" 366 Bài Học Về Sự Thông Thái, Sự Kiên Trì & Nghệ Thuật Sống 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 366 Bài Học Về Sự Thông Thái, Sự Kiên Trì & Nghệ Thuật Sống Ebooks Nhóm Zalo Hướng Dẫn Sử Dụng Các bạn có thể in sách này ra rồi đóng gáy lò xo theo chiều rộng như hình. Làm như vậy, sách sẽ thành một “quyển lịch”. Xem ngày nào xong, các bạn xé bỏ trang của ngày đó đi hoặc lật ra đằng sau, để dành sang năm đọc lại. Khi đóng gáy, các bạn nên chia quyển sách này ra ít nhất 3 phần khác nhau vì đóng một cục 366 ngày sẽ khiến “quyển lịch” dầy và nặng lắm nha. Hãy để sách ở nơi dễ thấy như bàn làm việc, cửa sổ…để nhớ và đọc mỗi ngày. Ngoài ra, các bạn có thể cân nhắc in theo khổ A5, in 2 mặt, in ở các tiệm gần trường đại học… để tiết kiệm chi phí. Nhớ hỏi giá trước. Còn nếu bạn đang đi công tác, đi du lịch… muốn đọc online thì vào website chunghiakhacky.net ha ! Để hiểu sâu hơn nữa về Stoicism, các bạn có thể nghe audiobook “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” (chunghiakhacky.com) hoặc đọc ebook (keodau.net/sach) ha. Đồng thời, trong đây là hơn 60 videos vietsub về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ: https://icedrive.net/s/NSGbbjWwj1FuNNXPYCPukaQQzTbu Một vài nội dung khác mà KeoDau.net đã hoàn thành mà các bạn có thể quan tâm, tất cả đều miễn phí : - Thoát Kiếp Trai Hèn (audiobook : https://www.youtube.com/watch?v=Ux7V6VivSNE ) - 33 Bí Mật Chinh Phục Gái Đẹp - Bộ 110GB Video Vietsub Giải Ngu Gái Gú Và Các Vấn Đề Xã Hội - Lợi Thế Oxy: Thở Đúng Cách Để Sống Thọ Hơn Và Khỏe Mạnh Hơn - Làm Giàu Không Cần May Mắn - Full Bộ Training Của Wim Hof, Người Băng Cởi Trần Chinh Phục Đỉnh Everest. Tải về tại : https://keodau.net/sach hoặc https://icedrive.net/s/2fvZdTKqxp Theo dõi và ủng hộ KeoDau : https://www.facebook.com/chunghiakhacky Trân Trọng ! KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 1 Từ Stephen gửi đến Julia yêu dấu, người đã giúp tôi tìm thấy niềm vui KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 2 “Trong tất cả mọi người, chỉ có những người rảnh rỗi mới dành thời gian cho triết học, chỉ có họ mới thực sự sống. Không hài lòng với việc chỉ chăm chăm theo dõi những ngày tháng của chính mình, họ gộp tất cả trải nghiệm của các thời đại thành của mình. Tất cả thu hoạch của quá khứ được thêm vào kho tàng của họ. Chỉ có kẻ vô ơn bạc nghĩa mới không nhận thấy rằng những kiến trúc sư vĩ đại của những tư tưởng đáng kính này đã được sinh ra vì chúng ta và đã thiết kế một cách sống cho chúng ta.” —SENECA KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 3 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................. 4 GIỚI THIỆU........................................................................................................................... 5 PHẦN I: RÈN LUYỆN NHẬN THỨC ................................................................................... 10 THÁNG MỘT........................................................................................................... 11 THÁNG HAI............................................................................................................. 43 THÁNG BA.............................................................................................................. 73 THÁNG TƯ............................................................................................................ 105 PHẦN II: RÈN LUYỆN HÀNH ĐỘNG................................................................................ 136 THÁNG NĂM......................................................................................................... 137 THÁNG SÁU ......................................................................................................... 169 THÁNG BẢY ......................................................................................................... 200 THÁNG TÁM ......................................................................................................... 232 PHẦN III: RÈN LUYỆN Ý CHÍ........................................................................................... 264 THÁNG CHÍN ........................................................................................................ 266 THÁNG MƯỜI....................................................................................................... 296 THÁNG MƯỜI MỘT.............................................................................................. 328 THÁNG MƯỜI HAI................................................................................................ 359 MÔ HÌNH VỀ HÌNH THỨC THỰC HÀNH KHẮC KỶ THỜI SAU VÀ BẢNG TỪ VỰNG CHUYÊN MÔN.................................................................................................................. 392 VÀI LỜI VỀ BẢN DỊCH, TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TÀI NGUYÊN ................................. 395 GỢI Ý ĐỌC THÊM............................................................................................................ 397 NHÓM DỊCH VÀ BIÊN TẬP .............................................................................................. 398 KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 4 GIỚI THIỆU Nhật ký riêng của một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Rome, thư cá nhân của một trong những nhà viết kịch xuất sắc nhất và nhà môi giới quyền lực khôn ngoan nhất của Rome, bài giảng của một người từng là nô lệ từng bị lưu đày sau đó trở thành một nhà giáo có sức ảnh hưởng. Trải qua mọi khó khăn suốt hai thiên niên kỷ, những tài liệu đáng kinh ngạc này vẫn tồn tại. Họ nói cái gì? Liệu những trang giấy cổ xưa và khó hiểu này có thể thực sự chứa bất cứ điều gì liên quan đến cuộc sống hiện đại? Câu trả lời là có. Chúng chứa đựng tri thức vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Những tài liệu này cùng nhau tạo thành nền tảng cho cái được gọi là Chủ nghĩa Khắc kỷ, một triết học cổ đại từng là một trong những bộ môn phổ biến nhất ở phương Tây, được thực hành bởi những người giàu và những người nghèo khó, những người quyền lực và cả những người đang chật vật, tất cả đều theo đuổi Cuộc sống Tốt đẹp. Nhưng qua nhiều thế kỷ, kiến thức về lối suy nghĩ này, đã từng cần thiết cho rất nhiều người, từ từ mất đi chỗ đứng. Ngoại trừ những người khát khao tìm kiếm tri thức, Chủ nghĩa Khắc kỷ hoặc là chưa được biết đến hoặc bị hiểu nhầm. Thật vậy, thật khó để tìm thấy một từ dễ bị hiểu lầm trong tiếng Anh hơn từ “Stoic” - khắc kỷ. Đối với một người bình thường, cách sống rực rỡ, hướng đến hành động, mang tính chuyển hóa này đã bị hiểu thành lối cách viết tắt của “vô cảm”. Chỉ nhắc đến triết học thôi đã khiến người ta thấy bồn chồn hay chán nản, “Triết học Khắc kỷ” bề ngoài có vẻ giống như điều cuối cùng mà bất kỳ ai cũng muốn tìm hiểu, chưa bàn đến nhu cầu cấp thiết của nó trong cuộc sống hàng ngày. Quả là một số phận đáng buồn cho một triết học mà ngay cả một trong những nhà phê bình không thường xuyên của nó, Arthur Schopenhauer, cũng sẽ mô tả là “đỉnh cao nhất mà con người có thể đạt được chỉ bằng việc sử dụng lý trí của mình." Mục tiêu của chúng tôi với cuốn sách này là khôi phục Chủ nghĩa Khắc kỷ trở lại đúng vị trí của nó như một công cụ để theo đuổi sự làm chủ bản thân, sự kiên trì và sự khôn ngoan: thứ mà người ta sử dụng để sống một cuộc đời tuyệt vời, chứ không phải là một lĩnh vực học thuật bí truyền nào đó. Chắc chắn, nhiều bộ óc vĩ đại của lịch sử không chỉ hiểu Chủ nghĩa Khắc kỷ về thực chất của nó mà họ còn thực hành nó: George Washington, Walt Whitman, Frederick Đại đế, Eugène Delacroix, Adam Smith, Immanuel Kant, Thomas Jefferson, Matthew Arnold, Ambrose Bierce, Theodore Roosevelt, William Alexander Percy, Ralph Waldo Emerson. Mỗi người trên đây đã đọc, nghiên cứu, trích dẫn hoặc ngưỡng mộ các triết gia Khắc kỷ. Bản thân những người theo trường phái Khắc kỷ cổ đại không hề sa đà. Những cái tên bạn gặp trong cuốn sách này — Marcus Aurelius, Epictetus, Seneca — lần lượt là một hoàng đế La Mã, một cựu nô lệ đã chiến thắng để trở thành một nhà giáo có sức ảnh hưởng và là bạn của hoàng đế Hadrian, đồng thời là một nhà viết kịch và cố vấn chính trị nổi tiếng. Có những nhà Khắc kỷ như Cato Trẻ, một chính trị gia được KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 5 ngưỡng mộ; Zeno là một thương gia giàu có (như một số nhà Khắc kỷ khác); Cleanthes từng là một võ sĩ quyền Anh và làm công việc vận chuyển nước để trang trải quãng thời gian đến trường; Chrysippus, người hiện đã thất lạc hoàn toàn các tác phẩm nhưng còn có hơn bảy trăm cuốn sách, được đào tạo như một vận động viên chạy đường dài; Posidonius là một đại sứ; Musonius Rufus là một giáo viên; và nhiều người khác nữa. Ngày nay (đặc biệt là kể từ khi sau khi cuốn The Obstacle is the Way - Chướng ngại vật là con đường - được xuất bản gần đây), Chủ nghĩa Khắc kỷ đã tìm thấy một lượng khán giả mới và đa dạng, từ ban huấn luyện của New England Patriots và Seattle Seahawks đến rapper LL Cool J và phát thanh viên Michele Tafoya cũng như nhiều người khác vận động viên chuyên nghiệp, CEO, nhà quản lý quỹ đầu cơ, nghệ sĩ, giám đốc điều hành, và nhiều độc giả khác. Tất cả những người đàn ông và phụ nữ vĩ đại này đã tìm thấy điều gì trong Chủ nghĩa Khắc kỷ mà những người khác đã bỏ lỡ? Một kho báu. Trong khi các nhà học thuật thường coi Chủ nghĩa Khắc kỷ là một phương pháp luận cổ hủ không được quan tâm nhiều, thì các nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện ra rằng nó cung cấp rất nhiều sức mạnh và khả năng chịu đựng cần thiết cho cuộc sống đầy thử thách của họ. Khi nhà báo và cựu chiến binh thời Nội chiến Ambrose Bierce khuyên một nhà văn trẻ rằng nghiên cứu trường phái Khắc kỷ sẽ dạy anh ta “cách trở thành một vị khách xứng đáng trên bàn tiệc của các vị thần,” hay khi họa sĩ Eugène Delacroix (nổi tiếng với bức tranh Liberty Leading the People - Tự do Dẫn dắt Nhân dân) đã gọi Chủ nghĩa Khắc kỷ là “tôn giáo an ủi” của mình, họ đã chiêm nghiệm từ những gì mình trải qua. Cũng như vậy, người theo chủ nghĩa bãi nô dũng cảm, đại tá Thomas Wentworth Higginson, người đã lãnh đạo trung đoàn toàn người da đen đầu tiên trong Nội chiến Hoa Kỳ và đã để lại một trong những bản dịch đáng nhớ hơn từ những tác phẩm của Epictetus. Chủ đồn điền miền Nam và nhà văn William Alexander Percy, người dẫn đầu các nỗ lực cứu hộ trong trận Đại hồng thủy năm 1927, đã có một điểm tham chiếu độc đáo khi nói về chủ nghĩa Khắc kỷ rằng “khi tất cả không còn, chỉ có nó sẽ đứng vững”. Tác giả và nhà đầu tư thiên thần Tim Ferriss đã gọi Chủ nghĩa Khắc kỷ là “hệ điều hành cá nhân” lý tưởng (các giám đốc điều hành có năng lực cao khác như Jonathan Newhouse, Giám đốc điều hành của Condé Nast International, đã đồng ý với điều này). Nhưng đối với lĩnh vực chiến đấu, chủ nghĩa Khắc kỷ lại trở nên rất phù hợp. Năm 1965, khi Đại úy James Stockdale (người về sau đã nhận Huân chương Danh dự) đã nhảy dù từ chiếc máy bay bị bắn hạ xuống Việt Nam để rồi cuối cùng trong nửa thập kỷ sau đó bị tra tấn và giam cầm, ông nghĩ đến ai? Epictetus. Cũng giống như Frederick Đại đế được cho là đã tham gia trận chiến với các tác phẩm của các triết gia Khắc kỷ trong túi yên ngựa của mình, và một ví dụ khác là chỉ huy hàng hải và NATO, Tướng James “Mad Dog” Mattis, người đã mang theo Huy chương của Marcus Aurelius khi triển khai ở Vịnh Ba Tư, Afghanistan và Iraq. Một lần nữa, những người này không phải là giáo sư mà là những nhà thực hành, và họ nhận thấy Chủ nghĩa Khắc kỷ là một triết lý thực tế, hoàn toàn phù hợp với mục đích của họ. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 6 TỪ HY LẠP ĐẾN LA MÃ ĐẾN NGÀY NAY Chủ nghĩa Khắc kỷ là một trường phái triết học được thành lập ở Athens bởi Zeno của Citium vào thời kỳ đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Tên của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp stoa, có nghĩa là mái hiên, bởi vì đó là nơi Zeno lần đầu tiên dạy học sinh của mình. Triết lý khẳng định đức hạnh (bốn đức hạnh cơ bản là tự chủ, can đảm, công bằng và thông thái) là hạnh phúc, và chính nhận thức của chúng ta về mọi việc— chứ không phải những điều đó — gây ra phần lớn phiền muộn trong ta. Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy rằng chúng ta không thể kiểm soát hoặc dựa vào bất cứ thứ gì bên ngoài những gì Epictetus gọi là “lựa chọn có lý trí” của chúng ta — khả năng sử dụng lý trí của chúng ta để chọn cách chúng ta phân loại, phản hồi và định hướng lại bản thân trước các sự kiện bên ngoài. Chủ nghĩa Khắc kỷ sơ khai thì tương đối giống một triết học toàn diện như những triết học cổ đại khác với cái tên có thể gợi nhớ sự quen thuộc một cách mơ hồ: Chủ nghĩa Sử thi, Chủ nghĩa Yếm thế, Chủ nghĩa Platon, Chủ nghĩa Hoài nghi. Những người ủng hộ đã nói về các chủ đề đa dạng, bao gồm vật lý, logic, vũ trụ học cùng nhiều chủ đề khác. Một trong những phép loại suy được các nhà Khắc kỷ ưa thích để mô tả triết học của họ là so sánh nó như một cánh đồng màu mỡ. Logic là hàng rào bảo vệ, vật lý là cánh đồng và sản phẩm được tạo ra từ tất cả những điều này là đạo đức — hoặc là cách sống. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Khắc kỷ phát triển, nó chủ yếu tập trung vào hai trong số các chủ đề này — logic và đạo đức. Từ Hy Lạp đến La Mã, chủ nghĩa Khắc kỷ trở nên thực dụng hơn nhiều để phù hợp với cuộc sống năng động, thực dụng của những người La Mã cần cù. Như Marcus Aurelius sau đó đã quan sát, “Ta thật may mắn khi ta đặt lòng mình vào triết học mà vì thế ta không rơi vào cái bẫy của người ngụy biện - chỉ xem xét nghiên cứu chứ không áp dụng vào hoàn cảnh thực tế, hoặc cãi vã với người khác, hoặc làm bản thân bận rộn với việc nghiên cứu những gì viển vông.” Thay vào đó, ông (cùng với Epictetus và Seneca) tập trung vào một loạt các câu hỏi không khác gì những câu hỏi mà chúng ta tiếp tục tự hỏi mình ngày hôm nay: "Cách tốt nhất để sống là gì?", "Tôi xử lý sự tức giận của mình như thế nào?”, “Nghĩa vụ của tôi đối với đồng loại là gì?”, "Tôi sợ chết; tại sao vậy?", "Làm thế nào tôi có thể đối phó với những tình huống khó khăn mà tôi phải đối mặt?", “Tôi nên làm gì với thành công hay quyền lực mà tôi nắm giữ?” Đây không phải là những câu hỏi trừu tượng. Trong các bài viết của họ — thường là những lá thư riêng tư hoặc nhật ký — và trong các bài giảng của họ, các nhà Khắc kỷ đã cố gắng đưa ra các câu trả lời thực tế, có thể áp dụng được. Họ cuối cùng đã đóng khung công việc của họ xung quanh một loạt các bài tập trong ba lĩnh vực quan trọng: Kỷ luật nhận thức (cách chúng ta nhìn và nhận thức về thế giới xung quanh) Kỷ luật hành động (các quyết định và hành động mà chúng ta thực hiện — nhằm mục đích là gì) KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 7 Kỷ luật ý chí (cách chúng ta đối phó với những điều chúng ta không thể thay đổi, xây dựng những đánh giá rõ ràng và thuyết phục, đồng thời hiểu đúng về vị trí của chúng ta trong thế giới này). Bằng cách kiểm soát nhận thức của chúng ta, các nhà Khắc kỷ cho chúng ta biết, chúng ta có thể tìm thấy sự minh mẫn trong tinh thần. Khi chúng ta chỉ đạo các hành động của mình một cách đúng đắn và chính đáng, chúng ta sẽ làm được. Khi chúng ta việc sử dụng và sắp xếp ý chí, chúng ta sẽ tìm thấy sự khôn ngoan và quan điểm để đối phó với bất cứ điều gì mà thế giới bắt chúng ta đối mặt. Họ tin rằng bằng cách khiến bản thân cũng như những người khác trở nên vững chãi hơn qua những quy tắc này, họ có thể nuôi dưỡng khả năng sức bật tinh thần, mục đích và thậm chí cả niềm vui trong cuộc sống. Sinh ra trong thế giới cổ đại đầy biến động, Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắm vào bản chất khó đoán của cuộc sống thường nhật và cung cấp một bộ công cụ thiết thực để sử dụng hàng ngày. Thế giới hiện đại của chúng ta có vẻ khác hoàn toàn so với thế giới có Cổng vòm thành Athen (Stoa Poikilê) của người Athen Agora cũng như Quảng trường và tòa án của Rome. Nhưng những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đã rất nỗ lực để nhắc nhở bản thân (xem ngày 10 tháng 11) rằng những gì họ đối mặt không có gì khác biệt với những gì tổ tiên họ phải đối mặt, và tương lai sẽ không thay đổi hoàn toàn bản chất và sự kết thúc của sự tồn tại của loài người. Một ngày giống như tất cả các ngày, như những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đã nói. Và nó vẫn đúng. Điều này đưa chúng ta đến vị trí hiện tại mà ta đang đứng. SÁCH TRIẾT HỌC CHO ĐỜI SỐNG MANG TÍNH TRIẾT HỌC Một số người trong chúng ta bị căng thẳng. Những người khác thì làm việc quá sức. Có lẽ bạn đang gặp khó khăn với những trách nhiệm khi vừa mới trở thành bậc cha mẹ. Hoặc sự hỗn loạn đến từ một liên doanh mới. Hay bạn đã thành công rồi nhưng lại đang phải vật lộn với các trọng trách của quyền lực hay sức ảnh hưởng? Bạn đang phải chật vật cai nghiện? Đang yêu sâu đậm? Hay chuyển từ mối quan hệ thiếu sót này sang mối quan hệ khác? Bạn có đang đến gần những năm tháng vàng son của bạn? Hay tận hưởng chiến lợi phẩm của tuổi trẻ? Bận rộn và năng động? Hay đang sống với tâm trí chán chường? Dù đó là gì, bất cứ điều gì bạn đang trải qua, luôn có tri thức từ các nhà Khắc kỷ có thể giúp ích cho bạn. