Việt Nam 1920 -1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng

Việt Nam 1920 -1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng

Tác giả:
Thể Loại: Lịch Sử - Chính Trị
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Kể từ Thế Kỷ XVI, bọn lái buôn và truyền giáo người xứ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã từng lui tới các ven biển Đông Dương. Sau đó thì có những người Hà Lan, Anh quốc. Các Giáo Sĩ Ky-tô (Công Giáotới Nam Kỳ vào năm 1615. Mười năm sau, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes chỉ dẫn cùng họ tạo ra chữ Quốc Ngữ, lấy chữ a b c viết ra tiếng An Nam, thay thế chữ Nôm, chữ viết hiện hành thời đó, mượn chữ Hán mà viết ra thành ra ít người đọc nổi. Chẳng bao lâu về sau, ở Thành Rome có xuất bản quyển Giáo Lý bằng tiếng La-tinh và Quốc Ngữ. Lẽ cố nhiên, xin nhắc lại rằng việc phát minh chữ Quốc Ngữ sau này rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Việt vào Thế Kỷ XX. Truyền đạo và bán buôn trục lợi – cây thánh giá hội hiệp với đòn cân – ta có thể xem truyền giáo sĩ và lái buôn là những kẻ đi tiên phong trong cuộc xâm chiếm thuộc địa. Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn Thời ấy dân Việt Nam sống dưới ách đô hộ của hai gia tộc cường hào thù nghịch nhau, cả hai đều là gian thần Vua Lê và thường cùng nhau chinh chiến. Chúa Trịnh thống quản Bắc Kỳ (Đàng ngoàiđóng đô ở Thăng Long, Chúa Nguyễn trị vì Trung Kỳ (Đàng trong, đóng đô ở Huế. Phía Nam lãnh thổ Việt, Quốc Vương Chàm chạy dài tới Phan Thiết (Bình Thuận, còn xuống thẳng tới Cà Mau thì có những đất phì nhiêu châu thổ tam giác sông Cửu Long là xứ người Cao Mên hay Khmer. Từ đầu Thế Kỷ XVII, Chúa Nguyễn khởi đầu xâm chiếm xứ Chàm (tới Qui Nhơn năm 1602rồi thôn tính toàn bộ Quốc Vương Chàm vào lối cuối thế kỷ (tới Phan Thiết năm 1897. Một tảng đá có khắc chữ Chàm ghi nhớ việc người Chàm bị người An Nam áp bức trên đường Nam Tiến: ‘’Con của người An Nam sai khiến người Chàm như sai khiến trâu. Người An Nam sai khiến rồi cười, bên họ có vua! còn người Chàm mồ côi…’’ Đồng một lượt người Việt tiếp tục xuống miền Nam, khởi đầu khẩn hoang, kinh doanh đồn điền, có lúc tiếp xúc hòa bình với người bản xứ, lúc lại tác chiến xâm chiếm đất Khmer bấy giờ rất ít dân cư. Họ chiếm Bà Rịa từ năm 1658 rồi lấy Sài Gòn, bấy giờ là Prei Nokor năm 1675 ( 1Năm 1673, Chúa Nguyễn vừa ký kết đình chiến với Chúa Trịnh, thừa nhận sông Gianh, gần lối vĩ tuyến 18, là bờ cõi phân hai lãnh địa ( 2. Trong công cuộc bành trướng lãnh thổ, Chúa Nguyễn được trợ giúp: Một đạo binh người Tàu 3.000 người trên 50 chiếc thuyền chạy thoát quyền đô hộ Mãn Châu tới Đà Nẵng xin lánh nạn. Chúa Nguyễn bèn tống họ đi về phía Nam khai khẩn và chiếm đất, lúc bấy giờ Vua Khmer đã phục tùng Chúa Nguyễn. Những người lánh nạn ấy an bài ở Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho, sau cùng ở Chợ Lớn; họ bán buôn, trồng tỉa