🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bếp của mẹ
Ebooks
Nhóm Zalo
I VÃN HỌC NGHỆ THƯẶT VIỆT NAM ĨHUẬT CÁC DÂN TỘC THIÊU s ố VIỆT NAM
PHŨNG HAI YÊN
BEPCUA ME
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
LIÉN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆỶ NAM HỌI VÃN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN Tộc THIẾU SÔ VIỆT NAM
PHÙNG HẢI YẾN
BẾP CỦA MẸ
Tập bút ký
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
ĐÈ ÁN BẢO TÒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÁC PHÁM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT
CÁC DÂN TỘC THIÉU SỐ VIỆT NAM
Cố vấn Ban Chỉ đạo: Nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
BAN CHỈ ĐẠO
1. Nhà văn Tùng Điển (Trần Quang Điển) Trưởng ban 2. Nhà nghicn cứu, TS. Đoàn Thanh Nô Phó Trưởng ban
3. TS. Trịnh Thị Thủy
4. Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
5. GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 6. PGS.TS. Lâm Bá Nam
7. ThS. Vũ Công Hội
8. ThS. Phạm Văn Trường
9. ThS. Nguyễn Nguyên
10. ThS. Nguyễn Ngọc Bích
Giám đốc
Phó Trường ban
ủ y viên kiêm Giám đốc Úy viên
ủ y viên
Uy viên
ủ y viên
ủ y viên
Úy viên
Nhạc sĩ Nông Quốc Bình
LỜI GIỚI THIỆU
?y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thành viên cùa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mái nhà chung của các Hội Văn học nghệ thuật cả nước. Liên hiệp gồm 74 tổ chức thành viên với trên 45.000 hội viên là văn nghệ sĩ thuộc các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đã có hơn một nghìn hội viên, trong đó gần 600 hội viên là người dân tộc thiểu số hoạt động tại 34 tổ chức cơ sở và các chi hội, tinh thành hội trong cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đã có hàng nghìn công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam được sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, sáng tạo.
7
Bộ sách này là một phần của Đe án “Báo tồn, phát huy giá trị tác phâm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam”, với mục tiêu là thực hiện chính sách dân tộc cùa Đảng, Nhà nước nhằm bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; quàng bá di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam với bạn bè thế giới; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bán sắc dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hổi nhập quốc tế; bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, trao*đổi, giao lưu và phát triển văn hóa giữa các tộc người, nhân dân trong và ngoài nước, với cộng đồng quốc tế.
Bộ sách là kết quả từ kho tài liệu hàng nghìn công trình, tác phấm đã được nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, sáng tạo qua nhiều thế hệ tác giả, nghệ nhân, hội viên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện bộ sách, Ban Chỉ đạo mong nhận được góp ỷ của quý bạn đọc gần xa.
TM. BAN CHÌ ĐẠO
TRƯỞNG BAN
Nhà văn Tùng Điển
Phó Chù tịch Thường trực
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 8
BÉP CÙA MẸ
PHỞ CHỢ PHIÊN
Mỗi tháng gió mùa đông bắc hiu hiu thổi, lòng tôi chộn rộn nhớ những buổi chợ phiên quê mình. Ảm ắp đầy kỷ niệm sau cái bậc cửa gỗ cao trong ngôi nhà trình tường dựa lưng vào núi. Tuổi thơ tôi không nhớ nổi mình đã bao lần bước chân qua bậc cừa ấy để đòi mế đi theo mỗi cuối tuần.
Chợ phiên San Thàng ở thị xã Lai Châu xúng xính áo hoa, mùi chàm quấn quýt trong làn gió. Mế gùi rau cải đắng, su su, bắp chuối bằng lù cở, bố dắt ngựa thồ củi, tôi ôm con gà mái mơ lăng xăng chạy theo sau. Dòng người ngày càng đông đúc, nhộn nhịp, màu thổ cẩm cứ lan dần, lan dần trên con đường đến chợ. Người ta nói chợ phiên vui như ngày hội thật chẳng sai. Bố mế và tôi lẫn vào hội mua bán ấy, cho đến khi cùng bán xong những thứ mang theo. Me đứng ở hàng tạp hóa, tần ngần đếm những đồng tiền lẻ nhàu nát và nở một nụ cười vui mừng vì tiền bán được vẫn dư ra một chút để bỏ vào cạp váy xòe. Sau đó me mua dầu thắp, muối bỏ vào lù cở. Khi me ra, thằng con trai me là tôi cười ngoác miệng, nỗi mừng vui không giấu giếm trên nét mặt vì biết me sắp “đãi” tôi và bố một trận ra trò.
9
BẾP CÙA MẸ
Chúng tôi bước vào hàng phở, gọi là hàng cho oai chứ quán phở chi là vài chiếc ghế xô lệch và chiếc bàn gỗ tạm bợ, xoàng xĩnh liền kề hàng thắng cố. Thắng cố đối với dân tộc Mông chỉ là món ăn thường ngày, không còn lạ miệng và ham thích nữa. Bát phở quán bà Mây dân tộc Nhắng luôn là món quà chợ mà đứa trẻ nào đi theo bo me cũng đòi. Bát phở đã được đặt sằn bánh phở đầy ú hụ, bỏ thêm vài lát thịt ba chỉ, hành lá, chan nước béo ngậy là bừa trưa ngon lành của chúng tôi sau mỗi buổi chợ phiên. Me lục lù cở tìm gói mèn mén đã mang theo từ nhà bỏ thêm vào bát nước dùng đã vơi quá nừa của tôi và bố. Ăn xong, tôi quệt gấu tay áo lau miệng, bố đã say túy lúy vì uống mấy chén trong quán rượu, me phải vắt bố lên lưng ngựa để dẳt, sau đó tôi và mế thong thà qua suối trờ về bàn. Đó là tập hồi ức hình ảnh tôi còn nhớ mãi đến bây giờ.
Trưởng thành, tôi xa quê và đến nhiều vùng, miền khác. Tôi được ăn nhiều món ăn nổi tiếng: phở bò Nam Định, phở gà Hà Nội, bún bò giò heo Huế, bún chả Đà Nằng... song mỗi khi bưng bát phở nghi ngút khói, lòng tôi lại rộn lên cảm giác về bát phở chợ phiên xưa. Phờ quê tôi không có vẻ sang trọng, lịch thiệp như ở những vùng quê khác, bát phở chỉ bình dị, dân dã như chính tấm tình của người dân miền núi.
Tôi trờ lại quê mình cũng vào dịp gió mùa đông bắc 10
BẾP CỦA MẸ
thối. Gió năm nay se săt và lạnh hơn dù tôi đã mặc com ple ấm áp. Tôi ghé vào chợ phiên cuối tuần. Phiên chợ vẫn đông vui như thùa ấy nhưng bố me tôi đã xa khuất chân mây. Tôi tìm hình bóng tiếng cười cùa bố, dáng dịu dàng của me, song chỉ còn cái lạnh hun hút xoáy vào lòng người con xa quê. Tôi bước vào quán phờ của bà Mây, quán nay đã đổi chù song bát phở thì vẫn như trong hoài niệm của thằng bé lên mười ngày nào. vẫn một hàng những bát phở đầy ú hụ được xếp cạnh một đĩa các lát thịt nhiều mỡ ít nạc bên màu xanh non mắt của hành lá. Một người đàn ông vận áo chàm đang húp sì sụp nước phở và khề khà chén rượu ngô ủ men lá. Ông tâm sự với người bán hàng: “Hôm nay bán được bó củi mười bốn nghìn, hai bố con ăn phở hết mười nghìn, còn bốn nghìn mang vè cho vợ thôi, cô Dính à!”.
Tôi bâng khuâng nhìn ông và nhìn ánh mắt xoe tròn của bé gái bên cạnh. Cô bé đã ăn xong, khẽ nở nụ cười tươi trên miệng rồi kéo kéo tay người đàn ông: “Bố à, về thôi! Sắp tan chợ rồi, mế chờ bố ớ quán hàng tạp hóa đấy!”.
Tôi cúi xuống hớp ngụm nước phở ngọt ngào, nhấm nháp từng sợi phở chợ phiên lẫn với mèn mén mà bé gái vừa bỏ vào bát của tôi, cảm giác về những lần ăn phở ngày bé bỗng ùa về, ào ạt lăn thành dòng trên gò má dăn deo...
11
BÉP CỦA MẸ
THƯ GỦÌ THEO CÁNH ÉN
Mẹ kính yêu!
Con viết bức thư này cho mẹ vào tháng mười hai... heo may tràn về trên những công trường táp nập, cảnh vật ngả sang mùa. Bất chợt con nhận ra mùa xuân đã chạm khẽ trên lá non, bật lên những nụ chồi xanh biếc. Thấp thoáng cánh én đưa mùa về trên nền trời gió lộng. Thị xã chồ con ở cũng đang cựa mình đổi mới, hừng hực sức xuân.
Mùa về! Cũng vào thời gian này, khi trước mẹ thường ngồi bên cửa, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết dạy văn hôm sau. Từng đàn chim én liệng chao trước cửa, mẹ lại hát bài hát có câu: “Con biết xuân này mẹ chờ tin con, khi thấy hoa đào nở đầy trên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đay trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa...”. Trí óc non nớt của cô bé mới mười ba tuổi khiến con không thể biết được trong mẹ lúc đó là trăm mối ưu tư. Hẳn mẹ đã nhớ bà, nhớ quên ngoại lắm! Cho đến bây giờ đây, khi chính con ở trong cảnh xa nhà mới biết những tâm tinh ấy da diết đến thế nào...
12
BÉP CÙA MẸ
Mẹ kính yêu!
Thời gian trôi nhanh quá, mẹ nhi? Thấm thoất con đã xa mẹ được hai năm rồi! Nhớ lại ngày đầu khi nhận quyết định lên miền đất núi công tác, mọi người đều hết sức khuyên can. Chi có mẹ với ánh mắt tin tường đã hiểu được những suy nghĩ trong con. “Hãy đi đi con, đến nơi mọi người cần con nhất”. Câu nói nhẹ nhàng theo con vượt núi băng đèo đến với thị xã mới này. Tấm lòng chân chất của những con người miền núi, sự nhiệt tình của các bác, các chú thế hệ đi trước... đã níu chân con ở lại. Như chú ong miệt mài với những chuyến đi mong làm mật dâng đời, con đã cùng sống và làm việc trong không khí khẩn trương của ngày đầu xây dựng thị xã. Con biết mẹ đã cho con một lựa chọn đúng. Nơi đây chẳng khác nào quê hương thứ hai của con. Lai Châu có những đêm mưa lạnh, con nhớ nhà mình, nhớ mẹ “kinh khủng” (câu nói mà con thường nhắc trong điện thoại, mẹ lại trêu con rằng sao con gái mẹ lớn rồi còn ăn nói kỳ cục đến vậy!). Có những lần tinh dậy giữa đêm, thấy nước mắt ướt măn một bên gối, con lại thấy mình ích kỷ quá! Bao nhiêu đồng nghiệp của con cũng theo tiếng gọi lên đường, dẹp đi những nỗi niềm riêng tư vì một khát vọng chính đáng cùa tuổi trẻ: khát vọng được hết lòng cống hiến vì lý tưởng. Bà con dân tộc nơi đây còn nghèo đói, có những cành đời khi con được biết đã không cam nổi xúc động.
13
BÉP CỦA MẸ
Vậy mà không nề hà gian khó, họ vẫn vươn lên như những búp măng rừng sau cơn mưa lại nhú. Thị xã mới bụi bặm với những công trình đêm ngày tấp nập. Dường như ai cũng đang cố gắng hòa chung vào guồng máy dựng xây. Con tự hào biết mấy vì đứa con gái được yêu chiều trong lòng mẹ đã có thể góp mình trong nhịp điệu khẩn trương ấy. Tiếng khèn, tiếng sáo âm vang khắp đồi chè, núi rừng bừng nở hoa ban trong mùa xuân mới - loài hoa mà trước đây con chỉ được biết qua sách vở, đài báo, ti-vi... ngày 20/11, chàng trai người Mông cùng cơ quan mang những đóa ban rừng đến tận khu chung cư tặng. Con xúc động bởi cảm giác tấm lòng chàng trai người miền núi ấy cũng thật như nhịp đập trái tim con. Càng thêm yêu đất, yêu người nơi đây.
Mẹ kính yêu!
Làng hoa Ngọc Hà mùa này chắc rực rỡ lắm, năm nay mẹ có đi chợ tết như năm nào con và mẹ bên nhau? Nhà mình nấu nồi bánh chưng to, hai má con ừng đỏ, cười khúc khích nghe mẹ kể chuyện ngày xưa của cha và mẹ. Câu chuyện đã bao lần con ví như “chuyện cổ tích”. Mẹ có còn ngồi trầm ngâm bên khung cửa nhớ đến bà ngoại ở xa lắc miền Trung? Đất nước mình mang hình chừ s. Con người Việt Nam mình dù ở nơi nào cũng xem như quê hương vì nơi đâu cũng cần có những bàn tay chung sức xây dựng, mẹ nhi? Nói đến câu này con lại
14
BẺPCỦ A MẸ
muốn sà vào lòng mẹ như hồi còn học ở gần nhà, để được nghe giọng trách yêu của mẹ: “Cha bố cô, chỉ được cái giỏi nịnh mẹ là không ai bằng”. Ôi chao, con nhớ... Mỗi mùa xuân qua đi mệ lại thêm một tuổi, mái tóc điểm bạc. Con như cánh én liệng chao đên tận phương xa song trong tim luôn ghi khắc hình bóng mẹ. “Con biết xuân này mẹ chờ tin con, nhưng nếu con về bạn bè trông mong. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đầy trước ngõ, mẹ ơi con xuân này vắng nhà”. Câu hát theo chân con qua các đồi chè bát ngát, các công trình tấp nập... Năm nay con không về... song con biết mẹ sẽ ùng hộ những việc con làm, một cánh én không đù làm nên mùa xuân, song nếu én về nhiều sẽ góp thêm xuân trên miền quê đổi mới.
Mẹ kính yêu!
Khi con viết đến những dòng này thì ánh điện đã chan hòa khắp thị xã. Sự chuyển mình huyền diệu khiến mọi người đều tin tưởng rằng ngày mai vùng đất núi sẽ bừng sáng, sánh ngang tầm với những nơi khác, nhân dân vùng cao sớm an cư, lạc nghiệp. Một mùa chim én liệng nào đó... mẹ sẽ cùng con đón xuân nơi dải đất biên cương của Tổ quốc này, mẹ nhé!
