🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cạnh Tranh Công Nghệ Mỹ - Trung Quốc Thời Đại 4.0
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. CÙ THỊ THUÝ LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH NGUYỄN MINH HÀ
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ PHẠM DUY THÁI
NGUYỄN THU THẢO
NGUYỄN MINH HÀ
BÙI BỘI THU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/6-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5614-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã ISBN: 978-604-57-6266-0.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
NguyÔn ViÖt L©m
C¹nh tranh c«ng nghÖ Mü - Trung Quèc thêi ®¹i 4.0 / Ch.b.:
NguyÔn ViÖt L©m, Lª Trung Kiªn. - H : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 300tr.
; 21cm
Th− môc: tr. 286-300
ISBN 9786045759448
1. Khoa häc c«ng nghÖ 2. C¹nh tranh 3. Mü 4. Trung Quèc
600 - dc23
CTF0493p-CIP
TẬP THỂ TÁC GIẢ
Đồng Chủ biên: TS. Nguyễn Việt Lâm ThS. Lê Trung Kiên
Thành viên: TS. Đỗ Thị Thanh Bình ThS. Nguyễn Đình Sách
CN. Trần Việt Anh
ThS. Phạm Thùy Trang
Lời Nhà xuất bản
T
hế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các quốc gia
không ngừng điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau nhằm gia tăng vị thế và lợi ích.
Kể từ sau Chiến tranh lạnh tới nay, lần đầu tiên Mỹ phải đối mặt với Trung Quốc - một cường quốc có quy mô kinh tế vượt Mỹ vào năm 2014 (tính theo ngang giá sức mua), không là đồng minh, không cùng hệ giá trị và có năng lực công nghệ trong một số lĩnh vực, như mạng di động 5G, trí tuệ
nhân tạo (AI) đủ để tạo ra thách thức đối với an ninh của Mỹ1. Chính vì thế, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc gia tăng sẽ kéo theo một cuộc đua khốc liệt về công nghệ giữa 2 nước. Về phía mình, Trung Quốc đã triển khai
_________
1. TS. Nguyễn Việt Lâm: “Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc và một số vấn đề tham chiếu cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 13/02/2020.
6 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
nhiều chiến lược “đi tắt đón đầu” để rút ngắn thời gian và khoảng cách về năng lực khoa học và công nghệ với Mỹ, như Kế hoạch “Made in China 2025” (MIC 2025 - “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”) với trọng tâm là các ngành công nghệ cao và các sản phẩm như tàu cao tốc, rôbốt, AI, mạng di động 5G,…; chú trọng đầu tư nhân lực và vật lực cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ,… Nhiều tập đoàn, công ty công nghệ của Trung Quốc đã và đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới như Tập đoàn Huawei, Trung Hưng (ZTE), Tencent hay China Mobile,… Về phía Mỹ, trước sự vươn lên mạnh mẽ
đó của Trung Quốc, Mỹ buộc phải có những điều chỉnh chiến lược về công nghệ, thậm chí là những biện pháp mạnh mẽ như trừng phạt hay trả đũa Trung Quốc, đẩy mạnh việc ngăn chặn các thương vụ đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ của Mỹ hay việc các công ty của Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ của Mỹ; áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, chủ yếu là các mặt hàng viễn thông, AI; lôi kéo thêm đồng minh nhằm tẩy chay các công ty công nghệ, viễn thông của Trung Quốc, từ đó kiềm chế năng lực phát triển công nghệ của nước này;… Những hành động có vẻ
“mạnh tay” của Mỹ đang khiến cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến riêng Mỹ hay Trung Quốc mà còn dẫn đến nguy cơ về “một sự đứt gãy” của thế giới hay nói cách khác là nguy cơ “phân tách” trong kinh tế, tài chính và thậm chí là quân sự đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7
Để bạn đọc dễ hình dung được bức tranh toàn cảnh về cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc trong thời đại 4.0, những tác động và ảnh hưởng của nó đến tình hình thế giới cũng như những điều chỉnh cụ thể về chính sách, chiến lược công nghệ của Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia lớn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc thời đại 4.0 do TS. Nguyễn Việt Lâm và ThS. Lê Trung Kiên đồng chủ
biên. Bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình và triển vọng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung, nhóm tác giả còn đưa ra những dự báo về xu hướng cạnh tranh, từ đó gợi mở hàm ý chính sách cho việc phát triển khoa học - công nghệ ở Việt Nam để lĩnh vực này thực sự là quốc sách hàng đầu cho phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Cuốn sách sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm về vấn đề này.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 8 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
8 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Lời nói đầu
T
rong những năm gần đây, cục diện an ninh - chính trị thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động đến an ninh và phát triển của mọi quốc gia1. Sự thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng và sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn dẫn đến cạnh tranh chiến lược nước lớn diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, mở rộng về phạm vi và gia tăng về mức độ. Mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa, hội nhập và phản toàn cầu hóa, chống hội nhập, giữa chủ nghĩa dân tộc, dân túy và chủ nghĩa đa phương, giữa luật pháp quốc tế và chính trị cường quyền đang trở nên trầm trọng
_________
1. Xem Hoàng Bình Quân: “Đối ngoại Đảng năm 2018 đóng góp quan trọng vào kết quả nổi bật của đối ngoại nước nhà và những thành tựu chung của đất nước”, Tạp chí Cộng sản; http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Doi-ngoai-va-hoi-nhap/ 2019/54467/Doi-ngoai-dang-nam-2018-dong-gop-quan-trong-vao ket-qua.aspx.
10 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
hơn trước. Ngoài ra, các điểm nóng địa - chính trị có nguy cơ tăng nhiệt, nhất là vấn đề Iran, Triều Tiên hay leo thang căng thẳng ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc), Biển Đông... và các nguy cơ an ninh phi truyền thống như dịch bệnh đang dần “bóp nghẹt” tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) đặt ra nhiều vấn đề phải xử lý trong quản trị kinh tế toàn cầu. Trong đó, kinh tế số, đặc biệt là thương mại số, tài chính số, tiền tệ số, phát triển nhanh và thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia. Đồng thời, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới cũng tạo ra nhiều rủi ro an ninh phi truyền thống. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá tấn công mạng, gian lận và đánh cắp dữ liệu là các rủi ro có khả năng cao xảy ra trong bảo mật an ninh mạng. Do đó, nhiều diễn đàn quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và trong đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) rất quan tâm tới nội dung quản trị dữ liệu xuyên quốc gia để tìm kiếm sự “cân bằng” giữa đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế với yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu, ổn định xã
LỜI NÓI ĐẦU 11
hội. Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 ngày 28/6/2019 tại Osaka, Nhật Bản đã thông qua Tuyên bố Osaka về kinh tế số, nhấn mạnh tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, tranh thủ tối đa lợi ích của kinh tế số và các công nghệ mới nổi,
đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn trong kinh tế số1. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng gia tăng kể từ khi Donald Trump lên nắm quyền vào tháng 01/2017. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn biến phức tạp với nhiều đòn “ăn miếng trả miếng”, gia tăng về mức độ căng thẳng và quy mô. Công nghệ dần bộc lộ là lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc cũng như trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Với Kế hoạch Chế tạo tại Trung Quốc (Made in China) 2025 và các mục tiêu đưa ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Trung Quốc đã công khai tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu về công nghệ; đồng thời, triển khai mạnh mẽ chiến lược đi tắt đón đầu để rút ngắn thời gian đuổi kịp về năng lực khoa học - công nghệ với Mỹ. Do đó, mặc
_________
1. Xem “Hội nghị G20: Thông qua Tuyên bố Osaka về kinh tế số”. Báo Chính phủ; http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Hoi-nghi G20-Thong-qua-Tuyen-bo-Osaka-ve-Kinh-te so/369484.vgp.
12 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
dù Mỹ vẫn giữ vị trí số 1 thế giới về khoa học - công nghệ, nhưng năng lực khoa học - công nghệ của Trung Quốc so với Mỹ trong một số lĩnh vực đã được rút ngắn đáng kể, thậm chí tạo ra mối đe dọa với Mỹ như công nghệ mạng di động 5G, công nghệ trí tuệ nhân tạo. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết buộc Mỹ phải hành động để duy trì ưu thế vượt trội về công nghệ, cũng là duy trì vị trí siêu cường toàn cầu khi Mỹ vẫn còn ưu thế tương đối về công nghệ so với Trung Quốc. Do đó, Mỹ coi năng lực công nghệ của Trung Quốc là mối đe dọa đối với sức mạnh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ và đã triển khai một loạt biện pháp phòng vệ, kiềm chế và ngăn chặn dành cho Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ đã và đang tác động sâu sắc tới quan hệ quốc tế trên các phương diện an ninh, phát triển và tầm ảnh hưởng. Công nghệ trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định không chỉ đối với sự
phát triển và sức mạnh của các quốc gia, mà còn tác động mạnh mẽ vào chiều hướng phát triển giữa Mỹ và Trung Quốc - cặp quan hệ có vai trò quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế hiện nay. Sự đan xen giữa tình hình chính trị - kinh tế toàn cầu cùng sự phát triển như
vũ bão của công nghệ tạo ra các thách thức an ninh mới, chưa từng có tiền lệ đối với từng quốc gia cũng
LỜI NÓI ĐẦU 13
như trong hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Yếu tố công nghệ trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tác động tới quá trình tập hợp lực lượng toàn cầu cũng như phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới. Ở góc độ phát triển, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa đang tạo ra những tác động mang tính chất đột phá (disruptive), làm thay đổi cơ bản cách thức vận hành của nền kinh tế và thậm chí là quản lý xã hội. Bên cạnh đó, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về
thương mại, công nghệ, tiền tệ... tạo ra một số tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn, nhưng lại thúc đẩy công nghệ phát triển, tạo ra động lực mới cho phát triển trong dài hạn. Quá trình tác động phức tạp và đan xen này dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược, chính sách của các quốc gia trong đối ngoại, hợp tác quốc tế nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.
