"
Chuyện Tình Của Hầu Tước Montespan - Jean Teulé full mobi pdf epub azw3 [Kinh Điển]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chuyện Tình Của Hầu Tước Montespan - Jean Teulé full mobi pdf epub azw3 [Kinh Điển]
Ebooks
Nhóm Zalo
CHUYỆN TÌNH CỦA HẦU TƯỚC MONTESPAN Tác giả: Jean Teulé
Người dịch: Hiệu Constant
Phát hành: AnTiemBooks
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 06/2009
—★—
ebook©vctvegroup
Lời giới thiệu
V
ào thời Vua Louis XIV, các quý tộc có vợ được vì vua chuyên chế để mắt tới là cả một niềm vinh hạnh cho dòng tộc. Cái ngày mà Vị Vua-Mặt Trời này đưa cặp mắt tình đặt lên tấm thân ngọc ngà của nữ Hầu tước De Montespan, giới quý tộc ở Versailles đều chúc mừng sự may mắn của đấng phu quân. Nhưng đấy là họ chưa biết hết tính cách của Louis-Henri Pardailan, Hầu tước De Montespan! Là một người chồng hạnh phúc, yêu vợ đến mê muội, chàng không chịu nổi cảnh vợ mình rơi vào tay con người có quyền lực mạnh nhất toàn cầu hồi ấy. Nơi mà vợ chàng, người đàn bà đẹp nhất nước Pháp bấy giờ đã từng phải thốt lên với chồng : “Versailles là một thế giới khủng khiếp và sẽ chẳng có cái đầu nào không quay cuồng ở đó. Triều đình làm thay đổi cả những con người kiên định nhất”.
Ngay từ lúc khám phá ra điều bất hạnh của mình, chàng đã dùng mọi phương tiện, từ cao ngạo, hỗn xược đến ti tiện để chứng tỏ cho nhà vua thấy rằng ông ta chỉ là kẻ đớn hèn, lấy cắp vợ của kẻ khác. Hầu tước đã trở thành trò cười cho thiên hạ khi chàng cho trang trí trên chiếc xe tuyệt mỹ của mình một cặp sừng nguy nga. Chàng từ chối tước hiệu, bổng lộc, những cơ hội đầy hứa hẹn mà nhà vua hứa ban tặng nếu chàng để mắt làm ngơ trước cuộc tình của Vua và vợ mình. Chàng từ chối hết thảy, đơn giản là chàng không rao bán vợ mình. Bất chấp những thủ đoạn đê tiện liên tiếp được Vua tung ra, đến những vu cáo phải đưa ra tòa xét xử, đến những ngày ngồi tù, gia tài đình đốn, suy kiệt, và cả những âm mưu ám sát, chàng vẫn cứ tiếp tục đeo đuổi lòng hận thù đối với con người đầy
quyền lực hòng lấy lại vợ mình.
Jean Teulé đã đằm mình vào trong quá khứ vinh quang của hoàng gia Pháp, bới tìm tất cả những thói thường diễn ra trong tầng lớp quý tộc. Những trò giả dối, đạo đức giả, lừa gạt tiền, tình… đằng sau những hào nhoáng là chất đầy những trò sa đọa, đàng điếm, con người luôn rình rập những thất thế của người khác để dè bửu, nhạo báng lẫn nhau. Tình cảm, tình thương yêu của con người đều được đem ra tính bằng chức tước bổng lộc. Tình vợ chồng mong manh…
Gấp lại cuốn sách, chúng ta phần nào thấy được quá khứ của xã hội Pháp, nhưng phải chăng điều ấy giờ đây vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Tác phẩm như một áng thơ ca, ca ngợi tình yêu, tình người bất diệt mà như tạp chí Nouvel Observateur đã viết: thật tài, đó như là một điều kỳ diệu của nền văn học Pháp. Bạn đọc có thể bị xáo trộn tâm hồn, bị đè nén, nhưng lại cười, cười với niềm hy vọng mạnh mẽ nhất.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Công ty CP sách An Tiêm.
Nhà Vua đã cho thúc trống dậy
Nhà Vua đã cho thúc trống dậy
Để nhìn tất thẩy các lệnh bà
Và người đầu tiên Người nhìn thấy
Đã khiến tâm hồn Người ngất ngây.
Hầu tước, nói đi, ngươi biết người ấy chứ?
Hầu tước, nói đi, ngươi biết người ấy chứ?
Lệnh bà xinh đẹp đó là ai?
Và Hầu tước đã tiếp lời:
«Tâu Bệ hạ, đó chính là vợ tôi…» (Bài hát của Saintonge, thế kỷ XVII)
T
1.
hứ bảy ngày 20 tháng giêng năm 1663, vào quãng mười một giờ khuya, lúc ra khỏi Palais - Royal, nơi Đại công tử - em trai Vua - tổ chức một đêm khiêu vũ rầm rộ, thì hai thanh niên, được sáu người khác theo sau, lao vội vã vào trong phố. Họ mắng chửi nhau trong ánh sáng lóa của lông mũ và đăng ten.
- Fils de prêtre!
- Cul-vert!*
Một người cao gầy nhỏng, môi loe hếch ngược phô hết cả hàm lợi, trong trang phục sặc sỡ, tô điểm kim cương lấp lánh, xô một tên nhỏ thó bụng phệ đội tóc giả đen làm ra vẻ ta đây to lớn vì đôi giầy của hắn cao hết sức. Đeo đầy nhẫn và vòng tay, tên này vừa đi loạng choạng trên gót giầy, vừa như ngạt thở:
- Cul-vert à?! La Free ư! Ta, hoàng thân xứ Chalais mà mi dám coi ta là nô lệ được giải phóng ư?
- Ông hoàng của những kẻ ham tình dục đồng giới thì có, đúng thế, đồ đít xệ! Hệt như Đại công tử, mi thích công tử bột hơn là đàn bà ba hoa. Còn ta, ta ghét cay ghét đắng thói đồi bại Ytalia. Mi hả, mi qua Naples mà không cần dùng cầu*!
- Ối!
Trong suốt cuộc cãi cọ này, cánh cửa phòng khiêu vũ, đã khép lại, vẫn được đèn rọi rất sáng, ồn ã tiếng nhạc, bốc hơi nghi ngút, đầy những động tác cuồng loạn của các vũ công, còn đây, tám
người bọn họ, hiện có mặt trong bóng đen băng giá của đường phố. Một tên gù, ngồi chồm hỗm sát một cái cột, cầm một ngọn đèn sáng được đặt trong một cái bong bóng lợn, treo nơi đầu gậy, liền đứng lên ngay, đi về phía họ và gọi gióng từ xa:
- Một cây đèn soi đường đưa các ngài về nhà chứ ạ, thưa các Đại công tử?…
Bị thọt, hắn đi khập khiễng, người lắc lư. Tóc ép sát tận da đầu, thắt lại sau gáy thành dây giếng, hắn đi vòng quanh họ với chiếc đèn lồng chiếu sáng từng khuôn mặt.
Tên Chalais nhỏ bé giang tay tát La Free, đầu người này lắc mạnh, phả ra một làn bụi phấn đậu tằm. Bị xỉ nhục, tên cao lớn ngậm miệng, mím môi trùm kín hai hàm răng mà hắn đã trang điểm theo lối Hà Lan - quệt bơ vào các lỗ răng sâu, răng cửa và răng nanh, và do vậy mà hắn phải bành miệng, nhe lợi để làm lạnh khối bột sữa nhão ấy, tránh cho nó khỏi chảy ra. Nhưng hiện giờ, đang cơn bực tức cao độ, hắn nghiến chặt môi thành hình đít gà và phồng má trong một mối oán giận nóng bỏng. Khi hắn mở miệng trở lại, ôi thôi lũ răng của hắn trôi đi: «Cậu đã thấy chưa hả, Sain-Aignan? Nó đã tát…»
- Mi đã tát anh trai ta hả, cul-vert?
Một hiệp sĩ cộc cằn ác độc mười chín tuổi, đội mũ đính nhiều lông dài chĩa tua tủa và một mắt bị chột do đậu mùa, đứng sững trước Chalais. Tên xách đèn lồng, chào hàng dịch vụ chiếu sáng di động cho cả hai bên, biện bạch hành động của mình:
- Đêm tối, lũ bất lương, kẻ cướp đường và bọn con trai tồi tệ, thường rình rập khách qua đường đang hối hả trở về nhà…
Tám thanh niên đeo tóc giả*, chia thành hai bang, diện mạo báng bổ, tạo những bộ mặt gớm ghiếc, giằng xé các mảnh vải lụa và ru băng trên trang phục của nhau. Tên xách đèn lồng nâng cái bong bóng sáng của mình lên: Một trong số họ, người vừa bị rủa: «Flamarens, đồ tồi đàng điếm», có vẻ mặt nhợt nhạt. Hắn đã lấy bút vẽ tự họa những đường ven giả xanh lơ, màu của giới quý tộc và của máu tinh chất. Kẻ xách đèn lồng hạ chùm sáng xuống, những cặp giầy trên nền đường lát đá bắt sáng lấp lóa. Dầu bắt đầu bốc hơi:
- Năm sol một cuốc đê! Năm sol có là gì khi mà, như các ngài đây, đeo đế giày đỏ của những quý tộc gia chứ?
Một lưỡi kiếm hiểm độc bốc mùi bội phản được rút ra lóe sáng, khoắng một nhát lên một khuôn mặt còn đang ngỡ ngàng: «Noirmoutier!» Kẻ bị rách mặt, tay kéo thanh kiếm, muốn xọc thủng Noirmoutier như một con lợn. Kẻ mà hắn gọi là d’Antin - «D’Antin, chớ có dính dáng vào đây nhé!» - dẫu vậy vẫn can thiệp vào trận ẩu đả đang có chiều hướng trở nên trầm trọng: «Ê, này, hãy cư xử cho đúng mực đi!»
Tên xách đèn lồng nhẩy ngay theo ý anh ta:
- Đúng thế, hãy cư xử cho đúng mực… khu rừng tối tăm nhất và ít người qua lại của Triều đình ở gần Paris là một nơi chắc chắn. La Free nhổ thẳng đám bơ hơi quện trong những gốc răng sâu của mình vào mặt Chalais:
- Đồ ruột rỗng, hẹn ngày mai trên bãi hoang tu viện nhé! D’Antin chết đứng người:
- Bãi cỏ ư? Các người điên hết cả rồi! Các chỉ dụ đã… Nhưng tên La Free cao lớn bị xúc phạm, đứng gần Saint Aignan, ra lệnh:
- Arnelieu, Amolly, ta đi thôi.
Bốn người đi về phía những ô cửa sổ sáng đèn của khu Tuilerie, bốn kẻ kia đi về hướng đối diện. Còn tên xách đèn lồng thì lỉnh mất, vừa ngúc ngoắc bước đi vừa đung đưa thân thể dọc theo phố Sain Honoré. Ánh sáng trong cái bong bóng của hắn rọi lên một cái bóng gù và nhẩy nhót trên các bức tường trong khi hắn cố ghi nhớ:
- La Free, Saint-Aignan, Amilly, Arnelieu… và Chalais, Flamarens, d’Antin, Noirmou…
⁎⁎⁎
Vào lúc những tia sáng lờ mờ đầu tiên của buổi bình minh thầm lặng vừa tỏa lên trong lớp sương mù dầy đặc bao trùm hết cả bãi cỏ, và khi d’Antin nghe thấy tiếng giầy gắn khuyên bạc của hiệp sĩ Saint-Aignan bước lạo xạo trên những vũng nước đóng băng, thì anh ta quay sang bảo người đứng cạnh, là Noirmoutier, đưa cho mình lọ độc dược Schaouse, nó là chất tuyệt vời cho chứng bất tỉnh nhân sự.
Paris yên ắng. Gà trống vẫn còn chưa cất tiếng gáy thì cánh xúc phạm Chalais, xếp thành hàng dài trước một dãy cây dẻ phủ đầy băng giá, phát hiện bóng dáng nhợt nhạt lờ mờ của bọn vô lại thuộc băng bị xúc phạm La Free ló ra từ một cái kho chứa rơm khô mênh mông. Bọn chúng cũng vậy, gióng thẳng hàng tiến thẳng về phía kẻ
thù của mình.
Họ chẳng bao lâu nữa sẽ chạm mặt nhau, do cánh đồng cỏ rất nhỏ. Bên phải, những khu nhà sang trọng đang ngủ vùi. Bên trái, tu viện của dòng thánh Bru-nô với dãy hành lang và các am thầy tu mà có lẽ chẳng nên đánh động khi hét toáng những lời thóa mạ vô ích làm gì.
Kiểu gì đi nữa thì cũng chẳng còn gì để nói với nhau. Họ không còn ở đoạn đó nữa rồi. Chuyện giờ liên quan đến một trận đấu tay đôi cho đến khi có kẻ hồn lìa khỏi xác đầu tiên và D’Antin cảm thấy không được khỏe dưới mái tóc giả xoăn tít nặng trịch trên đầu. Áo khoác hồng điều buông trên vai và mũ đen đội hếch lên kiểu catalogne, dẫu vậy anh ta vẫn chọn đứng trong tư thế đỏm dáng, tiến một chân lên và đặt tay cạnh sườn. Nhưng những ngón tay anh ta run lẩy bẩy. Kể từ lúc tuyên bố trận đấu tay đôi ban nãy, thì cặp mí mắt anh ta đã sưng mọng lên, một màu đỏ tấy thành quầng đã mọc trên trán, tai anh ta toát mồ hôi, một mụn ghẻ xuất hiện sau đầu, những chốc vẩy đụn lên ở cằm và dưới nách trái, khiến anh ta ngứa ngáy.
Sự ngẫu nhiên đã xếp đặt cho tuổi trẻ chuyên sống trong sơn son thiếp vàng. La Free sẽ đối đầu Chalais. Amilly sẽ được dành cho Flamarens. Noirmoutier sẽ đấu với Arnelieu, còn D’Antin nhìn thấy hiệp sĩ Saint-Aignan tiến thẳng về phía mình.
Tóc xoăn kiểu Hy lạp, con người hình chim này, với những chiếc lông vũ dài và cặp mắt chột do lây bệnh từ lũ điếm trong các nhà thổ, ngắm nhìn đối thủ của mình từ trên xuống dưới, trong lớp sương mù mà không hề giảm bước, với một khuôn mặt tự tin không
biểu lộ chút sợ hãi. Anh ta có vẻ thoải mái với cây kiếm trong tay sẵn sàng rửa danh dự cho anh mình. Anh ta tiến nhanh và chưng ra ánh thép của lưỡi kiếm. D’Antin tự hỏi khi nào thì hắn ta sẽ dừng lại, tập trung chú ý, nhưng kẻ kia tiếp tục tiến như thể hắn sẽ băng qua cả hàng cây dẻ. Tóc! D’Antin cảm thấy xương trên trán mình nát vụn do lưỡi kiếm xuyên thấu toàn bộ đầu mình, kéo theo đằng sau hộp sọ mớ tóc giả mà anh cố tóm lại, ngố thật… thật ngu khi chết như thế trong một buổi sáng giá lạnh và rớt thẳng lưng xuống trong chiếc quần bó màu xám ngọc trai, và bên dưới bằng lụa đỏ đã được người ta gắn chặt bằng nịt, khi mà tất cả xung quanh bạn, đã chuyển thành một cuộc tàn sát. Bên phải, ba người cùng cạ của anh rên rỉ trên cỏ ướt. Đám đối thủ bỏ đi.
Tên Chalais nhỏ bé gượng đứng lên và bị sai mắt cá chân do cặp đế giầy quá cao. Hắn áp một tay lên bụng, nơi máu đang đổ xối xả. Flamarens vừa lê sau mình một chân dính máu, vừa nhẩy loi choi về phía cái bóng nhợt nhạt của một cỗ xe. Noirmoutier, vai rách nát, chạy về phía một con tuấn mã ở hướng ngược lại.
- Anh đi đâu? Hai người kia hỏi hắn.
- Bồ Đào Nha.
Gà trống cất tiếng gáy. Thợ đóng xe, thợ bịt móng ngựa, thợ đóng thùng gỗ, thợ dệt, thợ làm yên ngựa, kéo cánh cửa bao ngoài xưởng làm việc của họ lên. Sương mù tan dần. Vầng dương băng qua những mái nhà của khu vi-la sang trọng, rọi sáng một xác người nằm lặng trên mặt đất…
⁎⁎⁎
Buổi trưa, những cái bóng thẳng đứng thật trang nghiêm rõ nét. Chúng được rọi xuống từ các mái nhà tạo thành những hình tam giác đổ lên đám đông vây quanh quảng trường Grève. Sự im lặng gây ấn tượng mạnh, những ô cửa sổ được thuê đấu giá. Đám lính, xếp thẳng hàng theo lệnh, vây quanh một cái bục.
- Và sáu!…
Lưỡi rìu của một tên đao phủ, mặt trùm kín, hạ xuống bằng một động tác hết sức gọn đến nỗi mà đầu Saint-Aignan nằm yên vị, không rơi khỏi thớt. Tên thi hành án cứ ngỡ đã làm hụt và sẽ phải dập thêm nhát thứ hai, thì đúng lúc đó, nó rớt xuống năm cái đầu khác phủ đầy sàn bục. Chất đống như những cây bắp cải, có thể nói cuối cùng chúng đã làm lành với nhau, chúng hôn nhau tới tấp, lên khắp nơi: vào trán, vào tai, vào miệng (lẽ ra chúng nên bắt đầu từ điểm này, khi còn sống). Tên đao phủ thấm mồ hôi trán, nói với một người bên dưới bục:
- Thưa ngài De La Reynie, sáu cái cùng một lúc, quả là quá nhiều! Tôi dẫu sao cũng chẳng phải là Cỗ máy trên đời này chứ… - Chớ có phàn nàn nữa đi. Lẽ ra phải có đến tám tên lận, viên thẩm phán quan sở Cảnh sát Paris và kiểm sát trưởng phụ trách những phi vụ đấu tay đôi, nhếch mép nói trong lúc đi về phía Châtelet.