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nó đã giải quyết vấn đề đó một cách rõ ràng bằng những thuật ngữ mà bạn có thể thấy rất hiện đại. Đó là những gì chúng tôi sẽ tập trung vào trong cuốn sách này. Lấy trực tiếp từ kinh điển Khắc kỷ, chúng tôi trình bày tuyển tập các bản dịch gốc trong số những tác phẩm hay nhất của ba nhân vật chính của chủ nghĩa Khắc kỷ thời sau — Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius — cùng với một số câu nói khác nhau từ những người tiền nhiệm Khắc kỷ của họ (Zeno, Cleanthes, Chrysippus, Musonius, Hecato). Đi kèm với mỗi đoạn trích dẫn, chúng tôi cố gắng kể một câu chuyện, cung KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 8 cấp ngữ cảnh, đặt câu hỏi, đưa ra một bài tập hoặc giải thích quan điểm của nhà Khắc kỷ để bạn có thể hiểu sâu hơn về câu trả lời bạn đang tìm kiếm. Các tác phẩm của các nhà Khắc kỷ luôn mới và có tính thời đại, bất kể thời đại đó đang suy tàn hay những người đó có nổi tiếng đến đâu. Chúng tôi không có ý định chỉnh sửa chúng, hiện đại hóa chúng hoặc làm mới chúng (ngoài kia đã có rất nhiều bản dịch xuất sắc trên mạng). Thay vào đó, chúng tôi đã tìm cách tổ chức và trình bày tri thức tập thể rộng lớn của các nhà Khắc kỷ thành một biểu mẫu dễ tiêu hóa, dễ tiếp cận và mạch lạc nhất có thể. Bạn có thể — và nên — chọn các tác phẩm gốc của các nhà Khắc kỷ ở dạng đầy đủ (xem Gợi ý Đọc thêm trong những trang cuối của cuốn sách này). Trong lúc đó, tại đây, đối với người đọc bận rộn và chủ động, chúng tôi đã cố gắng tạo ra một tác phẩm với sự tận tâm của mình, một tác phẩm thiết thực và đi vào trọng tâm giống như tác phẩm của các triết gia. Và theo truyền thống Khắc kỷ, chúng tôi đã thêm tài liệu để kích thích và tạo điều kiện cho việc đưa ra những câu hỏi quan trọng. Được tổ chức theo đường lối của ba nguyên tắc (Nhận thức, Hành động và Ý chí) và sau đó được chia nhỏ hơn thành các chủ đề quan trọng trong các chủ đề đó, bạn sẽ thấy rằng mỗi tháng sẽ nhấn mạnh một đặc điểm cụ thể và mỗi ngày sẽ đưa ra một cách mới để suy nghĩ hoặc hành động. Các lĩnh vực mà các nhà Khắc kỷ quan tâm nhiều đều xuất hiện ở đây: đức hạnh, cái chết, cảm xúc mạnh, nhận thức về bản thân, thái độ, hành động đúng đắn, khả năng giải quyết vấn đề, sự chấp nhận, tinh thần minh mẫn, sự thực dụng, suy nghĩ không thiên vị và nghĩa vụ cần làm. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ là những người tiên phong trong các nghi thức buổi sáng và buổi tối: bắt đầu ngày mới với sự chuẩn bị và kết thúc một ngày với sự tự phản chiếu. Chúng tôi đã viết cuốn sách này để bạn có thể áp dụng theo cách nào cũng được. Mỗi ngày đọc một bài thực hành trong suốt một năm (thêm một ngày nữa cho các năm nhuận!). Nếu bạn muốn thực hành, hãy chuẩn bị thêm một cuốn sổ để ghi lại và trình bày rõ những suy nghĩ và các phản ứng của bạn (xem ngày 21 và 22 tháng 1 và ngày 22 tháng 12), giống như các nhà Khắc kỷ thường làm. Mục đích của cách tiếp cận triết học thực hành này là giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi hy vọng rằng không có từ nào trong cuốn sách này không thể hoặc không nên, theo diễn giải của Seneca, biến thành hành động thật. Vì lý do đó, chúng tôi viết nên cuốn sách này. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 9 PHẦN I: RÈN LUYỆN NHẬN THỨC KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 10 THÁNG MỘT SỰ RÕ RÀNG KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 11 Ngày 1 tháng 1 KIỂM SOÁT VÀ LỰA CHỌN “Công việc quan trọng hàng đầu trong đời chỉ đơn giản là: nhận diện và phân biệt được những vấn đề, để có thể xác định với bản thân, đâu là những yếu tố ngoại cảnh mà mình không thể kiểm soát, và đâu là những điều mình thật sự kiểm soát được. Từ đó nhận diện tốt xấu. Không phải là tốt xấu của những yếu tố ngoại cảnh, mà là nhận diện tốt xấu cho những quyết định của chính mình…” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.5.4–5 Công việc quan trọng nhất trong việc thực hành Chủ nghĩa Khắc kỷ là phân biệt được những thứ chúng ta không thể và có thể thay đổi. Phân biệt những thứ chịu tác động của chúng ta và những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Một chuyến bay bị trễ do thời tiết, dù bạn có gào thét vào mặt nhân viên đại diện của hãng hàng không đó bao nhiêu đi nữa, cũng không thể ngưng cơn bão được. Bạn cũng không thể ước mình cao hơn hay thấp đi, không thể ước mình sinh ra ở một đất nước khác. Dù bạn cố gắng bao nhiêu, cũng không thể khiến một người thích bạn. Và quan trọng hơn cả, thay vì dành thời gian cho những điều mình có thể thay đổi, có thể tác động được, bạn lại phí phạm chúng cho những thứ ngoại cảnh kia. Những người muốn cải thiện bản thân thường nhẩm lời nguyện An tĩnh: “Lạy Chúa, xin ban cho con sự an tĩnh để chấp nhận những điều con không thể thay đổi, sự can đảm để thay đổi những điều con có thể thay đổi, và sự thông thái để phân biệt được hai điều trên.” Những người nghiện ngập ở hiện tại không thể thay đổi được quá khứ bị lạm dụng đau khổ của họ. Họ cũng không thể rút lại những lựa chọn của mình, rút lại những thống khổ mà họ đã gây ra cho bản thân. Nhưng họ có thể thay đổi tương lai - bằng chính sức mạnh mà họ đang nắm giữ ở hiện tại. Như Epictetus từng nói, họ có thể kiểm soát được quyết định mà họ sắp đưa ra. Với chúng ta ngày nay, mọi thứ cũng tương tự vậy. Nếu chúng ta tập trung vào xác định được đâu là những thứ nằm trong tầm kiểm soát, và đâu là những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, thì chúng ta không chỉ hạnh phúc hơn, mà còn có lợi thế hơn hẳn những người đấu tranh trong vô vọng. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 12 Ngày 2 tháng 1 GIÁO DỤC LÀ TỰ DO “Thành quả của việc thực hiện theo lời dạy của ta là gì? Chính là những điều tốt đẹp nhất từ việc được giáo dục đúng cách - là sự thanh thản, lòng dũng cảm, và sự tự do. Chúng ta không nên nghe theo niềm tin của số đông, rằng chỉ có kẻ tự do mới được giáo dục, mà phải đặt niềm tin vào những người trân quý kiến thức thật sự, mà theo họ, người được giáo dục chính là người có tự do.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.5.4–5 Tại sao bạn lại chọn cuốn sách này? Sao không phải là một cuốn sách bất kỳ nào khác? Chắc chắn không phải là để tỏ ra thông minh hơn, không phải để giết chút thời gian trên máy bay, hay không phải để nghe những điều bạn không muốn nghe - có rất nhiều việc khác dễ dàng hơn việc đọc sách như thế này nhiều chứ. Không, bạn chọn cuốn sách này vì bạn đang học cách sống. Vì bản muốn được tự do hơn, ít sợ hãi hơn, và đạt được trạng thái bình yên. Sự giáo dục - ở đây là việc đọc và suy ngẫm về những kiến thức uyên bác của những bộ óc vĩ đại - không phải là việc để làm cho vui. Tiếp thu giáo dục phải được thực hiện một cách có chủ đích. Hãy nhớ lấy điều này vào những ngày mà bạn cảm thấy mình đang xao nhãng, vào những khi bạn cảm thấy muốn hoài phí thời gian vào việc xem tivi hoặc ăn vặt hơn là dành ra để đọc sách hoặc nghiên cứu triết học. Kiến thức nói chung và việc tự học nói riêng, chính là chìa khóa dẫn đến tự do. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 13 Ngày 3 tháng 1 HÃY TÀN NHẪN VỚI NHỮNG THỨ KHÔNG QUAN TRỌNG “Đã bao nhiêu lần ngươi lãng phí cuộc đời mình, khi không thể nhận thức được những gì mà ngươi đánh mất, bao nhiêu sự hoài phí ngươi đã dành cho những đau buồn vô nghĩa, những niềm vui ngu xuẩn, những ham muốn tột cùng, những trò tiêu khiển của số đông - ngươi còn giữ lại được bao nhiêu cho mình. Khi ấy, ngươi sẽ nhận ra mình đang chết dần chết mòn trước cả khi cái chết tìm đến.” - SENECA, ON THE BREVITY OF LIFE, 3.3b Một trong những điều khó thực hiện nhất trong cuộc đời này, chính là nói “Không”. Nói không trước những lời mời mọc, trước những đòi hỏi, ép buộc, và trước những thứ mà người khác vẫn hay làm. Nói không trước thứ hoài phí thời gian như tức giận, phấn khích, xao nhãng, ám ảnh, ham muốn… thậm chí còn khó hơn. Không có gì trong những điều trên có vẻ là hiểm hoạ thực sự, nhưng nếu không kiểm soát kỹ, chúng ta sẽ dễ dàng thỏa hiệp với chúng. Nếu bất cẩn, những điều trên sẽ áp đảo và chiếm lấy cuộc sống của bạn. Bạn có bao giờ tự hỏi rằng làm sao để lấy lại chút thời gian, làm thế nào để bớt bận rộn lại? Dễ thôi, hãy bắt đầu bằng việc nói “Không” - “Không, cảm ơn”, “Không, tôi sẽ không tham gia vụ đó”, “Không, hiện tại thì tôi không thể”. Làm thế có thể khiến một số người bị tổn thương, khiến họ cụt hứng, và thật khó để nói “Không”. Nhưng bạn càng từ chối những thứ không quan trọng, bạn càng có thời gian dành cho những điều thật sự cần thiết. Điều này sẽ cho phép bạn sống và tận hưởng cuộc sống của chính mình - một cuộc đời đúng như mong muốn của bạn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 14 Ngày 4 tháng 1 BA ĐIỀU LỚN NHẤT “Tất cả những gì ngươi cần là: chắc chắn về những sự phán xét ở thời điểm hiện tại; hành động vì lợi ích chung trong thời điểm hiện tại; và một thái độ biết ơn ở hiện tại với bất kỳ điều gì ngươi nhận được trên con đường mà ngươi chọn .” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 9.6 Nhận thức, hành động, ý chí. Đó là ba nguyên tắc xen lẫn nhau nhưng lại vô cùng quan trọng với chủ nghĩa Khắc kỷ (cũng như cách tạo nên cuốn sách này và hành trình dài một năm trời mà bạn mới bắt đầu). Chắc chắn là có rất nhiều triết lý – và chúng ta có thể dành cả ngày để nói về niềm tin độc đáo của các nhà Khắc kỷ khác nhau. “Đây là những gì mà Heraclitus nghĩ …”, “Zeno đến từ Citium, một thành phố của Cyprus, và ông tin rằng …” Nhưng mà những sự thật như vậy có giúp ích cho bạn ngày nào không? Những thứ đã quá rõ ràng mà chuyện tầm phào này vẫn đề cập tới? Thay vào đó, lời nhắc nhở sau đây tổng hợp ba phần thiết yếu nhất của triết lý Khắc kỷ đáng để bạn mang theo bên mình hằng ngày, và áp dụng cho mọi quyết định: - Kiểm soát nhận thức của bạn. - Hành động một cách đúng đắn. -Sẵn sàng chấp nhận những gì ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đó là tất cả những gì mà chúng ta cần làm. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 15 Ngày 5 tháng 1 LÀM RÕ NHỮNG Ý ĐỊNH CỦA BẠN “Hãy để tất cả những nỗ lực của ngươi hướng tới một điều gì đó, và hãy giữ lấy nó trong tầm nhìn của mình. Không phải chính sự việc đó, mà đó là quan điểm sai lệch về những thứ đó làm người ta trở nên điên dại.” - SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 12.5 Điều luật thứ 29 trong 48 Điều luật của Quyền lực là: LÊN KẾ HOẠCH TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI. Robert Greene viết như thế này, “Bằng việc lập kế hoạch chi tiết từ đầu đến cuối sẽ khiến bạn không bị choáng ngợp bởi hoàn cảnh bạn gặp phải, và bạn sẽ biết khi nào cần phải dừng lại. Từ tốn chỉ dẫn vận may và xác định cho tương lai bằng cách suy nghĩ ra xa hơn.” Thói quen thứ hai trong 7 Thói quen của người thành đạt là: Bắt đầu với một cái kết trong tâm trí. Hình dung ra cái kết trong đầu không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ đạt được nó – không có nhà Khắc kỷ nào chấp nhận việc đó – nhưng mà không có viễn cảnh trong đầu sẽ dẫn đến một điều chắc chắn là bạn không bao giờ đạt được điều mình chưa hình dung đến. Với các nhà Khắc kỷ, oiêsis (quan niệm sai lầm) là phải chịu trách nhiệm với không chỉ là những xao nhãng trong tâm hồn mà còn là với sự hỗn loạn và rối loạn hành vi. Khi mà những nỗ lực của bạn không hướng vào nguyên nhân hay mục đích nào, làm sao bạn biết phải làm gì ngày này qua ngày khác? Làm sao bạn có thể biết khi nào nói có và khi nào cần phải nói không? Làm sao bạn có thể biết khi nào là đủ, khi nào bạn đạt thành quả, khi mà bạn bị lạc lối, nếu bạn chưa định nghĩa được những thứ đó là gì? Câu trả lời là bạn không thể. Và do đó, bạn sẽ thất bại – hay tệ hơn là bị lạc lối vào phương hướng vô định. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 16 Ngày 6 tháng 1 AI, Ở ĐÂU, CÁI GÌ VÀ TẠI SAO “Một người mà không hay biết vũ trụ là gì, sẽ không biết nơi họ đang đứng là nơi nào. Một người không biết tới mục đích sống, sẽ không hay biết họ là ai hay vũ trụ là gì. Một người mà không hay biết bất cứ một điều gì ở trên thì không hiểu sao họ tồn tại làm gì nữa. Vậy nên, điều gì đã làm cho những người đang tìm kiếm hoặc lảng tránh những lời ngợi khen của những người không có kiến thức về nơi họ đang sống hay thậm chí còn không biết họ là ai?” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 8.52 Diễn viên hài quá cố Mitch Hedberg có một câu chuyện vui trong sự nghiệp của ông. Ở một buổi phỏng vấn, một DJ đã hỏi ông rằng: “Vậy thì, ông là ai?”. Trong một thoáng, ông đã suy nghĩ điều này: “Người này thực sự là một người sâu sắc, hay là mình tới nhầm chỗ rồi nhỉ?” Chúng ta có thường xuyên tự hỏi bản thân mấy câu đơn giản như “Bạn là ai?” hay là “Bạn làm gì?” hoặc là “Bạn đến từ đâu?” Nếu ta chỉ coi nó là một câu hỏi hời hợt – thì ta cũng chẳng cần bận tâm tới một câu trả lời cũng hời hợt tương tự. Nhưng, khi mà chĩa súng vào đầu họ, thì đa số mọi người không thể cho ra được một câu trả lời thỏa đáng. Bạn có thể không? Bạn có dành thời gian để tỏ tường được việc bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì không? Hay là bạn quá bận rộn để theo đuổi những thứ không quan trọng, bắt chước theo những trào lưu sai lầm, hay theo đuổi những ước mơ nghèo nàn, hay thậm chí nó còn không tồn tại? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 17 Ngày 7 tháng 1 BẢY CHỨC NĂNG CỦA TÂM TRÍ “Công việc đúng đắn của trí não là rèn luyện sự đúng đắn của sự lựa chọn, sự từ chối, sự khao khát, sự ghê tởm, sự chuẩn bị, mục đích và sự đồng ý. Điều gì có thể làm sa đọa và cản trở sự vận hành đúng đắn của tâm trí? Chẳng có gì ngoài quyết định sai lầm của chính nó.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.11.6-7 Hãy làm rõ từng ý: ●Sự lựa chọn - để nghĩ và làm đúng ●Sự từ chối - với những cám dỗ ●Sự khao khát - để trở nên tốt hơn ●Sự ghê tởm - với những điều tiêu cực, những tác động xấu, những điều không đúng ●Sự chuẩn bị - với những điều dối trá trước mặt hoặc bất cứ thứ gì có thể xảy ra ●Mục đích - xác định những nguyên tắc và ưu tiên cao nhất của chúng ta ●Sự đồng ý - không bị lừa dối về những gì nằm bên trong và bên ngoài sự kiểm soát của chúng ta (và sẵn sàng chấp nhận vế sau) Đây là những điều tâm trí cần làm. Chúng ta phải chắc chắn nó làm những điều đó - và xem tất cả những thứ khác là sự sa đà và cản trở. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 18 Ngày 8 tháng 1 NHÌN NHẬN NHỮNG THÓI QUEN XẤU “Chúng ta phải từ bỏ nhiều thói quen xấu, phải coi điều đó là tốt. Nếu không, lòng can đảm sẽ tan biến thay vì được thử thách liên tục Sự cao thượng của tâm hồn sẽ biến mất, điều không thể trở nên nổi bật trừ khi nó coi thường những điều nhỏ nhặt mà đám đông khát khao nhất.” - SENECA, MORAL LETTERS, 74.12B-13 Những gì chúng ta coi là những thú vui vô hại có thể dễ dàng trở thành thói quen xấu. Chúng ta bắt đầu buổi sáng với một tách cà phê, và chẳng mấy chốc chúng ta không thể bắt đầu buổi sáng mà thiếu nó. Chúng ta kiểm tra e-mail bởi vì nó là một phần của công việc, và rất nhanh chúng ta sẽ có những ảo tưởng về việc điện thoại rung trong túi quần vài phút một lần. Có thể bạn không nhận ra, những thói quen đó đã, đang và sẽ điều khiển cuộc sống của chúng ta. Những thú vui vô hại đó không chỉ làm sứt mẻ sự tự do và tự chủ, chúng còn che mờ đi sự sáng suốt của chúng ta. Chúng ta tưởng rằng mình đang nắm quyền kiểm soát – nhưng có thật như vậy không? Những thói quen xấu hình thành khi chúng ta “mất đi sự tự do để kiềm chế”. Hãy cùng nhau đòi lại sự tự do đó. Những thói quen xấu nào bạn có thể từ bỏ: Nước uống có ga? Chất kích thích? Than phiền? Tám chuyện? Internet? Cắn móng tay? Nhưng bạn cần phải lấy lại năng lực để tiết chế bởi vì bên trong khả năng đó là sự sáng suốt và tự kiểm soát bản thân. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 19 Ngày 9 tháng 1 ĐIỀU CHÚNG TA KIỂM SOÁT VÀ KHÔNG KIỂM SOÁT “Một số thứ trong vòng kiểm soát của chúng ta, trong khi những thứ khác thì không. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát sự đánh giá, sự lựa chọn, sự khao khát, sự ác cảm của mình và tất cả những thứ mà chúng ta làm. Chúng ta không thể kiểm soát cơ thể, của cải, danh tiếng, địa vị và tất cả những thứ mà chúng ta không làm. Hơn nữa, những thứ trong sự kiểm soát của chúng ta về bản chất là tự do, không có sự cản trở và không có chướng ngại, trong khi đó tất cả những thứ chúng ta không thể kiểm soát thì yếu đuối, đê tiện, có thể bị cản trở và không phải của chúng ta.” - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 1.1-2 Ngày nay, bạn không thể kiểm soát những sự kiện xảy ra bên ngoài. Nó có đáng sợ không? Một chút thôi, nhưng bạn sẽ thấy cuộc sống khá cân bằng khi chúng ta có thể thấy chúng ta có thể kiểm soát những đánh giá của chúng ta về tất cả những sự kiện đó. Bạn quyết định nó tốt hay xấu, công bằng hay không công bằng. Bạn không thể kiểm soát hoàn cảnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tất cả những gì bạn nghĩ về nó. Xem nó hoạt động như thế nào? Từng điều một nằm bên ngoài sự kiểm soát của bạn – thế giới bên ngoài, người khác, may mắn, nghiệp chướng, bất cứ thứ gì – thường biểu hiện một cách tương ứng với những gì nằm trong tầm kiểm soát của bạn, bạn là “người khác của người khác”. Chỉ điều này đã cho chúng ta sự kiểm soát tối cao, quyền năng tối cao. Trên hết, một sự hiểu biết đúng đắn về những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát cho chúng ta một sự đánh giá khách quan nhất về thế giới: tất cả những gì chúng ta có là tâm trí của mình. Hãy nhớ tới điều này mỗi khi bạn cố gắng mở rộng tầm với ra bên ngoài, và hướng vào bên trong một cách thích hợp hơn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 20 Ngày 10 tháng 1 NẾU BẠN MUỐN ỔN ĐỊNH “Bản chất của cái thiện là một kiểu lựa chọn hợp lý nhất định; cũng như bản chất của cái ác là một kiểu lựa chọn hợp lý khác. Thế còn những biểu hiện bên ngoài thì sao? Chúng chỉ là tác nhân ban đầu cho sự lựa chọn hợp lý của chúng ta, thứ tìm thấy bản chất thiện hay ác là khi thực hiện chính hành động đó. Làm thế nào để chúng tìm ra được tính thiện? Không phải bằng việc chú tâm vào các tác nhân đó! Vì nếu những phán đoán về tác nhân là đúng đắn thì lựa chọn của chúng ta là lựa chọn tốt, nhưng nếu những phán đoán đó bị vặn vẹo, thì những lựa chọn của chúng ta trở thành xấu xa.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 1.29.1–3 Những nhà Khắc kỷ tìm kiếm sự ổn định, bình yên và sự bình thản, những điều hầu hết chúng ta mong muốn nhưng dường như chỉ trải nghiệm thoáng qua. Làm thế nào để họ thực hiện mục tiêu khó nắm bắt này? Làm thế nào để một người là hiện thân cho eustatheia (từ mà Arrian được sử dụng để mô tả lời truyền dạy này của Epictetus)? Chà, đó không phải sự may mắn. Đó không phải bằng cách loại bỏ những ảnh hưởng bên ngoài hoặc chạy trốn để kiếm tìm sự yên tĩnh và cô độc. Thay vào đó, nó nói về việc sàng lọc thế giới bên ngoài thông qua sự phán đoán của chúng ta. Đó là những gì mà lý trí của chúng ta có thể làm được, nó có thể mang bản chất lòng vòng, khó hiểu và choáng ngợp của các sự kiện bên ngoài và làm cho chúng có trật tự. Tuy nhiên, nếu phán đoán của chúng ta trở nên lệch lạc vì chúng ta không sử dụng lý trí, thì mọi thứ sau đó sẽ bị méo mó, và chúng ta sẽ mất khả năng ổn định bản thân trong sự hỗn loạn và vội vã của cuộc sống. Nếu bạn muốn ổn định, nếu bạn muốn rõ ràng, phán đoán đúng đắn là cách tốt nhất. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 21 Ngày 11 tháng 1 NẾU BẠN KHÔNG MUỐN ỔN ĐỊNH “Nếu một người chuyển sự thận trọng của họ sang lựa chọn hợp lý của họ và hành động cho những lựa chọn đó, họ sẽ đồng thời có thêm ý chí để tránh [những gì bị người khác kiểm soát]; nhưng nếu họ chuyển sự thận trọng của họ khỏi những lựa chọn hợp lý đó sang những thứ không thuộc quyền kiểm soát của họ, tìm cách tránh những gì bị người khác kiểm soát, thì họ sẽ bị kích động, sợ hãi và không ổn định.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.1.12 Hình ảnh của những triết gia thiền định là nhà sư ở trên những ngọn đồi xanh, yên tĩnh hoặc trong một ngôi đền đẹp trên một vách đá. Các nhà Khắc kỷ là sự tương phản của ý tưởng này. Thay vào đó, họ là người ở chốn đông người, là thượng nghị sĩ trong phòng diễn thuyết, là người vợ dũng cảm chờ đợi người lính của mình trở về sau trận chiến, là nhà điêu khắc bận rộn trong xưởng vẽ của mình. Tuy vậy, ai cũng đều bình thản. Epictetus đang nhắc nhở bạn rằng sự thanh thản và an nhiên là kết quả của sự lựa chọn và phán đoán của bạn chứ không phải môi trường của bạn. Nếu bạn tìm cách né tránh mọi sự gián đoạn đối với sự yên tĩnh đến từ những người khác, các sự kiện bên ngoài, sự căng thẳng, bạn sẽ không bao giờ thành công. Rắc rối của bạn sẽ theo bạn bất cứ nơi nào bạn chạy đến và trốn tránh. Nhưng nếu bạn tìm cách tránh được những phán xét có hại và có tính khiêu khích gây ra những vấn đề trên, thì bạn sẽ cảm thấy ổn hơn và bình yên ở bất cứ nơi nào bạn gặp phải những rắc rối. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 22 Ngày 12 tháng 1 CON ĐƯỜNG ĐI TỚI SỰ BÌNH THẢN “Giữ cho suy nghĩ này luôn sẵn sàng vào lúc bình minh, và xuyên từ ngày này đến đêm khác - chỉ có một con đường dẫn đến hạnh phúc, và đó là từ bỏ mọi thứ bên ngoài phạm vi vòng tròn lựa chọn của ngươi, không cho rằng những điều khác là thuộc về mình, đem tất cả dâng cho Chúa và Vận mệnh.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.4.39 Vào sáng nay, hãy nhắc nhở bản thân về những gì trong tầm kiểm soát của bạn và những gì mà không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Nhắc nhở bản thân tập trung vào cái trước chứ không phải cái sau. Trước bữa trưa, hãy nhắc nhở bản thân rằng điều duy nhất bạn thực sự sở hữu là khả năng đưa ra lựa chọn (và sử dụng lý trí và phán đoán khi làm vậy). Đây là điều duy nhất hoàn toàn không bao giờ có thể bị lấy đi từ bạn. Vào buổi chiều, hãy nhắc nhở bản thân rằng ngoài những lựa chọn bạn đưa ra, số phận của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Thế giới đang quay cuồng và chúng ta quay cuồng cùng với nó, bất kể hướng nào, dù là tốt hay xấu. Vào buổi tối, hãy nhắc nhở bản thân một lần nữa có bao nhiêu thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn cùng với nơi mà lựa chọn của bạn bắt đầu và kết thúc. Khi bạn nằm trên giường, hãy nhớ rằng giấc ngủ là một hình thức đầu hàng, là sự tin tưởng và giấc ngủ đến dễ dàng đến như thế nào. Và chuẩn bị để bắt đầu toàn bộ chu kỳ một lần nữa vào ngày mai. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 23 Ngày 13 tháng 1 VÒNG TRÒN KIỂM SOÁT “Chúng ta kiểm soát sự lựa chọn hợp lý của mình và tất cả các hành vi hợp đạo đức. Những gì không thuộc quyền kiểm soát của chúng ta là cơ thể và các bộ phận cơ thể, tài sản của chúng ta, cha mẹ, anh chị em, con cái hoặc đất nước, bất cứ điều gì mà chúng ta có thể nghĩ đến.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 1.22.10 Điều này đủ quan trọng để được lặp đi lặp lại: một người khôn ngoan biết những gì bên trong vòng tròn kiểm soát của họ và những gì bên ngoài nó. Tin tốt là rất dễ nhớ những gì trong tầm kiểm soát của chúng ta. Theo các nhà Khắc kỷ, vòng tròn kiểm soát của bạn chỉ chứa duy nhất một thứ: TÂM TRÍ CỦA BẠN. Điều này đúng, ngay cả cơ thể vật lý của bạn cũng không hoàn toàn trong vòng tròn. Rốt cuộc, bạn có thể bị tấn công bởi một bệnh tật nào đó hoặc bị suy yếu bất cứ lúc nào. Bạn có thể đi du lịch nước ngoài và bị tống vào tù. hưng đây là tất cả tin tốt vì nó làm giảm đáng kể số lượng các thứ mà bạn cần phải nghĩ đến. Trong sự đơn giản gói gọn sự rõ ràng. Trong khi mọi người đang hối hả với một danh sách các trách nhiệm dài dằng dặc - những thứ mà họ không thực sự phải chịu trách nhiệm - thì danh sách của bạn chỉ có một. Bạn chỉ có một thứ để quản lý: những lựa chọn của bạn, ý chí nghị lực của bạn, tâm trí của bạn. Vì vậy, hãy để tâm đến nó. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 24 Ngày 14 tháng 1 CẮT BỎ SỢI DÂY KIỂM SOÁT TÂM TRÍ BẠN “Hãy hiểu rằng cuối cùng thì ngươi có một thứ gì đó trong mình mạnh mẽ và thiêng liêng hơn điều gây ra những đam mê thể xác và kéo ngươi như một con rối. Suy nghĩ gì đang chiếm giữ tâm trí ta? Không phải là nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ, mong muốn hay điều gì đó tương tự sao?” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 12.19 Hãy nghĩ về các bên có lợi đang ganh đua nhau vì một phần túi tiền của bạn hoặc vì một giây sự chú ý của bạn. Các nhà khoa học thực phẩm đang tạo ra các sản phẩm để khai thác vị giác của bạn. Các kỹ sư của thung lũng Silicon đang thiết kế các ứng dụng gây nghiện như đánh bạc. Các phương tiện truyền thông đang sản xuất những câu chuyện để kích động sự phẫn nộ và tức giận. Đây chỉ là một phần nhỏ của những cám dỗ và các yếu tố tác động lên chúng ta - khiến chúng ta mất tập trung và kéo chúng ta ra khỏi những điều thực sự quan trọng. Marcus, rất may, không bị ảnh hưởng bởi những mặt tối của văn hóa hiện đại. Nhưng ông biết rất nhiều hố sụt gây mất tập trung như: ngồi lê đôi mách, những cuộc gọi vô tận của công việc, và sự sợ hãi, nghi ngờ, ham muốn. Mỗi con người bị lôi kéo bởi các tác động bên trong và bên ngoài này một cách ngày càng mạnh hơn và khó chống lại hơn. Triết học chỉ đơn giản là yêu cầu chúng ta chú ý cẩn thận và cố gắng thoát khỏi số phận một quân cờ. Như Viktor Frankl đã từng nói trong cuốn sách The Will to Meaning (Lẽ sống - ND): “Con người được thúc đẩy bởi động lực nhưng bị điều khiển bởi các giá trị”. Những giá trị này và nhận thức bên trong ngăn chúng ta khỏi trở thành những con rối. Chắc chắn là rằng để chú ý điều này ta cần nỗ lực và nhận thức, nhưng nó tốt hơn việc bị điều khiển (như một con rối) đúng không? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 25 Ngày 15 tháng 1 SỰ BÌNH YÊN NẰM Ở TRONG HÀNH TRÌNH ''Chỉ những ai có được những phán đoán vững vàng và không dao động mới có được sự thanh bình - đám đông còn lại thì liên tục cầm lên đặt xuống các quyết định của họ trong trạng thái chối bỏ và chấp nhận sự việc. Điều gì là nguyên nhân của sự lưỡng lự này? Bởi vì không có gì là rõ ràng và họ phụ thuộc vào sự chỉ dẫn không chắc chắn nhất - quan điểm của số đông.'' - SENECA, MORAL LETTERS, 95.57b–58a Trong bài viết của Seneca về sự thanh bình, ông dùng từ Hy Lạp euthymia, nghĩa là ''tin tưởng vào bản thân và tin rằng mình đang đi đúng hướng, và không nghi ngờ khi đi theo vô số lối đi của những người lang thang trên mọi hướng.'' Ở trạng thái này của tâm trí, theo ông, sẽ tạo ra sự thanh bình. Sự rõ ràng trong tầm nhìn cho phép bạn có được niềm tin này. Không phải là bạn cần phải luôn chắc chắn 100% về mọi thứ, hoặc bạn thậm chí nên như vậy. Thay vào đó, nên chắc chắn rằng về tổng quát bạn đang đi đúng hướng - và không nhất thiết phải liên tục so sánh bản thân với những người khác hoặc thay đổi ý kiến của mình mỗi 3 giây khi nhận được thông tin mới. Thay vào đó, sự tĩnh lặng và yên bình được tìm thấy trong việc nhận ra con đường của bạn và kiên định với nó: tiếp tục hành trình - điều chỉnh tùy chỗ đó đây một cách tự nhiên - nhưng hãy phớt lờ những sự mất tập trung dẫn bạn đâm đầu vào ngõ cụt. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 26 Ngày 16 tháng 1 ĐỪNG CHỈ LÀM MỌI THỨ THEO THÓI QUEN “Trong hầu hết các sự việc, ta không quyết định dựa vào những nhận định đúng đắn, mà lại dựa vào thói quen tệ hại để giải quyết vấn đề. Những trường hợp ta nhắc đến ở trên đều diễn ra theo chiều hướng đó, và đó là thứ bất kỳ người nào có luyện tập đều cần vượt qua. Điều này là để họ tránh việc chạy theo thú vui và chạy trốn khỏi đau khổ; để họ tránh việc ham sống sợ chết; và về vấn đề của cải vật chất, họ cần tránh việc coi trọng việc nhận hơn việc cho đi.” - MUSONIUS RUFUS, LECTURES, 6.25.5–11 Một nhân viên được hỏi rằng: “Tại sao anh lại thực hiện theo cách này?” Người nhân viên đó đáp lại: “Sếp ơi, bao lâu nay chúng tôi vẫn làm thế mà!” Câu trả lời trên làm một người sếp giỏi phải bực mình, và nhóm lên hi vọng cho bao công ty khởi nghiệp khác. Người nhân viên này đã dừng việc suy nghĩ, và làm việc một cách máy móc theo thói quen. Giờ đây, việc làm ăn của tổ chức nọ trở nên dễ tổn thương hơn bởi các đối thủ. Bất kỳ người sếp biết suy nghĩ nào cũng sẽ cân nhắc sa thải nhân viên nói trên. Chúng ta nên đem sự tàn nhẫn trong quyết định trên vào việc xem xét thói quen của mình. Thậm chí việc nghiên cứu triết học một cách nghiêm túc là để giúp bạn thoát khỏi những vòng lặp thói quen. Hãy quan sát, đánh hơi xem những hành động nào của bạn xuất phát từ thói quen. Rồi hãy tự hỏi: Liệu đây có phải cách tốt nhất để thực hiện việc đó? Hãy biết rõ lý do đằng sau mỗi hành động của mình – và hành động vì các lý do đúng đắn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 27 Ngày 17 tháng 1 KHỞI ĐỘNG LẠI CÔNG VIỆC THẬT SỰ “Ta là thầy giáo của ngươi, và ngươi đang học tập tại trường học của ta. Mục tiêu của ta là mang đến cho người sự hoàn thiện, tự do, thoát khỏi các hành động bộc phát, không còn bị kiềm chế, không còn cảm giác tủi nhục, tràn đầy niềm vui và sự thịnh vượng, cũng như trông chờ Chúa trong mọi sự vật sự việc, dù là lớn hay nhỏ - còn mục tiêu của ngươi là học tập và thực hành chăm chỉ những điều kể trên. Vậy thì sao ngươi lại không hoàn thành công việc của mình nhỉ, nếu ngươi có mục tiêu đúng đắn, còn ta có cả mục tiêu đúng đắn lẫn cách tiếp cận đúng đắn? Còn gì thiếu ở đây chăng? ... Công việc này là hoàn toàn khả thi, và là thứ duy nhất nằm trong quyền kiểm soát của chúng ta… Hãy để quá khứ trôi đi. Hãy bắt đầu. Hãy tin ta, và ngươi sẽ thấy” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.19.29–34 Liệu bạn còn nhớ lúc vẫn còn trên ghế nhà trường, hay khoảng thời gian đầu cuộc đời, bạn ngại làm nhiều thứ vì nỗi sợ rằng bạn sẽ thất bại? Hầu hết đám trẻ vị thành niên chọn cách đùa cợt thay vì nỗ lực thực hiện. Với nỗ lực nửa vời của mình, họ luôn có sẵn một cái cớ: “Việc này đâu có quan trọng, tôi còn chẳng thèm cố gắng.” Khi ta bắt đầu có tuổi, thất bại không còn kinh khủng khiếp như xưa nữa. Giờ đây, điểm số hay mấy cái cúp thể thao nội bộ không còn quan trọng, mà thay vào đó là chất lượng cuộc sống, là khả năng đối mặt với thế giới quanh mình. Cũng đừng để điều trên khiến bạn lo sợ. Bạn có những người thầy đỉnh nhất thế giới – đó là những triết gia vĩ đại nhất đã từng sống trên trái đất. Và bạn không chỉ đủ khả năng, mà yêu cầu của các vị thầy cũng rất đơn giản: chỉ cần bắt tay vào làm. Rồi đâu sẽ vào đấy. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 28 Ngày 18 tháng 1 NHÌN THẾ GIỚI NÀY NHƯ MỘT NGHỆ SĨ “Lướt qua khoảng thời gian ngắn ngủi trên đời này trong sự hòa hợp với bản tính tự nhiên, và đến với nơi an nghỉ cuối cùng trong sự biết ơn - như quả ô liu chín mọng rồi cũng sẽ rụng, và khi rụng nó ca ngợi đất mẹ đã nuôi dưỡng nó và biết ơn đến cái cây đã sinh thành nó.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 4.48.2 Trong tác phẩm Meditations - Suy tưởng của Marcus Aurelius, có những đoạn văn đẹp một cách sững sờ - một sự thiết đãi bất ngờ, nếu ta nghĩ đến đối tượng mà ông hướng đến (cuốn sách này vốn chỉ để cho ông tự đọc). Trong một đoạn, ông ca ngợi vẻ “duyên dáng và cuốn hút” của chu trình tự nhiên: “bông lúa chín nặng trĩu, cái cau mày của con sư tử, bọt mép chảy nơi khóe miệng con lợn rừng.” Chúng ta cần cảm ơn người gia sư dạy thuật hùng biện cho cá nhân Marcus Cornelius Fronto, vì tính nghệ thuật trong những đoạn văn sinh động kể trên. Fronto, người được công nhận rộng rãi là một trong những nhà hùng biện giỏi nhất thành Rome cùng với Cicero, đã được cha nuôi của Marcus chọn để giảng dạy cách nghĩ, cách viết, cách ăn nói. Không chỉ là những đoạn văn đẹp, Marcus – và bây giờ là cả chúng ta – còn nhận được từ họ một góc nhìn mạnh mẽ về những thứ thường ngày, thậm chí những thứ được coi là không tốt đẹp. Cần con mắt của một họa sĩ để thấy được sự tương đồng giữa lúc ra đi của mỗi người với việc quả chín rụng khỏi cây. Cần có nhận thức của một nhà thơ để ý thức được “những vết nứt trên vỏ bánh mì, và những vết nứt này, cho dù không nằm trong ý định của người làm bánh, cũng đã thu hút được ánh mắt và tăng sự thèm ăn của ta” và tìm được phép ẩn dụ trong đó. Có một sự sáng suốt (và cả niềm vui) khi nhìn thấy những gì kẻ khác không thấy được, khi tìm thấy được sự hòa hợp và đẹp đẽ trong từng nơi, từng thứ mà kẻ khác chỉ nhìn lướt qua. Chẳng phải như vậy tốt hơn hẳn hơn so với việc chỉ nhìn thấy một thế giới tối tăm hay sao? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 29 Ngày 19 tháng 1 DÙ BẠN ĐI ĐÂU, BẠN VẪN CÓ QUYỀN LỰA CHỌN “Khán đài và nhà tù là những nơi khác nhau, một trên cao và cái còn lại dưới thấp, nhưng cho dù ở đâu, sự tự do lựa chọn của ngươi vẫn có thể được giữ gìn nếu muốn như vậy.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.6.25 Các nhà Khắc kỷ đến từ khắp ngóc ngách của cuộc sống. Một số giàu có, một số sinh ra tận đáy giai cấp tại Rome. Một số có cuộc sống dễ dàng, và một số thì sống chật vật đến mức khó mà hình dung được. Điều này đúng với tất cả chúng ta - chúng ta đến với triết học từ những hoàn cảnh khác nhau của mình, và chúng ta, trong cuộc sống của mình, cũng trải nghiệm cả điều tốt và xấu. Nhưng trong mọi hoàn cảnh - nghịch cảnh hay thuận lợi - chúng ta chỉ có một thứ chúng ta thực sự cần làm: tập trung vào cái chúng ta kiểm soát thay vì những cái ta không kiểm soát được. Ngay bây giờ, chúng ta có thể đang oằn mình với khó khăn, trong khi chỉ vài năm trước chúng ta còn đang sống trong nhung lụa, và chỉ sau vài ngày, chúng ta có thể xoay xở tốt đến mức thành công trở thành một gánh nặng. Chỉ một thứ không thay đổi: sự tự do lựa chọn của chúng ta – trong sự việc nhỏ nhoi và trong bức tranh toàn cảnh của cuộc sống. Cuối cùng thì tất cả đều là về sự rõ ràng. Bất kể chúng ta là ai, chúng ta ở nơi nào - điều thực sự quan trọng các lựa chọn của ta. Chúng là gì? Làm sao chúng ta đánh giá chúng? Làm sao tận dụng chúng tối đa? Những câu hỏi này là những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta, bất kể bạn đang ở chặng đời nào. Bạn sẽ trả lời như thế nào? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 30 Ngày 20 tháng 1 THẮP SÁNG LẠI SUY NGHĨ CỦA BẠN “Các nguyên tắc của ngươi không thể bị dập tắt trừ phi ngươi dập tắt những suy nghĩ nuôi dưỡng chúng, người hoàn toàn có sức mạnh để thắp lên những suy nghĩ mới… Sống lại lần nữa là điều hoàn toàn khả thi! Thấy mọi thứ mới mẻ như ngươi từng thấy - đó là cách khởi động lại cuộc sống.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 7.2 Bạn đã có một vài tuần tồi tệ? Bạn đã chệch hướng ra khỏi các nguyên tắc và niềm tin mà bạn đã nắm giữ? Điều đó hoàn toàn ổn. Điều đó luôn xảy ra với tất cả chúng ta. Thật ra, nó có thể đã xảy ra với Marcus – đó có thể là lý do tại sao ông lại viết nhanh ghi chú này cho chính mình. Có lẽ ông đã đương đầu với một cận thần cứng đầu hoặc có những khó khăn nhất định với người con trai đầy vấn đề của mình. Có lẽ trong những hoàn cảnh này, ông đã đánh mất khí chất của mình, trở nên chán nản, hoặc dừng việc kiểm điểm bản thân. Ai mà không thế chứ? Nhưng một sự nhắc nhở ở đây là cho dù chuyện gì xảy ra, cho dù bạn đã thất vọng như thế nào về những cư xử của mình trong quá khứ, những nguyên tắc đó, bản thân chúng không thay đổi. Bạn có thể trở lại và ôm lấy những nguyên tắc đó bất kỳ lúc nào. Những gì xảy ra ngày hôm qua - những gì xảy ra năm phút trước - đó là quá khứ. Bạn có thể điều chỉnh và khởi động lại bất kể lúc nào bạn muốn. Vậy tại sao không làm điều đó ngay bây giờ? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 31 Ngày 21 tháng 1 NGHI THỨC BUỔI SÁNG “Mỗi buổi sáng hãy hỏi bản thân những câu hỏi này đầu tiên: • Ta còn thiếu điều gì để giải phóng bản thân khỏi những thú vui? • Điều gì cho ta sự thanh bình? • Ta là ai? Chỉ là một thân xác đơn thuần, một người nắm giữ bất động sản, hay là danh tiếng này? Không có cái nào cả trong số đó cả. • Vậy ta là gì? Một sinh vật lý trí. • Điều này đòi hỏi ta phải làm gì? Suy ngẫm về những hành động của mình. • Làm thế nào mà ta đã vuột mất sự thanh bình? • Những hành động nào ta đã làm là không thân thiện, không mang tính cộng đồng và không chu đáo? • Ta đã không thực hiện được điều gì trong số những điều này?” - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.6.34–35 Rất nhiều người thành công đều có một nghi thức vào buổi sáng. Với một số người, đó là thiền. Một số khác là tập thể dục. Với nhiều người, đó là viết lách – chỉ một vài trang, để họ ghi vào đó những suy nghĩ, sợ hãi, hay hy vọng của họ. Quan trọng là phải dành thời gian để quan sát và suy xét bên trong mình. Sử dụng khoảng thời gian đó là những gì các nhà Khắc kỷ ủng hộ hơn tất thảy mọi thứ. Chúng ta không biết chính xác Marcus Aurelius viết tập Meditations - Suy tưởng vào buổi sáng hay buổi tối, nhưng chúng ta biết ông đã dành một khoảng thời gian yên lặng một mình – và ông viết cho bản thân mình, chứ không cho ai khác. Nếu bạn tìm kiếm nơi để bắt đầu nghi thức của mình, bạn có thể làm nó đơn giản hơn so với những ví dụ của Marcus hay danh sách việc phải làm của Epictetus. Mọi ngày, bắt đầu từ hôm nay, hỏi bản thân những câu hỏi cứng rắn tương tự. Để triết học và sự chăm chỉ hướng bạn đến những câu trả lời tốt hơn, một lần vào buổi sáng, cứ thế đến suốt đời. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 32 Ngày 22 tháng 1 ĐÁNH GIÁ LẠI MỘT NGÀY “Ta sẽ liên tục quan sát bản thân và tốt nhất là sẽ đánh giá lại mỗi ngày trôi qua của mình. Chúng ta trở nên xấu xa vì điều này đây - không một ai nhìn lại cuộc sống của chính mình. Ta chỉ để trong mắt những điều ta định sẽ làm. Mà thực ra những dự định cho tương lai của ta đều bắt nguồn từ quá khứ” - SENECA, MORAL LETTERS, 83.2 Trong lá thư gửi người anh trai Novatus, Seneca miêu tả một bài tập bổ ích ông mượn được từ một triết gia lỗi lạc khác. Vào cuối mỗi ngày ông sẽ tự vấn bản thân một loạt những câu hỏi: Thói quen xấu nào ta đã kiềm chế được trong hôm nay? Ta đã trở nên tốt hơn như thế nào? Hành động của ta đã chính đáng chưa? Bằng cách nào ta có thể cải thiện? Khi bắt đầu hay kết thúc một ngày, những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ ngồi xuống với cuốn nhật ký và đánh giá: anh đã nghĩ gì, anh đã làm gì, anh có thể cải thiện điều gì. Vì lý do này mà cuốn Meditations - Suy tưởng của Marcus Aurelius có thể được coi là một cuốn sách khó hiểu - nó dành cho sự nhìn thấu mang tính cá nhân thay vì lợi ích cộng đồng. Viết xuống những bài thực hành Khắc kỷ đã và đang là hình thức tập luyện chủ nghĩa này, cũng giống như việc lặp lại lời nguyện cầu hay bài thánh ca. Giữ cuốn nhật kí của riêng bạn, bằng việc lưu trên máy tính hay viết ra trong cuốn sổ nhỏ. Dành thời gian để cẩn thận nhớ lại những sự kiện của ngày hôm trước. Đừng do dự khi thực hiện các thực hành. Để tâm những điều xây dựng hạnh phúc của bạn và cả những điều lấy đi của bạn hạnh phúc. Viết xuống những điều bạn muốn thực hiện và cả những trích dẫn bạn yêu thích. Bằng việc cố gắng ghi lại những suy nghĩ này, bạn sẽ ít có khả năng lãng quên chúng. Thêm một điều nữa, bạn sẽ có một bản đối chiếu để theo dõi quá trình thực hành của mình. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 33 Ngày 23 tháng 1 SỰ THẬT VỀ TIỀN BẠC “Hãy nhìn vào những kẻ vô cùng giàu có xem - những dịp mà họ trông giống như kẻ bần hàn mới nhiều làm sao! Khi họ du lịch, họ phải hạn chế số hành lý, và khi vội vàng quá, họ sẵn sàng bỏ lại đoàn tùy tùng của mình. Và cả những kẻ trong quân đội kia, số tài sản mà họ có thể nắm giữ mới ít làm sao…” - SENECA, ON CONSOLATION TO HELVIA, 12. 1.b–2 Tác giả F. Scott Fitzgerald, người thường tôn vinh cuộc sống của những kẻ giàu có và nổi tiếng trong các tác phẩm như The Great Gatsby - Gatsby Vĩ đại, bắt đầu câu chuyện ngắn của mình với những lời kinh điển: “Để tôi kể bạn nghe về những người giàu. Họ rất khác bạn và tôi”. Vài năm sau khi câu chuyện được xuất bản, bạn của ông, Ernest Hemingway, đã chọc Fitzgerald bằng việc viết rằng: “Đúng vậy, họ là những kẻ có nhiều tiền hơn.” Đây là điều Seneca đang nhắc nhở chúng ta. Là người nằm trong số những người giàu nhất ở Rome, ông hiểu ngay rằng tiền chỉ thay đổi đời ta ở phần rìa mà thôi. Nó chẳng thể giải quyết những vấn đề mà những người thiếu nó nghĩ rằng nó có thể thay đổi. Sự thật là, không có sự sở hữu về vật chất nào làm được điều này. Những thứ bên ngoài không thể giải quyết những vấn đề xuất phát từ bên trong. Ta liên tục quên đi điều này - và nó mang đến cho ta quá nhiều sự hỗn độn và đau đớn. Giống như Hemingway về sau viết về Fitzgerald: “Ông ấy tưởng rằng [những kẻ giàu có] là chủng tộc quyến rũ, và khi ông phát hiện ra họ không hề như vậy, sự thật ấy khiến ông sụp đổ cũng như những điều khác đã làm ông sụp đổ vậy.” Điều tương tự cũng sẽ đúng với chúng ta. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 34 Ngày 24 tháng 1 THÔI THÚC TÌM ĐẾN NHỮNG KIẾN THỨC SÂU SẮC “Từ Rusticus… Ta đã học được cách để đọc cẩn thận và không dễ dàng hài lòng với những hiểu biết sơ bộ về tổng thể, và không đồng ý quá vội vàng với những ai có quá nhiều thứ để nói về điều gì đó”. - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 1.7.3 Cuốn Meditations - Suy tưởng của Marcus Aurelius bắt đầu với danh sách những người ông tỏ lòng biết ơn. Ông cảm ơn từng người một - những người có tác động mạnh mẽ trong cuộc đời ông. Một trong số đó là Quintus Junius Rusticus, người thầy đã giúp học trò của mình xây dựng tình yêu với sự thông suốt và hiểu biết sâu sắc - sự khát khao học hỏi không chỉ dừng lại ở bề nổi kiến thức. Cũng từ Rusticus mà Marcus biết đến Epictetus. Sự thật là, Rusticus cho Marcus mượn bản sao chép cá nhân của ông về những bài giảng của Epictetus. Marcus rõ ràng đã không hài lòng với việc chỉ biết được ý chính của những bài giảng này và đơn giản là ông đã không chấp nhận nó khi được thầy mình giới thiệu. Paul Johnson từng đùa rằng Edmund Wilson đọc sách “như thể ông đang đối mặt với một bản án lớn trong đời”. Đó là cách Marcus đọc tác phẩm của Epictetus. Khi những bài học đến ngưỡng nhất định, ông hấp thu chúng. Chúng trở thành một phần trong DNA của ông. Ông đã nhắc lại chúng trong suốt cuộc đời mình, khi đang tìm kiếm sự thông suốt và sức mạnh trong ngôn từ, và trong những điều xa xỉ cùng năng lực vô tận mà ông rồi sẽ sở hữu. Đây mới đích xác là kiểu đọc và học sâu ta cần phải bồi đắp, và nó cũng là lý do vì sao bạn chỉ nên đọc một trang mỗi ngày thay vì đọc cả chương trong một lần. Vì nhờ thế bạn mới có thể dành thời gian đọc một cách chăm chú và sâu sắc. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 35 Ngày 25 tháng 1 PHẦN THƯỞNG DUY NHẤT “Thứ còn lại đáng trân trọng là gì? Ta nghĩ - đó là giới hạn việc hành động hoặc không hành động vào những điều thật sự cần thiết...trong việc chuẩn bị cho tương lai. Đó là những gì mà việc học tập và giảng dạy đang hướng đến - Đó là điều đáng được trân trọng. Nếu giữ vững được nó ngươi sẽ không cần phải cố gắng ở những điều khác nữa… Ngược lại ngươi sẽ không bao giờ có được tự do, độc lập hay thoát ra được những thú vui thấp hèn và điều tất yếu là trong ngươi đầy những đố kỵ, ghen ghét, mưu mô và ngờ vực… Nhưng bằng cách tôn trọng chính tâm trí của ngươi và đánh giá cao nó, ngươi sẽ làm hài lòng chính mình và hòa hợp hơn với đồng loại, và đồng điệu hơn với các vị thần, ca ngợi và thuận theo những thứ mà tự nhiên sắp đặt cho mình”. - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.16.2b–4a Warren Buffett, với khối tài sản 65 tỷ đô, vẫn sống trong 1 căn nhà mà ông ấy mua năm 1958 với giá 35.000 đô. John Urschel, nhân viên phụ trách của Baltimore Ravens, kiếm được hàng triệu đô nhưng chỉ tiêu xài 25.000 đô 1 năm. Ngôi sao của San Antonio Spurs, Kawhi Leonard đi trên chiếc Chevy Tahoe 1997 mà ông có khi còn là một thiếu niên, ngay cả khi ông đang có một hợp đồng trị giá 94 triệu USD. Tại sao? Không phải vì những người này nghèo, mà bởi vì những gì thực sự quan trọng với họ rất rẻ. Không phải tự nhiên mà cả Buffett, Leonard hay Urschel đều làm như vậy. Phong cách sống của họ là kết quả của việc biết ưu tiên những gì thật sự quan trọng. Họ chỉ nuôi dưỡng những nhu cầu cá nhân trong mức thu nhập của mình, kết quả là, cho dù với bất cứ mức thu nhập nào họ cũng đều có thể tự do theo đuổi những thứ mình quan tâm. Nó cứ thế mà xảy ra với sự giàu có vượt qua bất kỳ mong đợi nào. Và điều này sẽ giúp họ biết điều gì khiến họ hạnh phúc nhất, đồng nghĩa với việc họ sẽ tận hưởng cuộc sống của mình, cho dù thị trường có khủng hoảng, hay sự nghiệp của họ tạm thời đi xuống. Chúng ta càng mong muốn nhiều thứ thì chúng ta càng phải làm nhiều thứ để kiếm được hoặc đạt được những thành tựu đó. Khi chúng ta càng ít thực sự tận hưởng cuộc sống thì chúng ta càng ít tự do hơn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 36 Ngày 26 tháng 1 SỨC MẠNH CỦA THẦN CHÚ “Loại bỏ những tạp niệm trong đầu ngươi bằng cách liên tục nói với bản thân mình rằng. Ta có sức mạnh trong tâm hồn mình để thoát khỏi mọi quỷ dữ, ham muốn hay bất điều rắc rối nào; nhờ đó, ta có thể thấy bản chất thật của sự vật, và có cách xử lý đúng cho mọi vấn đề. Hãy luôn luôn ghi nhớ nguồn sức mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng đó." - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 8.29 Bất kỳ ai tham gia 1 lớp học yoga hay tiếp xúc với đạo Phật, đạo Ấn, đều chắc chắn có nghe, hay biết câu thần chú là gì. Trong ngôn ngữ cổ đại nó có nghĩa là "cách nói linh thiêng”, một từ hay cụm từ, một suy nghĩ hay thậm chí một âm thanh – với mục đích cung cấp một sự soi sáng hay một chỉ dẫn tâm linh. Câu thần chú có thể đặc biệt hữu ích trong quá trình thiền định bởi nó cho phép ta cách ly với mọi thứ xung quanh khi đang cố gắng tập trung. Điều này phù hợp, nên Marcus Aurelius gợi ý về "Câu thần chú Khắc kỷ". Một lời nhắc nhở hay một cụm từ được sử dụng khi chúng ta cảm nhận được những ấn tượng sai lầm, những điều gây phân tâm hoặc áp lực trong cuộc sống thường ngày. Câu thần chú về cơ bản nói rằng “Trong tôi có sức mạnh để ngăn ngừa điều đó, tôi có thể nhìn ra sự thật của mọi vấn đề”. Từ ngữ có thể được thay đổi tùy theo ý bạn, nhưng hãy luôn nắm giữ một câu thần chú và sử dụng để tìm kiếm sự thông thái mà bạn mong ước. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 37 Ngày 27 tháng 1 BA LĨNH VỰC CỦA SỰ HUẤN LUYỆN "Có ba khía cạnh mà người khôn ngoan và có đạo đức phải trải qua huấn luyện. Khía cạnh đầu tiên liên quan đến những mong muốn và sự phản đối — người đó không bao giờ không đạt được được mục tiêu cũng như không rơi vào những cái bẫy ngăn người đó đạt mục tiêu của mình. Khía cạnh thứ hai liên quan đến những thôi thúc để hành động và không hành động — nghĩa rộng hơn là nghĩa vụ — một người phải hành động vì những lý do chính đáng một cách chủ động thay vì hời hợt. Khía cạnh thứ ba liên quan đến việc giải thoát khỏi sự lừa dối, sự điềm tĩnh và tất cả những phán xét mà tâm trí ta đưa ra. Trong số các khía cạnh này, điều quan trọng và cần thiết nhất là điều đầu tiên liên quan đến những mong muốn, vì những cảm xúc mạnh mẽ nảy sinh chỉ khi chúng ta hoặc đang trong trạng thái mong muốn hoặc đang ghét bỏ điều gì đó.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.2.1–3a Hôm nay, bạn hãy tập trung vào ba lĩnh vực huấn luyện mà Epictetus đã đặt ra cho chúng ta. Đầu tiên, bạn cần phải xem xét những gì bạn nên mong muốn và những gì bạn nên phản đối. Tại sao? Để bạn biết muốn những gì tốt và tránh xa những gì xấu. Nếu chỉ lắng nghe cơ thể là không đủ bởi vì những điều khiến bạn hấp dẫn thường sẽ khiến bạn lạc lối. Tiếp theo, bạn phải kiểm tra những thôi thúc của mình để hành động, động lực của bạn. Có phải bạn đang làm vì lý do đúng đắn? Hay bạn chỉ làm thôi mà không ngừng lại để suy nghĩ? Hay bạn làm bởi bạn tin mình luôn phải làm một điều gì đó. Cuối cùng, sự phán đoán của bạn. Khả năng để bạn có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng và đúng đắn, khi bạn sử dụng món quà tuyệt vời từ thiên nhiên: lý trí. Đây là ba lĩnh vực riêng biệt, nhưng trong thực tế, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Phán đoán của bạn ảnh hưởng đến những gì bạn mong muốn, những ham muốn của bạn ảnh hưởng đến cách bạn hành động, do đó phán đoán của bạn quyết định cách bạn hành động. Nhưng bạn không thể mong đợi nó tự xảy ra. Bạn phải tập trung suy nghĩ và năng lượng vào từng lĩnh vực đó trong cuộc sống. Nếu bạn làm được, bạn sẽ tìm thấy sự thanh khiết và thành công thực sự. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 38 Ngày 28 tháng 1 QUAN SÁT NGƯỜI KHÔN NGOAN "Để ý kĩ nguyên tắc chủ đạo của mọi người, đặc biệt là người khôn ngoan, họ tránh xa và tìm tòi điều gì." - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 4.38 Seneca đã nói, "Nếu không có thước, ngươi không thể biến cong thành thẳng." Đấy là vai trò của người khôn ngoan trong cuộc sống chúng ta - làm hình mẫu và truyền cảm hứng để gợi ý tưởng và kiểm nghiệm các giả định của chúng ta. Người đó là ai còn tùy vào bạn. Có thể đó là bố mẹ bạn. Có thể đó là một triết gia hoặc một nhà văn hay một nhà tư tưởng. Bạn cũng có thể tự hỏi “Liệu Chúa sẽ làm gì [trong tình huống này]?” Chọn lấy một người, xem họ làm gì (và họ không làm điều gì), rồi cố gắng hết mình để hành động tương tự. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 39 Ngày 29 tháng 1 GIỮ MỌI VIỆC ĐƠN GIẢN “Trong từng khoảnh khắc hãy giữ vững tinh thần mạnh mẽ như người La Mã đang sẵn sàng làm nhiệm vụ, hãy thực hiện với phẩm giá, lòng cảm kích, tự do và công lý cùng thái độ nghiêm túc và giản dị - cho phép bản thân phá vỡ mọi sự săm soi từ người khác. Ngươi có thể làm được điều này nếu ngươi tiếp cận nó như thể đấy là nhiệm vụ cuối cùng, từ bỏ mọi xao lãng, lật đổ cảm xúc bằng lý trí, mọi kịch tính, phù du, và lời phàn nàn của ngươi về sự công bằng. Ngươi có thể thấy chỉ với việc kiểm soát một số ít điều trong cuộc sống cũng có thể giúp ngươi sống một cuộc ddowid phong phú và tận tụy - nếu ngươi tiếp tục theo dõi những điều này, Chúa sẽ không yêu cầu gì thêm." - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 2.5 Mỗi ngày chúng ta lo nghĩ quá nhiều chuyện. Tôi nên mặc gì? Họ thích tôi chứ? Tôi ăn đủ ngon không? Điều gì sẽ xảy đến trong đời? Tôi đi làm sếp có vui không? Hôm nay, bạn hãy tập trung vào những gì ở trước mắt. Bạn sẽ theo châm ngôn mà huấn luyện viên của đội bóng New England Patriots-Bill Belichick đã dạy các cầu thủ của ông: "Làm việc của anh đi." Như người La Mã, như một người lính giỏi, giống như một thợ thủ công lành nghề. Bạn không cần phải lạc lối trong bạt ngàn phiền nhiễu hoặc xen vào chuyện của người ta. Marcus nói hãy làm mọi việc như thể đó nhiệm vụ cuối cùng, bởi điều đó thực sự có thể xảy ra. Kể cả không phải thế, phá hỏng mọi thứ trước mặt bạn cũng chẳng giúp được gì cả. Hãy tìm kiếm sự rõ ràng, đơn giản trong công việc bạn làm ngay hôm nay. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 40 Ngày 30 tháng 1 BẠN KHÔNG CẦN GIỎI TẤT CẢ MỌI THỨ "Nếu ngươi muốn tiến bộ, hãy bằng lòng thể hiện rằng mình không biết hay còn dốt đặc về những vấn đề ngoài kia - đừng cố tỏ ra hiểu biết. Và nếu có ai cho rằng ngươi là người quan trọng, hãy nghi ngờ bản thân." - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 13a Một trong những điều mạnh mẽ nhất ta có thể làm với tư cách là một cá thể trong thế giới siêu kết nối với truyền thông đăng tin 24/7 này đó là nói: "Tôi không biết." hoặc khiêu khích hơn nữa: "Tôi không quan tâm." Hầu như xã hội lấy đó làm điều răn dạy rằng một người phải biết tất tần tật từng sự kiện đơn lẻ, xem tất cả các tập của chương trình truyền hình được tung hô, theo dõi tin tức một cách chu đáo và trình bày với người khác như một người thông thái và hiểu về thế giới này. Nhưng ai chứng minh được điều đó cần thiết? Cảnh sát có bắt bạn phải làm hế không? Hay là bạn chỉ sợ rằng bạn trông như một kẻ ngốc chẳng biết gì cả khi tham dự một buổi tiệc? Vâng, bạn nợ đất nước mình và gia đình mình việc cái gì cũng phải biết một tí về các sự kiện có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ, nhưng cũng chỉ có vậy mà thôi. Bạn sẽ có thêm bao nhiêu thời gian, năng lượng và trí tuệ thuần túy nếu bạn cắt giảm đáng kể mức sử dụng truyền thông của mình? Bạn sẽ cảm thấy mình sống cho hiện tại và thư thả biết bao nếu bạn không còn hào hứng và phẫn nộ trước mỗi vụ bê bối, mấy chuyện giật gân, và những cuộc khủng hoảng tiềm ẩn (phần lớn chúng đều không xảy ra)? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 41 Ngày 31 tháng 1 TRIẾT HỌC LÀ LIỀU THUỐC CHO TÂM HỒN “Đừng đối đáp với triết học như một người thực hành, mà là bệnh nhân đang tìm thuốc chữa cho đôi mắt đang đau, tương tự việc tìm băng gạc hoặc thuốc mỡ cho vết bỏng. Với góc nhìn này, ngươi sẽ thuận theo lý trí, thay vì đem nó ra trưng bày, và có thể yên lòng nghỉ ngơi để nó chăm sóc mình.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 5.9 Càng bận rộn, học tập, ghi chép và công tác nhiều hơn, thì bạn cũng xa rời mọi thứ càng nhiều. Chúng ta bắt cùng một nhịp. Ta kiếm tiền, sáng tạo, được kích thích và luôn bận rộn. Dường như mọi thứ đang đi đúng hướng. Nhưng ta cũng dần rời xa triết học. Cuối cùng, sự lơ là này sẽ góp phần gây ra vấn đề - sự căng thẳng tích tụ, tâm hồn ta sẽ trở nên u uất, ta sẽ quên mất điều gì mới là quan trọng - hậu quả là tổn thương xuất hiện. Khi điều đó xảy ra, điều quan trọng là ta phải nhấn phanh - gạt mọi quán tính sang một bên ngay lúc này. Trở lại với chế độ luyện tập ta biết rằng nó bắt nguồn từ sự thông suốt, phán đoán tốt, nguyên tắc đúng đắn và sức khỏe tốt. Chủ nghĩa Khắc kỷ được dựng nên để làm liều thuốc cho tâm hồn. Nó cứu chữa những thương tổn của thời đại mới. Nó tiếp cho bạn sức sống, cái bạn cần để thăng hoa trong đời. Hôm nay, hãy đến phòng khám của triết học và để triết học giúp ta chữa lành những tổn thương. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 42 THÁNG HAI THÚ VUI VÀ CẢM XÚC KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 43 Ngày 1 tháng 2 DÀNH CHO NGƯỜI NÓNG TÍNH “Hãy luôn giữ suy nghĩ trong tầm kiểm soát khi ngươi cảm thấy một cơn thịnh nộ đang kéo tới - trông sẽ không được nam tính cho lắm khi giận dữ như vậy. Thay vào đó, sự nhẹ nhàng và lễ độ thì nhân văn hơn, nó sẽ giúp cho ngươi nam tính hơn. Một người đàn ông thực sự sẽ không để sự tức giận và bất mãn xâm chiếm, anh ta sẽ có đầy đủ sức mạnh, lòng can đảm và sự bền bỉ - không giống như việc nổi điên và phàn nàn về mọi thứ. Một người đàn ông tâm trí càng bình thản bao nhiêu thì anh ta càng mạnh mẽ bấy nhiêu.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 11.18.5b Tại sao các vận động viên hay nói những thứ rác rưởi với nhau? Tại sao họ lại cố tình xúc phạm nhau và nói những thứ khó chịu với đối thủ của họ trong lúc trọng tài không để ý? Để kích động đối phương. Đánh lạc hướng và chọc giận đối thủ là cách đơn giản nhất để loại họ khỏi cuộc chơi. Hãy cố gắng nhớ rằng khi bạn thấy bản thân trở nên điên loạn thì việc nổi giận không hề gây được ấn tượng hay sự cứng cỏi đâu - đó là một sai lầm. Đó là điểm yếu của bạn. Tùy thuộc vào việc bạn làm, có khi nó còn là một cái bẫy mà người ta dụ bạn giẫm lên. Người hâm mộ và kể cả đối thủ đã gọi tay đấm Joe Louis là “Ring robot” (Tay đấm trên vũ đài - ND) bởi vì anh hoàn toàn không có cảm xúc - anh ấy lạnh lùng, và thái độ điềm tĩnh của anh ấy đáng sợ hơn nhiều so với cái nhìn đáng sợ hay bất cứ cảm xúc bộc phát nào. Sức mạnh nằm ở khả năng duy trì việc giữ mình. Đó là một người không bao giờ trở nên điên loạn, không thể bị kinh động, bởi vì họ đang kiểm soát khát vọng của họ - chứ không phải là để khát vọng kiểm soát. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 44 Ngày 2 tháng 2 HÃY CHO TÂM TRÍ BẠN MỘT CÁI KHUNG THÍCH HỢP “Hãy đóng khung suy nghĩ của ngươi như thế này: Ngươi là một người già cả, ngươi không muốn bản thân mình bị nô lệ bởi điều này một chút nào nữa, không muốn bị điều khiển như con rối bởi bất kỳ tác động nào, và ngươi sẽ ngừng phàn nàn về số phận hiện tại hay sợ hãi về tương lai.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 2.2 Bạn nổi điên mỗi khi có ai đó tới và tỏ vẻ bề trên. Đừng có nói với tôi về cách ăn mặc, cách suy nghĩ, cách làm việc, cách sống của tôi. Đó là bởi vì chúng ta độc lập, tự chủ. Hoặc ít ra thì đó là những điều bạn tự nhủ lòng mình vậy. Tuy nhiên, nếu có ai nói điều gì mà bạn không đồng ý, có điều gì đó bên trong bạn mách bảo rằng bạn phải tranh luận với họ. Nếu có một đĩa bánh trước mặt, bạn phải ăn nó. Nếu ai đó làm điều mà bạn không thích, bạn phải nổi điên với chuyện đó. Khi điều gì xấu xảy ra, bạn phải buồn bã, chán nản hoặc lo lắng. Nhưng nếu một điều tốt xảy ra ngay sau đó, đột nhiên bạn lại vui mừng, phấn khích và muốn nhiều hơn nữa. Bạn sẽ không bao giờ để ai điều khiển bạn như một con rối giống như cách bạn để cảm xúc điều khiển bạn. Vậy thì đã đến lúc bạn bắt đầu nhìn nhận mọi việc theo cách - bạn không phải là một con rối để bị điều khiển làm cái này hay cái kia chỉ bởi vì bạn cảm thấy muốn như vậy. Bạn nên là người kiểm soát điều đó, không phải là bị chi phối bởi cảm xúc, bởi vì bạn là người độc lập, tự chủ. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 45 Ngày 3 tháng 2 NGUỒN GỐC CỦA NỖI LO LẮNG “Khi ta thấy một người lo lắng, ta tự hỏi bản thân mình rằng, họ muốn gì đây? Vì nếu một người không muốn một thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát, tại sao họ lại bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng?” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.13.1 Một người cha hay lo âu, luôn lo lắng cho đứa con của ông ta - Ông ấy đang muốn điều gì? Ông ta muốn một thế giới an toàn. Một du khách đang phát điên - cô ấy đang muốn điều gì? Cô ta muốn thời tiết ổn định và giao thông thuận lợi để cô ấy có thể kịp chuyến bay. Một nhà đầu tư lo lắng? Rằng thị trường sẽ đảo chiều và các khoản đầu tư bắt đầu có lãi. Tất cả các kịch bản này có cùng một điểm chung. Như Epictetus nói, đó là vì bạn luôn muốn một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cảm thấy bị kích thích, trở nên phấn khích, hồi hộp dồn dập, đau đớn, và những khoảnh khắc lo lắng rất vô ích và điều này cho thấy chúng ta vô dụng và lệ thuộc như thế nào. Bạn nhìn chăm chú vào đồng hồ, vào tấm vé, nhìn sang làn thanh toán kế tiếp, nhìn lên bầu trời – dường như chúng ta đều thuộc về một giáo phái tin rằng những vị thần của vận mệnh sẽ chỉ cho chúng ta những gì chúng ta muốn nếu chúng ta hy sinh sự bình an trong tâm trí của mình. Hôm nay, khi bạn thấy mình đang lo lắng, hãy hỏi bản thân rằng: Tại sao trong tôi lại có một nút thắt? Tôi đang kiểm soát bản thân mình hay là sự lo lắng đang kiểm soát tôi? Và quan trọng nhất là: Sự lo lắng này có làm cho bản thân tôi tốt hơn hay không? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 46 Ngày 4 tháng 2 ĐỂ TRỞ NÊN BẤT KHẢ CHIẾN BẠI “Vậy ai là người bất khả chiến bại? Chính là người không hề buồn phiền bởi bất cứ điều gì ngoài những sự lựa chọn hợp lý của mình.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 1.18.21 Bạn đã bao giờ xem một chuyên gia dày dạn xử lý đám truyền thông chưa? Không có câu hỏi nào là quá khó khăn, không có giọng điệu nào là quá chua cay hay xúc phạm. Họ đỡ từng đòn đánh bằng sự hài hước, đĩnh đạc và kiên nhẫn. Ngay cả khi bị đâm chọc hoặc khiêu khích, họ chọn không nao núng hay phản ứng. Họ có thể làm điều này không chỉ vì sự luyện tập và kinh nghiệm, mà bởi vì họ hiểu rằng phản ứng theo cảm xúc sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Các phương tiện truyền thông luôn chờ đợi họ sai sót hoặc trở nên kích động, vì vậy để điều hướng thành công các sự kiện báo chí, họ đã nội tâm hóa tầm quan trọng của việc giữ bản thân luôn bình tĩnh. Không thể biết chắc liệu hôm nay bạn có phải đối mặt với một đám phóng viên đang tấn công bạn bằng những câu hỏi vô cảm hay không. Nhưng khi bất cứ điều gì căng thẳng, thất vọng hay quá tải xảy ra với bạn thì hãy hình dung ra hình ảnh đó và sử dụng nó như là mô hình của bạn để đối phó với chúng. Sự lựa chọn hợp lý của bạn - sự tiên đoán của bạn, như cách Chủ nghĩa Khắc kỷ gọi, nó là một loại khả năng bất khả chiến bại mà bạn có thể tôi luyện. Bạn có thể nhún vai trước các cuộc tấn công thù địch hay vượt qua áp lực và các vấn đề. Và, giống như hình tượng của mình, khi hoàn thành, bạn có thể chỉ vào đám đông và nói: “Người tiếp theo!”. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 47 Ngày 5 tháng 2 BÌNH ỔN SỰ KÍCH ĐỘNG “Đừng để bản thân bị rối trí, mà hãy giao sự kích động cho công lý và bảo vệ sự phán xét rõ ràng trong mỗi lần xuất hiện" - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 4.22 Hãy nghĩ về kẻ điên rồ trong cuộc sống của bạn. Không phải những người không may bị mắc chứng rối loạn, mà là những người có cuộc sống và lựa chọn bị rối loạn. Mọi thứ đều hoặc là cao quá mức hoặc là thấp thậm tệ; hoặc là tuyệt vời hoặc là khủng khiếp. Những người đó không thấy mệt mỏi sao? Bạn có ước gì họ có một bộ lọc mà thông qua đó họ có thể kiểm tra sự tốt xấu của những điều kích động không? Có một bộ lọc như vậy. Đó là: Công bằng, Lý trí, Triết học. Nếu có một thông điệp trọng tâm về Chủ nghĩa Khắc kỷ , thì đó là: Tất cả các loại kích động sẽ đến và công việc của bạn là kiểm soát chúng, như cách khiến một con chó vâng lời. Nói một cách đơn giản hơn: Hãy suy nghĩ trước khi hành động. Hãy tự hỏi: Ai đang kiểm soát ở đây? Những nguyên tắc nào đang dẫn dắt tôi? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 48 Ngày 6 tháng 2 ĐỪNG TÌM KIẾM SỰ XUNG ĐỘT "Ta không đồng ý với những người lao đầu vào giữa trận lụt và những người chấp nhận một cuộc sống hỗn loạn, hàng ngày phải vật lộn với hoàn cảnh khó khăn bằng một tinh thần thép. Người khôn ngoan sẽ chịu đựng điều đó, nhưng sẽ không chọn nó; họ chọn hòa bình, thay vì chiến tranh." - SENECA, MORAL LETTERS, 28.7 Câu trích dẫn của Theodore Roosevelt trong bài phát biểu “Man in the Arena” (Người đàn ông trong đấu trường - ND) đã trở thành câu sáo rỗng (cliché) khi dùng lời ca ngợi “[Công lao thuộc về người đàn ông thực sự ở trong đấu trường,] khuôn mặt hoen ố vì bụi, mồ hôi và máu; người phấn đấu anh dũng …” để so sánh với các nhà phê bình chỉ đứng bên lề. Roosevelt đã có bài phát biểu đó ngay sau khi rời nhiệm sở ở đỉnh cao của sự nổi tiếng. Trong một vài năm, ông ta đã chạy đua với "học trò" (protégé) cũ của mình trong nỗ lực quay trở lại Nhà Trắng, nhưng thất bại nặng nề và suýt bị ám sát trong quá trình này. Ông cũng suýt chết khi khám phá một con sông ở Amazon, giết hàng ngàn động vật ở châu Phi, và sau đó cầu xin Woodrow Wilson cho phép ông nhập ngũ trong Thế chiến I mặc dù đã 59 tuổi. Ông làm rất nhiều thứ có vẻ hơi khó hiểu khi nhìn lại. Theodore Roosevelt là một người đàn ông thực sự tuyệt vời. Nhưng ông cũng bị điều khiển bởi áp lực, chứng nghiện công việc và hoạt động, thứ dường như không có hồi kết. Nhiều người trong chúng ta cũng chia sẻ chuyện phiền não này, việc đang bị điều khiển bởi thứ gì đó mà chúng ta không thể kiểm soát. Chúng ta sợ sự bình yên, vì vậy chúng ta tìm kiếm xung đột và hành động để làm xao lãng nó. Chúng ta chọn tham gia chiến tranh, theo nghĩa đen trong một số trường hợp, trong khi trên thực tế, hòa bình mới là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp hơn. Đúng là người đàn ông trong đấu trường đáng được ngưỡng mộ. Cũng như người lính, chính trị gia, nữ doanh nhân hay tất cả các nghề nghiệp khác. Nhưng, và đây là một cái "nhưng" lớn, chúng ta đáng được ngưỡng mộ chỉ khi chúng ta tham gia vào đấu trường vì những lý do chính đáng. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 49 Ngày 7 tháng 2 SỢ HÃI LÀ LỜI TIÊN TRI TỰ ỨNG NGHIỆM “Nhiều người bị tổn hại bởi nỗi sợ hãi, ngươi càng sợ hãi điều gì thì điều đó sẽ trở thành hiện thực.” - SENECA, OEDIPUS, 992 “Chỉ những kẻ hoang tưởng mới có thể sống sót” - Một câu nói nổi tiếng của Andy Grove, cựu CEO của Intel. Có thể điều đó chính xác phần nào. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng người hoang tưởng thường tự hủy hoại mình nhanh hơn một cách lạ kỳ so với bất cứ kẻ thù nào. Seneca, với sự tiếp xúc và hiểu biết sâu sắc giới thượng lưu quyền lực nhất ở Rome hiểu rõ điều này hơn hết. Nero, một học trò mà Seneca dù đã cố gắng kiềm chế các hành vi quá giới hạn, cuối cùng cũng giết không chỉ mẹ và vợ mình mà còn giương mũi giáo vào chính Seneca, thầy của mình. Sự kết hợp giữa sức mạnh, nỗi sợ hãi và hưng cảm (trái ngược với trầm cảm – ND) là một điều rất nguy hiểm. Một lãnh đạo tin rằng mình có thể bị phản bội sẽ hành động trước và phản bội người khác trước. Nỗi sợ không được người khác nể phục sẽ khiến ông ta làm việc cật lực để trở thành tấm gương sáng trong mắt người khác. Tuy nhiên, nó sẽ có tác dụng ngược lại. Sợ rằng việc quản lý nhân viên không tốt, ông ta sẽ chú trọng tiểu tiết và trở thành nguồn gốc của sự quản lý sai lầm. Và còn nhiều thứ khác nữa, càng sợ hãi, càng lo lắng, ta càng trở nên mù quáng. Lần tới, khi bạn lo lắng rằng kết quả sẽ không tốt, hãy nhớ rằng nếu không kiểm soát sự bồn chồn, nếu mất tự chủ, bạn có thể chính là nguồn gốc của thảm họa mà bạn sợ hãi. Những người thông minh hơn bạn, mạnh mẽ hơn bạn, thành công hơn bạn cũng đã từng sai lầm. Chúng ta cũng có thể phạm sai lầm như vậy. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 50 Ngày 8 tháng 2 ĐIỀU ĐÓ CÓ LÀM BẠN THẤY NHẸ NHÕM HƠN KHÔNG? “Ngươi khóc rằng mình đang phải chịu quá nhiều đau khổ! Rồi sao? Ngươi có cảm thấy nhẹ nhõm hơn không, nếu ngươi chịu đựng nó một cách không tự chủ?” - SENECA, MORAL LETTERS, 78.17 Nếu có ai đó buồn bã đang ở gần bạn; họ khóc, họ la hét, họ đập vỡ đồ đạc; họ bị chỉ trích hoặc bị đối xử tàn nhẫn, hãy xem họ sẽ sững sờ đến mức nào với câu nói này: “Tôi hy vọng điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn”. Hiển nhiên là họ sẽ không cảm thấy tốt hơn. Chúng ta có thể hiểu được tại sao họ lại hành động như vậy, cũng như khi bong bóng cảm xúc của ta đã lên đến đỉnh điểm. Và sau đó, chúng ta thường cảm thấy ngượng ngùng và xấu hổ khi được yêu cầu giải thích hành động vừa rồi. Rất đáng để áp dụng những tiêu chuẩn trên cho bản thân bạn. Lần tới, khi bạn thấy mình đang trong cơn hoảng loạn, hoặc đang rên rỉ với những triệu chứng của bệnh cúm, hoặc khóc lóc hối hận, chỉ cần hỏi: Điều này có thực sự làm tôi cảm thấy tốt hơn? Có thực sự làm giảm bất kỳ triệu chứng nào mà tôi muốn nó biến mất không? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 51 Ngày 9 tháng 2 BẠN KHÔNG CẦN PHẢI CÓ Ý KIẾN “Chúng ta có quyền không có ý kiến về một thứ gì đó và không để nó làm đảo lộn tâm trạng của mình. Bởi lẽ, những thứ đó không có sức mạnh tự nhiên để định hình các phán đoán của chúng ta.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.52 Đây là một bài tập thú vị: nghĩ về những điều khó chịu mà bạn không biết, về những thứ mà mọi người có thể đã nói sau lưng bạn, những sai lầm đã mắc phải mà bạn chưa từng ý thức, những thứ bạn đánh rơi hoặc làm mất mà chưa hề nhận ra. Phản ứng của bạn là gì? Không có, bởi vì bạn không hề biết về nó. Nói cách khác, không nhất thiết phải suy nghĩ về một điều tiêu cực. Hãy tích trữ năng lượng thay vì sử dụng nó một cách bừa bãi. Đặc biệt khi suy nghĩ đó có khả năng khiến ta trở nên đau khổ hơn. Thực hành sự vô niệm - hành động như thể bạn không biết nó đã từng xảy ra hoặc chưa bao giờ nghe nói trước đây. Hãy để nó trở nên không liên quan hoặc không tồn tại với bạn. Có như vậy thì những thứ tiêu cực mới ít ảnh hưởng đến ta. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 52 Ngày 10 tháng 2 GIẬN DỮ LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG XẤU “Không thứ gì đáng ngạc nhiên hơn sự giận dữ, không có gì khuất phục được sức mạnh của chính nó. Nếu nó chiến thắng, không gì kiêu ngạo hơn, nếu nó bị đẩy lui, không còn gì điên rồ hơn. Bởi vì cho dù có bị đánh bại nó cũng sẽ không lùi bước, khi vận mệnh lấy đi nguồn cơn giận dữ, nó quay lại gặm nhấm chính mình.” - SENECA, ON ANGER, 3.1.5 Chủ nghĩa Khắc kỷ đã nhắc đi nhắc lại về việc giận dữ sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì. Thường thì nó chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chúng ta giận dữ, rồi người khác giận dữ, rồi mọi người đều giận dữ, và cuối cùng mọi chuyện chẳng đi tới đâu. Nhiều người thành công sẽ cố gắng nói với bạn rằng sự giận dữ là một nguồn năng lượng to lớn cho cuộc sống của họ. Cái khao khát “chứng minh bọn chúng đều sai” hoặc “chửi thẳng mặt bọn chúng” từng thúc đẩy nhiều người trở thành triệu phú. Cái nỗi nhục khi bị gọi là đồ mập hoặc đồ ngu ngốc đôi khi khiến họ tỉnh thức tu luyện để có một cơ thể đẹp hoặc trở thành một triết gia thông thái. Sự tức giận khi bị từ chối đã thúc đẩy nhiều người tự vạch ra con đường cho mình. Tuy nhiên, những câu chuyện trên về sự giận dữ thực quá thiển cận. Bởi lẽ, nó che giấu tác dụng phụ của cơn giận: sự tiêu hao tinh lực cho cơ thể. Nó không nói đến hậu quả khi sự bực tức lên đến đỉnh điểm - khi chúng ta phải gân cổ lên cãi cho bằng được (đó là: chúng ta lãnh đủ chính cơn giận của mình). Martin Luther King Jr. đã từng cảnh báo các nhà lãnh đạo dân quyền của mình vào năm 1967: “Sự thù ghét là một gánh nặng quá lớn”. Mặc dù, họ có mọi lý do để ăn miếng trả miếng. Giận dữ và hầu hết các cảm xúc cực đoan khác chính là gánh nặng. Chúng là nguồn năng lượng độc hại. Quá rõ ràng, thế giới này có thừa nguồn năng lượng đó, nhưng đi cùng với nó, là cái hệ lụy không thể đo đếm được. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 53 Ngày 11 tháng 2 ANH HÙNG HAY BẠO CHÚA NERO? “Linh hồn của chúng ta đôi khi là một vị vua, và đôi khi là một tên bạo chúa. Một vị vua, thường gắn liền với từ ‘đáng tôn kính’, chăm sóc tốt cho cơ thể của mình, và không cho nó một căn cứ hay mệnh lệnh ô uế nào. Nhưng một linh hồn không được kiểm soát, chứa đầy ham muốn, mê muội quá mức đã biến từ một vị vua thành thứ đáng sợ nhất và đáng kinh tởm - một kẻ bạo chúa.” - SENECA, MORAL LETTERS, 114.24 Có ý kiến cho rằng quyền lực tuyệt đối là đồi bại. Thoạt nhìn thì đó là sự thật. Học trò của Seneca - Nero với những tội ác và những vụ thảm sát của hắn cùng đồng phạm là một ví dụ hoàn hảo. Một hoàng đế khác, Domitian, đã tự ý trục xuất tất cả các nhà triết học khỏi Rome (Epictetus bị buộc phải chạy trốn như 1 điều tất yếu). Rất nhiều trong số các hoàng đế La Mã thời đó là những tên bạo chúa. Tuy nhiên, không nhiều năm sau, Epictetus đã trở thành bạn thân của một hoàng đế khác, Hadrian, người sẽ giúp Marcus Aurelius lên ngôi, một trong những minh chứng chân thực nhất của một vị vua triết học khôn ngoan. Vì vậy, chưa thể rõ ràng rằng quyền lực luôn đi kèm với đồi bại. Trên thực tế, có vẻ như nó liên quan mật thiết, theo nhiều cách, với sức mạnh bên trong và sự tự nhận thức của cá nhân, những gì họ coi trọng, những niềm khao khát họ đang kiềm chế, liệu sự hiểu biết của họ về sự công bằng và công lý có thể chống lại những cám dỗ của sự giàu có vô hạn và sự tôn kính. Điều này cũng đúng với bạn. Trên cả phương diện cá nhân lẫn chuyên môn. Bạo chúa hay nhà vua? Anh hùng hay Nero? Bạn sẽ là ai? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 54 Ngày 12 tháng 2 BẢO VỆ SỰ BÌNH YÊN TRONG TÂM TRÍ BẠN “Hãy giữ sự bảo vệ liên tục đối với nhận thức của ngươi, vì điều mà ngươi đang bảo vệ không hề nhỏ nhặt, đó là sự tôn trọng, đáng tin cậy và kiên định của ngươi, sự bình yên trong tâm trí, sự giải thoát khỏi những đau đớn và sợ hãi, nói thẳng ra là sự tự do của ngươi. Vì điều gì mà ngươi sẽ bán đi những thứ này?” - SENECA, MORAL LETTERS, 114.24 Công việc thất thường làm bạn căng thẳng, một mối quan hệ gây tranh cãi hay cuộc sống dưới ánh đèn sân khấu. Chủ nghĩa Khắc kỷ có thể làm cho những tình huống này trở nên dễ dàng chịu đựng hơn, vì nó giúp chúng ta kiểm soát và suy nghĩ thông qua các phản ứng cảm xúc của mình. Nó có thể giúp bạn quản lý và giảm thiểu các yếu tố kích thích mà dường như bạn liên tục gặp phải. Nhưng ở đây có một câu hỏi: Tại sao bạn phải chịu đựng điều này? Đây có thực sự là môi trường dành cho bạn? Bị khiêu khích bởi những email khó chịu và một cuộc diễu hành bất tận của các vấn đề tại nơi làm việc? Tuyến thượng thận của chúng ta chỉ có thể xử lý rất nhiều việc trước khi chúng trở nên kiệt sức. Bạn có nên bảo vệ chúng trước những tình huống sinh tử không? Vì thế, hãy sử dụng Chủ nghĩa Khắc kỷ để đối phó với những khó khăn này. Nhưng đừng quên tự hỏi: Đây có thực sự là cuộc sống tôi muốn không? Mỗi khi bạn u sầu, một phần nhỏ sự sống đang rời cơ thể bạn. Đây có thực sự là những thứ mà bạn muốn dành cho nguồn tài nguyên sống vô giá đó không? Đừng sợ việc phải thay đổi - kể cả đó là sự thay đổi lớn đi nữa. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 55 Ngày 13 tháng 2 THÚ VUI CÓ THỂ TRỞ THÀNH SỰ TRỪNG PHẠT “Bất cứ khi nào ngươi có ấn tượng về một thú vui nào đó, như với bất kỳ ấn tượng nào khác, hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nó cuốn mình đi, hãy để nó chờ đợi hành động của ngươi, hãy cho bản thân một khoảng lặng. Sau đó, hãy nhớ đến hai thời điểm, thời điểm đầu tiên khi ngươi đã tận hưởng thú vui và lúc sau đó khi ngươi hối hận và ghét bỏ chính mình. Rồi so sánh nó với những niềm vui và sự hài lòng mà ngươi cảm nhận được khi bỏ qua nó hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu có một thời gian thích hợp để hành động, thì đừng bị sự thoải mái, dễ chịu và quyến rũ cuốn mình đi. Càng chống lại tất cả những điều này bao nhiêu, ý thức chinh phục nó sẽ mạnh mẽ hơn bấy nhiêu.” - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 34 Tự kiểm soát bản thân là một điều khó khăn, điều đó không cần bàn cãi. Đó là lý do tại sao một mẹo phổ biến từ chế độ ăn kiêng có thể hữu ích. Một số chế độ ăn kiêng cho phép một ngày “ăn gian” (cheat day) - một ngày mỗi tuần, trong đó những người ăn kiêng có thể ăn bất cứ thứ gì và mọi thứ họ muốn. Thật vậy, họ được khuyến khích viết một danh sách trong tuần về tất cả các loại thực phẩm họ thèm để họ có thể thưởng thức tất cả chúng cùng một lúc (cách nghĩ ở đây là nếu bạn ăn uống lành mạnh suốt sáu ngày trong tổng số bảy ngày, thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn có tiến bộ). Lúc đầu, điều này nghe có vẻ như là một giấc mơ, nhưng bất cứ ai đã thực sự làm điều này đều biết sự thật rằng: sau mỗi ngày gian lận ăn no nê thỏa thích sẽ là cảm giác chán ghét bản thân. Chẳng mấy chốc, bạn đã sẵn sàng từ bỏ hẳn việc gian lận. Bởi vì bạn không cần đến nó, và bạn chắc chắn là không muốn nó. Nó chẳng khác nào việc một phụ huynh bắt quả tang được con mình đang hút thuốc lá và ép nó phải hút cả gói. Việc tạo mối liên hệ giữa cám dỗ và tác động thực tế là điều rất quan trọng. Một khi bạn hiểu rằng sự nuông chiều thực sự có thể tồi tệ hơn việc chống lại cám dỗ, cám dỗ sẽ dần mất đi sự hấp dẫn của nó. Theo cách này, tự kiểm soát trở thành niềm vui thực sự, và sự cám dỗ trở thành sự hối tiếc. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 56 Ngày 14 tháng 2 HÃY SUY NGHĨ TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG “Chỉ có một cách để trở nên khôn ngoan, đó là định vị sự chú ý vào trí tuệ của bản thân – thứ dẫn đường cho mọi việc khác.” - HERACLITUS, QUOTED IN DIOGENES LAERTIUS, LIVES OF THE EMINENT PHILOSOPHERS, 9.1 Có lẽ bạn đã từng tự vấn bản thân rằng: Tại sao mình lại làm chuyện đó?. Chúng ta đều như vậy. Sao mình lại ngu như vậy? Mình đã nghĩ cái quái gì không biết? Vấn đề ở đây là do bạn đã không nghĩ kĩ. Cái lý do cho hành động của bạn và cả trí tuệ mà bạn cần, nó vẫn luôn ở trong đầu của bạn. Phải đảm bảo rằng bạn đã trông cậy và tận dụng phần trí tuệ đó. Phải đảm bảo rằng chính tâm trí của bạn phải chịu trách nhiệm cho những quyết định này, chứ không phải là cảm xúc, cũng không phải là phản xạ, càng không phải là do hormones trong người bạn tăng vọt. Tóm lại, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào trí tuệ, và để cho trí tuệ làm việc của nó. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 57 Ngày 15 tháng 2 CHỈ LÀ ÁC MỘNG THÔI “Thức dậy, thả lỏng cơ thể và dọn dẹp mọi suy nghĩ, ngươi nhận ra giấc mơ tồi tệ vừa rồi đã làm mình rối loạn. Những thứ đáng sợ ngoài kia, cũng chẳng khác cơn ác mộng là mấy.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATION, 6.3 Raymond Chandler đã mô tả lại hầu hết chúng ta ở đây khi ông viết trong một lá thư cho nhà xuất bản của mình rằng “tôi không bao giờ nhìn lại quá khứ, mặc dù tôi đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn khi cố gắng nhìn về tương lai.” Thomas Jefferson đã từng nói đùa trong một lá thư gửi John Adams, đó là “Hầu hết những thứ tồi tệ khiến chúng ta đau khổ là những thứ chưa từng xảy ra”. Seneca thì có một câu thể hiện đỉnh cao của tinh thần Khắc kỷ: “Chẳng có gì khẳng định rằng thứ mà ta sợ hãi sẽ chắc chắn xảy ra hơn cái sự thật là hầu hết những điều ta khiếp đảm đều không có thực.” Người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ tin rằng những điều làm ta thất vọng không có thật mà chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Giống như những giấc mơ, chúng sống động và thực tế vào thời điểm đó. Nhưng lại vô lý một khi chúng ta đã tỉnh giấc. Trong giấc mơ, chúng ta không quan tâm đến logic của sự việc. Chúng ta luôn để cho não bộ tiếp diễn các hình ảnh ảo diệu đó. Tương tự, khi chúng ta lên cơn giận, khi ta sợ hãi, hoặc khi ta phản ứng thái quá, đó là lúc ta để bản thân mình cuốn theo cảm xúc. Nghĩ rằng bản thân đang đau khổ cũng giống như tiếp tục giấc mơ tồi tệ đêm qua vậy. Thứ kích động bản thân ta là ảo, nhưng phản ứng của chúng ta là thật. Cứ tiếp tục như vậy thì giấc mơ sẽ thành hiện thực. Đó là lý do tại sao bạn cần thức dậy ngay bây giờ thay vì nằm đó và tưởng tượng ra những cơn ác mộng. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 58 Ngày 16 tháng 2 ĐỪNG KHIẾN MỌI THỨ KHÓ KHĂN HƠN “Nếu ai đó hỏi làm thế nào để viết tên của ngươi, liệu ngươi có quát lên từng chữ cái? Và nếu họ bực tức, ngươi có đáp trả lại bằng sự giận dữ không? Ngươi không thích đánh vần nhẹ nhàng từng chữ cái cho họ à? Cho nên, nhiệm vụ trong cuộc đời là tổng hợp từng hành động của ngươi. Hãy để ý từng hành động này khi thực hiện trọng trách của mình. . . chỉ cần hoàn thành nó một cách cẩn thận là được.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.26 Hãy xem xét một kịch bản thường gặp sau. Bạn có một đồng nghiệp luôn khiến bạn thất vọng hoặc một ông chủ khó gần. Họ yêu cầu bạn làm việc gì đó và vì bạn không thích việc này, bạn ngay lập tức phản đối. Bạn đưa ra lý do này hoặc lý do khác, hoặc bạn cho rằng yêu cầu của họ thật đáng ghét và thô lỗ. Cho nên bạn nói với họ: “Tôi không làm đâu”. Sau đó, họ trả đũa bằng cách không thực hiện yêu cầu mà bạn đã giao cho họ trước đó. Và thế là cuộc xung đột dần leo thang. Trong khi đó, nếu lùi lại một bước và nhìn nhận sự việc một cách khách quan, bạn có thể nhận ra rằng không phải tất cả những việc họ yêu cầu đều vô lý. Thậm chí, một số việc trong đó khá dễ thực hiện hoặc ít nhất là chấp nhận được. Và nếu bạn đã thực hiện những yêu cầu này, phần còn lại của công việc cũng dễ dàng hơn. Rồi dần dần mọi việc cũng sẽ hoàn thành. Cuộc sống (và công việc của chúng ta) đã đủ khó khăn rồi. Đừng khiến nó khó khăn hơn bằng cách quá mẫn cảm về những vấn đề không quan trọng hoặc dấn thân vào những trận chiến ta không thực sự quan tâm. Hãy thuận theo tự nhiên (kathêkon*), hành động đơn giản, phù hợp trên con đường dẫn đến đức hạnh. *Được dịch từ tiếng Anh-Kathēkon là một khái niệm của Hy Lạp, được tạo ra bởi người sáng lập Chủ nghĩa Khắc kỷ, Zeno xứ Citium. Nó có thể được dịch là "hành vi phù hợp", "hành động phù hợp" hoặc "hành động thuận tiện cho tự nhiên" hoặc "chức năng phù hợp" KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 59 Ngày 17 tháng 2 KẺ THÙ CỦA HẠNH PHÚC “Còn khao khát thứ chúng ta chưa có thì rất khó để ta cảm nhận sự hạnh phúc. Hạnh phúc luôn có sẵn ở đó, luôn tràn trề như được đã nuôi dưỡng tốt, đừng theo đuổi nó nữa.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.24.17 Chúng ta tự nói với bản thân rằng chúng ta sẽ hạnh phúc khi tốt nghiệp. Bạn sẽ hạnh phúc khi được thăng chức, khi chế độ ăn kiêng này đạt hiệu quả, khi bạn có được số tiền mà bố mẹ bạn chưa bao giờ có. Các nhà tâm lý học gọi đây là kiểu hạnh phúc có điều kiện. Giống như hy vọng đi bộ đến đường chân trời, bạn có thể đi hàng dặm mà không bao giờ tới nơi. Thậm chí là quãng đường đi cũng chẳng hề ngắn lại. Háo hức mong đợi một sự kiện nào đó trong tương lai, say mê tưởng tượng điều gì đó mà bạn mong muốn, trông chờ một kịch bản hạnh phúc diễn ra… Sự tự huyễn hoặc đầy khoái cảm này - chúng phá hỏng cơ hội để bạn cảm nhận hạnh phúc thực sự ngay ở thời điểm hiện tại. Hãy xác định nhiều hơn và chính xác hơn những khát khao mãnh liệt đó là gì và một ngày nào đó bạn sẽ nhìn thấu: nó chính là kẻ thù của sự viên mãn. Chọn nó hoặc hạnh phúc của bạn. Như Epictetus nói, hai thứ này không thể đi cùng nhau. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 60 Ngày 18 tháng 2 CHUẨN BỊ CHO CƠN BÃO “Người khỏe mạnh thực thụ là người luôn rèn luyện nghiêm ngặt để chống lại những thiên kiến sai lệch. Hãy luôn vững vàng dù chính mình là người đau khổ, và đừng để những thiên kiến sai lệch cuốn đi! Tranh đấu là điều tuyệt vời, nhiệm vụ thần thánh là có được quyền làm chủ, sự tự do, hạnh phúc và yên bình.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.18.27-28 Epictetus đã dùng một cơn bão để ẩn dụ rằng thiên kiến của chúng ta cũng như thời tiết khắc nghiệt có thể tóm lấy và làm chúng ta quay cuồng. Ta có thể liên tưởng đến lần ta bị kích động hoặc say mê điều gì đấy. Nhưng hãy nghĩ về vai trò của thời tiết trong thời hiện đại. Ngày nay, chúng ta có những nhà dự báo và chuyên gia có thể dự báo khá chính xác những cơn bão. Bạn có thể chống lại chúng khi chú ý đến các cảnh báo và chuẩn bị đầy đủ. Bạn cần có kế hoạch, nếu không học cách dựng những cửa sổ chống bão bạn sẽ phải chịu những tác động từ bên ngoài - và cả bên trong. Chúng ta vẫn luôn chịu sự trừng phạt bởi những cơn lốc có tốc độ gió lên đến 100 dặm/giờ, nhưng chúng ta có lợi thế là có thể chuẩn bị để chống lại chúng theo những cách mới. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 61 Ngày 19 tháng 2 BỮA TIỆC CỦA CUỘC SỐNG “Hãy nhớ kiểm soát bản thân mình trong cuộc sống như cách ngươi làm vậy trong một bữa tiệc. Khi một món ăn nào đó được đưa đến trước ngươi, hãy đưa tay ra và lấy một lượng vừa phải. Món ăn được bưng qua chỗ ngươi? Đừng dừng nó lại. Nó vẫn chưa đến? Đừng để ham muốn về nó bùng lên, mà hãy đợi cho nó được đưa đến trước mặt ngươi. Hành động theo cách này với trẻ em, vợ/chồng, khi hướng tới địa vị, sự giàu có - một ngày nào đó điều này sẽ khiến ngươi xứng đáng có được một bữa tiệc cùng các vị thần.” - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 15 Lần tới, khi nhìn thấy thứ gì đó bạn muốn, hãy nhớ tới Bữa tiệc cuộc sống của Epictetus. Nếu bạn cảm thấy phấn khích, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được nó, cũng như cách bạn đưa tay qua bàn và chộp ấy món ăn bạn thích trên tay một người khác, chỉ cần nhắc nhở bản thân: việc làm đó là thô lỗ và không cần thiết. Sau đó kiên nhẫn chờ đến lượt bạn. Sự ẩn dụ này cũng có cách giải thích khác. Ví dụ, chúng ta có thể phản hồi rằng chúng ta cảm thấy rất may mắn khi được mời tham gia một bữa tiệc tuyệt vời như vậy (lòng biết ơn). Hoặc là chúng ta nên dành thời gian để thưởng thức những món ăn được đưa ra (tận hưởng khoảnh khắc hiện tại) nhưng đừng cố nhét tất cả những đồ ăn thức uống không dành cho ai vào bụng mình, nó không tốt sức khỏe đâu (sau tất cả, tham ăn là một tội lỗi chết người). Vào cuối bữa ăn, sẽ thật thô lỗ nếu không giúp chủ nhà dọn dẹp và làm các món ăn (lòng vị tha). Và cuối cùng, lần tới, sẽ đến lượt chúng ta tổ chức bữa tiệc và đối xử với những người khác như cách chúng ta được đối xử ngày hôm nay (lòng nhân ái). Hãy thưởng thức bữa ăn! KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 62 Ngày 20 tháng 2 SỰ PHÔ TRƯƠNG MẠNH MẼ CỦA HAM MUỐN “Những tên cướp, những kẻ biến thái, những kẻ giết người và những bạo chúa - chúng ở đây để ngươi xem xét những thứ chúng gọi là thú vui!” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.34 Đánh giá người khác chưa bao giờ là tốt, nhưng đáng để bỏ ra một giây xem xét làm thế nào một cuộc sống lại chỉ được dành để tận hưởng những thú vui. Nhà văn Anne Lamott đã đùa trong cuốn Bird by Bird (Những chú chim ở cạnh nhau): “Có bao giờ bạn tự hỏi Chúa nghĩ gì về tiền? Chỉ cần nhìn vào những người mà Ngài đưa tiền cho.” Điều tương tự với những thú vui. Nhìn vào những kẻ độc tài và hậu cung của hắn đầy những kẻ tình nhân mưu mô, xảo quyệt. Nhìn xem bữa tiệc của một ngôi sao trẻ chuyển sang chìm đắm trong ma túy một cách nhanh chóng như thế nào và kéo theo sự nghiệp bị đình trệ. Tự hỏi bản thân: Điều đó có thực sự xứng đáng? Đó có thực sự là niềm vui? Hãy lưu tâm đến điều đó khi bạn khao khát một thứ gì hoặc suy ngẫm về việc nuông chiều một thói xấu “vô hại”. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 63 Ngày 21 tháng 2 ĐỪNG ƯỚC, ĐỪNG MONG “Hãy nhớ rằng không chỉ ham muốn tiền tài và địa vị làm suy yếu và khuất phục chúng ta, mà cả những ham muốn cho sự yên bình, nhàn hạ, du lịch và học hỏi. Bất kể thứ ngoại cảnh đó là gì đi nữa, những giá trị mà chúng ta dành cho nó sẽ khuất phục ta. Nơi ngươi đặt trái tim chính là nơi mà trở ngại sẽ hiện diện.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.4.1–2 Vậy Epictetus có ý muốn nói rằng muốn yên bình, nhàn hạ, du lịch và học hỏi là những điều xấu, phải không? Ơn trời, không phải vậy đâu. Nhưng những ham muốn mãnh liệt này - kể cả bản thân nó không xấu - cũng vẫn ẩn chứa những biến chứng tiềm tàng. Những điều ta ham muốn chính là những điều khiến chúng ta trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Dù cho đó là mong muốn có cơ hội được đi du lịch vòng quanh thế giới, hay là được làm tổng thống trong 5 phút yên bình và kín đáo, thì khi chúng ta dành quá nhiều mong muốn cho một điều gì đó, chúng ta đặt niềm tin vào những hy vọng mong manh, và rồi thất vọng là không thể tránh khỏi. Bởi vì khi có bàn tay của số phận nhúng vào, chúng ta càng dễ dàng đánh mất bản thân. Theo Diogenes, một nhà triết học hoài nghi, từng nói, “Đặc quyền của Chúa, là ông ấy không có bất cứ ham muốn gì, và đặc quyền của những người tiệm cận với thần thánh, là ham muốn rất ít.” Có ít ham muốn khiến một người trở nên bất bại - vì khi đó chẳng có gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn cả. Điều này không chỉ đúng cho những ham muốn mà người ta vốn hay coi thường như giàu có hay danh tiếng - những kiểu cuồng vọng mà ta thường thấy trong các vở kịch và truyện ngụ ngôn kinh điển. Ánh đèn xanh mà Gatsby luôn nỗ lực để đạt được, có thể đại diện cho những thứ tươi đẹp như tình yêu hay một mục đích cao cả nào đó (Trong cuốn Gatsby vĩ đại - ND). Nhưng những thứ tươi đẹp như vậy cũng có thể huỷ hoại hoàn toàn một con người. Khi cân nhắc những mục tiêu mà bạn đang nỗ lực vì chúng, hãy hỏi chính mình: Tôi có đang kiểm soát chúng, hay chúng kiểm soát tôi? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 64 Ngày 22 tháng 2 CÓ NHỮNG ĐIỀU TỐT HƠN LÀ ĐỪNG NÓI RA “Cato luyện tập những bài phát biểu trước công chúng, những bài phát biểu có thể làm lay động đám đông, những bài phát biểu cho rằng những triết lý chính trị phù hợp là cần thiết như việc mọi thành phố lớn cần duy trì trạng thái hiếu chiến. Nhưng ông không bao giờ luyện tập những bài phát biểu này trước mặt người khác và cũng chưa từng có ai được nghe ông tập nói những bài này. Khi biết có người đổ lỗi cho sự im lặng của mình, ông đáp: ‘Họ lẽ ra không nên đổ lỗi cho tôi. Tôi chỉ nói khi tôi chắc chắn rằng những gì tôi sẽ nói không nên được giữ trong lòng.” - PLUTARCH, CATO THE YOUNGER, 4 Làm thì dễ - chỉ cần bắt tay vào làm. Cái khó là ở chỗ dừng lại, tạm ngưng lại để suy nghĩ: Không, tôi không chắc là tôi cần làm chuyện đó lúc này. Tôi không chắc mình đã sẵn sàng. Khi Cato tham gia chính trường, nhiều người kỳ vọng vào những hành động ghê gớm và trực diện từ ông - những bài phát biểu khuấy đảo, những lời lên án hùng hồn, những phân tích tinh tường. Ông nhận thức được rõ những áp lực này - những áp lực luôn đè lên vai mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kì thời đại nào và ông đã chống lại nó. Thoả mãn đám đông (và thoả mãn cái tôi của bản thân chúng ta) thì không có gì khó cả. Nhưng Cato đã chờ đợi, và chuẩn bị. Ông phân tích từng suy nghĩ của mình, để chắc chắn rằng ông không phản ứng một cách cảm tính, vị kỷ, vô tâm hoặc thiếu chín chắn. Khi ông phát ngôn - là khi mà ông tự tin rằng ngôn từ của mình đáng để người đối diện phải lắng nghe. Để làm được điều này, cần phải có sự nhận thức. Chúng ta cần phải ngừng một chút và đánh giá bản thân mình một cách chân thực nhất có thể. Bạn làm được chứ? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 65 Ngày 23 tháng 2 HOÀN CẢNH KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC CỦA CHÚNG TA “Ngươi không nên để hoàn cảnh kích động cơn giận của mình, vì chúng không quan tâm đến cảm xúc của ngươi đâu.” - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 7.38 Phần lớn cuốn sách Meditations- Suy tưởng của Marcus Aurelius là những câu trích dẫn ngắn và những đoạn văn của các cây viết khác. Thực ra là do Marcus không muốn cố tạo ra một tác phẩm nguyên gốc - mà thay vào đó là ông ấy chỉ đang luyện tập, tự nhắc bản thân mình rằng đây kia vẫn còn nhiều bài học quan trọng, và đôi khi những bài học này là những thứ ông ấy đã từng đọc trước đây. Trích dẫn trên khá đặc biệt vì nó có nguồn gốc từ một vở kịch của Euripides, vở kịch này ngoài việc có khá nhiều những trích dẫn lẻ tẻ ra thì nó đã bị thất lạc. Những gì chúng ta biết được về vở kịch này là: Bellerophon - người anh hùng, bắt đầu đặt nghi vấn về sự tồn tại của các vị thần. Nhưng trong một đoạn, anh ấy nói: Tại sao lại phiền lòng về những nguyên nhân và thế lực to lớn hơn chúng ta nhiều lần vậy? Tại sao chúng ta lại buồn lòng về chuyện đó? Cuối cùng thì, những sự kiện ngoại cảnh này đâu có phải là những thứ có lòng thương cảm - chúng không thể hồi đáp lại những tiếng thét và lời than khóc của chúng ta - và những vị thần vô tâm cũng vậy thôi. Đó là những gì Marcus đã cố gắng nhắn nhủ với bản thân: Hoàn cảnh không thể quan tâm đến cảm xúc, đến nỗi lo âu hay sự phấn khích của mình đâu. Hoàn cảnh không quan tâm đến phản ứng của bạn. Hoàn cảnh không phải là con người. Vì vậy đừng có làm như là tức giận hay phấn khích sẽ thay đổi được tình hình. Tình hình cũng không quan tâm đâu. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 66 Ngày 24 tháng 2 NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI THỰC SỰ "Giữ trong suy nghĩ của bản thân rằng sự tổn hại không phải là một ai đó mang nó đến và văng một cú đánh làm tổn hại ngươi, đúng hơn sự tổn hại này đến từ niềm tin của chính ngươi về điều đó. Khi một ai đó xung quanh làm ngươi trở nên giận dữ, hãy nhớ rằng chính ý kiến riêng của ngươi thúc đẩy sự giận dữ. Trong lúc này, phản ứng đầu tiên của ngươi là không để sự tổn hại cuốn mình đi bởi những ấn tượng xấu, ngươi sẽ dễ dàng làm chủ bản thân hơn nếu có thêm khoảng cách và thời gian." - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 20 Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắc nhở chúng ta rằng không có sự kiện đã xảy ra nào là tốt hay xấu cả. Khi một tỷ phú mất 1 triệu đô-la trong cái thị trường đầy biến động này, nó khác với việc tôi và bạn mất 1 triệu đô-la. Việc bạn bị nhận lời chỉ trích từ kẻ thù tồi tệ nhất thì khác biệt nhiều so với việc nhận được những lời nói cay nghiệt của người bạn đời. Nếu một ai đó gửi cho bạn một bức thư mang đầy sự giận dữ trong đó nhưng bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó, liệu sự tổn thương có thực sự xảy ra? Nói cách khác, những tình huống này được đánh giá là “xấu” nếu có sự tham gia và phân tích của bạn. Phản ứng của bạn quyết định liệu sự tổn thương có xảy ra hay không. Nếu bạn cảm thấy bạn đã làm sai và trở nên giận dữ, thì đó chính là cách mà sự tổn thương xuất hiện. Nếu bạn lên tiếng vì bạn cảm thấy bị đối đầu, thì tự nhiên một cuộc đối đầu sẽ xảy ra. Nhưng nếu bạn kiểm soát bản thân mình, bạn sẽ là người quyết định xem nên dán nhãn một thứ gì đó tốt hay xấu. Trong thực tế, nếu cùng một sự kiện xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, bạn cũng có nhiều phản ứng khác nhau. Vậy tại sao chúng ta không chọn cách không dùng những nhãn dán này? Tại sao không chọn cách không phản ứng với nó? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 67 Ngày 25 tháng 2 KHÓI VÀ BỤI TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN THẦN THOẠI "Giữ một danh sách trong đầu về những người phừng phừng cơn giận và phẫn nộ về một điều gì đó, thậm chí đó là những người được biết đến vì sự thành công, bất hạnh, hành động xấu xa hoặc bất kỳ sự phân biệt đặc biệt nào khác. Sau đó hỏi chính bản thân mình, sao lại thành như vậy? Khói và bụi, những thứ còn sót lại của câu chuyện thần thoại đang dần trở thành huyền thoại..." - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 12.27 Trong các tác phẩm của Marcus Aurelius, ông liên tục chỉ ra tại sao các vị hoàng đế xuất hiện trước ông hầu như không được nhớ đến dù chỉ vài năm sau đó. Đối với ông, điều này nhắc nhở rằng dù cho các vị hoàng đế có chinh phục được nhiều đến đâu, dù cho các vị hoàng đế có áp đặt ý chí của mình lên toàn thế giới nhiều đến đâu đi chăng nữa, nó cũng giống như việc xây một lâu đài cát vậy - sẽ sớm bị xóa sạch bởi những cơn gió thời gian. Điều tương tự cũng xảy ra với những người bị đẩy lên cao bởi sự ghét bỏ, tức giận, nỗi ám ảnh hay cầu toàn. Marcus thích chỉ ra rằng Alexander Đại Đế - một trong những người đàn ông chủ động và tham vọng nhất từng sống - đã được chôn cùng khu đất với người đánh xe lừa của mình. Cuối cùng, tất cả chúng ta rồi cũng sẽ trở về với cát bụi và dần trở nên bị lãng quên. Chúng ta nên tận hưởng khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta còn ở trên trái đất này - không biến thành nô lệ cho những cảm xúc khiến chúng ta đau khổ và bất mãn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 68 Ngày 26 tháng 2 GIỮ LẠI CHO RIÊNG MÌNH "Người khác đã làm sai với ta? Hãy để anh ta tự thấy điều đó. Anh ta có khuynh hướng của riêng mình, và những vấn đề riêng của anh ta. Những gì ta có bây giờ là những gì tự nhiên mong muốn, và những gì ta nỗ lực để hoàn thành bây giờ là những gì thân tâm ta mong muốn." - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 5.25 Đôi khi, Abraham Lincoln nổi giận với một cấp dưới, một vị tướng của mình, thậm chí một người bạn. Thay vì trực tiếp chỉ ra lý do từ người đó, Lincoln đã viết một lá thư dài, chỉ rõ tại sao họ sai và những gì Lincoln muốn họ biết. Sau đó Lincoln gấp lá thư lại, đặt nó vào trong ngăn bàn, và không bao giờ gửi nó đi. Rất nhiều lá thư trong số đó may mắn được giữ lại. Lincoln biết, cũng như các cựu hoàng của thành Rome biết, rằng việc phản ứng lại thì rất dễ dàng. Thật hấp dẫn để cho họ biết một phần suy nghĩ của bạn. Nhưng sau đó bạn sẽ thấy hối tiếc. Bạn hầu như luôn mong ước rằng bạn đã không gửi lá thư đó đi. Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn mất kiểm soát. Kết quả là gì? Có lợi ích gì không? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 69 Ngày 27 tháng 2 NUÔI DƯỠNG SỰ TRUNG LẬP KHI NGƯỜI KHÁC NUÔI DƯỠNG ĐAM MÊ "Trong tất thảy mọi điều, một số là tốt, một số là xấu, và những cái còn lại là vô thưởng vô phạt. Cái tốt là những phẩm hạnh và tất cả những gì chia sẻ trong chúng; cái xấu là tật xấu và tất cả những thứ nuông chiều chúng; sự trung lập nằm giữa phẩm hạnh với tật xấu và những điều như sự giàu có, sức khỏe, sự sống, cái chết, niềm vui và cả nỗi đau." - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.19.12b–13 Hãy tưởng tượng sức mạnh kỳ diệu mà bạn có trong cuộc sống và các mối quan hệ khi mà những điều gây rắc rối gây ra cho tất cả mọi người như – họ gầy bao nhiêu ký, họ có bao nhiêu tiền, họ còn sống được bao lâu, họ sẽ chết như thế nào – không còn quan trọng nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu, trong khi người khác thì buồn bã, đố kỵ, kích động, chiếm hữu hoặc tham lam, còn bạn thì khách quan, bình tĩnh và sáng suốt? Bạn có thể hình dung được điều đó không? Tưởng tượng xem, với điều đó, bạn sẽ làm được những gì cho những mối quan hệ của bạn tại nơi làm việc, hoặc cho tình yêu của bạn, hoặc cho những người bạn của bạn. Seneca là một người cực kỳ giàu có, thậm chí nổi tiếng nữa - nhưng ông là một người khắc kỷ. Ông có rất nhiều vật chất, tuy nhiên, như là một người khắc kỷ, ông cũng có thái độ trung lập với vật chất. Ông có thích thú chúng trong một khoảng thời gian, nhưng ông cũng chấp nhận rằng, rồi một ngày nào đó chúng sẽ biến mất. Đó là một thái độ tốt hơn so với tuyệt vọng ham muốn có nhiều hơn hoặc sợ hãi mất mát dù chỉ một xu. Trung lập là điều vững chắc nằm ở giữa. Đừng hiểu lầm đó là sự né tránh hay trốn tránh, mà đó là việc không cho phép những điều đó có sức mạnh hay sự ưu ái nhiều hơn mức phù hợp. Đây không phải là điều dễ dàng thực hiện, chắc chắn rồi, nhưng nếu bạn có thể làm được việc này, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 70 Ngày 28 tháng 2 KHI BẠN MẤT KIỂM SOÁT “Linh hồn giống như một bát nước, và những ấn tượng của chúng ta với thế giới ngoài kia giống như tia sáng xuyên vào nước. Khi nước bị khuấy động, có vẻ như chính ánh sáng cũng di chuyển cùng theo, nhưng thực ra ánh sáng không di chuyển. Vì vậy, khi một người mất bình tĩnh, đó không phải là kỹ năng và phẩm hạnh của họ đang có vấn đề, mà là tinh thần của họ, và khi tinh thần đó bình tĩnh lại, những điều khác cũng sẽ lắng xuống.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.3.20–22 Bạn gây ra một chút rắc rối. Hoặc có thể bạn gây ra rất nhiều rắc rối. Thì sao nào? Điều đó không làm thay đổi triết lý mà bạn biết. Nó không có nghĩa là sự lựa chọn hợp lý của bạn đã bỏ rơi bạn vĩnh viễn. Mà chính bạn mới là người đang tạm thời từ bỏ nó. Hãy nhớ rằng các công cụ và mục tiêu huấn luyện của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của bạn thời điểm này. Hãy dừng lại. Lấy lại bình tĩnh. Nó vẫn đang chờ bạn. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 71 Ngày 29 tháng 2 BẠN KHÔNG THỂ LUÔN CÓ CÁI BẠN MUỐN “Khi những đứa trẻ đút tay vào một cái hũ mứt nhỏ hẹp, chúng không thể bỏ tay ra ngoài và bắt đầu khóc. Hãy bỏ bớt một vài thứ đang nắm chặt trong tay và ngươi sẽ rút được tay ra! Kiềm chế ham muốn của mình - đừng đặt trái tim của ngươi vào rất nhiều thứ rồi ngươi sẽ nhận được những gì ngươi cần.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.9.22 “Chúng ta có thể có tất cả” là một câu thần chú trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Công việc, gia đình, mục đích, thành công, thời gian giải trí - chúng ta muốn tất cả những thứ này, cùng một lúc (ngay bây giờ, để bắt đầu). Ở Hy Lạp, giảng đường (scholeion) là một trung tâm giải trí nơi học sinh chiêm ngưỡng những điều cao cả hơn (điều tốt, điều đúng đắn và đẹp đẽ) với mục đích sống một cuộc sống tốt hơn. Đó là về sự ưu tiên, về việc đặt câu hỏi về các ưu tiên trong thế giới bên ngoài. Ngày hôm nay, chúng ta đã quá bận rộn để có được mọi thứ, giống như những đứa trẻ đưa tay chăm chăm đút vào hũ mứt nhỏ hẹp, đó là quá nhiều. “Đừng đặt trái tim ngươi vào quá nhiều thứ”. Epictetus nói. Tập trung. Ưu tiên. Tập cho tâm trí bạn phải biết đặt ra câu hỏi: “Mình có cần thứ này không? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không có được nó? Mình có thể làm mà không có nó không?” Những câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn thoải mái, giúp bạn loại bỏ những thứ không cần thiết làm bạn bận rộn - thậm chí là quá bận rộn để có cuộc sống cân bằng hoặc hạnh phúc. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 72 THÁNG BA NHẬN THỨC KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 73 Ngày 1 tháng 3 NƠI TRIẾT HỌC BẮT ĐẦU “Một điều quan trọng để bắt đầu tìm hiểu về triết học đó là: sự nhận thức rõ ràng về nguyên tắc hành động của bản thân.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 1.26.15 Triết học thật đáng sợ. Chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu về triết học như thế nào? Đọc sách? Nghe giảng? Hay tiết chế sự hưởng thụ vật chất của bản thân? Những cách trên đều không phải. Epictetus cho rằng một người trở thành triết gia khi họ bắt đầu đi tìm lẽ sống của mình, khi họ trở nên ngờ vực về những cảm xúc, niềm tin hay ngôn ngữ mà người khác xem là điều hiển nhiên. Người ta cho rằng một con vật có sự tự nhận thức khi nó có thể hoàn toàn nhận ra chính nó trong gương. Có lẽ hành trình với triết học bắt đầu khi chúng ta nhận thức được khả năng đào sâu phân tích tâm trí của chính mình. Bạn có thể bắt đầu từ ngày hôm nay chứ? Khi làm thế, bạn sẽ thấy rằng từ đó bạn mới thực sự sống, mới thực sự tận hưởng cuộc đời. Như cách nói của Socrates, khi đó bạn sẽ sống một cuộc đời có ý nghĩa. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 74 Ngày 2 tháng 3 TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN “Tự lượng sức mình là điều quan trọng hơn cả, bởi vì, con người thường hay ảo tưởng sức mạnh.” - SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 5.2 Nhiều người không muốn đánh giá chính xác trình độ của bản thân. Có lẽ họ sợ việc tự soi xét sẽ làm suy giảm niềm tin về năng lực của chính họ. Theo châm ngôn của Goethe, “đánh giá cao bản thân” là thất bại khủng khiếp của mỗi cá nhân. Nếu bạn không thực sự xem xét điểm yếu của mình, làm sao bạn có thể tự nhận thức được bản thân? Đừng sợ việc tự đánh giá năng lực vì bạn lo lắng phải thú nhận với bản thân điều gì đó. Vế sau của châm ngôn Goethe cũng rất quan trọng. Ông chỉ ra rằng “tự đánh giá thấp bản thân” cũng gây tổn hại không kém so với “đánh giá cao bản thân”. Có phải đôi khi ta cũng ngạc nhiên về khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ta nghĩ mình không thể đối phó? Cái cách mà ta có thể gạt bỏ đi nỗi đau mất mát người ta thương yêu và quan tâm đến người khác dù chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ vô cùng suy sụp nếu có chuyện gì xảy ra với bố mẹ hoặc anh chị em của chúng ta. Hay cái cách mà chúng ta có thể vươn lên trong một tình huống căng thẳng hoặc tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống. Tự đánh giá thấp khả năng của mình cũng nguy hiểm không kém sự ảo tưởng về năng lực bản thân. Hãy trau dồi khả năng đánh giá một cách chính xác và trung thực bản thân. Hãy suy xét chính mình để nhận ra năng lực của bản thân và cách mở khóa tiềm năng đó. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 75 Ngày 3 tháng 3 (KHÔNG) HÒA HỢP “Có những thứ không được đi cùng với nhau. Ngươi phải là một con người thống nhất, hoặc tốt hoặc xấu. Ngươi phải chăm chỉ tập trung vào hoặc là lý trí của mình hoặc là những điều nằm ngoài tầm kiểm soát - Chỉ nên đặc biệt quan tâm đến những gì bên trong chứ không phải những thứ bên ngoài. Hay nói cách khác là: Nếu không đứng cạnh triết gia thì sẽ phải đứng cạnh đám đông tầm thường.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.15.13 Con người rất phức tạp. Chúng ta có nhiều mặt xung đột trong ham muốn, khát khao và nỗi sợ hãi. Thế giới bên ngoài cũng không kém phần rắc rối và mâu thuẫn. Nếu chúng ta không cẩn thận, những ngoại lực mạnh mẽ này sẽ khiến ta chao đảo, và cuối cùng sẽ phân tách chúng ta ra. Dù sao đi nữa, chúng ta không thể sống hai mặt như Jekyll and Hyde* được. Tình trạng ấy không kéo dài mãi được đâu. Chúng ta có một lựa chọn: hoặc là đứng cạnh triết gia và hết sức tập trung vào bản thân, hoặc là cư xử như một thủ lĩnh của đám đông ngu muội, trở thành bất cứ điều gì đám đông cần tại một thời điểm nhất định. Nếu chúng ta không tập trung vào việc tự nhận thức và sự hòa hợp đến từ thế giới bên trong tâm hồn, ta sẽ rất dễ đối mặt với rủi ro không có được sự hòa hợp với thế giới bên ngoài. *Jekyll and Hyde (Nguyên tác:Strange Case of Dr. Jekyll and Mr. Hyde): cụm từ "Jekyll & Hyde" đã được sử dụng để nói về một người có tính cách và đạo đức rất khác nhau trong nhiều trường hợp, mà tiếng Việt thường hay gọi là "đừng trông mặt mà bắt hình dong", "nhìn vậy nhưng không phải vậy". - ND KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 76 Ngày 4 tháng 3 NHẬN THỨC LÀ SỰ TỰ DO “Người sống tự do là người mà sống theo những gì họ muốn, không bị ép buộc, không bị ngăn cản, cũng không bị giới hạn, là những người mà sự lựa chọn của họ không bị cản trở, những người khao khát thành công và là những ai không rơi vào cái bẫy ngăn họ đạt mục tiêu của mình. Liệu có ai muốn sống trong sự gian dối – vấp ngã, mắc sai lầm, vô kỷ luật, luôn phàn nàn, quẩn quanh trong một lối mòn? Chẳng ai muốn vậy cả. Còn đây chính là những người đó, những người không sống theo những gì họ muốn, và vì thế mà những người này không được tự do.” - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.1.1–3a Thật buồn khi cân nhắc đến việc mọi người phải dành bao nhiêu thời gian về những việc “phải” làm trong 1 ngày - không phải là nhiệm vụ cần thiết như công việc hay gia đình, mà là những nghĩa vụ chúng ta chấp nhận làm xuất phát từ sự ngốc nghếch và thiếu hiểu biết.Hãy xem xét các hành động mà chúng ta thực hiện để gây ấn tượng với người khác hoặc thời gian chúng ta sẽ dùng để thúc đẩy sự thôi thúc hoặc mong muốn mà chúng ta thậm chí chưa từng nghi vấn. Trong một trong những bức thư nổi tiếng của mình, Seneca quan sát thấy mức độ thường xuyên của những người quyền lực trở thành nô lệ cho đồng tiền của họ, cho vị trí của họ, cho tình nhân của họ, thậm chí là cho cả những người nô lệ của họ (điều từng là hợp pháp ở Rome). Ông mỉa mai: “Không có chế độ nô lệ nào đáng xấu hổ hơn là một người tự áp đặt chính họ”. Chúng ta thấy chế độ nô lệ này mọi lúc, một người bạn lệ thuộc không thể làm gì ngoài việc dọn dẹp mớ hỗn độn do người bạn tệ hại của mình gây ra, một ông chủ soi từng li từng tí nhân viên của mình và vắt kiệt từng xu. Vô số những vấn đề, sự kiện và các cuộc họp mặt mà chúng ta quá bận rộn để tham gia nhưng dù gì vẫn phải đồng ý một cách miễn cưỡng. Hãy tự xem lại những nghĩa vụ của bạn. Xem có bao nhiêu trong số này là bạn tự áp đặt? Có bao nhiêu trong số chúng là thực sự cần thiết? Bạn có tự do như bạn nghĩ không? KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 77 Ngày 5 tháng 3 CẮT GIẢM CHI PHÍ ĐẮT ĐỎ “Vậy nên, khi bàn đến những gì chúng ta theo đuổi, những gì khiến chúng ta nỗ lực một cách mạnh mẽ để đạt được, thì chúng ta thiếu đi sự cân nhắc này - chẳng có gì hữu ích trong số chúng, hoặc hầu hết đều không hữu ích. Một vài trong số đó là vô dụng, trong khi số khác thì không đáng giá đến như vậy. Nhưng chúng ta không hề nhận ra điều này và xem chúng như là miễn phí, khi chúng khiến ta phải trả giá đắt.” - SENECA, MORAL LETTERS, 42.6 Trong những bức thư của Seneca, đây chắc chắn là 1 bức thư quan trọng nhất và cũng là ít được hiểu rõ nhất. Ông đã đưa ra một quan điểm chưa từng thấy trong một xã hội của những ngôi nhà ngày càng to lớn hơn và sở hữu tài sản nhiều hơn: đó là một chi phí chìm cho tất cả những gì mà chúng ta tích lũy. Và chúng ta nhận ra điều đó càng sớm thì càng tốt. Hãy nhớ rằng: ngay cả những gì bạn nhận được miễn phí cũng có một chi phí dùng để tích trữ nó - trong nhà kho và trong tâm trí của bạn. Khi bạn nhìn lại một lượt những gì bạn sở hữu ngày hôm nay, hãy tự hỏi: Tôi có cần cái này không? Nó có thừa không? Giá trị thật của nó là gì? Cái giá tôi phải trả cho nó là gì? Bạn có thể ngạc nhiên bởi các câu trả lời và cái giá bản thân đang phải trả mà không hề hay biết. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 78 Ngày 6 tháng 3 ĐỪNG KỂ CHUYỆN CỦA MÌNH “Ở nơi công cộng tránh nói chuyện thường xuyên và quá mức về những thành tựu và những mối nguy hiểm của ngươi, cho dù ngươi rất thích kể lại những mối nguy hiểm của mình, nhưng nó không hề dễ chịu với người khác khi phải nghe về những vấn đề của ngươi.” - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 33.14 Nhà triết học hiện đại Nassim Taleb đã cảnh báo về sự “ngụy biện tường thuật” - xu hướng lắp ráp các sự kiện không liên quan đến quá khứ thành các câu chuyện. Những câu chuyện này, mặc dù khiến người kể hài lòng, nhưng lại sai lệch. Chúng dẫn tới một cảm giác gắn kết và chắc chắn không hề có thật Nếu điều đó quá làm bạn phấn khích, hãy nhớ Epictetus đã chỉ ra, có một lý do khác để không kể những câu chuyện quá khứ của bạn. Nó nhàm chán, khó chịu, và là sự tự mãn. Nó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái khi làm chủ cuộc trò chuyện và khiến mọi thứ hướng về bạn, nhưng bạn nghĩ xem những người khác thấy thế nào? Bạn có nghĩ rằng mọi người thực sự thích những diễn biến trong ngày hội bóng đá ở trường cấp ba của bạn không? Đây có thực sự là thời điểm dành cho một câu chuyện phóng đại nào đó về khả năng tình dục của bạn không? Bạn hãy cố gắng hết sức để không tạo ra những quả bong bóng tưởng tượng này, hãy sống với thực tế. Lắng nghe và kết nối với mọi người nhưng đừng trình bày với họ. KeoDau.net – Kiếp Ngu Chấm Hết 79 """