Thời gian tới, công nghệ tiếp tục là tâm điểm trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc. Ở góc độ quan hệ quốc tế, cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc sẽ dần chuyển từ đối đầu trực tiếp, gây thiệt hại cho đối thủ sang gián tiếp, thông qua các biện pháp tập hợp lực lượng, thiết lập tiêu chuẩn, tăng cường nội lực bản thân hơn. Mục tiêu sâu xa của Mỹ có thể là áp đặt
14 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
luật chơi trong cạnh tranh sức mạnh kinh tế - thương mại - tài chính và công nghệ giữa hai nước, buộc Trung Quốc phải từ bỏ việc trợ cấp cho doanh nghiệp, bảo hộ thị trường, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Với luật chơi này, Mỹ sẽ phát huy được “sở trường” là ưu thế năng động của khu vực tư nhân của Mỹ. Đồng thời, Chính phủ Mỹ cũng chủ động đầu tư nguồn lực hơn cho phát triển khoa học - công nghệ thay vì phó thác phần lớn trách nhiệm cho tư nhân như trước đây. Tình hình này đặt ra các cơ hội và thách thức mới đối với các quốc gia trên thế giới. Một mặt, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược, lôi kéo, tập hợp lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tạo ra những nguồn lực mới, điều kiện thuận lợi cho hợp tác về khoa học - công nghệ của các nước với các cường quốc trên thế giới. Các quốc gia có lựa chọn đa dạng hơn trong hợp tác công nghệ, có nhiều điều kiện hơn để lựa chọn những công nghệ phù hợp với nhu cầu an ninh và phát triển của mình. Tuy nhiên, thách thức cơ bản sẽ là sự khó khăn hơn trong cân bằng quan hệ cũng như nhu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực quốc gia về công nghệ. Mức độ khó khăn tới đâu, có tới mức phải “chọn bên” hay không phụ thuộc vào vị thế, vai trò của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế, cũng như chiều hướng phát triển của cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó,
LỜI NÓI ĐẦU 15
sự gia tăng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc một lần nữa khẳng định vai trò then chốt của công nghệ đối với sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Năng lực nội tại và tinh thần “tự cường” về công nghệ vẫn là nền tảng quan trọng nếu các quốc gia muốn bảo đảm được an ninh và phát triển trong môi trường hợp tác quốc tế sâu rộng và đan xen lẫn nhau về công nghệ như hiện nay.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng vào thực tiễn và khó khăn, vướng mắc để thấy rằng khoa học và công nghệ chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động. Trình độ khoa học và công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với các nước thuộc nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Bối cảnh quốc tế về gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho an ninh và phát
16 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
triển của Việt Nam; đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách hiệu quả trong phát triển năng lực quốc gia và hợp tác quốc tế về công nghệ vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tình hình trên, nhiều học giả trong nước hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc từ góc độ chiến lược cũng như trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, quân sự. Trong số đó có cuốn sách Không gian mạng - Tương lai và Hành động của Đại tướng, GS.TS. Trần Đại Quang, xuất bản năm 2015, đề cập vai trò của công nghệ, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong không gian mạng; cuốn sách Quan hệ Mỹ - Trung - hợp tác và cạnh tranh, luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực của GS.TS. Nguyễn Thái Yên Hương, xuất bản năm 2017 đã phân tích các mặt hợp tác và đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc qua các giai đoạn dưới góc độ tiếp cận lý thuyết quan hệ quốc tế về quyền lực; cuốn sách Chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam của TS. Nguyễn Việt Lâm xuất bản năm 2019 đã phân tích về thực tiễn hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Với cuốn sách này, nhóm tác giả mong muốn mang tới cho bạn đọc góc nhìn về cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Nội dung cuốn sách
LỜI NÓI ĐẦU 17
tập trung đánh giá về vai trò của công nghệ đối với Mỹ, Trung Quốc, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian qua; đánh giá về các tác động của cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ tới khu vực và thế giới trên các khía cạnh an ninh, phát triển; dự báo về các xu hướng lớn và một số kịch bản liên quan tới triển vọng cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc và đưa ra khuyến nghị từ góc độ đối ngoại của Việt Nam để góp phần tranh thủ cơ hội và hạn chế thách thức từ xu hướng cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng hiện nay.
ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
TS. Nguyễn Việt Lâm
18 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Chương I
TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ
TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC
1. Khái niệm của công nghệ trong quan hệ quốc tế
Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu. Theo Từ điển Kỹ thuật của Liên Xô định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sử dụng tiêu chí hàm lượng nghiên cứu và phát triển (R&D) để phân biệt các ngành công nghiệp công nghệ thấp, công nghệ trung bình và công nghệ cao1. Theo đó, _________
1. OECD: Directorate for Science, Technology and Industry (2011), ISIC rev. 3 technology intensity definition.
20 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
công nghệ cao là các công nghệ có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, trong đó các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi mới nhanh chóng, có tác động mạnh mẽ đối với sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, sản xuất và chiếm lĩnh thị trường trên quy mô thế giới. Một số ví dụ về ngành công nghệ cao là máy bay, hàng không vũ trụ, dược phẩm, tivi, máy vi tính,...
Tại Việt Nam, theo Luật khoa học và công nghệ (2013) định nghĩa “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Luật chuyển giao công nghệ (2017) định nghĩa “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”. Khái niệm “công nghệ cao” được nêu trong Luật công nghệ cao (2008), theo đó “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trưòng; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ
mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”. Các khái niệm trên phần nào cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ không chỉ đối với sản
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 21
xuất mà còn đối với sự phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội của một quốc gia. Từ góc độ quan hệ quốc tế, công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia. Khái niệm chủ quyền của các quốc gia, nhân tố cơ bản của hệ thống quan hệ quốc tế, có thể phải điều chỉnh do các tác động từ công nghệ thông tin và không gian mạng. Sự phát triển công nghệ là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển về xã hội, kinh tế và chính trị của một cộng đồng. Khả năng tiếp cận hoặc không tiếp cận được công nghệ của một quốc gia sẽ quyết định tính đặc thù và bản chất quan hệ của cộng đồng đó với các quốc gia khác. Ở góc độ quyền lực, có thể thấy công nghệ quyết định sức mạnh của quốc gia, và sức mạnh quyết định vai trò quốc tế và vị
thế của quốc gia đó trong trật tự quốc tế. Các nhà hiện thực mới cho rằng, trạng thái vô chính phủ của hệ thống quốc tế buộc các cường quốc phải tận dụng tối đa các tiến bộ công nghệ để có thể tồn tại, nâng cao sức mạnh và bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Còn theo học giả Kenneth Waltz, bản chất phải tự cứu mình trong hệ thống quốc tế buộc các nước phải ứng dụng công nghệ mới hoặc không thì sự sinh tồn của họ sẽ gặp thách thức nếu bị tụt hậu về công nghệ. Từ góc độ quan hệ quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ giữa thế kỷ XVIII tới đầu thế kỷ XIX
22 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
khởi phát ở châu Âu thay vì ở Đông Á là do sự khác nhau về cấu trúc quyền lực ở hai châu lục này. Tại châu Âu, quyền lực khá phân tán, theo đó các nước khác nhau có sức mạnh cân xứng luôn phải tìm kiếm sự cải tiến về quân sự và công nghệ để tồn tại. Nếu bảo thủ, không ứng dụng công nghệ, họ sẽ bị tụt hậu do các nước khác ứng dụng công nghệ sẽ mạnh lên và chi phối họ. Trong khi đó, tại Đông Á, Trung Quốc có vị trí sức mạnh vượt trội so với hầu hết các quốc gia cùng khu vực, do đó làm giảm động lực để ứng dụng và phát triển công nghệ. Khoảng cách chênh lệch quá lớn trước Trung Quốc cũng làm cho các nước nhỏ hơn giảm động lực ứng dụng khoa học - công nghệ để cạnh tranh1.
Thực tiễn lịch sử phát triển của thế giới cho thấy, các quốc gia phát triển hàng đầu không hẳn là những nước chiếm giữ nhiều đất đai và của cải mà có tri thức và công nghệ. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia nào dẫn dắt, lãnh đạo về công nghệ sẽ có khả năng chiến thắng cao hơn trong cạnh tranh quyền lực. Như vậy, năng lực công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định vị trí và thứ
_________
1. Joel Mokyr: The Lever of Riches: Technological Creativity and Economic Progress (New York: Oxford University Press, 1990), p. 206; Paul Kennedy: The Rise and Fall of the Great Powers (New York: Vintage Press, 1987), p. 2.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 23
bậc phát triển của các quốc gia. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ nhờ 4 phát minh công nghệ là thuốc súng, kỹ thuật in, giấy và la bàn nam châm. Tới thế kỷ XVIII, châu Âu đã vượt lên bằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với phát minh ra máy hơi nước. Vào thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với các lĩnh vực như điện, hóa chất, dược phẩm, ôtô, hóa dầu... đã giúp Đức và Mỹ chiếm ưu thế. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra mối liên hệ giữa phát triển, đổi mới công nghệ và sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia. Cụ thể, theo một nghiên cứu do Christine Qiang thực hiện phân tích dữ
liệu về công nghệ của 120 quốc gia từ năm 1980 đến 2006, mỗi 10 điểm phần trăm tăng thêm trong chỉ số áp dụng khoa học - công nghệ sẽ làm tăng thêm 1,3% GDP cho các quốc gia thu nhập cao và 1,21% GDP cho các quốc gia thu nhập trung bình và thấp1.
Về mặt lý thuyết, cho tới nay hầu hết các trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế đều coi công nghệ như một nhân tố “gây sốc” từ bên ngoài, một biến số độc lập tác động vào quan hệ quốc tế thông qua đó làm
_________
1. Christine Zhen-Wei Qiang: “Telecommunications and Economic Growth”, Washington D.C.: World Bank, unpublished paper.
24 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
dịch chuyển cán cân sức mạnh về kinh tế hoặc quân sự. Ngoài ra, không phải công nghệ nào cũng có tác động như nhau tới quan hệ quốc tế. Ví dụ, sự phát triển của vũ khí hạt nhân là công nghệ có tác động rất lớn tới hệ
thống quốc tế so với các công nghệ khác. Vũ khí hạt nhân là công nghệ đặc thù chỉ có ở một số ít quốc gia. Trên khía cạnh quyền lực, có thể thấy sự ra đời của vũ khí hạt nhân đã làm tác động tới chính trị quốc tế thông qua việc mang lại khả năng “răn đe” lẫn nhau giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Schelling cho rằng, “vũ khí hạt nhân tạo ra khả năng gây bạo lực rất lớn đối với kẻ thù mà không cần phải giành chiến thắng từ
đầu”1. Do đó, kể cả khi một cường quốc không quá mạnh về kinh tế, hoặc không thực sự phát triển toàn diện về công nghệ nhưng nếu sở hữu vũ khí hạt nhân thì sẽ có vị thế cao hơn hẳn trong hệ thống quốc tế.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, khoa học - công nghệ được đánh giá có thể tác động sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng và xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, quốc gia nào có khả năng dẫn dắt sự sáng tạo và kiểm soát được công nghệ sẽ có thể nâng cao sức mạnh
_________
1. Thomas C. Schelling: Arms and Influence, Yale University Press, 2008, p.18.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 25
quốc gia, năng lực kinh tế, quốc phòng, từ đó làm thay đổi cân bằng lực lượng trong môi trường chính trị - kinh tế quốc tế. Theo Tổng thống Nga Putin “nước nào đi đầu về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thống trị
thế giới”1. Từ góc độ kinh tế, công nghệ góp phần: (i) Mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế; (ii) Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (iii) Góp phần làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế; (iv) Quốc gia nắm giữ các công nghệ nguồn, công nghệ mới sẽ có ưu thế chiếm lĩnh các nấc thang cao trong các chuỗi giá trị mới hình thành. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực của công nghệ đối với phát triển kinh tế, với mức đóng góp 60-85% đối với tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển2. Công nghệ
từ bên ngoài cũng đóng góp tới 90% tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển3. Từ góc độ quản lý xã hội, việc áp dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu suất vận hành của các dịch vụ công và tăng khả năng giám sát xã _________
1. “Putin: Leader in Artificial Intelligence Will Rule World”, CNBC, https://www.cnbc.com/2017/09/04/putin-leader-in-artificial intelligence-will-rule-world.html.
2. Elhanan Helpman: The Mystery of Economic Growth (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2004). 3. Wolfgang Keller: “International Technology Diffusion”, Journal of Economic Literature, 42(3), 2004, pp. 752-782.
