nhân sinh quan, giá trị quan của người cha đúng đắn hay không, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phán đoán sự vật của đứa con. Cha mẹ cần phải có đầy đủ phẩm chất tư duy cao thượng và nhân sinh quan đúng đắn. Điều này có liên quan đến việc tạo dựng quan niệm của con, cũng có liên quan đến việc xác định bồi dưỡng mục tiêu và phương hướng đối với con cái, còn có liên quan đến việc lựa chọn thái độ giáo dục của cha mẹ khi giáo dục con. Cha mẹ đã có sự xác định nhân sinh quan, thì có thể xác định quan hệ đối xử với con, gia đình và xã hội, thì sẽ dựa theo nguyên tắc chính xác, nhu cầu xã hội để bồi dưỡng giáo dục con, từ đó xác định mục tiêu và phương hướng giáo dục chính xác. Năm là quan hệ tốt với mọi người. Khả năng xã giao là khả năng quan trọng trong cuộc sống con người, không chỉ có thể mang lại sự vui vẻ cho mọi người, mà còn có thể giúp người ta đi đến thành công. Có nhà tâm lí cho rằng: "Nguyên nhân nhiều người không có sự giao thiệp bình thường, chung sống vui vẻ với người khác, là do khi còn nhỏ họ không học được những kỹ năng giao tiếp xã hội cơ bản”. Vì vậy cha mẹ cần và sớm giúp đỡ con học được cách xây dựng quan hệ tốt với mọi người, chung sống hài hòa với mọi người như thế nào. Đương nhiên, nếu muốn để đứa trẻ có quan hệ tốt với mọi người, đầu tiên người lớn cần phải làm gương về mặt này, thử nghĩ cha mẹ không giỏi về xã giao không muốn giao tiếp, con cái làm sao mà có được khả năng xã giao? Đứa trẻ sẽ phải bước vào xã hội không chỉ nhấn mạnh sự cạnh tranh, cần nhấn mạnh sự hợp tác, muốn hợp tác, đầu tiên cần học được sự biết chia sẻ. Đứa trẻ không biết chia sẻ không nhận được sự giúp đỡ của người khác, mà là sự lạnh nhạt và ngăn trở của lòng thù địch. Đứa trẻ có niềm vui chia sẻ cùng với người khác sẽ ở trong một môi trường hài hòa có vai trò thần kỳ như thế nào, văn hào người Nga Lev Tolstoi nói: “Sự thần kỳ của tình yêu, khiến những nguyên tắc toán học mất đi sự cân bằng, hai người chia sẻ một nỗi đau, chỉ còn một nửa nỗi đau; khi hai người cùng chung hưởng một niềm hạnh phúc, thì niềm hạnh phúc sẽ nhân đôi”. Người hiểu được sự chia sẻ với người khác, mới nhận được sự hoan nghênh và yêu quý của người khác. Sáu là khả năng thích ứng tương đối tốt. Thích ứng là nguồn gốc của sự sinh tồn. Đác-uyn trong “Tiến hóa luận” sớm đã chỉ ra “trong sự chọn lọc tự nhiên cạnh tranh giữa các loài, loài nào thích ứng thì sẽ tồn tại”. Ngày đầu tiên học sinh tiểu học mới nhập học, chúng ta đều sẽ phát hiện có hai loại phụ huynh: Một nhóm đưa con đến lớp học, giúp con tìm chỗ ngồi, lau bàn ghế, sửa soạn cặp sách, thay con gọi bạn ngồi gần chỗ, nhờ bạn học quan tâm con mình. Sau đó lại đến trước mặt giáo viên, nói con mình tính tình nhút nhát nhờ quan tâm v.v... Còn một nhóm phụ huynh đưa con đến cửa lớp liền quay về. Tự bản thân đứa trẻ nhận đúng giáo viên, lớp học, chỗ ngồi của lớp mình, ghi nhớ được nhà vệ sinh ở đâu, chuyện gì không biết liền hỏi giáo viên. Kết quả, chúng hòa nhập vào tập thể lớp rất nhanh. Đây chính là sự khác biệt về sự thích ứng. Đương nhiên nếu muốn để con có khả năng thích ứng nhất định, ngoài việc hướng dẫn chính xác ra, còn cần phải đi trước mở đường. Bảy là tâm lý tự tin. Một người đàn ông không tự tin, thì không là một người đàn ông đúng nghĩa, một người cha không tự tin, thì không là một người cha đạt tiêu chuẩn, cũng không thể trở