"
Chó Xanh Lông Dài - Hwang Sun-mi full mobi pdf epub azw3 [Thiếu Nhi]
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chó Xanh Lông Dài - Hwang Sun-mi full mobi pdf epub azw3 [Thiếu Nhi]
Ebooks
Nhóm Zalo
CHÓ XANH LÔNG DÀI
Dịch từ nguyên bản tiếng Hàn: 푸른개 장발
Blue Dog, Jangbal by Hwang, Sun-mi
Copyright © Hwang, Sun-mi 2012
Bản quyền bản tiếng Việt © Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 2015.
Tác giả: Hwang Sun-mi
Hwang Sun-mi sinh năm 1963 ở Hongseong, Hàn Quốc. Cô theo học sáng tác tại
Đại học Nghệ thuật Seoul. Xuất hiện lần đầu với tư cách một nhà văn vào năm 1995, đế nay Hwang Sun-mi đã xuất bản hơn 30 cuốn sách bao gồm nhiều thể loại khác nhau.
Tác phẩm của Sun-mi chạm đến hàng loạt chủ đề, như sự va chạm giữa truyền thống và hiện đại; vấn đề cùng sinh tồn và việc theo đuổi tự do, tất cả lồng ghép rải rác xen giữa các mô típ truyền thống. Cô được biết đến nhiều nhất với tư cách một tác giả văn chương fantasy (kỳ ảo), với tư duy phê phán nền văn minh hiện đại và niềm kính sợ to lớn trước thiên nhiên và các sinh vật tự nhiên.
Hwang Sun-mi được trao nhiều giải thưởng văn học thiếu nhi trong nước, trong đó có Giải thưởng truyền thông thiếu nhi của đài SBS (SBS Children’s Media Award) năm 2001 và Giải thưởng văn học thiếu nhi Se jong (Se-jong Chidren’s Literature Award) năm 2003.
MÙI CỦA LÃO THỢ HÀN
“Gừ rừ rừ rừ.”
Vàng khẽ ngẩng đầu lên và gừ gừ trong miệng. Nhưng tất cả cũng chỉ có vậy.
Vàng vẫn nằm dài ra cho đàn con mới sinh bú, chúng ngậm ti chặt đến nỗi chẳng đứa nào trong đám chó con để lộ ra dù chỉ là một tí răng. Không nhịn được Vàng xổ toẹt một câu.
“Nhìn cứ tưởng cả lũ chết đói đến nơi rồi mới được bú không bằng!”
Lạch cạch.
Cánh cổng bằng lưới sắt cùng chiếc chăn vắt cẩu thả bên trên mở ra, chừa chỗ cho những cơn gió lạnh lùa vào trước tiên. Vàng rùng mình run lẩy bẩy, đưa mắt về phía cổng. Nó vừa nhìn lướt qua cây hồng phủ đầy lá đỏ thì ông lão bước vào. Chỉ cần nghe tiếng bước chân, Vàng cũng đủ biết là ai đang đến rồi. Nếu là người khác, thì đừng có mơ lại gần nó. Vì Vàng chỉ mới sinh con được đúng mười ngày.
Ông lão đóng cổng lại và đặt một cái nồi nghi ngút khói xuống đất, đoạn lão rít điếu thuốc rồi phả ra cả đám khói làm cho toàn bộ khuôn mặt lão trông mờ mờ ảo ảo.
“Lông cả đám khô hết rồi này.”
Ông lão chẳng cần mở to mắt cũng rứt được đám chó con đang bám chặt lấy vú mẹ.
“Đám nhóc này thật là! Định hút khô mẹ chúng mày luôn hử.” “Thế mới nói. Lứa này thật háu ăn kinh khủng.”
Vàng rên rỉ đáp lại rồi nhấc thân mình bù xù lông đứng dậy. Nhìn Vàng cực kỳ tơi tả vì bộ lông rối bời cùng những bầu vú dài thõng thượt, bị đàn con ngậm đến tấy đỏ cả lên.
Vàng vội vội vàng vàng lao đến, bắt đầu ngấu nghiến bữa sáng ông lão đem tới. Ông lão ngồi thu mình lại hút nốt điếu thuốc. Cứ thế lão chăm chú nhìn Vàng gầy giơ xương vai, vừa run bần bật vừa vục mõm vào bữa sáng.
Đám chó con bị rứt khỏi vú đang đánh hơi tìm mẹ bằng những chiếc mũi bé tí tẹo. Thế nhưng Vàng chẳng mảy may để ý. Đám con có rên rỉ, càu nhàu rồi bày trò nũng nịu thì cũng vậy. Vàng vẫn chỉ dồn hết sự tập
trung vào bữa sáng. Còn ông lão thì đi dập cái lò sưởi dầu đã cháy thâu đêm ở góc chuồng chó.
“Hô hô hô. Đủ màu đủ sắc cả đây này.”
Lão đưa mắt đếm đám chó con rồi nói. Đúng như lời lão, màu lông của đám chó con đầy đủ các kiểu. Hai con màu vàng, hai con màu nâu đốm trắng, ba con màu nâu đốm đen, và một con đen thui từ đầu đến chân.
“Mày cố chịu khổ vài ngày nữa đi. Mấy người nhận nuôi sẽ đến sớm thôi.”
Ông lão đưa bàn tay xù xì thô kệch vuốt ve tấm lưng Vàng. Vàng vẫn vục mõm vào cái nồi nên chẳng buồn cự cãi. Chén sạch sành sanh cả một nồi cơm như vậy mà bụng Vàng vẫn lép xẹp. Nó liếm hết cả những miếng rơi vãi ra ngoài trong lúc đang ăn, rồi tiếc nuối nhìn ông lão với mắt thòm thèm.
Ông lão nhấc lấy một con chó con đốm trắng lúc nãy bị đẩy ra ngoài miếng thảm.
“Chậc chậc. Rốt cuộc con đầu đàn lại...”
Lão nhìn con chó con bằng ánh mắt tội nghiệp. Chưa gì con đốm trắng đã cứng đơ ra rồi.
“Hừm, từ đầu đâu có gì kỳ lạ vậy mà...”
“Lúc sinh ra nó đã yếu rồi. Cũng chẳng được bú đàng hoàng nữa. Sao mà đứa đầu cứ làm tôi xót cả ruột hết lần này đến lần khác thế không biết.”
Vàng ư ử trong cổ rồi lại nằm dài ra. Đám chó con ngay tức khắc mò mẫm chui vào lòng mẹ. Mỗi lần có đứa húc đầu hay đạp đạp chân trước là bụng Vàng lại lúc lắc nhẹ. Đám chó con đứa nào đứa nấy đều cố giành nhau để chiếm cho được một bầu vú của mẹ. Hai anh em lông vàng nhìn khỏe nhất bọn đẩy lũ chó con còn lại sang bên và chiếm lấy hai núm vú ngay chính giữa. Con lông đen bị hất ngã bật ngửa ra sau. Nó cố chen mõm đến gần lần nữa nhưng lại bị chân sau của đám anh em đá văng ra ngoài.
“É é...”
Con lông đen lại đứng dậy. Tiếp tục nhào vào bụng mẹ. Nhưng đám anh em háu ăn không chừa một kẽ hở nào để nó chen vào. Ông lão chăm chú nhìn con chó con lông đen cố hết sức chui đầu vào giữa đám anh em cho bằng được.
“Không phải con đầu đàn sao mày lại bị đẩy ra thế hử?”
Đoạn lão đặt con chó con lông đen lên lòng bàn tay. Nó bé tí tẹo và mềm mại, ngồi yên trong lòng bàn tay đang nhẹ nhàng nâng lên của lão.
“Sao Vàng lại đẻ ra được một con đặc biệt thế này hử. Chưa gì đã mọc hết lông rồi đây này. Cứ đen tuyền cả ra.”
“Tôi cũng mới sinh ra đứa như vậy lần đầu đấy chứ. Cha của bọn nó nhìn cũng có vậy đâu...”
Vàng hững hờ đáp lời lão. Như thể nó cũng chẳng ưng ý chút nào với đứa con kỳ lạ do chính mình sinh ra.
Con chó con lông đen kỳ lạ vừa khịt khịt mũi đánh hơi vừa mò mẫm trong lòng bàn tay ông lão. Có mùi hăng hăng. Lúc bị đám anh em đẩy bật ngửa ra ngoài thảm, nó va vào lưới sắt và ngửi thấy một mùi y hệt. Trên tay ông lão cũng có mùi hăng hăng mà nó đã ngửi thấy ở chỗ lưới sắt. Mắt con chó con lông đen giật giật. Mùi hăng hăng hệt như lúc bị va vào tấm lưới làm nó nhức cả đầu.
Con chó con lông đen từ từ mở mắt. Gương mặt đầy nếp nhăn của ông lão đập vào mắt nó. Trên mặt lão chi chít các vết bỏng đã đóng vảy khô do những đốm lửa li ti bắn ra vì lão thường xuyên làm công việc hàn xì.
“Ô hô? Giỏi chưa này! Mày là đứa đầu tiên mở mắt đấy!”
Lão nhẹ nhàng lôi mấy con chó con đang chiếm chỗ giữa bụng Vàng ra. Và đặt con chó con lông đen vào đó.
KHI CÓ MÙI LẠ HOẮC XỘC ĐẾN
“Mày không buông nó xuống được hử!”
Lão To Giọng vung vẩy cây chổi quét sân. Vì Vàng mẹ đang ngoạm lấy gáy một con lông đốm. Vàng mẹ giật mình, thả Đốm con xuống ngay. Đốm con liền gia vờ như nó sắp chết đến nơi.
Vàng mẹ vừa sủa ầm ĩ vừa chạy biến vào vườn. Thấy vậy lão To Giọng càng nổi đóa. Vì lão lo đám cải thảo sắp phải nhổ để làm kim chi mà bị Vàng mẹ giẫm lên thì hỏng hết.
“Cái con này, còn không mau ra đây?”
Lão To Giọng lại vung chổi lên quát oang oang.
Lão To Giọng không phải ai khác mà chính là ông lão thợ hàn. Vì lão lúc nào cũng lớn giọng quát đàn chó nên chúng mới gọi lão như vậy. Đám chó con cũng không vừa, chúng cực kỳ hiếu động, bày hết trò này đến trò khác. Cả đám gây rắc rối quá sức nên lão To Giọng không thể nào không to giọng cho được.
Đàn chó con đi đâu cũng thành một băng rồi gây đủ thứ chuyện. Cắn đứt giày dép là thường, cả đám còn không tha cho cái mẹt bà lão đặt tuốt
trên vại đựng tương. Bọn nó chén sạch món cá khô trong mẹt, và nhai nát mấy xiên bí ngòi khô. Chán chê rồi còn ị lên đó nữa. Quần áo phơi trên sào bị gió thổi rơi xuống, cũng trở thành đồ chơi cho bọn nó, có lần một đứa còn vào nhà kho lôi mấy sợi dây trong đó ra nghịch, đến nỗi bị quấn cổ suýt chết.phơi trên sào bị gió thổi rơi xuống, cũng trở thành đồ chơi cho bọn nó, có lần một đứa còn vào nhà kho lôi mấy sợi dây trong đó ra nghịch, đến nỗi bị quấn cổ suýt chết.
“Sao không thấy đứa lớn đâu! Không thấy Vàng con của mẹ đâu cả!”
Vàng mẹ đứng giữa vườn sủa ăng ẳng. Thế nhưng lão To Giọng làm sao mà hiểu được tiếng chó.
“Mày cứ nhất quyết làm tao điên lên chứ gì!”
Lão To Giọng cầm cây chổi lên hầm hầm đi vào vườn. Vàng mẹ nhanh chóng chạy ra sau vại đựng tương rồi chuồn qua sân, ra vườn, tót về phía nhà kho để trốn. Cứ thế ầm ĩ mãi một hồi.
“Tôi đã nói là không thấy đứa Vàng lớn đâu mà! Sao lão cứ giả vờ không biết thế hả!”
Con chó con lông đen dài nép mình dưới cửa sổ, nhìn không chớp mắt từ đầu đến cuối cảnh Vàng mẹ và lão To Giọng rượt đuổi qua lại.
Mẹ nổi giận rồi. Phải cản thận để không bị mẹ cắn như Đốm mới được.
Mấy ngày trước cũng vậy. Có một người lạ vào tận trong nhà, giẫm lên thảm làm bốc mùi rồi còn đem cả một con Đốm đi mất. Lúc đó Vàng mẹ cũng rất giận dữ.
Lần này Lông Dài cũng thấy rồi. Sáng nay nó đã thấy một người đàn ông đến tìm lão To Giọng rồi đem Vàng đầu đàn đi mất. Trong lúc Vàng mẹ đi theo bà lão đến trại nuôi gà.
Lông Dài rất ghét mùi tỏa ra từ người đàn ông lạ mặt. Người đàn ông lạ mặt mang đôi giày lốm đốm vết cháy, mùi bốc ra từ đôi giày cũ mòn vẹt của ông ta làm đầu óc Lông Dài choáng váng. Lúc ông ta khẽ cười và bước đến gần, Lông Dài cảm thấy lồng ngực bức bối khó chịu vô cùng. Thế nên nó rùn thân mình xuống thật thấp đầy cảnh giác. Chỉ cần
ông ta đưa tay lại gần, nó sẽ cắn phập một cái cho biết mặt. Nhưng may thay người đàn ông đó không hề để ý đến Lông Dài.
“Khịch khịch khịch. Nhiều cảnh hay ho chưa kìa!”
Tiếng cười rợn tóc gáy vang lên từ trên bờ tường. Một giọng khàn khàn làm người khác khó chịu. Lông Dài ngẩng cổ gườm gườm nhìn lên. Phía trên bờ tường nhà hàng xóm, một con mèo già đang nhìn xuống sân bên này, hệt như xem trò vui.
Đồ xấu xa. Đi qua đi lại mà chẳng có tiếng động gì, còn liếc ngang liếc dọc nữa chứ. Đúng là một con mèo xấu tính.
Lông Dài hướng về phía con mèo già sủa ăng ẳng. Ngay tức khắc, nó thấy con mèo già nhếch miệng cười khẩy như thể có gì đó nực cười. Mắt con mèo nheo lại ti hí còn răng nanh thì hơi nhe ra. Lông Dài cảm thấy lông mình dựng ngược cả lên. Lông Dài ghét những khi con mèo già cười như vậy, nó còn thậm ghét mỗi lần con mèo di chuyển chầm chậm trên bờ tường, bộ lông sọc vằn lập lòe làm nó hoa cả mắt.
Người đàn ông đã đưa Vàng anh đi cũng có giọng nói giống hệt như vậy.
Thấy Lông Dài sủa dữ dội, con mèo già khua khua chân trước như cào cấu rồi phóng qua bờ tường biến mất.
“Giời ạ, ngừng giùm tôi cái đi! Người với chó sao mà giống hệt nhau!”
Bà lão vừa ra khỏi bếp vừa cằn nhằn.
“Cái gì? Gì mà người với chó hử?”
Lão To Giọng nổi giận quát. Bà lão vờ như không nghe thấy, chỉ lo sắp xếp lại cái tạp dề và miếng lót đội đầu trong chiếc thau gỗ. Bà đang chuẩn bị ra chợ bán hàng. Bà lúc nào cũng ra chợ từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, mỗi lần về bà đều để dành mấy mẩu cá vụn luộc, rồi trộn vào cơm cho đàn chó ăn. Thế nên mỗi lần nghe thấy tiếng bước chân bà lão, đàn chó con vẫy muốn rụng cả đuôi mừng bà về.
“Tiền bán cho con ông nhất định phải tiết kiệm đấy. Không lâu nữa là Dong Yi vào mẫu giáo rồi, lúc đó dù không có bao nhiêu cũng phải
cho cháu nó một ít. Thân là ông bà nội cơ mà.”
Nói đoạn bà lão đội thau gõ lên đầu và đi ra khỏi nhà. Tuy nhiên ông lão lại khịt mũi cười.
“Hừ, thằng cháu đi mẫu giáo thôi mà sao lại đụng đến tiền hử? Chúng ta có được cái gì không? Tiền thuê cửa hàng đang dồn lại đó, giờ còn phải trả tiền đặt mua đống phụ tùng xe đạp nữa chứ...”
Lão To Giọng ra dựa người vào gốc cây hồng ngoài sân rồi đi đến chỗ vòi nước. Lão hứng đầy nước vào bát gỗ, sau đó để vào trong lưới sắt chỗ chuồng chó. Đám chó con nhốn nháo thi nhau chạy đến nhúng mõm vào bát nước. Vàng mẹ cũng chen vào giữa đàn con hỗn loạn. Vậy mà Lông Dài chỉ đứng dậy nửa chừng ròi nhìn cả đàn uống nước. Vì Lông Dài biết nếu cứ theo đuôi chen vào rồi cũng bị mẹ đẩy ra ngay.
Những lúc thế này, tuy anh em Lông Dài thể nào cũng sẽ va phải nhau rồi cự cãi, nhưng nếu Vàng mẹ có thể lùi lại sau một tí thì tốt biết mấy.
Lông Dài buồn vì hình như mẹ chẳng thích mình.
“Chẳng gọn gàng chút nào cả. Ngoại hình là một phần của loài chó mà...” Mẹ vừa nói vừa tặc lưỡi làm Lông Dài tự động gục cổ xuống lúc nào không hay. Tất cả là tại lông của nó. Đen thui từ đầu đến chân, khác hẳn với các anh em còn lại. Đã vậy còn cứ mọc hoài mọc mãi, đến giờ đã che hết cả mắt Lông Dài rồi.
Bởi vậy cả mẹ lẫn các anh em đều liên tục bắt nạt Lông Dài. Đàn chó không cho Lông Dài đến gần, cả lúc ăn cơm chung cũng chẳng vui vẻ gì với nó. Vì vậy Lông Dài lúc nào cũng ăn nhanh hơn các anh em, rốt cuộc nó lại sinh ra cái tật đớp lấy đớp để.
Huýt.
Là tiếng huýt sáo của lão To Giọng. Lông Dài cảm thấy toàn thân căng lên.
“Ja Ang! Đừng có lười ăn lười uống nữa.”
Lông Dài đi sầm sầm tới gần bát nước rồi chúi mõm vào. Đoạn nó liếm lấy liếm để nước trong bát. Có mặt lão To Giọng ở đó thì cả Vàng mẹ cũng không dám đụng đến Lông Dài.
Nếu đám chó con đùa giỡn rồi làm lật úp bát nước, thì đây sẽ là toàn bộ số nước thấm họng nó cả ngày hôm nay. Vì cả bà lão lẫn lão To Giọng đều ra ngoài đến tối mịt mới về.
“Mày cứ khác thường đi. Xem ai muốn đem mày đi đây...”
Lão To Giọng vuốt ve lưng Lông Dài, miệng làu bàu. Lông Dài rụt mình lại nhưng nó không tránh ông lão. Vì tay lão tuy xù xì thô ráp nhưng lại cực kỳ ấm áp.
Lão To Giọng luôn lớn tiếng gọi Lông Dài bằng cái tên “Ja Ang”. Dù vậy Lông Dài vẫn hiểu rằng lão đang gọi nó. Lão To Giọng gọi như vậy vì bộ lông dài thườn thượt của nó. Bộ lông đen dài trơn mướt. Thêm vào đó, Lông Dài càng lớn lông lại càng xoăn, thoạt nhìn đã thấy khác
ẳ
hẳn với đám anh em còn lại. Vậy nên giữa đám chó con được đặc biệt danh theo màu lông, chỉ mỗi Lông Dài là có một cái tên riêng.
TÊN TRỘM TRÊN BỜ TƯỜNG
Đêm hôm qua, trời trở lạnh nên sương xuống trắng xóa. Sương phủ trắng trên bờ tường, cành cây, trên mấy cây cải thảo được buộc gốc trong vườn, trên cả đống rạ chất ngoài thửa ruộng trước nhà. Ánh nắng ban mai chiếu xuống làm tan chảy những hạt sương xếp hàng thẳng tắp, lấp lánh lóa mắt.
Con chim ác là bay đến định mổ trái hồng ở tuốt trên ngọn cây. Nhưng thay vì cú ý đến trái hồng, chim ác là lại quay qua quang quác với bờ tường. Vì con mèo già hôm nay bò lên bờ tường sớm hơn mọi ngày và đang chậm rãi đi loanh quanh trên đó.
“Bố Chan Woo này, ông bán chiếc xe đạp đã lắp chưa?”
Bà lão đội cái thau gỗ lên đầu và hỏi. Dù bà có dùng khăn che miệng thì tiếng khụt khịt sịt mũi vẫn lọt ra ngoài. Lão To Giọng cộc cằn trả lời trong lúc dùng khăn tay phủi hết sương bam trên yên xe đạp.
“Tôi đã vá mấy cái lốp xe hỏng rồi còn gì. Nếu cái xe nào lắp xong cũng bán được tuốt thì giờ tôi đã trở thành tỷ phú rồi. Tôi còn đang nghĩ sẽ giảm giá cho ai muốn mua xe đạp nữa kìa...”
“Ông đừng có bán tống bán tháo với giá bèo đấy. Ông đã lắp nó muốn rơi con mắt cả mấy ngày trời mà. Tôi chỉ lo ông sẽ bán đại cho cái bọn dẻo miệng năn nỉ thôi. Ông dễ bị dụ lắm.”
“Bà nói dễ dụ hử? Tôi hử?”
Giọng của lão To Giọng cao dần. Bà lão vội vàng ngậm miệng lại, đội thau gỗ trên đầu đi sầm sầm ra cổng.
“Tới vụ lúa rồi, nghe nói trong xóm rải thuốc chuột nhiều lắm. Ông lo mà giữ mấy con chó đi!”
“Tôi là cha mấy con chó hử? Mắc mớ gì phải lo giữ bọn nó?”
Lão To Giọng còn cố càu nhàu vài câu, vung vẩy cái khăn lau về phía cổng. Nhưng bà lão đã ra khỏi cổng đi mất rồi còn đâu. Lão To Giọng nhìn sang chuồng chó. Đàn chó con đang thò đầu ra ngoài thám thính tình hình, đụng phải ánh mắt lão bèn sợ sệt thụt lùi lại hết.
“Trong xóm rải thuốc chuột ư? Vậy thì nguy hiểm thật.” Lão To Giọng lôi hai tấm ván dựng cạnh lưới sắt chuồng chó ra.
“Ai dà! Phải lo canh giữ chứ. Thương bọn bay còn không hết nữa là. Cả đám quý giá như túi tiền của lão vậy đó.”
Chẳng rõ có phải vẫn bận tâm về việc mình to tiếng với bà lão không mà lão To Giọng không ngừng liếc mắt về phía cổng.
“Ôi trời, cả đêm rên rẩm than đau nhức khắp người vậy mà ban ngày vẫn phải đi bán cá. Con trai con gái chẳng thấy mặt mũi đứa nào, cái số bà lão khổ quá đi mất.”
Lão To Giọng đặt tấm ván lên yên sau xe đạp. Đàn chó con lại thò đầu ngó nghiêng bên ngoài. Vàng mẹ thì đang gật gù nằm thò nửa thân trên ra ngoài lưới sắt chuồng riêng của mình.