26 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
hội, thực thi luật pháp của nhà nước. Từ góc độ an ninh - quốc phòng, công nghệ là nhân tố chủ chốt góp phần tăng cường sức mạnh quân sự của quốc gia thông qua việc ứng dụng, phát triển các khí tài quân sự, phương tiện liên lạc, phương thức tác chiến hiện đại, có ưu thế vượt trội. Từ góc độ đối ngoại, các cường quốc về công nghệ có ưu thế trong việc phát huy sức ảnh hưởng của quốc gia trên trường quốc tế thông qua các hình thức ngoại giao kỹ thuật số, sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, quảng bá,…
Tuy nhiên, các công nghệ mới cũng tạo ra những thách thức mới trong quan hệ quốc tế. Một số công nghệ đã làm thay đổi sự phân bổ quyền lực giữa các quốc gia, theo đó các nước như Trung Quốc và Ấn Độ
ngày càng bắt kịp các nước phát triển. Kể cả các quốc gia nhỏ như Extônia cũng đang vươn lên mạnh mẽ nhờ thành công trong ứng dụng công nghệ. Mối quan hệ giữa các chủ thể nhà nước và phi nhà nước cũng đã thay đổi, thể hiện qua các ví dụ của WikiLeaks và Facebook. Lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy các đột phá về công nghệ dẫn tới thay đổi cán cân quyền lực có thể dẫn tới xung đột và chiến tranh. Một trong những nguyên nhân chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất là do Đức ngày càng bắt kịp Anh về năng lực công nghệ, cũng như Đức lo ngại về khả năng phát triển công nghệ của Nga.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 27
2. Vai trò của công nghệ trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc
2.1. Vai trò của công nghệ đối với Trung Quốc
Công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Điều này thể hiện qua các chính sách lớn của Trung Quốc về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng nhận định sự tụt hậu của Trung Quốc một phần do nước này không bắt kịp với các tiến bộ
công nghệ của thế giới. Năm 1957, khi Liên Xô công bố mục tiêu “đuổi kịp và vượt qua Mỹ” về công nghệ, Mao Trạch Đông đã đề ra tầm nhìn về một thế giới xã hội chủ nghĩa “có năng lực vượt trội” về công nghệ, từ đó coi sức mạnh công nghệ là yếu tố trung tâm của sức mạnh kinh tế, ý thức hệ và địa chiến lược1. Năm 1975, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra khái niệm “bốn hiện đại hóa” nhằm đưa năng lực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc lên vị trí hàng đầu thế giới vào
_________
1. Julian Baird Gewirtz: “China’s Long March to Technological Supremacy”, Foreign Affairs, Issue August 2019; https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2019-08-27/chinas long-march-technological-supremacy.
28 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
năm 2000. Năm 1978, với sự ra đời của tiến trình cải cách mở cửa và chính sách “bốn hiện đại hóa”, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược về chính sách khoa học và công nghệ với phương châm “khoa học - công nghệ là sức sản xuất hàng đầu” do Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1988, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, tự động hóa và cơ khí.
Thời gian gần đây, vai trò của công nghệ tiếp tục được nhấn mạnh, trở thành một nhân tố rất quan trọng đối với các mục tiêu phát triển của Trung Quốc. Cùng với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại từ
“thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời) sang “phấn phát hữu vi” (nỗ lực đạt được thành tựu)1, Trung Quốc đã bộc lộ tham vọng trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới. Kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China - MIC 2025) công bố năm 2015 đặt mục tiêu hình thành năng lực tự
chủ công nghệ - sáng tạo, trong 10 năm sẽ đi đầu thế giới trên 10 lĩnh vực gồm công nghệ thông tin, rôbốt,
_________
1. Xu Jin: “Zhongguo waijiao Jinru fen fa you wei xin chang tai” (China’s diplomacy enters the new normal of “striving for achievement”), China Daily, 16 December 2014; http://column. chinadaily.com.cn/article.php?pid=3264#.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 29
công nghệ vũ trụ, hóa dược phẩm,...1. Phát biểu tại Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017), Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2035, Trung Quốc sẽ trở thành “lãnh đạo toàn cầu về sáng tạo”, khẳng định “sáng tạo” là động lực “chiến lược” xây dựng nền kinh tế hiện đại, công nghệ là “cốt lõi” của năng lực tác chiến quân sự2. Như vậy, Trung Quốc đã công khai các mục tiêu vươn lên tầm vóc toàn cầu về khoa học - công nghệ, trực tiếp tạo ra thách thức cạnh tranh đối với Mỹ.
Phát triển khoa học - công nghệ là nhân tố rất quan trọng để một quốc gia vươn lên, đặc biệt với một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc. Hiện nay, trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực trở thành cường quốc hàng đầu thế giới về sức mạnh tổng hợp quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế, nhân tố công nghệ ngày càng đóng vai
_________
1. 国务院关于印发《中国制造2025》的通知 (Quốc vụ viện phê chuẩn kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”), 08/05/2015; http://www.gov.cn/zhengce/content/2015-05/19/content_9784.htm.
2. 中共十九大开幕,习近平代表十八届中央委员会作报告 (Khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khóa XVIII đọc báo cáo), 18/10/2017; http://www.china.com.cn/cppcc/ 2017-10/18/content_41752 399.htm.
30 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
trò quan trọng. Sức mạnh khoa học - công nghệ là toàn bộ những sáng tạo và phát minh phục vụ cho quá trình sản xuất và vận hành xã hội.
Đối với nền kinh tế Trung Quốc, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng giá trị và hàm lượng công nghệ. Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất có thể được bắt đầu từ cuối những năm 1970 khi Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa. Đặc biệt từ những năm 1990, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần làm sống lại các cơ sở công nghiệp Trung Quốc và nâng cấp công nghệ công nghiệp. Đến năm 2001, Trung Quốc trở thành quốc gia có số lượng thuê bao điện thoại di động với 145 triệu người dùng và 179 triệu đường dây điện thoại cố định, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Đến những năm 2010, Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành thị trường máy tính để bàn lớn nhất thế giới1. Hiện nay, Trung Quốc đang đạt được thành tựu lớn trong đổi mới các lĩnh vực khoa học chính là: (i) công nghệ phục vụ sản xuất, (ii) nền tảng kỹ thuật số và thị trường liên kết (được thúc đẩy bởi các
_________
1. Cong Cao: “Challenges for Technological Development in China’s Industry”, China Perspectives, No.54, 2004; https:// journals.openedition.org/chinaperspectives/924.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 31
ứng dụng mới và giao dịch thông qua các ứng dụng này); (iii) việc sử dụng các ứng dụng và các công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội và cấu trúc lại các doanh nghiệp trên nền tảng các ứng dụng như chia sẻ xe đạp và cửa hàng tiện lợi; và (iv) nghiên cứu và phát triển khoa học cơ bản trong các lĩnh vực như điện toán và công nghệ sinh học1.
Tốc độ áp dụng các công nghệ tiên tiến và năng lực đổi mới, sáng tạo được coi là chìa khóa đối với khả năng quản lý, quản trị xã hội và doanh nghiệp, nâng cao trình độ nghiên cứu, thiết kế và nâng cao quy trình sản xuất. Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực rất lớn cho R&D. Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, đổi mới - sáng tạo, chỉ 20 năm sau cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã phát triển từ một nền kinh tế với cơ cấu chính là nông nghiệp và công nghiệp nặng sang một nền kinh tế mở. Các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc trước đây chủ yếu là đồ
chơi, hàng may mặc và giày thể thao nay đã chuyển mạnh sang các mặt hàng công nghệ cao như các sản
_________
1. James L. Schoff: “Competing with China on Technology and Innovation”, Carnegie Endowment for International Peace; https://carnegieendowment.org/2019/10/10/competing-with-china on-technology-and-innovation-pub-80010.
32 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
phẩm điện tử tiêu dùng và các thiết bị công nghệ mạng, trí tuệ nhân tạo. Các công ty lớn như Huawei, Trung Hưng (ZTE) đã vươn ra các thị trường lớn và cạnh tranh với các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ và các nước phương Tây.
Bên cạnh đó, sự phát triển năng lực công nghệ có vai trò chủ đạo đối với việc hiện đại hóa, nâng cao năng lực quốc phòng của Trung Quốc. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã ưu tiên chuyển đổi các công nghệ thương mại sang ứng dụng quân sự, nhấn mạnh “hợp nhất quân sự - dân sự” (Quân dân dung hợp). Sự gia tăng chuyển giao nhân lực và công nghệ giữa quân đội và dân sự hiện là ưu tiên chính trong đầu tư công nghệ ở Trung Quốc. Đây được coi là một lý do khiến Chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế trên quy mô lớn các khoản đầu tư thương mại của Trung Quốc vào các công ty của Mỹ1. Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho khả năng ứng phó với các cuộc chiến tranh trong tương lai với xu hướng áp dụng các loại thiết bị, vũ khí chính xác, thông minh, tàng hình và không người lái tầm xa. Các xung đột gần đây và trong
_________
1. James L. Schoff: “Competing with China on Technology and Innovation”, Carnegie Endowment for International Peace; https://carnegieendowment.org/2019/10/10/competing-with-china on-technology-and-innovation-pub-80010.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 33
tương lai đang được định hình bởi công nghệ thông tin, từ đó tạo ra các hình thức hoặc mô hình chiến tranh mới. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc quan tâm và thúc đẩy việc ứng dụng ngày càng nhiều các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), thông tin lượng tử, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và Internet vạn vật1.
Đáng chú ý, theo Sách trắng Quốc phòng 2019 của Trung Quốc, hình thức chiến tranh đang chuyển đổi theo hướng chiến tranh thông tin hóa và chiến tranh thông minh2. Trung Quốc cho rằng cạnh tranh chiến lược quốc tế đang gia tăng. Mỹ đã điều chỉnh các chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia, áp dụng các chính sách đơn phương. Sự điều chỉnh này đã kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước lớn, gia tăng chi tiêu quốc phòng và năng lực hạt nhân, vũ trụ, phòng thủ không gian mạng và tên lửa, và làm suy yếu sự ổn định chiến lược toàn cầu. NATO tiếp tục mở
_________
1. Elsa B. K.: “Innovation in the New Era of Chinese Military Power”, The Diplomat; https://thediplomat.com/2019/07/ innovation-in-the-new-era-of-chinese-military-power/.
2. The State Council Information Office: China’s National Defense in the New Era, Foreign Languages Press Co. Ltd: Beijing, 2019.
34 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
rộng, đẩy mạnh triển khai quân sự ở Trung và Đông Âu và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên. Khu vực châu Á đã trở thành một trọng tâm của cạnh tranh nước lớn, dẫn đến tình trạng bất ổn định trong khu vực. Mỹ đang tăng cường các liên minh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, triển khai và can thiệp quân sự, làm phức tạp thêm tình hình an ninh khu vực. Việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc đã làm suy yếu nghiêm trọng các cân bằng và lợi ích chiến lược tại khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng xác định cần chuẩn bị khả năng sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện quân sự trong các điều kiện chiến đấu thực tế, đồng thời nhấn mạnh vào năng lực chiến đấu ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đã rất chủ động trong việc ứng phó với các loại hình chiến tranh mới có áp dụng công nghệ cao hiện nay và trong tương lai. Để cụ thể hóa sự chuẩn bị này, Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Khoa học và Công nghệ thuộc Quân ủy Trung ương nhằm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn sự phát triển và áp dụng khoa học - công nghệ vào hiện đại hóa quân đội. Trung Quốc cũng chuyển đổi mô hình Học viện Khoa học quân sự không chỉ phát triển về lý luận mà còn về năng lực nghiên cứu và đào tạo quân sự. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc được coi là đã đạt được
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 35
một số tiến bộ vượt bậc trong khoa học, công nghệ quân sự1.
Trên cơ sở xác định vai trò quan trọng của công nghệ đối với sự phát triển quốc gia, Trung Quốc đã đề ra các chiến lược và chương trình phát triển năng lực khoa học - công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là cơ quan hoạch định và điều phối các chính sách đồng thời tài trợ cho các dự án phát triển công nghệ quan trọng nhất. Những chương trình R&D trọng điểm của Trung Quốc có thể kể đến như: Chương trình 863 tập trung vào các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng các công nghệ thị trường; Chương trình hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao; Chương trình 973 tài trợ các dự án đa ngành trong công nghệ tiên tiến; Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng công nghệ ở nông thôn.
Giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã hình thành một hệ thống chính sách tổng hợp có sự gắn kết chặt chẽ với nhau về phát triển công nghệ. Trong số các chương trình phát triển khoa học - công nghệ của Trung Quốc, nổi bật nhất là Định hướng quốc gia về Chương trình phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn (2006-2020) và Kế hoạch Chế tạo tại Trung Quốc 2025.
_________
1. Elsa B. K.: “Innovation in the New Era of Chinese Military Power”, Ibid.
36 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Các chiến lược phát triển có liên quan tới công nghệ của Trung Quốc
Chiến lược
"Đi ra bên
ngoài"
Số hóa
Internet +
Kế hoạch Chế tạo
tại Trung Quốc
Nguồn: “Evolving Made In China 2025: China’s industrial policy in the quest for global tech leadership”, Mercator Institute for China Studies.