⁎⁎⁎
- Thưa Hầu tước, chẳng có gì coi thường luật pháp một cách phạm thượng của các tầng lớp quý tộc hơn sự cuồng nhiệt bừa bãi
của những cặp đấu tay đôi. Người ta không dạy thế trên lãnh thổ Guyenne của ngài sao?!…
Chàng trai trẻ Gascon, bị mắng mỏ trong phòng tòa án của Châtelet, đang lặng ngắm vầng dương cuối chiều trước mặt qua một ô cửa sổ… một mình ngồi trên ghế phòng xử án, chàng thở dài:
- Ngài nói vậy với tôi, kẻ chẳng liên quan gì do bản chất hiếm khi gây lộn à. Em trai tôi vả lại cũng không như thế… - Dẫu vậy, anh ta đã dính dáng vào một trận đấu tay đôi đấy thôi! La Reynie nóng nảy cắt ngang. Tầng lớp cao quý phải tuyệt đối dừng ngay chuyện vung gươm vào bất cứ lúc nào! Những trận đấu tay đôi tàn sát đẳng cấp quý tộc Pháp và các chỉ dụ Hoàng gia cấm kiểu rửa nhục danh dự đẫm máu này kể từ năm 1651, nếu vướng phải sẽ bị tử hình. Những trận đấu tay đôi, trước hết là một thách thức với uy quyền của Hoàng thượng, Người, chỉ mình Người thôi, có thể quyết định ai phải chết và mỗi người sẽ phải sống như thế nào!…
La Reynie, đứng thẳng nghiêm trang, đang diễn bài thuyết giáo của mình thì ở cuối phòng, sau lưng chàng Hầu tước trẻ tuổi, một cánh cửa rít lên và chàng nghe thấy tiếng bước chân, như lướt đi trên nền nhà lát đá, đang đến gần. Gascon ủ rũ hạ thấp đầu và ngắm đôi giầy gót đỏ của mình, đúng lúc ấy, chàng nhận ra một tà áo măng tô và váy phụ nữ nhẹ nhàng đến ngồi cạnh, phía bên phải:
- Xin thứ lỗi vì đã đến trễ, thưa ngài La Reynie, nhưng tôi chỉ vừa được biết tin mới đây thôi.
Giọng nói nhẹ nhàng và điềm đạm. Viên kiểm sát trưởng thông báo với cô:
- Thưa tiểu thơ, nếu phu quân tương lai của cô, Louis-Alexandre de la Trémoille, Hầu tước De Noirmoutier, mà quay về Pháp, ông ta sẽ bị xử trảm.
Gascon, khi nghe thấy người ngồi cạnh mình cởi áo măng tô và hạ mũ áo choàng xuống vai, liền quan sát La Reynie, viên quan quyền sinh quyền sát này bỗng dưng há hốc miệng - ở mỗi bên chiếc mũi khoằm của mình, hai con mắt ông ta chết lặng. Thanh nữ này là ai mà có thể tự mình khiến một vị Kiểm sát trưởng như thế bối rối nhỉ? Liệu đó có phải là một con sứa biến đàn ông thành đá được chăng?… Nhưng La Reynie trấn tĩnh lại và đến ngồi đối diện với Gascon, người đang xoa hai bàn tay nhớp dính lên chiếc quần xa tanh trắng của mình:
- Thưa ngài, viên Kiểm sát trưởng tuyên bố với chàng, Hoàng thượng thông báo không khoan nhượng, sẽ cho thực hiện xử vắng mặt người em của ngài, ông D’Antin quá cố.
Hầu tước, nhẫn nhục, đáp lại:
- Với tất cả niềm kính trọng, sự nhiệt tâm có thể, và lòng khiêm nhường cao nhất, tôi tuân phục và buộc mình là kẻ hầu cận của Điện hạ…
Nữ nhân, ngồi gần chàng, hỏi:
- Làm sao mà ngài được thông báo về trận đấu tay đôi này? - Đám xách đèn lồng trước cửa ra vào trong các buổi trình diễn và các đêm khiêu vũ là những con ruồi tốt nhất của chúng tôi, viên Tổng cảnh sát trưởng mỉm cười đáp.
Hầu tước tiu nghỉu buồn bã nhặt chiếc mũ lông vũ trên ghế trái
rồi đứng dậy và, đến lúc đó chàng mới quay sang người ngồi cạnh mình, người này đồng thời cũng đứng lên. Trời ơi!… Chàng chỉ còn thiếu nước rơi phịch xuống ghế. Nàng không phải là một vẻ đẹp, mà là VẺ ĐẸP hoàn mỹ. Chàng Gascon cao lớn hai mươi hai tuổi thở hào hển vì vẻ đẹp hiếm có đó. Chàng, người vẫn luôn yêu thích những cô gái tóc vàng hơi đẫy, đã ngay lập tức bị dáng vẻ ưa khoái lạc của độ tuổi này chinh phục. Da ngà màu sữa, cặp mắt xanh màu nước biển phương nam, những lọn tóc vàng tơ xoăn kiểu nữ mục đồng… chiếc váy trễ cổ rất sâu phủ kín bờ vai trong khi đôi cánh tay áo dài chớm khuỷu chìm trong một làn sóng đăng ten. Nàng đeo găng. Chàng Hầu tước ngỡ sẽ khai tử cả hàm răng mình trong đó. Phía trên mớ tóc giả to xù hình bờm ngựa, nặng hơn một ký và để giữ ấm, chàng đội một chiếc mũ trắng nhưng đội ngược. Chiếc lông đà điểu đính trên đó hiện diện ngay trước mặt Hầu tước. Muốn xoay mũ, chàng xê dịch bộ tóc giả đang che mất một bên mắt mình. Thanh nữ có nụ cười duyên dáng đánh thức sự dịu dàng tận sâu thẳm mỗi tâm hồn. Chàng cúi chào La Reynie - «Xin tạm biệt, thưa bà! Ôi…» -, chàng cáo lỗi trong khi người đẹp thích thú đánh nhịp dáng điệu và thả những bước đi bồng bềnh của cơ thể nàng bên cạnh kẻ cao lều nghều này, cặp đầu gối ẩn bên trong, đi về phía cuối phòng. Chàng muốn mở cửa cho nàng nhưng thiếu nước muốn ghì chết nàng, quyết định để nàng đi ra trước nhưng chàng lại diễu qua trước mặt nàng. Còn nàng thì ngay lập tức, rất xúc động trước những cử chỉ ân cần nhưng hậu đậu của chàng, những ánh mắt ngưỡng mộ mà chàng phủ lên mình.
- Ngài đi đâu? Nàng hỏi kèm theo một nụ cười.
- Hướng này, ơ, hướng này, thế còn bà?!
- Đi thẳng.
Khi từ trong tòa án Châtelet đi thẳng ra, họ ngay lập tức bị cuốn vào sự náo nhiệt đặc biệt, sự tắc nghẽn thường nhật, tiếng ồn, bùn đất, hương vị khó chịu của thành phố. Những nắp cống lộ thiên, hàng đống phế thải và đám lợn chúi mõm trong đống rác, đôi găng tẩm nước thơm hay những bó hoa tím được chế biến thành những đơn thuốc để chống nôn. Nhưng Hầu tước đã quên khuấy mất:
- Tôi chẳng còn anh em trai nào nữa, chàng ngạc nhiên thốt lên. Anh cả tôi Roger qua đời ở trụ sở Mardyck, còn Just de Pardaillan chết trong quân đội và Hầu tước D’Antin bị giết trong trận đấu tay đôi ngày hôm qua…
«Tôi cũng không còn chồng tương lai nữa rồi», người đẹp đáp lại. Hơi nàng thở ra còn thanh khiết hơn cả không khí nàng hít vào. «Noirmoutier đương nhiên là quý tấm thân mình hơn tôi». Nàng có vóc dáng đáng tự hào và quý tộc. Dưới mũ trùm áo măng tô, tóc vàng ló ra thành lọn rối bời. Cặp lỗ mũi nàng phập phồng tựa như đôi cánh chim. Khuôn miệng luôn cười, hơi ranh mãnh, ném lửa vào chàng Hầu tước trong khi vầng ánh dương đang trượt dần xuống những rặng cây…
Hai sự mất mát tương đồng xích họ lại gần nhau. Trong lúc bị va vào những hàng bán rao, bán rong - đồ uống, để vui vẻ bên bàn, các bài hát khiêu vũ hay thời sự -, hai người trẻ tuổi ấy nói với nhau về người quá cố, về người chồng chưa cưới đang sống lưu vong, họ chúc tụng nhau, làm cho nhau vui, an ủi lẫn nhau. Dân ngoại ô Paris, ca sĩ đường phố, hát váng: «Trả lại ta con chim sẻ đây, cô
nàng tóc hung», «A, thế giới sao mà rộng lớn thế».
- Lại còn khùng điên hơn nữa, người đẹp tuyệt mỹ gục gặc đầu, lúc người ta báo tin cho tôi biết, trên phố Saint-Honorée, thì tôi đang thử váy cưới cho hôn lễ sẽ cử hành vào chủ nhật tuần sau. Tôi cũng chẳng biết mình sẽ làm gì với nó nữa đây.
- Thật đáng tiếc nếu nó bị hỏng đi…
Một người làm trò nuốt nước rồi lại nhổ ngay ra với rất nhiều sắc màu và hương vị.
- Tôi hả, tôi nói vậy, Hầu tước lúng túng, nhất là vì lũ nhậy ấy. Đúng thế, đôi khi ta cất quần áo mới trong tủ thế rồi sau này khi giở ra, chúng hỏng ráo cả, bị lũ ấu trùng gặm nhấm, đục thủng lỗ chỗ… thế là ta lại tiếc vì đã không được mặc lại…
Tiểu thư với đôi giầy nhọn đế cao lặng ngắm chàng Gascon lúc đó đang bối rối, chàng thật vui tính và không thiếu vẻ quyến rũ: «Có phải ngài đang định nói với tôi rằng ngài…?»
- Do người ta chỉ yêu có một lần trong đời.
Một thợ làm bánh ngọt, đứng trên bậu cửa hàng mình, đang chăm chút làm đỏm - dải ru-băng thắt làm cà vạt, mũ nồi có nơ to tướng và một nhành hoa để thu hút các quý bà. Cô nàng sắp cưới bị người tình bỏ rơi thân mật ghé đầu lên vai Hầu tước. Chàng, người thường xuyên lui tới chơi bài lansquenet và những bàn chơi bài rơ véc-xi trong các dinh thự ở Marais, nghĩ rằng đang có ván chơi đẹp nhất trần gian. Choáng váng và thất lạc trên một quảng trường tràn ngập xe cộ và tầng lớp tăng lữ, chàng gãi mớ tóc giả:
- Chẳng phải đây là Thiên đường ư?…
- A, không đâu thưa ngài, Thiên đường chắc sẽ không có nhiều giám mục đến vậy đâu!
Họ phá lên cười. Chàng, về phần mình tin rằng vừa được một thiên thần ban phước, liền ngẩng mặt lên nhìn trời.
⁎⁎⁎
Những vòm mái của nhà thờ Saint-Sulpice làm thành một bầu trời bằng đá rất cao, đang âm vang một tiếng cười. Sau khi đọc bài trong cuốn Kinh thánh, tiểu thư tóc vàng váy đỏ được đính đầy ngọc trai, quỳ xuống trước ban thờ cùng lúc với Hầu tước trong trang phục xám màu cây oải hương, cười ồ vào tai chàng:
- Những thanh ngang để quỳ gối, chàng biết không, những chiếc gối lụa thêu mà chúng ta đã quên mất và cho đi lấy ấy mà, ở khách sạn Mortemart trên phố Rosiers, thì…
- Thì sao? chàng trai trẻ Gascon hỏi nàng.
- Cô người hầu đã nhầm. Cô ấy đã mang tới những chiếc gối của chó.
- Không phải vậy chứ?!
Họ lại cười và phủi những chiếc lông mao đính như trang điểm trên áo quần lụa thêu trong chính giữa nhà thờ mênh mông đã được sửa sang, nơi các khách mời ngồi ngay phía sau họ. Chàng có vẻ mặt thật hạnh phúc, một mái tóc giả bằng bờm ngựa thanh mảnh và sáng sủa. Nàng, thật kiều diễm và đầy sắc thái trong vẻ chói lọi hiền hòa của tuổi hăm hai, mang sự trong trắng thơ ngây của trẻ thơ.
Gần cửa lớn nhà thờ, ngồi trên một ghế cầu kinh, một công tước
má phình - mắt sạt ngang mày, khuôn miệng bé tí có viền - cứ mê ly thao thao bất tuyệt với người ngồi cạnh:
- Con gái tôi cực nhộn nhé! Với nó, chẳng bao giờ ta thấy buồn chán cả. Ông thấy cái thằng to ụch ịch kia chưa, kia kìa, ngồi ở hàng đầu ấy? Còn đó là thằng con cả tôi, Vivonne. Hôm trước, khi tôi trách con gái đã không chịu tập thể dục nhiều, thì nó đã trả lời: «Cha nói xấu ghê quá! Chẳng có ngày nào mà con không đi quanh anh trai con bốn vòng liền».
Người mà ông ta đang nói chuyện, là một người đàn ông cổ lỗ với một cái mũi vẹt to tướng choán gần hết khuôn mặt, hỏi: - Ngồi cạnh con trai, đó là vợ ông à? Bà ấy có vẻ rất rất sùng đạo…
- A, chuyện ấy hả, người kia đáp, về mặt ngoại tình mà nói, thì tôi cho rằng mình đã giải quyết thỏa đáng với bọn đàn ông, nhưng phải tự coi là bị cắm sừng trước Chúa!
- Hãy xem cảnh vợ tôi thích sống xa tôi thì biết, bà nàng cao lớn Chrestienne de Zamet ngồi bên cánh phải kia kìa, thì cũng thế thôi, người đàn ông mũi giống mỏ vẹt lẩm bẩm. Bà ấy pha trộn một cách hoàn hảo giữa tính dịu dàng của người mẹ với người vợ của Jésus Christ! Hố, hố, hố!…
Cả hai cũng cười phá lên, các ông bố của cặp uyên ương, bê tha một cách dí dỏm và vui vẻ. Một người, đứng trước mặt họ, quay lại và nhíu mày rồi nói với bà bên cạnh: «A, họ đã tìm thấy nhau rồi đấy, hai kẻ này…»
Họ cũng đã tìm thấy nhau, hai kẻ tổ chức lễ thành hôn chỉ sau lần gặp gỡ đầu tiên có tám ngày. Trước vị cha cố và bốn người làm
chứng xứng danh với đức tin, họ cùng nhau làm lễ cưới vào một chủ nhật mùa đông. Thầy tu viết ngày, tháng - 28 tháng giêng năm 1663 - vào sổ bạ nhà thờ rồi đến tên của cặp tình nhân mà ông ta xướng to lên:
- Françoise de Rochechouart de Mortemart, được gọi là Tiểu thư De Tonnay-Charente và…
Cô nàng tóc vàng ưa khoái lạc Françoise cầm chiếc bút lông ngỗng mà người ta chìa cho và, trong lúc viên cha xứ cũng uốn éo phát âm danh tánh của chồng cô - «Louis-Henri de Pardaillan de Gondrin, Hầu tước De…» -, thì nàng, lần đầu tiên, ký cái tên mới của mình.
2.
M
ột cỗ xe ngựa màu xanh táo được trang trí mạ vàng tới phố Saint-Benoit. Trên các cánh cửa của nó, các hình huy hiệu của Hầu tước De Montespan được khắc rõ. Những mớ dây cua-roa dầy bằng da mắc trên một đoàn xe bốn bánh đỡ khoang treo của xe đang lúc lắc trên con phố lồi lõm.
Đám người hót bùn, thu lượm chất thải thị thành bằng xe ba gác kéo dài tới tận sông Seine, khiến xe dừng lại. Françoise và Louis Henri ngắm cảnh bên ngoài qua gương kính. Với gian hàng và xưởng, tiếng ồn ào, người thợ thủ công kiếm sống, tạo cảnh đông đúc nháo nhào trên khu phố. Áo quần thợ quét bùn giống y chang quần áo của kẻ ăn mày mà họ cận kề. Françoise kể:
- Hồi còn bé, vào một ngày lễ tôn giáo, mẹ em đã muốn em rửa chân cho kẻ nghèo hèn trước cửa một nhà thờ. Sau khi đến gần kẻ bần cùng đầu tiên, em đã không thể cúi xuống. Em liền lùi lại và oà khóc. Sự nghèo hèn chưng ra đó, ngay trước mặt và trực tiếp, đã khiến đứa trẻ là em, vốn hay nhăn nhó, khiếp đảm. Em đã không rửa chân cho bọn khốn khó.
Đường bất ngờ được giải tỏa, chuyến xe lấy lại kiểu dáng của mình và rẽ vào phố Taranne, để dừng lại ngay sát bên trái một biển hiệu bằng gỗ, trên đó vẽ một mái tóc giả. Louis-Henri bình luận trong lúc xuống xe:
- Bất hạnh của dân chúng là ý muốn của Thượng đế và không
đáng để ta lãng phí tình cảm của mình.
Chàng đi vòng qua xe để đến mở cửa cho Françoise: - Không giống như anh.
Chàng ngưỡng mộ nàng và cắn lên một vành môi:
- Anh biết rằng mình yêu em hơn tất cả những gì mà mọi người có thói quen yêu thương, nhưng có lẽ anh cũng chỉ biết nói với em hệt như mọi người có lẽ cũng nói với em mà thôi. Anh thật thất vọng rằng tất cả những lời tỏ tình đều giống nhau.
Nữ Hầu tước, kiêu sa dưới chiếc mũ hoa, cầm tay chàng đưa ra và chạm gót xuống mặt đường:
- Anh tốt quá… nhưng ngay tức thì nàng đùa cợt bằng cách làm duyên và ngúng nguẩy những cử chỉ quá lố - Nét đặc trưng tinh thần lớn nhất mà người ta có thể gán cho em, a, đó là dành cho em sự ngưỡng mộ của họ! A…! Em thích mùi hương trầm. Em thích được yêu!