“Vàng à! Tỉnh dậy trông nhà trông cửa đi.”
Lão To Giọng đập tay vào lưới sắt căn dặn. Vàng mẹ giật mình đứng bật dậy, còn đám chó con thì cụp đuôi lùi hết vào trốn trong góc chuồng. Lão To Giọng tròng dây xích vào cổ Vàng mẹ. Mỗi lần đi ra ngoài lão đều làm vậy. Do lão đã làm nhiều lần rồi nên Vàng mẹ cũng ngoan ngoãn nghe theo.
“Bà chủ mày mệt rã rời còn ra ngoài buôn bán được. Thế nên, ít ra bọn mày cũng phải giữ nhà cho đang hoàng chứ. Biết chưa hử?”
Lão To Giọng đột nhiên hét lên như người bị quặn bụng. Làm như chuyện bà lão đau bệnh mà không thể nghỉ ngơi là lỗi của bọn chó không bằng. Tuy nhiên Vàng mẹ chỉ lãnh đạm lảng tránh.
“Thủng hết cả màng nhĩ.”
Đám Vàng con liền nhanh nhảu bắt chước.
“Thủng hết cả màng nhĩ.”
“Gấu gấu! Hư quá đi mất, bỏ ngay cái cách cư xử ấy đi nhé!”
Vàng mẹ quát đám con. Bọn Vàng con giật mình ré lên mấy tiếng rồi im miệng lại, cụp đuôi dò xét vẻ mặt của mẹ. Lão To Giọng thấy cảnh đó liền cười hô hô rồi tự nói một mình.
“Không được to tiếng với bọn nhỏ nghe chưa. Chẳng ích gì đâu. Tao cũng từng làm thế nhưng không phải giờ vẫn thành thế này sao. Nói tới mấy đứa con, chúng nó cứ tưởng tự chúng nó lớn lên không bằng. Đã không định sống cùng ông bà già này thì chớ, thậm chí mẹ nó đau bệnh mà cũng chẳng có lấy một cú điện thoại hỏi thăm...”
Vàng mẹ vẫy nhẹ đuôi nhìn lão To Giọng dắt chiếc xe đạp về phía cổng chính, như lời chào lão đi rồi về nhé. Cả đám chó con cũng bắt chước vẫy đuôi chào lão theo mẹ.
Lão To Giọng dã dựng tấm ván lên bịt kín mít mấy kẽ hở phía dưới cánh cổng. Vì cổng có hai phía nên một phía lão dựng cục đá chặn từ trong, sau khi bước ra ngoài lão lại lèn tay bịt tiếp phía bên kia.
Trong lúc lão To Giọng cẩn thận dựng tấm ván thứ hai lên, Lông Dài ở ngay phía trong cánh cổng. Nó ngồi dỏng tai nghe tiếng bánh xe đạp của lão lạc cạch quay tròn, cho đến khi âm thanh đo xa dần. Vừa nghe ngóng Lông Dài vừa tò mò không biết lão To Giọng đi đâu và rất muốn theo thử xem sao.
Lông Dài đi tới dưới gốc cây hồng. Rồi nó lè lưỡi liếm thử trái hồng vừa nãy con chim ác là đang ăn thì làm rơi vỡ. Trái hồng hơi đóng đá nên liếm rất sảng khoái.
“Mèo tao cũng đang đói đây.”
Bỗng từ phía bờ tường vang lên một giọng nói làm Lông Dài khó chịu. Nó ngóc đầu lên ngay lập tức. Một mùi rờn rợn tỏa ra cùng lúc con mèo già chậm rãi đi qua đi lại trên bờ tường.
Vàng mẹ đang nằm nhoài nửa người ra khỏi chuồng chó, say sưa ngủ. Không biết có phải vì mẹ đã già hay không mà chỉ cần ăn cơm xong là mẹ buồn ngủ ngay. Đám chó con thì chạy nhảy hết chỗ này đế chỗ kia trong vườn chơi ú tim với nhau.
“Ruộng nào họ cũng phun thuốc hết rồi. Cứ mỗi lần đến mùa thu hoạch lúa là lại thế này. Đúng là trò của mấy thằng đần! Chẹp, làm suốt mấy ngày nay tao đây chẳng bỏ được con chuột con nào vào bụng. Mấy đứa ơi, có thấy mèo già tao tội nghiệp không nào?”
Con mèo già cười khùng khục rồi nằm bẹp xuống bờ tường. Lông Dài rùng mình chột dạ. Vì nó có cảm giác con mèo già sắp sửa nhảy thẳng xuống sân không chút chần chừ.
“Vợ chồng ông bà lão cũng ra khỏi nhà hết rồi, chắc mấy đứa thấy chán lắm phải không. Tao xuống chơi với mấy đứa nhé?”
“Gâu gâu gâu!”
Lông Dài cố sức sủa cho mẹ nghe thấy. Mẹ gừ rừ rừ trong miệng dọa nạt. Cả đám chó con trong vườn cũng sủa ầm ĩ theo.
“Gì chứ, không thích thì thôi...”
Con mèo già nhẹ nhàng lảng mất sau bức tường. Lông Dài vẫn tiếp tục nhìn về phía bờ tường còn vương mùi con mèo già và sủa không thôi.
“Ồn quá đi! Cứ nhất định muốn phá giấc ngủ ngon của người khác à.”
Vàng mẹ nạt một tiếng. Lông Dài im ngay tức khắc. dù vậy thứu mùi trên bờ tường vẫn làm nó khó chịu mãi.
Lông Dài lững thững quay lại dưới gốc cây hồng thì nghe có tiếng cãi nhau vang lên trong vườn. Không hiểu vì lý do gì mà cả đàn chó con đang hè nhau hiếp đáp một con đốm đen. Đốm đen bị bắt nạt là em út vừa nhỏ con, lại chẳng háu ăn nên yếu hơn hẳn so với anh em trong đàn.
Lông Dài chạy về phía vại đựng tương và sủa gâu gâu.
“Mọi người ơi, đừng làm vậy mà.”
“Đừng có xía vào. Cái đồ chẳng giống ai.”
Con Vàng lớn nhất trong bọn lao đến tấn công. Chẳng hiểu đám anh em làm thế nào mà Đốm út ngã xuống rồi nằm nguyên đó, vừa liếm chân vừa kêu ăng ẳng. Hình như chân em bị chảy máu.
“Cứ thử cãi lại nữa xem. Tao sẽ cắn toạc cả mấy chỗ khác luôn đấy.”
Con Vàng lớn nhất đe dọa rồi bỏ ra khỏi vườn. Mấy anh em còn lại cũng đi theo nó, trong vườn chỉ còn mỗi em út thút thít nằm liếm chân. Chuyện Vàng con ỷ lớn hiếp đáp anh em không phải mới lần đầu. Thế nên Lông Dài cũng mặc bọn nó, tự mình đi tìm thú vui khác.
Lông Dài bắt đầu gặm cái thùng đặt dưới gốc cây hồng. Vì răng nó lúc nào cũng ngứa ngáy. Mấy anh em khác cũng vì ngứa răng quá mà thường muốn cắn xé hoặc gặm cái gì đó. Lũ Đốm con cắn xé cái lưới sắt để giết thời gian là chuyện thường tình. Nhưng Vàng con lại thích cắn mấy con chó con khác hoặc mấy đôi giày nên bị ông lão mắng suốt.
Lông Dài nằm gặm cái thùng một hồi thì có tiếng nhạc ở đâu đó vẳng lại. Âm thanh phát ra từ nhà thờ, đã có lần mẹ nói cho Lông Dài biết. Mẹ nói nếu cứ đi theo tiếng nhạc đó sẽ gặp được cha.
“Mình cũng muốn đi theo tiếng nhạc đó quá.”
Lông Dài nhìn theo hướng phát ra tiếng nhạc, lẩm bẩm trong miệng.
Vàng con bắt đầu cắn xé những món đồ bị gió thổi rơi xuống từ sào phơi, còn mấy con Đốm thì liếm mặt cho nhau. Vàng mẹ vẫn mệt mỏi nằm ngủ gần đó. Một buổi trưa yên ắng với ánh nắng ấm áp ngập tràn trong sân.
“Ẳng ẳng!”
Bỗng nhiên có tiếng thét thảm thiết vang lên. Tất cả đều giật mình nhìn ra phía vườn. Ngay lúc đó, con mèo già mau lẹ len lỏi giữa những cây cải thảo rồi nhảy vọt lên bờ tường chuồn mất.
“Gấu gấu gấu! Có chuyện gì vậy!”
Vàng mẹ thức giấc sủa loạn lên. Nó lồng lên kéo sợi dây buộc cổ căng hết cỡ. Nhưng vì bị xích lại nên Vàng mẹ không thể chạy đi đâu được.
Lông Dài phóng ra vườn đầu tiên. Đó là tiếng thét của em út. Ngay sau đó, các anh em trong đàn cũng chạy tới. Em út đang nằm gục trên luống đất.
“Em cố đứng dậy đi.”
ẳ
Lông Dài đến gần liếm mặt Đốm út. Nhưng Đốm út chẳng còn tí sức lực nào, chỉ mở mắt ra nhìn Lông Dài đúng một lần. Lông Dài nhăn mặt vì mùi rờn rợn của con mèo già.
Máu trên mình em út chảy ròng ròng, bị thương rất nặng. “Mẹ ơi! Mẹ ơi!”
“Em út bị thương rồi!”
“Là con mèo làm đó!”
Không biết phải làm sao nên cả đám đều bật khóc. Vàng mẹ vùng vẫy giật dây xích và sủa vang. Nhưng vì bị xích nên nó chỉ có thể chồm chồm chạy vòng quanh chuồng chó.
“Liếm cho em đi! Đưa em tới chỗ mẹ mau!”
Vàng mẹ hét to, giằng cổ kéo muốn đứt sợi dây xích. Nhưng đám chó con không đứa nào làm được như mẹ. Chúng chỉ biết đứng giậm chân thình thịch đầy sốt ruột mà thôi.
“Hú hú! Em út không đứng dậy được.”
“Âu âu! Mẹ phải tới mới được!”
“Mấy đứa ơi! Tới chỗ mẹ đi…”
Có lẽ do cố sức giằng khỏi dây xích mà cổ Vàng mẹ như sắp đứt đến nơi. Vàng mẹ thở hổn hển, thè cả lưỡi ra ngoài. Mỗi lần Vàng mẹ nhảy chồm lên, dây sắt lại kêu ầm ĩ, chuồng chó cũng bị giật lắc theo. Thế nhưng chuồng chó đã được cố định bằng sắt chắc chắn nên khó lòng xê dịch nổi.
Đốm út toàn thân đau đớn, nặng nề thở dốc. Nước mắt em chảy ra cùng với tiếng rên ư ử. Đốm út nằm rên rỉ một mình, mệt mỏi khép mắt lại, cuối cùng em không nhúc nhích chút nào nữa.
“Hú ú ú ú ú!”
Vàng mẹ mếu máo khóc, ngẩn cái cổ bị xích chặt lên trời.
Lông Dài nhìn lên bờ tường với cặp mắt rưng rưng. Con mèo già vờ như không biết gì nằm bẹp xuống bờ tường, lè cái lưỡi dài ngoằng ra liếm
nhẹ vành miệng.
“Gấu gấu! Thật xấu xa!”
Lông Dài vừa khóc vừa sủa to.
“Meooo. Sao lại là lỗi của tao? Tao chỉ đánh hơi thấy nó bị thương thôi mà.”
Con mèo già từ từ đứng dậy đi loanh quanh trên bờ tường. Vì muốn làm gì đó cho Đốm út nên Lông Dài không bỏ đi đâu được. Sọc vằn trên mình con mèo già làm đầu óc Lông Dài quay mòng mòng.
“Hú ú ú ú ú!”
Vàng mẹ lại ngẩng lên trời khóc. Tiếng nhạc từ nhà thờ lặng lẽ vang lên như muốn an ủi.
Một buổi tối buồn bã trùm xuống cả ngôi nhà. Sau khi Đốm út được chôn dưới gốc cây hồng không bao lâu thì có bà hàng xóm qua chơi. Và lại đem một con Đốm đi mất.
NGƯỜI BẠN NGỌT NGÀO
Cả đêm tuyết rơi dày trắng xóa.
Lông Dài dậy thật sớm đi lang thang chỗ này chỗ kia và để lại đầy dấu chân trên tuyết. Chắc hẳn do lòng bàn chân nhột quá nên nó không thể bước đi một cách nhẹ nhàng được. Thế là Lông Dài vào vườn và ra sức đào bới cào cấu mặt đất phủ đầy tuyết.
Chim ác là kêu vang trên cây hồng trơ trụi. Hình như vì trời trở lạnh mà giọng chim ác là vừa trong vừa cao và vang xa lanh lảnh.
Con chim ác là bay vù xuống trước chuồng chó, thử mổ vào tô cơm chó bị vét sạch sành sanh. Nhưng nó mau chóng nhận ra trong tô chẳng còn lấy một hột cơm, đành tiếc nuối dáo dác nhìn quanh rồi lại bay lên cây hồng. Dạo gần đây kiếm miếng ăn chẳng dễ dàng chút nào nên chim ác là thường dòm ngó và lấp đầy bụng bằng cơm của đàn chó.
Cửa sổ cọt kẹt mở ra. Gương mặt nhăn nheo của lão To Giọng cùng một đứa trẻ xuất hiện. Đứa trẻ đó chính là Dong Yi, cháu trai của lão To Giọng vừa đến nhà lão vào tối muộn hôm qua.
“Oa! Tuyết kìa!”
“Đúng rồi! Rơi quá trời luôn!”
Dong Yi vỗ tay bốp bốp, lão To Giọng cũng vỗ theo. Dong Yi mở cửa chạy ngay ra ngoài. Thấy vậy Vàng con đang ngồi co ro vì lạnh giật mình đứng bật dậy lùi lại phía sau. Trước đó, Vàng con đã ngoạm lấy một chiếc giày dễ thương rồi lôi qua khe cửa làm đồ chơi.
“Ơ? Giày của mình...”
Mặt Dong Yi nhăn nhó. Chiếc giày nhỏ vẫn đang bị Vàng con gặm lấy gặm để. Vì muốn cắn nốt chiếc giày đã tơi tả cả phần mu bàn chân nên Vàng con dù lùi lại cũng không chịu nhả chiếc giày khỏi miệng.
“Giày của con...”
Dong Yi chỉ vào Vàng con mếu máo chực khóc. Lập tức, Vàng con tới gần Dong Yi với cái đuôi ngoe nguẩy, định liếm lên bàn tay cậu bé. Nhưng Dong Yi đã đỏ bừng mặt, ngồi thụp xuống bật khóc oa oa. Thấy vậy Vàng con liền nhảy cẫng lên, đặt hai chân lên ngực Dong Yi rồi bắt đầu đùa giỡn.
“Sao mày lại làm thế hả!”
Dong Yi nổi giận nắm chặt tay. Cậu bé đánh tới tấp vào má Vàng con. Ăng ẳng! Vàng con rú lên rồi nằm bẹp xuống. Thấy vậy Lông Dài và Đốm đều khựng ngay lại.
“Biết ngay mày sẽ bị vậy mà! Cho đáng đời!”
Đốm vừa cào cào chân vừa gào toáng lên chỉ trích. Đây là lần đầu tiên chúng thấy Vàng con bị đánh. Tuy nhiên khi bắt gặp cái liếc mắt sắc lẻm của Vàng con, Đốm liền quay lại ngay với trò gặm lưới sắt đang bỏ dở.
Lông Dài thấy lo cho Vàng con nên lẳng lặng tới gần, định liếm cho Vàng con nếu nó bị thương. Lông Dài thường nhớ đến em út. Mỗi lần nhớ Đốm út, Lông Dài luôn nghĩ biết đâu em sẽ không chết nếu nó liếm cho em nhiều hơn, chăm sóc em nhiều hơn.
“Bắt đền đi! Bắt đền đi!”
Dong Yi vừa giậm thình thịch đôi chân nhỏ vừa khóc toáng lên.
Mọi người trong nhà giật mình chạy ra ngoài. Lão To Giọng đi đầu, mẹ Dong Yi theo sau. Bà lão cũng từ nhà bếp chạy ra, trên tay còn cầm muôi múc canh, bố Dong Yi thì xuất hiện với khuôn mặt ngái ngủ vì vừa tỉnh giấc.
Lão To Giọng phát hiện ra đôi giày tả tơi của Dong Yi.
“Cái lũ này...”
Lão To Giọng trợn trừng mắt bước ngay xuống sân. Rồi lão nhặt cây chổi lên. Vàng con cụp chặt đuôi, giật lùi tức thì.
“Gấu gấu! Chạy thôi!”
Lông Dài giậm chân trước sủa váng. Vàng con với thân hình to lớn nhảy bật lên rồi nhanh chóng chạy mất. Lão To Giọng theo sau vung vẩy cây chổi trên tay nhưng Vàng con đã lách qua vại đựng tương rồi phóng ra vườn, luồn xuống dưới cổng chính và chuồn ra ngoài biệt tăm.
Lão To Giọng quay lại, thở phì phò vì tức giận, hơi thở trắng xóa phun ra từ miệng lão. Thình lình cây chổi lao vút xuống Lông Dài.
“Bọn mày cắn nát cả đôi giày mới, giờ nói tao phải làm sau đây hử, hử!”
Cây chổi đập xuống lưng Lông Dài không chút thương xót. “Ẳng ẳng! Không phải con mà!”
Lông Dài giật mình bỏ chạy, nó sững sờ và oan uổng không nói nên lời. Tuy bỏ chạy vì không muốn bị ăn đòn nhưng Lông Dài vẫn rất tủi thân nên cứ quay đầu nhìn lại phía sau suốt. Lão To Giọng vẫn cầm cây chổi trên tay hầm hè hăm dọa.
“Ông ơi, là Vàng con đã làm đấy...”
Dong Yi sụt sịt nói. Nghe cháu mình nói vậy, lão To Giọng cũng chẳng thấy có lỗi. Lão bắt đầu chuyển sang dùng cây chổi quét tuyết trên sân và cằn nhằn “Cái lũ phá của này... Sao lại đi học ba cái tật xấu cắn giày cắn dép cơ chứ.”
ẳ
Lông Dài buồn rười rượi, gục đầu đi thẳng về chuồng chó với cái lưng bỏng rát. Vừa đi nó vừa nghĩ, chẳng thể hiểu nổi lão To Giọng nữa. Có lúc dường như lão rất thương yêu nó, có lúc lão lại như mẹ và các anh em, đối xử với nó chẳng khác nào kẻ lạc loài.
Lão già thất thường. Đáng lẽ lúc lão lớn giọng quát mắng thì mình đừng nên đến gần mới phải...
Lão To Giọng ra ngoài sau khi ăn xong bữa sáng. Lão định đi mua giày mới cho Dong Yi. Nhưng vào ngày mùng một Tết chẳng có tiệm giày nào mở cửa nên lão đành quay về tay không.
“Cắn nát đôi giày mới rồi mà đến cơm cũng không bỏ thừa nữa?”
Lão To Giọng buông một câu khi thấy Vàng con chén sạch sành sanh bát canh bánh gạo. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, Vàng con cũng không rời mõm khỏi tô cơm. Nó chính là con chó tuyệt đối không để ai cướp mất miếng ăn cho đến khi có người lôi cổ nó đi.
“Mấy đứa con nít đều thế chứ gì. Thể nào chẳng phải phạm lỗi trước khi học được gì đó. Đặc biệt là lũ chó con, răng bọn nó cần được mài giũa mà. Đều là kế thừa từ tổ tiên cả thôi.”
Vàng mẹ lẩm bẩm trong khi gặm khúc xương lâu ngày mới có.
Lông Dài ăn uống tương đối no nê rồi ra nằm phơi nắng. Cả khi Đốm rủ đi chơi và bắt đầu đùa giỡn với nó, Lông Dài vẫn vờ không nghe thấy gì. Dong Yi xỏ đôi giày lông to đùng của lão To Giọng và đến gần Lông Dài. Lông Dài hơi hồi hộp nhưng cũng không tránh né cậu bé.
“Mày giống sư tử quá.”
Dong Yi nhìn Lông Dài chằm chằm và nói. Lông Dài vẫn nằm nguyên đó nhìn lại Dong Yi. Vì đám lông dài phía trước mà nó phải chớp chớp mắt mới nhìn được. Dong Yi là một đứa bé có đôi mắt lấp lánh và bầu má hồng hào.
“Lông mày dài thật đấy. Dài lắm luôn.”
Dong Yi ngồi nép mình vuốt ve Lông Dài. Cậu bé vuốt lưng nó, sờ vào chân nó, cậu rẽ cả bộ lông rậm rạp và nhìn thẳng vào mắt nó nữa. Một mùi ngọt ngào tỏa ra từ Dong Yi. Dong Yi lục lọi trong túi rồi lấy ra một thứ gì đó đưa cho Lông Dài.
“Ăn đi. Sô cô la đấy.”
Lông Dài phồng mũi lên ngửi và nhanh chóng đớp gọn thứ tròn nhỏ trong tay cậu bé. Lần đầu tiên Lông Dài ăn món ngon như vậy. Nhưng lại ít quá. Lông Dài liếm đi liếm lại bàn tay còn vương mùi sô cô la của Dong Yi.
“Á á, nhột quá. Đã nói là nhột quá mà.”
Lông Dài rất thích Dong Yi cười haha. Nó thích cả giọng nói nhẹ nhàng của Dong Yi khác hẳn với lão To Giọng, và cảm thấy bàn tay nhỏ nhắn ngọt ngào của Dong Yi đối xử với nó đầy tình cảm.
Dong Yi thong thả kéo lê đôi giày lông to đùng của lão To Giọng, đi lấy một chiếc lược chải lông cho Lông Dài. Cậu bé còn vuốt đám lông che mắt Lông Dài qua một bên rồi lấy kẹp phơi đồ kẹp gọn lại.
Ha ha. Nhột nhột mà thoải mái quá.
Lông Dài nhắm chặt mắt nằm dài ra sung sướng.
“Gâu gâu. Làm thế cả cho mình đi.”
“Mình nữa mình nữa. Mình dễ thương hơn nó mà! Nó là đứa bẩn thỉu.”
“Đúng đó, nó là đứa chẳng giống ai cả.”
Đốm và Vàng con ganh tị xúm lại quanh Lông Dài. Cả hai còn lăn lộn vô ích và nhảy cẫng lên chẳng để làm gì. Có lẽ vì Dong Yi rất thích sờ bộ lông dài của Lông Dài nên cậu bé chẳng hề để ý đến mấy con chó con khác.
“Dong Yi à, mình về thôi con.”
Bố Dong Yi bất ngờ nhấc bổng Dong Yi lên và ôm vào lòng. Vì cậu bé không còn giày để đi nữa. Mẹ Dong Yi bước ra với đôi tay đùm đề các bọc gói. Lúc tới họ chỉ mang mỗi một cái túi xách.
Lão To Giọng cũng cằn nhằn với bản mặt sưng sỉa.
“Tự dưng về làm gì để hỏng cả đôi giày mới... Ở đâu ra cái kiểu chưa gì đã đi rồi. Mua cho thằng bé đôi giày hay gì để nó mang rồi đi cũng được mà...”