Con của mẹ!
15
BÉP CÚA MẸ
CON DÓC QUÊ
Bản tôi nằm nơi lưng chừng núi, muốn đến bản, ai cũng phải vượt qua một con dốc dài vã mồ hôi. Con dốc tuôi thơ tôi có hình ảnh lũ trẻ nhở trong bản rú nhau đi kiếm củi giúp a-ma (mẹ) trong dịp nghi hè, con dốc mà mồi bận mẹ đi chợ về, chúng tôi lại sà ra đón, đợi những món quà mẹ mua ở chợ. Con dốc xưa kia tia (bố) từng cho tôi ngồi cùng trên ngựa để xuống núi, đến chợ phiên ở đồng bằng chơi. Con dốc mà hôm nay tôi trờ về trên chiếc xe máy, chì đi một thoáng đã hết vèo dốc. Chợt nhớ ngày vượt dốc bằng đôi chân trần, chào a-ma, tia để cùng chúng bạn xuống trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện học.
Con dốc trong tâm tưởng tôi ngày ấy lắm đá sỏi và nhiều đoạn đường khấp khểnh, gập ghềnh. Vượt qua con dốc cao cao ấy, sẽ thấy lúp xúp những ngôi nhà trình tường trong làn sương sớm, người dân trong bản í ới gọi nhau xuống ruộng, lên rẫy. Lũ tré nhỏ cắp sách theo cô giáo đến ngôi trường lợp ngói đở cuối bản. Trong những giấc mơ ngày xa quê của tôi, cứ chập chờn khung cảnh sau con dốc, tôi mường tượng mình cũng vượt dốc, đê lại
16
BẾP C.ÚA MẸ
thấy cảnh thanh bình trên miền quê rất đỗi thân thương của mình. Nơi đó, tôi nhớ từng cọng cỏ, từng tấc đất trên đồi. Nhớ những buổi chăn trâu cắt cỏ xưa kia, nhớ cả mùa hoa cải vàng đến nhức mắt, và màu hoa đào hồng phớt mồi góc quê độ xuân về...
Con dốc hiện thực đang bày ra trước mắt tôi trong ngày về. Con dốc đã được trài nhựa phẳng lỳ, từng tốp chàng trai, cô gái rù nhau xuống phiên chợ. Màu thổ cẩm, màu chàm lan lan dần trên lối đi của họ. Bên cạnh đoàn ngựa thồ hàng xuống chợ, có cả những chiếc xe máy. Bản nhỏ sau con dốc cũng khoác trên mình màu áo mới, không còn cảnh những ngôi nhà lọp gianh mà đã thay thế bằng mái ngói, proximang. Bản tôi lung linh trong ánh điện, giữa làn sương mờ. Tiếng vi-vi, đài cát-xét vẳng vọng từ vài ngôi nhà gần đó. Tôi dụi mắt, ngỡ mình nằm mơ. Con dốc xa ngút ngái nay đã gàn đến khó tin. Con dốc có bản nhỏ nghèo khó hôm qua nay đã khoác màu áo mới, chẳng còn dáng vẻ lam lũ ngày nào. Con dốc kỷ niệm tưởng như là vật cản sự phát triển của bản tôi, nay đã trở thành cầu nổi thông thương từ xã tới huyện. Người dân quê tôi có những đổi thay mới từ đầu óc để phát triển kinh tế bằng buôn bán hàng hóa, không chỉ trông chờ vào nền nông nghiệp độc canh... Chợt tôi thở phào. Thấy con dốc gần gũi, đáng yêu hơn. Con dốc trong mường tượng của tôi là con dốc chứa chất đầy
17
BẾP CỦA MẸ
những hình ảnh mơ mộng, nhung nhớ. Con dốc trên thực tế lại là con dốc hữu ích, gắn bó, sẻ chia với người dân vùng quê đang thay da đổi thịt từng ngày...
Giờ thì tôi đã trở vè làng quê của mình để công tác. Ngày ngày vẫn đi qua con dốc thân thuộc ấy. Hôm nay lại đến lượt tôi và a-ma ra tận đầu dốc để tiễn thằng Phù em trai tôi đi học. Trên xe ca, tôi thấy mắt em trai tôi nhòa đi, nhòa đi, ánh mắt nó cứ hướng mãi về con dốc đang dần xa ngút ngái tầm nhìn. Tôi chợt nhớ lại hỉnh ảnh của mình ngày nào khi xa quê. Và chợt hiểu: trong tâm trí em Phù, con đốc đang choáng ngợp hết suy tư, trở thành niềm nhớ trong hết thảy những ngày em đi. Đó sẽ là động lực để em Phù học thật giỏi, để sớm có ngày trở lại quê hương, nơi con dốc đầu bản nhỏ. Thấy yêu mảnh đất, con người nơi này hơn và mong chờ ngày về, về để dựng xây...
18
BÉP CÙA MẸ
MÀU XANH QUÊ TỒI
Chẳng phải do chù quan mà người ta bảo với nhau rằng: màu đặc trưng của vùng cao là màu xanh. Thì đấy, thung lũng với thị xã trẻ đang đổi thay từng ngày, bao phủ xung quanh là điệp'trùng núi rừng, cây cối. Những con đường quanh co, khúc khuỷu mới mở xuyên rừng, hai bên rợp bóng cây. Màu xanh ấy gợi lên vẻ yên bình của những bản làng thấp thoáng xa xa sau màn sương mờ. Núi rừng quê tôi khoác lên mình màu xanh gần gũi, thân thuộc với con người, mánh đất này... Trong tiết trời nắng nóng, oi ả, ngước mắt nhìn lên rừng cây xanh mát, trong lòng mỗi người như vơi đi bao mệt mỏi, chợt thấy quê hương mình trở nên tươi đẹp hơn.
Màu xanh quê tôi còn phủ kín trên ngút ngàn đồi chè. Giống chè màu xanh đậm, vị ngòn ngọt, chan chát. Những đồi chè nối dài, trải màu xanh xa đến tít tắp chân trời là kết quả lao động bao ngày từ bàn tay người nông dân huyện Than Uyên... Và màu xanh mướt mát trên lá lúa độ xuân thì, màu xanh căng tràn nhựa sống như báo hiệu mùa màng no ấm. Màu xanh trên vai áo người công nhân xây dựng công sở, trường học... đế ngày mai nhừpg
19
BÉP CÚA MẸ
ngôi nhà tầng ngói đỏ mọc lên, báo hiệu sự phát triển, ấm no cùa vùng quê nghèo, xóa bớt cảnh lam lũ, vất vả. Màu xanh trên tán cây mà những cán bộ đoàn chung sức trồng trong dịp tình nguyện hè ở thị xã trẻ...
Không phải ngẫu nhiên mà người ta xem màu xanh là màu của sự sống, của niềm hy vọng. Đi dưới những khoảng đồi bát úp, ngước mắt nhìn những hàng cây cao su ở vùng thấp huyện Sìn Hồ đang cao thêm từng tháng, từng ngày, tôi hiểu thêm về ý nghĩa của màu xanh. Không chỉ bà con nơi đây, nhân dân trong toàn tỉnh cũng đang hướng về vùng đất này. Mong đến ngày cây cho dòng nhựa trắng, để những giọt mồ hôi khó nhọc hôm qua, hôm nay sớm được bù đắp. Màu xanh ấy nhen lên bao ước mơ về loại cây công nghiệp mới, thay thế nền nông nghiệp độc canh trước đây.
Trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Dường như mùa nào cũng có màu xanh hiện hữu, dù là mùa xuân mơn mởn, mùa hạ oi bức, mùa thu lá rụng hay mùa đông lạnh lẽo. Những người yêu quê hương, yêu rừng, hẳn cũng sẽ yêu màu xanh ấy như tôi. Để nhịp chân cũng chộn rộn hom khi nhìn thấy mồi con đường uốn lượn quanh sườn núi, bao quanh là hàng hàng cây xanh. Để trái tim biết nhói xót khi nghe tin ở xã này, xã khác có rừng cây bị cháy đen, bị lũ cuốn đến trốc gốc, bật cành... Hoặc thấy lòng vui hơn khi nghe tin đã có thêm bao
20
BẾP CỦA MẸ
nhiêu héc-ta rừng được tái sinh, biết thêm những dự án, những con người thực sự tâm huyết, chẳng ngại gian khó để trồng rừng trên các rẻo núi cao...
Núi rừng và màu xanh đã từ lâu, rất lâu “nghiễm nhiên” trở thành quyền sở hữu của vùng cao. Đẻ màu xanh bắt mắt ấy luôn trường tồn, để không gian sống của con người luôn trong lành thì những mầm cây được ươm xuống hôm nay có ý nghĩa xiết bao. Ngay cả một thị xã đang hình thành nhịp sống hiện đại từng ngày, mỗi tán cây trên mọi ngõ, phố đều được chú ý chăm bón. Để mỗi người khi bước ra ngoài, nhìn lên núi cao, hay nhìn con đường cạnh nhà mình, vẫn thấy lòng quyến luyến niềm yêu đất, yêu rừng, yêu màu xanh thân thương đã từ lâu hiện hữu trên quê hương...
21
BÉP CỦA MẸ
TẢN MẠN CAO NGUYÊN
Vượt qua những khúc cua tay áo, những con dốc dài ngút ngái, những tán rừng xanh mướt mát hai bên đường... xe chúng tôi rẽ từng đụn mây là là mặt đất, xa xa thấp thoáng những bản nhỏ sau màn sương mù dày đặc. Cho đến khi lên đến đỉnh dốc cuối cùng, nhìn xuống, đã thấy một phố núi nhỏ hiện ra - cao nguyên Sìn Hồ - vùng dược liệu quý hiếm - khu du lịch sinh thái, nghi dứỡng gọi mời bước chân du khách xa, gần đến nơi đây.
Nhắc đến cao nguyên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ), người dân ở tỉnh ta thường âu yếm gọi là “Sa Pa thử hai”. Gọi như thế bởi hai thị trấn nhỏ có sự tương đồng từ cái lạnh hun hút của vùng đất cao hơn 1,500m so với mực nước biển, đến vẻ đẹp của cây trái xứ lạnh. Cũng như Sa Pa, cao nguyên Sìn Hồ là “thiên đường” của đào, lê, mận, su su, cải bắp... Những loại cây không quản đá sỏi, độ dốc của nương rẫy, thiếu nước, vẫn mọc lên xanh mướt, kết quả ngọt, hoa thơm suốt bốn mùa mây phú.
Đen Sìn Hồ đúng vào độ cuối tuần nên cả đoàn chúng tôi đều háo hức đi chợ phiên. Chợ huyện có diện tích khá hẹp, song lượng người đến phiên chợ quá đông
2 2
BẾP CỦA MẸ
nên nếu không đi theo đoàn vẫn dễ bị... lạc. Cả chợ như rừng hoa đua sắc bởi những bộ váy áo thổ cẩm được thêu ti mẩn của các cô gái dân tộc: Hà Nhì, Lự, Mông, Dao... thu hút ánh nhìn, khung hình của những người thích khám phá, tìm về với bản sắc văn hóa dân tộc. Vào trong chợ, chúng tôi ngợp trước lời mời ăn thử lê, đào, táo, mận của những người dân hiếu khách. Ản thử ở đây cũng không nhất thiết phải mua, hoặc giả không mua, người bán cũng không bao giờ tỏ thái độ khó chịu, không hài lòng như ở những chợ khác. Bản tính của người dân nơi đây là vậy, đi chợ để vui cười ngày cuối tuần với bè bạn. Để mang “đặc sản” nhà mình đến bán, đến cho, biếu, tặng... khi về chi cần đủ tiền mua thêm gói muối, nước mắm là được. Chợ phiên vùng cao vẫn còn nguyên những nét hoang dã với các con thú nhỏ được người dân săn bắt trong rừng: con sóc, con dúi, con cầy bay... mang đến chợ bán. Phía này vài bó rau cải, bên kia là măng, dưa, xôi nếp, bánh chưng đen... trong mắt những du khách từ nơi xa đến, món nào cũng lạ miệng và ngon lành cả. Cuối góc ẹhợ, tôi để ý thấy nụ cười duyên dáng giấu sau nếp khăn của các thiếu nữ quấn lại cho nhau. Thấy khách lạ giơ máy ảnh, các cô cười đùa, ngượng nghịu quay đi...
Chiều cao nguyên, chúng tôi háo hức vượt con dốc 3km để đến xã Tả Phin. Nơi có huyền thoại của dân tộc
23
BẾP CÙA MẸ
Dao kê về Động Phật bà Quan Âm. Những câu chuyện cổ vẫn đêm đêm được các cụ bà rì rầm kể cho cháu, chắt nghe bên bếp lừa ấm nồng. Đen Tả Phin, tôi ngóng lại vẻ sừng sừng Núi Đá Ô, tương truyền là chiếc ô tiên ông tặng lại cho vùng “đất hoa cao nguyên”. Khi xe đã rời đi rồi, tôi mỏi mắt ngóng lại, như muốn lưu giữ hình ảnh những người dân tấp nập, hối hả cày xới đất trồng khoai tày. Chợt nhớ đến bữa cơm nhà ama (mẹ) Tẩn Mí Vàn năm nào, khiến tôi nhớ mãi vị ngọt, bùi rất riêng của khoai tây trên vùng sỏi đá...
Chúng tôi đi tiếp đến xã Xà Dề Phin - chiếc nôi của những người con cách mạng dân tộc Mông. Vùng đất sản sinh ra những người con dũng cảm, hào hùng ấy, nay lại có thêm nhiều người nuôi ý chí đi học để về dựng xây bản làng giàu đẹp. Vùng đất nổi tiếng bởi hương rượu ngô men lá, ủ nhiều năm dưới lòng đất. Mồi dịp lễ hội Thí Sú cùa dân tộc Mông hay khi khách quý đến nhà, hương rượu bay xa theo nhịp bước chân, theo rộn rã tiếng nói cười chủ, khách. Chén rượu ngô sóng sánh, thơm lừng là kết tinh của hương đất, hương rừng, để lại cho vùng đất này tiếng tăm về một loại rượu quý hiếm.