Ngày 09/02/2006 tại Bắc Kinh, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành “Định hướng quốc gia về Chương trình phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn (2006-2020)”. Kế hoạch trung và dài hạn này đặt ra viễn cảnh đưa Trung Quốc trở thành một “xã hội định hướng đổi mới” vào năm 2020, và một nước dẫn
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 37
đầu thế giới về khoa học và công nghệ vào năm 2050. Bản kế hoạch đưa ra cam kết Trung Quốc sẽ phát triển các năng lực đổi mới bản xứ (indigenous innovation) và nhảy vọt lên các vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới dựa vào khoa học vào thời điểm kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch này. Điểm nổi bật của kế hoạch là coi đổi mới như một chiến lược quốc gia và đầu tư cho R&D của Trung Quốc đạt mức 2% GDP vào năm 2010 và 2,5% GDP vào năm 2020, đồng thời tỷ lệ đóng góp của tiến bộ khoa học và công nghệ cho tăng trưởng kinh tế sẽ là hơn 60%. Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu giảm sự lệ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ
nước ngoài xuống dưới mức 30%. Mục tiêu khác là đưa Trung Quốc trở thành một trong năm nước dẫn đầu thế giới về số bằng sáng chế cấp cho công dân Trung Quốc và số lượng các bài báo nghiên cứu của các tác giả
Trung Quốc được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Kế hoạch này đã phản ánh quyết tâm của Trung Quốc trong việc khắc phục các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng gia tăng bằng sự phát triển công nghệ và đạt mục tiêu trở thành nước dẫn đầu thế giới về đổi mới.
Như vậy, kế hoạch này cho thấy sự tin tưởng mạnh mẽ rằng đổi mới có thể “tạo ra” với vai trò dẫn dắt của Chính phủ. Các khía cạnh quan trọng nhất của kế hoạch trung và dài hạn này có thể tóm lược thành
38 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
ba điểm chính: (i) Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu R&D tính theo tỷ trọng của GDP; (ii) Trung Quốc sẽ đẩy mạnh năng lực đổi mới trong nước và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu nước ngoài; (iii) Các doanh nghiệp và khu vực doanh nghiệp sẽ là động lực chủ yếu của quá trình đổi mới. Bản kế hoạch là một chiến lược tăng trưởng định hướng công nghệ, đặt các vấn đề ưu tiên trong các lĩnh vực năng lượng, cung cấp nước, các công nghệ môi trường và công nhận vai trò của sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn trong nâng cao khả
năng cạnh tranh của Trung Quốc.
Năm 2015, Trung Quốc công bố Kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”. Đây là một chiến lược đầy tham vọng nhằm biến Trung Quốc thành siêu cường chế tạo cạnh tranh với Mỹ. Kế hoạch này có mục tiêu chiến lược, không chỉ phục vụ việc nâng cấp toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc mà còn để đưa Trung Quốc trở thành “cường quốc chế tạo toàn cầu”, cường quốc không gian mạng và cường quốc sáng tạo khoa học - công nghệ1.
_________
1. Vương Giai Ninh: “中共中央, 国务院印发《国家创新驱动 发展战略纲要》” (The State Council, the CCP Central Committee releases the “Outline of the National Innovation driven Development Strategy”), Xinhuanet; http://www.xinhuanet. com/politics/2016-05/19/c_1118898033.htm.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 39
Đây được cho là một trong những tác nhân làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung, và dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miêu Vu nhận định, nhìn vào tiến trình 300 năm công nghiệp hóa thế giới, có thể thấy công nghiệp hóa là nội dung cốt lõi của hiện đại hóa, một giai đoạn lịch sử không thể không vượt qua để thực hiện hiện đại hóa; trong đó ngành chế tạo là trụ
cột quan trọng nhất của đổi mới kỹ thuật1. Các cường quốc kinh tế như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp đều đi lên từ cường quốc chế tạo. Nếu ngành chế tạo không phát triển mạnh thì ngành dịch vụ sẽ thiếu sự
nâng đỡ mạnh mẽ; không có nền kinh tế thực vững chắc thì ngành dịch vụ sẽ thành “cây” không có gốc và đất nước sẽ rất khó thực hiện hiện đại hóa. Lấy cảm hứng từ Chiến lược Industry 4.0 của Đức, Kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” xác định 10 lĩnh vực trọng điểm lớn về phát triển ngành sản xuất là:
_________
1. Miêu Vu: “工信部部长苗圩全面解读《中国制造2025》路 线图” (Bộ trưởng Miêu Vu giải mã lộ trình Kế hoạch Chế tạo tại Trung Quốc 2025), Sở Công Thương và Công nghệ thông tin tỉnh Cam Túc (2015); http://gxt.gansu.gov.cn/syssztjy/xuexiyuandi/ 20151125/1636252129e14.htm.
40 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
công nghệ tin học thế hệ mới; máy công cụ điều khiển số cấp cao và rôbốt; thiết bị hàng không vũ trụ; thiết bị công trình biển và tàu biển công nghệ cao; trang thiết bị giao thông quỹ đạo tiên tiến; ôtô tiết kiệm năng lượng và dùng nguồn năng lượng mới; thiết bị
điện lực; trang thiết bị nông nghiệp; vật liệu mới; y dược sinh học và thiết bị y tế tính năng cao. Bản kế hoạch 10 năm này được Trung Quốc chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đích thân Bộ trưởng Miêu Vu đã nhiều lần báo cáo, viết bài thuyết minh về bản kế hoạch “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”, đưa ra phương án khắc phục các hạn chế của ngành chế tạo Trung Quốc, đó là củng cố ưu thế phát triển hiện có, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực, chuyển đổi thông minh, củng cố cơ sở, giành đột phá trong các ngành quan trọng. Khi nói về vấn đề lấy đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển, Bộ trưởng Miêu Vu đã giới thiệu về Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong ngành chế tạo như sau: Giữa thành quả khoa học kỹ thuật với triển khai sản xuất tồn tại một “tầng đứt gãy” gọi là “vực chết”; để vượt qua “vực chết” này các nước phát triển đều gấp rút xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo của ngành chế tạo, nhằm chuyển dịch công nghệ từ phòng thí nghiệm sang công nghệ làm ra sản phẩm thật, đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 41
xây dựng khoảng 15 trung tâm đổi mới sáng tạo cấp quốc gia1.
Các dự án thí điểm
của Kế hoạch Chế tạo tại Trung Quốc 2025
Chế tạo xanh Chế tạo thông minh
Chế tạo & sáng tạo công nghệ
Chế tạo & internet
Các nhân tố dẫn dắt hàng đầu
∙ Nhà máy xanh
∙ Khu công nghiệp xanh ∙ Quản trị
chuỗi cung ứng xanh
∙ Thiết kế sản phẩm xanh
∙ Chế tạo
thông minh ∙ Tiêu chuẩn hóa toàn diện ∙ Ứng dụng mô hình kinh doanh mới ∙ Hợp tác chế tạo thông
minh Trung Quốc - Đức
∙ Sáng tạo công nghệ
∙ Các nền
tảng “kinh doanh và
sáng tạo
toàn dân” ∙ Không gian sáng tạo
“hackerspa ces”
∙ Hệ thống không gian mạng -
không gian thực (CPS) ∙ Các giải pháp điện toán
đám mây
∙ Nền tảng thương mại điện tử
∙ Internet
công nghiệp ∙ Dữ liệu lớn
∙ Các doanh nghiệp chế tạo hàng
đầu
∙ Các sản phẩm đột phá
∙ Các trung tâm đổi
mới sáng tạo
Nguồn: “Evolving Made In China 2025: China’s industrial policy in the quest for global tech leadership”, Mercator Institute for China Studies.
_________
1. Miêu Vu: “工信部部长苗圩全面解读《中国制造2025》路 线图” (Bộ trưởng Miêu Vu giải mã lộ trình Kế hoạch Chế tạo tại Trung Quốc 2025), Tlđd.
42 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Để tổ chức thực hiện dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”, Trung Quốc đã lập Tổ Lãnh đạo xây dựng cường quốc chế tạo, do Phó Thủ tướng Mã Khải đứng đầu; Ủy ban quốc gia Tư vấn chiến lược xây dựng cường quốc chế tạo (National Manufacturing Strategy Advisory Committee) do Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lộ Dũng Tường đứng đầu, thành viên gồm nhiều nhà khoa học, CEO các công ty lớn,… Ủy ban này đã công bố rất nhiều văn bản, thành tựu nghiên cứu, sách xanh,… hướng dẫn chi tiết việc thực hiện dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025”.
“Chế tạo tại Trung Quốc 2025” có thể được coi là cương lĩnh hành động 10 năm đầu tiên thực thi chiến lược cường quốc chế tạo, một chặng đường đầy thử thách mà Trung Quốc coi là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự cố gắng trong ít nhất 30 năm. Trong đó, bước thứ nhất cố gắng dùng 10 năm đầu tiến lên hàng ngũ cường quốc chế tạo. Bước thứ hai, đến năm 2035, ngành chế tạo phát triển tới hạng trung bình trong số các cường quốc chế tạo. Bước thứ ba, thời điểm khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập (năm 2049), địa vị cường quốc ngành chế tạo của Trung Quốc càng được củng cố hơn, kỳ vọng sẽ tiến lên vị trí dẫn đầu thế giới.
Theo đó, Trung Quốc sẽ triển khai các giải pháp sau. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tuân theo một chiến lược phát
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 43
triển nhảy vọt nhằm thúc đẩy nhanh khả năng của mình trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin (IT), bằng cách triển khai các hệ điều hành mới kèm theo các chương trình phần mềm và các vi mạch tiên tiến. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Trung Quốc sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như bộ gien chức năng (Functional Genome), sinh tin học, y sinh, và nhân giống cây trồng bằng công nghệ di truyền, với mục tiêu là phải được công nhận trong ngành công nghiệp y sinh quốc tế. Thứ hai, Trung Quốc sẽ thúc đẩy năng lực đổi mới nguyên bản chính của mình và thoát ra khỏi vai trò là một nước trước đây chỉ chú trọng vào việc sao chép các đổi mới đã đăng ký độc quyền sở hữu và thiết lập các hệ thống đánh giá hỗ trợ cho mục tiêu này. Thứ ba, Trung Quốc sẽ cải thiện năng lực của mình trong việc kết hợp và quản lý các nguồn lực R&D và các chương trình khoa học và công nghệ, chú trọng vào sự hợp tác liên ngành. Thứ tư,
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa công nghệ cao, đồng thời cải tổ các khu công nghệ cao quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Thứ năm, Trung Quốc sẽ
sử dụng IT để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa bằng cách phát triển và phổ biến việc sử dụng máy tính có tính năng cao, tạo ra các hệ thống IT thông dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chế tạo.
44 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Thứ sáu, Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ và hỗ trợ cho các nhà khoa học Trung Quốc tích cực tham gia vào các dự án khoa học quy mô toàn cầu, bên cạnh đó khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào R&D; sử dụng công nghệ và nhân lực nhập khẩu kết hợp với đầu tư nước ngoài trực tiếp, yếu tố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Trung Quốc. Thứ bảy, Trung Quốc sẽ cải tiến chiến lược nguồn nhân lực nhằm tạo nên một hệ thống mở, cạnh tranh và chú trọng nhiều hơn đến đầu tư nhân lực trong tổng chi tiêu cho R&D. Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài từ nước ngoài.
2.2. Vai trò của công nghệ đối với Mỹ
Công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước Mỹ. Trong "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai" (1871 - 1914), Mỹ đã giành được vị trí dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực công nghệ và ngành công nghiệp như sản xuất máy móc, ôtô và thép thông qua việc phát triển các kỹ thuật sản xuất hàng loạt quy mô lớn1.
