🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Việt Nam 1920 -1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents Mục lục TIỂU SỬ NGÔ VĂN: Mục Lục: LỜI PHÀM BIỆT: THAY LỜI TỰA: PHẦN THỨ NHẤT - NGỌN LỬA ẤP Ủ GIỚI TRÍ THỨC 1920 -1929 CHƯƠNG I CHƯƠNG I (tt): CHƯƠNG II CHƯƠNG II (tt) CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI PHẦN THỨ BA -CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRÊN DIỄN ĐÀN CÔNG KHAI 1933-1939 CHƯƠNG XII CHƯƠNG XIII CHƯƠNG XIV CHƯƠNG XV CHƯƠNG XVI PHẦN THỨ TƯ - DƯỚI ÁCH NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG 1940- 1945 CHƯƠNG XVII CHƯƠNG XVIII https://thuviensach.vn CHƯƠNG XIX CHƯƠNG XX PHẦN THỨ NĂM - CÁCH MẠNG HAY PHẢN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 CHƯƠNG XXI CHƯƠNG XXI (tt): CHƯƠNG XXII RỒI HIỆN BÂY GIỜ ?: NHỮNG MẨU ĐỜI NHỮNG MẨU ĐỜI (2): NHỮNG MẨU ĐỜI (3): NHỮNG MẨU ĐỜI (4): Và những người bạn của tôi https://thuviensach.vn Mục lục TIỂU SỬ NGÔ VĂN: Mục Lục: LỜI PHÀM BIỆT: THAY LỜI TỰA: PHẦN THỨ NHẤT - NGỌN LỬA ẤP Ủ GIỚI TRÍ THỨC 1920 -1929 CHƯƠNG I CHƯƠNG I (tt): CHƯƠNG II CHƯƠNG II (tt) CHƯƠNG III CHƯƠNG IV CHƯƠNG V CHƯƠNG VI CHƯƠNG VII CHƯƠNG VIII CHƯƠNG IX CHƯƠNG X CHƯƠNG XI PHẦN THỨ BA -CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRÊN DIỄN ĐÀN CÔNG KHAI 1933- 1939 CHƯƠNG XII CHƯƠNG XIII CHƯƠNG XIV CHƯƠNG XV CHƯƠNG XVI PHẦN THỨ TƯ - DƯỚI ÁCH NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG 1940-1945 CHƯƠNG XVII CHƯƠNG XVIII CHƯƠNG XIX CHƯƠNG XX PHẦN THỨ NĂM - CÁCH MẠNG HAY PHẢN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 CHƯƠNG XXI CHƯƠNG XXI (tt): CHƯƠNG XXII RỒI HIỆN BÂY GIỜ ?: NHỮNG MẨU ĐỜI NHỮNG MẨU ĐỜI (2): NHỮNG MẨU ĐỜI (3): NHỮNG MẨU ĐỜI (4): Và những người bạn của tôi https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com TIỂU SỬ NGÔ VĂN: Nom de naissance: Ngô Văn Xuyết Naissance: 1913. Indochine Décès: 1er janvier 2005. France Pays de résidence: Viêt Nam, France Profession:ouvrier, écrivain Ngô Văn, né en 1913 près de Saigon et mort à Paris le 1er janvier 2005[1], de son nom complet Ngô Văn Xuyết, était un écrivain communiste vietnamien. (Quatrième Internationale) Militant anticolonialiste et communiste internationaliste, il fut pourchassé par le pouvoir colonial puis par le pouvoir stalinien. Né dans le village de Tan Lo, près de Saigon, Ngô Văn participa, à partir des années 1920, à la lutte anticoloniale dans les rangs du mouvement trotskiste, qui, contrairement aux staliniens dirigés depuis Moscou par Ho chi Minh, accordait plus d'importance au combat de classe qu'au combat nationaliste. Après 1945, les trotskistes vietnamiens, qui avaient acquis une certaine importance, furent massacrés par les staliniens. Ngô Văn a décrit le Viêt Nam de sa jeunesse dans Viêt Nam 1920-1945. Révolution et contre-révolution sous le domination coloniale, et a relaté sa vie militante et mouvementée en Indochine dans Au pays de la cloche fêlée, tribulations d'un Cochinchinois à l'époque coloniale. Il y évoque son enfance, ses activités de militants et sa rencontre avec Nguyễn An Ninh, https://thuviensach.vn comme lui militant anticolonialiste et créateur du journal La Cloche fêlée qui parut de 1923 à 1926 à Saigon, et dont le titre évoquait le poème de Baudelaire sur le mal-être. Réfugié en France en 1948, il devient ouvrier électricien chez Simca à Nanterre, puis connaît diverses tribulations qu'il conte dans Au pays d'Héloïse, avant de travailler comme technicien chez Jeumont-Schneider, tout en écrivant et en militant avec Maximilien Rubel au sein du Groupe Communiste de Conseils et à Informations et correspondances ouvrières, puis à Échanges et mouvement. Ngô Văn est diplômé de l'École des hautes études et est docteur en histoire des religions. NGÔ VĂN 1913-2005 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ngô Văn https://thuviensach.vn Sinh năm: 1913. Tân Lộ, gần Sài Gòn Mất 1 tháng 1 năm 2005, Paris, Pháp Dân tộc: Kinh Nghề nghiệp nhà văn, nhà hoạt động chính trị. Website: http://chatquipeche.free.fr/ Ngô Văn Xuyết 1913-1 tháng 1 năm 2005 hay còn gọi dưới bí danh là Ngô Văn, trước 1948 ông là một trong những nhà Cách Mạng Trotskyist người Việt trong Phong Trào Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam nói riêng và trong phong trào cộng sản tại Đông Dương nói chung. Ngô Văn còn được biết đến là một nhà văn Việt Nam Trotskyist tại Pháp với nhiều tác phẩm về lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam trước 1945( 1). Khi Việt Minh đàn áp phong trào Đệ Tứ, cuối cùng sau năm 1948 thì ông đã lưu vong sang Pháp, ở đây ông tiếp tục viết về cuộc đời mình và phong trào cách mạng mà thời trẻ ông tham gia và hoạt động ( 2),( 3) Trong thời gian ở bên Pháp, Ngô Văn đã trở thành một người xu hướng Mác-xít tuyệt đối tự do (libertarian marxist), thậm chí còn tốt hơn so với những người vô chính phủ cộng sản bình thường và ‘’cổ điển’’ (anarcho communist)... Ông là mộtngười cấp tiến độc lập trong các truyền thống chủ nghĩa cộng sản hội đồng công nhân cách mạng (council-communism), và đồng thời Ngô Văn có những quan hệ thân thiện với nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Maximilien Rubel, Henri Simon,Claude Lefortv.v...( 4) trong nhóm Socialisme ou Barbarie, ICO (Informations correspondance ouvrièrs), Échanges et mouvement, và cũng đã từng hợp tác với những người thuộc nhóm Quốc Tế Tình Huống (Situationist International) như Guy Debord và đặc biệt là Ken Knabb.( 5) https://thuviensach.vn Sinh trưởng và hoạt động cách mạng Ngô Văn Xuyết sinh năm 1913 ở Tân Lộ, một nơi gần Sài Gòn. Năm 14 tuổi ông đã rời làng của mình vào Sài Gòn để làm việc ở một nhà máy sắt thép và vừa đi học. Ở Sài Gòn, ông đã bắt đầu tham gia phong trào công nhân như đình công và biểu tình chống lại thực dân Pháp, các phong trào biểu tình đòi tự do hội họp, thành lập báo chí, giáo dục và tự do đi lại. Các phong trào này thường bị thực dân Pháp đàn áp rất ác liệt và những người lãnh đạo phong trào thường bị đày ra Côn Đảo. Bởi vì tham gia các phong trào trên nên ông đã bị buộc thôi học tại trường. Nhưng do sử dụng tên giả nên Ngô Văn hay lui vào thư viện Sài Gòn, ở đó ông đã bắt đầu tiếp xúc với các sách vở và tài liệu chủ nghĩa Marx. Cũng chính nơi này ông đã bắt đầu gặp gỡ và tham gia vào các nhóm Trotkyist ở Sài Gòn và giao lưu quen biết với các thành viên của đảng cộng sản Đông Dương. Quan điểm Ngô Văn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của phong trào công nhân chứ không phải trên tinh thần dân tộc như Nguyễn ái Quốc. Ở Sài Gòn, các nhóm Trotskyist và Stalinist đã hợp tác với nhau trong ba năm (1933-1936), cả hai phe đã thống nhất với nhau trên một mặt trận là tờ báo pháp lý La Lutte bằng tiếng Pháp, do luật của thực dân Pháp lúc đó là cấm xuất bản các ấn phẩm báo chí bằng tiếng Quốc Ngữ. Sau đó những ứng cử viên phong trào Đệ Tứ ở Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Thành Phố, đây là một trong những thắng lợi lớn lao của phong trào Đệ Tứ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng sau khi chính phủ Pháp ký với lãnh đạo Stalin của Liên Sô vào tháng 5.1935. Thì người Pháp và đảng cộng sản Pháp đã không ủng hộ cho phong trào giải phóng thuộc địa ở Đông Dương nữa. Vào lúc này Nhóm Tháng Mười đang được Hồ Hữu Tường lãnh đạo. Ngô Văn và một số đồng chí khác của mình đã thành lập ‘’Liên đoàn quốc tế cộng sản’’ của Phong Trào Đệ Tứ Quốc Tế. Khi nhiều thành viên https://thuviensach.vn Trotskyist vẫn đang tham gia La Lutte, thì Ngô Văn đã âm thầm tách riêng ra thành lập nhóm mới của mình. Ngô Văn đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi tăng lương ở nhà máy mình làm việc cùng với các công nhân trong xưởng. Theo luật của thực dân Pháp thời bấy giờ thì tụ tập quá 19 người là phạm pháp nên thực dân Pháp đã ra tay đàn áp, nhiều bạn bè của Ngô Văn bị bắt và tra tấn, nhưng lần đó Ngô Văn đã thoát được dù là người phát ngôn chính. Tù nhân và lưu đày Vào năm 24 tuổi, Ngô Văn bị bắt giữ trong kho của một nhà máy, tại nơi này ông đã giấu rất nhiều tài liệu cách mạng từ nước ngoài ở dưới lòng đất và cũng là nơi ông cùng các đồng chí của mình thảo luận kế sách chống thực dân Pháp. Ngô Văn đã bị giam và tra tấn trong Khám Lớn Sài Gòn. Ở đây nhiều thành viên Trotskyist và Stalinist bị giam chung với nhau, hai bên luôn đề phòng nhau. Nhưng để tránh gây sơ hở với kẻ thù chung là thực dân Pháp, ông đã cùng mọi người tham gia tuyệt thực để đòi những quyền lợi cho tù nhân chính trị. Vào năm 1937 nhận chỉ thị từ Moscow, những thành viên thuộc phe Stalinist trong tờ báo La Lutte đã tách ra và công kích những người Trotskyist là thông đồng với phát xít. Ngô Văn và các đồng chí của ông đã nhiều lần bị ngồi tù và tra tấn rồi lại được thả ra. Đã có lần ông bị bắt giam tám tháng chỉ vì một bức thư giới thiệu cuốn sách của Lev Trotsky cho người bạn, và lời hỏi thăm đến lãnh tụ Trotskyist bấy giờ là Tạ Thu Thâu. Ông cũng đã từng bị lưu đày đến Trà Vinh, tại một hòn đảo ở đồng bằng sông Cửu Long. Cuối năm 1940, một cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở các Tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Gần 6.000 người bị bắt, hơn 200 người bị hành quyết công khai, và ngàn người khác bị chết vì bom đạn bởi chính quyền Vichy. Vào trong khoảng thời gian này ông được phát hiện mắc bệnh lao. https://thuviensach.vn Tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật vào Sài Gòn và thiết quân luật ở đây. Các lực lượng phe Đồng Minh đã ném bom Sài Gòn. Miền Bắc Việt Nam bấy giờ bị kiểm soát bởi Việt Minh. Những người Việt Minh chủ trương liên kết với các đảng phái khác và hợp tác với các nước Đồng Minh như là con đường giải phóng dân tộc. Nhưng những người Trotskyist phản đối đường lối này, xem chuyện này như là một điều ảo tưởng, và đã kêu gọi công nhân nổi dậy chống lại sự áp bức của Đế Quốc và mọi thế lực khác. Ngô Văn và các đồng chí của ông đã rất vui mừng và phấn khởi khi hơn 30.000 người công nhân mỏ ở Hòn Gai-Cẩm Phả đã bầu ra thành lập một hội đồng giữa các thợ mỏ để tổ chức chiến dịch xóa mù chữ, tham gia vào phong trào cách mạng. Sau những cuộc càn quét của Việt Minh, ông chạy trốn khỏi Việt Nam và sang Pháp lưu vong năm 1948. Ở Pháp ông viết sách về những gì xảy ra từ thập niên 1920, qua giai đoạn Mặt Trận Bình Dân và Cách Mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Bà Hilary Horrocks ở Edinburgh, Vương Quốc Anh là người đang dịch hồi ký của ông Ngô Văn sang tiếng Anh, cho biết tác phẩm của ông Ngô Văn có giá trị lịch sử lớn và được viết với ngòi bút đầy hình ảnh.( 3) Từ khi rời khỏi Đông Dương năm 1948, nếu hy vọng và niềm tin về sự cần thiết phải lật đổ một trật tự thế giới ti tiện không bao giờ rời khỏi Ngô Văn, thì nó cũng nuôi dưỡng trong Ngô Văn những suy nghĩ mới về chủ nghĩa Bolshevik và về cách mạng. Ngô Văn tìm thấy ở nước Pháp, trong những nhà máy và ở các nơi khác, những người đồng minh, những người Pháp, người thuộc địa, người Tây Ban Nha - những người sống sót khác - mà họ cùng với đảng POUM hay những người vô chính phủ (anarchists), đã từng sống sót qua những kinh nghiệm giống như của Ngô Văn: Đây là dấn thân vào một cuộc tranh đấu trên hai mặt trận, chống chính quyền phản động và chống một đảng kiểu Stalin đang giành chính quyền. https://thuviensach.vn Những cuộc gặp gỡ đó, một cuộc đọc lại Marx được soi sáng với những công trình của Maximilien Rubel, phát giác phong trào hội đồng công nhân cách mạng ở xứ Bavari năm 1919, hay cuộc thủy thủ nổi dậy ở Kronstad tại nước Nga năm 1921, rồi cuộc hồi sinh của hội đồng công nhân trong cuộc bạo động ở nước Hungary năm 1956, đã đưa Ngô Văn đi tìm một viễn cảnh cách mạng mới, đưa ông đi xa khỏi chủ nghĩa Bolsheviks-Leninismens, trotskisme, phát triển trong ông một sự nghi hoặc tuyệt đối với tất cả những cái gì có thể trở thành ‘’bộ máy’’. Các đảng gọi là công nhân (đặc biệt là đảng theo chủ nghĩa Lénine) là những mầm móng của bộ máy nhà nước về sau. Một khi lên cầm quyền, những đảng đó trở thành hạt nhân của giai cấp cầm quyền mới. ‘’Sự tồn tại của nhà nước và sự tồn tại của chế độ nô lệ là không thể tách rời nhau’’ (Karl Marx) ‘’Những kẻ là chủ nhân của hiện tại, tại sao không thể là chủ nhân của quá khứ ?’’ George Orwell đã viết một cách sáng suốt như vậy. Khi lịch sử được kể theo lời lẽ của kẻ chiến thắng, che đậy và nhận chìm mọi cuộc đấu tranh trong quá khứ dưới luận điệu xóa bỏ hết mọi toan tính, sự thật hiện tại thì bị áp đặt như một định mệnh tất yếu. Tương lai của xã hội loài người phải phụ thuộc vào khả năng của nhân loại giành lại cái quá khứ đó từ những bàn tay lạnh lùng của những chủ nhân hiện tại. Nhiều tiếng nói đã bị chìm đi: Phải cố làm cho nó sống lại, tìm lại dấu vết sống động của những cuộc cách mạng nối tiếp nhau qua thời gian - và tìm cách dựng lại nó như một nhân chứng qua đường.( 6) Ông mất vào ngày 1 tháng 1 năm 2005, Ngô Văn được chôn tại nghĩa trang Parisien d'Ivry ( 3) tại Thị Xã Ivry-sur-Seine ở Thủ Đô Paris nước Pháp. Tác phẩm Vụ án Moscow, nhà xuất bản Chống Trào Lưu, Saigon, 1937 (brochure en vietnamien dénonçant les procès de Moscou) https://thuviensach.vn Divination, magie et politique dans la Chine ancienne, PUF, 1976, You Feng, 2002Revolutionaries They Could Not Break, Index Bookcentre,Londres, 1995 Avec Maximilien Rubel, une amitié, une lutte 1954-1996,in les Amis de Maximilien Rubel, L'insomniaque, 1997,épuisé Viêt-nam 1920-1945, révolution et contre-révolution sous la domination coloniale, L'insomniaque, 1996, Nautilus, 2000 Việt Nam 1920-1945, Cách mạng và phản cách mạng thời đô hộ thực dân, Chuông Rè-L'insomniaque, 2000 (version vietnamienne du précédent) Au Pays de la cloche fêlée, tribulations d'un Cochinchinoisà l'époque coloniale, L'insomniaque, 2000. Contes d'autrefois du Viêt-nam/Chuyện đời xưa xứ Việt, avec Hélène Fleury, édition bilingue, You-Feng, 2001 Cuentos populares de Vietnam, traduit du précédent par Magali Sirera, Octaedro, Barcelone, 2004 Memoria Escueta, de Cochinchina a Vietnam, traduction de Mercè Artigas de Au Pays de la cloche fêlée, Octaedro, Barcelone, 2004 Utopie antique et guerre des paysans en Chine, Le Chat qui Pêche, 2004 Le Joueur de flûte et Hô chi Minh, Viêt-nam 1945-2005, Paris Méditerranée, 2005 Au Pays d'HéloIse, L'insomniaque, 2005 Tại xứ Chuông Rè, 2000 CHÚ THÍCH: https://thuviensach.vn 1.- ‘’Ngo Van Xuyet, réfugié en France depuis 1948, est décédé le 1er janvier 2005, à Paris, à l'age de 91 ans. Cet ancien trotskiste, exemple d'un type d'ouvriers militants qu'on ne connait plus guère aujourd'hui, était né en 1913, dans le village de Tan Lo, près de Saigon.’’. 2.- ‘’Hommes & migrations 2005 p36 ‘’Ngo Van, Au pays de la Cloche fêlée. Tribulations d'un Cochinchinois à l'époque coloniale, Paris 2000. Militant trotskyste, il échappe à la répression Viet Minh et se réfugie en France en 1948.’’. 3.- ‘’Người Việt Nam và cộng sản Đệ Tứ’’. BBC 4.- ‘’Ngô Van avec Maximilien Rubel - 1954-1996 une amitié, une lutte’’ (PDF). 5.- ‘’Ngo Van - IN THE CROSSFIRE - Adventures of a Vietnamese Revolutionary’’. 6.- [n.pdf ‘’Tại Xứ Chuông rè PDF’’] (PDF). https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com Mục Lục: LỜI PHÀM BIỆT MỘT VÀI PHIÊU LỊCH SỬ THAY LỜI TỰA PHẦN THỨ NHẤT NGỌN LỬA ẤP Ủ GIỚI TRÍ THỨC 1920-1929 I.- Ngũ Long tại Paris Phan Chu Trinh, Phan Văn Tường, Nguyễn ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền. II.- Sài Gòn 1924-1926: Lớp trí thức trẻ thức tỉnh, Nguyễn An Ninh và báo La Cloche Fêlée (Chuông Rè) Alexander Varenne, phe xã hội, Toàn Quyền Đông Dương, Phan Chu Trinh: Đạo đức và luân lý Đông Tây. Vụ án Phan Bội Châu, tháng 11 năm 1925. Mùa xuân Sài Gòn, tháng 3-4 năm 1926. Vụ án Nguyễn An Ninh lần thứ nhất. III.- Đợt sinh viên du học mới và những bước đầu tìm đường cách mạng 1925-1929 - Nguyễn Thế Truyền, người sáng lập Đảng An Nam Độc Lập. Trần Văn Thạch và tờ Báo của sinh viên An Nam (Journal des Etudiants annamites). - Tạ Thu Thâu và tờ Phục Sinh (La Résurrection). Nhóm cộng sản An Nam, Lao động. Vụ Café Turqueti. https://thuviensach.vn - ‘’Xứ An Nam không phải là một bộ phận của nước Pháp’’. IV.- Phong trào quốc gia bí mật ở trong nước thời kỳ này: Tân Việt Cách Mạng Đảng (1925-1929). Hội kín Nguyễn An Ninh (1928-1929), Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927-1930). Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925-1930). V.- Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, mầm mống quốc gia chủ nghĩa của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nguyễn ái Quốc, người sáng lập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Con đường Quảng Châu. Đám cháy dữ dội ở Trung Quốc. Quốc Dân Đảng và giai cấp công nhân Trung Hoa sau cuộc Cách Mạng Cộng Hòa 1911. Tấn bi kịch Trung Hoa. Những rắc rối nhỏ trong tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. VI.- Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội Tan Vỡ. Vụ án ở đường Barbier (Lý Trần Quán) Sài Gòn. Quốc tế cộng sản trở ngược đường lối và quá trình vô sản hóa của Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội-Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời. PHẦN THỨ HAI NHỮNG VỤ BÙNG NỔ 1930-1933 VII.- Cuộc bạo động Yên Bái, tháng 2 năm 1930. Cuộc biểu tình trước Điện Elysée ngày 22 tháng 5 năm 1930. VIII.- Đông Dương Cộng Sản tả phái đối lập chống chủ nghĩa Stalin xuất hiện ở Pháp. Thử nghiệm đề xuất lý luận chính trị. IX.- Phong trào nông dân 1930-1931. Ở Bắc Kỳ. Ở Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ. Phong trào Sô Viết nông dân Nghệ Tĩnh. Sự phân liệt trong nội bộ đảng cộng sản Đông Dương. https://thuviensach.vn X.- Phái Tả Đối Lập Đông Dương ở Sài Gòn. Phái Tả Đối Lập ở Pháp, nhóm người Đông Dương trong Liên Minh Cộng Sản (Tả Đối Lập). XI.- Khủng hoảng kinh tế và đàn áp chính trị ở Nam Kỳ năm 1932- 1933. Ba vụ án cộng sản năm 1933 ở Sài Gòn. PHẦN THỨ BA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRÊN DIỄN ĐÀN CÔNG KHAI 1933- 1939 XII.- Mặt trận thống nhất Tranh Đấu (La Lutte) 1933-1935. Mặt trận thống nhất đầu tiên ‘’Tranh Đấu’’ (La Lutte), tháng 4 năm 1933. Tháng 8 năm 1933, phong trào hòa bình Amsterdam-Player ở Sài Gòn. 1934 ở Pháp, nhóm phát xít bạo động và mặt trận thống nhất thứ hai, nhóm Tranh Đấu, tháng 10 năm 1934. Năm 1935: Cuộc tuyển cử Hội Đồng Quản Hạt ở Nam Kỳ và Hội Đồng Thành Phố ở Sài Gòn. Hiệp Ước Laval-Stalin. Phái xu hướng Leon Lev Trotskij đối lập, hoạt động bí mật. XIII.- Nhóm Tranh Đấu trong thời kỳ Mặt Trận Bình Dân Pháp 1936- 1937. Mặt Trận Bình Dân Pháp và tiếng dội của nó tới Đông Dương năm 1936. Tiến tới một ‘’Mặt Trận Bình Dân’’ trong nước, Đông Dương Đại Hội. Các Ủy ban hành động - mầm mống Sô Viết nhân dân. Báo Chiến Sĩ (Le Militant). Phong trào bãi công lại phát triển mạnh từ tháng 6 năm 1936. Sắc lệnh Blum-Moutet ngày 30 tháng chạp năm 1936. Bãi công và biểu tình năm 1937. Tổng quan. XIV.- Cuộc đàn áp chống lại thợ thuyền và Mặt Trận Tranh Đấu tan vỡ. Phong trào nghiệp đoàn và sự hỗn loạn về chính trị. Những bước đầu của sự ly khai tháng 6 năm 1937. Cuộc chia rẽ. Báo Tranh Đấu, tiếng nói của Đệ Tứ Quốc Tế. Cuộc đàn áp ập xuống không phân biệt phái theo Stalin hay theo Lev Trotskij. Sai khi chia rẽ. https://thuviensach.vn XV.- Đảng Cộng Sản Đông Dương dưới bóng cờ tam sắc. ‘’Nước Pháp vị đe dọa tại Đông Dương’’. Tự do tương đối cho báo chí ra bằng Quốc Ngữ. Đệ Tam và Đệ Tứ đối đầu trong cuộc tuyển cử Hội Đồng Quản Hạttháng 4 năm 1939. Nguyễn ái Quốc chỉ thị ‘’thanh toán về chính trị’’ những người xu hướng Lev Trotskij. XVI.- Đàn áp và chiến tranh. Hiệp Ước Hitler-Stalin và chiến tranh. Cuộc tranh đấu chống chiến tranh vẫn tiếp tục. Những vụ án. PHẦN THỨ TƯ DƯỚI ÁCH CHIẾM ĐÓNG NHẬT BẢN XVII.- Cuộc khởi nghĩa nông dân ở Nam Kỳ. Cuộc bạo động. Cuộc đàn áp. Ban trung ương đảng cộng sản Đông Dương không chịu trách nhiệm về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. XVIII.- Chính phủ Decoux và sự chiếm đóng Nhật Bản. Cuộc sống của thợ thuyền và dân cày. Các thủ đoạn của Pháp và Nhật. Các giáo phái chính trị Cao Đài và Hòa Hảo. XIX.- Việt Minh thay bộ y phục mới của đảng cộng sản Đông Dương 1941-1945. Nguyễn ái Quốc hồi phục Việt Minh. Thành lập Việt Cách do sáng kiến của Tướng Trương Phát Khuê. Hồ chí Minh sở cậy vào OSS (Office of Strategic Service-Cục tình báo chiến lược) của Mỹ. Hồ chí Minh tìm thỏa hiệp với đế quốc Pháp trong ‘’đồng minh Pháp-Đông Dương’’. XX.- Cuộc đảo chính Nhật 9 tháng 3 năm 1945 và sau đó. Cuộc đảo chính. Chính phủ Bảo Đại Trần Trọng Kim, tháng 4-8 năm 1945. Ở Bắc Kỳ: Những lực lượng theo chủ nghĩa quốc gia. Ở Nam Kỳ:Các đảng phái và giáo phái. Xu hướng Trotskij sống sót tập hợp lại. PHẦN THỨ NĂM https://thuviensach.vn CÁCH MẠNG HAY PHẢN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 XXI.- Việt Minh nắm chính quyền. Hồ chí Minh lấy chính quyền ở Hà Nội trước khi quân Trung Hoa tới. Chế độ ‘’Cộng Hòa Dân Chủ’’ và những hoạt động khởi phát của công nhân và nông dân. Miền Nam ‘’sôi sục cách mạng’’ trước khi lực lượng Anh-Ấn tới. Ngày 21 tháng 8, cuộc biểu tình của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất ở Sài Gòn. Ngày 25 tháng 8, cuộc biểu tình tán thành chính quyền Việt Minh. Nông dân miền Tây và chính quyền Việt Minh. Phái Stalin điều đình với phái Charles de Gaulle và sự đề cập đến chính quyền Việt Minh ngày 2 tháng 9. Ảo vọng Việt Minh đối với ‘’Đồng minh Anh’’ tan vỡ. Sự bất đồng giữa Việt Minh miền Bắc và Việt Minh miền Nam. General Sir Douglas David Gracey-Tướng Douglas Gracey chuẩn bị cho Pháp tái chiếm Đông Dương. XXII.- Bộ mặt của ‘’nước Pháp mới’’ tái chinh phục thuộc địa. Sài Gòn bạo động ngày 23 tháng 9 năm 1945. Những hành động sát nhân của phái Stalin ở Nam Kỳ. ‘’Phải triệt ngay bọn Trotskyism!’’ Công cuộc ‘’bình định’’. Ở Bắc Bộ, quân Trung Hoa chiếm đóng. Không một tiếng súng nào!’’ Từ cuộc đàm phán trò hề cho đến cuộc bạo động võ trang ngày 19 tháng chạp năm 1946. RỒI HIỆN BÂY GIỜ PHỤ LỤC NHỮNG MẪU ĐỜI https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com LỜI PHÀM BIỆT: Kể từ 1887 cho đến 1954, xứ Việt Nam là bộ phận xứ Đông Dương thuộc Pháp đô hộ, chia ra làm ba Kỳ: Bắc Kỳ: Kinh đô Hà Nội Trung Kỳ, Kinh đô Huế và Nam Kỳ, Kinh đô Sài Gòn (Nay là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Dân số năm 1940 độ 20 triệu người: - Bắc 9,4 - Trung 6,4 - Nam 4,8. Dân cư 9/10 là người Việt (Kinh), ngoài ra còn có những dân tộc ít người mà người ta ít nói đến, họ bị lấn ép vào miền rừng núi. Ở Bắc có dân Tày, Thái, Mường, Máng, Nùng, Mèo (Hmông), Dao..., ở miền Trung có dân Chàm, cùng các dân/tục gọi mọi Giarai, Eđê, Bana, Sođăng, Mnông, Ma, Xtiêng ..., ở Nam có người Chàm và Khome, tục gọi người Cao-mên. Dân tộc ít người đông nhất là Hoa kiều gồm người Tàu di cư sang Việt Nam và người Minh Hương. ( Người Tàu di cư sang Việt Nam hai lần lớn nhất: Lần thứ nhất triều Mãn Thanh xâm chiếm Nhà Minh, nên gọi là Minh Hương, lần thứ hai Chủ Tịch Mao Trạch Đông nhuộm đỏ lục địa Trung Hoa, chú thích TQP) https://thuviensach.vn Vương Quốc Annam do Giáo Sĩ Alexandre deRhodes họa (1653) https://thuviensach.vn Từ trước đến 1945, các tài liệu thông thường đều dùng hai chữ An Nam đồng như chữ Annamite trong văn kiện Pháp. Thế nên chúng tôi vẫn giữ nguyên văn theo các văn kiện thời ấy, hai chữ Việt Nam trở nên thông thường kể từ 1945. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com THAY LỜI TỰA: Kể từ Thế Kỷ XVI, bọn lái buôn và truyền giáo người xứ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã từng lui tới các ven biển Đông Dương. Sau đó thì có những người Hà Lan, Anh quốc. Các Giáo Sĩ Ky-tô (Công Giáo) tới Nam Kỳ vào năm 1615. Mười năm sau, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes chỉ dẫn cùng họ tạo ra chữ Quốc Ngữ, lấy chữ a b c viết ra tiếng An Nam, thay thế chữ Nôm, chữ viết hiện hành thời đó, mượn chữ Hán mà viết ra thành ra ít người đọc nổi. Chẳng bao lâu về sau, ở Thành Rome có xuất bản quyển Giáo Lý bằng tiếng La-tinh và Quốc Ngữ. Lẽ cố nhiên, xin nhắc lại rằng việc phát minh chữ Quốc Ngữ sau này rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Việt vào Thế Kỷ XX. Truyền đạo và bán buôn trục lợi - cây thánh giá hội hiệp với đòn cân - ta có thể xem truyền giáo sĩ và lái buôn là những kẻ đi tiên phong trong cuộc xâm chiếm thuộc địa. https://thuviensach.vn Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn Thời ấy dân Việt Nam sống dưới ách đô hộ của hai gia tộc cường hào thù nghịch nhau, cả hai đều là gian thần Vua Lê và thường cùng nhau chinh chiến. Chúa Trịnh thống quản Bắc Kỳ (Đàng ngoài) đóng đô ở Thăng Long, Chúa Nguyễn trị vì Trung Kỳ (Đàng trong), đóng đô ở Huế. Phía Nam lãnh thổ Việt, Quốc Vương Chàm chạy dài tới Phan Thiết (Bình Thuận), còn xuống thẳng tới Cà Mau thì có những đất phì nhiêu châu thổ tam giác sông Cửu Long là xứ người Cao Mên hay Khmer. Từ đầu Thế Kỷ XVII, Chúa Nguyễn khởi đầu xâm chiếm xứ Chàm (tới Qui Nhơn năm 1602) rồi thôn tính toàn bộ Quốc Vương Chàm vào lối cuối thế kỷ (tới Phan Thiết năm 1897). Một tảng đá có khắc chữ Chàm ghi nhớ việc người Chàm bị người An Nam áp bức trên đường Nam Tiến: ‘’Con của người An Nam sai khiến người Chàm như sai khiến trâu. Người An Nam sai khiến rồi cười, bên họ có vua! còn người Chàm mồ côi...’’ Đồng một lượt người Việt tiếp tục xuống miền Nam, khởi đầu khẩn hoang, kinh doanh đồn điền, có lúc tiếp xúc hòa bình với người bản xứ, lúc lại tác chiến xâm chiếm đất Khmer bấy giờ rất ít dân cư. Họ chiếm Bà Rịa từ năm 1658 rồi lấy Sài Gòn, bấy giờ là Prei Nokor năm 1675 ( 1) Năm 1673, Chúa Nguyễn vừa ký kết đình chiến với Chúa Trịnh, thừa nhận sông Gianh, gần lối vĩ tuyến 18, là bờ cõi phân hai lãnh địa ( 2). Trong công cuộc bành trướng lãnh thổ, Chúa Nguyễn được trợ giúp: Một đạo binh người Tàu 3.000 người trên 50 chiếc thuyền chạy thoát quyền đô hộ Mãn Châu tới Đà Nẵng xin lánh nạn. Chúa Nguyễn bèn tống họ đi về phía Nam khai khẩn và chiếm đất, lúc bấy giờ Vua Khmer đã phục tùng Chúa Nguyễn. Những người lánh nạn ấy an bài ở Biên Hòa, Gia Định, Mỹ https://thuviensach.vn Tho, sau cùng ở Chợ Lớn; họ bán buôn, trồng tỉa và cướp giật. Họ là thủy tổ Hoa kiều ở Nam Kỳ. Một số người Tàu di dân khác ở Quảng Đông tới lập nghiệp trong vùng Hà Tiên, đó cũng vẫn là đất Khmer, sau đó họ khuếch trương lĩnh vực của họ từ Đảo Phú Quốc tới Rạch Giá và Cà Mau. Thủ lĩnh của họ, tên phiêu bạc Mạc Cửu chịu dưới quyền đô hộ Nhà Nguyễn vào năm 1714. Trong nhóm di dân có tín đồ hội kín ‘’phản Thanh phục Minh’’ cảm hóa người đồng cảnh ngộ, hiệp nhau tạo ra bên ngoài xã hội công khai, một trật tự xã hội kín đáo có nghi thức riêng, đây là cội rễ các phái chính trị tôn giáo có tính chất mưu toan lật đổ đương quyền - đặc biệt như Thiên Địa Hội - thù sâu chống người Âu Tây đột nhập. Năm 1698, Nhà Nguyễn chế định Sài Gòn là đầu phủ các Tỉnh Gia Định và Đồng Nai (Biên Hòa); năm 1733, tới lượt Long Hồ (Vĩnh Long) rồi đến Định Tường (Mỹ Tho) đều bị chiếm. Năm 1754, một quan tổng trấn ngự tại Sài Gòn đặt các lãnh thổ đã chiếm theo luật Nhà Nguyễn rồi người An Nam tiếp tục thâm nhập cho tới cuối miền Nam. Tuy nhiên các Chúa Nguyễn còn phải đương đầu cùng nhiều địch thủ mới. https://thuviensach.vn Giặc Tây Sơn lật đổ Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Nông dân nổi dậy thường xuyên, làm rung động cả hai trào Chúa Nguyễn-Trịnh. Có ba anh em, cả ba đều thuộc hạng sĩ phu - quê quán ở Ấp Tây Sơn (ngày nay là An Khê, Qui Nhơn), vì vậy tên gọi Tây Sơn - Nguyễn Văn Nhạc làm Biện Lại, cùng hiệp sức với hai em là Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ, nhờ‘’đoạt của nhà giàu để cứu giúp người nghèo’’ ( 3)mà họ chiêu tập được ít ngàn nông dân. Ba anh em chiếm Thành Qui Nhơn năm 1773, sau đó đoạt toàn Trung Kỳ và đánh đuổi Chúa Trịnh ở Bắc Kỳ. Họ tiến thẳng tới Gia Định năm 1776 rồi hạ sát Chúa Nguyễn đang cư trú ở đó. Chỉ một mình Hoàng Tử Nguyễn Ánh, 16 tuổi được thoát thân. Rồi đây Nguyễn Ánh sẽ cầu Pháp giúp để phục hồi ngôi chúa. Tây Sơn đang làm chủ tể toàn xứ, từ Bắc Kỳ tới Nam Kỳ. https://thuviensach.vn Thánh giá mở đường gươm súng Vừa tới Nam Kỳ năm 1767, Giám Mục Bá Đa Lộc-Pigneau de Behaine, người của Hội truyền giáo ngoại bang ở Paris, bèn ra tay cứu vớt Nguyễn Ánh lúc bấy giờ bị Tây Sơn đuổi theo, đang cùng sáu viên quan và độ trăm người tùy tùng trung thành ẩn lánh tại cù lao Phú Quốc. Giám Mục làm thầy và người chỉ dẫn cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh trao trọn quyền thay mặt mình cho Giám Mục Bá Đa Lộc khi ông này trở về Pháp hồi tháng 12 năm 1784, để yêu cầu Vua Louis XVI trợ giúp về mặt binh bị. Giám Mục tới Paris năm 1787, chính năm thủ lĩnh Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc xưng đế ở miền Trung, lấy niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại Qui Nhơn (Bình Định), đồng thời Nhạc phong Huệ làm vua các tỉnh ở Bắc còn Lữ ngự trị các tỉnh miền Nam. Giám Mục tâu với Vua Louis XVI: Ông vua chính tông ở Nam Kỳ bị một kẻ soán ngôi lật đổ, ngài sai tôi (cùng đứa con một của ngài năm nay 16 tuổi) đến khẩn cầu vua nước Pháp trợ giúp. Xứ Nam Kỳ giàu có lắm và hoạt động sinh sản thật phi thường. Những vật liệu đặc dùng trong cuộc nội thương và ngoại thương là: Vàng, hạt tiêu, quế, lụa là, bông vải, màu chàm, sắt, trà, sáp ong, ngà voi, gôm nhựa cây nhũ hương, vernir, các thứ cây, chỉ thôm, gạo khô, cây để kiến trúc, v.v...Tóm lại, kiến lập một cơ sở Pháp ở Nam Kỳ sẽ là phương hướng chắc chắn của ta để trừ bì ảnh hưởng lớn lao của Anh quốc trong toàn các thuộc địa phủ Ấn Độ. Số tiền người ta xuất ra để kiến lập, dù sao cũng là một việc bỏ vốn thâu lợi thật nhiều cho ảnh hưởng chính trị và thương mại mà nước Pháp sẽ hưởng trong thời gian ngắn ngủi tới ( 4). https://thuviensach.vn ‘’Vua Nam Kỳ’’ và Vua xứ Pháp liền ký tờ Hiệp Ước tương trợ ngày 28 tháng 11 năm 1787 ở Thành Versailles: Pháp giúp binh thì Vua Nam Kỳ phải nhượng lại cho Pháp hải cảng chính ở Hội An (Đà Nẵng), Đảo Poulo Condor-Côn Sơn Pháp làm chủ, thần dân của ‘’Đức Vua tận tâm theo Ky-tô Giáo được tự do hoàn toàn về thương mại trong các lãnh thổ của Đức Vua Nam Kỳ, trừ tuyệt toàn cả các nước Âu Châu khác. Người Pháp có thể gây dựng được những cơ sở họ xem là nhu cần cho việc hàng hải và thương mại của họ, cùng là để bồi bổ và đóng tầu’’. ( 5) Thế thì Giám Mục Bá Đa Lộc là người tiên phong của giai cấp tư sản Pháp trong công cuộc xâm chiếm thuộc địa. Sự nghiệp này đã được phóng đại vào thời Đệ Nhị Đế Quốc (1852-1870) và nhất là trong thời kỳ Đệ Tam Cộng Hòa (1870...) Pháp. Giám Mục rời xứ Pháp vào tháng chạp 17 năm 1787, chỉ được Nhà Vua hứa giúp thôi. Ông không nhận được trợ giúp chính thức chút nào, nhưng ông được những người Pháp buôn bán giầu có ở Ile de France (bây giờ là Đảo Ile de la Réunion, ở Ile de Boubon bây giờ là Đảo Ile Maurice) và ở các cơ nghiệp Pháp ở Pondicherry. Ngày 24 tháng 7 năm 1789, Giám Mục cập bến ở Vũng Tàu, cùng với bọn đánh giặc mướn, tốp lính đào ngũ hoặc bị đuổi khỏi các chiến thuyền của nhà vua và ‘’vọng tưởng phiêu lưu phù phiếm’’. Theo sau đó, nhiều chiếc tầu Pháp khác chở khí giới và đạn dược cùng cập bến. Lúc bấy giờ, Nguyễn Ánh đã thu phục Sài Gòn, Vua Tây Sơn Nguyễn Văn Lữ đã từ trần năm 1787 rồi đạo binh của ông bị bại trận và rút lui. Cần phải chinh phục Trung Kỳ, nơi Nguyễn Văn Nhạc trị vì, và xứ Bắc Kỳ do Nguyễn Văn Huệ trấn thủ. Quân của Nguyễn Ánh, vũ trang theo lối Âu Châu, luyện tập với những người lính Thủy Pháp đã từng trải, còn đoàn chiến thuyền của ông có chiến hạm do người Pháp chỉ huy hỗ trợ, nhờ đó mà Nguyễn Ánh thắng nổi Tây Sơn. https://thuviensach.vn Nguyễn Văn Huệ bị bệnh mất năm 1792, Nguyễn Văn Nhạc qua đời năm sau đó, toàn quân trấn giữ Qui Nhơn kinh đô của Nhạc, cầm cự đến tháng 7 năm 1799 mới hàng. Cũng trong năm đó, vào tháng 10, vị Giám Mục háo chiến Bá Đa Lộc bị kiết lỵ mà từ giã cõi đời. Vương Thành Huế chỉ thất thủ năm 1801. Thế thì phải 13 năm ròng rã mà họ Nguyễn vũ trang đầy đủ mới thắng nổi một cuộc nông dân chiến tranh. https://thuviensach.vn Nhà Nguyễn tức vị Nguyễn Ánh thắng trận nhập thành Huế ngày 12 tháng 6 năm 1801, liền đó ra lệnh quật mồ Bắc Bình Vương Nguyễn Văn Huệ, đem thây chặt đầu và lên án lăng trì người con gái cùng 31 thân nhân gia tộc Vua Tây Sơn.( 6)Ngày 20 tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm lĩnh thổ Chúa Trịnh. Bấy giờ ông 40 tuổi. Năm 1806, ông xưng Hoàng Đế nước Việt Nam, lấy niên hiệu Gia Long sau khi thọ ấn tước của Hoàng Đế Trung Quốc ban cho. Gia Long quan niệm Quốc Gia của ông - tương tự như Trung Quốc - ở miền Nam khắc phục dưới quyền chủ tể của mình, các Quốc Vương Cao Mên, Lào, Xiêm, các bộ lạc Mọi... Ông công bố hình luật - Luật Gia Long - luật cổ hủ chép theo sách Tàu, lập Văn Miếu chế định phụng Thờ Khổng Tử, mở trường học như ngày xưa để đào tạo quan chức. Nhiều trước tác bằng chữ nôm xuất hiện năm 1811, trong đó có truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (1765-1820). Mọi sự việc ấy thực hiện giữa đám nhân dân khốn khổ vì sưu quá cao, thuế quá nặng đến đỗi vô số dân làng bỏ hoang ruộng đất của họ vì không đóng nổi thuế, không chịu nổi sưu dịch. Người ta tu bổ thành trì hoặc xây dựng thành lũy mới: Ở đây người ta tạo lại những bước tường thành vua. Lính xây tường, dân chúng lấp vũng ao: Nhiều người bị chết vì quá mệt đuối; người ta phải làm ban ngày cho tới một phần ban đêm; còn một phần đêm lại phải canh gác; người ta vừa có chút thì giờ để ăn uống. Những sự bất công và hà lạm [thời Gia Long] còn quá hơn thời Tây Sơn. Đấy là bức tranh miêu tả trong Chỉ giáo thơ mới (Nouvelles lettres édifiantes VIII) ( 7). https://thuviensach.vn Thời Gia Long (1802-1819), người ta đếm tới 73 cuộc nông dân nổi loạn, 234 thời Minh Mạng (1820-1841) và 103 thời Tự Đức (1847-1883), trong đó kể cả những cuộc nổi loạn của các chủng tộc thiểu số. Những người cầm đầu là tù trưởng nông dân, sĩ phu, hoàng tộc Nhà Lê, quan lại, hương mục. https://thuviensach.vn Sắc lệnh cấm Đạo Thiên Chúa Kế vị Vua Gia Long, Vua Minh Mạng không theo lối cha mà dung túng việc truyền Đạo Thiên Chúa, Đạo này xoi bói nền tảng trật tự xã hội truyền thống theo Khổng Giáo, tức là cơ bản uy quyền nhà vua. Năm 1825, ông ra sắc lệnh lần đầu cáo giác ‘’tà đạo của người Âu Châu làm bại hoại lòng người và thuần phong mỹ tục’’. Năm 1833, ông truyền lệnh cho các quan đồ buộc tín đồ Ky-tô Giáo phải dậm đạp cây thánh giá trước mặt mình, rồi tha họ lần đó. Các quan phải quan sát kỹ nhà thờ và nhà ở của cố đạo phải hoàn toàn tiêu diệt. ( 8) Từ năm 1835 đến 1838, 9 truyền giáo sĩ (Pháp và Tây Ban Nha) bị giết; cố đạo và tín đồ An Nam cũng đồng tan xương nát thịt. Bên Tàu cấm giao dịch thuốc phiện từ năm 1729, bấy giờ chính phủ Bắc Kinh lại cấm một lần nữa, nhưng bọn Anh quốc không đếm xỉa đến vì họ thu lợi lớn trong việc bán buôn thuốc phiện. Họ thắng người Tàu trong trận giặc Nha phiến, năm 1842, họ cưỡng bách người Tàu phải nhượng Hải Cảng Hồng Kông và mở 5 hải cảng khác cho họ khuếch trương thương mại vô luân đó. https://thuviensach.vn Chữ ký của Nguyễn Văn Nhạc, anh cả trong ba anh em Tây Sơn. Nguyên niên Thái Đức năm thứ 12, ngày 25 tháng ba âm lịch (1789). Vua Thiệu Trị nối ngôi Minh Mạng, ông rất kinh khủng trước tình thế đó, sợ người Âu Tây cùng tôn giáo của họ tăng cường. Tháng 2 năm 1843, https://thuviensach.vn vì ông bị hăm dọa nên ông thả năm truyền giáo sĩ ra khỏi ngục rồi giao lại cho một chiến hạm Pháp. Sau khi đội chiến thuyền của ông bị Thủy Quân Pháp đánh tan ngày 15 tháng 4 năm 1847, ông bắt đầu sát phạt trở lại (ba sắc lệnh cấm đạo). Vua Tự Đức lên ngôi nối Minh Mạng, trong một sắc lệnh công bố năm 1848, nhận định rằng: Đạo Gia Tô là tà đạo vì trong đạo đó người ta không thờ cúng mẹ cha đã quá vãng, người ta móc con mắt những người hấp hối để làm nước thánh dùng mê hoặc lòng dân. Vì lẽ đó những người Âu Tây đầu thầy là những kẻ phạm tội trọng hơn hết, phải buộc một hòn đá nơi cổ họ rồi xô họ xuống biển. Các cố đạo An Nam thì khảo tra họ coi họ có muốn chữa lầm lỗi của họ hay không. Nếu họ chối từ thì phải xâm dấu trên mặt họ, rồi đày họ đi những chỗ rừng sâu nước độc. Còn đối với thường dân thì không nên giết chết để trừng phạt họ nữa, mà chỉ đày lưu hoặc bỏ tù thôi. Các quan chỉ nên sửa trị họ một cách nghiêm khắc thôi. ( 9) Bốn nhà truyền giáo sĩ Pháp và một Giám Mục Tây Ban Nha bị chặt đầu năm 1852. Tín đồ Ky-tô Giáo không hối hận như không bị vong mạng trong tù, thì bị đầy lưu nơi độc hiểm, má trái xâm hai chữ‘’Tà đạo’’, trên má mặt tên chỗ lưu đầy. Tự Đức trị vì vừa được mười năm. Đến cuối thời kỳ tại vị dài lâu ông đã bị thất bại và thất bại về mặt quân sự cũng như về mặt chính trị và luân lý, ông thường chống lại sự‘’mê hoặc quái gở’’ của những kẻ theo một ‘’đạo giáo vô lý dẫy đầy hoang mang’’. Ông thường dò hỏi ý kiến các quan về việc Ky-tô Giáo bành trướng, có khi ông khiển trách họ hờ hững trước tình thế ấy, khi thì nghe theo các quan đàn áp gắt gao, có lúc cũng cùng các quan lấy thái độ khoan hồng đối với Ky-tô Giáo. Năm 1869, ông ban bố các sắc lệnh khoan dung việc truyền giáo. https://thuviensach.vn Việc xâm chiếm thuộc địa vào thời Napoléon III Tháng giêng năm 1857, nhà truyền giáo sĩ phái Lazarit tên Huc kiến nghị cùng Hoàng Đế Napoléon III ‘’thành lập cơ sở vững vàng cho ảnh hưởng Pháp ở Đông Dương’’. Ông viết cho Hoàng Đế: Chiếm