Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe – Chử Đình Phúc & Hạnh Nguyên full mobi pdf epub azw3 [Self Help]

Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe – Chử Đình Phúc & Hạnh Nguyên full mobi pdf epub azw3 [Self Help]

Tác giả: ,
Thể Loại: Review sách
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.

 

Trong cuộc sống, có những điều tưởng chừng như rất nhỏ mà ta thường dễ bỏ qua, nhưng nếu để ý thì chúng ta lại thấy rằng nó có một ý nghĩa vô cùng lớn. Và lắng nghe là một trong những điều như thế. Vì vậy, mỗi người chúng ta hãy cố gắng học cách lắng nghe để có thể trở thành một người biết lắng nghe. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.

***

CHA ĐỪNG ĐI NỮA

Một cô giáo nhiều năm đảm nhiệm chức chủ nhiệm lớp nói rằng, hội phụ huynh, nhưng thực tế mỗi lần họp phụ huynh, số bà mẹ luôn nhiều hơn số các ông bố rất nhiều, trong mắt bà, “Hội phụ huynh” nên gọi là “Hội các bà mẹ” mới chính xác. Khi đến thăm các gia đình, cũng rất hiếm khi gặp gỡ cha của các em, phần lớn thời gian là các bà mẹ tiếp cô giáo, cùng trao đổi tình hình học tập của con cái. Có thời gian mấy năm liền bà đảm nhiệm chủ nhiệm lớp một, hội phụ huynh đã tổ chức họp phụ khuynh vô số lần, và bà cũng đến thăm gia đình rất nhiều lần, nhưng có khá nhiều ông bố bà chưa từng gặp.

Một tài liệu nghiên cứu cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Thiếu niên nhi đồng thành phố Thượng Hải từng làm một đề tài về “Mong muốn của nhi đồng”, trong phiếu điều tra, các cháu bé khi được hỏi “Điều trong lòng mình nghĩ muốn nói cho ai nghe nhất”, số chọn người cha chỉ có 7%, trong khi tỉ lệ chọn người mẹ lên cao đến 61%. Nhưng mà vấn đề tương tự: “Nếu như đã có tâm sự, bạn muốn thổ lộ với ai?” trong khi hỏi 200 học sinh của thành phố Án Sơn tỉnh Liêu Ninh, 58% học sinh muốn đem tâm sự nói với người bạn tốt nhất đầu tiên, 18,9% chọn nói với mẹ, mà chỉ có 4% chọn cách thổ lộ với bố. Cũng giống như ở Án Sơn, có người đã đưa ra một tập câu hỏi điều tra đến phụ huynh của những đứa trẻ mẫu giáo: “Trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ giáo dục con cái là ai?” Trong một lớp có 41 đứa trẻ thì: chọn “người cha gánh vác trách nhiệm” có 6 em, chọn “ông bà” có 5 em, chọn “người khác” có một em, còn lại đều chọn “người mẹ gánh vác trách nhiệm chủ yếu”.

Ngày 13 tháng 2 năm 2006, câu lạc bộ hội phụ huynh đầu tiên của thành phố Án Sơn được thành lập. 50 đại biểu phụ huynh nhận được lời mời tham gia hoạt động ngày hôm đó, trong đó chỉ có 9 ông bố tham gia, nhưng họ quá giữ ý, rất ít hoạt động, phần lớn thời gian các bà mẹ đưa ra các câu hỏi.

Từ đó chúng ta có thể thống kê, tại các loại hình hội phụ huynh, các hoạt động của người thân của bọn trẻ, đón tiếp ở gia đình hoặc những bài giảng giáo dục trong gia đình, hoạt động nhiều nhất của người cha không vượt quá ba phần mười số các phụ huynh trong gia đình.

Vậy người cha đang làm gì? Khi việc quản lý giáo dục trong gia đình, tham gia các hoạt động đều giao cho người mẹ?