và cướp giật. Họ là thủy tổ Hoa kiều ở Nam Kỳ. Một số người Tàu di dân khác ở Quảng Đông tới lập nghiệp trong vùng Hà Tiên, đó cũng vẫn là đất Khmer, sau đó họ khuếch trương lĩnh vực của họ từ Đảo Phú Quốc tới Rạch Giá và Cà Mau. Thủ lĩnh của họ, tên phiêu bạc Mạc Cửu chịu dưới quyền đô hộ Nhà Nguyễn vào năm 1714. Trong nhóm di dân có tín đồ hội kín ‘’phản Thanh phục Minh’’ cảm hóa người đồng cảnh ngộ, hiệp nhau tạo ra bên ngoài xã hội công khai, một trật tự xã hội kín đáo có nghi thức riêng, đây là cội rễ các phái chính trị tôn giáo có tính chất mưu toan lật đổ đương quyền – đặc biệt như Thiên Địa Hội – thù sâu chống người Âu Tây đột nhập. Năm 1698, Nhà Nguyễn chế định Sài Gòn là đầu phủ các Tỉnh Gia Định và Đồng Nai (Biên Hòa; năm 1733, tới lượt Long Hồ (Vĩnh Longrồi đến Định Tường (Mỹ Thođều bị chiếm. Năm 1754, một quan tổng trấn ngự tại Sài Gòn đặt các lãnh thổ đã chiếm theo luật Nhà Nguyễn rồi người An Nam tiếp tục thâm nhập cho tới cuối miền Nam. Tuy nhiên các Chúa Nguyễn còn phải đương đầu cùng nhiều địch thủ mới. Giặc Tây Sơn lật đổ Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh Nông dân nổi dậy thường xuyên, làm rung động cả hai trào Chúa Nguyễn-Trịnh. Có ba anh em, cả ba đều thuộc hạng sĩ phu – quê quán ở Ấp Tây Sơn (ngày nay là An Khê, Qui Nhơn, vì vậy tên gọi Tây Sơn – Nguyễn Văn Nhạc làm Biện Lại, cùng hiệp sức với hai em là Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ, nhờ‘’đoạt của nhà giàu để cứu giúp người nghèo’’ ( 3mà họ chiêu tập được ít ngàn nông dân. Ba anh em chiếm Thành Qui Nhơn năm 1773, sau đó đoạt toàn Trung Kỳ và đánh đuổi Chúa Trịnh ở Bắc Kỳ. Họ tiến thẳng tới Gia Định năm 1776 rồi hạ sát Chúa Nguyễn đang cư trú ở đó. Chỉ một mình Hoàng Tử Nguyễn Ánh, 16 tuổi được thoát thân. Rồi đây Nguyễn Ánh sẽ cầu Pháp giúp để phục hồi ngôi chúa. Tây Sơn đang làm chủ tể toàn xứ, từ Bắc Kỳ tới Nam Kỳ. Thánh giá mở đường gươm súng Vừa tới Nam Kỳ năm 1767, Giám Mục Bá Đa Lộc-Pigneau de Behaine, người của Hội truyền giáo ngoại bang ở Paris, bèn ra tay cứu vớt Nguyễn Ánh lúc bấy giờ bị Tây Sơn đuổi theo, đang cùng sáu viên quan và độ trăm người tùy tùng trung thành ẩn lánh tại cù lao Phú Quốc. Giám Mục làm thầy và người chỉ dẫn cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh trao trọn quyền thay mặt mình cho Giám Mục Bá Đa Lộc khi ông này trở về Pháp hồi tháng 12 năm 1784, để yêu cầu Vua Louis XVI trợ giúp về mặt binh bị. Giám Mục tới Paris năm 1787, chính năm thủ lĩnh Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc xưng đế ở miền Trung, lấy niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại Qui Nhơn (Bình Định, đồng thời Nhạc phong Huệ làm vua các tỉnh ở Bắc còn Lữ ngự trị các tỉnh miền Nam. Giám Mục tâu với Vua Louis XVI: Ông vua chính tông ở Nam Kỳ bị một kẻ soán ngôi lật đổ, ngài sai tôi (cùng đứa con một của ngài năm nay 16 tuổiđến khẩn cầu vua nước Pháp trợ giúp. Xứ Nam Kỳ giàu có lắm và hoạt động sinh sản thật phi thường. Những vật liệu đặc dùng trong cuộc nội thương và ngoại thương là: Vàng, hạt tiêu, quế, lụa là, bông vải, màu chàm, sắt, trà, sáp ong, ngà voi, gôm nhựa cây nhũ hương, vernir, các thứ cây, chỉ thôm, gạo khô, cây để kiến trúc, v.v…Tóm lại, kiến lập một cơ sở Pháp ở Nam Kỳ sẽ là phương hướng chắc chắn của ta để trừ bì ảnh hưởng lớn lao của Anh quốc trong toàn các thuộc địa phủ Ấn Độ. Số tiền người ta xuất ra để kiến lập, dù sao cũng là một việc bỏ vốn thâu lợi thật nhiều cho ảnh hưởng chính trị và thương mại mà nước Pháp sẽ hưởng trong thời gian ngắn ngủi tới ( 4. ‘’Vua Nam Kỳ’’ và Vua xứ Pháp liền ký tờ Hiệp Ước tương trợ ngày 28 tháng 11 năm 1787 ở Thành Versailles: Pháp giúp binh thì Vua Nam Kỳ phải nhượng lại cho Pháp hải cảng chính ở Hội An (Đà Nẵng, Đảo Poulo Condor-Côn Sơn Pháp làm chủ, thần dân của ‘’Đức Vua tận tâm theo Ky-tô Giáo được tự do hoàn toàn về thương mại trong các lãnh thổ của Đức Vua Nam Kỳ, trừ tuyệt toàn cả các nước Âu Châu khác. Người Pháp có thể gây dựng được những cơ sở họ xem là nhu cần cho việc hàng hải và thương mại của họ, cùng là để bồi bổ và đóng tầu’’. ( 5Thế thì Giám Mục Bá Đa Lộc là người tiên phong của giai cấp tư sản Pháp trong công cuộc xâm chiếm thuộc địa. Sự nghiệp này đã được phóng đại vào thời Đệ Nhị Đế Quốc (1852-1870và nhất là trong thời kỳ Đệ Tam Cộng Hòa (1870…Pháp. Giám Mục rời xứ Pháp vào tháng chạp 17 năm 1787, chỉ được Nhà Vua hứa giúp thôi. Ông không nhận được trợ giúp chính thức chút nào, nhưng ông được những người Pháp buôn bán giầu có ở Ile de France (bây giờ là Đảo Ile de la Réunion, ở Ile de Boubon bây giờ là Đảo Ile Mauricevà ở các cơ nghiệp Pháp ở Pondicherry. Ngày 24 tháng 7 năm 1789, Giám Mục cập bến ở Vũng Tàu, cùng với bọn đánh giặc mướn, tốp lính đào ngũ hoặc bị đuổi khỏi các chiến thuyền của nhà vua và ‘’vọng tưởng phiêu lưu phù phiếm’’. Theo sau đó, nhiều chiếc tầu Pháp khác chở khí giới và đạn dược cùng cập bến. Lúc bấy giờ, Nguyễn Ánh đã thu phục Sài Gòn, Vua Tây Sơn Nguyễn Văn Lữ đã từ trần năm 1787 rồi đạo binh của ông bị bại trận và rút lui. Cần phải chinh phục Trung Kỳ, nơi Nguyễn Văn Nhạc trị vì, và xứ Bắc Kỳ do Nguyễn Văn Huệ trấn thủ. Quân của Nguyễn Ánh, vũ trang theo lối Âu Châu, luyện tập với những người lính Thủy Pháp đã từng trải, còn đoàn chiến thuyền của ông có chiến hạm do người Pháp chỉ huy hỗ trợ, nhờ đó mà Nguyễn Ánh thắng nổi Tây Sơn. Nguyễn Văn Huệ bị bệnh mất năm 1792, Nguyễn Văn Nhạc qua đời năm sau đó, toàn quân trấn giữ Qui Nhơn kinh đô của Nhạc, cầm cự đến tháng 7 năm 1799 mới hàng. Cũng trong năm đó, vào tháng 10, vị Giám Mục háo chiến Bá Đa Lộc bị kiết lỵ mà từ giã cõi đời. Vương Thành Huế chỉ thất thủ năm 1801. Thế thì phải 13 năm ròng rã mà họ Nguyễn vũ trang đầy đủ mới thắng nổi một cuộc nông dân chiến tranh.