Nam Kỳ, - tức là một lãnh thổ mà Pháp có quyền chiếm không thể đối lại được (nguyên văn) - thật là dễ vô cùng. Dân chúng (theo Đạo Thiên Chúa) than vãn dưới chế đô áp chế ác ố. Dân chúng sẽ tiếp rước chúng ta như người giải thoát họ, như người ban phúc cho họ ( 10). Napoléon quyết định đưa quân đi cứu Ky-tô Giáo. Về sau Đại Úy Gosselin viết ‘’ủng hộ truyền giáo sĩ chỉ là một cớ mà chúng ta dựa vào đó để đánh xứ An Nam’’. Trong thời gian hai mươi năm, giai cấp tư sản Pháp thiết lập chủ quyền trên xứ Việt. Chúng dựa vào chính sách ngoại giao bằng súng đồng và một loạt Hiệp Ước ăn cướp, cưỡng bách vua chúa Việt. Giai cấp sĩ phu và quan lại rường cột chế độ vua chúa, thấy mình bị hăm dọa rụi tàn theo chế độ, thế nên họ kháng chiến một cách vô hy vọng chống lại bọn xâm lăng. Trong báo New York Daily Tribune ngày 8 tháng 8 năm 1853, Karl Marx viết về việc Anh quốc áp bức Ấn Độ: ‘’Văn minh giai cấp tư sản bày chán chường tính chất giả dối sâu sắc và nguyên bản dã man trước mắt ta không che đậy, ngay từ chỗ phát sinh văn minh ấy còn mang những hình thức có thể tôn kính, cho đến các xứ thuộc địa, nơi mà văn minh ấy chường mặt giả dối và dã man không giấu giếm.’’ https://thuviensach.vn Chiếm Sài Gòn năm 1859 Ngày 11 tháng 2 năm 1859, đoàn tầu của đội quân viễn chinh vượt lên sông Sài Gòn, có Giám Mục Lefebvre và tên Thế, người An Nam tín đồ Ky-tô Giáo dẫn đường. Ngày 18 tháng 2, quân đội Pháp và Tây Ban Nha hãm Thành Sài Gòn, lực lượng trợ giúp họ gồm ‘’một toán lính tập tín đồ Ky-tô Giáo, độ sáu mươi người thường dân An Nam, cũng đồng một đạo, họ lái tàu chở người và thuốc đạn, trợ giúp khiêng người [bị thương và xác chết] và kéo những súng đồng và trái phá’’ ( 11) Thơ Nam Kỳ kể lại: Thỏa thanh nông phố thời bình, Kỷ vì xảy thấy thình lình Tây qua; Tai nghe tiếng súng vang xa, Nhơn dân xao xác đặng ba đêm ngày. Tháng giêng mùng chín mới hay, Cần Giờ Tây lại bắn ngay pháo đài. Nào hay tàu khói máy tài: Chạy vào Tắc Nghĩa chẳng nài ngược ngang. Mùng mười quân chạy lang thang, Thất Đồn Ông Nghĩa tàu sang Tam Kỳ Gieo neo phát pháo tức thì, https://thuviensach.vn Xa Tam Kỳ bảo còn gì đỡ ngăn ? (12) Mùng 1 tháng 11 năm 1859, Hải Quân Admiral-Đô Đốc Pierre-Louis Charles Rigault de Genouilly trao quyền lại cho Hải Quân Vise Admiral Phó Đô Đốc Page. Ông này tả cảnh SàiGòn mà ông kế nghiệp trong một bức thư đề ngày 8 tháng 11: Ở Sài Gòn, chỉ thấy những đống tro tàn, ta chỉ biết phá hủy và đốt nhà; dọc theo bờ sông, hàng trăm chiếc thuyền chở gạo và những món cần yếu khác đều bị thiêu hủy; dân chúng giận dữ đối với ta, họ la lên rằng chúng ta còn dã man hơn các quan [An Nam], binh lính ta thì bị bệnh hoạn mà kiệt sức và chán ghét. ( 13) Thật cảnh đã cảm xúc một thi sĩ lúc bấy giờ: Bến Nghé của tiền tan nước bọt, Đồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây... Tứ phía bủa giăng giây thép kéo, Chân trời mù mịt khói tàu bay... Tới Sài Gòn ngày 2 tháng chạp, Phó Đô Đốc Page thi hành các phương pháp kinh tế: Mở thương cảng cho tàu buôn để thâu vào quỹ người Pháp ‘’hàng trăm ngàn francs, trọn năm 1860, có 110 chiếc tàu Âu Châu và 140 thuyền người Tàu ghé cảng và số xuất cảng thương phẩm độ 100.000 tấn.’’ Tháng 2 năm 1861, quân tiếp viện khá đông đảo tấn công các vị trí An Nam ở Chí Hòa, mặt trận do Général de l'empereur Tự Đức-Quân Thứ Thống Đốc Đại ThầnNguyễn Tri Phương chỉ huy. Vị trí bị thất thủ, Quân Thứ Đại Thần Nguyễn Tri Phương bị thương rút về Biên Hòa cùng những người sống sót, binh Pháp tiến tới Thủ Dầu Một và Tây Ninh. https://thuviensach.vn Cũng trong Thơ Nam Kỳ việc Chí Hòa thất thủ: Dậu niên mười bốn [tháng giêng] tớ thầy gian nan, Tảo nhìn súng nổ vang vang, Liên thinh đại pháo dâm đàng đạn rơi Quan quân kinh hãi chơi vơi, Bình minh Chí mộ chi nguôi sở lòng. Cả đêm Tây đóng giữa đồng, Mười lăm thái tảo nước chông leo đồn Phía sau Bà Quẹo hậu môn Xạ liên trái khói ám hôn tối trời. Chập tàn rạng thấy bóng người, Hậu đồn trắng dã sáng ngời nón tây. Các đồn vỡ chạy bức mây, Tài hay tướng mạnh khó vầy cầm binh. Nguyễn quang Táng lý xuất chinh, Hậu đồn mạng một thông tình dân thương. Nguyễn Tri [Phương] đại sứ nang đương, Tay lâm thương đạn quân tương phục dài. Hết người trí cả anh tài, https://thuviensach.vn Vạn binh thiên tướng chạy dài hồi quê. https://thuviensach.vn Tự Đức hiệu triệu nổi dậy chống Pháp Mùng 1 tháng 3 năm 1861, Vua Tự Đức khuyến khích dân nổi lên, ra giá thưởng mỗi đầu người Pháp hoặc người An Nam giúp việc cho Pháp. Tuy thế, quân đội Pháp vẫn tiến tới luôn ở Nam Kỳ: Miền Đông, Biên Hòa thất thủ ngày 17 tháng chạp năm 1861, Bà Rịa ngày 7 tháng giêng năm 1862 còn miền Tây, Thành Vĩnh Long ngày 23 tháng 3, Thành Mỹ Tho ngày 12 tháng 4, trong lúc cuộc khởi nghĩa lần lần bùng cháy khắp Nam Kỳ. Quản Cơ Trương Công Định, thủ lĩnh cuộc kháng chiến quân sự dán yết thị ngay tại Chợ Mỹ Tho tuyên cáo kêu gọi dân chúng vũ trang và ra giá đầu bọn ‘’Tây Âu dã man’’ nhưng vô ích. Khắp nơi Quân Lực Pháp-Tây Ban Nha đều thắng trận. https://thuviensach.vn Hiệp Ước ngày 5 tháng 6 năm 1862 Hiệp Ước này thừa nhận chủ quyền của Pháp trên ba Tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường (Mỹ Tho) và luôn cả Đảo Poulo Condor-Côn Sơn; Triều Đình An Nam phải trả 20 triệu francs tiền bồi thường trong thời hạn 10 năm. Triều Đình phải chuẩn y Hiệp Ước này trong thời hạn một năm, nhưng họ không làm chi cả. Hải Quân Đề Đốc Bonard tuyên bố ngày 30 tháng 7: Từ nay ba tỉnh là tài sản tuyệt đối của Đức Hoàng Đế Pháp. Từ nay dân cư đều là con cái và là dân của Đại Hoàng Đế ấy. ( 14) Qua tháng chạp, dân cư nổi loạn ở Biên Hòa tuyên bố với người Pháp: Xứ các ông ở về biển Tây, xứ chúng tôi thuộc biển Đông. Cũng như trâu với ngựa khác nhau, chúng ta khác nhau về tiếng nói, chữ viết và cách ăn ở. Các ông có tàu chiến và súng ca-nông không ai chống nổi các ông. Nhưng ơn vua nghĩa chúa ràng buộc chúng tôi theo chân vua chúng tôi. Nếu các ông cố định đến đây để giết người cướp của đốt nhà thì trong xứ sẽ rối loạn vĩnh viễn. Chúng tôi hành động theo lẽ Trời, Trời sẽ giúp chúng tôi và rốt cuộc sự nghiệp của chúng tôi sẽ thành công. Thế thì chúng tôi nguyện thề đánh trả các ông đời đời và không ngưng. ( 15) Năm 1864, độ 5.000 sĩ phu họp tại Huế vào lúc thi hội, khi họ được tin vềHiệp Ước 1862, họ khẩn cầu Hoàng Đế trừ diệt tín đồ Ky-tô Giáo này đồng lõa cùng quân xâm lăng, bằng không thì họ tẩy chay cuộc thi hội. Sĩ phu Nam Định cũng phản đối như thế. Giới trí thức giao động, triệu chứng rằng keo sơn Khổng Giáo gắn bó vua ‘’dân’’ hiện đang tan rã, văn thân sắp nổi loạn có ý nghĩa cụ thể hiện tượng tan rã ấy. https://thuviensach.vn Đồng Tháp Mười, Tổng hành dinh quân khởi nghĩa Trong quyển Cuộc Chinh Phục Đông Dương (La conquête de l'Indochine, A Thomazi viết: Người cầm đầu quân phiến loạn, Trương Công Định bị giết ngày 20 tháng 8 năm 1864. Quân phiến loạn đóng ở miền Tây Bắc Mỹ Tho, quần tụ rất đông trong Đồng Tháp Mười, nơi đó họ xây lũy giữa đất lầy hẻo lánh, có tiếng là khó đi đến được. Họ tung ra những tờ tuyên cáo. Những ngày đầu tháng 4 năm 1865, 100 lính Pháp và 200 lính An Nam thúc giục đến Trung Tâm Tháp Mười nơi đồn trú Tổng Hành Dinh loạn quân. Lũy Đồn Tả [bị xung phong triệt hạ ngày 15 tháng 4], chứa 40 súng đồng và 350 người phòng thủ, trong đó có một người Pháp trốn lính và ăn ở theo lối người bản xứ. ( 16). Trung Tâm Đồng Tháp Mười bị phá hủy nhưng bạo động vũ trang vẫn tiếp tục. Nhiều người có tuổi hiện nay vẫn nhớ tên những tín đồ Ky-tô Giáo An Nam trợ lực quân xâm chiếm, nổi danh vì họ nhiệt tâm đàn áp: Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Đồng Tháp Mười, y đã tham gia cuộc đánh chiếm miền Tây Nam Kỳ (Trong Đồng Tháp Mười có ngọn kinh mang tên Tổng Đốc Lộc); Đốc Phủ Trần Tử Ca, khát máu nổi tiếng ở Hóc Môn, rốt cuộc bị quân khởi nghĩa chặt đầu hồi tháng 2 năm 1885. Còn Huỳnh Công Tấn phản phúc ám sát Trương Công Định được quân Pháp phong chức Lãnh Binh. Mình cũng không thể quên được tên của một kẻ khác trợ lực quân đội Pháp, tên Đỗ Hữu Phương cũng là một tên khát máu (một con đường ở Chợ Lớn còn mang danh Tổng Đốc Phương). https://thuviensach.vn 1867, ba tỉnh miền Tây bị chiếm Ngày 25 tháng 6, Hải Quân Đô Đốc Pierre-Paul de La Grandière ( Amiral français né le 28 juin 1807 à Redon (Ille-et-Vilaine) et mort à Quimper le 25 août 1876. Chú thích TQP) tuyên bố: Ta đã chiếm ba Tỉnh Vĩnh Long (ngày 21), Châu Đốc (ngày 22) và Hà Tiên (ngày 24), nước Pháp thống trị ba tỉnh phía Tây xứ Nam Kỳ miền dưới, thay thế cho vương triều An Nam. ( 17) Ông Phan Thanh Giản,Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Hộ Bộ Thượng Thư, sung Kinh Lược Sứ ba Tỉnh, muốn tránh đổ máu vô ích, ông tế Trời rồi tự tử ngày 1 tháng 8 năm 1867. Các con ông nổi dậy phía Nam Thành Vĩnh Long. Trong hịch truyền ngày 9 tháng 10, Vua Tự Đức thở than: Từ trước đến giờ không lúc nào xảy ra những bất hạnh như thời kỳ chúng ta, không bao giờ có nhiều thảm họa như năm nay. Toàn một tỉnh vì nắng hạn mà trở nên cùng khổ, xứ Bắc Kỳ bị bão tố vào mùa Hè, còn ba tỉnh Nam Kỳ thì bị mất. Trên đầu Trẫm sợ mạng Trời, ngó xuống dưới ngày đêm xót thương dân chúng: Tấm lòng Trẫm vừa run vừa sợ vừa hổ thẹn. Trẫm luôn luôn nhận lấy những điều gây nên oán hận để cho dân khỏi chịu trách nhiệm. Trẫm chưa đền tội thì những tai họa mới xuất hiện. Năm nay Trẫm tuổi chưa đến 40 mà tóc râu đã bạc, gần như một lão già, Trẫm sợ vì nỗi buồn lo thầm kín, Trẫm không còn có thể sớm hôm phụng thờ tiên tổ. ( 18) Cũng trong năm ấy, quyển Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888) ra đời, do một người Pháp dịch chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ. Trong đó tác giả tán dương truyền thống Khổng Giáo, bài bác văn hóa Âu Tây. Thời https://thuviensach.vn buổi chúng tôi quyển thơ này rất phổ thông ở Nam Kỳ. Trong một quyển khác tựa là Dương Từ Hà Mậu, ông chỉ trích Đạo Phật và Đạo Hà Lan (Ky tô Giáo) cũng đồng như ông lên án những điều ‘’dị đoan tà mị’’: Cớ sao mình ở nước Trung, Lòng theo nước ngoại còn mong đạo gì. Ông bà mồ mả bỏ đi, Gốc mình chẳng kính lại vì gốc ai? Khói lửa bùng lên trong tam giác Cửu Long Giang: Văn quan, võ quan cùng hương chức đều nổi dậy trong một cuộc chiến đấu bất đồng lực lượng chống quân xâm chiếm và lính bản xứ tiếp lực cho Pháp. Phía kháng chiến năm 1867 thì có Đinh Sâm ở Tỉnh Cần Thơ; người Pháp sai Lộc và Tấn dẫn lính tập An Nam đến đánh Phó Đốc Binh Lê Đình Đường, ông này cùng 17 người nghĩa quân vong mạng ở Trà Vinh; Lê Văn Quan, Đề Đốc Triều và Đốc Binh Sây từ Bình Thuận vào đây, ba ông đều bị bắt trong vùng Ba Động, làng này bị quân Pháp và lính An Nam đốt rụi, nơi đó 5 thủ lĩnh khởi nghĩa bị chặt đầu, dân chúng chạy tản lạc. Rạch Giá cũng bị chiếm trong năm ấy, nhưng vào tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực đánh phá được đồn binh Pháp: 30 lính Pháp bị tàn sát trong đồn. Nguyễn Trung Trực bị lính của Trần Bá Lộc bắt ở Đảo Phú Quốc rồi bị chém đầu ( 19) Những quan lại hương chức không đầu hàng, nổi tiếng như Huyện Toại, Phủ Câu, Đề Đốc Huân, Nguyên Soái Trần Văn Nhíp, Thiên Hộ Dương... https://thuviensach.vn Đệ Tam Cộng Hòa tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1870 tiếp tục chính sách xâm chiếm Chính sách thuộc địa của Đệ Tam Cộng Hòa do Jules Ferry phát biểu như thế này: Đi xâm chiếm thuộc địa là con đẻ của chính sách phát triển kỹ nghệ. Xuất khẩu sản vật là một yếu tố căn bản làm cho nước được giàu có, và đó cũng là phạm vi đầu tư tư bản, cũng như sự nhu yếu cho lao động. Cuộc xuất khẩu có thể đo lường tùy theo bề rộng của thị trường ở ngoại quốc ( 20). Sông Cửu Long đã rõ ràng là không thể dùng làm đường buôn bán với xứ Tàu, còn nếu đi theo sông Hồng Hà mà lên đến Vân Nam thì trước hết phải được phép Triều Đình An Nam cho tàu được thông thương tự do trên dòng sông ấy. Chính vì mục đích ấy mà Thống Đốc Nam Kỳ phái Francis Garnier ra Bắc Kỳ, ở đấy bấy giờ tên lái buôn Pháp Dupuis chuyên chở khí giới trái phép quan trọng nên bị các quan làm khó. Đấy không phải là một sứ mạng ôn hòa: Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Francis Garnier xua 250 lính Pháp xung phong đánh Thành Hà Nội do Thống Đốc Nguyễn Tri Phương trấn thủ. Ông này trước kia chỉ huy Đồn Chí Hòa năm 1861. Ông bị thương mà chết, rồi qua tháng chạp, Garnier cũng theo ông xuống mồ, sau khi y đã đánh chiếm được miền tam giác sông Hồng nhờ trợ quân do đường biển đến. https://thuviensach.vn Hiệp Ước 15 tháng 3 năm 1874 Cuộc thương thuyết giữa Triều Đình và Pháp đã bắt đầu, bây giờ tiếp tục với Hải Quân Trung Úy Philastre, rốt cuộc hai bên ký tờ‘’Hiệp Ước hòa bình, hữu nghị và liên minh vĩnh viễn giữa nước Pháp và Vương quốc An Nam’’ tại Sài Gòn ngày 15 tháng 3 năm 1874. Hiệp Ước này buộc Tự Đức nhìn nhận chủ quyền Pháp trên lãnh thổ Nam Kỳ, ban bố quyền tự do cho người theo Ky-tô Giáo, được thu nhận vào các cuộc thi cử và được bổ làm công chức, cùng là mở đường sông Hồng cho Pháp được giao thông buôn bán với Tàu và các Hải Cảng Qui Nhơn, Hải Phòng và Hà Nội. https://thuviensach.vn Văn thân nổi loạn Sĩ phu nổi dậy chống Triều Đình về việc chuẩn y nhượng xứ Nam Kỳ và việc hủy bỏ các sắc lệnh chống Đạo Thiên Chúa. Ngày 19 tháng 3 năm ấy, họ kêu gọi dân chúng ‘’bình Tây sát tả!’’ Loạn nổi lên khắp nơi. Ở Nghệ An và Hà Tĩnh thì có Trần Tấn, Đặng Như Mai, Trần Quang Hoan...chiêu tập ít ngàn người đồng lòng đánh phá các làng theo Đạo Thiên Chúa. Người ta nổi dậy chống việc Vua Tự Đức khuất phục người Pháp và cuộc nội chiến khởi đầu này bùng nổ tràn lan tới Quảng Bình. Vua Tự Đức thất vọng sai quân trấn áp, trong vài tháng phong trào bị đánh tan. Tới lượt những người theo Đạo Thiên Chúa trả thù đốt nhà những người ngoại đạo. https://thuviensach.vn Chỉ có một mình Nguyễn Trường Tộ, một văn thân theo Ky-tô Giáo... Chúng ta mất thái độ khách quan nếu chúng ta làm thinh không nhắc đến nhà văn thân theo Đạo Công Giáo Nguyễn Trường Tộ, người quê quán Nghệ An, được các truyền giáo sĩ Pháp bảo trợ, được giao du ngoại quốc và trú ngụ ở Pháp. Ông là tiền bối các sĩ phu canh tân sau này, kể từ 1863, sau khi ông từ chức phiên dịch phụng sự các Hải Quân Đô Đốc, ông dâng một loạt biểu khẩn cầu Triều Đình, kiến nghị một chương trình cải cách để hiện đại hóa xứ nhà theo con đường Âu Tây. Chẳng những ông đề nghị gửi học sinh qua Pháp để học tập kỹ thuật sinh sản, mà còn yêu cầu mở trường kỹ thuật có giáo viên người Pháp, người Anh, cần phải tập nghề cho thợ, kỹ thuật viên, mua máy móc để đóng tàu, khẩn mỏ khai rừng. Khi ông nghe tin nước Pháp bại trận vào tháng 2 năm 1871 trong cuộc chiến tranh Đức Pháp, cùng các cuộc đảo lộn chính trị liền theo đó, Nguyễn Trường Tộ dân biểu đến thượng thư bộ binh để trình bầy ‘’Kế hoạch thu hồi sáu Tỉnh Nam Kỳ’’, trong đó điều cần yếu là về dự bị binh lực: Tìm ra tiền (vay tiền của bọn lái buôn giàu có ở Hương Cảng, vay độ 8 đến 9 triệu francs trả lại bằng hàng hóa, nhất là gỗ...) để mua ở Manille 500 con ngựa để đánh giặc, 500 khẩu súng kiểu tối tân, mướn độ 100 kỵ mã người Manille để tập luyện Việt Binh, đồng thời mua 20 khẩu ca-nông và đạn dược. Dùng ca-nông ấy, bộ binh bắn phá đồn binh địch, quân lính thủ đồn toán loạn, bấy giờ kỵ binh lẹ như chớp nhoáng tàn sát tàn quân... Rốt lại, Nguyễn Trường Tộ đề nghị tự mình trá ra một viên quan phạm tội, Triều Đình giả đày lưu vào Nam, vào đó ông sẽ sắp đặt tổ chức những người đồng tâm để đến lúc thuận tiện thì phát động ‘’tấn công bất ngờ vào Gia Định’’; để‘’quét sạch quân thù và thu hồi sáu Tỉnh Nam Kỳ’’. https://thuviensach.vn Nhưng Triều Đình vẫn nghi kỵ đối với những người theo Ky-tô Giáo, Nguyễn Trường Tộ khẩn cầu vô hiệu quả. Ông mất vào tháng 11 năm 1871, thọ 41 tuổi, chết một cách khả nghi ( 21) Xứ nhà đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc: Tiếp theo tai họa chiến tranh lại còn bão lụt, nắng hạn, mất mùa, thiếu gạo. Tháng 3 năm 1878, Triều Đình cấm xuất cảng gạo. Hải Quân Phó Đề Đốc Lafont, Thống Đốc Nam Kỳ viết trong một tờ báo cáo đề ngày 9 tháng 4 năm 1878: Nhiều lần tôi thử can thiệp để bỏ lệnh cấm ấy đi. Nhưng thật khốn nạn quá, các tỉnh trung ương Vương quốc đều bị nạn đói hơn một năm rồi, tai hại ấy còn lan rộng đến các tỉnh miền Nam Bắc Kỳ. Triều Đình trả lời cho tôi rằng dân chúng đang đau khổ vì đói kém, sẽ nổi loạn chắc chắn nếu lúa gạo được phép xuất cảng, bởi vì dân chúng cho rằng họ bị khốn khổ là do biện pháp ấy, rồi họ sẽ tố cáo chính phủ muốn cho họ chết đói để làm lợi lãi cho người Âu và người Tàu. ( 22) Vua Tự Đức sầu thảm mà chết ngày 17 tháng 7 năm 1883. Triều đại thực ra đã tàn rụi, vương triều còn hấp hối theo bèo bọt tháng ngày trên nửa thế kỷ. Chúng ta trở lại tiếp câu chuyện. Bọn hải phỉ Tàu đánh cướp thương thuyền Pháp trên sông Hồng. Người An Nam trấn giữ Thành Hà Nội đều có thái độ thụ động thế thì người Pháp ra tay trở lại: Tháng 4 năm 1882, Đại TáHenri Laurent Rivière thình lình đánh chiếm Thành Hà Nội; tháng 8 năm 1883, Đô Đốc Amédée Courbet bắn phá các đồn lũy ở Thuận An nơi cửa sông vô Huế; Triều Đình bị hăm dọa trực tiếp bèn ‘’thừa nhận và ưng thuận chịu thuộc quyền bảo hộ của nuớc Pháp’’ (Hiệp Ước Harmand ngày 25 tháng 8 năm 1883). https://thuviensach.vn Hiệp Ước Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884 (Giáp Thân) Tuy vậy xứ Bắc Kỳ không chịu đầu hàng, quân Pháp tiếp tục xâm chiếm trong thời Chính Phủ Jules Ferry (1883-1885). Trung Quốc đã từ bỏ quyền đô hộ xứ An Nam kể từ ngày 11 tháng 5 năm 1884, qua tháng 6, nước An Nam ký Hiệp Ước Patenôtre. Đây là lần thứ hai mà nước An Nam thừa nhận và ưng thuận chịu thuộc quyền bảo hộ của nuớc Pháp. ‘’(Từ nay về sau) nước Pháp sẽ thay mặt cho nước An Nam trong toàn cả ngoại giao. Quan chức An Nam tiếp tục cai trị trong xứ từ biên giới Nam Kỳ cho tới biên giới Ninh Bình, dưới sự kiểm soát một công sứ thay mặt chính phủ Pháp. Tất cả đồn lũy dọc theo bờ sông vô Huế sẽ phá sạch.’’ https://thuviensach.vn Phong Trào Cần Vương Vì bọn thắng trận muốn làm oai, rồi đây một cuộc tổng khởi nghĩa nổ bùng lên, cuộc nội chiến chống Triều Đình và chống Pháp bắt đầu tái diễn. Ngày 2 tháng 7 năm 1885, Tướng De Courcy chỉ huy đạo quân viễn chinh Bắc Kỳ, vừa tới Huế với một số đông quân lực tùy tùng để thị oai khi y trình quốc thư cho Vua Hàm Nghi (13 tuổi) để được nhìn nhận y là lãnh sự nước Pháp. Hai ông Phụ Chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đột khởi đánh úp quân Pháp, nhưng thất bại, bèn cùng vua thoát thân, ngày 13 tháng 7, truyền hịch kêu gọi Cần Vương. Khói lửa khởi nghĩa đỏ rực Trung Kỳ, quan làng triệu tập vệ binh sở tại, lấy tầm vông vạt nhọn vũ trang nghĩa binh; những người sống còn trong Phong Trào Văn Thân chường mặt trở lại xông pha đánh phá chống những người theo Ky-tô Giáo một lần nữa. Tờ báo Người Sài Gòn (Le Saigonnais) viết: Người ta tiếp tục tàn sát nhau ở miền Nam Trung Kỳ. Cuộc náo động lan tràn nhanh chóng như luồng thuốc súng; khẩu hiệu (Tàn sát bọn Tây bên trong rồi sau chúng ta sẽ liệu đối với Tây bên ngoài) truyền ra khắp nơi đều được thực hiện, làng xóm người Đạo Thiên Chúa đều bị xâm nhập, cướp phá, đốt rụi. Sĩ phu, quan chức mọi đẳng cấp đều tự mình đứng ra chỉ huy phong trào bạo động. ( 23) Từ bấy giờ tới lúc Vua Hàm Nghi bị bắt vào tháng 11 năm 1888, bên khởi nghĩa vẫn đương đầu chống cuộc ‘’bình định’’ của Pháp. Người Pháp mộ 6 đội lính tập, rồi đến năm 1887, họ đem lính An Nam hỗ trợ việc xâm chiếm ở Nam Kỳ ra các Tỉnh miền Nam Trung Kỳ (Phú Yên, Bình Thuận), lính này do tên khát máu Trần Bá Lộc chỉ huy, tục danh của Lộc là ‘’Hùm Xám Cái Bè’’ mà chúng ta đã nói đến trong đoạn trên, Lộc tàn sát tù nhân không cần xét xử. https://thuviensach.vn Phong trào khởi nghĩa dường như lụn bại, thì năm 1893 lại nổi trở lên mạnh bạo do ông lão bảy tám mươi tuổi Phan Đình Phùng chỉ huy. Ông này truớc kia là quan cáo chức ở Triều Vua Tự Đức. Hà Tĩnh, Nghệ An khói lửa một lần nữa. Nghĩa quân kháng cự lại những toán lính An Nam do người Pháp chỉ huy trên hai năm trường. Phan Đình Phùng bị thương mà chết năm 1896. Những chiến sĩ bị bắt đều bị chặt đầu ở Huế. Như thế, cuộc chiến đấu bất đồng lực lượng giữa nho sĩ và quan viên chống xâm luợc và chống cả Triều Đình đến đây là dứt. Kể từ Vua Đồng Khánh (1885-1888), Triều Đình trở thành khí cụ thống trị thực dân (tuy vậy không phải bao giờ cũng cúi đầu đâu, chứng cớ là hai ông vua bị đày: Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916). Chính phủ bảo hộ có Vua Khải Định (1916-1925) là người cộng tác thật lòng. Trên giường chết trước mặt triều thần, Khải Định giao sứ mạng cho Toàn Quyền Pasquier, người thay mặt chính phủ bảo hộ đã trị vì vương quốc. Rõ ràng Triều đại đã bị diệt vong. Nhưng giới trí thức không ngưng nổi dậy chống đối. Những lực lượng mới đã bắt đầu hoạt động chống thực dân Pháp từ bình minh Thế Kỷ XX. CHÚ THÍCH: 1.- Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thông Chí, Histoire et description de la Basse Cochinchine, bản dịch tiếng Pháp do G. Aubaret, Paris 1863, trang 2- 3. 2.- J. Sylvestre, L'Empire d'Annam, Paris 1889, trang 244. 3.- Ch.B. Maybon, Histoire moderne du paysd'Annam (1592-1820), Paris 1931, trang 185. 4.- Alexis Faure, Mgr Pigneau de Behaine, Paris 1891, trang 83-84. https://thuviensach.vn Theo Khâm Định Việt Sử, giáo sĩ người Tây đã khởi đầu truyền Đạo Ky-tô tại Việt Nam thời Vua Lê (1533). Vua Louis XIV ở Pháp có viết cho Chúa Trịnh Tạc một bức thơ khuyên Chúa Trịnh gia nhập Ky-tô Giáo, vì Đạo này ‘’rất đặc biệt tác dụng cho vua chúa tuyệt đối trị vì dân đen’’. Theo đây là đoạn chót: Nous avons commandé qu'on vous port‚t quelques présents que vous avons cru qui vous seraient agréables. Mais la chose du monde que nous souhaiterions le plus, et pour vous et pour vos Etats,ce serait díobtenir pour vos sujets qui ont déjà embrassé la loi du seul vrai Dieu du ciel et de laterre la liberté de la professer, cette loi étant la plus haute, la plus noble, la plus sainte et surtout la plus propre pour faire régner les rois (absolument) sur les peuples. Nous sommes même très persuadé que, si vous connaissez les vérités et les maximes qu'elle enseigne, vous donneriez le premier à vos sujets le glorieux exemple de l'embrasser... Ecrit à Saint-Germain-en-Laye, le 10e jour de janvier 1681. Votre très cher et bon ami, Louis. Tạm dịch: Trẫm có ra lịnh cho người đến vâng Bệ Hạ một vài món quà trẫm tưởng sẽ được đẹp lòng Bệ Hạ. Song cái trong đời mà trẫm ước mong hơn hết, vừa ước mong nơi Bệ Hạ cùng tất cả Đất Nước của Bệ Hạ, là cho thần dân của Bệ Hạ, những kẻ (đã theo Đạo Ky-tô) đã tín phụng pháp tắc của Thiên Chúa, đấng thiết thực một mình là chủ tế trời đất, họ được tự do hành đạo và truyền bá phép tắc ấy, vì phép tắc Đạo ấy là cao thượng, thánh thiện hơn hết và nhất là rất đặc biệt tác dụng cho vua chúa (tuyệt đối) trị vị dân đen. https://thuviensach.vn Trẫm còn tự tin chắc chắn rằng, nếu Bệ Hạ thấu đáo các chân lý và các danh ngôn của Đạo (Thiên Chúa), thì Bệ Hạ sẽ hân hoan nhập đạo làm một gương quang vinh thứ nhứt cho thần dân. (E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị tríKy-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, II trang 5. 5.- Ch. Gosselin, L'Empire d'Annam, Paris 1904, trang 495 6.-Ch.B. Maybon, Histoire moderne du pays d'Annam (1592-1820), Paris 1931, trang 359. 7.- Ch.B. Maybon, Histoire moderne du pays d'Annam (1592-1820), Paris 1931, trang 104. 8-. Ch. Gosselin, L'Empire d'Annam, Paris 1904, trang114. 9. - Ch. Gosselin, L'Empire d'Annam, Paris 1904, trang 124. 10.- E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, I trang 46. 11.- E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, I trang 239-240. 12.- Thơ Nam Kỳ ou Lettre cochinchinoise sur les événements de la guerre franco-annamite, traduite par M.D.Chaigneau, Paris 1876, trang 2, 16-18. 13.-E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ https://thuviensach.vn giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, I trang 116. 14.- E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, I trang 147. 15 - E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, II-III, trang 211. 16.- A. Thomazi, La conquête de l'Indochine, Paris 1934, trang 72. 17.-E. Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam entre 1851 à 1870 (Vị trí Ky-tô Giáo trong liên hệ giữa Pháp và Việt Nam từ 1851 đến 1870), Leiden 1969, I, trang 170. 18.-Ch. Gosselin, L'Empire d'Annam, Paris 1904, trang 546. 19.- J. C. Baurac, La Cochinchine, Saigon 1894, trang 254. 20.- Henri Bruschwigru, Histoire de la colonisation Français Paris 1949, trang 53. 21.- Trương Bá Cầm, Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, Hồ chí Minh city 1988, trang 325-358. 22.- Nguyễn Thế Anh, Monarchie et fait colonial au Vietnam, Paris 1992, trang 22. 23.