“Bố nó hầu như không chăm sóc con cái, từ nhỏ đến lớn đều một tay tôi lo lắng”. Đây là lời bà mẹ của đứa trẻ 13 tuổi, điều này đã cho thấy tình trạng giáo dục trong tuyệt đại đa số các gia đình. Cũng có thể nói rằng, các ông bố rất hiếm khi bỏ công sức để ở bên cạnh con cái.

Một đứa trẻ học hết lớp ba nói, công việc của cha bận, trong nhiều năm nay thường vào buổi tối khi cậu đã đi ngủ rồi cha cậu mới trở về nhà, mà buổi sáng khi cậu đi học, cha cậu vẫn chưa ngủ dậy. Đến cuối tuần, cậu cũng rất ít khi gặp cha. Bởi vậy, từ những ngày đi học, đối với việc học khi cần phụ huynh, cậu đều tìm đến mẹ. Những việc khác, cũng đều nói với mẹ. Cậu bé than thở: “Cháu cần một ông bố để làm cái gì? Cứ như là không có vậy!”

“Người cha không chăm sóc con cái”, ở các nước Phương Đông dường như đã trở thành một hiện tượng phổ biến.

Các ông bố vì sao lại không “nhiệt tình” đối với việc giáo dục con cái như vậy?

Thứ nhất, do họ chịu một số ảnh hưởng của quan niệm truyền thống “Nam lo việc xã hội, nữ lo việc gia đình”. Cho dù hiện nay phụ nữ và nam giới cùng ra bên ngoài làm việc như nhau, thế nhưng khi về đến nhà, mọi việc trong nhà vẫn như xưa là do người phụ nữ lo lắng và chủ trì, bao gồm việc chăm sóc gia đình con cái. Do vậy, rất nhiều người nghĩ rằng: quản lý con cái là việc của các bà mẹ, trách nhiệm chủ yếu của người cha là kiếm tiền nuôi gia đình, vì con cái mà tạo ra một môi trường lớn lên tốt, lo lắng tốt cho con cái những chuyện to tát khi lớn lên, vì con cái mà gánh vác trách nhiệm nặng nề. Người đàn ông có quan điểm như vậy, không biết chủ động quan tâm chăm sóc con cái; mà người phụ nữ cũng có quan điểm như vậy, sẽ ngăn cản việc người cha quan tâm chăm sóc con cái, mà là thúc giục người đàn ông đi làm “đại sự”, “chính sự”.

Rất nhiều người đã làm cha cho rằng việc nuôi dưỡng gia đình và con cái là việc của người phụ nữ, cho nên đem trách nhiệm giáo dục con cái phó mặc hết thảy cho mẹ chúng.

Từ góc độ người phụ nữ mà nói, từ ngày mang thai, rất nhiều phụ nữ dường như đã không muốn các ông chồng nhúng tay vào việc giáo dục con cái, vô hình chung nhận hoàn toàn trách nhiệm giáo dục về mình. Nhà nghiên cứu tâm lí học Đông Tử nói: Tôi đã từng cùng một vị trí thức thảo luận về vấn đề giáo dục gia đình, thấy ông ta có rất nhiều kiến giải, thế là cổ vũ tôi có thời gian viết một cuốn sách về phương diện này, đem những kiến giải của mình công bố cho nhiều vị phụ huynh hơn. Thế nhưng vị trí thức này nhíu mày nói: “ừ, tôi nói thế thôi, không có ý gì đâu. Những kiến giải này của tôi trong gia đình đều không có ai coi trọng, còn có thể được người ngoài coi trọng sao?” Tôi cảm thấy kỳ lạ, ông ta giải thích, trong gia đình, vợ không để cho ông lo vấn đề giáo dục con cái, có những lúc ông muốn nói mấy câu, bà vợ còn không để cho ông nói. Ông ta tự chế giễu mình nói: “về phương diện quản lí và giáo dục con cái, trong gia đình tôi bày đầy một giá toàn là sách. Bà vợ còn tặng tôi một câu ví von rất xác đáng: Trong nồi đầy những bong bóng cá”.