Cách giấu đi cảm xúc bằng những câu chuyện cười đùa này khiến Louis-Henri thích thú. Trong lúc chiếc xe loay hoay - tay người đánh xe nắm giữ hàm thiếc ngựa - để đến đậu dưới một chuồng ngựa đằng sau sân tòa nhà, Françoise đẩy cánh cửa một tiệm bán tóc giả và thốt lên:
- Thưa ông Joseph Abraham, ông chủ th…u…ú vị của chúng tôi!… Chúng tôi lại bị thất lạc chìa khóa nhà nữa rồi. Chúng tôi có thể đi qua cửa hàng được chứ?
- Mười giờ sáng và chỉ đến giờ này hai ông bà mới về ư? Vẫn còn qua đêm chơi bài bát-xét và luồn bi ở Marais hả! Lần này tôi hy
vọng ông bà sẽ kiếm được những đồng ê-cu.
- Ô không, thua sạch rồi!
Louis-Henri đến lượt mình bước vào. Đó là một cửa hiệu sạch sẽ sáng sủa với các màu be vào màu son, treo đầy những mớ tóc dài, gắn ở trần nhà và quệt xuống gần chạm mặt đất. Một «gót chân - đỏ», đầu cạo trọc phết mỡ heo nước để tránh bỏng rát và diệt những con ký sinh, đang đợi bộ tóc giả mà một người thợ vừa uốn xoăn xong. Một thầy tu lùi lại, chiêm ngưỡng mình trong chiếc gương mà ông ta cầm trên tay, bộ tóc giả vàng ánh kim của ông ta đã cắt xong. Đứng gần ông ta, vui vẻ và tốt bụng, Joseph Abraham thấy vợ mình đang nói với Françoise:
- Nhưng nhà bà, cửa vẫn để mở đấy thôi, cô nàng xinh đẹp ạ! Người làm bếp, bà Larivière, đợi để dọn bữa từ tối qua cùng với con sen mới nhà bà. Tôi cho rằng bà bếp đã chế biến cho các người món chim câu ra giàng, để cả nguyên con nấu canh và gà trống thiến nhồi thịt.
- A, tôi biết, nhưng những ván bài cứ nối theo nhau., chúng tôi nghĩ sẽ gỡ lại được nhưng… dẫu gì thì đi qua lối sau cửa hàng cũng được chứ hả bà Abraham. Chào cả nhà. Còn chúng tôi thì, đi ngủ đây!
Sáu thợ học việc ngành thủ công làm tóc giả, cúi qua lan can gác xép, từ trên cao nhìn xuống chiêm ngưỡng chiếc váy cổ trễ rất sâu của Françoise, người đang bỏ đi khỏi cửa hàng. Họ có vẻ như biến thành tượng hết lượt. Ông chủ hiệu vỗ hai tay vào nhau:
- Thôi nhỉ!
Chiếc áo lót của Françoise tuột ra như vô tình rồi nàng bước vào
trong khoang tối của cầu thang. Louis-Henri cười tủm tỉm: - Đẹp như ánh sáng ban mai, con quỷ rí rỏm thực sự! Vẻ kiêu ngạo của đôi gò bồng cảo cong nẩy của nàng tỏa ra mùi
hương thứ thiệt duy nhất: cơ thể nàng. Louis-Henri chìa một tay về phía bộ ngực toát huỳnh quang.
- Ôi, giời ạ! Đẹp mặt nhỉ, thưa ngài! Nữ Hầu tước làm bộ bực mình. Ngài chớ quên rằng tôi mới chỉ ra khỏi tu viện được có hai năm nay thôi đấy nhé.
- Thế thì đã sao!
- Thoạt tiên hãy để tôi xem khuôn mặt ngài giống cái gì đã nào: cằm quá dài, mũi to, mí mắt xệ xuống hai bên, vết mụn đỏ. Tất cả những cái đó về chi tiết thì không đẹp, nhưng tổng thể thì tương đối ưa nhìn. Tạm được. Đi lên đi…
Chiếc váy lóng lánh dập dờn lên xuống tựa như làn thủy triều trên những bậc cầu thang đầu tiên. Louis-Henri, đứng lại gần núm đồng gắn ở đầu lan can, chơi trò dỗi vợ:
- Tôi đắn đo… với một người vợ xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhân văn, tôi chẳng biết đâu… tôi lẽ ra có thể tìm được rất nhiều người khác mà họ hẳn sẽ hợp với công việc của tôi hơn, còn của hồi môn, do tôi thuộc tầng lớp quý tộc binh đao, tôi ấy mà! Montespan… người ta tìm thấy gia đình quý tộc này ngay khi có viễn chinh, trong những trận đấu giữa các Bá tước De Bigorre và De Foix hay chống lại Simon de Monfort thôi! Thế mà một cô nàng thuộc dòng họ Mortemart thì… một nữ nhân tình trong đêm trăng, một phụ nữ cho cuộc hẹn hò bí mật và cái giường mượn… tôi đắn đo quá…
- Ngài nói đúng đấy, Françoise đùa vui. Lấy nhau vì tình thì có nghĩa là bị thua thiệt rồi và do bị cuốn đi bởi một niềm say mê mù quáng. Không nói chuyện đó nữa, nàng kết luận trong lúc leo tiếp vài bậc nữa và háng liên tục ngúng nguẩy.
Vẻ đẹp cơ thể mà chàng nghi ngờ, dưới lớp váy lụa đầy những nếp gấp dài, khiến đôi tròng mắt Hầu tước đảo tròn. Khi ấy, hệt như một chú ngựa, chàng bắt đầu mấp máy cánh mũi trong lúc người đẹp giảng giải cho chàng:
- Ngài có biết rằng bên trong tôi vận những ba chiếc độn váy nhẹ không? Xem này thoạt đầu là cái thứ nhất, màu xanh cô-ban, mà tôi gọi là khiêm tốn, nàng nói và nâng nhẹ phần sau chiếc váy để chưng ra một chiếc chân váy mà nàng cũng nâng nó lên. Cái thứ hai, màu xanh loãng, mang tên ranh mãnh…
Louis-Henri muốn tóm ngang người vợ nhưng nàng đã vùng khỏi những ngón tay chàng. Nàng là một thứ đàn hồi, một sợi lò so tuyệt diệu. Căn hộ của cặp vợ chồng trẻ được phân bố theo chiều thẳng đứng trên ba tầng gác - một cách bài trí lệch chiều liên quan đến tính chật hẹp của Paris, buộc phải xây theo chiều cao. Chỉ toàn lên xuống, đi lại trong cầu thang! - phải đưa củi dự trữ trong hầm lên, cũng như nước, đựng trong xô được lấy từ giếng trong sân. Hầu tước, bỗng nổi máu tà dâm, ngó vợ và gầm lên như hài kịch trong lúc cặp mắt đảo liên hồi:
- Tôi chắc sẽ làm hết sức mình để không xúc phạm Thượng Đế và không buông thả mình cho dục vọng, chàng thốt lên và cũng nhảy nhanh lên vài bậc. Nhưng anh phải e dè và thú thật với em rằng nó còn mạnh hơn cả lý trí của anh. Anh không thể cưỡng lại
được tính bạo động của nó và thậm chí cảm thấy không muốn cưỡng lại nó nữa…Gưưừ!
- Bớ người ta!
Lệnh bà Montespan chạy trốn lên lầu, bị phu quân đuổi theo, đến quấy rầy dùng dằng đằng sau những gấu váy đĩ thõa mà nàng đã kéo lên rất cao. Nàng tạo cho bạn ý thèm muốn quả thơm. Tất cả những chiếc váy ấy đều thật nhẹ và bay tung lên dưới mọi cơn gió trong mùi hương hoa huệ và gỗ đánh xi trong cầu thang tối mờ.
Trên lầu một, bên trái, một ô cửa trổ vào phòng khách được trang trí rất khiêm nhường: ghế gấp tết bằng đai da và những mảnh bạt chắc nịch, một tấm gương soi kiểu Venise, một chiếc bàn chơi nhiều ngăn kéo. Trên một bức tường phết sơn xanh lục, một tấm thảm treo được sản xuất ở Rouen. Đó chỉ là những sợi cốt-tông nhưng chúng kể lại câu chuyện về Moise. Louis-Henri chạy rầm rập rất nhanh đuổi theo Françoise. Chàng có một cục nổi phồng trên quần sa tanh bó màu xám của mình, ngay phía trước. Nữ Hầu tước quay lại, bất ngờ nhận thấy:
- Trời ơi!…
Trên tầng hai, là bếp: một cái lò sưởi bằng gạch, những que xiên và chảo bằng sắt, những bình xách nhỏ, âu và liễn bằng sành… đồ ăn thức uống được xếp gọn gàng trong các hộp lưới sắt để bảo vệ khỏi ruồi và chuột nhắt. Thức ăn muối treo ở trần nhà, ngay trên đầu bà Larivière và con sen mới. Ngồi sát bên nhau trên một chiếc ghế băng nhỏ, hai người đang ăn cháo trong một cái tô bằng đất nung đặt trên đầu gối với một chiếc thìa gỗ, nhìn ông bà chủ của họ đi qua mà chẳng thèm để ý đến kẻ ăn người ở, toàn tâm toàn ý chú
trọng vào lễ hội nhục dục đang chờ đợi.
- Còn về chiếc chân váy thứ ba, Françoise phá lên cười, đó là cái bí mật. Váy của em có màu địa ngục!
Váy và chân váy lộn qua đầu, hệt như tất cả phụ nữ ở thời đại ấy, nàng chẳng bận đồ lót nào khác nữa. Louis-Henri thò tay vào sau cặp mông trần tràn ngập ánh sáng rắc vào qua ô cửa sổ cầu thang lúc này xoay sang bên phải, dẫn lên khu ở tồi tệ của đám gia nhân ngay dưới mái nhà, nhưng cặp mông trần ấy lại rẽ sang trái, vào một phòng ngạo nghễ với chiếc giường thênh thang. Bốn chiếc cột có đường gờ trang trí hình thừng xoắn đỡ những rèm riđô màu xanh lục và đỏ được vén hờ hững. Hai thân thể nhảy xổ vào nhau, người nọ chồng lên người kia trên tấm đệm, xô đẩy tấm giát giường, và thế là, dưới tấm rèm che giường, những tấm riđô bung ra, khép lại - chúng như những bức tường thành chống lạnh nhưng cũng là nơi ẩn dật thân mật của vợ chồng.
- Ngón tay không có móng này là gì?
Đó chính là điều mà con hầu lên tám tuổi, vừa đến làm việc trong nhà, nghe thấy, bởi cặp uyên ương Montespan đã không khép cửa phòng họ lại. Trong bếp, gần bà Larvière, nó ngó lên trần nhà, nghe thấy tiếng chân giường kêu kèn kẹt, điều khiến bà bếp bực mình:
- A, nữ Hầu tước là một mụn xơ gai sẵn sàng bốc cháy. Ta đã đặt biệt danh cho bà là «Dòng thác tràn trề» vì bà luôn háu nhục dục. Bà ấy rất biết cách đánh nhung lụa, quay «cán chổi» của đàn ông đấy!
Và đúng là ở trên tầng, ông bà chủ đang quấn lấy nhau. Françoise, trong miệng của chồng mình, thì thầm hạnh phúc tựa
như đời các tiên nữ. Rồi đến các động tác tục tĩu nhẹ nhàng luôn gây thích thú và không ngừng gây chút nhồn nhột. Hàng trăm ngàn điều sảng khoái trước khi kết thúc. Từ và câu nói ủng hộ hành động.
- A… Ừm… A… À!…
Ở tầng dưới, bà Larvière - tóc xoăn tít và đen, da màu lá mạ và chân tõe bàn chổi, thật chẳng có gì là họ hàng với Vénus cả - xúc tro trong lò sưởi đổ vào trong một cái xô và chìa cho đứa trẻ gia nhân:
- Này, Dorothée, đem chỗ than này đi bán cho thợ tẩy trắng ở đầu phố đi, còn hơn là đứng đấy mà nghe trò chơi vô vị ấy. Hãy giữ số tiền ấy cho mình, tiết kiệm nó để sau này mua lấy một tấm chăn đắp bởi các phòng của gia nhân chẳng bao giờ được đốt nóng đâu. Còn nữa, để khỏi phải lên người không thì cầm cái xô này đến giếng dưới sân đổ đầy nước và xách lên đây. Máy nước gần như đã kiệt rồi, vừa nói bà vừa đưa móng tay gõ vào một cái thùng bằng đồng đỏ, có nắp đậy và một cái vòi vang âm âm, chứng tỏ đã rỗng.
Dorothée, rất bối rối trong cầu thang, khi phát hiện ra bộ tóc hạt dẻ mà Hầu tước đã vứt vương vãi trên các bậc thềm, nằm xoài ở đó xoăn tít hệt như một con vật bị đâm chết.
Nơi ở này lúc nào cũng tối mờ. Tóm lại, chẳng mấy thú vị khi sống trong đó, nhưng trên kia, dưới tấm drap, hình dáng phía sau tuyệt mỹ của Françoise uốn éo và, trong bóng những tấm ri đô, hơi thở tăng dần lên, theo nhịp và nhẹ nhàng. Theo giác quan của nữ Hầu tước, khắp mọi nơi và rất lâu, niềm hạnh phúc được biết làn môi của chồng mình, tay chàng và toàn thân chàng nữa. Lạc thú của Louis-Henri khi được trút bỏ áo sơ mi và danh dự của vợ cũng thật
là thần thánh. Rùng mình phóng đãng, nàng chìa ra một mảng gáy trơ tráo. Và lại là một nụ hôn kéo dài. Điều gì xảy ra sau đó ư? Thưa Lệnh bà! Toàn bộ điều đó khiến cho lô-gích và đạo đức rò rỉ. Và chúng ta hãy cùng tham dự một lễ tân hôn của tất cả, tất cả mọi trụy lạc và tất cả những hành động hung bạo thú vị!
D
3.
ẫu gì thì cũng phải để tuổi trẻ sống chứ…
Trên đỉnh một trong những quả đồi, phong cảnh uốn lượn trập trùng xung quanh lâu đài Saint-Germain-en-Laye, cỗ xe nhà Montespan lúc lắc dừng lại trong đêm đầy sao của ngày tháng sáu ấy. Người đánh xe ngồi trên ghế phía ngoài chịu đựng những cú lắc với triết lý:
- Nó sẽ trườn qua họ trước khi tôi lại hứng lấy.
Cơ thể của anh ta xê dịch, uốn lượn, bởi những cú xô đẩy đến từ trong xe. Hầu tước đang làm vợ mình theo kiểu chó (more canino). Quỳ gối dọc theo ghế và má dính chặt vào kính cửa, Françoise ngắm nhìn lễ hội hoàng gia, từ xa, đang diễn ra phía bên dưới kia.
Những lối đi được thắp sáng bằng vô vàn bó đuốc. Những con thuyền gôn-đôn* chậm rãi nhởn nhơ trên mặt nước phẳng lặng. Một đội nhạc công pha thêm những hợp âm hòa quện vào đêm hè duyên dáng. Ở mối nơi giao nhau trên các lối đi, những bản giao hưởng và các bàn chất đầy đồ ăn nhẹ được những người hóa trang thành thần Rừng, thần Dê và các vị thần Lùm cây phục vụ. Một ban nhạc chơi khúc ca mới nhất của Lully, trong khi các nữ thần Sông núi bước ra khỏi các bồn nước để ngâm những bài thơ. Sư tử, hổ, voi, dạo chơi loăng quăng, có dây dắt.
- Đẹp thật…
- A, đúng thế, đẹp thật đấy! Françoise, những vì sao phải xấu hổ
trước cặp mông của em.
Đúng là nữ Hầu tước có phần dưới lưng đẹp mỹ miều và đầy trò vui mà nó chỉ thiếu mỗi lời nói mà thôi. Hậu quân đường bệ trước những cuộc chiến dục vọng của Louis-Henri, tan chảy vào nàng hệt như tuyết gặp lửa:
- Kỳ diệu duyên dáng, thiên đường thần thánh cho cặp mắt, kiệt tác duy nhất của các thượng đế đấy!
Nàng quay hẳn lại. Giờ chàng thích miệng nàng và những trò chơi kiều diễm của cặp môi nàng và hàm răng đôi khi nhay lưỡi chàng và đây, thậm chí còn hơn thế - trò chơi thích thú gần như khi đưa hẳn vào trong. Người đàn bà này, mẹ kiếp, khiến chàng mất hết lý trí, ném tất cả phần còn lại trong chàng vào hoan lạc và, Chúa ơi, máu bốc ngùn ngụt! Chàng trai hạnh phúc hưởng thụ và phóng ra khắp phía.
Sau mỗi việc hoàn thành, sau mỗi cú rất sướng, sau mỗi giấc ngủ ngất ngây của mỗi người - và giấc ngủ mới ngây ngất làm sao! -, Françoise hồi sinh trong một niềm rạo rực mới để lại ngất ngây hơn nữa. Nằm dài trên lớp da nhồi đầy sợi canh của ghế, thân thể nàng, những điều nàng thấu hiểu tường tận, nói với Hầu tước: «Đến đây đi!» Nhưng cơn rạo rực len vào: «Hãy ở yên đấy!» Và chàng ở nguyên trong cơ thể hừng hực ấy (vị thần tình yêu muốn ta có hơi thở hổn hển…). Chân lơ lửng trong gió và cặp gò bồng cảo trưng ra ánh sáng - «Cặp vú sung sướng được ngắm nhìn, xứng đáng là một thiên thần», chồng nàng bình luận -, thú ranh mãnh khuấy động đôi bắp chân mê hoặc của Françoise.
- Và thế là lại tiếp tục!… người đánh xe lại dập dềnh và trượt
trên ghế của mình.
Đầu hất ngược lại phía sau, từ đó nữ Hầu tước lặng ngắm đêm hội Hoàng gia xa xa phía dưới gồm sáu trăm khách mời, theo thế ngược. Louis-Henri tạ lỗi vì đã không thể dẫn nàng tới đó được:
- Về gia đình Montespan, nhà anh không có nhiều thế lực trong triều đình. Ngày trước, các thành viên Pardaillan de Gondrin đã ít nhiều tham gia đảng Phơ-rông-đơ… Bệ hạ vẫn còn bắt chúng ta phải trả giá.