_________
1. National Research Council: Maximizing U.S. Interests in Science and Technology Relations with Japan, National Academies Press: Washington, 1997, p.48.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 45
Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới, sáng tạo ở Mỹ. Các thay đổi này đã tạo ra tác động lâu dài, đặc biệt là trong việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển với trọng tâm là đáp ứng nhu cầu quốc phòng và nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ
hoạt động trong lĩnh vực thương mại hóa các công nghệ mới. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, lợi thế trong khoa học - công nghệ đã giúp Mỹ vượt lên các nước khác. Trong khi đó, ở châu Âu, các nước bị thiệt hại nặng nề về người và các trung tâm sản xuất và khoa học bị tàn phá; ở châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh. Ngược lại, Mỹ về cơ bản không bị ảnh hưởng, lại vốn có một nền sản xuất tiên tiến với các cơ
sở nghiên cứu khoa học. Hàng triệu nhân viên quốc phòng ở Mỹ được giải ngũ tham gia lực lượng lao động ở nước này, các đơn đặt hàng lớn trong thời gian chiến tranh kết thúc, năng lực khoa học và sản xuất được giải phóng khỏi thời chiến, chuyển sang phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng1.
_________
1. Cecil Bohanon: “Economic Recovery: Lessons from the Post World War II Period”, George Washington University, Sept. 10, 2012; https://www.mercatus.org/ publication/economic recovery-lessons-post-world-war-ii-period.
46 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Những lợi thế khách quan ở trên còn được hậu thuẫn bởi chính sách của Chính phủ Mỹ với sự đóng góp của Vannevar Bush1, một kỹ sư công nghệ và cố vấn đặc biệt về khoa học của Tổng thống Roosevelt. Những năm 1943-1944, V. Bush với tư cách là Giám đốc Văn phòng nghiên cứu và phát triển khoa học (OSRD) đã lãnh đạo hơn 30.000 kỹ sư và nhà khoa học, chủ trì dự án Manhattan (dự án sản xuất bom nguyên tử đầu tiên), đồng thời tiến hành sản xuất và cải tiến hơn 200 loại vũ khí như radar, tên lửa, xe tăng lội nước, bom sáng,… Nhờ việc đẩy mạnh nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến nên Mỹ thu được rất nhiều lợi ích kinh tế trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 25/7/1945, trong thư gửi Tổng thống Truman (người kế nhiệm Tổng thống Roosevelt) kèm theo Bản báo cáo có tựa đề “Science − The Endless Frontier” (Tạm dịch: Khoa học - Biên giới vô tận), V. Bush đã viết “Sự phát triển của khoa học chính là chìa khóa quan trọng nhất cho an ninh quốc gia, cho sức khoẻ cộng đồng, cho việc giải bài toán thất nghiệp,
_________
1. Vannevar Bush sinh ngày 11/3/1890 và mất ngày 28/6/1974 tại bang Massachusetts, Mỹ. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Đại học Tuft và lấy bằng tiến sĩ về điện tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 47
cho chất lượng cuộc sống cao hơn và cả cho sự phát triển văn minh hơn”1.
Bản báo cáo đã đề cập các giải pháp cho nước Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ trên bốn điểm chính: (i) An ninh quốc gia. Để đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu khoa học quân sự, việc nghiên cứu cần được tiến hành bởi các tổ chức dân sự, tuy nhiên cần bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ với quân đội và được Quốc hội tài trợ
trực tiếp; (ii) Cuộc chiến chống lại bệnh tật. Mặc dù Mỹ đã đạt được một số thành tựu về y tế, nhưng khi dịch bệnh bùng phát sẽ có thể cướp đi nhiều hơn rất nhiều số lượng binh lính nước này đã thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do vậy, Chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào nghiên cứu y, dược cơ bản; (iii) Nghiên cứu và giáo dục đại học. Việc đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng là trách nhiệm của khu vực tư nhân, các trường đại học, đồng thời cần coi trọng trao đổi thông tin khoa học với quốc tế; (iv) Phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ. Chính phủ cần thành lập các quỹ học bổng tài trợ cho sinh viên đại học, sau đại học và cho các nhà khoa học trẻ
_________
1. Phạm Hiệp: “Vannevar Bush và Khoa học - Biên giới vô tận”, Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm, Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2011.
48 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
nhằm “tự do nghiên cứu”, giúp những dòng tri thức mới được sinh ra, qua đó có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của đất nước. Vào năm 1947, tại kỳ họp thứ 80, Quốc hội Mỹ đã chính thức phê chuẩn sự ra đời của Quỹ
Khoa học quốc gia (NSF - National Science Foundation) để thực hiện các đề xuất nói trên1.
Việc ra đời Quỹ Khoa học quốc gia đã giúp Mỹ đạt được nhiều thành tựu về khoa học và công nghệ trong thập niên 50-70 của thế kỷ XX, tạo nền tảng vững chắc để Mỹ cạnh tranh chiến lược với Liên Xô trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh. Từ năm 1950 đến 1975, các nhà khoa học Mỹ đã giành được hầu hết các giải thưởng Nobel, trong đó 26/26 giải Nobel Vật lý, 26/26 giải Nobel Y - Sinh học, 18/26 giải Nobel Hóa học; trong vòng 8 năm từ năm 1969 đến 1977, giành 6 giải Nobel Kinh tế. Số giải Nobel các nhà khoa học Mỹ giành được trong thời gian này gấp khoảng 6 lần số giải thưởng các nhà khoa học Mỹ đạt được trong vòng 40 năm trước đó từ năm 1900 đến 1940. Tổng đầu tư cho các trường đại học Mỹ đã tăng nhanh đáng kể. Nếu tỷ lệ đầu tư cho R&D tại các trường đại học trên tổng mức đầu tư R&D toàn quốc năm 1953 là 5,3%; thì năm 1965 là 7,9%; năm 1975 _________
1. Xem Phạm Hiệp: “Vannevar Bush và Khoa học - Biên giới vô tận”, Tlđd.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 49
là 10%; năm 2004 là 13,6%1. Bên cạnh đó, vụ việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo (Sputnik 1) năm 1957 đã khởi xướng một làn sóng đầu tư của Mỹ vào khoa học, kỹ thuật, hàng không vũ trụ và công nghệ2. Mỹ đã thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) và Đạo luật Giáo dục quốc phòng vào năm 1958, tài trợ cho các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật3. Năm 1969, Mỹ đã thành công khi tàu vũ trụ Apollo 11 đã đưa các phi hành gia người Mỹ
lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, đánh dấu một kỷ nguyên mới của nước Mỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo đó, tổng chi phí cho chương trình này ước tính khoảng 25 tỷ USD (tính theo giá trị hiện nay là hơn 150 tỷ USD)4.
_________
1. Xem Phạm Hiệp: “Vannevar Bush và Khoa học - Biên giới vô tận”, Tlđd.
2. Xem Darrell M. West: “Technology and the Innovation Economy”, Brookings; https://www.brookings.edu/research/ technology-and-the-innovation-economy/.
3. Aspen Institute: “An Innovation challenge for the United States”, 2019.
4. Marcia Dunn: “Apollo 11 at 50: Celebrating first steps on another world”, WUSA; https://www.wusa9.com/article/news/ apollo-11-at-50-celebrating-first-steps-on-another-world/50731 f8abb1-482a-4fc8-9e63-09c0f292d3f2.
50 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Trong nửa cuối thế kỷ XX, thế giới xuất hiện xu hướng đa trung tâm hơn về khoa học và công nghệ mặc dù Mỹ vẫn là một cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực này. Thống kê trong báo cáo “Các chỉ dấu về khoa học và kỹ thuật 2014” của Ban Khoa học quốc gia Mỹ cho thấy, ưu thế về khoa học và công nghệ của Mỹ bắt đầu suy giảm. Mỹ chi nhiều cho R&D hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong năm 2017, chiếm 25% trong tổng số 2,2 nghìn tỷ USD chi cho R&D trên toàn thế giới, theo sau là Trung Quốc chiếm 23%. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến 2017, chi tiêu cho R&D tại Mỹ chỉ tăng trung bình 4,3% mỗi năm, trong khi chi tiêu ở Trung Quốc tăng hơn 17% mỗi năm trong cùng thời kỳ1.
Như vậy, có thể thấy trong nhiều thập kỷ qua, sự thịnh vượng của Mỹ được duy trì và thúc đẩy bởi sự phát triển hàng đầu về khoa học - công nghệ của nước này. Việc đi đầu về đổi mới công nghệ đã giúp Mỹ có lợi thế cả về kinh tế và quân sự, góp phần vào sự phát triển và sức mạnh vượt trội của Mỹ trong suốt thế kỷ XX và cả giai đoạn hiện nay. Chính phủ và Quốc hội Mỹ
_________
1. National Science Board: “Science & Engineering Indicator 2020: The State of U.S. Science and Engineering”, January 2020.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 51
luôn cam kết duy trì môi trường phát triển khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, bí mật công nghệ và trình độ kỹ thuật không chỉ cho giai đoạn hiện nay mà còn trong suốt thế kỷ XXI1. Tính đến nay, Mỹ là quê hương của 161/321 phát minh vĩ đại nhất, bao gồm máy bay, internet, vi mạch, laser, điện thoại di động, tủ lạnh, email, lò vi sóng, máy tính cá nhân, màn hình tinh thể lỏng và công nghệ diode phát quang, điều hòa không khí, dây chuyền lắp ráp, siêu thị, mã vạch, máy rút tiền tự động,...2. Mỹ là nơi khai sinh ra nhiều công ty công nghệ giá trị nhất thế giới như Microsoft (trên 1 tỷ USD), tiếp đó là Amazon, Apple, Alphabet và Facebook, trải đều trên nhiều lĩnh vực như phần mềm, điện thoại thông minh, thương mại điện tử, tìm kiếm và mạng xã hội. Các công ty công nghệ của Mỹ đang có lợi thế ở
thời điểm hiện tại khi kiểm soát hầu hết những tài sản _________
1. U.S. Department of Energy: “American Scientific Leadership in the 21st Century”, 2019; https://www.energy.gov/ articles/american-scientific-leadership-21st-century.
2. “Nowadays, how do people think of technological and industrial history of the United States and Mesopotamian science?”, Quora, 2019; https://www.quora.com/Nowadays-how do-people-think-of-technological-and-industrial-history-of-the United-States-and-Mesopotamian-science.
52 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
trí tuệ quan trọng nhất ở lĩnh vực này. Các công ty bán dẫn của Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào phần mềm từ các công ty của Mỹ như Cadence hay Synopsys để thiết kế chip và các thiết bị từ Applied Materials để sản xuất chip vật lý.