*** Ngô Văn Xuyết 1913-1 tháng 1 năm 2005 hay còn gọi dưới bí danh là Ngô Văn, trước 1948 ông là một trong những nhà Cách Mạng Trotskyist người Việt trong Phong Trào Đệ Tứ Quốc Tế ở Việt Nam nói riêng và trong phong trào cộng sản tại Đông Dương nói chung. Ngô Văn còn được biết đến là một nhà văn Việt Nam Trotskyist tại Pháp với nhiều tác phẩm về lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam trước 1945( 1. Khi Việt Minh đàn áp phong trào Đệ Tứ, cuối cùng sau năm 1948 thì ông đã lưu vong sang Pháp, ở đây ông tiếp tục viết về cuộc đời mình và phong trào cách mạng mà thời trẻ ông tham gia và hoạt động ( 2,( 3Trong thời gian ở bên Pháp, Ngô Văn đã trở thành một người xu hướng Mác-xít tuyệt đối tự do (libertarian marxist, thậm chí còn tốt hơn so với những người vô chính phủ cộng sản bình thường và ‘’cổ điển’’ (anarcho-communist… Ông là mộtngười cấp tiến độc lập trong các truyền thống chủ nghĩa cộng sản hội đồng công nhân cách mạng (council-communism, và đồng thời Ngô Văn có những quan hệ thân thiện với nhiều nhà cách mạng nổi tiếng như Maximilien Rubel, Henri Simon,Claude Lefortv.v…( 4trong nhóm Socialisme ou Barbarie, ICO (Informations correspondance ouvrièrs, Échanges et mouvement, và cũng đã từng hợp tác với những người thuộc nhóm Quốc Tế Tình Huống (Situationist Internationalnhư Guy Debord và đặc biệt là Ken Knabb.( 5Sinh trưởng và hoạt động cách mạng Ngô Văn Xuyết sinh năm 1913 ở Tân Lộ, một nơi gần Sài Gòn. Năm 14 tuổi ông đã rời làng của mình vào Sài Gòn để làm việc ở một nhà máy sắt thép và vừa đi học. Ở Sài Gòn, ông đã bắt đầu tham gia phong trào công nhân như đình công và biểu tình chống lại thực dân Pháp, các phong trào biểu tình đòi tự do hội họp, thành lập báo chí, giáo dục và tự do đi lại. Các phong trào này thường bị thực dân Pháp đàn áp rất ác liệt và những người lãnh đạo phong trào thường bị đày ra Côn Đảo. Bởi vì tham gia các phong trào trên nên ông đã bị buộc thôi học tại trường. Nhưng do sử dụng tên giả nên Ngô Văn hay lui vào thư viện Sài Gòn, ở đó ông đã bắt đầu tiếp xúc với các sách vở và tài liệu chủ nghĩa Marx. Cũng chính nơi này ông đã bắt đầu gặp gỡ và tham gia vào các nhóm Trotkyist ở Sài Gòn và giao lưu quen biết với các thành viên của đảng cộng sản Đông Dương. Quan điểm Ngô Văn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của phong trào công nhân chứ không phải trên tinh thần dân tộc như Nguyễn ái Quốc. Ở Sài Gòn, các nhóm Trotskyist và Stalinist đã hợp tác với nhau trong ba năm (1933-1936, cả hai phe đã thống nhất với nhau trên một mặt trận là tờ báo pháp lý La Lutte bằng tiếng Pháp, do luật của thực dân Pháp lúc đó là cấm xuất bản các ấn phẩm báo chí bằng tiếng Quốc Ngữ. Sau đó những ứng cử viên phong trào Đệ Tứ ở Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Thành Phố, đây là một trong những thắng lợi lớn lao của phong trào Đệ Tứ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Nhưng sau khi chính phủ Pháp ký với lãnh đạo Stalin