Mọi người có vẻ không nghe thấy lời lão To Giọng nên chẳng ai hé môi nói câu nào. Cả bố lẫn mẹ Dong Yi chỉ im lặng đi ra cổng chính. Bà lão cầm gói đồ theo sau. Lão To Giọng bất đắc dĩ theo sau cùng. Nhưng tất cả đều dừng lại trước cổng.
“Cha ở lại mạnh khỏe. Chúng con sẽ lại về ạ.”
Mẹ Dong Yi mở lời trước rồi quay đi. Bố Dong Yi thì bước ra khỏi cổng mà chẳng chào hỏi một lời. Dong Yi ở trong vòng tay bố vẫy tay chào.
“Tạm biệt nhé Lông Dài.”
“Gâu gâu! Cậu đừng đi mà. Ở lại chơi với mình nữa đi.”
Lông Dài theo sát gót bố Dong Yi vì tiếc nuối. Từ sau khi họ ra khỏi cổng, Lông Dài cứ cuống lên chạy qua chạy lại giữa gót chân bố Dong Yi và chỗ lão To Giọng đang đúng. Rồi một tiếng hức vang lên, Lông Dài dừng lại. Bước chân của bố Dong Yi quá nhanh so với nó và đã xa dần.
“Người già có nhiều chuyện buồn thật. cũng đành chịu thôi. Thằng Chan Woo mà thành tài, thì chẳng có lý gì nó lại vờ không nhận cha mẹ được. Một lúc nào đó nó sẽ nói rằng, cả nhà ta hãy sống cùng nhau thôi. Giời ạ, lại suy nghĩ vớ vẩn rồi. Chẳng làm gì được cho nó, chỉ mong chờ thì đúng là tham làm mà...”
Lông Dài thấy lão To Giọng thờ dài thườn thượt. Nhìn như thể, vai lão đang chùng xuống và lưng thì còng đi vậy.
“Thế là nhà lại vắng vẻ một thời gian rồi. Chúng nó cũng có hay về đâu. Hễ nhớ đến thằng cháu nhỏ thì lão già này phải làm sao đây...”
Lão To Giọng lại cầm cây chổi lên. Và bắt đầu quét sân. Vừa nãy lão đã dọn sạch tuyết rồi vậy mà giờ cứ quét đi quét lại mãi.
“Gấu gấu gấu.”
Đột nhiên Vàng mẹ trở nên căng thẳng. Lát sau, bà thím nhà bên bước vào. Đó là bà hàng xóm hay sang chơi mỗi khi bà lão ở nhà.
“Bố Chan Woo, sân sạch rồi mà ông vẫn quét nhỉ. Sân vườn sáng loáng cả rồi đây này.”
Bà thím cười cười mở lời. Có lẽ vì ngượng nên lão To Giọng nhanh chóng dựng cây chổi vào gốc hồng.
Lông Dài đến gần, đưa mũi về phía bà ta khịt khịt ngửi. Mùi thuốc bắc thơm thơm tỏa ra. Vì bà ta làm ở viện châm cứu nên trên người có mùi
này.
“Ông bán Vàng con cho tôi nhé. Tôi sẽ trả giá tốt cho ông.”
Bà thím nhìn chằm chằm vào Vàng con và nói. Nghe thấy vậy, Vàng con vểnh tai lên thám thính rồi sủa. Đốm cũng sủa theo. Vàng mẹ thì càng lúc càng sủa to hơn. Xem ra cuối cùng đến cả Vàng con cũng bị bán đi mất thôi. Bị bán đi có nghĩa là rời ngôi nhà này mãi mãi, không bao giờ trở lại.
“Ở đâu có chuyện đó. Vàng con thì không được rồi.”
Lão To Giọng lắc đầu.
Lông Dài cũng vô thức ngóc đầu lên nhìn lão To Giọng. Thấy ngày ngày lão la mắng Vàng con, nó cứ tưởng lão ghét Vàng con nhưng hình như không phải thế. Vậy thì ai sẽ bị bán đây. Lông Dài đột nhiên cảm thấy lông mình dựng đứng cả lên.
“Ông định nuôi nó như con mẹ à?”
“Phải vậy chứ. Nó khỏe nhất trong đàn mà.”
“Tôi cũng thích Vàng con vì vậy đấy.”
“Vậy cũng không được đâu. Giờ mẹ nó cũng già rồi.”
Lão To Giọng lần lượt nhìn Lông Dài và Đốm rồi nói. Lông Dài bất giác rùng mình. Tâm trạng ủ rũ, buồn rười rượi ập đến. Vai Lông Dài thõng xuống, nó chậm chạp bước vào trong lồng sắt.
MIẾNG MỒI KHẢ NGHI
“Bọn nhãi ranh hãy mau ngủ đi, những kẻ già nua đã kiệt sức rồi. Mùa đông giấu giếm điều chi thì bọn bay cứ thử trải qua một lần khắc biết. Mùa đông đầy rẫy những bí mật.”
Con mèo già làu bàu phía trên bờ tường. Cơ thể mụ càng lúc càng chậm chạp, giọng nói cũng chẳng có nổi chút sức lực. Phải chăng vì mùa đông đến nên con mèo già bỗng gầy sọp đi.
“Gấu gấu! Đừng có lảng vảng lại phía này.”
Lông Dài đáp trả một cách dữ dội. Dù ở tuốt trên bờ tường nhưng con mèo già vẫn giật mình. Mùa đông vừa đến lũ chó con đã lớn nhanh như thôi.
“Mùa đông cũng gây ra chuyện gì với mày ấy nhỉ.”
Con mèo già nhướng đôi mắt hình trái xoan lên và nói.
“Gây ra chuyện gì cơ? Với tôi ấy à?”
“Đúng vậy, với mày đấy. Nhìn đi. Trông mày chẳng khác đi rồi thôi? Rõ là chuyện quái dị. Ý tao là cả đời tao mới thấy con chó như mày đấy.”
Lông Dài lo lắng khi thấy con mèo già nghiêng đầu qua một bên. Mụ nói mùa đông gây ra chuyện gì cơ chứ. Mẹ cũng có nói tiếng nào đâu. Lông Dài chỉ đến gần thì mẹ đã không thích rồi.
“Xem này, Vàng. Rốt cuộc cha nó là ai thế?”
Con mèo già thò cổ ra hỏi Vàng mẹ.
“Gừ... gấu! Đồ xảo quyệt! Mày ở đó bốc phét định bày trò vớ vẩn gì nữa thế hả?”
Vàng mẹ trợn trừng mắt cảnh cáo.
“Khì khì khì. Khắp mình nó đen ngòm, lông cũng rậm rạp rõ lố lăng, vậy mà giờ còn mọc thêm cả lông trắng nữa. Thế coi như chưa lớn được tí nào đã già khú đế rồi còn gì? Rốt cuộc là mùa đông đã làm trò gì với mày thế hả?”
“Lông trắng ư?”
Lông Dài nhìn xuống săm soi cơ thể mình. Đám lông dài ngoằng loăn xoăn của nó bị phủ bụi, nhìn không rõ. Lông Dài cứ nghĩ là do nó suốt ngày sục sạo hết chỗ này chỗ kia nên bị dính thứ gì nhưng hình như không phải vậy.
“Không sai tí nào. Đúng là mùa đông đã làm gì với mày rồi.” “Làm gì là làm gì cơ?”
“Chậc chậc, sao mày đần thế! Chuyện đó cứ phải nhất định từ chính miệng tao nói ra à?”
“Nếu không phải mấy lời vớ vẩn thì nói cho tôi biết đi?”
“Mấy lời vớ vẩn ư? Đối đáp cũng bảnh tỏn ra phết! Cũng phải thôi, với mấy đứa nhãi chỉ biết nhìn mặt đất mà sống thì hết cách rồi.”
“Gừ rừ rừ rừ! Ngậm miệng lại rồi biến đi ngay!”
Vàng mẹ dữ tợn quát. Có lẽ con mèo già biết rõ Vàng mẹ có hung hăng dọa nạt cách mấy cũng không đụng được đến chỗ mụ, nên vẫn đủng đỉnh cất bước đi đến cuối bờ tường. Sau đó mụ ngoác miệng ngáp một cái rõ to, duỗi dài thân hình từng cuộn tròn vo. Dù đã già nhưng răng mụ vẫn nhọn hoắt, còn thân thể thì rất dẻo dai mềm mại.
“Có gì đâu mà nổi cáu. Chuyện mùa đông gây ra có sai chút nào đâu. Cả ông cụ nhà chúng bay cũng đau ốm liên miên rồi sớm tinh mơ nay đã vào bệnh viện rồi còn gì. Chỉ cần đi dạo trên bờ tường này là đủ biết hết tình hình xóm làng rồi!”
“Cái đồ hay chõ mũi vào chuyện người khác! Phải làm sao với cái mỏ của mày đây hả!”
Vàng mẹ xồ ra sủa ngay tức thì. Nhưng chỉ có tiếng kim loại va vào nhau và dây xích cổ bị kéo căng ra mà thôi. Lúc này, bên kia tường vang lên tiếng gọi “Bươm bướm đi về ăn cơm.”
“Meoo, phải ăn chứ. Nhai cho kỹ nữa.”
Con mèo già cười khúc khích rồi lẳng lặng chuồn mất.
Lông Dài lại đi đến dưới chiếc xe đạp của lão To Giọng và nằm xuống. Lời của con mèo già thật khó lọt lỗ tai.
Sao mùa đông lại gây chuyện gì đó chứ?
Lông Dài giơ chân trước ra quan sát. Xen lẫn giữa đám lông có sẵn từ đầu là vài túm lông khác màu thưa thớt. Không biết từ khi nào nó lại thành ra thế này. Lông Dài đưa lưỡi liếm đều khắp bộ lông. Mùi vị đâu có khác trước.
Lông Dài tiến lại gần mẹ.
“Mẹ ơi, sao con lại trở thành thế này?”
Vàng mẹ nằm im lìm, đến mắt cũng không buồn động đậy. “Không có gì phải lo.”
“Chắc chắn là con đã thay đổi rồi mà. Mùa đông đã làm gì với con vậy?”
“Dẹp mấy lời của con mèo gian xảo đó đi. Đã nói là không cần phải lo rồi. Con chỉ là con thôi. Không khác đi chút nào hết.”
“Nhưng màu lông con…”
Vàng mẹ nheo nheo mắt. Lông Dài hơi sợ vì dường như nó đã làm phật ý mẹ nhưng ánh mắt vẫn ngập ngừng nhìn mẹ.
“Chuyện con khác thường, ở ừm…, là vì chúng ta có rất nhiều tổ tiên.”
“Nhiều tổ tiên ạ?”
Lông Dài nghiêng đầu hỏi, Vàng mẹ cũng nghiêng theo, nhưng rồi lại hắng giọng ngay.
“Có nhiều tổ tiên nên con cháu cũng khác nhau. Con còn nhỏ nên không biết đó thôi. Theo mẹ nghĩ, ờ ừm, thế nên chắc là con giống với tổ tiên chó lông xù đấy.”
“Lông của chó lông xù cũng thế này…”
“Đồ ấu trĩ không biết suy nghĩ này. Lão To Giọng đã phải vào bệnh viên rồi thôi. Là người nhà thì nên im lặng chờ lão về mới đúng đạo lý chứ. Như thế cũng là cách đền đáp tiền cơm gạo đấy.”
Lông Dài không thể hỏi thêm gì nữa. Vì mẹ đã nhắm mắt lại. Mẹ trả lời cho chừng này thôi đã là việc trước nay chưa từng có rồi.
Lông Dài ủ rũ quay lại chỗ nằm phía dưới chiếc xe đạp.
Lão To Giọng ốm rất nặng suốt mấy ngày qua. Bà lão bận chăm sóc lão đến nỗi không thể ra chợ bán cá, nên đám chó chỉ được ăn mỗi cơm không, chẳng có chút cá vụn nào. Lão To Giọng không thể quét sân mỗi sáng nữa, chiếc xe đạp lão dùng để đi ra ngoài hằng ngày vẫn dựng nguyên
xi chỗ cũ. Lão cũng không tỉa tót được giàn hoa hay cày xới mảnh vườn để trồng rau nữa.
Là chó lông xù sao? Nhưng lông mình đâu giống trước kia nữa. Mà cả lão To Giọng cũng vậy. Đến cả vóc dáng lão cũng đã khác xưa rồi. Vậy nên lão đau ốm suốt...
Lông Dài ngước lên nhìn chiếc quẩn của Dong Yi phơi trên sào. Dong Yi đã đến từ mấy ngày trước. Vì lão To Giọng bệnh nên gia đình con trai và con gái đều về thăm. Ngày hôm đó, Dong Yi cũng chỉ chơi với mỗi Lông Dài. Cả hai đi hết chỗ này đến chỗ kia trong sân, ngoài vườn rồi còn nghịch nước nữa. Nếu mẹ Dong Yi không cằn nhằn vụ quần ướt thì chắc cả hai đã chơi thêm rồi.
Lúc Dong Yi đi, cậu bé mang đôi giày thể thao lão To Giọng mua sẵn từ trước. đó là đôi giày thể thao màu đỏ, được đặt thật cao trên kệ giày để tránh bị Vàng con cắn rách. Hôm mua đôi giày thể thao đó về, lão To Giọng mỗi tay xách một chiếc giày vừa đi vừa hát nghêu ngao, nhún nhảy tưng bừng như đang bế nựng Dong Yi. Nhưng bà lão vừa bước vào nhà, lão liền ngừng ngay lại và giả vờ không có chuyện gì.
“Tao đói quá. Sao không ai về vậy?”
“Đói quá. Tao đã nhịn đói cả ngày rồi.”
Đốm và Vàng con vừa liếm tô cơm trống trơn vừa càu nhàu. Chúng cũng không thể lót dạ bằng nước vì cái bát gỗ đựng nước đã khô queo chẳng còn lấy một giọt.
“Mẹ ơi, chừng nào bà mới về?”
Đốm đến bên cạnh mẹ léo nhéo. Nhưng mẹ chẳng thèm mở mắt. gần đây ngoài những lúc ăn cơm, mẹ chỉ làm mỗi việc là nằm dài mà thôi.
Hình như mùa đông cũng làm gì đó với mẹ rồi.
Lông Dài bước khệnh khạng về phía cổng chính. Đột nhiên có một mùi lạ bay đến. Hình như Lông Dài đã từng ngửi thấy mùi này trước đó rồi.
Lông Dài vểnh tai lên và tiến lại gần cánh cổng, thò mõm vào lỗ hổng khịt khịt đánh hơi.
Có mùi rất lạ và tiếng xe đạp lọc cọc. Lông Dài quay lại nhìn chiếc xe đạp của lão To Giọng. Đây không phải là tiếng xe đạp của ông lão. Có vẻ như Vàng con cũng để ý thấy. Ngay sau đó Đốm cũng vểnh tai đi về phía cổng.
“Gâu gâu! Có đồ ăn rồi!”
Vàng con sủa lên đầu tiên. Ngay sau đó Đốm sủa theo. Vàng mẹ cũng mở mắt ra, nhấc thân hình bù xù lông đứng dậy. Lông Dài cảm thấy đầu như vỡ toang, còn lông ngực ngột ngạt vô cùng. Thỉnh thoảng cũng có vài chiếc xe đạp lạ với tiếng động giống như vậy chạy ngang qua cổng. Những khi ấy Lông Dài đều sủa vang nhưng không phải thế này. Lần này rõ ràng có gì đó khác hẳn. Chiếc xe đạp dừng lại và tiếng bước chân vang lên. Tiếng bước chân của người lạ. Mùi lạ hoắc càng đậm đặc, Lông Dài càng không thể đứng yên.
“Gấu gấu! Đáng nghi quá. Cái mùi buồn nôn chết được.”
Lông Dài nghiêng nghiêng đầu, nghĩ mông lung. Đốm và Vàng con cũng lảng vảng xung quanh với đôi cánh mũi phập phồng. Vàng mẹ thì liếm mép thèm thuồng kéo căng dây buộc cổ. Mỗi lần sợi xích sắt đập vào chuồng chó, tiếng loảng xoảng lại vang lên ầm ĩ. Tiếng bước chân và mùi lạ càng lúc càng đến gần, chuyển động của Lông Dài cũng theo đó càng lúc càng gấp gáp hơn. Đốm và Vàng con còn nhảy cẫng cả lên. Vàng mẹ cũng giật sợi dây xích cổ ầm ầm. Chắc chắn trong thứ mùi lạ đó có trộn lẫn cả mùi thơm ngon của đồ ăn.
Bộp!
Thình lình một bọc gì đó rơi xuống từ phía bên kia bờ tường, đáp ngay trước cửa chuồng Vàng mẹ. Đáng ngạc nhiên hơn, đó là một cục thịt.
Ở NHÀ MỘT MÌNH
“Gấu gấu! Mùi này khả nghi quá!”
Lông Dài đưa mũi ngửi thử rồi lùi lại. Cục thịt làm nó chảy cả nước miếng. Suýt chút nữa Lông Dài đã nhào vào đớp lấy miếng thịt, nhưng đột nhiên, ý nghĩ phải cẩn trọng nảy ra trong đầu nó. Thứ mùi bám trên cục thịt, rõ ràng Lông Dài từng ngửi thấy rồi. Thứ mùi làm nó đau đầu và dựng đứng cả lông.
Vàng mẹ cũng khò khè hít hà mùi từ cục thịt. Đốm và Vàng con thấp thỏm không yên chỉ muốn cắn ngay một miếng. Tuy nhiên vì Vàng mẹ mà cả hai vẫn chưa dám ẩu tả nhúng mõm.
“Cũng hơi có mùi. Ôi rồi sao?”
Vàng mẹ phồng mũi ngửi rồi chạm vào cục thịt. Như chỉ chờ có thế, Đốm và Vàng con lập tức sán lại. Nếu Vàng mẹ không ném cho chúng một cái lừ mắt dữ dằn thì cả hai đã ngoạm ngay lấy miếng thịt rồi.
“Mẹ ơi, bọn con đều đói rã họng rồi sao mẹ còn chần chừ vậy?” “Mẹ cho bọn con ăn luôn đi. Bụng con tóp cả lại rồi!”
Đốm và Vàng con không chịu nổi nữa, léo nhéo khóc đòi. Quả thật ai nấy đều đã đói cồn cào đến độ hoa mày chóng mặt. Từ sau khi lão To Giọng và bà lão vội vội vàng vàng rời khỏi nhà, đám chó không có lấy một ngụm nước để uống.
“Được rồi, giờ không phải lúc kén cá chọn canh.”
Vàng mẹ ngoạm vào cục thịt trước tiên.
“Ơ, mẹ ơi.”
Lông Dài không biết phải làm sao, sủa hoắng lên chìa hai chân trước ra. Thế mà mẹ chẳng thèm nghe lấy một tiếng. Thấy mẹ dùng răng xé cục thịt, Lông Dài cũng không khỏi chảy nước miếng ròng ròng. Bắt đầu từ đêm qua cái bụng rỗng của nó đã đau quặn cả lại.
“Mẹ ơi, con nữa!”
Đốm và Vàng con cũng bám dính lấy miếng ăn. Trong lúc mẹ và anh em gầm gừ tranh nhau xâu xé cục thịt, Lông Dài chỉ biết bối rối đi vòng vòng xung quanh. Nước miếng trong miệng cứ tự động tuôn ra vì thèm, còn đầu óc Lông Dài lại choáng váng vì thứ mùi lạ hoắc.
Cả nhà Lông Dài chén sạch sành sanh cục thịt, không để sót dù chỉ một mẩu nhỏ. Bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ, mẹ và anh em nó còn dòm lom lom khắp mặt đất. Lông Dài khụt khịt đánh hơi theo cả nhà, nước miếng chảy tong tỏng.
Cho con ăn với! Mọi người không nghĩ đến con gì hết.
Lông Dài vô cùng hối hận. Bụng nó sôi òng ọc, không tài nào chịu nổi. Nếu được ăn dù chỉ một miếng thôi thì bụng Lông Dài đã không đến nỗi trống hoác thế này.
Nhìn mẹ và các anh em đã lấy lại sức đang sải bước đi lại, chút tinh thần ít ỏi của Lông Dài cũng tiêu tan hết. chỉ tại thói đa nghi nhảm nhí mà nó lỡ mất miếng ăn quý giá. Đầu Lông Dài quay mòng mòng khi nghĩ rằng mình đã làm một chuyện ngu ngốc.
Lông Dài ủ rũ lê bước tới bên dưới chiếc xe đạp của lão To Giọng, cuộn tròn người nằm xuống. Thấy mẹ và các anh em nằm sải lai ở phía đối diện, Lông Dài vừa ghen tị vừa buồn hiu.
Chỉ một miếng thôi cũng...
Lông Dài nuốt đống nước miếng vô tích sự và nhắm mắt lại.
Thôi đi ngủ cho rồi. Ngủ dậy thì trời cũng tối. Lúc đó bà sẽ về nhà. Rồi bà sẽ trộn cơm với canh đậu tương cho... A, không được nghĩ đến đồ ăn nữa. Nếu không cơn buồn ngủ sẽ tan mất.
Kẹt kẹt.
Cổng nhà mở ra. Lúc Lông Dài giật mình ngẩng đầu lên thì ai đó đã bước hẳn qua cổng. Người này cũng dắt theo một chiếc xe đạp to đùng như lão To Giọng.
“Gừ gấu! Ai đó?”
Lông Dài sủa trong kinh ngạc.
“Gâu gâu! Mẹ ơi! Có người lạ!”
Lông Dài gắng sức sủa thật lớn cho mẹ nghe. Nhưng lạ lùng thay, cả nhà nó chẳng ai thèm dỏng tai lên hết. Mẹ, Đốm và Vàng con đều không buồn ngẩng cổ, cũng chẳng sủa tiếng nào. Lông Dài lập tức phát giác có chuyện tồi tệ đang xảy ra.
Lông Dài chạy ngay đến chỗ mẹ, cố sức lay nhưng vô ích. Cả nhà đang ngủ say và ngáy o o hệt như giữa đêm khuya khoắt. Lông Dài lùi lại, lấy hết sức sủa thật to.
“Ôi trời! Hình như con này không đụng đến miếng thịt nào.”
Người đàn ông lạ mặt cộc cằn xổ toẹt.
“Gấu! Giọng nói đó...”
Lông Dài xù hết lông cổ sủa váng. Đôi giày cũ đầy vết cháy đen lại hiện lên trong tâm trí nó. Lông Dài nhớ ra mùi từ đôi giày làm đầu nó đau nhức và cả việc người đàn ông lạ mặt đem Đốm đi mất. Ngày hôm đó, lão To Giọng có ở nhà còn hôm nay thì không, vậy sao ông ta lại đến chứ.
“Gừ gừ! Ra ngoài đi! Bây giờ không có ai ở nhà cả!”
“Giời ạ, muốn yên lặng đem chúng mày đi cũng không được nữa.”