Bên cạnh đó, công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với an ninh của nước Mỹ. Ngay từ năm 1984, Chính quyền Tổng thống Reagan đã cảnh báo về “các thách thức an ninh lớn” trong kỷ nguyên thông tin. Trong nhiều thập kỷ qua, các cơ quan của Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về
nguy cơ an ninh từ các lỗ hổng công nghệ, trong đó có nguy cơ “Trân Châu Cảng trên mạng” - một cuộc tấn công kỹ thuật số quy mô lớn có thể phá vỡ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ. Năm 2016, một số cáo buộc tại Mỹ cho rằng Nga cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, tấn công vào các tài khoản thuộc Đảng Dân chủ và các trợ lý cao cấp của ứng cử
viên Tổng thống Hillary Clinton. Các thông tin bị đánh cắp, bao gồm các thông tin bất lợi cho Đảng Dân chủ, đã được công khai nhằm tạo ra tác động tiêu cực đối với Hillary Clinton. Các công ty của Nga có liên quan tới Điện Kremlin cũng được cho là lên kế hoạch quảng bá rầm rộ trên Facebook và Twitter để hỗ trợ ứng cử
viên Tổng thống Donald Trump. Mỹ cũng cáo buộc các quốc gia khác, nhất là Trung Quốc, đã đánh cắp
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 53
225 tỷ - 600 tỷ USD giá trị các tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ hàng năm1. Các nguy cơ an ninh không chỉ ở trên không gian mạng mà qua các công cụ công nghệ tác động đến tình hình trên thực địa. Đây là một nguy cơ
an ninh lớn đối với quân đội Mỹ do sự phụ thuộc phần lớn vào công nghệ để chỉ huy, tiếp cận và triển khai các hoạt động quân sự tầm xa. Báo cáo của Ban chỉ huy Điều vận của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2014 cho thấy, các đối thủ của Mỹ đang không chỉ tìm cách xâm nhập để đánh cắp thông tin mà còn cố gắng tác động vào phương thức chỉ huy và điều quân của Mỹ. Có thể thấy công nghệ có vai trò quan trọng, sự phổ biến về công nghệ Internet, không gian mạng đã tạo ra những lỗ hổng nghiêm trọng về an ninh đối với Mỹ.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Mỹ cho rằng Nga và Trung Quốc đang mở rộng sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ thông qua không gian mạng, từ đó gây ra các rủi ro chiến lược cho Mỹ và các đồng minh, đối tác. Trung Quốc đang cố gắng giảm thiểu năng lực của quân đội và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ qua việc làm lộ thông tin nhạy cảm từ các tổ chức khu vực công và tư nhân của Mỹ. Trong khi đó, Nga đã sử dụng các
_________
1. The IP Commission Report: “The Report of the Commission on the Theft”, The National Bureau of Asian Research, 2013.
54 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
hoạt động thông tin trên không gian mạng để tác động đến người dân và đe dọa nền dân chủ Mỹ. Các nước khác, như Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Iran, đã sử dụng các hoạt động mạng độc hại tương tự. Ở cấp độ toàn cầu, phạm vi và tốc độ của hoạt động mạng độc hại tiếp tục gia tăng. Do Mỹ ngày càng phụ
thuộc vào lĩnh vực không gian mạng cho gần như mọi hoạt động dân sự và quân sự nên đang phải đối mặt với các rủi ro rất lớn. Vì thế, Mỹ sử dụng công nghệ để tiến hành các hoạt động nhằm thu thập thông tin tình báo và chuẩn bị năng lực ứng phó với các tình huống khủng hoảng và xung đột. Đồng thời, công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng cho lợi thế quân sự hiện tại và tương lai của Mỹ. Trong thời chiến, các lực lượng không gian mạng của Mỹ sẽ sẵn sàng hoạt động cùng với các lực lượng trên không, trên bộ, trên biển và trên không gian để nhắm vào các điểm yếu của kẻ thù, làm giảm sức mạnh của kẻ thù và gia tăng hiệu quả của lực lượng liên quân. Mỹ sẽ tận dụng các quan hệ đồng minh để gia tăng lợi thế quân sự. Lực lượng liên quân sẽ sử dụng các khả năng tấn công mạng và các kỹ thuật mới nhằm bảo đảm sự vận hành thông suốt của không gian mạng trong xung đột.
Về chính sách phát triển khoa học - công nghệ của Mỹ hiện nay, để bảo đảm vai trò dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 55
vực công nghệ trên thế giới, Tổng thống Donald Trump cam kết thực hiện một chương trình nghị sự mạnh mẽ nhằm giải phóng sự sáng tạo và đổi mới của Mỹ, xây dựng nguồn nhân lực với các kỹ năng của tương lai và thúc đẩy các giá trị Mỹ ở trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác thông qua các chương trình R&D tại các trường cao đẳng và đại học, phòng thí nghiệm, các cơ quan và các công ty tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận ở cấp liên bang. Chính quyền Trump rất coi trọng việc tận dụng tài năng của tất cả người dân Mỹ để duy trì vị thế dẫn đầu về khoa học và công nghệ của Mỹ. Theo đó, Chính quyền tập trung mạnh mẽ vào chính sách học tập và giáo dục phi truyền thống để bảo đảm các cá nhân từ mọi tầng lớp đều được tiếp cận với giáo dục và kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), nắm bắt công nghệ và thích nghi thành công với thế giới đang thay đổi. Tổng thống Trump chỉ đạo tài trợ mỗi năm ít nhất 200 triệu USD cho giáo dục STEM (bao gồm cả khoa học máy tính), ngành công nghiệp tư nhân và đến nay tổng số tiền cam kết cho chiến lược này là 500 triệu USD1.
_________
1. Kelvin K. Droegemeier: “America Leading the World in Science and Technology”, April 23, 2019; https://www.whitehouse. gov/articles/america-leading-world-science-technology/.
56 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Cụ thể, Mỹ đặt trọng tâm vào bốn công nghệ chủ chốt của tương lai như sau:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): bao gồm các công nghệ cho phép máy tính và các máy móc khác có thể học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người. Những đổi mới này đang nhanh chóng thay đổi cuộc sống và việc kinh doanh của người Mỹ, cải thiện cách thức chẩn đoán và điều trị bệnh, phát triển thực phẩm, sản xuất và cung cấp sản phẩm mới, quản lý tài chính, cung cấp năng lượng cho gia đình và đi du lịch.
Công nghệ AI được ưu tiên trong nhiều hoạch định chiến lược quan trọng nhất của nước Mỹ, như Chiến lược An ninh quốc gia (NSS) và Ưu tiên Ngân sách nghiên cứu và phát triển năm 2020. Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng, “Ban lãnh đạo của Mỹ về AI có tầm quan trọng hàng đầu trong việc duy trì an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ”1. Chính phủ Mỹ đã thành lập Ủy ban Lựa chọn AI để lên kế hoạch và điều phối các nỗ
lực nghiên cứu và phát triển trong các cơ quan chính phủ và bảo đảm sự lãnh đạo của Chính phủ trong lĩnh vực này. Chính phủ Mỹ cũng đã thành lập Hội đồng _________
1. “Artificial Intelligence for the American People”, https://www. whitehouse.gov/ai/.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 57
quốc gia về người lao động Mỹ để giải quyết những thay đổi trong lực lượng lao động dưới tác động của AI và tự động hóa.
Ngày 11/02/2019, Tổng thống Trump đã ký Sắc lệnh hành pháp số 13859 công bố Sáng kiến AI - chiến lược quốc gia của Mỹ về trí tuệ nhân tạo. Chiến lược này nhằm thúc đẩy và bảo vệ công nghệ AI quốc gia. Sáng kiến được thực hiện với sự hợp tác và tham gia của khu vực tư nhân, học viện, người dân và các đối tác quốc tế có cùng quan điểm. Sáng kiến AI hướng dẫn Chính phủ
Liên bang nâng cao AI trên năm trụ cột: (i) Thúc đẩy đầu tư nghiên cứu và phát triển AI bền vững, (ii) Giải phóng tài nguyên AI của Liên bang, (iii) Xóa bỏ rào cản đối với đổi mới AI, (iv) Trao quyền cho người lao động Mỹ cơ hội giáo dục và đào tạo tập trung vào AI, và (v) Thúc đẩy môi trường quốc tế hỗ trợ cho sự đổi mới AI của Mỹ1. Mỹ cũng đang tích cực tận dụng AI để giúp Chính phủ Liên bang làm việc hiệu quả và thông minh hơn trong các quy trình và dịch vụ.
Nhà Trắng thường xuyên tổ chức các Hội nghị thượng đỉnh về Trí tuệ nhân tạo nhằm duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong thời đại 4.0 như Hội nghị thượng _________
1. “Artificial Intelligence for the American People”, https:// www. whitehouse.gov/ai/.
58 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
đỉnh về Trí tuệ nhân tạo cho ngành công nghiệp Mỹ tháng 5/2018 thảo luận về các chính sách cần thiết nhằm hiện thực hóa lời hứa về AI cho người dân Mỹ và Hội nghị thượng đỉnh về Trí tuệ nhân tạo tháng 9/2019 khơi dậy những ý tưởng về cách Chính phủ Liên bang có thể áp dụng AI nhằm thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, cải thiện dịch vụ cho người dân Mỹ1. Các hội nghị này quy tụ các quan chức chính phủ cao cấp, các chuyên gia kỹ thuật từ các tổ chức học thuật hàng đầu, trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghiệp và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đang áp dụng công nghệ AI để mang lại lợi ích cho khách hàng, người lao động và cổ đông của họ; cùng nhau xác định cách thức sử dụng AI tốt nhất, cơ hội để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác và cách để phát triển lực lượng lao động AI của Liên bang, hướng tới các ứng dụng AI biến đổi trong tương lai, từ đó giúp Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và phản ứng nhanh hơn.
- Chế tạo công nghệ cao: Các công nghệ sản xuất mới thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Mỹ và cho phép nền kinh tế tiếp tục cải thiện bằng cách tăng năng suất, sản xuất các sản phẩm vượt trội về công nghệ và hình _________
1. “Artificial Intelligence for the American People”, https:// www. whitehouse.gov/ai/.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 59
thành các ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến, tập trung vào bảo vệ nền kinh tế, mở rộng sản xuất và bảo đảm chuỗi cung ứng có tính thích ứng cao; cơ sở công nghiệp quốc phòng và sản xuất mạnh mẽ.
- Khoa học thông tin lượng tử (QIS): Các chất bán dẫn cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh, các thiết bị GPS cho phép điều hướng và hình ảnh do máy MRI tạo ra đều là những ví dụ về hoạt động của khoa học lượng tử. Thông qua các phát triển trong QIS, máy tính có thể xử lý khối lượng công việc mới và giải quyết các thách thức khó khăn hơn nhiều so với máy tính truyền thống. Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Sáng kiến lượng tử quốc gia thành luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của QIS và tăng cường sự phối hợp ở cấp độ liên bang cho nghiên cứu và phát triển công nghệ lượng tử. Chính phủ Mỹ cũng đã công bố Tổng quan chiến lược quốc gia về khoa học thông tin lượng tử, bao gồm việc thành lập một hiệp hội phát triển kinh tế lượng tử, từ đó xây dựng hệ sinh thái công nghiệp QIS.
- Công nghệ mạng di động 5G: Việc phát triển và triển khai mạng tốc độ cao, dung lượng cao sẽ thúc đẩy sự đổi mới, cho phép tiến bộ công nghệ tiên tiến mang lại
60 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
lợi ích kết nối cho tất cả người dân Mỹ. Chính phủ Mỹ đã chỉ đạo xây dựng Chiến lược Tần số sóng quốc gia để hướng dẫn các quyết định chính sách liên quan đến phát triển mạng không dây 5G.
- Lĩnh vực an ninh mạng: Mỹ đặt ra một số yêu cầu: (i) Đảm bảo khả năng của quân đội về chiến đấu và giành chiến thắng trên bất kỳ chiến trường nào, bao gồm cả không gian mạng; (ii) Tìm cách ngăn chặn, đánh bại hoặc ngăn chặn các hoạt động mạng độc hại tấn công nước Mỹ và có khả năng gây ra các sự cố mạng nghiêm trọng; (iii) Hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ để tăng cường năng lực không gian mạng, mở rộng các hoạt động phối hợp không gian mạng và đẩy mạnh chia sẻ thông tin hai chiều vì lợi ích chung.
Cách tiếp cận của Mỹ bao gồm: (i) Xây dựng lực lượng không gian mạng tinh nhuệ thông qua thúc đẩy năng lực không gian mạng, sáng tạo để gia tăng năng lực phản ứng, tận dụng tự động hóa và phân tích dữ
liệu để nâng cao hiệu quả, áp dụng các khả năng không gian mạng thương mại; (ii) Cạnh tranh và ngăn chặn trong không gian mạng thông qua ngăn chặn các hoạt động mạng độc hại, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong không gian mạng, nâng cao năng lực thích ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ; (iii) Tăng cường các quan hệ đồng minh và thu hút các đối tác
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 61
mới thông qua xây dựng quan hệ đối tác đáng tin cậy trong khu vực tư nhân, thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng như việc thực hiện các nguyên tắc về hành vi có trách nhiệm của nhà nước trong không gian mạng; (iv) Bộ
Quốc phòng Mỹ có vai trò nâng cao nhận thức về không gian mạng vào các hoạt động của Bộ Quốc phòng, tăng tính giải trình về bảo vệ an ninh mạng, tìm kiếm các giải pháp vật liệu phù hợp cho lĩnh vực không gian mạng và nâng cao năng lực phát hiện lỗ hổng công nghệ; (v) Đầu tư nguồn nhân lực, duy trì lực lượng lao động trong lĩnh vực không gian mạng, thúc đẩy sự phát triển của các tài năng trong lĩnh vực không gian mạng, chú trọng các năng lực về phát triển phần cứng và phần mềm, thành lập chương trình quản lý các tài năng nổi trội về không gian mạng1.