của Liên Sô vào tháng 5.1935. Thì người Pháp và đảng cộng sản Pháp đã không ủng hộ cho phong trào giải phóng thuộc địa ở Đông Dương nữa. Vào lúc này Nhóm Tháng Mười đang được Hồ Hữu Tường lãnh đạo. Ngô Văn và một số đồng chí khác của mình đã thành lập ‘’Liên đoàn quốc tế cộng sản’’ của Phong Trào Đệ Tứ Quốc Tế. Khi nhiều thành viên Trotskyist vẫn đang tham gia La Lutte, thì Ngô Văn đã âm thầm tách riêng ra thành lập nhóm mới của mình. Ngô Văn đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi tăng lương ở nhà máy mình làm việc cùng với các công nhân trong xưởng. Theo luật của thực dân Pháp thời bấy giờ thì tụ tập quá 19 người là phạm pháp nên thực dân Pháp đã ra tay đàn áp, nhiều bạn bè của Ngô Văn bị bắt và tra tấn, nhưng lần đó Ngô Văn đã thoát được dù là người phát ngôn chính. Tù nhân và lưu đày Vào năm 24 tuổi, Ngô Văn bị bắt giữ trong kho của một nhà máy, tại nơi này ông đã giấu rất nhiều tài liệu cách mạng từ nước ngoài ở dưới lòng đất và cũng là nơi ông cùng các đồng chí của mình thảo luận kế sách chống thực dân Pháp. Ngô Văn đã bị giam và tra tấn trong Khám Lớn Sài Gòn. Ở đây nhiều thành viên Trotskyist và Stalinist bị giam chung với nhau, hai bên luôn đề phòng nhau. Nhưng để tránh gây sơ hở với kẻ thù chung là thực dân Pháp, ông đã cùng mọi người tham gia tuyệt thực để đòi những quyền lợi cho tù nhân chính trị. Vào năm 1937 nhận chỉ thị từ Moscow, những thành viên thuộc phe Stalinist trong tờ báo La Lutte đã tách ra và công kích những người Trotskyist là thông đồng với phát xít. Ngô Văn và các đồng chí của ông đã nhiều lần bị ngồi tù và tra tấn rồi lại được thả ra. Đã có lần ông bị bắt giam tám tháng chỉ vì một bức thư giới thiệu cuốn sách của Lev Trotsky cho người bạn, và lời hỏi thăm đến lãnh tụ Trotskyist bấy giờ là Tạ Thu Thâu. Ông cũng đã từng bị lưu đày đến Trà Vinh, tại một hòn đảo ở đồng bằng sông Cửu Long. Cuối năm 1940, một cuộc nổi dậy của nông dân đã nổ ra ở các Tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Gần 6.000 người bị bắt, hơn 200 người bị hành quyết công khai, và ngàn người khác bị chết vì bom đạn bởi chính quyền Vichy. Vào trong khoảng thời gian này ông được phát hiện mắc bệnh lao. Tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật vào Sài Gòn và thiết quân luật ở đây. Các lực lượng phe Đồng Minh đã ném bom Sài Gòn. Miền Bắc Việt Nam bấy giờ bị kiểm soát bởi Việt Minh. Những người Việt Minh chủ trương liên kết với các đảng phái khác và hợp tác với các nước Đồng Minh như là con đường giải phóng dân tộc. Nhưng những người Trotskyist phản đối đường lối này, xem chuyện này như là một điều ảo tưởng, và đã kêu gọi công nhân nổi dậy chống lại sự áp bức của Đế Quốc và mọi thế lực khác. Ngô Văn và các đồng chí của ông đã rất vui mừng và phấn khởi khi hơn 30.000 người công nhân mỏ ở Hòn Gai-Cẩm Phả đã bầu ra thành lập một hội đồng giữa các thợ mỏ để tổ chức chiến dịch xóa mù