Trên con đường trờ về xã Tả Ngào, chúng tôi bắt gặp những vườn cải bắp, su hào, súp lơ xanh tốt. Bà Đồng Thị Mai ờ bản Mao Sao Phin cho biết: “Khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây rất hợp với các loại rau củ vụ đông. Ai một lần ăn rau, củ ở đây sẽ nhận ra vị ngọt đậm đà
24
BẾP CỦA ME
hiếm thấy khi gieo trồng các loại cây này trên những vùng đất khác. Nơi đây cũng là vùng có thể trồng được nhiều loại dược liệu quý hiếm: đương quy, đỗ trọng, tam thất, quế, hoàng tinh, đẳng sâm, hoàng đằng...”. Vùng đất từng là nông trường rau xanh, vùng dược liệu... là “kho” tiềm năng vô tận vẫn chờ được khai thác, để đời sống người dân nơi đây no ấm hơn.
Trước khi đến Sìn Hồ, chúng tôi chí được giới thiệu nơi đây là một trong những huyện nghèo nhất tình theo đúng nghĩa đen, song trong chuyến đi này, chúng tôi đã gặp những người dân chân chất, mộc mạc song rất “giàu” tình cảm, khi khách đến nhà có thể mang cả tấm chân tình của người miền núi để tiếp đãi. Thị trấn nhỏ, hẹp nên mọi nhà đều quen, thân, sống với nhau đoàn kết, gẳn bó như trong một gia đình lớn. Thị trấn nhỏ hẹp song bình dị, êm đềm, dễ chịu, phù hợp với những du khách muốn được nghỉ dưỡng yên tĩnh trong không gian, cảnh vật thanh bình, thoáng đãng...
Đêm Sìn Hồ lạnh và thăm thẳm sâu. Những ngôi sao đêm dưừng như cũng sáng hơn ở độ cao này. Tôi bất chợt thấy lòng xuyến xao khi nghe vẳng vọng câu hát đối của một đôi trai, gái người Dao bên dòng suối Hoàng Hồ thơ mộng. Cũng bên dòng suối này, bao đôi lửa đã nên duyên nhờ những câu hát đối đáp như the!
Chợt thấy thêm ycu người, yêu đất, yêu cuộc song trên miền cao nguyên đá sỏi xiết bao!
25
BÉP CÙA MẸ
LÓI VỀ
Trong những câu chuyện tôi đọc trên sách báo, luôn có hình ảnh lối về trong góc hẻm tâm hồn mồi con người. Tôi tin, giống như người lữ hành sau chặng đường mệt nhoài luôn muốn bước về ngôi nhà bình yên cùa mình. Tôi cứ nhắm mắt lại tưởng tượng, tuổi thơ của tôi nói rằng ngôi nhà ấy thật đẹp, nó bình dị bên con suối róc rách gõ nhạc, bên rừng cây xanh có loài chim dù bay tới phương trời nào vẫn về tổ trong buổi hoàng hôn...
Lớn thêm một chút, tôi thích xa nhà. Dường như ai cũng có một tuổi trẻ như the! Hứng khởi với những chuyến đi xa, thật năng động, những điều mới mẻ trải dài ngút tầm mắt. Cuộc vui và những tiếng cười cuốn chúng tôi đi, chẳng còn nhớ phút giây nào mình cất tiếng khóc chào đời nơi làng quê với những cây rơm, gốc rạ, con bù nhìn trông ruộng dưa gương mắt nhìn chi là ký ức xa lạ, xa rất xa...
Lớn thêm một chút, tôi buộc phải xa nhà. Trong trái tim chợt dâng niềm xúc cảm. Tôi nhớ lắm cái ngõ gạch quen thân, chẳng biết ờ nhà bố đã láng xi chưa? Dáng mẹ tôi sau mỗi buổi chợ chiều cứ liêu xiêu, chiếc xe chở
26
BẾP CỦA MF
hàng nặng trên ngõ gạch khấp khểnh. Tôi nhớ góc vườn, chứa một phần tuổi thơ tôi, nơi có buổi chơi đồ hàng bán hoa, thứ cây nào cũng thành món ăn trong mắt trẻ. Tôi nhớ con cún vện có lần tha dép bị tôi đuổi theo, cán chổi chưa kịp phang xuống thì nghe giọng mẹ nhỏ nhẹ: "Với vật nuôi trong nhà con phải nhẹ nhàng chứ?". Bài học yêu động vật đầu tiên tôi học như the! Tôi nhớ từng con đường nhỏ quê tôi, nỗi nhớ thiết tha không ngùn ngụt dâng lên mà ngấm dần, ngấm dần... ướt gối. Tuổi thiếu nữ hay khóc! Tôi khóc vì lối về luôn trong tâm trí. Quê hương và cha mẹ, tuổi thơ là những lối về. Tôi về đến nhà rồi! Cha mẹ, quê hương đây, nhưng tuổi thơ thì xa ngái. Mới biết thời gian không có ngõ để về. Chi còn một con ngõ nhỏ, với những ký ức tuổi thơ mãi còn trong tiềm thức tôi...
về trường cũ, trải dài bông điệp, tôi nhìn mái trường rêu phong, thảng thốt gọi “cô ơi!”, dáng cô tôi hòa trong màu nắng, nhòe cặp kính trễ.
về dòng sông xưa, lấp loáng nắng, nhưng tôi không còn háo hức như những ngày đầu bắt chuồn chuồn cắn rốn tập bơi. Tôi lớn thật rồi, ừ, đã lớn!... vậy mà nẻo về nào cũng chất ngất nhớ trong suối nguồn hồn tôi...
27
BÊPCỦ A MẸ
NGÀY XUÂN UỐNG RƯỢU TÁO MÈO
Ngày xuân trên rẻo cao, bà con trong các bản Mông thường mời khách quý chén rượu kỳ công cất, ủ từ lâu. Chén rượu thơm men nồng của ngô, lịm mùi lá rừng, lại ngòn ngọt, chan chát, tê tê nơi đầu lưỡi. Chén rượu uống đến đâu tinh cả người đến đó. Chén rượu lúc uống thì dễ, mà say thì lịm đi vì ngây ngất. Trong cơn chếnh choáng, ta chỉ thấp thoáng thấy tà váy xúng xính, rực rỡ của các cô gái đi lại giữa nhà.
Hỏi ra thì biết đó là rượu táo mèo được làm từ chính bàn tay khéo léo của bà chù nhà. Cây táo mèo dù được trồng trong vườn nhà hay mọc hoang trên các sườn đồi, dốc núi cũng đều tự hút chất từ đá sỏi, hấp thụ nắng gió, mưa ngàn mà vươn thẳng, xung quanh tua tủa gai nhọn, ngạo nghễ nở hoa, kết trái. Quả táo mèo mới ăn thì chua chát đấy, nhưng ngậm lâu lại có vị ngọt đọng mãi nên người vùng cao thường đùa trêu “quả chua chát là quả khổ trước sướng sau”. Người Mông truyền miệng câu chuyện về quả táo mèo, rằng: “Đi chợ phiên con trai thổi khèn đi theo váy mông con gái, cô gái ngúng nguẩy bỏ đi. Họ cùng vào hàng thắng cố, hớp chén rượu táo
28
BÉP CỦA MẸ
mèo, má cô gái ửng đỏ, đến lúc táo mèo ngấm, cô đắm đuối nhìn chàng trai, tình yêu đến từ cái say rượu táo mèo, say ánh mắt si tình của chàng trai Mông. Rượu táo mèo là mối giao hẹn, để đôi lứa suốt đời say nhau, để vợ chồng cùng nhau chia sẻ những đắng cay, ngọt ngào trong cuộc sống như vị rượu ấy...”.
Khoảng tháng chín, tháng mười, đến chợ phiên San Thàng đã thấy cơ man là táo mèo. Quả táo mèo còn màu xanh nhàn nhạt, quả táo mèo có pha vị vàng hườm của nắng, quả chớm màu đỏ ánh hoàng hôn rớt sau dãy núi. Táo mèo đựng trong lù cở, táo mèo chất đầy bao tải hoặc đổ đống; táo mèo lúc liu đầy cành; táo mèo nặng trĩu cả cây... mời mọc người đến hái.
Cà cân táo mèo ấy, đem về rửa sạch, bổ khía rồi bò cả vào chum, vại sạch. Muốn ngon, rượu để ngâm táo mèo phải là rượu ngô chính hãng. Rượu ngô Lai Châu ngon phải kể đến Sùng Phài. Ngô hạt vàng, chắc mẩy được ươm từ cái nắng, cái gió, và chất đất vùng cao. Ngô phơi nắng, nấu rượu, người Mông mời bạn bè đến uống quanh năm. Men lá được làm rất kỳ công, có khi phải mất đến một tuần với cách làm gia truyền chi chủ nhà mới biết. Rượu men lá ấy uống tuy say nhưng không hại dạ dày bởi hương vị thiên nhiên đã ngấm đều trong từng giọt rượu nguyên chất. Ông chủ nhà dân tộc Mông mang chum rượu quý đã chôn từ mấy năm trước ra sân, xòe bật
29
BÉP CỦA MẸ
lứa đánh tách, thấy trên bề mặt chén rượu nhảy nhót màu lửa xanh chứng tỏ rượu đã nồng, đã ngon lắm! Rượu này đổ vào chum táo mèo rồi bịt miệng chum lại. Dù là tết năm nay hay tết năm sau mang ra mời khách thì riêng rượu cũng đã là món “đặc sản” quý trong mâm cỗ rồi! Rượu táo mèo không chỉ là loại rượu dành cho các chú, các anh, kết hợp rượu với quả táo mèo, phụ nữ Mông uống thường xuyên với liều lượng nhất định sẽ có làn da mịn màng, hồng hào, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, qua táo mèo (còn gọi là quả sơn tra) là một vị thuốc trong đông y, tốt cho đường tiêu hóa, giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol, bảo vệ gan, chống ung thư...
Ngày tết, người Mông thuờng treo thịt ba chỉ lên gác, mùi ói khói, vị ngay ngậy của thịt mà xào với gừng, bên cạnh là bát canh rau cải hơi đắng và chén rượu táo mèo đã vàng lựng, thơm lừng, cay cay nồng nồng thì... trong cái lạnh se sắt cùa vùng sương mù, du khách không thể quên nổi mâm cơm mùa xuân mới lạ nơi rẻo cao này.
Rượu táo mèo được người dân dùng đón khách quý, là món quà gửi gắm tình thân để trao nhau ngày tết. Không chỉ mang trong mình dấu ấn văn hóa, đặc sắc vùng cao, rượu táo mèo còn là hương rừng, vị núi quấn quýt, vấn vương lòng người mỗi khi thưởng rượu hay lúc hoài nhớ về vùng quê Lai Châu yêu dấu.
30
BẺPCÚ A MẸ
QUÊ TỒI VỪNG TÂY BẮC
Quê tôi vùng Tây Bắc. Nơi núi đèo tiếp giáp bầu trời bằng những cụm hoa mây trắng muốt. Vùng quê tôi đẹp không chi ở cảnh sắc thiên nhiên mà còn vì ấm áp hồn người, hồn núi. Quê tôi - thung lũng rộng dài, vòng tay thân ái, đoàn kết của anh em các dân tộc kết thành cái nôi lưu giữ bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú. Cứ sau mỗi dịp tết là nô nức những ngày hội của bản, của mường: những ngày hội với dập dờn váy xòe từ những đường chi thêu tỉnh tế của những cô gái khéo léo miền rừng; với ngân xa tiếng hát đối, réo rẳt khèn môi. Ngay trong từng hành động, từng lời người già nói, từng câu chuyện cổ tích, từng chi tiết trong ngày đám ma, đám hỏi... của người vùng cao đều có ý nghĩa và chứa đựng nét đẹp văn hóa dân tộc. Thời hội nhập, chúng ta không khỏi lo lắng về việc phai nhạt vốn văn hóa và cần thiết phải bảo lưu, khuyến khích nhân dân gìn giữ, phát triển nét đẹp vốn có trong đời sống của mình. Tôi từng đọc ờ đâu đó câu nói “một người già chết đi, chúng ta như đã chôn một thư viện quốc gia”. Quá the! Ớ quê tôi, những cụ ông, cụ bà móm mém, mắt hàn vệt chân chim
31
BÉPCÚAMẸ
tuy không biết tiếng phổ thông nhưng có thể kể chuyện cổ tích ròng rã qua một tuần không hết chuyện, có thể hát những làn điệu cũ của dân tộc mình bằng tất cả lòng say mê xuất phát từ tâm thức qua từng đêm dài bên bập bùng bếp lửa. Tiếc rằng, lớp trẻ như chúng tôi không còn mấy người học và biết tiếng dân tộc mình, đê đi đến, để ghi chép lại, để lưu giữ những hạt ngọc từng lung linh trong đời sống tinh thần cha ông mình. Tìm về với bản sắc văn hóa dân gian, ấy là một hành trình dài, cần đến ý thức và sự góp công của những người thực sự yêu cội nguồn, gan bó với vùng đất, con người xứ núi. Không đơn thuần chỉ là dựng lại những ngày hội, biểu diễn vài điệu múa, khua trống, thổi khèn đã là bảo lưu nền văn hóa.
Nói đến văn hóa các dân tộc là nói đến những gì tinh túy nhất, nhân văn nhất, chất phác nhất trong tâm hồn người miền núi. Tôi cảm nhận được nét độc đáo ấy qua “then”: hiểu được quan niệm về thế giới khác, về hồn phách của đời sống tâm linh dân tộc Thái; về tục ăn cơm mới mà rất nhiều dân tộc đều có; hay đơn giản chỉ là bộ xà tích, chiếc khăn piêu trên đầu người thiếu nữ... Một tín hiệu đáng mừng là ngay trong thời kỳ hiện đại, vẫn còn những người hết lòng tìm về với bản sắc, dành phần lớn thời gian đời mình đến với dân chúng, tìm hiểu và ghi chép lại những nét độc đáo ấy, để chúng ta có thể biết được qua các trang sách báo, để những ngày hội văn
32
BẾP CÚA MẸ
hóa, những cuộc thi đàn tinh tiếp tục nối dài. Thế hệ sau vẫn háo hức học câu hát đối, háo hire so dây đàn nhờ ông hà dạy, nghe truyện cô nhớ đến nguồn cội của mình. Và như thế, nét đẹp văn hóa dân gian sẽ còn được bảo lưu, được trân trọng.