Có thể bạn thích sách  Thinsulin - Giảm Cân & Đẹp Dáng Suốt Đời - GS. BS. Nguyễn Song Tuấn Tú Charles & BS. Nguyễn Song Anh Tú & Mary Ann Marshall full prc pdf epub azw3 [Sức Khỏe]

Thứ hai, chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh lý. Về mặt dưỡng dục con cái, vì nguyên nhân về mặt sinh lý, nhất định người vợ cũng phải bỏ ra nhiều công sức hơn so với người chồng. Kéo dài thời gian xa hơn một chút, tính từ khi đứa con bắt đầu ở trong bụng người mẹ, có vẻ như không có chuyện của ông bố. Người mẹ 10 tháng mang thai, mang nặng đẻ đau, trong khi ông bố khi cần làm việc thì làm việc, khi cần vui chơi thì vui chơi. Thi thoảng nhàn rỗi ghé sát vào bụng vợ nghe xem động tĩnh của bé cưng, sờ vào cái bụng tròn của vợ cảm nhận tình cảm nồng ấm của bé cưng.

Dưa chín thì rụng, khi đứa trẻ ra đời, có thể trong tháng đầu chăm sóc đứa trẻ, giặt tã lót cho uống sữa… một loạt tình cảm đều có một người chuyên giúp việc nếu người cha xắn tay áo giúp đỡ, cũng sẽ có người ngăn trở: “Tránh ra, người cha sao phải làm việc này?” Đứa trẻ dần dần lớn lên biết bò rồi, biết chạy rồi, biết gọi bố gọi mẹ rồi, biết hát rồi, đi nhà trẻ rồi, đi học tiểu học rồi… Phục vụ tất cả việc ăn uống vệ sinh ngủ nghỉ, có mẹ chăm sóc, không có bố, dường như đều sẽ không sao cả. Cho nên dân gian có câu nói rất phổ biến: “Yên ổn theo mẹ có cơm ăn, không theo cha làm quan”. Ý nghĩa của câu nói dưới đây rất rõ ràng, cần có cơm của mẹ mới chăm sóc tốt cho con, cha đi làm quan lại có khả năng con cái bị đói rét.

Có như vậy, bởi vì từ khi mang thai cho đến khi đứa trẻ sinh ra lại đến khi dần dần lớn lên, về phương diện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục của người cha nếu như không chủ động tiếp cận như trước đó chủ động chia sẻ gánh nặng giúp vợ, lâu dần, sẽ hình thành một thứ định hình tư duy: con cái đến khi lớn lên, không muốn cha chăm sóc. Những ông bố này sẽ cho rằng, trong giai đoạn này, người làm cha chỉ lo chuyện kiếm tiền nuôi gia đình; thời kỳ phát huy tác dụng tốt nhất, là sau khi con cái lớn lên thành người, vì những việc lớn trong cuộc sống của nó đưa ra các hoạch định.

Thứ ba, chịu ảnh hưởng một số nhân tố khách quan. Ví dụ công việc rất bận, tiếp khách quá nhiều, không có thời gian tham gia vào công việc giáo dục con cái. Có người cha, từ khi đứa con ra đời đến lúc tròn 6 tuổi, thời gian ở bên con cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong tình hình như vậy, công việc giáo dục con cái chỉ có thể dựa vào người mẹ, muốn giúp đỡ cũng không giúp được.