- Paulus Vial, Nos premières années au Tonkin, Paris 1889, trang 485-488. https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com PHẦN THỨ NHẤT - NGỌN LỬA ẤP Ủ GIỚI TRÍ THỨC 1920 -1929 CHƯƠNG I Vào những năm đầu của Thế Kỷ XX tại Paris, con người bị lưu đày Phan Chu Trinh, đã nhiều tuổi, vẫn liên hệ mật thiết với Phan Văn Trường, rồi sau đó ít lâu, với Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh. Điều làm cho họ liên kết với nhau không phải là tuổi tác (giữa người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất chênh nhau 27 năm), cũng không phải là nguồn gốc (người thì ở đất bảo hộ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, người thì ở Nam Kỳ, đất thuộc địa), mà là do họ có cùng một niềm say mê, đó là giải phóng dân tộc thoát khỏi tình trạng nô lệ hèn mọn và bất công, thoát khỏi tình trạng tù đọng bế tắc do đế quốc Pháp gây nên. Họ thường được những người Việt Nam gọi là Ngũ Long-Năm Con Rồng. Phải chăng những người Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay đã tự nhận mình là Con Rồng Cháu Tiên? Họ là những người cắm những mục tiêu đầu tiên cho chặng đường mà từ năm 1930 người ta gọi là cuộc ‘’ Cách Mạng Đông Dương’’. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Thế Kỷ XIX đã khép lại với hai cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại cuộc chinh phục của thực dân Pháp, đầu tiên là cuộc nổi dậy của các sĩ phu, Phong Trào Văn Thân, từ 1867 tới 1874, rồi đến cuộc nổi dậy của các quan lại Triều Đình, Phong Trào Cần Vương, từ 1885 tới 1896 ( 1). Hai cuộc nổi dậy đều thất bại, và từ năm 1897 người Pháp làm chủ toàn bộ đất nước Việt Nam. Đầu Thế Kỷ XX, tầng lớp trí thức hăng hái đã từ bỏ con đường nổi dậy vô vọng. Không khí thời đại không còn phù hợp với những cuộc phiêu lưu đẫm máu theo xu hướng của một chế độ phong kiến bảo thủ không có tương lai; người ta dự cảm khác hẳn tới những điều kiện để giải phóng dân tộc Việt Nam: Hiện đại hóa về kinh tế và văn hóa là điều cần thiết. Cùng chung cái đích đó, có hai khuynh hướng nảy sinh, một khuynh hướng do Phan Bội Châu đề xướng, theo quân chủ, ngả về nền giáo dục hiện đại kết hợp với chiến tranh giải phóng ( 2), một khuynh hướng do Phan Chu Trinh chủ trương, theo hướng Cộng Hòa và Dân Chủ, trên tinh thần chung của các nhà triết học Pháp Thế Kỷ XVIII mà ông đọc qua những bản dịch chữ Hán. Hai nhà trí thức trên có đi cùng nhau một chặng đường, thống nhất với nhau về ‘’cải cách văn hóa và phát triển tinh thần dân tộc’’ nhằm ‘’tránh cho người Việt Nam trở thành nô lệ’’ ( 3). Đó chính là mục đích của Hội Duy Tân do Phan Bội Châu bí mật thành lập năm 1904, biểu hiện đầu tiên của sự nảy sinh giai cấp tư sản bản xứ. Cả hai đều tán thành việc phổ biến một nền giáo dục tự do bằng chữ Quốc Ngữ; họ kêu gọi ‘’những người giàu và có ảnh hưởng’’ đứng ra thành lập các hội đoàn ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để phát triển thương mại, thủ công và kỹ nghệ bản xứ, đồng thời mở các lớp học trong công xưởng, và từ năm 1906 ngầm tổ chức những cuộc du học sang Nhật (Phong Trào Đông Du) ( 4). Con đường của hai https://thuviensach.vn người chia tách hẳn khi Phan Bội Châu và các du học sinh bị trục xuất khỏi Nhật vào năm 1909, Phan Bội Châu tuyên bố tán thành khủng bố và tuyển mộ một đội quân. Cuộc đời của người đứng đầu nhóm Ngũ Long ra sao trước khi ông tới Paris?Phan Chu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc (Tỉnh Quảng Nam, Trung Kỳ), làm quan tại Bộ Lễ vào năm 1903, nhưng đến năm 1905 ông bất mãn với sự thối nát và trì trệ cổ hủ của Triều Đình cố giữ thái độ dè dặt dưới bóng bảo hộ của người Pháp. Phan Chu Trinh từ quan, ông bôn ba khắp ba kỳ để lắng nghe người dân nghĩ gì và để tìm hiểu về những sự‘’nhũng lạm của quan lại’’ ở khắp nơi. Vào đầu năm 1906, giả trang làm cu-li, ông được những người làm đầu bếp trên tầu che giấu, vượt biển tới gặp Phan Bội Châu ở Quảng Châu rồi cùng đi với Phan Bội Châu sang Nhật để Phan Bội Châu chuẩn bị đón tiếp du học sinh và chuẩn bị cho họ được nhận vào các trường võ bị. Phan Chu Trinh cho rằng dựa vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đuổi Pháp là một ý tưởng nguy hiểm ‘’một khi quân Nhật vào thì có thể sẽ khó mà đuổi họ ra’’; hơn nữa ‘’nếu có quyết tâm nổi dậy thì dân tộc cũng thiếu chỗ dựa, thiếu vũ khí và tài chính’’ . Trở về đất nước, Phan Chu Trinh gửi cho Toàn Quyền Paul Beau, vào tháng 10 năm 1906, một Bản Ghi Nhận về những điều tệ hại mà dân An Nam phải chịu ( 5), kêu gọi ông ta chú ý tới nạn tham nhũng của quan trường đã làm tăng thêm gánh nặng sưu thuế cho dân. Ông nhấn mạnh vào trách nhiệm của người Pháp, kẻ đồng lõa với tình trạng trên, và kêu gọi người Pháp tiến hành những cuộc cải cách nhằm tuyển lựa kỹ lưỡng quan lại, bãi bỏ chế độ khoa cử cũ, cải tiến pháp luật, sửa đổi bộ Luật dã man của Vua Gia Long ( 6) còn hiện hành ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, mở rộng hệ thống giáo dục, xây dựng một nền giáo dục hiện đại hướng về phát triển thủ công, kỹ nghệ và thương mại bản xứ, ( 7) nhằm đưa đất nước ra khỏi ‘’tình thế cấp bách’’. https://thuviensach.vn Từ sau khi có bản tường trình đó, giới quan lại tham nhũng tỏ ra căm thù Phan Chu Trinh đến xương tủy. Trong quá trình vận động của Hội, Lương Văn Can mở Trường Đông Kinh Nghĩa Thục vào năm 1907 với mục đích dùng chữ Quốc Ngữ để phổ biến những kiến thức mới hữu ích cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước, thay vì đóng khuôn trong nền học kinh sử của Đạo Khổng qua chữ Hán. Các thầy giáo tự nguyện bỏ bộ quần áo cổ truyền bằng lụa tàu, và mặc âu phục, bỏ búi tóc, cắt tóc ngắn. Những việc nho nhỏ đó cũng làm cho đám quan lại không chấp nhận được và coi đó như một chứng cứ mưu toan nổi loạn, một dấu hiệu tập hợp. Chính quyền bảo hộ cũng sớm lo ngại về cái trung tâm của chủ nghĩa quốc gia đang tỏa sáng khắp nước: ‘’Đối với các ngài thực dân, bọn An Nam bẩn thỉu này lại dám cho phép mình bắt chước kiểu người Âu!’’ (Phan Chu Trinh). Thế là chẳng bao lâu nhà trường bị đóng cửa. Vào mùa Xuân năm 1908, tại Trung Kỳ đột khởi những cuộc biểu tình của nông dân, phong trào lan nhanh như dây thuốc súng. Lần đầu tiên chủ nghĩa đế quốc thực dân phải đương đầu trực tiếp với quần chúng nông dân bị đè nén trong bần cùng đã nổi dậy chống lại thuế thân và sưu dịch. Cuộc đàn áp của Pháp và Nam Triều diễn ra mau lẹ và đẫm máu. Nhân cớ này Triều Đình Huế tiến hành ngược đãi tầng lớp sĩ phu Duy Tân. Trong tất cả các tỉnh, nơi nào có trường học và hội buôn, hội thủ công đều diễn ra những cuộc lục soát thanh trừng dữ dội. Trường sở bị phá hủy, thầy giáo bị tra khảo, công xưởng bị đóng cửa. Lính khố xanh (lính tập) được thể tha hồ cướp bóc, biến những nơi đó thành chuồng ngựa hoặc nhà ở cho vợ con họ...Tại làng Phú Lâm chẳng hạn, người hương trưởng bị kết án ba năm tù khổ sai vì đã xây dựng trường học, lập các hội làm vườn, xây cầu và đường xá cho nông dân; cô em gái họ của ông, một nữ giáo viên, bị giải lên tỉnh lỵ, cổ đeo gông. Ba trường học trống rỗng vì thiếu vắng 150 học sinh. https://thuviensach.vn Ngày 9 tháng ba, Phan Chu Trinh đang ở Hà Nội thì nông dân của làng ông tuần hành lên Tỉnh lỵ Đại Lộc (Quảng Nam). Bị vu cho là gây nên những cuộc biểu tình đó, ông bị bắt cùng với một số sĩ phu bị chính quyền thực dân nghi ngờ và bị Triều Đình Huế bêu xấu, cái Triều Đình mà họ khinh bỉ. Phan Chu Trinh bị giải về Huế, ở đó ông tuyệt thực làm reo. Triều Huế kết án tử hình Phan Chu Trinh vì đã ‘’tiến hành những mưu đồ cùng với kẻ phản nghịch Phan Bội Châu, đã thu thập những ghi nhận hưởng ứng Phan Bội Châu’’. Poulo Condore. Le Repas des Bagnards. Đảo Côn Sơn. Bữa ăn tại Bagnards https://thuviensach.vn Sĩ phu bị đóng gông sau những cuộc nông dân biểu tình chống sưu thế năm 1908 ở Trung Kỳ. - Nếu không có Hội Nhân Quyền can thiệp, Phan Chu Trinh đã bị hành quyết sau một thời gian ngắn. Án tử hình đuợc giảm thành quản thúc chung thân, qua tháng năm ông bị đưa ra ngục Côn Sơn. Chính thời gian ở Côn Đảo, Phan Chu Trinh sáng tác một số bài thơ, trong đó có bài Đèn Sáp mà học sinh Sài Gòn đã hăng hái đọc thuộc lòng lên vào năm 1926, năm ông mất: Năm nhồi mười nắn thế không oai? Đèn sáp khen cho thật dẻo dai. Thẳng rẳng sợi tim trong mấy tấc, Lăn tròn bao sáp biết nhiêu ngoai. Đốt đầu dốc tỏ đêm tăm tối, Nóng ruột vì chưng sự sáng soi. Hé cửa trách ai cho gió lọt, Canh tàn rơi giọt tỏ cùng ai ! Vào năm 1911, Hội Nhân Quyền lại can thiệp cho Phan Chu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo, vụ án của ông được xét lại, và nhà nước bảo hộ chấp thuận lưu đày ông qua Pháp, cùng với con trai nhỏ của ông là Phan Chu Dật, kèm theo một niên bổng là 5.400 francs. https://thuviensach.vn Vừa tới Pháp, Phan Chu Trinh bắt tay ngay vào việc ‘’đòi xét lại những phán quyết bất chính đáng’’ sau những vụ biểu tình hòa bình 1908-1909, và đòi thả những nạn nhân còn sống sót ra khỏi các nhà tù. Trong một bức thư gửi cho Bộ Thuộc Địa, ‘’Những cuộc biểu tình của người An Nam ở Trung Kỳ năm 1908’’ ông đã nêu lại lịch sử các sự biến, phân tích một số điều xét xử, mô tả trần trụi cuộc di chuyển quân sự của chuyến tàu chở tù nhân ra Đảo Côn Sơn, nơi những sĩ phu bị bắt ở Hà Tĩnh và Nghệ An bị trói chân tay như súc vật nằm rải rác trên boong tàu, giữa giông bão. Ông kết luận: ‘’Phải ân xá đầy đủ và toàn bộ cho những người còn sống sót. Còn giữ họ lâu hơn nữa, tức là đã kết án họ phải chết trong một thời gian ngắn đối với hàng trăm người dân lành vô tội.’’ Trong khi tường thuật lại sự việc, ông có ngỏ lời tri ân hai con người đã dám kháng lại sự dã man, đó là Công Sứ Pháp ở Bình Thuận, ông Garnier, người đã không chịu phá hủy các trường học bản xứ theo lệnh của Quan Chánh Sứ Lévêque, và người thứ hai là Quan Chưởng tên Nguyễn Đinh (quan thu thuế) ở Thanh Hóa, ông này đã từ chức để phản đối việc đánh đập những nhà trí thức bị bắt. Gợi ra trường hợp nhà trí thức Lê Bá Trinh bị bắt vào tù chỉ vì đã dạy dỗ ‘’tán thành những nhà ái quốc là một bổn phận đầu tiên’’, Phan Chu Trinh hỏi rằng khi nói tới dân quyền liệu người ta có đáng bị phạt giam hay không ? Tại sao các nhà cai trị lại cứ luôn mồm rêu rao những câu huênh hoang mà rỗng tuếch như công bằng, bác ái, khai hóa văn minh. Thà cứ cao thượng mà nói toạc ra với chúng tôi rằng: ‘’Chúng ta đã chinh phục được các ngươi, các ngươi là nô lệ của chúng ta. Các ngươi đã bị loại ra khỏi đại gia đình nhân loại’’. Phan Chu Trinh không mệt mỏi vận động ở Bộ Thuộc Địa, nơi ông đã gửi bức thư vào tháng 9 năm 1912. https://thuviensach.vn Phan Văn Trường, nhân vật thứ hai trong nhóm Ngũ Long, đã kể về Phan Chu Trinh hồi đó: ‘’Họ mời ông ra cửa trước, ông lẻn vào cửa sau’’. Thời kỳ này Phan Văn Trường, người đã tới Paris trước Phan Chu Trinh một năm, đã cùng với Phan Chu Trinh lập ra nhóm ‘’Đồng bào thân ái”, về sau chủ chốt cho ‘’Hội người An Nam yêu nước’’, đặt trụ sở tại nhà hai ông Phan, số 6 Villa des Gobelins, Quận 13, Paris. Đầu lính tập bị chém về vụ Hà Thành đầu độc năm 1908 https://thuviensach.vn Lính tập bị cáo trong vụ Hà Thành đầu độc - Lúc này Phan Bội Châu đang ở Trung Quốc. Hội Duy Tân đã bị tan rã sau cuộc đàn áp năm 1908. Hội này được thay thế bằng Việt Nam Quang Phục Hội, mà mục tiêu hành động cấp thời là ‘’hạ sát một trong ba tên đầu sỏ đại diện cho Pháp’’ nhằm ‘’hâm nóng nhiệt tình của dân chúng và làm cho kẻ thù khiếp sợ’’. Dự định này được thể hiện qua hàng loạt những cuộc ám sát và bạo động từ 1912 đến 1917 ( 8)và ngày 3 tháng 5 năm 1913 trong cuộc phỏng vấn của báo Nhật Trình (Le Journal) về vụ ám sát hai sĩ quan Pháp ở Hà Nội, Phan Chu Trinh đã nhấn mạnh là phía Pháp phải chịu trách nhiệm. Ông nhắc lại rằng ông luôn luôn chống lại sự chính phủ không chịu tiến hành những cải cách, chống lại độc quyền rượu và thuốc phiện; ông tán thành giáo dục tự do, ân xá tù chính trị ở Côn Đảo, và đòi cải tổ bộ luật bản xứ. Ông yêu cầu người ta bỏ thói khinh miệt dân bản xứ. Và ông nói thêm một cách đại lược là một chế độ đàn áp giống như một đống củi khô chất trong lò, chỉ cần một tàn lửa nhỏ sẽ bốc cháy. Ông nói ở Huế gần đây người ta đã dám đào cả mộ Tự Đức để tìm vàng: Tôi run sợ khi hay tin đó, tôi đã https://thuviensach.vn lường trước những hậu quả khủng khiếp, bởi người dân sẽ nghĩ sao đây? Hiện nay người ta đang nói tới một sự đàn áp thẳng tay ở Trung Kỳ; chính quyền có thể bắt bớ tới 500 hay 1000 người và chặt đầu họ...Nhưng rồi sau đó thì sao? Việc đó chỉ thúc đẩy người dân hành động mà thôi. Người Việt Nam không muốn nghe những lời hứa xuông nữa, họ không muốn bị ép phải uống rượu, mà họ muốn học hành, được tôn trọng, được giải phóng. ( 9) Chúng ta hãy