Quê tôi vùng Tây Bắc, đến đầu dốc, thấy những hèm núi uốn lượn như yệt đuôi rồng, xa xa vang tới lời hát giao duyên. Chợt thêm yêu quê mình, nơi màu xanh đại ngàn rải hút tầm mắt; nơi ngựa ô vẫn lục lạc khua vó gõ vào chiều; nơi thẳng cố vẫn nghi ngút khói buổi chợ phiên; và là nơi bất cứ lần nào về, tôi cũng khẽ khàng gọi: quê hương ơi!
33
BÉP CỬA MẸ
THÁNG BA
Trên con đường ngập ngừng màu nắng tháng ba, chút thảng thốt hiện về trong mắt, bất chợt nhận ra: tháng ba đã sắp xa. Tôi nhớ, tôi yêu... miên man niềm thương với thất thường khí hậu, khi cái nóng chí mới dâng lên nhàn nhạt, đủ để cảm giác, đã gặp cơn mưa bất chợt lạnh...
Tháng ba, cái tháng mong manh, gợi trong tôi biết bao xúc cảm. Biết yêu những câu thơ tuyệt diệu, ngọt ngào nhạc điệu giao mùa, biết loay hoay, vụng dại viết những ngôn từ ngô nghê trên trang giấy. Chẳng phải là thứ ngôn ngừ thực tế được chắt lọc từ mênh mông cuộc sống, chẳng phải công việc vừa để thỏa mãn lòng khao khát, vừa để dâng trào say mê, vừa để mưu sinh, xô đẩy như bao người. Tôi cứ cắm cúi viết... chẳng phải vì những nguyên nhân thường ngày, chì... vì yêu tháng ba, vì viết ra chẳng để làm gì cả. Chỉ muốn giữ lại riêng mình cái thinh lặng của một thời... vì tôi biết có những tháng ba đi qua, cánh tay nhỏ bé không tìm lại nổi, không kịp ôm lại những yêu dấu mỏng manh đến diệu vợi ấy...
34
BẺPCÙ A MẸ
Tháng ba, tháng trở về những huyền thoại mùa cổ tích. Tháng có thật nhiều, thật nhiều những ngày ý nghĩa trong cuộc đời cô gái vừa qua tuổi đôi mươi. Tháng có ngày sinh nhật của người mẹ tôi vẫn hằng tôn thờ, kính trọng. Người mẹ đã hy sinh những ước vọng lớn lao tuổi thanh xuân để cùng cha tôi đến những vùng xa xôi.nhất. Người mẹ đặt tên con theo niềm nhớ khôn nguôi về biển - người mẹ cho tôi hai chữ tình yêu ngay từ thủa tôi mới lọt lòng... Tháng ba, tháng có ngày tôi cần phải cảm ơn một người mẹ nữa - người đã sinh ra anh. Không có anh, trái tim lạnh lùng cùa tôi nào biết trên thế gian này còn rất nhiều điều cần tin, cần nghĩ. Anh - người tặng cho tôi chừ N, để cái góc nhỏ yếu đuối, tự ti trong tôi sẽ có thêm nhiều niềm tin ở dòng đời. Người giúp tôi hiểu thế nào là tình người, mọi cung bậc càm xúc, để dầu mai này, khi tôi đến bất kỳ nơi nào, đều thấy lòng mình vừng vàng vì có một điểm tựa - nơi mà tôi vẫn thường thì thầm, thấy đời bình yên... Tháng ba, tháng có mùa thi tôi đã từng gục ngã, tháng dạy cho tôi biết ngã ờ đâu thì phải đứng lên ngav từ chỗ ấy. Tháng tôi như con tằm lột xác, đau đớn bỏ cái kén lại để non nớt đứng lên. Tháng tôi nhận ra bên cạnh mình có rất nhiều những người bạn tuyệt vời: một người chị hiểu tôi hơn chính bản thân tôi, một người em mà tôi có thể sẻ chia hết tâm sự của mình... và còn gì nữa, tôi yêu tháng ba và tôi tin tháng ba cũng yêu tôi, như tình yêu song phương cần sự đáp đền để tình cảm theo nấc số nhân nhân lên mãi.
35
BÉP CỦA MẸ
Tháng ba. Tôi đi xa những con phố cũ. Tôi đi xa tàng cây hoàng điệp vẫn ngày ngày ngạo nghễ trố hoa trên con đường đến lớp. Tôi đi xa những tháng năm chứa đầy mộng mơ, hoài vọng. Tôi đến những vùng đất mới, biết khát khao một cuộc sống có ý nghĩa hơn khi truyền tải chúng đến với bạn đọc. Biết đau đáu, trăn trở mỗi đêm về những đề tài bắt gặp trên từng chặng đường.
Tháng ba... tôi tin ngọn lửa tình yêu của tôi với mùa chưa từng lụi tắt. Giống như hòn than kia, vẫn rực đỏ âm ỉ trong tàn tro mùa mới. Tháng b a... tôi nhớ cô bé một thời trèo cành phượng, hái lá me, hát tình ca và viết những đoản khúc mùa chớm hạ...
36
BÉP CÙA MẸ
THÔNG ĐIỆP CHO NHAU •
Khi thời gian đi qua, ta ngoảnh đầu nhìn lại: thấy mình trường thành hơn một chút, nghĩ suy cuộc sống đã bớt phần giản đơn. Mái đầu mẹ điểm thêm vài sợi bạc, vầng trán cha hằn thêm nếp lo toan. Dòng thời gian trôi, và dòng đời chẳng khi nào ngơi nghỉ. Một ai đó từng thở than rằng: thời gian kỳ lạ lắm, cứ làm công việc cùa mình là xoay tròn không dừng lại, và dù có hối tiếc, tầm tay con người vẫn chắng thể níu giữ. Em đã thôi không còn nhớ mãi thời hoa mộng vụt xa, hiểu ra rằng dù có ngàn giọt khóc cũng chẳng thể mang em về với rung động đầu tiên, quá khứ vàng óng màu kỷ niệm - từng bông điệp trải dài hè phổ... Hiện thực là đây - con đường chông chênh em vẫn đang đi, ta bảo em: hãy nhìn về phía trước. Mà chính ta - đôi khi cũng ráo hoảng bước chân, ánh mắt mơ hồ lắm về một cõi xa xăm. Làm người lớn - nghĩa là không chỉ nghĩ đến tâm tư của mình - mà còn thấu hiêu giùm người khác.
Khi thời gian đi qua, ta ngồi đếm ngược những tờ lịch không xếp theo ngày th eo tháng. Sau phút giật mình ngỡ ngàng, chợt thấy yêu thêm những ngày đã cũ, trân
37
BÉP CỦA MẸ
trọng hơn những phút giờ để mất. “Đâu đó sau cái đường chân‘trời màu xám ấy đang rạng ngời những miền đất đầy ánh sáng, gió biển và cỏ hoá”...
Khi thời gian đi qua, cuộc sống rộng mờ trước mắt không còn bó hẹp trong mái trường, ngôi nhà, hàng cây. Đưa chân ta tới những miền đất mới, gặp những cảnh đời có nằm mơ ta cũng chẳng tưởng tượng đến. Thương cái rét thấu xương vùng cao nguyên, thương cơn gió lào nóng bức nơi vùng thấp, thương cô bé bán cá gồng mình trong chiếc áo cánh mòng manh không che hết bờ vai xuân thì...
Khi thời gian trôi qua... Và mùa xuân đến. Ta bàng hoàng nhận ra, mình cũng yêu mùa xuân lắm! Cái mùa trước đây cứ nhắc đến ta đã chun mũi, lắc đầu, “thấy mà ghét”. Mùa trùm lên cao nguyên sẳc xanh non, màu mang đến niềm tin sau một năm chỉ “tôi đi đến nơi nào, mắt cũng đượm nỗi u hoài” . Những cái cây khô khốc ven đường tưởng chẳng còn sự sống, nhưng nếu tinh mắt để ý sẽ thấy trong những nụ chồi rất bé, cái mầm sống nhò nhoi vẫn tồn tại mãnh liệt và diệu kỳ đến ghê gớm! Cái cây trên đá ấy có thể ví như xương rồng nơi hoang mạc, cây thông trước vi vút gió đèo. Tiềm năng ẩn chứa trong vạn vật, con người cũng the! Và thật lạ, cũng chi trong mùa xuân nó mới có thể bộc lộ rõ nét đến vậy!
38
BÉP CỦA MẸ
Khi thời gian đi qua... nhìn lại một năm cũ để đón mùa mới có ý nghĩa hơn. Cả em, cả ta, và mọi người nửa... hãy nhân đôi niềm hạnh phúc, chia sẻ nồi đau thương... trong bàn tay cầm bàn tay ấm áp, chan chứa tình người, tình đồng loại. Hãy làm một điều gì đó, nhỏ bé nhưng có ích... thắp thêm một ngọn nến niềm tin lung linh vào những chuỗi ngày đẹp đẽ hơn với tất cả mọi người...
39
BÉP CỦA MẸ
BÉP CỦA MẸ
Nhớ tới gia đình, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí tôi là dáng mẹ ngồi bên chiếc bếp lửa từ lúc tờ mờ sáng. Ngoài sân, từng đụn sương mù sà xuống mặt đất càng làm cho trời tối hơn. Trong nhà yên ắng vì mọi người đang chìm trong những giấc ngũ ngon lành thì mẹ đã lụi hụi chất bếp, nấu cơm để sáng ra có cơm nắm cho cà nhà mang theo đi làm nương.
Mãi cho đến lúc mùi cơm gạo đỏ theo gió lan đến cửa buồng tôi, tôi mới trở mình, hít hà mùi lúa mới rồi ngồi dậy. Ngoài trời đã hừng sáng, sương mù chì còn giăng nhè nhẹ, tản mát trong không gian. Nhìn sang gian bếp, thấy mẹ đang cặm cụi gọt khoai tây. Công việc này chiếm khá nhiều thời gian vì hôm trước, tôi nghe mẹ than: “Khoai tây năm nay cho củ nhỏ quá”. Nhìn mẹ tỉ mẩn gọt từng củ khoai tây mất mùa chỉ nhỏ bằng ngón tay út, tôi sà xuống nũng nịu: “Con làm cùng mẹ cho nhanh”. Mẹ cười hiền: “Thôi, ra sau nhà rửa mặt đánh răng rồi vào ăn sáng còn đi, con”.
Tôi thường nghĩ: trong gia đình, mẹ là người tất bật nhất. Ngoài những buổi làm việc vất vả trôn nương, rẫy,
40
BÉP CỦA MẸ
lúc nào tôi cũng thấy mẹ không ngơi tay làm việc nhà. Hình như mẹ luôn nghĩ rằng hôm nay nên nấu những món ăn gì cho bố con tôi. Nhiều việc là vậy, nhưng chăng khi nào trên nét mặt mẹ vương vẻ buồn bã, mệt mỏi. Gương mặt lấm tấm mồ hôi ấy luôn sáng bừng niềm vui mỗi khi thấy bố con tôi ăn ngon miệng. Thì ra, đó là hạnh phúc lớn lao của đời mẹ...
Tôi nghe bố kế rang chiếc bếp của mẹ chính là do bàn tay của bố làm nên. Bố thưng gồ ba phía rồi dùng đất sét nện chặt, sau đó khoét hai lỗ ở bên trên vừa đủ đặt nồi cơm và ấm đun nước. Ở bếp đặt ấm đun nước, bố cũng chi khoét hai lỗ bên cạnh để bò củi nhóm lò, nhằm tận dụng ngọn lửa. Bố giải thích: “Như thế, mẹ chất một bếp có thể nấu được cả hai bên: bếp phía trong ít lừa hơn thì để ù cơm nóng hoặc hầm thức ăn. Mẹ sẽ bớt mệt hơn khi ngồi nấu ăn trong bếp”... Lớn lên rồi tôi mới hiểu, ở thời đại bây giờ, chúng tôi có thể sắm cho vợ chiếc bếp ga thuận tiện. Ngày xưa, người đàn ông nghèo khó như bố tôi, bằng tình yêu thương cũng có thể san sẻ nhọc nhằn với vự bằng chiếc bếp tự tạo...
Hai mươi năm trôi qua, bổ tôi đã khuất núi, trở về nằm cạnh ông bà, tổ tiên. Tôi thu xếp công việc cơ quan rồi cùng vợ, con về làm giồ bốn chín ngày cho bố. Chiếc xe con sang trọng dừng lại ở ngôi làng nghèo khó. Tôi bước qua bậc cửa gồ cao vào trong bếp. Nhìn từ đằng
41
BẾP CỦA MẸ
sau mới thấy mẹ tôi đã già, cái lưng khom bốn mùa vì leo núi, giờ còng xuống chất bếp nấu cơm chờ đứa con xa lâu ngày trở lại quê hương... Tiếng mẹ trầm đục vang lên: “Thằng Mìn sắp bát đũa ăn cơm”. Tôi - quên mất mình nay đã là cán bộ tinh, lại chạy loăng quăng giúp mẹ như thuớ trước...
Bừa cơm gia đình vẫn giản đơn như ngày tôi còn thơ bé. Bên cạnh những đĩa thịt, rau, mẹ đặt thêm một đĩa khoai tây trước mặt tôi. Rồi mẹ xúc thêm một bát, đặt đôi đũa và lấy thêm ghế mây đặt vào góc bố thường ngồi. Thấy mẹ đờ đẫn nhìn khoảng không gian ấy. Vợ tôi bảo: “Năm nay chúng con xin phép được đón mẹ ra nhà con ở cùng cho có mẹ, có con. Cháu Tuấn có bà trông dạy”. Mẹ lắc đầu: “Cảm ơn các con... nhưng gian bếp cùa mẹ chất đầy kỷ niệm về bố... mẹ không xa được”. Tôi gượng cười: “Thế con mua tặng mẹ một chiếc điện thoại để thỉnh thoảng lại được nghe giọng mẹ nói”. Mẹ xoa tay: “Không cần, mẹ chỉ mong cuối tháng, vợ chồng con cái về ăn bữa cơm mẹ nấu...”.
Tôi lặng đắng người khi nhìn chiếc bếp kỷ niệm bố làm tặng mẹ ngày về nhà mới. Bố ơi, biết mùa này ai cùng mẹ lên nương trỉa ngô, phát cỏ để trồng vụ sau?