Lông Dài nhìn chằm chằm người đàn ông trong khi hắn dựng chiếc xe đạp và mở lồng sắt đặt trên yên sau ra. Cảm thấy sợ hãi và bất an, Lông Dài sủa như điên. Dù nó đã làm loạn lên rồi chạy hết chỗ này đến chỗ kia, người lạ mặt vẫn hành động không chút do dự. Hắn mở lồng sắt ra bỏ Vàng mẹ vào trong. Vậy mà Vàng mẹ vẫn ngủ say như chết, cả mắt cũng không mở.
“Đừng làm thế! Ông đang làm gì vậy hả?”
“Chẹp, gầy hơn mình tưởng. Con này già quá. Chắc không gỡ lại tiền mồi được rồi. Đáng ra mấy con con cũng phải được giá chứ...”
Người lạ mặt hành động rất thong thả. Như thể hắn biết trước mọi người đều không có nhà nên mới đến vậy. Lần này người lạ mặt bỏ Vàng con vào trong lồng sắt. Lông Dài sủa nhặng lên chạy ào đến. Cắn phập vào bắt tay hắn.
“Ái da! Cái con này...”
Người lạ mặt giật mình kêu lên, vung tay đấm vào đầu Lông Dài. Cú đấm quá mạnh làm nó ngã bổ chửng. Nhưng Lông Dài bật dậy tức thì và lại xông vào. Lúc này người lạ mặt giơ ngay dây xích cổ của Vàng mẹ lên.
“Á à mày chắc cũng không phải loại vừa nhỉ! Quả nhiên là dòng giống chó lông xù. Thảo nào... Rồi xe, tao nhất định phải bắt mày đi mới được.”
Lông Dài gào đến rách toạc cả cổ họng. Nó cứ sủa mãi sủa mãi, lòng thầm khẩn thiết cầu xin lão To Giọng hãy mau về nhà. Người lạ mặt một
tay lắc sợi xích một tay dữ tợn chộp lấy cổ Đốm. Bộ dạng Đốm rũ oặt ra bị kéo lê lết trông thật thảm thương.
Lông Dài sủa ầm ĩ lao tới. Nhưng người lạ mặt vẫn nhanh chân hơn. Lông Dài bị hắn đá mạnh vào mạng sườn đến nỗi văng tít ra sau. Đến lượt Đốm bị bỏ vào lồng sắt. Cả nhà Lông Dài bị nhốt trong cái lồng chật hẹp, nằm im thin thít không động đậy.
“Gâu gâu! Mẹ ơi! Dậy đi! Mở mắt ra đi!”
Lông Dài rú lên kêu khóc. Sợ quá, đáng sợ quá. Người lạ mặt lôi theo sợi xích tiến gần tới chỗ Lông Dài. Chỉ riêng tiếng gãi ngực sột soạt của hắn thôi đã làm Lông Dài không chịu nổi. Người nó nóng ran như có lửa còn đầu thì nhức nhối.
“Lại đây. Hử? Hiền chưa này...”
Người lạ mặt nhìn răng của Vàng con và cười khẩy. Lông Dài vờ hạ thấp thân hình rồi phóng vọt tới như đạn bắn. Ngoạm lấy cổ chân người lạ. Hắn ta thét lên đau đớn ngã đập mông xuống đất. Người lạ lại nện một cú xuống đầu Lông Dài. Cú đánh làm đầu nó như bị bổ làm đôi. Dù vậy Lông Dài vẫn không buông cổ chân hắn ra. Người lạ phải dùng cả hai tay banh mõm Lông Dài ra như định xé toạc miệng nó vậy. Lông Dài thét lên. Ngay lúc này, có tiếng động vang lên từ nhà hàng xóm.
Bộp!
Lông Dài ngã vật qua một bên. Hòn đá đập trúng ngay đầu nó. Máu từ đầu Lông Dài chảy ra. Nó lại cố đứng dậy trong khi toàn thân run bần bật, trừng trừng nhìn người đàn ông lạ mặt.
“Cái thứ dai như đỉa! Làm hỏng hết cả việc.”
Hắn đứng bật dậy rồi đi khập khiễng về phía chiếc xe đạp. Lông Dài cũng lập tức chạy theo. Nhưng nó chỉ thấy đầu quay mòng mòng rồi lại đổ sụp xuống. Trong lúc Lông Dài loạng choạng đứng dậy, người đàn ông đã dắt chiếc xe đạp ra khỏi cổng.
“Không được...”
Lông Dài bật khóc phóng vụt theo. Người đàn ông lạ mặt đạp xe chạy băng băng trên con đường nhỏ men theo bờ tường. Lông Dài chạy như điên ẳ
dại. Chẳng màng đến máu đang chảy ròng ròng hay đầu đang đau như búa bổ. Nó chỉ có một suy nghĩ duy nhất, là phải bảo vệ gia đình mình.
“Tên trộm kia! Trả gia đình ta lại đây!”
Lông Dài sủa liên hồi trong khi chạy theo chiếc xe đạp. Nhưng xe đạp phóng nhanh như gió, Lông Dài khó mà đuổi kịp. Nó bám theo chiếc xe qua hết con h ẻm nhỏ rồi băng qua đường lớn. Hơi thở của Lông Dài hổn hển đứt quãng còn lồng ngực chỉ chực chờ nổ tung. Phải leo lên đồi rồi ra tận bờ đê, nó mới theo kịp được bánh xe đạp.
“Ô, ô, cái con này...”
Lông Dài bám sát làm chiếc xe loạng choạng. Vừa chạy nó vừa ngoạm cứng lấy mu bàn chân người đàn ông. Hắn cố hết sức để rút chân ra nhưng Lông Dài quyết không buông. Chiếc xe đạp chao đảo chực đổ đến nơi. Nhưng cuối cùng lại không đổ. Chỉ mỗi chiếc giày cũ bị lột ra khỏi chân người đàn ông lạ mặt mà thôi. Lông Dài cứ tưởng chiếc giày là chân hắn. Thế nên nó điên cuồng cắn xé chiếc giày cho đến khi thình lình thấy nóng ran bên sườn, tưởng như sắp tắt thở đến nơi. Lông Dài đã lĩnh trọn một cú đá mạnh vào mạng sườn.
“Đồ xúi quẩy!”
Lông Dài rú lên một tiếng rồi rơi xuống bờ đê.
Tõm!
Đột nhiên nó tỉnh táo hẳn. Nước dưới đê lạnh không chịu nổi. Vì trời vẫn chưa hề ấm lên. Đây là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, dù hoa mộc liên đã nở trong vườn thì sáng sớm tuyết vẫn rơi.
Lông Dài vùng vẫy trong làn nước.
Dù lạnh buốt tận xương tủy và thịt da như đang nứt toác, Lông Dài vẫn cố bơi.
“Ai giúp tôi với...”
Nó dùng hết sức bình sinh đạp chân bành bạch. Và cuối cùng cũng chạm được đến bờ. Lông Dài chật vật gác đầu lên đám lau sậy khô quắt queo, nằm nhắm mắt một hồi lâu. Nó lạnh đến mức hai hàm răng va vào
ẳ
nhau lập cập. Chẳng thấy bóng dáng người đàn ông lạ mặt lẫn chiếc xe đạp đâu. Bóng tối và những cơn gió rét buốt bủa vây bốn phía.
“Không có, không có...”
Lông Dài run rẩy chậm chạp bò lên khỏi mặt nước. Nó rùng mình giũ nước nhưng toàn thân vẫn ướt sũng, cơn gió lạnh xoáy vào giữa đám lông ướt nhẹp như xé da cắt thịt.
“A!”
Chiếc giày cũ. Thứ Lông Dài ngoạm lấy cắn xé là chiếc giày của người đàn ông lạ mặt. Cơ thể nó lại một lần nữa run lẩy bẩy.
“Rừ rừ rừ...”
Lông Dài khóc rã cả họng. Nỗi buồn và cú sốc quá lớn mà Lông Dài không thể ngừng khóc. Thế nhưng nó còn phải về nhà. Chẳng có lý do gì để ở đây cả. Lông Dài ngoạm lấy chiếc giày cũ rồi lảo đảo cất bước.
Biết đâu mọi người đã về nhà hết rồi. Lúc tỉnh dậy chắc mẹ sẽ nổi giận ghê gớm lắm. Mẹ mà giận thì vô cùng đáng sợ! Chắc chắn mẹ sẽ không tha cho tên trộm xấu xa!
Con đường về nhà đầy cô độc và buốt giá.
Con đường Lông Dài phải đi một mình.
Đuôi Lông Dài cụp xuống trong khi nó bước đi, bộ lông dài bắt đầu đóng đá, treo lủng lẳng những nhũ băng.
Có lẽ là cái này rồi. Chuyện mùa đông đã gây ra với mình. Ghê quá. Sao mùa đông lại làm những trò này cơ chứ. Sao ai cũng giấu giếm không cho mình biết. Cả mùa đông cũng ghét mình ư...
Rẽ vào ngõ rồi đi theo bờ tường dài thườn thượt đến một con hẻm nhỏ, bắt đầu từ đây là nhà của lão To Giọng. Lông Dài bước chầm chậm, nghểnh cổ nhìn về phía cuối ngõ. Chẳng hề nghe thấy tiếng động nào của mẹ và anh em nó. Lông Dài đã khản hết giọng, những giọt nước mắt nóng hổi của nó rơi lã chã.
Tiếng rên rỉ yếu ớt thoát ra từ cổ họng của Lông Dài trong khi miệng nó vẫn ngậm chặt chiếc giày cũ. Lão To Giọng đang đứng trước cổng nhà
tối om hệt như một cái bóng đung đưa.
“Ja Ang?”
Giọng nói to và run rẩy của lão To Giọng vang lên trong màn đêm. Lông Dài điên cuồng lao đến chỗ lão. Lão To Giọng hơi cúi thấp người xuống và dang rộng hai tay ra, Lông Dài như đổ gục trong lòng lão.
“Chuyện quái quỷ gì thế này...”
Lão To Giọng mở to mắt nhìn thật kỹ vật Lông Dài đang ngậm. Nó ngậm chặt đến nỗi lão To Giọng phải dùng sức kéo banh miệng Lông Dài ra. Gương mặt đầy nếp nhăn dần méo mó trong khi lão nhìn như ăn tươi nuốt sống chiếc giày cũ.
Lão To Giọng lần lượt nhìn hết Lông Dài đang bị đông thành cục nước đá đến chiếc giày cũ rồi kéo Lông Dài lại ôm vào lòng. Ở trong vòng tay run rẩy của lão To Giọng, Lông Dài nghe thấy một tiếng rên vang lên từ sâu thẳm. Và rồi nó chợt nhận ra. Rằng không được có chuyện buồn hơn thế này xảy ra nữa.
LẦN ĐẦU TIÊN TÔI THẤY MỘT CON CHÓ NHƯ CÔ “Đừng có tùy tiện lang thang ngoài đường.”
Lông Dài chớp chớp mắt thay cho câu trả lời. Dạo gần đây lão To Giọng bỗng cằn nhằn nhiều hơn hẳn và nó chẳng thích điều này chút nào. Lông Dài muốn dạo chơi đến những nơi thật xa, muốn một hôm nào đó thử đi theo tiếng chuông nhà thờ, nhưng lão To Giọng chỉ chăm chăm nhốt Lông Dài lại. Lão khóa cổng chính từ bên ngoài rồi còn định dùng dây sắt xích cổ nó như đã làm với Vàng mẹ. Nhưng Lông Dài không hề ngoan ngoãn ở yên một chỗ để lão xích vào. Lão To Giọng cũng chẳng ép buộc. Lão nghĩ lần trước toàn bộ chó tỏng nhà bị trộm khuân đi hết là do con lớn nhất bị cột cứng ngắc không nhúc nhích được gì.
“Đang giai đoạn quan trọng đó. Phải cẩn thận thân thể nghe chưa.”
Trước khi ra khỏi cổng lão To Giọng dặn đi dặn lại. Rồi lão khóa cổng vào. Lông Dài theo đến tận cổng, lắng nghe tiếng lão To Giọng rời đi.
Lọc cọc lọc cọc. Mỗi lần nghe tiếng dây xích xe đạp quay vòng, Lông Dài lại cảm thấy cô độc và trống rỗng một cách kỳ lạ.
“Ê, tay mơ. Chú mày muốn ra ngoài lắm phải không?”
Trên bờ tường, con mèo già hỏi bằng giọng như hết hơi. Không biết đầu óc làm sao mà dạo này con mèo già rất hay lảm nhảm. Hôm qua mụ còn trượt chân ngã từ bờ tường xuống nữa.
“Già rồi nên lo âu nhiều là phải thôi. Nhưng cũng có ngăn được lũ trẻ đâu nhờ. Không phải thế sao? Chú mày muốn ra ngoài ngay lập tức chứ gì?”
“Nhảm nhí!”
Lông Dài bắt chước mẹ quát. Nó sợ con mèo già sẽ vênh váo khi thấy nó chỉ còn một mình nên mới sủa to tiếng thế. Lông Dài cho rằng nhiệm vụ của nó là bảo vệ nhà cửa cho đến khi mẹ và anh em trở về. Thế nên nó không thể hành động như một đứa bé con được nữa. chưa kể con mèo già lúc nào cũng giả vờ biết tuốt mọi thứ kia còn đáng ghét không phải loại vừa. Nếu con mèo già ra hiệu cho Lông Dài “Tên trộm chó đến kìa, cẩn thận đấy” thay vì nói bóng nói gió về mùa đông đã gây ra chuyện gì, thì nó đã xem mụ là hàng xóm đáng tin cậy rồi. Nhưng sau khi thấy con mèo già ngã xuống từ bờ tường nơi mụ dạo mát ngày này qua tháng nọ thì Lông Dài nhận ra mụ chẳng qua chỉ là một cái thùng rỗng kêu to mà thôi.
Đến cả lão To Giọng cũng ra ngoài nên ngôi nhà trở nên trống vắng hết sức. Lông Dài ngước lên nhìn chiếc giày cũ treo trên nóc lồng sắt. Chính lão To Giọng đã treo thứ nó ngoạm về từ bờ đê lên đấy. Lão không nói tiếng nào nhưng Lông Dài hiểu rằng lão làm thế để nhắc nhở nó lúc nào cũng phải ghi nhớ chuyện về chiếc giày cũ.
“Nếu cả nhà quay về mình sẽ kể cho mọi người nghe. Tại sao chiếc giày đó lại treo trên kia...”
Vừa mơ màng chìm vào giấc ngủ, Lông Dài bỗng ngỏng đầu dậy. Có tiếng nhạc vang lên từ nhà thờ. Tiếng nhạc như len lỏi vào khoảnh sân tĩnh mịch, làm tai nó nhồn nhột. Tựa hồ tiếng nhạc đang thì thầm rằng “Hay đến đây đi”.
ẳ
Lông Dài nhìn một vòng quanh nhà. Chẳng thấy bóng dáng con mèo già đâu, chỉ nghe loáng thoáng tiếng Lông Bông lên cơn bực bội. Lông Bông là con chó của việc châm cứu, nhưng lại hay lông bông lang thang khắp nơi gây rắc rối nên lâm vào cảnh phải đeo xích cổ. Nhờ vậy mà thật may nó không lảng vảng trước cổng rồi nhòm trộm vào nhà. Lông Dài rất không vừa lòng cái cách Lông Bông lúc nào cũng can thiệp vào chuyện của nó, cố làm thân một cách vô ích.
Lông Dài nằm rạp xuống rồi chui qua khe cổng. Lão To Giọng cứ tưởng đã khóa kỹ cổng nhưng Lông Dài thường ra khỏi nhà bằng cách này để đi đến những nơi nó thích. Tuy nhiên không hề có chuyện nó đi quá xa rồi về nhà trễ. Vì để nhà cửa vắng tanh lúc mẹ và anh em trở về thì không được. Cũng một phần vì Lông Dài biết, từ sau khi toàn bộ đàn chó bị mất trộm, lão To Giọng vẫn không thể nguôi ngoai.
“Sao âm thanh đó cứ vẫy gọi mình mãi thế nhỉ?”
Lông Dài dừng lại tiểu vào lề đường để đánh dấu rồi đi tiếp. Đầu tiên nó chỉ bắt chước những gì Vàng đầu đàn làm thôi, nhưng giờ đã thành thói quen mất rồi. Đây là hành động nhằm báo trước cho những con chó khác để ý và giữ phép lịch sự. Đặc biệt là để Lông Bông ngốc nghếch không tự ý bám đuôi nó.
Lông Dài quyết định không đi theo hướng viện châm cứu, nơi Lông Bông nằm than vãn suốt ngày. Nếu theo hướng đó sẽ ra đường lớn rồi phải đi về phía bờ đê. Con đường bất đắc dĩ sẽ khơi lại ký ức buồn của Lông Dài. Từ lâu Lông Dài đã quyết tâm không đi về hướng làm lồng ngực nó đau nhói còn lông thì tự động dựng ngược ấy.
Tai Lông Dài lắng nghe tiếng nhạc trong khi chân nó bước theo đường rãnh nhỏ trước nhà. Lông Dài khẽ ư ử theo điệu nhạc, đi qua cánh đồng, bờ ruộng, qua hội quán của làng, qua nhà nuôi heo. Qua cả cửa hàng của xóm rồi ra ngã tư đường chật hẹp.
Lông Dài dừng lại một lát. Trước kia nó chưa từng tới đây một mình. Chỉ có đúng một lần duy nhất Lông Dài đi theo bà lão đến cửa hàng xe đạp của lão To Giọng ở ngã ba. Lúc đó nó đã đi xa hơn thế này nhưng không phải một mình.
“Hướng này vậy.”
Lông Dài chọn con đường bên phải. Nó bước dọc theo con đường xen giữa những cụm nhà san sát tới một ngọn đồi trồng đầy cây thông và thấy nhà thờ nằm phía sau đồi. Lông Dài từ tốn tiến lại gần nhà thờ. Rõ ràng đây chính là nơi tiếng nhạc phát ra. Nhưng nó không thể biết ai đã tạo ra tiếng nhạc đó.
Nơi xa lạ, mùi xa lạ, âm thanh xa lạ trộn lẫn với nhau làm thần kinh Lông Dài hơi căng thẳng. Tiếng nhạc ngừng lại. Lông Dài hoảng hốt nhìn quanh. Lúc nào cũng vậy. Dù nó có muốn nghe nữa thì rốt cuộc tiếng nhạc vẫn kết thúc, làm Lông Dài lúc nào cũng tò mò tại sao nó không thể nghe tiếp được.
“Thứ lông tóc bù xù nào đó?”
Lông Dài khựng lại, quay đầu nhìn đằng sau. Một con chó đốm da bọc xương có đôi chân dài ngoằng cười cười tiến đến chỗ nó. Lông Dài thấy con chó này có vẻ buông tuồng hệt nhưng Lông Bông ở viện châm cứu, đã vậy còn khụt khịt mũi đầy cáu kỉnh nữa.
“Tên mày là gì? Sống ở đâu? Mình mẩy nhìn cũng được ra phết!”
Lông Dài nghĩ tốt hơn là nó nên rời khỏi đây. Riêng việc dây dưa với một kẻ thế này đã không phải là ý hay cho lắm rồi. Nhưng đúng lúc Lông Dài vừa đổi hướng thì...
“Gừ rừ rừ. Bọn tao đang hỏi mày đấy.”
Một con chó lạ cất giọng đe dọa và ra mặt chặn đường Lông Dài. Đó là con chó với cặp chân ngắn tũn cùng cái đầu méo mó như thể bị ấn xuống và phình ra. Lông Dài ngập ngừng lùi lại. Con chó đầu phình không chỉ có một mình. Đi theo nó là con chó lông vàng nhìn như bụi đời, vừa tiến lại vừa liếc xéo Lông Dài với ánh mắt khó chịu. Bộ lông con chó vàng lởm chởm và mắt nó dính đầy dử như bị bệnh.
“Đây là địa bàn của bọn tao.”
Thoắt cái con chó vàng đã nhe nanh gầm gừ. Con đầu phình cũng bước lên trước một bước với bản mặt nhăn nhó.
“Thứ đồ con cái mà dám tự tiện đánh dấu lãnh thổ à. Mày muốn nếm mùi đau khổ chứ gì?”
“Dạy cho nó một bài học đi. Cho nó biết ở đây có ai!”
Con chó vàng vừa dứt lời, Đầu Phình lập tức phồng mũi lên vòng ra sau Lông Dài thám thính. Lông Dài lách mình tránh nó rồi di chuyển một cách chậm rãi. Con chó vàng cũng dồn sức đến căng cả hai vai, lừ lừ thu hẹp khoảng cách với Lông Dài. Thế rồi cả con Đốm cũng nhập cuộc. So với hai con chó kia, con Đốm chẳng tốt lành hơn là bao. Đi qua đi lại đằng ẳ
sau đồng bọn bằng đôi cẳng chân nhẹ bẫng, nhưng mắt nó vẫn không rời Lông Dài lấy một giây.
Lông Dài cảm thấy sức lực tự động truyền vào từng cơ bắp. Nó cũng biết rằng mình sẽ phải choảng nhau một trận nếu bọn chó kia cùng lúc xông vào. Lông Dài nhận ra sự thật rằng nó bị xem là kẻ nhát gan và sẽ không thể được yên thân về nhà.
“Tôi sẽ không gây hại gì đâu.”
Lông Dài nhẹ nhàng nói. Tuy nhiên nó cố nói thật ngắn gọn để không tỏ ra hèn nhát. Nếu bọn chó này không đụng đến Lông Dài, nó thật sự có ý định lặng lẽ chuồn khỏi đây.
“Ha ha! Thì ra là thứ chẳng biết cái quái gì. Từ lúc mày tùy tiện bước vào khu vực này là đã gây chuyện rồi.”
Con Đốm bước lên trước nói như thể đây là việc rất nực cười.
“Gừ rừ rừ. Nếu muốn ở lại khu này thì phải chịu lễ bắt nạt đi. Làm gì có chuyện cứ thế mà vào.”
Đầu Phình hơi rùn người xuống dọa dẫm. Lông Dài nhìn thấy rõ cơ chân và cơ ngực nở nang đang căng lên rắn chắc của Đầu Phình. Con chó vàng cũng hệt như vậy.
Lông Dài cảm thấy sợ. Nó nhớ đến mẹ. Lông Dài thử nghĩ nếu là Vàng con, đứa lớn nhất trong đám anh em, liệu sẽ làm gì trong lúc này. Nếu phải đánh nhau thì nó sẽ đánh nhưng thật lòng nó không muốn làm vậy và chỉ mong rời khỏi đây. Tuy thế, hơi thở nó đang dần gấp gáp cũng đang cứng lại.
“Gừ gấu gấu!”
Con chó vàng xông vào đầu tiên. Lông Dài nhắm chặt mắt lại. Vai nó đau nhói. Rồi đột nhiên Lông Dài sực tỉnh, cả cơ thể nó căng lên như dây cung.
“Gấu gấu! Đừng có mà đụng vào tao.”
Lông Dài gồng mình lên, căng thẳng đến cứng người. Nó mở to mắt và định sẽ nhắm vào bất cứ con chó nào sấn tới. Khi người đàn ông lạ mặt
đến bắt cả gia đình đi, Lông Dài đã bị quay cho như đứa ngốc, nó không thể để điều này xảy ra lần nữa.