thành tấm gương cho con cái noi theo, chỉ có thể khiến con càng thêm mất tự tin, hơn nữa một người không có lòng tự tin suy cho cùng chẳng làm được việc gì. Cho dù là gặp phải khó khăn, trở ngại, cũng cần tràn đầy lòng tự tin, hương thơm của hoa mai chẳng phải là từ trong giá lạnh sao. Tự tin là sức mạnh! Cho dù là phụ huynh hay là người cha, tố chất tâm lý không chỉ có mấy phương diện trên. Hiện nay, do sự tác động của trào lưu kinh tế thị trường, sự đa nguyên hóa của quan niệm giá trị, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, sự gia tăng của tình trạng ly dị gia đình, sự gia tăng của áp lực học tập và vấn đề của những đứa con một..., khiến cho những vấn đề rắc rối về tâm lý của học sinh tiểu trung học so với bất kỳ thời kỳ nào trước đây đều nổi bật hơn, mà phía sau điều này chính là do đứa trẻ hay phụ huynh không biết làm thế nào. Bất kỳ trở ngại hay sự khác thường nhỏ nhất về mặt tâm lý của phụ huynh, đều sẽ để lại dấu ấn trong trong tâm hồn đứa trẻ, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vấn đề hành vi, tâm lý của học sinh có tính liên quan rất mật thiết với sự khỏe mạnh tâm lý của cha mẹ. Chúng ta thường nói: trong bản thân mỗi đứa trẻ, đều có thể nhìn thấy hình bóng cha mẹ. Điều này không chỉ là tác dụng thần kỳ của nhân tố di truyền, mà là kết quả tác dụng chung, ảnh hưởng tương hỗ của nhiều loại nhân tố tâm lý như tính cách, tình cảm, hành vi, ngôn ngữ của cha mẹ. Nhiều nghiên cứu đều chứng tỏ đầy đủ một điều: phụ huynh không có vấn đề sức khỏe tâm lý, tỉ lệ con cái người đó có vấn đề hành vi sẽ tương đối ít; trong khi bản thân phụ huynh có vấn đề tâm lý, thì con cái họ có vấn đề hành vi sẽ cao hơn nhiều, nói cách khác, một nửa số đứa trẻ có vấn đề hành vi trở nên, có quan hệ mật thiết với sức khỏe tâm lý không tốt của cha mẹ chúng. Vì vậy, muốn nâng cao tố chất tâm lý cho con cái trước tiên cần phải nâng cao tố chất tâm lý của phụ huynh. Cha mẹ chỉ có duy trì sự khỏe mạnh về tâm lý của mình, mới có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với con. Vì vậy, cha mẹ cần phải không ngừng tiến hành điều chỉnh tâm lý của mình. Muốn duy trì trạng thái tâm lý tốt, mỗi vị phụ huynh đều nên thường xuyên tự hỏi bản thân “Mình có vấn đề tâm lý gì?” Bởi vì cha mẹ cũng là một con người xã hội, đối mặt với những áp lực công việc và cuộc sống, mâu thuẫn xã hội, những mối quan hệ giữa người với người, đều có khả năng nảy sinh những vấn đề tâm lý nhất định, vì vậy, đối với mỗi phụ huynh, có những vấn đề tâm lý là điều bình thường, điều mấu chốt là cần nhận thức nó, đồng thời cần thông qua các cách thức để điều chỉnh, từ đó duy trì sự cân bằng tâm lý. Cha mẹ cần không ngừng nâng cao tố chất bản thân mình, để duy trì sức khỏe tâm lý của bản thân mình, mỗi bậc phụ huynh trong các phẩm chất đạo đức tư duy, học thức tri thức, tố chất sức khỏe, phẩm chất cá tính, sở thích hứng thú... đều cần phải tăng cường tố chất bản thân mình. Như vậy thì mới có thể khiến bản thân mình duy trì được trạng thái tâm lý tốt trong công tác, học tập và cuộc sống, đồng thời cũng có thể gây ảnh hưởng tích cực đối với con. Cha mẹ có sức khỏe, mới có đứa con có sức khỏe. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHA Đem con đến với thế giới này, từ góc độ “người cha” đã giao phó cho chúng ta rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Tất cả cha mẹ đều yêu quý con, có thể nuôi dưỡng con, không chỉ là việc của người mẹ, mỗi một người cha từ góc độ người đàn ông cần phải nghĩ đến để thực hiện… Để con cảm nhận được tình yêu thương của người cha Mỗi một người cả cuộc đời đều không tách rời chữ “yêu”, nó theo suốt chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đi. Hàm nghĩa của từ yêu rất rộng, có bạn dành tình yêu cho người khác, cũng có bạn được người khác yêu thương, tình yêu thương của người mẹ chúng ta đều biết và ca ngợi, cũng có người cần mẫn không ngừng theo đuổi tình yêu, nhưng ở đây chỉ đề cập đến “tình yêu của người cha”, chỉ thảo luận làm như thế nào để con bạn cảm nhận được tình yêu của người cha. Bàn đến tình yêu thương của người cha, thì phải thảo luận về gia đình, thảo luận đến giáo dục gia đình, thảo luận về mối quan hệ giữa cha và con. Vậy thì, cái gì là tình yêu thương của người cha chứ? Trong giáo dục gia đình như hiện nay, cần phải làm như thế nào mới có thể khiến con cảm nhận được tình yêu thương của người cha? Đây chính là vấn đề đáng để suy nghĩ. Có một cháu bé gái nhận được giấy khen, cháu rất muốn đưa cho bố xem, cùng chia sẻ niềm vui này. Thế nhưng đợi mãi, cho đến khi mỏi mắt rồi thiếp đi, bố vẫn chưa về. Bước sang xã hội thông tin, nhịp độ cuộc sống ngày càng gấp gáp, tiến vào cuộc cách mạng xã hội với sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi phương thức sinh hoạt truyền thống. Điều này khiến cho các ông bố trẻ so với trước đã phải gánh vác áp lực cuộc sống nhiều hơn, họ bận rộn với công việc, bận rộn kiếm tiền, đã dẫn đến mối quan hệ cha con mờ nhạt. Người lớn trẻ con luôn luôn là người này bận người kia bận. Họ tuy ở cùng một nơi, tính mẫn cảm trong cảm tình với nhau lại càng ngày càng kém, lúc nào tâm lý cũng cảm thấy không còn lòng dạ nào để chú ý đến người khác, giữa hai bên thiếu giao lưu tình cảm, càng thiếu sự thấu hiểu lẫn nhau. Một cháu bé học lớp bốn nói rằng, sau khi bố cháu được thăng cấp, lúc nào cháu cũng thấy hình ảnh bố vội vàng hối hả. Thế là cháu bé sinh ra oán hận, muốn giao lưu cùng với bố, đã trở thành mong muốn lớn nhất trong cuộc sống của cháu. Điều này không phải là hiện tượng cá biệt, trong trường học, hết giờ học đón con về nhà dường như đã thành “độc quyền” của các bà mẹ và ông bà. Thầy giáo đến thăm các gia đình cũng hiếm khi có thể nhìn thấy bóng dáng của người cha, có trường hợp vì công việc của cha mẹ đều rất bận rộn, việc học tập và nghỉ ngơi của con cái không thể không tiến hành nhờ vào “sự điều khiển từ xa” của điện thoại. Người cha trong con mắt của đứa trẻ đại biểu cho lực lượng vô cùng và chỗ dựa vững chắc, sự mờ nhạt hoặc thiếu đi vai trò của người cha, sẽ đưa đến cho đứa trẻ cảm giác tâm lý không an toàn. Trong quan niệm giáo dục truyền thống, mọi người phổ biến cho rằng tình yêu thương của người mẹ đối với sự trưởng thành của con có quan hệ quan trọng, luôn luôn coi nhẹ địa vị của người cha trong giáo dục gia đình. Tại các hiệu sách lớn “các ấn phẩm liên quan đến giáo dục con cái” trên giá sách, số sách của trẻ trước khi đến tuổi đi học phần lớn là đặt tiêu đề theo “người mẹ”, ví dụ “Người mẹ cần làm người bạn của con”, “Sách quý về tri thức giáo dục con của các bà mẹ”, “Sách dành cho bà mẹ có con từ 0 đến 6 tuổi”... Trong khi “Các sách về giáo dục gia đình” chuẩn bị cho bố mẹ, đại bộ phận cũng là lấy các bà mẹ làm độc giả tiềm năng. Thực