42
BẾP CỦA MẸ
CHỢ XUÂN
Cũng như mọi vùng quê khác, chợ xuân Lai Châu thường bắt đầu từ 25 đến 30 tháng Chạp với đủ loại mặt hàng phục vụ cho những ngày Tết. Cứ đến thời điểm này, mọi nhà đều rục rịch mua sắm và thưởng ngoạn không khí xuân sang. Đối với người dân vùng cao quê tôi, đây còn là phiên chợ nghĩa tình cuối năm, nơi người ta vượt đường sá xa xôi đến gặp nhau thoáng chốc, chi để nói một câu chúc năm mới tốt lành...
Sau một năm làm lụng vất vả, cứ đến dịp Tet là người dân quê tôi lại đến chợ Tết mua sắm, chuẩn bị cho một cái Tet đầy đủ và ấm cúng. Chợ Tet bày bán đủ loại hàng hóa: từ bánh mứt, kẹo đến các loại quả để mọi người lựa chọn mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên. Rồi còn đèn, hương, nến. vàng mã, câu đối, hoa, cây cảnh... tất cả đều rực rỡ màu sắc, tươi mới khiến mọi người đêu muốn mua về trưng bày ở nhà mình. Đi mua hàng Tet nên chẳng mấy người bận tâm đến việc mặc cả từng giá cho món hàng mình mua, những người bán hàng dường như cũng đon đả, xởi lởi hơn mọi ngày, niềm nở, tươi cười với khách.
43
BẾPCỞA MẸ
Là con gái lớn trong nhà nên năm nào tôi cũng cùng mẹ xách làn đi chợ tết, đi để cảm nhận không khí mua bán tấp nập ở chợ, và chủ yếu là để xách đồ cho mẹ tôi. Vì ai cũng vậy, khi ra khỏi chợ Tet là tay xách nách mang đù thứ hàng hóa.
Ngày hăm chín, ba mươi có lê là những ngày chợ Tết đông người mua, kẻ bán nhất. Những người bán rau, hoa thì dậy thật sớm để thu hoạch mang ra chợ. Chợ Tet kéo dài từ cổng chợ đến tận đường cái. Không khí nhộn nhịp, tấp nập ấy khiến mọi người quên đi cái lạnh hun hút vùng cao. Nhưng vui nhất, đặc sắc nhất phải kể đến cảnh mua bán ở các chợ phiên cuối năm, nơi họp mặt cùa bà con dân tộc thiểu số ở các xã, bản. Phiên chợ Tết bày bán đủ loại sản vật miền núi, nụ cười thân thiện nỡ trên môi những người dân chất phác,lhuần hậu quê tôi. Tiểng ríu rít nói cười của đoàn người đi bộ, rồi tiếng vó ngựa khua dồn với những thồ hàng nặng trịch, tiếng còi xe máy vang trên suốt đoạn đường dốc... là những gì chúng ta hay nhìn thấy trên mọi ngả đường vùng cao khi bà con đến chợ xuân.
Đông đúc, ồn ã, nhiều màu sắc... là cảm nhận khi chúng ta bước đến chợ phiên ngày xuân. Xuân về trên cảnh vật, khiến cây cối tốt tươi, hoa lá nảy chồi, đơm bông. Xuân về trên lúng liếng mất cười thiếu nữ, trên má hồng rạng rỡ em thơ. Xuân nở hoa trên những bộ váy áo
44
BÉP CỦA MẸ
thô câm muôn săc màu, xuân bình dị nhẹ nhàng đên trong màu chàm - màu gắn với con người xứ núi.
Dù là chợ phiên San Thàng, Dào San hay Sìn Hồ, thì người đến chợ vẫn có những cảm nhận ngọt ngào về tỉnh đất, tình người nơi đây. Góc bên này là những dãy hàng bán rượu ngô, các loại bánh, tào phớ, góc bên kia là sản vật rừng: các loại hoa, quả, măng, mật ong... Người ta đi chợ như để tlu hí ngày xuân, đi để cảm nhận không khi xuân đang len nhè nhẹ vào từng góc, từng góc chợ, len khe khẽ trong tim mỗi người. Đi chợ xuân là dịp để cánh đàn ông gặp mặt nhau, khề khà kể những câu chuyện cuối năm, khoe những mùa thu hoạch ngô đầy sân, lúa đầy sàn. Những người phụ nữ tranh thủ mua sắm đồ đón Tết sao cho chu đáo. Những bé em hớn hở vui mừng chạy loanh quanh theo mẹ, háo hức với tất cả mọi thứ nhìn thấy ở chợ, hân hoan khi mẹ mua cho tấm áo, đôi giày mới. Nơi những người bạn già tìm về tiếng lòng xưa cũ của mình, nhìn lại cả một trời tuổi trẻ đang tươi mới lại, như vẫn còn vẹn nguyên thời ký ức nồng nàn thuở nào...
Đi chợ mua sắm tết, chợt nhớ đến câu mà nhà văn Vũ Bằng từng viết: “Chợ Tet có một sức hấp dẫn kỳ lạ, muốn về nhưng lại cứ muốn đi, đế xem thiên hạ mua bán, đê xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, để đi xem... chợ Tet” - (Thương nhớ mười hai).
45
BẺPCÙ A MẸ
DU VỊ ẨM THựC XÚ MƯỜNG TRỜI
Đen Lai Châu thưởng thức các món ăn dân tộc, dư vị đậm đà của mồi món ăn sẽ níu chân du khách. Đe dù đi xa, mỗi người vẫn muốn trở lại trong vòng xòe đoàn kết, muốn đi thăm lễ hội: Nàng Han, Then Kin Pang, Căm Mương, Gầu Tào... Muốn nhìn thấy cô gái má ừng hồng kẹp cá trên bếp than mời khách quý nơi xa... - đó
là lời tâm sự không của riêng ai nếu có dịp đến với mảnh l Ậ i I Ạ 1 Ạ r p Á Ậ đât phên dậu Tô quôc.
Ỏ nơi đây, du khách được tận hưởng cảm giác yên bình khi sống giữa những bản làng văn hóa, bao quanh là trập trùng đồi núi. Con suối nhỏ róc rách chảy đầu bản, những người dân hiếu khách thường “trổ tài” làm món ăn đặc sản quê mình thết đãi bạn phương xa. Đến với dân tộc Thái ở xã Mường So (huyện Phong Thổ), du khách được tận mắt xem các mế tìm thân tre để làm cơm lam, những chàng trai vạm vỡ quăng chài bắt cá bên suối. Em gái nhò nhanh tay giã mắc khén làm “chẩm chéo” và khéo léo mổ, nhồi rau thơm vào bụng cá rồi dùng kẹp tre nướng trên than hồng, mùi cá nướng thơm nức cả gian bếp. Ở miền “đất gió” này, không thể không
46
BÉP CỦA MẸ
kể đến vị mát ngọt của bát canh rêu và món rêu nướng. Rêu phải là loại được lấy ở các dòng nước chảy trong vắt nơi thượng nguồn con suối. Các bà, các chị đập rêu trên tảng đá nhẵn bên suối cho đến khi rêu hết sỏi, sạn rồi rửa lại nhiều lần. Sau đó rêu được xé tơi, nấu thành canh hoặc ướp mắc khén, tỏi, ớt, gừng, sả, lá chanh và gói trong lá dong đem nướng. Thực khách lần đầu thưởng thức thì lạ miệng, ăn quen sẽ “nghiền” lúc nào không biết. Bên chén rượu ngô thơm nồng, chủ khách quý mến gắp cho nhau miếng rêu nướng, đậm tình núi rừng.
Từ huyện Phong Thổ, quý khách nên đi tiếp đến cao nguyên Sìn Hồ. Trong không khí mát mẻ của^vùng đất cao hơn 1.600m so với mực nước biển; khách sẽ được gia chủ mời món thịt gà nấu với gừng, bảnh chưng đen, bánh mật... những món ăn đã từ lâu dân tộc Dao, Hoa thường kỳ công chế biến mỗi khi có khách quý đến thăm nhà. Ở các bản dân tộc Mông, quý khách lại được thưởng thức món thịt ba chỉ lợn xông khói cả tảng, sau đó người dán mới thái mong, xào trên bếp lửa, ăn cùng cơm gạo đỏ. Hơi ấm nóng của các món ăn rất phù hợp với cái se lạnh đặc trưng của đất trời nơi đây. Còn nếu đến với huyện Mường Tè, các cô gái Hà Nhì lại trổ tài bằng món thịt lợn luộc giã cùng lá chua chát, món thịt trâu, thịt bò sấy trên gác bếp, sau đó ủ tro nướng, xé thớ uông rượu đê lại hương vị đặc trưng riêng của vùng đất
47
BÉP CÚAMẸ
xa xôi. Dòng sông Đà nước cháy xiết nôi tiếng với giống cá lăng nấu canh chua tuyệt ngon, càng ngon hơn nếu chủ nhà hiếu khách trô tài làm món gòi cá chiêu đãi khách.
Trở lại thị xã Lai Châu và huyện Tam Đường với món măng đắng luộc, măng chua nâu canh cá, măng ngọt xào, thắng cố đượm mùi thảo quả, món xôi nhuộm màu tím, đỏ, vàng bằng lá cây rừng... Xôi chín, đo chõ xôi ra, hương thơm của gạo quyện với mùi núi rừng tỏa lan cả mâm cơm. Rồi hương rượu Xà De Phin (huyện Sìn Hồ), rượu Sùng Phài (huyện Tam Đường) uống cùng với măng rừng luộc, nấm hương xào làm du khách say tình người, say lòng mến khách. Quyến luyến mãi bước chân chẳng nỡ ra về.
về đến huyện Than Uyên, du khách gặp những nụ cười niềm nở trên môi người hái chè, người trồng lúa. Dòng Nậm Mu hiếu khách tiếp đón bằng món quà của suối: tôm Nậm Mu ngọt đậm đà, cá suối Nậm Mu rán giòn, thơm ngậy...
Các món ăn như ngon hơn dưới bàn tay khéo léo cùa gia chủ tẩm ướp các gia vị được chế biến từ thiên nhiên. 22 dân tộc anh em xứ này ai cũng quý người nên mồi dịp có khách đến, cả nhà thường nấu những món ăn đặc biệt và lạ miệng đón khách phương xa. Bên bếp lứa bập bùng nơi nhà sàn, người chủ ân cần tiếp đãi khách, các bà, các mẹ miệng móm mém cười, kể cho khách
48
BÉP CỦA MẸ
nghe những huyền tích về vùne đất mình sinh sống... không khí ấm cúng, vui vè, chất phác như chính tâm tình con nguời miền núi. Không đơn thuần là những món ăn ngon, ẩm thực Lai Châu còn chứa cả nét văn hóa của mỗi dân tộc, chứa đựng tình người, tình đất nơi đây.
49
BẾP CÙA MẸ
MÀU THÓ CẨM
Màu thổ cẩm - cái màu không xa lạ với con người vùng cao, màu thân thuộc hiện hữu trên toàn bộ cảnh vật non ngàn. Màu của lá, của hoa, của bông, của mây... chất chứa hồn người miền núi.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các chàng trai thích xuống chợ phiên. Đi để ngắm nhìn cả chợ như trăm hoa đua sắc bởi những bộ váy áo thổ cẩm được thêu tỉ mẩn của các cô gái dân tộc: Hà Nhì, Lự, Mông, Dao... Đi đề xuyến xao khi ở góc khuất chợ, thấy các thiếu nữ Thái quấn lại cho nhau chiếc khăn Piêu duyên dáng. Các cô gái đi chợ thường dừng lại ngắm nghía, lựa chọn rất lâu ở những quán hàng bán chi thêu. Những sợi chỉ mỏng manh được lựa chọn màu sắc để phối hợp cho thật ăn ý trên nền vải chàm. Bức tranh thêu qua bàn tay khéo léo của các cô gái trở nên sống động, tươi đẹp. Đẹp không phải vì các cô đã “vẽ” lên màu miền núi, còn vì hồn đất, tình người nơi rẻo cao đã được gởi gắm cả vào sắc thổ cẩm thân quen.
Không hiếu sao, trong đau đáu tâm tư tôi luôn nghĩ rằng màu thổ cẩm đã luôn là màu tôi mong ngóng được
50
BẾP CỦA MẸ
nhìn thấy đầu tiên khi bước từ trên xe xuống mảnh đất quê hương. Cũng là màu chấp chới bao lần trong những giấc mơ nhớ nhà khi tôi ở nơi phồn hoa phố thị. Đối với riêng tôi, màu đèn điện, hào quang và ánh sáng chưa khi nào mang sắc đẹp hút hồn, giản dị như màu thổ cẩm - màu gợi những niềm riêng trong lòng ngirời xứ núi.
Mỗi khi về quê, tôi thường ngẫu hứng đeo máy ảnh lang thang khắp các bản làng vùng cao. Dù hình ảnh cô gái, cụ già, em nhỏ cắm cúi thêu từng đường kim, mũi chỉ hay đang ngồi bên khung dệt là hình ảnh thường thấy ở vùng này, mà sao lần nào gặp lại, lòng tôi vẫn bồi hồi, chộn rộn. Khi ấy, tôi chỉ chú tâm vào ống kính máy ảnh, sao cho khung hình có thể ghi lại được những khoảnh khắc ấy, màu sắc ấy “đẹp” như chính tâm hồn của người đã gởi trong từng chi tiết nhỏ trên tấm khăn thêu... Trong những chuyến đi, khi tình cờ qua những bản làng người Mông, tôi bất chợt nhớ đến phép so sánh tài tình, chính xác cùa nhà văn nổi tiếng Tô Hoài trong tập “Lên Tây Bắc”. Ông từng ví chiếc váy thổ cẩm của dân tộc Mông hoa phơi trên những tảng đá núi giống như con bướm khổng lồ, sặc sỡ nằm phơi mình trong ánh nắng vàng. Trên con đường đến các xã, bản hôm nay, tôi cũng đã bắt gặp những chiếc váy thổ cẩm nằm ngạo nghề trên những tảng đá, dây phơi, bờ rào. Cũng những chiếc váy thổ cẩm ấy, như chỉ đợi’đến cuối tuần để chù nhân ướm
51
BẾP CỦA MẸ
vào người, xúng xính từng nhịp bước xuống chợ trong tiếng trầm trồ cùa du khách, cùa những chàng trai trong phiên chợ tình huyền thoại...
Màu thổ câm - cái màu vĩnh cửu, trường tồn với thời gian ấy sẽ gắn kết mãi với bản làng vùng cao và trong lòng những người yêu quê hương như tôi, như bạn...