Personae pas trop graa* đến Saint-Germain-en-Laye, vì dính đến sự kiện một người chú đã nổi loạn chống lại Hoàng gia Bourbon, nên Louis-Henri đã không được mời đến dự. Thế là, cặp uyên ương De Montespan tham dự đêm hội từ cỗ xe của họ.
Các trò giải trí, các show trình diễn, trò chơi, quay số, vũ điệu ba-lê, vân vân. Giữa các hàng cây khu công viên mênh mông, những tấm thảm Savonnerie được trải rộng và những thanh kẹo hạnh nhân được phục vụ ngay các bồn hoa. Ở đây, một cây liễu rủ vàng rực mà từ các cánh nhánh của nó phụt ra hàng trăm tia nước và những cánh hoa chân ngỗng, hoa nhài Tây ban nha. Đúng thế, nhưng bỗng nhiên Hoàng thượng từ trong lâu đài bước ra và cả triều thần hối hả. Người hoàn toàn lấp lánh trong đêm tối.
- Có vẻ như Người đeo cả mười hai triệu livres kim cương trên mình…, Louis-Henri nhỏm dậy qua cặp chân giang rộng của Françoise.
- Người ta khuyên những ai muốn cầu xin Hoàng thượng một ân huệ nào đó, thì phải nhận ra Người trước khi tiến lại gần, nếu không sẽ vướng chứng câm lặng khi đứng trước mặt Hoàng đế.
Trên sàn diễn, Người thường nhập vai Jupiter…, nữ Hầu tước nói tiếp.
Và nàng lại bắt đầu uốn éo vòng eo. Bỗng nhiên, các luồng ánh sáng sống động biến bồn nước lớn thành một biển lửa dưới những dòng thác pháo hoa. Những bức tượng vũ công quét sơn xám câm lặng. Ngay cả những hàng cây, mà bóng chúng đã bị biến dần đi, hình như cũng tự bật rễ để theo bước Hoàng thượng. Trong thế giới bất ổn định và huyền ảo này, Người là điểm cố định mà cả vũ trụ xoay quanh. Hình như tất cả đều phục tùng ý muốn của ngài. Toán thợ tháp tùng những người làm vườn nhảy từ bồn nước này sang bồn khác, đánh vật với những vòi nước để mở van xả, tay run rẩy, thở hổn hển - khi nhà Vua bước đi, âm nhạc du dương của nước đi theo Người. Mặc dù là mùa hè, nhưng các khay kem hình tháp được đặt ở khắp nơi. Sự hiện diện này, vẻ bề ngoài đem tới một điều kỳ diệu và Louis rất thích điều chứng thực uy quyền của mình trước thiên nhiên (ăn kem vào mùa hè…). Quả cây và rượu vang được phục vụ trong những ly nước đá nhỏ.
- Người ta nói rằng chỉ cần Hoàng thượng ló ra là mưa cũng thôi rơi.
Thế rồi, bất chợt, các mùi hương của long diên hương, của nước hoa hồng, pha trộn với mùi thuốc súng thần công tỏa ra, lan tới tận cỗ xe của cặp Montespan đang đậu trên đỉnh đồi. Một luồng pháo hoa phụt lên kết thành những hàng lượn quấn quện nhau thành hai chữ «L» khổng lồ.
- Tại sao lại có chữ «L» thứ hai này nhỉ? Françoise chất vấn. - Đó là chữ cái trong tên riêng của Louise de la Vallière, quý phi
của Vua, chồng nàng trả lời.
- Trước mặt nữ hoàng và giữa quần thần, mà Người dám tỏ lòng tôn kính người tình của mình thế ư? Nữ Hầu tước tóc vàng ngạc nhiên thốt lên.
- Có điều gì mà Hoàng thượng lại không thể làm được nữa nhỉ? Louis-Henri hỏi lại.
Lãnh địa hoàng gia mênh mông lúc này được kết những tràng pháo hoa bay lượn, những ngòi mìn quay tròn đảo lộn, những bánh pháo, những ống lửa, những chùm đèn… Và rồi bất ngờ một tiếng nổ cuối cùng bất tận và cả bầu trời trở nên xanh nhạt.
- Người thậm chí có thể phục chế ban ngày giữa đêm đen…, nữ Hầu tước sửng sốt ngồi xuống và kéo những đám vải trong mờ của váy mình lên đùi.
Những chất vải trong suốt pha màu này thường được phủ bên ngoài một chiếc váy đen đơn giản nhưng Françoise đã biến nó thành tác dụng đẹp nhất, mặc chúng liền ngay với thân thể - trang phục dễ dàng cởi bỏ trong những giây phút riêng tư, cho phép tiếp cận làn da nhanh hơn. A, đó là những kiểu cởi bỏ xiêm y nhanh nhẹn của Françoise đấy!
- Em đói. Louis-Henri, anh nghĩ gì về cái tên riêng Athénais? - Vì sao? Người chồng mỉm cười, kéo chiếc quần sa-tanh xám của mình lên.
- Để phục tùng mốt Cổ, nó là vẻ lịch sự mới đây nhất đấy, em lẽ ra thích được gọi là Athénais…
- Athénais hay Françoise, anh hả, nếu đó là em..
- Nó đến từ cái tên nữ thần Hy lạp đồng trinh. Nữ đồng trinh nổi loạn, Athéna từ chối mọi mạo xưng cho rằng con người ta có thể chết.
- A thế hả?
Saint-Germain-en-Laye, cách Paris ba giờ đồng hồ chạy xe ngựa. Françoise, mà tình yêu nhục dục trên ghế xe đã khiến nàng đói cồn cào, liền đề nghị dừng lại giữa đường để ăn đêm trong quán L’Ecu de France.
- Tất cả những gì bà muốn thưa lệnh bà! Chồng nàng đáp lại và thấy thích thú khi xưng hô kiểu lịch sự vương giả với nàng, bởi bà biết rõ rằng chỉ mình bà thôi, đã thay đổi tất cả trong tôi. Hơn nữa, chính vậy đấy, anh đã muốn nói với em, Athénais…
Trong trạm chung chuyển nổi tiếng này - nhà tầng đỏ (ở đó ngói và gạch đan xen nhau san sát) trước một thảm cỏ được dãy cúc cam bao quanh làm cho khung cảnh dịu hẳn đi; những ô cửa sổ được lắp những chấn song nhỏ.
Phòng đã đầy những khách hàng đeo tóc giả hệt như Louis Henri, chàng chỉnh lại bộ tóc của mình trên vai, người phục vụ nhà hàng tới và mời cặp Montespan đến một chiếc bàn gần cầu thang đánh xi bóng nhoáng và cạnh một lò sưởi không lửa (đang là tháng sáu). Françoise háo hức ngồi xuống:
- Em sẽ dùng những món bị cấm khi em còn ở trong tu viện, những món ăn đẩy con người ta đến sự dâm đãng: con hàu, đậu đỏ được gọi là «bệnh hoa liễu», còn măng tây thì các thiếu nữ bị cấm ăn.
Nàng bật cười, một tiếng cười như tiếng vang của những viên
ngọc trai rơi từ hộp đựng xuống các bậc đá hoa. Khách hàng trong tiệm quay dồn lại phía nàng. Bàn tay mỹ miều, vòng tay xinh đẹp của thợ đồ gốm, hàm răng tuyệt hảo và trắng ngần rất hiếm trong thời kỳ này, những gót giầy đỏ và quý tộc của nhà hàng, trước đĩa súp xứng tầm, bị trẹo cả quai hàm vì nó:
- Ai vậy?
- Người đàn bà đẹp nhất thời đại…
- Một vẻ đẹp khải hoàn khiến các sứ giả phải ngưỡng mộ đấy! Cằm cương nghị, mũi thẳng, cổ tay, hình dáng và cổ thanh thoát, mái tóc vàng óng của nàng thì dày và khỏe khoắn. Nàng đã phát minh ra một kiểu tóc và đặt tên cho nó là: kẻ ngờ nghệch. Kéo lật từ trán đến phía sau và được giữ lại trên đỉnh đầu bằng một cái vòng nhỏ, tóc nàng đổ xuống mỗi bên thành những dòng thác xoăn bao quanh khuôn mặt nàng.
- Nó chắc sẽ trở thành mốt đấy, một khách hàng tiên đoán trước hàng lông mày nhíu lại của một phu nhân quàu quạu. Còn Louis-Henri, chàng chiêm ngưỡng vẻ khôi hài của vợ mình, miệng nàng rực rỡ và đỏ thắm, chỉ phát ra toàn điều chàng yêu thích, là hang ổ của những điều thú vị. Nhưng chàng lại cụp mắt xuống đĩa của mình:
- Athénais à, chúng ta chơi bài, chúng ta toàn thua, các món nợ chồng chất như mây. Anh nợ tiền tất cả mọi người, nợ tiền thợ may, nợ người bán vũ khí, nợ bạn bè. Về mặt tài chính, chúng ta không được ủng hộ và chúng ta đang dấn vào một cuộc sống bấp bênh đấy.
Một kẻ hầu bàn mang tới cho Athénais một đĩa hàu «còn sống
nguyên» và cải bắp thịt rọi cho Louis-Henri. Những mấu bám của loài động vật thân mềm đã được tách từ trong bếp, tách khéo đến nỗi mà nàng tóc vàng chỉ còn việc nâng lên, kéo nghiêng vỏ sò và để cho trượt dần vào trong làn môi. Tất cả hệt như thời kỳ La mã cổ đại, nàng thích màu sữa hơn, thế là trước khi nuốt, nàng cắn vào bọng nước. Sữa rịn ra bên khóe mép và dưới ánh mắt của vài vị Hầu tước đang nóng hết người. Họ kéo cổ áo sơ mi trong khi Hầu tước Montespan tiếp tục nói:
- Trong có năm tháng, chúng ta đã tiêu kiệt những mười lăm ngàn livre lợi tức được cha mẹ anh rót cho hàng năm và lợi nhuận tiền hồi môn được cha mẹ em chi trả, cả họ nữa điều kiện tài chính cũng chẳng nhiều cho lắm. Nhưng cũng là do ở Paris, cái gì cũng đắt đỏ, và lại còn có thêm hai gia nhân trong nhà nữa! Tất cả đều gấp đôi gấp ba ở đây. Một trăm livre thuê nhà, tiền bảo dưỡng xe ngựa và người đánh xe, giá mỗi ngày là mười hai livre. Thế nên anh quyết định…
- Hay chúng ta sẽ về sống ở dãy hoàng sơn trong vùng Pyrénées, trong lâu đài Montespan của anh? nữ Hầu tước mơ mộng cười tủm tỉm, nuốt tiếp một con hàu nữa trong lúc người ta đem đến đặt trên bàn món măng tây và đậu đỏ.
- Không đâu, bởi em sẽ không thoải mái ở đó đâu. Được Louis XIII phong tước, thưởng công phục vụ cho một cụ tổ, điền trang hai ngôi làng - Antin và Montespan - được nâng thành thái ấp hầu tước. Gia đình thoạt đầu dọn đến lâu đài Antin, nhưng do nó có nguy cơ sụp đổ nên đã dọn đến lâu đài Montespan. Rồi bỗng dưng điền trang này, đến lượt mình, cũng xuống cấp, giờ ở trong tình trạng rất
xấu. Thế nên họ đã đến ở trong lâu đài Bonnefont, nơi anh đã chào đời. Đáng buồn, đó không phải là một lâu đài đẹp đẽ gì. Với những phiến đá nứt nẻ, bị cỏ gai mọc tràn lan và các hào nước tù đọng hôi thối bao quanh, nó không xứng đáng với em…
- Nhưng, thế thì ý tưởng của ngài đã tháo gỡ khó khăn cho chúng ta rồi, đúng thế không, ông chồng tế nhị của em? Người đàn bà hỏi lại, luôn luôn tặng cho Louis-Henri nụ cười vui thích. Luôn luôn!
Nàng vớ lấy một ngọn măng tây, đẩy nó tiến gần lại môi mình như thể nàng đang chơi sáo. Nàng đảo tròng mắt về phía các vị Hầu tước đang lấy góc khăn trải bàn ăn để thấm mồ hôi trong khi Louis Henri tuyên bố điều chàng phải nói ra:
- Anh sẽ gia nhập phục vụ trong quân đội, nộp tiền thuế bằng máu, trở thành chỉ huy một đoàn lính giáo.
Athénais tiếp tục ngắm nhìn gian phòng và những tấm ri đô nhung treo trên cửa sổ, bó hoa đặt trên bàn.
- Thưa ngài, tôi cấm ngài dù chỉ đặt một trong đôi chân yêu kiều của ngài vào chiến trận. Nói rồi nàng nhìn chăm chắm vào cặp mắt Louis-Henri. Ba anh trai của ngài đã chết vì vũ khí và chỉ có hòa bình ngự trị trên đôi tay ngài thôi. Vì em, chàng đừng làm thế! Chúng ta sẽ…
Nhưng Hầu tước Montespan ngắt ngang lời nàng:
- Đó là cách duy nhất để thoát khỏi chuyện này bởi vì tầng lớp quý tộc không có quyền lao động và rằng các thương vụ buôn bán trong nước, bọn anh đều bị cấm. Một chiến công trận mạc cũng sẽ là cách vinh quang nhất để ân xá những tội lỗi của gia đình anh đối
với Hoàng thượng. Anh đã nghĩ đến điều này từ lâu rồi, và anh chờ đợi một cuộc chiến. Rất may, một vùng ở Loraine vừa bắt đầu nổi loạn chống lại uy lực của Vua, Người đã quyết định đặt một trụ sở tại chỗ này. Đó là một dịp đã chờ đợi từ bấy lâu. Anh sẽ vay nợ thêm nữa để trang bị cho đoàn và chỉ còn mơ đến một trận đấu để thoát ra khỏi tình trạng tăm tối này mà thôi.
- Anh không ăn gì cả à? Nữ hầu tước ngạc nhiên trong lúc đưa tay nhấm nháp một chút thịt mỡ trong đĩa của chồng mình. Thế liệu có nguy hiểm không? Khu này có vấn đề gì vậy? Chẳng phải khu bảo vệ Me, Lunéville hay Nancy hả?
- Năm ngoái, vì Hiệp ước, Charles IV - Công tước xứ Loraine đã chấp nhận nhượng lại thành phố Marsal cho Vua nước Pháp. Nhưng ông ta lại nuốt lời với cớ gian giảo là Hiệp ước thực ra chỉ do người cháu ruột của ông ta ký mà thôi. Nhà Vua tuyên bố ý định sẽ phái một đoàn quân viễn chinh đến để thuyết phục Công tước giữ trọn những cam kết của mình. Anh xung phong đi ngay với nhiều hứng thú.
- Nhưng nếu anh chết ở đó thì sao hả?! Athénais thốt lên, mắt bỗng dưng nhòa đi.
- Thế thì cái tên Marsal, Louis-Henri mỉm cười, sẽ khiến em nhớ tới anh, nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra với anh đâu. Chiến dịch này sẽ mang đến cho chúng ta hàng loạt những lợi thế… và như để dễ chịu trước Chúa, thì chẳng cần phải khóc lẫn chết vì đói đâu, hãy cười lên, em yêu, hãy tiếp nhau niềm nở đi nào! Anh có thể ăn con hàu của em, con đây được không?
Dưới những vì sao đi về hướng Paris, cỗ xe của nhà Montespan
lắc lư và người đánh xe cảm nhận rõ ràng rằng những cú nảy mình không chỉ đến từ những vết xe trên con đường hoàng gia. Bên trong xe, Françoise-Athénais chồm lên chồng mình với vẻ cuồng nhiệt (do những con hàu, măng tây, đậu đỏ gây bệnh hoa liễu chăng?…) Đối diện nhau và miệng dính chặt nhau. Nữ Hầu tước khép chặt đùi để ngăn dương vật của chàng khỏi tuột ra dưới những cú sóc. Louis Henri giữ chặt nó bằng tất cả sức lực của mình, bằng cả tâm hồn mình:
- Hãy bám chặt vào anh đi nếu không anh sẽ văng tục bây giờ.
V
4.
ới sáu mươi bước một phút và giữ đúng theo nhịp của một ca khúc quân đội trống, kèn ô-boa, sáo và kèn, một đoàn lính giáo tiến lên theo nhịp bước dưới con mắt cửa một viên chỉ huy đi ngựa: Hầu tước De Montespan.
Chàng quan sát đám lính bộ binh tiến dần lên trên một vùng đồng bằng rộng lớn được một cao nguyên vây vòng quanh, đôi chỗ có rừng. Marsal, thành phố cố thủ mà chàng phải cho tấn công, nằm giữa khu lòng chảo tự nhiên.
Đoàn lính trận với bước rập dứt khoát và dưới lệnh của Louis Henri là những chàng nông dân đần độn được một trung sĩ tuyển mộ tìm thấy trong xứ Chartres. «Nhiều người trong số họ chắc chắn sẽ bị hạ sát…» Athénais đã rên rỉ lên. «Dẫu họ có chết khi đào đất trước một vị trí của quân thù hay đào đất trên các cánh đồng ở Beauce, thì cũng vẫn chỉ là để phục vụ Vua mà thôi», chồng nàng gạt đi bằng một câu nói trái khoáy rằng những người lính giáo ấy vác một ngọn giáo dài hai trượng để đối đầu với lính kỵ binh địch. Khi những cửa tường thành sẽ được mở ra và khi thành trì Loraine sẽ bị xung kích, thì họ buộc phải đâm thủng thật sâu những bụng ngựa. Điều đó hứa hẹn những tia máu phun trào sẽ làm lấm lem áo vải và những vết rách trên trang phục, mà chúng dẫu gì cũng rất đắt… Vị Hầu tước tính toán.