ra, sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với sự phát triển của con đều quan trọng. Giáo dục ở trong gia đình, nếu ví người cha như một cây lớn, người mẹ thì giống như một thảm cỏ xanh. Người mẹ càng dành cho con nhiều tình cảm ấm áp, dịu dàng; trong khi người cha lại dành cho con sức mạnh, sự động viên và chỗ dựa, ảnh hưởng chủ yếu của người cha đối với con chủ yếu biểu hiện ở sự bồi dưỡng phong cách, phát triển trí lực, tâm lý xã hội và sự xác lập các tính cách kiên cường, tự lập, dũng cảm..., đây là những thứ mà trong sự giáo dục ở gia đình người mẹ không thể thay thế được. Những ông bố đồng thời đảm đương vai trò trụ cột nuôi gia đình, cấp thiết không được coi nhẹ vai trò là người tạo dựng tích cách và người chỉ đạo về đạo đức cho con. Để bồi dưỡng lòng tự tin cho trẻ, chúng ta nên bộc lộ thái độ động viên “con của bố rất cừ”; “Chỉ cần tin tưởng con có thể làm được!” Những lúc con gặp phải thất bại và khó khăn, cần kịp thời động viên và tin tưởng con. Chúng ta nên nói với con, thất bại là điều bình thường, không được nản lòng, cần lòng tự tin để làm lại từ đầu. Cần ghi nhớ: một lần thất bại, không có nghĩa là thất bại vĩnh viễn. Đứa trẻ trước 3 tuổi được người cha dẫn đi chơi, rất có lợi đối với sự phát triển động tác của nó. Người cha nên thường xuyên chơi với con, trêu chọc con trèo, khuyến khích con chạy nhảy, dạy con, khoảng hai tuổi thì có thể đưa con chạy chậm rèn luyện thân thể. Ngoài ra, không thể thiếu vai trò của người cha đối với kích thích hứng thú khám phá thế giới xung quanh, người cha thường hứng thú đối với sự vật bên ngoài, khả năng vận động tương đối mạnh, điều này có ảnh hưởng một cách ngấm ngầm với con. Khi đứa trẻ nhìn thấy chó sẽ sợ, nếu như người cha nói với con: “Chó sợ người, chó và người là bạn tốt, chó biết trông nhà, con không việc gì phải sợ”. Nếu như khi người cha vuốt ve chó, con sẽ từ sợ mà trở nên thân thiết, thậm chí cũng có thể đến vuốt ve chó; nếu như người cha cảm thấy con rất nhát, coi thường con là kẻ nhát gan, thì sẽ tăng thêm cảm giác sợ hãi của con. Trong các nhà trẻ, thường có cháu bé đối với mọi người và công việc, tích cực nhiệt tình, thích giao lưu với bạn cùng lớp, tính xã hội phát triển tương đối tốt; nhưng có cháu lại tương đối lạnh nhạt, rất không hòa đồng với bạn bè. Tìm hiểu nguyên nhân của điều này, có thể với đứa trẻ từ nhỏ thiếu vắng tình yêu thương của người cha, có liên quan đến việc tiếp xúc với người cha tương đối ít, một công trình nghiên cứu chỉ ra: trong năm đầu tiên của cuộc sống, đã tồn tại sự quyến luyến rất mãnh liệt giữa đứa trẻ với người cha. Khi người cha xuất hiện hoặc ở đó, đứa trẻ sẽ nhìn chăm chú vào người cha, biểu hiện thích thú, muốn được bố bế vào lòng. Còn có một điều tra cho thấy, đứa trẻ thường tiếp xúc với bố, so với những đứa trẻ không thường tiếp xúc với người cha tính thích ứng với hoàn cảnh cao hơn, chúng không sợ người lạ, muốn để người lạ bế. Nghiên cứu một cách tỉ mỉ còn phát hiện, khi đứa trẻ được 5 tuổi, đứa trẻ nhận được chăm sóc của người cha sau khi lớn lên có được tấm lòng thông cảm và khả năng xã giao tốt hơn. Đứa trẻ thiếu tình yêu thương của người cha có sự phát triển kém so với những đứa trẻ khác. Người cha không ở nhà lâu ngày, đối với sự phát triển mạnh khỏe về thể xác và tinh thần và phát triển trí lực của đứa trẻ đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tương