52
BẾP CỦA MẸ
MĂNG NÚI
Sau những trận mưa mùa hè, các mẹ, các chị thường đeo lù cở vào rừng đào măng. Lấn khuất dưới thân tre, trúc thẳng đứng là những mầm tre mập mạp mới bật nhú khỏi mặt đất. Từ những đọt măng non ấy, bà con đào về, chế biến thành nhiều món ăn đậm đà hương vị vùng cao.
Mãng củ ngon phải là loại dày cùi, nhò mà săn chấc, cầm lên thấy nặng trịch. Búp măng tròn trĩnh như hai bàn tay mũm mĩm chụm và« nhau. Măng củ non được bóc bớt lớp vỏ ngoài, lộ ra lớp măng trắng ngần bên trong. Sau đó phần giữa củ măng được cắt thành từng miếng vuông vức luộc trên bếp củi. Khi ăn, miếng măng có vị giôn giốt, ngòn ngọt và đậm đà hương vị núi rừng. Phần ngọn măng được xắt miếng dài, mỏng để ngâm trong vại, sành, sứ (muốn măng có vị chua thì ngâm muôi, măng có vị ngọt thì lọc nước tro đê ngâm cùng). Các loại măng này có thế đê được vài tháng, khi ăn mang ra nâu canh cá, canh gà rất ngon. Phần gốc củ mãng sần sật cũng được tận dụng thái miếng, ngâm nước ấm cho khoi he rồi gạn sạch nước, bỏ muối, ớt, cà dại
53
BÉP CỦA MẸ
vào ủ chung sẽ được lọ măng chua thơm ngon. Mồi bừa ăn chủ nhà mang ra ít măng ớt chấm thịt ba chỉ, rau luộc. Ai ăn thử cũng phải xuýt xoa vì vị hăng hăng, cay nồng hấp dẫn thật khó chối từ...
Nhắc đến bữa ăn mùa mưa, không thể không kể đến món măng xào với rau mùi tàu. Không chi sử dụng măng tươi, các gia đình còn bảo quản măng bằng cách bào mỏng măng củ rồi phơi khô cất đi để ăn dần. Vừa chế biến măng, bà Đèo Thị Sớp - tổ 9, phường Đoàn Kết (Thành phố Lai Châu) vừa tâm sự: “Món đặc sản ngon nhất từ măng ngọt mà tôi thường đãi khách là món nộm măng gà. Làm món ăn này khá cầu kỳ: gà, măng luộc chín, xắt thớ nhỏ rồi vắt thêm chanh, đường, lá húng, cà trộn đều, trước khi ăn trộn thêm lạc rang. Mỗi mùa măng, tôi thường thu mua khá nhiều và chế biến để cả nhà cùng thưởng thức bởi đây là món ăn mang nét đặc trưng của dân tộc Thái quê mình...”.
Bên cạnh măng ngọt, măng đắng là món ăn thường ngày của người miền núi, cũng là món đặc sản du khách hay hỏi các nhà hàng khi đến với Lai Châu. Cách làm măng đắng khá đơn giản: bóc bớt lớp vỏ ngoài của măng sau đó đổ nước sâm sấp các cây măng và luộc chín tới, chấm với muối ớt. Món ăn từ măng đắng chỉ giản đơn vậy, nhưng thực khách sẽ nhớ mãi hương vị là lạ - quà của núi.
54
BÉP CỦA MẸ
Nếu có dịp đến Lai Châu trong mùa mưa, du khách thỏa chí ngắm nhìn hình ảnh các bà, các mẹ hái măng trên núi, măng theo vai người xuống chợ, măng om, măng xào thơm lừng mồi gian bếp... Và rồi trong đêm, khi dừng chân nơi bản nhỏ, ngồi quây quần quanh bếp lửa nướng măng trên than hồng, du khách mới cảm nhận rõ vị đắng, ngọt từ măng. Hiêu rằng măng tre, nứa, sậy... gắn bó với người vùng cao không chỉ vì chúng là vật liệu làm nhà cửa, chuồng trại sản xuất, mà còn chắt chiu hương đất tạo nên vị núi rừng...
55
BÉP CỬA MẸ
MẸ, EM, VÀ MÙNG 8/3
Mùng 8/3, tôi đến nhà anh bạn cùng lớp, thấy hai bố con thi nhau rửa bát, quét nhà, nấu cơm chờ bác gái về. Chia tay cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm ấy, tôi ra đường. Phố phường hôm nay đông đúc và ồn ào: những hàng hoa, hàng quà chật ắp người. Cánh đành ông, con trai dường như đều tìm cách thể hiện tình thương với ngày đặc biệt cùa “một nửa thế giới”. Tôi mua một bó viôlét và tất tả đến nhà người yêu. Mở cừa cho tôi, nhìn bó hoa, cô ấy hỏi: “Anh tặng gì cho mẹ rồi? Đã gọi điện chúc mừng mẹ chưa?”. Tôi ngớ .người...
Tôi chưa nói với ein, quê tôi, xứ ấy sương mù trắng xóa. Sương giăng giăng phủ che những vách đá tai mèo, sương lạnh rợn từng hạt đất, từng lá cỏ. Xứ ấy, những người đàn bà dân tộc H ’Mông như mẹ tôi bấm mười đầu ngón chân xuống đá sỏi, gieo cho cây ngô lớn, gieo cho hạt lúa nảy mầm xanh. Quanh năm người phụ nữ Sìn Hồ quê tôi tần tảo, lam lũ, thương chồng, nuôi con, chăng nghĩ đến thân mình, chẳng quản gì mưa nắng. Sau này, từ những hạt thóc gạo quê hương ấy, tôi lớn lên, đi xa, mới biết sờ dĩ ngày mùng 8/3 được nhân loại biết đến bởi
56
BÉP CỦA MẸ
người ta đã có sự bình quyền nam - nữ. Quê tôi, hoa không trồng theo hàng, theo lối, hoa chỉ dung dị mọc trên đá như hoa ban, hoa cải. Nhớ đến mẹ, bồng chạnh lòng, ngậm ngùi, tôi muốn chạy bô về, ra ngoài rẫy, hái một mớ rau dền, nấu nồi cơm gạo đỏ, chờ mẹ đi nương về ăn. Hoặc hái một bông hoa chuối đỏ tươi tặng mẹ - vẻ đẹp, niềm vui nơi núi rừng chi có vậy, dung dị mà chất phác biết bao.
Tôi chưa nói với mẹ, là tôi - người con mà mẹ đặt cả niềm tin và hy vọng, đã yêu thương mẹ nhiều lắm! Từ ngày bắt đầu biết nhận thức, đi học, tôi giấu giếm tình yêu thương đó đi, không thốt nổi thành lời. Tôi giấu bạn bè về xuất thân, về nguồn gốc. Bao lần mẹ tủi hờn, bao lần mẹ ngồi thái chuối nấu cám cho lợn mà lặng lẽ khóc vì sự vô tình của tôi, vì những ngày cha bê tha uống rượu. Tôi cũng nào hay biết. Mà cũng có thể, người phụ nữ dân tộc vùng cao mạnh mẽ như cỏ, ngã rạp, đau nhói, nhưng vẫn vươn thẳng trên đá. Hình ảnh cuối tuần mẹ thồ ngựa mang rau ra chợ bán, lúc về ngựa thồ cha say rượu men theo đường về bản là hình ảnh vốn rất quen thuộc với tôi, vậy mà khi nghe bài hát có hình ảnh đó, tôi vẫn vờ như ngạc nhiên. Hôm nay, trong ngày mồi người đều nhớ đến hình ảnh người phụ nữ của đời mình, tôi nhớ về hình ảnh đôi tay mẹ. Đôi tay xoa đầu tôi, bú mớm. Đôi tay chốc chốc ngừng cuốc nương để chạy ra
57
BÉP CỦA MẸ
xoa xoa hai má bầu bĩnh của đứa con thơ ngủ bên góc ruộng. Đôi tay gạt nước mắt để tôi đi xa, đôi tay chắn cho tôi khỏi ngã. Đôi tay ấy giờ chai sàn lắm, in rõ những mệt mỏi tháng ngày, những cực nhọc hôm sớm. Tôi lần đầu kể với em về mẹ, lần đầu biết, hơn hai mươi tuồi, trong trái tim tôi có hai người phụ nữ để hướng về trong ngày 8/3: l,à mẹ và em. Em nhìn tôi, ánh mắt hồn hậu, bàn tay nắm chặt tay tôi: “Mùng 8/3 năm nay trùng vào dịp cuối tuần, tuy đã muộn mất một ngày, nhưng em vẫn muốn cùng anh về thăm mẹ, thăm vùng đất sinh ra anh”. Cặp vé xe khách Khánh Thủy chuyến Hà Nội - Lai Châu nằm trọn trong tay tôi. Tôi nhìn em, cười ấm áp, dù ngoài trời, rét nàng Bân mang theo khí lạnh ôm trọn Hà thành.
58
BẾP CỦA MẸ
THẦY GIÁO DẠY MÔN BÓNG BÀN
Bố tôi là một người đàn ông nghiêm nghị và có phần khô khan nhưng tôi luôn rất thần tượng bố. Bố đã hy sinh cho mẹ con tôi rất nhiều, năm tháng trôi qua, mẹ vẫn kế những câu chuyện về bố với cái mở đầu “ngày xưa”. Nội dung câu chuyện hầu như đều nhắc đến quãng thời gian mẹ đi học xa, bố một mình chăm nom cho ba anh em tôi với bao nhiêu là vất vả, nhọc nhằn.
Ông anh trai thứ hai cùa tôi - luôn rất ngang tàng, lúc nào cũng nhắc lại thủa ấu thơ bắt đầu từ “câu chuyện bóng bàn”. Anh kể hồi đó bố làm hiệu trưởng, bố vẫn thường dẫn anh và anh cả lên trên trường để dạy đánh bóng bàn. Cũng nhờ những buổi trưa hè chăm chỉ luyện tập ấy mà anh cả tôi mang theo niềm tin đến tận các đấu tnròmg... từ trong cái huyên bé xíu ra thi ở thành phố, rồi ở tỉnh. Còn với ông anh trai thứ hai, thì: “môn bóng bàn í mà, anh chỉ học để biết cho oách thôi!”. Cũng vì nghĩ “chi cho oách thôi”, mà theo như lời bố tôi nói, anh chẳng bao giờ vượt mặt được lũ trẻ con trong xóm, chứ đừng nói đến chuyện ngang tầm với “sư phụ bóng bàn” là bố tôi.
59
BF.PCÚA m ẹ
Thời gian trôi qua. Đen nay các anh tôi đều đã có gia đình, và đều lập nghiệp xa nhà. Tôi đương nhiên trờ thành đứa nhóc duy nhất trong nhà, tha hồ nhõng nhẽo và giận dồi. Bố mẹ cũng sấp đến tuôi nghỉ hưu và sống một cuộc sống rất êm ả, ôn định, không còn lo lắng chuyện bon chen chức tước, địa vị trong xã hội nữa. Bố nhớ ngày xưa nên mua bàn bóng bàn về kê ở góc sân, thi thoảng bố lại dạy tôi và mẹ “những pha cầu cơ bản”, chăng đê làm gì cả, chí đê tôt cho sức khỏe, vậy thôi!
Anh Hai tôi đi công tác rẽ qua nhà. Bố tôi nổi hứng rù anh “thầy - trò tập luyện bóng bàn như xưa” và nhắc đến câu chuyện anh tôi hiếu thắng, mỗi lúc thua mặt mày bí xị, thậm chí bò bừa, và cả khóc lóc tức giận nữa. Có lẽ vì thế mà anh không tham gia thi đấu ở bất kỳ giải gì. Nghe lại những câu chuyện ấy, anh cười - nụ cười hiền và điềm đạm. Công việc, thời gian, gia đình đã giúp anh chín chắn hơn rất nhiều so với ngày trước.
Trận giao đấu bóng bàn trở nên căng thẳng. Tôi làm trọng tài cũng nín thở với từng pha bóng gay cấn. Một điều dễ nhận thấy là bố tôi - người đàn ông đã gần sáu mươi tuôi - vẫn còn những đường bóng linh hoạt, sắc sảo lạ thường. Nhưng làm sao bì được với sức trẻ như anh Hai. Những cú bóng xoáy, đập bóng uyển chuyển, nhẹ nhàng của anh có vẻ như rất hiệu quả. Bố luống cuống thấy rõ, tình thế rõ ràng đảo ngược, cả năm trận, bố chỉ
60
BÉP CỦA MẸ
thẳng có một, với sự “nhường nhịn” có thê thấy rõ từ anh tôi.
Đen tận lúc ngồi bên ấm trà, tòi hỏi:
- Sao anh không cười đắc thắng khi thắng đuợc “sư phụ bóng bàn”, đó chẳng phài mong ước cùa anh từ hồi bé đó sao?
Anh lắc đầu, trầm ngâm:
- Không hiểu sao anh lại cảm thấy buồn. Khi chúng ta lớn lên... thì cha mẹ lại yếu đi. Có một cái gì như là sự xót xa, mất mát vậy.
Tôi ngẩng lên. Mắt đã ươn ướt, chén trà bỗng đắng ngắt trong miệng.
Thầy giáo bóng bàn ơi!
61
BÉP CỬA MẸ
CON YÊU MẸ
Mẹ thỏ thẻ những lời âu yếm thốt lên ba tiếng mà tận sâu trong tiềm thức của mình, con luôn ghi khac.
Con nói “con yêu mẹ” khi những buổi trưa hè ngày con còn bé tí vẫn hay lén theo lũ bạn dưới cái nắng chói chang để tìm cỏ gà hay trèo cây hái phượng, mẹ không đánh mắng nhưng ánh mắt lo âu hằn in trên gương mặt mẹ mồi đêm trông con bị ốm, rồi sốt mê man. Khoảnh khắc đó con thấy mình có lỗi với mẹ hiền.
Con nói “con yêu mẹ”, trong khi lũ bạn con hè nào cũng chạy nhảy tung tăng tối ngày còn con lúc nào cũng ngồi nhà chờ cha mẹ đi làm về, y hệt như lời tụi nó bảo là “cấm cung” vậy. Cho đến khi mẹ nói với cha mồi kỳ nghi gia đình mình sẽ cùng đi đến một nơi nào đó để thư giãn. Con chợt thấy rằng ở trong mái nhà cùa chúng ta đã là quá ổn.