“Giờ tao không phải là con nít nữa đâu!”
Lông Dài theo sát từng cử động của ba con chó đang bao vây nó. Con nào cũng được nhưng ít nhất nó phải tấn công một con. Và chắc chắn phải là con khỏe nhất.
Lông Dài hạ thấp người và nhắm vào Đầu Phình. Vì nó là con cường tráng nhất và tự kiêu nhất. Lông Dài giả vờ lùi về sau rồi nhanh như chớp nhảy vọt lên. Nó đớp chính xác ngay gáy con Đầu Phình. Mấy con còn lại cũng đồng loạt xông vào Lông Dài.
“Mấy con chó đang đánh nhau kìa! Chảy máu rồi!”
Từ khắp nơi, bọn trẻ ocn ùa tới xem trận ẩu đả.
“Cắn đi! Cắn đi!”
“Hèn quá! Con chó lông xù chỉ có một mình mà!”
“Là con chó của nhà đồng nát đấy! Phải báo cho chú ấy mới được!”
Mấy con chó thi nhau sủa ăng ẳng còn mấy đứa trẻ thì hò hét ầm ĩ. Cũng có đứa cầm gậy can lũ chó đánh nhau nhưng hầu hết đám trẻ đều khiếp vía chỉ dám đứng từ xa theo dõi vụ quần thảo. Bốn con chó lăn lộn hết bên này đến bên kia thành một đám hỗn loạn. Lông Dài biết bản thân cũng bị cắn. Xương cốt như nát vụn nhưng nó liên tục di chuyển và cuối cùng cũng thoát khỏi hàm răng của đám chó kia. Dù vậy trong suốt cả quá trình, Lông Dài vẫn không nhả gáy Đầu Phình ra. Đầu Phình quằn quại đến nỗi không kêu la được tiếng nào.
Nhưng rồi có chuyện gì đó xảy ra. Đám chó chuồn đi trước, rồi cuối cùng Lông Dài cũng buông tha cho Đầu Phình sau một hồi lì lợm cắn chặt gáy nó. Đương nhiên cũng vì có mấy người cởi áo khoác ngoài vung vẩy để ngăn vụ ẩu đả. Song Lông Dài dường như còn nghe thấy tiếng ra lệnh “Gừ gấu! Ngừng ngay!” vang lên đâu đó.
Lông Dài thở hồng hộc, nhìn mấy người tò mò bu xung quanh. “Gừ rừ rừ! Ta đã nói là đừng tùy tiện gây rắc rối rồi mà.”
Nó lại nghe thấy một giọng trầm mượt âm vang. Tuy đang thở hổn hển nhưng Lông Dài vẫn để ý kỹ xung quanh. Hai con Vàng và Đốm cụp đuôi chạy biến vào đám đông hóng chuyện, bộ dạng chết khiếp trông đến nực cười, còn Đầu Phình thì gần như bò lết trên bốn chân giật lùi về sau.
Lông Dài nhìn thấy một con chó qua đám lông xộc xệch che phủ trước mắt. Một con chó trắng đứng hiên ngang giữa đám đông, có bộ lông cổ dựng đứng như chỉ chực chồm tới ngay tức khắc. Lông Dài thoạt nhìn cũng đủ biết con chó trắng đang nhìn xoáy vào nó là đại ca của khu quanh đây.
“Con chó lông xù kia, không biết là chó nhà ai mà ghê quá nhỉ!” “Con pug tạp chủng chắc khiếp vía rồi.”
Đám đông thi nhau mỗi người một câu.
Lông Dài chậm chạp di chuyển cơ thể đau đớn và rời khỏi đó. Không một chỗ nào trên thân thể nó không nhức nhối nhưng Lông Dài không loạng choạng, cũng không quay đầu nhìn lại đằng sau. Vừa thấy nhà ở phía xa xa, nước mắt Lông Dài đã lăn dài trên má.
“Không sao chứ?”
Lông Dài giật mình quay lại nhìn.
Con chó trắng ở ngay sau lưng Lông Dài, có lẽ nó đã đi theo Lông Dài nãy giờ. Đầu mới thoáng nghĩ không lẽ lại phải đánh nhau lần nữa, cơ thể Lông Dài đã tự động vào thế tấn công. Nhưng rồi nó lại thở phào ngay. Con chó trắng đang nhìn Lông Dài với ánh mắt đầy lo lắng, chỗ lô cổ vừa nãy dựng đứng lên giờ đã rũ xuống mềm mại.
“Nguy hiểm quá. Tốt hơn là không nên gặp lại bọn đó làm gì.”
Lông Dài nhún vai như muốn nói không cần lo lắng rồi quay đi. Nó chỉ muốn về nhà thật nhanh vì mấy vết thương đang đau nhói. Ý nghĩ nếu có mẹ ở đây, nếu có anh em nó ở đây, chưa biết chừng cả nhà sẽ vuốt ve liếm láp mấy chỗ bị thương cho nó làm Lông Dài cảm thấy đơn côi vô cùng. Có lão To Giọng nữa thì càng tốt, nhưng đợi nó chỉ có thể là ngôi nhà trống vắng.
“Lần đầu tiên tôi gặp một con chó như cô đấy. Tôi chưa từng thấy con cái nào đánh nhau như thế bao giờ.”
Con chó trắng đến sát phía sau Lông Dài và nói.
Lông Dài bất giác khựng lại. Một cảm giác kỳ lạ khó tả. Xấu hổ xen lẫn cả tức giận nữa. Chỉ cần con chó trắng nói mấy lời như vậy một lần nữa thôi, nó sẽ nhào vào cắn đối phương ngay lập tức. Lông Dài không thể chết một cách ngu ngốc chỉ vì là con cái được.
Con chó trắng đến bên cạnh Lông Dài. Chẳng nói lời nào, chỉ liếm lên những vết thương.
PHẢN BỘI
Lông Dài thử dùng lưỡi liếm Đen con.
“Thôi đừng liếm nữa, Lông Dài. Nó chết rồi.”
Lão To Giọng đẩy cơ thể nhỏ xíu đang lạnh dần của Đen con ra ngoài. Lông Dài ngồi phịch xuống khi nghe giọng lão chùng xuống. Trong bốn đứa nó sinh ra, Đen con là đứa nhỏ xíu, yếu ớt hơn mấy con còn lại, cuối cùng cũng chẳng sống qua nổi hai ngày.
“Nó giống mày lắm, nhưng số chỉ tới đây thôi.”
Lông Dài cúi thấp đầu chớp chớp mắt. Nó thử nghĩ xem liệu mình có làm sai gì không nhưng rõ ràng là không có. Lông Dài đã liếm sạch sẽ và hết sức cẩn thận để con không bị thương. Vì Đen con hay run lẩy bẩy nên ngay cả những lúc đám con nằm chồng chất lên nhau, Lông Dài cũng trông nom để mấy anh em khác không đè lên Đen con. Ấy vậy mà Đen con vẫn chẳng khá lên chút nào. Tiếng thở của con rất yếu, động tác di chuyển cũng rất chậm chạp. Hơn nữa mùi của Đen con không thơm tho chút nào. Mấy con chó con khác đều tỏa ra mùi ngọt ngào mềm mại, nhưng ngay từ đầu Lông Dài đã ngửi được mùi chua từ Đen con và cảm thấy bất an.
Lão To Giọng đặt canh rong biển xuống trước mặt Lông Dài. “Ăn nhiều vào. Mẹ ăn nhiều thì mới nuôi con được chứ.”
“Sống được có một chút, sao lại sinh ra làm gì cho khổ thân không biết.”
Lông Dài nhìn lão To Giọng bằng đôi mắt thẫn thờ. Lão To Giọng lắc đầu như không vừa ý vì Lông Dài vẫn ủ rũ mãi không thôi.
“Đứa nhỏ còn bước đi không nổi nữa mà...”
“Lần đầu sinh con nên có vẻ vất vả nhỉ. Thỉnh thoảng cũng có chuyện con đầu đàn chết yểu mà. So với dặt dẹo lớn lên rồi chẳng làm được gì thì chết sớm có phải đỡ hơn không.”
Đột nhiên Lông Dài nhớ đến Đốm út đã chết trong vườn, và bắt đầu rên rỉ. Nó nghĩ hay cứ liếm cho Đen con thêm chút nữa, biết đâu cơ thể con sẽ lại ấm dần lên không chừng. Ngay lúc đó lão To Giọng chỉ vào nồi canh rong biển và ra lệnh.
“Lông Dài, còn rên rỉ nữa là ăn mắng đấy biết chưa?”
Lông Dài liếm tay lão To Giọng. Đôi tay thô ráp của lão cũng nhẹ nhàng vuốt ve cổ Lông Dài. Rồi chính bàn tay gãi ót cho Lông Dài ấy đã đem Đen con đi mất, như một lời nhắc nhở rằng Lông Dài vẫn còn ba đứa con nữa.
Lông Dài lặng lẽ đứng dậy. Mấy con chó con đang ngậm vú kêu ré lên rơi khỏi mẹ. Một con lông trắng và hai con lông xám tro.
Lão To Giọng đóng cánh cửa phủ chăn vào trong lúc cằn nhằn. “Là tao lo cho mày thôi. Khà khà! Lâu rồi mới có giống tốt thế này.”
Lông Dài vừa ăn canh rong biển vừa nghĩ đến con chó trắng. Chuyện đã qua từ lâu lắm. Hết mua xuân rồi cả những lúc mất hết tinh thần vào mùa hè nóng nực. Tự nhiên Lông Dài muốn gặp cho trắng. Nhưng đây là chuyện không tưởng. Vì từ sau lần gặp đầu tiên, Lông Dài chưa từng gặp lại chó trắng thêm lần nào nữa.
Nếu giống cha thì lớn lên mấy con chó con sẽ oai phong lắm. Dù bị mất Đen con nhưng thật may vì nó vẫn còn ba đứa con sẽ khôn lớn hoàn hảo hệt như chó trắng. Đặc biệt là Trắng con, dù chưa mở mắt nhưng đã giống cha y đúc từ đôi tai vểnh, làm Lông Dài vui sướng khôn xiết.
Mõm Lông Dài dính chặt vào nồi và liếm sạch cho đến khi thấy cả đáy. Rồi nó nằm nghiêng qua một bên. Đám chó con lại mò mẫm rúc vào bầu vú mẹ.
Lông Dài vừa chăm chú dõi theo đám con đang chậm chạp cử động vừa nghĩ có ba đứa thì ít quá. Nếu còn cả Đen con thì đã chẳng trống hoác một phía như thế này. Tuy vậy, lạ lùng thay, mỗi khi mấy đứa con ngọ nguậy chạm vào ngực vào bụng Lông Dài, nó lại thấy yên lòng hơn. Lông
Dài thấy việc mấy đứa con nhỏ xíu và mềm mại của nó tự hít thở bằng mũi và đạt ngay mức nhiệt độ cơ thể như thế thật kỳ diệu và đáng khâm phục. Đợi hoài đợi mãi mà cuối cùng mẹ và anh em nó vẫn không quay về. Nhưng bây giờ có lẽ Lông Dài không cần mong nhớ mẹ và anh em nữa rồi.
“Lão To Giọng sẽ tự biết chôn Đen con cho mình. Ở dưới gốc cây hồng. Nếu không thể trở thành con mình thì Đen con cũng sẽ trở thành thứ gì khác thôi. Chắc chắn là như vậy.”
Lông Dài hít vào một hơi thật sâu. Dù cái chăn đang chắn hết tầm nhìn nhưng Lông Dài vẫn có thể ngửi được đầy đủ các mùi bên ngoài.
“Con mèo già lại chường mặt ra rồi. Thế nào mụ cũng lùng sục soi mói vì tò mò cho xem.”
Lông Dài nhếch mũi. Nó mỉm cười, lòng ngập tràn niềm vui. Con mèo già lúc nào cũng giả vờ thông minh và huênh hoang như thể biết hết mọi chuyện đầu làng cuối xóm, lại chẳng thể sinh con được.
“Vì không có được trải nghiệm tuyệt vời này nên con mèo già mới trở nên lắm lời đến thế.”
Lông Dài nhìn đàn con bằng ánh mắt trìu mến đầy yêu thương và nghĩ. Nó phải bảo vệ đàn con thật tốt để con mèo già không thể coi thường nó. Chuyện Đốm út bị hại vẫn còn làm Lông Dài dựng đứng cả lông.
Ở trong lồng sắt thì không có gì phải lo. Lão To Giọng đã giữ cả đám kỹ hết sức để Lông Dài không thấy căng thẳng. Lão dùng chăn che lồng sắt lại để người lạ không thể liếc vào chỗ Lông Dài, và tất nhiên lúc nào cũng là lão đích thân đem cơm đến cho nó. Lão để đèn sáng cả đêm để Lông Dài có thể chăm đàn con vào lúc trời tối. Lão cũng gắn quạt máy cho nó để xua bọn muỗi và cái nóng. Nhờ vậy mà đàn con của Lông Dài đã mở mắt bình an vô sự và có tí da thịt, rồi còn có thể ra ngoài dạo mát nữa.
“Không được đến gần bờ tường nhé, mấy đứa. Lúc nào cũng phải cẩn thận với con mèo già nhà hàng xóm đấy. Tuy nhìn mụ ta có vẻ già nua không làm được gì, nhưng thật ra mụ là con mèo có thể làm bất cứ chuyện gì đấy.”
Lông Dài đã sớm dặn đi dặn lại đàn con. Mỗi lần như vậy con mèo già lại bĩu môi như thể việc đó làm mụ cay cú lắm. “Mấy đứa nít ranh thì
biết cái gì...” Con mèo lầm bầm.
Vì thời tiết xấu mà xảy ra chuyện.
Cơn gió đột ngột ào tới như báo hiệu một ngày chẳng lành. Dù đang ở trong lồng sắt an toàn nhưng đàn chó con vẫn phát khiếp vì sợ cây mơ to đùng cạnh chuồng chó đổ ập xuống. Cơn gió mạnh làm những cành cây rung lên dữ dội còn lá cây thì bay tan tác. Luống hoa mộc liên và cây hồng cũng không ngoại lệ. Tất cả các cây có lá đều khổ sở không đứng thẳng nổi trước những cơn gió cả to lẫn nhỏ, nghiêng ngả lắc lư như sắp gãy đến nơi. Mây đen giăng kín trời làm bốn bề tối mịt. Cửa sổ đập ầm ầm trong khi mái ngói ác đoa lợp chồng lên nhau cứ rung bần bật như sắp bị gió thổi bay.
“Sợ quá...”
Mấy con chó con run cầm cập rúc vào nhau. Lông Dài đi ra đi vào ở chuồng chó riêng phía ngoài, lòng nôn nao đợi lão To Giọng.
Lạch cạch lạch cạch cạch.
Mỗi lần gió quét qua là mái ngói lại đập lên đập xuống rất nguy hiểm. Có lúc một phía mái còn bị tốc ngược lên, chật vật hứng chịu từng đợt gió. Giàn rau bí leo đầy trên bờ tường rùng mình phát ra những tiếng lào xào lào xào. Trái bí to treo lủng lẳng trên giàn rốt cuộc cũng rơi bịch xuống.
“Ẳng ẳng. Dù gì thì cũng có chuyện rồi...”
Lông Dài không thể ở yên được nữa, mắt nó đảo quanh nhìn khắp nơi. Chính vào lúc đó. Một cơn cuồng phong thốc tới lật tung cả lớp mái ngói. Phần đuôi mái nhà bị tốc ngược lên như một con rắn giận dữ ngóc cao đầu, rồi đứt phựt và bay vút đi cùng với chuỗi âm thanh sởn gai ốc. Phần mái ngói ấy rơi xuống đập vào mái nhà hàng xóm vỡ thành từng mảnh.
“Ôi trời!”
Lông Dài chui vào chuồng nằm thụp xuống. Lần đầu tiên gặp phải chuyện thế này nên nó rất bất an. Mưa bắt đầu tuôn như thác đổ. Mưa to chưa từng thấy. Mới đó đã tạo thành một dòng nước bên cạnh luống hoa,
đống lá cây còn tươi bị gió bứt xé cuốn theo dòng nước trôi xuống phía vườn. Những hạt mưa nặng trĩu đập vào như muốn chọc thủng mái chuồng chó làm Lông Dài sợ đến nỗi phải dùng hai chân trước ôm cứng đầu.
Tiếng mưa lấp đầy chuồng chó tù mù, rồi gió dần dịu bớt và lão To Giọng cũng quay trở về. Lông Dài hết sức mừng rỡ nhưng lão To Giọng cũng chẳng thể khiến mọi chuyện khá hơn. Lão vừa đội mưa ướp nhẹp vừa gắng sức cột chặt phần mái ngói còn sót lại vẫn đang đập phần phật.
Qua một đêm, mưa gió mới ngừng. Đồ đạc trong nhà trở thành một đống ngổn ngang lộn xộn. Lão To Giọng nhăn nhó nhìn từ trong ra ngoài. Bà lão hàng xóm vừa vào nhà.
“Chỉ cần lợp vài tấm ngói vào là ổn thôi đúng không? Nhân tiện lúc sửa mái nhà bố Chan Woo giúp cả nhà tôi với nhé.”
Lời của bà lão hàng xóm làm lão To Giọng thở hắt ra một hơi. Dù vậy lão vẫn vui vẻ trả lời.
“Tất nhiên rồi. Phải vậy chứ.”
“Thế nhé. Tôi nhờ cả vào bố Chan Woo đấy.”
Bà lão hàng xóm nói rồi te tái bỏ đi. Lông Dài thấy cách nói chuyện của bà lão này hệt như con mèo già.
“Giời ạ! Lại tốn cả đống tiền nữa rồi. Vật giá thì đã đắt đỏ không chi trả nổi. Bảng hiệu của cửa hàng Chan Woo cũng bị gió làm tan tành mà mình có nói được gì đâu...”
Điếu thuốc lão To Giọng đang hút phát ra những tiếng nổ lép bép. Hôm nay nhìn mặt lão kín cả nếp nhăn. Lão To Giọng vừa nhả ra làn khói thuốc mờ mờ ảo ảo, vừa quan sát đàn chó con đang chạy chơi trên mảnh vườn tan hoang. Ngay cả Lông Dài cũng chẳng hiểu tại sao lão To Giọng lại im lặng chẳng nói lời nào và chỉ nhìn bọn chó con lâu đến thế.
Ngày hôm sau Lông Dài bị xích lại.
“Gâu gâu! Lão đừng làm vậy mà. Con hứa sẽ không cãi lời lão mà.”
Lông Dài né ra sau từ chối vụ xích cổ. Thế nhưng lão To Giọng vẫn mạnh tay kéo nó lại, Lông Dài không còn lựa chọn nào khác ngoài đeo xích
cổ và bị cột vào cột nhà. Lông Dài cứ tưởng lão To Giọng định dọn dẹp nhà cửa, lo sẽ làm mấy con chó náo loạn nên mới xích nó lại, thành ra dù có khó chịu nhưng nó định sẽ cố nhẫn nhịn. Nhưng rồi một lúc sau, hình như có người đàn ông lạ mặt từ cổng bước vào nhà.
“Gấu! Kẻ đó...”
Lông Dài trợn tròn mắt. Ánh mắt nó tự động chuyển đến chiếc giày cũ mèm treo trên lưới sắt.
“Gấu gấu! Chính là kẻ đó! Kẻ đó đã làm vậy đấy!”
Lông Dài nhảy chồm lên sủa ầm ĩ. Gã đàn ông lạ mặt chột dạ giật bắn cả mình. Nhưng hắn nhanh chóng nở nụ cười xảo quyệt và nói tía lia.
“Giống tốt quá lão nhỉ. Nhìn qua là biết ngay.”
“Bán hết ba con thì chú đưa tôi bao nhiêu?”
Lão To Giọng cau có hỏi. Lông Dài sững sờ nhìn lão. Gã đàn ông lạ mặt nhìn Lông Dài, nhếch miệng cười đểu cáng.
“Lão không bán con lớn à?”
“Bán gì mà bán. Phải để con giống mẹ lại chứ.”
“Tùy lão thôi, còn mấy con chó con mới sinh này thì...”
Cả cõi lòng Lông Dài như sụp đỏ. Không thể tin được. Bây giờ lão To Giọng đang định bán cả đàn con của nó cho tên buôn chó này. Gã đàn ông lạ mặt chính là kẻ mua đi bán lại những con chó.
“Xem này, anh Kim. Tôi cũng biết nhìn chó đấy. Lũ chó con thế này không phải dễ mà mua được đâu. Nếu cái mái nhà không thành ra thế kia...”
Lão To Giọng lại nhăn nhó.
“Gừ rừ rừ! Không được! Chúng là con tôi!”
Lông Dài trợn trừng mắt sủa. Nó kéo căng dây xích hết cỡ, định nhào tới cắn tên buôn chó. Nhưng cuối cùng nó chỉ để lại mỗi dấu chân trên mặt đất, không đụng đến được vạt áo của hắn.
“Thả tôi ra đi! Lão phải biết đó chính là tên trộm chó chứ!”
Nó có sủa đến sùi bọt mép thì tên buôn chó cũng chẳng buồn chớp mắt lấy một lần và lão To Giọng cũng chẳng thèm nghe. Lông Dài tưởng chừng như phát điên. Nó định sẽ cắn nát bất cứ ai dám đụng đến đàn con của nó. Ngay lúc đó, tên buôn chó liếc xéo Lông Dài với bản mặt nham hiểm.
“Cứ thứ tạp chủng kia thật là bẳn tính.”
“Gừ gấu gấu! Sao ngươi dám nói mấy lời đó...”
Lông Dài gần như không còn tỉnh táo. Mắt nó nóng rực lên như thể sắp rơi ra ngoài, còn lồng ngực thì bừng bừng chỉ chực chờ nổ tung. Đến nằm mơ Lông Dài cũng không thể ngờ lão To Giọng sẽ phản bộ nó như thế này.
“Anh ăn nói cho cẩn thận. Bọn chó nó nghe hiểu hết đấy.” “Ha ha. Thế cơ à?”
“Không lẽ chỉ vì là thú vật mà không biết người ta đến bắt con mình đi sao. Nếu anh không để giá bèo thì tôi sẽ bán, nên chúng ta nói chuyện nhanh nhanh cho xong đi. Tôi cũng xót ruột lắm.”
Lão To Giọng đến chỗ mấy con chó con trong lồng sắt. Đàn chó con như hiểu chuyện gì sắp xảy ra nên cùng òa lên khóc một lượt. Lông Dài tức giận nhảy chồm chồm. Nó hối hận biết bao khi xưa không thể xé xác tên buôn chó. Đáng ra phải ngoạm chặt lấy không cho hắn ta thoát.
“Lão cứ thử mua mấy con gầy gò bé tẹo về xem.” Tên buôn chó xấc láo làu bàu rồi đi theo lão To Giọng. Rồi hắn nhìn thấy chiếc giày cũ treo trên lưới sắt và đứng khựng tại chỗ. Tên buôn chó trợn mắt nhìn Lông Dài.
“À vâng. Thì thế. Nhưng, tại là giống tốt mà...”