đối lớn. Đứa trẻ thiếu đi “sự giáo dục của người cha” luôn luôn lớn lên không hoàn thiện. Học sinh như vậy trong khi giao lưu với mọi người vô cùng nhút nhát, không có lòng tự tin giống như những đứa trẻ bình thường. Sự giáo dục của cả người cha và người mẹ đối với con mà nói vô cùng quan trọng, thiếu đi bất cứ một sự giáo dục của ai cũng không có lợi đối với sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ. Là người cha, nếu như thật sự có trách nhiệm đối với gia đình, tức là cho dù rất bận cũng cần dành thời gian quan tâm đến công việc dạy dỗ con. Người cha bận sự nghiệp phần lớn là vì vợ con, nhưng nếu như vì sự nghiệp mà vứt bỏ đi sự giáo dục đối với con, đó chính là sự lẫn lộn đầu đuôi. Hầu hết lí do “công việc bận” là lý do duy nhất mà mỗi “người cha” đưa ra để biện hộ cho sự thiếu quan tâm con cái. Trong khi sự phát triển cá tính tốt và trí lực ưu tú của đứa trẻ, không chỉ cần tiếp thu sự giáo dục và ảnh hưởng từ người mẹ, cũng cần tiếp thụ sự giáo dục và ảnh hưởng từ người cha. Người cha không nên nói vì công việc quá bận quá căng thẳng là cớ từ chối, mà nên nói từng bước một tăng cường giao lưu với con, để cho con cảm nhận được tình cảm dịu dàng của người mẹ, lại có thể thể hiện sự uy nghiêm của người cha. Sự phát triển của con không thể tách rời người cha, cũng không thể tách rời tình yêu thương của người cha. Thực tế, người cha hiểu con hơn người mẹ, mục tiêu bồi dưỡng đối với con cái càng rõ ràng, càng thực tế, càng nghiêm khắc, phương pháp càng thích hợp, càng có lợi đối với sự phát triển của con. Trong cuộc sống chúng ta sẽ nhìn thấy đứa trẻ lớn lên trong sự dìu dắt của người cha, luôn luôn dũng mãnh, thông minh, tài giỏi so với đứa trẻ lớn lên trong sự dìu dắt của người mẹ. Điều này là bởi vì về phương diện giáo dục con, người cha tương đối hào hiệp khoan dung, rộng rãi hiền hòa, lại thêm sức lực dồi dào, ưa thích hoạt động, còn thường thay đổi đa dạng, về mặt tư duy giàu tính suy lý lôgic; giỏi về mặt xử lý tìm tòi động cơ hành động cho con; giỏi về giải quyết sử dụng một số ngôn ngữ nhẹ nhàng, hài hước, dí dỏm để giáo dục con. Như vậy, đứa trẻ sẽ trở nên tích cực, sôi nổi, lạc quan, tự tin, ưa thích tìm tòi khám phá, yêu thích sáng tạo. Đương nhiên, cũng nên xem xét đến, người cha trong giáo dục ở gia đình có ưu thế như vậy, nhưng cũng cần chú ý đề phòng một số thế kém, ví dụ như độc đoán, sơ ý, sự khắc nghiệt, sự thô bạo, thậm chí là đánh con. Xem ra, nếu như bạn là một người cha, bạn nên suy nghĩ kỹ xem: bạn có phải là người cha theo đúng tiêu chuẩn không? Tình yêu thương của người cha là mấu chốt cho sự thành tài của con. Trong quá trình trưởng thành của con, tình yêu thương của người mẹ đại biểu cho tình cảm con người và tình cảm cuộc sống xã hội, đại biểu về phương diện cảm tình; tình yêu thương của người cha luôn luôn tượng trưng cho sự nghiệp, tư tưởng và phấn đấu, đại biểu cho phương diện lý tính. Nó chủ yếu đại diện cho sự bồi dưỡng về sự thành công của đứa trẻ, thành tích và năng lực học tập của đứa trẻ cũng có quan hệ với người cha, căn cứ theo những điều tra chứng minh, nếu như có một người cha tốt, thì năng lực của đứa trẻ ở môn số học và phương diện đọc hiểu sách báo tương đối cao, trong quan hệ với người lạ sẽ có cảm giác an toàn, lòng tự tôn cũng tương đối mạnh mẽ, rất dễ dàng chung sống với mọi người. Vì thế từ những ý nghĩa