Con nói “con yêu mẹ” khi vô tình đọc được dòng nhật ký mẹ viết ngày con còn nhỏ. Nỗi nhớ nhung vô bơ vì phải xa con khiến cho con xúc động đến nghẹn ngào,
62
BÉP CÚA MẸ
đã bao lần con thầm trách vì ngay từ khi con còn bé xíu mẹ đã vội vàng đi học để con phải ớ nhà một mình với bố... Dòng chừ như thấm tan vào những giọt nước mắt mặn chát, dâng trào trong con nỗi ân hận về những suy nghĩ ngốc nghếch kia.
Con nói “con yêu mẹ” vì trong lớp con đã cố gang học thuộc bài “mây và sóng” của TAGOR - bài thơ mà ngày học lớp sáu con đã nói với mẹ bài thơ nào ông tác giả viết để tặng riêng mẹ con mình ý). Để khi về đến nhà lại rủ mẹ cùng chơi trò chơi đầy thú vị ấy. Tiếng cười của con âm vang khi con giả làm mây, mẹ làm gió và mái nhà ta là bầu trời. Khi con làm sóng, mẹ làm mặt biển xanh. Vâng! Lúc trên lớp con đã nhú lòng như vậy, thế nên buổi tan học nào con cũng muốn mau chóng về đến nhà chứ không la cà ngoài phố hay rè vào đâu đó theo lời rủ rê của bè bạn. Vì con’biết mẹ vẫn đang ở nhà chờ cha và con bên những bừa cơm đầm ấm và hạnh phúc.
Con nói “con yêu mẹ” mỗi khi đi học về, ngước mắt lên nhà lại thấy lung linh một màu hoa vàng rực như nắng. Loài hoa bất tử và cái biển mà mẹ đã ti mẩn khắc ghi hai tiếng CON YÊU khiến con vô cùng kinh ngạc. Mẹ đã nâng niu các loài hoa ấy trong những chuyến bay từ Nam ra, chi vì một câu nói thích sau khi con đọc câu chuyện cổ về các loài hoa...
Con nói “con yêu mẹ” vì cho đến tận bây giờ, con mới thực lòng hiểu rõ những ý nghĩa ẩn sâu trong cái tên
63
BẺP CỦA MẸ
mẹ đặt cho con thông qua một bài thơ. Bài thư con đã thuộc từ năm học lớp hai nhưng đến giờ con mới thực sự “thuộc” nó trong chính tâm khảm cúa mình. Cũng giống như bài “chiếc nôi” của cha vậy, làm sao có thể quên những tình cảm ấm áp đầy gắn bó này?
Con nói “con yêu mẹ” khi con đi thi cuộc thi Nét đẹp đội viên lần đầu tiên. Mẹ chăm chút, mẹ lo lắng, mẹ hồi hộp như chính mẹ phải tham dự chứ không phải con nhóc lớp sáu kia. Khi nhận giái thưởng, nhìn về hàng ghế khán giả, ánh mắt động viên xen lẫn tự hào của mẹ đã khiến con nghĩ rằng đó chính là giải thưởng cao nhất. Đe mai này dù có nhận những giải khác, không có mẹ nơi hàng ghế đó nữa nhưng lúc nào hình ảnh ấy cũng theo con như chính sự vĩnh hằng của nó trong trái tim con vậy...
Con nói “con yêu mẹ” mỗi khi con kêu ca, phàn nàn về những cô giáo dạy văn cấp hai. Mẹ đã phải ân cần chì dạy lại cho con toàn bộ phần kiến thức. Con đã từng ghen tị khi nghe các anh chị cấp ba nói rằng mẹ giảng văn rất hay, con ghen tị vì không được học một tiết nào của mẹ mà quên mất rằng đã bao lần mẹ giải nghĩa cho con một từ khó, hay là hướng dẫn cho con một cách hiểu khác về một thi phẩm hay. Chẳng phải cha đã từng nói nhà mình có một cuốn “từ điển sống” đó sao?
Con nói “con yêu mẹ” khi căn bệnh cao huyết áp và cả cái bệnh liệt dây thanh thi thoảng vẫn hành hạ mẹ.
64
BẾP CUA MẸ
Con ghét những căn bệnh làm mẹ đau bới lúc ấy nhà mình ngưng bặt cả tiếng nói cười. Song ngay cả khi ấy mẹ vẫn cố gang nhắc cha, dù lời nhắc đó thật khó khăn và đầy mệt mỏi: “Mai con thi vòng tỉnh đấy, anh ạ!”. Con nói “con yêu mẹ” khi tình cờ đọc được một câu danh ngôn như thế này: “Cuộc đời là một chiếc chăn hẹp, nếu có người kéo nó về phía mình thì sẽ có người phải chịu lạnh”. Mẹ đã chăm lo cho con, cho anh, cho cha quá nhiều rồi! Có bao giờ do vô ý mà chúng con khiến mẹ phải chịu “lạnh” không? Khi nụ cười hạnh phúc luôn rạng ngời trên môi mẹ. Con đã tìm thấy quà tặng cuộc đời ngay từ chính nụ cười - niềm tin đó.
Con nói “con yêu m ẹ” khi con biết những hy sinh lớn lao của mẹ khi quyết định theo cha đến một chẩn trời xa lắc thế này. Con nhớ lần các dì đến nhà ta trong một mùa hè, trước lúc lên xe, dì Hằng đã ôm chầm lấy con mà khóc: “Dì thương mẹ con quá! Ở nơi xa xôi thế này, các con phải nghe lời mẹ nghe chưa?”. Con nhớ những trăn trở, âu lo hiện hĩru trong mẹ mồi khi dì Hà điện ra là do trời trở gió mà ngoại lại ốm. Bà vẫn nói mẹ là đứa con tình cảm nhất mà lại phải ờ xa bà quá còn gì?
Con nói “con yêu mẹ” vì con biết mẹ đã hy sinh nhiều hơn thế nữa. Những giảng viên - bạn của mẹ khi con đi thi đại học đã nói rất nhiều về cô thù khoa 12 tỉnh ngày nào đê con biêt thêm ràng: hạnh phúc nghĩa là phái
65
BÉP CỬA MẸ
đánh đổi một điều gì đó quý giá tương tự. Con biết chí một lời nói của cha con: “Vì anh em đã bỏ tất cả, anh cũng sẽ vì em mà làm tất cả cho gia đình nhỏ bé này” - như vậy - đối với mẹ - đã là tròn vẹn, viên mãn lắm rồi!
Con nói “con yêu mẹ” - trước khi bước vào vòng thi quan trọng nhất đối với con ngày học lớp 12, mẹ nói với con rằng giải thưởng không quan trọng, chỉ cần con bước vào phòng thi này - với mẹ - đã là cả niềm tự hào lớn lao. Và rồi con biết dù mai sau có thế nào đi chăng nữa con không thê quên những lời khuyên nhủ quá đồi chân tình như vậy.
Con nói “con yêu mẹ” khi con buồn phiền vì sự học ngoài trường phổ thông quá đỗi bất công và con mất đi niềm tin, con âu lo vì cuộc sống của người lớn quá đồi phức tạp chứ không an lành, vô tư như thủa còn thơ ấu. Mẹ đã dạy con điều gì? Thay vì học để lấy thành tích, con hãy học cho mình. Và thế là đủ. Kiến thức quyết định thành công đôi khi không phải vì điểm số. Con đã đứng dậy từ những lời khuyên ý nghĩa đó, mẹ à!
Con nói “con yêu mẹ” khi mẹ lắng nghe những lời con tâm sự, về những cảm xúc vu vơ hay những mẩu chuyện bâng quơ, song với con nó lại là “chuyện lớn”. Câu hói: “Mẹ bảo con phải làm sao bây giờ?” luôn đi kèm với “Cái người đáng ghét cứ làm con giận hờn”. Mẹ thủ thi dịu dàng trước những tình huống ngốc nghếch
6 6
BẾP CỦA MẸ
con đặt ra. Nhưng lúc nào mẹ cũng là người nói câu cuối cùng: “Đi học tiếp đi nhóc! Mẹ không muốn con khoái bay vù vù lên không trung mà không ổn định tư tưởng học hành đâu đấy!”. Con biết, vì mẹ yêu con nên mới có thêm câu nói đó mà.
Con nói “con yêu mẹ” khi tất cả những đứa bạn đều nói con có một người mẹ tinh tế đến tuyệt vời. Con nói “con yêu mẹ” vì cuộc sống của con luôn được chờ che trong tình thương bao la, hiền hoà từ mẹ .
Con nói “con yêu mẹ” đơn giản chỉ vì mẹ đỡ lời cho con với cha sau câu nói: “Vừa ăn vừa đọc là phản khoa học”. Mẹ đã bênh vực con thế nào ấy nhi? “Ngày xưa em cũng thế, anh có mắng em đâu”. Nhưng khi chỉ có hai mẹ con, mẹ lại ân cần nói nhò: “Đọc thì đọc mà con phải chú ý đấy nhé! Mẹ không muốn con chủ,quan vậy đâu, nó sẽ bị ảnh hưởng ở tương lai đấy!”.
Và dù có trăm ngàn chuyện bé xíu xìu xiu giữa con và mẹ, trong những lúc đó con đều thảng thốt nói “con yêu mẹ”. Tiếng vọng từ trái tim sẽ chỉ đập trở lại khi nó đi ra từ trái tim. Phải vậy không mẹ?
Ngàn lần, ngàn lần con nói YÊU MẸ - giống như con biết dù mẹ không nhấn phím CAPSLOCK thì ngay giữa trái tim mẹ cũng có hỉnh bóng cánh chim nhỏ bé này - bởi nó đã được viết hoa quá đậm và sắc nét.
67
BÉP CÙA MẸ
Con là một con bé cứng rắn và có bề ngoài lạnh lùng, quyết đoán giống cha nhưng trong sâu tham tâm hồn lại đa sầu đa cảm và yếu đuổi giong mẹ. Con không muốn khác đi, sẽ mãi không khác đi vì con yêu những gì mình đang sở hữu, cũng như tình yêu không nói thành lời của con với cha mẹ vậy.
Mai này cũng sẽ như the! Con yêu một câu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh vì nó nói về tâm trạng của một người con luôn hướng về nguồn cội. Dù rằng nếu câu thơ ấy đặt vào hoàn cảnh cùa con và mẹ sẽ phải đổi một chút về vị trí địa lí:
“Mai con về với biến, với mẹ thôi!
Con không thể làm phù du cánh mỏng.
Và gió hỡi! Thôi bùng lên khát vọng,
Núi sẽ thấp dần, mặt trời mọc... Mẹ ơ i!”.
6 8
BẾP CỦA MẸ
BIÉT VƯƠN MÌNH TRÊN ĐÁ
Sống - nghĩa là chiến đấu! Tôi nhắc lại câu nói đó với em - một cô bé lần đầu học xa nhà. Tôi nhìn thấy nơi em hình ảnh con bé ngơ ngác một mình bước vào lớp mười - tôi của một ngày chưa xa. Tôi - bẽn lẽn bước chân vào khu tập thể của một trường nội trú - như em hôm nay.
Tôi nhìn sâu vào mắt em. Ánh mắt còn ướt lệ, tiếng khóc ram rứt cố ghìm nén lại. Tôi hiểu lắm chứ, sự sụp đổ của một học sinh giỏi trước sức cạnh tranh, kèn cựa trong lớp chuyên. Thoảng nhớ lại hình ành chính mình trong một lần nào đó... Một bàn tay đỡ tôi đứng dậy, một nụ cười thân ái, và một câu nói: “Sống - nghĩa là chiến đấu” cùa cậu bạn người Hà Nhì ở bản bên.
Một câu nói thôi! Đơn giản đến ngỡ ngàng, không phải một câu triết lý, cũng chẳng là một lời giáu huấn. Em có biết không em? Cuộc đời rất mênh mông, em chẳng thể như chú ốc sên kia, co ro mình trong mái nhà ấm áp, chật hẹp mãi. Em đọc chưa câu chuyện về một chú đại bàng chết như một con gà bình thường, bởi lẽ nó tường nó cũng là gà, và nó đã không hiểu được và khai thác sức mạnh trong dòng máu kiêu hãnh của mình...
69
BÉP CỦA MẸ
Nhớ không em... Trong những giấc mơ hồi bé, ắt hẳn mồi chúng ta đều ước mình có thể bay lên, có thể dang đôi cánh thiên thần trên bầu không rộng lớn. Khi trưởng thành rồi, ta nhận thức được chuyện đôi cánh chi tồn tại trong cổ tích - đẹp đấy, nhưng thần diệu và không tưởng. Song chúng ta còn có đôi chân, có một niềm tin hừng hực cháy mà thượng đế đã ưu ái ban tặng từ thủa sơ khai của loài người. Bước đi thật mạnh mẽ, tập vấp ngã để học cách đứng lên đi em, thôi hãy đừng chán nản! Em hãy nhìn về quê xa, trên dốc núi, những đôi chân trần của người dân quê mình vẫn bước qua đá sắc tai mèo, để ngô lúa vươn lên tươi xanh màu sự sổng...
Em biết không? Chúng ta thật hạnh phúc, những con người nguyên vẹn và lành lặn. Em có nhìn thấy không, cảm phục chăng những bé em tật nguyền với đôi mắt sáng trong, rạng ngời, lung linh niềm tin nơi sự sống. Tôi, em, và rất nhiều người nữa... Ai cũng từng có những nỗi niềm, những xót đau tưởng như làm mình khựng .lại trên con đường gian khó, những suy nghĩ u ám che ngang cả mảng trời thẳm xanh... Và từng nghĩ mình là kẻ bất hạnh nhất trên gian trần.
Tôi nhớ lần mình lao xe phóng đi, không tham dự kỳ thi học sinh giỏi môn địa lý lớp mười một trước ánh mắt ngỡ ngàng của cô giáo chủ nhiệm... Chiếc xe cứ lao đi không cần biết nó sẽ đến đâu, không chủ đích rõ ràng,
70
BÉP CỦA MẸ
trong ý nghĩ chỉ toàn là sự suy sụp, những điều tồi tệ... Bất ngờ trên con đường vắng có một em bé khó nhọc tự điều khiển chiếc xe lăn tiến về phía trước, em nhìn tôi, chợt nhiên mỉm cười, trên tay em là cuốn “Những người khốn khổ”. Bỗng nhiên tôi thấy mình bé nhỏ và thực sự rất hồ đồ, ngốc nghếch. Và... tôi nhớ ước mơ ngàn đời bên bếp lửa của mế tôi. Mế yêu tôi xiết bao. Vậy mà, tôi...