BẮP TAY CỦA LÃO TO GIỌNG
Lông Dài bị xích cả ngày. Đã thế nó còn bị nhốt trong lồng sắt. Đồ ăn bữa giờ nó không thèm đụng tới chất đống trong tô cơm vẫn còn nguyên xi. Lông Dài hết ngọ nguậy rồi cựa quậy làm dây sắt xích cổ kêu lanh canh không ngừng. Trong lúc đó nó vẫn không hề rời mắt khỏi lão To Giọng.
Tạch tạch tạch.
Từ sáng sớm lão To Giọng đã bận bịu với việc sửa lại mái nhà. Nhà hàng xóm thuê người về sửa, còn lão To Giọng thì tự tay sửa lấy.
“Gừ rừ rừ rừ. Không thể tha cho lão được. Đưa các con tôi về đây!”
Lông Dài đe dọa một lần nữa. Vì nó cứ hết sủa lại tru, đến giờ cổ họng đã khàn đặc. Dù vậy Lông Dài vẫn không thể ngừng lại được.
“Chậc chậc. Giờ mà còn cố kêu mấy tiếng thấy gớm này nữa à.”
Con mèo già đi qua đi lại trên bờ tường gắt gỏng. Chỗ nào cũng ầm ĩ cả lên làm nó chẳng ngủ nghê được gì.
“Sống trên đời vốn là vậy đấy. Chia tay này, rồi chết nữa này. Tao là tao hơi bị hiểu đời đấy. Tao chưa thấy con chó con nào bị bán đi mà còn sống cả.”
“Gừ! Ồn ào!”
“Được thôi, cứ để xem! Lão già đó là ai chứ! Lão chỉ nghĩ bọn chó chúng mày là túi tiền của lão thôi! Đám chó con của mày đi rồi. Không về đâu. Tuyệt đối luôn.”
“Gâu gấu! Đã bảo im miệng đi cơ mà!”
“Giời ạ, cái màng nhĩ của tôi. Biết rồi. Cứ làm theo ý mày đi. Dù vậy là hàng xóm láng giềng, tao cũng đã an ủi rồi nhá, chậc chậc. Mày đúng là đồ đần thối đần nát!”
Con mèo già hung dữ đáp trả rồi nhảy xuống khỏi bờ tường.
Chuyện này cũng do mùa đông gây ra sao? Mình không muốn tin vào lời của đồ mèo đó chút nào. Rốt cuộc tại sao mùa đông chỉ làm mỗi mình sống không nổi thế này.
Lông Dài nặng nề thở hắt ra một hơi rồi lại đi qua đi lại. Nếu không bị xích cổ thì nó đã chạy ngay tới cắn phập vào mông lão To Giọng rồi. Lông Dài vô cùng căm giận khi thấy lão To Giọng chỉ lo ngồi con mông làm việc, lòi hết cả áo lót ra ngoài.
Lão To Giọng đã bận bịu hàn xì từ sáng. Lão định hàn cố định mái nhà thật chắc chắn để nó không bị bay đi lần nữa. Mùi hăng hăng bốc lên từ người lão To Giọng nồng nặc hơn bao giờ hết. Mỗi lần tia lửa bắn tanh tách là khói xanh lại tỏa ra.
Tiếng nhạc từ nhà thờ vọng tới. Lông Dài cảm thấy tiếng nhạc rất mơ hồ. Ngực nó nhức nhối, trào lên một nỗi buồn không sao chịu thấu. Chuyện nó đã từng đi theo tiếng nhạc và cả cảm giác lần đầu gặp con chó trắng như sống lại. Hình ảnh Vàng mẹ ngửa cổ lên trời gào khóc vào ngày Đốm út chết cũng hiện lên. Có lẽ bây giờ Lông Dài đã hiểu, lòng mẹ lúc đó thế nào.
“À ú ú ú! Thả tôi ra...”
Lông Dài ngẩng đầu tru lên một tiếng sâu thẳm.
“Lông Dài! Im ngay!”
Lão To Giọng thình lình quát lớn. Nhưng Lông Dài không nghe. Ngược lại nó còn tru dài hơn với giọng lớn hơn.
“Đã bảo câm đi mà lại! Chó mà tru tréo như vậy xúi quẩy lắm biết chưa!” “À ú ú ú! Con của tôi...”
“Cái con này...”
Lão To Giọng bỏ đám dụng cụ hàn xuống và đứng bật dậy. Lông Dài nghếch cằm oán trách. Vì nó cũng chẳng còn cách nào khác để trả đũa lão.
“À ú ú ú! Lão già ngu ngốc. Sao lão lại bán hết con tôi cho thằng trộm cắp. Sao lão có thể làm chuyện đần độn thế chứ?”
“Đồ hư đốn! Cả đêm mày đã làm tao ngủ không yên rồi, giờ lại nhất định muốn tao lộn ruột đấy phỏng!”
Lão To Giọng đẩy cái mặt nạ hàn đen thui đang đeo trên mặt lên đầu, rồi trừng mắt nhìn nó. Lông Dài không hề nao núng. Nó cũng trợn mắt nhìn lại lão. Vừa trợn mắt nhìn lão nó vừa dài giọng tru hệt như lúc nãy. Phải làm thế lão To Giọng mới biết nó đang nhìn chằm chằm vào lão.
“Cái con trời đánh thánh vật! Đã bảo mày câm ngay kia mà! Mày không thế thì đã đủ loạn xì ngậu lên rồi...”
Lão To Giọng nổi giận. Nhưng Lông Dài vẫn nghểnh cổ thở phì phò như bảo lão hãy nhìn nó đây. Nó phải cho lão biết nó còn giận dữ và ấm ức hơn lão nhiều. Có lẽ cho rằng Lông Dài đang tính chọc giận mình nên lão To Giọng sải
bước tiến lại phía nó với bộ mặt tím rịm. Lão nhặt lấy cây chổi đang để dựa vào gốc cây hồng.
“Mày định ăn thua đủ với chủ hử!”
Vừa mở tung cánh cửa lồng sắt, lão To Giọng đã quật Lông Dài túi bụi. Gương mặt lão To Giọng trong lúc nắm chặt cây chổi vụt liên hồi mang một vẻ độc ác mà đến tận giờ Lông Dài mới thấy lần đầu. Lông Dài cũng chẳng đứng yên chịu đòn. Nó vừa tránh hết bên này đến bên kia vừa sủa ầm ĩ, nhe nanh ra trừng trừng nhìn lại lão. Mỗi lần cây chổi đập xuống lưng, xuống mông, xuống bắp chân thì cả ngực Lông Dài cũng bỏng rát. Nó nghĩ thà rằng lúc đó nó bất tỉnh như mẹ và anh em rồi bị tên trộm bắt đi, có khi giờ đã không lâm vào cảnh này.
“Mày tru như thế làm trong nhà tao cứ nóng ruột không yên biết không hả.” “Gừ gấu gấu! Không thể tha cho lão được!”
“Mày còn tru là tao thịt luôn đấy. Cho rồi đời mày luôn!”
“Thà như vậy còn hơn!”
Lông Dài hung dữ cãi lại. Vừa chịu đòn nó vừa nhảy chồm lên bất ngờ ngoạm vào bắp tay lão To Giọng.
“A á!”
Lão To Giọng la lên, rồi khụy gối ngồi phịch xuống. Cùng lúc đó, lão vòng tay giữ chặt cổ Lông Dài. Dù nghe rõ tiếng rên rỉ của lão To Giọng, nhưng Lông Dài nhất quyết không nhả bắp tay lão ra. Nếu lúc đó Dong Yi không bước vào thì Lông Dài đã cắn nát bắp tay lão To Giọng rồi.
“Cha!”
Bố Dong Yi cầm cây gậy chạy tới nhét vào chặn mõm Lông Dài, ép nó banh miệng ra. Dù đao như thể cằm bị vỡ làm trăm mảnh, Lông Dài vẫn chỉ nhìn Dong Yi. Dong Yi đứng sững người và trợn tròn mắt nhìn. Vừa trông thấy đôi mắt to tròn đen láy của Dong Yi, nước mắt Lông Dài liền lăn dài.
“Quân ác ôn! Dám cắn chủ à.”
Bố Dong Yi hung tợn vung tay đập mạnh một phát vào đầu Lông Dài. “Cắt lông nó ra đây.”
Lão To Giọng chỉ vào Lông Dài làu bàu như rên rỉ.
“Cắt lông làm gì ạ?”
“Bảo gì thì làm nấy đi.”
“Cha. Làm vậy không được đâu. Phải đi bệnh viện chứ ạ.”
“Lúc cần kíp thì thế cũng được. Nhanh lên.”
“Cha cũng thật là... Nếu vết thương nặng hơn thì biết làm sao.” “Ta chích thuốc phòng ngừa hết rồi. Chẳng lo bệnh tật gì đâu.” “Dong Yi à, đến chỗ hộp dụng cụ đem cái kéo hay con dao lại đây.”
Bố Dong Yi la to trong khi giữ chặt mõm Lông Dài. Dong Yi vẫn đứng ngây ra nhìn chằm chằm Lông Dài như thể không hiểu bố mình nói gì. Lão To Giọng cũng dựa vào tường lồng sắt ôm lấy bắp tay, vừa vật vã đau đớn vừa nhìn chòng chọc vào Lông Dài với gương mặt mướt mồ hôi.
“Đi tìm kéo lại đây nhanh!”
Dong Yi giật mình chạy đi khi nghe bố hét to. Nhưng cậu bé vẫn trở lại với hai bàn tay không sau khi lục lọi hộp dụng cụ.
“Ở đó có kéo đấy. Tìm thử đi.”
Bố Dong Yi từ tốn nói rành mạch một lần nữa, Dong Yi mếu máo chực khóc và lại chạy đi. Lần này cậu bé trở lại với cái kéo trên tay.
Bố Dong Yi cắt lấy một túm lông ở gáy Lông Dài. Tuy không đau chút nào nhưng Lông Dài hoang mang vì chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả. Lão To Giọng đưa tay nhận lấy túm lông, đoạn trở ra ngoài. Rõ ràng bố Dong Yi nghĩ Lông Dài vẫn còn trong trạng thái nguy hiểm, nên hết sức cảnh giác đi giật lùi khỏi lồng sắt và khóa chặt cửa lại.
“Vết thương nặng đó. Cha phải đi bệnh viên ngay thôi.”
“Làm cái này trước đã.”
Lông Dài thất thần đứng nhìn lão To Giọng.
Lão To Giọng đốt lông của Lông Dài. Rồi đặt túm lông cháy đen lên trên vết thương bị cắn, lấy miếng vải cột lại. Một mùi ngai ngái khó chịu theo cơn gió vờn qua mũi nó. Lần đầu tiên Lông Dài nhận ra rằng lông nó cũng ẩn giấy một mùi hôi thối như vậy.
“Mày xấu lắm! Sao lại cắn ông tao?”
Dong Yi đứng ngay trước lồng sắt, hét lên. Lông Dài thấy trống rỗng như thể mọi thứ bên trong nó bị rút sạch, toàn thân đờ đẫn không nghĩ được gì. Nó cứ mơ mơ màng màng kéo dây xích cổ đi qua đi lại. Giờ chỉ còn nghe mỗi tiếng dây xích sắt bị kéo lê trên nền xi măng. Lanh canh lanh canh. Lanh canh lanh canh.
NHỮNG NGÀY TRÁI KHOÁY
Lão To Giọng ngồi trong cửa hàng nhìn chằm chằm ra ngoài. Lông Dài nằm giữa sân, liếc trộm lão To Giọng.
“Tao đã nói về nhà đi mà.”
Lão To Giọng đẩy cặp kính lão lên và nhắc lại. Nhưng Lông Dài bỏ ngoài tai. Nó len lén nhìn lão To Giọng đang lắp bánh xe đạp rồi nhắm tịt mắt.
Lông Dài sinh tật này cũng đã khá lâu. Suốt mùa đông, nó thường lang thang đến mấy khu xóm xa xôi rồi mới quay về nhà, nhưng từ lúc cơ thể nặng nề hơn, mỗi sáng Lông Dài chỉ theo lão To Giọng ra cửa hàng và quanh quẩn trong sân. Lý do là vì nó ghét phải ở nhà một mình.
Lão To Giọng không còn xích cổ Lông Dài nữa. vì Lông Dài cực kỳ ghét chuyện đó. Nhờ không bị xích mà Lông Dài dễ bảo và có da có thịt hơn.
Suốt thời gian bị nhốt trong lồng sắt và xích vào cột không đi đâu được quá ba bốn bước chân, Lông Dài chỉ còn da bọc xương. Tuy nhìn nó có vẻ mập mạp nhờ bộ lông dày lù xù, nhưng thật ra Lông Dài thường lảo đảo vì thiếu máu, đã vậy nó còn hay nổi cơn tam bành với bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Đồ ăn chất đống ngay dưới cằm nó cũng không thèm ngó ngàng đến. Phải đến khi lão To Giọng lắc đầu nói “Mạng của mày thì mày tự biết đường mà lo liệu” rồi tháo xích ra, từ đó Lông Dài mới ăn từng chút một.
Ngay khi chân có sức trở lại, Lông Dài bèn đi theo tiếng nhạc đến nhà thờ trước tiên. Sau đó nó còn đến những nơi xa hơn. Lông Dài cũng không hiểu sao mình lại thích lang chỗ này chỗ kia đến vậy. Có lẽ vì nỗi cô đơn dai dẳng khiến lòng Lông Dài trống trải, nên nó không tài nào ở yên một chỗ được.
Mỗi lần ra khỏi nhà, Lông Dài lại nghĩ đến con chó trắng. Nó cứ ngỡ cả hai có thể gặp nhau một lần nào đó trên đường nhưng không. Thay vì con chó trắng, nó chỉ gặp một con chó nâu mang dòng máu chó săn. Và thế là nó có con.
Lão To Giọng nhăn nhó mặt mũi.
ẳ
“Hơ hơ, thật là! Chẳng bao lâu nữa là đẻ rồi mà mày không ở nhà được hử. Cứ cái kiểu này thể nào cũng sinh con ngoài đường cho xem.”
Lão To Giọng ngừng việc bắt vít và gắn nan hoa cân vành xe đạp. Tốn không ít công sức thủ công để hoàn thành một cái bánh xe, nhưng lão không tài nào chú tâm làm việc được vì chẳng còn bao lâu nữa là đến ngày Lông Dài nằm ổ. Lão To Giọng đặt vành bánh xe hình tròn xuống và dẹp miếng đệm đặt trên đầu gối để lau chùi qua một bênh. Rồi lão đẩy cánh cửa kính khép hờ, bước ra ngoài. Cánh cửa kính mắt cáo phủ bụi không khớp với khung cửa phát ra tiếng ken két nổi da gà.
Đến tận lúc gấu quần rủ xuống của lão To Giọng ở ngay trước mắt Lông Dài, nó mới từ từ nhấc mình dậy. Mình mẩy nó cứ ì cả ra vì có bầu.
“Cái đồ ương ngạnh.”
Lão To Giọng tặc lưỡi đẩy lưng Lông Dài. Lông Dài vẫy đuôi đập bộp vào tay lão rồi chậm chạp cất bước. Ngoài nhà ra nó chẳng còn nơi nào khác để đi, nên dù không thích thì cũng đành vậy. Tuy nó muốn tìm một nơi tốt hơn nhà, một nơi không ai có thể đụng đến những đứa con của nó, nhưng đáng tiếc là không có nơi nào như vậy cả.
Đúng lúc Lông Dài vừa ngoặt qua góc nhà kho của hội nông nghiệp thì gặp ngay con mèo già từ hầm thông gió cao ngất ngưởng nhảy xuống nhẹ tênh, ra vẻ quen biết. Chẳng cần hỏi cũng biết mụ đã làm gì trên đó.
“Ê, hôm nay lại tay trắng à?”
Lông Dài cứ thế bước đi không thèm đáp lời. Con mèo già khẽ cười và bám theo nó. Tuy mùi rờn rợn vẫn tỏa ra nhưng Lông Dài không hề có ý định động tới con mèo già chi đi cách nó vài bước chân. Con mèo già đã già đến nỗi mỗi lần khẽ cười là thấy rõ mồn một nếp nhăn trên da, giờ mụ chẳng qua chỉ là mụ hàng xóm già cỗi thôi.
“Tỉnh mộng giùm cái đi. Rốt cuộc còn có chỗ nào ngoài cái nhà mà mày cứ lang thang đi tìm thế hả?”
“Đừng có xía vào.”
“Mày coi thường tao đấy à. Thích gắt gỏng cả khi tao có chuyện quan trọng nhất định phải cho mày biết chứ gì! Mày tưởng tao sống đến chừng này chỉ bằng thừa chắc?”
Lông Dài khựng lại và nhìn con mèo già chằm chằm. Con mèo già giật mình thối lui. Nhưng chỉ vẻn vẹn có ba bước.
“Ý tao là tao cũng sinh con nhiều lần rồi. Nhiều đến không đếm xuể. Thật tình tao cũng không nhớ nổi đã đẻ bao nhiêu đứa nữa. Dù sao thì, cũng có một thời tao giống mày, cứ đụng tới đám con tao là chuyện kinh khủng lắm.”
“Thì sao?”
“Thì giờ tao có đứa nào đâu. Bọn nó đi hết rồi. Tao đã từng thử giữ vài đứa lại bên cạnh cho đến khi chúng lớn lớn một chút, nhưng rồi bọn nó cũng bỏ đi hết. Chúng ta đều thế đấy.”
“Đồ ngốc. Tôi không thế.”
“Mày thì có gì khác hả? Đứa thì bị bán đi. Theo tao thấy họ còn cột ruy băng đằng trước như món quà nữa không chừng. Thỉnh thoảng cũng có đứa chết, hay mấy đứa chẳng nói lời nào bỏ đi biệt. Bọn vong ơn bội nghĩa. Tao đã yêu thương bọn nó biết bao nhiêu, thế mà chẳng có đứa nào quay về. Cái thứ...”
Con mèo già rùng mình rồi hạ thấp người xuống. Lông Dài cũng vừa mới đánh hơi được tình hình. Một trận đánh nhau đang xảy ra ở bãi đất trống cuối nhà kho. Một con chó bị dồn vào giữa, bốn con còn lại dàn thành hình bán nguyệt quây xung quanh. Hệt như tình cảnh Lông Dài gặp phải hồi trước.
“A...”
Con chó trắng.
Lông Dài thấy tim mình nhức nhối. Nó nghĩ đến những con chó con thình lình bị bán đi một lượt. Con chó trắng là cha của chúng. Con chó trắng đã ngự trị trong tâm trí và trái tim Lông Dài suốt thời gian qua, giờ đang ở ngay trước mắt nó.
Nhưng kỳ lạ hơn nữa là con chó trắng lại đang bị dồn vào góc một mình. Dù lâu nay đã lang thang nhiều nơi nhưng Lông Dài rất hiếm khi thấy cảnh chó đi theo đàn dồn ép đánh nhau. Vì vậy nó hết sức kinh ngạc trước cuộc ẩu đả này, và càng không thể hiểu nổi việc con chó trắng bị dồn vào góc.
“Phải là chuyện gì đó tồi tệ lắm đây.”
Lông Dài tiến tới gần với tâm trạng vô cùng căng thẳng. Không hiểu sao đại ca đầu đàn lại ra nông nỗi này, nhưng tình huống rõ ràng là bất lợi. Trong bốn con chó đang căng cứng cơ lưng như chỉ chực nhảy bổ vào con chó trắng, có một con chó màu nâu nổi bật khác thường.
“Lông Dài, nhanh chuồn khỏi đây thôi!”
Con mèo già gọi nó bằng giọng yếu ớt. Con mèo tưởng mình đang thì thầm nhưng Lông Dài lại khó chịu với cái giọng thẽ thọt đó của mụ. Vào những lúc thế này mà nói mấy lời kiểu như vậy cũng làm Lông Dài rất không vừa lòng. Lông Dài nghĩ nếu con chó trắng gặp bất lợi thì nó sẽ giúp. Vì trước đây con chó trắng cũng đã làm thế với nó.
“Đừng có can dự vào. Mày phải trông chừng cái thân mày đó!” Con mèo già lại kêu lên eo éo. Nhưng Lông Dài không ngoảnh đầu lại.
Cử động của bốn con chó nhanh dần. Hình như con chó trắng cũng đã sẵn sàng chiến đấu. Dù không chút sợ hãi nhưng con chó trắng đang đối mặt với những đối thủ không tầm thường chút nào. Ngoài ba con chó hết sức nhanh nhẹn còn có một con chó nâu to lớn đến mức chỉ liếc qua cũng đủ biết là thứ dữ rồi.
“Gừ gấu gâu!”
To chuyện rồi. Lông Dài dừng lại. Trong giây lát năm con chó đã xông vào nhau quần thảo. Trong lúc xông vào đánh lộn, con chó vàng đã làm tung bụi mù mịt nên Lông Dài chỉ biết căng mắt theo dõi cuộc ẩu đả. Cát bụi mịt mùng và những tiếng gầm gừ, gào thét làm đầu óc Lông Dài rối bời. Con chó trắng di chuyển thoăn thoắt và không dễ bị tấn công. Nhưng đối phương quá đông.
Lông Dài vào tư thế sẵn sàng rồi từ từ di chuyển, chờ cơ hội tham chiến. Đám hỗn loạn lúc lăn xả bên này lúc quần nhau bên kia. Lông Dài không thể biết ai đang cắn ai nhưng chắc chắn con chó trắng đang bị đè bẹp ở dưới.
“Gâu gâu!”
Lông Dài giậm châm và sủa. Nhưng không ai để ý. Lũ chó còn chẳng thèm nhìn về hướng này mà chỉ lo lăn lộn, gầm ghè rồi cuộn lại thành một đống rối beng với nhau.
Lông Dài sủa ầm ĩ trong khi chạy hết bên này đến bên kia. Rồi nó xen vào cuộc đánh nhau, áp sát và cắn xé. Ai đó ngoạm chặt lấy đùi Lông Dài.
“Ẳng ẳng! Nhả tao ra!”
Lông Dài thét lên, thân hình loạng choạng. Rồi bụng nó cứng dần trong khi hơi thở tắc nghẽn. Mắt nó tối sầm lại còn toàn thân thì như tê liệt, khiến Lông Dài lâm vào cảnh chẳng thể nhúc nhích được gì. Dù sao đi nữa nó cũng có vẻ không ổn. Lông Dài ngã sấp xuống một cái hố cỏ mọc um tùm. Có ai đó đè lên Lông Dài, cú va chạm làm nó tưởng muốn vỡ cả bụng.
Lông Dài nằm sấp dưới hố, còn hồn thì như bay đi đâu mất. Chật vật một hồi lâu nó mới tỉnh táo lại, nhưng không dám đứng dậy ngay.
“Dừng lại! Nhiêu đây đủ rồi.”
Con chó nâu lùi bước trước tiên. Dù vậy con chó trắng vẫn không buông cái gáy đang ngoạm ra, khí thế hừng hực như thể có đánh thêm bao lâu nữa cũng chẳng hề hấn gì. Con chó lông lởm chởm bị cắn ngay gáy nằm bẹp xuống vùng vẫy giãy giụa. Cả lũ đều mang bộ dạng te tua thê thảm, thân thể đầy vết cắn xé và trầy xước.