Một ông bố từ hai bàn tay trắng làm nên một công ty kinh doanh quy mô lớn, khi nói đến việc giáo dục con cái thì vô cùng ấm ức: “Mẹ đứa trẻ luôn phàn nàn tôi không trông nom bọn trẻ, anh nói xem tôi trông nom thế nào? Đến ăn cơm điện thoại còn không dứt, làm gì có thời gian mà hỏi đến việc của bọn trẻ? Chỉ muốn bận rộn mấy năm, khi đã có cơ sở nhất định, tôi sẽ có thể thoải mái một chút, khi đó con cái đã lên đến cấp hai, tôi lại trông nom nó cũng chưa muộn. Thêm nữa, tôi có tiền gửi con ở nhà trẻ tốt nhất, trường tiểu học tốt nhất, giúp nó tìm trường trung học tốt nhất, làm như vậy có thể nói tôi không trông nom sao được”. Ngược lại, đối với sự giải thích bình thường đó của bố, trong suy nghĩ của con trẻ lại là: “Bố chỉ biết công việc bận bố, cháu trong mắt của bố chẳng là cái gì cả. Hình ảnh cháu nhìn thấy mỗi ngày đều là hình ảnh bố bận rộn, cháu đã quên cảm giác sà vào lòng bố là như thế nào rồi. Cháu thường muốn rằng, đợi đến khi bố có thời gian rảnh rỗi, muốn bố cùng vui chơi vui vẻ với cháu, thế nhưng cháu không biết khi nào bố cháu lại sẽ có thời gian. Không có cách nào, chỉ đành để mẹ cùng chơi. Cháu cảm thấy trong lòng bố hình như không có cháu. Thà rằng cháu không đến học bất cứ trường tốt nào, tiêu ít tiền của bố đi, để hi vọng bố có thể cùng chơi với cháu nhiều hơn”.

Kỳ thực, có rất nhiều đứa trẻ có sự than vãn như vậy. Khi hỏi một số đứa trẻ, buổi tối không đợi đến lúc bố trở về nhà thì đã đi ngủ rồi chiếm tỷ lệ rất lớn. “Có thời gian mấy ngày cháu không “gặp mặt” bố”. “Bố trở về nhà không buồn đáp lại lời cháu, rồi đi vào phòng ngủ”. Cháu có chuyện muốn nói với bố, bố lúc nào cũng xua tay: Đi đi đi, ngày mai nói…” đây là một đoạn văn của một học sinh viết trong bài văn.

“Người cha” thực sự đã đi mất rồi sao?” “Người cha” bận việc ở cơ quan, tan ca bận tiếp khách, cuối tuần bận đánh bài, bận học thêm, bận chơi cổ phiếu, bận tụ hợp, những ngày nghỉ đi tìm niềm vui ở bên ngoài, hoặc là ngủ một giấc dài để sau kì nghỉ tiếp tục công việc…

Cho nên, việc giáo dục trong gia đình, “người cha” luôn vắng mặt…

Sư thiếu vắng cha là một nỗi đau

Minh 14 tuổi học cấp hai, cao hơn 1 mét 8, là nam sinh cao nhất trong lớp, cũng là học sinh nam thường làm thầy giáo phiền lòng. Mối quan hệ của cậu với mọi người trong lớp đều không tốt. Vì vậy mọi người đều cảm thấy cậu không có tác phong của cậu con trai, cậu nói năng nhỏ nhẹ, tính tình còn nhỏ nhen, làm gì cũng giống như một cô gái tính tình ẻo lả, để các bạn nam coi thường và không muốn chơi cùng cậu. Các bạn nữ trong lớp thì thích lấy cậu ra làm trò cười, không có chuyện gì lại giở trò trêu chọc rồi cười ầm lên. Minh trong lòng rất tức giận, thế nhưng cậu chỉ đành biết nhẫn nhịn. Thậm chí, có lúc có người cố ý bắt nạt cậu, cậu cũng cố gắng không chống lại, bạn nam học cùng lớp đánh đạp, cậu cũng chỉ đành né tránh.

Gặp phải những ấm ức ở trường, sau khi về nhà Minh vô cớ trút giận lên đầu mẹ. Từ lúc tan học đến khi về nhà, cậu không nói với mẹ một lời tử tế nào, ngược lại còn nói những lời không hay, thức ăn mẹ nấu không hợp khẩu vị, mua thứ hoa quả cậu không thích ăn… Tóm lại, dường như mọi việc mẹ làm cậu đều khó chịu. Mẹ cậu hết sức khổ sở làm mọi cách cho cậu hài lòng.