trình bày ở trên, tình yêu thương của người cha hơn hẳn nhiều so với tình yêu thương của người mẹ. Vì vậy nhân cách lý tưởng nhất của đứa trẻ là đồng thời có cả nội dung tình yêu của người cha và tình yêu của người mẹ. Vấn đề tương đối phổ biến hiện nay là một số người làm cha luôn luôn coi nhẹ thậm chí vứt bỏ trách nhiệm giáo dục của mình, khiến cho đứa trẻ thiếu hụt nghiêm trọng sự giáo dục của người cha. Những đứa trẻ như vậy rất dễ hình thành cái gọi là “tính cách thiên về nữ tính”, tức là yếu đuối, nhút nhát, hay buồn rầu, tính ỷ lại cao, tính độc lập kém. Người cha nên “xông pha” vào tuyến đầu giáo dục, như vậy mới có lợi với việc bồi dưỡng tính cách khỏe mạnh và năng lực chủ động của con, khiến cho con thích ứng tốt với hiện thực thế giới và xã hội sau này. Muốn mỗi người cha đều có thể dành tình yêu thương của người cha cho con, cùng với người mẹ dìu dắt đứa trẻ đạt được sự phối hợp hoàn mỹ hài hòa trong giáo dục gia đình, khiến cho con trưởng thành khỏe mạnh trong không khí vui vẻ, hạnh phúc. Giúp con xây dựng thói quen sinh hoat khoa học Thế nào là phương thức sinh hoạt khoa học? Về mặt khái niệm, phương thức sinh hoạt khoa học chính là sinh hoạt một cách có khoa học, tức là hình thành thói quen sinh hoạt khoa học. Vậy thì, làm một người cha, chúng ta nên giáo dục, giúp đỡ con cái xây dựng phương thức và thói quen sinh hoạt khoa học như thế nào? Thói quen sinh hoạt của đứa trẻ được hình thành dựa trên mức độ ảnh hưởng rất lớn của phương thức sinh hoạt, sắp đặt sinh hoạt hợp lý của người cha. Cha mẹ nên căn cứ vào tình hình thực tế sinh hoạt, học tập của con, khí hậu, tình hình sức khỏe và năng lực tự học tập của con, sắp xếp tốt nội dung sinh hoạt một ngày, một tuần, một tháng. Xác định khi nào nên làm việc gì, việc gì nên làm vào lúc nào, làm như thế nào, không được thay đổi tùy tiện, làm cho phương thức sinh hoạt khoa học trở thành một chế độ, khiến cho nó trở thành thói quen. Phương thức sinh hoạt không dễ thay đổi, hành vi của con người là một thứ có tính khuynh hướng, chính là thích làm, nói và tư duy những gì quen thuộc để xử lý sự việc, bởi vì biện pháp quen thuộc là tốn ít công sức nhất, trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ. Hình thành nên thói quen cần có quá trình tương đối dài, nhưng thói quen một khi hình thành sẽ rất khó thay đổi. Cùng một loại hành vi không ngừng lặp lại, khi trong đại não dần dần hình thành tuyến thần kinh cố định, mô thức phản ứng này sẽ cố định lại, khó có thể thậm chí không có cách nào thay đổi. Cũng giống như đứa trẻ học nói lắp, bắt đầu là bởi vì khi chơi đùa, đợi đến khi tự mình trở nên nói lắp thật, nếu không sớm tăng cường điều trị sẽ dẫn đến cả đời không có cách gì sửa chữa. Vì vậy, cha mẹ nhất định cần chú ý từ nhỏ, đề phòng đứa trẻ hình thành thói quen sinh hoạt không tốt. Vậy thì người cha nên giúp đỡ con như thế nào để hình thành thói quen sinh hoạt khoa học? Một là tự mình làm việc của mình. Trong khi học có sự chuẩn bị trước, để chúng học được sẽ tự mình mặc quần áo, tự mình thức dậy, cởi quần áo, giày, tất, học cách rửa mặt, rửa chân, súc miệng, đánh răng, biết dọn dẹp phòng, rửa bát đũa, nhặt rau nấu cơm, thu dọn bàn ăn... Cha mẹ nên yêu cầu con tham gia một số công việc vừa sức, học một số kĩ năng lao động đơn giản, biết đóng, mở cửa sổ, quét dọn, lau bàn ghế, biết tự mình lấy đồ chơi, sách