2.3. Vai trò của công nghệ trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc
Công nghệ không chỉ là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Mỹ và Trung Quốc mà còn là một trong những nhân tố tác động tới quan hệ hợp tác - cạnh tranh giữa hai nước này. Tầm quan trọng của
_________
1. White House: “National Cyber Strategy of the United States of America”, 2018.
62 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
công nghệ trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc thể hiện qua ba khía cạnh chính.
Thứ nhất, công nghệ luôn là nhân tố chiến lược trong những tính toán của Mỹ và Trung Quốc dành cho nhau. Đối với Mỹ, hợp tác công nghệ được coi là một phần trong chiến lược can dự và từng bước “đưa” Trung Quốc vào hệ thống quốc tế do Mỹ dẫn dắt, dần dần thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc theo các mô hình phương Tây, đồng thời tranh thủ các lợi ích kinh tế to lớn từ thị trường Trung Quốc. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan cho rằng: “Việc thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc là lợi ích cơ bản của nước Mỹ. Khoa học và công nghệ là nhân tố không thể thiếu trong mối quan hệ này” và khẳng định “quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ đã chín muồi với Trung Quốc là hòn đá tảng (cornerstone) trong mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa Mỹ và Trung Quốc”, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy Trung Quốc có những cải cách mở cửa1. Nhìn chung, ở cấp độ chính phủ, hợp tác công nghệ
với Trung Quốc được coi là một công cụ trong chính _________
1. Xiaoming J.: “The China - U.S. Relationship in Science and Technology”, Paper presented at “China’s Emerging Technological Trajectory in the 21st Century”, Lally School of Management and Technology, 2003.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 63
sách đối ngoại của Mỹ chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Điều này được thể hiện rõ qua việc cơ quan đầu mối của Mỹ trong hợp tác công nghệ với Trung Quốc là Bộ Ngoại giao Mỹ. Ở góc độ doanh nghiệp, hợp tác công nghệ với Trung Quốc mang lại lợi ích kinh tế to lớn đối với các tập đoàn công nghệ của Mỹ nhờ thị trường tiêu thụ khổng lồ
của Trung Quốc. Đồng thời, các điều kiện kèm theo hợp tác công nghệ như bảo hộ sở hữu trí tuệ có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm rằng sự phát triển của ứng dụng khoa học và công nghệ của Trung Quốc không thể vượt Mỹ và không tạo ra một đối thủ đủ
mạnh thách thức vị trí siêu cường của Mỹ. Đối với Trung Quốc, việc hợp tác công nghệ với Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung là một yêu cầu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trọng tâm là bắt kịp với tiến bộ khoa học và kỹ thuật của thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc cần công nghệ
của Mỹ và phương Tây để nâng cao sức mạnh quốc gia. Trước nhu cầu này, Mỹ đã có chính sách ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng thông qua các chính sách thúc đẩy sáng tạo trên cơ sở bình đẳng, công bằng với tất cả các bên và tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thị trường cạnh tranh
64 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
và bảo đảm chính phủ không can thiệp vào chuyển giao công nghệ1.
Hiện nay, bản chất cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc không chỉ là chuyện thuế khóa, mà còn là công nghệ. Mục đích là xác định vai trò thống trị về công nghệ, qua đó định hình toàn bộ nền kinh tế trong tương lai. Việc mất vị thế dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và ưu thế quân sự suy giảm. Ngoài ra, việc đó cũng đồng nghĩa với việc mất đi tính lan tỏa của ngành công nghiệp tri thức, vốn là một đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế Mỹ
hậu kỷ nguyên công nghiệp sản xuất. Nói cách khác, Mỹ có thể chấp nhận việc mất vị thế đi đầu về sản xuất đồ nội thất, nhưng không thể chấp nhận việc mất vị thế thống lĩnh về công nghệ. Nhân tố cạnh tranh về công nghệ này càng có ý nghĩa chiến lược hơn đối với hai nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cuộc cách mạng công nghiệp này có khả năng tác động tới nhiều mặt đến lĩnh vực kinh tế - xã hội với quy mô và mức độ lớn
_________
1. “Fact sheet: U.S. - China science and technology cooperation highlights: 32 years of collaboration”, 2011; https://obamawhite house.archives.gov/sites/default/files/microsites/ostp/st-fact sheet.pdf.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 65
hơn cả ba cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó1. Sự tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT)… có ý nghĩa chiến lược đối với sức mạnh quốc gia2. Lịch sử cho thấy, khoa học và công nghệ luôn là nhân tố quyết định làm thay đổi sự cân bằng lực lượng toàn cầu3. Hơn nữa, cạnh tranh công nghệ cũng ảnh hưởng đến tương quan sức mạnh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Các công nghệ rôbốt, AI có thể tạo ra các loại vũ khí tự động, các cỗ máy trinh sát/sát thương có khả năng tự chiến đấu vượt trội4.
_________
1. Min X., Jeanne M.D., Suk H.K: “The Fourth Industrial Revolution: Opportunities and Challenges”, International Journal of Financial research, Vol 9, No. 2, 2018.
2. Ivan V.D.: “Emerging Technologies And Their Impact On International Relations And Global Security”, Governance in an Emerging New World, Fall Series, Issue 118, 2018; https://www.hoover.org/research/emerging-technologies-and
their-impact-international-relations-and-global-security. 3. Espen M.: “The Economic Rise and Fall of the Great Powers: Technological and Industrial Leadership since the Industrial Revolution”, World Political Review, 2017. 4. Cummings M.L.: “Artificial Intelligence and the Future of Warfare”, Research Paper, International Security Department and US and the Americas Program, 2017.
66 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Thứ hai, công nghệ là nhân tố đưa Mỹ và Trung Quốc hợp tác với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhau. Trước giai đoạn bình thường hóa, việc trao đổi các đoàn chuyên gia khoa học và kỹ thuật giữa hai nước được coi là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ. Tháng 5/1971, hai nhà khoa học Mỹ là Arthur Galston và Ethan Signer tới Trung Quốc theo lời mời của Ủy ban Khoa học kỹ thuật Trung Quốc và có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của các nhà khoa học Mỹ tới Trung Quốc kể từ năm 1949, đặt nền móng quan trọng cho nhiều chuyến thăm Trung Quốc sau đó của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS)1. Sự trao đổi đoàn về công nghệ cho thấy khả năng có thể hợp tác giữa hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy đà giao lưu giữa hai nước trở thành “xu hướng tự nhiên không ai có thể ngăn cản”2. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1979, hợp tác khoa học - công nghệ là một trong những lĩnh vực đầu tiên được “khai phá”, mở đường cho hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Năm 1979,
_________
1, 2. Smith K.: “The Role of Scientists in Normalizing U.S. - China Relations: 1965-1979”, Council on Library and Information Resources, 1998.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 67
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ký Thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác khoa học công nghệ, là thỏa thuận hợp tác chính thức đầu tiên giữa hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ. Thỏa thuận này đã cho phép thiết lập Ủy ban chung về Hợp tác Khoa học kỹ thuật Mỹ - Trung Quốc và mở đường cho rất nhiều Bản ghi nhớ giữa các cơ quan hai nước. Một loạt hoạt động hợp tác được triển khai trên nhiều lĩnh vực như vật lý, hóa chất, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp dân sự, địa chất, y tế...
Bước vào thế kỷ XXI, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có những hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật. Năm 2002, Bộ Khoa học công nghệ Trung Quốc (MOST) và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) ký Thỏa thuận hợp tác Mỹ - Trung Quốc cho Học viện Mùa hè trong Chương trình Trung Quốc1. Nội dung chính là hỗ trợ các nghiên cứu của sinh viên Mỹ tại Trung Quốc. Theo đó, hằng năm sẽ có khoảng 35 sinh viên Mỹ được lựa chọn để tham gia nghiên cứu tại các trường đại học và phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh
_________
1. “US - China Science and Technology Cooperation”, Fact Sheet, Obama White House; https://obamawhitehouse.orchives.gov/ sites/default/files/microsites/ostp/st-fact-sheet.pdf.
68 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
và Vũ Hán. Năm 2006, NSF thiết lập văn phòng đại diện tại Bắc Kinh để thúc đẩy hoạt động phối hợp giữa các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc. Văn phòng Khoa học, Bộ Năng lượng Mỹ cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ Trung Quốc xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng nhưng có hiệu suất cao. Năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu năng lượng sạch quy mô 150 triệu USD được thành lập với sự góp vốn và hợp tác từ chính phủ hai bên, tập trung vào các hoạt động hợp tác nghiên cứu về than sạch, thiết bị năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng. Viện Tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST) trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã điều phối nhiều chương trình hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc trong các lĩnh vực hóa chất, vật lý,... cũng như triển khai Chương trình Khách mời nghiên cứu thu hút hàng nghìn nhà khoa học Trung Quốc tới Mỹ nghiên cứu. Bộ Khoa học công nghệ của Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng hợp tác nghiên cứu về công nghệ sinh học nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sản xuất sữa, an toàn thực phẩm,... Các cơ quan y tế của Mỹ và Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hoạt động hợp tác về ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dịch, nghiên cứu và đánh giá các nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm. Từ năm 1999, Mỹ đã tài trợ ngân sách 1,1 triệu USD
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 69
cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại Trung Quốc, bao gồm các hoạt động đào tạo, hợp tác nghiên cứu liên quan giữa hai bên.
Đến khoảng năm 2015, Mỹ đã trở thành đối tác hợp tác về công nghệ lớn nhất của Trung Quốc, không chỉ qua kênh chính phủ mà cả giữa các doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan nghiên cứu với mức độ “tự do” và “tự chủ” tương đối cao. Đặc biệt, trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia lớn hiện nay thì các mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau càng trở nên phức tạp. Với Mỹ, hợp tác công nghệ giúp Mỹ thu hút được các nhân lực tài năng từ Trung Quốc. Với Trung Quốc, nước này dựa vào công nghệ và đầu tư của Mỹ và phương Tây để phát triển. Trung Quốc xuất sang Mỹ các mặt hàng mang tính tiêu dùng phổ thông, sử dụng nhiều lao động và nặng tính lắp ráp như điện thoại, hàng điện tử, hàng dệt may, da giày, đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, hàng tạp hóa, các sản phẩm chế biến từ gỗ… trong khi lại nhập từ Mỹ các mặt hàng nông sản trong nước không trồng được nhiều như các loại hạt (đậu tương, cao lương) hoặc các mặt hàng công nghệ cao như máy bay dân dụng (chủ yếu là Boeing), ô tô, chất bán dẫn, máy móc công nghiệp, dầu thô và khí thiên nhiên. Trung Quốc với vai trò là “công xưởng thế giới” đã và đang là một mắt xích rất quan
70 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia Mỹ.