Chiến tranh là một ngành kinh doanh tốn kém. Nhà quý tộc tậu
một đội quân chinh chiến thì đương nhiên ông ta cũng phải tài trợ cho đội quân ấy: dự kiến số ngựa khung, xe ba gác, la kéo, quân nhu và dụng cụ đóng quân, bạt, giường, bát đĩa. Những binh sĩ của quý ông thì không có quyền ăn «bánh của Vua» và quân phục được phát trên chính túi tiền cá nhân của ông ta. Louis-Henri nhìn đội quân xứ Beauce của mình hùng dũng tiến lên.
Mỗi một trang phục màu sắt xám hoàn chỉnh của họ: vét, quần, ủng, cà-vạt, mũ , tất cả tính trong… nhưng dẫu sao chàng cũng không thể kêu toáng lên với họ: «cẩn thận trang phục đó nhé!» chứ. Hơn nữa, họ ngốn cũng khiếp, một chiến binh sẽ phải xông lên đối đầu một con ngựa: hai livre* bánh mỳ quân nhu, một livre thịt và một pinte* rượu vang, ngoài ra còn phải chi thêm năm sol để trả lương cho mỗi ngày. A, đó là chi phí cả đấy!… Càng đắt đỏ hơn nữa khi Hầu tước còn tự trang bị cho mình ba hàng lính súng trường - một hàng nã đạn, một hàng chuẩn bị và một hàng nạp đạn vào cây súng mu-ke của mình và tất cả lần lượt tiến lên phía sau đội lính giáo. Louis-Henri, cưỡi ngựa trắng yêu cầu họ giữ bình tĩnh và câm lặng để nghe lệnh, nhắc họ nhớ rằng họ phải chiến đấu trong im lặng và mỗi chiến binh phải luôn luôn có một viên đạn trong miệng để nạp nhanh hơn.
Vào ngày mùng 2 tháng chín năm 1663 ấy, Montespan ở tuyến đầu mà không sợ gì cả. Dẫu cho đó là trận đánh đầu tiên của mình, chàng Gascon hăng say, cờ xí bằng lụa trơn trong tay, chỉ còn mơ được xung trận. Chàng biết rõ rằng tại đây, mình có dịp chứng tỏ lòng can đảm của mình và hy vọng, nếu như không tử trận, sẽ có một vài phần thưởng tài chính hậu hĩnh của Hoàng thượng, mà cuối
cùng Người đã công nhận cho chàng.
Chàng không hãi khi khám phá ra những thợ mỏ đào các hầm mìn chất đầy thuốc nổ dưới bức tường thành, khi biết rằng thời khắc bức tường ấy mà sụp xuống, thì sẽ là giờ thây đụng thây và rằng sẽ phải xông tới, trứng chọi đá! Chàng biết tại sao mình lại ở đây, và nhất là vì ai. Điều đó có hiệu lực với chàng, ý nghĩ về vợ và tiện nghi mà chàng có thể tặng cho nàng. Những lính giáo gào hét để nâng thêm lòng can đảm: «Giết đi! Giết đi!» Những lính đao súng trường gào loạn xạ: «Tiến lên và không sợ!» Louis-Henri nhắm mắt lại, cắn hàng môi dưới và miên man suy tưởng: «Vì Athénais!» Ngựa của chàng chạy nước đại khiến đất đá bắn tung tóe và đám lính giáo chạy gần chàng làm bụi bốc mù mịt. Những tiếng súng ống va vào nhau lách cách xông lên nhanh ngay phía sau .
Chính lúc này phải chứng tỏ khả năng của chàng đến cỡ nào. Tầm các hàng rào ngang, những trái dâu tằm giập nát đã tứa nước đỏ như những vết thương. Những quả đồi phủ đầy hoa. Không gian im phăng phắc. Khi tiến lên, đó sẽ chỉ là ngày tận thế. Cây cờ của Louis-Henri, in hình huy hiệu của chàng, loãng ra hòa cùng phong cảnh. Một con chim từ một hàng rào bay vụt lên, trên mỏ cắp một trái cây nào đó và hình bóng nó, in trong làn nước một dòng sông mà nó vừa băng qua. Nó đã sống sót. Trí óc Montespan lẩn quất và chìm lút vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm những hình bóng và một công việc thú vị. Chàng có những mánh khóe ăn thịt người. Vì vợ chàng, mối bận tâm quý báu của chàng, chàng nhảy bước dài về phía bờ vực thẳm thâm trầm và khua khoắng mảnh lụa trơn vàng pha đen lên không trung. Những bức tường thành lâu đài cố thủ
của Marsal có vẻ như ngày càng cao lên, thì chính lúc ấy, bất ngờ vang lên một bản nhạc từ bên trong thành phố vẳng ra. - Ô, cái gì vậy? Hầu tước ngạc nhiên, kéo cương ngựa lại. - Hiệu kèn xin hàng, một lính giáo đứng gần chàng đáp lời. - Hiệu gì cơ?
- Một hồi kèn, qua đó những kẻ bị vây hãm trong thành thông báo họ đầu hàng rồi.
- Vậy hả? Ô, không được, không thể thế được chứ! Tại sao họ lại buông súng đầu hàng chứ? Họ không có quyền! Là vì ta đã vay mười hai ngàn livres hữu nghị, chính ta đã vay, cho trận chiến này! Thế nên họ phải chống đỡ, phải ném dầu sôi vào chúng ta, phải nã đạn lên chúng ta, phải tung đội kỵ binh của họ ra… ép ta đến một thành tích chói lọi chứ!
Nhưng những cây cờ trắng cứ phấp phới trên các tháp canh của Marsal. Hầu tước De Montespan, bị chưng hửng hoàn toàn, liền quay lại. Và những gì chàng phát hiện từ phía xa sau mình thì thật không thể tả nổi!… Những cờ hiệu phần phật trong gió, một đoàn quân bất tận lấn hết cả đường chân trời trên các vách đá của miền trung du, biết bao là cờ xí! Montespan lắp bắp:
- Ô, mà là, mà là… là bọn họ, tất cả là ai vậy?
- Hoàng thượng với quân đội riêng của ngài…
- A thế à, quân vương đã đến ư? Nhưng mà ta không biết. Ta cũng đã tự nhủ: «Ba đội quân cường hào như của ta đây, thì cũng chẳng nhiều nhặn gì lắm để tấn công thành phố..»
Một phái viên của Vua chạy nước đại đến tận một cửa thành, lấy
một bức thông điệp và chạy ngược lại trong lúc xác nhận thông tin: - Công tước Loraine chấp nhận giữ lời hứa!
Những tay súng của Montespan nã đạn lên không trung để bộc lộ niềm vui của họ. Chỉ có Louis-Henri là giận dỗi. Chỉ tý nữa thôi, có lẽ chàng đã khóc vì điều đó. Chỉ cần đức vua giải lực lượng của mình ra trong phạm vi này là ngay lập tức bọn nổi loạn trao trả vũ khí mà không thèm bắn một phát súng mu-ke nào hết. Và như vậy là chưa hề chiếm được một dẻo đất nổi tiếng nào thì Montespan sẽ phải quay trở về và còn chất thêm đầy nợ nần. Thế đấy, một cuộc chiến kỳ cục kết thúc thật buồn thảm. Những dàn xếp của đấng Tối cao đôi khi rất trái ngược với điều chúng ta tưởng. Trên đường về thủ đô, Louis-Henri có lúc cưỡi ngựa chạy cạnh thống soái Luxembourg, được mệnh danh «Người bồi tường của Notre-Dame» vì con số đáng kể những cây cờ thu được của kẻ thù mà ông gửi tới trang trí Thánh đường này. Ông cặp dưới nách mình cây cờ của Công tước Lorraine…
Cho đến tận Paris, trong mỗi thành phố làng mạc đi qua, Quân vương cho tổ chức những buổi trình diễn trên đường phố, múa ba lê, diễn kịch - mà quần thần vây quanh Người cũng cổ vũ vang dội. Tất cả những gì tuyệt diệu mà người ta đã nhìn thấy nơi các vì Vua xứ Perse* đều không thể sánh được với vẻ hoành tráng mỹ lệ tháp tùng Louis XIV. Trên đường phố chỉ còn là phù hoa, trang phục vàng óng, đàn la được thắng yên tuyệt đẹp, ngựa duyệt binh được phủ những tấm vải căng đầy sợi vàng, trang phục điểm vô số đăng ten và lông chim.
Louis-Henri không sao nhìn thấy đấng Quân vương vì ngài
được vây quanh biết bao là lính gác, quần thần, nghệ sĩ rối rít trong những cử chỉ xu nịnh, quỵ lụy. Một người đàn ông chừng tứ tuần - Jean de La Fontaine - đọc cho Người nghe một bài thơ mà ông vừa soạn: «Xon-nê vịnh chiến công thành Marsal».
Quân vương kỳ hùng nhất mà cả vũ trụ tôn kính
Mỗi tên Người đã khiến khắp nơi sợ hãi
Gần Người thì uy lực của những kẻ đầy tham vọng
Cũng không hơn đất sét và thủy tinh…
Nhà ngụ ngôn, miệng môi mím chặt, run rẩy xúc động khe khẽ phát ra và giọng nói rung lên mãnh liệt. Đám quần thần tung hô những «Jésus Marie, mới đẹp làm sao, mới công bằng làm sao, mọi điều diễn ra mới suôn sẻ làm sao! Tiếp tục đi, Thầy ơi, làm ơn đi!». Người được Bệ hạ trợ cấp chẳng để phải nài nỉ lâu.
Marsal huyênh hoang nghênh trận cùng Người
Thì vầng trán kiêu ngạo đã cúi gục khi
Người đến nơi
Ngay khi tia chớp đầu đập vào mắt hắn
Ra hàng liền mà chẳng đợi lấy một cú thần công.
Tất cả mọi người đều vỗ tay nhiệt liệt bằng những đầu ngón tay phủ đầy phấn, cuồng nhiệt cực độ. Cảm hứng của Château-Thierry tới liền:
Nếu niềm tự hào nổi loạn kích thích
cánh tay Người
Nếu Người nổi bật nhờ những trận đấu
yêng hùng,
Nếu Người dịu dàng với tôi khi tổ chức
mừng chiến thắng…
Thì Nàng thơ tôi đã bắt đầu sợ hãi
Không bao giờ nhìn thấy Người đem lại
vinh quang
Vì thiếu vắng kẻ thù dám kháng cự lại
Quân vương.
A… chỉ thiếu chút nữa thì tất thảy mọi người có lẽ sẽ ngất xỉu vì mê ly xung quanh một con người nhỏ thó mà Montespan chỉ nhìn thấy mỗi chỏm tóc giả đen tuyền đang lắc lư hết sức thỏa mãn. Đó nhất định là Quân vương mà Louis-Henri đã hình dung phải cao lớn hơn thế, giống như hình Người vẫn hiện hữu trên các bức tranh. Đúng lúc ấy, Charles Brun tiến lại gần:
- Tâu Bệ hạ, cho phép kẻ hạ thần được đệ trình lên Người hộp các-tông chứa bức chướng này, và nó sẽ mừng chiến thắng trước Marsal. Hãy xem đây, trong tranh, Người ở đó, trên mình ngựa và đầu được họa nghiêng, đứng trên cao giữa bình nguyên bạt ngàn rừng thẳm, chế ngự cả miền đồng bằng rộng lớn mênh mông. Công tước Lorraine, dưới chân Người, đang cầu xin Người chấp nhận chiếc chìa khóa cửa thành Marsal hiển hiện phía xa xa.
Đằng sau họa sĩ, đám quần thần thận trọng chờ đợi lời bình
phẩm của Hoàng thượng để biết liệu có nên mê ly nữa hay không. Nhưng do giọng nói bình thản của đức Vua, phát ra ngang tầm vai họ, tuyên bố: «Thưa ông, hãy đưa đến Gobelins để dệt thành thảm», thế là những Công tước, những Hoàng tử, những Hầu tước lại tiếp tục hò hét đến ngạt cả hơi: «A, nó mới đẹp làm sao, họa sĩ vẽ mới tuyệt làm sao!» Louis-Henri cũng nghe thấy Quân vương nhắc các tác giả sân khấu, nhạc sĩ, thợ điêu khắc, đứng vây quanh Người: «Ta ủy thác cho các ông điều quan trọng nhất trên đời: Danh tiếng của ta».
Bực mình và lại phải quay về Paris, chàng Hầu tước Montespan khốn khổ, đuôi ngựa của chàng rũ xuống giữa cặp chân sau, về đến phố Taranne. Gia nhân của chàng (Bà Larivière, Dorothée) chờ chàng bên ngoài, trên vỉa hè lát đá để đón chào ông chủ. Françoise lao nhanh vào cánh tay chàng:
- Louis-Henri, anh còn sống trở về!
Nàng kéo chàng vào nhà họ, nơi chàng gặp lại những đồ đạc gỗ cũ kỹ cổ xưa, cồng kềnh ngổn ngang. Hầu tước kể nốt phần tóm tắt cuộc viễn chinh của mình cho nàng nghe - nợ nần chất đống:
- Và thế là tất cả chấm dứt ở đó. Chỉ cần sự xuất hiện của Vua là xong. Thế là đây, anh lại trở về và chẳng có gì khác nữa để kể cho em nghe, chẳng có gì để trưng ra cho em, chẳng có mề đay lẫn tước hiệu nhưng tiền bạc nợ nần thì nhiều hơn bao giờ hết. Mười hai ngàn livres nợ thêm mà cha anh đã cho vay, và chính Người cũng phải mượn người khác nữa. Anh, anh đã hứa với em: «Athénais, anh sẽ trở về với hàng núi tiền bạc…»
Trong phòng khách tối mờ, trước bức thảm dệt hình Moïse,
Dorothée lấy một ống thổi phun nước hoa, chẳng mấy chốc mùi hương lan tỏa khắp các phòng và Françoise muốn an ủi chồng: - Louis-Henri, đặt tay anh lên đây xem này.
Chàng đặt tay lên bụng vợ, cặp đồng tử chàng giãn ra: - Ôi, Athénais!
- Em đã đến xem một bà bói…
- Em tin vào những người này à?
- Thế anh không tin ư?
- Anh hả, anh chỉ tin em thôi.
- Sẽ là một công tử đấy!
5.
M
arie-Christine, chớ nghiêng mãi như thế, về phía mẹ đi con! Rồi con sẽ lộn khỏi nôi và bể đầu ra mất thôi.
Trong phòng khách lầu hai, đối diện nhau qua bàn chơi, cặp uyên ương trẻ Montespan bị cắt ăn tối, đang ngồi chơi bài rơ-véc-xi. Athénais chia bài giữa những cái đĩa, với vẻ thành thục, trong khi Louis-Henri đã kịp đặt những hạt đỗ và giám sát đứa con của họ, đặt bên cạnh:
- Nó nhìn em hệt như khi anh ngắm em vậy.
- Đúng là nó có cặp mắt của anh, cái mũi hơi to của anh và khuôn miệng tuyệt trần của anh nữa. Đó chính là bức chân dung của cha nó…
- Nó không ngừng chìa tay về phía em. Có thể nó muốn em cho bú chăng.
Nữ Hầu tước đút cái núm vú hình hoa huệ vào giữa cặp môi đứa trẻ, nhưng ngay lập tức nó phì ra, thế là Athénais gọi vóng về phía hành lang:
- Bà Larivière à! Đến nhai cháo ngũ cốc cho Marie-Christine đi, nó đói rồi.
Chồng nàng ngạc nhiên:
- Nó đã thôi bú em rồi cơ à? Em muốn cai sữa khi con còn quá nhỏ thế ư? Nó không quá bé chứ? Nó vẫn còn chưa…
- Ô, đó tùy theo từng đứa trẻ, nàng Montespan trả lời và cắm cúi xem bài để chơi. Bọn chúng khác nhau cả đấy. Ví như đức Vua chẳng hạn, Người, đã cắn ngập răng tí các bà vú nuôi ngay khi còn rất bé. Do điều đặc biệt, lúc vừa sinh ra Người đã đầy một miệng răng, Người chào đời đã có đầy đủ răng rồi. Thế nên những người đàn bà đầu tiên mà Người bắt chịu cực hình là các bà vú nuôi của Người, cặp vú của tất thảy bọn họ đều bầm giập, những núm vú bị rách nát do thói háu ăn như tiểu hổ của Người.
- Làm sao mà em biết được điều đó? Louis- Henri chất vấn, tăng số đặt cọc của mình lên ba ê-cu giả (ba hạt đậu khô). Được cắm trong chiếc đèn nến đặt trên mặt bàn, một cây nến mỡ cừu tỏa khói. Ánh sáng lướt trên khuôn mặt Athénais, tỏa rạng lờ mờ trên tay nàng đang muốn ngả bài chơi:
- Anh lại thua nữa rồi. Em lấy các hạt ê-cu đậu của anh nhé. Bà Bếp Lariviere xuất hiện trong phòng khách tối mờ. Bà đội mũ trùm đầu, cầm trên tay một cái bát và nhổ vào đó miếng cháo nát vừa nhai xong. Bằng ngón cái và ngón trỏ, bà vê lại thành cục nhỏ và đút vào miệng đứa trẻ sơ sinh trong lúc nữ Hầu tước vẫn tiếp tục kể:
- Một hôm, hồi anh vẫn còn ở Lorraine kìa, cùng với anh trai Vivonne và cha em, chúng em đã đến xem công trường của lâu đài mới đang xây dựng ở Versailles. Ở bộ Chiến tranh đã xây dựng xong, anh trai Vivonne cục mịch của em đã mua một đội quân để chuẩn bị chiến dịch chống quân Bac-ba-ri*. Việc đổ quân ở Marseilles sẽ diễn ra vào ngày 13 tháng bảy năm 1664. Đó sẽ là cuộc chiến hải quân đầu tiên của đức Vua, nhưng ngài sẽ không đi đâu.