Vì sao ở trường Minh lại nhu nhược, khi về nhà thái độ, tính cách lại khác biệt như vậy? Mẹ Minh cho rằng nguyên nhân là bản thân bà quá nuông chiều con cái. Vì bố của Minh quá bận rộn, từ khi nó chào đời ông thì không chăm sóc không hỏi han đến, tất cả đều là mẹ lo liệu. Mà bà mẹ này 35 tuổi mới có đứa con, vì vậy đặc biệt yêu quý cậu, cứ như là ngậm ở trong miệng sợ mất, nắm ở trong tay sợ rơi. Không chỉ chăm bẵm về cái ăn cái mặc, mà bất kỳ cái gì có thể thỏa mãn con cái, bà sẽ gắng tìm kiếm khắp nơi, cứ như là gà mẹ, dang rộng đôi cánh, che chở bao bọc cho đứa con. Có thời gian Minh đi chơi với bạn ở bên ngoài, bị bắt nạt về nhà mách, mẹ lập tức đi tìm phụ huynh của kẻ bắt nạt con mình để phân tích đúng sai. Thói quen này tiếp tục cho đến hiện nay, không kể Minh đã cao hơn 1 mét 8, chỉ cần nghe nói con ở trường bị bắt nạt bà mẹ con không nói một lời liền chạy đến trường tìm giáo viên trút giận, ăn thua với bọn trẻ.

Có thể bạn thích sách  Ở rể (Chuế Tế) - Phẫn Nộ Đích Hương Tiêu [Dã Sử]

Cứ như vậy, do bà mẹ “giống như gà mẹ” bảo vệ, con cái sẽ ỷ vào mẹ nhưng lại rất xem thường mẹ.

Có thể nói, Minh là trường hợp điển hình của đứa trẻ thiếu sự giáo dục của người cha.

Như những ví dụ đã đề cập ở trên, các ông bố có đủ mọi lý do, sau khi cho đứa trẻ sự sống, liền để nó vào trong bụng bà mẹ, do bà mẹ toàn lực chăm sóc đứa trẻ. Giáo dục trong gia đình, sự thiếu vắng “người cha”, trong cách nhìn của người cha dường như không quan trọng, dẫu không có sự quan tâm sâu sát của người cha, đứa trẻ vẫn cứ lớn lên. Thế nhưng, trong thế giới của đứa trẻ, đó là sự thiếu vắng tình yêu, chỗ dựa vững chắc của người cha. Có ông bố khi thấy câu nói này có thể sẽ có ý kiến, tôi chỉ không quản lý giáo dục con cái, không thể nào mà nói con cái “thiếu tình yêu thương của người cha”, vì tôi vẫn yêu thương con cái của mình. Chính vì yêu thương con cái, tôi mới đầu tắp mặt tối kiếm tiền, tạo ra những điều kiện lớn lên tốt nhất cho con cái chứ!

Đúng vậy, không sai! Không có ông bố nào lại không yêu thương con cái của mình. Đừng quên rằng, từ góc độ của con trẻ, bạn thực sự yêu thực yêu thương con cái, nhưng bạn phải để cho con cái cảm thấy, nếu không đó chính là “sự thiếu thốn tình yêu”.

Quá trình trưởng thành trong “thiếu thốn tình yêu thương của người cha” sẽ như thế nào? Trường hợp Minh là một ví dụ, và nó sẽ còn để lại muôn vàn vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển thể xác và tinh thần.