báo, những dụng cụ khác... “Phải tự mình vượt qua mỗi lần bị vấp ngã, phải tự mình làm việc của mình”. Đây là điều con cái nên tự ghi nhớ. Vì vậy, mỗi lần con vấp ngã, chỉ cần xác định nó vấp ngã là không có vấn đề gì lớn, chúng ta không nên đến giúp đỡ. Hai là giáo dục con cách tự chăm sóc bản thân. Thường nghe cha mẹ than phiền con không biết thu xếp cặp sách, trong cặp sách lộn xộn giống như “thùng rác”, chỉ thích bố mẹ làm giúp. Thực ra nguyên nhân của thói quen xấu chính là kết quả sự bao biện của cha mẹ, không thể kịp thời bồi dưỡng khả năng tự quản lý của con cái. Bắt đầu từ khi con đi nhà trẻ, chúng ta nên nói với con, phải tự thu dọn cặp sách, đồ chơi, thu dọn cặp sách và đồ dùng sinh hoạt; cần phải biết yêu quý và thu dọn cặp sách, sách giáo khoa, sách tranh, đồ dùng văn phòng; học được cách gọt bút chì, sử dụng kéo, dao gọt bút chì, tẩy và những đồ dùng khác. Ba là để cuộc sống con được quy luật hóa. Phụ huynh muốn nêu ra trước tiên quan niệm bồi dưỡng thời gian của con, khiến chúng hiểu được thời gian nào nên làm việc gì; thời gian nào không nên làm việc gì, đồng thời khống chế nguyện vọng và hành động của mình. Ví dụ khi phải làm bài tập cần làm chăm chỉ, sau khi làm xong thu dọn gọn gàng mới có thể xem tivi và đi chơi; dạy cho con hình thành thói quen dậy sớm, ngủ sớm, ăn cơm đúng giờ... Bốn là bồi dưỡng thói quen tiêu dùng. Ví dụ như ngày nay điều kiện sinh hoạt của mọi người ngày càng tốt, trong khi chỉ có một đứa con, vì vậy dường như tất cả phụ huynh đều dành toàn bộ tiền của cho con, hơn nữa đối với một số yêu cầu vật chất của con cái, không kể là cái ăn cái uống, cái mặc hay là vui chơi, chỉ cần đứa trẻ mở miệng ra nói muốn, cha mẹ sẽ không chút do dự thỏa mãn ngay. Đối với cách làm này, phần lớn phụ huynh không cho là sai: chúng tôi có điều kiện kinh tế như vậy, thỏa mãn yêu cầu của con cũng không có vấn đề gì, tại sao không để cho con vui vẻ? Thậm chí người không có điều kiện kinh tế cũng nói: “không có tiền cũng phải mượn tiền mua cho con, con nhà người ta có, con mình không thể không có”. Thật là “Có điều kiện muốn lên cao, không có điều kiện cũng muốn lên cao”. Điều muốn nói là, nhu cầu vật chất của con không thể không đáp ứng, nhưng cần căn cứ tình hình cụ thể mà xác định. Có một số nhu cầu chúng ta có thể tức thời thỏa mãn, nhưng có một số nhu cầu thì không thể thỏa mãn vô nguyên tắc. Về phương diện đáp ứng nhu cầu vật chất của con cái, có thể phân thành ba loại phương thức xử lý là “thỏa mãn tức thì”, “trì hoãn thỏa mãn”, “không thể thỏa mãn”. Đối với những yêu cầu cơ bản của con, ví dụ ngày lạnh cần mua áo rét, đồ dùng học tập dùng hết rồi có nhu cầu bổ sung cái mới, yêu cầu như vậy đương nhiên cần thỏa mãn ngay. Trong khi phần lớn là “trì hoãn thỏa mãn”. Chúng ta thường nghe các bà mẹ than phiền: con tôi quá là hư cơ, muốn ăn kem dẫu đang làm việc cũng phải vội vàng đi mua, chậm một chút là khóc toáng lên; nhìn thấy đồ chơi mình thích thì giữ khư khư, không cho thì nằm lăn ra; muốn đi chơi vườn bách thú, vừa nói không, lập tức đã mếu máo ngay... Tuy than thở, không biết làm thế nào, nhưng phần lớn cha mẹ vì tình thương với con, chỉ cần con vừa khóc vừa làm ồn lên, có rất ít người dửng dưng thờ ơ mà hoặc là vội dỗ dành, hoặc là vội đáp ứng yêu cầu của đứa trẻ. Cứ như vậy mãi, đứa trẻ sẽ tạo thành thói quen, chỉ cần muốn được cái gì, thì sẽ lập tức """