Thứ ba, công nghệ là nhân tố khiến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xoay chuyển theo hướng cạnh tranh, đối đầu với nhau. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền với một loạt chính sách thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc nhằm xác lập vị thế quốc tế mới cùng sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc về năng lực công nghệ đã phần nào khiến quan hệ Mỹ - Trung Quốc “xoay chuyển” theo hướng gia tăng cạnh tranh. Công nghệ đã trở thành trọng tâm chính trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc. Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc về bản chất là cuộc cạnh tranh ngôi vị siêu cường số 1 thế giới giữa một cường quốc đang trỗi dậy và cường quốc tại vị. Những năm 1980, sự cạnh tranh Mỹ - Nhật Bản cho thấy, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có GDP tương đương với 60% GDP của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo sức ép tổng lực để ngăn chặn đối phương cạnh tranh vị trí của Mỹ. Năm 2018, GDP danh nghĩa của Trung Quốc tương đương khoảng 66% của Mỹ1. Chính vì vậy, Mỹ phải tìm cách kiềm chế Trung Quốc,
_________
1. “Học giả Trung Quốc: Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về kinh tế”; xem https://vov.vn/the-gioi/hoc-gia-trung-quoc-trung-quoc se-vuot-my-ve-kinh-te.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 71
trong đó ngăn chặn Trung Quốc sao chép, phát triển công nghệ là một trong những mặt trận chủ chốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển, và các công ty Trung Quốc đã có những bước tiến đầy ấn tượng trong một loạt lĩnh vực, trong đó có AI và 5G. Bên cạnh đó, việc chứng kiến các thành tựu khoa học - công nghệ của Mỹ càng thôi thúc Trung Quốc nỗ lực nâng cao mạnh mẽ năng lực khoa học - công nghệ để thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”. Theo cựu Giám đốc Google tại Trung Quốc Lý Khai Phục, Bắc Kinh đã có “khoảnh khắc Sputnik” vào năm 2017 khi chương trình máy tính AlphaGo của Google đánh bại quán quân cờ vây của Trung Quốc. Điều này tương tự như việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào năm 1957 đã tạo ra “cú sốc” khiến Mỹ tích cực chạy đua về công nghệ vũ trụ. Chiến thắng của máy tính AlphaGo đã góp phần thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc trở thành cường quốc AI hàng đầu vào năm 2030. AI là lĩnh vực thử nghiệm và ưu tiên để thực hiện ước mơ “vượt qua Mỹ” về công nghệ từ lâu nay của Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa của việc Trung Quốc muốn tự chủ công nghệ là nhằm xây dựng nền tảng công nghệ và các tiêu chuẩn công nghệ của riêng mình, qua đó kiểm soát công nghệ và gia tăng ảnh hưởng quốc tế trong lĩnh vực công nghệ.
72 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Cho đến nay, Mỹ vẫn sản xuất, hoặc chí ít là thiết kế, những con chip máy tính tốt nhất thế giới. Trung Quốc lắp ráp nhiều mặt hàng điện tử, nhưng nếu không có đầu vào quan trọng là công nghệ Mỹ, thì sản phẩm của những công ty như Huawei có lẽ sẽ có chất lượng thấp hơn nhiều.
Khi Trung Quốc nâng cao năng lực công nghệ để đạt mức độ cạnh tranh nhất định với Mỹ, thì Mỹ sẽ phải đối mặt với sự cấp thiết phải duy trì “ưu thế công nghệ” của mình1. Do đó, Mỹ coi sự cạnh tranh về cơ sở hạ tầng 5G với Trung Quốc là một phần của cuộc đối đầu mang tính hệ thống. Đối với Mỹ, sự phát triển năng lực công nghệ của Trung Quốc tạo ra một số quan ngại. Một là, cạnh tranh công nghệ không chỉ đơn thuần là để biết “ai hơn ai”, mà còn vì Mỹ hết sức lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ vào những mục đích chính trị. Ví dụ như việc Trung Quốc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và theo dõi trực tuyến để kiểm soát công dân của mình, hoặc xuất khẩu công nghệ này cho các thể chế mà Mỹ coi là “độc tài”.
_________
1. Anthea R., Henrique CM, Victor F.: “The U.S. - China Trade War Is a Competition for Technological Leadership; https://www.lawfareblog.com/us-china-trade-war-competition technological-leadership, 2019.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 73
Điều này làm dấy lên cuộc tranh luận ở Mỹ rằng đây có thể là một trong những biện pháp để Trung Quốc xuất khẩu “mô hình quản trị” nhà nước Trung Quốc, vốn đi ngược lại với các giá trị Mỹ, sang các nước khác. Hai là, Mỹ quan ngại về cách thức Trung Quốc phát triển công nghệ thông qua việc tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cũng như các biện pháp bảo hộ giúp doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng hết sức lo ngại Trung Quốc sử dụng công nghệ cho tình báo kinh tế, kể cả trên thực địa và trong không gian mạng để tiếp tục “đánh cắp” các công nghệ lõi của Mỹ. Ba là, Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng các lỗ hổng trong hệ thống pháp luật và quy định của Mỹ để đạt được các bước nhảy vọt về công nghệ. Ví dụ
điển hình là các “điểm yếu” trong pháp luật về kiểm soát xuất khẩu cũng như quy định phê duyệt đầu tư của Mỹ. Ví dụ, việc công ty AMD của Mỹ bán công nghệ thiết kế chip cho một doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo ra thách thức rất lớn cho Tập đoàn Intel. Bốn là, Mỹ sợ rằng các chuỗi cung ứng của các tập đoàn của Mỹ sẽ quá phụ thuộc vào việc sản xuất tại Trung Quốc. Đây có thể là lỗ hổng để tình báo Trung Quốc lợi dụng, cài đặt phần cứng, phần mềm và tiếp cận các thiết bị dân dụng và quân sự của Mỹ, thậm chí ngăn
74 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
chặn xuất khẩu các linh kiện sản xuất từ Trung Quốc trở lại Mỹ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp Mỹ. Đây chính là một trong những lý do khiến chính quyền Trump sử dụng thuế quan để buộc các doanh nghiệp Mỹ phải chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm hạn chế vấn đề này.
Do tầm quan trọng của khoa học - công nghệ, việc quốc gia nào chiếm ưu thế và đi đầu trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tương lai sẽ góp phần lớn vào việc quyết định sức mạnh và vị thế quốc gia của mình. Nhận thức được điều này, cả Mỹ và Trung Quốc đều không ngừng coi trọng và đầu tư nguồn lực cho phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực mới, công nghệ cao. Vai trò của công nghệ trong thời đại 4.0 có ý nghĩa quyết định tới sức mạnh quốc gia (kinh tế, an ninh, quân sự, sức mạnh mềm), cũng như mục tiêu duy trì vị trí số 1 của Mỹ hay mong muốn vươn lên tầm lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc. Không chỉ phục vụ phát triển, vấn đề
công nghệ liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia1, do những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và 5G
_________
1. Boomberg: “The Trickiest Aspect of U.S. - China Relations Is Technology”, 2019, https://www.bloomberg.com/news/articles/ 2019-10-25/the-trickiest-aspect-of-u-s-china-relations-is-technology.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 75
có khả năng liên kết và kiểm soát mọi mặt của nền kinh tế - xã hội. Mỹ hoặc Trung Quốc nếu có thể dẫn đầu và “thao túng” những công nghệ này sẽ kiểm soát được nước khác cũng như các không gian chiến lược (đất liền, vùng biển, vùng trời, không gian vũ
trụ, không gian mạng). Công nghệ có vai trò đưa Mỹ và Trung Quốc trở thành đối tác nhưng cũng là đối thủ của nhau.
Mỹ có lợi ích trong việc bảo vệ vai trò chi phối công nghệ hiện có của mình, cản trở những tham vọng công nghệ của một Trung Quốc sắp trở thành đối thủ và tăng cường sự tiến bộ công nghệ để tiếp tục duy trì lợi thế của họ. Hiện nay, dù Mỹ cơ bản vẫn dẫn đầu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ
nguồn nhưng Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách và thực tế đã có một số lợi thế so với Mỹ trong một số lĩnh vực công nghệ (như phát triển 5G, thương mại điện tử, thanh toán di động,…). Các thách thức từ Trung Quốc khiến chính quyền Trump tập trung đánh vào những “yếu điểm” của Trung Quốc là sự phụ thuộc vào Mỹ và các nước phát triển về công nghệ. Công nghệ như một công cụ để Mỹ sử dụng trong cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, như không cho các công ty công nghệ của Mỹ, hợp tác với Huawei, hay đánh thuế cao cho các mặt
76 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
hàng công nghệ của Trung Quốc1, yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc, gia tăng sức ép, tạo ra sự công bằng hơn trong việc đối xử giữa các doanh nghiệp hai nước, bảo vệ được các sáng chế của Mỹ.
II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ về công nghệ được đánh giá là vấn đề trọng tâm trong cạnh tranh thương mại giữa hai quốc gia này. Thực tế, cạnh tranh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã có từ lâu và chỉ thực sự được nổi lên kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền hồi tháng 01/2017. Đến nay, cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang, có nhiều diễn biến đáng chú ý được thể
hiện qua những đánh giá, phân tích sau đây:
1. Tình hình cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc
Trong giai đoạn hơn 35 năm đầu tiên từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1979, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc thiên về mặt hợp tác là chính, nhưng
_________
1. Danh sách áp thuế của Mỹ đối với hàng hoá Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các sản phẩm công nghệ và điện tử.
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ... 77
vẫn tồn tại mặt kiềm chế. Tuy nhiên, từ sau khi chính quyền Trump lên nắm quyền tháng 01/2017, yếu tố cạnh tranh chiến lược trong quan hệ giữa hai nước ngày càng gia tăng. Về cơ bản, mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn. Trung Quốc muốn phục hưng dân tộc, thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”, gồm 4 yếu tố chính: Trung Quốc hùng mạnh (mạnh về kinh tế, mạnh về chính trị, mạnh về quân sự, mạnh về ngoại giao, mạnh về khoa học công nghệ), Trung Quốc văn minh (bao gồm các khái niệm tự do, bình đẳng, công bằng, giàu về văn hóa và cao về đạo đức), Trung Quốc hài hòa (hài hòa giữa các vùng miền, giữa các giai cấp và giữa các dân tộc) và Trung Quốc sạch đẹp (sạch sẽ, ít ô nhiễm về môi trường). Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump lại đề ra khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”1, chủ trương có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đã bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực, thể hiện trước hết qua chiến tranh thương mại, sau đó lan dần sang các lĩnh vực công nghệ, tiền tệ,…
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 2017 đã nhắc đến Trung Quốc tới 34 lần. Theo đó, Mỹ chính _________
1. James C.: “Americanism, not globalism”: President Trump and the American mission”, Lowy Institute, 2018.
78 CẠNH TRANH CÔNG NGHỆ MỸ - TRUNG QUỐC THỜI ĐẠI 4.0
thức coi Trung Quốc là cường quốc thách thức quyền lực, ảnh hưởng và lợi ích cũng như an ninh và thịnh vượng của Mỹ1. Mỹ cho rằng, Trung Quốc và Nga chủ ý làm giảm sự tự do và công bằng của các nền kinh tế, gia tăng sức mạnh quân sự, kiểm soát thông tin nhằm áp bức xã hội và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và thế giới không ngừng gia tăng, trong khi năng lực quân sự của nước này phát triển theo hướng ngăn chặn khả năng của Mỹ
tiếp cận các khu vực trên thế giới. Nói cách khác, đối với Mỹ, Trung Quốc đang tìm cách thay đổi trật tự thế giới theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, Mỹ cũng coi Trung Quốc là cường quốc xét lại với ý đồ
định hình một thế giới đối nghịch với những giá trị và lợi ích của Mỹ. Mỹ lo ngại việc Trung Quốc quảng bá mô hình chính trị và kinh tế “mang màu sắc Trung Quốc” ra thế giới, sử dụng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại để củng cố tham vọng chính trị của mình. Việc chiến lược quốc gia của Mỹ đưa ra những ngôn từ tiêu cực là điều gần như chưa từng thấy kể từ khi Mỹ
công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 01/01/1979. Mặc dù Chiến lược an ninh quốc gia 2017 _________
1. White House: “National Security of the United States of America”, 2017.