“Được lắm. Tao biết mày mạnh rồi.”
Nghe thấy lời đó của con chó nâu, con chó trắng mới nhả cái gáy trong mõm ra. Ngay tức khắc, con chó nâu chỉ thẳng mặt Lông Dài và cười khinh khỉnh.
“Chỉ cần không có con này thì tao đã định chơi với mày đến cùng...”
Con chó trắng quay lại nhìn Lông Dài. Vẫn là vẻ mặt dữ dằn và hơi thở phì phò. Lông Dài tránh ánh mắt đó. Không hiểu sao nó cảm thấy, hình như mình đã làm gì sai với con chó trắng.
Bốn con chó đi xa dần, bước đều hiên ngang, khí thế không sứt mẻ chút nào sau trận đánh. So với chung, hai vai con chó trắng rũ xuống đến mức đáng thương.
“Cô phải ở yên một chỗ đi chứ. Tôi hiểu là cô muốn giúp nhưng cô làm xấu mặt tôi rồi. Con đầu đàn thì phải chịu trận một mình rồi rút lui một mình.”
Tức thì Lông Dài cảm thấy lồng ngực như nghẹn lại. Lời con chó trắng nghe như thể “Giờ tôi không còn là con đầu đàn nữa.”
“...”
Con chó trắng lủi thủi bỏ đi. Lông Dài bị va đập đến nỗi không động đậy được gì, vậy mà con chó trắng cũng chẳng thèm hỏi nó có sao không. Lông Dài vô cùng thất vọng, nỗi bi ai xâm chiếm lấy nó. Nó không thể nhìn theo con chó trắng đang xa dần. Nó muốn nói gì đó nhưng cuối cùng lại chẳng thể thốt thành lời. Không hiểu sao Lông Dài có cảm giác sẽ không bao giờ gặp lại con chó trắng nữa, nên nó càng thẫn thờ hơn.
“Á!”
Lông Dài định đứng dậy thì chân trước khuỵu ngay xuống. Vết thương ở đùi cũng đau điếng. Cái bụng phình to choán hết chỗ làm nó không liếm tới vết
thương được. Lông Dài không tài nào gượng dậy nổi vì bụng càng lúc càng cứng hơn. Các con trong bụng nhất định đang rất sợ hãi.
Lúc này, nó mới nhớ lại lời cảnh cáo “Mày phải trông chừng cái thân mày đó!” của con mèo già, và cả câu “Cứ cái kiểu này thể nào cũng sinh con ngoài đường cho xem.” của lão To Giọng thì đã muộn. Lông Dài càng lúc càng lo sợ. Trời đang tối dần nhưng ngay cả việc đi về nhà giờ cũng quá sức nó. Thậm chí chẳng có lấy một người qua đường.
Không bao lâu sau xung quanh đã tối mịt. Thỉnh thoảng cũng có xe hơi và xe đạp chạy ngang qua nhưng vì trời quá tối nên không ai thấy Lông Dài nằm gục dưới hố cả.
“Hú ú ú ú!”
Lông Dài thử tru lớn. Cố để lão To Giọng nghe tiếng. Nhưng vô ích. Có hú hài đến mấy bận cũng chẳng ai hiểu và đến giúp nó. Đêm càng lúc càng khuya. Không rõ vết thương sâu cỡ nào, mà thời gian càng trôi qua thì cơ thể nó càng đau đớn và run rẩy phát sợ. Lông Dài còn nghĩ cứ thế này có khi nó chết ở đây không chừng.
“Muốn về nhà quá.”
Lông Dài bất giác lẩm bẩm. Đã lâu lắm rồi nó mới có suy nghĩ như vậy. Có lẽ lúc ngã xuống con đê rồi bò lên, nó cũng có tâm trạng thế này.
“À ú ú ú ú!”
Lông Dài lại tru đến rã cổ họng. Nó khẩn thiết mong có người nghe được tiếng nó, ai cũng được. Cuối cùng Lông Dài kiệt sức, kêu không nổi nữa, ý nghĩ cuộc đời đến đây là chấm hết cứ chập chờn trong đầu nó. Vết thương làm nó run rẩy không ngừng nhưng mắt thì cứ tự động nhắm lại. Cơn gió đầy bụi cùng không khí lạnh ban đềm làm đầu mũi nó khô queo, cả cổ họng nó cũng khô khốc theo.
“Ja Ang?”
Tai Lông Dài vểnh lên ngay. Giọng nói quá đỗi quen thuộc. ngực Lông Dài thắt lại làm nó không thể đáp lại một cách đàng hoàng được. lão To Giọng mò mẫm tới gần, vươn cổ ra và chăm chú quan sát Lông Dài. Chẳng nhìn thấy gì cả nên lão định nâng Lông Dài lên, nhưng sức nặng của nó khiến lão đành bỏ cuộc.
“Rốt cuộc mày đã làm cái trò gì thế, hử?”
Lão To Giọng để Lông Dài xuống và nổi giận. Nhưng bàn tay lão lại hết sức cẩn trọng. Khi bàn tay ấm áp của lão To Giọng vuốt ve bụng nó, Lông Dài cảm
thấy yên lòng tức thì.
“Đợi một tí. Tao quay lại ngay.”
Nghe tiếng bước chân vội vã của lão To Giọng, Lông Dài yên tâm hạ đầu nằm xuống. Cơn buồn ngủ lại ập đến. Vừa chìm vào cơn mộng mị thì cơ thể bất ngờ được nhấc lên làm nó tỉnh giấc. lão To Giọng lấy hết sức nâng Lông Dài lên rồi đặt nó vào trong chiếc xe kéo tay.
“Lần đầu tao mới thấy có đứa lì lợm như mày đấy. Hệt như lũ con chỉ biết làm cha mẹ buồn phiền! Chẳng thể dạy bảo được. mày không chịu nhét lời tao vào đầu thì ai mà yên tâm cho nổi.”
Lông Dài nằm nghe lão To Giọng than phiền. Vừa lắc lư theo nhịp rung của chiếc xe kéo tay, Lông Dài vừa chìm vào giấc ngủ sâu.
GORI QUẬY PHÁ
“Giời ạ, bố Chan Woo! Ông nhốt con Gori lại giùm tôi đi. Ông xem lông nó dính đầy vào đống đậu nành rồi đây này.”
Bà lão vung vẩy cái muôi múc cơm đuổi theo Gori. Thế nhưng Gori nghịch ngợm chạy hết bên này đến bên kia, thoắt cái đã xuất hiện cạnh bà lão ăn vụng đậu luộc rồi.
“Con này, chõ mõm vào đâu thế hả!”
Bà lão đánh mạnh vào thân Gori. Nhưng Gori lanh lẹ né được, nên bà lão chỉ đánh hụt.
Lông Dài cưng Gori lắm nhưng nó cũng ganh tị với Gori nữa. Dù rất muốn ăn món đậu nành luộc thơm ngon nhưng nó lại không thể làm như Gori được. Không phải vì sợ bà lão đánh. Mà là vì lão To Giọng. Lông Dài cũng chẳng còn ở tuổi nhõng nhẽo nữa, nhưng không hiểu sao nó cứ thấy ngượng nghịu với lão To Giọng nên việc gì cũng phải thận trọng. Lông Dài hiểu rất rõ rằng, lỡ như lại bị ăn đòn thì nó tuyệt đối không thể tha thứ cho lão To Giọng nữa. Nên nếu muốn trải qua mỗi ngày như bây giờ, tốt nhất đừng phạm phải bất kỳ lỗi nhỏ nhặt nào.
“Ông nhốt hay xích nó lại đi chứ.”
“Nhốt nó lại hử? Nó tru tréo đau cả tai thì bà tính chịu thế nào? Bà lo làm bánh đậu nhanh cho xong có phải hơn không!”
Lão To Giọng vừa cột cải thảo ngoài vườn vừa cười khà khà. Lão nói hoàn toàn đúng. Vì Gori lớn nhanh như thổi là tên nhóc quạy phá không ai cản nổi. Háu ăn, tài chạy, và giỏi gây chuyện khỏi nói chính là Gori. Dĩ nhiên Gori cũng rất đẹp trai nữa. Đến mức cả lão To Giọng cũng cực kỳ cưng chiều nó. Lông Dài nghĩ Gori đã kế thừa những điểm tốt đó từ dòng máu chó săn của cha.
Lão To Giọng đã bán hết bảy đứa con của Lông Dài chỉ giữ lại một mình Gori. Lão không biết việc đó làm Lông Dài vui biết bao nhiêu. Niềm vui to lớn nhất trong tất cả các niềm vui chính là được nhìn thấy đứa con khỏe mạnh và đáng yêu hơn hết thảy lớn lên bên cạnh mình.
“Gori à, nghịch vừa thôi con.”
Lông Dài nằm cạnh chuồng chó nhẹ nhàng nói. Nhưng Gori làm gì, Lông Dài cũng dõi theo với tâm trạng hân hoan cả.
“Gấu gấu gấu!”
Đột nhiên Gori chạy vụt vào vườn. Mọi người đều giật mình nhìn theo vì không hiểu có chuyện gì mà ầm ĩ đến vậy. Ngay khi Gori vừa đến dưới giàn bí, con mèo già thình lình nhảy vọt lên bờ tường. Trông bộ dạng trèo cuống trèo cuồng của nó đến là nguy hiểm. Chắc chắn nó đã ngủ gật trên bờ tường rồi bị rơi xuống.
“Meo méo. Dạy lại nó cách cư xử giùm tao đi!”
Con mèo già càu nhàu than phiền. Lông Dài ngoác miệng cười. Lão To Giọng và bà lão cũng được một trận cười giòn giã.
“Nuôi nó thành như thế để làm quái gì. Ê, Lông Dài. Ít ra cũng phải dạy cho nó biết tao là ai chứ!”
“Gâu! Mụ không làm gì được thì cố chịu thôi.”
Lông Dài cười trừ trước cơn gắt gỏng của con mèo già.
“Méo méo. Vì đồ lêu lổng đó mà ngủ trưa cũng không yên nữa...” Con mèo già rên rỉ rồi biến mất tăm.
“Năm nay chắc phải hái kha khá hồng đây. Chưa gì cây hồng này đã được bảy năm rồi. Cái cây đã trụ vững như vậy thì mình phải chăm sóc nó lâu thật lâu mới được.”
“Năm nay mình cho Yeong Seon nhiều một chút. Năm ngoái nó cũng cằn nhằn đó. Con bé nói cây hồng là do nó trồng mà năm nào người khác cũng ham hố lấy nhiều hơn nó...”
Bà lão vừa đập miếng bánh đậu bôm bốp vừa nói. Lão To Giọng im lặng chăm chút mấy cây cải thảo đã tỉa tót. Gori hiếu kỳ đến cạnh lão hỉnh mũi lên khịt khịt đánh hơi luống cải thảo, rồi giật mình sợ hãi nhảy lùi ra sau khi thấy một con giun ngọ nguậy trên bẹ cải.
“Chủ cây buồn thì không hay đâu. Yeong Seon trồn để kỷ niệm nó sinh đứa con đầu lòng mà, chủ cây vui thì cái cây mới xanh tốt được.”
“Cây mà cũng có chủ này chủ kia nữa hử. Cứ chia ra ăn là được thôi. Còn nữa, tôi đã lựa mấy trái ngon lành cho nó còn gì? Nó là con gái nên tôi dành riêng những trái chín đỏ, không trầy trụa chỗ nào đấy thôi.”
“Ô hô, ông đã làm thế à?”
“Bà làm cho xong rồi đi muối kim chi đi. Tôi đã nói không sao mà bà cứ ép đặt hẹn cho bằng được thì ít nhất cũng phải tự biết canh giờ chứ...”
“Ông định ghé qua cửa hàng Chan Woo trước à?”
“Tất nhiên rồi. Ra tới phố chẳng lẽ không ghé? Chắc chắn bên nó hết sạch kim chi rồi! Lần trước Dong Yi cũng để quên ở đây con rô bốt đồ chơi còn gì. Không có cái đó sao thằng bé chịu nổi.”
“Cái đó thì quan trọng gì...”
Mặt bà lão tối sầm, giọng bà nhỏ dần rồi im bặt. Lão To Giọng và bà lão lặng thinh làm việc một hồi lâu. Lão To Giọng vừa hút thuốc vừa tỉa tót mấy cây hành lá, bà lão thì tất bật hết muối cải thảo lại cho đậu luộc vào cối giã rồi nặn thành hình vuông vức. Sau đó bà trải đều rơm rạ lên cái phản cao có bóng râm và phơi mấy miếng bánh đậu đã nặn tươm tất lên đó để Gori không ăn vụng được.
Đến chiều thì bà lão xong việc. Lão To Giọng đã mặc xong xuôi bộ đồ vía từ sớm, đi ra giục giã nhiều đến nỗi bà lão chẳng duỗi được lưng lấy một lần mà cứ vội vội vàng vàng suốt.
“Làm gì mà lề mề mãi thế. Là tôi đòi đặt hẹn khám bệnh à. Tôi đã nói là không muốn đi rồi, bà cứ nhất định hẹn lịnh khám, giờ lại lề mề thế thì phải làm
sao hả!”
“A, xong cả rồi đây. Ông ngưng cằn nhằn giùm tôi cái đi.”
“Cằn nhằn? Bà có mắt thì nhìn đi. Mặt trời lặn luôn rồi kìa!”
Dù bận chất mấy thùng kim chi lên xe đạp, lão To Giọng vẫn cộc cằn gắt gỏng. Đến tận lúc ra khỏi cổng lão cũng không thôi. Nhưng bộ dạng lão với vạt áo vest bay phất phơ khi chạy trông hệt như một đứa trẻ con.
Xong xuôi bà lão mới lo lắng ngồi xuống ghế. Cái ghế mềm có lưng dựa cao đến tận cổ của lão To Giọng đặt bên dưới sân nhà ngồi thư giãn phơi nắng là tuyệt nhất.
“Cầu trời ông lão không việc gì...”
Bà lão lẩm bẩm. Gori đặt hai chân trước lên đầu gối bà lão. Nó đang nhõng nhẽo đòi ôm. Nhưng Gori đã quá lớn để ôm mất rồi.
Lông Dài chăm chú nhìn gương mặt sa sầm của bà lão. Không hiểu sao nó lại có cảm giác chẳng lành khi thấy lá cây hồng đung đưa theo gió, thỉnh thoảng bóng râm phủ lên gương mặt bà lão. Hệt như nỗi buồn cứ thế chồng chất thêm.
“Gấu gấu! Bà ơi, con đói bụng.”
Lông Dài cố ý sủa to. Bà lão đang thẫn thờ giật mình nhìn Lông Dài. Rồi bà nhìn một vòng đống bát đĩa bẩn bày la liệt đầy sân.
“Ôi, cái số của tôi. Vẫn chưa xong việc nhà. Lại còn phải cho chó ăn. Thật là, giờ còn cả điện thoại nữa. Bọn mày chờ đó đi.”
Bà lão đấm đấm lưng rồi bước vào trong nhà. Như chỉ đợi có thế, Gori mau mắn ngồi xuống ngoạm lấy chiếc dép của bà lão nhá lấy nahs để. Thể nào khi quay ra, bà lão cũng sẽ đánh vào mông Gori.
Lông Dài đủng đỉnh đến gần nhắc nhở Gori.
“Đừng có làm nó hỏng nặng quá.”
Gori lắc đầu với bộ mặt nhăn nhó.
“Không ngon bằng đậu. Con muốn ăn đậu nữa cơ.”
“Bà sẽ cho ăn cơm tối ngay thôi.”
Lông Dài nằm dưới ghế, Gori cũng đi tới, tựa đầu và nằm xuống theo Lông Dài. Bà lão vẫn đang nghe điện thoại trong nhà.
“Vì ông ấy cứ bị tiêu chảy mãi nên tôi lo thôi, chứ không có chỗ nào khó chịu trong người cả...
Hình như ông ấy ăn cũng không ngon miệng nữa. Ừ, em chồng đến thì tốt quá rồi.
Đã lâu chúng ta không gặp mà. Ừ...”
Gori nhấp nháy mắt nhìn Lông Dài.
“Mẹ ơi, em chồng là gì vậy mẹ?”
“Em chồng? Cái đó là gì thì, ừm...”
Lông Dài nghiêng đầu, chớp chớp mắt bối rối. Đây là lần đầu tiên trong đời Lông Dài nghe thấy từ đó nên nó không biết giải thích cho Gori thế nào.
“À, là vậy đó. Là thứ hay lắm. Đúng rồi, là thứ hay lắm đó.”
Nhưng rồi nó nghe tiếng con mèo già cười rúc rích trên bờ tường. Không biết mụ leo lên đấy từ lúc nào mà giờ đã nằm gối đầu lên chân trước.
“Mày nói em chồng hay ấy à? Khừ khừ khừ. Ja Ang, thà mày cứ nói là không biết cho xong. Là thứ rất hay cơ đấy? Khịch khịch khịch.”
“Gâu gâu. Nghe lén là xấu lắm!”
Gori nhanh chóng đáp lại lời mỉa mai của con mèo già. Lông Dài hài lòng khi thấy Gori rất giống nó. Tuy thật sự Gori tuyệt hơn nó rất nhiều nhờ bộ lông ngắn mượt mà trơn tru, nhưng Lông Dài tin rằng ít nhất sự tinh tươm và tính hiếu kỳ của Gori cũng từ nó mà ra.
“Xí! Coi kiểu cách nói chuyện lịch sự chưa kìa. Tai thính cũng là cái tội hả? Mấy đứa thời nay thật ấu trĩ. Này cái đồ hư đốn kia, coi chừng khi nào bị tao đét vào mông đấy nhá.”
“Gâu gâu! Cứ thử đến đây xem. Tôi sẽ cắn bà trước cho biết mặt đấy!” “Chậc chậc. Bó tay với mấy đứa chỉ biết nhìn mặt đất mà sống luôn.”
Có lẽ cơn buồn ngủ quay lại nên con mèo già ngoác miệng ngáp một cái rõ to. Lông Dài không thể tin dù đã già khú đế nhưng răng của mụ vẫn còn sắc nhọn đến vậy. Tuy đôi khi mụ ngủ gật rồi rơi xuống từ bờ tường, để Gori trông thấy phấn khích xông đến, nhưng chưa biết chừng mụ sẽ lợi dụng sơ hở nào đó để dùng hàm răng sắc nhọn ấy cũng nên. Đây chính là phong cách của con mèo già.
“Đứa nào đi tới trại gà cùng bà nào?”
Bà lão hỏi sau khi rửa bát xong. Gori không thèm đáp, mà vẫy tít đuôi như gật đầu và chạy thẳng một mạch tới chỗ bà lão. Lông Dài đi theo tiễn bà lão và Gori đến tận cổng. Cả hai bước đi sầm sập men theo bờ ruộng. Tự dưng Lông Dài cảm thấy hoa mày chóng mặt, đầu như bị quay mòng mòng. Hay là tại ánh mặt trời nhỉ. Nhìn Gori nghếch mặt lên trời lúc giành đi trước, lúc tụt lại sau, Lông Dài có cảm giác Gori tỏa sáng lấp lánh hệ như đang rảo bước trên không.
EM CHỒNG KỲ QUẶC
“Ôi trời, anh ạ. Anh có khỏe không?”
“Còn phải hỏi. Khỏe như vâm. Cô không bị say xe lửa chứ?”
“Dạo này xe lửa chạy tốt lắm nên em tới nơi khỏe re à.”
Lão To Giọng cùng người khách tay bắt mặt mừng hệt con nít. Lần đầu tiên Lông Dài thấy lão To Giọng cười toe toét và hào hứng nói chuyện đến vậy.
Lông Dài và Gori nhìn chằm chằm cái hộp to đùng mà người khách vừa đặt xuống. Cái hộp được quấn chặt bằng một sợi dây và ở góc nắp hộp có một lỗ thủng. Từ lỗ thủng đó, một cái đầu gà thò ra. Một con gà mái có cái mào nổi bật giữa bộ lông nâu đỏ. Nhưng hai đồng tử của nó lại lờ đờ còn cổ thì rũ xuống như sắp chết đến nơi. Gori len lén đến gần đập bốp bốp, nó cũng chẳng có phản ứng gì.
“A, thì ra đây là em chồng!”
Gori lẩm bẩm.
“Anh bỏ nếp cùng với gà và thuốc bắc vào hầm chín là thành đồ bổ ngay. Nếu không nặng quá thì em đã đội thêm lên cho anh rồi. Tại cổ em như muốn gãy làm đôi nên đành bỏ lại.”
Người khách tháo dây rồi mở hộp. Đoạn lôi con gà ra. Con gà không có tí sức lực đổ gục xuống run lên bần bật, ngón chân co quắp.
“Ôi trời, cô cực khổ nuôi trồng sao lại đem hết lên thế này. Chỗ này đến phải bao rưỡi gạo ấy chứ! Mà đây không phải là gà mái giống sao?”
“Gà mái giống thì sao chứ? Chỉ cần anh khỏe hơn là được...”
“Sao lại quặt quẹo thế này, nó sắp chết rồi hử?”
Lão To Giọng vừa đụng vào, con gà liền chớp mắt yếu ớt rồi lại mơ màng nhắm lại. Tựa hồ để lão biết rằng nó chưa chết.
“Gà ở nông thôn mới lần đầu đi xe lửa nên say xe ấy mà.”
Người khách trả lời qua quýt, lão To Giọng cũng không để ý thêm. Chỉ có Lông Dài và Gori cứ loi choi xung quanh con gà. Lông Dài hết hứng thú ngay sau đó nhưng Gori vẫn lì lợm chọc chỉa làm phiền kẻ mới đến. Tuy nhiên con gà chỉ chớp chớp mắt mà thôi.
Sẩm tối, Gori hét lên.
“Em Chồng sống lại rồi.”
Đúng vậy thật. Con gà tưởng chết đến nơi giờ đang dáo dác nhìn ngó hết trong ngoài nhà, còn đi qua đi lại được nữa. Người khách chỉ ở lại một lát rồi về nhưng con gà chẳng thèm nhìn người đó hay tỏ ra lạ lẫm với chỗ này.
“Tôi không bắt được đâu, ông tự lo liệu lấy đi.”
Bà lão đưa con dao cho lão To Giọng. Lông Dài và Gori giật mình run sợ lùi cả lại. Lão To Giọng nhăn nhó nhận lấy con dao rồi cứ đứng ngây ra nhìn con gà.
“Hôm nay phải bắt nó hầm để mai còn ăn sáng chứ.”
Trước sự thúc giục của bà lão, lão To Giọng chỉ gật đầu. Nhưng tất cả những gì lão làm là lên phản ngồi nhìn con gà, chẳng biết bắt đầu thế nào. Đến tận tối mịt lão vẫn ngồi nguyên xi như vậy.
Trời tối như hũ nút, lão To Giọng mới đuổi theo định bắt con gà. Con gà quá nhanh so với lão nên nó dễ dàng thoát thân, chạy hết chỗ này đến chỗ kia. Nó nhảy vọt lên cái vại đựng tương, đập cánh phành phạch và còn bay lên nữa.
“Gâu gâu! Em Chồng tuyệt quá!”