Và người em họ của ngài là Beaufort sẽ điều khiển trận này. Trên bàn chơi, bữa ăn của nhà Montespan đa tình thật quyến rũ với thịt băm và món hầm giống như người ta không thể tìm thấy chúng ở Thiên đàng. Rượu vang không tên bởi vinh quang thì để làm gì, nhưng bởi nó đã được khui ra, chẳng lẽ lại không uống sao? Louis-Henri nghiêng một chai đế bằng bọc trong một lớp rơm. Cái nút chai, bị bỏ chỏng gần những cây bài, là một mẩu gỗ được quấn lớp lanh gai xơ bôi mỡ. Rượu đỏ chảy trong ly của Athénais, nàng làm bộ ra vẻ không muốn lắm:
- Tút, tút tút, phu quân thương mến! Phụ nữ được khuyến cáo không nên uống rượu bởi nó có thể khiến họ bốc đồng và rối loạn đến mức có thể khiến họ mất cả danh dự đấy!…
Bà Larivière ngước mắt ngó trời và rời khỏi phòng khách trong khi Dorothée bước vào để chuyển đi chiếc nôi đung đưa mà bé Marie-Christine đang ngủ. Dưới cầu thang, bỗng có tiếng đập cửa khô khốc. Bà Bếp, đã có thói quen, đứng im bất động ngoài lan can.
- A, những tay chủ nợ này, ngày nào cũng đến và bây giờ thậm chí còn đến cả tối nữa…, Louis- Henri lầm bầm thì thầm. Nhà Montespan nghe thấy tiếng Joseph Abraham từ phố vẳng lên - chủ cửa hàng tóc giả và là vị chủ nhà rất ủng hộ người thuê nhà của mình - khẳng định (kiểu chân thành nhất) rằng: - Nhưng tôi đã nói với các ông rằng họ không có ở đây và tôi chẳng biết khi nào họ mới quay lại. Gì hả? Ô không, cái mà các ông nhìn thấy qua cửa sổ trên gác đó, không phải là ánh sáng đèn đâu. Đó chắc là ánh trăng phản chiếu trên ô kính đấy.
Athénais thổi tắt nến. Trong im lặng và bóng tối, khói mỡ cừu
tỏa ra mùi oi hôi. Nến đẹp và tinh sáp thì thật hiếm và cực đắt. - Ở Versailles chỉ thắp toàn nến sáp thôi, nữ Hầu tước thì thầm. Phu quân nàng lào phào:
- Anh cũng sẽ tòng quân, giống như anh trai em, trên một chiến hạm Hoàng gia. Nếu Hoàng thượng vắng mặt thì cuộc viễn chinh tiễu trừ hải tặc sẽ không dễ chịu như ở Marsal. Athénais, gia sản của chúng ta có thể đang ở bên kia bờ biển, phía Alger*… khó khăn nhất bây giờ sẽ là tìm đâu ra mười tám ngàn livre chi phí trang bị.
- Em cấm anh đấy, Louis-Henri ạ! Vợ chàng giận dỗi nói giọng nghèn nghẹn. Anh có nghe em không đấy? Em cấm anh ra đi lần nữa để thách đố với sinh mạng mình. Em thích được chết còn hơn là phải sống ba tháng mà không nhìn thấy anh.
Nữ Hầu tước áp sát môi mình vào môi chồng:
- Thế thì em chỉ việc đến giải trí ở Versailles với cha em… Họ nghe thấy tiếng bánh xe ngựa của những tay chủ nợ đi xa dần trong phố Taranne, lúc ấy mẹ của bé Marie-Christine lại đốt nến với một miếng than lửa:
- Trong lâu đài hoàng gia mới, em đã gặp Louise De La Vallière. Anh biết đấy, bà quý phi của… Bà ấy đã thấy em quá xinh đẹp nên đã đề nghị em đến khiêu vũ trước sân rồng trong một vũ điệu ba lê của Benserade: Hercule si tình. Những buổi trình diễn sẽ diễn ra vào mùa thu này. Do sẽ không đi Algérie, đức Vua có thể sẽ tham dự…
Nàng đứng lên, kéo chồng mình ra nhảy xung quanh chiếc nôi. Dorothée lại leo lên bếp. Nữ Hầu tước thầm thì vào miệng chồng: - Bạn chỉ bộc lộ bản chất thực của mình trong khiêu vũ mà thôi.
Và toàn bộ các bước đi của bạn, mọi hành động của bạn đều không thể tránh khỏi những cặp mắt của khán giả và trưng ra cho họ thấy tất, để rồi những cái tốt cái xấu mà nghệ thuật và thiên nhiên đã ưu ái hay sẽ bỏ rơi con người bạn…
Nhưng chàng Hầu tước quá cao lớn và đội mớ tóc giả nặng trịch thì hết sức lóng ngóng. Chàng giẫm cả lên chân nàng, chẳng hợp nhịp tý nào với điệu nhảy mà nàng định đặt ra. Nàng cười, nhảy bám lên cổ chàng. Hai bàn tay nàng ve vuốt mơn trớn chồng mình. Trên trán Louis-Henri, những cái mơn trớn ấy gây ra một ảnh hưởng huyền bí sâu xa. Chàng nhận được những điệu ve vuốt khác ngoài cử chỉ mà nghĩa vụ vợ chồng thường thực hiện với nhau và chàng cũng nhận chúng vào cái ngày mà cái ngày ấy đã chẳng bao giờ là thời khắc của những đức lang quân.
Nàng đã quặp chân mình xung quanh thân Gascon, chàng, sau khi đã kéo chăn lên người Marie-Christine, bế vợ mình về phía lan can hành lang, rồi leo lên trên gác, vào trong phòng ngủ. Và vầng trăng, qua ô cửa sổ nhỏ cầu thang, chứng thực rằng họ đang yêu nhau. Gia tài của Hầu tước là hàng tràng những «nữa đi, nữa cơ» của Athénais. Nàng thật quyến rũ đối với người tình của nàng đấy chứ hả, người cuối cùng, nghe có vẻ thế. Trên giường, họ để bản chất thực của mình buông thả trong sự quên lãng tuyệt diệu của tính e lệ. Nhổm trên mình vợ, vừa cởi áo váy cho nàng, chàng vừa minh chứng cuộc tranh đấu mà mình sẽ phải đi giao chiến:
- Hoàng thượng đã quyết định đấu với bọn Bác-ba-rét bằng một cuộc viễn chinh hiển hách. Bọn hải tặc Thổ Nhĩ Kỳ ngạo ngược ấy, dưới sự bảo trợ của Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ, luôn quần đảo dọc miền
duyên hải Algérie, càn quét và gieo rắc kinh hoàng trong vùng Địa Trung Hải nên, kể từ đây, đức Vua muốn kiểm soát khu vực ấy. Chúng tấn công các tàu thủy vận tải hàng hóa, ăn cắp những lô đồ đạc, biến những người theo đạo Tin lành trên tàu thành nô lệ, biến phụ nữ thành các tì thiếp của chúng.
- Thành tì thiếp của chúng à?!… Aaaa… thế thì các bà ấy trở thành các con điếm dưới mặt trời à*?…
Nữ Hầu tước tóc vàng ưa khoái lạc kia lúc này đã lõa lồ hoàn toàn, tóc rối bời. Louis-Henri ngạc nhiên vì cái viên tròn lạ lùng treo ở đầu một chuỗi dây đeo quanh cổ nàng:
- Cái gì vậy?
- Một viên ngọc mắt mèo treo trên ngực cải thiện được thị giác đấy.
- Em tin vào các trò phù thủy nhiều quá.
Phu quân đưa lưỡi liếm một đầu vú nàng nhưng nhả ra ngay lập tức và nhăn mặt lại. Athénais cười chế giễu sự ngạc nhiên của chàng:
- Em đã phết bột dưa đắng lên đầu vú, loại dưa này có vị đắng, để ép Marie-Christine chấp nhận một đồ ăn khác.
Chàng Montespan mơn trớn khuôn ngực của nàng. Hai gò bồng cảo ngạo nghễ của nàng đầy đặn trong tay chàng:
- Quân đội của Hoàng thượng sẽ phải chiếm và gia cố một cảng nhỏ vùng Kabyle: Gigeri, nó giống như bụng của em đây. Phía sau, hệt như cặp vú của em, những ngọn đồi của dãy núi Sèche khô cằn thoai thoải chạy dần ra tận biển.
Rồi dưới dải xương ức người đẹp của mình, bằng một ngón cái, chàng họa ra một đường vòng tròn bên cạnh sườn phập phồng của nàng:
- Gigeri là cửa vào của một vùng vịnh, nhỏ nhưng mà sâu: các vực nhỏ của các thuyền chiến Gale?
Louis-Henri trượt dần xuống hai chân của vợ rồi, đầu chúi giữa hai đầu gối, chàng rướn dần lên giữa cặp đùi:
- Quân lính sẽ vào bằng lối này. Một chiến hạm quần tụ mười hai tàu chiến và mười tàu vận tải, trên đó chứa khoảng sáu ngàn binh sĩ.
- Và rất nhiều trong số đó sẽ tử trận…
- Nếu đời con người ta kéo dài ngàn năm, thì mới phải tiếc nuối. Nhưng lại quá ngắn như thế, thì có gì quan trọng lắm đâu nếu để mất nó sớm hay muộn hơn hai mươi năm.
Cặp môi của Hầu tước chờn vờn trên một túm lông vàng tơ xoăn tít:
- Chuyện giờ liên quan đến việc nhất định phải cắm được chốt và gia cố một căn cứ quân sự thường trực trong khu vực chiến lược này và phải hơn hẳn những kẻ đáng gờm luôn thèm muốn khu ấy. Anh đã đọc được mọi điều này trong tạp chí La Gazee của tuần trước đấy.
Nữ Hầu tước cảm nhận được hơi thở nóng của chồng bất động và rất gần, nàng khép hai hàng mi:
- Em nghe nói nước Pháp không còn Hải quân nữa hay chỉ vì chuyện tẻo teo thì nó đã ở trong tình trạng thật thảm hại.
- Trong hai tháng nữa mới xuất quân, thế nên từ đây đến đó các chiến hạm sẽ được củng cố. Cần phải tin tưởng vào Hoàng thượng. Người chồng, bằng một động tác của gáy, lấy đà để kéo dài một nụ hôn bất tận vào vùng kín của vợ, nhưng nàng giữ trán chàng bằng hai lòng bàn tay mình và báo cho chàng biết nàng đang trong kỳ kinh nguyệt:
- Chim áo đỏ đang lấp sau vùng đất!
6.
M
ặt đầy máu và các mảnh óc vương vãi trên trán, cảnh tượng thật ghê sợ. Trên bãi biển huyền thoại và độc chiếm của hai tặc luôn tỏa mùi gia vị này, sĩ quan Montespan quỳ gối trong thuốc súng, dưới những vì sao, gần một công trình vừa xây dựng mà góc nhà va phải những quầng ánh sáng quay cuồng. Chàng thúc quân sĩ bận đồ lễ hội của mình tiến lên, chàng cảm thấy tâm hồn mình say sưa. Một hàng đầu bình tĩnh tiến lên, nã đạn rồi lui lại. Hàng thứ hai đến thế chỗ và cứ tiếp tục như vậy. Tiếng ầm của đại bác pha lẫn vào các tiếng súng nhả đạn, nhưng kẻ địch lại quá đông. Đạn và súng thần công được nổ hú họa. Lính của Louis-Henri ngã xuống, những hàng quân loãng đi. Cường độ oanh tạc và đạn súng mu-ke tăng dần. Một đám bùng lên báo hiệu một công trình vừa bị nổ dưới lửa dày đặc. Hệt như giàn pháo đen, những bộ ngực phơi trần của quân lính Hầu tước, những bộ ngực mà trước đây các tiểu thư yêu kiều vòng tay bám lấy, thì giờ đây lại phủ phục xuống cát trong một tình yêu khiếp đảm. Và ánh lửa thét lên qua khoảng không. Cháy bốc sáng đến độ cao nhất, cái chết lẩn quất trong thiên nhiên. Những cảnh kỳ quặc lộ liễu làm giấc mơ cũng phải kinh hoàng. Kẻ thù há hốc trước các bức tường, chúng leo lên, chúng lúc nhúc. Vòng khum của tất cả những tiếng ầm thảm họa lướt đi trong ánh sáng lờ mờ của xưởng luyện sắt. Đúng là Địa ngục. Lửa lan tỏa khắp nơi, tường thành bị đánh, những tiếng nã đạn. Từ lúc mười một giờ sáng, tình hình không sao kiểm soát nổi. Sau ba tháng chiếm đóng Gigeri, quân đội
của Hoàng thượng bỗng dưng bị đánh bật ra, biến vào đêm lễ các thánh Toussaint năm 1664.
Hai hôm trước, Montespan, từ xa, đã tham dự những cuộc thảo luận của một Hội đồng chiến tranh. Tại đó, người ta đã yêu cầu bàn bạc làm thế nào để thực hiện xong bức tường thành vững chãi được xây dựng từ Tây sang Đông - từ biển, chân dãy núi Sèche cho đến tận mũi đất Marabout - làm thành hình vòng cung theo đường gấp khúc. Clerville, chịu trách nhiệm chỉ huy những tòa cố thủ, đã nhả ra vài tiếng nặng lời với Gadagne, chỉ huy lục quân:
- Bỗng dưng không thể tính nổi lượng gỗ và vôi cần thiết để sản xuất nữa à! Tại sao chứ? Ngoài ra, ông đã hứa quân bản địa sẽ cung cấp cho tôi vật liệu xây dựng. Chúng đâu hết rồi hả?
Viên chỉ huy đội quân mặt đất, trong bộ giáp sắt, chẳng biết trả lời ra sao, thế là Beaufort ra lệnh:
- Nếu người ta cần đá hộc, hãy lấy nó trong nghĩa địa, nơi bức tường thành phải chạy qua ấy.
Montespan, lưng dựa tường, đã dám thốt to một cách ngờ vực: - Ông chắc chắn thế chứ? Những người Kabyle đã rất mạnh miệng nói chúng ta ngừng khai thác trước mũi đá ở đầu bãi biển. Với họ, đây là một chốn linh thiêng. Nó che chắn cho lăng tẩm của một đạo sĩ và những ngôi mộ có thế lực của người Hồi giáo. Nếu chúng ta phỉ báng những nấm mồ đạo hồi này, thì Sidi Mohamed, người cho đến tận lúc này vẫn rất muốn để cho chúng ta chiến đấu chống lại bọn hải tặc, sẽ tuyên bố Thánh chiến đấy… - Ô, nhưng viên Tổng đội trưởng đây nhân danh gì mà dính dáng đến chuyện này nhỉ?! Người anh em thúc bá của đức Vua,
người điều hành cuộc viễn chinh, bỗng nổi đóa. Thưa ngài, việc những người tiền hậu bất nhất như ngài đây len lỏi vào hàng ngũ quyền bính Hải quân, không phải là gu của tất cả đâu. Những chiến binh thực sự của Hoàng thượng coi thường những viên chỉ huy nửa mùa mà họ chế giễu coi là «những Hầu tước tóc xoăn» hoặc, còn tồi tệ hơn nữa, là lũ «con hoang quẩn váy đàn bà»!
Montespan bị đè bẹp hẳn và không còn bắt mọi người theo ý mình được nữa. Chàng đã không chất thêm nợ nần một lần nữa và đã chẳng tới đây để rồi lại quay lưng lại với một người anh em thúc bá của Quân vương. Chỉ đơn giản, chàng đã thấy hình như là… mà hầu như tất cả các sĩ quan - La Châtre, Martel, Charuel, Lestancourt… vân… vân… đã cười ngờ nghệch, hèn hạ vây quanh Beaufort. Duy hiệp sĩ Saint-Germain đã quan sát Hầu tước với một vẻ tận tâm. Anh chàng cục mịch Vivonne cũng cười ngả ngốn (hình như quên mất rằng chính anh ta cũng đã mua một đội lục quân mà trước đây chưa bao giờ đặt cặp gót giầy đỏ của mình xuống bất kỳ một con thuyền sông nào). Người anh em thúc bá của đức Vua, rất tự tin, ra mặt chế nhạo trong lúc vân vê đám ria mép bốc mùi dầu thơm:
- Phải chăng binh lực hùng hậu nhất toàn cầu lại lo ngại một băng đảng nuôi dê trùm áo choàng bu-a-nu ư? Thế thì không đâu nhé, tôi sẽ không cần các luật gia chiến tranh để giữ pháo đài Gigeri và các đồn lẻ ở El-Korn* đâu. Hãy đến lấy ở nghĩa địa đi.
Thế là binh lính đến nhổ những phiến đá trong các lăng tẩm để hoàn thành nốt các công trình xây dựng tường thành. Đêm sau đó, trong hoang mạc, một giọng như cầu kinh vang lên bằng tiếng Ả-
rập:
- Các người quá cố bị lấy mất nấm mồ của mình đã được Đấng Tối cao cho phép trả thù. Đấng tiên tri đã xuất hiện trước lời kêu cứu của họ và đã hứa sẽ làm cho các quả đạn của đám người Pháp tan chảy hệt như nến!
Montespan đã lo lắng quan sát những đám lửa mà người dân Kabyles đốt lên trên các quả đồi để gọi các xưởng đúc đại bác Thổ Nhĩ Kỳ và những làng mạc đạo Hồi sống hẻo lánh tập trung lại để tấn công trại lính Thiên Chúa giáo. Và rồi, chuyện là thế này đây.