Với tôi, đó là một bài học ăn sâu trong tiềm thức, mà mồi khi muốn khuỵu ngã tôi lại nhớ đến. Một nụ cười có thể khiến cho sự sống được hồi sinh. Những chuyện khùng khiếp không còn kéo ta xuống địa ngục sầu bi, cảm giác duy nhất là được nâng lên, hoàn toàn có thể tiếp tục sống và bước tới.
Em! Dù biết, nở một nụ cười và nhắc lại câu nói: hãy nhặt kiếm lên và bước vào rừng thẳm trong những lúc khó khăn là điều không dễ dàng. Song em hãy dũng cảm nở một nụ cười, quay lại là chính em, cô bé hồn nhiên, vui vẻ, giỏi giang của ngày nào. Em hãy nhìn ra ngoài kia, trận mưa qua rồi, bầu trời chan hòa nắng. Em hãy nghe tiếng gà gọi hừng đông, tiếng chim ríu rít xây tổ ấm... Tất cả đang thì thầm với em đấy! Đừng để quá khứ không thế thay đổi được làm chậm lại sự vận động của ngày, lạc quan lên đi em để sẵn sàng đón nhận những gì săp đến. Ai biết ngày mai ra sao - song em có thê
71
BÉP CỦA MẸ
quyết định và bắt tay vào dựng xây nó ngay trong ngày hôm nay mà, nghe em!
Nói “Sống - nghĩa là chiến đấu” và thoát khỏi tình trạng bây giờ, quay lại với cuộc sống và chù động nắm lấy vận mệnh của mình. Một người đã từng bảo với tôi như thế. Cũng như tôi - tôi tin em - niềm tin vào sức mạnh nơi con người - những con người biết vươn mình từ đá...
72
BÉP CỦA MẸ
SẮC MÀU CUỘC SÓNG
Đôi khi tôi rẽ vào quán thuê truyện ở gần nhà, ngẩn ngơ nhìn anh chủ quán mải mê đưa tay theo cây cọ, rải sắc màu hội tụ trên bức tranh dang dở. Anh đã ôm ấp từ rất lâu ước mơ làm họa sĩ, những bức tranh được đóng khung trân trọng treo đầy ở gian trong.
Đôi lần trông quán giùm anh, tôi thử bước vào thế giới của ngàn màu sắc ồn ã ấy, để thấy mình thật bé nhỏ. Đe nghe giai điệu sắc màu đua nhau lên tiếng. Không hẳn là lời ví von thường bắt gặp trong thơ văn. Tôi tìm thấy cả cuộc đời với nhừng mảnh sắc rơi trên bức tranh, rơi trên từng mảng màu loang lổ rõ rệt đó...
Em có bao giờ như tôi không? Đã bao giờ tự tay pha những mảng màu muôn sắc trong cuộc sổng? Đã bao giờ nhìn nhận chúng, thấy được, nghe được sự lên tiếng ở trăm ngàn gam màu đó chăng? Và sững sờ lóe lên trong ánh mắt khi bắt gặp vòng cung cầu vồng ẩn hiện sau cơn mưa...
Màu đỏ là bầu nhiệt huyết luôn rực tươi, mới mẻ sức sống nơi trái tim con người. Ám áp như ngọn lửa
73
BÉP CÙA MẸ
buổi hồng hoang, chân thành như bàn tay xé nát lồng ngực của chàng Đan Kô, ngọn đuốc trái tim ấy thấp sáng trọng đêm tối mịt mùng, dẫn đường cho mọi người bước qua vực sâu bùn lầy ghê sợ. Màu thắm tươi còn là màu cờ đỏ tung bay trong bầu trời gió lộng, nhắc nhở những chiến công với bao hy sinh, mất mát cuộc chiến tranh thủa trước. Nay rực màu ngói đỏ trên những ngôi nhà đang vươn lên, khẳng định sức sống mạnh mẽ của một dân tộc anh hùng. Màu huyết dụ của những bông hoa tươi thắm biểu trưng cho tinh yêu thương nhân loại, màu của những khu rừng Trường Sơn năm nào với các cuộc chia ly mong chờ ngày gặp mặt, sắt son ngời của trái tim - niềm yêu đối với sự sống... Đã tô thắm cho hôm nay màu môi má em nhỏ thêm hồng hào, xinh xắn. Màu hồng - màu của những uớc mơ không ngừng bay cao trên bầu trời hy vọng, màu của tương lai lung linh, của thế kỷ dang vòng tay đón đợi. Đất nước mình còn nghèo nhưng vẫn tràn đầy niềm tin ở thế hệ kế cận, những bông hoa ấy sẽ vươn dậy trong nắng cho một mùa quả ngọt lành. Ánh hồng rạng là màu của niềm* hạnh phúc, kết tụ trong buổi mai mở cánh cửa tươi sáng. Chờ một ngày bước chân chủ nhân đất nước vững bước đi tiếp trên con đường ông cha xưa đã đi.
Em nhìn thấy không em màu quả chín rực khắp mọi miền To quốc. Thơm ngọt trong mùa trái màu cam bắt
74
BÊPCỦA MẸ
mắt. Để CÓ được những mùa quả lành biết bao giọt mồ hôi người lao động đã rơi, đã thấm tan vào đất, chắt chiu từng hạt phù sa ươm vàng cho ngàn lúa trĩu bông. Hương lúa ngát trên đồng, mùi rơm vàng vụ gặt vẫn còn nồng nồng ngai ngái.
Là những trang sử vàng hiển hách ghi dấu bao chiến công, tạc lên dáng hình non sông xứ sở. Là màu vàng của những mùa hoa nở trong nghĩa trang như ru giấc bình yên cho bao người chiến sĩ nằm lại; là ngôi sao năm cánh chói lọi huy hoàng trong màu nắng mới trên quảng trường Ba Đình ngày nào Bác đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nòi rồng giống tiên ngàn năm tự hào về Tổ quốc. Không chỉ có thế, màu vàng còn rải đều ánh trăng vào dịp tết Trung thu trong sự hồ hởi chờ đón của em thơ. Nàng Hằng Nga dịu dàng mang sắc màu cổ tích lung linh soi rọi đêm rằm.
Trong bảng màu sắc đẹp tươi của sự sổng, của hòa binh không thể thiêu đi màu xanh quê hương. Màu của lũy tre nơi đầu làng cuối xóm, bát ngát những cánh đồng xanh ngăn ngắt mênh mông rộng chân trời, màu ngọc bích nơi biển ngàn năm vồ và những áng mây sắc biêng biếc lãng du. Xa xa dãy núi lam ôm ấp thung lũng xanh thẫm xanh với giấc mơ ngàn linh thiêng mà hùng vĩ.
75
BẾP CÚAMẸ
Lững lờ trôi trên dòng sông hiền hòa là từng cụm lục bình tim tím màu bâng khuâng, v ẻ e ấp, ngại ngần phơn phớt ánh tím như nụ hoa lưu ly trước hiên nhà mới hé. Sắc dịu dàng, thủy chung, gần gụi ấy được mường tượng lại trong điệu ca Huế trên dòng Hương Giang. Điệu Nam Ai Nam Bình mượt mà và đằm thắm cất lên từ giọng hát ngọt ngào trong trẻo của người thiếu nữ, dáng điệu thướt tha, mái tóc dài sau nón lá nghiêng che làm hồn ai trót lỡ ngơ ngẩn, vấn vương đầy trong giấc mộng liêu trai, vương nhẹ trên ánh ngượng ngùng ửng hồng gò má con gái... Thi nhân xưa ví gam màu tím ấy với tình yêu thủy chung - dệt lên tấm thảm thi ca ngân nga trong nhạc điệu khu vườn trăm sắc. Truyền đến cho người đọc những rung động tinh tế nhất từ thầm khuất nẻo tâm hồn. Không còn là tiếng thơ tài ba và nhạy càm, tiếng tơ huyền hồ đã buông mành bởi thứ ngôn từ khát khao sự hoàn mĩ... Long lanh trong đáy mắt nhung huyền vẻ say mê học hỏi, mong muốn được khám phá.
Màu đen được ví với màn đêm, giấu đi mọi tò mò và nhọc nhằn nơi ngày đế lại, là phút giây êm đềm của sự ngơi nghi - khi bà hoàng bầu trời mặc chiếc váy dạ hội lộng lẫy điểm tô vì tinh tú. Màu đen - là bức màn bí ẩn suốt bao đời nay con người mong hé mở từ vũ trụ bao la và rộng lớn, là tấm bảng đen ngày ngày chở nguồn tri thức nhân loại đến ánh mắt em thơ. Phấn trắng cũng lên
76
BÉP CỬA MẸ
tiếng, màu trinh bạch trên nét áo học trò, trên từng trang vờ mới. Màu trắng ngà hay là màu của gió lộng thời đại, màu khôi nguyên một ngày mai cho toàn dân tộc?
Bên cạnh những sắc màu rực rỡ, nóng bỏng ấy, cũng có những gam màu bình dị, chân chất, mộc mạc mà thân quen. Đó là màu nâu trong tấm áo sồng đã tồn tại với máu thịt quê hương từ thuở còn lam lũ, màu của đất mẹ ngàn đời chắt chiu màu mỡ trên vùng đất từ lâu gắn bó với nền nông nghiệp nước ta... Tại sao màu nâu lại được nhắc đến sau cùng trong mảng màu cuộc sổng? Tại sao màu ấy ấm áp và gần gũi đến lạ? Bởi vì trái tim con người luôn hướng về nguồn cội. Hỏi chiếc lá vàng rơi có xoay chiều đổi hướng về nơi cây đã nhú lên mầm non đầu tiên?
Bảng màu sắc cuộc đời, thiên nhiên phong phú hiển hiện nơi nơi. Trong ta, trong em, trong bạn... Trong mọi người. Sắc màu cuộc sống nào cũng tràn đầy, vẹn tròn ý nghĩa. Em đừng buồn đừng trách nếu một ngày thấy gam màu nào quá tối, quá lạnh. Từ tình yêu thương nơi trái tim con người hãy vẽ một điểm sáng, nhấn thêm đường nét trong bức họa để thấy nó hài hòa, ấm nồng hơn. Đe bức tranh muôn màu cùa cuộc sống mãi luôn lung linh sắc trong tâm hồn nhân loại, trong ngào ngạt hương đời, em nhé!
77
BÉP CÙA MẸ
XÚC CẢM
Tôi - cô gái miền rừng. Sau khi tham gia vào một trang web đã có dịp được bàn luận sôi nổi với những người bạn ở miền quê khác về một đề tài chung “cảm xúc”. Có thể chúng tôi ở những vùng quê khác nhau (trong cùng một quốc gia), nhưng ai cũng có những cảm xúc rất chung, có điểm nào đó tương đồng. Xin được chia sẻ một vài cung bậc trong tim tôi, tim bạn...
Bất chợt dâng cao như khi thuỷ triều lên; dào dạt, mạnh mẽ như thác lũ; lại có lúc êm đềm như nước hồ phẳng lặng, có lúc mênh mang dàn trải về cuối dòng hải lưu.
Cảm xúc là thế! Nếu ai đó hói tôi: trên thế gian này điều gì đa dạng và phong phú nhất. Hẳn tôi sẽ (không cả nghĩ suy) trả lời rằng đó chính là cảm xúc.
Bạn không tin ư? Thì đấy! Cũng chỉ là những mạch cảm xúc rất quen, rất gần, ra đi từ trái tim và trở thành yêu - ghét - buồn - giận. Nhưng trong từng cảm xúc riêng biệt đó, còn chứa đựng biết bao nhiêu là giản đơn - phức tạp. Hồn người có giống như biển không? Bao nhiêu
78
BẾP CÚA MẸ
sông đổ về không lấp đầy? Hồn người có giống như sông không? Chảy ra biển để tự làm đầy thêm dòng nước.
Bạn hởi tôi: trên thế gian này điều gì đẹp đẽ, cao cả nhất. Xin trả lời rằng chính là viên ngọc cảm xúc ấy, viện ngọc chiếu ánh sáng diệu kỳ cùa tình người, sưởi ấm như vầng nhật thứ hai; rọi đường trong đêm sâu như ánh lửa phát ra từ trái tim chàng Đan Kô dũng cám.
Viên ngọc không chỉ sáng, đôi khi nó cũng có màu ảm đạm, đó là lúc con người cảm thấy buồn, bước chân bỗng nặng trịch vì lẻ loi, hành trình bỗng xa muôn dặm bởi đơn côi.
Bạn nói với tôi rằng: cảm xúc nảy sinh chính là do hoàn cảnh, lúc vui tươi, hạnh phúc thì hoàn cảnh chính là đôi cánh chắp niềm tin bay về phía tương lai; lúc u sầu, xót xa, hoàn cảnh lại giống như chiếc cung giương lên và nhắm thẳng khiến cho chú sơn ca trên cành bặt im tiếng hót, tắt lặng cả điệu ca thánh thót với cuộc đời.
Có người biết chế ngự cảm xúc, xua đi những mây đen u ám để thấv mặt trời ngày mai huy hoàng.
Có người chôn tất tật cảm xúc vào tận đáy trái tim mình. Gây ra vết thương không lành lại - vết đau của khô cằn cảm xúc.
Có người biến cuộc đời thành một khu vườn cảm xúc, điều khiển thế trận cảm xúc theo tâm tư hoài bão cùa mình.
79
BÉP CỦA MẸ
CÓ người đắm chìm lạc lối trong mê cung cảm xúc, lệ thuộc quá nhiều và sống chỉ bằng trái tim biết gạt bở lý trí.
Thì hãy đê cảm xúc nói lên con người của - chính - bạn...
Tôi cũng thế, tôi có cảm xúc với quê hương tôi, vị mặn giọt mồ hôi người dân cày, vị chân thật của đất. Tôi cũng xót xa đau khi thấy thêm một nỗi buồn, cũng giận vì những điều khúc mắc trong lòng. Song tôi biết rằng nên để cảm xúc diễn ra như nó vốn thế. Vì nó giúp tôi là chính mình - cô gái hoang sơ xứ Bắc...
80