Gori phấn khích chạy theo sau. Lông Dài thì chả hứng thú gì nên chui tọt vào chuồng chó nằm đưa mắt quan sát. Trên bờ tường, con mèo già nhìn xuống cười khà khà. Phải mất một hồi lâu, lão To Giọng mới nắm chặt được khớp cánh con gà.
“Giời ạ, hết cả hơi. Con này, để tao cho mày biết mùi.”
Lão To Giọng úp cái thau gỗ xuống nhốt con gà lại. Rồi lão vừa thở phì phò vừa đi vào kho lấy dây thừng ra. Không biết con gà vỗ cánh mạnh đến mức nào mà làm cả cái thau rung bần bật. Lão To Giọng cột dây thừng thành thòng lọng và tròng qua cổ con gà.
“Giờ dùng dao sao đây. Ầy, tôi không làm vụ này được đâu.”
Lão To Giọng lầm bầm rồi kéo sợi thừng tới móc lên cành cây hồng. Con gà vùng vẫy vật lộn trong khi bị trói. Nó đập đập cánh và quơ quào móng chân
một cách dữ dằn như cấu xé khoảng không trước mặt. thấy bộ dạng nó tội nghiệp, Gori đi đến dưới gốc cây hồng sủa gâu gâu. Lông Dài cũng nhăn mặt bước lại và ngước lên nhìn.
“Để sáng mai làm là xong chứ gì.”
Lão To Giọng phủi tay đi vào nhà.
“Mẹ ơi, sao ông lại làm thế với Em Chồng?”
“Khịch khịch. Liệu sáng mai thứ ấy còn ở đó không?”
Trước khi Lông Dài kịp trả lời, con mèo già đã chen miệng vào. Mụ vừa vuốt râu vừa lè lưỡi liếm móng chân. Giọng mụ xảo quyệt hơn bao giờ hết và mùi rờn rợn tỏa ra từ mụ cũng nồng nặc hơn.
“Gâu! Mụ đang âm mưu gì phải không?”
“Tao làm gì nào? Muốn âm mưu gì thì cũng phải đợi trời tối đã chứ.”
“Gâu gâu! Lại nói nhảm! Tôi thấy mụ rõ mồn một đấy. Đừng có hòng giở trò.”
“Méo meo. Sợ quá à. Sao mà tao dám làm gì chứ? Chỉ cần trăng lên là cả người mày sáng trưng, giờ còn đòi trợn trừng mắt lên nữa hả? Nhìn sợ chết khiếp. Khịch khịch.”
“Người tôi sáng trưng là sao? Chỉ cần trăng lên?”
Lông Dài nghiêng đầu. Không thể biết được con mèo già đang nói nhảm hay nói thật. Nhưng Lông Dài cho rằng mấy lời mỉa mai chọc tức của con mèo giả chẳng đáng tin chút nào.
“Thế nên tao mới thích mày. Tại mày khác những con chó khác.” “Mụ bảo thích tôi á?”
“Ờ thì, mày là đứa đáng để tao cho qua trong đám chó.”
“Mụ vừa nói tôi sáng trưng mà?”
“Thế mới nói. Hay tại mắt tao sáng quá, cứ tối đến là tao thấy cả người mày xanh lờn lợt. Chắc là vì mắt tao vẫn còn tinh anh. Dù gì trong gia tộc họ mèo, tao cũng thuộc dòng dõi xuất chúng...”
“Mụ nói màu xanh lờn lợt ấy hả? Giờ tôi phát ngấy với mấy lời đùa giỡn kiểu đó rồi.”
“Tin hay không thì tùy. Vốn dĩ kẻ không hiểu mình nhất chính là bản thân mình mà.”
“Mụ chẳng biết quái gì mà cứ ra vẻ thông minh! Dòng dõi xuất chúng mà lại nhìn trộm vào nhà người ta như thế rồi còn khệnh khạng đi qua đi lại nữa hả?”
Lông Dài đáp trả dữ dội.
“Chậc. Tao chỉ đi dạo thôi mà!”
Con mèo già sưng sỉa mặt mày không chịu rời khỏi bờ tường.
“Giọng mèo vốn có cái kiểu dụ dỗ ghê lắm. Để bị dụ theo thì không biết còn những móng vuốt răng nanh gì ẩn nấp nữa đâu. Nhưng với ta thì vô ích thôi...”
Lông Dài vừa nói một mình vừa tập trung quan sát bờ tường. Nó không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ nên cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, dù vậy nó vẫn mở mắt thao láo gần như cả đêm. Trong suốt thời gian Lông Dài đảo qua đảo lại bai con mắt sáng quắc canh chừng trên bờ tường thì chẳng có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng chỉ thoáng cái đã xảy ra chuyện. Trong bóng tối.
Cả Lông Dài cũng không hiểu đó là chuyện gì. Thế nên nó chỉ biết đi tới dưới gốc cây hồng và sủa nhặng lên. Tuy trăng sáng, và nhờ vậy biết được con mèo già và con gà đang vật lộn hết bên này đến bên kia, nhưng tất cả nhưng gì Lông Dài có thể thấy chỉ là mấy cái bóng mà thôi.
Tiếng vỗ cánh trộn lẫn trong tiếng thở rợn người như muốn xé tai. Lông Dài chỉ đánh hơi được mùi máu sởn gai ốc mà không thể xen vào chuyện đang xảy ra trên không trung. Vả lại chuyện đó cũng kết thúc khá chóng vánh. Nó chỉ biết chính xác ai là kẻ bị thương.
Sáng hôm sau.
“Cục cục tác tác tác!”
Lông Dài giật mình đứng phắt dậy. Rồi nó đi ngay về phía phát ra tiếng kêu. Là chỗ cây hồng. Con gà đậu trên cành cây hồng vỗ cánh phành phạch.
“Cục cục tác tác tác! Sáng rồi.”
Lông Dài tròn mắt nhìn con gà mái đang gáy hệt như gà trống. Sợi dây thừng lão To Giọng cột vẫn còn nguyên nên nhìn con gà giống đang đeo dây chuyền vậy. À không, phải nói là nó đang ưỡn ngực khoe ra sợi dây thừng như một món trang sức đáng tự hào mới đúng.
“Mặt bà bị sao thế?”
Mắt Lông Dài càng mở to hơn khi nghe Gori hỏi. Con mèo già vừa xuất hiện trên bờ tường với gương mặt đầy bất mãn vì những vệt máu và vết thương kéo dài. Má mụ sưng húp lên và mụ chẳng thể làm gì ngoài liếc xéo con gà đang đập cánh bay xuống đầy tự hào.
“Ê nhóc, mày gọi tao là Em Chồng đúng không? Được lắm, cứ vậy đi.”
Con gà gật đầu và ưỡn bộ ngực đang lủng lẳng sợi dây thừng lên. À không, là Em Chồng chứ.
CẢ THỨ CÒN LẠI LẪN THỨ RỜI XA
Lông Dài lại trở thành kẻ bị xích lần nữa. Nó đã ra sức chống cự nhưng vẫn bị xích. Tất cả là tại Em Chồng. Vì Lông Dài đã cắn Em Chồng suýt chết.
Lông Dài bị xích, chỉ có mỗi Em Chồng là sướng rơn. Nó còn dám tung tin lão To Giọng sẽ đem cả gà trống từ đâu về nữa. Vì lão kết luận rằng thay vì bắt Em Chồng làm thịt thì mỗi ngày để nó đẻ trứng ăn vẫn tốt hơn.
“Gấu gấu! Em Chồng xấu xa! Đó là cơm của tôi mà!”
Gori giãy nẩy lên nhưng Em Chồng chẳng thèm để ý. Nó chiếm tô cơm của Gori, khiến Gori không dám bén mảng tới gần và một mình chén sạch đồ ăn. Từ sau khi Em Chồng tới, Gori lúc nào cũng đói meo và bị biến thành đứa nhát cáy.
Gori lấm lét tiến lại gần tô cơm. Em Chồng ngẩng phắt đầu lên trừng mắt với nó ngay tức khắc. Lông Dài lo lắng không yên vì Em Chồng không những ăn nhiều mà còn hung dữ nữa.
Gori lén lút thò mõm vào tô cơm.
“Ở đâu ra thế hả?!”
Trong chớp mắt. em Chồng đã dữ dằn mổ lên sống mũi Gori. Gori ré lên thảm thiết rồi ngã dập mông. Máu chảy ra từ vết toác trên sống mũi. Vậy nên lần đó Lông Dài mới rượt theo và suýt nữa đã đớp được vào cánh Em Chồng.
Gori vừa mếu máo khóc vừa chạy đến trốn biệt sau lưng Lông Dài. “Gâu gâu! Trả tô cơm đây, đồ đanh đá mất nết!”
“Đồ đanh đá mất nết ấy à?”
“Đúng vậy. Tại mày đấy, thử nhìn xem bộ dạng thằng bé thành ra thế nào!”
“Tao làm sao mà mày phải ầm ĩ lên thế hả? Tao cũng chỉ muốn ăn cơm trong tô thôi mà. Tao là khách mà. Để khách ăn đồ rơi vãi trên đất mày coi được à?”
“Khách á? Cái thứ xém chầu trời, vật vã mãi mới sống lại được kia!”
“Giờ tao cũng không còn là khách đâu. Vì đẻ ra trứng nên tao là con gà quý báu đó biết chưa! Thế nên đứa nào cũng phải thết đãi tao đàng hoàng.”
“Gấu! Con gà mái xấc láo! Mày phải sớm trở thành đồ bổ mới đúng.” “Cho xin! Mày tưởng tao tầm thường đến thế à?”
Em Chồng tuyệt nhiên không nao núng sợ sệt. Hình như càng ở lâu nó càng tự cao tự đại. Lông Dài nổi nóng chồm lên trước. Tuy nhiên, Em Chồng chẳng thèm động đậy con mắt, cứ tiếp tục mổ tô cơm. Nó cẩu thả mổ lấy mổ để làm hạt cơm văng tung tóe khắp nơi.
“Trời đất! Chỉ cần không bị xích thì...”
Nếu thế thì Lông Dài đã đớp gọn hết tô cơm rồi. Nhưng nó cũng chỉ có thể làm thế những lúc Em Chồng không để ý vì lo ăn đồ cướp được của Gori, hay mải mơ màng phơi nắng trên sân. Sự thật là chẳng có cách nào bắt được Em Chồng cả. Không những chạy nhanh với sải chân dài, mà khi cần thiết Em Chồng còn bay lên được nữa. Nó bay lên tận bờ tường là chuyện bình thường. Vì vậy mà ngay cả con mèo già cũng phải rút lui khỏi bờ tường và chuyển sao dạo mát trên mái nhà.
“Chóng mặt quá. Nhưng tao làm gì cũng đều hết sảy.”
Em Chồng nói trong lúc nhảy từ cây hồng qua bờ tường. Từ bờ tường nó lại nhảy phóc lên mái nhà. Sở thích của Em Chồng là đứng trên đó nhìn ngắm xóm làng, rồi nhảy thẳng xuống sân. Lúc đói thì nó xới tung đất lên tìm mồi, lúc chán thì nó mổ và trêu ngươi Gori. Còn Gori lúc nào cũng bận bịu lo chạy trốn Em Chồng.
“Chỉ cần mày lộ ra sơ hở, bất kỳ lúc nào để tao thấy mày sơ hở...”
Con mèo già lầm bầm trên mái nhà. Tuy nhiên mụ không dám bén mảng lại gần phía này, lúc nào cũng căng thẳng nơm nớp lo Em Chồng sẽ xông vào mụ.
Reng reng reng reng reng reng.
Tiếng chuông điện thoại đã vang lên trong nhà nãy giờ. Cứ vậy suốt từ sáng. Tiếng chuông ngừng rồi lại kêu, im lặng rồi lại inh ỏi. Nhưng lão To Giọng đã ra ngoài cửa hàng, còn bà lão đi bán cá. Chuông điện thoại kêu reng reng một hồi lâu rồi thôi.
“Ông lão sẽ đem gà trống về. Ông lão, gà trống...”
Em Chồng nhảy xuống từ mái nhà, cố ý dang rộng cánh như bay và la lối “Gà trống mà đến, thì mày cũng lo sợ đi là vừa!” để chọc tức Lông Dài khiến tâm trạng nó khó chịu tức thì. Nếu Em Chồng bén mảng lại gần chuồng chó thì Lông Dài đã tính cách nào đó trả đũa rồi, nhưng Em Chồng láu cá chỉ vòng vòng trốn tránh ở những chỗ Lông Dài không đụng đến được.
“Ông lão về rồi!”
Em Chồng ở trên cây hồng nhìn ra bên ngoài bỗng hét lên.
Thật vậy. Trời còn sáng trưng mà lão To Giọng đã về. Vì mải dồn hết chú ý vào Em Chồng nên Lông Dài không ngửi thấy mùi hăng hăng của lão To Giọng.
Lão To Giọng chậm rãi đi về mà không đem theo chiếc xe đạp. Gương mặt xanh xao và dáng đi lảo đảo của lão trông rất đáng lo.
“Gà trống thì sao? Gà trống đâu?”
Em Chồng cục ta cục tác ngó nghiêng xung quanh lão To Giọng. “Gâu gâu. Lão bị sao thế? Nhìn lão như sắp ngất xỉu ấy.”
Lông Dài nhìn theo lão To Giọng và lo lắng hỏi. Lão To Giọng từ từ đi đến bên ghế, lẳng lặng ngồi xuống. Rồi lão nhắm mắt lại trong khi ngả người ra sau. Lão ngồi như vậy một hồi lâu.
“Sao có thể. Ông lão về một mình. Một mình...”
Em Chồng đi vòng vòng trước mặt lão To Giọng, vừa sục sạo vừa kêu ca than vãn. Thấy lão To Giọng chẳng thèm ngó ngàng tới, nó bèn chạy ra luống hoa bới tung đất lên làm bụi bay mù mịt. Trong nhà, tiếng chuông điện thoại lại bắt đầu reo. Nhưng lão To Giọng vẫn ngồi nguyên tại chỗ.
Lông Dài không đoán được lão đang nghỉ hay đang ngủ nữa. cổ lão To Giọng lệch qua một bên, tay lão buông thõng dưới ghế. Tán cây hồng đổ bóng sầu thảm xuống gương mặt lão To Giọng.
Bố Dong Yi bước vào. Lông Dài hơi buồn vì không thấy ông đưa Dong Yi về. Bố Dong Yi liếc nhìn lão To Giọng rồi nhanh chóng vào nhà nghe điện thoại. Sau một hồi, ông trở ra với gương mặt tối sầm.
“Đã nói phải đi bệnh việc lớn khám rồi mà. Nếu biết chuyện này không biết cha còn bàng hoàng đến mức nào nữa...”
Thấy bố Dong Yi ngước mặt lên trời lầm bầm, Lông Dài ve vẩy vểnh tai lên hóng hớt. Vậy mà lão To Giọng vẫn cứ im như tượng.
Bố Dong Yi cúi người xuống yên lặng nhìn lão To Giọng đang say ngủ. Ông khẽ khàng giọng đánh thức lão To Giọng, rồi dìu lão vào nhà.
Sáng hôm sau, bố Dong Yi và lão To Giọng từ trong nhà bước ra. Mắt lão To Giọng trũng xuống thâm đen, gương mặt dường như càng thêm phần xanh xao.
“Nuôi mấy con này vừa tốn tiền thức ăn, vừa không thể lo xuể. Thà cha bán quách cả hai cho rồi?”
Lời của bố Dong Yi làm Lông Dài vểnh tai lên ngay. Không hay rồi. “Giờ cha phải nghĩ cho sức khỏe của mình thôi.”
Lão To Giọng chỉ ngồi xuống ghế và châm lửa vào điếu thuốc. “Cha à, bác sĩ đã dặn không được hút thuốc rồi mà.”
“Thói quen cả đời biết làm sao đây. Uống thuốc xong trong người cũng thoải mái rồi. Cứ đem vụ tiêu chảy ra làm to chuyện mãi..”
Lão To Giọng nhất định hút thuốc cho bằng được. Nhưng lão phải dập ngay điếu thuốc vì cơn ho sặc sụa ập tới tức thì. Lão To Giọng thở dài thườn thượt rồi nói bằng giọng thấp trầm khô khốc.
“Không bán cả hai con được. Thế thì nhà cửa trống hoác ra mất. Nhà người ở thì phải có tiếng trẻ con khóc, có mùi đồ ăn, vậy mà ở đây ngoài mấy người già ra có cái gì nữa hử.”
“Cha cũng thật là...”
“Đến cả chó cũng không có thì nhà cửa lạnh tanh còn gì.”
Lão To Giọng nhìn Lông Dài chằm chằm.
Lông Dài cũng thẫn thờ nhìn lão To Giọng. Theo như lão nói, thì lão nói, thì lão sẽ bán một trong hai, hoặc nó hoặc Gori. Bị bán đi nghĩa là không thể quay trở lại nơi này nữa. Lông Dài không sao hiểu nổi, cho đến tận bây giờ lão đã bán sạch lũ chó con, khó khăn lắm mới để lại mỗi mình Gori vậy mà còn nói ra những lời này.
“Con mẹ, hay con con ạ?”
Câu hỏi của bố Dong Yi làm Lông Dài như ngừng thở mất một lúc. Lão To Giọng không nói gì. Bố Dong Yi cũng chẳng hỏi thêm. Thế nhưng Lông Dài vẫn quan sát lão To Giọng, cổ họng khô khốc thấp thỏm không yên vì không biết câu trả lời của lão thế nào.
Dù mặt mày xanh lét, lão To Giọng vẫn lần lượt làm từng công việc của buổi sáng. Lão quét sân, nhổ cỏ chỗ luống hoa, tưới nước cho vườn rau. Lão còn chuẩn bị cơm cho Lông Dài và Gori nữa.
“Ja Ang, ăn nhiều vào.”
Lão To Giọng vừa đổ canh thịt vào tô cơm của Lông Dài vừa vuốt đầu nó. Lông Dài cảm thấy cổ họng thắt lại trong giây lát. Nó nhận ra việc lão cho Gori thức ăn vật nuôi còn cho nó canh thịt chính là câu trả lời.
Thì ra lão định bán mình...
Nỗi buồn trong lòng trào lên nghẹn cứng đến tận cổ. Nước mắt Lông Dài lăn tròn khi nó lặng lẽ nhìn lão To Giọng nhưng lão lại quay mặt đi mất. Cả chuyện đó cũng làm Lông Dài tủi thân. Nghĩ lại mới thấy nó với lão To Giọng chưa từng đến gần và nhìn vào mắt nhau lần nào. Lông Dài cảm thấy nhức nhối đau đớn nhiều hơn là phẫn nộ. Rời khỏi đây rồi sẽ đi đâu, sẽ trở thành thế nào, không tài nào tưởng tượng nổi. Nhưng nếu phải chọn kẻ ra đi thì Lông Dài nghĩ để Gori còn trẻ dại ở lại vẫn hơn.
Có lẽ vì không giành đồ ăn vật nuôi với Gori được nên Em Chồng mon men lại gần Lông Dài. Cơm với canh thịt ngon đến chảy nước miếng. Thêm nữa, Lông Dài không buồn đụng mõm vào thì đời nào Em Chồng chịu để nước miếng chảy suông và bỏ qua dễ dàng như vậy.
“Không biến đi chỗ khác được hử!”
Lão To Giọng thẳng tay đẩy Em Chồng bay qua một bên. Em Chồng ngã chổng kềnh và cục ta cục tác rằng nó chết mất thôi. Trên bờ tường còn mèo già hả lòng hả dạ cười rúc rích. Tuy nhiên Lông Dài chỉ cúi gằm mặt, đi thẳng vào chuồng chó và nằm thụp xuống. Gori cũng vào theo, nằm dựa vào Lông Dài. Vì không đủ chỗ dành cho cả hai nên có hơi chật chội nhưng Lông Dài thấy hạnh phúc vì hơi ấm truyền sang từ Gori, cơn đau trong lồng ngực nó như được xoa dịu và bằng cách nào đó, Lông Dài nghĩ nó có thể chịu đựng được chuyện này.
“Mẹ ơi, hình như sắp có chuyện không hay rồi.”
Gori thì thào nói như thể cảm nhận được nỗi lo. Lông Dài dùng lưỡi liếm láp mặt Gori. Nhưng chiếc lưỡi khô rang của nó chỉ đem lại cảm giác thô ráp sần sùi.
“Đúng vậy, chắc là...”
“Là chuyện gì vậy mẹ?”
“...”
Lông Dài thở dài. Nó những tưởng rằng mình đã nếm trải đủ việc tồi tệ rồi, rằng về sau sẽ không còn chuyện gì có thể buồn hơn nữa.
Hình như mùa đông vẫn còn nhiều điều giấu giếm lắm. Không biết mùa đông định gây ra chuyện gì nữa đây...
Lông Dài lặng lẽ thở hắt ra một hơi. Nó phải hết sức thận trọng để không làm Gori bé bỏng bất an thêm.
“Con lớn ấy à? À, con chó lông xù tạp chủng.”
Lông Dài vểnh tai rồi ngóc hẳn đầu lên. Tất cả dây thần kinh trên người nó căng cứng như dây đàn. Nó nghe thấy tiếng của tên buôn chó. Trước mắt nó quay cuồng, nỗi sợ hãi trỗi dậy tức khắc.
“Gấu! Lão bán tôi cho cái tên đó à?”
Lông Dài nhào ra sủa một tràng như sấm sét. Em Chồng đang ngồi chễm chệ chiếm tô cơm mổ lấy mổ để không để ý xung quanh, giật nẩy mình chạy biến. Tên buôn chó dựng chiếc xe đạp chở theo lồng sắt trên yên sau và liếc xéo Lông Dài.
“Gấu! Đừng có bán tôi cho cái tên đó!”
Lông Dài cảm thấy lồng ngực bị cào xé đau rát. Không biết những cái gai nhọn trốn ở đâu trong cơ thể, mà mỗi lần sủa, lồng ngực và cổ họng nó lại bị châm chích, rồi như có thứ gì đó chực chờ đòi thoát ra ngoài.
“Ầy! Nó cứ chồm chồm lên thế thì bắt sao được. Dù gì cũng chẳng phải loại thường nhể. Nếu là thuần chủng chắc cũng được lắm đấy. Ha ha ha.”
Tên buôn chó nói tía lia nhưng lão To Giọng lẫn bố Dong Yi đều im lặng. Lão To Giọng chỉ nhìn không chớp mắt bộ dạng tức giận nhảy chồm lên của Lông Dài.
“Hừm hừm. Muốn mua con chó của ông lão nữa chắc năm sau tôi mới đến quá. Để con con lớn như con mẹ thì còn phải đợi lâu lắm.”
Tên buôn chó nhún vai chỉ vào Gori. Lông Dài khiếp vía. Vì quá tức giận mà nó quên nghĩ đến Gori. Nếu không là nó thì chính Gori sẽ phải đi theo tên buôn chó, chuyện này càng khiến Lông Dài không sao chịu đựng nổi.
“Ẳng ẳng, sao lão cứ làm những chuyện này với tôi thế hả?”
Lông Dài sủa, sủa mãi. Sủa rồi lại hú.
"""