Thứ nhất, sự mờ nhạt và thiếu vắng vai trò của người cha, sẽ làm cho tâm lý đứa trẻ cảm thấy không an toàn. Bởi vì, người cha trong con mắt của đứa trẻ đại diện cho những lực lượng siêu nhiên và chỗ dựa vững chắc. Đặc biệt là thời ấu thơ, nhiều đứa trẻ xem người cha như những thần tượng trong mắt chúng. Thời kì còn nhỏ, khi được hỏi ai là người anh hùng trong lòng, tuyệt đại đa số bọn con trai có sự che chở và tình yêu thương của người cha đều sẽ nói, “Cha cháu”. Khi đứa trẻ còn nhỏ, thậm chí là cả cuộc đời, người cha đều có thể là “anh hùng” trong lòng đứa trẻ. Nhưng nếu như không tồn tại hình tượng người anh hùng này, sẽ rất dễ để lại sự trống rỗng trong lòng đứa trẻ trong thời kỳ có tính then chốt trong sự hình thành tính cách đứa trẻ. Cho nên nếu như đứa trẻ không cảm thấy sự mạnh mẽ của người cha, không cảm thấy sự có thể dựa vào bờ vai người cha, như vậy tâm lý đứa trẻ sẽ cảm thấy không an toàn.

Cha của Cường đi công tác ở Nga từ khi cậu 4 tuổi, trong thời gian 9 năm mới đảo qua nhà một lần. Nếu như ông bố không thường gửi ảnh về, cậu chắc sẽ quên hình dáng ông bố. Những ngày không có bố không ở bên cạnh, cậu và mẹ dựa vào nhau mà sống. Sức khỏe của mẹ không được tốt lắm, thỉnh thoảng trong nhà treo chai nước truyền lủng lẳng. Mỗi lần tan học đẩy cửa về nhà, đến bên giường mẹ nằm, bên cạnh giường treo chai nước, em đã rất hoang mang, không biết nên làm gì. Mỗi khi đến lúc đó, cậu lại gọi điện cho bố, nghe thấy lời bố nói trong lòng mới yên tâm một chút.

Mẹ mở cửa hàng ăn, Cường tan học nếu có thời gian liền chạy đến quán ăn giúp mẹ. Thỉnh thoảng gặp phải những người đến uống rượu rồi làm ầm lên, nhìn thấy mẹ bị người ta ức hiếp, Cường luôn cảm thấy sợ hãi. Cậu thường nghĩ: Nếu như có bố ở đây thì thật tốt. Hoặc là cắn răng tự nhủ với mình: Mau mau lớn lên, có thể bảo vệ được mẹ!

Sống với trạng thái tâm lý này trong một thời gian dài, Cường dần dần trở nên trầm cảm. Ở trường học, khi có mâu thuẫn nhỏ gì cùng bạn học, cậu sẽ biểu hiện rất cực đoan, trông có vẻ rất hung dữ. Thầy giáo tìm cậu nói chuyện, cậu nói, cậu cho rằng bạn học ức hiếp cậu, cậu cần phải tự bảo vệ mình.

Kỳ thực, tính cách của cậu là bởi vì tâm lý cậu có cảm giác không an toàn. Trong cách nhìn của cậu, cậu là nam tử hán duy nhất trong gia đình, cậu cần đảm nhận trách nhiệm bảo vệ mẹ và trách nhiệm tự bảo vệ mình. Có thể là tuổi của cậu rất nhỏ, tự mình cậu cảm thấy mình không đủ lớn, cho nên luôn ở trong trạng thái lo lắng. Điều này không tốt cho sự trưởng thành của cậu.

Thứ hai, con cái thiếu tình yêu thương của cha sẽ cảm thấy lo lắng và cô đơn. Phần lớn những tư liệu nghiên cứu chứng tỏ rằng, con cái ít gần gũi bố, tồn tại những trở ngại tình cảm như lo lắng, lòng tự ái không cao, cô đơn.

Có nhà tâm lý học chỉ ra rằng, khi thiếu tình yêu thương của người cha đến một mức độ nào đó, đứa bé trai có khả năng sẽ gặp phải “hội chứng thiếu hụt tình yêu của người cha”. Tức là đến thời kỳ thanh niên, đứa bé trai thiếu vắng tình yêu của người cha thường lánh xa thậm chí căm ghét người cha, sự xa lánh và căm ghét này hòa với nhau do sự thất vọng và lãnh đạm trong tình yêu của người cha. Cậu mù quáng đi thử nghiệm những biện pháp có thể bổ cứu, như hút thuốc, uống rượu, thậm chí chơi bời phóng túng và nghiện ngập.