nói về Phan Văn Trường mà cuộc đời từ đó gắn bó chặt chẽ với cuộc đời Phan Chu Trinh. Gốc ở Hà Nội sinh năm 1878, Phan Văn Trường sang Paris học Luật, và để có tiền học ông nhận làm giảng viên giảng đọc tại Trường Ngôn Ngữ Đông Phương. Vào năm 1913, ông nhận được tin hai em ông là Phan Tiên Phong và Phan Trường Khiên, bị bắt nhằm trong vụ mưu sát ngày 26 tháng 4 và vừa bị kết án người thì 5 năm biệt xứ, người thì 10 năm lưu đày. ‘’Mười năm, một thời gian đáng kể trong đời một con người!’’, ông đã viết khi gợi lại cái hành động bất công của chế độ thực dân. Chiến tranh kết thúc, ông đáp biên một luật án tiến sĩ bình luận về Bộ Luật Gia Long, rồi ông ghi danh làm Trạng Sư tại Tòa Án Paris. Trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh 1914-1918, ngày 14 tháng 9 Phan Chu Trinh bị bắt; hai ngày sau đến lượt Phan Văn Trường, lúc đó đã bị động viên nhập ngũ tại Trung Đoàn 102 Bộ Binh ở Chartres. Hội Đồng Quân Sự thứ nhất ở Paris khép tội hai người là đã âm mưu chống lại nền an ninh quốc gia’’, và ‘’Hội người An Nam yêu nước’’ bị giải tán. Bảy tháng sau, ngày 17 tháng 4 năm 1915, họ được xóa án, trả lại tự do ( 10)và Trường được cử đi làm thông ngôn tại Binh Công Xưởng ở Toulouse. Ở đây ông tiếp xúc với phu phen, lính tập và thủy thủ Việt Nam được ‘’nhập cảng’’ từ Đông Dương qua để làm trong các xưởng quân nhu hoặc ra tiền tuyến. Sau này Trường có kể lại vụ giả âm mưu trong - Câu Chuyện Những Người An Nam Âm Mưu tại Paris hay Sự Thật Về Đông Dương (Une histoire de conspirateurs annamites à Paris ou la vérité sur L'Indochine), đăng tải từng kỳ trên tờ báo Chuông Rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An https://thuviensach.vn Ninh năm 1925. Bài văn châm biếm này, có giọng châm biếm gần với kiểu nhạo báng, có lời diễu cợt sau: Những người An Nam âm mưu ở Paris? Vậy thì có những người An Nam đến tận Paris để âm mưu chống nước Pháp, tìm cách đuổi người Pháp khỏi Đông Dương để lập lại nền độc lập của đế quốc An Nam năm xưa. Thế thì họ đã biết và muốn ứng dụng sớm cái nguyên tắc về dân tộc, quyền dân tộc tự quyết trước khi nguyên tắc ấy phát sinh tại trong mười bốn điểm trứ danh do Wilson đề xướng; vừa phát sinh rồi liền theo đó, Trời biết, nó bị các cường quốc chôn vùi một cách long trọng, các cường quốc ấy đã xưng hô công lý và văn minh trong lúc chiến tranh! Đấy là một chuyện quái gở không thể tưởng tượng! Tuy vậy đấy là chuyện có thật theo ý nghĩa này, nó chính thức có thật, nó có thật bởi vì chính phủ Pháp đã bày đặt nó ra. Nếu như tình trạng kinh tế ở Đông Dương do hậu quả của tình trạng chiến tranh ở Pháp gây nên, cũng như việc đăng lính của người An Nam (gọi là tình nguyện) không sao tránh khỏi làm nổi dậy ở Việt Nam một làn sóng bất mãn và một sự sôi động mà những cuộc rối loạn mới ở thuộc địa sẽ xảy ra minh họa cho tình trạng trên, thì vụ‘’âm mưu’’ tại Paris chỉ là một sản phẩm hoang tưởng xuất phát từ nỗi lo lắng thực sự của chính phủ Pháp. Chẳng bao lâu nhóm của hai người anh cả Trinh và Trường có thêm người gia nhập. Đó là ba chàng thanh niên mới mà tâm hồn bị dày vò dằn vặt vì số phận của quê hương. Nguyễn ái Quốc, sinh năm 1890, tên thật là Nguyễn tất Thành, con nhà quan, được gia nhập học tại Quốc Học Huế sau khi tốt nghiệp tại địa phương. Vào tháng giêng năm 1910, cha bị bãi chức (vì đã dùng gậy đánh chết một người tù) có lẽ đó là nguyên nhân làm cho Nguyễn ái Quốc rời bỏ Trường Quốc Học, rồi đi dạy học ở Trường Dục Thanh, một trường do sáng kiến của Phan Chu Trinh lập ở Phan Thiết vào năm 1905. https://thuviensach.vn Không hiểu bởi nhà trường bị đóng cửa hay chính người thanh niên Nguyễn tất Thành nhu cầu ra đi để tìm đường cứu nước hay để kiếm ăn sinh sống? Ta chỉ biết Nguyễn xuống tàu buôn Latouche Tréville (của hãng Chargeurs réunis), đường Hải Phòng-Dunkerque, tại chặng dừng tàu ở Marseille vào năm 1911, anh Thành làm đơn xin Tổng Thống Pháp được nhập học có học bổng nội trú tại Trường Thuộc Địa ở Paris, nơi không những đào tạo những nhân viên cai trị thuộc địa tương lai mà còn đào tạo cả nhân viên bản xứ phụ tá về kỹ thuật. Trong đơn có đoạn viết: ‘’ Tôi hoàn toàn không có nguồn kiếm sống và rất ham học hỏi. Tôi muốn vì đồng bào tôi mà có ích lợi cho nước Pháp, đồng thời muốn cho đồng bào tôi được hưởng những lợi ích do học vấn mang lại’’. Lá đơn bị bác bỏ. Năm sau, anh Thành vẫn làm bồi bếp ở tàu, viết về cho Khâm Sứ Trung Kỳ ở Huế, một bức thơ để ở New York ngày 15 tháng chạp năm 1912, với giọng như sau: Tôi yêu cầu Ngài vui lòng nhận cho cha tôi một công việc như Thừa Biện ở các Bộ hay là Huấn Đạo hay Giáo Thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài. Hy vọng nơi lòng tốt của Ngài sẽ không từ chối lời yêu cầu của một đứa con để làm tròn phận sự của mình mà chỉ trông cậy nơi Ngài, và trong lúc chờ đợi Ngài trả lời, tôi xin Ngài Khâm Sứ nhận lời chào kính cẩn của người dân con và kê tùy thuộc thọ ơn của Ngài. Paul Tất Thành (con Ông Phó Bảng Nguyễn Sanh Huy). Từ năm 1914, anh Thành bỏ việc làm bồi bếp trên các chuyến tàu, sống môt cách khó khăn tại Luân Đôn (số 8 Tottenham Road), và trao đổi thư từ với Phan Chu Trinh, người bạn cũ của cha anh.Trong bức thư anh gửi cho Phan Chu Trinh vào tháng 8 có đoạn: https://thuviensach.vn Số mệnh dành cho chúng ta nhiều điều ngạc nhiên và không thể nói trước ai sẽ là kẻ chiến thắng...Trong vòng ba bốn tháng tới đây số phận của Á Châu sẽ thay đổi, thay đổi lớn lao. Mặc cho những ai đang tranh đấu và những ai đang khuấy động. ( 11) Nguyễn ái Quốc ám chỉ ai khi viết ‘’những ai đang tranh đấu và những ai đang khuấy động’’? Phải chăng anh định nói tới Việt Nam Quang Phục Hội, tới vụ ném bom năm 1912 ám sát hụt Toàn Quyền Albert Sarraut, tới các vụ nổ bom làm mất mạng hai Sĩ Quan Pháp ở Hà Nội năm 1913, tới âm mưu của Đỗ Cơ Quang, rốt lại 50 hội viên và những người bị tình nghi ở Hekou cùng 14 người khác ở Yên Bái bị chém đầu ‘’để nêu gương’’ vào tháng chạp năm 1914 ? ( 12) Năm 1919 Nguyễn tất Thành tham gia vào ‘’Nhóm người An Nam yêu nước’’ của hai Chí Sĩ lưu vong tại Villa des Gobelins. Nhóm này chính trước kia là ‘’Hội Người An Nam Yêu Nước’’ bị giải tán năm 1914. Nguyễn ái Quốc lúc này cũng làm nghề rửa ảnh như Phan Chu Trinh, vì từ sau khi bị bắt năm 1914, Phan Chu Trinh không có tiền trợ cấp như trước nữa. Ngày 1 tháng giêng năm 1919, Hội Nghị Hòa Bình nhóm họp tại Paris. Những nguyên tắc của chủ nghĩa Wilson về quyền các dân tộc tự quyết ( 13) đã gợi lên những hy vọng lớn lao và ngây thơ. Ngây thơ tới mức là khi Wilson tới Pháp để tham dự Hội Nghị, một phái đoàn nghiệp đoàn Pháp đưa tới tay ông một Bản Thông Điệp, trong có đoạn viết: Những người lao động tập hợp trong tổ chức CGT (Confédération Générale du Travail-Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp) xin gửi lời chào Ngài. Với Ngài, chúng tôi tin rằng những bản Hiệp Ước và thỏa ước sẽ chính thức kết thúc cuộc chiến và sẽ thực hiện được nguyên tắc về quyền tự do của các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình. ( 14) https://thuviensach.vn Đơn Nguyễn ái Quốc xin nhập Trường Thuộc Địa. https://thuviensach.vn VIỆT NAM 1920-1945: CÁCH MẠNG VÀ PHẢN CÁCH MẠNG Ngô Văn www.dtv-ebook.com CHƯƠNG I (tt): ‘‘Nhóm người An Nam yêu nước’’, vào giữa tháng 6 có thảo một bản yêu sách về cải cách chính trị dân chủ‘’trong khi chờ đợi quyền dân tộc tự quyết chuyển từ lý tưởng thành hiện thực’’. ‘’Những yêu sách của nhân dân An-nam’’ rất khiêm tốn: 1.- Đại xá toàn bộ chính trị phạm bản xứ; 2.- Cải cách nền tư pháp ở Đông Dương bằng cách tạo cho người bản xứ cũng có những bảo đảm về pháp lý như đối với người Âu, và hủy bỏ vĩnh viễn và toàn bộ những tòa án đặc biệt. 3.- Tự do ngôn luận và báo chí; 4.- Tự do hội họp và lập hội; 5.- Tự do di trú và xuất ngoại; 6.- Tự do giáo dục và xây dựng ở các tỉnh những trường kỹ thuật và chuyên môn; 7-. Thay thế chế độ nghị định bằng chế độ luật pháp; 8.- Có đại biểu thường trực của người bản xứ được bầu bên cạnh Nghị Viên Pháp để phản ảnh kịp thời những nguyên vọng của người bản xứ. ( 15) Không có một vang vọng nào từ phía các cường quốc phe Đồng Minh mà bản yêu sách đã vinh danh họ như là ‘’những chiến sĩ của Văn Minh chống lại Man Rợ’’. Sau đó, Phan Chu Trinh viết: ‘’Rõ ràng chúng ta lầm lạc vì đã quá hy vọng.’’ ( 16) https://thuviensach.vn Nhóm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn ái Quốc chẳng bao lâu gia nhập thêm: Một người Nam Kỳ là Nguyễn An Ninh, đến Paris học Luật, và một người Bắc Kỳ là Nguyễn Thế Truyền, sinh viên khoa học ở Toulouse năm 1919, đến Paris năm 1921 để chuẩn bị thi Cử Nhân Văn Chương. Truyền, hơn Ninh một tuổi, là con một quan huyện ở Ninh Bình. Cả hai đều dốc hết sức mình vào những hoạt động của Nhóm. Nguyễn An Ninh mới có 20 tuổi khi đến Paris vào năm 1920. Đó là một con người có cao vọng duy tâm lãng mạn luôn hết lòng tha thiết với dân quê trong nước. Anh đã vong mạng tại nhà tù Côn Đảo vào năm 43 tuổi. Thân phụ anh là Nguyễn An Khương, là người nổi tiếng vì đã dịch sang chữ Quốc Ngữ những tiểu thuyết lịch sử lớn của Trung Hoa, là người đã ủng hộ Hội Duy Tân của Phan Bội Châu do Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) vận động ở Nam Kỳ, và là người hỗ trợ du học sinh sang Nhật (Phong Trào Đông Du). Tại Paris, Ninh giao thiệp, không phân biệt với những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và vô chính phủ, trong đó có Charles Rappoport, người đã phản đối chiến tranh vào năm 1914, trở thành cộng sản năm 1919 và đã xuất bản quyển Cuộc Cách Mạng Thế Giới (La Révolution mondiale) năm 1921. Nguyễn ái Quốc nhập Đảng Xã Hội Pháp, tham gia đại hội nhóm ở Thành Tours vào tháng 12 năm 1920. Quốc theo một số đảng viên nhập vào hàng ngũ Đệ Tam Quốc Tế, lúc đó tán thành việc giải phóng thuộc địa. ( 17) Thời kỳ này, Phan Chu Trinh sống bằng nghề rửa ảnh tại Ponce vùng Charente Maritime và gặp gỡ các bạn trong Nhóm ở Paris. Ngày 13 tháng 6 năm 1921, ông cùng Nguyễn ái Quốc tham gia vào một kế hoạch chuẩn bị thành lập Liên Minh Thuộc Địa. Liên minh này bao gồm Nhóm những người An Nam yêu nước và Hội đòi quyền công dân cho người Madagascar tập họp nhiều nhóm người như An Nam, Dahomey (nay là Bénain), Réunion, Guadeloup, Quần Đảo Antilles, Martinique, Madagascar, Sénégal và Algérie. Ngày 1 tháng 4 năm 1922, cùng với Monnerville, Senghor, https://thuviensach.vn Messali Hadj, v.v...họ xuất bản tờ báo hàng tháng Người Cùng Khổ (Le Paria), ‘’ Diễn Đàn Vô Sản Thuộc Địa’’. Ảnh hưởng của tờ báo lan nhanh chóng tới các giới bồi bếp, thợ sơn lắc, thủy thủ An Nam. Trong khi đó, Ninh có cảm tình đặc biệt đối với những người theo chủ nghĩa vô chính phủ, viết ít bài trong báo Người Tự Do (Le Libertaire). Năm 1922, Phan Chu Trinh ở Marseille. Tổ chức SFIO (Section française de l 'International Ouvrière-Chi Hội Quốc Tế Công Nhân Pháp, tên của Đảng Xã Hội Pháp lúc đó) và Liên Minh Nhân Quyền đã giúp ông tập họp đồng bào của ông trong các cuộc mít tinh để ông giúp họ nhận thức thân phận nô lệ và nhu cầu tập họp để tự bảo vệ. Ở Paris, Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường cũng đấu tranh theo hướng đó qua tờ Le Paria và trên mục thuộc địa của tờ Nhân Đạo (L'Humanité). Hiệp Hội Bồi Bếp, ở số 8 phố Hoche, mở rộng thành Hiệp Hội Lao Động Đông Dương vào tháng 5 năm 1923, cũng đấu tranh theo hướng đó. Cũng vào năm 1922, Hoàng Đế Khải Định đến viếng cuộc Triển Lãm Thuộc Địa tổ chức ở Marseille. Phan Chu Trinh lên án Khải Định, trong một bức thư ngỏ nêu lên 7 tội ‘’đại ác’’: - Quên lời giáo huấn của Mạnh Tử (Dân vi quí, quân vi khinh); - Cai trị tùy hứng, thưởng phạt bất minh; - Duy trì một cách ngu ngốc lễ khấu đầu (quan lại phải quỳ lạy trước vua) làm trò cười cho thế giới văn minh; - Xa hoa vô đạo: Vua còn bóc lột của dân vốn đã bị kiệt quệ vì nghèo đói; - Trang phục bất xứng; - Tùy tùng quá lộng lẫy phô trương trong cảnh thôn quê xứ Việt; https://thuviensach.vn - Tự tôn một cách lố bịch khi gọi cuộc du hành sang nước Pháp là chuyến du hành khảo sát trong một nước cộng hòa dân chủ, nhất lại là cho những viên quan không có một trình độ trí thức bằng một đức trẻ mười tuổi người Pháp đi tháp tùng. Kết luận, ông khuyên Khải Định nên ‘’nhường quyền lại cho dân, dân có thể hợp tác trực tiếp với dân Pháp.’’ ( 18) Ngày 12 tháng 2 năm 1922, Phan Chu Trinh viết cho Nguyễn ái Quốc giục trở về nước, sống lẫn lộn trong nông dân mù chữ để tuyên truyền bằng lời nói những tư tưởng giải phóng: Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan (Văn Trường) đàm đạo nhiều việc, mãi tới bây giờ, anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi lại không thích cái phương pháp ‘’ ngoại ngọa chiêu hiền đãi thời đột nội’’ của anh, và cả cái dụng lý thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hòa mà anh đã nói với anh Phan là tôi là hạng hủ nho thủ cựu. Anh lấy cái lẽ ở nước mình lưới giăng tứ bề, mà về nước ắt là sa cơ, bởi thế mà anh cứ khư khư cái phương pháp ngoại ngọa chiêu hiền đãi thời đột nội, cứ như cái phương pháp ấy, thời anh viết bài đăng báo chương trên đất người để mà hô hào quốc dân đồng bào bên nhà đem tinh thần nghị lực ra làm việc nước. Tôi coi lối ấy phí công mà thôi. Bởi vì quốc dân đông bào mấy ai biết chữ Tây, chữ Quốc Ngữ, cầm tờ báo mà đọc nổi. Theo ý tôi mình đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông gõ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dã, hô hào quốc dân đông bào, đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Bởi cái lẽ đó mà tôi khuyên anh thu xếp mà về. Lại còn cái điều ngộ bất trắc sa cơ, đương nhiên là sự phòng xa, thời ắt là lợi hơn thiển cận, song lẽ từ xưa đến nay biết bao nhân nhân, chí sĩ nước mình hoặc khởi sự hay ôn hòa đương đầu với cường quyền áp chế, mấy ai khỏi vùng lao lung tù tội, đày ải chém giết. Ngại vì sa cơ thì e rằng bỏ mất cái tài tình của mình, cơ hội chạy qua như dòng nước. Bởi thế cho nên https://thuviensach.vn phương pháp quy sào giác thế mà anh làm được thì may mắn cho quốc dân đông bào ta biết chừng nào. E rằng Nguyễn ái Quốc có thể sang Moscou để dựa vào nước Nga, Phan Chu Trinh tiếp: Anh cứ xem ông Phan Bội Châu hồi trước chẳng nghe lời tôi, mang người mang của đến cái đất Phù Tang, cầu cứu nghĩa cử đồng văn đồng chủng, chạy Đông chạy Tây, đi ngoài đột nội, rốt cuộc chỉ làm được mấy lần khởi sự. Thẳng như cái phương pháp của ông Phan mà thành công, thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi. ( 19) Bức thư không đạt hiệu quả, vì Nguyễn đã sớm quyết định ra đi. Ông tới Moscou, vào tháng 7 năm 1923 và được huấn luyện trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Trong Tạp Chí Cộng Sản (Revue Communiste) tháng 5 năm 1921 ông viết: ‘’Chế độ cộng sản phải chăng có thế áp dụng được cho Châu Á nói chung và cho Đông Dương nói riêng ? Với câu hỏi đó, ta có thể trả lời khẳng định rằng được.’’ Ông chỉ trở về Việt Nam vào năm 1945, dưới tên gọi Hồ chí Minh, để xây dựng ở xứ nhà ‘’một xã hội chủ nghĩa thực sự’’ hữu danh vô thực, ‘’thực sự không, có chi là xã hội chủ nghĩa cả’’ (Maximilien Rubel), phủ trên một xã hội buồn tẻ trong một nước Việt Nam mà ngay cả đến nền độc lập quốc gia cũng không có thực lại kèm thêm những xiềng xích mới cho người vô sản và nông dân nghèo. Ngược lại, Nguyễn An Ninh trở về Nam Kỳ năm 1922 sau khi ngao du khắp các nước Ý và Đức, những nước đã công nghiệp hóa. Ông sẵn sàng đối mặt công khai với chính quyền thực dân ở Sài Gòn trong thử thách hướng dẫn thanh niên theo tư tưởng giải phóng. Vào năm 1923, một trong hai người em của Phan Văn Trường được ra khỏi tù. Lúc ấy Nguyễn Thế Truyền, một người luôn hoạt động tích cực https://thuviensach.vn trong Hội Liên Hiệp Thuộc Địa, đã nhắc lại vụ án hai anh em này trong tờ Paria, mục Diễn Đàn Đông Dương, tháng giêng năm 1924 như sau: Chúng ta hãy nhớ lại. Hai anh em đó phạm tội gì ? Không ai biết được, nhưng sự việc là nước Pháp bảo hộ đã ban cho họ cùng một lúc người thì 5 năm biệt xứ, người thì 10 năm lưu đày. Ít ra tôi cũng hy vọng rằng, tất cả đồng bào chúng ta đã khắc sâu trong tâm trí hai anh em bị bắt bớ trong những tình trạng khốn nàn, và những lời kết án của tòa án đại hình đặc biệt Hà Nội đột xuất vào năm 1913 dưới quyền đại diện của Toàn Quyền Albert Sarraut, và tôi nghĩ rằng đồng bào cũng không quên thái độ bình thản của hai anh em đối diện bọn tra tấn. Ngày 2 tháng giêng năm 1924, sinh viên Hội Ái Hữu Đông Dương (trụ sở ở số 15 Chomérac (Paris 6ème), một tổ chức được Bộ Thuộc Địa bảo trợ để ‘’đón tiếp’’ (thực ra là để canh chừng về chính trị) mời Phan Chu Trinh chủ tọa cuộc mít tinh tại Hội Quán Bác Học. Trong số khoảng 300 người tham dự, có 200 người An Nam, đại biểu Hội Lao Động Đông Dương. Cuộc hội họp này, có lẽ được triệu tập trên tinh thần ‘’Pháp-Việt liên minh’’ nhưng tới nửa đêm lại chuyển thành cuộc mít tinh chống đế quốc chủ nghĩa. Bài diễn văn của một Phan Chu Trinh đã gạt bỏ mọi ảo tưởng, những lời kêu gọi của sinh viên Trần Văn Khá, Phó Chủ Tịch Hội Ái hữu hô hào đuổi bọn chiếm đóng ra khỏi đất nước, lôi cuốn hàng năm chục người tham dự đi tuần hành tại khu Latin theo sau Trinh, Khá và một người Pháp tên Graffeuan. Sau khi Phan Châu Trinh khởi hành về Sài Gòn, vào tháng 5 năm 1925, một luận văn châm biếm nảy lửa do Thư điếm Lao động (Librairie du Travail) phát hành và lập tức bị cấm ở Đông Dương. Đó là tập Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) ký tên Nguyễn ái Quốc, nhưng có thể là do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết. https://thuviensach.vn Những ấn bản bí mật được đưa lọt vào Việt Nam đã được tầng lớp thanh niên ngấu nghiến. Ta hãy trích vài dòng trong chương ‘’Thuế máu’’: Trước năm 1914, họ chỉ là những người mọi rợ da đen bẩn thỉu, chỉ là lũ anamit bẩn thỉu, chỉ đáng làm công việc kéo xe và chịu những trận roi cá đuối do tay các nhà cai trị chúng ta. Cuộc chiến tranh tươi vui được công bố, thế là họ trở thành ‘’những đứa con thân yêu’’, và ‘’những người bạn dũng cảm’’ của các quan chủ tỉnh nhân từ như cha mẹ và cả các quan Toàn Quyền lớn bé của chúng ta. Họ (dân bản xứ) bỗng chốc được thăng trật đến cấp bậc tối cao là ‘’những người đi bảo vệ công quyền và nền tự do’’. Tuy nhiên, cái vinh dự thình lình họ được hưởng như thế ấy, họ phải trả giá khá đắt, bởi lẽ đến bảo vệ cho cái công quyền ấy, cái tự do ấy mà chính họ cũng không có được, họ đã phút chốc phải từ bỏ ruộng vườn, vợ con, bò cừu, để vượt qua bao đại dương đến những bãi chiến trường Châu Âu rồi bị vùi thây ở đó. Trên đường vượt biển, có rất nhiều dân bản xứ, sau khi được mời tham dự vào những màn trình diễn khoa học kỳ diệu về thủy lôi, đã lặn sâu xuống đáy đại dương để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Những kẻ khác đã phải bỏ mình trên sa mạc thơ mộng vùng Balkan vẫn tự hỏi phải chăng cái Bà Mẹ-Tổ Quốc chắc là có ý định là người đầu tiên dấn thân vào hậu cung của vua xứTurquie, chứ nếu không thì sao lại đẩy họ đến chết chui chết nhủi ở cái đất này? Còn những người khác nữa, bên bờ sông Marne hay trong bãi lầy ở Tỉnh Champagne, đã chịu tàn sát một cách hùng dũng để tưới máu mình trên vòng nguyệt quế của chủ tướng hay lấy xương mình để điêu khắc gậy chỉ huy cho các Tướng lãnh. Rồi đến những kẻ làm quần quật tại hậu phương, trong những xưởng thuốc súng khủng khiếp, tránh được nạn ngửi khí ngạt của bọn ‘’Boches’’, tiếng người Pháp miệt thị gọi người Đức), thì lại phải chịu những luồng hơi độc hại loang loáng của người Pháp; rút cục cũng vẫn như nhau bởi lũ người khốn khổ ấy cứ phải khạc phổi mãi như bị ‘’sặc hơi độc’’ vậy. ( 20) https://thuviensach.vn Trong Nhóm còn lại có Nguyễn Thế Truyền, vẫn ra sức tập hợp đồng bào không mệt mỏi, ta lại thấy Truyền xuất hiện vào năm 1926 giữa đám sinh viên mới di chuyển sang Pháp toan lôi kéo họ ra khỏi Đảng Lập Hiến, một đảng của giai cấp tư sản và địa chủ Việt Nam thành lập ở Sài Gòn năm 1923 do Bùi Quang Chiêu, với ý đồ hợp tác với chính quyền thực dân để xây dựng một thể chế tự pháp lĩnh (domination) ở Đông Dương. Truyền phát biểu:Một nạn nhân của kẻ cướp không được phép công tác với kẻ cướp. Mục đích của chúng ta là giành lại nền độc lập chứ không phải là hợp tác Pháp-Việt (Pháp-Việt đề huề). Phương thức hành động của chúng ta là để tổ chức làm cách mạng chứ không phải là để đạt tới những cải cách. ( 21) Nguyễn Thế Truyền cho rằng không nên nói tới chủ nghĩa cộng sản, là cái không thể thực hiện được ở các thuộc địa trước khi giải phóng dân tộc, và cho rằng điều cần thiết là phải đoàn kết mọi tầng lớp xã hội, do đó Truyền tách khỏi phân bộ thuộc địa của đảng cộng sản Pháp vào tháng 5 năm 1927 và thành lập Đảng An Nam Độc Lập. Chúng tôi không phải những người theo chủ nghĩa bè phái, cũng không phải những người theo chủ nghĩa cộng sản, mà cũng không phải những người theo ‘’chủ nghĩa quốc gia’’ theo lối Châu Âu định nghĩa. Chúng tôi là những người nô lệ muốn trở thành những người tự do. Chúng tôi gồm 20 triệu người bị áp bức muốn tạo lập một quốc gia độc lập. Chẳng gì khác hơn, đảng của chúng tôi chính là một đảng vì độc lập, dân chủ và hòa bình. (22) CHÚ THÍCH 1.- Văn Thân, sĩ phu có danh tiếng. Phong Trào Văn Thân nổi dậy năm 1864 (chống Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và chóng những người theo Đạo Ky-tô đã phụ lực https://thuviensach.vn Pháp) và cuộc sĩ phu bạo động năm 1874 (sau khi Francis Garnier đột chiếm Hà Nội). Sĩ phu là những người biết đọc và viết chữ nho (chữ Tàu), biết nghi lễ, thông thạo kinh điển Khổng học (về luân lý, chính trị, triết học và cựu sử, và họ được tôn trọng hơn hết trong tứ dân: Sĩ, nông, công, thương. Trong làng họ là giáo thọ, hương chức, thầy thuốc, thầy bói khoa..., làm trung gian giữa chính quyền và dân dốt, họ bày giải cho dân tất cả những quyết định về hành chính. Chính trong nhóm người này các kỳ thi được tuyển mộ ra làm quan, họ là rường cột đẳng cấp quan chế Nhà Nước ‘’phong kiến’’. Cần Vương (Giúp nhà vua) là phong trào bạo động toàn Trung Kỳ do quan phụ chính Vua Hàm Nghi phát khởi ngày 13 tháng 7 năm 1885, nhân danh nhà vua, sau khi Thành Huế bị quân của Tướng De Courcy chiếm và Vua Hàm Nghi thoát thân. Các quan trung thành cùng nhà vua lần lần bãi chiến sau khi Nhà Vua Hàm Nghi bị bắt vào tháng 11 năm 1888, nhưng mãi đến lúc Phan Đình Phùng tử trận năm 1896 thì Phong Trào Cần Vương mới chấm dứt. 2.- Sau khi bố chết vào năm 1900, Phan Bội Châu mới thấy mình được chấm dứt những nghĩa vụ của người con một trong gia đình; ông liền bôn tẩu từ Bắc chí Nam để ‘’động viên tinh thần’’ và tìm cách liên lạc với những ‘’con người dũng cảm’’, kể cả những người theo Đạo Gia Tô, nhằm bước đầu xây dựng nền móng cho một đội quân vũ trang khởi nghĩa có khả năng chiến thắng cuối cùng. Vào năm 1905, Nhật thắng Nga, một nước Âu Châu, đã kích thích thêm niềm hy vọng. Vào năm 1906, Phan Bội Châu ra Bắc Kỳ tìm sự giúp đỡ của một thủ lĩnh có uy tín là Đề Thám, mà thực dân gọi là tướng cướp, đồng bào lại xem là nhà yêu nước. https://thuviensach.vn Chính quyền thực dân phải chấp nhận cho Đề Thám tự quản trị một khu vực ở Yên Thế và có quyền lập một đội quân cảnh vệ riêng, để đổi lấy sự yên ổn dọc con đường xe lửa Hà Nội-Lạng Sơn. Tuy còn đang ở trong tình trạng phải quy thuận, ông Thám cũng hứa với Phan Bội Châu là sẽ ‘’chuyển sang hành động nếu Bắc Kỳ nổi dậy’’. Ông bị liên quan trong vụ âm mưu đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội tháng 6 năm 1908 - thất bại và tiếp đó là 19 án tử hình và một cuộc săn người thực sự diễn ra - tuy ông không bị bắt nhưng trở thành một người trơ trọi, một con người mà Toàn Quyền Paul Doumer đã nói ‘’Đề Thám không phải là một tướng cướp mà là một thủ lĩnh nghĩa quân đã mở chiến dịch cầm cự với chúng ta từ mười năm nay’’. Khi nắm quyền chấp chính ở Đông Dương, chính Albert Sarraut đã khước từ sự quy hàng của con người bị truy nã này. Rốt cùng, Hoàng Hoa Thám bị địch mưu mô ám sát vào tháng hai năm 1913, từ trần khoảng 55 tuổi. Đối với Phan Bội Châu, những năm 1908-1910 là ‘’thời kỳ tuyệt vọng nhất’’ trong đời người từ mười năm nay: Bất lực trong việc hỗ trợ hữu hiệu cho phong trào trong nước, bởi không chuyển được vũ khí về nước vì rất khó mua ở Nhật, là những năm tháng mà ông nhận được những ‘’tin khủng khiếp’’, lính tập nổi dậy ở Nghệ Tĩnh không thành công, những người bạn tốt nhất của ông bị bắt hoặc bị chết, tình trạng bi đát của Đề Thám, những cuộc thảm sát nông dân không có vũ khí ở Nghệ An, những vụ lưu đầy tù ngục, những trường học bị đóng cửa. Việc hiện đại hóa xứ sở, với triển vọng khởi nghĩa toàn quốc về lâu dài đã tỏ ra là không thể được; lúc ấy Phan Bội Châu đi theo xu hướng bạo động khủng bố (Phan Bội Châu, Tự Phán, California 1987, trang 66). 3.- Chương trình của Hội, in ở Nhật năm 1907, bị tịch thu tại nhà Gilbert Trần Chánh Chiếu khi mật thám bắt ông vào tháng 10 năm 1908. (Georges Coulet, Les Sociétés secrètes en terre d'Annam [Hội kín ở đất An Nam], Sài Gòn 1926, trang 288). https://thuviensach.vn