Đó là cuộc nổi loạn của Kinh Co-ran bị gió xo- ro-cô* đẩy tới à! Những vệt sao chọc thủng tường. Các chốt cố thủ thì được những đóa hoa nóng bỏng trang hoàng ở khắp nơi, còn trên bầu trời, là những biến cố cảnh thần tiên mang màu khoa học. Kho dự trữ thuốc nổ và đạn dược nổ tung, biến hàng ngàn người Pháp vây xung quanh đó thành một đống bốc khói. Lệnh giải tán khỏi đất nước hạt tiêu này đã được tung ra. Những chiếc thuyền đầu tiên trốn chạy tán loạn với những lớp khói mờ bao phủ. Gần những chiếc trống sơn son và những khẩu thần công đỏ bỏ rơi trên cát, Montespan, viên chỉ huy cuối cùng trên đất, đang cùng với những chàng ngự lâm quân của mình cố cầm chân không để kẻ thù tiến lên để những chiếc thuyền có đủ thời giờ bơi đến các chiến hạm đang đợi họ ngoài khơi. Nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hung bạo hết sức, ào đến với những tiếng ầm sóng lừng của họ, gào lên như một con chó cái, gầm lên như một đại dương lên cơn cuồng nộ, với những gậy gộc và giáo mác sắt, với kèn trống của chúng và những tiếng thét đứng lại. Cặp mắt Louis-Henri bơi trong đó. Trên vai trái,
chàng đeo lủng lẳng trước ngực và đằng sau, một chiếc xà-cột hai ngăn hệt như người ta đặt trên lưng một con ngựa. Những chiếc xà cột da mở toang chứa đầy đồ trang sức, vàng thỏi, kim cương với số lượng lớn, bát đĩa đẹp thanh nhã và ngọc trai, mà đến lượt chàng giờ cũng lục soát, đánh nhanh thắng gọn, trong hang hùm ổ sói của bọn hải tặc. Chàng đã không muốn để lại tất cả sự giàu sang của xứ Bắc Phi đã bị đánh cắp mà hải cảng này là nơi chứa chấp. Nó sẽ thanh toán nợ nần cho cuộc viễn chinh thảm họa này, cho toàn bộ số nợ của chàng, và chàng có thể phủ đầy Athénais bằng các món quà. Ngay cả trong khoảnh khắc ấy, trong ánh lửa như trút của tiếng súng, thì chàng vẫn nghĩ đến nàng. Ánh mắt chàng lẩn quất. Nhưng sao chứ, nàng là tất cả đối với chàng - xin cám ơn! Thế rồi chàng chạy về phía biển, những nhóm binh sĩ cố gắng đến bất lực đẩy một con tàu xuống nước, mà trên đó đã chất hàng trăm thương binh. Thế là, chàng cùng với Saint-Germain, được ba chiến sĩ tháp tùng, quay lại bãi biển. Saint-Germain bị thương ở đùi, ngã khuỵu xuống nước. Theo sau ba người bạn đồng hành, Louis-Henri điên cuồng lao vào chống trả những tên Kabyle đầu tiên xông đến, chàng đâm chết hai tên liền trong một nhát kiếm (mà thậm chí còn chẳng biết làm thế nào mà mình lại có thể làm được) và phá vỡ đà tiến của kẻ thù. Khi nhìn thấy con thuyền cuối cùng đã khá xa bờ, chàng bỏ cuộc và nhảy xuống nước bơi cùng với những chiến binh cuối cùng. Bọn Thổ Nhĩ Kỳ lúc này xếp hàng trên bãi biển và hệt như lúc tập luyện, bắn lên những cái đích di động đu đưa trong tiếng sóng vỗ dồn dập. Hai người lính đã bị bắn gục nhưng người thứ ba được cứu khỏi chết đuối.
Saint-Germain vẫn còn bị trúng đạn thêm hai lần nữa. Ông ta bị kiệt sức. Trong cái đà cuối cùng ông đã chìa được hai cánh tay về phía thuyền. Louis- Henri, đã lên được, liền nắm chặt lấy tay ông, từ từ đẩy nhẹ ông lên khỏi mặt nước. Saint-Germain, người long tong nước, hứa với anh:
- Tôi rất gần gũi với đức Vua và sẽ biết cách nói cho Người hay sự sáng suốt và tính cách anh hùng ca của ông. Hoàng thượng sẽ tặng…
Nhưng một viên đạn đại bác, lần này, rơi trúng ngay đầu ông ta. Cả người Hiệp sĩ đổ sụp xuống cánh tay Montespan. Cơn sóng lừng đại dương trong đêm không trăng không sao cuồn cuộn ào lên rồi lại trồi ra trong tiếng động trầm đục và những tiếng răng rắc của con tàu Vầng Trăng - mà trên đó chàng Gascon đã tìm được chỗ cho mình. Con tàu thủy quá tải thương bệnh binh là chuyến cuối cùng đã nhổ neo. Những chiến hạm vận tải khác: Hercule, Nữ Hoàng… (trong tình trạng tốt hơn) đã đưa viên chỉ huy cao nhất ra khơi trong khi Louis-Henri lao đao trên chiếc thuyền tồi tàn đang ngấm nước, lặc lè trôi đi. Nó được Rodolphe, thợ mộc ở Toulon vá víu tạm bợ. Những tấm ván vỡ tung trên boong, nơi những đám cháy lớn đã tróc sạch lớp da bọc của chúng. Tất cả vây quanh Hầu tước đang ngồi đó, gió chờn vờn trên những thân thể phế binh. Những vành vải trắng hoặc xanh lơ bao quanh những mẩu người lộn lộn của xưởng giặt quân đội này, bồn tắm dân dã ấy, với những con tim hơi nhạy cảm, biến những con người này còn ghê sợ hơn cả lũ quỷ. Và đây, những hình hài, những đám mồ hôi của hàng trăm con chiên của Chúa Jésus Christ với những cặp mắt
tối mờ và dịu hiền. Gần Louis-Henri, một người bị thủng bụng hát khe khẽ. Miệng anh ta há hốc và hai cánh tay áo đưa lên lảng vảng phác họa những hình thù, cử chỉ điên loạn mà chẳng có ai đáp lại. Anh ta lầm rầm:
Trong phiên họp Hội đồng
Beaufort cứ rống lên
Người ta nghi ngờ ông
Nói vậy có lý không
Nhưng theo cách mà ông
Đưa ra để lập luận
Ta hẳn sẽ coi ông
Là ngỗng vừa lọt lòng.
Những mái chèo dài cứ được lối mãi và khua nhịp nhàng trên mặt nước. Vào buổi sáng, ở gần bán đảo Giens, bất thình lình một tiếng rắc khủng khiếp khiến Vầng Trăng bể làm đôi và chỉ trong nháy mắt, nó đã chìm xuống như một khối đá hoa. Một ngàn hai trăm thương binh của đoàn quân xứ Picardie và Normandie bị tiêu tan. Một vài người thoát nạn một cách kỳ diệu, bám lấy một cái thuyền. Montespan, bị cuốn vào trong đám hỗn loạn, chìm xuống rất sâu. Chàng thật khó nhọc để ngoi lên, quá nặng do cái xà-cột đeo bên vai mà chàng đã không nhả ra. Vàng cứ ních chặt lấy chàng. Chàng phải vất chúng đi. Trong vô số làn sóng nước vỗ đập do con tàu chạm đáy biển gây ra, trong lúc cát dâng lên và xô thẳng vào mặt chàng, thì chàng sờ soạng, nhặt trong đám vật báu rồi lèn đầy
những túi áo rơ-đanh-gốt quân đội của mình. Chàng buông chiếc xà-cột, nín hơi trồi lên, suýt chết vì ngạt. Con thuyền đã trôi đi rất xa rồi, còn chàng thì không đủ sức để gọi nữa. Chàng cố gắng bình tâm lại và bơi đi giữa những cái thây cụt, bám lấy một trong số đó để lấy hơi và, sát mặt nước, lặng ngắm thảm họa của cuộc viễn chinh thất bại chống lũ Bắc Phi. Chàng bỗng ngạc nhiên khi nghĩ: «Đâu rồi La Fontaine? Nhà ngụ ngôn sao chẳng ngẫu hứng lấy một bài xon-nê hoành tráng đi nhỉ? Và Le Brun, những mẩu người dập dềnh này lại không tạo cảm hứng cho ông ta họa ra một bức trướng đẹp đẽ nhỉ?» Rồi chàng lại tiếp tục bằng những cú bơi sải chậm chạp trong biển Địa Trung Hải đang đeo tang, nhưng chàng thực sự kiệt lực và, mỗi bên mình chàng, những túi áo rơ-đanh-gốt chất đầy của nả cứ kéo chàng xuống đáy. Chàng ngụp đầu vào nước, xé rách các đường khâu. Với vẻ bực mình, chàng ngắm những chiếc vòng đeo tay nặng trịch rơi thẳng xuống và những vòng cài đầu bằng kim cương, những chuỗi đeo cổ bằng đá quý, trượt đi ngoằn ngoèo như lũ rắn. Những hàng ngọc trai bị đứt lượn lờ và những vết sáng trắng nhỏ bé của chúng tuột khỏi dây. Chúng rơi rải rác, lấp lánh và biến mất trong làn nước tối đen.
Rốt cục thì chàng cũng nhìn thấy một vùng thảo nguyên xa xa, và những cây mâm xôi vàng, những bông hoa cúc dại cuối cùng cầu xin ân huệ của ánh sáng. Chàng ập vào bờ như một con sứa. Một má ấp trong cát, miệng phun ra bong bóng, đọc câu kinh tình yêu: «Athénais…»
Chàng quay về Pháp mà tên chàng không hề được nhắc đến trong cuộc chiến tranh này. Lại một lần nữa, Montespan trở về,
mình không được phủ đầy danh dự, mà là sự xấu hổ và hàng đống nợ nần. Óc bị nhồi đầy những mớ giẻ rách, áo sơ mi, đầu trần, chàng lê bước về đến phố Taranne. Chàng leo lên từng bậc, mở cửa bếp. Athénais, đang ngồi trong bồn tắm. Nàng đứng dậy, một chiếc khăn tắm trước mặt nàng, thế rồi, khi nhận ra chồng, liền bỏ mặc nó rơi xuống nước. Louis-Henri ngắm cái bụng lùm lùm tròn trịa của nàng, miệng há hốc.
7.
M
ột công nương, giờ đến một quý tử: đó là cái mà người ta gọi là «sự lựa chọn của Vua» đấy!
Constance Abraham, phu nhân chủ cửa hiệu bán tóc giả trên phố Taranne, cứ mê tơi trong lúc lặng ngắm đứa trẻ sơ sinh đang ngủ mà bà nâng cao trên tay mình: «A, Chúa trời muôn năm, cậu nhỏ Louis-Antoine này mới đẹp làm sao chứ với làn da trắng ngần thế này. Đó là bức chân dung của mẹ đấy!»
Nhưng Athénais, đứng gần bà ta ở cửa hiệu, đang bẻ ngón tay trong khi Marie-Christine - hai tuổi - cứ bám chặt gấu váy mẹ, người này đẩy nó: «Buông ra đi nào».
Louis-Henri de Pardaillan, ngồi trên một chiếc phô tơi cao, để cho cạo râu và nhìn vợ mình:
- Ổn chứ, Athénais?
Nữ Hầu tước không được khỏe. Nàng cảm thấy bị nghẹt thở, thở khó khăn và bỗng nhiên muốn được khóc. Bà chủ cửa hàng tóc giả béo tròn và tốt bụng ngỡ rằng đã thấu hiểu sự khó ở của nàng:
- Đừng lo lắng, cô nàng đáng yêu ạ, chuyện này chắc liên quan đến một phản ứng post partum gần như rất thường xuyên. Chính tôi đây, tôi đã trải qua sau đận sinh thằng con trai. Anh còn nhớ chứ hả, Joseph?
- Ôi giời ạ! ông chủ hiệu đang thử một bộ tóc giả mới lên đầu Montespan, thốt lên. Em đã trở nên nhạy cảm hết sức: một tý bực
mình tẻo teo, và đôi khi thậm chí cả một lời khen, đã gây ra cho em một cơn bão nước mắt hay một trận lôi đình. Em ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc và rất khó tập trung đến nỗi mà anh tự hỏi liệu em lại chẳng đang nghĩ đến ai khác.
- Ối!…
Nữ Hầu tước xinh đẹp bỗng khóc nấc lên. Chồng nàng vội vớ lấy chiếc khăn trên đầu gối để quệt nhanh lớp bọt cạo râu trên mặt mình. Chàng đẩy chiếc chậu đồng trước mặt mình ra, và vụt đứng dậy:
- Athénais!…
Chàng ôm ngang vợ mình trong khi con gái họ cứ bám lấy nàng: «Mẹ ơi, mẹ ơi».
- Ơ, có thôi kéo váy mẹ đi không, con mà cứ làm vậy, thì con sẽ làm rách nó mất thôi! Ôi…Ối…Ối…
Athénais khóc nức nở, ngồi sụp xuống và xin lỗi con gái ngay tức thì: «Tha lỗi cho mẹ, Marie-Christine nhé. Mẹ không phải là một người mẹ đảm đang. Mẹ không có tình mẫu tử bẩm sinh…»
- Có chứ! Constance Abraham cao giọng thốt lên, và như vậy đã đánh thức đứa trẻ sơ sinh vẫn đang ngự trên tay bà và nó bắt đầu khóc. Chớ có sợ nhé, cô nàng xinh đẹp ạ, một cơn trầm cảm post partum không bao giờ kéo dài quá lâu đâu. Chỉ trong khoảng vài giờ đến vài ngày thôi, rồi bà sẽ lại cảm thấy mình là bà mẹ hạnh phúc nhất trong tất cả các bà mẹ cho mà xem! Và rồi bà sẽ lại chẳng muốn có đầy những đứa khác nữa ấy chứ.
- Nhất là bà rất mắn, chất nổ của bà bén lửa cực nhanh đấy, ông chủ hiệu tóc giả nhận xét. Sau mỗi lần chảy trận về, ông nhà đều
thấy vợ mình mang bầu.
Constance nhè nhẹ ru Louis-Antoine, nó vẫn tiếp tục gào tướng. - Câu hỏi duy nhất mà ta có thể đặt ra là: sau đứa trẻ đầu tiên giống cha nhường ấy, và đứa thứ hai giống mẹ như tạc, vậy đứa thứ ba sẽ giống ai nào?
- Oái!…
Nữ Hầu tước bật dậy, bị rúng động do cơn co thắt dữ dội, trong một tình trạng buồn thảm và hãi hùng hiếm gặp. Qua lan can gác lửng, đám thợ học việc - tay cầm dây sắt, giấy uốn tóc, nước gôm chiết từ nhựa dính của cây sơ-ri để biến những lọn tóc trở nên cứng hơn - liền đồng loạt né nghiêng nhìn cặp vú của Athénais. Đôi gò bồng cảo này, trong cơn tắc nghẹn, cứ nảy lên, lại còn to hơn vì đang thời kỳ căng sữa, làm lật tung mấy chiếc cúc áo sơ mi của nữ Hầu tước. Lũ học việc cúi sâu xuống ngắm. Chiếc váy lóng lánh của Athénais sóng sánh trên nền gạch hoa của cửa hàng bởi nàng trốn chạy nhưng uốn éo háng về phía cửa trong có cầu thang dẫn lên căn hộ. Nàng cáo lỗi:
- Hãy thứ lỗi cho tôi, tôi thật nực cười quá!…
Lũ học việc nghẹn thở bởi cặp mông tròn trịa của nàng. Joseph Abram, ngẩng đầu lên, phát hiện ra rất nhiều trong số họ dán sát vào nhau:
- Này, trên kia, các người có muốn tôi lên đó để trợ giúp không hả?
Montespan - bọt cạo râu chảy dài dưới cằm và đầu đội mớ tóc giả đang quấn dở còn trơ những sợi dây gai để nối các lọn tóc vào những chỗ khuất bằng sắt, hòa trộn chúng với nhau và kéo dài
chúng ra - thì rất bối rối.
Bà Abraham, đang cố gắng tìm cách xoa dịu những tiếng gào thét của đứa trẻ sơ sinh, đút vào miệng nó chiếc núm vú hình hoa huệ, Louis-Antoine hăm hở mút lấy ngay, trong yên lặng.
- Hãy lên an ủi vợ ông đi, nữ chủ hiệu bán tóc giả khuyên người chồng, và cố tìm ra trò gì để khiến bà ấy khuây khỏa. Khỏi phải lo lắng gì cho lũ trẻ, tôi có thể giữ chúng được đến tận sáng mai, nếu ông muốn…
- Từ giờ đến lúc ấy, tôi chắc sẽ hoàn thành bộ tóc của ông, Joseph nói thêm. Đưa đây cho tôi, tôi sẽ uốn nó.
Louis-Henri de Pardaillan nhấc bộ tóc giả ra, cám ơn ông bà chủ của mình. Chàng đưa lưng ngón tay trỏ trượt nhẹ lên một bên má của cậu nhỏ Louis-Antoine, rồi đi về phía con gái, nó tôn sùng mẹ mình hệt như chàng tôn sùng nàng. Vả lại, đứng dựa lưng vào tường, Marie-Christine, dưới những chùm tóc rực rỡ kiểu Normandie từ trần nhà rủ xuống, vén cao những lọn tóc vàng tơ hai bên tai. Khi xoay những ngón tay, cô bé cố làm theo kiểu Anh, bắt chước mái đầu do mẹ mình tự tạo ra.
K
8.
hi Louis-Henri bước vào phòng khách, chàng thấy vợ mình đang lả đi trên một chiếc ghế:
- Khá hơn rồi chứ, Athénais?
Nàng không đáp. Hầu tước, đứng trước cửa sổ, ngắm nhìn những mái nhà của thành phố và đêm đang buông xuống. Ấn tượng ban đầu của nỗi phiền muộn đang lẩn quất ở đường chân trời. Nữ Hầu tước cắn môi, mặt nhăn nhó. Cuối cùng, nàng cũng lên tiếng, bắt đầu bằng chất giọng của các nhà hùng biện:
- Ngày mai sẽ tồi tệ hơn, và ngày kia lại càng tệ nữa. Montespan ngồi xuống trước bàn chơi, mở một hộp thuốc lá bằng ngà voi. Chàng chìa cho vợ một điếu tẩm hương tinh dầu cam bec-ga-mốt, nàng lúc này đang bặm chặt môi, mắt quay nhìn hướng khác. Chàng châm lửa vào một tẩu thuốc dài màu trắng miệng nhỏ, rồi hút thuốc đang cháy trong ống tuýp bằng xương ấy: - Sao em lại nói vậy?
Nàng chỉnh lại chiếc vòng nhỏ trên đỉnh đầu, xoa lại găng tay bằng lông thú, rồi nhìn chồng đến tận mức như xuyên thấu chàng, sau đó cúi gằm xuống chơi với chiếc quạt, lẩm bẩm hai câu ngắt quãng khó hiểu, rồi để mặc cho thời gian ngưng đọng, rơi vào trong âu sầu và im lặng bất tận.
- Em cảm thấy rằng mình mong muốn tránh khỏi chuỗi ngày khốn khó và những chủ nợ mà mỗi ngày chồng em lại đem đến tặng
cho vợ này! Em những muốn không còn phải liên tục theo đuổi những công chứng viên và những kẻ cho vay nặng lãi, không còn muốn tiếp tục đeo tên và huy hiệu quý tộc của chúng ta nữa! Em không còn muốn nhìn thấy anh lẩn trốn vào những ngày hẹn phải trả nợ nữa!
Louis-Henri nhún vai và rít tiếp một hơi thuốc:
- A, anh biết, tên đàn ông bị coi thường, anh mua chịu hệt như một con chó ở cửa hàng thịt. Anh nghèo hèn hơn bao giờ hết nhưng anh lại có cái cổ của em, vòng tay quyến rũ nhạy cảm và phù phiếm của em, giọng nói của em ve vuốt mơn trớn, ngày cũng như đêm. Anh giàu có bằng con mắt em. Anh chỉ sống trong bản thể của em. Anh giàu có bằng vô vàn những nụ hôn của em, sự dư thừa duy nhất, hãy tin anh, và rằng vì thế mà mặc cho thời tiết u ám nếu như có ánh mặt trời trong hai ta.
- Trong em không có ánh mặt trời.
- Thế thì anh sẽ cố thử vận may của mình trong một cuộc chiến khác. Nghe kể rằng Pháp và Tây Ban Nha sắp sửa đối đầu nhau ở xứ Flandre. Anh sẽ mang về cho em hàng dệt Gand, những danh hiệu vinh quang, đồ trang sức Anvers, những thỏi vàng…
- A, chớ có nói với em về vàng nhé, em sẽ sụn xương đấy! Em không còn bụng dạ nào mà sống trong cảnh nghèo khó nữa rồi. - Trong lúc anh đi trận ở xứ Barbaresques, em nên đến Versailles giải sầu bằng cuộc sống xa xỉ ở đó…
- Trời ạ, em thích cuộc sống xa hoa. Em không ngừng yêu thích sự cao quý của các trang phục, tiệc tùng, những điệu nhảy và tường nhà ốp gỗ sang trọng và tất cả các đồ quái gở ấy!
Nàng nghẹn thở:
- Em muốn tiền, thật nhiều tiền kìa! Và phải có ngay lập tức nếu không thì sẽ là một thảm họa.
Louis-Henri thì thầm:
- Với anh, điều tệ hại nhất là sẽ phải thốt lên vào một ngày nào đó: nàng không còn ở đây nữa rồi.
Bà Larivière bước vào phòng khách, đặt lên mặt bàn chơi bữa tối của nhà Montespan: hai quả trứng tươi và hai tâm nõn cây artichaud, một bình nước trắng. Athénais quỵ xuống, nước mắt đầm đìa, Louis-Henri đứng lên:
- Mình đi ăn đi, rồi đi chơi bài hô-ca, pi-ket, đi nhảy ca-dri, với một hội bạn ở Marais. Chúng ta sẽ giải trí tốt hơn ở đây đấy! Và chúng ta sẽ uống sâm panh!
Bên ngoài, nhánh lá của một cây dương kéo dài tán xanh mướt của nó, khiến ta ngỡ ngàng. Ánh phản chiếu của đám lá trên các ô kính cửa sổ đáp lại những cơn rùng mình của nữ Hầu tước, nàng ngước cặp mắt đầm đìa giữa đôi lòng bàn tay. Chồng nàng quỳ gối trước nàng. Chàng hôn tay nàng hệt như chiếc hòm thánh tích hay những đồ vật quý bằng kim loại ít nhiều quý giá:
- Sáng nay, ở hiệu tẩy trắng quần áo trong phố, anh đã thuê ngựa cho xe chúng ta liền một năm. Anh phải chuyển tiền cho một công chứng viên. Mặc kệ, ông Do Thái kia sẽ chờ cũng được! Louis Henri kết luận và bất ngờ vòng tay ôm mạnh thân thể Athénais và bằng một động tác dứt khoát, nâng những chiếc váy của nàng lên (khiêm tốn, láu lỉnh, kín đáo…)
Bà Larivière, gượng gạo, hỏi:
- Rồi, thế còn tôi, tôi làm món gì cho bữa tối đây?… Dorothée, liệu nó có phải trải lồng ấp để sưởi ấm giường của ông bà lên không?
Người chồng tóm vợ như tóm một cô gái làm tiền. Đùi trần và bắp chân của người đẹp vòng lên cổ Hầu tước! Những cái ve vuốt và phát mạnh lên đùi, lên mông, họ dấn sâu vào ghế. Bà Larivière bỏ ra ngoài, bắt gặp con hầu nhỏ: «Cả mày nữa, chớ có đi vào trong ấy làm gì».
Rồi đôi bàn chân nhỏ nhắn của Athénais lại sượt trên sàn gỗ. Rồi những nụ hôn liên tiếp lặp lại và niềm vui ập đến. Rồi những phản chiếu từ lò sưởi hắt ra, đập lên những đồ vật gỗ đánh xi, lại thích quay cuồng nhảy nhót. Montespan thẽ thọt:
- Nụ cười của em làm con tim anh rạng rỡ lóe sáng hệt như chiếc đèn lồng trong hầm ngầm tối đen vậy.
- Anh yêu, em sẽ đeo đồ trang sức cuối cùng của em: chuỗi ngọc lục bảo nhé.
Louis-Henri đội bộ tóc giả kép cũ kỹ không còn hợp mốt nữa. Trong phố Taranne, họ hô gọi hai xe khênh. Một cửa xe mở ra giữa hai đòn khênh và Athénais bước vào ghế đầu tiên:
- Cho đến khách sạn De Montausier đi!
Những tên khênh xe sau, nơi Louis-Henri đã bước vào, thì hết sức nỗ lực chạy thật nhanh để theo dấu chiếc xe của nữ Hầu tước.
T
9.
rong phòng khách của Marais, Louis-Henri không còn nhận ra vợ mình nữa. Người này, chiều nay, tuyệt vọng là thế, còn bây giờ nàng hệt như một con cá bơi trong nước. Nàng len lách giữa các bàn chơi. Rất nhiều quý tộc gia của triều đình, tối nay ghé qua Paris, ngay lập tức dán chặt ánh mắt vào nàng, tiến sát gần nàng và phỉnh nịnh nàng: «Chiếc váy mới tuyệt vời làm sao, và bà vận nó mới quyến rũ quý phái làm sao! Chính các bà tiên đã bí mật dệt lên tác phẩm này đấy; liệu có tâm hồn sống động nào lại không nhận biết được nhỉ!» Cuộc đàm đạo của Athénais bùng nổ bằng những ngôn từ gợi cảm ngây thơ nhiều hơn là xảo quyệt, dẫu cho chúng cũng rất xảo quyệt đấy. Khi được mời sô cô la đặt trên chiếc khay bằng bạc trắng, nàng làm điệu bộ muốn lấy lý trí ra để giải thích:
- Chớ dùng nhiều quá nhé… nữ Hầu tước De Coetlogon kể rằng không phải do bà buôn bán nô lệ mà bởi vì bà đã ăn quá nhiều sô cô la khi mang thai, nên bà đã sinh ra một đứa trẻ sơ sinh đen như một con quỷ đấy!
Xung quanh nàng, mọi người cười ồ. Những bộ tóc giả tung ra những làn bụi bột đậu tằm. Đi qua gần bàn bi-a, nơi người ta đang gợi lại chuyện ngài Công tước D’Auvergne mới đây đã nhận được cây gậy hình huệ tây*, Athénais bình luận: «Đó là một nguyên soái mà chỉ cần nhìn thấy thôi là một con lợn rừng sữa đã có thể chết ngất». Tính hài hước bạo dạn của nàng đã khiến cái đích mà nàng
đã đến vui sướng và khiến ông ta xúc động dạt dào. «Đó không phải là một người đàn ông, không phải là một người đàn ông nhỏ bé, đó cũng không phải là một người đàn bà, mà là một người nhu nhược yếu đuối».
- Ồ!
Đám quần thần cười phá lên. Môi họ xòe ra để lộ hàm răng gãy và sâu thối nhưng họ lại nhét đầy mồm những quế và đinh hương để tỏa ra mùi hương nhẹ. Một nhà quý tộc cố vấn cho một nhà quý tộc khác: «Những chiếc răng sâu là do có lũ sâu răng trú ngụ nên cần phải giết chúng đi bằng hợp chất nhão được chế biến bằng bột sừng hươu và mật ong». Rồi họ chạm cốc, uống thứ rượu hồi mạnh, rồi hỏi Montespan: «Ông nghĩ gì về chuyện này hả?» Cà vạt đăng ten cũ kỹ, áo chẽn sờn xước, quần nịt ống thẳng cứng méo mó cũ nát, Louis-Henri, dưới lớp trần nhà sang trọng, xoay áo vét của mình đi. Chàng cảm thấy không thoải mái giữa những nhân vật này mà với họ, ta luôn luôn phải mở miệng để cười hay để nói. Chàng nhận ra, trước mặt mình, mái tóc điển hình có tính cách của Athénais buông lơi xuống hai bên gáy, xệ hẳn về phía sau và được giữ lại bằng một chiếc vòng nhỏ. Từ phía sau, chàng ôm eo và cúi xuống ngang tai nàng, người đó quay lại. Đó không phải là là Athénais mà là một nữ nhân xa lạ có mái tóc hệt như nàng. Chàng lúng búng xin lỗi: «Ô, xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã tưởng là…», và chàng chợt nhận ra có rất nhiều các quý bà trong đám đã bắt chước kiểu đầu theo lối khờ khạo của vợ mình. Một Công tước (Lauzun) - tầm thước - nhếch mép trước cảnh tượng của loài giống cái:
- Nếu phụ nữ là thứ mà các bà trở thành do các mẹo vặt, khuôn
mặt sáng bừng nhường ấy và cặp chì nhướng ấy do màu đỏ mà họ chát lên, thì các bà ấy sẽ là những người không thể an ủi được. Ba con chó nhỏ Bologne tháp tùng ông ta. Khi Lauzun phụt rắm, thì khi ấy ông ta lại kết tội chúng về sự bất cẩn. Montespan lảng ra xa. Một ban nhạc dương cầm chơi các vũ điệu brăng-lơ và cua-răng. Những thanh kẹo hoa quả được một đoàn đầy tớ đem tới phục vụ. Bên một bàn chơi hô-ca, Louis-Henri đặt một món nhỏ, chơi để mà chơi. Chàng bắt quả tang những tiếng giễu cợt thì thầm, cảm nhận những ánh mắt, nhưng chàng chỉ còn để tâm dành mắt nhìn cô nàng tóc vàng của mình, ở phía xa xa kia.
Thoải mái trên một chiếc đi-văng, nàng trông giống như một nàng búp bê tuyệt mỹ và ưa khoái lạc được rất nhiều người vây xung quanh. Cuộc sống lấp lóa dưới trần nhà giả đá cẩm thạch trang trí viền bằng các loại hoa quả và phong cảnh đồng quê, khiến nàng hài lòng. Nàng thích thú bông lơn với ngôn từ:
- Phu nhân De Ludre, bị người tình bỏ rơi, đã chẳng còn nói đến chuyện gì khác ngoài việc rút về ở ẩn trong một tu viện dòng Các mel. Thôi, nói về bà ấy đã khá nhiều rồi. Nữ hầu phòng đã quỳ mọp dưới chân bà để ngăn cản chủ mình làm điều đó; liệu có ai kháng cự được điều này không?
Đồ trang sức trên áo quần của cả đám người náo động do một tràng cười nổ giòn tan, trong lúc nàng tiếp tục: «Một bàn chân bà ta trở nên to tướng kể từ khi bất hạnh xảy đến. Bà ta thật đáng ngạc nhiên đấy. Mỗi khi nhìn thấy một con cá nhà táng, thì tôi lại nhớ đến bà ấy. Hôm nọ, khi bà ấy từ trên xe bước xuống, tôi đã thoáng thấy một bên đùi bà ta gần như to bằng cả người tôi lận. Nhưng tôi
cũng phải nói thật là tôi đã gầy đi rất nhiều rồi!»
- A ha!…
Một số quý bà đứng dậy và tè ngay ra dưới váy. Lũ gia nhân đến ngay và dùng khăn lau đi. Montespan mủi lòng, đứng ngắm Athénais đang muốn tỏa sáng hệt như một đứa bé gái chơi trò công chúa giữa các tràng cười mà nàng tạo lên. Có lẽ bởi công cuộc chiến chinh của Louis-Henri đã nhanh chóng đến hồi kết - rằng chàng đã chẳng ghi được công danh gì trên chiến trường để thu hút sự chú ý của Quân vương -, vậy vợ chàng đã quyết định thành công, nàng, với chính những khả năng và phương tiện của mình. Khi nói về Phu nhân De Guiche, bị thất sủng trong cung điện, Athénais kết luận:
- Bà ta mất cân đối đến tận con ngươi mắt. Mắt bà ta mang màu khác nhau, và mắt vẫn là tấm gương phản chiếu tâm hồn con người, những sai sót này tựa như một lời cảnh báo mà thiên nhiên ban tặng cho những ai tiến lại gần bà ta, để khỏi phải quan trọng hóa quá tình bạn của bà ta đấy mà.
Athénais thốt ra các sự thật mang tính giết người nhất trên một chất giọng thơ ngây và dáng vẻ hoàn toàn bông lơn. - Quý bà de Guiche tự quấn tóc, tự rắc phấn và ăn trong cùng một lúc. Cùng những ngón tay thay nhau vén tóc, cầm nùi thoa phấn rồi lại nhón bánh trong liễn. Bà ta ăn cả phấn trang điểm và vương mỡ lên tóc. Tất tật làm thành một bữa ăn thịnh soạn và một mái đầu duyên dáng!
Trong xã hội ích kỷ và phù phiếm của Marais này, hoàn toàn chẳng có tình thương hại do bản chất chúng vốn thế, nơi mà những trận chiến diễn ra rất cam go, hoang dã để dành lại một đặc ân,
Athénais thì giỏi làm điều ấy hơn cả:
- Viên linh mục của Hoàng thượng hả? Viên cha sứ La Chaise ấy đúng là một bục nhà xí thực sự. Ông ta có một người tình, quý bà de Bretonvilliers, mà tôi đặt cho biệt danh là «Thánh đường».
Lệnh bà Montespan luôn có từ để chế giễu tất cả: «Tiểu thư Untel hả? Xinh đẹp từ chân lên tận đầu nhưng trí óc thì không hơn một con mèo sữa»; «Bà Machin hả: vẻ đài các và sắc đẹp của bà ta thì chỉ xoay quanh nụ tầm xuân»; «Hầu tước Bidul thích tiếp khách ở nhà mình nhiều đến nỗi mà khăn trải bàn nhà ông ta bị đóng găm xuống. Ông ta mang một vẻ xuất chúng giả dối nào đó, thói thoạt đầu có thể làm lóa mắt những kẻ dại dột nhưng lại không lừa được những người cất công suy ngẫm»; «Tiểu thư Truc* cùng lúc có rất nhiều cái đủ cũng như rất nhiều cái thiếu»; «Quý ông là một người đàn bà ngố nhất trên đời, còn vợ ông ta, Quý bà, lại là người đàn ông đần nhất mà ta chưa từng gặp bao giờ. Chồng bà cho bà những đứa con, được trợ giúp bằng một chuỗi tràng hạt mà ông quấn quanh của quý của mình, cái ấy tạo điều kiện cho vô vàn tiếng kêu lách chách dưới tấm drap hôn thú».
- Ồ ồ ồ!
Hàng loạt tràng cười bùng nổ phô những cặp lợi móm mém bốc mùi của đám quần thần ngu xuẩn và đầy bụi phấn… Ta không thể nhìn thấy gì khác nữa ngoài những trang phục của tất cả lũ người này. Còn Louis-Henri, chàng cảm thấy vụng về trong mớ quần áo cũ rích và dưới bộ tóc giả rộng thùng thình, nặng trịch vá víu vụng về. Đứng giữa vòng thân mật thanh nhã và khăn trùm dài của tất cả các loại màu sắc này, những hoa tai, những vòng đeo cổ, chàng cảm
thấy hơi xấu hổ, cồng kềnh. Athénais, cúi thấp trán trước những lời tán thưởng, bỗng ngẩng lên, nhận ra chồng đứng một mình, liền đứng dậy và đi về phía chàng:
- Anh không buồn chán chứ, hả Louis-Henri? Anh có muốn mình về bây giờ không? Ổn cả chứ hả?
- Ổn mà. Thấy em rất hài lòng được ở đây là anh vui rồi. - Anh tốt quá…
- Khi em bước đến đâu thì những người đàn bà khác trở nên vô hình ở đó. Khi em nói, em bắt họ phải câm lặng. Em thật nhộn, em đẹp vô cùng…
- Nữ Hầu tước, phu quân bà quả có lý đấy, chủ nhà - nữ Công tước De Montausier thốt lên - trong lúc đi về phía cặp Montespan, trên tay bê một con mèo cái mà bà còn đeo cho nó cả vòng cổ và hoa tai. Tại Pháp chẳng có người phụ nữ nào dí dỏm hơn bà, và có rất ít người ngang hàng được với bà đấy. Đi qua trước mắt bà, tức là đi qua trước hàng vũ khí.
- Vâng, Athénais cười mỉm, tôi có thiên tư nói những điều vui nhộn và hài hòa, bao giờ cũng mới mẻ, mà không ai, kể cả tôi chờ đợi chúng cả.
- Á à!
Hầu tước Montespan phì cười, cả nữ Công tước lẫn chồng bà, đang tiến lại gần, cũng đều cười òa:
- Còn về vẻ đẹp của bà, thưa nữ Hầu tước, một ngày mùa thu, khi bà đến khiêu vũ ở cung điện Versailles, tôi đã nói với Hoàng thượng: «Hãy xem kìa, thưa Bệ hạ, đó là một bức tượng đẹp tuyệt
"""