“Chứng bệnh tổng hợp về sự thiếu tình yêu thương của người cha”, được các chuyên gia Mỹ tổng kết tiến hành điều tra gồm 30 chỉ tiêu về hành vi xã hội đối với cuộc sống của những gia đình những đứa trẻ không có bố, phát hiện loại trẻ em này có các hành vi phiền muộn, cô đơn, tính tùy tiện, ỷ lại… tương đối phổ biến.

Việt Hoàng 5 tuổi gần đây rất quấy, thường nôn nóng không yên, thường hay cáu kỉnh, đạp phá đồ chơi, khóc to, thở không ra hơi. Buổi tối thường nằm mơ thấy ác mộng, nhiều lúc đang ngủ giật mình tỉnh giấc, sau đó khóc to không dứt. Mọi người trong nhà rất lo lắng, không biết đứa bé bị làm sao. Mấy lần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra, điều kì quái là, kiểm tra tất cả các phương diện, đều không có vấn đề gì. Trong khi ông nội bà nội đang rất lo lắng, thì cháu bé phản ánh một vấn đề, nức nở khóc lóc, rồi hỏi: “Tại sao bố luôn vắng nhà? Bố có yêu quý cháu không? Bố không cần cháu!” Mọi người lúc này mới vỡ lẽ, bố cậu bé một năm gần đây do bận làm ăn, ngày nào cũng sáng đi tối về, con cái hầu như không được gặp mặt bố, chỉ thỉnh thoảng nói chuyện mấy câu với bố qua điện thoại.

Có thể bạn thích sách  Thời Gian Có Anh, Kí Ức Thành Hoa - Cố Tây Tước full prc pdf epub azw3 [Ngôn Tình]

Tình trạng của cháu chính là vì thiếu vắng sự yêu thương của người cha dẫn đến tâm lí xáo trộn khác thường.

Thứ ba, con cái thiếu tình yêu thương của cha sẽ dễ sinh ra hành vi tấn công bạo lực, thậm chí dẫn đến con đường phạm tội. Xác suất của hiện tượng này đối với các bé trai càng cao. Nhà tâm lý học của Đại học Havard William Pollack giải thích, người cha đóng vai trò then chốt về phương diện giúp người con trai khống chế tình cảm của mình. Trong tình hình không có người cha, thiếu kỉ luật giáo dục và sự giám sát đôn đốc đối với con cái, cơ hội để đứa thiếu hụt sự giáo dục làm người con trai thế nào. Không có người cha chỉ đạo và dẫn đưa, bé trai gặp phải sự chèn ép thường dẫn đến các loại hành vi bạo lực và các loại hành vi chống lại xã hội.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với con người, trong một công viên quốc gia ở tây bắc Nam Phi, nhân viên quản lý báo cáo, mấy năm gần đây, những con voi nhỏ trở nên ngày càng nóng nảy, đặc biệt hung hăng đối với tê giác trắng. Trong tình huống không gặp phải sự khiêu khích, một con voi sẽ đánh ngã con tê giác, sau đó giẫm chết nó. Hành vi này mọi người rất ít khi nhìn thấy, nguyên nhân của nó rất khó đưa ra lời giải thích.

Sau đó nhân viên quản lý công viên đã tìm ra đáp án. Đáp án của họ chính là, hành vi tấn công này là do cách làm của chính phủ thông qua việc giết chết số voi già để giảm thiểu số lượng voi quá lớn. Có lẽ tất cả số voi con trong thời gian ngắn đều trở thành mồ côi, chúng mất đi cơ hội gần gũi với những con voi trưởng thành. Trong tình hình bình thường, voi đực trưởng thành sẽ nuôi dưỡng tốt số voi con đó, đồng thời là kiểu mẫu cho chúng. Trở về sau khi đã không có ảnh hưởng đó, hiện tượng “thanh thiếu niên phạm tội” phát sinh lan tràn trong đàn voi, khiến cho “hàng xóm” của chúng cảm thấy không khác gì khủng bố.