chữ, tham gia vào phong trào cách mạng. Sau những cuộc càn quét của Việt Minh, ông chạy trốn khỏi Việt Nam và sang Pháp lưu vong năm 1948. Ở Pháp ông viết sách về những gì xảy ra từ thập niên 1920, qua giai đoạn Mặt Trận Bình Dân và Cách Mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Bà Hilary Horrocks ở Edinburgh, Vương Quốc Anh là người đang dịch hồi ký của ông Ngô Văn sang tiếng Anh, cho biết tác phẩm của ông Ngô Văn có giá trị lịch sử lớn và được viết với ngòi bút đầy hình ảnh.( 3Từ khi rời khỏi Đông Dương năm 1948, nếu hy vọng và niềm tin về sự cần thiết phải lật đổ một trật tự thế giới ti tiện không bao giờ rời khỏi Ngô Văn, thì nó cũng nuôi dưỡng trong Ngô Văn những suy nghĩ mới về chủ nghĩa Bolshevik và về cách mạng. Ngô Văn tìm thấy ở nước Pháp, trong những nhà máy và ở các nơi khác, những người đồng minh, những người Pháp, người thuộc địa, người Tây Ban Nha – những người sống sót khác – mà họ cùng với đảng POUM hay những người vô chính phủ (anarchists, đã từng sống sót qua những kinh nghiệm giống như của Ngô Văn: Đây là dấn thân vào một cuộc tranh đấu trên hai mặt trận, chống chính quyền phản động và chống một đảng kiểu Stalin đang giành chính quyền. Những cuộc gặp gỡ đó, một cuộc đọc lại Marx được soi sáng với những công trình của Maximilien Rubel, phát giác phong trào hội đồng công nhân cách mạng ở xứ Bavari năm 1919, hay cuộc thủy thủ nổi dậy ở Kronstad tại nước Nga năm 1921, rồi cuộc hồi sinh của hội đồng công nhân trong cuộc bạo động ở nước Hungary năm 1956, đã đưa Ngô Văn đi tìm một viễn cảnh cách mạng mới, đưa ông đi xa khỏi chủ nghĩa Bolsheviks-Leninismens, trotskisme, phát triển trong ông một sự nghi hoặc tuyệt đối với tất cả những cái gì có thể trở thành ‘’bộ máy’’. Các đảng gọi là công nhân (đặc biệt là đảng theo chủ nghĩa Léninelà những mầm móng của bộ máy nhà nước về sau. Một khi lên cầm quyền, những đảng đó trở thành hạt nhân của giai cấp cầm quyền mới. ‘’Sự tồn tại của nhà nước và sự tồn tại của chế độ nô lệ là không thể tách rời nhau’’ (Karl Marx‘’Những kẻ là chủ nhân của hiện tại, tại sao không thể là chủ nhân của quá khứ?’’ George Orwell đã viết một cách sáng suốt như vậy. Khi lịch sử được kể theo lời lẽ của kẻ chiến thắng, che đậy và nhận chìm mọi cuộc đấu tranh trong quá khứ dưới luận điệu xóa bỏ hết mọi toan tính, sự thật hiện tại thì bị áp đặt như một định mệnh tất yếu. Tương lai của xã hội loài người phải phụ thuộc vào khả năng của nhân loại giành lại cái quá khứ đó từ những bàn tay lạnh lùng của những chủ nhân hiện tại. Nhiều tiếng nói đã bị chìm đi: Phải cố làm cho nó sống lại, tìm lại dấu vết sống động của những cuộc cách mạng nối tiếp nhau qua thời gian – và tìm cách dựng lại nó như một nhân chứng qua đường.( 6Ông mất vào ngày 1 tháng 1 năm 2005, Ngô Văn được chôn tại nghĩa trang Parisien d’Ivry ( 3tại Thị Xã Ivry-sur-Seine ở Thủ Đô Paris nước Pháp.

Nguồn: https://thuviensach.vn