Tuy nhiên áp đặt hành vi của động vật để giải thích hành vi của con người là thiếu tính khoa học, thế nhưng cho dù đối với động vật hay là đối với người, “Thiếu sự giám sát đôn đốc và quản thúc kỉ luật trong thời kỳ đầu, thường sẽ mang đến hậu quả tai hại”. Kết luận như thế này là không hề sai. Cho nên có người nói: “Để một đứa bé trai và ở cùng một người đàn ông thích hợp, đứa bé trai này sẽ không đi vào con đường tù tội”.

Hơn nữa, còn có nhiều số liệu chứng minh, đứa trẻ không có tình yêu thương của người cha càng dễ phạm tội. Theo một chương trình điều tra của Mỹ cho thấy: Mặc dù chỉ có 20% số trẻ vị thành niên cả nước trong các gia đình chỉ có bố hoặc mẹ, nhưng có đến 70% thiếu niên phạm tội xuất thân từ các gia đình này, 60% trọng phạm toàn quốc, 72% thiếu niên phạm tội giết người, 70% phạm nhân lao dịch thời gian dài đến từ các gia đình không có bố, 90% số trẻ em không có nhà cửa và bỏ nhà đi bụi đến từ các gia đình không có bố. Trung tâm cai nghiện có 75% số thanh thiếu niên nghiện hút đến từ các gia đình không có bố.

Thứ tư, thiếu tình yêu thương của người cha rất tạo nên việc hình thành nhân cách một cách méo mó, thậm chí nảy sinh tâm lý bệnh hoạn. Các nhà tâm lý học cho rằng, người cha có vai trò vô cùng quan trọng đối với con trai trong quá trình hình thành nhân cách lành mạnh, trên thực tế nghiêm khắc bồi dưỡng con cái đồng nghĩa với quyền uy, pháp luật, hay chính là gia phong. Gia đình không có tình yêu thương của người cha sẽ mất đi cơ hội tiếp thu loại giáo dục này, bồi dưỡng kiện toàn nhân cách. Đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình này thiếu đi sự nhận biết về quyền uy và pháp luật, càng không muốn chấp nhận sự ràng buộc, sẽ xuất hiện hành vi đối kháng, không tuân thủ pháp luật. Đồng thời, đứa trẻ thiếu tình yêu thương của người cha cũng sẽ biểu hiện đặc điểm thiếu sự dũng cảm và quyết đoán.

Thứ năm, đứa bé trai thiếu tình yêu thương của người cha, dễ hình thành tình cảm quyến luyến quấn quýt người mẹ. Tùy theo sự lớn dần lên từng ngày của đứa trẻ, loại tình cảm quyến luyến này sẽ có thay đổi, dẫn đến đứa bé trai dù lớn lên thành chàng trai rồi, làm cái gì cũng đều không tách rời mẹ, thiếu sự cứng cỏi. Trường hợp nghiêm trọng, sau khi đến tuổi trưởng thành về mặt tâm lý, đối với người mẹ nảy sinh một loại tình cảm luyến ái vượt quá tình cảm theo quan hệ huyết thống hoặc ham muốn độc chiếm, có người vì vậy đã ảnh hưởng đến cuộc sống yêu đương và hôn nhân bình thường, cả cuộc đời đau khổ sầu não.

Tóm lại, “Thiếu đi tình yêu thương của người cha là một loại thiếu hụt và mất cân bằng trong tình cảm của nhân loại”. Vì vậy, có thể nói, thiếu đi “người cha”, là nỗi khổ riêng trong giáo dục gia đình, là sự thiếu vắng tình cảm mà đứa trẻ cả đời cũng không bù đắp được.

Mời các bạn đón đọc Hãy Làm Người Biết Lắng Nghe của tác giả Chử Đình Phúc & Hạnh Nguyên.

Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn